Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 18

BÀI TẬP KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 2

CHƯƠNG 1 – Kế toán các giao dịch bằng ngoại tệ


Bài số 1
Anh (chị) hãy hoàn thành sổ chi tiết ngoại tệ sau. Biết doanh nghiệp tính tỷ giá xuất ngoại tệ theo tỷ giá bình quân gia quyền di động.
(ĐVT: 1000đ)
Chứng từ Nhập Xuất Tồn
Diễn giải Nguyên Nguyên Nguyên
SH NT tệ Tỷ giá TT tệ Tỷ giá TT tệ Tỷ giá TT
1/10 Tồn quỹ 1/10 1.000 21,80
05/10 Nhập quỹ 1.100 21,90
07/10 Nhập quỹ 3.000 21,95
08/10 Xuất quỹ 500
11/10 Xuất quỹ 2.000
13/10 Nhập quỹ 10.000 22,00
21/10 Xuất quỹ 3.500
25/10 Nhập quỹ 5.000 22,00
30/10 Xuất quỹ 10.000
Cộng PS T10
Tồn cuối T10

1
Bài số 2
Doanh nghiệp ABC nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong tháng 12/N có
một số nghiệp vụ liên quan đến thu chi TGNH bằng USD như sau:
1. Ngày 5/12: bán hàng cho công ty K, số tiền 1.100 USD (thuế GTGT 10%), công ty
K chưa thanh toán.
2. Ngày 7/12: công ty K thanh toán tiền bán hàng bằng chuyển khoản, số tiền 1.100
USD.
3. Ngày 16/12: chuyển TGNH 8.000 USD thanh toán cho người bán N (tỷ giá lúc nhận
nợ là 19.400đ/USD)
4. Ngày 20/12: DN chuyển 1.000 USD từ TK USD sang TK VND cho ngân hàng nơi
DN mở tài khoản.
5. Ngày 31/12/N: số dư của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại DN bao gồm:
- TK 112(2): 4.100 USD
- TK 331: + TK 331 chi tiết công ty TB dư Có: 63.000 (3.000 USD)
+ TK 331 chi tiết công ty KL dư Có: 240.000 (12.000 USD)
+ TK 331 chi tiết công ty HSC dư Có: 41.000 (2.000 USD)
- TK 131: + TK 131 chi tiết công ty HA dư Nợ 210.000 (10.000 USD)
+ TK 131 chi tiết công ty BG dư Nợ: 315.000 (15.000 USD)
Yêu cầu:
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh? (DN tính tỷ giá xuất quỹ theo phương pháp
bình quân gia quyền di động)
Tài liệu bổ sung:
Biết rằng tỷ giá mua vào, bán ra của NHTM nơi DN mở tài khoản giao dịch như sau:
Ngày 5/12 7/12 16/12 20/12 31/12
Tỷ giá mua vào 19.500 20.000 20.500 21.000 21.500
Tỷ giá bán ra 20.000 20.500 21.000 21.500 22.000

Tồn quỹ ngày 1/12: 12.000 USD tỷ giá 19.400đ/USD

Bài số 3:
Tại công ty TH kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, nộp thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ. Tháng 12/N có các chứng từ tài liệu sau: (ĐVT: 1000đ)
I. Số dư đầu tháng:
TK1112 – Ngoại tệ 735.000 (35.000USD)
2
TK1122 – Ngoại tệ 420.000 (20.000USD) tại Pvcombank
TK 131 – Công ty NA Dư Nợ 315.000 (15.000USD)
TK 331 – Công ty TV Dư Có 645.000 (30.000USD)
II. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng liên quan đến ngoại tệ như sau:
1. Ngày 2/12, chuyển 25.000USD của công ty vào tài khoản tiền gửi ngân hàng tại
Pvcombank.
2. Ngày 6/12, công ty ký hợp đồng nhập khẩu vật liệu X của công ty AC trị giá
60.000USD. Công ty chuyển khoản thanh toán trước cho công ty AC: 30.000USD,
đã có giấy báo Nợ của Pvcombank.
3. Ngày 12/12, nhập khẩu vật liệu X theo hợp đồng thương mại với công ty AC, giá
nhập khẩu 60.000 USD, thuế nhập khẩu 30% (tỷ giá hối đoái trên tờ khai hải quan
21,5/1USD), thuế GTGT hàng nhập khẩu 10%. Chi phí vận chuyển là 22.000 thanh
toán bằng TGNH trong đó thuế GTGT 10%. Vật liệu X đã nhập kho đủ.
4. Ngày 18/12, công ty ký hợp đồng xuất khẩu thành phẩm A với công ty NT, trị giá
50.000USD. Công ty NT đã chuyển trả trước cho công ty 20.000USD, đã có giấy báo
Có của Pvcombank.
5. Ngày 20/12, xuất khẩu thành phẩm A theo hợp đồng đã ký cho công ty NT, giá vốn
thành phẩm xuất bán: 700.000; trị giá hàng xuất khẩu: 50.000USD, thuế xuất khẩu
10% (tỷ giá hối đoái trên tờ khai hải quan 21,6/1USD). Công ty NT chuyển khoản
thanh toán hết số tiền còn lại (đã nhận giấy báo). Thuế xuất khẩu đã nộp bằng TGNH
(đã có giấy báo Nợ).
6. Ngày 24/12, công ty NA thanh toán tiền hàng: 15.000USD, đã chuyển vào tài khoản
công ty tại Pvcombank (đã có giấy báo Có).
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
2. Ghi Sổ cái TK1122 (theo hình thức Nhật ký chung).
Biết rằng:
Pvcombank công bố tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra lần lượt như sau:
Ngày 2/12: 21,2/1USD và 21,4/1USD; ngày 6/12: 21,25/1USD và 21,35/1USD; ngày
12/12: 21,22/1USD và 21,4/1USD; ngày 18/12: 21,23/1USD và 21,4/1USD; ngày 20/12:
21,3/1USD và 21.45/1USD; ngày 24/12: 21,32/1USD và 21,42/1USD; ngày 31/12:
21,33/1USD và 21,46/1USD.

Bài số 4

3
Tại công ty AT, ngày 31/12, số dư chi tiết của các tài khoản có gốc ngoại tệ như sau:
(ĐVT: 1.000đ)
- TK 1122 (Eximbank): 860.000 (40.000USD)
- TK 131:
TK 131 Công ty AB dư Nợ 339.220 (16.000USD) thanh toán qua Vietcombank
TK 131 Công ty TH dư Nợ 179.520 (8.500USD) thanh toán qua Eximbank
TK 131 Công ty VA dư Có 110.344 (5.200USD) thanh toán qua Vietcombank
- TK 331 :
TK 331 Công ty VAX dư Có 322.625 (14.500USD) thanh toán qua Vietcombank
TK 331 Công ty BP dư Nợ 128.400 (6.000USD) thanh toán qua Eximbank
- TK 341 (Vietcombank) : 469.040 (22.000USD)
Yêu cầu :
1. Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ vào ngày 31/12 và định khoản.
2. Ghi sổ cái TK 413 theo hình thức Nhật ký chung.
Tài liệu bổ sung : Tỷ giá USD ngày 31/12 :
- Ngân hàng Eximbank : tỷ giá mua vào 21,7/1USD ; tỷ giá bán ra 21,9/1USD
- Ngân hàng Vietcombank : tỷ giá mua vào 21,65/1USD ; tỷ giá bán ra 21,85/1USD

Bài số 5
Công ty XNK Hưng Hải đang trong giai đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh, số dư của
các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ trên sổ kế toán tại ngày 31/12/N như sau: (Đơn vị
tính: 1.000đ)
TK 1122: 190.000 (10.000$ với tỷ giá 19/$)
TK 131 (Chi tiết khách hàng A, dư Nợ): 388.000 (20.000$ với tỷ giá 19,4/$)
TK 331 (Chi tiết khách hàng B, dư Có): 780.000 (40.000$ với tỷ giá 19,5/$)
TK 341 (Chi tiết Ngân hàng ACB, dư Có): 965.000 (50.000$ với tỷ giá 19,3/$)
Yêu cầu: Hãy đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ vào cuối năm tài
chính của công ty và lập các bút toán định khoản. Biết rằng, doanh nghiệp mở tài khoản và
giao dịch tại ngân hàng ACB, tỷ giá mua vào và bán ra của ngân hàng ACB ngày 31/12/N
là 19,6/USD và 20,1/USD.

Bài số 6:
Tại công ty VA kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, nộp
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Tháng 6/N có các chứng từ tài liệu sau: (ĐVT:
1.000đ)
4
1. Ngày 12/6 công ty nhập khẩu 3.000 kg vật liệu Y để sản xuất sản phẩm chịu thuế
theo phương pháp khấu trừ, trị giá 10.000 USD, chưa thanh toán cho bên bán, thuế
suất thuế nhập khẩu 20%, thuế tiêu thụ đặc biệt 10%, thuế GTGT hàng nhập khẩu
10%. Chi phí vận chuyển bốc dỡ về kho của công ty 2.000 đã thanh toán bằng TGNH.
Tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi công ty mở tài khoản thanh toán là
21,5/1USD.
2. Ngày 18/6, biên bản nhận bàn giao TSCĐ bàn giao một thiết bị quản lý dùng cho bộ
phận QLDN theo giá nhập khẩu là 50.000USD, chưa trả tiền người bán, thuế suất
thuế nhập khẩu 20%, thuế GTGT hàng nhập khẩu 10% (giá tính thuế = giá mua nhập
khẩu). Tỷ giá hối đoái trên tờ khai hải quan là 21,7/1USD. Chi phí vận chuyển đã
thanh toán bằng TGNH là 22.000 (bao gồm cả thuế GTGT 10%). Tài sản được đầu
tư bằng quỹ đầu tư phát triển. Tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi công ty mở
tài khoản thanh toán là 21,6/1USD.
3. Ngày 28/6, biên bản nhận bàn giao TSCĐ bàn giao một ôtô nhập khẩu sử dụng cho
việc vận chuyển hàng tiêu thụ theo giá nhập khẩu là 100.000USD, chưa trả tiền người
bán, thuế suất thuế nhập khẩu 30%, thuế GTGT hàng nhập khẩu 10%, thuế trước bạ
2% giá tính thuế nhập khẩu. Tỷ giá hối đoái ghi trên tờ khai hải quan là 21,45/1USD.
Chi phí vận chuyển theo giá chưa thuế là 16.000 (thuế GTGT 10%). Tài sản được
đầu tư bằng nguồn vốn vay ngân hàng. Tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi
công ty mở tài khoản thanh toán là 21,8/1USD.
Yêu cầu:
1. Tính toán, định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
3. Ghi Sổ Nhật ký chung.

Bài số 7:
Tại Công ty Minh Thảo, quý 4/N có một số tài liệu sau: (Đơn vị tính: 1.000 đồng)
A. Số dư đầu quý của một số tài khoản:
1. TK 1112: 228.000 (của 12.000$) (Số ngoại tệ tồn quỹ là số tiền khách hàng trả một
lần trong kỳ, tỷ giá hối đoái ghi sổ là 19/$)
2. TK 131: 681.120, trong đó:
- Chi tiết Công ty T&T: 117.120
- Chi tiết Công ty CK: 30.000$, tỷ giá hối đoái khi nhận nợ là 18,8/$
3. TK 341 (Chi tiết BIDV Cầu Giấy) : 390.000 (vay bằng ngoại tệ 20.000$, tỷ giá giao
dịch tại thời điểm vay là 19,5/$)

5
4. TK 331 (Chi tiết Công ty XNK Bình An) : 480.000 (25.000$, tỷ giá khi nhận nợ là
19,2/$)
B. Trong quý 4/N, có một số nghiệp vụ phát sinh liên quan như sau :
1. Ngày 5/11/N, Công ty T&T thanh toán hết công nợ kỳ trước bằng ngoại tệ là 6.100$,
tỷ giá ………………… trong ngày là 19,8/$
2. Ngày 30/11/N, DN chi tiền mặt bằng ngoại tệ trả cho công ty XNK Bình An là
10.000$, tỷ giá ………………. trong ngày là 19,6/$
3. Ngày 8/12/N, Công ty CK trả tiền mua hàng nợ từ quý trước bằng tiền mặt là 30.000$,
tỷ giá ……………. trong ngày là 19,4/$
4. Ngày 18/12/N, DN chi tiền mặt bằng ngoại tệ trả cho công ty XNK Bình An là
7.000$, tỷ giá …………………. trong ngày là 19,3/$
5. Ngày 30/12/N, DN chi tiền mặt bằng ngoại tệ trả nợ vay ngắn hạn BIDV Cầu Giấy
số tiền là 20.000$
6. Ngày 30/12/N, DN chuyển TGNH (tiền Việt Nam) trả lãi vay cho BIDV Cầu Giấy
là 9.210, đã nhận được Giấy báo nợ.
7. Cuối năm tài chính, đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá
………………. ngày 31/12/N là 19,8
Yêu cầu:
Hãy tự cho từng loại tỷ giá áp dụng vào chỗ trống, tính toán, lập các định khoản kế
toán các nghiệp vụ kinh tế trên theo nguyên tắc của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 10.
Tài liệu bổ sung: DN tính tỷ giá xuất quỹ theo phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn

BÀI TẬP CHƯƠNG 2

Bài số 1:
Doanh nghiệp A, trong tháng 6/N có tình hình sau: (ĐVT: 1.000 đồng)
A. Số dư ngày 1/6/N của một số tài khoản:
- TK 131 (dư Nợ): 250.000, trong đó:
+ Phải thu của công ty HT: 180.000
+ Phải thu của công ty M: 70.000
- TK 141: 12.000, trong đó:
+ Ông Hải phòng bán hàng: 7.000
+ Ông Minh phòng hành chính: 5.000
- TK 244: 50.000 (tiền ký cược để thuê hoạt động TSCĐ của công ty X dùng cho phân
xưởng sản xuất số 1 từ ngày 1/6/N đến ngày 30/6/N)
B. Trong tháng có các nghiệp vụ sau:
1. Phiếu chi số 05 ngày 5/6: tạm ứng tiền công tác phí cho ông Bình phòng bán hàng 7.000.

6
2. Biên bản giao nhận số 02 ngày 7/6: bàn giao một ô tô đang phục vụ phòng bán hàng cầm
cố với công ty T để vay vốn với thời hạn 03 tháng. Nguyên giá của chiếc ô tô: 400.000, đã
khấu hao 80.000.
3. Bảng thanh toán tạm ứng số 01/06 ngày 10/6 của ông Hải phòng bán hàng kèm theo hoá
đơn GTGT mua xăng dầu phục vụ bộ phận bán hàng, trong đó: Giá mua chưa có thuế GTGT:
5.000, thuế suất thuế GTGT 10%. Phần chi không hết tạm ứng ông Hải trả lại cho doanh
nghiệp bằng tiền mặt (Phiếu thu số 04 ngày 10/6).
4. Giấy báo Có số 13 ngày 15/6, công ty HT chuyển trả tiền là 180.000.
5. Bảng thanh toán tạm ứng số 02/06 ngày 17/6 của ông Minh phòng hành chính kèm theo
chứng từ tiền công tác phí chưa có thuế GTGT là 6.000, thuế GTGT: 600. Phần chi quá tạm
ứng doanh nghiệp trả lại cho ông Minh bằng tiền mặt (Phiếu chi số 08 ngày 17/6).
6. Giấy báo Có số 14 ngày 20/6, doanh nghiệp nhận lại tiền ký cược thuê hoạt động TSCĐ
của công ty X. Doanh nghiệp làm hư hỏng một số chi tiết của TSCĐ nên bị phạt 10% số
tiền đã ký cuợc.
7. Giấy báo Có số 15 ngày 2/6. Công ty M chuyển trả tiền là 70.000.
Yêu cầu:
Định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế trên, biết rằng doanh nghiệp nộp thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ.

Bài số 2:
Doanh nghiệp A kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, sản
xuất 2 loại sản phẩm là X và Y, sản phẩm X chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ,
sản phẩm Y không chịu thuế giá trị gia tăng. Vật tư, tài sản mà doanh nghiệp mua về phục
vụ sản xuất cả 2 loại sản phẩm. Trong tháng 6/N có một số nghiệp vụ phát sinh như sau:
(ĐVT: 1.000 đồng)
1. Nhập kho vật liệu mua về, trong đó giá mua: 15.000, thuế suất thuế GTGT 10%, chưa trả
tiền nguời bán.
2. Mua một thiết bị sản xuất bàn giao cho phân xuởng sản xuất, giá mua chưa bao gồm thuế
GTGT: 100.000, thuế GTGT 10%, thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Tài sản được đầu tư
bằng quỹ đầu tư phát triển.
3. Mua một TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, giá mua chưa bao gồm thuế GTGT là 50.000,
thuế GTGT: 5.000. Đã trả bằng tiền gửi ngân hàng. Tài sản được đầu tư bằng quỹ phúc lợi.
4. Doanh nghiệp mua một chiếc ô tô dùng cho bộ phận hành chính. Giá mua chưa có thuế
GTGT: 600.000, thuế GTGT 10%, thanh toán cho người bán bằng tiền gửi ngân hàng. Lệ
phí truớc bạ, đăng kiểm giấy tờ liên quan khác đã chi bằng tiền mặt: 22.000. Tài sản được
đầu tư bằng quỹ phúc lợi.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên
2. Phân bổ thuế GTGT đầu vào cuối kỳ để xác định phần thuế GTGT đầu vào được
khấu trừ và không được khấu trừ và định khoản các nghiệp vụ đó. Biết rằng: doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ đã tổng hợp được đối với sản phẩm X là 3 tỷ đồng, sản phẩm Y
là 2 tỷ đồng.
Bài số 3:
Tại doanh nghiệp TL (đơn vị cấp trên) có 03 đơn vị trực thuộc tổ chức công tác kế toán
riêng; hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong tháng 6/N có một số tài liệu
như sau: (Đvt: 1.000 đồng)
A. Số dư ngày 1/6/N của một số tài khoản:
7
- TK 136: 300.000
TK 1361: 180.000
TK 1368: 120.000
- TK 336: 800.000
TK 3361: 640.000
TK 3368: 160.000
B. Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Cấp vốn kinh doanh cho doanh nghiệp TL01 (đơn vị cấp duới) bằng tài sản cố định hữu
hình có nguyên giá là 1.600.000, đã khấu hao 600.000.
2. Nhận vốn kinh doanh do chủ SH góp, ủy quyền cho doanh nghiệp TL02 (đơn vị cấp duới)
nhận bằng chuyển khoản 100.000.
3. Nhận lại vốn kinh doanh của doanh nghiệp TL03 (đơn vị cấp duới) là một tài sản cố định
hữu hình có giá trị còn lại là 1.400.000 để cấp cho một đơn vị khác.
4. Chi hộ cho doanh nghiệp TL02 một số khoản với số tiền là 90.000 bằng chuyển khoản
quan tài khoản ngân hàng.
5. Số lãi từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm qua mà doanh nghiệp TL01 phải nộp về là
1.000.000.
6. Xuất bán sản phẩm cho doanh nghiệp TL02 với giá bán chưa bao gồm thuế GTGT là
800.000, thuế suất thuế GTGT là 10%, chưa thu tiền.
7. Bù trừ khoản phải thu phải trả của doanh nghiệp TL01 là 700.000.
8. Doanh nghiệp TL 02 thanh toán các khoản phải thu phải trả nội bộ là 600.000 bằng chuyển
khoản.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên tại đơn vị cấp trên và các đơn vị trực thuộc

Bài số 4:
Trích tài liệu tháng 4/N của Công ty ĐT (cấp trên) có các xí nghiệp trực thuộc (đơn vị
cấp dưới) hạch toán độc lập như sau: (đvt: 1.000đ)
A. Tại công ty ĐT (cấp trên):
1. Ngày 1/4: chuyển TGNH trả tiền điện dùng cho sản xuất ở xí nghiệp trực thuộc I số tiền
13.000 đã nhận được GBN. Công ty đã thông báo cho xí nghiệp I biết.
2. Ngày 18/4: công ty nhận được thông báo của xí nghiệp trực thuộc II về việc xí nghiệp
trực thuộc II chi trả hộ khoản tiền công ty ĐT nợ công ty X số tiền 20.000.
3. Ngày 20/4: công ty đã thu hộ đơn vị Y nợ xí nghiệp trực thuộc I số tiền mặt đã nhập quỹ
là 9.000; đồng thời thông báo xí nghiệp I biết.
4. Công ty xác định số lợi nhuận xí nghiệp I phải nộp trong kỳ là 45.000, xí nghiệp II phải
nộp trong kỳ là 22.000
B. Tại các xí nghiệp trực thuộc (đơn vị cấp dưới):
1. Ngày 2/4: xí nghiệp I nhận được thông báo của công ty ĐT về việc đã trả hộ tiền điện, số
tiền 13.000.
2. Ngày 17/4: xí nghiệp II xuất quỹ tiền mặt trả hộ cho công ty ĐT số tiền công ty ĐT nợ
công ty X số tiền 20.000, đồng thời thông báo cho công ty ĐT biết.
3. Ngày 21/3: xí nghiệp I nhận được thông báo của công ty ĐT đã thu hộ khoản đơn vị Y
nợ xí nghiệp I số tiền mua hàng là 9.000.
4. Xí nghiệp I phải nộp lợi nhuận lên công ty ĐT là 45.000.
5. Xí nghiệp I xuất quỹ tiền mặt cho xí nghiệp II mượn tạm thời không lấy lãi số tiền 30.000.
6. Xí nghiệp II mượn tạm thời của xí nghiệp I số tiền 30.000 đã nhập quỹ tiền mặt.
Yêu cầu:
8
1. Lập định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh?
2. Kết chuyển thanh toán bù trừ cuối kỳ, phản ánh vào sơ đồ tài khoản, khóa sổ tính số
dư ở công ty ĐT và các xí nghiệp trực thuộc.

Bài số 5:
Tại công ty HN kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, nộp thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong tháng 01/N có tài liệu sau: (ĐVT: 1.000 đồng)
1/ Ngày 01/01/N, công ty phát hành 1.000 trái phiếu thu bằng TGNH, mệnh giá 5.000/trái
phiếu. Kỳ hạn 4 năm. Lãi suất trái phiếu 10% năm. Lãi suất thị trường 14%/năm. Công ty
phải trả lãi định kỳ vào cuối mỗi năm và tiền gốc khi đáo hạn bằng TGNH. Giả sử giá phát
hành trái phiếu bằng giá trị hiện tại các khoản phải thanh toán trong 4 năm với lãi suất chiết
khấu bằng 14%. Phí phát hành 1% mệnh giá.
2/ Xuất kho bán một lô thành phẩm cho công ty HC, giá thực tế xuất kho 50.000 (PXK số
05 ngày 10/01/N). Giá bán chưa có thuế GTGT 70.000, thuế GTGT 10%. Người mua đã
thanh toán ½ bằng tiền gửi ngân hàng, số còn lại chấp nhận nợ (Kèm theo HĐ GTGT số
0009871 và Giấy báo Có số 200 cùng ngày)
3/ Biên bản giao nhận TSCĐ số 01 ngày 15/01/N dùng quỹ đầu tư phát triển mua TSCĐ
phục vụ cho sản xuất, giá mua chưa có thuế (bao gồm cả công lắp đặt) là: 150.000, thuế suất
thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng chuyển khoản.
4/ Ngày 20/01/N Phiếu chi TM số 20 mua vé ủng hộ chương trình từ thiện do quỹ phúc lợi
của công ty tài trợ, số tiền 5.000
5/ Biên bản giao nhận TSCĐ số 02 ngày 30/01/N mua một thiết bị sử dụng cho mục đích
nghiên cứu và phát triển khoa học, giá chưa có thuế GTGT 100.000, thuế suất thuế GTGT
10%, đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Thiết bị được đầu tư từ quỹ phát triển khoa
học công nghệ của công ty.
Yêu cầu:
1/ Tính toán, định khoản các nghiệp vụ trên trong tháng 01/N?
2/ Cho biết các nghiệp vụ kinh tế nêu trên được ghi vào các sổ kế toán nào theo hình thức
kế toán Nhật ký chung? Vào thời điểm lập BCTC năm thông tin liên quan đến các nghiệp
vụ đó được trình bày ở những chỉ tiêu nào trên BCĐKT?
Tài liệu bổ sung:
Chiết khấu trái phiếu được phân bổ theo phương pháp đường thẳng.

Bài số 6:
Trích tài liệu tháng 12/N của Công ty GX như sau: (Đơn vị tính 1.000đ)
1. Ngày 01/12/N công ty phát hành một đợt trái phiếu số lượng 500.000 trái phiếu thu bằng
TGNH, mệnh giá 2.000/trái phiếu. Lãi suất trái phiếu 8%/năm được trả vào ngày cuối mỗi
năm, ngày đáo hạn 01/01/N+4. Hãy xác định nếu lãi suất thị trường tại thời điểm phát hành
là 9%/năm thì giá bán trái phiếu là bao nhiêu thì phù hợp?
9
2. Ngày 02/12/N Công ty phát hành 5.000 trái phiếu kỳ hạn 5 năm loại mệnh giá 1.000, lãi
suất 8%/năm trả lãi sau. Số tiền bán trái phiếu thu theo đúng mệnh giá chuyển vào tài khoản
tiền gửi ngân hàng của công ty: 5.000.000.
3. Ngày 4/12/N Công ty phát hành 3.000 trái phiếu kỳ hạn 5 năm loại mệnh giá 5.000, lãi
suất 6%/ năm trả lãi trước ngay khi phát hành số tiền bán trái phiếu thực tế đã chuyển vào
tài khoản của công ty tại ngân hàng: 10.500.000.
4. Ngày 12/12/N Công ty phát hành 2.000 trái phiếu kỳ hạn 5 năm loại mệnh giá 5.000, lãi
suất 6%/năm, trả lãi sau. Tại thời điểm này lãi suất huy động vốn của ngân hàng trả cho
người gửi là 6,3%/ năm. Do lãi suất thị trường lớn hơn lãi suất danh nghĩa nên Công ty bán
một trái phiếu với giá 4.940. Tổng số tiền thu thực tế đã chuyển vào tài khoản tiền gửi của
ngân hàng: 9.880.000.
Yêu cầu: Tính toán lập các định khoản kế toán cần thiết trong tháng 12/N?

Bài số 7:
Trích tài liệu quý I/N của doanh nghiệp MĐ như sau: (Đơn vị tính 1.000đ).
1. Ngày 01-1/N phòng kế toán nhận được biên bản kiểm kê số 01- ngày 01/01/N vật liệu
chính thừa chưa rõ nguyên nhân trị giá 12.000.
2. Ngày 02/1/N doanh nghiệp vay 600.000 của đơn vị X trả cho công ty N về số tiền hàng
nợ tháng trước. Giấy nhận nợ tiền vay số 03 ngày 02/1/N thời hạn vay 03 tháng lãi suất
0,8%/ tháng trả lãi theo định kỳ hàng tháng bằng chuyển khoản.
3. Ngày 20/1/N doanh nghiệp nhận được giấy báo có của ngân hàng số 79 ngày 19/1/N số
tiền 30.000 do đơn vị Y ký quỹ ngắn hạn để mua hàng của doanh nghiệp.
4. Ngày 31/1/N doanh nghiệp nhận được thông báo của cơ quan thuế về thuế nhà đất phải
nộp 2.200.
5. Ngày 02/2/N. Giám đốc DN quyết định xử lý số vật liệu thừa được phép ghi tăng nguồn
vốn kinh doanh.
6. Ngày 06/2/N DN chuyển TGNH nộp thuế nhà đất số tiền 2.200 đã nhận được giấy báo
nợ số 12 ngày 06/2/N.
7. Doanh nghiệp xuất quỹ tiền mặt theo phiếu chi số 36 ngày 15/2/N trả lãi tiền vay cho đơn
vị X số tiền 4.000.
8. Biên bản bàn giao TSCĐ số 004 ngày 11/3/N DN nhận một TSCĐHH đã đưa vào sử dụng
ở bộ phận sản xuất. TSCĐ này được mua bằng tiền vay dài hạn của công ty T đã thanh toán
thẳng cho người bán theo hợp đồng vay vốn số 43 ngày 09/3/N tổng số tiền vay 440.000.
Giá mua chưa có thuế 400.000 thuế GTGT 10%.
Yêu cầu:
1. Lập định khoản kế toán các nghiệp vụ trên?
2. Ghi sổ NKC quý I/N?

10
Bài số 8:
Công ty TNHH A có tình hình như sau:
Số dư ngày 31/03/N của TK 421 là 120.000.000đ.
Trong đó:
• TK 4211 là 80.000.000đ
• TK 4212 là 40.000.000đ
Trong năm N – 1, công ty có lợi nhuận kế toán sau thuế TNDN là 190.000.000 đ và đã tạm
chia lãi cho thành viên góp vốn là 50.000.000đ, trích Quỹ đầu tư phát triển: 50.000.000đ,
Quỹ khen thưởng phúc lợi 10.000.000đ.
1.Quyết định phân phối số lợi nhuận còn lại của năm trước (năm N – 1):
• Chia lãi bổ sung cho các thành viên góp vốn: 50.000.000đ
• Trích thưởng cho ban điều hành: 10.000.000đ
• Số lợi nhuận sau thuế còn lại chưa phân phối năm trước sau khi trừ 2 khoản trên, được
trích thêm Quỹ đầu tư phát triển 50%, Quỹ khen thưởng phúc lợi 50%.
2. Kế toán xác định kết quả kinh doanh trong tháng 4/N là lỗ 8.000.000đ.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Bài số 9:
Tại công ty cổ phần Thành Minh có tài liệu như sau:
Số dư đầu năm N: TK 4111: 30.000.000.000 đ (chi tiết 3.000.000 cổ phần, mệnh giá
10.000đ/cp)
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh năm N:
1. Tại ngày 24/4/N công ty thực hiện phát hành cổ phiếu qua đấu giá 1.000.000 cổ phần
với mỗi cổ phần có mệnh giá là 10.000đ, giá đấu thầu thành công bình quân là
18.000đ/ 1 cổ phần. Các nhà đầu tư đã nộp đủ tiền bằng TGNH ngày 4/5. Chi phí
phát hành đã chi bằng TGNH: 250 trđ

2. Ngày 3/9/N Công ty quyết định mua lại 200.000 cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ với giá
mua lại là 12.000đ/ 1cp. Chi phí giao dịch là 0.3% giá trị giao dịch. Ngày 4/9 công
ty đã trả bằng TGNH.

3. Ngày 5/10 Công ty quyết định mua lại 300.000 cổ phiếu với giá mua lại 10.000đ/
1cp. Chi phí môi giới mua cổ phiếu 0,2%. Ngày 7/10 công ty đã trả bằng TGNH.

4. Ngày 31/3/N+1, hội đồng quản trị công ty X quyết định chia cổ tức bằng 300.000 cổ
phiếu quỹ, tính theo mệnh giá; số cổ phiếu quỹ còn lại hội đồng quản trị quyết định
hủy.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

11
Bài số 10:
Doanh nghiệp Hoa Hồng có tình hình như sau: (ĐVT: VNĐ)
1. Tổng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trong năm N là: 340.000.000đ. Ban giám
đốc quyết định:
- Trích Quỹ đầu tư phát triển: 80%
- Trích các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu: 10%
- Trích Quỹ khen thưởng phúc lợi: 10%
2. Mua 1 TSCĐ dùng trong phân xưởng, giá mua chưa thuế 50.000.000đ, thuế GTGT 10%,
chưa thanh toán, chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử đã trả bằng tiền mặt là 2.200.000đ,
gồm thuế GTGT 200.000đ. Biết TSCĐ hữu hình này được đầu tư bằng Quỹ đầu tư phát
triển.
3. Chi tiền mặt từ quỹ khen thưởng phúc lợi khen thưởng cuối năm cho nhân viên là
10.000.000đ.
4. Chi tiền mặt 1.000.000đ trợ cấp khó khăn cho nhân viên B từ quỹ khen thưởng phúc lợi.
5. Chi tiền mặt mua quà tết cho gia đình một số nhân viên đã nghỉ hưu từ quỹ khen thưởng
phúc lợi là 2.000.000đ, thuế GTGT 10%.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Bài số 11:
Công ty cổ phần ABC trong năm N có tình hình như sau:( ĐVT: VNĐ)
1. Phát hành thêm 10.000 cổ phần có mệnh giá 1.000.000đ/cổ phần. Với phương án phát
hành như sau:
- 60% số lượng cổ phần phát hành cho cổ đông hiện hữu theo giá phát hành bằng mệnh giá.
Trong đó: 50% bằng quỹ đầu tư phát triển; 20% bằng nguồn thặng dư vốn cổ phần; 30% sẽ
thu bằng tiền.
- 15% số lượng cổ phần phát hành cho cán bộ công nhân theo giá phát hành bằng 80% mệnh
giá.
- 25% số lượng cổ phần phát hành cho cổ đông chiến lược theo giá phát hành bằng 120%
mệnh giá.
2. Mua lại 5.000 cổ phần đang lưu hành dùng làm cổ phiếu quỹ, giá mua lại 1.500.000đ/cổ
phần, đã thanh toán bằng tiền mặt.
3. Theo quyết định của hội đồng quản trị, 5.000 cổ phiếu quỹ trên được xử lý như sau:
- Thưởng cho ban điều hành 1.000 cổ phần lấy nguồn từ quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu,
giá phát hành bằng mệnh giá.
- Tái phát hành ra bên ngoài 1.000 cổ phần với giá phát hành 2.000.000đ/cổ phần.
- Số còn lại xử lý hủy.
12
Yêu cầu: Định khoản các nghiêp vụ phát sinh trên.

Bài số 12:
Trích tài liệu của một doanh nghiệp như sau: (Đơn vị tính: 1.000đ)
A. Số dư ngày 31/12/N của một số tài khoản:

TK 421 (4212): 35.000


TK 414: 40.000
TK 418: 30.000
TK 353: 50.000
B. Các nghiệp vụ phát sinh trong quý I năm N+1 như sau:

1. Chi tiền mặt để khen thưởng cho công nhân viên từ quỹ khen thưởng số tiền: 6.000

2. Quyên góp cho tổ chức từ thiện bằng tiền mặt từ quỹ phúc lợi: 5.000

3. Kết chuyển lãi sau thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh quý I là: 55.000

4. Tính thuế TNDN phải nộp theo kế hoạch quý I năm N+1 là: 34.000

5. Quyết toán phân phối lợi nhuận năm N được duyệt công nhận tổng số lợi nhuận thực tế
năm N là 320.000, lợi nhuận chịu thuế TNDN là 350.000; thuế TNDN phải nộp 20%.
Số còn lại được trích lập các quỹ: Quỹ đầu tư phát triển: 40%, Quỹ khen thưởng phúc
lợi 40%, Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 20% và công nhận số đã tạm phân phối trong
năm N:

- Thuế TNDN đã nộp: 90.000

- Quỹ đầu tư phát triển: 80.000

- Quỹ khen thưởng phúc lợi: 85.000

- Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu: 30.000

6. Chuyển TGNH nộp thuế TNDN quý I/N+1 đã nhận được giấy báo nợ.

Yêu cầu:
1. Tính toán định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

2. Lập các chỉ tiêu liên quan đến các tài khoản 421,414,418,353 trên bảng cân
đối kế toán quý I năm N+1

Tài liệu bổ sung: Số thuế TNDN năm N nộp thừa chuyển làm số nộp cho quý I năm N+1

Bài số 13:

13
ABC là Cty Cổ phần được thành lập đầu năm N. Trong điều lệ, công ty cho phép phát
hành 2.000.000 cổ phiếu phổ thông, có mệnh giá 10.000đ/CP. Trong năm N có các nghiệp
vụ liên quan đến vốn cổ phần như sau:
Ngày 1/1: phát hành 2.000.000 CP phổ thông với giá 15.000đ/CP. Các cổ đông đã nộp
tiền vào TK TGNH.
Ngày 15/2: chi phí phát hành cổ phiếu đã thanh toán bằng chuyển khoản là 300 triệu
đồng.
Ngày 1/6: mua lại 500.000 CP phổ thông với giá mua lại là 18.000đ/CP. Đã nhận được
GBN của Ngân hàng, Số CP này dùng làm CP quỹ.
Ngày 1/8: bán 100.000 CP quỹ với giá 21.000đ/CP. Đã nhận GBC của NH
Ngày 1/10: tiếp tục bán 150.000 CP quỹ với giá 15.000đ/CP. Đã nhận được GBC của
NH.
Ngày 1/11: quyết định hủy bỏ 250.000 CP quỹ còn lại đã mua ngày 1/6
Ngày 1/12: Thông báo số cổ tức sẽ chia cho các cổ đông bằng tiền là 8 tỷ đồng.
Ngày 31/12: trả cổ tức đã thông báo bằng chuyển khoản 8 tỷ đồng.
Yêu cầu: định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh?

BÀI TẬP CHƯƠNG 3


Bài số 1:
Công ty A có năm tài chính 2016 bắt đầu từ 1/1/2016 đến ngày 31/12/2016. Trong năm tài
chính 2016 có một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau (đvt: 1.000đ)
1. 1/9/2016, công ty T là khách hàng của công ty A tuyên bố phá sản. Doanh nghiệp
này còn nợ công ty A: 300.000. Trong đó, số trích lập dự phòng phải thu khó đòi của
năm 2015 cho khoản này là 100.000
2. Ngày 20/9/2016 thanh lý hàng 1.000 kg tồn kho Y với giá 500, đơn giá ghi sổ là
600/kg biết rằng doanh nghiệp đã lập dự phòng giảm giá HTK cho mặt hàng này là
50.000
3. 31/12/2016, khách hàng MK quá hạn nợ 9 tháng số tiền là: 200.000
4. Ngày 31/12/2016 lượng hàng hoá X tồn kho là 70.000 Kg, đơn giá ghi sổ là 850 đ/Kg,
dự kiến giá trị thuần có thể thực hiện được trên thị trường tại thời điểm này là 810
đ/Kg

Bài số 2:
Trích tài liệu ngày 31/12/N tại công ty HM liên quan đến hàng tồn kho và công nợ như sau
(đvt: 1.000đ)

14
- Vật liệu A: số lượng 1.000 kg; giá trị thuần có thể thực hiện được là 100/kg, giá gốc là
120/kg
- Hàng hóa B: số lượng 500 kg; giá trị thuần có thể thực hiện được là 80/kg, giá gốc 90/kg
- Sản phẩm Y: số lượng 1.000 cái; giá bán ước tính của sản phẩm Y là 520/sp, giá thành của
sản phẩm Y là 470/sp, chi phí bán ước tính là 10/sp
- Sản phẩm Z: số lượng 500 cái; giá bán ước tính của sản phẩm Z là 410/sp, giá thành của
sản phẩm Z là 420/sp, chi phí bán ước tính 5/sp
- Phải thu công ty C: số tiền 30.000, đã quá hạn 16 tháng
- Phải thu công ty D: số tiền 40.000, đã quá hạn 25 tháng.
Yêu cầu: Tính toán, lập định khoản kế toán về bút toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự
phòng nợ phải thu khó đòi tại ngày 31/12/N
Biết rằng:
- Ngoài số vật liệu A, hàng hóa B, sản phẩm Y, sản phẩm Z trên, các hàng tồn kho khác đều
có giá trị thuần có thể thực hiện được lớn hơn giá gốc. Vật liệu A chỉ được dùng để trực tiếp
sản xuất sản phẩm Y.
- Các khoản công nợ phải thu ngoài phải thu công ty C và công ty D đều chưa đến hạn thanh
toán và không có khả năng khó đòi.
- Số dư trước khi lập dự phòng vào ngày 31/12/N của TK 2293 là 50.000 và TK 2294 là
20.000.

Bài số 3:
Tại DN thương mại X, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX, nộp thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ thuế suất 10%, thuế suất thuế TNDN 20%, niên độ kế toán phù hợp
với năm dương lịch, có tài liệu sau:
1. Bảng tổng hợp các loại hàng tồn kho bị giảm giá ngày 31/12/N như sau:
STT Tên hàng Đvt SL tồn Đơn giá ghi Đơn giá giá trị thuần
hóa kho sổ (1.000đ) có thể thực hiện được
(1.000đ)
1 Hàng hóa A Kg 10.000 280 270
2 Hàng hóa B Chiếc 1.000 2.150 2.000
3 Hàng hóa C Cái 500 3.000 2.900
2. Số dư của TK 2294 tại thời điểm cuối năm tài chính trước khi lập dự phòng giảm giá hàng
tồn kho là 180.000.000đ
3. Ngày 20/2/N+1: doanh nghiệp X bán hàng hóa B với số lượng 100 chiếc, đơn giá bán
chưa có thuế GTGT là 1.900.000 đ/chiếc, thuế GTGT 10% đã thu bằng TGNH. Chi phí bán
hàng liên quan đến lô hàng này là 3.000.000đ.
Yêu cầu:

15
1. Tính toán mức dự phòng phải trích lập cho các loại hàng hóa bị giảm giá của DN X tại
ngày 31/12/N? Định khoản kế toán?
2. Xác định mức trích lập dự phòng ngày 20/2/N+1? Định khoản kế toán các bút toán điều
chỉnh tại ngày 20/2/N+1? Biết rằng trong tháng 2/N+1 BCTC năm N của doanh nghiệp đã
lập nhưng chưa được phát hành.
3. Điều chỉnh các chỉ tiêu liên quan trên BCTC năm N?

Bài số 4:
Tại công ty Y nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế suất 10%, nộp thuế TNDN
thuế suất 20%, niên độ kế toán phù hợp với năm dương lịch, có tài liệu sau:
1. Bảng tổng hợp công nợ phải thu quá hạn tính đến ngày 31/12/N như sau:
STT Tên khách hàng Số nợ quá hạn (1.000đ)
Dưới 1 năm Từ 1 đến 2 năm Cộng
1 Khách hàng A 60.000 60.000
2 Khách hàng B 90.000 90.000
3 Khách hàng C 100.000 40.000 140.000
2. Số dư của TK 2293 tại thời điểm cuối năm tài chính trước khi tính trích lập dự phòng phải
thu khó đòi là 150.000.000đ.
3. Ngày 30/1/N+1, khách hàng A bị thiệt hại lớn bởi 1 vụ hỏa hoạn, lâm vào tình trạng khó
khăn về tài chính, công ty Y thực hiện điều chính mức lập dự phòng 100% đối với khoản
nợ phải thu khách hàng A.
Yêu cầu:
1. Tính toán mức trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi cho các khoản nợ quá hạn tại ngày
31/12/N. Định khoản kế toán?
2. Vận dụng chuẩn mực kế toán số 23, điều chỉnh mức trích lập dự phòng phải thu khó đòi
đối với khách hàng A?
3. Điều chỉnh các chỉ tiêu liên quan trên BCTC năm N?

Bài số 5:
Trích tài liệu ngày 31/12/N tại công ty HK liên quan đến các khoản đầu tư tài chính ngắn
hạn như sau: (đvt: 1.000đ)
- Cổ phiếu công ty A đầu tư hưởng chênh lệch giá mua bán, số lượng 5.000 cổ phiếu; giá
thị trường 10/cp, giá gốc 12/cp
- Cổ phiếu công ty B đầu tư hưởng chênh lệch giá mua bán, số lượng 10.000 cổ phiếu; giá
thị trường 25/cp, giá gốc 22/cp
- Cổ phiếu công ty C đầu tư hưởng chênh lệch giá mua bán, số lượng 7.000 cổ phiếu; giá thị
trường 20/cp, giá gốc 26/cp.

16
Yêu cầu: Tính toán, lập định khoản kế toán về bút toán dự phòng giảm giá chứng khoán
kinh doanh tại ngày 31/12/N. Biết rằng số dư trước khi lập dự phòng vào ngày 31/12/N của
TK 2291 là 20.000.

Bài số 6: (đvt: 1.000đ)


Công ty Toyota bắt đầu sản xuất và đưa ra thị trường một dòng xe ô tô mới từ tháng 1/N với
chính sách bảo hành là sẽ sữa chữa miễn phí trong vòng 3 năm đầu hoặc 100.000 km đầu,
tuỳ theo điều kiện nào đến trước. Trong năm N công ty đã bán được 1.000 xe với giá bán
1.200.000 /xe. Bằng kinh nghiệm của mình công ty ước tính rằng 2% xe sẽ hỏng nặng với
chi phí ước tính cho việc sửa chữa là 50.000/xe, và 5% xe sẽ hỏng nhẹ với chi phí sửa chữa
chữa ước tính 10.000/xe.
Yêu cầu: Tính toán mức dự phòng bảo hành sản phẩm cần lập và định khoản kế toán?

Bài số 7: (đvt: 1.000đ)


DNSX ABC kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX, nộp thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ, nộp thuế TNDN với thuế suất 20%. Trong năm N, DN thuê văn phòng theo
hợp đồng thuê từ ngày 1/10/N đến hết ngày 30/9/N+1, trả trước tiền thuê cả năm bằng
TGNH, số tiền chưa thuế GTGT 120.000, thuế suất thuế GTGT 10%, được hạch toán như
sau:
Nợ TK 642: 120.000
Nợ TK 133: 12.000
Có TK 112: 132.000.
Yêu cầu:
1. Nghiệp vụ trên được hạch toán đúng hay sai? Nếu sai, kế toán hạch toán cho đúng như
thế nào?
2. Nếu nghiệp vụ sai trên được phát hiện vào ngày 10/2/N+1, khi chưa phát hành BCTC
năm N, kế toán sử dụng bút toán điều chỉnh như thế nào? Điều chỉnh các chỉ tiêu liên quan
trên BCTC năm N (vận dụng VAS 23- Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán
năm)

Bài số 8: Công ty A có năm tài chính đầu tiên từ ngày 1/1/2014 đến ngày 31/12/2014. Đầu
năm 2014, công ty đã áp dụng phương pháp tính giá xuất kho của hàng hóa X theo phương
pháp nhập trước – xuất trước. Đầu năm 2015, Công ty chuyển sang áp dụng phương pháp
tính giá xuất kho theo PP BQGQ cả kỳ dự trữ.
Công ty A có số liệu báo cáo chưa điều chỉnh của các năm như sau: (ĐVT: đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015
Báo cáo KQHĐKD
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 900.000.000 1.200.000.000
17
Giá vốn hàng bán 500.000.000 700.000.000
Lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN 400.000.000 500.000.000
Chi phí thuế TNDN hiện hành 80.000.000 100.000.000
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 320.000.000 400.000.000
Bảng CĐKT 31/12/1014 31/12/2015
Hàng tồn kho
Hàng tồn kho 850.000.000 1.000.000.000
Nợ ngắn hạn
Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 100.000.000 150.000.000
Vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 350.000.000 420.000.000
Theo PP BQGQ thì giá vốn hàng bán năm 2014 là 550.000.000đ. Vận dụng chuẩn mực kế
toán Việt Nam số 29 hãy điều chỉnh các thông tin có liên quan trên sổ kế toán và BCTC của
công ty A. (Giả sử thuế suất thuế TNDN là 20%)

Bài số 9: Tại công ty A, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 20%. Tháng 12/N phát sinh khoản
chi phí lãi vay dùng cho hoạt động xây dựng cơ bản công trình A do doanh nghiệp tự làm,
đã thanh toán bằng TGNH số tiền 200.000.000 đồng. Kế toán đã ghi sổ kế toán theo định
khoản sau:
Nợ TK 635 200.000.000
Có TK 111 200.000.000
Công trình A đang xây dựng dở dang, đến cuối tháng 12/N vẫn chưa hoàn thành bàn giao
đưa vào sử dụng.
Yêu cầu: 1, Trường hợp trên hạch toán đúng thế nào?
2, Việc hạch toán sai như vậy ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán
và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm N như thế nào?

3, Nếu nghiệp vụ trên được phát hiện vào ngày 30/9/N+1 (sau ngày phát hành BCTC
năm N) (theo VAS 29) nếu nghiệp vụ trên được xác định là sự kiện trọng yếu, kế toán áp
dụng phương pháp hồi tố để điều chỉnh như thế nào?

Bài số 10: Tại công ty B, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 20%. Ngày 20/4/N+1, kế toán
bán hàng công ty B phát hiện trong năm N một số thành phẩm trị giá 100.000.000 đồng đã
bán trong năm N nhưng vẫn được theo dõi trên Tk 155 (chưa ghi xuất kho để bán). BCTC
năm N của công ty B đã được lập và gửi cho các cơ quan chức năng vào ngày 31/3/N+1
Yêu cầu: Vận dụng chuẩn mực kế toán số 29 để điều chỉnh thông tin liên quan đến sai sót
trên của công ty B.

18

You might also like