A. Phần Mở ĐầU

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 131

MÔN HOÁ HỌC – MÃ CHẤM: H01b

“Nghiên cứu, xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập


chuyên đề kim loại áp dụng bồi dưỡng đội tuyển
học sinh giỏi cấp quốc gia, quốc tế môn hóa học”

A. PHẦN MỞ ĐẦU


I. Lí do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết hóa học vô cơ là một ngành đã và đang phát triển trên thế
giới cũng như ở Việt Nam. Việc nghiên cứu về kim loại là một hướng nghiên cứu. Để
việc xác định sự tồn tại của kim loại hay quá trình tổng hợp ra chúng cần có việc
nghiên cứu sự cấu trúc và sự phù hợp giữa cấu trúc và tính chất. Sự xác định cấu trúc,
liên kết và tính chất của kim loại sẽ giúp việc nghiên cứu chúng được dễ dàng hơn.
Kim loại là một lĩnh vực không còn xa lạ với các nước trên thế giới và ngày
càng xuất hiện nhiều trong các kì thi trung học phổ thông quốc gia, kì thi học sinh giỏi
quốc gia cũng như quốc tế. Lý thuyết về kim loại trong hoá học phổ thông được đề cập
nhiều cả những tài liệu cho học sinh 12 cơ bản, 12 nâng cao và dành cho học sinh
chuyên cũng như tài liệu bồi dưỡng giáo viên, nhưng chủ yếu được trình bày trên cơ sở
lí thuyết. Hệ thống bài tập áp dụng dùng cho bồi dưỡng học sinh giỏi Quốc gia và
Quốc tế chưa được đề cập nhiều.
Hiện nay nội dung về kim loại đã được đưa vào trong tài liệu bồi dưỡng học
sinh giỏi, tuy nhiên nội dung kiến thức chủ yếu là lí thuyết và các bài tập định tính. Hệ
thống các dạng bài tập, đặc biệt là bài tập để thấy được sự phù hợp cấu tạo phân tử và
tính chất chưa nhiều. Điều này khó đảm bảo để các em có thể giải quyết trọn vẹn được
các bài toán định tính, định lượng hóa học về kim loại được ra dưới các dạng khác
nhau trong các đề thi học sinh giỏi Quốc gia, Quốc tế.
Chính vì những lý do trên nên chúng tôi chọn đề tài“Nghiên cứu, xây dựng hệ
thống lý thuyết và bài tập chuyên đề kim loại áp dụng bồi dưỡng đội tuyển học sinh
giỏi cấp quốc gia, quốc tế môn hóa học”
II. Mục đích của đề tài:
Vận dụng lý thuyết về cấu trúc, liên kết, tính chất của kim loại, xây dựng tiêu chí các
bài tập về cấu trúc, liên kết trong kim loại, tính toán định lượng về kim loại và phân

1
loại chúng một cách đơn giản nhất phục vụ cho bồi dưỡng học sinh giỏi Quốc gia,
Quốc tế.
Nhiệm vụ và nội dung của đề tài:
1- Hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu lí thuyết về hóa học kim loại trong chương
trình hóa học vô cơ của đại học, khoa Hoá Đại học Sư phạm Hà Nội và tìm hiểu nội
dung giảng dạy hóa học vô cơ nói chung ở trường chuyên.
2- Thống kê, phân loại các bài tập trong tài liệu giáo khoa, sách bài tập cho sinh viên,
trong các tài liệu tham khảo có nội dung liên quan đến hóa kim loại , từ đó phân tích
việc vận dụng nội dung lí thuyết cấu trúc, liên kết, tính chất của kim loại trong giảng
dạy hoá học ở các trường chuyên và xây dựng tiêu chí, cấu trúc các bài tập liên quan.
3- Phân tích nội dung hóa học kim loại trong các đề thi Olympic Quốc gia các
nước và Olympic Quốc tế để thấy được mức độ yêu cầu vận dụng cơ sở lí thuyết ngày
càng cao của các đề thi, từ đó đặt ra nhiệm vụ cho các giáo viên phải có khả năng tự
bồi dưỡng nâng cao trình độ để không những trang bị được kiến thức cơ bản, nâng cao
cần thiết cho các em mà còn phải biết dạy cách học, dạy bản chất vấn đề để giúp học
sinh học có hiệu quả nhất.

B. PHẦN II - NỘI DUNG


NỘI DUNG I: TÓM TẮT LÝ THUYẾT VỀ KIM LOẠI GIÚP
HỌC SINH ĐỌC TÀI LIỆU VÀ TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI LÝ

2
THUYẾT KHI ĐỌC TÀI LIỆU. KẾT THÚC MỖI CHƢƠNG
ĐỀU CHO HỌC SINH TEST TRẮC NGHIỆM.
Chƣơng 1
ĐẠI CƢƠNG VỀ CÁC NGUYÊN TỐ KIM LOẠI

A. NỘI DUNG LÝ THUYẾT HỌC SINH ĐỌC VÀ NGHIÊN CỨU


Tài liệu tham khảo: Hóa học Vô cơ tập 2 - Nguyễn Đức Vận - Trang 13-34.
1.1. Vị trí kim loại trong bảng HTTH
Các nguyên tố hóa học được phân thành kim loại và kim loại . Trong các nguyên
tố đã biết có tới trên 80% là kim loại, các kim loại kể cả 6 khí hiếm chỉ chiếm chưa
đầy 20% và nằm ở góc trái của bảng tuần hoàn.
Bảng tuần hoàn tiêu chuẩn

Nhóm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18

Chu
kỳ
1 2
1
H He
3 4 5 6 7 8 9 10
2
Li Be B C N O F Ne
11 12 13 14 15 16 17 18
3
Na Mg Al Si P S Cl Ar
19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36
4
K Ca Sc Ti V Cr Mn Fe Co Ni Cu Zn Ga Ge As Se Br Kr
37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54
5
Rb Sr Y Zr Nb Mo Tc Ru Rh Pd Ag Cd In Sn Sb Te I Xe
55 56 57 * 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86
6
Cs Ba La Hf Ta W Re Os Ir Pt Au Hg Tl Pb Bi Po At Rn
87 88 89 ** 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118
7
Fr Ra Ac Rf Db Sg Bh Hs Mt Ds Rg Uub Uut Uuq Uup Uuh Uus Uuo

58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71
* Nhóm Lantan
Ce Pr Nd Pm Sm Eu Gd Tb Dy Ho Er Tm Yb Lu
90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103
** Nhóm Actini
Th Pa U Np Pu Am Cm Bk Cf Es Fm Md No Lr

1.2.Cấu trúc electron của kim loại

3
1. Các nguyên tố kim loại họ s: ns1(nhóm IA), ns2( nhóm IIA).
2. Các nguyên tố kim loại họ p: nhóm IIIA ns2np1; Sn và Pb (nhóm IVA:
ns2np2); Bi (nhóm VA: ns2np3) .
3. Các nguyên tố chuyển tiếp họ d (gồm 4 dãy): cấu hình electron (n-1)d1÷10ns1÷2
4. Các nguyên tố chuyển tiếp họ f (gồm 2 dãy): (n-2)f1÷14(n-1)d0÷1ns1÷2
1.3 Cấu trúc tinh thể kim loại
a. Sự sắp xếp các nguyên tử kim loại

B
A

C
B
C
A
A B

LËp ph-¬ng t©m mÆt

A
A
B
B
A
B A
A

Lôc ph-¬ng chÆt khÝt 6

b. Số phối trí của các mạng tinh thể

C A

B B

A A

LËp ph-¬ng t©m khèi LËp ph-¬ng t©m mÆt Lôc ph-¬ng chÆt khÝt

B
A
A B

C A
B B
A A

LËp ph-¬ng t©m mÆt Lôc ph-¬ng chÆt khÝt


8

c. Mối liên hệ giữa cấu trúc tinh thể và cấu hình electron của kim loại

4
+ Quy tắc Engel và Brewer: Cấu trúc tinh thể kim loại hoặc hợp kim phụ thuộc vào
số electron s và electron p độc thân trung bình trên một nguyên tử kim loại ở trạng thái
kích thích (a)
a < 1,5 : lập phương tâm khối. 1,7 < a < 2,1 : lục phương chặt
khít
2,5 < a < 3,2 : lập phương tâm mặt. a ~ 4 : mạng tinh thể kim
cương
+ Áp dụng:
Na : 1s22s22p63s1  a = 1  tinh thể mạng lptk
Mg : 1s22s22p63s2  1s22s22p63s13p1  a = 2  tinh thể mạng lpck
Al : 1s22s22p63s23p1  1s22s22p63s13p2  a = 3  tinh thể mạng lptm
1.4. Liên kết kim loại
a. Thuyết biển electron (khí electron)

Các luận điểm cơ bản:


+ Các cation kim loại nằm ở các nút mạng.

+ Các electron hoá trị chuyển động tự do


trong toàn tinh thể

+ Lực liên kết kim loại càng mạnh khi số


electron hoá trị chuyển thành electron tự do
càng lớn

Thuyết “biển electron” giải thích các tính chất vật lý của kim loại
Do các electron liên kết kim loại chuyển động tự do nên:
+ Tính dẻo: Khi các lớp trượt lên nhau thì không xuất hiện lực đẩy bổ xung. Tinh thể
kim loại chỉ biến dạng mà không bị phá vỡ.
● ● ● ● ● Lùc ● ● ● ● ●
Lùc
● ● ● ● ● ● ● ● ● ●

● ● ● ● ● ● ● ● ● ●

Tinh thể kim loại Biến dạng Tinh thể ion Phá
vỡ
+ Tính dẫn điện: Các electron này có thể chuyển động thành dòng khi đặt một hiệu
điện thế vào hai đầu kim loại
+ Tính dẫn nhiệt: Các electron này có khả năng truyền dao động nhiệt từ nơi này đến
nơi khác trong mạng tinh thể
+ Tính có ánh kim: Các electron này phản xạ tốt ánh sáng chiếu đến nên kim loại có
ánh kim
3. Hạn chế của thuyết “biển electron”
5
Thuyết “biển lectron” không giải thích được giá trị thực nghiệm về nhiệt dung kim loại
khoảng 6 cal/mol.

b. Thuyết vùng ( Thuyết MO áp dụng cho kim loại)


Các luận điểm cơ bản:
+ N AO có mức năng lượng gần nhau tổ
hợp thành N MO có mức năng lượng
khác nhau. N càng lớn thì các mức năng
lượng càng gần nhau và gần như một di
liên tục, tạo thành vùng năng lượng.
+ Các AO hoá trị s, p, d của kim loại có
năng lượng khác nhau sẽ tạo ra những
vùng năng lượng khác nhau. Các vùng
này có thể xen phủ hoặc cách nhau một
vùng không có MO gọi là vùng cấm.
+ Các electrron chiếm các MO có năng lượng từ thấp đến cao, mỗi MO có tối đa 2e.
Vùng gồm các MO đã bão hoà electron gọi là vùng hoá trị. Vùng MO không bị chiếm
hoàn toàn trong đó electrron có khả năng chuyển động tự do là vùng dẫn.
+ Các electron trong vùng hoá trị không có khả năng dẫn điện.
+ Các electron trong vùng dẫn có thể dẫn điện khi có năng lượng đủ lớn thắng được
lực hút của các cation kim loại.
Sự hình thành các vùng năng lƣợng trong tinh thể kim loại ( liti và magiê)

Vïng
Vïng 3p
dÉn
2s dÉn
Vïng xen phñ
3s Vïng
ho¸ trÞ
Vïng
cÊm Vïng cÊm

Vïng 2p
ho¸
1s
trÞ
2s

1s
E E
Li Li2 Li3 Li8 Li N Mg Mg N

24

3. Giải thích tính chất vật lý của kim loại


+ Tính dẫn điện, bán dẫn

6
Vïng dÉn.
nhiÒu electron cã mÆt Vïng dÉn
(kh«ng cã vïng cÊm) Vïng cÊm réng
Vïng ho¸ trÞ
Vïng ho¸ trÞ
E
E
Kim lo¹i cã vïng dÉn vµ ChÊt c¸ch ®iÖn cã vïng
vïng ho¸ trÞ xen phñ nhau cÊm réng ( E > 3 eV)

Vïng dÉn ®iÒn Vïng dÉn


®Çy mét nöa
Vïng cÊm hÑp
Vïng ho¸ trÞ
Vïng cÊm
E
Vïng ho¸ trÞ
E ChÊt b¸n dÉn cã vïng
cÊm hÑp ( E < 3 eV)
Kim lo¹i cã vïng dÉn
®iÒn ®Çy mét nöa
26

1.5. Tính chất hóa học của kim loại.


Tính chất hóa học của kim loại gây ra bởi các electron hóa trị của nguyên tử kim loại
liên kết yếu với hạt nhân do đó các kim loại có khả năng nhường electron để tạo thành
ion dương.
1. Tác dụng với kim loại
2. Tác dụng với axít
3. Tác dụng với nƣớc
Những kim loại có thế điện cực thấp hơn -0, 414V đều có khả năng đẩy được hiđrô ra
khỏi nước nhưng còn tùy thuộc vào độ tan của hiđroxit.
4. Tác dụng với dung dịch muối
5. Phản ứng nhiệt kim loại
1.4. Tổng quan về các phƣơng pháp điều chế kim loại.
1. Phƣơng pháp dùng chất khử hóa học
2. Phƣơng pháp điện phân
3. Phƣơng pháp nhiệt phân hủy

B. PHẦN TRẮC NGHIỆM CỦNG CỐ BÀI HỌC


1. Điều kiện về mặt nhiệt động học để phản ứng: Kim loại M + Axit  Muối + H2 xảy
ra ở 25 0C và 1atm:
A. E0 (Mn+/M) < 0,00 V B. E0 (Mn+/M) < – 0,414V
C. E0 (Mn+/M) < – 0,828V D. E0 (Mn+/M) > – 0,414V
2. Điều kiện về mặt nhiệt động học để phản ứng: Kim loại M + H2O  Hidroxit + H2
xảy ra ở 25 0C và 1atm:
A. E0 (Mn+/M) < 0,00 V B. E0 (Mn+/M) < – 0,414V
C. E0 (Mn+/M) < – 0,828V D. E0 (Mn+/M) > – 0,414V
3. Hidro chỉ khử được oxit kim loại MxOy theo phản ứng: yH2 + MxOy  xM + yH2O
khi:
A. G (MxOy) < G ( H2O) C. G (MxOy) > G (H2O)
B. y. G (H2O) > G (MxOy) D. y. G (H2O) < G (MxOy)
4. Thế điện cực của kim loại phụ thuộc vào các yếu tố nào:

7
A. Năng lượng mạng lưới B. Năng lượng ion hoá và nhiệt thăng h
C. Năng lượng mạng lưới và nhiệt thăng hoa
D. Năng lượng mạng lưới, năng lượng ion hoá và nhiệt thăng hoa
5. Bán kính của nguyên tử hidro (0,74 antron) thuộc loại bán kính nào sau đây:
A. Bán kính cộng hoá trị B. Bán kính ion
C. Bán kính kim loại D. Bán kính Van de van
6. Bán kính của nguyên tử natri (1,89 antron) thuộc loại bán kính nào sau đây:
A. Bán kính cộng hoá trị B. Bán kính ion
C. Bán kính kim loại D. Bán kính Van de van
7. Năng lượng ion hoá của nguyên tử kim loại phụ thuộc vào các yếu tố nào:
A. Bán kính nguyên tử B. Điện tích hạt nhân và bán kính nguyên tử
C. Điện tích hạt nhân và cấu trúc lớp vỏ
D. Điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử và cấu trúc lớp vỏ
8. Độ tan của muối trong nước phụ thuộc vào các yếu tố nào:
A. Năng lượng mạng lưới B. Năng lượng mạng lưới và nhiệt thăng hoa
C. Năng lượng mạng lưới và nhiệt hidrat hoá các ion.
D. Cấu trúc mạng tinh thể.
9. Độ dẫn điện của một kim loại phụ thuộc vào những yếu tố nào:
A. Cấu trúc mạng tinh thể. B. Số electron hoá trị
C. Mật độ electron vùng dẫn và độ linh động của chúng.
D. Độ mạnh yếu của kim loại và số electron hoá trị.
10. Nhiệt thăng hoa của kim loại phụ thuộc vào những yếu tố nào:
A. Cấu trúc mạng tinh thể. B. Bán kính nguyên tử và lực liên kết kim loại.
C. Cấu trúc mạng tinh thể, bán kính nguyên tử.
D. Độ bền mạng lưới tinh thể.

8
Chƣơng 2
CÁC NGUYÊN TỐ KIM LOẠI NHÓM IA
A. NỘI DUNG LÝ THUYẾT HỌC SINH PHẢI NGHIÊN CỨU VÀ TỰ TRẢ LỜI
CÂU HỎI LÝ THUYẾT
2.1. Đặc điểm chung các nguyên tố nhóm IA
Lí thuyết:
Bảng 2-1. Đặc điểm của các nguyên tố kim loại kiềm
Nguyên tố Li Na K Rb Cs Fr
Số thứ tự 3 11 19 37 55 87
Cấu hình electron [He]2s1 [Ne]3s1 [Ar]4s1 [Xe]5s1 Kr]6s1 Rn]7s1
Bán kính nguyên tử, antron 1,55 1,89 2,36 2,48 2,68 2,80
Bán kính ion M +, antron 0,68 0,98 1,33 1,49 1,65 1,75
I 520 495,8 418,7 402,9 375,5 -
Năng lượng ion hóa, 1
I2 7295,4 4564,5 3068,7 2644,1 -
kJ/mol
2258,2
Ái lực electron, kJ/mol - 59,8 - 52,7 - 48,4 - 46,9 - 45,5 -
Độ âm điện theo Paulinh 1,0 0,9 0,8 0,8 0,8 -
o +
Thế khử chuẩn E (M /M), V - 3,01 - 2,71 - 2,92 - 2 ,98 - 2,92 -

Câu hỏi:
1. Hãy cho nhận xét và giải thích về các đặc điểm sau đây của các nguyên tố nhóm IA:
- Đặc điểm lớp electron hóa trị. Dự đoán về họat tính hoá học? Tại sao có sự khác
nhau về tính chất hoá học của hidro với các kim loại kiềm?
- Sự biến thiên bán kính nguyên tử? Nhận xét về bán kính nguyên tử kim loại kiềm với
bán kính kim loại khác cùng chu kỳ?
- Sự biến đổi năng lượng ion hóa thứ nhất? Tại sao năng lượng ion hóa thứ nhất khá
nhỏ nhưng năng lượng ion hoá thứ hai lại rất lớn? Vì sao kim loại kiềm (Na, K, Rb,
Cs) thường được dùng làm các tế bào quang điện?
- Các kim loại kiềm có ái lực electron nhỏ? Chúng có thể tạo ra ion dạng M- không?
Nếu có thì trong các hợp chất nào?
- Trạng thái oxi hóa đặc trưng? Chúng có thể có số oxi hóa lớn hơn +1 không? Tại
sao?
- Hợp chất của các kim loại kiềm chủ yếu là các hợp chất ion?
2. Tại sao liti có năng lượng ion hóa cao nhất nhưng lại có thế điện cực chuẩn âm nhất?

2.2. Trạng thái thiên nhiên - Thành phần đồng vị


Câu hỏi:
3. a) Nêu nhận xét chung về trạng thái tồn tại và hàm lượng của các kim loại kiềm trong
tự nhiên? Kim loại nào phổ biến hơn cả?
b) Trong tự nhiên các kim loại kiềm tồn tại ở các loại khoáng vật chính nào?
c) Cho biết các đồng vị tự nhiên và % số nguyên tử mỗi đồng vị của các kim loại kiềm.

9
2.3. Tính chất vật lí
Lý thuyết:
Bảng 2-2. Các hằng số vật lí quan trọng của các kim loại kiềm
Nguyên tố Li Na K Rb Cs
3
Khối lượng riêng (g/cm ) 0,53 0,97 0,85 1,5 1,9
0
Nhiệt độ nóng chảy, C 179 98 63 38 28
0
Nhiệt độ sôi, C 1370 883 760 700 670
Độ dẫn điện (Hg = 1) 11 21 14 8 5
Độ cứng theo thang 0,6 0,4 0,5 0,3 0,2
Morse
Nhiệt thăng hoa, kJ/mol 150,6 108,8 92,1 87,8 79,5
Câu hỏi:
4. Cho biết cấu trúc mạng tinh thể của các kim loại kiềm. Tại sao các kim loại kiềm có
cấu trúc theo mạng tinh thể như vậy? Dự đoán những tính chất vật lí đặc trưng của kim
loại kiềm?
5. Giải thích tại sao:
- Các kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, nhiệt thăng hoa thấp và các
giá trị này biến thiên đều đặn từ Li tới Cs?
- Các kim loại kiềm có độ dẫn điện khá tốt? Độ dẫn điện tăng dần từ Li đến Na sau đó
giảm dần từ Na đến Cs?
- Độ dẫn điện của các kim loại IA kém hơn so với các kim loại Cu, Ag, Au (nhóm IB)?
Điều này có mâu thuẫn gì khi so sánh hoạt tính hóa học của chúng không? Giải thích?
- Các kim loại kiềm có khối lượng riêng nhỏ (liti nổi trên dầu hoả, natri, kali nổi trên
nước)
- Các kim loại kiềm mềm, dễ cắt bằng dao, kéo?
2.4. Tính chất hóa học
Lí thuyết: Nhận xét chung về hoạt tính hóa học của kim loại IA.
1. Tác dụng với kim loại
- Hidro - Nhóm IVA (cacbon, silic); Nhóm VA (nitơ; photpho); Nhóm VIA (O2 , S, Se,
Te); Nhóm VIIA ( F2, Cl2; Br2 lỏng; iot).
2. Tác dụng với một số kim loại (tạo hợp chất metalit)
3. Tác dụng với hợp chất
- Tác dụng với H2O, rượu và các dung dịch axit. - Tác dụng với NH3 lỏng và các
amin
- Phản ứng nhiệt kim loại (Tác dụng với một số oxit kim loại và kim loại , với một số
muối).
Câu hỏi:
9. Tại sao các kim loại nhóm IA rất hoạt động hóa học và được gọi là kim loại kiềm?
10. Viết các phương trình phản ứng của các kim loại IA với oxi? Tại sao liti phản ứng với
oxi tạo ra oxit, natri chủ yếu tạo ra peoxit còn các kim loại khác chủ yếu tạo supeoxit?
11. Có hiện tượng gì xảy ra khi để mẩu kim loại Na ngoài không khí ẩm có chứa hơi nước,
CO2, H2S. Viết phương trình phản ứng.

10
2.5. Điều chế kim loại kiềm
Câu hỏi:
14. a) Phương pháp điện phân để điều chế các kim loại kiềm. Cơ sở của phương pháp đó?
b) Có thể dùng phương pháp nhiệt luyện để điều chế các kim loại kiềm từ các hợp
chất của chúng được không? Nếu được, cho dẫn chứng minh hoạ.
15. a) Viết ptpư xảy ra trên bề mặt điện cực khi điện phân NaCl hoặc NaOH nóng chảy.
b) Vai trò của NaF và KCl khi điện phân NaCl nóng chảy để điều chế natri kim loại?
2.6. Hợp chất của kim loại kiềm
2.6.1. Một số đặc điểm của các cation kim loại kiềm
Lý thuyết:
Bảng 2-3. Bán kính ion và năng lượng hidrat hóa của các kim loại kiềm.
Ion M+ Li+ Na+ K+ Rb+ Cs+
Bán kính ion M +, antron 0,68 0,98 1,33 1,49 1,65
Nhiệt hidrat hóa, kJ/mol - 506 - 397 - 313 - 288 - 255
Câu hỏi:
16. a) Nhận xét về cấu hình electron, tính đối xứng, mật độ điện tích và khả năng phân cực
của các ion M+?
b) Tại sao các hợp chất của kim loại kiềm thường là hợp chất ion, dễ tan và bền nhiệt?
17. Tại sao các ion kim loại kiềm có năng lượng hidrat hóa nhỏ hơn hầu hết các kim loại
khác? Giải thích chiều biến đổi năng lượng hidrat hóa từ Li+ đến Cs+? Tại sao liti tạo
được nhiều muối ở dạng tinh thể ngậm nước còn muối của các kim loại khác ít có tính
chất này?
18. Hãy dự đoán về tính oxi hóa và khả năng tạo phức chất của các ion M+? Nêu cơ sở của
những dự đoán đó?
2.6.2. Oxit của các kim loại kiềm
Lí thuyết:
Bảng 2-4. Đặc điểm chung các oxit kim loại kiềm.

M2O Li2O Na2O (trắng) K2O (trắng) Rb2O(vàng nhạt) Cs2O


(trắng) (da cam)
M2O2 Na2O2 (trắng) K2O2 (vàng nhạt) Rb2O2 (vàng ) Cs2O2 (vàng)
MO2 KO2 (vàng ) RbO2(da cam) CsO2(hung)
MO3 KO3 (đỏ da cam) RbO3 (đỏ)
1. Oxit
- Tính chất vật lí: - Trạng thái, màu sắc, độ tan, khả năng hút ẩm.
- Tính chất hóa học: Độ bền nhiệt; Tính chất của oxit bazơ điển hình.
2. Peoxit
- Tính chất vật lí: - Trạng thái, màu sắc, độ tan, khả năng hút ẩm.
- Tính chất hóa học: Độ bền nhiệt, phản ứng thủy phân, tác dụng với axit, tính oxi hóa
mạnh.
3. Supeoxit
11
- Tính chất vật lí: - Trạng thái, màu sắc, độ tan, khả năng hút ẩm.
- Tính chất hóa học: Độ bền nhiệt, phản ứng phân hủy, tính oxi hóa mạnh:
4. Ozonit
- Tính chất vật lí: - Trạng thái, màu sắc.
- Tính chất hóa học: - Phản ứng phân hủy, tính oxi hóa mạnh:
Câu hỏi:
19. Tại sao các kim loại kiềm dễ dàng tạo ra các peoxit nhưng liti không có khả năng đó?
Tại sao các hợp chất peoxit và supeoxit có tính oxi hoá mạnh hơn nhiều so với oxi?
2.6.3. Hidroxit của các kim loại kiềm
Lí thuyết:
1. Tính chất vật lí: - Trạng thái, màu sắc, cấu trúc mạng tinh thể.
- Nhiệt hòa tan, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, độ tan.
Bảng 2-5. Đặc điểm chung các hiđroxit kim loại kiềm
Tính chất LiOH NaOH KOH RbOH CsOH
Nhiệt hình thành, kJ/mol - 485,3 - 428,0 - 424,2 - 423,4 - 419,6
Nhiệt độ nóng chảy, oC 450 328 360 301 371
o
Nhiệt độ sôi, C - 1378 1320 - -
o
Độ tan ở 15 C, mol/L 5,3 26,4 19,1 17,9 25,8
o
Độ tan ở 30 C, mol/L 5,4 29,8 22,6 16,9 20,2
Nhiệt hòa tan, kJ/mol - 20,08 - 43,51 - 55,23 - 61,53 - 70,29
Độ tan trong rượu ít tan tan tốt tan tốt tan tan tốt
2. Tính chất hóa học: Độ bền nhiệt; Tính bazơ mạnh: Tác dụng với một số kim loại (Zn,
Al, Sn…) ; với một số kim loại (C, Si, P, S, halogen) ; với axit, oxit axit ; với dung
dịch muối.
3. Điều chế và ứng dụng:
Câu hỏi:
24. a) Nhận xét chung về độ bền nhiệt của các hidroxit kim loại kiềm? Tại sao LiOH kém
bền nhiệt nhất và bị phân hủy ở nhiệt độ cao?
b) Các kim loại kiềm có thể điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy MOH.
Nêu cơ sở của phương pháp? Kim loại các nhóm khác có thể điều chế theo phương
pháp này không?
2.6.4. Halogenua của các kim loại kiềm
Lí thuyết:
Độ bền nhiệt, độ tan, nhiệt hòa tan và ứng dụng.
Bảng 2-6. Năng lượng mạng lưới của các halogenua kim loại kiềm (kJ/mol).
Li+ Na+ K+ Rb+ Cs+
F- 1008 903 803 769 715
-
Cl 828 769 693 677 640
-
Br 790 736 673 648 619
-
I 732 690 631 615 585

Bảng 2-7. Nhiệt hidrat hóa của các ion kim loại kiềm và các ion halogenua (kJ/mol)
Li+ Na+ K+ Rb+ Cs+
12
- 506 -397 - 313 - 288 - 255
- - - -
F Cl Br I
- 506 - 376 - 343 - 297
o
Bảng 2-8. Độ tan (mol/L ở 18 C, bên trái) và nhiệt hòa tan (kJ/mol, bên phải)
Li+ Na+ K+ Rb+ Cs+
F- 0,1 +4,18 1,1 0,00 15,9 -16,73 12,5 -25,10 24,2 -37,65
-
Cl 16,8 -37,63 5,8 +4,18 4,5 +16,73 7,2 +16,73 10,9 +20,92
-
Br 20,3 -50,20 8,6 +4,18 5,4 +20,92 6,5 +25,10 5,6 +29,28
-
I 12,2 -62,76 11,8 +8,36 8,6 +20,92 7,2 +29,28 2,8 +37,65
- Sự phụ thuộc của độ tan vào nhiệt độ (Hình 19- NĐV – tr 53)
Câu hỏi:
27. Nhận xét về độ tan của các halogenua kim loại kiềm? Tại sao trong dãy florua (MF: M
= Li đến Cs) độ tan nhìn chung tăng còn trong các dãy khác độ tan giảm?
28. a) Nhiệt hòa tan là gì? Nó phụ thuộc những yếu tố nào?
b) Tại sao độ tan của các muối florua của kim loại kiềm tăng từ Li  Cs trong khi độ
tan của các muối halogenua khác nhìn chung giảm.
V2.6.5. Cacbonat và hidrocacbonat của kim loại kiềm
Lí thuyết:
1. Muối cacbonat: - Trạng thái, màu sắc, tính tan.
- Tính chất hóa học: - Độ bền nhiệt:
Bảng 2-9. Nhiệt độ nóng chảy ccủa các muối cacbonat kim loại kiềm
M2CO3 Li2CO3 Na2CO3 K2CO3 Rb2CO3 Cs2CO3
0
Nhiệt độ nóng chảy, C 735 853 894 837 -
- Phản ứng thủy phân; Tác dụng với axit; Tác dụng với dung dịch muối tạo kết tủa
cacbonat, cacbonat bazơ, tạo hidroxit kim loại.
- Điều chế Na2CO3 (phương pháp Solvay):
2. Muối hidrocacbonat: - Trạng thái, màu sắc, tính tan.
- Tính chất hóa học: Độ bền nhiệt, phản ứng thủy phân, tính chất lưỡng tính, tác dụng
với dung dịch muối tạo kết tủa cacbonat kim loại.
Câu hỏi:
V2.6.6. Muối nitrat của kim loại kiềm
Lí thuyết:
1. Trạng thái, màu sắc, tính tan.
Bảng 2- 10. Nhiệt độ nóng chảy và độ tan của các muối nitrat kim loại kiềm
Hợp chất LiNO3 NaNO3 KNO3 RbNO3 CsNO3
0
Nhiệt độ nóng chảy, C 253 306,5 334,5 312 409
0
Độ tan ở 20 C (g/100g 70 87,6 31,6 53,5 23
H2O)
2. Tính chất hóa học:
Độ bền nhiệt, tính oxi hóa (trong môi trường axit, bazơ, và ở trạng thái nóng chảy).
Câu hỏi:
33. a) Nhận xét về độ tan trong nước của các muối nitrat kim loại kiềm.

13
b) Giải thích tại sao muối nitrat kém bền nhiệt hơn muối cacbonat mặc dù hai gốc axit
này đều có cùng tính đối xứng tam giác đều?
V2.6.7. Muối sunfat và hidrosunfat của kim loại kiềm
Lí thuyết:
1. Muối sunfat:- Trạng thái, màu sắc, tính tan.
- Tính chất hóa học: - Độ bền nhiệt:
2. Muối hidrosunfat:- Trạng thái, màu sắc, tính tan.
- Tính chất hóa học: Độ bền nhiệt§, tính axit.
Câu hỏi:
2.6.7. Hidrua của các kim loại kiềm
Lí thuyết:
1. Trạng thái, màu sắc, tính tan.
2. Tính chất hóa học: Độ bền nhiệt; Phản ứng thủy phân; Tính bazơ (thể hiện khi phản
ứng với các hiđrua axit) ; Tính khử mạnh.
Câu hỏi:
36. a) Tại sao các kim loại kiềm đêu tạo ra được hidrua ion?
b) Dựa trên cơ sở nào để chứng tỏ rằng liên kết trong hợp chất NaH có bản chất kiểu
muối? Về tính chất, NaH giống với HCl hay NaCl hơn? Nêu dẫn chứng minh họa?
37. Viết các phương trình phản ứng của LiH với N2; của NaH với O2, Cl2, H2O.
2.6.8. Muối ít tan của các kim loại kiềm

B. PHẦN TRẮC NGHIỆM CỦNG CỐ BÀI HỌC


1. Cặp oxi hoá khử nào sau đây có thế khử chuẩn âm nhất:
A. Li+/Li B. Na+/Na C. K+/K D. Rb+/Rb
2. Nguyên tố nào sau đây có thể nổi trên dầu hỏa:
A. Liti B. Natri C. Kali D. Rubiđi
3. Nguyên tố nào sau đây dẫn điện tốt nhất:
A. Liti B. Natri C. Xesi D. Rubiđi
4. Hợp chất NaH bị thuỷ phân trong nước tạo thành:
A. NaOH + H2O2 B. NaOH + H2 C. NaOH + O2 D. NaOH+H2+ H2O2
5. Nguyên tố nào sau đây có thể tác dụng với khí nitơ tạo ra hợp chất nitrua ở nhiệt độ
thường:
A. Liti B. Natri C. Xesi D. Rubiđi
6. Khi đốt cháy natri trong khí tạo thành sản phẩm chính là:
A. Na2O B. Na2O2 C. NaO2 D. NaO3
7. Hợp chất KO2 không tồn tại trong dung dịch axit H2SO4 loãng do bị phân huỷ tạo
thành các sản phẩm là:
A. K2SO4 + H2O2 B. K2SO4 + O2 + H2O
C. K2SO4 + O2 D. K2SO4 + O2 + H2O2
8. Hidroxit nào sau đây kém bền với nhiệt nhất:
A. KOH B. LiOH C. CsOH D. NaOH
9. Trong dãy muối halogenua của natri, muối nào có độ tan lớn nhất:
A. NaCl B. NaF C. NaBr D. NaI

14
10. Đốt cháy kali trong khí oxi tạo thành sản phẩm chính là:
A. K2O B. K2O2 C. KO2 D. KO3
11. Trong các muối hidrocacbonat sau đây, muối nào chỉ tồn tại được trong dung dịch:
A. KHCO3 B. LiHCO3 C. NaHCO3 D. CsHCO3
12. Trong các muối florua sau đây, muối nào có độ tan bé nhất:
A. LiF B. NaF C. KF D. CsF
13. Kim loại nào sau đây không có khả năng tạo ra peoxit:
A. Liti B. Natri C. Kali D. Bari
14. Khi cho dung dịch KOH tác dụng với photpho trắng thu được sản phẩm:
A. PH3 + KH2PO2 B. PH3 + KH2PO3
C. P2H4 + KH2PO2 D. PH3 + KH2PO4
15. Các kim loại kiềm dễ tạo được hỗn hống với thuỷ ngân là do:
A. Có năng lượng mạng lưới nhỏ B. Có khả năng hoạt động hoá học cao
C. Có độ dẫn điện tốt D. Có khối lượng riêng nhỏ
16. Độ tan trong dãy muối florua LiF – NaF – KF – CsF tăng dần do nguyên nhân chủ yếu
là:
A. Năng lượng mạng giảm B. Nhiệt hidrat hoá giảm từ Li+ đến Cs+
C. Cấu trúc mạng tinh thể khác nhau D. Kích thước ion tăng từ Li+ đến Cs+
17. Cặp oxi hoá khử Li+/Li có giá trị thế khử chuẩn âm nhất trong dãy kim loại kiềm là do:
A. Liti có khối lượng riêng nhỏ nhất B. Liti có nhiệt thăng hoa nhỏ nhất
+
C. Ion Li có nhiệt hidrat hoá âm nhất D. Liti có năng lượng ion hoá nhỏ nhất
18. Trong các muối sau, muối nào có độ tan (mol/L) nhỏ nhất:
A. NaCl B. NH4HCO3 C. NaHCO3 D. NH4Cl
19. Muối nào sau đây có độ tan hầu như không đổi trong khong nhiệt độ từ 0 đến 100 0C:
A. NaCl B. NaBr C. KCl D. KBr
20. Trong các muối halogenua của natri dưới đây, muối nào có độ tan lớn nhất:
A. NaCl B. NaF C. NaBr D. NaI

15
Chƣơng III
CÁC NGUYÊN TỐ KIM LOẠI NHÓM IIA

A. NỘI DUNG LÝ THUYẾT HỌC SINH ĐỌC VÀ NGHIÊN CỨU


Tài liệu tham khảo: Nguyễn Đức Vận. Hóa học Vô cơ Tập 2. Trang 65-98.
Hoàng Nhâm. Hóa học Vô cơ Tập 3. Trang 49-69.

3.1. Đặc điểm chung các nguyên tố nhóm IIA


Lí thuyết:
Bảng 3-1. Đặc điểm của các nguyên tố nhóm IIA
Nguyên tố Be Mg Ca Sr Ba Ra
Số thứ tự 4 12 20 38 56 88
2 2 2 2 2
Cấu hình electron [He]2s [Ne]3s [Ar]4s [Xe]5s [Kr]6s [Rn]7s2
Bán kính nguyên tử, antron 1,13 1,60 1,97 2,15 2,21 2,35
2+
Bán kính ion M , antron 0,34 0,74 1,04 1,20 1,33 1,44
Năng lượng ion hóa, I1 899,1 737,5 589,6 549,3 502,5 509,1
kJ/mol I2 1758,0 1450,0 1146,0 1064,0 964,0 978,6
Ái lực electron, kJ/mol - 18 - 21 - 186 - - 46 -
Độ âm điện theo Paulinh 1,5 1,2 1,0 1,0 0,9 -
2+
Thế khử chuẩn (M /M), V - 1,85 - 2,36 - 2,37 - 2 ,89 - 2,91 - 2,92
Câu hỏi
1. Hãy cho nhận xét và giải thích về các đặc điểm sau đây của các nguyên tố nhóm IIA:
- Đặc điểm lớp electron hóa trị? Dự đoán hoạt tính hoá học?
- So sánh với bán kính nguyên tử kim loại kiềm cùng chu kì? Giải thích?
- Các trạng thái oxi hoá khả dĩ? Tại sao năng lượng ion hóa I2 lớn hơn nhiều so với I1
nhưng trong đa số các hợp chất, chúng vẫn tạo ra số oxi hóa +2?
2. Tại năng lượng ion hóa của kim loại kiềm thổ (I1+I2) lớn hơn nhiều so với kim loại
kiềm (I1) nhưng thế điện cực của chúng lại gần bằng nhau?
3.2. Trạng thái thiên nhiên - Thành phần đồng vị
Câu hỏi:
3. Nêu nhận xét chung về trạng thái tồn tại, hàm lượng, các loại khoáng vật chính của các
kim loại kiềm thổ trong tự nhiên? Tại sao beri là nguyên tố có số thứ tự nhỏ trong bảng
tuần hoàn nhưng hàm lượng lại tương đối hiếm?
3.3. Tính chất vật lí
Lý thuyết:
Bảng 3-2. Một số hằng số vật lí quan trọng của các kim loại nhóm 3A
Nguyên tố Be Mg Ca Sr Ba Ra
Khối lượng riêng K (g/cm3) 1,85 1,74 1,60 2,60 3,75 5,00
Kiểu mạng lưới tinh thể lpck lpck lptm(  - lptm(  - lptk lptk
Ca) Sr)
Nhiệt độ nóng chảy, oC 1285 651 851 770 710 960
Nhiệt độ sôi, oC 2970 1107 1482 1880 1640 1140
16
Độ dẫn điện (so với Hg = 1) 5 21 21 4 1,5 -
Độ cứng theo thang Morse 4 2,5 2 - - -
Nhiệt thăng hoa, kJ/mol - 153 180 205 - -
Câu hỏi:
4. a) Nêu nhận xét về đặc điểm bên ngoài của các kim loại nhóm IIA.
b) Cho biết cấu trúc mạng tinh thể của các kim loại kiềm thổ? Có gì khác khi so sánh
với cấu trúc mạng tinh thể kim loại kiềm? Nhiều tính chất vật lí của kim loại kiềm thổ
có khả năng biến thiên đều đặn như trong nhóm kim loại kiềm không?
5. Giải thích tại sao:
- Các kim loại kiềm thổ có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, nhiệt thăng hoa cao hơn
và biến thiên không đều đặn so với nhóm IA?
- Các kim loại kiềm có độ dẫn điện khá tốt mặc dù vùng hóa trị ns đã được lấp đầy?
- Các kim loại kiềm thổ có khối lượng riêng và độ cứng cao hơn các kim loại kiềm?
3.4. Tính chất hóa học
Lí thuyết
Nhận xét chung về hoạt tính hóa học của kim loại IIA.
1. Tác dụng với kim loại
Hidro; Nhóm IVA (cacbon, silic) ; Nhóm VA (nitơ; photpho) ; Nhóm VIA (O2 , S, Se,
Te) ; Nhóm VIIA ( F2, Cl2; Br2 lỏng; iot).
2. Tác dụng với hợp chất
- Tác dụng với H2O, rượu và các dung dịch axit.
- Tác dụng với NH3 lỏng và các amin.
- Phản ứng nhiệt kim loại (Tác dụng với một số oxit kim loại và kim loại , với một số
muối).
- Tác dụng của beri với dung dịch kiềm.
Câu hỏi
6. Nhận xét chung về hoạt tính hóa học của kim loại 3A. Tại sao beri có hoạt tính hóa
học yếu hơn hẳn các kim loại khác trong nhóm? Tại sao ở điều kiện thường, beri
không tạo được ion đơn giản Be2+ và cũng không tạo được hợp chất ion?
7. a) Viết ptpư của các kim loại 3A với oxi. Tại sao beri không có khả năng tạo ra
peoxit?
b) Tại sao khuynh hướng tạo peoxit của các kim loại kiềm thổ kém hơn so với các kim
loại kiềm cùng chu kì?
3.5. Điều chế kim loại kiềm thổ
Câu hỏi:
8. a) Phương pháp điện phân nóng chảy được dùng để điều chế các kim loại kiềm thổ
nào?
b) Có thể dùng phương pháp nhiệt luyện để điều chế các kim loại kiềm thổ nào? Lấy
các dẫn chứng minh hoạ.
3.6. Hợp chất của kim loại kiềm thổ
3.6.1. Một số đặc điểm của cation các kim loại kiềm thổ
Lý thuyết

17
Bảng 3-3. Bán kính ion và năng lượng hidrat hóa của các ion M2+.
Ion M2+ Mg2+
Ca2+ Sr2+ Ba2+
Bán kính ion M2+, antron 0,74 1,04 1,20 1,33
Nhiệt hidrat hóa, kJ/mol - 1908 - 1577 - 1431 - 1289
Câu hỏi
9. a) - So sánh bán kính, mật độ điện tích và nhiệt hidrat hóa của các ion kim loại kiềm
thổ với các ion kim loại kiềm cùng chu kì. Giải thích?
b) Tại sao các hợp chất của kim loại kiềm thổ nhìn chung đều kém bền nhiệt hơn các
hợp chất tương ứng của các kim loại kiềm? Giải thích? Tính cụ thể mật độ điện tích
của ion Ca2+ và ion K + để làm dẫn chứng minh họa.
10. Hãy dự đoán về tính oxi hóa và khả năng tạo phức chất của các ion kim loại kiềm thổ?
Ion nào có khả năng tạo phức tốt nhất? Nêu cơ sở của những dự đoán đó?
3.6.2. Oxit của các kim loại kiềm thổ
Lí thuyết:
1. Oxit
- Tính chất vật lí: - Trạng thái, màu sắc, độ tan, khả năng hút ẩm.
Bảng 3-4. Đặc điểm của các oxit kim loại kiềm thổ
MO BeO MgO CaO SrO BaO
ΔH oht (kJ/mol) - 609 - 601 - 635,1 - 590,5 - 548
Eml (kJ/mol) - 3924 3476 3913 2995
o
Nhiệt độ nóng chảy, C 2580 2825 2630 2650 1925
o
Nhiệt độ sôi, C 4100 3600 2850 3000 2000
- Tính chất hóa học: Độ bền nhiệt; Tính chất của oxit bazơ; Tính chất lưỡng tính của
BeO .
2. Peoxit
- Tính chất vật lí: - Trạng thái, màu sắc, độ tan, khả năng hút ẩm.
- Tính chất hóa học: Độ bền nhiệt; Phản ứng thủy phân (Tác dụng nước, với dung dịch
axit); Tính oxi hóa mạnh.
Câu hỏi
11. a) Trình bày phương pháp điều chế CaO; BeO ; BaO2?
b) So sánh độ bền nhiệt của các peoxit kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ? Giải thích?
12. Khi cho BaO2 tác dụng với nước thì có khí O2 thoát ra còn khi cho BaO2 tác dụng với
axit sunfuric loãng thì không có hiện tượng đó. Giải thích và viết phương trình phản
ứng.
3.6.3. Hidroxit của các kim loại kiềm thổ
Lí thuyết
Bảng 3-5. Đặc điểm của các hidroxit kim loại kiềm thổ
Tính chất Be(OH)2 Mg(OH)2 Ca(OH)2 Sr(OH)2 Ba(OH)2
Nhiệt hình thành, kJ/mol - - - 11,7 - 48,5 - 51,5
o
Độ tan ở 20 C (g/100g 5,3 26,4 19,1 17,9 25,8
H2O)

18
Tích số tan 2.10-18 6.10-10 5,5.10-6 3,2.10-4 5,0.10-3
1. Tính chất vật lí
- Trạng thái, màu sắc - Nhiệt hòa tan, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, độ tan.
2. Tính chất hóa học
- Độ bền nhiệt: - Tính bazơ mạnh: - Tác dụng với axit, oxit axit, dung dịch muối.
- Tác dụng với một số kim loại như Zn, Al, Sn
- Tác dụng với một số kim loại : Si, P4, S, halogen.
3. Điều chế
Câu hỏi
13. Tại sao các hidroxit kim loại kiềm thổ kém bền nhiệt hơn nhiều so với các hidroxit
kim loại kiềm và độ bền giảm từ Be(OH)2 đến Ba(OH)2?
14. a) Viết các phương trình phản ứng chứng minh Be(OH)2 có tính chất lưỡng tính?
b) Tính độ tan của Mg(OH)2 trong nước ở điều kiện chuẩn? Dung dịch thu được có
khả năng làm phenoltalein chuyển màu hồng được không?
3.6.4. Halogenua của các kim loại kiềm thổ
Lí thuyết:
Bảng 3-6. Năng lượng mạng lưới của các halogenua kim loại kiềm thổ (kJ/mol).
Mg2+ Ca2+ Sr2+ Ba2+
F- 2908 2611 2460 2368
-
I 2293 2058 - 1866
Bảng 3-7. Nhiệt hidrat hóa của các ion kim loại kiềm thổ và các ion halogenua
(kJ/mol)
2+ 2+
Mg Ca Sr2+ Ba2+
- 1908 - 1577 - 1431 - 1289
- - -
F Cl Br I-
- 506 - 376 - 343 - 297
o
Bảng 3-8. Độ tan (mol/L) của các muối halogenua ở 25 C.

Mg2+ Ca2+ Sr2+ Ba2+


F- 1,3.10-3 2,2.10-4 9,7.10-4 8,3.10-3
Cl- 5,7 7,4 3,5 1,8
Br- 5,7 7,5 4,2 3,4
I- 5,3 7,0 5,4 5,2
Bảng 3-9. Tích số tan của các muối florua kim loại kiềm thổ
MF2
MgF2 CaF2 SrF2 BaF2
Tt 6,5.10-9 4.10-11 2,5.10-9 1,1.10-6
Câu hỏi
15. Nhận xét về độ tan của các halogenua kim loại kiềm thổ? Tại sao các florua kim loại
kiềm thổ ít tan hơn nhiều so với các halogenua khác?
3.6.5. Cacbonat và hidrocacbonat của kim loại kiềm thổ
Lí thuyết:
1. Muối cacbonat
19
Bảng 3-10. Tích số tan và nhiệt độ phân huỷ của các muối cacbonat kim loại kiềm thổ
MCO3 BeCO3 MgCO3 CaCO3 SrCO3 BaCO3
-3 -5 -9 -10
T 1.10 4.10 4,8.10 1,1.10 5,1.10-9
Nhiệt độ phân huỷ, 0C 450oC 894oC 1289oC 1350oC
- Trạng thái, màu sắc, tính tan.
- Tính chất hóa học: Độ bền nhiệt; Tác dụng với dung dịch axit.
- Điều chế MCO3.
2. Muối hidrocacbonat
- Trạng thái, màu sắc, tính tan.
- Tính chất hóa học: - Độ bền nhiệt; Phản ứng thủy phân; Tính chất lưỡng tính.
Câu hỏi:
16. a) So sánh độ bền nhiệt của cacbonat kim loại kiềm và kiềm thổ? Giải thích?
b) Giải thích sự biến thiên độ bền nhiệt trong dãy MgCO3 đến BaCO3?
3.6.6. Muối nitrat của kim loại kiềm thổ
3.6.7. Muối sunfat của kim loại kiềm thổ
Lí thuyết:
1. Muối sunfat
Bảng 3-11. Độ tan (20oC, g/100gam H2O) và tích số tan các muối sunfat kim loại kiềm
thổ
MSO4 BeSO4 MgSO4 CaSO4 SrSO4 BaSO4
Độ tan 39,9 35,5 0,203 0,015 2.10-4
T - - 2,4.10-5 3,2.10-7 1,1.10-10
- Trạng thái, màu sắc, tính tan.
- Tính chất hóa học: - Độ bền nhiệt. - Phản ứng khử bằng cacbon ở nhiệt độ cao.
2. Muối hidrosunfat
17. a) So sánh độ bền nhiệt của sunfat kim loại kiềm và kiềm thổ? Giải thích?
b) Giải thích sự biến thiên độ bền nhiệt trong dãy BeSO4 đến BaSO4?
18. Tại sao các muối sunfat của kim loại kiềm thổ lại có độ tan giảm từ CaSO4 đến BaSO4
trong khi các muối florua của các kim loại đó lại có độ tan tăng?
3.6.8. Hidrua của các kim loại kiềm thổ
Lí thuyết - Trạng thái, màu sắc, tính tan.
- Tính chất hóa học: - Độ bền nhiệt; phản ứng thủy phân; tính khử m¹nh.

B. PHẦN TRẮC NGHIỆM CỦNG CỐ BÀI HỌC


1. Cặp oxi hoá khử nào sau đây có thế khử chuẩn âm nhất:
A. Be2+/Be B. Mg2+/Mg C. Ba2+/Ba D. Ca2+/Ca
2. Khi kết tinh muối magiê sunfat từ dung dịch nước (được axit hóa bằng axit
sunfuric loãng)ở nhiệt độ phòng, thu được tinh thể muối ngậm nước có công thức
là: A. MgSO4.H2O B. MgSO4.6H2O C. MgSO4.7H2O D. MgSO4.12H2O
3. Trong các kim loại sau, kim loại nào dẫn điện kém nhất:
A. Mg B. Ca C. Sr D. Ba
4. Trong các oxit kim loại sau, oxit nào giá trị năng lượng mạng lưới lớn nhất (thường
được sử dụng làm nguyên liệu để chế tạo gạch chịu lửa, chén nung…):

20
A. CaO B. BaO C. SrO D. MgO
5. Trong công nghiệp, nước biển được dùng làm nguyên liệu để điều chế một lượng lớn
oxit nào:
A. MgO B. CaO C. SrO D. BaO
6. Ở nhiệt độ cao và không có xúc tác, magiê không phản ứng với khí nào sau đây:
A. H2 B. N2 C. O2 D. Cl2
7. Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây có cùng kiểu cấu trúc mạng tinh thể với kim
loại kiềm:
A. Ca B. Mg C. Be D. Ba
8. Trong các muối cacbonat sau, muối nào có độ bền nhiệt lớn nhất:
A. BaCO3 B. CaCO3 C. SrCO3 D. MgCO3
9. Tính chất hoá học của Be và hợp chất (oxit, hidroxit, muối) giống nhiều với đơn
chất và các hợp chất tương ứng của kim loại nào sau đây:
A. Li B. Mg C. Ca D. Al
10. Ở trạng thái hơi, nguyên tử Be trong hợp chất BeCl2 tồn tại ở trạng thái lai hoá nào:
A. sp B. sp2 C. sp3 D. sp3d2
11. Ở trạng thái rắn, nguyên tử Be trong hợp chất BeCl2 tồn tại ở trạng thái lai hoá nào:
A. sp B. sp2 C. sp3 D. sp3d2
12. Thạch cao nung (được ứng dụng làm khuôn đúc, nặn tượng, bó bột…) có công
thức là:
A. CaSO4.2H2O B. CaSO4 C. 2CaSO4.H2O D. CaSO4.H2O
13. Trong các muối hidrocacbonat sau, muối nào chỉ tồn tại được trong dung dịch:
A. Ba(HCO3)2 B. NH4HCO3 C. NaHCO3 D. LiHCO3
14. Loại đá nào sau đây mà thành phần chính không phải là canxi cacbonat:
A. Đá vôi B. Đá đỏ C. Đá phấn D. Đá hoa cương
15. Khi cho dung dịch MgCl2 tác dụng với dung dịch Na2CO3 bão hòa ở nhiệt độ
phòng thu được kết tủa có thành phần chính là:
A. MgCO3 B. Mg(OH)2.MgCl2 C. [Mg(OH)2]CO3 D. Mg(OH)2
16. Không nên sử dụng chất nào sau đây để làm khô khí NH3:
A. CaCl2 khan B. CaO C. KOH rắn D. NaOH rắn
17. Khi đốt cháy bari kim loại trong khí oxi thu được sản phẩm chính là:
A. BaO B. BaO2 C. Ba(O2)2 D. Ba(O3)2
18. Trong các kim loại nhóm IIA, kim loại nào khó nóng chảy nhất:
A. Mg B. Ca C. Ba D. Be
19. Cacnalit là một
loại khoáng vật của canxi và kali, thành phần của khoáng vật này có thể biểu diễn
bằng công thức nào sau đây:
A. KCl.MgCl2.6H2O B. KCl.MgSO4.3H2O C. K2SO4.MgSO4 D.
K2SO4.MgCl2.6H2O
20. Khi kết tinh muối beri clorua từ dung dịch nước (được axit hóa bằng axit clohidric
loãng) ở nhiệt độ phòng, thu được tinh thể muối ngậm nước có công thức là:
A. BeCl2.2H2O B. BeCl2.4H2O C. BeCl2.6H2O D. BeCl2.7H2O

21
Chƣơng IV
CÁC NGUYÊN TỐ KIM LOẠI NHÓM IIIA

A. NỘI DUNG LÝ THUYẾT HỌC SINH ĐỌC VÀ NGHIÊN CỨU

Tài liệu tham khảo: Nguyễn Đức Vận. Hóa học Vô cơ Tập 2. T r 99-122.
Hoàng Nhâm. Hóa học Vô cơ Tập 2. Tr 84-98.
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CÁC NGUYÊN TỐ KIM LOẠI NHÓM IIIA
Lí thuyết Bảng 4-1. Đặc điểm chung các nguyên tố nhóm IIIA
Nguyên tố Al Ga In Tl
Số thứ tự 13 31 49 81
2 10 2
[Ne]3s 3p [Ar]3d 4s 4
Cấu hình electron 1 1 [Xe]4d105s25p1 [Kr]4f145d106s26p1
p
Bán kính nguyên tử, 1,26 1,36 1,66 1,71
3+
Bán kính ion M , 0,57 0,62 0,92 1,05
I1 576,4 578,3 558,1 559,0
I2 1814,1 1969,3 1811,2 1958,7
Năng lượng ion
I3 2741,4 2950,0 2698,3 2862,8
hóa, kJ/mol
5131,9 5497,6 5067,6 5380,5
I
Độ âm điện theo
1,5 1,6 1,7 1,8
Paulinh
Thế khử M3+/M - 1,62 - 0,53 - 0,34 + 0,71
+
chuẩn, V M /M - 0,25 - 0,34
Câu hỏi
1. Hãy cho nhận xét và giải thích về các đặc điểm sau đây của các nguyên tố nhóm IIIA:
- Đặc điểm lớp electron hóa trị và lớp electron thứ hai từ ngoài vào. Tại sao tính chất
các nguyên tố nhóm IIIA không tăng một chiều như các nguyên tố nhóm IA và IIA?
- Sự biến thiên bán kính nguyên tử. Tại sao từ In đến Tl, bán kính nguyên tử tăng
chậm?
- Giải thích về sự thay đổi bất thường về giá trị năng lượng ion hoá trong dãy từ Al đến Tl.
- Giải thích tại sao từ Al đến Ga tính kim loại hơi giảm xuống; từ Ga đến In tính kim
loại tăng lên rồi lại giảm xuống từ In đến Tl?
- Trạng thái oxi hóa đặc trưng? Tại sao Tl còn có khả năng tạo ra số oxi hóa +1?
- Độ âm điện. Tại sao các nguyên tố nhóm IIIA là những nguyên tố có độ âm điện
trung bình nhưng lại có xu hướng tạo thành các hợp chất cộng hóa trị?
2. Tại sao tổng năng lượng ion hóa (I1+I2+I3) của các kim loại IIIA khá lớn nhưng các ion
Al3+, Ga3+, In3+ lại dễ hình thành trong dung dịch?
3. Tại sao đối với Tl, trạng thái oxi hóa +1 bền hơn nhiều so với trạng thái +3?
4.2. NHÔM
4.2.1. Trạng thái thiên nhiên - Thành phần đồng vị
4. a) Nêu nhận xét chung về trạng thái tồn tại và hàm lượng của nhôm trong tự nhiên?

22
b) Trong tự nhiên nhôm tồn tại ở các loại khoáng vật chính nào? Loại khoáng vật nào
được dùng để luyện nhôm?
c) Cho biết các đồng vị tự nhiên và % số nguyên tử mỗi đồng vị của nhôm.
4.2.2. Luyện nhôm
Câu hỏi:
5. a) Nguyên tắc điều chế nhôm bằng phương pháp điện phân?
b) Tại sao không thể điều chế nhôm bằng phương pháp điện phân dung dịch?
c) Khi điều chế nhôm theo phương pháp điện phân nóng chảy, có thể thay Al2O3 bằng
AlCl3 được không? Tại sao?
4.2.3. Tính chất vật lí
Câu hỏi:
6. a) Nêu nhận xét về đặc điểm bên ngoài của nhôm.
b) Tại sao nhôm thường được dùng làm dây điện và các máy trao đổi nhiệt?
4.2.4. Tính chất hóa học
Lí thuyết: Nhận xét chung về hoạt tính hóa học của nhôm.
1. Tác dụng với đơn chất
Nhóm IVA: (Cacbon) - Nhóm VA: (nitơ, photpho) - Nhóm VIA: (oxi, lưu huỳnh) -
Nhóm VIIA: (Flo, clo, brom, iot).
2. Tác dụng với hợp chất
Tác dụng với H2O - Tác dụng với dung dịch axit - Tác dụng với dung dịch kiềm
- Phản ứng nhiệt nhôm.
Câu hỏi:
7. a) Viết các phương trình phản ứng của nhôm tác dụng với S, P, C, N2, oxi, halogen?
b) Nhôm phản ứng thế nào với các dung dịch sau đây: Na2CO3; HgCl2; CuCl2; HNO3
loãng?
c) Vết các phương trình phản ứng sau:
Al + Cr2O72- + H+  Al + MnO4- + H+  Al + NO3- + OH- + H2O 
8. a) Dựa trên cơ sở nào để nói rằng nhôm có ái lực rất lớn với oxi. Nêu ứng dụng về tính
chất này của nhôm?
b) Tại sao Al kim loại không tan trong nước ở nhiệt độ thường? Làm thế nào để Al có
thể tác dụng mạnh với nước ở nhiệt độ thường?
c) Nhôm tan được trong dung dịch kiềm. Có thể nói nhôm là kim loại lưỡng tính không?
4.2.5. Hợp chất của nhôm
Lí thuyết:
1. Nhôm oxit.
- Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, độ tan.
- Tính chất hóa học: - Độ bền nhiệt - Tính chất lưỡng tính: Corunđum thể hiện tính
chất lưỡng tính ở trạng thái nóng chảy khi nung cùng với hidroxit, cacbonat,
hidrosunfat, pirosunfat của các kim loại kiềm.
2. Nhôm (III) hidroxit:
- Tính chất vật lý: Trạng thái, màu sắc, tính tan.
- Tính chất hóa học: - Độ bền nhiệt - Tính chất lưỡng tính
Al(OH)3 (r) + 6H2O [Al(H2O)6]3+ + 3OH- pT = 31,24

23
Al(OH)3 (r) + 6H2O [Al(H2O)2(OH)4]-+ H3O+ pT = 14,43
- Điều chế: - Từ muối alumilat - Từ muối nhôm cho tác dụng với các dung dịch bazơ
như: NaOH, KOH, Na2CO3, NH3, CH3COONa, Na2S…
3. Muối nhôm (III): Muối halogenua, muối sunfat, muối nitrat.
- Tính chất vật lý: Màu sắc, tính tan.
- Tính chất hóa học: - Phản ứng thủy phân - Phản ứng trao đổi - Khả năng tạo phèn
[Al(H2O)6]3+ + H2O [Al(H2O)5(OH)]2+ + H3O+ pKa = 5,02
- Khả năng tạo phức chất:
Phức chất: [Al(OH)4]- [Al(SO4)2]- [AlF6]3- [Al(C2O4)3]3- [Al(EDTA)]-
Kkb 1.10-33 7,9.10-6 2,1.10-21 5,0.10-17 3,1.10-17
Câu hỏi:
9. Corunđum là gì? Viết các phương trình phản ứng khi nung nóng corunđum với các
chất sau: KOH; KHSO4 ; K2S2O7 ; Na2CO3.
4.3. CÁC NGUYÊN TỐ GA -IN-TL
4.3.1. Tính chất hóa học
Lí thuyết: Nhận xét chung về hoạt tính hóa học của các nguyên tố Ga, In, Tl.
1. Tác dụng với kim loại : Nhóm VIA: (oxi, lưu huỳnh); Nhóm VIIA: (flo, clo, brom,
iot).
2. Tác dụng với hợp chất: - Tác dụng với H2O - Tác dụng với dung dịch axit - Tác dụng
với dung dịch kiềm
Câu hỏi:
10. Viết các phương trình phản ứng (nếu có) giữa:
a) Gali với H2SO4 loãng, HCl loãng
b) Gali, inđi, tali với dung dịch NaOH đặc nóng.
c) Tali với HNO3 đặc nóng, HNO3 loãng nóng; HNO3 loãng nguội; HCl
4.3.2. Hợp chất Ga (III) - In(III) - Tl(III)
Lí thuyết:
1. Oxit. - Tính chất vật lí: - Trạng thái, màu sắc, độ tan.
- Tính chất hóa học: - Độ bền nhiệt: - Tính axit, bazơ
2. Hidroxit: - Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, tính tan.
- Tính chất hóa học: - Độ bền nhiệt: - Tính bazơ: - Tính axit:
Quá trình M = Ga M = In M = Tl
3+
M(OH)3(r) + 6H2O [M(H2O)6] + pT = pT = pT = 45,2
-
3OH 36,8 33,3
-
M(OH)3(r)+6H2O [M(H2O)2(OH)4] pT = pT = 16 -
+
+H3O 10,6
3. Muối Ga (III)- In(III)-Tl(III)
Tính chất hóa học: - Phản ứng thủy phân - Khả năng tạo phức:
3- 3- -
Phức chất: [In(OH)4] [In(C2O4)3] [In(EDTA)] [In(SO4)3]3- [In(CH3COO)4]-
Kkb 6,3.10-36 2,0.10-15 5,0.10-26 1.10-3 1,2.10-9
Phức chất: [Ga(OH)4]3- [Ga(OH)6]3- [Ga(EDTA)]- [GaF4]-
Kkb 5,0.10-35 5,0.10-41 3,1.10-21 3,1.10-12
Phức chất: [TlCl4]- [TlBr6]3- [TlI4]- [Tl(SO4)2]- [Tl(S2O3)4]5- [Tl(EDTA)]-

24
Kkb 1,9.10-18 1,6.10-26 1,5.10-32 1,8.10-4 1.10-41 1,6.10-38
- Khả năng muối kép, khả năng tạo phèn:
Câu hỏi:
11. Nêu sự biến thiên tính chất axit bazơ và độ bền nhiệt trong dãy hidroxit Ga (OH)3-
In(OH)3-Tl(OH)3? Giải thích?
4.3.3. Hợp chất Tl (I)
Lí thuyết:
Thế diện cực, bán kính ion Tl + và so sánh với ion kim loại kiềm và ion bạc.
1. Oxit. - Tính chất vật lí: - Trạng thái, màu sắc, độ tan.
- Tính chất hóa học: - Tính bazơ (tác dụng với nước, các dung dịch axit loãng)- Tính
khử: khi đun nóng trong không khí hoặc oxi - Tính oxi hóa: Tl2O cũng bị H2, CO khử
thành kim loại.
2. Hidroxit: - Tính chất vật lý: Trạng thái, màu sắc, tính tan.
- Tính chất hoá học: - Độ bền nhiệt - Tính bazơ (hấp thụ CO2, tác dụng với các dung
dịch axit loãng - Tính khử yếu (khi tác dụng với các chất oxi hoá mạnh)
3. Muối Tl (I) : Một số muối ít tan của tali (I) : Tham khảo bảng tích số tan.
Câu hỏi:
12. a) Tìm dẫn chứng chứng minh hợp chất Tl(I) vừa giống với kim loại kiềm, vừa giống
với Ag?
b) Viết các ptpư sau trong dung dịch:
TlOH (loãng) + HCl  TlOH (đặc) + Zn(OH)2  TlOH + NaOH + Cl2 
+
c) Tại sao ion Tl lại có khả năng tạo phèn giống như các ion kim loại kiềm?
B. PHẦN TRẮC NGHIỆM CỦNG CỐ BÀI HỌC
1. Trong dung dịch nước, ion nào sau đây có tính axit yếu nhất:
A. [In(H2O)6]3+ B. [Ga(H2O)6]3+ C. [Al(H2O)6]3+ D. [Tl(H2O)6]3+
2. Trong dung dịch nước, ion nào sau đây có tính axit mạnh nhất:
A. [Al(H2O)6]3+ B. [In(H2O)6]3+ C. [Ga(H2O)6]3+ D. [Tl(H2O)6]3+
3. Ion nào sau đây không có khả năng tạo phèn:
A. Ga3+ B. Al3+ C. In3+ D. Tl3+
4. Kim loại nào sau đây dễ nóng chảy nhất:
A. Al B. Ga C. In D. Tl
5. Muối nhôm halogenua nào sau đây không có khả năng dime hoá:
A. AlF3 B. AlCl3 C. AlBr3 D. AlI3
6. Muối nhôm halogenua nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất:
A. AlI3 B. AlF3 C. AlBr3 D. AlCl3
7. Kim loại nào sau đây hầu như không tan trong dung dịch HCl loãng (1M):
A. Al B. Ga C. In D. Tl
8. Hidroxit nào trong các hidroxit dưới đây có độ bền nhiệt kém nhất:
A. Al(OH)3 B. Ga(OH)3 C. In(OH)3 D. Tl(OH)3
9. Oxit nào trong các oxit sau đây tan tốt trong nước tạo thành dung dịch kiềm mạnh:
A. Ga2O3 B. Al2O3 C. Tl2O D. In2O3
10. Oxit nào sau đây là thành phần chủ yếu của đá xaphia (bích ngọc):
A. Fe2O3 B. Al2O3 C. CaO D. Cr2O3

25
11. Khi kết tinh muối nhôm nitrat từ dung dịch nước, thu được tinh thể ngậm nước là:
A. Al(NO3)3.3H2O B. Al(NO3)3.18H2O
C.Al(NO3)3.9H2O D.Al(NO3)3.6H2O
12. Kim loại nào sau đây có thể tồn tại ở trạng thái lỏng trong khoảng nhiệt độ rộng
nhất và thường được sử dụng trong các nhiệt kế đo nhiệt độ cao:
A. Al B. Ga C. In D. Tl
13. Tính tan của các muối Tl(I) giống nhiều với các muối tương ứng của kim loại nào
trong các kim loại sau:
A. Ag B. K C. Na D. Li
14. Trong hợp kim nào sau đây mà thành phần chính không phải là nhôm :
A. Đuyara B. Electron C. Silumin D. Manhali
15. Màu đỏ của đá rutin (hồng ngọc) là do trong tinh thể khoáng vật corumdum có
chứa vết của ion kim loại nào sau đây:
A. Fe2+ B. V4+ C. Ti3+ D. Cr3+
16. Kim loại nào sau đây là kim loại phổ biến nhất trong tự nhiên (chiếm khoảng 8,1%
khối lượng vỏ quả đất):
A. Fe B. Al C. Ti D. Ca
17. Khi đốt nóng, nhôm phản ứng khó khăn nhất với halogen nào sau đây:
A. Flo B. Clo C. Iot D. Brom
18. Trong 4 dung dịch: HCl loãng; KHSO4 loãng; NH4Cl bh; KHCO3 bh, có bao nhiêu
dung dịch mà khi cho tác dụng với dd natri aluminat có thể tạo thành kết tủa
Al(OH)3:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
19. Trong tinh thể phèn nhôm-kali, số phân tử nước tham gia phối trí trực tiếp với mỗi
ion Al3+ và K+ lần lượt là:
A. 6 ; 6 B. 6 ; 4 C. 8 ; 4 D. 12 ; 12
20. Trong các ion kim loại sau, ion nào không có khả năng tạo phèn:
A. NH 4 B. Tl+ C. Li+ D. K+

26
Chƣơng V
CÁC NGUYÊN TỐ KIM LOẠI NHÓM IVA

A. NỘI DUNG LÝ THUYẾT HỌC SINH ĐỌC VÀ NGHIÊN CỨU


Tài liệu tham khảo: Nguyễn Đức Vận. Hóa học Vô cơ T2. T r 99-122.
Hoàng Nhâm. Hóa học Vô cơ T2. Tr 84-98.
5.1. Đặc điểm chung các nguyên tố nhóm IVA
Lí thuyết:
Thế điện cực trong môi trường axít: Thế điện cực trong môi trường bazơ:
+0,124 -0,20V - 1,0V
Ge4+ V GeO Ge HGeO3- Ge
-0,15V
GeO2
+0,15V -0,14V - 0,91V
Sn4+ Sn2+ Sn HSnO2- Sn
+0,01V

+1,8V - 0,13V +0,28V - 0,58V


Pb4+ Pb2+ Pb PbO2 PbO Pb
+1,46V -1,54V
PbO2
V HPbO2-

Bảng 5-1. Đặc điểm của các nguyên tố kim loại nhóm IVA
Nguyên tố Ge Sn Pb
Số thứ tự 32 50 82
10 2 2 10 2 2
Cấu hình electron [Ar]3d 4s 4p [Kr]5d 6s 6p
[Xe]4f145d106s26p2
Bán kính nguyên tử, antron 1,39 1,58 1,75
2+
M 0,65 1,02 1,26
Bán kính ion, antron 4+
M 0,44 0,67 0,76
I1 706 708,2 715
Năng lượng ion hóa, I2 1537 1411 1450
kJ/mol I3 3301 2941 3080
I4 4410 3928 4082
Độ âm điện theo Paulinh 1,8 1,8 1,8
4+
M /M - + 0,009 + 0,80
Thế khử chuẩn, V 2+
M /M 0,00 - 0,136 - 0,126
Câu hỏi:
2. Hãy cho nhận xét và giải thích về các đặc điểm sau đây của nguyên tố nhóm IVA
- Đặc điểm lớp electron hóa trị? lớp electron gần ngoài cùng?
- Các trạng thái lai hoá khả dĩ và các số phối trí đặc trưng của Ge, Sn , Pb?
3. Tại sao các nguyên tố Ge, Sn, Pb không tạo ra ion đơn giản 4+ hoặc ion 4-?
4. Giải thích tại sao trong dãy Ge -Sn-Pb, độ bền trạng thái oxi hóa +4 giảm xuống, còn
độ bền trạng thái oxi hóa +2 tăng lên?
5.2. Trạng thái thiên nhiên - Thành phần đồng vị
Câu hỏi:
27
5. a) Nêu nhận xét chung về trạng thái tồn tại và hàm lượng của các nguyên tố Ge, Sn, Pb
trong tự nhiên?
b) Trong tự nhiên các nguyên tố Ge, Sn, Pb tồn tại ở các loại khoáng vật chính nào?
Khoáng vật nào có ứng dụng thực tế?
c) Cho biết các dồng vị tự nhiên và % số nguyên tử mỗi đồng vị của Ge, Sn, Pb.
5.3. Tính chất vật lí
Bảng 5-2. Một số hằng số vật lí quan trọng của Ge, Sn, Pb
Tính chất Ge Sn Pb
3
Khối lượng riêng (g/cm ) 5,32 7,29 (Sn- 11,34
)
Cấu trúc mạng tinh thể lập phương tứ phương (Sn- lục phương
)
o
Nhiệt độ nóng chảy, C 937,4 231,9 327,5
o
Nhiệt độ sôi, C 2830 2270 1740
Độ dẫn điện (Hg = 1) 0,001 8 5
Độ cứng (kim cương =10) 6 1,5 1,5
Câu hỏi:
8. a) Cho biết cấu trúc mạng tinh thể và đặc điểm bên ngoài của các kim loại Ge, Sn, Pb?
b) Giải thích tại sao Ge có độ dẫn điện rất nhỏ và có to nóng chảy, độ cứng cao hơn
nhiều so với Sn và Pb?
c) Tại sao có thể tạo ra dung dịch rắn giữa Si va Ge, nhưng không tạo ra dung dịch rắn
giữa Si và Pb?
5.4. Tính chất hóa học
Lí thuyết:
Nhận xét chung về hoạt tính hóa học của Ge, Sn, Pb.
1. Tác dụng với kim loại :
- Hiđrô - Nhóm VIA: (oxi, lưu huỳnh, selen, telu) - Halogen:
2. Tác dụng với hợp chất:
- Tác dụng với H2O - Tác dụng với dung dịch axit - Tác dụng với dung dịch kiềm:
Câu hỏi:
14. a) Tại sao Pb khó tan trong dung dịch HCl loãng và H2SO4 loãng nhưng lại dễ tan
trong dung dịch đậm đặc của các axít đó?
b) Viết các phương trình phản ứng khi cho Ge và Sn tác dụng với HCl; HNO3; H2SO4?
V.5. Điều chế và ứng dụng
V.6. Các hợp chất Ge (II), Sn(II), Pb(II)
V.6.1. Các oxit GeO, SnO, PbO.
Lí thuyết:
- Tính chất vật lí: - Trạng thái, màu sắc, độ tan..
- Tính chất hóa học: - Tính chất lưỡng tính - Tính oxi hóa:
- Điều chế
5.6.2. Hidroxit Ge(II), Sn(II), Pb(II)
Lí thuyết
- Tính chất vật lí: - Trạng thái, màu sắc, độ tan..
28
Quá trình M = Ge M = Sn M = Pb
M(OH)2  M + 2OH
2+ -
Tt 6,3.10-27
7,9.10-16
M (OH)2  M(OH)+ + OH- K 4,6.10-15 6,3.10-9
M (OH)2  HMO 2 + H+ K 1,3.10-15 3,2.10-16
- Tính chất hóa học: - Tính chất lưỡng tính: Tan trong dung dịch axit, dung dịch kiềm.
Tính bazơ tăng dần trong dãy từ Ge (OH)2 đến Pb (OH)2.
- Tính khử: các gecmanit, stanit cũng như các muối Ge (II), Sn(II) đều là các chất khử
mạnh, còn các hợp chất Pb (II) thể hiện tính khử yếu.
- Điều chế
56.3. Muối Ge (II), Sn(II), Pb(II)
1. Muối halogenua
a) Màu sắc, độ tan.
b) Tính chất hóa học: - Phản ứng thủy phân - Tính khử: GeX2 và SnX2 là
những chất khử mạnh. - Phản ứng tạo phức:
c) Điều chế
2. Muối sunfua
3. Các muối khác: (muối axetat, sunfat, nitrat, cacbonat, cromat)
5.7. Các hợp chất Ge (IV), Sn(IV), Pb(IV)
5.7.1. Các oxit GeO2, SnO2, PbO2
a) Trạng thái, màu sắc, tính tan.
b) Tính chất hóa học: - Tính chất lưỡng tính - Tính oxi hóa: Khi tác dụng
với các chất khử như C, CO, H2, Al, Mg….
Tính oxi hoá mạnh của PbO2: tác dụng với H2SO4 đặc giải phóng O2, tác dụng với HCl
đặc giải phóng Cl2; PbO2 và HNO3 đặc sẽ oxi hóa Mn (II) thành axit pemanganic...
- Độ bền nhiệt:
c) Điều chế:
- GeO2 được điều chế bằng cách nung nóng mạnh Ge hoặc GeS trong liồng khí oxi,
hoặc cho Ge tác dụng với HNO3 đặc.
- SnO2 được điều chế bằng cách nung chảy Sn trong không khí hoặc luồng khí oxi,
hoặc cho Sn tác dụng với HNO3 đặc, sản phẩm thu được ở dạng hidrat hóa
SnO2.xH2O được nung đỏ thu được H2O.
- PbO2 thường được điều chế bằng cách oxi hóa Pb (II) trong môi trường kiềm bằng
chất oxi hóa mạnh như ClO -.
B. PHẦN TRẮC NGHIỆM CỦNG CỐ BÀI HỌC
1. Trong các oxit sau, oxit nào có tính oxi hóa mạnh nhất:
A. SiO2 B. GeO2 C. SnO2 D. PbO2
2. Oxit nào sau đây bền nhất khi đốt nóng trong không khí:
A. SnO B. SnO2 C. PbO D. PbO2
3. Sn kim loại tan tốt nhất trong dung dịch axit nào sau đây:
A. HNO3 2M B. HCl 2M C. H2SO4 1M D. CH3COOH 2M
4. Hiện tượng nào xảy ra khi nhỏ vài giọt dung dịch BiCl3 vào dung dịch Na2SnO2
trong môi trường NaOH:
A. Kết tủa đen B. Kết tủa trắng C. Kết tủa vàng D. Kết tủa xanh
29
5. Khi đun nóng, Pb kim loại tan được nhiều nhất trong dung dịch axit nào sau đây:
A. HCl đặc B. HCl loãng C. CH3COOH loãng D. H2SO4 loãng
6. Chất nào sau đây là chất bán dẫn:
A. Sn trắng B. Pb kim loại C. Than chì D. Sn xám
7. Kết tủa PbCrO4 tan kém nhất trong dung dịch nào dưới đây:
A. HCl 6M B. NaOH 6M C. HNO3 6M D. H2SO4 3M
8. Chất nào sau đây có kiểu cấu trúc mạng tinh thể khác những chất còn lại:
A. Kim cương B. Gecmani C. Silic D. Sn trắng
9. “Vàng giả”, hợp chất thường được sử dụng để pha vào sơn mạ vàng, có công thức
là:
A. CS2 B. GeS2 C. SnS2 D. PbS2
10. Phương pháp đun nóng dung dịch gồm CaOCl2 và Pb(CH3COO)2 trong môi trường
kiềm được dùng để điều chế kết tủa nào sau đây:
A. PbCl2 B. Pb(OH)2 C. PbO2 D. Ca2PbO4
11. Trong môi trường HNO3 đặc và được đun nóng, oxit nào dưới đây có thể oxi hóa
mangan(II) sunfat thành axit pemanganic:
A. SiO2 B. GeO2 C. SnO2 D. PbO2
12. Trong số các muối clorua sau đây, muối nào có tính khử mạnh nhất:
A. PbCl2 B. GeCl2 C. SnCl2 D. PbCl4
13. Vật liệu nào sau đây được gọi là “sắt tây”, thường được dùng làm vỏ đồ hộp trong
công nghiệp thực phẩm:
A. Sắt tráng thiếc B. Sắt tráng kẽm C. Sắt tráng nhôm D. Sắt tráng bạc
14. Trong số các muối clorua sau đây, muối nào dễ nóng chảy nhất:
A. PbCl2 B. PbCl4 C. SnCl2 D. SnCl4
15. Hợp chất Ca2PbO4 có tên gọi là gì:
A. Canxi metaplombit B. Canxi orthoplombit
C. Canxi metaplombat D. Canxi orthoplombat
16. Nguyên tố nào sau đây có nhiều đồng vị tự nhiên nhất trong tất cả các nguyên tố
hóa học (10 đồng vị):
A. Si B. Ge C. Sn D. Pb
17. Kim loại nào thường được sử dụng làm tấm chắn tia phóng xạ ở các nhà máy
nguyên tử:
A. Pb B. Ti C. Ni D. W
18. Khi đun nóng, SnCl2 tan được nhiều nhất trong dung môi nào trong các dung môi
sau đây:
A. H2O B. dd HCl loãng C. dd HCl đặc D. Rượu-nước
19. Cho dung dịch K2Cr2O7 tác dụng với dung dịch Pb(CH3COO)2 ta thu được kết tủa
nào:
A. PbCr2O7 B. PbCrO4 C. Pb(OH)2 D. PbO2
20. Khi đun nóng, Pb kim loại hầu như không tan được trong dung dịch nào sau đây:
A. NaOH 2M B. HCl 2M C. CH3COOH 2M /O2 D. HNO3

30
Chƣơng VI
CÁC NGUYÊN TỐ KIM LOẠI NHÓM IB

A. NỘI DUNG LÝ THUYẾT HỌC SINH ĐỌC VÀ NGHIÊN CỨU

Tài liệu tham khảo: Nguyễn Đức Vận. Hóa học Vô cơ. T r 161-163.
Nguyễn Đức Vận. Bài tập hóa Vô cơ. Bài 417, 418.
Hoàng Nhâm. Hóa học Vô cơ T2. Tr 226-252.
6.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CÁC NGUYÊN TỐ KIM LOẠI NHÓM IB
Lí thuyết
- Thế điện cực của Cu, Ag, Au:
Trong môi trường axít: Trong môi trường bazơ:
+ 0,159V + +0,531V -0,08V -0,36V
Cu2+ Cu Cu Cu(OH)2 Cu2O Cu
+ 0,345V -0,22V

+2,00V + +0,80V +0,57V +0,34V


Ag2+ Ag Ag AgO Ag2O Ag
+1,40V +0,455V

Au3+ +1,41VAu
+
+1,68V Au H2AuO 3 +0,70V Au
Bảng 7- 1. Đặc điểm của các kim loại nhóm IB
Kim Năng lượng ion hóa, kJ/mol
Bán
Độ
loại Cấu hình kính
Z âm
electron I1 I2 I3 I4 nguyên
I5
điện
tử
Cu 29 [Ar]3d104s1 745,4 1958 3554 5326 7709 1,28 1,9
10 1
Ag 47 [Kr]4d 5s 731 2073 3361 5000 6700 1,44 1,9
14 10 1
Au 79 [Xe]4f 5d 6s 890,1 1980 2900 4200 5600 1,44 2,4

Câu hỏi
1. Hãy cho nhận xét và giải thích về các đặc điểm sau đây của các nguyên tố nhóm IB:
- Đặc điểm lớp electron hóa trị. Dự đoán về hoạt tính hoá học? Tại sao có sự khác
nhau về tính chất hoá học của kim loại nhóm IB với các kim loại kiềm?
- Sự biến thiên bán kính nguyên tử? So sánh với bán kính kim loại kiềm cùng chu kì?
- Sự biến đổi năng lượng ion hóa thứ nhất? Nguyên tử nào có I1, (I1+I2) và (I1+I2 + I3)
nhỏ nhất?
6.2. TRẠNG THÁI THIÊN NHIÊN - THÀNH PHẦN ĐỒNG VỊ
Câu hỏi:
2. a) Nhận xét về trạng thái tồn tại và hàm lượng của các kim loại nhóm IB trong tự
nhiên?
b) Trong tự nhiên các kim loại Cu, Ag, Au tồn tại ở các loại quặng chính nào?
c) Cho biết các đồng vị tự nhiên và % số nguyên tử mỗi đồng vị của Cu, Ag, Au.
6. 3. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
31
Câu hỏi
Bảng 7-2. Các hằng số vật lí quan trọng của Cu, Ag, Au
Tính chất Cu Ag Au
3
Khối lượng riêng (g/cm ) 8,93 10,49 19,30
o
Nhiệt độ nóng chảy, C 1083 961 1063
o
Nhiệt độ sôi, C 2600 2210 2970
Độ dẫn điện (so với Hg = 1) 57 59 40
Độ dẫn nhiệt (so với Hg =1) 46 49 35
Độ cứng (so với kim cương =10) 3,0 2,7 2,5
Nhiệt thăng hoa, kJ/mol 339,6 283,6 366,6

3. a) Nêu nhận xét về đặc điểm bên ngoài của các kim loại Cu, Ag, Au.
b- Cho biết cấu trúc mạng tinh thể của các kim loại IB.
4. So sánh và giải thích sự khác nhau giữa kim loại nhóm IB với IA về các tính chất vật
lí: Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, nhiệt thăng hoa, độ cứng, độ dẫn điện, dẫn nhiệt,
khối lượng riêng.
6. 4. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA Cu, Ag, Au
Lí thuyết
Nhận xét chung về hoạt tính hóa học của Cu, Ag, Au.
1. Tác dụng với kim loại :
Hidro – Nhóm IVA ( cacbon, silic) – Nhóm VA (nitơ, photpho) – Nhóm VIA (oxi, lưu
huỳnh) – Nhóm 7A ( flo, clo, brom, iot).
2. Tác dụng với axit:
- HNO3, H2SO4 đặc, H2SeO4 khan nóng, nước cường thủy.
- Phản ứng của Cu với dung dịch HCl, H2SO4 loãng khi có mặt oxi không khí.
Phản ứng của Cu, Ag với dung dịch HI.
3. Tác dụng với dung dịch muối xianua khi có mặt oxi không khí hay H2O2
Phương pháp xianua tách vàng ra khỏi bột quặng.
Câu hỏi:
5. Viết các ptpư (nếu có) của Cu, Ag, Au với:
- Oxi, lưu huỳnh, flo, clo. Ở điều kiện thường Cu có bị ăn mòn bởi khí F2 không. Tại
sao?
- Dung dịch axit HNO3, H2SO4 đặc, H2SeO4 khan nóng.
- Nước cường toan.
Vì sao Au tan được trong nước cường toan? Ag có bị nước cường toan ăn mòn không?
6. 5. TÍNH CHẤT CÁC HỢP CHẤT Cu(I), Ag(I)
6. 5.1. Tính chất các hợp chất Cu (I)
Lí thuyết
Cấu hình electron của ion Cu + - Số phối trí đặc trưng
1. Đồng (I) oxit: Cu2O
- Trạng thái, màu sắc, tính tan (pT = 14,92).
- Tính chất hóa học: (1) Tính bazơ (Tác dụng với nước; axit HCl, H2SO4 loãng); (2)
Tính oxi hóa (Tác dụng với H2, CO khi nung nóng); (3) Tính khử (tác dụng với oxi;
32
dung dịch HCl, H2SO4 loãng khi có mặt oxi; dung dịch H2SO4 đặc; dung dịch HNO3);
(4) Phản ứng tạo phức chất (Tác dụng với dung dịch HCl đặc, dung dịch NH3, dung
dịch muối amoni, dung dịch kiềm đặc)
- Điều chế và ứng dụng:
2. Đồng (I) halogenua
- Trạng thái, màu sắc, tính tan.
CuF CuCl CuBr CuI
Màu sắc: Đỏ thẫm trắng trắng trắng
-6 -9
Tt: không tan 1,2.10 5,25.10 1,1.10-12
- Tính chất hóa học: Độ bền nhiệt; Phản ứng tạo phức chất (trừ CuF, tác dụng với dung
dịch HX đặc; dung dịch NH3; các dung dịch muối xianua, thiosunfat); Tính khử (Các
dung dịch Cu (I) halogenua không màu tan trong NH3 hay HX khi để ngoài không khí
sẽ nhanh chóng chuyển từ không màu sang màu xanh lục của ion Cu2+).
6. 5.2. Tính chất các hợp chất Ag (I)
Lí thuyết:
Cấu hình electron của ion Ag + - Số phối trí đặc trưng
1. Bạc (I) oxit: Ag2O
- Trạng thái, màu sắc, tính tan.
- Tính chất hóa học: (1) Tính bazơ (Tác dụng với nước, với khí cacbonic); (2) Tính oxi
hóa (Tác dụng với H2, CO khi nung nóng, H2O2); (3) Phản ứng tạo phức chất (Tác
dụng với dung dịch NH3, dung dịch muối amoni; các dung dịch muối xianua,
thiosunfat).
- Điều chế và ứng dụng:
2. Bạc (I) halogenua: AgF – AgCl – AgBr – AgI
- Trạng thái, màu sắc, tính tan.
AgF AgCl AgBr AgI
Màu sắc: vàng trắng vàng nhạt vàng đậm
-10 -13
Tt: tan 1,8.10 5,3.10 8,3.10-17
- Tính chất hóa học: Phản ứng phân hủy khi có ánh sáng; Phản ứng tạo phức chất (Tác
dụng với dung dịch HX đặc; dung dịch NH3; các dung dịch muối xianua, thiosunfat).
- Ứng dụng:
3. Bạc nitrat: AgNO3
- Trạng thái, màu sắc, tính tan.
- Tính chất hóa học: Phản ứng nhiệt phân; Tính oxi hóa mạnh (Tác dụng với kim loại
mạnh hơn, dung dịch muối Fe (II), các chất hữu cơ (anđehit, glucozơ …); Phản ứng
tạo phức.
Hằng số không bền của một số phức chất như sau:
[Ag(NH3)2]+ [Ag(CN)2]- [Ag(S2O3)2]3- [AgI2]-
[Ag(SCN)2]-
Kkb: 6.10-8 1,4.10-21 3,5.10-14 1,8.10-12 5,9.10-9
6. 6. TÍNH CHẤT CÁC HỢP CHẤT Cu(II)
Cấu hình electron của ion Cu2+ - Số phối trí đặc trưng - Từ tính
1. Đồng (II) oxit: CuO

33
- Trạng thái, màu sắc, tính tan.
- Tính chất hóa học: Tính bazơ (Tác dụng dung dịch axit); Tính oxi hóa (Tác dụng với
H2, CO, C, chất hữu cơ khi nung nóng); Phản ứng nhiệt phân.
- Điều chế: Nhiệt phân Cu (NO3)2, muối cacbonat bazơ CuCO3.Cu(OH)2.
- Ứng dụng: Tạo màu xanh của thủy tinh và men sứ.
2. Đồng (II) hidroxit: Cu(OH)2
- Trạng thái, màu sắc, tính tan.
Cu(OH)2 = Cu2+ + 2OH- Tt = 2,2.10-20
Cu(OH)2 = Cu(OH)+ + OH- Kb = 2,2.10-13
Cu(OH)2 = HCuO2- + H+ Ka = 1.10-19
- Tính chất hóa học: Tính bazơ (phản ứng với dung dịch axit); tính axit yếu (phản ứng
với dung dịch kiềm đặc tạo muối cuprit); phản ứng tạo phức với dung dịch NH3; phản
ứng nhiệt phân.
- Điều chế.
3. Muối đồng (II):
- Màu sắc, tính tan:
- Tính chất hóa học: Phản ứng thủy phân; tính oxi hóa (phản ứng với kim loại mạnh
hơn, SO2…)
Khả năng tạo phức chất: Hằng số không bền của một số phức chất như sau:
[Cu(NH3)4]2+ [Cu(OH)4]2- [Cu(SCN)4]2- [Cu(S2O3)2]2-
Kkb: 9,3.10-13 2,8.10-15 3.10-7 5,1.10-13
Câu hỏi
6. a) Cho biết Cu (OH)2 tan trong axit dễ hơn hay trong kiềm dễ hơn. Có thể coi là hợp
chất lưỡng tính không?
b) Viết các phương trình phản ứng trong các thí nghiệm sau:
a) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch NH3 dư.
b) Đun nóng Cu (OH)2 với dung dịch KOH đặc 50%.
c) Đun nóng kết tủa Cu (OH)2 trong nước ở 80-90oC.
7. Viết các phản ứng nhiệt phân các chất: Cu(NO3)2; CuCO3.Cu(OH)2; CuSO4.5H2O.

B. PHẦN TRẮC NGHIỆM CỦNG CỐ BÀI HỌC


1. Ba kim loại có độ dẫn điện hàng đầu trong các kim loại được sắp xếp theo thứ tự
nào:
A. Ag - Cu - Au B. Cu - Ag - Au C. Ag - Au - Cu D. Au - Ag - Cu
2. Dung dịch axit nào sau đây có khả năng hòa tan được vàng:
A. HNO3 đ, nóng B. H2SeO4 khan, nóng C. HClO4 đặc D. H2SO4 đ, nóng
3. Trong các muối sau, muối nào có độ tan trong nước (mol/L) bé nhất:
A. AgF B. AgCl C. AgBr D. AgI
4. Khi có mặt oxi không khí, dung dịch nào sau đây có khả năng hòa tan được Au:
A. KCN loãng B. HNO3 đặc C. HF + HNO3 đặc D. NaOH đặc
5. Khi cho đồng(I) oxit phản ứng hết với dung dịch axit clohidric 20% (không có mặt
oxi không khí) sẽ quan sát được hiện tượng gì:
A. dd vàng chanh B. dd xanh lam C. kết tủa trắng D. kết tủa vàng

34
6. “Đồng thau”, hợp kim thường được dùng để đúc tiền, đúc tượng, chế tạo động
cơ…là hợp kim giữa các kim loại nào:
A. Đồng - Thiếc B. Đồng - Bạc C. Đồng - Kẽm D. Đồng - Vàng
7. Trong các kim loại sau, kim loại nào bị ăn mòn bởi kiềm nóng chảy :
A. Vàng B. Bạc C. Đồng D. Platin
8. Kim loại nào sau đây hầu như không bị hòa tan khi đun nóng trong nước cường
thủy:
A. Bạc B. Đồng C. Platin D. Vàng
9. Dung dịch nào sau đây hầu như không hòa tan được AgCl:
A. NH3 2M B. Na2S2O3 2M C. HCl 2M D. KCN 2M
10. Các nguyên tố Cu, Ag, Au ở trạng thái hơi có khả năng hình thành phân tử hai
nguyên tử với độ bền liên kết được sắp xếp theo thứ tự giảm dần là:
A. Ag2 - Cu2 - Au2 B. Cu2 - Ag2 - Au2
C. Ag2 - Au2 - Cu2 D. Au2 - Cu2 - Ag2
11. Biết E Cu /Cu   0,16V , TCuI = 1.10 . Hãy cho biết giá trị E 0Cu /CuI là bao nhiêu :
0
2 
-12
2

A. 0,66V B. 0,76V C. 0,86V D. 0,96V


12. Nước uống đựng trong bình làm bằng vật liệu nào sau đây sẽ được bảo quản lâu
nhất:
A. Thủy tinh B. Bạc C. Gốm D. Sứ
13. Khi cho Au(OH)3 phản ứng với axit HCl 20% dư thì sản phẩm tạo thành trong
dung dịch là:
A. AuCl3 B. H[AuCl4] C. H2[AuCl5] D. H3[AuCl6]
14. Kim loại nào sau đây được con người biết đến sớm nhất trong tất cả các kim loại:
A. Bạc B. Đồng C. Thủy ngân D. Vàng
15. Trong nước, muối nào sau đây bị phân hủy:
A. CuF B. CuCl C. Cu2SO4 D. CuI
16. Trong các dung dịch: HCl, HCN, HI, Cu kim loại tác dụng được với dung dịch nào
ở điều kiện chuẩn giải phóng H2:
A. HCN, HI B. HCl, HI C. HCN D. HCl, HCN
17. Muối nào sau đây không bị hòa tan trong lượng dư dung dịch NH3 2M :
A. AgF B. AgCl C. Ag2SO4 D. AgI
18. Muối nào sau đây thường dùng để tráng lên phim trong công nghệ nhiếp ảnh:
A. AgF B. AgCl C. AgBr D. AgI
19. Trong các kim loại: Cu, Ag, Au, kim loại nào còn giữ được vẻ ánh kim khi để lâu
trong không khí ẩm có chứa CO2 và H2S:
A. Cu, Au B. Au C. Au, Ag D. Cu, Ag
20. Một lượng vàng (1 cây vàng) nặng bao nhiêu gam:
A. 33,5 gam B. 35,5 gam C. 37,5 gam D. 39,5 gam

35
Chƣơng VII
CÁC NGUYÊN TỐ KIM LOẠI NHÓM IIB

A. NỘI DUNG LÝ THUYẾT HỌC SINH ĐỌC VÀ NGHIÊN CỨU

Tài liệu tham khảo: Nguyễn Đức Vận. Hóa học Vô cơ. T r 185-206.
Nguyễn Đức Vận. Bài tập hóa Vô cơ. Bài 436 - 449.
Hoàng Nhâm. Hóa học Vô cơ T3. Tr 253-272.

7.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CÁC NGUYÊN TỐ KIM LOẠI NHÓM IIB
Lí thuyết:
- Thế điện cực của Zn, Cd, Hg:
Trong môi trường axít: Trong môi trường bazơ:
-0,763V -1,245V
Zn2+ Zn Zn(OH)2 Zn
-1,216V
-0,403V
ZnO22-
Cd2+ Cd
- 0,81V
+0,796V
Cd(OH)2 Cd
2+ +0,91V 2+
Hg Hg2 Hg
+0,85V HgO
+0,098V Hg
Bảng 8-1. Đặc điểm chung của các kim loại nhóm IIB

Kim Z Cấu hình Năng lượng ion Bán kính Bán kính Độ
loại electron hóa nguyên ion M2+ âm
I1 , eV I2 , eV tử điện
10 2
Zn 30 [Ar]3d 4s 9,39 17,96 1,39 0,74 1,6
10 2
Cd 48 [Kr]4d 5s 8,99 16,90 1,56 0,97 1,7
14 10 2
Hg 80 [Xe]4f 5d 6s 10,43 18,75 1,60 1,10 1,9
Câu hỏi:
1. a) Từ giá trị thế điện cực, hãy nhận xét về mức độ hoạt động hoá học của Zn, Cd, Hg.
So sánh tính khử trong hai môi trường?
b) Số oxi hoá bền trong môi trường axit và môi trường kiềm?
2. Hãy cho nhận xét và giải thích về các đặc điểm sau đây của các nguyên tố nhóm IIB:
- Đặc điểm lớp electron hóa trị. Lớp electron gần ngoài cùng. So sánh với cấu trúc
electron kim loại kiềm thổ.
- Sự biến thiên bán kính nguyên tử. Sự biến đổi năng lượng ion hóa.
- Số oxi hoá đặc trưng. Tại sao Hg tạo được số oxi hoá +1?
7.2. TRẠNG THÁI THIÊN NHIÊN – THÀNH PHẦN ĐỒNG VỊ
Câu hỏi:
3. a) Trạng thái tồn tại và hàm lượng của các kim loại nhóm IIB trong tự nhiên?
b) Trong tự nhiên các kim loại Zn, Cd, Hg tồn tại ở các loại quặng chính nào?
c) Các đồng vị tự nhiên và % số nguyên tử mỗi đồng vị của các nguyên tố Zn, Cd,
Hg?

36
7. 3. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
Lí thuyết:
Bảng 8-2. Một số hằng số vật lí quan trọng của các kim loại IIB
Tính chất Zn Cd Hg
3
Khối lượng riêng (g/cm ) 7,14 8,64 13,55
o
Nhiệt độ nóng chảy, C 419 321 -39
o
Nhiệt độ sôi, C 907 767 357
Độ dẫn điện (so với Hg = 1) 16 13 1
Nhiệt thăng hoa, kJ/mol 140 112 61
Câu hỏi:
4. a) Nêu nhận xét về đặc điểm bên ngoài của các kim loại Zn, Cd, Hg.
b) Cho biết cấu trúc mạng tinh thể của các kim loại Zn và Cd? Hãy giải thích tại sao
thuỷ ngân là chất lỏng ở điều kiện thường?
5. So sánh và giải thích sự khác nhau giữa kim loại nhóm IIB với IIA về: Nhiệt độ nóng
chảy, nhiệt độ sôi, nhiệt thăng hoa, độ cứng, độ dẫn điện, dẫn nhiệt, khối lượng riêng.
Tại sao Hg có độ dẫn điện thấp hơn nhiều so với các nguyên tố Zn, Cd?
7. 4. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA Zn, Cd, Hg
Lí thuyết:
Nhận xét chung về hoạt tính hóa học của Zn, Cd, Hg.
1. Tác dụng với kim loại : - Nhóm VIA (oxi, lưu huỳnh) - Nhóm halogen:
2. Tác dụng với nước.
3. Tác dụng với axit: - HCl, H2SO4 loãng, dung dịch muối amoni; - HNO3, H2SO4
đặc.
- Phản ứng của Zn với dung dịch kiềm, dung dịchNH3.
Câu hỏi:
6. Tại sao kim loại nhóm IIB kém hoạt động hóa học hơn nhiều so với kim loại kiềm thổ?
7. Viết các ptpư (nếu có) của Zn, Cd, Hg với:
- Các kim loại : oxi, lưu huỳnh, clo, iot. Giải thích tại sao Hg tác dụng dễ dàng với lưu
huỳnh, iot ngay ở nhiệt độ thường?
- Các axit HNO3, H2SO4 đặc.
7.6. CÁC HỢP CHẤT Zn(II), Cd(II), Hg(II)
7.6.1. Hợp chất Zn (II)
Lí thuyết:
- Cấu hình electron của ion Zn2+: - Số phối trí đặc trưng.
1. Kẽm (II) oxit: ZnO
- Trạng thái, màu sắc, tính tan.
- Tính chất hóa học. Tính lưỡng tính (Tác dụng dung dịch axit, với kiềm) Tính oxi hóa
(Tác dụng với H2, C khi nung nóng).
- Điều chế: Nhiệt phân muối nitrat, cacbonat, hidroxit, ferit kẽm hoặc nung hỗn hợp
bột Zn trong không khí…
2. Kẽm (II) hidroxit: Zn(OH)2
- Trạng thái, màu sắc, tính tan.

37
Zn(OH)2 + 4H2O [Zn(H2O)4]2+ + 2OH- pT = 15,52
Zn(OH)2 + 4H2O [Zn(OH)4]2- + 2H3O+ pT = 14,51
- Tính chất hóa học: Tính chất lưỡng tính; phản ứng tạo phức với NH3; phản ứng nhiệt
phân.
- Điều chế.
3. Muối kẽm (II): - Màu sắc, tính tan.
Tính tanT: đa số các muối kẽm (II) đều dễ tan trong nước. Các muối ít tan là
ZnF2 ZnCO3 a-ZnS β -ZnS ZnC2O4 Zn3(PO4)2
Tt: 5.10-5 1,45.10-11 2.10-25 3.10-23 2,75.10-8 9,1.10-33
- Tính chất hóa học: Phản ứng thủy phân (pKa = 7,69):
[Zn(H2O)4]2+ + H2O [Zn(H2O)3(OH)]+ + H3O+
- Khả năng tạo phức chất:
[Zn(NH3)4]2+ [Zn(CN)4]2- [Zn(OH)4]2- [Zn(SCN)4]2-
Kkb: 2.10-9 2,4.10-20 2.10-18 1.10-3
Câu hỏi:
8. Viết các ptpư trong các thí nghiệm sau:
- Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch ZnSO4.
- Cho từ từ dung dịch NaOH đặc đến dư vào dung dịch ZnSO4.
- Đun nóng kết tủa Zn (OH)2 trong nước ở 100oC.
9. Viết các phản ứng khi nung nóng các chất sau trong không khí: Zn(NO3)2; ZnCO3 ;
ZnSO4.7H2O; ZnS.
7.6.2. Hợp chất Cd (II)
Lí thuyết:
- Cấu hình electron của ion Cd2+: - Số phối trí đặc trưng
1. Cađimi (II) oxit: CdO
- Trạng thái, màu sắc, tính tan.
- Tính chất hóa học: Tính bazơ: (Tác dụng dung dịch axit) Tính oxi hóa (Tác dụng với
H2, C khi nung nóng);
- Điều chế: Nhiệt phân muối nitrat, cacbonat, hidroxit hoặc nung bột Cd trong không khí.
2. Cađimi (II) hidroxit: Cd(OH)2
- Trạng thái, màu sắc, tính tan.
- Tính chất hóa học: Tính chất bazơ, tính axit rất yếu; phản ứng tạo phức với dung dịch
NH3; phản ứng nhiệt phân.
- Điều chế.
3. Muối cađimi (II): - Màu sắc, tính tan.
Tính tanT: Các muối ít tan là
CdCO3 CdS CdC2O4 Cd(CN)2
-12 -28 -8
Tt: 1.10 1,6.10 1,5.10 1.10-8
- Tính chất hóa học: Phản ứng thủy phân
[Cd(H2O)6]2+ + H2O [Cd(H2O)5(OH)]+ + H3O+ pKa = 7,62
- Khả năng tạo phức chất:
[Cd(NH3)4]2+ [Cd(CN)4]2- [CdBr4]2- [Cd(SCN)4]2- [Cd(NH3)6]2+
Kkb: 2,8.10-7 7,8.10-18 1,2.10-3 1,6.10-3 2,8.10-5

38
7.6.3. Hợp chất Hg (II)
Lí thuyết:
- Cấu hình electron của ion Hg2+ - Số phối trí đặc trưng
1. Thủy ngân (II) oxit: HgO
- Trạng thái, màu sắc, tính tan.
- Tính chất hóa học: Tính bazơ (Tác dụng với nước, dung dịch axit); Phản ứng phân hủy
2. Thủy ngân (II) hidroxit:
3. Muối thủy ngân (II): - Màu sắc, tính tan.
- Tính oxi hóa: Tác dụng với các chất khử như SO2, SnCl2, HCOOH…
- Khả năng tạo phức chất:
Các phức tạo ra thường có cấu trúc tứ diện:
[Hg(NH3)4]2+ [Hg(CN)4]2- [HgBr4]2- [HgI4]2- [Hg(SCN)4]2+
Kkb: 5.10-20 1.10-39 1.10-21 1,5.10-30 6,3.10-22
7.5.2. TÍNH CHẤT CÁC HỢP CHẤT Hg(I)
Lí thuyết:
- Cấu hình electron của ion Hg +: - Số phối trí đặc trưng.
- Trạng thái, màu sắc, tính tan.
- Tính chất hóa học: Phản ứng tự oxi hóa khử; Tính oxi, tính khử:
Câu hỏi:
10. Trình bày bản chất liên kết trong ion Hg22+?
11. Dựa vào các giá trị thế điện cực đã cho, hãy tính hằng số cân bằng của phản ứng:
Hg22+ = Hg2+ + Hg
12. Viết phương trình phản ứng của Hg2Cl2 với dung dịch Cl2, dung dịch SnCl2?
B. PHẦN TRẮC NGHIỆM CỦNG CỐ BÀI HỌC
1. Vật liệu nào sau đây được gọi là “tôn”, được dùng lợp mái nhà trong xây dựng:
A. Sắt tráng thiếc B. Sắt tráng kẽm C. Sắt tráng nhôm D. Sắt tráng bạc
2. Oxit nào sau đây kém bền nhất khi đốt nóng ngoài không khí:
A. ZnO B. CdO C. CaO D. HgO
3. Khi kết tinh muối kẽm sunfat từ dung dịch nước (được axit hóa bằng axit sunfuric
loãng), thu được tinh thể muối ngậm nước có công thức là:
A. ZnSO4.4H2O B. ZnSO4.6H2O C. ZnSO4.7H2O D. ZnSO4.8H2O
4. Trong 4 dung dịch (đều có nồng độ 2M): HCl, NaOH, NaCN, NH3, có mấy dung
dịch có khả năng hòa tan được Zn kim loại:
A. 1 dung dịch B. 2 dung dịch C. 3 dung dịch D. 4 dung dịch
5. Khi cho một lượng dư kim loại Hg tác dụng với HNO3 2M thì tạo thành sản phẩm
muối là:
A. Hg(NO3)2 B. Hg2(NO3)2 C. H2[Hg(NO3)4] D. HgNO3
2+
6. Số phối trí đặc trưng của ion Hg trong các phức chất là:
A. 4 B. 6 C. 2 D. 8
7. Phức chất nào trong các phức chất sau đây có độ bền lớn nhất:
A. [Zn(CN)4]2- B. [Cd(CN)4]2- C. [Hg(CN)4]2- D. [HgI4]2-
8. Trong điện hóa học, muối thủy ngân nào dưới đây được dùng làm điện cực
calomen:

39
A. Hg2F2 B. Hg2Cl2 C. Hg2Br2 D. Hg2I2
9. Trong 4 dung dịch (đều có nồng độ 2M, dư): KCl, KBr, KI, KCN, có mấy dung
dịch có khả năng hòa tan được HgCl2:
A. 4 dung dịch B. 3 dung dịch C. 2 dung dịch D. 1 dung dịch
10. Trong 4 dung dịch (đều có nồng độ 2M): HCl, NaOH, NaCN, NH3, có mấy dung
dịch có khả năng hòa tan được Cd kim loại:
A. 1 dung dịch B. 2 dung dịch C. 3 dung dịch D. 4 dung dịch
11. Cho E Zn /Zn = -0,764V và hằng số bền của phức chất [Zn(NH3)4]2+ = 108,7. Hãy cho
0
2

biết giá trị thế điện cực chuẩn E [Zn(NH


0
3 )4 ]
2
/Zn
bằng bao nhiêu:
A. -0,82V B. -0,92V C. -1,02V D. -1,12V
12. Muối thủy ngân nào dưới đây có độ tan trong nước bé nhất:
A. HgF2 B. HgCl2 C. HgBr2 D. HgI2
2+ 2+
13. Số phối trí đặc trưng của ion Zn và Cd trong các phức chất lần lượt là:
A. 4 và 4 B. 4 và 6 C. 6 và 6 D. 6 và 8
14. Trong thang độ dẫn điện, độ dẫn điện của chất nào sau đây được chọn làm đơn vị:
A. Kẽm B. Cađimi C. Thủy ngân D. Than chì
15. Trong các kim loại: Zn, Cd, Cu, Al, kim loại nào tan được trong lượng dư dd NH3
2M:
A. Zn và Cu B. Zn C. Zn, Cd D. Zn, Al
16. Trong 3 dung dịch: HCl loãng; KHSO4 loãng; NH4Cl bh, có bao nhiêu dung dịch
mà khi cho tác dụng với dd natri zincat có thể tạo thành kết tủa Zn(OH)2:
A. 0 B. 1 C. 2 D. 3
17. Trong các kim loại: Zn, Cd, Hg, Al, kim loại nào tác dụng được với lưu huỳnh ở t0
thường:
A. Zn và Al B. Al và Hg C. Cd D. Hg
18. Trong các kim loại: Zn, Cd, Hg, có mấy kim loại được xếp vào nhóm kim loại
nặng:
A. 0 B. 1 C. 2 D. 3
19. Trong 4 dung dịch: H2SO4 đặc, HNO3 đặc, HI đặc, HNO3 đặc + HCl đặc, có mấy
dung dịch có thể hòa tan được kết tủa HgS khi đun nóng:
A. 1 dung dịch B. 2 dung dịch C. 3 dung dịch D. 4 dung dịch
20. Kim loại nào sau đây thường được dùng trong các nhiệt kế đo ở vùng nhiệt độ
thấp:
A. Zn B. Cd C. Hg D. Ga

40
Chƣơng VIII
CÁC NGUYÊN TỐ KIM LOẠI NHÓM VIB

A. NỘI DUNG LÝ THUYẾT HỌC SINH ĐỌC VÀ NGHIÊN CỨU

Tài liệu tham khảo: Nguyễn Đức Vận. Hóa học Vô cơ. T r 207-226.
Nguyễn Đức Vận. Bài tập hóa Vô cơ. Bài 450- 471.
Hoàng Nhâm. Hóa học Vô cơ T3. Tr 86-120.
8.1. Đặc điểm chung các nguyên tố nhóm VIB
- Thế điện cực của crom:
Trong môi trường axít: Trong môi trường bazơ:
+1,33V -0,41V -0,91V -0,13V -1,40
-1,10V
Cr2O 72  Cr3+ Cr2+ Cr CrO 24 Cr(OH)3 Cr(OH)2
-0,74V -0,72V -1,20V
Cr
[Cr(OH)4]-

Bảng 9-1. Một số đặc điểm của các nguyên tố Cr, Mo, W
Kim Z Cấu hình Năng lượng ion hóa R Rion Độ âm
loại electron I1, eV I2, eV I3, eV nguyêntử M 2+
M 3+
điện

Cr 24 [Ar]3d54s1 6,76 16,49 30,95 1,27 0,83 0,64 1,6


5 1
Mo 42 [Kr]4d 5s 7,10 16,15 27,13 1,39 1,8
14 4 2
W 74 [Xe]4f 5d 6s 7,98 17,70 24,08 1,40 1,7
Câu hỏi:
1. a) Từ giá trị thế điện cực, hãy nhận xét về mức độ hoạt động hoá học của Cr. So sánh
tính khử trong hai môi trường?
b) Số oxi hoá bền trong môi trường axit và môi trường kiềm?
2. Hãy cho nhận xét về các đặc điểm sau đây của các nguyên tố nhóm VIB:
- Đặc điểm lớp electron hóa trị. Tại sao các electron hóa trị đối với Cr và Mo là (n-
1)d5ns1, đối với W là 5d46s2. So sánh với cấu hình các nguyên tố nhóm VIA.
- Trạng thái oxi hóa đặc trưng.
Do có 6 electron hóa trị, các nguyên tố nhóm VIB tạo được hợp chất có nhiều số oxi
hóa khác nhau từ +2 đến +6. Số oxi hóa đặc trưng đối với Cr là +3, kém đặc trưng là
+2 và +6; đối với Mo và W là +6.
Từ Cr – Mo – W độ bền số oxi hoá +6 tăng dần do các nguyên nhân sau:
- Tăng khả năng tham gia liên kết của electron (n-1) d khi năng lượng giữa và ns giảm.
- Tăng dần độ bền liên kết khi mức độ cộng hoá trị của liên kết tăng dần. Số oxi hoá
+6 thường được tạo ra với các trung tâm bazơ mạnh như O2-, F-.
- So sánh với sự biến đổi số oxi hoá cao nhất trong phân nhóm chính nhóm IIIA và IVA.
Nguyên tố Ge Sn Pb
Số thứ tự 32 50 82
Cấu hình electron [Ar]3d104s24p2 [Kr]4d105s25p2 [Xe]4f145d106s26p2

41
Bán kính nguyên tử, antron 1,39 1,58 1,75
Nguyên nhân là do sự tăng độ bền cặp electron ns
- Sự biến thiên bán kính nguyên tử.
Bán kính nguyên tử tăng từ Mn đến Re và hầu như không đổi khi chuyển từ Mo đến
W do hiện tượng nén Lantanit. Do vậy về tính chất, Mo và W giống nhau nhiều hơn so
với Cr.
8.2. Trạng thái thiên nhiên - Phƣơng pháp điều chế
Câu hỏi:
3. a. Nêu nhận xét chung về trạng thái tồn tại và hàm lượng nguyên tố VIB trong tự
nhiên?
b. Trong tự nhiên nguyên tố VIB tồn tại ở các loại quặng chính nào?
c. Cho biết các đồng vị tự nhiên và % số nguyên tử mỗi đồng vị của các nguyên tố
VIB.
4. Trình bày các giai đoạn trong công nghiệp để điều chế Cr từ quặng fero cromit
(Fe(CrO2)2); Mo từ molipđennit (MoS2) và W từ quặng wonframit (FeWO4).
8.3. Tính chất vật lí
Bảng 9-2. Một số hằng số vật lý quan trọng của các kim loại VIB
Kim loại Nđnc, 0C Nđs, 0C Nhiệt Tỉ khối Độ cứng Độ dẫn
thăng hoa, điện
kJ/mol
Cr 1875 2197 368,2 7,2 9 7,1
Mo 2610 5560 669,4 10,2 5,5 20,2
W 3410 5900 878,6 19,3 4,5 19,3
Câu hỏi
5. a. Nêu đặc điểm bên ngoài của các kim loại VIB?
b. Giải thích tại sao các kim loại nhóm VIB rất khó nóng chảy, rất khó sôi, có tỉ khối
lớn, độ cứng và độ dẫn điện khá cao?
8.4. Tính chất hóa học của Cr, Mo, W
Lí thuyết:
1. Tác dụng với kim loại :
- Hidro - Nhóm IVA (cacbon, siclic) – Nhóm VA (nitơ, photpho) – Nhóm VIA (oxi,
lưu huỳnh, selen, telu) – Nhóm halogen.
- Hidro: không tác dụng trực tiếp
- Cacbon, silic: phản ứng trực tiếp với C khi nung nóng tạo ra Cr2C3, Mo2C, MoC,
W2C, WC:
Silic tạo ra CrSi, Cr3Si, CrSi2, Mo3Si, MoSi2, W3Si, WSi3…
- Nitơ, photpho: khi nung bột Cr trong khí quyển nitơ tạo ra Cr2N (9000C) và CrN
(12000C), W tạo WN3 (28000C).
Photpho cũng phản ứng trực tiếp với ba kim loại tạo CrP, Cr3P, CrP2, MoP, Mo3P,
MoP2, WP, WP2…
- Oxi, lƣu huỳnh: bền trong oxi ở điều kiện thường, khi nung nóng tạo Cr2O3, MoO3
và WO3.
4Cr + 3O2  2Cr2O3 (6000C, H 0  1141kJ / mol )
42
Crom là nguyên tố có ái lực với oxi khá lớn nhưng vẫn kém nhôm
( H 0  1675kJ / mol ) nên thực tế người ta có thể dùng phương pháp nhiệt nhôm để
điều chế crom.
2Mo + 3O2  2MoO3 (600-7000C, H 0  745kJ / mol , tạp chất MoO2)
2W + 3O2  2WO3 (6000C, H 0  842kJ / mol )
Khi nung bột crom và lưu huỳnh tạo thành CrS, Cr2S3, Cr3S4, Cr5S6…, với Mo và W
tạo thành MoS2, MoS3, WS2, WS3.
- Halogen: cả 3 kim loại đều phản ứng trực tiếp với flo khi nguội (CrF4, tạp chất CrF5,
MoF6, WF6). Mo không phản ứng với iod, W không phản ứng với brom và iod.
2. Tác dụng với nước (ở nhiệt độ thường và khi đun nóng đỏ)
Bền với nước ở điều kiện thường, nhưnh khi đun nóng ở 600-8000C tạo thành Cr2O3,
MoO3 và WO3.
3. Tác dụng với axit:
a) HCl, H2SO4 loãng, nóng khi có và không có không khí.
- Crom tan chậm do lớp oxit bảo vệ tạo dung dịch muối Cr (II) màu xanh lam, sau đó
nếu có oxi không khí chuyển thành muối Cr (III) màu xanh lá cây:
Cr + H2SO4  CrSO4 + H2
4CrSO4 + O2 + 2H2SO4  2Cr2(SO4)3 + H2O
- Mo không tan trong các dung dịch axit loãng ở nhiệt độ thường, khi đun nóng tan
dần.
- W không phản ứng với các dung dịch axit loãng
b) HNO3, H2SO4 đặc, nước cường thủy.
HNO3 đặc hoặc loãng, H2SO4 đặc, nước cường thuỷ khi nguội không tác dụng với
crom, khi đun nóng tạo muối Cr (III).
Mo tác dụng với HNO3 đặc, H2SO4 đặc, nước cường thuỷ.
Mo + 2HNO3 (đặc nóng)  MoO3 + 2NO + H2O
Mo + 4H2SO4 (đặc nóng) H4[Mo(SO4)O4] + 3SO2 + 2H2O
Mo + 4HCl (đặc) + 2HNO3 (đặc nóng)  H2[MoCl4O2] + 2NO + 2H2O
W không tác dụng với HNO3 đặc, H2SO4 đặc, nước cường thuỷ.
c) Hỗn hợp HF và HNO3 đặc, nóng:
Mo + 4HF (đặc) + 2HNO3 (đặc nóng)  H2[MoO2F4] + 2NO + H2O
2W + 12HF (đặc) + 4HNO3 (đặc nóng)  H2[WO2F4] + H2[WF8] + 4NO + 6H2O
4. Tác dụng với muối nitrat trong kiềm nóng chảy.
Ba kim loại không tan trong dung dịch kiềm nhưng tan trong kiềm nóng chảy khi có
mặt chất oxi hoá như muối nitrat, clorat, oxi…tạo cromat, molipdat và vonframat.
2M + 4NaOH + 3O2 (kk)  2Na2MO4 + H2O (400-6000C)
M + 2NaOH + 3NaNO3  Na2MO4 + 3NaNO2 + H2O (400-5000C)
M + 2KOH + KClO3  K2MO4 + KCl + H2O (400-5000C)
Câu hỏi:
6. a. Từ giá trị thế điện cực chuẩn, hãy so sánh hoạt tính hóa học của Cr với Mn và Fe.
E0(Cr2+/Cr = -0,91V; Mn2+/Mn = -1,18V; Fe2+/Fe = -0,44V).
b. Viết các ptpư của Cr với oxi, flo, clo. Từ giá trị nhiệt tạo thành của Cr2O3, hãy cho
nhận xét về ái lực với oxi của Cr.
43
c. Tại sao Cr khá bền với nước, ở điều kiện thường không bị không khí ẩm ăn mòn?
8.5. Hợp chất của crom
8.5.1. Hợp chất Cr (II)
Lí thuyết:
- Cấu hình electron của ion Cr2+: - Số phối trí đặc trưng. - Từ tính:
- Cấu hình electron của ion Cr2+: 3d44s04p04d0
- Số phối trí đặc trưng là 6, ứng với hai kiểu lai hóa bát diện sp3d2 hoặc d2sp3 của
nguyên tử.
- Từ tính: các hợp chất Cr (II) thuận từ và chứa 2 hoặc 4 electron độc thân..
1. Crom(II) oxit: - Trạng thái, màu sắc, tính tan: là chất rắn màu đen.
- Tính chất hóa học: oxit bazơ (tan trong axit loãng), tính khử, tính oxi hoá (bị H2 khử
ở 1000C).
2. Crom(II) hidroxit: - Trạng thái, màu sắc, tính tan (T = 1,0.10-17)
Tinh thể hidrat Cr (OH)2.4H2O là chất rắn màu vàng có cấu tạo nội phức
[Cr(H2O)4(OH)2].
- Tính chất hóa học: Tính bazơ (phản ứng với dung dịch axit, dung dịch muối amoni);
tính khử (phản ứng với oxi không khí); phản ứng nhiệt phân.
4Cr(OH)2 + O2 + 2H2O  4Cr(OH)3
Cr(OH)2 + 2Cl2 + 6NaOH  Na2CrO4 + 4NaCl + 4H2O
2Cr(OH)2 + 4CH3COOH đặc  [Cr2(H2O)2(CH3COO)4] (  đỏ thẫm) + 2H2O
Câu trúc phức tham khảo Hoàng Nhâm – 96.
3. Muối crom (II): CrCl2.4H2O, CrBr2.6H2O , CrSO4.H2O (ita tan).
- Màu sắc trong dung dịch nước
- Tính chất hóa học: Tính khử mạnh (phản ứng với H +, với O2 trong môi trường axit).
- Khả năng tạo phức chất:
Câu hỏi:
7. Từ cấu hình electron của ion Cr2+, hãy cho biết tại sao ion này có thể hình thành hai
kiểu lai hóa bát diện là sp3d2 và d2sp3?
9.5.2. Hợp chất Cr (III)
Lí thuyết:
- Cấu hình electron của ion Cr3+: - Số phối trí đặc trưng. - Từ tính:
3+ 3 0 0 0
- Cấu hình electron của ion Cr : 3d 4s 4p 4d
- Số phối trí đặc trưng là 6, ứng với kiểu lai hóa bát diện d2sp3 của nguyên tử.
- Từ tính: các hợp chất Cr (III) thuận từ và chứa 3 electron độc thân.
1. Crom(III) oxit: - Trạng thái, màu sắc, tính tan (khoáng vật escolait).
- Tính chất hóa học: Tính chất lưỡng tính (nấu chảy với kiềm hoặc kali hidrosunfat) ;
tính khử (nấu chảy với peoxit kim loại kiềm, hoặc với muối nitrat hay clorat cùng với
một chất kiềm).
Cr2O3 + 2NaOH  2NaCrO2 + H2 (400-5000C)
Cr2O3 + 6KHSO4 = 3K2SO4 + Cr2(SO4)3 + 3H2O
Cr2O3 + 3K2S2O7 = 3K2SO4 + Cr2(SO4)3
Cr2O3 + KClO3 + 2K2CO3  2K2CrO4 + KCl + H2O (500-7000C)
Cr2O3 + 3NaNO3 + 2Na2CO3  2Na2CrO4 + 3NaNO2 + 2CO2 (400-6000C)

44
2. Crom(III) hidroxit: - Trạng thái, màu sắc, tính tan.
- Tính chất hóa học: - Tính lưỡng tính:
Cr(OH)3 + 6H2O [Cr(H2O)6]3+ + 3OH- pT = 30,13
Cr(OH)3 + 6H2O [Cr(OH)6]3- + 3H3O+ pT = 16,00
- Tính khử (phản ứng với Na2O2, Cl2, Br2, NaOCl, PbO2…trong môi trường kiềm)
2Cr(OH)3 + 3Na2O2 = 2Na2CrO4 + 2NaOH + 2H2O
2Cr(OH)3 + 3Br2 + 10NaOH = 2Na2CrO4 + 6NaBr + 8H2O
2Cr(OH)3 + 3NaClO + 4NaOH = 2Na2CrO4 + 3NaCl + 5H2O
2Cr(OH)3 + 3PbO2 + 10NaOH = 2Na2CrO4 + 3PbO + 5H2O
2Cr(OH)3 + 4NaOH (đặc) + 2H2O2 (đặc) = 2Na2CrO4 + 8H2O
- Điều chế.
3. Muối crom (III): - Màu sắc, tính tan.
- Hầu hết đều kết tinh dạng ngậm nước giống với nhôm.
- Màu sắc trong dung dịch nước. Sự thay đổi màu sắc dung dịch phụ thuộc nhiệt độ,
nồng độ phối tử, pH.
Trong nước, ion Cr3+ tồn tại ở dạng phức aquơ kiểu [Cr(H2O)6]3+ và có màu xanh tím.
Màu sắc dung dịch có thể thay đổi từ tím đến xanh do sự thay thế các phân tử nước
trong cầu nội bằng các phối tử là gốc axit. Ví dụ:
[Cr(H2O)6]3+ [Cr(H2O)5Cl]3+ [Cr(H2O)4Cl2]3+ [CrCl6]3-
xanh tím xanh nhạt xanh thẫm xanh lục
- Có khả năng tạo phức mạnh với các phối tử đơn giản như nước, gốc axit nên trong
dung dịch có sự cạnh tranh phối trí cầu nội.
- Tính chất hóa học: Phản ứng thủy phân; tính khử (phản ứng với Na2O2, H2O2, Cl2,
Br2, NaOCl, PbO2, KMnO4…trong môi trường kiềm), tính oxi hóa (phản ứng với Zn
hay hỗn hống Zn):
- Khả năng tạo phức chất:
Phức chất: [Cr(OH)4]- [Cr(SCN)4]- [Cr(C2O4)3]3- Cr(EDTA)]-
Kkb 1,2.10-30 7,9.10-7 3,6.10-16 4,0.10-24
- Phèn crom: M2SO4Cr2(SO4)3.24H2O màu tím (M = Na, K, Rb, Cs, Tl, NH 4 ).
Câu hỏi:
8. Viết các phản ứng của Cr (OH)3 lần lượt với Na2O2, H2O2, Cl2, Br2, NaOCl, PbO2,
KMnO4 trong môi trường kiềm.
9.5.3. Hợp chất Cr (VI)
Lí thuyết:
1. Crom(VI) oxit - Trạng thái, màu sắc, tính tan.
Là tinh thể màu đỏ nâu, hút ẩm mạnh, dẽ nóng chảy, kém bền nhiệt.
- Tính chất hóa học: Tính chất của một anhidrit điển hình; tính oxi hóa mạnh.
nCrO3 + H2O  H2CrnO3n+1 (n = 2 - 4)
CrO3 + 2NaOH  Na2CrO4 + H2O
2. Axit cromic và muối cromat
a- Axit cromic: Tính axit, độ bền nhiệt (K1 = 1,8.10-1; K2 = 3,2.10-7).

45
b- Muối cromat: - Đặc điểm cấu tạo, màu sắc của ion CrO42- trong dung dịch.
- Tính chất hóa học: phản ứng cân bằng của ion CrO42- trong dung dịch:
CrO 24 + H2O HCrO 4 + OH  pKb = 7,50
2HCrO 4 Cr2O 72  + H2O pKC = - 2,2
- Tính oxi hóa mạnh.
- Màu sắc, tính tan và phương pháp điều chế các muối K2CrO4, PbCrO4, BaCrO4.
3. Axit dicromic và muối dicromat
a- Axit dicromic: tính axit, độ bền nhiệt.
b- Muối dicromat: - Đặc điểm cấu tạo, màu sắc của ion Cr2O72- trong dung dịch.
- Tính chất hóa học:
- Phản ứng cân bằng của ion Cr2O72- trong dung dịch.
Cr2O 72  + H2O 2HCrO 4 pKC = 2,2
HCrO 4 + H2O CrO 24 + H3O+ pKa = 6,50
- Tính oxi hóa mạnh (đặc biệt trong môi trường axit): oxi hóa Fe2+ thành Fe3+, I- thành
I2, SO32- thành SO42, HCl đặc thành Cl2, Sn2+ thành Sn4+, C2H5OH thành CH3CHO…
- Màu sắc, tính tan và phương pháp điều chế muối K2Cr2O7.
Cromit  natri cromat  natri dicromat  kalidicromat
4Fe(CrO2)2 + 8Na2CO3 + 7O2  8Na2CrO4 + 2Fe2O3 + 8CO2
2Na2CrO4 + 2H2SO4  Na2Cr2O7 + 2NaHSO4 + H2O
2KCl + Na2Cr2O7 2NaCl + K2Cr2O7
Câu hỏi:
9. Viết các ptpư thể hiện tính oxi hóa mạnh của kali dicromat (trong môi trường axit):
oxi hóa Fe2+ thành Fe3+, I- thành I2, SO32- thành SO42-, HCl đặc thành Cl2, Sn2+ thành
Sn4+, C2H5OH thành CH3CHO.
10. a. Ion cromat và dicromat bền trong môi trường nào? Tại sao?
b. Thêm từ từ từng giọt dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 đến môi trường
axit; sau đó lại thêm tiếp từng giọt dung dịch NaOH loãng cho đến môi trường kiềm.
Nêu hiện tượng và giải thích bằng các phương trình phản ứng.
8.6. Hợp chất của Mo và W
11. Nêu và giải thích sự biến thiên độ bền nhiệt, tính axit, tính oxi hoá trong dãy:
a. CrO3 – MoO3 – WO3 b. H2CrO4 – H2MoO4 – H2WO4

B. . PHẦN TRẮC NGHIỆM CỦNG CỐ BÀI HỌC


1. Tính chất hóa học của các hợp chất Cr(III) (oxit, hidroxit, muối) giống nhiều nhất
với các hợp chất tương ứng của kim loại nào sau đây:
A. Nhôm B. Sắt C. Mangan D. Vàng
2. Crom kim loại không tan khi đun sôi trong dung dịch nào sau đây:
A. HNO3 2M B. HCl 2M C. H2SO4 1M D. NaOH 2M
3. Tính chất hóa học các hợp chất của Cr(VI) (oxit, hidroxit, muối) giống nhiều nhất
với các hợp chất tương ứng của nguyên tố nào sau đây:
A. Molipđen B. Vonfram C. Lưu huỳnh D. Selen
4. Số phối trí thường gặp của Cr(II) trong các phức chất ứng với các trạng thái lai hóa
nào:
46
A. sp3d2 và d2sp3 B. sp3d2 và sp3 C. sp3d2 và dsp2 D. sp3d và sp3d2
5. Khi cho crom tan trong dung dịch axit sunfuric loãng, đun nóng và sục oxi không
khí thì sau phản ứng sẽ quan sát được hiện tượng là:
A. dd vàng chanh B. dd xanh lá cây C. kết tủa trắng D. kết tủa vàng
6. “Inox” hay “thép không gỉ” là thép có chứa 0,7% niken và khoảng 12% kim loại
nào:
A. Titan B. Crom C. Molipđen D. Vonfram
7. Khi không có mặt chất oxi hóa, kim loại nào sau đây bị ăn mòn bởi kiềm nóng
chảy :
A. Vàng B. Crom C. Molipđen D. Vonfram
8. Kim loại nào sau đây hầu như không bị hòa tan khi đun nóng trong nước cường
thủy:
A. Crom B. Molipđen C. Vàng D. Vonfram
9. Trong môi trường axit H2SO4 loãng, nên dùng dung dịch nào sau đây để hấp thụ
khí O2:
A. FeSO4 B. CrSO4 C. MnSO4 D. SnSO4
10. Trong dãy Cr – Mo – W độ bền các hợp chất với số oxi hoá +6 biến đổi như thế
nào:
A. Tăng dần B. Giảm dần C. Không có quy luật D. Không thay đổi
11. Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất trong tất cả các kim loại :
A. Crom B. Molipden C. Vonfram D. Gemani
12. Độ âm điện của nguyên tố crom trong dãy CrO – Cr2O3 – CrO3 biến đổi như thế
nào:
A. Tăng dần B. Giảm dần C. Không có quy luật D. Không thay đổi
13. Đặc điểm hay tính chất khác nhau giữa phèn nhôm - kali và phèn crom - kali là:
A. Khả năng làm trong nước B. Kiểu cấu trúc tinh thể
C. Số phân tử nước phối trí D. Màu sắc tinh thể
14. Kim loại nào sau đây nóng chảy ở nhiệt độ cao nhất trong tất cả các kim loại:
A. Crom B. Molipden C. Vonfram D. Vàng
15. Trong các hợp chất, số phối trí đặc trưng của ion Cr(III) ứng với trạng thái lai hóa
nào:
A. dsp2 B. sp3d2 C. d2sp3 D. sp3
16. Kết tủa PbCrO4 tan kém nhất trong dung dịch nào dưới đây:
A. HCl 6M B. NaOH 6M C. HNO3 6M D. H2SO4 3M
17. Muối nào sau đây có thể được điều chế với độ tinh khiết và hiệu suất cao nhất bằng
cách cho dung dịch K2CrO4 tác dụng với dung dịch muối nitrat của kim loại tương
ứng:
A. BaCrO4 B. Ag2CrO4 C. PbCrO4 D. CaCrO4
18. Cho dung dịch K2Cr2O7 tác dụng với dung dịch Pb(CH3COO)2 ta thu được kết tủa
nào:
A. PbCr2O7 B. PbCrO4 C. Pb(OH)2 D. PbO2
19. Nguyên tố nào sau đây theo tiếng Hi Lạp có nghĩa là “màu sắc”:
A. Đồng B. Vàng C. Crom D. Cađimi

47
20. Liên kết crom-crom trong hợp chất crom(II) axetat (tồn tại ở dạng dime
[Cr(CH3COO)2(H2O)]2) là liên kết bậc mấy?
A. Bậc một B. Bậc hai C. Bậc ba D. Bậc bốn
21. Trong các kim loại Cr, Mo, W, kim loại nào khi đốt nóng trong không khí ở 600-
700 0C sẽ tạo thành sản phẩm chính là oxit với số oxi hóa +6:
A. Cr và Mo B. Mo và W C. Cr, Mo và W D. W
22. Trong tinh thể phèn crôm-kali, số phân tử nước tham gia phối trí trực tiếp với mỗi
ion Cr3+ và K+ lần lượt là:
A. 6 ; 6 B. 6 ; 4 C. 8 ; 4 D. 12 ; 12
23. Trong các oxit CrO3, MoO3, WO3, có mấy oxit tan được trong nước tạo thành dd
axit:
A. 0 B. 1 C. 2 D. 3
24. Trong các axit H2CrO4, H2MoO4, H2WO4, axit nào chỉ tồn tại được trong dung
dịch:
A. H2CrO4 B. H2CrO4 và H2MoO4 C. H2MoO4 và
H2WO4 D. H2WO4
25. Nhiệt phân hoàn toàn (NH4)2Cr2O7, chất rắn thu được sau nhiệt phân có màu gì :
A. Xanh B. Đỏ C. Xanh và đen D. Xanh và đỏ
26. Đặc điểm hay tính chất khác nhau cơ bản giữa tinh thể Cr2O3 so với  -Al2O3 là gì:
A. Độ bền cơ học B. Cấu trúc tinh thể
C. Tính chất lưỡng tính D. Tính khử
27. Cho dung dịch H2SO4 loãng, dư vào dung dịch K2CrO4 , dung dịch thu được có
màu gì:
A. vàng chanh B. da cam C. không màu D. hồng nhạt
28. Tinh thể nào sau đây có màu sắc khác nhất so với các tinh thể còn lại:
A. K2CrO4 B. BaCrO4 C. PbCrO4 D. Ag2CrO4
29. Kim loại nào sau đây thường được dùng làm râu tóc bóng đèn điện (hai sợi kim
loại dùng để treo sợi dây tóc):
A. Crom B. Molipđen C. Vonfram D. Titan
30. Nhỏ vài giọt d.d CrCl3 vào d.d NaOH đặc dư, thêm tiếp nước clo, d.d thu được có
màu gì:
A. vàng chanh B. xanh thẫm C. không màu D. hồng nhạt

48
Chƣơng IX
CÁC NGUYÊN TỐ KIM LOẠI NHÓM VIIB

A. NỘI DUNG LÝ THUYẾT HỌC SINH ĐỌC VÀ NGHIÊN CỨU


Tài liệu tham khảo: Nguyễn Đức Vận. Hóa học Vô cơ. Tr 227 - 242.
Nguyễn Đức Vận. Bài tập hóa Vô cơ. Bài 472 - 488.
Hoàng Nhâm. Hóa học Vô cơ T3. Tr 121 -153.
9.1. Đặc điểm chung các nguyên tố nhóm VIIB
Lí thuyết
- Thế điện cực của mangan:
Trong môi trường axít:
+0,56V +2,27V +0,95V +1,50V -1,18V
MnO4- MnO42- MnO2 Mn3+ Mn2+ Mn
Trong môi trường bazơ:
+0,56V +0,62V +0,15V -0,25V -1,51V
MnO4- MnO42- MnO2 Mn2O3 Mn(OH)2 Mn

Bảng 10-1. Một số đặc điểm của các nguyên tố Mn, Tc, Re
Kim Z Cấu hình Năng lượng ion hóa, kJ/mol Bán
loại electron I1 I2 I3 I4 I5 I6 I7 kính
5 2
Mn 25 [Ar]3d 4s 717 1509 3248 4940 6990 9200 11508 1,30
5 2
Tc 43 [Kr]4d 5s 702 1472 2850 4100 5700 7300 9100 1,36
14 5 2
Re 75 [Xe]4f 5d 6s 760 1260 2510 3640 4900 6300 7600 1,37
Câu hỏi
1. a) Từ giá trị thế điện cực, hãy nhận xét về mức độ hoạt động hoá học của Mn. So sánh
tính khử trong hai môi trường?
b) Số oxi hoá bền trong môi trường axit và môi trường kiềm?
2. Hãy cho nhận xét về các đặc điểm sau đây của các nguyên tố nhóm VIIB:
- Đặc điểm lớp electron hóa trị. So sánh với cấu hình các nguyên tố nhóm VIIA.
- Trạng thái oxi hóa đặc trưng. - Sự biến thiên bán kính nguyên tử.
9.2. Trạng thái thiên nhiên - Phƣơng pháp điều chế
Câu hỏi
3. a) Nêu nhận xét chung về trạng thái tồn tại và hàm lượng nguyên tố Mn trong tự
nhiên?
b) Trong tự nhiên nguyên tố Mn tồn tại ở các loại quặng chính nào?
c) Cho biết phương pháp điều chế Mn.
9.3. Tính chất hóa học của Mn, Tc, Re
Nhận xét về hoạt tính hoá học của Mn, Tc và Re.
Lí thuyết:
1. Tác dụng với kim loại :
Hidro - Nhóm IVA (cacbon, siclic) – Nhóm VA (nitơ, photpho) – Nhóm VIA (oxi,
lưu huỳnh, selen, telu) – Nhóm halogen.
2. Tác dụng với nƣớc và dung dịch muối amoni.

49
3. Tác dụng với axit:
- HCl, H2SO4 loãng - HNO3, H2SO4 đặc - H2SO4, HNO3 đặc nguội.
Câu hỏi
4. a) Từ giá trị thế điện cực chuẩn, hãy so sánh hoạt tính hóa học của Mn với Mg và Zn.
b) Tại sao mặc dù tổng năng lượng ion hoá I1 + I2 của Mn (2226 kJ/mol) tương đương
với Mg (2187,5 kJ/mol) nhưng Mn lại kém hoạt động hơn Mg?
5. Viết các ptpư (ghi rõ điều kiện) khi cho Mn tác dụng với:
- Oxi, lưu huỳnh, nitơ, halogen. Mn có bị flo ăn mòn không? - Dung dịch HCl,
H2SO4 loãng.
- Dung dịch HCl loãng và HCl đặc - Dung dịch HNO3, H2SO4 đặc.
9.4. Các hợp chất của mangan
9.4.1. Hợp chất Mn (0)
Câu hỏi:
6. a) Trình bày bản chất sự hình thành liên kết trong hợp chất Mn2(CO)10.
b) Về hình thức, nguyên tử kim loại cố số oxi hoá bằng 0 nhưng nghiên cứu cấu trúc
bằng tia Rơnghen cho thấy nguyên tử kim loại có điện tích dương đáng kể. Giải thích
tại sao?
c) Viết phương trình phản ứng khi:
- Đốt nóng Mn2(CO)10 ở trên 1100C - Cho Mn2(CO)10 tác dụng với HNO3; H2SO4
đặc.
9.4.2. Hợp chất Mn (II)
Lí thuyết:
- Cấu hình electron ion Mn2+
- Số phối trí đặc trưng - Từ tính
1. Mangan(II) oxit:
- Trạng thái, màu sắc, tính tan.
- Tính chất hóa học: Tính bazơ - Tính khử.
- Điều chế:
2. Mangan(II) hidroxit: Hình 10-1. Cấu trúc tinh thể
- Trạng thái, màu sắc, tính tan. MnO
Mn(OH)2 + 6H2O [Mn(H2O)6]2+ + 2OH- T = 1,9.10-13
Mn(OH)2 + 4H2O [Mn(OH)4]2- + 2H3O+ T = 1,0.10-19
- Tính chất hóa học: Tính bazơ (phản ứng với dung dịch axit, dung dịch muối amoni);
tính khử (phản ứng với oxi không khí, Cl2, H2O2,….)
- Điều chế.
3. Muối mangan (II)
- Màu sắc ion trong dung dịch nước, tính tan.
Tính tan: đa số các hợp chất Mn (II) đều dễ tan trong nước. Các muối ít tan là:
MnCO3 MnS MnC2O4 MnNH4PO4 MnF2 Mn3(PO4)2
-11 -10 -6 -12
Tt: 1,8.10 2,5.10 5.10 1.10 ....... .......
- Tính chất hóa học: Phản ứng thủy phân; tính khử (phản ứng với O3; PbO2 trong môi
trường axit; với KNO3, KClO3 khi nung cùng với các chất kiềm như KOH, K2CO3…):
- Khả năng tạo phức chất:

50
Câu hỏi
7. a) Từ cấu hình electron của Mn2+, hãy nhận xét
chung về hoạt tính hóa học của các hợp chất Mn (II). Tại sao
các hợp chất Mn (II) thể hiện tính khử yếu?
b) Cho nhận xét về khả năng tạo phức chất của ion Mn2+.
Giải thích nguyên nhân?
9.4.3. Hợp chất Mn (III)
Lý thuyết: - Độ bền trong các môi trường – Tính oxi hoá - Tính khử
1. Mangan(III) oxit:
- Trạng thái, màu sắc, tính tan.
- Tính chất hóa học (Tính bazơ, tính khử) - Điều chế:
2. Mangan(III) hidroxit: - Trạng thái, màu sắc, tính tan.
- Tính chất hóa học: - Điều chế.
3. Muối mangan (III): - Phản ứng tự phân huỷ trong nước:
2Mn3+ + 2H2O MnO2 + Mn2+ + 4H+
- Khả năng tạo phức chất:
9.4.4. Hợp chất Mn (IV):
Lí thuyết
1. Mangan(IV) oxit: - Trạng thái, màu sắc, tính tan.
- Tính chất hóa học của MnO2: phản ứng nhiệt phân, tính chất lưỡng tính, tính oxi hóa
mạnh, tính khử.
- Phương pháp điều chế và ứng dụng.
2. Mangan(IV) hidroxit
3. Muối mangan (IV)
Câu hỏi
7. Viết các phương trình phản ứng chứng minh MnO2 là một oxit lưỡng tính và vừa có
tính oxi hoá, vừa có tính khử.
9.4.5. Hợp chất Mn (VI): K2MnO4
Lí thuyết
1. Đặc điểm cấu tạo, màu sắc của ion MnO 24 :
2. Tính chất của axit maganic H2MnO4:
- Độ bền nhiệt. - Tính axit: (K1 = 10-1 ; K2 = 7,1.10-11).
3. Tính chất hóa học của K2MnO4:
- Phản ứng tự phân hủy của ion MnO42- trong dung dịch:
3MnO 24 + 2H2O  2MnO 4 + MnO2 + 4OH-
- Tính oxi hóa mạnh:
- Tính khử:
4. Phương pháp điều chế và ứng dụng:
Câu hỏi
8. a) Ion manganat bền trong môi trường nào?
b) Hoàn thành các ptpư sau trong dung dịch:
- K2MnO4 + Fe(OH)2 + H2O  - K2MnO4 + CO2 + H2O 
- K2MnO4 + Cl2  - K2MnO4 + O2 + H2O 
51
Nhận xét về vai trò của K2MnO4 trong mỗi phản ứng trên..
9.4.6. Hợp chất Mn (VII)
Lí thuyết: - Độ bền nhiệt - Tính axit - Tính oxi hoá
1. Mn2O7
- Trạng thái, màu sắc:
- Tính chất: tính chất của oxit axit, tính oxi hóa mạnh. - Điều chế
2. HMnO4: Tính axit, độ bền nhiệt.
3. KMnO4
- Đặc điểm cấu tạo, màu sắc của ion MnO 4 .
- Tính chất hóa học của KMnO4: - Phản ứng nhiệt phân, phản ứng phân hủy khi đun
sôi với
dung dịch kiềm
- Tính oxi hóa mạnh trong các môi trường: trong dung dịch KMnO4 oxi hóa được
muối Fe (II) thành Fe (III), H2SO3 thành H2SO4, SO 32  - thành SO 24 , NH3 thành N2,
NO 2 thành NO 3 , HX thành X2, S2O 32  thành SO 24 , H mới sinh thành H2, axit oxalic
thành CO2 ở 60oC…
- Ứng dụng và điều chế KMnO4
Câu hỏi
9. a) Ion pemanganat bền trong môi trường nào?
b) Giải thích tại sao khả năng oxi hóa của ion MnO 4 lại phụ thuộc vào môi trường?
Minh họa bằng phản ứng giữa kali pemanganat với kali sunfit trong môi trường axit,
bazơ và trung tính.
c) Giải thích nguyên nhân gây ra màu sắc của ion pemanganat?
10. Trong môi trường axit H2SO4 loãng, KMnO4 oxi hóa được muối Fe (II) thành Fe (III),
H2SO3 thành H2SO4, SO 32  - thành SO 24 , NH3 thành N2, NO 2 thành NO 3 , HX thành
X2, S2O 32  thành SO 24 , H mới sinh thành H2, axit oxalic thành CO2 ở 60oC…
Viết các phương trình phản ứng.
9.5. Các hợp chất Tc - Re

B. PHẦN TRẮC NGHIỆM CỦNG CỐ BÀI HỌC


1. Hợp chất Mn(II) thể hiện tính khử mạnh nhất trong môi trường nào sau đây:
A. Môi trường axit B. Môi trường bazơ
C. Môi trường trung tính D. Như nhau trong các môi trường
2. Hợp chất cacbonyl của kim loại M (M = Mn, Tc, Re) có công thức phân tử là:
A. M(CO)7 B. M2(CO)10 C. M2(CO)8 D. M(CO)5
3. Tính chất hóa học các hợp chất của Mn(VII) (oxit, hidroxit, muối) giống nhiều
nhất với các hợp chất tương ứng của nguyên tố nào sau đây:
A. Tecneti B. Reni C. Brom D. Clo
4. Số phối trí thường gặp của Mn(II) trong các phức chất ứng với các trạng thái lai
hóa nào:
A. sp3d2 B. sp3 C. dsp2 D. d2sp3

52
5. Trong các kim loại Mn, Tc, Re, kim loại nào tan được trong dung dịch H2SO4
loãng:
A. Mn B. Mn và Tc C. Tc và Re D. Mn, Tc và Re
6. Ba kim loại khó nóng chảy nhất được sắp xếp theo thứ tự nào:
A. W - Re - Os B. W - Os - Re C. Os - W - Re D. Re - Os - W
7. Các phức chất của Mn(II) có năng lượng ổn định bởi trường tinh thể bằng bao
nhiêu :
A. 0 Dq B. 2 Dq C. 4 Dq D. 6 Dq
8. Trong phương pháp chuẩn độ pemanganat, điều lưu ý nào sau đây không đúng:
A. Để dd KMnO4 dưới bình tam giác B. Để dd KMnO4 trên buret
C. Tạo môi trường axit dư D. Không cần dùng chất chỉ thị
9. Trường hợp nào sau đây không tạo thành sản phẩm K2MnO4:
A. Đun nóng dd KMnO4 với KOH rắn B. Nung MnO2 trong KNO3 và KOH
n.chảy
C. Nhiệt phân KMnO4 ở 250 0C D. Cho K2SO3 dư vào dd KMnO4/KOH

10. Trong dãy Mn – Te – Re, độ bền các hợp chất với số oxi hoá +7 biến đổi như thế
nào:
A. Tăng dần B. Giảm dần C. Không có quy luật D. Không thay đổi
11. Kim loại nào sau đây thường được dùng để khử oxi, lưu huỳnh cho thép :
A. Mangan B. Tecneti C. Reni D. Magie
12. Độ âm điện của mangan trong dãy MnO - Mn2O3 - MnO2 - Mn2O7 tăng dần là do:
A. Bán kính ion giảm, điện tích tăng B. Bán kính ion không đổi, điện tích tăng
C. Số oxi hóa của mangan tăng D. Mật độ điện tích dương giảm dần
13. Ion manganat tồn tại được trong môi trường nào dưới đây:
A. Môi trường axit mạnh B. Môi trường kiềm mạnh
C. Môi trường trung tính D. Môi trường axit yếu
14. Quặng pirolusit là quặng của kim loại nào sau đây:
A. Mangan B. Tecneti C. Reni D. Magie
15. Trường hợp nào sau đây ta không điều chế được MnO2 :
A. Nhiệt phân Mn(NO3)2 ở 300 0C B. Sục O3 vào dung dịch MnSO4
C. Sục CO2 tới dư vào dd K2MnO4 D. Đốt cháy Mn trong không khí
16. Trong dung dịch, axit HMnO4 kém bền, ở nồng độ trên 20% bị phân hủy thành:
A. Mn2O7 + H2O B. Mn3O4 + O2 + H2O
C. MnO2 + O2 + H2O D. MnO + O2 + H2O
17. Nhỏ vài giọt dung dịch KMnO4 vào cốc chứa dung dịch MnSO4 dư trong môi
trường trung tính, sau khi để một lúc lâu ta quan sát được hiện tượng là:
A. dd hồng nhạt B. dd không màu C. kết tủa nâu đen D. dd xanh lục
18. Khi cho kim loại M (M = Mn, Tc, Re) tác dụng với axit HNO3 đặc, nóng, kim loại
nào sẽ bị oxi hóa thành axit HMO4:
A. Mn và Tc B. Tc và Re C. Re D. Mn và Re
19. Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố đầu tiên được tổng hợp nhân tạo vào năm
1937:

53
A. Mangan B. Tecneti C. Reni D. Poloni
20. Số oxi hóa nào sau đây của mangan là số oxi hóa bền nhất trong môi trường kiềm?
A. +2 B. +3 C. +6 D. +7
21. Trong các kim loại Mn, Tc, Re, kim loại nào khi đốt nóng trong không khí ở 600-
700 0C sẽ tạo thành sản phẩm chính là oxit với số oxi hóa +7:
A. Mn và Te B. Tc và Re C. Mn, Tc và Re D. Re
2+ 3+ 2 
22. Cho các loại ion: Mn , Mn , MnO 4 , MnO 4 , có mấy loại ion không tồn tại trong
môi trường axit sunfuric loãng:
A. 1 loại B. 2 loại C. 3 loại D. 4 loại
23. Cho từ từ tới dư dung dịch K2SO3 vào dung dịch KMnO4 trong môi trường KOH
dư, khi phản ứng kết thúc hiện tượng quan sát được là:
A. dd xanh lục B. dd hồng nhạt C. kết tủa nâu đen D. dd không màu
24. Trong các axit HMnO4, HTcO4, HReO4, axit nào tồn tại được ở trạng thái tinh thể:
A. HMnO4 B. HTcO4 và HReO4 C. HTcO4 D. HReO4
25. Hòa tan hết một ít t.t K2MnO4 vào nước, khuấy đều, hiện tượng quan sát được khi
đó là:
A. dd màu xanh B. dd màu vàng chanh
C. dd màu xanh, kết tủa nâu đen D. dung dịch màu hồng, kết tủa nâu đen
26. Đặc điểm hay tính chất khác nhau cơ bản giữa tinh thể MnO2 so với PbO2 là gì:
A. Tính chất tương đối trơ hóa học B. Tính oxi hóa
C. Tính chất lưỡng tính D. Tính khử
27. Trong nước, ion nào sau đây không có màu:
A. MnO 4 B. MnO 24 C. TcO 4 D. ReO 4
28. Ba nguyên tố chuyển tiếp có trữ lượng hàng đầu trong vỏ trái đất được sắp xếp
theo thứ tự nào:
A. Fe - Ti - Mn B. Mn - Ti - Fe C. Fe - Mn - Ti D. Ti - Fe - Mn
29. Cho KOH rắn, dư vào ống nghiệm chứa dung dịch KMnO4 loãng và đun nóng đến
khi phản ứng kết thúc, khi đó màu sắc dung dịch trong ống nghiệm là:
A. Màu xanh lục B. Màu hồng C. Không màu D. Màu da cam
30. Nhỏ d.d H2SO4 loãng tới dư vào d.d K2MnO4, khi đó hiện tượng quan sát được là:
A. dd màu hồng, có kết tủa nâu đen B. dd màu xanh, có kết tủa đỏ nâu
C. dd không màu, có kết tủa trắng D. dd màu hồng, có kết tủa trắng xanh

54
Chƣơng X
CÁC NGUYÊN TỐ KIM LOẠI NHÓM VIIIB

A. NỘI DUNG LÝ THUYẾT HỌC SINH ĐỌC VÀ NGHIÊN CỨU

Tài liệu tham khảo: Nguyễn Đức Vận. Hóa học Vô cơ. T r 243-278.
Hoàng Nhâm. Hóa học Vô cơ T3. Tr 153-204.
Nguyễn Đức Vận. Bài tập hóa Vô cơ. Bài 489-500.
10.1. Đặc điểm chung các nguyên tố nhóm VIIIB
Lí thuyết
Thế điện cực của Fe, Co, Ni
Trong môi trường axít Trong môi trường bazơ:
+0,77V -0,44V -0,56V -0,88V
Fe3+ Fe2+ Fe Fe(OH)3 Fe(OH)2 Fe
-0,04V -0,77V
+1,95V -0,29V
+0,17V -0,71V
Co3+ Co2+ Co Co(OH)3 Co(OH)2
+0,46V
Co
+1,56V -0,26V -0,42V

NiO2 Ni2+ Ni +0,49VNiO 2 -0,72V Ni(OH)2


Ni
Bảng 11-1. Đặc điểm của các nguyên tố Fe, Co, Ni
Kim Cấu hình Năng lượng ion hóa, kJ/mol R n R ion
Z 2+
loại electron I1 I2 I3 I4 I5 I6 tử M M3+
Fe 26 [Ar]3d64s2 762,5 1561 2957 5290 7240 9600 1,26 0,80 0,67
Co 27 [Ar]3d74s2 760,4 1646 3232 4950 7670 9840 1,25 0,78 0,64
Ni 28 [Ar]3d84s2 737,1 1753 3393 5300 7280 10400 1,24 0,74 -
Câu hỏi
1. Hãy cho nhận xét và giải thích về các đặc điểm sau đây của các nguyên tố nhóm sắt
- Đặc điểm lớp electron hóa trị. - Sự biến thiên bán kính nguyên tử.
- Sự biến đổi năng lượng ion hoá?
2. a. Trong dãy Fe - Co - Ni, độ bền hợp chất với số oxi hóa +2 tăng lên và độ bền số oxi
hoá +3 giảm xuống. Giải thích nguyên nhân?
b. Dựa vào thuyết VB, giải thích tại sao Fe, Co, Ni thuộc nhóm VIIIB nhưng không
tạo được số oxi hóa +8? Số oxi hoá cao nhất có thể có của chúng là bao nhiêu?
3. Từ các giá trị thế điện cực hãy:
a. Dự đoán về hoạt tính hoá học của Fe, Co, Ni.
b. Nhận xét về độ bền các trạng thái oxi hoá của sắt, coban, niken trong môi trường
axit và bazơ?
10.2. Trạng thái thiên nhiên - Thành phần đồng vị
Câu hỏi

55
4. a. Nhận xét chung về trạng thái tồn tại và hàm lượng nguyên tố của Fe, Co, Ni trong tự
nhiên?
b. Trong tự nhiên, Fe, Co, Ni tồn tại ở các khoáng vật chính nào? Khoáng vật nào có
ứng dụng thực tế điều chế kim loại.
c. Cho biết các đồng vị tự nhiên và % số nguyên tử mỗi đồng vị của Fe, Co, Ni.
10.2.2. Tính chất vật lí
Lí thuyết
Bảng 11-2. Các hằng số vật lí quan trọng của Fe, Co, Ni
Tính chất Fe Co Ni
3
Khối lượng riêng (g/cm ) 7,91 8,90 8,90
o
Nhiệt độ nóng chảy, C 1536 1495 1453
o
Nhiệt độ sôi, C 2880 3100 3185
Độ dẫn điện (so với Hg = 1) 10 10 14
Độ cứng (so với kim cương 4-5 5,5 5
=10)
Nhiệt thăng hoa, kJ/mol 418 425 424
Câu hỏi
5. a. Nhận xét về đặc điểm bên ngoài của các kim loại Fe, Co, Ni.
b. Nêu nhận xét về các tính chất vật lí: nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, nhiệt thăng
hoa, độ cứng, độ dẫn điện, dẫn nhiệt, khối lượng riêng của các nguyên tố họ sắt? Giải
thích?
6. a. Sắt là kim loại đa hình. Hãy cho biết các dạng đó tồn tại ở điều kiện nào?
b. Fe- và Fe - đều có kiến trúc lập phương tâm khối, hãy giải thích tại sao:
- Fe- và Fe - có khối lượng riêng khác nhau (tương ứng là 7,927 g/cm3 và 7,371
g/cm3).
- Dạng Fe - có tính sắt từ, dạng Fe - thuận từ?
10.3. Tính chất hóa học
Lí thuyết
1. Tác dụng với kim loại :
- Hidro - Nhóm IVA (cacbon, siclic) – Nhóm VA (nitơ, photpho) – Nhóm VIA (oxi,
lưu huỳnh, selen, telu) – Nhóm halogen.
2. Tác dụng với hơi nước.
3. Tác dụng với axit: - HCl, H2SO4 loãng - HNO3 đặc và loãng, H2SO4 đặc.
4. Tác dụng với dung dịch muối
5. Tác dụng của Fe với dung dịch kiềm
Câu hỏi
7. a. Viết các ptpư (ghi rõ điều kiện) khi cho Fe tác dụng với
- Các kim loại : oxi; lưu huỳnh; halogen. - H2O
- Các axit H2SO4 loãng; H2SO4 đặc, nóng. - Các dung dịch muối FeCl3, CuSO4.
Cho các giá trị thế điện cực Fe /Fe = 0,77V; Fe2+/Fe = - 0,44V.
3+ 2+

b. Giải thích và viết phương trình ăn mòn của hợp chất Fe -C trong không khí ẩm?
10.4. Phức chất cacbonyl của sắt (0), coban(0), niken(0)
Câu hỏi:
56
8. Giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử Fe (CO)5, Co2(CO)8, Ni(CO)4. Nêu cách
điều chế, tính chất và ứng dụng của các hợp chất này.
10.5. Hợp chất sắt (II), coban(II), niken(II)
11.5.1. Hợp chất sắt (II)
Lí thuyết
a. Cấu tạo
1. Từ cấu hình hình electron của ion Fe2+ hãy dự đoán:
- Hoạt tính hoá học - Số phối trí đặc trưng - Từ tính.
b. Tính chất vật lý: Nhận xét về độ tan các và màu sắc hợp chất Fe (II). Tại sao ion Fe2+
trong nước có màu nhạt?
c. Tính chất hoá học:
- Tính bazơ (tác dụng với axit) - Tính axit (phản ứng với kiềm, phản ứng tạo phức).
- Tính khử (môi trường axit và môi trường kiềm). Trong môi trường nào Fe (II) thể
hiện tính khử mạnh hơn? Tại sao?
1. Sắt (II) oxit - Trạng thái, màu sắc, tính tan.
- Tính chất hóa học: Tính bazơ (phản ứng với dung dịch axít); tính khử (phản ứng với
oxi, HNO3, H2SO4 đặc...).
- Điều chế.
2. Sắt (II) hidroxit
- Trạng thái, màu sắc, tính tan: Fe(OH)2 Fe2+ + 2OH- T = 8,0.10-16
Fe(OH)2 Fe(OH)+ + OH- Kb = 3,0.10-10
Fe(OH)2 H+ + HFeO 2 Ka = 8,0.10-20
- Tính chất hóa học: Tính bazơ (phản ứng với dung dịch axit); tính khử (phản ứng với
oxi không khí, Cl2, H2O2, HNO3, H2SO4 đặc …), tính axit rất yếu (tan trong kiềm đặc
nóng).
- Điều chế.
3. Muối sắt (II): - Màu sắc, tính tan.
Tính tan: đa số các muối Fe (II) đều dễ tan trong nước. Các muối ít tan là:
FeCO3 FeS FeC2O4 FeS2 Fe4[Fe(CN)6]3
-11 -18 -7 -31
Tt 3,5.10 5,0.10 2,0.10 6,3.10 3,0.10-41
- Màu sắc ion Fe2+ trong dung dịch nước.
- Tính chất hóa học: Phản ứng thủy phân; tính khử (phản ứng với oxi, Cl2, H2O2,
KMnO4, HNO3, H2SO4 đặc…).
- Khả năng tạo muối kép.
4. Phức chất sắt (II):
Câu hỏi
9. a. Fe(OH)2 có phải là hidroxit lưỡng tính không? Tính axit hay tính bazơ mạnh hơn?
b. Viết ptpư của Fe (OH)2 với oxi không khí, Cl2, H2O2, HNO3, H2SO4 đặc, NaOH đặc
nóng.
10. a. Chứng minh rằng về mặt nhiệt động học, Fe(OH)2 có thể chuyển thành Fe (OH)3
trong môi trường trung tính khi tiếp xúc với oxi không khí.
b. Phản ứng đó thực tế diễn ra như thế nào và có ứng dụng gì?
Cho Tt Fe(OH)2 = 8.10-16 ; Tt Fe(OH)3 = 6,3.10-38 ; E oFe /Fe = 0,77V ; P O kk = 0,2 atm.
3 2
2

57
10.5.2. Hợp chất coban (II)
Lí thuyết
1. Coban (II) oxit
- Trạng thái, màu sắc: rắn, lục thẫm. (pT = 14,37).
- Tính chất hoá học: Tính bazơ, tính axit yếu (tan trong dung dịch kiềm mạnh đặc nóng
tạo
thành dung dịch màu xanh lam chứa [Co(OH)4]2-).
CoO + O2 = Co3O4 (400 – 700 0C).
2. Coban (II) hidroxit
- Trạng thái, màu sắc, tính tan: Tt = 6,3.10-13. Dạng tinh thể màu tím thẫm, dạng vô
định hình (vừa kết tủa chứa tạp chất muối bazơ) màu xanh chàm.
- Tính chất hóa học
Tính lưỡng tính, nhưng tính bazơ mạnh hơn (dễ tan trong axit, tan trong kiềm đặc nóng
tạo thành dung dịch màu tím xanh
Tính khử: oxi hóa chậm trong không khí, chuyển thành Co (OH)3 màu hung; tác dụng
với NaClO, Cl2, Br2, H2O2 trong môi trường kiềm:
Phản ứng tạo phức với dung dịch NH3, dung dịch KCN…
3. Muối Co (II)
- Trạng thái, màu sắc, tính tan:
Đa số các muối Co (II) đều dễ tan trong nước. Các muối ít tan là:
CoCO3  -CoS  -CoS CoC2O4 Co2[Fe(CN)6]
Co(IO3)2
Tt: 1.10-10 4.10-21 2.10-25 6,3.10-8 4,8.10-38
1.10-4
- Tính khử: Tác dụng với các chất oxi hóa mạnh như NaClO, Br2, Cl2, H2O2 trong môi
trường kiềm tạo ra Co (OH)3, trong môi trường axit hầu như không thể hiện tính khử.
- Khả năng tạo phức chất của Co2+.
Các phức bát diện trường yếu: [Co(H2O)6]2+, [Co(NH3)6]2+; [CoF6]4-
Các phức bát diện trường mạnh: [Co(CN)6]4-, [Co(NO2)6]4-
Các phức tứ diện : [CoCl4]2- , [CoBr4]2-, [Co(OH)4]2-, [Co(SCN)4]2-
10.5.3. Hợp chất Niken (II)
Lí thuyết
1. Niken(II) oxit:
- Trạng thái, màu sắc là chất bọt màu xanh, không tan trong nước.
- Tính chất hóa học Tính oxi hóa: hidro khử thành kim loại khi nung nóng; tác dụng
với dung dịch axit tạo ra muối Ni (II).
2. Niken(II) hidroxit
- Trạng thái, màu sắc là kết tủa màu xanh: Tt = 6,3.10-18.
- Tính chất hóa học Tính bazơ mạnh hơn (dễ tan trong axit tạo thành dung dịch màu
xanh); phản ứng tạo phức với dung dịch NH3.
3. Muối Ni (II)
- Trạng thái, màu sắc, tính tan:
Đa số các muối Ni (II) đều dễ tan trong nước. Các muối ít tan là:

58
NiCO3  -NiS  -NiS NiC2O4 Ni(CN)2 Ni2[Fe(CN)6] Ni(ClO3)2
Ni(IO3)2
Tt: 1,3.10-7 3,2.10-19 1,0.10-24 4,0.10-10 3,0.10-23 1,3.10-15 1,0.10-4
1,4.10-8
- Khả năng tạo phức chất của Ni (II)
Các phức bát diện trường yếu: [Ni(H2O)6]2+, [Ni(NH3)6]2+
Các phức vuông phẳng trường mạnh: [Ni(CN)4]2-
Các phức vuông phẳng trường yếu: [NiCl4]2-
10.6. Hợp chất sắt (III), coban(III), niken(III)
10.6. Hợp chất sắt (III)
Lí thuyết: - Cấu hình electron của ion Fe3+ - Số phối trí đặc trưng - Từ tính:
1. Sắt (III) oxit
- Trạng thái, màu sắc, tính tan.
- Tính chất hóa học - Tính bazơ (phản ứng với dung dịch axít); tính axit:
- Tính oxi hóa (nung nóng với C, CO, H2, Al...);
- Tính khử: (Thể hiện khi nấu chảy với hỗn hợp KNO3 và KOH hoặc nấu chảy với
Na2O2).
- Điều chế.
2. Sắt (III) hidroxit
- Trạng thái, màu sắc, tính tan.
- Tính chất hóa học
Fe(OH)3 = Fe3+ + 3OH- Tt = 6,3.10-38
Fe(OH)3 = Fe(OH)22+ + OH- K = 1,0.10-17
- Tính bazơ T (phản ứng với dung dịch axít); tính axit yếu (đun nóng với dung dịch
kiềm đặc hoặc nung nóng chảy với hợp chất có tính kiềm như Na® CO3, K2CO3…);
phản ứng nhiệt phân, tính khử (tác dụng với Cl2 khi có mặt NaOH đặc..
- Điều chế: cho dung dịch muối Fe (III) tác dụng với một tác nhân như bazơ kiềm,
dung dịch NH3, dung dịch cacbonat kim loại kiềm.
3. Muối sắt (III): - Màu sắc, tính tan.
- Màu sắc ion Fe3+ trong dung dịch nước.
- Tính chất hóa học - Phản ứng thủy phân:
Tính oxi hóa: Tác dụng với hidro mới sinh, khí SO2, Zn và các dung dịch Na2SO3,
H2S, KI, SnCl2, khí Cl2 khi có mặt NaOH đặc.
- Khả năng tạo muối kép.
4. Phức chất sắt (III):
Phức chất [FeF6]3- (Kb= 1,2.1016) , [Fe(CN)6]3- (Kb=8.1043).
Phức chất [Fe(SCN)x]-(x-3) : x = 1  6.
Câu hỏi
11. Từ cấu hình electron của Fe3+, nhận xét chung về hoạt tính hóa học của các hợp chất
Fe (III).
12. Viết các phương trình phản ứng khi:
a. Nấu chảy Fe2O3 với các chất sau: NaOH; Na2CO3; Na2O2; hỗn hợp KNO3 + KOH.

59
b. Cho dung dịch FeCl3 tác dụng với hidro mới sinh, khí SO2, Zn và các dung dịch
Na2SO3, H2S, KI, SnCl2, khí Cl2 khi có mặt NaOH đặc.
11.6.2. Hợp chất coban (III)
Lí thuyết
1. Coban(III) oxit - Trạng thái, màu sắc - Tính chất hóa học
Tính oxi hóa: hidro khử thành kim loại khi nung nóng; tác dụng với dung dịch HCl
giải phóng Cl2; với H2SO4 giải phóng O2:
2. Coban(III) hidroxit
- Trạng thái, màu sắc, tính tan: Tt = 4.10-45.
- Tính chất hóa học
Tính lưỡng tính: Tan trong axit tạo muối Co (III) không bền, tan trong kiềm đặc dư
tạo thành muối hidroxo chứa [Co(OH)6]3-.
3. Muối Co (III): - Tính oxi hoá mạnh:
- Khả năng tạo phức chất của Co3+:
Phức bát diện trường yếu : [CoF6]4- (phức trường yếu duy nhất)
Các phức bát diện trường mạnh : [Co(NH3)6]3+ , [Co(CN)6]4-, [Co(NO2)6]4-…
Câu hỏi
13. a. Hãy trình bày sự thay đổi màu sắc của muối CoCl2.6H2O tuỳ theo hàm lượng nước
kết tinh khi tăng nhiệt độ?
b. Trong dung dịch nước, muối CoCl2 tồn tại ở 2 dạng sau:
[Co(H2O)6]2+ + 4Cl- [CoCl4]2- + 6H2O
(xanh) (hồng)
Hãy cho biết màu sắc của dung dịch sẽ biến đổi như thế nào khi:
- Pha loãng dung dịch. - Đun nóng dung dịch - Thêm vài giọt dung dịch HCl
đặc.

B. PHẦN TRẮC NGHIỆM CỦNG CỐ BÀI HỌC


1. Hợp chất Fe(II) thể hiện tính khử mạnh nhất trong môi trường nào sau đây:
A. Môi trường axit B. Môi trường bazơ
C. Môi trường trung tính D. Như nhau trong các môi trường
2. Số oxi hóa cao nhất mà sắt tạo được trong hợp chất là:
A. +2 B. +3 C. +6 D. +8
3. Tính chất hóa học các hợp chất của Fe(II) (oxit, hidroxit, muối) giống nhiều nhất
với các hợp chất tương ứng của nguyên tố nào sau đây:
A. Cr(II) B. Ni(II) C. Co(II) D. Mn(II)
4. Số phối trí thường gặp của Fe(II) trong các phức chất ứng với các trạng thái lai hóa
nào:
A. sp3d2 và d2sp3 B. d2sp3 và sp3 C. sp3 và dsp2 D. d2sp3 và dsp2
5. Nguyên tố chuyển tiếp có trữ lượng lớn nhất trong vỏ trái đất là:
A. Sắt B. Mangan C. Niken D. Titan
6. Trong dãy Fe – Co – Ni, độ bền các hợp chất với số oxi hoá +3 biến đổi như thế
nào:
A. Tăng dần B. Giảm dần C. Không có quy luật D. Không thay đổi

60
7. Trong dãy Fe – Co – Ni, độ bền các hợp chất với số oxi hoá +2 biến đổi như thế
nào:
A. Tăng dần B. Giảm dần C. Không có quy luật D. Không thay đổi
8. Trong dãy Fe – Co – Ni, bán kính nguyên tử kim loại biến đổi như thế nào:
A. Tăng dần B. Giảm dần C. Không có quy luật D. Không thay đổi
9. Thành phần chính trong quặng hematit nâu được biểu diễn bằng công thức là:
A. Fe3O4 B. Fe2O3.Fe(OH)3 C. Fe2O3 D. FeCO3
10. Kim loại nào sau đây có khối lượng riêng lớn nhất trong tất cả các kim loại:
A. Platin B. Palađi C. Osmi D. Iriđi
11. Trong các kim loại Fe, Co, Ni, có mấy kim loại có tính sắt từ ở nhiệt độ thường?
A. 0 B. 1 C. 2 D. 3
12. Trong các kim loại Fe, Co, Ni, kim loại nào khi đốt nóng trong không khí ở 600 0C
sẽ tạo thành sản phẩm chính là oxit với số oxi hóa +2:
A. Fe và Co B. Co và Ni C. Fe, Co và Ni D. Ni
13. Hidroxit nào sau đây không bị biến đổi màu sắc khi để lâu trong không khí ẩm:
A. Fe(OH)2 B. Co(OH)2 C. Ni(OH)2 D. Cr(OH)2
14. Thành phần của “gỉ sắt” được biểu diễn bằng công thức nào sau đây:
A. FeO.xH2O B. Fe2O3.xH2O C. Fe3O4.xH2O D. Fe(OH)2.xH2O
15. Sắt kim loại có tính sắt từ khi ở dạng thù hình nào sau đây :
A. Fe-  B. Fe- β C.Fe- γ D.Fe- δ
16. Ở điều kiện thường, sắt kim loại có kiểu cấu trúc mạng tinh thể theo kiểu nào:
A. lptk B. lptm C. lpck D. lpđg
17. Tinh thể hidrat nào sau đây bị biến đổi màu sắc khi để lâu trong không khí:
A. FeSO4.7H2O B. CoSO4.7H2O C. NiSO4.7H2O D. MnSO4.7H2O
18. Trường hợp nào sau đây ta không thu được oxit sắt từ:
A. Đốt cháy dây sắt trong không khí B. Cho hơi nước khử sắt ở 500 0C
C. Cho hơi nước khử sắt ở 800 0C D. Cho CO khử Fe2O3 ở 500 0C
19. Cho từng giọt d.d HCl đặc vào bình chứa d.d CoCl2 tới khi dung dịch có màu xanh
tím, ngâm bình này vào nước đá, sau một thời gian màu sắc của dung dịch trong
bình biến đổi thành:
A. Màu đỏ hồng B. Màu xanh lam
C. Màu da cam D. Màu vàng chanh
20. Theo thuyết VB, số oxi hóa dương cao nhất mà niken tạo được trong các hợp chất
là:
A. +2 B. +4 C. +6 D. +8

61
NỘI DUNG II: HỆ THỐNG BÀI TẬP CỦNG CỐ CÁC CHƢƠNG
Chƣơng I
ĐẠI CƢƠNG VỀ CÁC NGUYÊN TỐ KIM LOẠI

Bài 1:
a) Một số kim loại có cấu hình electron sau đây:
1)...2p6.3s1
2)...4f14.5s2p6d1.6s2
3)...4d2.5s2
4)...4f3.5s2p5d1.6s2
5)...3d14s2
6)..5d2.6s2
7)...2p6.3s2
8)...4f6.5s2p6d1..6s2
9)...6p6.7s1
10)...4f13.5s2p6d1.6s2
b) Các kim loại đó ở chu kì nào? Nhóm nào? Dựa vào bảng hệ thốnh tuần hoàn kiểm
tra lại kết quả suy đoán và cho biết tên cac kim loại đó?
Bài 2:
a) Nội dung của thuyết vùng?
b) Thuyết vùng đã giải thích tính dẫn điện của kim loại như thế nào?
c) Biết rằng độ dẫn điện của kim loại giảm khi nhiệtđộ tăng và kim loại có tính siêu
dẫn. Có thể giải thích hiện tượng đó như thế nào?
Bài 3:
a) Bản chất liên kết trong kim loại?
b) Liên kết kim loại khác liên kết trong hợp chất cộng hóa trị và hợp chất ion như thế
nào? Lấy ví dụ liên kết trong tinh thể Li, trong hợp chất LiCl và trong đơn chất Cl2 làm
dẫn chứng.
Bài 4:
a) Tại sao kim loại có vẻ sáng đặc biệt?
b) Tại sao một số kim loại lại có màu đặc trưng?
c) Hiệu ứng quang điện là gì?
vận dụng thuyết vùng để giải thích các hiện tượng trên?
Bài 5:
a) Thế điện cực tiêu chuẩn của kim loại là gì? Ứng dụng?
b) Thế điện cực của kim loại phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Bài 6 :
Trong dãy thế điện cực tiêu chuẩn Li xếp trước Cs điều đó có mâu thuẫn gì với sự sắp
xếp các kim loại trong nhóm Ia của bảng hệ thống tuần hoàn không?
Bài 7 :
a) Tính chất hóa học của kim loại?
b) Với điều kiện nào kim loại có khả năng phản ứng được với H2O, dung dịch kiềm,
với dung dịch các axit không có tính oxi hóa? Lấy ví dụ minh họa?
Bài 8 :
a) Tính thế điện cực của hidro trong môi trường trung tính ở 250C và áp suất của khí
hidro = 1atm.
b) Hãy cho biết trong các kim loại sau đây kim loại nào có khả năng tan được trong
nước nguyên chất?
62
Li, Mg, Fe, Ni, Sn
Bài 9:
Dựa vào thế điện cực chuẩn hãy sắp xếp các kim loại sau đây theo thứ tự tính khử
giảm dần: Li, Na, K, Rb, Be, Mg, Ca , Ba, Al, La, Cu, Ag, Au, Zn, Cd, Hg, Sn, Pb, Mn,
Cr, Fe, Co, Ni.
Bài 10 :
a) Trong các kim loại sau đây kim loại nào có khả năng khử được Ion H+ thành H2
trong dung dịch axit:
Cd, In, Al, Sn, Mn, Cr, Ag.
b) Tại sao Fe tan trong dung dịch H2SO4 loãng lại tạo ra muối sắt (II) mà không phải
muối sắt (III)? Nếu thay bằng H2SO4 đặc nóng hoặc HNO3 phản ứng có thay đổi
không?
Bài 11:
a)Cr,Mn tác dụng với các dung dịch axit có phản ứng tương tự như sắt không?
b) Với những axit loại nào tạo ra muối của kim loại có mức oxi hóa thấp? Tạo ra muối
của kim loại có mức oxi hóa cao?
Bài 12:
a) Sắt có tan được trong dung dịch CuSO4 không? Ngược lai Cu có tan được trong
dung dịch FeSO4, Fe2(SO4)3 không?
b) Crom có thể đẩy được sắt ra khỏi dung dịch FeCl2 hoặc FeCl3 không?
Bài 13:
Bạc kim loại có khả năng đẩy được H2 ra khỏi dung dịch HI 1N được không? Biết tích
số tan của AgI là 8,3.10-17
Bài 14 :
Khối lượng riêng (g/cm3) của một số kim loại có giá trị sau:
kimloại: Ag Be Cr Hg Mg
3
khối lượng riêng (g/cm ):10,5 1,82 7,14 13,55 1,74
hãy tính bán kính hiệu dụng của nguyên tử các kim loại đó. ( bỏ qua cấu tạo của tinh
thể)
Bài 15:
a) Tính tỉ khối hơi của thủy ngân ở 5000C( p= 1atm)
b) Tính tỉ khối hơi của kẽm ở nhệt độ sôi của kim loại đó.
c) Tính phân tử lượng trung bình của một hỗn hợp hơi có chứa 80% Zn, 10% Cd và
10% Ar.
Bài 16:
Viết phương trình phản ứng điều chế hidroxit, muối clorua , muối sunfat từ các kim
loại sau:
Mg, Ca, Al, Na, Sn, Cu, Zn, Ni.
nêu rõ các điều kiện của mỗi phản ứng?
Bài 17:
Tính hằng số cân bằng, năng lượng Gibbs và xác định chiều của phản ứng của các hệ
sau ở 250C:
a) Cu2+ + Zn ⇌ Zn2+ + Cu
b) Ni2+ + Cu ⇌ Cu2+ + Ni
c)Zn2+ + Fe ⇌ Fe2+ + Zn
hãy tính tỉ lệ giới hạn về nồng độ của các Ion kim loại có trong dung dịch của các hệ
trên?

63
Bài 18:
a) Nguyên tắc chung điều chế kim loại từ quặng?
b) Những phương pháp thường dùng để thu được kim loại từ oxit, từ muối. Lấy ví dụ
minh họa.
Bài 19:
Hidro có thể khử được oxit NiO theo phương trình sau đây được không:
NiO ( rắn) + H2 (khí) → Ni (rắn) + H2O (hơi)
Bài 20: Trong các chất sau đây chất nào có thể khử được Fe3O4 thành kim loại: Si, Al,
Ca. Hãy tính ∆G của phản ứng đó.
Bài 21:
a) Nguyên tắc chung dùng cacbon làm chất khử trong quá trình điều chế kim loại?
b) Hidro và cacbon oxit có thể khử được những oxit kim loại nào?
Bài 22:
a) Nguyên tắc của phương pháp nhệt kim điều chế các kim loại?
b) Tính hiệu ứng nhiệt của các phản ứng sau theo ∆H0:
1) V2O5(rắn) + 5Ca(r) → 2V(r) + 5CaO(r)
2)TaCl5(r) + 5Na(r) → Ta(r) + 5NaCl(r)
3) Cr2O3(r) + 2Al(r) → 2Cr(r) + Al2O3(r)
4)3Mn3O4(r) + 8Al(r) → 9Mn(r) + 4Al2O3(r)
5)TiCl4 (lỏng) + 4Na(r) → Ti(r) + 4NaCl(r)
Bài 23:
a) Những kim loại nào được điều chế bằng điện phân muối nóng chảy?
b) Nguyên tắc chung của phương pháp nhiệt phân hủy các chất vô cơ để điều chế kim
loại.
Bài 24:
Điện phân dung dịch các chất sau bằng điện cực Platin:
NiSO4; KI; NaCl; H2SO4 loãng; NaOH
a) Mô tả quá trình xảy ra trên bề mặt điện cực.
b) Sản phẩm thu được ở các điện cực.
c) Môi trường điện cực trong quá trình điện phân?
Bài 25:
a) Nguyên tắc chung điều chế kim loại bằng phương pháp điện phân dung dịch muối.
b) Phương pháp đó được vận dụng để điều chế những kim loại nào?
Bài 26:
a) Quá trình xảy ra ở các điện cực khi điện phân dung dịch CuSO4 với dương cực bằng
Cu; dung dịch AgNO3 với dương cực bằng Ag; NiSO4 với dương cực bằng Ni.
b) Ứng dụng của phương pháp.

64
Chƣơng II
CÁC NGUYÊN TỐ KIM LOẠI NHÓM IA

Bài 1:
a) Đặc điểm về cấu tạo nguyên tử của các kim loại kiềm.
b) So sánh khả năng phản ứng của Hidro và của các kim loại kiềm. Có thể giải thích
như thế nào khi biết rằng hidro có những khả năng khác hẳn kim loại kiềm mặc dù lớp
vỏ nguyên tử ngoài cùng có cấu trúc như nhau?
Bài 2:
Hãy trình bày những đặc điểm nguyên tử của các kim loại kiềm(cấu trúc electron, thế
ion hóa, bán kính nguyên tử, bán kính ion, thế điện cực)
Cho nhận xét về sự thay đổi các đặc điểm đó từ Li đến Cs.
Bài 3 : Hãy xây dựng giản đồ phụ thuộc một số tính chất vật lý (nhiệt độ nóng chảy,
nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, bán kính nguyên tử, bán kính ion, độ dẫn điện) vào số
thứ tự nguyên tử của các kim loại kiềm.
Từ giản đồ đó hãy nhận xét về sự biến thiên các tính chất đó.
Bài 4:
a) Liti là kim loại hoạt động kém hơn các kim loại kiềm khác nhưng tại sao thế điện
cực lại có giá trị âm nhất? Giải thích nguyên nhân.
b) Hãy giải thích Tại sao các kim loại kiềm lại mềm (dễ cắt) và nhiệt độ nóng chảy lại
giảm dần từ Li đến Cs?
Bài 5:
a) Các kim loại kiềm đều có độ dẫn điện cao nhưng còn kém hơn so với Ag, Cu, Au.
Điều đó có mâu thuẫn gì không khi so sánh hoạt tính hóa học của các kim loại kiềm
với các kim loại Cu, Ag, Au?
Giải thích nguyên nhân.
b) Tại sao độ dẫn điện của Na lại lớn hơn so với các kim loại kiềm khác?
Bài 6:
a) Giải thích Tại sao ở trạng thái hơi các phân tử kim loại kiềm lại gồm 2 nguyên tử?
Nguyên nhân gây ra mầu ngọn lửa của các kim loại kiềm?
Bài 7:
a) Phương pháp điện phân để điều chế các kim loại kiềm. Cơ sở lí luận của phương
pháp đó
b) Có thể dùng phương pháp hóa học (không dùng phương pháp điện phân) để điều
chế các kim loại kiềm từ các hợp chất của chúng được không?
Bài 8:
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra trên bề mặt điện cực khi điện phân NaOH nóng
chảy hoặc NaOH nóng chảy.
b) Vai trò của NaF và KCl khi điện phân NaCl nóng chảy để điều chế Na kim loại?
Bài 9:
a) Các kim loại kiềm có phản ứng trực tiếp với các chất sau đây không:
N2 ; O2; Cl2; H2; C; Si
b) Biết rằng trong luyện kim thường dùng Liti để khử dấu vết Cacbon trong các hợp
chất kim loại. Có thể dùng Na hoặc K để thay thế cho Li được không?
Bài 10: Phương pháp bảo quản các kim loại kiềm và cơ sở khoa học của phương pháp
đó?

65
Bài 11:
a) Tính chất hidrua của các kim loại kiềm? Bằng dẫn chứng nào để chứng tỏ rằng liên
kết trongNaH có bản chất ion?
b) Về tính chất, NaH giống với chất nào hơn: HCl hay NaCl?
Bài 12:
Viết phương trình phản ứng:
1) LiH + N2 →
2) NaH + Cl2 →
3) NaH + O2 →
4) LiH + H2O →
Bài 13:
a) Hãy trình bày nhận xét về tương tác của oxi với các kim loại kiềm.
b) Bằng phương pháp có thể điều chế được các oxit Li2O; Na2O; K2O?
c) Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau:
Na → Na2O2 → Na2O → Na2CO3
Bài 14:
a) Cấu tạo của phân tử Natri peoxit (Na2O2) Kali supeoxit(KO2); Rubidi
ozonit(RbO3)?
b) Tại sao các kim loại kiềm dễ dàng tạo ra các peoxit. Tại sao Li lại không có khả
năng đó?
Bài 15:
a) Viết phương trình phản ứng thủy phân Na2O2 và cho biết Tại sao phản ứng đó lại
xảy ra theo một chiều mặc dù về bản chất là thuận nghịch?
b) Na2O2 và hỗn hợp Na2O2 + KO2 được dùng trong các bình lặn để làm nguồn cung
cấp Oxi. Ứng dụng đó đã dựa trên cơ sở lí luận nào?
Bài 16:
Viết phương trình của các phản ứng:
1) Na2O2 + KI + H2SO4 →
2) Na2O2 + Fe(OH)2 + H2O →
3) Na2O2 + KMnO4 + H2SO4 →
4) Na2O2 + nước Clo →
Bài 17:
Điều chế hidroxit của các kim loại kiềm bằng phương pháp điện phân. Cơ sở lí luận
của phương pháp? Có thể dùng loại muối nào làm chất điện phân trong phương pháp
đó?
Bài 18:
Hãy trình bày các quá trình xảy ra trên bề mặt điện cực khi điện phân dung dịch NaCl
để thu được NaOH. Từ dung dịch NaOH thu được ở catot làm thế nào để tạo ra NaOH
rắn?
Bài 19:
a) Từ NaCl Bằng phương pháp nào thu được NaOH khi không dùng phương pháp điện
phân?
b) Dung dịch KI cho thêm vài giọt dung dịch hồ tinh bột và vài giọt dung dịch
phenoltalein, khi điện phân dung dịch có hiện tượng gì xảy ra?
Bài 20:
a) Tính chất của các hidroxit kim loại kiềm. Tại sao gọi là "kiềm ăn da"
b) Trong hai hidroxit KOH và CsOH, hidroxit nào có tính bazơ mạnh hơn? Giải thích.
66
c) Tại sao trong các hidroxit kim loại kiềm chỉ có LiOH là có khả năng nhiệt phân tạo
ra oxit Li2O?
Bài 21:
Để điều chế NaCl tinh khiết người ta cho HCl qua dung dịch bão hòa muối ăn. Giải
thích cơ sở lí luận của phương pháp đó.
Bài 22:
Hãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần về nhiệt độ nóng chảy các muối sau đây: NaCl;
NaI; NaF; NaBr
Giải thích nguyên nhân sự thay đổi đó.
Bài 23:
a) Có thể điều chế K2SO4 bằng phương pháp cho Kali tác dụng với H2SO4 được
không?
b) Có hiện tượng gì xảy ra khi cho các dung dịch sau đây tác dụng với dung dịch đậm
đặc Li2SO4: NaF; Na3PO4; Na2CO3; CH3COONa; NaCl?
Bài 24:
a) Trong các muối kim loại kiềm sau đây muối nào sẽ bị thủy phân:
CH3COOLi; LiCl; NaNO2; NaClO4; KBr; K2CO3?
Viết phương trình phản ứng mô tả quá trình thủy phân các muối đó.
b) Trong các muối sau đây muối nào bị thủy phân mạnh hơn:
Na2CO3; Na2SO3; NaCN? Giải thích.
Bài 25:
a) Viết phương trình phản ứng khi thủy phân Na2CO3 Và NaHCO3và cho biết trong
trường hợp nào dung dịch có tính kiềm mạnh hơn?
b) Để bảo quản NaHCO3 ttinh khiết khỏi bị phân hủy người ta đã đựng trong chén
bằng Bạc đặt trong bình kín, bão hòa khí CO2 với áp suất p = 2 - 3 atm. Phương pháp
đó dựa trên cơ sở nào?
Bài 26:
Nội dung của phương pháp Solvay điều chế Na2CO3 từ NaCl và CO2. Cơ sở khoa học
của phương pháp. Viết các phương trình phản ứng.
Bài 27:
a) Từ Na2SO4 có những phương pháp nào điều chế được Na2CO3?
b) Có thể dung phương pháp tương tự phương pháp điều chế xođa để điều chế K 2CO3
được không?
Bài 28:
a) Viết phương trình phản ứng điều chế NaNO3 từ Na2SO4 và điều chế Na2SO4 từ
CH3COONa.
b) Bằng phản ứng nào thu được K2SO4 từ K2SO3? Điều chế Na từ Na2CO3?
Bài 29:
Sự khác nhau về tính chất của kim loại Li và của các hợp chất của Li (oxit, hidroxit,
các muối) so với các kim loại kiềm khác. Nêu dẫn chứng để minh họa.
Dung dịch bão hòa Na2CO3 trong nước có giá trị sau:
t0C 0 10 20 30 40 50 60 70
%Na2CO3 6,7 11,2 17,8 29 33,2 32,2 31,7 31,4
a) Vẽ đồ thị phụ thuộc độ tan vào nhiệt độ.
b) Na2CO3 hòa tan cực đại ở nhiệt độ nào?
c) Từ dung dịch bão hòa ở 600C, Na2CO3 sẽ ở trạng thái nào khi thay đổi nhiệt độ?

67
Chƣơng III
CÁC NGUYÊN TỐ KIM LOẠI NHÓM IIA
Bài 1:
a) Đặc điểm về cấu tạo nguyên tử của các kim loại kiềm thổ? So sánh với các kim
loại kiềm.
b) Nêu nhận xét về sự thay đổi năng lượng ion hóa, thế điện cực, bán kính nguyên tử,
bán kính ion của các kim loại kiềm thổ.
Bài 2:
a) Vẽ đồ thị sự phụ thuộc các hằng số vật lí (nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối
lượng riêng g/cm3, độ dẫn điện) vào số thứ tự nguyên tử của các kim loại kiềm thổ.
b) Nêu nhận xét sự biến thiên các đặc tính đó trong dãy từ Be đến Ba. So sánh với
các kim loại kiềm.
Bài 3:
a) Tại sao với các kim loại kiềm thổ có thế ion hóa thứ 2 lớn hơn thế ion hóa thứ nhất
(I2 >I1) nhưng lại tạo ra dạng ion M2+ dễ dàng hơn dạng M+?
b) Thế ion hóa của kim loại kiềm thổ lớn hơn thế ion hóa của kim loại kiềm nhưng
tại sao thế điện cực lại tương đương?
Bài 4:
Giải thích tại sao kim loại kiềm dễ tạo ra dạng phân tử M2 ở trạng thái hơi, nhưng
kim loại kiềm thổ lại không có khả năng đó?
Bài 5:
a) Tại sao các kim loại kiềm thổ có độ cứng lớn hơn các kim loại kiềm?
b) Tại sao nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các kim loại kiềm thổ lại biến đổi
không đều như kim loại kiềm?
Bài 6:
Tại sao các kim loại kiềm thổ có độ dẫn điện cao mặc dù vùng năng lượng ns (vùng
hóa trị) trong tinh thể đã được lấp đầy?
Bài 7:
Thế điện cực của Be cao hơn (dương hơn) so với các kim loại kiềm thổ khác nhưng
thế điện cực của Li lại thấp hơn (âm hơn) so với các kim loại kiềm khác. Thực tế đó có
mâu thuẫn gì với nhau không?
Bài 8:
Tìm dẫn chứng (về tính chất của đơn chấtvà hợp chất) để chứng minh rằng Li có tính
chất giống kim loại kiềm thổ, Be có tính chất giống Al.
Bài 9:
a) Trong các chất sau đây, Be có khả năng phản ứng trực tiếp với chất nào:
O2 , H2 , N2 , S , Cl2? Viết các phương trình phản ứng.
b) Tại sao Be không có khả năng tạo ra các peoxit?
Bài 10:
Viết các phương trình phản ứng khi cho Be tác dụng với nước và các dung dịch:
a) Dung dịch HCl đặc và loãng.
b) Dung dịch H2SO4 đặc và loãng.
c) Dung dịch HNO3 đặc và loãng.
d) Dung dịch H3PO4.
e) Dung dịch KOH.
Bài 11:

68
a) Viết các phương trình phản ứng điều chế BeO và Be(OH)2.
b) Bằng những phản ứng hóa học chứng minh rằng BeO và Be(OH)2 đều là những
hợp chất lưỡng tính.
a) Khi đốt cháy không hoàn toàn một mảnh Mg trong không khí, sau đó cho sản
phẩm tan vào nước thu được hỗn hợp chất rắn và một hỗn hợp khí. Thành phần các
hỗn hợp đó gồm có những chất gì?
b) Có thể đốt cháy Mg trong những khí nào khi không có oxi?
Bài 12:
a) Tại sao khi Mg cháy phát ra ánh sáng chói giàu tia tử ngoại, nhưng khi đốt các kim
loại kiềm hoặc kiềm thổ lại không có hiện tượng đó?
b) Tại sao không thể dùng nước để dập tắt đám cháy Mg?
Bài 13:
a) Khi điều chế Mg (bằng phương pháp điện phân) tại sao phải dùng khí H2 để phủ bề
mặt chất điện phân? Có thể thay H2 bằng khí N2 được không?
b) Ngoài phương pháp điện phân có thể dùng phương pháp nào để điều chế Mg?
Bài 14:
Mg tương tác với các chất sau đây như thế nào: H2O , HCl , H2SO4 , HNO3 ,
CH3COOH , NaOH?
Bài 15:
a) Có thể dùng NH4OH để điều chế Mg(OH)2 không?
b) Tại sao không có kết tủa Mg(OH)2 tách ra khi cho vào dung dịch muối MgCl2 một
dung dịch có chứa NH4OH và NH4Cl? Giải thích nguyên nhân.
Bài 16: a)Hiện tượng sẽ xảy ra như thế nào khi cho Mg(OH)2 tác dụng với các chất:
HCl , KOH , NH4Cl , KCl?
b) Mg(OH)2 hòa tan trong chất nào tốt hơn: HCl hay NH4Cl? Vì sao?
Bài 17:
a) Sẽ có hiện tượng gì khi cho dung dịch MgCl2 tác dụng với xoda nóng?, tác dụng
với dung dịch KHCO3?
b) Có thể hòa tan MgCO3 bằng cách nào nếu không cần dùng axit?
c) Làm thế nào có thể tách được các chất ra khỏi hỗn hợp gồm MgCl2 và BeCl2?
Bài 18:
a) Các kim loại Ca , Sr , Ba đã tác dụng với các chất sau đây như thế nào: H2, N2 , O2 ,
H2O? Tính chất của sản phẩm phản ứng?
b) So sánh các phản ứng trên với các phản ứng của kim loại kiềm.
Bài 19:
Viết phương trình của các phản ứng:
1. CaH2 + H2O →
2. CaH2 + O2 →
3. BaH2 + CO2 → C + …
Bài 20:
a) Phương pháp điều chế BaO2?
b) Từ BaF2 bằng cách nào có thể điều chế được BaO2?
c) Viết các phương trình phản ứng:
1. BaO2 + HCl (đặc) →
2. BaO2 + HCl(loãng) →
3. BaO2 + KI + HCl →
4. BaO2 + AgNO3 →

69
5. MnO2(nóng) →
Trong mỗi trường hợp trên BaO2 thể hiện tính chất gì?
Bài 21:
a) Việc điều chế hidroxit các kim loại kiềm thổ (Ca , Sr, Ba) dựa trên nguyên tắc
nào? Nguyên tắc đó có thể vận dụng cho Be(OH)2 và Mg(OH)2 không?
b) Tại sao trong thực tế người ta không điều chế hidroxit kim loại kiềm theo phương
pháp điều chế hidroxit kim loại kiềm thổ và ngược lại?
Bài 22:
a) Giải thích nguyên nhân về sự biến thiên tính chất hidroxit trong dãy từ Be(OH)2
đến Ba(OH)2?
b) Tại sao hidroxit các kim loại kiềm thổ có thể bị nhiệt phân để tạo ra oxit tương
ứng nhưng hidroxit các kim loại kiềm lại không có khả năng đó?
Bài 23:
Giải thích về sự thay đổi độ bền nhiệt của các muối Sunfat trong dãy từ BeSO 4 đến
BaSO4.
Bài 24:
Tại sao các muối Sunfat kim loại kiềm thổ lại có độ tan giảm từ Ca 2+ đến Ba2+ nhưng
muối Florua của các kim loại đó lại có độ tan tăng?
Bài 25:
Với cùng một kim loại (Ca2+ , Sr2+ hoặc Ba2+) tại sao muối Florua có độ tan lớn hơn
độ tan của muối cacbonat?
Bài 26:
a) Dựa vào thuyết cực hóa ion hãy giải thích quá trình nhiệt phân CaCO3.
b) Cân bằng phản ứng nhiệt phân CaCO3 chuyển dịch trong điều kiện nào? ý nghĩa
thực tế của các điều kiện đó?
Bài 27:
So sánh độ bền nhiệt của các muối cacbonat kim loại kiềm thổ và giải thích.
Bài 28:
Tại sao khi cho khí CO qua dung dịch BaCl2 hoặc Ba(NO3)2 không tạo ra kết tủa
nhưng khi cho CO2 tác dụng với nươc Barit lại có BaCO3 tạo thành? Nừu thay dung
dịch nước Barit bằng dung dịch Bari axetat có kết tủa không?
Bài 29:
Kết tủa nào sẽ xuất hiện trước nếu cho vào dung dịch có chứa ion Ca 2+ và Ba2+ cùng
nồng độ từng giọt dung dịch (NH4)2SO4?
Bài 30:
Giải thích tại sao khi thêm một lượng nhỏ dung dịch Kali dicromat vào dung dịch có
chứa CaCl2 và BaCl2 có lượng bằng nhau thì chỉ có kết tủa muối Bari?
Bài 31:
Các muối kim loại kiềm thổ khi kết tinh sẽ tạo ra dạng hidrat tinh thể, còn các muối
kim loại kiềm ít có khả năng đó. Giải thích.
Bài 32:a) Thạch cao là gì? Ứng dụng của thạch cao?Cơ sở khoa học của ứng dụng đó.
b) Từ thạch cao bằng những phương pháp nào thu được Ca kim loại?

70
Chƣơng IV: CÁC NGUYÊN TỐ KIM LOẠI NHÓM IIIA
Bài 1:
a) Hãy nhận xét về đặc điểm cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố nhóm IIIa.
b) So sánh với cấu tạo của các kim loại kiềm và kiềm thổ.
Bài 2:
Nhận xét về sự thay đổi bán kính nguyên tử, thế ion hóa của các nguyên tố nhóm
IIIa? Giải thích sự thay đổi bất thường đó trong dãy từ Al đến Tl trên cơ sở cấu trúc
electron của nguyên tử.
Bài 3:
Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các nguyên tố nhómIIIa có giá trị sau:
B Al Ga In Tl
0
Tnc ( C): 2030 660 30 156 303
0
Ts ( C): 3930 2450 2240 2050 1470
Nhiệt độ sôi giảm liên tục nhưng nhiệt độ nóng chảy thay đổi bất thường. Giải thích
tại sao nhiệt độ nóng chảy rất cao ở Bo nhưng lại khá thấp ở Gali.
Bài 4:
a) Giải thích sự khác nhau đáng kể về tính chất của 2 nguyên tố B và Al.
b) Phản ứng xảy ra (hoặc không xảy ra) như thế nào khi cho Bo tác dụng với H2O ,
HCl , HNO3 , H2SO4? Viết phương trình phản ứng từ đó rút ra kết luận về tính chất
của Bo.
Bài 5:
Thành phần hóa học của các hợp chất Borua, Boran, Borat, peborat, muối Boryl. Lấy
VD.
Bài 6:
Mô tả cấu tạo của phân tử BF3. Tại sao nói rằng trong phân tử Bohalogenua có cơ
chế "cho- nhận"?
Bài 7:
a) Công thức cấu tạo của điboran. Giải thích cấu tạo của chất đó với quan điểm liên
kết 3 tâm.
b) Viết phương trình phản ứng thủy phân điboran. Cơ chếphản ứng thủy phân đó có
giống phản ứng thủy phân của muối không?
Bài 8:
a) Thu được chất gì khi cho anhidrit boric hòa tan trong nước?
b) Biết rằng anhidrit boric có thể điều chế được ở trạng thái vô định hình, trạng thái
vô định hình cũng đặc cho các hợp chất khác của Bo. Hãy giải thích nguyên nhân.
Bài 9:
a) Tính chất hóa học của axit octoboric.
b) Phân tử H3BO3 có 3 nguyên tử hidro nhưng tại sao lại là axit một lần axit? Có thể
giải thích điều đó như trường hợp của axit H3PO3 không?
c) Những chất nào được tạo ra khi nung nóng từ từ axit octoboric? Viết phương trình
phản ứng.
Bài 10:
a) Mức oxi hóa của các nguyên tố nhóm IIIa?
b) Tại sao nhôm dễ tạo ra ion Al3+ mặc dù tổng năng lượng ion hóa thứ nhất, thứ hai,
thứ ba là rất lớn?
Bài 11:
Viết phương trình phản ứng khi cho tác dụng với lưu huỳnh, cacbon, nitơ, halogen,
phot pho, silic.
71
Bài 12:
a) Nhôm tác dụng với các dung dịch các chất sau đây như thế nào:
1. Na2CO3 3. CuCl2
2. HgCl2 4. HNO3 loãng
b) Viết phương trình các pư sau:
1. Al + Cr2O72- + H+ →
2. Al + MnO4- + H+ →
Bài 13:
a) Nguyên tắc điều chế nhôm bằng phương pháp điện phân.
b) Tại sao không thể điều chế nhôm từ dung dịch muối nhôm tan trong nước bằng
cách điện phân?
Bài 14:
a) Nguyên tắc điều chế Al2O3 , Al(OH)3 . Nguyên tắc đó có thể vận dụng để điều chế
oxit, hidroxit của những kim loại nào?
b) Có thể vận dụng nguyên tắc đó để điều chế oxit và hidroxit của kim loại kiềm và
kiềm thổ không?
Bài 15:
a) Viết phương trình phản ứng điều chế Al2O3 hoặc Al2(SO4)3 từ phèn Al-NH4+ và từ
nhôm nitrat.
b) Ngược lại, từ Al2O3 làm thế nào thu được Al2(SO4)3. 18H2O?
Bài 16:
a) Corundum là gì? Ứng dụng của corundum?
b) Corundum có thể tan được trong các chất sau đây không?
H2O , HCl , NaOH , Na2CO3 , K2S2O7
nếu có, phản ứng sẽ xảy ra trong điều kiền nào?
c) Alumogen là gì? Ứng dụng của Alumogen?
Bài 17:
a) Có hiện tượng gì xảy ra khi cho phèn Al - NH4+ tác dụng với xođa?
b) Viết phương trình phản ứng xảy ra khi đun nóng dung dịch có chứa Al 2(SO4)3 với
Natri axetat.
c) Giải thích tại sao khi cho dung dịch AlCl3 tác dụng với tinh thể K2CO3 lại có khí
CO2 bay ra?
Bài 18:
a) Phèn là gì?
b) Công thức phân tử và ứng dụng của phèn. Giải thích cơ sở khoa học của các ứng
dụng đó.
Bài 19:
a) Phân tử nhôm cloura ở trạng thái khí có dạng đime tương tự như điboran. Hãy giải
thích cấu trúc của Al2Cl5
b) Viết phương trình phản ứng khi cho Nhôm Clorua khan tác dụng với amoniac.
Giải thích.
c) Tại sao AlCl3 ở trạng thái rắn dẫn điện tốt hơn ở trạng thái nóng chảy?
Bài 20:
Viết phương trình phản ứng tương tác giữa:
1) Gali với H2SO4.
2) Tali với HNO3 đặc nóng.
3) Tali với HNO3 loãng nguội.

72
4) Tali với HCl.
5) Gali, Indi ,Tali với dung dịch kiềm.
Bài 21:
Sự biến thiên tính Bazơ trong dãy từ Ca(OH)2 đến Tl(OH)2. Giải thích nguyên nhân.
Bài 21:
a) Trong hai muối Nhôm clorua và Indi clorua muối nào dễ bị thủy phân hơn?
b) Muối nào có độ thủy phân cao hơn: TlNO3 hoặc Tl(NO3)3?
Bài 22:a) Tại sao ion Tl+ lại có khả năng tạo phèn như các ion kim loại kiềm?
b) Tính chất của các muối, các hợp chất hóa trị một của Ga, In và Tl.

73
Chƣơng V: CÁC NGUYÊN TỐ KIM LOẠI NHÓM IVA

Bài 1:
a) Sự hình thành các mức oxi hóa của các nguyên tố nhóm IVa (C, Si, Ge, Sn, Pb)
b)Tại sao các nguyên tố đó không tạo ra ion 4+ hoặc ion 4-? Bản chất liên kết trong
các hợp chất của các nguyên tố trên.
Bài 2:
a) Tại sao độ bền của các hợp chất ứng với số oxi hóa +4 trong dãy từ Ge đến Pb lại
giảm, nhưng hợp chất ứng với số oxi hóa +2 có độ bền tăng trong dãy đó ? Giải thích.
b) Từ kết luận trên hãy so sánh tính oxi hóa của dãy GeO2 – SnO2 – PbO2 và tính khử
của các chất trong dãy GeCl2 – SnCl2 – PbCl2.
Bài 3:
Nhiệt độ nóng chảy của các nguyên tố nhóm IVa có các giá trị sau:
C Si Ge Sn Pb
Tnc(oC) 4000 1410 950 232 327
a) Hãy giải thích tại sao từ C đến Si nhiệt độ nóng chảy lại giảm đột ngột?
b) Giải thích nguyên nhân sự giảm Tnc có tính quy luật từ Si đến Pb.
Bài 4:a) Tại sao Sn và Pb lại mềm nhưng Ge lại cứng?
b) Tại sao có thể tạo ra dung dịch rắn giữa Si và Ge, nhưng không tạo ra dung dịch
rắn giữa Si và Pb?
Bài 5:a) Viết các phương trình phản ứng khi cho Ge và Sn tác dụng với HCl, HNO 3,
H2SO4.
b) Tại sao Pb khó tan trong dung dịch HCl loãng và H2SO4 loãng nhưng lại dễ tan
trong dung dịch dung dịch đậm đặc của axit đó?
Bài 6:
a) Sự thay đổi về độ bền nhiệt của các hiđrua dạng AH4 trong dãy từ C đến Pb.
b) Trong các hiđrua đó chất nào tan được trong dung dịch kiềm? Viết phương trình
phản ứng.
Bài 7:
Nhiệt độ nóng chảy của các oxit dạng MO2 của các nguyên tố nhóm IVa như sau:
CO2 SiO2 GeO2 SnO2 PbO2
o
Tnc( C) -57 1730 1120 1130 290 (5 atm)
(phân hủy)
Hãy giải thích sự bất thường về nhiệt độ nóng chảy của CO2. Tại sao PbO2 có độ bền
nhiệt kém hơn so với các oxit khác trong dãy trên?

Bài 8:
Trong các oxit sau đây, oxit nào bền hơn khi đun nóng:
GeO2 hay SnO2 ? PbO2 hay PbO ?
Bài 9:
Trong các hidroxit sau đây chất nào thể hiện tính bazơ lớn hơn:
Ge(OH)2 hay Sn(OH)2 ?
Sn(OH)2 hay Pb(OH)2 ?
Sn(OH)2 hay Sn(OH)4 (SnO2.2H2O) ?
Bài 10:
a) Bằng phản ứng nào để minh họa rằng các oxit sau đây đều là lưỡng tính?
SnO và SnO2 PbO và PbO2.
74
trong từng cặp một, chất nào có tính bazơ lớn hơn?
b) Các oxit trên được điều chế bằng cách nào? Viết phương trình phản ứng oxi hóa
muối Pb2+ axetat bằng Clorua vôi để tạo ra PbO2?
Bài 11:
Hidro có thể khử được oxit nào dưới đây thành đơn chất:
CO2; SiO2; SnO; SnO2; GeO2; PbO; Pb3O4?
Bài 12:
Viết phương trình phản ứng :
1) Điều chế SnO từ SnCl2 và từ Natri Stanit.
2) Điều chế PbO từ Pb(NO3)2 và từ Kali plombit.
3) Tác dụng giữa PbO2 và khí SO2.
Bài 13:
Viết phương trình phản ứng:
1) Tác dụng giữa PbO2 và dung dịch KI.
2) Tác dụng giữa PbO2 và kiềm.
3) Tác dụng giữa HCl và Natri Plombit.
Bài 14:
a) Bằng phản ứng nào có thể chứng minh nhận định rằng Pb3O4 là một muối? tên của
muối đó?
b) Viết phương trình phản ứng chứng minh tính oxi hóa mạnh của Pb3O4.
Bài 15:
a) Trong hai tính chất axit và bazơ của Pb(OH)2 thì tính chất nào trội hơn? biết rằng
muối Pb(NO3)2 thủy phân kém hơn K2PbO2.
b) Phương pháp điều chế các hidroxit Ge(OH)2, Sn(OH)2, Pb(OH)2.
Bài 16:
a) Tại sao khi điều chế SnCl2 bằng cách cho Sn tác dụng với HCl lại phải cho axit
dư?
b) Tại sao quá trình đó lại tạo ra SnCl2 mà không phải là SnCl4?
c) Sản phẩm nào được tạo thành khi cho SnCl2 tác dụng với HgCl2; FeCl3?
Bài 17:
a)PbI2 là chất ít tan trong nước nhưng tại sao dễ tan trong dung dịch KI?
b) Tại sao nhiệt độ nóng chảy của SnCl2 cao hơn SnCl4?
Bài 18:
Cân bằng sau đây sẽ chuyển dịch như thế nào trong dung dịchHCl :
PbCO3  ⇌ Pb2+ + CO32-
PbCrO4 ⇌ Pb2+ + CrO42-
từ đó cho biết hai muối đó muối nào dễ tan trong HCl?
Bài 19:
Viết phương trình của các phản ứng sau:
1) SnCl4 +Sn →
2) SnCl2 + O2 →
3) PbO2 + HCl →
4) Pb3O4 + KI + H2SO4 → PbSO4 + …
5) Pb3O4 + MnSO4 + HNO3 → HMnO4 +…
6) Sn + H2SeO4 (loãng) →
7) Pb + H2SeO4 (đặc) →
Bài 20:

75
Có thể tồn tại đồng thời trong dung dịchcác chất sau đây không?
1) Sn(NO3)2 và FeCl3
2) SnCl2 và Cu
3) Pb(NO3)2 và Cd
4) SnCl2 và Fe(ClO4)3
5) Pb(NO3)2 và FeCl2
Bài 21:
a) Có phản ứng xảy ra không khi cho SnS tác dụng với dung dịch Pb(NO 3)2? PbS tác
dụng với dung dịchSnCl2
b) Bằng phản ứng nào có thể tách được SnS ra khỏi hỗn hợp với PbS?
Bài 22:
a) Viết phương trình phản ứng điều chế Amoni stanat từ SnCl2. Khi axit hóa dung
dịchcó chứa amoni stanat có hiện tượng gì ?
b) Viết phương trình phản ứng khi cho "vàng giả" tác dụng với dung dịch HNO3.
c)PbS, SnS tan trong những axit nào?

76
Chƣơng VI CÁC NGUYÊN TỐ KIM LOẠI NHÓM IB
Bài 1:
a) Đặc điểm về cấu trúc electron của Cu, Ag, Au.
b) Trình bày nhận xét về năng lượng ion hóa, ái lực electron của các nguyên tố đó so
với các nguyên tố kim loại kiềm.
c) Các nguyên tố Cu, Ag, Au có khả năng hình thàh phân tử dạng Cu2, Ag2, Au2 hay
không?
Bài 2:
a) Các mức oxi hóa có thể có của các nguyên tố Cu, Ag, Au?
b) Các mức oxi hóa đó có phù hợp với đặc điểm cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố
đó không?
c) Tại sao mức oxi hóa đặc trưng đối với Au là +3 còn đối với Ag là +1?
Bài 3:
a) Tại sao các nguyên tố Cu, Ag, Au lại có tính chất khác nhau đáng kể so với các
kim loại kiềm?
b) Viết phương trình phản ứng khi cho Cu tác dụng với HNO3, H2SO4; Cu tác dụng
với Cl2, F2, với nước cường thủy.
Bài 4:
Viết phương trình phản ứng điều chế Cu kim loại từ CuO, Pirit CuS2, malakit CuCO3,
Cu(OH)2
Bài 5:
a) Quá trình nào sẽ xảy ra trên bề mặt điện cực và thu được sản phẩm gì khi diện
phân dung dịch CuCl2 với điện cực bằng than chì?
b) Quá trình nào sẽ xảy ra khi điện phân dung dịch CuSO4 với dương cực bằng đồng
và Platin.
Bài 6:
a) Tại sao bạc và vàng không tạo ra các oxit khi đốt nóng trong không khí.
b) Giải thích tại sao Ag không bị oxi hóa trong không khí nhưng thường bị oxi hóa
trong Ozon và bị oxi hóa khi điện phân dung dịch axit chứa oxi nếu dùng bạc làm
điện cực?
Bài 7:
a) Viết phương trình phản ứng tác dụng giữa CuSO4 với dung dịch KI. Giải thích
nguyên nhân gây ra phản ứng.
b) Tại sao với Clo, đồng có khả năng tạo ra hai chất CuCl2 và CuCl, nhưng với iod
chỉ tạo ra CuI?
Bài 8:
Viết phương trình phản ứng thủy phân các muối sau đây: CuCl2, Cu(NO3)2,
CuSO4 ,Cu(CH3COOH)2.
Bài 9:
Có hiện tượng gì xảy ra khi cho dung dịch KOH hoặc luồng khí H2S tác dụng với
dung dịch [Cu(NH3)4]SO4? Giải thích và viết các phương trình phản ứng.
Bài 10:
Có hai dung dịch CuSO4 và AgNO3 cho thêm vào các dung dịch đó từng giọt dung
dịch NaOH. Tiếp tục cho thêm NH4OH, có hiện tượng gì thay đổi? Giải thích nguyên
nhân và viết các phương trình phản ứng.
Bài 11:
Có hiện tượng gì xảy ra khi thêm vào dung dịch có chứa Ion[ Cu(NH3)4]2+ một lượng
dư Kali Xianua KCN? viết phương trình phản ứng.
77
Bài 12:
a) Viết phương trình phản ứng khi cho Cu kim loại hòa tan trong dung dịch KCl. Ag
và Au có khả năng đó không? Giải thích nguyên nhân.
b) Giải thích tại sao Ag kim loại có khả năng hòa tan trong dung dịch KCN khi có
mặt oxi? Viết phương trình phản ứng.
Bài 13:
a) Tại sao AgI không tan trong dung dịch Amoniac nhưng tan trong dung dịch KCN?
b) Trong dung dịch amoniac theo dãy AgCl, AgBr, AgI độ tan sẽ giảm. Giải thích
nguyên nhân.
Bài 14:
Viết các phương trình phản ứng và giải thích nguyên nhân sự tạo thành kết tủa khi
cho axit Nitric tác dụng với dung dịch [Ag(NH3)2]Cl.
Bài 15:
a) Có thể có phản ứng xảy ra không khi cho AgCl tác dụng với dung dịch KI đậm
đặc?
b) Phản ứng sẽ xảy ra như thế nào khi cho Bạc Cromat tác dụng với HCl đậm đặc?
Bài 16:
a) Làm thế nào để có thể thu được CuSO4 từ những chất sau đây:
1) CuCl2 và H2SO4.
2) Cu và dung dịch H2SO4 loãng
b) Điều chế đồng Peclorat Cu(ClO4)2 từ các chất sau:
1) HClO4, NaOH và CuSO4
2) Ba(OH)2, Cu, H2SO4 và HClO4
Bài 17:
a) Phản ứng nào sẽ xảy ra khi cho khí SO2 qua dung dịch CuBr2 đun nóng?
b) Từ CuSO4 bằng phản ứng nào điều chế được CuBr?
Bài :
a) Giải thích tại sao AgI có khả năng tan trong dung dich KI?
b) AgBr có khả năng tan trong dung dịch Na2S2O3 không?
c) Phản ứng sẽ xảy ra như thế nào khi cho H 2S tác dụng với dung dịch có chứa Ion
[Ag(S2O3)2]3-?
Viết phương trình phản ứng:
Au(OH)3 + NaOH →…
Au(OH)3 + HNO3 → …
Au(OH)3 + HCl →
Bài19 :
a. Tính pH của hỗn hợp thu được khi trộn 25,00 ml H3PO4 0,080M với 15,00
ml dung dịch AgNO3 0,040 M.
b. Trộn 40,00 ml dung dịch H3PO4 0,0675M với 50,00 ml dung dịch NaOH 0,162M,
được dung dịch A. Thêm tiếp 45,00 ml dung dịch AgNO3 0,045M vào dung dịch A,
được hỗn hợp B. Tính thế của điện cực Ag nhúng trong hỗn hợp B (ở 250C).
c. Đánh giá khả năng phản ứng giữa Ag và CN– khi có mặt oxi của không khí.
Cho biết: Đối với H3PO4: pka1 = 2,23; pka2 = 7,21; pka3 = 12,32 ;
KS (Ag3PO4) = 10– 19,9 ; E 0Ag +
/Ag = 0,799 V ; E 0O ,H
2
+
/H 2O = 1,23 V ; lg [Ag(CN) ] = 21,1
2

78
Chƣơng VII
CÁC NGUYÊN TỐ KIM LOẠI NHÓM IIB

Bài 1:
a) Nhận xét về cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố Zn, Cd, Hg? So sánh với cấu tạo
của các kim loại kiềm thổ cùng chu kỳ có gì khác?
b) Các kim loại Zn, Cd, Hg có khả năng hình thành phân tử 2 nguyên tử không?
Bài 2:a) Thế điện cực của Zn, Cd, Hg có giá trị sau:
Zn Cd Hg
0
E (V) -0,76 -0,4 0,85
2+ 0
X + 2e ⇌X

Hãy giải thích tại sao thế tiêu chuẩn của Hg lại ở rất xa về bên phải của Zn và Cd
trong dãy thế điện cực?
b) So sánh hoạt tính hóa học của Zn, Cd, Hg với các kim loại kiềm thổ.
Bài 3:
a) Tính chất hóa học của các kim loại Zn, Cd, Hg. Các kim loại đó phản ứng với các
dung dịch kiềm, dung dịch axit như thế nào?
b) Viết phương trình phản ứng khi cho các kim loại đó tác dụng với các dung dich
axit đặc và loãng: HCl, H2SO4, HNO3.
Bài 4:
a) Tại sao Zn không tan được trong nước mặc dù thế điện cực của Zn thấp hơn thế
điện cực của Hidro trong môi trường trung tính?
b) Muốn cho H2 thoát ra nhanh khi cho Zn tác dụng với HCl thì phải làm thế nào?
Giải thích.
Bài 5:
a) Trong môi trường nào Zn thể hiện tính khử mạnh hơn?
b) Kẽm có khả năng tan trong dung dịch ZnCl2 không?
c) Viết phương trình phản ứng khi cho Zn tác dụng với các dung dịch sau: NaOH,
NH4OH, NH4Cl.
Bài 6:
a) Phương pháp điều chế các kim loại Zn, Cd, Hg.
b) Những kim loại nào trong nhóm II của hệ thống tuần hoàn có thể khử được CO2
tạo ra Cacbon?
Bài 7:
a) Tính chất hóa học của các oxit ZnO, CdO, HgO. Độ bền của các oxit đó thay đổi
như thế nào khi đi từ ZnO đến HgO?
b) Một hỗn hợp gồm ZnO, CdO, HgO bằng phương pháp nào có thể tách được các
oxit đó ra khỏi hỗn hợp?
Bài 8:
a) Phản ứng sẽ xảy ra như thế nào khi cho các dung dịch muối của các kim loại nhóm
Kẽm tác dụng với dung dịch kiềm mạnh?
b) Sự biến thiên tính axit của các hidroxit trong dãy từ Zn(OH)2 đến Hg(OH)2?
Bài 9:
a) Viết phương trình phản ứng thủy phân các muối ZnCl2, Zn(NO3)2, ZnSO4.
b) Thu được sản phẩm gì khi thủy phân Natri Zincat Na2[Zn(OH)4]?
Bài 10:

79
Có sản phẩm gì được tạo thành khi cho ZnCO3 tác dụng với dung dịch K2S? Giải
thích.
Bài 11:
a) Có thể điều chế Zn(NO3)2 ở dạng tinh thể khi đun nóng dung dịch có chứa mối
Kẽm và muối Chì không?
b) Từ Zn(NO3)2 điều chế Kẽm Peclorat.
Bài 12:
a) Có phản ứng xảy ra không khi cho Hg(NO3)2 tác dụng với dung dịch NaCl?
b) Tại sao các muối HgCl2, Hg(CN)2 lại là chất điện li kém?
Bài 13:
a) Cũng như các nguyên tố họ d khác, các kim loại thuộc nhóm Zn đều có khuynh
hướng tạo phức. Hãy giải thích nguyên nhân và so sánh với các kim loại kiềm thổ
cùng chu kỳ.
b) Thủy ngân có phản ứng với Iot không? Có tan trong dung dịch gồm Iot và Kali
Iodua không?
Bài 14:
a) Có xảy ra phản ứng khi cho kẽm kim loại tác dụng với dung dịch có chứa ion
[Cu(Cn)4]3-?
b) Trong hai muối sau đây muối nào bị thủy phân mạnh hơn: ZnCl2 và
[Zn(NH3)4]Cl2?

80
Chƣơng VIII CÁC NGUYÊN TỐ KIM LOẠI NHÓM VIB
Bài 1:
a) Hãy trình bày nhận xét về cấu trúc electron, bán kính nguyên tử, năng lượng ion
hóa của nguyên tử Crom. So sánh với Molipden và Vonfram.
b) Các mức oxi hóa có thể có đối với Crom? Trong số đó, mức nào đặc trưng nhất?

Bài 2:
a) Viết phương trình phản ứng khi cho Crom tác dụng với O2, HCl, H2SO4 loãng,
H2SO4 đặc, HNO3 đặc.
b) Tại sao khi cho Crom tan trong HCl lại thu được CrCl2 mà không thu được CrCl3?
Bài 3:
a) Tính chất cơ bản của dung dịch muối Cr2+?
b) Hãy giải thích tại sao khi muốn điều chế CrCl2 bằng phương pháp cho Crom tác
dụng với HCl phải thực hiện trong bầu khí quyển Hidro?
Bài 4:
a) Tính chất hóa học cơ bản của CrO và Cr(OH)2?
b) Thu được chất gì khi để CrCl2 trong không khí?
c) Trong phòng thí nghiệm người ta có thể dùng dung dịch CrCl2 trong HCl để hấp
thụ oxi. Cơ sở khoa học của phương pháp đó?
Bài 5:
Từ cấu trúc electron của nguyên tử Lưu huỳnh và Crom hãy giải thích tại sao Crom
là một kim loại lại xếp chung cùng một nhóm với Lưu huỳnh là một nguyên tố không
kim loại.
Bài 6:
Tìm dẫn chứng để minh họa những tính chất giống nhau và khác nhau giữa Crom với
Nhôm; Crom với Lưu huỳnh.
Bài 7:
a) Viết phương trình phản ứng nhiệt phân (NH4)Cr2O7 để thu được Cr2O3. Bằng cách
nào có thể thu được Cr2O3 khi nhiệt phân lượng dư (NH4)2Cr2O7?
b) Viết phương trình phản ứng khi cho Cr2O3 tinh thể nấu nóng chảy với K2S2O7,
KOH. Các phản ứng đó chứng minh tính chất gì của Cr2O3?
Bài 8:
a) Hãy chứng minh rằng Cr(OH)3 có tính lưỡng tính như Al(OH)3.
b) Một dung dịch có chứa đồng thời Kali Cromit và Kali Aluminat. Từ dung dịch đó
bằng cách nào có thể tách được: Cr(OH)3 va Al(OH)3.
Bài 9:
Dung dịch muối Cr3+ có đặc điểm là màu sắc thay đổi. Giải thích nguyên nhân và cho
biết những yếu tố nào đã gây ra hiện tượng đó?
Bài 10:
a) Viết phương trình phản ứng khi cho dung dịch K2Cr2O7 bão hòa tác dụng với dung
dịch H2SO4 đặc để thu được CrO3. Làm thế nào để tách được CrO3?
b) Tính chất của CrO3?
Bài 11:
a) Hỗn hợp Sunfocromit là gì? Ứng dụng .
b) Phương pháp điều chế hỗn hợp Sunfocromic?
Bài 12:
Từ anhidrit cromic làm thế nào để diều chế được:
1) K2Cr2O7 2) K2CrO4 3) Cr2O3
81
Bài 13:
Viết phương trình phản ứng khi đun nóng hỗn hợp CrO3 với Fe(OH)2 và khi pha
loãng hỗn hợp đó vào nước.

Bài 14:
a) Các ion Cr2O72- và CrO42- bền trong môi trường nào? Giải thích nguyên nhân.
b) Khi cho KOH vào dung dịch muối Cr3+,, CrO42- và Cr2O72- có hiện tượng gì xảy
ra? Giải thích.
Bài 15:
a) Từ Na2CrO4 bằng cách nào thu được Na2Cr2O7.2H2O?
b) Bằng cách nào có thể:
1) Từ phèn Crom điều chế CrO3?
2) Từ Cr2O3 điều chế CrO3?
3) Từ Crom kim loại điều chế K2Cr2O7?
Bài 16:
Biết rằng thế điện cực chuẩn của Cr2O72-/Cr3+ trong môi trường axit là +1,36V và thế
điện cực chuẩn của Cl2/2Cl- là +1,36V, nhưng tại sao trong phòng thí nghiệm người
ta có thể dùng K2Cr2O7 tác dụng với HCl để điều chế Clo? Ưu điểm của phương pháp
đó?
Bài 17:
a) Có thể dùng chất nào để oxi hóa dung dịch muối Cr3+ tạo thành dung dịch
Đicromat? Lấy ví dụ và viết phương trình phản ứng.
b) Bằng phương pháp nào để điều chế Cromyl Clorua từ Kali Cromat?
Bài 18:
Hiện tượng gì xảy ra khi cho:
1) Dung dịch K2Cr2O7 tác dụng với dung dịch AgNO3?
2)Dung dịch K2Cr2O7 tác dụng với dung dịch Ba(OH)2
3) Dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với BaCrO4?
Viết các phương trình phản ứng.
Bài 19:
a) Điều chế Bari Đicromat.
b) Từ Cr2O3 điều chế Amoni Đicromat. Nêu rõ phương pháp và viết các phương trình
phản ứng.
Bài 20:
Quá trình nào nêu ra sau đây có thể xảy ra trong môi trường axit nếu Kali Đicromat
là chất oxi hóa:

1) 2Br- → Br2
2) 2Cl- → Cl2
3) 2H2O → H2O2 + 2H+
4) H2 S → S
5) Hg22+ → 2Hg2+
6) Cu → Cu2+
7) Mn2+ → MnO4-
Bài 21:
Viết phương trình của các phản ứng sau:
1) Na2Cr2O7 + KI + H2SO4 →
2) K2Cr2O7 + H2S + H2SO4 →
82
3) K2CrO4 + H2S + H2O →
4) K2Cr2O7 + SO2 + H2SO4 →
5) H2CrO4 + FeSO4 + H2SO4 →
6) Cr2(SO4)3 + K2[Fe(CN)6] + KOH →
Bài 22:
Viết phương trình của các phản ứng sau:
1) CrO3 + H2O2 + H2SO4 →
2) CrBr3 + H2O2 + NaOH →
3) CrO3 + HI →
4) Cr2(SO4)3 + Br2 + NaOH →
5) Cr2O3 + K3[Fe(CN)6] + KOH →
6) Cr2(SO4)3 + KMnO4 + KOH →

83
Chƣơng IX CÁC NGUYÊN TỐ KIM LOẠI NHÓM VIIB
Bài 1:
a) Tính chất hóa học của Mangan?
b) Sự biến đổi tính chất hóa học từ Mn đến Re?
c) Viết phương trình phản ứng khi cho Mangan, Tecnexi và Reni tác dụng với các
chất sau:
1) HCl loãng và đặc.
2) H2SO4 loãng.
3) H2SO4 đặc.
4) HNO3 đặc.
Bài 2:
a) Người ta có thể điều chế Mangan bằng phương pháp điện phân dung dịch MnSO4.
Hỏi có những quá trình nào đã xảy ra trên bề mặt điện cực khi điện phân dung dịch
đó?
b) Ngoài phương pháp điện phân có thể dùng phương pháp nào để điều chế Mangan?
Bài 3:
a) Từ MnO bằng phương pháp nào có thể thu được Mn(OH)2 biết rằng MnO không
tan trong nước?
b) Bằng phản ứng nào chứng minh rằng Mn(OH)2 có tính khử?
Bài 4:
Viết phương trình của các phản ứng sau:
1) MnSO4 + KClO3 + KOH(nóng chảy) →
2) MnSO4 + PbO2 + HNO3 →
3) MnSO4 + Br2 + NaOH →
4) MnBr2 + H2O2 + KOH →
5) mNso4 + CaOCl2 + NaOH →
Bài 5:
Mô tả công thức cấu tạo của MnCl3.4H2O biết rằng hợp chất đó có cấu hình tám mặt
trong đó 4 phân tử nước cũng tham gia hình thành liên kết.
Bài 6:
a) MnO2 là chất oxi hóa mạnh nhưng khi tác dụng với chất oxi hóa mạnh hơn thì
MnO2 thể hiện tính khử. Tìm dẫn chứng để minh họa cho kết luận đó.
b) Viết phương trình của các phản ứng sau:
1) MnO2 + HCl →
2) MnO2 + NaOH đặc →
3) MnO2 + H2SO4 →
Bài 7:
a) Từ MnO2 bằng phản ứng nào có thể thu được: MnCl2, KmnO4, Mn2O7?
b) Từ MnO2 điều chế Ba(MnO4)2. Viết các phương trình phản ứng.
Bài 8:
a) Các ion MnO42- và MnO4- bền trong môi trường nào? Giải thích nguyên nhân.
b) Thêm từ từ từng giọt dung dich NaOH cho đến môi trường kiềm vào một dung
dịch KMnO4 sau đó cho thêm từng giọt H2SO4 loãng cho đến môi trường axit. Hãy
nêu các quá trình xẩy ra trong quá trình trên và giải thích nguyên nhân.
Bài 9:
a) Viết phương trình phản ứng mô tả tính oxi hóa và tính khử của K 2MnO4.
b) Có thể thu được H2MnO4 bằng phương pháp cho H2SO4 đặc tác dụng với muối
K2MnO4 được không?
84
Bài 10:
a) Từ phản ứng giữa KMnO4 với K2SO3 hãy mô tả tính oxi hóa của KMnO4 trong các
môi trường axit, bazơ, trung tính.
b) Có thể điều chế HMnO4 bằng cách cho H2SO4 tác dụng với muối tương ứng được
không?
Bài 11:
a) Tính chất của Mn2O7? So sánh với tính chất của Cl2O7?
b) Phương pháp điều chế Mn2O7? So sánh với phương pháp điều chế Cl2O7?
Bài 12:
Viết các phương trình phản ứng sau:
1) KMnO4 + MnCl2 →
2) K2MnO4 + Cl2 →
3) KMnO4 + KI + H2SO4 →
4) KMnO4 + KI + H2O →
5) KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 →
Bài 13:
Viết các phương trình phản ứng sau đây dưới dạng phân tử:
1) Mn2+ + ClO- + OH- →
2) MnO4- + NO2- + H+ →
3) MnO4- + Fe + H+ →
4) Mn2 + BrO3- + H2O →
5) MnO4- + H2O2 + OH- →
Bài 14:
So sánh các phản ứng sau đây:
1) KMnO4 + HCl →
2) K2Cr2O7 + HCl →
3) PbO2 + HCl →
Phản ứng nào xảy ra nhanh hơn? Muốn điều chế một lượng nhỏ khí Clo nên dùng
phản ứng nào?
Bài 15:
Có ba dung dịch K2CrO4, K2MnO4, K2SO4 cho tác dụng lần lượt với H2SO4, NaOH.
Nêu hiện tượng và giải thích các hiện tượng đó?

Bài 16 :
Năm 1986, Carl O.Chiste đã tìm được phương pháp mới để điều chế F2 bằng
cách đun hỗn hợp K2MnF6 rắn và SbF5 lỏng tới 1500C .
a) Hãy thay X bằng công thức hoá học thích hợp và hoàn thành phương trình
1500 C
K MnF (r) + SbF ( l)
2 6 5 KSbF (r) + F (k) + X (r)
6 2
b) Từ hỗn hợp gồm 200,07 gam K2MnF6 và 672,70 gam SbF5 thu được bao nhiêu lít
F2 tại 27,30C và 1,0 atm ? Biết hiệu suất thu F2 là 36% .
Bài 17:
Từ nguyên tố mangan tạo ra được nhiều oxit. Một trong các oxit mangan khi được
nung nóng sẽ chuyển hoá thành một dạng khác, dạng này bị mất đi 12,27% khối lượng.
Hãy viết công thức nguyên của oxit nói trên và viết phản ứng xảy ra?
Cho biết: Mn = 55; Sb = 122; K=39; F=19; Cl =35,5; Br=80; I =127.

85
Chƣơng X CÁC NGUYÊN TỐ KIM LOẠI NHÓM VIIIB

Bài 1:
a) Đặc điểm cấu tạo nguyên tử của sắt?
b) Người ta đã biết được các mức oxi hóa nào của Sắt? Lấy ví dụ các hợp chất ứng
với các mức oxi hóa đó.
c) Với sắt, mức oxi hóa nào bền nhất? Tại sao?
Bài 2:
a) Viết phương trình phản ứng và nêu rõ các điều kiện khi cho Fe tác dụng với O2,
Cl2, S, H2O, H2SO4 loãng, H2SO4 đặc.
b) Sắt có bị ăn mòn không khi để trong không khí có chứa SO2, H2, CO2?
Bài 3:
Viết phương trình phản ứng khi cho các oxit: FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng với các
chất sau:
1) HCl loãng?
2) H2SO4 loãng và đặc nóng?
3) HNO3 đặc nóng?
Bài 4:
a) Hãy giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử hợp chất Fe(CO)5.
b) Phương pháp điều chế và ứng dụng của Fe(CO)5
Bài 5:
a) Trong dung dịch nước, ion Fe2+ có tính khử mạnh nhất là trong môi trường kiềm;
ion Fe3+ có tính oxi hóa mạnh nhất trong môi trường axit. Hãy lấy ví dụ để minh họa.
b) Có phản ứng xảy ra không khi cho dung dịch FeCl3 tác dụng với dung dịch KBr,
KI? Giải thích.
Bài 6:
a) Trong hai chất K4[Fe(CN)6] và FeSO4 chất nào có tính khử mạnh hơn? Tại sao?
b) Biết rằng Fe có thể tan trong dung dịch KCN để tạo thành K4[Fe(CN)6]. Giải thích
nguyên nhân và viết phương trình phản ứng.
Bài 7:
a) Hai chất K4[Fe(CN)6]và K3[Fe(CN)6] chất nào có tính oxi hóa? Chất nào có tính
khử?
b) Viết phương trình phản ứng khi cho K3[Fe(CN)6] tác dụng với H2O2 trong môi
trường KOH.
c) Viết phương trình phản ứng khi cho K4[Fe(CN)6] tác dụng với H2O2 trong dung
dịch HCl.
Bài 8:
Có thể tồn tại đồng thời trong dung dịch các ion sau đây không?
1) Fe2+ và Sn2+.
2) Fe3+ và Sn2+.
3) Fe2+ và MnO4-.
4) Fe3+ và MnO4-.
5) Fe2+ và Cr2O72-.
6) Fe3+ và Cr2O72-
Bài 9:
Viết phương trình của các phản ứng sau:
1) Fe(SO4)3 + Na2SO3 + H2O →
2) FeSO4 + HNO3 + H2SO4 →
86
3) FeSO4 + HNO3 →
4) FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 →
5) FeCl3 + Na2CO3 + H2O →
Bài 10:
a) Viết phương trình phản ứng khi cho K4[Fe(CN)6] tác dụng với dung dịch
Fe2(SO4)3.
b) Viết phương trình phản ứng khi cho K3[Fe(CN)6] tác dụng với dung dịch FeSO4.
Nêu rõ sự thay đổi màu sắc trong cả hai trường hợp.
Bài 11:
Viết phương trình của các phản ứng sau đây dưới dạng ion:
1) FeSO4 + K2Cr2O7 + H2SO4 →
2) FeSO4 + HClO3 + H2SO4 → HCl + …
3) FeSO4 + KBrO3 + H2SO4 →
4) K4[Fe(CN)6] + KMnO4 + H2SO4 →
5) K4[Fe(CN)6] + H2O2 + H2SO4 →
Bài 12:
Viết phương trình của các phản ứng sau dưới dạng phân tử:
1) Fe3+ + H2S →
2) Fe3+ + I- →
3) Fe3+ + S2O3- →
4) Fe3+ + SO32- + H2O →
5) Fe2+ + Br2 + H+ →
Bài 13:
Các phức chất của Ni2+ với số phố i trí 4 có thể là:
a. Tứ diện , thuâ ̣n từ như [NiCl4]2 -
b. Vuông phẳng, nghịch từ như [Ni(CN)4]2 -
Hãy dùng thuyết lai hoá giải thích điều đó?
Bài 14:
Cho : UO 2 2+ /U 4+ = 0,42V; Fe 3+ / Fe 2+ = 0,77V.
1/ Hãy viết sơ đồ của một pin điện ở 2980K và chỉ rõ dấu của từng điện cực khi nồng độ
(mol/lít) của các ion ở từng điện cực là: UO22+ = 0,015 ; U4+ = 0,200 ; H+ = 0,030 và Fe3+ =
0,010; Fe2+ = 0,025 ; H+ = 0,500
2/ Khi pin ngừng hoạt động thì nồng độ của các ion là bao nhiêu? (coi thể tích dung
dịch không thay đổi).
Bài 15 :
Cho : UO 2 2+ /U 4+ = 0,42V; Fe 3+ / Fe 2+ = 0,77V.
1/ Hãy viết sơ đồ của một pin điện ở 2980K và chỉ rõ dấu của từng điện cực khi nồng độ
(mol/lít) của các ion ở từng điện cực là: UO22+ = 0,015 ; U4+ = 0,200 ; H+ = 0,030 và Fe3+ =
0,010; Fe2+ = 0,025 ; H+ = 0,500
2/ Khi pin ngừng hoạt động thì nồng độ của các ion là bao nhiêu? (coi thể tích dung
dịch không thay đổi).
Bài 16:
Trong đất thường có mangan và sắt do các chất hữu cơ phân huỷ. Trong điều
kiện axit và khử, các nguyên tố này có mặt dưới dạng MnII và FeII. Tại những nơi mà
nước ngầm tràn ra bề mặt theo các con suối, các ion bị oxi hoá bởi oxi không khí
a, Hãy viết phương trình phản ứng oxi hoá MnII thành mangan(IV) oxit (phản ứng -1)
và tínhGo, hằng số cân bằng K của phản ứng (1) ở 25oC với các số liệu sau :
MnO2(r) + 4H+(aq) + 2e Mn2+(aq) + 2H2O(l) (2) Eo = 1,21V
87
O2(k) + 4H+ (aq) + 4e 2H2O (l) (3) Eo = 1,23V
b, Giả thiết rằng mangan (II) tạo phức với vật liệu hữu cơ trong mùn của đất . Cũng giả
thiết rằng hằng số tạo phức của mangan(II) mùn là 105M-1 và nồng độ của ligand (phối
tử) bằng 10-4M . Hãy tính hằng số cân bằng của phản ứng :
2Mn(mùn)2+(aq) + O2(k) + 2H2O(l) 2MnO2(r) + 2mùn(aq) + 4H+(aq)
c, Đất trồng axit có pH= 5 và đất kiềm có thể có pH= 8. Hãy tính nồng độ của
Mn(mùn)2+ lần lượt tại pH= 5 và pH= 8. Mangan được cây trồng hấp thụ qua trung
gian phức mùn . Loại đất canh tác nào gặp vấn đề thiếu mangan dù có lượng lớn
mangan trong đất .
Biết P(o2) = 0,2 atm và đất trồng có chứa MnO2 dư .
Bài 17:
Cho dung dịch CoSO4 tác dụng với dung dịch NaOH dư được chất kết tủa . Lọc
chất kết tủa rửa và làm khô trong không khí được 12,305 gam hỗn hợp hai chất rắn.
Hoà tan hoàn toàn lượng chất rắn đó vào1lit dung dịch H2SO4 1M và có H2O2 dư thì
nồng độ Co2+ trong dung dịch thu được là 0,125 M . Hãy viết phương trình phản ứng
và tính % khối lượng của Co(OH)2 đã bị oxy hoá .
Bài 18:
Nung hỗn hợp A gồm sắt và lưu huỳnh sau một thời gian được hỗn hợp rắn B.
Cho B tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được V1 lít hỗn hợp khí C. Tỉ khối của C so
với hiđro bằng 10,6. Nếu đốt cháy hoàn toàn B thành Fe2O3 và SO2 cần V2 lít khí oxi.
a.Tìm tương quan giá trị V1 và V2 (đo ở cùng điều kiện).
b.Tính hàm lượng phần trăm của các chất trong B theo V1 và V2.
c.Hiệu suất thấp nhất của phản ứng nung trên là bao nhiêu phần trăm.
d.Nếu hiệu suất của phản ứng nung trên là 75%, tính hàm lượng phần trăm các chất
trong hỗn hợp B.

Bài 19:
Cho dung dịch FeCl2 tác dụng với KCN đặc, dư thu được dung dịch A. Cho A
tác dụng lần lượt với FeSO4, Fe2(SO4)3đặc, AgNO3 thì tương ứng được kết tủa B màu
trắng, kết tủa C xanh đậm và kết tủa D màu trắng. Nếu cho A tác dụng với dung dịch
KMnO4 trong môi trường axit mạnh thì thu được dung dịch E, dung dịch này tác dụng
với FeCl2 thì kết tủa G màu xanh tạo thành, còn nếu cho E tác dụng với Pb(OH)2 trong
KOH thì thu được kết tủa F màu nâu và dung dịch A.
a. Viết phương trình ion các phản ứng xẩy ra.
b.Cho biết từ tính của hợp chất A.
Bài 20:
Cho: E0Ag Ag = 0,80V; E0AgI/Ag,I = -0,15V; E0Au
+ - 3+
/Ag
= 1,26V; E0Fe3+ /Fe = -0,037V; E0Fe2+ /Fe = -0,440V.

1. Thiết lập một sơ đồ pin để xác định tích số tan của AgI. Viết các phương trình phản
ứng xảy ra trên mỗi điện cực và trong pin.
2. Tính độ tan tại 25oC của AgI trong nước.
3. Lập pin điện trong đó xảy ra sự oxi hoá ion Fe2+ thành ion Fe3+ và ion Au3+ bị khử
thành ion Au+. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trên mỗi điện cực và trong pin.
Tính sức điện động chuẩn của pin và hằng số cân bằng của phản ứng xảy ra trong pin này.

88
HƢỚNG DẪN TRẢ LỜI
Chƣơng 1
ĐẠI CƢƠNG VỀ CÁC NGUYÊN TỐ KIM LOẠI

Bài 1:
Có thể dựa vào tổng số electron của nguyên tử sau đó tìm số thứ tự của nguyên tố.
Có thể dựa vào số electron hóa trị để tìm số thứ tự của nhóm từ đó tìm ra
nguyên tố.
Ví dụ: …2p63s1: Nguyên tố chu kì 3 (n = 3); phân nhóm chính nhóm 1 (hay
nhóm Ia); họ s (có một electron s).
…4d25s2: Nguyên tố ở chu kì 5 (n = 5); phân nhóm phụ nhóm 4 (hay
nhóm IVb); họ d (có 2 electron 4d).

Bài 2:
Với kim loại, ở trạng thái ngưng kết (lỏng, tinh thể) có sự biến vị các electron, những
electron không định vị này liên kết đồng thời với nhiều tâm và có thể chuyển đông
trong toàn bộ tướng liên kết. ở điều kiện thường những electron này chiếm trạng thái
năng lượng thấp nhất tạo thành vùng năng lượng bị chiếm (vùng hóa trị). Khi bị kích
thích, các electron ở vùng này thu thêm năng lượng và chuyển từ vùng hóa trị lên vùng
có năng lượng cao hơn, đó là vùng tự do hay vùng dẫn điện. Chính những electron khi
đã chuyển lên vùng dẫn điện nhờ tác dụng của điện trường ngoài là nguyên nhân gây
ra dòng điện trong kim loại.
Tuy vậy muốn chuyển từ vùng hóa rị lên vùng dẫn điện, electron phải vượt
qua vùng cấm, nghĩa là phải thu một năng lượng là ∆E = E2 - E1 (E2: Năng lượng ở
vùng dẫn điện; E1: Năng lượng ở vùng hóa trị).
Tùy theo cấu trúc của nguyên tử và của tinh thể, ∆E có thể có những giá trị
khác nhau; trong kim loại ∆E rất nhỏ; trái lại trong chất điện môi ∆E lại rất lớn có thể
lớn hơn 3eV, còn trong chât bán dẫn khoảng cách ∆E ở vùng cấm vào khoảng 0,1 đến
3eV.
Có thể giải thích đơn giản là khi nhiệt độ tăng làm tăng độ giao động của
mạng tinh thể, ngăn cản quá trình chuyển động của electron không định vị, do đó độ
dẫn điện của kim loại giảm ở nhiệt độ gần 00K, kim loại có tính siêu dẫn. Lúc này các
tiểu phân trong mạng tinh thể hầu như không chuyển động, mạng tinh thể không bị
giao động tạo điều kiện thuận lợi cho sự chuyển động của các electron không định vị.

Bài 3:
Trong kim loại không thể có liên kết bằng 2 electron định vị như trong các phân tử
cộng hóa trị hoặc các phân tử ion. Chẳng hạn, trong tinh thể liti, mỗi nguyên tử Li
được bao quanh bằng 8 nguyên tử Li khác, nên tạo ra liên kết bằng 2 electron thì mỗi
nguyên tử Li phải tạo ra 8 electron để hình thành liên kết, trong khi đó Li chỉ có 1
electron hóa trị (1s22s1).

Bài 4:
a) Các electron của kim loại trong tinh thể có khả năn ghấp thụ năng lượng ánh sáng
để chuyển lên mức năng lượng cao hơn trong vùng hóa trị hoặc vùng dẫn điện, và sau
đó lại phát ra năng lượng để trở về mức năng lượng thấp hơn. Quá trình đó chủ yếu
xảy ra trên bề mặt tinh thể kim loại, phản xạ lại toàn bộ phần ánh sáng đã hấp thụ, do
đó kim loại có màu trắng bạc và có ánh kim.
89
b) Tuy nhiên quá trình phản xạ có trường hợp không đồng đều đối với mọi tia nên một
số kim loại có màu khác nhau, ví dụ kim loại đồng có màu đỏ, kim loại vàng có màu
vàng.

Bài 5:
Thế điện cực tiêu chuẩn của kim loại phụ thuộc vào ba yếu tố:
- Năng lượng ion hóa: càng bé, thế điện cực càng thấp, kim loại càng hoạt
động.
- Năng lượng hidrat hóa: càng lớn, thế điện cực càng thấp.
- Năng lượng mạng lưới: càng nhỏ, quá trình oxi hóa kim loại xảy ra càng dễ.
Bài 6:
Kim loại liti có năng lượng hidrat hóa lớn nên có thế điện cực thấp.
Sự biến thiên tính chất của các nguyên tử theo bảng hệ thống tuần hoàn phụ
thuộc vào cấu trúc của nguyên tử, không xét đến ảnh hưởng khác.

Bài 7:
Điều kiện cho kim loại phản ứng với H2O là kim loại phải có thế điện cực bé hơn thế
điện cực của hidro trong môi trường trung tính (- 0,41V) và hidroxit tạo ra phải tan
trong nước; khi kim loại đứng trước hidro trong dãy thế điện cực và muối tạo ra phải
tan trong nước thì kim loại đó tan được trong axit không có tính oxi hóa; khi hidroxit
kim loại tan được trong dung dịch kiềm thì kim loại tan được trong dung dịch kiềm.

Bài 8:
a) Dựa theo phân tử Nernst để tính, với nồng độ ion H+ trong môi trường trung tính là
[H+] = 10-7 ion - g/l. Kết quả E0 2H+/H2= -0,413V
b) Tính sức điện động ∆E để xác định. Ví dụ: thế điện cực chuẩn E0 Ni2+/Ni = - 0,25V;
E0 2H+/H2= - 0,41V, vậy ∆E0=-0,41-(- 0,25)=-0,16V (∆E <0) do đó Ni không thể đẩy
được H2 ra khỏi nước nguyên chất theo phản ứng:
Ni + 2H2O → Ni(OH)2 + H2 ↑

Bài 10:
So sánh các thế điện cực sau để trả lời:
E0 Fe2+/Fe = - 0,44V;
E0 Fe3+/Fe = - 0,04V

Bài 11:
Những axit không có tính oxi hóa khi tác dụng với kim loại sẽ tạo ra muối ứng với
mức oxi hóa thấp của kim loại; những axit có tính oxi hóa như H2SO4 đặc, HNO3… Sẽ
tạo ra muối kim loại ứng với mức oxi hóa cao.

Bài 12:
a) So sánh các thế điện cực chuẩn sau đây:
E0 Fe2+/Fe = - 0,44V; E0 Cu2+/Cu = + 0,34V; E0 Fe3+/Fe2+=+ 0,77V
Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4 ∆E >0
2Fe + 3CuSO4 → 3Cu + Fe2(SO4)3 ∆E >0
Cu + FeSO4 → Fe + CuSO4 ∆E <0
Cu + Fe2(SO4)3 → 2FeSO4 + CuSO4 ∆E >0

90
Bài 13:
Tính thế điện cực E Ag+/Ag trong điều kiện đã cho: [I-] = 1 ion - g/l, T AgI = 8,3.10-17
AgI ↓ ⇌ Ag+ + I-
[I-][Ag+]=8,3.10-17
8,3.10 17
[Ag+]= = 8,3.10-17 ion - g/l
1
0,059
E Ag+/Ag = E0 + .lg8,3.10-17
1
E Ag+/Ag = -0,103V
Do đó: 2Ag + 2HI → 2AgI ↓ + H2 ∆E = + 0,103V
Vậy Ag có thể đẩy được H2 ra khỏi dung dịch HI theo điều kiện đó.

Bài 14:
a) 3,2g/l; b) 0,67g/l; c) 67,5

298. Hằng số cân bằng được tính theo phương trình:


nFE 96500
lgK = - = nE = 16,9 nE
2,3RT 2,3.8,314.298
Trong đó:
+ E là sức điện động
+ F là số Faraday
+ n là số electron chuyển từ chất khử sang chất oxi hóa + R=
8,314 jun/mol.độ
Với cân bằng:
Cu2+ + Zn ⇌ Zn2+ + Cu
Quá trình oxi hóa khử tổng quát được xác định từ hai bán phản ứng:
Cu2+ + 2e ⇌ Cu E1 = + 0,337V
2+
Zn ⇌ Zn + 2e E2 = + 0,763V
Thế của quá trình tổng quát bằng tổng thế của phản ứng oxi hóa và phản ứng
khử:
E = E1 + E2 = 0,337 + 0,763 = 1,10V
Đưa vào phương trình lgK = 16,9nE = 16,9.2.1,1= 37,2 hay K=[Zn 2+]/[Cu2+] =
1,6.1037. Từ kết quả đó ta thấy rằng [Zn2+] = [Cu2+].1,6.1037. Nghĩa là lúc cân bằng,
hàm lượng của Cu2+ bé hơn 1037 lần so với hàm lượng của Zn2+ trong dung dịch. Đó là
cơ sở của quá trình luyện kim bằng phương pháp dùng kim loại hoạt động hơn đẩy
kim loại khác ra khỏi dung dịch muối.
Năng lượng Gibbs bằng:
∆G = -2,3 RT.lgK = -2,3.37,2.298.1,98.10-3 = -67,9Kcal/mol (hay = -283,7
jun/mol).
Trong đó R = 1,98 cal/mol.độ
Vì ∆G<0 nên cân bằng trên thực tế chuyển sang phải.

Bài 17 :
a) Nguyên tắc chung là khử các ion kim loại thành kim loại bằng tác nhân khử thích
hợp:
Mn+ + ne → M0
b) Những phương pháp thường dùng:
91
1) khử ion kim loại từ các oxit bằng các chất khử như C, H2, Si, CO … ở nhiệt
độ cao.
2) Khử ion kim loại từ các hợp chất bằng một kim loại khác ở nhiệt độ cao
(phương pháp nhiệt kim).
3) Đẩy kim loại ra khỏi dung dịch muối.
4) Điện phân muối nóng chảy.
5) Điện phân dung dịch muối trong nước.
6) nhiệt phân các hợp chất vô cơ.

Bài 18:
Để xác định chiều của phản ứng có thể tính ∆G của phản ứng.
∆Gpư = [∆G0Ni ( r ) + ∆G0H2O (k)] - [∆G0NiO ( r ) + ∆G0H2 (k)] =
=[0 + (-54,6)] - [(-50,6) + 0] = - 4 Kcal hay = - 16,72 jun.
∆G<0 do đó quá trình khử NiO có thể xảy ra. Có thể tính ∆G0 của phản ứng từ
phương trình: ∆G0 = ∆H0 - T∆S0
∆Hpư = [∆H0Ni ( r ) + ∆H0H2O (k)] - [∆H0NiO ( r ) + ∆H0H2 (k)] =
=[0 + (-57,8)] - [(- 57,3) + 0] = -0,5 Kcal (hay = -2,09 jun).
∆SPư = [S0Ni ( r ) + S0H2O (k)] - [S0NiO ( r ) + S0H2 (k)]
= (7,1 + 45,1) - (9,1 + 31,2) = 11,9 đơn vị entropi.
∆Gpư = - 0,5 - 273 (11,9/1000) = -3,75 kcal/mol.
Vậy ∆G<0, do đó quá trình có thể xảy ra.

Bài 19: Cách giải như bài 18.

Bài 20:
a) Dùng các cacbon làm chất khử để điều chế các kim loại màu nặng như Zn, Sn, Pb,
Cu… Khi mà ái lực của oxi với kim loại bé hơn so với cacbon; cũng không thể dùng
cacbon làm chất khư khi kim loại dễ dàng tạo ra hợp chất cacbua kim loại như Be, Cr,
Mn…

Bài 21: 1) - 388,4 Kcal; 2) - 286 Kcal;


3) - 127,8 Kcal; 4) - 608,1 Kcal
5) - 280,9 Kcal;

Bài 22:
b) Có ba phương pháp nhiệt phân hủy các chất vô cơ để điều chế kim loại:
1) Nhiệt phân các hợp chất cacbonyl
2) Nhiệt phân các hợp chất iotua kim loại;
3) Đun nóng kim loại trong chân không bằng lò điện các tạp chất sẽ bay hơi
còn lại kim loại.

92
Chƣơng II CÁC NGUYÊN TỐ KIM LOẠI NHÓM IB
Bài 1:
b) So sánh năng lượng ion hóa của hidro và của các kim loại kềm. Từ đó rút
ra kết luận về khả năng khử của các nguyên tố đó?
Ion H+ có khả năng hidrat hóa tạo ra H3O+ , còn các ion kim loại kiềm không
có khả năng đó.
Hidro có khả năng kết hợp electron để tạo ra các hợp chất hidrua với kim loại
mạnh; đồng thời hidro dễ dàng tạo ra liên kết cộng hóa trị có cực hoặc không có cực.

Bài 3:
Các hằng số vật lí đều có điểm bất thường ở Li.

Bài 4:
a) Vì ion Li+ có bán kính bé hơn các ion kim loại kiềm khác, nên liên kết bền hơn với
các phân tử nước hidrat hóa, do đó ion Li+ có năng lượng hidrat hóa lớn hơn, tạo điều
kiện cho sự chuyển dịch cân bằng Li ⇌ Li+ + e về phía phải.
b) Các kim loại kiềm giữ electron hóa trị của mình khá yếu, do đó liên kết kim
loại trong mạng lưới của các kim loại đó là liên kết yếu, vì vậy các kim loại kiềm mềm
dễ cắt.
- Nhiệt độ nóng chảy phụ thuộc mạnh vào năng lượng mạng lưới tinh thể. Khi
chuyển từ Li đến Cs, bán kính nguyên tử tăng, do đó đã làm giảm tương tác giữa các
nguyên tử, chính điều đó đã làm giảm nhiệt độ nóng chảy của các kim loại kiềm. Cần
chú ý là các kim loại kiềm đều có cấu trúc tinh thể giống nhau.

Bài 5:
a) Nếu lấy độ dẫn điện của Hg là đơn vị thì độ dẫn điện của Li là 11; Na là 21; của K
là 14; của Rb là 8 và Cs là 5. Tuy nhiên với Ag là 59, của Cu là 56,9, của Au là 39,6;
điều đó không có nghĩa là các kim loại kiềm hoạt động kém hơn Cu, Ag, Au. Vì rằng
độ dẫn điện phụ thuộc vào số nguyên tử kim loại trong mạng tinh thể, nói cách khác
phụ thuộc vào số nguyên tử có trong 1cm3 kim loại ở trạng thái rắn, chúng ta có thể
tính được số nguyên tử kim loại trong một cm3 ở trạng thái rắn, ví dụ như:
7
Khối lượng một nguyên tử Li = 23
= 1,16.10-23 g.
6,02.10
0,53
Số nguyên tử Li trong một cm3: = 23
= 4,5.1022 nguyên tử Li
1,16.10
So với Ag:
108
Khối lượng một nguyên tử Ag = 23
= 17,9.10-23 g.
6,02.10
10,382
Số nguyên tử Ag trong 1cm3 = 23
= 5,8.1022 nguyên tử Ag.
17,9.10
Như vậy trong 1cm3 kim loại ở trạng thái rắn, số nguyên tử Ag lớn hơn số
nguyên tử Li.
b) Cũng tương tự như thế có thể giải thích nguyên nhân kim loại Na có độ dẫn
điện cao hơn các kim loại kiềm khác.

Bài 6:

93
a) ở trạng thái hơi phân tử của các kim loại kiềm gồm 2 nguyên tử M2. Chúng có thể
được hình thành do tạo ra liên kết cộng hóa trị từ electron ns (các obitan nguyên tử ns
chưa được ghép đôi).
b) Khi bị kích thích các electron tiếp thu năng lượng và chuyển ra các obitan
xa nhân hơn, các obitan càng xa nhân có năng lượng càng lớn, vì vậy các electron đó
dễ chuyển về các obitan gần nhân hơn, trong quá trình này phát ra các bức xạ khác
nhau trong vùng nhìn thấy của quang phổ, do đó có màu sắc khác nhau.

Bài 7:
b) có thể dùng phản ứng hóa học theo phương pháp nhiệt kim để khử các ion kim loại
kiềm, ví dụ:
KCl (nóng chảy) + Na → K + NaCl
2RbCl + Ca 700 2Rb + CaCl2
0

2CsCl + Ca   2Cs + CaCl2


0
700

Các phản ứng đó đều thực hiện trong chân không.

Bài 8:
b) Điện phân hỗn hợp nóng chảy gồm NaCl + 25% NaF + 12% KCl thu được Na kim
loại. Hỗn hợp NaF + KCl hoặc các muối khác như CaCl2… làm giảm nhiệt độ nóng
chảy của chất điện phân từ 8000C (NaCl) xuống 500 - 6000C.

Bài 9:
a) Tất cả đều phản ứng trực tiếp với kim loại kiềm, trừ trường hợp với cacbon và silic
thì chỉ có Liti mới phản ứng trực tiếp được.
Na và K không phản ứng trực tiếp với cacbon, do đó không thể thay thế cho Li
được.
Bài 10:
Các kim loại kiềm được bảo quản trong dầu hỏa khan và trung tính, ở chỗ kín; không
cho tiếp xúc với axit, với H2O, với hợp chất có chứa Clo như CCl4, với CO2 rắn.

Bài 11:
a) Thế điện cực của quá trình H2 + 2e ⇌ 2H- là -2,25V do đó các hidrua kim loại kiềm
là chất khử mạnh.
Các hidrua kim loại kiềm có bản chất ion có tính dẫn điện khi nóng chảy và
nóng chảy ở nhiệt độ cao.
b) Về tính chất NaH giống với HCl hơn NaCl.

Bài 12:
a) 2LiH + 3N2 → 2LiN3 + H2

Bài 13:
b) Li2O điều chế bằng phương pháp phân hủy LiOH, Li2CO3 hay LiNO3.
Na2O, K2O điều chế bằng phương pháp đun nóng peoxit hoặc hidroxit với
kim loại kiềm tương ứng. Ví dụ:
2NaOH + 2Na → 2Na2O + 2H2
KO2 + 3K → 2K2O

94
Bài 14:
b) Quá trình tạo ra peoxit hoặc Supeoxit dễ hay khó phụ thuộc vào kích thước và năng
lượng ion hóa của các kim loại.
Vì ái lực electron của phân tử oxi tương đối bé = 0,87eV (ái lực electron của
nguyên tử oxi là 1,46eV) nên không có khả năng kết hợp electron của các kim loại.
Với các kim loại kiềm có thế ion hóa bé hơn và kích thước lớn hơn so với các
kim loại khác, do đó có thể electron hóa trị của mình cho phân tử oxi. Chẳng hạn
Na2O2. Nguyên nhân đó đã gây ra khả năng chuyển 2 electron hóa trị của 2 nguyên tử
Na cho phân tử oxi để tạo ra ion O22- hình thành phân tử ion Na2O2.
Với Li không có khả năng đó vì thế ion hóa của Li khá cao, kích thước lại bé
nên phân tử O2 không thể hút electron của Li về phía mình.

Bài 15:
a) Phản ứng thủy phân Na2O2:
Na2O2 + 2H2O ⇌ 2NaOH + H2O2 là phản ứng thuận nghịch (H2O2 là một axit
với hằng số điện li K1 = 2,5.10-12) nhưng quá trình thủy phân tạo ra môi trường kiềm
nên H2O2 bị phân hủy do đó cân bằng chuyển theo chiều thuận.
b) Dựa vào phản ứng tái sinh O2 khi Na2O2 hoặc hỗn hợp Na2O2 + KO2 tác
dụng với CO2 để giải thích. (Chú ý đến thể tích O2 được tái sinh so với thể tích CO2
tham gia vào phản ứng ).

Bài 16:
a) Cho tác dụng với Ag2O trong dung dịch nước.
b) Viết các phương trình phản ứng xảy ra trên bề mặt điện cực khi điện phân
dung dịch KI, sau đó xét các sản phẩm được tạo ra đã tác dụng với các thuốc thử như
thế nào, sẽ thấy được hiện tượng thay đổi về màu sắc của dung dịch ở 2 điện cực.

Bài 17:
b) Tinh thể KOH cũng như tinh thể CsOH là tinh thể ion. Khi hòa tan trong nước, các
tinh thể đó chuyển thành ion, với độ điện li thực là bằng đơn vị. Tuy nhiên độ điện li
biểu kiến của 2 chất đó không như nhau vì ion K+ tương tác với ion OH- mạnh hơn Cs+.
c) LiOH dễ bị nhiệt phân tạo ra Li2O còn các hidroxit của các kim loại kiềm khác
không có khả năng đó vì ion Li+ chỉ có 2 electron và kích thước bé nên dễ hút nguyên
tử oxi từ OH- về phía mình. Còn các ion kim loại kiềm khác có 8 electron lớp ngoài
cùng, kích thước lại lớn nên khả năng trên rất khó xảy ra.

Bài 18:
Dựa vào sự chuyển dịch cân bằng tan của NaCl để giải thích.

Bài 19:
Nhiệt độ nóng chảy từ NaF đến NaI giảm. Tinh thể của chúng đều là tinh thể ion nên
có độ nóng chảy cao nhưng bán kính ion của các halogenua tăng, do đó mức độ ion
của liên kết giảm, vì vậy nhiệt độ nóng chảy giảm.

Bài 20:
b) Dựa vào độ tan của sản phẩm phản ứng để trả lời.

Bài 21:
95
b) Dựa vào hằng số điện li của các axit được tạo ra trong quá trình thủy phân để giải
thích.

Bài 22:
a) Tính pH của dung dịch Na2CO3 và NaHCO3 sẽ dẫn đến kết luận dung dịch Na2CO3
có tính kiềm lớn hơn.
b) Vì rằng phản ứng Na2CO3 + CO2 + H2O ⇌ 2NaHCO3 có bản chất thuận
nghịch. Quá trình phân hủy NaHCO3 xảy ra khi đun nóng, nhưng ở nhiệt độ thường
(và ngay cả trong dung dịch ) đã có sự phân hủy chậm, và gây ra một áp suất nào đó
của CO2 trên bề mặt chất rắn.

Bài 23:
a) Có thể có những phương pháp sau:
1) Na2SO4 + 4C + CaCO3 → Na2CO3 + CaS + 4CO
2) Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2NaCl
NaCl + CO2 + NH3 + H2O → NaHCO3 + NH4Cl
3)Na2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 ↓ + 2NaOH
2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
b) KHCO3 dễ tan trong nước.

335.a) Na2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 ↓ + 2NaOH


NaOH + HNO3 → NaNO3 + H2O
2NaCH3COO + H2SO4 → 2CH3COOH + Na2SO4
Đun nóng dung dịch cho CH3COOH bay hơi, cân bằng sẽ chuyển sang phải,
thu được Na2SO4.

Bài 24:
b) Tan cực đại ở 340C.
c) Từ dung dịch bão hòa ở 500C:
Khi tăng nhiệt độ đến 700C: Na2CO3 tách ra một phần ở trạng thái rắn và dung
dịch bão hòa Na2CO3.
Khi hạ nhiệt độ xuống 400C: Na2CO3 ở trạng thái tan trong dung dịch vì chưa
bão hòa.
Hạ nhiệt độ xuống 300C: dung dịch bão hòa chứa khoảng 32% Na2CO3.
Hạ nhiệt độ xuống 200C: tinh thể Na2CO3 tách ra ở trạng thái rắn và dung dịch
bão hòa chứa 17,8%Na2CO3.

96
Chƣơng 3
CÁC NGUYÊN TỐ KIM LOẠI NHÓM IIA

Bài 1:
a) Đều là các nguyên tố họ s, nhưng các obitan nguyên tử ns ở các kim loại kiềm thổ
đã được lấp đầy.
b) Biến đổi đều từ Ca đến Ba; năng lượng ion hóa cao và cao nhất ở Be; thế
điện cực của Ca, Sr, Ba gần tương đương. ở Be có giá trị cao hơn nhiều so với các
nguyên tố còn lại, trong khi đó ở Li lại có giá trị thấp hơn nhiều so với các kim loại
kiềm cón lại.

Bài 2:
b) Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng đều cao và cao hơn kim loại
kiềm. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi biến đổi không đều như trong kim loại kiềm;
độ dẫn điện cao.

Bài 3:
a) Mặc dù năng lượng ion hóa I2 > I1 nhưng năng lượng hidrat hóa của ion M2+ khá
cao, bù cho năng lượng ion hóa cao, do đó kim loại kiềm thổ dễ mất 2 electron để tạo
ra ion M2+.
b) Mặc dù năng lượng ion hóa của kim loại kiềm thổ lớn hơn kim loại kiềm, nhưng
năng lượng hidrat hóa của ion kim loại kiềm thổ lớn hơn nhiều so với kim loại kiềm
nên cân bằng M ⇌ M2+ + 2e dễ dàng bị chuyển dịch. Vì vậy thế điện cực của kim loại
kiềm thổ có giá trị tương đương với kim loại kiềm.

Bài 4:
Muốn tạo ra phân tử 2 nguyên tử M2 , các nguyên tử kim loại kiềm thổ phải thường
xuyên ở trạng thái kích thích s2 → sp. Tuy nhiên năng lượng được tạo ra khi hình
thành liên kết giữa 2 nguyên tử không đủ bù lại cho năng lượng cần cung cấp để gây ra
trạng thái kích thích, vì vậy các kim loại kiềm thổ không tạo ra phân tử M2.

Bài 5:
a) Trong kim loại kiềm thổ có liên kết kim loại mạnh hơn trong kim loại kiềm nên kim
loại kiềm thổ có độ cứng lớn hơn.
b) Tnc và Tsôi phụ thuộc vào cấu trúc của mạng tinh thể. Vì tinh thể của các kim loại
kiềm thổ không cấu tạo cùng một mạng tinh thể nên năng lượng mạng lưới khác nhau.
Do đó nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thay đổi không đều như trong họ kim loại
kiềm.

Bài 6:
Trong các kim loại kiềm thổ vùng hóa trị ns đã được lấp đầy nên sự kích thích electron
từ vùng đó lên vùng tự do khó thực hiện. Có thể giải thích rằng trong tinh thể kim loại
kiềm thổ, năng lượng các vùng ns, np… được xen phủ vào nhau. Nói cách khác 2
electron ns có năng lượng nằm trong vùng khá rộng chưa đủ electron để tạo ra chất
cách điện, do đó các kim loại kiềm thổ có tính dẫn điện khá cao.

Bài 7:

97
Với Li có năng lượng hidrat hóa cao hơn nhiều so với các kim loại kiềm khác, bù lại
cho năng lượng ion hóa nên Li có thế điện cực thấp hơn nhiều so với các kim loại
kiềm. Trái lại, Beri mặc dù có năng lượng hidrat hóa cao nhưng không thể bù lại năng
lượng ion hóa cao và năng lượng mạng lưới cao của Beri, vì vậy Beri có thế điện cực
cao hơn các kim loại kiềm thổ khác.

Bài 8:
Quá trình tạo ra peoxit hoặc Supeoxit dễ hay khó phụ thuộc vào kích thước và năng
lượng ion hóa của các kim loại.
Vì ái lực electron của phân tử oxi tương đối bé = 0,87eV (ái lực electron của
nguyên tử oxi là 1,46eV) nên không có khả năng kết hợp electron của các kim loại.
Với các kim loại kiềm có thế ion hóa bé hơn và kích thước lớn hơn so với các
kim loại khác, do đó có thể electron hóa trị của mình cho phân tử oxi. Chẳng hạn
Na2O2. Nguyên nhân đó đã gây ra khả năng chuyển 2 electron hóa trị của 2 nguyên tử
Na cho phân tử oxi để tạo ra ion O22- hình thành phân tử ion Na2O2.
Với Li không có khả năng đó vì thế ion hóa của Li khá cao, kích thước lại bé
nên phân tử O2 không thể hút electron của Li về phía mình.

Bài 9 :
a) Quá trình đốt cháy ngoài MgO còn tạo ra Mg3N2 .
b) Magiê có thể đốt cháy trong Cl2, CO2, SO2.

Bài 10 :
a) Khả năng cháy của Mg khác với các kim loại khác là do nhiệt tạo thành của MgO
khá lớn:
2Mg + O2 → 2MgO ∆H = -146 Kcal/mol
Chính nhiệt lượng đó đã đốt nóng mạnh các hạt MgO được tạo nên, làm phát
ra ánh sáng chói.
b) Khi Mg cháy không thể dập tắt bằng nước hoặc bằng CO2, SiO2, vì khi đốt
nóng Mg đều có khả năng phản ứng với H2O, CO2, SiO2.

Bài 11:
a) H2 không có khả năng phản ứng trực tiếp với Mg, nhưng oxi và nitơ thì phản ứng dễ
dàng, do đó phải dùng H2 làm bầu khí trơ.
Bài 12 :
a) Không dùng NH4OH để kết tủa ion Mg2+ thành Mg(OH)2 vì có phản ứng thuận
nghịch. Chẳng hạn:
MgCl2 + 2NH4OH ⇌ Mg(OH)2 + 2NH4Cl
b) Do ảnh hưởng của ion đồng dạng NH4+ nên làm giảm quá trình điện li của
NH4OH, vì vậy nồng độ ion OH- không đủ để đạt đến tích số tan của Mg(OH)2.

Bài 13:
b) Hòa tan trong NH4Cl kém hơn, vì NH4OH có độ điện li lớn hơn H2O.

Bài 14 :
b) Có thể hòa tan MgCO3 bằng dung dịch đậm đặc (NH4)2CO3
c) cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch kiềm dư.

98
Bài 15 :
1) CaH2 + 2H2O → Ca(OH)2 + 2H2
2) CaH2 + O2 → CaO + H2O
3) BaH2 + CO2 → C + Ba(OH)2

Bài 16 :
b) Tích số tan của BaF2 là 1,1.10-6, còn BaSO4 là 1,1.10-10 nên có thể dùng H2SO4 đặc
chuyển BaF2 thành BaSO4, sau đó nung ở 14000 cho BaO. Làm nguội từ từ đến 4000
BaO kết hợp với oxi tạo ra BaO2.
c) 1) BaO2 + 4HCl (đặc) → BaCl2 + Cl2 + 2H2O
2) BaO2 +2HCl → BaCl2 + H2O2
3) BaO2 + KI + 4HCl → BaCl2 + 2KCl + I2 +2H2O
4) BaO2 + 2AgNO3 → 2Ag + O2 + Ba(NO3)2
5) BaO2 + MnO2 → BaMnO4

Bài 17 :
b) So sánh tác dụng phân cực hóa của ion M1+ ( kim loại kiềm) và các ion M2+ ( kim
loại kiềm thổ) đối với nguyên tử oxi trong nhóm OH-.

Bài 18 :
Từ Be2+ đến Ba2+, tác dụng phân cực hóa của cation M2+ đến anion SO42- giảm (do bán
kính ion tăng từ Be2+ dến Ba2+) nên độ bền nhiệt tăng từ BeSO4 đến BaSO4.

Bài 19:
Độ tan của các muối phụ thuộc và 2 yếu tố: năng lượng mạng lưới của tinh thể muối
và năng lượng hidrat hóa của cation. Năng lượng mạng lưới giảm, độ hòa tan của muối
tăng; năng lượng hidrat hóa của cation giảm, độ hòa tan giảm.
Từ CaSO4 đếnBaSO4: yếu tố ảnh hưởng chính đến độ tan là năng lượng hidrat
hóa. Từ Ca2+ đến Ba2+ năng lượng hidrat hóa giảm (từ 377 Kcal/mol ở Ca2+ đến 308
Kcal/mol ở Ba2+) nên độ tan giảm.
Từ CaF2 đến BaF2: yếu tố quyết định đến độ tan là năng lượng mạng lưới. Từ
CaF2 đến BaF2 năng lượng mạng lưới giảm (từ 624 Kcal/mol ở CaF2 đến 566 Kcal/mol
ở BaF2) nên độ tan tăng.

Bài 20:
Ví dụ độ tan của BaF2 là 8,3.10-3 mol/l ở 250C; còn độ tan của BaCO3 là 1,1.10-4 mol/l
ở cùng nhiệt độ. Yếu tố quyết định đến độ tan của chúng là năng lượng mạng lưới.
Năng lượng mạng lưới của BaF2 (566 Kcal/mol) bé hơn của BaCO3 (625 Kcal/mol)
nên độ tan của BaF2 lớn hơn độ tan của BaCO3.

Bài 21:
a) Khi phân hủy nhiệt các muối cacbonat xảy ra sự tách nguyên tử oxi ra khỏi nguyên
tử trung tâm của anion và sau đó là kết hợp nguyên tử oxi vào cation. Quá trình đó gây
ra sự chuyển dịch mật độ điện tích của electron và làm biến dạng ation do điện trường
của cation, nghĩa là các anion bị các cation phân cực. Kết quả là CaCO3 bị nhiệt phân
tạo ra CaO và CO2. Từ BeCO3 đến BaCO3, tác dụng phân cực của cation giảm nên khả
năng bị nhiệt phân giảm (MgCO3 bị nhiệt phân ở 6000C nhưng BaCO3 bị nhiệt phân ở
13600C).
99
b) Khi áp suất giảm và nhiệt độ tăng, cân bằng chuyển sang phải. Thổi khí CO2 (cho p
giảm)đồng thời tăn nhiệt độ để cho hiệu suất nung vôi tăng. Khi nhiệt độ giảm CaO
kết hợp với CO2 tạo ra CaCO3 (quá trình vôi sống hóa cacbonat) .

Bài 22 :
So sánh tích số tan của các chất không tan tạo ra trong dung dịch.

Bài 23:
Năng lượng hidrat hóa của ion kim loại kiềm thổ lớn hơn ion kim loại kiềm nên dễ tạo
ra các hidrat tinh thể.

Bài 24:
b) Nung thạch cao ở 14000C tạo ra CaO, sau đó chuyển CaO thành CaCl2. Điện phân
muối CaCl2 nóng chảy thu được Ca kim loại.

100
Chƣơng IV
CÁC NGUYÊN TỐ KIM LOẠI NHÓM IIIA

Bài 1:
Lớp electron thứ 2 kể từ ngoài vào ở các nguyên tố nhóm này đều có số electron khác
nhau. Với Al có lớp 3d còn trống; Ga, In nằm ngay sau các nguyên tố họ d với lớp thứ
2 có 18 electron; Tali không những nằm sau các nguyên tố họ d mà còn nằm sau các
nguyên tố họ f, lớp electron thứ 2 kể từ ngoài vào cũng có 18e. Tóm lại Ga, In, Tl đều
là các nguyên tố sau chuyển tiếp, tính chất của các nguyên tố này gây ra bởi cấu trúc
đó.

Bài 2:
Bán kính nguyêt tử tăng đột ngột từ B đến Al, sau đó giảm một ít khi chuyển từ Al
đến Ga và từ Ga lại tăng.
Thế ion hóa thay đổi không đều, giảm mạnh từ B đến Al và sau đó tăng không
đáng kể.
Từ Al đến Ga có sự thay đổi đó là do ảnh hưởng của hiện tượng co d (Ga đứng
sau các nguyên tố họ d). Cũng vậy, ngoài ảnh hưởng của sự co d, sự co f cũng có ảnh
hưởng mạnh, nên từ In đến Tl kích thước nguyên tử tăng lên không đáng kể.

Bài 3:
Tinh thể Bo có cấu tạo đặc khít. Nó bao gồm những hình hai chục mặt B12 (cứ 12
nguyên tử B tạo ra một tế bào tinh thể hai chục mặt). Liên kết giữa các nguyên tử Bo
là liên kết cộng hóa trị, do đó Bo rất khó nóng chảy.
Trái lại, tinh thể Gali có mạng lưới phân tử, tại mắt mạng lưới là các phân tử
Ga2, vì vậy Gali có nhiệt độ nóng chảy thấp, nhưng nhiệt độ bay hơi lại cao là do khi
sôi phân tử Ga2 phải phân hủy thành Ga nguyên tử.

Bài 4:
a) Bo là nguyên tố không kim loại nhưng Nhôm là một kim loại hoạt động. Do sự biến
đổi đột ngột về kích thước nguyên tử từ 0,83Ǻ ở Bo đến 1,26Ǻ ở Nhôm và do năng
lượng hidrat hóa của ion Al3+ rất lớn (1200Kcal/mol), vì vậy khuynh hướng tạo thành
ion Al3+ dễ dàng hơn.

Bài 5:
Borua là hợp chất của B với kim loại. Các borua kim loại thường có công thức phân
tử và cấu tạo không phù hợp với quan điểm hóa trị bình thường, có thành phần và cấu
trúc phức tạp, chẳng hạn các borua của Niobi: Nb2B, Nb4B2, NbB, Nb3B4 …
Hợp chất của Bo với hidro gọi chung là các boran, ví dụ: B2H6, B4H10 …
Borat là muối của axit boric, chẳng hạn như borac - một loại borat ứng với
công thứcNa2B4O7.10H2O. Các borat thường có cấu trúc phức tạp vàảơ dạng polime.
Muối đó có thể ứng với axit tetraboric (K1=2.10-4 và K2=2.10-3) với công thức sau:

O O
HO B B O B B OH
O O
Muối boryl là một loại muối bazơ trong đó chứa gốc boryl BO+ (hóa trị một)
tương tự tianyl, zirconyl. Ví dụ (BO)PO3 là muối của axit metaphotphoric hoặc boryl
101
asenat (BO)AsO3. Những hợp chất này thường bị thủy phân hoàn toàn trong nước. Ví
dụ:
BOPO3 + H2O → HBO2 + HPO3
Như vậy, có thể xem các muối Boryl là sản phẩm của axit boric ở dạng bazơ
B(OH)3 tương tác với axit tương ứng, mặc dù tính bazơ của H2BO3 ở mức độ không
đáng kể.

Bài 6:
Phân tử BF3 có dạng tam giác đều. Trong phân tử đó nguyên tử B ỏ trạng thái lai hóa
sp2 ba obital lai hóa này tạo nên liên kết ú với 3 obital 2p của 3 nguyên tử Flo. Một
obital trống còn lại của B vuông góc với các obital lai hóa tạo nên liên kết ð với một
obital 2p khác có cặp electron tự do của một trong 3 nguyên tử Flo.

Bài 7:
a) Ở lớp vỏ ngoài cùng của nguyên tử B trong phân tử BH3 có 3 cặp electron và một
obital tự do, vì vậy nguyên tử B có tính chất "nhận", nghĩa là có khuynh hướng kết hợp
một cặp electron. Khi không có phân tử lạ có chứa cặp electron tự do, thì sự lấp đầy
obital còn trống của nguyên tử B chỉ có thể đạt được khi hai phân tử BH 3 kết hợp với
nhau tạo ra B2H6, trong đó có một cặp electron của phân tử BH3 nàyđặt vào obital tự
do của nguyên tử B trong phân tử BH3 kia, kết quả tạo ra liên kết 3 tâm.
Trong phân tử B2H6, nguyên tử B ở trạng thái lai hóa sp3 (lai hóa tứ diện). Hai
obital lai hóa sp3 tạo liên kết hai tâm với hai nguyên tử H, nghĩa là liên kết được hình
thành do sự ghép chung cặp electron của 2 nguyên tử. Cặp electron còn lại tạo ra do
obital lai hóa thứ ba và obital 1s của nguyên tử H được đặt vào obital còn trống của
nguyên tử B bên cạnh tạo ra liên kết ba tâm B - H - B, nghĩa là hình thành hai liên kết
nhưng chỉ có một cặp electron.

H H
B B
H o H

H
Hình 1: Cấu tạo của B2H6 với hai liên kết ba tâm B - H - B
Phân tử diboran có cấu tạokhông gian như hình dưới đây, trong đó các nguyên
tử B và các nguyên tử H ở hai đầu nằm trong cùng một mặt phẳng. Hai nguyên tử H
tham gia liên kết ba tâm nằm đối xứng nhau qua trục B - B. Hai nhóm BH3 hình thành
hai tứ diện lệch có cạnh chung.
b) Vì diboran không phải là một muối nên phản ứng thủy phân diboran không
theo cơ chế thủy phân muối:
B2H6 + 6H2O → 2H3BO3 + 6H2

102
H

1,3
H H

4
o
A
o
A B 970 B 1190
1,2
H
H

Hình 2: Cấu tạo tứ diện lệch của hai nhóm BH4 trong phân tử B2H6

Bài 8:
b) Vì dễ tạo ra mạch cao phân tử.

Bài 9 :
b) Axit octoboric là chất tinh thể có mạng lớp, các phân tử H3BO3 trong mỗi lớp liên
kết với nhau bằng lực liên kết hidro, còn các lớp nối với nhau bằng lực Van der Waals.
Vì vậy chúng ở trạng thái rắn là những vẩy nhờn.
Axit H3BO3 không phân li proton như axit khác, mà do nguyên tử B còn có
một obitan tự do có khả năng nhận một cặp electron vì vậy khi tương tác với H 2O, nó
kết hợp với nhóm OH- và giải phóng proton của nước:
H3BO3 + H2O ⇌ [B(OH)4]- + H+ K= 10-9

Bài 10:
b) Vì ion Al3+ có năng lượng hidrat hóa rất lớn nên Al dễ dàng chuyển thành dạng ion
Al3+.

Bài 11:
a) Khi đun nóng bột nhôm với S tạo ra Al2S3. Chất này chỉ ở trạng thái rắn, không có
trong dung dịch vì dễ bị thủy phân tạo ra:
Al2S3+ H2O → Al(OH)3 + H2S
Al4C3 được tạo ra khi cho bột nhôm kim loại tác dụng với cacbon trong khí
quyển hidro. Là chất bột màu vàng khi tác dụng với H2O tạo ra CH4.
Khi cho phèn nhôm tác dụng với N2 hoặc NH3 ở 13000K - 15000K tạo ra AlN.
Bị phân hủy trong nước nóng và nguội, axit, kiềm.
Tổng hợp từ các nguyên tử Al và P tạo ra AlP.
Nhôm không tạo ra hợp chất với silic.
Nhôm tác dụng với Clo và Brom ở nhiệt độ thường, với Iot khi đun nóng và có
H2O làm xúc tác.

Bài 12:
a) 2Al + Na2CO3 + 7H2O → 2Na[Al(OH)4] + CO2 ↑ + 3H2 ↑
Nhôm cũng như các kim loại hoạt động đều có khả năng tạo ra hỗn hống. Hỗn
hống nhôm tương tác với H2O tạo ra H2và Al(OH)3.
103
b) 2Al + Cr2O72- + 14H+ → 2Al3+ + 2Cr3+ + 7H2O
5Al +3MnO4- + 24H+ → 5Al3+ + 3Mn2+ + 2H2O

Bài 13:
Corundum là Al2O3 ở dạng tinh thể có trong tự nhiên. Rất trơ, không tan trong nước,
trong axit, trong kiềm. Tan được trong NaOH nóng chảy; với Na2CO3, K2S2O7 ở nhiệt
độ cao (10000C).
Al2O3 + NaOH (nc) → NaAlO2 + H2O
Al2O3 + Na2CO3 → 2NaAlO2 + CO2
Al2O3 + 3K2S2O7 → Al2(SO4)3 + 3K2SO4
Alumogen là dạng thù hình ó của Al2O3 được điều chế khi khử nước của
Al(OH)3.nH2O ở 5500C; dùng làm chất hấp thụ bề mặt như silicagen.

Bài 14:
a) Dựa vào cân bằng thủy phân của Al3+ để giải thích. Tạo ra khí NH3 và kết tủa
Al(OH)3.
b) Ion axetat liên kết với ion H+ được tạo ra do quá trình thủy phân Al3+ làm
tăng cường quá trình thủy phân, kết quả tạo ra Al(OH)3 và CH3COOH.
2Al3+ + 6CH3COO- + 6H2O → 2Al(OH)3 + 6CH3COOH
c) Al3+ + H2O ⇌ Al(OH)2+ + H+
CO32- + H2O ⇌ HCO3- + OH-
H+ + OH- ⇌ H2O
Do cân bằng tạo H2O nên đã làm tăng cường quá trình thủy phân Al3+ tạo ra
Al(OH)3 và tăng cường quá trình thủy phân CO32- tạo ra CO2 muối cacbonat Al3+
không được tạo ra trong điều kiện đó vì Al(OH)3 có độ tan bé hơn.

Bài 15:
Phèn là loại muối kép có công thức chung là M2ISO4.M2II(SO4)3.24H2O, trong đó:
MI: kim loại hóa trị I như Na, K, Rb, Cs, NH4, Tl
MII: kim loại hóa trị III như Al, Cr, Fe, Ga, In, Tl, Co.

Bài 16:
a) ở trạng thái hơi và trong một số dung môi hữu cơ, các nhôm halogenua AlCl3, AlBr3,
AlI3 ở dạng phân tử dime Al2X6 có cấu hình không gian như diboran, nhưng là cấu tạo
tứ diện đều, kép với một cạnh chung. Liên kết cầu nối giữa Cl và 2 nguyên tử nhôm Al
- Cl - Al không phải là liên kết 3 tâm như trong diboran; trong đó có liên kết cộng hóa
trị do sự ghép chung electron của nguyên tử Clo và nguyên tử nhôm; liên kết còn lại là
liên kết "cho - nhận" trong đó nguyên tử Clo là chất "cho", nhôm là chất "nhận".
Cl Cl Cl

Al Al

Cl Cl Cl
AlCl3 khan bốc khói mạnh trong không khí ẩm giải phóng hidro clorua:
AlCl3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3HCl ↑
HCl tác dụng với NH3 tạo ra khói NH4Cl.
104
c) AlCl3 ở trạng thái rắn có cấu tạo ion, còn ở trạng thái nóng chảy có phần
chuyển sang dạng hợp chất phân tử.

Bài 17:
Gali tác dụng với axit tương tự Al. Tali tan trong HNO3 đặc nóng tạo ra hợp chất Tl3+,
HNO3 loãng oxi hóa tali đến trạng thái hóa trị I. Tali tác dụng với HCl tạo ra TlCl.
Ga tan trong dung dịch kiềm tương tự nhôm:
2Ga + 2NaOH +6H2O → 2Na[Ga(OH)4] + 3H2
Còn In và Tl không phản ứng với dung dịch kiềm.

Bài 18 :
Ở Ga(OH)3 chức bazơ và chức axit thể hiện với mức độ gần như nhau; ở In(OH)3 tính
bazơ trội hơn tính axit; còn ở Tl(OH)3 thể hiện chức axit rất yếu.

Bài 19:
Muối kim loại yếu hơn dễ bị thủy phân hơn. Cùng một kim loại, ion kim loại với mức
oxi hóa cao hơn dễ bị thủy phân hơn.

Bài 20:
a) Vì bán kính của ion Tl+ tương tự bán kính các ion kim loại kiềm ( r  =1,44Ǻ;
Tl
r  =1,33Ǻ) nên dễ kết tinh tạo phèn.
K
b) Tính chất khử là chủ yếu. Các hợp chất Ga(I), In(I) đều là chất khử mạnh.
Tl(I) có tính khử kém hơn, chỉ chuyển thành Tl(III) khi tác dụng với chất oxi hóa
mạnh. Như vậy hợp chất Tl3+ ít bền hơn, còn hợp chất Tl cộng lại bền hơn.

105
Chƣơng V
CÁC NGUYÊN TỐ KIM LOẠI NHÓM IVA

Bài 1:
b) Vì tổng năng lượng ion hóa khá cao nên không thể hình thành các ion 4+ và ái lực
electron của các nguyên tử đó không đủ để tạo ra các ion 4-.
Bản chất liên kết trong các hợp chất là cộng hóa trị.

Bài 2:
a) Cũng như các nguyên tố khác thuộc họ p, trong phân nhóm Ge khi số thứ tự nguyên
tử tăng lên, thì các obitan d và f có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành liên kết hóa học.
Nói cách khác, khi chuyển từ Ge đến Pb tính trơ của các electron ns 2 tăng lên, vai trò
tham gia vào việc hình thành liên kết của các electron ns2 giảm xuống, vì vậy trong
dãy đó khuynh hướng cho mức oxi hóa +4 giảm xuống, và khuynh hướng tạo ra mức
oxi hóa +2 tăng lên.
Vídụ: PbO2 là chất oxi hóa mạnh, nhưng tính oxi hóa của GeO2, SnO2 là
không đặc trưng; GeCl2, SnCl2 là chất khư mạnh, GeCl2 phản ứng ngay tức khắc với
Clo, SnCl2 phản ứng nhanh ở nhiệt độ thường, nhưng PbCl2 không phản ứng với Clo ở
nhiệt độ đó.

Bài 3:
a) Kim cương và silic có cấu trúc tinh thể tương tự nhau, mỗi nguyên tử liên kết công
hóa trị với 4 nguyên tử khác bao quanh, kiểu tứ diện đều, vì vậy chúng đều là những
chất khó nóng chảy; tuy nhiên khoảng cách C- C trong kim cương là 1,545 Ǻ , còn Si -
Si là 2,34 Ǻ đồng thời liên kết C- C có độ bền lớn hơn nhiều so với liên kết Si - Si.
b) Từ Si đến Pb, kiểu liên kết hóa học biến đổi từ cộng hóa trị đến liên kết kim
loại, do đó Tnc giảm.

Bài 4:
a) Tinh thể Ge có cấu trúc kiểu kim cương nên cứng; Sn, Pb có kiểu liên kết kim loại
trong tinh thể nên mềm.
b) So sánh bán kính nguyên tử và cấu trúc của tế bào nguyên tố tinh thể Si, Ge
và Pb sẽ dẫn đến kết luận Si và Ge hòa tan không hạn chế vào nhau, các nguyên tử có
thể thay thế cho nhau trong mạng lưới tinh thể.

Bài 5:
a) Gecmani không tan trong HCl và H2SO4 loãng nhưng tan trong H2SO4 đặc và HNO3
tạo ra axit gecmanic H2GeO3 (xGeO2.yH2O). Ví dụ:
Ge + 4HNO3 → H2GeO3.H2O + 4NO2
Thiếc tan được trong HCl và H2SO4 loãng. Trong HNO3 loãng tạo ra Sn(NO3)2,
nhưng trong HNO3 đặc tạo ra axit stanic:
Sn + 4H2SO4 (đặc) → Sn(SO4)2 + 2SO2 + 4H2O
3Sn + 8HNO3 (loãng) → 3Sn(NO3)2 + 4NO + 4H2O
Sn + 4HNO3 (đặc) → H2SnO3.H2O + 4NO2 + 2H2O
(xSnO2.yH2O)
b) Vì có phản ứng tạo ra chất tan:
PbCl2 + 2HCl → H2PbCl4
PbSO4 + H2SO4 → Pb(HSO4)2
106
Bài 6:
a) Độ bền của AH4 giảm xuống từ C đến Pb do khuynh hướng lai hóa sp3 của A giảm
dần từ Si đến Pb.

Bài 7:
Trong phân tử CO2 có liên kết ð(p - p) là một trong những liên kết bền. Phân tử CO2
tương tác với nhau bằng lực Van der Waals là lực khá yếu; còn silic không tạo ra liên
kết kép như trong phân tử CO2; SiO2 có cấu tạo 3 chiều trong đó silic và oxi có số
phân tử là 4 và 2 tương ứng. Năng lượng liên kết Si - O khá lớn và do đó tinh thể rất
bền có nhiệt độ nóng chảy cao (Xem thêm bài 260).
Chì dioxit dễ bị nhiệt phân khi đun nóng mất dần oxi biến thành các oxit thấp
hơn:

PbO2 290 320o C
 Pb2O3 290   Pb3O4 530  PbO
0 0
420 C 550 C

(nâu đen) (Vàng đỏ) (đỏ nâu) (vàng)


Sự phân hủy đó có thể giải thích một cách thô sơ là do đặc tính oxi hóa mạnh
của cation Pb4+ đối với anion O2-, mặc dù liên kết trong phân tử có đặc tính cộng hóa
trị. Tuy vậy cách giải thích đó cũng chứng minh được khuynh hướng tổng quát chuyển
về trạng thái hóa trị II tăng lên từ Ge đến Pb.

Bài 8:
Từ SiO2 đến PbO2 tính bền giảm; PbO2 dễ bị phân hủy tạo ra PbO bền.

Bài 9:
Từ Ge(OH)2 đến Pb(OH)2 tính bazơ tăng, tính axit giảm. Từ X(OH)2 đến X(OH)4 tính
bazơ giảm.

Bài 10:
So sánh nhiệt tạo thành các oxit trên và nhiệt tạo thành của nước.

Bài 11:
1) SnCl2 chuyển thành Sn(OH)2và sau đó cho mất nước
Na2SnO2 + 2H2O → 2NaOH + Sn(OH)2
Sn(OH)2 → SnO + H2O
3)PbO2 + SO2 → PbSO4

Bài 12:
Khi tan trong dung dịch kiềm:
PbO2 + 2KOH + 2H2O → K2[Pb(OH)6]
Và trong kiềm nóng chảy:
4NaOH + PbO2 → Na4PbO4 + 2H2O
natri octoplombat

Bài 13:
a) Cho Pb3O4 tác dụng với dung dịch loãng của H2SO4 hoặc HNO3 tạo nên PbO2 và
muối Pb2+:
Pb3O4 + 4HNO3 → 2Pb(NO3)2 + PbO2 +2H2O
chì octoplombat
107
Bài 14:
a) SnCl2 dễ bị thủy phân tạo ra kết tủa trắng:
SnCl2 + H2O ⇌ Sn(OH)Cl ↓ + HCl
b) So sánh thế tiêu chuẩn E0 Sn2+/Sn và E0 Sn4+/Sn.
c) SnCl2 là chất khử mạnh, có thể khử Hg2+ thành Hg; Fe3+ thành Fe2+.

Bài 15:
a) Vì có tạo ra các phức chất tan:
PbI2 + 2KI → K2[PbI4]
b) SnCl4 tạo ra tinh thể phân tử, còn tinh thể SnCl2 ở dạng polime trong đó có
các nhóm:
Cl

Sn Sn

Cl

Bài 16:
Khi cho axit tác dụng vào PbCO3 sẽ có các quá trình sau:
PbCO3 ⇌ Pb2+ + CO32-
CO32- + H+ ⇌ HCO3-
HCO3- + H+ ⇌ H2CO3
H2CO3 ⇌ H2O + CO2
nhờ đó xảy ra quá trình tan của PbCO3. Trái lại PbCrO4 là muối của axit mạnh,
nên cân bằng tan:
PbCrO4 ⇌ Pb2+ + CrO42-
không chuyển dịch.

Bài 17:
1) SnCl4 + 2Zn → 2ZnCl2 + Sn
2) 2SnCl2 + O2 → SnO2 + SnCl4
3) PbO2 + 4HCl → PbCl2 + Cl2 + 2H2O
4) 2KI + Pb3O + 4H2SO4→3PbSO4 + I2 + K2SO4 + 4H2O
5) 2MnSO4 + 5Pb3O4 + 26HNO3 → 2HMnO4 +
+ 13Pb(NO3)2 + 2PbSO4 + 12H2O
6) Sn +H2SeO4 (loãng) → SnSeO4 + H2 ↑
7) Pb + 2H2SO4 (đặc) → PbSeO4 + SeO2 + 2H2O

Bài 18:
a) So sánh tính số tan của SnS và PbS.
b) SnS có khả năng bị amoni polisunfua oxi hóa đến disunfua, sau đó disunfua
tan trong amonisunfua tạo ra amoni tiostanat tan. PbS không có khả năng đó.
SnS + (NH4)2S2 → SnS2 + (NH4)2S
SnS2 + (NH4)2S → (NH4)2SnS3

Bài 19:
a) SnCl2 + H2S → SnS + 2HCl
108
SnS + (NH4)2S2 → (NH4)2SnS3
SnS32- + 2H+ → SnS2 +H2S
b) "Vàng giả" là SnS2 tan được trong kiềm và trong axit:
SnS2 + 16HNO3 (đặc) → H2SnO3 + 2H2SO4 + 16NO2 + 5H2O
SnS2 + 6KOH → 2K2SnS2 + K2[Sn(OH)6]
(kali tiostanit)
b) PbS và SnS không tan trong những dung dịch axit loãng, tan trong dung
dịch HNO3 và HCl đậm đặc

Chƣơng VI
CÁC NGUYÊN TỐ KIM LOẠI NHÓM IB

Bài 1:
a) Cu, Ag, Au là hững nguyên tố thuộc họ d gần cuối cùng trong các chu kì tương ứng.
Dáng lẽ cấu trúc electron hai lớp ngoài cùng của các nguyên tố này phải là (n - 1)d9ns2
(n ứng với số thứ tự của chu kỳ). Tuy nhiên ở lớp (n - 1)d đã gần hoàn thành, nên việc
chuyển 1 electron ở lớp ns2 sang lớp (n - 1)d sẽ thuận lợi hơn về mặt năng lượng. Vì
vậy, cấu trúc các lớp electron ngoài cùng của 3 nguyên tố Cu, Ag, Au sẽ là (n -
10 1
1)d ns .
b) Năng lượng ion hóa thứ nhất (eV) và ái lực electron (eV) như sau:
Cu Ag Au
0 +
Năng lượng ion hóa X → X (eV) 7,73 7,57 9,22
ái lực electron (eV) 2,4 2,5 2,1
Năng lượng ion hóa giảm từ Cu đến Ag và sau đó tăng lên đến Au. Ái lực
electron tăng từ Cu đến Ag và sau đó giảm.
So với các kim loại kiềm thì năng lượng ion hóa của Cu, Ag, Au cao hơn;
nhưng ái lực electron thì lại cao hơn rất nhiều so với kim loại kiềm và lớn hơn cả oxi,
lưu huỳnh và một số nguyên tố không kim loại khác như N, P …
c) Do có một electron ns1 ở lớp ngoài cùng nên có khả năng hình thành phân
tử hai nguyên tử như các kim loại kiềm (Cu2, Ag2, Au2). Tuy nhiên năng lượng phân li
tương đối lớn so với phân tử của kim loại kiềm trong cùng chu kì. Phân tử M2 của các
kim loại này bền hơn các kim loại kiềm là do có hai liên kết ð bổ xung được hình
thành do cơ chế "cho" gây nên (các cặp electron d tự do và các obital còn trống).

Bài 2:
Với Cu và Ag thì mặc dù phân lớp d được điền đầy đủ nhờ một electron s ở lớp ngoài
cùng nhuyển vào nhưng cấu trúc chưa phải đã bền hoàn toàn, do đó nguyên tử có thể
bị kích thích chuyển thành trạng thái (n-1)d9s1p1, kết quả tạo ra ba electron không cặp
đôi, và như vậy có một hoặc hai electron d tham gia vào quá trình hình thành liên kết
hóa học:

(n-1)d10 ns1 np0

(n-1)d9 ns1 np1

109
Do đó cấc nguyên tố phân nhóm đồng ứng với các mực oxi hóa +1, +2, +3.
Với vàng thì trạng thái oxi hóa +3 là đặc trưng, ở đây cả 2 electron d đều tham gia vào
quá trình hình thành liên kết. Với đồng thì trạng thái đặc trưng là +2; còn với bạc là +1.
Tính bền của trang thái +1 ở bạc là do cấu hình 4d10 có tính bền tương đối lớn, vì rằng
cấu hình đó đã được hình thành từ nguyên tố đứng trước bạc là paladi (Pd): 4d105s0.
Cũng từ cấu trúc đó chúng ta hiểu được tại sao năng lượng ion hóa của Ag lại
bé hơn của Cu.

Bài 3:
a) bán kính nguyên tử của nguyên tố nhóm đồng bé hơn nhiều so với các kim loại
kiềm, do đó lớp 18 e ở sát lớp ngoài cùng, vì vậy các nguyên tố này có thế ion hóa cao
hơn các kim loại kiềm; điều đó đã giải thích nguyên nhân và sự khác nhau về tính chât
của các kim loại nhóm đồng so với các kim loại kiềm.

Bài 4:
a) Ag và Au không bị Oxi oxi hóa vì sản phẩm phản ứng không bền; ở điều kiện
thường các oxi đó không được tạo ra, còn ở nhiệt độ cao thì bị phân hủy.
b) Oxi nguyên tử có hoạt tính hóa học lớn hơn oxi phân tử, có khả năng phản
ứng với bạc ở ngay nhiệt độ thường, tạo ra trên bề mặt một lớp oxi Ag2O hoặc AgO.

Bài 5:
a) Mặc dù hợp chất Cu (II) bền hơn hợp chất Cu(I), chẳng hạn quá trình phân hủy
CuF2 và CuCl2 thành CuF và CuCl và halogen ở nhiệt độ cao, nhưng do tính khử mạnh
của ion I- nên CuI2 bị phân hủy ngay ở điều kiện thường do đó có phản ứng:
2CuSO4 + 4KI → 2CuI + I2 + 2K2SO4
b) Quá trình kết hợp nguyên tử halogen vào phân tử CuX (X là halogen ) chỉ
có thể xảy ra sau khi kích thích nguyên tử đồng 3d104s1 → 3d94s1p1. Với Iot có ái lực
electron bé hơn và bán kính lớn hơn so với các halogen còn lại, do đó khi tạo thành
liên kết Cu - I năng lượng được giải phóng ra bé hơn so với sự tạo thành liên kết tương
tự với nguyên tử halogen khác, năng lượng đó không đủ để gây ra trạng thái kích thích
trên.

Bài 6:
So sánh tích số tan của Cu(OH)2, CuS và hằng số không bền của ion phức
[Cu(NH3)4]2+ để trả lời:
(Tích số tan của Cu(OH)2 : = 5.10-20; của CuS: = 6,3.10-36; hằng số không bền
của phức [Cu(NH3)4]2+ ứng với quá trình:
[Cu(NH3)4]2+ ⇌ Cu2+ + 4NH3 là K = 9,33.10-13 ).

Bài 7:
So sánh hằng số không bền của ion phức:[Cu(NH3)4]2+ ⇌ Cu2+ + 4NH3 K =
-13 -20
9,33.10 và tích số tan của CuCN là 3,2.10 . Kali xianua là chất khử mạnh, có thể
khử được Cu2+ thành CuCN và (CN)2.

Bài 8:

110
a) Biết rằng khi nhúng một thành kim loại vào nước thì trên bề mặt thành kim loại đó
có một lượng ion kim loại nào đó tương ứng với vị trí kim loại trong dãy thứ tự điện
thế.
Cân bằng Cu + H+ ⇌ Cu+ + H sẽ chuyển dịch về bên phải khi có lượng dư ion
CN- tạo ra ion phức [Cu(CN)2]- , nồng độ ion Cu+ nằm trong cân bằng với kim loại sẽ
lớn hơn so với cân bằng điện li của ion phức [Cu(CN)2]- , do đó Cu có thể tan được
trong dung dịch KCN theo phản ứng:
2Cu + 4KCN + 2H2O → 2K[Cu(CN)2] + 2KOH + H2
Với Ag và Au đứng bên phải Cu trong dãy thứ tự điện thế nên nồng độ ion
kim loại Ag+ và Au+ chuyển từ kim loại vào dung dịch bé hơn so với cân bằng điện li
của các ion phức [Ag(CN)2]- và [Au(Cn)2]- , do đó không có khả năng tan trong dung
dịch KCN.
b) Tuy nhiên khi có mặt chất oxi hóa, chẳng hạn oxi của không khí, thì cân
bằng M + H+ ⇌ M+ + H sẽ chuyển dịch sang phải do quá trình oxi hóa hidro, vì vậy
Ag và Au tan trong KCN khi có mặt chất oxi hóa:
4Ag + 8KCN + 2H2O + O2 → 4K[Ag(CN)2] + 4KOH
Với Au cũng có phản ứng tương tự.

Bài 9:
a) So sánh tích số tan của HgI (8,3.10-17) và hằng số không bền của [Ag(NH3)2]+
(5,89.10-8) và của [Ag(CN)2]- (1,0.10-21).
b) Độ tan giảm do tích số tan từ AgCl đến AgI giảm.

Bài 10:
Có các quá trình:
[Ag(NH3)2]+ ⇌ Ag+ + 2NH3
HNO3 → H+ + NO3-
NH3 + H+ ⇌ NH4+
Trong dung dịch có ion Cl- do sự điện li cầu ngoại:
[Ag(NH3)2]Cl → [Ag(NH3)2]- + Cl-
Nhờ quá trình tạo ra ion NH4+ , nên đã làm tăng quá trình điện li ion phức, và
nồng độ ion Ag+ sẽ đủ để đạt đến tích số tan:
Ag+ + Cl- ⇌ AgCl ↓

Bài 11:
a) So sánh tích số tan của AgCl và AgI.
b) So sánh tích số tan của AgCrO4 và AgCl.

Bài 12:
a) SO2 sẽ khử CuBr2 tạo ra CuBr (Tích số tan của CuBr là 5,3.10-9) theo phương trình:
2CuBr2 + SO2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr +CuBr ↓
b) Từ CuSO4 chuyển thành CuBr2, chẳng hạn theo phản ứng:
CuSO4 + BaBr2 → BaSO4 ↓ + CuBr2
Sau đó cho khí SO2 đi qua dung dịch nước lọc có chứa CuBr2, phản ứng xảy ra
như trên.

Bài 13:

111
a) Các halogenua MX không tan trong nước và axit nhưng tan trong dung dịch đậm
đặc của các axit halogen hidric hay các dung dịch halogenua tạo ra các phức chất tan:
AgI + KI → K[AgI2]
b) Vì có khả năng tạo ra phức chất tan có hằng số không bền bé:
AgBr + 2Na2S2O3 → Na3[Ag(S2O3)2] + NaBr
Hằng số không bền của phức [Ag(S2O3)2]3- là 3,5.10-14.
c) Tạo ra kết tủa Ag2S. (Tích số tan của Ag2S là 6,3.10-50).

Bài 14:
Au(OH)3 tan trong NaOH , HNO3 và HCl tạo ra các phức chất:
Au(OH)3 + NaOH → Na[Au(OH)4]
Au(OH)3 + 4HNO3 → H[Au(NO3)4] + 3H2O
Au(OH)3 + 4HCl → H[AuCl4] + 3H2O

Bài19 :
a.
Sau khi trộn C H PO = 0,05M ; C AgNO =0,015M
3 4 3

H3PO4 + 3 AgNO3 Ag3PO4 ↓ + 3 H+ K = Ka1.Ka2.Ka3. Ks–3 = 1037,94


C 0,05 0,015
TPGH 0,045 – 0,015
Do Ka1>>Ka2 >>Ka3  Cân bằng chủ yếu trong dung dịch là :
H3PO4 H+ + H 2 PO4 Ka1 = 10–2,23 (1)
C 0,045 0,015
[] 0,045–x 0,015+x x
(0, 015  x) x
 102,23  x= 8,90.10  [H ]=2,39.10
–3 –2
(1)  K a1  +
0, 045  x
 pH = 1,62
b. Dung dịch A: Sau khi xác định TPGH ta có: Na 3PO4 0,03M
Trong hỗn hợp B, Ban đầu có: C Na PO = 0,02 ; C AgNO =0,015M
3 4 3

 TPGH: : C Na PO = 0,015, Ag3PO4


3 4

Các cân bằng trong dung dịch: Có Kb1 >>Kb2 >> Kb3  Cân bằng chủ yếu
PO34 + H 2O HPO24 + OH– Kb1 = Kw/Ka3 = 10–1,68 (2)
0
Nếu HS tính trong môi trường axit theo E O ,H 2

/ H 2O thì không cho điểm
0
Trong môi trường nước pH=7: dễ dàng tính được E O , H O / OH = 0,817(V) 2 2

Xét phản ứng là kết quả của các quá trình tổ hợp các cân bằng:
Ag Ag+ + 1e K1 = 10–0,799/0,059 (1)
Ag+ + 2 CN– [Ag(CN)2]– K2 = β (2)
1
O 2 + H2O + 2e 2 OH  K3 = 102x0,817/0,059 (3)
2
1
(1)x2+(2)x2+(3) ta được: Ag + O 2 + H 2O + 4CN– 2[Ag(CN)2]– + 2 OH- K
2
(4)
K= (K1.K2)2.K3 = 2,25.1042 >> 1
112
Trong môi trường kiềm pH=14: E O , H O /OH = 0,404(V).

2 2

Tương tự như trên ta cũng tính được K’ = 6,98.1035


CN– là một bazơ yếu nên thực tế hằng số cân bằng của phản ứng nằm giữa K’ và K
(K’<Kpư<K), thực tế 2 giá trị này >>1 nên phản ứng xảy ra hoàn toàn.
KL: Ag có thể tan hoàn toàn trong dung dịch CN–

113
Chƣơng VII
CÁC NGUYÊN TỐ KIM LOẠI NHÓM IIB

Bài 1 :
a) Có lớp (n - 1)d hoàn toàn bền vững với 10 electron.
b) Các kim loại Zn, Cd, Hg có bán kính bé hơn các kim loại kiềm thổ cùng
chu kì, nên khi hình thành liên kết giữa các nguyên tử ở trạng thái kích thích, năng
lượng được giải phóng ra lớn hơn so với quá trình tương tự của các kim loại kiềm thổ,
nên các phân tử Zn2, Cd2, Hg2 có khả năng tồn tại.

Bài 2:
a) Do tính bền đặc biệt của cấu hình 6s2 nên thế ion hóa của thủy ngân rất cao vì vậy
thế tiêu chuẩn cao.

Bài 3:
a) Chỉ có kẽm tác dụng với dung dịch kiềm. Kẽm và cadimi tan được trong dung dịch
HCl và H2SO4 loãng, thủy ngân không phản ứng. Các kim loại đó đều phản ứng với
các dung dịch HNO3 đặc hoặc loãng và đều tan dễ dàng. Riêng thủy ngân khi phản
ứng với HNO3 đặc thu được Hg(NO3)2.
Hg + 4HNO3 → Hg(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
Và với HNO3 loãng khi Hg dư sẽ thu được Hg2(NO3)2:
6Hg + 8HNO3 → 3Hg2(NO3)2 + 2NO + 4H2O

Bài 4:
a) Vì bề mặt có phủ một lớp oxit không tan trong nước nên kẽm không đẩy được H2 ra
khỏi nước.
b) Cho thêm CuSO4 vào dung dịch để tạo ra cặp pin Ganvani: Cu - Zn, khí H2 sẽ thoát
ra nhanh hơn.

Bài 5 :
a) Trong môi trường kiềm, tính khử của kim loại kẽm thể hiện mạnh hơn, vì khi có
mặt ion OH- trên bề mặt của kẽm sẽ mất lớp bảo vệ (Thế điện cực của kẽm trong môi
trường axit là - 0,76V, nhưng trong môi trường kiềm là - 1,22V).
b) Dung dịch nóng ZnCl2 bị thủy phân tạo ra môi trường axit, nên có khả năng
làm tan Zn kim loại.
c) 1) Zn + 2NaOH + 2H2O → H2 ↑ + Na2[Zn(OH)4]
2) Zn + 4NH4OH → H2 + [Zn(NH3)4](OH)2 + 2H2O
3) Zn + 2NH4Cl + 2H2O → ZnCl2 + H2 + 2NH4OH

Bài 6:
a) Những kim loại mà nhiệt tạo thành của oxit kim loại đó phải lớn hơn nhiệt tạo
thành của CO2.
b) Có thể bằng cách đun nóng hỗn hợp, HgO sẽ bị phân hủy:
2HgO → 2Hg + O2
Hòa tan oxit kẽm và cadimi còn lại trong axit HCl. Cho khí H2S đi qua dung
dịch, CdS sẽ kết tủa, còn lại muối kẽm trong dung dịch. Từ dung dịch muối kễm cho
kết tủa ở dạng hidroxit, nung kết tủa tạo ra ZnO. Từ Hg chuyển thành HgO và từ CdS
tìm cách chuyển thành CdO (CdS không tan trong axit loãng).
114
Bài 7:
a) Khi cho dung dịch các muối kẽm và cadimi tác dụng với kiềm mạnh. Các hidroxit
Zn(OH)2, Cd(OH)2 sẽ thoát ra dưới dạng kết tủa trắng. Hg(OH)2 sẽ bị phân hủy ngay
khi mới được tạo thành:
Hg(NO3)2 + 2KOH → HgO + 2KNO3 + H2O
do đó khi cho muối thủy ngân tác dụng với dung dịch kiềm mạnh sẽ sinh ra
thủy ngân oxit màu vàng. HgO không tan trong kiềm dư. Hidroxit Zn(OH) 2 tan trong
kiềm dư còn Cd(OH)2 khó tan.
b) Tính axit giảm Hg(OH)2 hầu như không có tính axit.
có thể giải thích do quá trình tạo phức:
M(OH)2 + OH- ⇌ [M(OH)3]-
M(OH)2 + 2OH- ⇌ [M(OH)4]2-
Ion Hg2+ có bán kính lớn hơn ion Zn2+ do đó kết hợp với phối tử OH- yếu hơn
so với ion Zn2+. Vì thế, ion phức [Hg(OH)4]2- có độ bền bé hơn so với ion phức
[Zn(OH)4]2- nên trong thực tế không tạo ra trong dung dịch ngay cả khi nồng độ ion
OH- khá lớn.

Bài 8:
a) Khi hòa tan Natri zincat trong nước xảy ra các quá trình sau:
Na2[Zn(OH)4] ⇌ 2Na+ + [Zn(OH)4]2-
[Zn(OH)4]2- ⇌ [Zn(OH)3]- + OH-
[Zn(OH)3]- ⇌ Zn(OH)2 + OH-
cân bằng sẽ chuyển dịch mạnh về bên phải do nồng độ ion OH- khá bé. Các
phân tử H2O làm nhiệm vụ thay thế các phối tử OH- trong cầu nội của phức chất.

Bài 9:
So sánh tích số tan của ZnCO3 và ZnS.

Bài 10:
Có thể lấy muối Pb(NO3)2 và ZnSO4.

Bài 11:
a) Có phản ứng trao đổi tạo ra HgCl2 là chất điện li kém.
b) Hg có độ điện âm tương đối lớn nên liên kết trong các hợp chất đó có bản
chất cộng hóa trị ở mức độ khá lớn.

Bài 12:
a) Một trong những nguyên nhân gây ra khả năng tạo phức là do bán kính bé của các
kim loại phân nhóm kẽm, nhờ vậy các phối tử có khả năng liên kết bền với các ion kim
loại đó.
b) Thủy ngân tác dụng với Iod ngay ở nhiệt độ thường. Với dung dịch I 2 + KI tạo ra
ion phức [HgI4]2-:
Hg + I2 + 2KI → K2[HgI4]

115
Chƣơng VIII
CÁC NGUYÊN TỐ KIM LOẠI NHÓM VIB

Bài 1:
a) Lớp (n - 1)d chưa hoàn chỉnh; bán kính nguyên tử tăng từ Crom đến
Molibden, nhưng gần như không đổi khi chuyển từ Molibden đến vonfram do có hiện
tương co lantanit. Thế ion hóa tăng vì các lớp vỏ electron của nguyên tử bị co lại đặc
biệt mạnh khi chuyển từ Mo đến W.
Vì những lí do đó nên Mo và W có tính chất hóa học giống nhau hơn so với
crom.
Bài 2:
b) So sánh thế điện cực chuẩn:
E0Cr2+/Cr và E0Cr3+/Cr

Bài 3:
a) Có tính khử mạnh, ngay trong dung dịch khi không có chất oxi hóa cũng bị nước
phân hủy dần:
2CrCl2 + 2H2O → 2Cr(OH)Cl2 + H2
b) Tránh hiện tượng oxi của không khí oxi hóa CrCl2.

Bài 4:
a) Chỉ thể hiện tính bazơ: tan trong axit.
b) 4CrCl2 + 2H2O + O2 → 4Cr(OH)Cl2
c) Trong môi trường axit, oxi của không khí oxi hóa CrCl2:
4[Cr(H2O)6]2+ + O2 + 4H+ → 4[Cr(H2O)6]3+ + 2H2O

Bài 5:
Ở mức oxi hóa cao, cấu hình electron của S6+ và Cr6+ tương tự nhau, do đó hợp chất có
chứa S6+ và Cr6+ có tính chất tương tự nhau.

Bài 6:
a) (NH4)2Cr2O7 
0
t
Cr2O3 + N2 + 4H2O
Hòa tan hỗn hợp trong nước thu được Cr2O3.
b) Cr2O3 + 3K2S2O7 → Cr2(SO4)3 + 3K2SO4
Cr2O3 + 2KOH → 2KCrO2 + H2O
chứng minh tính lưỡng tính của Cr2O3 tinh thể.

Bài 7 :
b) Có thể bằng cách sau: cho hỗn hợp KCrO2 và KAlO2 thủy phân trong môi trường
axit, sau đó cho axit dư chuyển thành muối Cr3+ và Al3+. Cho thêm chất oxi hóa, chẳng
hạn HClO oxi hóa Cr3+ thành Cr2O72-. Cho thêm kiềm sẽ có Al(OH)3 xuất hiện. Dung
dịch còn lại có chứa hỗn hợp CrO42- và Cr2O72-, từ dung dịch này chuyển thành muối
Cr3+ sau đó tạo ra Cr(OH)3.

Bài 8:
Màu sắc của dung dịch thay đổi theo số lượng phối tử H2O trong cầu nội. Ví dụ:

116
[Cr(H2O)6]Cl3: xanh tím
[Cr(H2O)5Cl]Cl2: xanh sáng
[Cr(H2O)4Cl2]Cl: xanh tối
Số phối tử đó phụ thuộc vào các yếu tố nhiệt độ, nồng độ, pH của dung dịch
làm cho thành phần của phức thay đổi.

Bài 9:
b) Điều chế hỗn hợp sunfocromic bằng cách hòa tan 85 gam CrO3 tan trong 120ml
H2O + 500ml H2SO4 98%; hoặc dung dịch 5% (theo trọng lượng) K2Cr2O7 trong
H2SO4 98%.

Bài 10:
Cho CrO3 hòa tan trong dung dịch loãng KOH tạo ra K2CrO4, sau đó axit hóa dung
dịch K2CrO4 tạo ra K2Cr2O7. Cho dung dịch K2Cr2O7 tác dụng với chất khử trong môi
trường axit tạo ra Cr2(SO4)3 sau đó chuyển thành Cr(OH)3, nhiệt phân Cr(OH)3 tạo ra
Cr2O3.

Bài 11:
2CrO3 + 6Fe(OH)2 → Cr2O3 + 3Fe2O3 + 6H2O
CrO3 + 3Fe(OH)2 + 3H2O → Cr(OH)3 + 3Fe(OH)3

Bài 12:
a) Giữa CrO42- và Cr2O72- có tồn tai cân bằng sau đây trong dung dịch:
2CrO42- + 2H+ ⇌ Cr2O72- + H2O
Từ đó ta thấy ion Cr2O72- tồn tại trong môi trường axit; ion CrO42- tồn tại trong
môi trường kiềm.
b) Khi cho KOH vào dung dịch muối Cr3+ tạo ra kết tủa keo, xanh xám, kết tủa
tan trong kiềm dư.
Khi cho KOH vào dung dịch K2Cr2O7 cân bằng trên sẽ chuyển sang trái, dung
dịch sẽ chuyển từ vàng da cam sang vàng.

Bài 13 :
b) Dùng chất oxi hóa chẳng hạn CaOCl2 hoặc HClO, oxi hóa muối Cr3+ tạo thành
Cr2O72- sau đó chuyển thành CrO3. Ví dụ:
Cr2(SO4)3 + 3HClO + 4H2O → H2Cr2O7 + 3HCl + 3H2SO4
từ K2Cr2O7 điều chế CrO3:
K2Cr2O7 + H2SO4 (đặc) → CrO3 + K2SO4 + H2O

Bài 14:
Khi đun nóng thế điện cực sẽ thay đổi. Vì vậy khi cho HCl đặc tác dụng với tinh thể
K2Cr2O7 và đun nóng sẽ có khí Clo thoát ra, nếu ngừng đun phản ứng sẽ dừng lại.
Phản ứng này dùng để điều chế một lượng nhỏ khí Clo, khi ngừng đun khí Clo sẽ
không thoát ra nữa.
K2Cr2O7 + 14HCl → 2KCl + 2CrCl3 + Cl2 + 7H2O

Bài15 :
a) Dùng những chất có thế tiêu chuẩn lớn hơn thế tiêu chuẩn của
Cr2O7-2/Cr3+.
117
b) Từ K2CrO4 chuyển thành K2CrO7, sau đó cho tác dụng với H2SO4 đặc tạo ra
CrO3. Cho CrO3 tinh thể tác dụng với khí HCl tạo ra cromylclorua. Hoặc cho H2SO4
đặc tác dụng trực tiếp lên K2CrO4 thu được CrO3, sau đó cho tác dụng với khí HCl:
CrO3 + 2HCl → CrO2Cl2 + H2O

Bài 16:
Dựa và sự chuyển dịch cân bằng:
Cr2O72- + H2O ⇌ 2H+ + 2CrO42-
để giải thích hiện tượng, đồng thời so sánh tích số tan của Ag2Cr2O7; Ag2CrO4;
BaCrO4.
1) Tạo ra kết tủa đỏ nâu Ag2CrO4.
2) Tạo ra kêt tủa vàng BaCrO4
3) Tạo ra kết tủa BaSO4. Chú ý rằng H2CrO4 là một axit mạnh (K1=2.10-1;
K2=3.10-7) nhưng yếu hơn H2SO4, BaCrO4 có tích số tan là 1,2.10-10. Vì vậy trong
dung dịch có cân bằng:
BaCrO4 ↓ ⇌ Ba2+ + CrO42-
trong dung dịch H2SO4, cân bằng trên chuyển sang phải do quá trình tạo thành
Cr2O72-, trong dung dịch có chứa ion Ba2+ sẽ hình thành kết tủa BaSO4.

Bài 17:
b) Có thể bằng cách:
Cr2O3 + 3K2S2O7 → Cr2(SO4)3 + 3K2SO4
tiếp tục oxi hóa Cr2(SO4)3 trong môi trường kiềm khi có mặt ion NH4+.

Bài 18:
1) Cr2O72- + 14H+ + 6Br- → 2Cr3+ + 3Br2 + 7H2O
2) Phải có điều kiện
3) Không
4) Cr2O72- + 8H+ + 3H2S → 2Cr3+ + 3S + 7H2O
5) Cr2O72- + 14H+ + 3Hg22+ → 2Cr3+ + 6Hg2++ 7H2O
6) Cr2O72- + 14H+ + 3Cu → 2Cr3+ + 3Cu2+ + 7H2O
7) Không

Bài 19:
1) Cr2O72- + 6I- + 14H+ → 2Cr3+ + 3I2 +7 H2O
2) Cr2O72- + 8H+ + 3H2S → 2Cr3+ + S ↓ + 7H2O
3) 2CrO42- + 3H2S + 2H2O → 2Cr(OH)3 + 3S + 4OH-
4) Cr2O72- + 3SO2 + 2H+ → 2Cr3+ + 3SO42- + H2O
5) CrO42- + 3Fe2+ + 8H+ → Cr3+ + 3Fe3+ +4H2O
6) Cr3+ +3[Fe(CN)6]3- +8OH-→CrO42- +3[Fe(CN)6]4-+4H2O

Bài 20:
1) 2CrO3 + 3H2O2 + 3H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 3O2 + 6H2O
2) 2CrBr3 + 3H2O2 + 10NaOH → 2Na2CrO4 + 6NaBr + 8H2O
3) 2CrO3 + 6HI → 2Cr(OH)3 + 3I2
4) Cr2(SO4)3 + 3Br2 + 16NaOH → 2Na2CrO4 + 6NaBr + 3Na2SO4 + 8H2O
5) Cr2O3 + 6K3[Fe(CN)6] + 10KOH → 2K2CrO4 + 6K4[Fe(CN)6] + 5H2O
6) Cr2(SO4)3 + 6KMnO4+16KOH→2K2CrO4 + 6K2MnO4 + 3K2SO4 + 8H2O
118
Chƣơng IX
CÁC NGUYÊN TỐ KIM LOẠI NHÓM VIIB
Bài 1 :
b) Hoạt tính hóa học giảm từ Mn đến Re.
c) Mn tan trong HCl và H2SO4 loãng. Các kim loại Re và Tc phản ứng với các
axit HNO3 và H2SO4 đặc. Ví dụ:
3Tc + 7HNO3 → 3HTcO4 + 7NO + 2H2O
2Re + 7H2SO4 → 2HReO4 + 7SO2 + 6H2O

Bài 2:
a) Điện phân dung dịch MnSO4 tương tự như quá trình điện phân dung dịch NiSO4
hoặc CuSO4.
b) Có thể điều chế Mn bằng phương pháp nhiệt kim hoặc nhiệt silic:
3Mn3O4 + 8Al → 9Mn + 4Al2O3
MnO2 + Si → Mn + SiO2

Bài 3:
a) Chuyển MnO thành MnSO4 hoặc MnCl2, sau đó cho dung dịch muối Mn2+ tác dụng
với kiềm thu được kết tủa Mn(OH)2 mầu trắng.
b) Có thể dùng phản ứng :
2Mn(OH)2 + O2 (không khí) + 2H2O → Mn(OH)4

Bài 4:

1) 3MnSO4 + 2KClO3 + 12KOH → 3K2MnO4 + 2KCl + 6H2O + 3K2SO4


2) 2MnSO4 + 5PbO2 + 6HNO3 → 2HMnO4 + 3Pb(NO3)2 + 2PbSO4 + 2H2O
3) MnSO4 + 2H2O2 + 4KOH → K2MnO4 + 4H2O + K2SO4
4) MnSO4 + 2Br2 + 8NaOH → Na2MnO4 + 4H2O + 4NaBr + Mn2SO4
5) MnSO4 + CaOCl2 + 2NaOH → MnO2 + Na2SO4 + CaCl2 + H2O

Bài 5 :
a) Ví dụ phản ứng:
3MnO2 + KClO3 + 6KOH → 3K2MnO4 + KCl + 3H2O
2MnO2 + 3PbO2 + 6HNO3 → 2HMnO4 + 3Pb(NO3)2 + 2H2O

Bài 6:
a) Có thể cho MnO2 tác dụng với HCl đặc thu được MnCl2:
MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
Nung hỗn hợp MnO2 + KClO3 + KOH rắn phản ứng tạo ra K2MnO4 (Xem bài
5), hòa tan, lọc dung dịch nước lọc có K2MnO4. Axit hóa dung dịch K2MnO4 thu được
KMnO4. Đun nóng dung dịch ở 800C, sau đó làm nguội, tinh thể KMnO4 xuất hiện.
Muốn thu được Mn2O7, cho H2SO4 đặc tác dụng với tinh thể KMnO4:
2KMnO4 + H2SO4 → 2HMnO4 + K2SO4
2HMnO4 → Mn2O7 + H2O
b) Nung hỗn hợp Ba(OH)2 và MnO2 trong không khí:
2Ba(OH)2 + 2MnO2 + O2 → 2BaMnO4 + 2H2O
3BaMnO4 + 2H2O → Ba(MnO4)2 + MnO2 + 2Ba(OH)2
119
Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3 + H2O
lọc và rửa sản phẩm, Ba(MnO4)2 còn lại trong dung dịch.

Bài 7:
Trong dung dịch có tồn tại cân bằng sau:
3MnO42- + 2H2O ⇌ 2MnO4- + MnO2 + 4OH-
từ cân bằng đó có thể thấy được ion MnO42- tồn tại trong môi trường kiềm;
-
MnO4 bền trong môi trường axit.

Bài 8:
a) Có thể bằng các phản ứng:
K2MnO4 + 2H2S + 2H2SO4 → 2S + MnSO4 + K2SO4 + 4H2O
2K2MnO4 + Cl2 →2KMnO4 + 2KCl
4K2MnO4 + O2 + 2H2O → 4KMnO4 + 4KOH
b) H2MnO4 không bền nhanh chóng bị phân hủy:
K2MnO4 + H2SO4 → H2MnO4 + K2SO4
2H2MnO4 → 2HMnO4 + MnO2 + 2H2O

Bài 11:

1) 2KMnO4 + 3MnCl2 + 2H2O → 5MnO2 + 2KCl + 4HCl


3) 2KMnO4 + 10KI + 3H2SO4 → 2MnSO4 + 6K2SO4 + 5I2 + 8H2O
4) 2KMnO4 + 6KI + 4H2O → 2MnO2 + 3I2 + 8KOH
Bài 12:

1) 2MnCl2 + 4KClO + 8KOH → 2K2MnO4 + 8KCl + 4H2O


với phương trình dạng ion:
2Mn2+ + 4ClO- +8OH- → 2MnO42- + 4Cl- + 4H2O
theo ví dụ trên, viết phương trình phân tử dựa vào các phương trình ion sau:
2) 2MnO4- + 5NO2- + 6H+ → 2Mn2+ + 5NO3- + 3H2O
3) 3MnO4- + 5Fe + 24H+ → 3Mn2+ + 5Fe3+ + 12H2O
4) 5Mn2+ + 2BrO3- + 4H2O → 5MnO2 + Br2 + 8H-
5) 2MnO4- + H2O2 + 2OH- → 2MnO42- + O2 + 2H2O

Bài 13:

Dựa vào thế tiêu chuẩn để giải thích.


Bài 16 :
a. Phương trình phản ứng
1500 C
K2MnF6 (r) + 2 SbF5( l) 2 KSbF6 (r) + F2 (k) + MnF2 (r) (1)
b. Dễ dàng tính được số mol của K2MnF6 là 0,81mol và SbF5 là 3,1 mol
 Theo (1) nếu hiệu suất tạo F2 là 100% thì số mol F2 thu được là 0.81 mol
nRT 0,81 0, 082  300,3
VF2    19,9584(l ) Vì h=36%  Thực tế V F2 = 7,185 (l)
P 1
Bài 17:
Gọi công thức của oxit Mangan là MnxOy. Ta có sơ đồ:
120
n
MnxOy  MnxOy–n + O2
2
Khối lượng mol của oxit: x.54,93 + y.16,00  54,93 + (y–n).16,00.
Phần trăm khối lượng oxit: 100%  100% – 12,27%
x.54,93  ( y  n).16,00
Do đó ta có:  1  0,1227.
x.54,93  y.16,00
x.54,93  y.16,00 n.16,00 ( x.54,93  y.16,00).0,1227
.  1  0,1227.   n.
x.54,93  y.16,00 x.54,93  y.16,00 16,00
Thử hệ thống các giá trị x, y ta tìm được giá trị hơp lí x =2, y =6 và n =2.
Tức oxit của Mangan là Mn2O6 hay 3MnO2.
Vậy oxit đó là: 3MnO2.
Phương trình phản ứng: 3MnO2  Mn3O4 + O 2

121
Chƣơng X
CÁC NGUYÊN TỐ KIM LOẠI NHÓM VIIIB
Bài 4:
a) Phân tử được hình thành theo cơ chế "cho - nhận" nhờ các obital lai hóa dsp3 của
nguyên tử Fe.
3d 4s 4p

và các cặp electron của 5 phân tử CO (xem bài 262)


b) Fe(CO)5 điều chế bằng cách nung bột sắt trong dòng khí CO ở 150 - 2000C
với áp suất khoảng 100at.
Fe + 5CO → Fe(CO)5

Bài 5:
a) Trong dung dịch nước ion Fe2+ ở dạng ion phức [Fe(H2O)6]2+ có độ bền kém hơn
ion phức [Fe(CN)6]4-, nên [Fe(H2O)6]2+ có tính khử mạnh hơn.
b) Xem bài tập 427.

Bài 6:
b) 2K3[Fe(CN)6] + H2O2 +2KOH→2K4[Fe(CN)6] + O2 +2H2O
c) 2K4[Fe(CN)6] + H2O2 + 2HCl → 2K3[Fe(CN)6] + 2KCl + 2H2O
Bài 7:

1) Fe2(SO4)3 + Na2SO3 + H2O → 2FeSO4 + Na2SO4 + H2SO4


2) 6FeSO4 + 2HNO3 + 3H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + 2NO + 4H2O
3) 3FeSO4 + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 3H2SO3 + 2H2O
5) 2FeCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O → 2Fe(OH)3 + 6NaCl + 3CO2

Bài 8 :

3) 6Fe2+ + BrO3- + 6H+ → 6Fe3+ + Br- + 3H2O


4) 5[Fe(CN)6]4- + MnO4- + 8H+ → 5[Fe(CN)6]3- + 4H2O + Mn2+
5) 2[Fe(CN)6]4- + H2O2 + 2H+ → 2[Fe(CN)6]3- + 2H2O

Bài 9:
Ví dụ viết theo dạng sau:
2FeCl3 + H2S → S ↓ + 2FeCl2 + 2HCl

Bài 13:
Trong phức [NiCl4]2 -, ion Ni2+ có phân lớp ngoài cùng là 3d8 ở trạng thái lai hoá sp 3

nên phức có hình tứ diện. sp3

122
3d8 Cl -
Cl- Cl- Cl-

Cl
2-

Ni
Cl
Cl
Cl

Nguyên tử Ni 2+ trong phức vẫn còn 2 electron đô ̣c thân nên phức thuâ ̣n từ.
b. Trong phức [Ni(CN)4]2 -, ion Ni2+ ở trạng thái lai hoá dsp 2 nên phức có hình vuông
phẳ ng. dsp2
3d8 CN- CN- CN- CN-
2-
NC CN
Ni
NC CN

Như vâ ̣y phức không còn electron đô c̣ thân nên phức là phức nghịch từ.
Bài 14:
1/ Để viết được sơ đồ của pin trước tiên phải tính được thế khử của từng cặp oxi
hoá khử trong điều kiện đã cho.
UO22+ + 4H+ + 2e ⇋ U4+ + 2H2O
Fe3+ + 1e ⇋ Fe2+
4
0,059 CCuO22  . C H 
E UO 2  / U 4   E 0
UO 22 / U 4   lg
2 n CU 4 
0,059 0,015 . 0,030 4
= 0,42 + lg
2 0,200
= 0,207 V
0,059 CFe 3
EFe 3 / Fe 2  EFe
0
3
/ Fe 2
 lg
n CFe 2
0,01
= 0,77 + 0,059 lg
0,025
= 0,746V
Nhận thấy: E Fe 3
/ Fe 2 
dương hơn E UO 2
/ U 4
2

 Sơ đồ pin được lập như sau:


2+
(-) UO 2 0,015M Fe3+ 0,01M (+)
4+
Pt U 0,200M Fe3+ 0,025M Pt
H+ 0,03M H+ 0,5M

2/. Khi pin ngừng hoạt động thì Epin = 0 và hệ đạt đến trạng thái cân bằng. Phản
ứng xảy ra khi pin hoạt động.
2Fe3+ + U4+ + 2H2O ⇋ 2Fe2+ + UO22+ + 4H+

123
2 4
0 0,059 C Fe 2  .CUO22  . C H 
Epin = E pin - lg 2
2 C Fe 3 . C 4 
U

0,059
E0pin = lg K C
2
2 E0 2(0,77  0,42)
KC = 10 = 10
0,059 0,059
KC = 1011,86
Nhận thấy KC lớn  Phản ứng được coi như là hoàn toàn.
2Fe3+ + U4+ + 2H2O  2Fe2+ + UO22+ + 4H+
BĐ 0,010 0,200 0,025 0,015 0,030
PƯ 0,010 0,005 0,01 0,005 0,020
SPƯ 0 0,195 0,035 0,020 0,050
Nồng độ của
Fe2+ = 0,035M UO22+ = 0,02M
4+
U = 0,195M H+ = 0,05M (tại cực trái)
H+ = 0,5M (tại cực phải)

Bài 15:
a, MnO2(r) + 4H+(aq) + 2e Mn2+(aq) + 2H2O(l) (2) Eo = 1,21V
O2(k) + 4H+ (aq) + 4e 2H2O (l) (3) Eo = 1,23V

(3) - (2)x2 ta có :
2Mn2+(aq) + O2(k) + 2H2O(l) 2MnO2(r) + 4H+(aq) (1) K1
pư (2) Go2= - nFEo2= -233,5 kj mol-1
pư (3) Go3= - 4ã 96487ã 1,23 = 474716,04 j mol-1 = 474,7 kj mol-1
phản ứng (1) Go1 = Go3 - 2Go2 = - 7,7 kj mol-1
Go1 - 7700
Go1 = - RT lnK1 lnK1= = = 3,108
2 -1
k1 = 22,4M atm - RT - 8,314 ã 298
b,
2Mn2+(aq) + O2(k) + 2H2O(l) 2 MnO2(r) + 4H+(aq) (1) K1=22,4

Mn2+ (aq) + mùn (aq) Mn(mùn)2+(aq)  =105 M

2Mn(mùn)2+(aq) + O2(k) + 2H2O(l) 2MnO2(r) + 2mùn(aq) + 4H+(aq) k2


K2 = K1 / 2 = 2,24ã10-9 M4 atm-1 [mùn]2 [H+]4
K2 =
[Mn(mùn)2+]2 P(O2)
+
c, dựa vào K2 , [mùn] , [H ] , P(o2) để tính nồng độ phức mùn
pH = 5 [Mn(mùn)2+] = 4,7 ã 10-10M
pH = 8 [Mn(mùn)2+] = 4,7 ã 10-16M pH càng lớn nồng độ phức mùn càng nhỏ .
Đất kiềm sẽ thiếu Mn
Bài 16 :

124
Co2+ + 2OH- = Co(OH)2 (1)
4Co(OH)2 + O2 + 2H2O = 4Co(OH)3 (2)
+ 2+
Co(OH)2 + 2H = Co + 2 H2O (3)
+ 2+
2Co(OH)3 + 4H + H2O2 = 2Co + O2 + 6H2O (4)
- Trong 12,305 g chất rắn : Co(OH)2 : x mol Co(OH)3 : y mol
có hệ p/t : x + y = 0,125 và 93x + 110y = 12,305 0,25 đ
x = 0,085 y = 0,04
% m Co(OH)2 bị oxy hoá = 0,04/ 0,125 = 0,32 = 32%

Bài 17:
Fe  S   FeS
0
t

Thành phần B gồm có FeS, Fe và có thể có S.


FeS +2HCl  FeCl2  H 2 S
Fe +2HCl  FeCl2  H 2
Vậy trong C có H2S và H2. Gọi x là % của H2 trong hỗn hợp C
(2x + 34 (100 – x)/100 = 10,6.2 = 21,2  x = 40%
Vậy trong C, H2 = 40% theo số mol; H2S = 60%
a. Đốt cháy B: 4FeS +7 O2  2Fe2O3  4SO2
4Fe + 3O2  2Fe2O3
S + O2  SO2
Thể tích O2 đốt cháy FeS là: (3V1/5). (7/4) = 21V1/20
Thể tích O2 đốt cháy Fe là: (2V1/5). (3/4) = 6V1/20
Tổng thể tích O2 đốt cháy FeS và Fe là:
21V1/20 + 6V1/20 = 27V1/20
Thể tích O2 đốt cháy S là: V2 - 27V1/20 = V2 – 1,35V1
Vậy V2  1,35v1
3V1
.88.100
b. % FeS  5
3V1 2V
.88  1 / 56  32(V2  1,35V1 )
5 5
5280V1 165V1
  %
75, 2V1  32(V2  1,35V1 ) V2  V1
2V1
.56.100
70V1
% Fe  5  %
32(V2  V1 ) V2  V1
32(V2  1,35V1 ).100 100V2  135V1
%S   %
32(V2  V1 ) V2  V1
c. Nếu dư S so với Fe thì tính hiệu suất phản ứng theo Fe. Trường hợp này H = 60%.
Nếu dư Fe so với S, tính hiệu suất phản ứng của phản ứng theo S. Trường hợp này H >
60%.  Vậy hiệu suất thấp nhất của phản ứng nung trên là 60%.
d. Nếu H = 75% có nghĩa là Fe dư. nFeS = 3nS dư. nFeS tỉ lệ 3V1/5.
Vậy nS tỉ lệ với V1/5.

125
5280V1 5280V1
% FeS    64, 7%
32V1 81, 6V1
75, 2V1 
5
2240V1
% Fe   27, 45%
81, 6V1
%S  100  (64,7  27, 45)  7,85%

Bài 19:
a. Các phương trình phản ứng xẩy ra :
Fe2+ + 6CN- → [Fe(CN)64- ]
[Fe(CN)64- ] + 2Fe2+ → Fe2[Fe(CN)6] ↓ trắng
3[Fe(CN)64- ] + 4Fe3+ → Fe4[Fe(CN)6]3 ↓ Xanh đậm.
[Fe(CN)64- ] + 4Ag+ → Ag4[Fe(CN)6] ↓ trắng
5[Fe(CN)64- ] + MnO4- + 8H+ → Mn2+ + 4H2O + 5[Fe(CN)63- ]
2[Fe(CN)63- ] + 3Fe2+ → Fe3[Fe(CN)6]2↓ Xanh
Hoặc :
K+ + [Fe(CN)63- ] + Fe2+ → KFe[Fe(CN)6] ↓ Xanh
2[Fe(CN)63- ] + Pb(OH)2 + 2OH- → 22[Fe(CN)64- ] + 2H2O + PbO2 ↓ nâu
b. Phức A là phức nghịch từ.
Bài 20:
a. Để xác định tích số tan KS của AgI, cần thiết lập sơ đồ pin có các điện cực Ag làm
việc thuận nghịch với Ag+. Điện cực Ag nhúng trong dung dịch nào có [Ag+] lớn hơn
sẽ
đóng vai trò catot. Vậy sơ đồ pin như sau:
(-) Ag │ I-(aq), AgI(r) ║ Ag+(aq) │ Ag(r) (+)
Hoặc: (-) Ag, AgI(r) │ I-(aq) ║ Ag+(aq) │ Ag(r) (+)
Phản ứng ở cực âm: Ag(r) + I−(aq) AgI(r) + e K 11
Phản ứng ở cực dương: Ag+(aq) + e Ag(r) K2
Phản ứng xảy ra trong pin: Ag+(aq) + I-(aq) AgI(r) K S-1 (1)
( E 0 + -E 0 ) / 0,059
Trong đó K S-1 = K 11 .K2 = 10 Ag /Ag AgI/Ag,I-
≈ 1,0.1016 KS = 1,0.10−16.

b. Gọi S là độ tan của AgI trong nước nguyên chất, ta có:


AgI↓ Ag+ + I- KS = 10-16
S S
Vì quá trình tạo phức hidroxo của Ag không đáng kể, I- là anion của axit mạnh HI,
+

nên:
S = KS =1,0.10-8 M

126
c.Theo qui ước: quá trình oxi hóa Fe2+ xảy ra trên anot, quá trình khử Au3+ xảy ra trên
catot, do đó điện cực Pt nhúng trong dung dịch Fe3+, Fe2+ là anot, điện cực Pt nhúng trong
dung dịch Au3+, Au+ là catot:
(-) Pt │ Fe3+(aq), Fe2+(aq) ║ Au3+(aq), Au+(aq) │ Pt (+)
Phản ứng ở cực âm: 2x Fe2+(aq) Fe3+(aq) + e K 11
Phản ứng ở cực dương: Au3+(aq) + 2e Au+(aq) K2
Phản ứng trong pin: Au3+(aq) + 2Fe2+(aq) + 3+
Au (aq) + 2Fe (aq) K (2)
2( E 0 -E 0 3+
K = (K 11 )2.K2 = 10
) / 0,059
Au3+ /Au 
Fe /Fe2+

Trong đó thế khử chuẩn của cặp Fe3+/Fe2+ được tính (hoặc tính theo hằng số cân bằng)
như sau:
Fe3+ + 3e Fe E0(1) = -0,037 V, G0(1) = -3FE0(1)
Fe2+ + 2e Fe E0(2) = -0,440 V, G0(2) = - 2F E0(1)
-ΔG 0 (3) ΔG0 (1) - ΔG0 (2)
Fe3+ + e Fe2+ E0(3) = = = 3E0(1)- 2E0(2) = 0,77V
F F
→ K = (K 11 )2.K2 = 102(1,260,77) / 0,059 = 1016,61
Ở điều kiện tiêu chuẩn, sức điện động chuẩn của pin trên sẽ là:
E0pin = E0 3+ + - E0 3+ 2+ = 0,49 V
Au /Ag Fe /Fe

127
C. PHẦN KẾT LUẬN
Sau mô ̣t quá triǹ h nghiên cứu tôi rút ra được những kết luận sau:
I- TẦM QUAN TRỌNG CỦA HÓA HỌC KIM LOẠI.
Hóa học kim loại là nội dung cơ bản nhất của hóa học vô cơ. Hiểu rõ kiến thức
hóa học kim loại mới có thể nghiên cứu các vấn đề khác của hóa học vô cơ như: liên kết,
cấu tạo, dự đoán phản ứng, tổng hợp các chất vô cơ mong muốn, xác định cấu tạo các
hợp chất vô cơ, dự đoán tính chất lý hóa của chúng.
Việc đưa nội dung này vào chương trình có ý nghĩa rất lớn, giúp cho học sinh hiểu đầy
đủ và sâu sắc một kiến thức nền tảng của hóa học vô cơ. Bước đầu cho học sinh tiếp cận
với các hóa học vô cơ nâng cao so với chương trình hóa học phổ thông.
II- TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ NỘI DUNG KIẾN THỨC HÓA HỌC KIM LOẠI
TRONG CÁC TÀI LIỆU HIỆN HÀNH
Trong các tài liê ̣u hiê ̣n hành , lý thuyết về hóa học kim loại đã tương đối đầy đủ,
nhưng các dạng bài tập thì chưa phong phú và chưa được phân loại rõ ràng và bó hẹp
trong những dạng bài xác định tính chất hoặc liên quan tới các kiến thức khác của hóa
học kim loại ở mức độ đơn giản.
Hơn nữa , bài tập vận dụng lý thuyết hóa kim loại chưa có da ̣ng tổ ng hơ ̣p để bồ i
dưỡng năng lực tư duy, chưa được định lượng hóa.
III- VAI TRÒ CỦA BÀI TẬP TRONG VIỆC BỒI DƢỠNG HỌC SINH GIỎI.
Để đặt ra được các yêu cầu cho học sinh (HS) trong quá trình giảng dạy thì việc
lựa chọn, xây dựng các bài tập là việc làm rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi GV.
Thông qua bài tập, GV sẽ đánh giá được khả năng nhận thức, khả năng vận dụng kiến
thức của HS. Bài tập là phương tiện cơ bản nhất để dạy HS tập vận dụng kiến thức vào
thực hành , thực tế s ự vận dụng các kiến thức thông qua các bài tập có rất nhiều hình
thức phong phú. Chính nhờ việc giải các bài tập mà kiến thức được củng cố, khắc sâu,
chính xác hóa, mở rộng và nâng cao. Cho nên, bài tập vừa là nội dung, vừa là phương
pháp, vừa là phương tiện để dạy tốt và học tốt.

128
Sau mô ̣t quá trình nghiên cứu, đề tài đã thu đươ ̣c những kế t quả sau:
1. Đã hướng dẫn được học sinh biết cách đọc tài liệu để giải quyết vấn đề nghiên cứu lý
thuyết về kim loại thông qua các câu hỏi nhằm khác sâu các kiến thức cần nhớ, phát huy
tính độc lập sáng tạo cưa học sinh nhất là học sinh giỏi.
2. Đã phân tić h chương triǹ h hóa ho ̣c chuyên , để đánh giá đúng mức vai trò , vị trí của
nội dung hóa học kim loại trong viê ̣c hình thành kiế n thức hóa ho ̣c nề n tảng và cung c ấp
kiến thức hóa học vô cơ cho ho ̣c sinh chuyên.
3.Tiế n hành phân loa ̣i các bài t ập liên quan đến nội dung chính của hóa học kim loại.
Trong mỗi dạng bài tập trên, đã tiến hành phân loại và phân tích đặc điểm, đánh giá mức
độ kiến thức, phân tić h cách v ận dụng lý thuyết hóa kim loại để giúp cho học sinh có
cách giải phù hợp với trình độ người học và phù hợp với từng loại bài tập, phản ánh
được bản chất các quá trình xảy ra trong hệ hóa học, giúp rèn luyện tư duy hóa học.
Trên cơ sở phân tích nội dung kim loại của chương trình chuyên hoá chúng ta
thấy được vị trí, vai trò của nội dung trong việc hình thành kiến thức cơ bản cho học
sinh trường chuyên, cũng như thấy được mối quan hệ mật thiết, hữu cơ giữa chương
trình chuyên hóa, chương trình thi ho ̣c sinh giỏi Quố c gia, Quố c tế với nội dung kim loại.
Từ đó vận dụng linh hoạt, hợp lý lý thuyết kim loại trong giảng dạy hóa học ở trường
chuyên, phục vụ bồi dưỡng học sinh thi các kì thi như trung học phổ thông quốc gia, các
kì thi học sinh giỏi Quốc gia, Quốc tế.
Chúng tôi cho khảo sát đội tuyển kết quả như sau: Sau khi nghiên cứu tài liệu hầu hết
các e đều làm rất tốt các câu về hóa nguyên tố.
ĐỀ XUẤT Ý KIẾN XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP
Đặc điểm trường chuyên nước ta hiện nay là nơi tập trung đào tạo rèn luyện
những học sinh giỏi, thông minh để có đủ kiến thức, năng lực trình độ không những thi
Đại học mà mục tiêu cao hơn là tham dự các kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia và Quốc tế.
Mà yêu cầu của việc thi học sinh giỏi và học sinh giỏi quốc tế ngày càng cao, ngày
càng rộng theo xu hướng phát triển của khoa học hiện đại; kiến thức đòi hỏi học sinh
phải nắm bắt được rất nhiều, với số lượng giờ dạy trên lớp còn hạn chế, giáo viên
không thể cung cấp hết được mọi kiến thức cho học sinh mà chỉ có thể hướng dẫn HS
tìm tòi, khám phá. Vì vậy, giáo viên dạy ở trường chuyên phải có phương pháp thích
hợp để phát triển năng lực tư duy của học sinh. Giáo viên ngoài việc trình bày các kiến
thức cơ bản chắc chắn còn phải cung cấp kiến thức nâng cao cho các em, đặc biệt là
129
học sinh trong đội tuyển thi học sinh giỏi Quốc gia, đội tuyển dự thi Olympic Hóa học
Quốc tế. Giáo viên phải xác định rõ kiến thức cơ bản để xây dựng các bài tập minh họa
nhằm khắc sâu dạng cơ bản nhưng đồng thời phải hình thành các tình huống vận dụng
phức tạp khác nhau, liên hệ các tình huống đó nhằm phát triển ở học sinh năng lực tư
duy sáng tạo. Đối với bài tập cho học sinh chuyên luôn phải thay đổi vì đối tượng học
sinh chuyên là những em có trí tuệ phát triển, có khả năng tự học, tự tìm tòi nghiên
cứu nên giáo viên không thể giảng dạy một cách máy móc, thụ động. Trong giai đoạn
hiện nay, để đáp ứng với sự phát triển về nội dung trong các kỳ thi học sinh giỏi Quốc
gia đã được nâng lên với yêu cầu ngày càng cao. Do đó, giáo viên dạy ở các trường
chuyên phải có sự đổi mới cả về nội dung và phương pháp để đáp ứng được yêu cầu
đó. Tôi cũng đề nghị chúng ta thường xuyên giao lưu học hỏi trao đổi kinh nghiệm để
giảng dạy và học tập có kết quả tốt hơn.

Với thời gian nghiên cứu hạn chế, trình độ kinh nghiệm còn ít chuyên
đề này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ
dẫn, nhận xét, đóng góp quý báu của các thầy cô giáo và các bạn.

Tác giả

Dƣơng Thị Thu Hƣơng

130
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Nhâm (2000), Hoá học vô cơ tập 1, NXB giáo dục.
2. Hoàng Nhâm (2004), Hoá học các nguyên tố T1, 2. NXB Đại học quốc gia.
3. Đặng Trần Phách (1985), Bài tập hoá cơ sở. NXB giáo dục.
4. Lê Mậu Quyền (2001), Bài tập hoá vô cơ, NXB Khoa học & Kỹ thuật.
5. Đào Đình Thức (1980), Cấu tạo nguyên tử & liên kết hoá học T2.
NXB giáo dục & THCN.
6. Đào Đình Thức (1999), Bài tập hoá học đại cương, NXB giáo dục.
7. Nguyễn Trọng Uyển (2003), Hoá học vô cơ, NXB Đại học Sư phạm.
8. Nguyễn Đức Vận (1983), Bài tập hoá học vô cơ, NXB giáo dục.
9. Nguyễn Đức Vận (1996), Hoá học vô cơ ở trường THPT (Dùng bồi dưỡng
thường xuyên giáo viên THPT. Sinh viên hoá học Đại học Sư phạm & Cao đẳng),
NXB giáo dục.
10. Nguyễn Đức Vận (1988), Hỏi đáp hoá vô cơ, NXB giáo dục.
11. Nguyễn Đức Vận (1984), Thực hành hoá vô cơ, NXB giáo dục.
Một số website tham khảo
1. www.webelements.com
2. www.periodic.lanl.gov
3. www.chemiscalelements.com
4. www.chemicool.com
5. www.theodoegray.com/periodicTable
6. www.schoolscience.co.uk/periodicTable.html
7. www.ch.cam.ac.uk/magnus/periodicTable.html
8. www.education.jlab.org/itselemental
9. www.ktf-split.hr/periodni/en/si.htm
10. www.lenntech.com/periodic-chart.htm
11. www.physlink.com/Refrence/periodicTable.cfm
12. www.chemistry.about.com/library/plper5.htm
13. www.inforplease.com/periosicTable.php
14. www.speclab.com/elements

131

You might also like