BÀI TẬP triết

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

BÀI TẬP

Với tham vọng của mình Hêghen cho rằng: “Triết học là khoa học của
mọi khoa học”. Theo bạn, luận điểm trên đúng hay sai? Hãy giải thích vì sao và
cho ví dụ.
Trả lời
Đối tượng nghiên cứu của triết học có sự thay đổi qua các giai đoạn lịch sử
khác nhau vì triết học là một hình thái ý thức xã hội mà hình thái ý thức xã hội
mà hình thái ý thức xã hội bao giờ cúng phản ánh tồn tại xã hội. Cho nên tồn tại
xã hội sinh ra ý thức xã hội, khi tồn tại xã hội thay đổi thì ý thức xã hội thay đổi
theo. Điều đó có nghĩa khi tồn tại xã hội thay đổi, khi đời sống vật chất, điều
kiện vật chất, phương thức sản xuất thay đổi thì ý thức xã hội trong đó có triết
học cũng phải thay đổi theo. Bởi ý thức xã hội thực chất là phản ánh đối với tồn
tại xã hội nên đối tượng của nghiên cứu triết học có sự thay đổi qua các giai
đoạn lịch sử khác nhau.
Cụ thể, ở thời kỳ cổ đại - xã hội chiếm hữu nô lệ hay chính lã xã hội Hy
Lạp cổ đại và La Mã cổ đại tại thời điểm này khoa học chưa phát triển mà triết
học lại phát triển hơn các khoa học khác hay nói cách khác là triết học bay lượn
trên các khoa học khác cho nên mới hình thành một môn tri thức tổng hợp và
môn tri thức tổng hợp này chính là triết học. Vì nó bay lượn trên các khoa học
khác như vậy nên các nhà triết học có thể đề cập tới rất nhiều vấn đề mà đặc
biệt triết học Hy Lạp và La Mã cổ đại bàn nhiều tới vấn đề tự nhiên, lấy tự
nhiên làm vấn đề nghiên cứu của mình nên nền triết học thời kỳ này là nền triết
học tự nhiên. Thời kỳ này chưa có sự phân chia triết học với các ngành khoa
học khác.Đó chính là nguyên nhân sâu xa nảy sinh ra quan niệm cho rằng “Triết
học là khoa học của mọi khoa học”
Quan điểm này là đúng nhưng tuy từng xã hội và thời kỳ. Nó chỉ đúng
trong thời kỳ cổ đại vì thời kỳ này là khoa học chưa phát triển, các khoa học
khác chưa có sự phân ngành sâu sắc, chưa tách ra thành các bộ môn khoa học
độc lập mà lại có một ngành khoa học phát triển hơn đó là triết học. Triết học
phát triển hơn nên nó bàn tới rất nhiều vấn đề đặc biệt là vấn đề của tự nhiên,
khoa học và xã hội vì vậy triết học được coi là khoa học của mọi khoa học.
Quan niệm này có từ thời kỳ Hy Lạp cổ đại, tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử
và nó phát triển lên đến đỉnh cao trong triết học cổ điển Đức. Mà người điển
hình cho quan niệm này là Hêghen. Ông xem triết học của mình là một hệ thống
phổ biến của tri thức khoa học và ông coi hệ thống triêt học của ông là khoa học
của mọi khoa học và các khoa học cụ thể chỉ là mắt khâu, là những bộ phận của
triết học mà thôi.
Người phê phán quan niệm này, đoạn tuyệt với quan niệm sai lầm này,phê
phán quan niệm sai lầm này cho rằng “Triết học là khoa học của mọi khoa học”
là quan điểm sai lầm chính là Mác và Ăngghen (vào những năm 40 của tk19 khi
triết học Mác ra đời.). Khi phê phán quan điểm này các nhà kinh điểm mác xít
cho rằng đối tượng nghiên cứu của triết học là tiếp tục giải quyết vấn đề về mqh
giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật, nghiên cứu về những quy luật
chung nhất chi phối sự vận động phát triển của cả tự nhiên, xã hội và tư duy;
triết học không thể trở thành khoa học của mọi ngành khoa học, triết học không
thể thay thế cho các khoa học khác và ngược lại các khoa học khác cũng không
thể thay thế cho triết học. Theo triết học Mác thì đối tượng nghiên cứu của triết
học không phải là quy định cụ thể, quy luật cụ thể thuộc về khoa học là nghiên
cứu thuộc về khoa học chuyên ngành nghiên cứu. Vậy quy luật chung nhất của
là quy luật như thế nào, đâu được coi là những quy luật chung nhất? Ví dụ cho
quy luật chung nhất của sự vận động phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy có
thể kể đến quy luật lượng chất (quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng
dẫn tới những thay đổi về chất và ngược lại), quy luật thống nhất và đấu tranh
giữa các mặt đối lập, quy luật phủ định của phụ định.
Tại sao chúng ta học ngành kinh tế, ngành thú ý, ngành quản lý đất đai và
các ngành nghê khác đều phải học về triết học? Đây có lẽ là một câu hỏi mà các
bạn sinh viên hay đặt ra nhất. Đối với các khoa học cụ thể nó nghiên cứu về các
khoa học cụ thể và sứ mạng của nó là phải tìm ra quy luật cụ thể của ngành đó.
Ví dụ khi ta học ngành kinh tế thì nghiên cứu thuộc về khoa học xã hội và nhân
văn, lĩnh vực nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu của nó là về xã hội. Và khi
nghiên cứu xã hội như vậy thì kinh tế phải tìm ra quy luật chi phối sự vận động
và phát triển của xã hội, của kinh tế xã hội là quy luật nào. Kinh tế đã phát hiện
đó là quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật sản xuất ra
giá trị thặng dư... những quy luật kinh tế phát hiện ra nó chỉ trong lĩnh vực kinh
tế xã hội. Triết học k chỉ tác động trong xã hội mà còn tác động trong tự nhiên
và cả lĩnh vực tư duy. Hay vật lý học thì đối tượng nghiên cứu là tự nhiên và khi
nghiên cứu về tự nhiên thì vly học, shoc, hoa học phải tìm ra được quy luật cụ
thể chi phối trong lĩnh vực đấy. Điều đó cho thấy khi chúng ta nghiên cứu các
quy luật hay khoa học cụ thể thì trước khi đi vào các khoa học cụ thể thì ta cần
đi vào nghiên cứu triết học để hiểu quy luật chung nhất. Khi hiểu quy luật chung
nhất thì nó sẽ là cơ sở, nền tảng để cta tìm hiểu các quy luật cụ thể trong từng
lĩnh vực khoa học của mình.
Quan niệm “triết học là khoa học của mọi khoa học” có từ thời kỳ cổ đại
vậy nên nó chỉ đúng khi khoa học chưa phát triển, chưa tách ra thành những bộ
môn khoa học độc lập. Nhưng khi khoa học đã phát triển cao và tách ra thành
những bộ môn khoa học độc lập thì triết học không thể thay thế cho khoa học
khác và triết học không thể là khoa học của mọi khoa học,triết học không thể là
chìa kháo vạn năng để mở tất cả các ổ khóa, để giải quyết tất cả các vấn đề của
đời sống kinh tế chính trị xã hội, của tự nhiên của xã hội và của tư duy. Triết
học chỉ còn đóng vai trò là trang bị thế giới quan, phương pháp luận cho các
khoa học khác mà thôi, nó không thể thay thế cho các khoa học cụ thể và ngược
lại.

You might also like