Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Câu hỏi

Câu 1: Người lao động có trách nhiệm gì khi chấm dứt hợp đồng lao
động?
Trả lời:
Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao
động, thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của
người sử dụng lao động.
(Khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14)
Câu 2: Người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp nào?
Trả lời:
Người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm
dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau:
1) Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều
trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm
quyền, trừ trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị quá
thời hạn quy định của pháp luật lao động mà khả năng lao động chưa hồi
phục.
2) Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp
nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.
3) Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc
nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
( Điều 37 Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14)

Nhận định:
Nhận định 1: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
trước thời hạn thì luôn phải bồi thường chi phí đào tạo.
Nhận định: SAI.
Gợi ý giải thích: Vì NLĐ chỉ phải bồi thường chi phí đào tạo nếu có, hoặc
nếu có mà 2 bên thỏa thuận được thì NLĐ cũng không phải bồi thường.
Khoản 3 Điều 43 Bộ Luật lao động.
Nhận định 2: Khi người lao động đủ 60 tuổi đối với nam và đủ 55 tuổi
đối với nữ thì quan hệ lao động đương nhiên chấm dứt.
Nhận định Sai.
Khi người lao động đến tuổi nghỉ hưu nhưng nếu người sử dụng lao
động có nhu cầu thì có thể thỏa thuận với người lao động có đủ sức
khỏe kéo dài thời hạn theo hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng
mới. Nhưng các điều kiện về hợp đồng và các quy định liên quan đến
quyền lợi của người cao tuổi phải theo quy điịnh của pháp luật.
Cơ sở pháp lý: Điều 166, Điều 167 bllđ 2012
Nhận định 3: Số giờ làm thêm không được quá 50 % số giờ làm việc bình
thường khi làm thêm trong ngày nghỉ lễ.
Nhận định Sai.
Nhận định trên chỉ đúng trong trường hợp người lao động làm thêm
trong 1 ngày bình thường. Còn đối với trường hợp làm thêm trong ngày
nghỉ nghỉ lễ thì luật quy định không quá 12 giờ trong 1 ngày.
Cơ sở pháp lý: Điểm b, Khoản 1, Điều 4 NĐ 45/2013.

Tình huống:
Tình huống 1: Anh N xin vào làm việc tại doanh nghiệp tư nhân X, sau khi thỏa
thuận Công ty X đồng ý nhận anh N vào làm việc và nói rằng sau một thời gian
thích hợp mới đề cấp đến việc ký hợp đồng lao động. Anh N hỏi, đề nghị của
Công ty X như vậy có đúng với quy định của pháp luật không?
Trả lời:
Theo Điều 13 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về Hợp đồng lao
động như sau:
1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và
người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao
động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội
dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều
hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng
lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
Như vậy, theo quy định nêu trên, việc đề nghị ký kết hợp đồng sau
thời gian phù hợp của Công ty X là chưa đảm bảo phù hợp với quy định.
Tình huống 2: Bà H muốn mở một cửa hàng kinh doanh ăn uống và thuê một
người vừa làm nhân viên vừa quản lý tiền hàng. Tuy nhiên, sợ người làm việc
không trung thực nên bà H yêu cầu người làm việc phải đưa bản chính giấy tờ
tùy thân cho bà giữ rồi mới ký kết hợp đồng lao động. Hỏi trường hợp này có
phù hợp với quy định của pháp luật về lao động không?
Trả lời:
Theo quy định của Điều 17 Bộ luật Lao động năm 2019, có hiệu lực
kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, quy định hành vi người sử dụng lao
động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động như
sau:
1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người
lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng
tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
3. Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho
người sử dụng lao động.
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, việc bà H yêu cầu giữ bản chính
giấy tờ tùy thân của người lao động rồi mới ký kết hợp đồng lao động là
không đảm bảo phù hợp với quy định.
Tình huống 3: Chị H làm việc tại Công ty Phú Thịnh loại hợp đồng có xác định
thời hạn, làm công việc kỹ thuật viên vi tính, địa điểm làm việc tại quận 1 và
mức lương được trả là 3.100.000đ trả vào ngày 30 hàng tháng (tháng, dương
lịch) – Tuy nhiên, tiền lương hàng tháng chị H được lĩnh bị trễ hơn so với thoả
thuận trong hợp đồng lao động – Do đó, qua 03 tháng làm việc chị H quyết
định gửi đơn xin nghỉ việc và sau 03 ngày làm việc là chị H đã chấm dứt hợp
đồng lao động?
Anh, chị cho biết chị H chấm dứt hợp đồng lao động là đúng hay sai? Vì sao?
Căn cứ các quy định pháp luật giải quyết trường hợp này như thế nào có lợi
cho người lao động?
Gợi ý trả lời:
1. Về tiền lương thì Công ty Phú Thịnh trả 3.100.000 đồng là không phù
hợp quy định tại Điều 7 Nghị định số 49/2013/NĐ-CP “Mức lương thấp
nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học
nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất
7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;” vậy, mức
lương Công ty phải trả cho chị H phải là 3.317.000 đồng.
2. Công ty Phú Thịnh thường trả lương chậm trễ hơn so với hợp đồng lao
động mà hai bên thỏa thuận nên chị H đơn phương chấm dứt hợp đồng
lao động chỉ cần báo trước 03 ngày là đúng quy định pháp luật.
Như vậy, trong trường trên chị H chấm dứt hợp đồng lao động là đúng
quy định tại điểm b khoản 1 Điều 37 BLLĐ năm 2012 là “Không được trả
lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong
hợp đồng lao động;”./.

You might also like