Lịch sử hình thành

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Lịch sử hình thành

Thời tiền Thăng Long (trước 1010):


● Thời Hùng Vương dựng nước: Hà Nội khi ấy chỉ nằm trong bộ Giao Chỉ (1 trong 15 bộ
của nhà nước Văn Lang). Bộ Giao Chỉ chính là vị trí của Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định,
Ninh Bình bây giờ.
● Thời Thục Phán An Dương Vương: Kinh đô được chuyển từ mạn Bạch Hạc (mạn Phú
Thọ ngày nay) xuống Cổ Loa (thuộc Sóc Sơn bây giờ).
Năm 207, Triệu Đà xâm lược. Do chủ quan khinh
địch nên An Dương Vương thất bại. Mở đầu chương lịch sử đen tối của dân tộc – nghìn
năm Bắc thuộc.
● Trong khoảng hơn 600 năm, Hà Nội trải qua lần bị đô hộ dưới thời của nhiều Đế(Vua)
phương Bắc và cũng nhiều lần đứng lên khởi nghĩa đấu tranh thành công.
● Năm 938, Ngô Quyền thắng trận Bạch Đằng, đánh bại quân Nam Hán, giết chết Hoằng
Thao, kết thúc nghìn năm Bắc thuộc. Mùa xuân năm 939, ông xưng Ngô vương đóng đô
ở Cổ Loa.
● Sau khi Ngô quyền mất xảy ra “loạn 12 sứ quân”, Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đnước, lập
ra thời kì nhà Đinh năm 968. Các Triều đại Đinh, Tiền Lê đóng đô ở Hoa Lư.

Hà Nội thời kỳ Thăng Long (1010 – 1802):


● 1009-1010: Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi vua, sáng lập vương triều Lý.
Tháng 7 mùa thu năm 1010, nhà vua công bố thiên đô chiếu (chiếu dời đô) để
dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La. Ngay sau khi dời đô, Lý Công Uẩn đã
cho gấp rút xây dựng Kinh thành Thăng Long, đến đầu năm 1011 thì hoàn thành.
● 1789: Vua Quang Trung dời đô về Phú Xuân, Thăng Long chỉ còn là Bắc thành.

Hà Nội thời Nguyễn (1802 – 1945):


●1805: Vua Gia Long cho phá bỏ tường của Hoàng thành cũ và cho xây dựng Thành Hà
Nội theo kiểu Vauban của Pháp vs quy mô nhỏ hơn nhiều
●1831: Trong cuộc cải cách hành chính lớn, vua Minh Mạng đã đổi tên Thăng Long
thành Hà Nội
●Khi chiếm xong toàn bộ Đông Dương, Pháp lại chọn Hà Nội là thủ đô của Liên Bang
Đông Dương. Thành Hà Nội bị phá đi hoàn toàn để lấy đất làm công sở và trại lính cho
người Pháp.

Hà Nội từ 1945 đến nay:


● 1954: Khi bộ đội ta tiếp quản giải phóng thủ đô thì khu vực Thành Hà Nội trở thành trụ
sở của Bộ quốc phòng.
Giới thiệu chung:
Hoàng Thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long và
tỉnh thành Hà Nội. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong
nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích
Việt Nam
Vị trí địa lý:
Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội có diện tích 20ha
Gồm: khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và các di tích còn sót lại trong khu di tích Thành
cổ Hà Nội như Bắc Môn, Đoan Môn, Hậu Lâu, rồng đá điện Kính Thiên, nhà con rồng,
nhà D67 và cột cờ Hà Nội.
Cụm di tích này được bao bọc bởi 4 con đường: phía bắc là đường Phan Đình Phùng,
phía nam là đường Điện Biên Phủ, phía đông là đường Nguyễn Tri Phương và phía tây là
đường Hoàng Diệu

You might also like