GDCD 8 - ĐÁP ÁN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HKI - HS

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

HỆ THỐNG CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP CUỐI HKI GDCD 8

BÀI 2: LIÊM KHIẾT

Câu 1. “… là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch,
không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ”.
Trong dấu “…” đó là

A. Liêm khiết

B. Công bằng

C. Lẽ phải

D. Khiêm tốn

[<br>]

Câu 2. Sống liêm khiết có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?

A. Làm cho mọi người ganh ghét.

B. Nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người.

C. Làm cho mọi người đố kị.

D. Làm cho mọi người xa lánh.

[<br>]

Câu 3. Hành vi nào dưới đây thể hiện đức tính liêm khiết?

A. Làm giàu bằng chính tài năng và sức lực của mình.

B. Lấy tài sản của tập thể làm tài sản riêng.

C. Sẵn sàng dùng tiền bạc để hối lộ.

D. Lấy tiền từ thiện làm quỹ riêng.

[<br>]

Câu 4. Theo em, hành vi nào dưới đây là đúng khi nói về liêm khiết?

A. Chỉ làm việc gì khi thấy có lợi cho bản thân.


B. Sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn.

C. Làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích.

D. Sẵn sàng dùng tiền bạc để hối lộ cấp trên.

[<br>]

Câu 5. Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” nói về đức tính nào?

A. Đức tính liêm khiết.

B. Đức tính tự lập.

C. Đức tính cần cù.

D. Đức tính khiêm tốn.

[<br>]

Câu 6. Câu thành ngữ: “Giấy rách phải giữ lấy lề” nói về đức tính nào?

A. Liêm khiết.

B. Tôn trọng người khác.

C. Tiết kiệm.

D. Cần cù.

[<br>]

Câu 7. Lời Bác Hồ dạy: "Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư" đề cập tới đức tính
nào dưới đây?

A. Liêm khiết.

B. Kỉ luật.

C. Tôn trọng người khác.

D. Tự lập.

[<br>]
Câu 8. Trên đường đi học, P nhặt được chiếc ví trong đó có các giấy tờ tùy thân và 5
triệu đồng, P đã mang chiếc ví đó đến đồn công an để trả lại người đã mất. Việc làm
đó của P thể hiện điều gì?

A. P là người tiết kiệm.

B. P là người vô cảm.

C. P là người giả tạo.

D. P là người liêm khiết, tốt bụng.

[<br>]

Câu 9. A ăn trộm tiền đóng học của B và bị E phát hiện, biết E đã phát hiện, A bèn
nói: Tớ sẽ cho cậu 1 nửa số tiền tớ lấy được nhưng cậu phải giữ bí mật. Trong tình
huống này nếu em là E sẽ làm gì?

A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để tìm cách giải quyết.

B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

C. Lấy số tiền mà A cho và im lặng.

D. Đe dọa A bắt A phải đưa hết tiền cho mình.

[<br>]

Câu 10. Để đạt được danh hiệu học sinh giỏi toàn diện. Gia đình E đã đến nhà cô
giáo V nhờ cô nâng điểm môn Văn và biếu cô phong bì 2 triệu đồng. Cô V nhất
quyết từ chối gia đình em E, trả lại số tiền trên và đề nghị gia đình không nên làm
như vậy. Cô V là người như thế nào?

A. Cô V là người trung thực.

B. Cô V là người thẳng thắn.

C. Cô V là người liêm khiết.

D. Cô V là người ham tiền của.

[<br>]

BÀI 3: TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC


Câu 1. Sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người
khác được gọi là?

A. Liêm khiết.

B. Công bằng.

C. Lẽ phải.

D. Tôn trọng người khác.

[<br>]

Câu 2. Tôn trọng người khác thể hiện

A. lối sống có văn hóa.

B. lối sống tiết kiệm.

C. lối sống thực dụng.

D. lối sống vô cảm.

[<br>]

Câu 3. Tôn trọng người khác được thể hiện thông qua

A. cử chỉ, hành động, lời nói.

B. cử chỉ và lời nói.

C. cử chỉ và hành động.

D. lời nói và hành động.

[<br>]

Câu 4. Tôn trọng mọi người có ý nghĩa như thế nào?

A. Giúp cho con người cảm thấy thanh thản.

B. Làm cho người khác đố kị, ganh ghét.

C. Làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.

D. Cơ sở để quan hệ xã hội trở lên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn.
[<br>]

Câu 5. Cần phải tôn trọng mọi người ở

A. trường học.

B. mọi nơi, mọi lúc.

C. gia đình.

D. chỗ đông người

[<br>]

Câu 6. Biểu hiện tôn trọng người khác là?

A. Lắng nghe ý kiến của người khác khi họ phát biểu.

B. Đùa giỡn trong bệnh viện.

C. Trêu chọc người khuyết tật.

D. Đỗ lỗi cho người khác.

[<br>]

Câu 7. Tôn trọng người khác cũng chính là

A. không tôn trọng bản thân mình.

B. tôn trọng chính mình.

C. kính trọng người khác.

D. nhường nhịn người khác.

[<br>]

Câu 8. Để được mọi người xung quanh tôn trọng trước hết chúng ta phải?

A. Học thật giỏi.

B. Thật giàu có.

C. Tôn trọng người khác.

D. Trở nên nổi tiếng.


[<br>]

Câu 9. Hút thuốc lá và hà hơi vào mặt người khác, đặc biệt là phụ nữ có thai thể
hiện hành vi?

A. Quan tâm người khác.

B. Tôn trọng người khác.

C. Không tôn trọng người khác.

D. Xỉ nhục người khác.

[<br>]

Câu 10. Câu tục ngữ: “Nhất tự vi sư bán tự vi sư” nói đến điều gì?

A. Lòng tôn trọng đối với thầy giáo.

B. Lòng trung thành đối với thầy giáo.

C. Lòng tự trọng đối với thầy giáo.

D. Lòng vị tha đối với thầy giáo.

[<br>]

Câu 11. Em không đồng tình với phương án nào sau đây?

A. Tôn trọng người khác cũng là biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.

B. Chỉ nên dành sự tôn trọng cho ai tôn trọng mình.

C. Tôn trọng người khác là cách ứng xử cần thiết đối với mọi người ở mọi lúc mọi nơi.

D. Tôn trọng người khác là một phẩm chất đáng quý.

[<br>]

Câu 12. Biểu hiện nào thể hiện việc tôn trọng người khác

A. Đi nhẹ, nói khẽ trong bệnh viện.

B. Đùa giỡn trong bệnh viện.

C. Không lắng nghe ý kiến của các bạn trong lớp.


D. Đỗ lỗi cho người khác.

[<br>]

Câu 13. Vào lúc 12h đêm nhà hàng xóm vẫn bật nhạc hát karaoke. Trong tình
huống này em sẽ làm gì?

A. Mặc kệ.

B. Sang đánh nhà hàng xóm.

C. Sang chửi nhà hàng xóm.

D. Sang nhà hàng xóm khuyên họ tắt máy vì đêm đã khuya nên để mọi người ngủ.

[<br>]

Câu 14. Bạn M và L có mâu thuẫn với nhau. M muốn làm L xấu mặt nên đã đăng
lên facebook nói xấu L. Nếu là bạn cùng lớp của M và L em sẽ làm gì trong trường
hợp này?

A. Giúp M nói xấu L.

B. Khuyên hai bạn giải quyết mâu thuẫn.

C. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

D. Báo công an giải quyết.

[<br>]

Câu 15. Hành vi: “Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên
tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá
nhân…” là hành vi thể hiện điều gì?

A. Không tôn trọng người khác.

B. Nguy hiểm cho xã hội.

C. Liêm khiết.

D. Quan tâm mọi người.

[<br>]

BÀI 4: GIỮ CHỮ TÍN


Câu 1. “… là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và
biết tin tưởng nhau”. Trong dấu “…” đó là

A. Giữ chữ tín.

B. Liêm khiết.

C. Lẽ phải.

D. Công bằng.

[<br>]

Câu 2. Giữ chữ tín là

A. không có trách nhiệm.

B. không trọng lời hứa.

C. biết trọng lời hứa.

D. không tin tưởng nhau.

[<br>]

Câu 3. Người biết giữ chữ tín sẽ nhận được

A. sự tin cậy.

B. sự tín nhiệm.

C. sự tin cậy, tín nhiệm.

D. sự tin cậy, ỷ lại.

[<br>]

Câu 4. Người biết giữ chữ tín sẽ

A. được mọi người tin tưởng.

B. bị lợi dụng.

C. bị xem thường.

D. không được tin tưởng.


[<br>]

Câu 5. Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện việc giữ chữ tín?

A. Hứa suông.

B. Làm tốt chức trách, nhiệm vụ.

C. Giữ đúng lời hứa.

D. Luôn đúng hẹn

[<br>]

Câu 6. Hành vi nào không giữ chữ tín?

A. Luôn đến hẹn đúng giờ.

B. Luôn thất hứa với mọi người.

C. Luôn hoàn thành nhiệm vụ đúng hẹn.

D. Luôn giữ đúng lời hứa với mọi người.

[<br>]

Câu 7. Câu ca dao: “Nói chín thì phải làn nười/Nói mười làm chín kẻ cười người
chê” nói đến điều gì?

A. Giữ chữ tín.

B. Tự chủ.

C. Trung thành.

D. Trung thực.

[<br>]

Câu 8. Câu tục ngữ: “Nói lời phải giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay”
nói đến điều gì?

A. Lòng chung thủy.

B. Lòng trung thành.


C. Lòng vị tha.

D. Giữ chữ tín.

[<br>]

Câu 9. Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì mỗi người cần phải
làm gì?

A. Làm tốt chức trách, nhiệm vụ.

B. Hứa suông.

C. Hay trễ hẹn trong mối quan hệ của mình với mọi người xung quanh.

D. Chỉ nói nhưng không làm.

[<br>]

Câu 10. Theo em, học sinh muốn giữ chữ tín cần phải:

A. Phân biệt được đâu là hành vi giữa chữ tín và đâu là hành vi không giữ chữ tín.

B. Học tập và noi gương những người nổi tiếng.

C. Làm việc tùy hứng.

D. Hứa nhưng không làm.

[<br>]

Câu 11. Bà P mở cửa hàng bán rau sạch với quan niệm rằng mặc dù lãi ít nhưng
bảo vệ sức khỏe mọi người. Nhiều lần bà C ngỏ lời bảo bà P nhập thêm rau Trung
Quốc cho rẻ để thu lợi nhuận cao nhưng bà nhất quyết không đồng ý. Việc làm đó
của bà P thể hiện điều gì?

A. Bà P là người khiêm tốn.

B. Bà P là người thật thà.

C. Bà P là người giữ chữ tín.

D. Bà P là người giả tạo.

[<br>]
Câu 12. Nhiều lần H vi phạm lỗi nói chuyện trong giờ học, H cũng đã nhiều lần hứa
trước cô giáo và cả lớp sẽ không tái phạm nữa nhưng trên thực tế giờ học nào H
cũng nói chuyện và bị ghi vào sổ đầu bài. Việc làm đó của H thể hiện điều gì?

A. H là người không giữ chữ tín.

B. H là người giữ chữ tín.

C. H là người không tôn trọng người khác.

D. H là người tôn trọng người khác.

[<br>]

BÀI 6: XÂY DỰNG TÌNH BẠN TRONG SÁNG, LÀNH MẠNH

Câu 1: Tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình,
sở thích, lí tưởng được gọi là?

A. Tình bạn.

B. Tình yêu.

C. Tình đồng chí.

D. Tình mẫu tử.

[<br>]

Câu 2. Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về tình bạn?

A. Bán tự vi sư, nhất tự vi sư.

B. Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở.

C. Không thầy đố mày làm nên.

D. Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.

[<br>]

Câu 3: Tình bạn trong sáng, lành mạnh có ý nghĩa như thế nào?

A. Giúp con người cảm thấy ấm áp, tự tin, yêu đời và hoàn thiện mình hơn.

B. Giúp cho mọi người gần nhau hơn.


C. Giúp cho mọi người tôn trọng nhau hơn.

D. Giúp cho mọi người vui vẻ hơn.

[<br>]

Câu 4: Tình bạn trong sáng, lành mạnh có ở giới tính nào?

A. Chỉ có ở giới tính nam.

B. Chỉ có ở giới tính nữ.

C. Chỉ có ở giới tính thứ ba.

D. Có thể có ở những người cùng giới hoặc khác giới.

[<br>]

Câu 5. Biểu hiện nào sau đây không thể hiện tình bạn trong sáng, lành mạnh?

A. Bình đẳng.

B. Chân thành.

C. Tôn trọng lẫn nhau.

D. Vụ lợi.

[<br>]

Câu 6. Em không tán thành với ý kiến nào sau đây về tình bạn?

A. Tình bạn trong sáng, lành mạnh không thể có từ một phía.

B. Bạn bè phải biết bảo vệ nhau trong mọi trường hợp.

C. Biết chỉ ra khuyết điểm của bạn.

D. Có thể có tình bạn trong sáng, lành mạnh giữa hai người khác giới.

[<br>]

Câu 7: Biểu hiện nào không phải là tình bạn trong sáng, lành mạnh?

A. Đến thăm bạn khi bạn bị ốm.

B. Luôn nhờ bạn giúp đỡ mình.


C. Cõng bạn đến lớp khi bạn bị gãy chân.

D. Hướng dẫn bạn làm những bài tập khó.

[<br>]

Câu 8: Biểu hiện của tình bạn trong sáng, lành mạnh là?

A. Bóc mẽ những hạn chế của bạn.

B. Bỏ rơi bạn khi gặp khó khăn.

C. Đến thăm bạn khi bạn bị ốm.

D. Hay đỗ lỗi cho bạn bè.

[<br>]

Câu 9: Để xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh cần có

A. thiện chí.

B. cố gắng từ hai phía.

C. thiện chí và cố gắng từ cả hai phía.

D. chân thành.

[<br>]

Câu 10. Hành vi nào thể hiện tình bạn trong sáng, lành mạnh?

A. Rủ bạn nghỉ học chơi game.

B. Giúp bạn nói dối cô giáo để nghỉ học.

C. Hướng dẫn bạn làm bài tập khó.

D. Bao che khuyết điểm của bạn.

[<br>]

Câu 11: Em tán thành với ý kiến nào sau đây về tình bạn trong sáng, lành mạnh?

A. Tình bạn đẹp chỉ có trong sách vở.

B. Bạn bè phải biết bao che cho nhau.


C. Che giấu khuyết điểm cho bạn.

D. Bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.

[<br>]

Câu 12: Tình bạn có ở đâu

A. Giữa trẻ con với nhau.

B. Trong thiếu niên, thanh niên.

C. Giữa những người già với nhau.

D. Ở tất cả mọi người, tất cả lứa tuổi.

[<br>]

Câu 13: Để xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh cần có thiện chí và cố gắng từ

A. phía người có địa vị thấp hơn.

B. cả hai phía.

C. phía người có địa vị cao hơn.

D. chỉ cần từ một phía.

[<br>]

Câu 14: Hành vi thể hiện tình bạn trong sáng, lành mạnh là?

A. Chi chỉ chơi với các bạn nhà giàu như nhà của mình.

B. Yến luôn tôn trọng và đối xử bình đẳng với các bạn.

C. Bình hay cùng nhóm bạn của mình tụ tập chê bai, nói xấu nhóm bạn khác.

D. Hoàng chỉ thích chơi với bạn nào học giỏi có thể giúp đỡ mình trong học tập.

[<br>]

Câu 15: Câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” khuyên chúng ta điều
gì?

A. Không chơi với bất kỳ ai.


B. Chỉ nên chơi với người giàu.

C. Chỉ nên chơi với người quen biết.

D. Lựa chọn người bạn tốt để mình học tập được nhiều điều tốt.

[<br>]

Câu 16: D là bạn thân của E, trong giờ kiểm tra 15 phút E không học bài cũ nên lén
cô giáo giở sách ra chép. Nếu là D em sẽ làm gì?

A. Khuyên bạn không được làm như vậy vì vi phạm kỉ luật.

B. Nhờ bạn D cho xem tài liệu cùng.

C. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

D. Nói với các bạn trong lớp để E bị chế giễu.

[<br>]

Câu 17: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây không nói về chủ đề tình bạn?

A. Ăn chọn nơi, chơi chọn bạn.

B. Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở.

C. Không thầy đố mày làm nên.

D. Ăn cùng mâm, nằm cùng chiếu.

[<br>]

Câu 18. K và H chơi thân với nhau, một lần H phát hiện K bị một nhóm bạn khác
lôi kéo, rủ rê tham gia sử dụng ma túy. Trong trường hợp này nếu em là H em sẽ
làm gì?

A. Làm ngơ, vì không liên quan đến bản thân.

B. Khuyên K không tham gia, không dùng ma túy.

C. Đồng tình và ngỏ ý muốn tham gia cùng.

D. Khuyên K nên thử tham gia một lần cho biết.

[<br>]
BÀI 9: GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA Ở CỘNG ĐỒNG

DÂN CƯ

Câu 1: “…. ở cộng đồng dân cư là làm cho đời sống văn hóa tinh thần ngày càng
lành mạnh, phong phú”. Trong dấu “…” đó là

A. Xây dựng gia đình văn hóa

B. Xây dựng gia đình hạnh phúc

C. Xây dựng nếp sống văn hóa

D. Xây dựng văn hóa

[<br>]

Câu 2. Ý nghĩa xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là?

A. Làm mất đoàn kết xóm giềng.

B. Làm cho đời sống tinh thần ngày càng lành mạnh.

C. Tệ nạn ngày càng phổ biến.

D. Không giữ vững trật tự an ninh.

[<br>]

Câu 3. “… là toàn thể những người cùng sinh sống trong một khu vực lãnh thổ hoặc
đơn vị hành chính, gắn bó thành một khối, giữa họ có sự liên kết và hợp tác với
nhau để cùng thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung”. Trong dấu “…” đó là

A. Dân tộc

B. Cộng đồng

C. Dân số

D. Cộng đồng dân cư

[<br>]

Câu 4: Hoạt động thể hiện việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư?

A. Lấy chồng trước độ tuổi nhà nước quy định.


B. Làm theo những gì thầy bói phán.

C. Thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

D. Tụ tập đánh bài.

[<br>]

Câu 5: Theo em, xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là trách nhiệm của
ai?

A. Học sinh.

B. Trưởng thôn.

C. Tổ trưởng dân phố.

D. Công dân.

[<br>]

Câu 6. Biểu hiện của nếp sống có văn hóa ở cộng đồng dân cư?

A. Lấn chiếm vỉa hè.

B. Gây mất trật tự nơi công cộng.

C. Giữ vệ sinh môi trường.

D. Cờ bạc, mê tín dị đoan.

Câu 7. Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là làm cho đời sống…., tinh
thần ngày càng lành mạnh,….”.

A. văn hóa – phong phú.

B. hạnh phúc – phong phú.

C. văn hóa – nhàm chán.

D. hạnh phúc – nhàm chán.

[<br>]

Câu 8. Hoạt động nào sau đây thể hiện nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư?

A. Trẻ em tụ tập, la cà ở quán nhậu.


B. Tổ chức cưới hỏi linh đình.

C. Giữ gìn cảnh quan môi trường sạch đẹp.

D. Mê tín dị đoan.

[<br>]

Câu 9: Hoạt động nào sau đây không thể hiện nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân
cư?

A. Thực hiện toàn dân đưa trẻ đến trường.

B. Thực hiện chính sách dân số.

C. Chữa bệnh bằng bùa phép.

D. Đoàn kết với xóm giềng.

[<br>]

Câu 10. Học sinh cần phải làm gì để xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân
cư?

A. Không tham gia bất kỳ hoạt động nào do khu phố tổ chức.

B. Tụ tập gây mất trật tự an ninh khu phố.

C. Tham gia vào những việc làm xấu ảnh hưởng đến khu phố.

D. Nhặt rác, vệ sinh môi trường ở khu phố.

[<br>]

Câu 11: Việc làm nào không thể hiện nếp sống có văn hóa ở cộng đồng dân cư?

A. Giữ gìn trật tự an ninh, vệ sinh nơi ở.

B. Bài trừ phong tục tập quán lạc hậu.

C. Phòng chống các tệ nạn xã hội.

D. Không xây dựng tình đoàn kết xóm giềng.

[<br>]
Câu 12: Hằng năm vào các dịp gần tết, tại thôn M thường vận động bà con quét dọn
đường làng, ngõ xóm và treo cờ. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. Xây dựng nếp sống văn hóa.

B. Xây dựng gia đình văn hóa.

C. Xây dựng gia đình hạnh phúc.

D. Xây dựng văn hóa.

[<br>]

Câu 13: Câu tục ngữ: “Bán anh em xã mua láng giềng gần” nói đến điều gì?

A. Xây dựng tình đoàn kết láng giềng.

B. Xây dựng gia đình văn hóa.

C. Xây dựng gia đình hạnh phúc.

D. Xây dựng nếp sống văn minh.

[<br>]

Câu 14: Biểu hiện của nếp sống thiếu văn hóa ở cộng đồng dân cư

A. Vệ sinh môi trường.

B. Gây mất trật tự nơi công cộng.

C. Đoàn kết xóm giềng.

D. Động viên con cháu đến trường.

Câu 15. Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây về xây dựng nếp sống văn hóa ở
cộng đồng dân cư?

A. An có thói quen vứt rác ra đầu hẽm vì không ai biết.

B. Sáng chủ nhật mọi người thường tập trung dọn vệ sinh khu phố.

C. Cô giáo tổ chức cho các em học sinh trồng hoa trên đường làng.

D. Công an khu vực xử phạt nghiêm những thanh niên tụ tập nhậu nhẹt trong xóm.

You might also like