Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÀI THỰC HÀNH NHÓM


MÔN HỌC: TÔN GIÁO HỌC ĐẠI CƯƠNG
CHỦ ĐỀ: TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU
NHÓM 3

Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2021


MỤC LỤC:
I. Nguồn gốc, bản chất
1. Nguồn gốc
2. Bản chất
II. Đối tượng và lễ nghi thờ cúng
1. Đối tượng thờ cúng
2. Lễ nghi thờ cũng
III. Ý nghĩa và vai trò của thờ Mẫu
1. Ý nghĩa
2. Vai trò

TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU


I. Nguồn gốc, bản chất:
1. Nguồn gốc:
- Thờ Mẫu là 1 tín ngưỡng dân gian xuất hiện từ rất sớm trong đời sống văn hóa
của người Việt, mang đậm chất bản địa, nguyên thuỷ và tồn tại cùng chiều dài lịch
sử của dân tộc. Nó có nguồn gốc sâu xa từ chế độ mẫu hệ, khi người mẹ, người vợ
giữ vị trí quan trọng trong gia đình.
- Đó là tập tục thờ các vị nữ thần có từ thời nguyên thuỷ đại diện cho thiên nhiên
như mẹ Đất, mẹ Nước, mẹ Lúa… bởi trong quá trình mưu sinh tìm nguồn sống,
con người luôn phải dựa vào thiên nhiên nên họ đã tôn thờ các hiện tượng tự nhiên
như đấng tối cao là Mẫu và thờ Mẫu, với mong muốn Mẫu sẽ bảo trợ và che chở
cho cuộc sống của họ. Do đó, tín ngưỡng thờ Mẫu lúc này là sự tin tưởng, ngưỡng
mộ, tôn vinh và thờ phụng những vị nữ thần được cho là có khả năng siêu phàm,
có thể điều khiển được các hiện tượng tự nhiên mang tính quy luật nhằm che chở
cho sự sống của con người.

2. Bản chất:
- Tín ngưỡng thờ Mẫu là việc tôn thờ nữ thần, thờ Thánh Mẫu, thờ Mẫu Tam Phủ,
Mẫu Tứ Phủ khá phổ biến và có nguồn gốc lịch sử và xã hội sâu xa. Tuy tất cả đều
là sự tôn sùng thần linh nữ tính, nhưng giữa thờ nữ thánh, thánh Mẫu, Mẫu Tam
Phủ, Mẫu Tứ Phủ không hoàn toàn đồng nhất. Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam là
một tín ngưỡng bản địa cùng với những ảnh hưởng ngoại lai từ đạo giáo, tín
ngưỡng lấy việc tôn thờ Mẫu (mẹ) làm thần tượng với quyền năng sinh sôi, bảo trợ
và che chở cho con người. Tín ngưỡng mà ở đó đã được giới tính hoá mang khuôn
hình người Mẹ, là nơi mà ở đó người phụ nữ Việt Nam đã gửi gắm những ước
vọng giải thoát của mình khỏi những thành kiến, ràng buộc của xã hội Nho giáo
phong kiến. Ngoài ra còn có Thánh Bản mệnh là vị thần đứng đầu dẫn dắt người tu
đạo đi đến với Mẹ (Mẫu) – Đấng tối cao trong Đạo Mẫu Việt Nam – Hoàng Thiên
Trên Thánh Giáo trong tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam.
- Theo thời gian, khái niệm Mẫu được mở rộng để bao hàm các nữ anh hùng, các
vị công chúa, hoàng hậu, hay bà tổ cô của dòng họ, bà tổ nghề của một làng
nghề…; còn trong dân gian, là những người phụ nữ nổi lên trong lịch sử với vai trò
người bảo hộ, khi sống tài giỏi, có công với nước, với dân, khi mất hiển linh phù
trợ cho người an, vật thịnh. Những nhân vật này được kính trọng, tôn thờ và cuối
cùng được thần thánh hóa để trở thành một trong các hiện thân của thánh Mẫu. Họ
là những vị thần vừa có quyền năng màu nhiệm vừa là người mẹ bao dung che chở,
vừa huyền bí lại vừa gần gũi. Các vị nữ thần được tôn vinh với các chức vị thánh
Mẫu phải kể đến như như Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Chúa Xứ Thánh Mẫu, Linh Sơn
Thánh Mẫu, Thượng Ngàn Thánh Mẫu… hoặc Quốc Mẫu như Quốc Mẫu Âu Cơ,
người mẹ của Thánh Gióng được tôn vinh là Vương Mẫu…
- Tín ngưỡng thờ Mẫu chứa đựng nhiều giá trị văn hóa truyền thống phong phú và
đa dạng. Tôn thờ người Mẹ, đồng nghĩa với mong muốn bảo trợ, sinh sôi, sáng tạo.
Nó không giống các tôn giáo, tín ngưỡng khác ở chỗ hướng về đời sống thực tại,
trần tục, gần gũi bởi đạo Mẫu quan tâm trước hết đến đời sống trần gian của con
người về nhiều mặt như sức khỏe, tiền tài, may mắn, hạnh phúc…

II. Đối tượng và lễ nghi thờ cúng:


1. Đối tượng thờ cúng:
- Tín ngưỡng lấy việc tôn thờ Mẫu (Mẹ) làm thần tượng với các quyền năng sinh
sôi, bảo trợ và che chở cho con người. Tuy tất cả đều là sự tôn sùng thần linh nữ
tính, nhưng giữa thờ nữ thần, Thánh Mẫu, Mẫu tam phủ, tứ phủ không hoàn toàn
đồng nhất.
- Các hình thức thờ Mẫu ở Việt Nam rất phong phú, trong đó thờ Mẫu Tam phủ Tứ
phủ là điển hình nhất, tập trung bản sắc văn hóa người Việt. Nhiều giai thoại, thần
tích về các Mẫu in đậm dấu ấn lịch sử dân tộc và gắn với tổ tiên của người Việt.
“Đạo Mẫu không phải là một hình thức tín ngưỡng tôn giáo đồng nhất, mà nó là
một hệ thống các tín ngưỡng, trong đó ít nhất bao gồm ba lớp thờ khác nhau,
nhưng có quan hệ hữu cơ và chi phối lẫn nhau, đó là lớp tín ngưỡng thờ Nữ thần,
lớp thờ Mẫu thần và lớp thờ Mẫu Tam phủ - Tứ phủ”.
+ Trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ - Tứ phủ có bốn thánh Mẫu cai quản 4
miền, đó là Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Địa, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải.
+ Tam phủ bao gồm : Thiên phủ– miền trời , Nhạc phủ - miền rừng núi,
Thuỷ/Thoải phủ - miền sông nước. Tứ phủ bao gồm ba phủ trên, và có thêm Địa
phủ - miền đất đai. Mẫu thượng thiên ( còn gọi là Mẫu Đệ Nhất ) - cai quản miền
trời, Mẫu Thượng Ngân ( còn gọi là Mẫu Đệ Nhị ) – cai quản miền rừng núi, Mẫu
Thuỷ ( gọi chệch là Mẫu Thoái – còn gọi là Mẫu Đệ Tam ) – cai quản miền sông
nước. Mẫu Thượng Thiên trong quan niệm của Tứ pháp gồm có: Pháp Vân , Pháp
Vũ , Pháp Điện , Pháp Lôi – đó là bốn vị nữ thần tạo ra mây, mưa , sấm chớp , liên
quan tới văn hoá công nghiệp lúa nước.
- Cùng với sự tiến bộ xã hội và nhân đạo phát triển, sau này người ta phối thờ thêm
các vị thần linh là nhân thần có công khai hoang mở đất, vị anh hùng dân tộc đấu
trạnh chống giặc ngoại xâm, các vị thần linh bản cảnh địa phương có công truyền
nghề, các tiên hiền,.... (có cả Nam Thần linh). Những vị này được thờ tại đền riêng
hoặc phối thờ vào cùng với các đền, điện thờ Mẫu trên khắp cả nước, hình thành
nên hệ thống thần linh bản địa được thờ phụng rộng rãi gắn liền với cuộc sống
nhân sinh nước Việt chứ không còn thuần túy thờ Nữ Thần, Thánh Mẫu nữa. Đến
nay tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam được gọi chung là Đạo Mẫu Việt Nam, bản chất
là thờ Tam phủ, Tứ Phủ (Tam phủ công đồng - Tứ Phủ Vạn Linh) và Thánh Mẫu
Liễu Hạnh vẫn là thần chủ.
-
Các dạng thức thờ Mẫu có thể chia theo các vùng miền bởi về phương diện đồng
đại, đạo Mẫu theo chân người Việt di cư vào phương Nam trong quá trình nam
tiến. Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt đã giao thoa, tiếp biến với các tục thờ
Mẫu của người Chăm, người Khmer, người Lào từ đó tạo nên các dạng thức địa
phương của Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam ở ba miền Bắc bộ, Trung bộ và cả
Nam bộ.
+ Thờ Mẫu ở Miền Bắc:
Bắt nguồn từ tục thờ Nữ thần có nguồn gốc xa xưa từ thời tiền sử, tới thời phong
kiến một số Nữ thần đã được cung đình hoá và lịch sử hoá để thành các Mẫu thần
tương ứng thời kỷ từ thế kỷ XV trở về trước với việc phong thần của nhà nước
phong kiến, hình thức thờ Mẫu thần với các danh xưng như Quốc Mẫu, Vương
mẫu, Thánh Mẫu như hiện tượng thờ Mẫu Âu Cơ, Quốc Mẫu Tây Thiên, Mẹ
Thánh Gióng, Tứ vị Thánh nương, Đinh Triều Quốc Mẫu...
+ Thờ Mẫu ở Miền Trung
Dạng thức thờ Mẫu này chủ yếu ở khu vực nam Trung bộ, đặc trưng cơ bản của
dạng thức thờ Mẫu ở đây là tín ngưỡng thờ Mẫu không có sự hiện diện của mẫu
Tam phủ, Tứ phủ mà chỉ có hình thức thờ Nữ thần và Mẫu thần. Hình thức thờ Nữ
thần như thờ Tứ vị Thánh nương, Bà Ngũ Hành và hình thức thờ Thánh Mẫu như
thờ Thiên Y A Na, Po Nagar
+ Thờ Mẫu ở Miền Nam
So với ở Bắc Bộ, tục thờ Nữ thần và Mẫu thần có sự phân biệt nhất định với biểu
hiện rõ rệt là thông qua tên gọi và xuất thân của các vị thần thì ở Nam Bộ sự phân
biệt giữa hình thức thờ Nữ thần và Mẫu thần ít rõ rệt hơn, hiện tượng này được giải
thích với nguyên nhân Nam Bộ là vùng đất mới của người Việt, khi di cư vào đây
họ vừa mang các truyền thống tín ngưỡng cũ lại vừa tiếp nhận những giao lưu ảnh
hưởng của cư dân sinh sống từ trước tạo nên bức tranh không chỉ đa dạng trong
văn hoá mà còn cả trong tín ngưỡng
Những Nữ thần được thờ phụng ở Nam Bộ như Bà Ngũ Hành, Tứ vị Thánh nương,
Bà Thuỷ Long, Bà Chúa Động, Bà Tổ Cô,...và những Mẫu thần được thờ phụng
như Bà Chúa Xứ, Bà Đen, Bà Chúa Ngọc, Bà Thiên Hậu,...

2. Nghi lễ thờ cúng:


- Nghi thức thờ cúng trong các đền thờ Thánh Mẫu được gọi là hầu. Hầu có 2
dạng: hầu bóng( hầu mát ) và hầu đồng. Hầu bóng là nghi thức thờ cúng đơn thuần,
người hầu thực hiện các nghi lễ theo trình tự bài bản từ xưa để lại. Hầu đồng cũng
diễn ra theo các trình tự như hầu mát, nhưng được quan niệm là người hầu đã có
phần hồn của các vị Thánh giáng vào, nhập vào.

- Như trên đã nói, nghi thức thờ cúng trong các đền thờ Thánh Mẫu ở Việt Nam
được gọi là hầu. Chữ hầu này cũng có nghĩa như chữ hầu dùng trong giao tiếp
thường ngày, ví như khi ta nói hầu ông, hầu bà, hầu cha, hầu mẹ, hầu chồng, hầu
vợ, hầu quan... Chẳng hạn trong nghi thức thờ cúng ở các đền thờ Thánh Mẫu, chữ
hầu này có nghĩa là hầu Mẫu, hầu Thánh. Khi nói đến chữ Hầu là ta nói đến nghi
thức thờ cúng trong các đền thờ Thánh Mẫu, thay vì đọc văn thì người hầu Thánh
sẽ hát văn( hát chầu văn ), thay vì cúng bái người hầu Thánh sẽ biểu thị bằng các
động tác múa – những động tác múa được cách điệu từ đời sống lao động thường
ngày như múa chèo thuyền, múa đi ngựa, múa gươm, múa đao, múa chăn tằm dệt
vải, múa “lên rừng hái lộc tìm hoa”...v.v...
- Như vậy có thể nói, nội dung của nghi thức hầu Thánh lại chính là hát và múa.
Đó là những làn hát, những điệu múa dân gian đã được thời gian thử thách, chọn
lọc và đã tồn tại lâu dài, bền vững nghìn năm trong lịch sử dân tộc, tiếp nối từ đời
này sang đời khác. Có thể khẳng định chắc chắn rằng, các làn hát, các điệu múa ấy
đã góp phần quan trọng để làm nên các giá trị trong tổng thể tinh hoa văn hoá cổ
truyền của dân tộc. Nghi thức thờ Mẫu là nghi thức thờ cúng rất độc đáo, rất đặc
sắc của văn hoá Việt và cũng chỉ người Việt mới có.
- Về văn hoá ẩm thực thì trong các cỗ cũng ở các đền thờ còn gọi là “mâm sơn
trang”. Mâm sơn trang là để cúng Mẫu Thượng Ngàn và 12 bà Mụ. Trong lễ nghi
thờ Mẫu, mâm sơn trang phải bày đủ sản vật tiêu biểu của rừng và biển như: cơm
lam, chè và, măng giang, bánh đa, bánh đúc, bún lá, xôi cẩm, cá luộc, trứng luộc,
cua bể, cua đồng, ốc luộc, thịt heo nướng, muối vừng, muối lạc... Người hầu Mẫu,
dâng mâm sơn trang cúng Mẫu phải cố gắng sắm đủ vật nói trên.

- Về trang phục, nếu để ý chúng ta sẽ thấy trang phục của người Việt từ thời
thượng cổ vẫn được bảo tồn, tái hiện gần như nguyên vẹn trong các giá hầu. Mỗi
giá hầu có 1 bộ trang phục riêng. Mỗi trang phục riêng lại kéo theo 1 cách ăn mặc
riêng. Các trang phục cần thiết cho 1 buổi hầu như: khăn mỏ quạ, khăn piêu,xà cạp,
áo trắng, áo tứ thân, cân đai, giày, hia, mũ, khuyên vàng, khuyên bạc, trâm cài,
lược dắt.
- Lễ nghi thờ Mẫu là lễ nghi của người Việt Nam thờ Thánh Việt Nam theo tín
ngưỡng Việt Nam. Lễ nghi và tín ngưỡng này có từ thời Mẫu hệ, được lưu truyền,
kế thừa và phát triển trong tiến trình lịch sử lâu dài của dân tộc.

III. Ý nghĩa và vai trò của thờ Mẫu:


1. Ý nghĩa:
- Giúp phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc chống thiên tai, chống giặc ngoại
xâm. Mốc lịch sử quan trọng đánh dấu sự phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu ở
Việt Nam là sự xuất hiện truyền thuyết mẹ Âu Cơ cùng với Lạc Long Quân sinh ra
bọc “trăm trứng”. Trong suốt gần một nghìn năm Bắc thuộc và trong hai cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, những giá trị trong truyền thống
nói chung và tín ngưỡng thờ Mẫu nói riêng vẫn không ngừng được hun đúc trở
thành sức mạnh đoàn kết to lớn ở phương diện văn hóa dân tộc giúp đất nước ta
chiến thắng giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập chủ quyền.
- Tôn vinh vai trò của người phụ nữ. Trong cuộc kháng chiến chống Tống, tín
ngưỡng thờ Mẫu khẳng định vai trò đối với vận mệnh dân tộc và đã phát triển gắn
với những con người phụ nữ có thật được huyền thoại hóa thành Thánh Mẫu là
Nguyên phi Ỷ Lan. Nguyên phi Ỷ Lan vốn là một thôn nữ, được Vua tuyển dụng
làm phi và với đức độ, tài năng giúp Vua lo việc nước. Với hai lần nhiếp chính dẹp
thù trong và chống giặc ngoài cùng một lúc đã nâng tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam
lên tầm cao mới. Với công đức của Nguyên phi Ỷ Lan, nhân dân ta đã tôn vinh Bà
như một vị thánh bằng việc xây dựng đền thờ và các lễ hội hàng năm để tô thắm
giá trị, ý nghĩa văn hóa dân tộc của tín ngưỡng Mẫu đối với vận mệnh đất nước.
- Đáp ứng nhu cầu và khát vọng của con người. Thực hành cơ bản của tín
ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ là nghi lễ lên đồng. Thông qua các yếu tố văn hóa dân
gian như trang phục, âm nhạc, hát chầu văn, múa, diễn xướng dân gian trong lên
đồng và lễ hội, người Việt thể hiện quan niệm của mình về lịch sử, di sản văn hóa,
vai trò của giới và bản sắc tộc người. Sức mạnh và ý nghĩa của tín ngưỡng Thờ
Mẫu Tam phủ chính là thỏa mãn nhu cầu và khát vọng về cầu sức khỏe, bình an,
làm ăn phát đạt… hướng con người đến lòng từ bi bác ái như là nền tảng của
những nguyên tắc ứng xử giữa con người với con người.
2. Vai trò:
a) Đối với đời sống Văn hóa Xã hội.
• Tín ngưỡng thờ mẫu cho ta thấy lịch sử văn hóa của dân tộc ta là những cư
dân nông nghiệp trồng lúa nước.
• Đề cao giá trị của người phụ nữ đối với gia đình và xã hội.
• Dung nạp các tín ngưỡng tôn giáo khác ở Việt Nam, tăng tình đoàn kết dân
tộc.
• Giúp lưu giữ những nét đặc sắc độc đáo riêng của văn háo tín ngưỡng Việt
Nam.
• Thể hiện ước mơ về một cuộc sống đầy đủ ,sung túc.
Ví dụ: Giúp gìn giữ những lễ nghi điển hình như nghi lễ hầu đồng, các loại hình
văn hóa như hát chầu văn...

b) Đối với đời sống tinh thần đạo đức truyền thống.
• Khôi phục lưu truyền tinh hoa văn hóa bản sắc riêng của từng địa phương,
chấn hưng nền văn hóa dân tộc, giữ gìn lưu truyền những tinh hoa văn hóa của các
dân tộc các địa phương khác nhau, giúp cho con cháu đời sau luôn nhớ về cội
nguồn.
• Gửi gắm niềm tin hy vọng và là chỗ dựa tinh thần cho con người, nó mang
tính thiêng liêng đề cao tình cảm vai trò của người mẹ.
• Giáo dục con người hướng thiện, hướng tới giá trị Chân-Thiện-Mĩ.
• Chứa đựng những giá trị tinh thần,tâm linh của người Việt,tạo động lực
niềm tin cho con người tin tưởng vào sự linh thiêng, sự che chở bảo vệ của Mẫu
đối với những đứa con của mình.
Ví dụ: Giúp lưu giữ những lễ hội truyền thống như lễ hội rước Mẫu.
c) Với quá trình hội nhập Kinh tế Văn hóa.
• Mở rộng giao lưu văn hóa hóa tín ngưỡng giữa cá vùng miền và giữa các
quốc gia trên Thế giới, tăng cường hội nhập phát triển Kinh tế Văn hoá trong lĩnh
vực tín ngưỡng.
• Góp phần cho sự khởi sắc của nền kinh tế nước nhà, ngày nay nhiều người
đã biết đến tín ngưỡng thờ Mẫu với mong muốn cầu công danh sự nghiệp, cầu may
mắn...
• Thu hẹp khoảng cách giai cấp,thân phận trong xã hội.
Ví dụ: Khi kinh tế phát triển thì sự xuất hiện của các giai cấp là điều không tránh
khỏi, vì vậy những người tin và đi theo tín ngưỡng thờ Mẫu khi đứng trước ban thờ
sẽ đều cảm thấy bình đẳng và đều là con của Mẫu.

_ _ _ HẾT _ _ _

You might also like