Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

CÁT BÁ LINH XIN PHÉP :

Chia sẻ vài lưu ý mọn còn nhiều sai sót,mong được mọi người góp
ý thêm !

1. Tĩnh thì gặp trị gặp xung : Như hào chủ sự là Tý không động, sau ứng vào ngày
Tý, ngày Ngọ. Ngoài ra phỏng thế.

2. Động thì gặp trị gặp hợp : Như hào chủ sự là Tý động thì sau ứng vào ngày Tý,
ngày Sửu.

3. Quá vượng thì gặp mộ gặp xung : Như hào chủ sự ở Ngọ, lại xem quẻ vào ngày
tháng Tỵ, Ngọ, Hỏa trong quẻ Tỵ Ngọ quá nhiều thì sau ứng vào ngày Hợi ngày Tý
có khi ứng vào ngày Tuất đó là ngày nhập mộ.

4. Suy tuyệt thì gặp sinh vượng : Như hào chủ sự là Kim, xem quẻ vào ngày tháng
Ngọ tức vô khí, hưu tù thì ứng vào ngày tháng Thổ hoặc mùa Thu, đắc thời vượng
lên.

5. Nhập tam mộ thì cần xung khởi : Ví như hào chủ tượng là Ngọ nhập mộ ở Tuất,
sau ứng vào ngày Thìn.

6. Gặp lục hợp cũng cần kích động : Ví như hào chủ sự hợ với Nhật Nguyệt hoặc
động mà hợp với hào khác, hoặc động hóa hợp, không cần biết hung cát đợi ngày
xung khởi Nhật Nguyệt thì ứng. Như hào chủ sự là Tý hợp với Sửu sau ứng vào
ngày Ngọ Mùi.

7. Bị Nguyệt phá thì mình được điền hợp : Như xem vào ngày tháng Tý, hào chủ sự
là Ngọ bị Nguyệt phá. Sau ứng vào ngày Mùi tức phá mà gặp hợp, lại cũng ứng vào
Ngọ tất là ngày điền lấp chẳng sợ bị phá nữa.

8. Tuần không rất thích được điền xung.

9. Đại tượng tốt mà chịu khắc nên đợi khắc Thần bị khắc : Giả như Dụng thần là
Thìn Thổ được Nhật Nguyệt sinh phò là đại tượng tốt, nếu bị Dần Mão khắc hại thì
sau gặp Thân Dậu xung khắc Dần Mão mới tốt.

10. Đại tượng hung mà chịu khắc thì sau ứng vào lúc khắc không phải lúc sinh :
Như Dụng thần ở Thìn Thổ bị Dần Mão khắc chế mà không được Nhật Nguyệt,
động hào sinh phò là đại tượng hung. Sau gặp Dần Mão thì hung.

11. Nguyên thần đến phò trợ cần xem Dụng thần suy hay vượng, Kỵ thần đến khắc
chế cần xem nguyên khí Dụng thần vượng hay suy .

12. Hóa Tấn thần thì ứng vào lúc trị lúc hợp : Như Thân động hóa Dậu là hóa Tấn
thần hoặc phúc hay họa thì ứng vào ngày tháng Thân cũng có lúc ứng vào ngày
tháng Dậu

13. Hóa thoái thần ứng vào Trị và Xung. Như Dậu động hóa Thân là hóa thoái, có
lúc ứng vào Thân có lúc ứng vào Dần.
14. Có khi ứng vào ngày độc phát, độc tĩnh.

15. Có khi ứng vào động, biến hào : Như hào lâm Tuất Thổ biến Dậu Kim thì sau
ứng vào ngày Tuất hoặc ngày Dậu.

16. Chớ xem là không nghiệm, cần phải phân rõ gần xa, xa thì ứng năm tháng, gần
thì ngày. Có lúc xem xa ứng gần, xem gần ứng xa. Xem tháng ứng năm, xem ngày
ứng giờ. Cần phải biết rõ như vậy để suy luận cho thông tuệ.

17. Nếu gặp quẻ chẳng rõ thì dùng độn toán xác đinh ̣ thật giả rồ i tin
́ h tiế p hoặc dùng
phép chiêm bố c lại, nếu quẻ không đích xác thì tái chiêm chớ có đoán bậy.

18. Thế lâm không, nguyên động thì đợi ngày Nguyên thần trị. Như tuần Giáp Thìn
xem cầu tài được quẻ Khốn biến Khảm thì ngày Hợi đắc tài.

19. Thế suy, nguyên tĩnh thì chờ nguyên khí phùng xung, như mùa Thu xem mưu sự
được quẻ Khốn sau ngày tháng Tỵ thì thành.

TÙY QUỈ NHẬP MỘ

Nên lưu tâm đến Thế và Dụng thần, Dụng thần và hào Thế có thể:

a. Nhập mộ tại ngày tháng. Tức coi vào các ngày tháng thuộc mộ, như coi tại ngày
hay tháng Thìn Tuất Sửu Mùi. Ví dụ: coi vào ngày Tuất mà Thế hay Dụng ở hào hỏa
(tị Ngọ).

b. Phá mộ. Tức Thế hay Dụng hào động hóa thành hào mộ (Thìn Tuất Sửu Mùi).
Trường hợp này thông thường cũng gọi là nhập mộ.

c. Nhập vào hào mộ động. Tức nhập vào hào mộ mà hào này lại động trong quẻ. ví
dụ: Thế Dụng động hóa tuất mà hào tuất trong quẻ bói lại động.

d. Tùy quỉ nhập mộ (tức ở hào quan quỉ mà nhập mộ). Ví dụ như thế dụng ở hào
quan động nhập mộ.

Quan trong nhất cầnphải xem vượng suy ra sao mới quyết đoán xấu hoặc tốt. thông
thường nếu thế dụng vượng tướng thì vô hại, chỉ bị cản trở trước mắt, còn suy tuyệt
mới tạo ảnh hưởng xấu mà thôi.

Nếu thế dụng nhập mộ mà vượng tướng nhiều lúc không chờ xung phá hào mộ này
đã có ảnh hưởng. Còn Kỵ Nguyên thần nhập mộ mà vượng tướng tất qua khỏi giai
đoạn đó tức có tác dụng ngay.

THẦN SÁT ( ghi lại lời sach, lưu ý có nhiều sách ghi khác nhau )

Sao Ý nghĩa
Chủ việc tốt, vui mừng. Nếu động lâm dụng thần thì có chuyện vui
Thanh Long
mừng,nếu khắc dụng,khắc thế thì trong vui có buồn.
Chu Tước Chủ cải vả. Nếu động vượng thì có lợi cho việc công.
Chủ lo âu điền thổ lao dịch. Nếu động sinh dụng thì tôt cho tình
Cầu trần
duyên.
Chủ chuyện quái dị, kinh sợ. Nếu động bị quan quỉ khắc thì nhiều
Phi xà
chuyện lo lắng không rỏ ràng, bị xung thì không tránh khỏi tai họa
Chủ tổn thương hiếu phục. Nếu động chủ hình phạt, bệnh tật. Trì
Bạch hổ
thế thì gia đình bất hòa.
Chuyện trộm cắp, mờ ám. Nếu động lâm quan quỉ thì phòng trộm
Huyền vũ cướp. Động gặp cừu thần, kị thần thì bị trộm cướp. Động sinh thế
thì tốt.

Tôi chế thành câu thơ ( câu thiệu) cho dễ nhớ như sau :

Vũ cát kín đáo mà chờ,

Hung thì trộm vu, ngấm ngầm hại nhau.

Hổ cát tốc hành công danh,

Hung thì gặp nạn dao kéo chẳng lành.

Xà cát như dây dãn rồi,

Hung thì rối loạn,mất đường mất phương.

Lân cát nhân quí rộng thổ,

Hung thì đoạn ruột quặng đau dài dài.

Tước cát văn thư quảng đại,

Hung thì khắc tiếng thị phi muôn nơi.

Long cát công thành danh đạt,

Hung thì loạn ruột gan tàn mật suy.

( nguyên tác : Cát Bá Linh )

PHI PHỤC:

Trong trường hợp dụng thần không hiện trong quẻ thì lấy Nhật hay Nguyệt làm dụng
thần. Nếu nhật hay nguyệt không phải là dụng thần thì phải chọn hào phi.

Phục thần hữu dụng có 6 cách:

1. Phục thần là nhật thần hay nguyệt kiến.


2. Phục thần vượng tướng.
3. Phục thần được phi thần sinh.
4. Phục thần được động hào sinh.
5. Phi thần bị Nhật, Nguyệt, động hào xung khắc.
6. Phi thần hưu, tù, không, phá, mộ, tuyệt.

Nếu phục thần chẳng thể xuất hiện thì không dùng được. Phục thần không thể xuất
hiện trong 5 trường hợp sau:

1. Phục thần hưu tù vô khí.


2. Phục thần bị Nhật, Nguyệt xung khắc.
3. Phục thần bị động hào vượng tướng khắc hại.
4. Phục thần Mộ Tuyệt tại Nhật Nguyệt hoặc Phi thần.
5. Phục thần hưu tù gặp tuần không, nguyệt phá.

Điều quan trọng là muốn sử dụng phục thần thì cần phục vượng tướng, mà vượng
tướng thì căn cứ vào Nhật Nguyệt và nguyên thần. Phục thần tùy trường hợp mà sử
dụng, thường đóng các vai trò Dụng thần hoặc nguyên thần, kỵ thần

CÁT BÁ LINH

You might also like