Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 94

Khối kiến thức thứ III = hoc phần V

I. MÔN: KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ (PHẦN 5.1)


Câu 1: Phân tích các nguyên nhân của công tác đánh giácán bộ ở cơ sở. Theo anh (chị)
nguyên tắc nào là quan trọng nhất trong giai đoạn hiện nay, tại sao? -3
Câu 2. Phân tích các kỹ năng của người LĐQL trong quy trình thu thập và xử lý thông tin
bằng một ví dụ cụ thể mà Anh (Chị) từng biết hoặc từng thực hiện ở cơ sở.-7
Câu 3: Quy trình tổ chức thực hiện 1 quyết định lãnh đạo ở cơ sở, Liên hệ việc ra quyết định
của đơn vị hoặc địa phương, đề ra giải pháp phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế -9
Câu 4: Trình bày quy trình chuẩn bị cho buổi diễn thuyết cần cái gì( bài 4) lấy ví dụ liên hệ
vận dụng cá nhân.-15
Câu 5: Phân tích một số yếu tố tâm lý cần chú ý khi ban hành các quyết định quản lý trình bày ví dụ
nói lên hệ quả của việc người lãnh đạo đư ra quyết định mà không chú ý đến yếu tố tâm lý.- 19
Câu 6: Theo anh (chị) hiện nay phong cách lãnh đạo nào là phù hợp nhất đối với người lãnh
đạo ở cở sở ? Trình bày phương hướng và cách thức hình thành một phong cách lãnh đạo phù hợp
cho lãnh đạo ở đơn vị.-20
Câu7. Phân biệt mục tiêu của người người lãnh đạo và mục tiêu của cấp dưới (người thừa
hành) trong hoạt động của đơn vị.-21
Câu 8: Phân biệt lãnh đạo và quản lý. Cho ví dụ-22
Câu 9: Làm thế nào để thúc đẩy nhân viên dưới quyền hăng hái hoạt động, đạt mục đích mà
tổ chức đã đề ra. Nêu những nhận xét đánh giá của cá nhân về các biện pháp thúc đẩy ấy.-24
Câu 10. Trình bày cụ thể các yếu tố cần chuẩn bị để người lãnh đạo quản lý thực hiện một buổi diễn
thuyết trước công chúng nhằm tuyên truyền thuyết phục qua một ví dụ trong hoạt động thực tiễn của đơn vị.
Người lãnh đạo quản lý cần rèn luyện những kỹ năng gì để diễn thuyết hiệu quả?-25
Câu 11. Để xây dựng được nguồn nhân sự đủ về lượng và đúng về chất, người lãnh đạo
quản lý ở cơ sở cần lưu ý những nguyên tắc cơ bản nào trong công tác đánh giá cán bộ? Trong đó
vấn đề nào là quan trọng nhất trong giai đoạn hiện nay? Vì sao? Liên hệ thực tiễn đơn vị.-27
Câu 12. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành phong cách lãnh đạo. Người
lãnh đạo quản lý ở cơ sở cần rèn luyện những phẩm chất gì để có phong cách lãnh đạo phù hợp
trong giai đoạn hiện nay. Liên hệ thực tiễn đơn vị.-29
Câu 13. Vận dụng các giai đoạn của quá trình ra quyết định, anh (chị) hãy nêu một vấn
đề cần giải quyết trong hoạt động lãnh đạo quản lý thực tiễn ở đơn vị và tìm ra phương án tối
ưu. Người lãnh đạo quản lý cần rèn luyện những yếu tố gì để có thể ra quyết định hiệu quả? -30

Câu 14. Phân biệt thể loại văn bản của Đảng và văn bản quản lý hành chính nhà nước? Anh
(chị) hãy xây dựng một văn bản quản lý hành chính nhà nước phù hợp với thực tiễn đơn vị công tác .-32
Câu 15:Khái niệm và phân loại phong cách lãnh đạo? Những biểu hiện đặc trưng của phong
cách lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở? Phương hướng xây dựng, rèn luyện phong cách
lãnh đạo cho cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở?-35
Câu 16: Kỹ năng xử lý tình huống và quy trình xử lý điểm nóng?-38
Câu 17:Vì sao khắc phục phong cách lãnh đạo quan liêu là một trong những hướng cơ bản
để rèn luyện phong cách lãnh đạo cho cán bộ lãnh đạo quản lý ở cơ sở hiện nay. Liên hệ việc khắc
phục phong cách lãnh đạo quan liêu ở địa phương đồng chí.-41
Câu 18: Cơ sở quá trình phân công công việc-44
Câu 19: Nội dung xây dựng mục tiêu phương hướng kế hoạch hoạt động lãnh đạo quản lý
của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở. Liên hệ bản thân (47)
II. V.2 NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC ĐẢNG
CÂU 1: TỔ CHỨC CÁN BỘ ĐẢNG VIÊN-
51 CÂU 2: ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ-56
CÂU 3: TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG-58
Câu 4: Sinh hoạt chi bộ đại hội đảng bộ-63
Câu 5 . Vì sao đảng ta lấy nguyên tắc TTDC làm nguyên tắc tổ chức và hoạt động của
đảng? Biểu hiện của nguyên tắc này như thế nào? Liên hệ thực tế việc vận dụng nguyên tắc này
ở cơ sở? Để quán triệt nguyên tắc TTDC cần phải làm gì?-70
Câu 6. Bác Hồ chúng ta đã từng nói: “Để lãnh đạo cách mạng thì đảng phải mạnh, đảng
mạnh là do chi bộ tốt, chi bộ tốt là do đảng viên đều tốt”. Phân tích quan điểm trên và đề xuất
giải pháp để thời gian tới nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu ở cơ sở.-74
Câu 7. Phân tích tiêu chuẩn đảng viên?-79
Câu 8. Nội dung của thủ tục kết nạp đảng viên, nội dung thủ tục quản lý đảng viên?-82
Câu 9. Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng: “ Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công
việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Phân tích câu nói trên của Hồ chí
Minh?-87
Câu 10. Tính chất cơ bản trong sinh hoạt đảng?-92
Câu 11. Phương thức lãnh đạo của đảng ?-96
Câu 12. Đồng chí hãy phân tích nội dung công tác tư tưởng của đảng ở cơ sở hiện nay.
Liên hệ thực tiễn và đề xuất các giải pháp để thực hiện tốt nội dung này ở cơ quan, đơn vị công
tác?-102

Ôn tập V.3 (số trang tài liệu riêng)


Câu 1: nội dung phương thức hoạt động của MTTQ cấp xã? liên hệ công tác MT nơi
sinh sống? giải pháp thực hiện tốt phương thức đó? (1)
Câu 2: Nghiệp vụ công tác MTTQ cơ sở liên hệ thực tế ? (3)
Câu 3: Nghiệp vụ công tác công đoàn và vận động công nhân ở cơ sở? liên hệ thực tiển
và đưa ra giải pháp? (9)
Câu 4: nghiệp vụ công tác nông dân và vận động nông dân ở cơ sở? liên hệ thực tiển và
giài pháp? (18)
Câu 5: nghiệp vụ công tác thanh niên và vận động thanh niên ở cơ sởtrong giai đoạn
hiện nay cần chú ý vấn đề gì? (21)
Câu 6: Vai trò của thanh niên, ĐTN CSHCM? giài pháp tăng cướng sự lãnh đạo của
đảng đối với thanh niên? liên hệ cơ quan đơn vị đống chí? (24)
Câu 7: Công tác vận động phụ nữ? (29)?
Câu 8 Vai trò của phụ nữ? (32)
Câu 9: nghiệp vụ CCB ?(34)
Câu 10: công tác vận động nông dân trong thời kỳ CNH-HĐH? (37)
Câu 11 thực trang thanh niên và công tác thanh niên? (41)
Bài: công tac hội nông dân (47)
Bài: đoan thanh niên (58)
Câu 1: Phân tích các nguyên nhân của công tác đánh giácán bộ ở cơ sở. Theo anh (chị)
nguyên tắc nào là quan trọng nhất trong giai đoạn hiện nay, tại sao?
Công tác đánh giá cán bộ là để xác định năng lực, trình độ kết quả công tác, phẩm chất chính
trị đạo đức và khả năng phát triển của cán bộ;làm căn cứ để bố trí sử dụng bổ nhiệm ,miễn nhiệm,
luân chuyển , đề bạt, đào tạo, bồi dưỡng khen thưởng kỷ luật và thực hiện các chế độ chính sách đối
với cán bộ
*Phân tích các nguyên tắc của công tác đánh giá cán bộ ở cơ sở
Để đánh giá đúng cán bộ, công tác đánh giá cán bộ trước hết phải nắm vững những nguyên tắc
sau:
a.Các cấp ủy Đảng mà thường xuyên và trực tiếp là Ban Thường vụ Huyện ủy , Ban
Thường vụ Đảng ủy cấp cơ sở thống nhất quản lý công tác đánh giá trong phạm vi trách
nhiệm được phân công
-Mức độ thực hiện trách nhiệm, nhiệm vụ được giao: thể hiện ở khối lượng, chất lượng , tiến
độ, hiệu quả của công việc trong từng vị trí , từng thời gian;tinh thần trách nhiệm trong công tác
- Về phẩm chất chính trị,đạo đức lối sống
+ Nhận thức tư tưởng chính trị ;việc chấp hành chủ trương ,đường lối và quy chế,quy định của
Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước
+ Việc giữ gìn đạo đức lối sống lành mạnh, chống quan lieu, tham nhũng, lãng phí và những
biểu hiện tiêu cực khác
+Tinh thần học tập nâng cao trình độ,tính trung thực,ý thức tổ chức kỉ luật,tinh thần tự phê bình
và phê bình
+ đoàn kết ,quan hệ trong công tác, mối quan hệ,tinh thần av2 thái độ phục vụ nhân dân
-Chiều hướng và triển vọng phát triển
Đánh giá dựa vào tiêu chuẩn đánh giá : Tiêu chuẩn đánh giá cán bộ dựa vào kết quả và hiệu quả
công việc, mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao
Nguyên tắc này chỉ rõ: Trách nhiệm đánh giá cán bộ thuộc về cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng và
lãnh đạo cơ quan đơn vị nơi cán bộ sinh hoạt, cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của cán bộ và bản
thân cán bộ tự đánh giá.
Dù ở cấp nào ngành nào và đơn vị nào thì công tác quản lý đánh gái cán bộ cũng thuộc về cấp
ủy và tổ chức đảng đã được Bộ Chính trị và cấp trên phân cấp quản lý. Đối với cán bộ cấp cơ sở là
chủ thể quản lý đánh giá cán bộ cấp cơ sở chịu trách nhiệm về đánh giá cán bộ thuộc diện cấp mình
quản lý.
Tập thể lãnh đạo cấp trên trực tiếp quản lý cán bộ phân tích, đánh giá ưu điềm, khuyết điểm của
cán bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao để kết luận: Hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành ở
mức thấp, không hoàn thành, hoặc có nhiều thiếu sót khuyết điểm.

b.Đánh giá cán bộ phải lấy tiêu chuẩn và hiệu quả công việc làm thước đo, đảm bảo
nguyên tắc tập trung dân chủ và đúng quy trình
Tiêu chuẩn cán bộ là sự cụ thể hóa những yêu cầu khách quan của đường lối nhiệm vụ chính trị
của Đảng thành những tiêu chí đòi hỏi đội ngũ cán bộ của Đảng và Nhà nước phải vươn lên đáp
ứng. Tiêu chuẩn cán bộ vì vậy là yêu câù khách quan là thước đo tin cậy để đánh giá đúng phẩm
chất năng lực đội ngũ cán bộ của Đảng và Nhà nước.
Tuy nhiên người cán bộ phấn đấu đạt tới các tiêu chuẩn quy định mới chỉ là đạt tới khả năng
thực hiện có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, khả năng đó chưa được thực tiễn kiểm nghiệm.
Vì vậy đánh giá cán bộ cần phải kết hợp tiêu chuẩn và hiệu quả hoạt động thực tiễn làm thước đo
phẩm chất năng lực cán bộ. Hiệu quả thực tiễn được thể hiện ở: Hiệu quả kinh tế và hiệu quả kinh
tế chính trị xã hội. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI của đảng khẳng định: “ Đánh giá và
sử dụng đúng cán bộ trên cơ sở những tiêu chuẩn, quy trình đã được bổ sung, hoàn thiện, lấy hiệu
quả công tác thực tế và sự tín nhiệm của nhân dân làm thước đo chủ yếu”
Trong quá trình đánh giá cán bộ phải đảm bảo dân chủ rộng rãi, tập trung cao, thể hiện trên những yêu
cầu sau: Bản thân người cán phải tự phê bình, tự đánh giá ưu khuyết điểm của mình. Đồng thời tổ chức cho
cán bộ đảng viên, quần chúng trong cơ quan mình tham gia đánh giá cán bộ bằng góp ý trực tiếp hoặc ghi
phiếu nhận xét sau đó cấp ủy đảng cùng cấp và tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp quản lý cán bộ nhận xét
đánh giá cán bộ. Sau khi có đánh giá, kết luận của cấp ủy có thẩm quyền cán bộ được thông báo ý kiến nhận
xét của cơ quan có thẩm quyền về bản thân mình, được trình bày có ý kiến, có quyền bảo lưu và báo cáo cấp
trên nhưng phải chấp hành ý kiến kết luận của cơ quan có thẩm quyền.
+ tập trung dân chủ trong đánh giá cán bộ: không được áp đặt ý kiến của mình cho mọi người
+ Đánh giá đúng quy trình phải tuân thủ theo các bước của quy trình đánh giá
+Thông báo kết quả đánh giá
Dân chủ cả trong khi đánh giá ,sau khi đánh giá và dân chủ trong cả khiếu nại giải quyết đánh giá -Dâc
chủ trong khi đánh giá: để tự đánh giá, tạo điều kiện cho tập thể góp ý đánh giá, sau đó cấp
ủy bàn bạc thảo luận và quyết định về kết quả đánh giá đó
-Dân chủ sau khi đánh giá : Kết quả đánh giá phải thông báo cho cá nhân đó biết là tập thể đánh
giá cá nhân như thế có đồng ý hay không đồng ý
-Dân chủ trong quá trình giải quyết khiếu nại: Nếu người được đánh giá đồng ý thì bàn còn
người được đánh giá không đồng ý thì phải tạo điều kiện cho cá hha6n đó giải trình, khi giải trình
xong mà không có sự thống nhất đôi bên , cá nhân đó có quyền bảo lưu ý kiến của mình và chuyển
lên cấp trên cao hơn và chờ cấp trên xem xét
Khi biểu quyết ý kiến thiểu số phục tùng đa số đó là nguyên tắc tập trung
c.Đánh giá cán bộ phải khách quan, tòa diện lịch sử, cụ thể và phát triển
Các quan điểm:
-Quan điểm thực tiễn; Khi đánh giá cán bộ phải nhìn vào hoạt động thực tiễn của cán bộ đó để
đánh giá (không chỉ nhìn thẳng vào bằng cấp mà còn phải dựa vào hiệu quả, kết quả công việc) dựa
vào hành vi công tác trong sinh hoạt đời thường
Ví dụ: Đánh giá một cán bộ ở cơ quan để đưa ra ứng cử hội đồng nhân dân, nhưng khi đưa về
với địa phương lấy ý kiến nhận xét thì lại không tốt( vì có vợ hách dịch với mọi người xung quanh,
con trai cầm đầu đua xe ). Vì trong nhà không tốt thì làm sao có đủ điều kiện lãnh đạo và bầu vào
hội đồng nhân dân vì thế bị thất bại
-Quan điểm toàn diện; Khi đánh giá một con người phải xem xét nhiều mặt(ưu, khuyết,Phẩm
chất, năng lực, đạo đức lối sống, phải có sự kết hợp của nhiều yếu tố)
-Quan điểm vận động(quan điểm phát triển; Khi đánh giá cán bộ phải nhìn con người luôn thay
đổi trong sự vận động và phát triển, đánh giá đừng nhìn vào thành kiến và ấn tượng
Ví dụ: Hiện nay đánh giá cán bộ giữa các cơ sở đào tạo tại chức , chính quy có những nhận định
thành kiến ấn tượng không tốt với tại chức trường dân lập như vậy sẽ đánh giá không chính xác
-Quan điểm nhân đạo: Khi đánh giá một con người phải xuất phát từ tâm trong sáng, đừng coi
đây là cơ hội để trù dập nhau, khi đánh giá hãy lấy ưu điểm để cho người ta phát triển, đừng vạch lá
tìm sâu, khi đánh giá đừng cầu toàn, phải nhìn con người trong tính tương đối. Khi đánh giá về
mình phải nghiêm khắc, khi đánh giá về người khác phải mang tính bao dung nhân đạo
-Quan điểm trung thực khách quan: Khii đánh giá cán bộ phải công tâm, công bằng trung thực
đừng đánh giá theo cảm tính cảm tình. Phải đánh giá trong điều kiện hoàn cảnh khác nhau. Phải
đánh giá nhiều nguồn tư liệu khác nhau, nhiều phương pháp khác nhau
- Quan điểm lịch sử cụ thể; Khi đánh giá cán bộ phải đứng trong hoàn cảnh cụ thể đánh giá con
người là đánh giá cả một quá trình
Nguyên tắc đòi hỏi việc đánh giá cán bộ không được phiến diện, hời hợt chủ quan cảm tính không được
định kiến, nhìn sự phát triển của người cán bộ theo quan điểm “ tĩnh” bất biến. Trái lại, phải đặt ngưởi cán
bộ trong những quan hệ công tác và môi trường hoạt động đa diện, nhiều chiều của họ.
Kết hợp theo dõi, đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ về cán bộ để phản ánh chân thực
khách quan sự phát triển của người cán bộ. Trong quá trình xem xét đánh giá cán bộ nhất thiết phải
điều tra tìm hiểu kỹ các nguồn thông tin và các ý kiến khác nhau về người cán bộ cần đánh giá, từ
đó phân tích chọn lọc rút ra kết luận khách quan…Sự phát triển của người cán bộ dù có khác biệt
thế nào thì sự phát triển của người cán bộ đều phải tuân thủ theo quy luật khách quan như : Sự phát
triển từ quá khứ đến hiện tại, từ hiện tại đến tương lai, do đó xem xét đánh giá cán bộ phải đặt họ
trong một quá trình công tác học tập rèn luyện lâu dài.
Theo anh (chị) nguyên tắc nào là quan trọng nhất trong giai đoạn hiện nay? Tại sao?
Theo tôi nguyên tắc đánh giá cán bộ lấy tiêu chuẩn và hiệu quả công tác làm thước đo, bảo đảm
nguyên tắc tập trung dân chủ và đúng quy trình là quan trọng nhất
Vì nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng. thực hiện nguyên tắc tập
trung dân chủ bảo đảm cho Đảng Cộng Sản Việt Nam thống nhất ý chí và hành động giữ vững kỷ luật.Thực
tiễn cho thấy ở đâu và nơi nào lúc nào bản chất của nguyên tắc tập trung dân chủ được nhận thức đầy đủ mối
quan hệ tập trung dân chủ được giải quyết đúng đắn thì ở nơi đó nguyên tắc tập

trung dân chủ được giữ vững dân chủ được mở rộng tập trung thống nhất năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của các tổ chức Đảng được nâng cao
Vì vậy nhận thức đúng đắn đầy đủ nguyên tắc tập trung dân chủ là cơ sở cho quán triệt vận
dụng phù hợp với đặc điểm nhiệm vụ để các tổ chức cơ sở Đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ đấu tranh
chống các quan điểm sai trái hiện nay.
Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức căn bản của Đảng để xây dựng Đảng ta thành một
Đảng kiểu mới vững mạnh. Mục đích của nguyên tắc là nhằm thống nhất ý chí và hành động trong Đảng,
làm cho Đảng đoàn kết thành một khối thống nhất, nội bộ luôn luôn đoàn kết một cách chặt chẽ, có kỷ luật
nghiêm minh, có sức chiến đấu vô địch; Phát huy trí tuệ, năng lực và tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
đông đảo đảng viên, làm cho mọi đảng viên có thể đóng góp được nhiều
ý kiến, kinh nghiệm vào việc quyết định đường lối, chủ trường và nhiệm vụ của Đảng được đầy đủ,
chính xác, phù hợp với thực tiễn.
Trong giai đoạn hiện nay có một bộ phận không nhỏ Đảng viên đã bị thoái hóa, biến chất đã
làm mất lòng tin trong quần chúng nhân dân đã làm ảnh hưởng đến uy tín và thanh danh của Đảng
gây bức xúc lớn trong dư luận.
Vì vậy nguyên tắc tập trung dân chủ yêu cầu: các cơ quan lãnh đạo của Đảng phải báo cáo và
chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của mình trước tổ chức Đảng, gương mẫu tự phê bình và
tiếp thu phê bình của cấp dưới, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Tập trung trên cơ sở
dân chủ hoàn toàn khác về bản chất với tập trung quan liêu, chuyên quyền, độc đoán. Dân chủ của
Đảng Cộng sản không đối lập với tập trung, không tách rời tập trung. Dân chủ để phát huy tối đa trí
tuệ của Đảng viên, làm cơ sở cho tập trung. Dân chủ càng mở rộng thì tập trung cang cao.
Ví dụ ở cơ quan tôi công tác đánh giá cán bộ thực hiện theo 8 nội dung và tính theo thang điểm.
1. Việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước
Nêu rõ bản thân và gia đình trong việc chấp hành chủ trương, chính sách của Nhà nước tốt hay
không tốt, có gì vi phạm, bản thân của cán bộ Đảng viên đó có gương mẫu trong việc chấp hành
hay không (10 điểm)
2. Kết quả công tác (30 điểm)
Những nhiệm vụ công tác cụ thể được đơn vị phân công trong năm. Kết quả thực hiện (số
lượng và chất lượng công việc hoàn thành trong năm).
3. Tinh thần kỷ luật (ý thức kỷ luật trong công tác, thực hiện nội quy cơ quan, thục hiện ý kiến
chỉ đạo của cấp trên, có tham gia đầy đủ các buổi họp của chính quyền, Đảng, Đoàn thể thại công ty
hoặc chi bộ Đảng nơi cư trú) (10 điểm)
4. Tinh thần phối hợp trong công việc (Phối hợp công tác với các cơ quan liên quan và đồng
nghiệp, việc phối hợp đã đạt được những kết quả) (10 điểm)
5. Tính trung thực trong công tác (trung thực trong việc báo cáo với cấp trên và tính chính xác
trong công tác báo cáo) (10 điểm)
6. Lối sống đạo đức (quan hệ với đồng nghiệp, trong gia đình và cộng đồng nơi cư trú, đoàn kết
nội bô và giúp đỡ lẫn nhau) (10 điểm)
7. Tinh thần học tập và nâng cao trinhg độ (Trong năm đã học tập và nâng cao trình độ về lĩnh
vực gì, dự những lớp học, tập huấn nào, có những công trình nghiên cứu hoặc tham gia nghiên cứu
thực hiện như đề tài, báo cáo khoa học...) (10 điểm)
8. Tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân (tinh thần phục vụ, hẹn đúng thơi gian; thái độ phục
vụ tận tụy, lịch sự, hòa nhã).
Quy trình thực hiện đánh giá cán bộ tại công ty tôi đối với từng cán bộ Đảng viên được thực
hiện như sau:
+ Mỗi cán bộ Đảng viên tự đánh giá xấp loại theo mấu "Phiếu đánh giá cán bộ"
+ Cấp ủy đọc bản nhận xét của cấp ủy nơi cư trú, nhận xét của tổ chức hai đoàn thể công ty.
+ Tập thể đóng góp ý kiến cho bản thân tự nhận xét kết quả công tác của cán bộ và góp ý đánh
giá.
+ Cá nhân được đánh giá có ý kiến (nếu những ý kiến đánh giá đóng góp đó đúng thì tiếp thu
những ý kiến đó, nếu ý kiến đóng góp chưa đúng thì cá nhân đó sẽ giải trình).
+ Cấp ủy công ty trực tiếp đánh giá cán bộ theo 8 nội dung, tham khảo ý kiến nhận xét của tập
thể bằng cách cứ vào tổng điểm của 8 nội dung nêu trên để tổng hợp, xếp loại cán bộ theo các mức
độ quy định.
Cách xếp loại: Căn cứ vào tổng số điểm vào 8 mục trên và xếp loại theo 4 mục sau: Hoàn thành
xuất sắc, Hoàn thành tốt, Hoàn thành và Không hoàn thành.

Câu 2. Phân tích các kỹ năng của người LĐQL trong quy trình thu thập và xử lý thông tin
bằng một ví dụ cụ thể mà Anh (Chị) từng biết hoặc từng thực hiện ở cơ sở.
- Khái niệm thông tin trong lãnh đạo quản lý:
Thông tin trong LĐ,QL (gọi tắt là thông tin quản lý) là sự truyền đạt các thông điệp, tin tức có
liên quan đến hệ thống quản lý, được người nhận hiểu rõ ý nghĩa của thông điệp mà người gửi
muốn truyền đạt, có tác dụng giúp thực hiện các mục tiêu LĐ,QL.
- Thứ nhất: xét về hình thái vật chất và dưới dạng tĩnh, thông tin quản lý là: những thông điệp, tin tức,
có thể là một sản phẩm hữu hình. (Ví dụ: Một báo cáo, chỉ thị, một cuốn sách, một tập tư liệu hay một bức
ảnh); cũng có thể là một sản phẩm vô hình (Ví dụ: một mệnh lệnh miệng, một tin đồn).
Như vậy, hình thức thể hiện của thông tin rất phong phú, đa dạng. Nói cách khác, mỗi một
thông tin đều phải ký gửi nội dung vào một “vật mang” nhất định.
Trong thời đại cách mạng thông tin hiện nay, vật mang thông tin ngày càng đa dạng, phong phú
và gắn liền với sự phát triển của ngành kỹ thuật điện tử và công nghệ thông tin.
- Thứ hai: thông tin luôn gắn liền với sự vận động của nó. Một báo cáo phải có người tiếp nhận
như: đọc hoặc nghe.Một tài liệu phải có người đọc, một tin đồn phải có người nghe hoặc xử lý. Do
vậy. Thông tin được quan niệm dưới dạng động như một quá trình truyền đạt từ người phát tin đến
người nhận tin.
Diễn trình thông tin bao gồm thông tin truyền xuôi với 6 bước và thông tin phản hồi (thông tin
ngược) cũng với 6 bước.
+ Quá trình truyền thông tin xuôi:
. Bước 1: hình thành thông điệp dưới dạng ý tưởng, suy nghĩ ở người gửi thông tin.
. Bước 2: ý tưởng, thông điệp quản lý được mã hoá bằng các hình thức thích hợp. Người gửi
thông tin lựa chọn các hình thức thể hiện ý tưởng khác nhau (Ví dụ: lời nói, chữ viết, ký hiệu, quy
ước); sau đó thực hiện việc mã hoá vào các vật mang thông tin (Ví dụ: lời nói, gọi qua điện thoại,
viết lệnh ra giấy).
. Bước 3: Truyền tin: thông tin đã được mã hoá truyền qua môi trường đến người nhận.
. Bước 4: người nhận tiếp nhận thông tin dưới dạng mã hoá, nhưng chưa đảm bảo chắc chắn là
người nhận đã hiểu rõ được thông tin.
Ví dụ: nhận công văn, nghe thông tin qua điện thoại hoặc tại cuộc họp.
. Bước 5: Người nhận giải mã thông tin để hiểu được đúng ý tưởng thông điệp của người gửi.
. Bước 6: sau khi giải mã người nhận mới có thể tiếp nhận được thông điệp.
+ Quá trình phản hồi thông tin
Sau khi người nhận tiếp nhận thông tin, người tiếp nhận thông tin cần phải phản ánh sự tiếp
nhận này cho người gửi. Quá trình này được gọi là thông tin phản hồi và cũng có 6 bước.
Trong quá trình truyền đạt thông tin, luôn có các yếu tố cản trở hoặc làm sai lạc thông tin.
Người cán bộ LĐ,QL phải nắm chắc quá trình truyền tin và các yếu tố cản trở thông tin để đảm bảo
thông tin được nhanh chóng, chính xác, kịp thời.
- Thứ 3: thông tin gắn với các hình thức giao tiếp trong hoạt động LĐ, QL. Thông tin là sự truyền đạt
các thông điệp từ người đến người, do vậy, luồn cần các hình thức giao tiếp (trực tiếp hay gián tiếp, giao
tiếp gặp riêng hai người hay giao tiếp diện rộng nhiều người…). Tuỳ theo tính chất, đặc
điểm, tầm quan trọng của thông tin mà người cán bộ phảI lựa chọn hình thức truyền đạt thông tin
(hình thức giao tiếp) thích hợp.
Ví dụ: Nghị quyết của Đảng uỷ xã cần lựa chọn hình thức truyền đạt bằng lời kết hợp bản in
nghị quyết tại một cuộc họp. Còn thông tin đánh giá cán bộ dưới quyền nên được trao đổi trong
những cuộc gặp mặt riêng.
- Vị trí, vai trò của thông tin trong LĐQL:
+ Thông tin vừa là đối tượng vừa là nguyên liệu đầu vào, vừa là hình thức thể hiện sản phẩm
của lao động lãnh đạo, quản lý.
Người cán bộ, khi thực hiện các công việc LĐ,QL trên tất cả các chức năng như: dự báo, kế
hoạch, tổ chức, chỉ huy, điều phối, kiểm tra, đều phải thu thập, xử lý thông tin. Các tư liệu thông tin
như: báo cáo, dữ liệu thực tế, chỉ thị được coi như đối tượng mà người cán bộ phải xử lý hàng ngày.
Chính vì vậy, thông tin vừa được coi như hệ thống tuần hoàn, vừa được coi như hệ thống thần kinh
của công tác LĐ,QL.
+ Thông tin gắn liền với quyền lực lãnh đạo, quản lý. Thông tin là yếu tố cơ bản giúp duy trì sự
thống nhất giữa mục đích và hành động của tổ chức, dó đó bất cứ một người LĐ nào muốn duy trì
quyền lực của mình và quyền lực của tổ chức, duy trì sự thống nhất hành động của hệ thống, đều
phải sử dụng thông tin như một phương tiện, một công cụ của quyền lực.
+ Thông tin có giá trị ngày càng cao, đóng góp ngày càng nhiều vào giá trị của tổ chức.
Trong thời đại thông tin hiện nay, bản thân thông tin có giá trị ngày càng tăng cao. Trong chiến
tranh, ai nắm được thông tin, đặc biệt là thông tin của kẻ thù, người đó có khả năng chiến thắng.
Ngạn ngữ cổ cũng đã có câu: “Biết địch, biết ta trăm trận trăm thắng”. Chính vì thông tin có giá trị
ngày càng tăng nên cán bộ LĐ,QL phải biết đánh giá, phân loại thông tin. Ví dụ: có thông tin cần
phải tuyên truyền rộng rãi; những cũng có những thông tin phải bí mật. Cần phải xử lý sao cho có
lợi nhất.
Tóm lại, thông tin có vai trò quan trọng trong công tác lãnh đạo, điều hành và giải quyết công
việc của người lãnh đạo. Có đầy đủ thông tin, công việc được giải quyết hợp tình hợp lý. Cung cấp
thông tin kịp thời công việc được giải quyết nhanh chóng. Ngược lại, thiếu thông tin, thông tin sai
lệch sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả giải quyết công việc. Đôi khi công việc giải quyết một cách
phiến diện không đáp ứng được nhu cầu công tác.
- Quy trình thu thập và xử lý thông
tin: + Thu thập thông tin:
● Xác định nhu cầu đảm bảo thông tin: nhu cầu thông tin của cơ quan, UBND, của
cá nhân người lãnh đạo quản lý, cần thông tin gì.
● Xác định nguồn kênh thông tin:
o Thông tin từ công văn chỉ thị của cấp trên.
o Thông tin từ báo cáo cấp dưới.
o Thông tin từ các cơ quan thông thấn báo chí.
o Thông tin từ những kinh nghiệm, những địa phương khác, cơ sở khác.
● Xây dựng thiết chế đảm bảo thông tin thông suốt: phân công cho ai đi lấy thông tin,
cơ sở vật chất hỗ trợ (máy ghi hình, máy ghi âm, sổ ghi chép…).
+ Xử lý thông tin: Người cán bộ cấp cơ sở cần nắm rõ hai hình thức xử lý thông tin:
● Xử lý thông tin tức thời: phải trả lời ngay cho dân, trả lời ngay cho cơ quan báo chí.
● Xử lý theo quy trình: Phải có người tiếp nhận thông tin (số ghi công văn đến, đi)

+Lưu trữ thông tin (lưu trữ ở đâu và lưu trữ bằng phương tiện nào cho dễ tìm)+Phân loại thông
tin: thuộc thông tin hay công văn đến cho từng đối tượng, đến các bộ phận có trách nhiệm để
xem xét, giải quyết.+Tìm kiếm và bổ sung thông tin. +Triển khai thông tin.
- Chủ thể thu thập và xử lý thông tin: cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Câu 3: Quy trình tổ chức thực hiện 1 quyết định lãnh đạo ở cơ sở, Liên hệ việc ra quyết
định của đơn vị hoặc địa phương, đề ra giải pháp phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế
1/ Mở bài:
Trong hệ thống chính trị ở Việt Nam từ cấp Trung ương đến địa phương (cấp cơ sở) là cấp rất gần với
dân vì vậy người quản lý lãnh đạo ở cơ sở có vai trò vô cùng quan trọng trong việc lãnh đạo quản lý nhân
dân thực hiện các chủ trương đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước. Người lãnh đạo ở
cấp cơ sở trong quá trình quản lý sẽ tổ chức thực hiện quyết định lãnh đạo quản lý
ở cơ sở.
Việc triển khai quyết định lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở đến đối tượng quản lý theo đúng quy
định của pháp luật, Điều lệ Đảng nhằm thực hiện mục tiêu chính trị- kinh tế- xã hội đặt ra từng giai
đoạn, phù hợp với yêu cầu và điều kiện trong từng giai đoạn phát triển của địa phương và xã hội.
Tuy nhiên trong quá trình tổ chức, quản lý ở cơ sở cũng đòi hỏi người lãnh đạo quản lý phải thực
hiện đúng các bước theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ Đảng nhằm thực hiện tốt các chủ
trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.
Và một trong những yêu cầu của người lãnh đạo quản lý ở cấp cơ sở đó là quy trình tổ chức
thực hiện quyết định lãnh đạo quản lý ở cơ sở. Nếu quy trình tổ chức đúng sẽ được quần chúng
nhân dân ủng hộ, quy trình tổ chức sai dẫn đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
không phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương đơn vị vì vậy yêu cầu của người lãnh đạo quản
lý ở cơ sở cần thực hiện quy trình tổ chức thực hiện quyết định lãnh đạo quản lý ở cơ sở theo đúng
trình tự cơ bản như sau:
2/ Khái niệm quyết định lãnh đạo, quản lý.
3/ Nội dung
+ Việc triển khai quyết định:
Việc triển khai quyết định lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở đến đối tượng quản lý theo đúng quy
định của pháp luật, điều lệ Đảng.
Nhận được QĐ, các tổ chức, cơ quan, cá nhân có liên quan phải thực hiện triệt để bằng cách
nghiên cứu kỹ đề ra kế hoạch biện pháp thực hiện cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương,
đơn vị bảo đảm việc triển khai thực hiện không trái với quyết định lãnh đạo quản lý đó được ban
hành.
Trong điều kiện mở rộng và phát huy dân chủ ở cơ sở hiện nay các quyết định lãnh đạo quản lý
cần được công bố công khai các cơ quan tổ chức có trách nhiệm tuyên truyền phổ biến rộng rãi với
các hình thức phù hợp với địa phương.
Để ra quyết định thực hiện nhanh cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cấp ủy Đảng, chính
quyền với các đoàn thể cơ sở.
+Tổ chức lực lượng thực hiện quyết định.
Cần bố trí, tổ chức lực lượng cán bộ phù hợp để thực hiện quyết định, đồng thời đảm bảo những
phương tiện cần thiết về vật chất về tài chính cho việc thực hiện quyết định. Tùy thuộc vào từng
loại quyết định lãnh đạo quản lý cấp cơ sở. Các biện pháp có thể lựa chọn là:
Quyết định thực hiện với toàn bộ phạm vi, đối tượng, lĩnh vực cần thiết điều chỉnh tác động.
QĐ thực hiện thí điểm ( làm thử một số đối tượng, ở một số nơi để rút kinh nghiệm sau đó mới
sơ kết tổng kết để rút kinh nghiệm. Ra quyết định chính thức để triển khai rộng rãi)
QĐ được triển khai thực hiện rộng, nhưng cần có sự chỉ đạo điểm nhanh chóng rút kinh nghiệm
để chỉ đạo thực hiện tiếp tục.
+ Kiểm tra việc thực hiện quyết định
Đây là khâu quan trọng, là bước đảm bảo sự thành công hiệu quả của QĐ và khâu thực hiện QĐ. Việc ra
QĐ lãnh đạo quản lý phải gắn liền với việc kiểm tra thực hiện QĐ. Việc kiểm tra phải chú
ý tới hai mặt của việc thực hiện QĐ.
Thứ nhất:
Một mặt tìm ra nguyên nhân của việc không thực hiện hoặc thực hiện không tốt quyết định.
Thứ hai:
Chú ý tới kết quả tốt, tìm ra những ưu điểm, đúc kết những kinh nghiệm thành công trong việc
thực hiện quyết định.
Việc kiểm tra thực hiện quyết định lãnh đạo quản lý cần phải được xây dựng kế hoạch ngay từ
giai đoạn dự thảo quyết định trong đó xác định rõ cơ quan tổ chức cá nhân có trách nhiệm kiểm tra
và đối tượng chịu sự kiểm tra. Đồng thời việc kiểm tra phải được tiến hành ngay sau khi ban hành
quyết định và suốt thời gian thực hiện quyết định.
Các hình thức kiểm tra
Kiểm tra thường xuyên hoặc toàn diện trong suốt quá trình diễn biến thực hiện QĐ
Kiểm tra đột xuất có trọng điểm, nhằm vào một số khâu nhất định
Kiểm tra tổng kết việc thực hiện quyết định
Qua công tác kiểm tra căn cứ vào kết quả kiểm tra cơ quan tổ chức có thẩm quyền phải xử lý
kết quả kiểm tra
Đôn đốc thực hiện, bổ sung quyết định cần thiết
Khen thưởng người tốt việc tốt
Xử lý cơ quan, tổ chức cá nhân sai phạm
Sơ kết
+ Tổng kết đánh giá việc thực hiện quyết định
Sau khi thực hiện QĐ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở phải tiến hành tổng kết, đánh giá việc thực
hiện QĐ. Việc tổng kết đánh giá phải dựa trên việc xử lý các số liệu thể hiện kết quả thực hiện, xử
lý thông tin phản hồi xử lý kết quả việc kiểm tra quyết định…Điều quan trọng là phải đánh giá việc
thực hiện quyết định lãnh đạo quản lý một cách chính xác khách quan trung thực cụ thể kết quả
thực hiện quyết định, tuyệt đối tránh căn bệnh thành tích. Làm tốt công tác này góp phần tăng
cường hiệu lực hiệu quả công tác lãnh đạo quản lý.
1. Liên hệ bản thân:
Quyết định về việc Ban hành “Quy định khen thưởng đối với tập thể cá nhân có thành tích xuất
sắc trong phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc trên địa bàn huyện Bàu Bàng năm 2014”
Ưu điểm:
Quyết định được thực hiện và triển khai nhanh chóng trên toàn địa bàn huyện
Có sự tham gia phối hợp vào cuộc của các ban ngành địa phương trong việc tuyên truyền vận
động quần chúng nhân dân tham gia thực hiện phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc
Góp phần giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn huyện
Hạn chế:
Ở một số đơn vị cơ quan và một vài khu dân cư chưa thật sự chú trọng đến vấn đề bảo vệ an
ninh tổ quốc.
Tình hình tội phạm diễn biến phức tạp khó lường khó kiểm
soát Công tác tuyên truyền vận động chưa đi vào chiều sâu.
Như vậy:
Qua phân tích trên ta thấy người lãnh đạo quản lý nhất là lãnh đạo quản lý cấp cơ sở trong quá
trình thực hiện quy trình tổ chức thực hiện quyết định lãnh đạo quản lý ở cơ sở phải thực hiện đầy
đủ các bước có như vậy mới hoàn thành được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương
nhất là được nhân dân ủng hộ.
Liên hệ bản thân khi ban hành quyết định:
Trong những năm gần đây hoạt động xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định lãnh
đạo quản lý đã đặt được một số kết quả đáng kể như ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của địa
phương. Các văn bản được ban hành phù hợp với những chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật
của Nhà nước. Tuy nhiên trong các quyết định ban hành đó vẫn thiếu tính thống nhất nhất về ban hành
và triển khai các quyết định như việc thực hiện chỉ tiêu chứng nhận quyền sử dụng đất, rà

soát cấp giấy phép xây dựng.


Như vậy:
Qua phân tích trên ta thấy người lãnh đạo quản lý nhất là lãnh đạo quản lý cấp cơ sở để ra được
một quyết định đúng có tính khả thi được quần chúng nhân dân ủng hộ thì quyết định lãnh đạo quản
lý cấp cơ sở phải đáp ứng được các yêu cầu đã nêu đồng thời người lãnh đạo quản lý phải không
ngừng hoàn
Liên hệ địa phương các cấp ban hành quyết định lãnh đạo quản lý
Thứ nhất:
Các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp cơ sở ban hành
Các cơ quan lãnh đạo Đảng ở cấp cơ sở ban hành theo căn cứ quyết định của Bộ Chính trị số
31;QĐ/TW ngày 01/10/1997 ban hành Quy định “ về thể loại thẩm quyền ban hành và thể thức văn bản của
Đảng”; Quyết định của Ban Bí thư số 91- QĐ/TW ngày 16/02/2004 bổ sung thẩm quyền ban hành văn bản
trong một số điều của “ Quy định về thể loại, thẩm quyền ban hành và thể thức văn bản của Đảng”; Hướng
dẫn 11 của Văn phòng TW ngày 28/5/2014 về thể thức văn bản của Đảng.
Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ, Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ cơ sở chẳng hạn như
Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Bàu Bàng nhiệm kỳ 2015-2020.
Nghị quyết là văn bản ghi lại các quyết định được thông qua ở Đại hội, hội nghị cơ quan lãnh đạo các
cấp, hội nghị đảng viên về đường lối chủ trương chính sách kế hoạch hoặc các vấn đề cụ thể.
Quyết định là văn bản dùng để ban hành hoặc bãi bỏ các quy chế, quy định quyết định cụ thể về
chủ trương chính sách tổ chức bộ máy nhân sự thuộc phạm vi quyền hạn của cấp ủy, tổ chức cơ
quan Đảng
Thứ hai:
Chính quyền cấp cơ sở ban hành
Căn cứ theo luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 và nghị định hướng dẫn thi
hành; Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND 2004 và Nghị định hướng
dẫn thi hành.
* Quyết định quy phạm
Nghị quyết mang tính quy phạm của HĐND cấp xã
Nghị quyết của HĐND cấp xã, thị trấn được ban hành để quyết định chủ trương, biện pháp
trong các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế xã hội, đời sống văn hóa thông tin thể dục thể thao, bảo vệ
tài nguyên mội trường quốc phòng an ninh chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo thi hành pháp
luật thi hành pháp luật, xây dựng chính quyền địa phương trên địa xã, phường thị trấn.
Phạm vi ban hành Nghị quyết quy phạm của HĐND
+ Quyết định những chủ trương chính sách nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản
của các cơ quan Nhà nước cấp trên.
+ Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, ngân sách quốc phòng an ninh ở địa phương
+ Quyết định biện pháp nhằm ổn định và nâng cao đời sống nhân dân hoàn thành nhiệm vụ cấp
trên giao phó
+ Quyết định trong phạm vi thẩm quyền được giao những chủ trương biện pháp có tính chất đặc
thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương nhằm phát huy những tiềm năng
của địa phương nhưng không được trái với các văn bản quy phạm pháp luât của cơ quan Nhà nước
cấp trên.
+ Văn bản cũa cơ quan Nhà nước cấp trên giao cho HĐND quy định một vấn đề cụ thể.
* Quyết định chỉ thị mang tính quy phạm của UBND cấp xã
Quyết định của UBND cấp xã được ban hành để thực hiện chủ trương biện pháp trong các lĩnh vực kinh
tế, nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, tiểu thủ công nghiệp xây dựng giao thông
vận tải, văn hóa xã hội… vực kinh tế, giáo dục, y tế xã hội, đời sống văn hóa thông tin thể dục thể thaothiện
bản thân để đảm bảo được các yêu cầu khi ra một quyết định quản lý, có như vậy mới hoàn thành được các
mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương nhất là được nhân dân ủng hộ.

***: Để ra quyết định đúng đắn có tính khả thi, theo đ/c người CB LĐ QL cần phải ntn
(cần phải làm gì). Liên hệ việc ra quyết định của đơn vị hoặc địa phương.
B1: Mặc dù có nhiều điểm khác nhau giữa LĐ và QL; nhưng chúng vẫn có sự tương đồng, đó
là: cả LĐ và QL đều phục vụ chung một mục đích, cả LĐ lẫn quản lý gần như đan xen nhau và bổ
sung cho nhau. Tuy nhiên, LĐ luôn đi trước một bước để vạch đường, chỉ lối, có cách nhìn chiến
lược.
Hình thức của LĐ và QL chủ yếu là ra các quyết định LĐ,QL bằng văn bản phù hợp với các
yêu cầu của thực tiễn đề ra.
B2: Khái niệm: Theo Đại Từ điển tiếng Việt:
- Lãnh đạo: là dẫn dắt tổ chức phong trào theo đường lối cụ thể.
- Quản lý: là tổ chức & điều khiển các hoạt động theo các yêu cầu đã đề ra.
- Quyết định LĐ,QL là sự thể hiện ý chí của các chủ thể trong hoạt động LĐ,QL xã hội, tiến
hành theo một trình tự, thủ tục, được thể hiện dưới những hình thức nhất định như: nghị quyết,
quyết định, chỉ thị…; nhằm tổ chức và điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của
con người theo định hướng nhất định.
B3: Các yêu cầu cơ bản của quyết định LĐ,QL cấp cơ sở
Để ra một quyết định đúng, có tính khả thi, đuợc quần chúng nhân dân ủng hộ; quyết định
LĐ,QL cấp cơ sở phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Bảo đảm tính chất chính trị
Quyết định LĐ,QL cấp cơ sở là sự cụ thể hoá Nghị quyết của Đảng vào thực tiễn của địa
phương cơ sở, là sự cụ thể hoá các quyết định quản lý của cơ quan nhà nước cấp trên, thực hiện
nhiệm vụ quyền hạn của chính quyền cơ sở theo quy định của pháp luật ở địa phương cơ sở. Vì vậy,
nghị quyết của đảng bộ cơ sở và quyết định quản lý của chính quyền cơ sở không được trái với
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
- Bảo đảm tính hợp pháp
Hoạt động của tổ chức cơ sở đảng, chính quyền cấp cơ sở được đặt trong khuôn khổ
pháp luật, vì vậy các quyết định LĐ,QL cấp cơ sở phải phù hợp với các quy định của pháp luật.
- Ban hành quyết định LĐ,QL đúng hình thức và thể thức quy định.
+ Về hình thức: các quyết định LĐ, QL cấp trên phải đúng tên gọi và hình thức thể hiện
chủ yếu bằng văn bản.
+ Về thể thức: phải đúng tiêu đề, tiêu ngữ, số, ký hiệu, ngày, tháng, năm ban hành và
hiệu lực, chữ ký, con dấu…
Vi phạm các quy định về hình thức, thể thức có thể dẫn đến hậu quả là làm cho quyết định
LĐ,QL trở thành bất hợp pháp.
- Bảo đảm tính hợp lý: tính hợp lý của quyết định LĐ,QL thể hiện:
+ Quyết định LĐ,QL phải đảm bảo hài hoà lợi ích của nhà nước, tập thể và cá nhân.
+ Quyết định LĐ,QL phải cụ thể và đáp ứng được các yêu cầu của đời sống xã hội và
đối với các đối tượng thực hiện.
Một quyết định LĐ,QL phải cụ thể và đáp ứng được các yêu cầu của đời sống xã hội đặt
ra và với các đối tượng thực hiện. Một quyết định LĐ,QL có tính khả thi cao khi được ban hành
đúng lúc, phù hợp với yêu cầu LĐ,QL ở địa phương cơ sở. Tình trạng trì trệ, kéo dài hoặc nóng vội
trong nghiên cứu ra quyết định LĐ,QL thì không những mang lại hiệu quả mà thậm chí còn gây ra
những thiệt hại cho Nhà nước, xã hội và công dân phải gánh chịu.
Quyết định LĐ,QL phải mang tính hệ thống toàn diện. Nội dung quyết định LĐ,QL phải được
cân nhắc, tính hết các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội; phải căn cứ vào chiến lược, Nghị
quyết của đảng, các mục tiêu phát triển ngắn hạn, dài hạn của nhà nước. Các biện pháp đề ra trong
quyết định LĐ,QL phải phù hợp, đồng bộ với các biện pháp trong các quyết định có liên quan.
- Bảo đảm kỹ thuật ban hành quyết định LĐ,QL: ngôn ngữ, văn phong, cách trình bày
một quyết định LĐ,QL phải rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn, chính xác, không đa nghĩa.
B4: Liên hệ thực tiễn

Thực tế ở đơn vị tôi đang công tác là Trường TCN Việt-Hàn Bình Dương, quy trình ra các
quyết định lãnh đạo, quản lý thường trải qua 04 bước sau:
Thứ nhất, sáng kiến ban hành quyết định, bước này thường được căn cứ vào nhiệm vụ
chính trị, yêu cầu quản lý nhà nước để đơn vị ra quyết định.
Ví dụ, hàng năm, cứ đến dịp đầu năm mới, nhà trường lại chuẩn bị công tác tuyển sinh cho năm
học mới. Từ các căn cứ như: chỉ tiêu tuyển sinh đã đăng ký và được giao, căn cứ vào tình hình nhân
sự thực tế của đơn vị, cũng như tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị; trên các cơ sở đó, Ban Giám
hiệu giao nhiệm vụ cho Phòng Đào tạo soạn dự thảo Quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh năm
học mới.
Thứ hai, trên cơ sở nhiệm vụ do BGH giao, PĐT đánh giá kết quả tuyển sinh năm học
trước, xây dựng dự thảo (dự kiến nhiệm vụ từng tổ …), sau đó gửi bản dự thảo cho các giáo viên và
từng phòng/ khoa cho ý kiến, cuối cùng hoàn chỉnh dự thảo quyết định trình Ban Giám hiệu.
Thứ ba, BGH tổ chức họp Hội đồng tuyển sinh, rà soát lại văn phong, thể thức của văn
bản, tính hợp lý, phù hợp trong phân công, phân nhiệm, sau đó giao cho PĐT hoàn chỉnh trình ký ban
hành.
Thứ tư, một thành viên trong Hội đồng tuyển sinh (thường là Phó Hiệu trưởng) ký ban hành
Quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh (và chịu trách nhiệm trực tiếp).
Từ đó à triển khai thực hiện nhất quán, OK, sự đồng thuận cao!
Tuy nhiên ở đơn vị đôi khi việc ra quyết định cũng không hẳn thực hiện đầy đủ bốn bước
trên. Ví dụ như những quyết định mệnh lệnh trực tiếp, … Nhưng nhìn chung là việc ra các quyết định
đều đảm bảo đúng quy trình.
Riêng đối với bản thân, với cương vị là Trưởng khoa của đơn vị sự nghiệp, việc ra các
quyết định để lãnh đạo, quản lý cũng được thực hiện bằng văn bản.
Ví dụ như việc phân công các giáo viên giảng dạy trong học kỳ, phụ trách phòng học thực hành,
phụ trách hướng dẫn học sinh thực tập tốt nghiệp, …
Tuy nhiên, đôi khi cũng có ra những quyết định bằng phân công trực tiếp trong các cuộc họp
khoa. Ví dụ như quyết định các vấn đề về nhắc nhở giáo viên đảm bảo lên lớp đúng giờ quy định,
chuẩn bị đầy đủ về chuyên môn, mua các thiết bị phục vụ công tác chuyên môn của khoa, …
Nhìn nhận chung, việc ra các quyết định lãnh đạo, quản lý của bản thân đều dựa trên các cơ sở
thu thập thông tin, phân tích và sử dụng thông tin đầy đủ, bản thân có nhiều kinh nghiệm từ việc
soạn thảo văn bản do được trải nghiệm qua hơn 14 năm làm công tác Đoàn thanh niên. Bên cạnh
đó, trong Khoa còn có 02 đ/c Phó Trưởng khoa thường xuyên tham mưu các công việc rất tốt. Do
đó, việc ra các quyết định đều được quần chúng nhân dân tín nhiệm, thực hiện đạt hiệu quả cao.
B5: Tóm lại,
Để ra được một quyết định LĐ,QL phù hợp; cán bộ, công chức lãnh đạo cấp cơ sở cần
phải thu thập thông tin cần thiết, kiểm tra độ tin cậy và chính xác của thông tin.
Thông tin đến với LĐ cấp cơ sở qua nhiều kênh đó là: tiếp nhận từ cấp trên chỉ đạo xuống
cơ sở; tự thu thập, khai thác thông tin bằng cách: điều tra, nắm bắt tình hình thực tiễn ở cơ sở…)
Do vậy, trước khi ban hành một quyết định LĐ,QL cần nghiên cứu nắm vững những
thông tin sau đây như: các nghị quyết, chỉ thị, thông tư, văn bản của cấp trên trực tiếp có liên quan;
số liệu điều tra, tình hình thực tiễn tại cơ sở.
Cấp cơ sở là cấp trực tiếp gần nhân dân và giải quyết những vấn đề thực tế đặt ra ở địa
phương. Vì vậy, việc LĐ cấp cơ sở trực tiếp tìm hiểu thông tin về tình hình thực tế cơ sở là hết sức
cần thiết, tránh tình trạng nắm bắt thông tin không kịp thời dẫn đến việc ra những quyết định
LĐ,QL xa rời thực tế, hiệu lực không cao.
Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển, người cán bộ LĐ cấp cơ sở cũng phải chú
ý tới việc cập nhật và khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như: Internet, báo chí, truyền
hình…

Câu 4: Trình bày quy trình chuẩn bị cho buổi diễn thuyết cần cái gì( bài 4) lấy ví dụ liên
hệ vận dụng cá nhân.
1. Mở bài:
Một trong những kĩ năng cần phải có của người lãnh đạo quản lý ở cấp cơ sở đó là kĩ năng
tuyên truyền thuyết phục. Cấp cơ sở được coi là cấp gần dân nhất vì thế để thực hiện được các chủ
trương đường lối chính sách của đảng, pháp luật của Nhà nước cũng như các mục tiêu phát triển
kinh tế xã hội của địa phương ở cơ sở đòi hỏi người lãnh đạo quản lý phải có các kĩ năng thuyết
phục hay các buổi diễn thuyết trước đám đông. Để chuẩn bị buổi diễn thuyết tốt đòi hỏi người cán
bộ quản lý ở cấp cơ sở cần chuẩn bị đẩy đủ các nội dung cần thiết để mang lại kết quả cao.
2. Khái niệm tuyên truyền sgk 67
3. Nội dung:
a. Chuẩn bị diễn thuyết
+ Nghiên cứu đối tượng
_Sự cần thiết phải nghiên cứu đối tượng:
Trong diễn thuyết trước công chúng, đối tượng quy định việc xác định nội dung, lựa chọn
phương pháp diễn thuyết. Đối với những đối tượng khác nhau, nội dung phương pháp phát biểu
trình bày khác nhau. Vì vậy nghiên cứu về đối tượng là công việc đầu tiên mà người cán bộ lãnh
đạo quản lý phải tiến hành trước khi diễn thuyết. Sinh thời Bác Hồ thường xuyên căn dặn cán bộ
tuyên truyền “ Nói cho ai nghe,? Viết cho ai xem” trước khi nói viết về một vấn đề nào đó.
Nội dung nghiên cứu đối tượng:
Nghiên cứu đặc điểm về mặt xã hội- nhân khẩu: các đặc điểm về thành phần xã hội- giai cấp,
nghề nghiệp học vấn giới tính tuổi tác…của đối tượng
Nghiên cứu các đặc điểm về tư tưởng tâm lý- xã hội hệ thống các quan điểm, chính kiến động
cơ, khuông mẫu tư duy tâm trạng và trạng thái thể chất của họ
Nghiên cứu về chủ đề thị trường thông tin và nội dung thông tin, con đường cách thức thỏa mãn
thông tin của đối tượng
Trên cơ sở nghiên cứu về các đặc điểm này và xuất phát từ đặc điểm này người cán bộ lãnh đạo
quản lý xác định mục đích, nội dung, phương pháp diễn thuyết phù hợp
+ Chọn chủ đề cho bài diễn thuyết
Công tác tuyên truyền thuyết phục của người lãnh đạo quản lý có mục đích là cung cấp cho đối
tượng những thông tin kiến thức mới hình thành củng cố niềm tin và cổ vũ, khơi dậy tính tích cực
và hành động của người dân. Vì vậy chủ đề của bài diễn thuyết có thể được lựa chọn từ những vấn
đề kinh tế, chính trị, văn hóa , xã hội an ninh, quốc phòng chính sách đối ngoại của đất nước hoặc
địa phương…Chủ đề của bài nói cũng có thể được chọn từ những vấn đề thuộc về quan điểm đường
lối chính sách của Đảng hay pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên dù là nội dung nào cũng phải đạt
các yêu cầu sau đây:
Một là: Bài diễn thuyết phải mang đến cho đối tượng công chúng những thông tin mới hấp dẫn
Hai là: Nội dung chủ đề diễn thuyết phải mang tính thiết thực đáp ứng nhu cầu thông tin phản
ánh tâm tư nguyện vọng của người dân
Ba là: Chủ đề của bài diễn thuyết phải mang tính thông tin thời sự tính cấp thiết tức là nó đề
cập những vấn đề đang tác động đến dư luận xã hội những vấn đề mà công chúng đang quan tâm
Bốn là: Nội dung của chủ đề bài diễn thuyết phải mang tính giáo dục tư tưởng, góp phần giáo dục tư
tưởng cho người nghew, giúp cho người nghe hiểu đúng chủ trương đường lối chính sách pháp
luật và quyết tâm thực hiện chúng.
+ Xây dựng đề cương bài diễn thuyết
Đề cương là văn bản mà dựa vào đó người cán bộ lãnh đạo quản lý tiến hành buổi diễn
thuyết trước công chúng. Đề cương bài diễn thuyết cần đạt các yêu cầu sau đây:
- Phải thể hiện mục đích tuyên truyền thuyết phục. Đề cương là sự cụ thể hóa mục đích
tuyên truyền bằng các phần, các mục, các luận điểm, luận cứ, luận chứng.
- Phải chứa đựng, bao hàm nội dung tuyên truyền một cách logic.
- Cần xây dựng nhiều phương án của đề cương, từ đó chọn phương án tối ưu nhất và phù hợp
với đối tượng công chúng.
Qúa trình xây dựng đề cương có thể thay đổi bổ sung hoàn thiện dần từ thấp đến cao từ đề
cương sơ bộ đến đề cương chi tiết. Với những đề cương quan trọng phát biểu với những trình độ có
học vấn càng cao thì đề cương càng chuẩn bị chi tiết càng tốt.
Đề cương phải có ba phần phần mở đầu, phần chính, phần kết luận. Mỗi phần có chức năng
riêng yêu cầu riêng.
Phần mở đầu:
Là phần nhập đề cho chủ đề của bài diễn thuyết, là phương tiện giao tiếp ban đầu với người
nghe kích thích sự hứng thú của người nghe đối với nội dung bài diễn thuyết. Phần này tuy ngắn
nhưng rất quan trọng đối với các nội dung trừu tượng đối với đối tượng tiếp xúc lần đầu, đối tượng
thanh niên học sinh.
Yêu cầu đối với phần mở đầu:
Phải tự nhiên và gắn bó với các phần khác trong bố cục toàn bài về nội dung và phong cách
ngôn ngữ, ngắn gọn độc đáo và hấp dẫn đối với người nghe
Phần chính của bài diễn thuyết:
Đây là phần dài nhất, quan trọng nhất, quy định chất lượng của bài diễn thuyết, là phần bao
hàm, phát triển nội dung diễn thuyết một cách toàn diện sâu sắc.
Nếu như chức năng đặc trưng của phần mở đầu là thu hút sự chú ý của người nghe ngay từ đầu
thì chức năng đặc trưng của phần chính là lôi cuốn ý nghĩ kích thích tư duy của họ bằng sức thuyết
phục của lôgich trình bày
Việc chuẩn bị phần chính của bài diễn thuyết cần đạt tới các yêu cầu sau đây
+ Bố cục chặt chẽ, được trình bày lập luận theo những quy tắc, phương pháp nhất định.
- Phần chính được bố cục thành các luận điểm hay các mục. Các luận điểm phải được làm sáng
tỏ bởi các luận cứ. Giữa các luận điểm hay các phấn, các mục phải có đoạn chuyển tiếp làm cho bài
nói có tính liên tục và giúp người nghe chủ động chuyển sang tiếp thu những luận điểm tiếp theo.
Tư liệu, tài liệu dùng để chứng minh, làm sáng tỏ luận điểm cần được sắp xếp một cách lôgic theo
phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch, phương pháp loại suy hoặc phương pháp nêu vấn đề. Mỗi
luận điểm, mỗi mục có thể trình bày theo một trong các phương pháp trên. Việc chọn phương pháp trình
bày, sắp xếp tư liệu do nội dung bài diễn thuyết, đặc điểm trình bày, sắp xếp tư liệu do nội dung bài diễn
thuyết, đặc điểm người nghe và hoàn cảnh cụ thể của buổi diễn thuyết quy định.
+ Tính xác định, tính nhất quán và tính có luận chứng.
Lôgic là một thuộc tính đặc biệt của ý thức con người. Trong quá trình hình thành ý thức con
người thì trong ý thức mỗi cá nhân cũng hình thành những mối quan hệ lôgic nhất định. Nếu lôgíc
bài nói phù hợp với lôgic trong tư duy ý thức con người thì bài nói sẽ phù hợp với lôgic trong tư
duy, ý thức con người thì bài nói sẽ dễ thuyết phục người nghe. Khi thiết lập đề cương của bài diễn
thuyết, hình thành các luận điểm, các phần các mục phải vận dụng các quy luật lôgíc. Việc vận
dụng các quy luật này trong khi lập luận trình bày kết cấu đề cương sẽ đảm bảo cho bài diễn thuyết
có tính rõ ràng, chính xác tính nhất quán và tính có luận chứng.
+ Tính tâm lý tính sư phạm.
Khi xây dựng phần chính của bài diễn thuyết và thể hiện nội dung, ngoài việc vận dụng các quy luật
lôgic hình thành cần vận dụng các quy luật của tâm lý học tuyên tuyền như: Quy luật hình thành và biến đổi
của tâm thế, quy luật đồng hóa và tương phản của ý thức, quy luật đứng đầu trong niềm tin, quy luật về sự
tác động của cái mới. Chẳng hạn có thể vận dụng quy luật đứng đầu trong niềm tin
do nhà bác học Hêlan đơ tìm ra năm 1925 để sắp xếp thứ tự trình bày các vấn đề có ý nghĩa quan
trọng đối với việc hình thành tâm thế niềm tin của đối tượng.
Đề cương phần chính bài nói còn được sắp xếp theo yêu cầu của phương pháp sư phạm, trình
bày từ cái đơn giản đã biết đến cái phức tạp, cái chưa biết và nêu bật được những luận điểm quan
trọng nhất của bài,
+ Phần kết luận:
Kết luận là phần không thể thiếu trong cấu trúc của một bài diễn thuyết. Nó làm cho bố cục diễn
thuyết trở nên cân đối lôgic có tác dụng khái quát và nhấn mạnh điều đã nói. Phần kết luận có
những đặc trưng sau:
-Tổng kết những vấn đề đã nói
- Củng cố và làm tăng ấn tượng nội dung bài nói
-Đạt ra trước người nghe nhiệm vụ nhất định và kêu gọi họ đi đến hành động
Kết luận phải đạt tới yêu cầu ngắn gọn, giàu cảm xúc nhưng tự nhiên không giả tạo và sử dụng
để kết thúc bài diễn thuyết.
b. Tiến hành diễn thuyết trước công chúng:
Trong quá trình diễn thuyết, người nói tác động đến người nghe chủ yếu thông qua hai kênh:
Kênh ngôn ngữ và kênh phi ngôn ngữ.
Kênh ngôn ngữ
Thuộc về kênh này có thể sử dụng các yếu tố như ngữ điệu, cường độ, âm lượng, nhịp độ lời và
sự ngừng giọng…để tạo sự hấp dẫn cho bài nói,
Ngữ điệu của lời nói phải phong phú, biến hóa có sự cử động của âm thanh, tránh cách nói đều
đều buồn tẻ.
Cường độ lời nói to hay nhỏ cần phù hợp với khuôn khổ kích thước hội trường, số lượng đặc
điểm người nghe. Cần điều chỉnh cường độ lời nói đủ để người ngồi xa có thể nghe được.
Nhịp độ lời nói nhanh hay chậm do nội dung bài nói, tình huống và không gian giao tiếp, khả
năng hoạt động của tư duy và sự chú ý của người nghe quy định. Việc tăng nhịp độ của lời nói làm
cho quá trình tiếp thu thông tin diễn ra nhanh, nhưng tăng đến một giới hạn nào đó lượng thông tin
cung cấp trong một đơn vị thời gian sẽ cao hơn khả năng của trí nhớ, khả năng tri giác thông tin của
não giảm xuống. Cho nên nhịp độ lời nói cần vừa phải. Thông thường khi trình bày diễn thuyết
trước đối tượng nhịp độ chậm hơn khi đọc 1, 5 lần.
Ngừng giọng cũng là yếu tố của kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trong diễn thuyết. Việc sử dụng kỹ
năng ngừng giọng là để nhấn mạnh tầm quan trọng, tạo sự tập trung chú ý của người nghe đối với
một vấn đề quan trọng của người nghe đối với một vấn đề nào đó. Chính vì vậy mà thời điểm
ngừng giọng phụ thuộc vào cảm xúc của người nói và ý muốn tạo sự chú ý của người nghe.
Kênh phi ngôn ngữ.
Thuộc về kênh này có các yếu tố như tư thế, vận động và cử chỉ nét mặt, nụ cười…Chúng là
những yếu tố được quy định bởi phong cách và thói quen cá nhân. Việc hình thành đòi hỏi sự tập
luyện công phu nghiêm túc.
Tư thế đứng trước công chúng phải tự nhiên linh hoạt.
Trong suốt buổi nói chuyện diễn thuyết phải có vài lần thay đổi tư thế để người nghe không
cảm thấy mệt mỏi, nhưng cũng không nên thay đổi nhiều.
Cử chỉ và diện mạo phải phù hợp với ngữ điệu của lời nói và cảm xúc, với sự vận động của tư
duy và tình cảm. Nét mặt nụ cười ánh mắt có thể truyển đạt hàng loại cảm xúc, niềm vui hay nỗi
buồn, sự kiên quyết hay nhân nhân nhượng, sự khẳng định hay nghi vấn…mà nhờ đó người nói
gieo vào người nghe lòng tin sự hào hứng vào tâm hồn trí tuệ người nghe.
Các yếu tố trên tác động vào thị giác người nghe và có tác dụng nâng cao hiệu quả tri giác
thông tin của họ. Chúng còn được kết hợp phù hợp với tính chất nội dung thông tin và với các yếu
tố ngôn ngữ để nâng cao chất lượng của bài phát biểu.
-Một số cách nói thu hút chú ý và gây ấn tượng đối với người nghe khi diễn thuyết
Một bài diễn thuyết có khả năng thu hút sự chú ý của người nghe là bài diễn thuyết có nội dung
mới, thiết thực, mang tính thời sự, được trình bày lo6gic chặt chẽ, ngôn ngữ chính xác phổ thông có
tính biểu cảm. Trong quá trình trình bày, có thể sử dụng các thủ thuật sau đây để thu hút người
nghe Tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng dư thừa của ngôn ngữ diễn đạt.
Tăng sức hấp dẫn của thông tin bằng cách sử dụng yếu tố bất ngờ, cách trình bày độc đáo
Sử dụng một số biện pháp ngôn ngữ như: Dùng từ láy, ẩn dụ, câu đảo đối, câu đối chọ..và các
biện pháp tu từ ngữ âm như: Biện pháp hòa đối thanh điệu, lặp số lượng âm…
Trình bày cái cụ thể xen kẽ cái trừu tượng, trình bày sự kiện xen kẽ các khái niệm, phạm trù
quy luật.
Nắm vững nghệ thuật sử dụng các con số. Có thể sử dụng kĩ năng để làm cho một số nhỏ thành
số lớn, so sánh số đó với số khác để làm bật ý nghĩa của con số đang sử dụng.
Phát biểu theo kiểu ngẫu hứng thoát ly đề cương
Thủ thuật tạo lập sự chú ý
Trong trường hợp trình bày, do những nguyên nhân nào đó, sự chú ý của người nghe có thể bị
giảm. Trong trường hợp đó người nói phải biết phát hiện và biết quan sát thái độ và hành vi của
người nghe và chủ động tìm cách khắc phục.
Dựa trên những quy luật tâm sinh lý người ta đưa ra một số kĩ xảo thủ thuật mà sau đó người
diễn thuyết có thể tái lập và tăng cường sự chú ý.
Củ chỉ vận động và sự kết hợp chúng với các thủ thuật khác. Chẳng hạn có thể rời bục giảng
tiến hành gần phía người nghe hoặc đi giữa hội trường tiêp1 tục nói.
Thủ thuật âm thanh: nói to lên hoặc ngược lại nói nhỏ đi gần như nói thầm.
Sử dụng các phương tiện trực quan như sơ đồ, bản đồ biểu bảng ghi hình hoặc kết hợp phương
tiện ngôn ngữ
Thay đổi trạng thái giao tiếp từ độc thoại sang đối thoại bằng cách đặt câu hỏi và đề nghị người
nghe trả lời.
Hài hước: Chuyển sang nói bằng giọng hài hước sử dụng biện pháp gây cười như chơi chữ nói
lái hoặc kể một câu chuyện cười phù phiếm để giảm bớt sự căng thẳng khôi phục lại sự chú ý
Kỹ năng trả lời câu hỏi khi đối thoại
Trong diễn thuyết trước công chúng, người cán bộ lãnh đạo quản lý không chỉ sử dụng phương
pháp độc thoại mà còn phải sử dụng phương pháp độc thoại như tọa đàm trao đổi thảo luận hỏi đáp.
Trong các phương pháp đối thoại thì hỏi đáp là phương pháp được sử dụng nhiều nhất. Do đó việc
trả lời câu hỏi của người nghe là công việc bình thường của người lãnh đạo quản lý nhất là trong
điều kiện dân chủ hóa và tăng cường công tác đối thoại với quần chúng. Cán bộ lãnh đạo quản lý
cần thiết phải trả lời câu hỏi của quần chúng và tạo điều kiện thời gian trong mỗi lần họ nói chuyện
để họ được hỏi những vấn đề mà họ quan tâm nhưng chưa được giải thích hoặc giải thích chưa rõ.
Các kỹ năng cần thiết khi trả lời câu hỏi:
Trả lời rõ ràng đúng, trúng yêu cầu của câu hỏi
Lập luận cơ sở có khoa học có căn cứ xác đáng trên cơ sở các quy luật lôgic và phương pháp
chứng minh lời nói nhã nhặn khiêm tốn phù hợp với quan hệ giao tiếp
Có thể đạt tiếp những câu hỏi gợi ý để người nghe tự trả lời câu hỏi của mình thông qua việc trả
lời câu hỏi gợi ý của cán bộ quản lý.
Có thể trả lời ngay hoặc hẹn hẹn vào một thời điểm khác. Nếu xét thấy khó trả lời tìm cách nói
để người nghe thoải mái, thông cảm. Không nên trả lời những vấn đề mà mình không nắm vững.
Đối với những vấn đề liên quan đến lợi ích quốc gia nếu không có trách nhiệm trả lời thì từ chối
hoặc giới thiệu người có thẩm quyền trả lời.
Trả lời những câu hỏi thuộc loại này rất khó đòi hỏi người lãnh đạo quãn lý phải nhạy bén
nhanh nhẹn đòi hỏi phải có kinh nghiệm và rèn luyện kỹ năng. Kinh nghiệm hay nhất vẫn là vươn
tới sự hiểu biết sâu sắc.
4. Liên hệ bản thân:
(Các đồng chí tự nghiên cứu) chẳng hạn thuyết trình về một bài giảng, về luật an toàn lao động,
về luật bảo hiểm mới….
5. Như vậy:
Thuyết trình trước đám đông trước công chúng cũng là một trong những kỹ năng tuyên truyền đòi
hỏi người lãnh đạo quản lý phải rèn luyện và xây dựng được hình ảnh của mình trước quần chúng.
Đây là một trong những kỹ năng yêu cầu người lãnh đạo quản lý không ngừng rèn luyện để có thể
thực hiện tuyên truyền được các đường lối chủ trương chính sách của đảng pháp luật của Nhà nước
đến quần chúng nhân dân làm cho quần chúng nhân dân tin tưởng từ đó người lãnh đạo quản lý ở
cơ sở dể dàng hơn trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đề ra.
Ví dụ tại đơn vị: Tại công ty nơi tôi công tác, ngoài công tác chuyên môn ra tôi còn tham gia công tác
đoàn thể, đó là hoạt động Công đoàn. BCH Công đoàn có giao cho tôi chuần bị buổi diễn thuyết về văn hóa
công sở để truyền đến CBCNVC công ty....???

Câu 5: Phân tích một số yếu tố tâm lý cần chú ý khi ban hành các quyết định quản lý trình

y ví dụ nói lên hệ quả của việc người lãnh đạo đư ra quyết định mà không chú ý đến yếu
tố tâm lý.
Để ra một quyết định LĐQL đúng đắn, có tính khả thi và tổ chúc thực hiện hiệu quả cần chú
trọng đến những yếu tố sau:
Phân tích và sử dụng thông tin:
- Tính chính trị: Các nghị quyết, chỉ thị, thông tư, văn bản của cấp trên.
- Tính hợp lý: Phù hợp với thực tiễn.
- Tính hợp pháp: Phù hợp với pháp luật, không làm trái với pháp luật, chấp hành đúng quy chế,
quy định đã được ban hành.
Kỹ năng soạn thảo và ra quyết định
- Thực hiện đúng quy trình ra quyết định, tránh tùy tiện dẫn đến sai sót trong quá trình ra quyết
định.
- Để ý đến những ý kiến phản biện đã được thu nhập, có thái độ cầu thị với những ý kiến phản biện để
lựa chọn những phương án, giải pháp thích hợp trong quá trình xây dựng dự thảo quyết định.
Những sai lầm cần tránh trong việc soạn thảo và ra quyết định lãnh đạo, quản lý.
- Không nắm vững yêu cầu thực tế, giải quyết vấn đề chung chung không cụ thể, hiện thực
không chính xác, rõ ràng.
- Qúa tin vào tham mưu, người dự thảo không xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng, không lắng nghe
hết ý kiến của người tham gia, người phản biện hay quá tin vào những hiểu biết chủ quan của mình
đi đến ra quyết định LĐQL một cách phiến diện và chủ quan.
- Thể hiện chỗ ra quyết đinh lãnh đạo, quản lý mang tính chất thỏa hiệp, nể nang dựa dẫm cấp
trên một cách thụ động, không mang tính sáng tạo và không tự chịu trách nhiệm.
- Ra QĐLĐQL không đúng thẩm quyền, không đủ căn cứ pháp lý, quyết định có nội dung trùng
lặp, chồng chéo với những quyết định đã ra trước đó.
Ví dụ nói lên hệ quả của người lãnh đạo ra quyết định mà không chú ý đến yếu tố tâm lý:
Sự độc lập trong việc ra quyết định của Nhà nước phải dựa trên cơ sở thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng
của người dân. Nhà nước phải có cái tâm biết lắng nghe và khối óc biết tư duy độc lập. Độc lập nhưng
không xa lìa nhân dân vì như vậy chỉ có thể là độc đoán. Người dân không lạ với quy trình, bắt đầu dự án
bằng một quyết định không tham khảo ý kiến nhân dân hoặc có cũng chỉ là hình thức vì dự án đã duyệt rồi.
Khi dự án không khả thi để thực hiện được cũng chỉ cần ra một quyết định khác để đình chỉ hay xử phạt,
quyết định này thường được các cán bộ giải thích (hợp lòng dân).
Dẫn chứng....???????

Câu 6: Theo anh (chị) hiện nay phong cách lãnh đạo nào là phù hợp nhất đối với người
lãnh đạo ở cở sở ? Trình bày phương hướng và cách thức hình thành một phong cách lãnh
đạo phù hợp cho lãnh đạo ở đơn vị.
Trong tình hình hiện nay, thì phong cách lãnh đạo dân chủ được xem là phong cách có nhiều ưu thế
nhất. Là đặc trưng cơ bản của phong cách lãnh đạo ở cơ sở, nó sẽ khơi dậy được mọi sự tham gia nhiệt tình
và mọi những đóng góp sáng tạo của quần chúng trong việc tạo ra những quyết định, chỉ đạo, chỉ thi trong
việc tổ chức thực hiện nhuwgx đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp
luật của Nhà nước ở cơ sở có hiệu quả.
Tuy nhiên nhà lãnh đạo cũng không nên tuyệt đối thực hiện theo phong cách này nên lựa chọn
một phong cách phù hợp, dù lựa chọn phong cách nào cũng cần tuân thủ những tác phong quản lý
như:
- Tác phong làm việc dân chủ: Tôn trọng ý kiến, nguyện vọng lắng nghe ý kiến của quần chúng, không
chủ quan, độc đoán, khơi dậy nhiệt tình đóng góp năng động, sáng tạo của quần chúng tham gia, thực hiện
và chấp hành mọi chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
- Tác phong khoa học: Trong công việc phải khoa học có kế hoạch cụ thể, không tùy tiện, tùy
hứng, phải có phân công trách nhiệm, tư duy khoa học, phải nhạy bén với cái mới, chỉ thấy cái lợi
trước mắt mà không hình dung cái lợi lâu dài, tầm nhìn hạn chế.
- Tác phong làm việc hiệu quả thiết thực: Không hình thức thành tích, tính hiệu quả thiết thực là
tiêu chuẩn đánh giá tài đức của CBLĐ, đánh giá sự phù hợp hay không của phong cách lãnh đạo.
- Tác phong sâu sát quần chúng, tiên phong gương mẫu: Không đi thực tế, không mệnh lệnh
cửa quyền, quan liêu mà phải năng động, dân là gốc, là chủ mọi nguồn sức mạnh trí tuệ đều từ đây,
biết coi dân đừng coi mình hơn dân đứng đầu người dân tính gương mẫu, tiên phong đi đầu của
lãnh đạo cấp cơ sở, là yếu tố đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xã hội, tạo được sự tín
nhiệm, niềm tin của nhân dân, đây là nguyên tắc lãnh đạo của nhà lãnh đạo cấp cơ sở.
- Tác phong làm việc năng động, sáng tạo: Nói được phải làm được, phải năng động, sáng tạo
tìm ra hướng chuyển dịch cơ cấu với thực tiễn, nhạy bén trong việc phát hiện cái mới, ủng hộ nhân
lên diện rộng, hoàn thành công tác và cải thiện cuộc sống tốt hơn.
Trình bày phương hướng và cách thức hình thành một phong cách lãnh đạo phù hợp cho
cán bộ lãnh đạo ở đơn vị:
Phong cách lãnh đạo không tự nhiên mà có, không phải cố định mà cần xem xét nó một cách biện
chứng như một quy trình luôn luôn biến đổi, phát triển dưới tác động của những điều kiện khách quan và
yếu tố chủ quan. Sự hình thành và phát triển một phong cách lãnh đạo là một quá trình có chủ đích định
hứng đòi hỏi mỗi người lãnh đạo quản lý cấp cơ sở phải tự rèn luyện, bồi dưỡng mới có được đặc biệt là kỹ
năng biết áp dụng linh hoạt, hợp lý các phong cách lãnh đạo với mọi đối tượng cụ thể trong mọi tình huống.
Chính vì thế để hình thành phong cách lãnh đạo là do tổng thể những phẩm chất nhân cách của người lãnh
đạo quyết định phần lớn những phẩm chất chính trị cao là cơ sở của phong cách có tính nguyên tắc của
Đảng, những phẩm chất công tác cao quyết định nếp nghĩ và sự thông thạo công việc, năng lực tổ chức tạo
ra mối liên hệ thường xuyên với quần chúng, chú trọng bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao năng lực tổ chức
cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý cấp cơ sở để rèn luyện, đổi mới phong cách lãnh đạo theo hướng dân
chủ, khoa học, tính tổng hợp, tầm nhìn xa, kỹ năng tổ chức kiểm tra và giám sát. Để có quan điểm đúng về
công tác lãnh đạo đòi hỏi phải dựa trên cơ sở phân tích sâu sắc những luận điểm chủ yếu của Chủ nghĩa
Mác-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh được học tập nghiêm túc về khoa học lãnh đạo, khoa học quản lý. Mặt
khác, Lenin còn chỉ rõ đặc trưng cơ bản của phong cách lãnh đạo Leninnit không chỉ sử dụng sáng tạo
những thành tựu khoa học mà còn thường xuyên tổng kết nghiên cứu và vận dụng kinh nghiệm thực tiễn.
Trong bối cảnh hiện nay đòi hỏi người lãnh đạo cơ sở không chỉ có kiến thức, kỹ năng quản lý giỏi mà còn
biết phân quyền đúng, hợp lý, xây dựng cơ chế phù hợp trong việc ra quyết đinh và thông qua quyết định
quản lý, chú trọng rèn luyện kỹ năng đánh giá và sử dụng cán bộ, đổi mới kỹ thuật và đổi mới tổ chức.
Người lãnh đạo quản lý các cấp, các ngành phải kiên trì với định hướng XHCN, chủ động hội nhập, đổi mới
tư duy, nâng cao tầm nhìn, sử dụng đúng đắn các biện pháp quản lý trong điều kiện dân chủ hóa gia tăng,
khả năng thu nhập, xử lý thông tin và có năng lực tổ chức thực hiện.

Câu7. Phân biệt mục tiêu của người người lãnh đạo và mục tiêu của cấp dưới (người thừa
hành) trong hoạt động của đơn vị.
- Khái niệm hoạt động lãnh đạo:
Hoạt động lãnh đạo là hoạt động của người lãnh đạo mang tính định hướng, gây ảnh hưởng, tạo dựng
niềm tin, thuyết phục người khác để họ đồng thuận với người lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương
hướng tới mục tiêu nào đó. Lãnh đạo tạo hiệu ứng điều khiển, dẫn dắt người khác dựa trên cơ
chế nhận thức, niềm tin, tiêu chuẩn đạo đức, lý tưởng… mà không mang tính cưỡng bức đối với
người khác. Ví dụ, Đảng lãnh đạo quần chúng không phải bằng sức mạnh của bộ máy bạo lực mà
bằng sự đúng đắn trong các đường lối, chủ trương thông qua hoạt động tuyên truyền, giáo dục và
sự gương mẫu của Đảng.
- Mục tiêu:
Mục tiêu là kết quả hành động hoặc trạng thái của cơ sở trong tương lai. Khác với mục đích, mục tiêu
vừa có tính chất định hướng hành động, vừa xác định rõ các tiêu chí đo lương kết quả của hành động sao
cho ở thời điểm cần hoàn thành mục tiêu chúng ta có thể biết được mục tiêu đã được hoàn
thành ở mức độ nào. Ngoài ra mục tiêu còn mang tính thời hạn với điểm bắt đầu và kết thúc theo
thời gian cụ thể. Việc hoàn thành mục tiêu không phải chỉ được đo lường bằng các tiêu chí quy mô
và chất lượng mà còn phải được xem xét về khoảng thời gian thực hiện. Hơn nữa, một mục tiêu
trong lãnh đạo, quản lý phải là kết quả của hành động có chọn lựa theo hướng tối thiểu hóa nguồn
lực sử dụng và tối đa hóa độ hài lòng của những người liên quan.
- Để phân biệt mục tiêu của người lãnh đạo và mục tiêu của cấp dưới (người thừa hành) trong
hoạt động của đơn vị, cần dựa trên các tiêu chí sau: đó là căn cứ đề ra mục tiêu, ý nghĩa của mục
tiêu và mối liên hệ giữa mục tiêu của lãnh đạo quản lý và mục tiêu của người thừa hành.
Thứ nhất, về căn cứ đề ra mục tiêu, đối với người lãnh đạo đó là sự tổng hợp của những căn cứ
khách quan và chủ quan. Về mặt khách quan, mục tiêu của người lãnh đạo quản lý được xác định
trên cơ sở thực tế xã hội, thực tiễn tại đơn vị, yêu cầu-chỉ tiêu của cấp trên giao, chức năng-nhiệm
vụ được phân công, nhu cầu xã hội…Về mặt chủ quan, mục tiêu của người lãnh đạo còn phụ thuộc
vào năng lực và phẩm chất của người đó. Điều đó được xác định thông qua tầm nhìn, khả năng
vạch ra những mục tiêu mang tính ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phù hợp với từng giai đoạn, quá
trình lãnh đạo cụ thể.
Đối với người thừa hành, về mặt khách quan, mục tiêu của họ chủ yếu chịu sự tác động bởi
nhiệm vụ cấp trên giao cũng như điều kiện của bản thân. Về mặt chủ quan, mục tiêu của họ được
xác định trên cơ sở năng lực và nhu cầu của chính bản thân họ. Do đó, mục tiêu của người thừa
hành chủ yếu mang tính ngắn hạn hoặc trung hạn, không mang tính dài hạn.
Thứ hai, về ý nghĩa, mục tiêu của người lãnh đạo gắn liền với lý do của sự tồn tại của đơn vị, là
sự định hướng hoạt động của cả bộ máy, là cơ sở đánh giá tính hiệu quả và mức độ hoàn thành của
mục tiêu, là động lực phấn đấu và đảm bảo tính thống nhất trong đơn vị. Đối với người thừa hành,
đó đơn giản chỉ là sự hoàn thành những nhiệm vụ được phân công hoặc sự thể hiện năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ cho mục đích phấn đấu, thăng tiến của bản thân.
Thứ ba, về mối liên hệ giữa mục tiêu của người lãnh đạo và mục tiêu của người thừa hành, cả
hai có mối quan hệ biện chứng nhưng không đồng nhất với nhau. Do đó người lãnh đạo phải biết
cách tạo ra sự thống nhất giữa việc phấn đấu thực hiện được mục tiêu của đơn vị với thoả mãn động
cơ của mỗi cá nhân. Muốn vậy, người lãnh đạo phải hoạch định mục tiêu đúng đắn và triển khai
cho người thừa hành, làm cho cả hệ thống thấm nhuần mục tiêu của đơn vị trước tiên. Tiếp đến,
việc tổ chức hệ thống bộ máy cơ quan cần hướng đến tạo điều kiện để các cá nhân thực hiện việc
thoả mãn các nhu cầu cá nhân của mình. Chỉ khi đó, người thừa hành mới xác định mục tiêu cá
nhân trên cơ sở mục tiêu của cơ quan, đơn vị và phấn đấu thực hiện.

Câu 8: Phân biệt lãnh đạo và quản lý. Cho ví dụ.


Quản lý Lãnh đạo
Định hướng Hoạch định chiến lược, tầm
Lên kế hoạch, lập ngân sách
nhìn
Tổ chức Tổ chức và tuyển dụng Tạo văn hóa và giá trị chung
Hướng dẫn và kiểm soát Giúp người khác tiến bộ
Tạo ra các ranh giới, rào cản Giảm rào cản, ranh giới
Quan hệ Tập trung vào con người,
Tập trung vào mục tiêu-định truyền lửa và khích lệ con
vị, thiết lập hàng hóa dịch vụngười
Tính cách Hành động theo kiểu ông chủ Tạo điều kiện cho mọi người
Giữ khoảng cách tình cảm Có mối liên hệ tình cảm
Máy móc Khoáng đạt, quan tâm
Tuân thủ Khích lệ, phá cách
Chỉ dẫn Lắng nghe
Kết quả Duy trì sự ổn định, tạo văn Tạo sự thay đổi và văn hóa
hóa hiệu quả hội nhập
1. Lãnh đạo là người đưa ra ý tưởng còn quản lý là người thực thi ý tưởng
Điều này có nghĩa là lãnh đạo là một trong những người trong công ty có nhiệm vụ nghĩ ra
những ý tưởng mới và đưa vào kế hoạch của công ty trong giai đoạn tiếp theo. Người lãnh đạo phải
luôn có tầm nhìn và luôn phát triển các chiến lược và chiến thuật mới. Do đó họ cần phải có hiểu
biết về các xu hướng hay các nghiên cứu và kỹ năng mới nhất.
Trong khi đó, người quản lý sẽ duy trì và vận hành những gì đã được thiết lập để nó hoạt động
trơn tru đúng kế hoạch. Người quản lý phải luôn để mắt tới nhân viên cấp dưới và duy trì sự kiểm
soát thường xuyên để nhằm đảm bảo sự hoạt động của các bộ phận trong công ty. Vì trực tiếp làm
việc với nhân viên nên họ am hiểu nhân viên của mình, biết rõ ai là người phù hợp nhất với những
nhiệm vụ cụ thể.
2. Lãnh đạo củng cố niềm tin trong khi quản lý dựa vào kiểm soát
Ông Wade cho rằng, người lãnh đạo là người truyền cảm hứng cho nhân viên, để nhân viên biết
như thế nào là tốt nhất và làm thế nào để đẩy nhanh tiến độ. “Lãnh đạo không phải là ở những gì
bạn làm mà chính là những gì mà người khác làm cho bạn. Nếu không có ai thực thi ý tưởng của
bạn thì bạn thực sự không phải là một lãnh đạo”, ông nói.
Nếu mọi người hào hứng với ý tưởng của bạn thì đó chính là bởi họ đã được bạn truyền cảm
hứng. Điều đó có nghĩa là bạn đã tạo được sự tin tưởng đối với nhân viên, điều này là đặc biệt cần
thiết nếu hoạt động kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng và cần thiết xốc vác lại niềm tin của
nhân viên vào sứ mệnh của công ty.
Ở vai trò người quản lý, Drucker lại cho rằng, nghề của họ là duy trì việc kiểm soát nhân viên
để nhân viên phát huy khả năng và năng lực lớn nhất từ đó tạo ra sản phẩm hoặc tăng doanh thu/lợi
nhuận cho công ty. Để làm điều này một cách hiệu quả, người quản lý cần phải am hiểu rõ cấp dưới
của mình và hiểu cả đam mê và mong muốn về lương bổng của nhân viên.
3. Lãnh đạo hỏi “cái gì và tại sao” trong khi quản lý hỏi “Như thế nào và bao giờ”
Để đặt câu hỏi “cái gì” và “tại sao”, bạn có thể sẽ phải hỏi tại sao điều đó xảy ra nhưng đôi khi
câu hỏi này sẽ khiến người nghe có cảm giác như bạn đang thách thức cấp trên của bạn. Ông Wade
cho rằng “Điều đó có nghĩa là họ đang leo lên lớp cấp quản lý cao nhất khi nghĩ rằng cần phải hoàn
thành việc gì đó cho công ty”. “Tôi luôn bảo với nhân viên của mình rằng, tôi không mong là tất cả
những gì tôi nói ra là đúng mà tôi mong nó có nhiều điểm sai”.
Và nếu công ty vấp phải sai lầm nào đó, thì lãnh đạo sẽ là người hỏi “chúng ta học được điều gì
sau sai lầm này?” và “Làm thế nào để sử dụng những thông này để làm rõ hoặc thực hiện tốt hơn
những mục tiêu của chúng ta?”
Tuy nhiên, theo Wade, người quản lý thì lại không thực sự nghĩ nhiều về những sai lầm. Nghề
của họ là hỏi “như thế nào”, “bao giờ” để cho chắc chắn kế hoạch sẽ được thực hiện phù hợp.
Còn Drucker thì cho rằng, các nhà quản lý thường chấp nhận hiện trạng. Họ biết rằng đơn đặt
hàng và kế hoạch là rất quan trọng và công việc của họ là thực thi được các mục tiêu hiện tại của
công ty.
Câu 9: Làm thế nào để thúc đẩy nhân viên dưới quyền hăng hái hoạt động, đạt mục đích
mà tổ chức đã đề ra. Nêu những nhận xét đánh giá của cá nhân về các biện pháp thúc đẩy ấy.

[i] Mục tiêu 1: Truyền thông: Thường thì, sự hiểu lầm và không tôn trọng lẫn nhau chính là lí
do dẫn đến sự bất hòa. Nhà lãnh đạo biết cách khuyến khích tạo ra một bầu không khí hiểu biết và
tôn trọng lẫn nhau đối với mọi vai trò và trách nhiệm.
Mục tiêu 2: Xây dựng nhóm: Nhà lãnh đạo biết cách khuyến khích xây dựng nhóm bằng việc
trở thành người có ảnh hưởng tích cực - người thừa nhận khả năng tiềm ẩn của cá nhân và của
nhóm. Những nhà lãnh đạo không biết cách khuyến khích tin rằng bạn chỉ có thể đạt được kết quả
tốt bằng cách xé lẻ các thành viên nhóm ra.
Mục tiêu 3: Đưa ra ý nghĩa và mục đích: Nhà lãnh đạo biết cách khuyến khích chống lại sự chán nản,
kiệt sức và làm cho nhóm không đi theo lối mòn bằng cách khiến họ cảm thấy những việc họ làm có ý
nghĩa. Những nhà lãnh đạo không biết cách khuyến khích cho rằng tiền là thứ duy nhất khiến mọi người làm
việc, và do đó họ để lỡ rất nhiều cách khác để có thể động viên được nhân viên.
Mục tiêu 4: Mang lại cảm giác tự tin: Nhà lãnh đạo biết cách khuyến khích nâng cao hiệu quả
bằng việc tiến hành các mong đợi tích cực với tinh thần "chúng ta có thể làm được điều đó". Nếu
bạn là một nhà lãnh đạo không tin vào chính mình và khả năng của mình thì làm sao bạn làm được
việc trong cái khung không được khuyến khích đã thiết lập sẵn như thế?
Mục tiêu 5: Đi đúng hướng: Nhà lãnh đạo biết cách khuyến khích có kỹ năng để đưa những
người đi chệch đường trở về đúng với con đường hiệu quả. Nhà lãnh đạo không biết cách khuyến
khích sử dụng sự ép buộc, cho dù cách này không phải lúc nào cũng phát huy tác dụng.
Mục tiêu 6 : Tìm một con đường: Nhà lãnh đạo biết cách khuyến khích vừa là người thực tế, vừa là
người lạc quan, có thể khuyến khích nhóm đối mặt với những thử thách thực tế và khuyến khích đầu óc sáng
tạo của họ để tìm được con đường mới. Nhà lãnh đạo không biết cách khuyến khích mắc sai lầm trong việc
vừa mong rằng mọi thứ khác biệt, nhưng lại không tin tưởng vào sự khác biệt đó.
Mục tiêu 7: Nâng cao tinh thần thông qua sự liên quan: Nhà lãnh đạo khuyến khích biết các kỹ
thuật để thúc đẩy sự sáng tạo của các thành viên nhóm, do đó nâng tinh thần của những người liên
quan. Nhà lãnh đạo không biết cách khuyến khích dập tắt các ý tưởng bằng câu: "Điều đó chưa bao
giờ hiệu quả ở đây", hoặc "Anh đùa à?", làm giảm hiệu quả, hoang mang, thiếu hợp tác...
Mục tiêu 8: Chuyển các cá nhânvào một nhóm chiến thắng: Nhà lãnh đạo biết cách khuyến
khích nhấn mạnh vào sự hợp tác dựa trên cạnh tranh và những giá trị mà mọi người đóng góp vào
kết quả chung của nhóm.
Bạn có thể trở thành một nhà lãnh đạo biết cách khuyến khích để giành được những mục tiêu
này bằng việc vạch ra những ý tưởng phong phú. Những ý tưởng này đến từ việc nghiên cứu cách
sử dụng sự khuyến khích để giành được tiềm năng nhóm.

Câu 10. Trình bày cụ thể các yếu tố cần chuẩn bị để người lãnh đạo quản lý thực hiện một
buổi diễn thuyết trước công chúng nhằm tuyên truyền thuyết phục qua một ví dụ trong hoạt
động thực tiễn của đơn vị. Người lãnh đạo quản lý cần rèn luyện những kỹ năng gì để diễn
thuyết hiệu quả?
Để thực hiện một buổi diễn thuyết thành công tốt đẹp trước đám đông ta cần có 2 công đoạn: Quy trình
chuẩn bị và trình bày buổi diễn thuyết. Trong đó, quy trình chuẩn bị có vai trò quyết định.
- Trước hết ta phải xác định mục tiêu của cuộc diễn thuyết (WHY): buổi diễn thuyết nhằm mục
tiêu thay đổi nhận thức, thái độ hay hành động của người nghe. Xác định mục tiêu cụ thể, không
nên đưa nhiều nội dung, đặt ra nhiều mục tiêu làm cho người nghe cảm thấy phức tạp, không thoải
mái, làm cho buổi diễn thuyết bị nhàm chán.
- Xác định đối tượng mà mình có thể truyền đạt (WHO): Trước khi trình bày buổi diễn thuyết ta
phải tìm hiểu đối tượng là ai để chuẩn bị cho tốt thì mình sẽ thành công, ngược lại thì sẽ thất bại.
Người diễn thuyết trước khi chuẩn bị trình bày buổi diễn thuyết phải hiểu được tâm lý của đối
tượng, hiểu được thói quen của đối tượng, trình độ của đối tượng, hiểu được tính chất và nghề
nghiệp của đối tượng, thành phần xã hội, giai cấp, giới tính, tuổi tác của đối tượng mà mình sẽ nói
chuyện. Cho nên tùy từng đối tượng mà mình có thể nói nhiều hơn hay ít hơn.
- Xác định tên của chủ đề và nội dung cụ thể để diễn thuyết (WHAT): Người làm công tác diễn
thuyết nói chuyện trước công chúng phải xác định chủ đề để thực hiện đúng mục tiêu của chủ đề
đó, nếu không xác định rõ chủ đề thì nó sẽ lan man hoặc sẽ không thực hiện được kế hoạch.
Vậy trước hết ta phải xác định tên của chủ đề, tên gọi là gì, mục tiêu của chủ đề là gì để thuyết
phục người ta một hành động hay thay đổi thuyết phục người ta hay chỉ để tạo tình cảm với người
ta cho một sự kiện, tùy thuộc vào mục tiêu mà chúng ta xác định, tên của chủ đề phải xác định một
cách cụ thể.
Nội dung của chủ đề diễn thuyết phải mang tính giáo dục tư tưởng, tức là nó phải góp phần giáo
dục cho người nghe, góp phần giúp người nghe hiểu đúng đường lối, chính sách, pháp luật và quyết
tâm thực hiện chúng.
Khi xác định nội dung của buổi diễn thuyết ta nên chọn trình bày nội dung theo phương pháp
nào (phương pháp thuyết trình, phương pháp đặt câu hỏi, phương pháp thảo luận nhóm…). Với nội
dung đó thì mình dự định sẽ trình bày trong bao lâu, tùy theo từng mục tiêu mà mình sẽ kéo dài hay
rút ngắn thời gian diễn thuyết.
- Phải chuẩn bị một địa điểm (WHERE), thời điểm, thời gian (WHEN) tiến hành thích hợp.
Thường thì nói chuyện vào buổi sáng không nên sớm quá và cũng không nên kéo dài buổi nói
chuyện sẽ dẫn đến sự mệt mỏi cho người nghe.
Trước khi diễn thuyết phải chuẩn bị đề cương của bài nói cho cụ thể, bài diễn thuyết bao giờ
cũng gồm có 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung chính và phần kết thúc.
+ Phần mở đầu: Nói về lý do của bài nói, lý do gặp đối tượng, giới thiệu mục đích và nội dung
mình gặp đối tượng, giới thiệu tin tức, thời sự (tùy thuộc vào khả năng của mình và tại sao phải nói
điều đó để họ định hướng).
+ Phần nội dung chính:
Trình bày các nội dung cần nói nhưng phải xắp xếp theo một hệ thống, một trình tự hợp lý để
cho nội dung có sức thuyết phục, lôi cuốn, kích thích tư duy người nghe, ta cần đưa thêm dẫn
chứng minh họa, cụ thể, thực tế.
Bố cục chặt chẽ, được trình bày lập luận theo những quy tắc, phương pháp nhất định, tư liệu, tài
liệu dùng để chứng minh làm rõ luận điểm cần xắp xếp theo logic.
Khi thiết lập đề cương bài diễn thuyết phải đảm bảo tính rõ ràng, chính xác, tính nhất quán với
tính có luận chứng.
Đề cương phần chính của bài nói phải được xắp xếp theo yêu cầu của phương pháp sư phạm,
trình bày từ cái đơn giản đến cái phức tạp và nổi bật được những luận điểm quan trọng nhất của bài.
+ Phần kết thúc: Tập hợp những ý cơ bản mà mình vừa nói ở phần trên và đưa ra những nhận
xét chung.
Tóm lại để thành công trong một buổi diễn thuyết cần có thời gian, có sự chuẩn bị chu đáo về
mọi mặt, nhiều phí và có sự chuẩn bị tâm lý của người nói, sự rèn luyện trong thuyết phục.
Những kỹ năng cần rèn luyện để diễn thuyết hiệu
quả: i. Gây thiện cảm ban đầu cho người nghe
Việc gây thiện cảm ban đầu cho người nghe rất quan trọng. Thiện cảm ban đầu thể hiện ở nhân thân,
tâm thế và biểu hiện của người nói khi bước lên bục tuyên truyền. Danh tiếng, phẩm chất đạo đức, học hàm,
học vị, chức vụ của người nói là nguồn thiện cảm ban đầu cho người nghe; kích thích
người nghe háo hức chờ đón buổi tuyên truyền. Thiện cảm ban đầu tạo ra sự hứng thú, say mê của
người nghe, củng cố được niềm tin về vấn đề đang tuyên truyền. Thiện cảm ban đầu còn được tạo
ra bởi khung cảnh của hội trường, khung cảnh của diễn đàn, dáng vẻ bề ngoài, y phục, nét mặt, cử
chỉ, phong thái, lời giao tiếp ban đầu. Như vậy, báo cáo viên cần phải tươi cười bao quát hội
trường, có lời chào mừng, chúc tụng, có câu mở đầu dí dỏm, hài hước, công bố thời gian, chương
trình làm việc rõ ràng, thoải mái... sẽ gây được thiện cảm ban đầu đối với người nghe.
ii. Tạo sự hấp dẫn, gây ấn tượng trong khi nói
Nghệ thuật tuyên truyền là tạo nên sự hấp dẫn, gây ấn tượng bằng giọng nói, điệu bộ, ngôn ngữ. Giọng
nói phải rõ ràng, mạch lạc nhưng truyền cảm. Hết sức tránh lối nói đều đều. Giọng nói, âm lượng phải thay
đổi theo nội dung và nhấn mạnh vào những điểm quan trọng, cần phải chú ý. Động tác, cử chỉ cần phải phù
hợp với nội dung và giọng nói để nâng cao hiệu quả tuyên truyền của lời nói.

Sắc thái có tác dụng truyền cảm rất lớn. Vẻ mặt của người nói cần thay đổi theo diễn biến của nội
dung. Khi nói, cần chú ý nhìn vào một nhóm người ngồi dưới, thỉnh thoảng người nói cần thay đổi
vị trí nhìn để tạo sự chú ý của cử tọa. Người nói cần đưa ra số liệu, sự kiện để minh hoạ, đặt câu hỏi
để tăng thêm sự chú ý của người nghe.
Người nói cũng cần phát huy vai trò thông tin, truyền cảm của ngôn ngữ bằng cách sử dụng
chính xác, đúng mực thuật ngữ pháp lý, thuật ngữ chuyên ngành và ngôn ngữ phổ thông. Người nói
có thể kết hợp, lồng ghép, sử dụng hợp lý, chính xác ý tứ, ngôn từ trong kinh điển, thơ văn, ca dao,
dân ca vào buổi tuyên truyền pháp luật để tăng tính hấp dẫn, thuyết phục đối với người nghe.
iii. Bảo đảm các nguyên tắc sư phạm trong tuyên truyền miệng
Người nói cần tôn trọng các nguyên tắc sư phạm. Từ bố cục bài nói, diễn đạt các đoạn văn, liên
kết giữa các đoạn văn đến cách nói đều phải rõ ràng, mạch lạc, lôgic. Người nghe cần được dẫn dắt
từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ gần đến xa (phương pháp suy diễn) hoặc từ xa đến gần
(phương pháp quy nạp) và tuỳ từng vấn đề mà dùng lý luận soi sáng cho thực tiễn hoặc từ thực tiễn
mà đi sâu vào lý luận. Mục đích cuối cùng vẫn là để người nghe hiểu rõ hơn, toàn diện hơn về
những vấn đề mà người nói đã nêu ra. Tuy nhiên dù phân tích, diễn giải rộng hay hẹp đều phải luôn
bám sát trọng tâm của vấn đề.
iv. Sử dụng phương pháp thuyết phục trong tuyên truyền miệng
Tuyên truyền miệng về pháp luật chủ yếu dùng phương pháp thuyết phục với ba bộ phận cấu
thành là chứng minh, giải thích và phân tích.
- Chứng minh là cách thuyết phục chủ yếu dựa vào các dẫn chứng xác thực, khách quan để làm
sáng tỏ và xác nhận tính đúng đắn của vấn đề. Các dẫn chứng đưa ra gồm số liệu, sự kiện, hiện
tượng, nhân chứng, danh ngôn, kinh điển. Để có sức thuyết phục, các dẫn chứng được đưa ra phải
chính xác, tiêu biểu, toàn diện và sát hợp với vấn đề nêu ra.
- Giải thích là việc dùng lý lẽ để giảng giải giúp người nghe hiểu rõ và hiểu đúng vấn đề. Lập
luận trong khi giải thích phải chặt chẽ, chính xác, mạch lạc, khúc triết, không ngụy biện.
- Phân tích là diễn giải, đánh giá vấn đề nhằm tìm được đặc điểm, bản chất, điểm mạnh, điểm
yếu, điểm tốt, điểm xấu, sự phù hợp, không phù hợp... của vấn đề. Việc phân tích phải dựa trên cơ
sở khoa học, không được cường điệu mặt này hay hạ thấp mặt kia. Sau khi phân tích phải có kết
luận, đánh giá, hướng người nghe vào định hướng tư duy đúng đắn, không làm cho người nghe hoài
nghi, dao động, hoang mang.

Câu 11. Để xây dựng được nguồn nhân sự đủ về lượng và đúng về chất, người lãnh đạo quản lý ở
cơ sở cần lưu ý những nguyên tắc cơ bản nào trong công tác đánh giá cán bộ? Trong đó vấn đề nào là
quan trọng nhất trong giai đoạn hiện nay? Vì sao? Liên hệ thực tiễn đơn vị.
- Vai trò, ý nghĩa của đánh giá cán bộ:
Nhận xét, đánh giá cán bộ là việc hệ trọng, là khâu mở đầu có ý nghĩa quyết định trong công tác
cán bộ, là cơ sở để lựa chọn, bố trí sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm và thực hiện chính sách cán bộ. Đánh
giá đúng cán bộ sẽ phát huy được tiềm năng của từng cán bộ và của cả đội ngũ cán bộ. Đánh giá
không đúng cán bộ sẽ dẫn đến bố trí, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm sai, gây ảnh hưởng không tốt cho
địa phương, cơ quan, đơn vị.
- Nguyên tắc đánh giá cán bộ cấp cơ sở:
Để đánh giá đúng cán bộ, công tác đánh giá cán bộ trước hết phải nắm vững những nguyên tắc
sau đây:
+ Các cấp ủy đảng mà thường xuyên và trực tiếp là Ban Thường vụ huyện ủy, Ban Thường vụ
đảng ủy cấp cơ sở thống nhất quản lý công tác đánh giá trong phạm vi trách nhiệm được phân công.
+ Đánh giá cán bộ phải lấy tiêu chuẩn và hiệu quả công tác làm thước đo, bảo đảm nguyên tắc
tập trung dân chủ và đúng quy trình.
+ Đánh giá cán bộ phải khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát triển.
Trong công tác cán bộ, việc đánh giá cán bộ là quan trọng nhất. Thực tế cho thấy, đánh giá vẫn
là khâu yếu nhất trong công tác cán bộ hiện nay. Do đó, đổi mới công tác đánh giá cán bộ đang là
một đòi hỏi cấp bách. Nghị quyết số 12-NQ/TW Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương
Đảng (khóa XI) về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay đã chỉ rõ: “Một số trường
hợp đánh giá, bố trí cán bộ chưa thật công tâm, khách quan, không vì yêu cầu công việc, bố trí
không đúng sở trường, năng lực, ảnh hưởng đến uy tín cơ quan lãnh đạo, sự phát triển của ngành,
địa phương và cả nước.”; “Đánh giá, sử dụng, bố trí cán bộ còn nể nang, cục bộ, chưa chú trọng
phát hiện và có cơ chế thật sự để trọng dụng người có đức, có tài; không kiên quyết thay thế người
vi phạm, uy tín giảm sút, năng lực yếu kém.”. Có thể nói rằng, thực trạng của công tác đánh giá cán
bộ hiện nay nổi lên nhiều vấn đề như: cảm tính, cào bằng, không dân chủ, phiến diện, qua loa…
Do đó, để xây dựng được nguồn nhân sự đủ về lượng và đúng về chất, người lãnh đạo quản lý ở
cơ sở cần đảm bảo thực hiện cả ba nguyên tắc trên mà không được coi nhẹ nguyên tắc nào.
Trong giai đoạn hiện nay, công tác cán bộ nói chung và việc đánh giá, sử dụng cán bộ nói riêng
phải luôn luôn nắm vững những quan điểm cơ bản, chung nhất của Đảng ta về công tác cán bộ mà
NQTW 9 khóa X đã đề ra . Đó là: Phải thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đổi mới
công tác cán bộ gắn với đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Phải xuất phát từ chiến lược phát
triển kinh tế- xã hội và bảo vệ Tổ quốc, từ yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công
cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quán triệt quan điểm giai cấp công nhân của
Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, truyền thống yêu nước, đại đoàn kết gắn bó mật thiết với
nhân dân. Phải gắn việc xây dựng đội ngũ cán bộ với xây dựng tổ chức và đổi mới cơ chế, chính
sách, với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Phải thông qua hoạt động thực
tiễn và phong trào cách mạng của nhân dân, nâng cao trình độ dân trí, phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao để tuyển chọn, giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng cán bộ. Phải dựa vào dân để phát
hiện, kiểm tra và giám sát cán bộ. Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán
bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người
đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị… Trên cơ sở các quan điểm chung đó, điều cần thiết
là phải xác định cho thật rõ những yêu cầu cụ thể sau đây đối với việc đánh giá cán bộ:
- Để đánh giá và sử dụng đúng cán bộ, phải đặt cán bộ trong các mối quan hệ cụ thể của nó. Đó
là những mối quan hệ với đường lối, chủ trương, tổ chức,cơ chế, chính sách, nhiệm vụ, hoàn cảnh,
điều kiện sống và làm việc của cán bộ. Thực tiễn tác động rất lớn đến cán bộ, khiến cho những mặt
tốt và mặt xấu ở từng cán bộ được bộc lộ.
- Đánh giá cán bộ phải theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin về sự phát triển của cá nhân.
Sự phát triển đó diễn ra hàng ngày,hàng giờ do hoạt động rèn luyện tự thân của từng cán bộ cộng
với sự giúp đỡ của bạn bè. Sự phát triển đó có thể diễn ra theo chiều hướng tốt, cũng có thể diễn ra
theo chiều hướng xấu. Vì vậy, không nên đặt người cán bộ ở trạng thái tĩnh để đánh giá. Nếu chỉ
nhìn cán bộ với con mắt, với thước đo anh ta là con người hôm qua, chứ không phải là con người
hôm nay thì không thể nào đánh giá chính xác cán bộ được.
- Đánh giá cán bộ phải thật sự khoa học, khách quan, công tâm và phải tuân theo nguyên tắc tập
thể, dân chủ, công khai. Khoa học đòi hỏi phải căn cứ vào tiêu chuẩn, mặt khác phải nắm vững và
hiểu biết một cách toàn diện: từ tâm lý lứa tuổi, tâm lý giai cấp đến quá trình phấn đấu rèn luyện
của họ.
Tiêu chuẩn cán bộ là sự cụ thể hóa những yêu cầu khách quan của đường lối, nhiệm vụ chính trị
của Đảng thành những tiêu chí đòi hỏi đội ngũ cán bộ của Đảng và Nhà nước phải vươn lên đáp
ứng. Tiêu chuẩn cán bộ vì vậy, là yếu tố khách quan, là thước đo tin cậy để đánh giá đúng phẩm
chất, năng lực đội ngũ cán bộ của Đảng và Nhà nước. Đánh giá cán bộ cần phải kết hợp tiêu chuẩn
và hiệu quả hoạt động thực tiễn làm thước đó phẩm chất năng lực cán bộ. Hiệu quả hoạt động thực
tiễn được thể hiện ở hiệu quả kinh tế và hiệu quả chính trị - xã hội. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ X khẳng định: “Đánh giá cán bộ phải công khai, minh bạch, khách quan, toàn diện và
công tâm, lấy hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ chính trị làm thước đo phẩm chất và năng lực cán bộ”.
Khách quan là phải tôn trọng sự thật, tôn trọng nhân cách, cá tính riêng của mỗi người. Công tâm là
không bao giờ được phép “yêu nên tốt, ghét nên xấu”. Tập thể là những quyết định về cán bộ và công tác
cán bộ phải do tập thể có thẩm quyền quyết định. Công khai là không giấu giếm, không bí mật; đối tượng
được đánh giá phải được biết những ý kiến nhận xét của cấp có thẩm quyền đối với

bản thân mình; nếu cần có thể được đối thoại, chất vấn.
Đánh giá cán bộ phải theo từng bước. Cán bộ tự đánh giá, tự xác định nhiệm vụ nào mình sẽ
làm được, làm tốt. Cấp ủy phải tìm hiểu kỹ cán bộ, xem xét tất cả các mối quan hệ, quá trình phấn
đấu của cán bộ, tập hợp các thông tin khác nhau về cán bộ, trên cơ sở đó trao đổi trong tập thể lãnh
đạo, trao đổi với người được đánh giá một cách công khai, khách quan, dân chủ. Mỗi khi nhận xét,
đánh giá cán bộ, cần ghi chép bằng văn bản và lưu giữ vào hồ sơ cán bộ, làm căn cứ cho quá trình
phấn đấu của cán bộ.

Câu 12. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành phong cách lãnh đạo. Người
lãnh đạo quản lý ở cơ sở cần rèn luyện những phẩm chất gì để có phong cách lãnh đạo phù
hợp trong giai đoạn hiện nay. Liên hệ thực tiễn đơn vị.
Phong cách không phải là tác phong, không phải là phương pháp tác động, không phải là mẫu
hành vi mà phong cách là nhân cách, là nghệ thuật là hoạt động phối hợp mang tính phổ biến, là sự
tổng hòa những phương thức mà người lãnh đạo thường dùng để tác động đến người xung quanh,
phong cách được lập đi lập lại thành đặc điểm bền vững và đặc trưng nơi con người đó (VD: Phong
cách Hồ Chí minh là người giản dị. Phong cách Tần Thủy Hoàng là người độc đoán tàn bạo).
Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ tác động qua lại giữa cá tính và môi
trường.
Yếu tố môi trường (khách quan) ở đây rất rộng. Nó bao gồm trạng thái hiện tại của tổ chức, đặc điểm
tâm sinh lý của cấp trên, người ngang cấp, cấp dưới; thói quen, truyền thống, bầu không khí tâm lý, trình độ
nguồn nhân lực trong tổ chức; những điều kiện kinh tế – xã hội cụ thể của đất nước, hệ thống giá trị đạo đức,
hệ tư tưởng… những yếu tố trên luôn chi phối phong cách của người lãnh đạo.
Yếu tố cá tính (chủ quan) là những đặc điểm tâm lý của người lãnh đạo (tính cách, khí chất, trí
tuệ, xu hướng, trình độ…). Đây là những yếu tố có tính ổn định tương đối và giữ vai trò quyết định
trong việc hình thành phong cách lãnh đạo.
Mỗi phong cách lãnh đạo có ưu khuyết điểm riêng biệt, không có phong cách quản lý chung
cho mọi đối tượng, không có phong cách quản lý chung cho mọi nhà qủan lý, không có quan điểm
quản lý chung cho mọi loại tập thể. Tùy thuộc vào công việc, đơn vị cơ quan và đối tượng quản lý,
tính cách nhà lãnh đạo mà chúng ta lựa chọn một phong cách lãnh đạo phù hợp.
+ Phong cách lãnh đạo độc đoán:
Người lãnh đạo giành nguyên quyền, giành thế tự phong trong các quyết định, người lãnh đạo ít
lắng nghe mà quyết đóan nhiều hơn. Mọi quyết định đều bắt dầu từ ý chí của người lãnh đạo chứ
không có những dấu hiệu thể hiện ý chí của quần chúng. Các quyết định chỉ đạo thường có tính chất
mệnh lệnh,
Bản chất: tập trung quyền lực
Ưu điểm: Giải quyết công việc nhanh chóng đỡ mất thời gian và giải quyết nhanh nhất
Hạn chế: Không phát huy được tính sáng tạo, không có tính mềm dẻo, tính ì trong công việc,
kinh nghiệm làm mờ tính sáng tạo
+ Phong cách dân chủ:
Quyền lực tập trung vào tập thể, có sự chia sẻ quyền lực với tập thể. Với Nhà Quản lý, dân chủ
mệnh lệnh được đưa ra dưới dạng: một “lời đề nghị”, nếu cấp dưới không hiểu thì sẽ dùng “một lời
khuyên”, cho nên tác động không tồn tại dưới dạng mệnh lệnh, hành chính cứng ngắc, cấp dưới
cảm thấy thoải mái, dễ chịu, nhờ đó mà khai thác được trí tuệ tập thể nhờ vào sự lắng nghe, phong
cách dân chủ thường được đánh giá cao vì có nhiều ưu điểm
Ưu điểm: chia sẻ quyền lực với cấp dưới, lắng nghe cấp dưới, phát huy được tính sáng tạo.
Khuyết điểm: không kiểm soát được ý tưởng, vì vậy đòi hỏi người lãnh đạo rất giỏi để đủ tri
thức, đủ bản lĩnh lấy cái nào phù hợp để điểu chỉnh.
Dân chủ cũng phải có năng lực, có trình độ chuyên môn cao, có xu hướng sáng tạo, mình là
trọng tài để dung hòa các ý kiến của cấp dưới.
+ Phong cách tự do :
Nhà lãnh đạo giao quuyền chủ động cho cấp dưới, chỉ kiểm tra trên hạng mục, chỉ tiêu, người
quản lý sẽ đứng ngoài quan sát, kiểm tra giám sát, ko trực tiếp tham gia hoạt động, nhà lãnh đạo sử
dụng quyền lực ít nhất, quyết định đc đưa ra duới dạng giao khoán.
Ưu điểm: huy động mọi nguồn lực của bản thân, phù hợp với năng lực bản chất cá nhân, công
việ hiệu quả hơn.
Khuyết điểm: không kiểm soát đc tiến trình công việc
Người lãnh đạo giỏi biết tôn trọng và sử dụng người giỏi, phong cách lãnh đạo không có
phương án tuyệt đối mà tùy vào đối tượng quản lý, vào môi trường quản lý, ví dụ như đối tượng là
những nhà trí thức, những nghệ sĩ thì lãnh đạo bằng phong cách tự do là phù hợp.
Chọn phong cách quản lý phải chú ý các đặc điểm sau:
- Không có phong cách quản lý tối ưu
- Không có phong cách quản lý chung cho mọi đối tượng như người mới vào nghề phải hướng
dẫn chỉ việc, người lâu năm thì phong cách dân chủ tự do để phát huy chất xám
- Không có phong cách quản lý chung cho mọi loại tập thể : tập thể mới thì là phong cách tập
trung để rèn nề nếp, tập thể lâu năm thì phong cách bớt mệnh lệnh
- Không có phong cách quản lý chung cho mọi loại tình huống: Trường hợp cấp bách thiên tai
cần tập trung
- Không có phong cách quản lý chung cho mọi lĩnh vực hoạt động : như trong quân đội bắt
buộc phải quản lý bằng mệnh lệnh.
- Không có phong cách quản lý chung cho mọi nhà quản lý : người lãnh đạo bản lĩnh là phong
cách tự do, người lãnh đạo thiếu bản lĩnh dùng phong cách dân chủ, độc đoán
Hiện nay trình độ quản lý ở VN chưa đạt mức cao, do đó phong cách lãnh đạo dân chủ được
xem là phong cách có nhiều ưu thế nhất. Là đặc trưng cơ bản của phong cách lãnh đạo ở cơ sở, nó
sẽ khơi dậy được mọi sự tham gia nhiệt tình và mọi những đóng góp sáng tạo của quần chúng trong
việc tạo ra những quyết định, chỉ đạo, chỉ thi trong việc tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước ở cơ sở có hiệu quả.
Tuy nhiên nhà lãnh đạo cũng không nên tuyệt đối thực hiện theo phong cách này nên lựa chọn
một phong cách phù hợp, dù lựa chọn phong cách nào cũng cần tuân thủ những tác phong quản lý
như:
- Tác phong làm việc dân chủ;
- Tác phong khoa học;
- Tác phong làm việc hiệu quả thiết thực;
- Tác phong sâu sát quần chúng, tiên phong gương mẫu;
- Tác phong làm việc năng động, sáng tạo.

Câu 13. Vận dụng các giai đoạn của quá trình ra quyết định, anh (chị) hãy nêu một vấn đề
cần giải quyết trong hoạt động lãnh đạo quản lý thực tiễn ở đơn vị và tìm ra phương án tối
ưu. Người lãnh đạo quản lý cần rèn luyện những yếu tố gì để có thể ra quyết định hiệu quả?
Ra quyết định là một quá trình tư duy nhằm phát hiện mâu thuẫn giữa tình huống lãnh đạo quản
lý với đòi hỏi nhiệm vụ phải thực hiện, từ đó lựa chọn và tìm ra phương án tối ưu trong các phương
án đã xác định từ trước nhằm giải quyết mâu thuẫn trên.
Quyết định LĐ,QL là sự thể hiện ý chí của các chủ thể trong hoạt động LĐ,QL xã hội, tiến
hành theo một trình tự, thủ tục, được thể hiện dưới những hình thức nhất định như: nghị quyết,
quyết định, chỉ thị…; nhằm tổ chức và điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con
người theo định hướng nhất định.
Ví dụ thực tiễn: …
- Kỹ năng ra quyết định của cán bộ lãnh đạo, quản lý:
Để ra được quyết định lãnh đạo, quản lý đúng đắn, có tính khả thi và tổ chức thực hiện tốt trên
thực tế cần chú ý tới một số kỹ năng sau:
+ Kỹ năng thu thập thông tin, phân tích và sử dụng thông tin. Để ra được một quyết định lãnh
đạo, quản lý phù hợp, cán bộ, công chức lãnh đạo cấp cơ sở cần phải thu thập thông tin cần thiế,
kiểm tra độ tin cậy và chính xác của thông tin.
Thông tin đến với LĐ cấp cơ sở qua nhiều kênh đó là: tiếp nhận từ cấp trên chỉ đạo xuống cơ
sở; tự thu thập, khai thác thông tin bằng cách: điều tra, nắm bắt tình hình thực tiễn ở cơ sở…). Do
vậy, trước khi ban hành một quyết định LĐ,QL cần nghiên cứu nắm vững những thông tin sau đây
như: các nghị quyết, chỉ thị, thông tư, văn bản của cấp trên trực tiếp có liên quan; số liệu điều tra,
tình hình thực tiễn tại cơ sở.
Cấp cơ sở là cấp trực tiếp gần nhân dân và giải quyết những vấn đề thực tế đặt ra ở địa phương.
Vì vậy, việc LĐ cấp cơ sở trực tiếp tìm hiểu thông tin về tình hình thực tế cơ sở là hết sức cần thiết,
tránh tình trạng nắm bắt thông tin không kịp thời dẫn đến việc ra những quyết định LĐ,QL xa rời
thực tế, hiệu lực không cao.
Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển, người cán bộ LĐ cấp cơ sở cũng phảI chú ý tới
việc cập nhật và khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như: Internet, báo chí, truyền hình…
Việc khai thác và sử dụng thông tin cho việc ra quyết định ở cơ sở có thể từ các nguồn tin như:
Các cán bộ công chức đã nghỉ hưư, già làng, trưởng bản, trưởng thôn, tổ trưởng dân phố. Nhưng
chính bản thân cán bộ LĐ,QL cấp cơ sở mới là người lựa chọn thông tin cuối cùng. Chính vì vậy,
nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất của người LĐ,QL là một yêu cầu hết sức quan trọng.
+ Kỹ năng soạn thảo, ra quyết định.
Trong quá trình soạn thảo và ra quyết định lãnh đạo, quản lý cần chú ý tới việc thực hiện đúng
quy trình ra quyết định, tránh việc làm tắt tùy tiện dẫn tới những sai sót trong quá trình ra quyết
định. Trong quá trình dự thảo quyết định chú ý tới những ý kiến phản biện đã được thu thập. Người
lãnh đạo cần có thái độ cầu thị với những ý kiến phản biện để lựa chọn những phương án, giải pháp
thích hợp nhất trong quá trình xây dựng dự thảo quyết định lãnh đạo, quản lý.
Các sai lầm cần tránh trong việc soạn thảo và ra quyết định LĐ,QL:
Một là: Không nắm vững các yêu cầu thực tế, giải quyết vấn đề một cách chung chung, không
đủ chính xác, rõ ràng, cụ thể, có thể hiểu và làm khác nhau.
Hai là: quá tin vào tham mưu, người dự thảo, không xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng, không lắng
nghe hết ý kiến người tham gia, người phản biện hay quá tin vào những hiểu biết chủ quan của
mình đi đến việc ra những quyết định LĐ,QL một cách phiến diện, chủ quan.
Ba là: Ra quyết định LĐ,QL mang tính chất thoã hiệp, nể nang, dựa dẫm cấp trên một cách thụ
động, không có tính sáng tạo, không tự chịu trách nhiệm.
Bốn là: Ra quyết định LĐ,QL không đúng thẩm quyền, không đủ căn cứ pháp lý; quyết định có
nội dung trùng lặp, chồng chéo ngay trong bản thân quyết định hoặc với các quyết định đã ra trước
đó.

Câu 14. Phân biệt thể loại văn bản của Đảng và văn bản quản lý hành chính nhà nước?
Anh (chị) hãy xây dựng một văn bản quản lý hành chính nhà nước phù hợp với thực tiễn đơn
vị công tác.
Văn bản của Đảng Văn bản quản lý hành chính
nhà nước
Thể loại văn bản của Đảng: theo quy định về Căn cứ vào hình thức thì văn
thể loại, thẩm quyền ban hành và thể thức văn bản bản quản lý ành chính nhà nước có
của Đảng ban hành kèm theo quyết định số 31- rất nhiều thể loại như Nghị quyết,
QĐ/TW ngày 1/10/1997 của Bộ Chính trị và Quyết nghị định, quyết định, chỉ thị, thông
định số 9-QĐ/TW ngày 16/2/2004 của Ban Bí thư tư, lệnh, quy chế (kèm theo), kiến
bổ sung thẩm quyền ban hành văn bản trong một số nghị, yêu cầu, văn bản pháp quy,
điều của quy định trên, hệ thống văn bản của Đảng công văn, thông báo, công điện
gồm: Căn cứ vào chủ thể ban hành có
- Cương lĩnh chính trị: những nội dung cơ bản thể có văn bản do Chính phủ, bộ, ủy về
mục tiêu đường lối nhiệm vụ và phương hướng ban nhân dân, sở, phòng, ban, vv
cách mạng trong một giai đoạn nhất định ban hành
- Điều lệ Đảng: xác định tôn chỉ, mục đích, hệ Căn cứ vào lĩnh vực mà văn
tư tưởng, cac nguyên tắc về tổ chức và hoạt động, bản có tác động thì có thể chia văn
cơ cấu tổ chức bộ máy của Đảng, quy định trách bản về tư pháp, thành lập doanh
nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của đảng viên và các tổ nghiệp, xử lý vi phạm, trợ cấp xã
chức đảng hội…
- Chiến lược: trình bày quan điểm, phương Ngoài ra còn rất nhiều cách
châm, mục tiêu chủ yếu và các giải pháp có tính phân loại khác như phân loại theo
toàn cục về phát triển, một số lĩnh vực trong giai địa phương, thời gian, hiệu lực pháp
đoạn nhất định lý, theo ngôn ngữ thể hiện, theo
- Nghị quyết: các quyết định được thông qua ở hướng chu chuyển (đến, đi, nội bộ)
đại hội, hội nghị cơ quan lãnh đạo đảng các cấp… …
Quyết định: để ban hành hoặc bãi bỏ các quy Ngoại trừ những văn bản quy
định, quyết định cụ thể về chủ trương, chính sách, phạm pháp luật thuộc thẩm quyền
tổ chức bộ máy… ban hành của Quốc hội, Chủ tịch
Chỉ thị: chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức, cơ quan nước và các văn bản của ngành tư
đảng cấp dưới thực hiện các chủ trương, chính sách pháp, hệ thống văn bản quản lý
hoăc mộ số nhiệm vụ cụ thể hành chính nhà nước gồm:
Kết luận: ghi lại ý kiến chính thức của cấp ủy, Một là văn bản pháp quy (văn
tổ chức, cơ quan đảng về những vấn đề nhất định bản dưới luật)
hoặc chủ trương, biện pháp xử lý công việc cụ thể Văn bản quy phạp pháp luật là
Quy chế: xác định nguyên tắc, trách nhiệm, văn bản do cơ quan nhà nước ban
quyền hạn, chế độ và lề lối làm việc của cấp ủy, tổ hành hoặc phối hợp ban hành theo
chức, cơ quan đảng thẩm quyền, trình tự, hình thức thủ
Quy định: xác định nguyên tắc, tiêu chuẩn, tục luật định, trong đó có quy tắc xử
th3u tục và chế độ cu thể về một lĩnh vực công tác sự chung có hiệu lực bắt buộc
nhất định của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng hoặc chung, được nhà nước bảo đảm
trong hệ thống các cơ quan chuyên môn có cùng thực hiện để điều chỉnh quan hệ xã
chức năng, nhiệm vụ hội
Thông tri: chỉ đạo, giải thích, hướng dẫn các Hai là văn bản hành chính
cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng cấp dưới thực hiện Theo pháp luật hiện hành, văn
quyết định, chỉ thị của cấp ủy hoặc thực hiện một bản hành chính bao gồm Nghị
nhiệm vụ cụ thể quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt),
Hướng dẫn: giải thích, chỉ dẫn cụ thể việc tổ chỉ thị, quy chế, quy định, thông
chức thực hiện văn bản của cấp ủy hoặc của cơ cáo, thông báo, hướng dẫn, chương
quan đảng cấp trên trình, kế hoạch, phương án, đề án,
Thông báo: thông tin về một vấn đề, một sự dự án,báo cáo, biên bản, tở trình,
việc cụ thể để các cơ quan, cá nhân có liên quan hợp đồng, công văn, công điện, ghi
biết hoặc thực hiện nhớ, bản cam kết, bản thỏa thuận,
Thông cáo: công bố về một sự kiện, sự việc giấy chứng nhận, giấy ủy quyền,
quan trọng giấy mời, giấy giới thiệu, phiếu gửi,
Tuyên bố: chính thức công bố lập trường, quan phiếu chuyển, thư công
điểm, thái độ của Đảng về một sự kiện, sự việc Trong đây chia thành 2 loại là
quan trọng văn bản hành chính cá biệt và văn
Lời kêu gọi: yêu cầu hoặc động viên mọi người bản hành chính thông thường
thực hiện một nhiệm vụ hoặc hưởng ứng một chủ Văn bản hành chính cá biệt là
trương có ý nghĩa chính trị văn bản áp dụng pháp luật do các
Báo cáo: tường trình về tình hình hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
một cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng hoặc về một đề quyền ban hành để thực hiện các
án, một vấn đề, sự việc nhất định hoạt động quản lý, điều hành trong
Kế hoạch: xác định mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu nội bộ cơ quan và giải quyết những
của nhiệm vụ cần hoàn thành trong khoảng thời công việc cụ thể đối với các đối
gian nhất định và các biện pháp về tổ chức, nhân tượng quản lý nhất định
sự, cơ sở vật chất cần thiết để thực hiện nhiệm vụ Văn bản hành chính thông
đó thường là những văn bản mang tính
Quy hoạch: xác định mục tiêu và các phương thông tin điều hành dùng để giao
án, giải pháp lớn cho một vấn đề, một lĩnh vực cần dịch, trao đổi, phản ánh tình hình,
thực hiện trong một thời gian tương đối lâu dài, ghi chép công việc của cơ quan, tổ
nhiều năm chức…
Chương trình: sắp xếp nội dung công tác, lịch Ba là văn bản chuyên ngành
làm việc cụ thể của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng, Là các văn bản mang tính đặc
hoặc của các đồng chí lãnh đạo trong một thời gian thù thuộc thẩm quyền ban hành của
nhất định một số cơ quan nhà nước nhất định
Đề án: trình bày có hệ thống về một kế hoạch, theo quy định của pháp luật. Những
giải pháp giải quyết một nhiệm vụ, một vấn đề nhất cơ quan, tổ chức khác khi có nhu
định để cấp có thẩm quyền phê duyệt cầu sử dụng thì phải tuân theo quy
Tờ trình: thuyết trình tổng quát về một đề án, định, không được tùy tiện thay đổi
một vấn đề, một dự thảo văn bản để cấp trên xem nội dung, hình thức của nó
xét, quyết định Các văn bản chuyên ngành liên
Công văn: truyền đạt, trao đổi các công việc cụ quan đến nhiều lĩnh vực chuyên
thể trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ môn, kỹ thuật khác nhau như tài
của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng chính, giáo dục, y tế, văn hóa, kiến
Biên bản: ghi chép diễn biến, ý kiến phát biểu trúc, xây dựng, địa chất, thủy văn…
và ý kiến kết luận của đại hội đảng và các hội nghị Hình thức văn bản chuyên
của cấp ủy, tổ chức, cơ quan đảng ngành go Bộ trưởng, thủ trưởng cơ
Giấy tờ hành chính: giấy giới thiệu, giấy chứng quan quản lý ngành quy định sau
nhận, giấy đi dường, giấy nghỉ phép, phiếu gửi… khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ
Nội vụ.

* Xây dựng một văn bản quản lý hành chính nhà nước phù hợp với thực tiễn đơn vị công
tác.
Hình thức công văn
Nội dung:

UBND THỊ XÃ THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

AN
PHÒNG NỘI VỤ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
______________ ________________________________________

Số: 113/TTr-PNV Thuận An, ngày 08 tháng 10 năm 2014

TỜ TRÌNH
Về nâng bậc lươngđối với người lao động Trường Mầm non Hoa Mai
tháng 9 năm 2014.

Kính gửi: Thường trực Ủy ban nhân dân thị xã

Phòng Nội vụ huyện nhận được Công văn số 121/CV-MNBM ngày 15/9/2014 của Trường
Mầm non Hoa về đề nghị nâng lương thường xuyêncho người lao động tháng 9 năm 2014 (kèm
theo danh sách).
Qua xem xét trường hợp nêu trên đảm bảo đủ điều kiện và tiêu chuẩn để được nâng bậc
lươngthường xuyên theo quy định.
Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ
tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Thông tư số 08/2013/TT-
BNV ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường
xuyên và nâng bậc lương trước niên hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động;
Quyết định số 3556/QĐ-UBND ngày 12/7/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về phân cấp thẩm
quyền quyết định nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn và nâng phụ cấp
thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức cho các đơn vị thuộc thành phố.
Phòng Nội vụ đã soạn bản dự thảo quyết định nâng bậc lương thường xuyên đối với trường hợp
nêu trên. Kính trình thường trực Ủy ban nhân dân huyện xem xét ban hành quyết định chính thức./.

Câu 15:Khái niệm và phân loại phong cách lãnh đạo? Những biểu hiện đặc trưng của
phong cách lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở? Phương hướng xây dựng, rèn
luyện phong cách lãnh đạo cho cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở?
1. Khái niệm PC LĐ: Là toàn bộ sự định hướng, lề lối và cách thức tác động đặc thù của 1
người lãnh đạo quản lý, nó được hình thành trên cơ sở yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan
trong hệ thống quản lý.
Phong cách lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo, quản lý là mẫu hành vi mà ngưởi lãnh đạo, quản lý
lựa chọn nhằm tác động một cách có hiệu quả đến đối tượng lãnh đạo, quản lý nhằm thực hiện
những mục tiêu và nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý đề ra.
2. Phân loại phong cách lãnh đạo:
- Phong cách lãnh đạo độc đoán: Tập trung quyền lực, nắm bắt tất cả các quan hệ và thông
tin. Các quyết định mệnh lệnh đưa ra chỉ dưa trên cơ sở kiến thức, khả năng, kinh nghiệm của
người lãnh đạo, không quan tân ý kiến người dưới quyền, buộc cấp dưới thực hiện một các tập
trung, chính xác, nghiêm ngặt. Bản thân người lãnh đạo trực tiếp kiểm tra việc thi hành của cấp
dưới, thông tin chỉ có một chiều trên xuống dưới.
Ưu điểm: Giải quyết nhanh chóng các nhiệm vụ và có thể phù hợp với những tổ chức mới thành
lập.
Hạn chế: Thiếu dân chủ, không tranh thủ được trí tuệ, kinh nghiệm của cấp dưới dễ tạo nên
trạng thái bất bình, căng thẳng.
- Phong cách lãnh đạo dân chủ: Không quyết theo chủ quan của mình mà luôn mở rộng dân
chủ, tranh thủ, động viên mọi người tham gia vào các quyết định quản lý và giải quyết các nhiệm
vụ của đơn vị. Biết phân quyền phù hợp, không ôm đồm, mọi việc đều có sự tham gia của tập thể.
Dòng thông tin trong tổ chức tồn tại cả hai chiều: từ trên xuống và từ dưới lên.
Ưu điểm: Phát huy được trí tuệ, khả năng sáng tạo của cấp dưới, động viên được tính tích cực của mọi
người khi tiến hành vì cấp dưới luôn thấy rằng trong quyết định hay công việc đó có sự tham gia
ý kiến của mình.
Hạn chế: Dễ mất nhiều thời gian và nếu người lãnh đạo không nhanh chóng lựa chọn phương
án tốt nhất sẽ dẫn đến bàn bạc kéo dài.
-Phong cách lãnh đạo tự do: Tham gia ít nhất vào công việc của tập thể, hầu như giao hết
quyền hạn, trách nhiệm cho mọi người. Thông tin trong tổ chứa được cung cấp cho mọi người và
cho phép mọi người tự do hành động theo suy nghĩ, theo cách thức mà mình cho là tốt nhất.
Ưu điểm: Phát huy tối đa khả năng của cấp dưới.
Hạn chế: Dễ dẫn đến tình trạng người lãnh đạo thiếu trách nhiệm, tình trạng hỗn loạn, vô chính
phủ.
-Phong cách lãnh đạo định hướng mục tiêu: gồm cách phong cách:
+ PC chỉ đạo trực tiếp: Giải thích cho cấp dưới về những gì mà người lãnh đạo mong đợi ở họ.
Người lãnh đạo đưa ra những chỉ dẫn, luật lệ, kế hoạch và tiêu chuẩn cụ thể.
+PC hỗ trợ: Đối xử công bằng và thân thiện với những người cấp dưới trong khi theo đuổi sự
hoàn thiện các hoạt động của họ. Quan tâm tới nhu cầu khuyến thích họ tạo ra bầu không khí hợp
tác và thân thiện.
+PC Tham gia: Tham vấn với những người cấp dưới quyền, theo đuổi những đề nghị họ, quan
tâm đặc biệt tới những đề nghị đó khi ra quyết định.
+ PC lãnh đạo theo kết quả đạt được: Đặt ra các mục tiêu, thách thức và khuyến thích cấp dưới
làm việc tốt và thể hiện sự tin tưởng và năng lực nhóm.
- Phong cách lãnh đạo lêninnít: Là phong cách lãnh đạo xã hội chủ nghĩa, là phương pháp biện
chứng mácxít, là quan điểm cách mạng phê phán, nó gắn với tư tưởng – chính trị; đạo đức – tâm lý;
nghiệp vụ - tổ chức của người lãnh đạo. Đạc biệt nhấn mạnh đến tinh thần trách nhiệm đối với công
việc được giao, sự lịch thiệp, tế nhị trong xử thế, thái độ tôn trọng, ân cần của người lãnh đạo đối với
cấp dưới.
- Ý nghĩa: Nhận thức từng loại phong cách lãnh đạo để áp dụng vào thực tiễn cho phù hợp. Việc
phân loại PC LĐQL giúp cho người LĐQL lựa chọn, kết hợp và thể hiện PC LĐQL chứ không có
PCLĐQL nào tối ưu, việc lực chon PCLĐQL căn cứ vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố chủ quan của
người LĐQL và các yếu tố khách quan trong hệ thống quản lý: lứa tuổi, giới tính, trình động năng lực,
đặt điểm tập thể, điều kiện hoàn cảnh.
3. Những biểu hiện đặc trưng của phong cách lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ
sở:
-Tác phong làm việc dân chủ: là đặc trưng cơ bản, nó khơi dậy được mọi sự tham gia nhiệt
tình và những đóng góp sáng tạo của quần chúng trong việc tạo ra các quyết định, chỉ thị, trong việc tổ
chức thực hiện những đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ở cơ sở có
hiệu quả.
-Tác phong làm việc khoa học: Thể hiện đặc điểm nghiệp vụ tổ chức của PC LĐ cấp cơ sở.
Người lãnh đạo hiện nay cần thiết phải có trình độ chuyên môn, trí tuệ, là cấp tổ chức thực hiện nên đòi
hỏi người LĐQL phải có năng lực tổ chức, kỹ năng giao tiếp, am hiểu con người và sử dụng con người
đúng việc, đúng chỗ.,
-Tác phong là việc hiệu quả, thiết thực: Đây là tiêu chí đánh giá tài – đức của cán bộ LĐ,
đánh giá sự phù hợp hay không của phong cách lãnh đạo. Cấp cơ sở là nơi hiện thực hóa, đưa đường lối
chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống, vì vậy đòi hỏi tác phong làm
việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở phải đảm bảo tính hiệu quả và thiết thực khi đưa ra các
quyết định quản lý và tổ chức thực hiện.
-Tác phong đi sâu đi sát quần chúng: Là đặc trưng riêng biệt của phong cách lãnh đạo cơ
sở. Có đi sâu đi sát quần chúng mới có được tác phong khoa học, dân chủ, hiệu quả và thiết thực.
-Tác phong tôn trọng tôn trọng và lắng nghe ý kiến quần chúng: là phogn cách không chỉ là
đặc trưng cơ bản của phong cách lãnh đạo cấp cơ sở mà còn là nguyên tắc làm việc, nguyên tắc ứng xử
của người lãnh đạo.
-Tác phong khiêm tốn học hỏi và thực sự cấu thị: Giúp cho cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ
sở tiến bộ, có thêm kinh nghiệm, tri thức, kỹ năng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tác phong
nàu giúp dễ gần được quần chúng, chiếm được sự cảm tình, tôn trọng của quần chúng.
-Tác phong làm việc năng động và sáng tạo: Nhạy bén trong việc phát hiện cái mới, ủng hộ
những cái mới tích cực nhân nó lên thành diện rộng, thành phong trào để đời sống vật chất, tinh thần
của nhân dân ở cơ sở ngày càng được cải thiện, đổi mới, văn minh hơn.
-Tác phong làm việc gương mẫu và tiên phong: Là yếu tố đảm bảo vai trò lãnh đạo của
Đảng đối với xã hội, tạo được sự tín nhiệm, niềm tin của nhân dân. Để tạo ra bước chuyển mới trong
đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa…rất cần đến tác phong gương mẫu, tiên phong của những người cán
bộ lãnh đạo, quản lý để qua đó người dân mến phục, noi theo và tin tưởng.
Phong cách lãnh đạo không tự nhiên mà có, không phải cố định mà cần xem xét nó một cách biện
chứng như một quy trình luôn luôn biến đổi, phát triển dưới tác động của những điều kiện khách quan và
yếu tố chủ quan. Sự hình thành và phát triển một phong cách lãnh đạo là một quá trình có chủ đích định
hứng đòi hỏi mỗi người lãnh đạo quản lý cấp cơ sở phải tự rèn luyện, bồi dưỡng mới có được đặc biệt là kỹ
năng biết áp dụng linh hoạt, hợp lý các phong cách lãnh đạo với mọi đối tượng cụ thể
trong mọi tình huống. Chính vì thế để hình thành phong cách lãnh đạo là do tổng thể những phẩm chất nhân
cách của người lãnh đạo quyết định phần lớn những phẩm chất chính trị cao là cơ sở của phong cách có tính
nguyên tắc của Đảng, những phẩm chất công tác cao quyết định nếp nghĩ và sự thông thạo công việc, năng
lực tổ chức tạo ra mối liên hệ thường xuyên với quần chúng, chú trọng bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao
năng lực tổ chức cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý cấp cơ sở để rèn luyện, đổi mới phong cách lãnh đạo
theo hướng dân chủ, khoa học, tính tổng hợp, tầm nhìn xa, kỹ năng tổ chức kiểm tra và giám sát. Để có quan
điểm đúng về công tác lãnh đạo đòi hỏi phải dựa trên cơ sở phân tích sâu sắc những luận điểm chủ yếu của
Chủ nghĩa Mác-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh được học tập nghiêm túc về khoa học lãnh đạo, khoa học
quản lý. Mặt khác, Lenin còn chỉ rõ đặc trưng cơ bản của phong cách lãnh đạo Leninnit không chỉ sử dụng
sáng tạo những thành tựu khoa học mà còn thường xuyên tổng kết nghiên cứu và vận dụng kinh nghiệm
thực tiễn. Trong bối cảnh hiện nay đòi hỏi người lãnh đạo cơ sở không chỉ có kiến thức, kỹ năng quản lý
giỏi mà còn biết phân quyền đúng, hợp lý, xây dựng cơ chế phù hợp trong việc ra quyết đinh và thông qua
quyết định quản lý, chú trọng rèn luyện kỹ năng đánh giá và sử dụng cán bộ, đổi mới kỹ thuật và đổi mới tổ
chức. Người lãnh đạo quản lý các cấp, các ngành phải kiên trì với định hướng XHCN, chủ động hội nhập,
đổi mới tư duy, nâng cao tầm nhìn, sử dụng đúng đắn các biện pháp quản lý trong điều kiện dân chủ hóa gia
tăng, khả năng thu nhập, xử lý thông tin và có năng lực tổ chức thực hiện.

4. Phương hướng xây dựng, rèn luyện phong cách lãnh đạo cho cán bộ lãnh đạo, quản
lý cấp cơ sở.
-Yếu tố hình thành: Khí chất; Tri thức; Phẩm chất đạo chính trị, đạo đức; Cơ chế, chính
sách.
-Phương hướng xây dựng, rèn luyện:
+ Rèn luyện phong cách lãnh đạo lênin nít: Là phong cách lãnh đạo của Đảng Cộng sản
cầm quyền, là thống nhất giữa lý luận và thực tiễn; tính tư tưởng cao, tính nguyên tắc Đảng; mối quan
hệ thường xuyên với quần chúng; chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; tính thiết thực, hiệu quả,
thông thạo công việc.
+ Khắc phục phong cách lãnh đạo quan liêu: Trong công tác lãnh đạo phải xuất phát từ
quan điểm: Dân là gốc. nếu xa dân, tách rời dân chúng sẽ dẫn đến phong cách quan liêu, đòi hỏi người
lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở phải tự rèn luyện bồi dưỡng mới có được, đặc biện là kỹ năng áp dụng linh
hoạt, hợp lý các phong tác, thủ thuật lãnh đạo với một đối tượng cụ thể trong một tình huống cụ thể.

+ Tăng cường rèn luyện, nâng cao lập trường tư tưởng – chính trị của đội ngũ cán bộ
lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở: Những phẩm chất tư tưởng – chính trị là linh hồn sống của người
lãnh đạo, có vai trò định hướng cho hoạt động của người lãnh đạo, là cơ sở của phong cách lãnh
đạo có tính nguyên tắc Đảng, định hướng xã hội chủ nghĩa, thống nhất giữa lời nói với việc làm, lý
luận với thực tiễn, liên hệ mật thiết với quần chúng nhân dân.
Thực hiện yêu cầu chính trị và tư tưởng quan trọng để đảm bảo cho quần chúng nhân dân
thật sự tham gia công tác lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở biết kết hợp linh hoạt giữa chế độ dân chủ với
chế độ thủ trưởng trong công tác của mình.
+ Rèn luyện những phầm chất tâm lý – đạo đức củađội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý
cấp cơ sở: Là cơ sở tạo nên cái riêng trong phong tác lãnh đạo, quản lý. Phong cách của người lãnh
đạo bao gồm tình trung thực, độc lập, kiên quyết, cương nghị và linh hoạt, đòi hỏi cao, thái độ ân
cần, lịch thiệp, sự nhạy bén, sáng tạo. Nó biểu hiện hàng ngày trong hoạt động, trong phong cách
làm việc của người lãnh đọa và gắn liền với hiệu quả làm việc. Người lãnh đạo cần chú ý rèn luyện
tính dân chủ trong công tác, quan hệ của người lãnh đạo, tính đòi hỏi cao và giữ nguyên tắc; sự tế
nhị, lịch thiệp và tự chủ trong giao tiếp; sự khiêm tốn và chân thành, thường xuyên rèn luyện đạo
đức cách mạng- cần, kiệm, liêm, chính, luôn lấy sự nghiệp chung, lợi ích chung làm trọng.
+ Chú trọng bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao năng lực tổ chức cho đội ngũ cán bộ
lãnh đạo, quản lý ở cơ sở để rèn luyện, đổi mới phong cách lãnh đạo: Phải rèn luyện để có được
quan điểm điểm khoa học, tính tổng hợp, tầm nhìn xe, kỹ năng tổ chức, kiểm tra và giám sát. Chú
trọng rèn luyện kỹ năng đánh giá và sử dụng cán bộ, kỹ năng đổi mới kỹ thuật và đổi mới tổ chức,
cần biết tiếp thu và vận dụng linh hoạt, sáng tạo những thành tựu của khoa học lãnh đạo hiện đại,
hình thành những kỹ năng lãnh đạo hiện đại; đảm bảo tính hiệu quả trong công tác; phải tháo vát,
nhạy bén, có kỹ năng cập nhật những thay đổi trong quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
+ Rèn luyện, đồi mới phong cách lãnh đạo thông qua thực tiễn sự nghiệp đổi mới, hội
nhập khu vực và quốc tế: Phải học tập và rèn luyện từ thực tiễn vì thực tiễn là tiêu chí của chân lý.
Thực tiễn đổi mới giúp cho cán bộ cơ sở ý thức được hạn chế, thiếu hụt của bản thân để có kế hoạch
học tập và rèn luyện, đồng thời giúp cho cán bộ cơ sở bổ sung, hoàn thiện thêm những kiến thức, năng
lực, kinh nghiệm và kỹ năng công tác, vận động quần chúng đáp ứng yêu cầu sự sự nghiệp cách mạnh
trong giai đoạn mới. Thực tiễn là môi trường rèn luyện tài – đức của án bộ lãnh đạo, là nơi hiện thực
hóa, đưa đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống, vì vậy mà
phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quán lý ở cơ sở phải được rèn luyện trong thực tiễn sự nghiệp
đổi mới và hội nhập, đảm bảo các quyết định quản lý khi đưa ra phải phù hợp với đòi hỏi thực tiễn. Do
đó cần phải học ngay từ thực tiễn công việc hành ngày; học từ đồng chí, đồng nghiệp, học từ tổng kết
thực tiễn, tổng kết những mô hình mới, những cách làm hay. Thực tiễn chính là trường học lớn giúp
người cán bộ cơ sở phải vừa lăn lộn chỉ đạo thực tiễn vừa đúc rút những kinh nghiệm quý cho chính
mình.

Câu 16: Kỹ năng xử lý tình huống và quy trình xử lý điểm nóng?


1. KN xung đột: là trạng thái bất ổn định gây ra bởi sự đối lập thực tế hoạc do nhận thức về các
nhu cầu, giá trị và lợi ích.
2. KN xung đột xã hội: là những mâu thuẩn, bất đồng, khác biệt về nhận thức, lợi ích, ý chí,
quan điểm…dẫn đến những va chạm, đấu tranh với các hình thức và mức độ khác nhau trong các
quan hệ xã hội đó.
3. KN Tình huống: Có thể hiểu đây là những sự kiện, biến cố diễn ra không bình thường có
vấn đề gây cấn phức tạp đòi hỏi con người phải nhận thức và xử lý bằng những biện pháp không
bình thường, những giải pháp đặc biệt thì mới gọi là tình huống.
4. KN tình huống CT – XH: Là nhưng sự kiện, những biến cố không bình thường diễn ra
trong đời sống chính trị xã hội gây nên sự bất ổn định hoặc có khả năng trực tiếp gây nên sự bất ổn
định chính trị xã hội, đòi hỏi con người phải áp dụng những giải pháp đặt biệt để giải quyết.
5. KN điểm nóng CT-XH: là hiện tượng xã hội không bình thường, bất ổn định, rối loạn, điểm
nóng chính trị xã hội là xung đột chính trị xã hội ở mức cao, ở mức căng thẳng đối đầu hoặc không
tương dung, trong đó diễn ra xung đột giữa chủ thể cầm quyền với nhân dân, với các lực lượng
chính trị khác nhau, diễn ra tại một địa điểm và có khả năng lan tỏa ra nhiều nơi khác.
6. Các quy trình xử lý điểm nóng:
Bước 1: Nắm thông tin, phân tích nguyên nhân mâu thuẩn, nhận dạng điểm nóng: Để
có căn cứ xử lý điểm nóng thì ta phải nắm tình hình, ta cần biết:
-Số lượng người biểu tình là bao nhiêu, thành phần đối tượng, hình thức tổ chức lực lượng
như thế nào (báo cáo cấp trên chi viện)
-Họ nêu ra yêu sách gì, yêu sách đó cơ quan nào giải quyết.
-Ai là người cầm đầu, số lượng người khá khích khoảng bao nhiêu, âm mưu thủ đoạn của
họ là gì, có quan hệ như thế nào với lực lượng thù địch trong và ngoài nước (Trên cơ sở thông tin đã có
thì người chỉ huy và bộ phận tham mưu tổng hợp đánh giá nguyên nhân điểm nóng)
* Do chủ quan, khách quan (có thẻ do kẻ thù kích động, có phải do chính quyền ta sai
không)
* Do bên trong: dân tộc, tôn giáo;

* Do bên ngoài: do biến đổi kinh tế (khủng hoảng, đời sống khó khăn)
* Do sâu xa: Lòng hận thù giai cấp để lại.
* Trực tiếp: do chính quyền và cán bộ sai.
Bước 2: “Rút ngòi nổ”, hạn chế ảnh hưởng xấu và sự lan tỏa sang nơi khác:
-Một là, ta thiết lập sự lãnh đạo, chỉ huy thống nhất, phát huy hiệu lực cả hệ thống chính trị
để giữ vững quyền lực chính trị trong quá trình xử lý (Thành lập ban chỉ đạo xử lý điểm nóng – giao
toàn quyền cho một ngườ đứng đầu)
-Hai là, lựa chọn phương thức giải quyết, những phương tiện và lực lượng sử dụng để giải
tán đám động, cụ thể: là giáo dục thuyết phục hay trấn áp?; Dùng cơ các cơ quan bạo lực hay lực lượng
quần chúng?; Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, phương tiện liên lạc như thế nào?,; Cần chú
ý tránh để các phương tiện truyền thông và thông tin liên lạc lọt vào lực lượng đối lập. Có ba biện pháp:

* MTTQ và Đoàn thể: vận động thuyết phục;


* Công an và quân đội: trấn áp giải tán;
* Sử dụng tổng hợp: bảo vệ lãnh đạo, cán bộ, người biểu tình, phong tỏa khu vực,
phong tỏa thông tin liên lạc, vận động thuyết phục)
Để giải tán đám đông quần chúng cần phải làm:
* Nếu yêu sách quần chúng đúng, thì chấp nhận yêu sách, sau đó giải quyết kịp thời những
gì giải quyết được ngay, những vấn đề chưa giải quyết được ta cam kết sớm đưa ra giải quyết dứt điểm.

* Nếu như yêu sách không thỏa đánh thì đưa cán bộ vào đám đông quần chúng vận động,
lôi kéo những quầu chúng tích cực, tách họ khỏi lực lượng quá khích yêu cầu họ về nhà, đồng thời nhận
diện răn đe, cô lập người quá khích cầm đầu. ( cán bộ có uy tín, chức sắc, tổ trưởng, trường thôn bản,
già làng…vận động người nhà, người thân với họ, người mà mình biết…)
* Đối với người cầm đầu:
+ Nếu người cầm đầu đại diện cho yêu sách đúng, chính đáng thì ta thỏa hiệp
+ Nếu là kẻ xấu, lợi dụng đám đông thì ta vạch trần âm mưu thủ đoạn của họ để
người biểu tình thấy rõ cái đúng cái sai, từ đó đám đông tự tan rã. Trong trường hợp cần thiết có thể
bắt nóng người cầm đầu nếu đủ căn cứ, hợp pháp, hợp lý để tình hình không trầm trọng thêm.
Tóm lại: Nghệ thuận xử lý đánh đông là làm sao tách người đứng đầu ra khỏi lực lượng
quần chúng, làm cho quần chúng mất phương hướng, người đứng đầu mất lực lượng từ đó đám đông tự
tan rã.
Chú ý:
+ Kiên định nguyên tắc, mềm dẻo linh hoạt về phương pháp, biện pháp ( dĩ bất biến ứng
vạn biến)
+ Cần chọn giải pháp tốt nhận, sau mới đến các giải pháp ít tốt hơn. Những giải pháp tốt
hơn là những giải pháp ít phải sử dụng bạo lực.
+ Nếu là điểm nóng do mâu thuẩn định – ta ( thù định) thì kịch bản duy nhất là ta thắng.
Nếu là mâu thuẩn trong nội bộ nhân dân thì chọn kịch bản thắng – thắng ( mỗi bên đều đạt mục tiêu cơ
bản trên tinh thần xây dựng)
+ Phải tuân thủ nguyên tắc hợp pháp, hợp lý và hợp tình.
+ Trongg bất kỳ tình huống nào cũng phải dựa vào sự lãnh đạo của Đảng, phải tin vào dân
và dựa vào dân.
Bước 3: Khắc phục hậu quả sau khi điểm nóng đã được dập tắt:
-Một là, phải đưa xã hội nơi xảy ra điểm nóng trở lại hoạt động bình thường: hệ thống
chính trị, cơ sở sản xuất kinh doanh, bệnh viện, trường học, các dịch vụ công, các công trình phúc lợi
xã hội…nhằm chi phối tư tưởng của quần chúng.
-Hai là, là tập trung sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và sự lãnh lý của chính quyền cơ sở
khắc phục những thiệt hại về người và của (nếu có)
-Ba là, xác định trách nhiệm của các bên gây ra điểm nóng, trên cơ sở đó tiến hành xử ký
vi phạm từ các phía; củng cố, thay thế, bổ sung, sàng lọc đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị.
Bước 4: Rút kinh nghiệm, dự báo tình hình, áp dụng những biện pháp để điểm nóng
không tái phát:
- Đánh giá lại đội ngũ cán bộ lãnh đạo, bộc lộ ai là người như thế nào;
- Đánh giá lại hệ thống tổ chức quyền lực, bộc lộ những mạnh yếu qua điểm nóng;
- Đánh giá phương thức lãnh đạo, chỉ đạo;
- Đánh giá những thiếu sót, bất cập trong chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà
nước;
- Đánh giá khách quan lại cơ sở chính trị - xã hội của Đảng trong quần chúng, ai là người thật
sự chống tham nhũng, quan liêu, ai là lực lượng bị kích động, lôi kéo chống chính quyền.
- Tồng kết rút kinh nghiệm xử lý điểm nóng, thực hiện dự báo tình hình và áp dụng các biện
pháp để điểm nóng không tái phát.
>>> Bước 1 là quan trọng nhất vì ta biết được nguyên nhân phát sinh, số lượng và đặc điểm đối tượng
tham gia, hình thức tổ chức…để có biện pháp, giải pháp tốt nhất xử lý ở bước sau có hiệu quả.
>>> Lấy ví dụ và xử lý: (điểm nóng xã hội hoặc điểm nóng chính
trị) Vd: Giải quyết điểm nóng CT-XH
Đoàn biểu tình gần 1000 người dân đạo công giáo kéo về UBND tỉnh để đòi lại đất (dự kiến để
xd nhà thờ) đã bị nằm trong qui hoạch giải tỏa. Số dân này kéo kín xung quanh UBND, người dân
hiếu kì các nơi cũng kéo về xem hơn 1.500 người.(-> giải quyết)

B1: Nắm bắt tình hình, phân tích nguyên nhân mâu thuẫn, nhận dạng điểm nóng:
- Số lượng:
o Người biểu tình:gần 1000 người của đạo công giáo (du nhập từ nước ngoài vềàphức
tạp)
o Người hiếu kì :> 1500 người
- Phân tích nguyên nhân: không trả lại đất thiêng cho người dân đạo xây nhà thờ..
- Nhận dạng mâu thuẫn: Xung đột, giữa những người VN với nhau.
B2:
- Thành lập ban chỉ đạo
- Báo cáo lên cấp cao hơn (Báo cáo tỉnh ủy, UBND tỉnh)
- Lực lượng chủ đạo để giải quyết điểm nóng:
o MTTQ và các đoàn thể: lực lượng chủ lực
o CA, Quân đội: phối hợp để giữ gìn an ninh trật tự,
nhằm: ▪ Vòng 1: bảo vệ lãnh đạo
▪ Vòng 2: bảo vệ người biểu tình
▪ Vòng 3: phong tỏa các tuyến đường.
- Phong tỏa các tuyến đường:
o Phân luồng giao thông để ko bị ảnh hưởng (kẹt xe), hạn chế người hiếu kỳ kéo về.
o Phong tỏa thông tin (từ trong nước ra ngoài nước): nhằm tránh xuyên tạc, chỉ đạo từ nước
ngoài.
B3: Xử lý.
Dùng các lực lượng nghiệp vụ để vận động xử lý: tuyên truyền, vận động hoặc thông qua người
có uy tín, có ảnh hưởng đến đoàn biểu tình đẻ giải tán đám đông (vd: nhờ các cha đạo…)

Lưu ý: để lấy vd đúng, cần xem tính chất các điểm nóng CT-XH ở trang 140 SGK
- Hành vi của những người tham gia xung đột đã vượt ra ngoài, hoặc có khả năng vượt ra ngoài
khuôn khổ PL và chuẩn mực đạo đức.
- Sự chống đối của đám đông quần chúng hoặc các lực lượng CT đã hướng trực tiếp vào cơ
quan quyền lực NN, đe dọa cơ cấu quyền lực hiện tồn.
- Diễn ra tại 1 địa điểm nhưng có khả năng ảnh hưởng và lan tỏa sang nơi khác.
- Đặt chủ thể LĐQL ko thể trì hoãn, phải xử lý như 1 tình huống CT-XH
- Điểm nóng CT-XH thường nổ ra trong những bối cảnh KT-XH đặc thù: khủng hoảng KT-
XH; có sự chuyển giao quyền lực giữa các thế hệ, các nhóm lãnh đạo, cầm quyền; thay đổi chế độ
XH; nạn tham nhũng trầm trọng; tốc độ phát triển KT-XH nhanh, quy mô phát triển lớn vượt ra tầm
kiểm soát của các lực lượng LĐQL, các lực lượng CT-XH (phát triển nóng)./.
Câu 17:Vì sao khắc phục phong cách lãnh đạo quan liêu là một trong những hướng cơ
bản để rèn luyện phong cách lãnh đạo cho cán bộ lãnh đạo quản lý ở cơ sở hiện nay. Liên hệ
việc khắc phục phong cách lãnh đạo quan liêu ở địa phương đồng chí.
Phong cách lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở là mẫu hành vi mà người
lãnh đạo, quản lý lựa chọn nhằm tác động và làm ảnh hưởng có hiệu quả đến cấp dưới và quần
chúng nhân dân tại cơ sở.
V.I.Lênin đã chỉ rõ: Kẻ thù bên trong tệ hại nhất của chúng ta chính là căn bệnh quan liêu.
Trong khi đó, phong cách lãnh đạo không tự nhiên mà có, mà đòi hỏi mỗi người lãnh đạo, quản lý
cấp cơ sở phải tự rèn luyện, bồi dưỡng mới có được; vì vậy trong quá trình đó, người cán bộ lãnh
đạo phải biết nhìn nhận rõ căn bệnh quan liêu để có hướng phấn đấu rèn luyện, đấu tranh loại bỏ
thói quan liêu, xây dựng phong cách lãnh đạo dân chủ, khoa học, hiệu quả thiết thực.
Vậy, Phong cách lãnh đạo quan liêu là gì?. Phong cách lãnh đạo quan liêu là phong cách tách
rời quyền hành khỏi quỳên lợi và nguyện vọng tập thể, xem thường thực chất sự việc, trốn tránh
trách nhiệm, làm việc không theo nguyên tắc và những quy định của pháp luật đùn đẩy trách nhiệm,
hậu quả xấu cho cấp trên hoặc cấp dưới, duy trì đẳng cấp, đặc quyền đặc lợi.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, những biểu hiện của phong cách lãnh đạo quan liêu là: " Đối
với người:...Không biết giải thích, tuyên truyền. Không biết làm dân chúng tự giác, tự động; Đối với
việc: Chỉ biết khai hội, viết nghị quyết, ra chỉ thị. Chứ không biết điều tra, nghiên cứu, đôn đốc, giúp
đỡ, khuyến khích, kiểm tra; Đối với mình: Việc gì cũng kềnh càng, chậm rãi, làm cho qua chuyện.
Nói một đường, làm một nẻo. Chỉ biết lo cho mình, không biết quan tâm đến nhân dân, đồng chí;
Một vẻ quan liêu nữa là chỉ biết ăn sang, diện cho kẻng; chẳng những không lo phụng sự nhân
dân, mà còn muốn nhân dân phụng sự mình. Tham ô, hủ hóa. Trước mặt dân chúng thì lên mặt
"Quan cách mạng".
Lý luận và thực tiễn cũng chỉ rõ phong cách quan liêu còn có những biểu hiện: Khuynh hướng cứng
nhắc, cơ cấu tổ chức nhiều tầng; Kéo dài, ngâm việc trong thực hiện nhiệm vụ, làm việc thiết kế hoạch,
thiếu tiến độ, thụ động chờ đợi chỉ thị cấp trên; Nhỏ nhặt trong quan hệ với người dưới quyền và can thiệp
vô căn cứ vào công việc của họ; Đầu óc thủ cựu, giấy tờ phiền phức, nhũng nhiễu dân chúng. Thái độ thờ ơ
với yêu cầu thực tế trong quản lý nhà nước và của cán bộ đảng viên.
Đối lập với phong cách lãnh đạo quan liêu là tác phong cách lãnh đạo dân chủ, khoa học, hiệu
quả và thiết thực.
Tác phong làm việc dân chủ tức là luôn “lấy dân làm gốc”, mọi việc phải cho dân biết, dân bàn,
dân làm, dân kiểm tra. Tác phong làm việc dân chủ là đặc trưng cơ bản của phong cách LĐ ở cấp
xã, nó sẽ khơi dậy được mọi sự tham gia nhiệt tình và những đóng góp sáng tạo của quần chúng
trong việc tạo ra các quyết định, chỉ thị, trong việc tổ chức thực hiện những đường lối, chủ trương,
chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ở cơ sở có hiệu quả.
Tác phong làm việc khoa học thể hiện đặc điểm nghiệp vụ tổ chức của phong cách LĐ cấp cơ sở. Người
cán bộ LĐ,QL hiện nay phải có cả “Đức và Tài”, phải có tầm nhìn đúng; trong công tác phải
thông thạo và có tính chuyên nghiệp, có phương pháp khoa học, sáng tạo trong vận dụng lý luận
vào thực tiễn, nhạy cảm với cái mới.
Tác phong làm việc hiệu quả, thiết thực coi thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Tính hiệu quả,
thiết thực là tiêu chí đánh giá tài - đức của cán bộ LĐ, đánh giá sự phù hợp hay không của phong
cách LĐ. Cơ sở là nơi thực hiện hoá, đưa đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và
Nhà nước vào cuộc sống, vì vậy đòi hỏi tác phong làm việc của người LĐ, QL cấp cơ sở phải đảm
bảo tính hiệu quả và thiết thực khi đưa ra các quyết định quản lý và tổ chức thực hiện.
Tác phong đi sâu đi sát quần chúng: Cấp cơ sở là cấp gần dân, sát dân nên LĐ muốn
thành công đòi hỏi người LĐ,QL cấp cơ sở phải có phong cách đi sâu, đi sát quần chúng,đặt mình
vào vị trí quần chúng . Từ đó nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng, tâm trạng, tình cảm…của nhân dân,
tránh bệnh quan liêu.
Tác phong tôn trọng và lắng nghe ý kiến quần chúng: Dân là gốc nước, dân là chủ, mọi nguồn
sức mạnh, trí tuệ, sáng tạo đều từ nhân dân mà ra. Chính vì thế tác phong tôn trọng và lắng nghe
quần chúng không chỉ là đặc trưng cơ bản của phong cách LĐ cấp cơ sở, mà còn là nguyên tắc làm
việc, nguyên tắc ứng xử của người LĐ. Thông qua việc lắng nghe từ nhân dân người cán bộ mới
thấu hiểu, nắm rõ tâm tư, nhu cầu, nguyện vọng, tư tưởng, tình cảm…của người dân, từ đó đưa ra
giải pháp cho phù hợp với người dân.
Những phân tích cơ bản trên đã chỉ cho chúng ta thấy rằng: việc khắc phục phong cách lãnh đạo
quan liêu là một trong những hướng cơ bản để rèn luyện phong cách lãnh đạo cho cán bộ lãnh đạo
quản lý ở cơ sở hiện nay.

Liên hệ địa phương


Địa phương tôi đang công tác là một xã miền núi XYZ, phần chính dân số là người dân tộc thiểu số sinh
sống. Địa hình phức tạp, trình độ dân trí thấp, đời sống nhân dân có xuất phát điểm thấp, còn gặp nhiều khó
khăn; Trình độ đôi ngũ cán bộ, nhất là cán bộ người dân tộc thiểu số còn thấp về mọi mặt. Tuy nhiên, với sự
nỗ lực chung của toàn đảng, toàn dân xã nhà, sau gần 30 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, địa
phương tôi đã đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng; cuộc sống của người dân đổi thay từng
ngày, không còn hộ đói, hộ nghèo giảm, hộ giàu tăng nhanh; người dân được chăm sóc y tế, được học hành
đày đủ; có điện, đường khang trang; niềm tin của nhân dân với Đảng ngày càng gắn bó… Một trong những
nguyên nhân dẫn đến kết quả trên là, Đảng bộ và chính quyền và nhân dân xã nhà đã luôn quán triệt sâu sắc,
vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn, xây dựng đội ngũ cán bộ
với phong cách lãnh đạo dân chủ, năng
động, sáng tạo, có tinh thần đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi thói quan liêu, tham nhũng, lãng phí; cùng với
đó là việc đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị; nêu cao vai trò giám sát của nhân dân với các
cơ quan Nhà nước; đẩy mạnh tự phê bình và phê bình; phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế XHCN. Mặt
khác tiếp tục đẩy mạnh Cuộc VĐ học tập và làm theo Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đặc biệt là học tập
phong cách lãnh đạo dân chủ, gần dân, sát dân và vì nhân dân của Bác Hồ.
Tuy nhiên, cũng như các địa phương khác, phong cách lãnh đạo quan liêu ở một vài cán bộ địa
phương có lúc, có nơi còn diễn ra và biểu hiện trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Bệnh hội
họp, giấy tờ văn bản, thủ tục hành chính còn rườm rà; thái độ, phong cách làm việc của đội ngũ cán
bộ, công chức còn có biểu hiện hách dịch, cửa quyền, mệnh lệnh, sách nhiễu nhân dân,... Có người
ngại khó khăn, gian khổ, thích ngồi bàn giấy hơn là đi sâu sát cơ sở; thích thổi phồng thành tích, vi
phạm quyền làm chủ của nhân dân; Nhiều chủ trương chính sách địa phương đưa ra không được sự
ủng hộ của nhân dân chỉ vì nhân dân chưa hiểu, chưa biết...
Phong cách lãnh đạo quan liêu đã làm cho tổ chức đảng và chính quyền cơ sở không nắm được
tình hình thực tế, tâm tư, nguyện vọng, đời sống của nhân dân, không phát huy được trí tuệ, năng
lực của nhân dân, dẫn đến những chủ trương, chính sách không phù hợp, làm tổn thương nghiêm
trọng đến mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân,... Ví dụ như việc xây dựng khu
tái định cư buôn Bầu di dân phục vụ công trình thủy điện Sông Ba Hạ. Do không tiếp xúc, nắm bắt
tâm tư nguyện vọng của người dân; Cán bộ địa phương đã tự quyết xây khu tái định cư hàng tỷ
đồng, kết quả dân không đến ở, nay công trình đang bỏ hoang, lãng phí lớn.
Tình trạng trên có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân chủ yếu, trực tiếp là do nhận thức của
một số cấp uỷ, chính quyền cơ sở về đấu tranh chống thói quan liêu chưa đầy đủ; cơ chế kiểm tra,
giám sát của các cơ quan chức năng và nhân dân chưa đủ mạnh; Cơ chế phát huy vai trò làm chủ
của nhân dân thực hiện nghiêm; công tác giáo dục, đào tạo, bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ, công
chức; công tác kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy nhà nước, các tổ chức
chính trị-xã hội các cấp uỷ, chính quyền vẫn còn nhiều bất cập, chưa thật sự đáp ứng yêu cầu,
nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc....
Để vận dụng đúng đắn, sáng tạo quan điểm đường lối của Đảng vào đấu tranh phòng, chống tệ
quan liêu hiện nay, xây dựng đội ngũ cán bộ có phong cách lãnh đạo hiện đại đáp ứng công cuộc
đổi mới đất nước; Theo tôi, cơ sở cần thực hiện tốt các giải pháp sau:
1. Chú trọng tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức và tâm lý xã hội chống bệnh quan liêu
không chỉ trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lí mà trong toàn xã hội.
2. Xây dựng cơ sở pháp lý chống quan liêu như: Hoàn thiện thể chế lãnh đạo quản lý trong đó
quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí chức danh; quy định sự tương ứng giữa chức vụ,
thẩm quyền và trách nhiệm; có kế hoạch, chương trình hoạt động cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản
lý trực tiếp xuống cơ sở tìm hiểu, nắm vững tình hình thực tế cơ sở…
3. Chú trọng sử dụng thông tin đại chúng, dư luận xã hội để khắc phục các biểu hiện quan liêu;
phát huy dân chủ thực sự trong cơ quan, đơn vị và trên địa bàn cơ sở để tăng cường vai trò kiểm tra,
giám sát của nhân dân; xây dựng văn hóa lãnh đạo, tăng cường thực hiện pháp chế và trật tự pháp
luật cho mỗi cán bộ, công chức.
4. Xây dựng văn hóa lãnh đạo, tăng cường thực hiện pháp chế và trật tự pháp luật cho mỗi cán
bộ, công chức.
5. Trong điều kiện ở nước ta hiện nay, những giải pháp cơ bản trên phải được tiến hành đồng
bộ, gắn liền với cải cách hành chính, nhất là cải cách cơ cấu tổ chức bộ máy và quá trình chuyên
nghiệp hóa đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và cấp cơ sở nói riêng.
Rèn luyện, đổi mới phong cách lãnh đạo cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở ngoài
giải pháp khắc phục phong cách quan liêu cần chú trọng thực hiện đồng bộ các giải pháp khác như:
Tăng cường rèn luyện nâng cao lập trường tư tưởng – chính trị; rèn luyện phẩm chất tâm lý, đạo
đức người lãn đạo; chú trọng bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao năng lực tổ chức cho đội ngũ cán bộ
lãnh đạo, quản lý và rèn luyện, đổi mới phong cách lãnh đạo thông qua thực tiễn sự nghiệp đổi mới
và hội nhập kinh tế quốc tế.
Tóm lại, khắc phục phong cách lãnh đạo quan liêu là một trong những hướng cơ bản để ren luyện
phong cách lãnh đao cho cán bộ quản lý ở cơ sở hiện nay. Để việc khắc phục có hiệu quả đòi hỏi
từng cán bộ, đảng viên, từng đơn vị, tổ chức cơ sở đảng thực hiện quyết liệt và đồng bộ các giải
pháp nêu trên.

Về cá nhân, tôi nhận thức rằng phong cách lãnh đạo quan liêu nói riêng, tệ quan liêu nói chung
là căn bệnh độc hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của địa phương, của đất nước và cần
cương quyết đấu tranh loại bỏ. Để thực hiện có hiệu quả điều đó, tôi nghĩ rằng trước hết bản thân
phải tích cực hơn nữa trong việc trau dồi, học tập lý luận chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh; rèn luyện tác phong dân chủ, vì dân, sát dân, làm việc năng động, sáng tạo và hiệu quả; đồng
thời tích cực cùng Đảng chính quyền và nhân dân không ngừng phê bình, đấu tranh, phê phán loại
bỏ tệ quan liêu; góp phần xây dựng Đảng, Chính quyền trong sạch vững mạnh, xây dựng đội ngũ
cán bộ có tác phong lãnh đạo hiện đại đưa đất nước phát triển lên tầm cao mới.

Câu 18: Cơ sở quá trình phân công công việc.


1. Mở bài:
Công sở là nơi hoạt động hay còn gọi là trụ sở của cơ quan đảng, Nhà nước và các tổ chức
chính trị xã hội nơi tiến hành các hoạt động công vụ hoặc dịch vụ công vụ. Trong hoạt động công
sở rất cần các kĩ năng để điều hành công sở. Một trong những kỹ năng đó là phân công công việc.
Thiết kế và phân công công việc có vai trò và vị trí rất quan trọng trong kỹ thuật điều hành bởi qua đó
cho phép xác lập trách nhiệm, yêu cầu về trình độ của từng vị trí công việc trong các công sở.
Hiểu một cách đơn giản, thiết kế công việc là việc phân chia các loại công việc lớn, nhỏ sao cho
phù hợp. Đây là quá trình xác định nhiệm vụ cụ thể và trách nhiệm trong việc thi hành công vụ và
tham gia các hoạt động của công sở nói chung. Qúa trình này liên quan đến hoạt động thực tế của
công sở. Thiết kế khác với quản lý công việc mà theo đó người ta áp dụng các quy định cần thiết
dựa trên trách nhiệm để theo dõi công việc. Tuy nhiên, thiết kế khoa học thì quản lý công việc sẽ
thuận lợi.
2. Khái niệm công việc:
Công việc là tổng hợp nhiệm vụ, trách nhiệm chức năng do một ( Nhiều) người đảm nhận. Đó
cũng là cách mà một loạt các công việc, hoặc một công việc trọn vẹn được thiết lập. Nhằm thiết kế
công việc, trước hết phải đánh giá công việc hiện tại, sau đó phân tích công việc, rồi cuối cùng mới
tiến hành công việc thiết kế.
3. Nội dung:Việc phân công công việc
Khi đánh giá công việc hiện tại cần xem xét tính cần thiết hay khả thi của việc thiết kế công
việc nhất định. Nên thảo luận về quá trình công việc với người lao động và người giám sát liên
quan và làm rõ quá trình đó, hoặc phải đào tạo.
Phân tích công việc là quá trình thu thập các tư liệu và đánh giá một cách có hệ thống các thông tin quan
trọng có liên quan đến các công việc cụ thể trong tổ chức nhằm làm rõ bản chất của công việc. Đó cũng là
việc kiểm tra công việc và quyết định chính xác nhiệm vụ phải làm. Cân nhắc xem thiết bị và đặc điểm nào
tại nơi làm việc có tầm quan trọng để hoàn thành các nhiệm vụ đạt ra, xác định các vấn đề liên quan. Thông
qua phân tích công việc nhằm làm sáng tỏ tính chất, nội dung nhiệm vụ và trách nhiệm của công việc trong
mối tương quan với chức năng nhiệm vụ cơ cấu tổ chức bộ máy có thể chọn đúng người phù hợp với công
việc chỉ ra điều kiện vật chất và môi trường mà trong đó công việc sẽ được giải quyết, các yêu cầu về nhân
lực cho công việc đề ra, tiêu chuẩn và chuyên môn công việc đòi hỏi, nhận ra cái còn thiếu của người lao
động cần đào tạo huấn luyện hay trả mức thù lao cần thiết cho công việc, thấy được các yếu tố có hại cho
người lao động để khắc phục hoặc loại trừ, đồng thời cũng làm rõ nội dung giám sát, kiểm tra đánh giá kết
quả thực hiện công việc.
Việc đánh giá bản chất, nội dung công việc là cách xác định và làm rõ các thông tin cụ thể về:
▪ Từng vị trí công việc cụ thể: Việc gì, sản phẩm, chi tiết, độ phức tạp.
▪ Quy trình công nghệ, phương tiện trang thiết bị vật tư máy móc…
▪ Các tiêu chuẩn mẫu đánh giá, mức sản lượng, mức thời gian
▪ Điều kiện lao động mức độ độc hại, bảo hộ lao động
▪ Người lao động vị trí trách nhiệm, bằng cấp tay nghề, ngoại ngữ tin học..
Đây được hiểu là quá trình xem xét một cách toàn diện và có hệ thống nội dung của từng công
việc đề ra để xác định cách thức giải quyết tối ưu nhằm mang lại hiệu quả cho các hoạt động của
công sở. Phân tích công việc là một khía cạnh quan trọng của kỹ thuật hành chính, phản ánh năng
lực làm việc của các nhà quản lý.
Khi phân tích công việc, Người ta thường chú ý làm sáng tỏ tính chất của nội dung công việc đề
ra trong mối tương quan chức năng nhiệm vụ chung của cơ quan, công sở xem xét những điều kiện
vật chất và môi trường mà trong đó công việc sẽ được giải quyết, các yêu cầu về cán bộ cho công
việc đề ra. Những yếu tố đó giúp cho nhà lãnh đạo, quản lý thấy được công việc cần giải quyết theo
phương thức nào, trên cơ sở nào để thực hiện có hiệu quả.
Như vậy, thiết kế công việc là việc xác định phương pháp làm việc, thời gian làm việc/ nghỉ
ngơi, yêu cầu đào tạo trang thiết bị cần thiết và sự thay đổi nơi làm việc. Đó cũng là việc kết hợp
các nhiệm vụ khác nhau để mỗi công việc là hoạt động của thể chất và trí óc. Thiết kế công việc
hướng tới giải đáp các vấn đề:
▪ Những việc nào cần phải thực hiện
▪ Bao nhiêu việc được thực hiện
▪ Ai thực hiện? Bao nhiêu người?
▪ Được thực hiện như thế nào?
▪ Được thực hiện theo trật tự nào

Có thể thiết kế công việc theo dây chuyền, theo nhóm hoặc theo từng cá nhân.
Thiết kế công việc còn là cơ sở đánh giá thành tích hiệu quả của nhân viên ở vị trí làm việc. Khi thiết kế
công việc cần xác định tầm quan trọng của động cơ trong công tác quản lý, nghiên cứu những giá trị của các
nah6n tố trong công việc, chuẩn mực, nỗ lực để thành công nhằm đặt kết quả vượt trội.
Thiết kế lại công việc là sự thay đổi một cách có hệ thống nội dung công việc nhằm thay đổi
những tiêu chuẩn về hiểu biết kỹ năng, năng lực và các yếu tố cần thiết khác để thực hiện tốt hơn
công việc hoặc tăng động cơ làm việc.
Kết quả của thiết kế công việc sẽ là bản mô tả công việc được giao, trong đó liệt kê các kỹ năng
và các khả năng của người được giao việc, phác thảo kết quả mong muốn đạt được xác định tất cả
các nguyên tắc chỉ đạo và thời hạn được biết, liệt kê các nguồn lực cần thiết và các kết quả thực
hiện tốt công việc.
Thiết kế công việc phải phù hợp với mục tiêu của tổ chức và của từng đơn vị thực hiện công
việc được đề ra. Nội dung công việc phải rõ ràng, có tính khả thi. Mỗi công việc được thiết kế phải
có ý nghĩa đối với toàn bộ nhiệm vụ chung của cơ quan và tạo ra khả năng sáng tạo, hợp tác cho
nhân viên khi giải quyết công việc. Hơn nữa còn phải tạo khả năng kiểm tra việc thi hành công việc
một cách thuận lợi.
Trên cơ sở công việc được thiết kế, các nhà quản lý sẽ tiến hành phân công công việc. Để phân
công công việc được chính xác, phù hợp với đặc điểm hoạt động của từng cơ quan, những yếu tố
trên cần phải dựa trên những cơ sở tính thực tế khác, cần lưu ý rằng, khi nói đến đặc điểm hoạt
động của mỗi cơ quan là chúng ta muốn nhấn mạnh những tính chất nổi bật của nó đi kèm theo một
điều gì đó cụ thể. Đặc điểm này cần phải được chú ỳ để phân công các công việc cho các bộ phận
của cơ quan nhằm bảo đảm tính hợp lý cần thiết.
- Chức năng nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan, đơn vị. Khi vị trí pháp lý và thẩm quyền khác
nhau thì đặc điểm hoạt động và các nhiệm vụ được giao cũng được phân biệt, cần đảm bảo tính
thích ứng giữa trách nhiệm và thẩm quyền.
- Phân công theo khối lượng và tính chất của công việc, theo nguyên tắc ấn định điều kiện cho chức
năng nghiệp vụ mà yêu cầu đặt ra là phải có đủ điều kiện để làm việc, tránh theo tình cảm chủ quan. Đây
cũng có thể hiểu là phân công hướng tới chuyên môn hóa và trên cơ sở tiêu chuẩn và định mức cụ thể, đảm
bảo sự thích ứng giữa năng lực của nhân viên và chức trách được giao đồng thời cũng tạo cơ sở cho học hỏi
và thay thế. Điều đó đòi hỏi phải tạo được trạng thái cân bằng về chức năng nghĩa vụ, nghĩa là chất và lượng
của công việc phải được phân phối một cáh chính đáng thích
hợp. Không được tạo ra sự chồng chéo. Các công việc cần thiết được phân phối đến mọi nhân viên.
Trong quá trình hợp tác để làm việc cần phải làm rõ người chịu trách nhiệm chính.
Trên mức độ cần thiết, chuyên môn hóa là phương pháp tất yếu để cán bộ đi sâu vào công việc
và có được thói quen nghề nghiệp tốt. Từ đó sẽ có khả năng nâng cao năng suất lao động. Tuy
nhiên việc chuyên môn hóa cán bộ không có nghĩa là cán bộ không cần hiểu biết rộng. Trái lại,
muốn chuyên môn hóa tốt thì phải hiểu biết rộng.
Kiến thức chuyên môn và các kiến thức chung luôn luôn có tác động bổ sung cho nhau, cùng
nâng cao hiểu biết chung và bản lĩnh của các nhà quản lý. Kinh nghiệm thực tế cho thấy để có được
một chuyên môn sâu nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao các nhà chuyên môn đều chú ý trang
bị cho những kiến thức rộng.
Trong thời đại khoa học, kỹ thuật phát triển như vũ bão hiện nay thì chuyên môn hóa công việc
không chỉ xuất hiện trong lĩnh vực sản xuất vật chất mà nhiều lĩnh vực khác nahu.
- Phân công công việc theo số lượng biên chế và cơ cấu tổ chức của cơ quan hướng tới tăng
cường vai trò của nhóm trong tổ chức phân chia chức năng nghiệp vụ có tính đồng nhất, theo đó
công việc cùng chủng loại được tập trung giao cho một đơn vị cấp dưới để thực hiện và được sự
phân chia cho những cá nhân theo chỉ định cụ thể tạo được sự ổn định tránh lãng phí.
- Đảm bảo tính thích ứng giữa năng lực của nhân viên và chức trách được giao. Có thể hiểu
năng lực công tác là tổng hợp quan điểm kiến thức kỹ năng và hành vi cần thiết cho một loạt chức
trách nhất định…
- Khả năng biết hành động: Điều này liên quan đến sở hữu những nhận thức, quan điểm, kỹ năng

và thái độ hành vi cần thiết cho nhiệm vụ. Ở mức độ nàyngười ta có thể gọi là có trình độ chuyên
môn.
- Khả năng hành động cụ thể để thực hiện nhiệm vụ. Nói cách khác là áp dụng cái biết vào hoạt
động cụ thể thực tế
- Khả năng tạo ra kết quả như mong muốn
Điều này phản ánh các đặc điểm quan trọng của năng lực công tác nó mang tính cá nhân do cá
nhân sở hữ chiếm lĩnh duy trì…có tính năng động sáng tạo.
Cần chú trọng năng lực công tác khi phân công công việc cũng như khi tuyển dụng công việc
nói chung vì nhận thức sai sẽ dẫn đến nhận thức sai lệch không được như mong muốn.
Như vậy:
Thiết kế phân công công việc là một trong những yếu tố cần phải có của bất kỳ người lãnh đạo
quản lý nhất là ở cấp cơ sở bởi đó là yếu tố cần thiết trong hoạt động lãnh đạo quản lý của cán bộ
quản lý.

Câu 19: Nội dung xây dựng mục tiêu phương hướng kế hoạch hoạt động lãnh đạo quản
lý của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở. Liên hệ bản thân
1/ Mở bài:
Trong hệ thống chính quyền ở nước ta bao gồm bốn cấp (Trung ương, tỉnh, thành phố tương
đương, quận huyện thị tương đương và cuối cùng là xã phường thị trấn là cấp cơ sở) thì cấp cơ sở là
cấp có vai trò cực kỳ quan trọng và là cấp được xác định gần dân nhất. Là nơi thực hiện mọi chủ
trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến tận người dân nhưng không thể
dừng lại ở định hướng. Là nơi trực tiếp giải quyết các vấn đề của quàn chúng nhân dân, nơi đề đạt ý
kiến nguyện vọng của quần chúng nhân dân và cũng là nơi trực tiếp thực hiện mục tiêu nhiệm vụ
của hoạt động lãnh đạo quản lý ở cấp cơ sở đồng thời là nền tảng kinh tế chính trị của cấp quốc gia
vì vậy đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo quản lý ở cấp cơ sở phải xây dựng được mục tiêu phương
hướng kế hoạch hoạt động ở cấp cơ sở nhằm tạo nên sức mạnh tập thể trên cơ sở thống nhất về ý
chí hành động của người dân trong một cộng đồng dân cư.
Hoạt động lãnh đạo quản lý cấp cơ sở là đầu mối để triển khai chính sách chung một cách hiệu quả trên
địa bàn cơ sở vừa phản ánh nguyện vọng, nhu cầu của cơ sở cho cấp trên để được hỗ trợ giải quyết kịp thời
hiệu quả. Tạo nên sức mạnh bền vững của hệ thống chính trị. Nhờ có sự quản lý ở cấp
cơ sở mà hoạt động của dân cư và các tổ chức trên địa bàn đi vào nề nếp kỷ cương giảm nhẹ vai trò
quản lý giám sát của cấp trên. Hơn nữa sự chuyên nghiệp linh hoạt và tận tâm của cán bộ quản lý
cấp cơ sở làm tăng uy tín của hệ thống chính trị.. Ngược lại sự yếu kém của cấp cơ sở nhất là việc
xử lý quan liệu thiếu chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ cơ sở không những làm cho hệ thống chính
trị thiếu tính bền vững mà còn làm nhạt phai niềm tin của quần chúng vào hệ thống chính trị.
Vì vậy yêu cầu người cán bộ quản lý ở cấp cơ sở phải xây dựng được mục tiêu phương hướng
kế hoạch hoạt động lãnh đạo quản lý ở cấp cơ sở, có thế mới đáp ứng được nhiệm vụ yêu cầu trong
quản lý.
Vậy cấp cơ sở là gì?
Cấp cơ sở là cấp thấp nhất trong hệ thống phân cấp quản lý ở nước ta, xã phường thị trấn là cấp
cơ sở ở nước ta ( điều 10 Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013)
Từ khái niệm cấp cơ sở ta có các khái niệm sau đây.
2. Khái niệm về hoạt động lãnh đạo quản
lý: + Khái niệm hoạt động lãnh đạo:
Lãnh đạo là dẫn dắt, tổ chức phong trào theo đường lối cụ thể.
Hoạt động lãnh đạo: Là hoạt động của người lãnh đạo mang tính định hướng, gây ảnh hưởng tạo
dựng niềm tin, thuyết phục người khác để họ đồng thuận thực hiện đường lối chủ trương để đi tới
mục tiêu. Tạo niềm tin lý tưởng nhưng không mang tính cưỡng bức đối với người khác. Ví dụ, lãnh
đạo Đảng, lãnh đạo của tổ chức xã hội. Đảng lãnh đạo quần chúng không phải bằng sức mạnh của
bộ máy bạo lực mà bằng sự đúng đắn của đường lối chủ trương thông qua hoạt động tuyên truyền
giáo dục vận động.
Đối với lãnh đạo sử dụng uy tín sự thuyết phục cảm hóa và phải có đủ sự uy tín và sự tạo dựng
tin cậy của người khác đối với mình đồng thời phải có kĩ năng tổ chức hướng dẫn người khác nhằm
hoàn thành mục tiêu chung nhằm củng cố lòng tin nơi họ.
+ Khái niệm hoạt động quản lý:
Quản lý là tổ chức điều khiển hoạt động của một số đơn vị cơ quan.
Hoạt động quản lý mang tính kỹ thuật quy trình được quy định rõ trong khuôn khổ các thể chế
xác định. Trong hoạt động quản lý sử dụng quyền lực nhiều hơn uy tín và thuyết phục, quản lý
thường theo quy chế rõ ràng.
Tuy nhiên giữa hoạt động quản lý và lãnh đạo có những mối quan hệ với nhau vì vậy trên thực
tế hoạt động này thường khó tách biệt vì vậy người ta thường gọi chung là lãnh đạo quản lý. Hoạt
động lãnh đạo, quản lý vừa mang tính khoa học lại vừa mang tính nghệ thuật vì vậy cán bộ lãnh đạo
quản lý nhất là cấp cơ sở cần phỉ có kĩ năng phải có phương thức lãnh đạo và nắm được các nguyên
tắc thực hiện đúng chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước
3. Nội dung:Xây dựng mục tiêu, phương hướng kế hoạch hoạt động ở cơ sở:
Dự báo:
Dư báo là báo trước những điều đoán có thể xẩy ra, là phán đoán một cách có căn cứ khoa học xu
hướng phát triển trước mắt cũng như lâu dài của xã, huyện, tỉnh, cả nước nhằm cung cấp những
luận cứ để xây dựng chủ trương, chính sách kế hoạch hoạt động của cơ sở.
Nội dung dự báo bao gồm những biến động bên trong và bên ngoài cấp cơ sở theo chiều hướng
có lợi và không có lợi. Cụ thể là phải dự báo về sự thay đổi của môi trường tụ nhiên kinh tế xã hội
ảnh hưởng đến cơ sở như thế nào dự báo về sự thay đổi của cơ sở về về các phương diện thẩm
quyền, nguồn lực nhiệm vụ khó khăn thuận lợi khi thực thi nhiệm vụ để có kiến nghị đối phó thích
hợp dự báo về sự thay đổi mục tiêu cơ sở do sự biến động chung và riêng
Để có thể dự báo khoa học, cơ sở phải tổ chức điều tra thu thập dữ liệu và xử lý thông tin một
cách hệ thống, theo các phương pháp khoa học. Phương pháp dự báo khoa học là dựa trên các lý
thuyết khoa học tiên tiến và cơ sở dự liệu thông tin đầy đủ. Cấp cơ sở cần sử dụng các dự báo các tổ
chức cung cấp thông tin của các bộ chuyên ngành, thông tin của cấp trên, thông tin của các tổ chức
quốc tế. Cũng cần phải có cán bộ đảm trách công việc dự bao để làm cho hoạt động dự báo ở cấp cơ
sở mang tính chuyên nghiệp. Tránh tình trạng cấp cơ sở ỷ lại hoàn toàn cấp trên dẫn đến kế hoạch
nhận đuộc không đáp ứng yêu cầu của dân cư sở tại.
Trong quá trình dự báo có những dự báo cần chú trong như: Dự báo địa lý, dự báo khao học, dự
báo xã hội, dự báo thủy văn.
Dự báo có vai trò quan trọng trong việc cung cấp căn cứ để lập kế hoạch hoạt động của cơ sở.
Chất lượng dự báo tốt, diện dự báo rộng cho phép cán bộ lập cơ sở đề xuất các phương án và mục
tiêu sát thực và khả thi hơn. Ngược lại nếu dự báo kho6nmg tốt dể dẫn đến cảm tính duy ý chí quan
liêu trong việc đề ra mục tiêu và kế hoạch hoạt động ở cơ sở.
Xác định mục tiêu:
Vậy mục tiêu là gì? Mục tiêu là mục đích nhắm vào hay đích đạt ra cần phải đạt tới. Mục tiêu là
kết quả hành động hoặc trạng thái của cơ sở trong tương lai. Khác với mục đích, mục tiêu vừa có
tính chất định hướng hành động, vừa xác định rõ các tiêu chí đo lường kết quả hành động sao cho ở
thời điểm cần hoàn thành mục tiêu chúng ta có thể biết mục tiêu hoàn thành ở mức độ nào. Ngoài ra
mục tiêu còn mang tính thời hạn với điểm bắt đầu và kết thúc theo thời gian cụ thể. Việc hoàn
thành mục tiêu không phải bằng đo lường bằng các tiêu chí quy mô chất lượng mà còn phải xem
xét thời gian thực hiện.
Mục tiêu trong quản lý phải là kết quả hành động có lựa chọn theo hướng tối thiểu hóa nguồn lực sử
dụng và tối đa hóa độ hài lòng của người liên quan. Chính vì thế xác định mục tiêu đúng là công việc rất
quan trọng và không dễ dàng trong công việc của người lãnh đạo quản lý. Xác định được mục tiêu của cơ sở
tức là mục tiêu đó phù hợp với điều kiện thực tế khả thi và sử dụng hiệu quả nguồn lực hiện có để thỏa mãn
tốt nhu cầu của dân cư thì tự người dân sẽ tích cực hoạt động thực hiện mục tiêu. Ngược lại nếu mục tiêu
thực hiện không đúng dân cư sẽ bất mãn mà còn sử dụng lãng phí nguồn lực khan hiếm ở cơ sở và tăng
thêm chi phí quản lý khác do khắc phục hậu quả của việc thực hiện không

đúng mục tiêu.


Mục tiêu bao gồm phân loại theo thời gian: Mục tiêu ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, nếu phân
loại theo tầm quan trọng của mục tiêu thì có mục tiêu cơ bản, chủ yếu, mục tiêu không cơ bản, thứ
yếu. Phân loại theo phạm vi thì có mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa an ninh, quốc
phòng…Xét theo chủ thể thực hiện thì có mục tiêu của UBND xã, phường, thị trấn, mục tiêu của
đảng ủy xã, phường thị trấn, mục tiêu đoàn thanh niên xã phường thị trấn… vấn đề là cần sự phối
hợp thực hiện các mục tiêu.
Mục tiêu lãnh đạo quản lý ở cấp cơ sở:
Thực hiện đúng chủ trương chính sách đường lối của Đảng Chính sách pháp luật của Nhà nước
ở cơ sở. Phát huy tốt mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế chính trị an ninh, quốc phòng, văn hóa xã
hội và giải quyết tốt các vấn đề phát sinh ở cơ sở. về chính trị; Xây dựng chính quyền vững mạnh,
Đảng vững mạnh. Về kinh tế: Kinh tế phát triển đời sống của nhân dân được nâng cao. Về an ninh
quốc phòng giữ vững an ninh ổn định. Về văn hóa: giải quyết các vấn đề văn hóa ở cơ sở…. và
thực hiện các mục tiêu khác nhằm phát triển kinh tế xã hội.
* Lập kế hoạch, chương trình hành động thực hiện mục tiêu
Kế hoạch là điều vạch ra với các mục tiêu và cách thức để đạt được trong thời gian nhất định.
Lập kế hoạch sẽ giúp cho hoạt động quản lý đạt được các mục đích như: Là một trong những công
cụ lao động quản lý, cho biết phương hướng hoạt động trong tương lai tránh những lãng phí dư thừa
về nguồn nhân lực.
Lập kế hoạch bao gồm:
+Thứ nhất:
Xây dựng các chương trình hành động để thực hiện mục tiêu. Chương trình hành động là tổng
thể nỗ lực của cấp cơ sở đi đôi với tổng nguồn lực và phương thức sử dụng nguồn lực tương ứng để
đạt được mục tiêu. Thông thường cấp cơ sở có các loai chương trình hành động theo lĩnh vực như
chương trình xây dựng mục tiêu kinh tế, chương trình xây dựng trường học, trạm xá… chương trình
theo mục tiêu phân bổ như chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình phủ xanh đất trống đồi
trọc, chương trình nước sạch, chương trình khuyến nông…
+ Thứ hai:
Lập kế hoạch hành động cho từng mục tiêu, từng bộ phận cá nhân và theo thời gian.
Có hai loại kế hoạch cần phải xây dựng. Một là kế hoạch hoạt động thường kỳ của cơ sở,
hai là kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu.
Kế hoạch thường kỳ là lịch trình thực hiện các chức năng ổn định của cơ sở như kế hoạch 1
năm, kế hoạch 5 năm, chiến lược cho từng giai đoạn, Đây là dạng kế hoạch sắp xếp hoạt động của
cơ sở theo tiến trình thời gian đi đôi với sự phân bổ hợp lý nguồn kinh phí và biên chế đủ để hoàn
thành nhiệm vụ được giao. Nội dung của kế hoạch bao gồm ba phương diện:
Hành động: Các hoạt động cần hoàn thành trong kỳ kế hoạch được phân bổ theo tiến độ thời
gian cụ thể.
Kinh phí: Là kế hoạch phân bổ kinh phí cho hoạt động đi cùng chế độ chi tiêu quản lý rõ ràng.
Con người: Mỗi hoạt động và kinh phí tương ứng phải giao cho tổ chức và cá nhân cụ thể phụ
trách.
Kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu là các kế hoạch soạn thảo riêng cho từng chương
trình cụ thể. Sau khi các chương trình hành động đã được phê duyệt thì cán bộ quản lý căn cứ trên
những nhiệm vụ cụ thể do chương trình đạt ra và sự phân bổ kinh phí tương ứng, sắp xếp nhân sự
và thời gian cho từng hoạt động và từng giai đoạn cụ thể của việc thực hiện chương trình. Vì các
chương trình đều được tổ chức theo kiểu bộ máy bán chuyên trách nên trong kế hoạch cần quy định
rõ trách nhiệm và cơ chế phôi hợp giữa các bộ phận và cá nhân tham gia thực hiện chương trình.
Ngoài ra kế hoạch chương trình nếu có thể cần cụ thể hóa trong kế hoạch thường kỳ của đơn vị
hoặc kế hoạch thường kỳ của đơn vị;
Kế hoạch của cấp cơ sở phải được truyền tải cho các bộ phận chức năng và cụ thể hóa thành các
chỉ tiêu nhiệm vụ của các bộ phận đó. Kế hoạch của cấp cơ sở là một bộ phận của cấp trên nên phải
phù hợp với kế hoạch chương trình hành động của cấp trên và phải được cấp trên phê duyệt.
Ngoài kế hoạch chính cơ sở phải lập các kế hoạch dự phòng để đề phòng rủi ro khi xẩy ra.
Căn cứ để lập kế hoạch là các thông tin từ tình hình thực hiện kế hoạch thời kỳ trước, nhiệm vụ
bổ sung cho thời kỳ tới, chế độ chính sách theo quy định của nhà nước và các đoàn thể chính trị xã
hội, những biến động đã được dự báo những rủi ro…
Phương pháp lập kế hoạch thường được sử dụng là sắp xếp công việc theo tiến độ thời gian,
theo sự phân công trong cơ cấu tổ chức của cơ sở, theo yêu cầu của công việc. Có thể sử dụng một
số kỹ thuật trình bày kế hoạch như xây dựng mạng lưới công việc, lập hồ sơ, đồ thị tiến độ.
4. Liên hệ bản thân:( Các đồng chí tự liên hệ)
Trong hoạt động giảng dạy đã xây dựng kế hoạch giảng dạy cho từng năm từng quý từng tháng
ngoài ra lập kế hoạch chuyên môn khác do nhiệm vụ cơ quan giao phó’
5. Như vậy:
Qua phân tích trên ta thấy người lãnh đạo quản lý nhất là lãnh đạo quản lý cấp cơ sở trong quá
trình thực hiện quy trình hoạt động lãnh đạo quản lý của cán bộ lãnh đạo quản lý ở cơ sở cần phải
xây dựng mục tiêu phương hướng kế hoạch hoạt động ở cơ sở để hoàn thành được các mục tiêu
phát triển kinh tế xã hội của địa phương nhất là được nhân dân ủng hộ.
V.2. ÔN THI TỐT NGHIỆP NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC ĐẢNG
CÂU 1: TỔ CHỨC CÁN BỘ ĐẢNG
VIÊN -TIÊU CHUẨN ĐẢNG VIÊN
Tiêu chuẩn đảng viên là những chuẩn mực cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực của
người đảng viên, nhờ đó phân biệt được ranh giới giữa người đảng viên và quần chúng tích cực
ngoài Đảng. Xác định đúng tiêu chuẩn đảng viên bảo đảm cho Đảng luôn giữ được bản chất giai
cấp công nhân và tính tiên phong, giúp Đảng có căn cứ để xây dựng đội ngũ đảng viên trong sạch,
vững mạnh đảm bảo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng.
Nhận thức được điều đó, thời gian qua các cấp uỷ đảng đã quán triệt và tổ chức cho đảng viên thực
hiện nghiêm túc các tiêu chuẩn được quy định tại Điều 1,chuong 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt
Nam: Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp
công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của
Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân;
chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật
của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh;
gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất
trong Đảng. * Tiêu chuẩn đảng viên:
- Là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công
nhân: + Tiên phong:
- Về mặt thực tiễn: Là bộ phận kiên quyết nhất, luôn đi đầu, biết lôi kéo, cuốn hút quần chúng.
- Về mặt lý luận: Mác: Họ hơn hẳn bộ phận còn lại của giai cấp vô sản ở chỗ hiểu rõ những điều
kiện, tiến trình và kết quả chung của phong trào vô sản.
+ Liên hệ:
- Ưu: Hiện nay, đảng viên chiếm hơn 3,12% dân số (> 2,4 triệu người): Vững vàng về chính trị,
kiên định CN Mác-Lê nin và tư tưởng HCM; trong đổi mới đang hình thành một đội ngũ đảng viên
có năng lực, phẩm chất, tư duy mới, bắt kịp yêu cầu của thời đại.
- Nhược: Một bộ phận hoang mang, dao động, thiếu tiền phong, gương mẫu.
- Suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng:
+ Đảng: đội tiên phong của giai cấp công nhân, tuyệt đối trung thành với mục tiêu đấu tranh: giải
phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động, xoá áp bức bóc lột, xây dựng CNCS mà giai đoạn
đầu là CNXH.
+ Đảng viên: tế bào cấu thành nên tổ chức Đảng, nên phải phấn đấu cho mục đích đó. Sự nghiệp
của giai cấp công nhân là lâu dài, bền bỉ - cần phải phấn đấu suốt đời.
- Đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân.
Mác: Giai cấp công nhân chỉ có thể tự giải phóng mình đồng thời với giải phóng toàn thể nhân dân
lao động?.
Đảng không chỉ đại biểu cho quyền lợi của giai cấp công nhân mà còn đại biểu cho quyền lợi của
nhân dân lao động. Lợi ích của giai cấp công nhân gắn bó máu thịt với lợi ích nhân dân lao động và
ở Việt Nam: gắn bó máu thịt với lợi ích dân tộc. Do đó, lợi ích đảng viên gắn bó với lợi ích dân tộc,
giai cấp và nhân dân lao động - "nước lên thuyền lên".
- Chấp hành nghiêm Cương lĩnh, Điều lệ, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước:
+ Đảng viên phải gương mẫu, tiền phong để lôi cuốn quần chúng "Đảng viên đi trước, làng nước
theo sau".
- Có lao động, không bóc lột, hoàn thành nhiệm vụ được giao:
Cách mạng vô sản là cách mạng triệt để, "cách mạng đến nơi": Thủ tiêu chế độ bóc lột.
Nay: trong thời kỳ quá độ: chấp nhận xã hội còn bóc lột nhưng về quan điểm, lập trường: phát triển
kinh tế tư bản tư nhân không phải là mục đích mà là phương tiện. Đảng viên tham gia làm kinh tế
phải vững lập trường, nhằm giải quyết việc làm, làm giàu cho xã hội.
- Đạo đức: lối sống lành mạnh, gắn bó với nhân dân: Sống, làm việc trong lòng nhân dân, cách
mạng là sự nghiệp của quần chúng.
- Phục tùng tổ chức, kỷ luật, giữ gìn đoàn kết, thống nhất trong Đảng: Đây là quy luật làm cho Đảng
thật sự thống nhất, có sức mạnh.
Tình hình và nhiệm vụ cách mạng luôn vận động, phát triển, đòi hỏi tiêu chuẩn đảng viên được bổ
sung, hoàn thiện cho phù hợp. Trong giai đoạn hiện nay, để khắc phục những hạn chế, trên cơ sở
những tiêu chuẩn chung, các cấp uỷ đảng cần xây dựng đội ngũ đảng viên theo những tiêu chuẩn
sau: Một là, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với lý tưởng và sự nghiệp cách
mạng của Đảng, không hoang mang dao động trước mọi khó khăn thách thức, tích cực thực hiện
đường lối đổi mới của Đảng, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao; có ý thức giữ vững, nêu
cao vai trò lãnh đạo của Đảng, truyền thống đoàn kết thống nhất trong Đảng, tình thương yêu đồng
chí đồng nghiệp; dù bất kỳ cương vị nào, hoàn cảnh nào đảng viên cũng phải thể hiện sự hơn hẳn
của mình đối với quần chúng ở tính tiên phong gương mẫu, đức hy sinh; phải là ngọn cờ dẫn
đường, định hướng chính trị, là chỗ dựa tin cậy của nhân dân.
Hai là, trình độ và năng lực không ngừng được nâng lên. Trong đó, phải có trình độ lý luận và sự
giác ngộ chính trị nhất định, được trang bị những kiến thức cơ bản về quan điểm của chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; có trình độ học vấn ở
hàng đầu hoặc cao hơn mặt bằng chung của quần chúng nơi đảng viên công tác và sinh hoạt; có
trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức về kinh tế, văn hoá, xã hội đủ sức hoàn thành tốt nhiệm
vụ được giao; có năng lực tổ chức thực tiễn, năng lực vận động và lãnh đạo quần chúng; chống bảo
thủ và trì trệ, biểu hiện ở sự tự thoả mãn với những gì đã có mà không thấy hết đòi hỏi ngày một
cao của công cuộc đổi mới.
Ba là, có tinh thần trách nhiệm cao, gương mẫu đi đầu trong công tác, đặt lợi ích của Đảng và Tổ quốc lên
trên; liên hệ mật thiết với nhân dân, tôn trọng và bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân; có lối sống trong sạch,
lành mạnh, chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của

Nhà nước, không quan liêu, tham nhũng, lãng phí và kiên quyết đấu tranh chống các hiện tượng
tiêu cực trong xã hội; gia đình gương mẫu, con cái tiến bộ.
Tóm lại, mỗi đảng viên do tính chất hoạt động, do cương vị công tác và do yêu cầu nhiệm vụ được
giao có thể khác nhau nên cùng với tiêu chuẩn chung cần phải có những yêu cầu riêng. Tuy nhiên,
cốt lõi, căn bản của mỗi đảng viên là bản lĩnh chính trị vững vàng, lòng trung thành tuyệt đối, tính
tiên phong gương mẫu cao, đạo đức cách mạng trong sáng, tận tuỵ với công việc và phấn đấu vì
hạnh phúc của nhân dân. Họ phải thật sự là bộ phận tiên tiến nhất của giai cấp và của dân tộc.
III- PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH ĐẢNG VIÊN ĐCSVN
Căn cứ vào những điều kiện trên, cần Làm gì? Phấn đầu như thế nào?
1- Xây dựng động cơ vào Đảng đúng đắn
* Động cơ vào Đảng:
- Động cơ: Cái có tác dụng thúc đẩy người ta suy nghĩ, hành động.
- Động cơ vào Đảng: trả lời câu hỏi: Tại sao vào Đảng? Vào Đảng để làm gì?
+ Để hết lòng, hết sức phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, làm tròn nhiệm vụ của người đảng viên.
Bác Hồ khuyên: "Nếu sợ không phục vụ được nhân dân, phục vụ được cách mạng thì đừng vào hay
là khoan hãy vào Đảng".
Sứ mệnh của Đảng: Đoàn kết, lãnh đạo nhân dân đấu tranh cho độc lập dân tộc, CNXH.
+ Nay, trong công cuộc đổi mới: Đảng vẫn kiên định mục tiêu "Độc lập dân tộc gắn liền với
CNXH, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Đây là cuộc đấu tranh giai
cấp, đấu tranh dân tộc dưới nhiều hình thức.
- Thực hiện CNH-HĐH theo định hướng XHCN, khắc phục tình trạng nước nghèo, kém phát
triển. - Thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức bất công.
- Đấu tranh ngăn chặn, khắc phục những tư tưởng, hành động sai trái, tiêu
cực. - Đấu tranh làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch.
- Bảo vệ độc lập dân tộc.
Bác Hồ: "Chỉ tiếc là không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn
nữa". * Làm thế nào để xây dựng động cơ đúng đắn khi vào Đảng?
Động cơ đúng đắn là điều có ý nghĩa quyết định vì: Đảng chỉ kết nạp những người giác ngộ về mục
đích, lý tưởng cách mạng. Không thu nhận những người mang động cơ lệch lạc, thiếu trong sáng,
nhất là không để những kẻ cơ hội lọt vào Đảng.
- Cần hiểu bản chất, mục đích của Đảng: Độc lập dân tộc ....văn minh?
- Thể hiện nhận thức bằng việc làm cụ thể: hoàn thành nhiệm vụ được giao, thường xuyên trau dồi
tư cách đạo đức, đấu tranh chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, vụ lợi.
- Mọi lúc, mọi nơi, cả trong lời nói việc làm đều nghĩ đến làm lợi cho Đảng, cho dân.

- Trước ma lực của đồng tiền và sự chống phá của các thế lực thù địch, biết bao người vẫn nêu cao
lý tưởng sống, chiến đấu vì hạnh phúc của nhân dân, tận tuỵ phục vụ nhân dân. Chúng ta tự hào vì
trong bất cứ tình huống nào Đảng ta vẫn không ngừng trưởng thành, lớn mạnh. (Trước, trong và sau
khi giành chính quyền, lãnh đạo hai cuộc kháng chiến và công cuộc đổi mới; khi Liên Xô -Đông Âu
sụp đổ, VN vẫn kiêu hãnh ngẩng cao đầu; những nhân tố mới trong đổi mới...)
- Tồn tại:
Một bộ phận những người vào Đảng với động cơ thiếu trong sáng:
Những kẻ cơ hội vào Đảng vì lợi ích cá nhân: để thăng quan tiến chức, tìm kiếm danh vọng, địa vị,
thu hái lợi lộc.
Những kẻ phản động vào Đảng để "leo cao, chui sâu" phá hoại Đảng từ bên trong.
2- Rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng
* Bản lĩnh chính trị: Là tính kiên định mục tiêu, lý tưởng đã lựa chọn (trong bất kỳ tình huống nào
cũng không dao động, giảm sút niềm tin và ý chí chiến đấu).
- Khí tiết của người cách mạng: Giàu sang không quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ
không thể khuất phục. Độc lập, sáng tạo, không thụ động, trì trệ.
* Bản lĩnh chính trị thể hiện:

- Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.


- Lấy CN Mác - Lê nin, tư tưởng HCM làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động.
- ĐCSVN là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam (không chấp nhận đa nguyên, đa Đảng).
- Nhà nước là của dân, do dân, vì dân.
- Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng.
- Độc lập, sáng tạo, không thụ động, trì trệ.
* Muốn có bản lĩnh chính trị:
- Phải thường xuyên rèn luyện trong thực tế hoạt động.
- Đứng vững trên lập trường, quan điểm của Đảng, giữ vững niềm tin vào con đường mà Đảng, Bác
Hồ đã lựa chọn.
- Phấn đấu góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
- Trong khó khăn thử thách không nao núng tinh thần, không mất phương hướng về chính trị.
- Tỏ thái độ, chính kiến rõ ràng, không mập mờ, "ba phải".
* Đạo đức cách mạng: Nói tóm tắt thì đạo đức cách mạng là: "Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho
Đảng, cho cách mạng. Đó là điều chủ chốt nhất".
Phẩm chất đạo đức theo tư tưởng HCM:
- Trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh
phúc của nhân dân.
- Yêu thương con người, sống có tình, có nghĩa: Trong di chúc, 3 năm (1965 - 1968 ) người chỉ thêm
có 1 dòng: " Phải có tình đồng chí yêu thương lẫn nhau".
- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư?: Theo HCM đây là "tứ đức" của con người.
+ Cần: siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai.
+ Kiệm: Không xa xỉ hoang phí nhưng không bủn xỉn.
+ Liêm: Là trong sạch, không tham lam.
+ Chính: Không tà, ngay thẳng, thẳng thắn, đứng đắn.
+ Chí công vô tư: ham làm những việc ích nước, lợi dân, không ham địa vị, công danh, vinh hoa
phú quý.
- Có tinh thần Quốc tế cao cả, trong sáng.
* Rèn luyện đạo đức cách mạng:
- Tại sao phải rèn luyện đạo đức cách mạng?
+ Trong lãnh đạo cách mạng, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà quan hệ lợi ích len lỏi vào
mọi ngõ ngách của đời sống xã hội thì vấn đề này phải đặt lên hàng đầu. Nếu không sẽ mất cán bộ,
sự thoái hoá biến chất của đảng viên làm xói mòn lòng tin của nhân dân với Đảng.
+ Đạo đức cách mạng là cái gốc của người cách mạng: Cũng như sông có nguồn thì mới có nước,
không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có
đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.
Không phải chúng ta cứ dán lên trán hai chữ Cộng sản mà dân yêu, dân quý, quần chúng chỉ yêu
quý những người có tư cách đạo đức.
- Làm gì ?
+ Đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết: "Mình vì mọi người, mọi người vì
mình", đấu tranh chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân.
+ Bền bỉ rèn luyện hàng ngày: Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống, nó do đấu tranh,
rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như "ngọc càng mài càng sáng, vàng
càng luyện càng trong".
Việc gì có lợi cho cách mạng, cho nhân dân thì khó mấy, kể cả hy sinh cũng làm. Việc gì có hại cho
cách mạng, cho nhân dân thì nhỏ mấy cũng hết sức tránh.
Nay: đạo đức cách mạng là tự nguyện tự giác góp sức làm giàu cho đất nước, không tính toán thiệt
hơn với Đảng, chống: cơ hội, thực dụng, coi đồng tiền là tất cả, lợi dụng sơ hở của cơ chế, chính
sách để tham nhũng, làm giàu phi pháp...
Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là phủ nhận vai trò, lợi ích cá nhân mà tôn trọng
những lợi ích chính đáng .
3- Nâng cao năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
Hoàn thành tốt, thể hiện vai trò gương mẫu, tiên phong của đảng viên.
- Để trở thành đảng viên: được giao nhiệm vụ gì phải hoàn thành tốt, có chất lượng, hiệu quả.
- Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao:
+ Có nhiệt tình cách mạng (tinh thần hăng hái, quyết tâm cao).
+ Có đủ năng lực cần thiết, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Muốn vậy phải tích cực học tập, nâng
cao học vấn, trình độ am hiểu KHCN, tránh tụt hậu về trí tuệ.
+ Đồng thời với nâng cao trí tuệ phải nâng cao năng lực thực tiễn: Ứng dụng kiến thức vào thực tế
công tác, năng động sáng tạo.
Tóm lại: phải không ngừng học tập, học đi đôi với
hành. - Liên hệ :
+ Thực tế nhiều mặt của ta còn hạn chế, tình trạng "Học giả, chạy theo bằng cấp..." còn tồn tại phổ
biến, kỹ năng ứng dụng công nghệ mới còn hạn chế.
+ Không có kiến thức, không có năng lực mọi mặt, nhiều chủ trương của Đảng không đi được vào
cuộc sống.
+ Đảng không thể châm chước, hạ thấp yêu cầu kết nạp những người lười học, học cốt lấy bằng,
làm việc cầm chừng không thể hiện được tính tiên phong.
4- Gắn bó với tập thể, với nhân dân, tích cực tham gia hoạt động đoàn thể, công tác xã
hội. - Gắn bó máu thịt với nhân dân là truyền thống, là bản chất của Đảng.
- Chỉ có hoạt động trong công tác đoàn thể mới có điều kiện đến với
Đảng. - Công tác xã hội, đoàn thể là môi trường để rèn luyện phấn đấu.
* Yêu cầu:
+ Gắn bó với đồng nghiệp, bạn bè nơi công tác, bà con nơi cư trú (quý trọng, thông cảm, quan tâm
giúp đỡ lẫn nhau).
+ Hoà mình với quần chúng nhưng không hùa theo những suy nghĩ, việc làm sai. Đề cao trách
nhiệm vận động mọi người đoàn kết thực hiện tốt những mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng.
+ Nhiệt tình tham gia sinh hoạt và các hoạt động đoàn thể.
+ Sẵn sàng, tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội: Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người
trồng cây...
Cơ sở và tiền đề để đến với Đảng là cơ hội tốt để tiến bộ trưởng thành về chính trị, xây dựng tín
nhiệm với nhân dân để phấn đấu trở thành đảng viên.
5- Tích cực tham gia xây dựng Đảng ở cơ sở
Không chỉ thừa nhận, tôn trọng và chấp hành mọi sự lãnh đạo của Đảng mà còn phải tích cực tham
gia xây dựng Đảng. Đó là trách nhiệm của chúng ta.
- Mỗi chúng ta đều gắn bó với một tổ chức. Do đó, xây dựng Đảng trước hết là xây dựng Đảng ở cơ
sở, đơn vị mình. Điều đó thể hiện ý thức chính trị vì: tổ chức Đảng vững mạnh là nhân tố đảm bảo
cho cơ sở không ngừng đổi mới và phát triển theo định hướng XHCN.
* Làm gì?
- Bằng sự hiểu biết và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của mình tham gia đóng góp ý kiến để tổ
chức cơ sở Đảng đề ra nghiên cứu, chủ trương sát đúng; đưa chủ trương, chính sách của Đảng vào
thực tiễn; phát triển nâng hiệu quả sản xuất, kinh doanh, công tác, nâng cao đời sống nhân dân.
- Nêu cao tinh thần chủ động sáng tạo, nỗ lực phấn đấu đưa Nghị quyết của Đảng vào thực tiễn:
Nhất là về phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân, đẩy lùi những biểu
hiện tiêu cực.
Kịp thời phản ánh những vấn đề nảy sinh, đề xuất những giải pháp giải quyết hoặc điều chỉnh bổ
sung.
- Thường xuyên góp ý, phê bình, thẳng thắn đấu tranh, không lảng tránh, bao che, giám sát cán bộ.
Xác lập động cơ vào Đảng đúng đắn từ sự giác ngộ sâu sắc, mục đích lý tưởng của Đảng, mỗi
chúng ta cần tự giác, nỗ lực phấn đấu trong đấu tranh thực tiễn sẽ trở thành đảng viên, người chiến
sĩ tiên phong trong đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam.
CÂU 2: ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ
Công tác đánh giá cán bộ là để xác định năng lực, trình độ kết quả công tác, phẩm chất chính trị
đạo đức và khả năng phát triển của cán bộ;làm căn cứ để bố trí sử dụng bổ nhiệm ,miễn nhiệm, luân
chuyển , đề bạt, đào tạo, bồi dưỡng khen thưởng kỷ luật và thực hiện các chế độ chính sách đối với
cán bộ.
Vai trò: đánh giá càn bộ là khâu đầu tiên có ý nghĩa quyết định trong công tác cán bộ.nếu khâu
này đúng thì các khâu sau mới đúng. thực chất là đánh giá nhân cách của người cán bộ.
QUAN DIEM ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ
Để đánh giá đúng cán bộ cần nắm vững những quan diem sau đây:
- Cấp ủy đảng mà thường xuyên và trực tiếp là BTV đảng ủy cấp cơ sở thống nhất quản lý công
tác đánh giá trong phạm vi trách nhiệm được phân công
Nguyên tắc này chỉ rõ trách nhiệm đánh giá cán bộ thuộc về cấp ủy, tổ chức đảng và lãnh
đạo cơ quan đơn vị nơi cán bộ sinh hoạt; cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của cán bộ và bản
thân cán bộ tự đánh giá. Dù ở cấp nào, ngành nào và đơn vị nào thì công tác quản lý cán bộ
cũng thuộc về các cấp ủy và tổ chức đảng đã được Bộ chính trị và cấp trên phân cấp quản lý.
Tập thể lãnh đạo cấp trên trực tiếp quản lý cán bộ phân tích, đánh giá ưu khuyết điểm của
cán bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao để kế luận: hoàn thành tốt hay hoàn thành ở
mức thấp, không hoàn thành, có nhiều thiếu sót khuyết điểm.
- Đánh giá cán bộ phải lấy tiêu chuẩn và hiệu quả công tác làm thước đo, đảm bảo nguyên tắc
tập trung dân chủ và đúng quy trình.
+tiêu chuẩn cán bộ là sự cụ thể hóa những yêu cầu khách quan của đường lối nhiệm vụ chính
trị của Đảng thành những tiêu chí đòi hỏi đội ngũ cán bộ của Đảng nhà nước phải đáp ứng. vì
vậy tiêu chuẩn là thước đo đáng tin cậy để đánh giá đúng phẩm chất , năng lực đội ngũ cán
bộ.Tuy nhiên, đạt tới tiêu chuẩn mới có khả năng hoàn thành nhiệm vụ nên còn phải kiểm
nghiệm thông qua hiệu quả hoạt động thực tiễn
+Trong quá trình đánh giá cán bộ phải dân chủ rộng rãi, tập trung cao thể hiện trên những yêu câu
sau: bản thân người cán bộ phải tự phê bình, tự đánh giá ưu khuyết điểm của mình.Sau đó tổ chức
cho các cán bộ đảng viên, quần chúng trong cơ quan đơn vị góp ý trực tiếp hoặc ghi phiếu nhận xét
sau đó cấp ủy, tổ chức đảng cùng cấp, và cấp ủy, tổ chức đảng cấp trên quản lý cán bộ nhận xét đánh
giá cán bộ.Sau khi có đánh giá kết luận của cấp ủy có thẩm quyền, cán
bộ được thông báo ý kiến nhận xét của cơ quan có thẩm quyền về bản thân mình, được trình
bày ý kiến có quyền bảo lưu và có ý kiến lên cấp trên, nhưng phải chấp hành ý kiến kết luận
của cơ quan có thẩm quyền.
- Đánh giá cán bộ phải khách quan, toàn diện, lịch sử cụ thể và phát triển.
Nguyên tắc trên đòi hỏi việc đánh giá cán bộ không được phiến diện hời hợt, chủ quan cảm
tính; không được định kiến nhìn sự phát triển của người cán bộ theo quan điểm tĩnh bất biến.
Trái lại phải đặt người cán bộ trong những quan hệ công tác và môi trường hoạt động đa diện
nhiều chiều của họ.
Kết hợp theo dõi đánh giá thường xuyên và định kỳ về cán bộ để phản ánh lien tục kịp thời
sự phát triển của cán bộ-> Qua đó mới có thể phản anh chân thực khách quan sự phát triển
của người cán bộ.Trong quá trình đánh giá cần tìm hiểu kỹ nguồn thông tin và các ý kiến
khác nhau về người cán bộ cần đánh giá từ đó rút ra kết luận khách quan.sự phát triển của
cán bộ cũng tuân theo quy luật khách quan từ quá khứ đến hiện tại do đó đánh giá cán bộ
phải đặt họ trong cả một quá trình cong tác học tập rèn luyện lâu dài.
1. Nội dụng đánh giá cán bộ:
Đánh giá cán bộ phải làm rõ những nội dung chủ yếu sau đây:
- Một là, đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ cơ sở. Đánh giá phải kết
luận ưu điểm, khuyết điểm của cán bộ trên từng mặt nói trên.
Về chính trị: cán bộ cơ sở phải thể hiện ở ý thức, thái độ hành vi của cán bộ cới đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước.
Về đạo đức: phải thể hiện trong các mói quan hệ công tác với đồng nghiệp, với người thân, với
nhân dân địa phương, cán bộ có đạo đức tốt là không quan liêu, tham nhũng; có lối sống lành mạnh.
Về tác phong: phải gần gũi với nhân dân, biết quan tâm đến tâm trạng của quần chúng, sống giản
dị.
- Hai là, đánh giá về năng lực công tác, gồm năng lực của người lãnh đạo và năng lực chuyên
môn nghiệp vụ công tác được giao.
- Ba là, đánh giá phải rút ra được kết luận về triển vọng phát triển và hướng bố trí sử dụng cán
bộ.
• Theo anh (chị) nguyên tắc nào là quan trọng nhất trong giai đoạn hiện nay? Tại sao?
Theo tôi nguyên tắc đánh giá cán bộ lấy tiêu chuẩn và hiệu quả công tác làm thước đo, bảo đảm
nguyên tắc tập trung dân chủ và đúng quy trình là quan trọng nhất
Vì nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng. thực hiện nguyên tắc
tập trung dân chủ bảo đảm cho Đảng Cộng Sản Việt Nam thống nhất ý chí và hành động giữ vững
kỷ luật.Thực tiễn cho thấy ở đâu và nơi nào lúc nào bản chất của nguyên tắc tập trung dân chủ được
nhận thức đầy đủ mối quan hệ tập trung dân chủ được giải quyết đúng đắn thì ở nơi đó nguyên tắc
tập trung dân chủ được giữ vững dân chủ được mở rộng tập trung thống nhất năng lực lãnh đạo và
sức chiến đấu của các tổ chức Đảng được nâng cao
Vì vậy nhận thức đúng đắn đầy đủ nguyên tắc tập trung dân chủ là cơ sở cho quán triệt vận
dụng phù hợp với đặc điểm nhiệm vụ để các tổ chức cơ sở Đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ đấu tranh
chống các quan điểm sai trái hiện nay.
Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức căn bản của Đảng để xây dựng Đảng ta thành một
Đảng kiểu mới vững mạnh. Mục đích của nguyên tắc là nhằm thống nhất ý chí và hành động trong Đảng,
làm cho Đảng đoàn kết thành một khối thống nhất, nội bộ luôn luôn đoàn kết một cách chặt chẽ, có kỷ luật
nghiêm minh, có sức chiến đấu vô địch; Phát huy trí tuệ, năng lực và tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
đông đảo đảng viên, làm cho mọi đảng viên có thể đóng góp được nhiều
ý kiến, kinh nghiệm vào việc quyết định đường lối, chủ trường và nhiệm vụ của Đảng được đầy đủ,
chính xác, phù hợp với thực tiễn.
Trong giai đoạn hiện nay có một bộ phận không nhỏ Đảng viên đã bị thoái hóa, biến chất đã làm
mất lòng tin trong quần chúng nhân dân đã làm ảnh hưởng đến uy tín và thanh danh của Đảng gây
bức xúc lớn trong dư luận.
Vì vậy nguyên tắc tập trung dân chủ yêu cầu: các cơ quan lãnh đạo của Đảng phải báo cáo và chịu
trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của mình trước tổ chức Đảng, gương mẫu tự phê bình và tiếp thu
phê bình của cấp dưới, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Tập trung trên cơ sở dân chủ
hoàn toàn khác về bản chất với tập trung quan liêu, chuyên quyền, độc đoán. Dân chủ của Đảng
Cộng sản không đối lập với tập trung, không tách rời tập trung. Dân chủ để phát huy tối đa trí tuệ
của Đảng viên, làm cơ sở cho tập trung. Dân chủ càng mở rộng thì tập trung cang cao.
Giải pháp :Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về
chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Về đánh giá cán bộ.
Việc đánh giá cán bộ phải làm hàng năm, trước khi kết thúc nhiệm kỳ, hoặc chuyển công tác, căn
cứ vào tiêu chuẩn cán bộ, hiệu quả công việc thực tế, có tính đến môi trường, điều kiện công tác,
mức độ tín nhiệm của nhân dân.
Trách nhiệm đánh giá cán bộ thuộc về cấp uỷ, tổ chức đảng nơi cán bộ sinh hoạt, cơ quan quản lý
cấp trên trực tiếp của cán bộ và bản thân cán bộ tự đánh giá. Việc đánh giá cán bộ phải trên cơ sở
thực hiện nghiêm túc chế độ tự phê bình và phê bình; theo nguyên tắc tập thể, dân chủ, công khai,
kết luận theo đa số.
Cán bộ được thông báo ý kiến nhận xét của cơ quan có thẩm quyền về bản thân mình, được trình bày
ý kiến, có quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp trên, nhưng phải chấp hành ý kiến kết luận của cơ quan
có thẩm quyền.

CÂU 3: TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG


Phân tích vị trí vai trò tổ chức cơ sở đảng
Tổ chức cơ sở đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam bao gồm các chi bộ, đảng bộ cơ sở, là tổ
chức đảng nhỏ nhất và có số lượng đông nhất. Đảng xác định đó là nền tảng của Đảng và là hạt nhân chính
trị ở cơ sở. Nghị quyết Đại hội X của Đảng khẳng định: “Với vị trí là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính
trị ở cơ sở, vai trò của tổ chức cơ sở đảng rất quan trọng. Phải dồn sức xây dựng, nâng cao năng lực lãnh đạo
và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, làm cho tổ chức này thực sự trong sạch, vững mạnh…”. Báo cáo
chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa X trình Đại hội XI của Đảng xác định nhiệm vụ: “Tập trung
củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, tạo chuyển biến rõ rệt và chất
lượng hoạt động của các loại hình cơ sở đảng, nhất là tổ chức đảng trong các đơn vị sự nghiệp và doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên
phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành của giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc
lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không có người bóc lột người, thực hiện
thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản. Để thực hiện mục đích đó, Đảng
phải được tổ chức theo một hệ thống chặt chẽ, thống nhất từ Trung ương đến cơ sở. Tổ chức cơ sở
đảng bao gồm chi bộ cơ sở và đảng bộ cơ sở là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở.
Tổ chức cơ sở Đảng là đơn vị cơ sở (xã, phường, thị trấn, cơ quan, hợp tác xã, doanh nghiệp,
đơn vị sự nghiệp, đơn vị cơ sở trong quân đội, công an và các đơn vị cơ sở khác) có từ 3 đảng
viên chính thức trở lên.TCCSĐ đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy , huyện , quận, tp trực thuộc
tỉnh và tương đương
Điều lệ Đại hôi XI viết : “tổ chức cơ sở Đảng là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị
ở cơ sở”. tại vì: Điều 21 của Điều lệ Đảng xác định: tổ chức cơ sở đảng (chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ
sở) là nền tảng của đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở. Với vị trí là nên tảng của đảng, tổ chức cơ sở
đảng có vai trò hết sức quan trọ đối với sự vững mạnh và năng lực lãnh đạo của đảng.
*Tổ chức cơ sở đảng là nền tảng của Đảng, thể hiện:
- Tổ chức cơ sở đảng là cấp cuối cùng trong hệ thống 4 cấp của đảng, là cơ sở để xây dựng
lên toàn bộ hệ thống tổ chức của đảng, là cấp tổ chức sâu rọng nhất, bám sát các đơn vị cơ sở trên
các ngành, các lĩnh vực của đời sống xã hội, đảm bảo sự lãnh đạo của đảng tới từng đơn vị, từng
đảng viên và từng người dân.
- TCCSĐ là nơi trực tiếp thực hiện đường lối, chủ trương của đảng, đồng thời cũng là nơi kiểm
nghiệm và góp phần quan trọng vào việc hình thành phát triển đường lối, chủ trương của đảng
thông qua kinh nghiệm của đội ngũ giảng viên và quần chúng nhân dân.
- TCCSĐ là nơi trực tiếp tiến hành các hoạt động xây dựng nội bộ đảng như: kết nạp, quản
lý, phân công nhiệm vụ, kiểm tra, đánh giá đảng viên;Nơi thường xuyên thực hành các nguyên tắc
tổ chức và sinh hoạt của đảng;Nơi xuất phát để cử ra cơ quan lãnh đạo các cấp của đảng.
- TCCSĐ còn là cầu nối giữa đảng và quần chúng nhân dân – là nên tảng sức mạnh của
đảng, vì đây là tổ chức gần dân nhất, trực tiếp lãnh đạo nhân dân, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của
quần chúng nhân dân để phản ánh với đảng.
* Với vị trí vai trò là hạt nhân chính trị cơ sở, TCCSĐ
- Đảng là một thành viên của hệ thống chính trị, nhưng là thành viên giữ vị trí, vai trò lãnh
đạo hệ thống đó, bảo đảm cho mọi hoạt động ở cơ sở theo đúng định hướng chính trị của Đảng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Mỗi Chi bộ ta phải là một hạt nhân vững chắc, lãnh đạo đồng
bào thi đua yêu nước, cần kiệm xây dựng nước nhà”. Rằng “Mỗi chi bộ ta phải là một hạt nhân lãnh
đạo quần chúng ở cơ sở…”.
- Tổ chức cơ sở đảng còn là nơi giáo dục, tổ chức, động viên nhân dân thực hiện có hiệu quả
Cương lĩnh, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng một
Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
- Chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở là trung tâm đoàn kết, quy tụ, tập hợp mọi lực lượng ở cơ sở
thành một khối thống nhất ý chí và hành động, tạo ra sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi các
nhiệm vụ chính trị của cơ sở.
- Ngăn chặn tiêu cực uốn nắn lệch lạc ủng hộ những nhân tố mới trong hoạt động củ TCCSĐ
Tóm lại: là cấp cuối cùng trong hệ thống tổ chức của Đảng, song TCCSĐ có vai trò đặc
biệt quan trọng.
- C. Mác - P. Ănghen: "Phải biến các chi bộ thành "trung tâm", “hạt nhân" của các Hiệp hội
công nhân"
- VI. Lênin: "Mỗi chi bộ phải trở thành một điểm tựa để tuyên truyền, cổ động và tổ chức
thực hiện trong quần chúng"
- Chủ tịch Hồ Chí Minh “Chi bộ là nền móng của Đảng, chi bộ tốt mọi việc sẽ tốt"
- Đảng CSVN: "Xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng TCCSĐ là nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu trong công tác xây dựng đảng”.
2. Nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng
Điều 23 Điều lệ Đảng đã quy định 5 nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng như sau:
Một là, chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đề ra chủ
trương, nhiệm vụ chính trị của đảng bộ, chi bộ và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả.
Hai là, xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức;
thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, thực hiện tự phê
bình và phê bình, giữ gìn kỷ luật và tăng cường đoàn kết, thống nhất trong Đảng; thường xuyên
giáo dục, rèn luyện và quản lý cán bộ đảng viên, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng, tính chiến
đấu, trình độ kiến thức, năng lực công tác; làm công tác phát triển đảng viên.
Ba là, lãnh đạo xây dựng chính quyền, các tổ chức kinh tế, hành chính, sự nghiệp, quốc
phòng, an ninh và các đoàn thể chính trị - xã hội trong sạch, vững mạnh, chấp hành đúng pháp luật
và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Bốn là, liên hệ mật thiết với nhân dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ lợi ích
chính đảng của nhân dân; lãnh đạo nhân dân tham gia xây dựng và thực hiện đường lối, chính sách
của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Năm là, kiểm tra việc thực hiện, bảo đảm các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước
được chấp hành nghiêm chỉnh; kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng.
Đảng ủy cơ sở, nếu được cấp ủy cấp trên trực tiếp ủy quyền thì được quyết định kết nạp đảng
và khai trừ đảng viên.
Năm nhiệm vụ trên đây là năm nội dung cơ bản, chung nhất để thực hiện chức năng lãnh đạo
của tổ chức cơ sở đảng. Mỗi nhiệm vụ có vị trí và yêu cầu riêng, không thể coi nhẹ nhiệm vụ nào.
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ nói trên trong tình hình hiện nay cần kiểm tra để phát hiện, bổ
sung, hoàn thiện các quy định, quy chế hoạt động cụ thể cho phù hợp với các loại hình tổ chức cơ
sở đảng, đúng Điều lệ Đảng, đúng pháp luật của Nhà nước.
Các chi bộ phải bảo đảm sinh hoạt thường lệ hàng tháng, nâng cao chất lượng sinh hoạt, thực
hiện tốt việc phân công và kiểm tra công tác của đảng viên. Đảng viên đang công tác ở cơ quan,
doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp phải thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy cơ sở nơi cư
trú theo quy định. Điều đó quy định rõ hơn trách nhiệm của cấp ủy Đảng cơ sở đối với đảng viên ở
nơi cư trú, phải gương mẫu thực hiện các nghĩa vụ công dân. Ngoài ra, còn có quy định tổ chức cơ
sở đảng phải tổ chức tất cả đảng viên phải được học tập nâng cao trình độ chính trị và nghiệp vụ
theo chương trình hàng năm.

Liên hệ-Giải pháp nâng cao năng lực và sức chiến đấu của đảng ở cơ sở: NQTW6 khóa
10 Khái quát đơn vị:Thực trạng
Nhiều cấp ủy viên và cán bộ, đảng viên đã được rèn luyện, thử thách, trưởng thành qua thực tiễn
công tác; kiên định lập trường giai cấp công nhân, trung thành với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Ðảng; gương mẫu thực hiện quan điểm, đường lối của
Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hoàn thành nhiệm vụ được giao; trong đó, nhiều cán bộ
trẻ được đào tạo cơ bản, có phẩm chất, năng lực tốt, từng bước thích ứng với cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới. Công tác kết nạp đảng viên được
cấp ủy các cấp quan tâm chỉ đạo và đạt được một số kết quả tích cực.
Có được những chuyển biến tiến bộ trên là do Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các
cấp ủy đã có những nghị quyết, chỉ thị, quy định và giải pháp lớn về xây dựng tổ chức cơ sở
đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Nhiều cấp ủy cấp trên đã quan tâm lãnh đạo,
chỉ đạo việc xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh, củng cố cơ sở yếu kém; xây dựng
đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Tuy nhiên, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ,
đảng viên còn một số khuyết điểm, yếu kém :
Nhiều cấp ủy chưa thực sự coi trọng vị trí then chốt của công tác xây dựng Ðảng; chưa dành thời
gian, công sức để tập trung chỉ đạo xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng. Không ít tổ chức cơ sở
đảng chưa nhận thức và thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng. Công tác giáo
dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên ở cơ
sở chưa đúng mức, tính định hướng, tính chiến đấu và tính giáo dục, thuyết phục chưa cao. Năng
lực lãnh đạo, sức chiến đấu, khả năng nhận thức, vận dụng, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các chủ
trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của cấp ủy cấp trên của nhiều
tổ chức cơ sở đảng còn yếu, chưa đủ sức phát hiện, giải quyết những vấn đề phức tạp xảy ra ở cơ
sở; có tổ chức cơ sở đảng bị mất sức chiến đấu.
Nhiều cấp ủy, đảng bộ, chi bộ chưa thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ trong Ðảng;
chưa thực hiện có nền nếp chế độ sinh hoạt đảng, nội dung sinh hoạt chi bộ chậm đổi mới; chưa coi
trọng đổi mới phương thức lãnh đạo và phong cách, lề lối làm việc; bệnh thành tích còn nặng và
khá phổ biến. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí phấn
đấu, vi phạm nguyên tắc Ðảng, tự phê bình và phê bình yếu. Tình thương yêu đồng chí bị giảm sút.
Tình trạng suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên
rất đáng lo ngại; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực còn xảy ra ở nhiều nơi nhưng chậm
được phát hiện, ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả.
Những khuyết điểm, yếu kém trên có nguyên nhân khách quan, song chủ yếu là do một số nguyên nhân chủ
quan sau : Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế
quốc tế, do chưa lường hết tác động bởi mặt trái của cơ chế thị trường nên công tác xây dựng Ðảng nói
chung, xây dựng Ðảng ở cơ sở nói riêng tuy đã được đổi mới nhưng chưa theo kịp sự biến đổi của tình hình;
chưa quan tâm đúng mức đến công tác nghiên cứu lý luận, thiếu dự báo về công tác xây dựng Ðảng trong
tình hình mới để đề ra nội dung, biện pháp thiết thực;Chưa nhận thức đúng, đầy đủ nhiệm vụ then chốt của
công tác xây dựng Ðảng; chưa quán triệt sâu sắc vị trí, vai trò và
chức năng, nhiệm vụ của chi bộ, của tổ chức cơ sở đảng. Sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát
của cấp ủy cấp trên đối với cơ sở chưa thường xuyên; việc xử lý cán bộ, đảng viên vi phạm chưa
kịp thời, thiếu kiên quyết.
Việc ban hành các quy định, hướng dẫn của Trung ương về công tác xây dựng Ðảng còn chậm,
thiếu đồng bộ, một số quy định, hướng dẫn chưa sát thực tế. Chế độ, chính sách đối với cán bộ cơ
sở còn bất cập; đội ngũ cấp ủy viên ít được bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ công tác xây dựng
Ðảng và cập nhật những kiến thức mới, nhất là về kinh tế, xã hội và pháp luật.
Đề xuất giải pháp theo Nghị quyết Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 6 (khóa X) "Về
nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán
bộ, đảng viên"
Các cấp ủy, tổ chức đảng cần thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau đây :
- Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có bản lĩnh
chính trị vững vàng, có trí tuệ, phẩm chất đạo đức cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật, thực sự
tiền phong gương mẫu, đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Hoàn thiện mô hình tổ chức của các loại hình tổ chức cơ sở đảng theo hướng gắn tổ chức cơ sở
đảng với lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội; chăm lo
kết nạp đảng viên, nhất là ở những địa bàn, đơn vị chưa có tổ chức đảng, chưa có đảng viên.
- Thực hiện mạnh mẽ chủ trương trẻ hóa, tiêu chuẩn hóa, thể chế hóa và từng bước nhất thể hóa
chức danh cán bộ; tạo bước chuyển có tính đột phá về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở.
- Nâng cao chất lượng, đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động của các loại hình tổ chức cơ sở
đảng theo hướng vừa mở rộng dân chủ, vừa tăng cường kỷ cương, kỷ luật; khắc phục tính hình thức, đơn
điệu trong sinh hoạt, bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu của tổ chức cơ sở

đảng.
- Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, quản lý đảng viên; dựa vào dân để xây dựng Ðảng.
2. Trách nhiệm của đảng viên đối với tổ chức cơ sở đảng và chi bộ
Mỗi đảng viên phải hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng nhất định. Chất lượng của từng
đảng viên góp phần tạo nên chất lượng của chi bộ, đảng bộ. Nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ
sở đảng, của chi bộ không thể tách rời việc nâng cao chất lượng đảng viên. Ngược lại, đảng bộ, chi
bộ trong sạch, vững mạnh, tạo điều kiện để mỗi đảng viên thực hiện tốt vai trò và nhiệm vụ của
mình, giữ vững tư cách người đảng viên. Vì vậy, đảng viên cần nêu cao trách nhiệm xây dựng đảng
bộ, chi bộ.
a) Đảng viên phải đóng góp tích cực với đảng bộ, chi bộ trong việc lãnh đạo thực hiện
nhiệm vụ chính trị cơ sở, đơn vị.
Để thực hiện yêu cầu này đảng viên cần:
- Thường xuyên học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để nâng cao trình độ
lý luận chính trị, phương pháp công tác khoa học. Thường xuyên học tập truyền thống tốt đẹp của
dân tộc, tinh hoa văn hóa của nhân loại, những kiến thức mới của thời đại để không ngừng làm giàu
trí tuệ của mình, từ đó góp phần củng tổ chức Đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ lãnh đạo thực hiện
nhiệm vụ chính trị ở cơ sở.
- Nắm vững và thực hiện nghiêm đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước,
những chủ trương, nhiệm vụ của cấp ủy và chính quyền địa phương (tỉnh, thành, huyện, quận..).
- Hiểu rõ tình hình thực tế ở cơ sở, đơn vị, những vấn đề đang đặt ra cần giải quyết.
- Thường xuyên suy nghĩ, góp phần đề ra chủ trương và các giải pháp đúng đắn, sát hợp, có
tính khả thi của đảng bộ, chi bộ để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của đơn vị.
- Gương mẫu thực hiện nghị quyết và chấp hành sự phân công của đảng bộ, chi bộ; tích cực
tuyên truyền, vận động nhân dân và gia đình thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ do
đảng bộ, chi bộ đề ra.
b) Đảng viên phải góp phần tích cực vào việc xây dựng tổ chức cơ sở đảng có sự thống nhất
cao về chính trị và tư trưởng, bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức, lối sống
Để thực hiện yêu cầu trên đảng viên cần:
- Thực hiện chế độ học tập bắt buộc theo quy định của Đảng. Mọi cán bộ, đảng viên phải
thực hiện nghiêm túc “chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng” trên cơ sở nâng cao nhận thức,
kiên định những quan điểm có tính nguyên tắc của Đảng.
- Gương mẫu, tự giác rèn luyện, phấn đấu nâng cao bản lĩnh chính trị; phẩm chất, đạo đức
cách mạng “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”; khắc phục chủ nghĩa cá nhân. Không làm
những việc trái với quy định của Đảng, xa lạ với bản chất người đảng viên cộng sản. Không tham
nhũng, làm ăn phi pháp; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực
trong Đảng và trong nhân dân.
- Kiên quyết đấu tranh với những nhận thức lệch lạc, mơ hồ, những biểu hiện thiếu kiên định
về tư tưởng chính trị, giúp đồng chí nhận rõ và khắc phục những nhận thức, tư tưởng không đúng.
Phê phán và bác bỏ những quan điểm sai trái, thù địch.
- Phát huy tự do tư tưởng, tham gia thảo luận, tranh luận tìm ra chân lý, lẽ phải. Thực hiện
đúng quyền được phát biểu ý kiến trong tổ chức, được bảo lưu ý kiến và chấp hành nghị quyết của
Đảng. Không được truyền bá những quan điểm trái với quan điểm, đướng lối của Đảng.
c) Đảng viên phải đóng góp tích cực xây dựng đảng bộ, chi bộ vững mạnh về tổ chức, thực
hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ
Để thực hiện yêu cầu này đảng viên cần:
- Phát huy dân chủ, tích cực thỏa thuận và tham gia quyết định các chủ trương, nhiệm vụ của
đảng bộ, chi bộ, đồng thời thực hiện đúng nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, cá nhân phục tùng
quyết định của tập thể.
- Thường xuyên rèn luyện, tự giác đặt mình trong sự quản lý của chi bộ, đảng bộ; tham gia
đầy đủ các kỳ sinh hoạt chi bộ, tuân thủ kỷ luật của Đảng.
- Thực hiện nghiêm chế độ tự phê bình và phê bình. Khắc phục tình trạng tự phê bình một cách

hình thức, chiếu lệ, không dũng cảm nêu ra và sửa chữa khuyết điểm. Không nể nang, xuê xoa
trong phê bình để vu cáo, đả kích cá nhân, gây rối nội bộ.
- Ra sức chăm lo, giữ gìn đoàn kết nội bộ trên cơ sở đường lối, chính sách, nghị quyết của
Đảng và các quy định của Điều lệ Đảng; kiên quyết đấu tranh với mọi biểu hiện chia rẽ, bè cánh,
cục bộ do kèn cựa, tranh giành chức quyền, lợi lộc.
- Làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ Đảng; kiên quyết chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn
của các thế lực thù địch làm suy yếu, hạ thấp đi đến xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng. Tham gia
đấu tranh với những phần tử bất mãn, cơ hội chống Đảng và những biểu hiện lệch lạc, trái quan
điểm, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Câu 4: Sinh hoạt chi bộ đại hội đảng bộ


1. Khái niệm và vai trò của sinh hoạt đảng bộ, chi
bộ. a. Khái niệm sinh hoạt đảng bộ, chi bộ
Sinh hoạt đảng: là sự gắn kết về trách nhiệm chính trị và tình đồng chí của người đảng viên Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Sinh hoạt đảng bộ, chi bộ cơ sở: là các hoạt động tập thể của toàn thể đảng viên (cấp ủy viên) hoặc
đại biểu để thảo luận và quyết định những vấn đề cần thiết.
Sinh hoạt đảng bộ, chi bộ cơ sở: là toàn bộ hoạt động của đảng viên, cấp ủy viên thực hiện chức
năng, nhiệm vụ lãnh đạo, trên cơ sở những nguyên tắc, chế độ sinh hoạt và hoạt động của Đảng.
Được thể hiện dưới nhiều hình thức theo quy định của Đảng.
b. Vai trò của sinh hoạt Đảng ở cơ sở.
❖ Một là, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng bộ, chi bộ.
▪ Sinh hoạt đảng là toàn bộ hoạt động của cấp ủy, các tổ chức đảng và đảng viên nhằm thực hiện
chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo, được thể hiện ở hình thức đại hội, hội nghị và việc tổ chức
thực hiện các nghị quyết.
▪ Sinh hoạt đảng là thể hiện năng lực và sức sống của tổ chức đảng.
▪ Thông qua sinh hoạt đảng mà cán bộ, đảng viên được củng cố lập trường chính trị, nâng cao nhận
thức về mọi mặt, tích lũy những kinh nghiệm thực tiễn nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ.

▪ Qua sinh hoạt đảng, mà các tổ chức đảng được kiện toàn và củng cố vững mạnh.
❖ Hai là, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của chi bộ, đảng bộ và đường lối, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của cấp trên.
▪ Tổ chức cơ sở đảng là nơi trực tiếp đưa đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
trở thành hiện thực sinh động trong cuộc sống.
▪ Để thực hiện được điều đó, phải phát huy trí tuệ sáng tạo của cán bộ, đảng viên trong đảng bộ và
của toàn dân.
▪ Tổ chức và nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng ở cơ sở vừa là nguyên tắc, vừa là điều kiện để phát
huy trí tuệ tập thể trong quán triệt và cụ thể hóa các nghị quyết của cấp trên thành nhiệm vụ, chủ
trương sát hợp với cơ sở.
▪ Sinh hoạt đảng, còn là nơi đấu tranh để bảo vệ tính đúng đắn của đường lối và các nghị quyết của
Đảng, bảo đảm được thực hiện thắng lợi trong cuộc sống.
❖ Ba là, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân ở cơ sở.
▪ Mối liên hệ giữa Đảng với quần chúng được thể hiện ở nghị quyết đúng đắn, phù hợp lòng dân;
ở vai trò gương mẫu và đạo đức trong sáng của cán bộ, đảng viên; ở sự tôn trọng nhân dân.
▪ Chỉ có nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, chú trọng lắng nghe và giải quyết tốt những nhu cầu,
nguyện vọng chính đáng của dân, làm cho dân hiểu, dân tin mới là cơ sở tăng cường mối liên
hệ gắn bó với dân.
❖ Bốn là, đối với tổ chức đảng cấp trên.
▪ Nâng cao chất lượng sinh hoạt, làm cho tổ chức cơ sở đảng - nền tảng của Đảng, trong sạch,
vững mạnh góp phần làm cho đảng bộ cấp trên và toàn Đảng vững mạnh và ngược lại sự yếu
kém của cơ sở sẽ làm cho Đảng yếu kém.
Nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng ở cơ sở, mới làm cho mọi nghị quyết, chỉ thị của cấp trên được
thực hiện thắng lợi
2. Nội dung và tính chất của sinh hoạt đảng bộ, chi bộ.
3. a. Nội dung sinh hoạt.
4. NỘI DUNG SINH HOẠT CHI BỘ.
❑ Sinh hoạt chi bộ thường kỳ:
▪ Thông tin tình hình thời sự, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chỉ đạo của cấp trên.
▪ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trong tháng trước.
➢ Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của chi bộ.
➢ Tình hình đảng viên thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước; nghị quyết của chi bộ và của cấp trên.
▪ Đánh giá việc học, làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức HCM của đảng viên và quần chúng.
▪ Thông báo ý kiến của đảng viên và quần chúng về sự lãnh đạo của chi bộ và vai trò tiền phong
gương mẫu của đảng viên.
▪ Đề ra nhiệm vụ, chủ trương lãnh đạo của chi bộ tháng tới.
➢ Căn cứ: chương trình, kế hoạch công tác của chi bộ trong quý; kết quả thực hiện tháng trước;
yêu cầu nhiệm vụ tháng tới và sự chỉ đạo của cấp trên.
➢ Lựa chọn một số những vấn đề cụ thể, cấp thiết trong tháng tới để xác định rõ nhiệm vụ, chủ
trương lãnh đạo.
▪ Chi bộ thảo luận và thông qua những nội dung trên, gồm cả đánh giá thực hiện và nhiệm vụ,
chủ trương lãnh đạo mới.
▪ Tóm tắt kết luận, lấy biểu quyết (có thể toàn bộ hay theo từng vấn đề).
Nội dung sinh hoạt chi bộ chuyên đề:
Ít nhất mỗi quý một lần, chi bộ lựa chọn vấn đề sinh hoạt chuyên đề. Có thể chia làm ba
nhóm vấn đề sau:
▪ Một là, chuyên đề về công tác xây dựng Đảng: Học tập làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức
HCM; xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; công tác
xây dựng đội ngũ đảng viên (chia ra từng nội dung cụ thể về công tác đảng viên)…
▪ Hai là, xây dựng chính quyền, đoàn thể: chính quyền thôn, xã,tổ dân phố, khu phố, phường;
Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội…
▪ Ba là, xây dựng địa phương, đơn vị, cơ quan…như xây dựng nông thôn mới; xây dựng thôn, tổ
dân phố, khu phố văn hóa; giải quyết việc làm, an sinh xã hội …
NỘI DUNG SINH HOẠT ĐẢNG BỘ.
▪ Đảng bộ cơ sở sinh hoạt thường kỳ mỗi năm 2 lần, thường vào giữa và cuối năm. Ngoài ra còn
có những hội nhgi5 bất thường và hội nghị giữa nhiệm kỳ.
▪ Nội dung hội nghị vào giữa năm và cuối năm, sơ kết hoạt động của đảng bộ trong 6 tháng và 1
năm, xác định phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tiếp theo.
▪ Nội dung hội nghị giữa nhiệm ký, sơ kết công tác của đảng bộ trong nửa nhiệm kỳ, đúc rút
những kinh nghiệm và xác định phương hướng, nhiệm vụ trong nửa nhiệm kỳ còn lại.
▪ Hội nghị học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng và của cấp ủy cấp trên.

b. Tính chất sinh hoạt đảng.


❖ Tính lãnh đạo: sinh hoạt đảng phải bàn bạc, thảo luận một cách thẳng thắn, dân chủ những
vấn đề thuộc về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và
những nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng, trên cơ sở đó mà xác định đúng đắn các nhiệm
vụ, chủ trương, biện pháp lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ.
❖ Tính giáo dục: thông qua mỗi kỳ sinh hoạt, đảng viên được nâng cao nhận thức, củng cố lập
trường chính trị, tích lũy được những kinh nghiệm thực tiễn về lãnh đạo.
❖ Tính chiến đấu: sinh hoạt phải nêu cao tính tự phê bình và phê bình, nhìn thẳng vào sự thật,
nói đúng sự thật, đánh giá đúng sự thật, có biện pháp khắc phục những yếu kém hiệu quả.
3. Nghiệp vụ tổ chức sinh hoạt đảng bộ, chi bộ.
a. Những vấn đề cần nắm vững.
❖ Duy trì nghiêm túc, thành nền nếp sinh hoạt đảng bộ, chi bộ.
▪ Đảng ủy, chi ủy, chi bộ, họp thường lệ mỗi tháng một lần, họp bất thường khi cần thiết.
▪ Sinh hoạt đảng bộ cơ sở một năm hai lần, ngoài ra có thể tổ chức hội nghị bất thường. ❖ Lựa
chọn nội dung hội nghị đúng đắn, thiết thực, hình thức thích hợp, thời gian hợp lý.
❖ Cấp ủy (bí thư) phân công chuẩn bị chu đáo nội dung (báo cáo, giải trình…) cho mỗi kỳ hội
nghị.
❖ Nâng cao chất lượng điều hành hội nghị.
❖ Tăng cường sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của cấp trên
❖ Quy trình tổ chức hội nghị đảng bộ, chi
bộ ❖ Quy trình tổ chức hội nghị đảng bộ.
❑ Chuẩn bị hội nghị đảng bộ: (Ban thường vụ chuẩn bị, đưa ra hội nghị đảng ủy thảo luận và
quyết định)
Lưu ý:
▪ Hội nghị thường vụ do thường trực đảng ủy chuẩn bị.
▪ Hội nghị đảng ủy, hay hội nghị đảng bộ do Ban thường vụ chuẩn bị.

▪ Thường vụ đảng ủy có nhiệm vụ chuẩn bị và triệu tập hội nghị đảng ủy.
▪ Căn cứ vào chương trình công tác năm, tình hình thực tế của đảng bộ và sự chỉ đạo của cấp
trên, bí thư phân công cấp ủy viên chuẩn bị nội dung thuộc mình phụ trách.
▪ Bí thư tổng hợp nội dung của các cấp ủy viên được phân công chuẩn bị, triệu tập hội nghi ban
thường vụ.
▪ Bí thư - người chủ trì hội nghị - báo cáo nội dung đã chuẩn bị, hoặc giới thiệu cấp ủy viên
được phân công chuẩn bị báo báo cáo.
▪ Bí thư duy trì thảo luận; tóm tắt kết luận; biểu quyết thông qua; quyết định thời gian tiến hành
hội nghị đảng ủy.
➢ Hội nghị đảng ủy:
▪ Trước hội nghị, thông báo thời gian, nội dung hội nghị đảng ủy tới các ủy viên.
▪ Bí thư báo cáo nội dung hội nghị thường vụ, báo cáo rõ những nội dung đã thống nhất và cả
những nội dung ban thường vụ vẫn còn có những ý kiến khác nhau.
▪ Bí thư duy trì thảo luận, phải bảo đảm thật dân chủ, tập trung được trí tuệ sáng tạo của các cấp
ủy viên, bám sát những vấn đề trọng tân, trọng điểm, không gò ép, áp đặt.
▪ Bí thư kết luận và lấy biểu quyết, nếu vấn đề nào còn có những ý kiến khác nhau thì phải biểu
quyết riêng, sau đó mới biểu quyết toàn bộ.
▪ Phân công chuẩn bị tổ chức hội nghị đảng bộ.
▪ Giao thư ký (thường là đồng chí phụ trách văn phòng) hoàn thiện biên bản nghị quyết.
▪ Phổ biến nghị quyết đến các chi bộ trực thuộc.

▪ Trang trí hội nghị như đại hội đảng bộ, có hàng chữ ghi tiêu đề hội nghị.
▪ Trước hội nghị thông báo nội dung, địa điểm hội nghị cho đảng viên hoặc đại biểu (nếu hội
nghị đại biểu) biết.
▪ Vào hội nghị, kiểm tra đảng số và đại biểu được mời.
▪ Chào cờ (Quốc ca, Quốc tế ca).
▪ Bầu đoàn chủ tịch, thư ký hội nghị.
▪ Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu khch1 mời.
▪ Đọc diễn văn khai mạc hội nghị.
▪ Báo cáo nội dung hội nghị (đã được đảng ủy chuẩn bị).
▪ Hội nghị thảo luận.
▪ Đại biểu cấp trên phát biểu (nếu có).
▪ Tóm tắt, kết luận nội dung hội nghị.
▪ Thư ký thông qua biên bản hội nghị.

▪ Biểu quyết thông qua nghị quyết hội nghị.


▪ Đọc lời bế mạc, chào cờ. Rút kinh nghiệm hội nghị.
▪ Quy trình tổ chức hội nghị chi bộ:
❑ Hội nghị chi ủy:
▪ Chi ủy là cơ quan lãnh đạo của chi bộ giữa hai kỳ đại hội và hội nghị chi bộ; có nhiệm vụ
chuẩn bị và triệu tập hội nghị chi bộ; tổ chức thực hiện nghị quyết của chi bộ.
▪ Căn cứ vào chương trình công tác năm, quý; tình hình thực tế; nghị quyết tháng trước của chi bộ và chỉ
đạo của cấp trên, bí thư phân công chi ủy viên chuẩn bị nội dung dự thảo nghị quyết.
▪ Bí thư (hoặc Đ/c được phân công), báo cáo dự thảo NQ trước chi ủy.
▪ Bí thư chi bộ duy trì thảo luận; tóm tắt kết luận ý kiến thảo luận của chi ủy.
▪ Phân công người chuẩn bị công việc cho hội nghị chi bộ.
❑ Hội nghị chi bộ:
▪ Chi ủy thông báo nội dung địa điểm hội nghị đến các đạng viên.
▪ Kiểm tra đảng số và khách mời (nếu có).
▪ Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, báo cáo đảng số.
▪ Đ/c bí thư chủ trì, hội nghị cử thư ký.
▪ Bí thư (hoặc người được chi ủy phân công) đọc báo cáo dự thảo nghị quyết (do chi ủy chuẩn bị).
▪ Chủ tọa hội nghị duy trì thảo luận.
▪ Giới thiệu đại biểu cấp trên phát biểu (nếu có).
▪ Chủ tọa tóm tắt, kết luận hội nghị.
▪ Lấy biểu quyết thông qua nghị quyết hội nghị. (Nếu cần thì yêu cầu thư ký thông qua biên bản
hội nghị).
▪ Tuyên bố kết thúc hội nghị và rút kinh nghiệm.

1. Vai trò của đại hội đảng bộ, chi


bộ. a. Đối với đảng bộ, chi bộ.
Là cuộc sinh hoạt chính trị sâu rộng,
tác động mạnh mẽ tới mọi mặt
hoạt động của công tác xây dựng
đảng bộ, chi bộ; tới hệ thống chính
trị và các lĩnh vực đời sống xã hội
ở cơ sở.
Nơi quán triệt, cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước và nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, thành những chủ trương, nhiệm vụ, biện pháp thực
hiện của chi bộ, đảng bộ trong nhiệm kỳ tới.
Để chi bộ, đảng bộ kiện toàn cơ quan lãnh đạo, tạo ra năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
mới. Thông qua đại hội, củng cố lập trường, bản lĩnh chính trị, ý thức trách nhiệm và phảm
chất cho cán bộ, đảng viên.
b. Đối với tổ chức đảng cấp trên.
▪ Tham gia đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện đại hội Đảng các cấp ở trên, làm nó gắn bó
với cơ sở.
▪ Đóng góp ý kiến, phê bình vai trò lãnh đạo của các cơ quan và cá nhân lãnh đạo cấp trên.
▪ Bầu đoàn đại biểu dự đại hội đảng cấp trên theo quy định.
▪ c. Đối với cán bộ, công chức và nhân dân.
▪ Tăng cường mối liên hệ giữa chi bộ, đảng bộ với quần chúng; thúc đẩy phong trào thi đua hoàn
thành thắng lợi các nhiệm vụ của địa phương, đơn vị.
▪ Chỉ ra phương hướng, nhiệm vụ và bước phát triển mới cho địa phương, đơn vị.
2. Quy trình tổ chức đại hội chi bộ, đảng
bộ. a. Chuẩn bị đại hội.
Một số quy định chung.
❑ Về tự phê bình và phê bình của cấp ủy và cấp ủy viên:
▪ Hết nhiệm kỳ, cấp ủy và cấp ủy viên phải tiến hành tự phê bình và phê bình.
▪ Bản kiểm điểm của cấp ủy phải lấy ý kiến của các tổ chức đảng thuộc quyền và cấp ủy cấp trên
trực tiếp.
▪ Lấy ý kiến đóng góp của các ban, ngành, đoàn thể , nhân dân, đại diện cán bộ lão thành cách

mạng.
❑ Về tên gọi đại hội:
▪ Với đảng bộ, chi bộ không chia tách thì số thứ tự lần đại hội theo số kế tiếp kỳ đại hội trước.
▪ Với đảng bộ, chi bộ chia tách, sát nhập thì lấy tổng các nhiệm kỳ trước, cộng với lần đại hội kế
tiếp.
Các bước chuẩn bị đại hội
▪ Cấp ủy họp quyết định thời gian triệu tập đại hội, số lượng đại biểu (nếu ĐHĐB), khách mời,
thành lập tiểu ban chuẩn bị đại hội (gồm: chuẩn bị các báo cáo, dự kiến nhân sự cấp ủy mới,
tuyên truyền, phục vụ đại hội…), kinh phí, phân công cấp ủy viên phụ trách các công việc
chuẩn bị và tiến hành đại hội.
▪ Thông báo quyết định trên của cấp ủy cho các tổ chức đảng thuộc quyền và báo cáo cấp trên.
▪ Cấp ủy thông qua các dự thảo báo cáo.
▪ Gửi dự thảo cho các tổ chức đảng trực thuộc tham gia ý kiến và giới thiệu nhân sự cấp ủy mới.
▪ Cấp ủy tổng hợp các ý kiến bổ sung vào dự thảo và danh sách nhân sự cấp ủy mới.
▪ Đến thời gian đã định, cấp ủy triệu tập đại hội.
b. Tiến hành đại hội.
Từ dưới nhìn lên:
▪ Chính giữa, trên cùng khẩu hiệu: “ĐCSVNQVMN”, chính giữa bên dưới cờ Đảng bên phải, cờ Tổ
quốc bên trái, chính giữa phía dưới treo ảnh Mác, Lê nin bên phải, ảnh Bác bên trái (nếu đặt
tượng Bác thì để chính giữa dưới ảnh Mác, Lê nin).
▪ Hai bên cánh gà treo các khẩu hiệu hành động.
▪ Phía dưới bên phải tiêu đề đại hội: đảng bô…, đại hội lần…,vòng…(nếu có), nhiệm kỳ 2015 -
2020.
Nội dung đại hội
Đại hội có thể tiến hành hai phiên:
❑ Đại hội trù bị: (thời gian không quá nửa ngày).
▪ Bầu Đoàn chủ tịch, Đoàn thư ký, Ban thẩm tra tư cách đại biểu (nếu ĐHĐB).
▪ Thảo luận thông qua nội quy, quy chế, chương trình làm việc của đại hội; phân tổ thảo luận, cử
tổ trưởng, tổ phó, thư ký (nếu có thảo luận ở tổ).
▪ Hướng dẫn nơi nghỉ, sinh hoạt của đại biểu.
❑ Đại hội chính thức:
▪ Chào cờ (hát Quốc ca, Quốc tế ca), có thể dùng băng, đĩa hát.
▪ Mời Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký, Ban Thẩm tra tư cách đại biểu lên làm việc.
▪ Đọc diễn văn khai mạc, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu (nếu có).
▪ Đọc báo cáo chính trị.
▪ Ban Kiểm tra tư cách đại biểu báo cáo kết quả thẩm tra tư cách đại biểu (nếu đại hội đảng viên thì
báo đảng số), xin ý kiến đại hội (biểu quyết).
▪ Thảo luận báo cáo chính trị của đại hội và văn kiện đại hội cấp trên, lấy biểu quyết từng văn kiện.

▪ Báo cáo và thảo luận kiểm điểm của cấp ủy, lấy biểu quyết.
▪ Đại biểu cấp ủy cấp trên phát biểu.
▪ Bầu cấp ủy mới:
✓ Báo cáo tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu cấp ủy, đại hội thảo luận và lấy biểu quyết.
✓ Báo cáo danh sách ứng, đề cử vào cấp ủy mới, đại hội thảo luận và lấy biểu quyết.
✓ Bầu Ban kiểm phiếu.
✓ Ban kiểm phiếu điều hành đại hội bỏ phiếu, thông qua biên bản kết quả bầu cử. (Nếu bầu lần
một chưa đủ số lương, Đoàn Chủ tịch xin ý kiến đại hội quyết định có bầu thêm hay không).
▪ Bầu cử đoàn đại biểu dư ĐHĐB cấp trên, công bố kết quả bầu cử đại biểu chính thức và dự
khuyết.
▪ Thông qua nghị quyết và chương trình hành động của đại hội (biểu quyết).
▪ Mời cấp ủy mới ra mắt, hứa hẹn.

▪ Đọc diễn văn bế mạc, chào cờ (hát Quốc ca, Quốc tế ca).
Giải pháp nâng cao chat luong sinh hoat chi bo
3.4- Nâng cao chất lượng, đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động của các loại hình tổ
chức cơ sở đảng theo hướng vừa mở rộng dân chủ, vừa tăng cường kỷ cương, kỷ luật; khắc phục
tính hình thức, đơn điệu trong sinh hoạt, bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu của tổ
chức cơ sở đảng.
Tập trung sức củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ
chức. Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, thực hiện tự
phê bình và phê bình, giữ nghiêm kỷ luật, tăng cường đoàn kết trong Ðảng. Thường xuyên giáo dục, rèn
luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, trình độ, kiến thức và năng lực công tác cho
đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Các cấp ủy, tổ chức đảng ở cơ sở thực hiện nghiêm túc, có nền nếp chế độ sinh hoạt đảng định
kỳ. Nội dung sinh hoạt chi bộ phải cụ thể, thiết thực, giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc xảy ra
ở địa phương, cơ quan, đơn vị. Mỗi quý, các chi bộ phải sinh hoạt chuyên đề ít nhất một lần để bồi
dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho đảng viên trong chi bộ.
Việc tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng cần tiến hành thường xuyên, nghiêm túc,
thiết thực, nhất là trong các đợt tự phê bình và phê bình trong quá trình thực hiện Cuộc vận động "Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; kịp thời phát hiện và nêu gương những đảng viên
tiền phong gương mẫu, có thành tích xuất sắc và giáo dục, giúp đỡ những đảng viên có sai phạm. Thi
hành kỷ luật nghiêm minh đối với đảng viên vi phạm Ðiều lệ Ðảng và đưa ra khỏi Ðảng những người
không đủ tư cách đảng viên. Ðộng viên những đảng viên không còn tác dụng tự nguyện xin ra Ðảng.

Ðịnh kỳ 6 tháng một lần, cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng kiểm tra việc thực
hiện nền nếp, nội dung, chất lượng sinh hoạt của các chi bộ và thông báo kết quả kiểm tra trong toàn
đảng bộ. Các cấp ủy viên, người đứng đầu địa phương, cơ quan, đơn vị và đảng viên là cán bộ lãnh
đạo, quản lý ở các cấp phải chăm lo chỉ đạo công tác xây dựng Ðảng ở nơi mình đang sinh hoạt và
phải chịu trách nhiệm khi tổ chức cơ sở đảng nơi mình sinh hoạt yếu kém.
Thường xuyên bồi dưỡng đội ngũ cấp ủy viên, bí thư cấp ủy về kỹ năng cụ thể hóa và tổ chức
thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nghị
quyết, chỉ thị của cấp ủy cấp trên; về biện pháp quy tụ, tập hợp quần chúng, phát huy sức mạnh tổng
hợp của hệ thống chính trị ở cơ sở để thực hiện có kết quả nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan,
đơn vị. Những cơ quan, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp có đủ số lượng đảng viên để bố trí cán bộ
chuyên trách thì phân công những đảng viên có phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm làm chuyên trách và
hưởng lương từ ngân sách đảng.
Một số kinh nghiệm dang bo Binh Dương
Môt là, các chi uỷ mà đứng đầu là đồng chí bí thư cần nắm vững về mục đích, yêu cầu, nội dung, quy trình,
phương pháp tổ chức buổi sinh hoạt chi bộ, đồng thời quán triệt để đảng viên thấy được ý nghĩa quan trọng
của sinh hoạt chi bộ, giúp đảng viên nêu cao ý thức, tinh thần tự giác tham gia sinh hoạt chi bộ. Mọi đảng
viên, kể cả đảng viên là cán bộ lãnh đạo, phải thực hiện tốt những nhiệm vụ do chi bộ phân công, chịu sự
giám sát của chi bộ về ý thức chấp hành đường lối, chính sách, nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng và về đạo
đức, lối sống, quan hệ với quần chúng ở nơi làm việc và nơi ở.
Hai là, làm tốt công tác chuẩn bị nội dung và tổ chức sinh hoạt chi bộ. Đây là trách nhiệm chung
của chi ủy, trước hết là đồng chí bí thư chi bộ. Trong nội dung sinh hoạt, ngoài những vấn đề thông
tin thời sự, chỉ bàn về những nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của chi bộ, chú trọng
sinh hoạt theo chuyên đề, tránh đơn điệu trong sinh hoạt. Ghi chép đầy đủ, trung thực và khách
quan các ý kiến tham gia của đảng viên và kết luận của chủ trì cuộc họp; làm tốt công tác lưu trữ
biên bản sinh hoạt của chi bộ. Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kinh nghiệm thực
tiễn và cập nhật những thông tin, kiến thức mới cho các cấp ủy viên, trước hết là bí thư các chi bộ.
Ba là, phát huy dân chủ trong sinh hoạt chi bộ, qua đó phát huy được năng lực, sáng kiến, nhiệt huyết
của cán bộ, đảng viên, phát huy được trí tuệ của tập thể. Để phát huy dân chủ trong chi bộ, đồng chí
bí thư chi bộ phải có tác phong dân chủ trong điều hành cuộc họp, tạo điều kiện cho đảng viên
mạnh dạn nói thẳng, nói thật suy nghĩ của mình, nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình, thể hiện
tốt tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu.
Bốn là, cung cấp cho chi bộ kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn mới của Trung ương, của tỉnh,
huyện và các tài liệu phục vụ cho sinh hoạt chi bộ. Quan tâm hơn đối với các chi bộ ở khu vực nông
thôn, vùng biên giới, hải đảo, nhất là nơi sinh hoạt ổn định, thuận lợi và nội dung thông tin phong
phú.
Năm là, tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của cấp ủy cấp trên gắn với việc phân công các
đồng chí cấp uỷ viên tham gia sinh hoạt với chi bộ, qua đó nắm tình hình hoạt động của các chi bộ,
kịp thời hướng dẫn, giúp đỡ các chi bộ, đặc biệt là giúp các chi bộ yếu, kém nâng cao chất lượng
sinh hoạt.
Câu 5. Vì sao đảng ta lấy nguyên tắc TTDC làm nguyên tắc t ổ chức và hoạt động của
đảng? Biểu hiện của nguyên tắc này như thế nào? Liên h ệ thực tế việc vận dụng nguyên
tắc này ở cơ sở? Để quán triệt nguyên tắc TTDC cần phải làm gì?
TTDC là một nguyên tắc quan trọng trong tổ chức và sinh hoạt đảng. Từ khi thành lập Đảng
đến nay, trong từng giai đoạn cách mạng cũng như từng nhiệm vụ cụ thể, nguyên tắc TTDC
luôn được coi trọng trong sinh hoạt đảng và tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng
từ Trung ương tới cơ sở, là yếu tố quan trọng để Đảng ta không ngừng phát triển về mọi mặt.
KN: Tư tưởng về nguyên tắc TTDC của HCM được thể hiện trong nhiều bài viết và nói, trong
cuốn sách Thường thức chính trị đánh dấu sự hoàn thiện về nguyên tắc này. Cụ thể là: Trong
Đảng phải có một đảng chương thống nhất, kỷ luật thống nhất, cơ quan lãnh đạo thống nhất. Cá
nhân phục tùng đoàn thể, số ít phục tùng số nhiều, cấp dưới phục tùng cấp trên, địa phương
phục tùng Trung ương. Trong lãnh đạo các cấp bộ đảng phải thực hiện nguyên tắc: tập thể lãnh
đạo, cá nhân phụ trách. Chống tập trung quan liêu, độc đoán hoặc dân chủ hình thức.
Đồng thời chống phân tán, tản mạn, bè phái, cục bộ, tự do vô kỷ luật.
HNTW6 (lần 2) khoá VIII của Đảng đã thông qua NQ quan trọng đối với công tác xây dựng,
chỉnh đốn Đảng, trong đó nhấn mạnh: “TTDC là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức, sinh hoạt và
hoạt động của Đảng”, “Nâng cao nhận thức thống nhất trong Đảng về nguyên tắc TTDC. Xây
dựng và bổ sung các quy định, quy chế thực hiện nguyên tắc này. Cụ thể hoá nguyên tắc tập thể
lãnh đạo, cá nhân phụ trách; chế độ trách nhiệm của người đứng đầu; quy định cụ thể về bảo
lưu ý kiến, bảo đảm cho người có ý kiến bảo lưu được phát biểu đầy đủ trong tổ chức đảng và
một số cơ quan lý luận thích hợp”.
Sở dĩ Đảng ta lấy nguyên tắc TTDC làm nguyên tắc tổ chức và hoạt động của đảng là vì
những lý do sau đây:
-1, do sứ mệnh lịch sử của GCCN, do yêu cầu của tổ chức đảng, do yếu cầu của nhiệm vụ cách
mạng mà đòi hỏi đảng cần phải có tổ chức, phải là một tổ chức đảng, là một đoàn kết thống nhất
về tchức, ctrị, tư tưởng
-2, tổ chức đảng muốn mạnh thì phải chấp hành nghiêm chỉnh nguyên tắc TTDC trong xây
dựng tổ chức và hoạt động bởi vì nó đảm bảo thống nhất giữa ý chí và hành động, phát huy
được sáng kiến, tính tích cực sáng tạo của mỗi tổ chức đảng và đảng viên.
-3, Kẻ thù luôn tìm cách tấn công đảng thực chất là nhằm làm cho nguyên tắc này không thực
hiện được hoặc thực hiện không đúng.
-4, kinh nghiệm của cách mạng VN và thế giới đã chứng minh và luận giải quan điểm này là
đúng đắn và là chân lý nếu kiên trì nguyên tắc thì đảng mạnh và ngược lại nếu vi phạm xa rời
nguyên tắc thì đảng sẽ yếu kém thậm chí dẫn đến đảng bị phân liệt.
Nội dung của nguyên tắc:
Hiện nay, nước ta bước vào thời kỳ mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối
cảnh tình hình quốc tế, trong nước có nhiều biến đổi sâu sắc, nội dung cơ bản của nguyên tắc
TTDC đã được Đảng ta chỉ rõ trong Điều 9 điều lệ đảng do ĐHĐB toàn quóc lần thứ XI của
đảng thông qua:
-1. Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân
phụ trách.
-2. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi
cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng
là BCHTW, ở mỗi cấp là BCH đảng bộ, chi bô (gọi tắt là cấp ủy)
-3. Cấp ủy các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùng cấp,
trước cấp ủy cấp trên và cấp dưới; định kỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ
chức đảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình.
-4. Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiểu số phục tùng đa số,
cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng
ĐHĐB toàn quốc và BCHTW.
-5. Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa
số thành viên trong cơ quan đó tán thành. Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu
ý kiến của mình. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp
ủy cấp trên cho đến đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết,
không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết của Đảng. Cấp ủy có thẩm quyên nghiên cứu,
xem xét ý kiến đó; không phân biệt đối xử với đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số.
-6. Tổ chức đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song không được
trái với nguyên tắc, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của
cấp trên”
Thực trạng quán triệt và thực hiện nguyên tắcTTDC hiện nay.
Quán triệt và thực hiện nguyên tắc TTDC trong điều kiện mới nhằm làm cho các chủ trương,
NQ của đảng, Hiến pháp, pháp luật và chính sách của nhà nước được xây dựng sát đúng và
được triệt để chấp hành; làm cho đảng vừa có dân chủ thực sự rộng rãi, vừa có kỷ lu ật chặt chẽ,
nghiêm minh, có sự đoàn kết thống nhất ý chí và hành động, xứng đảng là đội tiên phong chính
trị của giai cấpvà dân tộc.
Trong quá trình quán triệt, thực hiện nguyên tắc TTDC, các tổ chức cơ sở đảng phải giải quyết
đồng bộ nhiều vấn đề về nội dung, hình thức và phạm vi thực hiện ở mỗi cấp. Dưới đây là
những ưu khuyết điểm nổi bật:
Ưu điểm: Kỷ luật, kỷ cương trong Đảng được giữ vững. Những quyết định lớn được thảo luận
rộng rãi. Sinh hoạt đảng, nhất là sinh hoạt cấp ủy, chi bộ được dân chủ, cởi mở hơn. Công tác
cán bộ được thực hiện dân chủ, minh bạch, công khai hơn. Dân chủ trong Đảng có tác động tich
cực đến dân chủ trong hệ thống chính trị và xã hội
Hạn chế, khuyết điểm: Vẫn còn hiện tượng chưa thống nhất cao đường lối, chủ trương, chính
lớn của Đảng. Tình trạng tùy tiện, thiếu ý thức tổ chức, kỷ luật, ko chấp hành và báo cáo không
trung thực… Một số cấp ủy, tổ chức đảng thiếu tôn trọng và phát huy quyền của đảng viên.
Tình trạng vừa mất dân chủ hoặc dân chủ hình thức, vừa dân chủ cực đoan, vô kỷ luật; tuyệt đối
hóa tập thể, coi nhẹ ý kiến cá nhân hoặc đề cao thiểu số, đòi không chấp hành NQ, được tuyên
truyền ý kiến cá nhân.
Nguyên nhân: Nhiều cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đúng nguyên tắc TTDC. TTDC chưa
được cụ thể hóa đầy dủ, chính xác thành tiêu chuẩn, quy định buộc mọi người phải chấp hành.
Một bộ phận cán bộ, đảng viên, có cả cán bộ lãnh đạo chủ chốt, tuy có nhận thức đúng nhưng
chưa gương mẫu, cố tình thực hiện sai, vụ lợi cá nhân. Công tác kiểm tra, giám sát còn buông
lỏng, thi hành kỷ luật chưa nghiêm túc
Một số kinh nghiệm
-1, Kiên trì đường lối đổi mới, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; kiên định chủ
nghĩa M-L, tư tưởng HCM; kiên định độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.
-2, Thường xuyên giáo dục nâng cao nhận thức nguyên tắc TTDC,nguyên tắc là thuộc tính bản
chất của Đảng
-3, Dân chủ trong Đảng phải trên cơ sở thực hiện nghiêm túc nguyên tắc TTDC, giữ vững kỷ
luật, kỷ cương; phát huy vai trò TPB và PB.
-4, Chăm lo rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất trí tuệ, năng lực công tác thực tiễn; đồng
thời phát huy dân chủ, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát; phát huy vai trò giám
sát của nhân dân, Mặt trận và các đoàn thể
Những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt nguyên tắc TTDC hiện nay.
-1, Phải đảm bảo cho đường lối, chính sách, các NQ, các quy tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, kế
hoạch, pháp chế NN được xd sát đúng và được triệt để chấp hành.
-2, Phải trên cơ sở định rõ chế độ, trách nhiệm của tổ chức và cá nhân; phân rõ trách nhiệm
quản lý giữa Trung ương, địa phương và cơ sở; giữa cấp trên và cấp dưới mà giữ vững tập
trung, mở rộng dân chủ.
-3, Phát huy dân chủ rộng rãi thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở đồng thời tôn trọng việc
giáo dục, nhiệm vụ, quyền hạn của đảng viên và quần chúng, thực hiện tốt chế độ tự phê bình
và phê bình, chế độ thông tin trong đảng.
-4, Giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức nguyên tắc TTDC cho cán bộ, đảng viên, đi đôi
phát huy dân chủ trong Đảng và trong nhân dân. Đồng thời, giáo dục nhiệm vụ, quyền của đảng
viên và trách nhiệm của công dân cho nhân dân
-5, Tăng cường kỷ luật chặt chẽ, nghiêm minh trong Đảng, từng tchức Đảng và ĐV chấp hành
nghiêm chỉnh Điều lệ, nghị quyết của Đảng, HP và PL của NN, làm cơ sở thiết lập kỷ cương
trong xã hội. Kiên quyết xử lý kịp thời các hiện tượng vi phạm (tránh chuyên quyền độc đoán
hoặc DC quá trớn). Tăng cường chế độ ktra, giám sát, kịp thời phát hiện, uốn nắn
những sai phạm, lệch lạc.
-6, Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, không ngừng năng
cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy.Đổi mới quy trình ra NQ, thực hiện tốt những
nội dung quy định trước và trong mỗi kỳ họp, để phát huy trí tuệ tập thể.
-7, Xây dựng quy chế làm việc của cấp ủy, trong đó phải giải quyết mối quan hệ của cấp ủy
với chính quyền và các tổ chức khác trong hệ thống chính trị ở cơ sở (theo NQTW4 khóa XI).
Các chi ủy, đảng ủy phải lãnh đạo thực hiện tốt nguyên tắc TTDC trong cả hệ thống chính trị ở
cơ sở.
Vd: kỷ luật 1 ĐV vi phạm kỷ luật: ĐV là CB, CB này thuộc 1 tchức, vì vậy khi tiến hành xử
vi phạm thì phải: - lấy ý kiến của các tchức (công đoàn, chi đoàn, UBKT…tại đơn vị); lấy ý
kiến tại địa phương; đề xuất có kỷ luật hay không và kỷ luật như thế nào (nếu vi phạm)
Để thực hiện được các giải pháp trên, trước hết cán bộ cấp trên, cán bộ lãnh đạo phải gương
mẫu, các cơ quan kiểm tra giám sát phải tích cực hoạt động. Nhưng vấn đề cực kỳ quan trọng là
phải có sự giám sát thường xuyên của quần chúng, có sự đấu tranh của công luận. Tùy vấn đề
và ở từng mức độ, phạm vi thích hợp, phải thực hiện công khai các hoạt động của Đảng, của
những người lãnh đạo các cấp. Đặc biệt chú trọng công khai tài chính, công khai chế độ đãi
ngộ, công khai các ý kiến khác nhau, công khai xử lý kỷ luật, chấm dứt tình trạng giữ bí mật,
“xử lý nội bộ” những trường hợp đã rõ là phạm pháp.
Liên hệ địa phương: Thực hiện nguyên tắc TTDC ở địa phương tôi trong thời gian qua đã
phát huy được vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng, của lãnh đạo cơ quan, đơn vị, thể hiện sự đoàn
kết thống nhất trong nội bộ; những vấn đề có liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của tập thể
và cá nhân đều được đưa ra bàn bạc đi đến thống nhất mới đưa vào thực hiện, từ đó đã phát huy
được hiệu quả công việc. Vai trò tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách ngày càng thể hiện rõ hơn,
xác định được trách nhiệm trong từng công việc khi được phân công. Góp phần
quan trọng vào thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Từng chi bộ, cơ quan ra quy chế làm
việc cụ thể, trên cơ sở đó mà lãnh đạo tốt việc thực hiện, tạo điều kiện cho từng cán bộ, đảng
viên mạnh dạn suy nghĩ, tìm tòi phát hiện ra những sáng kiến hay để đóng góp vào xây dựng
địa phương, đơn vị mình vững mạnh. Đối với cấp ủy, thường xuyên hoặc định kỳ (theo quy
định) gặp gỡ trao đổi với cán bộ, đảng viên, quần chúng, chú ý lắng nghe ý kiến nguyện vọng
của mọi người. Từ đó tiếp thu phản ánh và giải quyết kịp thời vướng mắc, đáp ứng được đòi hỏi
của cán bộ, đảng viên trong đơn vị, thực hiện tốt chế độ lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách,
phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên. Tuy nhiên có lúc, có nơi việc thực hiện
nguyên tắc TTDC chưa đảm bảo, nhất là trong việc thực hiện quy chế làm việc có nơi chưa
nghiêm, phân công trách nhiệm cho cá nhân chưa rõ ràng; vai trò lãnh đạo, điều hành có nơi
còn hạn chế, tác dụng, hiệu quả chưa cao.
TTDC là nguyên tắc cơ bản về xây dựng tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của ĐCS. Sức mạnh
của nó được biểu hiện trực tiếp ở hoạt động của các tổ chức đảng – nhất là tổ chức cơ sở đảng
và mỗi đảng viên. Thực hiện nguyên tắc TTDC trong Ðảng không những là vấn đề cốt tử, sống
còn của Ðảng mà còn là nhân tố bảo đảm sự lãnh đạo bền vững của Ðảng đối với Nhà nước và
xã hội.Bởi vậy, việc thực hiện nguyên tắc này là trách nhiệm của toàn đảng. Các tổ chức đảng
chỉ thực sự làm tròn và xứng đáng vai trò hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở khi biết quán triệt
và vận dụng một cách sáng tạo những nội dung cơ bản của nguyên tắc TTDC trong xây dựng tổ
chức sinh hoạt và hoạt động của mình./.
Câu 6. Bác Hồ chúng ta đã từng nói: “Để lãnh đạo cách mạng thì đảng phải mạnh,
đảng mạnh là do chi bộ tốt, chi bộ tốt là do đảng viên đều tốt”. Phân tích quan điểm trên
và đề xuất giải pháp để thời gian tới nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu ở cơ sở.

“Để lãnh đạo cách mạng thì đảng phải mạnh”,để đảng mạnh thì phải mạnh trên 3 mặt: chính
trị, tổ chức và tư tưởng.
- Về chính trị: Nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng đường lối chính trị, bao gồm: đường lối chung
và đường lối của từng giai đoạn, từng thời kỳ, từng mặt của đời sống xã hội. Những vấn đề cơ
bản nhất của đường lối chính trị được thể hiện trong Cương lĩnh. Đường lối có khi được xác
định đồng thời hoặc có khi được xác định trước Cương lĩnh. Ví dụ, đường lối đổi mới toàn diện
đất nước, được thông qua tại Đại hội VI (tháng 12-1986), đã mở ra bước ngoặt hết sức quan
trọng trong phát triển đường lối xây dựng CNXH ở nước ta. Sau đó, Đại hội VII (tháng
1-1991) thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong TKQĐ lên CNXH. Từ khi có Cương
lĩnh 1991 đến nay, Đảng ta đã bổ sung, phát triển đường lối đổi mới trên nhiều mặt. Sau Đại hội
XI, việc soạn thảo Cương lĩnh mới được tiến hành thì đó vẫn là Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong TKQĐ lên CNXH được bổ sung, phát triển hay là Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ CNH,HĐH và hội nhập quốc tế.
Từ đường lối, Cương lĩnh, lại phải cụ thể hóa thành chủ trương, chính sách lớn; tiếp đó là phải
quán triệt đến toàn Đảng, phổ biến đến các tầng lớp nhân dân và tổ chức thực hiện thắng lợi
đường lối, Cương lĩnh, chủ tr ương, chính sách đã đề ra. Mỗi một nhiệm vụ như vậy đều yêu
cầu xây dựng Đảng về chính trị một cách phù hợp: Xây dựng đường lối, Cương lĩnh đòi hỏi
phải có tầm hiểu biết về lý luận và thực tiễn sâu sắc, tầm tư duy chiến lược nhìn xa trông rộng.
Xác định chủ trương, chính sách lại đòi hỏi sự hiểu biết đúng các điều kiện chủ quan, khách
quan, tầm tư duy sách lược nhạy bén, để giành được cái tối đa trong một thời kỳ, thời điểm nhất
định.
Xây dựng Đảng về chính trị còn đòi hỏi phải làm cho toàn Đảng, và mỗi đảng viên có được
bản lĩnh chính trị vững vàng. Đây là kết quả tổng hợp của việc xây dựng Đảng toàn diện. Đối
với Đảng: phải có điều lệ, Đường lối…khoa học; Đối với Chi bộ: phải ra được NQ đúng đắn.
- Về tư tưởng: Do công tác xây dựng Đảng về tư tưởng là cơ sở hay là tiền đề, cho nên có tầm
quan trọng hàng đầu, phải được đặt trước công tác xây dựng Đảng về chính trị và các mặt khác
của xây dựng Đảng. Bởi lẽ, “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai
cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người
không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam”. Xây dựng Đảng về tư tưởng không chỉ có tác
động tích cực đối với việc xây dựng, phát triển đường lối, nhiệm vụ chính trị, mà có ý
nghĩa quyết định đối với toàn bộ các mặt xây dựng Đảng.
Nhiệm vụ của công tác xây dựng Đảng về tư tưởng là làm cho tư tưởng của cán bộ, đảng viên
phù hợp với tư tưởng của Đảng, thống nhất cao và tin tưởng vào đường lối, chủ trương của
Đảng. Khi NQ được triển khai, để tất cả các ĐV thực hiện theo NQ, cùng tham gia, cùng hành
động theo thì Đảng phải làm công tác tư tưởng.
- Về tổ chức: Trong các văn kiện Đảng vẫn thường nói đến các nguyên tắc tổ chức của Đảng,
trong đó TTDC được xác định là nguyên tắc tổ chức cơ bản. Như vậy, ngoài nguyên tắc tổ chức
cơ bản còn những nguyên tắc tổ chức khác nữa. Ví dụ, Điều lệ Đảng do Đại hội Đảng lần thứ
XI thông qua ghi rõ: Đảng là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy TTDC
làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng
chí, kỷ luật nghiêm minh, đồng thời thực hiện các nguyên tắc: tự phê bình và phê bình, đoàn kết
trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, gắn bó mật thiết với nhân dân, Đảng hoạt động
trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Đối với một Đảng cầm quyền, việc tổ chức theo các nguyên tắc trên, sẽ làm cho Đảng trở
thành một tổ chức chính trị vững mạnh, bao gồm hàng triệu đảng viên với hàng vạn bộ phận
song vẫn thống nhất được ý chí và hành động. Đảng cũng trở thành một lực lượng lãnh đạo to
lớn, vừa bao quát được phạm vi cả nước, vừa đi sâu vào từng cơ sở xã hội và luôn gắn bó chặt
chẽ với nhân dân. Đây chính là nguyên nhân làm cho Đảng Cộng sản khác với tất cả các chính
đảng khác. Tổ chức là khi đảng, chi bộ có điều lệ, nghị quyết... và có định hướng về tư tưởng
thì cần có tổ chức để tổ chức thực hiện nghị quyết đó.
Hiện nay, tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM”.
Đảng ta lấy CN M-L, tư tưởng HCM làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động.
“Đảng mạnh là do chi bộ tốt”. Chi bộ tốt được thể hiện ở vai trò của tổ chức cơ sở đảng:
Tổ chức cơ sở đảng là 1 tổ chức của Đảng được lập ở đơn vị cơ sở (xã, phường, thị trấn, cơ
quan, hợp tác xã, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, đơn vị cơ sở trong quân đội, công an và các
đơn vị cơ sở khác) nơi có từ ba đảng viên chính thức trở lên, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của
cấp ủy quận huyện hoặc tương đương.
Điều 21 – Điều lệ ĐCSVN khẳng định: “Tổ chức cơ sở đảng (chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở) là
nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở”.
- Với vị trí là nền tảng của đảng, TCCSĐ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự vững
mạnh và năng lực lãnh đạo của Đảng, điều đó được thể hiện cụ thể ở các phương diện sau:
+1, TCCSĐ là cấp cuối cùng trong hệ thống tổ chức của Đảng, là “nền móng” để xây dựng
nên hệ thống tổ chức của Đảng, là cơ sở để xây dựng lên toàn bộ hệ thống tổ chức của đảng, là
cấp tổ chức sâu rộng nhất, bám sát các đơn vị cơ sở trên toàn lãnh thổ và các ngành, các lĩnh
vực của đời sống xã hội, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng tới từng đảng viên, từng đơn vị cơ sở
và từng người dân.
+ TCCSĐ là nơi trực tiếp thực hiện chủ trương, đường lối, NQ của đảng, đồng thời cũng là
nơi kiểm nghiệm và góp phần quan trọng vào việc hình thành, phát triển chủ trương, đường lối
của Đảng thông qua những kinh nghiệm thực tiễn phong phú của đội ngũ đảng viên và quần
chúng ND. Ghi nhận những đóng góp quan trọng của TCCSĐ vào quá trình hình thành đường
lối đổi mới, tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta khẳng định: “những thành tựu đã
đạt được, những tiềm năng được khai thác, những kinh nghiệm có giá trị đều bắt nguồn từ sự nỗ
lực phấn đấu của quần chúng ở cơ sở mà hạt nhân là tổ chức đảng”
+3, TCCSĐ là nơi tiến hành các hoạt động xây dựng nội bộ Đảng như: kết nạp, quản lý, phân
công nhiệm vụ, kiểm tra, đánh giá đảng viên; nơi thường xuyên thực hành các nguyên tắc tổ
chức và sinh hoạt của đảng; nơi xuất phát đề cử ra cơ quan lãnh đạo các cấp của đảng… Chất
lượng TCCSĐ do đó có ảnh hưởng lớn tới chất lượng nội bộ Đảng.
+4, TCCSĐ còn là tổ chức cầu nối đảng với quần chúng nhân dân, là một mắt khâu trọng
yếu để duy trì mối liên hệ của đảng với nd – nền tảng sức mạnh của đảng, bởi đây là tổ chức
gần dân nhất, trực tiếp lãnh đạo nhân dân và nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của quần chúng ND
để phản ánh với đảng. Do những tác dụng quan trọng của TCCSĐ như vậy,nên HCM khẳng
định: Chi bộ là nền móng của Đảng, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt. Dân tin Đảng, theo Đảng hay
không là nhờ ở vai trò rất quan trọng, trực tiếp của TCCSĐ, của cán bộ đảng viên tại cơ sở.

- Với vị trí, vai trò là hạt nhân chính trị ở cơ sở: TCCSĐ tuy là 1 bộ phận trong HTCT ở cơ
sở nhưng là tổ chức lãnh đạo tất cả các tổ chức khác trong HTCT đó, là tổ chức bảo đảm cho
mọi hoạt động ở cơ sở theo đúng định hướng chính trị của Đảng. TCCSĐ định hướng về nhận
thức, tư tưởng cho CB, ĐV và quần chúng ND. TCCSĐ là trung tâm để quy tụ, XD khối đoàn
kết thống nhất ở cơ sở.
Tóm lại TCCSĐ là cấp cuối cùng trong hệ thống tổ chức của Đảng, song TCCSĐ có vai trò
đặc biệt quan trọng. C.Mác và Ph.Ăngghen “Phải biến các chi bộ thành các trung tâm ,hạt nhân
của các hiệp hội công nhân”. Lê nin “Mỗi chi bộ phải trở thành 1 điểm tựa để tuyên truyền, cổ
động và tổ chức thực hiện trong quần chúng”. HCM “chi bộ là nền móng của Đảng, chi bộ tốt
mọi việc sẽ tốt”. Do đó, trong quá trình xây dựng đảng và lãnh đạo cách mạng, đảng ta luôn coi
trọng xây dựng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ là nhiệm vụ thường
xuyên và quan trọng hàng đầu của công tác xây dựng đảng.
Mặt khác, để chi bộ tốt thì chi bộ đó cần phải: Giữ vững ổn định chính trị. Thực hiện tốt
nguyên tắc TTDC. Chấp hành tốt điều lệ đảng và pháp luật của nhà nước. Giữ nề nếp sinh hoạt
chi bộ. Lãnh đạo xây dựng chính quyền vững mạnh. Thường xuyên liên hệ mật thiết với nhân
dân, thực hiện tốt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Lắng nghe ý kiến
của nhân dân.
“Chi bộ tốt là do đảng viên đều tốt”. Đảng viên tốt là đảng viên ntn?
- Đảm bảo tư cách của người ĐV ĐCSVN: (điểm 1, điều 1 Điều lệ Đảng):
+ Là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và
dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc,
của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân;
+ Chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và
pháp luật của Nhà nước;
+ Có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
+ Có đạo đức và lối sống lành mạnh;
+ Gắn bó mật thiết với nhân dân;
+ Phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.
- Thực hiện tốt nhiệm vụ của người ĐV: (điều 2 ĐLĐ)
+ Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh
Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng.

+ Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất
chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ
hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Chấp hành quy định
của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm.
+ Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo
đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia
công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và
nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
+ Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật,
giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với
Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định.
+ Phải có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi
+ Phải có mối quan hệ đoàn kết nội bộ
+ Dám nhìn đúng sự thật, đấu tranh bảo vệ cái đúng, phê phán cái sai
Thực trạng TCCSĐ hiện nay
* Ưu điểm: TCCSĐ được lập ở khắp các đơn vị cơ sở và được kiện toàn một bước. Nếu
như tổng số TCCSĐ - đảng viên năm 2001: 50.000 - 2,5 triệu thì đến năm 2013 là 57. 463
- 4,2 triệu. Nhiều TCCSĐ giữ vững và phát huy tốt vai trò hạt nhân lãnh đạo ở cơ sở. Việc
xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở được triển khai và bước đầu mang lại kết quả
tích cực. Cấp ủy, tổ chức đảng chú trọng đổi mới phương thức lãnh đạo, phong cách
làm việc. Công tác kết nạp đảng viên được quan tâm chỉ đạo và đạt một số kết quả tích cực
* Hạn chế: Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của không ít TCCSĐ còn thấp. Sinh hoạt đảng
chưa nền nếp, nội dung sinh hoạt nghèo nàn, tự phê bình, phê bình yếu. Công tác quản lý đảng
viên chưa chặt chẽ. Công tác kiểm tra, giám sát, giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên
còn bị buông lỏng. Công tác kết nạp đảng viên còn chú ý số lượng, chưa coi trọng chất lượng.
Việc đánh giá chất lượng TCCSĐ còn hình thức, chưa phản ánh đúng thực chất. Vai trò của các
TCCSĐ trong các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mờ nhạt.
Giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ
1- Thường xuyên giáo dục, rèn luyện nâng cao chất lượng đảng viên. Đảng viên là “tế bào”
cấu thành TCCSĐ, từng đảng viên tốt thì TCCSĐ sẽ trong sạch vững mạnh. Nội dung: lập
trường tư tuởng, đạo đức cách mạng, trình độ, năng lực, ý thức tổ chức kỷ luật. Tăng cường ctác
gdục ctrị, tư tưởng, xd đội ngũ CB, ĐV có bản lĩnh ctrị vững vàng, có trí tuệ, đạo đức CM, có ý
chí tchức kỷ luật, thật sự tiền phong gương mẫu, đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao.
2- Hoàn thiện mô hình tổ chức của các loại hình TCCSĐ; chăm lo kết nạp đảng viên, nhất là
ở những địa bàn, đơn vị chưa có tổ chức đảng, chưa có đảng viên.Chú trọng chất lượng, không
chạy theo số lượng.
3- Nâng cao chất lượng cấp ủy cơ sở, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ở cơ sở.
Cấp ủy cơ sở là cơ quan lãnh đạo của TCCSĐ, chất lượng cấp ủy quyết định chất lượng
TCCSĐ. Bầu cấp ủy đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, có cơ cấu hợp lý. Tăng cường đào
tạo, bồi dưỡng cấp ủy viên. Cấp ủy viên phải thường xuyên học tập, rèn luyện. Có cơ chế chính
sách để thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng. Thí điểm mô hình bí thư cấp ủy đồng
thời là chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn.
4- Nâng cao chất lượng, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của TCCSĐ. Nhằm nâng
cao chất lượng, hiệu quả lãnh đạo của TCCSĐ. Chú trọng đổi mới cách ra nghị quyết và tổ chức
thực hiện nghị quyết.
5- Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, đảng bộ. Sinh hoạt chi bộ là hình thức hoạt động và
lãnh đạo chủ yếu của chi bộ, có tác dụng to lớn đối với việc nâng cao năng lực lãnh đạo…. Biện
pháp nâng cao: nền nếp sinh hoạt, chuẩn bị tốt nội dung, hình thức phong phú, kỹ năng điều
hành, thực hiện tốt nguyên tắc TTDC, tự phê bình, phê bình, nâng cao ý thức, trách nhiệm của
đảng viên. Tăng cường sinh hoạt chuyên đề, đưa nội dung đẩy mạnh học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh vào sinh hoạt đảng.
6- Làm tốt việc đánh giá, xếp loại TCCSĐ: Các cấp uỷ đảng cần quán triệt sâu sắc cho đảng
viên về mục đích, yêu cầu, nội dung và phương pháp đánh giá chất lượng TCCSĐ, đảng viên;
tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và thẩm định chặt chẽ việc thực hiện, bảo đảm dân
chủ, khách quan, công khai, đúng thực chất; khắc phục bệnh thành tích trong đánh giá chất
lượng TCCSĐ và đảng viên ở các cấp.
7- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của cấp ủy cấp trên. Nắm vững, chỉ
đạo chặt chẽ hoạt động của TCCSĐ. Làm tốt công tác kiểm tra, giám sát. Khen thưởng kịp thời,
nêu gương những TCCSĐ trong sạch vững mạnh điển hình để nhân rộng. Tập trung củng cố các
TCCSĐ yếu kém.
Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ là nội dung cơ bản, nhiệm
vụ thường xuyên của toàn Đảng với phương châm lãnh đạo phát triển kinh tế là trung tâm, xây
dựng Đảng là then chốt. Trong tình hình hiện nay, vấn đề này lại càng cấp bách và quan trọng,
làm cho các TCCSĐ quán triệt sâu sắc đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của NN, đề ra
chủ trương giải pháp đúng, lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ của đơn vị, phát triển kinh tế, cải
thiện, nâng cao đời sống người lao động, thực hiện tốt quy chế dân chủ, chống tham nhũng, giải
quyết nguyện vọng chính đáng, thiết thực, bức xúc của người lđ, quần chúng ND.
Liên hệ bản thân: Là người công tác, sinh sống tại địa phương, được tham gia lớp Trung cấp
chính trị, tôi càng nhận thức sâu sắc rằng xây dựng đảng vững mạnh từ cơ sở là nhiệm vụ quan
trọng, xuyên suốt không chỉ của cấp ủy đảng mà còn là của từng cán bộ, đảng viên. Vì vậy để
góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCS đảng, tôi nghĩ rằng trước hết
mình phải tích cực hơn nữa tự tìm tòi, học hỏi nâng cao trình độ lý luận chính trị, Chủ nghĩa
Mác Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; nêu cao tính tích cực, chủ động của người đảng viên,
tuyên truyền cho người thân, hàng xóm láng giềng cùng nâng cao nhận thức trong công tác xây
dựng Đảng vững mạnh, tạo sự đồng thuận trong toàn đảng, toàn dân vượt qua mọi khó khăn
thách thức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ngay từ cơ sở./.

Câu 7. Phân tích tiêu chuẩn đảng viên?


Tiêu chuẩn đảng viên là những chuẩn mực cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực
của người đảng viên, nhờ đó phân biệt được ranh giới giữa người đảng viên và quần chúng tích
cực ngoài Đảng. Xác định đúng tiêu chuẩn đảng viên bảo đảm cho Đảng luôn giữ được bản chất
giai cấp công nhân và tính tiên phong, giúp Đảng có căn cứ để xây dựng đội ngũ đảng viên
trong sạch, vững mạnh đảm bảo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng.
Nhận thức được điều đó, thời gian qua các cấp uỷ đảng đã quán triệt và tổ chức cho đảng viên
thực hiện nghiêm túc các tiêu chuẩn được quy định tại Điều 1,chuong 1 Điều lệ Đảng Cộng sản
Việt Nam. Đây cũng là các tiêu chí để QC phấn đấu vào Đảng:
“Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp
công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng
của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích
cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng
và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối s
ống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn
đoàn kết thống nhất trong Đảng.”
Phân tích tiêu chuẩn đảng viên:
1, Là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân:
- Tiên phong: Về mặt thực tiễn: Là bộ phận kiên quyết nhất, luôn đi đầu, biết lôi kéo, cuốn hút
quần chúng. Về mặt lý luận: Mác: Họ hơn hẳn bộ phận còn lại của giai cấp vô sản ở chỗ hiểu rõ
những điều kiện, tiến trình và kết quả chung của phong trào vô sản.
- Ưu: Hiện nay, đảng viên chiếm hơn 3,12% dân số (> 2,4 triệu người): Vững vàng về chính
trị, kiên định CN Mác-Lê nin và tư tưởng HCM; trong đổi mới đang hình thành một đội ngũ
đảng viên có năng lực, phẩm chất, tư duy mới, bắt kịp yêu cầu của thời đại.
- Nhược: Một bộ phận hoang mang, dao động, thiếu tiền phong, gương mẫu.
2, Suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng:
- Đảng: đội tiên phong của giai cấp công nhân, tuyệt đối trung thành với mục tiêu đấu tranh:
giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động, xoá áp bức bóc lột, xây dựng CNCS mà giai
đoạn đầu là CNXH.
- Đảng viên: tế bào cấu thành nên tổ chức Đảng, nên phải phấn đấu cho mục đích đó. Sự
nghiệp của giai cấp công nhân là lâu dài, bền bỉ - cần phải phấn đấu suốt đời.
3, Đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích
cá nhân. Mác: Giai cấp công nhân chỉ có thể tự giải phóng mình đồng thời với giải phóng toàn
thể nhân dân lao động? Đảng không chỉ đại biểu cho quyền lợi của giai cấp công nhân mà còn
đại biểu cho quyền lợi của nhân dân lao động. Lợi ích của giai cấp công nhân gắn bó máu thịt
với lợi ích nhân dân lao động và ở Việt Nam: gắn bó máu thịt với lợi ích dân tộc. Do đó, lợi ích
đảng viên gắn bó với lợi ích dân tộc, giai cấp và nhân dân lao động - "nước lên thuyền lên".

4, Chấp hành nghiêm Cương lĩnh, Điều lệ, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà
nước. ĐV có nhiệm vụ tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng CM của Đảng, chấp hành
nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của
NN. Suốt đời phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng của Đảng, không dao động trước bất kì khó
khăn, thử thách nào. Mục tiêu và lý tưởng chính là cơ sở để phân biệt giữa ĐV và QC. Là ĐV
phải luôn xđịnh được định hướng phấn đấu cho mục đích và lý tưởng CM của mình. Đảng viên
phải gương mẫu, tiền phong để lôi cuốn quần chúng "Đảng viên đi trước, làng nước theo sau".
Trong gđoạn hiện nay mỗi ĐV phải phấn đấu để thực hiện công cuộc đổi mới xd ĐN, xd
CNXH, chống các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc ĐN VNXHCN.
5, Có lao động, hoàn thành nhiệm vụ được giao:
Muốn xd CNXH thành công thì đòi hỏi mỗi ĐV cần phải có lý tưởng, có kiến thức, có năng
lực và trên hết là phải có tri thức. Muốn có tri thức đòi hỏi người ĐV phải không ngừng cố gắng
phấn đấu học tập, rèn luyện có mục đích, có định hướng để có thể nhanh chóng tiếp cận được
với các nền văn minh, các thành tựu của KHKT tiên tiến… và áp dụng trong lao động, hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao góp phần rút ngắn thời gian công cuộc xây dựng XHCN của đất
nước
Cách mạng vô sản là cách mạng triệt để, "cách mạng đến nơi": thủ tiêu chế độ bóc lột. Ngày
nay, trong thời kỳ quá độ, chúng ta chấp nhận xã hội còn bóc lột nhưng về quan điểm, lập
trường: phát triển kinh tế tư bản tư nhân không phải là mục đích mà là phương tiện. Đảng viên
tham gia làm kinh tế phải vững lập trường, nhằm giải quyết việc làm, làm giàu cho xã hội.
6, Có đạo đức và lối sống lành mạnh,
Chủ tịch HCM luôn căn dặn CB, ĐV phải nâng cao đạo đức CM, quét sạch chủ nghĩa cá nhân,
mà cốt lõi là trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con người; cần, kiệm,liêm, chính, chí
công vô tư; luôn xứng đáng với người lãnh đạo và là người đầy tớ trung thành cả ndân.
Đạo đức CM ở trong đảng đòi hỏi phải nêu cao tính tiên phong gương mẫu, đấu tranh tự phê
bình và phê bình, có lý có tình, thấu tình đạt lý, có tình có nghĩa, phải có tình thương yêu đồng
chí, giữ gìn đoàn kết trong đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình. Công chức NN phải tận
tâm, tận lực với công việc, chấp hành pháp luật, tôn trọng kỷ luật công vụ, thi hành đạo đức
công chức.
7, Gắn bó mật thiết với nhân dân: Đây là bản chất, là s ự sống còn của Đảng ta. Sống,
làm việc trong lòng nhân dân, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Đất nước ta đã trải qua
biết bao nhiêu cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm, thực dân đô hộ, đế quốc xâm lược… Sự
thắng lợi chính là nhờ chúng ta có tinh thần yêu nước, sự lãnh đạo sáng suốt và trên hết là lòng
dân thống nhất để cùng đứng lên giải phóng dân tộc. Trong gđoạn đổi mới hiện nay, muốn xd
thành công CNXH đòi hỏi mỗi ĐV cần phải biết lấy dân làm gốc, tôn trọng và phát huy quyền
làm chủ của ndân, chăm lo đời sống hàng ngày của ndân, tránh quan liêu, độc đoán, trù dập, ức
hiếp dân. Xem sự gắn bó với dân là thước đo nhân cách của mỗi ĐV
8, Phụ c tùng tổ chức, kỷ luật, giữ gìn đoàn kết, thống nhất trong Đảng: Đây là quy luật
làm cho Đảng thật sự thống nhất, có s ức mạnh. Đoàn kết trong đảng là yêu cầu tối quan trọng
của ĐCS. Đoàn kết trở thành 1 truyền thống quí báu của đảng ta mà tất cả các tổ chức đảng và
mỗi đảng viên phải ra sức giữ gìn Nền tảng của sự đoàn kết trong đảng là CN Mac-Lenin, tư
tưởng HCM, cương lĩnh, điều lệ, đường lối và các nguyên tắc trong tchức đảng. Do đó mỗi ĐV
ĐCSVN cần phải xd sự đoàn kết thành 1 khối thốg nhất, thể hiện sức mạnh của Đảng ta. Sự
thống nhất đó phải được thể hiện trong cả ý chí và hành động. Vì vậy, mỗi ĐV dù đang ở bất kì
cương vị nào cũng cần phải phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, tôn trọng và chấp hành ngtắc
TTDC, chính sự TTDC là nền tảng, là ngtắc đảm bảo tính thống nhất của đảng
Tình hình và nhiệm vụ cách mạng luôn vận động, phát triển, đòi hỏi tiêu chuẩn đảng viên
được bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp. Trong giai đoạn hiện nay, để khắc phục những hạn chế,
trên cơ sở những tiêu chuẩn chung, các cấp uỷ đảng cần xây dựng đội ngũ đảng viên theo
những tiêu chuẩn sau:
-1, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với lý tưởng và sự nghiệp cách mạng
của Đảng, không hoang mang dao động trước mọi khó khăn thách thức, tích cực thực hiện
đường lối đổi mới của Đảng, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao; có ý thức giữ vững,
nêu cao vai trò lãnh đạo của Đảng, truyền thống đoàn kết thống nhất trong Đảng, tình thương
yêu đồng chí đồng nghiệp; dù bất kỳ cương vị nào, hoàn cảnh nào đảng viên cũng phải thể hiện
sự hơn hẳn của mình đối với quần chúng ở tính tiên phong gương mẫu, đức hy sinh; phải là
ngọn cờ dẫn đường, định hướng chính trị, là chỗ dựa tin cậy của nhân dân.
-2, trình độ và năng lực không ngừng được nâng lên. Trong đó, phải có trình độ lý luận và sự
giác ngộ chính trị nhất định, được trang bị những kiến thức cơ bản về quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; có trình độ
học vấn ở hàng đầu hoặc cao hơn mặt bằng chung của quần chúng nơi đảng viên công tác và
sinh hoạt; có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức về kinh tế, văn hoá, xã hội đủ sức hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao; có năng lực tổ chức thực tiễn, năng lực vận động và lãnh đạo
quần chúng; chống bảo thủ và trì trệ, biểu hiện ở sự tự thoả mãn với những gì đã có mà không
thấy hết đòi hỏi ngày một cao của công cuộc đổi mới.
-3, có tinh thần trách nhiệm cao, gương mẫu đi đầu trong công tác, đặt lợi ích của Đảng và Tổ
quốc lên trên; liên hệ mật thiết với nhân dân, tôn trọng và bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân;
có lối sống trong sạch, lành mạnh, chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước, không quan liêu, tham nhũng, lãng phí và kiên quyết đấu tranh
chống các hiện tượng tiêu cực trong xã hội; gia đình gương mẫu, con cái tiến bộ.
Tiêu chí quan trọng để phân biệt giữa ĐV và QC: lập trường giai cấp, bản lĩnh chính trị:
Đảng viên có sự giác ngộ về chính trị, có lý tưởng CM -> hành động trên cơ sở giác ngộ đó.
Vd: CM qua những cuộc đấu tranh: Chiến sĩ CM là người ĐV yêu nước, có lý tưởng CM nên
chúng ta mới có được như ngày hôm nay.
Tóm lại, mỗi đảng viên do tính chất hoạt động, do cương vị công tác và do yêu cầu nhiệm vụ
được giao có thể khác nhau nên cùng với tiêu chuẩn chung cần phải có những yêu cầu riêng.
Tuy nhiên, cốt lõi, căn bản của mỗi đảng viên là bản lĩnh chính trị vững vàng, lòng trung thành
tuyệt đối, tính tiên phong gương mẫu cao, đạo đức cách mạng trong sáng, tận tuỵ với công việc
và phấn đấu vì hạnh phúc của nhân dân. Họ phải thật sự là bộ phận tiên tiến nhất của giai cấp và
của dân tộc./.

Câu 8. Nội dung của thủ tục kết nạp đảng viên, nội dung thủ tục quản lý đảng
viên?
Nội dung của thủ tục kết nạp đảng viên được quy định tại điều 3, hướng dẫn
01/BTC-TW bao gồm như sau:
-1, Bồi dưỡng nhận thức về Đảng
Người vào Đảng phải học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, có giấy chứng nhận do trung tâm
bồi dưỡng chính trị cấp huyện hoặc tương đương cấp; nơi không có trung tâm bồi dưỡng chính
trị thì do cấp uỷ có thẩm quyền kết nạp đảng viên cấp.
-2, Đơn xin vào Đảng
Người vào Đảng phải tự làm đơn, trình bày rõ những nhận thức của mình về mục đích, lý
tưởng của Đảng, về động cơ xin vào Đảng.
-3, Lý lịch của người vào Đảng
+ Người vào Đảng tự khai lý lịch đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm
về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với
chi bộ.
+ Lý lịch phải được cấp uỷ cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên,
đóng dấu.
-4, Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng
+ Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm :
- Người vào Đảng.
- Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng,
con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người
thân).
+ Nội dung thẩm tra
Đối với người vào Đảng : Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về
chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất
chính trị, đạo đức, lối sống.
- Đối với người thân : Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc
chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
c) Phương pháp thẩm tra
- Nếu người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: cha, mẹ đẻ,
anh, chị, em ruột, con đẻ và trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định
thì không phải thẩm tra, xác minh. Nếu vợ (chồng) người vào Đảng có một trong các trường
hợp sau đây đang là đảng viên: cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột và trong lý lịch của người vào
Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định thì không phải thẩm tra, xác minh bên vợ (chồng).
Nội dung nào chưa rõ thì thẩm tra, xác minh nội dung đó; khi các cấp uỷ cơ sở (ở quê quán
hoặc nơi cư trú, nơi làm việc) đã xác nhận, nếu có nội dung nào chưa rõ thì đến ban tổ chức cấp
uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng để thẩm tra làm rõ.
- Những nội dung đã biết rõ trong lý lịch của người vào Đảng và những người thân đều sinh
sống, làm việc tại quê quán trong cùng một tổ chức cơ sở đảng (xã, phường, thị trấn...) từ đời
ông, bà nội đến nay thì chi uỷ báo cáo với chi bộ, chi bộ kết luận, cấp uỷ cơ sở kiểm tra và ghi
ý kiến chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch, không cần thẩm tra riêng.
- Việc thẩm tra lý lịch của người vào Đảng trong lực lượng vũ trang được đối chiếu với lý lịch
của người đó khai khi nhập ngũ hoặc khi được tuyển sinh, tuyển dụng. Nếu có nội dung nào
chưa rõ phải tiến hành thẩm tra, xác minh để làm rõ.
- Người vào Đảng đang ở ngoài nước thì đối chiếu với lý lịch của người đó do cơ quan có
thẩm quyền ở trong nước đang quản lý hoặc lấy xác nhận của cấp uỷ cơ sở nơi quê quán hoặc
nơi cư trú, nơi làm việc của người đó ở trong nước.
- Người thân của người vào Đảng đang ở ngoài nước, thì cấp uỷ nơi người vào Đảng làm văn
bản nêu rõ nội dung đề nghị cấp uỷ hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở ngoài nước (qua Đảng uỷ
Ngoài nước) để lấy xác nhận; trường hợp có nghi vấn về chính trị thì đến cơ quan an ninh ở
trong nước để thẩm tra.
- Người vào Đảng và người thân của người vào Đảng đang làm việc tại cơ quan đại diện, tổ
chức phi chính phủ của nước ngoài và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, thì đại
diện cấp uỷ cơ sở đến nơi làm việc và cơ quan an ninh có trách nhiệm quản lý, theo dõi các tổ
chức đó để thẩm tra những vấn đề có liên quan đến chính trị của những người này.
d) Trách nhiệm của các cấp uỷ và đảng viên
- Trách nhiệm của chi bộ và cấp uỷ cơ sở nơi có người vào Đảng :
+ Kiểm tra, đóng dấu giáp lai vào các trang trong lý lịch của người vào Đảng (chi uỷ chưa
nhận xét và cấp uỷ cơ sở chưa chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch).
+ Gửi công văn đề nghị thẩm tra và lý lịch người xin vào Đảng đến cấp uỷ cơ sở hoặc cơ quan
có trách nhiệm để thẩm tra; trường hợp cần thiết thì chi bộ cử đảng viên đi thẩm tra. Đảng viên
đi thẩm tra có trách nhiệm báo cáo cấp uỷ những nội dung được giao bằng văn bản và chịu trách
nhiệm trước Đảng về nội dung đó.
+ Tổng hợp kết quả thẩm tra, ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch của người
vào Đảng.
- Trách nhiệm của cấp uỷ cơ sở và cơ quan nơi được yêu cầu xác nhận lý lịch :
+ Chỉ đạo chi uỷ hoặc bí thư chi bộ (nơi chưa có chi uỷ) và cơ quan trực thuộc có liên quan
xác nhận vào lý lịch người xin vào Đảng.
+ Cấp uỷ cơ sở nơi đến thẩm tra : Thẩm định, ghi nội dung cần thiết về lý lịch của người xin
vào Đảng do cấp uỷ nơi có người xin vào Đảng yêu cầu đã đúng, hay chưa đúng hoặc chưa đủ
với nội dung người xin vào Đảng đã khai trong lý lịch; tập thể cấp uỷ hoặc ban thường vụ cấp
uỷ thống nhất nội dung ghi vào mục "Nhận xét của cấp uỷ, tổ chức đảng..." ở phần cuối bản
"Lý lịch của người xin vào Đảng". Người thay mặt cấp uỷ xác nhận, ký tên, ghi rõ chức vụ
đóng dấu vào lý lịch và gửi cho cấp uỷ cơ sở có yêu cầu; nếu gửi theo đường công văn thì
không để chậm quá 30 ngày làm việc (ở trong nước), 90 ngày làm việc (ở ngoài nước) kể từ khi
nhận được Công văn đề nghị thẩm tra lý lịch.
+ Tập thể lãnh đạo ban tổ chức cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi được yêu
cầu thẩm tra lý lịch thống nhất về nội dung trước khi xác nhận vào lý lịch của người xin vào
Đảng.
e) Kinh phí chi cho việc đi thẩm tra lý lịch của người vào Đảng
Ở các cơ quan thụ hưởng ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, cước gửi công văn
thẩm tra, công tác phí cho đảng viên đi thẩm tra được thanh toán theo quy định hiện hành của
Đảng và Nhà nước; ở các đơn vị khác nếu có khó khăn về kinh phí thì cấp uỷ cấp trên trực tiếp
của tổ chức cơ sở đảng cấp kinh phí.
-5, Lấy ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và
chi uỷ nơi người vào Đảng cư trú
Chi uỷ tổ chức lấy ý kiến của đại diện các đoàn thể chính trị - xã hội mà người vào Đảng là
thành viên; lấy ý kiến nhận xét của chi uỷ hoặc chi bộ (nơi chưa có chi uỷ) nơi cư trú của người
vào Đảng; tổng hợp thành văn bản báo cáo chi bộ.
-6, Nghị quyết của chi bộ và cấp uỷ cơ sở xét kết nạp người vào Đảng
a) Chi bộ (kể cả chi bộ cơ sở) xem xét : Đơn xin vào Đảng; lý lịch của người vào Đảng; văn
bản giới thiệu của đảng viên chính thức; nghị quyết giới thiệu đoàn viên của ban chấp hành
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở hoặc nghị quyết giới thiệu đoàn viên công đoàn
của ban chấp hành công đoàn cơ sở; bản tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị
- xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi uỷ hoặc chi bộ nơi cư trú.
b) Nếu được hai phần ba số đảng viên chính thức trở lên đồng ý kết nạp người vào Đảng thì
chi bộ ra nghị quyết đề nghị cấp uỷ cấp trên xem xét, quyết định.
c) Tập thể đảng uỷ cơ sở thảo luận, biểu quyết, nếu được hai phần ba số cấp uỷ viên trở lên
đồng ý thì ra nghị quyết đề nghị cấp uỷ cấp trên xét kết nạp.
Nếu đảng uỷ cơ sở được uỷ quyền quyết định kết nạp đảng viên thì do đảng uỷ cơ sở đó ra
nghị quyết và quyết định kết nạp.
-7, Quyết định của cấp uỷ có thẩm quyền kết nạp đảng viên
a) Sau khi nhận được nghị quyết đề nghị kết nạp đảng viên của cấp uỷ cơ sở, ban tổ chức của
cấp uỷ có thẩm quyền tiến hành thẩm định lại, trích lục tài liệu gửi các đồng chí uỷ viên ban
thườmg vụ cấp uỷ nghiên cứu.
Ban thường vụ cấp uỷ họp xét, nếu được trên một nửa số thành viên ban thường vụ đồng ý thì
ra quyết định kết nạp đảng viên. Đối với đảng uỷ cơ sở được uỷ quyền quyết định kết nạp đảng
viên, thì phải được ít nhất hai phần ba cấp uỷ viên đương nhiệm đồng ý mới được ra quyết định
kết nạp đảng viên.
b) Đối với tổ chức cơ sở đảng trực thuộc tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trục thuộc Trung ương
không được uỷ quyền quyết định kết nạp đảng viên, thì cấp uỷ cơ sở gửi văn bản đề nghị lên
ban tổ chức tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương để thẩm định, báo cáo thường
trực cấp uỷ; thường trực cấp uỷ chủ trì cùng với các đồng chí uỷ viên ban thường vụ là trưởng
các ban đảng xem xét, nếu được trên một nửa số thành viên đồng ý thì ra quyết định kết nạp
đảng viên.
Đối với các đảng uỷ, chi bộ cơ sở trực thuộc Đảng uỷ Công an Trung ương không được uỷ
quyền quyết định kết nạp đảng viên thì gửi văn bản đề nghị để Tổng cục Xây dựng lực lượng
Công an nhân dân thẩm định, báo cáo Ban Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương xét, nếu
được trên một nửa số thành viên đồng ý thì ra quyết định kết nạp đảng viên.
c) Trường hợp người vào Đảng có vấn đề liên quan đến lịch sử chính trị hoặc chính trị hiện
nay, nếu thuộc thẩm quyền quyết định của cấp uỷ thì cấp uỷ chỉ đạo xem xét, kết luận trước khi
xét kết nạp; nếu không thuộc thẩm quyền quyết định của cấp uỷ (theo quy định của Bộ Chính
trị) thì báo cáo ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc đảng uỷ trực thuộc Trung ương xem xét,
nếu được sự đồng ý bằng văn bản thì cấp uỷ có thẩm quyền mới ra quyết định kết nạp.

-8, Tổ chức lễ kết nạp đảng viên


a) Lễ kết nạp đảng viên phải được tổ chức trang nghiêm; tiến hành kết nạp từng người một
(nếu kết nạp từ hai người trở lên trong cùng một buổi lễ).
b) Trang trí lễ kết nạp (nhìn từ dưới lên): Trên cùng là khẩu hiệu "Đảng Cộng sản Việt Nam
quang vinh muôn năm"; cờ Đảng, cờ Tổ quốc, tượng hoặc ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh (bên trái),
ảnh Mác-Lênin (bên phải), tiêu đề : "Lễ kết nạp đảng viên".
c) Chương trình buổi lễ kết nạp
-Chào cờ (hát Quốc ca, Quốc tế ca);
-Tuyên bố lý do; giới thiệu đại biểu;
-Bí thư chi bộ hoặc đại diện chi uỷ đọc quyết định kết nạp đảng viên của cấp uỷ có thẩm
quyền;
-Đảng viên mới đọc lời tuyên thệ;
-Đại diện chi uỷ nói rõ nhiệm vụ, quyền hạn của người đảng viên, nhiệm vụ của chi bộ và
phân công đảng viên chính thức giúp đỡ đảng viên dự bị;
-Đại diện cấp uỷ cấp trên phát biểu ý kiến (nếu có);
- Bế mạc (hát Quốc ca, Quốc tế ca).
Nội dung thủ tục quản lý đảng viên
- Quản lý hồ sơ đảng viên: Hồ sơ đảng viên là hệ thống các văn bản theo quy định cảu Trung
ương, lưu giữ những thông tin về lịch sử chính trị, quan hệ gia đình, quan hệ xã hội, quá trình
công tác, phẩm chất, năng lực, trình độ của đảng viên.
Nội dung quản lý hồ sơ đảng viên được quy định cụ thể tại điểm 13.2- điều 6 như sau:
+1, Cấp uỷ cơ sở quản lý hồ sơ đảng viên và danh sách đảng viên. Cấp uỷ cơ sở nào không có
điều kiện quản lý và bảo quản hồ sơ đảng viên thì cấp uỷ cấp trên trực tiếp quản lý, bảo
quản.
+2, Cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng quản lý phiếu đảng viên và danh sách
đảng viên của đảng bộ, chi bộ cơ sở trực thuộc.
+3, Hằng năm, các cấp uỷ chỉ đạo, kiểm tra việc bổ sung lý lịch đảng viên và quản lý hồ sơ
đảng viên.
+4, Hồ sơ đảng viên là tài liệu mật của Đảng, không được tẩy xoá, tự ý sửa chữa. Tổ chức
đảng phải quản lý chặt chẽ theo chế độ bảo mật.
+5, Đảng uỷ Ngoài nước quản lý hồ sơ đảng viên, thẻ đảng viên và danh sách đảng viên ở
ngoài nước.
Ban Tổ chức Trung ương giúp Trung ương hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý hồ sơ đảng viên
trong toàn Đảng.
-Quản lý hoạt động của đảng viên: Chi bộ là nơi đảng viên tham gia sinh hoạt. là nới
có trách nhiệm trực tiếp quản lý đảng viên bao gồm hoạt động công tác và hoạt động quan hệ xã
hội. Hoạt động công tác là hoạt động thực hiện nhiệm vụ được giao.
+ Trong công tác quản lý đảng viên, quản lý hoạt động của đảng viên là nội dung khó
khăn và phức tạp nhất. Vì, mỗi đảng viên có điều kiện sống, hoàn cảnh công tác và các mối
quan hệ xã hội rất khác nhau, hoạt động của họ diễn ra hàng ngày, một số đảng viên thường
thay đổi nơi ở, nơi làm việc, nơi đăng ký hộ khẩu tạm thời với những quan hệ gia đình, xã hội
phức tạp.
+ ĐV là thường xuyên đi làm ăn xa gđình, xa địa phương cư trú nhiều ngày, nhiều tháng do đó
họ không thường xuyên tham gia sinh hoạt theo qđịnh của ĐLĐ. Việc qlý những ĐV này
thường khó khăn, vì vậy các đảng bộ cần có qui định rõ việc giữ mối liên hệ giữa đảng viên và
chi bộ đảng không để tình trạng ĐV đóng đảng phí đủ nhưng không sinh hoạt đầy đủ theo
qđịnh.
+ ĐV là người có đạo thgia hoạt động tôn giáo, phải phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức
tốt đẹp của tôn giáo; tuyên truyền vận động đồng bào cso đạo và chức sắc tgiáo hiểu và thực
hiện đúng đường lối của Đ, cs, PL của NN về tgiáo và ctác tgiáo; nêu cao tinh thần yêu nước,
ý thức bvệ TQ; phát hiện và đấu tranh chống lại những hành vi lợi dụng tgiáo hđộng trái PL, đi
ngược lại đường lối, cs của Đảng, có hại đến lợi ích của ndân và đkết tgiáo, đkết dtộc.
+ ĐV đang học tập hoặc ctác ở nước ngoài dài hạn cần được qlý chặt chẽ. ĐV lấy chồng (vợ)
người nước ngoài hoặc có con kết hôn với người nước ngoài cũng phải tuân thủ theo qui định:
thường xuyên bcáo với tchức đảng về những thay đổi của mình.
-Quản lý tư tưởng của đảng viên.
Tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức và lối sống trong sáng lành mạnh là
yêu cầu đầu tiên cần phải có của người đảng viên. Trở thành đảng viên của đảng cộng s ản, có
nghĩa là trở thành người chiến sĩ tiên phong trong hoạt động chính trị của đảng. Vì vậy, người
đảng viên phải tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của đảng , kiên trì chủ nghĩa mác
– lê nin, tư tưởng hồ chí minh, kiên định mục tiêu xây dựng đất nước theo định hướng XHCN.

Quản lý đảng viên về chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống là lĩnh vực quản lý rất
trừu tượng, những biểu hiện này chỉ có thể nhận biết qua ngôn ngữ, hành vi và kết quả hoạt
động thực tiễn của người đảng viên. Vì vậy quản lý đảng viên về chính trị, tư tưởng, đạo đức và
lối sống là hướng cho đảng viên suy nghĩ, hành động phù hợp với thực tế khách quan và truyển
thống văn hóa của dân tộc, đồng thời thông qua hoạt động thực tiễn, thông qua sinh hoạt đảng,
sinh hoạt tư tưởng mà định hướng tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống cho đảng viên./.
Câu 9. Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng: “ Cán bộ là cái gốc củ a mọi công việc,
công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Phân tích câu nói trên của
Hồ chí Minh?
Cán bộ theo nghĩa rộng bao gồm cán bộ, công chức, viên chức nói chung hoạt động trong các
tổ chức của hệ thống chính trị, các đơn vị sự nghiệp công và thành phần kinh tế nhà nước; họ
được hình thành thông qua con đường đào tạo và bồi dưỡng trong các nhà trường và thực tiễn.
Đây là bộ phận đông đảo và thường ổn định nhất.
Vai trò của cán bộ
Một cách khác, cán bộ là người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, trong
đó cần nhấn mạnh của cả hệ thống chính trị. Đây là đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, những
người có chức vụ, phân biệt với người thường, không có chức vụ. Bộ phận cán bộ này được
hình thành thông qua việc bầu cử dân chủ hoặc đề bạt, bổ nhiệm.
Để khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của người cán bộ, C.Mac cho rằng: “muốn thực hiện
tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn”. Lê nin cũng khẳng định:
“trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra
được đội ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ
chức và lãnh đạo phong trào”, Người cũng nhấn mạnh: nếu không có đội ngũ “thì tất cả mọi
mệnh lệnh và quyết định sẽ chỉ là mớ giấy lôn”.
Ở nước ta Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng: “ Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc
thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”.
Qua hơn 25 năm thực hiện đường lối đổi mới, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn.
đất nướ bước vào thòi kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để thực hiện thắng lợi mục
tiêu nhiệm vụ của thời kỳ này, đảng ta đã xây dựng chiến lược cán bộ. Trong đó, Đảng khẳng
định: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của
đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng đảng ”. Đội ngũ cán bộ
có vai trò quan trọng, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp các ngành lại càng có vai trò
quan trọng hơn. Thực tiễn phong trào cộng sản và công nhân quốc tế và thực tiễn cách
mạng nước ta cũng khẳng định điều đó.
Vai trò của cán bộ cơ sở:
Cơ sở là cấp chủ yếu đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước
vào nhân dân và tổ chức thực hiện, làm cho đường lối, chủ trương, chính sách thành hiện thực.
Đó là nơi kiểm nghiệm khẳng định tính đúng đắn của đường lối, chính sách, đóng góp những
kinh nghiệm để đảng bổ sung, hoàn chỉnh đường lối, chính sách. Cơ sở còn là nơi tiến hành các
hoạt động xây dựng nội bộ đảng. Những công việc đó đều do cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt ở
cơ sở tiến hành. Chất lượng thực hiện các công việc đó phụ thuộc và được quyết định bởi chất
lượng đội ngũ cán bộ cơ sở.
CB csở là người hàng ngày gắn bó với ndân, lăn lộn trong thực tiễn sinh hoạt ở cơ sở, họ có ưu
thế và vai trò to lớn trong việc khơi dậy, phát huy tinh thần làm chủ, tính sáng tạo của ndân. Do
hàng ngày hàng giờ trực tiếp gắn bó với nhân dân, nên đội ngũ cán bộ nắm vững tâm tư, nguyện
vọng chính đáng của nhân dân, để đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn, hợp
lòng dân, dễ đi vào nhân dân để nhân dân thực hiện. Đời sống mọi mặt của nhân dân có được
đảm bảo hay không phụ thuộc rất lớn vào sự lãnh đạo quản lý của đội ngũ cán bộ cơ sở

N gười trực tiếp lãnh đạo, điều hành các hđộng ở xã, phường, TT chính là đội ngũ CBCS. Cán
bộ ở cơ sở là hạt nhân, lực lượng nòng cốt bảo đảm sự đoàn kết thống nhất trong chi bộ, đảng
bộ và trong nhân dân, xóm, ấp, bản, khu phố. Thông qua đội ngũ cán bộ ở cơ sở, vai trò lãnh
đạo và uy tín của đảng được thể hiện và được nâng lên.
- Vai trò của công tác cán bộ ở tổ chức cơ sở đảng
Công tác CB có vai trò rất quan trọng, nó tạo nên đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
của từng thời kỳ cách mạng.
CT. HCM dạy rằng: “huấn luyện CB là công việc gốc của Đảng”. Trong công cuộc đổi mới,
nhất là thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước, Đảng khẳng định vai trò quan trọng của công
tác cán bộ và chỉ rõ mục tiêu của công tác cán bộ là xây dựng đội ngũ cán bộ đồng bộ, có chất
lượng mà nòng cốt là đội ngũ cán bộ chủ chốt của các ngành, các cấp và cơ sở.
Thực trạng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên (HNTW6 khóa X)
Quán triệt chủ trương và thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương, công tác xây dựng Ðảng ở cơ
sở đã có một số chuyển biến tiến bộ, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới đất nước.
Nhiều tổ chức cơ sở đảng đã giữ vững và phát huy được vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở; lãnh
đạo cán bộ, đảng viên, nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước và sự chỉ đạo của cấp ủy cấp trên; thực hiện có kết quả nhiệm vụ chính trị,
công tác chuyên môn của địa phương, cơ quan, đơn vị. Việc xây dựng và thực hiện quy chế dân
chủ ở cơ sở được triển khai và bước đầu đem lại kết quả tích cực, dân chủ trong Ðảng và trong
xã hội được mở rộng hơn. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch đội ngũ cán bộ cơ sở được
chăm lo. Ðội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ sở được tăng thêm về số lượng và chất lượng; trình độ,
kiến thức các mặt được nâng lên.
Nhiều cấp ủy viên và cán bộ, đảng viên đã được rèn luyện, thử thách, trưởng thành qua thực
tiễn công tác; kiên định lập trường giai cấp công nhân, trung thành với chủ nghĩa Mác - Lê-nin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Ðảng; gương mẫu thực hiện quan điểm, đường
lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hoàn thành nhiệm vụ được giao; trong đó,
nhiều cán bộ trẻ được đào tạo cơ bản, có phẩm chất, năng lực tốt, từng bước thích ứng với cơ
chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới. Công tác kết
nạp đảng viên được cấp ủy các cấp quan tâm chỉ đạo và đạt được một số kết quả tích cực.

Có được những chuyển biến tiến bộ trên là do Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban
Bí thư và các cấp ủy đã có những nghị quyết, chỉ thị, quy định và giải pháp lớn về xây dựng tổ
chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Nhiều cấp ủy cấp trên đã quan
tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh, củng cố cơ sở
yếu kém; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Các cấp ủy cơ sở đã nhận thức đầy đủ hơn vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ
sở đảng và chăm lo công tác xây dựng Ðảng. Ða số cán bộ, đảng viên đã được rèn luyện, thử
thách qua thực tiễn. Cơ sở vật chất, phương tiện và điều kiện làm việc của cơ sở từng bước
được trang bị tốt hơn trước.
Đa số CB, đảng viên có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất CT, đạo đức, lối sống, có ý thức
phục vụ ND, được ND tin tưởng. có bản lĩnh CT vững vàng, có tinh thần độc lập tự chủ, trung
thành với lý tưởng CM, có ý chí, nghị lực để vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, đưa sự nghiệp
đổi mới ngày càng thu nhiều thắng lợi. Đội ngũ CB thích nghi hơn với cơ chế thị trường và tích
lũy được thêm nhiều kinh nghiệm, việc hoạch định chính sách, khả năng cụ thể hóa đường lối,
chủ trương được nâng lên rõ rệt. Tính chủ động, sáng tạo được phát huy. Bệnh kinh nghiệm,
giáo điều, tính ỷ lại, thụ động từng bước được khắc phục.
Tuy nhiên, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán
bộ, đảng viên còn một số khuyết điểm, yếu kém :
Nhiều cấp ủy chưa thực sự coi trọng vị trí then chốt của công tác xây dựng Ðảng; chưa dành
thời gian, công sức để tập trung chỉ đạo xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng. Không ít tổ
chức cơ sở đảng chưa nhận thức và thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở
đảng. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống
cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở chưa đúng mức, tính định hướng, tính chiến đấu và tính giáo dục,
thuyết phục chưa cao. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, khả năng nhận thức, vận dụng, cụ thể
hóa và tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước và của cấp ủy cấp trên của nhiều tổ chức cơ sở đảng còn yếu, chưa đủ sức phát hiện, giải
quyết những vấn đề phức tạp xảy ra ở cơ sở; có tổ chức cơ sở đảng bị mất sức chiến đấu.
Nhiều cấp ủy, đảng bộ, chi bộ chưa thực hiện nghiêm nguyên tắc TTDC trong Ðảng; chưa
thực hiện có nền nếp chế độ sinh hoạt đảng, nội dung sinh hoạt chi bộ chậm đổi mới; chưa coi
trọng đổi mới phương thức lãnh đạo và phong cách, lề lối làm việc; bệnh thành tích còn nặng và
khá phổ biến. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí phấn
đấu, vi phạm nguyên tắc Ðảng, tự phê bình và phê bình yếu. Tình thương yêu đồng chí bị giảm
sút. Tình trạng suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ,
đảng viên rất đáng lo ngại; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực còn xảy ra ở nhiều nơi
nhưng chậm được phát hiện, ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả.
Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên còn bị
buông lỏng. Cấp ủy và chi bộ chưa nắm chắc tình hình tư tưởng và phẩm chất của cán bộ, đảng
viên; chưa chủ động dự báo và chuẩn bị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên trước những diễn biến
phức tạp và những vấn đề mới; chưa có biện pháp hữu hiệu ngăn ngừa, phát hiện, đấu tranh và
xử lý kịp thời những đảng viên vi phạm. Việc đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng
viên hằng năm còn hình thức, kết quả chưa phản ánh đúng thực chất. Công tác kết nạp đảng
viên còn chú ý nhiều đến số lượng, chưa chú trọng đúng mức đến chất lượng. Số đảng viên kết
nạp ở địa bàn dân cư, là công nhân trong các thành phần kinh tế còn ít.
Suy thoái về tư tưởng CT, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý
tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa
địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc. Chất lượng đội ngũ CB chưa đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới cả trong lĩnh vực XD Đảng, quản lý NN, quản trị DN và
hội nhập kinh tế quốc tế. Cơ cấu đội ngũ CB còn mất cân đối, thiếu đồng bộ, chưa hợp lý. Sự
chuyển tiếp giữa các thế hệ lãnh đạo, quản lý giỏi, CB đầu ngành, CB có trình độ cao có khả
năng dự báo, xử lý tốt những vấn đề phức tạp… còn hạn chế.
- Nguyên nhân còn hạn chế về công tác giáo dục, bồi dưỡng nhận thức, lý tưởng cho CB,
đảng viên; bản thân CB thiếu tự giác học tập, rèn luyện, tu dưỡng; công tác quản lý, kiểm tra,
bố trí, sử dụng CB còn nhiều bất cập, yếu kém; kỷ luật CB không nghiêm. Chưa có chính sách
phát hiện, thu hút và tạo nguồn CB trong nhiều lĩnh vực quan trọng; chưa sàng lọc, bảo vệ và
chăm lo tốt đội ngũ CB. Thiếu cơ chế phát hiện, tuyển chọn, đào tạo và sử dụng người có đức,
có tài. Nhiều cơ chế, chính sách chậm đổi mới, còn cào bằng, thậm chí lạc hậu, thiếu động
lựccho sự phát triển CB.
Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong thời gian tới
Các cấp ủy, tổ chức đảng cần thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau đây :
- Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có bản
lĩnh chính trị vững vàng, có trí tuệ, phẩm chất đạo đức cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật,
thực sự tiền phong gương mẫu, đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Hoàn thiện mô hình tổ chức của các loại hình tổ chức cơ sở đảng theo hướng gắn tổ chức cơ
sở đảng với lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội;
chăm lo kết nạp đảng viên, nhất là ở những địa bàn, đơn vị chưa có tổ chức đảng, chưa có đảng
viên.
- Thực hiện mạnh mẽ chủ trương trẻ hóa, tiêu chuẩn hóa, thể chế hóa và từng bước nhất thể
hóa chức danh cán bộ; tạo bước chuyển có tính đột phá về xây dựng đội ngũ cán bộ, công
chức ở cơ sở.
- Nâng cao chất lượng, đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động của các loại hình
tổ chức cơ sở đảng theo hướng vừa mở rộng dân chủ, vừa tăng cường kỷ cương, kỷ luật; khắc
phục tính hình thức, đơn điệu trong sinh hoạt, bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến
đấu của tổ chức cơ sở đảng.
- Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, quản lý đảng viên; dựa vào dân để xây
dựng Ðảng.
Thực trang công tác cán bộ
- Ưu điểm:
Công tác cán bộ bám sát được nhiệm vụ chính trị, đội ngũ cán bộ ở cơ sở trong thời gian qua
có sự phát triển về chất và lượng (cơ cấu, độ tuổi, trình độ)
Trong công tác cán bộ ngày càng được công khai minh bạch hơn.
Các tổ chức đảng quan tâm hơn về công tác cán bộ cũng như xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở
vững mạnh hơn, đội ngũ cán bộ cơ sở phát huy được vai trò, trách nhiệm của mình trong hệ
thống chính trị.
- Hạn chế:
Nhiều khuyết điểm yếu kém trong công tác cán bộ chậm được khắc phục
Còn một số tổ chức đảng chưa nhận thức đầy đủ và sâu sắc quan điểm: Công tác cán bộ là
khâu then chốt trong công tác xây dựng đảng
Môi trường làm việc của cán bộ chưa tạo động lực khuyến khích thu hút, phát huy năng lực
cống hiến của cán bộ.
Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo,
quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với
những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội,
thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô
nguyên tắc...
Đội ngũ cán bộ cấp Trung ương, cấp chiến lược rất quan trọng, nhưng chưa được xây
dựng một cách cơ bản. Công tác quy hoạch cán bộ mới tập trung thực hiện ở địa phương, chưa
thực hiện được ở cấp trung ương, dẫn đến sự hẫng hụt, chắp vá, không đồng bộ và thiếu chủ
động trong công tác bố trí, phân công cán bộ. Một số trường hợp đánh giá, bố trí cán bộ chưa
thật công tâm, khách quan, không vì yêu cầu công việc, bố trí không đúng sở trường, năng lực,
ảnh hưởng đến uy tín cơ quan lãnh đạo, sự phát triển của ngành, địa phương và cả nước.
Nguyên tắc "tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách" trên thực tế ở nhiều nơi rơi vào hình
thức, do không xác định rõ cơ chế trách nhiệm, mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân; khi sai sót,
khuyết điểm không ai chịu trách nhiệm. Do vậy, vừa có hiện tượng dựa dẫm vào tập thể, không
rõ trách nhiệm cá nhân, vừa không khuyến khích người đứng đầu có nhiệt tình, tâm huyết, dám
nghĩ, dám làm; tạo kẽ hở cho cách làm việc tắc trách, trì trệ, hoặc lạm dụng quyền lực một cách
tinh vi để mưu cầu lợi ích cá nhân.
- Giải pháp:
Xây dựng tiêu chuân cán bộ, xác định tiêu chuẩn cán bộ là khâu đầu tiên quan trọng trong
công tác cán bộ
Xác định công tác quy hoạch: tổng thể, dài hạn và xây dựng đội ngũ cán bộ 1 cách chủ động
có tầm nhìn xa đáp ứng được nhiệm vụ trước mắt và lâu dài.
Chú trọng đào tạo bồi dưỡng cán bộ.
Đánh giá cán bộ: là việc làm hàng năm trước khi hết nhiệm kỳ
Thực hiện tốt quy chế cán bộ ở cơ sở: công tác tuyển dụng, bầu cử , miễn nhiệm, luân chuyển,
luân chuyển cán bộ đồng thời đổi mới chỉnh đốn tổ chức bộ máy làm công tác cán bộ
ở cơ sở.

Câu 10. Tính chất cơ bản trong sinh hoạt đảng


Khái niệm và vai trò của sinh hoạt đảng bộ, chi bộ.
Khái niệm sinh hoạt đảng bộ, chi bộ
Sinh hoạt đảng: là sự gắn kết về trách nhiệm chính trị và tình đồng chí của người đảng viên
Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sinh hoạt đảng bộ, chi bộ cơ sở: là các hoạt động tập thể của toàn thể đảng viên (cấp ủy

viên) hoặc đại biểu để thảo luận và quyết định những vấn đề cần thiết.
Sinh hoạt đảng bộ, chi bộ cơ sở: là toàn bộ hoạt động của đảng viên, cấp ủy viên thực hiện
chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo, trên cơ sở những nguyên tắc, chế độ sinh hoạt và hoạt động của
Đảng. Được thể hiện dưới nhiều hình thức theo quy định của Đảng.
Vai trò của sinh hoạt Đảng ở cơ sở.
Một là, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng bộ, chi bộ.
Sinh hoạt đảng là toàn bộ hoạt động của cấp ủy, các tổ chức đảng và đảng viên nhằm thực hiện
chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo, được thể hiện ở hình thức đại hội, hội nghị và việc tổ chức thực
hiện các nghị quyết.
Sinh hoạt đảng là thể hiện năng lực và sức sống của tổ chức đảng.
Thông qua sinh hoạt đảng mà cán bộ, đảng viên được củng cố lập trường chính trị, nâng cao
nhận thức về mọi mặt, tích lũy những kinh nghiệm thực tiễn nhằm thực hiện thắng lợi các
nhiệm vụ.
Qua sinh hoạt đảng, mà các tổ chức đảng được kiện toàn và củng cố vững mạnh.
Hai là, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của chi bộ, đảng bộ và đường lối, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của cấp trên.
Tổ chức cơ sở đảng là nơi trực tiếp đưa đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước trở thành hiện thực sinh động trong cuộc sống.
Để thực hiện được điều đó, phải phát huy trí tuệ sáng tạo của cán bộ, đảng viên trong đảng bộ
và của toàn dân.
Tổ chức và nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng ở cơ sở vừa là nguyên tắc, vừa là điều kiện để
phát huy trí tuệ tập thể trong quán triệt và cụ thể hóa các nghị quyết của cấp trên thành nhiệm
vụ, chủ trương sát hợp với cơ sở.
Sinh hoạt đảng, còn là nơi đấu tranh để bảo vệ tính đúng đắn của đường lối và các nghị quyết
của Đảng, bảo đảm được thực hiện thắng lợi trong cuộc sống.
Ba là, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân ở cơ sở.
Mối liên hệ giữa Đảng với quần chúng được thể hiện ở nghị quyết đúng đắn, phù hợp lòng
dân; ở vai trò gương mẫu và đạo đức trong sáng của cán bộ, đảng viên; ở sự tôn trọng nhân dân.

Chỉ có nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, chú trọng lắng nghe và giải quyết tốt những nhu
cầu, nguyện vọng chính đáng của dân, làm cho dân hiểu, dân tin mới là cơ sở tăng cường mối
liên hệ gắn bó với dân.
Bốn là, đối với tổ chức đảng cấp trên.
Nâng cao chất lượng sinh hoạt, làm cho tổ chức cơ sở đảng - nền tảng của Đảng, trong s ạch,
vững mạnh góp phần làm cho đảng bộ cấp trên và toàn Đảng vững mạnh và ngược lại sự yếu
kém của cơ sở sẽ làm cho Đảng yếu kém.
Nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng ở cơ sở, mới làm cho mọi nghị quyết, chỉ thị của cấp trên
được thực hiện thắng lợi
Nội dung và tính chất của sinh hoạt đảng bộ, chi bộ.
Nội dung sinh hoạt.
NỘI DUNG SINH HOẠT CHI BỘ.
Sinh hoạt chi bộ thường kỳ:
Thông tin tình hình thời sự, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chỉ đạo của cấp
trên.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trong tháng trước.
Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của chi bộ.
Tình hình đảng viên thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước; nghị quyết của chi bộ và của cấp trên.
Đánh giá việc học, làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức HCM của đảng viên và quần chúng.

Thông báo ý kiến của đảng viên và quần chúng về sự lãnh đạo của chi bộ và vai trò tiền phong
gương mẫu của đảng viên.
Đề ra nhiệm vụ, chủ trương lãnh đạo của chi bộ tháng tới.
Căn cứ: chương trình, kế hoạch công tác của chi bộ trong quý; kết quả thực hiện tháng trước;
yêu cầu nhiệm vụ tháng tới và sự chỉ đạo của cấp trên.
Lựa chọn một số những vấn đề cụ thể, cấp thiết trong tháng tới để xác định rõ nhiệm vụ, chủ
trương lãnh đạo.
Chi bộ thảo luận và thông qua những nội dung trên, gồm cả đánh giá thực hiện và nhiệm vụ,
chủ trương lãnh đạo mới.
Tóm tắt kết luận, lấy biểu quyết (có thể toàn bộ hay theo từng vấn đề).
Nội dung sinh hoạt chi bộ chuyên đề:
Ít nhất mỗi quý một lần, chi bộ lựa chọn vấn đề sinh hoạt chuyên đề. Có thể chia làm ba nhóm
vấn đề sau:
Một là, chuyên đề về công tác xây dựng Đảng: Học tập làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức
HCM; xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; công
tác xây dựng đội ngũ đảng viên (chia ra từng nội dung cụ thể về công tác đảng viên)…
Hai là, xây dựng chính quyền, đoàn thể: chính quyền thôn, xã,tổ dân phố, khu phố, phường;
Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội…
Ba là, xây dựng địa phương, đơn vị, cơ quan…như xây dựng nông thôn mới; xây dựng thôn,
tổ dân phố, khu phố văn hóa; giải quyết việc làm, an sinh xã hội …
NỘI DUNG SINH HOẠT ĐẢNG BỘ.
Đảng bộ cơ sở sinh hoạt thường kỳ mỗi năm 2 lần, thường vào giữa và cuối năm. Ngoài ra còn
có những hội nghị bất thường và hội nghị giữa nhiệm kỳ.
Nội dung hội nghị vào giữa năm và cuối năm, sơ kết hoạt động của đảng bộ trong 6 tháng và 1
năm, xác định phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tiếp theo.
Nội dung hội nghị giữa nhiệm ký, sơ kết công tác của đảng bộ trong nửa nhiệm kỳ, đúc rút
những kinh nghiệm và xác định phương hướng, nhiệm vụ trong nửa nhiệm kỳ còn lại.
Hội nghị học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng và của cấp ủy cấp trên.
Ngoài ra, đảng bộ có thể tổ chức hội nghị bất thường.
b. Tính chất sinh hoạt đảng.
Tính lãnh đạo: sinh hoạt đảng phải bàn bạc, thảo luận một cách thẳng thắn, dân chủ những vấn
đề thuộc về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và những
nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng, trên cơ sở đó mà xác định đúng đắn các nhiệm vụ, chủ
trương, biện pháp lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ.
Tính giáo dục: thông qua mỗi kỳ sinh hoạt, đảng viên được nâng cao nhận thức, củng cố lập
trường chính trị, tích lũy được những kinh nghiệm thực tiễn về lãnh đạo.
Tính chiến đấu: sinh hoạt phải nêu cao tính tự phê bình và phê bình, nhìn thẳng vào sự thật,
nói đúng sự thật, đánh giá đúng sự thật, có biện pháp khắc phục những yếu kém hiệu quả.
Giải pháp nâng cao chat luong sinh hoat chi bộ
Duy trì nề nếp, chế độ sinh hoạt đảng.
Lựa chọn nội dung sinh hoạt chi bộ đúng đắn, thích hợp, thời gian hợp lý.
Chuẩn bị tốt các nội dung: phân công, tổ chức (cấp ủy họp trước)
Nâng cao chất lượng, đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động của các loại hình tổ
chức cơ s ở đảng theo hướng vừa mở rộng dân chủ, vừa tăng cường kỷ cương, kỷ luật; khắc
phục tính hình thức, đơn điệu trong sinh hoạt, bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến
đấu của tổ chức cơ sở đảng.
Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, đặc biệt là quán
triệt sâu sắc nội dung Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng
Đảng hiện nay”. Trên cơ sở nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ, đảng viên về ý nghĩa
quan trọng của việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và
sức chiến đấu của tổ chức đảng, của chi bộ.
Cấp uỷ các cấp, trước hết là cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng và đảng uỷ cơ sở cần
coi trọng những hướng dẫn nội dung nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Trước hết, cần
nghiên cứu Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương về nội dung nâng cao
chất lượng sinh hoạt chi bộ nói chung và với từng loại hình chi bộ (nông thôn, tổ dân phố, khu
dân cư, cơ quan, đơn vị sự nghiệp…) nói riêng, để vận dụng hướng dẫn chi bộ đề ra nội dung
sinh hoạt cho phù hợp. Nội dung sinh hoạt chi bộ phải đảm bảo được 3 tính chất lãnh đạo, giáo
dục, chiến đấu.
Quan tâm bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức nâng cao trình độ các mặt cho đội ngũ
bí thư chi bộ, nhất là về công tác xây dựng Đảng, trong đó có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của bí thư chi bộ. Bí thư chi bộ phải là những đảng viên tiêu biểu, có phẩm ch ất, đạo đức, có
sức khỏe, nhiệt tình và khả năng lãnh đạo, quản lý; được đảng viên tín nhiệm; biết cách chọn và
chuẩn bị nội dung cho sinh hoạt chi bộ và cách điều hành một buổi sinh hoạt chi bộ. Ở
những nơi có điều kiện nên nhất thể hoá chức danh bí thư chi bộ với chức danh chính quyền thì
chất lượng sinh hoạt chi bộ sẽ tốt hơn.
Thực hiện tốt phân công nhiệm vụ cho đảng viên, bảo đảm những đảng viên đang sinh hoạt
trong chi bộ phải được giao công việc cụ thể, đồng thời với thường xuyên kiểm tra, giám sát
của chi uỷ. Hằng tháng, đảng viên phải báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ được giao với chi bộ
hoặc tổ đảng (trừ số đảng viên đã được miễn công tác và sinh hoạt). Cần khắc phục tình trạng
một số đảng viên còn sức khỏe, còn khả năng song lại được miễn công tác và sinh hoạt.
Chỉ đạo ch ặt chẽ nội dung, phương pháp và cách tiến hành phân tích, đánh giá chất
lượng, phân loại chi bộ, đảng viên. Cần khắc phục cách làm hình thức, không phản ánh đúng
chất lượng chi bộ và đảng viên, không tạo động lực để đảng viên và chi bộ tích cực phấn đấu
nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ.
Cấp uỷ cấp trên định kỳ có kế hoạch kiểm tra về ch ất lượng và nội dung sinh hoạt của các
chi bộ để kịp thời uốn nắn rút kinh nghiệm, khắc phục những hạn chế trong sinh hoạt chi bộ.
Tập trung sức củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ
chức. Thực hiện đúng nguyên tắc TTDC, nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, thực hiện tự phê
bình và phê bình, giữ nghiêm kỷ luật, tăng cường đoàn kết trong Ðảng. Thường xuyên giáo dục,
rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, trình độ, kiến thức và năng lực
công tác cho đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Các cấp ủy, tổ chức đảng ở cơ sở thực hiện nghiêm túc, có nền nếp chế độ sinh hoạt đảng định
kỳ. Nội dung sinh hoạt chi bộ phải cụ thể, thiết thực, giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc
xảy ra ở địa phương, cơ quan, đơn vị. Mỗi quý, các chi bộ phải sinh hoạt chuyên đề ít nhất một
lần để bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho đảng viên trong chi bộ.
Thường xuyên bồi dưỡng đội ngũ cấp ủy viên, bí thư cấp ủy về kỹ năng cụ thể hóa và tổ chức
thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các
nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy cấp trên./.
Câu 11. Phương thức lãnh đạo của đảng
Phương thức lãnh đạo của đảng là hệ thống các hình thức, phương pháp, quy chế, quy định
quy trình chế độ lề lối lam việc, tác phong công tác … mà đảng ta sử dụng để tác động vào đối
tượng nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng.
Phương thức lánh đạo của tổ chức cơ sở đảng là hệ thống các hính thức, phương pháp, quy
chế, quy định, quy trình lề lối làm việc, tác phong công tác … mà tổ chức cơ sở đảng sử dụng
để tác động vào các tổ chức của hệ thống chính trị, các mặt của đời sống xã hội và nhân dân ở
cơ sở nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của tổ chức cơ sở đảng.
- Vì sao đảng ta đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng?
Vì các lý do sau:
Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam
là bài học kinh nghiệm được rút ra qua hơn 85 năm hoạt động thực tiễn của Đảng. Mỗi thời kỳ
của cách mạng đòi hỏi sự lãnh đạo của Đảng phải thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của nhiệm
vụ cách mạng, của tình hình trong nước và ngoài nước. Điều này đã được thể hiện trong suốt
chiều dài lịch sử, qua các giai đoạn, thời kỳ Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Khi thực hiện sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và chủ động hội nhập quốc tế thì
nhiệm vụ đặt ra đối với Đảng càng nặng nề, càng khó khăn, phức tạp. Do đó, đòi hỏi Đảng ta
phải thật sự vững mạnh và vươn lên ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ của tình hình mới (phẩm
chất, trí tuệ, năng lực, đạo đức, lối sống…).
Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ là quan điểm cơ bản đã được Đảng ta nêu
ra từ lâu, nhưng thực hiện vẫn còn hạn chế. Hơn nữa, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao,
ý thức về trách nhiệm và quyền công dân càng đòi hỏi phải đẩy mạnh việc xây dựng nền dân
chủ xã hội chủ nghĩa. Nó cũng đòi hỏi Đảng ta phải thay đổi nhận thức, thay đổi
phương thức lãnh đạo cho phù hợp.
Tình hình thế giới thay đổi nhanh chóng, phức tạp, khó lường, các quan hệ quốc tế đang diễn
ra rất phức tạp. Toàn cầu hoá kinh tế là xu thế khách quan, với hai mặt tích cực và tiêu cực.
Nước ta đang chủ động và tích cực hội nhập quốc tế đòi hỏi Đảng phải thường xuyên đổi mới
phương thức lãnh đạo cho phù hợp.
- Nội dung đổi mới.
Một là, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị phải
được đặt trong tổng thể nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng, tiến hành đồng bộ với đổi mới
các mặt của công tác xây dựng Đảng, với đổi mới tổ chức và hoạt động của cả hệ thống chính
trị, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đồng bộ với đổi mới kinh tế, xây
dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa; thích ứng với những đòi hỏi của quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá và hội nhập quốc tế.
Hai là, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị phải
trên cơ sở kiên định các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; thực hiện đúng nguyên tắc
TTDC; thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng và trong xã hội; đẩy mạnh phân cấp, tăng cường
chế độ trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu.
Ba là, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị là
công việc hệ trọng. Phải chủ động, tích cực, có quyết tâm cao, đồng thời có bước đi vững chắc.
Vừa làm, vừa tổng kết rút kinh nghiệm.
Bốn là, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị ở
mỗi cấp, mỗi ngành vừa phải quán triệt các nguyên tắc chung, vừa phải phù hợp với đặc điểm,
yêu cầu, nhiệm vụ lãnh đạo của từng cấp, từng ngành.
[Tiếp tục phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế khuyết điểm, nghị quyết đại hội XI xác định:
Điểm mới căn bản trong phương thức lãnh đạo của Đảng đối với xã hội khi trở thành Đảng cầm
quyền là có Nhà nước - một công cụ mạnh mẽ, sắc bén để thực hiện nội dung lãnh đạo.
Vì vậy, mục tiêu cao nhất trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là
làm cho Nhà nước mạnh lên, Nhà nước mạnh thì quyền làm chủ của nhân dân được bảo đảm và
phát huy; Đảng gần với dân và được dân tin yêu. Vì vậy, cần tập trung thực hiện một số nội
dung sau:
- Tập trung rà soát, bổ sung, điều chỉnh và ban hành mới, xây dựng đồng bộ hệ thống các quy
chế, quy định, quy trình công tác để đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với các tổ
chức trong hệ thống chính trị. Khắc phục tình trạng bao biện làm thay hoặc buông lỏng vai trò
lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước.
- Tích cực đổi mới phong cách, lề lối làm việc, tác phong công tác của các cơ quan lãnh đạo
của Đảng từ trung ương đến địa phương, cơ sở. Thực hiện tốt chế độ lãnh đạo tập thể đi đôi với
phát huy tinh thần chủ động và trách nhiệm cá nhân. Phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức
đảng, đảng viên hoạt động trong cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.

- Đổi mới cách ra nghị quyết và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghị quyết của Đảng.
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong Đảng, khắc phục tình trạng rườm rà, bất hợp lý về
thủ tục, giảm bớt giấy tờ, hội họp; sâu sát thực tế cơ sở, nói đi đôi với làm.]
- Giải pháp
+ Kiện toàn tổ chức và hoạt động của cấp ủy cơ sở
Bầu cấp ủy cơ sở với số lượng, cơ cấu hợp lý, đảm bảo chất lượng theo quy định,
hướng dấn của cấp ủy cấp trên.
Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của đảng bộ, chi bộ cơ sở và chất lượng đội
ngũ cán bộ, đảng viên.
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ cho cấp ủy.
Hoàn thiện chế độ chính sách đối với cán bộ ở cơ sở.
+ Đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy cơ sở
Đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy cơ sở với hoạt động của hệ thống chính trị ở
cơ sở phải đặt trong tổng thể nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn đảng; phải trên cơ sở kiên định các
nguyên tắc tổ chức và hoạt động của đảng; là công việc quan trọng; phải quán triệt các nguyên
tắc chung.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy cơ sở trước hết cần tập trung đổi mới nội
dung, phương thức lãnh đạo đối với hoạt động của các tổ chức trong HTCT ở địa phương trên
một số mặt công tác sau:
Thứ nhất, đầu mỗi nhiệm kỳ, cấp ủy cơ sở cần nhanh chóng xây dựng chương trình
công tác toàn khó.
Thứ hai, đổi mới nội dung, cách thức sinh hoạt của tổ chức đảng ở cơ sở.
Thứ ba, tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh quy chế làm việc của cấp ủy;
Thứ tư, nâng cao chất lượng lãnh đạo của cấp ủy cư sở gắn liền với công tác chăm lo
xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ sở đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ chính trị;
Thứ năm, tăng cường gắn bó mật thiết giữa tổ chức đảng ở cơ sở với nhân dân;
Thứ sáu, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành nghị quyết của đảng
bộ, đảng ủy; kiểm tra công tác kiểm tra tư cách đảng viên.
-Liên hệ ở Bình Dương
(văn kiện ĐH tỉnh đảng bộ BD lần thứ 9
1. về công tác xây dựng Đảng:
Để các cấp ủy Đảng thực sự đổi mới phương thức lãnh đạo đối với hệ thống chính trị, ngay
sau Đại hội, Tỉnh ủy đã chi đạo các cấp ủy, các Ban cán sự Đảng, Đảng đoàn bổ sung quy chế
làm việc, qui chế phối hợp hoạt dộng, xây dựng nhiều chương trình, đề án cụ thể hoá nghị quyết
Đại hội trên các lĩnh vực: phát triển kinh tế - văn hoá
- xã hội, bảo đảm trật tự an toàn xã hội vùng nông thôn, khu cụm công nghiệp; xây dựng
cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh; quy hoạch đào tạo cán bộ; hướng hoạt động của Mặt trận
Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội về cơ sở... và có Nghị quyết giao cho từng cơ quan
chức nãng triển khai, tổ chức thực hiện, hàng năm có đánh giá những kết quả, hạn chế, rút ra
nguyên nhân và có Nghị quyết tập trung chỉ đạo vào năm tiếp theo.
Việc tổ chức nghiên cứu, quán triệt các Nghị quyết, Kết luận, Thông báo của Ban Chấp hành
Trung ương, Bộ Chính trị (khoá X) đã được các cấp ủy Đảng trong Đảng bộ thực hiện nghiêm
túc, nhất là việc vận dụng các quan điểm, mục tiêu của từng Nghị quyết trong việc xây dựng
chương trình, kế hoạch hành động của ngành, địa phương sát hợp với đặc điểm, tình hình.
Dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các cấp ủy đảng đã kịp thời hướng dẫn
cơ sở và đảng viên thực hiện các quy định của Trung ương về: thi hành Điều lệ Đảng, công tác
kiểm tra, giám sát, công tác cán bộ, bảo vệ chính trị nội bộ; đồng thời tiến hành sơ, tổng kết
việc thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương.
Song song với việc quán triệt các Nghị quyết của Trung ương, Chương trình hành động của
Tỉnh ủy để tạo ra sự nhất trí về tình hình mới của đất nước nói chung, của Tỉnh nói riêng, các
cấp ủy Đảng đã dẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương dạo đức
Hồ Chí Minh'” trong toàn thể đảng viên, cán bộ công chức, lực lượng vũ trang. Qua học tập
các chuyên đề về đạo đức Hồ Chí Minh, tất cả đảng viên đều đăng ký phương hướng phấn đấu,
tu dưỡng của cá nhân theo đặc thù công tác, sinh hoạt của ngành, địa phương. Sau bước làm
theo với tinh thần “Nâng cao ý thức trách nhiệm, hét lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ
nhân dân” hiện nay, từng chi đảng bộ cơ sở đang học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh
“xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, là đạo đức, là vãn minh”
Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao chất lượng đội ngu
cán bộ, đảng viên được Tỉnh ủy quan tâm xuyên suốt, trong đó chú trọng việc phát huy dân chủ
trong sinh hoạt Đảng, tự phê bình, phê bình, tăng cường đoàn kết nội bộ, nâng cao chất lượng
sinh hoạt ở từng chi bộ. Công tác đánh giá phân loại, khen thưởng những cơ sở đảng, đảng viên
hàng năm đảm bảo chặt chẽ, đúng qui định và hướng dẫn của Trung ương, chú trọng về chất
lượng; kết quả đánh giá phản ảnh cơ bản sát với thực tế tình hình. H ệ thông tổ chức cơ sở đảng
tăng về số lượng và đảm bảo về chất lượng; đến nay, toàn Tỉnh có 515 tổ chức cơ sở đảng, tăng
67 cơ sở so với đầu nhiệm kỳ. Công tác phát triển đảng viên mới được quan tâm thường xuyên.
Trong nhiệm kỳ đã phát triển dược 6.127 đảng viên mới, nâng tổng sô" đảng
viên của Đảng bộ đến nay là 25.268 đảng viên, trong đó tỷ lệ đảng viên mới kết nạp là đoàn
viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, là nữ, trí thức tăng khá, góp phần thay đổi cơ câu đội
ngũ đảng viên theo hướng tích cực.
Công tác kiện toàn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hiệu quả
được tiếp tục thực hiện; đã lãnh đạo chặt chẽ việc sắp xếp, ổn định tổ chức bộ máy của các sở,
ngành, huyện, thị theo Nghị định 13, 14 của Chính Phủ. Công tác cán bộ được các cấp ủy Đảng
đặc biệt quan tâm, thực hiện đúng quan điểm, đảm bảo nguyên tắc, quy trình; táng cường phân
cấp trong quản lý cán bộ, lập thời bể sung các qui đinh, qui chế theo chỉ đạo của Trung ương.
Còng tác quy hoạch cán bộ được thực hiện theo quy định, sát thực tiễn, chú trọng chất lượng.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng
được tăng cường. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, có 16.798 lượt cán bộ được cử đi đào tạo, bồi
dưỡng, trong đó, về chuyên môn nghiệp vụ: sau đại học 347 cán bộ, cao đẳng - dại học 2.378
cán bộ; về lý luận chính trị: cao cấp 495 cán bộ, trung cấp 1.377 cán bộ. Có 48 cán bộ được cử
đào tạo theo đề án đào tạo đại học, sau đại học ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước; 19 cán
bộ được cử đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài theo Đề án 165 của Trung ương theo yêu cầu
chuẩn hóa đội ngũ cán bộ.
Công tác bố trí, bổ nhiệm cán bộ được thực hiện hợp lý và đúng quy định. Nhìn chung, qua
thực tiễn kết hợp công tác quy hoạch với đào tạo, luân chuyển, bố trí, sử dụng cán bộ, đội ngũ
cán bộ của Tỉnh cơ bản vững vàng về chính trị, trình độ, năng lực các mặt được nâng lên, có
phẩm chất đạo dức tốt, năng động, không ngừng phát huy hiệu quả công tác. Công tác chính
sách cán bộ được chú trọng, góp phần khuyến khích, động viên cán bộ, đảng viên tích cực công
tác; dặc biệt, việc chăm lo cán bộ, đảng viên có quá trình cống hiến, người có công với cách
mạng, cán bộ lão thành cách mạng được quan tâm hơn. Công tác bảo vệ chính trị nội bộ được
chỉ đạo thực hiện thường xuyên, góp phần nâng cao chất lượng quản lý, sử dụng cán bộ.
Công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng được lãnh đạo, chỉ đạo và tể chức thực hiện
nghiêm tủc. Các Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định. Quy định, Kết luận của Trung ương về công
tác kiểm tra, giám sát được tổ chức học tập, quán triệt đầy đủ từ tỉnh đến cơ sở. Nhận thức về
vi trí, vai trò, mục đích, ý nghĩa, tác dụng của công tác kiểm tra, giám sát của các cấp ủy, tổ
chức đảng và cán bộ, đảng viên ngày một nâng cao. Các quy chế phối hợp, quy trình thực hiện
công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng sớm được ban hành; cấp ủy viên các cấp được phân
công nhiệm vụ kiểm tra, giám sát cụ thể nên việc thực hiện nhiệm vụ này đã có nhiều thuận lợi.
Các cuộc kiểm tra, giám sát theo chương trình hàng năm
của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Uy ban Kiểm tra được triển khai
thực hiện đầy đủ, có chất lượng và hiệu quả, góp phần tích cực vào việc lãnh đạo thực
hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng trên địa bàn Tỉnh. Các tổ chức đảng và đảng
viên vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước được xem xét, xử lý kịp thời. Kết quả
trong nhiệm kỳ qua, toàn Đảng bộ Tỉnh đã giám sát được 428 tổ chức Đảng và 310 cá nhân
đảng viên; kiểm tra 637 tổ ch ức Đảng và 791 đảng viên trong việc chấp hành Chỉ thị, Nghị
quyết của Đảng; kiểm tra 175 tổ chức Đảng và 454 dảng viên khi có dấu hiệu vi phạm. Qua
kiểm tra, giám sát, đã thi hành kỷ luật 6 tổ chức Đảng và 455 đảng viên có vi phạm.
Theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương, Tính uỷ đã lãnh đạo, chi đạo chặt chẽ việc tổ chức Hội
nghị kiểm điểm giữa nhiệm kỳ của các Đảng bộ trực thuộc, đảm bảo nghiêm túc theo đủng kế
hoạch và yêu cầu đề ra. Hội nghị kiểm điểm giữa nhiệm kỳ từ tỉnh đến cơ sở đã kiểm điểm sâu
sắc các vấn đề trọng tâm, rút ra được những bài học kinh nghiệm về những kết quả đạt được
cũng như
những hạn chế cần khắc phục, đề ra phương hướng và các nhiệm vụ trọng tâm để đảm bảo
thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội của Đảng bộ cấp mình.
II. MỘT SỐ HẠN CHẾ, YÊU KÉM:
Công tác xây dựng Đảng trên một số lĩnh vực có mặt còn hạn chế như: Việc sơ, tổng kết theo
chỉ đạo của Trung ương có lúc còn chậm; công tác giáo dục chính trị tư tưởng chưa theo kịp
diễn biến tình hình và yêu cầu được thông tin ngày càng cao của cán bộ, đảng viên; chất lượng
quy hoạch cán bộ kế thừa chưa cao, nguồn quy hoạch còn hạn chế, cơ cấu, độ tuổi và tỷ lệ cán
bộ nữ còn nhiều bất cập; việc đào tạo cán bộ có trình độ cao, luân chuyển, tăng cường cán bộ
trẻ, có trình độ về cơ sở còn ít; công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và phát triển đảng viên
ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tuy đạt được một số kết quả nhưng nhìn chung còn khó
khăn.
1. Tăng cường xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức; đổi mới
phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kỉện mới:
Để bảo đảm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ IX trên các lĩnh vực
kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, các cấp ủy Đảng trong Đảng bộ phải quán triệt
hơn nữa nhiệm vụ then chốt trong giai đoạn mới là xây dựng từng cơ sở Đảng thật sự trong
sạch, vững mạnh, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ chính trị theo yêu cầu mới.
Đổi mới hơn nữa công tác giáo dục chính trị tư tưởng cả về nội dung lẫn hình thức. Qua nhiều
kênh thông tin, tuyên truyền sâu, rộng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những
quan điểm mới trong Cương lĩnh, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Thường xuyên giáo dục về lý tưởng cách mạng, bản lĩnh chinh trị, ý thức tổ chức kỷ luật, phẩm
chất đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên, chống tự diễn biến ở từng cơ sở Đảng. Tiếp tục
triển khai sâu rộng
Cuộc vận động lớn “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong nội bộ
Đảng, các tầng lớp nhân dân. cấp ủy từng cấp cần có biện pháp nắm bắt tư tưông, nguyện vọng
của cán bộ đảng viên, quần chúng nhân dân trên địa bàn, chỉ dạo cho cơ quan chuyên môn
thường xuyên tìm hiểu dư luận xã hội, khảo sát điều tra xã hội trong thực hiện các nhiệm vụ
kinh tế - văn hoá
- xã hội, quô'c phòng - an ninh.
Cấp ủy cơ sở cần xem trọng nhiệm vụ quản lý cán bộ, đảng viên về tư tưởng, phẩm chất, đạo
đức, lối sống dể mỗi cán bộ, đảng viên của đảng bộ thật s ự là tấm gương đối với quần chúng.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên về trách nhiệm, phẩm chất đạo đức,
lối sống. Phấn đấu hàng năm có từ 85% cơ sở Đảng trở lên dạt trong sạch vững mạnh, không có
cơ sở Đảng yếu kém; có từ 85% đảng viên trở lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, hạn chế đến mức
thấp nhất đảng viên vi phạm tư cách*
Tiếp tục kiện toàn tổ chức, bộ máy của Đảng và hệ thông chính trị theo biên chế cho phép,
chức nấng nhiệm vụ Trung ương qui định. Phát huy và mở rộng hơn nữa dân chủ trong sinh
hoạt Đảng; đồng thời, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ Đảng.
Từng cấp ủy Đảng cần bổ sung sửa đổi quy chế hoạt động, quan hệ với các tố chức khác trong
hệ thống chính trị theo nguyên tắc Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, các tể chức chính trị -
xả hội tham gia vận động, phản biện, giám sát...
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá IX) về chiến lược cán bộ trong thời kỳ
công nghiệp hoá - hiện đại hoá; có chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
lảnh đạo, quản lý từ nhiều nguồn. Tiếp tục công tác quy hoạch và tạo nguồn cán bộ, nhất là cán
bộ cơ sở, cán bộ quản lý kinh tế, văn hoá, xã hội. Trên cơ sở quy hoạch tiến hành luân chuyển
cán bộ lãnh đạo và quản lý sau Đại hội, tạo bước đột phá trong việc dào tạo, bồi dường, bố trí
theo hướng trẻ hoá, kế thừa, chú trọng cán bộ nữ* Có chính sách hợp lý thu hút nguồn cán bộ
trẻ tham gia công tác ở cơ sỏ để rèn luyện, bồi dường. Thực hiện nghiêm công tác bảo vệ chính
trị nội bộ theo quy định của Trung ương. Làm tốt công tác chính sách dối với
cán bộ có công, cán bộ hưu, cán bộ dã trải qua các thời kỳ kháng chiến.
Tiếp tục phát triển, xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các loại
hình cơ s ở Đảng; phát triển đảng viên đặc biệt là cơ sở Đảng trong các loại hình doanh nghiệp,
trong lực lượng dân quân địa phương, lực lượng công an cơ sở. Đẩy mạnh việc phát triển đảng
viên ở những nơi chưa- có đảng viên, trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh; phấn đấu đến
cuối nhiệm kỳ kết nạp mới 6.800 đảng viên, chú trọng lực lượng đoàn viên thanh niên, công
nhân, đội ngũ trí thức, phụ nữ... Thường xuyên giáo dục bồi dưỡng, cung cấp thông tin cho
đảng viên qua Trung tâm bồi dưỡng chính trị, sinh hoạt chi bộ để nâng cao chất lượng đảng
viên theo yêu cầu của tình hình mới.
Cấp ủy từng cấp thường xuyên chú trọng công tác kiếm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng
viên. Bên cạnh việc kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm cần chủ động kiểm tra, giám sát
về
phẩm chất đạo đức và kết quả thực hiện nhiệm vụ, về chấp hành đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết của cấp ủy các cấp, nhất là những lĩnh
vực dễ xảy ra sai phạm. Phối hợp chặt chẽ công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với công tác
thanh tra của nhà nước, công tác giám sát của HĐND, M ặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Đưa
công tác chất vấn trở thành sinh hoạt thường xuyên trong sinh hoạt Đảng định kỳ.
Quán triệt và triển khai thực hiện Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị, quan tâm
hơn nữa chất lượng và hiệu quả của công tác dân vận trong các cơ quan nhà nước theo yêu cầu
xây dựng chính quyền quản lý xã hội bằng pháp luật, trọng dân, gần dân, lắng nghe ý kiến của
dân nhưng giữ vững kỷ cương...

Câu 12. Đồng chí hãy phân tích nội dung công tác tư tưởng của đảng ở cơ sở hiện
nay. Liên hệ thực tiễn và đề xuất các giải pháp để thực hiện tốt nội dung này ở cơ quan,
đơn vị công tác.
- Vị trí, vai trò của công tác tư tưởng
Công tác tư tưởng là hoạt động lãnh đạo quan trọng hàng đầu của đảng nhằm nghiên cứu lý
luận, tổng kết thực tiễn, phát triển cương lĩnh, đường lối, chính sách của đảng trong từng thời
kỳ; truyền bá cương lĩnh đường lối, chính sách, xây dựng thế giới quan khoa học, bồi dưỡng lý
tưởng, lẽ sống, xây dựng niềm tin, định hướng giá trị đúng đắn, thúc đẩy con người hành động
tích cực và sáng tạo để thực hiện thắng lợi mục tiêu, lý tưởng của đảng.
Công tác tư tưởng là một trong những phương thức lãnh đạo chủ yếu, có vị trí quan trọng hàng
đầu trong hoạt động lãnh đạo của Đảng.
Công tác tư tưởng có vai trò tạo nên sự thống nhất ý chí và hành động, tạo nên sức mạnh chính
trị - tinh thần to lớn trong đảng và toàn xã hội, góp phần xứng đáng vào thắng lợi của sự nghiệp
cách mạng.
Công tác tư tưởng là một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động của
Đảng; là một trong những phương thức lãnh đạo của đảng ở cơ sở; là vũ khí sắc bén chống lại
các luận điểm xuyên tạc của kẻ thù.
- Nhiệm vụ của công tác tư tưởng.
Trong những năm tới, công tác tư tưởng của chi bộ, đảng bộ cơ sở tập trung vào các nhiệm vụ
chủ yếu như:
Một là: tăng cường giáo dục, nâng cao trình độ chính trị, tư tưởng, thống nhất nhận thức và
hành động, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị ở cơ sở.
Hai là: Công tác tư tưởng phải tuyên truyền, cổ vũ, động viên quần chúng góp phần đẩy mạnh
phong trào thi đua yêu nước thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đơn vị.
Ví dụ: từ 2007, chúng ta đã đẩy mạnh cuộc vận động “ học tập và làm theo tám gương đạo đức
Hồ Chí Minh”, cuộc vận động đã tr ở thành một phong trào hoạt động chính trị sâu rộng trong
toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta. Đã đưa đựơc những gương điển hình tiên tiến cho xã hội học
tập và noi theo. Hoặc các phong trào chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, 30/04,
01/05, 02/09...phong trào của Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh... đã thu hút được đông đảo các
tầng lớp trong xã hội tham gia.
Ba là: tăng cường giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân
Cần đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, coi
đây là việc tuyên truyền chính trị sâu rộng trong quần chúng, coi việc giáo dục đạo đức cách
mạng cho cán bộ đảng viên và nhân dân là nhiệm vụ hết sức quan trọng.
Bốn là: Công tác tư tưởng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa, bồi dưỡng,
xây dựng con người mới với những đức tính, phẩm chất tốt đẹp.
Năm là: Công tác tư tưởng trực tiếp tham gia đẩy mạnh công cuộc vận động xây dựng, chỉnh
đốn Đảng, xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh.
Sáu là: Chủ động tiến công, triển khai có hiệu lực cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng.
- Nội dung công tác tư tưởng.
Giáo dục chủ nghĩa mác - lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên, quần chúng. là
nội dung quan trọng hàng đầu, nhằm bồi dưỡng và nâng cao nhận thức lý luận chính trị, lòng
yêu nước, tình cảm cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ở cơ sở, thông qua việc tổ
chức nghiên cứu, học tập, quán triệt, thông tin, tuyên truyền các nghị quyết, chỉ thị của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước; tổ chức học tập lịch sử, truyền thống đấu tranh cách mạng
của đảng bộ và nhân dân địa phương. Trên cơ sở đó, tạo ra sự nhất trí, tin tưởng và quyết tâm
thực hiện thắng lợi các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội...
Giáo dục ch ủ trương, đường lối của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, nhiệm vụ của
TCCSĐ, của đơn vị. nhằm phổ biến, truyền bá đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ phục vụ sản xuất, đời sống,
thông tin kịp thời tình hình thời sự, chính trị…định hướng tư tưởng trước các sự kiện tác động
đến tư tưởng, tình cảm, tâm trạng của quần chúng ở cơ sở.
Giáo dục truyền thống: lịch sử, quê hương, đơn vị.
Bồi dưỡng kiến thức khoa học, trình độ các mặt cho cán bộ, đảng viên, nâng cao trình độ dân
trí.
Nâng cao tinh thần cảnh giác, chống diễn biến hòa bình, bảo vệ đảng chính quyền, chế độ.
- Phương pháp công tác tư tưởng
Phương pháp công tác tư tưởng có nhiều loại, nhưng có thể khái quát thành 3 nhóm chính là:
+ nhóm pp dùng lời nói như: giảng bài, báo cáo, thuyết trình, kể chuyện, nói chuyện thời sự,
tọa đàm, coi trọng pp tuyên truyền miệng.
+ Nhóm pp trực quan, bao gồm sử dụng các loại phương tiện phục vụ cho công tác tư tưởng,
như chiếu phim, triển lãm, pano,áp phích.
+ nhóm pp thực tiễn như: tổ chức tham quan di tích, tổ chức lễ hội, …
Đối với cơ sở, công tác tư tưởng có thể vận dụng linh hoạt các hình thức, phương pháp công
tác tư tưởng:
+ Nêu gương: pp nêu gưng được thực hiện bằng các việc nêu điển hình tốt để học tập và chỉ ra
các thói hư, tật xấu để phê phán ở cơ sở.
+ Thuyết phục: người làm công tác tư tưởng phải hiểu được các trạng thái tư tưởng, trình độ
chính trị, trình độ và đặc điểm nhận thức của quần chúng, từ đó lựa chọn nội dung lý luận và
thực tế phù hợp để thuyết phục.
+ tăng cường các hoạt động thực tiễn: chiếu phim, biểu diễn văn nghệ, tổ chức hội thi phát
thanh viên, …
+ tổ chức tốt các hoạt động tập thể ở cơ sở như hội diễn, lễ hội, phát huy vai trò của các tổ
chức chính trị - xã hội.
+ tác động vào việc hình thành các trạng thái tâm lý xã hội.
- Hình thức công tác tư tưởng
Tiến hành công tác tư tưởng thông qua các cuộc sinh hoạt đảng, sinh hoạt các tổ chức đoàn thể

Tổ chức định kỳ các hoạt động thông tin thời sự về tình hình trong nước và quốc tế Thông
qua các hoạt động tập thể, các sinh hoạt cộng đồng để tiến hành công tác tư tưởng
Tổ ch ức tốt các cuộc vận động, các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ thể dục, thể thao, vui chơi
giải trí để vận động nhân dân hăng hái tham gia xây dựng đời sống văn hóa.
Tăng cường công tác tư tưởng thông qua các cuộc tiếp dân, đối thoại giữa cán bộ lãnh đạo với
nhân dân, các cuộc thảo luận, trao đổi chuyên đề
Sử dụng nhiều hình thức cổ động phong phú,sinh động để nhân dân hiểu rõ quan điểm, đường
lối, chủ trương của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, các quyết định của các cấp chính
quyền địa phương.
- Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng của đảng và cơ sở
+ Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, vai trò của chính quyền cơ sở, đẩy mạnh công
tác tư tưởng trong tình hình mới
+ Mở rộng dân chủ, phá huy tự do tư tưởng, đồng thời giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật phát
ngôn theo quy định
+ Nêu cao vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên, thực hiện nói đi đôi với làm, nói và làm
đúng đường lối chính sách, pháp luật.
+ Cấp ủy cơ sở cần khai thác và sử dụng có hiệu quản các kênh thông tin để giáo dục chính trị
- tư tưởng.
+ Đổi mới hình thức biện pháp theo hướng phát huy dân chủ công khai, trung thực trong công
tác tư tưởng
+ Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo và đội ngũ báo cáo viên ở tổ
chức cơ sở đảng
-Liên hệ thực tiễn
- Đánh giá tình hình tư tưởng và công tác tư tưởng của đơn vị.
- Giải pháp (đối với đơn vị và bản thân) ( DỰA theo giải pháp công tác tư tưởng của đảng và
cơ sở) + Tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh./.
105

You might also like