Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Đề 1

Câu 1. Bài thơ Sang thu của Hữu Thịnh ngay từ nhan đề đã gợi đến nét đặc sắc về đối tượng
cảm xúc của nhà thơ. Theo em nét đặc sắc ấy là gì? Hãy chép lại chính xác khổ thứ 2 của bài
thơ?
- Nét đặc sắc của đối tượng cảm xúc: Tác giả không tả mùa thu mà tả khoảnh khắc giao mùa từ
hạ sang thu.
- Khổ 2:
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
Câu 2. Ở khổ thơ thứ hai, tác giả viết: “Sông được lúc dềnh dàng / Chim bắt đầu vội vã”. Chỉ ra
sự “khác biệt” trong sự “thống nhất” của hai câu thơ trên. Sự khác biệt ấy có ý nghĩa gì?
- Sự khác biệt về nhịp vận động:
+ “Con sông dềnh dàng”: Dòng sông chảy thong thả, chậm chạp.
+ “Chim vội vã”: Nhịp cánh đập nhanh hơn, gấp hơn.
- Thống nhất: Tuy nhịp vận động khác nhau nhưng đều là những dấu hiệu cho thấy sự chuyển
biến từ hạ sang thu.
- Ý nghĩa:
+ Gợi hình ảnh: Khoảnh khắc giao mùa tác động lên sự vận động của vạn vật.
+ Gợi suy ngẫm: Dòng sông, con chim cũng giống như những cách sống trái ngược lúc giao
thời, có người cho là đã đến lúc nghỉ ngơi như dòng sông, có người sống hối hả, bắt nhịp sống
mới như cánh chim vội vã.
Câu 3. Nêu tên một bài thơ khác trong chương trình Ngữ văn 9 có cùng thể thơ với bài “Sang
thu”, ghi rõ tên tác giả.
- Tác phẩm: “Mùa xuân nho nhỏ” - Thanh Hải.
- Tác phẩm: “Tiếng gà trưa” - Xuân Quỳnh (Ngữ Văn 7).
Đề 2
“Đi suốt cả chiều thu
Vẫn chưa về đến ngõ
Dùng dằng hoa quan họ
Nở tím bờ sông Thương

Nước vẫn chảy đôi dòng


Chiều uốn cong lưỡi hái
Những gì sông muốn nói
Cánh buồm giờ hát lên.”
Câu 1. Đoạn thơ trên làm em nghĩ đến bài thơ nào trong chương trình Ngữ Văn 9 cũng có
những hình ảnh tương tự? Nếu rõ tên tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
- Tác phẩm: “Sang thu”.
- Tác giả: Hữu Thỉnh.
- HCST:
+ Năm 1977.
+ Hai năm sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
+ Khi đó tác giả đang tham gia trại viết văn quân đội ở ngoại thành Hà Nội.
+ In trong tập “Từ chiến hào đến thành phố”.
Câu 2. Trong bài thơ em vừa nêu tên cũng có hình ảnh dòng sông được miêu tả thật thú vị, hãy
chép lại khổ thơ đó và nêu khái quát nội dung khổ thơ bằng một câu văn ngắn gọn.
- Khổ thơ có hình ảnh dòng sông:
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
- Câu văn khái quát nội dung khổ thơ: “Khổ 2 bài thơ “Sang thu” là bức tranh thiên nhiên lúc
giao mùa với những nét hữu hình, cụ thể trong một không gian vừa dài rộng, vừa xa vời.”
Câu 3. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong 2 câu thơ cuối khổ thơ em vừa
chép và phân tích tác dụng?
- BPTT: Nhân hóa (đám mây mùa hạ - vắt nửa mình sang thu).
- Tác dụng:
+ Làm cho câu thơ thêm sinh động, giàu hình ảnh và làm cho hình ảnh thiên nhiên trở nên gần
gũi, quen thuộc với con người.
+ Gợi hình dung đám mây mỏng, nhẹ như dải lụa vắt ngang trên bầu trời.
+ Nhấn mạnh biến chuyển của thiên nhiên, đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.
+ Cho thấy sự cảm nhận tinh tế, sự liên tưởng thú vị của nhà thơ.
Câu 4. Tại sao tác giả chỉ dùng một dấu chấm ở cuối bài thơ?
- Đây là dụng ý nghệ thuật của tác giả.
- Nhằm làm liền mạch cảm xúc, suy nghĩ của nhà thơ từ cuối hạ sang đầu thu.
Câu 5. Để phân tích bài thơ mà em vừa tìm thấy, một bạn học sinh đã viết câu văn sau: “Từ cuối
hạ sang thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt và sự biến chuyển này đã được
tác giả gợi lên bằng những cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm”. Hãy lấy
câu văn trên làm câu chủ đề để hoàn thành đoạn văn nghị luận theo lối diễn dịch có độ dài 12
câu. Trong đoạn có một khởi ngữ, một phép thế (chỉ rõ).
* Tìm hiểu đề:
- Mô hình: Diễn dịch.
- Dung lượng: 12 câu.
- Nội dung: Từ cuối hạ sang thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt.
- Phạm vi: Khổ 2.
- Yêu cầu tiếng việt: Khởi ngữ + Phép thế.
* Tìm ý:
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã”
- Bằng phép nhân hóa đặc sắc “sông - dềnh dàng” nhà thơ đã rất tài hoa ghi lại linh hồn của
cảnh vật, của dòng sông quê hương.
- Vào mùa thu, nước sông êm đềm, nhẹ nhàng, trôi lững lờ mà không chảy xiết như sau những
cơn mưa mùa hạ. Cái “dềnh dàng” của dòng sông không chỉ gợi ra vẻ êm dịu của bức tranh
thiên nhiên mùa thu mà còn mang đầy tâm trạng của con người như chậm lại, như đang ngẫm
nghĩ về những trải nghiệm trong cuộc đời.
- Trái ngược với vẻ khoan thai, ung dung của dòng sông là sự vội vàng của những cánh chim
trời bắt đầu di trú về phương Nam. Không gian trở nên xôn xao, không có âm thanh nhưng câu
thơ lại gợi được cái động.
=> Hai câu thơ đối nhau rất nhịp nhàng, dựng lên hai hình ảnh đối lập, ngược chiều nhau: sông
dưới mặt đất, chim trên bầu trời, sông “dềnh dàng” chậm rãi, chim “vội vã” lo lắng. Đó là sự
khác biệt của vạn vật trên cao và dưới thấp trong khoảnh khắc giao mùa.
=> Nhà thơ đã gợi ra tốc độ trái chiều của thiên nhiên, của sự vật để tạo ra một bức tranh mùa
thu đang về có những nét dịu êm, nhẹ nhàng, lại có những nét hối hả, vội vã.
- Đất trời mùa thu như đang thay áo mới. Cả bầu trời mùa thu cũng có sự thay đổi:
“Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
- Nghệ thuật nhân hóa “đám mây - vắt nửa mình” quá đỗi yểu điệu, nhẹ nhàng. Ranh giới hạ và
thu bỗng được xác định trong đôi mắt thi sĩ đắm say cùng cảnh vật!
- Động từ “vắt” làm hình ảnh thơ sống động, có hồn, câu thơ giàu sức tạo hình, diễn tả đám mây
như dải lụa mềm mại vắt ngang bầu trời hay đang vắt từ cuối mùa hạ sang đầu mùa thu.
- Lối diễn đạt của tác giả thật độc đáo. Hình như trong đám mây đó còn vương lại sắc nắng rực
rỡ của mùa hạ sôi động. Cái tài hoa của nhà thơ là lấy không gian để miêu tả thời gian, lấy cái
hữu hình để miêu tả các vô hình.
=> Có lẽ đây là hai câu thơ hay nhất trong sự tìm tòi khám phá của Hữu Thỉnh trong khoảnh
khắc giao mùa. Nó giống như một bức tranh thu vĩnh hằng được tạc bằng ngôn ngữ.
=> Dòng sông, cánh chim, đám mây đều được nhân hóa khiến cho bức tranh thu trở nên hữu
tình, chứa chan thi vị.
=> Cả ba hình ảnh trên là tín hiệu của mùa thu sang còn vương lại một chút gì của cuối hạ. Nhà
thơ đã mở rộng tầm quan sát lên chiều cao (chim), chiều rộng (mây) và chiều dài (dòng sông).
=> Qua cách cảm nhận ấy, ta thấy Hữu Thỉnh có một nhà thơ với tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên
nhiên tha thiết cùng một trí tưởng tượng bay bồng, một suy tư sâu sắc.

You might also like