Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

Trường THPT CHU VĂN AN ĐỀ ÔN THI HỌC SINH GIỎI

Tổ Vật lý ĐỀ 17
Môn thi: Vật lý 12
Thời gian làm bài: 180phút

Bài 1. (3,0 điểm)


Trên
 mặt bàn nằm ngang có hai tấm ván khối lượng m1 và m2.
Một lực F song song với mặt bàn đặt vào tấm ván dưới. Biết hệ số ma m1
sát trượt giữa 2 tấm ván là 1 , giữa ván dưới và bàn là  2 (Hình 1). m2
F

Tính các gia tốc a1 và a2 của hai tấm ván. Biện luận các kết quả trên theo
F khi cho F tăng dần từ giá trị bằng không. Xác định các khoảng giá trị Hình 1
của F ứng với từng dạng chuyển động khác nhau của hệ.
Áp dụng bằng số: m1= 0,5 kg; m2 =1 kg; 1 = 0,1 ;  2 = 0,3; g = 10 m/s2.
Bài 2. (3 điểm) DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA
Cho con lắc lò xo lí tưởng, lò xo có độ cứng
k=100N/m, một đầu gắn cố định, một đầu gắn với một k m2 v 0 m0
vật nhỏ có khối lượng m1=200gam. Đặt vật m2=50gam m1
1
lên trên vật m1. Vật m0= kg chuyển động với vận
12
tốc ban đầu v0 đến va chạm đàn hồi xuyên tâm với m1. O x
Bỏ qua lực cản không khí, lực ma sát giữa vật m1 và Hình 2
mặt sàn. Hệ số ma sát giữa vật m1 và m2 là 12  0, 6 .
Cho g = 10m/s2.
Câu 1. Giả sử m2 bám m1, sau va chạm hệ (m1 + m2) dao động điều hoà với biên độ A=1cm .
a) Tính v0.
b) Chọn gốc thời gian ngay sau va chạm, gốc toạ độ tại vị trí va chạm, chiều dương của trục toạ độ hướng
từ trái sang phải (hình 2). Viết phương trình dao động của hệ (m1 + m2). Tính thời điểm hệ vật đi qua vị
trí x = + 0,5 cm lần thứ 2021 kể từ thời điểm t = 0.
Câu 2. Vận tốc v0 phải ở trong giới hạn nào để vật m1 và m2 không trượt trên nhau trong quá trình dao
động ?
Bài 3. (4 điểm)
Trên mặt phẳng nằm ngang cho mạch điện như (hình 3),
I M K
biết hai thanh ray kim loại GH và IK được đặt song
song, cách nhau một khoảng l  2  m  , hai đầu thanh C B
nối với tụ điện có điện dung C  10 2
 F . MN là F
thanh kim loại đồng chất, tiết diện đều, có khối lượng H N G
m  490 g . Toàn bộ hệ thống Hình 3
được đặt trong từ trường đều mà véc tơ cảm ứng từ B có phương thẳng đứng và chiều từ trên xuống, độ
lớn B  0,5 T  ; mạch được đặt cách điện trên mặt phẳng ngang. Bỏ qua mọi ma sát và điện trở của các
thanh. Tác dụng lên trung điểm của MN một lực F không đổi có độ lớn F  1 N  , phương song song
với hai thanh ray, chiều qua phải. Thanh MN chuyển động từ trạng thái nghỉ.
a) Tính gia tốc chuyển động của thanh MN .
b) Trong trường hợp không tác dụng lực F , ta nâng đầu H và đầu I sao cho các thanh GH và IK hợp
với mặt phẳng nằm ngang một góc   300 . Hai thanh song song và cách nhau một khoảng l  2  m  .
Tính gia tốc của thanh MN trong trường hợp này.
Trang 1/2
Bài 4. (3,0 điểm)
Cho mạch điện như hình 4. Biết E1 = 4V, E2 = 8V, E = 16V, R1 = 3,
R2 = 6, điện trở của biến trở R = 12. Bỏ qua điện trở trong của các
nguồn và điện trở của dây nối.
a) Khi điều chỉnh con chạy thì công suất tổng cộng trên các điện trở R 1
và R2 có thể đạt giá trị lớn nhất, nhỏ nhất bằng bao nhiêu? Xác định điện
trở của phần biến trở AC khi đó.
b) Giữ nguyên con chạy của biến trở ở một vị trí nào đó. Nếu nối A, D
bằng một Ampekế có điện trở không đáng kể thì Ampekế chỉ dòng bằng 4A. Nếu nối Ampekế đó vào hai
điểm A, M thì Ampekế chỉ dòng bằng 1,5A. Hỏi nếu bỏ Ampekế đi thì dòng qua R1 bằng bao nhiêu?
Bài 5. (4,0 điểm)
Hai thấu kính hội tụ L1 và L2 có tiêu cự f1 = 10cm và f2 = 30cm ghép đồng trục cách nhau ℓ = 50cm.
Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính, A thuộc trục chính, đặt trước thấu kính L1.
Câu 1. Từ vị trí ban đầu, nếu dịch vật lại gần thấu kính L1 thêm 10cm thì ảnh qua quang hệ không đổi
chiều nhưng chiều cao ảnh thì giảm 3 lần. Xác định vị trí ban đầu của vật.
Câu 2. Đặt thêm thấu kính hội tụ L3 có tiêu cự ngắn f3 = 2,5cm vào khoảng giữa hai thấu kính trên thì
thấy một chùm sáng song song tới quang hệ cho chùm ló cũng là chùm song song.
a) Xác định vị trí đặt L3.
b) Chứng minh rằng khi đó nếu đặt vật AB như câu 1 trước quang hệ thì ảnh của AB qua quang hệ có hệ
số phóng đại không đổi. Tìm hệ số phóng đại đó.
Bài 6. (3 điểm)
Một bình kín hình trụ đặt thẳng đứng có tiết diện S  100  cm2  , chiều cao
ℓ, được chia thành hai phần nhờ một pittông cách nhiệt có khối lượng là
m  400( g ) . Phần trên của bình chứa 0,75  mol  khí lý tưởng, phần dưới
chứa 1,5  mol  khí cùng loại. Nhiệt độ của khí ở cả hai phần bằng nhau và

bằng 350  K  . Pittông cân bằng và nằm cách đáy dưới đoạn 0, 6 như 0, 6
hình 5. Cho g  10(m / s ) . 2

a) Tính áp suất khí trong mỗi phần của bình.


b) Giữ nhiệt độ không đổi ở một phần bình, cần nung nóng phần còn lại Hình 5
đến nhiệt độ bằng bao nhiêu để pittông cách đều hai đáy bình.
- - - Hế t - - -

Trang 2/2

You might also like