Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG Bài 4 Điểm

KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH


BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC LƯỢNG NITƠ ACID
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM HÓA SINH AMIN
1.Trần Ái Ngân(618H0041) – N5 Bài 8
2.Ngô Phương Thanh(618H0197) – N5 ĐỊNH LƯỢNG VITAMIN
C VÀ KHẢO SÁT CÁC
ENZYME HÔ HẤP
Ngày TN: 6/9/2019

BÀI 4: ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG NITƠ ACID AMIN

I.ĐỊNH TÍNH ACID AMIN BẰNG NINHYDRIN

Nguyên tắc:

- Khi phản ứng với ninhydrin ở nhiệt độ cao các acid amin bị dezamin hóa, oxy hóa nhóm
COOH tạo thành NH3 và aldehyde tương ứng ninhydrin bị khử tạo thành diceto
oxyhydriden.

-Sau đó diceto oxyhydrien, NH3 mới tạo thành tiếp tục phản ứng với phân tử ninhydrin
thứ hai tạo phức hợp có màu.

Tiến hành:

-Lấy 2 ống nghiệm rồi tiến hành như sau:

Ống nghiệm Protein trứng Ninhydrin Gia nhiệt


1 1 mL 1 mL Đun nhẹ
2 1 mL 1 mL Không đun
Kết quả:
- Ống 1: dung dịch có màu tím đậm
- Ống 2: dung dịch không đổi màu
Ống 1 Ống 2

Bàn luận:

-Các acid amin khi phản ứng với ninhydrin ở nhiệt độ cao sẽ bị dezamin hóa, oxy hóa và
decacbon hóa tạo NH3 và aldehyde tương ứng.

-Phản ứng ninhydrin là phản ứng đặc trưng để phát hiện nhóm α-amin.

II.ĐỊNH LƯỢNG NITƠ ACID AMIN THEO PHƯƠNG PHÁP SORENSEN

Nguyên tắc:

-Dưới tác dụng của formaldehyde (formol) các nhóm amin bị methylene hóa tạo thành
các dẫn xuất methylene của các acid amin. (Còn gọi là phương pháp chuẩn độ formol)

-Các hợp chất tạo thành là những acid mạnh hơn các acid amin tự do, dễ dàng định phân
bằng kiềm qua đó gián tiếp tính được lượng nitơ amin của các acid amin có trong nguyên
liệu.

Tiến hành:

1. Chuẩn bị thang màu có pH 7 và pH 9,2:

-Lấy 2 bình nón có dung tích như nhau.

+Cho vào bình thứ nhất: 20mL dung dịch có pH 7 và 5 giọt Bromthymol Blue 0.04%.
+Cho vào bình thứ hai: 20mL dung dịch có pH 9,2; 5 giọt Bromthymol Blue 0.04% và
3 giọt phenolphtalein 0.5%.

-Khi đó dung dịch trong bình 1 có màu xanh lục nhạt, dung dịch trong bình 2 có màu
tím xanh. Màu của các dung dịch trên giữ trong bình kín có thể bền trong nửa tháng.
2. Chuẩn bị dung dịch formol trung tính:

-Cho vào erlen một lượng formol cần dùng, cho vào 3 giọt phenolphtalein 0.5%.; nhỏ
từ từ dung dịch NaOH cho đến khi màu hồng nhạt xuất hiện. Đậy nắp erlen. Lưu ý
tránh formol xộc vào mũi, mắt.

3. Tiến hành định phân mẫu:

-Xác định lượng nitơ amin trong nước mắm. Nước mắm là một dung dịch thủy phân
protein có thể định lượng bằng phương pháp chuẩn độ formol.

-Lấy 1mL nước mắm vào bình định mức, dùng nước cất định mức thành 100 mL, lắc
đều.

- Lấy vào bình nón (có cùng dung tích với hai bình màu chuẩn) 20mL dịch mẫu pha
loãng từ bình định mức, thêm 5 giọt Bromthymol Blue. Nếu dung dịch có màu xanh
dương thì thêm từng giọt HCl hay H2SO4 0.05N, nếu dung dịch có màu vàng thì thêm
từng giọt NaOH 0.05N cho đến khi dung dịch có màu ứng với màu của bình 1 có pH
7,0. Thêm 3 giọt phenolphtalein 0.5%.; 5 mL formol trung tính (bằng ống đong) rồi
chuẩn độ bằng NaOH 0.05N cho đến khi dung dịch có màu ứng với màu của bình 1 có
pH 9,2. Thực hiện chuẩn độ 3 lần, lấy kết quả trung bình.

-Song song tiến hành làm thí nghiệm kiểm chứng, thay dung dịch nghiên cứu bằng
nước cất.

4.Tính kết quả:

+Số mL NaOH 0.05N dùng để chuẩn dung dịch thí nghiệm là : a=5.8mL
+Số mL NaOH 0.05N dùng để chuẩn dung dịch kiểm chứng là: b=0.1mL

+Hệ số hiệu chỉnh nồng độ của dung dịch NaOH đem dùng so với nồng độ chuẩn là:
T=1

+Thể tích bình định mức là: VDM= 100mL

+Số mL nước mắm cho vào bình định mức: V=1mL

0,0007: số gam Nitơ ứng với 1mL NaOH 0.05N

 Số gam Nitơ acid amin có trong 1L nước mắm (X)

( a−b ) × T × 0,0007× V DM ×1000


X¿ 20 ×V

(5,8−0,1) ×0,0007 × 100× 1000


¿ =19.95
20 ×1

 Vậy số gam Nitơ acid amin có trong 1L nước mắm là 19.95 (g)

You might also like