Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 5

TRƯỜNG THPT FPT CẦN THƠ

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ 1 ĐỊA LÍ 11


NĂM HỌC 2021 – 2022

A. HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ


I. Lãnh thổ và vị trí địa lí
1. Lãnh thổ
Bao gồm 3 bộ phận:
- Phần rộng lớn của Trung tâm Bắc Mĩ.
- Bán đảo A-lax-ca và quần đảo Hawai.
- Phần Trung tâm Bắc Mĩ:
+ Khu vực rộng lớn, cân đối, rộng hơn 8 triệu km 2, Đông  Tây:
4500km, Bắc  Nam: 2500km.
+ Tự nhiên thay đổi từ Bắc xuống Nam, từ ven biển vào nội địa.
=> Hình dạng lãnh thổ cân đối thuận lợi cho phân bố sản xuất và phát triển
giao thông.
2. Vị trí địa lí
– Nằm ở Tây bán cầu.
– Giữa 2 đại dương: Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
– Tiếp giáp Canada, Mehico, vịnh Mehico và Mĩ Latinh.
3. Ý nghĩa
a. Thuận lợi:
- Phát triển nông nghiệp, kinh tế biển….
- Tránh được hai cuộc Đại chiến thế giới, lại được thu lợi.
- Thuận lợi cho giao lưu kinh tế, mở rộng thị trường, phát triển kinh tế biển.
- Có thị trường tiêu thụ rộng lớn.
b. Khó khăn
- Lãnh thổ rộng lớn, thiên nhiên phân hóa.
- Thiên tai: Bão, lũ lụt...
II. Điều kiện tự nhiên
1. Phần lãnh thổ Hoa Kì nằm ở trung tâm Bắc Mĩ phân hóa thành 3
vùng tự nhiên (Giảm tải)
2. A-la-xca và Hawai
a. A-la-xca
- Là bán đảo rộng lớn.
- Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp.
- Tài nguyên: Dầu mỏ, khí thiên nhiên có trữ lượng lớn thứ 2 của Hoa Kì.
b. Ha-oai: Nằm giữa Thái Bình Dương có nhiều tiềm năng rất lớn về hải sản và
du lịch.
III. Dân cư
1. Gia tăng dân số
- Dân số đông thứ 3 thế giới.
- Dân số tăng nhanh, chủ yếu do nhập cư  Đem lại lao động dồi dào, có
trình độ cao, nguồn vốn.
- Có xu hướng già hóa.
2. Thành phần dân cư
- Thành phần dân cư phức tạp: Chủ yếu có nguồn gốc từ châu Âu.

1
 Thuận lợi: Đa dạng văn hóa, phong tục, thu hút phát triển du lịch…
 Khó khăn: Sự bất bình đẳng giữa các nhóm dân cư ảnh hưởng đến sự
phát triển kinh tế xã hội.
- Phân bố dân cư không đều:
+ Đông đúc ở vùng phía Đông, ven biển.
+ Thưa thớt ở vùng Trung tâm và vùng núi hiểm trở phía Tây.
- Xu hướng chuyển từ Đông Bắc sang phía Nam và ven biển Thái Bình
Dương.
- Tỉ lệ dân thành thị lớn: 79%, đa số tập trung ở các thành phố vừa và
nhỏ giúp hạn chế những mặt tiêu cực của đô thị hóa.
IV. Kinh tế
1. Quy mô
- Nền kinh tế đứng đầu thế giới.
- GDP chiếm > ¼ GDP của thế giới (2004)
- GDP bình quân đầu người rất cao.
* Nguyên nhân:
+ Vị trí thuận lợi, tài nguyên giàu có.
+ Lao động đông, trình độ cao.
+ Không bị chiến tranh tàn phá.
2. Ngành dịch vụ (Khu vực III)
- Phát triển mạnh, chiếm tỉ trọng cao nhất trong GDP.

Các ngành dịch vụ Đặc điểm


Ngoại thương - Chiếm 12% tổng giá trị ngoại thương thế giới.
- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cao.
- Thường xuyên nhập siêu với khối lượng lớn.
Giao thông vận tải Hiện đại nhất thế giới với nhiều loại hình giao thông đa
dạng và phát triển.
Tài chính, thông tin + Tài chính, ngân hàng: Quy mô lớn, có mặt trên toàn
liên lạc, du lịch thế giới.
+ Thông tin liên lạc rất hiện đại: Vệ tinh, thiết lập hệ
thông định vị toàn cầu GPS.
+ Du lịch: Phát triển mạnh.
3. Ngành nông nghiệp (Giảm tải)
4. Ngành công nghiệp (Khu vực II)

Đặc điểm - Tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu.


chung - Tỉ trọng trong cơ cấu GDP có xu hướng giảm.
- Gồm 3 nhóm ngành: chế biến, điện lực, khai khoáng, trong đó
công nghiệp chế biến phát triển mạnh nhất.
Xu hướng Cơ cấu giá trị các ngành công nghiệp có sự thay đổi
- Giảm tỉ trọng các ngành công nghiệp truyền thống (luyện kim, dệt,
gia công đồ nhựa…).
- Tăng tỉ trọng công nghiệp hiện đại (hàng không - vũ trụ, điện
tử…).
Phân bố - Chủ yếu ở vùng Đông Bắc (công nghiệp truyền thống).
- Xu hướng mở rộng xuống vùng phía Nam và ven Thái Bình

2
Dương (công nghiệp hiện đại).

B. LIÊN MINH CHÂU ÂU EU (Trụ sở: Brúc-xen - Bỉ)


1. Sự ra đời và phát triển

- Năm 1951: Thành lập Cộng đồng than và thép Châu Âu, gồm các nước: Pháp, Đức,
Ý, Bỉ, Hà Lan, Lucxămbua.
- Năm 1957: Thành lập Cộng đồng kinh tế Châu Âu.
- Năm 1958: Thành lập Cộng đồng nguyên tử Châu Âu.
- Năm 1967: Thành lập Cộng đồng Châu Âu ( EC).
- Năm 1993: Cộng đồng Châu Âu đổi tên thành Liên minh Châu Âu (EU).
- Hiện có 27 quốc gia thành viên.
2. Mục đích và thể chế (Giảm tải)
3. Trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới
EU đã thành công trong việc hình thành thị trường chung và sử dụng chung đồng tiền.
Biểu hiện:
- EU một trong ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới (EU, Hoa Kỳ, Nhật
Bản).
- Đứng đầu thế giới về GDP (năm 2004).
- Chiếm gần ¼ giá trị sản xuất ô tô của thế giới.
- Tiêu thụ một lượng lớn năng lượng thế giới.
4. Tổ chức thương mại hàng đầu thế giới
- Kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất, nhập khẩu.
- Dẫn đầu thế giới về thương mại.
- Dỡ bỏ thuế quan giữa các quốc gia EU.
- EU là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển.
5. Tự do lưu thông
EU thiết lập thị trường chung châu Âu từ 1-1-1993, đảm bảo 4 mặt tự do lưu
thông là:
+ Tự do di chuyển: tự do đi lại, cư trú và tự do lựa chọn nơi làm việc.
+ Tự do lưu thông dịch vụ: tự do với các dịch vụ giao thông vận tải, thông tin
liên lạc, ngân hàng, du lịch…
+ Tự do lưu thông hàng hóa: tự do lưu thông và mua bán trong EU mà không
phải chịu thuế giá trị gia tăng.
+ Tự do lưu thông tiền vốn: tự do lựa chọn khả năng đầu tư có lợi nhất và mở
tài khoản tại các ngân hàng trong khối.
- Ý nghĩa:
+ Xóa bỏ những trở ngại trong phát triển kinh tế.
+ Thực hiện chính sách thương mại với các nước ngoài liên minh châu Âu.
+ Tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của EU.
6. Euro (Ơrô) - đồng tiền chung của EU
- Năm 1999 Euro trở thành đồng tiền chung của EU.
- Lợi ích của việc sử dụng Ơ-rô.
+ Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu.
+ Xóa bỏ rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU.
+ Đơn giản hoá công tác kế toán của các doanh nghiệp.

3
7. Sản xuất máy bay E-bớt (Airbus)
- Trụ sở tại Tu-lu-dơ (Pháp).
- Do Anh, Pháp, Đức sáng lập.
- Lợi ích: Cạnh tranh với các hãng chế tạo máy bay hàng đầu của Hoa Kì.
8. Đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ
- Nối liền Anh và Pháp (1994).
- Lợi ích: Vận chuyển hàng hóa thuận lợi từ Anh sang lục địa châu Âu và
ngược lại, giảm cước phí và thời gian vận chuyển người và hàng hóa.
C. ĐỌC - HIỂU BẢNG SỐ LIỆU
BẢNG SỐ LIỆU VỀ SỐ DÂN CỦA HOA KÌ QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: Triệu người)

Năm 1800 1820 1840 1860 1880 1900 1940 1960 1980 2005 2017

Số dân 5 10 17 31 50 76 132 179 229,6 296,5 325,4

(Nguồn: https://danso.org/hoa-ky)

Bảng số liệu về GDP của thế giới, Hoa Kì và một số châu lục năm 2004 và năm 2017
(Đơn vị: Tỉ USD)

Năm
Lãnh thổ 2004 2017
Thế giới 40887,8 80951,0
Hoa Kì 11667,5 19485,0
Châu Âu 14146,7 20253,1
Châu Á 10092,9 29478,0
Châu Phi 790,3 2215,9

(Nguồn: Tài liệu cập nhật thông tin SGK Địa lí)

4
Bảng số liệu về tỉ trọng số dân, GDP của EU
và một số nước trên thế giới năm 2004 và năm 2017
(Đơn vị: %)

Chỉ số Số dân GDP

Các nước, khu vực Năm 2004 Năm Năm 2004 Năm
2017 2017

EU 7,1 6,8 31,0 21,5

Hoa Kì 4,6 4,3 28,5 24,1


Nhật Bản 2,0 1,7 11,3 6,0
Trung Quốc 20,3 18,4 4,0 15,0
Ấn Độ 17,0 17,9 1,7 3,3
Các nước còn lại 49,0 50,9 23,5 30,1

Bảng số liệu về GDP của một số quốc gia trên thế giới qua các năm
(Đơn vị: tỉ USD)

Năm
1995 2004 2010 2017
Quốc gia
Hoa Kì 6954,8 11 667,5 14964 19485
Nhật Bản 5217,6 4 623,4 5499 4860
CHLB Đức 2417,7 2 714,4 3417 3657
Anh 1102,7 2 140,9 2404 2666
Pháp 1536,5 2 002,6 2647 2586

You might also like