Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 88

1

2
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

CHIA SẺ VỚI VASERS


VASers thân mến!

Trong nhiều năm qua, việc đổi mới phương pháp học nhằm phát triển năng lực của
học sinh luôn được Trường THCS và THPT Việt-Úc Hà Nội quan tâm, triển khai, thực
hiện hiệu quả. Cùng với đó, việc đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực
học sinh cũng được chú trọng dần đi vào chiều sâu, thể hiện sự thống nhất giữa dạy - học
và kiểm tra, đánh giá.
Để việc kiểm tra, đánh giá đạt được hiệu quả chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, vừa sức với học sinh, bên cạnh việc dạy của giáo viên bám sát
chương trình, định hướng thì việc ra đề cương ôn tập cũng là một khâu quan trọng.
Cuốn “Đề cương ôn tập” các môn học của VAS Hanoi được hoàn thành với mục tiêu:
- Giúp giáo viên có căn cứ kiến thức để định hướng ra đề kiểm tra phù hợp với học sinh.
- Giúp học sinh có được cái nhìn tổng quan về kiến thức cơ bản đã học trong học
kì theo chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời có nguồn tài liệu
hữu ích, chính thống để ôn tập, kiểm tra đạt hiệu quả.
“Đề cương ôn tập” ra đời nhân kỉ niệm 15 năm thành lập Hệ thống Trường Liên
cấp Việt-Úc Hà Nội. Đây là sản phẩm trí tuệ của tập thể cán bộ, giáo viên tâm huyết với
nghề, giàu kinh nghiệm trong việc giảng dạy, soạn đề cương và ra đề kiểm tra, đánh giá.
Đặc biệt, hệ thống câu hỏi, đề tham khảo là nguồn học liệu được tích lũy trong nhiều
năm, đã được triển khai đạt hiệu quả, chất lượng cao trong các kì thi cuối kì, cuối cấp.
Mặc dù “Đề cương ôn tập” được biên soạn cẩn thận, công phu nhưng sẽ khó tránh
khỏi những điều cần khắc phục. Các thầy, cô giáo rất mong nhận được sự góp ý trong quá
trình sử dụng để sản phẩm sẽ được hoàn chỉnh hơn trong các đợt phát hành sau.
Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo đã dành thời gian, tâm sức xây dựng và
hoàn thành cuốn đề cương này.
Chúc VASers sử dụng cuốn đề cương hiệu quả, ôn tập và kiểm tra đạt kết quả tốt nhất!

BAN BIÊN TẬP

1
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

MỤC LỤC

MÔN HỌC TRANG

MÔN TOÁN 3

MÔN VẬT LÍ 12

MÔN HÓA HỌC 20

MÔN SINH HỌC 24

MÔN NGỮ VĂN 32

MÔN LỊCH SỬ 39

MÔN ĐỊA LÍ 49

MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 58

MÔN TIẾNG ANH 69

2
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

MÔN TOÁN

PHẦN THỨ NHẤT: TRỌNG TÂM KIẾN THỨC


I. ĐẠI SỐ
1. Rút gọn biểu thức chứa căn và các bài toán liên quan
2. Hàm số y  ax  b (a  0) và đồ thị
3. Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn
II. HÌNH HỌC
1. Các hệ thức lượng trong tam giác vuông
2. Đường tròn
PHẦN THỨ HAI: BÀI TẬP
I. ĐẠI SỐ
1. Rút gọn biểu thức chứa căn và các bài toán liên quan
Bài 1. Thực hiện phép tính:

1) 2 50  3 32  162  5 98 2) 8  2 7  11  4 7

 3  16 10 8 18  3 5
3)  75  : 3  48  . 4)  
 2  3 5 3 5 2 5
Bài 2. Giải các phương trình sau:

1) 1  4 x  4 x  5
2
2)
x2  4 x  4  4 x2  12 x  9
x2
3) 3  x  3x  5 4) 2
3 x
1
5) 4 x  12  9 x  27  4  x  3 6)
3
x2  9  3
3
x 8 x 8 x  24
Bài 3. Cho hai biểu thức: A  và B   với x  0; x  9 .
x7 x 3 x 9
1) Tính giá trị biểu thức A khi x  25.
x 8
2) Chứng minh B 
x 3
B
3) Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức P  .
A

3
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

 2 x 1 2  x 2x  6 x  7   x 1
Bài 4. Cho biểu thức D      . 2  
 x 3 x 1 x  4 x  3   x 

1) Tìm tập xác định và rút gọn biểu thức D.

2) Tính giá trị của D khi x  9  4 2 .


3
3) Tìm giá trị của x khi D  .
4
4) Tìm giá trị nguyên của x để D đạt giá trị nguyên.
5) Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức E  D.( x  3)  x  2 x .

x 2 x 1 1
Bài 5. Cho các biểu thức: A  và B    với x  0; x  4 .
x x4 x 2 x 2
A
1) Rút gọn biểu thức B và biểu thức P  .
B
2) Tìm x để B  B .

3) Tìm x để B  B .

4) Tìm x thỏa mãn xP  10 x  29  x  25 .

x x 1 2x  6 x  7 1
Bài 6. Cho hai biểu thức A  và B   , với x  0.
x  2 x 1 x x 1 x 1
1) Rút gọn biểu thức A.

2) Tính giá trị của biểu thức A khi x 


1
2  19  8 3  
19  8 3 .

3) Cho biểu thức M = A.B. Tìm x để M > 2.


4) Tìm các số hữu tỉ x để M là số nguyên.
Bài 7. Cho biểu thức:
 1 2 x   x x 1 
P  :   , x  0; x  1 .
 x 1 x x  x  x 1   x x  x  x  1 x 1 
1) Rút gọn biểu thức P.
1
2) Tìm x để P  .
2

3) Tìm m để phương trình  


x  1 P  m  x có nghiệm.

4
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

2. Hàm số y = ax + b (a ≠ 0) và đồ thị

Bài 8. Cho hàm số y  (m  2) x  3 có đồ thị là đường thẳng d1 .

1) Tìm m để hàm số trên là hàm số bậc nhất.

2) Tìm m để đường thẳng (d1 ) đi qua điểm A(1;6) . Vẽ đồ thị hàm số ứng với m
vừa tìm được.

3) Đường thẳng d1 và đường thẳng d2 : y  4  2 x có thể trùng nhau không? Vì sao?

4) Tìm m để d1 //d2 .

1
5) Biết d3 : y  x  1. Tìm m để d1  d3 .
2

6) Tìm m để ba đường thẳng d1; d2 ; d3 đồng quy.

7) Tìm điểm cố định mà đường thẳng d1 luôn đi qua với mọi m

8) Tìm m để đường thẳng d1 tạo với trục tung và trục hoành một tam giác có diện
tích bằng 6.

9) Tìm m để đường thẳng d1 tạo với hai trục tọa độ một tam giác vuông cân.

Bài 9. Viết phương trình đường thẳng d biết:

1) d cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 3, cắt trục hoành tại điểm có hoành độ
bằng –2.

2) d song song với đường thẳng y  5x  1và đi qua điểm I (2;3) .

3) d vuông góc đường thẳng y  x  3 và cắt đường y  2x  1 tại điểm có tung độ


bằng 5.

4) d tạo với trục Ox một góc 60o và cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng –1.

3. Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn


Bài 10. Giải các hệ phương trình sau:

 3
 2x  5
( x  1)( y  1)  xy  4  y 1
1)  2) 
( x  1)( y  3)  4  xy 4 x  1
3

 y 1

5
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi


 x  2 y 1  5 4 x  y  2  3
3)  4) 
4 x  y  1  2
  x  2 y  2  3

 x  my  4  m
Bài 11. Cho hệ phương trình  . Tìm các giá trị m nguyên để hệ phương
mx  y  1
trình có nghiệm duy nhất ( x; y) sao cho x và y nguyên.

II. HÌNH HỌC

1. Các hệ thức lượng trong tam giác vuông


Bài 1. Muốn tính khoảng cách từ điểm A đến điểm B nằm bên kia bờ sông, ông Việt vạch
từ A đường vuông góc với AB. Trên đường vuông góc này lấy một đoạn thẳng AC = 30m,
rồi vạch CD vuông góc với phương BC cắt AB tại D (tham khảo hình vẽ). Đo được AD =
20m, từ đó ông Việt tính được khoảng cách từ A đến B. Em hãy tính độ dài AB và số đo
góc ACB.

Bài 2. Từ một đài quan sát cao 350m so với mực nước biển, người ta nhìn thấy một chiếc
thuyền bị nạn dưới góc 20o so với phương ngang của mực nước biển. Muốn đến cứu con
thuyền thì phải đi quãng đường dài bao nhiêu mét?

6
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

Bài 3. Hai ngư dân đứng ở bên một bờ sông cách nhau 250m cùng nhìn thấy một cù lao
trên sông dưới các góc lần lượt là 30o và 40o (tham khảo hình vẽ). Tính khoảng cách d từ
bờ sông đến cù lao.

Bài 4. Tính chiều cao của một ngọn núi cho biết tại hai điểm A và B cách nhau 1km trên
mặt đất người ta nhìn thấy đỉnh núi với góc lần lượt là 40o và 32o (tham khảo hình vẽ).

2. Đường tròn
Bài 5. Từ một điểm S nằm bên ngoài đường tròn tâm O vẽ các tiếp tuyến SA, SB (A, B là
các tiếp điểm), kẻ đường kính AC của đường tròn (O). Tiếp tuyến tại C của đường tròn
(O) cắt AB tại E.
1) Chứng minh các điểm A, O, S, B cùng thuộc một đường tròn.
2) Chứng minh AC2 = AB.AE.
3) Chứng minh SO // CB.
4) Chứng minh OE  SC.
Bài 6. Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB. Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ AB
chứa nửa đường tròn kẻ hai tiếp tuyến Ax và By với (O). Lấy M bất kì trên (O). Kẻ tiếp
tuyến thứ ba với nửa đường tròn tại M cắt Ax và By tại C và D. AM cắt OC tại E, BM cắt
OD tại F.
1) Chứng minh bốn điểm O, M, C, A cùng thuộc một đường tròn. Xác định tâm
O ' của đường tròn đó.

7
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

AB2
2) Chứng minh AC.BD  .
4

3) Chứng minh EC.EO  FO.FD  R2 .


4) Chứng minh AB là tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp tam giác COD.
Bài 7. Cho hai đường tròn (O) và (O’) tiêp xúc ngoài tại A. Kẻ tiếp tuyến chung DE (D 
(O); E  (O’). Kẻ tiếp tuyến chung trong tại A cắt DE tại I. Gọi M là giao điểm của OI và
AD, N là giao điểm của O’I và AE.
1) Chứng minh tứ giác AMIN là hình chữ nhật.
2) Chứng minh IM .IO  IN.IO ' .
3) Chứng minh OO ' là tiếp tuyến đường tròn đường kính DE.
4) Tính DE biết OA  5 cm, O ' A  3,2 cm.
Bài 8. Cho AB, CD là hai đường kính vuông góc của (O, R). Trên tia đối của tia CO lấy
điểm S, SA cắt (O) tại M. Tiếp tuyến tại M với đường tròn (O) cắt CD tại E, BM cắt CD
tại F.
1) Chứng minh EM .AM  MF.OA .
2) Chứng minh ES  EM  EF .
3) Cho SB cắt (O) tại I. Chứng minh A, I, F thẳng hàng.
4) Cho EM  R . Tính FA.SM theo R
5) Kẻ MH  AB. Xác định vị trí điểm S sao cho diện tích tam giác MHD đạt giá trị
lớn nhất.
III. BÀI TẬP NÂNG CAO
Bài 1. Giải các phương trình
1) 2x  3 4  5x  x  2  8

2) 7  x  x  1  x2  6x  13

3) 9 x2  33x  28  5 4 x  3  5 3x  4  12 x 2  19 x  21

4) 3
2  x  1  x 1

4 3 3
Bài 2. Cho x  0, y  0 , x  y  . Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức S  x  y   .
3 4x 4 y

8
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

a3 b3 c3
Bài 3. Cho ba số dương a, b, c. Chứng minh rằng    a ac  b ba  c cb .
b c a
x y z
Bài 4. Cho ba số dương x, y, z thỏa mãn điều kiện    3.
y z x

y z x
Chứng minh rằng:    3.
x y z

PHẦN THỨ BA: ĐỀ THAM KHẢO


ĐỀ SỐ 1
Thời gian làm bài: 90 phút
Bài I (2,0 điểm)
1) Rút gọn các biểu thức:

7 1 1
a) 12  2 48  75 . b)  .
5 5 2 52
2) Giải các phương trình:
1
a) x2  4 x  4  3 . b) 2 x  7  4 x  28  3  0 .
2
Bài II (2,0 điểm)

x x3 2 1
Cho hai biểu thức A  và B    với x  0; x  9.
1 3 x x 9 x 3 3 x
4
1) Tính giá trị của biểu thức A khi x  .
9
2) Rút gọn biểu thức B.
3) Cho P  B : A. Tìm x để P  3.
Bài III (2,0 điểm)
Cho hàm số y  2x  1 có đồ thị là đường thẳng ( d1 ) và hàm số y  x  4 có đồ thị là
đường thẳng ( d 2 ).

1) Tìm tọa độ giao điểm của ( d1 ) và ( d 2 ).

2) Vẽ ( d1 ), ( d 2 ) trên cùng một mặt phẳng tọa độ.

3) Xác định các hệ số a, b biết đường thẳng ( d3 ): y  ax  b song song với ( d1 ) và


( d3 ) cắt ( d 2 ) tại điểm có tung độ bằng 2.

9
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

Bài IV (3,5 điểm)


1) Một cột đèn cao 7m có bóng trên mặt đất dài 4m. Gần đó có một tòa nhà cao
tầng có bóng trên mặt đất dài 80m. Hãy cho biết tòa nhà đó có bao nhiêu tầng, biết
rằng mỗi tầng cao 3,5m.

2) Cho đường tròn (O; R), đường kính AB, dây AC ( CA  CB ). Gọi H là trung
điểm của AC.
a) Chứng minh tam giác ABC vuông và OH là tia phân giác của góc AOC.
b) Tiếp tuyến của đường tròn tâm O tại C cắt tia OH tại M. Chứng minh
MA là tiếp tuyến của (O).
c) Tính OM theo R biết AC  R.
Bài V (0,5 điểm)
1 1
Cho hai số dương a, b thỏa mãn   2. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức
a b
1 1
Q  4 .
a  b  2ab b  a  2ba2
4 2
2 2

ĐỀ SỐ 2
Thời gian làm bài: 90 phút
Bài I (2,0 điểm)
1) Tính:

1 15  3 15  3
a) 27  75  12 b) 
3 5 1 5 1
2) Giải các phương trình:

x 3
a)  2 b) x2  2 x  x  2  0
x 3

10
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

Bài II (2,0 điểm)

x 3 x 1 3 x
Cho hai biểu thức A  và B    với x  0; x  1.
x 1 x 1 x 2 x x 2
1) Tính A khi x  16 .
2) Rút gọn biểu thức B.
3) Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức P  A.B.
Bài III (2,0 điểm)
Cho hàm số bậc nhất y  (m  3) x  3.

1) Xác định m để đồ thị hàm số trên song song với đường thẳng y  2x  5
2) Vẽ đồ thị hàm số với giá trị m tìm được ở câu trên.
3) Gọi A; B lần lượt là giao điểm của đường thẳng (vẽ ở câu b) với trục Ox và Oy.
Tính diện tích OAB.
Bài IV (3,5 điểm)
1) Một chiếc máy bay đang bay lên với vận tốc 500 km/h. Đường bay lên tại B tạo
với phương ngang BA một góc 30o. Sau 1,2 phút kể từ lúc cất cánh tại B máy bay
ở vị trí C. Khi đó máy bay cách mặt đất bao nhiêu kilômét?

A B

2) Cho đường tròn (O; R) đường kính BC. Điểm A thuộc đường tròn (O). Hạ
AH  BC, HE  AB, HF  AC . Đường thẳng EF cắt đường tròn tại hai điểm M
và N. Chứng minh:
a) EF  AH.
b) AE.AB  AF.AC.
c) AMN cân tại A.
Bài V (0,5 điểm)

Giải phương trình 6 1  x 2  4 x  3  


1  x 1

===== HẾT =====

11
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

MÔN VẬT LÍ

PHẦN THỨ NHẤT: TRỌNG TÂM KIẾN THỨC


CHƯƠNG I: ĐIỆN HỌC
1. Vẽ mạch điện minh họa cách đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn và cường độ
dòng điện qua bóng đèn đó.
2. Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai
đầu dây dẫn.
3. Phát biểu nội dung và viết biểu thức định luật Ôm.
4. Lập bảng so sánh đoạn mạch song song và đoạn mạch nối tiếp về các công thức
hiệu điện thế, cường độ dòng điện, điện trở tương đương.
5. Viết công thức sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào chiều dài.
6. Viết công thức sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào tiết diện.
7. Viết công thức sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào vật liệu làm dây.
8. Biến trở là gì? Nêu tác dụng của biến trở.
9. Ý nghĩa của các chỉ số Vôn và Oát ghi trên các dụng cụ điện là gì? Viết công thức
tính công suất điện của một đoạn mạch điện.
10. Điện năng là gì? Viết công thức tính công của dòng điện sản sinh ra ở một đoạn
mạch. Một số đếm của công tơ điện cho ta biết điều gì?
11. Đổi đơn vị KWh ra Jun.
12. Nêu nội dung định luật Jun - Len-xơ.

PHẦN THỨ HAI: ĐỀ THAM KHẢO

ĐỀ SỐ 1

Thời gian làm bài: 45 phút


Hãy khoanh tròn vào chữ cái (A,B,C,D) đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Khi thay đổi hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn thì cường độ dòng điện giảm
đi 3 lần. Hỏi hiệu điện thế ở hai đầu dây dẫn đã thay đổi thế nào?
A. Giảm 3 lần. B. Tăng 3 lần.
C. Không thay đổi. D. Không xác định được.
Câu 2. Sắp xếp theo thứ tự điện trở nhỏ dần của các dây dẫn là:
A. 5000 m  , 10  và 0,1 M  . B. 10  , 0,1 M  và 5000 m  .
C. 0,1 M  , 5000 m  và 10 M  . D. 0,1 M  , 10  và 5000 m  .

12
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

Câu 3. Cho điện trở của dây dẫn R = 10  , khi mắc điện trở này vào hiệu điện thế bằng
bao nhiêu thì dòng điện chạy qua nó có cường độ 1,5 A?
A. 15 V. B. 15 A. C. 15  . D. 15 mV.
Câu 4. Hai điện trở R1=6  , R2=8  mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện qua R1 bằng 2
A. Thông tin nào sau đây là không đúng?
A. Rtd= 14  . B. I2= 2 A. C. U= 28 V. D. U1= 16 V.
Câu 5. Hai điện trở R1, R2 mắc nối tiếp vào hiệu điện thế U. Gọi U1, U2 là hiệu điện thế
ở hai đầu các điện trở R1 và R2. Giả sử R1= 2R2, thông tin nào dưới đây là đúng?
A. U1= U2. B. U1= 2U2. C. U1= 2 +U2 . D. U1= U2- 2.
Câu 6. Đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song với nhau. Biết giá trị của điện trở
này lớn gấp bốn lần điện trở kia. Điện trở tương đương của đoạn mạch là này bằng 4  .
Tìm giá trị của mỗi điện trở.
A. 2  và 8  . B. 4  và 16  . C. 5  và 20  . D. 6  và 24 
Câu 7. Cho hai điện trở R1= 1  , R2= 2  mắc song song với nhau vào hiệu điện thế U
= 220 V. Cường độ dòng điện qua R2 là:
A. 110 A. B. 220 A. C. 440 A. D. 20 A.
Câu 8. Một dây dẫn bằng đồng có chiều dài l1=150 m thì có điện trở R1 = 120  . Một
dây dẫn thứ hai cũng làm bằng đồng, cùng tiết diện dây thứ nhất và có chiều dài l2= 30 m.
Giá trị điện trở của dây dẫn thứ 2 là:
A. 3  . B. 24  . C. 5  . D. 26  .
Câu 9. Một dây dẫn bằng đồng dài 250 m có điện trở 42,5  . Điện trở suất của đồng là
1,7.10-8  .m. Tiết điện của dây dẫn này là:
A. 1,7 mm2. B. 0,58 mm2. C. 0,1 mm2. D. 0,01 mm2.
Câu 10. Có ba dây dẫn bằng đồng cùng tiết diện và với chiều dài mỗi dây lần lượt là
l1= 5 m, l2= 3 m, l3=8 m. Sắp xếp theo thứ tự điện trở nhỏ dần là:
A. Dây 3, dây 1, dây 2. B. Dây 1, dây 2, dây 3.
C. Dây 2, dây 1, dây 3. D. Dây 1, dây 3, dây 2.
Câu 11. Trên một biến trở có ghi (25  -2,5 A). Hiệu điện thế lớn nhất cho phép đặt vào
hai đầu cố định của biến trở là:
A. 31, 25 V. B. 25 V. C. 62,5 V. D. 50 V.
Câu 12. Một biến trở có điện trở lớn nhất là 45  , được làm bằng dây dẫn Nikelin có
điện trở suất 0,4.10-6  m và tiết diện 0,5 mm2. Chiều dài của dây dẫn là:
A. 56,25 m. B. 30 m. C. 12 m. D. 21 m.

13
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

Câu 13. Bóng đèn ghi (12 V- 100 mW). Cường độ dòng điện định mức để đèn sáng bình
thường là:
A. 0,12 A. B. 8,3 A. C. 8,3 mA. D. 1,2 A.
Câu 14. Bóng đèn có điện trở 8  và hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là 24 V. Khi
đó đèn sáng bình thường. Công suất định mức của bóng đèn là:
A. 22 W. B. 32 W. C. 72 W. D. 192 W.
Câu 15. Một bóng đèn có ghi (220 V- 60 W) mắc vào một nguồn điện. Khi đó cường độ
dòng điện qua đèn là 0,3 A thì ta thấy đèn
A. sáng bình thường. B. sáng yếu. C. sáng mạnh. D. không sáng.
Câu 16. Một bóng đèn có ghi (12 V- 6 W) được mắc vào hiệu điện thế 12 V. Sau nửa giờ
thắp sáng, công của dòng điện sản sinh ra là:
A. 3 J. B. 180 J. C. 10800 J. D. 21600 J.
Câu 17. Thiết bị biến đổi phần lớn điện năng thành nhiệt năng vô ích là:
A. Nồi cơm điện. B. Bóng đèn sợi đốt.
C. Bàn là điện. D. Lò sưởi điện.
Câu 18. Một mạch điện có hai điện trở R1 = 10  , R2 = 15  mắc song song với nhau.
Điện trở tương đương của mạch điện là:
A. 66  . B. 8  . C. 25  . D. 6  .
Câu 19. Năng lượng của dòng điện gọi là:
A. Cơ năng. B. Nhiệt năng. C. Quang năng. D. Điện năng.
Câu 20. Số kWh trên hóa đơn tiền điện của gia đình cho biết:
A. Thời gian sử dụng điện của gia đình.
B. Công suất điện mà gia đình sử dụng.
C. Điện năng mà gia đình đã sử dụng.
D. Số dụng cụ và thiết bị điện đang được sử dụng.
Câu 21. Trong các công thức sau đây, với U là hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, I là
cường độ dòng điện qua dây dẫn, R là điện trở của dây. Công thức nào là không đúng?
U U
A. R  . B. I  . C. I = U.R. D. U = I.R.
I R

Câu 22. Một bóng đèn có ghi (220 V- 100 W), cường độ dòng điện định mức của dòng
điện là chạy qua bóng đèn là:
A. 0,45 A. B. 0,5 A. C. 2 A. D. 0,5 mA.
14
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

Câu 23. Cho dòng điện có cường độ 4 A chạy qua một điện trở R thì sau thời gian 30
phút, nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở là 108 kJ. Giá trị của điện trở R là:
A. 3,75  . B. 4,5  . C. 21  . D. 2,75  .
Câu 24. Điều nào sau đây là đúng khi nói về biến trở?
A. Biến trở dùng để điều chỉnh nhiệt độ của điện trở trong mạch.
B. Biến trở dùng để điều chỉnh hiệu điện thế trong mạch.
C. Biến trở dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.
D. Biến trở dùng để điều chỉnh chiều dòng điện trong mạch.
Câu 25. Trong các công thức tính công suất sau đây. Công thức nào không đúng?
A
A. P = A .t. B. P  . C. P = U.I. D. P= I2 .R.
t

ĐỀ SỐ 2
Thời gian làm bài: 45 phút
Hãy khoanh tròn vào chữ cái (A,B,C,D) đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng 6 lần thì cường độ dòng điện qua dây dẫn
A. giảm 36 lần. B. tăng 36 lần.
C. giảm 6 lần. D. tăng 6 lần.
Câu 2. Trong các công thức sau đây, với U là hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, I là
cường độ dòng điện qua dây dẫn, R là điện trở của dây, công thức nào là không đúng?
U U
A. R  . B. I  . C. I = U.R. D. U = I.R.
I R
Câu 3. Cường độ dòng điện qua dây dẫn là 20 A, hiệu điện thế qua hai đầu dây dẫn là
220 V. Điện trở dây dẫn đó có độ lớn là:
A. 11  . B. 23  . C. 21  . D. 12  .
Câu 4. Giá trị điện trở 3  tương ứng với bao nhiêu M  ?
A. 3.10-6 M  . B. 3.10-5 M  . C. 3.10-7 M  . D. 3.10-4 M  .
Câu 5. Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp bằng 100  .
Biết rằng một trong hai điện trở có giá trị lớn gấp 3 lần điện trở kia. Giá trị mỗi điện trở
là:
A. 20  , 60  . B. 20  , 90  . C. 40  , 60  . D. 25  , 75  .
Câu 6. Cho hai điện trở R1= 4  , R2= 1  mắc nối tiếp với nhau, và mắc vào hiệu điện
thế 20 V. Cường độ dòng điện qua mạch là
A. 3 A. B. 4,89 A. C. 3,5 A. D. 4 A.
15
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

Câu 7. Hai dây dẫn làm bằng đồng và cùng chiều dài. Dây thứ nhất có tiết diện 1mm2 và
điện trở 120  . Dây thứ hai có tiết diện 4.10-7 m2 thì có điện trở:
A. 30  . B. 48  . C. 240  . D. 300  .
Câu 8. Khi dịch chuyển con chạy hoặc tay quay của biến trở, đại lượng nào sau đây sẽ
thay đổi theo?
A. Chiều dài phần dây dẫn có dòng điện chạy qua của biến trở.
B. Tiết diện dây dẫn của biến trở.
C. Nhiệt độ biến trở.
D. Điện trở suất của chất làm dây dẫn của biến trở.
Câu 9. Trên một biến trở con chạy có ghi (20  - 1 A), biết rằng điện trở suất của chất
làm dây là 0,4.10-6  m và tiết của dây 0,2 mm2. Chiều dài của dây làm biến trở là
A. 10 m. B. 20 m. C. 40 m. D. 53  .
Câu 10. Bóng đèn ghi (12 V- 100 W). Điện trở của đèn khi hoạt động bình thường là:
A. 2  . B. 7,23  . C. 1,44  . D. 23  .
Câu 11. Một bóng đèn có ghi (220 V- 60 W) mắc vào một nguồn điện. Khi cường độ
dòng điện qua đèn là 0,272 A thì ta thấy đèn
A. sáng bình thường. B. sáng yếu. C. sáng mạnh. D. không sáng.
Câu 12. Một ấm điện khi hoạt động bình thường có điện trở 220  và cường độ dòng
điện qua bếp là 2 A. Nhiệt lượng mà ấm tỏa ra trong một phút là
A. 528 kJ. B. 52800 J. C. 4300 kJ. D. 987 J.
Câu 13. Thiết bị biến đổi phần lớn điện năng thành nhiệt năng có ích là
A. mỏ hàn điện. B. tivi.
C. quạt điện. D. bóng đèn LED.
Câu 14. Số đếm của công tơ điện ở gia đình cho biết:
A. Thời gian sử dụng điện của gia đình.
B. Công suất điện mà gia đình sử dụng.
C. Điện năng mà gia đình đã sử dụng.
D. Số dụng cụ và thiết bị điện đang được sử dụng.
Câu 15. Cho hai điện trở R1 = 10  và R2= 30  mắc nối tiếp vào hiệu điện thế U= 80
V. Cường độ dòng điện qua R2 là:
A. 2 A. B. 4 A. C. 20 A. D. 3 A.
Câu 16. Cho hai điện trở R1= 4  , R2= 5  mắc song song với nhau vào hiệu điện thế
220 V. Cường độ dòng điện qua điện trở R1 là:
A. 55 A. B. 1 A. C. 6 A. D. 35 A.

16
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

Câu 17. Một dây dẫn bằng đồng có điện trở suất 1,7.10-8  .m, đường kính 0,04 mm
được quấn trên một khung nhựa hình chữ nhật kích thước (dài 2 cm, rộng 0,8 cm). Biết
tổng số vòng quấn là 200 vòng. Điện trở của khung là:
A. 151, 6  . B. 4365,5  . C. 24, 5  . D. 1,52  .
Câu 18. Có ba bóng đèn dây tóc: Đ1(6 V-3 W), Đ2(12 V-3 W), Đ3(6 V-6 W). Khi các bóng
đèn này đều sử dụng ở hiệu điện thế định mức thì độ sáng của các bóng đèn như sau:
A. Bóng Đ2 sáng nhất, hai bóng Đ1 và Đ3 sáng như nhau.
B. Bóng Đ3 sáng nhất, hai bóng Đ1 và Đ2 sáng như nhau.
C. Bóng Đ3 sáng nhất, bóng Đ1 sáng yếu.
D. Cả ba bóng sáng như nhau.
Câu 19. Một bóng đèn có ghi (220V- 75W) được thắp sáng liên tục với hiệu điện thế
220V trong 4 giờ. Điện năng mà bóng đèn này sử dụng là:
A. 0, 3 kWh. B. 0, 3 Wh. C. 0,3 J. D. 0,3 kWs.
Câu 20. Thiết bị nào biến đổi điện năng đồng thời thành nhiệt năng và cơ năng?
A. Quạt điện. B. Bóng đèn.
C. Máy thu hình. D. Bàn là.
Câu 21. Cho dòng điện có cường độ 4 A chạy qua một điện trở R thì sau thời gian 30
phút, nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở là 108 kJ. Giá trị của R là:
A. 3,75  . B. 4,5  . C. 21  . D. 2,75  .
Câu 22. Trong các biểu thức liên hệ về đơn vị sau đây, biểu thức nào là không đúng?
A. 1 J = 1. V.A. s . B. 1 W = 1 J/s.
C. 1 kWh = 360000 J. D. 1 J = 1 Ws.
Câu 23. Công thức nào sau đây cho phép xác định điện trở một dây dẫn hình trụ đồng
chất?
l S
A. R   . B. R   .
S l
l S2
C. R  S . D. R  
 l
Câu 24. Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là 9 V thì cường độ dòng điện chạy qua
nó là 0,6 A. Nếu hiệu điện thế tăng lên đến 18 V thì cường độ dòng điện là
A. 0,6 A. B. 1,2 A. C. 0,3 A. D. 2 A.
Câu 25. Một bếp điện có ghi (220 V – 1 kW) hoạt động liên tục trong 2 giờ với hiệu điện
thế 220 V. Điện năng mà bếp tiêu thụ trong thời gian đó là
A. 3 kW.h. B. 2000 W.h. C. 7200 J. D. 7200 kJ.

===== HẾT =====

17
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

MÔN HÓA HỌC

PHẦN THỨ NHẤT: TRỌNG TÂM KIẾN THỨC


I. CHƯƠNG I: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ
1. Tính chất hoá học của oxit bazơ, oxit axit, bazơ và axit.
2. Một số oxit, bazơ và axit quan trọng.
3. Tính chất hoá học của muối.
4. Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ.
5. Các bài tập tính toán liên quan đến tính chất hóa học của oxit, axit và bazơ.
II. CHƯƠNG II: KIM LOẠI
1. Tính chất hoá học chung của kim loại.
2. Dãy hoạt động hoá học của kim loại.
3. Tính chất hoá học và điều chế của Al và Fe.
4. Ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.
5. Các bài tập tính toán liên quan đến kim loại phản ứng với axit.

PHẦN THỨ HAI: ĐỀ THAM KHẢO

ĐỀ SỐ 1
Thời gian làm bài: 45 phút

Hãy khoanh tròn vào chữ cái (A, B, C, D) đứng trước câu trả lời đúng.

Câu 1. Dãy chất chỉ gồm các oxit axit là


A. CO2, SO2, CO, NO, P2O5. B. CO2, SO2, P2O5.

C. CO, NO, CaO, MgO. D. CO2, SO2, P2O5, CaO, NO.

Câu 2. Dãy chất nào sau đây gồm các oxit tác dụng được với H2O?

A. CO2, SO2, CO, NO, P2O5. B. CO2, SO2, P2O5, MgO, NO.

C. CO2, SO2, P2O5, CaO, BaO. D. BaO, CaO, CuO.

Câu 3. Dãy chất gồm các oxit tác dụng được với dung dịch NaOH là

A. CO2, SO2, CO, NO, P2O5. B. CO2, SO2, P2O5.

C. CO2, SO2, CaO, BaO. D. BaO, CaO, MgO.

18
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

Câu 4. Thuốc thử để phân biệt các dung dịch muối Na2SO4 và Na2CO3 là

A. dung dịch HCl. B. dung dịch BaCl2.

C. dung dịch NaOH. D. dung dịch NaCl.

Câu 5. Cho 50 g CaCO3 vào 400 ml dung dịch HCl 1M đến khi phản ứng kết thúc, thì
thể tích khí CO2 thu được (ở đktc) là

A. 2,24 lit. B. 4,48 lit. C. 5,6 lit. D. 3,36 lit.

Câu 6. Để loại bỏ khí CO2 có lẫn trong hỗn hợp (N2 và CO2) người ta sục từ từ hỗn hợp
khí qua dung dịch chứa lượng dư

A. HCl. B. Na2SO4. C. Ca(OH)2. D. NaCl.

Câu 7. Thuốc thử để phân biệt 3 dung dịch sau NaCl, NaOH, HCl là

A. BaCl2. B. HCl. C. Quỳ tím. D. Phenolphtalein.

Câu 8. Để phân biệt 2 gói bột màu trắng sau CaCO3, BaSO4 người ta dùng thuốc thử là
dung dịch

A. HCl. B. NaOH. C. K2SO4. D. NaCl.

Câu 9. Ngâm một thanh Fe sạch trong dung dịch CuSO4 sau một thời gian thì thấy

A. không có hiện tượng gì xảy ra. B. khối lượng thanh Fe bị giảm đi.

C. khối lượng thanh Fe tăng lên. D. khối lượng thanh Fe không đổi.

Câu 10. Cặp kim loại không phản ứng với dung dịch HCl là

A. Fe và Al. B. Zn và Al. C. Cu và Ag. D. K và Ca.

Câu 11. Cho một miếng Fe vào dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít H2 (đktc). Khối
lượng Fe đã phản ứng là

A. 2,8 g. B. 5,6 g. C. 11,2 g. D. 8,4 g.

Câu 12. Muối ăn có công thức phân tử là

A. NaOH. B. KCl. C. NaOCl. D. NaCl.

Câu 13. Cho 8,8 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được
2,24 lít khí H2 (đktc) và phần chất rắn không tan có khối lượng là

A. 2,8 gam. B. 5,6 gam. C. 6,4 gam. D. 3,2 gam.

Câu 14. Khi cho Zn phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng thì khí giải phóng ra là

A. H2. B. SO2. C. SO3. D. O2.


19
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

Câu 15. Dãy kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là

A. Cu, Zn, Na. B. K, Mg, Al, Fe. C. Ag, Ba, Fe. D. Au, Pt, Al.

Câu 16. Dùng 2 thuốc thử nào sau đây để phân biệt 4 chất bột màu trắng:

CaCO3, Na2CO3, BaSO4, Na2SO4.

A. H2O và dung dịch NaOH. B. Dung dịch KCl và H2O.

C. H2O và dung dịch HCl. D. H2O và dung dịch Na2CO3.

Câu 17. Các dung dịch axit HCl, H2SO4 (loãng) làm giấy quỳ tím chuyển màu thành

A. xanh. B. vàng. C. đỏ. D. tím.

Câu 18. Cho 15 gam hỗn hợp bột kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi

phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) và m gam kim loại không tan.

Giá trị của m là

A. 3,0. B. 6,4. C. 3,2. D. 2,0.

Câu 19. Các dung dịch bazơ NaOH, Ba(OH)2 làm giấy quỳ tím chuyển màu thành

A. xanh. B. đỏ. C. vàng. D. tím.

Câu 20. Các chất nào sau đây phản ứng được với dung dịch NaOH ?

A. CO2 và CuO. B. CO2 và HCl. C. CuO, KOH. D. CuO, CO.

Câu 21. Các chất nào sau đây phản ứng được với dung dịch HCl ?

A. CO2 và CuO. B. CO2 và HCl. C. CO2, KCl. D. CuO, NaOH.

Câu 22. Kim loại Zn không phản ứng với dung dịch muối nào sau đây ?

A. Mg(NO3)2. B. CuCl2. C. AgNO3. D. CuSO4.

Câu 23. Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư).

Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí hiđro (ở đktc), dung dịch X và m gam chất rắn không

tan. Giá trị của m là

A. 3,4. B. 4,4. C. 5,6. D. 6,4.

Câu 24. Cho 11,0 gam hỗn hợp Al và Fe tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 8,96

lít H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp là

A. 49,09%. B. 50,90%. C. 40,91%. D. 59,09%.

20
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

Câu 25. Dung dịch H2SO4 đặc, nguội không phản ứng được với các kim loại nào?

A. Fe và Al. B. Zn và Mg. C. Cu và Fe. D. Al và Cu.

Cho: Fe: 56; Al: 27; Cu: 64; Mg: 24; H: 1; O: 16; S: 32; Ba: 137; Ca: 40.

ĐỀ SỐ 2
Thời gian làm bài: 45 phút

Hãy khoanh tròn vào chữ cái (A, B, C, D) đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Khi cho 10 g CaCO3 vào 400 ml dung dịch HCl 1M thì thể tích khí CO2 thu được
(ở đktc) là
A. 2,24 lit. B. 4,48 lit. C. 5,6 lit. D. 3,36 lit.
Câu 2. Dãy chất gồm các oxit tác dụng được với dung dịch HCl là
A. CO2, SO2, CO, NO, P2O5. B. CO2, SO2, P2O5.
C. CO2, SO2, CaO, BaO. D. BaO, CaO, MgO.
Câu 3. Thuốc thử để phân biệt các dung dịch muối K2SO4 và Na2CO3 là
A. dung dịch HCl. B. dung dịch BaCl2.
C. dung dịch NaOH. D. dung dịch NaCl.
Câu 4. Ngâm một thanh Zn sạch trong dung dịch CuSO4 sau một thời gian thì thấy
A. không có hiện tượng gì xảy ra. B. khối lượng thanh Zn bị giảm đi.
C. khối lượng thanh Zn tăng lên. D. khối lượng thanh Zn không đổi.
Câu 5. Cặp kim loại không phản ứng với dung dịch H2SO4 (loãng) là
A. Fe và Al. B. Zn và Al. C. Cu và Ag. D. K và Ca.
Câu 6. Để loại bỏ khí SO2 có lẫn trong hỗn hợp (N2 và SO2) người ta sục từ từ hỗn hợp
khí qua dung dịch chứa lượng dư
A. HCl. B. Na2SO4. C. Ca(OH)2. D. NaCl.
Câu 7. Thuốc thử để phân biệt 3 dung dịch sau: KCl, KOH, HCl là
A. BaCl2. B. HCl. C. quỳ tím. D. phenolphtalein.
Câu 8. Để phân biệt 2 gói bột màu trắng sau: BaCO3, BaSO4 người ta dùng thuốc thử là
dung dịch
A. HCl. B. NaOH. C. K2SO4. D. NaCl.
Câu 9. Dãy chất chỉ gồm các oxit axit là
A. CO2, SO2, CO, NO, P2O5 . B. CO2, SO2, P2O5.
C. CO, NO, CaO, MgO. D. CO2, SO2, P2O5, CaO, NO.
21
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

Câu 10. Dãy chất gồm các oxit tác dụng được với H2O là

A. CO2, SO2, CO, NO, P2O5. B. CO2, SO2, P2O5, MgO, NO.

C. CO2, SO2, P2O5, CaO, BaO. D. BaO, CaO, CuO.

Câu 11. Cho một miếng Fe vào dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít H2 (đktc). Khối

lượng Fe đã phản ứng là

A. 2,8 g. B. 5,6 g. C. 8,4 g. D. 11,2 g.

Câu 12. Muối ăn có công thức phân tử là

A. NaCl. B. KCl. C. HCl. D. Na2O.

Câu 13. Cho 17,6 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được

4,48 lít khí H2 (đktc) và phần chất rắn không tan có khối lượng là:

A. 2,8 gam. B. 5,6 gam. C. 3,2 gam. D. 6,4 gam.

Câu 14. Khi cho Mg phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng thì khí giải phóng ra là

A. H2. B. SO2. C. SO3. D. O2

Câu 15. Dãy kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là:

A. Cu, Zn, Na. B. K, Mg, Al, Fe. C. Ag, Ba, Fe. D. Au, Pt, Al.

Câu 16. Dùng 2 thuốc thử nào để phân biệt 4 chất bột màu trắng sau:

BaCO3, K2CO3, BaSO4, K2SO4 ?

A. H2O và dung dịch NaOH. B. Dung dịch KCl và H2O.

C. H2O và dung dịch HCl. D. H2O và dung dịch Na2CO3.

Câu 17. Các dung dịch axit HCl, H2SO4 (loãng) làm giấy quỳ tím chuyển màu thành

A. xanh. B. vàng. C. đỏ. D. tím.

Câu 18. Cho 9,7 gam hỗn hợp bột kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi

phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc) và m gam kim loại không tan.

Giá trị của m là:

A. 4,6. B. 6,4. C. 2,3. D. 3,2.

Câu 19. Các dung dịch bazơ KOH, Ca(OH)2 làm giấy quỳ tím chuyển màu thành

A. xanh. B. đỏ. C. vàng. D. tím.

22
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

Câu 20. Cho 16,8 gam hỗn hợp Al và Fe tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 11,2

lít H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp là

A. 46,66%. B. 50,90%. C. 40,91%. D. 66,66%.

Câu 21. Dung dịch H2SO4 đặc, nguội không phản ứng được với các kim loại nào?

A. Fe và Al. B. Zn và Mg. C. Cu và Fe. D. Al và Cu.

Câu 22. Các chất nào sau đây phản ứng được với dung dịch H2SO4?

A. CO2 và CuO. B. CO2 và HCl. C. CuO, KOH. D. CuO, CO.

Câu 23. Các chất nào sau đây phản ứng được với dung dịch KOH?

A. CO2 và CuO. B. CO2 và HCl. C. CO2, KCl. D. CuO, NaOH.

Câu 24. Kim loại Fe không phản ứng với dung dịch muối nào sau đây?

A. Mg(NO3)2. B. CuCl2. C. AgNO3. D. CuSO4.

Câu 25. Cho 12 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư).
Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí hiđro (ở đktc), dung dịch X và m gam chất rắn không
tan. Giá trị của m là:

A. 3,4. B. 4,4. C. 5,6. D. 6,4.

Cho: Fe: 56; Al: 27; Cu: 64; Mg: 24; H: 1; O: 16; S: 32; Ba: 137; Ca: 40.

===== HẾT =====

23
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

MÔN SINH HỌC


PHẦN THỨ NHẤT: TRỌNG TÂM KIẾN THỨC

I. CHƯƠNG I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN


1. Đối tượng, nội dung và ý nghĩa thực tiễn của Di truyền học. Một số thuật ngữ và
ký hiệu cơ bản của Di truyền học.
2. Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen.
3. Nội dung, ý nghĩa của quy luật phân li, phân li độc lập. Khái niệm phép lai phân
tích.
4. Biến dị tổ hợp và sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
5. Bài tập xác định tỉ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình ở đời con. Bài tập tìm kiểu gen
của bố mẹ.
II. CHƯƠNG II: NHIỄM SẮC THỂ
1. Cấu trúc, chức năng của nhiễm sắc thể.
2. Những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể trong quá trình nguyên phân, giảm
phân. Ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
3. Quá trình phát sinh giao tử ở động vật.
4. Phân biệt nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính. Cơ chế xác định giới
tính. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính.
5. Di truyền liên kết, ý nghĩa của di truyền liên kết.
III. CHƯƠNG III: ADN VÀ GEN
1. Cấu tạo hóa học, cấu trúc không gian của ADN. Nguyên tắc bổ sung, hệ quả của
nguyên tắc bổ sung.
2. Quá trình nhân đôi ADN. Chức năng của ADN.
3. Phân biệt ARN và ADN. Nguyên tắc tổng hợp ARN
4. Cấu trúc, chức năng, tính đa dạng và đặc thù của protein.
5. Mối quan hệ giữa ARN và protein. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng.
IV. CHƯƠNG IV: BIẾN DỊ
1. Đột biến gen. Nguyên nhân phát sinh đột biến gen. Vai trò của đột biến gen.
2. Đột biến nhiễm sắc thể. Nguyên phân phát sinh, hậu quả, vai trò của các dạng đột
biến cấu trúc, số lượng nhiễm sắc thể.
3. Khái niệm thường biến, mức phản ứng. Phân biệt thường biến và đột biến. Mối
quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình.

24
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

V. CHƯƠNG V: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI


1. Phương pháp nghiên cứu phả hệ. Nghiên cứu trẻ đồng sinh. Vai trò của các
phương pháp đó trong nghiên cứu di truyền người.
2. Các bệnh và tật di truyền ở người. Nguyên nhân phát sinh và biện pháp hạn chế
phát sinh các bệnh và tật di truyền đó.
3. Di truyền y học tư vấn. Di truyền học với hôn nhân và kế hoạch hóa gia đình. Hậu
quả di truyền do ô nhiễm môi trường.
VI. CHƯƠNG VI: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
1. Khái niệm công nghệ tế bào. Ưu điểm và triển vọng của nhân giống vô tính trong
ống nghiệm.
2. Khái niệm kĩ thuật gen, công nghệ gen, công nghệ sinh học. Ứng dụng công nghệ
gen trong sản xuất và đời sống.

PHẦN THỨ HAI: ĐỀ THAM KHẢO

ĐỀ SỐ 1

Thời gian làm bài: 45 phút

Hãy khoanh tròn vào chữ cái (A, B, C, D) đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Ở các loài giao phối, trên số lượng lớn, tỉ lệ đực, cái xấp xỉ 1:1.
B. Ở đa số loài, giới tính được xác định từ khi là hợp tử.
C. Ở người, việc sinh con trai hay con gái chủ yếu do người mẹ.
D. Thụ tinh là sự kết hợp giữa một giao tử đực và một giao tử cái tạo thành hợp tử.
Câu 2. Ở các loài giao phối, cơ chế đảm bảo nhiễm sắc thể (NST) của loài được duy trì
ổn định qua các thế hệ là
A. nguyên phân.
B. sự kết hợp giữa nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
C. giảm phân.
D. thụ tinh.
Câu 3. Ở ruồi giấm, bộ nhiễm sắc thể (NST) 2n = 8. Vậy bộ NST đơn bội của ruồi giấm
bằng bao nhiêu?
A. n = 4. C. n = 6.
B. n = 5. D. n = 7.

25
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

Câu 4. Tính trạng là gì?


A. Những đặc điểm biểu hiện ở đời con lai F1.
B. Các đặc điểm bên trong cơ thể sinh vật.
C. Kiểu hình bên ngoài cơ thể sinh vật.
D. Những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lý... của một cơ thể.
Câu 5. Trong các kiểu gen sau đây, đâu là kiểu gen đồng hợp?
A. aa. B. Aa. C. AaBb. D. Bb.
Câu 6. Những phép lai nào sau đây được gọi là lai phân tích?
A. Aa x Aa và AaBb x aabb. B. Aa x aa và AaBb x aabb.
C. Aa x Aa và Aabb x aaBb. D. Aa x Aa và AaBb x AaBb.
Câu 7. Trong quá trình phân chia tế bào, nhiễm sắc thể ở kì nào có hình dạng kích thước
đặc trưng cho loài?
A. Kì đầu. B. Kì giữa.
C. Kì sau. D. Kì cuối.
Câu 8. Chức năng cơ bản của nhiễm sắc thể là
A. lưu giữ thông tin di truyền. B. chứa đựng prôtêin.
C. chứa đựng bào quan. D. chứa đựng các đặc điểm của sinh vật.
Câu 9. Kết quả của quá trình giảm phân tạo ra tế bào con có bộ nhiễm sắc thể là
A. n. B. 2n.
C. 3n. D. 4n.
Câu 10. Từ một tế bào mẹ sau giảm phân ở cơ thể lưỡng bội cho ra mấy tế bào con?
A. 2 tế bào con. B. 4 tế bào con.
C. 6 tế bào con. D. 8 tế bào con.
Câu 11. Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là
A. sự kết hợp tế bào chất của giao tử đực với một giao tử cái.
B. sự hình thành một cơ thể mới.
C. sự kết hợp của 2 bộ nhân đơn bội (n) tạo ra bộ nhân lưỡng bội (2n) ở hợp tử.
D. sự tổ hợp ngẫu nhiên giữa hai giao tử đực với nhau.
Câu 12. Chức năng của tARN là
A. truyền thông tin về cấu trúc protein đến riboxom.
B. vận chuyển các axit amin cho quá trình tổng hợp protein.
C. tham gia cấu tạo nhân của tế bào.
D. tham gia cấu tạo màng tế bào.

26
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

Câu 13. Ứng dụng di truyền giới tính vào lĩnh vực chăn nuôi với mục đích đặc biệt
A. tăng năng suất nuôi trồng.
B. nâng cao chất lượng sản phẩm.
C. điều khiển tỉ lệ đực, cái.
D. điều khiển khả năng sinh sản của bố mẹ.
Câu 14. Nguyên nhân tạo tính đa dạng của ADN là
A. do trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit.
B. do số lượng các nuclêôtit.
C. do thành phần các nuclêôtit.
D. cả ba đáp án trên.
Câu 15. Điều nào sau đây đúng khi nói về nguyên tắc bổ sung?
A. Các nuclêôtit giữa 2 mạch đơn liên kết với nhau thành từng cặp: A liên kết với T, G
liên kết với X.
B. Các nuclêôtit giữa 2 mạch đơn liên kết với nhau thành từng cặp A liên kết với G, T
liên kết với X.
C. A liên kết với T bằng 3 liên kết hidro, G liên kết với X bằng 2 liên kết hidro.
D. Các nuclêôtit giữa 2 mạch đơn liên kết với nhau tạo thành từng cặp: A liên kết với X.
Câu 16. Điểm khác biệt giữa số mạch đơn và đơn phân của ARN với số mạch đơn và
đơn phân của ADN là
A. ARN có 2 mạch và 4 đơn phân là A, U, G, X.
B. ARN có 1 mạch và 4 đơn phân là A, U, G, X.
C. ARN có 1 mạch và 4 đơn phân là A, T, G, X.
D. ARN có 2 mạch và 4 đơn phân là A, T, G, X.
Câu 17. Chức năng của ADN là
A. mang thông tin di truyền.
B. giúp trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.
C. mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
D. truyền đạt thông tin di truyền.
Câu 18. Trong quá trình nhân đôi ADN thì nuclêôtit tự do loại X của môi trường đến liên
kết với
A. A mạch khuôn. B. G mạch khuôn.
C. X mạch khuôn. D. T môi trường.
Câu 19. Các nguyên tố hóa học tham gia trong thành phần của phân tử ADN là
A. C, H, O, B, Fe. B. C, H, O, N, P.
C. C, H, O, S, Mg. D. C, H, K, P, Na.
27
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

Câu 20. Điều nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm cấu tạo của ADN?
A. Là một bào quan trong tế bào động vật.
B. Chỉ có ở động vật, không có ở thực vật.
C. Đại phân tử có kích thước và khối lượng lớn, có thể đạt đến hàng triệu đơn vị cacbon.
D. Đại phân tử có kích thước và khối lượng rất nhỏ so với nuclêôtit.
Câu 21. Đơn phân của ADN là
A. axit ribonucleic. B. axit deoxyribonucleic.
C. axit amin. D. nuclêôtit.
Câu 22. Bốn loại nuclêôtit cấu tạo nên ADN là
A. A, T, G, X . B. A, G, R, X .
C. A, U, G, X. D. A, U, T, X.
Câu 23. Có những dạng đột biến nhiễm sắc thể nào?
A. Đột biến cấu trúc và đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
B. Thay thế một cặp Nu này bằng cặp Nu khác.
C. Thêm một cặp Nu.
D. Mất một cặp Nu.
Câu 24. Trong mỗi phân tử ADN con được tạo ra từ sự nhân đôi thì
A. cả 2 mạch đều được nhận từ ADN mẹ.
B. cả 2 mạch đều được tổng hợp từ nuclêôtit môi trường.
C. có 1 mạch nhận từ ADN mẹ, 1 mạch được tổng hợp từ nuclêôtit môi trường.
D. có 3 mạch đều được tổng hợp từ nuclêôtit môi trường.
Câu 25. Trong quá trình nhân đôi ADN thì nuclêôtit tự do loại T của môi trường đến liên
kết với:
A. A mạch khuôn. B. G mạch khuôn.
C. X mạch khuôn. D. A môi trường.

ĐỀ SỐ 2
Thời gian làm bài: 45 phút
Hãy khoanh tròn vào chữ cái (A, B, C, D) đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Trong nghiên cứu di truyền, kí hiệu G dùng để chỉ
A. cặp bố mẹ xuất phát. B. phép lai.
C. thế hệ con. D. giao tử.
Câu 2. Phương pháp nghiên cứu di truyền độc đáo của Menđen là phương pháp
A. gây đột biến. B. phân tích các thế hệ lai.
C. tự thụ phấn. D. lai giống.
28
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

Câu 3. Thế nào là tính trạng tương phản?


A. Các tính trạng cùng một loại nhưng biểu hiện trái ngược nhau.
B. Những tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng.
C. Các tính trạng khác biệt nhau.
D. Tính trạng do nhiều cặp alen quy định.
Câu 4. Trong các kiểu gen sau đây, kiểu gen dị hợp là
A. Bb. B. BB. C. aa. D. AA.
Câu 5. Tính trạng lặn là
A. tính trạng được biểu hiện ở kiểu gen đồng hợp trội.
B. tính trạng không được biểu hiện ở F1
C. tính trạng được biểu hiện ở kiểu gen đồng hợp lặn.
D. tính trạng được biểu hiện ở kiểu gen dị hợp.
Câu 6. Kết quả của quá trình nhân đôi ADN tạo ra
A. phân tử ADN con giống hệt ADN mẹ.
B. phân tử ADN con khác hẳn phân tử ADN mẹ.
C. phân tử ADN con ngắn hơn so với ADN mẹ.
D. phân tử ADN con dài hơn so với ADN mẹ.
Câu 7. Cho các phép lai sau, phép lai nào là phép lai phân tích?
A. Aa x aa. B. Aa x Aa. C. AA x Aa. D. aa x aa.
Câu 8. Khi cho cây cà chua thuần chủng quả đỏ lai phân tích, kết quả thu được
A. toàn quả vàng. B. toàn quả đỏ.
C. 1 quả đỏ : 1 quả vàng. D. 3 quả đỏ : 1 quả vàng.
Câu 9. Cơ thể mang kiểu gen nào dưới đây là cơ thể có kiểu gen dị hợp tử về hai cặp
gen?
A. AaBb. B. AABb. C. aaBb. D. Aabb.
Câu 10. Ở thực vật, hiện tượng tự thụ phấn là
A. hạt phấn của hoa rơi vào đầu nhụy của hoa khác trên cây đó.
B. hạt phấn của hoa trên cây này rơi vào đầu nhụy của hoa trên cây khác cùng loài.
C. hạt phấn của hoa trên cây này rơi vào đầu nhụy của hoa trên cây khác loài.
D. hạt phấn của hoa rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó.
Câu 11. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các gen quy định các tính trạng dẫn tới
A. làm xuất hiện biến dị tổ hợp. B. hạn chế sự xuất hiện kiểu gen mới.
C. giảm số kiểu gen. D. giảm số kiểu hình.
29
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

Câu 12. Ở cà chua, quả đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với quả vàng. Lai giữa cây quả
đỏ có kiểu gen dị hợp với cây quả vàng, F1 thu được kết quả là
A. 100% cây quả đỏ. B. 75% cây quả đỏ : 25% cây quả vàng.
C. 50% cây quả đỏ: 50% cây quả vàng. D. 100% cây quả vàng.
Câu 13. Gen trội hoàn toàn là gen được biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái
A. đồng hợp trội. B. đồng hợp lặn.
C. đồng hợp trội và dị hợp. D. đồng hợp lặn và dị hợp.
Câu 14. Nhiễm sắc thể là vật chất di truyền nằm ở
A. trong nhân tế bào. B. màng tế bào.
C. trong các bào quan. D. tế bào chất.
Câu 15. Nhiễm sắc thể có hình dạng và kích thước đặc trưng (đạt chiều dài 0,5 - 50
micromet) ở kì nào của quá trình nguyên phân?
A. Kì đầu. B. Kì giữa.
C. Kì sau. D. Kì cuối.
Câu 16. Sự tự nhân đôi của nhiễm sắc thể diễn ra ở kì nào của chu kì tế bào?
A. Kì trung gian. B. Kì đầu.
C. Kì giữa. D. Kì sau.
Câu 17. Từ một tế bào sinh tinh và một tế bào sinh trứng giảm phân có thể tạo ra số tinh
trùng và trứng lần lượt là
A. 1 tinh trùng và 4 trứng. B. 1 tinh trùng và 1 trứng.
C. 4 tinh trùng và 1 trứng. D. 4 tinh trùng và 4 trứng.
Câu 18. Cặp nhiễm sắc thể giới tính ở ruồi giấm là
A. ở giới đực là XX, giới cái là XY. B. giới đực là XY, Giới cái là XX.
C. giới đực là XO, giới cái là XY. D. giới đực là XX, giới cái là XO.
Câu 19. Trong cấu trúc mạch kép của phân tử ADN, liên kết hidro được hình thành giữa
những loại nuclêôtit nào sau đây?
A. A - G, T - X và ngược lại. B. A - A, T - T, G - G, X - X.
C. A - X, T - G và ngược lại. D. A - T, G - X và ngược lại.
Câu 20. Bậc cấu trúc có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù của protein là
A. cấu trúc bậc 1. B. cấu trúc bậc 3.
C. cấu trúc bậc 2. D. cấu trúc bậc 5.
Câu 21. Protein thực hiện được chức năng chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào sau đây?
A. Cấu trúc bậc 1. B. Cấu trúc bậc 1 và 2.
C. Cấu trúc bậc 2. D. Cấu trúc bậc 3 và 4.

30
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

Câu 22: Đột biến gen là


A. sự biến đổi các tính trạng cơ bản của sinh vật.
B. sự biến đổi trong cấu trúc phân tử ADN liên quan đến 1 hoặc 1 vài cặp Nu của gen.
C. biến đổi trong cấu trúc của protein.
D. biến đổi trong cấu trúc của nhiễm sắc thể.
Câu 23: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường gây hậu quả nghiêm trọng nhất là
A. mất đoạn. B. đảo đoạn.
C. lặp đoạn. D. chuyển đoạn.
Câu 24: Loại đột biến nào sau đây không làm thay đổi số lượng vật chất di truyền?
A. Mất đoạn. B. Đảo đoạn.
C. Lặp đoạn. D. Chuyển đoạn.
Câu 25: Đặc điểm nào sau đây là của thường biến?
A. Biến đổi kiểu hình và di truyền cho đời sau.
B. Biến đổi kiểu gen và di truyền cho đời sau.
C. Biến đổi đồng loạt theo hướng xác định, không di truyền được.
D. Biến đổi kiểu gen và kiểu hình.

===== HẾT =====

31
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

MÔN NGỮ VĂN


PHẦN THỨ NHẤT: TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
I. VĂN BẢN
1.Tập trung vào các văn bản sau:
- Văn bản nhật dụng:
+ Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà)
+ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình (G.G Mắc-ket)
- Văn bản thơ
+ Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)
+ Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)
+ Đồng chí (Chính Hữu)
+ Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)
+ Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận)
+ Bếp lửa (Bằng Việt)
- Văn bản văn xuôi
+ Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)
+ Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái)
+ Làng (Kim Lân)
+ Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long)
+ Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)
2. Yêu cầu:
- Xác định được tên văn bản, tác giả, thể loại/ thể thơ, phương thức biểu đạt.
- Hiểu và trình bày được hoàn cảnh ra đời, tình huống truyện, ý nghĩa nhan đề,
mạch cảm xúc, nội dung chính, đặc sắc nghệ thuật.
- Hiểu và phân tích được giá trị, ý nghĩa của một số chi tiết tiêu biểu, hiệu quả
nghệ thuật của các biện pháp tu từ, đặc sắc nghệ thuật được sử dụng.
II. TIẾNG VIỆT
1. Tập trung các đơn vị kiến thức sau:
- Các đơn vị kiến thức đã học ở các lớp trước: Phân loại từ, phân loại câu, dấu câu,
biện pháp tu từ
- Các phương châm hội thoại
- Các hình thức ngôn ngữ: đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm

32
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

2. Yêu cầu:
- Hiểu được khái niệm, phân loại (nếu có), lấy ví dụ.
- Vận dụng làm các dạng bài tập:
+ Dạng 1: Xác định đơn vị kiến thức có trong một đoạn ngữ liệu.
+ Dạng 2: Viết đoạn văn có vận dụng các đơn vị kiến thức.
III. TẬP LÀM VĂN
1. Nghị luận xã hội: Viết đoạn văn/ bài văn nghị luận dung lượng 2/3 trang giấy
2. Nghị luận văn học: Viết đoạn văn nghị luận theo mô hình nhất định, có sử
dụng yêu cầu Tiếng Việt

PHẦN THỨ HAI: BÀI TẬP


Câu 1: Kẻ bảng thống kê:
a. Các văn bản trọng tâm
TÊN VĂN THỂ PHƯƠNG HOÀN
NỘI NGHỆ
STT BẢN LOẠI/THỂ THỨC CẢNH RA
DUNG THUẬT
(TÁC GIẢ) THƠ BIỂU ĐẠT ĐỜI

b. Bảng tình huống truyện

TÊN VĂN BẢN


STT TÌNH HUỐNG VÀ Ý NGHĨA
(TÁC GIẢ)

c. Bảng ý nghĩa nhan đề

TÊN VĂN BẢN


STT Ý NGHĨA NHAN ĐỀ
(TÁC GIẢ)

33
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

d. Các đơn vị kiến thức Tiếng Việt trọng tâm

ĐƠN VỊ KIẾN ĐẶC ĐIỂM (KHÁI NIỆM,


STT VÍ DỤ
THỨC PHÂN LOẠI, TÁC DỤNG…)

Câu 2: Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, tác giả Lê Anh Trà viết:
Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc
văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt
Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất
mới, rất hiện đại…
(Theo Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020)
a. Ở phần trích trên, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp
hài hòa bởi những yếu tố nào? Em hiểu được gì về tình cảm của tác giả dành cho Người?
b. Xác định hai danh từ được sử dụng như tính từ trong phần trích dẫn và cho biết hiệu
quả nghệ thuật của cách diễn đạt ấy.
Câu 3:
Đoàn thuyền đánh cá là khúc tráng ca ca ngợi lao động tập thể và người lao động
trong khung cảnh thiên nhiên, đất nước giàu đẹp. Trong bài thơ, tác giả viết:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
(Theo Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020)
a. Cho biết hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Bài thơ được triển khai theo trình tự nào?
b. Trong câu thơ Thuyền ta lái gió với buồm trăng, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì,
cho biết giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ đó?
c. Viết một đoạn văn theo lối diễn dịch khoảng 15 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ
trên, trong đó có sử dụng câu bị động (gạch chân và chú thích).
d. Trăng là hình ảnh xuất hiện nhiều trong thi ca. Hãy chép lại câu thơ có hình ảnh trăng
trong một bài thơ khác mà em đã học, cho biết tên văn bản, tên tác giả của tác phẩm đó.

34
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

Câu 4: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:


Thế nhưng, đối với chính nhà họa sĩ, vẽ bao giờ cũng là một việc khó, nặng nhọc,
gian nan. Làm một bức chân dung, phác họa như ông làm đây, hay rồi vẽ dầu, làm thế
nào hiện lên được mẫu người ấy? Cho người xem hiểu được anh ta, mà không phải hiểu
như một ngôi sao xa? Và làm thế nào đặt được chính tấm lòng của nhà họa sĩ vào bức
tranh đó? Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng
tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. Mặc dù vậy, ông đã chấp
nhận sự thử thách.
(Theo Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020)
a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Ai là tác giả của tác phẩm đó? Cho biết tình
huống cơ bản của truyện và tác dụng của tình huống đó.
b. Người mà ông họa sĩ đang nghĩ tới là ai? Tại sao khi quyết định vẽ chân dung người
đó, ông họa sĩ lại thấy đó là một thử thách? Qua đó, em hiểu ông họa sĩ là người như thế
nào?
c. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo lối tổng hợp - phân tích - tổng hợp nêu cảm
nhận về người mà ông họa sĩ đang nhắc tới, trong đó có sử dụng thành phần biệt lập tình
thái.
Câu 5: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
(1) Trong tiếng ta, một chữ có thể dùng để diễn tả rất nhiều ý; hoặc ngược lại,
một ý nhưng lại có bao nhiêu chữ để diễn tả. (2) Vì vậy, nếu nói Tiếng Việt của ta có
những khả năng rất lớn để diễn đạt tư tưởng và tình cảm trong nhiều thể văn thì điều đó
hoàn toàn đúng. (3) Không sợ tiếng ta nghèo, chỉ sợ chúng ta không biết dùng tiếng ta.
(Phạm Văn Đồng, Gìn giữ sự trong sáng của Tiếng Việt, Ngữ văn 9,
tập một, NXB Giáo dục, 2020)
a. Xác định nội dung và phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.
b. Tìm câu ghép trong đoạn văn và xác định thành phần ngữ pháp, quan hệ ý nghĩa giữa
các vế của câu ghép.
c. Từ đoạn văn trên, kết hợp với hiểu biết của em, hãy viết một đoạn văn trình bày tầm
quan trọng của việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt trong cuộc sống hiện nay.

35
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

PHẦN THỨ BA: ĐỀ THAM KHẢO


ĐỀ SỐ 1
Thời gian làm bài: 90 phút
PHẦN I (6,0 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
- […] Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả
mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay
tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng.
Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô
tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống
như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…
(Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2020)
1. Đoạn văn trên là lời của nhân vật nào, được nói trong hoàn cảnh nào? Những lời tâm
sự đó giúp em hiểu gì về hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật?
2. Chỉ ra một câu có sử dụng biện pháp nhân hóa trong đoạn văn trên.
3. Tác giả Nguyễn Thành Long có viết: Nghĩ cho cùng, Lặng lẽ Sa Pa là một bức chân
dung. Em hãy cho biết bức chân dung ấy là ai? Viết một đoạn văn theo phép lập luận quy
nạp khoảng 10 đến 12 câu để làm rõ vẻ đẹp của bức chân dung ấy, trong đoạn văn đó có
sử dụng một câu ghép.
4. Hãy kể tên hai văn bản trong chương trình Ngữ văn THCS mà em đã học cũng viết về
đề tài lao động. Cho biết tên tác giả của những văn bản đó.
Phần II (4,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
(1)Hãy làm việc tốt vì bản chất của chúng ta là như thế. (2) Hãy làm việc tốt vì nó
không những giúp ích cho người khác mà còn mang lại cho bạn cảm giác thực sự thoải
mái và mãn nguyện. (3) Hãy làm điều tốt vì chính những điều đó sẽ là ngọn đuốc thắp
sáng con đường đi tìm ý nghĩa cuộc sống cũng như những giá trị của bản thân bạn.
(Kent M.Keith Ph.D, 10 nghịch lí cuộc sống, NXB Trẻ, 2008)
1. Xác định phương thức biểu đạt và nội dung chính của đoạn văn trên.
2. Tìm và phân tích hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ cùng được sử dụng trong
ba câu văn trên.
3. Từ đoạn văn trên kết hợp với những hiểu biết xã hội của em, hãy viết đoạn văn khoảng 2/3
trang giấy trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của những việc làm tốt trong cuộc sống.

36
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

ĐỀ SỐ 2
Thời gian làm bài: 90 phút
Phần I (6,0 điểm)
Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận) là khúc tráng ca của người lao động trên
biển, bộc lộ niềm vui, tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.
1. Cho biết hoàn cảnh ra đời và trình tự của bài thơ.
2. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau và phân tích hiệu quả nghệ
thuật của một biện pháp tu từ được sử dụng:
Cá nhụ, cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
3. Viết đoạn văn khoảng 15 câu theo phép lập luận diễn dịch nêu cảm nhận của em về
đoạn thơ sau, trong đó có sử dụng câu cảm thán:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
(Theo Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020)
4. Kể tên một tác phẩm cũng viết về đề tài lao động mà em đã học trong chương trình
Ngữ văn THCS và cho biết tên tác giả.
Phần II (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Được tiến hành trong những kì hội làng ngày xuân, thi nấu cơm lại cho thấy sự
khéo léo, tháo vát của các chàng trai, cô gái. Tục thi này bắt nguồn từ quá trình chống
chọi với thiên tai, địch họa, vừa lao động, hành quân đánh giặc, vừa cơm nước gọn gàng,
do đó đòi hỏi mỗi người tính tự lực và óc sáng tạo. Có nhiều hình thức thi tài: thổi cơm
bồng con, thổi cơm trong lúc hành lễ, khênh kiệu chạy, thổi cơm trên thuyền. Với khoảng
thời gian nhất định trong điều kiện không bình thường, người thi phải vo gạo, nhóm bếp,
giữ lửa đến khi cơm chín ngon mà không bị cháy, khê. Sau đó, nồi cơm của các thí sinh
được những bô lão có uy tín trong làng chấm điểm. Ở một số vùng còn có hát đối đáp,
giao duyên trong hội thi, tạo không khí náo nhiệt, vui vẻ.
(Theo Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020)

37
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

1. Xác định phương thức biểu đạt và nội dung chính của đoạn văn trên.
2. Qua đoạn trích, em hiểu cuộc thi nấu cơm vừa đòi hỏi vừa phát huy ở người tham gia
những đặc điểm, tính cách nào? Vì sao cuộc thi nấu cơm lại cần ở người tham gia những
đặc điểm, tính cách đó?
3. Từ đoạn văn trên kết hợp với hiểu biết của em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng
2/3 trang giấy trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Phải chăng tính tự lực là chìa khóa
của thành công?

===== HẾT ====

38
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

MÔN LỊCH SỬ
PHẦN THỨ NHẤT: TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
I. TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
1. Nêu hoàn cảnh, nội dung, hệ quả của hội nghị I-an-ta.
2. Trình bày sự thành lập, mục tiêu, vai trò của Liên hợp quốc.
3. Nêu những biểu hiện và phân tích được hậu quả của cuộc Chiến tranh lạnh.
4. Nêu các xu hướng phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc.
II. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC - KĨ THUẬT
1. Trình bày những thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật trên các
lĩnh vực: khoa học cơ bản, công cụ sản xuất, năng lượng, vật liệu, nông nghiệp, giao
thông vận tải, thông tin liên lạc.
2. Nêu ý nghĩa của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật diễn ra từ sau Chiến tranh thế giới
thứ hai.
3. Phân tích tác động (tích cực và tiêu cực) của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đối
với cuộc sống của con người.
III. VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
1. Trình bày bối cảnh thực dân Pháp thực hiện cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt
Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
2. Nêu nội dung cơ bản của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân
Pháp.
3. Trình bày sự phân hóa của xã hội Việt Nam do tác động từ cuộc khai thác thuộc địa
của thực dân Pháp.
4. Nhận xét những tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân
Pháp ở Việt Nam.
5. Nêu những tác động của tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến cách
mạng Việt Nam.
6. Hoàn thành bảng thống kê về các phong trào dân tộc, dân chủ công khai và phong trào
công nhân trong những năm 1919 - 1925.
Giai cấp, tầng lớp Năm Tên phong trào đấu tranh

Tư sản dân tộc


Tiểu tư sản, trí thức

Công nhân
7. Đặc điểm chung phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc, tiểu tư sản, trí thức và công
nhân Việt Nam (1919 - 1925): mục tiêu, hình thức đấu tranh.

39
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

PHẦN THỨ HAI: ĐỀ THAM KHẢO

ĐỀ SỐ 1
Thời gian làm bài: 45 phút
Hãy khoanh tròn vào chữ cái (A, B, C, D) đứng trước câu trả lời đúng
Câu 1. Trong xu thế hòa bình ổn định, hợp tác và phát triển Việt Nam có được những
thời cơ và thuận lợi gì?
A. Ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.
B. Có được thị trường lớn để tăng cường xuất khẩu hàng hóa.
C. Hợp tác kinh tế, thu hút vốn đầu tư và ứng dụng khoa học - kĩ thuật.
D. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động.
Câu 2. Hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và những người Việt
Nam ở nước ngoài từ năm 1919 đến năm 1925 theo khuynh hướng nào?
A. Khuynh hướng vô sản. B. Khuynh hướng dân chủ tư sản.
C. Khuynh hướng phong kiến. D. Chủ nghĩa Tam dân.
Câu 3. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp được thực hiện ở Đông
Dương vào thời gian nào?
A. 1919 – 1933. B. 1919 – 1929.
C. 1918 – 1929. D. 1919 – 1933.
Câu 4. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh
đạo cách mạng Việt Nam là
A. tiểu tư sản. B. tư sản. C. nông dân. D. công nhân.
Câu 5. Bộ phận nào của giai cấp địa chủ có tinh thần chống Pháp, tích cực tham gia
phong trào dân tộc dân chủ chống đế quốc và tay sai?
A. Đại địa chủ. B. Trung địa chủ.
C. Tiểu địa chủ. D. Trung, tiểu địa chủ.
Câu 6. Những quyết định của Hội nghị I-an-ta đã đưa đến hệ quả gì?
A. Tổ chức Liên hợp quốc được thành lập.
B. Chủ nghĩa phát xít Đức và Nhật bị tiêu diệt tận gốc.
C. Một trật tự thế giới mới được hình thành, được gọi là Trật tự hai cực I-an-ta.
D. Trên lãnh thổ Đức hình thành hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau.

40
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

Câu 7. Những giai cấp, tầng lớp nào có thể tập hợp vào phong trào dân tộc, dân chủ sau
Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Công nhân, nông dân.
B. Công nhân, nông dân, tư sản, địa chủ.
C. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc.
D. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, địa chủ vừa và nhỏ, tư sản dân tộc.
Câu 8. Nguồn năng lượng mới nào dưới đây được tìm ra trong cuộc Cách mạng khoa học
- kĩ thuật hiện đại ở nửa sau thế kỉ XX?
A. Mặt trời. B. Than đá. C. Thuỷ điện. D. Dầu mỏ.
Câu 9. Hội nghị I-an-ta (2/1945) có sự tham gia của các quốc gia nào dưới đây?
A. Mĩ, Liên Xô, Đức. B. Nhật Bản, Liên Xô, Pháp.
C. Mĩ, Nhật Bản, Anh. D. Liên Xô, Mĩ, Anh.
Câu 10. Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, Mĩ muốn thiết lập trật tự thế giới
A. đơn cực nhiều trung tâm. B. đơn cực.
C. đa cực. D. đa cực nhiều trung tâm.
Câu 11. Theo thoả thuận của Hội nghị Ianta, quân đội nước nào sẽ chiếm đóng lãnh thổ
Tây Đức, Nhật Bản, Nam Triều Tiên?
A. Anh. B. Mĩ. C. Liên Xô. D. Pháp.
Câu 12. Sáng chế quan trọng hàng đầu về vật liệu mới trong cuộc cách mạng khoa học -
kĩ thuật từ năm 1945 đến nay là gì?
A. Chất polime. B. Hợp kim. C. Nhôm. D. Vải tổng hợp.
Câu 13. Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, nắm
quyền chỉ huy các ngành kinh tế ở Đông Dương là:
A. Ngân hàng Đông Dương. B. Ngân hàng Pháp.
C. Thế lực tư bản tài chính Việt Nam. D. Thế lực tư bản tài chính Đông Dương.
Câu 14. Quốc gia nào dưới đây là nơi khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ
nửa sau thế kỉ XX?
A. Anh. B. Nhật Bản. C. Liên Xô. D. Mĩ.
Câu 15. Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX xuất hiện xu hướng hòa hoãn vì
A. Mĩ và Liên Xô bị suy giảm thế và lực trước sự vươn lên của Tây Âu và Nhật Bản.
B. Liên Xô không còn đủ sức viện trợ cho các nước xã hội chủ nghĩa.
C. Mĩ và Liên Xô chạy đua vũ trang bị thế giới lên án.
D. Mĩ và Liên Xô muốn có thời gian hòa hoãn để củng cố lực lượng.
41
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

Câu 16. Sự khác biệt cơ bản giữa Chiến tranh lạnh và các cuộc chiến tranh thế giới đã
diễn ra là:
A. Chiến tranh lạnh làm cho thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng.
B. Chiến tranh lạnh diễn ra dai dẳng, giằng co và không phân thắng bại.
C. Chiến tranh lạnh chỉ diễn ra chủ yếu giữa hai nước Liên Xô và Mĩ.
D. Chiến tranh lạnh diễn ra trên mọi lĩnh vực nhưng không xung đột trực tiếp bằng quân sự.
Câu 17. Mặt hạn chế trong quá trình diễn ra cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ năm
1945 đến nay là gì?
A. Hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hoá.
B. Làm thay đổi cơ cấu dân cư.
C. Làm thay đổi chất lượng nguồn nhân lực.
D. Chế tạo những loại vũ khí hiện đại có sức công phá huỷ diệt lớn.
Câu 18. Giai cấp nào là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam từ
sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Giai cấp công nhân. B. Giai cấp nông dân.
C. Tiểu tư sản. D. Tư sản dân tộc.
Câu 19. Sự kiện nào ghi nhận bước phát triển mới của phong trào công nhân Việt Nam?
A. Phong trào đấu tranh của công nhân Ba Son (8/1925).
B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời (6/1925).
C. Liên minh công - nông được hình thành (đầu năm 1930).
D. Nguyễn Ái Quốc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930).
Câu 20. Ai là người đứng đầu tổ chức Công hội đỏ?
A. Nguyễn Ái Quốc. B. Phan Bội Châu.
C. Tôn Đức Thắng. D. Phạm Hồng Thái.
Câu 21. Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến bùng nổ cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật
hiện đại?
A. Bùng nổ dân số, tài nguyên cạn kiệt.
B. Nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng cao.
C. Yêu cầu của việc chạy đua vũ trang trong thời kì Chiến tranh lạnh.
D. Kế thừa những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII-XIX.

42
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

Câu 22. Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc giai đoạn 1919 - 1925 có đặc điểm:
A. chủ yếu đòi quyền lợi về kinh tế, dễ thỏa hiệp với Pháp.
B. chủ yếu đòi quyền lợi về chính trị.
C. tiến hành các cuộc cải cách.
D. chủ yếu đấu tranh dưới hình thức khởi nghĩa vũ trang.
Câu 23. Một trong những nhiệm vụ của tổ chức Liên hợp quốc là gì?
A. Duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
B. Thúc đẩy quan hệ thương mại tự do.
C. Trừng trị các hoạt động gây chiến tranh.
D. Ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường.
Câu 24. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam, Pháp tăng cường đầu tư
nhiều nhất trong lĩnh vực nào?
A. Công nghiệp chế biến. B. Giao thông vận tải.
C. Khai mỏ, đồn điền cao su. D. Công nghiệp chế tạo máy.
Câu 25. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp tư sản Việt Nam phân hóa thành
A. tư sản dân tộc và tiểu tư sản. B. tư sản dân tộc và tư sản mại bản.
C. tư sản mại bản và tiểu tư sản. D. tư sản và tiểu tư sản.
Câu 26. Thành tựu quan trọng nào của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đã tham gia
tích cực vào việc giải quyết lương thực cho loài người?
A. Tạo ra những nguồn năng lượng mới. B. Tạo ra những vật liệu mới.
C. Cách mạng xanh trong nông nghiệp. D. Tạo ra những công cụ sản xuất mới.
Câu 27. Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa ở Việt Nam sau Chiến tranh
thế giới thứ nhất là do:
A. Việt Nam là nơi có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực Đông Nam Á.
B. Việt Nam là nước giàu có về tài nguyên thiên nhiên.
C. Pháp là nước thắng trận nhưng bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
D. Việt Nam có nguồn nhân công lớn và rẻ mạt.
Câu 28. Trong cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật, phát minh nào gây ra những lo ngại
về mặt pháp lí và đạo lí con người?
A. Bom nguyên tử. B. Sản phẩm biến đổi gen.
C. Bản đồ gen người. D. Phương pháp sinh sản vô tính.

43
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

Câu 29. Xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh là:
A. nạn khủng bố lan tràn khắp thế giới. B. xung đột sắc tộc.
C. hoà bình nhưng còn xung đột ở một số nơi. D. hoà bình, hợp tác.
Câu 30. Đặc điểm cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam?
A. Đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế Việt Nam.
B. Đầu tư vào phát triển văn hóa và ổn định chính trị ở Việt Nam.
C. Đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô nhỏ vào các ngành kinh tế Việt Nam.
D. Đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào ngành giao thông vận tải của Việt Nam.

ĐỀ SỐ 2
Thời gian làm bài: 45 phút
Hãy khoanh tròn vào chữ cái (A, B, C, D) đứng trước câu trả lời đúng
Câu 1. Trong chương trình khai thác thuộc địa lần hai (1919 - 1929), thực dân Pháp đầu
tư nhiều nhất vào ngành
A. giao thông, ngân hàng. B. công nghiêp, thương nghiệp.
C. nông nghiệp, khai mỏ. D. thương nghiệp, giao thông.
Câu 2. Tháng 9 năm 1977 Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của tổ chức nào?
A. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
B. Thương mại thế giới (WTO).
C. Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em (UNICEF).
D. Liên hợp quốc (UN).
Câu 3. Sự kiện đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ tự phát sang
tự giác?
A. Phong trào “vô sản hoá” (1928).
B. Bãi công của công nhận Ba Son (8-1925).
C. Bãi công ở đồn điền cao su Phú Riềng (1929).
D. Bãi công ở nhà máy xi măng Hải Phòng (1928).
Câu 4. Hội nghị I-an-ta diễn ra trong bối cảnh Chiến tranh thế giới thứ hai
A. vừa mới bùng nổ. B. đang diễn ra ác liệt.
C. đã kết thúc. D. đang bước vào giai đoạn kết thúc.

44
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

Câu 5. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng Việt Nam phát triển là
do:
A. thực dân Pháp bị suy yếu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
B. ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga và cách mạng Trung Quốc.
C. có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
D. ảnh hưởng từ cuộc khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp.
Câu 6. Sự kiện nổi bật trong phong trào yêu nước, dân chủ công khai (1919-1925) của
tầng lớp tiểu tư sản?
A. Xuất bản báo “Người nhà quê”.
B. Thành lập nhà xuất bản Nam Đồng thư xã.
C. Khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân Đảng.
D. Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp trả tự do cho Phan Bội Châu và để tang Phan Châu
Trinh.
Câu 7. Xu thế chung trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh là:
A. cạnh tranh khốc liệt để tồn tại.
B. hòa bình, hợp tác để cùng nhau phát triển.
C. chống lại các tổ chức khủng bố, nhà nước Hồi giáo cực đoan.
D. đẩy mạnh liên kết khu vực để tăng cường tiềm lực kinh tế, quân sự.
Câu 8. Tổ chức nào là một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa
bình và an ninh thế giới?
A. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
B. Liên minh châu Âu (EU).
C. Liên hợp quốc.
D. Hội nghị I-an-ta.
Câu 9. Ý nào dưới đây là hậu quả tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện
đại?
A. Hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa.
B. Làm thay đổi lối sống, xói mòn truyền thống văn hóa của nhiều dân tộc.
C. Làm thay đổi cơ cấu dân cư, cách thức lao động.
D. Chế tạo những loại vũ khí hiện đại, hủy diệt có sức công phá lớn.
Câu 10. Trong lịch sử nhân loại, quốc gia nào lần đầu tiên đưa con người lên Mặt Trăng?
A. Mĩ. B. Liên Xô. C. Trung Quốc. D. Ấn Độ.

45
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

Câu 11. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8/1925) đánh dấu bước phát triển mới của
phong trào công nhân Việt Nam vì
A. có mục đích chính trị rõ ràng. B. có quy mô lớn.
C. hình thức phong phú D. thời gian đấu tranh bãi công kéo dài.
Câu 12. Trong những năm 1919 -1925, giai cấp (tầng lớp) nào dưới đây đã tổ chức các
cuộc “chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa” chống độc quyền xuất khẩu lúa gạo?
A. Tư sản dân tộc. B. Tư sản mại bản.
C. Công nhân. D. Tiểu tư sản.
Câu 13. So với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914), cuộc khai thác thuộc
địa lần thứ hai (1919 - 1929) của Pháp có điểm mới nào?
A. Tăng cường đầu tư vào nông nghiệp, khai thác mỏ.
B. Đầu tư vào ngành giao thông vận tải và ngân hàng.
C. Vơ vét tài nguyên thiên nhiên các nước thuộc địa.
D. Đầu tư vốn với tốc độ nhanh, quy mô lớn.
Câu 14. Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai nền kinh tế Việt
Nam ra sao?
A. Phát triển, trở thành thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.
B. Có sự phát triển nhất định nhưng bị kìm hãm và lệ thuộc vào kinh tế Pháp.
C. Phát triển tương đối độc lập, tự chủ.
D. Lạc hậu, kiệt quệ, phụ thuộc vào kinh tế Pháp.
Câu 15. Tháng 12 năm 1989, Tổng thống Mĩ Bu-sơ (cha) và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản
Liên Xô Gooc-ba-chốp cùng nhau tuyên bố
A. cắt giảm vũ khí chiến lược. B. bình thường hóa quan hệ.
C. hợp tác cùng phát triển. D. chấm dứt “Chiến tranh lạnh”.
Câu 16. Nhận định nào sau đây không đúng về tác động của “Chiến tranh lạnh” do Mĩ
phát động?
A. Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng.
B. Nhân dân các nước châu Á, châu Phi chịu bao khó khăn, đói nghèo và bệnh tật.
C. Mĩ đã thiết lập “Thế giới đơn cực” để dễ bề chi phối, thống trị thế giới.
D. Các cường quốc phải chi khoản tiền khổng lồ để chế tạo sản xuất vũ khí.
Câu 17. Thành tựu về khoa học - kĩ thuật quan trọng nhất của thế kỉ XX là gì?
A. Phương pháp sinh sản vô tính. B. Chế tạo thành công bom nguyên tử.
C. Công bố “Bản đồ gen người”. D. Phát minh ra máy tính điện tử.
46
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

Câu 18. Quyết định nào của Hội nghị I-an-ta đưa đến sự phân chia hai cực trong quan hệ
quốc tế?
A. Thoả thuận việc đóng quân, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu, châu Á.
B. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
C. Thành lập Liên hợp quốc để giữ gìn hoà bình và an ninh thế giới.
D. Liên Xô tham gia chống Nhật ở châu Á.
Câu 19. Sự kiện lịch sử nào diễn ra vào năm 1924 được coi “như chim én nhỏ báo hiệu
mùa xuân”?
A. Thành lập tổ chức Tâm tâm xã.
B. Phạm Hồng Thái mưu sát toàn quyền Đông Dương Méc-lanh.
C. Việt kiều tại Pháp thành lập “Hội những người lao động trí óc ở Đông Dương”.
D. Phan Châu Trinh viết “Thất điều thư”.
Câu 20. Trật tự thế giới mới đang dần hình thành sau Chiến tranh lạnh là:
A. trật tự “ba cực” do Mĩ, Nga, Trung Quốc đứng mỗi bên.
B. trật tự “đơn cực” do Mĩ đứng đầu.
C. trật tự “hai cực” do Mĩ và Nga đứng mỗi bên.
D. trật tự “đa cực” nhiều trung tâm, như Mĩ, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc…
Câu 21. Theo thoả thuận của Hội nghị Ianta, quân đội nước nào sẽ chiếm đóng các vùng
lãnh thổ Đông Đức, Đông Âu, Bắc Triều Tiên?
A. Anh. B. Mĩ.
C. Pháp. D. Liên Xô.
Câu 22. Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:
A. sự liên minh kinh tế khu vực và thế giới.
B. sự phân chia giàu nghèo giữa các quốc gia.
C. sự đối đầu giữa Liên Xô và Mĩ.
D. sự cạnh tranh khốc liệt về thị trường và thuộc địa của các nước tư bản.
Câu 23. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần hai, phần lớn hàng hóa Pháp được nhập vào
Đông Dương nhằm
A. độc chiếm thị trường Việt Nam và Đông Dương.
B. tạo điều kiện cho thương nghiệp thuộc địa phát triển.
C. tạo sự cạnh tranh giữa các hàng hóa ngoại nhập.
D. thúc đẩy giao lưu buôn bán trong và ngoài nước.

47
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

Câu 24. Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân
Pháp, xã hội Việt Nam có các giai cấp nào?
A. Nông dân, tư sản, công nhân.
B. Địa chủ phong kiến, nông dân, công nhân.
C. Địa chủ phong kiến, nông dân, tư sản, công nhân.
D. Địa chủ phong kiến, nông dân, tư sản, tiểu tư sản, công nhân.
Câu 25. Mâu thuẫn lớn nhất trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Mâu thuẫn giữa các giai cấp cũ với các giai cấp, tầng lớp mới.
B. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
C. Mâu thuẫn giữa tư sản Pháp với tư sản dân tộc.
D. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp.
Câu 26. Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật, hầu hết các quốc gia ra
sức điều chỉnh chiến lược
A. lấy quân sự làm trọng điểm. B. lấy kinh tế làm trọng điểm.
C. lấy chính trị làm trọng điểm. D. lấy giáo dục làm trọng điểm.
Câu 27. Mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở
Việt Nam là:
A. để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
B. bù đắp những thiệt hại do Chiến tranh thế giới lần thứ nhất gây ra.
C. bù vào những thiệt hại trong cuộc khai thác lần thứ nhất.
D. để tăng cường sức mạnh về kinh tế của Pháp đối với các nước tư bản chủ nghĩa.
Câu 28. Cuộc “Cách mạng xanh” diễn ra trong lĩnh vực nào?
A. Chinh phục vũ trụ. B. Nông nghiệp.
C. Giao thông vận tải. D. Công nghiệp.
Câu 29. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929) ở Việt Nam, lĩnh vực
nào thực dân Pháp không tiến hành?
A. Công nghiệp. B. Nông nghiệp. C. Thương nghiệp. D. Dịch vụ.
Câu 30. Con người đã ứng dụng thành tựu khoa học cơ bản để phục vụ lợi ích như thế nào?
A. Ứng dụng thành tựu khoa học cơ bản để chế tạo vũ khí nguyên tử.
B. Ứng dụng thành tựu khoa học cơ bản để chinh phục vũ trụ.
C. Ứng dụng thành tựu khoa học cơ bản để phục vụ đời sống con người.
D. Ứng dụng thành tựu khoa học cơ bản để chế tạo vũ khí.

===== HẾT =====


48
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

MÔN ĐỊA LÍ

PHẦN THỨ NHẤT: TRỌNG TÂM KIẾN THỨC


I. VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CỦA DỊCH VỤ
1. Trình bày được cơ cấu và vai trò của ngành dịch vụ trong nền kinh tế, trong sản xuất
và đời sống.
2. Trình bày được sự phát triển và phân bố của ngành dịch vụ ở nước ta.
II. GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
1. Trình bày được ý nghĩa của giao thông vận tải ở nước ta.
2. Trình bày được cơ cấu và sự phát triển của các loại hình vận tải.
III. THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
1. Trình bày được đặc điểm, sự phát triển của ngành thương mại ở nước ta thông qua hai
hoạt động: nội thương và ngoại thương.
2. Biết được các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn ở nước ta. Những địa điểm du
lịch nổi tiếng được công nhận là di sản thiên nhiên, di sản văn hóa của thế giới.
IV. KỸ NĂNG
1. Khai thác Atlat Địa lí Việt Nam.
2. Lựa chọn biểu đồ và nhận xét dựa vào bảng số liệu.
PHẦN THỨ HAI: ĐỀ THAM KHẢO
ĐỀ SỐ 1
Thời gian làm bài: 45 phút
Hãy khoanh tròn vào chữ cái (A, B, C, D) đứng trước câu trả lời đúng
Câu 1. Ngành nào thuộc nhóm ngành dịch vụ tiêu dùng?
A. Tài chính, ngân hàng. B. Giáo dục, y tế.
C. Bán lẻ, dịch vụ sửa chữa. D. Giao thông vận tải.
Câu 2. Ngành nào không thuộc nhóm ngành dịch vụ công cộng?
A. Đoàn thể và bảo hiểm bắt buộc. B. Giáo dục, y tế.
C. Giao thông vận tải. D. Quản lí nhà nước.
Câu 3. Vai trò của ngành dịch vụ về mặt xã hội ở nước ta là gì?
A. Tạo mối liên hệ giữa các ngành sản xuất.
B. Cung ứng vật tư, nguyên liệu cho sản xuất.
C. Tạo nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
D. Đóng góp lớn vào GDP, thúc đẩy kinh tế phát triển.

49
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

Câu 4. Các ngành công nghiệp, nông nghiệp được cung ứng vật tư, nguyên liệu là nhờ:
A. tài chính, ngân hàng. B. bưu chính viễn thông.
C. giao thông vận tải. D. thương mại.
Câu 5. Hà Nội trở thành trung tâm dịch vụ lớn hàng đầu của nước ta vì:
A. có mạng lưới giao thông dày đặc, hiện đại.
B. có nhiều trường đại học, viện nghiên cứu.
C. là thủ đô, lao động đông đảo, trình độ cao.
D. là thủ đô, kinh tế phát triển mạnh, dân đông.
Câu 6. Ở các thành phố lớn, thị xã, các vùng đồng bằng tập trung nhiều hoạt động dịch
vụ do:
A. tập trung lao động có trình độ cao.
B. có nhiều trung tâm nghiên cứu khoa học.
C. dân đông, có nhiều ngành sản xuất.
D. mạng lưới giao thông hoàn thiện, đồng bộ.
Câu 7. Các hoạt động dịch vụ của nước ta phân bố không đều, chủ yếu do:
A. sự phân bố dân cư. B. sự phát triển cơ sở hạ tầng.
C. chính sách phát triển. D. khả năng thu hút đầu tư.
Câu 8. Nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ không dựa trên:
A. giá nhân công rẻ. B. lao động lành nghề.
C. cơ sở hạ tầng, kĩ thuật tốt. D. trình độ công nghệ cao.
Câu 9. Đối với sự hoạt động hiệu quả của nền kinh tế thị trường, hoạt động dịch vụ nào
sau đây có ý nghĩa đặc biệt quan trọng?
A. Tài chính, ngân hàng. B. Thông tin liên lạc.
C. Giao thông vận tải. D. Giáo dục, y tế.
Câu 10. Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở các vùng miền núi, các vùng còn nhiều
khó khăn, lĩnh vực dịch vụ nào được ưu tiên phát triển hàng đầu?
A. Y tế. B. Giáo dục.
C. Giao thông vận tải. D. Thông tin liên lạc.
Câu 11. Loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa ở
nước ta?
A. Đường bộ. B. Đường sông. C. Đường sắt. D. Đường biển.

50
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

Câu 12. Loại hình vận tải chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu khối lượng hàng hóa luân
chuyển ở nước ta là:
A. đường sắt. B. đường sông.
C. đường hàng không. D. đường biển.
Câu 13. Hạn chế lớn nhất của ngành vận tải đường hàng không trong vận chuyển hàng
hóa ở nước ta là:
A. tải trọng nhỏ. B. gây ô nhiễm khí quyển.
C. cước phí đắt. D. ít sân bay.
Câu 14. Loại hình giao thông nào ở nước ta được đầu tư nhiều nhất?
A. Đường sắt. B. Đường sông. C. Đường bộ. D. Đường biển.
Câu 15. Tuyến đường bộ huyết mạch, được coi là xương sống của hệ thống đường bộ
nước ta là:
A. quốc lộ 6. B. đường Hồ chí Minh. C. quốc lộ 1A. D. quốc lộ 5.
Câu 16. Tuyến đường bộ có vai trò quan trọng nhất nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế
xã hội của dải đất phía Tây ở nước ta là:
A. quốc lộ 1A. B. đường Hồ Chí Minh. C. quốc lộ 6. D. quốc lộ 2.
Câu 17. Ở nước ta, giao thông đường bộ được thông suốt là nhờ việc:
A. làm hệ thống đường trên cao. B. xây dựng các tuyến đường cao tốc.
C. nhiều phà lớn được thay bằng cầu. D. mở rộng các tuyến đường.
Câu 18. Các tuyến đường sắt của nước ta chủ yếu phân bố ở khu vực nào?
A. Vùng núi phía Tây. B. Ven biển.
C. Miền Bắc. D. Miền Nam.
Câu 19. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết tuyến đường sắt nào chạy
theo hướng bắc - nam?
A. Thống Nhất. B. Hà Nội - Hải Phòng.
C. Hà Nội - Lào Cai. D. Hà Nội - Đồng Đăng.
Câu 20. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết cảng nào không phải là cảng
biển?
A. Kiên Lương. B. Cam Ranh.
C. Nam Định. D. Cái Lân.
Câu 21. Thành phần kinh tế nào có vai trò quan trọng nhất, trong việc thúc đẩy hoạt động
nội thương nước ta phát triển mạnh?
A. Kinh tế Nhà nước. B. Kinh tế tập thể.
C. Kinh tế tư nhân. D. Có vốn đầu tư nước ngoài.
51
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

Câu 22. Ở nước ta, vùng có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu thụ lớn
nhất là:
A. Đông Nam Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Bắc Trung Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 23. Sự phát triển của thương mại nước ta không phải do nguyên nhân nào?
A. Quy mô dân số và sức mua của người dân tăng.
B. Kinh tế trong nước ngày càng phát triển.
C. Lao động đông đảo, phân bố đều giữa các vùng.
D. Chính sách phát triển thương mại có nhiều đổi mới.
Câu 24. Gia nhập WTO đã đạo cơ hội cho ngoại thương nước ta phát triển, nhưng cũng
gây ra khó khăn nào sau đây?
A. Khó khăn cho thu hút đầu tư nước ngoài.
B. Khó khăn cho mở rộng thị trường xuất khẩu.
C. Nguy cơ tụt hậu về kinh tế, kĩ thuật.
D. Cạnh tranh gay gắt ngay tại thị trường trong nước.
Câu 25. Tài nguyên nào sau đây không phải là tài nguyên du lịch tự nhiên?
A. Các hang động đẹp. B. Các bãi tắm đẹp.
C. Di tích lịch sử cách mạng. D. Khí hậu trong lành.
Câu 26. Di sản thiên nhiên Thế giới ở Việt Nam là địa danh nào?
A. Cố đô Huế. B. Phong Nha - Kẻ Bảng.
C. Phố cổ Hội An. D. Tam Cốc - Bích Động.
Câu 27. Di sản văn hóa Thế giới Phố cổ Hội An thuộc tỉnh (thành phố) nào của nước ta?
A. Quảng Nam. B. Đà Nẵng. C. Quảng Bình. D. Quảng Ngãi.
Câu 28. Hiện nay, cơ cấu GDP của nước ta đang chuyển dịch theo hướng:
A. tăng tỉ trọng khu vực nông – lâm- ngư nghiệp.
B. giảm nhanh tỉ trọng công nghiệp – xây dựng.
C. tăng tỉ trọng công nghiệp- xây dựng.
D. giảm nhanh tỉ trọng khu vực dịch vụ.

52
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

Câu 29. Cho bảng số liệu sau:


Cơ cấu GDP phân theo ngành của nước ta qua các năm (Đơn vị: %)

Năm
1991 1995 1999 2002 2010 2014
Khu vực

Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Nông- lâm- ngư nghiệp 40,5 27,2 25,4 23,0 21,0 19,7

Công nghiệp – xây dựng 23,8 28,8 34,5 38,5 36,7 36,9

Dịch vụ 35,7 44,0 40,1 38,5 42,3 43,4

Theo bảng số liệu, từ năm 1991 đến năm 2014, khu vực nào chiếm tỉ trọng thấp và
có xu hướng giảm?

A. Dịch vụ. B. Công nghiệp- xây dựng.

C. Nông- lâm- ngư nghiệp. D. Công nghiệp.

Câu 30. Cho bảng số liệu sau:

Cơ cấu GDP phân theo ngành của nước ta qua các năm (Đơn vị: %)

Năm
1991 1995 1999 2002 2010 2014
Khu vực

Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Nông- lâm- ngư nghiệp 40,5 27,2 25,4 23,0 21,0 19,7

Công nghiệp – xây dựng 23,8 28,8 34,5 38,5 36,7 36,9

Dịch vụ 35,7 44,0 40,1 38,5 42,3 43,4

Biều đồ nào thích hợp nhất thể hiện cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của

nước ta, năm 2010 và 2014?

A. cột. B. miền. C. đường. D. tròn.

53
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

ĐỀ SỐ 2
Thời gian làm bài: 45 phút
Hãy khoanh tròn vào chữ cái (A, B, C, D) đứng trước câu trả lời đúng
Câu 1. Ngành nào thuộc nhóm ngành dịch vụ sản xuất?
A. Quản lí nhà nước. B. Tài chính, tín dụng.
C. Khách sạn, nhà hàng. D. Thương nghiệp, dịch vụ sửa chữa.
Câu 2. Ngành dịch vụ không có vai trò nào sau đây?
A. Tạo mối liên hệ giữa các ngành sản xuất.
B. Đưa sản phẩm tới thị trường tiêu thụ.
C. Cung cấp nguyên liệu, vật tư cho sản xuất.
D. Tạo ra các sản phẩm vật chất mới có giá trị.
Câu 3. Hoạt động dịch vụ ở nước ta không có đặc điểm nào sau đây?
A. Phát triển khá nhanh, có khả năng vươn lên tầm quốc tế và khu vực.
B. Có khả năng thu lợi nhuận cao và thu hút nhiều đầu tư nước ngoài.
C. Chiếm tỉ trọng không đáng kể trong GDP, có xu hướng giảm.
D. Phát triển theo xu thế đa dạng hóa các loại hình dịch vụ.
Câu 4. Lĩnh vực dịch vụ nào của nước ta thu hút nhiều công ty nước ngoài đầu tư?
A. Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.
B. Giáo dục, quản lí nhà nước.
C. Giao thông vận tải, khách sạn, nhà hàng.
D. Kinh doanh tài sản, dịch vụ sửa chữa.
Câu 5. Sự phân bố của ngành dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào:
A. lao động có trình độ cao. B. tài nguyên thiên nhiên.
C. phân bố dân cư. D. đường lối chính sách.
Câu 6: Ở những vùng nào của nước ta, hoạt động dịch vụ phát triển mạnh và đa dạng?
A. Đồng bằng ven biển.
B. Đồng bằng trung du.
C. Nông thôn, biên giới có cửa khẩu quốc tế.
D. Các thành phố lớn, thị xã, các vùng đồng bằng.
Câu 7. Hai trung tâm dịch vụ lớn nhất nước ta là:
A. Hà Nội, Hải Phòng. B. Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
C. Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh. D. Đà Nẵng, Cần Thơ.
Câu 8. Loại hình vận tải chiếm tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu khối lượng hàng hóa vận
chuyển ở nước ta là:
A. đường sắt. B. đường sông.
C. đường hàng không. D. đường biển.

54
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

Câu 9: Loại hình giao thông mới xuất hiện ở nước ta trong thời gian gần đây nhưng có
bước phát triển nhanh vượt bậc là:
A. đường biển. B. đường hàng không. C. đường ống. D. đường sắt.
Câu 10. Tuyến đường sắt quan trọng nhất nước ta là:
A. Đường sắt Thống Nhất. B. Tp. Hồ Chí Minh - Cần Thơ.
C. Hà Nội - Hải Phòng. D. Hà Nội - Lạng Sơn.
Câu 11. Trục giao thông xương sống của nước ta là:
A. đường Hồ Chí Minh và đường sắt Thống Nhất.
B. quốc lộ 1A và quốc lộ 5.
C. quốc lộ 1A và đường sắt Thống Nhất.
D. quốc lộ 1A và đường biển Hải Phòng - Tp. Hồ Chí Minh.
Câu 12. Giao thông vận tải đường sông của nước ta phát triển mạnh nhất trên hệ thống
sông nào?
A. Sông Hồng. B. Sông Cửu Long.
C. Sông Đồng Nai. D. Sông Thái Bình.
Câu 13. Loại hình vận tải biển quốc tế được đẩy mạnh là do:
A. kinh tế trong nước phát triển.
B. hệ thống cảng biển được hiện đại hóa.
C. mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
D. nhu cầu du lịch quốc tế tăng.
Câu 14. Các cảng biển quan trọng nhất của nước ta bao gồm:
A. Sài Gòn, Vũng Tàu, Dung Quất. B. Sài Gòn, Đà Nẵng, Hải Phòng.
C. Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang. D. Hải Phòng, Cửa Lò, Quy Nhơn.
Câu 15. Loại hình vận tải đường ống ở nước ta ngày càng phát triển, gắn với sự phát
triển của ngành:
A. luyện kim. B. hóa chất.
C. dầu khí. D. chế biến thực phẩm.
Câu 16. Loại hình vận tải nào sau đây vận chuyển dầu mỏ, khí đốt hiệu quả nhất?
A. Đường sông. B. Đường biển. C. Đường sắt. D. Đường ống.
Câu 17. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết các đảo (hoặc quần đảo) nào
sau đây có sân bay và đường bay?
A. Phú Quốc, Lý Sơn. B. Lý Sơn, Cồn Cỏ.
C. Cồn Cỏ, Côn Sơn. D. Côn Sơn, Phú Quốc.

55
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

Câu 18. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết những nơi nào sau đây vừa
có cảng biển vừa có sân bay?
A. Hải Phòng, Đà Nẵng. B. Đà Nẵng, Cái Lân.
C. Cái Lân, Cam Ranh. D. Cam Ranh, Kiên Lương.
Câu 19. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết sân bay nào nằm trên đảo?
A. Nà Sản. B. Liên Khương.
C. Phú Quốc. D. Phù Cát.
Câu 20. Sự phát triển mạnh của ngành viễn thông đã làm xuất hiện loại hình dịch vụ nào?
A. Thương mại bán lẻ B. Xuất nhập khẩu.
C. Tư vấn đầu tư. D. Thương mại điện tử.
Câu 21. Hoạt động kinh tế đối ngoại nào quan trọng nhất của nước ta hiện nay?
A. Nội thương. B. Ngoại thương.
C. Giao thông biển quốc tế. D. Du lịch quốc tế.
Câu 22. Nhóm hàng chiếm nào tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị hàng xuất khẩu của
nước ta?
A. Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản.
B. Hàng nông lâm sản.
C. Hàng thủy sản.
D. Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.
Câu 23. Hàng nhập khẩu chính của nước ta hiện nay là:
A. hàng tiêu dùng, lương thực thực phẩm. B. tư liệu sản xuất, hàng nông sản.
C. máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu. D. nguyên nhiên liệu, hàng tiêu dùng.
Câu 24. Thị trường buôn bán lớn nhất của nước ta hiện nay là:
A. Châu Âu và châu Phi. B. Bắc Mĩ và Tây Âu.
C. Mĩ Latinh và Nam Á. D. châu Á – Thái Bình Dương.
Câu 25. Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường nào?
A. Nhật Bản. B. Liên minh Châu Âu C. Hoa Kì. D. Trung Quốc.
Câu 26. Tài nguyên du lịch tự nhiên của nước ta gồm:
A. Hang động, bãi tắm, di tích lịch sử.
B. Làng nghề truyền thống, phong cảnh.
C. Vườn quốc gia, phong cảnh, bãi tắm, khí hậu.
D. Trang phục dân tộc, văn hóa dân gian.

56
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

Câu 27. Các di sản văn hóa Thế giới ở Việt Nam là:
A. Vịnh Hạ Long, Di tích Mĩ Sơn, Cố đô Huế.
B. Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Phong Nha - Kẻ Bảng.
C. Phố cổ Hội An, Cố đô Huế, Di tích Mĩ Sơn.
D. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Vịnh Hạ Long.
Câu 28. Di sản thiên nhiên Thế giới Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh (thành phố) nào của nước ta?
A. Hải Phòng. B. Khánh Hòa. C. Quảng Bình. D. Quảng Ninh.
Câu 29: Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu GDP phân theo ngành của nước ta qua các năm (Đơn vị: %)
Năm
1991 1995 1999 2002 2010 2014
Khu vực

Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Nông- lâm- ngư nghiệp 40,5 27,2 25,4 23,0 21,0 19,7

Công nghiệp – xây dựng 23,8 28,8 34,5 38,5 36,7 36,9

Dịch vụ 35,7 44,0 40,1 38,5 42,3 43,4

Theo bảng số liệu, năm 2014 khu vực nào chiếm tỉ trọng cao nhất:
A. Nông- lâm- ngư nghiệp. B. Công nghiệp- xây dựng.
C. Dịch vụ. D. Công nghiệp.
Câu 30: Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu GDP phân theo ngành của nước ta qua các năm (Đơn vị: %)
Năm
1991 1995 1999 2002 2010 2014
Khu vực

Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Nông- lâm- ngư nghiệp 40,5 27,2 25,4 23,0 21,0 19,7

Công nghiệp – xây dựng 23,8 28,8 34,5 38,5 36,7 36,9

Dịch vụ 35,7 44,0 40,1 38,5 42,3 43,4

Biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo khu vực
kinh tế của nước ta, giai đoạn 1991- 2014?
A. tròn. B. cột. C. miền. D. đường.

===== HẾT =====


57
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN


PHẦN THỨ NHẤT: TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Chí công vô tư.
2. Tự chủ.
3. Dân chủ và kỉ luật.
4. Bảo vệ hòa bình.
5. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
6. Hợp tác cùng phát triển.
7. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
8. Năng động, sáng tạo.

PHẦN THỨ HAI: ĐỀ THAM KHẢO

ĐỀ SỐ 1
Thời gian làm bài: 50 phút
Hãy khoanh tròn vào chữ cái (A, B, C, D) đứng trước câu trả lời đúng
Câu 1. Công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, đặt lợi ích chung lên
trên lợi ích cá nhân là biểu hiện của phẩm chất
A. chí công vô tư. C. tự giác, sáng tạo.
B. khoan dung. D. tự chủ.
Câu 2. Biểu hiện nào là chí công vô tư?
A. Trong công việc, ưu ái người nhà hơn người ngoài.
B. Giao công việc cho nam nhiều hơn nữ.
C. Chỉ phạt những học sinh vi phạm, không phạt học sinh là cháu của giáo viên.
D. Tất cả mọi người đều được đối xử như nhau.
Câu 3. Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của chí công vô tư?
A. Bao che khi bạn thân mắc khuyết điểm.
B. Đề cử người không có tài làm cán bộ lãnh đạo.
C. Đánh giá người khác công bằng, không thiên vị.
D. Dành phần việc nhẹ về mình, né tránh việc nặng nhọc.
Câu 4. Ý kiến nào dưới đây thể hiện chí công vô tư?
A. Luôn nhận định theo số đông là chí công vô tư.
B. Cán bộ lớp đương nhiên là người chí công vô tư.
C. Cần thẳng thắn phê bình lỗi sai của người khác để họ sửa chữa.
D. Không bao giờ nêu khuyết điểm của người khác trước tập thể.
58
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

Câu 5. Quan điểm nào dưới đây phản ánh ý nghĩa của chí công vô tư?
A. đem lại lợi ích cho những nhà lãnh đạo.
B. là nguyên nhân dẫn đến bất hoà trong xã hội.
C. đem lại lợi ích cho một cá nhân hoặc nhóm người.
D. góp phần làm cho xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Câu 6. Làm chủ bản thân, làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình
trong mọi hoàn cảnh, tình huống luôn bình tĩnh tự tin và tự điều chỉnh hành vi của mình
được gọi là?
A. Khiêm nhường. C. Trung thực.
B. Tự chủ. D. Chí công vô tư.
Câu 7. Biểu hiện nào dưới đây thể hiện tính tự chủ?
A. Vội vàng quyết định mọi việc.
B. Bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh.
C. Hoang mang, dao động khi gặp khó khăn.
D. Ủng hộ ý kiến của người khác mọi lúc, mọi nơi.
Câu 8. Câu nói: “Tự lực cánh sinh” nói đến điều gì ?
A. Trung thành. C. Chí công vô tư.
B. Thật thà. D. Tự chủ.
Câu 9. Người tự chủ là người biết làm chủ
A. suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình.
B. suy nghĩ của mình và của người khác.
C. hành vi của mình và của người khác.
D. tình cảm của mình để chi phối người khác.
Câu 10. Quan điểm nào dưới đây thể hiện sự thiếu tự chủ?
A. Có cứng mới đứng đầu gió C. Đứng núi này trông núi nọ
B. Đói cho sạch, rách cho thơm. D. Một điều nhịn chín điều lành.
Câu 11. Kỉ luật là những quy định chung của
A. một nhóm bạn thân. C. tập thể và cộng đồng xã hội.
B. Nhà nước. D. các quốc gia trên thế giới.
Câu 12. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của việc tuân theo kỉ luật?
A. Tạo ra sự thống nhất hành động trong tập thể.
B. Bảo vệ quyền lợi của mỗi cá nhân trong tập thể.
C. Không phát huy được quyền làm chủ của mỗi cá nhân.
D. Nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công việc của tập thể.

59
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

Câu 13. Dân chủ…để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào
công việc chung. Trong dấu “…” đó là?
A. Tạo cơ hội. C. Là động lực.
B. Là điều kiện. D. Là tiền đề.
Câu 14. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về dân chủ?
A. Được quyền làm những điều mình thích.
B. Biết công việc chung của đất nước, xã hội.
C. Đóng góp ý kiến vào công việc chung của tập thể.
D. Cùng tham gia thực hiện, giám sát công việc chung của tập thể, xã hội.
Câu 15. Câu “Muốn tròn phải có khuôn, muốn vuông phải có thước” nói về tính
A. năng động. C. sáng tạo.
B. tự chủ. D. kỉ luật.
Câu 16. Xu thế chung của thế giới hiện nay là
A. chạy đua vũ trang. C. chiến tranh bằng vũ khí hạt nhân.
B. đối đầu thay đối thoại. D. hoà bình, ổn định và hợp tác quốc tế.
Câu 17. Biểu hiện không hòa bình trong cuộc sống hằng ngày là?
A. Dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn.
B. Cãi nhau với hàng xóm.
C. Phân biệt đối xử với các dân tộc ít người.
D. Cả A,B,C.
Câu 18. Tình trạng không có chiến tranh hoặc xung đột vũ trang.Thể hiện ở chỗ hiểu
biết, tôn trọng hợp tác giữa các quốc gia được gọi là?
A. Hợp tác. C. Dân chủ.
B. Hòa bình. D. Hữu nghị.
Câu 19. Việc làm nào dưới đây góp phần bảo vệ hoà bình cho nhân loại?
A. Kích động, chia rẽ giữa các dân tộc, tôn giáo.
B. Gây chiến tranh, khủng bố ở nhiều nơi trên thế giới.
C. Thiết lập quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc.
D. Hạn chế quan hệ với các nước khác để tránh xảy ra xung đột.
Câu 20. Bảo vệ hoà bình bằng cách dùng
A. uy lực để giải quyết mâu thuẫn. C. sức mạnh để giải quyết mâu thuẫn.
B. quân sự để giải quyết mâu thuẫn. D. thương lượng để giải quyết mâu thuẫn.

60
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

Câu 21. Hiện nay nước ta có quan hệ ngoại giao với bao nhiêu nước trên thế giới?
A. 185 nước. C. Hơn 175 nước.
B. 175 nước. D. Hơn 185 nước.
Câu 22. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đầu tiên của nước ta là?
A. Chủ tịch Hồ Chí Minh. C. Cao Bá Quát.
B. Phan Châu Trinh. D. Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Câu 23. Quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác được gọi là
A. bình đẳng cùng có lợi. C. tình bạn bè, đồng chí, anh em.
B. xung đột vũ trang. D. tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
Câu 24. Quan hệ bạn bè thân thiết giữa các quốc gia với nhau được gọi là?
A. Hợp tác giữa các dân tộc trên thế giới.
B. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
C. Xây dựng tình hòa bình giữa các dân tộc trên thế giới.
D. Xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới.
Câu 25. Chúng ta thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài với
thái độ, cử chỉ, việc làm là?
A. Tôn trọng, bình đẳng. C. Tôn trọng và thân thiện.
B. Xây dựng mối quan hệ thân thiện. D. Hợp tác và giao lưu 2 bên cùng có lợi.
Câu 26. Cơ sở quan trọng của hợp tác là?
A. Bình đẳng, đôi bên cùng có lợi. C. Giao lưu, hữu nghị.
B. Hợp tác, hữu nghị. D. Hòa bình, ổn định.
Câu 27. Biểu hiện nào dưới đây không phải là hợp tác cùng phát triển?
A. Cùng chung sức làm việc vì lợi ích chung.
B. Giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc vì mục đích chung.
C. Cùng chung sức làm việc nhằm đem lại lợi ích cho một bên.
D. Bình đẳng, cùng có lợi, không làm ảnh hưởng đến người khác.
Câu 28. APEC có tên gọi là?
A. Liên minh Châu Âu. C. Quỹ tiền tệ thế giới.
B. Liên hợp quốc. D. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương.
Câu 29. Hợp tác cùng phát triển phải dựa trên nguyên tắc
A. chỉ cần hai bên cùng có lợi.
B. một bên làm và cùng hưởng lợi.
C. cùng làm và một bên được hưởng lợi.
D. cùng có lợi, không làm tổn hại đến người khác.
61
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

Câu 30. Sự hợp tác chỉ bền vững và mang lại hiệu quả khi dựa trên cơ sở
A. tự nguyện chấp nhận thua thiệt. C. cá lớn nuốt cá bé.
B. bình đẳng cùng có lợi. D. không bên nào có lợi.
Câu 31. Các hành vi vi phạm các chuẩn mực về truyền thống đạo đức là?
A. Con cái đánh chửi cha mẹ. C. Thăm hỏi thầy cô lúc ốm đau.
B. Con cháu kính trọng ông bà. D. Giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn.
Câu 32. Nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hoá
A. hiện đại theo thời cuộc.
B. đậm đà bản sắc vùng dân tộc.
C. tạo ra sức sống cho con người.
D. chứa đựng những yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh dân tộc.
Câu 33. Câu tục ngữ: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy nói về truyền thống nào?
A.Truyền thống tôn sư trọng đạo. C. Truyền thống yêu nước.
B. Truyền thống đoàn kết. D. Truyền thống văn hóa.
Câu 34. Quan điểm nào dưới đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp
của dân tộc?
A. Cần tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
B. Xã hội hiện đại không cần giữ gìn truyền thống dân tộc.
C. Không có truyền thống, mỗi dân tộc và cá nhân vẫn phát triển.
D. Những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, quê mùa.
Câu 35. Cách ứng xử nào dưới đây không phải truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?
A. Đoàn kết, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau.
B. Kính trọng, lễ phép với thầy, cô giáo.
C. Thực hiện nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi.
D. Viết, vẽ, khắc tên mình lên di tích lịch sử.
Câu 36. Năng động, sáng tạo chỉ có thể có ở những người
A. ham chơi, lười biếng.
B. ỷ lại vào người khác.
C. không có ý chí vươn lên.
D. say mê tìm tòi, thích khám phá.
Câu 37. Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện tính sáng tạo trong công việc?
A. Vứt đồ đạc bừa bãi.
B. Biết sắp xếp thời gian học tập, nghỉ ngơi, hoạt động thể dục thể thao hợp lý.
C. Đang làm việc này, lại chạy ra làm việc khác.
D. Chỉ làm theo những điều được hướng đẫn, chỉ bảo.
62
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

Câu 38. Câu tục ngữ : “Phải biết lấy mềm để thắng cứng. Lấy yếu để thắng mạnh” nói về
người như thế nào.
A. Lười làm, ham chơi. C. Có tính năng động, sáng tạo.
B. Chỉ biết lợi cho mình. D. Dám nghĩ , dám làm.
Câu 39. Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về năng động, sáng tạo?
A. Học sinh còn nhỏ tuổi chưa thể sáng tạo được.
B. Năng động, sáng tạo là phẩm chất riêng của những thiên tài.
C. Khó có kết quả cao trong học tập nếu không năng động, sáng tạo.
D. Trong học tập chỉ cần chăm chỉ là đủ, không nhất thiết phải hoạt bát.
Câu 40. Luôn say mê nghiên cứu tìm tòi để tìm ra cái mới, cách giải quyết mới là biểu
hiện của người
A. tự tin. C. dũng cảm.
B. sáng tạo. D. kiên trì.

ĐỀ SỐ 2
Thời gian làm bài: 50 phút

Hãy khoanh tròn vào chữ cái (A, B, C, D) đứng trước câu trả lời đúng
Câu 1. Ý kiến nào dưới đây thể hiện chí công vô tư ?
A. Luôn nhận định theo số đông là chí công vô tư.
B. Cán bộ lớp đương nhiên là người chí công vô tư.
C. Cần thẳng thắn phê bình lỗi sai của người khác để họ sửa chữa.
D. Đừng bao giờ nêu khuyết điểm của người khác trước tập thể.
Câu 2. Quan điểm nào dưới đây phản ánh ý nghĩa của chí công vô tư ?
A. đem lại lợi ích cho những nhà lãnh đạo.
B. là nguyên nhân dẫn đến bất hoà trong xã hội.
C. đem lại lợi ích cho một cá nhân hoặc nhóm người.
D. góp phần làm cho xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Câu 3. Câu ca dao tục ngữ nào thể hiện Chí công vô tư ?
A. Quân pháp bất vị thân.
B. Tha kẻ gian, oan người ngay.
C. Thượng bất chính, hạ tắc loạn.
D. Bề trên ở chẳng kỉ cương/Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa.

63
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

Câu 4. Hành vi nào dưới đây không thể hiện phẩm chất chí công vô tư?
A. Nhận quà biếu có tính chất hối lộ.
B. Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc lỗi.
C. Đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
D. Luôn biết lắng nghe ý kiến của nhân viên.
Câu 5. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước
việc tư, việc nhà”. Câu nói đó nói đến đức tính nào?
A. Trung thành. C. Chí công vô tư.
B. Thật thà. D. Tiết kiệm.
Câu 6. Người làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn
cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình
là người:
A. độc đoán. C. tự lực.
B. liêm khiết. D. tự chủ.
Câu 7. Ngoài giờ đi học, E tranh thủ thời gian ra đồng đi bắt cua để lấy tiền đóng học
thêm. Việc làm đó thể hiện điều gì?
A. E là người tự chủ. C. E là người thật thà.
B. E là người trung thực. D. Q là người khiêm nhường.
Câu 8. Biểu hiện nào dưới đây thể hiện sự thiếu tự chủ?
A. Ôn tồn, mềm mỏng, lịch sự khi giải quyết công việc.
B. Bình tĩnh, sáng suốt đưa ra những quyết định đúng đắn.
C. Hay nổi nóng, cãi vã, gây gổ với mọi người xung quanh.
D. Không chán nản, tuyệt vọng khi gặp khó khăn.
Câu 9. Biểu hiện nào dưới đây là thiếu tự chủ?
A. Kiên định bảo vệ lẽ phải. C. Không để bạn xấu rủ rê, lôi kéo.
B. Gió chiều nào che chiều ấy. D. Thái độ ôn hoà, từ tốn trong giao tiếp.
Câu 10. Một bạn trong lớp đùa nghịch làm hỏng món đồ rất có ý nghĩa của em. Là người
tự chủ, em sẽ
A. Báo cáo cô giáo. C. Yêu cầu bạn mua đền món đồ.
B. Bình tĩnh nói chuyện với bạn. D. Nghĩ cách trả thù lại bạn.
Câu 11. Việc làm nào dưới đây không phát huy được tính dân chủ trong tập thể và cộng
đồng xã hội?
A. Mỗi cá nhân được kiểm tra, giám sát công việc chung của tập thể.
B. Mọi người đều có quyền đóng góp ý kiến nhưng quyết định là do cấp trên.
C. Công dân được quyền khiếu nại, tố cáo những việc làm sai trái của cán bộ Nhà nước.
D. Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử trí để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.
64
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

Câu 12. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật?
A. Phát huy dân chủ là phát huy sức mạnh của tập thể.
B. Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả.
C. Kỉ luật khiến cho mọi người bị gò bó, không phát huy được khả năng của mình.
D. Dân chủ tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy năng lực của bản thân.
Câu 13. Quy định chung của một cộng đồng, tổ chức xã hội yêu cầu mọi người phải tuân
theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động đề có hiệu quả trong công việc là nội dung
khái niệm nào dưới đây?
A. Thoả thuận. C. Quy ước.
B. Đạo đức. D. Kỉ luật.
Câu 14. Quay cóp trong giờ thi, đi học muộn, đánh nhau trong trường học vi phạm điều gì?
A. Vi phạm pháp luật. C. Vi phạm kỉ luật.
B. Vi phạm quyền tự chủ. D. Vi phạm quy chế.
Câu 15. Dân chủ là mọi người được
A. làm những gì mình muốn.
B. làm chủ suy nghĩ, tình cảm của mình.
C. làm chủ công việc của tập thể và xã hội.
D. quyết định công việc của mình và của người khác.
Câu 16. Đối lập với hòa bình là tình trạng
A. hoà hoãn. C. cạnh tranh.
B. chiến tranh. D. biểu tình.
Câu 17. Bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của
A. tất cả các quốc gia trên thế giới. C. những nước đang có chiến tranh
B. những nước đang phát triển. D. chỉ những nước lớn.
Câu 18. Giữ gìn xã hội bình yên, dùng thương lượng và đàm phán để giải quyết các mâu
thuẫn không để xảy ra chiến tranh hoặc xung đột vũ trang được gọi là?
A. Bảo vệ hòa bình. C. Bảo vệ đất nước.
B. Bảo vệ pháp luật. D. Bảo vệ nền dân chủ.
Câu 19. Gìn giữ cuộc sống xã hội bình yên, dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết
mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia được gọi là
A. bảo vệ đất nước. C. bảo vệ hoà bình.
B. hoạt động chính trị. D. hoạt động ngoại giao.

65
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

Câu 20. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về chiến tranh và hoà bình?
A. Chiến tranh là thảm hoạ của loài người.
B. Mọi người đều có quyền được sống trong hoà bình.
C. Chiến tranh gây ra nhiều nỗi đau cho con người.
D. Hoà bình chỉ là khát vọng của một số nước đang có chiến tranh.
Câu 21. Các quốc gia, dân tộc trên thế giới thể hiện tình hữu nghị thông qua mối quan hệ.
A. đối tác kinh tế. C. đối đầu thay đối thoại.
B. bạn bè thân thiện. D. mâu thuẫn, xung đột.
Câu 22. Hành vi nào dưới đây không thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế
giới?
A. Tổ chức giao lưu với học sinh nước ngoài.
B. Kỳ thị tôn giáo, phân biệt chủng tộc.
C. Tôn trọng nên vấn hoá của các dân tộc.
D. Tham gia cuộc viết thư UPU do nhà trường phát động.
Câu 23. Ý nghĩa của quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới đối với sự phát triển
của mỗi nước và của toàn nhân loại là gì?
A. Tạo điều kiện để các nước cùng hợp tác, phát triển về nhiều mặt.
B. Các nước nhỏ tranh thủ sự giúp đỡ, viện trợ của các nước lớn.
C. Gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh.
D. Các nước lớn can thiệp vào công việc nội bộ của các nước nhỏ.
Câu 24. Tăng cường tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới không nhằm mục đích
A. thêm bạn, bớt thù.
B. để các nước lớn sắp xếp lại trật tự thế giới.
C. cùng ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hoà bình.
D. tạo điều kiện để các nước cùng hợp tác, phát triển kinh tế.
Câu 25. Quan điểm nào dưới đây không đúng với chủ trương đối ngoại của Đảng và Nhà
nước ta?
A. Bình đẳng và cùng có lợi.
B. Can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
C. Không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực.
D. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
Câu 26. Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm
A. 2006. B. 2007. C. 2008. D. 2009.
66
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

Câu 27. Tính đến tháng 9 năm 2018, Việt Nam đã thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược
toàn diện với 3 quốc gia
A. Trung Quốc, Nga, Hoa Kỳ. C. Đức, Ấn Độ, Hàn Quốc.
B. Pháp, Hoa Kì, Nhật Bản. D. Trung Quốc, Nga, Ấn Độ.
Câu 28. Công trình nào dưới đây không phải là kết quả mà nước ta có được nhờ hợp tác?
A. Cầu Nhật Tân. C. Cầu Long Biên.
B. Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình. D. Nhà máy Samsung Thái Nguyên.
Câu 29. Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào
đó vì mục đích chung được gọi là
A. đối tác. C. giúp đỡ.
B. hợp tác. D. chia sẻ.
Câu 30. Ý nào dưới đây không phải chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong hợp tác
quốc tế
A. Giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng vũ lực.
B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
C. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
D. Phản đối mọi âm mưu, hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.
Câu 31. Tục thờ cúng ông bà tổ tiên của người Việt Nam là
A. hủ tục mê tín dị đoan.
B. thói quen khó bỏ của người Việt Nam.
C. tín ngưỡng, lạc hậu, thiếu tính nhân văn.
D. nét đẹp trong truyền thống văn hoá của người Việt.
Câu 32. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị
A. vật chất. C. của cải.
B. tinh thần. D. kinh tế.
Câu 33. Làm thế nào để kế thừa và phát huy những di sản, truyền thống văn hoá của dân
tộc?
A. Xây những toà cao ốc hiện đại, xứng tầm quốc tế.
B. Cải tạo, làm mới toàn bộ các di tích lịch sử, đền chùa.
C. Đóng cửa các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh để gìn giữ
D. Tăng cường giáo dục, phổ biến cho nhân dân về các giá trị của di sản nơi họ sống.

67
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

Câu 34. Để xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta phải làm
gì?
A. Giữ nguyên truyền thống cũ của dân tộc.
B. Xoá bỏ tất cả những gì thuộc về quá khứ.
C. Tiếp thu, học hỏi những tinh hoa, văn hoá tiên tiến của nhân loại.
D. Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
Câu 35. Vào ngày 27/7 - Ngày Thương binh - Liệt sỹ các cơ quan chính quyền, tổ chức
tình nguyện thường đến thăm hỏi gia đình thương binh liệt sỹ, bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Điều đó thể hiện?
A. Truyền thống đoàn kết của dân tộc. C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.
B. Truyền thống đền ơn đáp nghĩa. D. Truyền thống nhân ái.
Câu 36. Người nông dân nghiên cứu, sáng chế ra máy bóc lạc phục vụ trong sản xuất
được gọi là?
A. Năng động, sáng tạo. C. Cần cù, tự giác.
B. Tích cực, tự giác. D. Cần cù, chịu khó.
Câu 37. Câu nào dưới đây nói về tính năng động, sáng tạo?
A. Mồm miệng đỡ chân tay. C. Dễ làm, khó bỏ.
B. Năng nhặt chặt bị. D. Cái khó ló cái khôn.
Câu 38. Bạn học sinh A sáng chế ra máy bắt bọ xít và được ứng dụng trong thực tế đạt
hiệu quả cao. Việc làm đó thể hiện?
A. A là người năng động, sáng tạo. C. A là người sáng tạo.
B. A là người tích cực. D. A là người cần cù.
Câu 39. Việc làm nào dưới đây thể hiện sự thiếu năng động, sáng tạo của học sinh?
A. Luôn giở sách giải ra chép khi gặp bài khó.
B. Hăng hái giơ tay phát biểu trong giờ học.
C. Mạnh dạn nhờ thầy cô, bạn bè giảng lại bài khi chưa hiểu.
D. Chủ động đọc thêm sách, báo để nâng cao sự hiểu biết của bản thân.
Câu 40. Quan điểm nào dưới đây không phải biểu hiện của năng động, sáng tạo?
A. Ăn cây nào, rào cây nấy.
B. Cái khó ló cái khôn.
C. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
D. Non cao cũng có đường trèo/ Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi.

===== HẾT =====

68
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

MÔN TIẾNG ANH


PHẦN THỨ NHẤT: TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
I. CHỦ ĐỀ
1. Local environment
2. City life
3. Teen stress and pressure
4. Life in the past
5. Wonders of Vietnam
6. Vietnam: Then and Now
II. NGỮ PHÁP
1. Complex sentences (adverbs of result, reasons, concession)
2. Comparison of adjectives and adverbs (Review)
3. Reported speech: Statements (Review)
4. Reported speech: Questions (Review)
5. Questions words before to-infinitive
6. Used to (Review)
7. Wishes for the present
8. Passive voice: Impersonal passive
9. Suggest + V-ing/ clause with should
10. Past perfect: Review
11. Adjective + to-infinitive; Adjective + that-clause
PHẦN THỨ HAI: BÀI TẬP
A. PHONETICS
I. Mark the letter A, B, C or D to indicate the word whose underlined part differs
from the other three in pronunciation in each line.
1. A. books B. destinations C. adventures D. synonyms
2. A. frustrated B. relaxed C. embarrassed D. depressed
3. A. multicultural B. conduct C. stuck D. fabulous
4. A. what B. where C. whole D. why
5. A. meat B. reading C. bread D. seat
6. A. writes B. makes C. takes D. drives
7. A. never B. often C. when D. tennis
8. A. needed B. watched C. stopped D. talked
9. A. ethic B. thanks C. these D. birthday
10. A. open B. doing C. going D. cold
69
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

II. Mark the letter A, B, C or D to indicate the word whose stress pattern is different
from the others in each line.
1. A. doctor B. address C. thermal D. visual
2. A. wonderful B. permanent C. aquatic D. physicist
3. A. awesome B. precise C. forest D. accent
4. A. attractive B. balcony C. chocolate D. decorate
5. A. musical B. village C. engineer D. humorous
6. A. quality B. messenger C. natural D. pagoda
7. A. practice B. starter C. afford D. vary
8. A. alternate B. cultural C. televise D. semester
9. A. welcome B. become C. canteen D. upstairs
10.A. afternoon B. universe C. estimate D. versatile

B. GRAMMAR AND VOCABULARY


I. Mark the letter A, B, C or D to indicate the best option to complete each of the
following sentences.
1. _____ we had eaten lunch, we went to Non Nuoc marble village to buy some
souvenirs.
A. After B. Before C. By the time D. Because
2. Conical hat making in the village has been passed _____ from generation to
generation.
A. on B. down C. up D. in
3. I look forward to _____ you soon.
A. see B. seeing C. seen D. saw
4. You like history, so the Viet Nam National Museum of History is a _____ place.
A. must-see B. must-be seen C. must-be seeing D. to see
5. The artisan _____ this statue in bronze.
A. moulded B. cast C. carved D. knitted
6. The artisans in my village can live _____ basket weaving.
A. for B. on C. up D.in
7. There is a big _____ of handicrafts made by different craft villages.
A. collect B. collection C. collector D. collecting
8. Last week we had a memorable trip to a new zoo in the _____ of the city.
A. outskirts B. middle C. center D. mid
9. Then we had a delicious lunch _____ by our closest friends, Nga and Phuong.
A. prepare B. to prepare C. prepared D. preparing
70
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

10. I invited her to join our trip to Trang An, but she _____ down my invitation.
A. passed B. sat C. turned D. closed
11. The flower was _____ out of a single piece of valuable wood.
A. carved B. moulded C. cast D. given
12. We didn’t go camping yesterday _____ it rained heavily.
A. because B. although C. despite D. in spite of
13. I wish I _____ his name.
A. knew B. know C. will know D. would know
14. If you like, I can _____ flowers on the cushion covers for you.
A. knit B. make C. grow D. embroider
15. Is it true that you _____ this woolen hat yourself?
A. wove B. knitted C. did D.carved
16. They keep changing the decoration of the shop _____ they can attract more young
people.
A. so that B. if C. although D. when
17. _____ she's young, she's the most famous artisan in this village.
A. When B. Although C. Whereas D. In order to
18. Nam went to Hue city _____ he could take some beautiful photos.
A. when B. although C. while D. so that
19. The city has recently set _____ a library in the West suburb.
A. up B. off C. out D. down
20. The last exhibition was not _____ this one.
A. as interesting B. more interesting than
C. so interesting as D. interesting
21. I don’t think Fred gets _____ with Daniel. They always argue.
A. over B. through C. on D. in
22. With a GDP growth of 2.8% since 2019, Vietnam will be developing _____ in
Southeast Asia, in a Covid-19-ravaged world this year, the World Bank says.
A. as fast as B. faster than C. the fastest D. faster
23. I was disappointed as the film was _____ than I had expected.
A. as entertaining B. less entertaining
C. more entertaining D. entertaining

71
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

24. She lives in one of the most _____ parts of the city: there are lots of luxury shops
there.
A. fashionable B. historic C. comfortable D. exciting
25. They can’t decide who _____ first.
A. go B. to go C. went D. going
II. Give the correct forms of the following verbs.
1. I ________________ (go) to school by bicycle every day.
2. When I (come) ________________ home from work, my mother was cooking dinner.
3. My brother used to (go) ________________ to work by motorbike. Now he cycles.
4. If you (study) ________________ harder, you will pass the exam.
5. I wish he (not leave) ________________ here.
6. He (live) ________________ in Australia for 10 years.
7. He came when we (have) ________________ dinner.
8. My house (build) ________________ in 2004.
9. If the weather gets worse, we (not go) ________________ to the beach.
10. I wish I (live) ________________ near my school.
III. Mark the letter A, B, C or D which has the underlined parts needing correcting.
1. He said he would go to England next week.
A B C D
2. My brother enjoys to go to the park on Summer evenings.
A B C D
3. Nam wishes he can speak English fluently.
A B C D
4. She worked hard, but she passed her exam.
A B C D
5. When he came, I watched a football match on TV.
A B C D
6. When Andrew saw the question, he were knowing the answer immediately.
A B C D
7. Mai has stayed on her uncle's farm for last week.
A B C D
8. I'm looking forward to hear from you.
A B C D
72
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

9. They asked me don’t talk during the discussion.


A B C D
10. Would you mind if I ask you a private question?
A B C D
IV. Give the correct forms of the words in brackets.
1. One of the ________________ in my hometown is the traditional market, which is
open every Sunday. (ATTRACT)
2. What are the differences between Dong Ho ________________ and Sinh ones?
(PAINT)
3. This is a very beautiful piece of ________________. (EMBROIDER)
4. ________________ is one of the biggest problems in this city. (EMPLOY)
5. Photography is strictly ________________ in this museum. (FORBID)
6. These baskets are ________________ from strips of bamboo. (WEAVE)
7. These ________________ live mainly on farming and making incenses when crops
are over. (VILLAGE)
8. It’s an ________________ place where anyone can borrow books and take them
home to read. (EDUCATE)
9. There are so many places of ________________ in Hanoi that I am not sure I can see
them all. (INTERESTING)
10. Sydney, located in the state of New South Wales, Australia, is a city of national and
________________ diversity. (CULTURE)
C. READING
I. Mark the letter A, B, C or D to indicate the best option for each blank in the
passage below.
Homelessness is a problem in many big cities in the world. It occurs when a part
of the population does not have any (1) ______ place to call home. Hundreds of millions
of people in the world spend at least some time of the year homeless. This is an issue that
the authorities are trying to (2) ______. However, there are (3) ______ things that each
person can do to help those people.
One of the things that you can do to help the homeless is to volunteer your time. If
you have a lot of free time, you might go on an extended trip to help (4) ______ homes or
improve an impoverished area. Even with just a few hours a week, it is possible to make
an impact in your own city. You can also sign up to help at a (5) ______ soup kitchen:

73
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

most cities have a mission of some kind (6) ______ food to the homeless and offering
temporary shelter.
1. A. common B. regular C. unusual D. fixed
2. A. deal with B. get over C. look through D. find out
3. A. little B. less C. more D. fewer
4. A. care for B. show around C. set up D. pull down
5. A. urban B. central C. capital D. local
6. A. cooking B. supporting C. helping D. serving

II. Read the following passage and mark the letter A, B, C or D to indicate the
correct answer to each of the questions.
In 79 A.D., the ancient Roman city of Pompeii was destroyed by the eruption of a
nearby volcano, Mt. Vesuvius. Although many other cities in history have been victims to
eruptions of volcanoes and their deadly gas, lava, and ash, what makes Pompeii especially
interesting is what happened years later. In 1748, explorers in the Italian region where
Pompeii once stood made an incredible discovery. Buried underneath layers of dirt, the
city of Pompeii remained preserved. The original volcanic explosion had happened so
quickly that most of the citizens were unable to escape. Their remains and the buildings of
the city were still there, preserved, as if the year was still 79 A.D. instead of 1748. Some
were frozen as if running from the fiery inferno while others were engaged in normal daily
activities. The layers of dust had frozen the day in history.
Archeologists would later begin the careful process of excavating the now famous
city from the layers of ash. The tragedy of Pompeii is the loss of the city and the
approximately two thousand people who died during the eruption. Ironically, the deadly
eruption helped preserve Pompeii so that no one will ever forget the name of this ancient
Roman civilization.
1. What was the author’s purpose in writing this text?
A. to inform B. to entertain C. to persuade D. to explain
2. What conclusion can be drawn about the people of Pompeii in the year 79 A.D.?
A. Most of the citizens were farmers.
B. Women and men were treated equally.
C. The citizens of Pompeii were not prepared for the eruption of Mt. Vesuvius.
D. The people of Pompeii were unconcerned about living near an active volcano.

74
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

3. Using the information from the text, what can you infer an archeologist might do as
part of his or her job?
A. study modern events to better understand connections to the past
B. teach history at the university level
C. create buildings that have similar architectural designs of the past
D. excavate and study past civilizations and their artifacts
4. The underlined word "Some" in the text refers to some ________.
A. citizens B. remains C. buildings D. activities
5. Which of the following can be proven true from the information given in the text?
A. Archaeologists believe Pompeii is the greatest historical discovery of its kind.
B. The 1748 discovery of Pompeii is considered a significant historical discovery.
C. All of the citizens of Pompeii could have survived if they had been given warning.
D. Mt. Vesuvius will erupt again within the next ten years.
D. WRITING
Rewrite the second sentence so that its meaning is the same as that of the first one.
1. Ba can’t speak English well.
Ba wishes_____________________________________________________________
2. They grow rice in tropical countries.
Rice _________________________________________________________________
3.“I will go to my village next week,” Mr. Nick said.
Mr. Nick said __________________________________________________________
4. My father likes playing soccer every morning.
My father is interested ___________________________________________________
5. She worked hard. She passed her exam.
She worked ____________________________________________________________
6. I don’t have a new car.
I wish ________________________________________________________________
7. They will build a new supermarket here.
A new supermarket _____________________________________________________
8. I regret it now. I didn’t study hard for my exam.
I wish ________________________________________________________________
9. People speak English all over the world.
English _______________________________________________________________
75
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

10. Keeping the environment clean is very important.


It’s __________________________________________________________________
11. Nam cleaned the room yesterday.
The room _____________________________________________________________
12. They have just built a new bridge in the area.
A new bridge __________________________________________________________
13. How about going to the beach this weekend?
Shall we ______________________________________________________________
14. He had a headache, but he still went to work.
Although ______________________________________________________________
15. She started working as a secretary five years ago.
She has _______________________________________________________________
16. Because of his broken leg, he didn’t take part in the contest yesterday.
Because ______________________________________________________________
17. Despite the bad weather, we went out for a picnic.
Although ______________________________________________________________
18. Urban sprawl can lead to deforestation.
Deforestation __________________________________________________________
19. I spend three hours doing my homework every day.
It takes _______________________________________________________________
20. We expect the professor will arrive this morning.
It is expected __________________________________________________________
PHẦN THỨ BA: ĐỀ THAM KHẢO

TEST 1
Thời gian làm bài: 60 phút, chưa bao gồm bài Nghe
PHẦN I/ 35 câu (mỗi câu 0,25 điểm)
Mark the letter A, B, C or D to indicate the word that differs from the other three in the
position of primary stress in each of the following questions.
Question 1. A. decision B. astounding C. compartment D. recognition
Question 2. A. dogsled B. structure C. concentrate D. picturesque
Mark the letter A, B, C or D to indicate the word whose underlined part differs from
the other three in pronunciation in each of the following questions.

76
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

Question 3. A. option B. question C. collection D. exhibition


Question 4. A. packed B. tiled C. crossed D. relaxed
Mark the letter A, B, C or D to indicate the correct answer to each of the following
questions.
Question 5. She wants to study at a good university ______ she can find a good job with
a high salary.
A. so as B. to C. in order to D. so that
Question 6. Many young people in craft villages are no longer interested in continuing
the craft making tradition ______ the low income.
A. because B. because of C. since D. due for
Question 7. We were surprised ______ our teacher at the party.
A. to see B. to seeing C. see D. seen
Question 8. This wooden ______ is one of the oldest buildings in the country.
A. structure B. cavern C. contestant D. paradise
Question 9. When Mary was at university, she used ______ a football club.
A. to join B. joining C. to joining D. join
Question 10. He said to me that he ______ his work the Saturday before.
A. finished B. has finished C. was finishing D. had finished
Question 11. Peter wanted to know what time ______.
A. does the class start B. did the class start
C. the class starts D. the class started
Question 12. If she doesn’t turn ______ by 6.15 p.m., they will leave for the party.
A. on B. off C. up D. with
Question 13. Learning to speak a language is often much ______ than to write it.
A. easier B. easily C. more easy D.more asily
Question 14. When we went out yesterday, my mom suggested ______ an umbrella in
case it rained.
A. bring B. bring C. to bring D. being brought
Mark the letter A, B, C or D to indicate the word(s) OPPOSITE in the meaning to the
underlined word(s) in each of the following questions.
Question 15. We should speed up if we want to get to the meeting in time.
A. slow down B. hurry up C. put down D. turn down
Question 16. The trip to Bat Trang villages was so memorable for us.
A. incredible B. forgettable C. eventful D. remark

77
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

Mark the letter A, B, C or D to indicate the word(s) CLOSEST in the meaning to the
underlined word(s) in each of the following questions.
Question 17. He invited her to join his wedding ceremony, but she turned down the
invitation.
A. refused B. accepted C. forgot D.remembered
Question 18. The teacher gave some suggestions on what could come out for the
examination.
A. effects B. symptoms C. hints D. demonstrations

Mark the letter A, B, C or D to indicate the most suitable response to complete each of
the following questions.
Question 19. John: “Thank you for your lovely Christmas present.” - Mary: “______.”
A. Go ahead C. Not at all
B. I’m pleased you like it D. Come on
Question 20. Mom: “Good luck with the exam, Minh!” - Minh: “______, Mom.”
A. By no means B. I wish so C. Thank you D. Never mind
Read the following passage and mark the letter A, B, C or D to indicate the correct
answer to each of the questions.
Yellowstone National Park
Yellowstone is the United States' first and most famous national park. This large
wilderness area is very high in the Rocky Mountains of the northwestern US. It is bigger
than the smallest state in the US. Yellowstone became the world's first national park in
1872. Yellowstone has many kinds of beautiful scenery. Although millions of people
visit the park, the land remains unchanged-still a wilderness. The valley of
the Yellowstone River has beautiful colored rocks and three large waterfalls. In the
early morning or evening, visitors sometimes see large deer-like animals, or buffaloes
eating grass along the shores of lake Yellowstone. The high mountains around
Yellowstone are covered with evergreen forests.
Yellowstone Park has many areas with hot springs. These are caused by heat from
the hot center of the earth. It has many beautiful colors. The beautiful colors are caused
by bacteria in the water. When you visit Yellowstone, why not live like a cowboy? You
can stay at an Old West country hotel. You'll enjoy typical cowboy food outdoors. You
can ride a horse along one of the many paths or trails. If you like excitement, take a boat
trip down the Snake River, or spend a quiet summer day fishing by a river or a blue
mountain lake.

78
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

Question 21. According to paragraph 1, the visitors can sometimes see animals eating
grass ______.
A. on the top of the mountains B. at anywhere in the forests
C. at the three large waterfalls D. along the shores of the lake
Question 22. The word kinds in paragraph 1 is closest in meaning to ______.
A. types B. pairs C. means D. members
Question 23. In paragraph 2, the writer advises us to ______.
A. take a boat trip in winter
B. spend nights outdoor with friends
C. drive along the paths or trails
D. do something as a cowboy does
Question 24. The word These in paragraph 2 refers to ______.
A. parks B. hot springs C. areas D. forests
Question 25. What causes colors in the springs?
A. sunlight B. bacteria C. eruptions D. temperatures

Read the following passage and mark the letter A, B, C or D to indicate the correct
word or phrase that best fits each of the following questions.
Helping teens cope with stress
According to the APA Stress in America reports, 42 percent of teens indicated not
doing anything to deal (26) ______ their stress or not knowing what to do to manage it.
The stress in America reports also noted that physical (27) ______ is a great way to
manage stress. Parents can also play a vital role in modeling and promoting healthy
lifestyles.
Besides, students should get enough sleep. Between homework (28) ______
activities, it can be hard for them (29) ________ enough sleep, especially during the
school week. Ideally, adolescents should get nine hours a night. Therefore, to maximize
the chance of sleeping soundly, teenagers should cut back on (30) _______________ TV
or engaging in a lot of screen time in the late evening hours. Furthermore, they shouldn’t
drink caffeine late in the day and try not to do stimulating activities too close to bedtime.
Question 26. A. on B. from C. to D. with
Question 27. A. activity B. active C. activities D. actively
Question 28. A. or B. nor C. with D. and
Question 29. A. to get B. getting C. to getting D. get
Question 30. A. watch B. to watch C. watching D. to watching

79
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

Mark the letter A, B, C or D to indicate the underlined part that needs correction in
each of the following questions.
Question 31. I wish I can swim as skillfully as my brother.
A B C D
Question 32. Dad said he will speak to my teacher the next day.
A B C D
Question 33. When her doll was lost, she cried very hardly for half an hour.
A B C D
Question 34. Despite the sun was shining, it wasn’t warm enough to go swimming.
A B C D
Question 35. James Watt, his invention of steam engine is famous in the world, is a
Scottish scientist. A B C D
PHẦN II/ 5 câu (mỗi câu 0,25 điểm)
Finish the second sentence so that it has a similar meaning to the first one, beginning
with the given words.
Question 36. Although he was tired, he had to finish his report on time.
In spite of ____________________________________________________________
Question 37. The news was so shocking that no one could believe it.
It was such ___________________________________________________________
Question 38. I won’t buy a robot toy until I have had enough money.
When I have __________________________________________________________
Question 39. The exam was less difficult than I expected.
The exam was _________________________________________________________
Question 40. He asked her: “Will you come to my birthday party this weekend?”
He asked her if ________________________________________________________

TEST 2
Thời gian làm bài: 60 phút, chưa bao gồm bài Nghe
PHẦN I/ 35 câu (mỗi câu 0,25 điểm)
Mark the letter A, B, C or D to indicate the word whose underlined part differs from
the other three in pronunciation in each of the following questions.
Question 1. A. break B. steak C. mean D. great
Question 2. A. packed B. passed C. embroidered D. depressed

80
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

Mark the letter A, B, C or D to indicate the word that differs from the other three in the
position of primary stress in each of the following questions.
Question 3. A. negative B. concentrate C. certainty D. emergency
Question 4. A. illiterate B. facility C. occasion D. adolescence
Mark the letter A, B, C or D to indicate the correct answer to each of the following
questions.
Question 5. He is very unhappy ______ he is rich.
A. although B. because C. in spite of D. in order that
Question 6. ______ studying hard, my sister completed her exams successfully.
A. Due of B. Thanks C. Because D. Thanks to
Question 7. This girl makes conical hats ______ her mother.
A. as skillfully as B. as skillfully C. skillfully as D. more skillfully as
Question 8. If you need ______ information, please let me know.
A. futher B. further C. farther D. father
Question 9. We ______ just outside the town, but now we live in the center.
A. used to live B. used to living
C. are used to living D. use to live
Question 10. I ______ on the left because I’ve lived in Britain for a long time.
A. used to drive B. am used to driving
C. am use to driving D. used to driving
Question 11. It is raining heavily. I wish it ______ raining.
A. stops B. will stop C. stopped D. had stopped
Question 12. You had to face up ______ the fact that she would never come back.
A. to B. at C. with D. from
Question 13. Some people think that schools put too much ______ on students
nowadays.
A. interest B. emotion C. pressure D. subjects
Question 14. We can see many ______ with two loads of fruits on their shoulders in the
streets in Hanoi.
A. street vendors B. electricians C. doctors D. workers
Mark the letter A, B, C or D to indicate the word(s) CLOSET in the meaning to the
underlined word(s) in each of the following questions.
Question 15. Have you found out how much all this is going to cost? Is it expensive?
A. got information about B. looked after
C. talked to someone about D. met someone and asked

81
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

Question 16. Young people are now getting more and more concerned about environmental
problems.
A. uneasy B. happy C. hopeless D. worried
Mark the letter A, B, C or D to indicate the word(s) OPPOSITE in the meaning to the
underlined word(s) in each of the following questions.
Question 17. The world’s population keeps increasing during the past few years.
A. coming up B. getting on C. going down D. taking off
Question 18. A surprising percentage of the population in remote areas is illiterate.
A. able to speak fluently B. unable to speak
C. unable to read or write D. able to read and write
Mark the letter A, B, C or D on your answer sheet to indicate the most suitable
response to complete each of the following questions.
Question 19. “How do you get to work?”- “______.”
A. It is very far B. About three kilometers
C. I walk, of course D. I often go there
Question 20. “What’s the best place to eat lunch?” - “______.”
A. I’ll have soup, please
B. There’s a great restaurant at the corner of the street
C. I usually eat lunch at twelve
D. Half past twelve would be convenient
Read the following passage and mark the letter A, B, C or D to indicate the correct
answer to each of the following questions.
People have fished (21)______ thousands of years. However, if big changes are
not made, they may not fish much longer. Many kinds of fish are in danger of
(22)______. New ways of fishing are shrinking fish populations. Fishers take billions of
pounds of fish from the sea each year. Scientists say many kinds of fish will soon
(23)______ wiped out. Once they are gone, they will never come back.
There is a way to stop this (24)______ happening. Fishers need to start using
sustainable fishing practices. Sustainable fishing is a way of fishing responsibly
(25)______ it kills fewer fish. It also gives fish populations a chance to grow back. The
world's fish are in serious danger.
Question 21. A. for B. since C. on D. with
Question 22. A. disappear B. disappearing C. appear D. appearing
Question 23. A. been B. is C. be D. was

82
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

Question 24. A. from B. with C. about D. in


Question 25. A. although B. in order to C. but D. because

Read the following passage and mark the letter A, B, C or D to indicate the correct
answer to each of the following questions.
Active Villagers
Residents of a small Welsh-speaking community have clubbed together to buy the
post office and shop, ten years after buying the pub.
The people of Llithfaen, Caernarfonshire were determined to prevent their village
losing its focal point. Ten years ago they paid £40,000 for the pub, called the Victoria,
and now they have helped to keep the shop open. Most of the cost, £19,500, was met by
the local council and a European Union grant, but the villagers needed to raise a further
£6,000 to buy the shop from the owner who is retiring.
John Jones, chairman of the community committee, said: “We went around every
house and came back with £500 more than we needed.” The post office and the pub are
essential to the life of the village. There are no other amenities.
“We were not prepared to stand by and let the heart and soul be ripped out of our
community. No one else was going to help us so we decided to buy them ourselves.”
Llithfaen had a population of 600 but that halved when nearby granite quarries were
closed. The primary school was shut because of the population decline but the locals
turned it into a leisure center and youth club.
The shop has been leased to Ffion Medi Llywelyn, 24, who lives in the village
with her husband, Dillon. She said: “There is a wonderful community spirit here.”
Question 26. The Llithfaen Post Office______.
A. closed ten years ago
B. has been saved by the local people
C. has now closed
D. will be closed in 3 months
Question 27. The shop has been bought______.
A. by the local council
B. for £40,000
C. with the help of the people who live in the area
D. for charity

83
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

Question 28. The shop was going to close ______.


A. because of a decision by the European Union
B. because the owner needed the money
C. because the owner thought he was too old to run the shop
D. because the owner moved to Asia
Question 29. £500 was ______.
A. the amount of money the villagers still had after the village post office had been
bought
B. paid by the owner of the pub
C. paid by every person in the village
D. paid by the waiters of the pub
Question 30. Llithfaen no longer has ______.
A. a school B. a leisure center C. a pub D. a shop
Mark the letter A, B, C or D to indicate the underlined part that needs correction in
each of the following questions.
Question 31. We have lived in Vietnam for a long time, so we used to hot weather.
A B C D
Question 32. Although he was late for the school bus, but he went to school in time.
A B C D
Question 33. I wish you had been here with me now, so we can drink coffee together.
A B C D
Question 34. Today is the goodest day I have ever had in a long time.
A B C D

PHẦN II/ 5 câu (mỗi câu 0,25 điểm)


Finish the second sentence so that it has a similar meaning to the first one,
beginning with the given words.
Question 35. "Let's help the homeless in the neighbourhood," Maria said.
Maria suggested _______________________________________________________
Question 36. I last talked to him five months ago.
I haven’t _____________________________________________________________
Question 37. Michael is not tall, so he cannot become a pilot.
Michael is not _________________________________________________________

84
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

Question 38. The students planted a lot of trees last school year.
A lot of trees __________________________________________________________
Question 39. “I am trying my best to prepare for the upcoming examination now”, my
sister said.
My sister said _________________________________________________________
Question 40. My sister failed the exam because she was lazy.
Because of ____________________________________________________________

===== HẾT =====

85
Đề cương ôn tập Học kỳ I - Khối 9 Vietnam-Australia School, Hanoi

You might also like