Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 207

Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

Tháng 9 năm 2020


Tuần 1- 2
CHỦ ĐỀ : DÒNG HỒI TƯỞNG KỈ NIỆM TUỔI THƠ
(Tôi đi học; Trong lòng mẹ; Tính thống nhất về chủ đề của văn bản;
Bố cục của văn bản)
(8 TIẾT)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:


- Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên
trong một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Có được những kiến thức sơ giản về thể văn hồi kí.
- Thấy được đặc điểm của thể văn hồi kí qua ngòi bút Nguyên Hồng: thấm đượm chất trữ
tình, lời văn chân thành, dạt dào cảm xúc.
- Thấy được tính thống nhất về chủ đề của văn bản và xác định được chủ đề của văn bản
cụ thể.
- Biết viết một văn bản bảo đảm tính thống nhất về chủ đề.
- Nắm bắt được yêu cầu của văn bản về bố cục.
- Biết cách xây dựng bố cục văn bản mạch lạc, phù hợp với đối tượng, phản ánh, ý đồ
giao tiếp của người viết và nhận thức của người đọc.
II. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

Tiết 1,2
Văn bản TÔI ĐI HỌC
Thanh Tịnh

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT


1.Kiến thức:
Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu
trường đầu tiên trong một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu
cảm.
Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích “Tôi đi học” .
Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua
ngòi bút Thanh Tịnh.
Có được những kiến thức sơ giản về thể văn hồi kí.
2.Kĩ năng:
Đọc-hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.
3. Thái độ: Thể hiện lòng yêu mẹ và lòng yêu thích được đến trường.
4. Định hướng phát triển năng lực:
Giúp học sinh phát triển một số năng lực:
Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tự học, năng lực giải quyết
vấn đề, năng lực sáng tạo.
Năng lực xã hội: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
Năng lực công cụ: Năng lực sử dụng ngôn ngữ
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu bài soạn.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- Học sinh : Đọc soạn bài mới.


C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- GV: Em hãy nêu tên các bài hát, - HS tự trả lời theo ý mình.
bài thơ nói về ngày tựu trường?
- HS trả lời.
- GV: Vào năm học mới trẻ đều nô - HS nghe.
nức tới trường. Mỗi người đều có
một cảm nhận riêng về ngày tựu
trường nhà văn Thanh Tịnh cũng có
một cảm xúc khó tả ông đã thể hiện
cảm xúc của mình trong tác phẩm
Tôi đi học. Để tìm hiểu về tác phẩm
chúng ta cùng đi vào phần hình
thành kiến thức mới.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm:
- GV: Em hãy nêu những nét sơ - Tác giả: Thanh Tịnh (1911-1988) là bút danh
lược về nhà văn Thanh Tịnh? của Trần Văn Ninh, quê ở tỉnh Thừa Thiên –
- HS trả lời. Huế, có gần 50 năm cầm bút sáng tác. Sự nghiệp
văn học của ông đa dạng, phong phú. Thơ văn
ông đậm chất trữ tình đằm thắm, giàu cảm xúc
êm dịu, trong trẻo. Nổi bật nhất có thể kể là tác
phẩm Quê mẹ (truyện ngắn, 1941), Ngậm ngãi
tìm trầm (truyện ngắn, 1943), Đi giữa mùa sen
(truyện thơ. 1973)...
- Tác phẩm: Tôi đi học in trong tập Quê mẹ
- GV: Em hãy nêu những nét chung (1941), một tập văn xuôi nổi bật nhất của Thanh
về truyện ngắn Tôi đi học. Tịnh.
- HS trả lời. - Truyện mang đậm màu sắc ký và mang tính
chất tự truyện. Truyện được kết cấu theo dòng
hổi tưởng của nhân vật tôi.
II. Đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục, thể loại.
- Đọc.

- GV: Cho HS đọc văn bản. - Tóm tắt truyện.


- HS đọc. - Chú thích.
- GV tóm tắt truyện. - Thể loại: truyện ngắn
- GV cho HS tìm hiểu chú thích.
- GV: Hãy nêu thể loại của văn bản? - Phương thức biểu đạt của văn bản: Tự sự kết
- HS trả lời. hợp với biểu cảm và miêu tả.
- GV: Hãy nêu phương thức biểu
đạt của văn bản? - Bố cục: 3 đoạn

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- HS trả lời Đoạn 1: Từ đầu đến “....trên ngọn núi”: Cảm


- GV: Bố cục văn bản? nhận của Tôi trên con đường cùng mẹ tới
- HS trả lời. trường.
Đoạn 2: tiếp theo “....được nghỉ cả ngày”: Cảm
nhận của Tôi lúc ở sân trường.
Đoạn 3: phần còn lại: Cảm nhận của Tôi trong
lớp học.
III. Phân tích.
1. Cảm nhận của Tôi trên con đường cùng mẹ
tới trường.
- GV: Thời gian và không gian của - Thời gian buổi sáng cuối thu- thời điểm khai
ngày đầu tiên tới trường được Tôi trường.
nhớ lại cụ thể như thế nào? Vì sao - Không gian: trên con đường làng dài và hẹp.
thời gian và không gian ấy lại trở - Vì đó là thời điểm và nơi chốn quen thuộc gần
thành những kỷ niệm sâu sắc trong gũi, gắn liền với tuổi thơ của tác giả. Đấy cũng
lòng tác giả? là thời điểm đặc biệt của Tôi, lần đầu tiên được
- HS trả lời. cắp sách đến trường. Sâu xa hơn Tôi là người có
đời sống tình cảm phong phú và tha thiết gắn bó
với làng quê của mình.
- Tâm trạng của “Tôi”: Náo nức, mơn man, tưng
bừng, rộn rã. Từ láy diễn tả tâm trạng của nhân
- GV: Tâm trạng của nhân vật tôi vật tôi một cách cụ thể và góp phần rút ngắn thời
khi nhớ lại kỷ niệm cũ như thế nào? gian giữa quá khứ và hiện tại.
- HS trả lời. - Ý nghĩa : dấu hiệu đổi khác trong tình cảm và
nhận thức của cậu bé ngày đầu đến trường.
- GV: Câu văn “ Con đường này
tôi … tự nhiên thấy lạ”?, cảm giác
quen mà lạ của nhân vật tôi có ý - Thay đổi hành vi: Lội qua sông thả diều, đi ra
nghĩa gì? đồng nô đùa, đi học=> cậu bé tự thấy mình lớn
- HS trả lời. lên có ý thức nghiêm túc trong việc học hành.
- GV: Chi tiết “tôi không còn lội - Có ý chí học hành ngay từ đầu muốn tự mình
qua sông…nữa” có ý nghĩa gì? đảm nhiệm việc học, muốn chững chạc và không
- HS trả lời. thua kém bạn bè.

- GV: Có thể hiểu gì về nhân vật


“Tôi”qua chi tiết “ghì thật chặt 2 - Yêu học, yêu bạn bè, yêu mái trường và yêu
cuốn vở mới trên tay và muốn thử quê hương.
sức mình tự cầm bút thước”?
- HS trả lời.
- GV: Trong những cảm nhận mới - Câu văn sử dụng phép so sánh. So sánh một
mẻ trên con đường làng tới trường “ hiện tượng vô hình với một hiện tượng thiên
Tôi” đã bộc lộ đức tính gì? nhiên hữu hình đẹp đẽ. Chính hình ảnh này đã
- HS trả lời. cho ngừơi đọc thấy kỷ niệm của Tôi ngày đầu
- GV: Trong câu văn “Ý nghĩ thoáng tiên đi học thật cao đẹp và sâu sắc. Và qua hình
qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một ảnh này tác giả đề cao sự học hành với con
làn mây lướt ngang ngọn núi”, tác người.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

giả sử dụng nghệ thuật gì và phân =>So sánh giàu hình ảnh, gơi cảm gắn với
tích ý nghĩa cách diễn đạt ấy? thiên nhiên.
- HS trả lời. => Tâm trạng mới lạ, khó quên, đầy ngỡ
ngàng, hồi hộp.

- Tâm trạng của nhân vật?


Hết tiết 1 chuyển tiết 2
2. Cảm nhận của Tôi lúc ở sân trường.
- GV: Cảnh trước sân trường làng - Trường Mĩ Lí : Rất đông người, người nào
Mĩ Lí lưu lại trong tâm trí tác giả có cũng đẹp. Thể hiện Phong cảnh không khí đặc
gì nổi bật ? Cảnh tượng ấy có ý biệt của ngày hội khai trường, bộc lộ tình cảm
nghĩa gì ? sâu nặng của tác giả đối với mái trường tuổi thơ.
- HS trả lời. - Sự nhận thức có phần khác nhau về ngôi
- GV: Ngôi trường Mỹ Lý hiện lên trường Mỹ Lý thể hiện rõ sự thay đổi trong tình
trong mắt Tôi trước và sau khi đi cảm và nhận thức của Tôi. Đặc biệt Tôi nhìn
học có những gì khác nhau, và hình thấy lớp học như cái đình làng. Phép so sánh
ảnh ấy có ý nghĩa gì? trên đã diễn tả cảm xúc trang nghiêm, thành kính
- HS trả lời. của người học trò nhỏ với ngôi trường. Qua đó,
tác giả đề cao tri thức khẳng định vị trí quan
trọng của trường học trong đời sống nhân loại.
- Hình ảnh so sánh : Lớp học => đình làng nơi
thờ cúng tế lễ, thiêng liêng, cất giấu những điều
- GV: Em hiểu như thế nào về hình bí ẩn
ảnh so sánh “Trường Mĩ Lí như cái
đình làng“ - Hình ảnh so sánh : “Họ như con chim non
- HS trả lời. đứng bên bờ tổ… e sợ”
- GV: Khi tả những học trò nhỏ tuổi
lần đầu đến trường, tác giả dùng
hình ảnh so sánh nào ? - Miêu tả sinh động hình ảnh, tâm trạng các em
- HS trả lời. nhỏ lần đầu tới trường.Đề cao sức hấp dẫn của
- GV: Em hiểu gì qua hình ảnh so nhà trường. Thể hiện khát vọng bay bổng của tác
sánh này? giả đối với trường học.
- HS trả lời. => Cảm giác lo sợ, lạc lõng.
- Quý trọng tin tưởng biết ơn
- Cảm giác của tôi?
- HS trả lời.
- GV: Hình ảnh mái trường gắn liền
với ông đốc. Qua đó cho thấy tác
giả nhớ đến ông đốc bằng tình cảm
nào ? - Nhân vật tôi là người giàu xúc cảm với trường,
- HS trả lời. lớp, người thân, có dấu hiệu trưởng thành trong
- GV: Đến đây em hiểu thêm gì về nhận thức và tình cảm ngay từ ngày đầu tiên đi
nhân vật “Tôi” ? học
- HS trả lời.
3. Cảm nhận của Tôi trong lớp học.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- GV: Vì sao trong khi xếp hµng đợi - Cảm nhận xa mẹ vì tôi bắt đầu cảm nhận được
vào lớp, nhân vật “Tôi ” lại cảm sự độc lập của mình khi đi học. Bước vào lớp
thấy “trong thời thơ ấu tôi chưa lần học là thế giới riêng của mình, phải tự làm tất cả,
nào thấy xa mẹ tôi như lần này” ? không có mẹ bên cạnh như ở nhà.
- HS trả lời. - Nhìn cái gì cũng thấy mới lạ và hay hay, lạm
- GV: Những cảm giác của nhân vật nhận chổ ngồi… là của riêng mình, nhìn người
tôi nhận được khi bước vào lớp học bạn mới quen mà thấy quyến luyến…
là gì?
- HS trả lời. - Tình cảm trong sáng tha thiết và ý thức được
- GV: Những cảm giác ấy cho thấy gắn bó với bạn bè với lớp với trường.
tình cảm nào của nhân vật “Tôi” đối
với lớp học của mình ?
- HS trả lời. - Khi nhìn con chim vỗ cánh bay lên và thèm
- GV: Đoạn cuối văn bản có 2 chi thuồng, nhân vật Tôi mang tâm trạng buồn khi từ
tiết giã tuổi ấu thơ vô tư, hồn nhiên để bắt đầu “lớn
“Một con chim luôn liệng đến lên” trong nhận thức của mình. Khi nghe tiếng
trường… cánh chim”. Và “những phấn, Tôi trở về với cảnh thật vòng tay lên bàn
tiếng phấn… vần đọc” Chi tiết đó lên bàn và ... Tất cả chi tiết ấy thể hiện lòng yêu
nói lên điều gi? thiên nhiên, cảnh vật, yêu tuổi thơ và ý thức về
- HS trả lời. sự học hành của người học trò nhỏ.
=>Tâm trạng vừa hồi hộp, bỡ ngỡ, lo lắng vừa
hạnh phúc, vui sướng khi đến trường.
- GV: Tâm trạng của tôi? - Cách kết thúc tự nhiên, bất ngờ “Tôi đi học”
- HS trả lời. vừa khép lại bài văn và mở ra một thế giới mới,
- GV: Dòng chữ “Tôi đi học” kết một bầu trời mới, một giai đoạn mới trong cuộc
thúc truyện có ý nghĩa gì ? đời đứa trẻ.
- HS trả lời. - Chúng ta hiểu được tâm hồn giàu cảm xúc với
tuổi thơ, tình yêu đối với quê hương, trường lớp
- GV: Qua tác phẩm này chúng ta và quá khứ của nhà văn Thanh Tịnh.
cảm thấy được điều gì trong tâm
hồn nhà văn?
- HS trả lời.
IV. Tổng kết.
1. Nghệ thuật.
- GV: Nhận xét đặc sắc nghệ thuật - Truyện ngắn được bố cục theo dòng hồi tưởng,
của truyện ngắn này? cảm nhận của nhân vật Tôi theo trình tự thời
- HS trả lời. gian của buổi tựu trường.
- Sự kết hợp hài hòa giữa kể, miêu tả, bộc lộ tâm
trạng cảm xúc. Chính sự kết hợp trên tạo nên
chất trữ tình trong tác phẩm.
- Sức cuốn hút của tác phẩm tạo nên từ:
- Bản thân tình huống truyện.
- Tình cảm ấm áp trìu mến của những người lớn
đối với các em nhỏ lần đầu tiên đến trường.
- Hình ảnh thiên nhiên, ngôi trường và cách so
sánh giàu sức gợi cảm của tác giả .

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

Toàn bộ truyện toát lên chất trữ tình thiết tha, êm


dịu.
2. Nội dung.
- GV: Nội dung chính của truyện? - Nổi trội là phương thức biểu cảm. Truyện ngắn
- HS trả lời. đậm chất trữ tình. Tôi đi học cho thấy : Đối với
mỗi con người những kĩ niệm thời ấu thơ, đặc
biệt là buổi tựu trường đầu tiên có sức mạnh ám
ảnh và lưu giữ sâu sắc trong kí ức như thế nào.
*Ghi nhớ SGK.
- GV cho HS đọc ghi nhớ SGK.
- HS đọc ghi nhớ SGK.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
- GV: Những cảm giác trong sáng - Tình yêu, niềm trân trọng sách vở, bàn ghế, lớp
nảy nở trong lòng tôi là những cảm học, thầy giáo gắn liền với mẹ và quê hương.
giác nào ?
- HS trả lời.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- GV: Hãy ghi lại những ấn tượng,
cảm xúc của bản thân về một ngày
tựu trường mà em nhớ nhất.
- HS nêu ấn tượng
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG
- GV: Hãy sưu tầm những bài văn
viết về chủ đề gia đình và nhà
trường .
- HS sưu tầm
D. DẶN DÒ .
Đọc lại văn bản viết về chủ đề gia đình và nhà trường đã học.
Chuẩn bị bài mới: Trong lòng mẹ

Tháng 9 năm 2020

Tiết 3,4,5
Văn bản TRONG LÒNG MẸ
(Trích: Những ngày thơ ấu) Nguyên Hồng

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:


1.Kiến thức:
- Hiểu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật chú bé
Hồng, cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của chú đối với mẹ.
- Bước đầu hiểu được văn hồi kí và đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút
Nguyên Hồng: thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức
truyền cảm.
- Khái niệm thể loại hồi kí.
- Cốt truyện nhân vật,sự kiện trong đoạn trích Trong lòng mẹ.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

Ngôn ngữ truyện thể hiện niềm khát khaotình cảm ruột thịt cháy bỏng trong nhân
vật.
- Ý nghĩa giáo dục: Những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô
héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng.
2.Kĩ năng:
- Bước đầu biết đọc - hiểu một văn bản hồi kí.
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự
để phân tích tác phẩm truyện.
3. Thái độ: Lòng kính yêu đối với người mẹ thân yêu của mình.
4. Định hướng phát triển năng lực:
Giúp học sinh phát triển một số năng lực:
Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tự học, năng lực giải quyết
vấn đề, năng lực sáng tạo.
Năng lực xã hội: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
Năng lực công cụ: Năng lực sử dụng ngôn ngữ
B.CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu bài soạn.
- Học sinh : Học bài cũ, đọc soạn bài mới.
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT


HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- GV: Nét đặc sắc nghệ thuật và sức
cuốn hút của tác phẩm “Tôi đi học”
là gì ?
- HS trả lời.
- GV: Tình mẫu tử là một tình cảm
thiêng liêng đối với mỗi con người.
Tình cảm đó dù có bị xa cách cũng
không bao giờ chết nó luôn luôn
bùng cháy. Nhà văn Nguyên Hồng đã
thể hiện điều đó qua đoạn trích Trong
lòng mẹ.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm:
- GV: Hãy nêu những thông tin cơ - Tác giả: Nguyên Hồng (1918-1982), quê ở
bản về Nguyên Hồng, phong cách Nam Định, sống trong một xóm lao động nghèo.
văn chương của ông và các tác phẩm Nguyên Hồng được coi là nhà văn của những
chính? người lao động cùng khổ .
- HS trả lời. - Tác phẩm: “Trong lòng mẹ” trích trong tập
“Những ngày thơ ấu” (1938). Tác phẩm gồm 9
chương, "Trong lòng mẹ" là chương bốn.
II. Đọc, chú thích, thể loại, bố cục.
- Đọc.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- GV cho HS đọc văn bản.


- HS đọc phân vai. - Tóm tắt truyện.
- GV tóm tắt truyện. - Đọc chú thích.
- GV cho HS đọc chú thích trong
SGK. - Thể loại :
- GV: Văn bản được viết theo thể + Tiểu thuyết - tự luận (tự truyện)
loại nào ? Tác giả đã sử dụng phương+ Kết hợp tự sự - miêu tả - biểu cảm
thức biểu đạt nào ? Nhân vật chính là
+ Nhân vật chính : Bé Hồng – chính là tác giả
ai? - Hồi ký: Hồi kí là một thể của kí, ở đó người
- HS trả lời. viết kể lại những chuyện, những điều chính mình
- GV: Em hiểu gì về thể văn hồi ký? đã trải qua, đã chứng kiến.
- HS trả lời. - Bố cục đoạn trích : chia làm hai phần
- Phần 1 từ đầu đến ... “và mày cũng còn phải có
- GV: Hãy nêu bố cục của đoạn họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?” : Cuộc đối
trích? thoại giữa người cô cay độc và chú bé Hồng ; ý
- HS trả lời. nghĩ, cảm xúc của chú về người mẹ bất hạnh.
- Phần 2 (đoạn còn lại) : Cuộc gặp lại bất ngờ
với mẹ và cảm giác vui sướng cực điểm của chú
bé Hồng.
- Chủ đề : Tình cảnh đáng thương, nổi đau tư
tưởng của nhân vật chú bé Hồng và tình yêu
thương mãnh liệt của chú đối với người mẹ bất
- GV: Chủ đề của đoạn trích là gì? hạnh
- HS trả lời

Hết tiết 3 chuyển tiết 4


III. Phân tích.
1.) Nhân vật người cô :
- GV: Mở đầu đoạn trích, người cô - Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa ...không?
bé Hồng đã hỏi Hồng những gì?
- HS trả lời. - Bà cô tỏ ý quan tâm "cười hỏi " chứ không lo
- GV: Em hãy phân tích ý đồ câu hỏi lắng hay nghiêm nghị hỏi lại càng không âu
đó của người cô? yếm hỏi. Rõ ràng trong lời nói đó chứa đựng sự
- HS trả lời. giả dối, mỉa mai thậm chí cay độc.
- Bé Hồng “đã nhận ra những ý nghĩ cay độc và
trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch
- GV: Bé Hồng cảm nhận được điều của cô. Nói đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc ...
gì và phản ứng thế nào trong lời nói ruồng rẫy mẹ”.
đó? => Bé Hồng cúi đầu không đáp, không để lòng
- HS trả lời. thương yêu kính trọng mẹ không bị những rắp
tâm tanh bẩn xâm phạm đến, bé Hồng trả lời dứt
khoát:
Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế
nào mợ cháu cũng về.
- Trước câu trả lời thông minh dứt khoát của bé
Hồng, bà cô không chịu buông tha, giọng vẫn

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- GV: Trước câu trả lời thông minh “ngọt”: “Sao lại không vào? Mợ mày phát tài
dứt khoát của bé Hồng, bà cô có thái lắm, có như dạo trước đâu?”.
độ như thế nào? Cùng với giọng vẫn “ngọt” bình thản ấy là hai
- HS trả lời. con mắt long lanh chằm chặp đưa nhìn chú bé.
Điều này chứng tỏ bà bà cứ muốn kéo chú bé
vào trò chơi độc ác mà bà đã dàn tính sẵn. Dù
chú bé im lặng cúi đầu, khóe mắt đã cay cay, bà
vẫn tiếp tục “tấn công” với cử chỉ vỗ vai: Mày
dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tỉền tàu. Vào mà
bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé
chứ.
- Chỗ thể hiện sự cay độc nhất trong lời nói của
cô là thăm em bé chứ. Vì khi nói điều này, người
cô không chỉ lộ rõ sự độc ác mà còn chuyển sang
- GV: Trong những lời lẽ của người chiều hướng châm chọc, nhục mạ. Bà đã đánh
cô, theo em chỗ nào thể hiện sự cay thẳng vào lòng yêu quý và kính trọng mẹ vốn có
độc nhất? Vì sao? trong lòng bé Hồng.
- HS trả lời. - Đến đây, bé Hồng phẫn uất, nức nở, nước mắt
ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa
đầm đìa ở cằm và ở cổ. Rồi cười dài trong tiếng
- GV: Trạng thái của bé Hồng lúc khóc, hỏi lại. Bà cô vẫn tươi cười kể chuyện,
này như thế nào? Còn bà cô? miêu tả tỉ mỉ hình dáng người mẹ bé Hồng với vẻ
- HS trả lời. thích thú: tình cảnh túng quẫn, ăn vận rách rưới,
người gầy rạc.
- Khi thấy đứa cháu phẫn uất lên đến cực điểm,
cổ họng nghẹn ứ khóc không ra tiếng thì bà mới
hạ giọng tỏ sự ngậm ngùi thương xót người đã
- GV: Trước lời miêu tả tỉ mỉ hình khuất. Thực chất bà thay đổi đấu pháp tấn công
dáng người mẹ bé Hồng với vẻ thích đánh miếng đòn cuối cùng. Đến đây sự giả dối,
thú, cổ họng bé Hồng nghẹn ứ khóc thâm hiểm trơ trẽn của bà cô đã phơi bày toàn
không ra tiếng thì thái độ bà cô như bộ.
thế nào? - Từ việc phân tích trên ta rút ra bản chất của
- HS trả lời. nhân vật người cô: Người đàn bà lạnh lùng độc
ác thâm hiểm, hạng người sống tàn nhẫn, khô
héo cả tình máu mủ ruột rà.
- Cô là người đại diện cho cái đạo lý bất nhân
- GV: Từ việc phân tích này ta có của xã hội phong kiến đã vùi dập biết bao số
thể rút ra kết luận gì về người cô? phận phụ nữ
- HS trả lời.

Hết tiết 4 chuyển tiết 5


2. Nhân vật bé Hồng
a) Hoàn cảnh của bé Hồng:
- GV: Cảnh ngộ của bé Hồng có gì - Mồ côi cha. Mẹ do nghèo túng phải bỏ con để
đặc biệt? đi tha hương cầu thực. Hai anh em Hồng phải
- HS trả lời. sống nhờ nhà người cô ruột. Chúng không được

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

thương yêu lại còn bị hắt hủi, xúc phạm.


=> Cô độc, đau khổ, luôn khao khát tình
- GV: Cảnh ngộ ấy tạo nên thân thương người mẹ.
phận bé Hồng như thế nào? b. Tình yêu thương mãnh liệt của bé Hồng đối
- HS trả lời. với người mẹ.
* Trong cuộc đối thoại với người cô
- Nhắc đến mẹ trong trí óc bé Hồng: sống dậy
- GV: Vậy khi nghe những lời nói hình ảnh mẹ với vẻ rầu rầu, hiền từ.
giả dối, thâm độc xúc phạm đối với - Từ : Cúi đầu không đáp, cười đáp, sự thông
mẹ chú, bé Hồng đã có những phản minh, nhạy cảm, lòng tin yêu mẹ… không muốn
ứng tâm lý gì? những sắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến. =>
- HS trả lời. Đến : Lòng thất bại, khoé mắt cay cay, nước mắt
ròng ròng, đầm đìa, cười dài trong tiếng khóc,
thể hiện sự kìm nén, nổi đau xót tức tưởi đang
dâng lên trong lòng. =>Cuối cùng khi nghe cô
tươi cười kể tình cảm tội nghiệp của mẹ mình
“Cô tôi chưa rứt lời, cổ họng tôi nghẹn ứ… mà
cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì vụn mới thôi”
=> Chi tiết đầy ấn tượng, với các hình ảnh động
từ mạnh. Bộc lộ tâm trạng đau đớn, uất ức cực
điểm.
- GV: Qua đó em hãy đánh giá bé - Bé Hồng rất thông minh, nhạy cảm và yêu
Hồng là người thế nào? thương kính trọng mẹ.
- HS trả lời. * Trong lòng mẹ:
- Tiếng gọi cuống quýt, mừng tủi, xót xa đau
đớn, hi vọng => thể hiện sự khát khao tình mẹ,
gặp mẹ đang cháy sôi trong tâm hồn non nớt của
- GV: Tiếng gọi thoảng thốt, bối dối đứa trẻ mồ côi. Cái so sánh, giả thiết tác giả đặt
“Mẹ ơi ! Của bé Hồng và giả thiết ra diễn tả xúc động của bé Hồng ở đây là một sự
đặt ra”. Nếu người mẹ quay mặt ấy so sánh độc đáo, rất hay phù hợp với tâm trạng
là người khác… sa mạc? Cho em biết thất vọng cùng cực bằng tuyệt vọng. Hy vọng tột
gì về tâm trạng của bé Hồng hiệu quả cùng, cảm giác gần với cái chết => phong cách
nghệ thuật của phép so sánh? văn chương, cái sâu sắc, cái nồng nhiệt riêng của
- HS trả lời. Nguyên Hồng
- Hành động : Chạy đuổi theo chiếc xe
- Cử chỉ : Vội vã, bối dối, lập cập
- Hành động : Khóc oà => dỗi hờn, mà hạnh
phúc, tức tưởi, mà mãn nguyện
- GV: Cử chỉ, hành động, tâm trạng
của bé Hồng khi bất ngờ gặp mẹ - Cảm giác : Sung sướng vô bờ, miên man được
được thể hiện như thế nào? Hãy phân nằm trong lòng mẹ: Giây phút rạo rực, ấm áp,
tích êm dịu vô cùng, không mảy may nghĩ ngợi gì…
- HS trả lời. được cảm nhận bằng tất cả các giác quan, đặc
- GV: Cảm giác của bé Hồng khi ở biệt là khứu giác => diễn tả bằng cảm hứng đặc
trong lòng mẹ được miêu tả như thế biệt say mê, cùng những sung động tinh tế .
nào? Hãy thử bình chi tiết này? Đoạn văn đã tạo ra một không gian của ánh

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- HS trả lời. sáng, màu sắc, của hương thơm vừa lạ lùng, vừa
gần gũi, nó là một hình ảnh một thế giới đang
bừng nở, hồi sinh, một thế giới dịu dàng kỉ niệm
và ăm ắp tình mẫu tử. Bé Hồng bồng bềnh trôi
trong cảm giác vui sướng, rạo rực, không mảy
may nghĩ ngợi… những tủi cực vừa qua bị chìm
đi giữa dòng cảm xúc miên man ấy. => Đoạn
cuối là bài ca chân thành về lòng yêu kính mẹ,
niềm sung sướng tự hào khi gặp lại mẹ và là bài
ca cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
- Bé Hồng : Rất đáng thương, đáng yêu, trong
đau khổ vẫn dành cho người mẹ một cách đằm
thắm trọn vẹn, là chú bé giàu tình cảm, giàu tự
trọng.
- Chất trữ tình thấm đượm thể hiện ở nội dung
câu chuyện được kể, ở những cảm xúc căm giận,
xót xa và yêu thương đều thống thiết đến cao độ
- GV: Qua đoạn trích này em cảm và ở cách thể hiện (giọng điệu, lời văn) của tác
nhận được gì về nhân vật bé Hồng? giả.
- HS trả lời. IV. Tổng kết
1. Nội dung.
- GV: Vì sao có thể nói chương - Hoàn cảnh đáng thương của bé Hồng.
“Trong lòng mẹ” thấm đượm chất trữ - Câu chuyện của người mẹ âm thầm chịu đựng
tình? những thành kiến...
- HS trả lời. - Lòng yêu thương chú bé dành cho mẹ.
* Dòng cảm xúc phong phú của chú bé Hồng.
- Nổi đau xót, tủi cực của bé Hồng trong sự hắt
hủi của họ hàng bên nội (người cô)
- GV: Nội dung văn bản mà tác giả - Niềm hạnh phúc sung sướng của bé Hồng khi
muốn gửi gắm đến chúng ta qua văn được sống “trong lòng mẹ” đó là lòng kính yêu
bản là gì? mẹ, lòng tự hào sung sướng, tình mẫu tử bất diệt
- HS trả lời. 2. Nghệ thuật :
- Cách thể hiện của tác giả: kết hợp kể và bộc lộ
cảm xúc, các hình ảnh thể hiện tâm trạng.
- Khối hợp phương thức miêu tả, tự sự, biểu cảm
- Các hình ảnh, so sánh thể hiện tâm trạng, gây
ấn tượng gợi cảm
- Lời văn : Mượt mà, mơn man, dào dạt.
*Ghi nhớ SGK .

- GV: Đặc sắc nghệ thuật của “trong


lòng mẹ” là gì?
- HS trả lời.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- GV cho HS đọc ghi nhớ SGK .


- HS đọc ghi nhớ SGK.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
- GV: Hãy nêu tình cảm mà bé - Tình yêu, lòng yêu thương chú bé Hồng dành
Hồng dành cho mẹ? cho mẹ thật mãnh liệt không thể có một cái gì có
- HS trả lời. thể ngăn cách được.
- Đọc một vài đoạn văn ngắn trong
đoạn trích Trong lòng mẹ, hiểu tác
dụng của một vài chi tiết miêu tả và
biểu cảm trong đoạn văn đó.
- HS trả lời.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- GV: Hãy ghi lại những ấn tượng,
cảm xúc của bản thân về tình mẫu
tử.
- HS nêu ấn tượng
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG
- GV: Hãy sưu tầm những bài văn
viết về chủ đề gia đình và tình mẹ.
- HS sưu tầm
D. DẶN DÒ.
Chuẩn bị bài mới: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản

Tháng 9 năm 2020


Tiết 6,7
TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:


1.Kiến thức:
Nắm được chủ đề của văn bản, tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
Biết viết một đoạn văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề; biết xác định và
duy trì đối tượng; trình bày, lựa chọn, sắp xếp các phần sao cho văn bản tập trung nêu bật
ý kiến, cảm xúc của mình.
Chủ đề văn bản.
Những thể hiện của chủ đề trong một văn bản.
2.Kĩ năng:
Đọc-hiểu và có khả năng bao quát toàn bộ văn bản.
Trình bày một văn bản(nói,viết)thống nhất về chủ đề.
3. Thái độ: Thể hiện lòng yêu thích môn học.
4. Định hướng phát triển năng lực:
Giúp học sinh phát triển một số năng lực:

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tự học, năng lực giải quyết
vấn đề, năng lực sáng tạo.
Năng lực xã hội: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
Năng lực công cụ: Năng lực sử dụng ngôn ngữ
B.CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu bài soạn.
- Học sinh : Đọc soạn bài mới.
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I.Ổn định lớp:
II. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT


HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- Trong một văn bản hay đoạn văn phải
có đối tượng và vấn đề chính mà văn
bản và đoạn biểu đạt. Đó là gì chúng ta
cùng tìm hiểu bài Tính thống nhất về
chủ đề của văn bản.
- HS nghe
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. Chủ đề của văn bản:
- GV: Qua văn bản “Tôi đi học”, tác - Kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên với
giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào tâm trạng hồi hôp, bỡ ngỡ.
trong thời thơ ấu của mình?
- HS trả lời.
- GV: Sự hồi tưởng ấy gợi những ấn - Tác giả thấy lòng rộn rã, bâng khuâng
tượng gì trong lòng tác giả? như đang được sống lại những ngày tuổi
- HS trả lời. thơ trong sáng ấy.
- GV: Văn bản có đề cập đến vấn đề - Văn bản xoay quanh việc kể lại những
nào khác không? kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học với nhiều
- HS trả lời. tâm trạng khác nhau.
- GV: Đối tượng chính được đề cập - Tâm trạng của nhân vật tôi.
trong văn bản là gì?
- HS trả lời.
-GV: Từ những nhận thức trên, em hãy - Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà
cho biết: Chủ đề của văn bản là gì? văn bản biểu đạt.
- HS trả lời.
- GV cho HS đọc ghi nhớ 1 SGK . *Ghi nhớ 1 SGK .
- HS đọc ghi nhớ SGK.
II.Tính thống nhất về chủ đề của văn
bản:
- GV: Căn cứ vào đâu em biết văn bản - Những kỉ niệm của tác giả về buổi đầu
Tôi đi học” nói lên những kỉ niệm của tiên đến trường thể hiện ở :
tác giả về buồi đầu tiên đến trường ? - Nhan đề : Tôi đi học
(Chú ý nhan đề, các từ ngữ, các câu - Các câu đều nhắc đến kỉ niệm của buổi
trong văn bản viết về những kỉ niệm tựu trường đầu tiên trong đời.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

lần đầu tiên đên trường.)


- HS trả lời.
- GV: Hãy tìm các từ ngữ chứng tỏ - Văn bản Tôi đi học tập trung tô đậm
tậm trạng đó in sâu trong lòng nhân vật '”Cảm giác trong sáng'' nảy nở trong
''tôi'' suốt cuộc đời. lòng'' nhân vật ''tôi'' ở buổi đến trường
- HS trả lời. đầu tiên trong đời bằng nhiều chi tiết
nghệ thuật khác nhau
- GV: Tìm các từ ngữ, các chi tiết - + Hôm nay tôi đi học.
nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ + Hằng năm cứ vào cuối thu... lòng tôi
của nhân vật ''tôi'' khi cùng mẹ đi đến lại nao nức những niệm mơn man của
trường, khi cùng các bạn. đi vào lớp. buổi tựu trường
- HS trả lời. + Tôi quên thế nào đươc những cảm
giác trong sáng âý.
+ Hai quyển vở mới đang ở trên tay
tôi đã bắt đầu thấy nặng.
+ Tôi bặm tay ghì thật chặt nhưng một
quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi
xuống đất…àcảm nhận được những cảm
giác trong sáng nảy nở trong lòng nhân
vật ''tôi'' ở buổi tựu trường đâu tiên.
- GV: Từ việc phân tích trên, hãy cho - Văn bản phải thống nhất về chủ đề.
biết thế nào là tính thống nhất về chủ + văn bản có đối tượng xác định, có tính
đề của văn bản. Tính thống nhất này mạch lạc.
thể hiện ở những phương diện nào ? + nhan đề
- HS trả lời. + quan hệ giữa các phần của văn bản
+ các câu, các từ ngữ tập trung biểu
hiện chủ đề.
- GV cho HS đọc ghi nhớ 2 SGK . *Ghi nhớ 2 SGK .
- HS đọc ghi nhớ SGK.
Hết tiết 6 chuyển tiết 7
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
Bài tập 1 Bài tập 1
- Hãy cho biết văn bản trên viết về đối a)Nhan đề của văn bản : “ Rừng cọ quê
tượng nào và về vấn đề gì ? Theo thứ tôi”
tự nào ? - Phần thứ nhất của văn bản : Miêu tả
rừng cọ quê tôi
- Phần thứ hai : Rừng cọ gắn bó với tuổi
thơ của tôi
- Phần cuối : Rừng cọ gắn bó với người
dân quê tôi
Ở mỗi phần đều có các câu thể hiện
chủ đề:
- Chẳng có nơi nào đẹp như sông Thao
quê tôi rừng cọ trập trùng
- Căn nhà tôi ở núp dưới rừng cọ. Ngôi
trường tôi học cũng khụất trong rừng cọ

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

Ngày ngày đến lớp, tôi đi trong rừng cọ.


- Cuộc sống quê tôi gẳn bó với rừng cọ
Dù ai đi ngược về xuôi
Cơm nắm lá cọ là ngưởi sông Thao. .
b) các ý lớn :
- Miêu tả rừng cọ quê tôi
- Rừng cọ gắn bó với tuổi thơ của tôi
- Rừng cọ gắn bó với người dân quê tôi
Các ý này rất rành mạch , theo một
trình tự hợp lý : Từ giới thiệu hình ảnh
rừng cọ đến sự gắn bó của con người đối
với rừng cọ, từ bản thân nhà văn đến
những người dân quê hương. Chính vì
vậy mà việc thay đổi trật tự nào khác sẽ
làm cho bài văn không còn mạch lạc
c)Hai câu trong bài trực tiếp nói tới tình
cảm đó
Dù ai đi ngược về xuôi
Cơm nắm lá cọ là ngưởi sô ng Thao. .
Chứng minh : sự gắn bó giữa rừng
cọ với người dân sông Thao được thể hiện
trong toàn bài : từ việc miêu tả rừng cọ
đến cuộc sống của người dân
- Rừng cọ đẹp nhất ( chẳng có nơi nào
đẹp như sông Thao quê tôi)
- Cuộc sống người dân gắn bó với rừng cọ
Bài tập 2 từ đời sống tinh thần đến vật chất .
- GV: Hãy viết một đoạn văn đảm bảo - HS viết bài.
tính thống nhất về chủ đề văn bản theo - Lên bảng trình bày bài viết của mình.
đề tài tự chọn.
- HS viết.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- GV: Tìm một văn bản thể hiện tính - HS tìm.
thống nhất về chủ đề văn bản và phân
tích, tìm hiểu
- HS viết.
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG
- GV: Tìm một văn bản thể hiện tính - HS tìm.
thống nhất về chủ đề văn bản.
- HS tìm.
D. DẶN DÒ .
Chuẩn bị bài mới: Bố cục của văn bản

Tháng 9 năm 2020


Tiết 8
BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:


1. Kiến thức:
- Nắm được bố cục văn bản, đặc biệt là cách sắp xếp các nội dung trong phần
Thân bài.
- Biết xây dựng bố cục văn bản mạch lạc, phù hợp với đối tượng và nhận thức của
người đọc.
- Bố cục của văn bản,tác dụng của việc xây dựng bố cục.
2.Kiến thức:
- Sắp xếp các đoạn văn trong bài theo một bố cục nhất định.
- Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc - hiểu văn bản.
3. Thái độ: Thể hiện lòng yêu thích môn học. Chăm chỉ, luôn có tinh thần học hỏi, tìm
hiểu về văn bản
4. Định hướng phát triển năng lực:
Giúp học sinh phát triển một số năng lực:
Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tự học, năng lực giải quyết
vấn đề, năng lực sáng tạo.
Năng lực xã hội: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
Năng lực công cụ: Năng lực sử dụng ngôn ngữ
B.CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu bài soạn.
- Học sinh : Học bài cũ, đọc soạn bài mới.
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT


HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- GV: Hãy cho biết chủ đề của - HS trả lời.
văn bản “Trong lòng mẹ” là gì ?
Thế nào là chủ đề của văn bản ?
Tính thống nhất về chủ đề của văn
bản biểu hiện như thế nào trong
văn bản ấy ? (đối tượng, tính mạch
lạc ,nhan đề, mối qua hệ giữa các
phần, từ ngữ, câu...)
- HS trả lời.
- GV: Trong văn bản cần có sự
bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn
theo trình tự, một hệ thống rành
mạch hợp lí đó chính là bố cục của
văn bản vậy chúng ta cùng tìm
hiểu bài Bố cục trong văn bản.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. Bố cục của văn bản :
- GV cho HS đọc văn bản “ Người - Đọc.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

thầy đạo cao đức trọng”.


- GV: Văn bản trên có thể chia - Văn bản này có 3 phần :( đoạn 1, đoạn 2,3-
làm mấy phần? Chỉ ra các phần đoạn 4)
đó?
- HS trả lời.
- GV: Hãy cho biết nhiệm vụ của - Đoạn 1: mở bài, giới thiệu ông Chu Văn An
từng phần trong văn bản trên? và đặc điểm của ông.
- HS trả lời. - Đoạn 2a : Kể về ông Chu An người thầy
giỏi, tính tình cứng cỏi không màng danh lợi
lúc còn làm quan.
- Đoạn 2b: Các đặc điểm ấy lại tiếp tục giữ khi
ông đã về ẩn danh.
- Đoạn 3: Tình cảm của mọi người khi ông đã
chết từ dân chí vua.
- GV: Phân tích mối quan hệ giữa - Phần 1 có nhiệm vụ mở bài, phần 2 : thân
các phần trong văn bản trên. ? bài, phần 3 kết bài.
- HS trả lời.
- GV: Bố cục của văn bản gồm - Ba phần mỗi phần đều có chức năng, nhiệm
mấy phần? Nhiệm vụ của từng vụ riêng nhưng phải phù hợp với nhau và có
phần là gì? Các phần của văn bản chung nhiệm vụ thể hiện chủ đề.
quan hệ với nhau như thế nào ? - Phần Mở bài: Có nhiệm vụ nêu ra chủ đề
- HS trả lời. của văn bản.
- Phần Thân bài: Thường có một số đoạn nhỏ
trình bày các khía cạnh của chủ đề.
- Phần Kết bài:Tổng kết chủ đề của văn bản.
II. Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân
bài của văn bản:
- GV: Phần Thân bài văn bản Tôi - Sắp xếp theo sự hồi tưởng những kỉ niệm.
đí học của Thanh Tịnh kể về Các cảm xúc lại được sắp xếp theo thứ tự thời
những sự kiện nào? Các sự kiện ấy gian : những cảm xúc trên đường đến trường,
được sắp xếp theo thứ tự nào? những cảm xúc khi bước vào lớp học.
- HS trả lời.
- GV: Văn bản Trong lòng mẹ của - Sắp xếp theo sự liên tưởng đối lập những
Nguyên Hồng chủ yếu trình bày cảm xúc về cùng một đối tượng trước đây và
diễn biến tâm trạng của cậu bé buổi tựu trường đầu tiên:
Hồng. Hãy chỉ ra những diễn biến + Tình thương mẹ và thái độ căm ghét cực độ
của tâm trạng cậu bé trong phần những cổ tục đã đày đoạ mẹ mình của bé
Thân bài ? Hồng khi nghe bà cô cố tình bịa chuyện nói
- HS trả lời. xấu mẹ em.
+ Niềm vui sướng cực độ của bé Hồng khi
được ở trong lòng mẹ.
- GV: Khi tả người, vật, con vật, - Có thể sắp xếp theo thứ tự không gian (tả
phong cảnh,... em sẽ lần lượt miêu phong cảnh), chỉnh thể - bộ phận (tả người,
tả theo trình tự nào? Hãy kể một vật, con vật) hoặc tính cảm , cảm xúc (tả
số trình tự thường gặp mà em người).
biết?

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- HS trả lời.
- GV: Phần Thân bài của văn bản - Chỉ ra 2 ý kiến đánh giá về Chu Văn An
Người thầy đạo cao đức trọng nêu trong phần Thân bài:
các sự việc để thể hiện chủ đề + Chu Văn An là người tài cao, tính tình cứng
''người thầy đạo cao đức trọng''. cỏi không màng danh lợi, lúc còn làm quan.
Hãy cho biết cách sắp xếp các sự + Chu Văn An là người đạo đức, tính tình vẫn
việc ấy? cứng cỏi được học trò kính trọng, khi đã về ẩn
- HS trả lời. dật.
- GV: Việc sắp xếp nội dung phần - Nội dung phần Thân bài thường được trình
thân bài tùy thuộc vào những yếu bày theo thứ tự:
tố nào ? + Theo trình tự thời gian và không gian.
- HS trả lời. + Theo sự phát triển của sự việc.
+ Theo mạch suy luận.
- GV cho HS đọc ghi nhớ SGK . *Ghi nhớ SGK .
- HS đọc ghi nhớ SGK.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
Bài tập 1. Bài tập 1.
- GV: Phân tích các trình bày ý a) Trình bày ý theo thứ tự không gian : xa - gần -
trong các đoạn trích sau ? tận nơi - xa dần. ,
- HS làm vào vở và cho lên bảng b) Trình bày ý theo thứ tự thời gian: Lúc chiều về,
trả lời. lúc hoàng hôn
c) Hai luận cứ được sắp xếp theo tầm quan trọng
của chúng đối với luận điểm cần chứng minh.

Bài tập 2 và 3: HS tự làm ở nhà.


HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- GV: Xây dựng bố cục một bài - HS viết
văn tự sự theo yêu cầu của giáo
viên.
- HS viết
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG
- GV: Tìm một văn bản thể hiện - Sưu tầm
trình tự sắp xếp các phần các câu
văn hợp lí.
- HS tìm.
D. DẶN DÒ.
- Chuẩn bị bài “Tức nước vỡ bờ”

Tháng 9 năm 2019


Tiết: 11
TRƯỜNG TỪ VỰNG
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là trường từ vựng, biết xác lập các trường từ vựng đơn giản.
- Bước đầu hiểu được mối liên quan giữa trường từ vựng với các hiện tượng

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

ngôn ngữ đã học như đồng nghĩa, trái nghĩa, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá,... giúp ích cho
việc học văn và làm văn.
2.Kĩ năng:
- Tập hợp các từ có chung nét nghĩavào cùng một trường từ vựng.
- Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để đọc - hiểu và tạo lập văn bản.
3. Thái độ: Thể hiện lòng yêu thích môn học.
B.CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu bài soạn, bảng phụ..
- Học sinh : Học bài cũ, đọc soạn bài mới.
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT


HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- GV: Thế nào là cấp độ khái quát nghĩa - HS trả lời.
của từ ? Cho ví dụ về những cấp độ khái
quát khác nhau về nghĩa của từ.
- HS trả lời.
- GV: Từ ngữ tiếng Việt nhiều khi nhiều
từ khác nhau nhưng lại có một nét chung
về nghĩa đó là gì chúng ta cùng tìm hiểu
bài Trường từ vựng.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. Thế nào là trường từ vựng?
- GV treo bảng phụ ghi ví dụ.
- GV: Cho HS đọc đoạn văn của Nguyên - Đọc.
Hồng.
- HS đọc.
- GV : Các từ in đậm trong đoạn văn của - Chỉ bộ phận của cơ thể con người.
Nguyên Hồng có nét chung gì về nghĩa?
- HS trả lời.
- GV: Những từ trên có chung nghĩa nên - Trường từ vựng là tập hợp tất cả những từ
chúng được xếp vào một trường từ có nét chung về nghĩa
vựng.Vậy, thế nào là trường từ vựng ? Ví dụ: gương mặt, nước da, gò má, cánh tay,
- HS trả lời. đùi... đều có nét nghĩa chung là chỉ bộ phận
- GV nhấn mạnh: Cơ sở để hình thành cơ thể con người.
trường từ vựng là đặc điểm chung về
nghĩa. Không có đặc điểm chung về
nghĩa thì không có trường.từ vựng .
- HS trả lời.
- GV : Tìm các từ trong trường từ vựng - soong, nồi, chảo ...
''dụng cụ nấu nướng”, trường “chỉ số - một, hai, ba, trăm. ngàn, triệu...
lượng''.
- HS trả lời.
II. Những điều cần lưu ý:

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

1. Một trường từ vựng có thể bao gồm


nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
- GV : Tìm các từ thuộc các trường từ - Các từ trong các trường:
vựng :
- Bộ phận của mắt - Bộ phận của mắt : lòng đen, lòng trắng,
con ngươi,. lông mày, lông mi,
- Đặc điểm của mắt : - Đặc điểm của mắt : đờ đẫn, sắc,. lờ đờ
tinh anh, toét, mù, lòa,
- Cảm giác của mắt : - Cảm giác của mắt : chói, quáng, hoa cộm,
- Bệnh về mắt : quáng gà, thong manh, cận
- Bệnh về mắt : thị ,viễn thị
- Hoạt động của mắt : nhìn trông, thâý, liếc ,
- Hoạt động của mắt : nhòm
- Các trường trên lại thuộc trường “mắt”
- GV: Các trường trên cùng biểu thị
chung về đối tượng nào? Vậy chúng
thuộc trường nghĩa nào?
- HS trả lời.
2. Một trường từ vựng có thể bao gồm
những từ khác biệt nhau về từ loại.
- GV: Em có nhận xét gì về các từ loại - Từ loại :
thuộc trường “Mắt”? Những từ nào thuộc + các danh từ như: con ngươi, lông mày,
danh từ, tính từ, động từ ? + các động từ như: nhìn trông, v.v...,
- HS trả lời. + các tính từ như: lờ đờ ,''toét, v.v..
3. Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có
thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau
- Ngọt, cay , đắng, chát, thơm (trường mùi
- GV: Cho từ “ngọt” đứng trong các vị)
nhóm khác nhau? - Ngọt, the thé, êm dịu, chối tai (trường âm
- HS trả lời. thanh)
- (rét) ngọt, ẩm, giá (trường thời tiết)
4. Trong văn thơ cũng như trong cuộc
sống hằng ngày, người ta thường dùng
cách chuyển trường từ vựng để tăng thêm
tính nghệ thuật của ngôn từ (phép nhân
hóa, ẩn dụ, so sánh, v.v.. )
- GV: Cho HS đọc đoạn văn và cho biết - Đọc.
các từ mừng, cậu, cậu Vàng thuộc - Thuộc trường từ vựng “người”.
trường từ vựng nào?
- HS trả lời.
- GV: Được tác giả dùng trong trường từ - Thú vật, con chó thuộc trường từ vựng thú
vựng nào? Nhằm mục đích gì? vật - Nhân hóa
- HS trả lời.
- GV: Tìm hiểu sự chuyển đổi trường từ - vo viên bỏ lọ - trường sự vật; bò ra lổm
vựng trong đoạn thơ sau và chỉ rõ tác ngổm - trường sinh vật:
dụng của sự chuyển đổi ấy :

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

Gái chính chuyên lấy được chín chồng


Vo viên bỏ lọ gánh gồng đi chơi
Ai ngờ quang đứt lọ rơi
Bò ra lổm ngổm chín nơi chín chồng
- GV: Hãy nhận xét về hiện tượng
chuyển đổi trường từ vựng trong đoạn
văn sau:
“Con chó tưởng chủ mắng, vẫy đuôi
mừng, để lấy lại lòng chủ. Lão Hạc nạt
to:
- Mừng à ? vẫy đuôi à ? Vẫy đuôi thì
cũng giết ! Cho cậu chết !
Thâý lão Hạc sừng sộ quá, con chó vừa
vẫy đuôi, vừa chực lảng: Nhưng lão vội
nắm lấy nó ôm đầu nó , đập nhè nhẹ vào
lưng nó và dấu dí:
- A không ! À không ! Không giết cậu
Vàng đâu nhỉ !... Cậu. Vàng của ông
ngoan lắm ! Ông không cho giết... Ông - Mừng, cậu thuộc trường từ vựng “người” ,
để cậu Vàng ông nuôi.” chuyển sang trường từ vựng “thú vật” nhằm
- GV: Rút ra nhận xét gì? mục đích nhân hóa
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
Bài tập 1. Bài tập 1. Các từ thuộc trường từ vựng
- GV: Hãy tìm các từ thuộc trường từ ''người ruột thịt”
vựng ''người ruột thịt” ? - Thầy ( bố, cha, ba), mẹ - mợ- cô, người đàn
- HS làm vào vở. bà họ nội xa, em bé em Quế.
Bài tập 2: Bài tập 2:
- GV: Hãy đặt tên trường từ vựng cho a) lưới, nơm câu, vó : dụng cụ đánh bắt thuỷ
mỗi dãy từ dưới đây ? sản.
- HS trả lời. b) tủ, rương , hòm, va-li, chai, lọ : dụng cụ
để đựng.
c) đá, đạp giấm, xéo : hoạt động của chân
d) buồn, vui, phấn khởi, sợ hãi: trạng thái
tâm lí.
e) hiền lành, độc ác, cởi mở: tính cách.
g) bút máy, bút bi,phấn, bút chì: dụng cụ để
viết.
Bài tập 3. Các từ in đậm thuộc trường từ
Bài tập 3. vựng ''thái độ''
- GV: Các từ in đậm thuộc trường từ
vựng nào ?
- HS lên bảng làm bài. Bài tập 4.
Bài tập 4. - Khứu giác : mũi, miệng thơm , điếc, thính.
- GV: Xếp các từ mũi, nghe, tai, thính, -Thính giác : tai, nghe , điếc, rõ, thính.
điếc, thơm, rõ vào đúng trường từ vựng
của nó trong bảng sau ( một từ có thể xếp

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

ở cả hai trường). Bài tập 5. Lưới, lạnh và tấn công đều là


- HS lên bảng làm bài. những từ nhiều nghĩa, căn cứ vào các nghĩa
Bài tập 5. của từ để xác định mỗi từ có thể thuộc
- GV: Hãy tìm các trường từ vựng của những trường từ vựng nào
mỗi từ sau đây: Lưới, lạnh và tấn công? Lưới - trường bẫy rập: lưới, chài, câu,
- HS làm vào vở. - trường hình ảnh trang trí
Lạnh:- trường nhiệt độ : lạnh nóng
- trường màu sắc: màu lạnh, màu nóng
- trường thái độ cư xử : vồn vã, lạnh
lùng
Tấn công : - trường chiến tranh
- trường bóng đá:
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- GV: Tìm một trường từ vựng theo đề tài - HS tìm.
tự chọn và chỉ ra từ đo thuộc từ vựng gì?
- HS tìm.
- GV: Vận dụng kiến thức về trường từ
vựng đã học, viết một đoạn văn ngắn có
sử dụng ít nhất 5 từ thuộc trường từ vựng
một nhất định.
- HS tìm.
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG
- GV: Hãy sưu tầm những văn bản có sử - HS sưu tầm
dụng trường từ vựng.
- HS sưu tầm
D. DẶN DÒ.
Chuẩn bị bài mới: Tức nước vỡ bờ.

Tháng 9 năm 2019


Tiết 12,13

Văn bản TỨC NƯỚC VỠ BỜ


(Trích:Tắt đèn ) Ngô Tất Tố
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức:
- Qua đoạn trích thấy được bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ xã hội đương thời
và tình cảnh đau thương của người nông dân cộng khổ trong xã hội ấy; cảm nhận được
các quy luật của hiện thực: có áp bức có đấu tranh; thấy được vẻ đẹp tâm hồn và sức sống
tiềm tàng của người phụ nữ trước cách mạng.
- Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của tác giả.
- Cốt truyên,nhân vật,sự kiện trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ.
- Giá trị hiện thực và nhân đạo qua một đoạn trích trong tác phẩm tắt đèn.
-Thành công của nhà văn trong việc tạo tình huống truyện, miêu tả, kể truyện và
xây dựng nhân vật.
2.Kĩ năng:
- Tóm tắt văn bản truyện.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự
để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.
3. Thái độ: Thể hiện lòng kính yêu đối với những người phụ nữ đẹp và ca ngợi phẩm
chất tốt đẹp của họ.
B.CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu bài soạn.
- Học sinh : Học bài cũ, đọc soạn bài mới.
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT


HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- GV: Chương “Trong lòng mẹ” kể lại nội - HS trả lời.
dung gì ? Theo em cách kể chuyện của
đoạn văn có gì đặc sắc. Ấn tượng, cảm
xúc của em về nhân vật Hồng trong câu
chuyện như thế nào ?
- HS trả lời.
- GV: Trong cuộc sống nhiều khi bị áp
bức quá chúng ta phải có sự phản kháng.
Vậy nhà văn Ngô Tất Tố đã thể hiện điều
đó như thế nào qua đoạn trích Tức nước
vỡ bờ.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm:
- GV: Hãy nêu vài nét về tác giả? - Tác giả: Ngô Tất Tố (1893- 1954), Quê ở
- HS trả lời. huyện Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh,
xuất thân từ một gia đình nhà nho gốc nông
dân. Ông nghiên cứu về nhiều lĩnh vực nghệ
thuật, một nhà báo nổi tiếng, một nhà văn
hiện thực xuất sắc.
- Tác phẩm : Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu
- GV: Hãy nêu vài nét về tác phẩm? nhất của Ngô Tất Tố
- HS trả lời. - Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trích trong
chương XVIII của tác phẩm “Tắt đèn”.
II. Đọc, chú thích, thể loại.
- Đọc.

- GV đọc mẫu ( chú ý đọc ngôn ngữ đối


thoại) - Tóm tắt truyện.
- HS đọc.
- GV tóm tắt truyện.
- GV: Giải thích thêm những từ cũ, ít
quen thuộc với các em : sưu, cai lệ, xái, - Phương thức biểu đạt chính là tự sự và
lực điền, hầu cận. miêu tả.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- GV: Phương thức biểu đạt chính là gì?


III. Phân tích.
1. Nhân vật chị Dậu
a. Gia cảnh của chị Dậu
- GV: Khi bọn tay sai xông vào nhà chị - Anh Dậu ốm nặng, bị đánh, trói, cùm kẹp.
Dậu, tình thế của chị như thế nào ? Chị Dậu phải bán con, ổ chó tưởng đủ nộp
- HS trả lời. sưu cho chồng. Nào ngờ lại còn cả suất sưu
người chết. Anh Dậu rũ người như một xác
chết, bọn hào lí sai khiêng trả anh về nhà.
Anh vừa được cứu tỉnh, cai lệ và người nhà lí
trưởng xông vào - chị Dậu đứng trước tình
thế mạng sống của chồng rất mong manh.
b. Sự phản kháng trước cường quyền.
- GV: Nhắc lại tình thế của chị Dậu khi - Chị Dậu lúc đầu “van xin tha thiết”, sau
bọn tay sai ''sầm sập tiến vào'', giữa lúc “liều mạng cự lại”, “cự lại" bằng lí lẽ - quyết
chị Dậu vừa ''rón rén'' bưng bát cháo, ra tay đấu lực với chúng.
đang hồi hộp ''chờ xem chồng chị ăn có
ngon miệng không'', chị Dậu một mình
đứng ra đối phó với ''lũ ác nhân'' đó. Lúc
này, tính mạng của anh Dậu phụ thuộc cả
vào sự đối phó của chị. Chị Dậu đối phó
với bọn tay sai để bảo vệ chồng bằng cách
nào?
- HS trả lời.
- GV: Hãy tìm những chi tiết thể hiện - Ông – cháu  tôi – ông  Mày – bà
ngôn ngữ của chị Dậu qua từng diễn biến?
- HS trả lời.
- GV: Em có nhận xét gì về ngôn ngữ
của chị? Ngôn ngữ cùng với hành động - Ban đầu chị cố khơi gợi từ tâm và lương
đã thể hiện diễn biến nội tâm của chị như
tri của “ông cai”. Tức quá không thể chịu
thế nào? được chị mới liều mạng cự lại, bằng lý lẽ
- HS trả lời. đứng dậy với lòng căm thù ngùn ngụt bốc
- GV: Tìm những hình ảnh, chi tiết miêu
cao, trừng trị chúng.
tả cảnh chị Dậu đánh lại tên cai lệ và- Với cai lệ ''lẻo khoẻo'', chị: ''túm lấy cổ hắn,
người nhà lý trưởng và hình ảnh miêu tả
ấn dúi ra cửa'', hắn đã ''ngã chỏng quèo trên
bộ dạng hai tên tay sai. Nhận xét về các
mặt đất'' ! Đến tên người nhà lí trưởng, ''hai
hình ảnh này ? người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy
- Đại diện lên trả lời. đều buông gậy ra, áp vào vật nhau'', kết cục
anh chàng ''hầu cận ông lí'' yếu hơn chị
chàng con mọn, hắn bị chị túm tóc lẳng cho
một cái, ngã nhào ra thềm '' !
- Sức mạnh ghê gớm và tư thế ngang tàng
của chị Dậu, đối lập với hình ảnh, bộ dạng
thảm hại hết sức hài hước của hai tên tay sai
- Đoạn văn đặc biệt sống động và toát lên
- GV: Nêu cảm nghĩ của em khi đọc đến một không khí hào hứng rất thú vị ''làm cho

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

những dòng này? Vì sao có được những độc giả hả hê một chút sau khi đọc những
cảm nghĩ như thế ? trang rất buồn thảm''
- HS trả lời. - Anh Dậu tuy nói đúng cái lí, cái sự thật,
- GV: Kết thúc cảnh này , anh Dậu nói: nhưng chị Dậu không chấp nhận cái lí vô lí
“U nó không được thế ! Người ta đánh đó : Câu trả lời của chị cho thấy chị không
mình không sao, mình đánh người ta thì còn cứ phải sống cúi đầu, mặc cho kẻ ác chà
mình phải tù, phải tội'' còn chị Dậu lại nói đạp. Ở chị có một tinh thần phản kháng tiềm
: “Thà ngồi tù. Để chúng nó làm tình làm tàng mà mãnh liệt.
tội mãi thế, tôi không chịu được...” Vì sao - Sức mạnh của lòng căm hờn - đó cũng là
có ý kiến khác nhau như thế? sức mạnh của lòng yêu thương.
- GV: Do đâu chị Dậu có được sức mạnh - Chị Dậu mộc mạc, hiền dịu, đầy vị tha,
như thế ? Qua đoạn này ta th ấy chị Dậu là sống khiêm nhường, biết nhẫn nhục chịu
người như thế nào ? đựng, nhưng vẫn có một sức sống mạnh
- HS trả lời. mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng;
một thái độ bất khuất.

2. Tên cai lệ:


- GV: Em hiểu “Cai lệ” là người thế nào - Cai lệ là một viên cai chỉ huy một tốp lính ở
trong xã hội cũ? nông thôn thời trước cách mạng, thường
- HS trả lời. được bọn quan lại cho phép sử dụng bạo lực
để đàn áp người dân theo lệnh của chính
quyền.
- GV: Em hiểu thế nào là thuế sưu? - Thuế sưu là thứ thuế mà người đàn ông là
- HS trả lời. dân thường tuổi từ 18-60 hằng năm phải nộp
cho nhà nước phong kiến thực dân.
- Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng
- GV: Hình ảnh tên cai lệ được tác giả giọng khàn khàn ...: Thằng kia...
khắc họa qua những chi tiết nào? - Trợn ngược hai mắt hắn quát: Mày định
- HS trả lời. nói...
- Giọng vẫn hầm hè: Nếu không có tiền nộp
sưu cho ông bây giờ ...
- Tha này! Tha này! Vừa nói hắn vừa bịch ...
- Tàn bạo, không chút tính người là bản
chất, tính cách của hắn. Tên cai lệ mang
- GV: Những chi tiết ấy đã lột tả được tính cách dã thú đó là một trong những
những nét bản chất gì của tên cai lệ? hiện thân sinh động của trật tự thực dân
- HS trả lời. phong kiến đương thời .

3. Về nhan đề của đoạn trích : Tức nước


vỡ bờ
- GV: Em hiểu như thế nào về nhan đề - Nhà văn đã cảm nhận được xu thế ''Tức
Tức nước vỡ bờ đặt cho đoạn trích? Theo nước vỡ bờ'' và sức mạnh to lớn khôn lường
em, đặt tên như vậy có thoả đáng không? của sự ''vỡ bờ'' đó. Và không phải quá lời

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

Vì sao? nếu nói rằng cảnh ''Tức nước vỡ bờ'' trong


- HS trả lời. đoạn trích đã dự báo cơn bão táp quần chúng
nông dân nổi dậy sau này. Nhà văn Nguyễn
Tuân đã nói rằng Ngô Tất Tố, với Tắt đèn đã
''xui người nông dân nổi loạn'' quả không sai.
III. Tổng kết .
1. Nội dung.
- Nội dung đoạn trích phản ánh điều gì? - Bằng ngòi bút hiện thực sinh động, đoạn
- HS trả lời. văn đã vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của
xã hội thực dân phong kiến đương thời, xã
hội ấy đã đẩy người nông dân vào tình cảnh
vô cùng cực khổ , khiến họ phải liều mạng
chống lại.
- Giá trị nghệ thuật của đoạn trích: Đoạn văn
- GV: Hãy nêu nghệ thuật đặc sắc của tuyệt khéo: Sự dồn nén, “ tức nước'' để đến
đoạn trích? ''vỡ bờ'' được Ngô Tất Tố diễn tả rất tự nhiên,
- HS trả lời. hợp lí.
- Nghệ thuật diễn tả câu chuyện, hành động
cũng thật tài tình, sinh động. Chú ý cách diễn
tả theo lối tăng tiến động tác, lời nói của
nhân vật cai lệ và chị Dậu. Đoạn văn này
sống động như một màn kịch ngắn.
- Nhân vật được khắc hoạ rất chân thực, sinh
động, rõ nét, thể hiện sự diễn biến tâm lí của
nhân vật chi Dậu rất hợp lí.
- GV cho HS đọc ghi nhớ SGK . *Ghi nhớ SGK .
- HS đọc ghi nhớ SGK.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
- GV: Hãy nêu ý nghĩa của đoạn trích? - Với cảm quan nhạy bén, nhà văn Ngô Tất
- HS trả lời. Tố đã phản ánh hiện thực về sức phản kháng
mãnh liệt chống lại áp bức của những người
nông dân hiền lành, chất phác.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- GV: Hãy ghi lại những ấn tượng, cảm - HS nêu ấn tượng
xúc của bản thân về nhân vật chị Dậu.
- HS nêu ấn tượng
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG
- GV: Hãy sưu tầm những bài văn viết về
chủ đề người phụ nữ.
- HS sưu tầm
D. DẶN DÒ.
Chuẩn bị bài mới: Xây dựng đoạn văn trong văn bản.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

Tháng 9 năm 2019


Tiết 14
XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:


1.Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ để, quan hệ giữa các câu
trong đoạn văn và cách trình bày nội dung đoạn văn.
- Viết được, các đoạn văn mạch lạc đủ sức làm sáng tỏ một nội dung nhất định.
- Khái niệm đoạn văn,từ ngữ chủ đề,câu chủ đề,quan hệ giữa các câu trong một
đoạn văn.
2.Kĩ năng:
- Nhận biết được từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong một đoạn
văn đã cho.
- Hình thành chủ đề, viết các từ ngữ và câu chủ đề, viết các câu liền mạch theo
chủ đề và quan hệ nhất định.
- Trình bày một đoạn văn theo kiểu quy nạp, diễn dịch, song hành tổng hợp.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu mến môn học.
B.CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu bài soạn.
- Học sinh : Học bài cũ, đọc soạn bài mới.
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- GV: Hãy trình bày bố cục của - HS trả lời.
một văn bản? Cách trình bày phần
thân bài?
- HS trả lời.
- GV: Khi muốn xây dựng được
một văn bản trước hết chúng ta
cần phải xây dựng các đoạn văn
trong văn bản để xây dựng được
đoạn văn trong văn bản vậy
chúng ta cùng tìm hiểu bài Xây
dựng đoạn văn trong văn bản
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. Thế nào là đoạn văn ?
- GV cho HS đọc thầm văn bản - Đọc.
“Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt
đèn”.
- HS đọc.
- GV: Văn bản trên gồm mấy ý? - Văn bản trên gồm hai ý. Mỗi ý viết một đoạn văn.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

Mỗi ý được viết thành mấy đoạn?


- HS trả lời. - Chữ viết hoa đầu câu thứ nhất lùi đầu dòng. Kết
- GV: Em thường dựa vào dấu thúc đoạn văn là dấu chấm xuống dòng.
hiệu nào để nhận biết đoạn văn?
- HS trả lời. - Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt
- GV: Hãy khái quát các đặc đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu
điểm cơ bản của đoạn văn và cho chấm xuống dòng, biểu đạt bằng một ý tương đối
biết thế nào là đoạn văn? hoàn chỉnh. Đoạn văn gồm do nhiều câu tạo thành.
- HS trả lời.

II. Từ ngữ và câu trong đoạn văn:


1. Từ ngữ chủ đề câu chủ đề của đoạn văn.
- Đọc.
- GV cho HS đọc đoạn thứ nhất - Từ đó là Ngô Tất Tố các câu trong đoạn đều
của văn bản trên và tìm các từ ngữ thuyết minh cho đối tượng này.
có tác dụng duy trì đối tượng trong
đoạn văn?
- HS trả lời.
- GV: Vậy từ ngữ chủ đề là gì? - Những từ ngữ được làm đề mục hoặc được lặp lại
- HS trả lời. nhiều lần. Có mục đích duy trì đối tượng
- Đọc.
- GV: Đọc đoạn thứ hai của văn
bản. - Đánh giá những thành công của Ngô Tất Tố trong
- GV: Ý khái quát bao trùm cả việc tái hiện thực trạng nông thôn Việt Nam trước
đoạn văn là gì? cách mạng tháng Tám 1945 và khẳng định phẩm
- HS trả lời. chát tốt đẹp của người lao động chân chính
- Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất
Tố.
- GV: Câu nào trong đọan văn
chứa đựng ý khái quát ấy? - Nhận xét câu chủ đề:
- HS trả lời. + Về nội dung: Câu chủ đề thường mang ý khái
- GV: Câu chứa đựng ý khái quát quát của đoạn văn.
của đoạn văn gọi là câu chủ đề. + Về hình thức: Ngắn gọn, thường đủ hai thành
Vậy em có nhận xét gì về câu chủ phần chính
đề? + Về vị trí: Đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
- HS trả lời.

2. Cách trình bày nội dung đoạn văn:


- GV: Hãy phân tích và so sánh - Đoạn thứ nhất không có câu chủ đề, từ ngữ chủ
cách trình bày ý của hai đoạn văn đề là yếu tố dùng để duy trì đối tượng. Các câu
trong văn bản nêu trên? trong đoạn văn không phụ thuộc với nhau về ý
- HS trả lời. nghĩa (song hành )
- Đoạn thứ hai câu chủ đề được đặt ở đầu đoạn văn.
Ý của đoạn văn được trình bày theo thứ tự từ khái
quát đến chi tiết (Tác phẩm tiêu biểu - nội dung
hiện thực, mối xung đột giai cấp , bộ mặt giai cấp

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

thống trị - nhân vật điển hình , chị Dậu - tài năng
khắc họa nhân vật của tác giả)
- Đọc.
- GV: Cho đọc đoạn (b) SGK - Câu chủ đề của đoạn văn nằm ở cuối đoạn.
“Các tế bào ....thành phần tế bào”.
Đoạn văn có câu chủ đề không ?
- HS trả lời. - Đoạn văn triển khai đi từ các ý diễn giải cụ thể
- GV: Ý đoạn văn được triển khai dẫn đến kết luận – Quy nạp.
theo trình tự nào ?
- HS trả lời. - Rút ra các cách trình bày nội dung trong đoạn
- GV: Như vậy: theo các đoạn đã văn :
được phân tích, đoạn văn có thể + Trình bày theo cách diễn dịch. .
trình bày nội dung theo những + Trình bày theo cách quy nạp.
cách nào? + Trình bày theo cách song hành:
- HS trả lời. *Ghi nhớ SGK .
- GV cho HS đọc ghi nhớ SGK .
- HS đọc ghi nhớ SGK.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
Bài tập 1. Bài tập 1.
- GV cho HS đọc văn bản “ Ai - Đọc.
nhầm” .
- GV: Văn bản có thể chia làm - Văn bản có 2 ý, mỗi ý được diễn đạt bằng một
mấy ý? Mỗi ý được diễn đạt bằng đoạn văn.
mấy đoạn văn ?
- HS làm vào vở.
Bài tập 2. Bài tập 2.
- GV: Hãy phân tích cách trình - Cách trình bày nội dung trong các đoạn văn:
bày nội dung trong các đoạn văn + Đoạn a : Diễn dịch
sau ? + Đoạn b : Song hành
- HS làm vào vở. + Đoạn c : Song hành

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG


- GV : Hãy viết một đoạn văn theo - HS viết
đề tài tự chọn trình bày nội dung
theo cách diễn dịch.
- HS viết
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG
- GV : Hãy sưu tầm một văn bản - HS sưu tầm.
có sử dụng đoạn văn trình bày nội
dung theo cách song hành.
- HS sưu tầm.
D. DẶN DÒ.
Chuẩn bị bài mới: Bài viết tập làm văn số 1.

Tháng 9 năm 2019

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

Tiết 11, 12
BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ I

A . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:


1. Kiến thức:- HS củng cố lại kiến thức về về văn tự sự, biết liên kết, tạo sự mạch lạc
trong bài văn kể chuyện.
- HS vận dụng kiến thức về văn tự sự đã học để viết được bài văn hoàn chỉnh.
- Đánh giá chính xác, khách quan về kiến thức văn tự sự của HS, từ đó GV điều chỉnh
cách dạy cho phù hợp.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc - Hiểu và làm văn tự sự.
3. Thái độ:
Rèn luyện thái độ nghiêm túc, trung thực trong khi làm bài kiểm tra, có hứng thú để bồi
đắp và thể hiện cảm xúc cá nhân mang tính tích cực nhân văn.
=>Năng lực: Phát huy năng lực: Đọc – Hiểu và tạo lập văn bản. Phát triển năng lực tư
duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo của học sinh.
B. HÌNH THỨC KIỂM TRA:
1. Hình thức: Tự luận
2. Thời gian: 90 phút.
3. Cách thức tổ chức kiểm tra: Kiểm tra theo từng lớp

C. MA TRẬN ĐỀ.

Mức độ cần đạt


Tổng
Nội dung Thông Vận dụng Vận dụng
Nhận biết cộng
hiểu cao

1. Đọc – hiểu - Nhận biết - Hiểu nội


- Ngữ liệu: văn PTBĐ dung, ý
bản thông tin/ - Chỉ ra ngôi nghĩa của
văn bản nghệ kể. đoạn trích.
thuật. -Xác định được -Tác dụng
- Tiêu chí lựa nhân vật trong của ngôi kể
chọn ngữ liệu: đoạn trích.. - Tâm trạng
+ 01 đoạn -Xác định chủ của nhân
trích/văn bản đề đoạn trích vật
hoàn chỉnh.
+ Độ dài
khoảng 50 -
300 chữ.
+ Nguồn gốc rõ
ràng…
Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn
Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

Số câu 2 1 3
Số điểm 2 1 3
Tỉ lệ % 20% 10% 30%
II. Làm văn - Xác định - Hiểu - Vận dụng - Bài viết
được yêu cầu được cách kiến thức về thể hiện
của đề bài làm một bài văn tự sự để chân thực
văn tự sự hoàn thành cảm xúc của
- Hiểu được bài viết cá nhân, Có
cách trình đúng đặc sự sáng tạo
bày sự việc trưng thể
theo logic loại.
nhất định,
bố cục rõ
ràng.

Số câu: 1
Số điểm: 1 1 4 1 7
Tỉ lệ: % 10% 10% 40% 10% 70%
Tổng Số câu: 4
Tổng Số điểm: 3 2 4 1 10
Tổng tỉ lệ: % 30% 20% 40% 10% 100%
D. ĐỀ BÀI
Lớp 8A4
Phần 1. Đọc – hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Ngày xưa, ở một làng nọ có anh chàng Ngốc bố mẹ mất sớm. Ngày bố mẹ anh còn
sống có cưới cho anh một người vợ và để lại cho hai vợ chồng một ngôi nhà, một đám
vườn và vài sào ruộng. Nhưng thấy Ngốc đần độn, vợ anh có ý định bỏ anh đi lấy người
khác. Cho nên, sau khi bố mẹ chồng nối nhau qua đời, vợ Ngốc cũng bỏ về nhà bố mẹ đẻ
hơn một năm trời không trở lại. Giữa lúc ấy có một thầy khóa góa vợ, thấy vợ Ngốc coi
được thì muốn lấy tranh. Bố mẹ vợ Ngốc vốn ham của và ham chức vị nên hối hả nhận
lời. Bèn bảo chàng rể mới cứ chuẩn bị lễ vật rồi làm lễ cưới bừa, dù Ngốc có biết cũng
không hơi sức đâu mà kiện tụng, vả chăng anh em họ hàng nhà Ngốc chẳng còn có ai để
mà bày vẽ. Về phía Ngốc, tuy bị vợ bỏ, nhưng anh cũng không biết làm thế nào để khuyên
dỗ vợ trở lại với mình, cũng chẳng nghĩ gì đến chuyện thưa kiện, vì đối với anh, việc đó
to lớn rắc rối quá, y như chim chích lạc vào rừng vậy.
(Trích Truyện Cổ tích “Chàng Ngốc học khôn”)
Câu 1: (1điểm) Xác định ngôi kể trong đoạn trích trên?
Câu 2: (1 điểm) Nhân vật nào được nhắc tới trong đoạn trích ?
Câu 2: (1 điểm) Nội dung của đoạn trích trên là gì?
Phần 2: Làm Văn (7 điểm)
Người ấy sống mãi trong tôi
Lớp 8A5

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

Phần 1. Đọc – hiểu (3 điểm)


Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Ngày xưa có hai anh em nhà kia, cha mẹ chết sớm hai anh em ở với nhau. Người
anh thì chăm chỉ làm lụng còn người em thì chỉ chơi bời lêu lổng, suốt ngày chẳng mó
tay vào việc gì. Một hôm người anh bảo em:
- Em à cha mẹ chết đi cũng để cho mình một ít của cải nhưng chúng mình không
chịu làm thì chẳng bao lâu nữa chúng mình cũng sẽ đói khổ thôi. Vì vậy ngày mai chúng
mình phải đi mỗi người một nơi để kiếm việc làm ăn. Lúc nào đời sống khá giả chúng
mình lại quay về gặp nhau e nhé!
Người em vâng lời.
(Trích Truyện Cổ tích “Hai anh em”)
Câu 1: (1điểm) Xác định ngôi kể trong đoạn trích trên?
Câu 2: (1 điểm) Nhân vật nào được nhắc tới trong đoạn trích ?
Câu 2: (1 điểm) Phương thức biểu đạt của đoạn trích trên là gì?
Phần 2: Làm Văn (7 điểm)
Kể về người thân.
E. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
I. Hướng dẫn chung
- GV nắm bắt được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá một cách
tổng quát. Phát hiện và trân trọng những bài làm thể hiện tính sáng tạo của học sinh. Nếu
học sinh làm bài theo cách riêng(không có trong đáp án) nhưng đáp ứng yêu cầu cơ bản
và có sức thuyết phục vẫn được chấp nhận
II. Hướng dẫn cụ thể
Lớp 8A4
* PHẦN ĐỌC- HIỂU (3 điểm)
Câu Nội dung Điểm
Câu 1 Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ ba 1,0
Câu 2 Nhân vật chàng Ngốc 1,0
Hoàn cảnh của chàng Ngốc: bố mẹ mất sớm, gia đình vợ chê 1,0
Câu 3 Ngốc vừa nghèo vừa ngốc nên đã cố ý gả vợ Ngốc cho người
khác, Ngốc đành chịu số phận mình.
*. LÀM VĂN (7điểm) 7,0
a Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: có đủ các phần mở bài, thân 0,5
bài, kết bài
b Xác định đúng đối tượng kể 0,5
c - Đây là kiểu đề chưa trọn vẹn. Hai chữ “ người ấy'' hàm ý dành 4,0
cho HS điền vào một nhân vật cụ thể mà em sẽ chọn. Về “sống
mãi trong lòng tôi'' là một gợi ý về lời văn kể theo ngôi thứ nhất
''tôi'', đồng thời cũng nhấn mạnh tới một kỉ niệm khó phai về
người ấy.
+ Giới thiệu nhân vật.
+ Diễn biến câu chuyện.
+ Kết thúc câu chuyện.
- Câu chuyện phải có hệ thống nhân vật, sự việc và thể hiện ý
Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn
Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

nghĩa chủ đề.


d Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả ngữ pháp 1,0
ngữ nghĩa Tiếng Việt.
e Sáng tạo có cách diễn đạt mới mẻ thể hiện suy nghĩ sâu sắc về 1,0
đối tượng.
Lớp 8A5
* PHẦN ĐỌC- HIỂU (3 điểm)
Câu Nội dung Điểm
Câu 1 Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ ba 1,0
Câu 2 Nhân vật hai anh em 1,0
Câu 3 Phương thức biểu đạt: Tự sự 1,0
*. LÀM VĂN (7điểm) 7,0
a Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: có đủ các phần mở bài, thân 0,5
bài, kết bài
b Xác định đúng đối tượng kể 0,5
c - Đây là kiểu đề chưa trọn vẹn. Hai chữ “ người thân '' hàm ý 4,0
dành cho HS điền vào một nhân vật cụ thể mà em sẽ chọn. Về
“người thân '' là một gợi ý về lời văn kể theo ngôi thứ nhất
''tôi'', đồng thời cũng nhấn mạnh tới một kỉ niệm khó phai về
người ấy.
+ Giới thiệu nhân vật.
+ Diễn biến câu chuyện.
+ Kết thúc câu chuyện.
- Câu chuyện phải có hệ thống nhân vật, sự việc và thể hiện ý
nghĩa chủ đề.
d Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả ngữ pháp 1,0
ngữ nghĩa Tiếng Việt.
e Sáng tạo có cách diễn đạt mới mẻ thể hiện suy nghĩ sâu sắc về 1,0
đối tượng.
H.DẶN DÒ:
- Chuẩn bị bài “Lão Hạc”.

Tháng 9 năm 2019


Tuần 4
Tiết 16,17
Văn bản
LÃO HẠC
Nam Cao
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức:

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- Thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật lão Hạc, qua
đó hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng của người nông dân
Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
- Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao (thể hiện chủ yếu qua
nhân vật ông giáo), thương cảm đến xót xa và thật sự trân trọng đối với người nông dân
nghèo khổ.
- Bước đầu hiểu được đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao: khắc hoạ
nhân vật tài tình, cách dẫn chuyện tự nhiên, hấp dẫn, sự kết hợp giữa tự sự, triết lí với trữ
tình.
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng
hiện thực.
- Sự thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn.
- Tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong việc xây dựng tình
huống truyện,miêu tả ,kể truyện,khắc hoạ hình tượng nhân vật.
2.Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm, hiểu ,tóm tắt được tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện
thực.
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự
để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.
3. Thái độ: Lòng yêu thương con người nhất là những con người bất hạnh.
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu bài soạn.
- Học sinh : Học bài cũ, đọc soạn bài mới.
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT


HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- GV: Phân tích diễn biến tâm trạng chị - HS trả lời.
Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”?
Nội dung đoạn trích phản ánh điều gì ?
- HS trả lời.
- GV: Trước cách mạng tháng Tám cuộc
sống đại đa số người dân Việt Nam vô
cùng cực khổ vì bị áp bức của bọn thự
dân phong kiến. Người nông dân bị bần
cùng hóa đến cự độ nhiều người phải bán
vợ đợ con, có người trở thành lưu manh
hóa, có người phải lấy cái chết để giữ lấy
nhân phẩm của mình. Vậy nhà văn Nam
Cao đã thể hiện điều đó qua nhân vật
Lão Hạc trong tác phẩm Lão Hạc.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm:
- GV : Hãy giới thiệu chung về tác giả - Tác giả: Nam Cao (1915 – 1951) tên thật

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

và tác phẩm ? là Trần Hữu Trí là nhà văn hiện thực xuất
- HS trả lời. sắc với nhiều tác phẩm văn xuôi viết về
người nông dân bị vùi dập và trí thức nghèo
sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ. Sau
cách mạng tháng Tám, ông đi theo kháng
chiến và dùng ngòi bút phục vụ cách mạng.
Ông hy sinh trên đường công tác ở vùng
địch hậu.
- Tác phẩm: Lão Hạc là một trong những
truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân
của Nam Cao.
II. Đọc, chú thích, thể loại.
- Đọc.
- GV cho HS đọc đoạn trích .
- HS đọc. - Chú thích .
- GV cho HS đọc chú thích .
- HS đọc. - Thể loại truyện ngắn.
- GV: Văn bản thuộc thể loại nào?
- HS trả lời. - Nhân vật: Lão Hạc, Ông giáo (Tôi), Vợ
- GV: Có những nhân vật nào trong đoạn ông giáo, Binh Tư, con trai lão Hạc.
trích?
- HS trả lời. II. Phân tích.
1. Nhân vật lão Hạc:
- Nhà nghèo, vợ chết, con trai phẫn chí bỏ
- GV: Tình cảnh của lão Hạc như thế đi đồn điền cao su. Lão sống cô độc, chỉ
nào? biết làm bạn với con chó Vàng mà lão gọi
- HS trả lời. thân mật là cậu Vàng.
- Lão thương yêu con chó. Đây là con vật
- GV: Tại sao lão Hạc lại gọi con chó gắn liền với kỷ niệm về đứa con trai yêu
của mình là cậu Vàng? quý của lão và cũng có lẽ sống cô độc nên
- HS trả lời. con chó trở thành người bạn thân thiết.
- Lão chăm sóc cẩn thận: bắt rận, đem ra ao
tắm. Lão cho nó ăn trong một cái bát, gắp
- GV: Cậu Vàng được lão Hạc đối xử thức ăn cho nó như cho con trẻ, có gì ngon
như thế nào? lão cũng chia cho nó.
- HS trả lời. - Sau trận ốm cuộc sống khốn khổ lại càng
khốn khổ. Lão nuôi thân chẳng nổi huống
- GV: Yêu thương cậu Vàng như vậy, chi nuôi chó, và cơ bản hơn lão muốn giữ
nhưng sao lão phải bán cậu Vàng? tài sản lại cho con.
- HS trả lời. - Lão cảm thấy như mình đang lừa một con
chó. Lão vừa hối hận, vừa đau đớn.
- GV: Trong chuyện bán cậu Vàng, tâm
trạng lão Hạc như thế nào? - Tiếng kêu ư ử của con chó nhìn lão như
- HS trả lời. trách lão đã lừa nó vậy.
- GV: Cái mà lão Hạc nhớ nhất trong
chuyện bán cậu Vàng là gì? - Sau khi bán chó xong lão Hạc gặp ông

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- HS trả lời. giáo “Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông


- GV: Bộ dạng, cử chỉ của lão Hạc lúc lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng
kể lại với ông giáo chuyện bán cậu Vàng nước,” rồi “ Mặt lão đột nhiên co rúm lại.
như thế nào? Điều ấy thể hiện điều gì Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho
trong tính cách lão Hạc? nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về
- HS trả lời. một bên và cái miệng móm mém của lão
mếu như con nít. Lão hu hu khóc...” và cuối
cùng lão nói “Thì ra tôi già bằng này tưổi
đầu rồi còn đánh lừa một con chó”
- Cõi lòng đang vô cùng đau đớn, xót xa ân
hận vì phải bán đi con vật mình yêu quý và
đó là vật kỷ niệm của đứa con trai.
- Nhà văn đã sử dụng từ tượng thanh tượng
hình có gợi tả sinh động: ầng ậng nước,
móm mém, hu hu khóc.

- GV: Nhà văn đã sử dụng từ ngữ gì để


miêu tả bộ dạng cử chỉ của lão Hạc lúc - Gợi lên khuôn mặt già nua khắc khổ. Vẽ
kể lại với ông giáo chuyện bán cậu ra một tâm hồn đau khổ dường như đã cạn
Vàng? kiệt nước mắt.
- HS trả lời.
- GV: Động từ ép trong câu văn: Những
vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước
mắt chảy ra có sức gợi tả như thế nào?
- HS trả lời.
Hết tiết 16 chuyển tiết 17
- GV: Lão Hạc nhờ cậy ông giáo những - Lão Hạc nhờ cậy ông giáo hai việc:
việc gì? + Nhờ ông giáo trông coi mãnh vườn để
- HS trả lời. trao lại con trai lão.
+ Gởi món tiền để hàng xóm lo ma chay
cho lão khi lão chết.
- GV: Món tiền và mảnh vườn gởi cho - Mảnh vườn là tài sản duy nhất mà lão Hạc
ông giáo có ý nghĩa như thế nào đối với có thể dành cho con. Nó như gắn liền với
lão Hạc? trách nhiệm làm cha mà lão cảm thấy ít
- HS trả lời. nhiều chưa trọn vẹn.
- Món tiền mà cả đời lão tích cóp để lo ma
chay. Món tiền nhỏ nhoi đó là danh dự của
một con người giàu lòng tự trọng không
muốn mình trở thành gánh nặng cho hàng
xóm.
- GV: Tại sao lão Hạc lại từ chối mọi sự - Lão Hạc là một người nông dân nghèo
giúp đỡ của người khác? nhưng giàu lòng tự trọng, không muốn để
- HS trả lời. người đời thương hại, Mặt khác lão không
muốn làm phiền người khác.
- Tình cảnh đói khổ, túng quẫn đã đẩy lão
Hạc đến cái chết như một hành động tự giải

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

thoát.
- GV: Câu chuyện kết thúc bằng cái chết - Cái chết tự nguyện này xuất phát từ lòng
dữ dội của lão Hạc. Em hãy nghĩ xem vì thương con âm thầm mà lớn lao, từ lòng tự
sao lão Hạc chết? Theo em ngoài việc trọng đáng kính.
chọn cái chết lão Hạc còn có con đường - Lão không còn con đường nào khác.
nào để lựa chọn nữa không? Vì sao lão Cái chết của lão Hạc tố cáo xã hội phi nhân
không chọn những cách khác để được tính, tàn ác với con người, gợi lên niềm
sống? thương cảm sâu sắc cho người đọc.
- HS trả lời - Bi kịch của sự nghèo đói cùng quẫn. Bi
- GV: Cái chết của lão Hạc là một bi kịch về trách nhiệm chưa tròn của người
kịch. Đó là bi kịch gì? cha. Bi kịch của phẩm giá con người
- HS trả lời. - Một người cha có trách nhiệm với con.
Một con người giàu lòng tự trọng, con
- GV: Từ những tìm hiểu trên, em hãy người của câu cách ngôn “ đói cho sạch
cho biết phẩm chất của lão Hạc? rách cho thơm”
- HS trả lời. 2. Nhân vật ông giáo.
- Thông cảm, đồng cảm. Những hành động,
cách cư xử chứng tỏ lòng đồng cảm, xót xa
- GV : Thái độ của nhân vật ''tôi'' khi yêu thương
nghe lão Hạc kể chuyện? - “Tôi” đã cố tìm để hiểu để thông cảm và
- HS trả lời. kính trọng lão Hạc
- GV : Những ý nghĩ của nhân vật ''tôi''
về tình cảnh, về nhân cách của lão Hạc? - Ý nghĩ của nhân vật ''tôi'' (ông giáo):
- HS trả lời. + Chi tiết lão Hạc xin bả chó của Binh Tư
- GV : Hãy cho biết ý nghĩ của nhân vật có một vị trí nghệ thuật quan trọng. Đánh
''tôi'' (ông giáo): Khi nghe Binh Tư cho lừa người đọc để rồi bật lên bao ý nghĩ sâu
biết lão Hạc xin bả chó, ông giáo ngỡ sắc .
ngàng: “con người đáng kính ấy bây giở + Cái chết đau đớn của lão Hạc lại khiến
cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc ông giáo giật mình mà ngẫm nghĩ về cuộc
đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng đời
buồn''... Nhưng khi chứng kiến cái chết + Ý muốn tự trừng phạt ghê gớm càng
đau đớn vì ăn bả chó của lão Hạc, ông chứng tỏ đức tính trung thực, lòng tự trọng
giáo lại cảm nhận : ''Không ! Cuộc đời
chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng
buồn nhưng lại đáng buồn theo một IV. Tổng kết.
nghĩa khác''. Nên hiểu ý nghĩ đó như thế
1. Nội dung.
nào? - Thể hiện một cách chân thực, cảm động số
- HS trả lời. phận đau thương của người nông dân trong
xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng
- GV: Nội dung chính của văn bản Lão của họ.
Hạc? - Cho thấy tấm lòng yêu thương trân trọng
- HS trả lời. đối với người nông dân.
2. Nghệ thuật:
- Diễn biến câu chuyện được kể bằng nhân
vật ''tôi'' (ông giáo) câu chuyện trở nên gần
gũi, chân thực, tác phẩm có nhiều giọng

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- GV: Bút pháp, ngôn ngữ truyện có gì điệu vừa tự sự vừa trữ tình, đặc biệt, có
đặc sắc? những khi hoà lẫn triết lí sâu sắc.
- HS trả lời. - Bút pháp khắc hoạ nhân vật tài tình, ngôn
ngữ của Nam Cao thật sinh động, ấn tượng,
giàu tính tạo hình và sức gợi cảm.
- Kết hợp các phương thức biểu đạt: tự sự
trữ tình, lập luận
*Ghi nhớ SGK.

- GV cho HS đọc ghi nhớ SGK.


- HS đọc ghi nhớ SGK.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
- GV: Hãy nêu ý nghĩa của đoạn trích? - Văn bản thể hiện phẩm giá của người
- HS trả lời. nông dân không thể bị hoen ố cho dù phải
sống trong cảnh khốn cùng.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- GV: Hãy ghi lại những ấn tượng, cảm - HS nêu ấn tượng
xúc của bản thân về nhân vật Lão Hạc.
- HS nêu ấn tượng
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG
- GV: Hãy sưu tầm những bài văn viết
về chủ đề người nông dân.
- HS sưu tầm
D.DẶN DÒ:
Chuẩn bị bài mới: Từ tượng hình, từ tượng thanh.

Tháng 9 năm 2019

Tiết 18 TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:


1. Kiến thức:
- Hiểu thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh.
- Có ý thức sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh để tăng thêm tính hình tượng,
tính biểu cảm trong giao tiếp.
- Đặc điểm của từ tượng hình,từ tượng thanh.
- Công dụng của từ tượng hình,tượng thanh.
2.Kĩ năng:
- Nhận biết từ tượng hình,tượng thanh và giá trị của chúng trong văn miêu tả.
- Lựa chọn ,sử dụng từ tượng hình ,tượng thanh phù hợp với hoàn cảnh nói, viết.
3. Thái độ: Giúp học sinh thể hiện lòng yêu thích môn học.
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu bài soạn.
Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn
Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- Học sinh : Học bài cũ, đọc soạn bài mới.


C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT


HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- GV: Thế nào là trường từ vựng? Đặt tên - HS trả lời.
trượng từ vựng cho mỗi dãy từ sau:
a. xơi, nốc, táp.
b. gánh, vác, đeo.
c. ngồi, đi, đứng.
- HS trả lời.
- GV: Trong hệ thống từ ngữ tiếng Việt
có nhiều từ miêu tả dáng vẻ hoặc âm
thanh của sự vật hiện tượng trong tự
nhiên đó là những từ gì chúng ta cùng tìm
hiểu bài Từ tượng hình, từ tượng thanh..
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. Từ tượng hình, từ tượng thanh:
- GV cho HS đọc đoạn trích SGK. - Đọc.
- GV: Trong các từ in đậm trên, những từ - Tìm trong đoạn trích:
nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái + Những từ nào gợi tả hình ảnh: móm mém,
của sự vật; những từ nào mô phỏng âm xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng
thanh của tự nhiên, của con người? sọc.
- HS trả lời. + Những từ nào gợi tả âm thanh: hu hu, ư
ử.
- GV: Những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, - Gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh
trạng thái hoặc mô phỏng âm thanh như động; có giá trị biểu cảm cao.
trên có tác dụng gì trong văn miêu tả và
tự sự?
- HS trả lời.
- GV: Những từ mà chúng ta vừa tìm - Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng
hiểu là những từ tượng hình, từ tượng vẻ, trạng thái của sự vật.
thanh. Hãy cho biết đặc điểm và công - Từ tượng thanh là những từ mô phỏng âm
dụng của chúng? thanh của tự nhiên, của con người.
- HS trả lời. Ví dụ:
- GV cho HS lấy thêm ví dụ. - Từ tượng hình: lê thê, lừ đừ, …
- HS lấy ví dụ. - Từ tượng thanh: oa oa, lộp độp,…
- GV cho HS đọc ghi nhớ SGK. *Ghi nhớ SGK.
- HS đọc ghi nhớ SGK.
- GV cho HS làm bài tập nhanh khắc sâu
kiến thức:
- GV: Hãy xác định các từ tượng thanh, - Các từ tượng hình, tượng thanh là: Uể oải,
từ tượng hình trong đoạn văn sau: run rẩy, sầm sập
“Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa


rên vừa ngỏng đầu lên. Run rẩy cất bát
cháo, anh mới kề vào đến miệng, cai lệ
và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến
vào với những roi song, tay thước và dây
thừng.”
- HS trả lời.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
Bài tập 1: Bài tập 1:
- GV yêu cầu HS xác định các từ tượng - Các từ tượng hình, tượng thanh là:: soàn
hình, tượng thanh trong đoạn văn? soạt, rón rén, bịch, bốp, lẻo khẻo, chỏng
- HS làm vở. quèo.
Bài tập 2:
- GV: Tìm 5 từ tượng hình gợi tả dáng đi Bài tập 2:
của người ? - Năm từ tượng hình gợi tả dáng đi của
- HS làm vào vở. người: lò dò, khật khưỡng, ngất ngưởng,
lom khom, dò dẫm, liêu xiêu…
Bài tập 3:
Bài tập 3: - Phân biệt ý nghĩa của các từ tượng thanh
- GV: Phân biệt ý nghĩa của các từ tượng tả tiếng cười:
thanh tả tiếng cười ? + ha hả: cười to, sảng khoái, đắc ý.
- HS trả lời. + hì hì: cười vừa phải, thích thú, hồn nhiên.
+ hô hố: cười to, vô ý, thô thiển.
+ hơ hớ: cười to, vô duyên
Bài tập 4: Đặt câu với các từ tượng hình,
tượng thanh :
Bài tập 4: + Gió thổi ào ào nhưng vẫn nghe rõ tiếng
- GV: Đặt câu với các từ tượng hình, cành cây gãy lắc rắc.
tượng thanh sau đây ? + Cô bé khóc nước mắt rơi lã chã
Yêu cầu HS suy nghĩ làm. + Trên cành đào lấm tấm những nụ hoa.
+ Đêm tối trên con đường khúc khủyu thấp
thoáng những đốm sáng đom đóm lập lòe.
+ Chiếc đồng hồ báo thức trên bàn kiên
nhẫn kêu tích tắc suốt đêm.
+ Mưa rơi lộp độp trên những tàu lá chuối.
+ Đàn vịt đang lạch bạch về chuồng.
+ Người đàn ông cất tiếng ồm ồm
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- GV: Vận dụng kiến thức về từ tượng - HS tìm.
hình, từ tượng thanh đã học, viết một
đoạn văn ngắn có sử dụng ít nhất 1 từ
tượng hình và 1 từ tượng thanh.
- HS tìm.
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG
- GV: Hãy sưu tầm những văn bản có sử - HS sưu tầm
dụng từ tượng hình, từ tượng thanh.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- HS sưu tầm
D. DẶN DÒ
Chuẩn bị bài mới: Liên kết các đoạn văn trong văn bản.

Tháng 9 năm 2019

Tiết 19
LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN
TRONG VĂN BẢN

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:


1.Kiến thức:
- Hiểu cách sử dụng các phương tiện để liên kết các đoạn văn khiến chúng liền ý,
liền mạch.
- Viết được các đoạn văn liên kết mạch lạc, chặt chẽ.
- Sự liên kết giữa các đoạn,các phương tiện liên kết đoạn (từ liên kết và câu nối).
- Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong quá trình tạo lập văn bản.
2.Kĩ năng:
- Nhận biết, sử dụng được các câu, các từ có chức năng, tác dụng liên kết các
đoạn trong một văn bản.
3. Thái độ: Giúp học sinh thể hiện lòng yêu thích môn học.
4. Kiểm tra 15 phút bài số 1
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu bài soạn.
- Học sinh : Học bài cũ, đọc soạn bài mới.
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I.Ổn định lớp:
II.Kiểm tra 15 phút bài số 1:
a) Đề bài:
Câu 1: Hãy trình bày bố cục ba phần của văn bản và yêu cầu nhiệm vụ của từng phần?
Câu 2: Đặt 2 câu trong đó 1câu có từ tượng hình, 1câu có từ tượng thanh.
b) Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Câu 1: (4 điểm)
- Ba phần mỗi phần đều có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng phải phù hợp với nhau và
có chung nhiệm vụ thể hiện chủ đề.
- Phần Mở bài: Có nhiệm vụ nêu ra chủ đề của văn bản.
- Phần Thân bài: Thường có một số đoạn nhỏ trình bày các khía cạnh của chủ đề.
- Phần Kết bài:Tổng kết chủ đề của văn bản.
Câu 2: (6 điểm) Đặt đúng mỗi câu theo yêu cầu 3 điểm.
III. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT


HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- GV: Hãy trình bày bố cục của một - HS trả lời.
văn bản? Cách trình bày phần thân
bài?

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- HS trả lời.
- GV: Khi muốn xây dựng được một
văn bản trước hết chúng ta cần phải
xây dựng các đoạn văn trong văn bản
để cho các đoạn văn trong văn bản
liên kết người viết phải làm gì vậy
chúng ta cùng tìm hiểu bài Liên kết
các đoạn văn trong văn bản
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. Tác dụng của việc liên kết các đoạn trong
văn bản:
- Cho HS đọc 2 đoạn văn trong SGK - Đọc.
- GV: Hai đoạn văn trong trường hợp - Đoạn 1 tả cảnh sân trường Mĩ Lí trong ngày
1 có mối liên hệ gì không? Tại sao? tựu trường. Đoạn 2 nêu cảm giác của nhân vật
- HS trả lời. ''tôi'' một lần ghé qua thăm trường trước đây.
Hai đoạn văn này tuy cùng viết về một ngôi
trường nhưng giữa việc tả cảnh hiện tại với
cảm giác về ngôi trường ấy không có sự gắn
bó với nhau. Theo lôgic thông thường thì cảm
giác ấy phải là cảm giác ở thời điểm hiện tại
khi chứng kiến ngày tựu trường. Bởi vậy,
người đọc sẽ cảm thấy hụt hẫng khi đọc đoạn
văn sau.
- GV: Còn trong trường hợp 2 thì như - Trường hợp 2 chỉ khác trường hợp 1 ở chỗ có
thế nào? thêm bộ phận “Trước đó mấy hôm” vào đầu
- HS trả lời. đoạn 2. Từ ''đó'' tạo sự liên tưởng cho người
đọc với đoạn văn trước.
- GV: Hãy so sánh sự khác nhau giữa - Chính sự liên tưởng này tạo nên sự gắn kết
2 trường hợp ? chặt chẽ giữa hai đoạn văn với nhau, làm cho
- HS trả lời. hai đoạn văn liền ý liền mạch.
- GV Kết luận : Các từ ngữ ''Trước đó - Tác dụng của việc liên kết đoạn trong văn
mấy hôm'' là phương tiện liên kết hai bản là làm nên tính hoàn chỉnh của văn bản
đoạn. Em hãy cho biết tác dụng của
việc liên kết đoạn văn trong văn bản?
- HS trả lời.
II.Cách liên kết đoạn văn trong văn bản:
1. Dùng từ ngữ có tác dụng liên kết :
- Cho HS làm bài tập (a).
- GV: Hai đoạn văn trên liệt kê hai - Hai khâu trong quá trình lĩnh hội và cảm
khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ thụ tác phẩm văn học:
tác phẩm văn học. Đó là những khâu - Bắt đầu là tìm hiểu.
nào? - Sau khâu tìm hiểu là cảm thụ.
- HS trả lời.
- GV: Tìm các từ ngữ liên kết trong - Tìm từ ngữ liên kết đoạn: Bắt đầu - Sau
hai đoạn văn trên? khâu tìm hiểu
- HS trả lời.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- GV: Kể tiếp các phương tiện liên - Các từ ngữ khác để chuyển đoạn có tác dụng
kết có quan hệ liệt kê? liệt kê : trước hết, đầu tiên, cuôí cùng, sau
- HS trả lời. nữa, một mặt, mặt khác, một là, hai là, thêm
vào đó, ngoài ra...
- Cho HS làm bài tập (b).
- GV: Tìm quan hệ ý nghĩa giữa hai - Quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên là
đoạn văn trên? quan hệ đối lập hiện tại – quá khứ
- HS trả lời.
- GV: Tìm từ ngữ liên kết trong hai - Từ ngữ liên kết : Trước đó mấy hôm –
đoạn văn đó? Nhưng lần này
- HS trả lời.
- GV: Kể tiếp các phương tiện liên - Các từ ngữ khác liên kết đoạn mang ý nghĩa
kết có quan hệ đối lập? đối lập, tương phản nhưng, trái lại, tuy vậy,
- HS trả lời. ngươc lại, song, thế mà, ...
- Cho HS đọc hai đoạn văn ở mục I.2 - Đọc.
tr.50-51 và cho biết đó thuộc từ loại - Đó: chỉ từ. Trước đó là trước lúc nhân vật
nào. Trước đó là khi nào? tôi lần đầu tiên cắp sách đến trường. Việc dùng
- HS trả lời. đại từ đó có tác dụng liên kết giữa hai đoạn
văn.
- GV: Hãy kể tiếp các chỉ từ, đại từ - Các chỉ từ, đại từ khác dùng để liên kết các
có tác dụng liên kết đoạn? đoạn văn đó, này, ấy, vậy, thế
- Cho HS đọc hai đoạn văn mục (d) tr. - Đọc.
52 và trả lời câu hỏi.
- GV: Phân tích mối quan hệ ý nghĩa - Phân tích mối quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn
giữa hai đoạn văn? văn: đoạn văn sau có ý nghĩa tổng kết những gì
- HS trả lời. đã nói ở đoạn trước
- GV: Tìm từ ngữ liên kết trong hai - Từ ngữ có tác dụng liên kết đoạn : Nói tóm
đoạn văn đó? lại
- HS trả lời.
- GV: Hãy kể tiếp các từ ngữ có ý - Kể tiếp các từ ngữ có tác dụng liên kết đoạn
nghĩa tổng kết khái quát sự việc? mang ý nghĩa tổng kết, khái quát tóm lại, nói
- HS trả lời. tóm lại, tổng kết lại, nhìn chung, ...
- GV: Vậy, từ ngữ có tác dụng liên - Dùng từ ngữ có tác dụng liên kết đoạn văn
kết đoạn trong văn bản thường dùng trong văn bản thường dùng là: quan hệ từ đại
là những loại từ gì và có tác dung như từ, chỉ từ các cụm từ thể hiện liệt kê so sánh
thế nào? đối lập, tổng kết, khái quát...
- HS trả lời. 2. Dùng câu nối để liên kết các đọan:
- Đọc.
- GVgọi HS đọc đoạn văn mục II.2tr.
53. - Ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy!
- GV : Tìm câu liên kết giữa hai đoạn
văn đó? - Vì câu đó nối tiếp và phát triển ý ở cụm từ bố
- HS trả lời. đóng sách vở cho mà đi học ở đoạn trước
- GV : Tại sao câu đó có tác dụng liên
kết? - Có hai cách liên kết đoạn văn trong văn bản:
- HS trả lời. - Có hai cách liên kết đoạn văn trong văn bản :

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- GV : Qua phần tìm hiểu bài, em hãy + Dùng từ ngữ có tác dụng liên kết
cho biết có mấy cách liên kết đoạn + Dùng câu nối để liên kết
văn trong văn bản ? *Ghi nhớ SGK.
- HS trả lời.

- GV cho HS đọc ghi nhớ SGK.


- HS đọc ghi nhớ SGK.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
Bài tập 1: Bài tập 1:
- GV: Tìm những từ ngữ có tác dụng - Những từ ngữ có tác dụng liên kết đoạn văn
liên kết đoạn văn trong những đoạn trong những đoạn và quan hệ ý nghĩa của
trích sau và cho biết chúng thể hiện chúng :
quan hệ ý nghĩa gì? a : nói như vậy: có tác dụng thay thế.
- HS làm vào vở và lên bảng trình b : thế mà : tạo sự đối lập.
bày. c : cũng (nối đoạn 2 với đoạn 1): nối tiếp ý của
đoạn 1.
tuy nhiên (nối đoạn 3 với đoạn 2): tạo sự đối
lập.
Bài tập 2: Bài tập 2:
- GV: Chọn các từ ngữ thích hợp a : từ đó;
vào /…./ để làm phương tiện liên kết b : nói tóm lại;
đoạn văn? c : tuy nhiên;
- HS trả lời. d : thật khó trả lời
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- GV : Hãy viết một đoạn có sử dụng - HS viết
các phép liên kết và phân tích.
- HS viết
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG
- GV : Hãy sưu tầm một văn bản có - HS sưu tầm.
sử dụng các phép liên kết.
- HS sưu tầm.
D. DẶN DÒ .
Chuẩn bị bài mới: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Tháng 10 năm 2019


Tuần 5
Tiết 21
TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:


1.Kiến thức:
- Hiểu thế nào là từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.
- Nắm được hoàn cảnh sử dụng và giá trị của từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội
trong văn bản.
Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn
Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- Khái niệm từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.


- Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội trong văn bản.
2.Kĩ năng:
- Nhận biết, hiểu nghĩa một số từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.
- Dùng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội phù hợp với tình huống giao tiếp.
3. Thái độ: Giúp học sinh thể hiện lòng yêu thích môn học.
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu bài soạn.
- Học sinh : Học bài cũ, đọc soạn bài mới.
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT


HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- GV: Hãy nêu một ví dụ cụ thể về từ - HS trả lời.
tượng hình và một từ tượng thanh được
sử dụng trong văn tự sự. Nói rõ tác dụng
của việc sử dụng lớp từ này trong văn tự
sự, miêu tả ?
- HS trả lời.
- GV: Ngoài hệ thống từ ngữ toàn dân
trên đất nước ta còn được người dân sử
dụng nhiều từ ngữ địa phương và biệt
ngữ xã hội. Để tìm hiểu điều đó chúng ta
cùng tìm hiểu bài Từ ngữ địa phương và
biệt ngữ xã hội
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. Từ ngữ địa phương:
- Cho HS quan sát các từ ngữ in đậm
trong các đoạn văn thơ được trích trong
SGK/56
- HS quan sát.
- GV giải thích cho HS hiểu thế nào là từ
ngữ toàn dân : lớp từ ngữ văn hoá, chuẩn
mực, được sử dụng rộng rãi (trong tác
phẩm văn học, trong giấy tờ hành
chính,...) trong cả nước.
- GV: Từ bắp, bẹ ở đây đều có nghĩa là - Từ bắp, bẹ: là từ ngữ địa phương.
ngô. Trong ba từ ấy từ nào là từ địa - Từ ngô : là từ ngữ toàn dân.
phương, từ nào được sử dụng phổ biến
trong toàn dân?
- HS trả lời.
- GV: Thế nào là từ ngữ địa phương? - Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở
- HS trả lời. một (hoặc một số) địa phương nhất định.
II. Biệt ngữ xã hội:

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- GV: Hãy quan sát các ví dụ (a) và trả


lời câu hỏi.
“Nhưng đời nào..... mợ cháu cũng về” - Mẹ và mợ là hai từ đồng nghĩa. Ở xã hội ta
- GV: Tại sao trong đoạn văn này, có chỗ trước Cách mạng tháng Tám, trong tầng lớp
tác giả dùng từ mẹ có chỗ lại dùng từ mợ? trung lưu, thượng lựu, con gọi mẹ là mợ, cha
- HS trả lời. được gọi là cậu. => Mẹ là từ ngữ toàn dân.
Mợ là từ ngữ tầng lớp trung lưu, thượng
dùng để gọi mẹ.

- GV: Hãy quan sát các ví dụ (b) và trả


lời câu hỏi.
“Chán quá, hôm nay mình phải nhận
con ngỗng cho bài tập làm văn. Trúng
tủ, hắn nghiễm nhiên đạt điểm cao nhất - Các từ ngữ ngỗng, có nghĩa là: con số 2
lớp” (điểm), trúng tủ trúng vấn đề đã học chắc
- GV: Các từ ngữ ngỗng, trúng tủ có (do đoán mò). Đó là các từ ngữ dùng hạn chế
nghĩa là gì? Tầng lớp xã hội nào thường trong tầng lớp HS hiện nay.
dùng các từ ngữ này ? - Biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một
- HS trả lời. lớp xã hội nhất định
III Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ
- GV: Thế nào là biệt ngữ xã hội? xã hội:
- HS trả lời. - Nêu các từ ngữ địa phương Quảng Nam
hoặc miền Trung: mần, chộ, trốc.
Biệt ngữ xã hội trong tầng lớp học sinh hiện
- GV: Thử nêu các từ ngữ địa phương của nay: chuồn, gậy
Quảng Nam (hoặc miền Trung) và các
biệt ngữ xã hội trong học sinh hoặc ở một - Lời nói sẽ khó hiểu đối với nhiều người.
tầng lớp xã hội mà em biết ?
- HS nêu ví dụ. - Một số tác giả sử dụng từ địa phương, biệt
- GV: Tại sao không nên lạm dụng từ ngữ ngữ xã hội nhằm mục đích tu từ. Để người
địa phương và biệt ngữ xã hội ? đọc cảm nhận được sắc thái địa phương hoặc
- HS trả lời. tầng lớp xã hội của người phát ngôn.
- GV: Tại sao trong các đoạn văn, thơ sau *Ghi nhớ SGK.
đây, tác giả vẫn dùng một số từ ngữ địa
phương và biệt ngữ xã hội (sgk/58)
- HS trả lời.

- GV cho HS đọc ghi nhớ SGK.


- HS đọc ghi nhớ SGK.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
Bài tập 1: Bài tập 1:
- GV: Yêu cầu HS thực hiện được bài tập + Tìm một số từ ngữ địa phương nơi em ở
như sau: Tìm một số từ ngữ địa phương hoặc ở vùng khác.
nơi em ở hoặc ở vùng khác? * Nghệ An: Tắc: Một loại quả họ quýt.
- HS làm bài. ngái: xa; chộ = thấy.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- Miền trung: Mè: Vừng; Chén: bát; heo:


lợn; thơm: dứa; bọc: túi ; sương: gánh.
Bài tập 2:
Bài tập 2: + Tìm một số từ ngữ của học sinh hoặc các
- GV: Hãy tìm một số từ ngữ của học tầng lớp xã hội khác.
sinh hoặc các tầng lớp xã hội khác? + Học gạo: Học thuộc lòng một cách máy
- HS trả lời. móc.
+Học tủ: Đoán mò một số bài nào đó để học
thuộc lòng không ngó ngàng gì đến các bài
khác.
+ Phe phẩy: Mua bán bất hợp pháp.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- GV: Vận dụng kiến thức về từ ngữ địa - HS tìm.
phương và biệt ngữ xã hội viết một đoạn
văn ngắn có sử dụng ít nhất 1 từ ngữ địa
phương và 1 biệt ngữ xã hội.
- HS tìm.
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG
- GV: Sưu tầm một số câu ca dao, hò vè, - HS sưu tầm
thơ, văn có sử dụng từ ngữ địa phương và
biệt ngữ xã hội .
- HS sưu tầm
D. DẶN DÒ
Đọc và sửa các lỗi do lạm dụng từ ngữ địa phương trong một số bài tập làm văn
của bạn thân và bạn.
Chuẩn bị bài mới: Tóm tắt văn bản tự.

Tháng 9 tháng 2019


Tiết 18, 19

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO


TIẾNG VIỆT MUÔN MÀU

A. MỤC TIÊU CHUNG:


1.Kiến thức:
- Nắm được Tiếng Việt của chúng ta rất đa dạng và phong phú về từ, về nghĩa.
- Ngoài từ ngữ toàn dân chúng ta còn sử dụng nhiều từ ngữ địa phương ứng với
nhiều vùng miền khác nhau.
- Giúp học sinh hiểu rõ hơn từ ngữ địa phương ở nhiều vùng miền khác nhau
trong cả nước
- Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương trong cuộc sống và trong văn
chương.
2.Kĩ năng:
- Nhận biết, hiểu thêm nghĩa một số từ ngữ địa phương.
- Dùng từ ngữ địa phương phù hợp với tình huống giao tiếp.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- Tạo lập được cuốn từ điển mini về từ ngữ địa phương.


- Mở rộng vốn hiểu biết về từ ngữ địa phương.
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đọc tài liệu, nguồn tư liệu ở sách tham khảo, mạng internet, sách
giáo khoa.
- Học sinh : Tìm đọc sách tham khảo, nguồn tư liệu trên mạng, sách giáo khoa
Tiếng Việt 1,2,3,4,5 và sách Ngữ văn 6,7,8,9.
C. HƯỚNG DẪN.
- Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cụ thể về nhiệm vụ mà các em phải làm:
+ Học sinh phải tham khảo trong các nguồn tư liệu như SGK, Sách tham khảo,
mạng internet, tranh ảnh về từ ngữ tiếng Việt.
+ Học sinh phải nắm được khái niệm của cụm từ “ Tiếng Việt muôn màu”: Tiếng
Việt muôn màu chính là sự đa dạng, phong phú của từ ngữ tiếng Việt, sự đa màu sắc của
từ ngữ tiếng Việt.
- Yêu cầu của việc tìm kiếm từ ngữ địa phương:
+ Khảo sát từ ngữ địa phương sử dụng trên diện rộng tức là dung phổ biến cho
vùng miền cùng với đó là từ toàn dân tương ứng. Nếu khảo sát từ ngữ của một địa
phương cụ thể thì người sưu tầm cần đưa ra chỉ dẫn địa lí chính xác ( Xã, huyện, tỉnh) và
từ toàn dân tương ứng.
+ Mỗi một từ ghi trong từ điển cần có những yếu tố sau: từ địa phương ( từ loại,
vùng hoặc địa phương sử dụng), từ toàn dân (nếu có), những câu ca dao, thành ngữ, tục
ngữ, hò, vè có sử dụng từ ngữ đó với độ dài phù hợp. Vì vậy, trong quá trình tìm kiếm,
các cá nhân cần tìm hiểu đầy đủ các yếu tố trên.
- Học sinh sưu tầm các từ ngữ địa phương tương trên mọi miền đất nước ứng với
từ ngữ toàn dân:
+ Những từ ngữ địa phương là thực vật động vật.
+ Những từ ngữ địa phương là đại từ xưng hô.
+ Những từ ngữ địa phương là vật dụng.
+ Những từ ngữ địa phương chỉ hành động
+ Các bài thơ, câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, hò, vè, …. sử dụng từ ngữ địa
phương.
- Cùng nhau thảo luận để thiết kế một cuốn từ điển mini về từ ngữ địa phương
trong đó có đủ từ ngữ địa phương của nhiều vùng miền ( Bắc, Trung, Nam, …)
- Từ nội dung tìm được:
+ Nhóm trưởng yêu cầu thành viên trình bày kết quả đã tìm kiếm.
+ Trao đổi thảo luận, kiểm tra lại tính chính xác của các từ ngữ địa phương, những
câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ, … có sử dụng từ ngữ địa phương đã tìm được.
+ Tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa những từ ngữ địa phương trong chủ đề của mình.
- Khi xây dựng ý tưởng, bố cục nội dung từ điển mini:
+ Mỗi cá nhân trình bày và giải thích cho ý tưởng thiết kế sản phẩm của mình về
cả nội dung và hình thức. Ý tưởng nên được chuẩn bị cụ thể trên giấy, có hình vẽ minh
họa.
+ Cả nhóm trao đổi, thảo luận và thống nhất ý tưởng.
+ Tập hợp lại sản phẩm của tất cả các thành viên, ra bản thảo lần thứ nhất. Cùng
nhau rà soát lại toàn bộ nội dung các từ đã được khảo sát.
+ Lắp ghép sản phẩm của mỗi cá nhân, ra bản thảo lần thứ hai.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

+ Hoàn thiện sản phẩm.


- Những thành viên được phân công trình bày nội dung sẽ có nhiệm vụ lắp ghép
sản phẩm của các cá nhân theo đúng trình tự đã xác định.
- Những thành viên được phân công trang trí và trình bày bìa sẽ đưa ra ý tưởng,
thống nhất trong nhóm.
- Hoàn thiện sản phẩm bằng cách trình bày thủ công bằng hình thức viết, vẽ bằng
tay, đóng quyển.
D. GIAO NHIỆM VỤ:
- Chia lớp thành sáu nhóm.
+ Nhóm 1: Tìm những từ ngữ địa phương là thực vật và động vật.
+ Nhóm 2: Tìm những từ ngữ địa phương đại từ xưng hô.
+ Nhóm 3: Tìm những từ ngữ địa phương chỉ hành động.
+ Nhóm 4: Tìm bài thơ, câu ca dao, tục ngữ sử dụng từ ngữ địa phương.
+ Nhóm 5: Tìm những từ ngữ địa phương là vật dụng.
+ Nhóm 6: Thiết kế bìa của cuốn từ điển mini về từ ngữ địa phương.
- Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm kiếm thông tin trên
mạng internet bằng các cụm từ khóa “ từ ngữ địa phương”, “từ địa phương miền
Trung”, “từ địa phương miền Nam”, …. Tìm kiếm thông tin từ gia đình, người thân và
những người xung quanh đặc biệt là những người đến từ các địa phương khác.
Đ. CỦNG CỐ DẶN DÒ.
- Trong hệ thống từ ngữ tiếng Việt ở nhiều địa phương người dân họ vẫn luôn sử
dụng từ ngữ địa phương của vùng họ sinh sống. Vậy mỗi chúng ta muốn hiểu và nắm
được một cách đầy đủ ý nghĩa của các từ ngữ địa phương của mỗi vùng thì cần tìm hiểu
và học tập để bồi dưỡng thêm kiến thức và kinh nghiệm sống cho mình.
- Học sinh về sưu tầm để làm tốt nhiệm vụ mà giáo viên đã giao để chuẩn bị cho
tiết báo cáo thực hiện chủ đề Tiếng Việt muôn màu.
Tháng 10 tháng 2019
Tiết 22,23,24
TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:


1. Kiến thức :
- Biết cách tóm tắt một văn bản tự sự.
- Các yêu cầu đối với việc tóm tắt văn bản tự sự .
2. Kĩ năng :
- Đọc - hiểu, nắm bắt được toàn bộ cốt truyện của văn bản tự sự.
- Phân biệt sự khác nhau giữa tóm tắt khái quát và tóm tắt chi tiết.
- Tóm tắt văn bản tự sự phù hợp với yêu cầu sử dụng.
3. Thái độ: Giúp học sinh thể hiện lòng yêu thích môn học.
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu bài soạn.
- Học sinh : Học bài cũ, đọc soạn bài mới.
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Bài mới:

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT


HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- GV: Những tiết học văn bản vừa rồi - HS nghe.
chúng ta cũng đã tóm tắt các văn bản
nhưng đa số hình như chưa rõ về việc
tóm tắt về văn bản. Để giúp các em hiểu
rõ hơn. Tiết học này chúng ta cùng tìm
hiểu về cách tóm tắt kiểu văn bản tự sự.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I.Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
- GV: Khi nào người ta cần tóm tắt văn - Khi cần ghi lại một cách trung thành,
bản tự sự? chính xác những nội dung chính của một
- HS trả lời. văn bản tự sự nào đó để người chưa đọc
nắm được văn bản tự sự ấy.
- GV cho HS đọc văn bản tóm tắt trong - Đọc.
sgk và hướng dẫn thảo luận trả lời các
câu hỏi.
- GV: Văn bản tóm tắt trên kể lại nội - Dựa vào các nhân vật, sự việc và chi tiết
dung của văn bản nào? Dựa vào đâu mà tiêu biểu đã nêu trong bản tóm tắt. Văn bản
em nhận ra được điều đó? Văn bản tóm tóm tắt đã nêu được cơ bản nội dung chính
tắt trên có nêu được nội dung chính của của văn bản.
văn bản ấy không?
- HS trả lời.
- GV: Văn bản tóm tắt trên có gì khác so - Độ dài của văn bản tóm tắt ngắn hơn
với văn bản gốc (về độ dài, về lời văn, về nhiều độ đài của tác phẩm được tóm tắt. Số
số lượng nhân vật, sự việc...)? lượng nhân vật và sự việc trong bản tóm tắt
- HS trả lời. ít hơn trong tác phẩm. Vì chỉ lựa chọn các
nhân vật chính và những sự việc quan
trọng. Văn bản tóm tắt là lời của người viết
tóm tắt.
- GV: Từ việc tìm hiểu trên, hãy cho biết - Dùng lời văn của mình trình bày một
các yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt, cách ngắn gọn nội dung chính của văn bản
thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? đó. Văn bản tóm tắt cần phản ánh trung
- HS trả lời. thành nội dung của văn bản được tóm tắt.
- Đáp ứng đúng mục đích và yêu cầu cần
- GV: Chất lượng của một bản tóm tắt tóm tắt. Bảo đảm tính khách quan:
tác phẩm tự sự thường thể hiện ở các tiêu + Trung thành với văn bản được tóm tắt,
chuẩn nào? không thêm bớt vào các chi tiết, sự việc
- HS trả lời. không có trong tác phẩm, không chen vào
bản tóm tắt các ý kiến bình luận, khen chê
của cá nhân người tóm tắt,..
+ Bảo đảm tính hoàn chỉnh: dù ở các mức
độ khác nhau, nhưng bản tóm tắt phải giúp
người đọc hình dung được toàn bộ câu
chuyện (mở đâu, phát triển.
II. Cách thức tóm tắt văn bản tự sự:

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- Cách thức tóm tắt văn bản tự sự có 4


bước:
- GV: Cho HS đọc văn bản SGK và lần + Đọc kĩ tác phẩm.
lượt giải thích nhiệm vụ và yêu cầu của + Lựa chọn các nhân vật quan trọng, những
từng bước. GV có thể bổ sung thêm. sự việc tiêu biểu.
- HS trả lời. + Sắp xếp các nội dung theo một trật tự hợp
lí.
+ Viết bản tóm tắt bằng lời văn của mình.
*Ghi nhớ SGK.

- GV cho HS đọc ghi nhớ SGK.


- HS đọc ghi nhớ SGK.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
- GV cho HS làm bài tập tự tóm tắt văn - Tóm tắt văn bản là: Ghi lại một cách ngắn
bản trong SGK. gọn, trung thành những nội dung chính của
- GV: Hãy suy nghĩ và lựa chọn câu trả văn bản tự sự
lời đúng nhất trong các câu sau: Tóm tắt
văn bản là:
a. Ghi lại đầy đủ mọi chi tiết của văn bản
tự sự.
b. Ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành
những nội dung chính của văn bản tự sự
c. Kể lại một cách sáng tạo nội dung của
văn bản tự sự.
d. Phân tích nội dung, ý nghĩa và giá trị
của văn bản tự sự.
- HS trả lời.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- GV: Hãy tóm tắt một văn bản mà em đã - HS tóm tắt văn bản.
học.
- HS tóm tắt văn bản.
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG
- GV: Tìm đọc phần tóm tắt một số tác - HS sưu tầm
phẩm tự sự đã học trong từ điển văn học.
- HS sưu tầm
D. DẶN DÒ
Chuẩn bị bài mới: Cô bé bán diêm..

Tháng 10 năm 2020


Tuần 6
Tiết 26,27
Văn bản
CÔ BÉ BÁN DIÊM
An – đéc – xen
Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn
Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:


1. Kiến thức :
- Biết đọc - hiểu một đoạn trích trong tác phẩm truyện.
- Sự thể hiện của tinh thần nhân đạo, tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn An-
đéc- xen qua một tác phẩm tiêu biểu.
- Những hiểu biết bước đầu về “người kể chuyện cổ tích” An-đéc- xen.
- Nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố hiện thực và mộng tưởng trong
tác phẩm.
- Lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh.
2. Kĩ năng :
- Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm.
- Phân tích một số hình ảnh tương phản.
- Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện.
3. Thái độ: Lòng thương cảm với những con người bất hạnh nhất là trẻ em.
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu bài soạn.
- Học sinh : Đọc soạn bài mới.
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT


HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- GV: Qua câu chuyện Lão Hạc Nam - HS tự trả lời theo ý mình.
Cao muốn khẳng định, ca ngợi điều gì?
- HS trả lời.
- GV: Để giúp các em hiểu rõ hơn về - HS nghe.
số phận của người dân, trẻ em trên thế
giới sống trong chế độ xã hội tư bản và
tài năng xây dựng nghệ thuật của tác
giả. Tiết học này cô cùng các em tìm
hiểu văn bản thuộc văn học nước ngoài
“ Cô bé bán diêm” .
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm:
- GV : Hãy nêu vài về tác giả, tác - An-đéc-xen là nhà văn Đan Mạch sinh năm
phẩm? 1805 nổi tiếng với loại truyện kể cho trẻ em.
- HS trả lời. Nhiều truyện ông biên soạn từ truyện cổ tích
nhưng cũng có nhiều truyện do ông hoàn toàn
biên soạn ra.
- Tác phẩm: Cô bé bán diêm là một trong
những truyện nổi tiếng của nhà văn An-đec-
xen.
II. Đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục, thể loại.
- Đọc.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- GV cho HS đọc văn bản.


- HS đọc văn bản. - Tóm tắt truyện.
- GV tóm tắt truyện. - Chú thích.
- GV cho HS tìm hiểu chú thích. - Thể loại: truyện ngắn
- GV: Hãy nêu thể loại của văn bản?
- HS trả lời. - Phương thức biểu đạt của văn bản: Tự sự kết
- GV: Hãy nêu phương thức biểu đạt hợp với biểu cảm và miêu tả.
của văn bản?
- HS trả lời - Bố cục: Bố cục: 3 phần
- GV: Truyện này được chia bố cục + Phần 1: Từ đầu đến cứng đờ ra: Hoàn cảnh
như thế nào? của cô bé bán diêm.
- HS trả lời. + Phần 2: Chà .. về chầu Thượng đế: Các lần
quẹt diêm và những mộng tưởng.
+ Phần 3: Còn lại: Cái chết thương tâm của em
bé.
- Phần trọng tâm có thể chia thành 5 đoạn nhỏ
căn cứ vào các lần quẹt diêm.
III. Tìm hiểu văn bản.
1. Em bé trong đêm giao thừa:
- Đọc.
- GV gọi HS đọc đoạn đầu. - Mẹ chết, sống với bố, bà nội hiền hậu đã mất.
- GV: Gia cảnh của cô bé bán diêm Nhà nghèo sống chui rúc trong một xó tối tăm.
có gì đặc biệt? - Hoàn toàn cô đơn, đói rét, luôn bị bố đánh,
- HS trả lời. phải tự mình đi bán diêm ngoài đường để kiếm
- GV: Em bé rơi vào tình trạng như sống. Đêm giao thừa, ngoài đường rét buốt, cửa
thế nào? sổ mọi nhà đều sáng trưng, sực mùi ngỗng
- HS trả lời. quay.
- Hình ảnh cô bé bán diêm được tác giả khắc
họa bằng nghệ thuật đối lập tương phản:
- GV: Qua phần đầu, hình ảnh cô bé + Em bé mồ côi đi bán diêm<-> Đêm giao
bán diêm được tác giả khắc họa bằng thừa.
biện pháp nghệ thuật gì? Biện pháp + Đầu trần, chân đi đất <-> Trời đông giá rét
nghệ thuật ấy mang lại hiệu quả gì? tuyết rơi.
- Các nhóm thảo luận và trình bày kết + Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn <->
qủa. Ngoài đường lạnh buốt và tối đen,
+ Trong phố sực nức mùi ngỗng quay <->
Bụng đói
=>Hình ảnh tương phản gợi ra rất nhiều thương
tâm, đồng cảm trong lòng của người đọc
Hết tiết 21 chuyển tiết 22

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

2.Thực tế và mộng tưởng.


- GV: Câu chuyện được tiếp tục nhờ - Nội dung chính của câu chuyện được xây
chi tiết nào cứ được lặp lại? Những dựng trên một tình tiết lặp lại và biến đổi rất tự
hình ảnh kì diệu nào xuất hiện sau nhiên, hợp lý và thú vị: đó là 5 lần em bé quẹt
mỗi lần quẹt diêm? Cơ sở thực tế của diêm.
hành động này?
- Học suy nghĩ và làm việc độc lập. - Thực tế và mộng tưởng

Lần Thế giới mộng tưởng Thực tế


Lò sưởi bằng sắt có những Em vừa duỗi chân ra thì lửa vụt tắt, lò sưởi
1 hình nổi bằng đồng bóng biến mất... Đêm nay về nhà thế nào cũng
loáng bị cha mắng
Bàn ăn, khăn trải bàn trắng Trước mặt chỉ còn là những bức tường dày
2 tinh, ngỗng quay... lạnh lẽo... khách qua đường hoàn toàn
lãnh đạm với em
Cây thông Nô-en với hàng Diêm tắt. Tất cả những ngọn nến bay lên
3
ngàn ngọn nến sáng... biến thành những ngôi sao trên
Bà nội em mỉm cười với em. Diêm tắt và ảo ảnh rực sáng trên khuôn
4
Em xin được đi cùng bà mặt em b
5 Hai bà cháu bay lên trời. Em bé chết
cũn
g
biến
mất

- GV: Theo em, các mộng tưởng của - Những mộng tưởng rất đỗi bình thường,
em bé gợi cho ta những liên tưởng và nhưng với em chỉ là mộng tưởng mà thôi. Với
cảm nhận gì về em và những em bé những em bé bất hạnh, những hạnh phúc bình
khác có số phận như em? thường cũng trở nên quá xa vời. Chỉ có cái chết
- HS trả lời. mới làm cho em hạnh phúc thật sự.
3.Cái chết của em bé
- Cảm nghĩ của em: Tình người lạnh lùng như
- GV: Phát biểu những cảm nghĩ của băng tuyết. Em bé thật tội nghiệp. Xã hội thiếu
em về truyện Cô bé bán diêm nói hơi ấm của tình thương. Truyện Cô bé bán
chung và về đoạn kết của truyện nói diêm và phần kết của truyện này là ''một cảnh
riêng. thương tâm''.
- HS trả lời. - Thương yêu trẻ thơ đã khiến nhà văn miêu tả
- GV: Em bé cùng bà bay lên trời. thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang
Đó cũng chỉ là tưởng tượng của nhà mỉm cười đồng thời hình dung ra cảnh huy
văn. Thực tế, em bé đã chết trong hoàng hai bà cháu bay lên trời để đón lấy
đêm giao thừa vì rét. Tại sao tác giả những niềm vui đầu năm.
lại diễn tả như thế?
- HS trả lời.
- GV: Liên hệ và giới thiệu thêm một
số em bé có hoàn cảnh khó khăn và
bất hạnh như em bé bán diêm trong
Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn
Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

cuộc sống và trong tác phẩm văn học.


IV. Tổng kết.
1. Nghệ thuật.
- Miêu tả rõ nét cảnh ngộ và nỗi khổ cực của
- GV: Hãy nêu nghệ thuật của tác em bé bằng những chi tiết, hình ảnh đối lập.
giả? - Sắp xếp trình tự sự nhằm khắc họa tâm lí em
- HS trả lời. bé trong hòa cảnh bất hạnh.
- Sáng tạo trong cách kể chuyện.
2. Nội dung.
- Số phận bất hạnh của em bé bán diêm.
- Lòng thương cảm của tác giả đối với em bé
- GV: Hãy nêu nội dung chính của bất hạnh.
truyện? *Ghi nhớ SGK.
- HS trả lời.
- GV cho HS đọc ghi nhớ SGK.
- HS đọc ghi nhớ SGK.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
- GV: Hãy nêu ý nghĩa của truyện? - Truyện thể hiện niềm cảm thông sâu sắc của
- HS trả lời. nhà văn đối với những số phận bất.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- GV: Hãy ghi lại những ấn tượng,
cảm xúc của bản thân về hình ảnh
những em bé bất hạnh trong cuộc
sống mà em được chứng kiến.
- HS nêu ấn tượng
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG
- GV: Hãy sưu tầm những bài văn
viết về chủ đề trẻ em .
- HS sưu tầm
D. DẶN DÒ .
- Chuẩn bị bài mới: Trợ từ, thán từ

Tháng 10 năm 2020


Tiết 28
TRỢ TỪ - THÁN TỪ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:


1. Kiến thức :
- Hiểu thế nào là trợ từ và thán từ, các loại thán từ.
- Nhận biết và hiểu tác dụng của trợ từ , thán từ trong văn bản.
- Biết dùng trợ từ và thán từ trong các trường hợp giao tiếp cụ thể.
- Khái niệm trợ từ , thán từ .
- Đặc điểm và cách sử dụng trợ từ , thán từ .
2. Kĩ năng :
- Dùng trợ từ và thán từ trong nói và viết.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

3. Thái độ: Lòng yêu thích môn học.


B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài.
- Học sinh: Học bài cũ, đọc soạn bài mới.
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT


HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- GV: Những từ sau đây thuộc từ ngữ - HS trả lời.
địa phương hay biệt ngữ xã hội: trúng tủ,
nốc ao, canh me, nhổ neo, cắm sào ?
- HS trả lời.
- GV: Những từ chuyên đi kèm một từ - HS nghe.
ngữ trong câu dùng để nhấn mạnh, hoặc
biểu thị thái độ đánh giá của người nói
đối với sự vật, sự việc được nói đến ở
trong câu và từ dùng để bộc lộ tình cảm,
cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi
đáp gọi là gì thì chúng ta cùng tìm hiểu
bài Trợ từ, thán từ.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Trợ từ:
- GV cho HS quan sát, so sánh ba câu ví - So sánh 3 câu :
dụ trong SGK. + Câu 1: một sự việc khách quan là : Nó ăn
1. Nó ăn hai bát cơm. (số lượng) hai bát cơm.
2. Nó ăn những hai bát cơm. + Câu 2: thêm từ những (còn có ý nhấn
3. Nó ăn có hai bát cơm. mạnh, đánh giá việc nó ăn hai bát cơm là
- HS quan sát, so sánh và trả lời. nhiều, là vượt quá mức bình thường)
+ Câu 3: thêm từ có (còn có ý nghĩa nhấn
mạnh, đánh giá việc nó ăn hai bát cơm là ít,
là không đạt mức độ bình thường)
- Như vậy trong 3 câu có chỗ giống nhau:
- GV: Nêu sự giống nhau và khác nhau? đều có thông tin sự kiện làm hạt nhân ý
- HS trả lời. nghĩa.
- Khác nhau: câu 1 chỉ có thông tin sự kiện.
Câu 2,3 có thêm thông tin bộc lộ (bày tỏ thái
độ, sự đánh giá)
- Nhấn mạnh, hoặc biểu thị thái độ đánh giá
- GV: Vậy những từ như những, có trong của người nói đối với sự vật, sự việc được
các câu trên có tác dụng gì? nói đến ở trong câu.
- HS trả lời. - Phân tích tác dụng:
- GV cho HS phân tích thêm một số ví dụ => Nhấn mạnh đối tượng được nói đến là:
về các từ khác như chính, đích, ngay. mình, nó, tôi
a. Nói dối là tự làm hại chính mình.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

b. Tôi gọi đích danh nó ra.


c. Bạn không tin ngay cả tôi nữa à? - Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ
- GV: Những từ đó gọi là trợ từ. Vậy trợ ngữ trong câu dùng để nhấn mạnh, hoặc biểu
từ là gì? thị thái độ đánh giá của người nói đối với sự
- HS trả lời. vật, sự việc được nói đến ở trong câu.
*Ghi nhớ SGK.

- GV cho HS đọc ghi nhớ SGK. II.Thán từ:


- HS đọc ghi nhớ SGK.

- GV cho HS quan sát các từ này, a và


vâng trong hai đoạn trích tác phẩm của - Này có tác dụng gây sự chú ý ở người đối
Nam Cao và Ngô Tất Tố. thoại.
- Này có tác dụng gì ? - A biểu thị thái độ tức giận.
- A, vâng biểu thị thái độ gì ? - Vâng biểu thị thái độ lễ phép
- GV lưu ý HS là A còn được dùng trong
trường hợp biểu thị sự vui mừng, sung
sướng như “A !Mẹ đã về!”. (có khác - Thán từ có khả năng một mình tạo thành
nhau về ngữ điệu). câu như này, a trong đạn văn của Nam Cao.
- GV: Nêu câu hỏi trắc nghiệm lên bảng
phụ: Nhận xét về cách dùng các từ này, a - Thán từ cũng có lúc làm thành phần biệt
và vâng bằng cách lựa chọn những câu lập của câu
trả lời đúng:
a. Các từ ấy có thể làm thành một câu
độc lập.
b. Các từ ấy không thể làm thành một câu
độc lập.
c. Các từ ấy không thể làm một bộ phận
của câu. .
d. Các từ ấy có thể cùng những từ khác - Thán từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc
làm thành một câu và thường đứng đầu của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ
câu thường đứng ở đầu câu, có khi được tách ra
- GV : Vậy thán từ là gì ? Thán từ làm có thành một câu đặc biệt.
quan hệ thành phần như thế nào trong *Ghi nhớ SGK.
câu?

- GV cho HS đọc ghi nhớ SGK.


- HS đọc ghi nhớ SGK.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
Bài tập 1. Bài tập 1.
- GV : Hãy tìm trợ từ trong các câu trong - Các câu có trợ từ a, c, g, i.
bài tập ? - Câu b,d,e,h không phải trợ từ.
- HS trả lời.
Bài tập 2. Bài tập 2:
- GV : Hãy giải thích nghĩa các trợ từ - Giải thích nghĩa của các trợ từ:
trong các ví dụ ? + Lấy: Nghĩa là không có một lá thư, một lời

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- HS làm vào vở. nhắn gởi, một đồng quà.


+ Nguyên: Nghĩa là chỉ riêng tiền thách cưới
quá cao.
+ Đến: Nghĩa là quá vô lý.
+ Cả: Nhấn nạnh việc ăn quá mức bình
thường.
+ Cứ: Nhấn mạnh sự việc lặp lại nhàm chán
Bài tập 3.
Bài tập 3. - Các thán từ trong câu:
- GV : Tìm trợ từ trong các câu ? a. này, à
- HS trả lời. c. vâng
b. ấy
d. chao ôi
e. hỡi ơi

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG


- GV: Vận dụng kiến thức về trợ từ, thán - HS tìm.
từ viết một đoạn văn ngắn có sử dụng ít
nhất 1 trợ từ và 1 thán từ.
- HS tìm.
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG
- GV: Sưu tầm một văn bản có sử dụng - HS sưu tầm
trợ từ, thán từ.
- HS sưu tầm
D. DẶN DÒ
Chuẩn bị bài mới:

Tháng 10 năm 2019


Tiết 29
MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN TỰ SỰ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:


1. Kiến thức :
- Nhận ra và hiểu vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự.
- Biết cách đưa các yếu tố miêu tả, biểu cảm vào bài tự sự.
- Vai trò của yếu tố kể trong văn bản tự sự.
- Vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự.
- Sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu lộ tình cảm trong làm văn tự sự .
2. Kĩ năng :
- Nhận ra và phân tích được tác dụng của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong một
văn bản tự sự.
- Sự dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong làm văn tự sự .
3. Thái độ: Lòng yêu thích môn học.
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài.
Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn
Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- Học sinh: Học bài cũ, đọc soạn bài mới.


C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- GV: Trong văn bản tự sự thường sử - HS nghe.
dụng nhiều yếu tố để cho văn bản thêm
sinh động và hấp dẫn. Vậy hai yếu tố
miểu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. Sự kết hợp các yếu tố kể, tả, và biểu lộ
tình cảm trong văn bản tự sự.
- Thảo luận để rút ra những nhận xét sau
- GV: Em thử nêu tác dụng của các yếu đây :
tố tả, kể, biểu cảm trong lời văn. + Kể thường tập trung nêu sự việc, hành
- HS thảo luận và trả lời. động, nhân vật.
+ Tả thường tập trung chỉ ra tính chất, màu
sắc, mức độ của sự việc, nhân vật hành
động.
+ Biểu cảm thường thể hiện ở các chi tiết
bày tỏ cảm xúc, thái độ của người viết
trước sự việc nhân vật, hành động.
- Đọc.
- GV: Gọi đọc đoạn trích Trong lòng mẹ
của Nguyên Hồng và tìm hiểu các câu hỏi
trong SGK. - Sự việc bao trùm lên đoạn trích là kể lại
- GV: Trong đoạn trích trên, tác giả kể lại cuộc gặp gỡ đầy cảm động của nhân vật
những việc gì ? ''tôi'' với người mẹ lâu ngày xa cách. Sự
- HS trả lời. việc ấy được kế lại bằng các chi tiết nhỏ
sau đây:
- Mẹ tôi vẫy tôi.
- Tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ.
- Mẹ kéo tôi lên xe.
- Tôi oà lên khóc.
- Mẹ tôi cũng sụt sùi theo.
- Tôi ngồi bên mẹ, ngả đầu vào cánh tay
mẹ, quan sát gương mặt mẹ
- Các yếu tố miêu tả:
- GV: Trong đoạn trích trên, tác giả tả lại + Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả
những việc gì ? chân lại.
- HS trả lời. + Mẹ tôi không còm cõi. Gương mặt vẫn
tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn
làm nổi bật màu hồng của hai gò má..
- Các yếu tố biểu cảm:

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

+ Hay tại sự sung sướng bỗng dược trông


- GV: Trong đoạn trích trên, tác giả sử nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của
dụng những yếu tố biểu cảm như thế mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn
nào? sung túc ? (suy nghĩ )
- HS trả lời. + Tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao
lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt.
Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở
khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc
đó thơm tho lạ thường. (cảm nhận)
+ Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ,
áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để
bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống
cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy
người mẹ có một êm dịu vô cùng.
- Các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm không
đứng tách riêng mà đan xen vào nhau một
cách hài hòa để tạo nên một mạch văn nhất
quán.
- GV : Hãy nhận xét về vị trí của những
yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự trong - Tóm tắt thành một đoạn chỉ có yếu tố kể
đoạn văn? (Các yếu tố trên không đứng như sau :
tách riêng mà đan xen vào nhau) ''Mẹ tôi vẫy tôi. Tôi chạy theo chiếc
- HS trả lời. xe chở mẹ. Mẹ kéo tôi lên xe. Tôi oà khóc
- GV: Hãy bỏ tất cả các yếu tố miêu tả và Mẹ tôi khóc theo. Tôi ngồi bên mẹ, ngả đầu
biểu cảm, chỉ chép lại các câu văn kể sự vào cánh tay mẹ, quan sát gương mặt mẹ.''
việc, nhân vật thành một đoạn văn ? - Nhận xét : Các yếu tố miêu tả giúp cho
- HS trả lời. việc kể lại cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con
thêm sinh động, tất cả màu sắc, hương vị,
hình dáng, diện mạo của sự việc, nhân vật,
hành động,... như hiện lên trước mắt người
- GV: Em nhận xét gì về vai trò, tác dụng đọc.
của miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự ? - Yếu tố biểu cảm đã giúp người viết thể
- HS nhận xét. hiện được rõ tình mẫu tử sâu nặng, buộc
người đọc phải xúc động, trăn trở, suy nghĩ
trước sự việc và nhân vật.
- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho ý
nghĩa của truyện càng thêm thấm thía và
sâu sắc, giúp tác giả thể hiện được thái độ
trân trọng và tình cảm yêu mến của mình
đối với nhân vật và sự việc.
- GV: Vậy các yếu tố miêu tả và biểu - Nếu bỏ hết các yếu tố kể thì không có
cảm trong đoạn văn trên có tác dụng gì ? chuyện, bởi vì cốt truyện là do sự việc và
- HS trả lời. nhân vật cùng với những hành động chính
tạo nên. Các yếu tố miêu tả và biểu cảm chỉ
có thể bám vào sự việc và nhân vật mới
phát triển được.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- GV: Nếu bỏ hết các yếu tố kể trong - Trong văn tự sự rất ít khi tác giả chỉ kể
đoạn văn trên, chỉ để lại các câu văn miêu người, kể việc mà thường đan xen các yếu
tả và biểu cảm thì kết quả sẽ như thế nào? tố miêu tả và biểu cảm. Sự kết hợp các yếu
- HS trả lời. tố tả, kể, bộc lộ cảm xúc trong văn bản tự
sự làm cho câu chuyện được kể trở nên sinh
động và sâu sắc hơn.
- GV: Vậy theo em trong văn bản tự sự
có các yếu tố biểu cảm không? Tại sao lại
như vậy?
- HS trả lời.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP


Bài tập 1. Bài tập 1: Sự việc, nhân vật và tình huống
- GV : Nên bắt đầu từ chỗ nào ? Từ xa đã cho trước, HS không cần viết cả bài văn
thấy người thân như thế nào ? Tả hình mà chỉ kể lại giây phút đầu tiên khi mình
dáng, mái tóc, lại gần thấy ra sao ? Kể gặp lại người thân sau nhiều ngày xa cách.
hành động của mình và người thân, tả chi - Những biểu hiện tình cảm của hai người
tiết khuôn mặt, quần áo. sau khi đã gặp như thế nào ? (vui mừng,
- HS làm bài. xúc động thể hiện).
Bài tập 2:
Bài tập 2 - Tìm một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố
- GV: Tìm một đoạn văn tự sự có sử biểu cảm và miêu tả trong các tác phẩm đã
dụng yếu tố biểu cảm và miêu tả trong học như Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Tôi đi
các tác phẩm đã học. học của Thanh Tịnh và Lão Hạc của Nam
- HS làm bài. Cao.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- GV: Hãy chọn một văn bản mà em đã - HS tóm tắt văn bản.
học và phân tích yếu miêu tả và biểu cảm
trong văn bản đó.
- HS tóm tắt văn bản.
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG
- GV: Tìm đọc các tác phẩm tự sự đã - HS sưu tầm
học có sử dụng yếu miêu tả và biểu cảm.
- HS sưu tầm
D. DẶN DÒ

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tháng 10 tháng 2019
Tiết 24
LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:


1. Kiến thức :
- Biết cách tóm tắt một văn bản tự sự.
Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn
Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- Các yêu cầu đối với việc tóm tắt văn bản tự sự .
2. Kĩ năng :
- Đọc - hiểu, nắm bắt được toàn bộ cốt truyện của văn bản tự sự.
- Phân biệt sự khác nhau giữa tóm tắt khái quát và tóm tắt chi tiết.
- Tóm tắt văn bản tự sự phù hợp với yêu cầu sử dụng.
3. Thái độ: Giúp học sinh thể hiện lòng yêu thích môn học.
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu bài soạn.
- Học sinh : Học bài cũ, đọc soạn bài mới.
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I.Ổn định lớp:
II. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT


HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- GV: Nêu các thao tác về tóm tắt văn - HS trả lời.
bản tự sự ?
- GV: Tiết học vừa rồi chúng ta cũng đã - HS nghe.
tóm tắt các văn bản nhưng đa số hình như
chưa rõ về việc tóm tắt về văn bản. Để
giúp các em hiểu rõ hơn. Tiết học này
chúng ta cùng Luyện tập về cách tóm tắt
kiểu văn bản tự sự.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I.Ôn tập lí thuyết
- GV: Văn bản tóm tắt trên có gì khác so - Độ dài của văn bản tóm tắt ngắn hơn
với văn bản gốc (về độ dài, về lời văn, về nhiều độ đài của tác phẩm được tóm tắt. Số
số lượng nhân vật, sự việc...)? lượng nhân vật và sự việc trong bản tóm tắt
- HS trả lời. ít hơn trong tác phẩm. Vì chỉ lựa chọn các
nhân vật chính và những sự việc quan
trọng. Văn bản tóm tắt là lời của người viết
tóm tắt.
- GV: Từ việc tìm hiểu trên, hãy cho biết - Dùng lời văn của mình trình bày một
các yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt, cách ngắn gọn nội dung chính của văn bản
thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? đó. Văn bản tóm tắt cần phản ánh trung
- HS trả lời. thành nội dung của văn bản được tóm tắt.
- Đáp ứng đúng mục đích và yêu cầu cần
- GV: Chất lượng của một bản tóm tắt tóm tắt. Bảo đảm tính khách quan:
tác phẩm tự sự thường thể hiện ở các tiêu + Trung thành với văn bản được tóm tắt,
chuẩn nào? không thêm bớt vào các chi tiết, sự việc
- HS trả lời. không có trong tác phẩm, không chen vào
bản tóm tắt các ý kiến bình luận, khen chê
của cá nhân người tóm tắt,..
+ Bảo đảm tính hoàn chỉnh: dù ở các mức
độ khác nhau, nhưng bản tóm tắt phải giúp
người đọc hình dung được toàn bộ câu

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

chuyện (mở đâu, phát triển.


- Cách thức tóm tắt văn bản tự sự có 4
bước:
+ Đọc kĩ tác phẩm.
- GV: Nêu các cách thức tóm tắt văn bản + Lựa chọn các nhân vật quan trọng, những
tự sự ? sự việc tiêu biểu.
- HS trả lời. + Sắp xếp các nội dung theo một trật tự hợp
lí.
+ Viết bản tóm tắt bằng lời văn của mình.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP


Bài tập 1. Bài tập 1.
- GV cho HS lập bản liệt kê (về văn bản - SGK nêu lên các sự việc, nhân vật và một
tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc) đã nêu số chi tiết tiêu biểu tương đối đầy đủ nhưng
được những sự việc tiêu biểu và các nhân khá lộng xộn, thiếu mạch lạc, vì thế cần sắp
vật quan trọng của truyện Lão Hạc chưa? xếp lại:
Nếu phải bổ sung thì em nêu thêm nhưng Thứ tự ấy có thể xếp lại như sau :
gì? Hãy sắp xếp các sự việc đã nêu ở trên b. Lão Hạc có một người con trai, một
theo một thứ tự hợp lí? mảnh vườn và một con chó vàng.
- GV cho cả lớp xếp lại theo một thứ tự a. Con trai lão đi phu đồn điền cao su, lão
hợp lí trước khi luyện viết tóm tắt. chỉ còn lại ''cậu Vàng''.
d. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão
phải bán con chó.
c. Lão mang tiền dành dụm được gửi ông
giáo và nhờ ông giáo trông coi mảnh vườn.
g. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão
kiếm được gì ăn nấy và bị ốm một trận
khủng khiếp.
e. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó.
i. Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Từ kể
chuyện ấy.
h. Lão bỗng nhiên chết - cái chết thật dữ
dội.
k. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, trừ
Binh Tư và ông giáo.
- Viết văn bản tóm tắt: Lão Hạc là người
- GV cho HS viết văn bản tóm tắt. nông dân nghèo, nhưng có lòng tự trọng và
- HS viết văn bản tóm tắt. tình cảm. Khi người con trai của lão phẫn
chí bỏ đi đồn điền cao su, lão luôn bị dằn
vặt bởi cái mặc cảm chưa làm tròn bổn
phận của người cha. Giờ đây, người bạn
tâm tình duy nhất của lão là cậu Vàng khôn
ngoan trung thành. Vì muốn giữ lại mảnh
vườn cho con, lão đành phải gạt nước mắt

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

bán cậu Vàng. Lão gom góp bao nhiêu tiền


dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông
giáo trông coi mảnh vườn. Sau trận ốm
khủng khiếp, cuộc sống mỗi ngày một khó
khăn, lão sống lay lắt, vất vưởng kiếm được
gì ăn nấy, nhưng quyết không làm phiền
đến ông giáo. Rồi một hôm, lão xin bã chó
của Binh Tư và nói tránh đi cái quyết định
đang nung nấu trong đầu. Khi nghe Binh
Tư kể lại việc bả chó, ông giáo rất buồn vì
thất vọng. Nhưng tới khi chứng kiến cái
chết quằn quại đau đớn của lão Hạc thì ông
giáo mới sực tĩnh. Cả làng không ai hiểu vì
sao lão chết, trừ Binh Tư và ông giáo.
Bài tập 2.
- Nhân vật chính trong đoạn trích Tức
nước vỡ bờ là Chị Dậu:
- Sự việc tiêu biểu là: Chị Dậu chăm sóc
Bài tập 2. chồng bị ốm và đánh lại cai lệ người nhà lý
- GV: Nhân vật chính trong đoạn trích trưởng để bảo vệ anh Dậu.
Tức nước vỡ bờ là ai ? Sự việc tiêu biểu - Viết văn bản tóm tắt: Anh Dậu dang ốm
là gì ? nặng đang còn run rẩy chưa kịp húp được
- HS trả lời. hớp cháo nào thì cai lệ và người nhà lý
trưởng ập đến quát tháo om sòm:
- GV cho HS viết văn bản tóm tắt. - Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm
- HS viết văn bản tóm tắt. qua rồi, hóa ra vẫn còn sống hả? Nộp tiền
sưu! Mau!
Anh Dậu hoảng hốt ngã lăn ra bất tĩnh.
Tên người nhà lý trưởng cười khẩy, mỉa
mai.
- Nó giở trò ăn vạ đấy!
Chị Dậu xan xin, những tên cai lệ đã
không động lòng lại còn tiếp tục văng ra
những lời lẽ sỉ nhục thô bỉ. Chị Dậu biết
mình thân cô thế cô tiếp tục van xin để tìm
cách giảm bớt sự hung hãn của kẻ lòng lang
dạ thú. Nhưng vô hiệu! Tới khi chúng cố
tình hành hạ chồng và bản thân mình thì chị
vùng lên thật quyết liệt:
Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày
xem!
Thế là cuộc chiến đấu không cân sức đã
xảy ra giữa một bên người đàn bà lực điền ,
một bên là hai người đàn ông đại diện cho
cường quyền bạo lực. Kết quả người đàn bà
đã thắng. Điều đó khẳng định đúng đắn quy

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

luật tức nước vỡ bờ.


Bài tập 3.
- Tôi đi học và Trong lòng mẹ là hai tác
phẩm tự sự nhưng rất giàu chất thơ, ít sự
việc (truyện ngắn trữ tình), các tác giả chủ
yếu tập trung miêu tả cảm giác và nội tâm
nhân vật nên rất khó tóm tắt.
Bài tập 3.
- GV: Có ý kiến cho rằng các tác phẩm
Tôi đi học của Thanh Tịnh và Trong
lòng mẹ của Nguyên Hồng rất khó tóm
tắt. Em thấy có đúng không ? Nếu thấy
khó thì hãy giải thích vì sao khó tóm tắt?
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- GV: Hãy tóm tắt một văn bản mà em đã - HS tóm tắt văn bản.
học.
- HS tóm tắt văn bản.
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG
- GV: Tìm đọc phần tóm tắt một số tác - HS sưu tầm
phẩm tự sự đã học trong từ điển văn học.
- HS sưu tầm
D. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC .
Tìm đọc phần tóm tắt một số tác phẩm tự sự đã học trong từ điểm văn học.
Chuẩn bị bài mới: Đánh nhau với cối xay gió

Tháng 10 tháng 2019.


TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:


- Ôn lại kiến thức về kiểu văn tự sự kết hợp với việc tóm tắt văn bản tự sự.
- Rèn luyện các kỹ năng về ngôn ngữ và kỹ năng xây dựng văn bản.
- Nêu bật những ưu khuyết điểm của học sinh về việc xây dựng đoạn văn và tổ
chức bài văn.
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu chấm bài.
- Học sinh : Học bài cũ, ôn tập.
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I.Ổn định lớp:
II. Bài mới:
I. Giáo viên cho HS đọc lại đề bài và xây dựng đáp án.
II. GV nhận xét chung về các mặt ưu điểm, nhược điểm.
1. Nội dung truyện kể.
- Việc chọn đề tài, chủ đề : Đại đa số các em đã biết chọn đề tài .
- Một số bài nội dung tương đối tốt: Cảnh, Bảo, Dương, Đức, Huỳnh, Ngân, Nhạc, Tú
(8A4), Công, Cường, Chinh, Ly, Nhuận, Quyên, Vinh (8A5)

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- Nhiều bài có nội dung chưa đạt : Nhuận, Nhung, Cảnh (8A4), Khâm, Đương, Bảo, Việt,
Khánh(8A5).
2. Nghệ thuật kể chuyện, viết truyện, trình bày bài làm.
* Một số bài kể : Có cốt truyện, nhân vật. Hệ thống sự việc (có nguyên nhân, diễn biến,
kết quả, có móc nối xâu chuỗi mạch lạc, hợp lí). Bố cục 3 phần. Lời kể chuyện : lời tác
giả, người kể chuyện, lời nói của các nhân vật. Cảnh, Bảo, Dương, Đức, Huỳnh, Ngân,
Nhạc, Tú (8A4), Công, Cường, Chinh, Ly, Nhuận, Quyên, Vinh (8A5)
* Nhiều bài kể : Chưa đầy đủ 3 phần. Bài làm lan man. Còn lẫn lộn các sự việc. Chữ viết
xấu, sai chính tả nhiều, sai lỗi câu... Nhuận, Nhung, Cảnh (8A4), Khâm, Đương, Bảo,
Việt, Khánh(8A5).
III. Hướng dẫn chữa các lỗi tiêu biểu về các mặt trên.
- Học sinh tự chữa lỗi vào bài của mình.
- Giáo viên theo dõi, hướng dẫn, bổ sung.
- Học sinh trao đổi bài cho nhau, đọc nhanh.
IV. Đọc bình bài hay, đoạn hay, đoạn dở.
- Cho HS đọc 3 bài khá : Nghiêm, Kiên (8A4), Kiệt(8A5).
- Cho HS đọc 2 bài TB : Hậu (8A4), Kiên (8A5).
- Cho HS đọc 2 bài yếu kém : Nhuận (8A4), Khâm (8A5)
V. Kết qủa cụ thể :
- Số bài đạt loại giỏi :0.
- Số bài đạt loại khá : 18.
- Số bài đạt loại Tb : 70.
- Số bài đạt loại yếu : 0.
- Số bài đạt loại kém : 0.
D. DẶN DÒ :
- Dặn Học sinh về chuẩn bị bài ‘‘Đánh nhau với cối xay gió”.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

Tháng 10 năm 2019


Tuần 7
Tiết 31-32
Văn bản ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ
(Trích: Đôn Ki-hô-tê) Xéc-van-tét

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:


1. Kiến thức :
- Cảm nhận đúng về các hình tượng và cách xây dựng nhân vật này trong đoạn
trích.
- Đặc điểm thể loại truyện với nhân vật, sự kiện, diễn biến truyện qua đoạn trích
trong tác phẩm Đôn Ki-hô-tê.
- Ý nghĩa của cặp nhân vật bất hủ mà Xéc-van-tét đã góp vào văn họa nhân loại:
Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa.
2. Kĩ năng :
- Nắm bắt diễn biến của các sự kiện trong đoạn trích.
- Chỉ ra được những chi tiết tiêu biểu cho tính cách mỗi nhân vật: ( Đôn Ki-hô-tê
và Xan-chô Pan-xa) được miêu tả trong đoạn trích.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tình yêu cuộc sống, lí tưởng cao đẹp loại bỏ cái xấu bảo vệ
cái thiện.
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài.
- Học sinh: Học bài cũ, đọc soạn bài mới.
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT


HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- GV: Hãy nêu ý nghĩa của truyện - HS tự trả lời theo ý mình.
Cô bé bán diêm ?
- HS trả lời.
- GV: Khát vọng làm được những - HS nghe.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

điều tốt đẹp nhất để cống hiến cho


đời. Nhiều nhà thơ nhà văn đã khai
thác đề tài này theo một khía cạnh
khác nhau. Nhà văn Xéc-van- téc
một nhà văn nổi tiếng của Tây Ban
Nha đã thể hiện điều trên như thế
nào cô cùng các em tìm hiểu văn
bản “Đánh nhau với cối xay gió” .
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm:
- GV: Em hãy trình bày những nét - Tác giả: Xéc-van- téc (1547-1616) là nhà văn
chính trong cuộc đời Xéc-van- téc nổi tiếng của Tây Ban Nha thời phục hưng. Ông
và tác phẩm Đôn Ki-hô-tê ? nổi tiếng với bộ tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê.
- HS đọc. - Văn bản Đánh nhau với cối xay gió trích trong
tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê.
II. Đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục, thể loại.
- Đọc.
- GV cho HS đọc văn bản.
- HS đọc văn bản. - Tóm tắt truyện.
- GV tóm tắt truyện. - Chú thích.
- GV cho HS tìm hiểu chú thích. - Thể loại: tiểu thuyết
- GV: Hãy nêu thể loại của văn
bản?
- HS trả lời. - Phương thức biểu đạt của văn bản: Tự sự kết
- GV: Hãy nêu phương thức biểu hợp với biểu cảm và miêu tả.
đạt của văn bản?
- HS trả lời - Bố cục chia làm 3 phần:
- GV: Truyện này được chia bố + Phần 1:Từ đầu đến không cân sức: Thầy trò
cục như thế nào? Đôn ki hô tê trước trận chiến đấu.
- HS trả lời. + Phần 2: Tiếp đó ....ra xa : Hiệp sĩ Đôn ki hô tê
tấn công bọn khổng lồ và thất bại .
+ Phần 3: Còn lại : Hai thầy trò tiếp tục lên đường
III. Phân tích.
1. Hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê.
- GV: Vì sao Đôn Ki Hô Tê đánh - Đọc nhiều sách kiếm hiệp nên đầu óc Đôn Ki-
nhau với cối xay gió ? hô-tê hoang tưởng nhìn thấy những chiệc cối xay
- HS trả lời. gió thành những tên khổng lồ ghê gớm. => Quyết
giao chiến giết hết bọn chúng; “bởi đây là một
cuộc chiến đấu chính đáng, và quét sạch cái
giống xấu xa này khỏi mặt đất là phụng sự Chúa
đấy”. => Điều này cho thấy sự tĩnh táo và tầm
nhận thức của Đôn Ki-hô-tê rất nhân văn trước
- GV: Hãy lập bảng thống kê hành cuộc đời.
động của Đôn Ki-hô-tê trước và Trước trận đấu Sau trận đấu
sau trận đấu ? Thét lớn Dịu giọng
- HS trả lời. Cầu cứu nàng Không nhắc gì đến

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

Đuyn-xi-nê-a nàng
Lăm lăm ngọn giáo Ngọn giáo gãy tan
tành
Thúc con Rô-xi- Cả người lẫn ngựa
nan-tê phi thẳng tới ngã chỏng chơ
- GV: Trận đánh của Đôn Ki Hô Tê - Thúc ngựa xông lên, thét lớn, coi khinh cái tầm
diễn ra như thế nào? thường thực dụng. Tay lăm lăm ngọn giáo phi
- HS trả lời. thẳng tới chiếc cối xay gió và đâm mũi giáo vào
cánh quạt.
- GV: Kết quả của trận đánh ra - Kết quả của trận đánh giáo gãy, người nhựa
sao? văng ra xa (Đôn Ki Hô Tê nằm im không cựa
- HS trả lời. quậy, con ngựa bị toác nửa vai ).
Hết tiết 31 chuyển tiết 32
- GV: Vì sao nói Đôn Ki-hô-tê là - Đúng là nghệ thuật lưỡng hóa vì trong con
nhân vật điên – tỉnh, có phải đấy là người Đôn Ki-hô-tê có cả phần điên và phần tỉnh:
biểu hiện nghệ thuật lưỡng hoá
không? + Điên vì đánh nhau với cối xay gió.
- HS trả lời. + Tỉnh vì khao khát cho con người có cuộc sống
tốt đẹp hơn.
- GV: Em hãy cho biết tiếng cười - Tiếng cười của câu chuyện toát ra từ :
của câu chuyện toát ra từ đâu? + Từ sự tương phản trước và sau trận đấu.
- HS trả lời. + Từ sự tương phản giữa hai thầy trò.
+ Từ những bàn luận về sách vở
+ Từ thái độ trước nỗi đau đớn trước việc ăn,
uống, ngủ nghỉ
- GV: Sau khi đánh nhau với cối - Bẻ cành cây khô rút cái mũ sắt ngọn giáo.
xay gió Đôn Ki-hô-tê có những Suốt đêm không ngủ để nghĩ tới nàng Đuy- Xi-
hành động và ý nghĩ như thế nào? Nê- a. Không muốn ăn sáng.
- HS trả lời.
- GV: Qua phân tích, em thấy Đôn - Là người không bình thường, điên rồ.
Ki-hô-tê là một người như thế
nào?
- GV: Để giúp người đọc hiểu được - Tác giả chú ý đến các mặt: Hành động, việc
con người của Đôn Ki-hô-tê không làm, suy nghĩ, lời nói,…của ông ta.
bình thường, điên rồ . Vậy tác giả
đã chú ý đến những mặt nào của
ông ta?
- GV: Hãy nêu nhận xét khái quát - Nhận xét: Ngoại trừ những nét điên rồ, Đôn Ki-
về nhân vật này ? hô-tê có những đặc điểm sau. Sống có lý tưởng:
- HS trả lời. quét sạch mọi xấu xa khỏi mặt đất. Sẵn sàng liều
mình vì lý tưởng cao đẹp. Thất bại không nản
lòng.
2. Giám mã Xan-chô Pan-xa.
- GV: Hãy lập bảng so sánh những Sự vật, Đôn Ki-
tương phản giữa hai thầy trò. hiện hô-tê
- HS lập bảng. tượng

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

C Khổng lồ Cối xay gió


ối xay xấu xa
gióan-
chô Pan-
xa

Cánh Cánh tay Chỉ là cánh


quạt dài ngẵngquạt
Thất bại Vì pháp Vì đánh
sư Phơ-
nhau với cối
ren-xtôn xay gió
Đau đớn Khôn rên la
Mặc sức rên
la
Quan Vì lý cho mọi
niệm tưởng người.
sống công bằng Thực dụng v
và tự d
Mục Xả thân vì Hưởng thụ
đích lý tưởng cá nhân
sống bản đến cùng
thân
mình

Bản tính Ưa phiêu Nhát gan,


- GV: Nêu những đặc điểm của lưu mạo lười biếng
nhân vật Xan-cho Pan-xa. hiểm
- HS trả lời. Sách vở Tôn sùng Không biết
- GV: Theo em tác dụng của nghệ nhất nhất gì về sách
thuật tương phản ấy như thế nào ? tuân theo vở
- HS trả lời. Suy nghĩ Viễn vông Thực tế
- Nhân vật Xan-cho Pan-xa: Sống thực dụng,
ngay thẳng. Thích hưởng lạc thú (ăn, ngủ...)
- GV: Hãy nêu những nét nghệ - Xây dựng cặp nhân vật theo lối tương phản. Sự
thuật tiêu biểu ? tương phản ấy lại bổ trợ tính cách cho nhau (tính
- HS trả lời. thực tế của giám mã – tính viễn vông của hiệp sĩ)
IV.Tổng kết.
- GV: Nêu nội dung của văn bản? 1. Nghệ thuật.
- HS trả lời. - Nghệ thuật kể chuyện tô đậm sự tương phản
giữa hai hình tượng nhân vật.
- Có giọng điệu phê phán, hài hước.
- GV cho HS đọc ghi nhớ SGK. 2. Nội dung.
- HS đọc ghi nhớ SGK. - Hình tượng nhân vật Đôn Ki-hô-tê có khát vọng
và lí tưởng cao đẹp nhưng hoang tưởng.
- Nhân vật Xan-cho Pan-xa: Tỉnh táo nhưng thực
Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn
Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

dụng
*Ghi nhớ SGK.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
- GV: Hãy nêu ý nghĩa của truyện? - Câu chuyện kể về sự thất bại của Đôn Ki-hô-tê
- HS trả lời. đánh nhau với cối xay gió, nhà văn chế diễu lí
tưởng hiệp sĩ phiêu lưu, hão huyền, phê phán thói
thực dụng thiển cận của con người trong đời sống
xã hội.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- GV: Hãy ghi lại suy nghĩ của em - HS nêu suy nghĩ.
về nhân vật Đôn Ki-hô-tê.
- HS nêu suy nghĩ.
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG
- GV: Hãy sưu tầm những bài văn - HS sưu tầm
viết về những con người có lí
tưởng cao đẹp.
- HS sưu tầm
D. DẶN DÒ .
- GV dặn HS về chuẩn bị bài: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự

Tháng 10 năm 2019


Tiết 27.
MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN TỰ SỰ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:


1. Kiến thức :
- Nhận ra và hiểu vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự.
- Biết cách đưa các yếu tố miêu tả, biểu cảm vào bài tự sự.
- Vai trò của yếu tố kể trong văn bản tự sự.
- Vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự.
- Sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu lộ tình cảm trong làm văn tự sự .
2. Kĩ năng :
- Nhận ra và phân tích được tác dụng của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong một
văn bản tự sự.
- Sự dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong làm văn tự sự .
3. Thái độ: Lòng yêu thích môn học.
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài.
- Học sinh: Học bài cũ, đọc soạn bài mới.
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- GV: Trong văn bản tự sự thường sử - HS nghe.
dụng nhiều yếu tố để cho văn bản thêm
Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn
Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

sinh động và hấp dẫn. Vậy hai yếu tố


miểu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. Sự kết hợp các yếu tố kể, tả, và biểu lộ
tình cảm trong văn bản tự sự.
- Thảo luận để rút ra những nhận xét sau
- GV: Em thử nêu tác dụng của các yếu đây :
tố tả, kể, biểu cảm trong lời văn. + Kể thường tập trung nêu sự việc, hành
- HS thảo luận và trả lời. động, nhân vật.
+ Tả thường tập trung chỉ ra tính chất, màu
sắc, mức độ của sự việc, nhân vật hành
động.
+ Biểu cảm thường thể hiện ở các chi tiết
bày tỏ cảm xúc, thái độ của người viết
trước sự việc nhân vật, hành động.
- Đọc.
- GV: Gọi đọc đoạn trích Trong lòng mẹ
của Nguyên Hồng và tìm hiểu các câu hỏi
trong SGK. - Sự việc bao trùm lên đoạn trích là kể lại
- GV: Trong đoạn trích trên, tác giả kể lại cuộc gặp gỡ đầy cảm động của nhân vật
những việc gì ? ''tôi'' với người mẹ lâu ngày xa cách. Sự
- HS trả lời. việc ấy được kế lại bằng các chi tiết nhỏ
sau đây:
- Mẹ tôi vẫy tôi.
- Tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ.
- Mẹ kéo tôi lên xe.
- Tôi oà lên khóc.
- Mẹ tôi cũng sụt sùi theo.
- Tôi ngồi bên mẹ, ngả đầu vào cánh tay
mẹ, quan sát gương mặt mẹ
- Các yếu tố miêu tả:
- GV: Trong đoạn trích trên, tác giả tả lại + Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả
những việc gì ? chân lại.
- HS trả lời. + Mẹ tôi không còm cõi. Gương mặt vẫn
tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn
làm nổi bật màu hồng của hai gò má..
- Các yếu tố biểu cảm:
+ Hay tại sự sung sướng bỗng dược trông
- GV: Trong đoạn trích trên, tác giả sử nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của
dụng những yếu tố biểu cảm như thế mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn
nào? sung túc ? (suy nghĩ )
- HS trả lời. + Tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao
lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt.
Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở
khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

đó thơm tho lạ thường. (cảm nhận)


+ Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ,
áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để
bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống
cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy
người mẹ có một êm dịu vô cùng.
- Các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm không
đứng tách riêng mà đan xen vào nhau một
cách hài hòa để tạo nên một mạch văn nhất
quán.
- GV : Hãy nhận xét về vị trí của những
yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự trong - Tóm tắt thành một đoạn chỉ có yếu tố kể
đoạn văn? (Các yếu tố trên không đứng như sau :
tách riêng mà đan xen vào nhau) ''Mẹ tôi vẫy tôi. Tôi chạy theo chiếc
- HS trả lời. xe chở mẹ. Mẹ kéo tôi lên xe. Tôi oà khóc
- GV: Hãy bỏ tất cả các yếu tố miêu tả và Mẹ tôi khóc theo. Tôi ngồi bên mẹ, ngả đầu
biểu cảm, chỉ chép lại các câu văn kể sự vào cánh tay mẹ, quan sát gương mặt mẹ.''
việc, nhân vật thành một đoạn văn ? - Nhận xét : Các yếu tố miêu tả giúp cho
- HS trả lời. việc kể lại cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con
thêm sinh động, tất cả màu sắc, hương vị,
hình dáng, diện mạo của sự việc, nhân vật,
hành động,... như hiện lên trước mắt người
- GV: Em nhận xét gì về vai trò, tác dụng đọc.
của miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự ? - Yếu tố biểu cảm đã giúp người viết thể
- HS nhận xét. hiện được rõ tình mẫu tử sâu nặng, buộc
người đọc phải xúc động, trăn trở, suy nghĩ
trước sự việc và nhân vật.
- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho ý
nghĩa của truyện càng thêm thấm thía và
sâu sắc, giúp tác giả thể hiện được thái độ
trân trọng và tình cảm yêu mến của mình
đối với nhân vật và sự việc.
- GV: Vậy các yếu tố miêu tả và biểu - Nếu bỏ hết các yếu tố kể thì không có
cảm trong đoạn văn trên có tác dụng gì ? chuyện, bởi vì cốt truyện là do sự việc và
- HS trả lời. nhân vật cùng với những hành động chính
tạo nên. Các yếu tố miêu tả và biểu cảm chỉ
có thể bám vào sự việc và nhân vật mới
phát triển được.
- GV: Nếu bỏ hết các yếu tố kể trong - Trong văn tự sự rất ít khi tác giả chỉ kể
đoạn văn trên, chỉ để lại các câu văn miêu người, kể việc mà thường đan xen các yếu
tả và biểu cảm thì kết quả sẽ như thế nào? tố miêu tả và biểu cảm. Sự kết hợp các yếu
- HS trả lời. tố tả, kể, bộc lộ cảm xúc trong văn bản tự
sự làm cho câu chuyện được kể trở nên sinh
động và sâu sắc hơn.
- GV: Vậy theo em trong văn bản tự sự
có các yếu tố biểu cảm không? Tại sao lại

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

như vậy?
- HS trả lời.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP


Bài tập 1. Bài tập 1: Sự việc, nhân vật và tình huống
- GV : Nên bắt đầu từ chỗ nào ? Từ xa đã cho trước, HS không cần viết cả bài văn
thấy người thân như thế nào ? Tả hình mà chỉ kể lại giây phút đầu tiên khi mình
dáng, mái tóc, lại gần thấy ra sao ? Kể gặp lại người thân sau nhiều ngày xa cách.
hành động của mình và người thân, tả chi - Những biểu hiện tình cảm của hai người
tiết khuôn mặt, quần áo. sau khi đã gặp như thế nào ? (vui mừng,
- HS làm bài. xúc động thể hiện).
Bài tập 2:
Bài tập 2 - Tìm một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố
- GV: Tìm một đoạn văn tự sự có sử biểu cảm và miêu tả trong các tác phẩm đã
dụng yếu tố biểu cảm và miêu tả trong học như Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Tôi đi
các tác phẩm đã học. học của Thanh Tịnh và Lão Hạc của Nam
- HS làm bài. Cao.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- GV: Hãy chọn một văn bản mà em đã - HS tóm tắt văn bản.
học và phân tích yếu miêu tả và biểu cảm
trong văn bản đó.
- HS tóm tắt văn bản.
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG
- GV: Tìm đọc các tác phẩm tự sự đã - HS sưu tầm
học có sử dụng yếu miêu tả và biểu cảm.
- HS sưu tầm
D. DẶN DÒ
Chuẩn bị bài mới: Tình thái từ

Tháng 10 năm 2020


Tiết 33
TÌNH THÁI TỪ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:


1. Kiến thức :
- Hiểu thế nào là tình thái từ.
- Nhận biết và hiểu tác dụng của tình thái từ trong văn bản.
- Biết sử dụng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Khái niệm và các loại tình thái từ.
- Cách sử dụng tình thái từ .
2. Kĩ năng :
- Dùng tình thái từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
3. Thái độ: Lòng yêu thích môn học.
Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn
Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài.
- Học sinh: Học bài cũ, đọc soạn bài mới.
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I.Ổn định lớp:
II. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT


HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- GV: Ở tiểu học các em đã được học - Các tình thái từ trong các câu:
về tình thái từ. Vậy các em hãy các tình a) à
thái từ trong các câu sau: b) đi.
a) Chị à, chị đang làm gì vậy ? c) ạ.
b) Chúng ta đi nhanh lên đi.
c) Cháu chào bác ạ.
- HS thảo luận đề đưa ra kết quả.
- HS lên trình kết quả, cho HS khác lên
bổ sung và chốt.
- GV bổ sung và chốt.
- GV: Qua phần khởi động các em đã
tìm được các tình thái từ trong các tình
huống trong cuộc sống. Vậy tình thái từ
có ý nghĩa như thế nào chúng ta cùng
tìm hiểu phần Hình thành kiến thức
mới.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I.Chức năng tình thái từ
- GV: Hướng dẫn HS quan sát những - Quan sát
từ in đậm trong các ví dụ (SGK) : Câu
(a): à ; câu (b) : đi; câu (c): thay ( 2 từ);
Câu (d): ạ
- GV: Trong các ví dụ (a), (b) và (c), - Nếu bỏ các từ in đậm:
nếu bỏ các từ in đậm thì ý nghĩa của + Ở (a) sẽ không còn là câu hỏi.
câu có gì thay đổi ? + Ở (b) sẽ không còn là câu cầu khiến.
- HS trả lời + Ở (c) sẽ không còn là câu cảm thán.
- GV: Ở ví dụ (d), từ ạ biểu thị sắc thái - Khác với các ví dụ trên, từ “ạ” ở đây không
tình cảm gì của người nói? có chức năng tạo câu, chỉ có tác dụng bổ sung
- HS trả lời. sắc thái tình cảm

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- GV: Tình thái từ có chức năng gì ? - Khái niệm : Tình thái từ là những từ được
Và gồm có mấy loại ? Hãy tìm một số thêm vào câu để tạo thành câu nghi vấn, câu
từ ngữ có sử dụng từ nghi vấn, cầu cầu khiến, câu cảm thán và biểu thị sắc thái
khiến, cảm thán? tình cảm của người nói.
- HS trả lời. - Một số tình thái từ thường gặp :
+ Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hử, hả, chứ,
chăng ...
+ Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với,...
+ Tình thái từ cảm thán: thay, sao,...
+ Tình thái từ biểu thi sắc thái tình cảm: ạ,
nhé, cơ, mà, ...
- GV cho HS lấy ví dụ. Ví dụ:
- HS lấy ví dụ. + Bạn chưa về à ? (hỏi,thân mật)
+ Thầy mệt ạ ? (hỏi, kính trọng)
+ Bạn giúp tôi một tay nhé! (cầu khiến, thân
mật)
+ Bác giúp cháu một tay ạ'! (cầu khiến, kính
trọng)
- GV cho HS đọc ghi nhớ 1 SGK. *Ghi nhớ 1 SGK.
- HS đọc ghi nhớ 1 SGK.
II. Sử dụng tình thái từ:
- GV: Các từ tình thái in đậm được a.Thể hiện quan hệ bạn bè thân mật(quan hệ
dùng trong hoàn cảnh giao tiếp khác tuổi tác).
nhau như thế nào? b. Thể hiện tình cảm kính trọng ( quan hệ thứ
- HS trả lời. bậc)
c. Cầu khiến thân mật(quan hệ tình cảm).
d. Cầu khiến kính trọng.( quan hệ thứ bậc)
- Khi nói, khi viết, cần chú ý sử dụng tình
- GV: Vậy khi nói và viết cần sử dụng thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
tình thái từ như thế nào ? (quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm,...)
- HS trả lời. *Ghi nhớ 2 SGK.

- GV cho HS đọc ghi nhớ 2 SGK.


- HS đọc ghi nhớ 2 SGK.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
Bài tập 1. Bài tập 1.
- GV : Hãy tìm câu có các tình thái từ - Các câu có tình thái từ là: Câu: b,c,e,i.
trong trong bài tập ?
- HS làm vào vở.
Bài tập 2. Bài tập 2.
- GV: Giải thích nghĩa của các tình thái - Các từ in đậm dùng với mục đích sau:
từ in đậm trong những câu trong bài a. chứ: nghi vấn, dùng trong trường hợp điều
tập. muốn hỏi đã ít nhiều khẳng định
- HS lên bảng làm bài. b. chứ: nhấn mạnh điều vừa khẳng định, cho
- HS khác nhận xét, GV nhận xét và là không thể khác được.
cho điểm. c. ư: hỏi, với thái độ, phân vân.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

d. nhỉ: thái độ thân mật.


e. nhé: dặn đò, thái độ thân mật.
g. vậy: thái độ miễn cưỡng
h. cơ mà : thái độ thuyết phục
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- GV: Hãy đặt câu với các tình thái từ - Đặt câu với các tình thái từ đã cho:
mà, đấy, chứ lị, thôi, cơ, vậy. a. - Vì trời mưa mà nó nghỉ học.
- HS thảo luận và cùng nhau đặt câu - Nó là học sinh giỏi mà!
theo yêu cầu của GV. b. - Trêu nữa nó sẽ khóc đấy!
- HS trình bày và HS khác nhận xét. - Điều đấy thì ai cũng biết.
c. - Em chỉ nói vậy để anh biết thôi!
- Nó đã thôi học.
d. - Đành ăn cho xong vậy!
- Như vậy là phải.
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG
- GV: Các em về nhà tìm các tình thái - HS sưu tầm và tìm các tình thái từ trong các
từ trong một văn bản tự chọn và giải văn bản trong cụ thể.
thích nghĩa của các tình thái từ vừa tìm
được .
- HS về nhà tự tìm các tình thái từ
trong một văn bản tự chọn

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

Tháng 10 năm 2019


Tuần 8
Tiết 29, 30
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
TIẾNG VIỆT MUÔN MÀU

A. MỤC TIÊU CỤ THỂ:


1.Kiến thức:
+ Nhóm 1: Nắm và hiểu những từ ngữ địa phương là thực vật và động vật. Tìm
những từ ngữ địa phương là thực vật và động vật.
+ Nhóm 2: Nắm và hiểu những từ ngữ địa phương là đại từ xưng hô. Tìm những
từ ngữ địa phương là đại từ xưng hô.
+ Nhóm 3: Nắm và hiểu những từ ngữ địa phương chỉ hành động. Tìm những từ
ngữ địa phương chỉ hành động.
+ Nhóm 4: Nắm và hiểu những bài thơ, câu ca dao, tục ngữ sử dụng từ ngữ địa
phương. Tìm bài thơ, câu ca dao, tục ngữ sử dụng từ ngữ địa phương.
+ Nhóm 5: Nắm và hiểu những từ ngữ địa phương là vật dụng. Tìm những từ ngữ
địa phương là vật dụng.
+ Nhóm 6: Nắm và hiểu kiến thức để thiết kế bìa của cuốn từ điển mini về từ ngữ
địa phương.
2.Kĩ năng:
+ Nhóm 1: Biết cách tìm những từ ngữ địa phương là thực vật và động vật.
+ Nhóm 2: Biết cách tìm những từ ngữ địa phương là đại từ xưng hô.
+ Nhóm 3: Biết cách tìm những từ ngữ địa phương chỉ hành động.
+ Nhóm 4: Biết cách tìm những bài thơ, câu ca dao, tục ngữ sử dụng từ ngữ địa
phương.
+ Nhóm 5: Biết cách tìm những từ ngữ địa phương là vật dụng.
+ Nhóm 6: Biết tạo lập được cuốn từ điển mini về từ ngữ địa phương.
B. CHUẨN BỊ:
- Học sinh :
+ Nhóm 1: Tìm những từ ngữ địa phương là thực vật và động vật.
+ Nhóm 2: Tìm những từ ngữ địa phương là đại từ xưng hô.
+ Nhóm 3: Tìm những từ ngữ địa phương chỉ hành động.
+ Nhóm 4: Tìm bài thơ, câu ca dao, tục ngữ sử dụng từ ngữ địa phương.
+ Nhóm 5: Tìm những từ ngữ địa phương là vật dụng.
+ Nhóm 6: Thiết kế bìa của cuốn từ điển mini về từ ngữ địa phương.
- Giáo viên dự kiến đáp án:
+ Những từ ngữ địa phương là thực vật và động vật:
TT Từ toàn dân Từ địa phương Từ loại Vùng miền
1 Con trâu Con tru Danh từ Miền Trung
2 Cá tràu Danh từ Miền Trung
3 Cá quả Cá chuối Danh từ Miền Bắc
4 Cá lóc Danh từ Miền Nam
5 Quả dứa Trái thơm Danh từ Miền Nam

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

6 Con gà Con ga Danh từ Miền Trung


7 Con lợn Con heo Danh từ Miền Nam
8 Rau mùi Rau ngò Danh từ Miền Nam
+ Những từ ngữ địa phương là đại từ xưng hô.
TT Từ toàn dân Từ địa phương Từ loại Vùng miền
1 Tôi tui Đại từ Miền Trung, Nam
2 Chị ả Đại từ Miền Trung
3 Anh Eng Đại từ Miền Trung
4 Bố Đại từ Miền Bắc
5 Cha Cậu, thầy Đại từ Miền Trung
6 Ba,tía Đại từ Miền Nam
7 U, bu Đại từ Miền Bắc
Mẹ Mệ Đại từ Miền Trung
Má Đại từ Miền Nam
8 Ông Ôông Đại từ Miền Trung
9 Mày Mi Đại từ Miền Trung
10 dâu du
+ Những từ ngữ địa phương chỉ hành động :
TT Từ toàn dân Từ địa phương Từ loại Vùng miền
1 Đấm Thụi Động từ Miền Trung
Ăn Nhậu Động từ Miền Nam
Gánh hàng Sương hàng Động từ Miền Trung
5 Ngã Bổ Động từ Miền Trung
6 ngãi Khải Động từ Miền Trung
7 Gặt Gắt Động từ Miền Nam
+ Những bài thơ, câu ca dao, tục ngữ sử dụng từ ngữ địa phương.
- Chị em du như tru một bịn - Ăn nên đọi nói nên lời
- Mưa sớm mai mài rạ đi rú - Nhút Thanh Chương, tương Nam đàn
- Ai về xóm Mi mà coi - Dân nghèo chạy bữa ăn đong
Bắc niêu lên bếp xách oi ra đồng Mà câu hát ghẹo thì không mô bằng
- Những người lo đụn tiền kho
Rọt như chạc chỉn mồn to bằng trời
+ Những từ ngữ địa phương là vật dụng.

TT Từ toàn dân Từ địa phương Từ loại Vùng miền


1 bát chén Danh từ Miền Nam
2 môi Muỗng Danh từ Miền Nam
3 Nồi xong Danh từ Miền Trung
4 Ngã Bổ Danh từ Miền Trung
5 màn Mùng Danh từ Miền Nam
6 Ghế con đòn Danh từ Miền Trung
+ Thiết kế bìa của cuốn từ điển mini về từ ngữ địa phương: Học sinh cùng nhau làm bìa
của cuốn từ điển :
- Cảnh làng quê có hàng tre, con trâu, cậu bé chăn trâu.
- Một bức tranh về con người lao động Việt Nam.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- Một tập san về Tiếng Việt muôn màu.


C. BÁO CÁO SẢN PHẨM.
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cụ thể về nhiệm vụ mà các em phải làm:
+ Mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày sản phẩm của mình.
+ Giáo viên cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung, góp ý để cho đề tài mà từng
nhóm sưu tầm được hoàn thiện hơn.
+ Giáo viên nhận xét bổ sung và hướng dẫn học sinh gộp tất cả sản phẩm của các
nhóm để đóng thành một cuốn từ điển mini về từ ngữ địa phương.
D. ĐÁNH GIÁ:
- Giáo viên đánh giá về các sản phẩm của các nhóm:
+ Nhóm 1: Tìm những từ ngữ địa phương là thực vật và động vật đã tìm được một
số từ, tuy nhiên vẫn chưa phong phú về vùng miền.
+ Nhóm 2: Tìm những từ ngữ địa phương đại từ xưng hô đã tìm được một số từ,
tuy nhiên vẫn chưa nắm rõ về vùng miền.
+ Nhóm 3: Tìm những từ ngữ địa phương chỉ hành động đã tìm được tuy quá ít
+ Nhóm 4: Tìm bài thơ, câu ca dao, tục ngữ sử dụng từ ngữ địa phương: chỉ tìm
đực ca dao.
+ Nhóm 5: Tìm những từ ngữ địa phương là vật dụng đã tìm được tuy quá ít
+ Nhóm 6: Thiết kế bìa của cuốn từ điển mini về từ ngữ địa phương. Đã thiết kế
tuy nhiên chưa thật sự đẹp.
- Giáo viên dặn dò học sinh cần về tìm hiểu nhiều thêm để biết được tiếng nói của
nhiều địa phương

Tháng 10 năm 2019


Tiết 34
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN
TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:


1. Kiến thức 
- Vận dụng kiến thức về các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự. Thực
hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng :
- Thực hành sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong làm văn kể
chuyện.
- Viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm có độ dài khoảng
90 chữ.
3. Thái độ: Lòng yêu thích môn học.
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài.
- Học sinh: Học bài cũ, đọc soạn bài mới.
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I.Ổn định lớp:
II. Bài mới:

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT


HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- GV: Các em đã được học về văn miêu - Một văn bản cụ thể có sự các yếu tố miêu tả,
tả, văn tự sự, văn biểu cảm. Vậy các tự sự, biểu cảm:
em hãy tìm các yếu tố miêu tả, tự sự, - Lượm - Tố Hữu.
biểu cảm trong một văn bản cụ thể ? - Truyện Kiều - Nguyễn Du.
- HS thảo luận đề đưa ra kết quả. - Tôi đi học – Thanh Tịnh
- HS lên trình kết quả, cho HS khác lên - Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng
bổ sung và chốt.
- GV bổ sung và chốt.
- GV: Qua phần khởi động các em đã
tìm được các văn bản có sự kết hợp các
yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm trong
một văn bản cụ thể . Vậy để viết được
một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu
tố miêu tả và biểu chúng ta cùng đi vào
phần Hình thành kiến thức mới.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. Từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn tự
sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- GV yêu cầu HS thực hiện bài tập (1 - Đọc và thực hiện 1 trong 3 đề trong SGK.
trong 3 đề) và nhận xét về quy trình (Viết ngắn gọn 200 từ)
làm bài . (Viết ngắn gọn 200 từ.
- GV: Những yếu tố cần thiết để xây - Những yếu tố cần thiết để xây dựng đoạn
dựng đoạn văn tự sự là gì? văn tự sự là:
- HS trả lời. + Sự việc: gồm nhiều hay một được kể lại
một cách rõ ràng, mạch lạc.
+ Nhân vật: là chủ thể của hành động hoạc là
một trong những người chứng kiến sự việc đã
xảy ra.
- GV: Vai trò các yếu tố miêu tả, biểu - Vai trò các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong
cảm trong văn tự sự? văn tự sự làm cho sự việc trở nên hấp dẫn,
- HS trả lời. sinh động. Các yếu tố miêu tả, biểu cảm có
thể nhiều hay ít nhưng nó chỉ có vai trò bổ trợ
cho sự việc và nhân vật chính.
- Quy trình làm bài văn tự sự gồm 5 bước:
- GV: Quy trình làm bài văn tự sự gồm Bước l : Lựa chọn sự việc chính.
mấy bước? Nhiệm vụ mỗi bước? Bước 2: Lựa chọn ngôi kể.
- HS trả lời. Bước 3 : Xác định thứ tự kể.
Bước 4 : Xác định các yếu tố miêu tả và biểu
cảm dùng trong đoạn văn tự sự sẽ viết.
Bước 5 : Viết thành đoạn văn kể chuyện, kết
hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm sao cho
hợp lí.
- Sự việc trong đoạn văn của Nam Cao rất

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

đơn giản, chỉ là việc lão Hạc báo tin đã bán


- GV giới thiệu qua cho HS theo tình cậu Vàng cho ông giáo biết, nhưng Nam Cao
huống sự việc và nhân vật đã cho đã lồng vào đó các yếu tố miêu tả và biểu
trong SGK (có thể nhấn mạnh yêu cầu cảm rất đậm nét: Đó là việc ông tập trung tả
miêu tả và biểu cảm của bài tập thể lại chân dung đau khổ của lão Hạc với những
hiện ở chỗ nào –ví dụ : vẻ mặt và tâm chi tiết rất độc đáo : nụ cười như mếu, mắt
trạng rất đau khổ). lão ầng
- HS nghe và suy nghĩ.

ậng nước, mặt lão đột nhiên co rúm lại,


những vết nhăn xô lại, cái đầu lão ngoẹo về
một bên, cái miệng móm mém mếu như con
nít. Lão hu hu khóc.
- GV: Đoạn văn của Nam Cao đã kết - Các yếu tố miêu tả biểu cảm :
hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm ở chỗ + Cố làm ra vui vẻ, cười như mếu, đôi mắt
nào ? ầng ậng, co rúm lại, những vết nhăn...., hu hu
- HS suy nghĩ trả lời. khóc (miêu tả)
+ Không xót xa 5 cuốn sách, ái ngại cho lão
Hạc, hỏi cho có chuyện. (Biểu cảm)
- GV: Những yếu tố miêu tả và biểu - Những yếu tố miêu tả biểu cảm đã giúp
cảm đã giúp Nam Cao thể hiện được Nam Cao thể hiện được tình cảm của mình
điều gì? đối với nhân vật. Làm cho đoạn văn thêm
- HS suy nghĩ trả lời. sinh động và lời lời văn tự sự trở nên gợi cảm
hơn.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
- GV cho HS đọc đoạn thơ sau:
Một hôm nào đó
Như bao hôm nào
Chú đồng chí nhỏ
bỏ thư vào bao
Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề thượng khẩn
Sự chi hiểm nghèo
Đồng quê vắng vẻ
Lúa trổ đòng đòng
Ca lô chú bé
Nhấp nhô trên đồng
Bỗng loè chớp đỏ
Thôi rồi Lượm ơi
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi.
……. ( Tố Hữu)
GV: Đoạn thơ của Tố Hữu đã kết hợp - Các yếu tố miêu tả:
yếu tố miêu tả và biểu cảm ở chỗ nào ? Chú đồng chí nhỏ
- HS suy nghĩ trả lời. bỏ thư vào bao

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

Vụt qua mặt trận


Đạn bay vèo vèo

Đồng quê vắng vẻ


Lúa trổ đòng đòng
Ca lô chú bé
Nhấp nhô trên đồng
Bỗng loè chớp đỏ

Một dòng máu tươi.


- Các yếu tố biểu cảm:
Thôi rồi Lượm ơi
Chú đồng chí nhỏ
- GV: Những yếu tố miêu tả và biểu - Những yếu tố miêu tả biểu cảm đã giúp Tố
cảm đã giúpTố Hữu thể hiện được Hữu thể hiện được tình cảm của mình đối với
điều gì? nhân vật chú bé Lượm một chú bé hồn nhiên
- HS suy nghĩ trả lời. nhí nhảnh và sẵn sàng vượt hiểm nguy để
hoàn thành nhiệm vụ. Làm cho đoạn thơ thêm
sinh động và lời lời văn tự sự trở nên gợi cảm
hơn.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- GV yêu HS viết đoạn có sự kết hợp - Viết đoạn văn có sự kết hợp các yếu tố miêu
các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm vào tả, tự sự, biểu cảm.
vở và GV gọi lên trình bày.
- HS làm vào vở
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG
- GV: Các em về nhà trong một văn - HS sưu tầm và tìm sự kết hợp các yếu tố
bản tự sự kết hợp các yếu tố miêu tả, miêu tả, tự sự, biểu cảm trong một văn bản
tự sự, biểu cảm nêu rõ được các yếu tố trong cụ thể.
đó được sử dụng như thế nào .
- HS về nhà tự tìm sự kết hợp các yếu
tố miêu tả, tự sự, biểu cảm trong một
văn bản tự chọn
D.DẶN DÒ:
- Chuẩn bị bài mới:“Chiếc lá cuối cùng”.

Tháng 10 năm 2019


Tuần 8
Tiết 36,37
Văn bản CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
O. Hen-ri

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:


1. Kiến thức :
- Hiểu được tấm lòng yêu thương những người nghèo khổ của nhà văn được thể
hiện trong truyện. Hen-ri
- Thấy được nghệ thuật kể chuyện độc đáo, hấp dẫn của tác giả O Hen-ri.
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện rong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mĩ.
- Lòng cảm thông, sự chia sẻ giữa những người nghệ sĩ nghèo.
- Ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống của con người.
2. Kĩ năng :
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự
sự để đọc - hiểu tác phẩm.
- Phát hiện, phân tích đặc điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn.
- Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện.
3. Thái độ: Tình yêu sâu sắc dành cho những người lao động nghèo và thái độ trân trọng
đối với những tác phẩm chân chính.
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài.
- Học sinh: Học bài cũ, đọc soạn bài mới.
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT


HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- GV: Vì sao nói hai nhân vật Đôn - HS tự trả lời theo ý mình.
Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa là một
cặp nhân vật tương phản?
- HS trả lời.
- GV: Trên cơ sở mấy trang văn - HS nghe.
bản trích phần kết thúc tác phẩm
Chiếc lá cuối cùng, giúp học sinh
khám phá vài nét cơ bản nghệ thuật
truyện ngắn của nhà văn Mĩ
O.Hen-ri, rung động trước cái hay,
cái đẹp và lòng cảm thông của tác
giả đối với những nỗi bất hạnh của
người nghèo.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. Tác giả, tác phẩm:
- GV: Hãy trình bày hiểu biết của - Tác giả: O Hen-ri (1862 – 1910) là bút danh của
em về nhà văn O.Henri và tác Uy-li-am Xít-ni Po-tơ, nhà văn viết truyện ngắn
phẩm? nổi thiếng đầu thế kỷ XX của Mĩ.
- HS trả lời. - Truyện ngắn của ông nổi tiếng với những cốt
truyện độc đáo, nhẹ nhàng nhưng toát lên tnh thần
nhân đạo cao cả, tình yêu thương người nghèo
khổ rất cảm động, có cách kết thúc bất ngờ cùng

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

đảo ngược hai tình huống song song.


II. Đọc, chú thích, tóm tắt, thể loại, bố cục.
- Đọc.
- GV cho HS đọc truyện. - Chú thích
- GV cho HS đọc chú thích trong
SGK. - Tóm tắt tác phẩm.
- GV: Trình bày nội dung tóm tắt
truyện Chiếc lá cuối cùng.
- HS tóm tắt. - Bố cục đoạn trích: Có thể chia thành 3 đoạn:
- GV: Hãy tìm bố cục của đoạn + Đoạn 1: “Khi hai người lên gác… táng đá”: cụ
trích? Bơ-men và Xiu lên gác thăm Giôn-xi. Hai người
- HS trả lời. lo sợ nhìn những chiếc lá cuối cùng trên dây
thường xuân ngoài cửa sổ.
+ Đoạn 2: “Sáng hôm sau…thế thôi”: Hai ngày
đã trôi qua, chiếc lá cuối cùng vẫn không rụng và
Giôn-xi đã qua cơn nguy hiểm.
+ Đoạn còn lại: Xiu kể cho Giôn-xi đang bình
phục về cái chết bất ngờ của cụ Giôn-xi.
III. Phân tích
1. Nhân vật Giôn-xi.
- Giôn-xi là một cô gái trẻ, một hoạ sĩ trẻ. Cô
- GV: Trong đoạn trích, em thấy đang bị sưng phổi nặng. Bệnh tật và nghèo túng
Giôn-xi đang ở tình trạng như thế khiến cô chán nản, thẫn thờ mở to cặp mắt nhìn
nào? tấm mành mành xanh đã kéo xuống.
- HS trả lời. - Tâm trạng thường gặp ở những người ít nghị lực
- GV: Tình trạng ấy khiến cô hoạ khi gặp bệnh tật và khó khăn. Chính trong tâm
sĩ trẻ này có tâm trạng gì? trạng chán nản và mỏi mệt, thất vọng ấy, cô lại
- HS trả lời. gắn sự kéo dài sự sống của mình với những chiếc
lá rụng trên dây thường xuân.
- Đó là những suy nghĩ xuất hiện từ một cô gái
- GV: Em có nhận xét gì về suy yếu đuối, bệnh tật, ít nghị lực, thật ngớ ngẩn và
nghĩ đó? đáng thương.
- HS trả lời. - Tàn nhẫn, thờ ơ, chán chường không phải là bản
- GV: Tại sao tác giả lại viết: “Khi tính của cô mà do bệnh nặng, do thiếu nghị lực
trời vừa hửng sáng thì Giôn-xi, con gây nên. Cô đã sẵn sàng đón đợi lúc mình lìa đời
người tàn nhẫn, lại ra lệnh kéo như chiếc lá cuối cùng lìa cành.
mành lên”
- HS trả lời. - Chiếc lá cuối cùng vẫn còn, điều đó làm Giôn-xi
- GV: Thái độ, tâm trạng và lời nói
ngạc nhiên. Cô nằm nhìn chiếc lá hồi lâu, rồi đòi
của cô sau đó như thế nào? ăn  hoàn toàn qua cơn nguy kịch.
- HS trả lời. - Cái quyết định cho sự thay đổi tâm trạng đó là
khâm phục sự gan góc, kiên cường của chiếc lá.
- GV: Nguyên nhân nào làm Giôn- Bên cạnh đó là sự chăm sóc tận tình của Xiu.
xi khỏi bệnh? - Người ta có thể tự chữa bệnh cho mình bằng
- HS trả lời. nghị lực, tình yêu cuộc sống, bằng sự đấu tranh
và chiến thắng bệnh tật.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- GV: Qua nhân vật Giôn-xi, em có - Câu chuyện thêm gợi mở, thêm dư báo để người
thể rút ra bài học gì? đọc để người đọc cùng bâng khuâng tiếc nhớ và
- HS trả lời. cảm phục một lão nghệ sĩ, một con người. Cũng
- GV: Tại sao khi nghe Xiu kể có thể để cho Giôn-xi khóc, Giôn-xi cùng Xiu đi
chuyện về cái chết của cụ Bơ-men, thăm mộ cụ Bơ-men…Nhưng cao tay hơn cả là
tác giả không để Giôn-xi có thái độ cứ để Giôn-xi im lặng, cho sự cảm động thật sâu
gì? xa, thấm thía, thấm vào tâm hồn cô và tâm hồn
- HS trả lời. người đọc.

Hết tiết 32 chuyển tiết 33


2.Tình cảm của Xiu:
- GV: Tình cảm của Xiu đối với - Vì lo cho bệnh tật và tính mạng của Giôn-xi, vì
Giôn-xi còn được thể hiện qua chi nhớ đến ý định sẽ chết cùng chiếc lá cuối cùng
tiết nào? của bạn. Vì biết nói gì nữa đây, khi cứ theo chiều
- HS trả lời. hướng này thì chỉ đêm tới lá thường xuân sẽ rụng
hết – và tất nhiên Giôn-xi sẽ khó qua khỏi. Họ
không dám làm Giôn-xi nản lòng thêm.
- Tất nhiên, Xiu cũng như Giôn-xi chưa hề biết
- GV: Em có nhận xét gì về hình chiếc lá cuối cùng là giả. Vì khi Giôn-xi thều thào
ảnh khuôn mặt hốc hác của Xiu? ra lệnh kéo mành thì Xiu làm theo một cách chán
- HS trả lời. nản và Xiu cũng tỏ ra hết sức ngạc nhiên: Ô kìa!
- Xiu hết sức quan tâm lo lắng cho Giôn-xi nên
không muốn em tuyệt vọng khi chứng kiến chiếc
- GV: Em có nhận xét gì về tình lá cuối cùng đã rụng mất và hết sức vui mừng khi
cảm của Xiu đối với Giôn-xi? thấy chiếc lá vẫn còn.
- HS trả lời. - Khi nghe lời nói tuyệt vọng thấm đẫm buồn rầu
của Giôn-xi thì Xiu vừa nói những lời an ủi tha
thiết, vừa cúi khuôn mặt hốc hác xuống gần gối
bạn, mong bạn hãy cố sống. Nhưng trong lòng
Xiu, cô càng lo lắng và bất lực hơn vì không biết
phải làm gì mới có thể cứu được bạn mình.
- Chứng tỏ Xiu đã vất vả chăm sóc và lo lắng cho
Giôn-xi như thế nào.
- Tình cảm chân thành và yêu thương tha thiết
của một người bạn tốt.
3. Cụ Bơ-men và kiệt tác Chiếc lá cuối cùng:
- Thương yêu, lo lắng cho Giôn-xi. Nảy sinh ý
định vẽ bức tranh.

- GV: Hãy hình dung suy nghĩ của


cụ Bơ-men khi sợ sệt nhìn ra ngoài - Cụ đã một mình vẽ trong trận mưa vùi dập và
cửa sổ và không nói năng gì? những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả đêm .
- HS trả lời. Đó là sự hi sinh thầm lặng nhưng cao cả để đem

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- GV: Cụ Bơ-men đã vẽ bức tranh lại niềm tin trong cuộc sống cho đồng loại.
trong hoàn cảnh nào và tại sao tác - Con người có tình yêu thương và sự hi sinh cao
giả không trực tiếp miêu tả cảnh đó cả.
mà phải qua lời kể của Xiu?
- HS trả lời. - Đó là một tác phẩm hội hoạ:
- GV: Em có nhận xét gì về cụ Bơ- + Giống thật cuống lá màu xanh sẫm, đến rìa lá
men? hình răng cưa nhuốm màu vàng úa đến hai hoạ sĩ
- HS trả lời. chuyên nghiệp như Giôn-xi và Xiu đều không
- GV: Xiu đã nhận xét bức tranh nhận ra.(Tuy nhiên không phải giống thật là đẹp)
Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác, + Góp phần cứu sống một sinh mạng.
em có đồng ý không? Vì sao? + Nó được tạo nên bởi sinh mạng của một nghệ
- HS trả lời. sĩ.
- Mất cả cuộc đời, sinh mạng.

- Một nghệ sĩ chân chính trong quy luật nghiệt


- GV: Để có được kiệt tác đó, cụ ngã của sáng tạo nghệ thuật.
Bơ-men đã mất bao nhiêu thời
gian?
- HS trả lời. 4. Nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần:
- GV: Em có suy nghĩ gì về người - Đối với Giôn-xi, ai cũng tưởng cô sẽ chết vì
hoạ sĩ Bơ-men cũng như quy luật bệnh nặng, nghèo túng, chán đời… nhưng cô lại
sáng tạo nghệ thuật? dần dần khỏi bệnh và khoẻ mạnh. Đối với cụ Bơ-
- HS trả lời. men, tuy nghiện rượu nhưng khoẻ mạnh bỗng
cảm lạnh, sưng phổi rồi qua đời.
- GV: Em có nhận xét gì về kết - Đều gắn với bệnh sưng phổi và chiếc lá cuối
thúc của truyện đối với hai nhân cùng. Giôn-xi bị sưng phổi nhưng vì chiếc lá mà
vật Giôn-xi và cụ Bơ-men? hồi phục; cụ Bơ-men vì chiếc lá mà bị sưng phổi
- HS trả lời. rồi chết.
- Gây sự bất ngờ và tạo sự hấp dẫn cho truyện.
- GV: Nhưng ở cả hai trường hợp
đó có điểm gì chung?
- HS trả lời.
IV. Tổng kết:
- GV: Đó chính là nghệ thuật đảo 1. Nội dung.
ngược tình thế hai lần.b(Phân tích - Tình yêu thương cao cả giữa những con người
thêm).Theo em, nghệ thuật này có nghèo khổ với nhau. Sức mạnh của tình yêu cuộc
tác dụng gì? sống chiến thắng bệnh tật. Sức mạnh và giá trị
- HS trả lời. nhân sinh, nhân bản của nghệ thuật. Quan điểm
sáng tác nghệ thuật.
2. Nghệ thuật.
- GV: Qua những nội dung đã - Dàn dựng cốt truyện chu đáo, các tình tiết được
phân tích, theo em nhà văn muốn sắp xếp tạo nên hứng thú đối với độc giả.
nhắn gởi điều gì qua tác phẩm? - Nghệ thuật kể chuyện đảo ngược tình huống hai
- HS trả lời. lần tạo nên sức hấp dẫn cho thiên truyện.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

*Ghi nhớ SGK.

- GV: Hãy nêu nghệ thuật đặc sắc


của thiên truyện ?
- HS trả lời.

- GV cho HS đọc ghi nhớ SGK.


- HS đọc ghi nhớ SGK.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
- GV: Hãy nêu ý nghĩa của truyện? - Chiếc lá cuối cùng là câu chuyện cảm động về
- HS trả lời. tình yêu thương giữa những người nghệ sĩ nghèo.
Qua đó tác giả thể hiện quan niệm của mình về
mục đích của sáng tạo nghệ thuật.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- GV: Qua câu chuyện Chiếc lá
cuối cùng em co suy nghĩ gì về tình
thương yêu con người trong đời
thường mà em được biết.
- HS nêu suy nghĩ.
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG
- GV: Hãy sưu tầm những bài văn
viết về tình thương yêu con người.
- HS sưu tầm
D. DẶN DÒ .
- Chuẩn bị bài mới:“Nói quá”.

Tháng 10 năm 2019


Tiết 34.
NÓI QUÁ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức :

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- Hiểu được khái niệm, tác dụng của nói quá trong văn chương và trong giao tiếp
hằng ngày.
- Biết vận dụng hiểu biết về biện pháp nói quá trong đọc- hiểu văn bản và tạo lập
văn bản.
- Phạm vị sử dụng của biện pháp tu từ nói quá ( chú ý cách sử dụng trong thành
ngữ, tục ngữ, ca dao, …)
- Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá.
2. Kĩ năng :
- Vận dụng hiểu biết về biện pháp nói quá trong đọc- hiểu văn bản.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu thích môn học
B.CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài.
- Học sinh: Học bài cũ, đọc soạn bài mới.
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I.Ổn định lớp:
II. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT


HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- GV: Em hãy nêu nhận xét của mình - Các cụm từ trên đều nói không đúng thực tế.
về các cụm từ này: ngáy như sấm, Đều được phóng đại lên.
khoẻ như voi,đẹp như tiên, xấu như
ma, một tấc tới trời, chạch đẻ ngọn đa,
sáo đẻ dưới nước, …?
- HS thảo luận đề đưa ra kết quả.
- HS lên trình kết quả, cho HS khác lên
bổ sung và chốt.
- GV bổ sung và chốt.
- GV: Qua phần khởi động các em đã
thấy được một số cụm từ có thể không
được phản ánh đúng thực tế (mà từ
biểu thị) mà được phóng đại lên. Vậy
những kiểu cụm từ như thế gọi là gì
chúng ta cùng đi tìm hiểu bài Nói quá
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. Nói quá và tác dụng của nói quá
- GV gọi HS đọc ví dụ trong SGK. - Đọc.
- GV: Em hiểu thế nào là “chưa nằm - Thời gian trôi qua quá nhanh, đêm và ngày
đã sáng”, “chưa cười đã tối”? quá ngắn.
- HS trả lời.
- GV: Em hiểu thế nào là “thánh thót - Mồ hôi đổ ra rất nhiều, như mưa.
như mưa ruộng cày”?
- HS trả lời.
- GV: Theo em, “chưa nằm đã sáng”, - Không đúng với sự thật
“chưa cười đã tối”, “thánh thót như
mưa ruộng cày” có đúng sự thật hay

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

không?
- HS trả lời.
- GV: Cách nói như trên có tác dụng - Cách nói như trên có tác dụng nhấn mạnh
gì? quy mô, kích thước, tính chất của sự vật, sự
- HS trả lời. việc nhằm gây ấn tượng cho người đọc.

- GV: Những trường hợp như trên gọi - Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ,
là nói quá. Theo em thế nào là nói quá? quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được
- HS trả lời miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức
biểu cảm.
- GV gọi HS đọc ghi nhớ. * Ghi nhớ SGK.
- HS đọc ghi nhớ.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
Bài tập 1. Bài tập 1:
- GV: Em hãy xác định biện pháp nói - Xác định biện pháp nói quá và tìm hiểu tác
quá và và giải thích ý nghĩa của chúng? dụng:
- HS trả lời. a. sỏi đá cũng thành cơm: thành quả của lao
động gian khổ, vất vả, nhọc nhằn; niềm tin vào
bàn tay lao động.
b. đi lên đến tận trời: Vết thương không có
nghĩ lí gì, không phải bận tâm.
c. thét ra lửa: kẻ có quyền sinh, quyền sát đối
với người khác.
Bài tập 2. Bài tập 2:
- GV: Điền thành ngữ thích hợp vào - Điền thành ngữ thích hợp vào chỗ trống:
chỗ trống để tạo biện pháp tu từ nói a. chó ăn đá, gà ăn sỏi.
quá ? b. bầm gan tím ruột.
- HS làm vào vở và trình bày c. ruột để ngoài da.
d. nở từng khúc ruột.
đ. vắt chân lên cổ.
Bài tập 3. Bài tập 3:
- GV: Hãy tìm năm thành ngữ so sánh - Tìm các thành ngữ:
có dùng biện pháp nói quá? a. Ngáy như sấm.
- HS tìm các thành ngữ. b. Trơn như mỡ.
c. Nhanh như cắt.
d. Lúng túng như gà mắc tóc.
đ. Lừ đừ như ông từ vào đền.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- GV: Đặt câu với các thành ngữ dùng - Đặt câu với thành ngữ:
biện pháp nghệ thuật nói quá? a. Nàng có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng
- HS đặt câu. thành.
b. Đoàn kết là sức mạnh dời non lấp biển.
c. Công việc lấp biển vá trời ấy là công việc
của nhiều đời.
d. Những chiến sĩ mình đồng da sắt đã chiến
thắng.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

đ. Mình nghĩ nát óc mà vẫn chưa giải được bài


toán này.
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG
- GV: Các em về nhà sưu tầm thêm - HS sưu tầm.
những tình huống sử dụng phép nói
quá.
- HS sưu tầm.
D.DẶN DÒ.
- GV dặn HS về chuẩn bị bài Hai cây phong

Tháng 10 năm 2019


Tuần 10.
Tiết 35,36.
Văn bản
HAI CÂY PHONG
(Trích: Người thầy đầu tiên - Ai-ma-tốp)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:


1. Kiến thức :
- Hiểu và cảm nhận được tình yêu quê hương và lòng biết ơn người thầy đã vun
trồng ước mơ và hi vọng cho nhưng tâm hồn trẻ thơ.
- Hiểu rõ về nghệ thuật tự sự, miêu tả và biểu cảm trong văn bản truyện.
- Vẻ đẹp và ý ngĩa hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích.
- Sự gắn bó của người họa sĩ với quê hương, với thiên nhiên và lòng biết ơn người
thầy Đuy-sen.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- Cách xây dựng mạch kể, cách miêu tả giàu hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc.
2. Kĩ năng :
- Đọc - hiểu một văn bản có giá trị văn chương, phát hiện, phân tích những đặc
sắc về nghệ thuật miêu tả, biểu cảm trong một đoạn trích.
- Cảm thụ vẻ đẹp sinh động giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích.
3. Thái độ.
- Bồi dưỡng lòng tự hào về quê hương đất nước.
B.CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài.
- Học sinh: Học bài cũ, đọc soạn bài mới.
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I.Ổn định lớp:
II. Kiểm tra 15 phút số 2.
Mã đề 1:
Câu 1: Chủ đề của văn bản là gì?
A: Là đối tượng chính mà văn bản biểu C: Là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản
đạt. biểu đạt.
B: Là vấn đề chính mà văn bản biểu đạt. D: Là nhan đề của văn bản.
Câu 2: Để hiểu được một văn bản, người đọc cần làm gì?
A: Hiểu chủ đề văn bản. C : Tìm hiểu câu, từ, hình ảnh then chốt
B : Tìm hiểu nhan đề, bố cục, quan hệ trong văn bản.
giữa các phần của văn bản. D: Tất cả các phương án trên.
Câu 3: Cần phải làm gì để văn bản thống nhất về chủ đề ?
A: Phải xác định đề tài văn bản. C: Phải xác định tên gọi và bố cục văn bản.
B : Phải xác định ý định tạo lập văn bản. D : tất cả các phương án trên.
Câu 4 : Khi xác định xong chủ đề người viết bài văn phải thực hiện bước tiếp theo là gì?
A: Viết đoạn văn. C: Sử dùng phương pháp miêu tả.
B: Tìm ý cho bài văn. D: Sử dùng phương pháp biểu cảm.
Câu 5: Bước đặt câu, dựng đoạn văn là bước dùng sau bước nào?
A: Sau bước tìm ý. C: Sau bước sử dùng yếu tố miêu tả.
B: Sau bước xác định chủ đề. D: Sau bước sử dụng yếu tố biểu cảm.
Câu 6: Nhận xét nào đúng về bố cục của văn bản?
A : Là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề văn bản.
B : Là nội dung của văn bản bao gồm chủ đề và các khía cạnh.
C : Là ý nghĩa của văn bản toát ra từ toàn bộ nội dung văn bản.
D : Là nhân vật các sự việc xảy ra trong câu chuyện được kể.
Câu 7 : Phần thân bài có thể sắp xếp các nội dung theo cách nào?
A: Trình tự không C: Theo đặc trưng đối tượng và tâm lí tiếp nhận của người
gian. đọc.
B: Trình tự thời gian. D: Tuỳ thuộc mỗi đối tượng mà chọn cách phụ hợp.
Câu 8 : Cách trình bày phần thân bài như thế nào?
A: Gồm nhiều đoạn văn nối tiếp nhau, mỗi đoạn trình bày một khía cạnh của chủ đề văn
bản.
B: Chỉ cần viết trung thành một đoạn văn.
C: Tuỳ thuộc độ dài, ngắn của văn bản mà lựa chọn A hay B.
D : Tuỳ thuộc cảm xúc của người viết.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

Câu 9 : Bố cục văn bản có vai trò như thế nào?


A: Giúp văn bản được rõ ràng, mạch lạc. C : Giúp văn bản trình bày đẹp hơn.
B : Giúp người đọc dễ dàng tiếp nhận văn bản. D : Tất cả các phương án trên.
Câu 10 : Câu chủ đề của đoạn văn có thể nằm ở vị trí nào?
A: Mở đoạn. C: Giữa đoạn.
B: Kết đoạn. D : Cả A và B đều đúng.
Câu 11: Từ ngữ chủ đề trong đoạn văn là gì?
A: Là từ ngữ làm đề mục cần làm sáng tỏ bằng cách diễn giải.
B: Các từ ngữ được lặp đi lặp lại nhằm duy trì đối tượng được nói đến.
C : Là các từ ngữ hay, được dùng một cách độc đáo trong văn bản.
D : Ý C sai.
Câu 12: Nhận xét nào sai về câu chủ đề?
A: Câu mang nội dung khái quát của đoạn. C : Thường đứng ở đầu hoặc cuối đoạn
B : Câu được diễn đạt bằng lời lẽ ngắn văn.
gọn. D : Thường nằm ở giữa đoạn văn.
Câu 13: Về nội dung giữa các câu trong đoạn văn có mỗi quan hệ với nhau như thế
nào?
A: Quan hệ bộ sung cho nhau. C: Hoặc bộ sung hoặc bình đẳng với nhau.
B : Quan hệ bình đẳng với nhau. D : Đồng thời có cả hai quan hệ đó.
Câu 14: Đoạn văn có thể trình bày nội dung như thế nào?
A: Theo cách diễn dịch. C: Theo cách song hành.
B: Theo cách quy nạp. D: Theo một trong các cách trên.
Câu 15: Đoạn văn giữ vai trò như thế nào trong văn bản?
A: Là một phần của văn bản. C: A và B sai.
B : Là văn bản độc lập. D: A và B đúng.
Câu 16: Tác dụng của yếu tố mieu tả và biểu cảm sử dụng trong bài văn tự sự là để cho
bài văn cụ thể, sinh động và tăng sức biểu cảm cho bài văn.
A: Đúng. B: Sai.
Câu 17: Dàn ý của viết tập làm văn gồm có mấy phần?
A:2; B: 3; C: 4; D : 5.
Câu 18 : Khi viết bài viết tập làm văn các phần đầu đoạn của mở bài, thân bài và kết bài cần viết như
thế nào ?
A : Viết sát với lề giấy. C: Chữ cái đầu đoạn không cần phải viết hoa;
B: Lùi vào một ô và chữ cái viết hoa. D: Chỉ cần đánh dấu sao đầu dòng.
Câu 19 : Các yếu tố trong văn bản tự sự dùng để làm gì?
A: Trực tiếp bộc lộ cảm xúc để tô đậm ý nghĩa sự việc, nhân vật.
B: Gián tiếp bộc lộ cảm xúc qua miêu tả nhân vật, sự việc.
C: Thể hiện đánh giá của người kể chuyện.
D : Tất cả các phương án trên.
Câu 20 : Câu văn nào không có yếu tố miêu tả?
A: Bỗng em thấy hiện ra một cây thông nô-en.
B: Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi.
C: Rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng.
D: Tất cả các ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành các ngôi sao trên trời.
Mã đề 2:
Câu 1: Chủ đề của văn bản là gì?

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

A: Là vấn đề chính mà văn bản biểu đạt. C: Là nhan đề của văn bản.
B: Là đối tượng chính mà văn bản biểu D: Là đối tượng và vấn đề chính mà văn
đạt. bản biểu đạt.
Câu 2: Để hiểu được một văn bản, người đọc cần làm gì?
A : Tìm hiểu nhan đề, bố cục, quan hệ C: Tìm hiểu câu, từ, hình ảnh then chốt
giữa các phần của văn bản. trong văn bản.
B : Hiểu chủ đề văn bản. D: Tất cả các phương án trên.
Câu 3: Cần phải làm gì để văn bản thống nhất về chủ đề ?
A : Phải xác định ý định tạo lập văn bản. C: Phải xác định tên gọi và bố cục văn bản
B: Phải xác định đề tài văn bản. D: Tất cả các phương án trên.
Câu 4 : Khi xác định xong chủ đề người viết bài văn phải thực hiện bước tiếp theo là gì?
A: Tìm ý cho bài văn. C: Sử dùng phương pháp biểu cảm.
B: Viết đoạn văn. D: Sử dùng phương pháp miêu tả.
Câu 5: Bước đặt câu, dựng đoạn văn là bước dùng sau bước nào?
A: Sau bước xác định chủ đề. C: Sau bước sử dụng yếu tố biểu cảm.
B: Sau bước tìm ý. D: Sau bước sử dùng yếu tố miêu tả.
Câu 6: Nhận xét nào đúng về bố cục của văn bản?
A : Là nội dung của văn bản bao gồm chủ đề và các khía cạnh.
B : Là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề văn bản.
C : Là nhân vật các sự việc xảy ra trong câu chuyện được kể.
D: Là ý nghĩa của văn bản toát ra từ toàn bộ nội dung văn bản.
Câu 7 : Phần thân bài có thể sắp xếp các nội dung theo cách nào?
A: Trình tự thời gian. C: Tuỳ thuộc mỗi đối tượng mà chọn cách phù hợp.
B: Trình tự không gian. D: Theo đặc trưng đối tượng và tâm lí tiếp nhận của người đọc.
Câu 8 : Cách trình bày phần thân bài như thế nào?
A: Chỉ cần viết trung thành một đoạn văn.
B: Gồm nhiều đoạn văn nối tiếp nhau, mỗi đoạn trình bày một khía cạnh của chủ đề văn
bản.
C : Tuỳ thuộc cảm xúc của người viết.
D : Tuỳ thuộc độ dài, ngắn của văn bản mà lựa chọn A hay B.
Câu 9 : Bố cục văn bản có vai trò như thế nào?
A : Giúp người đọc dễ dàng tiếp nhận văn bản. C : Giúp văn bản trình bày đẹp hơn.
B: Giúp văn bản được rõ ràng, mạch lạc. D : Tất cả các phương án trên.
Câu 10 : Câu chủ đề của đoạn văn có thể nằm ở vị trí nào?
A: Kết đoạn. C : Cả A và B đều đúng.
B: Mở đoạn. D : Giữa đoạn.
Câu 11: Từ ngữ chủ đề trong đoạn văn là gì?
A: Các từ ngữ được lặp đi lặp lại nhằm duy trị đối tượng được nói đến.
B: Là từ ngữ làm đề mục cần làm sáng tỏ bằng cách diễn giải.
C : Ý C sai.
D : Là các từ ngữ hay, được dùng một cách độc đáo trong văn bản.
Câu 12: Nhận xét nào sai về câu chủ đề?
A : Câu được diễn đạt bằng lờ lẽ ngắn gọn.
B: câu mang nội dung khái quát của đoạn.
C : Thường nằm ở giữa đoạn văn.
D : Thường đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

Câu 13: Về nội dung giữa các câu trong đoạn văn có mỗi quan hệ với nhau như thế nào?
A : Quan hệ bình đẳng với nhau. C : Đồng thời có cả hai quan hệ đó.
B : Quan hệ bộ sung cho nhau. D: Hoặc bộ sung hoặc bình đẳng với nhau.
Câu 14: Đoạn văn có thể trình bày nội dung như thế nào?
A: Theo cách quy nạp. C: Theo cách song hành.
B: Theo cách diễn dịch. D: Theo một trong các cách trên.
Câu 15: Đoạn văn giữ vai trò như thế nào trong văn bản?
A : Là văn bản độc lập. C: A và B đúng.
B : Là một phần của văn bản. D: A và B sai.
Câu 16: Tác dụng của yếu tố miêu tả và biểu cảm sử dụng trong bài văn tự sự là để cho
bài văn cụ thể, sinh động và tăng sức biểu cảm cho bài văn.
A: Sai. B : Đúng.
Câu 17: Dàn ý của viết tập làm văn gồm có mấy phần?
A: 3; B: 2 ; C : 5. D : 4;
Câu 18 : Khi viết bài viết tập làm văn các phần đầu đoạn của mở bài, thân bài và kết bài
cần viết như thế nào ?
A: Lùi vào một ô và chữ cái viết hoa.
B : Viết sát với lề giấy.
C : Chỉ cần đánh dấu sao đầu dòng.
D : Chữ cái đầu đoạn không cần phải viết hoa.
Câu 19 : Các yếu tố trong văn bản tự sự dùng để lamg gì?
A: Gián tiếp bộc lộ cảm xúc qua miêu tả nhân vật, sự việc.
B : Trực tiếp bộc lộ cảm xúc để tô đậm ý nghĩa sự việc, nhân vật.
C : Thể hiện đánh giá của người kể chuyện.
D : Tất cả các phương án trên.
Câu 20 : Câu văn nào không có yếu tố miêu tả?
A: Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi.
B: Bỗng em thấy hiện ra một cây thông nô-en.
C: Tất cả các ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành các ngôi sao trên trời.
D: Rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng.
Mã đề 3
Câu 1 : Câu văn nào không có yếu tố miêu tả?
A: Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi.
B: Bỗng em thấy hiện ra một cây thông nô-en.
C: Tất cả các ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành các ngôi sao trên trời.
D: Rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng.
Câu 2: Các yếu tố trong văn bản tự sự dùng để lamg gì?
A: Gián tiếp bộc lộ cảm xúc qua miêu tả nhân vật, sự việc.
B : Trực tiếp bộc lộ cảm xúc để tô đậm ý nghĩa sự việc, nhân vật.
C : Tất cả các phương án trên.
D : Thể hiện đánh giá của người kể chuyện.
Câu 3: Khi viết bài viết tập làm văn các phần đầu đoạn của mở bài, thân bài và kết bài
cần viết như thế nào ?
A: Lùi vào một ô và chữ cái viết hoa.
B : Viết sát với lề giấy.
C : Chỉ cần đánh dấu sao đầu dòng.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

D : Chữ cái đầu đoạn không cần phải viết hoa.


Câu 4: Dàn ý của viết tập làm văn gồm có mấy phần?
A:2; B: 3; C: 4; D : 5.
Câu 5: Tác dụng của yếu tố mieu tả và biểu cảm sử dụng trong bài văn tự sự là để cho
bài văn cụ thể, sinh động và tăng sức biểu cảm cho bài văn.
A: Đúng. B: Sai.
Câu 6: Đoạn văn giữ vai trò như thế nào trong văn bản?
A: Là một phần của văn bản. C: A và B sai.
B : Là văn bản độc lập. D: A và B đúng.
Câu 7: Đoạn vă có thể trình bày nội dung như thế nào?
A: Theo cách diễn dịch. B: Theo cách quy nạp.
C: Theo cách song hành.D: Theo một trong các cách trên.
Câu 8: Về nội dung giưa xcác câu trong đoạn văn có mỗi quan hệ với nhau như thế
nào?
A: Quan hệ bộ sung cho nhau. B : Quan hệ bình đẳng với nhau.
C: Hoặc bộ sung hoặc bình đẳng với nhau. D : Đồng thời có cả hai quan hệ đó.
Câu 9: Nhận xét nào sai về câu chủ đề?
A : Câu được diễn đạt bằng lời lẽ ngắn gọn.B: câu mang nộidung khái quát của đoạn.
C : Thường nằm ở giữa đoạn văn. D : Thường đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
Câu 10: Từ ngữ chủ đề trong đoạn văn là gì?
A: Các từ ngữ được lặp đi lặp lại nhằm duy trị đối tượng được nói đến.
B: Là từ ngữ làm đề mục cần làm sáng tỏ bằng cách diễn giải.
C : Ý C sai.
D : Là các từ ngữ hay, được dùng một cách độc đáo trong văn bản.
Câu 11 : Câu chủ đề của đoạn văn có thể nằm ở vị trí nào?
A: Kết đoạn. B: Mở đoạn.
C : Cả A và B đều đúng. D : Giữa đoạn.
Câu 12 : Bố cục văn bản có vai trò như thế nào?
A : Giúp người đọc dễ dàng tiếp nhận văn bản. B: Giúp văn bản được rõ ràng, mạch lạc.
C : Giúp văn bản trình bày đẹp hơn. D : Tất cả các phương án trên.
Câu 13 : Cách trình bày phần thân bài như thế nào?
A: Chỉ cần viết trung thành một đoạn văn.
B: Gồm nhiều đoạn văn nối tiếp nhau, mỗi đoạn trình bày một khía cạnh của chủ đề văn
bản.
C : Tuỳ thuộc cảm xúc của người viết.
D : Tuỳ thuộc độ dài, ngắn của văn bản mà lựa chọn A hay B.
Câu 14 : Phần thân bài có thể sắp xếp các nội dung theo cách nào?
A: Trình tự thời gian. B: Trình tự không gian.
C: Tuỳ thuộc mỗi đối tượng mà chọn cách phụ hợp.
D: Theo đặc trưng đối tượng và tâm lí tiếp nhận của người đọc.
Câu 15: Nhận xét nào đúng về bố cục của văn bản?
A : Là nội dung của văn bản bao gồm chủ đề và các khía cạnh.
B : Là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề văn bản.
C : Là nhân vật các sự việc xảy ra trong câu chuyện được kể.
D: Là ý nghĩa của văn bản toát ra từ toàn bộ nội dung văn bản.
Câu 16: Bước đặt câu, dựng đoạn văn là bước dùng sau bước nào?

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

A: Sau bước xác định chủ đề. B: Sau bước tìm ý.


C: Sau bước sử dụng yếu tố biểu cảm. D: Sau bước sử dùng yếu tố miêu tả.
Câu 17 : Khi xác định xong chủ đề người viết bài văn phải thực hiện bước tiếp theo là
gì?
A: Tìm ý cho bài văn. B: Viết đoạn văn.
C: Sử dùng phương pháp biểu cảm. D: Sử dùng phương pháp miêu tả.
Câu 18: Cần phải làm gì để văn bản thống nhất về chủ đề ?
A : Phải xác định ý định tạo lập văn bản. B: Phải xác định đề tài văn bản.
C: Phải xác định tên gọi và bố cục văn bản. D : Tất cả các phương án trên.
Câu 19: Để hiểu được một văn bản, người đọc cần làm gì?
A : Tìm hiểu nhan đề, bố cục, quan hệ giữa các phần của văn bản.
B: Hiểu chủ đề văn bản.
C: Tất cả các phương án trên.
D: Tìm hiểu câu, từ, hình ảnh then chốt trong văn bản
Câu 20: Chủ đề của văn bản là gì?
A: Là vấn đề chính mà văn bản biểu đạt. B: Là đối tượng chính mà văn bản biểu đạt.
C: Là nhan đề của văn bản. D: Là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.
II.Đáp án và biểu điểm: ( Mỗi câu đúng 0.5 điểm)
Mã đề 1
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đápán C D A B A A C D B D D D A D A A B B D A
Mã đề 2
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đápán D D D A B B C B D C B C C D B B A A D B
Mã đề 3
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đápán B C A D B B C C C B C D C D B B A D B D

Tuần 10
Tiết 46 LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ
KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

1. Kiến thức :
- Biết lập bố cục và cách thức xây dựng dàn bài cho bài văn tự sự có yếu tố miêu
tả và biểu cảm.
- Cách lập dàn ý cho bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
2. Kĩ năng :
- Xây dựng bố cục, sắp xếp các ý cho bài văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu
cảm.
- Viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm có độ dài khoảng
450 chữ.
3. Thái độ.
- Bồi dưỡng lòng yêu thích môn học.
B.CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài.
- Học sinh: Học bài cũ, đọc soạn bài mới.
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I.Ổn định lớp:
II. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT


HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- GV: Các em đã được học về văn miêu - Một văn bản cụ thể có sự các yếu tố miêu tả,
tả, văn tự sự, văn biểu cảm. Vậy các tự sự, biểu cảm:
em hãy tìm các yếu tố miêu tả, tự sự, - Lượm - Tố Hữu.
biểu cảm trong một văn bản cụ thể ? - Truyện Kiều - Nguyễn Du.
- HS thảo luận đề đưa ra kết quả. - Tôi đi học – Thanh Tịnh
- HS lên trình kết quả, cho HS khác lên - Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng
bổ sung và chốt.
- GV bổ sung và chốt.
- GV: Qua phần khởi động các em đã
tìm được các văn bản có sự kết hợp các
yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm trong
một văn bản cụ thể. Vậy để lập được
dàn ý của một bài văn tự sự có sử dụng
các yếu tố miêu tả và biểu cảm chúng
ta cùng đi tìm hiểu bài Lập dàn ý cho
bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và
biểu cảm
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. Dàn ý của bài văn tự sự:
1. Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự.
- GV cho HS đọc bài văn “ Món quà - Đọc.
sinh nhật”.
- GV: Bài văn trên có thể chia làm ba Mở bài: từ đầu đến ''bao nhiêu thứ bày la liệt
phần Mở bài, Thân bài và Kết bài Hãy trên bàn''. Nội dung chính là kể và tả lại quang
chỉ ra ba phần đó và nêu nội dung khái cảnh chung của buổi sinh nhật.
quát của mỗi phần? Thân bài: từ ''Vui thì vui thật,'' đến ‘‘Trinh vẫn

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- HS trả lời. lặng lẽ cười, chỉ gật đầu không nói '' : Phần
này tập trung kể về món quà sinh nhật độc đáo
cửa người bạn.
Kết bài : Phần còn lại : Nêu cảm nghĩ của
người bạn về món quà sinh nhật
- Kể về một người bạn thân với món quà sinh
nhật bất ngờ, cảm động. Câu chuyện được kể ở
- GV: Truyện kể về việc gì ? Ai là ngôi thứ nhất .
người kể chuyện (ở ngôi thứ mấy)? - Chuyện xảy ra trong một hoàn cảnh bình
- HS trả lời. thường, ở gia đình của người viết trong một
- GV: Câu chuyện xảy ra ở đâu? Vào tiệc sinh nhật bình thường của học sinh.
lúc nào? Trong hoàn cảnh nào? - Chuyện xảy ra với chính người viết, có nhiều
- HS trả lời. nhân vật mà nhân vật chính là Trinh.

- GV: Chuyện xảy ra với ai? Có những - Điều tạo nên sự bất ngờ là tình huống truyện.
nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Tâm trạng chờ đợi và có ý chê trách của nhân
Tính cách của mỗi nhân vật ra sao? vật Trang - người kể chuyện - về sự chậm trễ
- HS trả lời. của người bạn thân để rồi sau đó mới vỡ lẽ ra
- GV: Câu chuyện diễn ra như thế nào? rằng đó là sự chậm trễ đầy tình cảm, thật đáng
Mở đầu nêu vấn đề gì? Đỉnh điểm câu trân trọng, thể hiện qua món quà sinh nhật thật
chuyện ở đâu? Kết thúc ở chỗ nào? đầy ý nghĩa
Điều gì đã tạo nên sự bất ngờ? Các yếu
tố miêu tả, biểu cảm được kết hợp và - Kể theo trình tự thời gian (kể các sự việc diễn
thể hiện ở những chỗ nào trong truyện? biến tù đầu đến cuối buổi sinh nhật) kết hợp
Nêu tác dụng của những yếu tố miêu tả hồi ức ngược thời gian nhớ về sự việc đã diễn
và biểu cảm này ? ra ''lâu lắm, từ mấy tháng trước...”
- HS trả lời.
- GV: Những nội dung trên (câu b) 2. Dàn ý của bài văn tự sự.
được tác giả kể theo thứ tự nào? (Tuần
- Nhiệm vụ của các phần :
tự theo thời gian trước - sau hay có gì
- Mở bài : Thường giới thiệu sự vật, nhân vật
đảo ngược, từ hiện tại nhớ về quá và tình huống xảy ra câu chuyện ...
khứ...) - Thân bài : Kể lại diễn biến câu chuyện theo
- HS trả lời. một trình tự nhất định ( Trong khi kể, người
viết thường kết hợp miêu tả sự việc, con người
- GV : Hãy nêu nhiệm vụ của các phần và thể hiện tình cảm, thái độ của mình trước sự
Mở bài, thân bài, kết bài ? việc và con người được miêu tả.
- Kết bài : Thường nêu kết cục và cảm nghĩ
của người trong cuộc. 
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
- GV: Từ truyện Cô bé bán diêm, em - Dàn ý cơ bản:
hãy lập ra một dàn ý cơ bản? Mở bài : Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa
- HS lập dàn ý vào vở. và gia cảnh của em bé bán diêm, nhân vật
chính trong truyện.
Thân bài:
- Lúc đầu do không bán được diêm nên em bé
không dám về nhà vì sợ bố đánh. Em tìm một

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

góc tường ngồi tránh rét. Kết quả em vẫn bị


gió lét hành hạ
- Em bé đành liều quẹt các que diêm để sưởi
ấm. Mỗi lần quẹt một que diêm, em lại thấy
hiện lên một viễn cảnh ấm áp và đẹp đẽ. Diêm
vụt tắt, em bé lại trở về với hiện tại tê cóng.
Que diêm thứ tư được đốt lên, em nhìn thấy bà
em. Vì muốn níu bà ở lại em đã bật tất cả các
que diêm còn lại và bay lên trời cùng bà
Kết bài : Sáng mồng một tết người ta chứng
kiến cái chết thương tâm của em bé. Mọi
người qua đường không ai biết được cái điểu
kì diệu mà em bé đã trông thấy
*Các yếu tố miêu tả và biểu cảm được đan xen
vào trong quá trình kể chuyện, đặc biệt cảnh
mộng tưởng cũng như cảnh thực sau khi diêm
tắt được miêu tả rất sinh động. Kèm theo đó là
những suy nghĩ và tâm trạng của nhân vật.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- GV: Lập dàn ý cho đề bài : “Hãy kể - Dàn ý:
về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ Mở bài: Giới thiệu người bạn của mình là ai ?
khiến em xúc động và nhớ mãi”. Kỉ niệm khiến mình xúc động là kí niệm gì ?
- HS lập dàn ý vào vở. (nêu một cách khái quát)
Thân bài: Tập trung kể về kỉ niệm xúc động
ấy.
- Nó xảy ra ở. đâu, lúc nào ? (thời gian, hoàn
cảnh...) Với ai ? (nhân vật)
- Chuyện xảy ra như thế nào ? (mở đầu, diễn
biến, kết quả)
- Điều gì khiến em xúc động ? Xúc động như
thế nào ? (miêu tả các biểu hiện của sự xúc
động)
Kết bài: Em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó?
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG
- GV: Các em về nhà sưu tầm một số - HS sưu tầm.
dàn ý của các bài văn bản tự sự kết
hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu
cảm.
- HS sưu tầm.
D.DẶN DÒ.
- GV dặn HS về chuẩn bị ôn tập cho bài hai cây phong

Tuần 10.
Tiết 47,48
Văn bản

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

HAI CÂY PHONG


(Trích: Người thầy đầu tiên - Ai-ma-tốp)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:


1. Kiến thức :
- Hiểu và cảm nhận được tình yêu quê hương và lòng biết ơn người thầy đã vun
trồng ước mơ và hi vọng cho nhưng tâm hồn trẻ thơ.
- Hiểu rõ về nghệ thuật tự sự, miêu tả và biểu cảm trong văn bản truyện.
- Vẻ đẹp và ý ngĩa hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích.
- Sự gắn bó của người họa sĩ với quê hương, với thiên nhiên và lòng biết ơn người
thầy Đuy-sen.
- Cách xây dựng mạch kể, cách miêu tả giàu hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc.
2. Kĩ năng :
- Đọc - hiểu một văn bản có giá trị văn chương, phát hiện, phân tích những đặc
sắc về nghệ thuật miêu tả, biểu cảm trong một đoạn trích.
- Cảm thụ vẻ đẹp sinh động giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích.
3. Thái độ.
- Bồi dưỡng lòng tự hào về quê hương đất nước.
B.CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài.
- Học sinh: Học bài cũ, đọc soạn bài mới.
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I.Ổn định lớp:

III. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT


HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- GV: Tình yêu quê hương được thể - Một văn bản nói về tình yêu quê hương:
hiện trong thơ ca rất nhiều em hãy kể Quê hương, Nhớ con sông quê hương- Tế
tên vài tác phẩm tiêu biểu? Hanh, Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh - Lí
- HS thảo luận đề đưa ra kết quả. Bạch, Cố hương - Lỗ Tấn,…
- HS lên trình kết quả, cho HS khác lên
bổ sung và chốt.
- GV bổ sung và chốt.
- GV: Qua phần khởi động các em đã
tìm được các văn bản nói về tình yêu
quê hương. Có một nhà văn Cư-rư-gư-
xtan nói về tình yêu quê hương rất cảm
động,ông là ai chúng ta cùng tìm hiểu
văn bản Hai cây phong.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I.Tác giả, tác phẩm.:
- GV : Hãy nêu vài nét về tác giả? - Tác giả: Ai-ma-tốp là nhà văn Cư-rư-gư-
- HS trả lời. xtan, một nước cộng hòa ở vùng Trung Á,
thuộc Liên Xô trước đây.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- Nhiều tác phẩm của ông quen thuộc với bạn


đọc Việt Nam như Cây phong non trùm khăn
đỏ, Người thầy đầu tiên, Con tàu trắng…
- Tác phẩm: Văn bản này thuộc phần đầu
- GV cho HS nêu vài nét về tác phẩm ? truyện “Người thầy đầu tiên”.
- HS trả lời. II. Đọc, chú thích, kể tóm tắt, thể loại, bố
cục.
- Đọc.
- GV hướng dẫn và gọi HS đọc văn
bản. - Chú thích.
- Gọi HS đọc các chú thích 3, 5, 6, 7,
11, 14, 15. - Kể tóm tắt đoạn trích
- GV kể tóm tắt đoạn trích. - Thể loại tiểu thuyết.
- GV : Văn bản thuộc thể loại nào?
- HS trả lời. - Bố cục: Đoạn trích có thể chia làm 4 phần:
- GV : Đoạn trích có thể chia làm mấy+ Làng Ku-ku-rêu…phía tây: Giới thiệu
phần? chung về vị trí của làng quê nhân vật “Tôi”.
- HS trả lời. + Phía trên làng…: Nhớ về hình ảnh hai cây
phong và tâm trạng mỗi lần về thăm làng.
+ Vào năm học cuối cùng…biêng biếc kia:
Nhớ về tuổi thơ với biết bao cảm xúc.
+ Còn lại: Nhớ về người trồng cây.
III. Phân tích
1. Làng Ku-ku-rêu:
- Đọc.
- Ngôi làng hiện lên rất thơ mộng, có núi, có
thảo nguyên, có âm thanh của khe nước ào
ào, có màu sắc. Bức tranh phong cảnh được
đan cài hài hòa giữa động và tĩnh.
- GV gọi hs đọc đoạn 1 2. Hình ảnh hai cây phong:
- GV: Làng Ku-ku-rêu được miêu tả - Đọc.
như thế nào? - Hai cây phong như những ngọn hải đăng đặt
- HS trả lời. trên núi:
+ Dẫn đường về làng
+ Khẳng định vai trò không thể thiếu của
chúng đối với những người đi xa về làng.
- GV gọi hs đọc đoạn 2 + Thể hiện niềm tự hào của dân làng về hai
- GV: Hai cây phong được giới thiệu cây phong.
qua những chi tiết nào? Cách so sánh - Miêu tả đặc điểm hai cây phong qua tiếng
này có ý nghĩa gì? nói riêng và tâm hồn riêng của chúng kết hợp
- HS trả lời. với hình ảnh so sánh.

- GV: Có gì đặc sắc trong cách miêu tả


hai cây phong ở đoạn văn này?

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- HS trả lời.
Hết tiết 37 chuyển tiết 48
a.Hai cây phong và kí ức tuổi thơ.
- GV: Trong mạch kể của người kể - Tuy hai cây phong để lại cho người kể
chuyện xưng ''chúng tôi', cái gì thu hút chuyện ấn tượng khó quên về một thời thơ ấu,
người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm nhưng đoạn sau mới thực sự làm cho cả
cho chúng ngây ngất ? người kể chuyện lẫn bọn trẻ ngây ngất.
- HS trả lời. - Hai cây phong - những nét phác thảo của
- GV: Tại sao có thể nói người kể một hoạ sĩ :
chuyện (một hoạ sĩ) đã miêu tả hai cây + Hai cây phong ''khổng lồ'' với các ''mắt
phong và quang cảnh nơi đây bằng mấu'', các ''cành cao ngất, cao đến ngang
ngòi bút đậm chất hội hoạ? tầm cánh chim bay'', với ''bóng râm mát
- HS trả lời. rượi'', với động tác ''nghiêng ngả đung đưa
như muốn chào mời'' tô điểm cho bức phác
hoạ ''hàng đàn chim... chao đi chao lại'' bên
trên ấy.
- Bức tranh hiển hiện với ''chân trời xa
- GV: Trong văn bản “Hai cây phong”, thẳm'', ''thảo nguyên hoang vu'', ''dòng sông
người kể chuyện tự giới thiệu mình là lấp lánh'', ''làn sương mờ đục'', và lọt thỏm
một hoạ sĩ. Hãy liệt kê những chi tiết giữa không gian bao la ấy là ''chuồng ngựa
trong bài chứng tỏ hai cây phong được của nông trang'' trông bé tí teo.
miêu tả dưới con mắt quan sát của một
hoạ sĩ ? - Bức tranh còn được tô màu: ''nơi xa thẳm
- HS trả lời. biêng biếc của thảo nguyên'', ''chân trời xa
- GV: Dẫn ra những chi tiết trong bài thẳm biêng biếc'', ''làn sương mờ đục, ''những
để chứng minh rằng trong ''bức tranh'' dòng sông lấp lánh... như những sợi chỉ
bằng ngôn từ này, ''hoạ sĩ” còn vận bạc''... càng làm tăng thêm chất ''bí ẩn đầy
dụng cả thính giác, cả trí tưởng tượng sức quyến rũ'' của những miền đất lạ.
và tâm hồn của mình để miêu tả hai b.Hai cây phong và thầy Đuy-sen.
cây phong - Hai cây phong chiếm vị trí độc tôn lôi cuốn
- HS trả lời. sự chú ý, làm cho ''say sưa ngây ngất'' và
khơi nguồn cảm hứng cho người kể chuyện.
- GV: Giải thích tại sao hai cây phong (cả độ dài văn bản của mạch kể này). Một
lại gây xúc động cho người kể chuyện nguyên nhân nữa là hai cây phong gắn với
đến như thế, đồng thời cũng làm xao tình yêu quê hương da diết.
xuyến chúng ta? - Hai cây phong là nhân chứng của câu
- HS trả lời. chuyện hết sức xúc động về Đuy-sen - người
thầy đầu tiên và cô bé An-tư-nai gần bốn
mươi năm về trước mà người kể chuyện gần
- GV: Trong mạch kể của người kể đây mới được biết: Chính thầy Đuy-sen đã
chuyện xưng ''tôi'', nguyên nhân nào đem hai cây phong về trồng trên đồi cao này
khiến hai cây phong chiếm vị trí trung cùng với cô bé An-tư-nai và thầy đã gửi gắm
tâm và gây xúc động sâu sắc cho người ở hai cây phong non ước mơ, hi vọng những
kể chuyện? Tại sao có thể nói trong đứa trẻ nghèo khổ, thất học như An-tư-nai
mạch kể xen lẫn tả này, hai cây phong sau này sẽ lớn lên, ngày càng được mở mang
được miêu tả hết sức sống động, như kiến thức và trở thành những con người hữu

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

hai con người, và không chỉ thông qua ích.


sự quan sát của người hoạ sĩ? - Trong ''bức tranh'' bằng ngôn từ ấy, chúng ta
- HS trả lời. còn nghe thấy rất nhiểu âm thanh chiếm vị trí
khá lớn với tiếng lá reo, ''tiếng rì rào theo
nhiều cung bậc'', ''reo vù vù''... Hai cây phong
còn được tả cả bằng trí tưởng tượng và bằng
- GV: Hình ảnh hai cây phong được tâm hồn của người nghệ sĩ: Người kể chuyện
miêu tả trong bài như thế nào? Vì sao ''cảm biết được chúng tuy không nhìn thấy
hình ảnh hai cây phong lại gây xúc chúng; chúng ''có tiếng nói riêng và hẳn phải
động cho người kể chuyện và làm xao có một tâm hồn riêng''; có khi chúng như ''thì
xuyến lòng người đọc ? thầm thiết tha nồng thắm'', có khi chúng
- HS trả lời. ''bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại
cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc
người nào''... Hai cây phong được nhân cách
hoá cao độ, hết sức sinh động.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật:
+ Lựa chọn ngôi kể, người kể tạo nên hai
mạch kể lồng ghép độc đáo.
+ Miêu tả bằng ngòi bút đậm chất hội họa,
truyền sự rung cảm đến người đọc.
+ Có nhiều liên tưởng, tưởng tượng hết sức
phong phú…
2. Nội dung.
- GV: Hãy nêu những nét đặc sắc về - Hình ảnh ngôi làng cũ hiện lên với những
nghệ thuật? hình ảnh quen thuộc đặc biệt là hình ảnh hai
- HS trả lời. cây phong.
- Tình cảm của “tôi” về thầy giáo Đuy-sen và
quê hương.
*Ghi nhớ SGK.

- GV: Hãy nêu những nét chính về nội


dung?
- HS trả lời.

- GV cho HS đọc ghi nhớ SGK.


- HS đọc ghi nhớ SGK.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
- GV: Nêu ý nghĩa của văn bản. - Hai cây phong là biểu tượng của tình yêu
- HS trả lời. quê hương sâu nặng gắn liền với những kỉ
niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người họa sĩ làng
Ku-ku-rêu.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- GV: Hãy phát biểu cảm nghĩ của em - HS nêu tự suy nghĩ của mình.
về văn bản Hai cây phong?

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- HS nêu suy nghĩ của mình


HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG
- GV: Các em về nhà sưu tầm những - HS sưu tầm.
bài văn bản tự sự miêu tả về quê
hương.
- HS sưu tầm.
D.DẶN DÒ.

- Dặn HS chuẩn bị bài mới: “Nói giảm, nói tránh”.

Tháng 11 năm 2019


Tiết 37
NÓI GIẢM – NÓI TRÁNH
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức :
- Hiểu được khái niệm và tác dụng của biện pháp nói giảm, nói tránh.
- Biết sử dụng biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh.
- Khái niệm nói giảm, nói tránh.
- Tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh.
2. Kĩ năng :
- Phân biệt nói giảm, nói tránh với nói không đúng sử thật.
- Sử dụng nói giảm, nói tránh đúng lúc, đúng chỗ để tạo lời nói trang nhã, lịch sự.
3. Thái độ: Giúp HS hiểu cách sử dụng nói giảm, nói tránh đúng lúc, đúng chỗ để
tạo lời nói trang nhã, lịch sự.
B.CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Máy chiếu, phiếu học tập, bảng nhóm.
- Học sinh: Học bài cũ, đọc soạn bài mới.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC


I.Ổn định lớp:
II. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
1/ Hãy cho biết: ở lớp 6, lớp 7, chúng - Các biện pháp tu từ đã học: so sánh , ẩn
ta đã tìm hiểu những biện pháp tu từ dụ, nhân hóa, hoán dụ, điệp ngữ.
nào?
2. Hãy cho biết biện pháp tu từ được - Biện pháp tu từ nói quá
sử dụng trong câu dưới đây. Cách nói - Dùng cách như trên nhấn mạnh nó rất đen,
như vậy nhằm nhấn mạnh điều gì? rất xấu
Nó đen như cột nhà cháy.
3/ Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta
Cho biết, từ “thôi” trong câu thơ trên - Từ thôi có nghĩa là chết.
có nghĩa là gì? Tại sao phải dùng cách - Dùng cách như trên để giảm bớt cảm giác
nói như vậy? đau buồn.
3/ Giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. Nói giảm nói tránh và tác dụng:
- GV gọi HS đọc ví dụ 1. - Đọc.
- GV: Những từ ngữ in đậm ở 3 ví dụ - Những từ ngữ in đậm ở 3 ví dụ trên có ý
trên có ý nghĩa gì ? nghĩa đều chỉ về cái chết.
- HS trả lời.
- GV: Em hãy thay từ chết vào 3 ví dụ
trên.
- HS thay vào và đọc to.
- GV: Hãy so sánh hai cách nói (Dùng - Dùng các từ in đậm là hợp lí hơn vì: câu a,
từ in đậm và dùng từ chết)? b: Nói về cái chết của Bác Hồ nên cần sự trân
- HS so sánh và trả lời. trọng, câu c: Thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ
với Lượng.
- GV: Nhìn chung, tác dụng của các từ - Giảm bớt cảm giác đau buồn.
in đậm trong 3 ví dụ trên là gì?
- HS trả lời.
- GV gọi HS đọc ví dụ 2. - Đọc.
- GV: Vì sao trong đoạn văn sau, tác - Tử thi có nghĩa là xác chết.
giả dùng từ tử thi mà không dùng một - Dùng cách nói trong đoạn văn sẽ tránh cảm
từ ngữ khác cùng nghĩa ? giác ghê sợ
Bố của Tùng làm việc ở nghĩa trang
Mai Dịch. Thuở bé, anh thường theo bố
đến nghĩa trang chơi. Tùng tâm sự: "Có
lẽ tôi có duyên với người chết nên
không hề sợ hãi khi làm nghề khâm
liệm. Nhưng hồi đó, tôi cũng không
bao giờ có ý nghĩ làm nghề trang điểm
cho tử thi".

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- GV gọi HS đọc mục 3. - Đọc.


- GV: Trong hai cách nói, cách nào nhẹ - Cách thứ hai nhẹ nhàng hơn vì người nghe
nhàng, tế nhị hơn với người nghe? vẫn thấy lỗi của mình mà khắc phục, lại tránh
được cảm giác nặng nề.
- GV: Điểm chung của hai cách nói này - Đều là nhận xét con lười. Cách nói thứ hai
là gì? là cách diễn đạt tế nhị nhằm tránh cảm giác
buồn bực, nặng nề của con.
- Cho HS đọc mục I.2.
- GV: Trong câu văn trên, từ đồng - Từ đồng nghĩa: vú, ngực… Không dùng vú
nghĩa với bầu sữa là gì? Vì sao tác giả để tránh gây sự thô tục, thiếu lịch sự gây cười
lại dùng bầu sữa mà không dùng từ cho người nghe, thể hiện được tình mẹ…
khác?
- HS trả lời. - Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng
- GV: Chúng ta vừa xem xét các cách cách diễn đạt tế nhị , uyển chuyển, tránh gây
nói khác bình thường. Người ta gọi đó cảm giác đau buồn, ghê sợ nặng nề, tránh thô
là nói giảm nói tránh. Vậy nói giảm nói tục, thiếu lịch sự.
tránh là gì? Tác dụng của chúng ra sao?
- HS trả lời *Ghi nhớ SGK.
- GV cho HS đọc ghi nhớ SGK.
- HS đọc ghi nhớ SGK.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
BÀI TẬP NHANH
Nối A và B cho phù hợp

A B

1/Áo anh rách chỉ đã lâu  a. Lời nói hằng ngày


Hay mượn cô ấy về khâu cho cùng 

b.Thơ ca trữ tình


2/Chè này nếu thêm ít đường và nước cốt
sẽ ngon hơn

3/Áo bào thay chiếu anh về đất c.Thơ ca châm biếm, trong đó có
Sông mã gầm lên khúc độc hành ca dao, tục ngữ, thành ngữ.

A. 1 B.c
A. 2 B.a
A. 3 B. b

Thảo luận nhóm :Dựa vào ví dụ của nhóm mình, hãy cho biết người viết (nói) đã thực
hiện phép nói giảm nói tránh bằng cách nào ?
Nhóm I : Ông cụ chết rồi.
Ông cụ đã quy tiên rồi
Nhóm II : Bài thơ của anh dở lắm.
Bài thơ của anh chưa được hay lắm.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

Nhóm III : Anh còn kém lắm


Anh cần phải cố gắng hơn nữa
Nhóm IV : Anh ấy bị thương nặng thế thì không sống được lâu nữa đâu chị ạ.
Anh ấy thế thì không được lâu nữa đâu chị ạ.
Đáp án:
Nhóm I: Dùng các từ ngữ đồng nghĩa
Nhóm II : Dùng cách nói phủ định từ ngữ trái nghĩa
Nhóm III : Cách nói vòng
Nhóm IV: Cách nói trống (tỉnh lược).
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 1. Bài tập 1:
- GV: Điền các từ ngữ nói giảm, nói - Điền các từ ngữ nói giảm, nói tránh vào chỗ
tránh vào chỗ trống? trống:
- HS điền. a. đi nghỉ
b. chia tay nhau
c. khiếm thị
d. có tuổi
đ. đi bước nữa
Bài tập 2.Thảo luận những tình huống Bài tập 2:
giao tiếp như thế nào thì không nên sử - Khi cần bộc lộ tư tưởng, quan điểm của
dụng cách nói giảm nói tránh. (Cặp mình à nói thẳng.
đôi) - Khi trình bày, tường thuật một việc nào
đóà tránh để người nghe hiểu nhầm.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 2. - Câu sử dụng nói giảm nói tránh:
- GV: Trong mỗi cặp câu câu nào có sử a. Anh nên hoà nhã với bạn bè!
dụng cách nói giảm, nói tránh? b. Anh không nên ở đây nữa!
- HS tìm. c. Xin đừng hút thuốc trong phòng!
d. Nó nói như thế là thiếu thiện chí.
đ. Hôm qua em có lỗi với anh, em xin anh thứ
lỗi.
Bài tập bổ sung: Xác định biện pháp - Biện pháp nói giảm nói tránh trong các câu
nói giảm nói tránh trong các câu sau: sau:
a. Cậu vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! a. đi đời ( chết): tránh nói lên sự đau đớn của
b. Nửa đêm, bà cụ đã ra đi mãi mãi. nhân vật trước việc cậu vàng bị bán cho nhà
c. Bác Dương thôi đã thôi rồi! hàng thịt.
b. ra đi mãi mãi (chết): Tránh nỗi đau buồn
cho mọi người.
c. thôi đã thôi rồi (chết): nói lên sự nuối tiếc
của người nói đối với người chết.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- GV: Khi chê trách gì, để người nghe - Khi chê trách gì, để người nghe dễ tiếp
dễ tiếp nhận, người ta thường nói giảm nhận, người ta thường nói giảm nói tránh
nói tránh bằng cách phủ định lại với bằng cách phủ định lại với nội dung đánh giá.
nội dung đánh giá. Hãy vân dụng cách a. Anh hát không được hay lắm!
nói như vậy để đặt 5 câu đánh giá trong b. Nó học không được khá!
những trường hợp khác nhau ? c. Nó nói như vậy là không nên!
- HS trả lời. d. Cô ấy không được đẹp!

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

đ. Chị ta không được tế nhị trong giao tiếp!

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG


- GV dặn HS sưu tầm những câu thơ - Sưu tầm
câu văn có sử dụng phép nói giảm nói
tránh và phân tích tác dụng của biện
pháp nói giảm nói tránh trong một đoạn
văn cụ thể.
- HS sưu tầm.
D.DẶN DÒ.
- GV dặn HS chuẩn bị : “ Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm”

Tháng 11 năm 2019


Tiết 39, 40
BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 2
VĂN TỰ SỰ

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT


1.Kiến thức : Kiểm tra toàn diện kiến thức đã học về văn tự sự.
- Qua bài viết HS tự bộc lộ được cảm xúc, tình cảm, sự đánh giá của mình về đối
tượng được kể.
2.Kĩ năng :
- Tiếp tục rèn kĩ năng viết văn tự sự . HS biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng
về văn tự sự vào bài viết cụ thể.
- Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết
hợp với miêu tả và biểu cảm.
3.Thái độ: HS có ý thức tự kiểm tra đánh giá kĩ năng làm bài của bản thân. Rút kinh
nghiệm để làm các bài văn tốt hơn.
=> Năng lực:Phát huy năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng của
học sinh.
B.CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Nghiên cứu ra đề
- Học sinh: Chuẩn bị bài, ôn tập
C. HÌNH THỨC KIỂM TRA
1.Hình thức kiểm tra
Hình thức: Tự luận; Thời gian: 90 phút.
2. Cách thức tổ chức kiểm tra: Theo từng lớp.
D. THIẾT LẬP MA TRẬN
Mức độ Mức độ cần đạt Tổng

Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng số

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

cao

I. - Ngữ liệu: - Nhận biết - Hiểu nội


văn bản PTBĐ/ của dung, ý
Đọc
thông tin/ văn đoạn trích. nghĩa của
hiểu bản nghệ - Nhận biết đoạn trích,
thuật. đối tượng vẻ đẹp của
- Tiêu chí được kể, ngôn ngữ...
lựa chọn ngữ cách trình
liệu: bày .
+ 01 đoạn
trích/văn bản
hoàn chỉnh.
+ Độ dài
khoảng 50 -
300 chữ.
+ Nguồn gốc
rõ ràng…
Tổng Số câu 2 1 3
Số điểm 2 1 3
Tỉ lệ 20% 10% 30%
II. Văn biểu - Biết xác - Lựa chọn, - Biết vận Bài viết thể
Làm cảm về 1 đối định đối biểu lộ tình dụng kiến hiện chân
văn tượng trong tượng kể cảm về thức, kĩ thực cảm
cuộc sống chuyện những đặc năng về tự xúc của cá
- Biết xác điểm gợi sự cảm để nhân, tạo sự
định tình cảm của đối hoàn thành hấp dẫn, lôi
cảm cần thể tượng. bài viết cuốn
hiện - Biết lập theo đúng
- Biết thể dàn ý trong đặc trưng
hiện tình văn tự sự thể loại.
cảm theo
nhiều cách.
Tổng Số câu 1 1
Số điểm 1 1 4 1 7
Tỉ lệ 10% 10% 40% 10% 70%
Tổng Số chủ đề: 2
số Số câu: 4
Số điểm: 10
Tỉ lệ 30% 20% 40% 10% 100%
E.ĐỀ RA
Lớp 8A4
I.Đọc hiểu

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:


Một ngày đẹp trời, em chăm chỉ quét dọn, lau nhà, bỗng đâu một âm thanh gây
hoang mang phát ra ngay bên cạnh: “Choang!”. Ôi không! Không thể cứu vớt nổi, chiếc
bình hoa cổ lọ đẹp đẽ đã ra đi. Đó là chiếc bình hoa yêu thích của bà nội em. Bà rất hiền
từ, bà sẽ không trách mắng nặng lời với cháu. Nhưng cảm giác tội lỗi cứ hằn sâu vào suy
nghĩ khiến em không thể yên lòng được.
(Bài viết của học sinh)
Câu 1 (1.0 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2 (1.0 điểm). Cho biết đối tượng tự sự của đoạn trích.
Câu 3 (1.0 điểm). Nêu nội dung của đoạn trích?
 II.Làm văn
Câu4: Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ rất phiền lòng.
Lớp 8A5
I.Đọc hiểu
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
Chiều sụp bóng râm trên lề phố, giữa đường vẫn nắng và rất đông xe cộ. Bên lề
đường đối diện, em thấy một bà cụ tóc bạc, người gầy, lưng cong, tay chống gậy cứ nhìn
hết bên này đến bên kia đường. Bà đứng gần đường cho người đi bộ, nhưng nhìn dòng xe
tấp nập, bà không dám đi sang. Thấy vậy, em nhanh nhẹn đi qua đường, đến bên và nắm
lấy khuỷu tay bà: “Để cháu giúp bà nhé!”. Bà cười thật hiền hậu: “Cám ơn cháu bé nhé!
Cháu tốt bụng quá!”. Thế là hai bà cháu đi qua đường khi đèn xanh sáng. Em vui lắm,
vui vì giúp đỡ được người khác. Về nhà em còn khoe với mẹ về chiến công của mình.
(Bài viết của học sinh)
Câu 1 (1.0 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2 (1.0 điểm). Cho biết đối tượng tự sự của đoạn trích.
Câu 3 (1.0 điểm). Nêu nội dung của đoạn trích?
 II.Làm văn
Câu 4: Kể về một việc em làm có lỗi với bạn.
G. HƯỚNG DẪN CHẤM, THANG ĐIỂM
I.HƯỚNG DẪN CHUNG
- Hướng dẫn chấm được xây dựng theo hướng đánh giá năng lực. Giáo viên nắm bắt
được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá một cách tổng quát. Cần
linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm. Phát hiện và trân trọng những bài làm thể hiện
được tính sáng tạo, tư duy độc lập. Nếu học sinh làm bài theo cách riêng (không có trong
đáp án) nhưng đáp ứng yêu cầu cơ bản và có sức thuyết phục vẫn được chấp nhận.
- Tổng điểm của toàn bài là 10 điểm, chiết điểm đến 0,5. Hướng dẫn chấm chỉ đưa ra
một số mức điểm, trên cơ sở đó giáo viên có thể thống nhất định ra các thang điểm cụ thể
hơn.
II. YÊU CẦU CỤ THỂ

Phần Câu Hướng dẫn chấm Điểm


I. ĐỌC HIỂU LỚP 8A4 3,0
Câu 1 PTBĐ chính: tự sự 1,0
Câu 2 Đối tượng tự sự là em bé làm vỡ lọ hoa 1,0
Câu 3 Nội dung: 1,0
- Em bé đánh vỡ một lọ hoa đẹp và tâm trạng ân hận day
Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn
Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

dứt trước sự việc mình làm.


ĐỌC HIỂU LỚP 8A5 3,0
Câu 1 PTBĐ chính: tự sự 1,0
Câu 2 Đối tượng tự sự là em bé dắt bà lão qua đường 1,0
Câu 3 Nội dung: 1,0
- Niềm vui sướng của cả hai bà cháu nhất là em bé vì
mình đã làm được một việc tốt
II. LÀM VĂN 7,0
1. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: có đủ các phần mở bài,
thân bài, kết bài. Mở bài: Giới thiệu được đối tượng kể
chuyện. TB: lần lượt trình bày những việc làm sai trái của 0,5
đối tượng. KB: Nêu cảm nghĩ về đối tượng.
2.Xác định đúng đối tượng kể chuyện và tình cảm cần thể 0,5
hiện.
3.Triển khai các ý rõ ràng, mạch lạc 0,5
Đề 1:
* Mở bài (1điểm) Giới thiệu về lần mắc khuyết điểm của 4,0
bản thân.
*Thân bài (2 điểm )Kể lại lần mắc khuyết điểm khi nào?
ở đâu? em mắc lỗi gì?
+ Miêu tả sự việc, hình ảnh bố, mẹ trong và sau khi em
mắc lỗi. Những tình cảm suy nghĩ của em khi sự việc xảy
ra và sau sự việc ấy.
*Kết bài (1 điểm) Câu chuyện kết thúc và cảm nghĩ
chung.
Đề 2
* Mở bài (1điểm) Giới thiệu về lần mắc khuyết điểm của
bản thân với bạn.
*Thân bài (2 điểm )Kể lại lần mắc khuyết điểm khi nào?
ở đâu? em mắc lỗi gì?
+ Miêu tả sự việc, hình ảnh của bạn trong và sau khi em
mắc lỗi. Những tình cảm suy nghĩ của em khi sự việc xảy
ra và sau sự việc ấy đối với bạn.
*Kết bài (1 điểm) Câu chuyện kết thúc và cảm nghĩ
chung.
4. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, giàu hình ảnh và 1,0
cảm xúc
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, 0,5
dùng từ, đặt câu.
H. DẶN DÒ :
- HS làm bài trong 2 tiết.
- GV Thu bài. Nhận xét ý thức làm bài của HS.
- Chuẩn bị Ôn tập truyện kí Việt Nam

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

Tháng 11 năm 2019


Tuần 12
Tiết 51 ÔN TẬP TRUYỆN KÍ VIỆT NAM

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:


1. Kiến thức :
- Hệ thống hoá và khắc sâu kiến thức cơ bản về các văn bản truyện kí Việt Nam
hiện đại đã được học ở học kì 1.
- Sự giống và khác nhau cơ bản các truyện kí đã học về các phương diện thể loại,
phương thức biểu đạt, nội dung nghệ thuật.
- Những nét độc đáo về nội dung và nghệ thuật của từng văn bản.
2. Kĩ năng :
- Khái quát, hệ thống hóa và nhận xét các tác phẩm văn học trên một số phương
diện cụ thể.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu thích môn học
B.CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài.
- Học sinh: Học bài cũ, đọc soạn bài mới.
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I.Ổn định lớp:
II. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT


HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- GV: Nêu tên các văn bản truyện kí đã - Tôi đi học (1941) – Thanh Tịnh, Trong lòng

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

học. Những tác phẩm đó có điểm mẹ (Trích Những ngày thơ ấu-1940) Nguyên
chung gì? Hồng, Tức nước vỡ bờ (Trích Tắt đèn –
- HS thảo luận đề đưa ra kết quả. 1939) – Ngô Tất Tố. Lão Hạc (Trích Lão Hạc
- HS lên trình kết quả, cho HS khác lên - 1943) – Nam Cao.
bổ sung và chốt. - Đây đều là các văn bản truyện kí Việt Nam
- GV bổ sung và chốt. trước cách mạng tháng Tám.
- Các tác phẩm đó đều thể hiện tình cảm sâu
sắc và thể hiện lòng yêu thương sâu sắc của
những người thân trong gia đình.
- GV: Để ôn lại truyện kí Việt Nam đã
học chúng ta cùng đi vào phần Hình
thành kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Hệ thống hoá các văn bản truyện kí Việt Nam đã học: Đó chính là những đặc
điểm của dòng văn xuôi hiện thực Việt Nam trước cách mạng tháng Tám - dòng văn
học khơi nguồn bắt đầu từ những năm 20, phát triển mạnh mẽ và rực rỡ những năm 30
và đầu những năm 40 của thế kỉ XX, đem lại cho văn học hiện đại Việt Nam những tên
tuổi nhà văn và tác phẩm kiệt xuất: Phạm Duy Tốn, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố,
Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Tô Hoài…
Thể loại,
Văn bản -
phương thức Nội dung chủ yếu Đặc sắc nghệ thuật
Tác giả
biểu đạt.
Tôi đi học Truyện ngắn - Những kỉ niệm trong Kể chuyện kết hợp với miêu
(1941) – Tự sự trữ tình sáng về ngày đầu tiên tả và biểu cảm, đánh giá.
Thanh Tịnh được đến trường đi Những hình ảnh so sánh mới
học. mẻ và gợi cảm.
Trong lòng Hồi kí - Tự sự Nỗi cay đắng, tủi cực Kể chuyện kết hợp với miêu
mẹ (Trích trữ tình và tình thương yêu mẹ tả, biểu cảm và đánh giá. Sử
Những ngày mãnh liệt của bé Hồng dụng những hình ảnh so
thơ ấu-1940) khi xa mẹ, khi được sánh, liên tưởng táo bạo.
Nguyên Hồng nằm trong lòng mẹ.
Tức nước vỡ Tiểu thuyết - Vạch trần bộ mặt tàn Ngòi bút hiện thực khoẻ
bờ (Trích Tắt Tự sự ác, bất nhân của chế độ khoắn, giàu tinh thần lạc
đèn – 1939) – thực dân nửa phong quan. Xây dựng tình huống
Ngô Tất Tố. kiến, tố cáo chính sách truyện bất ngờ, có cao trào
thuế khoá vô nhân đạo. và giải quyết hợp lí. Xây
Ca ngợi những phẩm dựng, miêu tả nhân vật chủ
chất cao quý và sức yếu qua ngôn ngữ và hành
mạnh tiềm tàng của động trong thế tương phản
người phụ nữ Việt với các nhân vật khác.
Nam trước cách mạng.
Lão Hạc Truyện ngắn - Số phận đau thương và Tài năng khắc hoạ nhân vật
(Trích Lão Tự sự xen lẫn phẩm chất cap quý của rất cụ thể, sống động; đặc
Hạc - 1943) – trữ tình. người nông dân cùng biệt là miêu tả và phân tích
Nam Cao khổ trong xã hội Việt diễn biến tâm trạng của nhân
Nam trước cách mạng vật. Cách kể linh hoạt, ngôn
Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn
Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

tháng Tám. Thái độ ngữ chân thực, giản dị, đậm


trân trọng của tác giả chất nông thôn.
đối với họ.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
- GV: Hãy so sánh sự giống và - Giống nhau:
khác nhau chủ yếu về nội dung + Phương thức biểu đạt: Tự sự.
và hình thức nghệ thuật của ba + Thời gian ra đời: Trước cách mạng tháng Tám,
văn bản: Trong lòng mẹ, Tức 1945.
nước vỡ bờ, Lão Hạc. + Chủ đề: Con người và cuộc sống xã hội đương thời.
- HS trả lời. + Giá trị tư tưởng: Chan chứa tinh thần nhân đạo (yêu
thương, trân trọng những tình cảm, những phẩm chất
đẹp đẽ, cao quý của con người; tố cáo
những gì tàn ác , xấu xa)
+ Giá trị nghệ thuật: Bút pháp chân thực, gần gũi với
đời sống, ngôn ngữ giản dị, cách kể, tả và biểu cảm cụ
thể, hấp dẫn.
- Khác nhau:
Phương
Văn
thức biểu Nội dung chủ yếu Đặc sắc nghệ thuật
bản
đạt
Trong Tự sự trữ Nỗi đau của chú bé mồ Văn hồi kí chân thực, trữ tình thiết
lòng tình côi và tình yêu thương tha.
mẹ mẹ của chú bé.
Tức Tự sự Phê phán chế độ tàn ác, Khắc hoạ nhân vật và miêu tả hiện
nước bất nhân và ca ngợi vẻ thực một cách chân thực, sinh động.
vỡ bờ đẹp tâm hồn, sức sống
tiềm tàng của người phụ
nữ nông thôn trước cách
mạng.
Lão Tự sự xen Số phận bi thảm của Nhân vật được đào sâu tâm lí, cách
Hạc trữ tình người nông dân cùng khổ kể chuyện tự nhiên, linh hoạt, vừa
và nhân phẩm cao đẹp chân thực vừa đậm chất triết lí và trữ
của họ. tình.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- GV: Kể tên nhân vật hoặc đoạn - Kể tên nhân vật hoặc đoạn văn.
văn mà em thích.
- HS tự làm theo ý của mình.
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG
- GV dặn HS về tìm thêm những - Sưu tầm
tác phẩm truyện kí Việt Nam
trước cách mạng tháng Tám.
- HS sưu tầm.
D.DẶN DÒ.
- Chuẩn bị bài mới: “Thông tin về ngày trái đất năm 2000”.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

Tháng 11 năm 2019


Tiết 52
Văn bản THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT
NĂM 2000

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:


1.Kiến thức :
- Thấy được ý nghĩa to lớn của việc bảo vệ môi trường. Từ đó có những suy nghĩ
và hành động tích cực về vấn đề xử lí rác thải sinh hoạt.
- Thấy được tính thuyết phục trong cách thuyết minh và những kiến nghị của tác
giả đề xuất trong văn bản.
- Mối nguy hại đến môi trường sống và sức khỏe con người của thói quen dùng
túi ni lông..
- Tính khả thi trong những đề xuất được tác giả trình bày.
- Việc sử dụng từ ngữ dễ hiểu, sự giải thích đơn giản mà sáng tỏ và bố cục chặt
chẽ, hợp lí đã tạo nên tính thuyết phục của văn bản.
2.Kĩ năng :
- Tích hợp với phần Tập làm văn để tập viết bài văn thuyết minh.
- Đọc - hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết.
3. Thái độ: Giúp HS hiểu được việc sử dụng bao ni lông đúng, hợp lí sẽ bảo vệ được môi
trường.
4. Tích hợp môi trường.
B.CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài.
- Học sinh: Học bài cũ, đọc soạn bài mới.
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I.Ổn định lớp:
II. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT


HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- GV: Các em đã làm quen với kiểu - Các văn bản nhật dụng đã học ở lớp 6, học
văn bản nhật dụng khi nào? Ở những kì II. Các văn bản: Cầu Long Biên chứng
tác phẩm nào? nhân lịch sử; Bức thư của thủ lĩnh da đỏ;
- HS trả lời. Động Phong Nha.
- GV: Thế nào là văn bản nhật dụng? - Văn bản nhật dụng là loại văn bản đề cập tới
- HS thảo luận đề đưa ra kết quả. những vấn đề gần gũi, bức thiết trong đời
- HS lên trình kết quả, cho HS khác lên sống…có tính thời sự kịp thời.
bổ sung và chốt.
- GV bổ sung và chốt.
- GV: Để tìm hiểu thêm một văn bản
nhật dụng nữa nói về vấn đề môi
trường ta cùng tìm hiểu bài Thông tin
về ngày trái đất năm 2000
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. Đọc - Tìm hiểu chung:

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

1. Thông tin về văn bản


- GV: Văn bản Thông tin về ngày trái - Văn bản Thông tin về ngày trái đất năm
đất năm 2000 đề cập đến vấn đề gì? 2000 đề cập đến vấn đề : Việc sử dụng bao ni
- HS trả lời lông hợp lí để bảo vệ môi trường.
2. Đọc – hiểu văn bản.
- Đọc.
- GV gọi HS đọc văn bản, chú ý đọc
chính xác các từ ngữ chuyên môn.
- GV gọi HS đọc một số chú thích. 3. Bố cục chia 4 phần:
+ Đoạn 1: Từ đầu…một ngày không sử dụng
- GV: Hãy xác định bố cục của văn bao bì ni lông : Nguồn gốc ra đời của Ngày
bản? Trái đất.
- HS trả lời. + Đoạn 2: Tiếp theo … cho trẻ sơ sinh: Tác
hại của bao bì ni lông.
+ Đoạn 3: Tiếp theo …với môi trường: Biện
pháp sử dụng bao bì ni lông hợp lí.
+ Đoạn 4: Còn lại: Lời kêu gọi bảo vệ môi
trường.
II.Phân tích văn bản.
1. Tác hại của bao bì ni lông.
- Tên gọi là vấn đề bức xúc ở từng quốc gia.
- GV: Ngày Trái đất được ra đời như
thế nào? Vì sao Việt Nam lại lấy tên
gọi Một ngày không sử dụng bao bì ni
lông ? - Việc sử dụng bao bì ni lông có ảnh hưởng
- HS trả lời. lớn đến sự phát triển của động, thực vật và
- GV: Việc sử dụng bao bì ni lông có gây tác hại nghiêm trọng đến sức khoẻ của
tác hại như thế nào? con người.
- HS nêu những ví dụ cụ thể. - Do đặc tính không phân huỷ của plaxtic, do
bao bì ni lông chứa các chất chì, cađimi rất
- GV : Nguyên nhân nào gây nên các độc đó chính là nguyên nhân cơ bản khiến
tác hại đó ? cho việc dùng bao ni lông gây nguy hại đến
- HS trả lời. môi trường và sức khỏe con người.
- Tác giả đã cung cấp những số liệu thống kê
về tác hại của bao bì ni lông
+ Cản trở quá trình sinh trưởng của thực vật.
- GV: Tác giả đã cung cấp những số + Làm tắc cống dẫn nước.
liệu thống kê về tác hại của bao bì ni + Sự tắc nghẽn của cống rãnh làm ngập lụt đô
lông như thế nào? thị, làm cho muỗi phát sinh.
- HS trả lời. + Làm chết động vật khi chúng nuốt phải.
+ Gây ô nhiễm thực phẩm khi con người
đựng thức ăn có thể gây ung thư phổi.
+ Khi đốt có thể gây ngộ độc…
2. Biện pháp khắc phục.
- Các biện pháp khắc phục: Thay đổi thói
quen sử dụng bao ni lông bằng, Không sử

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

dụng bao ni lông khi không cần thiết, thay


bao ni lông bằng giấy, lá nhất là khi dùng đẻ
gói thực phẩm.
- Trước những tác hại của bao bì ni - Việc sử dụng bao bì ni lông hiện nay: Lạm
lông như vậy, bài viết đã nêu ra những dụng, sử dụng ở mọi nơi, mọi lúc, nhiều khi
biện pháp khắc phục nào? không cần thiết.
- HS trả lời. - Đó là những biện pháp hoàn toàn có thể
thực hiện được, điều quan trọng là ý thức của
- GV: Em có nhận xét gì về việc sử con người.
dụng bao bì ni lông hiện nay? 3. Lời kêu gọi.
- HS trả lời.
- Em có nhận xét gì về tính khả thi của
các biện pháp được nêu ra ?
- HS trả lời. - Kiểu câu cầu khiến.

- GV: Lâu nay, gia đình em sử dụng


bao bì ni lông như thế nào? - Mục đích chính của bài viết là kêu gọi mọi
- HS liên hệ thực tế gia đình để trả lời. người bảo vệ môi trường. biết được tác hại và
- GV: Lời kêu gọi bảo vệ môi trường có biện pháp khắc phục. Lời kêu gọi chỉ được
được thể hiện dưới hình thức những mọi người thực hiện khi hiểu rõ tác hại của
câu gì? vấn đề, biết giải pháp thực hiện. Nếu không
- GV: Mục đích chính của bài viết là như thế thì bài viết chỉ là lời kêu gọi suông,
gì? thiếu tính thuyết phục.
- HS trả lời. - Để thực hiện mục đích đó, thứ tự trình bày
của bài viết : đầu tiên là nêu nguyên nhân ra
đời của ngày trái đất, nêu tác hại của việc sử
dụng bao ni lông, nêu ra các biện pháp khắc
phục và cuối cùng là ra lời kêu gọi mọi người
cùng nhau bảo vệ môi trường.
- GV: Để thực hiện mục đích đó, thứ tự - Các đoạn liên kết chặt chẽ với nhau bởi các
trình bày của bài viết như thế nào? từ ngữ liên kết: như chúng ta đã biết, vì vậy...
- HS trả lời.  Tạo sự thuyết phục.
- Vấn đề bao bì ni lông và rác thải hiện nay là
một vấn đề được nhiều người quan tâm vì nó
ảnh hưởng xấu tới môi trường. Hiện nay bao
bì ni lông và rác thải thải ra môi trường quá
- GV: Em có nhận xét gì về sự liên kết nhiều nó làm ảnh hưởng tới cuộc sống của
các đoạn trong bài viết? người dân: làm ô nhiễm nguồn nước sinh
- HS trả lời. hoạt, làm tắc cống rãnh, ô nhiễm bầu không
- Giáo dục bảo vệ môi trường: Em khí vì mùi, các chất độc hại,….
hãy nêu suy nghĩ của em về vấn đề bao III. Tổng kết.
bì ni lông và rác thải hiện nay? 1. Nội dung.
- Đặc tính không phân huỷ của plaxtic, do
bao bì ni lông chứa các chất chì, cađimi rất
độc đó chính là nguyên nhân cơ bản khiến
cho việc dùng bao ni lông gây nguy hại đến

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

môi trường và sức khỏe con người.


- Hạn chế dùng bao ni lông để giảm bớt chất
- GV: Em hãy nêu nội dung của văn thải ni lông là giải pháp hợp lí và có tính khả
bản? thi nhằm bảo vệ môi trường và sức khoẻ của
- HS trả lời. con người.
2. Hình thức.
- Văn bản giải thích đơn giản mà sáng tỏ về
tác hại của việc sử dụng bao ni lông về lợi ích
của việc giảm bớt chất thải ni lông.
- Ngôn ngữ diễn đạt sáng rõ, chính xác,
thuyết phục.
3. Ý nghĩa văn bản.
- Nhận thức của tác dụng của hành động nhỏ,
- GV: Em hãy nêu hình thức của văn có tính khả thi trong việc bảo vệ môi trường.
bản? *Ghi nhớ SGK.
- HS trả lời.

- GV: Em hãy nêu ý nghĩa của văn


bản?
- HS trả lời.
- GV cho HS đọc ghi nhớ SGK.
- HS đọc ghi nhớ SGK.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
- GV: Qua bài viết, em rút ra điều gì? - Phải sử dụng hợp lí bao bì ni lông và phải
- HS trả lời. tuyên truyền mọi người cùng thực hiện thì sẽ
bảo vệ được môi trường và bảo vệ được chính
cuộc sống của chúng ta.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- GV: Viết một đoạn văn ngắn nêu - Viết một đoạn
cảm nghĩ của em về tác hại của bao ni
lông.
- HS nêu cảm nghĩ.
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG
- GV dặn HS sưu tầm tranh ảnh tài liệu - Sưu tầm.
về tác hại của việc sử dụng bao ni lông
và những vấn đề khác của rác thải sinh
hoạt làm ô nhiễm môi trường
- HS sưu tầm.
D.DẶN DÒ.
- Chuẩn bị bài: Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

Tháng 11 năm 2019


Tiết 43.
LUYỆN NÓI: KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ
KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:


1.Kiến thức :
- Nắm được kiến thức về ngôi kể.
- Trình bày đạt yêu cầu một câu chuyện có kết hợp sử dụng các yếu tố miêu
tả và biểu cảm.
- Ngôi kể và tác dụng của việc thay đổi ngôi kể trong văn tự sự.
- Sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.
- Những yêu cầu khi trình bày văn nói kể chuyện.
2.Kĩ năng :
- Kể được một câu chuyện theo nhiều ngôi kể khác nhau; biết lựa chọn ngôi kể
phù hợp với câu chuyện được kể.
- Lập dàn ý một văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Diễn đạt trôi chảy, gãy gọn, biểu cảm, sinh động câu chuyện kết hợp sử dụng
các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
3. Thái độ: Giúp HS hiểu được sự cần thiết của việc luyện nói.
B.CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài.
- Học sinh: Học bài cũ, đọc soạn bài mới.
C.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I.Ổn định lớp:

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

II.Kiểm tra bài cũ: Thế nào là ngôi kể trong văn tự sự ?


III.Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT


HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- GV: Thế nào là ngôi kể trong văn tự - HS trả lời
sự ??
- GV gIới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. Chuẩn bị ở nhà.
1. Ôn tập về ngôi kể.
- GV: Trên cơ sở văn bản tự sự đã học - Có 3 ngôi giao tiếp: ngôi thứ nhất, ngôi thứ
ở lớp 6, em hãy cho biết có những ngôi hai và ngôi thứ ba.
giao tiếp nào? Ví dụ? Ví dụ: Tôi kể cậu nghe về Toàn.
- HS trả lời. Ngôi1 Ngôi2 Ngôi3
- GV: Có bao nhiêu ngôi kể? - Có hai ngôi kể: ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.
- HS trả lời. - Ngôi kể thứ nhất: người kể xưng tôi, trực tiếp
- GV: Kể theo ngôi thứ nhất là kể như kể những gì mình trải qua, chứng kiến và nói
thế nào? Như thế nào là kể theo ngôi được suy nghĩ, tình cảm của bản thân. Với
thứ ba? Nêu tác dụng của mỗi loại ngôi ngôi kể này, người kể có tư cách là người
kể? trong cuộc, tham gia sự việc và kể lại.
- HS trả lời. - Ngôi kể thứ ba: người kể giấu mình, kể câu
chuyện diễn ra một cách khách quan. Người kể
có tư cách là người chứng kiến sự việc và kể
lại. Do đó có thể linh hoạt thông qua nhiều mối
quan hệ của nhân vật.
- Kể theo ngôi thứ nhất: Tôi đi học, Trong
lòng mẹ, Lão Hạc...
- Kể theo ngôi thứ ba: Tắc đèn, Cô bé bán
- GV: Nêu các ví dụ về ngôi kể ở vài diêm, Chiếc lá cuối cùng...
tác phẩm hay đoạn trích văn tự sự đã - Thay đổi ngôi kể là do mục đích, ý đồ nghệ
học? thuật của người viết, giúp cách kể chuyện phù
- HS trả lời. hợp với cốt chuyện, nhân vật và hấp dẫn người
- GV: Tại sao phải thay đổi ngôi kể? đọc. Thay đổi điểm nhìn đối với sự việc và
- HS trả lời. nhân vật. Thay đổi thái độ miêu tả, biểu cảm
(người trong cuộc vui buồn theo cảm tính chủ
quan, người ngoài cuộc có thể dùng miêu tả,
biểu cảm đề góp phần khắc họa tính cách nhân
vật.)
2.Chuẩn bị luyện nói.
- Đọc.

- Nhân vật: chị Dậu.


- Sự việc: chống trả lại tên cai lệ.
- GV cho HS đọc đoạn truyện trong - Ngôi kể: ngôi thứ ba.
SGK. - Đó là sự bực tức cao độ của chị Dậu trước

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- GV: Hãy nêu nhân vật, sự việc, ngôi tên cai lệ.
kể trong đoạn văn trong sgk?
- HS trả lời. - Tả nét mặt và cách chị Dậu chống lại tên cai
- GV:Yếu tố biểu cảm nổi bật trong lệ.
đoạn văn?
- HS trả lời.
- GV: Xác định yếu tố miêu tả?
- HS trả lời
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
- GV cho HS tự đóng vai chị Dậu kể lại - Đóng vai chị Dậu kể lại:
câu chuyện. Tôi xám mặt, vội vàng đặt con bé...van xin:
- Cháu van ông, nhà cháu... xin ông tha cho!
Nhưng tên người nhà lý trưởng vừa đấm
vào ngực tôi vừa hùng hổ xông tới trói chồng
tôi. Vừa thương chồng vừa uất ức trước thái độ
bất nhân của hắn, tôi dằn giọng:
- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép
hành hạ!
Tên cai lệ tát vào mặt tôi rồi xông vào chỗ
chồng tôi. Tôi nghiến răng:
- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
Tiện tay, tôi túm cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Hắn
ngã chỏng quèo trên mặt đất nhưng miệng vẫn
thét trói như một thằng điên...
II. Nói trước lớp
- Luyện nói theo sự điều hành của lớp phó học
tập: Kể lại câu chuyện trên theo ngôi thứ nhất.
( Khi kể chú ý các yếu tố miêu tả và biểu cảm)
- Giao cho lớp phó học tập hướng dẫn
lớp luyện nói.
- Mời cá nhân lên trình bày.
- Tập thể lớp nhận xét, bổ sung.
- Cử đại diện ghi kết quả.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- GV yêu HS viết đoạn có sự kết hợp - Viết đoạn văn có sự kết hợp các yếu tố miêu
các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm vào tả, tự sự, biểu cảm.
vở và GV gọi lên trình bày.
- HS làm vào vở
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG
- GV: Các em về nhà trong một văn - HS sưu tầm và tìm sự kết hợp các yếu tố
bản tự sự kết hợp các yếu tố miêu tả, miêu tả, tự sự, biểu cảm trong một văn bản
tự sự, biểu cảm nêu rõ được các yếu tố trong cụ thể.
đó được sử dụng như thế nào .
- HS về nhà tự tìm sự kết hợp các yếu
tố miêu tả, tự sự, biểu cảm trong một
văn bản tự chọn

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

D.DẶN DÒ:
- Ôn tập để chuẩn bị Kiểm tra văn.

Tháng 11 năm 2019


Tiết 44. KIỂM TRA VĂN: TRUYỆN KÍ VIỆT NAM

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:


1- Kiến thức:
- Hệ thống lại những nội dung cơ bản của một số văn bản trọng tâm của kí Việt
Nam 1930 – 1945.
- Hiểu, cảm nhận được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một số tác
phẩm ( hoặc đoạn trích) truyện và kí Việt Nam 1930 – 1945 ( Lão Hạc – Nam Cao; Tức
nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố; Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng; Tôi đi học – Thanh Tịnh): hiện
thực đời sống con người và xã hội Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám; nghệ huật
miêu tả, kể chuyện, xây dựng nhân vật, xây dựng tình huống truyện, sắp xếp tình tiết.
- Biết một số đổi mới về thể loại, đề tài, ngôn ngữ và những đóng góp của truyện
kí Việt Nam 1930 – 1945.
2- Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng hệ thống hoá, phân tích, so sánh và trình bày vấn đề dưới hình
thức: trả lời câu hỏi, bài viết ngắn.
3.Thái độ:
- Giáo dục học sinh ý thức vươn lên trong học tập
-> Năng lực hướng tới:
- Năng lực dùng từ, đặt câu, cách diễn đạt.
- Năng lực biết vận dụng các yếu tố tự sự, miêu tả vào trong văn bản.
- Năng lực lồng ghép các biện pháp nghệ thuật vào trong văn bản.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: SGK, đọc và nghiên cứu tài liệu tham khảo và ra đề.
- HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I. HÌNH THỨC KIỂM TRA:
- Hình thức: Tự luận, thời gian 90 phút
- Cách thức kiểm tra: tại lớp
II. MA TRẬN:

Mức độ Vận dụng Vận dụng


Nhận biết Thông cao Tổng
Chủ đề hiểu điểm

-Kể tên các - Giải thích - Cảm nghĩ về - Hình ảnh

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

truyện kí đã tên văn nhân vật: vẻ đẹp, con người


học. bản. tâm trạng .. Việt Nam
Truyện kí Việt - Nêu tên tác - Tóm tắt - Cảm nhận về thời cận đại.
Nam. giả văn bản. văn bản. - Nhận xét,
- Vị trí đoạn - Hiểu được - Phân tích giá trị đánh giá về
trích. giá trị hiện hiện thực, giá trị tài năng,
- Chép thuộc thực, giá trị nhân đạo. ảnh hưởng
lòng đoạn nhân đạo - Suy nghĩ về tư tưởng
trích. của văn hiện thực xã hội của tác giả
- Nghệ thuật bản. thực dân phong cho đến
được sử -Tác dụng kiến xưa qua văn ngày nay.
dụng trong về các biện bản.
văn bản. pháp nghệ - Làm sáng tỏ
- Nhận biết thuật. nhận định qua
thể loại và văn bản.
phương thức
biểu đạt.
Tổng số câu: 2
Tổngsố điểm: 2 3 4 1 10
Tỉ lệ: % 20% 30% 40% 10% 100%

III. ĐỀ BÀI.
Lớp 8A4.
Câu 1: Nêu tên 2 tác giả, 2 tác phẩm truyện kí Việt Nam đã học ? Cho biết điểm giống và
khác nhau của các hai tác phẩm vừa nêu?
Câu 2 : Tóm tắt văn bản “ Lão Hạc” khoảng 10 dòng.
Câu 3 : Nhân vật chị Dậu trong văn bản “ Tức nước vỡ bờ” là một phụ nữ nông dân
trong xã hội phong kiến có những phẩm chất tốt đẹp. Hãy tìm chi tiết cụ thể ? Cũng từ
văn bản đã học em có những nhận xét gì về người phụ nữ Việt Nam ngày hôm nay?
Lớp 8A5.
Câu 1 : Nhân vật chị Dậu trong văn bản “ Tức nước vỡ bờ” là một phụ nữ nông dân
trong xã hội phong kiến có những phẩm chất tốt đẹp. Hãy tìm chi tiết cụ thể ? Cũng từ
văn bản đã học em có những nhận xét gì về người phụ nữ Việt Nam ngày hôm nay?
Câu 2: Nêu tên 2 tác giả, 2 tác phẩm truyện kí Việt Nam đã học ? Cho biết điểm giống và
khác nhau của hai tác phẩm vừa nêu?
Câu 3 : Tóm tắt văn bản “ Tức nước vỡ bờ” khoảng 10 dòng.
III. Hướng dẫn chấm và biểu điểm.
Lớp 8A4.
Câu 1 : ( 3 đ )
- Học sinh xác định được 2 trong 4 văn bản thuộc truyện kí Việt Nam gồm(1đ):
+ Văn bản: Tắt đèn ( Ngô Tất Tố)
+ Lão Hạc ( Nam Cao)
+ Những ngày thơ ấu ( Nguyên Hồng)
+ Tôi đi học (Thanh Tịnh)
* Nêu điểm giống và khác nhau: (2 đ)
a. Giống nhau :

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- Đều là văn bản tự sự hiện đại Việt Nam giai đoạn trước cách mạng ( 0,5 )
- Sử dụng yếu tố kể, miêu tả và biểu cảm. ( 0,5)
b.Khác nhau :
- Thể loại : Tôi đi học - Truyện ngắn ; Trong lòng mẹ - Hồi kí; Tức nước vỡ bờ - Tiểu
thuyết; Lão Hạc - Truyện ngắn ( 0,5).
- Nội dung, nghệ thuật( 0,5)
Câu 2: Yêu cầu HS tóm tắt được 10 dòng và nêu được những ý sau: ( 3,5 đ )
- Giới thiệu về hoàn cảnh của Lão Hạc( 1 )
+ Nghèo khổ, vợ mất sớm.
+ Việc làm : Nghề nông, chuyên đi làm thuê.
- Giới thiệu về phẩm chất cao quý : ( 2 đ )
+ Yêu thương con.
+ Rất chịu thương chịu khó.
+ Yêu thương cậu vàng như con.
+ Do ốm đau lão phải bán cậu Vàng nhưng trong tâm Lão rất dặn vặt và đau khổ.
- Lão Hạc kết thúc cuộc đời mình vì lo cho con.( 0,5 đ )
Câu 3 : HS xác định được những phẩm chất chị Dậu và các chi tiết sau: ( 3,5 đ )
- Yêu thương chồng con : (1đ)
+ Lo nấu cháo cho chồng.
+ Ngồi bên cạnh xem chồng có ăn ngon miệng hay không.
+ Chạy vào can ngăn Cai Lệ và người nhà Lí Trưởng.
- Úng xử khéo léo, có văn hoá: Thể hiện qua cách xưng hô.(0,5 đ )
- Có ý thức đấu tranh chống lại áp bức bất công.( 0,5 )
- Phụ nữ Việt Nam ngày nay :
+ Nhiều phụ nữ rất tài giỏi lại có phẩm chất tốt đẹp.( 1 đ )
+ Một số ít phụ nữ do nhận thức chưa đầy đủ nên chưa có được phẩm chất của người vợ,
người mẹ.( 0,5 đ ).
Lớp 8A5.
Câu 1 : HS xác định được những phẩm chất chị Dậu và các chi tiết sau: ( 3,5 đ )
- Yêu thương chồng con : (1đ)
+ Lo nấu cháo cho chồng.
+ Ngồi bên cạnh xem chồng có ăn ngon miệng hay không.
+ Chạy vào can ngăn Cai Lệ và người nhà Lí Trưởng.
- Úng xử khéo léo, có văn hoá: Thể hiện qua cách xưng hô.(0,5 đ )
- Có ý thức đấu tranh chống lại áp bức bất công.( 0,5 )
- Phụ nữ Việt Nam ngày nay :
+ Nhiều phụ nữ rất tài giỏi lại có phẩm chất tốt đẹp.( 1 đ )
+ Một số ít phụ nữ do nhận thức chưa đầy đủ nên chưa có được phẩm chất của người vợ,
người mẹ.( 0,5 đ ).
Câu 2 : ( 3 đ )
- Học sinh xác định được 2 trong 4 văn bản thuộc truyện kí Việt Nam gồm(1đ):
+ Văn bản: Tắt đèn ( Ngô Tất Tố)
+ Lão Hạc ( Nam Cao)
+ Những ngày thơ ấu ( Nguyên Hồng)
+ Tôi đi học (Thanh Tịnh)
* Nêu điểm giống và khác nhau: (2 đ)

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

a. Giống nhau :
- Đều là văn bản tự sự hiện đại Việt Nam giai đoạn trước cách mạng ( 0,5 )
- Sử dụng yếu tố kể, miêu tả và biểu cảm. ( 0,5)
b.Khác nhau :
- Thể loại : Tôi đi học - Truyện ngắn ; Trong lòng mẹ - Hồi kí; Tức nước vỡ bờ - Tiểu
thuyết; Lão Hạc - Truyện ngắn ( 0,5).
- Nội dung, nghệ thuật( 0,5)
Câu 3: Yêu cầu HS tóm tắt được 10 dòng và nêu được những ý sau: ( 3,5 đ )
- Giới thiệu về gia cảnh chị Dậu( 1 )
+ Nghèo khổ, đông con, luôn bị thúc nạp sưu thuế.
+ Việc làm : Nghề nông, chuyên đi làm thuê.
- Giới thiệu về phẩm chất cao quý : ( 2 đ )
+ Yêu thương chồng con.
+ Rất chịu thương chịu khó.
+ Phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
+ Sự phản kháng mãnh liệt trước cường quyền.
- Lão Hạc kết thúc cuộc đời mình vì lo cho con.( 0,5 đ )
D.NHẬN XÉT VÀ NHẮC NHỞ:
- GV nhận xét mặt ưu, tồn tại của HS khi làm bài.
Đ.DẶN DÒ : Chuẩn bị bài “ Ôn dịch thuốc lá”.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

Tháng 11 năm 2020


Tiết 52.
CÂU GHÉP
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

1.Kiến thức :
- Nắm được đặc điểm của câu ghép, cách nối các vế câu ghép.
- Biết sử dụng câu ghép phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
- Đặc điểm của câu ghép.
- Cách nối các vế câu ghép.
2.Kĩ năng :
- Phân biệt câu ghép với câu đơn và câu mở rộng thành phần.
- Sử dụng câu ghép phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
- Nối được các vế của câu ghép theo yêu cầu.
3. Thái độ: Giúp HS nắm được các vế câu trong từ ghép .
B.CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài.
- Học sinh: Học bài cũ, đọc soạn bài mới.
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I.Ổn định lớp:
II. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT


HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- GV: Thế nào là nói giảm, nói tránh? - Nói giảm, nói tránh: Là biện pháp tu từ dùng
Cho ví dụ. Tìm các cách diễn đạt nói cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây
giảm, nói tránh có thể cho trường hợp cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh
sau: “Mày học dốt quá!” thô tục, thiếu lịch sự.
- Cách diễn đạt nói giảm, nói tránh có thể cho
trường hợp sau: “Mày học dốt quá”: Mày học
chưa được giỏi lắm.
- GV: Một câu có nhiều vế câu gọi là - Gọi là câu ghép.
câu gì?
- HS thảo luận đề đưa ra kết quả.
- HS lên trình kết quả, cho HS khác lên
bổ sung và chốt.
- GV bổ sung và chốt.
- GV: Để tìm hiểu về câu ghép ta cùng
đi vào tìm hiểu bài Câu ghép
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. Đặc điểm của câu ghép.
- GV cho HS đọc đoạn trích trong bảng - Đọc.
phụ.
- GV: Em hãy xác định các cụm C-V 1. Tôi // quên thế nào được những cảm giác
trong những câu in đậm ? trong sáng ấy / nảy nở trong lòng tôi như mấy
- HS tự xác định. cành hoa tươi / mỉm cười giữa bầu trời quang
đãng.
2. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương
thu và gió lạnh, mẹ tôi // âu yếm nắm tay tôi
dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

3. Cảnh vật chung quanh tôi // đều thay đổi, vì


chính lòng tôi // đang có sự thay đổi lớn: hôm
nay tôi // đi học.
- Câu 2 có 1 cụm C-V; câu 1,3 có nhiều cụm
- GV: Về số lượng cụm C-V, ba câu C-V.
này có gì khác nhau?
- HS trả lời. - Phân tích:
- GV: Em hãy phân tích cấu tạo của + Câu 1 có 3 cụm C-V; 2 cụm C-V nhỏ nằm
câu (1,3)? trong cụm C-V lớn. (2 cụm C-V nhỏ làm phụ
- HS phân tích. ngữ cho động từ quên và động từ nảy nở).
+ Câu 3 có 3 cụm C-V, các cụm C-V không
bao chứa nhau. (cụm C-V cuối cùng giải thích
cho cụm C-V thứ hai)

Kiểu cấu tạo câu Câu


cụ thể
- GV cho HS trình bày kết quả phân Câu có một cụm C-V Câu 2
tích ở hai bước trên vào bảng. Câu có hai Cụm C-V nhỏ Câu 1
hoặc nhiều nằm trong cụm
cụm C-V C-V lớn
Các cụm C-V Câu 3
không bao chứa
nhau
- Câu 3 là câu ghép vì các cụm C-V không
bao chứa nhau
- GV: Dựa vào kiến thức đã học hãy - Câu 1 và 2 không phải là câu ghép vì Câu 2
cho biết đâu là câu ghép? Câu nào có 1 Cụm C - V (câu đơn). Câu 1 có nhiều cụm
không phải là câu ghép ? Vì sao? chủ vị nhưng có cụm C-V nhỏ nằm trong cụm
- HS trả lời. C - V lớn.
- Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều
cụm C - V không bao chứa nhau (hay nằm
- GV: Vậy, thế nào là câu ghép ? ngoài nhau) tạo thành. Mỗi cụm C-V này
được gọi là một vế câu.
*Ghi nhớ SGK.

- GV cho HS đọc ghi nhớ SGK. II.Cách nối các vế câu.


- HS đọc ghi nhớ SGK. - Phân tích cấu trúc cú pháp của các câu sau:
a. Trời // mưa to quá nên tôi // không đi học
- GV: Hãy phân tích cấu trúc cú pháp được.
của các câu sau: b. Vì trời // mưa to quá nên tôi // không đi học
a.Trời mưa to quá nên tôi không đi học được.
được. c. Trời // mưa to quá, tôi // không đi học đợc
b.Vì trời mưa to quá nên tôi không đi d. Trời // càng mưa to, đường // càng lầy lội.
học được. - Các câu trên đều là những câu ghép.
c. Trời mưa to qua, tôi không đi học
được. - Dùng quan hệ từ, dùng cặp quan hệ từ, dùng

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

d.Trời càng mưa to, đường càng lầy lội. dấu phẩy, cặp từ hô ứng…
- HS phân tích.
- GV: Các câu trên thuộc kiểu câu gì ? - Các cách nối các vế trong câu ghép:
- HS trả lời. a)Dùng những từ có tác dụng nối:
- Các vế nhau được nối với nhau như + Nối bằng quan hệ từ;
thế nào? + Nối bằng một cặp quan hệ từ;
- HS trả lời. + Nối bằng cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ
- GV: Có những cách nào để nối các thường đi đôi với nhau (cặp từ hô ứng)
vế câu trong câu ghép ? b) Không dùng từ nối: trong trường hợp này
- HS trả lời. giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm
phẩy hoặc dấu hai chấm.
*Ghi nhớ SGK.

- GV cho HS đọc ghi nhớ SGK.


- HS đọc ghi nhớ SGK.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
- GV cho HS làm bài tập 1. Bài tập 1.
- GV: Hãy tìm câu ghép và cho biết - Tìm câu ghép cách nối các vế câu ghép:
trong mỗi câu ghép, các vế câu ghép a.- U //van Dần, u // lạy Dần! (dấu phẩy)
được nối với nhau bằng cách nào ? - Chị con // có đi, u // mới có tiền nộp sưu,
- HS tự làm. thầy Dần // mới được về với Dần chứ! (dấu
phẩy)
- Sáng ngày người ta // đánh trói thầy Dần như
thế, Dần // có thương không? (dấu phẩy)
- Nếu Dần // không buông chị ra, chốc nữa ông
lí // vào đây, ông // trói nốt cả u, cả Dần đấy.
(dấu phẩy)
b.- Cô tôi // chưa dứt câu, cổ họng tôi // đã
nghẹn ứ khóc không ra tiếng(dấu phẩy).
c,d. Học sinh tự làm
Bài tập 2.
a. Vì trời mưa to nên đường rất trơn. b.
Nếu Nam chăm học thì nó sẽ thi đỗ.
- GV cho HS làm bài tập 2. c. Tuy nhà khá xa nhưng Bắc vẫn đi học đúng
- GV: Hãy đặt câu ghép với mỗi cặp giờ.
quan hệ từ ? d. Không những Vân học giỏi mà cô ấy còn rất
- HS làm vào vở. khéo tay.
Bài tập 3.
a. Bỏ bớt một quan hệ từ:
- Trời mưa to nên đường lầy lội.
- GV cho HS làm bài tập 3. - Nam chăm học thì nó sẽ thi đỗ.
- GV: Chuyển những câu ghép em vừa - Nhà khá xa nhưng Bắc vẫn đi học đúng giờ.
đặt thành những câu ghép mới bằng - Vân học giỏi mà cô ấy còn rất khéo tay.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

một trong hai cách sau: Bỏ bớt một b. Đảo lại trật tự các vế câu.
quan hệ từ và đảo lại trật tự các vế câu? - Đường lầy lội vì trời mưa to.
- HS tự làm vào vở. - Nam sẽ thi đỗ nếu nó chăm học.
- Bắc vẫn đi học đúng giờ dù nhà khá xa.
- Vân chẳng những khéo tay mà cô ấy học rất
giỏi.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- GV: Hãy đặt một câu ghép theo đề tài - Đặt câu
tự chọn?
- HS đặt câu.
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG
- GV dặn HS sưu tầm những câu ghép - Sưu tầm
một đoạn văn cụ thể.
- HS sưu tầm.
Đ.DẶN DÒ.
- Chuẩn bị bài mới: “Câu ghép ( Tiếp theo)”.

Tháng 11 năm 2019


Tiết 53.
CÂU GHÉP
(tiếp theo)
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức :
- Nắm chắc quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép.
- Mối quan hệ về ý nghĩa giữa các vế câu ghép.
- Cách thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép.
2. Kĩ năng :
- Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép dựa vào văn cảnh và hoàn
cảnh giao tiếp.
- Tạo lập tương đối thành thạo câu ghép phù hợp với yêu cầu giao tiếp .
3. Thái độ.
Giúp học sinh hiểu rõ hơn những kiến thức về cú pháp
B.CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài, bảng phụ.
- Học sinh: Học bài cũ, đọc soạn bài mới.
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I.Ổn định lớp:
II. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT


HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- GV: Thế nào là câu ghép? Các vế câu - Câu ghép là câu có hai vế câu trở lên.
ghép có quan hệ với nhau như thế nào? - Các vế câu ghép có quan hệ với nhau có thể
- HS thảo luận đề đưa ra kết quả. ngang nhau, nhưng có khi lại có một vế chính
- HS lên trình kết quả, cho HS khác lên một vế phụ.
Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn
Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

bổ sung và chốt.
- GV bổ sung và chốt.
- GV: Để tìm hiểu về quan hệ ý nghĩa
của câu ghép chúng ta cùng đi vào tìm
hiểu bài Câu ghép ( Tiếp theo)
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I.Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu:
- GV gọi HS đọc ví dụ bảng phụ. - Đọc.
- GV treo bảng phụ. HS quan sát.
- GV: Hãy xác định các vế câu trong - Xác định các vế câu:
câu ghép trên ? + Vế 1: Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp. =>
- HS trả lời. kết quả.
+ Vế 2: bởi vì tâm hồn .... => nguyên nhân.
+ Vế 3: bởi vì đời sống ... => nguyên nhân.
- Cách nối các vế câu:
+ Vế 1 nối vế 2: quan hệ từ bởi vì
- GV: Xác định cách nối các vế câu + Vế 3 nối vế 1: dấu phẩy và quan hệ từ bởi vì
trong câu ghép đó? - Vế 1 là kết quả, vế 2 và 3 là nguyên nhân dẫn
- HS trả lời. đến kết quả ở vế 1 quan hệ nguyên nhân -
kết quả.
- GV: Vậy quan hệ giữa các vế trong
câu ghép trên là quan hệ gì ? Mỗi vế Ví dụ.
câu biểu thị ý nghĩa gì ? 1. Nếu ai buồn phiền, cau có thì gương cũng
- HS trả lời. buồn phiền, cau có theo. => Quan hệ điều kiện.
- GV: Em hãy kể thêm các ví dụ thể 2. Tuy nhà xa nhưng em vẫn đi học đúng giờ.
hiện mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế => Quan hệ tương phản.
câu trong câu ghép ? 3. Bạn càng lười, bạn càng không hiểu bài. =>
- HS trả lời. Quan hệ tăng tiến.
4. Bạn muốn học bài hay bạn muốn đi chơi ?
=> Quan hệ lựa chọn.
5. Lan không những học giỏi mà bạn ấy còn là
một đứa con ngoan. => Quan hệ bổ sung.
6. Nó vừa mới học giỏi mà nó đã kiêu căng. =>
Quan hệ nối tiếp.
7. Tôi học tiến bộ là do bạn ấy giúp đỡ nhiệt
tình. => Quan hệ giải thích
8. Tôi đọc báo còn nó đọc sách. => Quan hệ
đồng thời.
II. Bài học
- Các vế của câu ghép có quan hệ ý nghĩa với
nhau khá chặt chẽ. Những quan hệ thường gặp
là: quan hệ điều kiện, quan hệ tương phản,
quan hệ tăng tiến, quan hệ lựa chọn, quan hệ
bổ sung, quan hệ nối tiếp, quan hệ giải thích,
- GV: Dựa vào các ví dụ trên em hãy quan hệ đồng thời, quan hệ nguyên nhân - kết
cho biết các vế của câu ghép có quan quả.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

hệ với nhau như thế nào? Có các loại - Mỗi quan hệ thường được đánh dấu bằng
quan hệ nào? quan hệ từ, cặp quan hệ từ hoặc cặp từ hô ứng
- HS trả lời nhất định. Tuy nhiên, để nhận biết chính xác
quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu, trong nhiều
trường hợp, ta phải dựa vào văn cảnh hoặc
- GV: Trong các ví dụ trên, để xác định hoàn cảnh giao tiếp.
quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu, ta dựa *Ghi nhớ SGK.
vào những yếu tố nào ?
- HS trả lời

- GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK.


- HS đọc ghi nhớ SGK.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
- GV: Cho HS làm bài tập 1. Bài tập 1:
- GV: Xác định quan hệ ý nghĩa giữa - Xác định các vế câu ghép:
các vế trong những câu ghép và cho a. Vế 1: Cảnh vật ….thay đổi
biết mối vế câu biểu thị ý nghĩa gì Vế 2: vì chính …đi học.
trong mỗi quan hệ này? Quan hệ giải thích.
- HS làm vào vở và đại diện lên trả lời. b. Vế 1: Nếu trong…còn lưu lại
Vế 2: thì cái …nào
Quan hệ điều kiện.
c. Vế 1: Chẳng những…
Vế 2: mà bổng lộc….
Quan hệ tăng tiến.
d. Vế 1: tuy rét … dài
Vế 2: mùa xuân… Lương
Quan hệ tương phản.
đ. Vế 1: Hai người …nhau
vế 2: rồi ai ….nhau.
Quan hệ nối tiếp.
- GV: Cho HS làm bài tập 2. Bài tập 2:
- GV: Tìm câu ghép trong đoạn trích a. Các câu ghép:
trên. Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các - Đoạn 1: câu 2, 3, 4, 5.
vế câu. Có nên tách mỗi vế câu nói trên - Đoạn 2: câu 2, 3.
thành một câu đơn được không ? Vì b. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu
sao ? ghép:
- HS làm vào vở và đại diện lên trả lời. - Đoạn 1: quan hệ điều kiện - kết quả, quan hệ
đồng thời.
- Đoạn 2: quan hệ điều kiện - kết quả.
c. Không nên tách các vế câu thành các câu
đơn vì sẽ làm mất đi cái hay. Đó là những câu
miêu tả xuất phát từ những tâm trạng, điểm
nhìn nhất định nên rất tinh tế, cái này diễn ra
sẽ kéo theo cái kia.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

Bài tập 3:
- GV: Cho HS làm bài tập 3. - Xét về lập luận thì mỗi vế câu trong câu ghép
- GV: Trong đoạn trích có hai câu ghép biểu thị một việc lão Hạc muốn nhờ ông giáo.
dài. Xét về mặt lập luận, có thể tách Xét về giá trị biểu đạt thì tác giả cố ý viết dài
mỗi vế của câu ghép thành một câu đơn để tái hiện cách kể lể dài dòng của lão Hạc. Vì
được không? Vì sao? Xét về giá trị thế không nên tách mỗi vế câu thành một câu
biểu cảm, những câu ghép dài như vậy đơn. Câu ghép trên dài nhưng ta vẫn thấy rõ
có tác dụng như thế nào tới việc miêu được hai việc mà lão Hạc nhờ ông giáo.
tả lời lẽ của nhân vật Lão Hạc ?
- HS làm vào vở. Đại diện HS lên trả
lời.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- GV : Hãy đặt một câu ghép có quan - Đặt câu
hệ nguyên nhân - kết quả?
- HS đặt câu.
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG
- GV : Tìm câu ghép và phân tích quan - Sưu tầm
hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép
trong một đoạn văn cụ thể.
- HS sưu tầm.
D.DẶN DÒ.
- Chuẩn bị bài mới: “Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh”.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

NS: 27 tháng 11 năm 2020


ND: 28 tháng 11 năm 2020
Tiết 59
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN
THUYẾT MINH

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:


1.Kiến thức :
- Nắm được đặc điểm, vai trò, tác dụng của văn bản thuyết minh.
- Đặc điểm của văn bản thuyết minh.
- Ý nghĩa, phạm vi sử dụng của văn bản thuyết minh.
- Yêu cầu của bài văn thuyết minh ( về nội dung, ngôn ngữ,…)
2.Kĩ năng :
- Nhận biết văn bản thuyết minh; phân biệt văn bản thuyết minh và các kiểu văn
bản đã học trước đó.
- Trình bày các tri thức có tính chất khách quan, khoa học thông qua những tri
thức của môn Ngữ văn và các môn học khác.
3. Thái độ: Giúp HS nắm được các vế câu trong từ ghép .
B.CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài.
- Học sinh: Học bài cũ, đọc soạn bài mới.
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I.Ổn định lớp:
II. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT


HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- GV: Các em đã học về các phương - Phương thức biểu đạt đã học: Tự sự, miêu tả,

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

thức biểu đạt nào khi tạo lập văn bản? nghị luận, hành chính công vụ, biểu cảm?
- HS trả lời - Phương thức biểu đạt thuyết minh.
- GV: Có một loại các phương thức
biểu đạt cung cấp tri thức về đối tượng
một cách khách quan gọi là gì?
- HS thảo luận đề đưa ra kết quả.
- HS lên trình kết quả, cho HS khác lên
bổ sung và chốt.
- GV bổ sung và chốt.
- GV: Để tìm hiểu về văn bản thuyết
minh chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài
Tìm chung về văn bản thuyết minh
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I.Vai trò và đặc điểm chung của văn bản
thuyết minh
1.Văn bản thuyết minh trong đời sống con
người.
- GV gọi HS đọc to, rõ, chính xác các - Đọc.`
văn bản a, b, c SGK (trang 114, 115,
116).
- GV: Mỗi văn bản trên trình bày, giải - Các văn bản trên trình bày, giải thích, giới
thích, giới thiệu vấn đề gì ? thiệu các vấn đề:
- HS trả lời. a. Trình bày lợi ích của cây dừa Bình Định.
b. Giải thích nguyên nhân lá cây có màu xanh.
c. Giới thiệu về Huế.
- Đó là những vấn đề thực tế trong cuộc sống
nhưng là những kiến thức khoa học, chính xác
- GV: Em có nhận xét gì về các vấn đề và đúng với thực tế.
được trình bày trong ba văn bản trên ? - Bản hướng dẫn sử dụng, bài giảng, giới thiệu
- HS trả lời. về quê hương mình,….
- GV: Em thường gặp các kiểu văn bản
đó ở đâu ? - Các văn bản trên rất phổ biến trong cuộc
- HS trả lời. sống con người, giúp con người hiểu biết về
- GV: Em có nhận xét gì về sự xuất đối tượng mà họ tiếp xúc.
hiện của các văn bản trên trong cuộc
sống của con người và tác dụng của
chúng ra sao? 2. Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
- HS trả lời.

- GV cho HS thảo luận nhóm.


- GV chia lớp thành 4 nhóm, trả lời các
câu hỏi, cử nhóm trưởng, thư kí, ghi - Không. Vì không có cốt truyện, nhân vật,
kết quả vào giấy A4, cử đại diện lên cảm xúc, lập luận, luận cứ….mà nó là một văn
trình bày. bản riêng với mục đích giúp con người có
- Nhóm1: Các văn bản trên có thể xem những hiểu biết chính xác, khoa học, khách

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

là văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, quan về đối tượng…
nghị luận được không? Vì sao? - Trình bày đặc điểm tiêu biểu của đối tượng
một cách khách quan, giúp người đọc hiểu
đúng, hiểu đủ về đối tượng.
- Nhóm 2: Các văn bản trên có những - Trình bày, giải thích, giới thiệu.
đặc điểm chung nào khiến chúng trở
thành một kiểu riêng?
- Nhóm 3: Các văn bản trên đã thuyết - Ngôn ngữ chính xác, không hư cấu, tưởng
minh về đối tượng bằng những phương tượng…
thức nào?
- Nhóm 4: Ngôn ngữ của các văn bản
trên có đặc điểm gì?
- GV cho các nhóm lên trình bày kết - Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông
quả. Cho nhóm khác nhận xét. GV dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung
nhận xét và kết luận. cấp tri thức ( kiến thức) về đặc điểm, tính chất,
- GV: Qua sự phân tích và tìm hiểu trên nguyên nhân, ... của các hiện tượng và sự vật
các văn bản đã phân tích và tìm hiểu trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình
trên là văn bản thuyết minh. Vậy thế bày, giới thiệu, giải thích.
nào là văn bản thuyết minh? - Tri thức nêu ra trong văn bản thuyết minh đòi
- HS trả lời. hỏi phải khách quan, xác thực, và hữu ích cho
con người.
- Văn bản thuyết minh luôn cần được trình bày
- GV: Các nội dung trong văn bản chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn.
thuyết minh có đặc điểm gì? *Ghi nhớ SGK.
- HS trả lời.
- GV:Cách thể hiện nội dung trong văn
bản thuyết minh phải như thế nào?
- HS trả lời.
- GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
- HS đọc ghi nhớ SGK.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
- GV cho HS làm bài tập 1. - Cả hai đều là văn bản thuyết minh vì chúng
- GV: Các văn bản có phải là văn bản trình bày những vấn đề khoa học trong lĩnh
thuyết minh không ? Vì sao? vực lịch sử, sinh học.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- GV: Các văn bản khác như tự sự, - Trong các văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm…
nghị luận, biểu cảm, miêu tả có cần yếu vẫn rất cần yếu tố thuyết minh nhưng vì khi sử
tố thuyết minh không ? Vì sao ? dụng yếu tố thuyết minh sẽ giúp cho người đọc
nắm được những kiến thức khách quan về đối
tượng tuy nhiên đó chỉ là yếu tố phụ.
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG
- GV dặn HS tìm đọc những văn bản - Sưu tầm
thuyết minh.
- HS sưu tầm.
D.DẶN DÒ.
- Chuẩn bị bài mới:
Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn
Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

NS: 30 tháng 11 năm 2020


ND: 01 tháng 12 năm 2020

TIẾT 60: CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ CÂU GHÉP (TC)

A.Mức độ cần đạt : Giúp HS:


-Nắm được đặc điểm của câu ghép.
-Nắm được hai cách nối các vế câu trong câu ghép.
B.Chuẩn bị :
1.Giáo viên:
-Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, sách thiết kế bài giảng.
-Bảng phụ, bút viết bảng, các ví dụ, các bài tập.
2.Học sinh:
-Đọc sách
-Tìm các ví dụ tương tự, làm bài tập
C.Các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài
3.Bài mới:
I. Nội dung kiến thức
1. Kh¸i niÖm:
VD: Trêi mưa to, nưíc s«ng d©ng cao.
2. C¸ch nèi c¸c vÕ trong c©u ghÐp.
a. Dïng nh÷ng tõ cã t¸c dông nèi.
- Nèi b»ng 1 qht.
VD: T«i ®· nãi nhưng anh Êy kh«ng chÞu nghe.
- Nèi b»ng 1 cÆp qht.
VD: NÕu em kh«ng cè g¾ng th× em sÏ kh«ng qua ®ưîc k× thi nµy.
- Nèi b»ng 1 cÆp phã tõ, hay ®¹i tõ thưêng ®i ®«i víi nhau (cÆp tõ h« øng).
VD: - C«ng viÖc khã kh¨n bao nhiªu chóng ta cè g¾ng bÊy nhiªu. (®¹i tõ)
- Ai làm việc gì, nó làm việc nấy.
b. Kh«ng dïng tõ nèi: Gi÷a c¸c vÕ c©u cÇn cã dÊu phÈy, dÊu chÊm phÈy hoÆc dÊu
2 chÊm.
VD: + Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem.
+ Nã còng lµ th»ng kh¸, nã thÊy bè nãi thÕ th× th«i ngay.
+ Ta ®Õn bÖnh viÖn K sÏ thÊy râ: B¸c sÜ viÖn trưëng cho biÕt trªn 80% ung
thư vßm häng vµ ung thư phæi lµ do thuèc l¸.
3. C¸c kiÓu quan hÖ trong c©u ghÐp.
- C¸c vÕ cña c©u ghÐp cã qh ý nghÜa víi nhau kh¸ chÆt chÏ. Nh÷ng qh thưêng gÆp:
qh nguyªn nh©n, ®k (gt), tư¬ng ph¶n, t¨ng tiÕn, lùa chän, bæ sung, tiÕp nèi, ®ång thêi,
gi¶i thÝch.
- Mçi cÆp qh thưêng ®ưîc ®¸nh dÊu b»ng nh÷ng qht, cÆp qht hoÆc cÆp tõ h« øng
nhÊt ®Þnh.
- Ph¶i dùa vµo v¨n c¶nh hoÆc hoµn c¶nh giao tiÕp ®Ó nhËn biÕt chÝnh x¸c qh ý

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

nghÜa gi÷a c¸c vÕ c©u.


VD: T«i ®i chî, nã nÊu c¬m. -> Qh nguyªn nh©n, ®ång thêi, tiÕp nèi, tư¬ng ph¶n…
lưu ý: C©u ghÐp cã thÓ cã nhiÒu vÕ. MQH gi÷a c¸c vÕ cña c©u ghÐp cã thÓ cã
nhiÒu tÇng bËc kh¸c nhau.
VD: (1) T«i nãi m·i (2) nhưng nã kh«ng nghe t«i (3) nªn nã thi trưît.
->3 vÕ c©u vµ cã 2 lo¹i qh.
+ VÕ 1, 2: qh tư¬ng ph¶n.
+ VÕ 2, 3: qh nguyªn nh©n.
II. Bµi tËp:
1. C¸c c©u sau gåm mÊy côm C - V. Chóng cã ph¶i lµ c©u ghÐp kh«ng, v× sao?
a. Bµ ta 1 h«m ®i qua chî thÊy mÑ t«i ngåi cho con bó ë bªn ræ bãng ®Ìn.
C V
-> C©u ®¬n.
b. Bµ ta thư¬ng t×nh toan gäi hái xem sao th× mÑ t«i véi quay ®i, lÊy nãn che.
C V C V
-> C©u ghÐp.
c. Råi chÞ ®ãn lÊy c¸i TØu vµ ngåi xuèng ®ã như cã ý chê xem chång chÞ ¨n cã
C V
ngon miÖng hay kh«ng.
-> C©u ®¬n.
2. Cã thÓ ®¶o trËt tù c¸c vÕ c©u trong c¸c c©u ghÐp sau kh«ng, v× sao?
a. Ngµy mai, nÕu ai mang sÝnh lÔ ®Õn tríc th× ta sÏ g¶ con g¸i cho.
b. Bµ con ®Òu vui lßng gom gãp g¹o nu«i chó bÐ, v× ai còng mong chó giÕt giÆc,
cøu nưíc.
-> Kh«ng thÓ ®¶o vÞ trÝ c¸c vÕ c©u trong nh÷ng c©u trªn. V× ý nghÜa cña c¸c vÕ
sau chØ cã thÓ hiÓu ®ưîc khi trưíc nã ®· cã vÕ c©u nªu ý nghÜa lµm c¬ së ®Ó hiÓu
ý nghÜa cña vÕ sau. Nõu c¸c vÕ sau chuyÓn lªn ®Çu c©u, ngưêi ®äc sÏ kh«ng hiÓu
®ưîc nghÜa cña c¸c vÕ c©u ®ã.
3. ChØ râ mqh gi÷a c¸c vÕ cña c©u ghÐp:
a. Ngưêi ta ®¸nh m×nh kh«ng sao, m×nh ®¸nh ngưêi ta th× m×nh ph¶i tï, ph¶i téi.
-> Qh ®èi lËp vÒ ý nghÜa.
b. KÕt côc, anh chµng “hÇu cËn «ng lÝ” yÕu h¬n chÞ chµng con män, h¾n bÞ chÞ
nµy tóm tãc l¼ng cho 1 c¸i, ng· nhµo ra thÒm.
-> Qh nguyªn nh©n - kÕt qu¶.
4. Em h·y t¹o nh÷ng c©u ghÐp cã vÕ c©u chØ nguyªn nh©n tr¸i ngưîc víi sv ®·
nªu:
a. Nam vÉn ®Õn líp ®óng giê.
- Tuy nhµ xa, Nam vÉn ®Õn líp ®óng giê.
- Nhµ ë xa nhưng Nam vÉ ®Õn líp ®óng giê.
- Nam vÉn ®Õn líp ®óng giê tuy nhµ ë xa.
- Dï nhµ xa, Nam vÉn ®Õn líp ®óng giê.
b. Hoµ vÉn miÖt mµi lµm bµi thùc hµnh Ng÷ v¨n.
c. Nam vÉn cè g¾ng gióp b¹n vưît khã.
d. Ai còng cè g¾ng hoµn thµnh nhiÖm vô häc tËp.
4. Híng dÉn vÒ nhµ:
----------------------------------------------------------------------------------------

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

NS: 30 tháng 11 năm 2020


ND: 02 tháng 12 năm 2020

Tiết 61-62 : ÔN DỊCH THUỐC LÁ

Văn bản
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức :
- Biết cách đọc - hiểu, nắm bắt các vấn đề xã hội trong một văn bản nhật dụng;
- Có thái độ quyết tâm phòng chống thuốc lá.
- Thấy được sức thuyết phục bởi sự kết hợp chặt chẽ phương thức lập luận và
thuyết minh trong văn bản.
- Mối nguy hại ghê gớm toàn diện của tệ nghiện thuốc lá đối với sức khỏe con
người và đạo đức xã hội.
- Tác dụng của việc kết hợp các phương thức biểu đạt lập luận và thuyết minh
trong văn bản.
2. Kĩ năng :
- Đọc - hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết.
- Tích hợp với phần Tập làm văn để tập viết bài văn thuyết minh một vấn đề của
đời sống xã hội .
3. Thái độ.
Giúp học sinh hiểu rõ hơn những tác hại của các tệ nạn xã hội để cho các em biết
cách phòng trách.
4. Giáo dục môi trường.
B.CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài.
- Học sinh: Học bài cũ, đọc soạn bài mới.
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I.Ổn định lớp:
II. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT


HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- GV: Bao bì ni lông có tác hại gì với - Tác hại của bao bì ni lông: Cản trở quá trình
đời sống động, thực vật và con người. sinh trưởng của thực vật. Làm tắc cống dẫn
Nêu biện pháp khắc phục những tác hại nước. Sự tắc nghẽn của cống rãnh làm ngập lụt
đó? đô thị, làm cho muỗi phát sinh. Làm chết động
- Hs trả lời. vật khi chúng nuốt phải. Gây ô nhiễm thực
phẩm khi con người đựng thức ăn có thể gây
ung thư phổi. Khi đốt có thể gây ngộ độc…
- Các biện pháp khắc phục: Thay đổi thói quen
sử dụng bao ni lông bằng. Không nên lạm
dụng, sử dụng ở mọi nơi, mọi lúc, nhiều khi
không cần thiết.
- Thuốc lá, thuốc phiện, ma tuý …

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- Loại nào mà con người dùng phổ biến nhất là


- GV: Em hãy nêu một số loại có chất thuốc lá
gây nghiện mà con người sử dụng?
Trong đó có loại nào mà con người
dùng phổ biến nhất?
- HS thảo luận đề đưa ra kết quả.
- HS lên trình kết quả, cho HS khác lên
bổ sung và chốt.
- GV bổ sung và chốt.
- GV: Để tìm hiểu về thuốc lá và tác
hại của nó chúng ta cùng đi vào tìm
hiểu bài Ôn dịch thuốc lá.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. Đọc - Tìm hiểu chung.
1. Tác phẩm.
- GV: Em hiểu ôn dịch là gì ? Nhan đề - Ôn dịch chỉ những bệnh nguy hiểm, lây lan
bài viết ôn dịch, thuốc lá được hiểu như rộng và làm chết người hàng loạt trong thời
thế nào? gian nhất định.(Ví dụ: dịch hạch, dịch tả, dịch
- HS trả lời. lao, dịch SARS…).
- Nhan đề có nghĩa: Đề cập đến ôn dịch nói
chung và thuốc lá cũng là một thứ ôn dịch.
- Trả lời: thuốc lá, thuốc rê, thuốc lào….Một
- GV: Người Việt Nam hút thuốc lá số nhãn hiệu: Zet, Dunhill, Đalat, White
gồm những loại nào? Hãy nêu tên một horse….
vài nhãn hiệu mà em biết. Em thường - Hút thuốc có hại cho sức khoẻ
thấy dòng chữ gì trên bao thuốc ?
- HS trả lời. - Văn bản nhật dụng, thuyết minh một vấn đề
- GV: Hãy xác định kiểu loại của văn khoa học – xã hội.
bản trên ?
- HS trả lời. 2. Đọc – hiểu văn bản.
- Đọc.
- GV cho HS đọc văn bản.
- HS đọc văn bản. - Đọc.
- GV gọi HS đọc chú thích. 3. Bố cục.
- Bố cục chia làm 3 phần:
- GV: Em hãy xác định bố cục của văn + Phần 1: Từ đầu..... “AIDS”: Thuốc lá ngày
bản? nay đã thành ôn dịch.
- HS trả lời. + Phần 2: Tiếp theo….. “con đường phạm
pháp”: Tác hại của hút thuốc với cá nhân
người hút và sức khoẻ cộng đồng.
+ Phần 3: Còn lại: Kêu gọi mọi người chống
lại ôn dịch thuốc lá.
II. Phân tích.
1. Dẫn vào vấn đề.
- Đọc.
- Không đề cập ngay đến thuốc lá mà nêu lên

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- GV cho HS đọc đoạn 1. một số ôn dịch nguy hiểm khác mà mọi người
- GV: Ở phần 1, người viết có đề cập đã rõ: dịch hạch, thổ tả, AIDS…Một số ôn
ngay đến tác hại của thuốc lá không? dịch đã được chế ngự nhưng một số ôn dịch
- HS trả lời. vẫn đang bùng phát mạnh và là nguy cơ đe doạ
sinh mạng con người.
- Cách viết như vậy sẽ gây được sự chú ý của
người đọc, khiến họ ngạc nhiên, tạo sự thuận
lợi cho bài viết. Đồng thời, trên cái nền của các
- GV: Cách viết như vậy có tác dụng ôn dịch đó để báo động tác hại của ôn dịch
gì? thuốc lá.
- HS trả lời. 2. Tác hại của thuốc lá.
- Muốn nhấn mạnh thuốc lá gây nên những tác
hại từ từ, gặm nhắm nhưng rất nguy hiểm có
khi vô phương cứu chữa.
- GV: Tại sao người viết lại dẫn lời của
Trần Hưng Đạo trước khi nêu tác hại - Tác giả nêu một cách tỉ mỉ tác hại của thuốc
của thuốc lá ? lá với người hút: bệnh ung thư phổi, miệng
- HS trả lời. đắng và hôi, răng, lợi đen sạm, ngón tay vàng,
- GV: Thuốc lá có tác hại gì đối với bệnh tim mạch … các hậu quả này đến dần dần
bản thân người hút? như tằm ăn dâu.
- HS trả lời. - Nó là kẻ thù nguy hiểm đối với sức khoẻ mọi
người.
- Đó là câu nói của con nghiện. Người viết
không đồng ý mà còn lên tiếng phản đối bằng
- GV: Em nghĩ gì về các tác hại trên? những dẫn chứng cụ thể về tác hại của thuốc lá
- HS trả lời. đối với những người không hút thuốc lá.
- GV: Em nhận xét gì về câu nói “Tôi - Tác hại của thuốc lá:
hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!”? Người viết + Người hút bị nhiều bệnh tật.
có đồng ý với câu nói đó không? + Những người xung quanh cũng bị ảnh hưởng
- HS trả lời. bởi khói thuốc.
+ Làm gương xấu cho trẻ em.
- GV: Theo tác giả, hút thuốc lá có ảnh + Dễ dẫn đến má túy rồi dẫn đến tội phạm
hưởng gì đối với mọi người xung - Tỷ lệ thanh thiếu niên nước ta hút thuốc
quanh? ngang tầm với các nước Âu – Mỹ.
- HS trả lời. - Để có tiền hút thuốc thanh thiếu niên sinh ra
trộm cắp.
- Từ nghiện thuốc lá có thể dẫn đến ma túy.

- GV: Trong đoạn văn thuyết minh về 3. Lời kêu gọi từ bỏ thuốc lá:
những ảnh hưởng xấu của thuốc lá đến - Kêu gọi mọi người từ bỏ thuốc lá.
đạo đức con người có những thông tin
nào nổi bật?
- HS trả lời. - Chiến dịch là toàn bộ các hành động nhằm
tập trung khẩn trương và huy động nhiều lực
lượng xã hội tham gia trong thời gian ngắn để
- GV: Nêu ra tác hại của thuốc lá, thực hiện một mục tiêu.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

người viết muốn nói lên điều gì? - Chiến dịch chống thuốc lá là các hoạt động
- HS trả lời. thống nhất của toàn xã hội nhằm chống lại một
- GV: Phần cuối văn bản cung cấp các cách có hiệu quả ôn dịch thuốc lá.
thông tin về chiến dịch chống thuốc lá. - Tác giả dùng các số liệu thống kê và so sánh:
Em hiểu thế nào chiến dịch chống + Ở Bỉ hút thuốc nơi công cộng phạt 40 đô la,
thuốc lá? tái phạm phạt 500 đô la.
- HS trả lời. + Chiến dịch đã làm hãm số người hút và mục
tiêu cuối thế kỷ 20 “Một châu Âu không có
thuốc lá”
- Nước ta nghèo nên càng phải chống thuốc lá.
- GV: Em có nhận xét gì về cách thuyết - Nhờ tính khách quan của thông tin nên đã
minh của tác giả ở phần cuối của văn thuyết phục người đọc về ý nghĩa cần có chiến
bản? dịch chống thuốc lá.
- HS trả lời. - Cổ vũ hết mình chiến dịch chống thuốc lá.
Tin tưởng, hy vọng vào sự chiến thắng của
chiến dịch chống thuốc lá.
- Thuốc lá nó có ảnh hưởng rất lớn tới môi
trường:
+ Nó làm ô nhiễm nguồn không khí vì khi có
người hút thuốc khói thuốc lan tỏa ra xung
quanh làm những người không hút thuốc cũng
hít phải khói thuốc.
- GV: Khi nêu kiến nghị chống thuốc + Tạo ra một thói quen không tốt cho nhiều
lá, tác giả bày tỏ thái độ như thế nào? người và tạo ra một môi trường sống không
- HS trả lời. lành mạnh.
- Giáo dục môi trường: Thuốc lá nó có III. Tổng kết.
ảnh hưởng tới môi trường như thế nào? 1. Hình thức:
- HS trả lời. - Kết hợp lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sinh
động với thuyết minh cụ thể, phân tích trên cơ
sở khoa học.
- Sử dụng thủ pháp so sánh để thuyết minh một
cách thuyết phục một vấn đề y học liên quan
đến tệ nạn xã hội.
2. Nội dung:
- Giới thiệu về chất gậy nghiện có trong thuốc
lá.
- GV: Em hãy nêu hình thức của văn - Tác hại của thuốc lá.
bản? - Lời kêu gọi từ bỏ thuốc lá.
- HS trả lời. *Ghi nhớ SGK.

- GV: Em hãy nêu nội dung của văn


bản?
- HS trả lời.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- GV cho HS đọc ghi nhớ SGK.


- HS đọc ghi nhớ SGK.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
- GV: Nêu ý nghĩa của văn bản. - Ý nghĩa của văn bản: Với những phân tích
- HS trả lời. khoa học, tác giả đã chỉ ra tác hại của việc hút
thốc lá đối với đời sống con người, từ đó phê
phán và kêu gọi mọi người ngăn ngừa tệ nạn
hút thuốc lá.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- GV: Sau khi học xong văn bản Ôn - Nêu suy nghĩ.
dịch thuốc lá em hãy nêu suy nghĩ của
mình về hiện tượng hút thuốc lá ở địa
phương em?
- HS nêu suy nghĩ của mình.
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG
- GV : Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về - Sưu tầm
tác hại của tệ nghiện thuốc lá và khói
thuốc lá đối với sức khỏe con người.
- HS sưu tầm.
D.DẶN DÒ.
- Chuẩn bị bài mới: “Phương pháp thuyết minh”
*****************************************************************
NS: 31 tháng 11 năm 2020
ND: 03 tháng 12 năm 2020
Tiết 63-64
PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:


1.Kiến thức :
- Nâng cao hiểu biết và vận dụng các phương pháp thuyết minh trong việc tạo lập
văn bản.
- Kiến thức về văn bản thuyết minh ( trong cụm các bài học về văn bản thuyết
minh đã học và sẽ học.
- Đặc điểm và tác dụng của các phương pháp thuyết minh.
2. Kĩ năng :
- Nhận biết và vận dụng các phương pháp thuyết minh thông dụng.
- Rèn luyện khả năng quan sát và nắm bắt được bản chất của sự vật.
- Tích lũy và nâng cao tri thức đời sống.
- Phối hợp sử dụng các phương pháp thuyết minh để tạo lập văn bản thuyết minh
theo yêu cầu.
- Lựa chọn phương pháp phù hợp như định nghĩa, so sánh, phân tích, liệt kê để
thuyết minh về nguồn gốc, đặc điểm, công dụng của đối tượng.
3. Thái độ.
Giúp học sinh hiểu rõ hơn những kiến thức về các phương pháp trình bày văn
bản.
Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn
Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

B.CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài, bảng phụ.
- Học sinh: Học bài cũ, đọc soạn bài mới.
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I.Ổn định lớp:
II. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT


HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- GV: Để cung cấp tri thức một cách - Người ta sử dụng phương pháp thuyết minh.
khách quan về đối tượng người ta phải
làm gì?
- HS thảo luận đề đưa ra kết quả.
- HS lên trình kết quả, cho HS khác lên
bổ sung và chốt.
- GV bổ sung và chốt.
- GV: Để tìm hiểu về phương pháp
thuyết minh chúng ta cùng đi vào tìm
hiểu bài hương pháp thuyết minh.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh.
1. Quan sát, học tập, tích luỹ tri thức để làm
bài văn thuyết minh.
- Các văn bản đã sử dụng các tri thức:
- GV: Các văn bản Cây dừa Bình Định, + Cây dừa Bình Định: tri thức về sự vật, kiến
Huế, Tại sao lá cây lại có màu xanh thức xã hội.
lục… sử dụng các loại tri thức nào? + Huế: tri thức văn hoá, thiên nhiên.
- HS trả lời. +Tại sao lá cây lại có màu xanh lục: tri thức
khoa học.
+ Khởi nghĩa Nông Văn Vân: tri thức lịch sử.
+ Con giun đất: tri thức khoa học sinh học.
- Chính xác, khoa học và đúng với thực tế.

- Phải quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng,


- GV: Điểm chung của tri thức trong học tập và tích luỹ kinh nghiệm.
các văn bản trên là gì ? - Vai trò của quan sát, tích luỹ tri thức là rất
- HS trả lời. quan trọng. Đó là một qúa trình lâu dài, liên
- GV: Theo em, làm thế nào để có tục đọc và ghi chép lại những điều cần thiết,
những tri thức đó? Vai trò của quan sát, khi cần thì sử dụng.
học tập, tích luỹ tri thức ở đây như thế - Không được vì tri thức ấy không khách quan,
nào? thiếu cơ sở khoa học nên không chính xác.
- HS trả lời.

- GV: Lưu ý khi thuyết minh chỉ cần


nêu những thông tin chính, điển hình - Muốn có tri thức để làm tốt bài văn thuyết
làm rõ đối tượng. Vì thế bài thuyết minh người viết phải quan sát, tìm hiểu sự vật,

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

minh có thể làm bằng tưởng tượng, suy hiện tượng cần thuyết minh, nhất là phải nắm
luận được không? bắt được bản chất, đặc trưng của chúng, để
- HS trả lời. tránh sa vào trình bày các hiện tượng không
- GV: Vậy muốn có tri thức để làm tốt tiêu biểu, không quan trọng.
bài văn thuyết minh người viết phải *Ghi nhớ SGK.
làm như thế nào ?
2. Phương pháp thuyết minh.
- Có các phương pháp thuyết minh sau:

- GV cho HS đọc ghi nhớ SGK. a. Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích:
- HS đọc ghi nhớ SGK. Đọc
- Trong các câu trên, ta thường gặp từ là
- GV: Dựa vào kiến thức trong SGK chúng nằm ở đầu bài, đầu đoạn và có vai trò
em hãy cho biết có các phương pháp giới thiệu về đối tượng. Những câu này nêu
thuyết minh nào ? đặc điểm, công dụng của đối tượng. Mỗi đối
- HS trả lời. tượng có nhiều cách định nghĩa khác nhau tuỳ
theo mục đích thuyết minh.
- GV gọi HS đọc ví dụ ở a. b. Phương pháp liệt kê.
- GV: Trong các câu trên, ta thường - Phương pháp liệt kê có tác dụng: Giúp người
gặp từ gì? Sau từ ấy, người ta cung cấp đọc hiểu sâu sắc toàn diện và có ấn tượng về
một kiến thức thế nào? Hãy nêu vai trò nội dung.
và đặc điểm của loại câu văn định
nghĩa , giải thích trong văn bản thuyết
minh ? c. Phương pháp nêu ví dụ.
- HS trả lời. - Phương pháp nêu ví dụ có tác dụng: Thuyết
phục người đọc khiến cho người đọc tin vào
- GV cho HS đọc ví dụ ở b. Các những điều mà người viết cung cấp.
phương pháp liệt kê có tác dụng như d. Phương pháp dùng số liệu.
thế nào đối với việc trình bày tính chất - Đoạn văn cung cấp những số liệu thực tế về
của sự vật ? các loại cỏ Và không khí. Phải có cơ sở thực
- HS trả lời. tế, phải đáng tin cậyTạo tính thuyết phục, dễ
hiểu ở người đọc.
- Cho HS đọc ví dụ ở c và nêu tác
dụng của phương pháp nêu ví dụ ? e. Phương pháp so sánh.
- HS trả lời. - Để làm nổi bật vấn đề biển Thái Bình Dương
rất lớn.

- GV: Đoạn văn ở ví dụ d cung cấp g. Phương pháp phân loại, phân tích.
những số liệu nào ? Nếu không có số - Kết hợp hài hoà giữa núi sông.
liệu, có thể làm sáng tỏ được vai trò - Đẹp với cảnh sắc sông núi.
của cỏ trong thành phố không ? - Có nhiều công trình kiến trúc
- HS trả lời. - Được yêu vì những sản phẩm.
- Nổi tiếng với những món ăn.
- GV: Hãy đọc ví dụ ở e và cho biết tác - Thành phố đấu tranh kiên cường
dụng của phương pháp so sánh! - Thiên nhiên, công trình kiến trúc, món ăn,

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- HS trả lời. chế độ phong kiến…Không nên gộp chung mà


phân loại ra để dễ trình bày, bài viết lại rõ
- GV: Văn bản Huế đã trình bày những ràng, đầy đủ.
đặc điểm nào của Huế ? Có thể gộp - Một số phương pháp thuyết minh chủ yếu:
chung các đặc điểm đó lại được không? a. Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
- HS trả lời. b. Phương pháp liệt kê, nêu ví dụ và dùng số
liệu.
c. Phương pháp so sánh.
d. Phương pháp phân loại, phân tích.

- GV: Em hãy nêu một số phương pháp


thuyết minh chủ yếu?
- HS trả lời.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP


- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1. Bài tập 1.
- GV: Phạm vi tìm hiểu trong bài Ôn - Kiến thức khoa học và kiến thức xã hội: tác
dịch, thuốc lá là gì? hại của thuốc lá và tâm lí lệch lạc của một số
- HS trả lời. người sử dụng thuốc lá.
- GV: Những kiến thức ấy có đáng tin - Đó là những kiến thức đáng tin cậy. Các
cậy không? Tìm các phương pháp phương pháp thuyết minh đã được sử dụng: so
thuyết minh trong văn bản. sánh, phân tích, dùng số liệu.
- HS trả lời.
Bài tập 2.
- GVgọi HS đọc văn bản trang 129. - Đọc.
- Văn bản trên dùng những kiến thức - Văn bản trên dùng những kiến thức để thuyết
nào để thuyết minh? Văn bản sử dụng minh: Kiến thức lịch sử, kiến thức quân sự,
những phương pháp thuyết minh nào? kiến thức xã hội…
- HS làm bài. - Sử dụng phương pháp dùng số liệu, sự kiện

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG


- GV : Khi thuyết minh về lá cây và - Phương pháp thuyết minh là giải thích.
muốn biết vì sao lá cây có màu xanh
lục cần sử dụng phương pháp thuyết
minh nào?
- HS đặt câu.
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG
- GV : Sưu tầm, đọc thêm các văn bản - Sưu tầm
thuyết minh sử dụng phong phú các
phương pháp để học tập.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- HS sưu tầm.
D.DẶN DÒ.
- Đọc kĩ một số đoạn văn thuyết minh.

NS: 5 tháng 12 năm 2020


ND: 8 tháng 12 năm 2020
TIẾT 65 : LUYÖN TËP V¡N Tù Sù ( TC)

A.Mức độ cần đạt:


1) KiÕn thøc:
- Gióp häc sinh n¾m ®ù¬c ®Æc ®iÓm cña bµi v¨n tù sù kÕt hîp víi miªu t¶, biÓu c¶m
- NhËn xÐt ®ưîc sù t¸c ®éng qua l¹i gi÷a c¸c yÕu tè kÓ, miªu t¶, biÓu c¶m
- N¾m đưîc c¸ch thøc vËn dông c¸c yÕu tè nµy trong mét v¨n b¶n tù sù.
2) KÜ n¨ng: RÌn kÜ n¨ng viÕt ®o¹n v¨n, bµi v¨n tù sù kÕt hîp miªu t¶, biÓu c¶m
tư¬ng ®èi mét c¸ch thµnh th¹o.
3) Th¸i ®é:
- Gi¸o dôc tÝnh thËn träng khi viÕt ®o¹n v¨n tù sù kÕt hîp miªu t¶ biÓu c¶m vµo v¨n tù
sù kÕt hîp miªu t¶ biÓu c¶m.
- ThÝch ®ưa yÕu tè miªu t¶ biÓu c¶m vµo v¨n tù sù ®Ó bµi v¨n sinh ®éng hÊp dÉn.
B. Chuẩn bị:
GV: Sưu tÇm c¸c bµi tËp liªn quan ®Õn chñ ®Ò.
HS: ¤n tËp c¸c kiÕn thøc liªn quan ®Õn viÕt bµi v¨n tù sù kÕt hîp víi miªu t¶ vµ biÓu
c¶m.
C. TiÕn tr×nh c¸c ho¹t ®éng d¹y- häc
1. Ổn ®Þnh líp(1') :
2.KiÓm tra bµi cò: (5') Tự sự là gì? Ngôi kể trong văn tự sự? Dàn bài của bài văn tự sự?
3. Bµi míi:
H§1: X©y dùng dµn bµi(15'): I. X©y dùng dµn bµi:
- §Ò1 : KÓ vÒ mét lÇn em m¾c khuyÕt ®iÓm khiÕn
GV ghi 3 ®Ò lªn b¶ng thÇy c« gi¸o em buån
- §Ò2: KÓ vÒ mét sù viÖc em ®· lµm khiÕn bè mÑ
rÊt vui lßng
- §Ò 3: NÕu lµ ngõ¬i ®ưîc chøng kiÕn c¶nh L·o H¹c
kÓ chuyÖn b¸n chã víi «ng Gi¸o trong truyÖn ng¾n
cña Nam Cao th× em sÏ ghi l¹i c©u chuyÖn ®ã như
thÕ nµo?
GV cho häc sinh lËp dµn ý tõng ®Ò Dµn ý ®Ò 1:
®Ó viÕt thµnh bµi v¨n 1) Më bµi:
Yªu cÇu HS lµm viÖc theo nhãm(10 - Giíi thiÖu hoµn c¶nh: em m¾c khuyÕt ®iÓm ®èi

) víi thÇy cô gi¸o vµo lóc nµo? dÞp nµo ? LÝ do ?
Nhãm 1: §Ò 1 2) Th©n bµi :
Nhãm 2: §Ò 2 Nguyªn nh©n ph¹m lçi
Nhãm 3: §Ò 3 DiÔn biÕn, hËu qu¶ cña viÖc ph¹m lçi
HS: Lµm viÖc theo nhãm, tr×nh Ngưêi ph¹m lçi vµ nh÷ng ngưêi cã liªn quan
bµy, nhËn xÐt. 3) KÕt bµi :

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

GV: NhËn xÐt, kÕt luËn cho tõng Suy nghÜ , t×nh c¶m sau khi sù viÖc ®· x¶y ra
®Ò. Hưíng kh¾c phôc , phÊn ®Êu trë thµnh ngưêi
tèt
Dµn ý ®Ò 2:
2) Më bµi:
- Giíi thiÖu hoµn c¶nh diÔn ra viÖc lµm cña em vµo
lóc nµo? DÞp nµo ? LÝ do?
2) Th©n bµi :
Nguyªn nh©n em thùc hiÖn viÖc lµm tèt ®ã.
DiÔn biÕn, kÕt qu¶ cña viÖc lµm
Th¸i ®é của bố mÑ víi em: vui mõng
3) KÕt bµi :
Suy nghÜ , t×nh c¶m sau khi sù viÖc ®· x¶y ra
Hưíng phÊn ®Êu trong tư¬ng lai
Dµn ý ®Ò 3:
1)Më bµi:
- Giíi thiÖu hoµn c¶nh: em chøng kiÕn c¶nh l·o H¹c
kÓ l¹i viÖc b¸n chã cho ông Gi¸o nghe vµo lóc nµo? ở
®©u ?
2) Th©n bµi :
Nguyªn nh©n l·o H¹c b¸n chã
NÐt mÆt, hµnh ®éng cña l·o H¹c khi kÓ ®o¹n
l·o lõa con chã vµng
Th¸i ®é ông gi¸o.
T×nh c¶m, suy nghÜ cña em víi l·o H¹c.
3) KÕt bµi :
Suy nghÜ , t×nh c¶m sau khi chøng kiÕn sù
viÖc ®· x¶y ra
Ho¹t ®éng 2: ViÕt bµi (20') Mong muèn, hy väng cña em víi l·o H¹c
II.ViÕt bµi:
Chän ®Ò 1 ®Ó viÕt:

GV giao nhiÖm vô cho HS lµm viÖc

®éc lËp nhưng mçi nhãm cã nhiÖm

vô kh¸c nhau.

Nhãm 1 : viÕt ®o¹n më bµi


Nhãm 2 : viÕt ®o¹n 1 th©n
bµi
Nhãm 3: viÕt ®o¹n 2 th©n bµi
, ®o¹n kÕt bµi
HS: Thùc hµnh viÕt, tr×nh bµy,
nhËn xÐt.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

GV: NhËn xÐt, kÕt luËn.


3.Cñng cè(2'): - C¸ch lµm bµi v¨n tù sù như thÕ nµo?
4. DÆn dß(2'): - ¤n tËp l¹i toµn bé kiÕn thøc võa «n tËp.
- Lµm hoµn thiÖn c¸c bµi
*******************************************************************

NS: 9 tháng 12 năm 2020


ND:10 tháng 12 năm 2020
Tuần 14.
Tiết 66-67:

Văn bản: BÀI TOÁN DÂN SỐ


(Thái An)

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:


1.Kiến thức :
- Biết đọc - hiểu một văn bản nhật dụng.
- Hiểu được việc hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số là đòi hiểu tất yếu của
sựvấn đề cấp bách của loài người.
-Thấy được sự kết hợp của phương thức tự với lập luận tạo nên sức thuyết phục
bài viết.
- Thấy được cách trình bày một vấn đề của đời sống có tính chất toàn cầu trong
văn bản.
- Sự hạn chế gia tăng dân số là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của loài
người.
- Sự chặt chẽ khả năng thuyết phục của cách lập luận bắt đầu bằng một câu chuyện
nhẹ nhàng mà hấp dẫn.
2. Kĩ năng :
- Tích hợp với phần tập làm văn, vận dụng kiến thức đã học ở bài Phương pháp
thuyết minh để đọc - hiểu, nắm bắt được vấn đề có ý nghĩa thời sự trong văn bản.
- Vận dụng vào việc viết bài văn thuyết minh.
3. Thái độ.
- Giúp học sinh có thái độ hiểu rõ hơn vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình.
4. Giáo dục môi trường.
B.CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài.
- Học sinh: Học bài cũ, đọc soạn bài mới.
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I.Ổn định lớp:
II. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- GV: Hãy nêu tác hại của thuốc lá đối - Thuốc lá có tác hại rất lớn đối với đời sống
với đời sống con người? Người ta con người. Người ta sử dụng phương pháp
thường dùng phương pháp gì để nói về thuyết minh.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

thuốc lá?
- HS thảo luận đề đưa ra kết quả.
- HS lên trình kết quả, cho HS khác lên
bổ sung và chốt.
- GV: Qua phần khởi động các em đã
được biết về tác hại của thuốc để tìm
hiểu cụ thể chúng ta cùng đi tìm hiểu
bài Bài toán dân số
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. Đọc - tìm hiểu chung.
1. Tác phẩm
- GV: Văn bản trên thuộc loại văn bản - Văn bản thuộc văn bản nhật dụng. Phương
gì ? Phương thức biểu đạt. thức biểu đạt: nghị luận giải thích chứng
- HS trả lời. minh vấn đề xã hội gia tăng dân số và những
hậu quả của nó.
2. Đọc – hiểu văn bản
- GV gọi HS đọc VB và đọc chú thích. - Đọc.
- HS đọc. - Giải thích từ khó:
3. Bố cục:
- GV: Em thử xác định bố cục văn bản? - Bố cục: 3 đoạn:
- HS trả lời. + Đoạn 1: Từ đầu đến “.... sáng mắt ra”.
+ Đoạn 2: tiếp theo đến “ ..bàn cờ”.
+ Đoạn 3: còn lại.
- GV: Nêu nhận xét của em về bố cục? - Bố cục mạch lạc, chặt chẽ theo vấn đề, luận
- HS trả lời. điểm của văn bản nghị luận: bài toán dân số
là gì và cách giải quyết.
II. Phân tích văn bản:
1. Đặt vấn đề:
- GV gọi HS đọc phần mở bài. - Đọc.
- Vấn đề chính mà tác giả đặt ra trong - Vấn đề chính mà tác giả đặt ra trong văn
văn bản này là gì? bản là: vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia
- HS trả lời. đình.
- GV: Tác giả “sáng mắt ra” về điều gì? - Vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình
- HS trả lời. được đặt ra từ thời cổ đại.
- GV: Em hiểu thế nào về vấn đề dân - Vấn đề dân số của một quốc gia gắn liền với
số và kế hoạch hóa gia đình? sự phát triển kinh tế của quốc gia đó.
- HS trả lời.
- GV: Đoạn văn mở đầu có cách đặt - Vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình là
vấn đề như thế nào? Tác dụng? vấn đề mang tính chất toàn cầu.
- HS trả lời. - Tác dụng: Cách diễn đạt nhẹ nhàng, giản dị,
thân mật, tình cảm nên rất thuyết phục
2. Giải quyết vấn đề.
- GV gọi HS đọc phần thân bài. - Đọc.
- GV: Để làm rõ vấn đề đặt ra ở phần - Tác giả lập luận qua 3 ý chính tương ứng
đặt vấn đề, tác giả đã lập luận thuyết với 3 đoạn văn:
minh trên các ý chính nào, tương ứng + Vấn đề dân số được nhìn nhận từ bài toán
Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn
Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

với mỗi đoạn văn bản nào? cổ để thấy dân số phát triển theo cấp số nhân.
- HS trả lời. + Bài toán dân số được tính toán từ câu
chuyện trong kinh thánh.
+ Vấn đề dân số được nhìn nhận từ thực tế
sinh sản của người phụ nữ theo Hội nghị tại
Cai rô (Ai Cập).
- Tổng số thóc thu được có thể phủ khắp bề
- GV: Em có thể tóm tắt bài toán cổ mặt trái đất.
như thế nào? Và rút ra nhận xét? - Bài toán cổ số gạo tăng dần theo cấp số
- HS trả lời. nhân. Ban đầu ai cũng tưởng dễ thực hiện. Nó
tương ứng với sự phát triển dân số hiện nay
=> một con số khủng khiếp.
- Cách đặt vấn đề như vậy có tác dụng gây
- GV: Tác giả đưa bài toán cổ vào để hứng thú người đọc.
lập luận về bài toán dân số có tác dụng
gì ?
- HS trả lời. - Tác giả đưa câu chuyện trong kinh thánh
- GV: Tác giả đưa câu chuyện trong vào để cho thấy nếu hiện nay mỗi gia đình chỉ
kinh thánh vào để lập luận về bài toán có hai con thì năm 1995 sẽ là 5,63 tỷ người.
dân số có tác dụng gì ? So với bài toán cổ, con số này xáp xỉ ô thứ
- HS trả lời. 30. Có tác dụng giúp người đọc lưu ý đến sự
phát triển dân số hiện nay.
- Các số liệu thuyết minh ở đây có tác dụng
giúp cho người đọc thấy sự phát triển dân số
- GV: Các số liệu thuyết minh ở đây có nhanh chóng mà có suy nghĩ trong hành động
tác dụng gì? của mình.
- HS trả lời.
- GV: Tác giả dùng thống kê để thuyết - Cắt nghĩa được vấn đề gia tăng dân số từ
minh dân số tăng từ khả năng sinh sản khả năng sinh sản tự nhiên của người phụ nữ
của người phụ nữ đã đạt được mục đích => Cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn của sự tăng dân
gì? số và cái gốc của vấn đề hạn chế tăng dân số
- HS trả lời. là vấn đề sinh đẻ có kế hoạch.
- Các nước có tỷ lệ sinh con cao thuộc Châu
- GV: Theo thống kê của Hội nghị Cai Phi, Châu Á. (trong đó có Việt Nam)
rô, các nước có tỷ lệ sinh con cao thuộc - Kinh tế của các nước đó trong tình trạng
các châu lục nào? Em hiểu gì về thực nghèo nàn lạc hậu.
trạng kinh tế của các nước đó? Từ đó - Dân số tăng kìm hãm sự phát triển kinh tế,
rút ra kết luận quan hệ giữa sự phát kìm hãm sự phát triển xã hội là nguyên nhân
triển dân số và sự phát triển kinh tế? dẫn đến nghèo nàn lạc hậu.
- HS trả lời. - Lý lẽ đơn giản chứng cứ đầy đủ. Vận dụng
các phương pháp thuyết minh như: Thống kê,
- GV: Em học tập được gì từ cách lập so sánh, phân tích kết hợp các dấu câu.
luận của tác giả trong phần thân bài?
- HS trả lời.

3. Kết bài.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- GV gọi HS đọc phần kết bài. - Đọc.


- GV: Em hiểu thế nào về lời nói của - Nếu số sinh theo cấp số nhân của bài toán
tác giả “đừng để cho ... càng tốt”? cổ thì đến lúc nào đó con người sẽ không đất
- HS trả lời. sống => phải sinh đẻ có kế hoạch để hạn chế
sự gia tăng dân số trên toàn cầu.
- Muốn sống con người cần đất đai. Đất đai
- GV: Tại sao tác giả cho rằng: “Đó là thì không sinh ra, con người ngày một nhiều.
con đường tồn tại hay không tồn tại Do đó con người cần phải kế hoạch hóa gia
của loài người”? đình.
- HS trả lời. - Nhận thức rõ vấn đề gia tăng dân số là một
- GV: Qua những lời lẽ đó, tác giả đã hiểm họa. Có trách nhiệm với cộng đồng.
bộc lộ quan điểm và thái độ của mình Trân trọng cuộc sống tốt đẹp của con người.
về vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia
đình như thế nào? - Đất đai dùng để ở ngày càng ít đi mà dân số
- HS trả lời. ngày càng tăng dẫn đến nhiều người không có
- Giáo dục môi trường: Em hãy nhận đất ở phải đi thuê ở nhà của người khác.
xét về đất đai (dùng để ở)của trái đất III. Tổng kết.
hiện tại với sự gia tăng dân số? - Sử dụng kết hợp các hình thức so sánh,
dùng số liệu, phân tích.
- lập luận chặt chẽ.
- GV: Hãy nêu về hình thức của văn - Ngôn ngữ khoa học, giàu sức thuyết phục.
bản ? *Ghi nhớ SGK.
- HS trả lời.

- GV cho HS đọc ghi nhớ SGK.


- HS đọc ghi nhớ SGK.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
- GV: Hãy nêu ý nghĩa của văn bản ? - Văn bản nêu lên vấn đề thời sự của đời sống
- HS trả lời. hiện đại: dân số và tương lai của dân tộc,
nhân loại.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- GV: Em hãy nêu tình hình phát triển - HS thực hiện
dân số hiện nay ở đất nước ta?
- HS trả lời
- GV: Tìm hiểu nghiên cứu tình hình - HS thực hiện
dân số của địa phương từ đó đề xuất
giải pháp cho vấn đề này?
- HS tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG
- GV: Hãy sưu tầm các văn bản viết về - HS sưu tầm.
vấn đề dân số.
- HS sưu tầm.
D.DẶN DÒ.
- Chuẩn bị bài mới:

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

NS: 9 tháng 12 năm 2020


ND:10 tháng 12 năm 2020

Tiết 68.
DẤU NGOẶC ĐƠN VÀ DẤU HAI CHẤM

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:


1.Kiến thức :
- Hiểu rõ công dụng và biết cách sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm trong
khi viết.
- Công dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm .
2. Kĩ năng :
- Sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm .
- Sửa lỗi về dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm .
3. Thái độ.
- Bồi dưỡng HS lòng yêu mến Tiếng Việt.
B.CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài, bảng phụ.
- Học sinh: Học bài cũ, đọc soạn bài mới.
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I.Ổn định lớp:
II. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT


HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- GV: Khi viết, kết thúc một ý hoặc - Phải sử dụng dấu câu.
một câu chúng ta phải làm gì?
- GV: Hãy kể tên các dấu câu mà em - Các dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy, dấu
biết? chấm than, dấu chấm hỏi, dấu hai chấm, dấu
- HS thảo luận đề đưa ra kết quả. ngoặc đơn, dấu ngoặc kép, dấu chấm phẩy,
- HS lên trình kết quả, cho HS khác lên …
bổ sung và chốt.
- GV: Qua phần khởi động các em đã
được biết về các loại dấu câu để tìm
hiểu cụ chúng ta cùng đi tìm hiểu bài
Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. Dấu ngoặc đơn.
- GV treo bảng phụ ghi các đoạn trích ở - Quan sát.
mục 1 để học sinh quan sát và đặt câu
hỏi.
- GV: Dấu ngoặc đơn trong các đoạn - Dấu ngoặc đơn trong các đoạn trích trên
trích trên được dùng để làm gì? được dùng để :
- HS trả lời. - Ví dụ a: Dùng để giải thích họ là ai, ở đây

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

còn có tác dụng nhấn mạnh


Ví dụ b: Là phần thuyết minh về một loài
động vật mà tên là ba khía nhằm giúp người
đọc hình dung rõ hơn đặc điểm của con kênh
này.
Ví dụ c: Bổ sung thêm thông tin về năm sinh
và năm mất của Lý Bạch. Dấu ngoặc đơn thứ
hai bổ sung cho người đọc biết thêm Miên
Châu thuộc tỉnh nào (Tứ Xuyên)
- Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý
- GV: Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc nghĩa cơ bản của đoạn trích trên không thay
đơn thì ý nghĩa cơ bản của đoạn trích đổi. Vì người viết dùng nó như phần chú
trên có thay đổi không? thích nhằm cung cấp thêm thông tin kèm theo
- HS trả lời. chứ nó không thuộc nghĩa cơ bản.
- Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú
thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung)
- GV: Công dụng của dấu ngoặc đơn là *Ghi nhớ SGK.
gì?

- GV gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK.


- HS đọc phần ghi nhớ SGK.
II. Dấu hai chấm:
- GV cho HS đọc ví dụ trong SGK. - Đọc.
- GV: Các dấu hai chấm trong phần - Tác dụng:
trích trên có công dụng gì? Ví dụ a: Dùng để báo trước lời thoại của các
- HS trả lời. nhân vật Dế Choắt và Dế Mèn.
Ví dụ b: Dùng để báo trước lời dẫn trực tiếp
(Thép Mới dẫn lại lời của người xưa)
Ví dụ c: Phần giải thích lý do thay đổi tâm
trạng của tác giả khi lần đầu tiên đi học
- Dấu hai chấm dùng để:
+ Đánh dấu ( báo trước) lời dẫn trực
- GV: Công dụng của dấu hai chấm là tiếp( dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối
gì? thoại ( dùng với dấu gạch ngang)
- HS trả lời. + Đánh dấu ( báo trước) phần giải thích,
thuyết minh cho một phần trước đó.

- GV gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK. *Ghi nhớ SGK.


- HS đọc phần ghi nhớ SGK.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
- GV cho HS làm bài tập 1. Bài tập 1:
- GV: Hãy giải thích công dụng của - Công dụng của dấu ngoặc đơn :
dấu ngoặc đơn ? a. Đánh dấu phần giải thích ý nghĩa các cụm
- HS làm vào vở. từ.
b. Đánh dấu phần thuyết minh giúp người
đọc hiểu rõ trong 2290 m có tính cả phần cầu

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

dẫn.
c. Ví trí 1: đánh dấu phần bổ sung.
Ví trí 2: đánh dấu phần thuyết minh.
- GV cho HS làm bài tập 2. Bài tập 2.
- GV: Hãy giải thích công dụng của - Công dụng của dấu hai chấm
dấu hai chấm ? a. Đánh dấu (báo trước) phần giải thích cho ý
- HS làm vào vở. họ thách nặng quá.
b. Đánh dấu lời đối thoại của Dế Choắt nói
với Dế Mèn và phần thuyết minh nội dung
mà Dế Choắt khuyên Dế Mèn.
c. Đánh dấu phần thuyết minh cho ý: đủ màu
là những màu nào.
- GV cho HS làm bài tập 3. Bài tập 3.
- GV: Có thể bỏ dấu hai chấm được - Không thể bỏ được dấu hai chấm vì nghĩa
không ? Trong đoạn này, tác giả dùng của phần đặt sau dấu hai chấm được nhấn
dấu hai chấm nhằm mục đích gì ? mạnh cho phần trước đó.
- HS làm vào vở. - Không thể bỏ dấu hai chấm được vì tác giả
đánh dấu báo trước cho lời giải thích.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- GV: Đặt một câu có sử dụng dấu hai - HS thực hiện.
chấm ?
- HS trả lời
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG
- GV: Tìm văn bản có chứa dấu ngoặc - Sưu tầm
đơn và dấu hai chấm để chuẩn bị cho
bài học.
- Sưu tầm
D.DẶN DÒ.
***********************************************************************
NS: 10 tháng 12 năm 2020
ND: 11 tháng 12 năm 2020
TIẾT 69: CTĐP:
NGẪU NHIÊN CẢM HỨNG LÀM THƠ
(Ngẫu hứng - Nguyễn Xuân Ôn)

A./ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:


1. Kiến thức :
- Nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản "Ngẫu nhiên cảm hứng làm thơ"(Ngẫu
hứng) của Nguyễn Xuân Ôn
- Nắm được tình cảm và quan niệm về cuộc đời, về con người, về thời thế. Nắm được
nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong thơ TNBC Đường luật.
- Có tình cảm yêu quý các nhà thơ xứ Nghệ, lòng say mê tìm hiểu các tác phẩm viết về
con người xứ Nghệ, quê hương xứ Nghệ cũng như tâm hồn, cốt cách cao quý của các nhà
văn, nhà thơ xứ Nghệ được thể hiện qua các tác phẩm văn, thơ.
2. Kỹ năng :
- Rèn kỹ năng cảm thụ các tác phẩm thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn
Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- Biết sưu tầm và tìm hiểu về con người, quê hương xứ Nghệ thông qua các tác phẩm
văn học
B./ CHUẨN BỊ: GV: - Đọc kỹ tài liệu Ngữ văn Nghệ An , Soạn giáo án, đọc thêm về
tác giả, tác phẩm của Nguyễn Xuân Ôn.
HS: Chuẩn bị SGK Ngữ văn Nghệ An, soạn bài mới.
C./ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức
2.Bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức
Hoạt động 1 : I. Đọc, hiểu chung văn bản
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả, 1. Tác giả , tác phẩm.
tác phẩm.? - Quê Xã Diễn Thái, huyện Diễn Châu-Nghệ
An.
-Từ nhỏ, vốn thông minh ham học, sinh ra trong
một gia đình nhà Nho nghèo, mẹ mất sớm[1]phải
đến ở với bà nội, nên đi học muộn. ông đỗ tú tài
lúc 18 tuổi, nhưng rồi lận đận mãi đến năm 42
tuổi, ông mới đỗ Cử nhân và bốn năm sau, ông
mới đỗ Tiến sĩ
- Bài thơ "Ngẫu hứng" rút từ tập "Ngọc Đường
GV đọc mẫu, gọi 2-3 HS đọc lại, nhận xét thi văn tập"
và đưa ra cách đọc phù hợp cho văn bản 2 .Đọc
thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- HS đọc và chú ý nghe hướng dẫn đọc.
? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?
Thuyết minh ngắn gọn về thể thơ đó? 3.Thể thơ, PTBĐ
- Thể Thất ngôn bát cú Đường luật: Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật.
+ 7 tiếng/ câu. 8 câu/ bài PTBĐ : bcảm
+ Nhịp 3/4, 4/3
+ Vần chân, vần liền (1,2), vần cách
(2,4,6,8), vần bằng.
+ Đối thanh : 2,4,6 ; Đối câu 3,4 và 5,6.
? Phương thức biểu đạt của bài thơ?
Hoạt động 2: II. Tìm hiểu chi tiết VB
1. Hai câu đề .
?Em hiểu như thế nào về hai câu thơ - Thời gian: nửa đêm -> Khuya , con người đối
đầu? ?Căn cứ vào bản dịch nghĩa nêu tâm diện với mình, với bóng đêm, với những suy
trạng của nhân vật trữ tình? ngẫm.
- Thời gian, không gian? - Không gian: trời vào thu, lạnh, gió thu se sắt
- Cảnh vật, con người? thổi ->không gian lạnh lùng, buồn ảm đạm.
- Đặt trong bối cảnh lịch sử, hoàn cảnh ra - Cảnh vật vắng vẻ, đơn chiếc, con người ngồi
đời của bài thơ? trong cô đơn.
- Bối cảnh lịch sử xã hội : nước mất nhà tan,
triều đình thối nát, lần lượt đầu hàng cắt đất,
cầu hòa. Bản thân có tài, có tâm nhưng không

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

thực hiện được ý nguyện không tìm được sự


đồng thuận của triều đình lại già cả... => Nỗi
buồn, lo lắng sâu sắc nhuốm vào cảnh, thấm
đẫm tình.
?Việc dùng từ, hình ảnh có gì đặc sắc? 2.Hai câu thực
?Em hiểu tùng bách, tang bồng là gì? - Thủ pháp ẩn dụ: Tựa như một lời than thở của
- tùng bách: hàm chỉ sự cứng cỏi, mạnh một người lực bất tòng tâm, cuộc đời lắm gió
mẽ nay cũng đã sờn vì ngoại cảnh. mưa, lạnh giá mà sức người thì có hạn mới đó
- tang bồng: đi hết tuổi đời, trải qua mọi gần hết đời rồi mà chí khí, ước mơ, và sự
thăng trầm của cuộc sống nhưng vẫn chưa nghiệp vẫn vụt xa tầm tay.
thỏa chí, vẫn chưa có sự nghiệp gì đáng
nói.
?Cách nói này là sử dụng biện pháp nghệ
thuật gì? Tác dụng?
3. Hai câu luận :
? Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử - Có đối tương hỗ-> nhấn mạnh nỗi buồn (cùng
dụng trong câu luận? lý tưởng với Nguyễn Công Trứ)
- Có đối thanh ,đối từ, đối hình ảnh.
? Chỉ ra ý nghĩa của phép đối? -> Nuối tiếc, xót xa bởi ước muốn lớn lao mà
chưa làm được gì.
?Có phải câu thơ tả cảnh không? =>Mượn hình ảnh thiên nhiên để gửi gắm tâm
trạng.
? Em có nhận xét gì về hai câu kết? So 4. Hai câu kết:
sánh với nguyên bản? - Dịch chưa sát so với nguyên văn.
? Cách bày tỏ tâm trạng, nỗi niềm của hai - Nỗi buồn nuối tiếc trực tiếp.
câu kết ?
?Qua đó em hiểu gì về tấm lòng tác giả? - >Tấm lòng yêu nước của tác giả.
III. Tổng kết và luyện tập
? Em hiểu như thế nào về bài thơ? - Bày tỏ nỗi buồn của người làm trai khi công
?Từ đó em hiểu gì về nhà thơ? danh không toại, sự nghiệp cứu nước dang dở.
- Tấm lòng trăn trở yêu nước thương dân lo
lắng cho vận mệnh của dân tộc.
- HS tìm và đọc.
? Tìm một số bài thơ khác nói về chí làm - HS tự bày tỏ thỏi độ, tình cảm.
trai. *Ghi nhớ(SGK)

4. Cũng cố : Bài thơ để lại trong em ấn tượng gì?


5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học thuộc lòng bài thơ
- Học kỹ ghi nhớ SGK

***********************************************************************
NS: 12 tháng 12 năm 2020
ND: 15 tháng 12 năm 2020

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

TIẾT 70: ÔN TẬP VĂN BẢN NHẬT DỤNG (TC)


A. Mức độ cần đạt :
- Gióp hs «n tËp vµ n©ng cao nh÷ng kiÕn thøc các vb nhật dụng ®· häc
- RÌn kÜ n¨ng tr×nh bµy miÖng, viÕt nh÷ng kiÕn thøc träng t©m.
- GD ý thøc hoc tËp bé m«n.
C. ChuÈn bÞ
GV: Sgk, sgv, soạn bài
HS: Ôn lại các vb nhật dụng đã học
D. TiÕn tr×nh c¸c ho¹t ®éng d¹y-häc
1. æn ®Þnh líp.
2. KiÓm tra bµi cò: Kết hợp trong bài
3. Bµi míi:
Ho¹t ®éng 1: Giíi thiÖu bµi:
Ho¹t ®éng 2: Hướng dẫn ôn tập
I. Néi dung «n tËp:
1. VB: Th«ng tin vÒ Ngµy tr¸i ®Êt n¨m 2000:
* Gi¸ trÞ vÒ néi dung & NT: Lêi kªu gäi b×nh thuêng: “Mét ngµy kh«ng dïng bao ni
l«ng” ®ưîc truyÒn ®¹t b»ng h×nh thøc rÊt trang träng: Th«ng tin vÒ Ngµy tr¸i ®Êt
n¨m 2000. §iÒu ®ã, cïng víi sù gi¶i thÝch ®¬n gi¶n mµ s¸ng tá vÒ t¸c h¹i cña viÖc dïng
bao b× ni l«ng, vÒ lîi Ých cña viÖc gi¶m bít chÊt th¶i ni l«ng, ®· gîi cho chóng ta nh÷ng
viÖc cã thÓ lµm ngay ®Ó c¶i thiÖn m«i trưêng sèng, ®Ó b¶o vÖ tr¸i ®Êt, ng«i nhµ
chung cña chóng ta.
2. VB ¤n dÞch, thuèc l¸:.
- GV nªu c©u hái, HS suy nghÜ tr¶ lêi.
- HS # nhËn xÐt, bæ sung.
- GV chèt l¹i kiÕn thøc träng t©m.
* Gi¸ trÞ vÒ néi dung & NT:
- Gièng như «n dÞch, thuèc l¸ rÊt dÔ l©y lan vµ g©y nh÷ng tæn thÊt to lín cho søc khoÎ
vµ tÝnh m¹ng con ngưêi. Song n¹n nghiÖn thuèc l¸ cßn nguy hiÓm h¬n c¶ «n dÞch: nã
gÆm nhÊm sk con ngưêi nªn kh«ng dÔ kÞp thêi nhËn biÕt, nã g©y t¸c h¹i nhiÒu mÆt
®Õn c/s g® vµ xh. Bëi vËy muèn chèng l¹i nã, cÇn ph¶i cã quyÕt t©m cao h¬n vµ biÖn
ph¸p triÖt ®Ó h¬n lµ phßng chèng «n dÞch.
3.Văn bản Bài toán dân số
Gi¸ trÞ vÒ néi dung & NT: (SGK)
II. Luyện tập:
1. Với cách lập luận chặt chẽ, lý lẽ thuyết phục, lời kêu gọi thiết thực, vb Thông tin…đã
cung cấp cho người đọc những tri thức nào?
2. Trình bày các bước lập luận của tác giả trong vb ¤n dÞch, thuèc l¸? Tác giả sd những
phương pháp thuyết minh nào?
3. Từ những số liệu tác giả nêu trong vb Bài toán dân số, em hãy giải thích tại sao phụ nữ
châu Phi và phụ nữ châu Á lại có tỷ lệ sinh con cao?
4. Em h·y t×m trong c¸c vb thuyÕt minh: Th«ng tin vÒ ngµy tr¸i ®Êt n¨m 2000; ¤n
dÞch, thuèc l¸ ; Bài toán dân số ghi l¹i c¸c phư¬ng ph¸p thuyÕt minh ®ưîc sd vµo b¶ng sau:

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

STT Phư¬ng ph¸p thuyÕt Th«ng tin vÒ ngµy ¤n dÞch, thuèc l¸ Bài toán dân
minh Tr¸i ®Êt n¨m 2000 số

1 Nªu §N, gi¶i thÝch


2 LiÖt kª
3 Nªu vÝ dô
4 Dïng con sè (sè liÖu)
5 So s¸nh
Ph©n lo¹i, ph©n tÝch
4 Cñng cè:
Học xong các vb nhật dụng trên , em ghi nhớ được những gì? Có trách nhiệm ntn?
5. Hưíng dÉn häc bµi:
- Häc thuéc ghi nhí trong SGK

NS: 13 tháng 12 năm 2020


ND: 15 tháng 12 năm 2020
Tiết 71-72
ĐỀ VĂN THUYẾT MINH
VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:


1.Kiến thức :
- Nhận dạng, hiểu được đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh.
- Đề văn thuyết minh .
- Yêu cầu cần đạt khi làm một bài văn thuyết minh.
- Cách quan sát, tích lũy tri thức và vận dụng các phương pháp để làm bài văn
thuyết minh.
2. Kĩ năng :
- Xác định yêu cầu của một đề văn thuyết minh.
- Cách quan nắm được đặc điểm, cấu tạo nguyên lí vận hành, công dụng,…của đối
tượng cần thuyết minh.
- Tìm ý, lập dàn ý, tạo lập một văn bản thuyết minh.
3. Thái độ.
- Bồi dưỡng lòng yêu thích thơ văn.
B.CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài.
- Học sinh: Học bài cũ, đọc soạn bài mới.
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I.Ổn định lớp:
II. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT


HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- GV: Để làm tốt một bài văn thuyết - Tìm hiểu đề bài và tìm hiểu cách làm bài?
minh chúng ta phải làm gì?

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- GV: Để tìm hiểu về cách làm văn bản


thuyết minh chúng ta cùng đi vào tìm
hiểu bài Đề văn thuyết minh và cách
làm bài văn thuyết minh.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn
thuyết minh
1. Đề văn thuyết minh.
- GV cho học sinh đọc các đề ở mục I. - Đọc.
- GV: Nhận xét đặc điểm của đề ? - Đặc điểm của đề: Đề nêu trực tiếp đối tượng
- HS trả lời. thuyết minh
- GV: Đối tượng thuyết minh bao gồm - Đối tượng thuyết minh bao gồm:
những gì? + Con người: Một gương mặt thể thao...
- HS trả lời. + Sự vật: Hoa ngày tết ở Việt Nam.
+ Hiện tượng: Tết Trung Thu ...
- GV: Làm sao em biết đó yêu câu làm - Cách thể hiện yêu cầu thuyết minh:
văn thuyết minh? + Có khi nói rõ trong đề:
- HS trả lời. Ví dụ: Hãy làm một bài văn thuyết minh về tết
Trung thu ở Việt Nam.
+ Phần lớn không nói rõ( chỉ trực tiếp nêu đối
tượng thuyết minh).
- Đề không yêu cầu kể chuyện, miêu tả, biểu
cảm mà yêu cầu giới thiệu, thuyết minh, giải
thích.
- GV: Tương tự, em hãy cho một số đề - Thuyết minh cây lúa nước.
có dạng như trên?
- HS trả lời.
II. Cách làm bài văn thuyết minh.
- GV giới thiệu các bước làm bài văn - Giới thiệu 5 bước làm bài:
thuyết minh? 1- Tìm hiểu đề:
- HS trả lời. - Đề có yêu cầu thể loại thuyết minh không?
- Đề yếu cầu thuyết minh đối tượng nào?
2- Tích lũy kiến thức về đối tượng:
- Quan sát thực tế.
- Tra cứu tài liệu
- Phân tích.
3- Xây dựng bố cục:
- Bài viết có 3 phần:
Phần mở bài : Giới thiệu khái quát về đối
tượng thuyết minh.
Phần thân bài: Thuyết minh từng phần, từng
bộ phận, từng phương diện .. của đối tượng
Phần kết bài: Nêu khái quát đói tượng ở mức
cao hơn.
4- Tạo văn bản:
5- Kiểm tra sửa lỗi
Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn
Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- Đọc.
- Đối tượng là chiếc xe đạp. Bài viết trình bày
- GV gọi HS đọc văn bản Xe đạp . cấu tạo, tác dụng của chiếc xe đạp chớ không
- GV:Đối tượng của bài văn này là gì? miêu tả màu sắc hình dáng của chiếc xe đạp.
- HS trả lời. - Bài viết có 3 phần:
Phần mở bài : Giới thiệu khái quát về phương
tiện xe đạp.
- GV:Bài viết có mấy phần? Mỗi phần Phần thân bài: Giới thiệu cấu tạo xe đạp và
có nội dung gì? nguyên tắc hoạt động của nó.
- HS trả lời. Phần kết bài: Nêu vị trí của xe đạp trong đời
sống con người Việt Nam ở hiện tại và trong
tương lai.
- Câu “Xe đạp ... sức người” là giới thiệu.
- Có nhiều cách diễn đạt khác.
- Có thể bỏ câu 1 hoặc viết : Xe đạp là phương
- GV: Phần mở bài câu nào là giới tiện giao thông phổ biến không ai không biết.
thiệu? Có thể diễn đạt cách khác - Giới thiệu đối tượng được thuyết minh.
không? Có thể bỏ câu 1 đoạn mở bài có
được không? - Đọc.
- HS trả lời. - Dùng phương pháp phân tích chia một sự vật
ra các bộ phận tạo thành để lần lượt giới thiệu.
- GV: Phần Mở bài làm nhiệm vụ gì? - Hệ thống truyền động. hệ thống điều khiển,
- HS trả lời. hệ thống chuyên chở.
- GV gọi HS đọc phần thân bài .
- GV: Phần thân bài để giới thiệu cấu - Nếu trình bày như thế thì không nói được cơ
xe đạp thì dùng phương pháp gì? chế hoạt động của xe đạp.
- HS trả lời.
- GV: Trong bài đã chia ra thành những
hệ thống nào? - Trình bày cấu tạo đặc điểm lợi ích của đối
- HS trả lời. tượng.
- GV: Nếu trình bày theo kiểu liệt kê ví
dụ: khung xe, bánh xe, càng xe, xích, - Nêu tác dụng của xe đạp và tương lai của nó.
lốp, đĩa có dược không? - Bày tỏ thái độ đối với đối tượng.
- HS trả lời.
- GV: Phần thân bài viết những gì?
- HS trả lời. - Phương pháp thuyết minh trong văn bản trên
- GV gọi HS đọc phần kết bài . hợp lý, ngôn ngữ chính xác, dễ hiểu.
- GV: Phần kết bài nêu nội dung gì?
- HS trả lời.
- GV: Phần Kết bài của bài văn thuyết
minh thường trình bày những gì?
- HS trả lời.
- GV : Phương pháp thuyết minh trong
văn bản trên có hợp lý không? Ngôn
ngữ diễn đạt như thế nào ?
- GV gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK. *Ghi nhớ SGK.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- HS đọc phần ghi nhớ SGK.


HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
- GV cho HS lập dàn ý cho đề bài - Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam :
‘‘Giới thiệu về chiếc nón Việt Nam’’. Mở bài: Giới thiệu về chiếc nón lá.
- HS làm dàn ý. Thân bài:
- Hình dáng của chiếc nón.
- Nguyện liệu làm nón.
- Cách làm nón.
- Nơi thường sản xuất nón, vùng nào nổi tiếng.
- Tác dụng của nó.
- Nêu một vài điệu múa nón.
- Nón đã trở thành biểu tượng cho người phụ
nữ Việt Nam
Kết bài: Cảm nghĩ về chiếc nón Việt Nam.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- GV: Hãy nghĩ ra một đề bài thuyết - HS thực hiện
minh ? Tìm ý và lập dàn ý cho đề văn
thuyết minh vừa tìm được.
- HS trả lời
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG
- GV: Sưu tầm, tìm hiểu những tri thức - Sưu tầm
khách quan về các đối tượng gần gũi
với đời sống.
- Sưu tầm
D.DẶN DÒ.
***********************************************************************
NS:15 tháng 12 năm 2020
ND: 17 tháng 12 năm 2020
Tiết 73-74
LUYỆN NÓI:
THUYẾT MINH MỘT THỨ ĐỒ DÙNG

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:


1.Kiến thức :
- Củng cố, nâng cao kiến thức và kỹ năng làm bài văn thuyết minh về một thứ đồ
dùng.
- Biết trình bày thuyết minh một thứ đồ dùng bằng ngôn ngữ nói.
- Cách tìm hiểu, quan sát và nắm được đặc điểm cấu tạo công dụng,…. của những
vật dụng gần gũi với bản thân.
- Cách xây dựng trình tự các nội dung cần trình bày bằng ngôn ngữ nói về một thứ
đồ dùng trước lớp.
2. Kĩ năng :
- Tạo lập văn bản thuyết minh .
- Sử dụng ngôn ngữ dạng nói trình bày chủ động một thứ đồ dùng trước tập thể lớp.
3. Thái độ.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- Bồi dưỡng lòng tự hào về các thể loại văn học.


B.CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài.
- Học sinh: Học bài cũ, đọc ôn tập.
C.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I.Ổn định lớp:
II.Kiểm tra bài cũ: Thế nào phương pháp thuyết minh ?
III.Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT


I. Chuẩn bị ở nhà.
- GV ghi đề “Thuyết minh về cái 1. Kiểu bài: Thuyết minh một đồ dùng.
phích nước (bình thủy)” lên bảng. 2.Nội dung: Giúp người nghe có những hiểu
- GV hướng dẫn học sinh xác định yêu biết tương đối đầy đủ về cái phích nước.
cầu của đề bài. Kiểu bài, nội dung của * Cấu tạo của phích nước:
đề. - Chất liệu vỏ: sắt hoặc nhựa.
- Màu sắc: trắng, (đỏ, xanh).
- Ruột hai lớp thủy tinh có chân không ở giữa.
Phía trong lớp thủy tinh được tráng bạc nhằm
hắc nhiệt lại để giữ nhiệt
- Miệng bình nhỏ làm giảm khả năng truyền
nhiệt.
* Công dụng: Dùng trong sinh hoạt và đời
sống, giữa nhiệt được trong vòng 6 tiếng đồng
hồ, nước từ 100OC còn 70OC.
* Cách bảo quản và sử dụng phích nước
II. Luyện nói trên lớp.
- Chia nhóm tập nói theo dàn ý.
- GV cho HS thảo luận nhóm thống - Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp .
nhất hoàn chỉnh nội dung bài nói của (Mỗi nhóm chọn 2 người ).
nhóm mình và cử đại diện nhóm trình
bày trước lớp.
- Cho c¶ líp nhËn xÐt.
- GV nhËn xÐt : Mặt ưu và mặt tồn tại
của các nhóm và sau đó xác định ý cho
đề bài.
- GV nhận xét giờ luyện nói và ghi
điểm cho những HS nói tốt.
D.DẶN DÒ.
- Tìm hiểu xây dựng bố cục cho bài văn thuyết minh về một vật dụng tự chọn.
- Luyện nói ở nhà.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

TIẾT 70: ÔN TẬP VĂN BẢN NHẬT DỤNG (TC)


A. Mức độ cần đạt :
- Gióp hs «n tËp vµ n©ng cao nh÷ng kiÕn thøc vb nhật dụng ®· häc

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- RÌn kÜ n¨ng tr×nh bµy miÖng, viÕt nh÷ng kiÕn thøc träng t©m.
- GD ý thøc hoc tËp bé m«n.
C. ChuÈn bÞ
GV: Sgk, sgv, soạn bài
HS: Ôn lại các vb nhật dụng đã học
D. TiÕn tr×nh c¸c ho¹t ®éng d¹y-häc
1. æn ®Þnh líp.
2. KiÓm tra bµi cò: Kết hợp trong bài
3. Bµi míi:
Ho¹t ®éng 1: Giíi thiÖu bµi:
Ho¹t ®éng 2: Hướng dẫn ôn tập
I. Néi dung «n tËp:
1. VB: Th«ng tin vÒ Ngµy tr¸i ®Êt n¨m 2000:
* Gi¸ trÞ vÒ néi dung & NT: Lêi kªu gäi b×nh thuêng: “Mét ngµy kh«ng dïng bao ni
l«ng” ®ưîc truyÒn ®¹t b»ng h×nh thøc rÊt trang träng: Th«ng tin vÒ Ngµy tr¸i ®Êt
n¨m 2000. §iÒu ®ã, cïng víi sù gi¶i thÝch ®¬n gi¶n mµ s¸ng tá vÒ t¸c h¹i cña viÖc dïng
bao b× ni l«ng, vÒ lîi Ých cña viÖc gi¶m bít chÊt th¶i ni l«ng, ®· gîi cho chóng ta nh÷ng
viÖc cã thÓ lµm ngay ®Ó c¶i thiÖn m«i trưêng sèng, ®Ó b¶o vÖ tr¸i ®Êt, ng«i nhµ
chung cña chóng ta.
2. VB ¤n dÞch, thuèc l¸:.
- GV nªu c©u hái, HS suy nghÜ tr¶ lêi.
- HS # nhËn xÐt, bæ sung.
- GV chèt l¹i kiÕn thøc träng t©m.
* Gi¸ trÞ vÒ néi dung & NT:
- Gièng như «n dÞch, thuèc l¸ rÊt dÔ l©y lan vµ g©y nh÷ng tæn thÊt to lín cho søc khoÎ
vµ tÝnh m¹ng con ngưêi. Song n¹n nghiÖn thuèc l¸ cßn nguy hiÓm h¬n c¶ «n dÞch: nã
gÆm nhÊm sk con ngưêi nªn kh«ng dÔ kÞp thêi nhËn biÕt, nã g©y t¸c h¹i nhiÒu mÆt
®Õn c/s g® vµ xh. Bëi vËy muèn chèng l¹i nã, cÇn ph¶i cã quyÕt t©m cao h¬n vµ biÖn
ph¸p triÖt ®Ó h¬n lµ phßng chèng «n dÞch.
3.Văn bản Bài toán dân số
Gi¸ trÞ vÒ néi dung & NT: (SGK)
II. Luyện tập:
1. Với cách lập luận chặt chẽ, lý lẽ thuyết phục, lời kêu gọi thiết thực, vb Thông tin…đã
cung cấp cho người đọc những tri thức nào?
2. Trình bày các bước lập luận của tác giả trong vb ¤n dÞch, thuèc la¸? Tác giả sd những
phương pháp thuyết minh nào?
3. Từ những số liệu tác giả nêu trong vb Bài toán dân số, em hãy giải thích tại sao phụ nữ
châu Phi và phụ nữ châu Á lại có tỷ lệ sinh con cao?
4. Em h·y t×m trong c¸c vb thuyÕt minh: Th«ng tin vÒ ngµy tr¸i ®Êt n¨m 2000; ¤n
dÞch, thuèc l¸ ; Bài toán dân số ghi l¹i c¸c phư¬ng ph¸p thuyÕt minh ®ưîc sd vµo b¶ng sau:
STT Phư¬ng ph¸p thuyÕt Th«ng tin vÒ ngµy ¤n dÞch, thuèc l¸ Bài toán dân
minh Tr¸i ®Êt n¨m 2000 số

1 Nªu §N, gi¶i thÝch


2 LiÖt kª
3 Nªu vÝ dô

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

4 Dïng con sè (sè liÖu)


5 So s¸nh
Ph©n lo¹i, ph©n tÝch
4 Cñng cè:
Học xong các vb nhật dụng trên , em ghi nhớ được những gì? Có trách nhiệm ntn?
5. Hưíng dÉn häc bµi:
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
NS: 22 tháng 12 năm 2020
ND: 23 tháng 12 năm 2020

Tiết 76.
DẤU NGOẶC KÉP

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:


1.Kiến thức :
- Hiểu công dụng và biết cách sử dụng dấu ngoặc kép trong khi viết.
- Công dụng của dấu ngoặc kép.
2. Kĩ năng :
- Sử dụng của dấu ngoặc kép.
- Sử dụng phối hợp dấu ngoặc kép với các dấu khác.
- Sửa lỗi về dấu ngoặc kép.
3. Thái độ.
- Bồi dưỡng lòng tự hào về các loại dấu câu trong Tiếng Việt.
B.CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài.
- Học sinh: Học bài cũ, đọc soạn bài mới.
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I.Ổn định lớp:
II. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT


HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- GV: Khi viết, kết thúc một ý hoặc - Phải sử dụng dấu câu.
một câu chúng ta phải làm gì?
- GV: Hãy kể tên các dấu câu mà em - Các dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy, dấu
biết? chấm than, dấu chấm hỏi, dấu hai chấm, dấu
- HS thảo luận đề đưa ra kết quả. ngoặc đơn, dấu ngoặc kép, dấu chấm phẩy,
- HS lên trình kết quả, cho HS khác lên …
bổ sung và chốt.
- GV: Qua phần khởi động các em đã
được biết về các loại dấu câu để tìm
hiểu cụ chúng ta cùng đi tìm hiểu bài
Dấu ngoặc kép
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. Công dụng:

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- GV cho HS đọc các đoạn trích a, b, c, - Đọc.


d ở SGK .
- GV: Dấu ngoặc kép trong các đoạn - Dấu ngoặc kép trong các đoạn trích trên
trích trên dùng để làm gì? dùng để :
- HS trả lời. - Đoạn a: Dấu ngoặc kép dùng để trích dẫn
lời dẫn trực tiếp.
Đoạn b: Dùng để đánh dấu từ ngữ “dải lụa”
được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
Đoạn c: Đánh dấu từ ngữ “văn minh” “khai
hóa” được hiểu với ý mỉa mai, châm biếm.
Đoạn d: Dùng để đánh dấu tên tác phẩm
người viết được dẫn vào.
- Dấu ngoặc kép dùng để:
- Vậy, em hãy cho biết dấu ngoặc kép + Dùng để đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn
dùng để làm gì? trực tiếp.
- HS trả lời. + Dùng để đánh dấu từ ngữ được hiểu theo
nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai, châm
biếm.
+ Dùng để đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập
san,… được dẫn.

- GV gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK. *Ghi nhớ SGK.


- HS đọc phần ghi nhớ SGK.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
= GV cho HS làm bài tập 1. Bài tập 1:
- GV: Hãy giải thích công dụng của a. Câu nói giả định của Lão Hạc được dẫn
dấu ngoặc kép? trực tiếp.
- HS trả lời. b. Đánh dấu từ ngữ “hậu cận ông lý” được
hiểu với ý mỉa mai.
c. Lời dẫn trực tiếp.
d. Đánh dấu các từ ngữ được hiểu theo ý mỉa
mai, châm biếm.
e. Dẫn trích các từ từ hai câu thơ.
- GV cho HS làm bài tập 2. Bài tập 2:
- GV: Hãy đặt dấu hai chấm và dấu - Đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào
ngoặc kép vào đúng vị trí thích hợp. đúng vị trí thích hợp:
- Hoạt động cá nhân. a. Đặt dấu hai chấm sau cười bảo (báo trước
lời thoại) và dấu ngoặc kép ở cá tươi, tươi.
Biển vừa treo lên, có người qua đường
xem, cười bảo :
- Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao
mà bây giờ phải đề biển là “cá tươi”?
Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay chữ “tươi”
đi.
b. Đặt dấu ngoặc kép vào sau chú Tiến Lê
(báo trước lời dẫn tực tiếp).

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

....... của chú Tiến Lê “Cháu hãy vẽ ...thân


thuộc nhất với cháu”.
c. Đặt dấu hai chấm sau bảo hắn (báo trước
lời dẫn trực tiếp)
Bài tập 3:
- Hai câu có ý nghĩa giống nhau nhưng dùng
- GV cho HS làm bài tập 3. dấu câu khác nhau:
- GV: Tại sao hai câu có ý nghĩa giống a. Dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để
nhau nhưng dùng dấu câu khác nhau? đánh dấu lời dẫn trực tiếp, dẫn nguyên văn lời
- HS trả lời. của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
b. Không dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc
kép vì lời của Bác không được dẫn nguyên
văn ( dẫn gián tiếp).
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- GV: Đặt một câu có sử dụng dấu - HS thực hiện.
ngoặc kép ?
- HS trả lời
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG
- GV: Tìm văn bản có chứa dấu ngoặc - Sưu tầm
kép để chuẩn bị cho bài học.
- Sưu tầm
D.DẶN DÒ.

- Chuẩn bị bài “ Đập đá ở Côn Lôn”.

NS: 22 tháng 12 năm 2020


ND: 24 tháng 12 năm 2020
Tiết 77.
ĐẬP ĐÁ CÔN LÔN
(Phan Châu Trinh)

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:


1.Kiến thức :
- Thấy được đóng góp của của nhà chí cách mạng Phan Châu Trinh cho nền văn
học Việt Nam đầu thế kỉ XX.
- Cảm nhận được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ yêu nước được khắc họa bằng
bút pháp nghệ thuật lãng mạn, giọng điệu hào hùng trong một tác phẩm tiêu biểu của
Phan Châu Trinh.
- Sử mở rộng kiến thức về văn học cách mạng đầu thế kỉ XX.
- Khí chí lẫm liệt, phong thái đàng hoàng của nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu
Trinh.
- Cảm hứng hào hùng, lãng mạn được thể hiện trong bài thơ.
2. Kĩ năng :
- Đọc - hiểu văn bản thơ yêu nước viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Phân tích được vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- Cảm nhận được giọng thơ, hình ảnh trong bài thơ.
3. Thái độ.
- Bồi dưỡng cho HS lòng tự hào về các dòng văn học trước cách mạng tháng Tám.
4. Giáo dục quốc phòng: Minh họa về hình ảnh các nhà yêu nước, chiến sĩ cộng sản
trong các nhà lao đế quốc.
B.CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài.
- Học sinh: Học bài cũ, đọc soạn bài mới.
C.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I.Ổn định lớp:
II.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- Giáo dục quốc phòng : Cho học - HS nghe.
sinh nghe bài Hát Biết ơn chị Võ Thị
Sáu của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn.
- GV: Em hãy cho biết nhân vật được - Nhân vật trong bài hát là chị Võ Thị Sáu. Bài
nhắc đến trong bài hát là ai, bài hát ca hát ca ngợi người anh hùng miền Đất Đỏ yêu
ngợi điều gì? nước, sẵn sàng hi sinh vì sự nghiệp cách mạng
- HS thảo luận đề đưa ra kết quả. của dân tộc.
- GV: Qua phần khởi động các em đã
nghe bài hát viết về tình yêu đất nước
của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn. Vậy để
tìm hiểu một bài thơ của tác giả Phan
Châu Trinh chúng ta cùng đi tìm hiểu
bài Đập đá ở Côn Lôn
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. Đọc, tìm hiểu chung.
1.Tác giả, tác phẩm
- GV: Hãy nêu giới thiệu vài nét về tác - Tác giả: Phan Châu Trinh (1872-1926) thôn
giả Phan Châu Trinh ? Tây Hồ, xã Tam phước, Tam Kỳ, Quảng Nam.
- HS trả lời. Ông đề xướng phong trào dân chủ. Hoạt dộng
của ông đa dạng, phong phú sôi nổi ở trong
nước. Thơ văn trữ tình thấm tinh thần yêu
nước.
- GV: Nêu vài nét vể tác phẩm? - Tác phẩm: Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn sáng
- HS trả lời. tác khi bị bắt đày ra Côn Đảo. Bài thơ được
sáng tác theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường
luật.
- GV: Phương thức biểu đạt bài thơ? - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp với
- HS trả lời. tự sự
2. Đọc, hiểu văn bản.
- GV gọi HS đọc. - Đọc.
- Cho HS đọc chú thích.
3. Bố cục:

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- GV: Em hãy cho biết bố cục bài thơ? - Bài thơ chia làm 2 phần:
- HS thảo luận. + Bốn câu đầu: Công việc đập đá.
+ Bốn câu cuối: Cảm nghĩ từ việc đập đá.
II. Phân tích văn bản.
1. Công việc đập đá.
- GV gọi hs đọc 4 câu thơ đầu. - Đọc.
- GV: Hai câu thơ mở đầu cho ta biết - Miêu tả bối cảnh đồng thời tạo dựng tư thế
điều gì? của con người giữa đất trời Côn Đảo.
- HS trả lời.
- GV giải thích cho HS quan niệm nhân
sinh truyền thống “làm trai”. Đó là
lòng kiêu hãnh, là ý chí khẳng định
mình, là khát vọng hành động mãnh
liệt.
- GV: Tư cách làm trai đó đã làm sáng - Tư thế hiên ngang không sợ nguy nan, vẻ đẹp
lên phẩm chất nào của người tù trong hùng tráng.
bài thơ này?
- HS trả lời.
- GV: Em hình dung công việc đập đá - Miêu tả thực công việc lao động nặng nhọc
của người tù ở Côn Đảo là công vỉệc của người tù khổ sai, dùng búa để khai thác đá
như thế nào ? ở những hòn núi ngoài Côn Đảo.
- HS trả lời. - Tầm vóc khổng lồ của người anh hùng với
- GV: Qua công việc đó tác giả khắc những hành động phi thường.
họa người tù với tầm vóc như thế nào ?
- HS trả lời. - Nghệ thuật nói quá.
- GV: Tác giả sử dụng biện pháp nghệ
thuật gì?
- HS trả lời. - Khí thế hiên ngang hành động quả quyết
- GV: Nét bút khoa trương cho em cảm mạnh mẽ phi thường xách búa, ra tay sức
nhận điều gì về sức mạnh của con mạnh ghê góm gần như thần kỳ làm lở núi
người nơi đây? non, đánh tan năm, bảy đống, đập bể mấy
- HS trả lời. trăm hòn.
- Bốn câu thơ đầu có hai lớp nghĩa:
- GV: Bốn câu thơ đầu có hai lớp + Miêu tả công việc đập đá.
nghĩa. Hai lớp nghĩa đó là gì? + Khắc họa con người cách mạng với khí thế
- HS trả lời. hiên ngang, lẫm liệt, sừng sững giữa trời.

- GV: Em có nhận xét gì khẩu khí của - Giọng thơ thể hiện khẩu khí ngang tàng, ngạo
tác giả? nghễ của con người dám coi thường mọi thử
- HS trả lời. thách.
2. Cảm nghĩ từ việc đập đá.
- GV gọi HS đọc 4 câu thơ cuối. - Đọc.
- GV: Phương thức biểu đạt 4 câu thơ - Tác giả trực tiếp bộ lộ cảm xúc và suy nghĩ
cuối là gì? của mình.
- HS trả lời.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- GV: Qua chú thích 4 và 5 SGK , em - Con người phong trần cứng cỏi, trung kiên,
hiểu gì về con người cách mạng trong không sờn lòng, đổi ý. Vẻ đẹp tinh thần này
bài thơ? kết hợp với tầm vóc lẫm liệt oai phong tạo nên
- HS thảo luận. hình tượng giàu chất sử thi và gây ấn tượng
mạnh.
- GV: Em có nhận xét gì về nghệ thuật - Nghệ thuật đối lập: Đối lập giữa thử thách
trong 2 cặp thơ 5-6 và 7-8. Nêu ý nghĩa gian nan (tháng ngày mưa nắng) với sức chịu
của nghệ thuật ấy? đựng dẻo dai, bền bỉ (thân sành sỏi) và ý chí
- HS thảo luận. chiến đấu sắt son của người chiến sĩ cách
mạng (càng bền dạ sắt son).
- Cặp câu 7- 8 là sự đối lập giữa chí lớn của
những người có mưu đồ sự nghiệp cứu nước
với những thử thách phải gánh chịu được xem
như việc con con.
- Giáo dục quốc phòng: Treo tranh - Quan sát.
minh họa về hình ảnh các nhà yêu
nước, chiến sĩ cộng sản trong các nhà
lao đế quốc. ( Võ Thị Sáu, Lí Tự
Trọng, Lê Hồng Phong, Nguyễn Tị
Minh Khai,…)
- GV: Từ các hình ảnh trên các em có - Trả lời theo mình.
suy nghĩ gì về thế hệ cha anh của
chúng ta trong các cuộc kháng chiến
chống đế quốc.
III.Tổng kết.
- GV: Hãy nêu nghệ thuật của bài thơ? - Xây dựng hình tượng nghệ thuật có tính chất
- HS trả lời. đa nghĩa.
- Sử dụng bút pháp lãng mạn, thể hiện khẩu
khí ngang tàng, ngạo nghễ và giọng điệu hào
hùng.
- Sử dụng thủ pháp đối lập, nét bút khoa
trương góp phần làm nổi bật tầm vóc khổng lồ
của người anh hùng cách mạng.
- GV cho HS đọc ghi nhớ SGK. *Ghi nhớ SGK.
- HS đọc ghi nhớ SGK.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
- GV: Hãy nêu ý nghĩa của bài thơ? - Nhà tù của đế quốc thực dân không thể khuất
- HS trả lời. phục ý chí, nghị lực và niềm tin lí tưởng của
người chiến sĩ cách mạng.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- GV: Phát biểu cảm nhận riêng về vẻ - Nêu suy nghĩ.
đẹp hào hùng, lãng mạn, ý chí chiến
đấu và niềm tin vào sự nghiệp cách
mạng của những bậc anh hùng hào kiệt
khi sa cơ rơi vào vòng tù đày?
- HS trả lời

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG


- GV: Sưu tầm một số tranh ảnh và thơ - Sưu tầm.
văn về Côn Đảo hoặc nhà tù thực dân
để hiểu rõ thêm văn bản.
- HS sưu tầm.
D.DẶN DÒ.
- Chuẩn bị bài “ Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông”.

NS: 27 tháng 11 năm 2020


ND: 28 tháng 11 năm 2020
Tuần17
Tiết 61. CẢM TÁC VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG
(Hướng dẫn đọc thêm ) Phan Bội Châu

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:


1.Kiến thức :
- Thấy được nét mới mẻ về nội dung trong một tác phẩm thơ Nôm viết theo thể
thất ngôn bát cú Đường luật của văn học yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX qua một
sáng tác tiêu biểu của Phan Bội Châu.
- Cảm nhận được vẻ đẹp và tư thế của người chiến sĩ yêu nước, nghệ thuật truyền
cảm, lôi cuốn trong tác phẩm.
- Khí phách kiên cường, phong thái ung dung của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội
Châu trong hoàn cảnh tù đày.
- Cảm hứng hào hùng, lãng mạn, giọng thơ mạnh mẽ, khoáng đạt được thể hiện
trong bài thơ.
2. Kĩ năng :
- Đọc - hiểu văn bản thơ thất ngôn bát cú Đường luật đầu thế kỉ XX.
- Cảm nhận được giọng thơ, hình ảnh thơ ở các văn bản.
3. Thái độ.
- Bồi dưỡng cho HS lòng tự hào về các dòng văn học trước cách mạng tháng Tám.
4. Giáo dục quốc phòng: Minh họa về hình ảnh các nhà yêu nước, chiến sĩ cộng sản
trong các nhà lao đế quốc.
B.CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài, Sơ đồ thất ngôn bát cú
- Học sinh: Học bài cũ, đọc soạn bài mới.
C.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

I.Ổn định lớp:


II.Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT


HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- Giáo dục quốc phòng: Kể cho HS - HS nghe.
nghe về tấm gương hi sinh anh dũng
của Kim Đồng.
- GV: Tấm gương hi sinh anh dũng của - HS trả lời.
Kim Đồng gợi cho em suy nghĩ gì?
- HS đọc thuộc lòng bài.
- GV giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. Đọc, tìm hiểu chung
1.Tác giả, tác phẩm
- GV gọi HS đọc chú thích () SGK và - Tác giả: Phan Bội Châu (1867 -1940) hiệu
giới thiệu vài nét về Phan Bội Châu? Sào Nam người Nghệ An là nhà cách mạng lớn
- HS trả lời. nhất của dân tộc trong hai thập kỷ đầu của thế
kỷ 20. Ông còn là nhà văn, nhà thơ lớn có sự
nghiệp sáng tác khá đồ sộ. Tác phẩm của ông
bao gồm nhiều thể loại thể hiện lòng yêu nước,
khát vọng tự do, độc lập và ý chí chiến đấu
kiên cường bền bỉ.
- Tác phẩm: Cảm tác vào nhà ngục Quảng
- GV: Hãy nêu vài nét về tác phẩm ? Đông là bài thơ Nôm, viết theo thể thơ thất
- HS trả lời. ngôn bát cú Đường luật, nằm trong tác phẩm
Ngục trung thư viết bằng chữ Hán, sáng tác
vào đầu năm 1914 khi ông bị bọn quân phiệt
Trung Quốc bắt giam. Ông viết bài thơ này
bộc lộc cảm xúc của mình trong những ngày
đầu mới vào ngục.
- Thể loại: Thất ngôn bát cú đường luật.

- GV: Thể loại của bài thơ? 2. Đọc – hiểu văn bản..
- HS trả lời. - Đọc.

- GV hướng dẫn HS đọc bài thơ với


giọng điệu hào hùng phù hợp với khẩu - Đọc.
khí ngang tàng. - Quan sát.
- Cho học sinh đọc chú thích.
- GV treo sơ đồ thất ngôn bát cú. 3. Bố cục:
- HS quan sát. - Bố cục: Bài thơ được chỉ thành 4 phần: Đề,
thực, luận, kết.
- GV: hãy nêu bố cục của bài thơ? II. Tìm hiểu bài thơ.
- HS trả lời. 1.Hai câu đề.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- Đọc.
- Các từ ấy cho ta hình dung về một con người
- GV gọi HS đọc hai câu đề. có tài có chí khí anh hùng, phong thái ung
- GV: Các từ hào kiệt, phong lưu cho dung đàng hoàng.
ta hình dung về một con người như thế - Điệp từ vẫn như khẳng định phong cách của
nào ? người cách mạng của bậc anh hùng không bao
- GV: Hai câu đề tác giả sử dụng nghệ giờ thay đổi trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
thuật gì ? Nêu ý nghĩa? - Người cách mạng quan niệm: con đường cứu
- HS trả lời. nước là chông gai là gian khổ đòi hỏi sự quyết
tâm không ngừng nghỉ. Do đó chuyện ở tù đối
- GV: Em hiểu gì về quan niệm sống với họ chỉ là chặng nghỉ chân trên con đường
của Phan Bội Châu qua câu thơ thư cách mạng mà thôi.
hai? Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.
- HS trả lời. Phong thái ung dung của người cách mạng.
- Giọng điệu cười cợt bất chấp từ đó ta thấy sự
bình tĩnh bất chấp nguy nan của người anh
hùng.
2. Hai câu thực.
- Đọc.
- GV: Em có nhận xét gì về giọng điệu - Giọng hai câu thơ này trầm lắng diễn tả nỗi
của hai câu thơ? đau cố nén của tác giả, khác với giọng điệu vui
- HS trả lời. đùa, thể hiện khí phách ở hai câu trên.
- Phan Bội Châu tự nói về cuộc đời bôn ba cứu
- GV gọi HS đọc hai câu thực. nước của mình, một cuộc đời cách mạng đầy
- GV: Em có nhận xét gì về âm hưởng sóng gió, đầy bất trắc. Từ năm 1905 đến khi bị
và giọng điệu của hai câu thơ này so bắt là gần 10 năm Phan Bội Châu lưu lạc khắp
với hai câu trên? nơi, khi thì ở Nhật Bản, khi thì ở Trung Quốc,
- HS trả lời. khi thì ở Thái Lan, Mười năm không mái ấm
- GV: Cho biết nội dung ý nghĩa của gia đình. Cực khổ về vật chất, cay đắng về tinh
hai câu thơ trên? thần. Thêm vào đó là sự săn đuổi của kẻ thù. Ở
- HS trả lời. đâu ông cũng là đối tượng truy bắt của thực
dân Pháp, nhất là khi đã mang án tử hình.
- Tác giả nêu cuộc đời sóng gió riêng của mình
gắn với tình cảnh chung của đất nước của
người dân giúp ta cảm nhận đầy đủ hơn tầm
vóc lớn lao phi thường của người tù yêu nước.
Đó là nỗi đau lớn trong tâm hồn bậc anh hùng
Nhưng ở đây PBC nói không phải để than thân
trách phận mà nói để khẳng định thêm ý chí
chiến đấu của mình
- GV: Nêu ý nghĩa của lời tâm sự trên? - Câu trên đối xứng với câu dưới cả ý lẫn thanh
- HS trả lời. làm nổi bật khí phách hiên ngang của người
cách mạng, tạo nhạc điệu nhịp nhàng cho câu
thơ.
3.Hai câu luận.
- Đọc.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- Đây là khẩu khí của bậc anh hùng hào kiệt.


Cho dù ở trình trạng bi kịch nào thì chí khí vẫn
không thay đổi. Vẫn một lòng theo đuổi sự
- GV: Nhận xét về phép đối và tác nghiệp cứu nước, vẫn có thể ngạo nghễ cười
dụng của nó trong hai câu thơ này? trước mọi thủ đoạn của kẻ thù.
- HS trả lời. - Đây là bút pháp lãng mạn kiểu anh hùng ca
khiến con người dường như không còn nhỏ bé,
bình thường trong vũ trụ mà trở nên hết sức
- GV gọi HS đọc hai câu luận. lớn lao đến mức thần thánh. Lối nói khoa
- GV: Nêu ý nghĩa hai câu thơ này ? trương tạo nên những hình tượng nghệ thuật
- HS trả lời. gây ấn tượng mạnh, kích thích cao độ cảm xúc
người đọc tạo nên sức truyền cảm nghệ thuật
lớn.
4.Hai câu kết.
- Đọc.
- GV: Hình ảnh khoa trương ở đây có - Khẳng định tư thế hiên ngang của con người
ý nghĩa gì trong việc biểu hiện hình ảnh đứng cao hơn cái chết, khẳng định ý chí thép
người anh hùng hào kiệt ? gang mà kẻ thù không thẻ bẻ gãy. Con người
- HS trả lời. ấy còn sống là còn chiến đấu, còn tin vào sự
nghiệp chính nghĩa của chính maình. vì thế
không sợ bất kỳ một thử thách gian lao nào.
- Buộc người đọc phải ngắt nhịp một cách
mạnh mẽ, làm cho lời nói trở nên dõng dạc dứt
khoát tăng ý nghĩa khẳng định cho câu thơ.
III.Tổng kết.
- GV gọi HS đọc hai câu kết - Viết theo thể thơ truyền thống.
- GV: Hai câu kết cho em cảm nhận - Xây dựng hình tượng người chiến sĩ cách
được điều gì về tư tưởng của toàn bài mạng với khí phách kiên cường, tư thế hiên
thơ ? ngang bất khuất.
- HS trả lời. - Lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ thể khẩu khí rắn
rỏi, hào hùng có sức lôi cuốn mạnh mẽ.
*Ghi nhớ SGK.

- GV: Cách lặp lại từ còn ở giữa câu


thơ có ý nghĩa gì?
- HS trả lời.

- GV em hãy nêu nghệ thuật của bài


thơ.
- HS trả lời.

- GV cho HS đọc ghi nhớ SGK.


- HS đọc ghi nhớ SGK.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP


- GV: Hãy nêu ý nghĩa của bài thơ? - Vẻ đẹp và tư thế của người chiến sĩ cách
- HS trả lời. mạng Phan Bội Châu trong hoàn cảnh tù đày.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG


- Giáo dục quốc phòng: Ngoài những - Suy nghĩ.
tranh minh họa về hình ảnh các nhà yêu
nước, chiến sĩ cộng sản trong các nhà
lao đế quốc mà cô đã cho các em quan
sát ở bài Đập đá ở Côn Lôn các em hãy
tìm thêm các tấm gương kiên định của
những người chiến sĩ cộng sản trong
lao tù đế quốc.
- HS suy nghĩ, trả lời
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG
- GV: Tìm và đọc thêm một tài liệu về - Sưu tầm.
cuộc đời hoạt động cách mạng của
Phan Bội Châu .
- HS sưu tầm.
D.DẶN DÒ.
- Chuẩn bị bài “ Ôn luyện dấu câu”.

NS: 27 tháng 11 năm 2020


ND: 28 tháng 11 năm 2020
Tiết 62
ÔN LUYỆN TIẾNG VIỆT

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:


1.Kiến thức :
- Hệ thống hóa kiến thức Tiếng Việt đã học ở học kì I.
- Hệ thống hóa các kiến thức về từ vựng và ngữ pháp đã học ở học kì I.
2. Kĩ năng :
- Vận dụng thuần thục kiến thức Tiếng Việt đã học ở học kì I để hiểu nội dung, ý
nghĩa văn bản hoặc tạo lập văn bản.
3. Thái độ.
- Bồi dưỡng cho HS lòng tự hào về tiếng Việt.
B.CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài.
- Học sinh: Học bài cũ, Ôn tập.
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I.Ổn định lớp:
II. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- GV: Hãy nêu các bài học phần Tiếng - HS trả lời
Việt chúng ta đã học ở kì 1?
- HS đọc thuộc lòng bài.
- GV giới thiệu bài. - HS nghe
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. Ôn tập về nội dung từ vựng:
1. Cấp độ khái quát nghĩa của từ:
- GV gọi HS đọc bài tập 1
- GV cho HS lên bảng điền từ ngữ - Đọc.
thích hợp vào sơ đồ.

Truyện cổ dân gian

Truyện truyền thuyết Truyện cổ tích Truyện ngụ ngôn Truyện cười

- Em hãy cho biết từ nào bao hàm - Từ bao hàm nghĩa của các từ khác trong sơ
nghĩa của các từ khác trong sơ đồ trên? đồ trên là Truyện cổ dân gian.
(Từ nghĩa rộng)
- HS trả lời.
- GV: Em hãy cho biết từ nào được - Từ được bao hàm nghĩa trong phạm vi nghĩa
bao hàm nghĩa trọng phạm vi nghĩa của của từ khác trong sơ đồ trên là: Truyện Thần
từ khác trong sơ đồ trên? (Từ nghĩa thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện
hẹp) cười.
- HS trả lời.
- GV: Như vậy thế nào là từ nghĩa - Từ có nghĩa rộng khi nghĩa của từ đó bao
rộng? Thế nào là nghĩa của từ hẹp? hàm nghĩa của một số từ khác.
- HS trả lời. - Từ có nghĩa hẹp khi nghĩa của từ đó được
bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ khác
2. Trường từ vựng:
- Xe, tàu lửa, máy bay, thuyền, tàu thủy...
- GV: Hãy tìm những từ cùng chỉ
phương tiện giao thông?
- GV kết luận: Mỗi từ trên chỉ một loại
phương tiện có cấu tạo, cách vận
chuyển khác nhau nhưng đều có chung - Trường từ vựng là tập hợp các từ có ít nhất
một nét nghĩa là cùng chỉ về phương một nét nghĩa chung nhưng lại khác nhau về từ
tiện giao thông => Trường từ vựng. loại.
- GV: Vậy thế nào là trường từ vựng?
- HS trả lời. 3.Từ tượng hình, tượng thanh:

- GV dùng bảng phụ ghi bài thơ Qua


Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn
Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan


và nêu yêu cầu: - Từ tượng hình: chen, lom khom, lác đác.
- GV: Tìm các từ tượng hình, tượng - Từ tượng thanh:quốc quốc, gia gia.
thanh được sử dụng trong bài thơ? - Đặt câu có từ tượng hình, từ tượng thanh.
- HS tìm. + Từ tượng thanh: Khi bờ tre ríu rít tiếng chim
- GV: Đặt câu có từ tượng hình, tượng kêu.
thanh + Từ tượng hình: Khi mặt nước chập chờn con
- HS đặt câu. cá nhảy.
4. Từ địa phương và biệt ngữ xã hội:
- Bầm

- GV: Em xác định từ địa phương trong


ví dụ sau: “Bầm ra ruộng cấy bầm
run”. - Bắc bộ: Ngô, quả dứa...
- HS xác định. - Nam bộ: Bắp, trái thơm...
- GV: Em thử cho ví dụ về từ ngữ địa
phương. - Tầng lớp HS, SV: Gậy, ngỗng.
- HS tìm từ.
- GV: Tìm một số từ ngữ của tầng lớp
HS hoặc của tầng lớp xã hội khác mà
em biết? - Từ địa phương là những từ chỉ dùng ở một
- HS lấy ví dụ. địa phương hay một vùng.
- GV: Vậy thế nào là từ địa phương? - Biệt ngữ xã hội là những từ chỉ dùng cho một
- HS trả lời. tầng lớp xã hội.
- GV: Vậy thế nào là biệt ngữ xã hội? 5. Trợ từ, thán từ
- HS trả lời. - Ví dụ: Nó ngồi cả buổi chiều mà chỉ làm
được một bài tập!
- GV: Em thử đặt câu có trợ từ và nêu - Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ
khái niệm về trợ từ . trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ
- HS đặt câu. đánh giá sự vật, sự việc nói đến ở từ ngữ đó.
- Ví dụ: Ô hay, tôi tưởng anh cũng biết rồi!
- Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm,
cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp.
- GV: Hãy lấy ví dụ về thán từ và nêu Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó
khái niệm thán từ. được tách ra thành một câu đặc biệt.
6. Tình thái từ:
- Ví dụ: Anh đọc xong cuốn sách rồi à?
Con nghe thấy rồi ạ!
- Tình thái từ là những từ được thêm vào câu
để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm
thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của
- GV: Hãy lấy ví dụ về tình thái từ và người nói.
nêu khái niệm về tình thái từ. - Không sử dụng tình thái từ một cách tùy tiện
- HS nêu ví dụ. mà phải chú ý đền tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình
cảm đối với người nghe, đọc.
Ví dụ: Bác giúp cháu một tay ạ!

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

Bạn giúp mình một tay nào!


7. Các biện pháp tu từ:
a. Nói quá:
Anh đi xuôi ngược tung hoành
Bước dài như gió lay thành chuyển non.
- Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ,
uy mô tính chất của sự vật để nhấn mạnh gây
ấn tượng, tăng sức bỉeu cảm.
- GV: Hãy lấy ví dụ về nói quá và nêu b. Nói giảm nói tránh
khái niệm về nói quá. - Bác đã lên đường theo tổ tiên (Tố Hữu)
- HS nêu ví dụ Chị ấy không còn trẻ lắm! (Chị ấy đã già)
- Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng để
diễn đạt tế nhị tránh gây cảm giác đau buồn,
ghê sợ thô tục...
8. Ôn tập về câu ghép:
- GV: Hãy lấy ví dụ về nói giảm, nói - Gió thổi, trăng lên, mây bay, hoa nở.
tránh và nêu khái niệm về nói giảm, nói Vì trời hạn hán nên ruộng vườn nứt nở.
tránh. - Câu ghép là câu có từ hai cụm C-V trở lên,
- HS nêu ví dụ chúng không bao chứa nhau.
- Các vế trong câu ghép có thể nối trực tiếp với
nhau hoặc nối với nhau bằng quan hệ từ
- GV: Hãy lấy ví dụ về câu ghép và nêu 9. Ôn tập về dấu câu:
khái niệm về câu ghép. - Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần có
- HS nêu ví dụ chức năng chú thích.
Ví dụ: Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi,
vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm
nay tôi đi học.
- Ông cha ta đã dạy: “Có công mài sắt có ngày
nêm kim”
- GV: Nêu tác dụng của dấu ngoặc đơn. - Dấu hai chấm đánh dấu báo trước phần bổ
Cho ví dụ. sung, giải thích, thuyết minh cho một phần
- HS nêu ví dụ trước đó; đánh dấu báo trức lời dẫn trực tiếp
hay lời đối thoại
- Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ ngữ, câu,
đoạn dẫn tực tiếp; đánh dấu từ ngữ hiểu theo
nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai; đánh dâu
- GV: Nêu tác dụng của dấu hai chấm. tên tác phẩm, tờ báo... dẫn trong câu văn.
Cho ví dụ. Ví dụ: Tôi rất thích đọc “Văn học tuổi trẻ” vì
- HS nêu ví dụ nó rất bổ ích và có nhiều chuyên mục hay.

- GV: Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép.


Cho ví dụ.
- HS nêu ví dụ

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- GV: Nêu tác dụng của dấu ngoặc đơn. - Dấu ngoặc đơn dùng để giải thích rõ về tài
Ví dụ: Bích (một cây Toán của lớp) rất năng của Bích.
thích làm thơ
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- GV: Tìm đoạn văn có sử dụng các - HS tự làm theo mình.
dấu câu và nêu tác dụng của dấu câu
được sử dụng?
- HS tự làm theo mình.
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG
- GV: Tìm những văn bản có sử dụng - Sưu tầm.
các biện pháp nghệ thuật đã học.
- HS sưu tầm.
D.DẶN DÒ.
- Chuẩn bị Ôn tập để kiểm tra về Tiếng Việt.

NS: 27 tháng 11 năm 2020


ND: 28 tháng 11 năm 2020
Tiết 63
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT


1- Kiến thức:
- Hệ thống lại những kiến thức cơ bản về từ vựng; ngữ pháp.
2- Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng hệ thống hoá, nhận biết, phân tích, so sánh và đặt câu, tạo lập văn
bản... có sử dụng hệ thống từ vựng; câu đã học.
3. Thái độ:
- Rèn luyện thái độ làm bài nghiêm túc, trung thực trong khi làm bài kiểm tra, có
hứng thú để bồi đắp về từ vựng, câu,... Tiếng Việt, ý thức sử dụng kiến thức đã học trong
nói và viết.
=> Năng lực hướng tới: phát huy năng lực nhận biết, phân tích kiến thức, năng lực vận
dụng từ vựng; câu trong nói- viết, năng lực sáng tạo của học sinh.
B. HÌNH THỨC KIỂM TRA
1. Hình thức: Tự luận, 45 phút.
2. Cách tổ chức kiểm tra: Theo lớp
C- MA TRẬN
Mức Vận dụng
độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận Tổng
dụng cao sô
Chủ đề
I.Chủ đề - Nêu được khái - Xác định - Đặt được - Viết
Tiếng việt: niệm về cấp độ được: trường câu có sử được
Từ vựng, khái quát của từ vựng; từ dụng từ đoạn văn
câu. nghĩa từ ngữ; tượng thanh, tượng thanh, ngắn, chủ
trường từ vựng; từ tượng từ tượng đề tự
Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn
Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

từ tượng thanh, từ hình; từ ngữ hình; từ ngữ chọn, có


tượng hình; từ địa phương địa phương sử dụng
ngữ địa phương và biệt ngữ và biệt ngữ dấu
và biệt ngữ xã xã hội; trợ xã hội; trợ ngoặc
hội; trợ từ; thán từ; thán từ; từ; thán từ; đơn, dấu
từ; tình thái từ; tình thái từ; tình thái từ; hai chấm,
nói quá; nói giảm, nói quá; nói nói quá; nói dấu
nói tránh; câu giảm, nói giảm, nói ngoặc
ghép; dấu phẩy; tránh; câu tránh; câu kép.
dấu ngoặc đơn; ghép; dấu ghép; dấu
dấu ngoặc kép; phẩy; dấu phẩy; dấu
dấu hai chấm ngoặc đơn; ngoặc đơn;
dấu ngoặc dấu ngoặc
kép; dấu hai kép; dấu hai
chấm chấm
Số câu: 1 1 1 1 1 4
Số điểm: 2 3 2 3 10
Tỉ lệ: % 20 30 20 30 100
D. ĐỀ RA
8A4
Câu 1:
Thế nào là nói quá? Cho ví dụ?
Câu 2:
Xác định biện pháp nói quá và nêu tác dụng của nói quá trong câu sau:
Nhớ ai bồi hồi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than
( Ca dao)
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
( Hoàng Trung Thông)
Câu 3:
Cho các cặp quan hệ từ sau:
a.Vì…………………….nên
b. Tuy ………………….nhưng
Hãy đặt câu với các cặp quan hệ từ trên.
Câu 4:
Viết một đoạn văn ngắn, chủ đề tự chọn, có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm,
dấu ngoặc kép.
8A5
Câu 1:
Thế nào là nói giảm nói tránh? Cho ví dụ?
Câu 2:
Xác định biện pháp nóigiảm nói tránh và nêu tác dụng của nó trong câu sau:
a. Dạo này em thấy chị không được trắng lắm.
b. Bác đã lên đường theo tổ tiên
Mác, Lê-nin thế giới người hiền ( Tố Hữu)

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

Câu 3:
Cho các cặp quan hệ từ sau:
a.Nếu ………………….thì ….
b.Bởi vì …………………. cho nên….
Hãy đặt câu với các cặp quan hệ từ trên.
Câu 4:
Viết một đoạn văn ngắn, chủ đề tự chọn, có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm,
dấu ngoặc kép.
E. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM.
I. YÊU CẦU CHUNG
1. Học sinh nắm được khái niệm và lấy ví dụ về kiến thức biện pháp tu từ nói quá, nói
giảm nói tránh đã học.
2. Xác định được biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh và nêu tác dụng của nó.
3. Đặt câu với các cặp quan hệ từ đã cho theo yêu cầu.
4.Viết được một đoạn văn ngắn, chủ đề tự chọn, có sử dụng các dấu câu đã học: dấu
ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép.
5. Đáp ứng yêu cầu đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng
lực của học sinh. Giáo viên cần hết sức linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm. Thận
trọng và linh hoạt đánh giá bài làm của học sinh, cần khuyến khích những tìm tòi, sáng
tạo riêng trong nội dung và hình thức bài làm.

II. YÊU CẦU CỤ THỂ


Câu Nội dung Biểu
điểm
Lớp 8A4
Câu 1 - Nói quá: là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính 1,0
chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn
tượng, tăng sức biểu cảm. 1,0
- Ví dụ: Khỏe như voi.
Câu 2 a, đứng đống lửa- ngồi đống than: Diễn tả quá mức nỗi nhớ 1,5
và sự mong mỏi, trông chờ,...của nhân vật trữ tình trong câu ca
dao.
b, "bàn tay" là hình ảnh hoán dụ. Bàn tay là một bộ phận của 1,5
cơ thể: qua bàn tay để nói về sức lao động của con người. "Có
sức người sỏi đá cũng thành cơm" là lối nói quá, lối nói phóng
đại để ca ngợi sức mạnh của lao động: ở đây là sức lao động
của nhà nông. Câu thơ đã khẳng định và ngợi ca sức mạnh của
người lao động, ca ngợi lao động là vô cùng sáng tạo, lao động
thật kỳ diệu.
Câu 3 - Đặt đúng kiểu câu với các quan hệ từ:
Ví dụ: a. Vì tôi lười học nên tôi bị điểm kém. 1,0
b. Tuy nhà bạn ấy nghèo nhưng bạn ấy học rất giỏi. 1,0
Câu 4 - Viết được đoạn văn, sử dụng hợp lí các dấu câu đã yêu cầu 3,0
(dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép).
Lớp 8A5
Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn
Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

Câu 1 - Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế 1.0
nhị , uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ nặng
nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
- Ví dụ: Bà bạn Lam vừa mới mất. 1,0
Câu 2 a. phép nói giảm nói tránh : không được trắng lắm. ( thực ra 1,5
là rất đen), nói như vậy tránh được sự nặng nề, mất lịch sự.
b. phép nói giảm nói tránh : lên đường theo tổ tiên ( chết),
cách nói như vậy thể hiện sự kính trọng Bác và tránh cảm giác 1,5
đau thương mất mát.
Câu 3 - Đặt đúng kiểu câu với các quan hệ từ: 1,0
Ví dụ: a. Nếu Lan cố gắng học thì Lan sẽ đạt được điểm cao 1,0
trong bài kiểm tra học kì.
b. Bởi vì Minh chăm học cho nên Minh học rất giỏi.
Câu 4 - Viết được đoạn văn, sử dụng hợp lí các dấu câu đã yêu cầu 3,0
(dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép).
H. DẶN DÒ.
- Giáo viên thu bài về chấm.
- Nêu đáp án , nhận xét giờ học .
- Xem lại các bài đã học .
- Chuẩn bị bài : “Thuyết minh một thể loại văn học”.

NS: 27 tháng 11 năm 2020


ND: 28 tháng 11 năm 2020
Tiết 78-79
THUYẾT MINH MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:


1.Kiến thức :
- Nắm được các kỹ năng và vận dụng để làm bài văn thuyết minh về một thể loại
văn học.
- Sự đa dạng của đối tượng được giới thiệu trong bài văn thuyết minh.
- Việc vận dụng kế quả quan sát tìm hiểu về một số tác phẩm cùng thể loại để làm
bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.
2. Kĩ năng :
- Quan sát đặc điểm hình thức của một thể loại văn học.
- Tìm ý, lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.
- Hiểu và cảm nhận được giá trị nghệ thuật của thể loại văn học đó.
- Tạo lập được một văn bản thuyết minh về một thể loại văn học có độ dài 300
chữ.
3. Thái độ.
- Bồi dưỡng cho HS lòng tự hào về sự giàu đẹp của Tiếng Việt bồi dưỡng lòng
yêu thích văn học.
B.CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài, bảng phụ.
- Học sinh: Học bài cũ, đọc soạn bài mới.
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn
Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

I.Ổn định lớp:


II. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT


HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- GV: Thế nào là văn bản thuyết minh? - Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông
- HS trả lời dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung
cấp tri thức ( kiến thức) về đặc điểm, tính chất,
nguyên nhân, ... của các hiện tượng và sự vật
trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình
bày, giới thiệu, giải thích.
. -HS nghe.
- GV: Qua phần khởi động các em đã
nhắc lại kiến thức về văn bản thuyết
minh để tìm hiểu cụ thể thuyết minh
về một thể loại văn học như thế nào
chúng ta cùng đi tìm hiểu bài Thuyết
minh về một thể loại văn học.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. Từ quan sát đến mô tả, thuyết minh đặc
điểm một thể loại văn học.
- GV gọi học sinh đọc đề bài SGK . - Đọc.
- GV: Đề bài yêu cầu thế nào về - Đề bài yêu cầu về phương thức biểu đạt là
phương thức biểu đạt ? Nội dung? thuyết minh.
Muốn làm được đề bài này, em phải - Nội dung thuyết minh về thể thơ thất ngôn
làm những gì? bát cú Đường luật.
- HS trả lời. - Muốn làm được đề bài này em phải tìm hiểu
đặc điểm thể thơ bằng cách phải quan sát và
nhận biết thể thơ.
1. Quan sát.
- GV treo bảng phụ ghi hai bài thơ đã
học của Phan Bội Châu và Phan Châu
Trinh để học sinh quan sát.
- GV: Mỗi bài thơ có mấy dòng? Mỗi - Mỗi bài thơ có 8 dòng, mỗi dong có 7 tiếng
dòng có mấy tiếng? Số dòng và số chữ (thất ngôn bát cú), Số dòng trong mỗi bài và số
ấy có bắt buộc không? Có thể tùy ý tiếng trong mỗi câu bắt buộc phải đủ không thể
thêm bớt được không? tùy ý thêm bớt.
- HS trả lời.
- GV: Em hãy ghi ký hiệu bằng trắc - Đập đá ở Côn Lôn
cho từng tiếng một trong hai bài thơ đó. 1 2 3 4 5 6 7
(thanh huyền và thanh ngang = tiếng 1 b B t T t B B Vần
bằng. Ký hiệu B; thanh sắc, nặng, hỏi, 2 t T b B t T B Vần
ngã tiếng trắc. Ký hiệu là T) 3 t T t B b T t
- HS trả lời. 4 b B t T t B B Vần
5 t B b T b B t

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

6 b T b B t T B Vần
7 t T t B b T t
8 b B b T t B B Vần

- GV: Nhận xét quan hệ bằng trắc giữa- Về Đối: Có các cặp câu:3-4 và 5-6
các dòng với nhau?(theo luật: nhát, Câu 3:Tiếng 2: T, Tiếng 4: B , Tiếng 6: T
tam, ngũ bất luận. Nhị, tứ, lục phân Câu 4:Tiếng 2: B, Tiếng 4: T , Tiếng 6: B
minh) Câu 5:Tiếng 2: B, Tiếng 4: T , Tiếng 6: B
- HS trả lời. Câu 6:Tiếng 2: T, Tiếng 4: B , Tiếng 6: T
- Về Niêm: Các câu gần nhau cùng thanh với
nhau là: Câu 2-3, 4-5, 6-7, 8-1=> gọi là niêm
với nhau.
- Bài thơ có các tiếng Lôn, non, hòn, son, con
hiệp vần với nhau. Vần bằng. các tiếng hiệp
vần ấy nằm ở vị trí cuối câu 1,2 và các câu
chẵn.
- GV: Tìm hiểu về vần của bài thơ. - Do có sự luân phiên bằng trắc như thế nên
- HS trả lời. thể thơ thất ngôn bát cú có nhịp 2/2/3 hoặc 4/3
=> nhịp chẵn trước, nhịp lẻ sau.
2. Lập dàn ý:
Mở bài:
- GV: Nhịp của những câu thơ như thế - Nêu một định nghĩa chung về thể thơ thất
nào ? ngôn bát cú Đường luật. Một thể thơ dược các
- HS trả lời. nhà thơ cổ điển VN thường sử dụng để sáng
tác thơ.
Thân bài:
- GV giúp HS lập dàn ý đề bài. - Thuyết minh luật thơ bằng cach nêu các đặc
- HS lập dàn ý. điểm của thể thơ.
- Số câu, số chữ trong mỗi bài.
- Quy luật bằng trắc của thể thơ.
* Luật bằng trắc
* Luật đối
* Luật niêm.
=> Nếu không đúng luật thì bài thơ thất luật,
xem như hỏng bài thơ.
- Cách gieo vần của thể thơ
- Cách ngắt nhịp của thể thơ.
Kết bài:
Cảm nhận của em về vẻ đẹp, nhạc điệu của thể
thơ
- Muốn thuyết minh đặc điểm một thể loại văn
học ( thể thơ hay văn bản cụ thể), trước hết
phải quan sát, nhận xét sau đó khái quát thành
những đặc điểm.
- Khi nêu các đặc điểm , cần lựa chọn những
đặc điểm tiêu biểu, quan trọng và cần có

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- GV : Như vậy theo em khi thuyết những ví dụ cụ thể để làm sáng tỏ các đặc
minh đặc điểm một thể loại văn học thì điểm ấy.
ta cần phải tiến hành như thế nào ? Khi
nêu các đặc điểm cần yêu cầu như thế
nào ?
- HS trả lời.

- GV gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK. *Ghi nhớ SGK.


- HS đọc phần ghi nhớ SGK.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
- GV: Thuyết minh đặc điểm chính của Mở bài: Định nghĩa về truyện ngắn.
truyện ngắn trên cơ sở các truyện ngắn Thân bài:
đã học: Tôi đi học, Chiếc lá cuối cùng, - Các yếu tố tạo nên truyện ngắn:
Lão Hạc? - Yếu tố tự sự là yếu tó chính quyết định cho
- HS đọc tài liệu tham khảo ở sách giáo sự tồn tại của một truyện ngắn gồm sự việc
khoa để hiểu biết về thể loại văn học chính và con người chính,
này mà lập dàn ý. - Yếu tố miêu tả, biểu cảm là những yếu tố hỗ
trợ giúp cho truyện ngắn sinh động hấp dẫn.
- Kết cấu thường là sự sắp đặt đối chiếu để làm
nổi bật chủ đề.
- Chủ đề có thể đề cập đến vấn đề lớn của xã
hội
Kết bài: Ý nghĩa của truyện ngắn.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- GV: Viết đoạn văn mở bài thuyết - Viết đoạn văn mở bài.
minh về truyện ngắn Tôi đi học?
- HS viết đoạn văn
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG
- GV: Tìm đọc thêm tài liệu tham khảo - Sưu tầm.
thuyết minh một thể loại văn học.
- Sưu tầm và đọc.
D.DẶN DÒ.
- Chuẩn bị bài “ Muốn làm thằng cuội”.

NS: 27 tháng 11 năm 2020


ND: 28 tháng 11 năm 2020
Tuần 18
Tiết 65 MUỐN LÀM THẰNG CUỘI
(Hướng dẫn học thêm)
Tản Đà

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:


1.Kiến thức :
Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn
Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- Cảm nhận được tâm sự và khát vọng của hồn thơ lãng mạn Tản Đà.
- Thấy được tính chất mới mẻ trong một sáng tác viết theo thể thơ truyền thống
của Tản Đà.
- Sự buồn chán trước thực tại; ước muốn thoát ly rất “ngông” và tấm lòng yêu
nước của Tản đà.
- Sự đổi mới về ngôn ngữ, giọng điệu ý tứ, cảm xúc trong bài thơ Muốn làmthằng
cuội.
2. Kĩ năng :
- Phân tích tác phẩm để thấy được tâm sự của nhà thơ Tản Đà.
- Phát biểu so sánh, thấy được sử đổi mới trong hìnhthức thể loại văn học truyền
thống.
3. Thái độ.
- Bồi dưỡng cho HS lòng tự hào tình yêu quê hương đất nước qua học tác phẩm
thơ.
B.CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài.
- Học sinh: Học bài cũ, đọc soạn bài mới.
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I.Ổn định lớp:
II. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT


HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- GV: Các em đã được học nhiều tác - Tác phẩm nói về mặt trăng, ánh trăng:
phẩm nói về mặt trăng, ánh trăng, vậy + Rằm tháng giêng.
hãy kể tên một vài tác phẩm? + Cảnh khuya.
- HS trả lời + Ngắm trăng,
+ Cảm nghĩ đêm thanh tĩnh.
- GV: Qua phần khởi động các em đã - HS nghe.
nhắc lại các tác phẩm viết về trăng để
tìm hiểu cụ thể một tác phẩm viết về
trăng của nhà thơ Tản Đà chúng ta
cùng đi vào phần Hình thành kiến
thức mới.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. Đọc, tìm hiểu chung.
1. Tác giả, tác phẩm
- GV cho HS tìm hiểu vài nét về tác - Tác giả:Tản Đà tên khai sinh là Nguyễn Khắc
giả? Hiếu (1889-1939). Là một nhà Nho lận đận
- HS trả lời. trong khoa cử chuyển sang làm báo viết văn,
làm thơ. Thơ của ông tràn đầy cảm xúc lãng
mạn, rất đậm đà bản sắc dân tộc và có những
tìm tòi, sáng tạo mới mẻ. Thơ của ông như một
gạch nối giữa hai nền thơ cổ điển và nền thơ
hiện đại Việt Nam. Ngoài ra Tản Đà còn viết

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

văn xuôi với giấc mộng con I, II, giấc mộng


lớn.
- Tác phẩm: Bài thơ Muốn làm thằng Cuội
- GV: Hãy nêu vài nét về tác phẩm? nằm trong quyển khối tình con I, xuất bản
- HS trả lời. 1917.
- Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- GV: Văn bản thuộc thể loại gì?
- HS trả lời. - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp với
- GV: Phương thức biểu đạt bài thơ? tự sự
- HS trả lời. 2.Đọc - hiểu văn bản.
- Đọc.
- GV gọi HS đọc.
- Cho HS đọc chú thích. 3. Bố cục.
- Bố cục: chia 4 phần : Đề, thực, luận, kết.
- GV: Em hãy cho biết bố cục bài thơ? II. Phân tích văn bản:
- HS thảo luận. 1. Hai câu đề:
- Mở đầu bài thơ nhà thơ giải bày tâm sự buồn
chán trần thế với chị Hằng
- GV: Hai câu thơ mở đầu có nội dung - Từ xưng hô: chị - em => thân mật suồng sã,
như thế nào? Xưng hô bằng từ nào, sắc mạnh bạo và mới mẻ. Vì cuộc sống trần thế
thái của cách xưng hô đó? không có niềm vui nào dành cho con người.
- HS trả lời. 2. Hai câu thực:
- Tác giả ước muốn lên cung trăng với chị
Hằng bằng cách nhờ chị Hằng thả cành đa
nhấc tác giả lên.
- GV: Tác giả ước muốn điều gì ? - Lời đề nghị của tác giả thật mộng mơ tình tứ
- HS trả lời. biểu hiện một tâm hồn lãng mạn. Thế giới bao
la ánh sáng yên ả thanh bình và vui tươi.
- GV: Em có suy nghĩ gì lời đề nghị - Giọng thơ nũng nịu, hồn nhiên, với giọng thơ
của tác giả? ấy, tác giả muốn thoát ly thực tại mọi cái tầm
- HS trả lời. thường và khao khát được sống một thế giới
bao la, thanh bình.
- GV : Giọng thơ được thể hiện như thế 3. Hai câu luận:
nào? Tác dụng của điều đó? - Tác giả ao ước thoát trần lên cung trăng để
- HS trả lời. chơi, để được bầu bạn, rong ruỗi thả hồn cùng
gió mây quên hết nỗi buồn trần thế. Từ ngữ
trong hai câu thơ này được sử dụng một cách
tự nhiên, giản dị làn cho ý thơ tự do vui vẻ.
- GV: Vì sao tác giả lại có ước muốn - Nhà thơ thể hiện khát vọng được sống tự do,
như trên? vui vẻ, thỏa mãn dời sống nội tâm.
- HS trả lời. 4. Hai câu kết:
- Tản Đà tưởng tượng ra mình gồi trên cung
trăng cùng với chị Hằng (tựa nhau) cùng trông
xuống trần thế. Đây là cách bầu bạn với trăng
khác với các nhà thơ khác. Tựa nhau, trông,
cười. Hoạt động cười là trực tiếp bộc lộ thái độ

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

của tác giả. Tác giả cười vì giờ đây không ai


được như tác giả, được ngồi trên cung trăng
- GV: Tác giả tượng tượng ra điều gì? bên chị Hằng khinh bỉ cõi trần bon chen đầy
- HS trả lời. rẫy những bụi bặm, cái xấu, cái lố lăng. Tác
giả cười vì đã thỏa mãn khát vọng thoát ly thực
tại của mình
- Ngông là bản lĩnh của con người có các tính
mạnh mẽ không chịu ép mình trong khuôn khổ
chật hẹp của lề thói, Cái ngông của Tản Đà thể
hiện trong bài thơ là cách xưng hô với chị
Hằng. Cái ngông trong ước nguyện lên cung
trăng muốn làm thằng cuội và cách đề nghị lên
cung trăng cũng rất ngông, rất mộng mơ, rất
tình tứ với chị Hằng. Rồi cái ngông cao độ là
- GV: Điều đó nói lên điều gì? cùng tựa vai với người đẹp trông xuống thế
- HS trả lời. giầnm cười ngạo nghễ.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật
- Muốn làm thằng Cuội cho thấy những tìm
tòi, đổi mới về thể thơ thất ngôn bát cú Đường
luật.
- Sử dụng ngôn ngữ bình dị, tự nhiên giàu tính
khẩu ngữ.
- Kết hợp tự sự và trữ tình.
- Giọng thơ nhẹ nhàng, hóm hỉnh, duyên dáng.
2. Ý nghĩa.
- Văn bản thể hiện nỗi chán ghét thực tại tầm
- GV: Nêu nét nghệ thuật đặc sắc của thường, khao khát vươn tới vẻ đẹp toàn diện
bài thơ? toàn mĩ của thiên nhiên.
- HS trả lời.

- GV: Nêu ý nghĩa của văn bản.


- HS trả lời.
- GV gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK. *Ghi nhớ SGK.
- HS đọc phần ghi nhớ SGK.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
- GV: Trình bày cảm nhận về một biểu - Trình bày cảm nhận.
hiện nghệ thuật mới mẻ độc đáo trong
bài thơ Muốn làm thằng cuội.
- HS trình bày.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- GV: Viết đoạn văn phát biểu cảm - Viết đoạn văn.
nghĩ về bài thơ?
- HS viết đoạn văn
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG
- GV: Tìm đọc thêm các tác phẩm viết - Sưu tầm.
về trăng .
- Sưu tầm và đọc.
Đ.DẶN DÒ.
- Chuẩn bị bài “ Kiểm tra học kì”.

NS: 27 tháng 11 năm 2020


ND: 28 tháng 11 năm 2020
Tiết 66. TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 VÀ BÀI KIỂM
TRA TIẾNG VIỆT

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:


- Ôn tập, củng cố các kiến thức về văn bản thuyết minh .
- Đánh giá các ưu điểm, nhược điểm của một bài viết cụ thể về các mặt :
+ Kiểu bài : có đúng là văn bản thuyết minh không ?
+ Nội dung : các tri thức cung cấp đầy đủ , khách quan không ?
+ Có sử dụng các biện pháp nghệ thuật và miêu tả một cách hợp lý, có hiệu quả
không ?
Nắm vững hơn, nắm vững những kiến thức cơ bản về phần Tiếng Việt đã học ở
học kì một.
Nhận ra những chỗ mạnh, chỗ yếu của mình khi làm bài.
Rèn luyện kĩ năng trình bày và cách làm bài phần Tiếng Việt.
Các kiến thức về các biện pháp tu từ.
Biết cách áp dụng các kiến thức đã học vào bài làm của mình.
- Kiểm tra 15 phút số 4.
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu chấm bài.
- Học sinh: Học bài cũ, Ôn tập.
C.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I.Ổn định lớp:
II. Kiểm tra 15 phút số 4.
Mã đề 1
Câu 1: Bài thơ “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” trích trong tác phẩm nào?
A: Hải ngoại huyết thư. B: Ngục trung thư.
C: Sào Nam thi tập. D: Trùng Quang tâm sự.
Câu 2: Câu thơ thứ 5 trong bài thơ “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” Tác giả tự
nhận là khách không nhà, người có tội,Phan Bội Châu muốn thổ lộ tâm sự gì?
A: Than trách cho cạnh ngộ tù ngục của mình.
B: Đau đớn vì không còn chỗ nương thân.
C: Lo sợ bị thực dân truy nã.gắt gao khắp nơi.
D: Đau đớn cho tình cảnh mất nước của dân tộc.
Câu 3: Giọng điều chung của bài thơ “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” là gì?

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

A: Trầm lắng, bi ai. B: Phẫn uất, bất mãn.


C: Lãng mạn, hào hùng. D: Thư thái, bình thường.
Câu 4: Bài thơ “ Đập đá ở Côn Lôn” ra đời trong hoàn cảnh nào?
A: Lúc nhà thơ đang làm quan. B: Lúc nhà thơ đang hoạt động ở Nhật Bản.
C: Lúc nhà thơ đang hoạt động ở Pháp. D: Lúc nhà thơ bị tù đày.
Câu 5: Côn Lôn là tên gọi cũ của địa danh nào ở nước ta?
A: Phú Quốc. B: Côn Đảo.
C: Trường sa. D: Hoàng sa.
Câu 6: Theo Phan Châu Trinh, công việc đập đá khổ sai giúp ích gì cho người tù yêu
nước?
A: Giúp rèn luyện sức chịu đựng và ý chí chiến đấu. B: Giúp rèn luyện sức khoẻ.
C: Giúp người tù có một nghề lao động.
D: Giúp người tù được sống giữa thiên nhiên.
Câu 7: Điểm chung nhất của hai bài thơ “ Đập đá Côn Lôn”, “ Vào nhà ngục Quảng
Đông cảm tác” là gì?
A: Đều thể hiện cuộc sống khó khăn, gian khổ trong chốn tù ngục.
B: Đều thể hiện khí phách hiên ngang của người tù trước khó khăn, thử thách.
C: Đều thể hiện niềm lạc quan, yêu đời, yêu thiên nhiên.
D: Đều thể hiện nỗi bất bình trước cảnh tù ngục của kẻ thù.
Câu 8: Dòng nào sau đây nêu đúng vai trò của thơ Tản Đà trong nửa đầu thế kỷ XX?
A: Khẳng định ưu thế của thơ cổ điển Việt Nam. B: Khởi đầu cho nền thơ hiện đại Việt
Nam.
C: Gạch nối giữa nền thơ cổ điển và nền thơ hiện đại việt Nam.
D: Khẳng định ưu thế của nền thơ hiện đại việt Nam.
Câu 9: Nhận định nào đúng về đặc điểm thơ Tản Đà?
A: Tràn đày cảm xúc lãng mạn, lại rất đầm đà bản sắc dân tộc và có những tìm tòi sáng
tạo mới mẻ.
B: Đậm chất hiện thực, có tính nhân văn sâu sắc;ngôn ngữ thơ cô đúc,hình ảnh thơ giản
dị.
C: Tràn đày cảm xúc lãng mạn, hình ảnh thơ bóng bảy, ngôn ngữ trừu tượng, có những
tìm tòi sáng tạo mới mẻ.
D: Dạt dào tình yêu quê hương, đất nước, có những đề tài sát với hiện thực cuộc sống.
Câu 10: Cái “ ngông” của Tản Đà thể hiện ở chi tiết nào?
A: Cách xưng hô thân mật “ em- chị” với chi Hằng. B: Xem chi Hằng như một người bạn
tâm tình. C: Ước nguyện “ muốn làm thằng Cuội”. D: Tất cả các phương án trên.
Câu 11: Tản Đà muốn được làm gì trên Cung quế.
A: Được chăn trâu, cắt cỏ, sống hồn nhiên như trẻ thơ. B: Được sống một mình không
phải chung đụng với trần thế. C: Được đi vóng quanh cung quế, thưởng thức vẻ đẹp của
thiên nhiên.
D: Được bầu bạn với chị Hằng, với gió, mây, không còn buồn tủi.
Câu 12: Tựa nhau trông xuống thế gian cười,cái cười ở đây mang ý nghĩa như thế nào?
A: Thoả mãn vì đã đạt được khát vọng thoát li khỏi cõi trần bụi bặm.
B: Mỉa mai, khinh bỉ cõi trần nhỏ bé khi mình được bay bổng lên cao.
C: Vừa lòng với cuộc sống thực tại ở thế gian.
D: A và B đều đúng.
Mã đề 2

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

Câu 1: Tựa nhau trông xuống thế gian cười,cái cười ở đây mang ý nghĩa như thế nào?
A: Thoả mãn vì đã đạt được khát vọng thoát li khỏi cõi trần bụi bặm.
B: Mỉa mai, khinh bỉ cõi trần nhỏ bé khi mình được bay bổng lên cao.
C: Vừa lòng với cuộc sống thực tại ở thế gian.
D: A và B đều đúng.
Câu 2: Tản Đà muốn được làm gì trên Cung quế.
A: Được chăn trâu, cắt cỏ, sống hồn nhiên như trẻ thơ.
B: Được sống một mình không phải chung đụng với trần thế.
C: Được đi vóng quanh cung quế, thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên.
D: Được bầu bạn với chị Hằng, với gió, mây, không còn buồn tủi.
Câu 3: Cái “ ngông” của Tản Đà thể hiện ở chi tiết nào?
A: Cách xưng hô thân mật “ em- chị” với chi Hằng.
B: Xem chi Hằng như một người bạn tâm tình.
C: Ước nguyện “ muốn làm thằng Cuội”.
D: Tất cả các phương án trên.
Câu 4: Nhận định nào đúng về đặc điểm thơ Tản Đà?
A: Tràn đày cảm xúc lãng mạn, lại rất đầm đà bản sắc dân tộc và có những tìm tòi sáng
tạo mới mẻ.
B: Đậm chất hiện thực, có tính nhân văn sâu sắc;ngôn ngữ thơ cô đúc,hình ảnh thơ giản
dị.
C: Tràn đày cảm xúc lãng mạn, hình ảnh thơ bóng bảy, ngôn ngữ trừu tượng, có những
tìm tòi sáng tạo mới mẻ.
D: Dạt dào tình yêu quê hương, đất nước, có những đề tài sát với hiện thực cuộc sống.
Câu 5: Dòng nào sau đây nêu đúng vai trò của thơ Tản Đà trong nửa đầu thế kỷ XX?
A: Khẳng định ưu thế của thơ cổ điển Việt Nam.B: Khởi đầu cho nền thơ hiện đại Việt
Nam.
C: Gạch nối giữa nền thơ cổ điển và nền thơ hiện đại việt Nam.
D: Khẳng định ưu thế của nền thơ hiện đại việt Nam.
Câu 6: Điểm chung nhất của hai bài thơ “ Đập đá Côn Lôn”, “ Vào nhà ngục Quảng
Đông cảm tác” là gì?
A: Đều thể hiện cuộc sống khó khăn, gian khổ trong chốn tù ngục.
B: Đều thể hiện khí phách hiên ngang của người tù trước khó khăn, thử thách.
C: Đều thể hiện niềm lạc quan, yêu đời, yêu thiên nhiên.
D: Đều thể hiện nỗi bất bình trước cảnh tù ngục của kẻ thù.
Câu 7: Theo Phan Châu Trinh, công việc đập đá khổ sai giúp ích gì cho người tù yêu
nước?
A: Giúp rèn luyện sức chịu đựng và ý chí chiến đấu.B: Giúp rèn luyện sức khoẻ.
C: Giúp người tù có một nghề lao động.D: Giúp người tù được sống giữa thiên nhiên.
Câu 8: Côn Lôn là tên gọi cũ của địa danh nào ở nước ta?
A: Phú Quốc. B: Côn Đảo.
C: Trường sa. D: Hoàng sa.
Câu 9: Bài thơ “ Đập đá ở Côn Lôn” ra đời trong hoàn cảnh nào?
A: Lúc nhà thơ đang làm quan. B: Lúc nhà thơ đang hoạt động ở Nhật Bản.
C: Lúc nhà thơ đang hoạt động ở Pháp. D: Lúc nhà thơ bị tù đày.
Câu 10: Giọng điều chung của bài thơ “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” là gì?
A: Trầm lắng, bi ai. B: Phẫn uất, bất mãn.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

C: Lãng mạn, hào hùng. D: Thư thái, bình thường.


Câu 11: Câu thơ thứ 5 trong bài thơ “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” Tác giả tự
nhận là khách không nhà, người có tội,Phan Bội Châu muốn thổ lộ tâm sự gì?
A: Than trách cho cạnh ngộ tù ngục của mình.B: Đau đớn vì không còn chỗ nương thân.
C: Lo sợ bị thực dân truy nã.gắt gao khắp nơi.D: Đau đớn cho tình cảnh mất nước của
dân tộc.
Câu 12: Bài thơ “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” trích trong tác phẩm nào?
A: Hải ngoại huyết thư. B: Ngục trung thư.
C: Sào Nam thi tập. D: Trùng Quang tâm sự.
Mã đề 3
Câu 1: Bài thơ “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” trích trong tác phẩm nào?
A: Ngục trung thư. B: Hải ngoại huyết thư.
C: Sào Nam thi tập. D: Trùng Quang tâm sự.
Câu 2: Câu thơ thứ 5 trong bài thơ “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” Tác giả tự
nhận là khách không nhà, người có tội,Phan Bội Châu muốn thổ lộ tâm sự gì?
A: Than trách cho cạnh ngộ tù ngục của mình. B: Đau đớn vì không còn chỗ nương thân.
C: Đau đớn cho tình cảnh mất nước của dân tộc. D: Lo sợ bị thực dân truy nã gắt gao
khắp nơi.
Câu 3: Giọng điều chung của bài thơ “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” là gì?
A: Trầm lắng, bi ai. B: Lãng mạn, hào hùng
C: Phẫn uất, bất mãn. D: Thư thái, bình thường.
Câu 4: Bài thơ “ Đập đá ở Côn Lôn” ra đời trong hoàn cảnh nào?
A: Lúc nhà thơ đang làm quan. B: Lúc nhà thơ đang hoạt động ở Nhật Bản.
C: Lúc nhà thơ bị tù đày. C: Lúc nhà thơ đang hoạt động ở Pháp.
Câu 5: Côn Lôn là tên gọi cũ của địa danh nào ở nước ta?
A: Côn Đảo. B: Phú Quốc.
C: Trường sa. D: Hoàng sa.
Câu 6: Theo Phan Châu Trinh, công việc đập đá khổ sai giúp ích gì cho người tù yêu
nước?
A: Giúp rèn luyện sức khoẻ.B: Giúp rèn luyện sức chịu đựng và ý chí chiến đấu.
C: Giúp người tù có một nghề lao động.D: Giúp người tù được sống giữa thiên nhiên.
Câu 7: Điểm chung nhất của hai bài thơ “ Đập đá Côn Lôn”, “ Vào nhà ngục Quảng
Đông cảm tác” là gì?
A: Đều thể hiện khí phách hiên ngang của người tù trước khó khăn, thử thách.
B: Đều thể hiện cuộc sống khó khăn, gian khổ trong chốn tù ngục.
C: Đều thể hiện niềm lạc quan, yêu đời, yêu thiên nhiên.
D: Đều thể hiện nỗi bất bình trước cảnh tù ngục của kẻ thù.
Câu 8: Dòng nào sau đây nêu đúng vai trò của thơ Tản Đà trong nửa đầu thế kỷ XX?
A: Khẳng định ưu thế của thơ cổ điển Việt Nam.
B: Gạch nối giữa nền thơ cổ điển và nền thơ hiện đại việt Nam.
C: Khởi đầu cho nền thơ hiện đại Việt Nam. D: Khẳng định ưu thế của nền thơ hiện đại
việt Nam.
Câu 9: Nhận định nào đúng về đặc điểm thơ Tản Đà?
A: Đậm chất hiện thực, có tính nhân văn sâu sắc;ngôn ngữ thơ cô đúc,hình ảnh thơ giản
dị.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

B: Tràn đày cảm xúc lãng mạn, lại rất đầm đà bản sắc dân tộc và có những tìm tòi sáng
tạo mới mẻ.
C: Tràn đày cảm xúc lãng mạn, hình ảnh thơ bóng bảy, ngôn ngữ trừu tượng, có những
tìm tòi sáng tạo mới mẻ.
D: Dạt dào tình yêu quê hương, đất nước, có những đề tài sát với hiện thực cuộc sống.
Câu 10: Cái “ ngông” của Tản Đà thể hiện ở chi tiết nào?
A: Cách xưng hô thân mật “ em- chị” với chi Hằng.
B: Xem chi Hằng như một người bạn tâm tình.
C: Ước nguyện “ muốn làm thằng Cuội”.
D: Tất cả các phương án trên.
Câu 11: Tản Đà muốn được làm gì trên Cung quế.
A: Được chăn trâu, cắt cỏ, sống hồn nhiên như trẻ thơ.
B: Được sống một mình không phải chung đụng với trần thế.
C: Được bầu bạn với chị Hằng, với gió, mây, không còn buồn tủi.
D: Được đi vòng quanh cung quế, thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên.
Câu 12: Tựa nhau trông xuống thế gian cười,cái cười ở đây mang ý nghĩa như thế nào?
A: Thoả mãn vì đã đạt được khát vọng thoát li khỏi cõi trần bụi bặm.
B: Mỉa mai, khinh bỉ cõi trần nhỏ bé khi mình được bay bổng lên cao.
C: Vừa lòng với cuộc sống thực tại ở thế gian.
D: A và B đều đúng.
MĐ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
1 Đáp án B D C D B A B C A D D D
Điểm 0.5 1 1 0.5 0.5 1 1 1 1 0.5 1 1
MĐ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
2 Đáp án D D D A C B A B D C D B
Điểm 1 1 0.5 1 1 1 1 0.5 0.5 1 1 0.5
MĐ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
3 Đáp án 0.5 1 1 0.5 0.5 1 1 1 1 0.5 1 1
Điểm A C B C A B A B B D C D

III. Bài mới:


1. Bài Tập làm văn
Hoạt động 1 : GV ghi đề lên bảng, cho HS cùng nhau tìm đáp án và lập dàn ý của bài
viết.
- GV nhắc lại yêu cầu của bài viết : Thuyết minh là cung cấp tri thức khách quan về đối
tượng để người đọc hiểu được bản chất và những đặc điểm của đối tượng .
- Trong bài viết này, thuyết minh phải có sự kết hợp với các biện pháp nghệ thuật và các
yếu tố miêu tả .
Hoạt động 2: Nhận xét chung về bài viết của HS
Ưu điểm:
- Việc chọn đề tài, chủ đề : Đại đa số các em đã biết chọn đề tài .
- Một số bài nội dung tương đối tốt: Anh, Khanh, Huỳnh, Đức, Trang (8A4), Khánh,
Kiệt, Đào, Mạnh Quân, Hồng (8A5)

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- Một số bài làm : Có cốt truyện, nhân vật. Hệ thống sự việc (có nguyên nhân, diễn biến,
kết quả, có móc nối xâu chuỗi mạch lạc, hợp lí). Bố cục 3 phần. Lời kể chuyện : lời tác
giả, người kể chuyện, lời nói của các nhân vật như Anh, Khanh, Huỳnh, Đức, Trang
(8A4), Khánh, Kiệt, Đào, Mạnh Quân, Hồng (8A5)
- Nhược điểm:
+ Nhiều bài có nội dung chưa đạt : Duy, Lê (8A4), Tòa, Thiệu, Khâm, Vi Quân, Quốc
Khánh (8A5).
* Nhiều bài kể : Chưa đầy đủ 3 phần. Bài làm lan man. Còn lẫn lộn các sự việc. Chữ viết
xấu, sai chính tả nhiều, sai lỗi câu... Duy, Lê (8A4), Tòa, Thiệu, Khâm, Vi Quân, Quốc
Khánh (8A5).
2. Bài Tiếng Việt
- Giáo viên yêu cầu HS tự đánh giá bài kiểm tra của mình (ưu điểm, khuyết điểm, đúng -
sai, điểm,…).
- Giáo viên nhận xét, đánh giá bài kiểm tra của HS.
Ưu điểm:
- Việc chọn đề tài, chủ đề : Đại đa số các em đã biết chọn đề tài .
- Một số bài nội dung tương đối tốt: Anh, Khanh, Huỳnh, Đức, Trang (8A4), Khánh,
Kiệt, Đào, Mạnh Quân, Hồng (8A5)
- Nhiều bài làm diễn đạt khá mạch lạc, trôi chảy, có sáng tạo Anh, Khanh, Huỳnh, Đức,
Trang (8A4), Khánh, Kiệt, Đào, Mạnh Quân, Hồng (8A5)
Nhược điểm:
+ Nhiều bài có nội dung chưa đạt : Duy, Lê (8A4), Tòa, Thiệu, Khâm, Vi Quân, Quốc
Khánh (8A5).
- Một số bài viết dùng từ chưa chính xác, sai lỗi chính tả do phát âm sai còn rất nhiều, các
bài viết sa vào lối viết văn nói còn phổ biến : Duy, Lê (8A4), Tòa, Thiệu, Khâm, Vi
Quân, Quốc Khánh (8A5).
Hoạt động 3:
1. Bài Tập làm văn
Đọc bình bài hay, đoạn hay, đoạn dở.
- Cho HS đọc 2 bài khá : Huỳnh (8A4), Khánh (8A5).
- Cho HS đọc 2 bài TB:  Cảnh (8A4) Bảo (8A5)
- Cho HS đọc 2 bài yếu kém : Duy(8A3), Khâm (8A2).
2. Bài Tiếng Việt
Đọc bình bài hay, đoạn hay, đoạn dở.
- Cho HS đọc 2 bài khá :Khanh (8A4), Kiệt(8A5).
- Cho HS đọc 2 bài TB : Thuận (8A4) Kiên(8A5)
- Cho HS đọc 2 bài yếu kém : Lê (8A4), Tòa (8A5).
Hoạt động 4 : Kết qủa cụ thể :
1. Bài Tập làm văn
- Số bài đạt loại giỏi : 0.
- Số bài đạt loại khá : 30.
- Số bài đạt loại Tb : 49.
- Số bài đạt loại yếu : 6.
- Số bài đạt loại kém : 0.
2. Bài Tiếng Việt
- Số bài đạt loại giỏi : 2.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- Số bài đạt loại khá : 28.


- Số bài đạt loại Tb : 43.
- Số bài đạt loại yếu : 15
- Số bài đạt loại kém : 0.
Hoạt động 5 : GV trả bài HS trao đổi cho nhau cùng rút kinh nghiệm
- GV phát bài kiểm tra cho HS.
- Yêu cầu:Hãy trao đổi hướng sửa chữa những lỗi mắc phải và thực hiện sửa chữa:
+Về hình thức: chính tả, bố cục.
+ Về nội dung: diễn đạt ý.
- GV bổ sung, kết luận về cách sửa chữa (những lỗi HS thường mắc phải).
D. DẶN DÒ
- GV cho HS về làm thêm các bài tập.
- Chuẩn bị bài “ Hoạt động ngữ văn : Làm thơ bảy chữ”.

NS: 27 tháng 11 năm 2020


ND: 28 tháng 11 năm 2020
Tiết 67,68.
KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KÌ 1

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kỹ năng môn
Ngữ văn và khả năng vận dụng kiến thức ấy vào việc đọc - hiểu và tạo lập văn bản.
2.Kĩ năng:
- Đánh giá kĩ năng đọc hiểu một văn bản văn học ngoài SGK.
- Kĩ năng phân tích đề, kĩ năng viết bài văn thuyết minh,biết trình bày và diễn đạt các nội
dung bài viết một cách sáng sủa, đúng qui cách.
3. Thái độ: Rèn luyện thái độ nghiêm túc, trung thực trong khi làm bài kiểm tra, có hứng
thú để bồi đắp và thể hiện cảm xúc cá nhân mang tính tích cực, nhân văn.
=>Nănglực:
Phát huy năng lực: Đọc - hiểu và tạo lập văn bản theo các mức độ nhận biết, thong hiểu,
vận dụng và vận dụng cao. Phát triển năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng
lực sang tạo của học sinh.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA
- Hình thức: Tự luận
- Thờigian: 90 phút
- Cách thức kiểm tra: Tập trung
III. MA TRẬN:

Các mức độ cần đạt Tổng


NỘI DUNG Vận dụng Vận dụng
Nhận
Thông hiểu cao
biết

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

I. ĐỌC HIỂU Ngữ liệu: Nhận - Khái quát


Văn bản biết chủ đề/ nội
văn học,văn phương dung chính/
bản nhật thức vấn đề
dụng ngoài biểu đạt:chính… mà
sách giáo dấu câu, đoạn trích đề
khoa THCS từ cập.
- Tiêu chí loại,các - Nêu tác
lựa chọn kiểu dụng của các
ngữ liệu: câu,... hình ảnh, chi
+đoạn trích trong tiết, biện pháp
(từ 50 đến đoạn tu từ…nổi bật
300 chữ) trích. trong đoạn
trích
Số câu: 1 2 3
Số điểm: 1,0 2,0 3,0
Tỉ lệ: % 10 20 30
Nhận Hiểu về đối Vận dụng
II. LÀM biết tượng thuyết các kiến
VĂN được đối minh thức đã
Thuyết tượng học để
minh thuyết làm được
minh bài văn
thuyết
minh
Số câu: 1
Số điểm: 1,0 1,0 5,0 7,0
Tỉ lệ: 10 10 50 70
Tổngsốcâu: 4
Tổngsốđiểm 2,0 3,0 5,0 10,0
Tỉ lệ: 20 30 50 100

IV. ĐỀ RA
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu:
Quê hương mỗi người đều có
Vừa khi mở mắt chào đời
Quê hương là dòng sữa mẹ
Thơm thơm giọt xuống bên nôi

Quê hương mỗi người chỉ một

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

Như là chỉ một mẹ thôi


Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.
(Đỗ Trung Quân, Bài học đầu cho con, Nxb Văn học, 1991)
Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (1,0điểm)
Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích.
(1,0điểm)
Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. (1,0điểm)
PHẦN II: LÀM VĂN(7,0 điểm)
Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam.
V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
* YÊU CẦU CHUNG.
1. Có kiến thức cơ bản về ngữ văn, kỹ năng làm văn tốt: Bố cục rõ rang kết cấu chặt chẽ,
diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và sức gợi cảm, ít mắc lỗi về chính tả và ngữ pháp…
2. Đáp ứng yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học
sinh.
3. Giáo viên chấm cần linh hoạt để phát hiện năng lực sáng tạo của học sinh
* YÊU CẦU CỤ THỂ.
PHẦN I Câu Nội dung Điểm
ĐỌC HIỂU
1 Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm. 1,0 điểm
2 Trong đoạn thơ, biện pháp điệp ngữ được sử dụng: 1,0 điểm
“Quê hương mỗi người đều có”, “Quê hương mỗi
người chỉ một”.
Tác dụng: Nhấn mạnh ý nghĩa của quê hương với
mỗi người.
3 Nội dung chính của đoạn thơ: 1,0 điểm
- Quê hương gần gũi, máu thịt với mỗi người.
- Quê hương thiêng liêng, duy nhất, là mảnh đất ai
cũng cần ghi nhớ, biết ơn.
- Tình yêu quê hương tha thiết của tác giả.
*Giới thiệu chung về chiếc áo dài Việt Nam 0,5 điểm
- Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh 0,5 điểm
II. LÀM - Xác định đúng vấn đề cần thuyết minh: chiếc áo 0,5 điểm
VĂN dài Việt Nam:
* Giới thiệu cụ thể về:
- Lịch sử chiếc áo dài 0,5 điểm
- Cấu tạo chiếc áo dài 0,5 điểm
- Chất liệu may áo dài 0,5 điểm
- Đặc điểm của chiếc áo dài. 0,5 điểm
- Áo dài Việt Nam để lại ấn tượng sâu sắc và được 0,5 điểm

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

bạn bè quốc tế yêu thích.


- Chiếc áo dài đậm đà bản sắc dân tộc, tượng trưng 1điểm
cho vẻ đẹp duyên dáng, dịu dàng của người phụ nữ 1 điểm
Việt Nam.
Chính tả, dung từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, 0,5 điểm
ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếngViệt.

D. DẶN DÒ: HS về chuẩn bị bài : Ôn luyện dấu câu


_____________________________________________
NS: 27 tháng 11 năm 2020
ND: 28 tháng 11 năm 2020
Tuần 19
Tiết 69 ÔN LUYỆN DẤU CÂU

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:


1.Kiến thức :
- Hệ thống hóa kiến thức về dấu câu đã học
- Nhận ra và biết cách sửa lỗi thường gặp về dấu câu.
- Hệ thống các dấu câu và công dụng của chúng trong hoạt động giao tiếp.
- Việc phối hợp sử dụng các dấu câu hợp lí tạo nên hiệu quả cho văn bản; ngược
lại, sử dụng dấu câu sai có thể làm cho người đọc không hiểu hoặc hiểu sai ý người viết
định diễn đạt.
2. Kĩ năng :
- Vận dụng hóa kiến thức về dấu câu trong quá trình đọc - hiểu và tạo lập văn bản.
- Nhận biết và sửa lỗi về dấu câu.
3. Thái độ.
- Bồi dưỡng cho HS lòng tự hào về sự giàu đẹp của Tiếng Việt
B.CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài.
- Học sinh: Học bài cũ, Ôn tập.
C.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I.Ổn định lớp:
II.Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT


HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- GV: Hãy nêu các loại dấu câu đã học? - HS trả lời.
- HS trả lời.
- GV giới thiệu bài. - HS nghe.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Tổng kết về dấu câu.
- GV cho HS hoạt động nhóm ghi vào
bảng phụ yêu cầu phần I SGK : Lập
bảng tổng kết về dấu câu.
Dấu câu Công dụng

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

Dấu chấm Dùng để kết thúc câu trần thuật


Dấu chấm than Dùng để kết thúc câu cảm thán và câu cầu
khiến.
Dấu chấm hỏi Kết thúc câu nghi vấn
Dấu phẩy Phân cách các thành phần và các bộ phận của
câu.
Dấu chấm lửng Biểu thị bộ phận chưa liệt kê hết lời nói ngập
ngừng, ngắt quãng, làm giảm nhịp điệu cho
câu văn, hài hước, dí dỏm.
Dấu gạch ngang. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của câu ghép
có cấu tạo phức tạp, giữa các bộ phận trong
một phép liệt kê phức tạp giải thích, chú thích
trong câu.
Dấu gạch nối Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.Biểu
thị sự liệt kê. Nối các từ nằm trong một liên
danh. Nối các tiếng trong một một từ phiên
âm.
Dấu ngoặc đơn Đánh dấu phần có chức năng chú thích,báo
trước phần bổ sung, giải thích, thuyết minh .
Dấu hai chấm Đánh dấu báo trước cho phần trước đó, lời
dẫn trực tiếp hoặc lời đối thoại.
II. Các lỗi thường gặp về dấu câu:
1. Thiếu dấu câu khi câu đã kết thúc.
- GV gọi HS đọc ví dụ mục 1 phần II - Đọc.
SGK trang 151.
- GV: Ví dụ trên thiếu dấu ngắt câu ở - Thiếu dấu ngắt câu sau từ “xúc động”, Dùng
chỗ nào? Nên dùng dấu gì để kết thúc dấu chấm để kết thúc câu và viết hoa chữ
câu ở chỗ đó? T(trong) ở câu tiếp theo.
2. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết
thúc.
- GV gọi HS đọc ví dụ mục 2 phần II - Đọc.
SGK trang 151.
- Dùng dấu chấm sau từ này là đúng - Dùng dấu ngắt câu sau từ này là sai vì chưa
hay sai? Vì sao? Ở chỗ này nên dùng kết thúc câu. Ở chỗ này nên dùng dấu phẩy
dấu câu gì?
3. Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận
của câu khi cần thiết.
- GV gọi HS đọc ví dụ mục 2 phần II - Đọc.
SGK trang 151.
- Câu này thiếu dấu gì để phân biệt - Câu này thiếu dấu phẩy để tách các bộ phận
ranh giới giữa các thành phần đồng đồng chức. Đặt vào đó dấu phẩy sau các từ
chức ? Hãy đặt dấu dó vào chỗ thích cam, quýt, bưởi.
hợp?
4. Lẫn lộn công dụng giữa các dấu câu.
- GV gọi HS đọc ví dụ mục 2 phần II - Đọc.
SGK trang 151. - Đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu thứ nhất là sai
Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn
Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- Đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu thứ nhất vì đây không phải là câu nghi vấn mà đây là
và dấu chấm ở cuối câu thứ hai trong câu trần thuật, nên dùng dấu chấm. Và dấu
đoạn văn này đã đúng chưa? Vì sao? chấm ở cuối câu thứ hai là sai vì đây là câu
nghi vấn chứ không phải câu trần thuật, nên
dùng dấu chấm hỏi.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
- GV cho HS làm bài tập 1. Bài tập 1: Điền dấu câu thích hợp
- GV: Điền dấu câu thích hợp? Con chó nằm ở gậm phản bỗng chốc vẫy
- HS làm vào vở. đuôi rối rít (,) tỏ ra dáng bộ vui mừng(.)
Anh Dậu lử thử từ cổng tiến vào với cả vẻ
mặt xanh ngắt và buồn rứt như kẻ sắp bị tù tội
(.)
Cái Tý (,) thằng Dần vỗ tay reo (:)
(-) A (!) Thầy đã về (!) A (!) Thầy đã về
(!). . .
Mặc kệ chúng nó(,) anh chàng ốm yếu im
lặng dựa gậy lên tấm phên cửa(,) nặng nhọc
chống tay vào gói và bước lên thềm(.) Rồi lảo
đảo đi đến cạnh phản(,) anh ta lăn kềnh trên
chiếc chiếu rách(.)
Ngoài đình, mõ đập chan chát(,) trống cái
đánh thùng thùng(,) tù và thổi như ếch kêu(.)
Chị Dậu ôm con vào ngồi bên phản(,) sờ
tay vào trán chồng và sẽ sàng hỏi(:)
- Thế nào(?) Thầy em có mệt lắm
không(?) Sao chậm về thế(?) Trán đã nóng
lên đây mà (!)
Bài tập 2: phát hiện lỗi và chữa
a. Sao mãi bây giờ anh mới về ? . . .
- GV cho HS làm bài tập 2. b. Từ xưa trong cuộc sống lao động và sản
- GV: Phát hiện lỗi và chữa. xuất, nhân dân ta . . .
- HS chữa lỗi. c. Mặc dù đã qua bao nhiêu năm tháng,
nhưng . . .

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG


- GV cho HS viết đoạn văn về một đề - Viết đoạn văn và sửa lỗi.
tài tự chọn và cho HS khác kiểm tra
phát hiện lỗi về dấu câu trong đoạn văn
bạn vừa viết và sửa lỗi.
- HS viết đoạn văn.
- HS khác sửa lỗi.
- GV nhận xét cho điểm
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG
- GV: Tìm đọc thêm các tác phẩm có - Sưu tầm.
sử dụng dấu câu .
- Sưu tầm và đọc.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

D.DẶN DÒ.
- Chuẩn bị bài “ Hoạt động ngữ văn : Làm thơ bảy chữ”.
NS: 27 tháng 11 năm 2020
ND: 28 tháng 11 năm 2020
Tiết 70,71 HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN
LÀM THƠ BẢY CHỮ
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức :
- Nhận dạng và bước đầu biết cách làm thơ bảy chữ.
- Những yêu cầu tối thiểu khi làm thơ bảy chữ..
2. Kĩ năng :
- Nhận biết thơ bảy chữ.
- Đặt câu thơ bảy chữ với yêu cầu đối nhịp vần.
3. Thái độ.
- Bồi dưỡng cho HS lòng tự hào về các thể thơ của quê hương.
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài.
- Học sinh: Học bài cũ, Đọc soạn bài mới.
C.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I.Ổn định lớp:
II. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT


HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- GV: Các em đã được học nhiều bài - HS nghe..
thơ làm theo luật thơ bảy chữ vậy thể
thơ này có đặc điểm như thế nào chúng
ta cùng đi tìm hiểu hoạt động làm thơ
bãy chữ
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. Lí thuyết
- GV: Hãy nêu khái niệm của thể thơ - Thể thơ bảy chữ là hình thức thơ lấy
bảy chữ? câu thơ bảy chữ (tiếng) làm đơn vị nhịp
- HS trả lời. điệu, bao gồm câu thơ bảy chữ cổ thể,
thơ Đường luật tám câu bảy chữ và bốn
câu bảy chữ (tứ tuyệt), thơ hiện đại gồm
nhiều khổ với câu thơ bảy chữ ,…
- GV: Em hãy nêu phạm vi luyện tập? - Phạm vi luyện tập là câu thơ bốn câu
- HS trả lời. bảy chữ (tứ tuyệt hay một khổ bốn câu
làm theo đúng luật thơ Đường trong các
thể thơ khác) giới hạn cách ngắt nhịp,
gieo đúng vần, đúng luật bằng trắc giữa
các câu.
- GV cho HS về sưu tầm một số bài thơ - Sưu tầm và tự làm bài thơ bãy chữ bốn
theo thể thơ bảy chữ chép vào vở bài câu.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

tập và tập làm một bài thơ bốn câu bảy


chữ, đề tài tự chọn. Không được chép
bài sắc của người khác.
II. Hoạt động trên lớp.
1. Nhận diện luật thơ.
- GV: Chỉ ra vị trí ngắt nhịp, vần, luật - Cách ngắt nhịp: 4/3
bằng trắc trong khổ thơ đầu của bài thơ - Vần trắc ( vần ưa) nằm tiếng cuối của
Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận . các câu thơ 1, 2 . Vần bằng ( vần ơi)
- HS trả lời.
- GV cho HS lên bảng viết luật bằng - Luật bằng trắc:
trắc. TBTTBBT
- HS lên bảng viết luật bằng trắc. TTBBBTT
BBTTTBB
BTBBBTB
- GV: Chỉ ra chỗ sai và sửa lại cho - Sai: Sau ngọn đèn mờ có dấu phẩy và
đúng bài thơ Tối ? chữ xanh ở cuối câu.
- Sửa: Bỏ dấu phẩy sau ngọn đèn mờ.
Sửa chữ xanh thành chữ lè.
- GV: Ngoài bài thơ này, em đó được - Đọc.
học những bài thơ nào là thơ bốn câu
và bảy chữ ? Hãy đọc thuộc lòng bài
thơ đó?
- HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- GV: Hãy cho biết nhịp và luật bằng - Tìm nhịp và luật bằng trắc
trắc của bài thơ em đó tìm được ?
- HS tìm nhịp và luật bằng trắc.
Hết tiết 70 chuyển tiết 71
2. Tập làm thơ 7 chữ.
- GV: Em hãy làm tiếp hai câu thơ cuối a/ Cung trăng chỉ toàn đất cùng đá
theo ý mình trong bài thơ của Tú Hít bụi suốt ngày có sướng chăng?
Xương?
- HS tự làm tiếp theo ý mình.
- GV nhận xét sửa chữa.
- GV đọc nguyên văn hai câu cuối của - Hai câu cuối:
Tú Xương cho HS nghe. Chứa ai chẳng chứa,chứa thằng Cuội
- HS nghe và chép vào vở. Tôi gớm gan cho cái chị Hằng.
- GV: Hãy làm tiếp hai câu thơ cho trọn b/ Vui sao ngày đã chuyển sang hè
vẹn ở bài b. Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve
- HS tự làm.
- GV cho hai câu tham khảo. - Hai câu tham khảo:
Phấp phới trong lòng bao tiếng gọi
Thoảng hương lúa chín gió đồng quê .
3. Đọc thơ 7 chữ tự làm .
- Giáo viên đọc đoạn thơ mẫu. - Đọc mẫu một đoạn thơ bốn câu và bảy
- HS lắng nghe. chữ.
Nơi đây sống một người tóc bạc

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

Người không con mà có triệu con


Nhân dân ta gọi Người là Bác
Cả đời Người là của nước non.
- GV cho HS lên bảng đọc bài thơ - Đọc.
mình tự làm.
- HS đọc.
- GV cử đại diện của mỗi tổ lên bày - Nhận xét.
nhận xét và GV đưa ra kết luận.
- GV nên cho HS lên trình bày nhiều - Trình bày.
bài thơ và nhận xét để các em rút ra
được kết luật về thể thơ: nhịp, vần, luật
bằng trắc.
- GV gọi một vài em HS lên đọc thuộc - Đọc.
lòng những bài thơ bốn câu bảy chữ mà
các em đó được học.
- GV cho HS tập làm bài thơ bảy chữ Tập làm bài thơ bảy chữ.
không giới hạn số câu về trường lớp,
bạn bè, miªu t¶ c¶nh mïa xu©n, t×nh
c¶m gia ®×nh.
- HS tập làm bài thơ
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
- GV: Hãy viết một đoạn thơ bảy chữ. - Viết một đoạn thơ bảy chữ
- HS viết.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- GV: Xác định cách gieo vần trong - Xác định cách gieo vần.
đoạn thơ vừa viết?
- HS xác định
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG
- GV: Tìm đọc thêm các bài thơ viết - Sưu tầm.
theo thể thơ tám chữ
- Sưu tầm và đọc.
D.DẶN DÒ.
- Tiếp tục ôn tập để chuẩn bị học kì hai.

NS: 27 tháng 11 năm 2020


ND: 28 tháng 11 năm 2020
Tiết 72
Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn
Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KÌ I

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:


Nắm vững hơn, nắm vững những kiến thức cơ bản về phần Tiếng việt, Văn bản
và Tập làm văn đã học ở học kì một.
Nhận ra những chỗ mạnh, chỗ yếu của mình khi làm bài.
Rèn luyện kĩ năng trình bày và cách làm bài phần Tiếng Việt.
Các kiến thức về văn tự sự, văn biểu cảm đã học.
Biết cách áp dụng các kiến thức đã học vào bài làm của mình.
B. CHUẨN BỊ.
- Giáo viên: Giáo án.
- Học sinh: Ôn tập.
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: GV chép đề lên bảng cho HS theo dõi và cùng HS xây dựng đáp án.
Hoạt động 2: Nhận xét đánh giá
- Giáo viên yêu cầu HS tự đánh giá bài kiểm tra của mình (ưu điểm, khuyết điểm, đúng -
sai, điểm,…).
- Giáo viên nhận xét, đánh giá bài kiểm tra của HS.
Ưu điểm:
- Việc chọn đề tài, chủ đề : Đại đa số các em đã biết chọn đề tài .
- Một số bài nội dung tương đối tốt: Anh, Khanh, Huỳnh, Đức, Trang (8A4), Khánh,
Kiệt, Đào, Mạnh Quân, Hồng (8A5)
- Nhiều bài làm diễn đạt khá mạch lạc, trôi chảy, có sáng tạo Anh, Khanh, Huỳnh, Đức,
Trang (8A4), Khánh, Kiệt, Đào, Mạnh Quân, Hồng (8A5)
Nhược điểm:
+ Nhiều bài có nội dung chưa đạt : Duy, Lê (8A4), Tòa, Thiệu, Khâm, Vi Quân, Quốc
Khánh (8A5).
- Một số bài viết dùng từ chưa chính xác, sai lỗi chính tả do phát âm sai còn rất nhiều, các
bài viết sa vào lối viết văn nói còn phổ biến : Duy, Lê (8A4), Tòa, Thiệu, Khâm, Vi
Quân, Quốc Khánh (8A5).
Hoạt động 3:
Đọc bình bài hay, đoạn hay, đoạn dở.
- Cho HS đọc 2 bài khá :Khanh (8A4), Kiệt(8A5).
- Cho HS đọc 2 bài TB : Thuận (8A4) Kiên(8A5)
- Cho HS đọc 2 bài yếu kém : Lê (8A4), Tòa (8A5).
Hoạt động 4 : Kết qủa cụ thể :
- Số bài đạt loại giỏi : 0.
- Số bài đạt loại khá : 30.
- Số bài đạt loại Tb : 49.
- Số bài đạt loại yếu : 6.
- Số bài đạt loại kém : 0.
Hoạt động 5 : GV trả bài HS trao đổi cho nhau cùng rút kinh nghiệm
- GV phát bài kiểm tra cho HS.
- Yêu cầu: Hãy trao đổi hướng sửa chữa những lỗi mắc phải và thực hiện sửa chữa:
+Về hình thức: chính tả, bố cục.
+ Về nội dung: diễn đạt ý.

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

- GV bổ sung, kết luận về cách sửa chữa (những lỗi HS thường mắc phải).
D. DẶN DÒ
- GV cho HS về nhà ôn tập chuẩn bị cho học kì hai.

Hết học kì 1 chuyển sang học kì 2

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn


Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 8 Năm học 2020 – 2021

Giáo viên PHẠM QUANG HUY Trường THCS Khánh Sơn

You might also like