Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 23

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA NÔNG HỌC

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ PHÂN ĐẠM ĐẾN


SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA ĐẬU NÀNH
RAU (Glycine max (L.) Merrill) TRỒNG TRÊN NỀN ĐẤT
XÁM TẠI BÌNH DƯƠNG

Họ và tên : HÀ THỊ THANH THẢO

Khóa : 2018 - 2022

Ngành : NÔNG HỌC

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 10/ 2021

1
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ PHÂN ĐẠM ĐẾN


SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA ĐẬU NÀNH
RAU (Glycine max (L.) Merrill) TRỒNG TRÊN NỀN ĐẤT
XÁM TẠI BÌNH DƯƠNG

Tác giả

HÀ THỊ THANH THẢO

Giảng viên hướng dẫn

TS. Nguyễn Đức Xuân Chương

2
MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề

Việc chuyển hướng dần từ hệ thống canh tác độc canh cây lúa sang canh tác đa
canh là một vấn đề đang được quan tâm ở nhiều nơi. Cùng với sự chuyển đổi đó thì
việc đưa cây rau màu xuống ruộng luân canh trên nền đất canh tác lúa là một lựa chọn
hiệu quả. Trong đó, đậu nành là cây thế mạnh đang được chú trọng vì ngoài năng suất
vượt trội, thời gian thu hoạch ngắn, còn góp phần cải tạo đất rất tốt và làm ngắt vòng
đời sâu bệnh hại.

Ngày nay, bên cạnh những giống đậu nành trồng luân canh chuyên cung cấp
hạt khô dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp, đã xuất hiện một loại đậu nành
chuyên dùng làm thực phẩm cho con người ở giai đoạn trái tươi đó là đậu nành rau.
Đậu nành rau có thể thích nghi với nhiều mùa vụ khác nhau, nhiều loại đất trồng
khác nhau, thời gian sinh trưởng ngắn do thu hoạch chủ yếu ở giai đoạn trái tươi.
Ngoài giá trị dinh dưỡng cao, nó còn mang lại lợi nhuận kinh tế đáng kể, tăng thu nhập
cho người nông dân nghèo, tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn. Tuy nhiên,
trong công tác phát triển cây đậu nành rau ở từng nơi khác nhau sẽ mang những nét
khác nhau, tùy theo đặc điểm sinh thái và canh tác nơi đó. Do đây là một loại cây trồng
mới, giống được trồng chủ yếu nhập từ nước ngoài nên số lượng không nhiều, sự sinh
trưởng và phát triển của cây đậu nành còn hạn chế do nhạy cảm khi gặp điều kiện khí
hậu nước ta. Cho nên kỹ thuật canh tác đậu nành là biện pháp quan trọng nhằm phát
triển đậu nành rau trên quy mô lớn.

Đã có rất nhiều công trình của các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu trên đối
tượng cây đậu nành. Trong số đó cũng có những công trình nghiên cứu về khả năng
sinh trưởng của cây đậu nành, nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật canh tác ảnh
hưởng tới sinh trưởng của đậu nành, một số nghiên cứu tập trung khảo sát các giống
đậu nành cho các vùng sinh thái khác nhau... tuy nhiên, những nghiên cứu trên đối
tượng là đậu nành rau là rất ít, chỉ tập trung chủ yếu ở mức độ chọn tạo các giống mới
phù hợp với điều kiện sinh thái của nước ta. Bên cạnh đó nhu cầu đậu nành rau ngày

3
càng cao, đậu nành rau không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn là một mặt hàng
xuất khẩu có giá trị cao. Vì thế cần có những nghiên cứu đồng bộ hệ thống về đậu
nành rau để áp dụng vào sản xuất nhằm giúp cây đậu nành rau sinh trưởng, phát triển
đạt năng suất tốt, phù hợp với nhiều vùng sinh thái khác nhau.

Năng suất của đậu nành rau được cấu thành từ nhiều yếu tố, trong đó mật độ
trồng và lượng phân đạm cũng có ảnh hưởng đáng kể tới sự sinh trưởng và phát triển
của đậu nành rau. Vì vậy, việc tìm ra mật độ trồng và lượng phân đạm phù hợp góp
phần giúp cây đậu nành rau sinh trưởng, phát triển tốt cải thiện năng suất, chất lượng
là một biện pháp kĩ thuật cần thiết. Thêm vào đó, các đề tài nghiên cứu về kĩ thuật gieo
trồng về mật độ và lượng phân đạm phù hợp chưa được công bố nhiều.

Xuất phát từ yêu cầu thực thu trên, đề tài “Ảnh hưởng của mật độ và phân đạm
đến sinh trưởng và năng suất của đậu nành rau (Glycine max (L.) Merrill) trồng trên
nền đất xám tại Bình Dương” sẽ được thực hiện.

4
Mục tiêu

Xác định được mật độ trồng và lượng phân đạm phù hợp cho sinh trưởng và
phát triển để đạt năng suất cao cho cây đậu nành rau trồng trên nền đất xám tại huyện
Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.

Yêu cầu

Bố trí thí nghiệm đảm bảo đúng yêu cầu.

Theo dõi các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất
lượng của đậu nành rau.

Tổng hợp số liệu xử lý thống kê và đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng và
lượng phân đạm tới sinh trưởng và năng suất của cây đậu nành rau.

Giới hạn đề tài:

Đề tài đánh giá các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây đậu
nành rau.

5
Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Giới thiệu về cây đậu nành rau

Đậu nành rau (vegetable soybean) có tên khoa học là Glycine max (L). Merrill
là một loại đậu nành chuyên dùng làm thực phẩm cho con người ở giai đoạn trái tươi.
Ngoài giá trị dinh dưỡng cao, nó còn mang lại lợi nhuận kinh tế đáng kể. Trong suốt
quá trình du nhập đậu nành rau đã trải qua nhiều nơi với nhiều tên gọi khác nhau như ở
Châu Âu trong thế kỉ 17 (Sinclair and Backman, 1989) được gọi với tên Mao dou (đậu
lông), sau đó là sheng ta tou (đậu nành tươi hoặc đậu nành nguyên) hay là tau chang
wong (đậu xanh màu vàng) (Chung and Ripperton, 1929). Ở Hàn Quốc người dân gọi
là poot kong hay sang kong. Còn ở Nhật thì gọi là Edamame (đậu nành rau xanh),…

Đậu nành rau có hạt và quả to hơn so với đậu nành ăn hạt thường. Đậu nành rau
có thể được sử dụng cả ở dạng quả non và quả già. Quả non có thể sử dụng để ăn luộc
và sử dụng trong các món xào nấu, người Nhật dùng đậu nành rau luộc nguyên quả
với nước muối, đưa vào các bữa ăn hàng ngày, các nước Châu Âu thì sử dụng trong
các món xào nấu, salad, snack... Đối với các hạt già phơi khô, khi nấu chín hầm
khoảng 15 phút, hạt mềm bở, không dai, bùi, ngon đậm, dùng làm đồ hầm, nấu, sữa
đậu nành; rang làm đồ nhậu, bánh kẹo rất ngon.

Đậu nành rau là loại rau chứa nhiều chất dinh dưỡng, rất tốt cho cơ thể,
chúng được xếp vào những loại rau cao cấp (Phạm Thiết Hòa, 2000). Bởi vì trong
đậu nành rau chứa nhiều vitamin, chất khoáng, protein, chất xơ,…nhưng hàm
lượng tinh bột thấp nên đậu nành rau rất có giá trị cho bệnh nhân tiểu đường. Đậu nành
rau là thực phẩm quý cho người ăn chay do giá trị dinh dưỡng cao, cũng giống như
đậu tương thường, đậu tương rau cũng chứa một hàm lượng protein khá lớn có thể
được dùng trong cho chế biến các sản phẩm chay bổ sung đầy đủ hàm lượng protein
nhưng không phải sử dụng thịt phù hợp với những người ăn chay và những người bị
mắc các bệnh về tim mạch. Protein của đậu nành rau chứa đầy đủ các loại acid amin
mà con người cần kể cả các loại acid amin không thay thế. Vì vậy chúng còn được

6
dùng để thay thế cho sữa bò nếu bổ sung thêm một số chất dinh dưỡng như canxi được
sử dụng cho
trẻ em bị dị ứng với sữa bò hoặc không tiêu thụ được đường lactose.

Đậu nành rau còn là một nguồn dược liệu quý với sức khỏe của con người.
Theo Lames W. Anderson, dưới tác dụng của các chất amino acid trong đậu nành rau,
đặc biệt hai chất glycine và arginine có trong khoảng 30 gram đậu nành rau mỗi ngày
có thể giảm tới 12% cholesteron trong cơ thể giảm nguy cơ gây bệnh tim mạch và
tránh gây tắc nghẽn động mạch vành ở những người bị bệnh huyết áp cao. Một nghiên
cứu khác cho là đậu nành rau làm hạ cholesterol bằng cách làm tăng sự phế thải và làm
giảm sự hấp thụ chất béo này. Đậu nành rau còn có thể được sử dụng làm thức ăn chăn
nuôi hoặc phân xanh bón vào đất để nâng cao độ phì nhiêu của đất, đậu nành có thể cố
định nitơ một cách sinh học trong khoảng 85 - 154 kg N ha (Giller, 2001). Là một cây
họ đậu, đậu nành rau là một loại cây đầu vào thấp, làm giàu đất có thể giúp nông dân
giảm thiểu sâu bệnh và dịch bệnh trong trang trại.

1.2 Tình hình sản xuất đậu nành rau trong những năm gần đây

Nhu cầu thị trường đối với đậu nành rau đã bắt đầu phát triển và mở rộng đáng
kể trong những năm gần đây do nhận thức về dinh dưỡng ngày càng tăng và sự thay
đổi trong phong cách ăn uống đối với thực phẩm lành mạnh hơn. Nó được ưa chuộng
trên nhiều quốc gia trong đó nổi bật là một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Đài Loan...là các nước có nguồn cung cấp và tiêu thụ đậu nành rau lớn trên thế
giới.

1.2.1 Sản xuất đậu nành rau trên thế giới

Đậu nành rau là một cây trồng phổ biến được tiêu thụ rộng rãi. Thời gian gần
đây, với sự giúp đỡ của các nước phát triển, đặc biệt là AVRDC đã chọn tạo được
giống đậu nành rau thích ứng vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. với giá trị dinh dưỡng, giá
trị kinh tế cao và lợi thế nhiều mặt, đậu nành rau đã phát triển mạnh mẽ và tới nay, đã
có 74 nước khắp 5 châu lục tham gia phát triển sản xuất với 4 mức độ khác nhau là:
Nghiên cứu thử nghiệm, công nhận giống quốc gia, sản xuất hàng hóa và xuất khẩu.

7
Theo số liệu điều tra nghiên cứu của một số tác giả tại Hội nghị quốc tế về đậu
nành rau đối với tình hình sản xuất đậu nành rau tại một số nước trên thế giới và khu
vực thời gian qua như sau:

+ Trung Quốc:

Diện tích đậu nành rau khoảng 280.000 ha, năng suất đạt 4,5 – 6,0 tấn/ha ở vụ
xuân và 6,5-7,0 tấn/ha ở vụ hè với tổng sản lượng 1,2-1,6 triệu tấn (40% tiêu thụ nội
địa, 60% xuất khẩu). Sản xuất tập trung tại 3 vùng chính:

- Lưu vực Trường Giang, Giang Tô, Thượng Hải, Chiết Giang, An Huy,
Giang Tây, Hồ Bắc, Hồ Nam với diện tích 150.000 ha.

- Vùng Tây Nam Trung Quốc dọc biển như Phúc Kiến, Quảng Đông với
diện tích 30.000-50.000 ha.

- Một số tỉnh như Sơn Đông, Hà Nam, Thiên Tân, Bắc Kinh với diện
tích 80.000 ha.

+ Nhật Bản:

Diện tích đậu nành rau tại Nhật Bản khoảng 12.000 ha, trồng chủ yếu trong nhà
mái che, sản lượng 121.900 tấn, năng suất cao nhất là 10 tấn/ha toàn diện tích, thị
trường tiêu thụ lớn với sản lượng tiêu thụ trung bình hàng năm là 168.000 tấn (Nobuo
Takahashi, 2005).

+ Mỹ:

Nước Mỹ đã chuyển đổi từ đậu nành thường sang đậu nành rau cho đến năm
1995 đã có sản lượng đạt 750 000 lb với hai vùng sản xuất đậu nành rau chính là
Sunrich (Minnesota) và Caseadian ( Washington).

+ Thái Lan:

Thái Lan đã nghiên cứu thử nghiệm đậu nành rau từ năm 1990, tuy vậy sản
lượng chỉ đạt khoảng vài trăm tấn/năm với thị trường xuất khẩu chính là Nhật Bản.
Năm 1999, diện tích là 2 000 ha; năm 2001 lên tới 2.500 ha với tổng sản lượng 12 000
tân/năm. Trong đó, 2 000 tấn phục vụ các siêu thị, nhà hàng và hàng không; 10 000 tấn
xuất khẩu sang Nhật (S Srisombun, 2005)
8
+ Đài Loan:

Hiện tại có 2 vùng chuyển đổi từ đậu nành hạt và trồng lúa sang trồng đậu nành
rau với diện tích 49 000 ha. Hiện trạng sản xuất từ gieo hạt, chăm sóc, tưới nước, thu
hái, vận chuyển đều cơ giới hóa với 97% sản lượng xuất khẩu và 3% tiêu thụ trong
nước, tập trung vào 3 vùng chuyên canh chính trồng đậu nành rau:

- Kao Shiung: 2 500 ha, sản lượng 16 416 tấn


- Yunchia – Nam: 4 143 ha, sản lượng 34 592 tấn
- Chungchatou: 1 017 ha, sản lượng 9 864 tấn

1.2.2 Sản xuất đậu nành rau tại Việt Nam

Tại Việt Nam, đậu nành rau là sản phẩm mới, có giá trị kinh tế cao, 1 ha đậu
tương rau có thể thu được từ 8 - 12 tấn quả tươi/ha, cho thu nhập khoảng 40 - 60 triệu
đồng/ha/vụ. Sản xuất đậu nành rau thương phẩm ở Việt Nam mới phát triển trong một
số năm gần đây, nhưng năng suất còn thấp, kỹ thuật thâm canh còn hạn chế, do đó,
một số các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu phát triển sản xuất đậu nành rau để
cây sinh trưởng và đạt năng suất tốt nhất.

Do là một loại đậu nành mới, chủ yếu là giống được nhập từ nước ngoài nên số
lượng giống còn hạn chế, chưa được phổ biến rộng rãi. Chủ yếu vẫn đang nghiên cứu
và trồng thử nghiệm với diện tích nhỏ ở một vài địa phương như An Giang và một vài
tỉnh phía Bắc. Nhiều năm gần đây, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã được nông dân
ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) áp dụng rộng rãi và thành công ở rất nhiều nơi.
Trong đó, mô hình trồng đậu nành luân canh với lúa là rất phổ biến. Mô hình này còn
là biện pháp tốt để cải tạo đất, nâng cao năng suất cây trồng. Giá trị kinh tế to lớn và
thực trạng sản xuất đậu nành rau ở Việt Nam cho thấy cần thiết phải sớm đưa loại hoa
màu này vào đồng ruộng Việt Nam.

Diện tích gieo trồng đậu nành rau ở nước ta ngày càng mở rộng ở nhiều vùng
khác nhau trong đó có cả vùng núi trung du Bắc Bộ, nơi đất bạc màu và thường xuyên
bị khô hạn. Trong năm 1998-1999, công ty Việt Hưng ( Đài Loan) đã hợp tác với Viện
Cây lương thực cây thực phẩm sản xuất thử đậu tương rau xuất khẩu trên địa bàn 2
tỉnh Hải Dương và Thái Bình với nguồn giống mang từ Đài Loan sang. Kết quả cho

9
thấy các giống đậu nành rau của Đài Loan đưa vào vùng sinh thái Bắc Bộ là thích ứng
cao, cây sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh và cho năng suất rất khả quan (7-8 tấn quả/ha/vụ).
Tuy nhiên, do vùng sản xuất manh mún (mỗi nơi từ 2-3 ha), khó thu gom, chọn lọc và
chờ đợi cấp đông dẫn tới thời gian chờ đợi lâu, giảm chất lượng và tăng giá thành sản
phẩm. Công ty đành chuyển vào miền Nam nước ta tìm nơi sản xuất và xuất khẩu
(Đoàn Xuân Cảnh,1999).

Tại miền Nam, đậu nành rau đã được Công ty dịch vụ kỹ thuật Nông nghiệp An
Giang (Ansteco) nhập giống ( Edaname 305) và phát triển sản xuất từ 1996 tại địa bàn
các huyện Chợ Mới, Châu Phú và Thành phố Long Xuyên với quy mô lên tới 200 ha.

Tại Đà Lạt, từ 1999, Công ty cổ phần Nông sản thực phẩm Lâm Đồng đã nhập
giống, tổ chức sản xuất và thu mua sản phẩm đậu nành rau. Kết quả triển khai tại các
huyện Đức Trọng, Đơn Dương cho thấy các giống nhập từ Đài Loan sinh trưởng và
phát triển rất khá, năng suất đạt 6-7 tấn/ha.

Có thể thấy một tương lai gần nguồn cung đối với sản phẩm này là rất dồi dào,
tuy nhiên các sản phẩm được chế biến từ loại nguyên liệu này chưa thật sự đa dạng,
các sản phẩm được chế biến từ đậu tương rau tại nước ta chưa nhiều cả về chủng loại
và số lượng. Sản phẩm chính được chế biến từ đậu tương rau hầu như chỉ dừng lại ở
sản phẩm đậu tương rau đông lạnh phục vụ cho mục đích xuất khẩu. Ngoài ra còn một
số sản phẩm khác được chế biến từ đậu tương rau phục vụ nội tiêu như đậu tương rau
ăn liền, sữa đậu tương. Tuy nhiên, các sản phẩm này mới chỉ được thực hiện sản xuất
ở quy mô nhỏ (vài trăm kg/ngày) do thị trường tiêu thụ chưa nhiều và chủng lọai chưa
thực sự đa dạng. Ngoài ra, chất lượng sản phẩm chưa cao do chưa được đầu tư chăm
sóc hợp lý nên chất lượng cũng như giá thành sản phẩm chưa cao.

1.3 Ảnh hưởng khoảng cách trồng đến sinh trưởng và năng suất cây đậu nành
rau

Mật độ trồng là một yếu tố quan trọng để quyết định năng suất cao hơn thông
qua ánh sáng xâm nhập trong tán cây trồng, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình
thành, phát triển của hoa và quả, khi mật độ trồng thay đổi dẫn đến sự thay đổi của các
yếu tố cấu thành năng suất. Vì vậy, cần xác định mật độ gieo trồng hợp lý để thu được

10
năng suất tốt nhất (Trần Thị Trường và cs, 2006). Nếu mật độ cây quá dày, sự phát
triển của cây có thể kém do cạnh tranh chất dinh dưỡng, ánh sáng và không gian. Mặt
khác, nếu mật độ quá thưa dẫn đến việc các chất dinh dưỡng, không gian và ánh sáng
sẽ không được sử dụng hết mức, do đó dẫn đến sinh trưởng và năng suất kém. Vì vậy
cần phải tìm ra mật độ trồng tối ưu để cây hấp thu chất dinh dưỡng mạn hơn, nâng cao
tiềm năng sinh trưởng và năng suất của cây đậu nành.

Đối với các nhà nghiên khác cũng cho rằng, mật độ trồng là một yếu tố quan
trọng quyết định năng suất hạt giống và nó đóng một vai trò quan trọng trong điều
chỉnh các yếu tố môi trường liên quan đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng
(Zang và cộng sự, 2010). Các mật độ cây trồng tối ưu với khoảng cách trồng phù hợp
phụ thuộc vào giống, sự phát triển của cây và điều kiện khí hậu nông nghiệp. Đây
được coi là một trong những các yếu tố sản xuất ảnh hưởng lớn đến hấp thụ ánh sáng
vào lớp phủ thực vật quyết định tới sự sinh trưởng và năng suất của đậu nành(Ban,
Năm 2002).

Một thí nghiệm đối với giống đậu nành rau AGS398 cho rằng khoảng cách thưa
hơn cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn và khoảng cách trồng khác nhau có ảnh
hưởng đến năng suất của hạt khô, tình hình sâu bệnh hại của giống đậu nành rau
AGS398 thấp hơn khi trồng ở khoảng cách thấp hơn (Nguyễn Thi Liên Hương và cộng
sự, 2015).

Tại Pakistan, một cuộc điều tra đã được hiện, cây được trồng trong khoảng cách
30 cm giữa các hàng và 5 cm giữa cây trong một hàng. Số lượng quả trung bình trên
một cây được ghi nhận là đạt năng suất trung bình 21 quả/cây và chiều cao cây trung
bình 71 cm/cây (Rehman và cộng sự, 2014)

Ở một thí nghiệm khác ở Trung Quốc, cây được gieo thành hàng với khoảng
cách 65 cm thì chiều cao cây thay đổi từ 32 đến 119 cm (Li và cộng sự, 2012).

Từ đó cho thấy, khoảng cách gieo hạt có ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng
suất của cây đậu nành rau.

11
1.4 Nhu cầu dinh dưỡng của cây đậu nành

Để xác định nhu cầu dinh dưỡng, các nhà nghiên cứu đã đo sự tích lũy chất
dinh dưỡng trong suốt quá trình phát triển của toàn bộ thời gian trồng cây. Họ đo các
chất dinh dưỡng đa lượng, bao gồm nito (N), kali (K) và phốt pho (P) – những chất
dinh dưỡng đa lượng chính cho đậu nành- và các chất dinh dưỡng đa lượng thứ cấp
gồm magie (Mg), canxi (Ca) và lưu huỳnh (S). Họ cũng đo các vi chất dinh dưỡng cần
thiết với số lượng ít hơn, bao gồm bo (B), đồng (Cu), sắt (Fe), mangan (Mn) và kẽm
(Zn). Cũng như các loài cây họ đậu khác đậu nành cần được cung cấp đầy đủ về số
lượng, chất lượng, và cân đối các yếu tố dinh dưỡng thiết yếu. Việc cung cấp một
lượng phân đạm và lân vào giai đoạn đầu khi các nốt sần vi khuẩn chưa được hình
thành trên rễ cây, là rất cần thiết. Lượng đạm và lân này là những điều kiện cần có để
tạo thuận lợi cho vi khuẩn cố định đạm hoạt động và tạo lập nốt sần trên rễ cây đậu
nành.

Kali và đạm là 2 yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến năng suất đậu nành. Bón
kali có thể làm tăng năng suất 2,6-4,3 tạ/ha hạt, tạ/ha. Đạm và kali có tác dụng nâng
cao hiệu quả lẫn nhau trong dinh dưỡng của đậu nành. Nếu bón riêng rẽ, đạm chỉ làm
tăng năng suất 1,4 tạ/ha hạt, trong khi đó, cũng lượng đạm như vậy nhưng được bón
trên nền có bón lân, cho năng suất 2,3 tạ/ha và trên nền có bón kali làm tăng năng suất
3,1 tạ/ha, trên nền có bón cả lân và kali làm tăng năng suất 5,4 tạ/ha.

Tác dụng làm tăng năng suất đậu nành của kali khi bón cùng với đạm cũng thể
hiện tương tự. Bón riêng rẽ, kali làm tăng năng suất 1,4 tạ/ha, nhưng trên nền có bón
đạm kết hợp kali sẽ làm tăng năng suất 4,3 tạ/ha.Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của
từng vùng mà yêu cầu của đậu nành đối với khối lượng lân và kali có thể khác nhau.
Tuy nhiên, P và K là 2 yếu tố không thể thiếu trong dinh dưỡng của đậu nành. Nhìn
chung, đậu nành cần bón ít đạm hơn lân và kali.

Canxi có vai trò không lớn lắm trong dinh dưỡng của cây đậu nành, nhưng có vị
trí rất quan trọng trong việc cải thiện môi trường đất thích hợp cho vi khuẩn nốt sần
phát triển và hoạt động.

12
Sự phát huy tác dụng tương hỗ giữa đạm và lân khi bón cho đậu nành, thấp hơn
so với tác dụng tương hỗ giữa đạm và kali. Tuy đạm và kali có hiệu lực cao đối với
đậu nành, nhưng tác động này chỉ tăng lên ở một giới hạn nhất định. Vượt qua giới hạn
đó bón thêm đạm và kali đều làm giảm hiệu quả của phân bón và bón đến mức quá
cao, phân bón còn gây tác động có hại đối với cây.

Ngoài các nguyên tố đa lượng N, P, K, cây đậu tương còn hút khá nhiều canxi,
magie và các nguyên tố vi lượng. Tuy vậy, lượng bón của các yếu tố có thể thay đổi
tùy theo điều kiện khí hậu, đất đai của từng vùng sản xuất.

Tùy thuộc vào độ phì của đất. Ở mức trung bình cần bón 10 tấn phân chuồng,
40 kg N, 80 kg P2O5, 70 kg K2O cho 1 ha. Ở đất nghèo dinh dưỡng có thể bón 50 kg
N, 100 kg P2O5, 90 kg K2O và 15-20 tấn phân chuồng cho 1 ha. Khuyến cáo nên bón
làm 2 lần: lần thứ 1 bón lót phân chuồng, phân lân, phân kali và 50% phân đạm; 50%
phân đạm còn lại bón thúc vào lúc bắt đầu hình thành quả

1.5 Ảnh hưởng của đạm đến sinh trưởng, năng suất và chât lượng cây đậu nành

Để đạt được năng suất cao hơn, cần phải tối ưu hóa các chất dinh dưỡng đầu
vào. Trong số các yếu tố gây ra năng suất thấp, sử dụng phân bón không đủ và sự xuất
hiện thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng do tái chế kém các nguồn hữu cơ và sử dụng
phân bón không cân đối là vấn đề quan trọng nhất. Cây trồng thường bị cả ngập úng và
thiếu độ ẩm của đất trong mùa sinh trưởng. Nhiều lần ngay cả với phân bố bình thường
của lượng mưa, mùa màng bị ảnh hưởng bởi độ ẩm dư thừa của đất trong giai đoạn cao
điểm của ra hoa và phát triển vỏ quả mà dẫn đến thiếu hụt một số chất dinh dưỡng đặc
biệt là nitơ, dẫn đến thấp năng suất. Nitơ là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho thực
vật. Nó có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát triển và năng suất của các loại cây trồng. Nó
có xu hướng chủ yếu để phát triển sinh dưỡng trên mặt đất và mang lại màu xanh đậm
cho lá. Trong tất cả các loài thực vật, nitơ chi phối một mức độ đáng kể sử dụng kali,
phốt pho và các chất dinh dưỡng khác. Các loài thực vật không nhận đủ nitơ bị còi cọc
trong tăng trưởng và hạn chế hệ thống rễ. Lá chuyển sang màu vàng hoặc vàng xanh
và có xu hướng rụng.

13
Đậu nành là một loại cây họ đậu, có khả năng chuyển hóa nitơ trong khí quyển
thông qua cộng sinh. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự cố định N cộng
sinh không có khả năng đáp ứng nhu cầu cao N của loại cây trồng này dẫn đến tình
trạng thiếu N. Nhu cầu của đậu tương cao vì tiềm năng năng suất cao và hàm lượng
protein cao ở dạng hạt (40-45%). Áp dụng bón một lượng nhỏ N vào thời điểm gieo
hạt giúp cây trồng cải thiện nitơ sinh học cố định (BNF), kích thích sự phát triển của
rễ, nốt sần, trong khi bón với liều lượng nhiều N làm giảm hiệu quả của BNF dẫn đến
giảm năng suất thông qua sự phát triển sinh dưỡng quá mức. Để đảm bảo cung cấp N
phù hợp cho cây trồng và nâng cao hiệu quả của nó, cần bổ sung với lượng vừa đủ và
đúng thời điểm để nâng cao năng suất cây trồng và giảm ô nhiễm đất và nước do rửa
trôi.

Thí nghiệm trên giống đậu nành rau AGS398 kết luận rằng các mức phân bón
NPK khác nhau có ảnh hưởng đến năng suất hạt, khi không bón NPK năng suất cây
đạt rất thấp (1,22 – 1,34 tấn/ha) còn ở các công thức bón phân NPK đạt năng suất hạt
khá cao (>2 tấn/ha) (Nguyễn Thị Liên Hương và công sự,2015).

Theo các tác giả Trần Thị Trường và Trần Thanh Bình (2005) tỷ lệ sử dụng
phân đạm, lân, kali thích hợp nhất cho đậu tương là 1: 2: 2.

Tác giả Vũ Đình Chính (1998) xác định bón kết hợp N, P trên đất bạc mầu
nghèo dinh dưỡng với mức 90kg P2O5/ha trên nền 40kg N/ha làm tăng số lượng nốt
sần, số quả chắc/cây và năng suất hạt.

Đậu tương rau cũng được báo cáo rằng chỉ số diện tích lá (LAI) tăng cùng với
việc gia tăng của liều lượng bón phân đạm (Grewal và cộng sự, 1994).

Tác giả Lê Đình Sơn (1988) cho rằng: lân, đạm có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau
trong việc làm tăng số cành mang quả và số quả/cây.

Một thí nghiệm thực địa đã được thực hiện ở miền bắc Thái Lan để đánh giá tác
động của sáu chiến lược quản lý phân bón N khác nhau đối với sự phát triển của cây
trồng và năng suất đậu quả. Thử nghiệm đã chứng minh rằng bón phân N với liều
lượng thích hợp có thể cải thiện cả sự phát triển của cây trồng và năng suất vỏ quả.

14
Việc tìm ra lượng phân đạm phù hợp góp phần cho đậu nành rau sinh trưởng,
phát triển và năng suất tốt hơn.

15
CHƯƠNG 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Nội dung nghiên cứu

Ảnh hưởng của mật độ trồng và phân đạm đến sinh trưởng, phát triển, năng suất
của đậu nành rau (Glycine max (L.) Merrill) trên nền đất xám tại Bình Dương.

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Đề tài sẽ được thực hiện từ tháng 11/2021 đến tháng 01/2022 tại xã Tân Hiệp,
huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.

Điều kiện thời tiết và đất đai khu thí nghiệm được trình bày ở Bảng 2.1; 2.2

Bảng 1 Kết quả phân tích đất tại khu đất thí nghiệm từ tháng 11/2020 – 02/2021
Thời gian o Ẩm độ Lượng mưa Số giờ nắng (giờ)
Nhiệt độ ( C)
(%) (mm)
Thấp Cao TB

11/2020 22,6 35,2 28,3 69,4 46,8 154,5

12/2020 20,1 34,0 27,1 69,9 98,4 145,4

01/2021 22,5 35,5 28,0 64,6 12,4 209,5

02/2022 23,5 36,2 28,6 65,2 - 229,2

(Đài khí tượng thuỷ văn Nam Bộ, 2021)

16
Bảng 2 Đặc tính lý hoá của khu đất thí nghiệm
Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả Phương pháp phân tích

Thành phần cơ Cát % 49,2 TCVN 8567:2010


giới Thịt % 14,8

Sét % 25,0

pHKCl (1:5) - 5,2 TCVN 5879:2007

Chất hữu cơ % 0,89 TCVN 8941:2011

N tổng số % 0,072 TCVN 6498:1999

P2O5 tổng số % 0,053 TCVN 8940:2011

K2O % 0,064 TCVN 8660:2011

C.E.C Meq/100g 5,67 TCVN 4406:1987

(TT Công nghệ và Quản lý môi trường và Tài nguyên, ĐHNL TP.HCM, 2020)

2.3 Vật liệu nghiên cứu

Giống đậu nành rau AGS346 đã được AVRDC chọn lọc từ tổ hợp lai {Ryokkoh
x (Shih SHih x SRF 400)} x Emerald, nhập nội về Việt Nam 1995. Giống được công
nhận chính thức tại Quyết định số 31/QĐ-TT-CLT ngày 29 tháng 1 năm 2011.

Những đặc điểm chính:

Hoa tím, vỏ hạt non màu xanh, hạt khô màu vàng xanh. Dạng sinh trưởng trung
gian, dạng cây bán đứng. Thời gian thu hoạch quả xanh tùy theo vụ, sau khi trồng
khoảng 63-70 ngày (vụ thu đông), 75-80 ngày (vụ xuân). Khả năng thích ứng rộng và
chống đổ khá, chống chịu tốt với một số sâu bệnh hại chính như sâu đục quả, sâu cuốn
lá, bệnh gỉ sắt... Khối lượng 100 hạt tươi >52g, số quả tươi/500g từ 195-203 quả, chiều
dài quả 4,7-5,3cm, chiều rộng quả 1,3-1,45cm, năng suất quả thương phẩm đạt 10-13
17
tấn/ha. Hạt có vị ngọt, mềm, dễ tách vỏ sau luộc. Đậu nành Đoài Loan được công ty
Ansteco nhập về và bán cho dân trồng mấy năm qua với tên giống KaoHung 09 hay
còn gọi là giống AGS346. Lượng giống dùng từ 100 - 120 kg/ha (tỷ lệ nảy mầm đạt
trên 70%), khả năng kháng đổ ngã cao. Màu sắc vỏ hạt xanh, năng suất trái tươi từ 8-
10 tấn/ha. Thời gian thu hoạch 65 – 70 ngày. Tỷ lệ trái có hạt 2-3 hạt là 80 %.

Phân bón được sử dụng trong thí nghiệm gồm phân bò ủ hoai, urea Phú Mỹ
(46% N), K2SO4 (50% K2O, 17% S), lân Long Thành (16% P 2O5, 20% CaO, 18%
MgO), và vôi bột (40% CaO).

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Quy mô và bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm hai yếu tố được bố trí kiểu lô phụ (Split Plot Design, SPD), ba lần
lặp lại. Yếu tố chính là bốn mức phân đạm, ký hiệu N gồm:

N15: 15 Kg/ha

N30: 30 Kg/ha (ĐC)

N45: 45 Kg/ha

N60: 60 Kg/ha

Yếu tố phụ là ba mật độ và khoảng cách trồng, ký hiệu D gồm:

D1: 40 cm x 8 cm (mật độ 312.500 cây/ha)

D2: 40 cm x 10 cm (mật độ 250.000 cây/ha)

D3: 40 cm x 12 cm (mật độ 208.000 cây/ha)

18
LLL1 LLL2 LLL3
D2 D1 D3 D1 D3 D2 D1 D2 D3
N60 N45 N15   N15 N60 N30   N30 N45 N15
N15 N30 N60   N45 N30 N60   N45 N15 N60
N30 N60 N45   N60 N45 N15   N60 N30 N45
N45 N15 N30 N30 N15 N45 N15 N60 N30

Chiều biến thiên theo hướng dốc


Hình 1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Quy mô thí nghiệm: Số nghiệm thức: 4 x 3 = 12 nghiệm thức; tổng số ô cơ sở


là 36 (12 nghiệm thức x 3 lần lặp lại). Mỗi ô cơ sở có diện tích 20 m2 (5 m x 4 m).
Tổng diện tích thí nghiệm là 720 m2, chưa tính diện tích bảo vệ.

Tất cả các nghiệm thức đều bón một lượng phân nền như nhau với lượng tính
cho một hecta như sau: 10 tấn phân bò ủ hoai + 60 kg P 2O5 + 60 kg K2O + 1000 kg
vôi.

2.4.2 Phương pháp tiến hành

- Làm đất: cày bừa kỹ, san phẳng mặt ruộng, sạch cỏ và đảm bảo độ ẩm đất lúc
gieo khoảng 75-80% độ ẩm tối đa đồng ruộng.
- Bón lót toàn bộ phân hữu cơ, phân lân, vôi, 1/2 lượng đạm,1/2 lượng kali. Toàn
bộ phân hoá học được trộn đều và bón vào hàng đã rạch sẵn, sau đó bón phân
hữu cơ. Sau khi bón lót, lấp một lớp đất nhẹ phủ kín phân rồi mới gieo hạt
nhằm tránh hạt tiếp xúc với phân làm giảm sức nảy mầm.
- Gieo hạt với khoảng cách hàng cách hàng và khoảng cách cây theo từng nghiệm
thức. Gieo mỗi hạt một cho một hốc (sau 5 ngày kiểm tra và gieo dặm lại).
- Xới vun gốc lần 1: xới nhẹ vào gốc, tỉa định cây kết hợp với bón thúc (1/2
lượng đạm,1/2 lượng kali) khi cây có từ 2 đến 3 lá thật.
- Xới vun gốc lần 2: Xới sâu, vun cao khi cây có từ 4 đến 5 lá thật.
- Giữ độ ẩm đất thường xuyên khoảng 70-75% độ ẩm tối đa đồng ruộng.
19
- Phòng trừ sâu bệnh và sử dụng thuốc hoá học theo hướng dẫn của ngành bảo vệ
thực vật.
- Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển như mục 2.4.1.3
- Thu hoạch: Thu lúc trái đã mẫy tức trái vừa no tròn đầy đặn.

2.4.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

 Chỉ tiêu phát triển


- Thời gian ra hoa (ngày): thời gian từ lúc gieo đến khi có khoảng 50% số cây
trong ô thí nghiệm xuất hiện hoa đầu tiên
- Thời gian sinh trưởng (ngày): thời gian từ lúc gieo đến ngày thu hoạch.
 Chỉ tiêu về sinh trưởng
- Mỗi ô thí nghiệm chọn 5 cây đánh dấu cố định để theo dõi các chỉ tiêu sinh
trưởng, tổng cộng 15 cây cho mỗi nghiệm thức.
- Chiều cao cây (cm): Đo từ đốt lá mầm đến chóp lá cao nhất trên thân chính của
5 cây/ô (10 ngày đo 1 lần cho đến khi cây ngừng sinh trưởng), sau đó tính trung
bình.
- Số cành cấp 1 trên cây (cành): đếm tổng số cành cấp 1 của 5 cây/ô (10 ngày đo
1 lần cho đến khi cây ngừng sinh trưởng), sau đó tính trung bình.
- Số lá/cây (lá): đếm tổng số lá thật trên cây từ vị trí cặp lá đơn của 5 cây chỉ
tiêu/ô, lá được xác định khi thấy rõ cổ lá (10 ngày đếm 1 lần), sau đó tính trung
bình.
- Chỉ số diệp lục tố (đo bằng máy Minolta SPAD-502), đo trên 5 lá thuần thục
của 5 cây chỉ tiêu/ô; đo giữa lá, không đo chỗ có gân, tính từ lá thứ 3 từ trên
xuống, sau đó tính trung bình trên 1 lá.
- Số hoa trên cây (hoa/cây): Đếm tổng số hoa từ khi cây ra hoa đầu tiên đến khi
kết thúc ra hoa tại 5 cây trong mỗi ô thí nghiệm, sau đó tính trung bình số hoa
cho 1 cây.
- Khả năng tích lũy chất khô: Thu mẫu để đánh giá khối lượng thân lá và rễ của
5 cây ngẫu nhiên vào giai đoạn khi cây ra hoa cho từng nghiệm thức thí nghiệm
thời điểm 45 NST (trừ các cây đã cố định theo dõi), sau đó sấy khô ở nhiệt độ
70oC đến khối lượng không đổi và tính trung bình.

20
 Chỉ tiêu về nốt sần

Từ mẫu 5 cây lấy từ các ô nghiệm thức để xác định khả năng tích luỹ chất khô,
tiến hành đếm số lượng nốt sần.

- Tổng số lượng nốt sần/cây: Đếm tổng số lượng nốt sần trên 5 cây thu mẫu rồi
tính trung bình trên 1 cây.
- Tính số lượng nốt sần hữu hiệu/cây: Đếm số lượng nốt sần hữu hiệu trên 5 cây
thu mẫu rồi tính trung bình trên 1 cây.
- Tỷ lệ nốt sần hữu hiệu/cây (%) = (Số lượng nốt sần hữu hiệu/Tổng số lượng nốt
sần) x 100.
 Tình hình sâu bệnh hại

Các loại sâu bệnh hại chính (sâu đục quả, giòi đục thân, sâu cuốn lá, bệnh lở cổ
rễ, bệnh gỉ sắt, bệnh sương mai, bệnh đốm nâu): Tiến hành theo dõi 10 ngày 1 lần và
thống kê theo thời điểm và mức độ gây hại. Ghi nhận, chụp hình các loại sâu bệnh hại
chính trên cây đậu nành trong quá trình thí nghiệm và đánh giá mức độ gây hại dựa
vào QCVN 01 – 58 : 2011/BNNPTNT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo
nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống đậu nành).

+ Bệnh gỉ sắt (Phakopsora pachyrhizi): Thang điểm 1-4, theo AVRDC

Điểm 1: Không nhiễm; Điểm 2: nhiễm nhẹ (2-3 lá trên cây có triệu chứng);
Điểm 3: Nhiễm trung bình (Tất cả các lá bị nhiễm trừ 2-3 lá non); Điểm 4: Nhiễm
nặng (Tất cả các lá nhiễm)

+ Bệnh sương mai (Peronospora manshurica): Thang điểm 0-5, theo AVRDC

Điểm 0: Không có triệu chứng; Điểm 1: triệu chứng đầu tiên đến 19% diện tích
lá bị nhiễm; Điểm 3: 40-59% diện tích lá bị nhiễm; Điểm 4: 60-79% diện tích lá bị
nhiễm; Điểm 5: 80-100% diện tích lá bị nhiễm

+ Sâu đục quả (Maruca vitrata): Đánh giá theo tỷ lệ % quả bị hại

+ Sâu ăn lá: Đánh giá theo tỷ lệ % lá bị hại

 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất


- Số quả/cây: Đếm tổng số quả 5 cây/ô, rồi tính trung bình cho 1 cây.
21
- Số quả chắc/cây: Đếm tổng số quả chắc của 5 cây/ô, rồi tính trung bình cho 1
cây.
- Tỷ lệ quả 3 hạt: [Tổng số quả có 3 hạt của 5 cây trên ô/tổng số quả của 5 cây
trên ô] * 100%, sau đó tính trung bình.
- Tỷ lệ quả 2 hạt: [Tổng số quả có 3 hạt của 5 cây trên ô/tổng số quả của 5 cây
trên ô] * 100%, sau đó tính trung bình.
- Tỷ lệ quả 1 hạt: [Tổng số quả có 3 hạt của 5 cây trên ô/tổng số quả của 5 cây
trên ô] * 100%, sau đó tính trung bình.
- Trọng quả trên cây (g): cân trọng lượng số quả trên 5 cây ngay khi thu hoạch,
sau đó tính trung bình.
- Năng suất quả tươi (tấn/ha): Thu riêng quả của từng ô, tính năng suất toàn ô
(gồm cả trọng lượng hạt của 5 cây mẫu) và tính ra năng suất trên 1 ha bằng công
thức:

Năng suất (tấn/ha) = [NS quả tươi trên ô (kg) * 10.000 m2]/[diện tích ô (m2) * 1.000]

22
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Thanh Thủy, Lê Như Thịnh và Đặng Đình Đạm, 2008, Thực trạng tiêu
thụ đậu tương rau và đề xuất giải pháp tiêu thụ, Viện Nghiên cứu Rau quả
2. Trịnh Khắc Quang, Trần Văn Lài và Nguyễn Thị Nhậm, 2009, Kết quả khảo
nghiệm một số giống đậu tương rau nhập nội từ trung tâm rau thế giới (AVRDC),
Viện Nghiên cứu Rau quả
3. Mai Quang Vinh, Phạm Thị Bảo Chung và ctv, (2007). Kết quả chọn lọc và khảo
nghiệm giống đậu tương rau DT02, Báo cáo khoa học trình Hội đồng khoa học công
nhận giống sản xuất thử, tr.1 -15
4. Phan Văn Hồng, Vũ Đình Chính, 2009. Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân
lân bón cho đậu tương rau trên đất phù sa sông Hồng ở Gia Lâm, Hà Nội, Tạp chí
Khóa học và Phát triển 2012: tập 10, số 2:220-228

23

You might also like