Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

CHƯƠNG 5: AIRPORT

1 CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ


a) Trung tâm của ngành hàng không
 HÀNG KHÔNG THUẬN TIỆN
Trên khắp thế giới, có hơn 41,788 CHK (bao gồm cả những sân bay dành cho quân
sự, hàng không chung và thương mại). 3,883 trong số đó là những CHK dùng cho
những chuyến bay thương mại theo lịch
Vai trò của các sân bay:
 Cung cấp việc làm trực tiếp
• Toàn thế giới có hơn 450,000 người làm việc cho các nhà khai thác CHK
• 5.5 triệu công việc có liên quan trực tiếp đến CHK
 Công việc gián tiếp
• CHK cũng gián tiếp tạo ra nhu cầu việc làm liên quan đến phát triển cơ sở
hạ tầng của chuỗi cung ứng
+ Du lịch
+ Giao thông đường bộ
+ Nhiên liệu
+ Logistics
• Kết nối trực tiếp đến kinh tế vùng và thị trường quốc tế
b) Tiêu chuẩn hóa quốc tế
 HỘI ĐỒNG CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TÊ
- ACI ACI là tiếng nói của các sân bay trên thế giới, gồm 623 thành viên, những
nhà khai thác nhiều hơn 1,940 CHK của 176 quốc gia.
- Annex 14: Sân bay
•ICAO lần đầu tiên thông qua các tiêu chuẩn khuyến cáo và thực hành cho Sân
bay năm 1951, sau đó phát triển thành Annex 14, gồm 2 phần:
+ Thiết kế và khai thác sân bay
+ Sân bay trực thăng
 Chứng chỉ
•Sân bay dùng cho những chuyến bay quốc tế phải được cấp phép (AC) bởi Nhà
chức trách hàng không mỗi nước
 Tài liệu khai thác sân bay (Aeodrome Manual)
• Để có được AC, các ứng viên phải nộp tài liệu hướng dẫn khai thác cho nhà chức
trách hàng không
 Xác định vị trí
- Ngành hàng không dùng các mã chữ cái để định danh các CHK Những mã định
danh này được dùng trong Kế hoạch bay, website bán vé, và được in trên thẻ hành
lý Có 2 hệ thống ký hiệu nhận dạng các CHK:
+ Mã ICAO được ưu tiên dùng làm tiêu chuẩn quốc tế, trong các kế hoạch
chuyến bay và các nhà cung cấp dịch vụ sân đưuòng hàng không trên khắp
thế giới
+ Mã IATA được dùng cho các hãng hàng không và dúng cho đặt chỗ, xếp
lịch và tag hành lý trong nội bộ các CHK
- Có 3 cách để đo lường hoạt động tại CHK
+ Lượng hành khách: Mỗi người đếm 1 lần, bao gồm cả lượt đến, đi và tạm dừng
(nối với chuyến khác)
+ Lượt di chuyển: Số lượt cất cánh, hạ cánh
+ Lượng hàng hóa: Hàng hóa xếp và dỡ theo tấn
 Thời gian
- Hoạt động khai thác hàng không quốc tế sử dụng thời gian UTC, thời gian
tiêu chuẩn ở Greenwhich, Anh.
- Khắp thế giới, giờ địa phương được thể hiện dựa theo giờ UTC (Ex: UTC
-5)
 Vị trí trên bề mặt trái đất
- CHK thường đòi hỏi tiêu chuẩn các vị trí
- Vị trí ngang của một CHK (vị trí của nó trên bề mặt trái đất) được biểu thị
bằng độ kinh tuyến và vĩ tuyến dựa theo vị trí tương đối với kinh tuyến gốc
và xích đạo.
 Cao độ của sân bay (Airport Elevation)
•Độ cao bề mặt của trái đất khác nhau, thấp nhất là ở đại dương và cao nhất là trên
đỉnh núi
•Mỗi CHK ở một vị trí nhất định sẽ có một độ cao so với mực nước biển trung
bình (MSL)

2 HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHU BAY VÀ KHU CÔNG CỘNG


 Phân loại CHK
“If you have seen one airport – you have seen one airport”
Nghĩa là, có sự khác biệt rất lớn giữa các CHK, do đó, không thể khái quát một
cách rộng rãi về các hoạt động khai thác của chúng.
 Khu công cộng
+ Mở cửa cho cộng đồng
+ Là khu vực không hạn chế, mở cửa cho công chúng
+ Khu công cộng bao gồm:
• Đường nối vào CHK
• Bãi đậu xe
• Khu vực làm thủ tục của CHK
 Khu bay
+ Phần cần được bảo vệ của CHK
+ Bắt đầu từ điểm kiểm tra an ninh bên trong nhà ga và kết thúc ở phần hàng
rào CHK
+ Khu bay bao gồm:
• Phần hạn chế bên trong nhà ga
• Sân đỗ nơi tàu bay đậu đỗ, xếp dỡ tải
• Bề mặt đường băng và đường lăn
+ Khi một hành khách đến đi qua cửa hải quan, xuất nhập cảnh, họ rời khỏi
khu vực cách ly của CHK và chuyển qua khu công cộng
 Khai thác nhà ga
• Nhà ga được thiết kế giúp cho hành khách và những người đưa đón
trải qua thời gian dài chờ đợi
• Khai thác nhà ga Nhà ga được thiết kế giúp cho hành khách và những
người đưa đón trải qua thời gian dài chờ đợi
• Các khu vực chuyển tiếp phải dễ tiếp cận, cho phép đậu dừng xe ngắn
hạn, dài hạn, bảng hiệu rõ ràng, dễ tìm đường di chuyển trong nhà ga và
giữa các nhà ga với nhau
• Nhà ga bao gồm dịch vụ ăn uống, nhà vệ sinh, khu vực mua sắm, xe
đẩy hành lý, và nhiều trang thiết bị khác Dịch vụ khách hàng là điều quan
trọng.
 Khu vực công cộng là phần không hạn chế của CHK bao gồm: Đường kết
nối vào CK, khu vực đỗ xe, khu vực bên trong nhà ga tính đến khu vực kiểm tra an
ninh. Điều quan trọng là làm sao hành khách chuyển tiếp từ vận chuyển mặt đất lên
vận chuyển hàng không và sự di chuyển của họ bên trong nhà ga.
 Khu bay là khu vực hạn chế của CHK. Bắt đầu từ khi hành khách di chuyển
qua khu vực kiểm tra an ninh bên trong nhà ga.
 Khu bay bao gồm lối đi bộ, các cửa hàng bán lẻ, cỏng ra tàu bay nơi hành
khách chờ để lên máy bay.
 Bảng chỉ dẫn rõ ràng, khoảng cách di chuyển tối thiểu, ghế chờ thoải mái và
nhà vệ sinh là những tiêu chí quan trọng
 Khu bay kéo dài ra khỏi phạm vi nhà ga, qua sân đỗ, khu vực đường lăn
đường băng…
 Khu bay bào gồm đài kiểm soát không lưu, vận hành bởi Nhà cung cấp dịch
vụ dẫn đường hàng không (ANSP)
 Khu bay bao gồm cả các tòa nhà khác của CHK như Hangar, và các phần
mở rộng ra đến hàng rào bao quanh khu bay của CHK.

a) DỊCH VỤ MẶT ĐẤT


 Thời gian quay đầu
+ “Turn around” là giai đoạn tàu bay đến, chất dỡ tải, được cung cấp dịch
vụ và sau đó rời cổng để lăn và ra đường bang
 Dịch vụ mặt đất
+ Trong suốt quá trình Turn around, rất nhiều loại dịch vụ được cung cấp
cho tàu bay
• Chất dỡ tải hành lý
• Tiếp nhiên liệu
• Dọn nhà vệ sinh tàu bay
• Dịch vụ bếp
• Vệ sinh tàu bay
+ Dịch vụ mặt đất có thể được cung cấp bởi CHK, HHK hoặc hợp đồng với
một công ty độc lập
b) ĐƯỜNG LĂN VÀ ĐƯỜNG BĂNG
 Đường lăn và Đường băng
+ “Maneurvering area” bao gồm đường băng – dùng cho hoạt động cất
hạ cánh, và dường lăn – dùng cho việc di chuyển của tàu bay trên mặt
đất.
+ Để đảm bảo chuẩn hóa quốc tế, Annex 14 mô tả chi tiết từng loại bề
mặt này.
 ĐIỂM KHÁC NHAU:
- Đường lăn
+ Mục đích: Là tập hợp các đường nối, được dùng với tàu bay và các loại
phương tiện di chuyển qua lại trên bề mặt sân bay
+ Markings: Tâm đường lăn được sơn màu vàng
+ Đèn: Màu xanh blue có thể bao gồm lề, touchdown, tim đường lăn, vạch
dừng, và đèn báo vật cản.
+ Điều khiển: Ground controller (trên đài kiểm soát)
+ Tên:
 Đường lăn được đặt tên theo chữ cái từ A-Z. Nếu sân bay lớn và
nhiều hơn số lượng chữ cái thì dùng 2 chữ cái (AA, AB,…)
 Phi công, kiểm soát viên không lưu và nhân viên sân bay sử dụng
Phonetic alphabet để mô tả đường lăn: Đường lăn Bravo, Đường lăn
Alpha,
+ Hướng: Để giảm thiểu đốt cháy nhiên liệu trong quá trình lăn, các đưuòng
lăn đưuọc tiết kế thẳng hướng nhất có thể giữa đường băng và nhà ga.
- Đường bang
+ Mục đích: Bề mặt dùng cho việc cất hạ cánh của tàu bay
+ Markings:
• Các vạch/đường sơn trên đường băng màu trắng
• Các dấu hiệu đòi hỏi khác nhau tùy thuộc vào việc dường bay đó có dùng
phương thức hạ cánh bằng thiết bị hay hạ cánh bằng mắt.
• Các dấu hiệu thường bao gồm ngưỡng, tên đường băng (số), đường tâm,
dải biên, điểm đỗ chuẩn để giúp phi công trong quá trình hạ cánh
+ Đèn: Màu trắng, có thể bao gồm lề, touchdown, đường tâm và đèn cuối
đường băng
+ Điều khiển: Tower controller chịu trách nhiệm cho cất cánh và hạ cánh trên
đường băng
+ Tên:
• Đường băng được đặt tên dựa trên hướng của nó với hướng bắc từ. (Bắc
360, Đông 090, Nam 180 và Tây 270)
• Đường băng hướng Đông Tây được gọi là đường băng 09/27.
• Tàu bay đối diện hướng đông sẽ cất cánh ở đường băng 09. Nếu gió thổi
theo hướng ngược lại, tàu bay phải cất cánh theo hướng ngược lại (hướng
mặt về phía Tây) và được gọi là cất cánh ở đường băng 27.
+ Hướng:
• Tàu bay cất cánh ngược với hướng gió, vì vậy, các đường băng được đặt
theo hướng ngược chiều gió nhiều nhất, theo địa chất và các chướng ngại,
khả năng có sương mù, và loại tàu bay hoạt động tại sân.
• Nhiều đường băng ở CHK có thể có cấu hình khác nhau: đường băng
song song (thêm L hoặc R vào tên đường băng); đường băng cắt nhau
theo dạng chữ X, hoặc chữ V.
 Điểm giống nhau:
+ Bảng hiệu:
• Số hoặc chữ màu vàng (ví dụ: A hoặc 09) trên nền đen để chỉ vị trí (VD:
tàu đang ở trên đường lăn hoặc đường băng nào)
• Chữ hoặc số màu đen trên nền vàng cung cấp thông tin chỉ hướng cho
không lưu. Những ký hiệu này sẽ thể hiện tên của đường lăn hoặc đường
băng và mũi tên chỉ hướng (VD: B và mũi tên chỉ vị trí của đường lăn
Bravo)
+ Hold short information:
• Các dấu hiệu được sơn trên mặt đất nơi kết thúc đường lăn để tới đường
băng, theo đó, tàu bay và các phương tiên nội bộ sân bay tránh vô tình
băng ngang qua đường băng đang hoạt động nếu như không có sự cho
phép của kiểm soát viên không lưu.
• Ký hiệu đỏ với số màu trắng (VD: 09/27) thể hiện đầu đường băng, khi
đó, tàu bay và các phương tiện phải hold short (chờ cho đến khi có huấn
lệnh)
+ Intersection: Tên của nơi đường băng và đường lăn giao cắt. Ví dụ: B 09/27
intersection là ở nơi mà đường lăn Bravo giao cắt với đường băng 09/27, và đòi hỏi
phải có bảng chỉ dẫn rõ ràng. Tên gọi của các điểm giao giúp phi công và lái xe các
phương tiện giao thông nội bộ thông báo vị trí của họ với ground controller và
những người khác.
 FOD - FOREIGN OBJECT DEBRIS
Khu vực đường lăn và đường băng phải được kiểm tra thường xuyên để phát hiện
vật thể lạ có thể mang đến những rủi ro an toàn cho tàu bay khi chúng cất hạ cánh
 CÁC CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ VÀ HÀNG RÀO
- Các công trình phụ trợ
• Kho và các tòa nhà bảo dưỡng cho các thiết bị tàu bay
• Hangars cho tàu bay đậu, đỗ
• Tháp không lưu
• Các thiết bị cung cấp nhiên liệu.
- Hàng rào
• Toàn bộ khu bay phải có hàng rào bao quanh
• Cần tiến hành công tác an ninh thường xuyên để hạn chế các hành vi
xâm nhập bất hợp pháp và động vật hoang dã
• Cửa kiểm soát nhằm kiểm soát các phương tiện giao thông ra vào CHK.
 AIRPORT MANAGEMENT TEAM
• Hội đồng quản trị đề ra chiến lược
• Vai trò lãnh đạo quan trọng ở CHK
• Chịu trách nhiệm cho công tác vận hành hàng ngày và quản lý CHK
• Quản lý tài sản
• Quản lý chặng bay của các HHK và hỗ trợ quản lý điều hành (tài chính,
pháp lý, nhân lực, marketing,…)
• Duy trì và bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng, bảng hiệu, các dấu hiệu trên bề
mặt, hàng rào, dọn cỏ, dọn tuyết.
• Có thể cung cấp dịch vụ mặt đất
 Có thể xem CHK là một cộng đồng. Một số nhân viên làm cho CHK, số
khác làm cho các công ty cung cấp sản phẩm và dịch vụ tại CHK
- Hãng hàng không:
• Quản lý bán vé, check-in, ký gửi hành lý, phục vụ hàng khách lên tàu
bay, hỗ trợ xe lăn, dịch vụ khách hàng
• Bảo dưỡng tàu bay
- Nhà cung cấp dịch vụ không lưu:
• Quản lý và cung cấp dịch vụ quản lý không luuem thường là trong tháp
không lưu ở khu bay của CHK
- Nhượng quyền:
• Nhiều loại dịch vụ cho hành khách được nhượng quyền ở CHK như:
nhà hàng, cửa hàng bán lẻ,…
- Dịch vụ mặt đất:
• Công ty cung cấp dịch vụ suất ăn, dọn vệ sinh tàu bay, cung cấp nhiên
liệu và line maintenance
- Cơ quan nhà nước:
• Hải quan và Xuất nhập cảnh: Kiểm soát người và vật ra vào quốc gia (thu
thuế phí và đảm bảo sự nhập cư hợp pháp thông qua xem xét các giấy tờ vận
chuyển)
• An ninh: soi chiếu hành khách và hành lý trước khi lên tàu, đảm bảo an
ninh trong nhà ga
• Cơ quan khác: cảnh sát, y tế, nhà chức trách hàng không, quân đội,…
3. KINH TẾ CẢNG HÀNG KHÔNG
 CHK làm ra tiền bằng cách nào?
• Các CHK trong quá khứ được khai thác bởi cơ quan nhà nước.
• Khi áp cơ sở hạ tầng gia tăng làm tăng gánh nặng tài chính lên ngân sách
công, nhiều CHK chuyển qua mô hình hoạt động thương mại
• Ngày nay, các CHK được khai thác bởi nhiều mô hình khác nhau: sở hữu và
vận hành bởi nhà nước, tư nhân hóa, CHK hoạt động không vì lợi nhuận.
 NGUỒN DOANH THU CỦA CHK
• Thu từ các HHK
• Phụ thuộc vào điều tiết kinh tế ở một số nơi phí hàng không bị kiểm soát để nó
không quá cao
• HHK gây sức ép lên CHK điều chỉnh phí
+ Phí hạ cánh dựa trên trọng lượng cất cánh tối đa của tàu bay, HHK trả
cho CHK để sử dụng đường băng
+ Phí nhà ga: Tính theo sức chứa của tàu bay, HHK trả cho CHK để sử
dụng các trang thiết bị cửa nhà ga
+ Các phí khác: phí sử dụng ống lồng, tie-down fee, phí tiếng ồn, phí an
ninh, phí phục vụ mặt đất nếu có
 DOANH THU PHI HÀNG KHÔNG
• Thu từ các dịch vụ không liên quan trực tiếp đến khai thác của HHK
• Không bị ảnh hưởng bởi điều tiết kinh tế
+ DT nhượng quyền bán lẻ (28%)
+ DT đỗ xe (22%)
+ DT cho thuê tài sản, bất động sản (văn phòng, đất nông nghiệp, sân golf,…)
(15%)
+ Các nguồn khác (35%)
Công tác quản lý CHK phải đảm bảo những giải pháp sáng tạo để gia tăng
doanh thu phi hàng không và giữ cho phí đối với HHK ở mức thấp
Doanh thu của CHK – 2014 – Cả thế giới US$ 142.5 tỉ
• Doanh thu hàng không 55.5%
• Doanh thu phi hàng không 40.4%
• Doanh thu không đến từ hoạt động khai thác 4.1%
 Chi phí khai thác
•Tất cả những chi phí liên quan đến vận hành một CHK
• Chiếm phần lớn nhất là chi phí nhân viên (34%)
 Chi phí vốn
• Chi phí nợ vay liên quan đến các dự án lớn (ví dụ: mua đất, xây nhà ga mới)
 TỈ SUẤT LỢI NHUẬN RÒNG
Với mỗi hành khách thông qua CHK năm 2014, doanh thu và chi phí phân bổ ra
như sau:
• Tỷ suất lợi nhuận 16%
• Doanh thu hàng không US$ 11.78
• Doanh thu phi hàng không US$ 8.58
• Chi phí US$ 16.82
 Dịch vụ khách hang
•Tất cả những công ty ở CHK liên kết để tạo thành chuỗi cung cấp dịch vụ.
•Các công ty phục vụ khách hàng trực tiếp (nhà hàng) hoặc gián tiếp (thông
qua phục vụ mặt đất).
•Sự nổi tiếng của một CHK có thể bị ảnh hưởng nếu như hành khách có trải
ngiệm tiêu cực.\
 Mở rộng hay chấp nhận giới hạn khả năng đáp ứng hiện tại?
•Tăng trưởng dự kiến khiến các nhà quản lý cảng phải nhìn nhận đầu tư
cho cơ sở hạ tầng tương lai hoặc là chấp nhận rủi ro khi khả năng đáp ứng
đạt đến giới hạn.
•Nhưng, điều gì xảy ra nếu con số tăng trưởng dự kiến là sai lầm?

You might also like