Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH


-------------------------

TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: KINH TẾ PHÁT TRIỂN

ĐỀ TÀI:

Nguồn lao động Việt Nam trong bối cảnh cách


mạng công nghiệp 4.0 - Thực trạng và giải pháp

Họ và tên: NGUYỄN THỊ NGỌC LINH


Lớp niên chế: CQ56/21.09
Lớp tín chỉ: CQ56/21.02.LT2
Số thứ tự: 06

ĐIỂM TIỂU LUẬN


ĐIỂM Cán bộ chấm thi thứ nhất
(ký và ghi rõ họ tên)

Bằng số:..................

Cán bộ chấm thi thứ hai


Bằng chữ: (ký và ghi rõ họ tên)

................................
5
06 – 56.21.02LT2 – Nguyễn Thị Ngọc Linh

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT .................................................... ii

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ ...................................................................... ii

PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG


BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ......................................................1

1.1 Khái quát về nguồn lao động ................................................................................1

1.1.1 Khái niệm nguồn lao động .............................................................................1

1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn lao động..................................................1

1.1.3 Vai trò của nguồn lao động đối với phát triển kinh tế ...................................2

1.2 Khái quát về cách mạng công nghiệp 4.0 .............................................................2

1.3 Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến nguồn lao động ...........................2

PHẦN 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGUỒN LAO ĐỘNG
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ................3

2.1 Thực trạng nguồn lao động Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp
4.0 ................................................................................................................................ 3

2.1.1 Tổng quan về tình hình nguồn lao động ở Việt Nam ..................................3

2.1.2 Phân tích thực trạng nguồn lao động Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0..6

2.2 Đánh giá thực trạng nguồn lao động việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0 ..........8

2.2.1 Ưu điểm của nguồn lao động Việt Nam ........................................................8

2.2.2 Những hạn chế và thách thức.........................................................................8

2.2.3 Nguyên nhân ..................................................................................................9

PHẦN 3: GIẢI PHÁP NGUỒN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ..........................................................................9

3.1 Yêu cầu đối với nguồn lao động Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0................9

3.2 Đề xuất một số giải pháp .....................................................................................10

CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................11

i
06 – 56.21.02LT2 – Nguyễn Thị Ngọc Linh

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT


CMCN 4.0 Cách mạng công nghiệp 4.0

LLLĐ Lực lượng lao động

CMKT Chuyên môn kỹ thuật

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ


Bảng 1. Lực lượng lao động và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động Trang 3

Hình 1. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng/chứng chỉ của LLLĐ từ 15 Trang 4
tuổi trở lên và LLLĐ trong độ tuổi lao động, Q4/2018, Q3/2019 và
Q4/2019

Hình 2. Số lượng LLLĐ từ 15 tuổi trở lên theo trình độ chuyên môn Trang 4
kỹ thuật

Hình 3. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động theo trình độ chuyên Trang 5
môn kỹ thuật

Hình 4. Số lượng và tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi Trang 5

ii
06 – 56.21.02LT2 – Nguyễn Thị Ngọc Linh

PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG


BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
1.1 Khái quát về nguồn lao động
1.1.1 Khái niệm nguồn lao động
Nguồn lao động là một bộ phận của dân số trong độ tuổi quy định có khả năng lao
động và những người ngoài độ tuổi nhưng thực tế có tham gia lao động, những người
không có việc làm đang tích cực tìm kiếm việc làm.

Theo Bộ Luật Lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014) độ tuổi
lao động với nữ là từ 15 đến 55 tuổi, đối với nam là từ 15 đến 60 tuổi.

Trong thống kê ở Việt Nam hiện nay có khái niệm: Lao động trong độ tuổi và lao động
ngoài độ tuổi.

Lao động trong độ tuổi: Là những người trong độ tuổi lao động theo quy định của
Luật lao động hiện hành có nghĩa vụ và quyền lợi đem sức lao động của mình ra làm
việc.

Lao động ngoài độ tuổi: Là những người chưa đến hoặc đã quá độ tuổi lao động theo
quy định của Luật lao động hiện hành nhưng thực tế vẫn tham gia lao động.

Sử dụng lao động dưới độ tuổi cần tuân thủ quy định của pháp luật.

Khái niệm trên đây mới phản ánh về mặt lượng chưa nói lên mặt chất lượng lao động.
Chất lượng của nguồn lao động được đánh giá thông qua các yếu tố làm cho lao động
hiệu quả hơn.

1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn lao động


- Các nhân tố ảnh hưởng tới số lượng của nguồn lao động: Sự biến động dân số , quy
định của Nhà nước về độ tuổi lao động, tỷ lệ tham gia lao động (phụ thuộc vào tập
quán, truyền thống, trình độ phát triển của mỗi quốc gia).

- Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của nguồn lao động: Giáo dục - đào tạo và
việc cải tiến chất lượng giáo dục – đào tạo; vấn đề nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe,
môi trường sống, các chính sách sử dụng lao động; yêu cầu của xã hội đối với lao
động…

1
06 – 56.21.02LT2 – Nguyễn Thị Ngọc Linh

1.1.3 Vai trò của nguồn lao động đối với phát triển kinh tế
Nguồn lao động có vai trò hai mặt:
Một mặt, nguồn lao động là nhân tố đầu vào không thể thiếu được của bất kỳ quá trình
kinh tế, xã hội nào. Đây là nhân tố quyết định việc tổ chức và sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực khác của nền kinh tế.
Mặt khác, với tư cách là một bộ phận của dân số, nguồn lao động lại chính là yếu tố
tham gia tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ do chính con người sản xuất ra, thông qua
đó trở thành nhân tố “tạo cầu” của nền kinh tế.
1.2 Khái quát về cách mạng công nghiệp 4.0
Đây là cuộc cách mạng chưa từng có trong lịch sử nhân loại, nó sẽ diễn biến rất nhanh,
là sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học, tạo ra những
khả năng hoàn toàn mới và có tác động sâu sắc đối với các hệ thống chính trị, xã hội,
kinh tế của thế giới.

Thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, một cuộc cách mạng
sản xuất mới gắn liền với những đột phá chưa từng có về công nghệ, liên quan đến kết
nối Internet, điện toán đám mây, in 3D, công nghệ cảm biến, thực tế ảo… Cuộc cách
mạng sản xuất mới này được dự đoán sẽ tác động mạnh mẽ đến mọi quốc gia, chính
phủ, doanh nghiệp và người dân khắp toàn cầu, cũng như làm thay đổi căn bản cách
chúng ta sống, làm việc và sản xuất. Bản chất của cách mạng công nghiệp lần thứ tư là
dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu
hóa quy trình, phương thức sản xuất. Kỷ nguyên mới của đầu tư, năng suất và mức
sống gia tăng tất cả là nhờ vào sự sáng tạo của con người và sẽ tác động sâu sắc đối
với các hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế của thế giới.

1.3 Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến nguồn lao động
CMCN 4.0 dẫn đến thay đổi phương thức sản xuất, phương thức phân phối, trao đổi,
tiêu dùng dẫn đến thay đổi cơ cấu tổ chức của xã hội cũng như quy mô, tính chất, cơ
cấu của nguồn lao động… Phần lớn công việc sẽ được tự động hóa, nguồn lao động
sẽ chuyển dịch sang xu hướng kỹ thuật cao.
Trong cuộc CMCN 4.0, lao động giá rẻ không còn là lợi thế cạnh tranh của các quốc
gia trên thế giới. Hàng loạt nghề nghiệp cũ mất đi, thị trường lao động quốc tế sẽ phân
hóa mạnh giữa nhóm lao động có kỹ năng thấp và nhóm lao động có kỹ năng cao.

2
06 – 56.21.02LT2 – Nguyễn Thị Ngọc Linh

Cùng với đó, sự ra đời của trí tuệ nhân tạo (robot thông minh) cũng làm giảm nhu cầu
sử dụng lao động kỹ năng thấp. Đặc biệt, cuộc CMCN 4.0 không chỉ đe dọa việc làm
của những lao động trình độ thấp mà ngay cả lao động có kỹ năng bậc trung cũng sẽ bị
ảnh hưởng, nếu như họ không được trang bị những kỹ năng mới – kỹ năng sáng tạo.
Với sự phát triển công nghệ nhanh chóng trong tương lai, nhu cầu về lao động có trình
độ và kỹ năng cao là một yêu cầu tất yếu.

PHẦN 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGUỒN LAO ĐỘNG
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

2.1 Thực trạng nguồn lao động Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công
nghiệp 4.0

2.1.1 Tổng quan về tình hình nguồn lao động ở Việt Nam
1/ Lực lượng lao động và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động
2018 2019 2020
Quý 4 Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Quý 1
1. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên (triệu người)
Tổng số 55,64 55,43 55,46 55,67 56,12 55,33
Nam 29,10 29,00 29,05 29,08 29,30 29,25
Nữ 26,54 26,44 26,41 26,59 26,82 26,08
Thành thị 18,40 16,48 18,50 18,57 18,87 18,18
Nông thôn 37,24 36,95 36,96 37,10 37,25 37,18
2. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động (%)
77,21 76,58 76,21 76,14 76,60 75,40
3. Lực lượng lao động trong độ tuổi (triệu người)
48,94 48,85 48,89 49,11 49,37 48,90
Bảng 1. Lực lượng lao động và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước quý I/2020 ước tính là 55,33 triệu
người, giảm 673,1 nghìn người so với quý trước và giảm 144,2 nghìn người so với
cùng kỳ năm 2019. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động quý I/2020 ước tính đạt 75,4%,
giảm 1,2 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 1,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ
năm trước. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động quý I/2020 ước tính là 48,9 triệu

3
06 – 56.21.02LT2 – Nguyễn Thị Ngọc Linh

người, giảm 351,2 nghìn người so với quý trước và tăng 4 nghìn người so với cùng kỳ
năm trước.
2/ Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật
LLLĐ từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo Hình 1. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có
bằng/chứng chỉ của LLLĐ từ 15 tuổi trở lên
có bằng/chứng chỉ từ 3 tháng trở lên và LLLĐ trong độ tuổi lao động, Q4/2018,
Q3/2019 và Q4/2019 (Đơn vị: %)
quý 4/2019 là 13,29 triệu người, tăng 25.7
26
7,52% (tương ứng 930 nghìn người) so 24.85
25
với quý 4/2018. Tỷ lệ lao động qua đào 24 23.68 23.89

22.89
tạo có bằng/chứng chỉ đạt 23,68% trong 23
22.22
tổng LLLĐ từ 15 tuổi trở lên, tăng 1,47 22

điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 21

trước và tăng 0,79 điểm phần trăm so 20


LLLĐ từ 15 tuổi trở lên LLLĐ trong độ tuổi lao
với quý trước. Trong đó, trình độ đại động

học trở lên chiếm 11,39%; cao đẳng là Quý 4/2018


Quý 3/2019
3,88%; trung cấp là 4,70%; và sơ cấp Quý 4/2019
nghề là 3,71% trong tổng LLLĐ từ 15
tuổi trở lên.

LLLĐ trong độ tuổi lao động đã qua đào tạo có bằng/chứng chỉ từ 3 tháng trở lên quý
4/2019 là 12,69 triệu người, tăng gần 1 triệu người so với quý 4/2018 (8,51%) và gần
490 nghìn người so với quý 3/2019 (3,98%). Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo có bằng
cấp/chứng chỉ của LLLĐ trong độ tuổi lao động là 25,7%, tăng 1,81 điểm phần trăm
so với cùng kỳ năm trước và tăng 0,85 điểm phần trăm so với quý 3/2019.

Hình 2. Số lượng LLLĐ từ 15 tuổi trở lên theo trình độ CMKT, Quý
4/2018 và Quý 4/2019 (Đơn vị: triệu người)
1.91
Sơ cấp nghề 2.08
2.98
Trung cấp 2.64
2.05
Cao đẳng 2.18 Quý 4/2018
Đại học/Trên đại học 5.43
6.39 Quý 4/2019
12.36
Tổng số 13.29
0 5 10 15

4
06 – 56.21.02LT2 – Nguyễn Thị Ngọc Linh

3/ Thất nghiệp và thiếu việc làm

Hình 3. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động theo trình độ


chuyên môn kỹ thuật (%)
5 4.42
4.1 3.91
4
3.09 3.2
3 2.61 2.34 2.57 Quý 4/2018

2 1.89 Quý 3/2019


1.51 1.55
0.99 Quý 4/2019
1
0
Sơ cấp nghề Trung cấp Cao đẳng Đại học trở lên

Hình 4. Số lượng và tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ


tuổi

800 1.38 1.38 1.5


1.24
1.13 1.21
600
1
400
Tổng số người thiếu
0.5
200 việc làm (nghìn người)
543 577 660 663 599
0 0 Tỉ lệ thiếu việc làm (%)
Quý Quý Quý Quý Quý
4/2018 1/2019 2/2019 3/2019 4/2019

Xét riêng trong Quý I/2020, tình hình lao động, việc làm chịu ảnh hưởng tiêu cực của
dịch Covid-19, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thấp kỷ lục, tỷ lệ thất nghiệp tăng
cao, tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi tăng cao nhất trong 5
năm trở lại đây do nhu cầu thị trường lao động sụt giảm.

Cụ thể, tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước quý I/2020 ước tính là 2,02%, trong đó tỷ lệ
thất nghiệp khu vực thành thị là 2,95%; khu vực nông thôn là 1,57%. Tỷ lệ thất nghiệp
của lao động trong độ tuổi quý I/2020 là 2,22%, trong đó khu vực thành thị là 3,18%;
khu vực nông thôn là 1,73%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) quý
I/2020 ước tính là 7,01%, trong đó khu vực thành thị là 9,91%; khu vực nông thôn là
5,77%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý I/2020 ước tính là 2%,
trong đó tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị là 0,97%; khu vực nông thôn là 2,52%.

Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương trong quý I/2020 ước
tính là 7,4 triệu đồng/tháng, tăng hơn 616 nghìn đồng so với quý trước và tăng 476,5
nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước.
5
06 – 56.21.02LT2 – Nguyễn Thị Ngọc Linh

2.1.2 Phân tích thực trạng nguồn lao động Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0
Nguồn lao động của Việt Nam tương đối dồi dào nhưng chủ yếu là lao động tay nghề
thấp, vì vậy dễ dàng bị thay thế bởi máy móc. Những công việc mang tính chất rập
khuôn, lặp lại đơn giản mà đa phần lao động chưa qua đào tạo Việt Nam đang đảm
nhận sẽ dần được thay thế bởi máy móc trong tương lai.

Theo ước tính của Tổ chức Lao động quốc tế, có đến 86% số lao động trong các ngành
dệt may và giày dép của Việt Nam có nguy cơ cao mất việc làm trong vòng 15 năm
tới. Bên cạnh việc mất dần những ngành nghề truyền thống sử dụng nhiều lao động,
cuộc CMCN 4.0 cũng xuất hiện nhiều ngành nghề mới, gắn với đặc trưng của cuộc
cách mạng này như: ngành điện tử, viễn thông, số hóa, kỹ thuật viên máy tính, an ninh
mạng, in 3D… Trong tương lai, những lao động bị mất việc làm do sự phát triển của
robot và công nghệ tự động hóa sẽ dịch chuyển sang những ngành mới này. Tuy nhiên,
không phải dễ dàng khi chuyển đổi ngành nghề, nhất là những ngành mới đòi hỏi
nhiều tri thức. Tải bản FULL (14 trang): https://bit.ly/3lq6CJB
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ

CMCN 4.0 yêu cầu nguồn lao động có chất lượng ngày càng cao, trong khi đó, nguồn
lao động chất lượng cao của Việt Nam hiện nay lại thiếu hụt cả về số lượng và kỹ năng
tay nghề. CMCN 4.0 là cuộc cách mạng số nhưng nhân lực chất lượng cao trong các
ngành công nghệ thông tin, kỹ thuật máy tính, tự động hóa… của Việt Nam đang quá
ít. Theo tính toán của các chuyên gia, nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin tăng thêm
47% mỗi năm, trong khi đó số sinh viên ngành công nghệ thông tin ra trường lại chỉ
tăng 8%/năm. Trong số nhân lực ấy, không phải tất cả đều có chất lượng cao, đáp ứng
được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Một nghiên cứu mới đây cho thấy, có tới 72% số
sinh viên ngành công nghệ thông tin không có kinh nghiệm thực hành, 42% số sinh
viên thiếu kỹ năng làm việc nhóm.

Tại một số diễn đàn, hội thảo về CMCN 4.0 và nguồn lao động mới nhất, không ít DN
phàn nàn đang gặp khó khăn trong khâu tuyển dụng hoặc lao động được tuyển vào
không đáp ứng được yêu cầu công việc mà phải qua đào tạo, tập huấn tại doanh
nghiệp. Thống kê mới nhất cho thấy, trong 350 trường đại học ở Việt Nam, chỉ có 12
trường có nhóm giảng viên được trang bị kiến thức giảng dạy bằng phương pháp
STEM (tức là trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng cần thiết liên quan đến

6
8671214

You might also like