Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

1.

Tác động 2 mặt của hàng tồn kho


Tồn kho hình thành mối liên hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Một công ty
sản xuất phải duy trì tồn kho dưới những hình thức như nguyên vật liệu, sản phẩm
dỡ dang và thành phẩm. Tác động tích cực của việc duy trì tồn kho là giúp cho
công ty chủ động hơn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Những tác động tích
cực của tồn kho có thể kể ra bao gồm :

 Tồn kho nguyên liệu giúp công ty chủ động trong sản xuất và năng động
trong việc mua nguyên liệu dự trữ.
 Tồn kho sản phẩm dỡ dang giúp cho quá trình sản xuất của công ty được
linh hoạt và liên tục, giai đoạn sản xuất sau không phải chờ đợi giai đoạn sản
xuất trước.
 Tồn kho thành phẩm giúp chủ động trong việc hoạch định sản xuất, tiếp thị
và tiêu thụ sản phẩm nhằm khai thác và thoả mãn tối đa nhu cầu thị trường.

Tuy nhiên, duy trì tồn kho cũng có mặt trái của nó là làm phát sinh chi phí liên
quan đến tồn kho bao gồm chi phí kho bãi, bảo quản và cả chi phí cơ hội do
vốn kẹt đầu tư vào tồn kho. Quản trị tồn kho cần lưu ý xem xét sự đánh đổi
giữa lợi ích và phí tổn của việc duy trì tồn kho.
2. Mục tiêu quản lí tiền mặt và những lí do khiến doanh nghiệp giữ tiền mặt
Mục tiêu của qli TM là sử dụng hợp lí và hiệu quả lượng tiền mặt mà dn
cầm giữ nhằm duy trì hoạt động sxkd của dn 1 cách bình thường.
Có 3 lí do khiến dn giữ tiền mặt:
+ nhu cầu giao dịch thanh toán: nhằm đáp ứng các nhu cầu giao dịch hàng
ngày như chi trả tiền mua hàng, tiền lương,… trong quá trình hoạt động
bình thường của doanh nghiệp.
+ nhu cầu đầu cơ: nhằm sẵn sang nắm bắt những cơ hội đầu tư thuận lợi
trong kinh doanh như mua nguyên liệu dự trữ khi giá thị trường giảm, hoặc
khi tỷ giá biến động thuận lợi, hay mua các chứng khoán đầu tư nhằm mục
tiêu góp phần gia tăng LN của dn.
+ Nhu cầu dựu phòng: nhằm duy trì khả năng đáp ứng nhu cầu chi tiêu khi
có những biến cố bất ngờ xảy ra ảnh dưởng đến những hoạt động thu chi
bình thường của dn, chẳng hạn do ảnh hưởng của yếu tố thời vụ khiến dn
phải chi tiêu nhiều cho việc mua hàng dự trữ trong khi tiền bán hàng chưa
thu hồi kịp.
3. Kiểm soát khoản phải thu liên quán đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi
ro. Đúng hay sai? Giải thích.
Kiểm soát khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi
ro là đúng.Vì nếu không bán chịu hành hóa thì sẽ mất đi cơ họi bán hàng,
do đó, mất đi LN. Nhưng nếu bán chịu hàng hóa thì chi phí cho các khoản
phải thu tăng và nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, do đó, rủi ro
không thu hồi đc nợ cũng gia tăng.

4. ý nghĩa của việc quản lí chi phí


Chi phí là một trong những mối quan tâm hàng đầu của doanh
nghiệp thương mại vì chi phí liên quan trực tiếp đến mục tiêu tối đa hóa
lợi nhuận trong doanh nghiệp thương mại. Do đó, quản lý chi phí có ý
nghĩa hết sức to lớn cụ thể là:

- Quản lý tốt chi phí giúp doanh nghiệp thương mại tiết kiệm
được chi phí từ đó làm gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp thương
mại.
- Quản lý tốt chi phí giúp rèn luyện cho người lao động trong
doanh nghiệp thương mại một tác phong làm việc chuyên nghiệp. Các
biện pháp quản lý hiệu quả sẽ khuyến khích người lao động thực
hành tiết kiệm, có nhiều cải tiến, sáng kiến trong kinh doanh. Từ đó,
giúp tiết kiệm chi phí, làm tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả và
lợi nhuận cho doanh nghiệp thương mại.

5. biện pháp tiết kiệm chi phí


- Về chi phí tiền lương, phụ cấp và các khoản có tính chất
lương: doanh nghiệp cần chế độ lương hợp lý, khoa học: vừa phù hợp
với luật lao động vừa kích thích được nhân viên làm việc hăng say, có
nhiều sáng kiến, có tinh thần tiết kiệm khi làm việc…
- Về chi phí Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công
đoàn: doanh nghiệp cần gắn với chế độ hiện hành của Nhà nước, tôn
trọng quyền lợi hợp pháp của người lao động. Đây là điều kiện cần
thiết để kích thích người lao động làm việc tốt, góp phần nâng cao
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
- Về chi phí vật tư (vật liệu, bao bì): doanh nghiệp có thể
đưa ra định mức sử dụng cho các bộ phận có liên quan, động viên
mọi người sử dụng hợp lý và tiết kiệm đồng thời cũng bắt bồi thường
thiệt hại với những cá nhân, tập thể nào gây thiệt hại, thất thoát.
- Về chi phí công cụ, dụng cụ, đồ dùng văn phòng: doanh
nghiệp cần căn cứ vào giá trị và thời gian sử dụng mà phân bổ dần
vào chi phí cho hợp lý, tránh tình trạng phân bổ không hết giá trị gây
lãng phí.
- Về chi phí khấu hao: khấu hao hợp lý
- Về chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền:
doanh nghiệp cần cân nhắc hiệu quả của từng khoản chi, cần thiết thì
sẵn sàng chi nhưng không cần thiết thì phải gạt bỏ ngay; hạn chế tối
đa các khoản hao hụt trong khi tiêu thụ…

6. thế nào là chi phí hợp lí? Ví dụ


Theo quy định hiện hành, các khoản chi phí được xem là chi
phí hợp lý khi ít nhất nó có được các điều kiện sau đây:
a. Phải có đầy đủ hóa đơn
chứng từ hợp pháp và các hóa đơn này
phải ghi chép đúng quy định của Nhà
nước.
b. Không vượt ngưỡng quy định của Nhà nước (nếu có).

7. ý nghĩa chỉ tiêu doanh thu bán hàng


Doanh thu bán hàng là một chỉ tiêu tài chính không chỉ
có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân doanh nghiệp mà còn có
ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ nền kinh tế, do những nguyên
nhân sau:
- Có được doanh thu bán hàng chứng tỏ doanh nghiệp

đã cung ứng hàng hóa phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và
đáp ứng được nhu cầu xã hội.
- Có được doanh thu bán hàng, doanh nghiệp có được

nguồn vốn để trang trải các khoản chi phí trong quá trình kinh
doanh, đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp.
- Doanh thu bán hàng còn là nguồn tài chính để doanh

nghiệp thực hiện nghĩa vụ đóng góp cho ngân sách Nhà nước
- Từ doanh thu bán hàng doanh nghiệp có nguồn tài

chính để tham gia liên doanh, liên kết kinh tế với các doanh nghiệp
khác để nâng cao hiệu quả hoạt động, trên cơ sở đó doanh nghiệp
có khả năng tăng thêm thu nhập.
- Có được doanh thu bán hàng cũng là kết thúc quá trình

luân chuyển vốn lưu động, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình
kinh doanh sau của doanh nghiệp.
Như vậy, doanh thu bán hàng có ảnh hưởng rất lớn đến
tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trường hợp doanh thu không
đủ bù đắp chi phí đã bỏ ra sẽ khiến doanh nghiệp gặp khó khăn về
tài chính. Và nếu như tính trạng này kéo dài, doanh nghiệp sẽ không
đủ sức bám trụ trên trị trường tất yếu đi đến phá sản.

8. lợi nhuận là gì? Ý nghĩa


Lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính cuối cùng phản ảnh kết
quả của hoạt động kinh doanh và hoạt động khác của doanh
nghiệp thương mại trong một thời kỳ nhất định, lợi nhuận chính
là khoản chênh lệch giữa doanh thu và thu nhập khác với chi phí
của doanh nghiệp thương mại trong một thời kỳ nhất định.

Ý nghĩa của lợi nhuận:

+ Là điều kiện vật chất đảm bảo sự tồn tại và phát triển của DN.

Vì làm ăn có lãi, Dn mới có điều kiện bảo toàn vốn và phát triển
vốn, tức là tồn tại và phát triển.

+ Là nguồn tài chính cơ bản để thực hiện tái sx mở rộng của dn nói
riêng và của nền k.tế đất nước nói chung.

+ Là nguồn tài chính cơ bản để thực hiện sức mạnh tài chính của
doanh nghiệp và để thực hiện việc phân phối thu nhập trong nội bộ
dn,góp phần nâng cao thu nhập và đời sống vật chất cho các thành
viên.

9. ý nghĩa phân phối lợi nhuận


Phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp thương mại là
quá trình phân chia khoản lợi nhuận thu được sau một thời kỳ hoạt
động kinh doanh hiệu quả. Tuy nhiên, phân phối lợi nhuận không
phải là quá trình phân chia tiền lãi một cách đơn thuần mà là giải
quyết một cách tổng hòa các mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể
liên quan. Việc phân phối đúng đắn sẽ tạo ra động lực thúc đẩy
kinh doanh, giúp cho quá trình kinh doanh ngày càng phát triển.
10.sơ đồ phân phối lợi nhuận
Lợi nhuận hoạt Lợi nhuận khác
động kinh
doanh

Tổng lợi nhuận

Bù lỗ các năm trước

Nộp thuế TNDN

Tổng lợi nhuận sau thuế

Bù đắp chi phí h Chia lãi cho bên liên Trích lập quỹ Chia lãi cho các chủ sở
không hợp lý doanh (nếu có) doanh nghiệp hữu doanh nghiệp

You might also like