Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Buổi 5: Các hình thức tổ chức kinh doanh

1. Khái quát về các hình thức tổ chức kinh doanh


1.1 Khái niệm chủ thể kinh doanh, doanh nghiệp, công ty và thương nhân:
 Chủ thể kinh doanh là tổ chức, cá nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh
(hoặc giấy phép đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) và
thực hiện trên thực tế các hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận.

 Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng. có tài sản, có trụ sở giao dịch, được
đăng kí thành lập công ty theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh
doanh (khoản 1 điều 4 Luật Doanh Nghiệp năm 2014).

 Công ty là sự liên kết của hai hay nhiều người (cá nhân hay pháp nhân)
bằng một sự kiện pháp lí trong đó các bên thoả thuận với nhau sử dụng tài
sản hay khả năng của họ nhằm tiến hành các hoạt động để đạt mục tiêu
chung.

 Thương nhân là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt
động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng kí kinh
doanh.

1.2 Phân loại doanh nghiệp:


 Theo Luật quy định và phân chia ra 5 loại hình doanh nghiệp:
 Doanh nghiệp tư nhân.
 Công ty TNHH Một Thành Viên.
 Công ty TNHH Hai Thành Viên trở lên.
 Công ty Cổ Phần.
 Công ty Hợp Danh.

2. Giới thiệu các hình tổ chức kinh doanh không phải là công ty
 Các loại hình kinh doanh mà không phải là công ty ở nước ta hiện nay bao
gồm:
 Doanh nghiệp nhà nước:
Doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn,
thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công
ích nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước giao.

 Hợp tác xã:


Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu,
lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của
pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp
nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ
và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội (Được lập ra theo
Điều 1 của Luật hợp tác xã năm 2003).

 Doanh nghiệp tư nhân:


Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân bỏ vốn ra thành lập
và làm chủ. Chủ doanh nghiệp có thể tự mình trực tiếp điều hành hoạt
động sản xuất kinh doanh hoặc thuê người khác thực hiện nhiệm vụ đó
nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp

 Doanh nghiệp 100% vồn đầu tư nước ngoài:


Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư
nước ngoài đầu tư 100% vốn tại Việt Nam.

 Doanh nghiệp liên doanh:


Đây là loại hình doanh nghiệp công ty do hai hay nhiều bên hợp tác thành
lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định giữa Chính
phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài nhằm tiến hành hoạt động kinh
doanh các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân Việt Nam.

NHÓM 3
3. Thành lập và giải thể doanh nghiệp
Thành lập doanh nghiệp:
I. Trước khi thành lập doanh nghiệp ta cần xác định ý tưởng kinh doanh:
 Ý tưởng kinh doanh xuất phát từ nhiều lý do khác nhau.
o Có nhu cầu kinh doanh về mặt hàng nào đó phù hợp.
o Làm giàu cho bản thân và có ích cho xã hội.
o Muốn thử sức trên thị trường.
o Muốn kiếm sống và tự khẳng định mình.
o Muốn khai thác nguồn lực của gia đình, bạn bè, xã hội.

II. Tiển khai việc thành lập doanh nghiệp:


1. Phân tích, xây dựng phương án kinh doanh doanh nghiệp:
 Mục đích:
o Chứng minh ý tưởng kinh doanh là đúng và triển khai hoạt động kinh
doanh là cần thiết
 Nội dung thực hiện:
o Nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu của khách hàng, khả năng
kinh doanh và xác định cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.

Biểu đồ phân tí ch thị trường vàng Việt Nam vào năm 2008 trong 4 ngày (23/5 - 27/5)

ɑ. Thị trường của doanh nghiệp:


 Thị trường của doanh nhiệp là khách hàng của doanh nghiệp: khách hàng
hiện tại và khách hàng tiềm năng.
b. Nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp:
 Nghiên cứu nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm hàng hóa mà doanh
nghiệp sẽ kinh doanh trên thị trường.
 Xác định được nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm.
 Nhu cầu của khách hàng thể hiện qua:
o Mức thu nhập của dân cư.
o Nhu cầu tiêu dùng.
o Giá cả trên thị trường.
 Tìm được cơ hội kinh doanh.

c. Xác định khả năng của doanh nghiệp:


 Căn cứ vào 3 yếu tố cơ bản sau:
o Xác đinh nguồn lực của doanh nghiệp (vốn, nhân sự, cơ sở vật chất).
o Xác định lợi thế của doanh nghiệp.
o Xác định khả năng tổ chức, quản lí của doanh nghiệp.
d. Lựa chọn cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp:
 Nội dung lựa chọn cơ hội kinh doanh:
o Xác định vì sao nhu cầu chưa được thỏa mãn.
o Tìm nhu cầu hoặc bộ phận nhu cầu chưa được thỏa mãn.
o Tìm cách để thỏa mãn nhu cầu đó
 Quy trình lựa chọn cơ hội kinh doanh:
o Xác định khả năng và nguồn lực của doanh nghiệp.
o Xác định đối tượng khách hàng.
o Xác định loại hàng hóa dịch vụ.
o Xác định lĩnh vực kinh doanh
o Sắp xếp thứ tự các cơ hội kinh doanh.
2. Đăng kí kinh doanh cho doanh nghiệp:
ɑ. Trình tự đăng kí thành lập doanh nghiệp.
 Chính xác, trung thực về nội dung hồ sơ đăng kí kinh doanh.
 Lập và nộp đủ hồ sơ đăng kí kinh doanh theo quy định.
b. Hồ sơ đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp
 Đơn đăng kí kinh doanh.
 Điều lệ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
 Xác nhận vốn đăng kí kinh doanh.
c. Nội dung đơn đăng kí kinh doanh:
 Địa chỉ, trụ sở chính của doanh nghiệp.
 Mục tiêu và ngành nghề kinh doanh.
 Tên của doanh nghiệp.
 Vốn của chủ doanh nghiệp
 Vốn điều lệ.
 Họ, tên, địa chỉ thường trú của chủ doanh nghiệp.

Giải thể doanh nghiệp:


Căn cứ Điều 59 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định:

“Trước khi thực hiện thủ tục đăng ký giải thể doanh nghiệp,
doanh nghiệp phải làm thủ tục chấm dứt hoạt động các chi
nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh
nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn
phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.”
Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 208
Luật Doanh nghiệp năm 2020, Điều 59 Nghị định 78/2015/NĐ-CP như sau:

"1. Thông qua nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp.
Nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp phải bao gồm các
nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

b) Lý do giải thể;
c) Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản
nợ của doanh nghiệp;

d) Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao


động;

đ) Họ, tên, chữ ký của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu
công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch

Hội đồng quản trị;

2. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở
hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản
doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành
lập tổ chức thanh lý riêng;

3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, nghị
quyết, quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến
Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động
trong doanh nghiệp. Nghị quyết, quyết định giải thể phải được
đăng trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và
được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng
đại diện của doanh nghiệp.Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa
vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo nghị quyết,
quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ,
người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích có liên quan. Phương án giải
quyết nợ phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa
điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời
hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ;

4. Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng


doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin
quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ngay sau khi nhận được nghị
quyết, quyết định giải thể của doanh nghiệp. Kèm theo thông
báo phải đăng tải nghị quyết, quyết định giải thể và phương án
giải quyết nợ (nếu có);

5. Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự
ưu tiên sau đây:
a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và
các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động
tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

b) Nợ thuế;

c) Các khoản nợ khác;

6. Sau khi đã thanh toán chi phí giải thể doanh nghiệp và các
khoản nợ, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các
thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu
phần vốn góp, cổ phần;

7. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi hồ sơ
giải thể doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong
thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản
nợ của doanh nghiệp;

8. Sau thời hạn 180 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết,
quyết định giải thể theo quy định tại khoản 3 Điều này mà
không nhận được ý kiến về việc giải thể từ doanh nghiệp hoặc
phản đối của bên có liên quan bằng văn bản hoặc trong 05 ngày
làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh
doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở
dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;

9. Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục giải thể doanh
nghiệp."

Nguồn/Tài liệu:
https://danluat.thuvienphapluat.vn/so-sanh-cac-loai-hinh-doanh-nghiep-viet-
nam-152466.aspx
___
https://luathoangphi.vn/thuong-nhan-la-gi-dac-diem-phap-ly-cua-thuong-nhan/
___
https://luatminhkhue.vn/chu-the-kinh-doanh-la-gi---khai-niem-ve-chu-the-kinh-
doanh.aspx
___
https://phan.vn/cac-loai-hinh-kinh-doanh-o-nuoc-ta-hien-nay.html
___
https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Huongdandangkydoanhnghiep.aspx

You might also like