Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 70

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ

Nguyễn Anh Tuấn

Nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam
trong điều kiện hội nhập quốc tế

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Hà nội - 2006
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ

Nguyễn Anh Tuấn

Nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam
trong điều kiện hội nhập quốc tế

Luận văn Thạc sĩ

Mã Số: 60 31 01

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Văn Đính

Hà nội - 2006
7

PHẦN MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế-xã hội
của nhiều quốc gia trên thế giới. Nhiều nước đang phát triển coi Du lịch là
ngành kinh tế trọng yếu, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển,
tăng thu ngoại tệ, cân bằng cán cân thanh toán, tạo nhiều việc làm và nâng cao
mức sống của người dân.
Trong những năm gần đây, du lịch trở thành thị trường cạnh tranh cao. Du
lịch toàn cầu có nhiều biến chuyển nhanh chóng do tác động của cuộc cách mạng
khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin-viễn thông, khách du lịch có
nhiều kinh nghiệm và nhu cầu đa dạng hơn, toàn cầu hoá kinh tế và giới hạn môi
trường đối với tăng trưởng. Nhiều điểm đến du lịch mới nổi lên. Các hãng lữ hành
và truyền thông ngày càng tăng ảnh hưởng trên thị trường. Khách du lịch quan tâm
nhiều hơn tới chất lượng môi trường của các cơ sở dịch vụ và điểm đến du lịch.
Điều đó làm tăng áp lực lên các nước quan tâm phát triển du lịch phải nâng cao
năng lực cạnh tranh.
Nâng cao năng lực cạnh tranh ngày càng trở nên quan trọng đối với các nước
thu hút khách du lịch nhằm giành thị phần lớn hơn trên thị trường du lịch toàn cầu.
Điều này càng đặc biệt quan trọng đối với những nước phát triển kinh tế chủ yếu
dựa vào ngành Du lịch. Hơn nữa, vai trò của ngành Du lịch ở nhiều nước cũng có
xu hướng tăng, làm nổi bật hơn tầm quan trọng của ngành Du lịch trong nền kinh tế.
Qua 46 năm hình thành và phát triển, đặc biệt từ năm 1990 đến nay, Du lịch
Việt Nam đã phát triển khá nhanh, trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến
lược phát triển kinh tế-xã hội, góp phần tích cực vào quá trình đổi mới và hội nhập
quốc tế của đất nước. Du lịch phát triển đã làm tăng vẻ đẹp đô thị, tạo nhiều việc
làm, tăng thu ngoại tệ, cải thiện kết cấu hạ tầng và các lĩnh vực căn bản khác của
nền kinh tế nước ta. Tài nguyên thiên nhiên, nhân văn phong phú và vị trí địa lý
thuận lợi là những nhân tố quan trọng, góp phần vào sự phát triển du lịch của đất
nước thời gian qua. Tuy nhiên, là ngành mới phát triển, Du lịch Việt Nam không
tránh khỏi những hạn chế. Chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh trên thị
trường du lịch thế giới còn thấp. Kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
8

chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Công tác thị trường, xúc tiến du lịch chưa được
đẩy mạnh. Sản phẩm du lịch chưa đa dạng và chất lượng còn thấp. Ứng dụng khoa
học công nghệ trong quản lý và kinh doanh du lịch còn yếu. Nguồn nhân lực du lịch
còn hạn chế về trình độ chuyên môn và kỹ năng đón tiếp khách du lịch. Do đó,
lượng khách quốc tế vào Việt Nam thời gian qua chưa nhiều, chưa tương xứng với
tiềm năng to lớn của đất nước.
Xu thế toàn cầu hoá và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang gia tăng
áp lực cạnh tranh đối với ngành Du lịch Việt Nam. Bên cạnh thuận lợi và cơ hội
phát triển, Du lịch Việt Nam đã, đang và sẽ phải đối mặt với những thách thức to
lớn, đó là tình trạng cạnh tranh quyết liệt trên thị trường du lịch thế giới để thu
hút khách quốc tế. Để đứng vững trong cạnh tranh, Du lịch Việt Nam phải tăng
cường vị thế và năng lực cạnh tranh, đặc biệt là với các nước trong khu vực để
thu hút khách quốc tế. Do đó, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành Du lịch
trở thành yêu cầu cấp thiết, quyết định sự phát triển của Du lịch Việt Nam trong tiến
trình hội nhập quốc tế.

II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU


Cho đến nay, ở Việt Nam, có rất ít công trình khoa học nghiên cứu, phân tích
và đánh giá về năng lực cạnh tranh của ngành Du lịch Việt Nam. Trong dự án
VIE/89-003 về Kế hoạch chỉ đạo phát triển du lịch Việt Nam do Tổ chức Du lịch
thế giới, UNDP và Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch phối hợp xây dựng (năm
1991) có một phần nhỏ phân tích về khả năng cạnh tranh của Du lịch Việt Nam
nhưng đã lạc hậu so với sự phát triển du lịch hiện nay. Năm 2003, Luận án tiến sĩ
kinh tế của tác giả Phạm Hồng Chương có đề cập vài nét tới khả năng cạnh tranh
của các doanh nghiệp lữ hành tại Hà Nội. Trên Tạp chí Du lịch năm 2005 cũng chỉ
có một số bài viết về sức cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Hà Nội. Năm 2005,
Vụ Thương mại và Dịch vụ, Bộ Kế hoạch Đầu tư chủ trì đề tài“Khả năng cạnh
tranh và tác động của tự do hoá ngành Du lịch” do UNDP tài trợ và nhóm tác giả
của Khoa Du lịch và Khách sạn, Đại học Kinh tế quốc dân thực hiện và dự kiến
nghiệm thu trong năm 2006. Tuy nhiên, qua báo cáo tại hội thảo về đề tài này tháng
6/2006 vừa qua tại Hà Nội cho thấy, đề tài này chủ yếu đề cập tới tác động của tự
do hoá ngành Du lịch.
9

Trong Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2010 chưa có
phần nào đề cập tới nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Du lịch. Hơn nữa,
Tổng cục Du lịch cũng chưa xây dựng Chiến lược cạnh tranh cho Du lịch Việt Nam.
III. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Mục đích nghiên cứu:
Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Du lịch để thu hút
khách quốc tế vào Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn là khái quát hoá những vấn
đề lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh, năng lực cạnh tranh trong ngành Du
lịch; Nghiên cứu kinh nghiệm một số nước để rút ra bài học cho Việt Nam trong việc
nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành Du lịch. Trên nền tảng lý luận và thực tiễn đó,
luận văn phân tích, đánh giá tổng thể thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành Du lịch
Việt Nam, rút ra mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và thách thức của ngành Du lịch hiện nay,
đồng thời phân tích xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển du lịch quốc tế, làm
cơ sở đề xuất các giải pháp cơ bản và đồng bộ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
Du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế.

IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU


1. Đối tượng nghiên cứu:
Như đã xác định trong tên đề tài, đối tượng nghiên cứu của luận văn là năng
lực cạnh tranh của ngành Du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế.
2. Phạm vi nghiên cứu:
2.1. Phạm vi không gian:
- Luận văn giới hạn nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành Du
lịch Việt Nam trong việc thu hút khách du lịch quốc tế so với một số đối thủ cạnh
tranh trong khu vực, chủ yếu là với Thái Lan, Malaysia và Singapore;
- Luận văn sử dụng kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh ngành Du lịch toàn
cầu của Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới để đánh giá năng lực cạnh tranh của
ngành Du lịch Việt Nam, không đi sâu phân tích yếu tố cấu thành và cách tính ra
các chỉ số năng lực cạnh tranh của ngành Du lịch; Chỉ tập trung nghiên cứu kinh
10

nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch của 3 nước là Thái Lan, Malaysia và
Tây Ban Nha;
2.2. Phạm vi thời gian: Khoảng thời gian được nghiên cứu để phân tích, đánh giá
thực trạng năng lực cạnh tranh của Du lịch Việt Nam là từ 1993 đến nay, chủ yếu từ
năm 2000 đến nay. Thời gian để thực hiện các giải pháp là giai đoạn 2006-2010 và
một số giải pháp có thể kéo dài thêm sang một vài năm tiếp theo, phù hợp với Chiến
lược phát triển Du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2010 và định hướng tới năm 2020.

V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Dựa trên phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, luận văn vận dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
1. Phương pháp lịch sử và lô gic;
2. Phương pháp phân tích và tổng hợp;
3. Phương pháp thống kê;
4. Phương pháp so sánh.

VI. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN


- Khái quát, hệ thống hoá một số cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực
cạnh tranh, năng lực cạnh tranh trong ngành Du lịch. Từ nghiên cứu kinh nghiệm nâng
cao năng lực cạnh tranh của ngành Du lịch của một số nước, rút ra một số bài học quan
trọng, có thể vận dụng để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Du lịch Việt Nam;
- Đánh giá một cách toàn diện về thực trạng năng lực cạnh tranh của Du lịch
Việt Nam, nêu bật mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và thách thức của Du lịch Việt Nam
hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp đồng bộ, có cơ sở khoa học và thực
tiễn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh thu hút khách du lịch quốc tế của ngành Du
lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế. Người viết hy vọng sẽ giúp các nhà
hoạch định chính sách về du lịch có được tài liệu tham khảo tin cậy để xây dựng
chiến lược cạnh tranh và đưa ra các biện pháp hiệu quả nâng cao năng lực cạnh
tranh của ngành Du lịch Việt Nam, góp phần thúc đẩy ngành Du lịch Việt Nam phát
triển và hội nhập nhanh vào ngành Du lịch toàn cầu.

VII. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN


Ngoài phần mở đầu, khuyến nghị và kết luận, Luận văn gồm 3 chương:
11

Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh trong
ngành Du lịch;
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Du lịch Việt Nam;
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Du lịch
Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế.
CHƯƠNG I:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG NGÀNH DU LỊCH

1.1. CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH


1.1.1. Một số quan niệm và quan điểm cơ bản về cạnh tranh:
Trong quá trình hình thành và phát triển của sản xuất, trao đổi hàng hoá và
sự phát triển của kinh tế thị trường, cạnh tranh xuất hiện. Hoạt động cạnh tranh gắn
liền với tác động của các quy luật thị trường như quy luật giá trị, quy luật cung
cầu,… Cùng với quá trình hình thành và biến động của kinh tế thị trường, cạnh
tranh trở thành chủ đề lý luận lớn được nhiều học giả kinh tế quan tâm đến. Tuy
nhiên, do cách tiếp cận và mục đích nghiên cứu khác nhau của mỗi trường phái kinh
tế nên trong thực tế có nhiều quan niệm khác nhau về cạnh tranh.
Các học giả thuộc trường phái Tư sản cổ điển cho rằng: “Cạnh tranh là một
quá trình bao gồm các hành vi phản ứng. Quá trình này tạo ra cho mỗi thành viên
trong thị trường một dư địa hoạt động nhất định và mang lại cho mỗi thành viên
một phần xứng đáng so với khả năng của mình”{19, tr3}. Theo Adam Smith, cạnh
tranh có thể phối hợp các hoạt động kinh tế một cách nhịp nhàng và có lợi cho xã
hội. Vì cạnh tranh, trong quá trình của cải của quốc gia tăng lên, chủ yếu diễn ra
thông qua thị trường và giá cả, do đó cạnh tranh có quan hệ chặt chẽ với thị trường.
Theo A.Smith, tự do thôi thúc cá nhân thực hiện các công việc một cách tốt nhất và
năng suất hơn. Từ đó, cạnh tranh có thể khơi dậy nỗ lực của con người và làm cho
của cải của quốc gia tăng lên. Ông chỉ ra rằng, trong điều kiện cạnh tranh, do có
nhiều người tham gia nên chẳng những họ phải thường xuyên theo dõi, chú ý tới sự
biến động của thị trường mà còn phải chú ý tới biến động cung cầu và áp lực cạnh
12

tranh. Bằng tài phán đoán, họ khôn khéo điều chỉnh sản lượng cho thích ứng với
tình hình thay đổi cung cầu và áp lực cạnh tranh. Như vậy, cạnh tranh có thể cân
bằng cung cầu xã hội. Cạnh tranh còn có tác dụng nâng cao năng lực lao động, điều
tiết, phân phối các yếu tố tư bản một cách hợp lý. Mục tiêu của nhà tư bản là theo
đuổi lợi nhuận, cạnh tranh đã làm cho tư bản chảy vào ngành có lợi nhuận cao nhất.
Theo Mác, sự ra đời và tồn tại của cạnh tranh trước hết dựa vào hai điều kiện
cơ bản: phân công xã hội và chủ thể lợi ích đa nguyên. Mác cho rằng “Sự phân
công lao động trong xã hội đặt những người sản xuất hàng hoá độc lập đối diện với
nhau, những người này không thừa nhận một uy lực nào khác ngoài uy lực cạnh
tranh” {7, tr.517}. Trong lý luận cạnh tranh của Mác, có thể thấy nổi bật quan điểm
về cạnh tranh giữa những người sản xuất và cạnh tranh đó đã ảnh hưởng tới người
tiêu dùng. Cạnh tranh diễn ra ở ba bình diện: cạnh tranh giá thành thông qua
nâng cao năng suất lao động giữa các nhà tư bản nhằm thu lợi nhuận siêu ngạch;
cạnh tranh chất lượng thông qua nâng cao giá trị sử dụng hàng hoá; cạnh tranh
giữa các ngành thông qua khả năng luân chuyển tư bản để từ đó các nhà tư bản chia
nhau giá trị thặng dư {8, 9}.
Các nhà kinh tế thuộc trường phái Tân cổ điển đưa ra lý luận cạnh tranh hoàn
hảo, cho rằng trong mô hình cạnh tranh hoàn hảo, sản xuất được điều khiển bởi thị
hiếu của người tiêu dùng thông qua cơ chế thị trường. Muốn có lợi ích tối đa, doanh
nghiệp phải bố trí sản xuất theo nguyên tắc giá thành cận biên ngang bằng với lợi
ích cận biên. Cạnh tranh hoàn hảo là mô hình hướng về người tiêu dùng vì nó thúc
đẩy các công ty điều chỉnh quy mô sản xuất tới điểm chi phí bình quân thấp nhất,
tới giới hạn sản xuất tối ưu. Điều đó làm cho giá cả giảm và sử dụng tài nguyên hiệu
quả nhất.
Trong lý luận về tổ chức ngành, trường phái Harvard cho rằng, phán đoán
tính chất cạnh tranh của một ngành nào đó không thể chỉ căn cứ vào hành vi thị
trường (hành vi định giá) hoặc hiệu quả thị trường (có lợi nhuận siêu ngạch), mà
phải căn cứ vào cơ cấu thị trường, xem ngành đó do một công ty độc quyền chi phối
hay nằm phân tán trong các công ty khác, phải xem có nhiều rào cản ngăn chặn các
công ty mới tham gia vào thị trường hay không.
13

Schumpeter, học giả thuộc trường phái Áo theo quan điểm sáng tạo và cạnh
tranh trong trạng thái động, cho rằng, độc quyền không xoá bỏ cạnh tranh mà chỉ
làm thay đổi phương thức cạnh tranh. Có nhiều phương thức cạnh tranh cùng tồn
tại như cạnh tranh giá cả, chất lượng, công nghệ mới, nguồn cung ứng mới,
phương thức tổ chức và quản lý mới. Sự ra đời của tổ chức độc quyền không có
nghĩa là cạnh tranh suy yếu mà làm cho cạnh tranh chuyển sang trạng thái động, đi
vào chiều sâu.
Trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế hiện nay, quan điểm cạnh tranh đã thay
đổi. Sự thay đổi đó dựa trên ba tiền đề cơ bản là : Thứ nhất, thế giới đã chuyển từ
nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức, và toàn cầu hoá kinh tế thì cần
phải tìm hiểu các quy định và luật chơi về cạnh tranh trong nền kinh tế tri thức;
Thứ hai, xét từ góc nhìn thương mại quốc tế, cạnh tranh dựa vào lợi thế so sánh
trước đây đã chuyển sang cạnh tranh dựa vào quy chế; Thứ ba, Tính tất yếu của
hợp tác kinh tế để đổi mới quan điểm từ cạnh tranh đối kháng chuyển sang cạnh
tranh có tính hợp tác.
Quan điểm cạnh tranh có thể nâng cao năng suất và làm cho xã hội được lợi
ăn sâu vào toàn bộ lý luận phương Tây. Cạnh tranh được coi là động lực làm giảm
giá thành, cải tiến chất lượng và tạo sản phẩm mới. Trong nền kinh tế tri thức, tầm
quan trọng của cạnh tranh không thay đổi nhưng so với nền kinh tế công nghiệp,
quan niệm về cạnh tranh đã thay đổi. Trong nền kinh tế tri thức, cạnh tranh không
đơn giản là thay đổi hàm số sản xuất và mở rộng thị phần mà là mở rộng không gian
sinh tồn, tư bản hoá giá trị thời gian của cá nhân người tiêu dùng trong không gian
thị trường mới. Không gian này lấy tăng trưởng bền vững, chuyên môn hoá ở trình
độ cao và sáng tạo ra hệ thống sinh thái làm mục tiêu phát triển.
Như chúng ta biết, lý luận thương mại truyền thống chủ yếu sử dụng lợi thế
so sánh để giải thích sự hình thành và phát triển thương mại quốc tế. Điều đó là phù
hợp, bởi vì gia nhập thị trường thuận lợi, Chính phủ can thiệp tương đối mềm mỏng.
Nhưng trong nền kinh tế toàn cầu hoá, gia nhập thị trường khó khăn, đối thủ cạnh
tranh tăng lên và mức độ cạnh tranh gay gắt, không chỉ dựa vào lợi thế lao động
rẻ, tài nguyên nhiều để cạnh tranh mà còn dựa vào mức độ can thiệp của Chính
phủ mỗi nước và cạnh tranh quốc tế. Cạnh tranh quốc tế chuyển từ lợi thế so sánh
14

sang cạnh tranh về các quy chế giữa các quốc gia với nhau, giữa các quốc gia với
các khối mậu dịch thông qua hiệp định song phương và đa phương, giữa doanh
nghiệp với Chính phủ.
Ngày nay, trong thời đại kinh tế tri thức, để kích thích nền kinh tế phát triển,
ngoài cơ chế thị trường tự điều tiết, nhà nước can thiệp còn có biện pháp thứ ba là
hợp tác, đó là biện pháp tốt nhất hiện nay. Một trong những đặc điểm cơ bản của
nền kinh tế thị trường là thực hiện quyết sách phân tán. Phân tán để thích nghi với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tiết kiệm tài nguyên kinh tế, nhưng trong
cùng mạng lưới thì có sự hợp tác chặt chẽ. Khi lực lượng sản xuất xã hội phát triển
tới trình độ nhất định thì cần có sự hợp tác rộng rãi hơn. Cạnh tranh có tính hợp tác
là đặc trưng chủ yếu của tính chất nương tựa lẫn nhau trong trạng thái động. Còn
toàn cầu hoá thì đảo lộn đặc trưng đó, kêu gọi sự hợp tác có tính chất cạnh tranh.
Nói chung, thời đại ngày nay là thời đại cạnh tranh và hợp tác để cùng tồn
tại, có sự phân hoá lớn và sự cộng sinh giữa độc quyền và chống độc quyền.
Theo Từ điển kinh doanh của Anh, cạnh tranh được xem là “sự ganh đua, sự
kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại
tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình” {39, tr.3}.
Kế thừa các quan điểm của các nhà nghiên cứu, ta có thể hiểu: cạnh tranh là
quan hệ kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa các chủ thể trong nền kinh tế thị trường
cùng theo đuổi mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Đó là sự ganh đua giữa các chủ thể
nhằm giành được những điều kiện thuận lợi nhất để thu lợi nhuận siêu ngạch. Cạnh
tranh còn là phương thức giải quyết mâu thuẫn lợi ích kinh tế giữa các chủ thể của
nền kinh tế thị trường. Tính chất cạnh tranh bị chi phối bởi bản chất kinh tế-xã hội
của những chế độ xã hội đó. Với những quan niệm trên, phạm trù cạnh tranh được
hiểu là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện
pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là
chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị
trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh
tranh là tối đa hoá lợi ích. Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với
người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi {10, tr.9}.
15

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành
giật người tiêu dùng. Cạnh tranh kích thích các doanh nghiệp thực hiện tốt nhất
việc sản xuất hàng hoá và dịch vụ chất lượng cao với giá cả rẻ nhất. Cạnh tranh
khuyến khích hoạt động doanh nhân và gia nhập thị trường của các doanh nghiệp
mới qua thoả mãn doanh nghiệp làm ăn hiệu quả và trừng phạt doanh nghiệp làm ăn
kém hiệu quả. Trong điều kiện thị trường lý tưởng, các doanh nghiệp phản ứng linh
hoạt và nhanh nhạy đối với thay đổi nhu cầu thị trường và sự gia nhập thường xuyên
của các doanh nghiệp mới. Sự gia nhập của doanh nghiệp mới cung cấp tác nhân kích
thích cần thiết cho việc điều chỉnh và tốc độ họ thực hiện là thước đo hiệu quả năng
lực cạnh tranh của họ. Vì vậy, cạnh tranh là một nhân tố chính của năng lực cạnh
tranh.
Tuy nhiên, trên hầu hết các thị trường, các điều kiện thị trường hiếm khi đạt
tới điều kiện lý tưởng như trong lý thuyết kinh tế. Trên thực tế, nhiều rào cản tồn tại
ngăn cản các thị trường cạnh tranh thực sự, vì thế cản trở các doanh nghiệp điều
chỉnh đối với sự thay đổi của điều kiện thị trường và ngăn ngừa việc thành lập các
doanh nghiệp mới. Những rào cản như vậy có thể bắt nguồn từ tính không đối xứng
của thông tin giữa các doanh nghiệp cạnh tranh liên quan tới thị trường và công
nghệ, quy định, quy mô kinh tế và sử dụng thủ đoạn chống cạnh tranh của các
doanh nghiệp đã gia nhập thị trường rồi nhằm mở rộng kiểm soát của họ đối với các
doanh nghiệp khác hoặc chấm dứt gia nhập thị trường của các doanh nghiệp khác.
Theo nghĩa rộng nhất, cạnh tranh có nghĩa là “tồn tại vì thích ứng nhất” và
vì thế, có thể hiểu rằng cạnh tranh thủ tiêu cạnh tranh. Trong điều kiện cạnh tranh
gia tăng và theo đuổi lợi nhuận lớn hơn, những doanh nghiệp tham gia thị trường
hiện tại có thể bị lôi cuốn để bóp méo hoặc loại trừ cạnh tranh nhằm giành được
hoặc lạm dụng sức mạnh thị trường. Vì vậy, cần thiết phải có sự can thiệp bằng
chính sách của Chính phủ nhằm duy trì và khuyến khích cạnh tranh lành mạnh.
1.1.2. Phân loại cạnh tranh:
Cạnh tranh được phân thành nhiều loại dựa trên các tiêu thức khác nhau:
Thứ nhất, xét theo chủ thể kinh tế tham gia thị trường có cạnh tranh giữa
những người sản xuất hay người bán với nhau, cạnh tranh giữa những người mua,
16

cạnh tranh giữa người bán và người mua (trong tác phẩm: “Lao động làm thuê và tư
bản” của Mác).
Thứ hai, xét theo mục tiêu kinh tế của các chủ thể tham gia thị trường: có
cạnh tranh nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành. C.Mác dùng cách phân loại
này nghiên cứu cơ sở khoa học của các phạm trù giá trị thị trường, giá cả sản xuất
và lợi nhuận bình quân. Ở đó, Mác chỉ rõ, trước hết để đạt mục tiêu bán cùng một
loại hàng hoá đã xuất hiện cạnh tranh trong nội bộ ngành, kết quả là hình thành giá
trị thị trường. Sau nữa, để giành nơi đầu tư có lợi giữa các chủ thể kinh tế đã xuất
hiện cạnh tranh giữa các ngành, kết quả là hình thành lợi nhuận bình quân và giá cả
sản xuất.
Ngày nay, các nhà kinh tế học đã phát triển cách phân loại trên của Mác phân
loại cạnh tranh thành hai hình thức là: “cạnh tranh dọc” và “cạnh tranh ngang”.
Cạnh tranh dọc là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có mức chi phí bình quân thấp
nhất khác nhau. Cạnh tranh ngang là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có mức chi
phí bình quân thấp nhất như nhau.
Thứ ba, xét theo hình thái cạnh tranh có hai loại cạnh tranh: Cạnh tranh
hoàn hảo: là tình trạng cạnh tranh trong đó giá cả của một loại hàng hoá không thay
đổi trong toàn bộ địa danh của thị trường, bởi vì người mua, người bán đều biết
tường tận về các điều kiện của thị trường. Trong điều kiện đó không có doanh
nghiệp nào có đủ sức mạnh có thể ảnh hưởng đến giá cả sản phẩm của mình trên thị
trường; Cạnh tranh không hoàn hảo: là hình thức cạnh tranh chiếm ưu thế trong các
ngành sản xuất có đủ sức mạnh và thế lực có thể chi phối được giá cả sản phẩm của
mình trên thị trường. Cạnh tranh không hoàn hảo có hai loại: độc quyền nhóm và
cạnh tranh độc quyền.
Thứ tư, xét theo công đoạn của sản xuất - kinh doanh, cạnh tranh có ba loại:
cạnh tranh trước bán hàng, cạnh tranh trong quá trình bán hàng và cạnh tranh sau
bán hàng. Cuộc cạnh tranh này được thực hiện bằng phương thức thanh toán và
dịch vụ.
Thứ năm, xét theo tính chất của phương thức cạnh tranh: Trong cạnh tranh,
các chủ thể kinh tế sẽ dùng tất cả các biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn, để đạt
được mục tiêu kinh tế của mình. Có những biện pháp cạnh tranh hợp pháp hay cạnh
17

tranh lành mạnh. Ngược lại, có những thủ đoạn phi pháp, nhằm tiêu diệt đối phương
chứ không phải bằng nỗ lực vươn lên của mình, gọi là cạnh tranh không lành mạnh.
Thứ sáu, xét theo phạm vi lãnh thổ: cạnh tranh gồm cạnh tranh trong nước và
cạnh tranh quốc tế. Cạnh tranh quốc tế có thể diễn ra ở ngay thị trường nội địa, đó là
cạnh tranh giữa hàng hoá sản xuất trong nước với hàng ngoại nhập.
Ngoài ra, cạnh tranh còn được phân loại dựa trên tiêu chí khác như điều
kiện không gian, lợi thế tài nguyên, nhân lực, đặc điểm tập quán sản xuất, tiêu dùng,
văn hoá,... ở từng dân tộc, khu vực, quốc gia khác nhau.
1.1.3. Năng lực cạnh tranh:
Thuật ngữ năng lực cạnh tranh được sử dụng rộng rãi nhưng vẫn chưa có một
khái niệm rõ ràng cũng như cách thức đo lường năng lực cạnh tranh.
Theo Từ điển thuật ngữ kinh tế học, năng lực cạnh tranh là khả năng giành
được thị phần lớn trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng
giành lại một phần hay toàn bộ thị phần của đồng nghiệp {39, tr.349}.
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD định nghĩa năng lực cạnh tranh
là “khả năng của các công ty, các ngành, các vùng, các quốc gia hoặc khu vực siêu
quốc gia trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh
quốc tế trên cơ sở bền vững”{60, tr.3}. Tương tự, Scott và Lodge (1985) đã định
nghĩa “năng lực cạnh tranh quốc gia là khả năng của nhà nước quốc gia để sản
xuất, phân phối và phục vụ hàng hoá trong nền kinh tế quốc tế cạnh tranh với hàng
hoá và dịch vụ đã sản xuất ở các nước khác, và làm như vậy theo một cách thức
nhằm nâng cao mức sống” {60, tr.3}. Tuy nhiên, Krugman (1994) đã bác bỏ khái
niệm năng lực cạnh tranh quốc gia vì thể hiện vô nghĩa khi áp dụng đối với nền kinh
tế quốc gia và M. Porter (1990) có quan điểm cho rằng chỉ có khái niệm năng lực
cạnh tranh duy nhất có ý nghĩa ở cấp quốc gia là năng suất quốc gia {60, tr.3}.
Năng lực cạnh tranh có ý nghĩa nhất và không gây tranh cãi khi được áp
dụng đối với doanh nghiệp. Một doanh nghiệp được coi là có năng lực cạnh tranh
và được đánh giá là có thể đứng vững cùng các doanh nghiệp khác, khi sản phẩm
thay thế hoặc sản phẩm tương tự được đưa ra với mức giá thấp hơn sản phẩm cùng
loại; hoặc cung cấp sản phẩm tương tự với đặc tính về chất lượng và dịch vụ ngang
bằng hay cao hơn. Nhìn chung, khi xác định năng lực cạnh tranh của một doanh
18

nghiệp hay một ngành cần xem xét đến tiềm năng sản xuất kinh doanh hàng hoá hay
dịch vụ ở mức giá ngang bằng hay thấp hơn mức giá phổ biến mà không phải trợ
cấp.
Theo quan điểm vĩ mô, năng lực cạnh tranh là vấn đề quốc gia và mục
tiêu cơ bản là nâng cao thu nhập thực tế cho cộng đồng. Theo quan điểm này,
năng lực cạnh tranh là khái niệm rất rộng bao quát tất cả các khía cạnh kinh tế,
văn hoá và xã hội, ảnh hưởng đến thành quả của một quốc gia trên thị trường
quốc tế. Phản ánh quan điểm vĩ mô này, năng lực cạnh tranh được định nghĩa là
mức độ theo đó một quốc gia có thể, trong điều kiện thị trường tự do và bình đẳng,
sản xuất hàng hoá và dịch vụ đáp ứng những thử nghiệm của thị trường quốc tế
trong khi duy trì và mở rộng một cách tương ứng thu nhập thực tế của người dân
nước đó trong dài hạn {52, tr. 371}.
Mặt khác, theo quan điểm vi mô, hành vi cụ thể của doanh nghiệp quyết định
năng lực cạnh tranh. Hệ thống phân tích cạnh tranh của M.Porter (Porter, 1980)
nhấn mạnh sự hấp dẫn ngành và tính chất của nó, như khả năng nâng cao sức mạnh
của hãng đối với người mua và người cung cấp, ngăn cản hãng mới gia nhập ngành
và loại bỏ đối thủ cạnh tranh, như là những yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh và
khả năng lợi nhuận trong dài hạn{52, tr372}.
Dựa trên cả quan điểm vi mô và vĩ mô cho thấy, các doanh nghiệp và các
quốc gia đối mặt với những thách thức và ưu tiên rất khác nhau vì họ chuyển từ nền
kinh tế dựa trên tài nguyên sang nền kinh tế tri thức. Vì vậy, nhân tố chính đóng góp
đối với năng lực cạnh tranh toàn cầu, và nhờ đó nâng cao mức sống, sẽ khác với các
nền kinh tế ở mức độ phát triển khác nhau (Porter et al., 2001) {52, tr.372}.
Không xét đến những định nghĩa cụ thể trên, khái niệm năng lực cạnh tranh
xuất hiện là trung tâm đối với phát triển con người, tăng trưởng và nâng cao chất
lượng cuộc sống. Đối với doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh có nghĩa là tạo ra
những lựa chọn tăng trưởng mới, mang lại giá trị cho các cổ đông. Đối với xã hội,
nâng cao năng lực cạnh tranh là tạo ra việc làm mới và điều kiện sống tốt hơn
(Diễn đàn kinh tế thế giới, 2001) {52, tr.372}. Tạo ra sự giàu có là động cơ của
tăng trưởng kinh tế và động lực chính của đổi mới. Mục tiêu căn bản của năng
lực cạnh tranh là duy trì và tăng thu nhập thực tế của công dân, phản ánh mức
sống tăng lên của đất nước.
19

Toàn cầu hoá và tự do hoá, diễn ra nhờ những tiến bộ công nghệ nhanh
chóng, đang tạo ra sự năng động cạnh tranh mới và làm cho những yếu tố quyết
định năng lực cạnh tranh phức tạp hơn nhiều. Như đã đề cập trên, hiệu quả cao hơn
là nguồn gốc của năng lực cạnh tranh. Trong thương mại quốc tế, trước đây, năng
lực cạnh tranh được xác định qua tỷ giá, chi phí và giá cả. Ngày nay, có sự phân biệt
giữa năng lực cạnh tranh tĩnh và năng lực cạnh tranh động. Trước đây, nhấn mạnh
chủ yếu vào cạnh tranh giá, nhờ đó các doanh nghiệp cạnh tranh trên cơ sở nguồn
lực nhận được như chi phí lao động thấp và nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ. Trong
trường hợp này, duy trì năng lực cạnh tranh phụ thuộc vào việc duy trì hoặc hạ thấp
chi phí sản xuất. Đây là cơ sở theo đó nhiều doanh nghiệp của các nước đang phát
triển tiến hành cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh động được kết hợp với sự thay đổi
bản chất của cạnh tranh. Cạnh tranh đặt phần thưởng không chỉ lên quan hệ giữa giá
cả và chi phí mà còn lên khả năng cấp độ doanh nghiệp để nghiên cứu, điều chỉnh
nhanh chóng đối với các điều kiện thị trường mới và đổi mới. Thuật ngữ “đổi mới”
ở đây có nghĩa là doanh nghiệp không chỉ đổi mới trong phạm vi công nghệ mà còn
thay đổi nhanh và liên tục trong lĩnh vực tổ chức đầu tư, tạo ra năng lực sản xuất,
xây dựng và nâng cấp khả năng công nghệ hay học cách đối phó với những thay
đổi. Do vậy, ở đây, năng lực cạnh tranh được hiểu là khả năng của các doanh
nghiệp sản xuất hàng hoá và dịch vụ tham gia vào cuộc thử nghiệm của cạnh tranh
quốc tế trong khi nâng cấp khả năng công nghệ.
Xuất phát từ thực tiễn ta thấy, lợi thế cạnh tranh được tạo ra trong các ngành
chứ không phải trong nền kinh tế nói chung. Ngược lại, lợi thế so sánh không dẫn
tới lợi thế cạnh tranh, nó có thể là cơ sở để xây dựng lợi thế cạnh tranh. Như đã đề
cập trên, năng lực cạnh tranh là một quá trình đổi mới, nâng cấp và tăng các hoạt
động tạo ra giá trị liên tục. Trên thị trường quốc tế và nội địa, áp lực cạnh tranh
đóng vai trò căn bản, nhưng những nhân tố trong nước chứ không phải nhân tố toàn
cầu là nhân tố quan trọng, quyết định năng lực cạnh tranh.
Nói chung, thành công của nâng cao năng lực cạnh tranh phụ thuộc vào quan hệ
hợp tác chặt chẽ giữa hai lĩnh vực công-tư trong việc xây dựng tầm nhìn chiến lược và
kế hoạch hành động. Điều cần thiết là tạo ra đầu vào có mục tiêu kinh tế chung và rộng
rãi, khuyến khích tư nhân cung cấp hàng hoá công cộng vì lợi ích chung.
1.1.4. Các cấp độ năng lực cạnh tranh:
20

Năng lực cạnh tranh có thể được phân biệt thành bốn cấp độ: năng lực cạnh
tranh cấp quốc gia, năng lực cạnh tranh cấp ngành, năng lực cạnh tranh doanh
nghiệp và năng lực cạnh tranh sản phẩm hàng hoá.
Năng lực cạnh tranh ở bốn cấp độ phân biệt trên có mối tương quan mật thiết
và phụ thuộc lẫn nhau. Do đó, khi xem xét, đánh giá và đề ra giải pháp nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung, của ngành Du lịch nói riêng cần
thiết phải đặt nó trong mối tương quan chung giữa các cấp độ cạnh tranh nêu trên.
Một mặt, toàn bộ năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp của một nước
tạo thành năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia đó. Năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp bị hạn chế khi năng lực cạnh tranh cấp quốc gia và của sản phẩm
doanh nghiệp đó đều thấp. Mặt khác, năng lực cạnh tranh quốc gia thể hiện qua môi
trường kinh doanh, cạnh tranh quốc tế và trong nước. Trong đó, các cam kết về hợp
tác kinh tế quốc tế, các chính sách kinh tế vĩ mô và hệ thống luật pháp có ảnh hưởng
rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của ngành và của sản phẩm hàng
hoá trong quốc gia đó. Vì vậy, cần đề cập tới năng lực cạnh tranh cấp độ quốc gia
và của sản phẩm trước khi đề cập đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Còn
năng lực cạnh tranh cấp ngành có mối quan hệ và chịu ảnh hưởng của năng lực cạnh
tranh quốc gia và của sản phẩm tương tự như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.1.4.1. Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia: Tại Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF)
năm 1997, trong bản Báo cáo về tính cạnh tranh tổng thể đã định nghĩa: “năng lực
cạnh tranh cấp quốc gia là năng lực của nền kinh tế quốc dân nhằm đạt được và
duy trì mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế bền vững tương đối
và đặc trưng kinh tế khác” {20, tr.9}.
Như vậy, năng lực cạnh tranh cấp quốc gia có thể được hiểu là việc xây dựng
môi trường cạnh tranh kinh tế chung, đảm bảo phân bố hiệu quả nguồn lực, để đạt
và duy trì mức tăng trưởng cao, bền vững. Môi trường cạnh tranh kinh tế chung có ý
nghĩa lớn đối với việc thúc đẩy quá trình đầu tư, tự điều chỉnh, lựa chọn của các nhà
doanh nghiệp theo tín hiệu thị trường được thông tin đầy đủ. Mặt khác, môi trường
cạnh tranh thuận lợi sẽ tạo cơ sở cho Chính phủ đề ra chủ trương và hoạch định chính
sách phát triển, cải thiện đầu tư, tăng cường hợp tác quốc tế và hội nhập ngày càng có
hiệu quả, sẽ ảnh hưởng quyết định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.1.4.2. Năng lực cạnh tranh cấp ngành: là năng lực duy trì hay gia tăng thị phần
trên thị trường cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ của ngành. Năng lực cạnh
21

tranh của ngành phụ thuộc vào yếu tố do ngành tự quyết định nhưng nó cũng phụ
thuộc vào các yếu tố do Chính phủ quyết định. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào các
yếu tố mà cả Chính phủ và ngành chỉ kiểm soát được ở mức độ hạn chế hoặc hoàn
toàn không thể quyết định được. Trong thực tế, quá trình điều chỉnh của ngành diễn
ra cùng với những biến đổi của năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung.
1.1.4.3. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: là năng lực tồn tại, duy trì hay gia
tăng lợi nhuận, thị phần trên thị trường cạnh tranh sản phẩm và dịch vụ của doanh
nghiệp. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch là khả năng quản trị chiến
lược tạo ra lợi thế cạnh tranh, duy trì hay gia tăng lợi nhuận trong việc xây dựng,
bán và tổ chức thực hiện các sản phẩm và dịch vụ du lịch của doanh nghiệp nhằm
đảm bảo tồn tại và phát triển bền vững trên thị trường cạnh tranh quốc tế mà không
phải trợ cấp.
1.1.4.4. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá: Một sản phẩm hàng hoá
được coi là có năng lực cạnh tranh khi nó đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về
chất lượng, giá cả, tính năng, kiểu dáng, tính độc đáo hay sự khác biệt, thương hiệu,
bao bì.... hơn hẳn so với những sản phẩm hàng hoá cùng loại. Tuy nhiên, năng lực
cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá lại được định đoạt bởi năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp. Sẽ không có năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá cao khi
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó thấp.
Cần phân biệt năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá và năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp. Đây là hai phạm trù khác nhau nhưng có quan hệ hữu cơ
với nhau. Năng lực cạnh tranh của hàng hoá có được do năng lực cạnh tranh của
chủ thể (doanh nghiệp) tạo ra; nhưng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không
chỉ do năng lực cạnh tranh của hàng hoá mà có, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khác nữa. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá có ảnh hưởng lớn
và thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.2. NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG NGÀNH DU LỊCH


1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh trong ngành Du lịch:
Để thành công trên thị trường quốc tế, bất kỳ điểm đến du lịch nào cũng
phải đảm bảo rằng tài nguyên du lịch hấp dẫn và toàn bộ sản phẩm, dịch vụ cung
cấp cho khách du lịch phải ngang bằng hoặc vượt hơn nhiều điểm đến thay thế
khác.
22

Trong ngành Du lịch, đánh giá năng lực cạnh tranh ngày càng thu hút sự
quan tâm đáng kể vì nó được coi như nhân tố quyết định thành công của các điểm
đến du lịch. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh là một khái niệm phức tạp bởi vì hàng
loạt yếu tố tính toán ra nó, cả quan sát được lẫn không quan sát được, có thể khó
khăn để đánh giá. Nó là một khái niệm tương đối và đánh giá nó sẽ khác nhau, phụ
thuộc vào sự lựa chọn năm cơ sở và/hoặc nước cơ sở. Điều quan trọng nhất cần lưu
ý là năng lực cạnh tranh là khái niệm đa chiều (có nghĩa là chất lượng của năng lực
cạnh tranh). Hơn nữa, sự phức tạp hơn của năng lực cạnh tranh tăng lên vì đối
tượng phân tích và khả năng của nhà phân tích “các nhà chính trị quan tâm tới
năng lực cạnh tranh của nền kinh tế (quốc gia, khu vực và địa phương), các ngành
hoặc hiệp hội thương mại giới hạn lợi ích đối với ngành của họ, các chủ kinh doanh
và các nhà quản lý lo lắng về khả năng của chính các hãng của họ để cạnh tranh
trên thị trường cụ thể” {50, tr.3}.
Năng lực cạnh tranh của ngành Du lịch của một nước hoặc vùng lãnh thổ
trong luận văn này được gọi chung là năng lực cạnh tranh điểm đến (coi một quốc
gia hoặc một vùng lãnh thổ là một điểm đến du lịch). Năng lực cạnh tranh điểm đến
là khả năng của một điểm đến phân phối hàng hoá và dịch vụ du lịch tốt hơn các
điểm đến khác. Theo Dwyer, Forsyth and Rao (2000a) “Năng lực cạnh tranh du lịch
là khái niệm chung bao hàm những khác biệt về giá kết hợp với sự vận động của tỷ
giá, mức độ năng suất của các thành phần khác nhau của ngành Du lịch và nhân tố
chất lượng ảnh hưởng tới sự hấp dẫn hoặc các yếu tố khác của điểm đến’’{52, tr.3}.
Năng lực cạnh tranh du lịch cũng được định nghĩa là “khả năng của một điểm đến để
duy trì vị trí thị trường và thị phần của nó và/hoặc để cải thiện chúng qua thời gian”
(d’Harserre 2000 :23). Hassan (2000) định nghĩa năng lực cạnh tranh du lịch là “khả
năng của điểm đến tạo ra sự kết hợp các sản phẩm giá trị gia tăng để duy trì nguồn
lực trong khi giữ vững vị thế trên thị trường trước đối thủ cạnh tranh” {52, tr.3}.
Công trình nghiên cứu cụ thể nhất về năng lực cạnh tranh du lịch tổng thể là của
Crouch & Ritchie. Theo Crouch & Ritchie, “Để cạnh tranh, sự phát triển du lịch của
điểm đến phải là bền vững, không chỉ bền vững về kinh tế và sinh thái mà còn bền vững
về xã hội, văn hoá và chính trị’’{52, tr.3}. Vì vậy, điểm đến cạnh tranh nhất là điểm
đến mang lại thịnh vượng bền vững và hiệu quả nhất cho người dân địa phương.
Dưới đây là mô hình về năng lực cạnh tranh điểm đến được các nhà nghiên
cứu đưa ra. Mô hình này kết hợp các yếu tố chính của năng lực cạnh tranh quốc gia
và doanh nghiệp và những yếu tố chính của năng lực cạnh tranh điểm đến do các
23

nhà nghiên cứu du lịch, đặc biệt là do Crouch and Ritchie đề xuất. Mô hình 1.1 mô
tả các yếu tố chính của năng lực cạnh tranh điểm đến.

Điều kiện thực tế


Nguồn lực Nguồn lực
thừa hưởng sáng tạo

Quản lý Điều kiện

Nhân tố và nguồn lực hỗ trợ điểm đến cầu

Năng lực cạnh Triển vọng


tranh điểm đến kinh tế xã hội

Chỉ số năng Chỉ số cạnh


lực cạnh tranh tranh quốc
điểm đến gia/khu vực

MÔ HÌNH 1.1. MÔ HÌNH KẾT HỢP NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN {53, tr 378}
Theo Crouch and Ritchie (1999), kể từ khi lữ hành và du lịch có thể thương
mại hoàn toàn, lý thuyết về lợi thế so sánh dựa trên khả năng của các nhân tố sản
xuất cũng có thể được áp dụng đối với năng lực cạnh tranh điểm đến. Khả năng
nhân tố bao gồm cả các nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân tạo và mô hình năng lực
cạnh tranh của Crouch and Ritchie nhận ra các loại khả năng nhân tố sau đây:
nguồn nhân lực, nguồn lực vật chất, nguồn lực tri thức, nguồn lực vốn, kết cấu hạ
tầng, nguồn tài nguyên lịch sử và văn hoá. M.Porter bình luận rằng lợi thế cạnh
tranh có ý nghĩa hơn lợi thế so sánh theo nghĩa lợi thế cạnh tranh nhằm xem xét khả
năng của đất nước sử dụng hiệu quả các nguồn lực này trong dài hạn.
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành Du lịch:
24

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của ngành Du lịch,
trong phạm vi luận văn này, tôi xin đề cập một số yếu tố chính ảnh hưởng tới năng
lực cạnh tranh của ngành Du lịch, cụ thể là:
1.2.2.1. Tiếp cận tới thị trường du lịch: Khoảng cách của điểm đến tới thị trường
du lịch là yếu tố quyết định của năng lực cạnh tranh điểm đến. Năng lực cạnh tranh
của các điểm đến du lịch gần và xa được xem xét trên cơ sở so sánh mức giá, mức
hạng lưu trú và mức khoảng cách từ thị trường nguồn tới điểm đến. Thực tiễn chỉ ra
rằng, mức giá là chỉ số năng lực cạnh tranh mạnh nhất giữa điểm đến gần và điểm
đến xa vì chi phí ở điểm đến xa cao hơn điểm đến gần.
1.2.2.2. Giá cả và chi phí: Co giãn giá của cầu du lịch thường cao. Vì vậy, bất kỳ sự
thay đổi phần trăm nào trong giá, trực tiếp khuyến khích hoặc không khuyến khích
đi du lịch tới một nơi nhất định. Lãnh đạo chi phí là một trong hai mục tiêu chủ
yếu để đạt được năng lực cạnh tranh (Porter , 1985){53, tr.7}. Giá cả tương đối của
một điểm đến so với điểm đến khác có ảnh hưởng tới động cơ đi du lịch. Tuy
nhiên, giá cả trở thành nhân tố ít ý nghĩa hơn trong quyết định đi du lịch vì co
giãn cầu du lịch giảm. Thay vào đó, chất lượng là yếu tố quyết định sự lựa chọn
của hầu hết khách du lịch. Vì thế, chất lượng sản phẩm là mục tiêu chính để tăng
cường năng lực cạnh tranh.
1.2.2.3. Sử dụng công nghệ thông tin: Năng lực cạnh tranh tương lai của các điểm
đến du lịch sẽ phụ thuộc lớn vào việc công nghệ viễn thông mới được ứng dụng như
thế nào và mức độ điểm đến tiếp cận tới cơ hội marketing và xúc tiến qua các công
nghệ đó. Mặc dù lợi ích của internet là rất lớn, các tổ chức du lịch nhỏ có thể không
sử dụng internet. Vì vậy, các tổ chức lớn có thể duy trì sự lãnh đạo của họ bởi lợi
thế của các hoạt động marketing trên internet.
1.2.2.4. An toàn, an ninh và rủi ro: Hình ảnh là nhân tố then chốt khi lựa chọn
điểm đến cho kỳ nghỉ của khách du lịch. Làm cho khách du lịch cảm thấy an toàn
và an ninh trước và trong kỳ nghỉ là cần thiết đối với năng lực cạnh tranh quốc tế
của điểm đến. Hình ảnh tiêu cực do thiếu an ninh có thể gây nguy hiểm cho ngành Du
lịch bởi vì thông tin truyền miệng tiêu cực về hình ảnh đó không thể tránh được ngay
cả khi điểm đến có sức hấp dẫn du lịch chất lượng cao. Những người cảm nhận rủi ro
25

của điểm đến nhất định bỏ qua trong kế hoạch du lịch tương lai của họ. Bất ổn chính
trị và xã hội trong nước cũng cần được xem xét trong rủi ro tại điểm đến du lịch.
1.2.2.5. Chất lượng của phương tiện và dịch vụ du lịch: Theo Keller and Smeral,
nguồn lực của điểm đến như tài nguyên thiên nhiên và nhân văn, nguồn lực vốn và
kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực ảnh hưởng tới mức độ năng lực cạnh tranh điểm
đến. Một số nhà nghiên cứu sau này cho rằng chất lượng trong du lịch bao hàm 3
thành phần chính: chất lượng tự nhiên (vấn đề môi trường); chất lượng vật chất (cơ
sở lưu trú, nhà hàng, cửa hàng, phương tiện thể thao và văn hoá); chất lượng phi vật
chất (dịch vụ như hướng dẫn thông tin, tốc độ thủ tục check in, check out, dọn
phòng){53, tr.10}.
1.2.2.6. Chất lượng tài nguyên môi trường: Trong môi trường kinh doanh ngày
càng cạnh tranh, chất lượng môi trường của điểm đến du lịch là thành phần căn bản
để gặt hái thành công. Vì thế, để duy trì cạnh tranh trên thị trường, cả điểm đến và tổ
chức du lịch phải đáp ứng chính sách thân thiện với môi trường. Điều hiển nhiên là
quan tâm tới môi trường là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của
khách du lịch. Những phát hiện nghiên cứu cho thấy khoảng một nửa khách du lịch
Đức có ý thức đáng kể về chất lượng môi trường khi lựa chọn điểm đến cho kỳ
nghỉ.
1.2.2.7. Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực được cho là một trong những đầu vào
quan trọng nhất để đạt được lợi thế cạnh tranh đầy đủ. Là một phần của ngành công
nghiệp dịch vụ, du lịch sẽ tiếp tục đòi hỏi một số lớn nguồn nhân lực có kỹ năng để
giảm việc thiếu lao động trong thời gian tới. Ai cũng biết rằng du lịch là ngành yêu
cầu sự liên hệ mặt đối mặt rất mạnh giữa chủ (hoặc nhân viên) và khách du lịch.
Thái độ của người dân địa phương đối với khách du lịch, những tiếp cận đối với
phát triển du lịch và xây dựng các chương trình đào tạo nhân viên và giáo dục người
dân địa phương sẽ cho thấy vị thế của điểm đến trong năng lực cạnh tranh.
1.2.2.8. Chính sách của Chính phủ: Phát triển du lịch có thể đóng góp đáng kể đối
với phát triển kinh tế-xã hội. Do đó, Chính phủ một số nước đảm trách đối với đầu
tư, kiểm soát, lập kế hoạch, phối hợp và tài chính trong ngành Du lịch. Bằng cách
đó, Chính phủ có thể kiểm soát dòng chảy của khách du lịch đến đất nước. Vì
thế, khi du lịch được coi là có ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế và xã hội,
những quy định chặt chẽ về nhập cảnh có thể được ban hành. Khi du lịch được
26

quan tâm, Chính phủ khuyến khích mạnh mẽ phát triển ngành Du lịch để thu hút
nhiều khách du lịch hơn.
1.2.3. Các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành Du lịch:
Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới đã đưa ra 8 chỉ số để đánh giá năng lực
cạnh tranh trong ngành Du lịch dưới đây:
1.2.3.1. Chỉ số năng lực cạnh tranh giá: Năng lực cạnh tranh giá là giá của các
hàng hoá chủ yếu do khách du lịch tiêu thụ như lưu trú, đi lại, thuê xe, giải
trí,…Tuy nhiên, nhiều nước không có số liệu nên thành phần giá chỉ bao gồm giá
khách sạn và sức mua tương đương (PPP). Chỉ số giá khách sạn thể hiện mức trung
bình của giá phòng tối thiểu từ các hạng khách sạn khác nhau theo đô la Mỹ hiện
hành. Giá khách sạn cũng được điều chỉnh theo chất lượng, sử dụng giá của chuỗi
khách sạn lớn trên toàn cầu như Hilton, Sheraton, Radisson và Novotel. Chỉ số PPP
là chỉ số được điều chỉnh theo ảnh hưởng tỷ giá mà PPP hoàn toàn phản ánh sự khác
nhau về giá, không phải là tỷ giá. Chỉ số PPP chỉ ra số đô la Mỹ cần thiết để mua
khối lượng hàng hoá dịch vụ tương ứng trong thị trường nội địa. Sự kết hợp giữa chỉ
số giá khách sạn và chỉ số PPP cho thấy chỉ số giá phản ánh giá khách du lịch
mong muốn thanh toán tại điểm đến.
1.2.3.2. Chỉ số phát triển kết cấu hạ tầng: là chỉ số chỉ năng lực cạnh tranh trong
phát triển kết cấu hạ tầng, bao gồm phát triển đường xá, cải thiện phương tiện vệ
sinh và nước uống. Đối với mục đích liên quan đến du lịch, phát triển kết cấu hạ
tầng còn bao gồm mạng lưới đường sắt, số lượng và chất lượng sân bay và hệ thống
viễn thông. Tuy nhiên, dữ liệu về các chỉ tiêu này khó khăn để có được.
1.2.3.3. Chỉ số môi trường: là chỉ số có được chất lượng môi trường vật chất và mở
rộng tới mức độ một nước nhận thức và tham gia vào quản lý môi trường. Chỉ tiêu
này kết hợp chỉ số mật độ dân số, chỉ số toả khí CO2 (sự toả khí CO2 từ đốt than,
sản xuất xi măng và tiêu thụ nhiên liệu rắn, lỏng, khí và phụt khí ga).
1.2.3.4. Chỉ số công nghệ: Chỉ số công nghệ là sự kết hợp giữa chỉ số Internet, chỉ
số Mobile và công nghệ cao (Hitech). Chỉ số Internet cho thấy tỷ lệ, trên 1000
người, của số máy tính có liên hệ tới Internet. Xuất khẩu công nghệ cao dùng cho
tính toán chỉ số Hitech- chỉ ra phần trăm xuất khẩu sản phẩm hàng hoá, trong đó
bao hàm các sản phẩm có hàm lượng nghiên cứu và phát triển cao. Các sản phẩm
27

công nghệ cao này bao gồm các sản phẩm trong không gian vũ trụ, máy tính, thuốc
tân dược, công cụ khoa học và máy điện tử. Mobile Phones được sử dụng để tính
chỉ số Mobile- bao hàm tỷ lệ, trên 1000 người, của số người sử dụng điện thoại bưu
điện và sử dụng dịch vụ điện thoại di động. (Nguồn : The World Bank (2004), World
Development Indicators).
1.2.3.5. Chỉ số nguồn nhân lực: là chỉ số đánh giá chất lượng lực lượng lao động ở
nước điểm đến khi chất lượng lao động tốt hơn có thể cung cấp chất lượng sản
phẩm du lịch tốt hơn. Mặc dù đào tạo (hoặc “đầu tư vào con người”) trong ngành
Du lịch là đại diện liên quan nhất nhưng do khó khăn để có được dữ liệu này nên
chỉ số giáo dục lấy từ báo cáo của UNDP năm 2004 được sử dụng làm đại diện. Chỉ
số giáo dục bao gồm tỷ lệ biết chữ người trưởng thành và tỷ lệ đi học các cấp I, II
và III.
1.2.3.6. Chỉ số mở cửa: chỉ số mở cửa phù hợp với lý thuyết kinh tế phát triển, cho
thấy sự mở cửa của đất nước đối với thương mại là nhân tố quyết định tăng trưởng.
Mở cửa nói chung được thể hiện bởi mở cửa thương mại cho thấy một nước mở cửa
đối với thương mại quốc tế. Nó được tính toán bằng tỷ số giữa tổng số xuất nhập
khẩu và GDP. Chỉ số mở cửa trong du lịch được xác định như mức độ mở cửa của
đất nước đối với thương mại và du lịch quốc tế. Thành phần của chỉ số mở cửa bao
gồm chỉ số: visa, mở cửa du lịch, mở cửa thương mại và thuế trên chỉ số thương mại
quốc tế. Chỉ số visa cho thấy mức độ mở cửa của đất nước đối với du lịch nước
ngoài. Nó cho thấy liệu một nước có hay không yêu cầu visa đối với khách du lịch.
Mở cửa du lịch đánh giá mức độ một nước mở cửa đối với kinh doanh quốc tế như
đã đề cập trên và thuế về thương mại quốc tế chỉ ra mức độ bảo hộ của một nước
đối với thương mại quốc tế, được xác định như tỷ lệ của tổng thuế về thương mại
quốc tế đối với tổng doanh thu hiện hành. Thuế bao gồm nghĩa vụ nhập khẩu, nghĩa
vụ xuất khẩu, lợi nhuận của xuất khẩu và độc quyền nhập khẩu, trao đổi lợi nhuận
và trao đổi thuế.
1.2.3.7. Chỉ số du lịch nhân văn (HTI): Chỉ số này đánh giá thành tựu phát triển
con người theo nghĩa du lịch. Đó là chỉ số mới và phù hợp với chỉ số phát triển con
người do UNDP xây dựng để đánh giá thành tựu về con người trên một loạt khía
28

cạnh phát triển con người. HTI được tính như trung bình đơn của chỉ số ảnh hưởng
du lịch (TII) và chỉ số tham gia du lịch (TPI). TII đánh giá ảnh hưởng trực tiếp của
du lịch lên nền kinh tế và được tính như tổng doanh thu và tổng chi phí từ khách du
lịch quốc tế theo tỷ lệ % GDP. TPI đánh giá sự tham gia của con người vào hoạt
động du lịch, được tính như tổng số khách đến và khách đi du lịch theo tỷ lệ dân số
của nước điểm đến.
1.2.3.8. Chỉ số phát triển xã hội: Chất lượng cuộc sống có được bởi chỉ số phát
triển xã hội. Chỉ số phát triển xã hội được xây dựng dựa trên sự kết hợp chỉ số phát
triển con người (HDI của UNDP), chỉ số báo, máy tính cá nhân và ti vi. Chỉ số HDI
đánh giá thành tựu của một nước trong lĩnh vực phát triển con người và bao hàm 3
chỉ tiêu : triển vọng sống, giáo dục và thu nhập. Tờ báo hàng ngày có liên quan tới
tỷ lệ, trên 1000 người, của số người tiếp cận tới báo ít nhất 4 lần một tuần. Máy tính
cá nhân có nghĩa là tỷ lệ, trên 1000 người, của số người tiếp cận tới máy tính được
thiết kế cho các cá nhân sử dụng. Chỉ số tivi là tỷ lệ của số người tiếp cận tới TV
trên 1000 người.

1.3. KINH NGHIỆM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH DU
LỊCH MỘT SỐ NƯỚC
Đối với ngành Du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh có ý nghĩa quan trọng,
quyết định sức mạnh và vị thế trên thị trường du lịch thế giới để thu hút khách du
lịch. Các nước phát triển du lịch thời gian qua đều là các nước thành công trong
cạnh tranh. Vì vậy, cần phải nghiên cứu kinh nghiệm thành công của một số nước đi
trước để rút ra bài học cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Du lịch Việt Nam.
Trong phạm vi luận văn này, tôi đề cập tới kinh nghiệm của hai nước ASEAN là
Malaysia, Thái Lan và một trong những nước phát triển du lịch hàng đầu thế giới là
Tây Ban Nha.
1.3.1. Kinh nghiệm của Malaysia:
Malaysia là một trong 20 nước phát triển du lịch nhất thế giới và là nước
đứng đầu khu vực Đông Nam Á về thu hút khách du lịch quốc tế (gọi tắt là khách
quốc tế). Malaysia xác định, du lịch là một trong những ngành quan trọng hàng đầu
đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Theo số liệu của Bộ
Du lịch Malaysia, năm 2000, nước này thu hút 10,27 triệu lượt khách quốc tế, đến
29

năm 2005, thu hút 16,4 triệu lượt, tăng gấp rưỡi năm 2000. Năm 1999, thu nhập
từ du đạt 12,3 tỷ Ringit, đến năm 2004, đạt 48,5 tỷ Ringit, tăng gần gấp 4 lần
năm 1999. Có thể nói, Du lịch là ngành mang lại ngoại tệ nhiều thứ hai cho
Malaysia, chỉ sau công nghiệp.
Có được kết quả trên là do Malaysia chú trọng tới việc nâng cao năng lực
cạnh tranh để thu hút khách du lịch. Bộ Du lịch Malaysia là cơ quan thực thi
chính sách du lịch quốc gia với nhiệm vụ nâng cao hình ảnh quốc gia và tạo lập
Malaysia như một điểm đến du lịch quốc tế. Malaysia đã đặt 39 văn phòng đại
diện du lịch ở nước ngoài, trong đó ở Việt Nam có hai văn phòng tại Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, Malaysia đã miễn thị thực đơn phương cho
công dân khoảng 40 nước.
Malaysia đặc biệt chú trọng tới phát triển và đa dạng hoá sản phẩm du lịch,
coi đây là yếu tố then chốt để nâng cao năng lực cạnh tranh. Malaysia tiếp thị hình
ảnh du lịch đất nước qua logo và khẩu hiệu đầy ấn tượng “Malaysia-Truly Asia”
(Malaysia-châu Á đích thực). Khẩu hiệu trên đã trở nên quen thuộc trên thị trường
du lịch thế giới và thực sự gây ấn tượng với du khách. Họ tăng cường năng lực cạnh
tranh cho các doanh nghiệp du lịch với mục tiêu xây dựng kế hoạch phát triển và lập
kế hoạch tiếp thị, quảng cáo có hiệu quả hơn. Đồng thời, Malaysia cũng chú trọng
xúc tiến du lịch trong nước thông qua các chương trình nâng cao ý thức công chúng.
Để tăng mức chi tiêu của khách du lịch, ngành Du lịch và tiêu dùng nội địa
Malaysia đã cùng phối hợp thực thi các biện pháp kích thích khách du lịch mua
sắm. Lễ hội “Mega Sale” (siêu giảm giá) là một trong những biện pháp này. Lễ hội
này được tổ chức vào dịp hè hàng năm, kéo dài gần 3 tháng, từ 1999 đến nay. Suốt
dịp lễ hội, hàng loạt trung tâm thương mại lớn đồng loạt giảm giá từ 20-80% đối với
tất cả các loại hàng, từ hàng sản xuất trong nước đến hàng nhập khẩu, từ hàng hiệu
tới hàng bình dân. Nhiều loại hàng hoá được miễn thuế khi mang ra khỏi cửa khẩu.
Với chính sách trên, lễ hội này đã trở thành sự kiện chính thu hút hàng triệu lượt
khách quốc tế hàng năm, mang lại nguồn thu lớn cho ngành Du lịch và thương mại
của nước này.
Trong những năm gần đây, Malaysia rất chú trọng tới phát triển loại hình du
lịch MICE (Gặp gỡ, khích lệ, Hội nghị và triển lãm) và đang tập trung mọi nỗ lực
30

để quảng bá đất nước này trở thành một trung tâm du lịch MICE của khu vực. Đồng
thời, nước này đang tiến hành xây dựng hàng loạt trung tâm thương mại và trung
tâm hội nghị quốc tế lớn để thực hiện bằng được mục tiêu trên trong thời gian tới.
Để tiếp tục khẳng định vị trí là điểm đến đứng đầu trong khu vực, hiện nay
Malaysia đang phát động chiến dịch quảng bá Năm du lịch Malaysia 2007 nhân dịp
kỷ niệm 50 năm ngày quốc khánh Malaysia. Mục tiêu của Năm du lịch này là xây
dựng và tiếp thị mạnh mẽ Malaysia như một điểm đến du lịch quốc tế chính; tăng
khách du lịch nước ngoài đến Malaysia; khuyến khích du khách lưu lại lâu hơn và
chi tiêu nhiều hơn; Thông dụng hoá và xúc tiến các hoạt động liên quan đến du lịch,
các chương trình và sự kiện cho thấy sự độc đáo của Malaysia như một điểm đến du
lịch và kích thích tăng trưởng du lịch nội địa. Đích thân Bộ trưởng Du lịch Malaysia
công du tới các nước, trong đó có Việt Nam để giới thiệu, quảng bá về sự kiện này.
Chiến dịch này được thực hiện thành công sẽ tạo cho Malaysia vị thế cạnh tranh cao
trong việc thu hút khách quốc tế, tiếp tục giữ vững là nước phát triển du lịch hàng đầu
trong khu vực và nằm trong danh sách 20 quốc gia phát triển du lịch nhất hành tinh.
1.3.2. Kinh nghiệm của Thái Lan:
Trong hai thập kỷ qua, Thái Lan luôn là một trong những nước dẫn đầu về
lượng khách quốc tế trong số các nước ASEAN. Để nâng cao năng lực cạnh tranh,
Thái Lan đã chú trọng vào hai lĩnh vực chính, đó là đẩy mạnh công tác marketing,
xúc tiến du lịch và phát triển sản phẩm du lịch mang đậm sắc thái Thái Lan. Hàng
năm, Chính phủ Thái Lan giành khoảng 50-80 triệu đô la Mỹ cho Cơ quan du lịch
Thái Lan (TAT) thực hiện công tác marketing, xúc tiến du lịch. Công tác này được
thực hiện chủ yếu thông qua tổ chức Năm du lịch và các Chiến dịch xúc tiến, trong
đó điển hình nhất là Chiến dịch Amazing Thái Lan được phát động từ năm 1998.
Năm 1998, trước ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ,
Chính phủ Thái Lan đã coi Du lịch như một cứu cánh cho nền kinh tế và tập trung
mọi nỗ lực vào mũi nhọn này. Họ đã phát động Chiến dịch Amazing Thái Lan
1998-1999. Nhờ tổ chức thành công Chiến dịch này, trong hai năm 1998, 1999,
Thái Lan đã thu hút được đáng kể khách quốc tế, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn,
góp phần quan trọng vào khôi phục nền kinh tế sau khủng hoảng. Sau thành công
đó, Thái Lan tiếp tục áp dụng Chiến dịch này trong những năm tiếp theo nhưng với
31

chuyên đề riêng cho mỗi năm. Năm 2002, Thái Lan lấy khẩu hiệu “Amazing Thailand
amazes the World” là khẩu hiệu quảng bá chính. Chương trình này tập trung vào
những điểm du lịch mới và những sản phẩm, dịch vụ du lịch làm vừa lòng mọi khách
hàng. Để triển khai hiệu quả chiến dịch này, Thái Lan đã áp dụng chính sách cụ thể
dưới đây:
Thứ nhất, Mở chiến dịch “Hãy là khách hàng của chúng tôi” từ giữa năm
2002 đến năm 2003 nhằm tăng cường hiểu biết của khách quốc tế về Thái Lan. Thủ
tướng Thái Lan đã chủ trì giới thiệu các chương trình quảng cáo về chiến dịch này.
Thứ hai, Thiết lập mối liên kết giữa các hãng hàng không, khách sạn, hãng lữ
hành và các công ty tư nhân để tiếp thị những dịch vụ trọn gói đặc biệt như ẩm thực,
hàng thủ công mỹ nghệ, dịch vụ trăng mật, các sự kiện MICE, chơi golf và lặn biển.
Thứ ba, Tổ chức các hoạt động mang tính quốc tế: Nhiều sự kiện được tổ
chức để thu hút khách du lịch như Lễ kỷ niệm 220 năm Thủ đô Băng Cốc, lễ hội
Amazing Shopping Street tại Băng Cốc, Lễ hội Songkran và Loy Krathong, Tết cổ
truyền Trung Hoa và các sự kiện thể thao quốc tế trên khắp đất nước.
Thứ tư, Mở chiến dịch quảng bá những điểm du lịch mới trên khắp các vùng
của đất nước như chương trình “Thiên đường vui chơi” của 3 tỉnh gần Băng Cốc,
chương trình “Đông Bắc huyền thoại” của các tỉnh vùng Đông Bắc. Thái Lan cũng
tập trung tuyên truyền các sản phẩm du lịch mới để làm hài lòng khách du lịch.
Năm 2004, trong chiến lược cạnh tranh quốc gia, Thái Lan đã coi phát động
chiến dịch xúc tiến du lịch là một trong 10 nội dung của chiến lược nâng cao năng
lực cạnh tranh quốc gia. Nội dung cụ thể của chiến dịch xúc tiến du lịch đó là:
- Xúc tiến ngành Du lịch Thái với việc nhấn mạnh những yếu tố hấp dẫn
mới; tạo ra các hoạt động mới nhằm tăng chi tiêu và kéo dài thời gian lưu trú của
khách du lịch; phát triển các hoạt động du lịch Thái và chuẩn bị marketing sự kiện;
- Đổi mới chất lượng các điểm du lịch, đặc biệt là những điểm du lịch quốc
gia; thiết lập liên kết du lịch với các nước láng giềng để tăng cường hợp tác kinh tế
và du lịch trong khi duy trì Thái Lan như một trung tâm du lịch của khu vực;
- Nâng cao chất lượng dịch vụ với việc nhấn mạnh tới an toàn cho khách du
lịch, loại trừ đeo bám khách du lịch; ngăn ngừa tai nạn và bảo vệ khách du lịch; tạo
32

điều kiện cho khách du lịch nhập cảnh; tăng cường năng lực cho đội ngũ nhân viên
trong ngành Du lịch đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Năm 2005, TAT đã nỗ lực thực hiện kế hoạch xúc tiến và phát động chương
trình du lịch cho năm 2006 với khẩu hiệu “ Thái Lan-Happiness on Earth” (Thái
Lan-hạnh phúc trần gian) với hy vọng đón được 15,12 triệu lượt khách quốc tế,
mang lại doanh thu là 12,76 tỷ USD.
Nhờ thành công trong cạnh tranh, mới đây Tạp chí The Travel News của Na
Uy đã trao tặng Thái Lan giải thưởng “Quốc gia du lịch tốt nhất 2006”. Tạp chí
The Luxury Travel của Úc đã công bố “Danh sách vàng năm 2006”, ngành Du lịch
Thái Lan được xếp thứ 8 và là quốc gia duy nhất của Châu Á nằm trong danh sách
10 nước đoạt giải “Quốc gia tốt nhất”, Băng Cốc được xếp thứ 8 trong số các thành
phố giành giải “Thành phố tốt nhất”, 8 khu nghỉ mát Thái Lan lọt vào danh sách 30
“Khu nghỉ mát tốt nhất”. TAT tin tưởng với chiến dịch xúc tiến mới và phát động
du lịch hợp lý, cùng với sự hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ, ngành Du lịch Thái Lan
sẽ duy trì được năng lực cạnh tranh cao, trở thành trung tâm du lịch của Châu Á
trong 5-10 năm tới.
1.3.3. Kinh nghiệm của Tây Ban Nha:
Tây Ban Nha là nước phát triển du lịch, luôn đứng trong hàng ngũ 5 nước
dẫn đầu thế giới về thu hút khách du lịch quốc tế. Du lịch là một trong những cột trụ
quan trọng của nền kinh tế nước này. Du lịch mang lại thu nhập quan trọng, chiếm
khoảng 12% GDP và tạo ra 10% việc làm cho xã hội, đóng góp quyết định vào cán
cân thanh toán, có ảnh hưởng nhiều mặt lên các ngành kinh tế khác và là lĩnh vực
chính thu hút đầu tư nước ngoài tới Tây Ban Nha. Theo số liệu của Tổ chức Du lịch
thế giới, năm 2004, Tây Ban Nha đón được 53,599 triệu lượt khách quốc tế, tăng
3,4% và chiếm 12,9% tổng số khách quốc tế tới Châu Âu, thu nhập du lịch đạt 45,2
tỷ USD, tăng 14,1% và chiếm 13,9% tổng thu nhập du lịch toàn Châu Âu.
Năm 1990, Tổng Thư ký Du lịch Tây Ban Nha ban hành Sách trắng về Du
lịch Tây Ban Nha và Chương trình khung năng lực cạnh tranh của Du lịch Tây Ban
Nha (gọi tắt là Chương trình FUTURE 1992-1995) nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh của ngành Du lịch, cụ thể là nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp và các điểm du lịch thông qua chất lượng, tính bền vững và các biện pháp
33

gắn với năng lực cạnh tranh. Lần đầu tiên trong lịch sử Du lịch Tây Ban Nha,
Chương trình FUTURES đề ra và phân biệt chính sách ở 3 mục tiêu: kinh tế, xã hội
và môi trường. Chương trình sử dụng 5 kế hoạch tác nghiệp làm công cụ hành động,
đó là Kế hoạch hợp tác và phối hợp thể chế nhằm tăng cường quan hệ giữa các tổ
chức quốc tế với các cơ quan quản lý; Kế hoạch đổi mới và hiện đại hoá du lịch
nhằm tập trung hiện đại hoá và làm cho cung du lịch linh hoạt hơn; Kế hoạch sản
phẩm mới nhằm đa dạng hoá sản phẩm du lịch; Kế hoạch xúc tiến, marketing và
thương mại hóa nhằm phối hợp và tăng cường quy hoạch hơn nữa, kết hợp với nâng
cao hiệu quả xúc tiến; Kế hoạch vì sự tuyệt hảo trong du lịch nhằm cải thiện môi
trường tự nhiên và đô thị của du lịch.
Nhờ có Chương trình FUTURES 1992-1995, một số yêu cầu rất cần thiết có
thể đáp ứng đối với kinh doanh du lịch ở Tây Ban Nha lúc đó là: Nâng cao khả năng
cạnh tranh của ngành du lịch Tây Ban Nha; Tạo dựng và phổ biến chất lượng hỗ trợ
môi trường; Tham gia tích cực của tất cả các cộng đồng tự trị; Thực hiện những
công cụ có thể tạo kênh thông tin giữa các tổ chức; Đa dạng hoá cung du lịch, đặc
biệt thông qua tạo sản phẩm mới ở những khu vực phát triển kinh tế chậm hơn.
Sau thành công của Chương trình này, triết lý năng lực cạnh tranh và chất
lượng du lịch tiếp tục được thực hiện. Do đó, chương trình nâng cao năng lực cạnh
tranh du lịch thứ hai, FUTURES II (giai đoạn 1996-1999) được ban hành, theo đó
Chính phủ có trách nhiệm tạo môi trường thuận lợi cho cạnh tranh, thúc đẩy du lịch
và đầu tư hiện đại hoá. Trách nhiệm này thuộc phạm vi dịch vụ công cũng như
trong lĩnh vực di sản văn hoá, bảo tồn và phát huy hơn nữa tài nguyên thiên nhiên.
Việc các cộng đồng tự trị phối hợp tham gia quản lý và xúc tiến du lịch đã tạo thuận
lợi cho Du lịch Tây Ban Nha thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu thực trạng những vấn
đề của ngành cũng như các xu hướng ngắn, trung và dài hạn.
Những kế hoạch tác nghiệp trong Chương trình FUTURES 1996-1999 cung
cấp nhiều công cụ để hành động, trong đó hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp cho các chuyên
gia du lịch và kỹ thuật viên của Chính phủ là yếu tố chỉ có trong giai đoạn này,
không có ở giai đoạn trước. Chương trình FUTURES II tập trung vào : Đào tạo
(Đào tạo FUTURES II) hoặc nâng cao trình độ và chuyên môn nhân lực du lịch
trong kinh doanh du lịch ; Điểm du lịch (Điểm du lịch FUTURES II) với sự phối
34

hợp chặt chẽ, hướng tới nâng cao các biện pháp công nhằm cải thiện cung du lịch
của các điểm du lịch (gọi là Kế hoạch năng động hoá và tuyệt hảo hoá điểm du
lịch); và cuối cùng là chương trình tập trung phối hợp hành động (Phối hợp
FUTURES II).{56, tr126}.
Do đó, năm 1999, kết thúc giai đoạn 10 năm then chốt trong phát triển du
lịch, Tây Ban Nha không chỉ khôi phục năng lực cạnh tranh đã mất vào cuối thập kỷ
80 mà còn củng cố vị trí hàng đầu thế giới của mình. Các số liệu sau đây minh
chứng ngành Du lịch Tây Ban Nha có đủ năng lực cạnh tranh: Tỷ trọng du lịch
trong GDP tăng từ 8,09% năm 1990 lên 10,57% năm 1998, doanh thu du lịch cũng
tăng với tốc độ nhanh hơn lượng khách, tăng 137%. Từ kết quả trên, năm 2002,
Chính phủ Tây Ban Nha đã thông qua Kế hoạch tổng hợp về chất lượng du lịch Tây
Ban Nha. Đây là bước tiếp theo của kế hoạch cạnh tranh được áp dụng năm 1999.
Bởi vậy, chất lượng là đặc thù của cung du lịch Tây Ban Nha, là giải pháp đối với
áp lực của giá cả xuất phát từ phía cầu. Tương tự, cải tiến chất lượng sẽ đảm bảo
cho tương lai của ngành Du lịch, cho phép du lịch có thể vượt qua những trở ngại,
trong đó cung của các điểm du lịch có thể gây áp lực lên cầu của các thị trường
nguồn.
Những thay đổi liên tục của cầu du lịch và xu hướng tiêu dùng, trong đó
khách du lịch ngày càng đòi hỏi chất lượng cao hơn cùng với việc cạnh tranh của
các điểm du lịch có nhiều lợi thế về lao động xã hội, Tây Ban Nha hoặc là không
thể hoặc là phải cạnh tranh về giá cả, từ đó dẫn đến việc nước này chọn khẩu hiệu
“chất lượng của du lịch Tây Ban Nha” như là một yếu tố để đưa ra thị trường quốc
tế, cũng như việc kết hợp tiêu chuẩn về tính bền vững môi trường tại các điểm du
lịch ở Tây Ban Nha để duy trì thị phần hiện tại trên cơ sở bền vững.
Trong nhiều năm qua, Tây Ban Nha đã tập trung và xây dựng được hình ảnh
là một điểm đến du lịch trẻ, mới, khác biệt, triển khai nhiều chiến dịch xúc tiến hình
ảnh này với những khẩu hiệu như “Tây Ban Nha xanh”, “Cửa ngõ Địa Trung Hải”,
“Con đường tới Santiago”, “Tuyến đường bạc”, “Thành phố di sản thế giới”, “
mọi thứ đều dưới ánh nắng”, “Tây Ban Nha vui” và gần đây là “ Dấu ấn Tây Ban
Nha”. Chiến dịch “ Spain mark” (Dấu ấn Tây Ban Nha) thể hiện khả năng kết hợp
nhiều động cơ thúc đẩy khách đi du lịch trong quảng cáo và có điều chỉnh cho phù
35

hợp với từng điểm du lịch của Tây Ban Nha. Cơ quan du lịch Tây Ban Nha trực tiếp
giám sát chiến dịch quảng cáo này với sự tư vấn của các Văn phòng đại diện du lịch
Tây Ban Nha trên khắp thế giới. Kết quả là, chiến dịch này đã giới thiệu quảng bá
du lịch Tây Ban Nha một cách hiệu quả trong suốt nhiều năm.
Qua quá trình phát triển, các Văn phòng du lịch Tây Ban Nha ở nước ngoài
đã định hướng lại chức năng, từ chỗ là văn phòng cung cấp thông tin thuần tuý trở
thành trung tâm đánh giá hoạt động phân phối, chú trọng tới các chiến dịch và nỗ
lực xúc tiến để củng cố quan hệ với các trung gian thị trường. Do ở châu Âu, hãng
lữ hành đóng vai trò quan trọng trong xúc tiến bán nên các Văn phòng du lịch Tây
Ban Nha ở nước ngoài liên hệ rất chặt chẽ với họ và đại lý lữ hành thông qua các
hoạt động như thường xuyên gặp gỡ, cung cấp tài liệu cần thiết liên quan tới điểm
du lịch, làm trung gian giữa hãng lữ hành nước ngoài và hãng lữ hành Tây Ban Nha.
Tây Ban Nha đặc biệt coi trọng phát động chiến dịch bán qua mạng Internet.
Năm 2002, trang thông tin mới của Tây Ban Nha (www.spain.info) sử dụng nhiều
công cụ để thúc đẩy quan hệ với khách du lịch như câu lạc bộ khách du lịch, bưu thiếp,
catalogue du lịch. Cơ quan Du lịch Tây Ban Nha Turespana đã chi hơn 5 triệu Euro để
xây dựng trang web này. Ngoài tiếng Tây Ban Nha, các thông tin được chuyển sang
nhiều thứ tiếng khác như tiếng Anh, Pháp, Đức, Nhật, Trung Quốc, Nga.
Tây Ban Nha chú trọng áp dụng marketing hỗn hợp để thu hút khách du lịch,
hỗ trợ hoạt động marketing ở nước ngoài như tăng cường sự hiện diện của các nhà
quản lý và doanh nghiệp du lịch Tây Ban Nha tại các hội chợ, hội nghị chuyên nghiệp;
Thâm nhập thị trường du lịch Incentives; Tổ chức hội thảo chuyên ngành để người bán
và nhà cung cấp Tây Ban Nha gặp nhau tại điểm du lịch và tiếp cận trực tiếp thị trường
nguồn; Tổ chức chuyến khảo sát tìm hiểu cho đại lý lữ hành và hãng lữ hành; tổ chức
hội thảo cho đại lý lữ hành về các sản phẩm, các điểm du lịch cụ thể.
Nói chung, Tây Ban Nha trở thành một trong những nước phát triển du lịch
hàng đầu trên thế giới là do họ có chiến lược phát triển du lịch toàn diện, có kế
hoạch và chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh trong từng thời kỳ với những
điều chỉnh có tính chiến lược, khoa học, phù hợp với thực tiễn phát triển du lịch của
đất nước.
36

1.4. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA NGÀNH DU LỊCH
Từ kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh về du lịch của ba nước nêu
trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây cho Việt Nam trong việc
nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Du lịch:
1.4.1. Bài học về xây dựng chiến lược, kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh:
Để cạnh tranh thu hút khách du lịch một cách hiệu quả trên thị trường du lịch
quốc tế, cần thiết xây dựng chiến lược cạnh tranh du lịch quốc gia, từ đó xây dựng
triển khai kế hoạch và chương trình cạnh tranh cho từng thời kỳ, phù hợp với yêu
cầu phát triển du lịch. Đây là bài học quan trọng rút ra từ chính những nước thành
công trong phát triển du lịch nêu trên, điển hình là Tây Ban Nha. Trong bối cảnh hội
nhập quốc tế hiện nay, nhu cầu và xu hướng đi du lịch của khách du lịch đa dạng và
luôn thay đổi, vì thế, đối với một nước đang phát triển du lịch như Việt Nam càng
cần phải sớm xây dựng chiến lược cạnh tranh và có các kế hoạch, chương trình cụ
thể trong từng giai đoạn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường thu hút
khách du lịch, khẳng định vị thế cạnh tranh của Du lịch Việt Nam trên thị trường du
lịch quốc tế.
1.4.2. Bài học về xây dựng thương hiệu và khuếch trương hình ảnh điểm đến:
Để nâng cao năng lực cạnh tranh, tất cả 3 nước trên đều coi trọng tới việc
xây dựng thương hiệu và khuếch trương hình ảnh điểm đến thông qua biểu tượng
(logo), khẩu hiệu, thông tin, quan hệ công chúng, marketing trực tiếp và hỗn hợp,
phát triển sản phẩm và dịch vụ,...nhằm tạo dựng hình ảnh và vị thế của du lịch các
nước này trên thị trường quốc tế. Khẩu hiệu của Malaysia“Malaysia-Truly Asia”, của
Thái Lan “Amazing Thailand” và của Tây Ban Nha “Spain mark” thực sự gây ấn
tượng và thiện cảm với khách du lịch. Chính những chương trình khuếch trương này đã
góp phần đáng kể vào việc thu hút khách quốc tế đến các nước này trong thời gian
qua.
Ngày nay, mọi điểm đến du lịch đều có các khách sạn cao cấp, các điểm du
lịch hấp dẫn và đều khẳng định có di sản văn hoá độc đáo, có người dân giàu lòng
mến khách và có ngành du lịch quan tâm tới khách du lịch nhất. Dịch vụ và tiện
nghi gần như không có sự khác biệt nhiều. Vì vậy, các điểm đến khác nhau cần tạo
37

ra điều gì đó độc đáo và khác biệt với tất cả các điểm đến khác. Tạo ra sự độc đáo
trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay là cần thiết. Nó thực sự trở thành cơ
sở cho sự tồn tại và phát triển của điểm đến. Do đó, để tăng cường năng lực cạnh
tranh, các nước quan tâm phát triển du lịch đều phải tạo dựng và khuếch trương
hiệu quả thương hiệu điểm đến trên thị trường thế giới. Thương hiệu điểm đến
không chỉ là những yếu tố hữu hình như khẩu hiệu quảng cáo, logo, tập gấp, trang
web mà còn bao gồm các yếu tố vô hình như thông tin quảng cáo, quan hệ công
chúng và marketing trực tiếp, các sự kiện đặc biệt, các chiến lược bán và thực hiện
sản phẩm/dịch vụ. Thương hiệu luôn luôn là hỗn hợp của tất cả các yếu tố này trong
mối liên kết chặt chẽ với nhau.
Tạo dựng thương hiệu là một quá trình xây dựng và nhận dạng tính khác biệt,
độc đáo và đặc trưng của một điểm đến du lịch. Xây dựng thương hiệu là sự phối
hợp tất cả sản phẩm và dịch vụ của các ngành khác nhau như nông nghiệp, du lịch,
thể thao, nghệ thuật, đầu tư công nghệ, giáo dục,... liên quan tới điểm đến. Mục tiêu
là để nắm được bản chất của điểm đến trong một thể thống nhất. Tuy nhiên, ý tưởng
để tạo dựng thành công thương hiệu điểm đến đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ lưỡng và
mất nhiều năm. Thương hiệu điểm đến không chỉ tạo ra mà còn khuếch trương
những gì đất nước, vùng hoặc thành phố đã cung cấp. Để thành công, thương hiệu
điểm đến phải độc đáo và khác lạ. Nếu một nước, khu vực hoặc điểm du lịch có các
sản phẩm tương tự rồi thì sức mạnh của thương hiệu nhanh chóng biến mất. Vì vậy,
luôn chú ý tới đối thủ cạnh tranh nâng cao vị thế của họ như thế nào để xây dựng
thương hiệu phù hợp.
1.4.3. Bài học về đẩy mạnh công tác thị trường, maketing, xúc tiến du lịch:
Công tác thị trường, marketing và xúc tiến du lịch được coi là chìa khoá để
chiếm lĩnh thị trường, tăng cường năng lực cạnh tranh thu hút khách du lịch. Để thu
hút khách du lịch, phải hiểu rõ thị trường, đặc điểm, tâm lý, thị hiếu, khả năng chi
tiêu của từng đối tượng khách, từ đó có biệc pháp đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ.
Muốn vậy, phải xây dựng chiến lược marketing du lịch quốc gia, đẩy mạnh nghiên
cứu thị trường, xác định được thị trường trọng điểm, trên cơ sở đó xây dựng sản
phẩm du lịch phù hợp và tổ chức xúc tiến hiệu quả cả ở trong nước và ở nước ngoài.
38

Để thực hiện tốt công tác marketing, xúc tiến du lịch ở nước ngoài, cần tổ
chức chiến dịch xúc tiến du lịch trong từng giai đoạn. Mỗi chiến dịch có khẩu hiệu
và biểu tượng riêng, kéo dài từ 1-3 năm. Để tổ chức chiến dịch này hiệu quả, cần có
sự tham gia của Chính phủ, Cơ quan Du lịch quốc gia, các Bộ ngành liên quan,
chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người dân. Cơ quan Du lịch quốc gia
phải có đội ngũ chuyên nghiệp, năng động, có kinh nghiệm về marketing, hiểu biết
thị trường nước ngoài. Trước khi phát động chiến dịch, cần xây dựng kế hoạch,
chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung và cách thức tổ chức, huy động lực lượng chuyên
nghiệp tham gia, thuê các tổ chức quảng cáo du lịch lớn, có uy tín xây dựng logo,
khẩu hiệu và làm phim quảng cáo cho chiến dịch. Tổ chức sản xuất ấn phẩm, tờ rơi,
áp phích, biển quảng cáo về chiến dịch. Tập trung tổ chức tốt các sự kiện như lễ hội
ẩm thực, lễ hội truyền thống, các sự kiện thể thao, các chiến dịch xúc tiến bán hàng,
tham gia hội chợ, hội nghị, hội thảo, diễn đàn quốc tế về du lịch. Tổ chức các tour
làm quen cho nhà báo, hãng lữ hành nước ngoài, quảng cáo thường xuyên trên các
kênh truyền hình quốc tế lớn như CNN, TV5, ZDF. Tận dụng lợi thế của mạng
internet để xúc tiến chiến dịch.
1.4.4. Bài học về phát triển, đa dạng hóa sản phẩm du lịch và nâng cao chất
lượng dịch vụ theo hướng tiêu chuẩn hóa:
Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, sản phẩm phải dựa trên nhu cầu thị
trường, phải bán những sản phẩm thị trường cần chứ không phải những sản phẩm
mình có. Vì vậy, sản phẩm du lịch chào bán trên thị trường phải là kết quả từ nghiên
cứu thị trường, từ mong muốn của du khách. Sản phẩm du lịch đơn điệu, kém hấp
dẫn khó có thể lôi kéo và lưu chân được khách du lịch ngày nay. Vì vậy, đa dạng
hoá sản phẩm du lịch là yếu tố then chốt để nâng cao năng lực cạnh tranh thu hút
khách du lịch. Malaysia, Thái Lan và Tây Ban Nha đều đặc biệt coi trọng tới yếu tố
này và đã thành công trong việc lôi cuốn và lưu chân du khách. Phát triển du lịch
chuyên đề, du lịch MICE, mua sắm, nghỉ dưỡng, leo núi, lặn biển,…đã mang lại
hiệu quả cao trong việc thu hút khách du lịch đến các nước trên trong thời gian qua.
Để tăng sức hấp dẫn của các điểm du lịch, cần chú trọng đổi mới chất lượng
các điểm đó, đặc biệt là những điểm du lịch lớn; thiết lập mối liên kết du lịch với
các nước láng giềng để tăng cường hợp tác kinh tế và du lịch. Nâng cao chất lượng
39

và tiêu chuẩn hoá dịch vụ du lịch trên cơ sở nhấn mạnh tới an toàn, loại trừ đeo bám
khách du lịch; ngăn ngừa tai nạn và bảo vệ khách du lịch; tạo điều kiện thuận lợi
cho khách du lịch nhập cảnh; tăng cường năng lực cho đội ngũ nhân viên đạt tiêu
chuẩn quốc tế.
1.4.5. Bài học về thiết lập văn phòng đại diện du lịch quốc gia ở nước ngoài:
Từ kinh nghiệm của các nước phát triển du lịch và ba nước nêu trên cho thấy,
để tổ chức hiệu quả công tác xúc tiến quốc gia như một điểm đến du lịch ở nước
ngoài, cần phải thiết lập văn phòng đại diện du lịch ở những thị trường trọng điểm
và tiềm năng. Đây là yếu tố then chốt trong chiến lược marketing du lịch quốc gia
nhằm thực hiện tốt công tác nghiên cứu, thâm nhập thị trường, thiết lập và mở rộng
quan hệ đối tác với các hãng và đại lý lữ hành nước ngoài, cung cấp, hướng dẫn và
giải đáp thông tin kịp thời cho du khách và triển khai các chiến dịch xúc tiến đa
dạng tới khách du lịch tiềm năng. Do đó, trong định hướng, hoạch định chính sách
phát triển du lịch và xây dựng chiến lược marketing du lịch quốc gia, việc nghiên
cứu, thiết lập văn phòng đại diện du lịch ở nước ngoài phải được đề cập đến như
một biện pháp quan trọng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường
thế giới.
1.4.6. Bài học về chính sách tạo thuận lợi cho khách du lịch quốc tế:
Để tạo thuận lợi cho du khách, việc miễn thị thực song phương và đơn phương
cho khách du lịch từ các thị trường trọng điểm và tiềm năng là chính sách có tính
chiến lược nhằm thu hút khách quốc tế. Malaysia, Singapore và Thái Lan đã áp
dụng thành công chính sách này và đã gặt hái được nhiều thành công, góp phần
quan trọng vào việc tăng nhanh lượng khách quốc tế đến các nước này.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, miễn thị thực vẫn được coi như
một trong những giải pháp mang tính đột phá nhằm kích thích nhu cầu và thúc đẩy
khách du lịch lựa chọn điểm đến thay vì phải xin thị thực để đi du lịch tới điểm đến
khác. Một trong những lý do Châu Âu trở thành khu vực đứng đầu thế giới về thu
hút khách du lịch vì công dân các nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU) được đi lại
tự do tới các nước khác trong khối không cần thị thực, công dân các nước khác nếu
có thị thực vào một nước EU đều được đi lại tự do tới tất cả các nước thành viên
còn lại. Đông Á-Thái Bình Dương cũng trở thành khu vực tăng trưởng thứ hai thế
40

giới về lượng khách du lịch là do nhiều nước trong khu vực đã áp dụng chính sách
này. Việt Nam cũng đã miễn thị thực song phương cho công dân 6 nước ASEAN và
miễn thị thực đơn phương cho công dân Nhật Bản, Hàn Quốc và bốn nước Bắc Âu.
Tại Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN cuối tháng 7 vừa qua đã thông qua một
chủ trương quan trọng, tất cả công dân các nước ASEAN được tự do đi lại tới các
nước khác trong khối mà không cần thị thực. Vì vậy, chính sách miễn thị thực cần
được coi như một bài học kinh nghiệm tốt cho Việt Nam để nâng cao năng lực cạnh
tranh thu hút khách du lịch.
1.4.7. Bài học về tổ chức các sự kiện để thu hút khách đến vào mùa thấp điểm:
Malaysia là nước điển hình áp dụng thành công việc tổ chức các sự kiện để
thu hút khách vào mùa thấp điểm như tổ chức chiến dịch “siêu giảm giá”, giảm giá
vé máy bay và các dịch vụ mặt đất,... Đây là bài học quan trọng nhằm giảm tính
chất mùa của du lịch, kích thích nhu cầu du lịch, tăng xuất khẩu tại chỗ và nâng cao
hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp du lịch, đặc biệt là các cơ sở lưu trú.
Tóm tắt chương I

Chương I đã trình bày khái quát những vấn đề lý luận về cạnh tranh và năng
lực cạnh tranh, cụ thể là các quan niệm và quan điểm cơ bản của các trường phái
kinh tế (Tư sản cổ điển, tân cổ điển, Harvard,…) và các nhà kinh tế nổi tiếng như
Adam Smith, C. Mác, Schumpeter, Michael Porter,…) về cạnh tranh, năng lực cạnh
tranh, phân loại cạnh tranh và đưa ra các cấp độ năng lực cạnh tranh. Chương I đã
tập trung phân tích, làm rõ các quan niệm, khái niệm năng lực cạnh tranh trong
ngành Du lịch và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong ngành Du
lịch, đồng thời đề cập tới các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh trong ngành Du
lịch do Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới đưa ra. Chương I cũng đã tập trung
nghiên cứu, phân tích kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Du lịch
3 nước Malaysia, Thái Lan và Tây Ban Nha, trên cơ sở đó rút ra được 7 bài học
kinh nghiệm quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Du lịch.
Đây là cơ sở lý luận quan trọng để nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực
trạng và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Du lịch Việt Nam trong
chương II và chương III.
41
42

CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DU LỊCH VIỆT NAM

2.1. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NỀN KINH TẾ
VIỆT NAM
Du lịch là một ngành kinh tế nên trước khi phân tích năng lực cạnh tranh của
ngành Du lịch Việt Nam cần phải đưa ra một số đánh giá có tính tổng quát về thực
trạng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Sau hai mươi năm thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa, Việt Nam đã thu
được những thành tựu đáng ghi nhận về phát triển kinh tế-xã hội và hiện đang đứng
trước ngưỡng cửa của thời kỳ phát triển mới-thời kỳ phát huy nội lực, vừa đẩy
mạnh hợp tác vừa hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế và trở thành
thành viên chính thức của các tổ chức quốc tế như Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO) đòi hỏi Việt Nam phải có chiến lược và biện pháp tích cực hơn để nâng cao
năng lực cạnh tranh quốc gia vì đó là yếu tố quan trọng để thu hút đầu tư, bảo đảm
tăng trưởng kinh tế, góp phần thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước.
Trong khoảng thời gian dài, nền kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng của mô hình
kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp, việc thực hiện công cuộc đổi mới,
mở cửa và chủ trương hội nhập quốc tế sẽ là thách thức vô cùng to lớn. Hai thách
thức lớn đặt ra là: Thứ nhất, làm thế nào để chuyển nền kinh tế có mức độ độc
quyền cao, cạnh tranh yếu sang nền kinh tế lấy cạnh tranh làm động lực thúc đẩy
tăng trưởng; Thứ hai, làm thế nào để duy trì cân bằng có hiệu quả giữa một bên là
tăng cường cạnh tranh trong các hoạt động kinh tế và bên kia là bảo hộ một số
ngành, lĩnh vực kinh tế, nhất là những ngành công nghiệp non trẻ trong thời kỳ đầu
hội nhập. Để vượt qua những thách thức này, trong hai thập kỷ qua, nước ta đã có
nhiều cơ chế, chính sách được xây dựng, thử nghiệm và áp dụng nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh cho các ngành kinh tế của đất nước. Nhờ đó, nền kinh tế nước
ta trở nên năng động, hiệu quả hơn so với trước thời kỳ đổi mới. Tốc độ tăng trưởng
kinh tế hàng năm từ 1990 đến nay là khá cao, đời sống nhân dân được cải thiện. Tuy
43

nhiên, thành tựu đạt được trong những năm qua thực chất mới là kết quả của các
biện pháp tình thế, có tính “cởi trói”, chưa phải là những biện pháp đồng bộ, có
tính chiến lược, phù hợp với các quy luật của kinh tế thị trường nên chưa phát huy
hết tiềm lực của đất nước trong quá trình hội nhập. Do đó, năng lực cạnh tranh của
nền kinh tế Việt Nam vẫn ở trong các thứ hạng thấp nhất của các bảng xếp hạng
năng lực cạnh tranh toàn cầu.
Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đã đưa ra bảng xếp hạng năng lực cạnh
tranh toàn cầu hàng năm để đánh giá về năng lực cạnh tranh tăng trưởng và năng
lực cạnh tranh doanh nghiệp của các quốc gia trên thế giới. Là nước đang phát triển,
mới chuyển đổi mô hình kinh tế theo hướng thị trường nên nước ta khó có thể
chiếm được thứ hạng cao trong bảng xếp hạng các quốc gia cạnh tranh nhất. Tuy
nhiên, điều đáng lưu ý là trong mấy năm gần đây, năng lực cạnh tranh của nền kinh
tế nước ta liên tục bị tụt hạng. Năm 2005, chỉ số năng lực cạnh tranh tăng trưởng
giảm từ 77 xuống 81, chỉ số năng lực cạnh tranh doanh nghiệp giảm từ 79 xuống
80. Điều đáng nói là khoảng cách giữa Việt Nam với hầu hết các nước trong khu
vực (trừ Indonesia) đều đã dãn ra thêm 2 đến 11 bậc về năng lực cạnh tranh tăng
trưởng, 1 đến 6 bậc về năng lực cạnh tranh doanh nghiệp. Việt Nam nằm trong số
84 nước có điểm số xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh tăng trưởng giảm và so với
các nước ASEAN, Việt Nam xếp hạng áp chót, chỉ cao hơn Campuchia. Xem bảng
2.1:

BẢNG 2.1. XẾP HẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC

Năng lực cạnh tranh tăng trưởng Năng lực cạnh tranh doanh
nghiệp
Tên nước
2005(117 nước) 2004(117nước) 2005(116 nư- 2004(103
ớc) nước)
Singapore 6 7 5 10
Malaysia 24 31 23 23
Thái Lan 36 34 37 37
Indonesia 74 69 59 44
Trung Quốc 49 46 57 47
44

Philippines 77 76 69 70
Việt Nam 81 77 80 79
Campuchia 112 - 109
( Nguồn : Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), 2005 )
Những thay đổi thứ hạng của Việt Nam trong Báo cáo năng lực cạnh tranh
toàn cầu năm 2005-2006 của WEF cho thấy, Việt Nam tiếp tục đạt được tiến bộ về
chỉ số kinh tế vĩ mô, xoá đói, giảm nghèo và nỗ lực của Chính phủ trong phát triển
công nghệ thông tin. Nhưng phải thấy rằng, vị trí xếp hạng không trực tiếp cung cấp
thông tin chính xác về năng lực cạnh tranh của 1 quốc gia là cao hay thấp vì còn
phụ thuộc vào số lượng nền kinh tế được xếp hạng. Hơn nữa, đánh giá xếp hạng của
WEF chỉ xem xét thực trạng, không xét đến tốc độ phát triển. Như vậy, việc tụt bậc
trong Bảng xếp hạng không hoàn toàn có nghĩa là năng lực cạnh tranh của Việt
Nam sụt giảm.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư thường tham khảo Bảng xếp hạng cạnh tranh toàn
cầu này để quyết định đầu tư, nên thứ hạng thấp hơn có thể ảnh hưởng phần nào tới
đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam trong năm sau. Hơn nữa, các chỉ số
về trình độ công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, môi trường pháp lý đối với hoạt
động kinh doanh, tiếp thị ra thị trường quốc tế và đặc biệt là tình trạng tham nhũng
của nước ta luôn ở thứ hạng rất thấp nhiều năm nay. Trong khi đó, đây lại là những
yếu tố quan trọng tác động tới tăng trưởng bền vững và năng lực cạnh tranh quốc
gia. Điều đó cũng có nghĩa là năng lực cạnh tranh của Việt Nam chỉ thật sự có thay
đổi lớn và ổn định ở thứ hạng cao khi khắc phục được về cơ bản hạn chế nêu trên.
Trong khi đó, một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Malaysia, Thái
Lan và đặc biệt là Singapore đã có nhiều nỗ lực duy trì và cải thiện năng lực cạnh
tranh của nền kinh tế của họ. Singapore là nước thứ 5 thế giới về năng lực cạnh
tranh doanh nghiệp, trở thành một trong những nước có nền kinh tế cạnh tranh nhất
thế giới. Trong các chỉ số cấu thành năng lực cạnh tranh tăng trưởng, chỉ số thể chế
và chỉ số công nghệ của Singapore đứng đầu thế giới. Singapore có thể là mô hình
để Việt Nam học tập nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay.
45

2.2. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM
2.2.1. Giai đoạn từ 1960-1989:
Du lịch Việt Nam bắt đầu hình thành từ năm 1960. Ngày 9/7/1960, Hội đồng
Chính phủ đã ban hành Nghị định 26/CP thành lập Công ty Du lịch Việt Nam (trực
thuộc Bộ Ngoại thương)- tiền thân của Tổng cục Du lịch sau này.
Trong giai đoạn từ 1960-1975, Công ty Du lịch Việt Nam vừa củng cố về tổ
chức vừa xây dựng cơ sở vật chất để đón tiếp các đoàn khách quốc tế, chủ yếu là
các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa và phục vụ nghỉ dưỡng cho cán bộ cao cấp
của Đảng và Nhà nước. Tháng 6/1964, Chính phủ ra Chỉ thị số 61/TTg về việc mở
rộng công tác du lịch và cung ứng tàu biển. Chỉ thị vạch ra định hướng phát triển
ngành Du lịch và phương thức kinh doanh du lịch, tiến tới mở rộng phục vụ nhiều
đối tượng khách quốc tế. Tháng 11/1968, Hội đồng Chính phủ ra Nghị định 145/CP
chuyển Công ty Du lịch Việt Nam từ Bộ Ngoại thương sang trực thuộc Phủ Thủ
tướng để phát huy tính độc lập và giảm bớt đầu mối kinh doanh. Ngày 12/9/1969,
Hội đồng Chính phủ ra Nghị quyết 94/TTg giao cho Văn phòng kinh tế Phủ Thủ
tướng cùng Bộ Công an nghiên cứu phương hướng củng cố và phát triển du lịch.
Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng năm 1975, một loạt khách sạn, nhà
khách, biệt thự, nhà nghỉ và cơ sở giải trí của chế độ cũ được nhà nước giao cho các
ngành và địa phương quản lý. Một số tỉnh phía Nam đã thành lập Công ty Du lịch
để quản lý và kinh doanh các cơ sở được giao. Ngày 27/6/1978, Uỷ ban Thường vụ
Quốc hội ra Nghị quyết số 282/NQ-QHK6 phê chuẩn thành lập Tổng cục Du lịch.
Ngày 23/1/1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 32/CP quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch.
Trong giai đoạn từ 1975-1989, hoạt động du lịch mang đậm dấu ấn của cơ
chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp, chỉ có doanh nghiệp nhà nước được
phép hoạt động kinh doanh du lịch, trong đó hầu hết là kinh doanh thua lỗ. Mặc dù
hình thành từ năm 1960 nhưng tới nửa sau thập kỷ 80, Du lịch Việt Nam vẫn còn là
ngành kinh tế ít được biết đến. Lượng khách quốc tế quá ít, chủ yếu là khách Đông
Âu và một số nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
nghèo nàn, lạc hậu. Trong Kế hoạch chỉ đạo phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn
1991-2005 (dự án VIE/89/003) do Tổ chức Du lịch Thế giới, Chương trình Phát
46

triển Liên hợp quốc và Viện nghiên cứu phát triển Du lịch phối hợp xây dựng đã
khẳng định Du lịch Việt Nam lạc hậu hai mươi năm so với các nước Đông Nam Á
và Châu Úc vì số lượng khách quốc tế ít ỏi và năng lực buồng khách sạn đạt chuẩn
quốc tế thấp. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 1989 đạt 187.573 lượt,
chiếm 1,3% tổng khách quốc tế đến Đông Nam Á, chỉ bằng 1/9 của Indonesia, 1/25
của Thái Lan.
2.2.2. Giai đoạn từ 1990 -1999:
Đầu năm 1990, xuất phát từ yêu cầu chuyển đổi cơ chế kinh tế, sắp xếp lại tổ
chức sản xuất kinh doanh, giảm bớt đầu mối quản lý, Tổng cục Du lịch được sáp
nhập vào Bộ Văn hoá-Thông tin-Thể thao-Du lịch. Tháng 4/1990, Tổng Công ty Du
lịch Việt Nam được thành lập. Năm 1991, Du lịch được sáp nhập vào Bộ Thương
mại và Du lịch. Tháng 1/1992, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định 37-HĐBT
về quy chế quản lý kinh doanh du lịch. Đây là văn bản pháp quy quan trọng đầu tiên
tạo tiền đề đa dạng hoá các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch.
Điều 42, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã
xác định rõ “Nhà nước và xã hội phát triển du lịch, mở rộng hoạt động du lịch trong
nước và du lịch quốc tế”. Tháng 10/1992, Chính phủ quyết định thành lập Tổng cục
Du lịch là cơ quan thuộc Chính phủ. Tháng 12/1992, Chính phủ ban hành Nghị định
20/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du
lịch. Đây là bước ngoặt quan trọng cho việc hoàn thiện cơ quan quản lý nhà nước về
du lịch, tạo tiền đề thúc đẩy ngành Du lịch phát triển trong giai đoạn từ 1992 đến
nay.
Tháng 6/1993, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 45/CP về đổi mới quản lý
và phát triển ngành Du lịch, trong đó xác định “Du lịch là một ngành kinh tế quan
trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước” {34, tr37}. Nghị
quyết 45/CP tạo bước ngoặt cho ngành Du lịch, đánh dấu thay đổi nhận thức về vị
trí của ngành Du lịch trong phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng đòi hỏi khách quan
của sự nghiệp xây dựng đất nước trong thời kỳ mới. Cũng trong năm 1993, Chính
phủ ban hành Quyết định thành lập các Sở Du lịch và Quyết định 317/QĐ-TTg về
chuyển nhà khách nhà nghỉ sang kinh doanh du lịch. Tháng 2/1994, Chính phủ ban
hành Nghị định 09/CP về tổ chức quản lý các doanh nghiệp du lịch. Đây là những
quyết định mang tính đột phá, tạo cơ sở hình thành bộ máy quản lý Nhà nước về Du
47

lịch từ trung ương tới địa phương và tạo tiền đề vật chất thúc đẩy phát triển du lịch
theo hướng thị trường.
Tháng 10/1994, Ban Bí thư Trung ương Đảng Khoá VII ban hành Chỉ thị số
46/CT về lãnh đạo đổi mới và phát triển du lịch trong tình hình mới, trong đó khẳng
định “phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát
triển kinh tế-xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước” {34, tr12}. Chỉ thị này ra đời thể hiện sự thống nhất cao về chủ trương, định
hướng mục tiêu phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước, tăng cường nhận thức về
vị trí của ngành du lịch trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của nước ta.
Tháng 5/1995, Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng
thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 1995-2010. Đây là cơ sở để các địa
phương tiến hành quy hoạch chi tiết phát triển du lịch ở địa phương. Để hoàn thiện
bộ máy tổ chức của Tổng cục Du lịch, tháng 8/1995, Chính phủ ban hành Nghị định
53/CP về cơ cấu tổ chức của Tổng cục Du lịch, trong đó điều chỉnh và thành lập
thêm một số Vụ và đơn vị trực thuộc. Trong giai đoạn 1994-1996, Tổng cục Du lịch
ban hành một số văn bản pháp quy như Quy chế Quản lý lữ hành, Quy chế quản lý
cơ sở lưu trú du lịch, Quy định tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn du lịch, Quy chế
hướng dẫn viên du lịch, Quy chế tham gia hội chợ nước ngoài, tạo hành lang pháp
lý cho hoạt động du lịch.
Tháng 11/1998, Bộ Chính trị ra Thông báo kết luận (số 179-TB/TW) về phát
triển du lịch trong tình hình mới, định hướng chỉ đạo phát triển du lịch trong giai
đoạn có tính bước ngoặt của ngành Du lịch Việt Nam. Tháng 2/1999, Pháp lệnh Du
lịch được ban hành, Ban chỉ đạo Nhà nước về Du lịch được thành lập. Tháng
4/1999, Chính phủ thông qua Chương trình hành động quốc gia về Du lịch. Các chủ
trương, chính sách trên đã tạo động lực thúc đẩy hoạt động du lịch sôi động và phát
triển, khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong
khu vực.
Nói chung, giai đoạn 1990-1999 là giai đoạn Đảng và Nhà nước đẩy mạnh
công cuộc đổi mới, mở cửa hội nhập với thế giới bên ngoài nên ngành Du lịch có cơ
hội phát triển. Lượng khách quốc tế vào Việt Nam trong giai đoạn này tăng nhanh.
Theo số liệu của Tổng cục Du lịch, năm 1990, nước ta đón 250.000 lượt khách quốc tế,
đến năm 1999 đón được trên 1,78 triệu lượt, tăng trung bình hàng năm 26,5%. Thu
48

nhập từ du lịch tăng nhanh, từ 2.940 tỷ đồng năm 1990 lên gần 15.600 tỷ đồng năm
1999. Nộp ngân sách từ trên 200 tỷ đồng năm 1990 lên 765 tỷ đồng năm 1999. Việc
làm trực tiếp trong lĩnh vực du lịch tăng từ 17.000 năm 1990 lên 150.000 năm 1999.
2.2.3. Giai đoạn từ năm 2000 đến nay:
Trong 2 năm 2000-2001, cùng với việc triển khai Chương trình hành động
quốc gia về du lịch, Chính phủ đã ban hành các Nghị định hướng dẫn thi hành Pháp
lệnh Du lịch như Nghị định 27/2001/NĐ-CP về kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du
lịch, Nghị định 39/2001/NĐ-CP về cơ sở lưu trú du lịch, Nghị định 50/2001/NĐ-CP
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch. Tổng cục Du lịch đã ban
hành các Thông tư hướng dẫn thực hiện các Nghị định trên.
Năm 2001, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX xác định “Phát
triển du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”{45, tr 178}. Để thực hiện
Nghị quyết Đại hội IX và yêu cầu phát triển nhanh và bền vững theo định hướng
Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước giai đoạn 2001-2010, Thủ tướng
Chính phủ đã thông qua Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-
2010 và định hướng đến năm 2020. Đây là cơ sở quan trọng để định hướng triển
khai quy hoạch, kế hoạch và giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch trong thập kỷ đầu
tiên của thế kỷ XXI.
Sau khi tổng kết Chương trình hành động quốc gia về du lịch và các sự kiện
du lịch Việt Nam năm 2000, Chính phủ đã thông qua Chương trình hành động quốc
gia về Du lịch giai đoạn 2001-2005 nhằm tiếp tục đẩy mạnh phát triển du lịch, tạo
sự chuyển biến về chất cho hoạt động du lịch. Tháng 6/2005, Quốc hội khoá XI
thông qua và Chủ tịch nước ký lệnh công bố Luật Du lịch, có hiệu lực kể từ
1/1/2006. Hiện nay, Tổng cục Du lịch đang tập trung xây dựng Nghị định hướng
dẫn thi hành Luật Du lịch để trình Chính phủ ban hành. Tuy nhiên, việc xây dựng
văn bản này còn rất chậm nên Luật Du lịch thực sự vẫn chưa đi vào cuộc sống.
Tổng cục Du lịch đã tiến hành tổng kết Chương trình hành động quốc gia về
Du lịch giai đoạn 2001-2005, sau đó đã trình và được Chính phủ phê duyệt Chương
trình hành động quốc gia về Du lịch giai đoạn 2006-2010. Nghị quyết Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ X xác định “Khuyến khích đầu tư phát triển và nâng cao chất
lượng, hiệu quả hoạt động du lịch, đa dạng hoá sản phẩm và các loại hình du lịch”.
Đây là định hướng lớn của Đảng ta nhằm phát triển du lịch hiệu quả và bền vững.
49

Nói chung, trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, ngành Du lịch Việt Nam
đứng trước vận hội mới của sự phát triển và hội nhập với du lịch toàn cầu và khu
vực, đồng thời cũng đứng trước những khó khăn, thách thức mới do biến động về
chính trị, kinh tế, xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố, dịch bệnh và thiên tai trên
thế giới. Mặc dù vậy, ngành Du lịch Việt Nam tiếp tục tăng trưởng nhanh. Năm
2000, nước ta đón 2,14 triệu lượt khách quốc tế, đến năm 2005 đón trên 3,478 triệu
lượt, tăng trung bình hàng năm là 27%. Thu nhập từ du lịch cũng tăng từ 17,4 nghìn
tỷ đồng năm 2000 lên 30 nghìn tỷ đồng năm 2005, tăng trung bình hàng năm 29%.
Kết cấu hạ tầng tại các trung tâm du lịch lớn và tại nhiều điểm du lịch đã được đầu tư,
nâng cấp khá nhanh. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch được nâng lên. Nhiều khách
sạn, khu du lịch cao cấp được xây dựng, tạo diện mạo mới cho Du lịch Việt Nam.

2.3. NGUỒN LỰC CỦA DU LỊCH VIỆT NAM


2.3.1. Nguồn lực thừa hưởng:
2.3.1.1. Tài nguyên tự nhiên:
Tài nguyên tự nhiên của Việt Nam rất phong phú. Đặc điểm đa dạng về cấu
trúc địa hình biển đảo, đồng bằng, đồi núi, cao nguyên đã làm cho lãnh thổ nước ta
phong phú về cảnh quan và hệ sinh thái động thực vật, đặc biệt là hệ sinh thái sông
hồ, biển-đảo, rừng, hang động,… là tiềm năng to lớn cho phát triển du lịch.
Nước ta là một trong những nước có bờ biển dài nhất châu Á. Với trên 3.260
km bờ biển, trên 100 bãi biển và nhiều hòn đảo đẹp dọc bờ biển, nước ta có nhiều
điều kiện thuận lợi cho phát triển nhiều loại hình du lịch biển như du lịch nghỉ
dưỡng biển, tắm biển, thể thao dưới nước và vui chơi giải trí. Các bãi biển đẹp nổi
tiếng chủ yếu nằm ở miền Trung và Nam Trung bộ như Lăng Cô, Cảnh Dương, Non
Nước, Văn Phong, Đại Lãnh, Nha Trang, Ninh Chữ, Mũi Né. Đặc điểm địa hình
vùng ven biển nước ta tạo nhiều vịnh đẹp có tiềm năng phát triển du lịch lớn như
Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, Nha Trang, Văn Phong, Cam Ranh, trong đó Vịnh
Văn Phong được coi là điểm du lịch biển lý tưởng của thế kỷ XXI (dự án VIE/89-
003), Vịnh Nha Trang được xếp vào Câu lạc bộ 500 vịnh đẹp nhất thế giới và Vịnh
Hạ Long với hàng nghìn hòn đảo tạo cảnh quan hết sức kỳ vĩ đã hai lần được
UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Trong số gần 3000 hòn đảo ven
bờ, nhiều đảo có hệ sinh thái phong phú, cảnh quan đẹp như Cát Bà, Cô Tô, Quan
50

Lạn, Cù Lao Chàm, Phú Quý, Côn Đảo và Phú Quốc có thể hình thành các điểm du
lịch biển đảo đặc biệt hấp dẫn.
Hệ thống sông ngòi dày đặc và đồng bằng châu thổ cũng là những tiềm năng
du lịch lớn. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là hai châu thổ lớn
nơi tập trung dân cư nhiều nhất và cũng là hai vựa lúa của cả nước. Những cánh
đồng lúa thẳng cánh cò bay, hình ảnh người nông dân trên đồng lúa, trẻ chăn trâu
trên đồng cỏ đã tạo nên những nét hấp dẫn đặc sắc đối với khách du lịch quốc tế.
Địa hình nước ta phần lớn là đồi núi nên đã kiến tạo nên nhiều vùng có cảnh
đẹp tự nhiên nổi tiếng và là cơ hội thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch giải
trí ở vùng cao như Sapa, Bắc Hà (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Mẫu Sơn (Lạng
Sơn), Ba Vì (Hà Tây), Bạch Mã (Thừa Thiên Huế), Bà Nà (Đà Nẵng), Đan Kia-
Suối Vàng, Đà Lạt (Lâm Đồng), Măng Đen (Kon Tum). Đồng thời, vùng núi cũng
là nơi đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với nhiều tập quán văn hoá đặc sắc và
hấp dẫn.
Với khoảng 50.000 km2 địa hình karst, nước ta có tiềm năng du lịch hang
động, thác nước tự nhiên, trong đó hơn 200 hang động đã được phát hiện, điển hình
là Động Phong Nha đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
Nguồn nước khoáng và suối nước nóng cũng phong phú, đến nay, nước ta phát hiện
được hơn 400 nguồn nước khoáng tự nhiên có nhiệt độ từ 27ºC-105ºC có thành
phần hoá học đa dạng, độ khoáng hoá cao có giá trị cho phát triển du lịch nghỉ
dưỡng chữa bệnh.
Nước ta có hệ sinh thái động-thực vật rừng đa dạng. Đến nay, cả nước có
trên 100 khu rừng đặc dụng, trong đó có khoảng 20 rừng quốc gia, trên 50 khu bảo
tồn thiên nhiên và trên 30 khu rừng văn hoá lịch sử với tổng diện tích trên 2 triệu
ha. Đây là nguồn tài nguyên tự nhiên quý giá, nơi bảo tồn 14.624 loài thực vật,
15.575 loài động vật với nhiều loài đặc hữu và quý hiếm. Đặc biệt, trong 5 loài thú
mới được phát hiện trên thế giới trong mấy năm đầu thế kỷ XXI, 4 loài đã được
phát hiện ở nước ta, đó là mang lớn, mang nhỏ, bò xừng xoắn Tây Nguyên và sao
la. Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, vườn quốc gia Cát Bà đã được UNESCO xếp
hạng là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Vườn quốc gia Ba Bể có hồ nước tự nhiên
được đánh giá vào loại lớn của thế giới đang lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận
là di sản thiên nhiên thế giới.
2.3.1.2. Tài nguyên nhân văn:
51

Bên cạnh tài nguyên thiên nhiên, nước ta có tài nguyên nhân văn đa dạng.
Việt Nam ngày nay là tập hợp nền văn hoá của 54 dân tộc với bản sắc đa dạng,
chính thống về lịch sử, truyền thống, lối sống và phong tục tập quán. Hơn nữa, nước
ta có nhiều di tích lịch sử, văn hoá trên khắp mọi miền tổ quốc. Trong số khoảng
40.000 di tích, có hơn 2500 di tích được Nhà nước chính thức xếp hạng có giá trị di
sản quan trọng, bao gồm di tích gắn liền với các triều đại lâu đời (di tích cố đô Huế,
cố đô Hoa Lư, Thành nhà Hồ, Hoàng thành Thăng Long,…), di tích tôn giáo (đình,
đền, chùa, miếu, nhà thờ), di tích chiến tranh, chiến trường xưa (Điện Biên Phủ, Địa
đạo Vĩnh Mốc, Thành cổ Quảng Trị, Địa đạo Củ Chi, …). Quần thể di tích cố đô
Huế, đô thị cổ Hội An và khu di tích Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là di sản
văn hoá thế giới.
Ngoài di tích lịch sử cách mạng, trên khắp nước ta có nhiều làng nghề thủ
công truyền thống, trong đó tập trung nhiều nhất ở vùng đồng bằng Bắc bộ. Hà Tây
có hàng trăm làng nghề nổi tiếng được coi là thủ đô của các làng nghề Việt Nam.
Nhiều làng nghề đã trở thành địa chỉ thông dụng của khách quốc tế như làng nghề
gốm sứ Bát Tràng, dệt lụa Vạn Phúc (Hà Đông), đúc đá Ngũ Hành Sơn (Đà
Nẵng),…Làng nghề có thể nói là một trong những tiềm năng lớn cho phát triển du
lịch trong tương lai.
Bên cạnh di sản văn hoá vật thể, nước ta còn có nhiều di sản văn hoá phi vật
thể độc đáo. Các loại hình văn hoá nghệ thuật dân tộc đặc sắc như các làn điệu dân
ca ba miền, trầu văn, ca dao, tuồng, chèo, cải lương, đờn ca tài tử và biểu diễn nhạc
cụ dân tộc truyền thống là những kho tàng văn hoá quí giá của dân tộc. Hát múa
cung đình Huế, không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO
công nhận là kiệt tác văn hoá truyền khẩu phi vật thể của nhân loại. Bên cạnh đó,
nhiều phong tục tập quán, lối sống, lễ hội dân gian đặc sắc của 54 dân tộc cùng với
những nét riêng, tinh tế của nghệ thuật ẩm thực được hoà quện, đan xen trên nền
kiến trúc phong cảnh có giá trị triết học phương Đông là những thế mạnh cho phát
triển du lịch.
Nhìn chung, tài nguyên du lịch của Việt Nam rất phong phú và đa dạng, có
sức hấp dẫn cao và có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh
tranh để thu hút khách du lịch và thúc đẩy phát triển du lịch của Việt Nam trong
thời gian tới.
2.3.2. Nguồn lực sáng tạo:
2.3.2.1. Kết cấu hạ tầng du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch:
52

- Số lượng phòng cơ sở lưu trú của Việt Nam tăng rất nhanh trong thời gian
qua. Năm 1992, cả nước mới có trên 13,05 nghìn phòng cơ sở lưu trú, đến năm
2005 đã đạt 95,7 nghìn phòng, tăng trên 7 lần so với năm 1992. Xem sơ đồ 2.1:

120000
95700
100000

80000 74700

55760
60000 Sè phßng

40000
26000
20000 13050

0
1992 1995 2000 2002 2005

SƠ ĐỒ 2.1. SỐ LƯỢNG PHÒNG CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH THỜI KỲ 1992-2005 (Nguồn: TCDL, 2005)
- Về chất lượng/chủng loại cơ sở lưu trú: Tính đến hết năm 2005, cả nước có
927 khách sạn, resort cao cấp được xếp hạng từ 1-5 sao với tổng số phòng là 36.687
phòng, chỉ chiếm hơn 1/3 tổng số phòng cơ sở lưu trú của cả nước. Khách sạn từ 3-
5 sao chỉ chiếm xấp sỉ 50% tổng số phòng nêu trên. Xem bảng 2.2:

BẢNG 2.2. KHÁCH SẠN TỪ 1-5 SAO CỦA VIỆT NAM TÍNH ĐẾN 2005

Hạng khách sạn Số khách sạn Số buồng khách sạn


5 sao 18 5.251
4 sao 45 5.561
3 sao 114 7.965
2 sao 342 11.497
1 sao 408 6.413
Tổng số 927 36.687
(Nguồn : TCDL, 2005)
Trong thời gian vừa qua, nhiều khách sạn, khu du lịch (resort) cao cấp đã
được xây dựng ở các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,
53

Đà Nẵng, Hội An, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết, Đà Lạt, Phú Quốc, làm thay
đổi cơ bản diện mạo hệ thống cơ sở lưu trú của nước ta. Đến nay, cả nước có trên
100 resort đã đưa vào hoạt động và nhiều dự án resort khác đang được xây dựng.
Nơi tập trung nhiều resort nhất là Phan Thiết (68 resort), tiếp đến là Hội An. Tuy
nhiên, đặc điểm cơ sở lưu trú của Việt Nam về cơ bản là thiếu nét đặc thù, tương tự
nhau về kiến trúc. Mặt khác, một số trung tâm du lịch chính như Hà Nội, Huế, Nha
Trang, Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang thiếu khách sạn cao cấp nên mùa cao
điểm thường diễn ra tình trạng thiếu phòng gay gắt. Điều này ảnh hưởng tới thu hút
khách quốc tế đến Việt Nam.
- Chất lượng phương tiện vận chuyển: Theo Tổng cục Du lịch, hiện nay trên
cả nước có hơn một vạn phương tiện tham gia vận chuyển khách du lịch. Tuy nhiên,
phương tiện vận chuyển cao cấp vẫn còn rất ít. Hầu như cả nước chưa có ô tô 30-45
chỗ ngồi chuyên vận chuyển khách du lịch cao cấp, có trang thiết bị hiện đại (toilet
trên xe chẳng hạn). Loại xe 30-45 chỗ ngồi hiện đại nhất hiện nay ở Việt Nam chỉ là
xe Huyndai của Hàn Quốc. Trong khi đó, ở Thái Lan và Malaysia, những loại xe
vận chuyển khách du lịch 30-45 chỗ, hiện đại, có toilet trên xe, có phương tiện tạo
điều kiện cho người tàn tật có xe lăn lên xuống xe là khá thông dụng. Giá cả thuê ô
tô ở Việt Nam khá cao so với Thái Lan vì thuế nhập khẩu ô tô quá cao.
- Chất lượng/hiệu quả sân bay: Cả nước hiện có 22 cảng hàng không, trong
đó có 3 cảng hàng không quốc tế là sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng.
Trong thời gian qua, cùng với phát triển mạng đường bay và đội tàu bay, kết cấu hạ
tầng sân bay đã được chú trọng đầu tư, nâng cấp với tổng vốn đầu tư trên 1000 tỷ
đồng, bao gồm xây mới và nâng cấp sân bay Nội Bài, Cát Bi, Đà Nẵng, Phú Bài,
Chu Lai và Tân Sơn Nhất. Sân bay Chu Lai dự kiến đưa vào hoạt động năm 2007 (Tạp
chí Du lịch số 2/2005). Điều đó góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu thu hút khách quốc tế.
Tuy nhiên, các sân bay của nước ta có quy mô nhỏ, công suất hạn chế, thiết bị còn lạc
hậu, kể cả kiểm soát không lưu, khu vực giành cho tiếp đón và làm thủ tục xuất nhập
cảnh, hải quan còn nhỏ, chưa đáp ứng nhu cầu gia tăng khách du lịch hiện nay.
- Thông tin/chỉ dẫn du lịch: đây có thể nói là một hạn chế lớn của ngành Du
lịch Việt Nam hiện nay. Du lịch Việt Nam thiếu các văn phòng thông tin du lịch đặt
tại các trung tâm du lịch lớn. Một số Sở Du lịch như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố
Hồ Chí Minh đã thành lập một số quầy thông tin du lịch tại trung tâm thành phố
54

nhưng còn quá ít, quy mô nhỏ, ấn phẩm nghèo nàn, chất lượng thông tin du lịch
thấp và chưa cập nhật, ứng dụng internet còn hạn chế và đội ngũ nhân viên còn
thiếu nghiệp vụ cung cấp thông tin du lịch. Vì vậy, hiệu quả của các quầy thông tin
này còn thấp.
- Các phương tiện hội nghị, triển lãm: Trong những năm gần đây, xu hướng
tổ chức hội nghị quốc tế đã gia tăng ở Việt Nam. Việt Nam đã tổ chức thành công
một số Hội nghị quốc tế lớn như Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 6 tại Hà Nội, Hội
nghị thượng đỉnh Pháp ngữ, Hội nghị cấp cao Á-Âu. Một số khách sạn, resort cao
cấp từ 4-5 sao thường xuyên đăng cai tổ chức hội nghị với trang thiết bị khá hiện
đại, đội ngũ phục vụ chuyên nghiệp nên tạo được tín nhiệm cao như khách sạn
Daewoo, Sofitel Metropol, Hilton, Nikko, Melia và Sofitel Plaza (Hà Nội), Furama
Resort (Đà Nẵng), New World, REX, Caravelle và Majestic (TP. Hồ Chí Minh).
Tuy nhiên, nhìn tổng thể, nước ta có rất ít trung tâm hội nghị quốc tế hiện đại, công
nghệ tổ chức hội nghị của Việt Nam còn thấp và thiếu tính chuyên nghiệp. Vì vậy,
Việt Nam chưa đăng cai được nhiều các hội nghị, hội thảo quốc tế như Thái Lan,
Singapore, Hồng Kông và còn xa mới có thể trở thành một trung tâm hội nghị trong
khu vực.
- Loại hình và chất lượng dịch vụ ăn uống: Do đặc điểm địa hình, khí hậu, sự
đa dạng văn hoá nên ẩm thực Việt Nam rất đa dạng và đặc sắc. Mỗi vùng, miền,
thậm chí mỗi làng quê đều có của ngon, vật lạ, nhiều món ăn đặc sắc. Chính vì vậy,
ẩm thực Việt Nam đang trở thành một trong những sức hút khách quốc tế. Mới đây,
Tạp chí Forbe nổi tiếng của Mỹ đã xếp Hà Nội là một trong 5 thành phố ẩm thực
ngon nhất thế giới. Khách du lịch có thể thưởng thức món ăn Việt Nam tại các nhà
hàng sang trọng hoặc tại quán ăn truyền thống địa phương, mang tính gia truyền.
Mấy năm gần đây, chất lượng dịch vụ ăn uống tại một số trung tâm du lịch đã được
cải thiện đáng kể như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hội An, Huế,…Tuy nhiên,
ở nhiều điểm du lịch, chất lượng dịch vụ ăn uống còn thấp, điều kiện vệ sinh thực
phẩm chưa đảm bảo. Đội ngũ nhân viên phục vụ ít được đào tạo, kỹ năng phục vụ
còn hạn chế.
2.3.2.2. Loại hình hoạt động du lịch:
- Hoạt động du lịch dưới nước: Nước ta có tiềm năng lớn về du lịch biển,
nhưng các loại hình hoạt động du lịch biển như lặn biển, câu cá, lướt ván, đua
55

thuyền buồm, đi thuyền kayak,… chưa được phát triển ở Việt Nam. Nhiều bãi biển
có vẻ đẹp tự nhiên hấp dẫn, phù hợp với tổ chức các hoạt động du lịch dưới nước
nhưng vẫn chưa được phát triển như Lăng Cô, Non Nước, Mũi Né,…Các loại tiện
nghi cung cấp cho khách du lịch biển còn hạn chế. Vì vậy, lượng khách du lịch nghỉ
biển ở Việt Nam vẫn chưa cao. Vịnh Văn Phong đựơc coi là điểm du lịch biển lý
tưởng của thế kỷ XXI nhưng gần như chưa được khai thác cho mục đích du lịch.
Kết cấu hạ tầng còn hạn chế nên chưa có các resort cao cấp ở đây. Hơn nữa, Chính
phủ đã quyết định xây dựng nơi đây thành khu vực chuyển tải dầu nên những tác
động môi trường của hoạt động này có thể cản trở phát triển Văn Phong thành một
điểm du lịch hấp dẫn.
Nước ta có mạng lưới sông hồ dày đặc nên thích hợp cho phát triển các loại
hình du lịch dưới nước. Du lịch sông nước đã bắt đầu phát triển tại một số tỉnh đồng
bằng sông Cửu Long như Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ. Các tour du
lịch trên sông Hương đã trở nên quen thuộc với nhiều du khách tới Huế. Tuy nhiên,
so với tiềm năng, hoạt động du lịch trên sông, hồ ở nước ta còn rất hạn chế do chưa
biết cách thức khai thác hiệu quả cho mục đích kinh doanh du lịch.
- Hoạt động du lịch thiên nhiên: Cảnh quan thiên nhiên của nước ta rất đẹp
nên hoạt động du lịch ngắm cảnh, trở về với tự nhiên đang được phát triển mạnh
trong những năm gần đây, đặc biệt là ở vùng núi phía Bắc và miền Trung Tây
Nguyên. Nước ta có nhiều rừng quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên có hệ sinh
thái động thực vật đa dạng là những tiềm năng to lớn cho phát triển các loại hình
du lịch trở về với tự nhiên. Các vườn quốc gia như Cúc Phương, Cát Bà, Bạch
Mã, Tam Đảo, Ba Bể, Yok Don, Ba Vì,… là những nơi đang thu hút nhiều khách
quốc tế và nội địa tới ngắm cảnh, tìm hiểu, hoà mình vào thiên nhiên. Các loại
hình du lịch đi bộ (trekking), đi xe đạp trong khu vực thiên nhiên đang thực sự hấp
dẫn, lôi cuốn du khách.
- Các hoạt động mạo hiểm: nước ta với địa hình đa dạng, có nhiều tiềm năng
cho hoạt động du lịch mạo hiểm như leo núi, vượt thác, đi bộ, leo núi (hiking), đi bè
trên suối, đua xe đạp, đua ô tô, mô tô,... Khu vực vùng núi phía Bắc, một số tỉnh
miền Trung và Tây Nguyên là những khu vực có thế mạnh cho phát triển các loại
hình du lịch mạo hiểm. Tuy nhiên, hoạt động này chưa được phát triển mạnh ở nước
ta. Thủ tục cho khách thực hiện tour mạo hiểm còn khó khăn. Năm 2002, tour du
56

lịch mạo hiểm Raid Gouloises gồm hơn 800 khách du lịch quốc tế đi qua 9 tỉnh
miền núi phía Bắc do Công ty Du lịch Việt Nam-Hà Nội phối hợp với hãng Raid
Gouloises của Pháp tổ chức có thể nói là tour du lịch mạo hiểm lớn nhất ở Việt
Nam đã được tổ chức thành công. Tuy nhiên, để giải quyết thủ tục cho đoàn khách
này đi qua 9 tỉnh trên mất rất nhiều thời gian. Trong những năm gần đây, xu hướng
khách sử dụng phương tiện cá nhân như ô tô, mô tô để đi du lịch ở Việt Nam ngày
càng tăng nhưng thủ tục vẫn phức tạp. Điều này hạn chế thu hút khách du lịch mạo
hiểm đến Việt Nam .
- Các phương tiện thể thao: ở nước ta hiện nay không có nhiều phương tiện
thể thao cho khách du lịch. Các phương tiện như golf, tennis,…, phương tiện thể
thao nước như bơi, đi thuyền, câu cá, các phương tiện cho du khách có sở thích đặc
biệt như du lịch mạo hiểm, sinh thái, du lịch văn hoá và đi xe đạp địa hình chưa
phát triển mạnh. Kết cấu hạ tầng và dịch vụ thể thao còn nhiều hạn chế. Phương tiện
thể thao hiện đại chưa nhiều. Nước ta chưa có chiến lược kết hợp du lịch với tổ
chức các sự kiện thể thao nên chưa đăng cai được nhiều sự kiện thể thao quốc tế và
khu vực. Trong khi đó, Thái Lan có cả một chiến lược khuếch trương các phương
tiện và sự kiện thể thao trong chiến dịch quảng bá du lịch chung để thu hút khách du
lịch.
2.3.2.3. Mua sắm (shopping): Mua sắm được coi là loại hình giải trí hoặc là nhu
cầu cần thiết của nhiều khách du lịch. Đối với một số nền văn hoá, chẳng hạn như
Nhật Bản và Hàn Quốc, quà tặng ngay cho người thân khi trở về nhà là yếu tố quan
trọng cho toàn bộ chuyến du lịch. Đối với nhiều nước khác trên thế giới, cơ hội mua
sắm các mặt hàng miễn thuế là động cơ chủ yếu để đi du lịch. Đối với nhiều khách
du lịch, cơ hội được mua sắm ở những địa điểm lạ hoặc ‘‘miễn thuế’’ là nhân
tố ‘‘hút’’ quan trọng của du lịch ra nước ngoài. Hồng Kông và Singapore đã
marketing chính nước họ như điểm đến mua sắm. Hơn 50% chi phí của du khách ở
Singapore là mua sắm. Trong khi đó, chi phí mua sắm của khách quốc tế ở Việt
Nam chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Loại mặt hàng khách mua sắm chủ yếu là hàng lưu
niệm thủ công mỹ nghệ, đồ giả cổ, quần áo, vải lụa, bánh kẹo, đồ trang sức,...Các
địa chỉ quen thuộc đối với khách du lịch thời gian qua là các cửa hàng quần áo,
hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm cỡ vừa và nhỏ. Các cửa hàng miễn thuế tại
sân bay, cửa khẩu có quy mô nhỏ, mặt hàng thiếu đa dạng, mẫu mã chưa hấp dẫn và
57

chất lượng còn thấp nên nguồn thu chưa đáng kể. Ngành Du lịch chưa có chiến lược
kết hợp với ngành Thương mại để thúc đẩy mua sắm của khách du lịch mặc dù hàng
hoá nước ta khá rẻ và là lợi thế trong cạnh tranh.
2.3.2.4. Giải trí:
- Công viên chủ đề : Nước ta chưa có nhiều công viên chủ đề đủ tầm cỡ để
thu hút khách du lịch. Thành phố Hồ Chí Minh có 2 công viên chủ đề lớn là khu du
lịch Đầm Sen và khu du lịch Suối Tiên nhưng chủ yếu mới thu hút được khách nội
địa. Nước ta có thế mạnh về biển nhưng cũng chưa có công viên chủ đề nào có quy
mô lớn dưới biển như Ocean Park của Hồng Kông và Sentosa của Singapore. Nha
Trang có công viên Hải dương ở khu vực hồ cá Trí Nguyên nhưng quy mô còn nhỏ
và chưa hấp dẫn.
- Loại hình và chất lượng giải trí : Các loại hình giải trí ở nước ta còn nghèo
nàn, chưa đa dạng. Chất lượng giải trí còn thấp. Tại các trung tâm du lịch chính như
Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế chưa có nhiều loại hình giải trí cho
khách du lịch ngoài các điểm biểu diễn văn hoá truyền thống, một số vũ trường hiện
đại, câu lạc bộ có phục vụ âm nhạc. Giải trí ở các điểm du lịch biển cũng vậy. Tại
một số bãi biển ở Nha Trang, Đà Nẵng, Cát Bà đã xuất hịên một số loại hình giải trí
như dù bay trên biển, bơi thuyền kayak, đi thuyền buồm, lặn biển, câu cá. Tuy
nhiên, nhìn chung, đa số các bãi biển của Việt Nam chưa có các loại hình giải trí,
khách du lịch đến đó chủ yếu chỉ tắm biển và sau đó không biết làm gì. Các khu
nghỉ núi ở nước ta như Đà Lạt, Tam Đảo, Bà Nà, Bạch Mã, Sapa,…cũng trong tình
trạng tương tự.
2.3.2.5. Các lễ hội và sự kiện đặc biệt: Việt Nam có nền văn hoá truyền thống lâu
đời với hàng loạt lễ hội diễn ra quanh năm, trong đó tập trung chủ yếu vào mùa
xuân. Trong mấy năm gần đây, kể từ khi thực hiện Chương trình hành động quốc
gia về du lịch, Việt Nam đã chú trọng tổ chức lễ hội để thu hút khách du lịch. Vì
vậy, hoạt động lễ hội khá sôi động ở nhiều trung tâm du lịch, trong đó phải kể đến
Festival Huế, lễ hội đêm rằm phố cổ Hội An, lễ hội Chùa Hương, lễ hội Đền Hùng,
lễ hội Katê, lễ hội Ooc om bok, lễ hội Cầu Ngư,... Nhiều lễ hội dân gian đã được
khôi phục. Tuy nhiên, ngoài lễ hội đêm rằm phố cổ Hội An và Festival Huế, lễ hội
nước ta mới chủ yếu thu hút khách nội địa, chưa thu hút được nhiều khách quốc tế.
58

Lý do cơ bản là chúng ta chưa biết khai thác yếu tốc dân gian đặc sắc của nhiều lễ
hội, trong khi đó, chính quyền tham gia quá nhiều vào công tác tổ chức lễ hội làm
cho lễ hội mất tính hấp dẫn tự nhiên. Nhiều lễ hội được tổ chức theo hướng sân
khấu hoá lễ hội, không dựa trên nền tảng của lễ hội dân gian nên thực sự nhàm
chán. Ấn phẩm giới thiệu về lễ hội nhiều nơi không có. Trong khi đó, Thái Lan và
Malaysia đã khai thác tối đa các lễ hội truyền thống để thu hút khách du lịch. Lễ hội
mừng năm mới Songkran (té nước) và lễ hội Loy Krathong của Thái Lan đã trở
thành lễ hội quen thuộc, thu hút đáng kể khách quốc tế do họ biết tôn trọng yếu tố
truyền thống, nét đặc sắc tự nhiên của lễ hội cũng như biết quảng bá mạnh mẽ trên
thị trường quốc tế.
2.3.3. Các nhân tố hỗ trợ:
2.3.3.1. Kết cấu hạ tầng cơ bản:
Kết cấu hạ tầng của nước ta đã được cải thiện nhanh trong 10 năm qua do sự
bùng nổ về kinh tế và Chính phủ quan tâm đẩy mạnh đầu tư nâng cấp kết cấu hạ
tầng của đất nước. Mạng lưới đường cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ, sân bay, cảng biển,
đường sắt, cửa khẩu đường bộ, hệ thống cung cấp điện, công nghệ thông tin, cấp
nước, phương tiện vệ sinh là những kết cấu hạ tầng quan trọng đã được xây dựng,
nâng cấp và cải thiện nhanh, nhất là các tuyến đường huyết mạch, các cầu, đường
hầm, hệ thống giao thông nông thôn, miền núi nơi có các điểm du lịch. Kết cấu hạ
tầng tại các trung tâm du lịch và điểm du lịch lớn đã được quan tâm đầu tư, nâng
cấp. Tuy nhiên, nhìn chung kết cấu hạ tầng của nước ta còn lạc hậu so với các nước
là đối thủ cạnh tranh như Malaysia, Thái Lan và Singapore.
- Hệ thống thông tin viễn thông cho khách du lịch: Cùng với sự phát triển
của công nghệ thông tin, mạng lưới viễn thông ở Việt Nam đã được cải thiện nhanh
chóng trong 10 năm qua. Khách du lịch hiện nay có thể sử dụng phương tiện thông
tin và viễn thông ở hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước. Nhiều trung tâm du lịch
lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Hội An, dịch vụ internet khá
phát triển. Tuy nhiên, mạng lưới này còn nhiều hạn chế ở khu vực nông thôn, miền
núi. Một số địa phương còn xa lạ với internet. Do độc quyền nhà nước trong lĩnh
vực này nên giá dịch vụ thông tin liên lạc ở nước ta như điện thoại còn cao.
59

- Hệ thống giao thông trong nước đã có những cải thiện đáng kể trong 5 năm
trở lại đây. Mạng lưới đường xá, hệ thống đèn giao thông ở nhiều nơi được đầu tư
xây dựng mới, nâng cấp khá nhiều. Tuy nhiên, nhìn chung, hệ thống giao thông ở
nước ta vẫn còn lạc hậu. Gần như chưa có hệ thống biển báo, chỉ dẫn giao thông
bằng tiếng Anh để hỗ trợ khách nước ngoài. Vào giờ cao điểm, tại nhiều đô thị lớn
thường xảy ra ùn tắc giao thông. Mặc dù đường được cải thiện, nhưng biện pháp
kiềm chế tốc độ kèm theo kiểm soát gắt gao và biểu hiện tiêu cực của lực lượng
cảnh sát giao thông đã ngăn trở giao thông thông suốt và ảnh hưởng tới phát triển
kinh tế của đất nước. Nhiều tuyến đường rất tốt nhưng các phương tiện vẫn phải
chạy rất chậm. Nhiều địa phương như Hà Nội, Phú Thọ còn hạn chế xe chở khách
từ 30 chỗ trở lên không được vào thành phố vào giờ cao điểm đã gây nhiều phiền
toái cho khách du lịch và doanh nghiệp.
- Các cơ sở chăm sóc y tế/sức khoẻ cho khách du lịch: Ngoài Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh có một vài bệnh viện đạt tiêu chuẩn quốc tế như Bệnh viện
Việt- Pháp, Bệnh viện Việt-Nhật, còn hầu hết các trung tâm du lịch khác không có
các cơ sở này. Khi khách bị tai nạn hoặc có vấn đề khẩn cấp về sức khoẻ, thông
thường khách được vận chuyển sang Singapore hoặc nước khác. Nước ta cũng chưa
có chiến lược kết hợp giữa ngành Du lịch và Y tế để phát triển loại hình du lịch điều
dưỡng, khám chữa bệnh mặc dù có đội ngũ bác sĩ giỏi và nổi tiếng về lĩnh vực châm
cứu chữa bệnh và đông y. Trong khi đó, Singapore có chiến lược biến nước này trở
thành một điểm đến du lịch chữa bệnh. Trung Quốc cũng áp dụng triệt để loại hình
du lịch kết hợp khám, chữa bệnh để thu hút khách du lịch.
- An toàn/an ninh cho khách du lịch: Việt Nam hiện được coi là điểm đến
khá an toàn nhờ ổn định chính trị và phát triển kinh tế nhanh của đất nước. Công tác
an ninh/an toàn cho khách du lịch nhìn chung được đảm bảo ở hầu hết các điểm
du lịch trong cả nước. Điều này tạo ấn tượng tốt cho khách du lịch và trở thành lợi
thế cạnh tranh của Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng ăn xin, bán hàng rong,
đeo bám khách du lịch tại một số điểm du lịch. Tình trạng móc túi khách du lịch vẫn
diễn ra ở một số điểm du lịch. Tình trạng kiểm tra của lực lượng công an đối với cơ
sở lưu trú vào ban đêm ở một số địa phương cũng tạo phản cảm cho khách du lịch.
- Xử lý chất thải: Phát triển du lịch đồng nghĩa với việc chất thải ngày càng
nhiều lên. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chú trọng tới xử lý chất thải để
60

bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch, các cơ sở dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, công
nghệ xử lý chất thải của Việt Nam còn lạc hậu. Nhiều khách sạn, khu, điểm du lịch
chưa có biện pháp thu gom và xử lý chất thải nên vẫn còn tình trạng rác thải bừa
bãi, chất thải rắn, lỏng không được xử lý, gây mất mỹ quan. Nhiều cơ sở lưu trú đã
để cho nước thải chảy ra biển, sông, hồ, gây ô nhiễm nặng nề. Một số bãi biển đông
khách du lịch như Bãi Cháy, Đồ Sơn, túi ni lon, vỏ đồ hộp được vứt ngổn ngang
trên bãi biển. Ngay cả những điểm du lịch tiềm năng còn nguyên sơ, chưa có khách
du lịch, tình trạng ô nhiễm cũng đáng cảnh báo như bãi biển đảo Cô Tô (Quảng
Ninh) chẳng hạn. Một số nhà dân làm nhà vệ sinh cạnh bãi biển và một số người
dân có thói quen đi vệ sinh ngay trên bãi biển đã làm cho bãi biển rất đẹp này bị ô
nhiễm. Điều này cần được lưu ý trong quá trình quy hoạch và quản lý quy hoạch du
lịch của nước ta.
- Cung cấp điện: Hiện nay, mặc dù có nhiều nhà máy điện và nguồn cung
cấp điện tăng nhưng do nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao nên nguy cơ thiếu điện
ở Việt Nam đã trở nên hiện hữu, đặc biệt là vào mùa hè. Nhiều cơ sở kinh doanh
dịch vụ du lịch đã phải tự đầu tư máy nổ để cung cấp điện trong trường hợp điện bị
cắt. Các đảo du lịch như Phú Quốc, Cù Lao Chàm, Quan Lạn nguồn cung cấp điện
rất hạn chế do chưa có mạng lưới điện quốc gia. Gần đây, nhiều cơ sở kinh doanh
du lịch được cảnh báo phải tiết kiệm điện. Thực tế cho thấy, đối với cơ sở lưu trú,
nhu cầu dùng điện trang trí vào ban đêm là rất cần thiết để tạo sức hấp dẫn và tăng
tính cạnh tranh. Tuy nhiên, cơ quan cung cấp điện không cho phép sử dụng điện vào
trang trí. Điều đó gây thiệt hại cho hoạt động kinh doanh dịch vụ của các cơ sở này.
2.3.3.2. Chất lượng dịch vụ:
- Cùng với tăng trưởng nhanh về lượng khách du lịch, chất lượng dịch vụ ở
Việt Nam đã được nâng cao một bước. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tại nhiều
trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Huế, Hội An đã
đáp ứng tốt tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ cho khách du lịch. Các doanh nghiệp lữ hành chú
trọng hơn tới tổ chức các tour du lịch đa dạng, có chất lượng cao cho du khách.
- Đào tạo tại chỗ được nhiều doanh nghiệp lữ hành, khách sạn và doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ khác chú trọng. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ du lịch ở
nhiều điểm du lịch và cơ sở kinh doanh dịch vụ còn thấp. Trình độ và thái độ phục
vụ của nhân viên tại nhiều cơ sở du lịch còn kém. Hiện tượng cạnh tranh thiếu lành
61

mạnh diễn ra giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cũng đã hạ thấp chất lượng
dịch vụ du lịch.
- Dịch vụ xuất nhập cảnh, hải quan trong những năm gần đây đã có nhiều cải
tiến, thủ tục đỡ phức tạp hơn. Tuy nhiên, việc giải quyết thủ tục xuất nhập cảnh, hải
quan, hành lý và phương tiện của khách du lịch tại một số cửa khẩu vẫn còn một số
tồn tại, gây khó khăn cho khách du lịch. Trang thiết bị làm thủ tục xuất nhập cảnh,
hải quan ở nhiều cửa khẩu còn lạc hậu. Một số cửa khẩu đường bộ như Hữu Nghị
(Lạng Sơn), Cầu Treo (Hà Tĩnh),…không có đủ chỗ cho khách chờ đợi, nên khi có
đoàn đông, khách phải đứng ngoài trời khá lâu, gây ức chế cho khách du lịch.
- Thái độ của nhân viên hải quan/xuất nhập cảnh của nước ta nói chung còn
thiếu cởi mở, thân thiện, kỹ năng đón tiếp còn hạn chế. Vẫn còn tình trạng nhân
viên làm thủ tục xuất nhập cảnh, hải quan nói năng thiếu lịch sự hoặc có biểu hiện
tiêu cực, gây khó chịu cho khách du lịch.
2.3.3.3. Khả năng tiếp cận điểm đến:
- Các đường bay trực tiếp/gián tiếp tới Việt Nam: Đến 2005, các hãng Hàng
không Việt Nam đang khai thác mạng đường bay gồm 27 đường bay trực tiếp quốc
tế đến 20 thành phố của 13 quốc gia và vùng lãnh thổ ; 21 đường bay đến 16 thành
phố, thị xã trên toàn quốc. Đội tàu bay của Hàng không Việt Nam hiện có 39 chiếc.
Có 26 hãng hàng không nước ngoài thuộc 16 quốc gia và vùng lãnh thổ hoạt động
khai thác tuyến bay tới Việt Nam. Khoảng cách từ các thị trường như Nhật Bản,
Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan tới Việt Nam là không xa, thời gian bay được rút
ngắn nhiều vì đã mở đường bay trực tiếp từ Hà Nội, Thành phố Hồ chí Minh tới các
thị trường này. Tuy nhiên, đối với các thị trường khác như Mỹ, Canada, Anh, Tây
Ban Nha,..khoảng cách khá xa nhưng chưa có đường bay trực tiếp tới Việt Nam.
Đây là bất lợi lớn trong cạnh tranh bởi vì khách du lịch ngày nay ưa sự thuận tiện,
thích được đi các chuyến bay trực tiếp tới điểm đến, ngại phải chờ đợi tại các sân
bay.
- Sự dễ dàng/chi phí để có được thị thực nhập cảnh: Trong mấy năm gần
đây, chính sách về thị thực của Việt Nam đã có đổi mới. Việc cấp thị thực được
thực hiện dễ dàng hơn. Lệ phí cấp thị thực cho khách đường không và đường bộ là
25 USD và khách đường biển là 5USD. Lệ phí đối với khách Trung Quốc sử dụng
thẻ du lịch là 10 USD. Việt Nam đã ký hiệp định song phương miễn thị thực cho
62

công dân 6 nước ASEAN (Malaysia, Singapore, Thái Lan, Philippines, Indonexia
và Lào), đồng thời miễn thị thực đơn phương cho công dân Nhật Bản, Hàn Quốc và
4 nước Bắc Âu (Na Uy, Thuỵ Điển, Phần Lan và Đan Mạch), miễn thị thực cho
khách quốc tế đến đảo Phú Quốc trong vòng 15 ngày. Nhờ chính sách này, lượng
khách từ các thị trường này tới Việt Nam tăng nhanh. Tuy nhiên, thủ tục cấp thị
thực chưa thông thoáng, khách du lịch vẫn bị gây khó khăn, mất nhiều thời gian để
xin thị thực vào Việt Nam. Việc triển khai cấp thị thực tại cửa khẩu chưa hiệu quả
vì địa điểm làm thủ tục chật hẹp, điều kiện làm việc thiếu nên lượng khách du lịch
xin cấp thị thực tại cửa khẩu còn ít.
- Sự dễ dàng kết hợp đi du lịch tới Việt Nam với đi du lịch tới các điểm đến
khác: Hiện nay, xu hướng khách đi du lịch tới nhiều nước trong một chuyến đi là
khá phổ biến. Khách du lịch sau khi tới Việt Nam thường đi sang một số nước trong
khu vực như Campuchia, Lào, Thái Lan, Trung Quốc,…bằng đường không và khá
dễ dàng. Tuy nhiên, đi lại bằng đường sắt giữa Việt Nam với các nước chưa được
thiết lập, ngoại trừ tuyến đường sắt liên vận với Trung Quốc. Khách du lịch đường
biển đến Việt Nam có xu hướng giảm do thủ tục còn phức tạp và chi phí tại cảng
biển của nước ta còn cao. Đối với khách đường bộ đi từ các nước trong khu vực vào
Việt Nam còn khó khăn. Hơn một năm nay, Chính phủ cho phép thí điểm để khách
Thái Lan mang phương tiện tay lái bên phải vào Việt Nam. Tuy nhiên, thủ tục cho các
đoàn khách này cũng không dễ dàng. Vì vậy, sau hơn một năm thí điểm, lượng khách
này vào Việt Nam có tăng nhưng còn thấp. Trong khi đó, khách Thái Lan mang
phương tiện này dễ dàng sang Lào, Myanmar hoặc Campuchia. Do đó, việc liên kết
hình thành các chương trình du lịch liên quốc gia của nước ta còn rất hạn chế.
- Tần suất/công suất của phương tiện đường không tới Việt Nam: Mặc dù
lượng khách đến tăng nhanh, tần suất, công suất vận chuyển bằng đường không tới
Việt Nam cũng tăng lên nhưng so với Thái Lan, Malaysia thì còn rất thấp. Việt Nam
chưa trở thành trung tâm trung chuyển khách đến và đi trong khu vực. Chẳng hạn,
sân bay Đôn Mường của Thái Lan mỗi ngày có trên 700 chuyến bay hạ cất cánh,
trong khi đó sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất mỗi ngày chỉ có vài chục chuyến bay
đến và đi.
63

2.3.3.4. Tiếp đón khách quốc tế:


- Sự thân thiện của người dân với khách quốc tế: người dân Việt Nam có thái
độ rất cởi mở và thân thiện. Khách quốc tế sau khi đến Việt Nam nói chung đều
đánh giá cao sự thân thiện và hiếu khách của người Việt Nam. Đây có thể nói là một
điểm mạnh của Du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, ở nhiều điểm du lịch vẫn còn hiện
tượng ăn xin, bán hàng rong, đeo bám khách du lịch, tạo ấn tượng không tốt cho
khách du lịch.
- Sự ủng hộ của người dân đối với ngành Du lịch: nhìn chung, người dân ủng
hộ sự phát triển du lịch ở những địa phương du lịch thực sự mang lại lợi ích cho họ
như tạo việc làm, nâng cao mức sống. Hội An là một ví dụ. Người dân Hội An ý
thức được lợi ích to lớn mà du lịch mang lại. Thái độ tiếp đón khách du lịch của
người dân Hội An rất cởi mở và thân thiện, tạo được nhiều ấn tượng và thiện cảm
với du khách. Mô hình đêm rằm phố cổ được người dân tích cực hưởng ứng thực
hiện trong mấy năm qua đã thực sự tạo ra sắc thái riêng, độc đáo cho đô thị cổ Hội
An. Chính vì vậy, Hội An ngày càng thu hút nhiều khách du lịch và trở thành điểm
du lịch điển hình về sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền và nhân dân trong phát
triển du lịch.
- Khả năng giao tiếp giữa khách du lịch và người dân địa phương: Như phân
tích trên, người Việt Nam rất thân thiện và cởi mở. Những nơi du lịch phát triển,
lượng khách đến đông, tiếp xúc giữa người dân và khách du lịch khá dễ dàng. Sapa là
điểm du lịch ở miền núi nhưng đồng bào dân tộc ở đây khá thân thiện và giao tiếp rất tự
nhiên với khách. Nhiều người dân giao tiếp với khách quốc tế bằng tiếng Anh khá tốt.
Tuy nhiên, ở nhiều điểm du lịch khác, yếu tố ngôn ngữ khác biệt làm cho việc tiếp
xúc này bị hạn chế, đặc biệt là ở những điểm du lịch có ít người biết ngoại ngữ.

2.4. QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH


2.4.1. Tổ chức quản lý điểm đến:
3 lĩnh vực tổ chức quản lý điểm đến đặc biệt quan trọng đối với việc nâng
cao năng lực cạnh tranh, đó là: phối hợp, cung cấp thông tin, kiểm soát và đánh giá.
2.4.1.1. Công tác phối hợp: Theo Tổ chức Du lịch thế giới, chức năng hàng đầu của
Cơ quan quản lý điểm đến là phối hợp với các cơ quan nhà nước và tư nhân liên
quan đến du lịch (UNWTO-1979). Vì vậy, với tư cách là Cơ quan quản lý điểm đến,
Tổng cục Du lịch có thể nâng cao công tác quản lý và thúc đẩy phát triển du lịch
64

thông qua hoạt động phối hợp với các cơ quan, tổ chức khác nhau ở tất cả các cấp,
các ngành.
Để nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, tạo điều kiện cho du lịch phát triển,
năm 1999, Ban chỉ đạo Nhà nước về Du lịch được thành lập do 1 Phó Thủ tướng là
Trưởng Ban, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch là Phó Trưởng Ban thường trực và
thành viên là các bộ liên quan (Quốc phòng, Công an, Kế hoạch và Đầu tư, Ngoại
giao, Thương mại, Giao thông vận tải, Tài chính, Văn hoá Thông tin). Những chỉ
đạo, điều phối của Ban chỉ đạo Nhà nước về Du lịch thời gian qua đã tạo chuyển
biến mới trong công tác phối hợp, giải quyết các vấn đề liên quan đến du lịch. Tổng
cục Du lịch đã cố gắng phát huy vai trò đầu mối, đề xuất biện pháp tháo gỡ vướng
mắc cho khách du lịch. Một số thủ tục như xuất nhập cảnh, hải quan đã được cải
tiến. Tuy nhiên, công tác phối hợp liên ngành trong du lịch vẫn còn nhiều hạn chế.
Việc triển khai chủ trương, chính sách về du lịch ở nhiều ngành còn chậm và thiếu
đồng bộ. Việc triển khai các chương trình du lịch mới, mạo hiểm còn gặp nhiều trở
ngại vì quá nhiều thủ tục, giấy phép. Chẳng hạn, để làm thủ tục cho một đoàn khách
mang phương tiện mô tô, ô tô vào Việt Nam, doanh nghiệp phải mất nhiều thời gian
để xin giấy phép, đổi bằng lái tạm thời cho khách, gắn biển số tạm thời cho phương
tiện. Đối với tổ chức các loại hình khác như lặn biển, bay trực thăng,…doanh
nghiệp cũng gặp khó khăn tương tự.
2.4.4.2. Cung cấp thông tin: Cơ quan quản lý điểm đến là cơ quan cung cấp thông
tin đầu vào cho chính sách, lập kế hoạch và phát triển du lịch. Các điểm đến thu
thập và sử dụng thông tin hiệu quả sẽ tăng cường vị thế cạnh tranh. Trong thời gian
qua, Tổng cục Du lịch đã cố gắng thu thập và cung cấp thông tin du lịch như thông
tin về tiềm năng, tình hình và cơ chế, chính sách phát triển du lịch, các hoạt động
phát triển sản phẩm mới thông qua các phương tiện truyền thông, hội nghị, hội thảo
và qua trang web của Du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, thông tin, số liệu chưa được cập
nhật thường xuyên và thiếu cụ thể nên việc sử dụng các thông tin này như đầu vào
cho hoạch định chính sách và kế hoạch phát triển du lịch còn hạn chế.
2.4.4.3. Kiểm soát và đánh giá: Kiểm soát có tính chiến lược môi trường cạnh tranh
là phần quan trọng của việc xây dựng chiến lược và chính sách, kể cả nhu cầu đánh
65

giá một cách hệ thống về hiệu quả của các chiến lược và chính sách lớn đã được
thực thi trước đó trong những nỗ lực tăng cường năng lực cạnh tranh điểm đến.
Trong thời gian qua, Tổng cục Du lịch đã cố gắng từng bước kiểm soát, đánh
giá việc thực hiện chiến lược và chính sách phát triển du lịch, làm cơ sở hoạch định
chính sách phát triển du lịch tương lai. Tuy nhiên, công tác này nhìn chung chưa
được thực hiện tốt. Nhiều cán bộ, công chức ngành Du lịch còn ít tiếp cận thực tế
hoạt động du lịch ở địa phương. Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch chưa
được đẩy mạnh nên tình trạng kinh doanh trái phép, trốn lậu thuế, cạnh tranh thiếu
lành mạnh, phá giá thị trường, hạ thấp chất lượng dịch vụ,..vẫn diễn ra, ảnh hưởng
không tốt tới môi trường kinh doanh du lịch của nước ta.
2.4.2. Quản lý marketing điểm đến:
Tổng cục Du lịch là cơ quan thực hiện công tác marketing du lịch quốc gia.
Mấy năm gần đây, công tác này được quan tâm hơn, kể từ khi triển khai Chương
trình hành động quốc gia về du lịch. Tổng cục Du lịch đã tham gia nhiều hội nghị,
hội thảo, hội chợ du lịch quốc tế, tổ chức các sự kiện xúc tiến du lịch ở nước ngoài.
Vì thế, hình ảnh Du lịch Việt Nam đã bắt đầu được biết đến trên thị trường thế giới.
Tuy nhiên, hoạt động này còn thiếu tính chiến lược, tự phát và chưa chuyên nghiệp.
Năm 2003, Tổng cục Du lịch thành lập Cục Xúc tiến Du lịch, trong đó có chức năng
nghiên cứu thị trường, nhưng trên thực tế, Cục này chưa có các bộ phận rõ ràng và
chưa có các chuyên gia nghiên cứu, phân tích thị trường hiệu quả.
Đến nay, Tổng cục Du lịch chưa có chiến lược marketing du lịch quốc gia do
thiếu các yếu tố cần thiết như: thiếu chương trình toàn diện về nghiên cứu
marketing du lịch; Thiếu tập hợp thị trường mục tiêu ưu tiên; Thiếu kế hoạch
khuếch trương hình ảnh Việt Nam như một điểm đến du lịch; Thiếu văn phòng đại
diện du lịch ở nước ngoài; Thiếu quy định quản lý và đánh giá hiệu quả chương
trình marketing du lịch quốc gia; Thiếu nhân viên có chuyên môn, kỹ năng về
marketing; Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Du lịch chưa phù hợp nếu xét trên phương
diện hoạt động marketing điểm đến hiệu quả; Nguồn tài chính hạn chế dành cho
marketing du lịch quốc gia (Trước năm 2000, ngân sách cho hoạt động marketing,
xúc tiến du lịch quốc gia rất ít. Từ năm 2000 đến nay, mỗi năm nhà nước đầu tư
khoảng từ 500.000 USD-1 triệu USD cho hoạt động này. Tuy nhiên, lượng tài chính
66

này quá ít so với ngân sách marketing của các nước Thái Lan, Malaysia và
Singapore mỗi năm đầu tư trên 50 triệu USD cho công tác này).
Việc nhận dạng thị trường trọng điểm của Tổng cục Du lịch chưa dựa trên
kết quả nghiên cứu thị trường, chưa có căn cứ khoa học vững chắc. Tính hiệu quả
của định vị điểm đến còn thấp. Hình ảnh của Du lịch Việt Nam chưa được xác định
rõ. Hoạt động marketing du lịch quốc gia chưa dựa trên hiểu biết về sản phẩm cạnh
tranh. Tổng cục Du lịch cũng chưa có biện pháp kiểm soát hoạt động này một cách
hiệu quả. Vì thế, hoạt động này thời gian qua còn mang tính tự phát.
2.4.3. Chính sách, kế hoạch và phát triển du lịch:
Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước quan tâm hơn tới phát triển du lịch.
Trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2010, Chính phủ xác định, phát
triển du lịch Việt Nam thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Như đã đề cập
trong mục 2.2, chương này, từ 1993 đến nay, nhiều chủ trương, chính sách về du
lịch được ban hành như Nghị quyết 45/CP, Quyết định 317/TTg, Chỉ thị 46/CT-
TW, Nghị định 53/NĐ-CP, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai
đoạn 1995-2010, Pháp lệnh Du lịch và các văn bản hướng dẫn, chính sách đầu tư
kết cấu hạ tầng cho du lịch, Chương trình hành động quốc gia về Du lịch, Chiến
lược phát triển Du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2010 và Luật Du lịch. Đó là những
chủ trương, chính sách và hành lang pháp lý quan trọng, tạo điều kiện cho Du lịch
Việt Nam phát triển.
Một trong những chính sách quan trọng của Chính phủ là chính sách hỗ trợ
đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch. Từ năm 2001, Chính phủ quyết định cấp vốn ngân
sách hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng cho du lịch. Theo Báo cáo tổng kết thực hiện đầu
tư kết cấu hạ tầngđu lịch thời kỳ 2001-2005 của Tổng cục Du lịch, tổng vốn ngân
sách hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch trong thời kỳ này là 2.146 tỷ đồng. Năm
2001, có 13 tỉnh, thành được hỗ trợ nguồn vốn này với tổng số vốn là 266 tỷ đồng.
Đến năm 2005, 58/64 tỉnh thành đã được cấp với tổng số vốn là 550 tỷ đồng. Xem
bảng 2.3:

BẢNG 2.3.VỐN NGÂN SÁCH HỖ TRỢ ĐẦU TƯ KẾT CẤU HẠ TẦNG DU LỊCH
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số
Lượng vốn (tỷ đồng) 266 380 450 500 550 2146
67

Số dự án 23 73 167 122 (1) 385(2)


(Nguồn : TCDL, 2005)
Chú thích : (1) năm 2005, vốn đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch được ghi cho 58 tỉnh, thành
phố, không ghi cho dự án. (2). Không tính năm 2005.
Trong tổng nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch giai đoạn 2001-2005,
90% tổng số vốn được đầu tư xây dựng đường vào và đường trong khu, điểm du
lịch, số còn lại đầu tư vào cấp điện, cấp thoát nước và bảo vệ môi trường. Nhiều dự
án được triển khai đã cải thiện rõ rệt không gian du lịch tại một số địa phương như
dự án đường khu du lịch Lăng Cô (Thừa Thiên-Huế), đường Liên Chiểu-Thuận
Phước-Sơn Trà-Điện Ngọc (Đà Nẵng), đường vào khu di tích Mỹ Sơn, đường du
lịch Langbian (Đà Lạt),... Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn vốn này thời gian qua còn
nhiều hạn chế. Nhiều công trình đầu tư kéo dài, không hoàn thành theo đúng tiến
độ, nguồn vốn đầu tư dàn trải, tổ chức quản lý nguồn vốn này còn nhiều bất cập.
Quyết định cấp vốn của các cơ quan chức năng cho nhiều dự án chưa dựa trên ý
kiến chuyên gia, chưa có khảo sát đánh giá, thẩm định dự án. Vì vậy, hiệu quả sử
dụng nguồn vốn này còn thấp.
Cơ chế chính sách và luật pháp về du lịch chưa hoàn thiện và đồng bộ. Ban
hành chính sách du lịch nhiều khi chưa dựa trên và chưa phù hợp với chiến lược
phát triển du lịch. Kế hoạch phát triển du lịch cũng chưa phù hợp với định hướng
chiến lược phát triển du lịch. Văn bản pháp luật về du lịch được ban hành thường
chậm được triển khai. Luật Du lịch có hiệu lực từ 1/1/2006 nhưng đến nay chưa có
Nghị định hướng dẫn. Luật Du lịch có nhiều điều khoản còn chung chung, khó thực
hiện, chậm đi vào cuộc sống, phản ánh bất cập trong công tác lập pháp và lập quy về
du lịch.
Nhiều quy định pháp luật về du lịch còn chồng chéo, mâu thuẫn, cản trở lẫn
nhau. Điều đó thể hiện rõ nhất trong việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, bố trí
vốn đầu tư và cơ cấu đầu tư, xây dựng cơ chế quản lý và cơ chế tài chính cho ngành
Du lịch. Chưa có chính sách ưu tiên huy động nguồn lực mà trước hết là nội lực để
phát triển du lịch. Công tác triển khai và quản lý quy hoạch chưa tốt. Thủ tục hành
chính còn phức tạp. Công tác quản lý khu, điểm du lịch còn chồng chéo. Phát triển du
lịch ở một số địa phương chưa gắn với sự phát triển các ngành kinh tế nói chung. Kết
quả nghiên cứu khoa học ít được ứng dụng vào lập kế hoạch và phát triển du lịch.
68

2.4.4. Phát triển nguồn nhân lực du lịch:


Trong 15 năm qua, lực lượng lao động trong ngành Du lịch đã tăng lên nhanh
chóng. Theo báo cáo về công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực của Tổng
cục Du lịch, năm 1990, cả nước có trên 20 nghìn lao động trực tiếp trong lĩnh vực
du lịch, đến năm 2005 đã tăng lên 234.000, lao động gián tiếp ước 510.000, chiếm
2,5% lao động toàn quốc, phần lớn ở độ tuổi dưới 30 (60%). Lao động quản lý
chiếm 25%, lao động trực tiếp phục vụ ở các nghề chuyên sâu chiếm 75%, trong đó
lễ tân là 9%, phục vụ buồng là 14,8%, phục vụ bàn, bar là 15%, nấu ăn là 10,6%,
nhân viên lữ hành và hướng dẫn viên là 4,9%, nhân viên lái xe, tàu du lịch là 10,4%
và 36,5% còn lại là lao động làm các ngành nghề khác phục vụ du lịch. Có 32% lao
động phục vụ trực tiếp biết tiếng Anh, 3,2% biết tiếng Pháp, 3,6% biết tiếng Trung
Quốc ở các mức độ khác nhau. Đã có 42,5% lao động được đào tạo về các nghề du
lịch, khách sạn {33, tr 13}.
Cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch tăng. Đến nay, cả nước có 30 cơ sở đào
tạo du lịch hệ dạy nghề và trung cấp, 38 cơ sở hệ đại học và cao đẳng. Đối với đào
tạo nghề, được sự giúp đỡ của Lúc Xăm Bua, 4 cơ sở đào tạo nghề du lịch đã được
hỗ trợ đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy tương đối hiện đại.
Cũng trong khuôn khổ dự án này, Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch Việt
Nam (VTCB) được thành lập với mục đích chuẩn hoá yêu cầu đối với đào tạo nghề
trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Tuy nhiên,
mạng lưới cơ sở đào tạo du lịch hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Các
cơ sở đào tạo du lịch tập trung chủ yếu ở Hà Nội, Hồ Chí Minh. Khu vực Tây Bắc,
Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long chưa có trường đào tạo nghề du lịch. Do
đó, tình trạng phổ biến hiện nay là thiếu lao động có kỹ năng và tay nghề cao. Điều
kiện dạy và học còn thiếu, nặng về lý thuyết. Quy mô và chất lượng đào tạo còn
thấp. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm ở các bậc đào tạo nghề chỉ đáp ứng được
60% nhu cầu thực tế. Trong tổng số 234.000 lao động trực tiếp trong ngành Du lịch,
chỉ có khoảng 7% đạt trình độ đại học. Vì vậy, nhu cầu đào tạo nhân lực du lịch là
rất lớn và cấp bách.
69

Hiện nay, Liên minh Châu Âu (EU) đang hỗ trợ Du lịch Việt Nam thông qua
Dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch từ năm 2004-2008. Dự án này dự kiến sẽ
giúp đào tạo 4000 lượt học viên thuộc 13 nghề chính như phục vụ buồng, lễ tân,
chế biến món ăn, điều hành tour, hướng dẫn viên,... Dự án gồm 6 phần nhằm
nâng cao tiêu chuẩn, chất lượng nguồn nhân lực và đội ngũ đào tạo viên có trình
độ chuyên môn cao, đồng thời nâng cấp các chuẩn nghề và chất lượng các ngành
dịch vụ liên quan.
2.4.5. Quản lý môi trường:
Hoạt động phát triển du lịch đồng nghĩa với gia tăng khách du lịch tới các
điểm du lịch, phát triển kết cấu hạ tầng, dịch vụ và tăng nhu cầu sử dụng tài
nguyên,...từ đó dẫn tới gia tăng áp lực đến môi trường. Tại nhiều khu vực, do tốc độ
phát triển du lịch quá nhanh vượt ngoài khả năng và nhận thức về quản lý nên đã
tạo sức ép lớn lên tài nguyên và môi trường, gây ô nhiễm cục bộ và nguy cơ suy
thoái lâu dài.
Chính phủ và ngành Du lịch đã nhận ra tầm quan trọng của môi trường đối
với phát triển du lịch bền vững. Năm 2000, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ
thị 07 về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong du lịch. Tháng 7/2003, Quy
chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch cũng đã được Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên môi trường ban hành tại Quyết định số 02/QĐ-BTNMT. Tháng 11/2005,
Luật bảo vệ môi trường đã được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua và
chính thức có hiệu lực vào 1/7/2006. Đây là hành lang pháp lý quan trọng, góp phần
bảo vệ môi trường và di sản, yếu tố quan trọng cho phát triển du lịch bền vững.
Tuy nhiên, hiện nay, Du lịch Việt Nam hiện đang phải đối mặt với những
thách thức không nhỏ của suy thoái môi trường tự nhiên, đặc biệt là ô nhiễm môi
trường nước và không khí diễn ra trên diện rộng, tập trung ở những khu đông dân
cư, khu đô thị nơi có các dịch vụ du lịch phát triển và ở các dải ven biển, nơi tập
trung tới 70% các khu, điểm du lịch. Hơn nữa, phát triển du lịch không theo quy
hoạch, thiếu hiểu biết về môi trường và cố tình huỷ hoại môi trường vì lợi ích trước
mắt đã tàn phá cảnh quan thiên nhiên của điểm du lịch. Bên cạnh đó, sự suy giảm đa
dạng sinh học, sự cố về môi trường gia tăng cũng ảnh hưởng tới phát triển du lịch
bền vững ở nước ta.
70

Môi trường du lịch biển ở một số điểm du lịch đã bắt đầu bị ô nhiễm như Hạ
Long, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Nha Trang. Vịnh Hạ Long là ví dụ điển hình về
sự tàn phá của con người đối với thiên nhiên. Đảo Tuần Châu trước khi có dự án
đầu tư Khu giải trí quốc tế Tuần Châu có thể nói là hòn ngọc quý của Vịnh Hạ Long
với rừng cây xum xuê và cảnh quan tuyệt mỹ. Vậy mà, với việc chặt phá cây và đào
khoét núi lổ loang, hiện nay Tuần Châu đã trở thành bán đảo thiếu vắng cây xanh và
cảnh quan bị phá huỷ. Hơn nữa, dọc tuyến đường từ Tuần Châu về Bãi Cháy đang
diễn ra việc san lấp biển và xây dựng các công trình, làm phá vỡ cảnh quan vô giá
của Vịnh Hạ Long. Khu vực Vịnh Bái Tử Long cũng đang diễn ra tình trạng đào
núi, lấp biển để đô thị hoá. Đây là bài học cay đắng đối với công tác quản lý di sản
của nước ta.

2.5. ĐỊA ĐIỂM ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH


2.5.1. Cảm nhận mới lạ của địa điểm:
Việt Nam hiện đang nổi lên là điểm đến mới, hấp dẫn trên bản đồ du lịch thế
giới. Đồng thời, Việt Nam nằm trong khu vực Đông Á-Thái Bình Dương là khu vực
tăng trưởng du lịch mạnh của thế giới, vì vậy có nhiều cơ hội phát triển mạnh ngành
Du lịch thời gian tới. Mới đây, Việt nam xuất hiện ở vị trí thứ 10 trong hai danh
sách “các thương hiệu quốc gia được cải thiện nhất” và “các quốc gia đang nổi
lên” do công ty phát triển thương hiệu “Future Brand” tiến hành.
2.5.2. Sự gần gũi với điểm đến khác:
Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam á.
Khoảng cách từ Việt Nam sang các nước Lào, Campuchia, Thái lan và Trung Quốc
khá gần. Vì vậy, có thể liên kết hình thành các chương trình du lịch liên quốc gia
hấp dẫn với các nước này. Hiện nay, xu hướng cạnh tranh trong hợp tác là xu hướng
chủ yếu, quyết định thành công trong cạnh tranh. Vì thế, Việt nam cần tăng cường
hợp tác khu vực để xây dựng các chương trình du lịch liên quốc gia đa dạng nhằm
thu hút khách quốc tế đến Việt Nam.

2.6. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH
NGHIỆP DU LỊCH
Trong những năm gần đây, kể từ khi Luật Doanh nghiệp ra đời năm 2000,
môi trường kinh doanh trong nước ngày càng thông thoáng, thuận lợi cho các doanh
71

nghiệp du lịch hoạt động và phát triển. Các doanh nghiệp được tự do kinh doanh
những ngành nghề pháp luật không cấm. Vì vậy, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực du lịch ngày càng tăng. Tính đến hết tháng 8/2006, theo Tổng cục Du lịch, cả
nước có 495 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, trên 10.000 doanh nghiệp lữ hành nội
địa và trên 6000 đơn vị cơ sở lưu trú. Các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài đã tham gia nhiều hơn vào hoạt động kinh doanh du lịch.
Nhiều doanh nghiệp thích ứng nhanh với cơ chế thị trường, tăng cường đổi mới
công nghệ, trình độ quản lý nên kinh doanh du lịch ngày càng hiệu quả. Tuy nhiên,
đa số doanh nghiệp du lịch còn yếu kém về năng lực cạnh tranh thu hút khách du
lịch do năng lực quản lý yếu, thiếu chiến lược cạnh tranh, công nghệ lạc hậu, năng
suất thấp, thiếu vốn, quy mô kinh doanh nhỏ, thể hiện ở các mặt sau: Hiệu quả kinh
doanh thấp; Năng lực tổ chức quản lý kinh doanh du lịch còn yếu; Khả năng thâm
nhập, mở rộng và chiếm lĩnh thị trường, mở rộng quy mô kinh doanh du lịch còn
hạn chế; Không ổn định do thiếu thông tin và kinh nghiệm kinh doanh trên thị
trường du lịch thế giới; Văn hoá doanh nghiệp, văn minh thương mại, tạo lập
thương hiệu còn bị xem nhẹ, chưa thực sự coi thương hiệu là tài sản của doanh
nghiệp; Trình độ ứng dụng và tiếp cận khoa học công nghệ còn hạn chế.
Hạn chế và yếu kém trên là do tổ chức hoạt động của doanh nghiệp nhà nước
chậm được đổi mới, còn chịu ảnh hưởng của cơ chế quan liêu bao cấp, tư duy trì trệ,
tập quán kinh doanh-cạnh tranh chưa hình thành đầy đủ; Môi trường kinh doanh-
cạnh tranh quốc tế trong lĩnh vực du lịch ngày càng gay gắt; Thiếu đội ngũ quản lý
và nhân viên có trình độ quản lý và nghiệp vụ kinh doanh du lịch quốc tế cao; Mức
độ hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch còn hạn chế, các doanh nghiệp còn ít sử
dụng công nghệ máy tính/thương mại, đặc biệt là công nghệ phần mềm để tạo lợi
thế cạnh tranh. Tải bản FULL (128 trang): https://bit.ly/2OSSNoB
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
2.7. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA DU LỊCH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2005:
72

2.7.1. Về khách quốc tế đến Việt Nam:


2.7.1.1. Số lượng khách quốc tế: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong giai
đoạn 2000-2005 tăng nhanh. Xem sơ đồ 2.2:

4000000
3470000
3500000
2928000
3000000 2628000
2330000 2429000
2500000
2140000
2000000 L­ît
kh¸ch
1500000
1000000
500000
0
2000 2001 2002 2003 2004 2005

SƠ ĐỒ 2.2. LƯỢNG KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM THỜI KỲ 2000-2005 (Nguồn: TCDL, 2005)
Ngoại trừ năm 2003 do ảnh hưởng của dịch SARS, khách quốc tế đến Việt
Nam giảm, các năm còn lại đều tăng trưởng cao. Năm 2001, tốc độ tăng trưởng
khách quốc tế đến Việt Nam đạt 8,88%, đến năm 2005, đạt 18,8%. Điều này phản
ánh xu hướng khách quốc tế ngày càng quan tâm tới Việt Nam. Xem bảng 2.4:

BẢNG 2.4. TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM

2001/2000 2002/2001 2003/2002 2004/2003 2005/2004


8,88% 12,79% -7,6% 20,5% 18,8 %
(Nguồn : TCDL, 2005)

Hiện nay, Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 trong số các nước ASEAN nếu
xét về lượng khách quốc tế và thu nhập từ du lịch. Tuy nhiên, so với tiềm năng du
lịch to lớn của nước ta, lượng khách quốc tế đến Việt Nam chưa nhiều và còn giữ
khoảng cách khá xa so với Thái Lan, Singapore, Malaysia.

2.7.1.2. Mục đích chuyến đi của khách quốc tế đến Việt Nam: Xem bảng 2.5:

BẢNG 2.5. KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM THEO MỤC ĐÍCH
73

Đơn vị : 1000 lượt

2001 2002 2003 2004 2005

Số Số Số Số Số
% % % % %
lượng lượng lượng lượng lượng

Tổng số 2.33 100 2.628 100 2.429 100 2.928 100 3.478 100
Du lịch thuần 1.225 52,6 1.461 55,6 1.239 50,9 1.584 54,1 2.039 58,6
tuý

Thương mại 395 17,0 446 17,0 468 19,2 522 17,8 496 14,3

Thăm thân 390 16,7 431 16,4 392 16,1 467 16,0 508 14,6

Mục đích khác 320 13,7 291 11,0 331 13,8 355 12,1 435 12,5
(Nguồn : TCDL, 2005)

Theo bảng số liệu trên, lượng khách du lịch thuần tuý tới Việt Nam chiếm tỷ
trọng lớn nhất và theo chiều hướng tăng, trong khi đó khách thương nhân có xu
hướng giảm. Năm 2001, khách du lịch thuần tuý chiếm 52,6% tổng lượng khách
quốc tế đến Việt Nam, đến năm 2005 đã tăng lên 58,6%, trong khi đó khách thương
nhân năm 2001 chiếm tỷ lệ 17% thì đến năm 2005 giảm xuống còn 14,3%. Tuy
nhiên, xét về số tuyệt đối tất cả các loại khách đều tăng.
2.7.1.3. Khách quốc tế đến Việt Nam theo phương tiện vận chuyển: Theo số liệu
của Tổng cục Du lịch, khách đường không vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất và theo
chiều hướng tăng, trong khi đó khách đường biển có xu hướng giảm. Khách đường
biển đến Việt Nam giảm là do thủ tục tại cảng biển Việt Nam còn phức tạp, lệ phí
cảng biển cao, kết cấu hạ tầng tại cảng biển chưa được hiện đại hoá và marketing du
lịch biển của ta còn hạn chế. Xem bảng 2.6:
Tải bản FULL (128 trang): https://bit.ly/2OSSNoB
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
BẢNG 2.6. KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM THEO PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN
Đơn vị: 1000 lượt
2001 2002 2003 2004 2005
Số
Số Số Số Số
% % % lượn % %
lượng lượng lượng lượng
g

Tổng số 2.33 100 2.628 100 2.429 100 2.928 100 3.478 100
74

Đường không 1.294 55,6 1.54 58,6 1.395 57,4 1.822 62,2 2.335 67,2

Đường bộ 751 32,2 779 29,7 793 32,7 843 28,8 942 27,1

Đường biển 285 12,2 309 11,7 241 9,9 263 9,0 200 5,7
(Nguồn : TCDL, 2005)

2.7.1.4. Những thị trường khách quốc tế hàng đầu đến Việt Nam:
Những thị trường khách quốc tế hàng đầu đến Việt Nam đó là Trung Quốc,
Nhật, Mỹ, Hàn Quốc , Đài Loan, Campuchia, Úc, Pháp, Thái Lan và Anh (Xem phụ
lục 1). 10 thị trường khách hàng đầu kể trên chiếm 75% tổng số khách đến Việt
Nam trong năm 2005, trong đó có 7 thị trường Đông Á-Thái Bình Dương, 2 thị
trường Châu Âu và thị trường Mỹ. Trung Quốc là thị trường gửi khách hàng đầu
đến Việt Nam. Hàn Quốc là thị trường gửi khách có tốc độ tăng trưởng cao nhất.
2.7.1.5. Thị phần của Du lịch Việt Nam trong khu vực Châu Á -Thái Bình Dương:
Thị phần của Du lịch Việt Nam trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương
ngày càng tăng. Năm 2001, khách đến Việt Nam chỉ chiếm 1,93%, đến năm 2005
chiếm 2,13%. Tuy nhiên, thị phần này còn quá nhỏ so với tiềm năng du lịch to lớn
của nước ta và còn kém xa các đối thủ chính là Malaysia và Thái Lan. Xem bảng
2.7:

BẢNG 2.7. THỊ PHẦN CỦA DU LỊCH VIỆT NAM TRONG KHU VỰC CHÂU Á-TBD
Đơn vị : triệu lượt khách
2001 2003 2004 2005

Số lượng % Số % Số % Số %
lượng lượng lượng

Thế giới 680 690 763 808

Châu Á-TBD 120,7 100 119,3 100 152,5 100 163,14 100

Việt Nam 2,330 1,93 2,429 2,04 2,928 1,92 3,47 2,13
(Nguồn : UNWTO và TCDL, 2005)

2.7.1.6. Thời gian lưu trú trung bình của khách quốc tế đến Việt Nam:

6752820

You might also like