FILE - 20210914 - 125345 - Động vật làm thuốc

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 23

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BUÔN MA THUỘT

ĐỘNG VẬT LÀM THUỐC

ThS. DS. Nguyễn Thị Trang

Bộ môn TVD-DL-DCT
BMT, 09/2021
1
ĐỘNG VẬT LÀM THUỐC

Sau khi học xong chương này, sinh viên phải :


1. Nhận biết và trình bày: Tên Việt Nam, tên khoa học
của các động vật làm thuốc đã học.
2. Phương pháp sử dụng các sản phẩm hay bộ phận
dùng làm thuốc của các động vật làm thuốc đã học.

2
ĐỘNG VẬT LÀM THUỐC

ONG MẬT
Tên khoa học: Apis mellifera L.
Tên thuốc là bách hoa tinh hay phong mật (TQ)
Ngoài ra còn có: Ong khoái (A.dorsata L.), Ong ruồi (A. florea Fabr.)

ONG CHÚA ONG THỢ ONG ĐỰC

3
ONG MẬT
Apis mellifera L.

Mật ong
- Acid folic = vit B9, tham gia quá trình tạo mới tế bào. Dùng tốt cho trẻ em
và phụ nữ mang thai.
- Giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter pylori. Kinh
nghiệm dân gian dùng Mật ong Nghệ chữa đau dạ dày.
Lưu ý: đun nóng, bảo quản mật ong ở nhiệt độ cao hoặc để mật ong lâu
ngày, trong mật ong sẽ xuất hiện chất HMF (hydroxy methy furfural). HMF
hình thành do sự mất nước của đường Frutose dưới tác động của nhiệt làm
hỏng mật và gây độc.

4
ONG MẬT
Apis mellifera L.

Mật ong
- Cần lưu ý chỉ dùng những sản phẩm chứa mật ong được chỉ định an toàn
cho trẻ sơ sinh. Khoảng 5% mật ong lưu hành trên thị trường chứa bào tử vi
khuẩn Clostridium botulinum. Bào tử này khi vào cơ thể sẽ sản sinh độc tố
Botulism.
- Với người lớn, sức đề kháng và khả năng đào thải độc tố tốt thì bào tử
không gây tác động gì đáng kể.
- Tuy nhiên, với trẻ em, chức năng gan, thận chưa hoàn chỉnh nên độc tố
này khi xâm nhập vào máu dù với liều lượng rất nhỏ cũng có thể làm tê liệt
hô hấp thậm chí gây tử vong.

5
Sữa ong chúa
- Đặc biệt có chất 10-hydroxy-2- decenoic axít (10-HDA) và các hormon có
khả năng làm trẻ hóa tế bào. Dùng dưỡng da, chống lão hóa.

6
Phấn hoa
- Phấn hoa có màu rất khác nhau, có thể có màu vàng, màu đỏ, màu trắng...tùy
thuộc vào phấn của các loài hoa.
- Phấn hoa là một dược liệu quí, được dùng làm thuốc bổ, khi dùng phấn hoa
thì hồng cầu và hemoglobin tăng lên nhanh.
- Phấn hoa còn dùng với tính chất là mỹ phẩm chữa bệnh.
Hiện nay đã có các chế phẩm: Cốm phấn hoa và viên phấn hoa bán trên thị
trường.

7
Sáp ong
- Có hai loại sáp ong: Sáp ong vàng (Cera flava) và sáp ong trắng (Cera alba).
- Dùng trong trên 40 ngành công nghệ khác nhau, trong đó ngành mỹ phẩm: sáp
ong là một thành phần trong các chất trang điểm và là chất cơ bản làm đông đặc
tốt nhất của kem dưỡng da.

Nọc ong
- Trong y học, dùng nọc ong để chữa các bệnh thấp khớp, viêm dây thần kinh,
đau dây thần kinh, các bệnh hen, eczema ngoài da, bệnh cao huyết áp và mắt.
- Trong y học người ta đã dùng nọc ong dưới dạng dung dịch trong nước hay
trong dầu (Apitoxin).

Keo ong
- Keo ong có tác dụng gây tê tại chỗ mạnh hơn novocain, cocain, chữa các vết
thương chai, các bệnh về da, sâu răng và mủ chân răng.

8
ĐỘNG VẬT LÀM THUỐC

Manuka
(Leptospermum scoparium J.R. Forst. & G. Forst.,
Myrtaceae)

DHA (Dihydroxyacetone)
MGO (Methylglyoxal)
Maltol glycoside

9
ĐỘNG VẬT LÀM THUỐC
Họ Rắn hổ (Elapidae)

Naja naja L.
(Rắn hổ mang)

Bungarus candidus L.
(Rắn cạp nia)

Bungarus fasciatus Schneider.


(Rắn cạp nong) 10
ĐỘNG VẬT LÀM THUỐC
Họ Rắn biển (Hydrophildae)
Rắn biển có khoảng trên 50 loài, ở Việt Nam có 13 loài rắn biển, dọc bờ biển phía Bắc có 9 loài

Lapemis hardwickii Gray. Hydrophis Hydrophis fasciatus Schneider.


(Đẹn cơm) ortatus Gray. (Đẹn cạp nong kim)
(Đẹn vết)
Họ Rắn nước
(Colubridae)

Ptyas korros Schlegel (Zamenis


mucosus L.) 11
RẮN HỔ MANG
(Naja naja L.)
Sách đỏ, cần cấm khai thác và sử dụng
Nọc rắn
- Chất độc tác dụng lên hệ thần kinh (neurotoxin): hủy hoại các chức năng
của trung tâm hô hấp dẫn đến cái chết do ngưng hô hấp. Có nhiều ở rắn hổ
mang.
- Chất độc tác dụng lên hệ tuần hoàn (hemorragin) phá hủy vách mao
quản, gây xuất huyết, gây rối loạn do vết thương bị viêm. Có nhiều ở rắn
lục.
- Chất làm tan máu (hemolysin) tác dụng thủy phân hoà tan các hồng cầu
và bạch cầu.
- Chất làm tiêu bào phá hủy các tế bào của các cơ quan khác nhau như
gan, thận.
- Chất làm cho máu bị đông (Coagulin).

12
RẮN HỔ MANG
(Naja naja L.)
Sách đỏ, cần cấm khai thác và sử dụng

Mật rắn (xà đởm)


- Dùng để chữa ho, đau lưng, đau bụng, nhức đầu kinh niên.
- Bài thuốc cổ truyền của y học phương đông Tam xà đởm trần bì gồm
có: Mật của 3 loại rắn: Hổ mang, cạp nong hoặc cạp nia và rắn ráo, trần
bì và nhiều vị thuốc khác.
Mỡ rắn
- Dùng để chữa bỏng, chốc đầu trẻ em và làm chóng lên da non.
Xác rắn (xà thoát)
- Xác rắn dùng để chữa các chứng kinh nguy hiểm ở trẻ em, sát trùng,
đau cổ họng, lở loét, thối tay chảy nước, chảy mủ.

13
RẮN HỔ MANG
(Naja naja L.)
Sách đỏ, cần cấm khai thác và sử dụng

Các nghiên cứu mới về nọc rắn


Giảm đau cho người ung thư.
Hạn chế sự phát triển của khối u.

Lưu ý khi nấu cao rắn toàn tính


Tách bỏ hai túi nọc độc hoặc chặt bỏ phần đầu có chứa nọc độc.

14
ĐỘNG VẬT LÀM THUỐC
Họ Hươu - Cervidae

Cervus unicolor Kerr.


(Nai)
Cervus nippon Temminck.
(Hươu sao)

15
Họ Hươu - Cervidae

Nhung hươu, nai


- Thuốc bổ dành cho người già, yếu, suy nhược cơ thể, làm việc quá sức,
mới ốm dậy, huyết áp hạ.
- Dùng dưới dạng rượu hay dùng ăn với cháo.
- Biệt dược Pantocrin (lộc nhung, tinh nhung Liên Xô (cũ) dùng dưới dạng
dịch chiết cồn, thuốc tiêm, thuốc viên) là thuốc chữa cho người lao lực, hạ
huyết áp, phụ nữ sau khi sinh ít sữa.

16
Họ Hươu - Cervidae

Lộc giác sương


- Bã gạc sau khi nấu cao lỏng là thuốc bổ xương, trị ho, mụn nhọt, tiểu tiện
ra máu, di tinh.
- Ngày uống 4 - 6g dưới dạng bột, viên.
Gạc
- Nguồn nguyên liệu để nấu cao ban long, dùng làm thuốc bổ, chữa các
chứng bệnh hư, khí huyết, suy yếu, có thai ra huyết, dùng 6 - 12g/ngày.
Lộc giác
- Dùng cho người mệt mỏi, suy nhược thần kinh. Tác dụng lưu thông tuần
hoàn, chữa thấp khớp, nhọt độc.

17
ĐỘNG VẬT LÀM THUỐC
Họ Khỉ - Cercopithecidae

Tại Việt Nam có 5 loài khỉ, nhưng phổ biến nhất


Khỉ vàng, khỉ nước, khỉ mặt đỏ, khỉ mốc, khỉ đuôi lợn.
Khỉ vàng - Macaca mulatta Zimmermann.
Khỉ nước - M. fascularis Wroughton
Khỉ mặt đỏ - M. arctoides Geoffoy
Khỉ mốc - M. assamensis M' Clelland
Khỉ đuôi lợn - M. nemestrina L.

18
Họ Khỉ - Cercopithecidae

Thịt khỉ ít được dùng riêng, người ta thường dùng cao toàn tính:
Cao khỉ toàn tính
- Tác dụng bổ máu, bổ toàn thân, dùng cho những người thiếu máu, xanh
xao, gầy yếu, lao lực, mệt mỏi, kém ăn, mất ngủ, đổ mồ hôi trộm, phong thấp.
- Phụ nữ và người cao tuổi dùng rất tốt.
Mật khỉ Khô, mài với nước đun sôi để nguội, uống để trị cảm trẻ em, sốt
nóng, da khô. Dùng ngoài, lấy mật khỉ hoà với rượu xoa bóp chữa sưng, đau
khi bị ngã...
Sỏi mật Dùng để chữa sốt cao, co giật, ngộ độc, ho hen, phù thũng.
Huyết lình Một vị thuốc quý, dùng làm thuốc bổ cho phụ nữ sau khi sinh nở,
cho những người xanh xao, gầy yếu, mới ốm dậy, thiếu máu, trẻ em gầy
còm, chậm lớn, biếng ăn.

19
ĐỘNG VẬT LÀM THUỐC
Họ Mèo - Felidae

Panthera tigris L. Xương hổ và cao hổ


(Hổ)
- Tác dụng bổ dương, trừ phong hàn,
mạnh gân cốt, giảm đau nhức, trừ thấp.
- Dùng cho người già yếu, người mới ốm
dậy, khi trở trời đau nhức chân tay, xương
khớp.

20
ĐỘNG VẬT LÀM THUỐC
Họ Gấu – Ursidae

Ở Việt Nam
- Gấu ngựa - Selenarctos thibetanus G. Cuvir
- Gấu chó - Ursus aretos lisiotus Gray

Cao gấu
- Tác dụng bồi bổ khí huyết, chân tay đau buốt, gân xương nhức mỏi, trẻ
em trúng phong, chân tay co giật.
- Dùng 10 - 15 g/ngày trước khi đi ngủ.
Mật gấu Chữa đau dạ dày, đau bụng, chấn thương, ứ máu, sưng bầm,
cơ thể đau nhức, giải độc, hoàng đản.

21
ĐỘNG VẬT LÀM THUỐC
Họ Tắc kè: Gekkonidae

Gekko gekko L.
(Tắc kè)

Tắc kè
- Có tác dụng kích thích sự phát triển của cơ thể, làm tăng hồng cầu, chữa suy
nhược cơ thể, ho hen, ho ra máu lâu ngày không khỏi, hen suyễn, chữa liệt
dương, người già đau lưng, mỏi gối, làm mạnh gân, cốt, tê thấp, đái dắt, đái
són.
- Có người cho rằng tắc kè là "nhân sâm động vật", vì tác dụng bổ dưỡng của
tắc kè ngang với nhân sâm. Có câu: vô nhân sâm, dĩ cáp giới dại chi, nghĩa
là không có nhân sâm dùng tắc kè thay thế.
22
ĐỘNG VẬT LÀM THUỐC
Họ Cóc - Bufonidae

Bufo melanostictus
(Cóc)

Thịt cóc
- Tác dụng làm cho trẻ ăn ngon, ngủ tốt, tăng cân và khoẻ mạnh.
- Liều dùng từ 2 - 3g thịt cóc khô/ngày.
Nhựa mủ cóc
- Tác dụng gây tê tại chỗ, tác dụng với tim không theo qui luật, do vậy khó dùng,
thường có tác dụng, làm chậm nhịp tim, tăng huyết áp, liều cao thì tim ngừng
đập ở thời tâm thu, tác dụng theo kiểu digital.
23

You might also like