Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 11

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PGS TS NGUYỄN THỊ HƯỜNG

TËp ®Ò c¬ng bµi gi¶ng chuyªn ®Ò

LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI


NHÀ TRƯỜNG
(Dïng cho c¸n bé qu¶n lý gi¸o dôc c¸c cÊp)

1
2
Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ
SỰ THAY ĐỔI NHÀ TRƯỜNG

1. Một số vấn đề về sự thay đổi


1.1. Khái niệm về sự thay đổi
Từ điển TV: Là thay cái này bằng cái khác hay là sự đổi khác, trở nên khác
trước.
Thay đổi là quá trình vận động do ảnh hưởng tác động qua lại của sự vật, hiện
tượng, của yếu tố bên trong và bên ngoài. Thay đổi là thuộc tính chung của
bất kỳ sự vật hiện tượng nào trong thế giới khách quan.
Hiểu đơn giản: thay đổi là “làm cho khác đi hay trở nên khác đi”
- Thay đổi về tự nhiên: thay đổi thời tiết, khí hậu...
- Thay đổi về XH: thay đổi về chế độ XH, chính trị, đường lối, chủ trương,
chính sách, cơ chế, bộ mặt XH...
- Thay đổi về kinh tế: nông nghiệp chuyển dịch sang công nghiệp và dịch vụ,
thay đổi công nghệ...
- Thay đổi về KH – CN: xuất hiện các tri thức mới, phát minh mới, công nghệ
mới...
- Thay đổi trong GD: chương trình, SGK, PP, phương tiện DH, cơ sở vật chất,
đội ngũ ...

- Thay đổi trong doanh nghiệp: mọi quá trình cải tiến cái cũ, hoặc thay thế cái
cũ bằng cái mới một cách chủ động để tạo sức cạnh tranh lớn hơn cho doanh
nghiệp. Chẳng hạn thay đổi cách thức quản lý, liên kết, hợp nhất các bộ phận
lại với nhau, thay để kế hoạch sản xuất, kinh doanh…

* Thay đổi bao gồm cả sự biến đổi về số lượng, chất lượng và cơ cấu

− Số lượng người học tăng lên hay giảm đi.


− Chất lượng giáo dục so với chuẩn là cao hay thấp.
− Cơ cấu đủ hay thừa, thiếu.
− Cơ sở vật chất, phương tiện thay đổi.
− Tài chính tăng hay giảm.
− Giáo viên, cán bộ, nhân viên thay đổi.
*Thay đổi được hiểu ở các mức độ khác nhau:

3
- Cải tiến (improvement) là tăng lên hay giảm đi những yếu tố nào đó của sự
vật để cho phù hợp hơn; không phải là sự thay đổi về bản chất (ví dụ: cải tiến
hình thức điện thoại cầm tay, máy tính và các sản phẩm công nghệ khác với
nhiều chức năng và tinh xảo hơn).
- Đổi mới (Innovation) là thay cái cũ bằng cái mới; làm nảy sinh sự vật mới;
còn được hiểu là cách tân; là sự thay đổi về bản chất của sự vật.
- Cải cách (Reform) là loại bỏ cái cũ, bất hợp lý của sự vật thành cái mới có thể
phù hợp với tình hình khách quan; là sự thay đổi về bản chất nhưng toàn diện và
triệt để hơn so với đổi mới.
- Cách mạng (Revolution) là sự thay đổi trọng đại, biến đổi tận gốc; là sự thay
đổi căn bản.
1.2. Phân loại sự thay đổi
* Thay đổi một cách bị động
- Không có sự chuẩn bị trước, bị ảnh hưởng một cách tự nhiên, bột phát.
- Không dự kiến được hậu quả.
- Không biết là cần thiết hay không cần thiết.
* Chủ động thay đổi
- Dự kiến được kết quả.
- Biết được sự cần thiết.
- Có sự chuẩn bị trước, dự báo được tương lai.

Mới

* Phân loại sự thay đổi dựa trên các cơ sở sau


- Phân loại dựa theo nguyên nhân:

4
+ Thay đổi theo yêu cầu từ bên ngoài: chủ trương, chính sách giáo dục mới,
sát nhập hay mở rộng trường học, thay đổi chức năng, nhiệm vụ.
+ Thay đổi do nhu cầu bên trong: nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục,
thay đổi cơ câu tổ chức, thay đổi quy trình, thay đổi văn hoá, cắt giảm chi phí
v.v…
- Phân loại theo mức độ thay đổi:
+ Nhiều hay ít
+ Lớn hay nhỏ
+ Thay đổi từ từ
+ Thay đổi cấp thời.
Mỗi một thay đổi diễn ra trong một điều kiện cụ thể khác nhau, vì vậy có
những thay đổi diễn ra trong những trường hợp tương tự nhau, nhưng kết quả
lại khác nhau. Sự thay đổi diễn ra rất phức tạp. Một khía cạnh của tính phức
tạp này là hầu hết các thay đổi đều đều có mặt tốt và mặt xấu. Một thay đổi,
xét bên ngoài dường như hoàn toàn tốt, nhưng lại có thể chứa nhiều trở ngại
và bất lợi về sau. Trong khi một sự việc có vẻ chứa nhiều rủi ro, thì lại tạo ra
nhiều triển vọng và hiệu quả tốt đến mức không ngờ. Vì phức tạp và chưa
được thử nghiệm, nên sự thay đổi rất khó quản lý.
Sự thay đổi nhà trường:
+ Thay đổi từ bên trong
- Số lượng học sinh tăng hay giảm.
- Chất lượng dạy học cao hay thấp so với yêu cầu và mong muốn.
- Cơ sở vật chất, phương tiện thay đổi do xuống cấp hay có sự đầu tư mới.
- Năm học mới khác với năm học trước.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có sự biến động.
+ Thay đổi từ bên ngoài
- Tuyển sinh thay đổi.
- Yêu cầu đầu ra (tốt nghiệp) thay đổi.
- Tình hình kinh tế-xã hội biến đổi.
- Yêu cầu đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa,
phương pháp, phương tiện giáo dục.
- Môi trường địa phương có sự biến đổi.
* Những phản ứng khi gặp thay đổi:
- Đón nhận sự thay đổi:
+ Nhận thấy tác dụng của thay đổi: sự thay đổi có tác dụng tích cực hoặc tiêu
cực

5
+ Thay đổi là một quá trình tự nhiên: Con người luôn sống với sự thay đổi: từ
trẻ sơ sinh đến trưởng thành và tuổi già; Trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp
vụ của mỗi người cũng thay đổi theo thời gian.Thay đổi là tất yếu. Thế giới
đang vận động không ngừng, thay đổi đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ, thậm
chí là hàng giây, có một thứ duy nhất trên thế giới này không bao giờ thay đổi
đó là sự thay đổi. Và cũng chỉ có một thứ duy nhất trên thế giới này làm cho
mọi thứ thay đổi, đó là thay đổi. Nếu chúng ta không chịu thay đổi, chúng ta
sẽ bị đào thải. Không một doanh nghiệp, một tổ chức nào có thể đứng yên mà
không cần thay đổi.Vì vậy, nhà lãnh đạo không thể ngăn chặn sự thay đổi mà
chỉ có thể tìm cách quản lý sự thay đổi. Nếu biết lãnh đạo và quản lý sự thay
đổi thì sẽ hiệu quả hơn, tích cực hơn. Hãy đón nhận sự thay đổi một cách chủ
động và tích cực! Cần thay đổi – phải thay đổi – nên thay đổi – có thể thay
đổi. Sẽ thật sai lầm nếu duy trì những tư tưởng bảo thủ chống lại sự thay đổi,
bởi điều đó đồng nghĩa với việc dẫn tới sự sụp đổ của tổ chức.
“Loài sống sót không phải là loài mạnh nhất hoặc thông minh nhất, mà là loài
phản ứng tốt nhất trước sự thay đổi” (Đácuyn)
"Thay đổi là một mối đe dọa nếu tôi là đối tượng thụ động của nó, nhưng sẽ là
một cơ hội nếu tôi chủ động tạo ra nó." (The Change Masters)
Adam Khoo: “Hãy thay đổi, bứt phá và tạo nên kỳ tích. Thành công chỉ dành
cho những ai dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu, dám thay đổi và biết cách
làm chủ cuộc đời của mình”.
- Phản kháng sự thay đổi:.
- Có thể có nhiều người không đồng tình với sự thay đổi với nhiều lý do
khác nhau.
- Người phản kháng thường hay tìm các lý do khách quan và chủ quan
để trì hoãn sự thay đổi.
- Sự phản kháng sẽ giảm đi khi sự thay đổi có tác dụng tích cực nào đó.
- Cần thuyết phục, lôi kéo và chứng minh cho sự thay đổi.
Quản lý thay đổi là một trong những công việc rất khó khăn và nhạy cảm bởi
nó dễ tác động đến tâm lý của nhiều người. Mục tiêu không rõ ràng, hay việc
truyền thông tin không cụ thể...có thể dẫn tới hiểu lầm, gây tâm lý hoang
mang, lo sợ đối với mọi thành viên
1.3. Lý do có sự thay đổi của nhà trường
* Sự phát triển nhanhchóng của Khoa học-công nghệ
+ “Bùng nổ” thông tin và sự lạc hậu nhanh chóng của thông tin.
+ Việc sử dụng các thế hệ máy tính điện tử và các phương tiện công nghệ hiện
đại vào sản xuất và đời sống ngày càng được gia tăng nhanh chóng.
+ Khoa học-công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp; việc ứng dụng
các thành tựu mới của khoa học – công nghệ vào sản xuất và đời sống đang là

6
cơ hội và thách thức đối với các quốc gia đang phát triển và đối với con người
của các quốc gia ấy.
* Sự phát triển kinh tế - XH
Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ khoảng từ những năm 80
của thế kỉ XX đến nay đã đưa sự phát triển kinh tế sang một giai đoạn mới về
chất, giai đoạn kinh tế tri thức.
* Xu thế toàn cầu hoá: Toàn cầu hoá được hiểu là: “những khía cạnh về công
nghệ, chính trị, kinh tế, và văn hóa liên kết các cá nhân, chính phủ, và các
công ty ở các quốc gia với nhau” (Rosa Gomez Dierks).
Sự PT của KH- CN, nền kinh tế tri thức và xu thế toàn cầu hoá đặt ra thách
thức đối với nhà trường thế kỷ XXI, thể hiện ở các mặt sau:
+ Mô hình nhà trường sẽ thay đổi nhiều:
Nhà trường thế kỷ 20
- Chú trọng phát triển những kiến thức cơ bản.
- Việc kiểm tra đánh giá chỉ phản ánh một phần kiến thức học được.
- Học sinh học tập theo kiểu đồng loạt.
- Tính tuần tự từ thấp đến cao.
- Việc giám sát được thực hiện bằng phương thức hành chính.
- Chỉ những học sinh ưu tú học cách tư duy…
Nhà trường thế kỷ 21
- Chú trọng vào việc phát triển thái độ và những kỹ năng tư duy.
- Việc kiểm tra đánh giá và dạy học tạo thành một thể trọn vẹn.
- Giải quyết vấn đề bằng phương thức hợp tác.
- Những kỹ năng được học trong bối cảnh của những vấn đề mang tính thực
tiễn.
- Hoạt động học của học sinh là chính yếu, giáo viên là người hướng dẫn, tổ
chức.
Học cách tư duy và tự học.
+ GV là những người học tập suốt đời. Thể hiện:
- Chuyển từ chủ nghĩa cá nhân sang cộng đồng chuyên môn: Chú trọng xây
dựng văn hoá nhà trường, coi trọng đồng nghiệp, quan tâm, chăm sóc mọi HS,
tôn trọng sự đa dạng của HS, tận tuỵ và cống hiến cho nghề nghiệp.
- Chuyển từ việc lấy dạy học làm trung tâm sang việc lấy học tập của HS làm
trung tâm, từ sản phẩm sang quy trình- chú trọng quy trình học tập. Họ lấy
việc học tập của HS làm trung tâm của sự nghiệp GD, tạo ra các cơ hội học
tập cho HS phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. Muốn vậy họ phải có những hiểu
biết sâu sắc về tình hình, bối cảnh GD, nắm vững tri thức chuyên môn, nghiệp
vụ (các lý thuyết DH, PPDH), am hiểu HS, có kỹ năng sư phạm…

7
- Chuyển từ công việc bị quản lý sang lãnh đạo: GV trở thành người lãnh đạo
chương trình, việc hướng dẫn và giảng dạy. Họ bổ sung cho việc lãnh đạo hành
chính của hiệu trưởng và đóng góp vào công tác QL và phúc lợi của nhà trường.
- Chuyển từ những quan tâm đến lớp học sang quan tâm đến toàn bộ nhà trường.
Khi GV thay đổi từ PP làm việc mang tính cá nhân sang PP hợp tác, họ có bước
quá độ từ những quan tâm riêng đến lớp và HS của mình sang những quan tâm
đến nhà trường và HS của nhà trường nói chung. Họ trở thành thành viên của các
cộng đồng chuyên môn mạnh mẽ, hỗ trợ việc không ngừng PT chuyên môn.
+ Thay đổi môi trường học tập
Jane Mercer, nhà nghiên cứu xã hội học cổ điển cho rằng: môi trường
trường học điển hình thường làm cho chúng ta đánh giá thấp khả năng của học
sinh. Môi trường học tập cổ điển thường được quan niệm như một băng
chuyền nạp tri thức và kĩ năng vào cho học sinh: từ mẫu giáo – phổ thông 12
năm – đại học. Và nhà trường phổ thông hoàn thành trách nhiệm khi cho ra lò
các thế hệ học sinh trung học với những hiểu biết và tri thức được ấn định sẵn.
Môi trường học tập mới hiện nay đã phát sinh và vượt ra ngoài khuôn khổ giáo
dục truyền thống của các nhà trường phổ thông và đại học. Môi trường học tập
mới nảy sinh theo các chủ đề mới trong KT và XH và yêu cầu con người phải
thường xuyên học tập để thích ứng với sự phát triển. Như vậy, việc học tập của
con người ngày nay không dừng lại ở băng chuyền học tập từ MN – PT – ĐH mà
tiếp tục trong cả đời người để theo sát tiến bộ của KH – CN.
Môi trường học tập mới đòi hỏi con người phải có kỹ năng tự học, tự tìm kiếm tri
thức trên mạng tri thức toàn cầu, qua internet, qua truyền hình ...Việc tự trang bị tri
thức mới cho mình để đáp ứng với các yêu cầu luôn biến động của thực tế đã trở
thành đòi hỏi của XH hiện nay. GD phổ thông và ĐH phải trang bị cho người học
khả năng tự học suốt đời bên cạnh những tri thức được tích luỹ trong nhà trường.
* Sự ứng phó của GD một số nước và Việt Nam đối với toàn cầu hoá
Những chuẩn mới của nhà trường nói chung, việc dạy và học nói riêng đã được
xây dựng. Từ đó chương trình DH (bao gồm cả đánh giá) được xem xét lại một
cách kỹ lưỡng để cho chúng tương thích với những chuẩn này, GV được bồi
dưỡng về PP dạy hiệu quả hơn và để đáp ứng nhu cầu của HS. Những thay đổi lớn
đang diễn ra trong nhà trường tại Hàn Quốc, Singapo… Ví dụ: Singapo đang thực
hiện chiến lược “Dạy ít, học nhiều”…
Ở Việt Nam: Đổi mới chương trình, SGK, đổi mới PPDH, trên cơ sở tiếp thu
những kinh nghiệm thế giới, phù hợp với những điều kiện của VN.
Có thể nói, toàn cầu hoá đã tạo ra một “thế giới phẳng” về kinh tế và công nghệ
nhưng không “phẳng” về văn hoá và GD.

1.4. Ý nghĩa, mục tiêu của sự thay đổi đối với nhà trường
Theo các nhà nghiên cứu, sự thay đổi có những ích lợi sau đây:

8
Thay đổi chính là cơ hội để phát triển tổ chức, phát triển năng lực lãnh đạo,
cũng như nâng cao chất lượng nhân lực trong tổ chức.
Những nghiên cứu về cải cách trường học ở các nước đã chỉ ra rằng sự thay
đổi nhằm tạo ra những trường học có chất lượng với một số đặc điểm:
- Lấy hoạt động của học sinh làm chính yếu: nhà trường nỗ lực phục
vụ tất cả học sinh, tạo ra những cơ cấu hỗ trợ để giúp học sinh, lôi cuốn học
sinh vào các công việc của trường, tôn trọng và đề cao những khác biệt về văn
hóa và dân tộc của học sinh, và xem hạnh phúc của học sinh là ưu tiên hàng
đầu.
- Đưa ra được một chương trình học phong phú và bổ ích: sự phát triển
của học sinh và sự đảm bảo một chương trình học phong phú và đa dạng là
những mục đích đầu tiên. Những trường học có hiệu quả chú tâm vào những
mục tiêu nhận thức bậc cao cũng như những mục tiêu nhận thức bậc thấp, đảm
bảo một môi trường học tập phong phú và bổ ích thông qua những quan điểm
khác nhau, và có các hoạt động hỗ trợ cho việc thực hiện chương trình và nội
dung giáo dục tích cực và dẫn dắt sự phát triển của học sinh một cách phù hợp
và đảm bảo có cơ chế cho thông tin phản hồi về kết qủa giáo dục.
- Thúc đẩy việc học tập của học sinh: các giáo viên tuyên truyền những
kỳ vọng đến học sinh, đảm bảo cho những buổi dạy có trọng tâm và có tổ
chức, làm cho việc dạy học phù hợp với những nhu cầu của học sinh, phát
hiện và điều chỉnh những hiểu biết sai, và sử dụng những chiến lược dạy học
đa dạng.
- Có một bầu không khí nhà trường tích cực: một nét đặc trưng rõ ràng
về tổ chức, được đặc trưng bởi những sứ mệnh, giá trị, mục đích và chuẩn kết
quả đạt được. Nhà trường có ý thức về thứ hạng của mình, mục đích, và
đường hướng được nuôi dưỡng bởi sự kiên định ở các giáo viên, một bầu
không khí khuyến khích trong đó các học sinh được biểu dương và khen
thưởng, một môi trường lấy công việc làm trung tâm, một tinh thần lạc quan
và kỳ vọng cao đối với việc học của học sinh. Chúng tạo ra một môi trường
học tập cởi mở, thân thiện, và thú vị mang tính văn hóa.
- Nuôi dưỡng, cổ vũ những mối tương tác mang tính đồng nghiệp: gíao
viên tham gia vào những quyết định ảnh hưởng đến công việc của họ, được
kiểm soát và có quyền tự chủ hợp lý để thực hiện công việc, chia sẻ ý thức về
mục đích và cộng đồng, nhận được sự công nhận do những đóng góp cho nhà
trường, và được đối xử với sự tôn trọng và phẩm giá bởi những người khác tại
nơi làm việc. Giáo viên làm việc cùng với nhau như những đồng nghiệp để
thực hiện việc giảng dạy, xây dựng kế hoạch, và hoàn thiện họat động dạy
học. Tải bản FULL (22 trang): https://bit.ly/3cu8ivi
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net

9
- Quan tâm phát triển đội ngũ một cách quy mô: hệ thống đánh giá
giáo viên đựơc sử dụng để giúp giáo viên hoàn thiện hơn nữa những kỹ năng
của họ. Việc bồi dưỡng tại chức, thực hành ngay trong công việc là hoàn toàn
thích hợp để đáp ứng những nhu cầu riêng biệt của các thành viên trong tập
thể giáo viên. Tất cả mọi giáo viên (kể cả hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng)
được dành cho những cơ hội phát triển chuyên môn phong phú nhằm giúp họ
phát triển xa hơn. Việc xây dựng năng lực theo nghĩa là phát triển đội ngũ là
những yếu tố mang tính quyết định cho thành công trong việc vun trồng chất
lượng tuyệt hảo trong giáo dục.
- Ủng hộ, cổ vũ cho việc giải quyết vấn đề một cách sáng tạo: các
thành viên của tập thể đội ngũ không sẵn sàng chấp nhận sự dậm chân tại chỗ
hay kết qủa công việc tầm thường. Họ biến những vấn đề của mình thành
những thách thức, thiết kế những giải pháp, và thực hiện chúng. Họ bắt tay
vào thực hiện những nhiệm vụ với sự tận tụy, sáng tạo, kiên trì, và tính
chuyên nghiệp. Tải bản FULL (22 trang): https://bit.ly/3cu8ivi
- Cuốn hút phụ Dựhuynh
phòng:
vàfb.com/TaiHo123doc.net
cộng đồng tham gia: nhà trường có một mối
liên hệ mang tính đối tác với cộng đồng, xây dựng những phương pháp đa
dạng đối với việc tuyên truyền cũng như làm việc với phụ huynh và cộng
đồng, nắm chắc rằng phụ huynh được lôi cuốn vào tất cả các khía cạnh của
việc học tập của con em họ, dạy cho học sinh hiểu rằng chúng có một phần
trách nhiệm phải thể hiện trong xã hội và rằng những đóng góp của chúng là
cần thiết và được đánh giá cao.
2. Một số vấn đề về lãnh đạo và quản lý sự thay đổi nhà trường
2.1. Khái niệm về lãnh đạo, quản lý sự thay đổi nhà trường
2.1.1 Khái niệm lãnh đạo
Là sự dẫn dắt tổ chức, phong trào theo một đường lối cụ thể. Lãnh đạo thường
là người hoặc cơ quan tổ chức đề ra định hướng, chủ trương, đường lối, chính
sách và phương pháp hoạt động cho một tổ chức, một đơn vị.
2.1.2. Khái niệm quản lý
Ngày nay thuật ngữ QL đã trở nên phổ biến nhưng chưa có một định nghĩa
thống nhất. Có người cho rằng QL là hoạt động nhằm đảm bảo sự hoàn thành
công việc thông qua sự nỗ lực của người khác. Cũng có người cho QL là một
hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt
được mục đích của nhóm. Có thể hiểu QL là sự tác động có tổ chức, có mục
đích của chủ thể QL tới đối tượng QL nhằm đạt mục tiêu đề ra.
Trong khái niệm trên cần lưu ý một số điểm sau đây:
- QL bao giờ cũng là một tác động hướng đích, có mục tiêu xác định.
- QL thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận chủ thể QL và đối tượng QL, đây
là quan hệ ra lệnh – phục tùng, không đồng cấp và có tính bắt buộc.
- QL bao giờ cũng là QL con người.

10
- QL là sự tác động mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp với qui luật
khách quan.
- QL xét về mặt công nghệ là sự vận động của thông tin.
- QL có khả năng thích nghi giữa chủ thể với đối tượng QL và ngược lại.
- QL là một KH đồng thời có tính nghệ thuật cao.
2.1.3. Khái niệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi
- Lãnh đạo sự thay đổi là sự định hướng xây dựng và chia sẻ tầm nhìn về sự
thay đổi của tổ chức, lựa chọn những việc cần thay đổi và xác định chiến lược
để thay đổi
- Quản lý sự thay đổi được xác định như một tập hợp toàn diện các quy trình
cho việc ra quyết định, lập kế hoạch, thực hiện và các bước đánh giá quá trình
thay đổi trong mọi hoạt động của tổ chức…

2.2 . Các nguyên tắc lãnh đạo - quản lý sự thay đổi nhà trường
Quản lý thay đổi là một trong những công việc rất khó khăn và nhạy cảm bởi
nó dễ tác động đến tâm lý của nhiều người. Nhà lãnh đạo là người khởi xướng
và thực hiện thay đổi cần phải nắm rõ thực hiện thay đổi như thế nào, theo
nguyên tắc nào, duới hình thức nào để đạt được hiệu quả cao nhất.

* Phải xây dựng được lòng tin ở mọi người: Nhà lãnh đạo càng được nhiều
người tín nhiệm thì những thay đổi đưa ra càng được nhiều người ủng hộ. Nhà
lãnh đạo phải tạo được niềm tin ở nhân viên, và bản thân họ cũng phải tin
tưởng ở nhân viên. Khi xây dựng được sự tin tưởng lẫn nhau, thì mọi thay đổi
đều có thể sẵn sàng thực hiện.

Phải thay đổi bản thân trước khi yêu cầu người khác thay đổi: Không thể
thay đổi người khác, nếu như bản thân mình không thay đổi. Ở vị trí đứng đầu
nhà trường, HT phải là người thực hiện thay đổi đầu tiên, để mọi người hiểu
rõ lợi ích của việc thay đổi, và tin tưởng vào sự thay đổi sắp tới. Chỉ khi đó,
HT mới có được sự ủng hộ từ các CB, CN viên.

"Nếu muốn thay đổi thế giới, thì trước tiên hãy thay đổi bản thân mình"
Người lãnh đạo phải là hiện thân cho những giá trị và nguyên tắc mà họ muốn
nhân viên tuân theo. Câu nói nổi tiếng này của Gandhi có tác dụng nhắc nhở
tất cả chúng ta trong mọi mối quan hệ - từ quan hệ giữa lãnh đạo và cộng sự,
giữa thủ lĩnh chính trị và người ủng hộ, cho tới mối quan hệ giữa cha mẹ và
con cái - rằng một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất lại liên quan tới cá

4101785

11

You might also like