Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

06- NGUYỄN THỊ HẢI ANH- B21DCPT048

NHÓM 24
1) "Sự phát triển là một quá trình đấu tranh giữa các mặt đối lập". Theo
Anh(Chị) luận điểm trên đúng hay sai? Hãy giải thích và lấy ví dụ
chứng minh?
Trả lời
Theo em, luận điểm trên là đúng, vì: Trong quy luật thống nhất và đấu
tranh của các mặt đối lập, sự thống nhất của các mặt đối lập không tách rời với
sự đấu tranh của các mặt đối lập. Hai mặt đối lập đấu tranh với nhau chỉ có
nghĩa là hai mặt đó bài trừ nhau, phủ định lẫn nhau, phát triển theo những
khuynh hướng trái ngược nhau. Ví dụ như sự đấu tranh giữa các điện tích âm và
điện tích dương trong nguyên tử, giữa lực hút và lực đẩy, giữa đồng hóa và dị
hóa, giữa cộng và trừ, giữa vi phân và tích phân. Trong xã hội thì có đấu tranh
giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa giai cấp bị trị với giai cấp
thống trị. Trong tư duy có sự đấu tranh về mặt tư tưởng, đấu tranh giữa tư tưởng
tiến bộ và tư tưởng lạc hậu… Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập diễn ra rất
phong phú và đa dạng trong tự nhiên khác với trong xã hội và trong tư duy,
trong mỗi sự vật hiện tương cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập cũng có những
tính chất riêng của nó. Đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, là động lực
của sự vận đông và phát triển. Chính vì vậy mà Lênin đã khẳng định rằng sự
phát triển là một cuộc đấu tranh của các mặt đối lập. Đấu tranh của các mặt đối
lập là nguồn gốc, động lực của mọi sự vận động và phát triển tuy nhiên chúng ta
cần nhận thức rằng đó là một quá trình phức tạp thường diễn ra từ thấp đến cao
gồm nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn lại có đặc điểm riêng của nó. Khi
mâu thuẫn mới phát hiện nó biểu hiện ở sự khác biệt giữa các mặt sog không
phải sự khác biệt nào cũng biểu hiện mâu thuẫn. Mâu thuẫn chỉ nảy sinh giữa
những mặt có mối liên hệ hữu cơ với nhau, có khuynh hướng phát triển trái
ngược nhau ở trong 1 chỉnh thể thống nhất; nói khác đi chỉ có sự khác biệt giữa
những khuynh hướng tác động và biến đổi như vậy của sự vật mới biểu hiện
bước đầu của mâu thuẫn và quá trính phát triển tiếp theo của nó cũng đồng thời
là quá trình hình thành mâu thuẫn. Mâu thuẫn phát triển từ thấp đến cao, từ ít
gay gắt đến gay gắt nhiều hơn đến sự đối lập xung đột nhau giữa những mặt đối
lập và ở những giai đoạn này mâu thuẫn được giải quyết. Khi ở giai đoạn giải
quyết nếu có điều kiện chín muồi, các mặt đối lập chuyển hóa lẫn nhau, cho
nhau. Kết quả là sự thống nhất cũ giữa các mặt đối lập bị phá hủy, sự thống nhất
mới được hình thành xác lập cùng với mâu thuẫn mới. Mâu thuẫn mới này lại
triển khai phát triển và được giải quyết chuyển sự vật đến một trình độ phát
triển mới hay thành sự vật mới. Khi đề cập tới khái niệm sự chuyển hóa của các
mặt đối lập thì Lênin đã khẳng định không phải chỉ là sự thống nhất của các mặt
đối lập mà còn là những chuyển hóa của mỗi quy định chất đặc trưng mặc thuộc
tính sag mỗi cái khác sang cái đối lập với nó. Sự chuyển hóa của các mặt đối lập
thường không diễn ra đơn giản theo kiểu mặt đối lập này chuyển thành mặt đối
lập kia một cách trực tiếp và ngay lập tức. Sự chuyển hóa này diễn ra rất phức
tạp trải qua nhiều khâu trung gian. Cũng không nên hiểu sự chuyển hóa của các
mặt đối lập là một mặt còn một mặt mất vì các sự vật hiện tượng trên thế giới
muôn hình muôn vẻ nên sự chuyển hóa của các mặt đối lập cũng rất khác nhau.
Ăngghen đã khái quát rằng những mặt đối lập thông qua sự đấu tranh thường
xuyên của chúng và sự chuyển hóa cuối cùng của chúng tự mặt đối lập này
thành mặt đối lập kia hoặc lên những hình thức cao hơn đã quy định sự sống
của giới tự nhiên. Như vậy là phải tùy theo sự vật để phân tích sự chuyển hóa cụ
thể của các mặt đối lập. Có thể mặt đối lập này thành mặt đối lập kia trực tiếp
hay gián tiếp, có thể cả 2 mặt được chuyển hóa thành những mặt khác… Như
vậy ở đây chúng ta đã lí giải được điều đúng đắn của luận điểm "Sự phát triển là
một quá trình đấu tranh giữa các mặt đối lập" đi cùng với nó là ví dụ: trong bản
thân con người, con người là một sự vật và bản thân chúng ta cũng có rất nhiều
mâu thuẫn. Trong một sự vật có nhiều mâu thuẫn vậy thì trong một con người
cũng có rất nhiều mâu thuẫn và chúng ta phải nắm được quy luật này, nội dung
này và chúng ta thấy rằng mâu thuẫn và đấu tranh của các mặt đối lập nó là
nguồn gốc, là động lực của mọi sự vận động phát triển cho nên bản thân mỗi
con người khi chúng ta phát hiện ra bản thân còn những điểm khiếm khuyết, khi
chúng ta phát hiện ra bản thân mình còn kém, còn hạn chế tức là chúng ta bắt
đầu phát hiện ra mâu thuẫn.Vấn đề chúng ta giải quyết mâu thuẫn đó như thế
nào để chúng ta phát triển về kiến thức, về tri thức, về kĩ năng, về năng lực, về
phẩm chất… Hay một ví dụ khác: khi em muốn di du lịch nhưng không có tiền (
mâu thuẫn ở đây muốn đi và không có tiền). Nhưng nếu không được đi du lịch
thì em sẽ không thấy vui, không giải tỏa được áp lực nên sẽ không thấy hạnh
phúc ( mâu thuẫn gay gắt). Vậy nên em cố gắng học hỏi thêm ngoại ngữ hay
một vài môn chuyên ngành để làm thêm công việc khác ( giải quyết mâu thuẫn )
và em đã có tiền đi du lịch ( sự vật mới ) .
Nguồn tham khảo: https://www.youtube.com/watch?v=2NIBgmrrCy0

2) Từ Định nghĩa Vật chất của Lênin hãy chỉ ra sự khác nhau của quan
niệm Chủ nghĩa duy vật biện chứng với Chủ nghĩa duy vật trước Mác
về vật chất? Lấy ví dụ chứng minh?
Trả lời
Vật chất với tư cách là phạm trù triết học đã có lịch sử phát triển trên 2500
năm.Ngay từ thời cổ đại, xung quanh phạm trù vật chất đã diễn ra cuộc đấu
tranh khôngkhoan nhượng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Đồng
thời, cũng giốngnhững phạm trù khác, phạm trù vật chất có quá trình phát triển
gắn liền với thực tiễnvà nhận thức của con người.
Trong khi chủ nghĩa duy tâm quan niệm bản chất của thế giới, cơ sở đầu
tiên củamọi tồn tại là một bản nguyên tinh than, còn vật chất chỉ được quan
niệm là sản phẩm của bản nguyên tinh than ấy thì chủ nghĩa duy vật quan niệm:
bản chất của thế giới,thực thể của thế giới là vật chất - cái tồn tại vĩnh viễn, tạo
nên mọi sự vật, hiện tượng cùng với những thuộc tính của chúng.
V.I.Lênin đã tiến hành tổng kết những thành tựu khoa học tự nhiên cuối
thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và từ nhu cầu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa
duy tâm, Người đã vạch rõ ý đồ xuyên tạc những thành tựu khoa học tự nhiên
của những nhà triết học duy tâm, khẳng định bản chất vật chất của thế giới và
đưa ra định nghĩa kinh điển về vật chất: ‘‘Vật chất là phạm trù triết học dùng để
chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm
giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm
giác”.
Theo định nghĩa của V.I.Lênin về vật chất: Thứ nhất, cần phải phân biệt
"vật chất" với tư cách là phạm trù triết học (tức phạm trù khái quát thuộc tính cơ
bản nhất, phổ biến nhất của mọi tồn tại vật chất và được xác định từ góc đọ giải
quyết vấn đề cơ bản của triết học) với khái niệm “vật chất” được sử dụng trong
các khoa học chuyên ngành (tức khái niệm dùng để chỉ những dạng vật chất cụ
thể, cảm tính; những biểu hiện cụ thể của giới vật chất tự nhiên hay xã hội). Thứ
hai, đặc trưng thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của mọi tồn tại vật chất
được khái quát trong phạm trù vật chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng là
thuộc tính tồn tại khách quan (thực tại khách quan), tức là thuộc tính tồn tại
ngoài ý thức, độc lập, không phụ thuộc vào ý thức của con người, cho dù con
người có nhận thức được hay không nhận thức được nó. Thứ ba, vật chất (dưới
hình thức tồn tại cụ thể của nó) là cái có thể gây nên cảm giác ở con người khi
nó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến giác quan của con người;ý thức của con
người là sự phản ánh đối với vật chất, còn vật chất là cái được ý thức phản ánh.
Định nghĩa của V.I.Lênin về vật chất có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát
triển của chủ nghĩa duy vật và nhận thức khoa học: Một là, bằng việc tìm ra
thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của vật chất là thuộc tính tồn tại khách
quan, V.I.Lênin đã phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa khái niệm vật chất với tư
cách là phạm trù triết học với khái niệm vật chất với tư cách là phạm trù của các
khoa học chuyên ngành (vật lí học, hóa học, sinh vật học,…) từ đó khắc phục
được hạn chế trong quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật cũ; cung cấp
căn cứ nhận thức khoa học để xác định những gì thuộc về vật chất; tạo lập cơ sở
lý luận cho việc xây dựng quan điểm duy vật về lịch sử, khắc phục được những
hạn chế duy tâm trong quan niệm về xã hội. Hai là, khi khẳng định vật chất là
“thực tại khách quan”, “được đem lại cho con người trong cảm giác" và " được
cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh", V.I.Lênin không những đã
khẳng định tính thứ nhất của vật chất, tính thứ hai của ý thức theo quan điểm
duy vật mà còn khẳng định khả năng con người có thể nhận thức được thực tại
khách quan thông qua sự "chép lại, chụp lại, phản ánh" của con người đối với
thực tại khách quan.
Trước khi chủ nghĩa duy vật biện chứng ra đời, nhìn chung, các nhà triết
học duyvật quan niệm vật chất là một hay một số chất tự có, đầu tiên, là cơ sở
sản sinh ra toàn bộ thế giới. Từ thời cổ đại trong lí thuyết Ngũ hành của triết học
Trung Quốc đã quan niệm kim, mộc, thủy hỏa, thổ, là những tố chất vật chất
đầu tiên của thế giới; pháiNyaya - Vaisêsika ở Ấn Độ lại quan niệm cơ sở vật
chất đầu tiên sinh thành nên thế giới là anu. Ở Hy Lạp, phái Milê cho rằng cơ sở
vật chất đầu tiên của thế giới là nước (quan điểm của Talét) hay không khí
(quan điểm của Anaximen); Hêraclít lại quan niệm đó là lửa; còn Đêmôcrít thì
khẳng định đó là nguyên tử, v.v..
Cho đến thế kỷ XVII - XVIII quan điểm về vật chất của các nhà triết học
thời cận đại Tây Âu như Ph.Bêcơn, R.Đềcáctơ, T.Hốpxơ, Đ.Điđơrô, v.v. vẫn
không có những thay đổi căn bản. Họ tiếp tục những quan niệm về vật chất của
các nhà triết học duy vật thời cổ đại Hy Lạp và đi sâu tìm hiểu cấu trúc vật chất
của giới tự nhiên trong sự biểu hiện cụ thể cảm tính của nó.
Quan điểm của các nhà triết học duy vật trước Mác về vật chất tuy còn thô
sơ nhưng có những ưu điểm nhất định trong việc giải thích cơ sở vật chất của sự
tồn tại giới tự nhiên tuy nhiên về căn bản vẫn có nhiều hạn chế như: không hiểu
được chính xác bản chất của các hiện tượng ý thức cũng như mối quan hệ giữa
ý thức với vật chất; không có cơ sở để xác định những biểu hiện của vật chất
trong đời sống xã hội nên cũng không có cơ sở để đứng trên quan điểm duy vật
khi giải quyết các vấn đề về xã hội.… Hạn chế đó tất yếu dẫn đến quan điểm
duy vật không triệt để: khi giải quyết những vấn đề về giới tự nhiên, các nhà
duy vật đứng trên quan điểm duy vật, nhưng khi giải quyết những vấn đề về xã
hội họ đã "trượt" sang quan điểm duy tâm.
Sự phát triển của khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, đặc
biệt là những phát minh của Rơnghen, Béccơren, Tômxơn, v.v. đã bác bỏ quan
điểm của các nhà duy vật về những chất được coi là "giới hạn tột cùng", từ đó
dẫn tới cuộc khủng hoảng về thế giới quan trong lĩnh vực nghiên cứu vật lý học.
Những người theo chủ nghĩa duy tâm đã lợi dụng cơ hội này để khẳng định bản
chất "phi vật chất" của thế giới, khẳng định vai trò của các lực lượng siêu nhiên
đối với quá trình sáng tạo ra thế giới.
Như vậy, quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng so với quan điểm
của chủ nghĩa duy vật trước Mác là đầy đủ, trọn vẹn, chính xác và khoa học hơn
rất nhiều.
Ví dụ nhà duy vật cổ đại Hêraclit coi lửa như một cơ sở đầu tiên của mọi
tồn tại. Nó “mãi mãi, đã đang và sẽ là ngọn lửa vĩnh viễn không ngừng bùng
cháy và tàn lụi” ví vũ trụ như một ngọn lửa bất diệt. Hêraclit đã tiếp cận với
quan niệm nhẫn mạnh tính vĩnh viễn và bất diệt của thế giới. Nếu như Talet coi
nước là khởi nguyên với tư cách là một thực thể sinh ra mọi sinh vật thì Hêraclit
đã hiểu khởi nguyên theo nghĩa cao độ hơn coi lửa không chỉ là thực thế sinh
sản ra mọi vật mà còn là khởi tổ thống trị thế giới. Nhưng theo Lênin thì vật
chất là thực tại khách quan tức là tất cả những gì tồn tại độc lạp bên ngoài ý
thức của chúng ta, độc lập không phụ thuộc thuốc với ý thức của chúng ta gọi là
vật chất. Vật chất là cái tác động lên giác quan của chúng ta có thể gây cho
chúng ta cảm giác
Nguồn tham khảo:
https://www.slideshare.net/nataliej4/tm-tt-l-thuyt-trit-hc-mc-lnin-4854431?
from_action=save
https://123docz.net//document/20614-so-sanh-quan-diem-vat-chat-cua-lenin-
voi-nhung-quan-diem-vat-chat-cua-cac-nha-triet-hoc-khac-doc.htm
Giáo trình triết học không chuyên

You might also like