Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 170

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

GIÁO TRÌNH

TOÁN CAO CẤP B


(ADVANCED MATHEMATICS B)

TS. Đinh Ngọc Quý (Chủ biên) TS. Nguyễn HữuKhánh


TS. Lê Thanh Tùng ThS. Lê Thị Kiều Oanh
ThS. Đặng Hoàng Tâm ThS. Lê Hoài Nhân
ThS. Nguyễn Duy Cường ThS. Huỳnh Đức Quốc

2017
LỜI NÓI ĐẦU

Toán cao cấp là cầu nối quan trọng giữa toán học lý thuyết và toán học ứng
dụng. Giáo trình Toán cao cấp B được biên soạn cho sinh viên các khối ngành nông
nghiệp, chăn nuôi, thủy sản, sinh học, hóa học … với mục đích trang bị các kiến thức
cơ bản về đại số tuyến tính và giải tích, đồng thời nghiên cứu các ứng dụng thực tiễn.
Bên cạnh rèn luyện cho sinh viên khả năng tư duy logic, phương pháp phân tích, ứng
dụng vào các học phần cơ sở và chuyên nghành.
Giáo trình bao gồm 6 chương. Các kiến thức cơ bản về đại số tuyến tính như
ma trận, định thức và hệ phương trình tuyến tính được giới thiệu trong Chương 1.
Chương 2 trình bày về hàm số một biến, giới hạn và tính liên tục của hàm số. Chương
3 là giới thiệu đạo hàm và vi phân của hàm số một biến, vận dụng cơ sở lý thuyết để
tính toán gần đúng và giải các bài toán ứng dụng như bài toán tối ưu thực tế, bài toán
về mối quan hệ giữa các tốc độ biến thiên. Chương 4 đề cập đến tích phân và ứng
dụng để tính diện tích hình phẳng, thể tích vật thể tròn xoay. Chương 5 giới thiệu về
hàm nhiều biến, đạo hàm và cực trị của hàm nhiều biến. Phương trình vi phân là nội
dung được thể hiện trong Chương 6.
Trong quá trình biên soạn, giáo trình không thể tránh khỏi những sai sót nhất
định. Các tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của người đọc để giáo
trình được hoàn thiện hơn.

Các tác giả

i
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................. i


MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
CHƯƠNG 1. MA TRẬN, ĐỊNH THỨC VÀ HỆ PHƯƠNG TRÌNH TUYẾN
TÍNH ............................................................................................................................... 1
1.1. Ma trận ................................................................................................................ 1
1.1.1. Định nghĩa .....................................................................................................1
1.1.2. Các phép toán trên ma trận ............................................................................3
1.2. Định thức ............................................................................................................. 7
1.3. Hệ phương trình tuyến tính ............................................................................. 10
1.3.1. Định nghĩa ...................................................................................................10
1.3.2. Giải hệ phương trình tuyến tính bằng phương pháp khử Gauss .................11
1.3.3. Giải hệ phương trình tuyến tính bằng phương Cramer ...............................15
BÀI TẬP ................................................................................................................... 16
CHƯƠNG 2. HÀM SỐ MỘT BIẾN, GIỚI HẠN VÀ TÍNH LIÊN TỤC ............... 19
2.1. Hàm số một biến ............................................................................................... 19
2.1.1. Tập số thực ..................................................................................................19
2.1.2. Định nghĩa và các phép toán trên hàm số ....................................................20
2.1.3. Một số tính chất đặc biệt của hàm số ..........................................................23
2.1.4. Hàm số sơ cấp..............................................................................................25
2.2. Giới hạn hàm số ................................................................................................ 29
2.2.1. Giới hạn hàm số ...........................................................................................29
2.2.2. Tính giới hạn hàm số ...................................................................................32
2.2.3. Giới hạn dãy số ............................................................................................35
2.3. Hàm số liên tục .................................................................................................. 36
2.3.1. Khái niệm hàm số liên tục ...........................................................................36
2.3.2. Các phép toán về hàm số liên tục ................................................................38
2.3.3. Tính chất của các hàm số liên tục trên một đoạn ........................................39
BÀI TẬP ................................................................................................................... 40
CHƯƠNG 3. PHÉP TÍNH VI PHÂN HÀM MỘT BIẾN ........................................ 44
3.1. Đạo hàm ............................................................................................................. 44
3.1.1. Định nghĩa đạo hàm.....................................................................................44
3.1.2. Ý nghĩa quan trọng của đạo hàm .................................................................44
3.1.3. Các quy tắc tính đạo hàm ............................................................................45
3.1.4. Các công thức tính đạo hàm ........................................................................46
3.2. Đạo hàm cấp cao ............................................................................................... 48
3.2.1. Định nghĩa đạo hàm cấp cao .......................................................................48
3.2.2. Phép toán của đạo hàm cấp cao ...................................................................49
iii
3.3. Vi phân và vi phân cấp cao .............................................................................. 49
3.4. Các định lý cơ bản của hàm số khả vi ............................................................ 49
3.4.1. Cực trị của hàm số ....................................................................................... 49
3.4.2. Định lý Fermat ............................................................................................ 50
3.4.3. Định lý Rolle ............................................................................................... 50
3.4.4. Định lý Lagrange ......................................................................................... 50
3.4.5. Định lý Cauchy............................................................................................ 50
3.5. Ứng dụng của đạo hàm và vi phân ................................................................. 51
3.5.1. Áp dụng đạo hàm để tính gần đúng ............................................................ 51
3.5.2. Bài toán về mối liên hệ giữa các tốc độ biến thiên ..................................... 51
3.5.3. Bài toán tối ưu trong thực tế ........................................................................ 54
3.5.4. Tính giới hạn dạng vô định dựa vào quy tắc L’Hospital ............................ 57
BÀI TẬP ................................................................................................................... 58
CHƯƠNG 4. PHÉP TÍNH TÍCH PHÂN HÀM MỘT BIẾN .................................. 63
4.1. Nguyên hàm ...................................................................................................... 63
4.2. Tích phân bất định ........................................................................................... 63
4.2.1. Định nghĩa ................................................................................................... 63
4.2.2. Các tính chất đơn giản ................................................................................. 63
4.2.3. Các nguyên hàm thường gặp ....................................................................... 64
4.2.4. Phương pháp tính tích phân......................................................................... 64
4.2.5. Tích phân hàm hữu tỉ .................................................................................. 67
4.2.6. Tích phân hàm vô tỉ ..................................................................................... 70
4.2.7. Tích phân hàm lượng giác ........................................................................... 71
4.3. Tích phân xác định ........................................................................................... 74
4.3.1. Bài toán diện tích hình thang cong .............................................................. 74
4.3.2. Định nghĩa tích phân xác định .................................................................... 75
4.3.3. Tính chất của tích phân xác định................................................................. 76
4.3.4. Liên hệ giữa nguyên hàm và tích phân xác định ......................................... 77
4.3.5. Phương pháp tính tích phân xác định .......................................................... 78
4.4. Tích phân suy rộng ........................................................................................... 81
4.4.1. Tích phân suy rộng loại 1 ............................................................................ 81
4.4.2. Tích phân suy rộng loại 2 ............................................................................ 83
4.5. Ứng dụng của tích phân ................................................................................... 84
4.5.1. Tính diện tích của hình phẳng ..................................................................... 84
4.5.2. Thể tích của vật thể ..................................................................................... 87
BÀI TẬP ................................................................................................................... 90
CHƯƠNG 5. HÀM NHIỀU BIẾN ............................................................................. 98
5.1. Các khái niệm cơ bản ....................................................................................... 98
5.1.1. Khái niệm hàm nhiều biến .......................................................................... 98
5.1.2. Giới hạn hàm nhiều biến ............................................................................. 99
iv
5.2. Đạo hàm hàm nhiều biến ............................................................................... 103
5.2.1. Đạo hàm riêng .......................................................................................... 103
5.2.2. Vi phân ..................................................................................................... 105
5.2.3. Đạo hàm hàm hợp..................................................................................... 107
5.2.4. Đạo hàm hàm ẩn ....................................................................................... 108
5.2.5. Đạo hàm theo hướng ................................................................................ 111
5.3. Cực trị tự do .................................................................................................... 114
5.3.1. Cực trị tự do cho hàm hai biến ................................................................. 114
5.3.2. Phương pháp bình phương nhỏ nhất ........................................................ 120
5.4. Cực trị có điều kiện ........................................................................................ 127
5.4.1. Phương pháp thế ....................................................................................... 128
5.4.2. Phương pháp nhân tử Lagrange ................................................................ 128
5.5. Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất ................................................................... 130
BÀI TẬP ................................................................................................................. 132
CHƯƠNG 6. PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN ............................................................ 136
6.1. Phương trình vi phân cấp một ...................................................................... 137
6.1.1. Phương trình tách biến ............................................................................. 138
6.1.2. Phương trình đẳng cấp .............................................................................. 139
6.1.3. Phương trình tuyến tính cấp một .............................................................. 140
6.1.4. Phương trình Bernoulli ............................................................................. 141
6.2. Phương trình vi phân cấp hai ........................................................................ 143
6.2.1. Phương trình có thể đưa về phương trình vi phân cấp một ..................... 143
6.2.2. Phương trình tuyến tính cấp hai với hệ số không đổi ............................... 146
6.3. Ứng dụng của phương trình vi phân ............................................................ 153
6.3.1. Bài toán nồng độ muối ............................................................................. 153
6.3.2. Bài toán tăng trưởng số lượng .................................................................. 155
BÀI TẬP ................................................................................................................. 157

v
CHƯƠNG 1. MA TRẬN, ĐỊNH THỨC VÀ HỆ PHƯƠNG
TRÌNH TUYẾN TÍNH

1.1. Ma trận
1.1.1. Định nghĩa
Ma trận A cấp m x n là một bảng số chữ nhật có m dòng và n cột, có dạng:

 a11 a12 ... a1n 


a a22 ... a2 n 
A =  21 .
 ... ... ... ... 
 
 am1 am 2 ... amn 

Để viết ngắn gọn, ta dùng kí hiệu A = [aij]m x n hoặc A = (aij)mxn , với aij là phần tử
của ma trận A nằm ở dòng thứ i và cột thứ j.
Ma trận A cỡ 1 x m gọi là ma trận dòng, tức là ma trận có dạng:

A =  a1 a2 ... am  .

Ma trận A cỡ n x 1 gọi là ma trận cột, tức là ma trận có dạng:

 a1 
a 
A =  2 .
... 
 
 an 

Ma trận A cỡ n x n gọi là ma trận vuông cấp n, ma trận có dạng:

 a11 a12 ... a1n 


a a22 ... a2 n 
A =  21 ,
 
 
 an1 an 2 ... ann 

với các phần tử a11, a22, …, ann gọi là các phần tử chéo. Đường thẳng xuyên qua các
phần tử chéo gọi là đường chéo.
Ma trận vuông A cấp n có các phần tử nằm dưới đường chéo đều bằng 0 gọi là
ma trận tam giác trên, có dạng:

1
 a11 a12 ... a1n 
0 a ... a2 n 
A= 22

 
 
0 0 ... ann 

Ma trận vuông A cấp n có các phần tử nằm trên đường chéo đều bằng 0 gọi là
ma trận tam giác dưới, có dạng:

 a11 0 ... 0
a a22 ... 0 
A =  21 .
 
 
 an1 an 2 ... ann 

Ma trận vuông A cấp n có các phần tử nằm ngoài đường chéo bằng 0 gọi là ma
trận chéo, có dạng:

 a11 0 ... 0 
0 a ... 0 
A=  22
.
 
 
0 0 ... ann 

Ma trận vuông A cấp n có các phần tử nằm ngoài đường chéo bằng 0, còn các
phần tử chéo bằng 1 gọi là ma trận đơn vị cấp n, ký hiệu là In và có dạng:

1 0 ... 0
0 1 ... 0 
In =  .
... ... ... ...
 
0 0 ... 1

Cho ma trận A cấp m x n. Ta gọi dòng có chứa ít nhất một phần tử khác 0 là
dòng khác 0, dòng chứa tất cả các phần tử đều bằng 0 gọi là dòng 0. Ma trận A được
gọi là ma trận bậc thang dòng nếu A thỏa mãn hai tính chất sau:
- Dòng 0 nếu có thì ở phía dưới dòng khác 0.
- Phần tử chính của dòng dưới luôn đứng trong cột ở về phía phải so với cột
chứa phần tử chính của những dòng phía trên nó.
Ví dụ 1.1. Các ma trận sau có dạng bậc thang dòng:

1 −3 0 4 1 −3 0 4 1 2 3  1 0 0 4 0 
     
A = 0 0 1 2  , B = 0 0 1 2  , C =  0 4 5  , D = 0 1 4 2 0  .
 
0 0 0 5  0 0 0 0  0 0 6  0 0 0 0 1 
2
Các ma trận sau không có dạng bậc thang dòng:

1 3 0 1
2 3 5 0 1 0 0 0 
5 
  , G = 0 0 3 1 
1 2
E = 0 1 3 , F = 
0 0 3 1 .
1 0 0    
 2 0 0 0 

0 2 1 0

Ma trận A cấp m x n gọi là ma trận không nếu tất cả các phần tử đều bằng 0, ma
trận có dạng :

0 0 ... 0 0
0 0 ... 0 0 
0= .
... ... ... ... 0
 
0 0 ... 0 0

1.1.2. Các phép toán trên ma trận


a) Ma trận bằng nhau
Hai ma trận A và B được gọi là bằng nhau nếu chúng có cùng cỡ và các phần tử
cùng vị trí bằng nhau, tức là với A = [aij]mxn, B = [bij]mxn thì
A = B khi và chỉ khi aij = bij ,  i, j.
b) Ma trận chuyển vị
Cho ma trận A cấp m x n. Ma trận chuyển vị của A, ký hiệu là At, là một ma trận
cấp n x m, nhận được từ A bằng cách đổi dòng thành cột. Vậy nếu:

 a11 a12 ... a1n   a11 a21 ... am1 


a a22 ... a2 n  a a22 ... am 2 
A =  21 thì A = 
t 12
.
 ... ... ... ...   ... ... ... ... 
   
 am1 am 2 ... amn   a1n a2 n ... amn 

 4 −1
 4 2 3
Ví dụ 1.2. Cho A =  2 5  , khi đó At =  .
3 8   −1 5 8 
 
c) Phép biến đổi sơ cấp theo dòng
Cho A là ma trận cấp m x n. Các phép biến đổi sau gọi là phép biến sơ cấp trên
dòng của ma trận A:

Đổi chỗ 2 dòng cho nhau d i  d k .
3

Nhân một dòng nào đó với một số d i → d i .

Thay một dòng nào đó bởi tổng của dòng đó và tích của một số  với
một dòng khác d i → d i + d k .

2 -3 −4 5 -13
4 -6 1 -1 14 
Ví dụ 1.3. Cho A = 
6 -9 1 2 13 
 
2 -3 -2 -4 9 

Ta lần lượt thực hiện các phép biến đổi sơ cấp trên dòng của ma trận A như sau

2 -3 −4 5 -13 2 - 3 − 4 5 - 13
4 -6 1 -1 14  dd23 → d 2 − 2 d1 0 0 9 - 11 40 
A= ⎯⎯⎯⎯→ 
→d3 −3 d1 
6 -9 1 2 13  d4 →d4 −d1 0 0 13 - 13 52 
   
2 -3 -2 -4 9  0 0 2 - 9 22 

2 -3 −4 5 -13 2 -3 −4 5 - 13
d3 →
d3 0 0 1 -1 4  d3 →d3 →9 d 2
0 0 1 -1 4 
⎯⎯⎯→ 13
⎯⎯ ⎯ ⎯ ⎯→  
d 2  d3 0 0 9 -11 40  d 4 →d 4 −2 d 2 0 0 0 -2 4 
   
0 0 2 -9 22  0 0 0 - 7 14 

2 -3 −4 5 - 13 2 -3 −4 5 - 13
0d
d3 → 3 0 1 -1 4  0 0 1 -1 4 
⎯⎯⎯→  −2  ⎯⎯ ⎯ ⎯
d 4 → d 4 +
⎯→ 
7d 3 
0 0 0 1 -2 0 0 0 1 -2
   
0 0 0 - 7 14  0 0 0 0 0 

d) Phép cộng hai ma trận


Cho hai ma trận cùng cỡ A = [aij]mxn, B = [bij]mxn. Tổng của A và B, ký hiệu
A + B, là ma trận cỡ m x n xác định bởi:
A + B = [aij + bij]mxn
Ta có các tính chất sau:
A + B = B + A.
A + 0 = 0 + A = A.
(A + B) + C = A + (B + C).
Ví dụ 1.4. Cho hai ma trận

4
 1 2 0  −1 0 4 
A =  −4 1 3  , B =  3 5 1 
 
 5 0 6  0 −3 7 
   
Tổng của hai ma trận này là

 0 2 4
A + B =  −1 6 4  .
 5 −3 13 
 
e) Phép nhân ma trận với một số thực
Cho ma trận A = [aij]mxn . Tích của ma trận A với số thực k, ký hiệu là kA, là ma
trận cỡ m x n xác định bởi:
kA = [kaij]mxn.
Ta có các tính chất sau:
k(A + B) = kA + kB
(k + h)A = kA + hA
k(hA) = (kh)A
1.A = A
0.A = 0
Ví dụ 1.5. Cho ma trận

1 2 3
A= 
 0 −1 6 
Khi đó

3 6 3 
3A =  .
 0 −3 18 
f) Phép nhân hai ma trận
Xét hai ma trận A = [aij]mxp , B = [bij]pxn. Tích của ma trận A với ma trận B, ký
hiệu là AB, là ma trận C = [cij]mxn có m hàng n cột, với mỗi phần tử cij được xác định
bởi:
p
cij = ai1b1j + ai2b2j + … + aipbpj = a
k =1
b
ik kj

5
Giả thiết các phép tính dưới đây thực hiện được, ta có các tính chất sau :
A(B + C) = AB + AC.
(B + C)A = BA + CA.
A(BC) = (AB)C.
k(BC) = (kB)C = B(kC).
AIn = InA = A.
(AB)t = Bt At .

3 1 −1
 6 1 −1 2  1
  3 4 
Ví dụ 1.6. Cho A =  2 3 0 1  , B =  .
 5 0 2 2 2 2 3
   
1 0 2

Khi đó

 3 1 −1
 6 1 −1 2     19 7 −1
 
AB =  2 3 0 1  . 
1 3 4  =  10 11 12  ,
 
 5 0 2 2   2 2 3   21 9 5 
  1 0 2   
 

3 1 −1  15 6 −5 5 
1   6 1 −1 2  
3 4   32 10 7 13 
BA =  2 3 0 1 =  .
2 2 3     31 8 4 12 
  5 0 2 2  
1 0 2  16 1 3 6 

 −1 2   2 −1
Ví dụ 1.7. Cho A =  , B =  .
 1 4   3 1 
Khi đó

 −1 2  2 −1  4 3 
AB =   = 
 1 4  3 1  14 3 

 2 3  −1 1   4 14 
Bt At =   = .
 −1 1  2 4   3 3 
Chú ý:

• Phép nhân 2 ma trận không có tính chất giao hoán.

6
 −1 0  1 2 
Cho 2 ma trận A và B với A =   , B=  thì:
 2 3 3 0 

 −1 −2   3 6
AB =   , BA =  
11 4   −3 0

• Có những ma trận A  0, B  0 mà AB = 0.

1 2   2 −6 0 0 
A=  , B=  thì AB =  
2 4  −1 3  0 0 
1.2. Định thức
Xét ma trận A vuông cấp n :

 a11 a12 ... a1 j ... a1n 


a ... a2 j ... a2 n 
 21 a22
 ... ... ... ... ... ... 
A=  .
 ai1 ai 2 ... aij ... ain 
 ... ... ... ... ... ... 
 
 an1 an 2 ... anj ... ann 

Khi đó, tại vị trí của phần tử aij , nếu bỏ đi hàng i và cột j ta thu được một ma trận chỉ
còn n – 1 hàng n – 1 cột, tức là ma trận cấp n – 1. Ta ký hiệu nó là Mij và gọi nó là ma
trận con bù ứng phần tử aij.
Cụ thể xét A là ma trận vuông cấp 3 dưới đây:

 a11 a12 a13 


A =  a21 a22 a23  .
 a31 a32 a33 

Ta có

a a23   a21 a23   a21 a22 


M 11 =  22 = =
a33  a  a 
, M 12 , M 13
 a32  31 a33   31 a32 

a a13   a11 a13   a11 a12 


M 21 =  12 = =
a33  a a33  a a32 
, M 22 , M 23
 a32  31  31

7
a a13   a11 a13   a11 a12 
M 31 =  12 = =
a23  a a23  a a22 
, M 32 , M 32
 a22  21  21

Định thức của ma trận vuông A cấp n, ký hiệu là det A hoặc |A|, được định
nghĩa bởi công thức khai triển theo dòng hoặc công thức khai triển theo cột.
Công thức khai triển theo dòng thứ i:
n
det A =  (−1)
j =1
i+ j
aij det( M ij ) .

Công thức khai triển theo cột thứ j:


n
det A =  (−1)
i =1
i+ j
aij det( M ij ) .

Cụ thể, để tính định thức dưới đây ta khai triển theo dòng 1 thì:

1 2 3
5 6 −4 6 −4 5
−4 5 6 = 1 −2 +3
−8 9 7 9 7 −8
7 −8 9

= 1(45 + 48) – 2(–36 – 42) + 3(32 –35) = 240.


Bây giờ áp dụng khai triển định thức theo cột 2 ta có:

 −4 6 1 3 1 3
 = (−1)1+ 2 2 −5 − (−8) 
 7 9 7 9 −4 6 

= –2(–36 – 42) + 5(9 – 21) + 8(6 +12) = 240.


Ta có các tính chất định thức dưới đây:

• det At = det A.

• det(AB) = detA.detB.

• Đổi chỗ hai dòng của định thức thì định thức sẽ đổi dấu.

a11 a12  a1n a11 a12  a1n


       
ai1 ai 2  ain a j1 a j 2  a jn
    =−    
a j1 a j 2  a jn ai1 ai 2  ain
       
an1 an 2  ann an1 an 2  ann

8
• Nhân một dòng (hay một cột) của định thức với một số k thì được một định
thức mới bằng k lần định thức cũ.

a11 a12  a1n a11 a12  a1n


       
kai1 kai 2  kain = k ai1 ai 2  ain
       
an1 an 2  ann an1 an 2  ann

• Khi tất cả các phần tử của một dòng (hay một cột) có dạng tổng của hai số
hạng thì định thức có thể phân tích thành tổng của hai định thức, cụ thể:

a11 a12  a1n a11 a12  a1n a11 a12  a1n


           
ai1 + bi1 ai 2 + bi 2  ain + bin = ai1 ai 2  ain + bi1 bi 2  bin ,
           
an1 an 2  ann an1 an 2  ann an1 an 2  ann

a11  a1i + b1i  a1n a11  a1i  a1n a11  b1i  a1n
a21  a2i + b2i  a2 n a21  a2 i  a2 n a21  b2i  a2 n
= + .
              
an1  ani + bni  ann an1  ani  ann an1  bni  ann

• Khi ta cộng bội k của một dòng vào một dòng khác (hay bội k của một cột vào
một cột khác) thì được một định thức mới bằng định thức cũ.

a11 a12  a1n a11 a12  a1n


       
ai1 ai 2  ain ai1 + ka j1 ai 2 + ka j 2  ain + ka jn
    =     ,
a j1 a j 2  a jn a j1 a j2  a jn
       
an1 an 2  ann an1 an 2  ann

a11  a1i  a1 j  a1n a11  a1i + ka1 j  a1 j  a1n


a21  a2i  a2 j  a2 n a21  a2i + ka2 j  a2 j  a2 n
= .
             
an1  ani  anj  ann an1  ani + kanj  anj  ann

9
• Định thức có một dòng (hay một cột) toàn là số không thì bằng không.

• Định thức có hai dòng (hay hai cột) tỉ lệ thì định thức ấy bằng không.

• Định thức có một dòng (hay một cột) là tổ hợp tuyến tính của các dòng khác
(hay của các cột khác) thì định thức ấy bằng không.

• Các định thức của ma trận tam giác trên và dưới thì bằng tích các phần tử
chéo.

a11 0 .... 0 a11 a12 .... a1n


a21 a22 .... 0 0 a22 .... a2 n
= = a11a22 ...ann .
... ... .... ... ... ... .... ...
an1 an 2 ... ann 0 0 ... ann

Chú ý: Định thức của ma trận vuông A cấp n, cũng được tính nhờ biến đổi sơ cấp trên
dòng đưa định thức cần tính về dạng tam giác rồi tính giá trị của định thức dạng tam
giác thu được.

0 1 5 3 −6 9
Ví dụ 1.8. 3 −6 9 = − 0 1 5 (đổi chỗ hai hàng 1 và 2)
2 6 1 2 6 1

1 −2 3
= −3 0 1 5 (đưa thừa số 3 ở hàng 1 ra ngoài)
2 6 1

1 −2 3
= −3 0 1 5 (cộng –2 lần hàng 1 với hàng 3)
0 10 −5

1 −2 3
= −3 0 1 5 (cộng –10 lần hàng 2 với hàng 3)
0 0 −55

= –3.1.1.( –55) = 165


1.3. Hệ phương trình tuyến tính
1.3.1. Định nghĩa
Hệ phương trình tuyến tính là hệ bậc nhất của n ẩn số có dạng :

10
 a11 x1 + a12 x2 + ... + a1n xn = b1
 a x + a x + ... + a x = b
 21 1 22 2 2n n 2
 (1.1)
 ............................................
am1 x1 + am 2 x2 + ... + amn x n = bm

Trong đó,

 a11 a12 ... a1n 


a a22 ... a2 n 
• Ma trận A = 
21
gọi là ma trận hệ số chính của hệ.
 ... ... ... ... 
 
 am1 am 2 ... amn 
 b1 
b 
• Ma trận b =   = b1b2 ...bm  gọi là cột hệ số tự do của hệ.
2 t

 
 
bm 
 x1 
x 
• Ma trận x =   =  x1 x2 ...xn  gọi là ma trận ẩn của hệ.
2 t

 
 
 xn 
 a11 a12 .... a1n b1 
 
a21 a22 .... a2 n b2 
• Ma trận  A | b  =  gọi là ma trận bổ sung của
 ... ... .... .... ... 
 
 am1 am 2 ... amn bm 
hệ.
Như vậy, dạng ma trận của hệ phương trình tuyến tính (1.1) có thể được viết lại
dưới dạng:
Ax = b
- Khi m = n thì ta có n phương trình n ẩn.
- Khi các bi = 0,  i thì hệ trên gọi là hệ phương trình thuần nhất.
1.3.2. Giải hệ phương trình tuyến tính bằng phương pháp khử Gauss

Bước 1: Lập ma trận bổ sung  A | b .

Bước 2: Dùng các phép biến đổi sơ cấp trên dòng đưa ma trận bổ sung  A | b
về dạng bậc thang dòng.
11
Bước 3: Tìm nghiệm của hệ bằng cách thế ngược, từ phương trình thứ cuối ta
tính được xr thay xrvào phương trình thứ r-1 ta tính được xr-1, tiếp tục quá trình
đó ta tính được xr −2 ,, x2 , x1 .

Chú ý: Trong trường hợp A là ma trận vuông cấp n, sau khi biến đổi đưa ma trận A về
ma trận tam giác trên ta tiếp tục áp dụng các biến đổi sơ cấp để đưa ma trận tam giác
trên về ma trận đơn vị cấp n thì phương pháp này gọi là phương pháp Gauss- Jordan.
Ví dụ 1.9. Dùng phép biến đổi sơ cấp trên dòng giải hệ phương trình :

 2 x1 + 4 x2 + 3x3 = 4

 3x 1 + x2 − 2 x3 = −2
4 x + 11x + 7 x = 7
 1 2 3

Giải
2 4 3 4 2 4 3 4  2 4 3 4 
  d3 → d3 + 3 d 2    
d3
d →
d3 →−10 d3
⎯⎯⎯⎯ →  0 10 13 16  ⎯⎯⎯⎯→  0 10 13 16  ⎯⎯⎯→  0 10 13 16  .
3
29

 0 −30 −10 10   0 0 29 58  0 0 1 2 

Vậy hệ đã cho tương đương với hệ tam giác trên:

 2 x1 + 4 x2 + 3x3 = 4  x1 = 1
 
10 x2 + 13x3 = 16   x2 = −1 .
x =2  x =2
 3  3
Trở lại hệ phương trình trên ta biến đổi tiếp thep phương pháp Gauss- Jordan thì:

2 4 3 4   −10 −20 −15 −20  d →d + 2 d  −10 0 11 12 


  d1 →−5 d1   d12 →d12 −132d3  
 0 10 13 16  ⎯⎯⎯⎯ → 0 10 13 16  ⎯⎯⎯⎯⎯ →  0 10 0 −10 
 0 0 1 2   0 0 1 2   0 0 1 2 

d1
d→
d1 →d1 −11d3
 −10 0 0 −10  1 −d10 1 0 0 1 
  d2 →101  
⎯⎯⎯⎯→  0 10 0 −10  ⎯⎯⎯⎯ → 0 1 0 −1 .
 0 0 1 2  0 0 1 2 

 x1 = 1

Vậy ta được nghiệm của hệ  x2 = −1 .
 x =2
 3
Ví dụ 1.10. Dùng phép biến đổi sơ cấp trên dòng giải hệ phương trình:

12
 x1 −2 x3 +3x4 = 3
 x2 −3x3 +4 x4 = 3

 .
 3 x1 +2 x2 −5 x4 = 5
4 x1 +3 x2 −5 x3 =9

Giải:

1 0 −2 3 3 1 0 −2 3 3 
   
0 1 −3 4 3 dd34→→dd34−+34dd11 0 1 −3 4 3 
 A | b = 3 2 0 −5 5
⎯⎯⎯⎯⎯ →
0 2 6 −14 −4 
   
 4 3 −5 0 9  0 3 3 −12 −3

1 0 −2 3 3  1 0 −2 3 3 
   
d3 → d3 − 2 d 2
0 1 −3 4 3  d4 →d4 −d3 0 1 −3 4 3 
⎯⎯⎯⎯→ 
d 4 → d 4 −3 d 2
⎯⎯⎯⎯→
0 0 12 −22 −10  0 0 12 −22 −10 
   
0 0 12 −24 −12  0 0 0 −2 −2 

 x1 −2 x3 +3 x4 =3  x1 = 2
 x −3 x +4 x 
 2 =3 x = 2
Vậy hệ có dạng: 
3 4
 2 .
 12 x3 −22 x4 = −10  3x = 1
 −2 x4 = −2  x4 = 1

Ví dụ 1.11. Dùng phép biến đổi sơ cấp trên dòng giải hệ phương trình:

 x1 +2 x2 −3x3 +5 x4 = 1
x
 1 +3x2 −13x3 +22 x4 = −1
 .
 3 x1 +5 x2 + x3 −2 x4 = 5
2 x1 +3x2 +4 x3 −7 x4 = 4

Giải

1 2 −3 5 1  d2 →d2 −d1  1 2 −3 5 1
  d3 →d3 −3d1  
1 3 −13 22 −1 d4 →d4 −2 d1  0 1 −10 17 −2 
 A | b =  3 5 1 −2 5 
⎯⎯⎯⎯→
 0 −1 10 −17 2 
   
2 3 4 −7 4   0 −1 10 −17 2 

13
1 2 −3 5 1 

d3 → d3 + d 2 
0 1 −10 17 −2 
⎯⎯⎯⎯→ 
d 4 →d 4 + d 2
0 0 0 0 0
 
0 0 0 0 0 

Hệ phương trình trở thành:

 x1 + 2 x2 − 3 x3 + 5 x4 = 1

 x2 − 10 x3 + 17 x4 = −2

Cho x3 = t1 , x4 = t2 với t1 , t2  R ta được nghiệm của hệ:

 x1 = 5 − 17t1 + 29t2
 x = −2 + 10t − 17t
 2 1 2
 .
 x3 = t1
 x4 = t2

Ví dụ 1.12. Giải hệ phương trình sau:

 x1 − 3x2 + 2 x3 − x4 = 2

4 x1 + x2 + 3x3 − 2 x4 = 1 .
 2x + 7 x − x = 1
 1 2 3

Giải
Ta có ma trận bổ sung

 1 −3 2 −1 2  d2 →d2 −4 d1  1 −3 2 −1 2 
[ A | b] =  4 1 3 −2 | 1  ⎯⎯⎯⎯→
d3 →d3 − 2 d1  0 13 −5 2 | −7 
 
 2 7 −1 0 1   0 13 −5 2 −3 
   

 1 −3 2 −1 2 
⎯⎯⎯⎯→  0 13 −5 2 | −7 
d3 → d3 − d 2

0 0 0 0 4 
 
Hệ phương trình trở thành:

 x1 − 3x2 + 2 x3 − x4 = 2

 13x2 − 5 x3 + 2 x4 = −7 .
 0 x4 = 4

Hệ phương trình vô nghiệm.

14
1.3.3. Giải hệ phương trình tuyến tính bằng phương Cramer
Hệ phương trình (1.1) được gọi là hệ Cramer nếu ma trận hệ số A là một ma trận
vuông có định thức det A  0 . Hệ phương trình Cramer có nghiệm duy nhất
( x1 , x2 ,, xn ) được xác định bởi công thức:
Di
xi =
D
trong đó D là định thức của ma trận hệ số và Di là định thức có được khi thay cột hệ
số của xi trong D bởi cột hệ số tự do.

a11  a1(i −1) b1 a1(i +1)  a1n


a21  a2(i −1) b2 a2(i +1)  a2 n
Di =
      
an1  an(i −1) bn an(i +1)  ann

Ví dụ 1.13. Giải hệ phương trình tuyến tính sau

 x1 + x3 = 2

− x1 + 2 x2 + x3 = 2 .
 2x − x + 2x = 3
 1 2 3

Giải

1 0 1
Ta có D = −1 2 1 = 2  0 . Hệ trên là hệ Cramer.
2 −1 2

Tính

2 0 1 1 2 1 1 0 2
D1 = 2 2 1 = 2, D2 = −1 2 1 = 2, D3 = −1 2 2 = 2.
3 −1 2 2 3 2 2 −1 3

 D1
 x1 = D
=1

 D2
Hệ phương trình có nghiệm:  x2 = = 1.
 D
 D3
 x3 = =1
 D

15
BÀI TẬP
 1 0  2 1  1 3
   
Bài 1. Cho các ma trận A =  −1 2  , B =  0 1  , C =  0 2  .
3 1   −3 2  4 1 
     
Tính:
a) A − B + C b) 2 A + B − 3C c) −2A − B + C
 2 3 −1 1 −3 5 
Bài 2. Cho hai ma trận A =  , B =  .
4 2 0  3 4 2 
Tìm X thỏa:
a) A − X = B b) 2B + 3X = A c) 4 X − 3A = 5B

 3 0
 2 3 −1  
Bài 3. Cho hai ma trận A =   , B =  −2 4  .
4 2 0  1 1 
 
Tìm X thỏa:

a) X = A + B t b) 2Bt − 3 X = 4 A c) 2 X + At − 3B = 0
 1 −3   4 3
Bài 4. Cho hai ma trận A =  , B =   .
 2 4   2 2 

Tính các ma trận sau At B t , B t At , ( AB ) , ( BA) , ( A + B ) .


t t t

Bài 5. Thực hiện các phép toán sau

1 5   4 −1 1  1 2 
 −1 1  4 1  1 2 4   
a)    b)  3 4  c)  2 2 0   2 −1
 2 3  −3 2   −1 3 1   4 −1  0 3 4 1 3 
    

1 
 1 −1 1 
2
 
 1 −1
3
2
d) ( 2 3 −1 4 )   e) 
 
 −1  f)  2 2 0 
2 3   3 4 1
   
3 

4 1 
 2 0 1 5 3   
Bài 6. Cho ba ma trận A =   ,B =   , C =  2 −2 
 −1 3   4 −2 0  3 1 
 
Tính:
16
a) AB, BC b) ( AB ) C c) A ( BC )

Bài 7. Tính các định thức sau


0 1 1 1 1 1
1 −3
a) b) 1 1 0 c) −1 0 1
2 4
1 0 1 −1 −1 0

0 1 1 1 3 1 1 1 1 2 3 4
1 0 a b 1 3 1 1 2 3 4 1
d) e) f)
1 a 0 c 1 1 3 1 3 4 1 2
1 b c 0 1 1 1 3 4 2 2 3

Bài 8. Giải các hệ phương trình sau bang phương pháp Cramer

x − y + z = 1
2 x + 5 y = 1 3 x − 4 y = 1 
a)  b)  c) 2 x + y + z = 2
4 x + 5 y = −5 7 x + 8 y = 5 3x + y + 2 z = 0

2 x − 2 y − z = −1 2 x − y − z = 4 3x + 2 y + z = 5
  
d)  y + z =1 e) 3x + 4 y − 2 z = 11 f) 2 x + 3 y + z = 1
− x + y + z = −1 3x − 2 y + 4 z = 11 2 x + y + 3z = 11
  
Bài 9. Giải các hệ phương trình sau bằng phương pháp khử Gauss

 x1 − x2 + x3 − x4 = 2
x + y + z = 1 x
  − x3 + 2 x4 = 0
a)  x + 2 y + 3z = −1 b)  1
 x + 4 y + 9 z = −9 − x1 + 2 x2 − 2 x3 + 7 x4 = −7
 2 x1 − x2 − x3 =3

3x1 + x2 − 2 x3 + x4 − x5 = 1  x1 + x2 − x3 + x4 = 0
2 x − x + 7 x − 3x + 5 x = 2 2 x + 2 x + 5 x − 3x = 0
 1 2 3 4 5  1 2 3 4
c)  d) 
 x1 + 3x2 − 2 x3 + 5 x4 − 7 x5 = 3  7 x3 − 5 x4 = −1
3x1 − 2 x2 + 7 x3 − 5 x4 + 8 x5 = 3 3x1 + 3x2 + 4 x3 − 2 x4 = 3

 x1 − x2 + 2 x3 + 2 x4 + x5 = 3  x1 − x2 + 2 x3 + 2 x4 + x5 = 3
2 x + x + 5 x + 2 x + 2 x = 6 2 x + x + 5 x + 2 x + 2 x = 6
 1 2 3 4 5  1 2 3 4 5

e)  − x1 + 4 x2 − 6 x4 + x5 = −3 f)  − x1 + 4 x2 − 6 x4 + x5 = −3
 −2 x − 4 x − 4 x − x + x = −3  −2 x − 4 x − 4 x − x + x = −3
 1 2 3 4 5
 1 2 3 4 5

 2 x1 + 4 x2 + 4 x3 + 7 x4 − x5 = 9  2 x1 + 4 x2 + 4 x3 + 7 x4 − x5 = 9

17
Bài 10. Giải và biện luận các hệ phương trình sau theo tham số m

3x + 2 y + z = −1 mx + y + z = 0 mx1 + x2 + x3 = 1


  
a) 7 x + 6 y + 5 z = m b)  x + my + z = 2 c)  x1 + mx2 + x3 = 1
5 x + 4 y + 3z = 2  x + y + mz = −3  x + x + mx = 1
   1 2 3

Bài 11. Tìm m để các hệ phương trình sau đây có nghiệm khác không

mx − 3 y + z = 0
 (1 − m ) x + 2 y = 0
a) 2 x + y + z = 0 b) 
3x + 2 y − 2 z = 0 2 x + ( 4 − m ) y = 0

(1 +  ) x1 + x2 + x3 = 1

Bài 12. Cho hệ phương trình sau:  x1 + (1 +  ) x2 + x3 = 

 x1 + x2 + (1 +  ) x3 = 2
a) Với giá trị nào của  thì hệ có nghiệm duy nhất?
b) Giải hệ phương trình với  = −3 .

18
CHƯƠNG 2. HÀM SỐ MỘT BIẾN, GIỚI HẠN VÀ TÍNH
LIÊN TỤC

2.1. Hàm số một biến


2.1.1. Tập số thực
Các tập số được hình thành và mở rộng một các tự nhiên từ những bài toán
trong thực tế như bài toán đếm, bài toán cho vay, bài toán chia, bài toán giải phương
trình,… Sau đây, các tập số đã biết được trình bày lại theo quá trình mở rộng.
Định nghĩa 2.1.
(a) Tập số tự nhiên = {0,1,2,...} .

(b) Tập số nguyên = {..., −n,..., −1,0,1,..., n,...} .

p 
(c) Tập số hữu tỉ =  , p  ,q  . Một số hữu tỷ bao giờ cũng biểu diễn được
q 
dưới dạng một số thập phân hữu hạn hay vô hạn tuần hoàn và ngược lại, chẳng
hạn
7 35 1
= 1,1666 ...=1,1(6); = 3,181818... = 3,(18) ; = 0,5 = 0,5(0) .
6 11 2
(d) Tập số vô tỉ I là tập các số biểu diễn được dưới dạng một số thập phân vô hạn
không tuần hoàn. Chẳng hạn

2 = 1, 4142213...;  = 3,1415926...; e = 2,7182818...

(e) Tập số thực = I .

(f) Tập số thực suy rộng =  {} .

(g) Tập số phức = {a + bi | a, b  , i 2 = −1}.

Các nội dung trong giáo trình chủ yếu được trình bày trên tập số thực.
Định lý 2.1. Tập số thực là đóng đối với các phép toán cộng, trừ, nhân, chia; nghĩa là
nếu cộng, trừ, nhân, chia các số thực thì ta lại được các số thực.
Định lý 2.2. Tập số thực là tập được sắp thứ tự toàn phần với quan hệ thứ tự  ; nghĩa
là với mọi x, y  , ta luôn có x  y hoặc y  x .

19
Kí hiệu y  x tương đương với x  y . Khi x  y và x  y , ta kí hiệu là x  y .
Một số tính chất của tập số thực được trình bày ở phần tiếp theo và hầu hết đều có thể
kiểm tra dễ dàng. Cho x, y, z  , ta có

• x  y và y  z  xz

• x y  xz  yz

• x  y và z  0  xz  yz

• x  y và z  0  xz  yz

1
• x0  0
x

1 1
• 0 x y   .
y x

Định lý 2.3. Tập số thực là tập Archimède; nghĩa là nếu x  thì luôn tồn tại ít nhất
một số n sao cho x  n .
Định lý 2.4. Tập số hữu tỉ là trù mật trong tập số thực ; nghĩa là với hai số thực
x và y thỏa x  y , tồn tại ít nhất một số hữu tỷ r sao cho x  r  y .

2.1.2. Định nghĩa và các phép toán trên hàm số


Khái niệm hàm số xây dựng dựa trên khái niệm ánh xạ được cho bởi định nghĩa
sau.
Định nghĩa 2.2. Cho hai tập hợp X và Y khác rỗng. Nếu có một quy tắc f cho tương
ứng mỗi x  X duy nhất một phần tử y  Y thì ta nói f là một ánh xạ đi từ X vào Y,
được kí hiệu bởi:
f : X →Y
.
x y = f ( x)

(a) f được gọi là một đơn ánh  f ( x )  f ( y ) khi x  y .

(b) f được gọi là toàn ánh  f ( X ) = Y .

(c) f được gọi là song ánh  f vừa là đơn ánh vừa là toàn ánh.

20
Tập X được gọi là tập xác định của ánh xạ và f ( X ) :=  y  Y : y = f ( x ) , x  X 
gọi miền giá trị hay tập hợp ảnh của ánh xạ. Tập ( x, f ( x ) ) : x  X   X  Y được gọi
là đồ thị của ánh xạ f .

Cho A là một tập con của X và B là một tập con của Y. Đặt
f ( A ) =  f ( x )  Y : x  A và f −1 ( B ) =  x  X : f ( x )  B . Ta nói f ( A) là ảnh của
A qua ánh xạ f và f −1 ( B ) là ảnh ngược c ủa B qua ánh xạ f .

Ví dụ 2.1. Gọi X là tập các phím trên bàn phím máy tính, Y là tập các số nhị phân. Khi
đó, ta có thể thiết lập một quy tắc tương ứng f mỗi phím trên bàn phím với một số nhị
phân. Ánh xạ này thường được sử dụng trong thực tế với các số nhị phân 1 và 0 mô tả
cho hai trạng thái tương ứng là ON và OFF của mạch điện.
Định nghĩa 2.3. Cho D là tập con của tập số thực . Hàm số f là quy tắc tương ứng sao
cho với mỗi giá trị của biến số x  D có duy nhất một giá trị y xác định bởi y = f ( x) .
Kí hiệu bởi :
f :D→
.
x y = f ( x)

Tập xác định của hàm số f , kí hiệu là D f được xác định bởi :

D f := {x  | f ( x) có nghĩa } .

Miền giá trị của hàm số f , kí hiệu là T f được xác định bởi :

T f := { y  | y = f ( x), x  D f } .

Giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất (nếu có) của T f được gọi là giá trị lớn nhất
và giá trị nhỏ nhất của hàm số f trên D f .

Đồ thị hàm số f là một đường cong trong mặt phẳng Oxy xác định bởi
G f := {( x, f ( x)) | x  D}.

Ví dụ 2.2. Cho hàm số f : → xác định bởi f ( x) = 1 − x 2 . Khi đó, D f = [−1;1],

T f = [0,1] và G f = {( x, y) | y = 1 − x 2 , x  D f } . G f là nửa trên đường tròn x 2 + y 2 = 1


trong mặt phẳng Oxy.
Định nghĩa 2.4. Cho hai hàm số f, g có tập xác định lần lượt là D f , Dg . Với mọi giá trị
x  D = D f  Dg , ta có

21
( f + g )( x) = f ( x) + g ( x),
( f − g )( x) = f ( x) − g ( x),
( f .g )( x) = f ( x).g ( x),
 f  f ( x)
  ( x) = ,( g ( x)  0)
g g ( x)

cũng là các hàm số và lần lượt được gọi là tổng, hiệu, tích, thương của hàm số f và g,
f
kí hiệu f  g , f .g , .
g

Cho số thực   . Với mọi x  D f , ta có . f ( x) = ( f )( x) được gọi là tích của


số  và hàm số f.
Định nghĩa 2.5. Cho hai hàm số f, g thỏa T f  Dg . Hàm số hợp của g và f kí hiệu là
g f là hàm số xác định bởi ( g f )( x) = g[ f ( x)].

Ví dụ 2.3. Cho hàm số f ( x) = x , g ( x) = x + 1. Hãy xác định các hàm hợp g f ,


g g , f g và f f và tập xác định của chúng.

Giải
Ta có :

f ( x) = x , tập xác định [0,+ ), g ( x) = x + 1, tập xác định là ,

f g ( x) = f  g ( x) = x + 1 , tập xác định [-1,+  ),

g f ( x) = g  f ( x) = x + 1, tập xác định [0,+  ),

f f ( x) = f  f ( x) = x = 4 x , tập xác định [0,+  ),

g g ( x) = g  g ( x) = x + 2 , tập xác định (-,+  ).

Định nghĩa 2.6. Cho hàm số f : D  → là một song ánh. Khi đó, với mỗi y  T f
có tương ứng duy nhất x  D sao cho f ( x) = y . Hàm số f −1 : Y → D , xác định bởi
x y = f −1 ( x)  f ( y ) = x , được gọi là hàm số ngược của hàm số f.

Nếu biểu diễn đồ thị hai hàm số f và f −1 trên cùng hệ trục tọa độ thì đồ thị của
chúng đối xứng nhau qua đường y = x .

Ví dụ 2.4. Hàm số y = f ( x) = x3 là một song ánh và hàm ngược của nó là


y = f −1 ( x) = 3 x .
22
Ví dụ 2.5. Hàm số y = f ( x) = x 2 , không là song ánh trên toàn trục số, nhưng nếu xét
trên [0,+ ) hay (- , 0] thì hàm này là một song ánh. Khi đó hàm f có hàm ngược.
Hình bên là đồ thị hàm số y = x 2 với x  0 và hàm ngược y = x .

y
y = x2 y=x

y= x

x
O

2.1.3. Một số tính chất đặc biệt của hàm số


Định nghĩa 2.7. Hàm số f được gọi là tăng (hay giảm) trên tập X nào đó nếu với cặp
số x1 , x2 bất kỳ thuộc X và từ x1  x2 suy ra f ( x1 )  f ( x2 ) (hay f ( x1 )  f ( x2 )) . Nếu
từ x1  x2 suy ra f ( x1 )  f ( x2 ) (hay f ( x1 )  f ( x2 ) ) thì ta nói hàm số f tăng nghiêm
ngặt (hay giảm nghiêm ngặt) trên miền đó. Hàm số tăng hoặc giảm được gọi chung là
hàm số đơn điệu.

Nhận xét 2.1. Nếu hàm số f đơn điệu thì hàm ngược f −1 cũng đơn điệu.

Ví dụ 2.6. Hàm y = x 2 giảm nghiêm ngặt trong khoảng ( −,0 ) và tăng nghiêm ngặt
trong 0, +  ) . Thật vậy, giả sử x1 , x2  0, +  ) và x1  x2 . Xét

f ( x1 ) − f ( x2 ) = x12 − x2 2 = ( x1 − x2 )( x1 + x2 )  0  f ( x1 )  f ( x2 ) .

Vậy hàm số tăng trên [0,+ ). Chứng minh tương tự cho trường hợp hàm số giảm.
Nhận xét 2.2. Đồ thị hàm tăng trong khoảng (a; b) là một đường đi lên từ trái sang
phải và đồ thị hàm giảm trong khoảng (a; b) là một đường đi xuống từ trái sang phải.

Định nghĩa 2.8. Hàm số f gọi là bị chặn trên tập X nếu

 M  0 : f ( x)  M , x  X .

Nếu không tồn tại M  0 để bất đẳng thức xảy ra với mọi x  X thì ta nói f ( x)
không bị chặn trên X . Nếu tồn tại số N sao cho f ( x)  N (hay f ( x)  N ) với mọi
23
x  X , thì ta nói hàm số f ( x) bị chặn trên (hay bị chặn dưới) trên X .

Ví dụ 2.7. Các hàm số y = sin x, y = cos x bị chặn trên vì với mọi x  thì
sin x  1, cos x  1.

1 1
Hàm số f ( x) = với mọi x  1 ta có  0 nên hàm số bị chặn dưới bởi 0
2x 2x
1 1 1 1
và  nên hàm số bị chặn trên bởi . Vậy hàm số f(x) = bị chặn trên
2x 2 2 2x
[1,+).
Định nghĩa 2.9. Tập X được gọi là tập đối xứng đối với gốc tọa độ nếu với x bất kỳ
thuộc X thì ( − x ) cũng thuộc X. Cho hàm số f xác định trên tập X đối xứng:

f gọi là hàm số chẵn nếu với mọi x  X ta đều có f ( x) = f (− x) .

f gọi là hàm số lẻ nếu với mọi x  X ta đều có f ( x) = − f (− x) .

Ví dụ 2.8. Các hàm số y = x 4 + x 2 , y = cos x, y = x ,... là các hàm chẵn. Các hàm số
y = x3 − x, y = sin x , y = tan x,... là các hàm lẻ. Hàm y = x3 + 2 x 2 − x + 1 không phải là
hàm chẵn và cũng không phải là hàm lẻ.
Nhận xét 2.3. Đồ thị của hàm số chẵn nhận trục Oy làm trục đối xứng. Đồ thị của
hàm số lẻ nhận gốc tọa độ O làm tâm đối xứng. Khi khảo sát các hàm số chẵn hay lẻ,
ta chỉ cần khảo sát đồ thị của hàm số nằm một phía của trục Oy với hàm chẵn hay một
phía gốc tọa độ với hàm lẻ, còn phần đồ thị ở phía kia thì vẽ đối xứng.
Trong một số trường hợp, ta có thể dùng phép dời trục tọa độ từ gốc tọa độ
O(0;0) thành I (a; b) hay phép biến hình tịnh tiến theo vector IO = (−a; −b) , với
phương trình:

X = x − a

Y = y − b

để đưa hàm số về dạng hàm chẵn hoặc hàm lẻ để áp dụng cách khảo sát hàm số của
hàm chẵn hoặc hàm lẻ.
x+2
Ví dụ 2.9. Hàm số y = có thể đưa về hàm lẻ bằng cách thực hiện phép dời trục
x −1
độ từ gốc tọa độ O(0;0) về gốc I (1;1) là giao điểm của hai đường tiệm cận, có phương
 X = x −1 3
trình  . Khi đó trong hệ tọa độ mới hàm số có phương trình Y = là hàm
Y = y − 1 X
lẻ.
24
Định nghĩa 2.10. Giả sử tập xác định X của hàm số y = f ( x) thỏa x  t  X , x  X .
Ta nói hàm số f ( x) là tuần hoàn nếu tồn tại số t  0 sao cho f ( x + t ) = f ( x) với mọi
x thuộc X . Số T dương nhỏ nhất trong các số t nói trên thỏa f ( x + T ) = f ( x) với mọi
x thuộc X , được gọi là chu kỳ của hàm số tuần hoàn.
Từ định nghĩa, dễ thấy nếu hàm số f ( x) tuần hoàn thì:

f ( x + t ) = f ( x + 2t ) = ... = f ( x + nt ) (với n  )

Ví dụ 2.10.
• Các hàm số y = sin x, y = cos x tuần hoàn với chu kỳ T = 2 .

• Các hàm số y = tan x, y = cot x tuần hoàn với chu kỳ T = .

• Hàm số y = sin x 2 là hàm không tuần hoàn.

• Hàm Dirichlet
1 nếu x hữu tỷ
D( x) = 
0 nếu x vô tỷ

Nếu r là số hữu tỷ thì x+r là số hữu tỷ nếu x là số hữu tỷ, x+r là số vô tỷ nếu x là số vô
tỷ. Vậy ta có:
1
D( x + r ) =  nếu x +r hữu tỷ = 
1 nếu x hữu tỷ

 nếu x +r vô tỷ
0
0 nếu x vô tỷ

Hàm này tuần hoàn với r là hữu tỷ. Nếu r là số vô tỷ thì không có tính chất trên. Vì
vậy nếu hàm này có chu kỳ thì nó phải là số hữu tỷ dương nhỏ nhất, nhưng điều này
không xảy ra (do tập số hữu tỷ không có số dương nhỏ nhất). Như vậy hàm Dirichlet
không có chu kỳ.
Nhận xét 2.4. Vì giá trị của hàm tuần hoàn lặp lại theo từng chu kì nên ta chỉ cần xét
đồ thị của hàm tuần hoàn trong một khoảng có độ dài bằng chu kì T. Các khoảng còn
 X = x + kT
lại chỉ cần dùng phép tịnh tiến khoảng đã có với phương trình  , k .
Y = y

2.1.4. Hàm số sơ cấp


Định nghĩa 2.11. Các hàm số sơ cấp cơ bản bao gồm các hàm số:

• Hàm số lũy thừa: y = x (  )

25
y y=x
y=x 2

y = x1/2
y = x −1
x
O

• Hàm số mũ: y = a x (a  0, a  1)

• Hàm số logarit: y = log a x (a  0, a  1)

y
y = ax
y=a x y=x
(a  1)
(a  1)

y = log a x (a  1)

x
y = log a x(a  1)

• Các hàm lượng giác: y = sin x, y = cos x, y = tan x, y = cot x

y=sinx

O x

26
y

O x

y = cot x

• Các hàm lượng giác ngược:

  
Hàm y = sin x tăng trên D f =  − ;  và có miền giá trị T f = [−1;1] nên nó có hàm
 2 2
ngược f −1 ( x ) kí hiệu là y = sin −1 x hay y = arcsin x .

Hàm y = cos x giảm trên D f = [0;  ] và có miền giá trị T f = [−1;1] nên nó có hàm
ngược f −1 ( x ) kí hiệu là y = cos −1 x hay y = arccos x .

27
  
Hàm y = tan x tăng trên D f =  − ;  và có miền giá trị T f = nên nó có hàm
 2 2
ngược f −1 ( x ) kí hiệu là y = tan −1 x hay y = arctan x .

y y = tan x

y = arctanx

O x

Hàm y = cot x giảm trên D f = (0;  ) và có miền giá trị T f = nên nó có hàm ngược
f −1 ( x ) kí hiệu là y = cot −1 x hay y = arccot x .

Hàm sơ cấp là hàm có thể biểu thị bằng một biểu thức giải tích, gồm những
hàm số sơ cấp cơ bản và hằng số ghép với nhau bằng một số hữu hạn các phép tính số
học (cộng, trừ, nhân, chia, lấy căn) và các phép toán trên các hàm số.

28
 2sin( x 2 ) + 3 
Ví dụ 2.11. Hàm số f ( x) = log3   được xây dựng từ các hàm số sơ cấp
 x 2
+ 2 
cơ bản f1 ( x) = 2, f 2 ( x) = 3, f3 ( x) = x 2 , f 4 ( x) = sin x, f5 ( x) = x , f 6 ( x) = log 3 x với sự
phân tích

 f ( f f ) + f2 
f = f6  1 4 3 .
 f5 ( f1 + f3 ) 
Ngoài các hàm số trên ta cũng gặp một số dạng hàm số khác không phải là hàm số sơ
cấp như trong các ví dụ dưới đây.
Ví dụ 2.12. Gọi là tập số nguyên. Hàm phần nguyên thường gặp trong một số bài
toán trong thực tế và một số bài toán trong hóa học dạng
[ x] = max{k  , k  x} .

Theo định nghĩa trên [4] = 4, [2,3] = 2,[−1,2] = −2 .

 x 2 + 1, x  0
Ví dụ 2.13. Hàm số cho bởi nhiều biểu thức chẳng hạn f ( x) = 
 2 x, x  0.
Hàm dạng này thường gặp trong các bài toán khảo sát tính liên tục của hàm số.
2.2. Giới hạn hàm số
Giới hạn hàm số là một khái niệm quan trọng trong toán học. Các phép toán vi
phân, tích phân và khái niệm hàm số liên tục của của toán cao cấp đều được định nghĩa
dựa vào khái niệm giới hạn.
2.2.1. Giới hạn hàm số
Khi khảo sát sự thay đổi của hàm số y = f ( x) trong một quá trình, ta thường
gặp khái niệm biến số x đủ gần một giá trị nào đó. Khi đó, quá trình trên có thể mô tả
dưới dạng lân cận như các định nghĩa sau.
Định nghĩa 2.12.
(i) Lân cận của x0 là khoảng ( x0 −  ; x0 +  ) với  là số dương nhỏ tùy ý.
(ii) Lân cận phải của x0 là khoảng ( x0 ; x0 +  ) với  là số dương nhỏ tùy ý.
(iii) Lân cận trái của x0 là khoảng ( x0 −  ; x0 ) với  là số dương nhỏ tùy ý.
(iv) Lân cận của + là khoảng (M ; +) với M là số dương rất lớn.
(v) Lân cận của − là khoảng (−; N ) với N là số âm rất nhỏ.

Định nghĩa 2.13. Số L được gọi là giới hạn của hàm số f khi x → x0 , kí hiệu
29
lim f ( x) = L nếu   0,   0 sao cho:
x → x0

x : 0 | x − x0 |  | f ( x) − L |  .

Trong định nghĩa trên, ta thấy 0 | x − x0 |  , nghĩa là x nằm trong lân cận của x0
sao cho x  x0 thì | f ( x) − L |  , nghĩa là f ( x) nằm trong lân cận của L.

Khi thay các lân cận của điểm x0 và f ( x) bằng lân cận của  , sẽ thu được các
định nghĩa tương tự là lim f ( x) = L, lim f ( x) = L , lim f ( x) = , lim f ( x) =  .
x →+ x →− x → x0 x →

Chẳng hạn, số L được gọi là giới hạn của f ( x) khi x → + , kí hiệu lim f ( x) = L
x →+

nếu   0, M  0 sao cho:

x : x  M | f ( x) − L |  .

Khi thay các lân cận của điểm x0 bằng lân cận phải hoặc trái của x0 , sẽ thu được
các định nghĩa giới hạn bên phải, bên trái tại x0 , kí hiệu lần lượt là
lim f ( x), lim− f ( x) .
x → x0 + x → x0

Ví dụ 2.14. Chứng minh lim sin x = 0 .


x →0

Giải

Với   0 cho trước, xét sin x − 0 = sin x  x . Chọn  =  , khi đó với mọi x thoả
0  x   thì ta có sin x   , nghĩa là lim sin x = 0 .
x →0

1
Ví dụ 2.15. Chứng minh lim = 0.
x → x 2

Giải

1 1 1 1
Xét x  0 : với   0 cho trước, xét − 0 = 2    x2   x  .
x 2
x  
1 1 1
Vậy tồn tại M =  0 sao cho với mọi x > M ta có 2 − 0   , tức là lim 2 = 0.
 x x →+ x

1
Tương tự với x  0 ta có lim = 0.
x →− x 2

Ví dụ 2.16. Chứng minh lim+ x − 1 = 0 .


x→1

Giải
30
Với   0 cho trước xét x − 1 = x − 1    x − 1   2 , x − 1  0 . Như vậy nếu lấy

 =  2 thì với mọi x thỏa 0  x −1   ta có x − 1   , nghĩa là lim+ x − 1 = 0 .


x→1

Định lý 2.5. Nếu lim f ( x) = L là thì giới hạn L là duy nhất.


x → x0

Định lý 2.6. Điều kiện cần và đủ để lim f ( x) = L là


x → x0

lim f ( x) = lim− f ( x) = L .
x → x0 + x → x0

 x 2 + 1, x  0
Ví dụ 2.17. Giới hạn của hàm số f ( x) =  tại x0 = 0 không tồn tại vì
 2 x, x  0

lim+ f ( x) = lim+ ( x 2 + 1) = 1  lim− f ( x) = lim+ 2 x = 0.


x →0 x →0 x →0 x →0

Sau đây, một số phép toán của giới hạn được trình bày với các chứng minh có thể
kiểm tra dễ dàng.
Định lý 2.7. Cho các hàm số f , g cùng xác định trên tập X  và giả sử lim f ( x) ,
x → x0

lim g ( x) tồn tại hữu hạn, khi đó:


x → x0

(i) lim  f ( x) =  lim f ( x) ,   .


x → x0 x → x0

(ii) lim  f ( x)  g ( x) = lim f ( x)  lim g ( x) .


x→x0 x→x0 x→x0

(iii) lim  f ( x).g ( x) = lim f ( x). lim g ( x) .


x→ x0 x →x0 x →x0

 f ( x)  xlim
→ x0
f ( x)
(iv) lim  = nếu lim g ( x)  0 .
x → x0 g ( x ) 
  xlim
→x
g ( x) x → x0
0

(v) Nếu lim f ( x) = L thì lim f ( x) = L .


x → x0 x → x0

(vi) Nếu f ( x)  g ( x) với mọi x X thì lim f ( x)  lim g ( x) .


x → x0 x → x0

Nhận xét 2.5.

(i) Các công thức trong Định lý 2.7 vẫn đúng khi ta thay x0 bởi x0 + , x0 − , +  hay
− .

31
(ii) Đối với các giới hạn vô tận ta cũng chứng minh được:

• Nếu lim f ( x) =  và lim g ( x) =  thì lim  f ( x) + g ( x) =  .


x → x0 x → x0 x→ x0

• Nếu lim f ( x) =  và lim g ( x) =  thì lim  f ( x) − g ( x) =  .


x → x0 x → x0 x→ x0

• Nếu lim f ( x) =  và lim g ( x) =  thì lim  f ( x).g ( x) =  .


x → x0 x → x0 x→ x0

Định lý 2.8. Nếu lim u ( x) = u0 , f (u ) xác định trong một lân cận của u 0 và
x → x0

lim f (u ) = L thì lim f [u ( x)] = L .


u →u0 x → x0

Định lý 2.9. Giả sử các hàm số f , g , h xác định trong lân cận của điểm x0 và thỏa
g ( x)  f ( x)  h( x) với mọi x thuộc lân cận trên. Khi đó nếu lim g ( x) = lim h( x) = A
x → x0 x → x0

thì lim f ( x) = A .
x → x0

Định lý 2.10. (i) Nếu hàm số f xác định trên (a; b) , f là hàm đơn điệu tăng và bị
chặn trên trên (a; b) thì tồn tại lim− f ( x) .
x →b

(ii) Nếu hàm số f xác định trên (a; +) , f là hàm đơn điệu tăng và bị chặn trên
trên (a; +) thì tồn tại lim f ( x) .
x →+

(iii) Nếu hàm số f xác định trên (a; b) , f là hàm đơn điệu giảm và bị chặn dưới
trên (a; b) thì tồn tại lim+ f ( x) .
x →a

(iv) Nếu hàm số f xác định trên (−; b) , f là hàm đơn điệu giảm và bị chặn
dưới trên (−; b) thì tồn tại lim f ( x) .
x →−

2.2.2. Tính giới hạn hàm số


a) Giới hạn hàm sơ cấp
Định lý 2.11. Nếu f là hàm sơ cấp xác định tại x0 và trong lân cận của x0 thì

lim f ( x) = f ( x0 ) .
x → x0

x 
e x − ln( x + 1) + sin e − ln 2 + sin
Ví dụ 2.18. lim 2 = 2 = e + ln 2 + 1 .
x →1 ( x + 1)( x + 3 + 2) 2( 4 + 2) 8

32

b) Dạng vô định

f ( x)  f ( x) →  
Giới hạn lim với  là giới hạn có dạng vô định . Để khử dạng này
g ( x)  g ( x) →  
thông thường ta chia tử số và mẫu số cho x với  là bậc cao hơn giữa tử số và mẫu
số.
5 6
1− +
x − 5x + 6
2
x x2 = 1 .
Ví dụ 2.19. lim = lim
x →+ 3x 2 + 4 x →+ 4
3+ 2 3
x
1 1 1
+ 2+ 3
x + x +1
2
x x x = 0.
Ví dụ 2.20. lim 3 = lim
x →+ x + 4 x 2 x →+ 4
1+
x
1 1
1+ +
x x + x +1 x x x = 1.
Ví dụ 2.21. lim = lim
x →+
x3 + 3x x →
1+ 2
3
x

Nhận xét 2.6. Một số dạng vô định khác như  − hay 0. có thể biến đổi đưa về

dạng vô định .

( x 2 + x − x)( x 2 + x + x)
Ví dụ 2.22. lim ( 1 + x − x) = lim
2
x →+ x→+
x2 + x + x
x 
= lim (dạng )
x →+
x2 + x + x 

1 1
= lim = .
x →+ 1 2
1+ + x
x

0
c) Dạng vô định
0

f ( x)  f ( x) → 0 0
Giới hạn dạng lim với  là giới hạn có dạng vô định .
g ( x)  g ( x) → 0 0

33
Phương pháp khử 1: Dùng biến đổi đa thức , khử căn thức và khử nhân tử.

x+3−2 ( x + 3 − 2)( x + 3 + 2)
Ví dụ 2.23. lim = lim
x →1 x −1
2 x →1 ( x − 1)( x + 1)( x + 3 + 2)

x −1 1 1
= lim = lim = .
x →1 ( x − 1)( x + 1)( x + 3 + 2) x →1 ( x + 1)( x + 3 + 2) 8

0
Phương pháp khử 2: Dùng các công thức giới hạn quen thuộc dạng dưới đây
0

1 − cos x 1
x
sin x  1
(i) lim =1 (ii) lim = (iii) lim 1 +  = e
x →0 x x →0 x2 2 x →
 x

log a (1 + x) 1 ax −1 (1 + x) − 1
(iv) lim = (v) lim = ln a (vi) lim =
x →0 x ln a x →0 x x →0 x
.
1
Nhận xét 2.7. Thay a = e công thức (iv)-(v) và  = trong (vi), ta có các công thức:
n

ln(1 + x) ex −1 n
1 + x −1 1
(iv’) lim =1 (v’) lim =1 (vi’) lim = .
x →0 x x →0 x x →0 x n

e2 x − 1
.2
e2 x − 1 2x 1.2 2
Ví dụ 2.24. lim = lim = = .
x →0 ln(1 + 5 x ) x →0 ln(1 + 5 x ) 1.5 5
.5
5x

ex − 3 1 + 2 x2 (e x − 1) − ( 3 1 + 2 x 2 − 1)
2 2

Ví dụ 2.25. lim = lim


x →0 x2 x →0 x2

 e x2 − 1 3 1 + 2 x 2 − 1  1 1
= lim  2 − .2  = 1 − .2 = .
x →0  2 
 x 2x  3 3

d. Dạng vô định 1

v( x ) u ( x) → 1
Giới hạn dạng lim u ( x ) với  là dạng bất định 1 . Để khử dạng này ta
v ( x ) → 
sử dụng công thức sau:
lim [ u ( x ) −1]v ( x )
lim u ( x)v ( x ) = e x → x0 .
x → x0

34
1 1 1− cos x 1
lim (cos x −1) − lim .x − .0
Ví dụ 2.26. lim(cos x) = e x x →0 x
=e x →0 x2
=e 2
= e0 = 1 .
x →0

2 tan x 2 tan x
lim (tan x −1) tan 2 x − lim (1− tan x ) lim −
x→

x→
 1− tan 2 x x→
 1+ tan x
Ví dụ 2.27. lim(tan

x) tan 2 x = e 4
=e 4
=e 4
= e −1 .
x→
4

2.2.3. Giới hạn dãy số

Dãy số là một hàm số đặc biệt có tập xác định D = *


= \ {0} kí hiệu

f: *

n y = f (n) = un .

Giới hạn dãy số lim un = lim f (n) có thể xem như trường hợp riêng của giới hạn hàm
n → n→

số lim f ( x) .
x →+

Các định nghĩa và tính chất sau đây được suy ra từ các định nghĩa và tính chất của
giới hạn hàm số.
Định nghĩa 2.14. Số hữu hạn L gọi là giới hạn của dãy an  hay dãy an  hội tụ về
L , kí hiệu lim an = L hay an → L nếu
n →

  0, N0  , n  N0 | an − L |  .

Tương tự như giới hạn hàm số lim f ( x) =  , ta có các định nghĩa lim an =  .
x →+ n →

Nếu lim an = L hữu hạn thì dãy an  được gọi là hội tụ; ngược lại được gọi là phân kì.
n →

Định lý 2.12. Nếu lim an = L thì giới hạn L là duy nhất.


n →

Định lý 2.13. Nếu hai dãy an  và bn  hội tụ,  là hằng số thì:

• lim(an  bn ) = lim an  lim bn


n → n → n→

• lim  an =  lim an
n → n →

• lim an .bn = lim an .lim bn


n → n → n →

lim an
an
• lim = n→ nếu lim bn  0
n → b lim bn n →
n
n →

35
• Nếu an  bn với mọi n thì lim an  lim bn
n → n→

• Nếu an  hội tụ thì an  cũng hội tụ và lim an = lim an .


n→ n→

Định lý 2.14. Nếu các dãy an  và bn  hội tụ, có lim an = lim bn = L và an  cn  bn
n → n →

với mọi n đủ lớn thì dãy cn  cũng hội tụ và lim cn = L .


n →

Định nghĩa 2.15. Dãy an  được gọi là bị chặn nếu tồn tại số M > 0 sao cho với mọi n
thuộc N ta có an  M . Dãy an  được gọi là bị chặn trên (hay bị chặn dưới) nếu tồn
tại số M sao cho a n  M (hay a n  M ) với mọi n .

Định nghĩa 2.16. Dãy an  được gọi là dãy tăng (hay tăng nghiêm ngặt) nếu an+1  an
(hay an+1  an ) với mọi n = 1, 2,

Dãy an  được gọi là dãy giảm (hay giảm nghiêm ngặt) nếu an+1  an (hay
an+1  an ) với n = 1, 2,

Dãy tăng hay giảm gọi chung là dãy đơn điệu.


Định lý 2.15. Mọi dãy đơn điệu tăng và bị chặn trên, hay dãy đơn điệu giảm bị chặn
dưới thì hội tụ.

Định lý 2.16. Nếu lim an = L và ank


n →
  là một dãy con của a  thì a  hội tụ và
n nk

lim ank = L .
k →

2.3. Hàm số liên tục


2.3.1. Khái niệm hàm số liên tục

Định nghĩa 2.17. Cho hàm số f xác định trên (a,b), x0(a, b).

(i) Hàm số f được gọi là liên tục tại điểm x0 nếu lim f ( x) = f ( x0 ) .
x → x0

(ii) Hàm số f được gọi là liên tục phải tại x0 nếu lim+ f ( x) = f ( x0 ) .
x → x0

(iii) Hàm số f được gọi là liên tục trái tại x0 nếu lim− f ( x) = f ( x0 ) .
x → x0

Dễ thấy hàm số f liên tục tại điểm x0 nếu và chỉ nếu f vừa liên tục trái vừa
liên tục phải tại x0 .

Hàm số f được gọi là liên tục trên (a; b) nếu f liên tục tại mọi điểm thuộc
(a; b) .
36
Hàm số f được gọi là liên tục trên [a; b] nếu f liên tục trên (a; b) , liên tục trái
tại b và liên tục phải tại a.
Về mặt hình học, f liên tục tại điểm x0  (a, b) nếu đồ thị của nó không bị ngắt
quãng tại điểm ( x0 , f ( x0 ) ) , tức là đồ thị của f là đường liền nét tại điểm đó. f liên
tục trên [a; b] nếu đồ thị của nó là đường liền nét trên [a; b] .

Trong thực tế, ta gặp cả hai dạng hàm số liên tục và hàm số gián đoạn, chẳng
hạn hàm vận tốc v(t ) của một chất điểm chuyển động thẳng theo thời gian t hay hàm
nhiệt độ T (t ) của không khí theo thời gian t ,…là các hàm số liên tục. Hàm giá C (t )
của một loại hàng hóa theo thời gian t là một hàm gián đoạn.

 sin x
 khi x0
Ví dụ 2.28. Hàm số f ( x ) =  x liên tục tại điểm x = 0 .

 1 khi x=0

sin x
Thật vậy, ta có lim f ( x) = lim = 1 = f (0) .Theo định nghĩa, hàm số đã cho liên tục
x →0 x →0 x
tại x = 0 .

Ví dụ 2.29. Hàm f(x) = 1 − x 2 liên tục trên  −1;1 .

Thật vậy, với x  ( −1;1) ta có lim f ( x) = lim 1 − x 2 = 1 − x02 = f ( x0 ) .


x→ x0 x→ x0

Suy ra f liên tục tại x0. Do đó, f liên tục trên ( −1;1) .

Mặt khác ta có

lim− f ( x) = lim− 1 − x 2 = 0 = f (1) , tức là f liên tục trái tại 1,


x →1 x →1

lim f ( x) = lim+ 1 − x 2 = 0 = f ( −1) , tức là f liên tục phải tại −1 .


x →−1+ x →−1

Do đó hàm số f ( x) = 1 − x 2 liên tục trên  −1;1 .

Định nghĩa 2.18. Hàm số f được gọi là gián đoạn tại điểm x0 nếu f không liên tục
hay không liên tục một phía tại x0 . Hàm f được gọi là gián đoạn loại một tại x0 nếu
f gián đoạn tại điểm đó nhưng tồn tại giới hạn phải và giới hạn trái của f tại x0. Khi
đó điểm x0 được gọi là điểm gián đoạn loại một.

Đặc biệt nếu lim+ f ( x) = lim− f ( x)  f ( x0 ) thì f được gọi là gián đoạn bỏ được tại x0
x → x0 x → x0

37
, điểm x0 được gọi là điểm gián đoạn bỏ được của f . Tất cả các điểm gián đoạn
không thuộc loại một được gọi là các điểm gián đoạn loại hai.
Về mặt hình học, f gián đoạn tại điểm x0  (a, b) nếu đồ thị của nó bị ngắt
quãng tại điểm ( x0 , f ( x0 ) ) .

 sin x
 khi x0
Ví dụ 2.30. Cho hàm số f ( x ) =  x
 1 khi x = 0.

sin x sin x
Ta có lim+ f ( x) = lim+ = 1 = f (0) và lim− f ( x) = lim− = −1  f (0) .
x →0 x →0 x x →0 x →0 −x

Do đó, hàm số f liên tục phải và không liên tục trái tại x = 0, nghĩa là f không liên
tục tại x = 0. Điểm x = 0 là điểm gián đoạn loại một.
1

Ví dụ 2.31. Xét hàm số f ( x ) = e x
tại điểm x = 0 .
1
1 −
+
Ta có x → 0  − → −  f ( x) = e x → 0
x
1
1 −

x → 0  − → +  f ( x) = e x → +
x
Vậy hàm số f gián đoạn tại điểm x = 0 và x = 0 là điểm gián đoạn loại hai.

 1
 x sin khi x  0
Ví dụ 2.32. Hàm số f ( x ) =  x gián đoạn tại điểm x = 0 vì

 1 khi x = 0
1
lim f ( x) = lim x sin = 0  f (0) . Điểm x = 0 là điểm gián đoạn bỏ được.
x →0 x →0 x
2.3.2. Các phép toán về hàm số liên tục
Các phép toán về hàm số liên tục sau đây dễ dàng suy ra từ các phép toán về giới
hạn của hàm số.
Định lý 2.17. Giả sử hai hàm số f , g xác định trên (a, b) chứa điểm x0 , k  .

(i) Nếu f , g liên tục tại x0 thì f + g , kf , f .g , f cũng liên tục tại x0 .
f
(ii) Nếu f , g liên tục tại x0 và g ( x0 )  0 thì hàm cũng liên tục tại x0 .
g

38
Định lý 2.18. Giả sử hàm số h = f g xác định trên khoảng (a ,b ) chứa x0 . Nếu hàm
số g liên tục tại x0 và hàm f liên tục tại điểm y0 = g ( x0 ) thì hàm hợp f g liên tục tại
điểm x0 .

Định lý 2.19. Hàm số sơ cấp thì liên tục trên tập xác định của nó.
2.3.3. Tính chất của các hàm số liên tục trên một đoạn
Các hàm số liên tục trên một đoạn có những tính chất đặc biệt có ý nghĩa trong
toán. Sau đây, một số tính chất của chúng sẽ được trình bày bỏ qua phần chứng minh,
vì để chứng minh các tính chất này, cần bổ sung nhiều kiến thức bổ trợ khác về số
thực.
Định lý 2.20. Nếu hàm số f liên tục trên [a,b] thì f bị chặn trên đoạn [a,b].

Định lý 2.21. Nếu hàm số f liên tục trên đoạn a ,b thì hàm f có giá trị lớn nhất và
giá trị nhỏ nhất trên đoạn [a,b], nghĩa là tồn tại x1 , x2  [a, b] sao cho:

f ( x1 )  f ( x)  f ( x2 ), x  [a, b] .

Định lý 2.22. Nếu hàm số f liên tục trên [a,b] và f ( a ) . f ( b )  0 thì tồn tại ít nhất
một điểm x0 thuộc (a,b) sao cho f( x0 ) = 0.

Định lý 2.23. Nếu hàm số f liên tục trên (a ,b ) và f ( x )  0, x  ( a , b ) thì f không


đổi dấu trên khoảng (a ,b ) .

Ví dụ 2.33. Chứng minh rằng phương trình x3 + x2 + 2x + 1 = 0 có ít nhất một nghiệm


trong khoảng (−1,0) .

Hàm số f ( x) = x 3 + x 2 + 2 x + 1 là hàm xác định và liên tục trên  −1,0 . Ta có


f (−1) = −1 và f (0) = 1 nên f (−1). f (0)  0 . Theo Định lý 2.22 thì tồn tại ít nhất một
điểm x0 thuộc ( −1,0) sao cho f ( x0 ) = 0 . Do đó, phương trình f ( x) = 0 có ít nhất một
nghiệm trong ( −1,0) .

Ví dụ 2.33. Xét dấu f ( x ) = 3x 2 + 1 − 2 x trên miền xác định của nó.

Ta có f ( x ) = 0  3x 2 + 1 = 2 x  x2 − 1 = 0 , x  0  x = 1 . Vì f liên tục
trên nên theo Định lý 2.23 thì f không đổi dấu trên các khoảng ( − ,1) và (1,+  )
. Ta có:

0  ( −,1) và f ( 0) = 1  0  f ( x )  0, x  ( − ,1) .

39
2  (1, +  ) và f ( 2 ) = 13 − 6  0  f ( x )  0, x  (1, +  ) .

BÀI TẬP

Bài 1. Tìm tập xác định của các hàm số

x −1 2
a) y = c) y = 4 x −
2− x x +1

x2 − 1 x2 + 1
b) y = d) y =
ln ( 4 − x 2 ) x2 − 4x + 4

Bài 2. Cho các hàm số f ( x) = x 2 + 1, g ( x) = sin x . Xác định các hàm hợp:
f g, g f , f f ,g g .
1− x
Bài 3. Cho f ( x) = , g ( x) = x 3 . Xác định các hàm số
1+ x
f ( x) + 1
f ( x) − 2.g ( x), f ( x).g ( x), 2
, f ( − x) + g ( x + 1), f ( x).g −1 ( x), g ( x) f −1 ( x) .
[ g ( x)]
Bài 4. Khảo sát tính chẵn lẻ của các hàm số

a) f ( x) =| x + 1| − | x − 1| c) f ( x) = x 4 + cos 2 x + sin 2 x

b) f ( x) = x 3 x − cos x d) f ( x) = x 2016 sin x

Bài 5. Tính các giới hạn sau

x3 + 2 x 2 − x e) lim ( x 2 + 2 x − x)
a) lim x →
x → 2 x3 + 1

x2 − x f) lim ( x 2 + 2 x − x 2 − 2 x )
x →
b) lim 3
x → 2 x + x 2 − 1

g) lim ( 3 x3 + 3x 2 − x)
x + 2x − x
3 2 x →
c) lim
x → 2 x 2 + x + 1

x x + x +1 h) lim ( 4 x 2 + 1 − 3 8 x3 + 1)
x →
d) lim
x →+
x +x
3

Bài 6. Tính các giới hạn


x+3 −2 3
x −1
a) lim b) lim
x →1 x2 − 1 x →1 x2 − 1
40
1 + x2 − 4 1 − 2 x
3 1 − cos x + sin 2 x
c) lim k) lim .
x →0
x →0 x2 + x x sin x
e x − cos x
2

d) lim
x →0 x2 x − 2 + 3 x2 − x + 1
3
l) lim
e2 x − 1 x→1 x2 − 1
e) lim
x →0 ln(1 + 5 x ) 1 − cos x + tan 2 x
m) lim
x →0 x sin x
arcsin x
f) lim
e x − cos 2 x
2
x →0 x
n) I = lim
sin 4 x − sin 3 x x →0 x2
g) lim
x →0 ex −1 2sin x − sin2x
o) lim
1 − cos x cos 2 x x→ 0 2ex − 2 − 2x − x2
h) lim
x →0 1 − cos x 2
ex − cos4x
p) lim
tan x − sin x x→0 ln(1 + x2 )
i) lim
x →0 x3
1 + x 2 − cos x
j) lim
x→0 x2
Bài 7. Tính các giới hạn
1− x
( )
cot 2 x
a) lim(1 − 2 x) x e) lim 1 + x2
x→0 x →0
1
b) lim(sin x) tan x  sin x  x2

x→
2
f) lim  
x→ 0
 x 
1
 cos x  g) lim− ( tan x )
x2 tan 2 x
c) lim   

x →0 cos2 x
 x→
4
 1
h) lim ( cos3x ) x sinx
tg x
d) lim (2 − x) 2
x →1 x→ 0

Bài 8. Cho lim+ f ( x) = A, lim− f ( x) = B . Tính lim+ f ( x3 − x), lim− f ( x3 − x) .


x→0 x→0 x →0 x →0

f ( x) − 5
Bài 9. Cho lim = 3 . Tính lim f ( x).
x→2 x−2 x→2

Bài 10. Khảo sát tính liên tục của các hàm số

 e x − e− x  sin x
 , khi x  0  , khi x  0
a) f ( x) =  2 x . b) f ( x) =  2 x .
A , khi x = 0 
 x + 1 , khi x  0

Bài 11. Tìm giá trị của tham số m sao cho hàm số liên tục

1
 x − m, khi x  3
f ( x) =  .
1 − mx , khi x  3
 3 x + 7 − 5 − x2
 , khi x  1
Bài 12. Cho hàm số f ( x) =  x −1 .
3m − 1 , khi x = 1

Tính lim f ( x ) và định m để hàm số f ( x) liên tục tại x = 1 .
x →1

 tan x − x
 ,khi x  0
Bài 13. Cho hàm số f ( x) =  x − sin x .
2m + 5 ,khi x = 0
Tính lim f ( x ) và định m để hàm số f ( x) liên tục tại x = 0 .
x →0

 3 1 + x2 − 4 1 − 2 x
 ,khi x  0
Bài 14. Cho hàm số f ( x) =  x + x2 .
m + 2 ,khi x = 0

Tính lim f ( x ) và định m để hàm số f ( x) liên tục tại x = 0 .
x →0

 x +3

 x + 3  x −1

Bài 15. Cho hàm số f ( x) =  5 − x  , khi x  1 .



 2m + 1 , khi x = 1
Tính lim f ( x ) và định m để hàm số f ( x) liên tục tại x = 1 .
x →1

 x − sin x
 ,khi x  0
Bài 16. Cho hàm số f ( x) =  x3 .
2m ,khi x = 0
Tính lim f ( x ) và định m để hàm số f ( x) liên tục tại x = 0 .
x →0

 tan x − sin x
 ,khi x  0
Bài 17. Cho hàm số f ( x) =  ln(1 + x )
3
.
m + 1 ,khi x = 0

Tính lim f ( x ) và định m để hàm số f ( x) liên tục tại x = 0 .
x →0

Bài 18. Chứng minh phương trình x5 − 3x4 + 5x − 2 = 0 có ít nhất hai nghiệm thuộc
khoảng (0; 2).
Chứng minh rằng phương trình (m 2
− m + 3) x 2018 − 2 x − 4 = 0 luôn có ít nhất một
nghiệm âm với mọi giá trị tham số m.
42
43
CHƯƠNG 3. PHÉP TÍNH VI PHÂN HÀM MỘT BIẾN

3.1. Đạo hàm


3.1.1. Định nghĩa đạo hàm
Giả sử f là hàm số xác định tại x0 và trong lân cận của x0 . Đạo hàm của hàm
số f tại x0 kí hiệu f  ( x0 ) , là giới hạn hữu hạn được xác định bởi:

f ( x0 + x) − f ( x0 )
f ( x0 ) = lim .
x →0 x

Khi f có đạo hàm tại x0 thì ta nói f khả vi tại x0 . Ta còn gọi f  ( x0 ) là tốc độ
biến thiên của hàm số f tại x0 . Nếu f khả vi tại mọi điểm thuộc một khoảng mở I
nào đó thì ta nói f khả vi trên khoảng ấy.

Ví dụ 3.1. Cho y = f ( x ) = x3 .

( x ) + 3( x ) + 12x
3 2
f (2 + x) − f (2)
Ta có f (2) = lim = lim
x→0 x x→0 x

= lim
x →0
(( x ) 2
)
+ 3x + 12 = 12 .

Nhận xét 3.1.


(i) Tương tự như trường hợp giới hạn một bên, ta cũng gọi các giới hạn hữu hạn
y y
lim + và lim − lần lượt là các đạo hàm bên phải và đạo hàm bên trái của f tại
x →0 x x →0 x

x0 . Kí hiệu f ( x0+ ); f ( x0− ) . Hiển nhiên, f khả vi tại x0  f'( x 0+ ) = f'( x 0− ).


(ii) Nếu hàm số f khả vi tại x0 thì f liên tục tại x0 .

3.1.2. Ý nghĩa quan trọng của đạo hàm


a. Ý nghĩa hình học
Cho đường cong (C): y = f ( x) . Nếu f có đạo hàm tại x = x0 thì (C) có tiếp
tuyến tại điểm ( x0 ; y0 ) và hệ số góc của tiếp tuyến tại điểm đó là k = f  ( x0 ) . Khi đó
phương trình tiếp tuyến tại ( x0 ; y0 ) có dạng:

y – y0 = f ' ( x0 )( x – x0 ) .

44
y

(C )

f ( x0 + x )
M

M0 T
f ( x0 ) H

 x
0 x0 x0 + x

b. Ý nghĩa cơ học
Xét chuyển động thẳng không đều của một chất điểm theo quy luật x = x ( t )
thì vận tốc tức thời của chất điểm tại thời điểm t là v = x ( t ) .

Ví dụ 3.2. Một chất điểm chuyển động dọc theo trục Ox sao cho vị trí x của vật tại
thời điểm t có phương trình

x = t 3 − 4t + 1.
Khi đó vận tốc tức thời
v = x’ ( t ) = 3t 2 – 4 .

Vì vậy:
Chất điểm di chuyển về phía bên phải  x ( t ) tăng nghiêm ngặt.

2
 x ' (t )  0  3t 2 − 4  0  t  .
3

Chất điểm di chuyển về phía bên trái  x ( t ) giảm nghiêm ngặt

2
 x ' (t )  0  3t 2 − 4  0  0  t  .
3

Thời điểm vận tốc bằng 0: x ( t ) = 0 = 0  3t2 – 4 = 0  t =


2
.
3

3.1.3. Các quy tắc tính đạo hàm


Định lý 3.1. Cho u và v là các hàm khả vi tại x. Khi đó với   , các hàm  u , u + v,
u
uv, cũng khả vi tại x và ta có:
v

45
( u ) =  u 
(u + v ) = u  + v
(u.v) = u v + vu

 u  u v − vu
  =
v v2

Định lý 3.2. Nếu hàm số u = g(x) có đạo hàm theo x kí hiệu là u x và hàm số y =f(u)
có đạo hàm theo u kí hiệu yu , thì hàm số hợp y = f(g(x)) có đạo hàm theo x kí hiệu là
yx và được tính:
yx = yu .ux

Định lý 3.3. Cho hàm số f khả vi trong (a;b) và f: (a;b) → (c;d) là song ánh, f'(x) ≠ 0
x  (a;b). Khi đó, hàm số ngược f −1 :(c;d) → (a;b) khả vi trong (c;d) và với mỗi
y = f ( x )  ( c; d ) , ta có:

( f ) ( y) =
−1 1
=
1
f '( x) f '( f −1 ( y ))
.

Ví dụ 3.3. Với f −1 ( x) = arcsin x là hàm ngược của f ( x) = sin x , ta có:

( f ) ( x) = dxd (arcsin x) = f '[ f 1 ( x)] = cos[ f1


−1
−1 −1
( x)]

1 1 1
= = = (−1  x  1) .
cos(a rc sin x) 1 − sin 2 (arc sin x) 1− x2

3.1.4. Các công thức tính đạo hàm


Đạo hàm của các hàm sơ cấp cơ bản Đạo hàm của hàm hợp u = u(x)
(C ) ' = 0 , (C = const)
( x n ) ' = n.x n−1 ( u ) ' = n.u .u '
n n −1

(e x ) = e x ( e )’ = e .u’
u u

(a )'
x
= a x .lna ( a )’ = a .ln a.u’
u u

ln x =
1 u
ln u =
x u
1 u'
(log a x)' = (log a u )' =
x ln a u ln a
1 u'
( x )' = ( u )' =
2 x 2 u

46
(sin x )’ = cos x (sin u )’ = u’.cos u
( cos x )’ = − sin x ( cos u )’ = − u’.sin u
1 u'
( tan x )’ = cos2 x
( tan u )’ =
cos2 u
1 u'
( cot x )’ = − sin2 x ( cot u )’ = − sin2 u
( arcsin x )’ = 1
( arcsin u )’ = u'
1− x2 1− u2

( arccos x )’ = − 1 2 ( arccos u )’ = − u' 2


1− x 1− u
1 u'
( arctan x )’ = 1 + x 2 ( arctan u )’ = 1 + u 2
1 u'
( arccot x )’ = − 1 + x 2 ( arccot u )’ = − 1 + u 2

Ví dụ 3.4. Tính đạo hàm của các hàm số:

a) y = x 2 − x 4 + 4 x d) y = ( x − 2) x2 + 1
x2 + 2 x + 3 x3
b) y = e) y =
3 − 4x
a2 − x2
c) y = 1 + 2 tan x
Ta có:

(
a) y ' = x 2 − x 4 + 4 x ' = 2 x − 4 x3 + ) 2
x
.

(x ) (3 − 4x ) − ( x + 2 x + 3 (3 − 4 x ) )
' '
2
+ 2x + 3 2

b) y' =
(3 − 4x )
2

( 2 x + 2 )( 3 − 4 x ) − ( x 2 + 2 x + 3) ( −4 ) −4 x 2 + 6 x + 18
= = .
(3 − 4x ) (3 − 4x )
2 2

(1 + 2 tan x )
'

( ) 1
'
c) y ' = 1 + 2 tan x = = .
2 1 + 2 tan x cos x 1 + 2 tan x
2

( ) x( x − 2) 2 x2 − 2 x + 1
'
d) y ' = ( x − 2 ) ' x + 1 + ( x − 2 )
2
x +1 =
2
x +1 +
2
=
x2 + 1 x2 + 1
(1 + 2 tan x )
'

( ) 1
'
e) y ' = 1 + 2 tan x = = .
2 1 + 2 tan x cos x 1 + 2 tan x
2

47
f) y ' =
(
x 2 3a 2 − 2 x 2 ).
(a )
3
2
− x2

3.2. Đạo hàm cấp cao


3.2.1. Định nghĩa đạo hàm cấp cao

Giả sử hàm số y = f ( x ) có đạo hàm f  ( x ) tại x  (a, b) . Khi đó, f  ( x ) được


gọi là đạo hàm cấp 1 của f ( x ) , kí hiệu

dy df
f  ( x ) , y’, , .
dx dx

Nếu f  ( x ) khả vi tại một điểm x  (a, b) nào đó thì đạo hàm của f  ( x ) tại x
được gọi là đạo hàm cấp 2 của hàm số y = f ( x ) và kí hiệu

d2y d2 f
f  ( x ) , y'', , .
dx 2 dx 2
Tương tự, nếu f''(x) khả vi tại x  (a, b) thì đạo hàm của f''(x) được gọi là đạo
hàm cấp 3 và kí hiệu

d3y d3 f
f'''(x), y''', , .
dx3 dx3
Cứ tiếp tục quá trình trên, ta định nghĩa được đạo hàm cấp n của f, kí hiệu

dny dn f
y(n)(x), f(n)(x), , .
dx n dx n
Như vậy:
f(n)(x) = [f(n-1)(x)]'.

Ví dụ 3.5. Cho hàm số y = ln( x + 1 + x 2 ) . Tính y’’.

x
1+
( x + 1 + x )' 2
1+ x2 1
Ta có y’x = = = = (1 + x 2 ) −1 / 2
x + 1+ x 2
x + 1+ x 2
1+ x 2

1 x
y’’x = ( − )(1 + x2)-3/ 2.2x = −
2 ( x + 1) 3 / 2
2

Ví dụ 3.6. Tìm đạo hàm cấp n của các hàm số:

48
1
a) y = e ax b) y =
x−b

a) y’ = a. e ax , y’’ = a2. e ax , y’’’ = a3. e ax , …,


Một cách tổng quát,
y(n) = an. e ax .

b) y = (x –b)-1, y’ = (-1)(x - b)-2, y’’ = (-1)(-2)(x – b)-3, …,


Một cách tổng quát,

(−1) n n!
y (n)
= (-1)(-2)(-3)…(-n)(x –b) -(n + 1)
=
( x − b) n +1

3.2.2. Phép toán của đạo hàm cấp cao


Nếu f(x) và g(x) có đạo hàm cấp n trên (a;b) thì với x  (a, b) ta có:

(i) ( f   g ) ( n) ( x) =  f ( n) ( x)   g ( n) ( x)
n
(ii) (fg)(n)(x) =  C kn f ( k ) ( x) g ( n−k ) ( x) (Công thức Leibnitz)
k =0

3.3. Vi phân và vi phân cấp cao


Cho hàm số y = f(x) khả vi trong một khoảng (a;b) nào đó. Khi đó, vi phân của
hàm f tại một điểm x là
df(x) = f'(x)dx
Vi phân df được gọi là vi phân cấp 1 của f. Giả sử f có đạo hàm f' trong một
khoảng (a;b) và nếu f' khả vi tại x  (a;b) thì vi phân của df tại x được kí hiệu d2f(x)
được gọi là vi phân cấp 2 của f tại x và
d 2 f(x) = f''(x)dx2

Tương tự, ta có định nghĩa vi phân cấp n của hàm số f(x) tại x  (a;b)
d n f(x) = f(n)(x)dxn

3.4. Các định lý cơ bản của hàm số khả vi


3.4.1. Cực trị của hàm số
Hàm số y = f(x) xác định trên D. Ta nói f(x) đạt cực đại tại điểm x0 nếu tồn tại một lân
cận  của x0 sao cho

49
f ( x0 )  f ( x ) , x   .

Khi đó f(x0) được gọi là giá trị cực đại của f(x).
Ta nói f(x) đạt cực tiểu tại điểm x0 nếu tồn tại một lân cận  của x0 sao cho

f ( x0 )  f ( x ) , x  

Khi đó f(x0) được gọi là giá trị cực tiểu của f(x).
Cực đại hay cực tiểu gọi chung là cực trị của hàm f.
3.4.2. Định lý Fermat

Hàm số y = f ( x ) liên tục và khả vi trong (a, b) , nếu f(x) đạt cực trị tại điểm
x0  (a, b) thì f'(x0) = 0.

3.4.3. Định lý Rolle


Cho hàm số y = f(x). Nếu các điều kiện sau đây được thỏa mãn:
(i) f(x) liên tục trên [a,b];
(ii) f(x) khả vi trong (a, b) ;
(iii) f(a) = f(b)
Thì tồn tại c  (a, b) để f'(c) = 0

Ý nghĩa hình học: Cho đường cong (C): y = f(x), xét cung AB thuộc (C) với xA = a;
xB = b. Nếu trên [a;b], f(x) thỏa mãn tất cả các điều kiện của Định lý Rolle thì tồn tại
điểm C thuộc cung AB để tiếp tuyến của đường cong tại C song song Ox.
3.4.4. Định lý Lagrange
Cho hàm số y = f(x). Nếu các điều kiện sau đây được thỏa mãn:
(i) f(x) liên tục trên [a;b] ;
(ii) f(x) khả vi (a;b).
f (b) − f (a )
Thì tồn tại c  (a, b) để f (c) = .
b−a
Ý nghĩa hình học: Cho đường cong (C): y = f(x), xét cung AB thuộc (C) với xA = a; xB
= b. Nếu trên [a;b], f(x) thỏa mãn tất cả các điều kiện của Định lý Lagrăng thì tồn tại
điểm C thuộc cung AB để tiếp tuyến của đường cong tại C song song với dây cung AB.
3.4.5. Định lý Cauchy
Giả sử các hàm f(x), g(x) thỏa mãn các điều kiện sau đây:

50
(i) f(x); g(x) liên tục trên [a, b], khả vi trong (a, b);
(ii) g'(x) ≠ 0  x  (a;b);
f (b) − f (a) f ' (c)
Khi đó tồn tại ít nhất một điểm c  (a, b) sao cho = .
g (b) − g (a) g ' (c)

Nhận xét rằng nếu chọn g(x)=x ta thấy Định lý Lagrange là một trường hợp đặc biệt
của định lý Cauchy.
3.5. Ứng dụng của đạo hàm và vi phân
3.5.1. Áp dụng đạo hàm để tính gần đúng
Giả sử hàm số f(x) có đạo hàm tại x0, khi đó ta có:
f ( x0 + x) − f ( x0 )
f ( x0 ) = lim .
x →0 x
Nếu | x | đủ nhỏ thì tại x0 ta có:
f ( x0 + x)  f ( x0 ) + f ( x0 )x.

Ví dụ 3.7. Tính gần đúng giá trị 408 .

1
Đặt f(x) = x , ta có f ' ( x) = . Chọn x0 = 400, x = 8. Ta có:
2 x

408 = f (408)  f (400) + f ' (400).8 = 20,2

3.5.2. Bài toán về mối liên hệ giữa các tốc độ biến thiên
Mô hình chung là “ Xác định tốc độ biến thiên của một hàm nhờ vào tốc độ biến thiên
của các hàm đã biết”.
Bước 1: Đặt tên các đại lượng biến đổi có mặt trong bài toán dưới dạng hàm số
theo biến thời gian.
Bước 2: Xác định mối liên hệ giữa các đại lượng trên.
Bước 3: Lấy đạo hàm theo biến thời gian công thức tìm được ở Bước 2. Từ đó
nhận được mối liên hệ giữa các tốc độ biến thiên.
Chú ý:
- Các đại lượng đã cho phải quy đổi về cùng một đơn vị tính.
- Dựa theo ý nghĩa của các đại lượng đã cho để xác định dấu cho phù
hợp.

51
Ví dụ 3.8. Mực nhiên liệu trong một hồ chứa hình trụ đang thay đổi như thế nào khi ta
đang bơm nhiên liệu ra khỏi hồ với tốc độ 1500 lít/giờ. Biết bán kính đáy của hồ là
5m.
Gọi h(t) là mực nhiên liệu trong hồ chứa tại thời điểm t.
V(t) là thể tích nhiên liệu có trong hồ tại thời điểm t.
Ta có:

V (t ) =  (50) 2 h(t ) .

Lấy đạo hàm hai vế theo t, ta được:

V ' (t ) =  (50) 2 h ' (t ) .

Tại thời điểm t o đang xét, ta có:

1 − 1500 3
h ' (t o ) = V ' (t o ) = =− dm/giờ.
 (50) 2
2500 5

3
Vậy, mực nhiên liệu trong hồ đang giảm với tốc độ dm/giờ.
5

Ví dụ 3.9. Khi một bản kim loại hình tròn bị đun nóng, bán kính của nó tăng với tốc
độ là 0,01cm/phút. Tính tốc độ biến thiên của diện tích bản kim loại khi bán kính của
nó đang là 50cm. nếu tốc độ này không đổi thì sau thời điểm đó bao lâu bán kính của
nó sẽ là 52cm.
Gọi R(t) là bán kính của bản kim loại hình tròn tại thời điểm t.
S(t) là diện tích của bản kim loại hình tròn tại thời điểm t.
Ta có

S ( t ) =  .R 2 ( t ) .

Lấy đạo hàm hai vế theo t, ta được:

S  ( t ) = 2. .R ( t ) .R ( t ) .

Tại thời điểm t0:

S  ( t0 ) = 2. .R ( t0 ) .R ( t0 ) = 2. .0,01.50 =  (cm2/phút).

Vậy diện tích của bản kim loại hình tròn đang tăng với tốc độ  cm2/phút.
Gọi ∆t là thời gian để bản kim loại hình tròn có bán kính là 52cm, ta có :

52
S (t sau ) − S (t0 )  52 2 −  50 2
t = = = 204 phút
S ' (t0 ) 
Ví dụ 3.10. Người ta nhúng một thỏi sắt hình trụ vào một dung dịch axit để làm thí
nghiệm. Giả sử trong quá trình thỏi sắt tan trong dung dịch thì nó vẫn giữ dạng hình
trụ. Hãy tính tốc độ biến thiên của thể tích thỏi sắt tại thời điểm mà chiều cao của nó là
50cm và đang giảm với tốc độ 2mm/phút, còn bán kính đáy là 15cm và đang giảm với
tốc độ 1mm/phút. Nếu tốc độ biến thiên thể tích này không đổi và thời gian cần làm thí
nghiệm thêm là 1 giờ thì thỏi sắt có đủ dùng cho thí nghiệm không?
Giải
Gọi h(t) là chiều cao thỏi sắt tại thời điểm t.
R(t) là bán kính đáy của thỏi sắt tại thời điểm t.
V(t) là thể tích của thỏi sắt tại thời điểm t.
Do thỏi sắt có dạng hình trụ nên:

V (t ) =  R (t ) h(t ) .
2

Lấy đạo hàm hai vế theo biến t, ta được:


V ' (t ) =  2 R(t ) R ' (t )h(t ) + R(t ) h ' (t ) .
2

Tại thời điểm t o đang xét, ta có:

 
V ' (t o ) =  2.15.(−0,1).50 + (15) 2 (−0,2) = −195cm 3 /phút.

Vậy, thể tích của thỏi sắt đang giảm với tốc độ 195 cm 3 /phút.
Gọi ∆t là thời gian thỏi sắt tan hết trong dung dịch kể từ thời điểm t o

V (t o )  R(t o )2 h(t o )  .15 2.50


∆t = = = = 57,69 phút.
V ' (t o ) V ' (t o ) 195

Vậy, thỏi sắt không đủ dùng cho thí nghiệm.


Ví dụ 3.11. Nước được bơm vào một hồ chứa hình nón với tốc độ 2 m 3 /phút. Hãy tính
tốc độ biến thiên của mực nước trong hồ tại thời điểm mà thể tích nước trong hồ là 10
m 3 , bán kính đáy của khối nước là 3m và đang tăng với tốc độ 0,2m/phút.

Giải
Gọi h(t) là mực nước trong hồ tại thời điểm t
r(t) là bán kính đáy của khối nước tại thời điểm t
53
V(t) là thể tích nước trong hồ tại thời điểm t
Do hồ chứa nước có dạng hình nón nên
1
V(t) =  (r (t )) 2 h(t ) .
3

Suy ra
3V (t )
h(t ) = .
 (r (t )) 2

Lấy đạo hàm hai vế theo biến t, ta được:

3 V ' (t )( r (t )) 2 − V (t )2r (t )r ' (t ) 3 V ' (t )r (t ) − 2V (t )r ' (t )


h ' (t ) = . = . .
 (r (t )) 4  (r (t )) 3

Tại thời điểm t o , ta có:

3 V ' (t o )r (t o ) − 2V (t o )r ' (t o ) 3 2.3 − 2.10.0,2 2


h ' (t ) = . = . = m /phút.
 (r (t o )) 3
 3 3
9

2
Vậy mực nước trong hồ đang tăng với tốc độ m /phút.
9
3.5.3. Bài toán tối ưu trong thực tế
Một trong những mô hình toán học đơn giản là “Tìm giá trị lớn nhất hay nhỏ nhất của
một hàm nào đó theo những điều kiện ràng buộc”.
Bước 1: Đặt tên các đại lượng biến đổi có mặt trong bài toán .
Bước 2: Xác mối liên hệ giữa các đại lượng trên.
Bước 3: Xác định đại lượng cần khảo sát và đưa nó về hàm theo một trong các
đại lượng biến thiên đã xét.
Bước 4: Khảo sát hàm tìm được ở Bước 3 để tìm cực trị, giá trị lớn nhất hay nhỏ
nhất.
Ví dụ 3.12. Một chuyến xe bus có sức chứa tối đa là 60 hành khách. Nếu 1 chuyến xe
2
 x 
chở được x hành khách thì giá cho mỗi hành khách  3 −  $. Hãy tính số hành
 40 
khách trên mỗi chuyến xe để lợi nhuận thu được trên mỗi chuyến là lớn nhất và số tiền
đó là bao nhiêu ?
Giải

Gọi là x số hành khách trên mỗi chuyến xe ( 0  x  60) . Số tiền thu được là:
54
2
 x  3 x3
F ( x) = x  3 −  = 9 x − x 2 + .
 40  20 1600

Lấy đạo hàm:

3 3x 2
F '( x) = 9 − x + .
10 1600
Suy ra F '( x) = 0  x = 40 (n), x = 120 (l ) . Lập bảng biến thên của hàm số và dựa vào
bảng biến thiên ta thấy để thu được số tiền lớn nhất thì số khách trên mỗi chuyến xe là
40 hành khác và tổng thu tối ưu là 160$.
Ví dụ 3.13. Một nhà máy dự định sản xuất những lon sữa hình trụ đứng với sức chứa
250ml. Hãy xác định kích thước lon sữa sao cho nhà máy ít tốn vật liệu là thấp nhất.
Giải
Gọi h và r lần lượt là chiều cao và bán kính đáy của lon hình trụ (tính bằng cm).
Theo giả thiết, ta có:

V= r 2 h = 250(ml) = 250(cm 3 ) .

Diện tích toàn phần S của mỗi lon:

S = 2rh +2 r 2 .
Bài toán quy về việc xác định h và r sao cho S nhỏ nhất.
250
Dựa vào điều kiện ban đầu ta có h = . Do đó,
r 2

 250 
S (r ) = 2  + r 2  , r > 0.
 r 

Lấy đạo hàm:

 250  4 r − 125
S (r ) = 2  − 2 + 2r  =
'
3
.
( )
 r  r2

5 5
Suy ra S ' (r ) = 0  r 3 − 125 = 0  r = . Dễ dàng nhận ra r = 3 là điểm cực tiểu
3
 
5
của S(r) và tại r = 3 , S đạt giá trị nhỏ nhất. Vậy để chi phí vật liệu là thấp nhất thì

5 10
r=3 cm và h = cm.
 3

Ví dụ 3.14. Người ta muốn mạ vàng cho một cái hộp có đáy hình vuông không nắp có
55
thể tích là 4 lít. Giả sử độ dày lớp mạ tại mọi nơi trên mặt ngoài hộp là như nhau. Tìm
kích thước của thùng để lượng vàng dùng mạ là ít nhất?
Giải
Gọi: x là cạnh của đáy hộp (dm)
h là chiều cao của hộp (dm)
S (x ) là diện tích của phần hộp cần mạ (dm2)

Vì độ dày lớp mạ tại mọi nơi trên mặt ngoài hộp là như nhau nên lượng vàng dùng mạ
tỉ lệ thuận với diện tích mạ S (x ) . Ta có:

S ( x) = 4 xh + x 2

Dựa vào điều kiện ban đầu:


4
V = x2h = 4  h =
x2

Do đó,
16
S ( x) = x 2 +
x

Lấy đạo hàm:


16 2 x 3 − 16
S ' ( x) = 2 x − 2 =
x x2

Suy ra S '( x) = 0  2 x3 − 16 = 0  x = 2 . Lập bảng biến thên của hàm số và dựa vào
bảng biến thiên ta thấy để lượng vàng dùng mạ là ít nhất thì chúng ta cần sản xuất hộp
với đáy là hình vuông có cạnh là 2 dm và chiều cao của hộp là 1 dm.
Ví dụ 3.15. Nghiên cứu về tình hình kinh doanh của một quán cơm sinh viên, người ta
nhận thấy rằng với giá bán như thời điểm hiện tại là 17.000 VNĐ/phần thì số phần
cơm bán được trung bình trong một ngày là 260 phần. Theo một nghiên cứu chỉ ra
rằng: nếu cứ mỗi lần giá bán một phần cơm được giảm xuống 500 VNĐ thì số phần
cơm trung bình bán được trong một ngày sẽ tăng lên 10 phần. Vậy để thu được lợi
nhuận nhiều nhất từ việc bán cơm tại khu vực này, thì chủ quán cơm nên chọn giá bán
mỗi phần cơm là bao nhiêu? Biết rằng trong thời điểm hiện tại, do giới hạn về chỗ ngồi
tại quán và điều kiện phục vụ nên quán cơm chỉ có thể phục vụ tối đa là 500 phần cơm
mỗi ngày.
Giải
Gọi x là số tiền thay đổi giảm so với giá bán ban đầu của quán cơm.
Ta có giảm 500 VNĐ ------------------------------ > Tăng 10 phần.
56
giảm x VNĐ -------------------------------> Tăng 0,02 x phần.
Số tiền thu được từ việc bán cơm trong một ngày là:
P = f ( x) = (17000 − x)(260 + 0,02 x) = −0,02 x 2 + 80 x + 4420000

Điều kiện: .
Lấy đạo hàm: f ( x)' = −0, 04 x + 80 . Cho f ( x)' = 0  x = 2000

Dựa vào bản biến thiên ta có f ( x) = P đ x  0;260 + 0,02 x  500  x  0,12000 ạt


cực đại tại x = 2000 . Vậy để thu được lợi nhuận nhiều nhất, giá bán mỗi phần cơm là
15000 VNĐ/phần. Khi đó số tiền tiền thu được từ việc bán cơm trong một ngày là
4500000 VNĐ.
3.5.4. Tính giới hạn dạng vô định dựa vào quy tắc L’Hospital
Định lý 3.4. (Quy tắc L’Hospital) Giả sử các hàm f(x) và g(x) khả vi trong lân cận 
của x0 và có các tính chất sau:
(i) lim f ( x) = lim g ( x) = 0 hoặc lim f ( x) = lim g ( x) = ;
x → x0 x → x0 x → x0 x → x0

(ii) g'(x)  0  x   ;

f ' (x)
Khi đó, nếu tồn tại lim (hữu hạn hoặc vô hạn) thì:
x→ x 0 g' (x )

f (x) f ' (x)


lim = lim
x →x 0 g( x ) x →x g' ( x )
0

Chú ý: Quy tắc L'Hospital vẫn đúng khi x →  .

Ví dụ 3.16.
sin x cos x
a) lim = lim =1
x →0 x x →0 1

ln(1 + x ) 1
b) lim = lim =1
x →0 x x →0 1 + x

1
ln x x sin 2 x 2 sin x cos x
c) lim = lim = − lim = − lim =0
x →0 cot x x →0 1 x →0 x x →0 x
− 2
sin x
x − sin x 1 − cos x sin x cos x 1
d) lim 3
= lim 2
= lim = lim =
x →0 x x →0 3x x →0 6 x x →0 6 6
57
Ví dụ 3.17.
tan x 1
 1  lim tan x. ln
a) lim 2  =e x →0 x2
x →0  x 

1 ln x
Ta có: lim tan x.ln = − lim tan x.ln x 2
= −2lim tan x ln x = − 2lim
x →0 x2 x →0 x →0 x →0 cot x

1
x sin 2 x
= − 2lim = 2lim =0
x →0 1 x →0 x
− 2
sin x

x 1 1
b) lim x.cot  x = lim = lim = .
x →0 x →0 tan  x x →0  
cos 2  x

BÀI TẬP
Bài 1. Tính đạo hàm của các hàm số:
2 3
a) y = 3 x 3 − 3x + 2 g) y = sin[cos(tant)]
d) y = (1 + x ) 3 2
a b x
sin x − cosx h) y = ( ) x ( ) a ( )b
b) y= e) y = 1 + cosx b x a
sin x + cosx
1 i) y = axbxcx
c) y = sin7 (cos5 4 x) f) y=
2 + 3x + 4

Bài 2. Tính các giới hạn sau:


arcsinx x cot gx − 1 2
a) lim g) lim n) lim x ln x
x →0 x x →0 x2 x →0 +
e − cosx
x2 h) lim (1 − cosx) cot gx 2
b) lim x →0 o) lim ( arctgx) x
x →0 x2 x x → + x
tg 1
1 + x − 1 − 2x
3 2 4
2 2
c) lim i) lim p) lim ( arccosx) x
x →0 x + x2 x →1 ln(1 - x) x →0 
1
1 − cosx cos2 x
d) lim j) lim ( x cot g x) q) lim (2 + x) x x
x →0 x2 x →0 x →

ln(sin 2 x) k) lim ( x − 1) ln x  − 2arctgx


e) lim+ x →1 r) lim
x →0 ln(sin x )
x → + e3/ x − 1
l) lim x 2 e − x
tgx − x x →
f) lim 
x →0 x − sin x tg x
m) lim (2 − x) 2
x →1

Bài 3. Tìm GTLN và GTNN của các hàm số sau trên các khoảng đã chỉ ra:
a) y = x 4 − 4 x trên b) y = x 3 – 3x + 1 trên [0; 2]
58
c) y = x − 2 + 4 − x trên f) y=
x
trên .
d) y = x – x − 2 trên  −3; 3
2 x2 +1

2x 2 + 4x + 5
e) y= trên ( −1; 1)
x2 +1
Bài 4. Diện tích của một hình chữ nhật đang tăng ở tốc độ 5m2/giây, trong khi chiều
dài đang tăng ở tốc độ 10m/giây. Nếu chiều dài đang là 20m và chiều rộng là 16m thì
chiều rộng đang thay đổi như thế nào?
Bài 5. Chiều cao một tam giác đang tăng theo tốc độ 1cm/phút, trong khi diện tích của
nó đang tăng theo tốc độ 2cm2/phút. Cạnh đáy của tam giác đang thay đổi theo tốc độ
nào khi chiều cao là 10cm và diện tích là 100cm2 ?
Bài 6. Một tam giác có độ dài 2 cạnh cố định là 5cm và 12cm. góc giữa 2 cạnh đó đang
tăng lên với tốc độ là 0,1rad/s. Tìm tốc độ tăng của độ dài cạnh thứ 3 của tam giác khi
góc giữa hai cạnh đang là π/2.
Bài 7. Tính tốc độ biến thiên của diện tích bề mặt của một hình lập phương tại thời
điểm to, nếu tại thời điểm này thể tích của hình lập phương là 64m3 và tăng ở tốc độ 2
cm3/giây.
Bài 8. Những trái dưa được trồng có dạng hình cầu đang tăng trưởng. Tìm tốc độ tăng
thể tích của lứa dưa tại thời điểm chu vi đường tròn lớn của chúng đang là 20cm và
đang tăng ở tốc độ 2 cm/giờ. Nếu tốc độ tăng thể tích này không đổi và tiêu chuẩn để
thu hoạch dưa là thể tích phải đạt cở 100 dm3 thì sau đó bao lâu sẽ thu hoạch được
dưa?
Bài 9. Thể tích của một hình hộp đang giảm với tốc độ 32cm3/s trong khi chiều dài
đang tăng với tốc độ 5cm/s, chiều rộng đang giảm với tốc độ 7cm/s. Nếu chiều dài
đang là 29cm, chiều rộng 25cm, chiều cao 19cm thì chiều cao thay đổi như thế nào?
Bài 10. Người ta nhúng một khối sắt hình bán cầu (nửa quả cầu) vào một dung dịch
acid để thí nghiệm. Giả sử, trong quá trình hòa tan, hình dạng thỏi sắt vẫn là bán cầu.
Hãy tính tốc độ biến thiên của thể tích khối sắt tại thời điểm mà tổng diện tích bề mặt
(diện tích đáy và diện tích xung quanh) của nó là 36cm2 và đang giảm tốc độ
2cm2/phút. Nếu tốc độ không đổi thì sau bao lâu khối sắt này tan hết trong dung dịch
acid?
Bài 11. Bột gỗ rơi thành đống ở tốc độ 0,5m3/phút. Nếu đống gỗ có dạng hình nón
tròn xoay đứng với chiều cao bằng nửa đường kính đáy thì độ cao của đống bột gỗ
biến thiên như thế nào khi độ cao của đống bột là 3m?
Bài 12. Một máy bay đang bay nằm ngang ở tốc độ 13 km/phút tại độ cao 5 km. Máy
bay bay ngang qua trạm thu phát tín hiệu lúc 3 giờ chiều. Khoảng cách giữa máy bay
và trạm đó thay đổi như thế nào sau 1 phút?
Bài 13. Người ta nhúng một thỏi sắt hình trụ vào một dung dịch acid để thí nghiệm.
Giả sử, trong quá trình hòa tan, hình dạng thỏi sắt vẫn là hình trụ. Hãy tính tốc độ biến
thiên của thỏi sắt tại thời điểm mà chiều cao của nó là 15cm và đang giảm tốc độ
59
2mm/phút, còn bán kính đáy là 15cm, giảm với tốc độ 1mm/phút. Nếu tốc độ không
đổi và thời gian cần thêm cho thí nghiệm là 0,5 giờ thì thỏi sắt này có đủ dùng cho thí
nghiệm không?
Bài 14. Giả sử nước đang được bơm ra khỏi một bình thủy tinh hình nón (đặt ngược)
có chiều cao gấp đôi bán kính đáy và mặt nước luôn vuông góc với trục của bình. Nếu
tại thời điểm mà mực nước trong bình là 0,5m và đang giảm với tốc độ 0,2m/phút thì
thể tích nước trong bình đang giảm tốc độ nào?
Bài 15. Người ta bơm nước vào hồ nước hình trụ có bán kính đáy 5m, độ sâu 2m, với
tốc độ 5m3/h. Vì hồ nước bị gò rỉ nên nước trong hồ chảy ra ngoài tại thời điểm độ sâu
của nước trong hồ là 0,8m và đang tăng ở tốc độ 4cm/h. Nếu tốc độ gò rỉ này không
đổi thì sau thời điểm đó sau bao lâu sẽ đầy nước?
Bài 16. Những trái dưa hấu đang tăng trưởng có dạng hình khối tròn xoay Ellipsoid
với hai kích thước: bán kính mặt cắt đường tròn lớn R, bán kính dài a (xem hình vẽ).
Gọi d là thông số chiều của quả dưa (d=2a). Tìm tốc độ tăng của thể tích quả dưa tại
thời điểm chu vi đường tròn lớn của quả dưa đo được là 20cm, đang tăng ở tốc độ
2cm/ngày và chiều dài của quả dưa là 20cm, đang tăng với tốc độ 1cm/ngày.

Nếu tốc độ tăng thể tích này không đổi thì sau đó bao lâu thể tích của quả dưa đạt cỡ 2
dm3? Biết rằng công thức để tính thể tích khối Ellipsoid với hai kích thước R, a là
4
V =  aR 2 .
3
Bài 17. Qua quan sát người ta thấy số lượng vi khuẩn trong một môi trường dinh
dưỡng đồng nhất tại thời điểm t là N = 5000(25 + te-t/20).
a) Tìm số lượng vi khuẩn lớn nhất và nhỏ nhất trong môi trường đó trong khoảng
thời gian 0  t  100.
b) Tại thời điểm nào trong khoảng đó số lượng vi khuẩn tăng lên nhanh nhất.
Bài 18. Một công ty bao bì dự định sản xuất một loại thùng hình hộp chữ nhật có đáy
là hình vuông cạnh x và cạnh bên là y. Biết rằng chi phí sản xuất cho mỗi thùng như
vậy đã được xác định theo công thức C = 5x2 + 30xy. Hãy xác định x và y sao cho
thùng có thể tích mong muốn là 1125 cm3 với chi phí thấp nhất.
Bài 19. Một nhà máy muốn sản xuất một lọai thùng chứa hình trụ có thể tích
1000cm3. Hai đáy của hình trụ được làm bằng một loại vật liệu giá 500$/cm2, còn vật
liệu để làm mặt bên giá 300$/cm2. Hãy xác định bán kính đáy và chiều cao của hình
trụ để chi phí sản xuất thùng chứa nhỏ nhất.
Bài 20. Người ta xây dựng một bồn chứa nước không nắp với sức chứa 10.000m3,
bồn chứa có dạng hình hộp chữ nhật với mặt đáy có kích thước chiều dài gấp năm lần
60
chiều rộng. Biết rằng chi phí làm đáy là 800.000VNĐ/m2, chi phí làm bề mặt xung
quanh là 500.000VNĐ/m2. Xác định kích thước của hồ chứa nước để chi phí xậy dựng
là nhỏ nhất.
Bài 21. Một đường dây điện được nối từ một nhà máy điện ở A đến một hòn đảo ở C.
khoảng cách ngắn nhất từ C đến B là 1 km. Khoảng cách từ B đến A là 4km. Mỗi km
dây điện đặt dưới nước là mất 5000 USD, còn đặt dưới đất mất 3000 USD. Hỏi chọn
điểm S trên bờ cách A bao nhiêu để khi mắc dây điện từ A qua S rồi đến C là ít tốn
kém nhất?

Bài 22. Hai nhà máy A và B nằm ở hai bên một con
sông có chiều rộng bằng 2km. Người ta xây cầu qua
sông. Biết A và B lần lượt cách con sông một
khoảng bằng 1km và 3km. Khoảng cách giữa 2 nhà
máy theo đường chim bay bằng 10km. Hãy xác định
vị trí xây cầu (độ dài đoạn CM - xem hình) sao cho
sao cho quãng đường đi từ A đến B qua con sông
này là ngắn nhất.
Bài 23. Một cái hộp không nắp được làm từ một miếng bìa cứng hình chữ nhật kích
thước 70cm x 50 cm, bằng cách cắt ra từ 4 góc các hình vuông bằng nhau, bẻ gập lại
theo các đường cắt để làm các mặt. Thể tích hình hộp có thể đạt giá trị lớn nhất là bao
nhiêu?
Bài 24. Một vận động viên tham gia một cuộc thi bơi và chạy hỗn hợp. Vận động viên
phải xuất phát từ vị trí A trên thuyền bơi tới một vị trí B trên bờ, sau đó tiếp tục chạy
dọc theo bờ sông về đích đến vị trí C. Biết rắng tốc độ bơi dưới nước của vận động
viên là 25km/giờ và tốc độ chạy bộ trên bờ là 35km/giờ.

H B Bờ sông C

Vậy vận động viên phải chọn vị trí B tiếp bờ như thế nào để thời gian thực hiện thi là
ngắn nhất biết AH=1km và HC=3km, với H là hình chiếu vuông góc của A lên bờ.
Bài 25. Nghiên cứu về tình hình kinh doanh của công ty với loại thuốc tăng trọng
61
dành cho heo thịt, người ta nhận thấy rằng với giá bán 200.000 VNĐ/gói thì số lượng
thuốc trung bình bán được trong một ngày là 750 gói. Theo một nghiên cứu chỉ ra rằng
nếu cứ mỗi lần giá bán được giảm bớt 10.000 VNĐ thì số lượng thuốc trung bình bán
được trong một ngày sẽ tăng lên 50 gói. Vậy để thu được lợi nhuận nhiều nhất từ việc
bán thuốc thì công ty nên chọn giá bán mỗi gói thuốc là bao nhiêu ?
Bài 26. Một nhà máy sản suất bán 2000 sản phẩm mỗi tháng với lợi nhuận trung bình
1000$ mỗi sản phẩm. Những nghiên cứu thị trưòng chỉ ra rằng nếu dành 50$ từ lợi
nhuận mỗi sản phẩm để tặng khách hàng thì có thể bán được hơn 200 sản phẩm mỗi
tháng. Vậy nhà máy nên dành tặng bao nhiêu cho khách hàng để thu lợi nhuận mỗi
tháng nhiều nhất ?
Bài 27. Ông A cái ao diện tích 50m2 để nuôi cá điêu hồng. Vụ vừa qua ông nuôi với
mật độ 20 con/m2 và thu được 1,5 tấn cá thành phẩm. Theo kinh nghiệm nuôi cá của
mình, ông thấy cứ thả giảm đi 8 con/m2 thì mỗi con cá thành phẩm thu được tăng thêm
0,5 Kg. Vậy vụ tới ông phải mua bao nhiêu cá giống để đạt được tổng năng suất cao
nhất? và năng suất đó là bao nhiêu? (Giả sử không có hao hụt trong quá trình nuôi).
Bài 28. Nghiên cứu về tình hình bán nước mía tại căn tin, người ta nhận thấy rằng với
giá bán như thời điểm hiện tại là 5.000VNĐ/ly thì số ly nước mía bán được trung bình
trong một ngày là 180 ly. Theo một nghiên cứu chỉ ra rằng: nếu cứ mỗi lần giá bán
một ly nước mía được giảm xuống 500VNĐ thì số lượng nước mía bán được trong
một ngày sẽ tăng lên 30 ly. Vậy để thu được lợi nhuận nhiều nhất từ việc bán nước mía
tại khu vực này, thì chủ quán nên chọn giá bán là bao nhiêu?

62
CHƯƠNG 4. PHÉP TÍNH TÍCH PHÂN HÀM MỘT
BIẾN

4.1. Nguyên hàm

Định nghĩa 4.1. Hàm số F ( x ) được gọi là nguyên hàm của hàm số f ( x ) trên khoảng
( a, b) nào đó nếu x  ( a, b ) thì F( x) = f ( x) .

Ví dụ 4.1. (i) Hàm F ( x ) = sin x là nguyên hàm của f ( x ) = cos x trong khoảng bất kỳ
vì F  ( x ) = cos x x .

(ii) Hàm F ( x ) = e x là nguyên hàm của hàm f ( x ) = e x trên vì F  ( x ) = e x , x  .

Định lý 4.1. Nếu hàm số f ( x ) có nguyên hàm F ( x ) trên khoảng ( a, b ) thì

(i) F ( x ) + C , với C là hằng số tùy ý, cũng là nguyên hàm của f ( x ) .

(ii) Mọi nguyên hàm của f ( x ) đều có dạng F ( x ) + C .

4.2. Tích phân bất định


4.2.1. Định nghĩa

Định nghĩa 4.2. Tập hợp tất cả các nguyên hàm của hàm số f ( x ) trong khoảng ( a, b )

được gọi là tích phân bất định của f ( x ) và được ký hiệu là  f ( x )dx . Khi đó nếu F ( x)
là nguyên hàm của f ( x ) thì:
F ( x ) =  f ( x)dx + C .
4.2.2. Các tính chất đơn giản

i)  kf ( x)dx = k  f ( x)dx , trong đó k là hằng số khác 0.

ii) Nếu f ( x ) , g ( x ) có nguyên hàm trên ( a, b ) thì

  f ( x )  g( x )dx =  f ( x )dx   g( x )dx x  ( a, b ) .


Ví dụ 4.2.

x5 3x 4 x 2
(i)  ( x − 3x + x + 1)dx =  x dx − 3 x dx +  xdx +  dx = −
4 3 4 3
+ + x+C.
5 4 2

63
 1  dx
(ii)   sin x − cos 2 dx =  sin xdx − 
x cos 2 x
= − cos x − tan x + C .

4.2.3. Các nguyên hàm thường gặp

x +1 1 ( ax + b )
 +1

 x dx =  + 1 + C,   −1

( )

 ax + b dx =
a  +1
+ C ,   −1
dx dx 1
 x = ln x + C , x  0  ax + b = a ln | ax + b | + C
 sin x dx = − cos x + C 1
 sin ( ax + b ) dx = − a cos ( ax + b ) + C
 cos x dx = sin x + C 1
 cos ( ax + b ) dx = a sin ( ax + b ) + C
dx
 cos = tan x + C dx 1
 cos2 ( ax + b ) = a tan ( ax + b ) + C
2
x
dx
 sin = − cot x + C dx 1
 sin 2 ( ax + b ) = − a cot ( ax + b ) + C
2
x

 tan x dx = − ln | cos x | +C 1
 cot x dx = ln | sin x | +C  tan ( ax + b ) dx = − a ln | cos ( ax + b ) | +C
1
 e dx = e + C  cot ( ax + b ) dx = a ln | sin ( ax + b )| +C
x x

ax 1 ax +b
 a dx = + C , a  0, a  1 
ax + b
= +C
x
e dx e
ln a a
dx dx 1 x
x 2
+1
= arctan x + C  x +a a
2 2
= arctan
a
+C
dx
 1− x 2
= arcsin x + C dx
 a 2 − x 2 = arcsin a + C
x

dx
 x +1
2
= ln( x + x 2 + 1) + C dx
 x 2 + a 2 = ln( x + x + a ) + C
2 2

dx 1 x−a
x = ln +C dx 1 x−a
−a 2a x + a  ( x − a)( x − b) = a − b ln +C
2 2

x −b

4.2.4. Phương pháp tính tích phân


a. Phương pháp tích phân từng phần

Giả sử u = u ( x ) và v = v ( x ) là các hàm số có đạo hàm liên tục. Khi đó,

 udv = uv −  vdu
64
Công thức trên gọi là công thức tích phân từng phần.
Chú ý.

(i) Để áp dụng công thức này, ta biễu diễn biểu thức dưới dấu tích phân f ( x ) dx
thành tích của hai thừa số u và dv . Việc phân tích này không có qui tắc
chung, chỉ có kinh nghiệm mới giúp ta cách chọn hợp lý.

(ii) Đối với các tích phân  P( x).ln xdx ,  P( x)arctan xdx ,  P( x)arcsin xdx , ta áp
dụng công thức tích phân từng phần với u là ln x , arctan x và arcsin x tương
ứng với từng tích phân và dv = P( x)dx .

(iii) Đối với các tích phân  P( x).e dx ,  P( x).sin xdx ,  P( x).cos xdx
x
ta áp dụng
công thức tích phân từng phần với u = P( x) và dv = e x dx,sin xdx,cos xdx .

Ví dụ 4.3. Tính I =  x arctan xdx .

1
Đặt u = arctan x  du = dx
1 + x2

x2
dv = xdx v= .
2

x2 1 x2 x2 1 1 
I= arctan x −  dx = arctan x −   dx −  dx 
2 2 1+ x 2
2 2 1+ x 2

x2 + 1 x
= arctan x − + C .
2 2

Ví dụ 4.4. Tính I =  e x cos xdx .

Đặt u = cos x  du = − sin x dx

dv = e x dx  v = e x

 I = e x cos x +  e x sin xdx .

Tính tích phân từng phần lần 2


Đặt u = sin x  du = cos x dx

dv = e x dx  v = e x

65
  e x sin xdx = ex sin x −  e x cos xdx

Vậy I = ex cos x + e x sin x − I

 2 I = e x ( cos x + sin x ) + C
1
hay I = e x (cos x + sin x) + C .
2
b. Phương pháp đổi biến

• Đổi biến t =  ( x) . Nếu  ( x) là hàm số khả vi thì

 f  ( x).( x)dx =  f (t )dt


• Đổi biến x =  (t ) . Nếu  (t ) là hàm số khả vi thì

 f ( x)dx =  f  (t ).(t )dt


Các dạng đổi biến số thường gặp

  f (ax + b)dx, t = ax + b   f (sin x)cos xdx, t = sin x

 f ( x ) x dx, t =x  f (cos x)sin xdx,


n −1
 n n
 t = cos x
  f ( ax + b )dx, t = ax + b  t = ax + b
n n n
dt
  f (e )dx, t = e x  dx =
x

t
dt dx
  f (tan x)dx, t = tan x  dx =
t +1
2
  f (ln x) x
, t = ln x

Chú ý: sin 2 x =
2t
1+ t2
 f( )
x 2 + a 2 dx, x = a tan t

cos 2 x =
1− t2
1+ t2
 f( )
a 2 − x 2 dx, x = a sin t

tan 2 x =
2t
1− t2
 f( )
x 2 − a 2 dx, x =
a
sin t

Ví dụ 4.5. Tính I =  sin 3 x cos 2 xdx .

Đặt u = cos x  du = − sin xdx .

u3 u5
Ta có I =  sin x(1 − cos2 x)cos2 xdx = −  (1 − u 2 )u 2 du = − + +C
3 5

66
cos5 x cos3 x
Vậy I = − +C .
5 3

Ví dụ 4.6. Tính I =  1 − x2 dx .

 
Đặt x = sin t với − t  dx = cos tdt .
2 2

1 t 1
Ta có I =  1 − sin 2 t cos tdt =  cos2 tdt =  (1 + cos 2t )dt = + sin 2t + C
2 2 4

1 t
= sin t.cos t + + C =
2 2
1
2
(
x 1 − x 2 + arcsin x + C . )
4.2.5. Tích phân hàm hữu tỉ
Mỗi hàm số hữu tỷ f ( x) đều có thể được viết dưới dạng

P( x)
f ( x) = S ( x) + ,
Q( x)

trong đó S ( x), P( x), Q( x) là các đa thức và P( x) có bậc nhỏ hơn bậc của Q( x) .

Khi đó,
P( x)
 f ( x)dx =  S ( x)dx +  Q( x) dx .
Tích phân thứ nhất được tính một cách dễ dàng. Tích phân thứ hai được tính bằng cách
P( x)
phân tích hàm số thành tổng của các hàm hữu tỷ đơn giản.
Q( x)

Một số phân tích thường gặp

dx 1 ex 2 + dx + f
  ax + b = a ln | ax + b | + C   ( x - a)3 dx . Đặt t = x − a
cx + d ex 2 + dx + f
  ( x - a)( x - b) dx .   ( x - a)( x - b)( x − c) dx .
Tìm A, B: Tìm A, B, C:
cx + d A B ex 2 + dx + f A B C
= + = + +
( x − a)( x − b) x − a x − b ( x - a)( x - b)( x − c) x − a x − b x − c

67
cx + d
  ( x - a) dx . ex 2 + dx + f
  ( x - a)2 ( x - b) dx .
2

Tìm A, B:
cx + d A B Tìm A, B, C:
= + ex 2 + dx + f Ax + B C
( x − a) ( x − a) x − a
2 2
= +
( x - a) ( x - b) ( x − a)
2 2
x −b
(Hoặc sử dụng đổi biến với t = x − a )
cx + d xdx dx ex 2 + dx + f
  2
x +a 2
dx = c  2
x +a 2
+ d 2
x + a2
  ( x2 + a2 )( x - b) dx .
Tìm A, B, C:
c d x ex 2 + dx + f Ax + B C
= ln( x 2 + a 2 ) + arctan + C = 2 +
2 a a ( x + a )( x - b) x + a
2 2 2
x −b
dx
Ví dụ 4.7. Tính  2 .
x + 2x + 2

dx dx
Ta có x = = arctan ( x + 1) + C .
2
+ 2x + 2 ( x + 1)2 + 1

dx
Ví dụ 4.8. Tính  3x 2
− 2x −1
.

dx  14 3
 1 3x − 3
 3x 2 − 2 x − 1   x − 1 3x + 1  dx = 4 ln 3x + 1 + C .
= − 4
Ta có 

x −1
Ví dụ 4.9. Tính x 2
+ x +1
dx .

x −1 1 2x + 1 3 dx
Ta có x 2
+ x +1
dx =  2
2 x + x +1
dx −  2
2 x + x +1

1 d ( x + x + 1) 3
2
dx 1 2x + 1
=  −  = ln( x 2 + x + 1) − 3 arctan +C
2 x + x +1
2
2  2
1 3 2 3
x+  +
 2 4

dx
Ví dụ 4.10. Tính tích phân I =  .
x( x − 1) 2

Ta có

1
=
A
+
B
+
C
=
( A + B ) x 2 + ( −2 A − B + C ) x + A .
x ( x − 1) x x − 1 ( x − 1)2 x ( x − 1)
2 2

Suy ra

68
( A + B ) x2 + ( −2 A − B + C ) x + A = 1
Đồng nhất hệ số các lũy thừa của x cùng bậc nhau tương ứng ở hai về ta nhận
được

 A+ B = 0

−2 A − B + C = 0
 = 1
 A

Giải hệ phương trình này ta được A = 1 , B = −1 và C = 1 .


Khi đó,

dx dx dx x 1
I = − + = ln − +C
x x − 1 ( x − 1) 2
x −1 x −1

1 − x2
Ví dụ 4.11. Tính I =  dx .
x ( x 2 + 1)
2

Ta có

1 − x2 A Bx + C Dx + E
= + 2 +
x ( x 2 + 1) x + 1 ( x 2 + 1)2
2
x

=
( A + B ) x 4 + Cx 3 + ( 2 A + B + D ) x 2 + ( C + E ) x + A
x ( x 2 + 1)
2

Suy ra

( A + B ) x4 + Cx3 + ( 2 A + B + D ) x 2 + (C + E ) x + A = 1 − x 2
Đồng nhất hệ số các lũy thừa cùng bậc của x ở hai vế ta được
A = 1 , B = −1 , C = 0 , D = −2 và E = 0 .

Khi đó,
dx xdx 2 xdx
I = − 2 −
x +1 ( x 2 + 1)
2
x

dx 1 d ( x + 1) d ( x 2 + 1)
2

= −  −
x2 + 1 ( x 2 + 1)
2
x 2

x 1
= ln + + C.
x +1
2 x +1
2

69
4.2.6. Tích phân hàm vô tỉ
Đối với hàm vô tỉ ta không có phương pháp tổng quát để tìm nguyên hàm. Tuy
nhiên ta có thể tính được nguyên hàm của một vài lớp hàm vô tỉ bằng cách đổi biến số
thích hợp để đưa về tích phân hàm hữu tỉ. Ta xét một số ví dụ cụ thể sau đây.

dx
Ví dụ 4.12. Tính I =  x− 3
3x + 2
.

t3 − 2
Đặt t 3 = 3x + 2  x =  dx = t 2 dt
3

t 2 dt t 2 dt
Khi đó I =  3 = 3 3 .
t −2 t − 3t − 2
−t
3

3t 2 3t 2 A B C
Phân tích = = + +
t − 3t − 2 (t − 2)(t + 1)
3 2
t − 2 t + 1 (t + 1) 2

 3t 2 = A(t + 1) 2 + B(t − 2)(t + 1) + C (t − 2) .

A = 4 / 3

Cho t = 0; t = −1, t = 2 lần lượt ta được  B = 5 / 3 .
 C = −1

Vậy

4 dt 5 dt dt
I=  +  −
3 t − 2 3 t + 1 (t + 1) 2

4 5 1
= ln t − 2 + ln t + 1 − +C
3 3 t +1

4 5 1
= ln 3 3x + 2 − 2 + ln 3 3x + 2 + 1 − 3 +C.
3 3 3x + 2 + 1

dx
Ví dụ 4.13. Tính I =  .
3
1+ x − 4 1+ x

Đặt t = 12 1 + x  x = t12 − 1  dx = 12t11dt

Ta có 3
1 + x = 3 t12 = t 4 ; 4
1 + x = 4 t12 = t 3

Vậy

70
12t11dt t8
I =  4 3 = 12 dt
t −t t −1
dt
= 12  (t 7 + t 6 + t 5 + t 4 + t 3 + t 2 + t + 1)dt + 12 
t −1
t8 t 7 t 6 t5 t 4 t3 t 2
= 2( + + + + + + + t ) + 12ln t − 1 + C
8 7 6 5 4 3 2

Thay t = 12 1 + x ta được kết quả.

x 2 dx
Ví dụ 4.14. Tính I =  .
9 − x2
Giải
 
Đặt x = 3sin t , dx = 3cos tdt , − t .
2 2

9 − x 2 = 9 − 9sin 2 t = 9 (1 − sin 2 t ) = 3cos t .

9.sin 2 t.3cos t.dt 9


Ta có I =  =  9sin 2 tdt =  (1 − cos 2t ) dt .
3cos tdt 2

9  sin 2t  9
= t −  + C = ( t − sin t.cos t ) + C
2 2  2

9 x x 9 − x2 
=  arcsin − . +C
2  3 3 3 

9 x x
= arcsin − . 9 − x 2 + C .
2 3 2
4.2.7. Tích phân hàm lượng giác
a. Trường hợp tổng quát
Tính tích phân dạng

I =  R(sin x,cos x)dx ,

với R ( u, v ) là hàm số hữu tỉ theo biến số u ,v thì tích phân  R(sin x,cos x)dx được
x
chuyển thành tích phân hàm hữu tỉ bằng cách đặt t = tan .
2

71
dx
Ví dụ 4.15. Tính I =  .
3 + 5cos x

x 1 x 2dt 1− t2
Đặt t = tan  dt = 1 + tan
2
 dx  dx = , cos x = .
2 2 2 1+ t2 1+ t2

2dt x
2 + tan
1 2+t
Ta có I =  1 + t 2 = 
2 dt 1 2 +C.
= ln + C = ln
1− t 4−t 2
4 2−t 4 2 − tan x
3+5
1+ t 2
2

b. Các trường hợp đặc biệt

Trong một số trường hợp có thể tính tích phân  R(sin x,cos x)dx nhanh hơn
bằng cách sử dụng các phép thế khác như sau:

• Nếu R ( sin x,cos x ) = −R ( − sin x,cos x ) thì ta đổi biến t = cos x .

• Nếu R ( sin x,cos x ) = −R ( sin x, − cos x ) thì ta đổi biến t = sin t .

• Nếu R ( sin x,cos x ) = R ( − sin x, − cos x ) thì ta đổi biến t = tan x .

• Các tích phân dạng  cos ax cos bxdx ,  sin ax sin bxdx ,  sin ax cos bxdx
Để tính các tích phân này, ta dùng các công thức biến đổi lượng giác sau.
1
cos ax cos bx = cos(a + b) x + cos(a − b) x 
2

1
sin ax sin bx = − cos(a + b) x − cos(a − b) x 
2

1
sin ax cos bx = sin(a + b) x + sin(a − b) x 
2

sin 3 x
Ví dụ 4.16. Tính I =  dx .
1 + cos 2 x
Hàm dưới dấu tích phân là hàm lẻ theo sin x .
Đặt t = cos x  dt = − sin x dx .

sin 2 x 1− t2
Ta có I = − ( − sin xdx ) = −  1 + t 2 dt
1 + cos 2 x

72
 2 
=  1 − 2 
dt = t − 2arctan t + C = cos x − 2arctan(cos x) + C .
 1+ t 

dx
Ví dụ 4.17. Tính I =  2
.
sin x cos x
Hàm dưới dấu tích phân là hàm lẻ đối với cos x .
Đặt u = sin x  du = cos xdx

dx du (1 − u 2 ) + u 2
Ta có I = 
sin 2 x cos 2 x  u 2 (1 − u 2 )  u 2 (1 − u 2 )
= = du

du du du 1 du 1 du
=  u +  1 − u = u
2 2 2
+
21− u 21+ u
+

1 1 1+ u 1 1 1 + sin x
= − − ln +C = − − ln +C.
u 2 1− u sin x 2 1 − sin x

dx
Ví dụ 4.18. Tính I =  .
sin x − cos 2 x + sin 2 x
2

dx
Ta có I = 
sin x − cos x + 2sin x cos x
2 2

dt
Đặt t = tan x  x = arctan t  dx =
1+ t2

t 1
Ta có sin x = , cos x = .
1+ t2 1+ t2

dt
Vậy I = 2 1+ t2 = 2
dt
t 1 2t t + 2t − 1
− +
1+ t 1+ t 1+ t
2 2 2

dt 1 (t + 1) − 2
= = ln +C
(t + 1) − 2 2 2 (t + 1) + 2
2

1 1 − 2 + tan x
= ln +C.
2 2 1 + 2 + tan x

Ví dụ 4.19. Tính I =  cos x cos 2 x cos3xdx .

73
1
Ta có cos x cos 2 x cos3x = cos x cos5 x + cos 2 x 
2

1
= (cos 6 x + cos 4 x) + (1 + cos 2 x)
4

1 1 1 1
= cos 6 x + cos 4 x + cos 2 x + .
4 4 4 4

1 1 1 1
Vậy I =
4  cos 6 xdx +  cos 4 xdx +  cos 2 xdx +  dx
4 4 4

1 1 1 1
= sin 6 x + sin 4 x + sin 2 x + x + C .
24 16 8 4
4.3. Tích phân xác định
4.3.1. Bài toán diện tích hình thang cong
Xét hình thang cong giới hạn bởi đường
cong y = f ( x ) (với f là hàm liên tục không
âm), trục Ox và hai đường thẳng
x = a , x = b ( a  b) .

• Chia [a,b] thành n đoạn nhỏ bởi các


điểm chia a = x0  x1  ........  xn−1  xn = b .

Ký hiệu độ dài các đoạn [ xk −1 , xk ] là xk ( k = 1,2,..., n ) .

• Trên mỗi đoạn [ xk −1 , xk ] lấy điểm  k bất kỳ ( k = 1,2,..., n ) . Khi đó, các hình chữ
nhật đáy là xk và chiều cao là f ( k ) có tổng diện tích

74
n
Sn =  f ( k )xk = f (1 )x1 + f ( 2 )x2 + ........ + f ( n )xn
k =1

xấp xỉ với diện tích S của hình thang cong đã cho. Sự xấp xỉ này càng chính xác khi
xk càng nhỏ.

• Gọi d = max xk . Theo nhận xét trên, khi d → 0 (hay n →  ) thì giới hạn của
1 k  n

tổng S n chính là diện tích của hình thang cong đã cho. Tức là
n
S = lim Sn = lim  f ( k )xk .
n→ d →0
k =1

4.3.2. Định nghĩa tích phân xác định

Định nghĩa 4.3. Cho hàm số y = f ( x ) xác định trên  a, b  . Chia  a, b  thành n đoạn
nhỏ bởi các điểm chia a = x0  x1  ...  xn−1  xn = b .

Ta gọi phép chia đó là phép phân hoạch  a, b  , ký hiệu là P. Ký hiệu xk là độ


dài [ xk −1 , xk ] ( k = 1,2,..., n ) và d ( P) = max xk .
1 k  n

Trên mỗi [ xk −1 , xk ] lấy điểm tùy ý  k ( k = 1,2,..., n ) .


n
Lập tổng  P =  f ( k )xk và gọi là tổng Riemann (hay tổng tích phân) của
k =1

hàm số f ( x ) ứng với phép phân hoạch P.

Tăng điểm chia lên vô hạn sao cho d ( P) → 0 . Nếu trong quá trình đó  P dần
về giá trị I xác định, không phụ thuộc vào phép phân hoạch P và cách lấy điểm  k thì
ta nói f ( x ) khả tích trên [a,b] và I được gọi là tích phân xác định của hàm số
y = f ( x ) trên  a, b .
b
Ký hiệu tích phân xác định của hàm số y = f ( x ) trên  a, b  là  f ( x)dx , trong
a

đó a,b là các cận tích phân.


Như vậy, ta có
b n

 f ( x)dx = lim
d ( P ) →0
 f (
k =1
k ) xk
a

Chú ý.

75
b a
(i) Nếu a = b thì  f ( x)dx =  f ( x)dx = 0 .
a a

(ii) Khi định nghĩa tích phân xác định ta coi a < b. Nếu a > b thì ta định nghĩa
b a

 f ( x)dx = − f ( x)dx
a b

b
(iii)  f ( x)dx nếu có, chỉ phụ thuộc vào hàm số f ( x ) , hai cận a, b của tích phân,
a
b b
không phụ thuộc vào biến tích phân, tức là  f ( x)dx =  f (t )dt .
a a

Ví dụ 4.20. Tính  x 2 dx bằng định nghĩa.


0

1
Thật vậy, chia [0,1] thành n đoạn nhỏ, độ dài mỗi đoạn  xk −1 , xk  = xk = . Chọn các
n
điểm  k là các đầu mút phải của mỗi đoạn , tức là
k
 k = xk = , ( k = 1,2,..., n ) .
n
2
n n
k 1 1 n
Khi đó, lim  f ( k )xk = lim    = lim 3  k 2
k =1  n  n
max xk →0 n→ n→ n
k =1 k =1

1 n(n + 1)(2n + 1) 1
= lim 3 (12 + 22 + ... + n 2 ) = lim = .
n → n n → 6n3 3
1
1
Vậy  x 2 dx = .
0
3
Định lý 4.2. Mọi hàm số y = f ( x ) liên tục trên đoạn  a, b đều khả tích trên đoạn đó.

Định lý 4.3. Nếu hàm số y = f ( x ) bị chặn trên a ,b , chỉ có một số hữu hạn điểm
gián đoạn thì f khả tích trên đoạn này..
4.3.3. Tính chất của tích phân xác định
Định lý 4.4. Giả sử f và g là các hàm số khả tích trên a ,b . Khi đó
b b b
(i)  [ f ( x)  g ( x)]dx =  f ( x)dx   g ( x)dx
a a a

b b
(ii)  kf ( x)dx = k  f ( x)dx
a a

76
b
(iii)  Cdx = C ( b − a )
a

b b
(iv) Nếu f ( x )  g ( x ) x   a, b thì  f ( x)dx   g ( x)dx .
a a

b b
(v) Ta có f ( x ) khả tích trên  a, b và  | f ( x) | dx  |  f ( x)dx | .
a a

a
(vi) Nếu f ( x ) là hàm lẻ thì  f ( x)dx = 0 .
−a

a a
(vii) Nếu f ( x ) là hàm chẵn thì  f ( x) = 2  f ( x) dx .
−a 0

Định lý 4.5. Nếu hàm số f ( x ) khả tích trên mỗi đoạn  a, c  và c, b ( a  c  b ) . thì
b c b
nó khả tích trên  a, b và  f ( x)dx =  f ( x)dx +  f ( x)dx .
a a c

Định lý 4.6. Nếu f ( x ) khả tích trên  a, b và m  f ( x )  M với x   a, b , trong đó


b
m, M là các hằng số thì m(b − a )   f ( x)dx  M (b − a ) .
a

Định lý 4.7. (Định lý giá trị trung bình của tích phân) Nếu hàm số y = f ( x ) khả tích
trên  a, b và m  f ( x )  M với x   a, b thì tồn tại số  thỏa bất đẳng thức
b b
1
m    M sao cho 
a
f ( x)dx =  (b − a ) . Khi đó, giá trị  =
b − a a
f ( x )dx được gọi là

giá trị trung bình của hàm số f ( x) trên đoạn  a, b .

4.3.4. Liên hệ giữa nguyên hàm và tích phân xác định


x
Giả sử hàm số f ( x ) khả tích trên đoạn  a, b thì hàm số F ( x) =  f (t ) dt xác
a

định trên đoạn  a, b .


x
Định lý 4.8. Nếu hàm số f liên tục trên đoạn  a, b thì hàm số F ( x) =  f (t ) dt là một
a
x
d
dx a
nguyên hàm của hàm số f trên đoạn đó, tức là F ( x) = f (t )dt = f ( x ) .

77
Định lý 4.9. (Định lý cơ bản) Nếu  ( x ) là một nguyên hàm trong các nguyên hàm
b
của hàm số f liên tục trên  a, b thì  f ( x)dx = (b) − (a) .
a

• Lấy đạo hàm theo cận trên


Theo Định lý 4.8, ta có
x
d
dx a
f (t )dt = f ( x) .

Áp dụng qui tắc tính đạo hàm của hàm hợp ta có:
 ( x)
d
dx  ( x )
f (t )dt = f [ ( x)] ( x) − f [ ( x)] ( x) .

Ví dụ 4.21. Tìm đạo hàm của các hàm số sau:


2
a) F ( x) =  e − t dt
2

x x
d
Ta có F ( x) = −  e dt  F '( x) = −  e −t dt = e − x .
−t 2 2 2

2
dx 2
5x
b) F ( x) = ( sin x ) .  e −t dt
2

−4

5x 5x 5x
d
F '( x) = ( cos x )  e dt + ( sin x ) .  e −t dt = ( cos x )  e−t dt + e− (5 x ) . ( sin x ) .5
−t 2 2 2 2

−4
dx −4 −4

5x
= ( cos x )  e −t dt + 5sin x.e −25 x .
2 2

−4

4.3.5. Phương pháp tính tích phân xác định


a) Phương pháp tích phân từng phần

Giả sử u, v là hai hàm số khả vi, liên tục trên  a, b . Khi đó ta có


b b b

 u.dv = uv
a
a
−  vdu .
a

78
e
Ví dụ 4.22. Tính I =  (1 − ln x) 2 dx .
1

e e e
Ta có I =  dx − 2 ln xdx +  ln 2 xdx
1 1 1
e
2ln x
• I1 =  ln 2 xdx . Đặt u = ln 2 x  du = dx , dv = dx  v = x
1
x
e e
Khi đó I1 = x ln 2 x − 2 ln xdx .
1
1
e
dx
• I 2 =  ln xdx . Đặt u = ln x  du = , dv = dx  v = x
1
x
e e
Khi đó I 2 = x ln x −  dx = 1 .
1
1
e
Vậy I = (e − 1) + e − 4 ln xdx = 2e − 5 .
1

1
Ví dụ 4.23. Tính I =  x 2 (1 − x)3 dx .
0

• Đặt u = x2  du = 2 xdx ,
−(1 − x)4
dv = (1 − x)3 dx  v = .
4

− x 2 (1 − x) 4
1 1
1 1 1
I=
4 0
+
20 x(1 − x) 4 dx =  x(1 − x) 4 dx .
20

• Đặt u = x  du = dx ,
(1 − x)5
dv = (1 − x)4 dx  v = − dx .
5

1 x(1 − x)5 1 (1 − x)5


1 1
1 1 1 1 1
I =− +  dx =  (1 − x)5 dx = − (1 − x) 6 = .
2 5 0 20 5 10 0 60 0 60

b) Phương pháp đổi biến

• Đổi biến t =  ( x ) .
Giả sử hàm t =  ( x ) đơn điệu và có đạo hàm trên đoạn  a, b và
f ( x)dx = g (t )dt với g (t ) là hàm số liên tục trên đoạn  (a), (b) .
Khi đó,

79
b  (b)

 f ( x)dx =  
a (a)
g (t )dt .


2
cos x
Ví dụ 4.24. Tính I =  dx .
0
1 + sin 2
x

 
Đặt t = sin x , sin x là hàm đơn điệu tăng trên 0,  ,  dt = cos xdx ,
 2

x = 0  t = 0; x =  t = 1 .
2
1
dt 
Khi đó I =  = arctan t 10 = .
0
1+ t 2
2
1
Ví dụ 4.25. Tính I =  x 1 + x 2 dx .
0

Đặt t = 1 + x 2 (là hàm đơn điệu tăng trên 0,1 )


tdt
 x = t 2 − 1 và dx = .
t −1 2

x = 0  t = 1; x = 1  t = 2 .
2 2 −1
2 2
tdt t3 2
Khi đó I =  t − 1.t =  t dt = =
2 2
.
1 t 2 −1 1 3 1 3
• Đổi biến x =  (t ) .
Giả sử hàm số  (t ) có đạo hàm liên tục trên đoạn  ,   ;  ( ) = a và
 ( ) = b ; khi t biến thiên trên đoạn  ,   thì x biến thiên trên đoạn  a, b .
Khi đó,
b 

 f ( x)dx =  f  (t ). (t )dt


a

a
Ví dụ 4.26. Tính I =  x 2 a 2 − x 2 dx .
0

Đặt x = a sin t  dx = a cos tdt .



x = 0  t = 0; x = a  t = .
2

80

2
Khi đó I =  a 2 sin 2 t a 2 (1 − sin 2 t ) a cos tdt
0

  
a 1 − cos 4t a4  1  2 a
2 4 2 4
= a 4  sin 2 t cos 2 tdt =  dt =  t − sin 4t  = .
0
4 0
2 8  4  0
16

4.4. Tích phân suy rộng


4.4.1. Tích phân suy rộng loại 1

Định nghĩa 4.4. Cho hàm số f khả tích trên  a, b với mọi số hữu hạn b  a . Nếu giới
b

hạn lim
b →+  f ( x)dx
a
tồn tại thì ta gọi giới hạn đó là tích phân suy rộng loại một của hàm

+

số f trên  a, + ) . Tích phân này được ký hiệu bởi  f ( x)dx .


a

b b

• Tương tự ta định nghĩa tích phân suy rộng 


−
f ( x)dx = lim
a →−  f ( x)dx .
a

• Nếu các giới hạn trên tồn tại hữu hạn thì tích phân suy rộng được gọi là hội tụ.
Ngược lại ta nói tích phân suy rộng phân kỳ.
a +

Định nghĩa 4.5. Nếu tồn tại hai tích phân 


−
f ( x)dx và 
a
f ( x)dx thì ta nói tồn tại

+
tích phân 
−
f ( x)dx và

+ a +


−
f ( x)dx = 
−
f ( x)dx + 
a
f ( x)dx .

Ví dụ 4.27. Tìm diện tích của miền phẳng giới hạn bởi các đường x = 1 , trục Ox và
1
đường cong y = .
x2

81
 b
 1  1
b
dx dx
S =  2 = lim  2 = lim  −  = lim 1 −  = 1 (đvdt).
1
x b →+
1
x b →+
 x 1
b →+
 b

1
Ví dụ 4.28. Tìm diện tích miền phẳng giới hạn bởi x = 1 , trục Ox và đường y = .
x

 b
dx dx b

1 x b→+ 1 x b→+
= lim = lim (ln x
1
) = lim ln b = + .
b→+

Giới hạn trên không tồn tại, nghĩa là miền đã cho có diện tích không xác định.
+
dx
Ví dụ 4.29. Xét sự hội tụ của tích phân  x ( a  0,   0 ) .
a

•  =1

 
b
dx b

b →+  x
= = lim (ln b − ln a) = + .
b→+  a
Ta có lim lim ln x
a   b→+

•  1

82
x1−
b
dx b 1
Ta có lim   = lim = lim (b1− − a1− )
b →+ x b→+ 1 −  a b→+ 1 − 
a

 a 1− >1
 nếu
= 1 − 
 +  nếu <1
+
dx
Vậy 
a
x
hội tụ khi   1 , phân kỳ khi   1 .

4.4.2. Tích phân suy rộng loại 2

Định nghĩa 4.6. Cho hàm số f ( x ) xác định trên (a, b , khả tích trên mọi đoạn
a +  , b , với 0    b − a , nhưng không bị chặn trên toàn  a, b . Nếu tồn tại
b
lim
 →0  f ( x)dx
a+

thì giới hạn đó gọi là tích phân suy rộng loại 2 của hàm f ( x ) không bị chặn trên đoạn
b b

[a,b]. Ký hiệu  f ( x)dx . Khi đó, nếu giới hạn hữu hạn thì ta nói  f ( x)dx
a a
hội tụ. Nếu

giới hạn không tồn tại hoặc bằng  thì tích phân phân kỳ. Khi đó ta vẫn dùng ký hiệu
b

 f ( x)dx .
a

• Trường hợp nêu trong định nghĩa là f ( x) không bị chặn tại điểm x = a , ta gọi
x = a là điểm kỳ dị của hàm số f.
• Trường hợp x = b là điểm kỳ dị, ta có định nghĩa tương tự.

• Nếu hàm số f có c là điểm kỳ dị mà a  c  b thì ta có định nghĩa sau:

Định nghĩa 4.7. Cho hàm số f khả tích trên mọi đoạn  a, c − 1  , c +  2 , b trong đó
0  1  c − a, 0   2  b − c và không bị chặn tại lân cận của điểm c. Nếu các tích phân
c b

suy rộng sau đây tồn tại  f ( x)dx ,  f ( x)dx


a c
thì ta nói tích phân suy rộng của hàm

không bị chặn f trên  a, b tồn tại và


b c b


a
f ( x)dx =  f ( x)dx +  f ( x )dx
a c

83
b

Khi đó  f ( x)dx
a
được gọi là hội tụ. Nếu một trong các tích phân không tồn tại thì tích

phân  f ( x)dx phân kỳ.


a

1
dx
Ví dụ 4.30. Tính tích phân I =  .
0 1 − x2

1
Hàm số f ( x) = có điểm kỳ dị x = 1 trên [0,1].
1 − x2
1−
 
1 1−
dx dx
Khi đó I =  = lim  = lim  arcsin x 
0 1 − x2  →0
0 1 − x 2  →0  0


= lim[arcsin(1 −  ) − arcsin 0] = .
 →0 2
b
dx
Ví dụ 4.31. Xét sự hội tụ của tích phân I =  (b > a).
a
( x − a )
b
dx
•  = 1 : ta có 
a +
x−a
= ln(b − a ) − ln  → + , khi  → 0 .

b
dx 1
•   1 : ta có
a+
 ( x − a) =
1−
[(b − a)1− −  1− ]

 1
b
dx  (b − a )1− khi   1
 lim  
= 1 − 
 →0 ( x − a ) +
a + khi   1
b
dx
Vậy  ( x − a)
a
hội tụ nếu   1 và phân kỳ nếu   1 .

4.5. Ứng dụng của tích phân


4.5.1. Tính diện tích của hình phẳng

84
• Nếu hình phẳng giới hạn bởi đường cong
y = f ( x )  0 , trục Ox và các đường thẳng x = a; x = b
(a < b) thì diện tích của nó được tính bởi
b
S =  f ( x)dx
a

• Nếu hình phẳng giới hạn bởi hai đường cong y = f ( x ) , trục hoành và hai đường
thẳng x = a; x = b (a < b) thì diện tích của nó được tính theo công thức

b
S =  f ( x) dx
a

• Nếu hình phẳng giới hạn bởi hai đường cong


y = f ( x ) , y = g ( x ) và hai đường thẳng
x = a; x = b ((a < b) ) thì ta có công thức
b
S =  f ( x) − g ( x) dx
a

• Nếu hình phẳng giới hạn bởi 2 đường thẳng y = c ,


y = d , trục Oy và đường cong x =  ( y ) thì diện tích của
hình là
d
S =   ( y ) dy
c

• Nếu hình phẳng giới hạn bởi 2 đường thẳng y = c , y = d và hai đường cong
y = 1 ( y ) ; y = 2 ( y ) thì diện tích của hình là
d
S =  1 ( y ) − 2 ( y ) dy .
c

• Giả sử đường cong cho bởi phương trình tham số


x =  (t ) , y =  (t ) với các hàm số
 ( t ) , ( t ) , ' ( t ) liên tục trên  a, b . Khi đó,
dx =  ' ( t ) dt và ta có công thức tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi đường
cong nói trên là

85
b
S =   (t ). (t ) dt .
a

Ví dụ 4.32. Tìm diện tích hình phẳng giới hạn bởi y = x ,


2

x + y = 2, x  0.

 y = x2
Giao điểm của các đường  là nghiệm của hệ
 x + y = 2

 y = x2 
y = x
2
 y = x2 x = 1
   2   
x + y = 2 x + x − 2 = 0
  x = 1; x = −2 (loại)  y = 1

Ta có
1 1 1 1
1 1 7
S =  [(2 − x) − x ]dx = 2  dx −  xdx −  x 2 dx = 2 − − =
2
(đvdt)
0 0 0 0
2 3 6

Ví dụ 4.33. Tính diện tích hình phẳng được giới hạn bởi hai đường cong x = y và
2

x = 3 − 2 y2 .

Hai parabol x = y và x = 3 − 2 y cắt nhau tại hai điểm có tung độ là y = −1 và y = 1


2 2

. Do đó, diện tích hình phẳng này được tính theo tích phân
1 1
S =  ( 3 − 2 y 2 ) − ( y 2 )  dy =  ( 3 − 3 y ) dy = (3 y − y )
1
2 3
= 4 (đơn vị diện tích).
−1
−1 −1

Ví dụ 4.34. Tìm diện tích hình phẳng giới


hạn bởi đường cong xycloit được cho bởi
phương trình tham số x = a(t − sin t ) ,
y = a(1 − cos t ) , 0  t  2 và y = 0 .

Ta có
2
S=  a (1 − cos t ) dt ( x ' (t ) = a (1 − cos t ))
2 2

2 2 2
=a  dt − 2a  cos tdt + a  cos
2 2 2 2
tdt
0 0 0

2 2 a2 2 a2 2
= a 2t − 2a 2 sin t + t + sin 2t = 3 a 2 (đvdt).
0 0 2 0 4 0
86
4.5.2. Thể tích của vật thể
a. Tính thể tích của vật thể tùy ý
Cho vật thể A như hình vẽ. Giả sử điểm thấp nhất của vật thể là z = a và điểm
cao nhất của nó là z = b .

Ta cắt vật thể bởi A bởi các mặt phẳng vuông góc với trục Oz tại điểm có tung độ
z , với a  z  b . Gọi S ( z ) là diện tích của thiết diện tạo thành.

• Phân hoạch đoạn  a, b bởi phép phân hoạch P gồm các điểm chia

a  z0  z1  ...  zn  b .

Khi đó các mặt phẳng vuông góc với Oz và đi qua các điểm trên chia vật thể
thành n lát mỏng mà lát thứ k có bề dày là

 zk = zk − zk −1 ( k = 1,2,..., n ) .

• Trên mỗi đoạn [ zk −1 , zk ] lấy điểm  k bất kỳ, thể tích của lát mỏng thứ k xấp xỉ
với tích S (k ) zk . Suy ra thể tích V của vật thể A thỏa
n
V   S (k ).zk
k =1

• Sự xấp xỉ này càng tốt khi [ zk −1 , zk ] càng nhỏ tức là d ( P ) = max  zk → 0 , tức là
ta có
n b
V = lim
d ( P ) →0
 S ( ).z =  S ( z ) dz .
k =1
k k
a

Chú ý: Nếu cắt vật thể bởi các mặt phẳng vuông góc với Ox hay Oy thì ta có các công

87
b b

thức tương ứng V =  S ( x)dx và V =  S ( y )dy .


a a

Ví dụ 4.35. Một vật thể cao 6 m. Thiết diện song song với mặt đáy ở độ cao z mét là
một hình chữ nhật có kích thước là 6 + z và 8 − z . Hãy tính thể tích của vật thể đó.
Giải
Thiết diện của vật thể có diện tích là

S ( z ) = ( 6 + z ) (8 − z) = 48 + 2z − z 2 ( m 2 ) với z  0,6 .

Thể tích của vật thể là


6 6 6
z 2 z3
V =  S ( z ) dz =  ( 48 + 2 z − z ) dz = 48 z + −
2
= 252 ( m3 ) .
0 0
2 3 0

Ví dụ 4.36. Một vật thể có đáy là hình tròn x 2 + y 2  1 thuộc mặt phẳng Oxy . Thiết
diện vuông góc với trục Ox tại điểm có hoành độ x của vật thể là một hình vuông.
Hãy tính thể tích của vật thể đó.
Giải
Cạnh của thiết diện tại x của vật thể được tính theo công thức

a ( x ) = 2 1 − x 2 với x  −1,1 .

Do đó, diện tích của thiết diện là

S ( x ) = a ( x )  = 4 (1 − x 2 ) .
2

Thể tích vật thể


1
1 2
 x3 
V =  S ( x ) dx = 4  (1 − x ) dx = 4  x −  =
16
2
(đơn vị thể tích).
−1 −1  3  −1 3

b. Thể tích của vật thể tròn xoay


Cho vật thể tròn xoay được tạo nên khi quay miền phẳng được giới hạn bởi
y = f ( x) , trục Ox và hai đường thẳng x = a và x = b quanh trục Ox.

88
Khi đó mọi thiết diện nằm trong các mặt phẳng thẳng góc với Ox và cắt vật thể
tròn xoay đều là hình tròn có bán kính f ( x ) với x   a, b . Do đó diện tích của thiết

diện là S ( x ) =   f ( x )  . Vậy thể tích của vật thể tròn xoay là


2

b
V =   [ f ( x )]2 dx
a

Ngoài ra, người ta còn chứng minh được rằng, thể tích của vật thể tròn xoay tạo
thành khi quay miền phẳng được giới hạn bởi y = f ( x) , trục Ox và hai đường thẳng
x = a và x = b ( 0  a  b ) quanh trục Oy được tính bởi công thức
b
V = 2  xf ( x)dx
a

Ví dụ 4.37. Tính thể tích của vật thể tròn xoay tạo thành khi quay miền phẳng được
giới hạn bởi đồ thị của hàm số y = x , trục hoành và đường thẳng x = 4 lần lượt
quanh trục Ox và Oy .

Giải

Hoành độ giao điểm của đồ thị hàm số y = x và trục hoành là nghiệm của
phương trình x = 0 tức là x = 0 .

Thể tích của vật thể tạo thành khi quay miền D quanh trục Ox là


4

( x)
4 4
2
V1 =   dx =   xdx = x 2
= 2 (đơn vị thể tích).
0 0
2 0

Thể tích của vật thể tạo thành khi quay miền D quanh trục Ox là
4
128
4 4 3
2 52
V2 = 2  x xdx = 2  x dx = 2 x =
2 (đơn vị thể tích).
0 0
5 0 5

89
Ví dụ 4.38. Tìm thể tích của vật thể tạo nên khi quay miền giới hạn bởi x = 2 y − y và
2

x = 0 quanh trục Oy.


Giải

Giao điểm của 2 đường x = 0 và x = 2 y − y là nghiệm của hệ phương trình


2

 x=0  x=0 x = 0 x = 0
   hoặc  .
 x = 2 y − y 2
 2 y − y 2
= 0  y = 0  y = 2

Thể tích của vật thể là


2 2
V =   (2 y − y 2 2
) dy =   (4 y 2 − 4 y 3 + y 4 )dy
0 0

2
4 3 y5  16
=   y − y +  =  (đvtt).
4

3 5  0 15

Ví dụ 4.39. Tìm thể tích của vật thể tạo thành khi cho miền phẳng giới hạn bởi
y = x 2 , y = 1 và x = 0 của trục hoành quay quanh trục Oy.

Giải

• Giao điểm của hai đường y = x và x = 1 là (1,1) .


2

• Thể tích của vật thể đã cho là


1
1
 x2 x4  
V = 2  x(1 − x )dx = 2  −  =
2
( đvtt ).
0  2 4 0 2

BÀI TẬP
Bài 1. Dùng phương pháp tích phân từng phần tìm các nguyên hàm

a)
x
 x sin 2 dx
e)  x ln xdx
x
3
f) ln xdx
b)  x cos  xdx
 xe dx
x
g)
x
2
c) cos dx

 xe
3x
h) dx
x
2
d) sin xdx

x e
2 −x
i) dx
90
(x − 2 x + 1) e x dx e
2 2x
j) m) .cos3xdx

(x − 5 x ) e x dx e
2 −2 x
k) n) sin 2 xdx

e
−x
l) cos xdx

Bài 2. Dùng các phép biến đổi thích hợp tìm các nguyên hàm sau

 2 ( 2x + 4)
5 2
a) dx  t t
i)  1 − cos 2  sin 2 dx
b) 7 7 x − 1dx
9r 2 dr
j) 
 2 x( x + 5) dx 1 − r3
2 −4
c)

12 ( x + 4 x 2 + 1) ( x3 + 2 x ) dx
4 2
4 x3dx k)
d) 
(x + 1)
4 2

 x sin 2 ( x3/2 − 1) dx
e)  ( 3x + 2 ) ( 3x 2 + 4 ) dx
4 l)

1 1
(1 + x )
1/3
m) x 2
cos 2
x
dx
f)  x
dx
e x dx
n)  x
e +1
g)  sin 3xdx
( ln x )
3

 x sin ( 2 x ) dx
dx

2
h) o)
x
Bài 3. Tìm nguyên hàm của các hàm hữu tỷ
5x − 7 2x + 1
a) x 2
− 3x + 2
e) x 2
− 7 x + 12
dx

x+4 x+3
b)  ( x + 1) 2
dx f)  2x 3
− 8x
dx

x 2 dx
c)
x
 x3 − x 2 − 6 x dx g)  ( x − 1) ( x 2 + 2 x + 1)
x4 + 9 x2 + 2 x + 1
d)  x4 + 9 x2 dx h)  dx
(x + 1)
2 2

91
8x2 + 8x + 2 dx
i)  dx l) x
( 4x + 1) +x
2 4
2

x 2 dx
x + 81
4
m)  4
j) x dx x −1
(x + 9)
2 2

x2 + x
x2 − x + 2
n)  x4 − 3x2 − 4 dx
k)  x3 − 1 dx
Bài 4. Tìm nguyên hàm của các hàm vô tỷ
dx dx
a)  1 − 4x 2
i) x 2
9 − x2

xdx dx
b)  1 − 4x 2
j) x 9 − x2

x 2 dx x +1
c)  k)  9 − x2
dx
1 − 4 x2

dx dx
d) x 1 − 4x2
l)  9 + x2

x 9 − x 2 dx xdx

3
e) m)
9 + x2
x 9 − x 2 dx
2
f)
x3dx
2
n)  9 + x2
x dx
g)  9 − x2 9 + x2
x3dx
o)  x4
dx
h)  9 − x2

Bài 5. Tìm nguyên hàm của các hàm lượng giác

 cos  cos
3 3
a) x sin xdx d) 4xdx

 sin  sin
4 5
b) 2 x cos 2 xdx e) xdx

 sin 16sin
3 2
c) xdx f) x cos 2 xdx

92
 tan  8cot
3 4
g) xdx i) xdx

 tan  cot
5 6
h) xdx j) 2xdx

Bài 6. Dùng phép đổi biến thích hợp tính giá trị các tích phân
3 0
sin xdx
a) 
0
x + 1dx h) 
 ( 3 + 2cos x )
− /2
2

1 2
2ln x
 x 1 − x dx 1 x dx
2
b) i)
0

 4
dx
 3cos  x ln x
2
c) x sin xdx j)
0 2

1 4

 x (1 + x )
dx
d) 3 4 3
dx k)  x ( ln x )
2
2
0

1 16
5 xdx dx
e)  l) x
0 (4 + x ) 2 2
2 ln x
e / 4
4dx
 x (1 + ln x )
3
4 xdx

f) m) 2
0 x +12 1

 /6 ln 3
e x dx
g)  (1 − cos3x ) sin 3xdx
0
n) 
0
1 + e2 x

Bài 7. Tìm giá trị trung bình của các hàm số trên khoảng đã cho

a) f ( x) = x + 2 trên  0, 4 d) f ( x) = 4 − x 2 trên 0, 2


1 1 
b) f (u ) = trên  , 2 
u 2   1 
e) f ( x) = 2 trên 0,
x

c) f (t ) = sin t trên  − ,    ln 2 
Bài 8. Tìm các đạo hàm của hàm số chứa dấu tích phân
x 0

a) y =  1 + t 2 dt c) y =  sin ( t ) dt
2

0 x

1
dt
b) y = 
0
t
93
x2 1

d) y = x.  sin ( t ) dt h) y = 
3 3
tdt
x
2 2

x x arcsin x
t 2 dt t 2 dt
e) y =  2
t + 4 3 t 2 + 4 
− i) y= cos tdt
−1 0

3 x1/ 
x 
y =   ( t 3 + 1) dt  y=  arcsin tdt
10
f) j)
0  −1

sin x
dt 
g) y =  1− t
0
2
với x 
2

Bài 9. Tính các tích phân suy rộng


+ +
dx
  2e
−x
a) i) .sin xdx
0
x +1
2
0

+ +
dx
  2 xe dx
−x 2
b) j)
2
x −x
2
−

2 1
2dx dx
c)  2 k) 
−
x +4 0 x
−2 4
2dx dx
d)  x2 − 1
−
l)  4− x
0

+
2dx 1
e) 
2
x2 − 1 m)  x ln xdx
0

+
dx 1
f) −1 x 2 + 5x + 6 n)  ( − ln x ) dx
0

+
dx
 ( x + 1) ( x
2
dx
+ 1) 
g) 2 o)
0
0 4 − x2
0

1
h) xe x dx 2 xdx
− p) 
0 1 − x4
Bài 10. Tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi

a) y = − x − 2 x , y = 0 với −3  x  2 .
2

94
b) y = x − 3 , y = 0 với −2  x  2 .
2

c) y = x − 3x + 2 x , y = 0 với 0  x  2 .
3 2

d) y = x − x , y = 0 với −1  x  8 .
1/3

e) y = x 4 − x 2 và y = 0 .

f) y = (1 − cos x ) .sin x và y = 0 với 0  x   .

g) y = 3sin x 1 + cos x và y = 0 với −  x  0 .

h) y = 1 và y = cos x với 0  x   .
2

i) y = 2 x 2 và y = x 4 − 2 x 2 .

j) y = x 2 , y = −2 x 4 , x = −1 và x = 1 .

k) y = − x − 2 x , y = x − 4 , x = −3 và x = 1 .
2 2

l) y = − x 2 + 3x và y = 2 x3 − x 2 − 5 x .

Bài 11. Tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi

a) x = 2 y , x = 0 và y = 3 .
2

b) x = y và x = y + 2 .
2

c) y − 4 x = 4 và 4 x − y = 16 .
2

d) x − y = 0 và x + 2 y = 3 .
2 2

e) x − y = 0 và x + y = 2 .
2/3 4

f) x = y 3 − y 2 và x = 2 y .

g) x = y và x = y .
3 2

h) x = 2 y − 2 y và x = 12 y − 12 y với 0  y  1 .
2 2 3

x2
i) y = x , y = 1 và y = .
4

j) y = x 2 , y = 0 và x + y = 2 .

95
 
k) x = tan y , x = − tan y với −  y
2 2
.
4 4


l) x = 3sin y cos y , x = 0 với 0  y  .
2

Bài 12. Một vật thể nằm giữa hai mặt phẳng vuông góc với trục Ox tại x = −1 và
x = 1 . Mỗi thiết diện vuông góc với trục Ox tại x của vật thể là một hình tròn có
đường kính là đoạn thẳng nối từ đường y = x đến đường y = 2 − x . Tính thể tích của
2 2

vật thể.
Bài 13. Một vật thể nằm giữa hai mặt phẳng vuông góc với trục Ox tại x = −1 và
x = 1 . Mỗi thiết diện vuông góc với trục Ox tại x của vật thể là một hình vuông có
cạnh là đoạn thẳng nối từ đường y = − 1 − x 2 đến đường y = 1 − x 2 . Tính thể tích
của vật thể.

Bài 14. Một vật thể có đáy là miền phẳng giới hạn bởi đồ thị của hàm y = 2 sin x và
đoạn thẳng 0,   của trục Ox . Mỗi thiết diện vuông góc với trục Ox tại x của vật thể
là một tam giác đều có cạnh là đoạn nối từ trục Ox đến đường cong y = 2 sin x . Tính
thể tích của vật thể.
Bài 15. Một vật thể cao 6m . Thiết diện ngang cắt vật thể ở độ cao z m phía trên đáy
là một hình chữ nhật với chiều dài ( 2 + z ) m và chiều rộng (8 − z ) m . Tìm thể tích của
vật thể.
Bài 16. Một vật thể cao h cm . Thiết diện vuông góc cắt vật thể tại độ cao y phía trên
 y
đáy là một viên phân có bán kính a và góc 2 1 −  . Tìm thể tích của vật thể.
 h

Bài 17. Một vật thể có đáy hình tròn bán kính r. Tất cả các thiết diện của vật thể thẳng
góc với một đường kính nào đó của đáy đều là hình vuông. Tìm thể tích của vật thể.
Bài 18. Tính thể tích vật thể khi quay các miền phẳng sau quanh trục Ox .

a) y = x 2 , y = 0 và x = 2 .

b) y = x , y = 0 và x = 2 .
3

c) y = 9 − x 2 và y = 0 .


d) y = cos x , 0  x  , y = 0 và x = 0 .
2
96
e) y = e , y = 0 , x = 0 và x = 1 .
−x

 
f) y = cot x , trục Ox , x = và x = .
6 3

1
g) y = , trục Ox , x = 1 và x = 3 .
2 x

h) y = x , y = 1 và x = 0 .

i) y = 2 x , y = 2 và x = 0 .

j) y = x 2 + 1 và y = x + 3

k) y = 4 − x và y = 2 − x .
2

Bài 19. Tính thể tích vật thể khi quay các miền phẳng sau quanh trục Oy .

x2
a) y = 1 + , y = 0 , x = 0 và x = 2 .
4

x2
b) y = 2 − , y = 0 , x = 0 và x = 2
4
.

c) y = x 2 + 1 , y = 0 và x = 3 .

9x
d) y = , y = 0 và y = 3 .
x +9
3

x
e) y = x , y = − và x = 2 .
2

f) y = 2 x − 1 , y = x và x = 0 .

97
CHƯƠNG 5. HÀM NHIỀU BIẾN

5.1. Các khái niệm cơ bản


5.1.1. Khái niệm hàm nhiều biến
Định nghĩa 5.1. Mỗi bộ gồm n số thực kí hiệu ( x1; x2 ;...; xn ) tương ứng với một hệ tọa độ
được gọi là một điểm n chiều và xi (i = 1..n) được gọi là tọa độ thứ i . Tập tất cả các điểm n
chiều được gọi là một không gian n chiều, kí hiệu
n
= x = ( x1; x2 ;...; xn ) | xi  , i = 1, 2,...n.

Hai điểm x = ( x1; x2 ;...; xn ) và y = ( y1; y2 ;...; yn ) trong n


được gọi là bằng nhau, kí
hiệu là x = y , nếu xi = yi , i = 1..n .

Khoảng cách giữa hai điểm x = ( x1; x2 ;...; xn ) và y = ( y1; y2 ;...; yn ) trong n
được kí
hiệu và xác định bởi
n
d ( x, y ) = ( x − y )
i =1
i i
2
.

Ví dụ 5.1. Trong hệ tọa độ Đề các,


2
= ( x; y) | x, y    Oxy.
3
= ( x; y; z ) | x, y, z    Oxyz.
Ngoài hệ tọa độ Đề các, người ta còn sử dụng các hệ tọa độ khác chẳng hạn như tọa
độ cực trong không gian 2 chiều và tọa độ trụ, tọa độ cầu trong không gian 3 chiều.

Định nghĩa 5.2. Cho 0  D  n . Một quy tắc tương ứng f : D → ứng mỗi điểm
x = ( x1; x2 ;...; xn )  D với duy nhất một số thực y = f ( x) = f ( x1 , x2 ,..., xn ) được gọi là một
hàm số n biến. Các số x1, x2 ,..., xn được gọi là các biến số.
Khi n = 2 hoặc n = 3 , thường dùng kí hiệu z = f ( x, y ) hoặc u = f ( x, y , z ) .

Tập D được gọi là miền xác định của hàm số và D = {x  n


: f ( x) có nghĩa}.

Tập T f = { y  : y = f ( x), x  D} được gọi là tập giá trị của hàm số f .

98
Giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của tập T f , nếu có, được gọi là giá trị lớn nhất và
nhỏ nhất của hàm số f trên D kí hiệu lần lượt là max f ( x ) và min f ( x ) .
xD xD

n +1
Tập G f = {( x1; x2 ;...; xn ; y )  | y = f ( x), x  D} được gọi là đồ thị của hàm số f .

Ví dụ 5.2. Giá trị trung bình của các số x1, x2 ,..., xn là một hàm n biến
x1 + x2 + ... xn
y = f ( x1 , x2 ,..., xn ) = .
n

Nhận xét 5.1. Với mọi điểm M(x,y) trong miền D của mặt phẳng Oxy cho ứng với một
điểm P trong không gian Oxyz có tọa độ là ( x; y; f ( x, y )) . Hàm hai biến z = f ( x, y ) có đồ
thị là một mặt cong trong không gian Oxyz mà hình chiếu của nó trên mặt phẳng Oxy là
miền xác định của hàm số.

Ví dụ 5.3. Hàm hai biến z = f ( x, y ) = 1 − x 2 − y 2 .

Hàm số có nghĩa khi 1 − x 2 − y 2  0  x 2 + y 2  1 . Do đó, hàm số có miền xác định là

D = {( x; y )  2
| x 2 + y 2  1} .

Dễ thấy, 0  1 − x2 − y 2  1, ( x; y)  D , nên tập giá trị của hàm số là

T f = [0,1] và max f ( x ) = 1 , min f ( x ) = 0 .


xD xD

Đồ thị hàm số G f = {( x; y; z )  3
| x 2 + y 2 + z 2 = 1, z  0} là nửa trên mặt cầu tâm O bán
kính R = 1 trong không gian Oxyz.
Các tính chất và định nghĩa giữa hàm 2 biến và hàm n biến thường tương tự nhau, nên
để đơn giản trong trình bày, thường ta chỉ trình bày cho hàm 2 biến.
5.1.2. Giới hạn hàm nhiều biến
a) Các khái niệm giải tích của tập D trong mặt phẳng
Định nghĩa 5.3 Lân cận của điểm M 0 ( x0 ; y0 )  2
ứng với số   0 kí hiệu và xác định
bởi
S ( M 0 ) = {M ( x; y )  2
| d ( M , M 0 ) = MM 0   }

Tập S ( M 0 ) có ý nghĩa hình học là hình tròn mở (hình tròn bỏ đi phần đường tròn bên
ngoài) tâm tại M 0 bán kính  .

99
• Điểm M được gọi là điểm trong của D nếu tồn tại một lân cận S ( M ) sao cho
S ( M 0 )  D . Tập tất cả các điểm trong của D được gọi là phần trong của D kí hiệu int D
. Nếu mọi điểm của D đều là điểm trong, nghĩa là D  int D , thì D được gọi là tập mở.
• Điểm M được gọi là điểm biên của D nếu với mọi lân cận S ( M ) đều có tính chất

S ( M )  D  , S ( M )  ( 2
\ D)   .

Tập tất cả các điểm biên của D được gọi là biên của D kí hiệu D . Nếu mọi điểm biên
của D đều thuộc D, nghĩa là D  D , thì D được gọi là tập đóng.
• Tập D được gọi là bị chặn nếu tồn tại số r  0 sao cho OM  r, M  D .

Ví dụ 5.4. Tập D = {( x; y )  2
| x 2 + y 2  1} có int D = {( x; y )  2
| x 2 + y 2  1} và có
biên là D = {( x; y )  2
| x 2 + y 2 = 1} .

Vì D  D nên tập D là tập đóng. Hơn nữa, với r  1 thì OM  r, M  D , nên D là tập
bị chặn.
Ví dụ 5.5. Tập D = {( x; y )  2
| x 2 + y 2  1} có int D = D , nên D là tập mở.. Biên của D
là D = {( x; y )  2
| x 2 + y 2 = 1} . Hơn nữa, với r  1 thì OM  r, M  D , nên D là tập bị
chặn.
Ví dụ 5.6. Tập D = {( x, y )  2
| x  0, y  0} có int D = {( x, y )  2
| x  0, y  0} . Biên
của D là D = {( x; y )  2
| x  0, y = 0}  {( x; y )  2
| x = 0, y  0}  D , nên D là tập
đóng. D là tập bị không bị chặn.
b) Giới hạn của hàm nhiếu biến
Định nghĩa 5.4. Điểm M ( x; y ) gọi là dần đến điểm M 0 ( x0 ; y0 ) , kí hiệu ( x; y ) → ( x0 ; y0 ) ,
nếu

d ( M , M 0 ) = ( x − x0 )2 + ( y − y0 ) → 0 .

Nhận xét 5.2. M ( x, y ) → M 0 ( x0 , y0 ) khi và chỉ khi x → x0 và y → y0 .


Định nghĩa 5.5. Giả sử hàm số z = f ( x, y ) xác định trong lân cận của M 0 ( x0 ; y0 ) , không
cần xác định tại M 0 ( x0 ; y0 ) . Số thực L được gọi là giới hạn của hàm số f khi
( x; y ) → ( x0 ; y0 ) khi và chỉ khi với mọi   0 tồn tại số   0 sao cho với mọi M ( x; y ) thỏa

0  ( x − x0 )2 + ( y − y0 )2   | f ( x, y ) − L |  .

Kí hiệu một trong các dạng

100
lim f ( x, y ) = L , lim f ( x, y ) =L, lim f ( M ) = L .
( x ; y )→( x0 ; y0 ) x → x0 M →M 0
y → y0

Định nghĩa lim f ( x, y ) = L tương tự như định nghĩa giới hạn hàm một biến
( x ; y )→( x0 ; y0 )

lim f ( x) = L khi thay lân cận | x − x0 |  của biến x của hàm một biến bởi lân cận
x → x0

( x − x0 )2 + ( y − y0 )2   của điểm ( x; y ) của hàm hai biến.

Định nghĩa tương tự như ở hàm một biến, ta có các giới hạn sau
L = lim f(x,y) =  , L = lim f(x,y) = L.
x → x0 x →
y → y0 y →

Giới hạn của hàm hai biến có tính chất tương tự như hàm một biến với các chứng
minh tương tự.
Định lý 5.1. Giới hạn của hàm hai biến (nếu có) là duy nhất.
Định lý 5.2. Nếu lim f(x,y) =L và lim g(x,y) =L’ thì
x → x0 x → x0
y → y0 y → y0

(i) lim[ f ( x, y )  g ( x, y )] = L  L '


x → x0
y → y0

(ii) lim f ( x, y ).g ( x, y ) = L.L '


x → x0
y → y0

f ( x, y ) L
(iii) lim = ( L '  0).
x → x0 g ( x, y ) L '
y → y0

Định lý 5.3. Nếu f ( x, y )  g ( x, y )  h( x, y ) với mọi ( x, y )  S ( x0 , y0 ) và


lim f(x,y) = lim h(x,y) = L thì lim g(x,y) = L.
x → x0 x → x0 x → x0
y → y0 y → y0 y → y0

Định lý 5.4. Nếu lim f(x,y) = L và lim F (t ) = F ( L) thì lim F ( f ( x, y )) = F ( L).


x → x0 t →L x → x0
y → y0 y → y0

sin x + e y e
Ví dụ 5.7. a) lim = .
x →0
y →1
x +1 + y 2
2

1
b) lim =0
x →
y →0
x + y3
3

1
c) lim = .
x →0
y →0
x + y2
2

101
x2 y
Ví dụ 5.8. Tính lim .
x →0
y →0
x2 + y2

Giải
Hàm f ( x, y ) xác định tại mọi thời điểm trong mặt phẳng trừ điểm (0;0).
Vì x 2  x 2 + y 2 nên ta có
x2 y
0 | y |→ 0 khi x → 0 và y → 0
x2 + y 2
x2 y
Do đó, theo Định lý 5.3, lim =0.
x →0
y →0
x2 + y 2
xy
Ví dụ 5.9. Chứng minh giới hạn của hàm f ( x, y ) = không tồn tại.
x + y2
2

Giải
 1
Ta có, với ( xn ; yn ) =  0;  → (0;0) thì f ( xn , yn ) = 0 → 0.
 n 
1 1 1 1
Tương tự, với ( x 'n ; y 'n ) =  ;  → (0;0) thì f ( x 'n , y 'n ) = →  0.
n n 2 2
xy
Vì giới hạn nếu tồn tại là duy nhất nên giới hạn lim 2 2 không tồn tại.
x →0 x + y
y →0

c) Hàm nhiều biến liên tục


Định nghĩa 5.6. Hàm z = f ( x, y ) được gọi là liên tục tại ( x0 ; y0 ) nếu

lim f ( x, y ) = f ( x0 , y0 ) .
( x , y )→( x0 , y0 )

Hàm z = f ( x, y ) được gọi là gián đoạn tại điểm (x0;y0) nếu nó không liên tục tại điểm
này. Hàm z = f ( x, y ) được gọi là liên tục trên D nếu nó liên tục tại mọi điểm thuộc D.

Từ các tính chất giới hạn hàm hai biến, ta dễ dàng suy ra được các tính chất của hàm
hai biến liên tục như sau.
Định lý 5.5. Nếu f ( x, y ) , g ( x , y ) liên tục trên D và   thì
f ( x, y )  g ( x, y ),  f ( x, y ), f ( x, y ).g ( x, y ) liên tục trên D. Nếu giả thiết thêm g ( x, y )  0 thì
f ( x, y )
liên tục trên D.
g ( x, y )
Định lý 5.6. Nếu hàm f (t ) liên tục theo biến t trên ( a , b) và t = u( x, y ) liên tục trong một
miền mở D với u( x, y )  (a, b), ( x, y )  D thì hàm f [u( x, y )] liên tục trên D.
102
sin( x 2 + y 2 − xy ) f1[ f 2 ( x, y )]
Ví dụ 5.10. Hàm số f ( x, y ) = liên tục trên vì f ( x, y ) = và
x + y +1
2 2 f 3 ( x, y )

f1 (t ) = sin t liên tục trên f 2 ( x, y ) = x 2 + y 2 − xy , f 3 ( x, y ) = x 2 + y 2 + 1 liên tục trên 2


.
Ví dụ 5.11. Hàm hai biến

 x2 y
 , ( x; y)  (0;0)
f ( x, y ) =  x 2 + y 2
0, ( x; y) = (0;0)

liên tục tại (0;0) vì lim f ( x, y) = 0 = f (0, 0) .


x →0
y →0

Tính chất sau của hàm hai biến chứng minh tương tự như hàm một biến.
Định lý 5.7. Nếu z = f ( x, y ) liên tục trên tập đóng và bị chặn D thì z = f ( x, y ) có giá trị
lớn nhất và giá trị nhỏ nhất trên D.
5.2. Đạo hàm hàm nhiều biến
5.2.1. Đạo hàm riêng
Định nghĩa 5.7. Cho hàm z = f ( x, y ) xác định trong lân cận của điểm ( x0 ; y0 ) . Cố định
y = y0 , nếu hàm g ( x ) = f ( x, y0 ) có đạo hàm tại x = x0 thì g '( x0 ) được gọi là đạo hàm
riêng của hàm z = f ( x, y ) theo biến x tại ( x0 ; y0 ) và được kí hiệu một trong các cách sau:
f z
f ' x ( x0 , y0 ), ( x0 , y0 ), z ' x ( x0 , y0 ), ( x0 , y0 ).
x x
Từ định nghĩa, ta có
f ( x0 + x, y0 ) − f ( x0 , y0 )
f ' x ( x0 , y0 ) = lim .
x →0 x
Hàm z = f ( x, y ) được gọi là có đạo hàm riêng theo biến x trên D nếu nó có đạo hàm
riêng tại mọi x  D .
Gọi D = {( x, y ) | f x ( x, y )} . Khi đó, h : D → định nghĩa bởi h( x, y ) = f x ( x, y ) được gọi là
đạo hàm riêng theo biến x của hàm z = f ( x, y ) .
Tương tự, khi cố định x = x0 , nếu hàm g ( y) = f ( x0 , y) có đạo hàm tại y = y0 thì
g '( y0 ) được gọi là đạo hàm riêng của hàm z = f ( x, y ) theo biến y tại ( x0 ; y0 ) và được kí
hiệu một trong các cách sau:

103
f z
f ' y ( x0 , y0 ), ( x0 , y0 ), z ' y ( x0 , y0 ), ( x0 , y0 ).
y y

f ( x0 , y0 + y ) − f ( x0 , y0 )
f ' y ( x0 , y0 ) = lim .
y →0 y
Một cách tổng quát, ta có thể định nghĩa đạo hàm riêng theo một biến xi (i = 1..n)
của hàm n biến y = f ( x1 , x2 ,..., xn ) tại x = ( x1; x2 ;...; xn ) là

f ( x1 ; x2 ;...; xi + xi ;...; xn ) − f ( x1 ; x2 ;...; xi ;...; xn )


f 'xi ( x1 ; x2 ;...; xn ) = lim .
xi → 0 xi

Nhận xét 5.3. Cho hàm hai biến z = f ( x, y ) có các đạo hàm riêng. Từ định nghĩa đạo hàm
riêng của hàm hai biến, ta có cách tính đạo hàm riêng như sau:
• Tính f ' x : đạo hàm z = f ( x, y ) theo biến x , xem biến y như hằng số,
• Tính f ' y : đạo hàm z = f ( x, y ) theo biến y , xem biến x như hằng số.
Tổng quát, đạo hàm riêng f ' x của hàm y = f ( x1 , x2 ,..., xn ) tính bằng cách đạo hàm
i

f ( x1 , x2 ,..., xn ) theo biến xi và xem tất cả các biến còn lại là hằng số.

Ví dụ 5.12. Tính các đạo hàm riêng


a) f ( x, y ) = x 3 + y 3 − 3x 2 y
b) f ( x, y ) = x y
c) f ( x, y , z ) = x 2 + y 2 + z 2 .
Giải
a) f ' x = 3x2 − 6xy, f ' y = 3 y 2 − 3x 2
b) f ' x = yx y −1, f ' y = x y ln x
x y z
c) f ' x = , f 'y = , f 'z = .
x +y +z
2 2 2
x +y +z
2 2 2
x + y2 + z2
2

Khác với đạo hàm của hàm một biến, hàm z = f ( x, y ) có thể có đạo hàm riêng tại
một điểm nhưng không chắc chắn hàm liên tục tại điểm đó.
 xy
 ,( x; y )  (0;0)
Ví dụ 5.13. Hàm f ( x, y ) =  x 2 + y 2 có các đạo hàm riêng tại (0;0) và
0 ,( x; y ) = (0;0)

104
f (0 + x,0) − f (0,0)
f ' x (0,0) = lim = 0, f ' y (0,0) = 0 .
( x ,y )→(0,0) x
xy
Nhưng lim không tồn tại (xem Ví dụ 5.9) nên f không liên tục lại (0;0).
( x ; y ) →(0;0) x + y 2
2

5.2.2. Vi phân
Định nghĩa 5.8. Cho hàm số z = f ( x, y ) xác định trong lân cận của ( x0 ; y0 ) . Cho x0
một số gia x và y0 một số gia y tùy ý. Nếu tồn tại số thực A, B và hai hàm số
 ( x, y ) ,  ( x, y ) , thỏa lim  ( x, y ) = 0, lim  ( x, y ) = 0 , sao cho
( x ;y )→(0;0) ( x ;y )→(0;0)

f ( x0 + x, y0 + y ) − f ( x0 , y0 ) = Ax + By +  (x, y )x +  (x, y )y

thì ta nói hàm số f ( x, y ) khả vi tại ( x0 ; y0 ) và lượng Ax + By được gọi là vi phân toàn
phần của hàm số tại điểm ( x0 ; y0 ) . Ký hiệu dz = df = Ax + By . Hàm số f ( x; y ) được
gọi là khả vi trên D nếu nó khả vi tại mọi điểm thuộc D .
Định lý 5.8. Nếu hàm f ( x, y ) khả vi tại ( x0 ; y0 ) thì f ( x, y ) liên tục tại ( x0 ; y0 ) .

Định lý 5.9. Nếu z = f ( x, y ) khả vi tại ( x0 ; y0 ) thì tồn tại f x( x0 , y0 ) , f y( x0 , y0 ) và

df ( x0 , y0 ) = f x( x0 , y0 )x + f y( x0 , y0 )y .

Nhận xét 5.4.


z z
(i) Nếu z = f(x,y) = x thì = 1 và = 0 . Ta có
x y

z z
dx = dz = x + y = x .
x y

Tương tự, nếu với z = f(x,y) = y thì ta có dy = y

Do đó vi phân của hàm z = f ( x, y ) tại ( x; y) thường được viết dưới dạng

dz = df = f ' x ( x, y )dx + f ' y ( x, y )dy .

(ii) Biểu thức vi phân có thể mở rộng cho hàm n biến với n  3 . Chẳng hạn với hàm ba
biến u = f (x, y, z) ta có

105
u u u
du = dx + dy + dz.
x y z

Ví dụ 5.14. Tìm vi phân toàn phần của hàm ba biến u = e x + y sin 2 z


2 2

Ta thấy các đạo hàm riêng


u u
= e x + y 2 x sin 2 z; = e x + y 2 y sin 2 z;
2 2 2 2

x y
u
= e x + y 2sin z.cos z = e x + y .sin 2 x
2 2 2 2

z

liên tục tại mọi điểm ( x; y; z) . Do đó,

u u u
du = dx + dy + dz = e x + y ( 2 x sin 2 zdx + 2 y sin 2 zdy + sin 2 zdz ) .
2 2

x y z

Ví dụ sau cho thấy chiều ngược lại của Định lý 5.10 không đúng, nghĩa là sự tồn tại
các đạo hàm riêng này không đủ khẳng định rằng hàm f ( x, y ) khả vi tại ( x0 ; y0 ) .

Ví dụ 5.15. Hàm z = f ( x, y ) = 3 xy có các đạo hàm riêng là

f (0 + x,0) − f (0,0)
f ' x (0,0) = lim = 0, f ' y (0,0) = 0 .
( x ,y )→(0,0) x

Nhưng hàm số không khả vi tại (0;0) . Thật vậy, xét

f − [ f ' x (0,0) x + f ' y (0,0) y ] 3 xy


= .
x 2 + y 2 x 2 +  y 2

f − [ f ' x (0,0)x + f ' y (0,0)y ] 3


x 2
Với x = y thì = →  , khi x → 0 .
x 2 + y 2 2 x

Định lý 5.10. Nếu z = f ( x, y ) có các đạo hàm riêng trong lân cận của điểm ( x0 ; y0 ) và
các đạo hàm riêng này liên tục tại ( x0 ; y0 ) thì z = f ( x, y ) khả vi tại ( x0 ; y0 ) .

x y
Nhận xét 5.5. Đặt  = x 2 + y 2 . Khi đó ta có  x + y =  với  =  +
 

x y x 2 + y 2
Vì  =  +  ( 2 +  2 ) =  2 +  2 nên  → 0 khi x, y → 0 . Do đó
   2

ta có thể viết  x + y = O(  ) . Do đó, ta có kết quả sau


106
f − df
f ( x, y ) khả vi tại ( x0 ; y0 )  lim = 0.
x → 0
y → 0 x 2 + y 2
5.2.3. Đạo hàm hàm hợp
Định lý 5.11. Cho z = f ( x, y ) trong đó x = x(u, v ), y = y (u, v ) . Nếu các hàm f ( x, y ),
x (u, v ), y (u, v ) có các đạo hàm riêng liên tục với các biến của chúng thì hàm hợp
z z
z = f ( x(u , v ), y (u , v )) có các đạo hàm riêng , và
u v

z z x z y z z x z y
= . + . , = . + . .
u x u y u v x v y v

Nhận xét 5.6. Nếu z = f ( x, y ) với x = x(t ), y = y (t ) là các hàm của t thì z = f [ x (t ), y (t )]
dz
là hàm một biến của t. Khi đó được gọi là đạo hàm toàn phần của z đối với t và
dt

dz z dx z dy
= . + . .
dt x dt y dt

z z
Ví dụ 5.16. Cho z = eu .sin v với u = x 2 y, v = 2 x + 3 y . Hãy tính , .
x y

a) Bằng công thức.


b) Bằng cách tính trực tiếp.
Giải
a) Ta có
z z
= eu .sin v , = eu .cos v
u v

u u v v
= 2 xy , = x2 , = 3, = 2.
x y x y

Do đó
z
= (eu .sin v ).2 xy + (eu .cos v ).3 = e xy [2 xy sin(x + y) + 3cos(x + y)]
x

z
= (eu .sin v ). x 2 + (eu .cos v ).2 = e xy [ x 2 sin(x + y) + 2cos(x + y)] .
y

107
b) Thay u và v vào z ta được z = e x y .sin(3x + 2 y) .
2

Suy ra
z
= e x y 2 xy.sin(3x + 2 y) + e x y .cos(3x + 2 y).3 = e x y (2 xy sin(3 x + 2 y ) + 2 cos(3 x + 2 y )
2 2 2

x

z
= e x y x 2 .sin(3x + 2 y) + e x y .cos(3x + 2 y).2 = e x y ( x 2 sin(3x + 2 y ) + 2cos(3x + 2 y ) .
2 2 2

y

dz
Ví dụ 5.17. Cho z = e x + y với x = t 2 , y = ln t . Tính
2
.
dt

Ta có
z z
= 2 xe x + y ,
2
= ex + y
2

x y

dx dy 1
= 2t , = .
dt dt t

dz 1 1
= (2 xe x + y ).2t + e x + y . = et + ln t .(4 t 3 + ) = et .(4t 4 + 1) .
2 2 4 4
Do đó
dt t t

5.2.4. Đạo hàm hàm ẩn


Định nghĩa 5.9. Hàm y = y ( x ) được gọi là hàm ẩn xác định bởi hệ thức F ( x, y ) = 0 nếu
F ( x, y ( x)) = 0 với mọi x.

Tương tự, hàm z = z ( x, y ) là hàm ẩn hai biến xác định bởi hệ thức F ( x, y, z ) = 0 nếu
F ( x, y, z ( x, y )) = 0 với mọi điểm (x;y) .

Ví dụ 5.198 (i) Hệ thức F ( x, y ) = x 3 + y 3 − 1 = 0 xác định hàm ẩn y = 3 1 − x3 .

(ii) Hệ thức F ( x, y, z ) = x 2 + y 2 + z 2 − 1 = 0 . Ta thấy z1 = 1 − x 2 − y 2 và z2 = − 1 − x 2 − y 2


là hai hàm ẩn xác định bởi hệ thức trên.
(iii) Hệ thức F ( x, y ) = x 3 y + ln y − x = 0 xác định hàm ẩn một biến y = y(x), nhưng hàm
này không thể biểu diễn như một hàm sơ cấp của x vì phương trình không thể giải được
một cách đại số theo y.

(iv) Hệ thức F ( x, y ) = x 2 + y 2 + 1 = 0 không xác định hàm ẩn nào.

Điều kiện tồn tại của hàm ẩn một biến được cho bởi định lý sau.
108
Định lý 5.12. Cho F ( x, y ) là hàm liên tục cùng với các đạo hàm riêng trong lân cận 
của điểm ( x0 ; y0 ) . Nếu F ( x0 , y0 ) = 0 và Fy' ( x0 , y0 )  0 thì với mọi x gần x0 hệ thức
F ( x, y ) = 0 xác định duy nhất hàm ẩn y(x) sao cho y0 = y ( x0 ) . Hơn nữa, y(x) cũng có đạo
hàm liên tục.
Theo kết luận của Định lý 5.12, ta có F ( x, y ( x)) = 0 , x  . Đạo hàm hai vế theo x ta
được
dy
Fx' + Fy' . =0.
dx

Với Fy'  0 thì

dy F'
y' = = − x' . □
dx Fy

x2 3
Ví dụ 5.19. Cho ellip ( E ): + y 2 = 1 . Viết phương trình tiếp tuyến với ( E ) tại M (1; ).
4 2

x2
Hàm ẩn y = y ( x ) xác định bởi hệ thức F ( x, y ) = + y 2 − 1 = 0 có đạo hàm
4

Fx' 2x / 4 x
y' = − '
=− =− .
Fy 2y 4y

3 1 1
Tại M (1; ) , ta có y '(1) = − =− . Do đó, phương trình tiếp tuyến với ( E ) tại
2 3 2 3
4
2
3
M (1; ) là
2

3 1 1 1 3
y− =− ( x − 1) , hay y = − x+ + .
2 2 3 2 3 2 3 2

Điều kiện tồn tại của hàm ẩn hai biến được cho bởi định lý sau.
Định lý 5.13. Cho F(x,y,z) là hàm liên tục cùng với các đạo riêng trong lân cận  của
điểm ( x0 ; y0 ; z0 ) . Nếu F ( x0, y0 , z0 ) = 0 và Fz' ( x0, y0 , z0 )  0 thì hệ thức F ( x0 , y0 , z0 ) = 0 xác
định duy nhất một hàm ẩn hai biến z = z ( x, y ) trong lân cận  của điểm ( x0 ; y0 ) sao cho

109
z0 = z ( x0 , y0 ) . Hơn nữa, hàm z ( x, y ) cũng có các đạo hàm riêng liên tục.

Theo kết luận của Định lý 5.13, ta có F ( x, y , z ( x, y )) = 0 , x  . Đạo hàm riêng hai vế
theo x, y ta được
z z
Fx' + Fz' . = 0, Fy' + Fz' . = 0 .
x y

Với Fz'  0 , ta có

z F ' z F'
= − x' , = − y' . □
x Fz y Fz

Ví dụ 5.20. Cho z = z ( x, y ) là hàm ẩn xác định từ hệ thức F ( x, y, z )  e − xy + 2 z + e z = 0.


z z
Tính , .
x y

Giải
Ta có Fx' = − ye− xy , Fy' = − xe− xy , Fz' = 2 + e z . Dễ thấy F ' z  0 . Do đó,

z − ye − xy z − xe − xy
= , = .
x e z + 2 y e z + 2

Đạo hàm riêng cấp cao và vi phân cấp cao


z z
Định nghĩa 5.10. Giả sử hàm z = f ( x, y ) có các đạo hàm riêng , . Nếu các đạo hàm
x y
  z    z    z    z 
riêng này có các đạo hàm riêng  ,  , thì các đạo hàm riêng
x  x  y  x  x  y  y  y 
,

này được gọi là các đạo hàm riêng cấp hai của hàm z. Kí hiệu

  z   2 z   z   2 z
  = = f '' ,  = = f '' xy
x  x  x 2 y  x  xy
xx

  z   2 z   z   2 z
= = = = f '' yy .
x  y  yx y  y  y 2
f '' yx ,

Tương tự, ta có thể định nghĩa các đạo hàm riêng cấp n của hàm z = f ( x, y ) là đạo hàm
riêng của đạo hàm riêng cấp n − 1 của z = f ( x, y ) .

Ví dụ 5.21. Tính các đạo hàm riêng cấp hai của các hàm
110
a) z = 2 x 3 y 2 + y 5 b) z = sin( xy )

Giải
a) Ta có
z z
= 6x2 y 2 , = 4 x3 y + 5 y 4
x y

2 z 2  z
2
2 z 2 z
= 12 xy , = 12 x 2
y = , = 4 x3 + 20 y 3 .
x 2 xy yx y 2

b) Ta có
z z
= cos( xy ). y , = cos( xy ). x
x y

2 z 2 z 2 z 2 z
= − y 2
sin( xy ), = − xy sin( xy ) + cos( xy ) = , 2 = − x 2 sin( xy ) .
x 2
xy yx y

Định lý 5.14 (Schwartz). Nếu hàm z = f ( x, y ) có các đạo hàm riêng hỗn hợp f '' xy , f '' yx
trong lân cận của ( x0 ; y0 ) và các đạo hàm riêng này liên tục tại ( x0 ; y0 ) thì
f ''xy ( x0 , y0 ) = f '' yx ( x0 , y0 ) .

Định nghĩa 5.11. Giả sử z = f ( x, y ) khả vi. Nếu dz có vi phân toàn phần là d (dz ) thì vi
phân đó được gọi là vi phân toàn phần cấp hai của z. Kí hiệu

d (dz ) = d 2 z .

Tổng quát, vi phân toàn phần của vi phân toàn phần cấp n − 1 của hàm z được gọi là vi
phân cấp n của hàm z. Kí hiệu
d (d n −1z ) = d n z .

Định lý 5.15. Giả sử z = f ( x, y ) là hàm khả vi cấp n. Khi đó, ta ký hiệu


n
   
d f =  dx + dy  f .
n

 x y 

Sử dụng đạo hàm riêng và vi phân cấp cao, ta có thể mở rộng khai triển Taylor ra đối
với hàm hai biến như trong định lý sau.

5.2.5. Đạo hàm theo hướng


111
Định nghĩa 5.12. Cho hàm z = f ( x, y ) xác định trên tập D , điểm M 0 ( x0 ; y0 )  D và
véctơ đơn vị u = u1i + u2 j . Tia d + qua M 0 ( x0 ; y0 ) nhận u = (u1; u2 ) làm vector chỉ phương
 x = x0 + u1t
có phương trình  , t  0 . Điểm M  d + thì M ( x0 + u1t; y0 + u2t ) . Khi đó, dễ thấy
 y = y0 + u2t
+
MM 0 = t nên M → M 0 ( M  d + )  t → 0 . Nếu tồn tại giới hạn hữu hạn

f (M ) − f (M 0 )
lim
M → M 0 , M d + MM 0

thì giới hạn đó được gọi là đạo hàm theo hướng u của hàm z = f ( x, y ) tại M 0 ( x0 ; y0 ) , kí
hiệu Du f ( x0 ; y0 ) . Ta có

f ( x0 + u1t; y0 + u2t ) − f ( x0 ; y0 )
Du f ( x0 ; y0 ) = lim+ .
t →0 t

Nhận xét 5.7. (i) Đặt g (t ) = f ( x0 + u1t, y0 + u2t ) thì Du f ( x0 , y0 ) = g '(0) .

(ii) Với i, j tương ứng là vector đơn vị của các trục Ox, Oy thì ta có

Di f ( x0 , y0 ) = f x' (x 0 , y0 ), D j f ( x0 , y0 ) = f y' (x 0 , y0 ).

Định nghĩa 5.13. Vector f ' x ( x, y ).i + f ' y ( x, y ). j với i, j là các vector của đơn vị của các
trục Ox, Oy được gọi là vector gradient của hàm z = f ( x, y ) tại điểm ( x; y) và được ký
hiệu bởi một trong các dạng: grad f ( x, y ), f ( x, y ) .

Định lý 5.16. Nếu z = f ( x, y ) khả vi tại ( x0 ; y0 ) thì

Du f ( x0 , y0 ) = f ( x0 , y0 ).u = f 'x ( x0 , y0 )u1 + f ' y ( x0 , y0 )u2 .

 4 3
Ví dụ 5.22. Tính đạo hàm theo hướng u =  ;  của f ( x, y ) = x 2 − 3x 2 y + y 2 tại M(1;-1).
5 5

Giải

f ' x = 2 x − 6 xy  f ' x (1, −1) = 8, f ' y = −3x 2 + 2 y  f ' y (1, −1) = −5 . Vì | u |= 1 , nên

4 3 17
Du f (1, −1) = f (1, −1).u = 8. − 5. = .
5 5 5

112
v
Với vector v  0 ta luôn nhận được một vector đơn vị cùng hướng với v . Do đó, ta có
v
thể mở rộng khái niệm đạo hàm theo hướng của một vector v  0 không là vector đơn vị
như trong định nghĩa sau.

Định nghĩa 5.14. Đạo hàm theo hướng của f tại ( x0 ; y0 ) theo hướng của vector v  0 là

v
D v f ( x0 , y0 ) = .f ( x0 , y0 ) .
|v|
|v |

Định lý 5.17. max Du f ( x0 , y0 ) =| f ( x0 , y0 ) | , đạt được khi u cùng hướng f ( x0 , y0 ) .


u

min Du f ( x0 , y0 ) = − | f ( x0 , y0 ) | , đạt được khi u ngược hướng f ( x0 , y0 ) .


u

Chứng minh. Gọi  là góc giữa vector đơn vị u và vector f ( x0 , y0 ) thì

Du f ( x0 , y0 ) = u.f ( x0 , y0 ) = f .cos  .

Khi f ( x0 , y0 )  0 , ta có

+ Du f ( x0 , y0 ) đạt max khi cos = 1 (tức là u cùng hướng với f ( x0 , y0 ) ) và


max Du f ( x0 , y0 ) = f ( x0 , y0 ) .

+ Du f ( x0 , y0 ) đạt min khi cos = −1 (tức là u ngược hướng với f ( x0 , y0 ) ) và


min Du f ( x0 , y0 ) = − f ( x0 , y0 ) . □

Ví dụ 5.23. Nhiệt độ tại vị trí ( x; y) trong một miền của mặt phẳng Oxy là ToC với
T ( x, y ) = x 2e− y . Theo hướng nào thì tại điểm (2;1) nhiệt độ tăng nhanh nhất, tìm tốc độ
tăng của T theo hướng đó.
Ta có

T ( x, y ) = 2 xe − y i − x 2e − y j

4 4 4
T (2,1) = i − j = (i + j )
e e e

Tại (2,1) thì T(x,y) tăng nhanh nhất theo hướng vector i − j , tốc độ của sự tăng theo
113
4 2 0
hướng này là T (2,1) = ( C ) trên một đơn vị khoảng cách.
e

5.3. Cực trị tự do


5.3.1. Cực trị tự do cho hàm hai biến
Định nghĩa 5.15. Hàm z = f ( x, y ) được gọi là đạt cực đại tại ( x0 ; y0 ) nếu tồn tại một lân
cận S ( x0 , y0 ) sao cho

f ( x, y )  f ( x0 , y0 ), ( x, y )  S ( x0 , y0 )

và f ( x0 , y0 ) được gọi là giá trị cực đại của hàm số z = f ( x, y ) .

Hàm z = f ( x, y ) được gọi là đạt cực tiểu tại ( x0 ; y0 ) nếu tồn tại một lân cận S ( x0 , y0 )
sao cho
f ( x, y )  f ( x0 , y0 ), ( x, y )  S ( x0 , y0 )

và f ( x0 , y0 ) được gọi là giá trị cực tiểu của hàm số z = f ( x, y ) .

Giá trị cực đại và cực tiểu được gọi chung là cực trị.
Định lý 5.18. (Điều kiện cần của cực trị tự do) Nếu hàm z = f ( x, y ) có cực trị tại
( x0 ; y0 ) và tồn tại các đạo hàm riêng f ' x ( x0 , y0 ), f ' y ( x0 , y0 ) thì f ( x0 , y0 ) = 0 , tức là

 f 'x ( x0 , y0 ) = 0
 .
 f ' y ( x0 , y0 ) = 0

Những điểm ( x0 , y0 ) thỏa điều kiện trên được gọi là các điểm dừng.

Trong trường hợp f ' x ( x0 , y0 ) hoặc f ' y ( x0 , y0 ) không tồn tại, thì điểm ( x0 ; y0 ) vẩn có
thể là điểm cực trị như trong ví dụ sau.

Ví dụ 5.24. Tìm cực trị của hàm số z = 1 − x 2 + y 2 .

Giải
x y
Khi ( x; y)  (0;0) , hàm số có các đạo hàm riêng f x' = − , f y' = − nhưng
x2 + y2 x2 + y2

 fx = 0
'

không có điểm dừng vì hệ  vô nghiệm.


 f
 y
'
= 0
114
Khi ( x; y) = (0;0) hàm số không có đạo hàm riêng tại (0;0). Tuy nhiên, kiểm tra trực tiếp
ta có f ( x, y ) = 1 − x 2 + y 2  1 = f (0,0) ( x, y ) , nên (0;0) là điểm cực đại.

Định nghĩa 5.16. Điểm ( x0 ; y0 ) được gọi là điểm kì dị của z = f ( x, y ) nếu f ' x ( x0 , y0 ) hoặc
f ' y ( x0 , y0 ) không tồn tại. Điểm dừng và điểm kì dị ( x0 ; y0 ) được gọi chung là điểm tới
hạn.
Nếu D là tập mở và f ( x, y ) không có điểm kỳ dị thì điều kiện
f x' ( x0 , y0 ) = f y' ( x0 , y0 ) = 0 là điều kiện cần để hàm đạt cực trị tại . Tuy nhiên, nó không đủ
để hàm f ( x, y ) đạt cực trị tại điểm này. Ví dụ sau cho thấy rõ tính chất trên.

Ví dụ 5.25. Hàm z = xy có điểm dừng (0;0) vì f (0,0) = 0 . Tuy nhiên, hàm z = xy không
đạt cực trị tại điểm (0;0) vì với những điểm ( x; y ) gần điểm (0;0) mà x > 0, y  0 thì
z(x,y) < z(0,0) = 0 và với những điểm điểm ( x; y ) gần điểm (0;0) mà x > 0, y  0 thì
z(x,y) > z(0,0) = 0.
Định lý 5.19. (Điều kiện đủ của cực trị tự do) Giả sử hàm z = f ( x, y ) có các đạo hàm
riêng cấp hai liên tục trong lân cận của điểm dừng ( x0 ; y0 ) và

A = f '' xx ( x0 , y0 ), B = f '' xy ( x0 , y0 ), C = f '' xy ( x0 , y0 ),

và biệt số
 = AC- B2 .
Ta có:
(i) Nếu  > 0 và A  0 thì f đạt cực tiểu tại ( x0 ; y0 ) .

(ii) Nếu  > 0 và A  0 thì f đạt cực đại tại ( x0 ; y0 ) .

(iii) Nếu  < 0 thì f không đạt cực trị tại ( x0 ; y0 ) .

(iv) Nếu  = 0 , chưa thể kết luận f đạt cực trị hay không đạt cực trị tại ( x0 ; y0 ) ,
trường hợp này cần khảo sát thêm.

Ví dụ 5.26. Tìm cực trị của hàm số z = x 3 + y 3 − 3xy .

Giải:

• Điểm dừng của hàm số là nghiệm của hệ:


115
 x = 0; y = 0
 z 'x = 3x 2 − 3 y = 0
   x = 1; y = 1
 z ' y = 3 y − 3 x = 0
2

3x 2 − 6 y − 6 = 0

Vậy hàm số có 2 điểm dừng O(0;0); A(1;1).

 z "xx = 6 x

• Ta có  z "xy = −3 .
z " = 6 y
 yy

A = 0

+ Xét tại O(0;0):  B = −3   = AC − B 2 = −9  0 . Suy ra O(0;0) không là cực trị.
C =0

A = 6
  = AC − B 2 = 27  0
+ Xét tại A(1;1):  B = −3   . Suy ra A(1;1) là cực tiểu.
C =6  A = 6  0

Vậy hàm số có một cực tiểu là A(1;1).
Ví dụ 5.27. Tìm cực trị của hàm z = f ( x, y ) = 3x 2 y + y 3 − 3x 2 − 3 y 2 + 2 .

Giải:

• Điểm dừng của hàm số là nghiệm của hệ:

 x = 0
 z x = 6 xy − 6 x = 0  6 x( y − 1) = 0   y =1
  2  
z
 y = 3 x 2
+ 3 y 2
− 6 y = 0 y − 2y + x = 0
2
y2 − 2 y + x2 = 0

Vậy hàm số có 4 điểm dừng O(0;0); A(0;2); B(1;1); C(-1;1)

 z xx = 6 y − 6

• Ta có  z xy = 6 x .
z = 6 y − 6
 yy

 A = −6
  = AC − B 2 = 36  0
+ Xét tại O(0;0):  B = 0   . Suy ra O(0;0) là cực đại.
 C = −6  A = −6  0

116
A = 6
  = AC − B 2 = 36  0
+ Xét tại A(0;2):  B = 0   . Suy ra A(0;2) là cực tiểu.
C = 6  A = 6  0

A = 0

+ Xét tại B(1;1):  B = 6   = AC − B 2 = −36  0 . Suy ra B(1;1) không là cực trị.
C = 0

A = 0

+ Xét tại C(-1;1):  B = −6   = AC − B 2 = −36  0 . Suy ra C(-1;1) không là cực trị.
C =0

Vậy hàm số có cực đại là O(0;0) và cực tiểu A(0;2).

Ví dụ 5.28. Tìm cực trị của hàm số z = x 4 + y 4 .

Giải
• Điểm dừng của hàm số là nghiệm hệ:

z 'x = 0 4 x3 = 0 x = 0
  3  .
 z ' y = 0 4 y = 0  y = 0

Vậy hàm số có điểm dừng O(0;0).

• Ta có z '' xx = 12 x 2 , z '' xy = 0, z '' yy = 12 y 2 . Tại (0,0): A = 0, B = 0, C = 0   = 0 .

Vì f (0,0) = 0  f ( x, y ) = x 4 + y 4 , ( x, y ) nên O(0;0) là điểm cực tiểu của hàm số đã cho.

Ví dụ 5.29. Tìm cực trị của hàm số z = x 4 − y 4 .

Giải
• Điểm dừng của hàm số là nghiệm hệ:

z 'x = 0  4 x3 = 0 x = 0
   .
 z ' y = 0 −4 y = 0  y = 0
3

Vậy hàm số có điểm dừng O(0;0).

117
• Ta có z '' xx = 12 x 2 , z '' xy = 0, z '' yy = −12 y 2 . Tại (0;0): A = 0, B = 0, C = 0   = 0 .

Trong một lân cận S (0,0) , ta có

 4  4
f (0,0) = 0  f ( ,0) = , f (0,0) = 0  f (0, ) = − .
2 16 2 16

Do đó O(0;0) không là điểm cực trị.


Trường hợp hàm số nhiều hơn hai biến, các khái niệm cực trị, điểm dừng,… được
định nghĩa tương tự và khi đó có thể sử dụng các định lý điều kiện cần và điều kiện đủ
tương tự để tìm cực trị. Để đơn giản, ta chỉ nêu các định lý điều kiện cần và điều kiện đủ
cho trường hợp hàm 3 biến u = f ( x, y , z ) . Cách chứng minh các định lý này tương tự như
trường hợp hai biến.
Định lý 5.20. Nếu hàm u = f ( x, y , z ) có cực trị tại ( x0 ; y0 ; z0 ) và tồn tại các đạo hàm
riêng f ' x ( x0 , y0 , z0 ), f ' y ( x0 , y0 , z0 ), f ' z ( x0 , y0 , z0 ) thì f ( x0 , y0 , z0 ) = 0 , tức là

 f 'x ( x0 , y0 , z0 ) = 0

 f ' y ( x0 , y0 , z0 ) = 0 .

 f 'z ( x0 , y0 , z0 ) = 0

Định lý 5.21. Giả sử hàm u = f ( x, y , z ) có các đạo hàm riêng cấp hai liên tục trong lân
cận của điểm dừng ( x0 ; y0 ; z0 ) . Gọi

'' "
f xx'' f xy'' f xz''
f f
H1 = f '' xx ( x0 , y0 , z0 ) , H 2 =
xx
"
xy
" , H 3 = f xy'' f yy'' f yz'' .
f f
xy yy
f xz'' f yz'' f zz''

Khi H 3  0 ,

(i) nếu H1  0 , H 2  0 và H 3  0 thì f đạt cực tiểu tại ( x0 ; y0 ; z0 ) ,

(ii) nếu H1  0 , H 2  0 và H 3  0 thì f đạt cực đại tại ( x0 ; y0 ; z0 ) ,

(iii) nếu không xảy ra (i) hoặc (ii) thì f không đạt cực trị tại ( x0 ; y0 ; z0 ) .

Khi H 3 = 0 , chưa thể kết luận f đạt cực trị hay không đạt cực trị tại ( x0 ; y0 ; z0 ) , cần
khảo sát thêm.
Ví dụ 5.30. Tìm cực trị của hàm số f ( x, y, z ) = x 2 + 2 y 2 + z 2 + 2 xy + 2 y + 1.
118
Giải
• Điểm dừng của hàm số là nghiệm hệ

 f 'x = 0  2x + 2 y = 0
 
 f ' y = 0  4 y + 2 x + 2 = 0
f ' =0  2 z = 0.
 z 

Vậy hàm số có duy nhất một điểm dừng A (1; −1;0 ) .

2 2 0
2 2
• Xét H1 = 2 , H 2 = , H3 = 2 4 0 .
2 4
0 0 2

Tại A (1; −1;0 ) : H1 = 2  0, H 2 = 4  0, H 3 = 8  0 . Do đó, A (1; −1;0 ) là điểm cực tiểu và


zCT = f (1, −1,0) = 0 .

Ví dụ 5.31. Tìm cực trị của hàm số f ( x, y, z ) = xyz − x 2 − y 2 − z 2 .

Giải
• Điểm dừng của hàm số là nghiệm hệ

 f 'x = 0  yz − 2 x = 0
 
 f ' y = 0   xy − 2 y = 0
f ' =0  xy − 2 z = 0.
 z 

Vậy hàm số có 5 điểm dừng (0;0;0),(2;2;2),(2; −2; −2),(−2; −2;2),(−2;2; −2) .

−2 z y
−2 z
• Xét H1 = −2 , H 2 = , H 3 = z −2 x .
z −2
y x −2

Tại (0;0;0): H1 = −2  0, H 2 = 4  0, H 3 = −8  0 . Do đó, (0;0;0) là điểm cực đại và zCĐ


= f (0, 0, 0) = 0 .

Tại (2;2;2): H1 = −2  0, H 2 = 0, H 3 = 32  0 . Do đó, (2;2;2) không là điểm cực trị.

Tại (2;-2;-2): H1 = −2  0, H 2 = 0, H 3 = 32  0 . Do đó, (2;-2;-2) không là điểm cực trị.

Tại (-2;-2;2): H1 = −2  0, H 2 = 0, H 3 = 32  0 . Do đó, (-2;-2;2) không là điểm cực trị.

119
Tại (-2;2;-2): H1 = −2  0, H 2 = 0, H 3 = 32  0 . Do đó, (-2;2;-2) không là điểm cực trị.

5.3.2. Phương pháp bình phương nhỏ nhất


Giả sử ta có bảng số liệu liên hệ giữa hai đại lượng x và y như sau:
x x1 x2 … xn

y y1 y2 … yn

Trong đó, các giá trị xi (i = 1, 2,..., n) là khác nhau. Bài toán đặt ra là tìm công thức liên
hệ y = f ( x) mô tả tốt nhất bảng số liệu. Trong mục này chúng ta quan tâm một phương
pháp xây dựng hàm gần đúng y = f ( x) vừa đơn giản, dễ tính toán.

Phương pháp bình phương nhỏ nhất là phương pháp xây dựng hàm ước lượng
f ( x) dựa trên tiêu chí “ Tổng bình phương các sai số thành phần giữa các giá trị đo đạt
với hàm ước lượng là nhỏ nhất”. Tức là ta cần tìm hàm y = f ( x) sao cho:
n n
S =   =  ( f ( xi ) − yi ) .
2 2
i
i =1 i =1

Tuy nhiên, việc tìm hàm số số gần đúng với hàm số f (x) đã cho bằng phương
pháp bình phương nhỏ nhất không phải lúc nào cũng dễ dàng do chúng ta không biết
trước dạng của hàm số xấp xỉ.
Dưới đây ta sẽ xem xét một vài trường hợp cụ thể.
a) Hồi quy tuyến tính y = f ( x) = ax + b

Sai số tại ( xi , yi ) là i = axi + b − yi . Suy ra tổng bình phương các sai số:
n n
S =  i2 =  ( axi + b − yi ) .
2

i =1 i =1

Ta cần tìm a, b để hàm S nhỏ nhất. Do vậy, a và b là nghiệm của hệ phương trình:
ìæ n 2 ö æ n ö n

ïç å xi ÷ a + ç å xi ÷ b = å xi yi
 S a = 0 ïè i=1 ø è i=1 ø i=1 ax + b = y

 Û í n   2 ,
 Sb = 0 ïæ x ö a + nb = y ax + bx = xy
n

ïçè å i÷ å i
î i=1 ø i=1

120
n

X i

với ký hiệu X đại diện cho trung bình cộng của đại luợng X, tức là X =
i =0
.
n
m
b) Hồi quy đa thức y = f ( x) =  ai x i
i =0

m
Sai số tại ( xi , yi ) là i =  ai xi − yi . Suy ra tổng bình phương các sai số:
i =0
2
n n
 m 
S =   =    ai xi − yi  .
2
i
i =1 i =1  i =0 
Ta cần tìm ai để hàm S nhỏ nhất. Do vậy, ai là nghiệm của hệ phương trình:
m
 ai x = y
i

 i =0
m
 ai x = xy
i +1

 i =0 .
.....................

m
 ai x = x y
i+m m

 i =0
c) Hồi quy phi tuyến khả tuyến tính
Trong mục này chúng ta quan tâm đến một số hàm phi tuyến có thể tuyến tính hóa
được thông qua phương pháp logarit hóa. Cụ thể như sau:
o y = aebx → ln y = bx + ln a .
Đặt: Y = ln y, X = x, A = b, B = ln a , ta có Y = AX + B .
o y = axb → ln y = b ln x + ln a .
Đặt: Y = ln y, X = ln x, A = b, B = ln a ta có Y = AX + B .
y
o y = axebx → ln = bx + ln a
x
y
Đặt: Y = ln , X = x, A = b, B = ln a , ta có Y = AX + B .
x
Vậy bài toán xác định các hệ số a,b được đưa về bài toán xác định các hệ số A, B. Sau
khi tìm được A, B, ta suy ra hệ số a, b.
d) Hồi quy dạng y = a cos x + b sin x + c

Sai số tại ( xi , yi ) là i = a cos xi + b sin xi + c − yi . Suy ra tổng bình phương các sai

121
số:
n n
S =   =  ( a cos xi + b sin xi + c − yi ) ,
2 2
i
i =1 i =1

ta cần tìm a, b, c để hàm S nhỏ nhất. Do vậy, a, b và c là nghiệm của hệ phương trình:

ìæ n ö æ n ö æ n ö n

ïç å x a + çè å x x b + çè å x c = å yi cos xi
2
cos i÷
cos i
sin i÷
cos i÷
è
ï i=1 ø i=1 ø i=1 ø i=1
 S a = 0 ï
 ïæ n
ö æ n
ö æ n
ö n

 Sb = 0  íç å cos xi sin xi ÷ a + ç å sin xi ÷ b + ç å sin xi ÷ c = å yi sin xi .


2

S  = 0 ïè i=1 ø è i=1 ø è i=1 ø i=1


 c ïæ n ö æ n ö n
ïç å cos xi ÷ a + ç å sin xi ÷ b + na = å yi
ïîè i=1 ø è i=1 ø i=1

Ví dụ 5.32. Cho bảng số liệu giữa hai đại lượng x và y :


x 1 2 4 8 11 13
y 0 2 5 4 6 2
Hãy sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất để xây dựng công thức hồi quy
y = f ( x) biết hàm hồi quy có dạng:
a) y = ax + b
b) y = ax 2 + bx + c
c) y = a cos x + b sin x + c
Giải
a) Ta có bảng sau:
N x x2 y xy
1 1 1 0 0
2 2 4 2 4
3 4 16 5 20
4 8 64 4 32
5 10 100 6 60
6 13 169 2 26
 38 354 19 142
 13
 + =  a =
ax b y  68 13 133
Giải hệ  2  . Vậy y = x+ .
ax + bx = xy b = 133 68 68
 68
b) Ta có bảng sau:
122
n x x2 x3 x4 y xy x2 y
1 1 1 1 1 0 0 0
2 2 4 8 16 2 4 8
3 4 16 64 256 5 20 80
4 8 64 512 4096 4 32 256
5 10 100 1000 10000 6 60 600
6 13 169 2197 28561 2 26 338
 38 354 3782 42930 19 142 1282
 21
 a=−
ax + bx + c = y
2
176
 
  29 21 2 29 14
Giải hệ ax3 + bx 2 + cx = xy  b = . Vậy y = − x + x− .
 4  16 176 16 11
ax + bx + cx = x y
3 2 2
 14
 c = −
 11
c) Ta có bảng sau:

n x y cos x sin x cos2 x sin 2 x cos xsin x ycos x ysin x


1 1 0 0,5403 0,8415 0,2919 0,7081 0,4547 0 0
2 2 2 -0,4161 0,9093 0,1732 0,8268 -0,3783 -0,8322 1,8186
3 4 5 0,6536 0,7568 0,4272 0,5728 0,4946 3,2680 3,7840
4 8 4 -0,1455 0,9894 0,0212 0,9788 -0,1440 0,5820 3,9576
5 10 6 -0,8391 -0,5440 0,7041 0,2959 0,4565 -5,0346 -3,2640
6 13 2 0,9074 0,4202 0,8234 0,1766 0,3813 1,8148 0,8404
 38 19 1,5328 3,3732 2,4410 3,5590 1,2648 -0,2022 7,1366

Từ bảng trên ta có hệ phương trình:


ìæ n ö æ n ö æ n ö n

ïç å cos xi ÷ a + ç å cos xi sin xi ÷ b + ç å cos xi ÷ c = å yi cos xi


2

ïè i=1 ø è i=1 ø è i=1 ø i=1


ì a = -2,150223
ïïæ n ö æ n ö æ n
ö n
ï
íç å cos xi sin xi ÷ a + ç å sin xi ÷ b + ç å sin xi ÷ c = å yi sin xi Û íb = -1,611062
2

ïè i=1 ø è i=1 ø è i=1 ø i=1 ïc = -4,621716


ïæ n î
ö æ n
ö n
ïç å cos xi ÷ a + ç å sin xi ÷ b + na = å yi
ïîè i=1 ø è i=1 ø i=1

Vậy, hàm số có dạng: y = -2,150223cos x -1,611062sin x - 4,621716 .


123
Ví dụ 5.33. Cho bảng số liệu giữa hai đại lượng x và y :

x 1,9 2,1 2,3 2,5 2,7


y 11,18 14,78 117,89 23,52 28,56

Hãy sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất để xây dựng công thức hồi quy
y = f ( x) biết hàm hồi quy có dạng:
a) y = aebx
b) y = ax b
c) y = axebx
Giải
a) y = ae → ln y = bx + ln a .
bx

Đặt: Y = ln y, X = x, A = b, B = ln a , ta có Y = AX + B .
Ta lập bảng:
n x= X y Y = ln y X2 XY
1 1,9 11,18 2,4141 3,61 4,5868
2 2,1 14,78 2,6933 4,41 5,6559
3 2,3 117,89 4,7698 5,29 10,9704
4 2,5 23,52 3,1579 6,25 7,8946
5 2,7 28,56 3,3520 7,29 9,0504
 11,5 195,93 16,3870 26,85 38,1582
 AX + B = Y  A = 1,17025
Giải hệ phương trình:   .
 AX + B X = XY
2
 B = 0,585825
a = e B = 1,79647
Từ đó  . Vậy hàm cần tìm y = 1,79667.e1,17025 x
b = A = 1,17025
b) y = axb → ln y = b ln x + ln a .
Đặt: Y = ln y, X = ln x, A = b, B = ln a , ta có Y = AX + B .
Ta lập bảng:
n x y X = ln x Y = ln y X2 XY
1 1,9 11,18 0,6419 2,4141 0,4120 0,9946
2 2,1 14,78 0,7419 2,6933 0,5505 1,4826
3 2,3 117,89 0,8329 4,7698 0,6937 3,3090
4 2,5 23,52 0,9163 3,1579 0,8396 2,6513
5 2,7 28,56 0,9933 3,3520 0,9865 3,3069
124
 11,5 195,93 4,1262 16,3870 3,4823 11,7443
 AX + B = Y  A = −23,04443
Giải hệ phương trình:   .
 AX + B X = XY
2
 B = 22, 29458
a = e B = 4812969066
Từ đó  . Vậy hàm cần tìm y = 4812969066.e −23,04443 x
b = A = −23,04443
y
c) y = axebx → ln = bx + ln a .
x
y
Đặt: Y = ln , X = x, A = b, B = ln a , ta có Y = AX + B .
x
Ta lập bảng:
y
n x= X y Y = ln X2 XY
x
1 1,9 11,18 1,7723 3,61 3,3673
2 2,1 14,78 1,9513 4,41 4,0978
3 2,3 117,89 3,9368 5,29 9,0547
4 2,5 23,52 2,2416 6,25 5,6039
5 2,7 28,56 2,3588 7,29 6,3686
 11,5 195,93 12,2608 26,85 28,4924
 AX + B = Y  A = 0,7314
Giải hệ phương trình:   .
 AX 2
+ B X = XY  B = 0,76994

a = e B = 2,15964
Từ đó  . Vậy hàm cần tìm y = 2,15964 x.e0,7314 x
b = A = 0,7314
Ví dụ 5.34. Độ tan tối đa của một chất hoá học trong nước thay đổi theo nhiệt độ và được
ghi nhận như sau:

Nhiệt độ T (0C) 10 15 20 25 30
Độ tan R (mg/l) 1 1,5 2,3 4,1 5,4
Biết rằng độ tan phụ thuộc vào nhiệt độ gần đúng theo phương trình: D = aT + b
a) Hãy dựa vào số liệu trên tìm phương trình diễn ta sự phụ thuộc của độ tan vào nhiệt độ.
b) Biết rằng ban đầu có một bình đựng 5 lít dung dịch bão hoà chất hoá học đó ở nhiệt độ
350C. Hỏi khi giảm nhiệt độ của bình xuống 100C thì có bao nhiêu chất đó kết tủa lại
do độ tan giảm?
Giải
125
 57
ax + b = y  a =
250
a) Giải hệ  2  .
ax + bx = xy b = − 17
 10
57 17
Vậy phương trình biểu diễn sự phụ thuộc của độ tan vào nhiệt độ là: R = T−
250 10
57 17
b) Ở 350C thì độ tan của chất đó là: R = 35 − = 6.28 (mg/l).
250 10
Khối lượng chất đó trong bình là 6.28  5 = 31.4 (g). Ở nhiệt độ 100C thì độ tan tối đa của
nó là 1 mg/l, vậy khối lượng tối đa bình 5 l đó có thể hoà tan là 1 5 = 5 (g). Khối lượng
chất kết tủa do độ tan giảm là 31.4 − 5 = 26.4 (g).
Ví dụ 5.35. Để bảo quản, người ta hạ nhiệt độ của thực phẩm xuống. Nhiệt độ thấp sẽ làm
hoạt động của vi khuẩn, nấm… giảm xuống hoặc đình trệ. Tỉ lệ vi khuẩn hoạt động theo
nhiệt độ được theo dõi và ghi nhận như sau:
Nhiệt độ T (0C) 25 20 15 10 5 0
Tỉ lệ số vi khuẩn hoạt động N (%) 100 72 67 31 13 1

a) Tìm một hàm bậc nhất diễn tả gần đúng nhất tỉ lệ số vi khuẩn hoạt động theo nhiệt độ
dựa vào bảng số liệu trên.
b) Biết số ngày bảo quản được thực phẩm D liên hệ với tỉ lệ số vi khuẩn hoạt động N gần
315,3
đúng theo phương trình D = . Hỏi nếu tủ lạnh được giữ ở mức 30C thì bảo quản
N
được thực phẩm trong bao lâu?
Giải
 708
 + =  a =
 ax b y 175
a) Giải hệ  2 
ax + bx = xy
 b = − 68
 21
Vậy phương trình diễn tả sự phụ thuộc của tỉ lệ vi khuẩn hoạt động vào nhiệt độ là:
708 68
N= T−
175 21
708 68
b) Ở 30C thì tỉ lệ số vi khuẩn hoạt động là: N = 3−  9 %. Số ngày bảo quản
175 21
315,3
được thực phẩm là: D = = 35 ngày.
9

126
Ví dụ 5.36. Sếu gáy trắng là loài chim biểu tượng của văn hoá Nhật Bản. Do nhiều yếu tố
như chiến tranh, nạn săn bắt,… mà loài sếu này gần như tuyệt chủng, chỉ còn 60 cá thể
trong tự nhiên vào năm 1950. Từ đó chính phủ Nhật Bản đã ban hành nhiều biện pháp
nghiêm ngặt để bảo tồn loài chim này. Vì vậy, ngày nay thì số lượng chim đã tăng lên
đáng kể. Và người ta lại có thể ngắm nhìn cảnh những con sếu bay về phía hoàng hôn,
đẹp như những bức tranh ngày xưa. Số lượng sếu đã được ghi nhận sau mỗi 10 năm kể từ
năm 1950 như sau:
Thời gian T (năm) 10 20 30 40 50 60
Số lượng N (con) 150 309 593 803 1177 1705
a) Tìm một hàm bậc nhất diễn tả gần đúng nhất số lượng sếu theo thời gian: N = aT + b
b) Biết một loài chỉ thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng khi số lượng của loài lớn hơn 2500 cá
thể. Vậy thì đến năm nào loài sếu gáy trắng mới thực sự an toàn?
Giải
 10589
a =
ax + b = y
  350 .
a) Giải hệ  2 
ax + bx = xy
 b = − 1347
 5
10589 1347
Vậy phương trình cần tìm là: N = T−
350 5
b) Số năm để đàn sếu gáy trắng đạt số lượng 2500 con là:
 1347  10589  1347  10589
T =N + : =  2500 + :  91năm.
 5  350  5  350
5.4. Cực trị có điều kiện
Trong phần này, ta xét bài toán như sau. Giả sử g ( x, y ) = 0 có đồ thị là đường cong
(C ) . Tìm cực trị của hàm z = f ( x, y ) với điều kiện ràng buộc g ( x, y ) = 0 .

Định nghĩa 5.17. Hàm z = f ( x, y ) được gọi là đạt cực đại có điều kiện g ( x, y ) = 0 tại
( x0 ; y0 ) nếu tồn tại một lân cận S ( x0 , y0 ) sao cho

f ( x, y )  f ( x0 , y0 ), ( x, y)  S ( x0 , y0 )  (C )

và f ( x0 , y0 ) được gọi là giá trị cực đại của hàm số z = f ( x, y ) với điều kiện g ( x, y ) = 0 .

Hàm z = f ( x, y ) được gọi là đạt cực tiểu có điều kiện g ( x, y ) = 0 tại ( x0 ; y0 ) nếu
tồn tại một lân cận S ( x0 , y0 ) sao cho

127
f ( x, y)  f ( x0 , y0 ) , ( x, y)  S ( x0 , y0 )  (C )

và f ( x0 , y0 ) được gọi là giá trị cực tiểu của hàm số z = f ( x, y ) với điều kiện g ( x, y ) = 0 .

Giá trị cực đại và cực tiểu có điều kiện được gọi chung là cực trị có điều kiện.
5.4.1. Phương pháp thế
Bước 1: Từ điều kiện g ( x, y ) = 0 ta giải ra được y = y ( x ) (hoặc x = x ( y ) ).

Bước 2: Thay vào z = f ( x, y ) , đưa về bài toán tìm cực trị của hàm một biến
z = f ( x, y ( x )) (hoặc z = f ( x ( y ), y ) ).

Ví dụ 5.37. Tìm cực trị của hàm z = 1 − x 2 − y 2 với điều kiện x + y − 1 = 0 .

Giải
Từ điều kiện, ta có y = 1 − x . Khi đó

z = 2 x − 2 x2 .

Hàm số xác định khi 2 x − 2 x 2  0  0  x  1 .


2 − 4x 1
Ta có z ' = =0 x= .
2 2x − 2x 2 2

Lập bảng biến thiên


x 0 1/2 1
z’ || + 0 - ||

2
z 0 0
2
1
Từ bảng biến thiên, ta có z = 2 x − 2 x 2 đạt cực đại tại x = . Do đó, z = 1 − x 2 − y 2
2

1 1 1 1 1
đạt cực đại tại ( , ) với điều kiện x + y − 1 = 0 và zCĐ= f ( , ) = .
2 2 2 2 2

5.4.2. Phương pháp nhân tử Lagrange


Định lý 5.22. Giả sử điểm M 0 ( x0 ; y0 ) là cực trị của hàm z = f ( x, y ) với điều kiện
g ( x, y ) = 0 . Nếu các hàm f ( x, y ), g ( x, y ) có các đạo hàm riêng liên tục trong lân cận của
128
điểm M 0 ( x0 ; y0 ) và ( g ' x ( x0 , y0 ); g ' y ( x0 , y0 ))  (0;0) thì tồn tại số 0 sao cho điểm
( x0 ; y0 ; 0 ) là điểm dừng của hàm

F ( x, y ,  ) = f ( x, y ) +  g ( x, y ) .

Số  được gọi là nhân tử Lagrange, hàm F ( x, y,  ) được gọi là hàm Lagrange.

Định lý 5.23. Giả sử các hàm f ( x, y ), g ( x, y ) có các đạo hàm riêng cấp hai liên tục trong
lân cận của điểm M 0 ( x0 ; y0 ) , với ( x0 ; y0 ; 0 ) là điểm dừng của hàm Lagrange. Xét vi phân
d 2 F ( x0 , y0 , 0 ) = F '' xx ( x0 , y0 , 0 )dx 2 + 2F '' xy ( x0 , y0 , 0 )dxdy + F '' yy ( x0 , y0 , 0 )dy 2

với ràng buộc g ' x ( x0 , y0 )dx + g ' y ( x0 , y0 )dy = 0 .

(i) Nếu d 2 F ( x0 , y0 , 0 )  0, (dx; dy )  (0;0) thì M 0 ( x0 ; y0 ) là điểm cực tiểu.

(ii) Nếu d 2 F ( x0 , y0 , 0 )  0, (dx; dy )  (0;0) thì M 0 ( x0 ; y0 ) là điểm cực đại.

(iii) Nếu d 2 F ( x0 , y0 , 0 ) không xác định dấu thì M 0 ( x0 ; y0 ) không là điểm cực trị.

Ví dụ 5.38. Tìm cực trị của hàm f (x, y) = xy2 với điều kiện x 2 + y 2 = 1

Giải
Tìm điểm dừng của hàm Lagrange F ( x, y,  ) = x + y +  ( x 2 + y 2 − 1)

 F 'x = 0  1 + 2 x = 0
 
 F ' y = 0   1 + 2 y = 0
F ' = 0  x2 + y2 − 1 = 0
  

 2 2 2  2 2 2
Ta được hai điểm dừng  ;  ứng với  = − 2 và  − ;−  ứng với  = 2 .
 2 2   2 2 

• Xét d 2 F = 2 dx 2 + 2 dy 2

 2 2 2  2 2
Tại   : d F = − 2(dx + dy )  0, ( dx, dy )  (0,0) . Do đó,   là điểm cực
2 2
; ;
 2 2   2 2 
 2 2
đại và zCĐ = f  , = 2.
 2 2 

129
 2 2  2 2
Tại  − ;−  : d F = 2(dx + dy )  0, (dx, dy )  (0,0) . Do đó,  −
2 2 2
;−  là
 2 2   2 2 
 2 2
điểm cực tiểu và zCT = f  − ,− =− 2.
 2 2 

5.5. Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất


Để tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất trên một miền D tùy ý đối với hàm nhiều
biến là rất khó. Trong phần này, chúng tôi chỉ trình bày cách tìm giá trị lớn nhất và giá
trị nhỏ nhất trên một miền D đóng và bị chặn.
Do hàm nhiều biến liên tục trên miền đóng và bị chặn D sẽ đạt ít nhất một lần giá trị
nhỏ nhất và giá trị lớn nhất trên miền đó. Nếu hàm đạt giá trị nhỏ nhất hay giá trị lớn nhất
tại một điểm trong miền D thì điểm đó phải là điểm cực trị của hàm. Ngoài ra giá trị nhỏ
nhất và giá trị lớn nhất của hàm còn có thể đạt những điểm trên biên của D .
Do đó, ta có các bước giải như sau
Bước 1: Xét những điểm thuộc int D . Tìm điểm dừng của hàm z = f ( x, y ) thuộc
int D và tính giá trị tại những điểm dừng đó.

Bước 2: Xét những điểm thuộc D . Dùng phương pháp thế hoặc phương pháp nhân
tử Lagrange tùy vào dạng đồ thị của D tìm các điểm dừng thuộc D . Tính giá trị
tại các điểm dừng đó. Tính giá trị tại các đỉnh, đỉnh là điểm giao giữa các biên.
Bước 3: So sánh các giá trị tìm được ở Bước 1 và Bước 2 và kết luận.
Ví dụ 5.39. Tìm giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của hàm
f (x, y) = x2 + 2y2 + 4xy - 4x

trên miền D = {(x ;y) | x  0, y  0, x + y  3}.


Giải
* Xét phần trong D = {(x ;y) | x > 0, y > 0, x + y< 3}

z 'x = 0 2 x + 4 y − 4 = 0  x = −2
Ta có    không thuộc phần trong D.
 z ' y = 0  4 y + 4 x = 0  y=2

* Xét trên biên D

+ Tại biên OA: y = 0 (0  x  3) thay vào z = x 2 − 4 x . Do đó, z ' = 2 x − 4 = 0  x = 2 .


130
Điểm dừng (2;0) có giá trị z1 = f (2;0) = −4

+ Tại biên OB: x = 0 (0  y  3) thay vào z = 2 y 2 . Do đó, z ' = 4 y = 0  y = 0 (loại).

+ Tại biên AB: x + y = 3 (0  x  3) hay y = 3 − x thay vào z = − x 2 − 4 x + 18 .

Do đó, z ' = −2 x − 4 = 0  x = −2 (loại).

+ Tại các 3 đỉnh: O(0;0) có z2 = 0 , A(3;0) có z3 = −3 , B(0;3) có z4 = 18 .

* So sánh giá trị trên, ta có zmin = - 4 tại (2; 0) và zmax = 18 tại (0; 3).

Ví dụ 5.40. Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số z = 2 x 2 + y 2 − 8 x trên miền
D = ( x, y )  2
: x 2 + y 2  25.

Giải

* Tìm điểm dừng nằm trong D: ( x, y )  2


: x 2 + y 2  25.

 zx = 4 x − 8  zx = 0
Ta có :  . Giải   x = 2, y = 0 . Điểm dừng A(2;0) có z1 = f ( A) = −8 .
 z y = 2 y  z y = 0

* Xét trên biên D : ( x, y)  R 2 : x 2 + y 2 = 25 .

Ta có y 2 = 25 − x 2 (−5  x  5) . Thế vào z = x2 − 8x + 25 . Khi đó, z ' = 2x − 8 = 0  x = 4


. Điểm dừng B (4,3) với z2 = f ( B) = 9 và C (4, −3) với z3 = f (C ) = 9 .

Tại các điểm biên D(5,0) có f ( D) = 10 và E(-5,0) có f ( E) = 90 .

* So sánh, ta có kết luận: zmax = 90 tại E (−5,0) và zmin = −8 tại A(2;0).

Ví dụ 5.41. Tìm giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của hàm z = f ( x, y ) = x 2 + 4 y 2 + xy
 2 x
2
y2 
trên miền D := ( x, y )  R : +  1 .
 8 2 

Giải

 f x' = 2 x + y = 0
* Điểm tới hạn trong D:  '  x = y = 0.
 f y = 8 y + x = 0

Điểm dừng O(0, 0) và f (O) = 0.


131
* Điểm tới hạn trên biên D:

 x2 y 2   x2 y 2 
Xét hàm Lagrange: L( x, y ) = x + 4 y + xy +   +
2 2
− 1 = 8 + xy +   + − 1
 8 2   8 2 
Điểm dừng là nghiệm của hệ:
 ' x
Lx = y + = 0(1)
 ' 4
 L y = x + y = 0(2 )
 2 2
 L' = x + y − 1 = 0(3)
  8 2


(y ) = 
2
y
Từ (1) và (2) ta có y =  y = 0 hoặc  = 2
4 4
+ y = 0  x = 0  không thỏa (3)  loại.
4y2 y2
+  = 2  x = −2 y, thế vào (3) f min = 0 ta được: + − 1 = 0, y = 1
8 2

4y2 y2
+  = −2  x = 2 y, thế vào (3) ta được : + − 1 = 0, y = 1
8 2
Vậy ta có 4 điểm dừng A(-2,1), B(2,-1), C(2,1), D(-2,-1).
Ta có f ( A) = f ( B) = 6, f (C) = f ( D) = 10 .

Vậy tại O(0, 0) và f max = 10 tại C(2,1), D(-2,-1).

BÀI TẬP
Bài 1. Tính các đạo hàm riêng cấp 1 và cấp 2 của các hàm sau
(a) f ( x, y ) = x 3 + y 3 − 3x 2 y (b) f ( x, y ) = x y

y
(c) f ( x, y ) = x y + 3
(d) f ( x, y ) = sin( xy )
x

(e) f ( x, y ) = sin( x + 2 y ) cos( xy ) (f) f ( x, y , z ) = x 2 + 2 y 2 + 3z 3

132
Bài 2. Tính đạo hàm của các hàm hợp
u
(b) z = e x + y , x = t 2 , y = ln t
2
(a) z = x 2 ln y , x = , y = 3u − 2v
v

Bài 3. Tính đạo hàm của các hàm ẩn

y2  1 
(a) F ( x, y ) = x 2 + − 1 = 0 tại  2; 
4  2

(b) F ( x, y, z ) = x 2 + y 2 + z 2 − 2 z = 0 tại (0;1;1)

Bài 4. Tìm cực trị của các hàm số


(a) f ( x, y ) = 2 x 3 + xy 2 + 5x 2 + y 2

(b) f ( x, y ) = x 3 + y 2 − 6 xy − 39 x + 18 y + 20

50 20
(c) f ( x, y ) = xy + +
x y

(d) f ( x, y ) = y x − y 2 − x + 6 y

(e) f ( x, y ) = x 3 + y 3 + 6 xy − 9ln x − 9ln y

1 1
(f) f ( x, y ) = + + 16 x 2 y 2
x y

1 1
(g) f ( x, y ) = x 2 + y 2 + xy + +
x y

Bài 5. Tìm các cực trị có điều kiện

(a) f ( x, y ) = 1 − x 2 − y 2 với g ( x, y ) = x + y − 1 = 0

(b) f ( x, y ) = 6 − 4 x − 3 y với g ( x, y ) = x 2 + y 2 − 1 = 0

(c) f ( x, y ) = x 2 + y 2 với g ( x, y ) = 5x 2 + 8 xy + 5 y 2 − 9 = 0

(d) f ( x, y ) = xy với g ( x, y ) = ( x − 1)2 + y 2 − 1 = 0

Bài 6. Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của các hàm

(a) f ( x, y ) = x 2 − y 2 trên D = {( x; y )  2
| x 2 + y 2  4}

133
(b) f ( x, y ) = x 2 + y 2 − 12 x + 16 y trên D = {( x; y )  2
| x 2 + y 2  25, y  0}

(c) f ( x, y ) = x 2 + y 2 − 2 x − 2 y trên D = {( x; y )  2
| x 2 + y 2  4, x  0, y  0}

(d) f ( x, y ) = x − x 2 + y 2 trên D = {( x; y )  2
| 0  x  2,0  y  1}

(e) f ( x, y ) = x 2 − 2 x + 2 y 2 + 2 trên D = {( x; y )  2
| x 2 + y 2  4}

(f) f ( x, y ) = x 2 ye−( x + y ) trên D = {( x; y )  2


| x + y  4, x  0, y  0}

Bài 7. Một vùng thường xuyên bị ngập úng và nếu tổng lượng nước mưa lên đến 10000
m3 trong vòng 24 giờ thì xảy ra tình trạng lũ lụt. Theo dõi một cơn mưa kéo dài, người ta
ghi nhận tốc độ biến thiên của lượng mưa tại một số thời điểm như sau
t(giờ) 1 2 3 4
v (t ) (m3/giờ) 80,2 109,8 140,3 169,7

Xác định liên hệ v(t ) = at + b theo phương pháp bình phương bé nhất. Dự đoán xem cơn
mưa này có khả năng gây lũ lụt không? Biết rằng việc ghi nhận số liệu được thược hiện
ngay khi cơn mưa vừa mới bắt đầu.
Bài 8. Khi khảo sát sự lây lan của một căn bệnh ở một khu vực dân cư ở Châu Phi, người
ta ghi nhận tốc độ biến thiên của số người mắc bệnh qua bảng số liệu sau
t(tháng) 1 2 3 4
v (t ) (người/tháng) 1,63 2,45 3,27 4,18

Xác định liên hệ v(t ) = at + b theo phương pháp bình phương bé nhất. Nếu chi phí điều trị
cho mỗi bệnh nhân trong thời kì đầu của căn bệnh là 1000 $ thì hãy ước tính tổng chi phí
cho số bệnh nhân sau 6 tháng khảo sát. Biết rằng tại thời điểm ban đầu của cuộc khảo sát
đã có 100 bệnh nhân và mọi bệnh nhân đều được hưởng chi phí trên.
Bài 9. Theo thống kê về số ca nhiễm cúm Zika tại Thành phố Hồ Chí Minh trong 5 tuần
qua, người ta ghi nhận được kết quả sau đây:

Thời gian t (tuần) 1 2 3 4 5

Số lượng Q (người) 2 6 13 22 33

134
a) Sử dụng phương pháp bình phương tối tiểu để xây dựng công thức tính số ca nhiễm
cúm Zika với Q=at +b.
b) Dự báo số ca nhiễm cúm Zika trong vòng 4 tuần tới nếu dịch cúm Zika không được
kiểm soát kịp thời.
Bài 10. Theo dõi sự phát triển dịch H5N1 tại một trại vịt trong vòng 5 ngày đầu dịch
bùng phát, người ta ghi nhận được kết quả sau đây:

Thời gian t (ngày) 1 2 3 4 5

Số lượng vịt bị bệnh Q (con) 5 8 17 37 82

a) Sử dụng phương pháp bình phương tối tiểu để xây dựng công thức ước tính số
lượng vịt bị bệnh với Q=at +b.
b) Dự báo số lượng vịt bị bệnh sau 1 tuần theo dõi.
Bài 11. Khi theo dõi tốc độ tăng diện tích trồng cà phê ở một tỉnh miền núi trong những
năm gần đây, người ta ghi nhận các số liệu như sau
t(thời điểm năm) 2011 2012 2013 2014
v (t ) (ha/năm) 498 502 504 508

Xác định liên hệ v(t ) = at + b theo phương pháp bình phương bé nhất. Nếu tính bình quân
mỗi ha cho 50 tấn hạt, thì với tốc độ tăng trưởng, trên hãy ước tính đến năm 2016 sản
lượng cà phê tăng bao nhiêu tấn so với thời điểm năm 2010.

135
CHƯƠNG 6. PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN

Phương trình vi phân ra đời ở thế kỷ XVII từ các nhu cầu của các bài toán cơ học.
Nó hầu như ra đời đồng thời với phép tính vi tích phân. Đến thế kỷ XVIII, phương trình
vi phân trở thành một lĩnh vực độc lập nhờ vào các công trình của Bernoulli, d'Alembert
và nhất là của Euler.
Định nghĩa 6.1. Phương trình vi phân là phương trình chứa các biến độc lập, hàm phải
tìm (ẩn hàm) và các đạo hàm hay vi phân của hàm phải tìm.
Trong phương trình vi phân có thể khuyết các biến độc lập, hàm phải tìm nhưng
nhất thiết phải có các đạo hàm hay vi phân (của hàm phải tìm).
Nếu hàm phải tìm là hàm một biến thì ta có phương trình vi phân thường. Nếu hàm
phải tìm là hàm nhiều biến thì ta có phương trình đạo hàm riêng.
Cấp của phương trình vi phân là cấp cao nhất của đạo hàm hay vi phân có mặt
trong phương trình đó.
Một hàm cùng với các đạo hàm của nó thay vào thỏa phương trình được gọi là một
nghiệm của phương trình vi phân.
Trong giáo trình này ta chủ yếu xét phương trình vi phân thường, gọi tắt là phương
trình vi phân hay phương trình.
Ví dụ 6.1. Một vật khối lượng m rơi tự do với lực cản của không khí tỉ lệ với vận tốc rơi.
Gọi v(t) là vận tốc rơi của vật. Khi ấy có hai lực tác động lên vật: trọng lực F1 = mg cùng
chiều với chuyển động của vật và lực cản của không khí F2 = − v(t ) (ngược với chiều
chuyển động),   0 là hệ số cản. Vậy theo định luật hai Newton, ta có
ma = F ,
với
dv
a= , F = F1 + F2 = mg − v(t ).
dt
Suy ra
dv
m = mg − v(t ).
dt

136
Đây là một phương trình mà ngoài hàm cần tìm v(t), phương trình còn chứa cả đạo hàm
v'(t). Do đó, phương trình này là phương trình vi phân cấp một.
Nếu coi s(t) là quảng đường đi được của vật thì
ds
v(t ) = 
dt

Khi đó phương trình vi phân cấp một trên có thể viết ở dạng phương trình vi phân cấp hai
sau:

d 2s ds
m 2 = mg −  
dt dt
Ví dụ 6.2. Một thanh kim loại được nung nóng đến 100o C đặt trong một môi trường luôn
có nhiệt độ không đổi 20 o C . Gọi T(t) là nhiệt độ của thanh kim loại tại thời điểm t. Theo
dT
quy luật giảm nhiệt của Newton thì thì “tốc độ giảm nhiệt tỉ lệ với hiệu nhiệt độ của
dt
vật và nhiệt độ môi trường tại thời điểm đó”. Vậy quy luật thay đổi nhiệt độ của thanh
kim loại cho bởi phương trình
dT
= − k[T (t ) − 20] , k  0.
dt
Đây là phương trình vi phân cấp một.
Ví dụ 6.3. Từ thực nghiệm, người ta xác định được tốc độ phân rã của chất phóng xạ tỉ lệ
với khối lượng của chất đó. Nếu gọi x(t) là khối lượng chất phóng xạ tại thời điểm t và
x(0) = x0 thì ta có

dx
= − kx(t ) , k  0.
dt
Đây là phương trình vi phân cấp một.
6.1. Phương trình vi phân cấp một
Định nghĩa 6.2. Phương trình vi phân cấp một là phương trình có dạng
F ( x, y , y ') = 0

trong đó, x là biến số độc lập và y = y ( x ) là hàm số cần tìm.


Ta nói hàm y = y (x) xác định trong khoảng ( a, b) là nghiệm của phương trình vi
phân cấp một nếu thay hàm y = y (x) vào phương trình thì ta được một đồng nhất thức.
Nghiệm tổng quát của phương trình là hàm y = y ( x, C ) thay vào thỏa phương trình

137
với mọi giá trị của hằng số C thuộc tập con nào đó của .
Các nghiệm dạng y = y ( x, C0 ) nhận được từ nghiệm tổng quát y = y ( x, C ) khi cho
C giá trị cụ thể C = C0 được gọi là nghiệm riêng của phương trình.
Nghiệm tổng quát của phương trình có thể là một hệ thức dạng ẩn  ( x, y , C ) = 0 .
Nghiệm tổng quát cho dưới dạng ẩn  ( x, y , C ) = 0 được gọi là tích phân tổng quát
của phương trình.
Từ tích phân tổng quát  ( x, y , C ) = 0 cho C = C0 thì ta được tích phân riêng.
Nghiệm của phương trình không thu được từ nghiệm tổng quát được gọi là nghiệm
kỳ dị của phương trình vi phân.
Định lý 6.1. Nếu phương trình vi phân y ' = f ( x, y ) thỏa điều kiện f , f ' y là các hàm liên
tục trong một lân cận S ( x0 , y0 ) của điểm ( x0 ; y0 ) thì tồn tại duy nhất nghiệm y = y ( x )
sao cho y0 = y ( x0 ) .

Qui ước: Trong chương này, nếu không nói gì thêm thì ta xem y là biến phụ thuộc, x là
biến độc lập (y là hàm theo x). Tuy nhiên, đối với phương trình được cho dưới dạng vi
phân, nhưng không chỉ rõ biến phụ thuộc, ta có thể thay đổi vai trò của các biến, sao cho
việc giải phương trình được thuận lợi nhất.

6.1.1. Phương trình tách biến


Định nghĩa 6.3. Phương trình vi phân có dạng
M ( x )dx + N ( y )dy = 0

được gọi là phương trình tách biến hay phương trình có biến phân ly.
Tích phân hai vế ta có nghiệm tổng quát của phương trình là

 M ( x)dx +  N ( y)dy = C .
Ví dụ 6.4. Giải phương trình vi phân y 2 + 1 dx = 2 xydy .

Giải
2y dx
Khi x  0 , phương trình tương đương với dy = .
y +1
2 x

Tích phân tổng quát của phương trình là

138
2y dx
 y +1
2
dy = 
x
+ C  2 y 2 + 1 = ln | x | +C.

6.1.2. Phương trình đẳng cấp


Định nghĩa 6.4. Phương trình vi phân có dạng y ' = f ( x, y ) , thỏa với mọi   0
f ( x,  y) = f ( x, y)
được gọi là phương trình đẳng cấp.
1 y y
Do f ( x,  y ) = f ( x, y ) . Đặt  = thì f ( x, y ) = f (1, ) = g ( ) . Khi đó, phương trình
x x x
đẳng cấp tương đương với
 y
y ' = g  .
x
y
Đặt u = , thì ta có y = u. x và y ' = u ' x + u . Thế vào phương trình trên, ta được:
x
u ' x + u = g (u ) .
Đưa phương trình đưa về phương trình tách biến của hàm u = u( x ) .
y
Giải phương trình tách biến, sau đó thay u = ta được nghiệm của phương trình đẳng
x
cấp.
dy y2
Ví dụ 6.5. Giải phương trình vi phân = .
dx xy − x 2
Giải.
2
 y
 
Phương trình tương đương với y ' =  
x
( x  0, y  x) .
y
−1
x
y u2 du u
Đặt u = , thì ta có y = u. x và y ' = u ' x + u = x = .
x u −1 dx u − 1
Khi u  0 , phương trình tương đương với
u −1 dx
du = (phương trình tách biến)
u x
Lấy tích phân hai vế ta được

139
u −1 dx
 u
du =  + C  u − ln | u |= ln | x | +C  u = ln | ux | +C
x
y
Thay u = ta được tích phân tổng quát của phương trình đã cho là
x
y
= ln | y | +C  y = x (ln | y | +C ) .
x
Khi u = 0  y = 0 , dễ thấy đây cũng là một nghiệm của phương trình.

6.1.3. Phương trình tuyến tính cấp một


Định nghĩa 6.6. Phương trình vi phân có dạng
y '+ P( x ) y = Q ( x )

được gọi là phương trình tuyến tính cấp một.

Nhân hai vế phương trình trên với e 


P ( x ) dx
, phương trình tương đương với

y '.e + e P( x). y = Q( x)e 


P ( x ) dx P ( x ) dx P ( x ) dx
,
hay
'
 y.e  P ( x ) dx  = Q( x )e  P ( x ) dx .
 
 
Suy ra

y.e  =  Q ( x )e 
P ( x ) dx P ( x ) dx
dx + C .

Vậy, phương trình có nghiệm tổng quát là


− P ( x ) dx   P ( x ) dx dx + C  .
y=e    Q ( x )e 
 

Ví dụ 6.6. Giải phương trình vi phân y '+ 2 xy = xe− x .


2

Giải

Nghiệm tổng quát y = e    xe− x e  dx + C 


− 2 xdx 2 xdx 2

 

 y = e− x
2

(  xe .e dx + C )
− x2 x2

 y = e− x
2

(  xdx + C )

140
− x2  x2 
 y=e  2 +C.
 

6.1.4. Phương trình Bernoulli


Định nghĩa 6.7. Phương trinh vi phân có dạng
y  + P ( x ) y = Q( x ) y 

trong đó   , P( x), Q( x) là các hàm liên tục trong khoảng ( a, b) nào đó được gọi là
phương trình Bernoulli.
Khi  = 0 hoặc  = 1 thì phương trình là phương trình tuyến tính.
Khi   0 và   1 :
• Ta thấy y = 0 là nghiệm của phương trình khi   0.
• Với y  0 : Nhân hai vế phương trình cho y − , ta được
y − y'+ P( x) y1− = Q( x).
Đặt z = y1−  z ' = (1 −  ) y − y' .
Thế vào phương trình trên ta được
z '+(1 −  ) P( x) z = (1 −  )Q( x).
Đây là phương trình vi phân tuyến tính cấp một với x là biến độc lập, z là hàm
phải tìm. Giải phương trình ta được z , thay z = y1− ta được nghiệm của phương trình
Bernoulli.
4
Ví dụ 6.7. Giải phương trình vi phân y '− y = x y .
x
Giải
Ta thấy y = 0 là nghiệm của phương trình.
Với y  0 . Nhân hai vế phương trình cho y −1/ 2 , ta được
4 1/ 2
y −1/ 2 y '− y = x.
x
1 −1/ 2
Đặt z = y1/ 2  z ' = y y'
2
Thay vào phương trình trên sau đó chia hai vế phương trình cho 2, ta được
2 x
z '− z=
x 2

141
Phương trình trên là phương trình tuyến tính, giải ra ta được nghiệm tổng quát là

z = x2 ( )
ln | x |
+C
2
Vậy tích phân tổng quát của phương trình đã cho là

y = x2 ( + C ).
ln | x |
2
e. Phương trình vi phân toàn phần
Định nghĩa 6.8. Phương trình vi phân có dạng
M ( x, y )dx + N ( x, y )dy = 0

thỏa điều kiện


M N
=
y x
được gọi là phương trình vi phân toàn phần.
Định lý 6.2. Tích phân tổng quát của phương trình vi phân toàn phần có dạng
x y

 M ( x, y0 )dx +  N ( x, y )dy = C
x0 y0

hay
x y

 M ( x, y)dx +  N ( x0 , y)dy = C
x0 y0

với ( x0 , y0 ) là điểm mà tại đó M ( x, y ), N ( x, y ) liên tục.

Ví dụ 6.8. Giải phương trình vi phân 2xydx + ( x2 − y2 )dy = 0 .


Giải
Phương trình vi phân trên là phương trình vi phân toàn phần vì
 M = 2 xy M N
  = = 2x .
N = x − y
2 2
y x

Chọn ( x0 ; y0 ) = (0;0) , tích phân tổng quát của phương trình là


x y
y3
0 0dx + 0 ( x − y )dy = C  x y − 3 = C .
2 2 2

142
6.2. Phương trình vi phân cấp hai
Định nghĩa 6.9. Phương trình vi phân cấp hai là phương trình có dạng
F ( x, y , y ', y '') = 0 ,

trong đó x là biến số độc lập và y = y ( x ) là hàm số cần tìm.

Ta nói hàm y = y ( x ) xác định trong khoảng (a, b) là nghiệm của phương trình vi
phân cấp hai nếu thay hàm y = y ( x ) vào phương trình thì ta được một đồng nhất thức.

Nghiệm tổng quát của phương trình vi phân cấp hai có dạng y = y ( x, C1, C2 ) thay
vào thỏa phương trình, trong đó C1, C2 là hai hằng số thuộc tập con nào đó của .

Nghiệm riêng thỏa hai điều ban đầu y ( x0 ) = y0 và y '( x0 ) = y1 có dạng


y = y( x, C1, C2 ) và là trường hợp riêng của nghiệm tổng quát khi cho C1 = C1, C2 = C2 .
Nghiệm của phương trình vi phân dạng hàm ẩn  ( x, y, C1, C2 ) = 0 được gọi là tích
phân tổng quát.
Định lý 6.3. Nếu phương trình vi phân y '' = f ( x, y , y ') thỏa điều kiện f , f ' y , f ' y ' là các
hàm liên tục trong một lân cận S ( x0 , y0 , y1 ) của điểm ( x0 ; y0 ; y1 ) thì tồn tại duy nhất
nghiệm y = y ( x ) sao cho y0 = y ( x0 ) và y1 = y '( x0 ) .

6.2.1. Phương trình có thể đưa về phương trình vi phân cấp một
a) Dạng y '' = f ( x ) (khuyết y , y ' )
Lấy tích phân hai vế ta có
y ' =  f ( x)dx + C1.

Lấy tích phân hai vế lần nữa ta có nghiệm tổng quát


y= (  f ( x)dx ) dx + C x + C ,
1 2

với C1 , C2 là hằng số.


Ví dụ 6.9. Giải phương trình y '' = sin x với điều kiện ban đầu y (0) = 0, y '(0) = 1 .
Giải
Ta có

143
y ' =  sin xdx + C1 = − cos x + C1 .

Suy ra nghiệm tổng quát của phương trình là


y = − sin x + C1 x + C2 .

Với điều kiện ban đầu


y(0) = 0  0 = C2

y '(0) = 1  1 = −1 + C1  C1 = 2 .

Vậy, nghiệm riêng thỏa điều kiện y (0) = 0, y '(0) = 1 của phương trình đã cho là
y = 2 x − sin x .

b) Dạng y '' = f ( x, y ') (khuyết y )


Đặt u = y ' . Phương trình trở thành
u ' = f ( x, u ) ,

phương trình vi phân cấp một của hàm u = u( x ) .


Giải ra ta được nghiệm tổng quát của nó là
u =  ( x, C1 )

Vì y ' = u nên y ' =  ( x, C1 ) . Do đó nghiệm tổng quát của phương trình đã cho là

y =   ( x, C1 )dx + C2 .

y'
Ví dụ 6.10. Giải phương trình y '' = x − .
x
Giải
Đặt u = y ' , phương trình có dạng
u 1
u' = x − hay u '+ u = x .
x x
Đây là phương trình vi phân tuyến tính cấp một với x là biến độc lập và u là hàm
phải tìm. Ta có nghiệm tổng quát

 x  
dx dx
− x

u=e xe dx + C 

 

x 2 C1
u= + 
3 x
144
x 2 C1
Vì y ' = u nên y ' = + . Do đó nghiệm tổng quát của phương trình đã cho là
3 x
x3
y= + C1 ln | x | +C2 .
9
c) Dạng y '' = f ( y , y ') (khuyết x )
Đặt p = y ' và xem p = p ( y ) . Khi đó, theo quy tắc đạo hàm hàm hợp p = p[ y ( x )] ,
ta có
dp dp dy dp
y '' = = . =p .
dx dy dx dy
Do đó, phương trình trở thành
dp f ( y , p )
= .
dy p
Đây là phương trình vi phân cấp một của hàm p = p ( y ) . Giả sử ta tìm được nghiệm tổng
quát của nó là
p =  ( y, C1 ) .

dy
Khi đó, vì p = y ' = nên ta có phương trình tách biến của hàm y biến x là
dx
dy
=  ( y, C1 ) .
dx
Ví dụ 6.11. Giải phương trình 2 yy ''+ y '2 = 0 .

Giải
dp
Đặt p = y ' thì y '' = p . Khi đó, ta có
dy

dp  dp 
2 yp + p2 = 0  p2y + p = 0.
dy  dy 
• Trường hợp p = 0  y ' = 0  y = C

dp
• Trường hợp 2 y + p = 0 hay
dy
dp 1 dy
+ =0.
p 2 y

145
Đây là phương trình tách biến của hàm p và biến y . Tích phân hai vế ta được
1
ln p + ln y = ln C0 hay ln p y = ln C0
2
dy C
 p y = C0  = p= 0  y dy = C0dx .
dx y

Phương trình có dạng tách biến của hàm y và biến x . Tích phân hai vế lần nữa ta

2 3/ 2
y = C0 x + C0 ' hay y 3/2 = C1 x + C2 .
3
Ta thấy nghiệm y = C ứng với C2 = C, C1 = 0 .
Vậy, nghiệm tổng quát của phương trình là
y 3/2 = C1 x + C2 .

6.2.2. Phương trình tuyến tính cấp hai với hệ số không đổi
Định nghĩa 6.13. Phương trình dạng
y ''+ ay '+ by = f ( x )

với a, b là các hằng số được gọi là phương trình tuyến tính cấp hai với hệ số không đổi.
Phương trình dạng
y ''+ ay '+ by = 0

được gọi là phương trình thuần nhất của phương trình tuyến tính cấp hai với hệ số không
đổi.
Định lý 6.4. (Nghiệm tổng quát phương trình thuần nhất)
Gọi phương trình
k 2 + ak + b = 0
là phương trình đặc trưng cho phương trình thuần nhất của phương trình tuyến tính cấp
hai với hệ số không đổi
y ''+ ay '+ by = 0 .

Khi đó ta có:
(i) Nếu phương trình đặc trưng có 2 nghiệm phân biệt k1 , k2 thì nghiệm tổng quát
của phương trình thuần nhất là
146
y = C1ek1x + C2ek2 x .
(ii) Nếu phương trình đặc trưng có nghiệm kép k thì nghiệm tổng quát của phương
trình thuần nhất là
y = C1ekx + C2 xekx .
(iii) Nếu phương trình đặc trưng có hai nghiệm phức liên hợp k1,2 =    i thì
nghiệm tổng quát của phương trình thuần nhất là
y = C1e x cos  x + C2e x sin  x .
Định lý 6.5. (Nghiệm riêng dạng đa mũ)
Xét phương trình
y ''+ ay '+ by = f ( x )

với
f ( x ) = e x Pn ( x ) .

Khi đó ta có:
(i) Nếu  không là nghiệm phương trình đặc trưng thì nghiệm riêng của phương
trình đã cho có dạng
Y = e xQn ( x ) .

(ii) Nếu  là nghiệm phương trình đặc trưng thì nghiệm riêng của phương trình đã
cho có dạng
Y = xe xQn ( x ).

(iii) Nếu  là nghiệm kép của phương trình đặc trưng thì nghiệm riêng của phương
trình đã cho có dạng
Y = x 2e xQn ( x ).

Trong đó Qn ( x ) là đa thức cùng bậc với Pn ( x ) và các hệ số được tìm bằng cách thay
Y , Y ', Y '' vào phương trình đã cho.
Định lý 6.6. (Nghiệm riêng dạng lượng giác)
Xét phương trình
y ''+ ay '+ by = f ( x )

với
f ( x ) = e x [ Pn ( x ) cos  x + Qm ( x )sin  x ] .

Đặt p = max{m, n} . Khi đó ta có:


147
(i) Nếu    i không là nghiệm phương trình đặc trưng thì nghiệm riêng của
phương trình đã cho có dạng
Y = e x [U p ( x)cos  x + Vp ( x)sin  x]
(ii) Nếu    i là nghiệm phương trình đặc trưng thì nghiệm riêng của phương
trình đã cho có dạng
Y = xe x [U p ( x)cos  x + Vp ( x)sin  x] .

Trong đó U p ( x ),V p ( x ) là đa thức bậc p và các hệ số được tìm bằng cách thay
Y , Y ', Y '' vào phương trình đã cho.
Định lý 6.6. (Nguyên lý chồng chất nghiệm).
Nếu Y1 là một nghiệm riêng của
y ''+ a1 ( x ) y '+ a2 ( x ) y = f1 ( x )

và Y2 là một nghiệm riêng của


y ''+ a1 ( x ) y '+ a2 ( x) y = f 2 ( x )

thì Y = Y1 + Y2 là một nghiệm riêng của phương trình


y ''+ a1 ( x) y '+ a2 ( x) y = f1 ( x) + f 2 ( x) .

Định lý 6.7. Nghiệm tổng quát của phương trình tuyến tính cấp hai với hệ số không đổi
có dạng
y = y +Y ,

với y là nghiệm tổng quát của phương trình thuần nhất và Y là một nghiệm riêng của
phương trình.
Ví dụ 6.12. Giải các phương trình vi phân
a) y ''+ y '− 2 y = 0
b) y ''− 4 y '+ 4 y = 0
c) y ''+ 2 y '+ 5 y = 0 .
Giải
a) Phương trình đặc trưng k 2 + k − 2 = 0 có hai nghiệm k1 = 1, k2 = −2 nên nghiệm tổng
quát của phương trình là
y = C1e x + C2e−2 x .
b) Phương trình đặc trưng k 2 − 4k + 4 = 0 có nghiệm kép k = 2 nên nghiệm tổng quát
của phương trình là
y = C1e2 x + C2 xe2 x .
148
c) Phương trình đặc trưng k 2 + 2k + 5 = 0 có nghiệm phức liện hợp là k1,2 = −1  2i nên
nghiệm tổng quát của phương trình là
y = C1e− x cos2 x + C2e− x sin 2 x .

Ví dụ 6.13. Giải phương trình dao động điều hòa x ''(t ) +  2 x(t ) = 0 (  0) với các điều
kiện ban đầu x(0) = x0 , x '(0) = v0 .

Giải
Phương trình đặc trưng k 2 +  2 = 0 có nghiệm k1 = i, k2 = −i . Do đó, phương
trình có nghiệm tổng quát
x(t ) = C1 cos t + C2 sin t .
Suy ra x '(t ) = −C1 sin t + C2 cos t .
Từ các điều kiện biên x(0) = x0 , x '(0) = v0 , ta có hệ phương trình

C1 = x0
C1 = x0 
  x0
C2 = v0 C2 =  .

Vậy, ta có nghiệm tổng quát


v0
x(t ) = x0 cos t + sin t = A(sin  cos t + cos  sin t ) = A sin(t +  ) ,

với A = x02 + (v0 / )2 , sin  = x0 / A và cos  = v0 /  A .

Ví dụ 6.14. Giải phương trình vi phân y ''− 4 y '+ 3 y = 10e−2 x .


Giải
• Tìm nghiệm tổng quát y của y ''− 4 y '+ 3 y = 0 .

Phương trình đặc trưng k 2 − 4k + 3 = 0 có hai nghiệm k1 = 1, k2 = 3 nên nghiệm tổng


quát của phương trình là
y = C1e x + C2e3 x .

• Tìm nghiệm riêng Y của y ''− 4 y '+ 3 y = 10e−2 x .

Vì  = −2 không là nghiệm phương trình đặc trưng và P ( x ) = 10 là đa thức bậc 0


nên nghiệm riêng có dạng
Y = e −2 x A .

149
Ta có Y ' = −2 Ae−2 x ,Y '' = 4 Ae−2 x . Thay vào phương trình ta có
2
4 Ae −2 x − 4( −2 Ae −2 x ) + 3 Ae −2 x = 10e −2 x  15C = 10  C = .
3
Do đó,
2 −2 x
Y= e .
3
Vậy nghiệm tổng quát là
2
y = y + Y = C1e x + C2e3 x + e −2 x .
3
Ví dụ 6.15. Giải phương trình y − 7 y + 6 y = ( x − 2 ) e x .

Giải
• Tìm nghiệm tổng quát y của phương trình y  − 7 y  + 6 y = 0 .

Phương trình đặc trưng k 2 − 7k + 6 = 0 có hai nghiệm k1 = 1, k2 = 6 nên nghiệm tổng


quát của phương trình thuần nhất tương ứng là

y = C1e x + C2e6 x .
• Tìm một nghiệm riêng Y của phương trình y − 7 y + 6 y = ( x − 2 ) e x .

Ta thấy  = 1 = k1 và Pn ( x ) = x − 2 nên ta tìm nghiệm riêng Y của phương trình dạng

Y = x ( Ax + B ) e x .
Ta có
Y  =  Ax 2 + ( 2 A + B ) x + B  e x

Y  =  Ax 2 + ( 4 A + B ) x + 2 A + 2 B  e x .

Thay Y , Y , Y  vào phương trình thu gọn ta được


( −10 Ax − 5B + 2 A) e x = ( x − 2) e x
 − 10 Ax − 5B + 2 A = x − 2 .
Đồng nhất các hệ số của các lũy thừa cùng bậc ta được
−10 A = 1, −5 B + 2 A = −2 .

150
1 9
Suy ra A = − ,B= . Do đó
10 25
 x 9 
Y = x  − + ex 
 10 25 
Vậy nghiệm tổng quát của phương trình đã cho là
 x 9 
y = y + Y = C1e x + C2e6 x + x  − +  e x .
 10 25 
Ví dụ 6.16. Giải phương trình y − 2 y + y = e x .
Giải
• Tìm nghiệm tổng quát y của y ''− 2 y '+ y = 0 .

Phương trình đặc trưng k 2 − 2k + 1 = 0 có nghiệm kép k = 1 nên


y = C1e x + C2 xe x .

• Tìm nghiệm riêng Y của y ''− 2 y '+ y = e x .

Vì  = 1 là nghiệm kép phương trình đặc trưng và P( x ) = 1 là đa thức bậc 0 nên


nghiệm riêng có dạng
Y = x 2e x A .
Ta có Y ' = Ae x ( x 2 + 2 x), Y '' = Ae x ( x 2 + 4 x + 2) . Thay vào phương trình ta có
1
Ax 2e x − 2 Ae x ( x 2 + 2 x ) + Ae x ( x 2 + 4 x + 2) = e x  2 A = 1  A = .
2
Do đó,
1 2 x
Y = xe .
2
1
Vậy nghiệm tổng quát là y = y + Y = C1e x + C2 xe x + x 2e x .
2
Ví dụ 6.17. Giải phương trình y − y = 3e 2 x cos x .
Giải
• Tìm nghiệm tổng quát của phương trình thuần nhất y ''− y = 0 .

Phương trình đặc trưng k 2 − 1 = 0 có hai nghiệm k1 = 1, k2 = −1 nên nghiệm tổng quát
của phương trình thuần nhất tương ứng là

151
y = C1e x + C2e− x
• Tìm một nghiệm riêng Y của phương trình y − y = 3e cos x .
2x

Ta thấy   i = i khác k1 và k 2 và f ( x ) = e2 x 3cos x + 0sin x  nên ta tìm nghiệm Y


của phương trình dạng
Y = e2 x ( A cos x + B sin x ) .
Ta có
Y  = e 2 x ( 2 A + B ) cos x + ( 2 B − A ) sin x 

Y  = e 2 x ( 3 A + 4 B ) cos x + ( −4 A + 3B ) sin x  .

Thay Y , Y , Y  vào phương trình và thu gọn ta được


e 2 x ( 2 A + 4 B ) cos x + ( −4 A + 2 B ) sin x  = 3e 2 x cos x .

Đồng nhất các hệ số của cos x và sin x thì được


2 A + 4 B = 3, −4 A + 2 B= 0 .
3 3
Suy ra A = , B= .
10 5
Do đó
 3 3 
Y = e 2 x  cos x + sin x  .
 10 5 
Vậy nghiệm tổng quát của phương trình đã cho là
 3 3 
y = y + Y = C2e x + C2e − x + e 2 x  cos x + sin x  .
 10 5 
Ví dụ 6.18. Giải phương trình y + 4 y = cos 2 x .
Giải
• Tìm nghiệm tổng quát của phương trình thuần nhất y ''+ 4 y = 0 .

Phương trình đặc trưng k 2 + 4 = 0 có hai nghiệm phức liên hợp k1 = 2i và k2 = −2i
nên nghiệm tổng quát của phương trình thuần nhất của phương trình là
y = C1 cos 2 x + C2 sin 2 x
• Tìm một nghiệm riêng Y của phương trình y + 4 y = cos 2 x .

152
Ta thấy   i = 2i là nghiệm của phương trình đặc trưng và
f ( x ) = e0 x 1.cos x + 0sin 2 x 
nên ta tìm nghiệm riêng Y của phương trình dạng
Y = x ( A cos 2 x + B sin 2 x ) .
Thay Y , Y , Y  vào phương trình và thu gọn hai vế ta được
4B cos 2 x − 4 Asin 2 x = cos 2 x
Đồng nhất các hệ số của cos2x và sin2x ta được
1
4 B = 1, −4 A = 0 hay A = 0, B = .
4
Suy ra
1
Y= x sin 2 x.
4
Vậy, nghiệm tổng quát của phương trình là
1
y = y + Y = C1 cos 2 x + C2 sin 2 x + x sin 2 x .
4
6.3. Ứng dụng của phương trình vi phân
6.3.1. Bài toán nồng độ muối
Ví dụ 6.19. Một bồn chứa 200 lít nước có hòa tan 40 g muối. Người ta bơm vào bồn một
dung dịch muối có nồng độ 2 gram/lít, với tốc độ 5 lít/phút. Giả sử dung dịch muối bơm
vào được trộn đều tức thì với nước trong hồ và cho chảy ra ngoài với tốc độ bằng tốc độ
bơm vào. Tính khối lượng muối m(t) trong bồn tại thời điểm t bất kỳ?
Giải
Bước 1: Mô hình hóa bài toán
Ta có: Tốc độ biến thiên của muối trong bồn là m'(t) gram/phút.
Tốc độ muối bơm vào là 5  2 = 10 gram/phút.
m(t )
Tốc độ muối chảy ra là 5  = 0,025 m(t ) gram/phút.
200
Do đó ta có
m' (t ) = 10 − 0,025 m(t ) .
hay
153
m' (t ) + 0,025 m(t ) = 10.
đây là phương trình vi phân tuyến tính cấp một với hàm phải tìm là m(t).

Theo giả thiết ta có: m(0) = 40 (điều kiện ban đầu).


Bước 2: Giải phương trình vi phân
Nghiệm tổng quát của phương trình là
− 0, 025dt   0,025dt dt + C  = Ce−0,025t + 400
m(t ) = e    10e 
 
Từ điều kiện ban đầu m(0) = 40 ta có C = −360
Do đó nghiệm riêng thỏa điều kiện ban đầu là
m(t ) = 400 − 360 e −0,025t .

Vậy lượng muối trong bồn tại thời điểm t bất kỳ là


m(t ) = 400 − 360 e −0,025t (gram).
Ví dụ 6.20. Một bồn chứa đang có 100 lít nước trong đó có hòa tan 50 gram muối. Người
ta bơm vào bồn một dung dịch muối có nồng độ 2 gram/lít, với tốc độ 3 lít/phút. Giả sử
dung dịch muối trong bồn được trộn đều tức thì và chảy ra ngoài với tốc độ 2 lít/phút.
Nếu thể tích của bồn đủ lớn để nước trong bồn không tràn ra ngoài, thì hãy tính lượng
muối m(t) trong bồn tại thời điểm t bất kỳ? Khi nào thì muối trong bồn đạt tới nồng độ 1,5
gram/lít? Sau 30 phút thì lượng muối trong hồ là bao nhiêu?
Giải
Bước 1: Mô hình hóa bài toán
Ta có: Tốc độ biến thiên của muối trong bồn là m'(t) gram/phút.
Tốc độ muối bơm vào là 3  2 = 6 gram/phút.
Tốc độ muối chảy ra là
m(t )
2 gram/phút.
100 + t
Do đó ta có
m(t )
m' (t ) = 6 − 2 
100 + t
hay

154
2
m' (t ) + m(t ) = 6
100 + t
đây là phương trình vi phân tuyến tính cấp một với hàm phải tìm là m(t).
Theo giả thiết ta có: m(0) = 50 (điều kiện ban đầu).
Bước 2: Giải phương trình vi phân
Nghiệm tổng quát của phương trình là
 100+t dt  
2 2
−  100+t dt C

m(t ) = e 6 e dt + C  = 2(100 + t ) + .
 (100 + t ) 2
 
Từ điều kiện ban đầu m(0) = 50 ta có C = −15  105
Do đó nghiệm riêng thỏa điều kiện ban đầu là
15  105
m(t ) = 2(100 + t ) −
(100 + t ) 2

Vậy lượng muối trong bồn tại thời điểm t bất kỳ là


15  105
m(t ) = 2(100 + t ) − (gram).
(100 + t ) 2
Ta có nồng độ muối trong thùng tại thời điểm t bất kỳ là
m(t ) 15  105
C (t ) = = 2−
100 + t (100 + t )3
Do đó để nồng độ muối trong thùng đạt 1,5 gram/lít thì ta cần C (t ) = 1,5 (gram/lít)

hay 2 −
15  105
(100 + t )3
= 1,5 . Giải phương trình trên ta được ( )
t = 100 3 3 − 1 phút.

Lượng muối trong bồn sau 30 phút là m(30)  171,243 gram.


6.3.2. Bài toán tăng trưởng số lượng
Ví dụ 6.21. Một ao cá có sức chứa ít hơn 150 con cá. Ban đầu 6 con cá được thả vào ao.
Tốc độ tăng trưởng của đàn cá được mô hình hóa bởi phương trình

= 0,0015 y (t ) 150 − y (t ) ,
dy (t )
dt
trong đó y (t ) là số lượng cá có trong ao tại thời điểm t, (0  y(t )  150) , t là thời gian tính
theo tuần.

155
a) Tính số lượng cá trong ao ở tuần thứ t ?
b) Khoảng mấy tuần sau thì số cá trong ao được khoảng 100 con?
Giải
(i) Phương trình trên có thể viết lại dưới dạng phương trình tách biến
dy
= 0,0015dt .
y (150 − y )
Tích phân hai vế ta có
dy
 y(150 − y) =  0,0015dt + C
hay
1 1 1 
  +  dy = 0,0015t + C
150  y 150 − y 
1 y
Vì 0  y (t )  150 , ta có ln = 0,0015 t + C
150 150 − y
y
= Ce0.225t
150 − y
Giải ra theo y ta được nghiệm tổng quát của phương trình là
150Ce0, 225t
y(t ) =
1 + Ce0, 225t
150C 1
Theo giả thiết y (0) = 6 hay =6 C = .
1+ C 24
150e 0, 225t
Vậy số lượng cá trong ao ở tuần thứ t là y (t ) = 
24 + e 0, 225t
(ii) Để số lượng cá trong ao là 100 con thì y (t ) = 100
150e0, 225t ln 48
hay = 100  e0, 225t = 48  t =  17,205 (tuần).
24 + e 0, 225t
0,225
Vậy khoảng 17 tuần thì số cá trong ao khoảng 100 con.
Ví dụ 6.22. Trong một phản ứng hóa học, chất A chuyển hóa thành chất B với tốc độ
chuyển hóa tỉ lệ thuận với bình phương khối lượng của chất A. Ban đầu có 60g chất A,
sau 1 giờ chỉ còn 10g chất A chưa chuyển hóa. Hỏi chất A còn lại bao nhiêu sau 2 giờ ?

Giải

156
Gọi m(t): Khối lượng chất A tại thời gian t
1
Ta có: m ' = km 2  − = kt + c
m
1 1
Với m(0) = 60, m(1) = 10  k = − ,c = − .
12 60

1 1 1 60
Vậy = t+ . Khi t = 2 : m(2) = = 5,45 g .
m 12 60 11
Ví dụ 6.23. Một trại heo với số lượng 1000 con đang bị dịch bệnh tấn công, trại heo đã
được cô lập hoàn toàn để tránh lây lan sang các khu vực khác. Ở ngày thứ 5 của dịch bệnh
đã có 9 con bị bệnh và ngày thứ 7 của dịch bệnh có 49 con bị bệnh. Biết rằng tốc độ phát
triển của dịch bệnh tỉ lệ thuận với căn bậc hai số heo mắc bệnh tại thời điểm đó. Hãy ước
tính số lượng heo mắc bệnh ở ngày thứ 12 nếu dịch bệnh không được ngăn chặn kịp thời ?
Giải
Gọi m(t) là số heo mắc bệnh tại ở thời điểm t.
dm
Ta có: = k m  2 m = kt + C .
dt
k .5 + C = 6 k = 4
Khi m(5)= 9, m(7)=49:  
k .7 + C = 14 C = −14
Vậy : 2 m = 4t − 14 . Suy ra m(12)= 289 con.

BÀI TẬP
Bài 1. Giải các phương trình vi phân
a) xydx + ( x + 1)dy = 0 d) y ' = e x + y + e x − y
( )
b) dx + x 2 + 4 y y 2 + 2 dy = 0 e) y ' = y 2 (1 − y )
c) y ' = y 2 − 2 y + 2 f) (1 + e ) y dy − e dx = 0 , y(0) = 0.
2x 2 x

Bài 2. Giải các phương trình sau


a) x 2 y ' = x 2 + y 2 + xy. x
d) xy '− y =
b) (x 3
+ y 3 ) dx − 3xy 2 dy = 0 y
arctan
x
y  y  e) xy ' = y(1 + ln y − ln x) , y(1) = e.
c) x cos dy =  y cos + x  dx
x  x 

157
Bài 3. Giải các phương trình sau

a) xy '− y = 2 x 2 cos 2 x. c) x ( y '− y ) = e x

b) y = x ( y '− x sin 5 x ) d) ( xy '− 1) ln x = 2 y

Bài 4. Giải các phương trình sau

a) y '+ 2 y = e x y 2 . d) xy '− 2 x 2 y = 4 y
y y2 2 2
b) y '− = e) y '+ y= y.
x −1 x −1 x cos 2 x
c) y '− y = xy5
Bài 5. Giải các phương trình sau

a) e− y dx − ( 2 y + xe− y ) dy = 0.

b) ( cos y + y cos x + 1) dx + (sin x − x sin y ) dy = 0.


c) ( xy 2 + y + e x ) dx + ( x 2 y + x + sin y ) dy = 0.

d) ( 2 + ye xy + cos 2 x ) dx − ( 2 y − xe xy + ln y ) dy = 0

 2  3 
e)  y + 2  dx +  x − 2  dy , y (1) = 1.
 x   y 
Bài 6. Một hồ chứa 1000 m3 nước có nồng độ muối 0,3 kg/ m3. Để giảm nồng độ muối
của nước trong hồ, người ta bơm vào hồ một nguồn nước có nồng độ muối 0,03 kg/ m3,
với tốc độ 8 m3/phút. Giả sử nước chảy vào được trộn đều tức thì với nước trong hồ và
cho chảy ra ngoài với tốc độ 6 m3/phút. Sau 30 phút, nồng độ muối của nước trong hồ là
bao nhiêu? Biết rằng thể tích của hồ đủ lớn để nước bơm vào không bị tràn ra ngoài.
Bài 7. Một thùng chứa 1000 lít (l) nước nguyên chất. Rượu có nồng độ muối 0,05 g/l
được cho chảy vào thùng với tốc độ 5 l/phút. Một loại rượu khác có nồng độ muối 0,04g/l
được cho chảy vào thùng với tốc độ 10 l/phút. Giả sử nước và các loại rượu trong thùng
được trộn đều tức thì và cho chảy ra ngoài với tốc độ 15 l/phút. Sau một giờ, khối lượng
muối trong thùng là bao nhiêu?
Bài 8. Một vuông nuôi tôm ước tính 10.000 m3 nước đang trong tình trạng ngập mặn
nặng với nồng độ muối 3g/m3. Để giảm tình trạng ngập mặn của vuông, người ta thực
hiện bơm nước vào với tốc độ 150 m3/giờ từ nguồn nước gần đó có nồng độ muối là
0,2g/m3. Giả sử nước trong vuông và nước bơm vào được trộn đều tức thì và cho chảy ra

158
ngoài với tốc độ 100 m3/giờ. Hãy tính nồng độ muối của vuông tôm sau 1 ngày thực hiện
biện pháp giảm mặn trên.
Bài 9. Một hồ chứa 1000 m3 nước có nồng độ muối 0,2 kg/ m3. Để giảm nồng độ muối
của nước trong hồ, người ta bơm vào hồ một nguồn nước có nồng độ muối 0,02 kg/ m3
với tốc độ 6 m3/phút. Giả sử nước chảy vào được trộn đều tức thì với nước trong hồ và
cho chảy ra ngoài với cùng tốc độ chảy vào. Sau 30 phút, nồng độ muối của nước trong
hồ là bao nhiêu?
Bài 10. Một vuông nuôi tôm ước tính 10.000 m3 nước đang trong tình trạng ngập mặn
nặng với nồng độ muối 3g/m3. Để giảm tình trạng ngập mặn người ta thực hiện bơm nước
vào với tốc độ 200 m3/giờ từ nguồn nước gần đó có nồng độ muối là 0,2g/ m3. Nước trong
vuông và nước bơm vào được trộn đều tức thì và cho chảy ra ngoài với tốc độ 100 m3/giờ.
Hãy tính nồng độ muối của vuông tôm sau 2 ngày thực hiện biện pháp giảm mặn trên.
Bài 11. Một người được truyền nước biển do ngất đi. Biết nồng độ cần để tỉnh lại là 0,4
gam/lít. Biết vận tốc truyền là 1 lít/ giờ, nồng độ 1 gam/lít và nồng độ đường trong người
bị ngất là 0,3 gam/lít. Thể tích máu trung bình của người là 4 lít. Giả sử tốc độ bài tiết
bằng với tốc độ chuyền là 1 lít/giờ. Hỏi người ấy có tỉnh lại không nếu sau 1 giờ truyền
nước biển.
Bài 12. Một thùng nước chứa dung tích 100 lít hòa tan 5000g muối. Cho 2 vòi nước cùng
lúc chảy vào thùng: Vòi thứ nhất chảy với vận tốc 5 lít/phút với dung dịch đường có nồng
độ 100g/lít, vòi thứ hai chảy với vận tốc 3 lít/phút với dung dịch muối có nồng độ 50g/lít.
Lượng dung dịch chảy vào hòa tan ngay với lượng dung dịch có trong thùng, cùng lúc đó
người ta mở 1 vòi xả cho dung dịch chảy ra với vận tốc 8 lít/phút. Vậy sau bao lâu thì
lượng đường trong thùng bằng ¼ lượng muối.
Bài 13. Cho một bình có V=20 lít, chứa 80% nitơ và 20% ôxi. Trong mỗi giây người ta
cho vào bình 0,1 lít nitơ và cho ra khỏi bình cùng một lượng như vậy hổn hợp khí. Hỏi
sao bao lâu thì trong bình sẽ có 99% nitơ ?
Bài 14. Định luật Newton về sự tỏa nhiệt: “Tốc độ biến thiên nhiệt độ của một vật theo
thời gian tỉ lệ với hiệu giữa nhiệt độ của vật và nhiệt độ của môi trường bên ngoài”. Một
lon nước ngọt được lấy ra khỏi tủ lạnh sau nửa giờ đo được nhiệt độ là 10 oC. Thêm nửa
giờ nữa, nhiệt độ của lon là 15 oC. Nhiệt độ trong tủ lạnh là bao nhiêu? Biết rằng nhiệt độ
phòng đang giữ ở mức 35 oC từ lúc lon nước ngọt được lấy ra.
Bài 15. Theo Nelson, trọng lượng trung bình của thai vào ngày thứ 100 là 400g. Bắt đầu
từ ngày này trở đi, tốc độ phát triển của trọng lượng thai tỉ lệ với trọng lượng hiện có của
nó và đến ngày thứ 270 của thai kỳ, trung bình thai nặng 3000g. Tìm qui luật tăng trưởng
của trọng lượng thai trong khoảng thời gian này.
Bài 16. Một mô hình toán học được dùng để khảo sát sự lây lan của một loại bệnh dịch
là: “Tốc độ truyền bệnh tỉ lệ với số người bị nhiễm bệnh và số người chưa bị nhiễm
159
bệnh”. Trong một thành phố biệt lập có 5000 cư dân và lúc đầu có 160 người bị nhiễm
bệnh. Sau một tuần, số người bị nhiễm bệnh lên đến 1200 người. Sau bao lâu sẽ có 80%
số cư dân bị nhiễm bệnh.
Bài 17. Một trại heo với số lượng 100 con đang bị dịch bệnh tấn công và đã được cô lập
hoàn toàn. Ở ngày thứ 5 của dịch bệnh đã có 5 con bị bệnh và ngày thứ 7 của dịch bệnh
có 10 con bị bệnh. Biết rằng tốc độ phát triển của dịch bệnh tỉ lệ nghịch với số heo chưa
mắc bệnh tại thời điểm đó. Hãy ước tính số lượng heo mắc bệnh ở ngày thứ 14 của dịch
bệnh nếu dịch bệnh không được ngăn chặn kịp thời ?
Bài 18. Biết rằng tốc độ phân rã của Radium tỉ lệ thuận với khối lượng hiện có của nó.
Tìm quy luật phân rã của Radium, nếu biết khối lượng ban đầu của nó và thời gian cần
thiết để phân rã một nửa khối lượng Radium là T. Hỏi sau 100 năm Radium sẽ phân rã hết
bao nhiêu phần trăm khối lượng Radium ban đầu, biết T=1600 năm?
Bài 19. Giải các phương trình vi phân cấp hai
a) y '' = x + sin x. d) (1 + x 2 ) y " = 2 xy '.
b) y '' = 2sin x cos 2 x − sin 5 x. e) yy " = y '( y '+ 1).
c) y '' = xe− x , y(0) = 1, y '(0) = 0. f) y " = 2 yy '.
Bài 20. Giải các phương trình vi phân sau
a) y "+ 3 y '− 4 y = 0 c) y ''− 4 y '+ 5 y = 0
b) y "+ 4 y '+ 4 y = 0 d) y + 4 y = 0
Bài 21. Giải các phương trình vi phân sau

a) y − 2 y − 3 y = e 4 x c) y ''- y ' = e x

b) y ''- 2 y '+ y = x + 1 d) y ''- 2 y '+ y = e x


Bài 22. Giải các phương trình vi phân sau
a) y ''+ y ' = cos x c) y ''+ 4 y = cos 2 x
b) y ''- 3 y '+ 2 y = sin x. d) y "+ y '− 2y = cos x − 3sin x, y(0) = 1, y '(0) = 2

Bài 23. Giải các phương trình vi phân sau

a) y ''- 4 y '+ 8 y = e 2 x + sin 2 x. c) y ''- 4 y = e 2 x + 5sin x.


b) y ''- 3 y '+ 2 y = 3x + 5sin 2 x. d) y + 9 y = xe x + 2cos3 x
Bài 24. Xác định dạng nghiệm tổng quát của phương trình vi phân
160
a) y ''- 4 y '+ 3 y = x 2 + e x sin x. c) y ''- 2 y '+ y = x 2e x + x cos x.

b) y ''- 4 y '+ 3 y = x 2e x + x sin x. d) y ''+ 4 y = x(e x + sin 2 x).

161
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Lê Quang Hoàng Nhân, Hoàng Đức Hải, Đoàn Thiện Ngân, (2008), Toán cao
cấp, NXB ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
[2] Nguyễn Văn Khuê, Bùi Đắc Tắc, Đậu Thế Cấp, (1998). Toán cao cấp, NXB
Giáo dục - Hà Nội.
[3] Lê Phương Quân, (2007), Vi tích phân C, NXB ĐH Cần Thơ.
[4] Hoàng Anh Tuấn, Đoàn Thiện Ngân, (2008), Toán cao cấp, NXB Giáo dục - Hà
Nội.
[5] Lê Thanh Tùng, Hồ Hữu Lộc, (2016), Toán cao cấp A, NXB ĐH Cần Thơ.
[6] R. A. Adams, (1999), Calculus: a complete course (4th edition), Addison Wesley
Publishing Company.
[7] C. Neuhauser, (2010), Caculus for biology and medicine (3th edition), Pearson –
Prentice Hall.

162

You might also like