Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

KHÁI NIỆM VẬT CHẤT

Tuấn và Thành là đôi bạn học cùng lớp thời cấp III. Tốt nghiệp phổ thông
trung học, Tuấn vào học đại học Luật, còn Thành vào học đại học Kinh tế. Cả
hai đều chăm học và ham hiểu biết.
Năm học đầu tiên trôi qua, trong một lần về quê hai người gặp nhau.
Thành nhờ Tuấn giảng thêm cho mình về khái niệm.
- Thành nói với Tuấn: Khi mình học môn triết học phần Các hình thức của
tư duy trừu tượng, thầy giáo có có giảng về khái niệm nhưng mình chưa hiểu
lắm. Thầy nói
muốn hiểu sâu thêm phải đọc thêm sách logic. Nghe nói trường bạn có học
môn đó, bạn có thể nói cho mình rõ hơn được không ?
- Tuấn trả lời: Khái niệm về đối tượng nào đó là hiểu biết về bản chất của
đối tượng này. Tất cả hiểu biết trong đầu ta là tồn tại ở dạng khái niệm. Chẳng
hạn như cái bàn, cái ghế, hình tam giác, vật chất …
- Bạn nói vật chất là một khái niệm ? Thành hỏi lại.
- Tuấn nói: Đúng, khái niệm vật chất còn được gọi là phạm trù triết học vì
nó là
khái niệm rộng đến cùng cực, vô hạn.
- Thành thắc mắc: Bạn nói vật chất là khái niệm hay một phạm trù triết
học, như vậy vật chất cũng là tinh thần. Vậy tại sao thầy dạy triết học của mình
lại nói: nước, lửa, đất, không khí,… đều là vật chất ?
- Tuấn có vẻ miễn cưỡng: Mình học như vậy thì chỉ biết trả lời bạn vậy
thôi.
YÊU CẦU
- Trên cơ sở quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vật chất hãy
giải đáp thắc mắc của Thành.
Bài Làm

“Vật chất” ở đây không thể hiểu theo nghĩa hẹp như là vật chất trong lĩnh vực
vật lý, hóa học, sinh học (nhôm, đồng, H2O, máu, nhiệt lượng, từ trường…) hay
ngành khoa học thông thường khác… Cũng không thể hiểu như vật chất trong
cuộc sống hàng ngày (tiền bạc, cơm ăn áo mặc, ô tô, xe máy…).

Chúng ta đồng ý rằng “Vật chất” trong định nghĩa của Lênin là một phạm trù
triết học, tức là phạm trù rộng nhất, khái quát nhất, rộng đến cùng cực, không
thể có gì khác rộng hơn.

Không những thế trong lịch sử triết học cổ đại, các nhà triết học duy vật có
những quan niệm vật chất rất khác nhau.THeo Thales (624-547 trước Công
nguyên) coi vật chất là nước, Anaximenes (585-524 trước Công nguyên) coi vật
chất là không khí, Heraclitus (540-480 trước Công nguyên) coi vật chất là lửa,
Democritus (460-370 trước Công nguyên) coi vật chất là các nguyên tử... Nói
chung các nhà triết học cổ đại quan niệm vật chất dưới dạng cảm tính và quy
vật chất thành một thực thể cụ thể, cố định.

Vậy ta có thể nói: : nước, lửa, đất, không khí,… đều là vật chất.

You might also like