Huong Dan Luan Van Tong Quan Tai Lieu

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

HƯỚNG DẪN CÁCH VIẾT LUẬN VĂN

THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN

Giới thiệu
Trong những năm gần đây, với sự phát triển không ngừng của khoa học công
nghệ và internet, các nghiên cứu tổng quan ngày càng trở nên phổ biến và đóng vai
trò quan trọng trong việc cung cấp bằng chứng khoa học trong y học cho hướng dẫn
thực hành lâm sàng cũng như hình thành các ý tưởng nghiên cứu mới. Các nghiên cứu
tổng quan tiết kiệm thời gian và kinh phí so với một nghiên cứu mới hay một thí
nghiệm mới. Trong khi đó, các nghiên cứu thu thập số liệu trên người bệnh/người dân
có những hạn chế và khó khăn nhất định như số lượng mẫu hạn chế, chủ đề nghiên
cứu rời rạc, tốn nhiều nguồn lực cho việc thu thập số liệu.
Xuất phát từ những lí do trên, Trường Đại học Y Hà Nội khuyến khích các học
viên sau đại học viết luận văn dưới hình thức Nghiên cứu tổng quan (tổng quan luận
điểm/tổng quan có hệ thống/phân tích gộp) sử dụng dữ liệu thứ cấp trong nghiên cứu.

Đối tượng áp dụng


Các học viên sau đại học bao gồm: Cao học, Bác sĩ nội trú, Chuyên khoa II.

Phân loại nghiên cứu tổng quan


Nghiên cứu tổng quan được phân loại bao gồm tổng quan truyền thống
(traditional literature review), tổng quan luận điểm (scoping review/comprehensive
review) và tổng quan có hệ thống/phân tích gộp (systematic review).
Bảng 1: Phân loại các nghiên cứu tổng quan
Tổng quan truyền Tổng quan luận điểm Tổng quan hệ thống
thống (Traditional (Scoping Review) (Systematic Review)
Literature Review)
Định - Tổng hợp & thảo luận - Tổng hợp & xác định - Tổng hợp bằng
nghĩa về luận điểm/quan các loại bằng chứng đã chứng từ các nghiên

1
Tổng quan truyền Tổng quan luận điểm Tổng quan hệ thống
thống (Traditional (Scoping Review) (Systematic Review)
Literature Review)
điểm/thông tin/kết quả có trong một lĩnh vực cứu trước đây để trả
có liên quan đến chủ đề nghiên cứu quan tâm lời cho câu hỏi nghiên
nghiên cứu quan tâm. (khái niệm, đặc điểm, cứu quan tâm về đánh
- Thường là 1 chương chủ đề sẵn có…) giúp giá ý nghĩa, hiệu quả
trong luận văn định hướng nghiên cứu. can thiệp
- Tiền đề của nghiên
cứu tổng quan hệ thống
Câu hỏi Không có câu hỏi Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu rõ
nghiên nghiên cứu (giúp hình rộng, mang tính khám ràng, cụ thể, có cấu
cứu thành câu hỏi) phá, không theo cấu trúc trúc (PICO)
Tìm - Một vài cơ sở dữ liệu - Nhiều cơ sở dữ liệu. - Nhiều cơ sở dữ liệu
kiếm tài - Không cần xây dựng - Xây dựng chiến lược - Xây dựng chiến lược
liệu chiến lược tìm kiếm tài tìm kiếm tài liệu tìm kiếm tài liệu chặt
liệu chẽ
Đánh giá Không cần đánh giá tài Không cần đánh giá tài Cần đánh giá tài liệu:
tài liệu liệu liệu chất lượng, sai số…
Kỹ thuật Tổng hợp, mô tả, nhận Tổng hợp, tóm tắt, khái Tổng hợp, tóm tắt,
phân tích xét quát (mapping) phân tích/phân tích
gộp (kỹ thuật Meta-
analysis)
Trình Tóm tắt các kết quả Tóm tắt các kết quả Cung cấp bằng chứng
bày kết mang tính định tính mang tính định tính, định lượng. Kết luận
quả nhìn nhận đa chiều về dựa trên bằng chứng
một khái niệm, chủ đề
nào đó hơn là đánh giá

2
Tổng quan truyền Tổng quan luận điểm Tổng quan hệ thống
thống (Traditional (Scoping Review) (Systematic Review)
Literature Review)
đúng/sai.

1. Yêu cầu về cấu trúc và hình thức trình bày của luận văn nghiên cứu tổng quan
1.1. Yêu cầu về cấu trúc
Luận văn tổng quan bao gồm các nội dung sau:
Đặt vấn đề & Mục tiêu đề tài
Chương 1: Tóm tắt kết quả nghiên cứu
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
- Công cụ nghiên cứu chuẩn (protocol chuẩn) (nếu có)
- Tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ các nghiên cứu
- Khung lý thuyết và các câu hỏi chính của nghiên cứu
- Các nguồn dữ liệu, cơ sở dữ liệu sử dụng tìm kiếm tài liệu
- Chiến lược tìm kiếm
- Quá trình lựa chọn
- Quá trình thu thập dữ liệu
- Phương pháp xử lý dữ liệu thiếu (missing) (nếu có)
- Các thông tin được trích xuất từ các nghiên cứu được lựa chọn
Đối với nghiên cứu tổng quan hệ thống có thêm các nội dung:
- Phương pháp đánh giá chất lượng từng nghiên cứu
- Tóm tắt các đo lường có tính đến hệ số thiết kế (effect size) (ví dụ
như OR, sự khác nhau giữa các giá trị trung bình…)
- Cơ sở lý luận cho việc gộp (hoặc không gộp) kết quả của các
nghiên cứu đã được lựa chọn
- Phương pháp tổng hợp bằng chứng (định tính hay phân tích gộp)
- Các phân tích khác (nếu có)

3
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Nên được trình bày theo các câu hỏi chính cần trả lời và mỗi phần gồm các nội
dung sau:
- Quá trình lựa chọn nghiên cứu
- Liệt kê các nghiên cứu được bị loại và lý do
- Đánh giá chất lượng các nghiên cứu được chọn
- Tổng hợp định tính
- Kết quả phân tích gộp (nếu có)
- Các bảng và biểu đồ
Chương 4: Bàn luận
- Tóm tắt các bằng chứng tìm được
- Điểm mạnh và điểm yếu của tổng quan hệ thống này
- Các kết luận cho các câu hỏi đã đặt ra
- Các khoảng trống trong các bằng chứng
- Các hướng nghiên cứu mới
Kết luận
Khuyến nghị
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục:
- Nguồn dữ liệu đã thu thập
- Danh sách các bài báo sử dụng để đánh giá
- Các phân tích đã áp dụng
1.2. Yêu cầu về hình thức trình bày
Quy định chi tiết về font chữ, cỡ chữ, tài liệu tham khảo....của hình thức luận văn
này cũng tương tự như hình thức luận văn thông thường. Cụ thể như sau:
- Các trang bìa gồm các thông tin chung bao gồm: cơ sở đào tạo, họ và tên học viên, tên đề tài, chuyên ngành, mã số đào tạo,

cán bộ hướng dẫn khoa học

+ Bìa ngoài (xem Phụ lục 1).

4
+ Trang phụ bìa (xem Phụ lục 2).

- Mục lục (xem Phụ lục 3).

- Danh mục các chữ viết tắt (nếu có).

- Danh mục các bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ.

- Đặt vấn đề & Mục tiêu nghiên cứu (từ đây bắt đầu đánh số trang theo chữ số Ả rập: 1, 2, 3, .....).

- Chương 1: Tóm tắt kết quả nghiên cứu

- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.

- Chương 3: Kết quả nghiên cứu

- Chương 4: Bàn luận

- Kết luận

- Khuyến nghị

- Tài liệu tham khảo

- Phụ lục (nếu có).

Luận văn phải trình bày rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xóa, các số liệu minh họa không trình bày nhiều lần để kéo dài trang

luận văn; luận văn phải đánh số trang, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị.

- Số trang: khoảng 60 đến 80 trang khổ A4 khoảng từ 20.000 đến 25.000 chữ (không kể các trang ảnh, tài liệu tham khảo và phụ lục kèm

theo).

- Soạn thảo văn bản: Sử dụng bảng mã Unicode, font chữ Times New Roman cỡ 13 hoặc 14 của hệ soạn thảo Winword hoặc tương

đương; mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ; dãn dòng đặt ở chế độ 1,5 lines; lề trên 3,5cm; lề dưới

3,0cm; lề trái 3,5cm; lề phải 2cm. Số trang được đánh ở giữa, phía trên đầu mỗi trang, và đánh số trang từ phần đặt vấn đề theo chữ số Ả Rập

(1,2,3...).

- Tiểu mục: Các tiểu mục của Đề cương được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số, nhiều nhất gồm bốn chữ số với số thứ nhất chỉ số

chương (ví dụ: 4.1.2.1 chỉ tiểu mục 1 nhóm tiểu mục 2 mục 1 chương 4).

- Bảng biểu, hình vẽ, phương trình: Việc đánh số bảng biểu, hình vẽ, phương trình phải gắn với số chương; ví dụ Hình 3.4 có nghĩa là

hình thứ 4 trong chương 3. Mọi đồ thị, bảng biểu lấy từ các nguồn khác phải được trích dẫn đầy đủ, ví dụ “Nguồn: Bộ Y tế - 2019”. Nguồn được

trích dẫn phải được liệt kê chính xác trong Danh mục tài liệu tham khảo. Tên của bảng ghi phía trên bảng; tên hình vẽ, sơ đồ, biểu đồ ghi phía dưới

hình vẽ, sơ đồ, biểu đồ.

5
- Viết tắt: Hạn chế sử dụng chữ viết tắt trong luận văn. Chỉ viết tắt những từ, những cụm từ, thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong luận

văn hoặc có tính phổ biến. Nếu luận văn phải sử dụng nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục các từ viết tắt.

- Tài liệu tham khảo và cách trích dẫn: Trích dẫn theo số thứ tự xuất hiện trong nội dung bài, không theo tên tác giả và năm. Tài liệu

trích dẫn đánh số và trình bày theo quy định AMA (theo quy định trích dẫn tài liệu tham khảo của tạp chí Nghiên cứu Y học, trường Đại học Y Hà

Nội). Đối với tên tác giả Việt Nam cần ghi đầy đủ và nguyên tên họ.

(chi tiết tại link https://libguides.usc.edu/ld.php?content_id=49818556).

2. Hướng dẫn các bước thực hiện luận văn theo hướng nghiên cứu tổng quan
(tham khảo tại đại chỉ: http//handbook-5-1.cochrane.org/)
1. Xác định câu hỏi nghiên cứu.
2. Lựa chọn phạm vi nghiên cứu tổng quan tài liệu xác định tiêu chí và chiến
lược tìm kiếm.
3. Chọn các nghiên cứu và thu thập dữ liệu. Tiến hành tìm kiếm các tài liệu.
4. Đánh giá nguy cơ sai số/sai lệch trong các nghiên cứu đã lựa chọn.
5. Tổng hợp phân tích số liệu và thực hiện phân tích gộp (nếu có).
6. Trình bày kết quả nghiên cứu.
7. Bàn luận, phiên giải kết quả và đưa ra kết luận.
2.1. Xác định câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu tổng quan hệ thống cần có định hướng cụ thể, không chỉ là việc thu
thập dữ liệu từ các nghiên cứu đơn lẻ trong một lĩnh vực mà thay vào đó là tổng hợp
nhiều khía cạnh và nghiên cứu liên quan đến một câu hỏi nghiên cứu cụ thể, được học
viên giải thích và phân tích theo cách tổng hợp.
Lời khuyên:
- Thảo luận với người hướng dẫn của mình trước khi bắt đầu nghiên cứu.
- Phải chắc chắn rằng câu hỏi nghiên cứu của bạn không quá rộng cũng không
quá hẹp. Bạn có khả năng kiểm soát được hay không?
- Bắt đầu bằng việc viết ra các thuật ngữ liên quan tới câu hỏi nghiên cứu của
bạn. Điều này sẽ rất hữu ích cho việc tìm kiếm tài liệu sau này.

6
2.2. Lựa chọn phạm vi nghiên cứu tổng quan tài liệu
Xác định tiêu chí và chiến lược tìm kiếm
- Có bao nhiêu nghiên cứu/tài liệu bạn cần xem xét?
- Thiết kế nghiên cứu nào được xem xét?
- Các tài liệu nghiên cứu được tính trong những thời điểm nào?
- Xây dựng công cụ nghiên cứu chuẩn (protocol chuẩn) (nếu có).
Lời khuyên:
- Lựa chọn phạm vi nghiên cứu tổng quan tài liệu phụ thuộc vào phạm vi phân
công của bạn. Yêu cầu cần có bao nhiêu tài liệu?

7
Số
lượng
các
nghiên Cần ít tài liệu tổng quan Cần nhiều tài liệu tổng quan
cứu
được
công
bố
Cần xác định các câu hỏi nghiên cứu Cần nghiên cứu tổng thể và chỉ ra
nhu cầu cần nghiên cứu tiếp theo

Số lượng các tài liệu cần thiết cho nghiên cứu tổng quan
2.3. Lựa chọn các nghiên cứu và thu thập dữ liệu
Tạo một danh sách các cơ sở dữ liệu bạn sẽ tìm kiếm. Bạn có thể tìm dữ liệu từ:
- Thư viện Đại học Y Hà Nội
- Pubmed
- Các bài báo khoa học trong nước và quốc tế
- Sách
- ….
Bạn có thể tìm kiếm tài liệu thủ công (lên thư viện trường Đại học Y Hà Nội, thư
viện Quốc gia…) hoặc qua internet. Các nguồn thông tin tham khảo cho lĩnh vực y
học phổ biến trên internet bao gồm: Pubmed, Hinary, website của các tổ chức lớn….
Việc tìm kiếm tài liệu qua internet sử dụng các từ “AND’, “OR”, “NOT” trong
quá trình tìm kiếm sẽ giúp bạn tìm được các tài liệu theo tiêu chí/phạm vi bạn đặt ra.

Tiến hành tìm kiếm các tài liệu

8
- Đọc phần tóm tắt của các nghiên cứu thật kĩ lưỡng. Điều này sẽ giúp bạn tiết
kiệm thời gian.
- Viết ra nội dung chính bạn tiến hành trong mỗi cơ sở dữ liệu để bạn có thể sao
chép chúng nếu bạn cần sau này (hoặc tránh các tìm kiếm cụ thể mà bạn đã
quên bạn đã thử).
- Sử dụng các thư mục và tài liệu tham khảo của các nghiên cứu bạn tìm thấy để
xác định vị trí của người khác.
- Hỏi cán bộ hướng dẫn của bạn hoặc một học giả trong lĩnh vực này nếu bạn
đang thiếu bất kỳ công việc quan trọng nào trong lĩnh vực này.
Đọc và tìm hiểu về các tài liệu
Một số câu hỏi có thể giúp bạn phân tích nội dung nghiên cứu
- Câu hỏi nghiên cứu của nghiên cứu bạn đang xem xét là gì? Các tác giả đang
cố gắng khám phá điều gì?
- Các khái niệm chính là gì và định nghĩa như thế nào?
- Phương pháp nghiên cứu là gì? Mô hình/phương pháp? Nghiên cứu có sử
dụng khung nghiên cứu hay không hay có cách tiếp cận sáng tạo?
- Các mẫu nghiên cứu và các biến được sử dụng, kết quả và kết luận. Liệu
nghiên cứu dường như đã hoàn thành? Nó có thể được tiến hành hợp lý hơn?
Nó còn đặt ra câu hỏi gì nữa?
- Nếu có những nghiên cứu mâu thuẫn, tại sao bạn nghĩ như vậy?
- Các tác giả được xem trong lĩnh vực này như thế nào? Nghiên cứu này đã
được trích dẫn chưa?; Nếu vậy, nó đã được phân tích như thế nào?
2.4. Đánh giá nguy cơ sai số/sai lệch trong các nghiên cứu đã lựa chọn (nếu có)
2.5. Tổng hợp phân tích số liệu và thực hiện phân tích gộp (nếu có)
Một số câu hỏi sẽ giúp bạn phân tích được chủ đề từ các tài liệu nghiên cứu:
- Câu hỏi nghiên cứu của nghiên cứu bạn đang xem xét là gì? Các tác giả đang
cố gắng khám phá điều gì?

9
- Nghiên cứu được tài trợ bởi một nguồn có thể ảnh hưởng đến kết quả nghiên
cứu?
- Phương pháp nghiên cứu là gì? Phân tích tổng quan tài liệu, các mẫu và các
biến được sử dụng, kết quả và kết luận. Liệu nghiên cứu đã hoàn thành? Nó có
thể được tiến hành hợp lý hơn? Nó còn đặt ra câu hỏi gì nữa?
- Nếu có những nghiên cứu mâu thuẫn, tại sao bạn nghĩ đó là?
- Các tác giả được xem trong lĩnh vực này như thế nào? Nghiên cứu này đã
được trích dẫn chưa? Nếu vậy, nó đã được phân tích như thế nào?
- Tổng hợp phân tích số liệu và thực hiện phân tích gộp (nếu có)
2.6. Trình bày số liệu, kết quả nghiên cứu
2.7. Bàn luận, phiên giải kết quả và đưa ra kết luận

3. Sử dụng bảng kiểm PRISMA trong quá trình thực hiện nghiên cứu tổng quan
hệ thống
PRISMA (Preferred Reporting Items for Systematic Reviews and Meta-
Analyses) là bảng kiểm hướng dẫn cho các nhà lâm sàng, cán bộ nghiên cứu thực hiện
một nghiên cứu tổng quan/phân tích gộp đầy đủ nhất được các nhà nghiên cứu y khoa
(mạng lưới quốc tế EQUATOR NETWORK) khuyến cáo thực hiện theo.
Bảng kiểm PRISMA chính thức bao gồm sơ đồ 4 giai đoạn thực hiện nghiên cứu
tổng quan (Hình 1) và bảng kiểm đầy đủ với 27 danh mục (Hình 2). Trong một số
trường hợp bạn có thể sử dụng bảng kiểm PRISMA đối với các bài báo khoa học dạng
tóm tắt (Hình 3).
Để tìm hiểu kĩ hơn, học viên có thể truy cập tham khảo tại các website:
http://www.prisma-statement.org/PRISMAStatement/

10
Hình 1: Sơ đồ PRISMA 2009

Số nghiên cứu xác định thông Số nghiên cứu được xác định từ
qua hệ thống tìm kiếm cơ sở dữ nguồn thông tin khác(n = )
liệu(n = )
Xác định

Số nghiên cứu còn lại sau khi đã lược bỏ


sự trùng lặp (n = )

Số nghiên cứu đã được sàng Số nghiên cứu đã được


lọc (n = ) loại trừ (n = )
Sàng lọc

Số nghiên cứu đáp ứng đủ Số bài báo đáp ứng đủ


tiêu chí có bản viết đầy đủ(n tiêu chí có bản viết đầy
= ) đủ bị loại trừ (n = )
Đáp ứng tiêu chí

Số nghiên cứu định tính(n =


)
Số nghiên cứu đã chọn

Số nghiên cứu định lượng


(meta-analysis)(n = )

11
Hình 2: Bảng kiểm PRISMA 2009 đầy đủ

Được
báo cáo
Phần/chủ đề Trang Nội dung
tại trang
#
TIÊU ĐỀ
Tiêu đề 1 Xác định báo cáo là một đánh giá có hệ thống, phân tích tổng hợp
hoặc cả hai.
TÓM TẮT
Cấu trúc của bản tóm 2 Provide a structured summary including, as applicable:
tắt background; objectives; data sources; study eligibility criteria,
participants, and interventions; study appraisal and synthesis
methods; results; limitations; conclusions and implications of key
findings.

Phần tóm tắt nêu ra được cấu trúc bao gồm: bối cảnh, mục tiêu,
nguồn thông tin, tiêu chí lựa chọn các nghiên cứu, đối tượng và
các can thiệp, thẩm định nghiên cứu và phương pháp tổng hợp,
kết quả, hạn chế, kết luận và khuyến nghị từ những phát hiện
chính.
ĐẶT VẤN ĐỀ/GIỚI THIỆU
Lí do 3 Describe the rationale for the review in the context of what is
already known.

Mô tả được lí do xem xét trong bối cảnh những gì đã biết.


Mục tiêu 4 Provide an explicit statement of questions being addressed with
reference to participants, interventions, comparisons, outcomes,
and study design (PICOS).

Đưa ra được vấn đề trọng tâm của câu hỏi nghiên cứu về đối
tượng, phương pháp can thiệp, so sánh, kết quả và thiết kế nghiên
cứu.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bộ công cụ 5 Indicate if a review protocol exists, if and where it can be
accessed (e.g., Web address), and, if available, provide
registration information including registration number.

Cho biết nếu một giao thức xem xét tồn tại, truy cập tại đâu (ví
dụ: địa chỉ Web) và, nếu có, cung cấp thông tin đăng ký bao gồm

12
số đăng ký.
Tiêu chuẩn lựa chọn 6 Specify study characteristics (e.g., PICOS, length of follow-up)
and report characteristics (e.g., years considered, language,
publication status) used as criteria for eligibility, giving rationale.

Nêu được các đặc điểm nghiên cứu (ví dụ: PICOS, thời lượng
theo dõi) và đặc điểm báo cáo (ví dụ: năm được xem xét, ngôn
ngữ, trạng thái xuất bản) được sử dụng làm tiêu chí để đủ điều
kiện.
Nguồn thông tin 7 Describe all information sources (e.g., databases with dates of
coverage, contact with study authors to identify additional
studies) in the search and date last searched.

Mô tả tất cả các nguồn thông tin (ví dụ: cơ sở dữ liệu có ngày,


liên hệ với các tác giả nghiên cứu để xác định các nghiên cứu bổ
sung) trong tìm kiếm và ngày tìm kiếm cuối cùng.
Tìm kiếm 8 Present full electronic search strategy for at least one database,
including any limits used, such that it could be repeated.

Trình bày chiến lược tìm kiếm điện tử đầy đủ cho ít nhất một cơ
sở dữ liệu, bao gồm mọi giới hạn được sử dụng, sao cho có thể
lặp lại.
Lựa chọn nghiên cứu 9 State the process for selecting studies (i.e., screening, eligibility,
included in systematic review, and, if applicable, included in the
meta-analysis).

Nêu quy trình lựa chọn các nghiên cứu (nghĩa là sàng lọc, đủ điều
kiện, được bao gồm trong đánh giá hệ thống và, nếu có thể, được
bao gồm trong phân tích tổng hợp).
Quá trình thu thập dữ 10 Describe method of data extraction from reports (e.g., piloted
liệu forms, independently, in duplicate) and any processes for
obtaining and confirming data from investigators.

Tóm sắt phương pháp thu thập dữ liệu từ các báo cáo (ví dụ như
form điều tra thử nghiệm, độc lập, trùng lặp) và bất cứ quá trình
trong việc đạt được dữ liệu và khẳng định dữ liệu từ nhà nghiên
cứu.
Số liệu 11 List and define all variables for which data were sought (e.g.,
PICOS, funding sources) and any assumptions and
simplifications made.

13
Liệt kê và xác định tất cả các biến mà dữ liệu được tìm kiếm (ví
dụ: PICOS, nguồn tài trợ) và mọi giả định và đơn giản hóa được
thực hiện.
Nguy cơ mắc sai số 12 Describe methods used for assessing risk of bias of individual
trong từng nghiên cứu studies (including specification of whether this was done at the
study or outcome level), and how this information is to be used in
any data synthesis.

Mô tả các phương pháp được sử dụng để đánh giá rủi ro sai lệch
của các nghiên cứu riêng lẻ (bao gồm cả thông số kỹ thuật về
việc liệu điều này được thực hiện ở cấp độ nghiên cứu hay kết
quả) và cách sử dụng thông tin này trong bất kỳ tổng hợp dữ liệu
nào.
Tóm tắt cách đo lường 13 State the principal summary measures (e.g., risk ratio, difference
in means).

Nêu các biện pháp đo lường chính (ví dụ: tỷ lệ rủi ro, chênh lệch
về giá trị trung bình).
Tổng hợp kết quả 14 Describe the methods of handling data and combining results of
studies, if done, including measures of consistency (e.g., I 2) for
each meta-analysis.

Mô tả các phương pháp xử lý dữ liệu và kết hợp các kết quả


nghiên cứu, nếu được thực hiện, bao gồm các biện pháp về tính
nhất quán (ví dụ: I2) cho mỗi phân tích tổng hợp.

14
Hình 3: Bảng kiểm PRISMA cho các bài báo có tóm tắt

TIÊU ĐỀ BẢNG KIỂM TRANG

1. Tiêu đề Identify the report as a systematic review, meta-analysis, or


both.

Xác định báo cáo là nghiên cứu tổng quan hệ thống, phân tích
gộp hay cả hai.

THÔNG TIN CHUNG

2. Mục tiêu The research question including components such as


participants, interventions, comparators, and outcomes.

Câu hỏi nghiên cứu đã bao gồm các phần như: đối tượng, can
thiệp, so sánh và kết quả đầu ra.

PHƯƠNG PHÁP

3. Tiêu chí lựa chọn Nghiên cứu và báo cáo đặc điểm được sử dụng làm tiêu chí
để đưa vào.

4. Nguồn thông tin Cơ sở dữ liệu chính tìm kiếm và ngày tìm kiếm.

5. Nguy cơ mắc sai số Phương pháp đánh giá nguy cơ mắc sai số.

KẾT QUẢ

6. Các nghiên cứu đã Number and type of included studies and participants and
được lựa chọn relevant characteristics of studies.

Số lượng và loại nghiên cứu bao gồm và người tham gia và


đặc điểm liên quan của nghiên cứu

7. Tổng hợp kết quả Results for main outcomes (benefits and harms), preferably
indicating the number of studies and participants for each.If
meta-analysis was done, include summary measures and
confidence intervals.

Kết quả cho các kết quả chính (lợi ích và tác hại), tốt nhất là
chỉ ra số lượng nghiên cứu và người tham gia cho mỗi nghiên
cứu. Nếu phân tích tổng hợp được thực hiện, bao gồm các
biện pháp tóm tắt và khoảng tin cậy.

15
8. Description of the Direction of the effect (i.e. which group is favoured) and size
effect of the effect in terms meaningful to clinicians and patients.

Hướng của hiệu ứng (tức là nhóm nào được ưa chuộng) và


kích thước của hiệu ứng theo nghĩa có ý nghĩa đối với bác sĩ
lâm sàng và bệnh nhân.

BÀN LUẬN

9. Điểm mạnh và hạn chế Brief summary of strengths and limitations of evidence (e.g.
của các minh chứng inconsistency, imprecision, indirectness, or risk of bias, other
supporting or conflicting evidence)

Tóm tắt về điểm mạnh và hạn chế của minh chứng (như là
tính đồng nhất, tính giá trị, tính trực tiếp, nguy cơ mắc sai số
va các hỗ trợ khác hoặc sự mâu thuẫn của minh chứng)

10. Phiên giải General interpretation of the results and important


implications

Phiên giải chung kết quả và đưa ra những gợi ý quan trọng

KHÁC

11. Kinh phí Nguồn tài trợ chính cho đánh giá.

12. Đăng ký bản quyền Số đăng ký và tên đăng ký.

16

You might also like