Ebook Business Case 101

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 35

Ebook BUSINESS CASE 101

Chinh phục 4 cuộc thi lớn nhất


30 slide, 10 video (5 giờ) và 25 bài blog

1 P&G CEO
Challenge

2 NielsenIQ Case
Competition

3 Unilever Future
Leaders' League

4 L'Oréal Brandstorm

Biên soạn bởi Tomorrow Marketers


Business case đang là một từ khóa thu hút rất nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ yêu thích kinh
doanh và Marketing. Business case chính là chìa khóa để bạn phát triển mindset về kinh doanh,
tầm nhìn chiến lược và thiết thực nhất là phục vụ cho công việc hàng ngày.

LỜI Business case không chỉ cần thiết với những người đã đi làm, mà nó còn đặc biệt được quan
tâm những bạn sinh viên quan tâm tới các cuộc thi giải Business case. Business case chính là
“đặc sản” tại các vòng tuyển dụng của những công ty tư vấn hàng đầu thế giới và chương trình
Management Trainee của tập đoàn đa quốc gia, hay các vòng Case Interview tuyển Fresh

MỞ
Graduate.

Xu hướng này bùng lên trong đúng thời kỳ Việt Nam bước vào giai đoạn 10 năm dân số vàng
(2020-2030), và rất cần những nhân tài để giúp đất nước phát triển. Vì vậy, các bạn trẻ giờ đây
cần nhanh chóng tích lũy kiến thức và kĩ năng để trở thành những chủ nhân tương lai của đất

ĐẦU
nước.

Và để giúp cho những bạn trẻ yêu thích kinh doanh có những kiến thức nền tảng về Business
case-solving, Tomorrow Marketers xin dành tặng mọi người cuốn Ebook Business Case 101 để
giúp các bạn tự tin phát triển và thăng tiến.

Minh Quang, Founder – Tomorrow Marketers


VỀ TOMORROW MARKETERS
Tomorrow Marketers được ra đời với sứ mệnh đào tạo kiến thức, định hướng nghề nghiệp và truyền cảm
hứng cho thế hệ Marketer mới của ngày mai, bằng chương trình đào tạo thực tế với giảng viên tại các tập
đoàn Đa quốc gia danh tiếng. TM nỗ lực giúp các bạn trẻ yêu thích Marketing có một bước khởi đầu vững
chắc vào ngành Marketing chuyên nghiệp, thông qua:

Cung cấp kiến thức và kĩ năng Marketing tại các khoá học thuộc các lĩnh vực:
Business Case, Brand, Trade, Digital, Data…

Kết nối cộng đồng sinh viên với các anh chị Marketers kinh nghiệm, chia sẻ các cơ hội
nghề nghiệp, kiến thức Digital cập nhật trong nội bộ cộng đồng cựu học viên.

Tư vấn định hướng phát triển nghề nghiệp cho các bạn sinh viên yêu thích Marketing
thông qua các sự kiện chuyên môn định kì và Facebook Group: Business & Marketing
Case Competition.
Khoá học

Tính tới T12/2021


8 DẠNG CASE

400+
được đào tạo chuyên sâu

Học viện đào tạo nhiều Quán quân


& Quản trị viên tập sự nhất từ 2015
HỌC VIÊN
Sau 3 tháng ra mắt 7 EBOOK INSIGHT NGÀNH HÀNG
độc quyền – mới nhất
AGENDA

01 02 03 04
TỔNG QUAN VỀ CÁCH TIẾP CẬN VÀ GIẢI TRÌNH BÀY VÀ THUYẾT CHINH PHỤC BUSINESS
BUSINESS CASE CASE PHỤC BGK CASE COMPETITION

Hiểu được Business case là Hiểu về kỹ năng Problem Hướng dẫn về tư duy thiết Tổng hợp các blog, video
gì, vai trò của chúng, tại Solving, làm quen với kế Slide, trình bày và event về 4 cuộc thi: P&G
sao được các chương trình phương pháp Problem thuyết phục BGK theo CEO Challenge, Nielsen
tuyển dụng tin dùng. Solving để giải quyết các chuẩn nguyên lý của các Case Competition, Unilever
case study. công ty tư vấn. Future Leader’s League,
L’Oréal Brandstorm từ
Tomorrow Marketers.
1. TỔNG QUAN VỀ
BUSINESS CASE
Business case là gì?
Business case là một tình huống kinh doanh của
doanh nghiệp trong một khoảng thời gian cụ thể.
Một Business case tốt sẽ bao gồm đầy đủ số liệu kinh
doanh, tình hình về mọi mặt của một doanh nghiệp
như Marketing, tài chính, nhân sự, bán hàng, công
nghệ.

Mục đích của giải một business case là đưa ra giải


pháp đề xuất kinh doanh có tính khả thi cho doanh
nghiệp. Đây là kết quả của quá trình phân tích dữ liệu,
chiến dịch, sản phẩm hoặc một công ty nào đó, từ đây
làm rõ hoàn cảnh, đưa ra giải pháp cụ thể, hành động
theo từng bước và xác định những yếu tố quyết định
thành bại của giải pháp đó.
Tại sao Business case được tin dùng trong vòng tuyển dụng của tập đoàn lớn?
• Business case đại diện cho một mẫu công việc mà các người tư vấn hay các nhân
viên tại các tập đoàn đa quốc gia phải đối mặt hàng ngày. Vì vậy, cách ứng viên
tiếp cận và giải quyết vấn đề kinh doanh trong đề án có thể phản ánh một cách
tương đối trình độ, khả năng tư duy và hiệu suất làm việc trong tương lai.

• Để một business case được hóa giải đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và kiến thức của
người dự thi như: thu thập và phân tích thông tin, tìm kiếm theo thứ tự ưu tiên và
xác định những gì còn thiếu, tạo ra một cấu trúc khiến mọi việc trở nên dễ hiểu,
đặt những kết quả vào bối cảnh rộng hơn, hiểu những rủi ro và sự đánh đổi để tạo
nên những đề xuất giải pháp khả thi cho doanh nghiệp.

• Quá trình tương tác của các ứng viên với người phỏng vấn cũng cho thấy một cái
nhìn sâu sắc về tiềm năng làm việc trong tương lai của họ với các nhà quản lý cấp
cao. Các công ty muốn tìm kiếm bằng chứng cho thấy ứng viên có thể giao tiếp và
làm việc hiệu quả với các giám đốc điều hành cũng như xây dựng mối quan hệ
kinh doanh dài lâu, đáng tin cậy với họ.
Ban giám khảo/ Interviewer/ Cấp trên tìm kiếm điều gì từ thí sinh?

Theo chị Huỳnh Bích Trân, giảng viên tại khoá học Case
Mastery của TM, hiện đang Global Service Delivery Director
- Nielsen Vietnam:

“Các công ty ngày càng tổ chức nhiều cuộc thi nhằm Branding
cho các chương trình tuyển dụng và thương hiệu tập đoàn để
thu hút những người phù hợp vào làm trong công ty. Các nhà
quản lý sẽ muốn tuyển những cá nhân xuất sắc, tuy nhiên
không phải lúc nào họ cũng nhắm vào các bạn ở vòng final
round hoặc quán quân, bởi giám khảo sẽ không chỉ nhìn kết
quả mà sẽ đánh giá xuyên suốt trong quá trình.”
Ban giám khảo/ Interviewer/ Cấp trên tìm kiếm điều gì từ thí sinh?

Theo chị Trân Nguyễn – Talent Acquisition Manager @P&G:

“Thứ nhất, ứng viên phải phù hợp với văn hoá với công ty ứng tuyển.
Thứ hai, các bạn phải có “clear intent” – hiểu rõ tại sao mình muốn ứng
tuyển vào một vị trí và thể hiện được bản thân qua CV, gây ấn tượng
với nhà tuyển dụng trong vòng phỏng vấn. Giữa kiến thức và kỹ năng,
các công ty sẽ thường sẽ ưu tiên hơn vào kỹ năng (cả hard skills và soft
skills) của các ứng viên trong vòng phỏng vấn.

Đây là những kỹ năng mà bạn thu được từ việc học ở trường hoặc các
kinh nghiệm làm việc, tham gia các hoạt động ngoại khóa. Về kiến
Chị Trân chia sẻ trong Event: How to
thức, các công ty vẫn sẽ test một số kiến thức về chuyên ngành học của
win P&G CEO Challenge, tổ chức
bạn, nhưng không yêu cầu bạn phải quá xuất sắc bởi các bạn sẽ tiếp
bởi Tomorrow Marketers.
tục được đào tạo sau khi tuyển dụng.”
Ban giám khảo/ Interviewer/ Cấp trên tìm kiếm điều gì từ thí sinh?

Mục tiêu của một buổi case interview chính là là tái tạo lại các tình huống mà bạn có thể sẽ phải đối mặt
trong một dự án thực sự, từ đó giúp người phỏng vấn hiểu rõ hơn về cách bạn suy nghĩ cũng như đưa ra
quyết định trong công việc.

Sau đây là một vài đặc điểm mà người phỏng vấn sẽ quan sát ở bạn:

Kỹ năng Problem Solving và tư Nền tảng kiến thức về


Tư duy logic và kỹ năng phân
duy Critical Thinking để giải Marketing Foundation và các
tích dữ liệu
quyết vấn đề lĩnh vực khác

Kĩ năng phản biện và ra quyết


Có nắm bắt các xu hướng mới, Sự tự tin và kỹ năng giao tiếp
đinh trước những câu hỏi mơ
ví dụ như Digitalization không trước áp lực
hồ/ quá nhiều dữ liệu dư thừa
2. PHƯƠNG PHÁP TIẾP
CẬN VÀ GIẢI CASE
Problem-Solving là gì và tại sao cần có kĩ năng này?

Theo từ điển Cambrige, Problem-solving là quá trình tìm ra lời giải cho một vấn đề nhất định.

Theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, kỹ năng được các nhà tuyển dụng săn đón nhất chính là kỹ năng giải quyết vấn đề.
Những ứng viên có khả năng xác định vấn đề nhanh chóng và đưa ra giải pháp sáng tạo là những gì mọi tập đoàn lớn đều tìm
kiếm.

Trái với suy nghĩ của nhiều bạn sinh viên, kỹ năng giải quyết vấn đề hoàn toàn có thể được rèn giũa thông qua luyện tập. Tuy
nhiên, những kỹ năng này hiếm khi được đưa vào chương trình giảng dạy tại các trường Đại học Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu về
một phương pháp giải quyết vấn đề cơ bản và logic nhất – mô hình 7 bước của McKinsey*.

*McKinsey & Company là một trong những tập đoàn tư vấn doanh nghiệp lớn nhất thế giới.
Xử gọn Business Case Theo Mô Hình 7 Bước Problem-Solving Của McKinsey
Think Impact:
Think potential solution:
What is the problem?
What should be done to solve
the problem?
DEVELOP
DEFINE
RECOMMEND-
PROBLEM
ATION

Think disaggregation &


SYNTHESIZE SRUCTURE early hypotheses:
PROBLEM
Think "so what": FINDINGS What could be key elements
What implications do of the problem?
our findings have?
CONDUCT
ANALYSES PRIORITIZE
ISSUES
DEVELOP
ANALYSES
AND Think speed:
WORK PLAN Which issues are most
important?
Think evidence:
What are we trying to Think efficiency:
prove/ disprove? Where and how should the team spend
its time?
Xử gọn Business Case Theo Mô Hình 7 Bước Problem-Solving Của McKinsey
Đọc chi tiết ở đây.

1. Define problem: Cần tìm ra vấn đề làm gì? Đào thật sâu để tìm ra root cause
của vấn đề đó?
2. Structure problem: Yếu tố nào thực sự gây ra vấn đề? (sử dụng Issue Tree) DEVELOP
DEFINE
RECOMMEND- PROBLEM
ATION
3. Prioritize issue: Yếu tố nào là chính, là phụ? Khi giải case, ta cần bỏ qua data
nhiễu và tập trung vào vấn đề chính.
SYNTHESIZE SRUCTURE
4. Develop analysis and workplan: Phân chia sự tập trung nghiên cứu các vấn FINDINGS PROBLEM

đề đã phân loại ở trên?


5. Conduct analysis: Đào sâu phân tích, cần xác định chúng ta đang cố gắng CONDUCT
ANALYSES PRIORITIZE
ISSUES
giải quyết và chứng tỏ điều gì? DEVELOP
ANALYSES
AND
6. Synthesize finding: Những finding ở trên có những ứng dụng gì? WORK PLAN

7. Develop recommendations: Kết luận và đưa ra cách giải quyết cho vấn đề.
(Sau đó vòng giải quyết vấn đề ở trên lại bắt đầu lại từ bước 1 nếu bước 7 vẫn
không xử lý được vấn đề ban đầu)
Phân tích và tìm ra vấn đề cốt lõi bằng bản đồ phân tích – Issue Tree

Mô hình Issue Tree tổng quan 2 quy tắc vàng của Issue Tree

1/ Nguyên tắc MECE (Mutually Exclusive Collectively


Area of Suspected Possible Analysis to be Exhaustive)
analysis problems reasons performed
• Mutually Exclusive (ME) – Không trùng lặp
• Collectively Exhaustive (CE) – Không bỏ sót
Possible
Analysis 1
reason 1
Issue 1 2/ Quy tắc 80/20
Possible • 80% vấn đề sẽ đến từ 20% nguyên nhân,
Analysis 2
reason 2 80% kết quả đến từ 20% giải pháp. Vì thế,
Problem chỉ cần tìm ra 20% nguyên nhân cốt lõi là
Possible chúng ta có thể giải quyết được tối đa bài
Analysis 3
reason 3
toán của doanh nghiệp.
Issue 2
Possible
Analysis 4 Ví dụ: 80% doanh số nhà hàng đến từ 20% các món
reason 4
trong menu
Áp dụng mô hình 7 bước problem-solving vào Case study
Hãy cùng thử áp dụng mô hình 7 bước ở trên vào một business case cụ thể. Ví dụ, đề bài đưa ra một nhận định:
“Mặc dù đứng ở vị trí thuận lợi trên thị trường, nhà máy lọc dầu Oilco vẫn đang thua lỗ.”

Bước 1: Xác định vấn đề


Một câu nhận định vấn đề như ‘Nhà máy lọc dầu Oilco có nên cải thiện tình thế hiện tại?’ sẽ bị coi là quá mơ hồ,
không thể tạo ra hành động cụ thể nào; hoặc một câu nhận định như ‘Nhà máy lọc dầu Oilco có nên được tái cơ
cấu quản lý để tăng lợi nhuận?’ sẽ bị đánh giá là quá chung chung.

Thực tế, trong trường hợp này, một câu nhận định vấn đề tốt nên được trình bày như sau : “Oilco có thể tăng lợi
nhuận thêm 40 triệu đô mỗi năm thông qua hợp lý hóa chi phí và cải thiện quá trình vận hành hay tái cơ cấu tài
sản/quyền sở hữu?”

Bước 2: Phân tách vấn đề


Trong hình minh hoạ là issue tree được sử dụng trong case
study này. Có thể thấy, từ câu nhận định vấn đề lớn, ta sẽ
tách ra làm 4 vấn đề nhỏ. Một trong những vấn đề nhỏ
chính là: ‘Tại sao hiệu suất công ty đang dần đi xuống? Liệu
điều này sẽ tự động được cải thiện trong tương lai?’

Ta tiếp tục phân tách những vấn đề nhỏ này cho đến khi ra
được vấn đề cốt lõi: ‘Sự kiện nào trong quá khứ đã khiến
điều này xảy ra?’ hay ‘Điều gì dẫn đến sự đi xuống này?’
Áp dụng mô hình 7 bước problem-solving vào Case study

Bước 3: Sắp xếp vấn đề theo thứ tự ưu tiên


Ở bước này, ta cần cắt bớt những vấn đề không thể giải quyết, hoặc những vấn đề không quan trọng, không trực
tiếp ảnh hưởng đến yêu cầu của đề bài. Trong trường hợp của nhà máy lọc dầu Oilco, những vấn đề có khả năng bị
loại bỏ sẽ là: ‘Cắt giảm chi phí trong việc vận hành của các ngành hàng khác’ hay ‘Tái cơ cấu quyền sở hữu doanh
nghiệp’.

Bước 4: Xây dựng kế hoạch làm việc


Nếu bạn làm việc trong một nhóm, hãy phân loại từng vấn đề thành những phần việc khác nhau. Để nghiên cứu
hoàn chỉnh một vấn đề nhỏ như: ‘Điều gì khiến hiệu suất đi xuống?’, hãy đặt ra một kế hoạch phân tích như sau:

Giả thuyết:
• Chỗ đứng trên thị trường ngách của công ty không lung lay, nhưng chi phí hoạt động và chi phí vốn đều
tăng trưởng nhanh hơn lợi nhuận.
Phân tích:
• Đánh giá chi phí theo từng thành phần trong một khoảng thời gian
• Xem xét kế hoạch chi phí vốn
• Áp dụng vào thực tiễn ngành
Tiến hành:
• Chia ra từng nguồn nghiên cứu
• Phân từng đầu việc cho các thành viên trong nhóm
Áp dụng mô hình 7 bước problem-solving vào Case study

Bước 5: Nghiên cứu phản biện


Trong khoảng thời gian tiến hành nghiên cứu, ta cần tập trung vào những vấn đề chính như thách thức và cơ hội
của công ty, insight quan trọng nhất hay những giải pháp có khả năng tiến hành trong thực tiễn. Một vài thông tin
thừa thãi, không liên quan có thể là lịch sử hình thành nhà máy lọc dầu Oilco hay những facts (nhận định thực tế)
dễ bị nhầm với insight.

Bước 6: Tổng hợp kết quả phân tích


Ở bước này, ta có thể trình bày đáp án cuối cùng dưới dạng sơ đồ kim tự tháp. Ở trên cùng, hãy tóm tắt giải
pháp chỉ trong một câu ngắn gọn như: ‘Oilco nên trở thành một nhà điều hành chi phí thấp trong thị trường
ngách này bằng cách cắt giảm tốc độ tăng trưởng chi phí xuống X phần trăm/1 năm.’ Sau đó tách nhỏ giải pháp
thành những luận điểm chính và liệt kê ra các luận chứng hỗ trợ cho những luận điểm chính đó.

Bước 7: Đề xuất giải pháp hiệu quả nhất


Bước cuối cùng là tổng hợp bài làm dưới dạng một câu chuyện thật logic và khoa học. Ví dụ trong slide mở đầu,
ta có thể giới thiệu rằng; ‘Nhà máy lọc dầu Oilco đang đứng trên một thị trường ngách có tiềm năng. Song, chi
phí hoạt động và chi phí vốn đều tăng trưởng nhanh hơn lợi nhuận.’ Hãy nhớ luôn trình bày nhận định của bạn
kèm theo dẫn chứng và những con số, dữ liệu thực tế để khiến bài làm trở nên thuyết phục hơn.
3. TRÌNH BÀY GIẢI PHÁP &
THUYẾT PHỤC BGK
SCQA LOGIC
Trước khi vào bài thuyết trình, bạn cần phải làm rõ với người nghe những điều bạn chuẩn bị nói, tại sao điều này lại
quan trọng, vấn đề cần giải quyết là gì, và bạn sẽ giải quyết bằng cách nào. Điều này sẽ giúp người nghe định hình
được bạn đang chuẩn bị nói về điều gì. Nguyên tắc này được gọi là SCQ Logic:

• Situation – Tạo bối cảnh


Miêu tả bối cảnh thị trường, những sự việc và bên liên quan.
Ví dụ: Client A đang là nhà sản xuất ô tô dẫn đầu thị trường
• Complication – Miêu tả vấn đề
Answer
Trình bày vấn đề lớn nhất và cốt lõi nhất của client
Ví dụ: Client A đang mất rất nhiều chi phí nguyên vật liệu
• Question – Làm rõ bạn sẽ giải quyết điều gì
Được gợi lên một cách logic từ Complication, và phải là một câu hỏi đơn và ngắn gọn, rõ ràng.
Ví dụ: Làm cách nào để Client A sinh ra lợi nhuận
• Answer – Trình bày giải pháp đề xuất của bạn
Trình bày giải pháp tốt nhất và phải giải quyết được câu hỏi đặt ra một cách trọn vẹn, đầy đủ và logic
Ví dụ: Client A cần tập trung nguồn lực vào phân khúc phương tiện giao thông hạng nhẹ
The Pyramid
Principle
Những bài thuyết trình của các công Tóm gọn mỗi Slide bằng
ty tư vấn hàng đầu đều tuân theo một câu đề xuất giải
một principle chung - The Pyramid pháp kinh doanh.
STORY LINE
Principle.
Xây dựng những luận
The Pyramid Principle là framework
điểm chính để chứng
giúp tư duy và trình bày vấn đề một ARGUMENT
minh tính khả thi của
cách mạch lạc, đảm bảo khả năng giải pháp.
giao tiếp, truyền tải thông điệp một
cách mạnh mẽ nhất đến người nghe.
SUPPORT Phát triển những luận
điểm thành những hành
động cụ thể.
The Pyramid Mỗi slide được cấu trúc như một hình kim tự tháp, với
những kết luận chính nằm ở phần đầu, được hỗ trợ bởi

Principle những luận điểm phía dưới như ví dụ minh họa sau:

Storyline

Argument

Support
Tips Làm Slide Cho Bài Thuyết Trình
Những thành phần chính của một bài thuyết trình giải case không có một cách chính xác tuyệt đối nào để cấu trúc nên một
bài thuyết trình giải case. Tuy nhiên, phần lớn những bài thuyết trình đều bao gồm một phần Tóm tắt thực thi, phân tích key
insights, đề xuất giải pháp, lập kế hoạch thực thi, tóm gọn các ý chính. Dưới đây Tomorrow Marketers sẽ gửi đến các bạn
một ví dụ về cấu trúc của một bài thuyết trình giải case lý tưởng (10-15 slides).

• Mở đầu bài thuyết trình bằng cách nói về những thử thách mà bạn đang giải quyết
"Executive summary"
• Nói ra những đề xuất của một cách rõ ràng.
• Độ dài: 1-2 slides
• Xác định những vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải và vấn đề cốt lõi
“Key insights" gây ra nó, từ đó đưa ra những đề xuất giải pháp.
• Độ dài: 2-4 slides

• Mô tả chi tiết về những giải pháp mà bạn đề xuất.


“Solution" • Độ dài: 2-5 slides

• Đâu là chiến lược thực thi và những rủi ro của nó là gì?


“Impact, risk and • Những yếu tố nào có thể tác động đến chiến lược này?
implementation" • Độ dài: 3-4 slides

• Tổng hợp những giải pháp cùng bối cảnh thực thi.
“Summary" • Khép lại bài thuyết trình sao cho cuốn hút và mang tính gọi nhắc về đề xuất.
• Độ dài: 1 slide duy nhất (dưới 1 phút thuyết trình)
Tổng quan về Business Case Competition

Business Case Competition - các cuộc thi Business/ Marketing


Case được tổ chức bởi các tập đoàn Đa quốc gia - là cơ hội
vàng cho các bạn sinh viên tranh tài thử sức, cọ xát với các đối
thủ ngang tầm từ ngay khi còn trên ghế nhà trường.

Tuy nhiên, chiến thắng Case Competition không hề dễ dàng, với


tỷ lệ cạnh tranh gắt gao, chăm chỉ thôi là chưa đủ để thành
công. Những nhà vô địch luôn biết cách tạo lợi thế cạnh tranh
bằng cách trau dồi kiến thức, kỹ năng từ sớm. Cùng TM giải mã
bí kíp chiến thắng case competition từ các tập đoàn hàng đầu:
Unilever Future Leaders' League, P&G CEO Challenge, L'Oréal
Brandstorm, Nielsen Case Competition qua tổng cộng 25 blog,
10 video event dưới đây (5 giờ).
Tổng hợp các bài Blog về P&G CEO Challenge | by TM

List 5 bài blog về cuộc thi P&G CEO Challenge

• Trò chuyện cùng quán quân P&G CEO Challenge 2019

• Hành trình trở thành Á quân toàn cầu P&G CEO Challenge của 3 cô gái Việt

• Recap sự kiện Case Competition Conference – Phần 1

• Recap sự kiện Case Competition Conference – Phần 2

• Recap Event 02: How to win P&G CEO Challenge


Tổng hợp các video về P&G CEO Challenge | by TM

List 4 video event về cuộc thi P&G CEO Challenge (~ 3 giờ)


• Webinar "How to win Business & Marketing Case" - P&G CEO Challenge (20 phút 10 giây)
• Case Competition Conference 2021: Bí kíp chinh phục cuộc thi Business & Marketing Case - Phần 1:
Overview - UFLL, L'Oreal Brandstorm, P&G CEO Challenge, Nielsen Case Competition (33 phút 17 giây)

• [Case Competition] P2 - Hỏi đáp về P&G CEO Challenge (26 phút 28 giây)

• Webinar “Mock Test & Winning Formula, P&G CEO Challenge 2022 (1 giờ, 47 phút)
Cuộc thi Nielsen Case Competition

List 10 bài blog về cuộc thi Nielsen Case Competition

• Từ hiểu nhầm, tới vô địch cuộc thi Nielsen Case Competition


Cựu quán quân nói gì về chìa khoá giải Case
Recap Webinar: Hướng dẫn đọc và phân tích dữ liệu cho người mới bắt đầu

• Recap Event 03: How to win Nielsen Case Competition

• Recap “Giải mã” cuộc thi NielsenIQ Case Competition 2021


Recap Nielsen Webinar – Những điều cần nhớ để chinh phục vòng 2 NCC 2020

• Recap Nielsen Insider Webinar – Chuẩn bị cho vòng 1 NCC 2020

• Recap Webinar Nielsen Case Competition 2020 Information Day

• Recap sự kiện Case Competition Conference – Phần 1

• Recap sự kiện Case Competition Conference – Phần 2


Cuộc thi Nielsen Case Competition

List 3 video event về cuộc thi Nielsen Case Competition


(1 tiếng 38 phút 21 giây)

• Webinar "How to win Business & Marketing Case Competition" -


Nielsen Case Competition (24 phút 31 giây)

• Case Competition Conference 2021: Bí kíp chinh phục cuộc thi


Business & Marketing Case - Phần 1: Overview - UFLL, L'Oreal
Brandstorm, P&G CEO Challenge, Nielsen Case Competition (33
phút 17 giây)

• Tomorrow Marketers - Nielsen Case Competition 2020 - Top 18


Training Tips & Tricks (40 phút 33 giây)
Cuộc thi Unilever Future Leader’s League

List 7 bài blog về cuộc thi Unilever Future Leader's League

• CloseUp UFLL 2020 Case Study – Tiếp cận và giải Case Study như thế nào?
Trò chuyện cùng quán quân Young Marketers - P&G CEO Challenge - UFLL 2019

• Recap Event 04: How to win UFLL & Young Marketers

• Webinar "How to win Business & Marketing Case" - UFLL & Young Marketers

• Recap Event Unlock Unilever Future Leader's League Challenge 2020

• Recap sự kiện Case Competition Conference – Phần 1

• Recap sự kiện Case Competition Conference – Phần 2


Cuộc thi Unilever Future Leader’s League

List 2 video event về cuộc thi Unilever Future Leader's League (55 phút 39 giây)
• Webinar "How to win Business & Marketing Case" - UFLL & Young Marketers (22 phút 22 giây)

• Case Competition Conference 2021: Bí kíp chinh phục cuộc thi Business & Marketing Case -
Phần 1: Overview - UFLL, L'Oreal Brandstorm, P&G CEO Challenge, Nielsen Case Competition
(33 phút 17 giây)
Cuộc thi L’Oréal Brandstorm

List 3 bài blog về cuộc thi L'Oréal Brandstorm

• Trải nghiệm Top 4 L'Oréal Brandstorm

• Recap sự kiện Case Competition Conference – Phần 1

• Recap sự kiện Case Competition Conference – Phần 2

1 video event về cuộc thi L'Oréal Brandstorm (33 phút 17 giây)

• Case Competition Conference 2021: Bí kíp chinh phục cuộc thi


Business & Marketing Case - Phần 1: Overview - UFLL, L'Oreal
Brandstorm, P&G CEO Challenge, Nielsen Case Competition
(33 phút 17 giây)
Khoá học “Case Mastery“ được Tomorrow Marketers thiết kế dành cho sinh viên muốn chiến thắng các cuộc thi
Business/Marketing case, với mục đích ứng tuyển vào các Tập đoàn đa quốc gia. Khoá học gói gọn trọn bộ kiến
thức, tư duy và kỹ năng cần thiết trong các tập đoàn lớn, giúp bạn chinh phục vị trí mơ ước thông qua việc thực
hành và thi mô phỏng giải case, phỏng vấn dưới áp lực như thi thật.

Giảng viên - những người từng xuất phát từ Quán quân các cuộc thi, chương trình MT và có kinh nghiệm làm Cố
vấn/ Ban giám khảo các cuộc thi danh tiếng sẽ giảng dạy, chấm điểm và nhận xét cho học viên trong quá trình thi
mô phỏng trong khoá học.

TÌM HIỂU THÊM KHÓA HỌC


NẾU BẠN THẤY E-BOOK NÀY HỮU ÍCH,
HÃY CHIA SẺ CÙNG BẠN BÈ VÀ ĐỒNG ĐỘI NHÉ!
“Advancement today – Advantage tomorrow”

Đã là những người trẻ đam mê kinh doanh và marketing thì ai cũng đều có ước mơ

TẠM
một ngày nào đó mình sẽ đạt được thành công trong sự nghiệp. Thành công tuỳ vào
định nghĩa của mỗi người, có thể là có được một công việc lương cao, được làm
việc trong các tập đoàn đa quốc gia hay có cho mình một start-up thành công.

Nghe thì có vẻ xa vời vậy, nhưng nếu bạn có đam mê đủ lớn và sự quyết tâm đủ

KẾT
cao, bắt tay vào hành động ngay hôm nay, ví như luyện tập khả năng giải quyết
Business case thì mục tiêu sẽ ngày một gần hơn.

Tomorrow Marketers hy vọng rằng Ebook này đã có thể giúp các bạn có cái nhìn
tổng quan, bài bản về Business Case và cách chinh phục cuộc thi giải Business Case.
Tomorrow Marketers xin chân thành cám ơn sự đồng hành của các bạn!

Minh Quang, Founder – Tomorrow Marketers

You might also like