Những Điểm Tương Đồng Và Khác Biệt Giữa Dân Chủ Xã Hội Chủ Nghĩa Và Dân Chủ Tư Sản ý Nghĩa Đối Với Việt Nam Hiện Nay

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 80

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ THU MAI

NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA


DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ DÂN CHỦ TƯ SẢN
Ý NGHĨA ĐỐI VỚI VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

HÀ NỘI - 2018
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ THU MAI

NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA


DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ DÂN CHỦ TƯ SẢN
Ý NGHĨA ĐỐI VỚI VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Mã số: 62 22 03 08

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC BÁCH

HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.

Tác giả luận án

Lê Thị Thu Mai


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN 6
1.1. Những công trình đã công bố liên quan đến luận án 6
1.2. Giá trị của những công trình tổng quan và những nội dung luận án tập
trung nghiên cứu 21
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU VỀ ĐIỂM
TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ TƯ SẢN VÀ DÂN CHỦ
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 25
2.1. Quan niệm về dân chủ và các cách tiếp cận dân chủ 25
2.2. Quan niệm và những nội dung tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư
sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa 43
2.3. Những yếu tố tác động tới sự tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư
sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa 53
Chương 3: THỰC CHẤT NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG, KHÁC BIỆT
GIỮA DÂN CHỦ TƯ SẢN VÀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ SỰ
VẬN DỤNG TRONG XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY 71
3.1. Thực chất những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và
dân chủ xã hội chủ nghĩa 71
3.2. Thực trạng vận dụng những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ
tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa trong xây dựng nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay 103
Chương 4: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG NHỮNG ĐIỂM
TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ TƯ SẢN VÀ DÂN CHỦ
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 119
4.1. Yêu cầu đối với việc vận dụng những điểm tương đồng và khác biệt giữa
dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa trong xây dựng nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay 119
4.2. Giải pháp nhằm tiếp tục vận dụng những điểm tương đồng và khác biệt
giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa trong xây dựng nền dân
chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay 127
KẾT LUẬN 144
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 147
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 148
1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dân chủ vốn là một giá trị phổ biến xuất phát từ thực tiễn sản xuất và
sinh hoạt của nhân loại từ thời nguyên thủy xa xưa - dân chủ nguyên thủy.
Sau đó, dân chủ còn là khát vọng và là mục tiêu đấu tranh không ngừng của
đại đa số nhân dân trong lịch sử hình thành và phát triển tiếp theo của xã hội
loài người. Thực tế cho thấy, vấn đề dân chủ đã và đang được các nhà tư
tưởng, các nhà hoạt động chính trị trong mọi thời đại, từ thời cổ đại đến nay,
tiếp tục quan tâm và bàn luận. Lịch sử xã hội loài người đã trải qua một quá
trình hình thành và phát triển thực tiễn, lý luận và các chế độ dân chủ khác
nhau: dân chủ nguyên thủy (khi chưa có chế độ tư hữu, giai cấp); chế độ dân
chủ chủ nô, chế độ dân chủ tư sản và ngày nay, theo quan điểm mácxít, là chế
độ dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Chủ nghĩa cộng sản là đích đến mà dù sớm hay muộn, tất cả nhân loại sẽ
vươn tới; là xã hội tốt đẹp trong đó mọi người đều có cuộc sống ấm no, tự do
và hạnh phúc. Dân chủ là một trong những giá trị, đặc trưng cơ bản thuộc về
bản chất của xã hội cộng sản chủ nghĩa, mà giai đoạn thấp là chủ nghĩa xã hội.
Vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và xuất phát từ điều
kiện, hoàn cảnh thực tế của Việt Nam, trong di sản lý luận của Chủ tịch Hồ
Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, tư tưởng về dân chủ và thực hành dân chủ là
một trong những nội dung quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, to lớn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng, dân chủ có nghĩa "dân là chủ" và
"dân làm chủ"; rằng, "dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân".
Trong thời đại ngày nay, đối với dân tộc Việt Nam, thực hiện tốt dân chủ
là một trong những mục tiêu và động lực cơ bản để hội nhập và phát triển
theo con đường cách mạng mà Đảng và dân tộc ta đã xác định. Có thể nói,
những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử mà chúng ta đạt được trong công
cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó không thể không nói đến nền
2

dân chủ xã hội chủ nghĩa, cho dù vẫn đang trong quá trình từng bước hoàn
thiện, cụ thể hoá, thực thi và đã có nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, như Đại hội XII của Đảng
Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ, nhận thức về dân chủ trong một bộ phận cán
bộ, đảng viên và nhân dân còn hạn chế; tình trạng tách rời, thậm chí đối lập
giữa dân chủ và kỷ cương, pháp luật còn tồn tại ở nhiều nơi; quyền làm chủ
của nhân dân ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực còn bị vi phạm; có lúc, có nơi, việc
thực hiện dân chủ còn hạn chế hoặc mang tính hình thức; có tình trạng lợi
dụng dân chủ gây chia rẽ, làm mất đoàn kết nội bộ, gây rối, ảnh hưởng đến an
ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội [38, tr.168]… Đã xuất hiện không ít
những hoài nghi về nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng,
rằng: Liệu dân chủ xã hội chủ nghĩa có "dân chủ hơn" dân chủ tư sản hay
không? Bản chất nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là gì? Và có gì giống, khác với
dân chủ tư sản mà các nước phương Tây đang xây dựng? Tại sao có những
nước thực hiện dân chủ thành công, trong khi các nước khác lại thất bại? Tại
sao việc đánh giá thế nào là dân chủ và không dân chủ lại không giống nhau
giữa các nước? Đâu là mô hình dân chủ chung cho các quốc gia khi mà các
nước trên thế giới đang ngày càng xích lại gần nhau và Việt Nam học hỏi
được kinh nghiệm gì về xây dựng dân chủ ở các quốc gia đó?
Nghiên cứu về dân chủ xã hội chủ nghĩa phải vừa xuất phát từ nguồn cội
của nó là "dân chủ nguyên thủy" với "nội hàm gốc" là "quyền lực của nhân
dân", vừa phải kế thừa những giá trị của chế độ dân chủ tư sản - một chế độ
dân chủ ra đời trước dân chủ xã hội chủ nghĩa hàng thế kỷ, với cả những thành
quả, giá trị lẫn những hạn chế của nó - trên cơ sở làm rõ những điểm tương
đồng và khác biệt giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản sẽ có ý
nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn.
Nghiên cứu những điểm "tương đồng" và những "khác biệt" của dân chủ
xã hội chủ nghĩa so với dân chủ tư sản có ý nghĩa cấp thiết vì sẽ khắc phục
được cả hai xu hướng lệch lạc hiện nay: Một là, xu hướng bảo thủ với tư duy
cũ, thể hiện bệnh ấu trĩ tả khuynh, đối lập và phủ định sạch trơn dân chủ tư sản;
3

Hai là, xu hướng ngày càng mơ hồ, sai lệch, hữu khuynh, "hòa nhập" theo dân
chủ tư sản phương Tây - khi mà Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng và toàn
diện hơn với thế giới, chủ yếu là với các nước tư bản chủ nghĩa phát triển.
Việc nghiên cứu này không những góp phần nhận thức đầy đủ, đúng
đắn và toàn diện, sâu sắc hơn lý luận về dân chủ của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, mà còn là để vận dụng sáng tạo, đối chiếu với thực
tiễn, giải đáp những vấn đề thực tiễn đất nước đang đặt ra. Mặt khác, nghiên
cứu, so sánh bản chất cũng như thực tiễn nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mà
chúng ta đang xây dựng với nền dân chủ tư sản ở nhiều quốc gia tư bản trên
thế giới hiện nay có thể tìm thấy nhiều lời giải cho việc xây dựng và hoàn
thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong điều kiện mới, góp phần đấu tranh
chống chiến lược "diễn biến hòa bình", lợi dụng chiêu bài "dân chủ nhân
quyền" để chống phá nước ta. Đó thực sự là việc làm cấp thiết cả về lý luận
và thực tiễn, trước hết của giới lý luận ở nước ta.
Với những lý do trên, tác giả chọn vấn đề "Những điểm tương đồng
và khác biệt giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản. Ý nghĩa đối
với Việt Nam hiện nay" làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa xã
hội khoa học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về những điểm tương đồng
và khác biệt giữa chế độ dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa, luận án
đề xuất những yêu cầu cơ bản và những giải pháp chủ yếu những giải pháp
vận dụng những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa
và dân chủ tư sản vào xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm
vụ cơ bản sau:
4

Một là, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, từ
đó xác định hướng nghiên cứu của luận án;
Hai là, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu về những điểm
tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam hiện nay;
Ba là, phân tích thực chất những điểm tương đồng và khác biệt giữa
dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa và sự vận dụng trong xây dựng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay;
Bốn là, đề xuất những yêu cầu cơ bản và những giải pháp chủ yếu
nhằm tiếp tục vận dụng những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ xã
hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản trong xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Sự điểm tương đồng và khác biệt giữa chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa
và chế độ dân chủ tư sản và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
Phạm vi về nội dung:Sự tương đồng và khác biệt giữa chế độ dân chủ
xã hội chủ nghĩa và chế độ dân chủ tư sản.
Phạm vi không gian và thời gian nghiên cứu: So sánh hai nền dân chủ
tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa trên ba lĩnh vực chủ yếu là chính trị, kinh
tế và văn hóa - xã hội cả về lý luận và thực tiễn.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận về
dân chủ xã hội chủ nghĩa của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
các văn kiện của Đảng, Nhà nước về dân chủ.
Luận án cũng được thực hiện trên cơ sở tiếp thu kết quả của những
công trình khoa học trong và ngoài nước thời gian qua có liên quan đến đề tài.
5

4.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận án được thực hiện trên cơ sở
phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
- Phương pháp chung: Phân tích - tổng hợp, hệ thống - cấu trúc, so
sánh, đối chiếu, lịch sử - logic, lý luận - thực tiễn.
- Phương pháp cụ thể: Phân tích tài liệu thứ cấp (các công trình nghiên
cứu khoa học về dân chủ, các văn kiện của Đảng các văn bản, số liệu trong các
tài liệu có liên quan đến dân chủ, dân chủ tư sản, dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây
dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới).
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Một là, luận án góp phần làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt
giữa hai chế độ dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa, từ đó nêu lên
những giá trị cơ bản của dân chủ tư sản có thể tham khảo, chọn lọc, kế thừa
trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
- Hai là, luận án phân tích những vấn đề đặt ra và đề xuất các yêu cầu
cơ bản, những giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục vận dụng những điểm tương
đồng và khác biệt về dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa trong xây
dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
6.1. Ý nghĩa khoa học: Luận án góp phần làm sáng tỏ hơn những vấn đề
dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa, những điểm tương đồng và khác biệt
giữa hai chế độ dân chủ này. Từ đó, cung cấp cơ sở lý luận cho việc bổ sung, phát
triển và hoàn thiện nhận thức về dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho
việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập các nội dung liên quan đến dân chủ, nhà
nước và hệ thống chính trị trong chủ nghĩa xã hội khoa học và các chuyên
ngành khoa học khác.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình của tác giả liên
quan đến đề tài và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 9 tiết.
6

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1.1.1. Những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước
1.1.1.1. Những công trình nghiên cứu về quan niệm, cách tiếp cận,
bản chất của dân chủ, dân chủ tư sản, dân chủ xã hội chủ nghĩa
Hoàng Chí Bảo, Tổng quan về dân chủ và cơ chế thực hiện dân chủ xã
hội chủ nghĩa ở nước ta: quan điểm, lý luận và phương pháp nghiên cứu [9,
tr.7-11]; Nguyễn Đăng Quang, Một cách tiếp cận khái niệm dân chủ [77,
tr.12-15]. Hai bài viết này bàn về dân chủ với những phương pháp tiếp cận
khác nhau: tiếp cận từ những cơ sở hình thành dân chủ, bao gồm: cơ sở kinh
tế của dân chủ và dân chủ trong kinh tế; cơ sở chính trị của dân chủ và dân
chủ trong chính trị; cơ sở văn hóa, xã hội và dân chủ trong lĩnh vực văn hóa,
xã hội; tiếp cận từ các nội dung cơ bản của dân chủ: theo nội dung chính trị,
dân chủ là một hình thái nhà nước; theo nội dung văn minh, dân chủ là sản
phẩm của nền văn minh; theo nội dung nhân đạo, dân chủ là phương thức tổ
chức xã hội hiện đại. Những tài liệu này là những gợi mở để tác giả luận án có
thêm những tiếp cận đa dạng khái niệm, quan niệm về dân chủ trong chương
2 của luận án.
Nguyễn Tiến Phồn, Dân chủ và tập trung dân chủ - Lý luận và thực tiễn
[73]; Cao Văn Thống, Nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác xây dựng
Đảng hiện nay [110]. Các tài liệu trên được sưu tầm và biên soạn về những vấn
đề lý luận và thực tiễn về dân chủ, dân chủ xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc tập
trung dân chủ trong tổ chức, hoạt động của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa.
Theo đó, tập trung dân chủ là cơ chế, nguyên tắc cốt tử trong tổ chức, vận hành
của Đảng, Nhà nước và của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
7

Vũ Văn Viên, Nhà nước pháp quyền - công cụ để thực hiện dân chủ
[133, tr.35-39]; Lương Đình Hải, Xây dựng Nhà nước pháp quyền và vấn đề
dân chủ hóa xã hội ở nước ta hiện nay [43, tr.5-9] phân tích sự gắn bó mật
thiết giữa pháp luật và dân chủ trong quá trình phát triển xã hội. Nhà nước
pháp quyền tư sản là hình thức tổ chức quyền lực để thực hiện dân chủ tư sản.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là công cụ quan trọng để thực hiện
dân chủ xã hội chủ nghĩa. Xây dựng, phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam gắn liền với việc đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa.
Trần Quang Nhiếp, Dân chủ với phát triển cộng đồng [70]. Đây là
cuốn sách đã trình bày, phân tích nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn về dân chủ
và dân chủ ở cơ sở như: tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ; vai trò của dân
chủ đối với phát triển cộng đồng; những thuận lợi, khó khăn, thành tựu, hạn
chế trong thực hiện dân chủ cơ sở ở nước ta; vấn đề đặt ra và các giải pháp
phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở nước ta trong tiến trình đổi mới.
Nguyễn Thanh Tuấn, Những quan điểm cơ bản của C.Mác, Ph.Ăngghen
và V.I.Lênin về dân chủ xã hội chủ nghĩa [114, tr.114]. Cuốn sách này giúp
tác giả luận án có thêm cơ sở lý luận khi phân tích những quan điểm cơ bản
của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về dân chủ xã hội chủ nghĩa. Tác giả
cuốn sách, theo tinh thần đổi mới, đã phân tích việc vận dụng những quan
điểm đó trong quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Hà Đăng, Mô hình tổ chức nền dân chủ [39]; Phan Xuân Sơn, Những
nội dung mới về nền dân chủ xã hội chủ nghĩa [93]; Trương Minh Tuấn, Dân
chủ xã hội chủ nghĩa và thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa theo tinh thần
Đại hội XI của Đảng [115, tr.3-8]; Vũ Hoàng Công, Vấn đề dân chủ trong các
văn kiện Đại hội XI của Đảng [29]. Đây là các công trình mà các tác giả đã
phân tích các quan điểm mới của Đảng về dân chủ xã hội chủ nghĩa như: mô
hình dân chủ; dân chủ là mục tiêu, động lực phát triển; hệ thống chính trị xã
hội chủ nghĩa với cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm
8

chủ; nhận thức về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thực hành cơ chế
kiểm soát quyền lực nhà nước…
Hội đồng Lý luận Trung ương, Dân chủ, nhân quyền - giá trị toàn cầu
và đặc thù quốc gia [48]. Các tác giả của công trình không chỉ nêu lên những
vấn đề chung về dân chủ, về nhân quyền đang được các nhà lý luận ở nhiều
nước trên thế giới sử dụng mà còn đi sâu phân tích, phê phán những luận điệu
sai trái, phản động của các thế lực thù địch.
Lê Minh Quân, Dân chủ và dân chủ hóa từ một số cách tiếp cận cơ bản
[84, tr.13-21]; Cao Đức Thái, Dân chủ trong xu thế thời đại và nền dân chủ
của chúng ta [97, tr.18-20]; Nguyễn Trọng Chuẩn, Một số vấn đề về dân chủ
[26, tr.9-21]. Các tác giả trong các công trình kể trên đã phân tích các vấn đề
về dân chủ, dân chủ hóa và khẳng định: dân chủ có nhiều cách tiếp cận: từ
góc độ giá trị, góc độ thể chế, góc độ phương pháp, phong cách. Dân chủ hóa
là xu thế khách quan của thời đại; nền dân chủ của Việt Nam đã và đang phát
triển đúng hướng, phù hợp với xu thế chung của thời đại ngày nay.
Đức Vượng, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam thời kỳ đổi
mới [137]. Công trình này đã trình bày, phân tích quá trình đổi mới, phát triển
nhận thức lý luận của Đảng ta về dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Qua
đó, nêu lên những nhận thức mới của Đảng về mục tiêu, đặc trưng và các nội
dung của dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Hồ Sĩ Quý, Một số vấn đề về dân chủ, độc tài và phát triển [85]. Đây là
một công trình trình bày, phân tích nhiều nội dung lý luận, thực tiễn về dân
chủ, độc tài và phát triển ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Liên
Xô thời Stalin. Thông qua việc xử lý một khối lượng tư liệu khổng lồ, Hồ Sĩ
Quý đã phân tích, đối chiếu, xem xét nội hàm và mối quan hệ giữa các vấn đề
dân chủ, độc tài và phát triển. Đặc biệt, trong Phần II của Chương I cuốn
sách, tác giả đã luận bàn rất ngắn gọn, súc tích về khái niệm và một số quan
niệm cơ bản về dân chủ từ nhiều phương diện khác nhau. Ngoài quan niệm cơ
bản "Dân chủ là một hình thức tổ chức nhà nước mà trong đó, quyền lực
9

thuộc về nhân dân, phục vụ nhân dân và vì quyền lợi của nhân dân" [85,
tr.37], ở những khía cạnh khác, trong các quan hệ khác nhau của đời sống xã
hội, tác giả còn nêu ra 11 quan niệm khác nhau về dân chủ. Một số quan niệm
đó là: “Dân chủ là một lối sống dựa trên sự tôn trọng quyền cá nhân”; “Dân
chủ là quyền bình đẳng của mỗi người trong việc nhận thức và hành động xây
dựng xã hội, theo cách mà đa số đều đạt được lợi ích”, “Dân chủ là một tư
tưởng chính trị, mà các giá trị cơ bản của nó là tự do, bình đẳng và thừa nhận
lẫn nhau” hay “Dân chủ là một sự trao đổi và đối thoại được thực hiện một
cách tự do nhất giữa các thành viên xã hội”; hoặc “Dân chủ là một hình thức
tổ chức chính quyền, để tất cả mọi người đều có thể, trực tiếp hoặc gián tiếp,
tham gia vào các quyết định quan trọng trong phân bổ các giá trị”... [85, tr.37-
38]. Đây là những tư tưởng rất quan trọng mà luận án kế thừa và làm rõ trong
chương 2. Cuốn sách còn có nhiều nhận định, đánh giá sâu sắc chứa đựng
nhiều gợi mở. Ví dụ: "Dân chủ nếu có khiếm khuyết, nó sẽ được sửa chữa
bằng một trình độ dân chủ cao hơn. Tuy nhiên, không phải chính thể nào cũng
thừa nhận chân lý này..." [85, tr.39].
1.1.1.2. Những công trình nghiên cứu về thực hành dân chủ tư sản
và dân chủ xã hội chủ nghĩa
Vũ Văn Hiền, Dân chủ cơ sở qua kinh nghiệm của Thụy Điển và Trung
Quốc [45]. Công trình đã phân tích việc thực hiện dân chủ cơ sở qua kinh
nghiệm của Thụy Điển và Trung Quốc về các vấn đề: Nhà nước phúc lợi xã
hội, về hệ thống chính trị; sự tham gia hoạt động quản lý nhà nước một cách
dân chủ; dân chủ điện tử - một công cụ chính trị mới; xây dựng chính phủ của
nhân dân trong thế kỷ mới. Hay xây dựng dân chủ cơ sở với xã hội khá giả,
quan hệ xây dựng dân chủ ở cơ sở với cải cách hệ thống chính trị... Khu dân
cư tự quản là thực tiễn mới của việc xây dựng nền dân chủ cơ sở ở đô thị.
Những phân tích này là tài liệu quý để tác giả luận án có thêm góc nhìn để so
sánh thực tiễn hai chế độ dân chủ ở hai quốc gia đi theo hai con đường phát
triển khác nhau là Trung Quốc và Thuỵ Điển.
10

Lê Văn Toan, Nguyễn Viết Thảo, Thể chế chính trị - Một số kinh
nghiệm của thế giới [111]. Tác giả đã khái quát những nét chính về thể chế
chính trị của các nước trong từng châu lục để có cách nhìn tổng quan hơn, so
sánh đậm nét hơn về những nét giống và khác nhau của thể chế chính trị từng
châu lục trên toàn thế giới, từ đó chỉ ra kinh nghiệm và những gợi mở đối với
việc xây dựng thể chế chính trị Việt Nam.
Phạm Văn Đức, Thực hành dân chủ trong điều kiện một đảng duy nhất
cầm quyền [40]. Cuốn sách này dành hẳn Chương II để phân tích kinh nghiệm
thực hành dân chủ của một số nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó,
các tác giả đã phân tích nội dung thực hành dân chủ ở Cộng hòa Liên bang
Đức, ở Thái Lan, ở Xingapo, ở Đài Loan; từ đó nêu lên một số hạn chế trong
quá trình thực hành dân chủ ở những nước này cũng như những bài học kinh
nghiệm đối với Việt Nam. Viết về thực hành dân chủ ở Cộng hoà Liên bang
Đức và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Phạm Văn Đức cho rằng:
Kinh nghiệm thực hành dân chủ ở Đức có thể cung cấp cho chúng ta
những bài học bổ ích trong lĩnh vực chính trị và kinh tế. Về chính trị,
trước hết cần xây dựng một thể chế dân chủ, với các quyền và tự do
cơ bản của công dân được bảo đảm bằng những nguyên tắc hiến định.
Nhà nước pháp quyền đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo
đảm quyền tự do tư tưởng, tôn giáo, hội họp, lập hội (bao gồm thành
lập các nghiệp đoàn, đảng phái,...), tự do bầu cử, ứng cử, quyền sở
hữu và tự do kinh doanh của công dân. Về kinh tế, tăng cường và mở
rộng việc thực hành dân chủ các quyền kinh tế thông qua việc không
ngừng phát huy lợi thế của nền kinh tế thị trường nhưng trên nền tảng
có sự điều tiết bằng những chiến lược cụ thể [40, tr123-124].
Những nhận định như vậy có ý nghĩa quan trọng để luận án tham khảo
trong việc so sánh về thực tiễn hai nền dân chủ mà chúng tôi triển khai ở
chương 3.
11

Các công trình trên cũng đã chỉ ra những hạn chế, những "bế tắc" của
nền dân chủ phương Tây trước yêu cầu phát triển mới. Đặc biệt, giai cấp công
nhân và nhân dân lao động tiếp tục đấu tranh đòi thực hiện nền dân chủ công
bằng hơn, bảo vệ lợi ích cho họ.
Từ một số công trình nghiên cứu trên có thể thấy, nền dân chủ tư sản
hay "dân chủ phương Tây" không phải là "một mô hình lý tưởng", một
"khuôn mẫu" để các nước học tập hay mô phỏng. Bản thân các học giả
phương Tây cũng thừa nhận điều này. Đây cũng là một bài học cho quá trình
xây dựng và thực thi dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Chúng ta học hỏi,
tiếp thu các giá trị tiến bộ, tích cực của dân chủ phương Tây nhưng cũng phải
biết loại bỏ những tính chất tiêu cực của nó, đặc biệt đấu tranh phê phán các
quan điểm có tính chất áp đặt mô hình dân chủ phương Tây vào nước ta dưới
chiêu bài dân chủ, nhân quyền của các thế lực thù địch.
Nguyễn Tiến Phồn, Dân chủ và tập trung dân chủ: Lý luận và thực tiễn
[73], là công trình trong đó tập hợp những chuyên luận nghiên cứu của tác giả
về dân chủ và tập trung dân chủ, tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hiện dân chủ
và nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động quản lý nhà nước.
Đỗ Nguyên Phương, Trần Ngọc Đường, Xây dựng nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền [74]. Trong công trình này, tác giả luận
giải nhiều nội dung về xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
như: cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng văn hóa pháp luật...
Lê Minh Quân, Về quá trình dân chủ hóa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
hiện nay [83]. Đây là một tác phẩm bàn về quá trình dân chủ hóa xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam; các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh dân chủ hóa, xây dựng,
phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta như: hoàn thiện thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa; đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng theo
12

hướng dân chủ hóa; xây dựng, phát triển xã hội công dân; xây dựng, phát
triển nền văn hóa và con người Việt Nam mới xã hội chủ nghĩa... [83, tr.341].
Nguyễn Ngọc Hà, Luyện Thị Hồng Hạnh, Dân chủ và tính đặc thù của
việc thực hành dân chủ ở Việt Nam [42, tr.70] cho rằng, tùy theo điều kiện cụ
thể về kinh tế, chính trị, xã hội, lịch sử, văn hóa riêng, mỗi nước đều xác định
tiêu chuẩn dân chủ phù hợp với nước mình. Tính đặc thù của dân chủ và thực
hành dân chủ ở Việt Nam thể hiện: dân chủ đang xây dựng là dân chủ xã hội
chủ nghĩa; dân chủ ở Việt Nam không có đối trọng giữa các đảng; không có
tam quyền phân lập; có sự thống nhất giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức
chính trị - xã hội; không có quy định nhân dân trực tiếp bầu ra người đứng
đầu Nhà nước.
Đinh Thế Huynh và các cộng sự, 30 năm đổi mới và phát triển ở Việt
Nam [53]. Trong cuốn sách này, các tác giả đã dành hẳn một chương để phân
tích, tổng kết về xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, về đổi mới
hệ thống chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền qua 30 năm đổi mới ở Việt
Nam. Đây là những vấn đề mà luận án sẽ tiếp tục làm rõ.
Đỗ Thị Thạch, Nghiên cứu, tổng kết làm sáng tỏ những vấn đề lý luận
xây dựng dân chủ xã hội chủ nghĩa trong công cuộc đổi mới đất nước [96].
Trong báo cáo đề tài cấp bộ này, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận, thực tiễn;
thực trạng nhận thức, xây dựng dân chủ xã hội chủ nghĩa trong công cuộc đổi
mới; những vấn đề đặt ra; xu hướng phát triển dân chủ và các giải pháp góp
phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận xây dựng dân chủ xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam hiện nay. Đây là một công trình quan trọng trong việc nêu lên
những giải pháp có tính khả thi trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
ở nước ta - vấn đề mà luận án đặc biệt quan tâm và kế thừa nhiều tư liệu.
1.1.1.3. Những công trình nghiên cứu mang tính so sánh những điểm
tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa
Nguyễn Đức Bách, Mấy vấn đề về dân chủ và hệ thống chính trị ở nước
ta hiện nay dưới góc độ quan hệ giữa các lợi ích [3]. Trong bài viết này, tác
13

giả đã phân tích những điểm chung - tương đồng của ba chế độ dân chủ đã có
trong lịch sử: Dân chủ chủ nô, dân chủ tư sản, dân chủ vô sản (hay dân chủ xã
hội chủ nghĩa). Những điểm chung - tương đồng đó là: 1) Đều là một chế độ
chính trị - một hình thức nhà nước khi xã hội còn giai cấp. 2) Đều có bộ máy
nhà nước và quan chức do bầu cử. 3) Đều có hệ thống pháp luật nhà nước để
buộc mọi người phải tuân thủ... 4) Đều chỉ có một giai cấp lãnh đạo nhà nước
và toàn xã hội... Đặc biệt, tác giả chỉ ra những khác biệt căn bản giữa các chế
độ dân chủ khác nhau (dù có kế thừa nhau), suy cho cùng là ở bản chất - mục
tiêu và lợi ích của các giai cấp lãnh đạo xã hội... đã chi phối sự khác nhau về
ý thức hệ, về nội dung cụ thể của các luật pháp và các mối quan hệ về địa vị,
về lợi ích... giữa các giai cấp lãnh đạo xã hội với các giai tầng còn lại trong
mỗi chế độ dân chủ đó.
Thái Ninh, Hoàng Chí Bảo, Dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ
nghĩa [72]. Trong công trình này, các tác giả đã phân tích những quan điểm,
tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về dân chủ, lịch sử ra đời, phát
triển, thực trạng, bản chất, khuyết tật của dân chủ tư sản; bản chất, sự hình
thành và những thách thức của dân chủ xã hội chủ nghĩa. Ở đây, dân chủ xã
hội chủ nghĩa được tiếp cận toàn diện, hệ thống với 5 khía cạnh: hình thức tổ
chức xã hội, tổ chức nhà nước; giá trị xã hội; điều kiện để hình thành nhân
cách trung thực, sáng tạo; cơ chế, nguyên tắc lãnh đạo, quản lý xã hội (tập
trung dân chủ); động lực, bản chất tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội. Công trình
này tuy không đặt dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa trong sự so
sánh nhưng cách triển khai vấn đề của các tác giả là cơ sở quan trọng để nhìn
nhận rõ những khác biệt giữa hai nền dân chủ này, từ tiền đề ra đời, bản chất,
vai trò của nó. Luận án sẽ kế thừa và làm rõ hơn vấn đề này.
Trần Thành, Vấn đề dân chủ và dân chủ hóa đời sống xã hội - lịch sử
và hiện đại [101]. Đây là công trình mà tác giả trình bày lịch sử hình thành
phát triển dân chủ từ phương diện lý luận, thực tiễn; phân tích bản chất, thực
14

trạng của dân chủ tư sản, dân chủ xã hội chủ nghĩa; vấn đề xây dựng chế độ
dân chủ ở Việt Nam, thực trạng, nguyên nhân và các giải pháp.
Nguyễn Văn Quyết, Nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin làm
sáng tỏ sự tương đồng và khác biệt về dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ
nghĩa [87]. Trong báo cáo đề tài khoa học này, tác giả đã trình bày rõ những
luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về sự tương đồng, khác biệt giữa dân
chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Từ đó, tác giả của đề tài đã nêu những
gợi mở cho nhận thức và thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện
nay. Đây là phần cơ sở lý luận rất quan trọng mà luận án sẽ tham khảo để so
sánh những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã
hội chủ nghĩa ở phạm vi và góc độ rộng hơn, bao quát hơn.
Lô Quốc Toản, Giáo trình lý luận về dân chủ [112]. Trong công trình
này, tác giả đã dành một tiết của Chương IV để so sánh những điểm giống và
khác nhau cơ bản của dân chủ xã hội chủ nghĩa so với dân chủ tư sản. Trong
đó, về những điểm giống nhau, tác giả nêu rõ: Một là, cả dân chủ tư sản và
dân chủ xã hội chủ nghĩa đều phải thực hành dân chủ thông qua hình thức nhà
nước pháp quyền; Hai là, cả dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa đều
đề cao nguyên tắc quyền lực thuộc về nhân dân; Ba là, chế độ dân chủ xã hội
chủ nghĩa cũng như chế độ dân chủ tư sản đều bị quy định bởi trình độ phát
triển của kinh tế, khoa học - kỹ thuật, giáo dục, dân trí và thông tin. Về những
điểm khác nhau, theo tác giả Lô Quốc Toản, một là, chế độ dân chủ xã hội
chủ nghĩa lấy sự nảy sinh, tồn tại và phát triển của sở hữu công cộng về tư
liệu sản xuất làm cơ sở cho sự tồn tại của mình. Còn chế độ dân chủ tư sản lại
lấy sự nảy sinh, tồn tại và phát triển của sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư
liệu sản xuất làm cơ sở cho sự tồn tại của mình; hai là, dân chủ xã hội chủ
nghĩa là chế độ dân chủ cho nhân dân, trong khi đó, trong nhà nước pháp
quyền tư sản, giai cấp tư sản nắm quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, vì
vậy trên thực tế toàn bộ pháp luật cũng như cơ chế vận hành của xã hội đều
thể hiện và phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản; ba là, nền dân chủ xã hội
15

chủ nghĩa là nền dân chủ toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ
kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội... Đây là những điểm gợi mở rất quan
trọng, làm cơ sở, hệ quy chiếu cho những phân tích sâu sắc, toàn diện về
những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội
chủ nghĩa. Tất nhiên, những luận điểm tác giả đưa ra chỉ mang tính chất khái
quát, chưa có sự bình luận, phân tích cụ thể.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về
dân chủ, về thực hành dân chủ tư sản và thực hành dân chủ xã hội
chủ nghĩa
Một là, công trình nghiên cứu về dân chủ và các cách tiếp cận bản chất
dân chủ, tiêu biểu như:
N.M. Voskresenskaia, N.B. Davletshina, Chế độ dân chủ, nhà nước và
xã hội [68] trình bày nhiều vấn đề về dân chủ, trong đó có nêu, phân tích các
quan niệm khác nhau về dân chủ; giá trị dân chủ; cơ chế dân chủ; thể chế dân
chủ, cấu trúc của chế độ dân chủ. Các tác giả cho rằng, dân chủ xã hội chủ
nghĩa theo mô hình Xôviết chỉ là một chế độ toàn trị, xa lạ với nguyên tắc, giá
trị dân chủ nên nó đã thành quá khứ của nước Nga .
Viện Triết học - Viện Hàn lâm khoa học Nga (Hội thảo bàn tròn): Dân
chủ: Giá trị phổ quát và những kinh nghiệm lịch sử [136]. Các học giả nêu,
bàn luận về những giá trị phổ biến của dân chủ, những kinh nghiệm thành
công và thất bại của lịch sử dân chủ, nhất là lịch sử, hiện trạng, thách thức và
triển vọng của quá trình phát triển dân chủ ở Nga.
David Held, Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại [32], bản dịch của
Phạm Nguyên Trường do Nhà xuất bản Tri thức ấn hành, đã trình bày, phân
tích các mô hình dân chủ và những biến thể của nó. Qua đó cho thấy, dân chủ
có một lịch sử phức tạp với nhiều quan niệm khác nhau, thậm chí trái ngược
nhau, và mô hình dân chủ là rất đa dạng. Tác giả viết: "Chúng ta không thể
hài lòng với những mô hình dân chủ hiện hữu. Xuyên suốt tác phẩm này
16

chúng ta đã nhận thấy lý do vững chắc để không chấp nhận bất cứ mô hình
nào, dù đó là mô hình cổ điển hay hiện đại" [42, tr.438].
O.T.Bogomolov, Dân chủ và tiến bộ đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội [94, tr.3-14] là một nghiên cứu trong đó chỉ ra các nguyên tắc nền tảng
của dân chủ; cuộc khủng hoảng của dân chủ phương Tây; mối quan hệ giữa
dân chủ và phát triển ở các nước trên thế giới và ở Nga. Tác giả cho rằng,
chính ảnh hưởng của Liên Xô và những thành tựu mà Liên Xô đạt được trong
lĩnh vực xã hội đã thúc đẩy sự ra đời của mô hình nhà nước phúc lợi. Theo đó,
ở Nga hiện nay, việc xây dựng nhà nước phúc lợi theo mô hình Bắc Âu là phù
hợp với tâm lý của nhiều người và phù hợp với kinh nghiệm lịch sử của thời
kỳ xã hội chủ nghĩa.
Hồ Cẩm Đào, Bài phát biểu tại lễ kỷ niệm 30 năm cải cách mở cửa [71]
khẳng định:
Nước Trung Quốc là nhà nước xã hội chủ nghĩa chuyên chính dân chủ
nhân dân, lấy liên minh công nông làm nền tảng, do giai cấp công
nhân lãnh đạo. Dân chủ nhân dân là sinh mệnh của xã hội chủ nghĩa,
nhân dân làm chủ là hạt nhân và bản chất của chính trị dân chủ xã hội
chủ nghĩa. Không có dân chủ là không có xã hội chủ nghĩa, cũng là
không có hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa [72, tr.299-300].
Viện Quốc tế về dân chủ và hỗ trợ bầu cử, Dân chủ trực tiếp: sổ tay
IDEA quốc tế [135]. Đây là công trình tổng quan về việc vận dụng dân chủ
trực tiếp, nhất là trưng cầu ý dân, sáng kiến công dân, sáng kiến chương
trình nghị sự và bãi miễn được thực hiện ở các vùng trên thế giới. Ở đây,
dân chủ được tiếp cận theo nghĩa là chế độ chính trị, hệ thống tổ chức quyền
lực và cơ chế, quy trình vận hành hệ thống dân chủ. Theo đó, dân chủ trực
tiếp được xem là một cơ chế độc đáo khuyến khích sự tham gia của công
dân và tự do ngôn luận để thúc đẩy xây dựng nền dân chủ trong các xã hội
đang phát triển.
17

Thoma Meyer, Tương lai của nền dân chủ xã hội [108]. Trong cuốn
sách này, các tác giả đã nêu lên một cách khá đầy đủ dự án "dân chủ xã hội"
và những nhiệm vụ quan trọng nhất trong tương lai trong thế giới toàn cầu
hóa. Theo đó, các quyền cơ bản về dân sự và chính trị phải được bổ sung bằng
các quyền xã hội và kinh tế nhằm tạo dựng được những điều kiện sống có
nhân phẩm cho tất cả mọi người. Trọng tâm mà cuốn sách muốn đề cập là nền
dân chủ hiện đại được hợp thức hóa như thế nào, công bằng xã hội có vai trò
ra sao đối với nền dân chủ hiện đại, nền dân chủ ấy dựa trên những quyền cơ
bản nào và nó có ý nghĩa thế nào đối với sự ổn định và hiệu quả của một xã
hội? Trên cơ sở các tiêu chuẩn cơ bản của dân chủ xã hội, cuốn sách giới
thiệu một cách khái quát mô hình thể chế dân chủ ở 6 quốc gia khác nhau.
Trong đó, Thụy Điển, Hà Lan và Cộng hòa Liên bang Đức là những quốc gia,
thông qua con đường riêng của mình, đã xây dựng tương đối thành công
những thể chế dân chủ đáp ứng được ở mức độ cao những đòi hỏi đối với một
thể chế dân chủ xã hội; Mỹ và Anh là những quốc gia, cũng bằng cách riêng
của mình và ở những mức độ khác nhau, đã xây dựng những thể chế dân chủ
theo kiểu tân tự do. Nhật Bản là một quốc gia với một nền văn hóa khác hẳn
nền văn hóa châu Âu, đã xây dựng được một thể chế dân chủ đáp ứng được
phần lớn các tiêu chuẩn của mô hình dân chủ xã hội. Những luận điểm trong
cuốn sách cung cấp thêm những cách nhìn đa chiều về mô hình dân chủ tư sản
với những ưu điểm và cả những hạn chế của nó. Đây là một vấn đề mà luận
án quan tâm làm rõ.
Davit Held, Các mô hình quản lý nhà nước [32] trình bày các mô hình
tổ chức hoạt động của nhà nước theo các quan niệm dân chủ trong các giai
đoạn lịch sử, trong đó, chủ yếu tác giả phân tích, đánh giá về các mô hình cơ
bản của dân chủ hiện đại cùng những biến thể của nó trước tác động của toàn
cầu hóa. Tác giả viết đại ý rằng, chúng ta không thể hài lòng với những mô
hình dân chủ hiện hữu, dù là mô hình cổ điển hay hiện đại; sẽ không có một
hình mẫu dân chủ cho mọi quốc gia.
18

Hai là, các công trình nghiên cứu về thực hành dân chủ tư sản, tiêu biểu
có thể kể đến như:
Lilia Sevtsova, Người Nga bàn về các giá trị phương Tây [61]. Câu
hỏi mà tác giả đặt ra là: tại sao những người tự do ở Nga không còn tin tưởng
vào giá trị tự do của phương Tây và Mỹ nữa? Qua việc nghiên cứu nền dân
chủ phương Tây, tiêu biểu là Mỹ, tác giả đã chỉ ra nguyên nhân cơ bản là: "Sự
thật là bản thân chủ nghĩa tự do phương Tây hiện nay còn rất nhiều vấn đề,
nhất là vấn đề xuất khẩu dân chủ". Sự can thiệp của phương Tây vào các nước
kém phát triển trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền bằng bạo lực đã lộ rõ bộ mặt
bá quyền thế giới của họ. Trích dẫn các ý kiến của các học giả phương Tây
như F.Fukuyama hay W.Galstom, bản thân họ cũng cho rằng: "Chúng ta cần
một sự đổi mới cơ bản của tự do truyền thống nước Mỹ". Còn Z.Brenzinski,
cố vấn cao cấp của Tổng thống Mỹ cũng nhận định: "Châu Âu là nơi nghỉ hưu
lý tưởng nhất thế giới". Sự kém năng động của nền kinh tế các nước phương
Tây trong những năm vừa qua chính là cơ sở để ông đi đến nhưng kết luận
này. Như vậy, tự do, dân chủ phương Tây cũng đang đặt ra những vấn đề đòi
hỏi phải được đổi mới, cải cách.
Đài Tiếng nói quốc tế nước Nga, Những vấn đề của nền dân chủ Mỹ
[35]. Tác giả của bài viết đã chỉ ra tính vô căn cứ trong tham vọng toàn cầu
của Mỹ là "mở rộng và bảo vệ tự do nhân quyền trên toàn thế giới" bởi những
vấn đề đó của nước Mỹ cũng không tốt đẹp gì. Trích dẫn báo cáo: "Tình hình
nhân quyền tại Hoa Kỳ" do Bộ Ngoại giao Nga ban hành năm 2012; theo đó,
mức độ tự do ngôn luận tại Mỹ bị các tổ chức nhân quyền quốc tế đánh giá rất
thấp, đặc biệt là đối với hành động của chính phủ Mỹ ngăn cấm nhà báo đưa
tin phản ánh các cuộc biểu tình "Chiếm Phố Wall". Đây không phải là lần đầu
tiên nước Mỹ vi phạm nhân quyền, trước đó, các hành vi thô bạo của cảnh sát
chống người nhập cư, về các vụ xâm phạm quyền tự do ngôn luận, bất bình
đẳng về giai cấp ở Mỹ, đối xử bất công với trẻ em nhập cư từ Nga, mở các
19

nhà tù ở Trung Đông, bắn giết dân thường và vi phạm quyền con người tại
Afghanistan… cũng đã bị các tổ chức phi chính phủ phanh phui. Giám đốc
Viện Dân chủ và Hợp tác ở New York - ông Andranik Migranyan cũng phải
thừa nhận rằng: "nếu nhìn kỹ cách tổ chức đời sống xã hội, thì rất tiếc sẽ thấy
rõ nhiều vấn đề không cho phép Hoa Kỳ coi mình như thầy giáo giới thiệu mô
hình lý tưởng về việc bảo vệ quyền con người". Cuối cùng, bài báo đi đến kết
luận: "Mỹ không nên dạy người khác thế nào là tôn trọng nhân quyền, mà
trước hết cũng phải làm như vậy". Như vậy, bản thân nền dân chủ Mỹ cũng
chứa đựng rất nhiều tiêu cực, phi dân chủ.
Ba là, các nghiên cứu về thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa, tiêu biểu
là các công trình của các tác giả người Trung Quốc. Ở Trung Quốc, vấn đề
dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng là chủ đề được Đảng Cộng sản Trung Quốc
quan tâm và là nội dung trọng tâm của nhiều nghiên cứu về chính trị học, luật
học và xây dựng Đảng. Những nghiên cứu về dân chủ xã hội chủ nghĩa chủ
yếu đi sâu phân tích những nội dung liên quan đến dân chủ cơ sở và dân chủ
trong Đảng. Khi bàn về thực hành dân chủ ở cơ sở, nhiều công trình đã tập
trung phân tích nội dung thực hiện dân chủ cơ sở, hình thức dân chủ cơ sở chủ
đạo (thực hành dân chủ trong bầu cử, nhất là việc bầu cử trực tiếp các vị trí
chủ chốt ở cơ sở; tham gia một cách dân chủ), chỉ ra nguyên nhân gây khó
khăn trong việc thực hiện dân chủ cơ sở (trình độ tham chính của các chủ thể
tương đối thấp, thiếu kinh nghiệm trong phát triển dân chủ, môi trường tham
gia dân chủ chưa hoàn thiện,...) và đưa ra những phương thức để phát triển
dân chủ cơ sở. Các công trình bàn nhiều về vấn đề này có thể kể ra là:
Cốc Văn Khang, Cuộc đọ sức giữa hai chế độ [55]. Trong cuốn sách
này, ở Chương II, mục 2, 3, 4, tác giả đã trình bày những thành tựu về nhận
thức cũng như thực thi dân chủ, nhân quyền và xây dựng pháp chế của Trung
Quốc. Trong đó, năm điểm nổi bật trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa ở Trung Quốc được tác giả nhấn mạnh là: Xây dựng nền dân chủ xã hội
20

chủ nghĩa ở Trung Quốc gắn với chống tự do hóa tư sản, chống ảnh hưởng
của tàn dư phong kiến; từng bước loại trừ chủ nghĩa quan liêu; phân định rõ
ràng giữa chức năng của đảng với chính quyền; từng bước bãi bỏ chế độ "làm
cán bộ suốt đời" và ủng hộ quần chúng nhân dân thực hiện chế độ tự quản.
Trang Phúc Linh, Lịch sử chủ nghĩa Mác [62] - một bộ sách đồ sộ của
các học giả Trung Quốc xoay quanh các vấn đề lý luận về lịch sử chủ nghĩa
Mác và quá trình phát triển những lý luận này ở Trung Quốc. Trong tập IV
của bộ sách này có phần khái quát quá trình phát triển lý luận của Đảng Cộng
sản Trung Quốc về phát huy dân chủ gắn với xây dựng nền chính trị pháp trị
tại Trung Quốc qua các Đại hội XIII, XIV, XV. Hiện nay, xây dựng nền dân
chủ nhân dân là một trong những nội dung quan trọng trong lý luận về chủ
nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.
Đặng Đình Lựu, Phát triển chế độ chính trị dân chủ và dân chủ của
Đảng Cộng sản Trung Quốc [63, tr.57- 60]. Tác giả của bài viết này đã trình
bày khái quát những vấn đề chung về nguyên tắc, cơ chế, quan điểm, phương
hướng phát triển dân chủ trong Đảng và xây dựng, phát triển chế độ chính trị
dân chủ trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.
Cục Lý luận - Ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung
Quốc, Trung Quốc đối mặt với những điểm nóng lý luận [30]. Các tác giả đã
luận giải 21 vấn đề nóng bỏng cả về lý luận và thực tiễn cần làm sáng tỏ về
mặt nhận thức và lý luận để thống nhất trong cách đánh giá, nhận định và xây
dựng thể chế, chính sách, hành động một cách nhất quán từ trên xuống dưới
trong quá trình phát triển của Trung Quốc. Trong đó, vấn đề nhận thức về chủ
nghĩa xã hội dân chủ; về dân chủ, tự do, nhân quyền phương Tây; về "dân chủ
kiểu Trung Quốc", con đường phát triển chính trị độc đáo trong lý luận về chủ
nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc cũng được bàn giải...
Thái Thượng Kim, Đảng cộng sản các nước trên thế giới tận dụng như
thế nào sự tham dự dân chủ để thắt chặt quan hệ giữa đảng với quần chúng
21

[59, tr.23-31] bàn về các biện pháp bảo đảm dân chủ. Từ kinh nghiệm của các
đảng, nhất là kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản
Cuba, Đảng Cộng sản Việt Nam, tác giả khẳng định giải pháp thực hiện dân
chủ trong đảng và thắt chặt quan hệ giữa đảng với quần chúng, đó là: lấy dân
chủ trong đảng để thúc đẩy dân chủ trong xã hội, thực hiện nguyên tắc nhân
dân làm chủ, tận dụng kênh dân chủ để biểu đạt, lắng nghe nguyện vọng quần
chúng và thống nhất lợi ích xã hội.
Qua các công trình kể trên, có thể thấy rõ sự phát triển lý luận của Đảng
Cộng sản Trung Quốc về thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhất là tư tưởng
thực hiện dân chủ gắn với nền chính trị pháp quyền, đây cũng là một bài học
cho quá trình xây dựng lý luận về dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Đối với việc thực hành dân chủ ở Lào, có thể kể đến công trình Khăm
Phon Bun Na Di, Vấn đề xây dựng chế độ dân chủ nhân dân ở Lào hiện nay
[56]. Luận án tiến sĩ triết học này đã đi sâu luận giải quá trình xây dựng,
phát triển chế độ dân chủ nhân dân ở Lào: lịch sử ra đời, phát triển; quan
điểm đổi mới của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về nội dung kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội của chế độ dân chủ nhân dân; thực trạng và giải pháp xây
dựng chế độ dân chủ nhân dân ở Lào xét trên các nội dung kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội và hoạt động đối ngoại. Đây là tài liệu giúp tác giả luận án
tham khảo thêm lý luận cũng như thực tiễn xây dựng nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa ở quốc gia láng giềng và có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, từ
đó có thêm luận cứ để so sánh những tương đồng và khác biệt giữa hai nền
dân chủ.

1.2. GIÁ TRỊ CỦA NHỮNG CÔNG TRÌNH TỔNG QUAN VÀ NHỮNG NỘI
DUNG LUẬN ÁN TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU
1.2.1. Giá trị của các công trình tổng quan
Từ những công trình nghiên cứu ở trên, nghiên cứu sinh nhận thấy: Các
công trình nghiên cứu được giới thiệu trên đây đã có nhiều đóng góp quan
22

trọng về mặt khoa học, làm sáng tỏ trên nhiều phương diện lý luận và thực
tiễn về dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản:
- Các tác giả đã có nhận thức chung về nội hàm của khái niệm dân chủ:
từ nghĩa gốc dân chủ là mọi quyền lực thuộc về nhân dân, dân chủ được tiếp
cận trên những góc độ, phương pháp khác nhau và được nhận thức như là
phạm trù phức tạp có bản chất nhiều thứ bậc với nội hàm rất phong phú, đa
dạng. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng cho thấy điểm chung tương đối thống
nhất trong quan niệm về nội dung dân chủ. Dân chủ được hiểu là chế độ chính
trị, hình thức nhà nước khẳng định chủ quyền nhà nước của nhân dân; là
quyền làm chủ của nhân dân, trước hết là của giai cấp thống trị; là thành quả
đấu tranh của nhân dân chống lại áp bức, bóc lột; là cơ chế, nguyên tắc tổ
chức, sinh hoạt của các tổ chức cộng đồng và các tổ chức chính trị - xã hội; là
giá trị xã hội, giá trị nhân văn phản ánh trạng thái, mức độ giải phóng con
người trong tiến trình phát triển xã hội... Dân chủ không chỉ là phạm trù chính
trị mà còn là phạm trù xã hội; không chỉ là thể chế, tổ chức mà còn là cơ chế,
giá trị; không chỉ là tư tưởng, quan điểm mà còn là hành vi, phong cách,
phương pháp; không chỉ có giá trị nhân loại mà còn có giá trị giai cấp, dân
tộc; không chỉ là phạm trù lịch sử mà còn là phạm trù vĩnh viễn; dân chủ là xu
thế phát triển tất yếu của lịch sử nhân loại.
- Các công trình trên có nhận thức chung tương đối thống nhất về
nền dân chủ: với những cách tiếp cận khác nhau về dân chủ, các nghiên
cứu cho thấy có nhiều loại hình dân chủ, chế độ dân chủ, nền dân chủ với
những nội dung, đặc trưng khác nhau; ngay cả một loại hình dân chủ cũng
có những biến thể khác nhau. Giữa các loại hình dân chủ, giữa các nền dân
chủ, kể cả giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa - là những loại
hình dân chủ có sự khác nhau về chất, cũng có những nguyên tắc, cơ chế,
giá trị chung, phổ biến cả trên phương diện nội dung, hình thức, cả nhận
thức và thực tiễn. Theo đó, nền dân chủ, chế độ dân chủ là một chỉnh thể xã
23

hội trong đó các giá trị, chuẩn mực, yêu cầu, các nguyên tắc dân chủ được
ghi nhận và thực thi trên các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội. Trong xã
hội có giai cấp, nền dân chủ là một chỉnh thể hiện thực trong đó có chế độ
chính trị, nhà nước, pháp luật dân chủ; sự làm chủ của nhân dân và mang
bản chất của giai cấp thống trị; sự đấu tranh, vươn lên không ngừng của
nhân dân lao động chống lại các biểu hiện phản dân chủ, phi dân chủ; sự
tồn tại, hoạt động tự chủ, tự quản của các tổ chức chính trị, xã hội; sự hiện
hữu của các nguyên tắc, giá trị, chuẩn mực dân chủ phản ánh trạng thái,
mức độ giải phóng con người.
- Từ những góc độ, khía cạnh khác nhau, các nhà nghiên cứu đã dành
sự quan tâm lớn đối với các nội dung của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Có
công trình nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân
chủ vô sản, dân chủ nhân dân, dân chủ xã hội chủ nghĩa, dân chủ Xôviết. Có
công trình nghiên cứu về dân chủ xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc trong
sự nghiệp cải cách mở cửa, nghiên cứu về dân chủ nhân dân và dân chủ xã hội
chủ nghĩa trong công cuộc đổi mới ở Lào và ở Việt Nam. Trong đó có nhiều
công trình nghiên cứu sâu về nội dung chính trị, thể chế của dân chủ xã hội
chủ nghĩa; cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về dân chủ xã hội chủ
nghĩa từ góc độ cơ chế, giá trị xã hội, giá trị văn minh của nó. Đồng thời,
cũng đã có công trình quan tâm nghiên cứu nhận thức mới về dân chủ xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam trên một số khía cạnh nội dung qua mỗi đại hội Đảng,
qua từng chặng đường đổi mới của đất nước ta (10 năm, 15 năm, 20 năm, 25
năm, 30 năm đổi mới).
Tóm lại, xung quanh vấn đề nhận thức về dân chủ, dân chủ tư sản, dân
chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
thời kỳ đổi mới đã có rất nhiều công trình đề cập đến các khía cạnh, mức độ
khác nhau, tùy theo mục đích và phương pháp tiếp cận. Những kết quả nghiên
cứu của các công trình nói trên là tài liệu tham khảo có giá trị về nhiều mặt để
24

tác giả luận án tham khảo trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ và mục đích
đề ra.
1.2.2. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ thêm
Kế thừa thành quả trong những công trình nghiên cứu của các học giả
đi trước, luận án tiếp tục triển khai nghiên cứu, làm rõ những vấn đề sau:
Thứ nhất, phân tích những nhận thức chung về khái niệm "dân chủ"
một cách có hệ thống (từ nội hàm gốc là "quyền lực của nhân dân" cho đến
nhiều quan niệm "phái sinh" theo lịch sử...), trên cơ sở đó làm rõ bản chất,
quá trình ra đời, phát triển và vai trò của dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ
tư sản.
Thứ hai, so sánh những điểm tương đồng và khác biệt, những giá trị
của dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Thứ ba, đề xuất những yêu cầu cơ bản và các giải pháp chủ yếu nhằm
vận dụng những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ
xã hội chủ nghĩa trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
hiện nay.
25

Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU
VỀ ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ TƯ SẢN
VÀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. QUAN NIỆM VỀ DÂN CHỦ VÀ CÁC CÁCH TIẾP CẬN DÂN CHỦ
2.1.1. Quan niệm về dân chủ
2.1.1.1. Quan niệm chung về dân chủ
Dân chủ với tính cách là một phạm trù khoa học, một khái niệm chính
trị được nảy sinh và hình thành trong quan hệ với áp bức, chuyên chế, với
những hiện tượng độc tài, độc đoán, chuyên quyền. Là khái niệm mang tính
lịch sử, nên dân chủ không xuất hiện tức khắc và cũng không tồn tại bất biến.
Nó được phát triển trong tiến trình lịch sử nhân loại và trong quá trình đấu
tranh giai cấp, đấu tranh giữa các mặt đối lập: giữa tư tưởng tự do và nô lệ,
giữa dân chủ và chuyên chế, độc tài.
Xét về mặt lịch sử, thuật ngữ "dân chủ" xuất hiện rất sớm, từ thực tiễn
"dân chủ nguyên thủy" - khi chưa có chế độ tư hữu và chưa xuất hiện giai
cấp. Dân chủ theo nguyên nghĩa từ tiếng Hy Lạp cổ là do hai từ hợp thành:
demos - nhân dân và kratos - để phản ánh thực tế đã có là quyền lực thuộc
về nhân dân. Sau đó, khi chế độ chiếm hữu nô lệ ra đời, trong cuộc đấu tranh
của phái "chủ nô dân chủ" chống phái "chủ nô quý tộc" trong chế độ chiếm
hữu nô lệ, chế độ xã hội đầu tiên có sự phân chia thành giai cấp, về thực
chất, quyền lực của nhân dân đã bị giai cấp chủ nô "tiếm quyền" (theo cách
viết của Ph.Ăngghen).
Cũng như các khái niệm khoa học khác, khái niệm dân chủ cũng ngày
càng bổ sung và phát triển theo cả bề rộng lẫn chiều sâu. Khái niệm "dân chủ"
hiện nay được hiểu rất rộng và theo nhiều chiều cạnh phong phú, đa dạng: dân
chủ với tư cách là một giá trị xã hội (tự do, bình đẳng, quan hệ giữa người với
26

người trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội như: gia đình, bạn bè, thầy
trò...); dân chủ với tư cách là một hình thức nhà nước. Như vậy, dân chủ hiểu
theo nghĩa hiện đại có hàm nghĩa rất rộng. Dân chủ, không chỉ là phạm trù
chính trị, mà còn là phạm trù xã hội, không chỉ là phạm trù lịch sử, mà còn
phạm trù vĩnh viễn.
Dân chủ là hiện tượng lịch sử xã hội phức tạp gắn liền với sự tồn tại và
phát triển của đời sống con người. Từ hàng ngàn năm trước Công nguyên, con
người đã biết hợp lực để sản xuất, chống thiên tai, thú dữ và đã tổ chức ra
những hoạt động chung mang tính xã hội, trong đó có việc cử ra những người
đứng đầu để thực thi những quy định, điều hành hoạt động chung. Đồng thời,
cộng đồng sẽ phế bỏ những người đó, nếu họ không thực hiện những quy định
chung theo lợi ích và ý nguyện của mọi người. Đây là một trong những quyền
vốn có đương nhiên của mọi thành viên trong cộng đồng. Quyền lực ấy là
ngang nhau đối với mọi thành viên trong thị tộc, bộ lạc.
Những nội dung cốt lõi của khái niệm dân chủ được hình thành từ thời
cổ đại Hy Lạp về cơ bản vẫn được các nhà lý luận ngày nay kế thừa và phát
triển. Điều khác biệt cơ bản giữa cách hiểu về dân chủ thời cổ đại và hiện
nay là ở nội hàm của khái niệm nhân dân và tính trực tiếp của mối quan hệ
sở hữu quyền lực công cộng. Ngày nay, mặc dù hầu hết các nhà lý luận, các
nhà chính trị khi bàn đến vấn đề dân chủ thường lấy thuật ngữ "Demokratos"
làm điểm tựa xuất phát, nhưng cuộc tranh luận về dân chủ vẫn diễn ra hết
sức gay gắt, những lập luận, lý giải về dân chủ rất đa dạng, phong phú và kết
quả là vẫn chưa đưa ra được một định nghĩa thống nhất. Sở dĩ có tình trạng
như vậy là vì:
Một là, ở góc độ nghiên cứu, vấn đề dân chủ có thể được xem xét dưới
góc độ của nhiều ngành khoa học khác nhau. Mỗi ngành khoa học cụ thể có
một hệ phương pháp tiếp cận khác nhau, một hệ thống các phạm trù, khái
27

niệm biểu đạt đặc thù và có mục tiêu nghiên cứu riêng. Do đó, người ta đã
đưa ra những quan niệm khác nhau về dân chủ.
Hai là, ở góc độ thực tiễn của các chế độ chính trị, mặc dù các nước
đều tự cho mình là dân chủ, song do có sự khác nhau về thể chế chính trị,
trình độ phát triển, truyền thống văn hoá nên cũng dẫn đến việc mỗi nước có
cách hiểu và lý giải khác nhau về dân chủ.
Ba là, ở góc độ thuật ngữ, phạm trù dân chủ là một cơ cấu nhiều tầng
bản chất được hiểu với nhiều nghĩa. Do đó, với những nguyên tắc và phương
pháp tiếp cận khác nhau, người ta cũng sẽ đưa ra quan điểm khác nhau về dân
chủ [dẫn theo 112, tr.9].
2.1.1.2. Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về dân chủ
Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về dân chủ ra đời trên cơ sở kế
thừa các thành tựu của văn minh nhân loại; một mặt, các ông phát triển những
tư tưởng dân chủ đã có, mặt khác bổ sung, phát triển quan điểm mới phù hợp
với điều kiện lịch sử đương thời.
Quan điểm cơ bản của các nhà kinh điển về dân chủ được biểu hiện ở
một số nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, trên cơ sở từ "nội hàm gốc" của "dân chủ nguyên thủy" - với
nghĩa thật sự là "quyền lực của nhân dân" trong điều kiện chế độ công hữu về
tư liệu sản xuất, các ông đã tập trung nghiên cứu "vấn đề dân chủ" từ khi xã
hội loài người có chế độ tư hữu và phân chia thành giai cấp và xuất hiện các
loại nhà nước, dân chủ (chế độ dân chủ hoặc nền dân chủ). Đó là hình thức tổ
chức nhà nước dựa trên nguyên tắc nhân dân là chủ thể của quyền lực. Trong
tác phẩm Phê phán Cương lĩnh Gôta, C.Mác chỉ rõ: "từ "dân chủ" nếu chuyển
sang tiếng Đức thì có nghĩa là "nhân dân làm chủ""[22, tr.44-45]. Điều đó có
nghĩa trong chế độ dân chủ, nhân dân là chủ thể quyền lực nhà nước, nhân
dân tạo nên nhà nước, chứ không phải nhà nước tạo nên nhân dân. C.Mác
viết: "Chế độ dân chủ xuất phát từ con người và biến nhà nước thành con
28

người được khách thể hóa. Cũng giống như tôn giáo không tạo ra con người
mà con người tạo ra tôn giáo, ở đây cũng vậy: không phải chế độ nhà nước
tạo ra nhân dân mà nhân dân tạo ra nhà nước" [15, tr.350].
Thứ hai, chủ nghĩa Mác-Lênin sử dụng khái niệm dân chủ trên phương
diện quyền lợi của nhân dân, là vấn đề quyền lợi dân chủ được hiểu theo
nghĩa rộng. C.Mác cho rằng, nhân dân nên là chủ nhân của nhà nước. Quyền
lợi căn bản nhất của nhân dân chính là quyền lực nhà nước phải thuộc sở hữu
của nhân dân, sở hữu của xã hội; đồng thời, bộ máy nhà nước phải phục vụ
nhân dân, phục vụ xã hội. Chỉ khi mọi quyền lực của nhà nước thuộc về nhân
dân mới có thể căn bản đảm bảo việc nhân dân được hưởng quyền làm chủ,
hưởng quyền lợi dân chủ khắp mọi nơi.
Trong tác phẩm Nhà nước và cách mạng, V.I.Lênin cho rằng dân chủ là
việc nhân dân được hưởng quyền tham gia quyết định chế độ nhà nước và
quản lý nhà nước. Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười, V.I.Lênin
khẳng định: Quần chúng phải có quyền được tự mình cử ra những người lãnh
đạo có trách nhiệm, có quyền được thay đổi những người lãnh đạo của mình,
có quyền được hiểu rõ và kiểm tra mỗi một bước nhỏ nhất trong hoạt động
của những người đó. Quần chúng phải có quyền được đề bạt trong nội bộ của
họ bất kỳ một công nhân nào lên phụ trách chức vụ lãnh đạo. Nhưng như vậy
không mảy may có nghĩa là quá trình lao động tập thể có thể không cần một
sự lãnh đạo nào, không cần có sự xác định chính xác chức trách của người
lãnh đạo, không cần một trật tự hết sức nghiêm ngặt do ý chí thống nhất của
người lãnh đạo lập ra [125, tr.192].
Thứ ba, trên phương diện chế độ chính trị, chủ nghĩa Mác đã lý giải
khái niệm dân chủ như một hình thức nhà nước hay một hình thái nhà nước,
như là chế độ dân chủ hay chính thể dân chủ. C.Mác, trong tác phẩm Góp
phần phê phán triết học pháp quyền của Hegel, đã gọi chế độ quân chủ và chế
độ dân chủ là chế độ nhà nước [15, tr.350].
29

Chủ nghĩa Mác chỉ ra rằng, chế độ dân chủ làm nên một hình thức nhà
nước, hình thái nhà nước, trong lịch sử nhân loại nó xuất hiện cùng với sự
xuất hiện của chế độ tư hữu, của giai cấp và của nhà nước; tính chất của nó
căn bản không giống kiểu "chế độ dân chủ hình thành tự nhiên thời kỳ nguyên
thủy " trong xã hội nguyên thủy. Trong xã hội của giai cấp bóc lột, chính thể
dân chủ giống với chính thể quân chủ và chính thể quý tộc, về thực chất, đều
chỉ là công cụ giúp giai cấp chiếm địa vị thống trị về chính trị và kinh tế thống
trị đối với giai cấp khác.
Không những thế, C.Mác còn chỉ ra sự khác biệt cơ bản giữa chế độ
dân chủ với chế độ chuyên chế, chế độ dân chủ có đặc trưng cơ bản là luật
pháp tồn tại vì con người: "Dưới chế độ dân chủ, không phải con người tồn tại
vì pháp luật, mà pháp luật tồn tại vì con người… Dấu hiệu đặc trưng cơ bản
của chế độ dân chủ là như vậy" [15, tr.350].
Tuy nhiên, các nhà kinh điển cũng chỉ ra rằng, do xuất hiện trong điều
kiện xã hội có giai cấp nên cũng giống như nhà nước, dân chủ trước hết và
chủ yếu là một phạm trù chính trị, mang tính giai cấp và phục vụ giai cấp
thống trị, không có dân chủ "thuần túy", dân chủ nói chung [96, tr.10].
Tựu trung lại, quan niệm về dân chủ của chủ nghĩa Mác - Lênin được
biểu hiện ở hai góc độ:
Một là, dân chủ được xem xét với tư cách là hình thức tổ chức nhà
nước, một chế độ xã hội trong đó quyền lực thuộc về nhân dân. Nói cách
khác, dân chủ là phương thức quản lý điều hành xã hội được xây dựng thành
các thiết chế, quy chế, chế độ được đảm bảo về mặt pháp lý và được biểu hiện
thành trật tự của tổ chức bộ máy nhà nước, thông qua tổ chức và quản lý để
thực hiện quyền lực đối với xã hội;
Hai là, dân chủ là giá trị tiến bộ xã hội. Kết tinh của giá trị tiến bộ xã
hội của dân chủ là ở chỗ, các cuộc đấu tranh để giành lấy dân chủ đều dẫn
đến những khả năng giải phóng, nâng cao vị trí của con người trong lịch sử,
30

hình thành và phát triển ở con người ý thức và năng lực làm chủ xã hội.
Những thành tựu đạt được của dân chủ trước chủ nghĩa xã hội, mà đỉnh cao
là dân chủ tư sản, xét về ý nghĩa khách quan, đều mang những tiến bộ xã
hội, vì nó từng bước chuẩn bị tiến tới nền dân chủ đầy đủ, triệt để và hoàn
thiện nhất trong chủ nghĩa xã hội. Mặc dù chưa đem lại quyền lực cho đa số
người lao động, nhưng nền dân chủ tư sản vẫn cần thiết đối với tiến bộ xã
hội. Nó tích lũy và làm chín muồi ý thức dân chủ, tinh thần phản kháng mọi
hiện tượng bất công, mất dân chủ, tạo nên sự trưởng thành về chính trị, ý
thức giai cấp của quần chúng, cung cấp cho họ kinh nghiệm thực tiễn cần
thiết để chuyển từ đấu tranh đòi cải thiện dân sinh dân chủ sang đấu tranh vì
chủ nghĩa xã hội, tức là vì dân chủ thực sự, triệt để nhất. V.I. Lênin đã chỉ
rõ, chính chủ nghĩa tư bản trong tiến trình phát triển của nó đã dẫn tới các
tiền đề cho sự chín muồi đầy đủ của dân chủ và một khi dân chủ đã phát
triển đầy đủ thì nó không thể dung nạp được trật tự tư sản. Do vậy, chủ
nghĩa xã hội thắng lợi nhất thiết phải thực hiện chế độ dân chủ hoàn toàn.
2.1.1.3. Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về dân chủ tư sản và
dân chủ xã hội chủ nghĩa
Về nền dân chủ tư sản, nghiên cứu vấn đề dân chủ được đặt ra trong
điều kiện phải đấu tranh trực tiếp với những quan điểm tư sản về dân chủ; sự
tuyệt đối hóa những giá trị dân chủ đạt được trong chủ nghĩa tư bản đương
thời cũng như nhu cầu thực tiễn phải vượt qua dân chủ tư sản, C.Mác và
Ph.Ăngghen trước hết vạch trần bản chất giả dối của dân chủ tư sản.
Ph.Ăngghen viết về chế độ dân chủ tư sản như sau:
Chế độ dân chủ, giống như bất kỳ chính thể nào khác, cũng là sự
dối trá, chẳng qua cũng chỉ là sự giả dối... Tự do chính trị là tự do
giả, là chế độ nô lệ tồi nhất; nó chỉ là cái vẻ bề ngoài của tự do, và
vì thế, trên thực tế, nó là chế độ nô lệ. Bình đẳng chính trị cũng như
vậy, vì thế chế độ dân chủ (tức là dân chủ trong chủ nghĩa tư bản -
31

người trích), giống như bất kỳ mọi hình thức quản lý nào khác, cuối
cùng phải tan rã; sự giả dối không thể tồn tại lâu dài, mâu thuẫn che
đậy ở trong đó tất yếu sẽ bộc lộ ra; hoặc là chế độ nô lệ thực sự, tức
là chế độ chuyên chế không che đậy, hoặc là tự do thực sự và bình
đẳng thực sự, tức là chủ nghĩa cộng sản [15, tr.723].
Khi nghiên cứu tư tưởng trên đây của Ph.Ăngghen, cần lưu ý rằng: một
là, chế độ dân chủ mà ông viết ở đây là chế độ dân chủ tư sản; hai là, dân chủ
tư sản chỉ là giả dối, là bức màn che của bản chất nô lệ trong chủ nghĩa tư
bản; ba là, nền dân chủ đó chứa đầy mâu thuẫn mà sự vận động nội tại của
những mâu thuẫn ấy nhất định sẽ dẫn chế độ dân chủ tư sản đến chỗ tiêu
vong; bốn là, tự do, bình đẳng thực sự chỉ đạt được trong chủ nghĩa cộng sản.
Như vậy, việc phân tích tính chất tạm thời, tính chất nhất định sẽ bị vượt qua
của dân chủ tư sản đã đưa các nhà kinh điển mácxít đến tư tưởng về cách
mạng xã hội chủ nghĩa như là bước đi tất yếu để tiến tới một xã hội dân chủ
chân chính mà đỉnh cao nhất trong sự phát triển của nó, dân chủ sẽ tiêu vong
[96, tr.10].
Về bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, theo các nhà kinh điển
của chủ nghĩa Mác - Lênin, thực chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa là quyền
lực chính trị thuộc về giai cấp công nhân: "Trước hết nó tạo ra một chế độ dân
chủ mà nhờ đó trực tiếp hay gián tiếp tạo ra quyền thống trị chính trị của giai
cấp vô sản" [17, tr.469].
Với tư cách đó, dân chủ là bản chất của chủ nghĩa cộng sản: "đối với
giai cấp công nhân, dân chủ và chủ nghĩa cộng sản là những danh từ hoàn
toàn đồng nghĩa" [16, tr.749]. Xã hội còn giai cấp và nhà nước thì tất yếu nền
dân chủ cũng mang tính giai cấp. Tuy nhiên, trong chủ nghĩa xã hội, lợi ích
của giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích của đa số nhân dân lao động nên
đây là nền dân chủ giành cho số đông, nó khác về chất so với các kiểu dân
chủ đã có trong lịch sử.
32

C.Mác và Ph.Ăngghen cũng cho rằng, việc thực hiện dân chủ xã hội
chủ nghĩa gắn với bảo đảm các quyền tự do, bình đẳng của công dân. Theo
các ông: "… những quyền tự do như tự do báo chí, tự do lập hội và tự do hội
họp, quyền đầu phiếu phổ thông, quyền tự trị của địa phương - những quyền
mà nếu không có… thì công nhân sẽ không bao giờ có thể giải phóng được
mình" [20, tr.98-99]. Trong bối cảnh giữa thế kỷ XIX, khi nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa mới ở giai đoạn phôi thai về mặt lý luận, các ông đã nhận ra cơ sở
nền tảng để thực hiện nó: "Mặc dầu quần chúng không phải bao giờ cũng hiểu
được rõ ràng cái ý nghĩa duy nhất chính xác đó của dân chủ nhưng đối với họ,
cái khái niệm dân chủ đã bao hàm khát vọng, tuy còn mơ hồ, về bình đẳng xã
hội" [16, tr.791]. Rất nhiều công trình nghiên cứu sau này đều có nhận định,
quyền bình đẳng xã hội của các công dân là tiền đề quan trọng nhất trong thực
hiện dân chủ [2, tr.10-21].
Kế thừa tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen, từ thực tiễn của cách
mạng vô sản Nga, V.I.Lênin đã tiếp tục hoàn thiện, phát triển quan niệm về
dân chủ. Trước hết, V.I.Lênin đã đưa ra những đánh giá khách quan, khoa học
về nền dân chủ tư sản. Theo ông, tư tưởng dân chủ tư sản là một nấc thang
trong tiến trình phát triển của tư tưởng dân chủ của nhân loại. Sự vận hành
của chế độ dân chủ tư sản trên thực tế đã tạo ra những thành tựu dân chủ quan
trọng. Tuy nhiên, hạn chế lịch sử của nó là "tính ước lệ, hạn hẹp". Xã hội tư
bản chủ nghĩa, xét trong những điều kiện phát triển thuận lợi nhất của nó, đem
lại một chế độ dân chủ ít nhiều đầy đủ trong chế độ cộng hoà dân chủ. Những
chế độ dân chủ ấy luôn bị bó buộc trong khuôn khổ chật hẹp của sự bóc lột tư
bản chủ nghĩa. Nó luôn là chế độ dân chủ đối với thiểu số, là chế độ dân chủ
của giai cấp có của, giàu có. So sánh nền dân chủ tư sản và nền dân chủ vô
sản, trong tác phẩm Cách mạng vô sản và tên phản bội Cauxky, V.I.Lênin đã
có một luận điểm nổi tiếng khi khẳng định "nền dân chủ vô sản hơn gấp triệu
lần nền dân chủ tư sản". Những luận cứ điển hình mà ông đưa ra để làm sáng
33

tỏ quan điểm của mình là: Sau khi đánh đổ chế độ Nga sa hoàng, giai cấp
công nhân và nhân dân lao động đã xóa bỏ toàn bộ hệ thống chính quyền cũ,
xây dựng hệ thống chính quyền mới gọi là các "xô viết", về thực chất, quyền
lực của các xô viết này là do giai cấp công nhân và nhân dân lao động quyết
định. Cũng tại nước Nga, sau khi cách mạng thành công, các quyền tự do, dân
chủ cơ bản của công dân như tự do hội họp, tự do đi lại, tự do báo chí… được
thực hiện trong thực tế cho hầu hết nhân dân lao động: "quyền tự do xuất bản
không còn là một cái gì giả dối nữa, vì các nhà in giấy đã được tước đoạt khỏi
tay giai cấp tư sản. Các lâu đài, các dinh thự, các tư thất, các nhà ở tốt nhất…
cũng thế.
Có thể thấy tư tưởng nổi bật của ông về nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là
nền dân chủ dựa trên và gắn liền với các quyền tự do cơ bản của con người -
điều mà nhà triết học Anh John Locke đã đưa ra từ thế kỷ XVII. Các quyền ấy
được thực hiện trong thực tế cho hầu hết nhân dân lao động chứ không phải
chỉ là những lời tuyên bố suông [96]. Liên hệ với tình hình thực tế cuộc sống
của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong những năm đầu thế kỷ XX
- khi mà đại bộ phận nhân dân lao động tại các nước Á, Phi, Mỹ Latinh đang
chịu cảnh nô lệ; giai cấp công nhân và nhân dân lao động tại các nước tư bản
đang bị bóc lột sức lao động một cách nặng nề sẽ thấy rõ, V.I.Lênin đã từ
những ví dụ thực tế và sinh động đó mà đi đến kết luận: "Chế độ dân chủ vô
sản so với bất cứ chế độ dân chủ tư sản nào, cũng dân chủ hơn gấp triệu lần,
chính quyền xô viết, so với các cộng hòa tư sản dân chủ nhất, cũng dân chủ
hơn gấp triệu lần" [126, tr.312-313].
2.1.2. Một số cách tiếp cận xung quanh khái niệm dân chủ hiện nay
Từ những nội dung cơ bản ban đầu của khái niệm, trong những điều
kiện, hoàn cảnh lịch sử khác nhau, tùy theo sự vận động, biến đổi phức tạp
của thực tiễn dân chủ, khái niệm dân chủ được người ta hiểu và sử dụng với
nhiều chiều cạnh, ý nghĩa khác nhau. Trên phương diện học thuật, hiện tượng
34

xã hội lịch sử phức tạp này từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu lý thú
của nhiều khoa học khác nhau trong hệ thống các khoa học xã hội và nhân
văn. Dân chủ được nghiên cứu dưới góc độ của triết học, chính trị học, luật
học, xã hội học, hành chính học, sử học, tâm lý học, đạo đức học, văn hóa
học... Trên phương diện chính trị thực tiễn, dân chủ được nhìn nhận, đánh giá,
lý giải cũng rất đa dạng, phong phú, thậm chí là trái ngược nhau do sự khác
nhau về lợi ích, lập trường giai cấp, thể chế chính trị, trình độ hiểu biết, đặc
thù văn hóa...
Thực tế đời sống tư tưởng, lý luận ở nước ta hiện nay có nhiều cách
tiếp cận đối với khái niệm dân chủ. Dưới đây, chúng tôi trình bày khái quát
một số cách tiếp cận cơ bản về khái niệm dân chủ nhằm hiểu sâu sắc hơn
nhiều chiều cạnh của khái niệm không đơn giản này [79, tr.28-32].
Thứ nhất, cách tiếp cận xem dân chủ là một phạm trù chính trị, nó chỉ
ra đời, tồn tại trong xã hội có giai cấp.
Theo cách tiếp cận này, dân chủ tuy đã có mầm mống từ trong xã hội
cộng sản nguyên thủy nhưng nó xuất hiện đầy đủ như một chế độ chính trị,
chế độ nhà nước trong xã hội có giai cấp. Dân chủ với tư cách là chế độ nhà
nước, chế độ chính trị, là một hình thức lịch sử tất yếu của việc tổ chức và
thực thi quyền lực của xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp. Đây là phạm
trù lịch sử. Theo đó, khi nhà nước không còn thì dân chủ cũng tiêu vong; nhà
nước tự tiêu vong thì chế độ dân chủ cũng trở nên thừa. Tiếp cận như thế,
quan niệm như thế về dân chủ là không sai. Đó là lôgíc tất yếu khách quan
của dân chủ với tính cách là chế độ chính trị, chế độ nhà nước.
Tuy nhiên, cách tiếp cận này có ý nghĩa về nhận thức luận cơ bản thì lại
không có nhiều ý nghĩa trực tiếp đối với các nghiên cứu ứng dụng về dân chủ
trong bối cảnh hiện nay. Chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp và lôgíc
khách quan của dân chủ, của chính trị là xóa bỏ giai cấp. Muốn thực hiện
thành công việc đó, trước hết giai cấp công nhân và nhân dân lao động phải
35

giành lấy quyền lực nhà nước (giành lấy dân chủ). Nhưng, khi đã có chính
quyền, một trong những nhiệm vụ cơ bản về mặt chính trị của chủ nghĩa xã
hội là xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hoàn thiện chế độ dân
chủ xã hội chủ nghĩa mà vẫn tiếp tục thực hành dân chủ theo tinh thần xóa bỏ
giai cấp, dân chủ tiêu vong thì sẽ là không phù hợp.
Tính giai cấp của dân chủ là một thực tế lịch sử. Chừng nào xã hội còn
tồn tại giai cấp và nhà nước thì bản chất giai cấp của dân chủ vẫn còn tồn tại.
Trong hoàn cảnh lịch sử đó, bản chất giai cấp của dân chủ đặc biệt nổi bật
trong dân chủ chính trị. Nhưng trong điều kiện như thế, nếu tuyệt đối hóa tính
giai cấp của dân chủ, đề cao dân chủ về chính trị, xem nhẹ dân chủ trên các
lĩnh vực khác thì cũng tai hại không kém việc phủ nhận, lảng tránh bản chất
giai cấp của dân chủ [79, tr.28-32].
Thứ hai, cách tiếp cận coi nhân quyền là bộ phận cốt lõi của dân chủ,
đồng thời cho rằng nhân quyền cao hơn chủ quyền; và, xem dân chủ là một
giá trị phổ biến, có tính toàn nhân loại, thời gian và không gian không có
giá trị nhiều trong việc làm nó biến đổi.
Ở vế thứ nhất, quan niệm trên có mặt hợp lý nhưng có điểm sai lầm.
Đúng ở chỗ: nhân quyền là một bộ phận của dân chủ và đấu tranh cho quyền
con người là một bộ phận của cuộc đấu tranh cho dân chủ. Sai lầm ở chỗ, đã
nhấn mạnh nhóm quyền dân sự, chính trị và tự do cá nhân, coi đây là "chuẩn
mực quốc tế" về dân chủ, nhân quyền; coi "nhân quyền cao hơn chủ quyền",
nhân quyền không còn là công việc thuộc nội bộ của một nước và cho rằng,
cộng đồng quốc tế có quyền tiến công vào bên trong lãnh thổ của một quốc
gia để can thiệp nhân đạo và bảo vệ nhân quyền...
Quan điểm trên chỉ là một hình thức biến tướng của chủ nghĩa thực dân
mới. Bởi vì trước đây, để mở rộng thuộc địa, các nước đế quốc thường sử
dụng phương thức cổ điển là đánh thành và chiếm đất. Còn ngày nay, họ trắng
trợn can thiệp vào nội bộ các nước có chủ quyền bằng nhiều âm mưu, thủ
36

đoạn và hình thức khác nhau, không hẳn vì mục đích xâm chiếm lãnh thổ mà
vì muốn áp đặt quan niệm “nhân quyền” của mình đối với quốc gia, dân tộc
khác. Cần phải nói ngay rằng, những người đưa ra và cổ súy cho luận thuyết
“nhân quyền cao hơn chủ quyền”, hay “nhân quyền toàn cầu”, “nhân quyền
không biên giới”, ngay từ đầu họ đã cố tình hoặc lảng tránh một lẽ đơn giản
là, trên thế giới không thể có một con người nào sống ngoài cộng đồng quốc
gia, dân tộc; càng không có cái thế giới tồn tại mà không cần rạch ròi biên
giới giữa các quốc gia. Họ cũng bỏ qua một sự thật hiển nhiên là, thời đại mà
chúng ta đang sống có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, hàng nghìn dân tộc
khác nhau, theo những tôn giáo khác nhau và có truyền thống văn hóa khác
nhau. Trong các quốc gia và vùng lãnh thổ đó, con người thuộc các chế độ
chính trị - xã hội khác nhau, cùng một lúc chịu sự tác động của hai mối quan
hệ: quan hệ về nhân quyền và quan hệ về chủ quyền quốc gia. Quan hệ nhân
quyền là quan hệ về cá nhân, còn quan hệ chủ quyền quốc gia là quan hệ cộng
đồng các cá nhân trong quốc gia đó. Hai mối quan hệ cơ bản của con người là
nhân quyền và chủ quyền quốc gia không cùng một bậc, không cùng một
tuyến tiếp cận, và do đó, không thể đem so sánh cái này cao hoặc thấp hơn cái
kia. Việc quy chủ quyền quốc gia về cùng một bậc với nhân quyền, rồi coi
“nhân quyền” cao hơn “chủ quyền” là một việc làm khiên cưỡng, không
lôgíc, phản khoa học và thiếu tính thuyết phục.
Thực tế lịch sử cho thấy, đối với một dân tộc còn đang bị đế quốc đô hộ
thì yêu cầu quan trọng nhất là quyền được sống trong một quốc gia độc lập,
có chủ quyền. Không có độc lập dân tộc, không có chủ quyền quốc gia thì
không thể có quyền công dân, quyền con người theo đúng nghĩa của các từ
đó. Truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông cho chúng ta bài học về
quyền dân chủ, quyền con người. Nước mất thì nhà tan, dân khổ; nước thịnh
thì nhà yên, dân cường. Giành được chủ quyền là điều kiện để có nhân quyền.
Bảo đảm độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia là một bộ phận cốt lõi, là điều
37

kiện khởi đầu trong cuộc đấu tranh cho quyền công dân, quyền con người.
Nhân quyền trước hết là quyền của mỗi người, mỗi dân tộc được tự quyết,
được sống trong độc lập, tự do và được phát triển về mọi mặt; các quyền dân
sự, chính trị phải gắn liền với các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa; tự do cá
nhân phải gắn với lợi ích chung của dân tộc và trách nhiệm, nghĩa vụ với cộng
đồng. Bảo đảm và thực hiện quyền con người trước hết là trách nhiệm quốc
gia, không thể có sự áp đặt, can thiệp từ bên ngoài.
Vế thứ hai của quan niệm trên xem dân chủ là một giá trị phổ biến, có
tính toàn nhân loại, phi giai cấp, phi lịch sử. Sai lầm của quan niệm này là đã
tuyệt đối hóa cái chung, cái phổ biến của dân chủ, xem chúng tồn tại độc lập
không phụ thuộc vào cái riêng. Những nước nào không thực hiện theo những
cái chung này thì không được họ xem là dân chủ. Trên thực tế, quan niệm này
tuyệt đối hóa các giá trị dân chủ, nhân quyền đạt được dưới chủ nghĩa tư bản,
nhất là ở phương Tây, đặc biệt là dân chủ, nhân quyền kiểu Mỹ. Họ xem nhân
quyền phương Tây, dân chủ kiểu Mỹ là "khuôn vàng, thước ngọc" buộc mọi
nước phải khuôn theo. Theo đó, dân chủ đồng nghĩa với Mỹ, với phương Tây.
Họ xem nhân quyền phương Tây, dân chủ kiểu Mỹ là chuẩn mực quốc tế mà
các nước tất yếu phải tuân thủ trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế.
Chúng ta không phủ nhận, giữa các loại hình dân chủ, nhân quyền khác
nhau đều có những giá trị chung, mang tính phổ biến. Nhưng thực tế lịch sử
chứng minh rằng, những cái chung, phổ biến ấy bao giờ cũng biểu hiện sự tồn
tại của nó bằng nhiều sắc thái, mức độ phong phú khác nhau thông qua những
nền dân chủ cụ thể. Các giá trị dân chủ, nhân quyền đó được thể hiện dưới
những hình thức khác nhau tùy theo điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, lịch sử
và văn hóa. Mô hình dân chủ của phương Tây và Mỹ chỉ là một trong những
kiểu phát triển, một trong những phương án phát triển dân chủ của chủ nghĩa
tư bản. Mặc dù nó tạo ra không ít giá trị dân chủ có tính phổ biến nhưng thực
chất đó chỉ là dân chủ của giai cấp tư sản, dân chủ của một số ít người trong
38

xã hội. Mô hình này ra đời, tồn tại trong điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa cụ
thể của nó. Mỹ và phương Tây không phải toàn nhân loại; và phần lớn nhân
loại không cư trú ở Mỹ và phương Tây. Do đó, nếu đồng nhất mô hình dân
chủ của phương Tây và Mỹ với dân chủ như chính bản thân nó thì sẽ là một
sai lầm nghiêm trọng cả về nhận thức và thực tiễn [79, tr.29-30].
Thứ ba, cách tiếp cận cho rằng, dân chủ và lãnh đạo là hai khái niệm
không thể tương dung; và muốn có dân chủ phải đa nguyên về chính trị
Quan niệm này cho rằng, đã có lãnh đạo là có định hướng. Có lãnh đạo
tức là buộc con người phải suy nghĩ và hành động theo một khuôn khổ nhất
định, và như thế là mất dân chủ (!). Những người có quan niệm này không
hiểu hoặc cố tình không hiểu rằng, trong đời sống tự nhiên bầy đàn của động
vật bao giờ cũng có chỉ huy, lãnh đạo theo nghĩa sơ giản nhất của từ này. Con
người là động vật - xã hội. Tính xã hội, tính cộng đồng là thuộc tính vốn có
của con người. Cộng đồng xã hội là cộng đồng có tổ chức cao và phức tạp. Để
tồn tại và phát triển, cộng đồng xã hội trong những điều kiện, hoàn cảnh khác
nhau không thể không có sự chỉ huy, điều khiển, lãnh đạo với những cá nhân,
tổ chức, những cách thức, tính chất nhất định. Vấn đề quan trọng là lãnh đạo,
chỉ huy như thế nào thì tạo ra dân chủ, thúc đẩy dân chủ phát triển và lãnh đạo
thế nào là cản trở, hủy hoại dân chủ.
Vai trò lãnh đạo có thể được thực hiện thông qua hoạt động của một cá
nhân, một tổ chức, thiết chế hoặc cả hai. Trong xã hội hiện đại, tổ chức thiết
chế có tác động định hướng, lãnh đạo hiệu quả nhất là đảng chính trị, nhất là
đảng chính trị (hoặc liên minh một số đảng) cầm quyền. Tuy nhiên, dân chủ
và phát triển không tùy thuộc một cách máy móc vào một công thức chung
duy nhất nào đó về cách thức tổ chức thực thi quyền lực hay số lượng đảng
tham chính. Có nước, nhờ đa đảng mà có dân chủ và phát triển. Có nước, đi
vào con đường ấy lại rơi vào bất ổn, huynh đệ tương tàn. Lịch sử chính trị thế
giới đương đại cũng cho thấy rằng, trình độ dân chủ và phát triển của một
39

quốc gia không tỷ lệ thuận với sự gia tăng của số lượng đảng chính trị. Hơn
nữa, trên thực tế, cái gọi là đa nguyên chính trị chỉ là đa nguyên đường lối
chính trị tư sản; đa đảng đối lập cũng chỉ là đa đảng tư sản tranh cử cầm
quyền. Về hình thức, các đảng chính trị đều "tự do", "bình đẳng" trong cuộc
cạnh tranh nghị trường và đều có khả năng thành đảng cầm quyền nhưng thực
tế chỉ có các đảng lớn, có thế lực (thực chất đều là đảng tư sản), có sự hậu
thuẫn của các tập đoàn tư bản độc quyền mới có khả năng chiến thắng. Nói
cách khác, đó vẫn là nhất nguyên hệ tư tưởng tư sản, độc đường lối chính trị
tư sản và độc đảng tư sản cầm quyền [79, tr.30-31].
Thực tiễn ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, nhất là ở Liên Xô
trước đây cũng cho thấy, từ khi chấp nhận bỏ Ðiều 6 trong Hiến pháp của
Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết, đã dẫn đến tình trạng xuất hiện
đa đảng và hậu quả là, Ðảng Cộng sản Liên Xô đã dần dần đánh mất quyền
lãnh đạo xã hội. Những sự thỏa hiệp về “dân chủ hóa”, về “công khai hóa”
hay “đa nguyên chính trị”, không những không làm cho người dân được dân
chủ hơn, không làm cho xã hội phát triển hơn, mà còn là mảnh đất rất màu mỡ
cho các thế lực thù địch đẩy mạnh các hoạt động chống phá, làm cho chế độ
xã hội chủ nghĩa theo mô hình Xô viết ở Liên Xô nhanh chóng sụp đổ.
Một số nước khác tuy có hệ thống chính trị đa nguyên, đa đảng nhưng
vẫn thường xuyên xảy ra khủng hoảng chính trị, đảo chính làm cho xã hội bất
ổn. Những bất ổn chính trị ở Ucraina hay ở Thái Lan diễn ra trong thời gian
gần đây là do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do đảng cầm
quyền và đảng đối lập mâu thuẫn với nhau về lợi ích, dẫn đến đảng đối lập đã
kích động quần chúng biểu tình, đưa yêu sách lật đổ chính phủ hợp pháp đang
điều hành đất nước. Hậu quả là, quyền dân chủ của người dân bị lợi dụng
phục vụ cho mục đích riêng của từng đảng; xã hội gặp phải những khó khăn,
trở ngại trong quá trình phát triển. Như vậy, rõ ràng là, đâu phải cứ có đa đảng
mới có dân chủ, mới bảo đảm cho xã hội phát triển!
40

Thứ tư, quan niệm cho rằng, đi tới dân chủ phải bằng khoan dung, đối
thoại hòa bình và xem dân chủ đối lập với cách mạng, đối lập dân chủ với
chuyên chính.
Theo quan niệm này, lịch sử dân chủ chỉ là quá trình vận động êm đềm,
tuần tự, bởi dân chủ mang trong mình những giá trị nhân văn, đạo đức, bác ái.
Việc giải quyết các mâu thuẫn, xung đột trong nền dân chủ và trong quá trình
dân chủ hóa phải tuân thủ nguyên tắc khoan dung, đối thoại hòa bình. Theo
đó, đã có chuyên chính thì không có dân chủ, đã có dân chủ thì không có
chuyên chính. Quan niệm này phủ nhận tính tất yếu khách quan của sự ra đời
và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thông qua cách mạng vô sản, nhất
là bằng các biện pháp bạo lực, trấn áp. Theo họ, nền dân chủ tư sản phát triển
sẽ tự nó vượt khỏi giới hạn và tự thay đổi bản chất (!).
Lịch sử nhân loại nói chung và lịch sử dân chủ nói riêng đã chứng minh
rằng, quá trình lịch sử - tự nhiên là quá trình có sự thống nhất biện chứng giữa
liên tục và đứt đoạn, giữa tuần tự, dần dần và nhảy vọt, đột biến. Thực tế lịch
sử cho thấy, trên nhiều phương diện, đi tới dân chủ bằng khoan dung, đối
thoại hòa bình vẫn là một điều quý hiếm. Để có nền dân chủ như hiện nay,
người Pháp, người Anh, người Mỹ... đã phải làm cách mạng và không chỉ làm
cách mạng một lần; và để bảo vệ chế độ dân chủ tư sản của mình, hàng trăm
năm qua họ đã phải không ngừng tăng cường quân đội, cảnh sát, cả về nhân
lực, vũ khí tối tân, kể cả những nhà tù không cần xét xử.
Đúng như V.I.Lênin đã khái quát, dân chủ, với tư cách là một hình
thức nhà nước, một trong những hình thái của nhà nước, một mặt, là việc
"thi hành có tổ chức, có hệ thống sự cưỡng bức đối với người ta", "mặt khác
chế độ dân chủ có nghĩa là chính thức thừa nhận quyền bình đẳng giữa
những công dân, thừa nhận cho mọi người được quyền ngang nhau trong
việc xác định cơ cấu nhà nước và quản lý nhà nước" [123, tr.123]. Khi xã
hội còn tồn tại tình trạng phân chia giai cấp thì còn cần đến nhà nước với
tính cách là một công cụ của một giai cấp dùng để trấn áp sự đấu tranh của
các giai cấp khác, bảo vệ lợi ích của giai cấp mình, do vậy bất cứ nhà nước
41

nào cũng vừa có dân chủ, vừa có chuyên chính. Theo đó, trong thực tế,
không ở đâu, không ở nước nào cho phép tồn tại sự tự do vô tổ chức; bao
giờ dân chủ cũng gắn liền với kỷ cương, phép nước. Tự do, dân chủ phải
được thực hiện trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Không như thế, thì
không có một chế độ chính trị, một nhà nước nào có thể đứng vững, dù chỉ
trong thời gian ngắn; đồng thời, quyền tự do, dân chủ của mỗi người dân
khó có thể bảo đảm [79, tr.31-32].
Dân chủ và chuyên chính đều là những tồn tại khách quan của mỗi nền
dân chủ. Dân chủ và chuyên chính là hai mặt đối lập nhưng thống nhất biện
chứng với nhau. Chế độ dân chủ không phải chỉ là chuyên chính, chuyên
chính không hoàn toàn đối lập và loại trừ dân chủ, chuyên chính là một mặt
của chế độ dân chủ, là cái bảo đảm thực tế cho dân chủ. Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã từng khẳng định rất đúng rằng: Dân chủ và chuyên chính đi đôi với
nhau. Muốn dân chủ thực sự phải chuyên chính thực sự. Vì không chuyên
chính thực sự, bọn thù địch sẽ làm hại dân chủ của nhân dân. Dân chủ là cái
quý báu nhất của nhân dân, chuyên chính là cái khóa, cái cửa để phòng kẻ phá
hoại. Tất nhiên, mức độ, phạm vi, đối tượng dân chủ, chuyên chính ở các nhà
nước, các chế độ dân chủ sẽ không như nhau, do điều kiện lịch sử cụ thể quy
định. Chỉ thấy mặt này mà không thấy mặt kia, nhấn mạnh mặt này mà xem
nhẹ mặt khác sẽ ảnh hưởng đến sự tồn vong của nền dân chủ. Chính vì thế,
quan niệm cho rằng, đi tới dân chủ phải bằng khoan dung, đối thoại hòa bình
và xem dân chủ đối lập với cách mạng, đối lập dân chủ với chuyên chính
không những sai lầm cả về mặt lý luận, thực tiễn mà còn phản động về mặt
chính trị.
Thứ năm, xem dân chủ là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử; lịch
sử xã hội loài người là lịch sử vươn lên của dân chủ với nghĩa rộng nhất của
khái niệm đó.
Đây là cách tiếp cận hệ thống - cấu trúc theo phương pháp tổng hợp,
liên ngành về dân chủ. Phù hợp với quan điểm này, dân chủ là hiện tượng lịch
42

sử xã hội phức tạp gắn liền với sự tồn tại và phát triển của đời sống con
người. Theo đó, biện chứng của lịch sử dân chủ trên phạm vi toàn nhân loại
đã, đang và sẽ đi từ dân chủ tự quản cộng sản nguyên thủy đến dân chủ chủ
nô, dân chủ phong kiến, dân chủ tư sản và tiến tới dân chủ tự quản văn minh
trong xã hội cộng sản văn minh, mà bước quá độ lên hình thức dân chủ này là
dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Ở đây, cần lưu ý, lịch sử dích dắc phức tạp của dân chủ cũng vận động
khách quan theo quy luật phủ định của phủ định, từ dân chủ tiền chính trị qua
dân chủ chính trị và đến dân chủ phi chính trị. Dân chủ, có những giá trị lịch
sử nhưng cũng có những giá trị vĩnh viễn, trường tồn. Theo cách hiểu này,
dân chủ, yêu cầu dân chủ bao quát mọi lĩnh vực của đời sống xã hội với các
đòi hỏi ngày một cao [79, tr.32].
Từ việc phân tích những cách tiếp cận khác nhau về dân chủ trên đây
có thể nhận thấy rằng, mỗi cách tiếp cận có mặt mạnh và mặt yếu của nó. Cần
phải biết chắt lọc, kết hợp một cách biện chứng những nhân tố hợp lý từ các
cách tiếp cận đó để có một quan niệm đúng đắn, khoa học về dân chủ.
Xét về nhiều mặt, cách tiếp cận thứ năm về dân chủ bảo đảm tính cấu
trúc - hệ thống và tính liên ngành trong tiếp cận nên đây là cách tiếp cận có
nhiều nhân tố hợp lý hơn cả. Phù hợp với cách tiếp cận này, dân chủ được
hiểu là phương thức quan hệ giữa người với người trên tất cả các lĩnh vực xã
hội, giữa các thiết chế xã hội, giữa các con người trong tất cả mọi cấp độ tồn
tại khác nhau của nó; là một hình thức tổ chức quan hệ xã hội thừa nhận
quyền tự do, bình đẳng của mỗi thành viên, thừa nhận nhân dân là chủ thể của
quyền lực. Theo đó, với tư cách là một chỉnh thể hiện thực bao gồm các khía
cạnh vật chất và tinh thần của dân chủ, từ kinh tế, chính trị, xã hội đến văn
hóa, dân chủ được định danh bằng thuật ngữ nền dân chủ hay chế độ dân chủ.
Như vậy, nền dân chủ hay chế độ dân chủ là một chỉnh thể xã hội được tổ
chức, vận hành theo các nguyên tắc, yêu cầu và chuẩn mực dân chủ. Với cách
43

tiếp cận toàn diện này, dù là cốt lõi và rất quan trọng nhưng nhà nước dân chủ
cũng chỉ là một trong những bộ phận cấu thành của nền dân chủ trong xã hội
có giai cấp mà thôi.

2.2. QUAN NIỆM VÀ NHỮNG NỘI DUNG TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT
GIỮA DÂN CHỦ TƯ SẢN VÀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
2.2.1. Quan niệm về "tương đồng" và "khác biệt", "tương đồng
giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa", "khác biệt giữa dân
chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa"
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, khái niệm "tương đồng" được hiểu là "như
nhau, giống nhau" [139, tr.1768]. Trong ngôn ngữ tiếng Việt hiện nay, có các
từ tương tự như: sự giống nhau, sự tương đồng, sự thống nhất… Những từ
này đều dùng để chỉ những mặt, thuộc tính, đặc điểm, mối liên hệ… có ở
nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau.
Trên phương diện triết học, cơ sở hình thành sự tương đồng giữa các sự
vật, hiện tượng có thể xuất phát từ bản thân các yếu tố cấu thành sự vật
(khách quan), có thể do nhu cầu của con người (chủ quan); ví dụ sắt, nhôm,
đồng đều có chung thuộc tính có thể dẫn nhiệt, dẫn điện, dát mỏng, kéo dài...
đây là thuộc tính tự nhiên của sự vật làm nên tính tương đồng của kim loại.
Trong xã hội, điểm tương đồng vừa có thể có nguồn gốc khách quan nhưng
cũng có thể do yếu tố chủ quan. Ví dụ, mọi dân tộc đều phải sản xuất ra của
cải để duy trì cuộc sống là điểm tương đồng khách quan; nhưng các dân tộc
khi bị áp bức, đều đấu tranh để giành lại quyền tự do thì đó là điểm tương
đồng có tính chủ quan (mong muốn của con người).
Từ đó, "tương đồng giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa"
được hiểu là so sánh để tìm ra những nhận thức hay giá trị chung, phổ quát
của nhân loại giữa hai chế độ dân chủ này.
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, khái niệm "khác biệt" được hiểu là:
"không giống hay những nét riêng biệt" [139, tr.883]. Trong ngôn ngữ tiếng
44

Việt hiện nay, có nhiều từ để chỉ nội dung này như: "khác nhau", "riêng biệt",
"khác biệt"… Các khái niệm này đều dùng để chỉ những mặt, thuộc tính, mối
liên hệ, yếu tố cấu thành khác nhau trong cùng một sự vật, hiện tượng hay
giữa các sự vật, hiện tượng khác nhau.
Trên phương diện triết học, cơ sở hình thành sự khác nhau giữa các sự
vật, hiện tượng cũng có thể do yếu tố khách quan hoặc chủ quan. Ví dụ, yếu
tố cấu thành của nước và sắt là khác nhau (H,O và Fe) nên thuộc tính của hai
chất này khác nhau (khách quan); còn các dân tộc khi bị áp bức đều đấu tranh
chống áp bức nhưng mỗi dân tộc có phương pháp, cách thức khác nhau - đó là
sự khác biệt có tính chủ quan.
Từ đó, "khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa"
được hiểu là so sánh để tìm ra những sự khác nhau mang tính bản chất giữa
hai chế độ dân chủ này.
Khái niệm "tương đồng" và "khác biệt" trong luận án này rất gần với
cặp phạm trù "cái phổ biến" và "cái đặc thù"; cặp phạm trù "cái chung" và
"cái riêng". Những cặp phạm trù này đều là những phạm trù triết học thể
hiện những mối quan hệ khác nhau của thế giới cũng như trình độ nhận thức
những quan hệ ấy. Nó là những cặp phạm trù được hình thành trong tiến
trình phát triển của hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người. Bởi thế,
để làm rõ khái niệm "tương đồng" và "khác biệt", cần làm rõ cặp phạm trù
có liên quan này.
Theo quan điểm mácxít, "cái riêng" là phạm trù "được dùng để chỉ một
sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định" [47, tr.237]. Cái
riêng tồn tại với tư cách là một chỉnh thể trong mối quan hệ độc lập tương đối
với những cái khác, nó bao gồm nhiều mặt, nhiều thuộc tính cấu thành nên.
Tuy nhiên, những mặt, thuộc tính tạo nên cái riêng lại có mức độ phổ biến
khác nhau: có những mặt, thuộc tính chỉ tồn tại ở một cái riêng mà không lặp
lại ở bất kỳ cái riêng nào khác; có những mặt, thuộc tính lặp lại ở một nhóm
45

nhỏ các sự vật, hiện tượng; có những mặt, thuộc tính có ở tất cả các đối tượng
được xét đến.
Những mặt, yếu tố chỉ tồn tại ở một cái riêng mà không có sự lặp lại ở
những cái khác được gọi là cái đơn nhất. Theo quan điểm duy vật biện chứng,
"cái đơn nhất" là phạm trù "dùng để chỉ những nét, những mặt, những thuộc
tính… chỉ có ở một kết cấu vật chất nhất định và không được lặp lại ở bất cứ
một kết cấu vật chất nào khác". Cái đơn nhất là tiêu chí để tạo nên sự khác
biệt giữa cái riêng này với cái riêng khác.
Những mặt, thuộc tính tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau
được gọi là cái chung. "Cái chung" là phạm trù "dùng để chỉ những mặt,
những thuộc tính chung không những có ở một kết cấu vật chất nhất định, mà
còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác".
Cái chung là kết quả trừu tượng và khái quát của tư duy về sự giống nhau,
tương đồng mang tính tương đối giữa các thuộc tính nhất định của các sự vật,
hiện tượng. Cái chung của các sự vật, hiện tượng có thể là về thuộc tính vật
lý, hóa học, sinh học… hay những phẩm chất trong lĩnh vực xã hội.
Cái chung lại có thể phân thành cái phổ biến và cái đặc thù. Cái chung
có ở tất cả các sự vật, hiện tượng thì được gọi là cái phổ biến. Cái chung chỉ
có ở một loại sự vật hoặc một nhóm nhỏ sự vật mà không xuất hiện ở những
sự vật khác thì được gọi là cái đặc thù.
Theo Từ điển Triết học: Mỗi sự vật riêng lẻ đều được lĩnh hội như là
một cái đơn nhất. Những cái đơn nhất cũng có những đặc trưng chung, những
nét và đặc tính chung vốn chỉ có ở những nhóm nhỏ các sự vật thì khi đó
chúng là cái đặc thù, còn những nét đặc tính chung ấy vốn có ở tất cả các sự
vật và hiện tượng, thì khi đó chúng là cái phổ biến [58, tr.190-191].
Tính phổ biến và tính đặc thù có mối quan hệ biện chứng với nhau.
Tính phổ biến và tính đặc thù luôn có mối quan hệ khăng khít, không tách rời
nhau, quy định lẫn nhau, chúng là một bộ phận của cái riêng, tồn tại trong cái
46

riêng và thông qua cái riêng, chúng phản ánh tính thống nhất khách quan của
các sự vật, hiện tượng của thế giới, trong sự tồn tại, vận động, phát triển của
các sự vật, hiện tượng đó gắn với điều kiện lịch sử cụ thể. Sự giống nhau cơ
bản của các sự vật, các quá trình chỉ là biểu hiện của mối quan hệ khách quan
sâu sắc đó. Hình thức của tính phổ biến trong tự nhiên, - Ăngghen viết, - đó là
quy luật… Hình thức của tính phổ biến là hình thức của sự hoàn chỉnh bên
trong và, do đó, là hình thức của tính vô hạn; nó là sự liên kết nhiều sự vật
hữu hạn thành cái vô hạn. Vì vậy, cái phổ biến thể hiện sự phong phú của cái
đặc thù, cái cá thể, cái riêng lẻ.
Mối quan hệ giữa cái phổ biến và cái đặc thù còn thể hiện ở chỗ, cái
này lấy cái kia làm tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của mình. Trong Từ
điển Triết học có viết:
Phép biện chứng của cái đơn nhất, cái đặc thù, cái phổ biến nằm
trong mối liên hệ của chúng, ở chỗ cái đơn nhất không thể tồn tại
nếu không có cái phổ biến, cái phổ biến không thể tồn tại nếu
không có cái đơn nhất và trong điều kiện nào đó, cái đơn nhất có
thể chuyển hóa thành cái đặc thù và cái phổ biến, v.v.. [58].
Sự chuyển hóa giữa cái đơn nhất, cái phổ biến và cái đặc thù gắn liền
với quá trình vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng; với sự hình
thành cái mới và sự mất đi của cái cũ. Sự chuyển hóa đó diễn ra theo một cơ
chế nhất định, thông qua cái đặc thù, cái đơn nhất có thể chuyển hóa dần dần
thành cái phổ biến và ngược lại, cũng thông qua cái đặc thù, cái phổ biến có
thể chuyển hóa thành cái đơn nhất. Trong tự nhiên và xã hội, cái mới khi xuất
hiện lần đầu nó chỉ là cái đơn nhất, nếu cái đơn nhất này là tiến bộ, phù hợp,
nó sẽ dần chuyển thành cái đặc thù và phát triển lên trở thành cái phổ biến.
Cái cũ khi không còn phù hợp thì nó sẽ chuyển dần thành cái đặc thù, cái đơn
nhất rồi mới mất hẳn. Trong xã hội, sự chuyển hóa cái mới từ cái đơn nhất
thành cái đặc thù, cái phổ biến là một quá trình lâu dài, phức tạp, với nhiều
47

bước quá độ, trung gian, nhiều khi có cả những thất bại tạm thời. Đó cũng
chính là mối quan hệ giữa "tương đồng" và "khác biệt", trong sự tương đồng
có những sự khác biệt và ngược lại.
Việc nghiên cứu về sự tương đồng và khác biệt, hay chính là nghiên
cứu về tính phổ biến và tính đặc thù có ý nghĩa quan trọng trong nhận thức và
cải tạo thế giới. Đối với luận án này, nghiên cứu về sự tương đồng và khác
biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa quan trọng
trong việc tìm ra những điểm chung, những sự giống nhau có tính quy luật
giữa hai nền dân chủ này, đồng thời thấy được những điểm khác biệt mang
tính bản chất giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, luận
án sẽ làm rõ sự tương đồng và khác biệt giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân
chủ tư sản có mối quan hệ biện chứng với nhau. Trong sự tương đồng giữa
hai chế độ dân chủ này đã bao hàm cả sự khác biệt giữa chúng và ngược lại,
trong sự khác biệt giữa hai chế độ dân chủ này cũng vẫn có những điểm,
những yếu tố, những giá trị chung, thống nhất.
2.2.2. Những nội dung tương đồng và khác biệt giữa dân chủ xã hội
chủ nghĩa và dân chủ tư sản
2.2.2.1. Những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và
dân chủ xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực chính trị
Dân chủ trong chính trị cho phép làm sáng tỏ vấn đề bản chất của hệ
thống chính trị, mối quan hệ giữa đảng cầm quyền với nhà nước, giữa nhà
nước với xã hội công dân.
Dưới góc độ chính trị, bản chất giai cấp của dân chủ, chế độ dân chủ
của nhà nước và các thiết chế chính trị khác được bộc lộ rõ nét. Trong xã hội
có đối kháng giai cấp, dân chủ trong chính trị phản ánh một cách trực tiếp
tương quan về lợi ích và quyền lực giữa các giai cấp, tầng lớp khác nhau
trong xã hội. Một mặt, chế độ dân chủ đó được xác lập nhằm bảo vệ lợi ích và
48

quyền lực của giai cấp thống trị. Mặt khác, chế độ dân chủ đó cũng thừa nhận
ở những mức độ nhất định quyền và lợi ích của các giai cấp, tầng lớp khác
trong xã hội. Đó chính là những giá trị dân chủ mà các giai cấp, tầng lớp bị trị
giành được trong cuộc đấu tranh với giai cấp thống trị [112, tr.60].
Dân chủ trong lĩnh vực chính trị thể hiện ở các nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, dân chủ trong việc xây dựng, hoạt động của hệ thống chính
trị. Các đảng phái chính trị được tổ chức và hoạt động phải dựa trên các
nguyên tắc dân chủ, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật; phải
có quan hệ, liên hệ chặt chẽ của công dân, tôn trọng, lắng nghe tâm tư,
nguyện vọng, nhu cầu dân chủ của công dân. Nhà nước là bộ máy quyền lực,
thể hiện tập trung ý chí, quyền lợi, quyền lực, quyền làm chủ của người dân
về chính trị, là công cụ thực hiện và bảo đảm quyền làm chủ, quyền dân chủ,
bình đẳng của công dân trên các lĩnh vực. Đấu tranh ngăn chặn, xử lý và loại
bỏ những quan điểm, hành động xâm phạm đến tính mạng, tài sản, quyền
làm chủ của công dân; thực hiện các chính sách đối ngoại, bảo vệ lợi ích
quốc gia dân tộc… Do đó, dân chủ trong xây dựng và hoạt động của nhà
nước phải làm cho công dân được thực hiện và bảo đảm các quyền dân chủ
trong toàn bộ các nội dung, các khâu, các bước xây dựng và hoạt động của
nhà nước. Phát huy vai trò làm chủ của người dân trong xây dựng thể chế
nhà nước, dân chủ từ việc quyết định cơ cấu tổ chức, lựa chọn đội ngũ cán
bộ đến ban hành các chủ trương, chính sách, đối nội, đối ngoại; xây dựng,
hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Thứ hai, ban hành và thực hiện các cơ chế dân chủ trong việc giải quyết
các quan hệ giữa các thành tố trong hệ thống chính trị một cách dân chủ. Đó
là quan hệ lãnh đạo - quản lý - làm chủ nhằm phát huy được vai trò, chức
năng của mỗi thành tố, tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do dân chủ về
chính trị như: lập hội, biểu tình, ngôn luận…
49

Thứ ba, công dân được tham gia vào công việc quản lý xã hội, quản lý
nhà nước.
Thứ tư, quyền làm chủ chính trị của công dân được bảo vệ.
Cơ sở chính trị là mặt biểu hiện trực tiếp của dân chủ. Đó chính là
quyền lực chính trị, quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân.
Công dân có thể thực hiện quyền này thông qua phương thức dân chủ đại diện
và dân chủ trực tiếp. Các quyền này được thể chế hóa bằng luật.
2.2.2.2. Những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ xã hội
chủ nghĩa và dân chủ tư sản trên lĩnh vực kinh tế
Đây là nội dung cơ bản và quan trọng nhất, quyết định thực chất của
dân chủ, cũng là nội dung cho thấy sự khác biệt mang tính bản chất giữa dân
chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Về thực chất, dân chủ trong kinh tế là
tôn trọng và bảo đảm hài hòa các lợi ích, trước hết là lợi ích của người lao
động. Nhà nước phải thông qua cơ chế lợi ích, các nhân tố kích thích, các đòn
bẩy kinh tế mà khuyến khích, thúc đẩy người lao động quan tâm tới sản xuất,
nâng cao năng suất lao động và gắn bó với công việc.
Dân chủ trong lĩnh vực kinh tế gắn liền với hoạt động mang tính bản
chất của con người là hoạt động lao động sản xuất, thực hiện lợi ích và thỏa
mãn các nhu cầu. Dân chủ trong lĩnh vực kinh tế là làm cho người lao động
được đảm bảo các quyền dân chủ về kinh tế. Đối với nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa, đó trước hết là quyền làm chủ về sở hữu tư liệu sản xuất của nhân dân.
Dân là chủ và làm chủ sở hữu về tư liệu sản xuất để từ đó họ được đảm bảo về
lao động, quyền tự do phát triển sản xuất, có thu nhập, nâng cao đời sống cho
bản thân, gia đình và đóng góp cho xã hội. Đó còn là việc nhân dân tham gia
vào quá trình tổ chức, quản lý kinh tế, tự chủ sản xuất - kinh doanh, phát huy
sáng kiến, sáng tạo trong lao động sản xuất; bảo đảm cho người lao động
được hưởng thụ xứng đáng thành quả lao động của họ, tương xứng với năng
50

suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất và sức lao động đã bỏ ra, được bảo đảm an
sinh xã hội.
Dân chủ trong kinh tế là thừa nhận sự tồn tại khách quan của thành
phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Các thành phần kinh tế được tôn
trọng, được bình đẳng trong sản xuất - kinh doanh, trong tiếp cận các nguồn
lực, không bị phân biệt đối xử, nhũng nhiễu; là cải thiện môi trường kinh
doanh thuận lợi cho doanh nghiệp và người lao động; phát triển các loại thị
trường, công dân được tự do tham gia vào các thị trường đó và được bảo đảm
cạnh tranh lành mạnh.
Dân chủ trong lĩnh vực kinh tế là tạo nên mối quan hệ hợp tác, tôn
trọng, bình đẳng giữa các chủ thể: Nhà nước - doanh nghiệp - người lao động;
giải quyết hài hòa, hợp lý lợi ích giữa các bên, nhất là lợi ích kinh tế giữa
người sử dụng lao động và người lao động, giữa lợi ích cá nhân - lợi ích cộng
đồng, lợi ích toàn xã hội. Dân chủ trong kinh tế là làm cho sự phân hóa giàu
nghèo, tình trạng đói nghèo của một bộ phận nhân dân ngày càng thu hẹp, gắn
tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Khắc phục tình
trạng bất bình đẳng về kinh tế giữa các cá nhân, nhóm xã hội, các giai cấp,
các dân tộc, các vùng miền, bảo đảm cho công dân có việc làm, có thu nhập,
cuộc sống được ấm no, hạnh phúc.
Thước đo trình độ dân chủ trong kinh tế thể hiện ở mức độ thực hiện
một số yếu tố cơ bản sau:
Một là, bảo đảm cho mỗi người có khả năng và nhu cầu lao động đều
nhận được việc làm phù hợp, có thu nhập tương xứng với kết quả lao động và
mức cống hiến của họ. Ở đây, nguyên tắc phân phối theo kết quả lao động và
mức cống hiến chính là cốt lõi của nội dung dân chủ trong kinh tế. Đối với
nước ta khi chuyển sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần thì vấn đề
quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh của công dân phải được bảo
51

đảm. Giữa các công dân và các thành phần kinh tế, ai cũng được quyền làm
những việc mà pháp luật không cấm.
Hai là, xã hội phải tạo ra những điều kiện nhằm phát huy tính tích cực
lao động, phát triển những khả năng chủ động, sáng tạo của người lao động
cũng như của các thành phần kinh tế. Muốn vậy, người lao động và các
nhóm lao động phải có quyền tham gia một cách chủ động vào quá trình xây
dựng kế hoạch sản xuất, các chỉ tiêu và định mức lao động. Họ phải được
cung cấp thông tin khách quan, kịp thời và đầy đủ về tình hình sản xuất, chất
lượng sản phẩm cũng như tiêu thụ sản phẩm và phương thức phân phối thu
nhập. Ở đây, tính công khai, công bằng xã hội phải được coi trọng và thực
hiện nhất quán. Bên cạnh đó, xã hội tạo điều kiện và khuyến khích người lao
động không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ văn hóa, trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự phát
triển kinh tế.
Ba là, đề cao hiệu lực của pháp luật nhằm bảo vệ người lao động trung
thực, tận tụy với xã hội; trừng trị nghiêm minh những kẻ xâm phạm lợi ích xã
hội và lợi ích của nhân dân. Nhà nước phải có những chính sách kiểm soát
nghiêm ngặt và trừng trị bằng pháp luật mọi hành vi phá hoại sản xuất, gây
rối loạn nền kinh tế. Đây là yêu cầu cần thiết để hoạt động sản xuất kinh
doanh diễn ra trong kỷ luật, dân chủ gắn liền với kỷ cương, pháp luật.
2.2.2.3. Những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và
dân chủ xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực văn hóa - xã hội
Dân chủ là một phạm trù phản ánh một hiện tượng xã hội, một quan hệ
xã hội khách quan ghi đậm dấu ấn chủ quan của chủ thể. Nội dung cốt lõi của
dân chủ là khát vọng về tự do, bình đẳng của người dân.
Hình thành trên cơ sở văn hóa và xã hội, bản chất dân chủ được thể
hiện như một giá trị xã hội và một thành tựu văn hóa. Động lực nội tại của
quá trình hình thành và phát triển dân chủ chính là chủ nghĩa nhân đạo, chủ
52

nghĩa duy lý, các giá trị nhân văn xoay quanh khát vọng giải phóng con
người. Khát vọng giải phóng luôn hướng con người phấn đấu vì lý tưởng tự
do, công bằng, bình đẳng. Mặt khác, chính sự nỗ lực không ngừng đó đã làm
cho ý thức và năng lực thực hành dân chủ của cá nhân, của xã hội phát triển
và dần dần hoàn thiện.
Nội dung cơ bản của dân chủ trong văn hóa là trình độ giải phóng cá
nhân, giải phóng xã hội về mặt tinh thần. Phát huy dân chủ trong lĩnh vực văn
hóa và xã hội phải tôn trọng tự do tư tưởng, khẳng định cá tính sáng tạo, đề
cao chân lý, tôn trọng nhân cách con người trong tranh luận, thảo luận để tiếp
cận chân lý. Ở nội dung văn hóa, dân chủ là tổng hòa các hoạt động sáng tạo
và giá trị sáng tạo của con người trong quá trình vươn tới tự do, bình đẳng và
làm chủ.
Sự phát triển đa dạng, phong phú của các giá trị dân chủ đó phản ánh
trình độ giải phóng con người và xã hội, năng lực làm chủ của con người.
Trong hành trình của con người, loài người vươn tới tự do, bình đẳng, công
bằng và làm chủ, mỗi giá trị và toàn bộ các giá trị dân chủ đó vẫn tiếp tục
được bổ sung, phát triển góp phần vào sự phát triển xã hội. Nhiều giá trị văn
hóa dân chủ đã thấm sâu vào các tầng, lĩnh vực văn hóa, trở thành những giá
trị bền vững, giá trị xã hội chuẩn mực, giá trị chung của toàn nhân loại, tác
động, chi phối, định hướng sự hoạt động trong đời sống con người và đời
sống xã hội, quyết định một phần quan trọng đến sự phát triển và tiến bộ xã
hội của mỗi dân tộc và toàn thế giới.
Trái lại, các phản văn hóa dân chủ là những thái độ, hành vi cũng như
sản phẩm, hệ quả, hệ lụy của nó, xâm phạm đến quyền dân chủ tự do, bình
đẳng của người khác; chà đạp nên những giá trị dân chủ đã được thừa nhận;
hành vi quan liêu, độc đoán, chuyên quyền, cực đoan, vô chính phủ, sự thờ ơ
chính trị, thói an phận, cam chịu, né tránh, nhu nhược, hèn nhát, không dám
đứng lên bảo vệ các giá trị dân chủ và nhân dân, bảo vệ lẽ phải và chân lý.
53

2.3. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC


BIỆT GIỮA DÂN CHỦ TƯ SẢN VÀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
2.3.1. Dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa ra đời trong sự
tác động của những điều kiện lịch sử khác nhau
Nền dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa đều không xuất hiện
ngẫu nhiên mà có tính tất yếu. Nó không xuất hiện tùy ý, tùy tiện theo ý muốn
chủ quan của con người mà theo yêu cầu khách quan của lịch sử. Nó ra đời
trong những điều kiện lịch sử nhất định. Dựa trên những điều kiện kinh tế,
chính trị, văn hóa - xã hội nhất định mà dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ
nghĩa ra đời và mang những điểm tương đồng và khác biệt với nhau.
Dân chủ tư sản với tính cách là một thiết chế nhà nước, ra đời gắn liền
với thắng lợi của cách mạng tư sản. Nó không xuất hiện tức khắc, tức thời mà
trải qua một quá trình phát sinh, phát triển từ thấp lên cao, từ ít đến nhiều, từ
những yếu tố dân chủ lẻ tẻ trong từng lĩnh vực kinh tế, tư tưởng xã hội đến
một nền dân chủ gắn liền với chế độ chính trị của giai cấp tư sản.
Để tồn tại và phát triển, ngay từ buổi đầu hình thành, chủ nghĩa tư bản
đã tiến hành cuộc đấu tranh trên nhiều mặt, trước hết là trên lĩnh vực tư tưởng,
chống lại thần học, thần quyền, chống lại mọi sự ức chế tình cảm và áp chế tư
tưởng, đòi tự do, bình đẳng, bình quyền và bảo vệ chân lý khoa học.
Ở Tây Âu, "phát súng" lớn đầu tiên của giai cấp tư sản nã vào dinh lũy
của chế độ phong kiến là do phong trào Phục hưng kéo dài từ thế kỷ XV đến
thế kỷ XVI. Phong trào này diễn ra trong lĩnh vực tinh thần, văn hóa nhưng
đã giáng một đòn mạnh vào chế độ phong kiến. Phục hưng văn hóa nói ở
đây là phục hưng văn hóa của thời cổ đại, nhất là văn hóa Hy Lạp cổ đại.
Toàn bộ nội dung văn hóa của phong trào này đã thể hiện rõ quan điểm tư
tưởng, lập trường của giai cấp tư sản, chĩa mũi nhọn vào chế độ phong kiến,
đòi dân chủ trong văn hóa, khoa học, đòi tự do tư tưởng không phải chỉ cho
một người (vua) mà cho toàn bộ giai cấp tư sản và tất cả những ai mà giai
54

cấp tư sản cần đến họ, liên minh với họ trong cuộc đấu tranh chống chế độ
phong kiến.
Cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến Tây Âu, giành tự do, dân chủ
trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng trước hết thể hiện trong cuộc đấu tranh chống
chủ nghĩa kinh viện, chủ nghĩa thầy tu và thần học. Các nhà tư tưởng đại biểu
cho lợi ích của giai cấp tư sản - giai cấp đang trở thành lực lượng trung tâm
của thời đại bấy giờ - đã triển khai cuộc đấu tranh trên nhiều lĩnh vực triết
học, khoa học, văn học, nghệ thuật, đặc biệt là hội họa. Tên tuổi nổi bật trong
thời kỳ này, về triết học, thiên văn học có Côpécních, Brunô; về văn học có
Sếchxpia, Xécvăngtét; về hội họa có Lêôna Đơ Vanhxi, Miken Lănggiơ.
Ph.Ăngghen đã suy tôn họ là "những người khổng lồ" của thời đại này. Tính
dân chủ, chủ nghĩa nhân văn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc đấu tranh này. Nội
dung dân chủ của giai cấp tư sản thời này mang nhiều yếu tố tiến bộ. Họ đã
khẳng định giá trị thật sự và cái đẹp chân chính của cuộc sống là ở con người
chứ không phải ở thần thánh, ở trần gian chứ không phải ở thiên đàng. Cho
nên con người không thể cam chịu mà phải sống, phải đấu tranh cho con
người, vì con người chứ không phải cho thần thánh, vì thần thánh và do đó,
dân chủ, tự do cũng là vì con người, cho con người [72, tr.37].
Thành tựu lớn nhất trong phong trào này là đã phá được những mắt
khâu đầu tiên của xiềng xích phong kiến bao đời trói buộc con người vào thần
quyền và cường quyền, đã đẩy lùi được một bước thần học với chủ nghĩa kinh
viện, góp phần giải phóng tư duy, đem lại tự do, dân chủ cho con người từ
buổi bình minh của giai cấp tư sản.
Đòn lớn thứ hai giáng vào chế độ phong kiến Tây Âu là chủ nghĩa duy
lý (rationalisme) trong thế kỷ XVII. Đó là cuộc đấu tranh chống thần quyền
và thần học do các nhà duy lý khởi xướng, tiêu biểu là Đềcáctơ (1596-1650).
Nhà triết học và toán học này đề cao tư duy, trí tuệ con người; phủ định "chân
lý" của tôn giáo. Những thành tựu khoa học của thời kỳ này đã đẩy lùi vai trò
55

sáng thế của Chúa trời, Thượng đế và khẳng định mạnh mẽ vai trò của lý trí,
tư duy trong quá trình tìm tòi, phát hiện chân lý. Đây là con đường quan trọng
trong quá trình phát triển khoa học tự nhiên do yêu cầu khách quan của sự
phát triển của chủ nghĩa tư bản. Đây cũng là một thành tựu của giai cấp tư sản
đạt được trên lĩnh vực đấu tranh giành quyền tự do, dân chủ [72, tr.37].
Đòn lớn thứ ba giáng vào chế độ phong kiến cũng như ở Tây Âu là trào
lưu Khai sáng trong thế kỷ XVIII. Tiếp theo trào lưu Duy lý ở thế kỷ XVII,
bước sang thế kỷ XVIII, trào lưu Khai sáng (còn gọi là Thế kỷ Ánh sáng) đã
làm rạng rỡ nền văn hóa tư sản với những tư tưởng dân chủ, nhân đạo. Trào
lưu này chủ trương làm bùng lên ánh sáng văn hóa, soi rọi vào đêm trường
trung cổ, xua tan tình trạng tối tăm, ngu muội của chủ nghĩa kinh viện và thần
học bao trùm, áp đặt lên toàn bộ nhân quần, xã hội. Tinh thần đấu tranh cho
dân chủ của trào lưu này thể hiện nổi bật trong cuộc đấu tranh rất quyết liệt
chống lại thần quyền, cường quyền, chống lại thần học, nhất là chủ nghĩa kinh
viện và chủ nghĩa thầy tu nhằm mở mang trí tuệ, đổi mới tư duy; nêu cao tư
tưởng dân chủ về bình quyền, bình đẳng; khẳng định thế giới quan duy vật,
hình thành chủ nghĩa vô thần. Vonte (1694-1778) là nhà triết học, nhà văn,
cũng là một người khởi xướng trào lưu khai sáng văn hóa. Rútxô (1712-1778)
là người nổi tiếng đấu tranh đòi dân chủ với thuyết bình đẳng nhằm chống lại
chính quyền phong kiến phản nhân dân. Cũng trong trào lưu này, Điđơrô
(1713-1784) là người đã nêu ra lý tưởng về một nhà nước cộng hòa dân chủ.
Người ta đã coi nó là cuộc chuẩn bị về mặt tư tưởng cho cách mạng tư sản,
nhất là cách mạng tư sản Pháp. Nội dung cơ bản của trào lưu khai sáng là nội
dung dân chủ, trong đó nổi bật là tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, nhằm
chống lại chế độ phong kiến.
Đòn quyết định sự cáo chung của chế độ phong kiến Tây Âu là cách
mạng tư sản, mở đầu là cách mạng tư sản Hà Lan, Anh và điển hình nhất là
cách mạng tư sản Pháp. Nền dân chủ được hình thành tương đối đầy đủ trong
56

quá trình đấu tranh cách mạng tư sản - một nấc thang quan trọng của tiến bộ
lịch sử [72, tr.38-39].
Dân chủ tư sản không thể xuất hiện nếu không có giai cấp tư sản, nếu
không có chủ nghĩa tư bản cùng với chế độ chính trị, xã hội của nó. Điều kiện
ra đời của dân chủ tư sản, trước hết và căn bản nhất là điều kiện kinh tế.
Sự xuất hiện dân chủ tư sản gắn liền với sự hình thành của phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa. Quá trình khẳng định dân chủ tư sản cũng đồng
thời là quá trình phủ định nền quân chủ. Quá trình đó diễn ra từ thấp đến cao
trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ hẹp đến rộng, nhằm xóa bỏ từng yếu
tố phản dân chủ, đi tới phủ định nền quân chủ. Quá trình khẳng định và phủ
định đó là quá trình tự nhiên, là một quá trình đấu tranh giai cấp rất quyết liệt
của giai cấp tư sản và những đồng minh của nó, nhằm xóa bỏ phương thức
sản xuất phong kiến, lật đổ ách thống trị của giai cấp phong kiến.
Chủ nghĩa tư bản kể từ thời kỳ tích lũy sơ khai vào thế kỷ XIV, đã phải
đương đầu với biết bao xiềng xích phong kiến trói buộc con người, phải vượt
qua cả một cơ chế cường quyền, thần quyền kìm kẹp con người, ngăn cản sự
phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa. Đó là sự đối nghịch giữa hai nền kinh tế
với hai phương thức sản xuất khác nhau, thậm chí đối lập nhau, không thể
điều hòa, điều tiết. Một bên là chế độ phong kiến cát cứ, mỗi chúa đất là một
vương quốc riêng; về chính trị thì thả sức chuyên quyền độc đoán; về kinh tế
thì tự cấp, tự túc, tự sản, tự tiêu và sản xuất thì mang nặng tính chất tự nhiên,
chỉ trông chờ vào trời đất. Một bên thì sản xuất hàng hóa, cần xóa cát cứ để
mở rộng thị trường, phá vỡ nền kinh tế tự nhiên tự cấp, tự túc với hàng rào
thuế quan rất nghiêm ngặt của các vương quốc để lưu thông tiêu thụ được
hàng hóa, thu nhiều lợi nhuận.
Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống chế độ thống trị của giai cấp
phong kiến, trước hết diễn ra trên lĩnh vực kinh tế, nhằm giành quyền tự do
sản xuất hàng hóa, mở rộng thị trường. Đó là cuộc đấu tranh đòi dân chủ
57

trong kinh tế. Dưới chế độ phong kiến, tình trạng bất công về sở hữu ruộng
đất giữa chúa đất và nông nô đã dẫn đến sự chênh lệch về của cải rất lớn, làm
cho sự phân biệt giai cấp, đẳng cấp rất sâu sắc, tạo nên những lối sống đối lập
nhau về nhiều mặt. Đó là những biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp giữa
phong kiến và nông nô. Những mâu thuẫn này tất yếu dẫn đến những cuộc
khởi nghĩa của nông nô chống lại ách thống trị của giai cấp phong kiến và
những cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt về nhiều mặt của giai cấp tư sản
nhằm lật đổ chế độ phong kiến.
Những mâu thuẫn kinh tế trong xã hội phong kiến chính là nguyên
nhân kinh tế của cuộc đấu tranh tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại tư
tưởng phong kiến và từ cuộc đấu tranh đó, những tư tưởng tư sản xuất hiện và
hình thành nên hệ tư tưởng tư sản, trong đó tư tưởng về dân chủ đã trở thành
mục tiêu, động lực của cuộc cách mạng tư sản. Chính nền dân chủ tư sản đã
được hình thành trong quá trình đấu tranh ấy.
Cuộc cách mạng tư sản chính là sự bùng nổ đó, là bước ngoặt đưa con
người đến một trạng thái xã hội mới, tiến bộ hơn, dân chủ hơn. Thế kỷ XVII,
XVIII, cao trào cách mạng tư sản diễn ra ở Tây Âu là thời kỳ giai cấp tư sản
giành được thắng lợi chính trị như: Cách mạng tư sản Hà Lan cuối thế kỷ
XVI, cách mạng tư sản Anh thế kỷ XVII (1640-1688); cách mạng tư sản Pháp
thế kỷ XVIII (1789-1794)...
Mục tiêu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là xoá bỏ tình trạng
người bóc lột người, xoá bỏ hoàn toàn chế độ tư hữu, xây dựng xã hội không
còn áp bức bóc lột, con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Trong
xã hội đó, nhân dân lao động trở thành người chủ đích thực. Để thực hiện
được mục tiêu cao cả này, cách mạng xã hội chủ nghĩa phải từng bước được
hiện thực hoá qua từng chặng đường, từng bước đi, thông qua quá trình lao
động đầy nhiệt huyết và sáng tạo của quần chúng nhân dân lao động, bằng
công tác tổ chức xã hội một cách khoa học trên tất cả các lĩnh vực của đời
58

sống xã hội, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Do đó, nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa chỉ được hình thành sau thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội
chủ nghĩa trên phương diện chính trị và nó được hoàn thiện từng bước phù
hợp với sự phát triển kinh tế, chính trị và văn hoá - xã hội của quá trình xây
dựng chủ nghĩa xã hội.
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 thành công mở ra một thời đại
mới, nhân dân lao động đã giành lại chính quyền, tư liệu sản xuất... giành lại
quyền lực thực sự của nhân dân, tức là dân chủ thực sự và lập ra nhà nước dân
chủ xã hội chủ nghĩa, để thực hiện quyền lực của nhân dân.
Thắng lợi chính trị trong cuộc cách mạng vô sản đã đưa giai cấp vô sản
và quần chúng lao động từ địa vị những người nô lệ bị bóc lột và áp bức lên
địa vị những người chủ của xã hội. Chính quyền đã thuộc về tay giai cấp công
nhân với tư cách là nhà nước kiểu mới, là bộ máy quản lý và điều hành mọi
hoạt động của xã hội để thực hiện quyền làm chủ của những người lao động
đã được giải phóng.
Nhờ bước ngoặt chính trị này, người lao động đã ra khỏi tình trạng bị
bóc lột về kinh tế và áp bức, nô dịch về chính trị và tinh thần, bắt đầu quá
trình tạo dựng chế độ mới xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản.
Như vậy, với việc thiết lập chính quyền nhà nước kiểu mới - chính
quyền của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, việc Đảng Cộng sản
khẳng định trong thực tế vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội của mình, việc
xã hội bước vào thời kỳ quá độ lịch sử - xây dựng xã hội mới theo các định
hướng và mục tiêu xã hội chủ nghĩa - đã được xác định như những tiền đề và
nguyên tắc chính trị căn bản nhất để hình thành chủ nghĩa xã hội với tư cách
là một chế độ xã hội. Đây cũng chính là những tiền đề và nguyên tắc dẫn tới
sự hình thành nền dân chủ xã hội chủ nghĩa - một nền dân chủ phát triển mới
về chất so với các nền dân chủ đã có từ trước trong lịch sử. Dân chủ xã hội
59

chủ nghĩa xuất hiện trong thắng lợi của cách mạng chính trị giành chính
quyền của giai cấp công nhân. Nó gắn liền với sự ra đời của nhà nước kiểu
mới sau thắng lợi của cuộc cách mạng đó. Dân chủ xã hội chủ nghĩa lại có
một quá trình phát triển và đang trong quá trình hoàn thiện cùng với quá trình
lịch sử lâu dài mà giai cấp công nhân và nhân dân lao động dựa trên nhà nước
của mình để xây dựng chủ nghĩa xã hội [72, tr.38-39].
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ mà ở đó, những giá trị
dân chủ, quyền lực của nhân dân được thể chế hoá thành pháp luật, thành hệ
thống chính trị (trong đó nhà nước xã hội chủ nghĩa là trụ cột), thành nguyên
tắc, mục tiêu của sự phát triển. Các giá trị và chuẩn mực dân chủ thâm nhập
và chi phối mọi hoạt động của mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội; mọi công
dân và tổ chức xã hội đều có khả năng nhận thức và vận dụng các giá trị dân
chủ, biến thành những nguyên tắc phổ biến trong hoạt động và các quan hệ xã
hội. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được hình thành sau thắng lợi của cuộc
cách mạng xã hội chủ nghĩa trên phương diện chính trị và nó được hoàn thiện
từng bước phù hợp với sự phát triển kinh tế, chính trị và văn hoá - xã hội của
quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Dân chủ xã hội chủ nghĩa chỉ có thực sự
khi chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng đầy đủ.
2.3.2. Tính chất của các nền dân chủ tác động và quy định sự tương
đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa
Theo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, dân chủ có tính giai cấp, tính
nhân dân, tính dân tộc, tính toàn nhân loại, tính lịch sử, liên tục và kế thừa của
dân chủ, tính mục tiêu và phương tiện của dân chủ. Những tính chất cơ bản
này tác động làm cho dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa có sự
tương đồng nhưng mặt khác lại có những khác biệt căn bản.
Tính giai cấp của dân chủ.
Trong xã hội có giai cấp, dân chủ phản ánh vị thế, vai trò của chủ thể
quyền lực trong hệ thống xã hội, nhất là hệ thống quyền lực chính trị trong xã
60

hội. Do đó, trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp, dân chủ bao giờ
cũng mang tính giai cấp. Bản chất giai cấp quy định chế độ dân chủ cả về bản
chất, chức năng, nội dung và trình độ.
Trong chế độ dân chủ tư sản, tính chất tư sản thể hiện trước hết ở các
quan điểm tư tưởng tư sản về dân chủ. Chế độ dân chủ tư sản và quan điểm,
tư tưởng dân chủ của giai cấp tư sản thể hiện sâu sắc bản chất, mục đích, lợi
ích tư sản hơn bao giờ hết, hơn ai hết. Dân chủ thật sự trở thành công cụ,
phương thức, thủ đoạn để bảo vệ chế độ tư hữu tư sản, duy trì lợi ích kinh tế,
quyền lực thống trị của giai cấp tư sản, chế độ tư bản chủ nghĩa.
Tính giai cấp của dân chủ tư sản thể hiện rõ nhất ở những thể chế, thiết
chế, cơ chế chính trị trong xã hội. Nền dân chủ tư sản, dù ngụy trang, che đậy
như thế nào, vẫn lộ rõ là tổ chức quyền lực tập trung của giai cấp tư sản, là
công cụ của nền chuyên chính tư sản [76, tr.29].
Trong xã hội còn đối kháng giai cấp, còn tồn tại quan hệ chính trị thì
dân chủ cũng như bất cứ quan hệ xã hội nào cũng đều mang bản chất giai cấp
sâu sắc. Bản chất giai cấp là yếu tố cơ bản, chủ đạo quy định mục tiêu, nội
dung và hoạt động thực hiện dân chủ. Tính giai cấp thẩm thấu, hóa thân vào
các đặc điểm khác nhau của dân chủ, đời sống dân chủ xã hội trong sự thống
nhất biện chứng, tạo nên nền dân chủ, kiểu loại dân chủ gắn liền với một giai
cấp, một dân tộc, một chế độ xã hội và một thời đại lịch sử nhất định.
Tính nhân loại của dân chủ
Cũng như một giá trị văn hóa, xã hội, giá trị dân chủ có tính toàn
nhân loại.
Dân chủ là giá trị phổ biến, mang tính nhân loại vì nó phản ánh trình độ
phát triển của văn minh nhân loại. Dân chủ không chỉ chịu sự quy định, tác
động của các quan hệ giai cấp, quan hệ xã hội trong một quốc gia, mà còn
chịu sự chỉ định, ảnh hưởng của trình độ kinh tế, văn hóa, giáo dục, dân trí,
thông tin… của toàn bộ đời sống xã hội, quan hệ quốc tế. Đặc biệt, trong bối
61

cảnh toàn cầu hóa lan rộng và hội nhập quốc tế, của cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư, sự phát triển của truyền thông, mạng xã hội, internet vạn
vật kết nối, trí tuệ nhân tạo… thì dân chủ hóa là xu thế khách quan, tất yếu đối
với tất cả các quốc gia dân tộc. Nhờ đó, tính phổ quát của dân chủ được lan
truyền tới mọi quốc gia, mọi dân tộc, vùng, miền [76, tr.29].
Với ý nghĩa giá trị chung toàn nhân loại, dân chủ có tính chung, phổ
biến: ý thức, nhu cầu dân chủ, các nội dung dân chủ về kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội; hình thức dân chủ, dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, cách thức
bầu cử, ứng cử…; nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số; các cơ chế điều tra,
giám sát, phản biện xã hội; trách nhiệm báo cáo, giải trình, tranh luận, thảo
luận…dân chủ. Đây chính là yếu tố làm cho dân chủ tư sản và dân chủ xã hội
chủ nghĩa dù khác nhau về bản chất nhưng cũng có nhiều điểm tương đồng
với nhau.
Xu thế dân chủ hóa trên thế giới hiện nay cũng là một minh chứng cho
tính phổ biến toàn nhân loại của dân chủ. Đối thoại, thương lượng trên tinh
thần dân chủ, tôn trọng, bình đẳng, cùng có lợi… được loài người đồng tình,
ủng hộ.
Tính nhân dân của dân chủ
Sự thể hiện tính nhân dân của dân chủ dù xem xét dân chủ dưới góc độ
nào cũng là một thực tế khách quan. Bản chất giai cấp của dân chủ không triệt
tiêu, loại trừ tính nhân dân, xuất phát từ bản chất chung, tự thân của dân chủ
là quyền lực của nhân dân. Điều này không tùy thuộc vào ý muốn chủ quan
của giai cấp thống trị - mặc dù sự thể hiện tính nhân dân có thể khác nhau -
mà do cơ sở hiện thực của đời sống xã hội, cơ cấu xã hội và lợi ích của các
giai tầng trong xã hội quyết định.
Các quan điểm tư tưởng, chế độ dân chủ, các thiết chế, nguyên tắc dân
chủ của giai cấp cầm quyền đòi biểu hiện thành giá trị phổ biến của nhân dân,
62

được thể chế hiến pháp, chuẩn mực xã hội áp đặt cho xã hội. Và cũng vì lẽ đó,
giai cấp thống trị không thể không thừa nhận và thực hiện các quyền tự do,
dân chủ của nhân dân. Một chế độ dân chủ, dù ít dân chủ nhất, cũng không
thể không có sự tham gia của nhân dân. Hơn nữa các giá trị dân chủ không
phải là sản phẩm riêng biệt của một giai cấp nào, chế độ xã hội nào mà là
thành quả đấu tranh của nhân dân đem lại. Chính nhân dân, trong lịch sử là
lực lượng quyết định sự hình thành, tồn tại, phát triển của dân chủ. Đây cũng
là một điểm quan trọng để xem xét sự tương đồng giữa dân chủ tư sản và dân
chủ xã hội chủ nghĩa [76, tr.30].
Tính lịch sử và tính kế thừa của dân chủ
Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, cơ sở kinh tế và kiến trúc thượng
tầng cùng cấu thành nên kết cấu của xã hội, hình thái xã hội là sự tồn tại cụ
thể và mang tính lịch sử; do đó, dân chủ với tư cách yếu tố thuộc về kiến
trúc thượng tầng cũng mang tính lịch sử và cụ thể, không tồn tại "dân chủ
phổ quát" ở bên ngoài một giai đoạn lịch sử cụ thể nào đó. Điều này cũng
giống như điều mà C.Mác từng khẳng định rằng, quyền lực tuyệt đối không
thể vượt ra ngoài kết cấu kinh tế của xã hội và kết cấu kinh tế quy định sự
phát triển văn hóa của xã hội.
Dân chủ xã hội chủ nghĩa, trong xây dựng, phát triển cũng kế thừa có
phê phán, có chọn lọc các giá trị dân chủ quá khứ, kể cả dân chủ nguyên thủy,
mà trực tiếp là dân chủ tư sản. Chủ nghĩa xã hội, dân chủ xã hội chủ nghĩa
không ra đời từ hư vô, cắt đứt liên hệ với lịch sử nhân loại, hoặc đóng cửa biệt
lập với thế giới bên ngoài. Sự kế thừa lịch sử là có cơ sở khoa học và mang
tính tất yếu. Các xã hội trước đã tạo ra những tiền đề khách quan cho sự phát
triển dân chủ xã hội chủ nghĩa [76, tr.29].
Đó là tiền đề kinh tế - xã hội gắn với tính xã hội hóa về lực lượng sản
xuất, của cách mạng công nghiệp, của sự ra đời, phát triển giai cấp công nhân
và các tổ chức chính trị, xã hội; sự phát triển của khoa học, công nghệ, của
63

trình độ học vấn, trình độ dân trí, tiền đề về tổ chức, quản lý xã hội; về pháp
luật, văn hóa pháp luật, văn hóa chính trị, văn hóa dân chủ; tiền đề về tư
tưởng, lý luận dân chủ; về thiết chế, phương thức, hình thức dân chủ… Hơn
nữa, từ tất yếu lịch sử về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội do chủ nghĩa xã
hội hình thành từ sự phủ định chủ nghĩa tư bản, phát triển lên từ chủ nghĩa tư
bản, kết quả tác động của lực lượng sản xuất, lực lượng xã hội do chủ nghĩa
tư bản tạo ra.
2.3.3. Yếu tố thời đại tác động đến những điểm tương đồng và khác
biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa
Ra đời trong những điều kiện lịch sử nhất định nhưng mỗi thể chế dân
chủ tư sản hay dân chủ xã hội chủ nghĩa luôn bị chi phối bởi yếu tố thời đại
làm cho chúng có xu hướng phát triển khác nhau. Bởi thế, bối cảnh thời đại
được coi là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới sự tương đồng hay khác biệt giữa chế
độ dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa đương đại.
Thế giới mà chúng ta đang sống là một thế giới đầy những biến động
khôn lường. Từ giữa những năm 80 của thế kỷ XX đến nay, thế giới có nhiều
biến đổi nhanh chóng, phức tạp và sâu sắc trên nhiều mặt, cả về kinh tế, chính
trị, quân sự và khoa học - công nghệ, trong đó, có những đặc điểm, xu hướng
nổi bật và có cả những chấn động bất ngờ, biến hóa khôn lường, đầy kịch
tính. Những sự kiện lịch sử, những đặc điểm, xu hướng vận động ấy của thế
giới tác động, ảnh hưởng đến xu hướng cũng như thể chế, phương thức thực
hành dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa của các quốc gia trên thế
giới. Trong đó, đáng chú ý là những tác động của cách mạng khoa học - công
nghệ hiện đại, kinh tế tri thức, toàn cầu hóa.
Thứ nhất, toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa, xét về bản chất là quá trình tăng lên mạnh mẽ những
mối liên hệ, những ảnh hưởng, những tác động phụ thuộc lẫn nhau của tất
cả các quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới. Toàn cầu hóa là kết quả tác
64

động phức tạp của nhân tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và khoa học,
công nghệ...
Toàn cầu hoá là xu thế chủ đạo tác động trực tiếp đến hoạt động sống
còn của mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới. Có người nói một cách hình ảnh
rằng, toàn cầu hoá giống như một con sống thần đang dần lan toả toàn cầu,
đến một lúc nào đó nó có thể “xoá nhoà” ranh giới phân định các quốc gia, do
vậy, bất kỳ một quốc gia lớn, nhỏ nào sớm muộn cũng phải hoà mình vào làn
sóng chung này. Đương nhiên, nó cũng là một quá trình có tính hai mặt, vừa
có tính tích cực, vừa có tính tiêu cực, vừa tạo cơ hội, vừa tạo thách thức rất
lớn đối với tất cả các nước.
Toàn cầu hóa làm cho dân chủ trở thành vấn đề của hàng tỉ người trên
hành tinh chứ không chỉ là công việc của hàng triệu người ở các quốc gia, dân
tộc. Toàn cầu hóa các lĩnh vực đời sống xã hội đòi hỏi nguồn lực phải được
phân bổ công bằng, hợp lý để cải thiện đời sống, việc làm, chỗ ở, môi trường,
sức khỏe, giáo dục, các quyền tự do, dân chủ; bảo đảm lợi ích và quyền phát
triển của tất cả mọi người, bất kể chủng tộc, màu da, quan điểm, dân tộc, tôn
giáo, quốc tịch, giai cấp hay giới tính, lứa tuổi… Muốn thế, phải có những thể
chế, thiết chế, cơ chế, cách thức để bảo đảm cho mọi công dân trên thế giới
tham gia bình đẳng vào việc ra các quyết định ở cấp độ địa phương, quốc gia,
khu vực cũng như cấp độ toàn cầu. Bởi vậy, toàn cầu hóa làm xuất hiện các
quá trình quản lý toàn cầu, mở rộng phạm vi, đối tượng và các chủ thể quản lý
trên phạm vi quốc tế. Toàn cầu hóa làm đa dạng hóa các chủ thể nắm giữ,
thực thi quyền lực và cũng làm đa dạng hóa các cơ chế, hình thức quản lý xã
hội trên phạm vi quốc gia và quốc tế. Toàn cầu hóa đòi hỏi và thúc đẩy các
nhà nước, các tổ chức kinh tế và chính trị quốc tế, khu vực, châu lục, các
phong trào xã hội, các tổ chức phi chính phủ phải thay đổi về mô hình tổ
chức, nội dung và cơ chế hoạt động theo hướng công khai, minh bạch và dân
chủ hơn.
65

Trên thực tế, toàn cầu há đang làm thay đổi căn bản vai trò của nhà
nước. Trong tiến trình toàn cầu hoá, biên giới quốc gia về kinh tế, xã hội, văn
hoá mất dần tác dụng, tạo điều kiện cho sự ra đời của một xã hội toàn cầu,
trong đó vai trò quyền lực của các tổ chức toàn cầu (liên quốc gia) sẽ tăng lên
trong khi vai trò quyền lực nhà nước quốc gia sẽ phải điều chỉnh cho thích
ứng. Toàn cầu hoá đồng thời buộc mọi quốc gia phải thay đổi quan niệm
truyền thống về vai trò nhà nước. Trước đây, khi chưa xuất hiện xu hướng
toàn cầu hoá, với tính cách là những chủ thể riêng biệt, mỗi nhà nước có
những quyền lực độc tôn mang tính quốc gia như đánh thuế, cấm đoán, trừng
phạt và đòi hỏi đơn phương các đối tượng tham gia hoạt động. Trng đó, quyền
đánh thuế của nhà nước tạo khả năng cho các cơ quan nhà nước có thể tài trợ
cho việc phân phối, cung cấp các hàng hoá công cộng cũng như can thiệp vào
giá cả hàng hoá khi trên thị trường, giá cả có sự biến động - điều đã xảy ra
phổ biến trong các nước xã hội chủ nghĩa vận dụng cơ chế kinh tế kế hoạch
như Liên Xô, các nước Đông Âu hay Việt Nam,... Quyền cấm đoán và trừng
phạt của nhà nước cho phép nó bảo vệ sự an toàn cá nhân, an ninh quốc gia và
quyền sở hữu. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hoá, nhà nước không thể
thực hiện các quyền độc tôn theo một cách cứng nhắc, võ đoán, tuỳ tiện mà
phải “tuỳ cơ ứng biến” theo “sự đỏng đảnh” của cơ chế thị trường và tuân thủ
nguyên tắc chung của luật pháp và thị trường quốc tế. Việc tranh tụng, khiếu
kiện về vấn đề bán phá giá giữa các nước có quan hệ xuất nhập khẩu hàng háo
với nhau thời gian vừa qua là một ví dụ điển hình chứng minh rằng, luật pháp
quốc gia này phải ít nhiều phụ thuộc, tham chiếu, học hỏi luật pháp quốc gia
khác và luật pháp mọi quốc gia phải nhất quán tuân thủ những quy định
chung của luật pháp quốc tế.
Về nguyên tắc, toàn cầu hóa với những luật lệ riêng của mình đã tạo ra
sân chơi bình đẳng, dân chủ cho tất cả các quốc gia, dân tộc. Theo đó, cho
phép các quốc gia, dân tộc, các doanh nghiệp, cho đến từng con người cụ thể
66

trên khắp hành tinh có thể cùng với cộng đồng quốc tế chia sẻ khó khăn, chia
sẻ nguồn lực, phát huy tiềm năng, vừa hợp tác vừa cạnh tranh nhằm tiếp cận,
nắm bắt, làm chủ vốn đầu tư quốc tế, công nghệ mới và thông tin toàn cầu để
đi tới văn minh và dân chủ. Tuy nhiên, do điểm xuất phát của các quốc gia,
dân tộc tham gia vào toàn cầu hóa là khác nhau, sân chơi không cùng mặt
bằng, luật chơi và những chuẩn mực, quy tắc dân chủ lại do kẻ mạnh định
trước, nên toàn cầu hóa không chia đều lợi ích, rủi ro và thua thiệt cho các
quốc gia, dân tộc. Toàn cầu hóa không chỉ đem đến cho quá trình dân chủ hóa
trên thế giới những vấn đề mới mẻ, tiến bộ, mà trên thực tế, toàn cầu hóa còn
đặt các giá trị dân chủ, các thể chế dân chủ, các nền dân chủ ở các quốc gia,
dân tộc đứng trước nhiều thử thách, nguy cơ. Trong ba thập niên gần đây,
không ít khu vực trở nên bất ổn định, không ít quốc gia lâm vào chiến tranh,
xung đột, thù hận, mâu thuẫn, huynh đệ tương tàn và theo đó, nhiều giá trị
dân chủ bị chà đạp và bị tước đoạt bởi chiêu bài, thủ đoạn can thiệp, áp đặt
các chuẩn mực dân chủ, nhân quyền của Mỹ và phương Tây.
Thứ hai, cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại
Trong thời đại ngày nay, khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ
thông tin và truyền thong đang diễn ra với một tốc độ nhanh chóng. Trong tác
phẩm Cú sốc tương lai, nhà tương lai học người Mỹ Alvin Toffler đã cho
rằng, mỗi một phát minh khoa học trong thế giới hiện đại sẽ là một cú sốc cho
loài người về mọi phương diện cuộc sống.
Xét về phương diện thực tiễn, cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại
trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp với sự phát triển của công nghệ sinh
học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới... tạo cơ sở vật chất, điều
kiện để các quốc gia, dân tộc hiểu biết lẫn nhau hơn, khắc phục khoảng cách
về không gian, thời gian và khoảng cách giàu nghèo.
Sự phát triển của khoa học - công nghệ hiện đại không chỉ tác động đến
kinh tế, đến lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất; không chỉ tác động đến văn
67

hóa, xã hội, đạo đức, giáo dục, mà còn tác động đến tâm lý, hành vi của công
dân, đến quan hệ giữa nhà nước với công dân và doanh nghiệp, giữa các giai
cấp, thành phần xã hội và giữa các quốc gia, dân tộc, đến cách thức tổ chức,
cơ chế vận hành và tính chất của thể chế chính trị, thể chế dân chủ...
Cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, nhất là khoa học - công
nghệ về thông tin tác động đến đời sống chính trị, đến dân chủ cũng ngày
càng sâu sắc, trực tiếp. Những khái niệm như: dân chủ điện tử, cộng đồng
mạng, xã hội thông tin, công dân toàn cầu, bầu cử điện tử, hội nghị trực
tuyến, chính phủ điện tử, nghị viện điện tử, hành chính điện tử... đã phản ánh
những thay đổi chưa từng có trong đời sống chính trị - xã hội của nhân loại
dưới tác động của khoa học - công nghệ hiện đại nói chung và công nghệ
thông tin nói riêng.
Mặc dù cho đến nay, hầu hết những thành tựu cách mạng khoa học -
công nghệ của nhân loại đều do các tập đoàn tư bản lớn và các nước tư bản
phát triển chi phối, nó chủ yếu được sử dụng để củng cố địa vị thống trị và lợi
ích của chủ nghĩa tư bản, trong đó có không ít thành tựu được dùng làm
phương tiện để hủy diệt cuộc sống, đe dọa an ninh, hòa bình thế giới, xâm
phạm tự do, dân chủ và độc lập của các dân tộc, nhưng là lực lượng sản xuất,
khoa học - công nghệ hiện đại vận động khách quan bất chấp ý muốn chủ
quan, hẹp hòi của chủ nghĩa tư bản. Với tư cách đó, nó đem đến cho nhân loại
nói chung, các quốc gia, dân tộc nói riêng nhiều thời cơ, vận hội phát triển
nhưng cũng tạo ra không ít những thách thức, nguy cơ khó lường.
Tất nhiên, tiêu cực có thể chuyển thành tích cực và ngược lại; thời cơ
chứa đựng thách thức, thách thức bao hàm nguy cơ; thời cơ bị bỏ qua lại
biến thành thách thức và thách thức được giải quyết lại tạo nên thời cơ mới.
Do đó, thời cơ, vận hội, hay nguy cơ, thách thức đối với mỗi quốc gia, dân
tộc là khác nhau, tùy vào điều kiện, hoàn cảnh khách quan và chủ quan của
mỗi nước.
68

Thứ ba, kinh tế tri thức


Nhờ những bước tiến mới của cách mạng khoa học - công nghệ hiện
đại, từ cuối thế kỷ XX đến nay, kinh tế tri thức đã trở thành hiện thực ở nhiều
quốc gia, dân tộc. Đó là nền kinh tế có hiệu quả cao, tiêu hao vật chất giảm
thiểu, phát triển nhanh và bền vững; là kết quả của việc sử dụng có hiệu quả
tri thức mới của toàn nhân loại và phát huy vai trò của con người trong mọi
lĩnh vực.
Sự ra đời, phát triển của kinh tế tri thức đã tạo ra những điều kiện thực tế
phong phú, sinh động cả bề rộng và chiều sâu để hiện thực hóa các giá trị dân
chủ. Khi tri thức trở thành tư liệu sản xuất chủ yếu và việc khai thác tri thức, trí
tuệ của người lao động trở thành vấn đề sống còn của sự phát triển sản xuất thì
vị trí và giá trị của người lao động trí tuệ được khẳng định cao hơn. Người lao
động sáng tạo với trình độ cao trở thành nguồn lực cơ bản của phát triển hiện
đại. Họ mang trong mình, họ nắm giữ, họ làm chủ một tư liệu sản xuất đặc biệt
đó là tri thức và công nghệ. Mỗi người lao động là một nhà quản lý, trước hết là
tự quản lý bản thân và phân công, phối hợp cùng quản lý đa chiều trong mạng
thông tin điện tử để bảo đảm tự chủ, tự do sáng tạo hiệu quả.
Theo đó, kinh tế tri thức vừa yêu cầu, đòi hỏi, vừa tạo ra điều kiện, môi
trường bảo đảm sự tự chủ, tự do và thúc đẩy, khuyến khích sáng tạo của
người lao động. Bảo đảm về điều kiện sống, làm việc; đầu tư cho học tập,
nghiên cứu và sáng tạo trở thành quan tâm lớn của người lao động và doanh
nghiệp. Xây dựng xã hội học tập, chính phủ điện tử, hoàn thiện nhà nước
pháp quyền, công khai hóa, minh bạch hóa, dân chủ hóa nền quản trị quốc gia
trở thành mối quan tâm thường trực của các chính phủ và các đảng chính trị
tiến bộ. Bởi thế, kinh tế tri thức là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới khả năng làm
chủ của mỗi người dân.
Tuy nhiên, không phải phát triển kinh tế tri thức là có ngay dân chủ,
không phải phát triển kinh tế tri thức là dân chủ sẽ lập tức đơm hoa, kết trái.
69

Kinh tế tri thức tạo ra điều kiện của dân chủ, thúc đẩy dân chủ hóa mạnh mẽ
nhưng nó cũng đặt các giá trị dân chủ, các thể chế dân chủ đứng trước những
thử thách gay gắt. Thực tế cho thấy, ngay tại những quốc gia có kinh tế tri
thức phát triển, phân hóa giàu nghèo, thiếu việc làm, khủng hoảng kinh tế, bất
ổn chính trị, xã hội vẫn là vấn đề nan giải. Việc thu nhận, tạo ra, quảng bá và
sử dụng tri thức trong tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong
nhiều trường hợp đã xâm phạm nghiêm trọng đến các giá trị tự do, nhân
quyền, dân chủ; thậm chí, trong điều kiện toàn cầu hóa, nó còn đe dọa đến an
ninh, hòa bình thế giới, đến cả sự tồn vong của các thể chế chính trị, dân chủ
và cả các nền văn hóa.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin: Một là, dân chủ được
xem xét với tư cách là hình thức tổ chức nhà nước, một chế độ xã hội trong
đó quyền lực thuộc về nhân dân. Hai là, dân chủ là giá trị tiến bộ xã hội.
Luận án đã chỉ ra 5 cách tiếp cận khái niệm dân chủ phổ biến hiện nay, từ
đó khẳng định: dân chủ được hiểu là phương thức quan hệ giữa người với
người trên tất cả các lĩnh vực xã hội, giữa các thiết chế xã hội, giữa các con
người trong mọi cấp độ tồn tại khác nhau của nó; là một hình thức tổ chức
quan hệ xã hội thừa nhận quyền tự do, bình đẳng của mỗi thành viên, thừa
nhận nhân dân là chủ thể của quyền lực.
Song song với việc phân tích, luận giải về thuật ngữ "dân chủ", quan
niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về dân chủ, dân chủ tư sản, dân chủ xã hội
chủ nghĩa, luận án cũng đã phân tích hai khái niệm cơ bản là khái niệm
"tương đồng" và khái niệm "khác biệt", so sánh cặp khái niệm này trong
mối quan hệ với cặp phạm trù "cái chung" và "cái riêng" để thấy tính biện
chứng của sự "tương đồng" và "khác biệt"; từ đó khẳng định rằng: giữa dân
70

chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa có những điểm tương đồng và
những điểm khác biệt. Sự tương đồng và khác biệt giữa chúng có khi là bản
chất, có lúc chỉ mang tính tương đồng, chuyển hóa lẫn nhau, trong tương
đồng có khác biệt và ngược lại.
Luận án cũng đã chỉ ra những nội dung kinh tế, chính trị, văn hóa để
xem xét những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân
chủ xã hội chủ nghĩa. Đây là khung lý thuyết đặc biệt quan trọng để phân
tích thực trạng những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và
dân chủ xã hội chủ nghĩa mà luận án thực hiện ở chương 3.
Về cơ sở thực tiễn, luận án trình bày, phân tích những yếu tố tác
động tới sự tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội
chủ nghĩa. Trong đó, yếu tố thời đại tác động mạnh mẽ đến xu hướng dân
chủ của cả hai nền dân chủ này, đáng chú ý là những tác động của cách
mạng khoa học - công nghệ hiện đại, kinh tế tri thức, toàn cầu hóa.
Đây là cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn chủ yếu để phân tích, đánh
giá thực chất những nội dung tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản
và dân chủ xã hội chủ nghĩa, từ đó luận giải thực chất sự tương đồng và
khác biệt cũng như sự vận dụng những điểm tương đồng và khác biệt giữa
hai nền dân chủ này trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam hiện nay.
71

Chương 3
THỰC CHẤT NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG, KHÁC BIỆT
GIỮA DÂN CHỦ TƯ SẢN VÀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1. THỰC CHẤT NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA
DÂN CHỦ TƯ SẢN VÀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
3.1.1. Thực chất những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân
chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực chính trị
Thứ nhất, trên phương diện là một phạm trù chính trị, cả dân chủ tư
sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa đều đề cao nguyên lý "quyền lực nhà nước
thuộc về nhân dân". Tuy nhiên, bản chất giai cấp của hai chế độ dân chủ
này lại khác nhau.
Trong quan điểm của C.Mác và Ph.Ănghen, dân chủ tư sản và dân chủ
xã hội chủ nghĩa được xem xét với tư cách là hình thức tổ chức nhà nước,
một chế độ xã hội trong đó quyền lực thuộc về nhân dân. Nói cách khác, dù
là dân chủ tư sản hay dân chủ xã hội chủ nghĩa thì đó đều là phương thức
quản lý, điều hành xã hội được xây dựng thành các thiết chế, quy chế, chế
độ được bảo đảm về mặt pháp lý và được biểu hiện thành trật tự của tổ chức
bộ máy nhà nước, thông qua tổ chức và quản lý để thực hiện quyền lực đối
với xã hội.
Trong mối tương quan với quyền lực và chế độ nhà nước, dân chủ
được hiểu ở đây là chế độ dân chủ, là nền dân chủ. Chỉ với nghĩa này và
trong mối quan hệ này, giữa chế độ dân chủ với chế độ nhà nước thì dân chủ
mới là một phạm trù lịch sử và chỉ tiêu vong với nghĩa dân chủ được xây
dựng thành chế độ quyền lực và được tổ chức thành chế độ nhà nước. Sự
tiêu vong của nhà nước chỉ làm mất đi các hình thái biểu hiện quyền lực
bằng nhà nước của dân chủ chứ không làm mất đi nhu cầu xã hội của dân
chủ mà thực chất đó là nhân dân trở thành người chủ xã hội, toàn bộ quyền
72

lực thuộc về nhân dân, do nhân dân tự quản lý, tự quyết định mọi vấn đề của
chính họ.
Vào những năm đầu của thập kỷ 40 thế kỷ XIX, C.Mác đã tiếp cận
vấn đề dân chủ, xem nó như là sự chiến thắng của lý trí trước cái phi lý, sự
khẳng định của nhân tính trước cái phi nhân tính, sự khắc phục tha hóa chính
trị, vốn là yếu tố bản chất dưới chế độ phong kiến. Trong tác phẩm Góp
phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen viết vào mùa Hè năm 1843,
C.Mác đã trình bày có hệ thống quan điểm của mình về dân chủ và nhà nước
thông qua việc phê phán quan điểm duy tâm của Hêghen trong lĩnh vực triết
học pháp quyền.
Phê phán quan điểm của Hêghen cho rằng, nhà nước sinh ra xã hội
công dân, C.Mác khẳng định rằng, không phải nhà nước sinh ra xã hội công
dân, mà ngược lại, xã hội công dân sinh ra nhà nước. Ông viết: "… sự thật là
nhà nước xuất hiện từ cái số đông ấy, cái số đông tồn tại dưới dạng những
thành viên của gia đình và những thành viên của xã hội công dân" [15,
tr.329]. Đồng thời, C.Mác bác bỏ quan điểm của Hêghen coi nhân dân là vật
liệu, là phương tiện biểu đạt nội dung khái niệm nhà nước. Theo Mác, nhân
dân là chủ thể đích thực của nhà nước, và bởi vậy, xét về mặt bản chất, nhà
nước không có chủ quyền, mà chủ quyền ấy thuộc về nhân dân: "Chế độ dân
chủ xuất phát từ con người và biến nhà nước thành con người được khách
thể hóa. Cũng giống như tôn giáo không tạo ra con người mà con người tạo
ra tôn giáo, ở đây cũng vậy: không phải nhà nước tạo ra nhân dân mà nhân
dân tạo ra nhà nước" [15, tr.350].
Từ đó, C.Mác cho rằng, không phải mọi nhà nước đều mang hình thức
dân chủ, nhưng cơ sở hình thành và tồn tại của bất kỳ nhà nước nào cũng
không thể nào khác, là phải nhờ vào sự đóng góp chủ quyền của các công
dân. Bởi vậy, theo lẽ "tự nhiên" và theo "bản tính cố hữu" thì nhà nước phải
thuộc về nhân dân. Do vậy, dân chủ là trạng thái "tự nhiên", là "bản thể" của
nhà nước, là "tồn tại đồng nhất với chính nó", là chỗ để mọi nhà nước quay
về sau khi trút bỏ các hình thức tha hóa. C.Mác cũng đã chỉ ra rằng, dân chủ
73

hóa nhà nước là một tính quy luật trong lịch sử, quá trình ấy chỉ kết thúc khi
dân chủ đạt đến trạng thái hoàn bị của nó, tức là trở thành sự tự quy định của
nhân dân một cách trực tiếp mà không cần bất cứ hình thức nhà nước nào và
do đó, dân chủ theo nghĩa "quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân" cũng sẽ
không còn nữa. Trong tác phẩm Phê phán Cương lĩnh Gôta, C.Mác cũng tiếp
tục khẳng định luận điểm nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước. Ông
viết: "từ "dân chủ" nếu chuyển sang tiếng Đức thì có nghĩa là "nhân dân làm
Tải bản FULL (file word 162 trang): bit.ly/2Ywib4t
chủ"" [22, tr.44-45]. Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
Kế thừa tư tưởng và quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin
cũng đã nhiều lần khẳng định, dân chủ tức là quyền lực nhà nước phải thuộc
về nhân dân, nhân dân sử dụng quyền lực của mình để quản lý công việc nhà
nước, quyền lực nhà nước do nhân dân mà có và nó thuộc về nhân dân.
Nhân dân có quyền làm chủ trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ
kinh tế đến chính trị, văn hóa, xã hội. Người viết: "Chuyên chế của nhân dân
toàn bộ quyền lực tối cao trong nước phải thuộc về các đại biểu của nhân
dân, do nhân dân bầu ra, có thể bị nhân dân bãi chức bất cứ lúc nào và các
đại biểu đó hợp thành một quốc hội duy nhất, một hội nghị duy nhất" [123,
tr.347]. Theo Người, cơ chế để thiết lập quyền lực của nhân dân là, "chúng
tôi chủ trương tất cả mọi viên chức đều hoàn toàn do dân bầu ra và có thể bị
bãi miễn bất cứ lúc nào" [122, tr.180] và tất cả các cuộc tuyển cử đều theo
chế độ đại biểu tỷ lệ; tất cả các đại biểu và các người bầu ra không trừ một ai
đều có thể bị bãi chức bất cứ lúc nào. Người cho rằng, nhân dân phải tích
cực tham gia vào công việc quản lý nhà nước, và thực hiện dân chủ qua việc
mở rộng quyền tham gia quản lý công việc nhà nước của rộng rãi quần
chúng nhân dân: "điều cần thiết không phải chỉ là cơ quan đại biểu theo kiểu
chế độ dân chủ, mà toàn bộ việc quản lý nhà nước từ dưới lên phải do bản
thân quần chúng tổ chức, quần chúng thực sự tham gia vào từng bước cuộc
sống và đóng vai trò tích cực trong việc quản lý" [122, tr.180].
Tuy nhiên, nội hàm của khái niệm "nhân dân" trong chế độ dân chủ tư
sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa hoàn toàn không giống nhau và về thực
74

chất, nhà nước tư sản vẫn là nhà nước của thiểu số giai cấp bóc lột. Nhân
dân là chủ thể quyền lực chỉ được biểu hiện qua hình thức phổ thông đầu
phiếu, qua quốc hội lập hiến hoặc nghị viện. Để bảo đảm trước hết lợi ích
của giai cấp mình, giai cấp tư sản bao giờ cũng thiết kế những nguyên tắc
bầu cử mà trong thực tế người dân lao động không bao giờ có cơ hội tham
gia công việc của nhà nước. Ví dụ ở Mỹ có quy định trong hiến pháp, những
người tham gia tranh cử phải là những người có khả năng tài chính nhất
định. Khi cầm lá phiếu đi bầu cử, người dân vốn đã không hẳn là người chủ
- nhưng họ vẫn được ủy quyền - và sau khi ủy quyền rồi, bỏ phiếu rồi thì
quyền của người dân không còn nữa. Điều quan trọng hơn là ở chỗ, hiến
pháp thì ghi nhận quyền lực thuộc về nhân dân, nhưng cơ sở kinh tế, nền
tảng cơ bản để thực hiện lời tuyên bố đó lại không có. Chế độ sở hữu tư
nhân tư bản chủ nghĩa vẫn được duy trì, giai cấp tư sản đặt quyền tự do sở
hữu tư liệu sản xuất, quyền tự do chuyển nhượng tài sản lên ngang với các
quyền tự do khác. Cùng với quá trình sản xuất giá trị thặng dư đã dẫn đến
sự tập trung tư bản ngày càng lớn vào giới chủ tư sản, đồng thời tách người
lao động ra khỏi tư liệu sản xuất. Một người dân trong xã hội tư bản muốn
có tiếng nói của mình thì họ phải có tiền, có tài sản; bằng không, cái gọi là
tự do, bình đẳng chỉ là hình thức và mang tính ước lệ mà thôi. Sự ghi nhận
quyền lực thuộc về nhân dân trong chế độ dân chủ tư sản chỉ đánh dấu sự
chuyển quyền lực từ tay một người sang tay một số người đông hơn trong
xã hội - là giai cấp tư sản, chứ không phải toàn thể nhân dân lao động. Đó
chính là sự khác nhau căn bản giữa chế độ dân chủ tư sản và dân chủ xã hội
Tải bản FULL (file word 162 trang): bit.ly/2Ywib4t
chủ nghĩa. Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
Thứ hai, cả dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa đều phải thực
hành dân chủ thông qua hình thức nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên, vai trò,
cơ cấu và mối quan hệ giữa quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ở hai
kiểu nhà nước khác nhau.
Bất kỳ nhà nước hiện đại nào cũng quản lý xã hội bằng pháp luật, điều
chỉnh công việc theo luật và xử lý các vụ vi phạm luật. Hệ thống các cơ quan
75

quyền lực nhà nước được phân định theo ba chức năng: lập pháp, hành pháp,
tư pháp, vừa có nhiệm vụ riêng biệt, vừa có quan hệ ràng buộc trên cơ sở
của luật pháp, nhà nước xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn đầu của hình thái
kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa cũng được thiết kế chặt chẽ như vậy.
Thắng lợi của cuộc cách mạng tư sản được đánh dấu bằng việc thiết lập
chính quyền nhà nước tư sản sau khi đã đánh đổ quyền lực của các vương triều
phong kiến. Chế độ cộng hòa tư sản đã thay thế chế độ quân chủ chuyên chế.
Nhà nước tư sản trở thành thiết chế quyền lực của giai cấp tư sản, bảo đảm cho
giai cấp này ở địa vị thống trị xã hội với sức mạnh thao túng xã hội cả về kinh
tế và chính trị. Chính trị theo ý nghĩa trực tiếp nhất của nó là quyền lực và bộ
máy quyền lực của giai cấp thống trị, được biểu hiện tập trung ở chính quyền
nhà nước, có vai trò chi phối các giai cấp, các lực lượng xã hội khác và điều
khiển xã hội, chế ước và điều chỉnh các quan hệ giai cấp, quan hệ xã hội khác.
Thành quả của cuộc cách mạng tư sản thông qua sức mạnh của bộ máy nhà
nước đã thành vật sở hữu của giai cấp tư sản.
Việc xác lập nhà nước pháp quyền tư sản với sự phân định rõ vị trí, chức
năng, nhiệm vụ của các tổ chức, các thiết chế của nó và thể chế hóa nó bằng
luật pháp là một bước tiến căn bản của xã hội tư sản so với một xã hội phong
kiến trong quản lý xã hội. Chế độ tam quyền phân lập: quyền lập pháp, quyền
hành pháp và quyền tư pháp dù bản chất của nó vẫn nhằm vào mục tiêu chung
là bảo vệ quyền lực và lợi ích của giai cấp tư sản và duy trì trật tự xã hội tư bản
chủ nghĩa nhưng nó cũng cho thấy những yếu tố dân chủ và tiến bộ, tính cách
tân và xu hướng hiện đại trong cơ chế chính trị của xã hội tư sản. Nó có thể hạn
chế và khắc phục đến một mức độ nhất định tình trạng tuyệt đối hóa và lạm
dụng quyền hành của một tổ chức hoặc nhóm và cá nhân dẫn tới sự rối loạn hệ
thống hoặc những thao túng ngoài giới hạn quyền lực cho phép và không giải
quyết nổi. Đây là một vấn đề lớn, không chỉ thuộc về trình độ kỹ thuật của
quản lý xã hội mà còn thuộc về lý luận của cơ chế quản lý của hệ thống chính
trị mà nhiều nước đang phải tìm tòi những giải pháp tối ưu trong quá trình cải
cách [112, tr.40].
76

Nhà nước tư sản đã rất nỗ lực đầu tư vào hoạt động lập pháp và công tác
xây dựng pháp luật. Quản lý xã hội, quản lý nhà nước dựa vững chắc vào pháp
luật, xem pháp luật là công cụ duy nhất để quản lý có hiệu quả và là một quy
luật phổ biến. Không có bất cứ một nền dân chủ nào tồn tại được nếu vắng
bóng một nền pháp luật tương ứng. Xã hội tư sản đã đạt tới trình độ khá hoàn
hảo trong việc xây dựng, sử dụng pháp luật trong mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội cũng như rất coi trọng giáo dục pháp luật cho công dân bằng mọi hình thức
và biện pháp, kể cả cưỡng chế và trừng phạt. Cùng với pháp luật, các quy chế,
kỷ luật xã hội được xây dựng chi tiết, cụ thể và được thực thi để kiểm soát hành
vi công dân trong mọi quan hệ, mọi tình huống. Dân chủ và pháp luật, nhà
nước và pháp luật - đó là những vấn đề mà ngày nay các nước xã hội chủ nghĩa
đang phải quan tâm giải quyết.
Nhà nước pháp quyền tư sản trong suốt lịch sử phát triển mấy trăm năm
đã rất chú trọng tới kỹ thuật quản lý hành chính và đào tạo đội ngũ nhân viên
nhà nước am hiểu nghề nghiệp, tinh thông nghiệp vụ, giáo dục cho số nhân
viên này - dù là giáo dục theo lập trường chính trị tư sản, ý thức sâu sắc về bổn
phận và nghĩa vụ.
Sự khác nhau căn bản giữa chế độ dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ
nghĩa về phương diện này lại nằm ở chỗ: dân chủ tư sản thực hành dân chủ
thông qua hình thức nhà nước pháp quyền tư sản, trong khi đó, dân chủ xã hội
chủ nghĩa thực hành dân chủ thông qua hình thức nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa.
Mặc dù nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền
tư sản đều phải thừa nhận phương thức tổ chức, xây dựng và vận hành bộ máy
nhà nước do pháp luật quy định. Nhưng bản chất và nội dung pháp luật về tổ
chức, xây dựng và vận hành bộ máy của hai nhà nước đó có nhiều điểm khác
nhau rất cơ bản. Đó là sự khác nhau trong các quy phạm của hiến pháp và pháp
luật về tổ chức, cơ cấu nhân sự và việc xây dựng, vận hành của bộ máy quyền
lực như: quốc hội và nghị viện; tổng thống và chủ tịch nước, thủ tướng chính
phủ, tòa án, tòa án hiến pháp, v.v.. Pháp luật trong nhà nước pháp quyền xã hội

6336465

You might also like