ĐỀ CƯƠNG GIỮA KÌ SINH HỌC

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG GIỮA KÌ SINH HỌC

1,Phát biểu nội dung của quy luật phân li. Nêu ý nghĩa
-Trong quá trình phát sinh giao tử, các nhân tố di truyền trong từng cặp nhân tố di truyền sẽ phân li về
một giao tử và giữ nguyên bản chất của nó như ở cơ thể thuần chủng P.
Ý nghĩa:
-Xác định được các tính trạng trội tập trung nhiều gen trội quý vào 1 cơ thể để tạo ra giống có ý nghĩa
kinh tế cao
-Trong sản xuất, tránh sự phân li tính trạng diễn ra, trong đó xuất hiện tính trạng xấu, ảnh hưởng tới
phẩm chất và năng suất của vật nuôi, cây trồng, do đó người ta cần kiểm tra độ thuần chủng của chúng
2,Phát biểu nội dung quy luật phân li độc lập. Nêu ý nghĩa
-Khi lai bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau cho
F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
Ý nghĩa:
-Xuất hiện những biến dị tổ hợp vô cùng đa dạng, phong phú ở các loài sinh vật sinh sản hữu tính.
-Loại biến dị này là một trong những nguồn nguyên liệu quan trọng đôi với chọn giống và tiến hoá.
3,Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người
-Cơ chế sinh con trai, con gái ở người:
+Ở nam (giới dị giao tử): sinh ra hai loại giao tử đực (tinh trùng) là tinh trùng mang NST X và tinh
trùng mang NST Y.
+Ở nữ (giới đồng giao tử): chỉ sinh ra một loại giao tử cái (trứng) mang NST X.
=> Hai loại tinh trùng kết hợp ngẫu nhiên với một loại trứng:
+Tinh trùng mang NST X kết hợp với trứng mang NST X tạo hợp tử XX, phát triển thành con gái.
+Tinh trùng mang NST Y kết hợp với trứng mang NST X tạo hợp tử XY, phát triển thành cơ thể con
trai.
4,So sánh những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa giảm phân và nguyên phân
Giống:
-Quá trình trên đều nhân đôi ADN trước khi vào phân bào.
-Quá trình trên đều phân thành 4 kỳ
-Quá trình trên đều có sự phân đều mỗi loại NST về các tế bào con.
-Màng nhân và nhân con biến mất cho đến gần cuối
-Quá trình trên đều là hình thức phân bào có tơ tức là có sự hình thành thoi vô sắc
Khác:
Nguyên phân Giảm phân
-Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh -Xảy ra ở tế bào sinh dục chín.
dục sơ khai.
-Có một lần phân bào. -Có hai lần phân bào.
-Kì đầu không có sự tiếp hợp và trao đổi -Kì đầu I có sự tiếp hợp và trao đổi chéo.
chéo.
-Kì giữa NST xếp thành một hàng ở mặt -Kì giữa I NST xếp thành hai hàng ở mặt
phẳng xích đạo. phẳng xích đạo.
-Kì sau mỗi NST kép tách thành hai NST đơn -Kì sau I, mỗi NST kép trong cặp NST kép
và di chuyển về 2 cực của tế bào. tương đồng di chuyển về 2 cực của tế bào.
-Kết quả từ một tế bào mẹ cho ra hai tế bào -Kết quả từ một tế bào mẹ cho ra bốn tế bào
con. con.
-Số lượng NST trong tế bào con được giữ -Số lượng NST trong tế bào con giảm đi một
nguyên. nữa.
-Duy trì sự giống nhau: tế bào con có kiểu -Tạo biến dị tổ hợp, cơ sở cho sự đa dạng và
gen giống kiểu gen tế bào mẹ. phong phú của sinh vật, giúp sinh vật thích
nghi và tiến hóa.
5,So sánh kết quả lai phân tích F1 trong 2 trường hợp DTĐL và DTLK của 2 cặp tính trạng. Nêu ý
nghĩa của DTLK trong chọn giống
- Di truyền độc lập:
+ 2 cặp gen tồn tại trên 2 cặp NST.
+ Các cặp gen phân li độc lập và tổ hợp tự do ở F1 tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau.
+ Kết quả lai phân tích tạo 4 kiểu gen và 4 kiểu hình có tỷ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
- Di truyền liên kết:
+ 2 cặp gen tồn tại trên cùng một NST.
+ Các cặp gen liên kết khi giảm phân ở F1 tạo ra 2 loại giao tử.
+Kết quả lai phân tích tạo ra 2 kiểu gen và 2 kiểu hình có tỷ lệ 1 : 1.
-Ý nghĩa DTLK trong chọn giống:
Dựa vào sự di truyền liên kết, người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn di truyền với
nhau.
6,Thế nào là phép lai phân tích?
-Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính
trạng lặn.
-Nếu kết quả phép lai:
+Đồng tính: thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp tử(AA)
+ Phân tính: thì cá thể mang tính trạng lăn có kiểu gen dị hợp tử(aa)
7, Nêu khái niệm tính trạng và cặp tính trạng tương phản. Cho ví dụ minh họa
-Tính trạng là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo vô sinh lí của 1 cơ thể.
-Cặp tính trạng tương phản là hai trạng thái biểu thị trái ngược nhau của cùng một cặp tính trạng.
Ví dụ:
+Quả tròn > < Quả bầu dục
+Chua > < Ngọt
+Cánh dài > < Cánh ngắn
8,Bài toán
a, Ở cà chua, cây thân cao là trội hoàn toàn so với cây thân thấp. Hãy viết sơ đồ lai để xác định kết quả
của con lai F1 khi cho lai cây thân cao với cây thân thấp.
b, Ở gà 2n=78. Một hợp tử sau khi được thụ tinh đã nguyên phân 1 số lần liên tiếp, môi trường cung
cấp 1170 chiếc NST. Xác định số lần nguyên phân của hợp tử.
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………

You might also like