Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 100

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

BÙI LỆ QUYÊN

SỰ ĐA DẠNG VỀ TỔ CHỨC, HỆ PHÁI


CỦA ĐẠO TIN LÀNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: TÔN GIÁO HỌC

HÀ NỘI - 2020
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

BÙI LỆ QUYÊN

SỰ ĐA DẠNG VỀ TỔ CHỨC, HỆ PHÁI


CỦA ĐẠO TIN LÀNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: TÔN GIÁO HỌC
Mã số: 9229009

Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS NGUYỄN THANH XUÂN

HÀ NỘI - 2020
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Các kết luận khoa học của luận
án chưa từng được công bố trên bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

Bùi Lệ Quyên
MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN 7


1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7
1.2. Cơ sở lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu 25
1.3. Những khái niệm liên quan đến luận án 29

Chương 2: ĐẠO TIN LÀNH VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ


ĐA DẠNG VỀ TỔ CHỨC, HỆ PHÁI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 34
2.1. Đạo Tin lành và những đặc điểm cơ bản 34
2.2. Quá trình du nhập, phát triển của các tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam 52
2.3. Những yếu tố tác động đến sự đa dạng tổ chức, hệ phái của đạo Tin
lành ở Việt Nam 59

Chương 3: THỰC TRẠNG SỰ ĐA DẠNG VỀ TỔ CHỨC, HỆ PHÁI CỦA


ĐẠO TIN LÀNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 72
3.1. Sự đa dạng về thời gian, nguồn gốc du nhập của các tổ chức, hệ phái
Tin lành ở Việt Nam 72
3.2. Sự đa dạng về loại hình của các tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam 83
3.3. Sự đa dạng về cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của các tổ
chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam 100

Chương 4: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC


ĐỐI VỚI SỰ ĐA DẠNG VỀ TỔ CHỨC, HỆ PHÁI CỦA ĐẠO TIN LÀNH Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY 121
4.1. Những vấn đề đặt ra từ sự đa dạng về tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam 121
4.2. Xu hướng đa dạng về tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam 131
4.3. Một số giải pháp, kiến nghị về công tác đối với Tin lành 134

KẾT LUẬN 144


DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
ĐÃ CÔNG BỐ 148
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 149
PHỤ LỤC 161
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Số lượng tổ chức, hệ phái và tín đồ các tỉnh Đồng bằng sông Hồng tính
đến 3/2015 và 4/2019 .........................................................................93
Biểu đồ 3.2. Số lượng tổ chức, hệ phái và tín đồ các tỉnh miền núi phía Bắc tính đến
3/2015 và 4/2019................................................................................94
Biểu đồ 3.3. Số lượng tổ chức, hệ phái và tín đồ các tỉnh miền Trung tính đến
3/2015 và 4/2019................................................................................94
Biểu đồ 3.4. Số lượng tổ chức, hệ phái và tín đồ các tỉnh Tây Nguyên, Bình Phước
tính đến 3/2015 và 4/2019 ..................................................................95
Biểu đồ 3.5. Số lượng tổ chức, hệ phái và tín đồ các tỉnh Đông Nam Bộ tính đến
3/2015 và 4/2019................................................................................95
Biểu đồ 3.6. Số lượng tổ chức, hệ phái và tín đồ các tỉnh Tây Nam Bộ tính đến
3/2015 và 4/2019................................................................................96
1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Năm 1911 đã đặt dấu mốc cho công cuộc truyền giáo Tin lành của các giáo
sỹ Bắc Mỹ vào Việt Nam. Có thể nhận định, so với các tôn giáo có nguồn gốc từ
nước ngoài, Tin lành du nhập vào Việt Nam muộn hơn. Gần 65 năm, từ năm 1911
đến năm 1975, đạo Tin lành ở Việt Nam có khoảng gần 180 ngàn tín đồ với gần
mười tổ chức, hệ phái, trong đó chủ yếu là Hội thánh Tin lành Việt Nam (Hội
Truyền giáo The Christian and Missionary Alliance - CMA do mục sư A. B.
Simpson sáng lập truyền vào), có mặt chủ yếu ở các tỉnh phía Nam.
Từ năm 1975, do nhiều nguyên nhân, việc nhận thức và giải quyết vấn đề tôn
giáo theo quan điểm cũ; hướng tới hạn chế, thu hẹp tôn giáo, đặc biệt sau khi một
bộ phận tín đồ đạo Tin lành ở Tây Nguyên bị FULRO lợi dụng đã khiến đạo Tin
lành ở phía Nam không được nhìn nhận hợp pháp về tổ chức. Trong khi đó ở miền
Bắc, đạo Tin lành hoạt động cầm chừng; số lượng tín đồ, mục sư ít ỏi.
Tuy nhiên những năm gần đây, đạo Tin lành không những không thu hẹp mà
còn tồn tại, phát triển với sự gia tăng nhanh về số lượng tín đồ và mở rộng phạm vi
hoạt động ở Việt Nam, đặc biệt ngày càng nhiều tổ chức, hệ phái và nhóm Tin lành
xuất hiện. Theo thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ, năm 2015 cả nước có trên
dưới 100 tổ chức, hệ phái và nhóm Tin lành khác nhau hoạt động trên địa bàn các
địa phương trong cả nước. Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái được coi là “căn tính” của
đạo Tin lành, nhưng tốc độ gia tăng nhanh các tổ chức, hệ phái của Tin lành ở Việt
Nam là điều bất thường cần quan tâm.
Sự phát triển đột biến của đạo Tin lành về số lượng tín đồ, số lượng tổ chức,
hệ phái và mở rộng phạm vi hoạt động đã biến đạo Tin lành ở Việt Nam trở thành
vấn đề “vừa mới, vừa lớn, vừa khó”, vừa mang tính thời sự (tính cập nhật, nóng lên
hàng ngày liên quan đến vấn đề Tin lành), vừa mang tính thời đại (liên quan đến
thời kỷ đổi mới mở cửa, công nghiệp hóa - hiện đại hóa), thu hút sự quan tâm của
các nhà khoa học, chính trị, quản lý và của các cấp, các ngành, từ trung ương đến
địa phương.
2

Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 01/CT-TTg ngày 04 tháng 02
năm 2005 Về một số công tác đối với đạo Tin lành, với sự nỗ lực của các ngành ở
trung ương và các địa phương, tình hình đạo Tin lành ở Việt Nam chuyển biến tích
cực, hoạt động đi theo xu hướng ổn định và tuân thủ pháp luật, những mặt tiêu cực
trong quá trình truyền đạo, theo đạo giảm đi và triệt tiêu dần, những mặt tích cực
được bộc lộ và phát huy. Tuy nhiên, tình hình đạo Tin lành ở Việt Nam vẫn còn nổi
lên nhiều vấn đề cần quan tâm, trong đó có việc nhiều tổ chức Tin lành mới hình
thành, mới truyền vào chưa được đăng ký và công nhận tư cách pháp nhân về tổ
chức, vẫn hoạt động “ngoài vòng pháp luật”. Điều này gây ảnh xấu đến xã hội, dư
luận ở Việt Nam và cả trên bình diện quốc tế.
Đến nay nhiều nghiên cứu về đạo Tin lành ở Việt Nam, về chính sách tôn
giáo đối với đạo Tin lành của Đảng và Nhà nước đã đạt được những kết quả quan
trọng, nhiều công trình được công bố và xã hội hóa. Tuy nhiên, nghiên cứu một
vấn đề cụ thể về sự đa dạng của tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam hiện nay,
phục vụ cho việc nhận diện đầy đủ về đạo Tin lành, từ đó có cơ sở để thực hiện
tốt chính sách đối với đạo Tin lành, chưa được các nhà nghiên cứu và quản lý quan
tâm đúng mức.
Đặt vấn đề như vậy, đề tài nghiên cứu “Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của
đạo Tin lành ở Việt Nam hiện nay” để nhận thức, ứng xử với sự đa dạng về các tổ
chức, hệ phái Tin lành trong điều kiện mới. Đây là nhiệm vụ cần thiết, cấp bách và
có ý nghĩa lý luận, thực tiễn quan trọng.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu của luận án
Luận án nghiên cứu, làm rõ hiện trạng đa dạng của các tổ chức, hệ phái Tin
lành ở Việt Nam từ sau năm 1975 đến nay; luận giải nguyên nhân, những vấn đề đặt
ra, dự báo xu hướng; từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để góp phần thực
hiện tốt công tác quản lý của Nhà nước đối với Tin lành trong bối cảnh Việt Nam
tiếp tục đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế.
2.2. Nhiệm vụ của luận án
Để thực hiện mục tiêu đã nêu trên, luận án sẽ giải quyết một số nhiệm vụ sau:
3

Một là, phân tích những đặc trưng của Tin lành về tôn giáo và xã hội, làm rõ
quá trình du nhập, phát triển của Tin lành ở Việt Nam và các yếu tố tác động đến sự
đa dạng về tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam;
Hai là, phân tích hiện trạng sự đa dạng về tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt
Nam hiện nay;
Ba là, xác định một số xu hướng đa dạng về tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt
Nam, một số vấn đề đặt ra và những giải pháp, kiến nghị về công tác đối với các tổ
chức, hệ phái Tin lành.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu sự đa dạng của các tổ chức, hệ phái của Tin lành ở Việt
Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu các tổ chức, hệ phái
của Tin lành ở Việt Nam, tuy nhiên tập trung ở địa bàn các thành phố lớn (thành
phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng), một số tỉnh đồng bằng và miền
núi phía Bắc (Lào Cai, Lai Châu, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hải
Dương), một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên (Đắc Nông, Đắc Lắc, Lâm Đồng).
Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu các tổ chức, hệ phái
Tin lành hoạt động tính từ năm 1975 đến nay, tập trung ở giai đoạn 2005 (thời điểm
ra đời Chỉ thị 01 Về một số công tác đối với đạo Tin lành) đến năm 2019.
Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu những nhóm nhân
tố tác động đến sự đa dạng tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam hiện nay; hiện
trạng đa dạng; những vấn đề đặt ra từ sự đa dạng, xu hướng biểu hiện tính đa dạng
tổ chức, hệ phái Tin lành trong tương lai và đưa ra những đề xuất, kiến nghị.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính sách pháp
luật của Nhà nước về tôn giáo, đặc biệt là: quan điểm lịch sử cụ thể và toàn diện
4

trong xem xét các vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo; quan điểm về nguồn gốc hiện
thực của tôn giáo; quan điểm tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo; quan điểm đoàn kết đồng bào có đạo, đoàn kết giữa các tôn giáo, đoàn kết
toàn dân tộc.
Bên cạnh đó, luận án còn được thực hiện trên cơ sở đường lối, chủ trương
chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước về công tác đối với đạo Tin
lành, đặc biệt là: quan điểm về vấn đề theo đạo, truyền đạo tuân thủ Hiến pháp và
pháp luật; chủ trương công nhận tư cách pháp nhân đối với các tổ chức, hệ phái đủ
điều kiện theo quy định của pháp luật.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trước hết, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu chung dựa trên phương
pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Phương
pháp luận này xem xét các tổ chức, hệ phái Tin lành Việt Nam với trạng thái vận
động, phát triển đa dạng riêng nhưng có mối quan hệ tác động qua lại nhất định theo
chiều dọc, chiều ngang, quốc gia - quốc tế trên tinh thần đồng đức tin Kitô.
Trên cơ sở đó, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau:
Một là, phương pháp phân tích và tổng thuật tài liệu thứ cấp: Luận án thu
thập, phân tích, tổng thuật các tài liệu đã có. Đây đồng thời cũng là một nhiệm vụ
quan trọng của luận án, giúp tác giả luận án kế thừa chọn lọc thành tựu nghiên cứu
từ các học giả đi trước, tìm ra khoảng trống và bổ sung thêm những luận cứ, luận
chứng cá nhân thu thập được.
Hai là, phương pháp tiếp cận khảo sát: Tác giả luận án tập trung vào 3
phương pháp điển hình trong tiếp cận khảo sát là tiếp cận nội quan, tiếp cận lịch sử
và lôgic, tiếp cận cá biệt và so sánh, hệ thống cấu trúc. Cụ thể là, luận án bày tỏ
quan điểm, nhận định cá nhân bằng phương pháp tiếp cận nội quan; thu thập thông
tin, xử lý số liệu về các tổ chức, hệ phái Tin lành Việt Nam theo thời gian, dòng sự
kiện bằng phương pháp tiếp cận lịch sử và lôgic; đánh giá sự đa dạng các tổ chức,
hệ phái Tin lành Việt Nam trong mối tương quan với nhau và với một số tổ chức, hệ
phái Tin lành nước ngoài (cụ thể là Mỹ) cũng như Phật giáo là một tôn giáo khác
bằng phương pháp tiếp cận cá biệt và so sánh, hệ thống và cấu trúc.
5

Ba là, phương pháp xin ý kiến chuyên gia: Nhằm có cái nhìn toàn diện, đa
chiều và đạt mục tiêu nghiên cứu, tác giả luận án sử dụng phương pháp xin ý kiến
chuyên gia là những nhà nghiên cứu khoa học chuyên sâu. Phương pháp này được
hỗ trợ thêm bằng phương pháp phỏng vấn sâu trong quá trình tác giả đi điền dã,
quan sát, phỏng vấn, ghi chép từ thực tiễn. Tác giả luận án sử dụng phương pháp
phỏng vấn sâu đối với các đối tượng gồm nhà quản lý công tác Tin lành của Ban
Tôn giáo, Sở Nội vụ, đại diện chính quyền địa phương ở địa bàn có Tin lành (ví dụ
công an, chủ tịch xã,...), mục sư Tin lành, tín đồ Tin lành. Bên cạnh đó, tác giả cũng
lồng ghép các phương pháp khác như quan sát tham dự, phân tích tình huống, diễn
dịch, quy nạp,...
5. Đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, luận án là công trình nghiên cứu tương đối toàn diện, hệ thống, cập
nhật về tính đa dạng tổ chức, hệ phái Tin lành Việt Nam.
Thứ hai, luận án làm rõ diện mạo sự đa dạng tổ chức, hệ phái Tin lành Việt
Nam dưới các góc độ thời gian, nguồn gốc ra đời, xu hướng thần học, cơ cấu tổ
chức, phương thức hoạt động, tín đồ, cơ sở pháp lý.
Thứ ba, luận án nhận định một số vấn đề thực tiễn đặt ra từ sự đa dạng tổ
chức, hệ phái Tin lành Việt Nam và những dự báo xu hướng, kiến nghị giải pháp
phù hợp, khả thi cho công tác tôn giáo của nhà nước từ sự đa dạng ấy.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Ở một mức độ nhất định, luận án đóng góp một số luận cứ khoa học trong
nghiên cứu lý luận về đa dạng tổ chức, hệ phái Tin lành, về các tổ chức, hệ phái
Tin lành.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trước hết, kết quả nghiên cứu bước đầu của luận án thiết thực hỗ trợ nhiệm
vụ giảng dạy đại học của tác giả về Lý luận tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt
Nam. Luận án còn có thể trở thành một tài liệu tham khảo trong nghiên cứu tổng
quan hoặc chuyên sâu về Tin lành cũng như từng tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt
Nam. Ở góc độ khác, việc luận án nhận định những vấn đề đặt ra hiện nay và dự
6

báo những biểu hiện đa dạng tổ chức, hệ phái Tin lành trong tương lai góp phần
nâng cao hiệu quả công tác tôn giáo của nhà nước đối với đạo Tin lành nói chung,
từng tổ chức, hệ phái Tin lành nói riêng.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài Lời cam đoan, mục lục, phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình
nghiên cứu khoa học, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 4 chương,
12 tiết.
7

Chương 1
TỔNG QUAN

1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ


1.1.1. Những nghiên cứu về các tổ chức, hệ phái Tin lành trên thế giới và
Việt Nam
Một số nghiên cứu từ tác giả nước ngoài
Năm 1999, Mười tôn giáo lớn trên thế giới do Hoàng Tâm Xuyên chủ biên
được xuất bản [158]. Tính đến năm 2016, tác phẩm đã 5 lần được tái bản ở Việt
Nam. Trong đó, nhóm các tác giả xem đa dạng tổ chức, hệ phái như là một tất yếu
lịch sử của đạo Tin lành thế giới.
Ngoài việc khái quát về mười tôn giáo lớn hiện nay trên thế giới như đạo Cơ
đốc, đạo Phật, đạo Hồi,… công trình còn phân tích, đánh giá mối quan hệ giữa tôn
giáo với phát triển xã hội, tôn giáo với tiến bộ văn hóa, sự cố gắng đối thoại giữa
“những người khác nhau về tông phái và hình thái ý thức”,… Công trình bao gồm
13 chương, trong đó, phần “Phái hệ và thể chế tổ chức” (thuộc chương XII “Đạo Cơ
đốc”) đưa ra nhận định về đạo Tin lành nói chung và Tin lành Trung Quốc nói riêng
trong thế so sánh với hai phái khác được tách ra từ Cơ đốc giáo là Công giáo và
Chính thống giáo.
Hoàng Tâm Xuyên và các học giả Trung Quốc gọi các tổ chức, hệ phái là
các “tông phái”. Làm rõ sự đa dạng về tổ chức, hệ phái như là tính tất yếu lịch sử
của đạo Tin lành, nhóm tác giả nhận xét thêm “trong Tin lành thì tông phái xuất
hiện nhiều như cây rừng, chẳng ai quản được ai. Gần đây tuy có đề xướng cuộc vận
động giáo hội phổ thế, nhưng về tổ chức cũng chưa thể hợp nhất thực sự” [158,
tr.508]. Các học giả chỉ rõ, xu hướng ngày càng đa dạng các tổ chức, hệ phái được
xem như là “một trong những đặc điểm nổi bật nhất của tư tưởng thần học Cơ đốc
đương đại” [158, tr.520]. Quan điểm này được họ bình chú bởi hàng loại minh
chứng như: hiện nay phần lớn các tông phái Tin lành chỉ thừa nhận lễ Bắp - têm và
Tiệc thánh là Thánh lễ do đích thân chúa Giê su định ra nhưng cũng có tông phái
không thừa nhận, không ít tông phái không còn ăn bánh thánh trong dịp lễ ngày Chủ
8

nhật,… ngày càng nhiều tông phái nỗ lực xây dựng tổ chức “mang tính Đường hội
để tiện việc quản lý tập thể đối với giáo hội” [158, tr.520], nhiều loại tông phái cùng
tồn tại, thúc đẩy nhau phát triển như Tông Vệ Lý, Tông Tín nghĩa, Hội Cứu nghệ,
Hội Cứu thế quân, Hội Ngũ Tuần tiết,…
Năm 2006, Jean Baubérot xuất bản Lịch sử đạo Tin lành [78], qua đó tiếp tục
khẳng định tính tất yếu lịch sử trong tính đa dạng của Tin lành thế giới. Cuốn sách
phân tích những đặc trưng của đạo Tin lành (tập trung trong chương 1); quá trình
hình thành, phát triển đạo Tin lành với những nhân vật thần học Tin lành tiêu biểu,
sự kiện điển hình, tại các vùng lãnh thổ thể hiện rõ nhất dấu ấn của Tin lành như
Đức, Thụy Sĩ, Anh, Pháp, Mỹ,… (tập trung trong chương II, III); những cơ hội phát
triển, khó khăn, thách thức và các vấn đề mới phát sinh đối với Tin lành hiện nay
(tập trung trong chương IV, V, VI).
Nghiên cứu một cách khái quát các niên điểm phát triển của Tin lành trong
lịch sử nhân loại, tác giả khẳng định cùng những dạng mới về tổ chức chính trị dân
chủ tư sản, Tin lành góp phần tạo nên sự tiếp hợp “mang tính lịch sử” đối với tổ
chức tư bản (tức là nhà nước tư bản). Từ đó, tác giả đồng quan điểm với Max
Weber khi cho rằng những người Tin lành “đã tham dự làm xuất hiện một xã hội
phương Tây hiện đại” [78, tr.179] và “đã đóng góp vào sự hình thành của chủ nghĩa
tư bản” [78, tr.96]. Trong đó “tính đa giáo phái” của Tin lành được xem như là một
“sự bùng nổ uy quyền tôn giáo” tất yếu [78, tr.65], phù hợp với “tính hợp lý đặc thù
của xã hội công nghiệp” [78, tr.179].
Mặc dù công trình không trực tiếp nghiên cứu sự đa dạng tổ chức, hệ phái
của Tin lành, song những nhận định của tác giả đã khẳng định một đời sống Tin
lành sống động, phong phú từ khi mới ra đời đến nay với nhiều tác phẩm thần học,
xu hướng thần học, tổ chức giáo hội, các cuộc đấu tranh,… Trong phần kết luận, tác
giả bày tỏ quan điểm rằng “tính đa giáo phái” đã là “một tất yếu lịch sử” của Tin
lành, tiếp tục có khả năng vẫn là xu hướng phát triển của Tin lành trong tương lai.
Bởi lẽ, hiện nay, Tin lành đang phải “đối diện” với “cái thế giới hiện đại mà chính
nó đã góp phần tạo nên” [78, tr.151]. Tin lành buộc phải lựa chọn hoặc “các giáo
phái chống đối lẫn nhau” hoặc tìm cách cùng chung sống với nhau, tức là “con
9

đường duy trì tính thống nhất bằng chủ nghĩa đa nguyên nội bộ, sự đa dạng về các
tổ chức, hệ phái” [78, tr.185].
Năm 2008, Max Weber trong Nền đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư
bản [89] chỉ rõ hơn rằng sự đa dạng về tổ chức, hệ phái cũng đã gây nên không ít xung
đột và diễn biến phức tạp cho Tin lành nói riêng, đời sống xã hội nói chung.
Công trình gồm hai phần, phần 1 “Vấn đề” gồm 3 chương tập trung phân tích
các khía cạnh chung của tôn giáo, “tinh thần” của chủ nghĩa tư bản, các mục tiêu
nghiên cứu; phần 2 “Quan niệm đạo đức về nghề nghiệp trong đạo Tin lành khổ
hạnh” gồm 3 chương tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của Tin lành đến sự phát triển
của chủ nghĩa tư bản trong tinh thần tính duy lý về kinh tế, giá trị cá nhân, kỷ luật
trong kinh doanh, lao động,…
Ở phần “Các giáo phái Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản”, các hệ
phái (sekte - tác giả trích nguyên văn theo sách dịch) được coi là “một nhóm tôn
giáo nhỏ”, là “các hội đoàn gồm những thành viên có đủ tư cách về tôn giáo”
khác với các giáo hội (kirche) được “quan niệm như là một tổ chức nhắm đến sự
cứu rỗi”. Tin lành không có giáo hội thống nhất. Sự tồn tại của hệ phái và giáo
hội là nguyên tắc có tính cơ cấu tất yếu của Tin lành và đã gây nên sự xung đột
bên trong, bên ngoài. Điều này đã được kiểm chứng qua lịch sử phát triển của
Tin lành thế giới từ nhiều thế kỷ trước đến nay, từ thời kỳ Zwingli đến Kuyper
và Stocker [89, tr.369-352].
Năm 2016, nghiên cứu sinh người Malaisia Annette Wong Ai Khim đã thực
hiện luận án A few significant protestant christian denominations officially
recognized by the VietNam government in the approach through socio- history from
2007 to present (Một số hệ phái đạo Tin lành mới được chính phủ Việt Nam công
nhận theo cách tiếp cận lịch sử và xã hội từ năm 2007 đến nay) [1].
Luận án bao gồm 3 chương: giới thiệu về đạo Tin lành và hai quan điểm về
hai tôn giáo chính/triết lý và đạo Tin lành ở Việt Nam (chương 1), lịch sử phát triển
của đạo Tin lành ở Việt Nam từ khi hình thành đến hiện tại (chương 2) và những
thách thức của các hệ phái Tin lành nổi bật được chính phủ Việt Nam công nhận
đang phải đối mặt hiện nay (chương 3).
10

Bên cạnh việc chỉ ra những “khó khăn trong việc hiểu rõ sự khác nhau về
thần giáo và đức tin cũng như sự riêng biệt của các hình thức tôn giáo giữa các hệ
phái” [1, tr.4] và việc tài liệu nghiên cứu gắn với sự phát triển các hệ phái ở Việt
Nam được lưu giữ bị thiếu hụt, tác giả đã nhận thấy, ngày nay Tin lành Việt Nam
vẫn tiếp tục phát triển nhanh chóng trở thành cộng đồng tôn giáo nổi bật với sự đa
dạng về hệ phái. Với cách tiếp cận lịch sử và xã hội, tác giả giải thích ngắn gọn
những hiểu biết cơ bản về pháp lý và thần học của các hội thánh đạo Tin lành được
công nhận ở Việt Nam (tác giả lựa chọn giới hạn nghiên cứu gồm Hội thánh Tin
lành Việt Nam miền Bắc và miền Nam, Giáo hội Cơ đốc Phục lâm Việt Nam, Hội
thánh Mennonite Việt Nam, Tổng hội Báp tít Việt Nam Ân điển Nam phương) đồng
thời đưa ra những cách lí giải của mình về những lí do tại sao các hội thánh được và
chưa được công nhận tư cách pháp nhân về tổ chức.
Một số nghiên cứu từ tác giả trong nước
Năm 2002, tác giả Nguyễn Thanh Xuân xuất bản Đạo Tin lành trên thế giới
và ở Việt Nam [155]. Đây là ấn phẩm đầu tiên ở Việt Nam viết chuyên về đạo Tin
lành nêu bật sự đa dạng về tổ chức, hệ phái, coi đó là một đặc điểm của đạo Tin
lành. Tác giả nói rõ thêm, tính đa dạng này cũng được thể hiện rõ nét ở Việt Nam,
qua việc có nhiều tổ chức, hệ phái cùng tồn tại, có mối liên hệ qua lại với nhau, cả
trong nước và quốc tế. Tác giả đã dành mục “Một số hệ phái Tin lành” để khái quát
hóa mối quan hệ quốc tế giữa một số hệ phái Tin lành thế giới với các hệ phái Tin
lành ở Việt Nam như Tin lành trưởng lão, Tin lành Báp tít, Tin lành Mennonite, Tin
lành Giám lý, Tin lành Thanh giáo và Giáo hội Công nghị, Tin lành Quây cơ, Tin
lành Lutheran, Tin lành Cải cách, Giáo hội Thống nhất, Tin lành Môn đệ Đấng
Christ, Tin lành Ngũ tuần, Những nhà khoa học Kitô giáo, Cơ đốc Phục lâm, Cứu
thế quân, Nazarene, Tân sứ đồ, Giáo hội Quốc tế bốn phương, Chứng nhân Jehovah
(Giê hô va), Mormon (Mặc Môn) và Hội Liên hiệp Phúc âm và Truyền giáo (trong
đó đáng chú ý là lượng tín đồ của Hội Liên hiệp Phúc âm và Truyền giáo trên toàn
thế giới chiếm tỉ lệ lớn nhất tại Việt Nam) [155, tr.287].
Năm 2011, Tọa đàm bàn tròn Đạo Tin lành ở Việt Nam giai đoạn 1976-2011
(The Protestantism in VietNam from 1976 to 2011) [134] đã có nhiều tham luận
11

xoay quanh 2 nhóm vấn đề chính: những vấn đề Tin lành chung nhất và những
trường hợp Tin lành cụ thể như ở Đà Nẵng, Thái Nguyên,…
Trong số các trao đổi, đáng chú ý là Mối quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam
với các tổ chức Tin lành của tác giả Nguyễn Hồng Dương, Về thành phần tổ chức,
hệ phái trong đạo Tin lành tại Việt Nam hiện nay của tác giả Nguyễn Xuân Hùng,
Mấy vấn đề thần học Tin lành ở Việt Nam hiện nay của tác giả Đỗ Quang Hưng,…
Tác giả Nguyễn Hồng Dương trong bài viết “Mối quan hệ giữa Nhà nước
Việt Nam với các tổ chức Tin lành” cùng chung nhận định với nhiều nhà nghiên
cứu ở điểm “Tin lành ngay từ khi ra đời đã phân liệt thành các hệ phái” [134, tr.29]
và hiện tại, việc thống kê chính xác con số là tương đối khó khăn bởi nhiều tổ chức,
hệ phái vẫn tiếp tục ra đời. Chính tính đa dạng về tổ chức, hệ phái cùng tính đặc thù
về lịch sử truyền giáo phát triển đạo Tin lành ở Việt Nam đã trở thành “hai đặc
điểm quan trọng quy định vấn đề quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam với các tổ chức
Tin lành ở Việt Nam” [134, tr.28]. Nguyên tắc tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo
của nhân dân, đặc biệt là việc công nhận tổ chức của đạo Tin lành đã và đang được
triển khai ở Việt Nam chính là những nguyên nhân căn bản giúp cải thiện mối quan
hệ giữa Nhà nước Việt Nam với các tổ chức, hệ phái Tin lành.
Tác giả Nguyễn Xuân Hùng trong bài viết “Về thành phần tổ chức, hệ phái
trong đạo Tin lành tại Việt Nam hiện nay” bên cạnh nhận định: “khác biệt với nhiều
tôn giáo khác, tính đa nguyên, đa dạng của đạo Tin lành có ngay từ buổi ban đầu
khi tôn giáo này ra đời” [134, tr.79] đã đi sâu làm rõ một số vấn đề thuật ngữ và
khái niệm như “giáo phái, hệ phái, giáo hội”. Trong khi thuật ngữ “giáo hội” không
gây nhiều tranh luận thì “giáo phái, hệ phái” lại tạo nên nhiều tranh luận, điển hình
nhất là 2 trường phái tranh luận “lịch sử - nguồn gốc” và “xã hội học”. Song tác giả
nhận định dẫu là trường phái nào, cũng không thể phủ nhận một thực tế là giai đoạn
hiện nay, thế giới bùng phát phong trào của nhiều nhóm phái Tin lành tự do “với
quy mô nhỏ, lúc hợp lúc tan với số lượng lên tới vài nghìn người” [134, tr.83].
Tác giả Đỗ Quang Hưng trong bài viết “Mấy vấn đề thần học Tin lành ở Việt
Nam hiện nay” chỉ ra rằng, các vấn đề chính trị - xã hội, hội nhập văn hóa, hệ phái
đã và đang trở thành những vấn đề thần học Tin lành cơ bản ở Việt Nam hiện nay.
12

Thực tế truyền giáo và đời sống thuộc linh của tín đồ chịu sự chi phối của những
giáo lí căn bản, song “dần dần, “đời sống thần học” của các mục sư, truyền đạo, tín
hữu cũng có sự thay đổi theo chiều hướng ngày càng sát hợp hơn với đời sống
thường nhật” [134, tr.122]. Trong số các đặc điểm thần học, tác giả nhận xét: “di
sản xa của Tin lành Phúc âm Pháp sẽ tiếp nối với những di sản gần (trước năm
1975) của Hội CMA, trở nên một đặc điểm thần học quan trọng nhất của cộng đồng
Tin lành Việt Nam hôm nay” [134, tr.118].
Năm 2014, tác giả Vũ Thị Thu Hà với luận án Hoạt động truyền giáo của
đạo Tin lành tại Việt Nam và Trung Quốc (từ khởi đầu đến đổi mới - cải cách mở
cửa) tiếp tục cùng tuyến quan điểm này. Luận án phân tích hoạt động truyền giáo
của đạo Tin lành từ khi tôn giáo này du nhập vào Việt Nam (từ năm 1911 đến đổi
mới năm 1986, tập trung trong chương 2) và vào Trung Quốc (từ năm 1807 đến cải
cách mở cửa năm 1979, tập trung trong chương 3).
Ở mục 1.4 của chương 1, luận án nhận định “Hiện nay, sự phát triển đa
nguyên đa hệ phái của đạo Tin lành đã hình thành nên một cục diện vô cùng phức
tạp, thần học Tin lành cũng tỏ ra vô cùng phong phú và đa dạng” [38, tr.24]. Tác giả
luận án Vũ Thị Thu Hà đánh giá thêm, các tổ chức, hệ phái Tin lành luôn luôn vận
động theo xu hướng khi thì sáp nhập, khi thì phân hóa chứ không tồn tại bất biến
nguyên thể. Trong số đó, có 6 tổ chức, hệ phái lớn có ảnh hưởng sâu sắc đến các tổ
chức, hệ phái khác gồm Luther, Calvin, Anh giáo, Công lí, Báp tít, Giám lý. Ngoài
ra, hiện nay xuất hiện hàng trăm tổ chức, hệ phái Tin lành phân bố ở trên hơn 200
quốc gia và vùng lãnh thổ ở khắp nơi trên thế giới với những đặc điểm, phương
pháp truyền giáo khác nhau.
1.1.2. Những nghiên cứu về đa dạng, nhân tố tác động và hiện trạng sự
đa dạng của các tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam
Một là lý thuyết đa dạng, những nhân tố tác động đến sự đa dạng về tổ chức,
hệ phái Tin lành ở Việt Nam hiện nay
Một số nghiên cứu từ tác giả nước ngoài
Năm 2006, Diana L. Eck viết “From Diversity To Pluralism” (Từ đa dạng
đến đa nguyên) [160], xuất bản trên Columbia University Press (Báo Đại học
13

Columbia) (số hiệu 1-800-944-8648), đăng tải trên link báo điện tử:
https://static1.squarespace.com/static/5464ade0e4b055bfb204446e/t/566f654a5a566
8192a192286/1450141002478/From+Diversity+to+Pluralism.pdf.
Tác giả bài báo so sánh hai thuật ngữ “đa nguyên” (pluralism) và “đa dạng”
(diversity) và khẳng định đôi khi trong đời sống được sử dụng như thể chúng là từ
đồng nghĩa, nhưng sự đa dạng đơn giản chỉ là số nhiều, là các dạng biểu hiện. Đa
nguyên là sự tham gia tạo ra một xã hội chung từ tất cả số nhiều đó. Tác giả ví dụ,
trên cùng một con đường ở Silver Spring, Maryland có nhà thờ Công giáo Việt Nam,
chùa Phật giáo Campuchia, nhà thờ Chính thống Ukraine, Trung tâm Cộng đồng Hồi
giáo, nhà thờ Disciples of Christ và đền thờ Mangal Mandir Hindu đều nằm trong
cùng một khu phố. Đây chắc chắn là sự đa dạng, nhưng không có bất kỳ sự tham gia
hay mối quan hệ nào với nhau, nó có thể không phải là một ví dụ của đa nguyên.
Đa nguyên chỉ là một trong những phản ứng có thể có đối với sự đa dạng
này. Một số người có thể cảm thấy bị đe dọa bởi sự đa dạng, hoặc thậm chí là thù
địch với nó. Xuyên suốt lịch sử nước Mỹ đã có những nhóm bày tỏ định kiến và
không khoan dung đối với những người mới đến của các tôn giáo và văn hóa khác.
Những người khác có thể mong đến ngày khi tất cả những khác biệt này mờ dần và
nền văn hóa chủ yếu là Kitô giáo. Rõ ràng chủ nghĩa đa nguyên sẽ thu hút những
người thuộc các tôn giáo và văn hóa khác nhau trong việc tạo ra một xã hội chung -
không phải là một thứ có sẵn, mà là một thành tựu.
Năm 2007, trên Tuần báo ICFAI Journal of History and Culture (Tuần báo Lịch
sử và Văn hóa) số 1, trang 25-43, tiến sĩ V.S.Harrison, Department of Philosophy,
University of Glasgow Glasgow, Scotland, UK (Khoa Triết học, trường đại học
Glasgow Glasgow, Scotland, Anh) viết bài “Theorising Religious Diversity in a
Multicultural World” (Lý thuyết hóa đa dạng tôn giáo trong thế giới đa văn hóa) [162],
đăng tải trên link báo điện tử: https://www.resea rchgate.net/publication/38415694_T
heorising_religious_diversity_in_a_multicultural_world.
Bài viết này xem xét một loạt các phản ứng đối với các vấn đề tôn giáo và
triết học được nảy sinh từ “đa nguyên tôn giáo” (religious pluralism). Bên cạnh các
câu hỏi cụ thể được đặt ra từ đa nguyên tôn giáo là sự khác nhau giữa các truyền
14

thống của từng tôn giáo như thế nào, thì vấn đề chung hơn mà tất cả các trí thức tôn
giáo phải đối mặt là làm thế nào để cung cấp một lý thuyết thuyết phục về mối quan
hệ giữa các tôn giáo khác nhau trên thế giới. Bài viết đánh giá ngắn gọn chủ nghĩa
“độc thần tôn giáo” (exclusivism) và chủ nghĩa “bao gồm” (inclusivism), trước khi
tập trung vào các lý thuyết về đa nguyên tôn giáo. Sau khi làm rõ sự khác biệt giữa
đa nguyên tôn giáo và chủ nghĩa “tương đối” (relativism) về tôn giáo, và so sánh,
đánh giá các hình thức đa nguyên khác nhau, bài viết kết luận rằng mức độ
thuyết phục của bất kỳ lý thuyết cụ thể nào về sự đa dạng tôn giáo sẽ phụ thuộc
vào việc người ta thấy những giáo lý căn bản của tôn giáo thuyết phục như thế
nào. Điều này ngụ ý rằng ưu tiên thực sự của các học giả khi nói đến các lý
thuyết đối lập với đa nguyên tôn giáo là cố gắng hướng tới một sự hiểu biết
chung về bản chất của tôn giáo.
Năm 2015, Dale Tuggy viết “Theories of Religious Diversity” (Các lý
thuyết về đa dạng tôn giáo) [160] xuất bản trên tạp chí của State University of
New York at Fredonia (Hệ thống Đại học Bang New York ở Fredonia), đăng tải
trên link báo điện tử: https://www.iep.utm.edu/reli-div/#H1. Đây là bài báo khoa
học được trích dẫn rất nhiều trong nghiên cứu về đa dạng, đa nguyên tôn giáo trên
thế giới tính đến nay.
Cũng cùng tuyến quan điểm với V.S.Harrison ở bài viết nêu trên, tác giả
Dale Tuggy nói về đa dạng tôn giáo trên các quan điểm “đa nguyên” (pluralism),
“độc thần” (exclusivism) và “bao gồm” (inclusivism). Đa dạng tôn giáo được xem
là những sự khác biệt đáng kể trong niềm tin và thực hành tôn giáo. Điều này luôn
được công nhận bởi những người bên ngoài các cộng đồng nhỏ và cô lập nhất.
Nhưng gần đây, sự phổ biến của thông tin do du lịch, các sách báo xuất bản và di
cư đã buộc những người suy nghĩ thấu đáo phải nhìn nhận sâu sắc hơn về đa dạng
tôn giáo. Các cách tiếp cận “đa nguyên” về đa dạng tôn giáo cho rằng, bất cứ tôn
giáo nào cũng có giá trị, ý nghĩa như các tôn giáo khác trong giới hạn nào đó.
Ngược lại, các cách tiếp cận “độc thần” cho rằng chỉ có một tôn giáo là có giá trị
độc nhất. Cuối cùng, những người theo lý thuyết “bao gồm” cố gắng đứng trung
lập bằng cách đồng ý với chủ nghĩa “độc thần” là chỉ một tôn giáo có giá trị nhất,
15

trong khi vẫn đồng ý với chủ nghĩa “đa nguyên” là các tôn giáo khác cũng có giá
trị to lớn.
Năm 2008, Lưu Bành xuất bản Tôn giáo Mỹ đương đại - nằm trong bộ sách
Nước Mỹ đương đại tùng thư [23]. Đây là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về
tôn giáo Mỹ gồm 3 nội dung chính: quan hệ của người dân Mỹ với tôn giáo (tập
trung trong chương 1), quá trình hình thành, phát triển của các tôn giáo Mỹ (tập
trung trong chương 2, 3, 4, 5, 6), quan hệ của tôn giáo Mỹ với chính trị và xã hội
(tập trung trong chương 7, 8).
Tin lành được được nghiên cứu tổng hợp tập trung trong chương 3, được
nhìn nhận là một nhân tố chủ đạo, sôi động và quan trọng nhất trong tôn giáo của
nước Mỹ, góp phần làm nên tính đa nguyên với mức độ đa nguyên hóa ngày càng
gia tăng trong tôn giáo Mỹ. Đây là một đặc điểm nổi bật của tôn giáo Mỹ đương
đại. Mỹ cũng như một số nước khác trên thế giới, chiến tranh và di cư là nhân tố tác
động tới tính đa dạng của các tổ chức, hệ phái Tin lành.
Tác giả nhận định các tổ chức, hệ phái Tin lành đều phân tán, hoạt động độc
lập, có xu hướng già hóa về kết cấu tuổi tác đối với các tổ chức, hệ phái chủ lưu,
truyền thống. Số này bị ảnh hưởng sâu sắc bởi cuộc chiến tranh Nam Bắc Mỹ năm
1864, bởi các cuộc di cư, bởi các hệ văn hóa của các cộng đồng người khác nhau,...
Trong quá trình phát triển, một số tổ chức, hệ phái tỏ ra thích ứng với dòng văn hóa
chủ lưu, số khác lại trở nên cực đoan. Đến khi nào các tổ chức, hệ phái cực đoan
thay đổi địa vị, được xã hội thừa nhận thì hàng loạt tổ chức, hệ phái khác lại ra đời
[23, tr.270]. Sự tác động qua lại giữa tôn giáo và xã hội, giữa các giáo phái diễn ra
liên tục và xuyên suốt trong lịch sử tôn giáo của nước Mỹ.
Năm 2011, Nguyễn Hồng Dương và P. Hofman đã xuất bản Đa dạng tôn
giáo: So sánh Pháp - Việt Nam. Đây là công trình tập hợp các bài viết tham dự Hội
thảo của Dự án: “Tính hiện đại của tôn giáo và “đổi mới” - Sự chuyển bước của
Phật giáo và Ki tô giáo ở Việt Nam”. Trong đó, liên quan trực tiếp tới Luận án có
bài viết Một số vấn đề về cộng đồng Tin lành tại Việt Nam của Nguyễn Xuân Hùng,
Đời sống tôn giáo Việt Nam những thách thức đầu tiên của xu thế đa dạng hóa
(pluralism) của Đỗ Quang Hưng và một số bài viết của các tác giả khác.
16

Tác giả Nguyễn Xuân Hùng trong bài viết Một số vấn đề về cộng đồng Tin
lành tại Việt Nam [61] nhận định, trong khoảng thời gian 20 năm trở lại đây “hoạt
động truyền giáo Tin lành được gia tăng và hệ quả là bức tranh về thành phần giáo
phái Tin lành tại Việt Nam đã có sự thay đổi theo hướng đa dạng và phức tạp hơn”
[61, tr.204]. Tác giả cho rằng tính đa tổ chức, hệ phái của Tin lành Việt Nam là điều
tất yếu, tương tự quá trình phát triển ở các quốc gia khác, tuy nhiên đặc trưng và
những yếu tố tác động lại có những “dị biệt cần lưu ý”, điển hình nhất là sự phân
tách thành các tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam chủ yếu do mục đích trần thế,
thay vì các vấn đề thần học như nhiều nước khác trên thế giới [theo 61, tr.206]. Tính
đa dạng này được tác giả nhận định như là “những nét chấm phá rõ nhất” trong đời
sống tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam hiện nay.
Tác giả Đỗ Quang Hưng trong bài viết Đời sống tôn giáo Việt Nam những
thách thức đầu tiên của xu thế đa dạng hóa (pluralism) đánh giá việc xuất hiện, du
nhập gần đây của các tổ chức, hệ phái Tin lành từ nước ngoài vào Việt Nam là điều
“không dễ bóc tách, nhận diện” [61, tr.228]. Đó là các hệ phái có từ trước, hiệp
thông với nhau trong “Hiệp hội Thông công Tin lành Việt Nam” VEF và “Hiệp hội
Thông công Liên hữu Tin lành Việt Nam” CFV, các hệ phái có từ trước năm 1975
nay được phục hồi trở lại,… Điều này được xem là một trong những dấu hiệu biến
đổi của “hệ thống tôn giáo”, khiến hệ thống này “thực sự phong phú”. Tuy nhiên,
tác giả bài viết đặt vấn đề “phản ứng của bản sắc văn hóa với xu trào đa nguyên tôn
giáo hiện nay ở Việt Nam là thế nào?” [61, tr.235]. Cuối cùng, tác giả bài viết gợi
mở những suy nghĩ về thách đố pháp lý trước việc công nhận tư cách pháp nhân cho
các tổ chức tôn giáo nói chung, Tin lành nói riêng.
Năm 2012, ở Mỹ, sự đa dạng về tổ chức, hệ phái Tin lành được nhà nghiên
cứu Catherine L. Albanese mô tả trong Các tôn giáo và tín ngưỡng ở Mỹ như
“những màu sắc khác nhau” [27, tr.410] của phong trào Cải cách, được biểu hiện
thành “làn sóng giáo phái hóa” [27, tr.441] mạnh mẽ trong đời sống xã hội. Trước
sự tác động mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật công nghệ hiện nay, đặc biệt là các “đế
chế truyền hình tôn giáo”, các tổ chức, hệ phái Tin lành sẽ “ngày càng nhân rộng
trong xã hội hiện đại, không có dấu hiệu nào cho thấy sẽ kết thúc” [27, tr.418].
17

Các tôn giáo và tín ngưỡng ở Mỹ của Catherine L. Albanese nhắc đến Tin
lành tập trung trong chương 4, 5 phần A (phần 1), chương 11 phần B (phần 1) và
chương kết phần 2 với sự đa dạng về tổ chức, hệ phái và chủ nghĩa cá nhân được
xem là đặc trưng cơ bản nổi bật [27, tr.400]. Phần 1 của công trình nghiên cứu lịch
sử tôn giáo Mỹ này nhấn mạnh chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo ở Mỹ bắt đầu từ sự đa
dạng trong tín ngưỡng tôn giáo của người da đỏ, như là “một phương tiện duy trì
bản sắc và thúc đẩy hoạt động chính trị” của họ [27, tr.35]. Phần 2 của cuốn sách
bàn luận về khả năng có thể hợp nhất sự đa dạng của tôn giáo Mỹ hay không khi sự
đa dạng ấy đã nâng lên “thành chủ nghĩa hệ phái và trở thành một cơ cấu xã hội thế
tục, hỗ trợ đắc lực cho cam kết siêu phàm” của nhiều người, thuộc nhiều thành phần
xã hội [27, tr.443].
Một số nghiên cứu từ tác giả Việt Nam
Năm, tác giả Nguyễn Thanh Xuân xuất bản Một số tôn giáo ở Việt Nam (lưu
hành nội bộ) [156], sau đó năm 2005 chính thức phát hành rộng rãi. Đây là ấn phẩm
đầu tiên về tôn giáo, về Tin lành ở Việt Nam. Từ khi mới được tác giả biên soạn
cho đến nay, công trình nghiên cứu này đã trải qua hàng chục lần tái bản với trọng
tâm là giới thiệu lịch sử ra đời, phát triển và đặc trưng của Phật giáo, Công giáo, Tin
lành, Hồi giáo, đạo Cao Đài, đạo Hòa Hảo. Trong đó, Tin lành được tiếp cận đa
chiều từ góc độ lịch sử, chính trị, văn hóa, xã hội để luận giải và làm rõ một số vấn
đề như tại sao Tin lành nảy sinh từ châu Âu nhưng hiện nay lại phát triển cực thịnh
ở nước Mỹ; tại sao mặc dù có nhiều tổ chức và hệ phái song Tin lành đều dựa trên
những nguyên tắc chính (đặc biệt là đề cao lí trí trong đức tin và đề cao dân chủ).
Trong phần Tin lành ở Việt Nam, tác giả làm rõ sự đa dạng của các tổ chức,
hệ phái Tin lành qua việc trình bày theo dòng lịch sử từ thời kỳ đầu truyền giáo đến
sự hình thành tổ chức Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam), Hội thánh Tin
lành Việt Nam (miền Bắc), Tin lành trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và một số
tổ chức, hệ phái Tin lành khác. Ở cuối cùng của phần này, tác giả chú dẫn thêm một
số Nghị định, Quyết định công nhận, Giấy chứng nhận của Ban tôn giáo Chính phủ
cấp đăng ký hoạt động cho một số tổ chức, hệ phái Tin lành ở nước ta. Tác giả nhận
định việc được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân, được đăng kí hoạt động đã
18

có tác động mạnh mẽ tới hoạt động của các tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam
theo chiều hướng tích cực.
Năm 2002, tiếp tục hướng nghiên cứu trên, công trình Bước đầu tìm hiểu đạo
Tin lành trên thế giới và Việt Nam của tác giả Nguyễn Thanh Xuân [154] gồm 4
chương, 10 phụ lục đã trình bày chi tiết về lịch sử ra đời, phát triển của Tin lành
(tập trung trong chương I); giáo lý, luật lệ lễ nghi, tổ chức giáo hội Tin lành, sự
tương đồng và khác biệt giữa Tin lành và Công giáo (tập trung trong chương II).
Đặc biệt, chương III và IV ngoài việc thống kê một số lượng lớn các tổ chức, hệ
phái Tin lành tiêu biểu trên thế giới (27 tổ chức, hệ phái) và Việt Nam (Hội thánh
Tin lành Việt Nam (miền Nam), Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) và 10 tổ
chức, hệ phái khác còn khảo tả những điểm mốc sự kiện gắn liền với lịch sử quá
trình phát triển của các tổ chức, hệ phái.
Trong công trình, tác giả Nguyễn Thanh Xuân nhận định nhiều tổ chức, hệ
phái là “đặc trưng cơ bản của Tin lành thế giới” và từng tổ chức, hệ phái có mối
quan hệ dọc trong tổ chức, hệ phái cũng như quan hệ theo chiều ngang giữa các tổ
chức, hệ phái với nhau “trên thềm đồng đạo” [154, tr.471], tác giả đồng thời luận
giải các nguyên nhân, các hệ quả lịch sử - xã hội, văn hóa - tôn giáo từ sự đa dạng
của các tổ chức, hệ phái Tin lành. Tác giả khẳng định có nhiều nguyên nhân dẫn tới
sự đa dạng của các tổ chức, hệ phái Tin lành như sự “tiếp thu vay mượn của nhau”
[154, tr.100], sự “tự do giải thích Kinh thánh” [154, tr.132], thậm chí là “đôi khi vì
những lí do không đâu” [154, tr.195],… Tác giả nhấn mạnh, có nhiều nguyên nhân
khác nhau dẫn đến sự đa dạng về các tổ chức, hệ phái nhưng dù là lí do gì đi chăng
nữa, để nhìn nhận đúng đắn, khách quan và toàn diện về các tổ chức, hệ phái Tin
lành, giới nghiên cứu phải “dựa theo những tiêu chí nhất định” [154, tr.23] một cách
khoa học và tiếp cận từ góc độ tồn tại khách quan của các tổ chức, hệ phái ấy.
Năm 2016, luận án tiến sĩ Tác động của đạo Tin lành đến an ninh xã hội ở Tây
Nguyên thời kỳ đổi mới của Nguyễn Thị Ngà [93] tập trung phân tích quá trình du nhập
của đạo Tin lành vào Tây Nguyên và những tác động của tôn giáo này đến an ninh xã
hội của Tây Nguyên (tập trung trong chương 3, 4). Mặc dù chỉ luận giải tác động của
Tin lành đến một môi trường xã hội cụ thể, song tác giả Nguyễn Thị Ngà cũng khẳng
19

định ngay từ khi mới ra đời, đạo Tin lành đã tồn tại nhiều tổ chức, hệ phái chống đối và
phủ định lẫn nhau. Đồng thời, tác giả đưa ra một số nhận xét mang tính khái quát liên
quan đến nguyên nhân tồn tại đa dạng tổ chức, hệ phái của đạo Tin lành như xuất phát
từ quan niệm dân chủ tư sản trong tổ chức, sự tự do giải thích Kinh thánh, tình thế
khách quan thuận lợi như đói nghèo, chiến tranh [93, tr.153],…
Năm 2017, tác giả Nguyễn Khắc Đức với Đạo Tin lành trong vùng dân tộc
Mông, Dao ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam [33] đã nghiên cứu sự du nhập,
phát triển của đạo Tin lành trong dân tộc Mông và dân tộc Dao ở khu vực miền núi
phía Bắc từ năm 1987 đến 2004 (tập trung trong chương 1) và từ khi có chỉ thị số
01/2005/ CT - TTg đến nay (tập trung trong chương 2).
Mục III chương 2 khẳng định cuốn sách chỉ đề cập tới những tổ chức, hệ
phái Tin lành có ảnh hưởng mạnh và số tín đồ đông đảo nhất ở khu vực miền núi
phía Bắc. Trong số đó, Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) được tác giả đánh
giá là “hệ phái tích cực” và đạt hiệu quả cao nhất trong truyền đạo ở khu vực này.
Bằng những số liệu, minh chứng, tác giả đã cho thấy sự phát triển đa dạng
của các tổ chức, hệ phái Tin lành và chỉ ra những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự
phát triển này như sự nghèo đói về đời sống vật chất, sự nghèo nàn về đời sống tinh
thần, sự khôn khéo của các đoàn truyền giáo và cả sự hạn chế của hệ thống chính trị cơ
sở (được phân tích trong mục V chương 1). Tác giả khẳng định, nhận định về Tin lành
không phải điều dễ dàng đối với các nhà nghiên cứu, song khó hơn cả là “tìm đúng
nguyên nhân, đánh giá đúng ảnh hưởng của nó trong đời sống xã hội miền núi phía
Bắc” [33, tr.75]. Bên cạnh đó, tác giả cũng dự báo trong tương lai, ở khu vực miền núi
phía Bắc, đạo Tin lành sẽ tiếp tục gia tăng các tổ chức, hệ phái nhưng hoạt động thế
nào còn phụ thuộc vào công tác quản lý của hệ thống chính trị cơ sở.
Hai là hiện trạng sự đa dạng về tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam hiện nay
Năm 2014, quan điểm các tổ chức, hệ phái Tin lành mới liên tục xuất hiện
như một kiểu “tái cấu trúc bên trong” được tác giả Đỗ Quang Hưng nhận định trong
Chính sách tôn giáo và Nhà nước pháp quyền [77].
Trong công trình nghiên cứu lịch sử công tác lí luận về tôn giáo của Đảng và
Nhà nước ta này, Tin lành được nhận diện là một tôn giáo đa dạng về tổ chức, hệ
20

phái song có sự khác biệt ở mỗi tồn tại xã hội khác nhau và bởi vậy, không dễ dàng
để bóc tách hay nhận diện một cách thật đầy đủ. Nhiều tổ chức, hệ phái Tin lành
được du nhập từ xã hội Âu Mỹ vào Việt Nam, nhiều tổ chức, hệ phái được hình
thành mới hoặc tách ra từ các tổ chức, hệ phái cũ trong nước,... và “gần như tất cả
các hệ phái Tin lành mà Nhà nước công nhận hiện nay đều có cơ sở chi hội đan xen
nhau” [70, tr.123].
Tác giả khẳng định trong khoảng 3 thập niên gần đây, từ địa vị một tôn giáo
nhỏ bé, Tin lành đã liên tục được “tái cấu trúc từ bên trong”, ngày càng trở thành
một tôn giáo có tính thời sự, cấp bách nhất. Bởi vậy, liên tiếp qua các giai đoạn lịch
sử, Nhà nước đã có những chính sách kịp thời đáp ứng những diễn biến phức tạp
của vấn đề Tin lành. Từ những số liệu thực tế về sự gia tăng nhanh chóng của các
điểm nhóm, tín đồ, cơ sở thờ tự,... thay vì xóa bỏ, hạn chế, chính phủ Việt Nam đã
có những thay đổi căn bản về nhận thức trong giải quyết vấn đề Tin lành. Qua công
trình, tác giả phân tích khá kĩ các văn bản pháp luật, các nghiên cứu liên quan. Từ
đó, tác giả khẳng định, vấn đề Tin lành chỉ có thể được giải quyết khi chính quyền
không khuyến khích phát triển nhưng cũng không cấm đạo và phải hợp pháp hóa để
công tác quản lý có hiệu quả.
Năm 2015, Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam của tác giả Nguyễn
Thanh Xuân [157] đã cung cấp thêm những số liệu, luận điểm mang tính khái quát
về diện mạo sự đa dạng của các tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam. Công trình
được xuất bản kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Ban Tôn giáo Chính phủ và ngày
truyền thống ngành quản lý nhà nước về tôn giáo, gồm 2 phần: phần 1 giới thiệu
khái quát về tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam, phần 2 nêu những căn cứ lý luận, căn
cứ thực tiễn cho việc xây dựng chính sách tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn
giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
Bên cạnh nhiều tổ chức, hệ phái có đường hướng rõ ràng, hoạt động bình
thường, ổn định, một số tổ chức, hệ phái Tin lành hiện nay vẫn còn thái độ cứng
nhắc, bảo thủ, đi theo khuynh hướng độc tôn chủ nghĩa, phủ nhận văn hóa bản địa
nơi Tin lành đi qua [157, tr.13]. Nhận định này được tác giả thẳng thắn đề cập tới
cùng với những đánh giá, nhận xét mới về tổ chức, hệ phái Tin lành so với những
21

công trình nghiên cứu liên quan đến Tin lành của tác giả trước đó. Dẫu vậy, tác giả
vẫn nhìn nhận Tin lành giống như các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo khác, đã và sẽ
tiếp tục trở thành “nguồn lực cho sự phát triển” [157, tr.420]. Giai đoạn hiện nay,
các tín đồ Tin lành chân chính đã tích cực ủng hộ chính sách đổi mới tôn giáo của
Đảng và Nhà nước ta, bày tỏ thái độ không đồng tình trước những tà giáo trái với
niềm tin chính thống [theo 157, tr.408].
Năm 2016, đề tài khoa học cấp Bộ Quản lý Nhà nước đối với hoạt động của
các tổ chức Tin lành chưa được công nhận ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải
pháp của tác giả Thiều Thị Hương [69] đã nghiên cứu các tổ chức Tin lành chưa
được công nhận ở Việt Nam. Tính đến năm thực hiện nghiên cứu, đề tài thống kê,
có 11 tổ chức được Nhà nước công nhận, cấp đăng kí sinh hoạt trên tổng số khoảng
80 tổ chức, nhóm, hệ phái Tin lành hiện có ở Việt Nam.
Đề tài khẳng định, theo những số liệu thống kê chưa đầy đủ, trong hơn
500 năm tồn tại, có khoảng 300 tổ chức, hệ phái Tin lành khác nhau tồn tại trên
thế giới. Đạo Tin lành “là một tôn giáo đa giáo phái (…) các giáo phái của đạo
Tin lành vẫn tiếp tục xuất hiện và tan vỡ” [69, tr.97]. Ở Việt Nam, đề tài nhận
định các tổ chức, hệ phái chưa được Nhà nước công nhận “khá đa dạng về nguồn
gốc, quy mô, cơ cấu tổ chức. Tất cả đều không có cơ sở thờ tự, cơ sở đào tạo
chức sắc nên còn được gọi là “Tin lành tư gia”. Phần lớn các tổ chức Tin lành tư
gia nhờ dựa vào nguồn kinh phí nước ngoài để hoạt động” [69, tr.4]. Vì vậy, tình
hình đạo Tin lành có thể trở nên bất ổn đến từ nhóm tổ chức, hệ phái Tin lành
chưa được công nhận này, nếu Nhà nước không “hoàn thiện môi trường pháp lý
và chỉ đạo thực hiện trên thực tế” [69, tr.98].
1.1.3. Những nghiên cứu về các vấn đề đặt ra, phương hướng, giải pháp
trong công tác quản lý của Nhà nước đối với sự đa dạng về tổ chức, hệ phái Tin
lành ở Việt Nam hiện nay
Hầu hết các công trình nghiên cứu đều đặt ra vấn đề phải đặc biệt quan tâm tới
tính pháp lí cho việc tồn tại của các tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam hiện nay.
Năm 2001, đề tài khoa học độc lập cấp nhà nước Đạo Tin lành Việt Nam -
thực trạng, xu hướng phát triển và những vấn đề đặt ra hiện nay cho công tác quản
22

lý lãnh đạo, quản lý của tác giả Hoàng Minh Đô [32] đã tìm hiểu bức tranh toàn
cảnh về thực trạng Tin lành Việt Nam, làm rõ mối quan hệ giữa Tin lành với chính
trị và đời sống tâm linh đồng thời đề xuất những kiến nghị, giải pháp cho công tác
lãnh đạo quản lý Nhà nước đối với Tin lành.
Đề tài nhận định “Trên phương diện quốc tế, Tin lành là một tôn giáo đa giáo
phái. Còn ở Việt Nam, tính chất đa giáo phái ấy có xu hướng phát triển khá đặc thù
(…) cùng với quá trình hội nhập mở cửa, đặc biệt sau khi hiệp ước thương mại Việt
Mỹ được Thượng Viện Mỹ thông qua xu hướng nói trên sẽ diễn ra với một quy mô
rộng hơn, sâu sắc và phức tạp hơn” [32, tr.126]. Trong phần đề xuất đối với công
tác lãnh đạo quản lý của Nhà nước, đề tài khẳng định “trên phương diện quản lý
Nhà nước đối với đạo Tin lành trong cả nước cần phải phân biệt các dạng hoạt động
khác nhau (...) của đạo Tin lành để đưa vào quản lý” [32, tr.150] đồng thời thực
hiện các giải pháp cơ bản, lâu dài, trên mọi phương diện của đời sống xã hội.
Năm 2005, tác giả Đỗ Quang Hưng ở Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt
Nam - Lý luận và thực tiễn [71] đã dành mục 4 chương 14 thuộc phần 4 để nói về
chính sách của Đảng và Nhà nước ta với các Hội thánh Tin lành với nhận định “Về
mặt tổ chức, tôn giáo này không bao giờ là một thực thể thống nhất” [71, tr.474],
“đa nguyên về tổ chức và nặng về tính cá thể trong đức tin” [71, tr.485] và “phức
tạp, phong phú với nhiều hệ phái mà phần lớn có nguồn gốc từ Âu - Mỹ” [71,
tr.483]. Đến nay, một số tổ chức, hệ phái đã được công nhận tư cách pháp nhân và
được chính phủ ta ứng xử không phân biệt đối xử với các tôn giáo khác.
Cuốn sách gồm 4 phần, 15 chương phân tích các quan điểm mác xít về tôn
giáo (tập trung trong phần 1, 2) và sự vận dụng, kế thừa, phát triển của Đảng Cộng
sản Việt Nam từ sau cách mạng dân chủ nhân dân đến nay (tập trung trong phần 3,
4). Trong đó, tác giả nhiều lần nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tính pháp lí trong
vấn đề đạo Tin lành bởi đây được xem là một tôn giáo có tính quốc tế sâu sắc, đa
nguyên, nhạy cảm. Trong số đó, những chính sách bước đầu của Đảng và Nhà nước
đã có hiệu quả phải kể từ việc cho đăng kí để hoạt động hợp pháp đến việc công
nhận tư cách pháp nhân một số tổ chức, hệ phái; đưa sinh hoạt tôn giáo của các nhà
thờ Tin lành vào vị thế hợp pháp hơn, mặt khác kiên quyết đấu tranh với các lực
23

lượng thù địch lợi dụng Tin lành như một chiêu bài chính trị, đi ngược lại lợi ích
của dân tộc.
Năm 2017, tác giả Nguyễn Xuân Hùng với luận án luận án tiến sĩ Sử học
Quá trình truyền giáo của đạo Tin lành tại Việt Nam từ năm 1911 đến năm 1975
[68] đã phân tích 2 giai đoạn lịch sử gắn với quá trình truyền giáo của đạo Tin lành
vào Việt Nam là thời kỳ 1911 - 1954 (tập trung trong chương 2), 1955 - 1975 (tập
trung trong chương 3) và những tác động của việc truyền giáo Tin lành đối với
chính trị, xã hội và văn hóa Việt Nam (tập trung trong chương 4). Trong mục 1.4,
chương 1, tác giả Nguyễn Xuân Hùng nhận định “Tính phức tạp, đa dạng của thế
giới Tin lành là vấn đề khó khăn về nhận thức ngay cả đối với các nhà lãnh đạo giáo
hội, sử gia Tin lành” [68, tr.29]. Đây cũng chính là một trong những lí do khiến tác
giả cho rằng hiện nay, việc nghiên cứu về đạo Tin lành nói chung, những vấn đề cụ
thể liên quan đến Tin lành nói riêng còn có sự tìm hiểu chưa thấu đáo và do đó cần
phải tiếp tục được đầu tư, nghiên cứu mang tính tổng hợp nhiều hơn.
Ngoài các công trình (sách) đã xuất bản nêu trên, còn các công trình nghiên
cứu của các nhà khoa học đăng các Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, Tạp chí Công tác
tôn giáo, Kỷ yếu hội thảo Khoa học trong nước và quốc tế,… của các nhà nghiên
cứu Nguyễn Xuân Hùng, Đỗ Quang Hưng, Nguyễn Quang Hưng, Vương Duy
Quang, Mã Phúc Thanh Tươi, Hoàng Minh Đô, Đoàn Triệu Long, Nguyễn Khắc
Đức, Thiều Thị Hương, Nguyễn Quỳnh Trâm, Nguyễn Đăng Bản,… của các chức
sắc Tin lành đăng ở các chuyên san Thánh Kinh nguyệt san,… như các tác giả
Phạm Xuân Tín, Lê Hoàng Phu, Lê Văn Thiện, Kiều Toản, Trương Văn Tốt, Phạm
Văn Năm, Mã Phúc Thanh Tươi, Đỗ Hữu Nghiêm,…
1.1.4. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu
1.1.4.1. Giá trị của những công trình đã nghiên cứu dưới góc độ tiếp cận
của luận án
Một là, các công trình nghiên cứu đã cung cấp nhiều luận cứ có giá trị để
luận án tiếp tục kế thừa, nghiên cứu. Trong số đó có thể kể tới những luận cứ như:
- Không có một giáo hội chung thống nhất như giáo hội Công giáo, Tin
lành lại hình thành nên nhiều giáo hội độc lập, nhiều tổ chức giáo hội đi theo cơ chế
dân chủ bằng hình thức bầu cử [theo 156, tr.121].
24

- Tính đa dạng của tổ chức, hệ phái nằm trong sự phát triển, vận động của
chính Tin lành và nỗ lực từ phía những nhà truyền giáo. Đồng thời tính đa dạng này
còn chịu tác động từ các cuộc chiến tranh, các phong trào giải phóng dân tộc, các
vấn đề kinh tế mà trước hết là nghèo đói, những thành tựu khoa học công nghệ và
nhiều nguyên nhân khác.
- Kể cả cùng một hệ phái, theo cùng một xu hướng thần học nhưng các tín
hữu Tin lành vẫn giữ độc lập về tổ chức, thậm chí ngay trong một quốc gia hay khu
vực [theo 156, tr.128].
- Ở Việt Nam, từ sau ngày giải phóng miền Nam năm 1975, các tổ chức, hệ
phái Tin lành ngày càng tăng lên, đa dạng về xu hướng thần học, thành phần tín đồ, cơ
cấu tổ chức, phương thức, phạm vi hoạt động, mối liên hệ trong nước và quốc tế,…
Hai là, các công trình nghiên cứu đã bước đầu mô tả lịch sử hình thành,
phát triển, khái quát thực trạng những tổ chức, hệ phái trong nước và quốc tế để
luận án có thể kế thừa trong đánh giá hiện trạng sự đa dạng tổ chức, hệ phái ở Việt
Nam hiện nay.
Ba là, các công trình nghiên cứu đã bước đầu đưa ra một số nhận định về
nguyên nhân hình thành, phát triển, xu hướng phát triển của Tin lành ở Việt Nam,
giúp luận án có thêm các góc tiếp cận trong luận giải những tác động, hệ quả và dự
báo xu hướng sự đa dạng về tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam trong tương lai.
Bốn là, các công trình đã tổng kết những chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước trong công tác quản lý đối với đạo Tin lành làm căn cứ lý luận quan
trọng giúp luận án đề xuất những giải pháp thiết thực đảm bảo phù hợp với tính đa
dạng về tổ chức, hệ phái của tôn giáo này trong giai đoạn hiện nay.
1.1.4.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu của luận án
Mặc dù tất cả các công trình nghiên cứu đều nhắc đến tính đa dạng tổ chức,
hệ phái như một đặc trưng của đạo Tin lành, tuy nhiên theo khảo sát của tác giả luận
án, chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt về sự đa dạng của các tổ chức, hệ
phái của đạo Tin lành ở Việt Nam cùng các mối quan hệ theo chiều dọc trong từng
tổ chức, hệ phái và theo chiều ngang giữa các tổ chức, hệ phái với nhau.
Từ những nhận định, luận cứ có giá trị được gợi mở, kế thừa từ các công
trình đi trước, tác giả luận án cần tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề sau:
25

Vấn đề thứ nhất: Bản thân đạo Tin lành đã đa dạng từ trong quá trình phát
sinh, phát triển, được thừa nhận như một đặc trưng “di truyền” của Tin lành thế
giới. Vấn đề đặt ra là bản chất sự đa dạng ấy chỉ đơn thuần do chính phát triển nội
tại của thực thể tôn giáo này hay còn bị tác động, chi phối bởi nhiều nguyên nhân
khác? Có hay không có những nguyên nhân chủ quan và những nguyên nhân
khách quan tác động? Trong bối cảnh hiện nay, xu thế toàn cầu hóa, thế tục hóa,
tái cấu trúc,… có ảnh hưởng như thế nào đến sự đa dạng của các tổ chức, hệ phái
Tin lành? Như vậy, luận án cần luận chứng rõ hơn, phân tích và hệ thống hóa các
nhóm nguyên nhân chủ quan, khách quan tác động đến sự ra đời của nhiều tổ
chức, hệ phái.
Vấn đề thứ hai: Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái Tin lành là vấn đề mang tính
quốc tế, không riêng có ở Việt Nam nhưng hiện nay, khi xem xét nghiên cứu, liệu
có cần xét đến tính đặc thù ở mỗi quốc gia hay không? Mặt khác, sự đa dạng này
chỉ được thống kê qua sự gia tăng cơ học về số lượng các tổ chức, hệ phái hay còn
có những đặc điểm, biểu hiện khác? Sự đa dạng này được cộng đồng thừa nhận hay
phản ứng, mức độ thừa nhận hay phản ứng đến đâu và tại sao? Điều này đặt ra vấn
đề gì cho nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn cũng như dự báo xu hướng và đề
xuất các giải pháp đồng bộ, khả thi cho công tác quản lý nhà nước?
Vấn đề thứ ba: Luận án cần làm sáng tỏ ảnh hưởng của sự đa dạng về tổ
chức, hệ phái của đạo Tin lành ở Việt Nam hiện nay đối với đời sống văn hóa tinh
thần của cộng đồng đạo Tin lành, đối với xã hội cũng như với công tác quản lý của
Nhà nước, những vấn đề đặt ra và các kiến nghị. Điều này rất quan trọng trong môi
trường pháp lý mới ở Việt Nam - Luật Tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực thực thi
năm 2018 và việc Việt Nam hội nhập sâu rộng với thế giới.
1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU
1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Câu hỏi 1: Phải chăng sự đa dạng các tổ chức, hệ phái Tin lành là do
chính đặc điểm riêng đặc trưng của Tin lành từ khi hình thành (đặc điểm vốn được
xem là mang tính di truyền) chứ không phải do tác động của yếu tố chính sách, con
người, thời đại (điển hình như xu thế toàn cầu hóa)?
26

- Câu hỏi 2: Hiện trạng sự đa dạng hiện nay của các tổ chức, hệ phái Tin
lành ở Việt Nam như thế nào? Có phải sự đa dạng các tổ chức, hệ phái Tin lành ở
Việt Nam chỉ đơn thuần là sự gia tăng cơ học về số lượng qua các năm và không đặt
ra bất cứ vấn đề nào khác?
- Câu hỏi 3: Sự đa dạng các tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam tương
đồng và khác biệt như thế nào so với trường hợp Tin lành ở một số quốc gia khác
như Mỹ - trung tâm sự phát triển Tin lành hiện nay?
- Câu hỏi 4: Các tổ chức, hệ phái Tin lành có xu hướng đa dạng như thế
nào trong tương lai, đặt ra những vấn đề gì đối với chính tôn giáo này và chủ trương
chính sách của Nhà nước Việt Nam?
1.2.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Giả thuyết 1: Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam vừa
là đặc điểm đặc trưng của tôn giáo này từ khi mới hình thành vừa là kết quả tất
yếu của quá trình toàn cầu hóa, mà trước hết là toàn cầu hóa về văn hóa. Đồng
thời, sự đa dạng này còn chịu tác động từ chủ trương, chính sách tôn giáo của
Đảng và Nhà nước.
- Giả thuyết 2: Không chỉ đa dạng về số lượng (qua số liệu gia tăng cơ học)
qua các năm, tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam còn đa dạng trên nhiều phương
diện như: thời gian hình thành, phạm vi hoạt động, xu hướng thần học, cách thức
hoạt động, địa vị pháp lý như việc được / chưa được công nhận tư cách pháp nhân.
- Giả thuyết 3: Nếu tất cả các tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam và thế
giới được các Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân thì tính đa dạng sẽ giảm dần
và đi đến ổn định.
1.2.3. Lý thuyết nghiên cứu
- Lý thuyết: Cấu trúc - chức năng
Lý thuyết cấu trúc chức năng hay còn được gọi là “thuyết chức năng”. Đây
là một trong những lý thuyết điển hình gắn liền với tên tuổi của những nhà xã hội
học như Durkheim, E.Tylor, B.Malinowski, Robert K. Merton,… Lý thuyết này
nhấn mạnh đến tính liên kết chặt chẽ của các bộ phận cấu thành nên một chỉnh thể
mà mỗi bộ phận đều có chức năng nhất định góp phần đảm bảo sự tồn tại của chính
27

chỉnh thể đó với tư cách là một cấu trúc tương đối ổn định, bền vững. Áp dụng trong
nghiên cứu tôn giáo, khung lý thuyết giúp các nhà nghiên cứu nhìn nhận tôn giáo như
một hệ thống phức tạp, mỗi bộ phận cấu thành nên hệ thống tôn giáo đều có những
chức năng nhất định, tương tác lẫn nhau nhằm thúc đẩy tính liên kết và ổn định.
Mặt khác, lý thuyết cũng chỉ ra rằng bên cạnh những hạt nhân mang chức
năng tốt, có tác dụng đối với cấu trúc, còn có những bộ phận “phản chức năng”, gây
cản trở ở các mức độ khác nhau đến sự vận động, phát triển của các bộ phận khác
cũng như toàn thể hệ thống, đưa đến những hành động “lệch chuẩn xã hội”. Việc xác
định hành động “lệch chuẩn xã hội” được dựa trên cơ sở những mục tiêu và phương
tiện được xã hội đồng thuận, ủng hộ, chấp nhận hay phản đối. Điều này được thể hiện
rất rõ nét qua quan điểm của Robert K. Merton. Áp dụng trong nghiên cứu tôn giáo, nội
dung này giúp nhà nghiên cứu có đánh giá đa chiều trong tiếp cận những hạn chế, còn
tồn tại ở những tổ chức, hệ phái truyền đạo trái pháp luật, những biểu hiện tiêu cực đối
với đời sống xã hội, văn hóa của một bộ phận mục sư, tín đồ.
Lý thuyết này được luận án sử dụng ở tất cả các chương 2, 3, và 4. Luận án
sử dụng lý thuyết này ở chương 2 và 3 để phân tích các tổ chức, hệ phái Tin lành
mặc dù nhiều, đa dạng, song không vì thế mà nằm ngoài hệ thống, ngược lại, luôn
là những bộ phận trong một cấu trúc tôn giáo Tin lành bền vững. Mỗi tổ chức, hệ
phái Tin lành có một quá trình vận động, phát triển riêng. Bản thân mỗi tổ chức, hệ
phái cũng là một tiểu cấu trúc, với những chức năng riêng, góp phần tạo nên chỉnh
thể Tin lành đa dạng nhưng vẫn mang những đặc trưng chung. Bên cạnh những tổ
chức, hệ phái Tin lành tích cực tham gia xây dựng đời sống xã hội địa phương, đảm
bảo đời sống tôn giáo ổn định, vẫn còn một bộ phận mục sư hoặc tín đồ có hành vi
“lệch chuẩn xã hội”, truyền đạo trái pháp luật, gây mất trật tự trị an, mất đoàn kết
nội bộ,… Từ đó, lý thuyết giúp luận án xác định những giải pháp cần thực hiện
trong chương 4 để đảm bảo các tổ chức, hệ phái hoạt động đúng pháp luật, đảm bảo
thỏa mãn nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân.
- Lý thuyết: Thực thể tôn giáo
Khái niệm “thực thể tôn giáo” được sử dụng rộng rãi trong giới khoa học,
bắt đầu từ các nước phương Tây sau những năm 2000 gắn với tên tuổi của các nhà
28

nghiên cứu tôn giáo trung lập như Dominique Borne, Jean Paul Willaim, René
Rémond. Lý thuyết “thực thể tôn giáo” coi tôn giáo như một hiện tượng đặc thù của
xã hội loài người, một tất yếu khách quan của mọi kết cấu xã hội bao gồm yếu tố
niềm tin, thực hành nghi lễ trong cộng đồng và bao trùm là các giá trị chung, các
cảm thức tôn giáo, các mối quan hệ tác động qua lại. Cũng theo lý thuyết này, các
hiện tượng tôn giáo có mối quan hệ tương tác, chịu sự tác động và tác động trở lại
đối với các hiện tượng xã hội khác.
Lý thuyết “thực thể tôn giáo” xuất hiện đã bổ sung, hoàn chỉnh cho hướng
tiếp cận chính trị - xã hội của Mác - vốn đã rất phổ biến ở Việt Nam - khi coi tôn
giáo là một hình thái ý thức xã hội, thuộc về kiến trúc thượng tầng của xã hội, là sản
phẩm của con người, phản ánh chính những sợ hãi, bất an của con người đối với tự
nhiên và xã hội. Ngoài ra, lý thuyết này cũng giúp làm rõ hơn bản chất hiện thực
phong phú, sống động và tính khách quan của đời sống tôn giáo trước những quan
điểm thuần túy, đơn giản chia tôn giáo thành một cấu trúc gồm giáo lý, giáo luật, lễ
nghi, cơ sở thờ tự, chức sắc và tín đồ.
“Thực thể tôn giáo” trở thành căn cứ lý luận cho luận án trong việc tiếp cận
tính đa dạng các tổ chức, hệ phái như là một thuộc tính khách quan của thực thể Tin
lành. Lý thuyết giúp tác giả có cơ sở đưa ra và đánh giá các nhân tố tác động đến sự
đa dạng của tổ chức, hệ phái Tin lành ở phần 3, chương 2. Đặc biệt, áp dụng khung
lý thuyết này giúp tác giả luận án có cơ sở để nhóm, phân loại hiện trạng sự đa dạng
của các tổ chức, hệ phái Tin lành trong chương 3 trên cơ sở 3 tiêu chí niềm tin (xu
hướng thần học), thực hành (phương thức hoạt động, cơ cấu tổ chức) và cộng đồng
(tín đồ, phạm vi hoạt động) cũng như ảnh hưởng, tác động đến đời sống xã hội (địa
vị pháp lý, mối quan hệ trong nước, quốc tế).
- Lý thuyết: Sử học tôn giáo và tôn giáo học so sánh
Lý thuyết sử học tôn giáo nhận thức về bản thân tôn giáo xuất phát từ lịch
sử phát triển mà tôn giáo đã trải qua, hay nói cách khác là phân tích tôn giáo từ
điểm nhìn lịch sử.
Luận án sử dụng lý thuyết sử học tôn giáo để soi chiếu những sự kiện lịch
sử diễn ra tác động đến sự hình thành, phát triển và quá trình hoạt động của các tổ
29

chức, hệ phái Tin lành. Lý thuyết trở thành cơ sở lý luận cho tác giả tổng quan tư
liệu nghiên cứu, khái quát lịch sử nghiên cứu trong chương 1, phân tích lược sử
quá trình du nhập, phát triển của các tổ chức, hệ phái Tin lành trong phần 2,
chương 2. Lý thuyết với việc xem xét Tin lành trong nhiều chiều cạnh lịch sử,
nhiều bối cảnh không gian, thời gian cũng là một căn cứ giúp tác giả chia nhóm
phân loại và phân tích hiện trạng sự đa dạng tổ chức, hệ phái Tin lành theo thời
gian hình thành, nguồn gốc trong phần 1, chương 3. Cuối cùng, áp dụng lý
thuyết sử học tôn giáo, từ điểm nhìn lịch sử, sau năm 1975, nhất là sau năm 2005
đến nay, luận án nhìn nhận, đánh giá những vấn đề đặt ra hiện nay trước tình hình
phát triển đa dạng các tổ chức, hệ phái Tin lành và dự báo xu hướng biểu hiện đa
dạng trong tương lai ở chương 4.
Lý thuyết tôn giáo học so sánh nhấn mạnh, so sánh theo chiều ngang giữa
các tôn giáo trên cơ sở lấy lịch sử tôn giáo làm xuất phát điểm. Lý thuyết giúp
người nghiên cứu đi tìm hiểu các giá trị thông qua các hiện tượng tôn giáo, các sự
thật lịch sử, so sánh, đối chiếu sự tương đồng/ khác biệt, giao thoa thậm chí là đối
lập giữa các tôn giáo.
Luận án sử dụng lý thuyết tôn giáo học so sánh để so sánh sự đa dạng của
các tổ chức, hệ phái Tin lành từ khi mới xuất hiện đến nay và so sánh trường hợp
Việt Nam với Mỹ trong cùng giai đoạn hiện nay. Đồng thời, luận án cũng so sánh
sự đa dạng tổ chức, hệ phái của đạo Tin lành với trường hợp Phật giáo ở Việt Nam.
Ở phạm vi hẹp, luận án cũng sử dụng lý thuyết tôn giáo học để so sánh, đối chiếu
các tổ chức, hệ phái với nhau.
1.3. NHỮNG KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
Tổ chức tôn giáo:
Theo Luật Tín ngưỡng tôn giáo, trong Chương 1, Những quy định chung, tổ
chức tôn giáo được hiểu là “tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của một
tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận nhằm
thực hiện các hoạt động tôn giáo” [theo Luật tín ngưỡng tôn giáo]. Ví dụ tổ chức
Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) của đạo Tin lành, tổ chức Giáo hội Phật
giáo Việt Nam,...
30

Giáo hội: Thuật ngữ “giáo hội” trong Luận án là từ viết tắt của “Tổ chức
giáo hội”. Tổ chức giáo hội được hiểu theo hai nghĩa, hoặc là tổ chức tôn giáo, hoặc
là cơ cấu tổ chức bộ máy của tổ chức tôn giáo. Cũng theo Luật Tín ngưỡng tôn giáo,
trong Chương 1, Những quy định chung, tổ chức tôn giáo trực thuộc được hiểu là
“tổ chức thuộc tổ chức tôn giáo, được thành lập theo hiến chương, điều lệ, quy định
của tổ chức tôn giáo” [theo Luật tín ngưỡng tôn giáo]. Khi đặt trong tương quan với
thuật ngữ “hệ phái”, “tổ chức” được tiếp cận với tư cách là tổ chức tôn giáo, tổ chức
giáo hội. Tổ chức này được đặc trưng bởi tính độc lập, được cụ thể hóa xu hướng
thần học bằng các phương thức hoạt động riêng, độc lập.
Giáo hội và giáo phái không được hiểu giống nhau. Theo cách tiếp cận lịch
sử và nguồn gốc xuất xứ, những thành viên trước kia cùng một giáo hội sau đó tách
ra, thành lập tổ chức mới, được gọi là “giáo phái”. Theo cách tiếp cận xã hội học,
giáo hội có luật định, có hàng ngũ chức sắc, hệ tư tưởng, quản lí bằng giáo luật,
trong khi giáo phái thường mang tính thỏa thuận giữa một nhóm người, cố kết nhau
bằng những cam kết và không tuyệt đối về hệ tư tưởng [xem 134, tr.81].
Hệ phái: Hệ phái được đặc trưng bởi xu hướng thần học, sinh hoạt tôn giáo
thể hiện niềm tin. Do tồn tại nhiều xu hướng thần học khác nhau, phương thức sinh
hoạt tôn giáo khác nhau, Tin lành bao gồm rất nhiều hệ phái. Một hệ phái Tin lành
có thể gồm nhiều tổ chức giáo hội nhưng cũng có thể chỉ có một tổ chức giáo hội.
Trên thế giới, Tin lành có một số hệ phái lớn như Lutheran, Báp tít, Trưởng lão,
Giám lý, Ngũ tuần,... “Giới chức đạo Tin lành người Việt ngoài giáo phái còn dùng
từ hệ phái trong các văn bản của họ để chỉ các giáo phái Tin lành (…) Ngoài ra, còn
một tên gọi vốn rất Việt được giới chức Tin lành sáng tạo ra là Hội thánh (…) mang
ý đề cao cộng đồng của mình, để phân biệt với các hội thế tục khác” [134, tr.79].
Trong Luận án, tác giả sử dụng thuật ngữ hệ phái.
Tổ chức, hệ phái: Xét theo quy mô và tính chất, phải gọi là “hệ phái, tổ
chức”. Tuy nhiên, ở Việt Nam, trong nhiều trường hợp, thành thói quen, cụm từ này
được gọi là “tổ chức, hệ phái”. Đây là một cụm từ ghép để nói đến sự đa dạng về tổ
chức, hệ phái Tin lành, cũng có khi để chỉ một tổ chức Tin lành nào đó. Thuật ngữ
này cũng được dùng với trường hợp một số tôn giáo khác như Phật giáo, Cao đài.
31

Chi hội: Chi hội hay còn gọi là Hội thánh cơ sở. Chi hội chính là tổ chức
giáo hội trực thuộc. Thông thường, mỗi hệ phái có 2 cấp là Tổng hội (cấp Trung
ương) và Chi hội (cấp cơ sở). Cấp chi hội ít thông công với các chi hội khác trong
khi Tổng hội có thể mời đại diện để thông công. Chi hội có hai loại là chi hội tự lập
(tự lập về tài chính) và chi hội tự dưỡng (chưa tự lập về tài chính). Ngoài ra còn có
Hội nhánh (chưa đủ điều kiện để thành lập chi hội). Ở những địa phương có đông
tín đồ, nhiều chi hội có thể thành lập Ban đại diện (không phải là một cấp hành
chính) thay mặt Tổng liên hội hướng dẫn hoạt động của chi hội và quan hệ với
chính quyền.
Điểm nhóm: Điểm nhóm là nơi tập hợp tín đồ Tin lành nhóm lễ, sinh hoạt
tại một địa điểm nào đó (nhà riêng, nhà thuê mượn,...) khi chưa đủ điều kiện thành
lập chi hội. Điểm nhóm thường ở quy mô nhỏ, trực thuộc một hệ phái. Theo quản lý
nhà nước, điểm nhóm không giới hạn số lượng tín đồ cụ thể. Ở một số địa phương,
điển hình như tỉnh Hải Dương, điểm nhóm còn được gọi là “cụm tín hữu”, “cụm tín
hữu miền quê”,“chi hội tín hữu miền quê” và nằm rải rác ở các huyện trong tỉnh.
Đa dạng tổ chức, hệ phái: “Đa dạng” (diversity) không phải là “đa
nguyên” (pluralism). “Đa nguyên” là thái độ, sự phản ứng của con người với tính đa
dạng, trong khi “đa dạng” được hiểu là tính từ chỉ nhiều dạng biểu hiện khác nhau.
Từ đó có thể hiểu đa dạng tổ chức, hệ phái là có nhiều dạng biểu hiện tổ chức, hệ
phái khác nhau, nhiều loại hình tổ chức, hệ phái khác nhau.
Tin lành: Thuật ngữ “Tin lành” trong Luận án là từ gọi tắt của “đạo Tin
lành”. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ một tôn giáo ra đời trong phong trào cải cách
tôn giáo ở châu Âu thế kỷ XVI - một tôn giáo được tách ra từ Công giáo. Đạo Tin
lành có nhiều hệ phái, trong mỗi hệ phái lại có rất nhiều tổ chức. Với những tín đồ
Tin lành, Tin lành là “tin tức tốt lành”, chứ “không phải tin theo để làm lành” (theo
sổ cầm tay “Tin lành cho người Việt Nam”). Ban đầu, khi du nhập vào Việt Nam,
Tin lành được gọi là đạo Thệ phản, theo cách dịch từ mẫu tự La tinh của đạo này là
Protestantism. Về sau, đạo này mới được gọi là Tin lành, theo cách dịch từ chữ
Evangelical, nghĩa là Kinh thánh Phúc âm (để phân biệt với cách dịch Kinh thánh
Phúc âm thành “Tin mừng” của những người theo Công giáo). Ngoài ra, trong thực
32

tiễn, Tin lành còn được gọi là Tin lành/hoặc tôn giáo của xã hội thời thượng, xã hội
văn minh, theo cách dịch từ chữ Reformation (cải cách) mà thế giới hiện đại ngày
nay hay dùng.
Tin lành tư gia: Là tổ chức của những người “đi tìm kiếm tôn giáo nhưng
chẳng theo đạo nào đã thiết lập” [78, tr.69]. Ở Việt Nam, Tin lành tư gia được hình
thành vào giữa những năm 1980. Theo những nhà quản lý, thuật ngữ Tin lành tư gia
hay Hội thánh tư gia được hiểu theo 2 nghĩa, là điểm nhóm của những người sinh
hoạt tôn giáo tại gia đình hoặc tổ chức của những cộng đồng Tin lành chưa được
Nhà nước công nhận về mặt tổ chức.
Tin lành không hệ phái (phi hệ phái): Trước năm 1975, ở miền Nam Việt
Nam xuất hiện một số tổ chức Tin lành không hệ phái. Tin lành không hệ phái
được hiểu là tổ chức thực hiện chức năng kết nối các tổ chức, hệ phái Tin lành
trong cùng một mục vụ chuyên biệt như dịch Thánh kinh, in Thánh kinh, tổ chức
các hoạt động từ thiện xã hội,... nhưng lại không có điều kiện hoạt động mục vụ
trong chính giáo hội của họ. Tin lành không hệ phái còn được hiểu là cộng đồng
tín đồ cùng sinh hoạt tôn giáo nhưng không thuộc tổ chức Tin lành nào. Có thể
kể đến các tổ chức như UBS (United Bible Societies) tức Thánh Kinh hội, SIL
(Summer Institute of Linguistics) tức Hội ngôn ngữ học mùa hè, CCC (Campus
Central City) tức Hội truyền giảng chúa Cơ đốc,... Hiện nay, một số quốc gia,
nhất là ở Mỹ, sự đa dạng về tổ chức, hệ phái đã dẫn đến việc hình thành các cộng
đồng Tin lành độc lập, sống đạo, giữ đạo theo tin thần Tin lành nhưng không
thuộc tổ chức, hệ phái nào.
Thuộc linh: “Thuộc linh“ thường đi liền với chữ “đời sống” để chỉ đời sống
đức tin của các tín đồ Tin lành (ở Việt Nam gọi là “tín hữu Tin lành”, còn những
người Tin lành thường nhận mình là “Cơ Đốc nhân”) vào Chúa Giê su. Đối với
những người tin theo Tin lành, sự tăng trưởng thuộc linh rất có ý nghĩa cho cuộc
sống, góp phần ảnh hưởng, làm thay đổi bên trong đời sống của họ, gắn bó họ ngày
càng nhiều hơn và chặt chẽ hơn với Chúa trời. Bất cứ tín đồ Tin lành nào cũng có
đời sống thuộc linh, họ coi đây là quyền năng được Chúa trời ban ơn, đúng như tinh
thần của Kinh thánh: “Bất cứ ai tiếp nhận Ngài, tức là tin danh Ngài, thì Ngài ban
33

cho họ quyền trở nên con của Đức Chúa Trời” và “Hãy tin Đức Chúa Giê su, thì
ngươi và cả nhà đều được cứu rỗi” (Công vụ các sứ đồ 16:31) [79, Tân ước, tr.162].
Thông công: “Thông công” hay còn gọi là “Hiệp thông” là một thuật ngữ
chỉ mối quan hệ giữa các tín hữu trong cùng một tổ chức, hệ phái hoặc giữa tín đồ
của các tổ chức, hệ phái khác nhau. Thuật ngữ này cũng là để nói mối quan hệ giữa
tín đồ với đấng tối cao. Tín đồ Tin lành cho rằng: “Thông công nghĩa là kết tình bầu
bạn từ anh chị em khắp nơi trên Thế Giới qua địa vị làm con cái Đức Chúa Trời,...
Thông công là bí quyết phá vỡ tất cả những hàng rào ngăn cách, xóa tan những mâu
thuẫn hiểu lầm. Sự thông công trong Đức Chúa Jesus Christ sẽ khiến cho người
Truyền Giảng Tin Lành đem đến sự chữa lành những tổn thương, hàn gắn những sự
đổ vỡ từ trong Hội Thánh địa phương đến cộng đồng xã hội. Bởi huyết vô tội của
Đức Chúa Jesus Christ mà chúng ta được giao thông cùng nhau” [36, tr.27].
Hiệp một: “Hiệp một” được hiểu là tinh thần đoàn kết, hợp tác, là thái độ
nhất trí, đồng lòng giữa các tín đồ. Nếu có tinh thần hiệp một, việc thông công sẽ
trở nên hiệu quả hơn. Sứ đồ Phao lô trong thư gửi người Phi-líp có đoạn nhắc nhở
về sự nhân từ, khiêm nhượng và tinh thần hiệp một như sau: “Vậy nếu trong Đấng
Christ có điều yên ủi nào, nếu vì lòng yêu thương có điều cứu giúp nào, nếu có sự
thông công nơi Thánh Linh, nếu có lòng yêu mến và lòng thương xót, thì anh em
hãy hiệp ý với nhau, đồng tình yêu thương, đồng tâm, đồng tư tưởng mà làm cho tôi
vui mừng trọn vẹn. Chớ làm sự chi vì lòng cạnh tranh hoặc vì hư vinh, nhưng hãy
khiêm nhường, coi người khác như tôn trọng hơn mình. Mỗi một người trong anh
em chớ chăm về lợi riêng mình, nhưng phải chăm về lợi kẻ khác nữa” (Phi-líp 2:1-
4) [79, Tân ước, tr.244].
34

Chương 2
ĐẠO TIN LÀNH VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ ĐA DẠNG
VỀ TỔ CHỨC, HỆ PHÁI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. ĐẠO TIN LÀNH VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN


2.1.1. Đạo Tin lành - một tôn giáo cải cách ở châu Âu thế kỷ XVI
Những tín đồ Tin lành tin rằng truyền giảng Tin lành là động cơ đến từ Đức
Chúa Giêsu và đã được bắt đầu từ thời kì các sứ đồ - những người đã được Chúa
chiêu mộ như Anhrê, Simôn Pie rơ, Giacơ, Giăng, Ma-thi-ơ, Phi lip, Gia cơ, Giu
đê,… Hệ thống giáo phụ là những người tiếp tục công việc giúp lan tỏa Hội thánh
sau thời kỳ các sứ đồ, điển hình là Clement (ở La Mã), Ignatius, Papias, Polycarp,
Justin Martyr, Irenaeus, Clement (ở Alexandria), Tetullian, Cprian, Origen (thời kì
các giáo phụ). Tuy nhiên, Cơ đốc giáo vẫn là một tôn giáo bất hợp pháp cho đến
năm 323 Constantine nắm trọn quyền trên đế quốc La Mã và chính thức trở thành
tôn giáo duy nhất hợp pháp của đế quốc La Mã vào năm 392 khi hoàng đế
Theodosius I cấm mọi việc cúng bái, tuyên bố mọi hình thức tôn giáo trái với Hội
thánh là bất hợp pháp (thời kì phong trào Cơ đốc giáo). Sau đó, Hội thánh bắt đầu
thu hút được nhiều người đàn ông và phụ nữ dâng đời sống của mình cho Đức Chúa
trời qua lối sống khổ hạnh và đầy lòng tin kính nơi những tu viện (thời kì phong
trào tu viện). Vào thế kỷ thứ XI, trước sự tấn công của Hồi giáo và sự sụp đổ của đế
quốc La Mã, Đông và Tây Giáo hội bị chia rẽ, quyền lực Công giáo tập trung vào
tay các giáo hoàng, Hội thánh gần như “bị tê liệt trên mặt trận thuộc linh” (thời kì
Hội thánh phương Tây truyền giáo). “Những cuộc thám hiểm dũng cảm đã thúc đẩy
châu Âu rời khỏi khuôn mẫu cổ hủ” như cuộc thám hiểm của Vasco da Gama đến
Ấn Độ vòng theo cực nam châu Phi năm 1397, Christopher Columbus về phía Tây
và tìm ra châu Mỹ năm 1492 (thời kì phong trào cải chánh). Wycliffe được xem là
“ngôi sao mai của thời kì cải chánh” cho tới khi Martin Luther “châm ngòi lửa đầu
tiên cho công cuộc cải chánh” [theo 36, tr.88].
Cuối thời kỳ trung cổ ở châu Âu, việc buôn bán bùa xá tội của giới chức sắc
trong giáo hội Công giáo đã trở nên khá phổ biến. Việc phải trả tiền cho lễ rửa tội
35

được thay thế cho những sự trừng phạt trước đây khi giáo dân mắc tội. Người ta cho
rằng những đồng tiền được trả cho bùa xá tội được dùng vào mục đích xây dựng
nhà thờ. Trên thực tế, chúng được dùng để chi trả cho những món nợ của cá nhân
những thành viên phụ trách giáo hội.
Mùa xuân năm 1517, thầy tu Johamm Tesel thuộc dòng Dominic xứ
Saxonia, Đức đã bắt đầu bán bùa xá tội cho giáo dân. Sự việc này khiến một thầy tu
khác thuộc dòng Augustin cũng ở xứ Saxonia - Martin Luther (1483-1546) - hết sức
tức giận. Ông cho rằng đây là “một sự bóc lột không giấu giếm” được dựa trên
“những mưu toan của những người nghèo khổ định cầu xin một ân phước vĩnh
hằng” [142, tr.120].
Ngày 31 tháng 10 năm 1517, Martin Luther đã treo lên cửa nhà thờ
Wittenberg một danh mục gồm 95 luận đề bày tỏ sự phản ứng với giáo hội, Giáo
hoàng cũng như việc buôn bán bùa xá tội, mở đầu cho cuộc khẩu chiến kéo dài,
chống lại các thế lực lãnh đạo trong nhà thờ Công giáo. Ông tuyên bố: “Sự tức giận
của tôi chính là cơn tức giận của Thượng Đế. Chính ngài đã sử dụng những kẻ thù
của tôi để buộc tôi phải cao giọng hơn nữa. Tôi cần phải nói, phải gào thét, hét vang
và viết cho đến khi nào họ chán ghét tôi mới thôi” [142, tr.119].
Nhờ sự xuất hiện của công cụ máy in sắp chữ, những luận đề rúng động dư
luận bằng tiếng Latinh của Luther đã được dịch sang tiếng Đức và dần phổ biến
toàn châu Âu. Trong bối cảnh nền nông nghiệp Đức đang gặp khủng hoảng, sụt
giảm giá nghiêm trọng, sự bất mãn của nông dân, chủ đất nhỏ với giới chức sắc giàu
có nhà thờ ngày càng gia tăng, sự xuất hiện những tư tưởng tôn giáo của Luther và
sau này là thần học của John Calvin (1509-1564), Ulrich Zwingli (1484-1531) được
ví von giống như những hạt mầm gieo xuống đất, khởi đầu cho sự hình thành nên
đạo Tinh lành. Hàng thập kỷ sau đó, cả châu Âu liên tục sôi sục những cuộc đấu
tranh tôn giáo giữa một bên là Công giáo và một bên là Tin lành. Đạo Tin lành có ý
nghĩa giống như một cuộc cải cách tôn giáo đã cắt chia châu Âu là vì vậy.
Sau những cuộc tranh biện về thần học, thậm chí dẫn đến xung đột vũ trang,
đổ máu, Hòa ước Tôn giáo Augsburg năm 1555 được ký kết đã giảm nhẹ ảnh hưởng
của Đức Giáo hoàng, chấp nhận sự phân hóa Tin lành khỏi Công giáo. Đến lượt
36

mình, Tin lành lại tiếp tục phân hóa thành nhiều hệ phái. Có thể kể trong số đó một
số hệ phái lớn, thu hút đông tín đồ trên thế giới cho đến tận hiện nay như: hệ phái
Luther (hệ phái được đặt tên theo Martin Luther và dựa vào những giáo lý được ông
giao rảng), hệ phái Giám lý (hệ phái được đặc trưng bởi phương pháp tăng trưởng
thuộc linh), hệ phái Báp tít (lúc đầu gọi là AnaBáp tít, là hệ phái nhấn mạnh tầm
quan trọng của phép Bắp - têm và cho rằng phải rửa tội lại cho người lớn, ngay cả
khi đã được làm lễ Bắp - têm lúc sơ sinh), hệ phái Trưởng lão (hay còn gọi là Cải
cách, hệ phái này được đặc trưng bởi thần học Calvin, đề cao vai trò của những
người cao tuổi, lãnh đạo giáo hội),… Từ những dòng hệ phái này, các tổ chức, hệ
phái khác tiếp tục được tạo ra, làm nên tính đa dạng, phong phú, sống động cho đời
sống đạo Tin lành.
Các tổ chức, hệ phái ít nhiều có sự khác biệt khi nhấn mạnh mặt này hay mặt
khác của tín lý (tức là đi theo các xu hướng thần học khác nhau), cho nên cũng có
sự khác nhau về cách thức thờ phượng để phù hợp với từng quan tâm và ưu tiên của
mỗi tín đồ. Đây được xem là lí do tạo nên sự đa dạng tổ chức, hệ phái của Tin lành, trái
ngược căn bản với Công giáo. Tuy nhiên, theo cách diễn đạt của những người Tin lành,
cần lưu ý rằng sự khác biệt không làm mất đi sự hiệp một tối thượng trong Chúa Giêsu
mà ngược lại, sự khác biệt vẫn phải giữ được sự tinh khiết của tín lý theo đúng lương
tâm và sự hiểu biết lời Chúa của mỗi tín đồ. Điều đó được thể hiện theo đúng tinh thần
của Kinh thánh, rằng: “ai nấy hiệp làm một, như Cha ở trong Con, và Con ở trong Cha,
lại để cho họ cũng ở trong chúng ta, đặng thế gian tin rằng chính Cha đã sai Con đến.
Con đã ban cho họ sự vinh hiển mà Cha đã ban cho Con, để hiệp làm một cũng như
chúng ta vẫn là một” (Giăng 17: 21-22) [79, Tân ước, tr.132].
2.1.2. Những đặc điểm cơ bản của đạo Tin lành
2.1.2.1. Khẳng định vai trò của cá nhân và đề cao lí trí trong đức tin
Giữa thế kỷ XVI, cuộc đấu tranh không khoan nhượng của Martin Luther và
John Calvin - những người khởi xướng Tin lành - để bảo vệ quyền lực tuyệt đối của
Kinh thánh đã mở đầu phong trào cải cách tôn giáo, chống lại Giáo quyền Rôma.
Cuộc đọ sức quyết liệt trên dưới 100 năm giữa những nhà cải cách với giáo hội
Công giáo và giai cấp phong kiến đã trở thành nền móng cho đạo Tin lành thiết lập.
37

Từ châu Âu, những người Tin lành bị giáo hội Công giáo và giai cấp phong
kiến đàn áp đã vượt trùng dương chạy sang vùng Bắc Mỹ. Ngay sau khi trở thành
một tôn giáo, các đoàn truyền giáo đã đi nhiều nơi “rao giảng lời của Chúa”, đưa
Tin lành lan tỏa rộng ra thế giới.
Những người Tin lành tâm niệm các giáo lí của tôn giáo mình đã thức tỉnh
con người khỏi quyền uy của Giáo hội. Họ tin tưởng bằng lí trí rằng Tin lành là
quyền phép của Thượng đế, Kinh Phúc Âm được coi là chuẩn mực của đức tin, của
mọi nền văn hóa, mọi hành vi xã hội của loài người.
Những yếu tố thần học nền tảng của cải cách tôn giáo đã khẳng định lương
tâm tôi con của Chúa chỉ do Chúa thu giữ, không do một ai khác ngoài Chúa có
quyền năng này. Đây cũng chính là những nhân tố thuyết giáo căn bản trong suốt
chiều dài lịch sử của đạo Tin lành. Tín đồ Tin lành không đặt niềm tin vào Giáo
hoàng và Giáo hội. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, những người Tin lành sống với
niềm trung tín tuyệt đối vào ba trụ cột chân lí “duy nhất có Chúa trời”, “thượng tôn
Kinh thánh”, “tin tưởng bằng lí trí vào ân sủng”.
Thứ nhất: “duy nhất chỉ có Chúa trời”
Thế kỷ XIII, XIV được xem là thời kì hoàng kim đỉnh cao đối với nền thần
học Kinh viện của Công giáo. Giáo hoàng và Giáo hội Công giáo đã có một quyền
lực tối thượng đặc biệt. Họ can thiệp sâu vào thế quyền, chi phối xã hội châu Âu với
vai trò được suy tôn như một thế lực siêu nhiên trung gian kết nối Chúa Trời và loài
người. Từ cuối thế kỷ XV trở đi, nền thần học này bắt đầu rơi vào khủng hoảng, bế
tắc. Việc phần lớn giáo phẩm sa sút về đạo đức bởi những tham vọng quyền lực trần
thế đã bắt đầu gây “hoài nghi luận” trong một số mục sư từng thuộc chính hàng giáo
phẩm đó, điển hình là Luther. Dần dần, từ chỗ còn hoài nghi về việc Giáo hội là ý
Chúa, Giáo hội không thể mắc sai lầm, Luther và những tín hữu của mình đã đoạn
tuyệt với niềm tin đó, chuyển hóa sang đức tin rằng “duy nhất chỉ có Chúa trời”. Tín
điều “duy nhất chỉ có Chúa trời” của Tin lành đã bày tỏ sự bác bỏ hoàn toàn quyền
uy của Giáo hội, phủ nhận triệt để quan niệm Giáo hội là gạch nối trung gian giữa
Chúa Trời với loài người; bày tỏ thái độ phản ứng mạnh mẽ vào thần học Công giáo
đương thời.
38

Thứ hai: “thượng tôn Kinh thánh”


Công giáo truyền thống quan niệm Giáo hội có khả năng thấu hiểu được
cuộc đối thoại trực tiếp của con người với Chúa Trời, tín đồ phải xưng tội với họ,
thông qua họ. Vì vậy, tín đồ phải phục tùng họ. Giáo hội cho rằng phủ nhận điều
này tức là chống lại mục sư, chống lại nhà thờ, chống lại đức vua và khiến cho xã
hội quyền uy phong kiến tan rã. Những người luận chiến bảo vệ Giáo hội nói thêm,
vốn dĩ Kinh thánh chỉ có thể được đọc, hiểu và thuyết pháp bởi những chức sắc uy
tín, có trình độ. Kinh thánh không thể được đọc bởi cả những người nghèo khổ,
không có học thức, vì những người đó càng đọc càng không thể hiểu tường tận giáo
lí và thực hành đúng giáo luật.
Trong khi đó, Tin lành lại cho rằng “Lương tâm bị lời của Chúa giam cầm”;
không một ai có thể thay thế, đứng giữa, phán xét con người cho cuộc đối thoại giữa
lương tâm của chính họ với Chúa. Cho nên, chỉ cần tín đồ có đức tin thì đọc Kinh thánh
sẽ khiến họ được tự do. Mọi tín đồ đều có quyền đọc Kinh thánh và hiểu lời Chúa theo
cách riêng của mình. Nguyên tắc “thượng tôn Kinh thánh” của Tin lành là hệ quả trực
tiếp của tín điều “duy nhất chỉ có Chúa trời”. Nguyên tắc này đã phủ nhận vai trò
thuyết pháp của Giáo hội, phá tận gốc sự phục tùng của con người vào Giáo hội.
Thứ ba: “tin tưởng bằng lí trí vào ân sủng”
Trong Công giáo, tín đồ khi xưng tội, bày tỏ sám hối sẽ được linh mục -
người được mệnh danh là đại diện cho sự công bằng của Chúa - giải tội. Tín điều
“tin tưởng bằng lí trí vào ân sủng” của Tin lành đã phủ nhận điều này. Bằng tín điều
“tin tưởng bằng lí trí vào ân sủng”, những tín đồ Tin lành đã tiếp tục kiên định “chỉ
biện giải cho một niềm tin vào Chúa Giêsu”, “nhấn mạnh sự cải biến riêng tư của
con người, sự cao cả của nó, sự sám hối, sự quy đạo”. Tín đồ Tin lành chỉ sám hối
trước Chúa và chỉ hi vọng được xá tội khi đủ đức tin kính vào ân sủng của Chúa.
“Chỉ nhờ ân sủng và niềm tin thì con người mới có được tự do nội tâm và hy vọng
giải quyết được mọi vấn đề không giải quyết được dưới ánh sáng của lý tính tự
nhiên nhờ sự hóa thân hoàn toàn của Chúa” [42, tr.403].
Như vậy, cùng xem Kinh thánh là nền tảng giáo lí, cùng hệ thống tín điều
căn bản giống Công giáo nhưng những người Tin lành sử dụng một cách có chọn
39

lọc Kinh thánh và tuyệt đối đề cao lí trí trong đức tin của con người cũng như vai
trò cá nhân của con người. Tin vào Chúa, tin vào Kinh thánh, tin vào ân sủng, Tin
lành cho rằng duy chỉ có đức tin lí trí ấy mới dẫn con người đạt tới sự cứu chuộc.
Đặc điểm quan trọng này của Tin lành vừa khiến Tin lành trở nên khác biệt so với
Công giáo, vừa là một trong những căn nguyên khiến Tin lành đa dạng về tổ chức,
hệ phái.
2.1.2.2. Đơn giản trong lễ nghi và lối sống đạo
Ở một khía cạnh khác khi bàn tới đặc điểm của đạo Tin lành xét trên khía
cạnh thực hành tôn giáo, hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa đã hiện diện và
có mầm mống từ trong lòng xã hội phong kiến châu Âu thế kỷ XVI, với sự xuất
hiện của một lực lượng sản xuất mới, với yêu cầu cởi trói những quan hệ sản xuất
cũ lỗi thời đã tác động mạnh mẽ tới Tin lành. Sự thắng lợi của các cuộc cách mạng
tư sản góp phần thiết lập thể chế chính trị dân chủ tư sản, suy tôn bình đẳng, tự do;
nền văn hóa Phục hưng với những tri thức mới mẻ, đề cao các giá trị nhân văn, tiến
bộ trở thành tiền đề cho sự ra đời và những đặc trưng riêng biệt của Tin lành.
Ra đời trong những điều kiện đặc biệt ấy, Tin lành trở thành một tôn giáo có
lối sống đạo nhẹ nhàng, luật lệ, lễ nghi đơn giản thậm chí đến mức giản lược triệt để
như một sự tương phản với Công giáo đương thời. Tín hữu Tin lành không xây
dựng những nhà thờ nguy nga, lộng lẫy; không tham gia đầy đủ những buổi lễ đạo
với các thủ tục, trang phục cầu kì; không thực hiện tất cả 7 phép bí tích của Công
giáo; không lạy thờ Maria, các Thánh tông đồ, các Thánh tử đạo. Kinh thánh được
đề cao nhưng chọn lọc sử dụng và đối với những gì được cho là không phù hợp, Tin
lành có thể gạt bỏ.
Các sách tuyên truyền về đạo được dịch bám sát Kinh thánh, chia nhỏ, in
mỏng, ngôn từ bình dân, phù hợp mục tiêu dành cho nhiều đối tượng người đọc và
không trở thành sản phẩm độc quyền của Giáo hội. Những nhà in, những người bị
cho là có địa vị xã hội thấp kém, bán hàng rong hay giáo viên trường học, các mục
sư,… đều có quyền phân phát các sách này. Trong các buổi cầu nguyện, tránh nặng
nề, những bài hát thánh ca được sử dụng phổ biến, âm nhạc tươi vui đúng như tinh
thần tên gọi Tin lành - sự loan báo tin vui của Chúa. Trong lối sống đạo, trái với
40

những chức sắc Công giáo được suy tôn là đại diện cho Chúa chăn chiên dưới trần
gian, lời nói hành động được xem như lời nói hành động của Chúa, thực thi luật
không được kết hôn; mục sư và truyền đạo Tin lành (là hai chức danh chính của
chức sắc Tin lành) có thể tuyệt đối tuân giáo hoặc tự do ý chí, có chức năng truyền
đạo, giảng Kinh thánh, chăn chiên nhưng không có quyền thay mặt Chúa và họ
được phép kết hôn.
Khác với Công giáo, Tin lành không có quan niệm về luyện ngục, không thờ
những biểu tượng trầm định (sự vật phàm tục được thiêng liêng hóa) như tranh
tượng, thánh tích, đồ thờ,... Người ta có thể tìm kiếm được lời viện dẫn từ thực tế
lịch sử về việc này. Vào những thập niên 50, 60 của thế kỷ XVI, ở Tây Âu, rõ nét
nhất là ở Pháp, nền quân chủ trở nên bất ổn nhưng giới cầm quyền vẫn cố gắng duy
trì thể chế ấy bằng cách chiến đấu giành giật lại chủ quyền cho Công giáo của họ
thông qua các cuộc đàn áp Tin lành. Sự kiện thánh lễ Saint Barthelemy năm 1572
đã khiến cho hơn hai nghìn người Tin lành bị tàn sát. Những người Tin lành khác đã
trở nên nổi giận và đập phá những biểu tượng trầm định [78, tr.50]. Họ gián tiếp
chống lại nền quân chủ chuyên chế và hàng ngũ “những người thiêng liêng hóa các
biểu tượng trầm định” (Giáo hoàng, Giáo hội Công giáo). Họ muốn chứng minh
rằng những biểu tượng này không được Chúa chở che; Giáo hoàng, Giáo hội Công
giáo không thay thế được quyền uy của Chúa đối với đức tin con người. Như vậy là,
“chỉ có Chúa”, “chỉ có Kinh thánh”, “chỉ có ân sủng” và duy chỉ có lí trí trong đức
tin, chứ không cần đến các biểu tượng trầm định cầu kì khác.
Có thể nói, Tin lành không phải là một tôn giáo mới, lần đầu tiên xuất hiện
với những tín lí mới mẻ hoàn toàn vào thế kỷ XVI ở châu Âu. Ở Tin lành, người ta
đã thấy trong đó dáng dấp sự trở lại của Công giáo sơ kì, nguyên thủy, khi vai trò
của Chúa trời được thượng tôn và đức tin vào Chúa trời trở nên tuyệt đối. Từ những
nền tảng thần học đó, Tin lành đã có những cải cách, không còn chú trọng lễ nghi
và lối sống đạo phức tạp mà đề cao lý trí trong đức tin. Tin lành đã “rút lại tính
thiêng của các đồ vật thờ cúng”.
Đối với Tin lành, những thầy tu “không được khoác lên cho mình một sự
linh thiêng nào”, “quyền lực đến từ chức năng chứ không đến từ sự sùng bái, tôn
41

kính tuyệt đối của tín đồ dành cho mình” [78, tr.19]. Họ ý thức được thái độ kiểm
soát của tín đồ, thường xuyên phải giữ gìn phẩm hạnh, tích cực học tập nâng cao
trình độ do cơ chế sinh hoạt dân chủ. Họ cũng thường nhắc nhở, giáo dục tín đồ
thực hiện nếp sống lành mạnh, giản dị, tiết kiệm, không uống rượu, không hút
thuốc. Điều này vừa được xem là đặc điểm vừa được xem là một giá trị xét dưới
phương diện văn hóa của cộng đồng đạo Tin lành [30, tr.170]. Đây cũng là một
trong những căn nguyên dẫn tới việc Tin lành thu hút nhiều tín đồ, thích hợp với xã
hội hiện đại và trở nên đa dạng, phong phú về tổ chức, hệ phái.
2.1.2.3. Đa dạng trong cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động
Tư tưởng dân chủ của giai cấp tư sản mới, cấp tiến từ các cuộc cách mạng tư
sản ở thế kỷ XVI tiếp lửa cho cải cách tôn giáo bùng nổ, hình thành nên đạo Tin
lành. Tin lành đã lan rộng toàn thế giới, từ nguồn cội của nó là châu Âu sang châu
Mỹ, châu Phi và châu Á. Tin lành theo chân những nhà truyền giáo, những thương
nhân và cả những đoàn quân đi chinh phạt, xâm lược vùng đất mới. Đề cao sự độc
tôn của Chúa trời nhưng lại không vâng phục Giáo hoàng và Giáo hội, Tin lành
quay lưng lại với Giáo hội Công giáo, va chạm với các nền văn hóa bản địa đã tồn
tại lâu đời, các tín ngưỡng đa thần truyền thống nơi mà nó đi qua. Bởi thế, đã có
những quan niệm cho rằng đây là tôn giáo của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa bá quyền
nước lớn.
Từ đó, đã nảy sinh những dè dặt, hoài nghi thậm chí bài xích tôn giáo này ở
một số quốc gia, trong đó có Việt Nam, nhất là khi trong thực tế lịch sử từ khi
truyền giáo vào Việt Nam đến nay, đã có không ít lần một số tổ chức, hệ phái có
diễn biến phức tạp. Điều này đã khiến cho có những giai đoạn lịch sử, Tin lành
buộc phải tản mạn ra thành các không gian tổ chức nhỏ để sinh hoạt và tồn tại. Theo
đó, Tin lành cũng buộc phải có những phương thức hoạt động đa dạng hơn để phù
hợp hơn với môi trường xã hội mới mà tôn giáo này du nhập vào. Đặc biệt trong bối
cảnh xã hội đã có những thay đổi khác so với các thời kì lịch sử trước đó, cạnh
tranh tri thức, chất xám, nhân lực chất lượng cao,… dần thay thế cho cạnh tranh vũ
trang, sử dụng bạo lực cách mạng, các tổ chức, hệ phái Tin lành truyền thống, mới
xuất hiện hoặc được tách ra từ Tin lành truyền thống hoặc đã tan rã nay phục hồi lại,
42

bằng phương thức này hay phương thức khác, đều phải tìm cách thích ứng để tồn
tại. Điều này khiến cho Tin lành trở nên đa dạng về cơ cấu tổ chức và phương thức
hoạt động.
Nhìn từ phương diện thực thể tôn giáo, Tin lành không có giáo hội quốc tế
thống nhất. “Đạo Tin lành không phải là một giáo hội đơn nhất, mà là vô số những
giáo phái độc lập có đặc điểm Tin lành hoặc là tên gọi chung của giáo hội” [23,
tr.13]. Tin lành trong quá trình phát triển đã hình thành các tổ chức, hệ phái đa
dạng, phong phú thậm chí phân tán và hoạt động độc lập riêng rẽ mà những nhà
nghiên cứu Tin lành Trung Quốc gọi là “sự ly khai lập ra các hệ phái mới”. Nhà
nghiên cứu Jean Bauberot nói rõ thêm “Những khuynh hướng tách biệt về mặt thần
học, sự chênh lệch về lãnh thổ tạo nên một sự đa dạng. Những sự khác nhau nói trên
không làm đổ vỡ một tình cảm thống nhất (…) Đạo Tin lành vừa là một khối chung
đồng thời có nhiều dị biệt: đó là các Giáo hội của Cải cách tôn giáo” [78, tr.59].
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái Tin lành được biểu hiện ở nhiều mặt như loại
hình tổ chức, số hệ phái; thành phần, đặc điểm tín đồ; phạm vi, phương thức hoạt
động, cơ cấu tổ chức,... Ngoài ra, sự đa dạng về tổ chức, hệ phái Tin lành còn biểu
hiện ở sự đa dạng về nguồn gốc của các tổ chức, hệ phái. Có những tổ chức, hệ phái
hoạt động theo đúng nguyên tắc hoạt động và tổ chức của Tin lành thế giới; có
những tổ chức, hệ phái điều chỉnh hoặc xa truyền thống Tin lành.
Về cơ chế hoạt động, Tin lành hoạt động theo cơ chế hội đồng hoặc cơ chế
bầu cử trực tiếp. Phương thức hoạt động của Tin lành đa dạng, có thể là dấn thân để
truyền giáo hoặc làm từ thiện, liên kết làm từ thiện,... Có những tổ chức, hệ phái coi
trọng niềm tin và sự đi đạo của cá nhân, chứng đạo bằng cách dìm mình dưới nước
(phái Rửa tội người lớn). Có những tổ chức, hệ phái nhấn mạnh sự giao tiếp kì bí
với Chúa (phái Ngũ Tuần). Có những tổ chức, hệ phái đặc biệt quan tâm tới hoạt
động truyền giáo và các hình thức mới như truyền giáo ở không gian nhà tù, không
gian ngoài trời, không gian làm việc,… (phái Giám lý giáo). Có những tổ chức, hệ
phái tập trung vào mục vụ cải cách giáo hội, vào Phúc âm, vào việc phục hồi một số
yếu tố của nghi lễ và học thuyết Cơ đốc giáo (Anh giáo),… Các phương pháp
truyền giáo được áp dụng uyển chuyển, linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng được
43

truyền giáo. Ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, những nhà truyền giáo còn dựa
vào cả những người có uy tín như già làng, trưởng bản,… hay nói cách khác là sử
dụng lực lượng tại chỗ để phục vụ cho công tác truyền giáo một cách hiệu quả.
Cơ chế quan hệ giữa các tổ chức, hệ phái có thể là độc lập, liên hiệp hoặc
thậm chí là cạnh tranh, bài xích lẫn nhau. Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái Tin lành
cũng có sự khác nhau tương đối ở các quốc gia, các không gian lãnh thổ, các thời
điểm và hoàn cảnh lịch sử tác động.
Ở Việt Nam, các tổ chức, hệ phái cũng tồn tại ở cơ chế đa dạng giống như
hình thái của Tin lành thế giới và sẽ được luận giải về hiện trạng, ý nghĩa trong
chương 3 của luận án.
2.1.3. Đa dạng tổ chức, hệ phái đạo Tin lành - trường hợp đạo Tin lành Mỹ
2.1.3.1. Lịch sử địa chính trị - tôn giáo Mỹ xét trong tính đa dạng tổ chức,
hệ phái Tin lành
Thời kỳ thuộc địa: Trước khi các tôn giáo theo chân dân di cư đến Mỹ,
những cư dân người da đỏ tại chỗ đã sinh hoạt trong những hình thức tôn giáo riêng
biệt. Người châu Âu di cư sang khai hoang, mang theo tôn giáo Tin lành, chung
sống cùng các tôn giáo sẵn có từ trước của người da đỏ trên đất Mỹ, làm phong phú
thêm bức tranh tôn giáo Mỹ nhưng sau này, lại trở thành những người chi phối lịch
sử chính trị và tôn giáo Mỹ. Theo đó, Tin lành dần củng cố địa vị của mình tại Mỹ,
mặc dù không phải là quốc giáo, song lại có tác động mạnh đến toàn bộ đời sống
kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội Mỹ.
Nói “nền tảng tinh thần của đạo Tin lành ở Mỹ hiện nay chính là đạo đức
Thanh giáo ở Anh” là một vấn đề còn cần nghiên cứu thêm, song không thể phủ
nhận ảnh hưởng của Thanh giáo (Thanh giáo là “Puritan”, nghĩa là thanh lọc,
làm sạch - đây là cách những nhà nghiên cứu Kitô giáo gọi những người muốn
cách tân Anh giáo) xuất phát từ nước Anh đến Tin lành Mỹ. Trái với Anh giáo,
Thanh giáo không chấp nhận đồng nhất quyền lực và ý chí của nhà nước qua tôn
giáo, cụ thể là qua Giáo hoàng. Đối với Anh giáo, mọi tín đồ được bình đẳng
trước Chúa, ngoài giáo lý, đạo đức và lối sống được quy định chặt chẽ thì nghi
thức, lễ nghi tôn giáo đơn giản, phổ cập, không cần đến lễ phục, ảnh thánh hay
44

nhạc cụ, âm nhạc. Tín đồ Thanh giáo chú ý nhiều đến việc luận giải Kinh thánh,
sống giản dị, tiết kiệm [theo 29, tr.60-61].
Do nước Anh nằm giữa Đại Tây Dương nên việc tiếp nhận tư tưởng Luther
muộn hơn, nền tảng tư tưởng của Thanh giáo Anh ngay từ khi tồn tại ở Anh là thần
học Calvin. Tiếp cận tư tưởng thần học Calvin, mục sư Thomas Cranmes (1489 -
1550) là nhà khởi xướng cho phong trào Thanh giáo Anh, nhiều năm nỗ lực để Giáo
hội Anh phải ngả sang khuynh hướng cải cách nhưng cuối cùng cũng bị xử tử. Hàng
trăm tín đồ Thanh giáo đã bị lưu đày hoặc buộc phải chạy lánh nạn sang Mỹ (khi đó
đang là thuộc địa của Anh), đông đảo nhất vào đợt di cư lần đầu tiên từ tháng 11
năm 1620 và đợt di cư lần thứ hai năm 1648.
Lần di cư thứ hai của các tín đồ Thanh giáo Anh đến Mỹ vô tình đã gây nên
những áp lực không nhỏ đối với những tín đồ Thanh giáo Anh đã cư ngụ trước đó ở
Mỹ, tạo nên những rạn nứt trong cộng đồng Thanh giáo Anh ở Mỹ lúc này. Đến
đúng thời kỳ bão táp cách mạng ở Mỹ vào những năm 70 của thế kỷ XVIII, sự rạn
nứt cộng thêm tham vọng lập chính thể cầm quyền cùng những hành vi đàn áp tôn
giáo khác đã khiến Thanh giáo thực sự suy giảm vai trò, nhường chỗ cho sự phát
triển đa nguyên tôn giáo của thời kì nước Mỹ sau độc lập. Song dấu ấn của thần học
Calvin, của tư duy đề cao vai trò Chúa trời, đề cao sự tự do của con người, lễ nghi
tôn giáo giản đơn đã thực sự ảnh hưởng đến tính đa dạng của tôn giáo Mỹ về sau.
Thanh giáo bắt nguồn từ thần học Calvin không phải tôn giáo duy nhất của
người châu Âu du nhập vào Mỹ, nhưng có sức ảnh hưởng lớn từ buổi đầu và mau
chóng trở thành đặc tính của đời sống cộng đồng. Năm 1660, 138 giáo đoàn, chiếm
90% giáo đoàn du nhập vào Mỹ có xu hướng thần học Calvin, 80% trong đó có
nguồn gốc Thanh giáo Anh. Năm 1790, 83,5% số người Mỹ là tín hữu thần học
Calvin. Năm 1990, con số này (tức mới chỉ tính riêng tín đồ theo xu hướng thần học
Calvin) là 60% đủ để thấy tầm ảnh hưởng của Thanh giáo cũng như giáo lý Calvin
trong đời sống đạo Mỹ [theo 27, tr.434].
Thời kỳ giành độc lập và thiết lập nền cộng hòa: Một nhà nước độc lập được
ra đời ở Mỹ vào ngày 04 tháng 7 năm 1776. Ngay sau khi giành độc lập, thoát khỏi
chế độ thuộc địa Anh, Mỹ đã ra sức phát triển nền kinh tế công nghiệp với mong
45

muốn đuổi kịp các nước châu Âu. Đầu thế kỷ XIX, nhân lực phục vụ nền công
nghiệp bị thiếu khiến giới tư bản phải sang châu Phi buôn bán người da đen hòng
tìm kiếm nguồn lao động mới. Những người châu Phi đem theo thân phận nô lệ,
cùng các tín ngưỡng, tôn giáo từ quốc gia mình vào Mỹ, khiến tôn giáo Mỹ được
đón nhận thêm những loại hình mới.
Đến giữa thế kỷ XIX, trong 5 năm từ 1860 - 1865, Mỹ xảy ra nội chiến do
mâu thuẫn về quyền lợi giữa tư bản hai miền Nam và Bắc Mỹ. Trong khi miền Nam
đất đai màu mỡ, thuận lợi cho ngành trồng bông, tư sản cần đến nhiều nô lệ da đen,
muốn duy trì chế độ bóc lột người da đen thì ở miền Bắc, giới tư bản muốn xóa bỏ
chế độ nô lệ đối với họ nhằm thu hút họ vào trở thành công nhân ở các công xưởng,
các xí nghiệp công nghiệp. Chiến thắng của Bắc Mỹ đã đặt dấu chấm hết chính thức
cho chế độ nô lệ. Tôn giáo đã tham gia vào công cuộc giải phóng người da đen.
Ngay sau khi nội chiến kết thúc, đã có 79 tổ chức tôn giáo đứng ra mở trường học
nhằm xóa mù chữ, cải tạo tâm lý e dè, lạc hậu, hoang dã vốn ăn sâu trong họ ngay
từ khi còn ở các nước châu Phi. 3,5 triệu người da đen được giải phóng là tín đồ
thuộc nhiều giáo phái khác nhau [theo 29, tr.287]. Dấu ấn của tôn giáo gắn với tinh
thần tự do, với giáo dục, với văn hóa trở nên rõ nét, ảnh hưởng đến tính đa dạng tôn
giáo Mỹ về sau.
Sau những năm 1975 đến nay, các luồng di cư từ châu Á và Trung Đông ồ ạt
đổ sang Mỹ khiến đời sống xã hội Mỹ tiếp tục có nhiều biến động, kéo theo những
biến động về tín ngưỡng, tôn giáo. Tôn giáo du nhập từ dân di cư đến Mỹ thế kỷ
XX được đánh giá là rất khác so với dân di cư vào thời kỳ trước độc lập của thế kỷ
XVII. Những đổi thay trong Luật nhập cư đã tạo điều kiện cho nhiều nhà truyền
giáo, nhiều tín đồ và nhiều tâm thức tôn giáo phương Đông tiếp tục du nhập vào
Mỹ. Bên cạnh đó, có một thực tế là nhiều người Mỹ trở về từ các cuộc chiến,
trong đó có chiến tranh Việt Nam, đã từ những tôn giáo phổ biến trước đây ở
Mỹ, tìm đến với những loại hình tín ngưỡng, tôn giáo mới hoặc kết hợp tín
ngưỡng, tôn giáo sẵn có hoặc mang những biểu hiện mới. Đến đây, tín ngưỡng
truyền thống cùng tôn giáo từ dân di cư mang theo tới Mỹ và những xu hướng
kết hợp tín ngưỡng, tôn giáo cũ/mới đã tác động qua lại với các tôn giáo nội tại ở
46

Mỹ, trong đó có Tin lành đã khiến diện mạo tôn giáo Mỹ đương đại đã đa dạng,
nay càng trở nên đa dạng hơn.
Như vậy, có thể nói, truyền thống lịch sử, địa chính trị với văn hóa đa sắc
tộc, di cư và chiến tranh là những nguyên nhân chủ yếu tạo nên tính đa dạng cho tôn
giáo Mỹ nói chung, Tin lành nói riêng.
2.1.3.2. Một vài nhận định từ tính đa dạng tổ chức, hệ phái Tin lành ở Mỹ
Một là, đa dạng tổ chức, hệ phái cũng là xu thế chung của Tin lành Mỹ, phù
hợp tính hợp lý đặc thù của xã hội công nghiệp Mỹ và góp phần làm nên đặc điểm
nổi bật của tôn giáo Mỹ: “Người Mỹ da đỏ thuộc về những bộ tộc khác nhau, mỗi
bộ tộc đều có tín ngưỡng riêng. Các tín hữu Tin lành cũng thể hiện tính đa dạng với
vô số hệ phái của họ. Các tín hữu Công giáo chia làm nhiều nhóm chủng tộc, tạo
nên sự căng thẳng bên trong một giáo hội lẽ ra phải thống nhất, trong khi số lượng
trường phái tín ngưỡng siêu hình dường như nhiều chẳng kém số người theo đuổi
chúng” [27, tr.430].
Đa dạng tôn giáo Mỹ ngày càng được định hình rõ nét hơn sau thế kỷ XX
đến nay. Nhiều dịch giả Việt Nam sử dụng “đa nguyên tôn giáo” để nói về Mỹ và
tôn giáo Mỹ với tính chất là quốc gia có sự tồn tại của nhiều tôn giáo một cách bình
đẳng với nhau, không tôn giáo nào chiếm ưu thế cao hơn so với tôn giáo nào. Tuy
nhiên, xu thế đa nguyên này cũng được xem là tính đa dạng, xét dưới khía cạnh là
nhiều dạng thức tôn giáo cùng tồn tại.
Trong tính đa dạng chung của tôn giáo, Tin lành Mỹ đặc biệt đa dạng về tổ
chức, hệ phái, đã có lúc ranh giới giữa các tổ chức, hệ phái bị chồng lấn lên nhau
hoặc bị phân rẽ trong quá trình phát triển. Có thể dẫn ra ở đây 2 tổ chức, hệ phái có
nguồn gốc châu Âu là trường hợp Tin lành Mennonite và Báp tít.
Mennonite được khởi xướng bởi linh mục Menno Simons là một hệ phái ra
đời ở Thụy Sỹ. Do sự phản ứng gay gắt của chính quyền và những nhà cải cách, tín
đồ Mennonite phải di cư sang Mỹ, ban đầu họ sống ở Germantown, gần
Philadelphia. Tín đồ Tin lành Mennonite ở Mỹ hiện nay có khoảng trên dưới 1 triệu
trên tổng số hơn 1,5 triệu tín đồ toàn thế giới. Tín đồ yêu chuộng hòa bình, tích cực
tham gia từ thiện xã hội, dẫu vậy, họ cũng thường sống thành những cộng đồng
47

riêng với một số quy định khá chặt chẽ như không tham gia chiến tranh hay các tổ
chức chính trị, không kết hôn với người ngoài hệ phái, không tuyên thệ trước quan
tòa,… Từ khi du nhập vào Mỹ cho đến nay, Mennonite đã phân rẽ thành 12 giáo hội
độc lập.
Báp tít là một hệ phái có nguồn gốc từ Thanh giáo Hà Lan và Anh thế kỷ
XVII. Do bị ngược đãi, tín đồ Báp tít đã tìm cách di cư sang Providence và đảo
Rhode Mỹ để lánh nạn. Hiện nay, Báp tít có khoảng gần 50 triệu tín đồ độ tuổi từ 18
trở lên và 95.000 chi hội, chiếm 19% dân số nước Mỹ. Trong quá trình phát triển,
do những xung đột ở các mức độ khác nhau về tôn giáo hoặc chính trị, xã hội, Tin
lành Báp tít Mỹ bị chia rẽ thành nhiều tổ chức khác nhau như Báp tít miền Nam,
Hội Liên hiệp Báp tít Mỹ, Hội nghị Báp tít Mỹ, Giáo hội Báp tít miền Bắc nước
Mỹ, Giáo hội Báp tít Cải cách Mỹ,…
Hai là, đa dạng tổ chức, hệ phái Tin lành gắn liền chủ nghĩa tự do cá nhân ở
Mỹ và đã xuất hiện ngay từ thời kỳ thuộc địa. Tính đa dạng được hậu thuẫn bởi nền
kinh tế hiện đại, sức mạnh của truyền thông, tinh thần cởi mở trong giáo dục.
Những nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, tính đa dạng này gắn liền với chủ nghĩa tự do,
nhưng đến khoảng thế kỷ XX thì có sự chia rẽ lớn trong nội bộ các tổ chức. Cùng
một tổ chức giáo hội có thể có người theo chủ nghĩa tự do, có người theo tư tưởng
chính thống, có người theo trào lưu bảo thủ. Có thể nói, ở Mỹ, tự do tín ngưỡng, tôn
giáo lấy tự do cá nhân làm nòng cốt. Bên cạnh đó, tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một
quyền được pháp luật thừa nhận, bảo hộ; nhà nước phân ly rõ ràng với giáo hội, nhà
nước không can thiệp vào hoạt động của các tổ chức, hệ phái, thậm chí được chính
quyền khuyến khích bày tỏ tinh thần tự do trong tôn giáo cũng như trong đời sống
xã hội. Sự tự do đã khiến tôn giáo Mỹ trở nên đa dạng.
Kỹ thuật truyền hình và sức mạnh truyền thông đã góp phần mạnh mẽ khiến Tin
lành Mỹ trở nên đa dạng. Truyền hình và truyền thông tôn giáo đã mở ra nhiều cơ hội
tiếp cận mới mẻ đối với nhiều đối tượng người trong xã hội Mỹ với tính thuyết phục
cao, tốc độ mau lẹ. Tuy nhiên có một điểm cần lưu ý ở đây là, lại chỉ có khoảng 2%
khán giả tiềm năng, còn lại đa phần là tín hữu sẵn có [theo 27, tr.399]. Nhiều tổ chức
(nhất là các tổ chức không theo hệ phái nào) hoặc một số tín hữu thuộc các trường phái
48

bảo thủ lại không ủng hộ “truyền hình hóa nhà thờ”, “nhà thờ điện tử”, và vẫn muốn
thực hành xác tín đức tin qua các nghi lễ được thực hiện trong không gian thực ở cơ sở
thờ tự. Điều này cho thấy, hiện nay, sự đa dạng tổ chức, hệ phái Tin lành Mỹ bao hàm
cả việc mở rộng lẫn thu hẹp, củng cố các tổ chức, hệ phái.
Sự ưu việt, cởi mở trong văn hóa, giáo dục trở thành công cụ, phương tiện
góp phần nâng cao nhận thức cá nhân của tín đồ. Cần nhớ rằng ngay từ thế kỷ
XVIII, các cơ sở giáo dục của Mỹ đều do giáo hội Kitô lập ra, tinh thần giáo dục
Mỹ ngay từ đầu thấm đẫm triết lý của các nhà trí thức tôn giáo. Cộng hưởng với
truyền thống đạo đức vốn luôn đề cao vai trò cá nhân, chủ thể; luật pháp cho phép
tự do truyền đạo, tự do xây dựng nhà thờ; phong cách sống coi tôn giáo còn như
một nhu cầu giải trí, một biện pháp trị liệu tinh thần, sức khỏe,… nền giáo dục của
một nước Mỹ đa dân tộc, đa văn hóa cùng tiềm lực tài chính dồi dào đã khiến các tổ
chức, hệ phái Tin lành trở nên đa dạng hơn bao giờ hết.
Ba là, đạo đức Tin lành chi phối đời sống xã hội, trong đó, đa dạng tổ chức,
hệ phái theo xu thế thần học chiếm ưu thế, gắn chặt với vấn đề chính trị và quyền
lực nhà nước. Tín đồ Tin lành có tần suất hoạt động chính trị lớn. Mỹ lấy tinh thần
tôn giáo, trước nhất là Tin lành để làm nền tảng tư tưởng cho nền văn hóa và toàn
bộ đời sống xã hội. Hơn 180 triệu công dân Mỹ theo Tin lành tin rằng luật pháp và
đạo đức của họ là nền tảng tư tưởng của tinh thần Mỹ, làm nên cá tính Mỹ, lối sống
Mỹ và văn hóa Mỹ. Họ cũng cho rằng bản thân tổ chức tôn giáo của mình và mình
cần thiết phải có sứ mệnh giáo hóa nhân loại một cách mạnh mẽ và sâu sắc.
Xét theo tiêu chí phân loại nguồn gốc ra đời của các tổ chức, hệ phái, có thể
thấy Tin lành được chia thành nhóm tổ chức, hệ phái có nguồn gốc châu Âu như
giáo hội Công nghị (Congreration), Thanh giáo (Puritan), Hội thân hữu (Quaker),
Trưởng lão (Presbyterian), Báp tít (Báp tít), Giám lý (Methodist), Quân cứu thế
(Salvasion Army),... có tổ chức, hệ phái sản sinh ngay tại Mỹ tiêu biểu như Ngũ
tuần (Pentecostist), Cơ đốc Phục lâm (Adventist), Môn đệ đấng Christ (Diciples of
Christ), Mặc môn (Mormon), Những nhà khoa học Kitô giáo (The Church Christ
Scientists), Hội Liên hiệp Cơ đốc và Truyền giáo (The Christian and Missionnary of
Alliance - CMA),...
49

Xét theo khía cạnh quan hệ giữa các tổ chức, hệ phái hiện nay, xu hướng
chính là sự phân rẽ hoặc tách ra từ hệ thống các giáo hội lớn, ví dụ mặc dù con số
tín đồ trên 2,5 triệu tương đối ít so với các loại hình Tin lành khác ở Mỹ, nhưng Tin
lành Cải cách (Reformad) cũng chia tách thành các tổ chức như Tin lành Cải cách
Mỹ, Tin lành Cải cách Cơ đốc Bắc Mỹ. Bên cạnh đó là xu hướng hợp tác để thực
hiện các hoạt động từ thiện.
Sự phân tách hay liên hợp của các tổ chức, hệ phái có nhiều nguyên nhân
khác nhau. Có sự phân rẽ có nguồn gốc chính từ mục tiêu cải tổ, đổi mới điển hình
như những tổ chức có nguồn gốc châu Âu, bởi lẽ, sau cách mạng Mỹ năm 1776,
theo tiến trình lịch sử của tôn giáo Mỹ, Anh giáo được xem là tôn giáo độc tôn của
giáo hội Anh đã không còn được chào đón hay ủng hộ nhiệt thành ở Mỹ như trước.
Vì vậy, về sau họ phải tự cải tổ thành Tân giáo (Episcopalian). Có sự liên minh để
chống chế độ nô lệ Mỹ điển hình như việc ra đời Hội Chống chế độ nô lệ (American
Anti Slavery Society) và hiện nay là hợp tác, hình thành nên các cộng đồng từ thiện.
Coi tôn giáo là hành vi đạo đức được nhà xã hội học Max Weber xem là “nền
đạo đức tinh thần của chủ nghĩa tư bản”. Các tín đồ Tin lành Mỹ lấy tôn giáo làm
thước đo cho các chuẩn mực giá trị và họ có tần suất tham gia chính trị lớn. Điều
này cũng có căn nguyên lịch sử của nó, do những tín đồ Tin lành châu Âu đầu tiên
đặt chân đến Bắc Mỹ là những người theo trường phái Calvin. Mà Calvin là nhà
thần học đi xa hơn Luther, ngay từ thời kì đầu mới đề xướng cải cách, ông đã chủ
trương kết hợp tôn giáo với chính trị, ông coi tôn giáo là những hành vi đạo đức.
Bởi vậy, không khó nhận thấy, xem xét tính đa dạng của Tin lành Mỹ hiện nay, thấy
dấu ấn của những hoạt động chính trị rất lớn, bên cạnh các hoạt động truyền giáo
hay tình nguyện, từ thiện thuần túy mang tính chất xã hội. Nói cách khác, tín đồ có
tần suất hoạt động chính trị lớn.
Chủ nghĩa Mác - Lê nin cho rằng tôn giáo cần tách biệt với nhà nước mới đảm
bảo đúng quy luật phát triển. Trên thực tế, nhiều quốc gia châu Âu đã thực hiện tốt điều
này và ngay cả ở Mỹ thì lý luận này cũng đúng, song lại hết sức tương đối. Bởi lẽ tôn
giáo Mỹ có tác động đặc biệt lớn đối với đời sống xã hội, thậm chí chi phối nhiều hoạt
động của các đảng phái chính trị. Nếu tính đại biểu quốc hội theo Tin lành thì số lượng
50

này bao giờ cũng nhiều hơn đại biểu là người theo Công giáo. Có nghĩa là, sự đa dạng
tổ chức, hệ phái Tin lành gắn liền với quyền lực nhà nước trong bảo hộ tôn giáo.
Năm 2017, đại biểu là tín đồ Tin lành gồm 299 người, chiếm 55,9 % của toàn
quốc hội, Công giáo có 168 người chiếm 31,4%, Do thái giáo có 30 người chiếm
5,6%, Phật giáo có 3 người chiếm 0,6%,... Năm 2019, số đại biểu quốc hội là tín đồ
Tin lành có 293 người, mặc dù giảm 1% so với năm 2017 nhưng vẫn chiếm 54,9%
quốc hội, Công giáo cũng giảm còn 30,5%, Do thái giáo tăng lên 6,4%, Phật giáo
giảm 1 người còn 0,4%,... (xem phụ lục 1)
Cũng theo số liệu năm 2017 từ trung tâm nghiên cứu Pew research center thì
nghị sĩ Cộng hòa theo Công giáo chiếm 27%, hầu hết các nghị sĩ Cộng hòa (67%) là
người theo đạo Tin lành. Trên thực tế, 46% rơi vào 1 trong 5 tổ chức Tin Lành: Báp tít,
Methodist, Anh giáo hoặc Episcopalian, Presbyterian và Lutheran (xem phụ lục 2). Đến
năm 2019, con số này 69,8% nghị sĩ Cộng hòa theo đạo Tin lành, gần 40% rơi vào 5 tổ
chức nêu trên (xem phụ lục 3). Số nghị sĩ đảng Cộng hòa theo Công giáo chiếm 25,4%.
Đối với đảng Dân chủ, 36,8% nghị sĩ đảng Dân chủ theo Công giáo, 42,1 %
theo Tin lành. Trong đó, 30% rơi vào 1 trong 5 tổ chức Tin lành nói trên (xem phụ
lục 2). Đến năm 2019, nghị sĩ Công giáo của đảng Dân chủ chiếm 35,1%, Tin lành
chiếm 41,5%, trong đó gần 30% rơi vào 1 trong 5 tổ chức nói trên (xem phụ lục 3).
Bốn là, đa dạng tổ chức, hệ phái Tin lành ở Mỹ không có dấu hiệu kết thúc.
Hiện nay, các tổ chức, hệ phái đang đi theo xu hướng hợp tác thành lập các cộng
đồng tình nguyện. Nói đến Tin lành ở Mỹ, nhiều người sẽ nghĩ đến tầm ảnh hưởng
của Tin lành Quaker, Trưởng lão, Giám lý,... tới việc tham gia chinh phục vùng đất
mới, xác lập địa vị và uy tín trong chính trị. Hiện nay, ở một góc độ khác, trong xu
thế đối thoại liên tôn và các xu thế thế tục khác, nhiều người còn biết đến Tin lành
với sự tồn tại của nhiều tổ chức phi hệ phái, tổ chức chuyên biệt, tổ chức từ thiện xã
hội như Tầm nhìn thế giới (hay còn gọi là tổ chức Hoàn cầu khải tượng),...
Ở Mỹ, luật pháp ủng hộ sự tồn tại của nhiều tôn giáo bình đẳng với nhau,
không tôn giáo nào chiếm ưu thế hơn so với tôn giáo khác trong xã hội. Các tín đồ
của các tôn giáo khác nhau quan tâm đến lợi ích về mặt tôn giáo và chính trị của
tính đa nguyên, sự bình đẳng tôn giáo. Nhiều tổ chức hợp tác nhau và khuyến khích
tín đồ tham gia tình nguyện. “Ngày càng có nhiều thành viên của các giáo phái khác
51

nhau hợp tác với nhau,… trong việc thành lập những cộng đồng tình nguyện vượt ra
ngoài các giáo phận chính thức của họ. Mục tiêu chung của họ là truyền bá những
tín lý nền tảng của thông điệp Kitô trên toàn quốc và thế giới. Bất chấp những dị
biệt trong học thuyết thần học, có nhiều điểm mà đa số họ đều đồng ý: tầm quan
trọng cơ bản của Kinh thánh, việc sử dụng các lớp học ngày Chủ nhật để truyền bá
tín lý Kitô và lợi ích của sách mỏng giá rẻ trong việc chia sẻ tư tưởng Kitô giáo,
cũng như các kế hoạch truyền giáo” [28, tr.441]. Theo tinh thần đó, nhiều cộng
đồng tình nguyện đã xuất hiện như ABCFM (American Board of Commissiners for
Foreign Misions) là Ủy ban truyền giáo Hoa Kỳ đặc trách các sứ vụ hải ngoại, ABS
(American Bible Society) là Hội Thánh Kinh Hoa Kỳ,…
Như vậy, có thể thấy, điểm tương đồng giữa Mỹ và Việt Nam là đều có nhiều
loại hình tổ chức, hệ phái Tin lành cùng hiện diện. Các nghiên cứu cho thấy, tính đa
dạng này ở cả hai quốc gia đều chưa có dấu hiệu kết thúc, do đặc trưng nội tại của
chính Tin lành cũng như chính sách tôn trọng quyền tự do tôn giáo, tách nhà nước
khỏi giáo hội của chính phủ mỗi nước. Hiện nay, các tổ chức, hệ phái ở cả hai quốc
gia đều có xu hướng chung là đi vào nhận thức, giải thích và giải quyết những vấn
đề mang tính thế tục thay vì các vấn đề mang tính siêu hình. Tính công nghiệp, thực
dụng, tốc độ trong nền kinh tế Mỹ, các giá trị Mỹ, tính cách Mỹ cũng như quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam cũng đã khiến các tổ chức, hệ phái ngày
càng có xu hướng đa dạng hơn, ở những quy mô và mức độ khác nhau. Cả ở Mỹ lẫn
Việt Nam đều xảy ra tình trạng cạnh tranh giữa các tổ chức, hệ phái hoặc hiệp một
để làm công tác tình nguyện, từ thiện xã hội.
Tuy nhiên, đa dạng tổ chức, hệ phái Tin lành ở Mỹ và Việt Nam cũng có
những điểm khác biệt căn bản, do những yếu tố lịch sử, địa chính trị, kinh tế, xã hội
quy định. Nguồn gốc chủ yếu của Tin lành Mỹ là do di cư, chiến tranh, do những
người Tin lành đầu tiên đến Mỹ theo xu hướng thần học Calvin, nên Tin lành Mỹ
can dự mạnh vào chính trị. Đến nay, nhiều chính khách các đảng phái chính trị đều
phần lớn là tín hữu Tin lành. Trong khi tổ chức đầu tiên, chính thức du nhập vào
Việt Nam là Hội Truyền giáo năm 1911 lại là một tổ chức thành lập ở Mỹ và bản
chất là tổ chức truyền giáo, quan tâm trước hết tới vấn đề phát triển đạo, tăng tín đồ.
52

Trong quá trình phát triển, các tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam cũng sớm tách
khỏi Hội Truyền giáo CMA để hình thành các tổ chức, hệ phái độc lập.
Về vấn đề thần học, lịch sử Tin lành ở châu Âu nói chung và ở Mỹ nói riêng
là lịch sử của các vấn đề thần học. “Dưới sự kích thích của truyền thống bình đẳng
dân chủ và cơ cấu của chủ nghĩa tình nguyện, các tín hữu thế tục cảm thấy thần học
là lãnh địa của họ” [27, tr.446]. Thần học được tranh cãi gay gắt, quyết liệt, trọng
tâm tôn giáo đã trở thành các vấn đề nhận thức thay thế cho các vấn đề thực hành
nghi lễ. Cho đến hiện nay, bản chất sự đa dạng tổ chức, hệ phái Tin lành Mỹ vẫn là sự
đa dạng về các xu hướng thần học nhưng đã dần biến chuyển sang hướng thế tục, bằng
việc ít có những tranh luận về các triết thuyết, thay vào đó là các hoạt động từ thiện xã
hội, tình nguyện, mang tính thực dụng, thực tế nhiều hơn. Mặt khác, ngay trong chính
nhận thức thần học cũng đã có những biến chuyển mạnh mẽ. Trước thế kỷ XX, thần
học quan tâm đến quan niệm của con người về tín ngưỡng nói chung (thuyết giản hóa -
reductionsm), quan niệm về ý chí (thuyết phi tư duy - nonintellectualism), thái độ đối
với quá khứ (thuyết phi lịch sử ahistoricism). Cuối những năm 70 của thế kỷ XX, họ
quan tâm nhiều đến cảm xạ học (mesmerism), thông linh học (spiritualism), cơ đốc
khoa học (Christian science),... là những vấn đề thần học gắn với khoa học vật lý lượng
tử, tâm lý, chữa bệnh, môi trường,... Đến giai đoạn hiện nay, các vấn đề được đề cập
liên quan nhiều đến đời sống xã hội trực tiếp ví dụ như nạo phá thai, từ bỏ rượu bia,...
Điều này vừa cho thấy sự chuyển biến trong xu hướng thần học Tin lành Mỹ cũng như
Tin lành châu Âu, vừa cho thấy sự đa dạng ngay trong chính vấn đề thần học. Tuy
nhiên, ở Việt Nam, sự đa dạng xu hướng thần học dưới góc độ siêu hình, phức tạp
không thể hiện rõ nét mà phần lớn là gắn với đời sống trần thế nhiều hơn.
2.2. QUÁ TRÌNH DU NHẬP, PHÁT TRIỂN CỦA CÁC TỔ CHỨC, HỆ PHÁI
TIN LÀNH Ở VIỆT NAM
2.2.1. Thời kỳ đầu truyền giáo đến năm 1975
Từ năm 1911 đến năm 1954: Thời kỳ những tổ chức, hệ phái Tin lành đầu
tiên du nhập vào Việt Nam.
Vào đầu thế kỷ XX, Việt Nam đặt dưới ách thống trị và khai thác thuộc địa
lần thứ nhất của thực dân Pháp. Mặc dù Pháp dành đặc quyền cho sự phát triển của
53

Công giáo song vai trò của Công giáo vẫn tương đối mờ nhạt. Bởi lẽ thời kỳ này,
Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo và thờ cúng ông bà tổ tiên vẫn giữ vai trò chủ đạo
trong đời sống tín ngưỡng của nhân dân. Cộng đồng làng xã đã hình thành lâu đời
và được cố kết tương đối bền vững, hơn 90 % dân cư là nông dân nhưng thuần hậu,
ôn hòa vừa tạo nên những thuận lợi, vừa là những thách thức không nhỏ đối với một
tôn giáo mới, quan niệm không thờ ông bà tổ tiên như Tin lành. Tuy nhiên, bằng
những nỗ lực, các nhà truyền giáo đã cố gắng từng bước đưa Tin lành du nhập vào
Việt Nam.
Những nhà nghiên cứu đều “thống nhất trong việc đánh giá và nhìn nhận”
[68, tr.45] khi cho rằng các giáo sĩ của Hội Truyền giáo CMA của Mỹ là những
người truyền giáo Tin lành đầu tiên thu được kết quả dẫn đến việc năm 1911, họ mở
được trụ sở của Hội thánh Tin lành tại Đà Nẵng Việt Nam.
Từ năm 1911 đến năm 1927, cụ thể là tháng 3 năm 1927, sau Đại Hội đồng
lần thứ nhất, giáo hội Tin lành bản xứ đầu tiên đã được thành lập với tên gọi “Hội
Tin lành Đông Pháp” qua Hiến chương phân thành 3 cấp trong kết cấu, gồm Hội
thánh địa phương, địa hạt liên hội và Tổng liên hội. Năm 1927 đánh dấu bước
trưởng thành của Hội thánh. “Hội Tin lành Đông Pháp” được xem là kết quả truyền
giáo đầu tiên của Hội Truyền giáo CMA tại Việt Nam và được Hội Truyền giáo
CMA công nhận là Hội thánh bản xứ có tự trị, có tổ chức riêng, là chi hội và gọi
Hội Truyền giáo CMA là “mẫu hội”. Năm 1928, Tổng Liên hội đã phân chia Hội
thánh Tin lành Việt Nam thành hai hạt, từ Ninh Thuận ra miền Bắc thuộc về địa hạt
Bắc Trung Bộ, từ Bình Thuận vào miền Nam thuộc địa hạt Nam Bộ. Năm 1932,
Tổng Liên hội tiếp tục tách địa hạt Bắc Trung Bộ thành hai hạt, Bắc hạt gồm các
Hội thánh từ Thanh Hóa trở ra, Trung hạt gồm các Hội thánh từ Nghệ An trở vào
đến Ninh Thuận. Năm 1936, Hội có tên gọi là “Hội Tin lành Việt Nam Đông Pháp”.
Từ năm 1927 đến năm 1945, tình hình truyền giáo và thành lập các tổ chức
Tin lành ở đô thị, đồng bằng không khả quan. Các nhà truyền giáo tiếp tục mở rộng
phạm vi hoạt động lên các vùng dân tộc thiểu số. Thời gian này cũng xuất hiện tổ
chức Tin lành thứ 2 là Cơ đốc Phục Lâm (năm 1929 lập chi hội đầu tiên tại An
Giang) nhưng bị Hội Truyền giáo CMA coi là “tà giáo” và vị trí, vai trò của Tin
54

lành chủ yếu vẫn là của Hội Truyền giáo CMA. Như vậy, tính đến năm 1945, mới
có 2 tổ chức, hệ phái chính được thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
Từ năm 1945 đến năm 1954, cộng đồng đạo Tin lành vốn đã ít ỏi, lại chịu nhiều
tác động của chiến tranh. Không những thế, Pháp còn thực hiện chính sách kiềm chế
hoạt động của Tin lành. Những năm 1940 đến năm 1945, một số giáo sĩ của Hội
Truyền giáo CMA bị quân Nhật bắt giam, lượng tín đồ và chi hội giảm sút mạnh. Sau
Hiệp định Giơnevơ, hơn 1 nghìn tín đồ đã di cư vào miền Nam thành lập nên Hội Tin
lành Việt Nam (miền Nam) trong khi ở miền Bắc cũng thành lập Hội Tin lành Việt
Nam (miền Bắc). Từ sau khi Nhật đảo chính Pháp đến năm 1950, tên gọi “Hội Tin lành
Việt Nam Đông Pháp” được thay bằng “Hội thánh Tin lành Việt Nam”. Mặc dù là kết
quả truyền giáo của Hội Truyền giáo CMA song Hội thánh Tin lành Việt Nam không
có chữ “CMA” trong tên gọi của mình như những giáo hội khác [155, tr.382].
Có thể thấy, giai đoạn 1945 - 1954, đạo Tin lành phát triển chủ yếu ở các
tỉnh phía Nam, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Trong khi đó,
Tin lành khó phát triển ở miền Bắc do sự cản trở của chính quyền Pháp, do Công
giáo chiếm ưu thế phát triển hơn, do tính cứng rắn của Tin lành và việc xung đột với
tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên truyền thống của người Việt, lại đặt trong bối cảnh thiết
chế làng xã truyền thống lâu đời bền chặt, tính cộng đồng cộng cảm lớn. Đồng thời
do chiến tranh, khi Nhật vào Đông Dương đã bắt giam người Tin lành, làm chi hội
Tin lành bị giảm sút. Bản thân Hội Tin lành Đông Pháp cũng bị hụt tiền viện trợ từ
Hội Truyền giáo CMA mẫu quốc, bắt buộc phải hoạt động tự trị, tự lập. Đây được
xem là thời kỳ Tin lành chậm phát triển, các tổ chức, hệ phái ít ỏi, hoạt động hạn
chế do sự tác động mạnh của yếu tố thời đại.
Từ năm 1954 đến năm 1975: Thời kỳ Tin lành bước đầu gia tăng ảnh hưởng
ở miền Nam
Sau Hiệp định Giơnevơ, thay chân Pháp trong cuộc chiến xâm lược Việt
Nam, chính quyền Mỹ từng bước can thiệp và dùng chiến tranh âm mưu biến miền
Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới. Tin lành với tư cách là một tôn giáo có
nguồn gốc từ Hội Truyền giáo CMA đến từ Mỹ bắt đầu cơ sở để được gia tăng ảnh
hưởng hơn so với thời kỳ Pháp thuộc trước đó.
55

Dưới thời kỳ chính quyền Ngô Đình Diệm, Tin lành vẫn còn bị hạn chế sự
phát triển do chính quyền này dựa trên nền tảng tinh thần tôn giáo Công giáo.
Sau thời kỳ chính quyền Ngô Đình Diệm bị Mỹ thay thế, từ năm 1965 đến
năm 1975, với chỗ dựa trực tiếp là Mỹ, các tổ chức, hệ phái Tin lành bắt đầu được
thoải mái hoạt động hơn nhưng Tin lành có sự chia cắt ở hai miền do hai hướng
phát triển thể chế chính trị khác nhau.
Ở miền Bắc, Tin lành hoạt động đồng hành cùng sự nghiệp cải tạo và xây
dựng chủ nghĩa xã hội do vậy có đường hướng “độc lập, tự chủ hơn, gạt bỏ được
những ảnh hưởng do các giáo sĩ áp đặt” [68, tr.111], hoàn toàn khác với Hội thánh ở
miền Nam. Tuy nhiên sau thời kì toàn miền Bắc dồn nhân lực, vật lực cho cuộc
kháng chiến kiến quốc, Tin lành miền Bắc hoạt động tương đối khiêm tốn với 2 cấp
Tổng hội và chi hội và chỉ có hơn 10 chi hội khắp miền Bắc. Trong khi đó có đến
hơn 90 % tín đồ ở phía Nam nên có thể nói, giai đoạn này, Tin lành hoạt động chủ
yếu ở phía Nam.
Sau năm 1956, Tin lành bị cắt viện trợ từ Hội Truyền giáo CMA nước ngoài
nên bắt đầu tìm kiếm sự giúp đỡ của các tổ chức, hệ phái khác trên thế giới. Điều
này đã mở đường cho hơn 50 tổ chức, hệ phái, cơ quan xã hội Tin lành thế giới vào
Việt Nam [68, tr.90]. Các tổ chức, hệ phái này bắt đầu tăng cường uy tín và tầm ảnh
hưởng bằng các hoạt động như từ thiện xã hội, xây dựng các cơ sở giáo dục,… Về
sau, có nhiều tổ chức đã phát triển, hoạt động độc lập, gây dựng được đội ngũ tín đồ
riêng như Cơ đốc Phục lâm, Cơ đốc truyền giáo, Báp tít, Ngũ tuần nói tiếng lạ,
Nhân chứng Giê hô va, Hội thánh đấng Christ, cộng đồng ngoại kiều như Hoa kiều,
Pháp kiều,… Một số tổ chức không gây dựng được tổ chức như Thánh Kinh hội
Anh quốc hải ngoại, Thánh Kinh hội Mỹ, Viện Ngôn ngữ mùa hè, Hoàn cầu khải
tượng,… Một số tổ chức chú trọng hoạt động trong công tác từ thiện như Qũy bảo
trợ Nhi đồng Cơ đốc giáo, Tổ chức xã hội Tin lành Việt Nam,…
Ở hai miền đất nước, cũng do chiến tranh và các yếu tố địa chính trị xã hội
khác nhau, các tổ chức, hệ phái có đường hướng hoạt động tương đối khác nhau.
Tuy nhiên trong cơ cấu tổ chức, hệ phái, về phương diện lực lượng, thời kỳ này
chiếm ưu thế vẫn là Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam).
56

Có thể nói, từ khi du nhập vào Việt Nam đến năm 1975 đất nước thống nhất,
tuy Tin lành vấp phải sự khác biệt với tín ngưỡng văn hóa truyền thống, chịu tác
động bởi chiến tranh kéo dài,… nhưng đã thành lập được tổ chức giáo hội bản xứ
đầu tiên. Thêm vào đó, một số tổ chức, hệ phái khác từ nước ngoài bước đầu thâm
nhập thành công và mở rộng phạm vi hoạt động, mở đường cho thời kỳ đa dạng tổ
chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam sau năm 1975.
2.2.2. Thời kỳ sau năm 1975 đến nay
Trước những năm 1975, phạm vi hoạt động của các tổ chức, hệ phái Tin lành
chủ yếu ở miền Nam và một số ít tỉnh phía Bắc. Đến sau năm 1975, phạm vi này đã mở
rộng ra toàn quốc, tất cả các tỉnh thành phố trên cả nước đều có sự hiện diện, hoạt động
của các tổ chức, hệ phái Tin lành với những mức độ đậm, nhạt khác nhau.
Luận án lấy năm 2005 - thời điểm Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số
01/CT-TTg Về một số công tác đối với đạo Tin lành tạo ra sự chuyển biến cơ bản
đối với đạo Tin lành - để phân kỳ liên quan đến sự phát triển đa dạng về tổ chức, hệ
phái của đạo Tin lành ở Việt Nam - mặc dù đổi mới ở Việt Nam từ 1986, đổi mới
chính sách đối với tôn giáo từ năm 1990.
Từ năm 1975 đến năm 2005: Thời kì các tổ chức, hệ phái Tin lành mở rộng
truyền giáo, các tổ chức, hệ phái Tin lành Tư gia phát triển mạnh mẽ
“Trước năm 1975, đạo Tin lành chỉ phát triển ở vùng đô thị và xung quanh
khu vực đồn trú của quân đội Mỹ và quân đối Sài Gòn. Tín đồ chủ yếu là dân thành
thị, công chức, binh lính và gia đình của họ. Hiện nay đạo Tin lành đã lan đến các
vùng căn cứ địa cách mạng, vùng sâu vùng xa, các dân tộc thiểu số, có cả cán bộ,
đảng viên, giáo viên và bộ đội là tín đồ của đạo Tin lành”, ngoài ra còn có sự trở lại
đạo của không ít tín đồ từ trước năm 1975 [90, tr.53].
Ở miền Nam, thời điểm sau năm 1975, các tổ chức Tin lành không hoạt động
về tổ chức vì không được công nhận, các cơ sở đào tạo chức sắc, từ thiện xã hội
được chính quyền trưng dụng, các cơ sở, chi hội mới hình thành tan rã (chỉ có
những cơ sở cũ, có nhà thờ, sinh hoạt tôn giáo tại chỗ được duy trì), trường thần học
và đa số nhà thờ đóng cửa, nhiều mục sư ra nước ngoài. Việc sinh hoạt đạo của các
tín đồ tập trung phần lớn ở một số địa điểm thuộc thành phố Hồ Chí Minh như Hội
57

thánh Tuy Lý Vương, Hội thánh Trương Minh Giảng, Hội thánh Gia Định,… Vai
trò của các Ban hiệp nguyện (thường mang tính tự phát) ở địa phương trở nên chiếm
ưu thế, thay cho vai trò chính trước kia của Ban trị sự Tổng liên hội và Ban trị sự
địa hạt (giáo hạt). Những tín đồ có trách nhiệm theo từng nhóm nhỏ ở từng địa
phương, thực hiện vai trò cá nhân trong hướng dẫn sinh hoạt tôn giáo; một trong số
đó sau này trở thành những người đứng đầu các điểm nhóm tư gia. Sự phân quyền
và tự lập của các Hội thánh địa phương trở thành nền tảng cho sự ra đời của các Hội
thánh tư gia sau này.
Ở miền Bắc, sau năm 1975, chỉ còn một nhà thờ của Hội thánh Tin lành Việt
Nam (miền Bắc) và một vài nhà thờ cho tín đồ người dân tộc Kinh. Tuy nhiên, đối
với đồng bào dân tộc thiểu số, Tin lành lại có sự gia tăng tín đồ mạnh mẽ, đặc biệt ở
dân tộc Mông (bằng tên gọi là đạo Vàng Chứ), Dao (bằng tên gọi là đạo Thìn Hùng),…
vào những thập niên 80, với phương thức chứng đạo chủ yếu là nghe bằng tiếng dân
tộc mình, qua đài phát thanh hoặc sách kinh, băng đĩa được chuyển đến từ Philippines,
Trung Quốc, Thái Lan,... hoặc truyền miệng. Tính riêng trong vùng đồng bào dân tộc
Mông ở khu vực miền núi phía Bắc, năm năm (từ năm 1993 đến 1998), số lượng tín đồ
đã tăng 75% (từ 23.849 người lên 41.828 người) [theo 33, tr.33].
Vào những năm 90, dù chưa được chính quyền cấp phép, song do nhu cầu
của các Hội thánh tư gia, các tổ chức đạo Tin lành đã mở nhiều trung tâm đào tạo
mục vụ thần học như trung tâm đào tạo người lãnh đạo của Hội thánh Ngũ tuần,
Phúc âm toàn vẹn, Liên đoàn truyền giáo Phúc âm,… Một số được đào tạo từ
chương trình thần học của Viện thần học Việt Nam tại Mỹ UUC,… Ngoài ra, ở
miền Bắc, nhiều tín đồ được theo đạo Tin lành từ nước ngoài trong quá trình đi xuất
khẩu lao động ở Đông Âu, Đài Loan, Đức,… trở về, khiến phong trào Hội thánh tư
gia tiếp tục phát triển.
Sự xuất hiện thêm của một số tổ chức, hệ phái Tin lành từ nước ngoài, một
số trường hợp có biểu hiện của Tin lành nhưng xa với truyền thống Tin lành đã
khiến nhiều tín đồ cảm thấy “bối rối”. Một số người không phải là tín đồ Tin lành,
trong đó có cán bộ trong hệ thống chính trị còn có những cách nhận thức khác nhau
về tôn giáo này, thậm chí nghi ngờ, đánh đồng tất cả các tổ chức Tin lành là phản
58

động. Có thể nói, ở giai đoạn này tồn tại nhiều nhận thức và quan điểm khác nhau
nhưng có một thực tế không thể phủ nhận là, Tin lành bắt đầu phục hưng và hoạt
động truyền giáo mạnh mẽ trở lại, đặc biệt ở các vùng dân tộc thiểu số.
Từ năm 2005 đến nay: Thời kỳ nhiều tổ chức, hệ phái Tin lành phát triển hợp
pháp trên cả nước
Tháng 3/2001, sau Quyết định số 15/QĐ-TCCP của Ban Tôn giáo Chính
phủ, Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) được công nhận tư cách pháp nhân
đã đánh dấu việc được bình thường hóa hoạt động của Hội thánh về tổ chức, giúp
công tác quản lý của Nhà nước đối với Hội thánh đi vào nề nếp. Năm 2003, Hội
thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) có Viện Thánh Kinh thần học để thu nhận
người học, đào tạo chức sắc.
Tháng 2/2005, Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 04/02/2005 của Thủ tướng chính
phủ Về một số công tác với đạo Tin lành đã tạo bước ngoặt phát triển cho đạo Tin
lành trong giai đoạn mới. Điều 7 của Chỉ thị quy định cho phép đăng kí điểm nhóm
đối với những tổ chức, hệ phái chưa được công nhận tư cách pháp nhân, là điều kiện
pháp lí cho các Hội thánh tư gia phát triển hợp pháp trên phạm vi cả nước, nhiều
người đứng đầu các tổ chức, hệ phái được sinh hoạt bồi linh tự do. Tinh thần
phân quyền, tự lập của các Hội thánh địa phương cũng được nâng cao, trở thành
nguyên nhân chính khiến các Hội thánh tư gia ngày càng có môi trường phát
triển hơn so với thời gian trước đó. Một số mục sư Tin lành thậm chí còn nhận
định Chỉ thị này giống như một “cứu cánh” cho sự phát triển ổn định của Tin
lành. Sau thời gian Chính phủ đưa Chỉ thị vào thực hiện trong thực tiễn, các Hội
thánh đã có nhiều thay đổi, 8 hệ phái Tin lành tư gia được Nhà nước cấp đăng ký
sinh hoạt và công nhận tư cách pháp nhân. Đến nay, nhờ sự tạo điều kiện từ
Chính phủ, nhiều hoạt động, sự kiện quy mô được tổ chức, điển hình như sự kiện
kỷ niệm 500 năm Tin lành cải chánh vào năm 2017, được xem là điều mà nhiều
quốc gia trong khu vực chưa làm được.
Theo kết quả tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 25 của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác tôn giáo, trong vòng 10 năm (2005-
2015), khi tốc độ gia tăng tín đồ của tôn giáo cả nước chỉ khoảng 5%/năm thì riêng
59

đạo Tin lành đã chiếm tới 6%/năm. So với trên dưới 15 nghìn tín đồ vào năm 1954,
trên dưới 200 nghìn tín đồ vào năm 1975, hiện nay, tín đồ đạo Tin lành đã xấp xỉ
một triệu người, chiếm 1% dân số cả nước. Mặc dù chỉ có số lượng tín đồ một triệu
người, chiếm 4% tổng số tín đồ các tôn giáo cả nước, song số lượng Hội thánh của
đạo Tin lành ở cả cấp cơ sở, địa phương, chi hội, hội nhánh, điểm nhóm đã có
khoảng hơn 5 nghìn. Đồng thời, từ con số 20 tổ chức chủ yếu hoạt động ở phía Nam
vào năm 1975, đến nay, đạo Tin lành đã có trên dưới 100 tổ chức ở tất cả các tỉnh
thành phố của cả nước.
Bên cạnh đó, cùng với xu thế hội nhập toàn cầu, ngày càng nhiều giáo sĩ,
nhiều tổ chức, hệ phái nước ngoài cũng bày tỏ sự quan tâm và muốn có chỗ đứng ở
Việt Nam - vùng đất mà Tin lành du nhập muộn nhưng lại có tốc độ gia tăng tín đồ
nhanh, sớm trở thành tôn giáo lớn của cả nước. Trong số đó phải kể tới Hàn Quốc,
Mỹ và nhiều nước khác. Hiện nay, hoạt động sinh hoạt tôn giáo của người nước
ngoài ở Việt Nam được pháp luật thừa nhận và hỗ trợ. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có
trách nhiệm nhận hồ sơ đề nghị sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài
có nhu cầu sinh hoạt tôn giáo tại Việt Nam và trả lời bằng văn bản trong vòng 30
ngày. Cũng theo Luật tín ngưỡng, tôn giáo, người nước ngoài tại Việt Nam có nhu
cầu sinh hoạt tôn giáo tập trung nói chung, Tin lành nói riêng, cũng có thể sinh
hoạt tại những địa điểm hợp pháp khác bên cạnh các cơ sở tôn giáo của Việt
Nam. Điều này góp phần khiến đời sống Tin lành Việt Nam càng trở nên phong
phú, nhiều màu sắc.
2.3. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ ĐA DẠNG TỔ CHỨC, HỆ
PHÁI CỦA ĐẠO TIN LÀNH Ở VIỆT NAM
Trên thực tế, các yếu tố tác động đến sự đa dạng về tổ chức, hệ phái Tin lành
đan xen, chi phối lẫn nhau. Trong đó, có nhóm tác động xuất phát từ chính bản thân
đặc trưng của Tin lành, có nhóm tác động khách quan từ phía chính quyền và có
nhóm tác động từ yếu tố con người và thời đại.
2.3.1. Đạo Tin lành và những nỗ lực truyền giáo
Một là: Tín đồ được tự do đọc và giải thích Kinh thánh theo cách hiểu của cá
nhân đã khiến Tin lành trở nên đa dạng.
60

Theo nhà nghiên cứu Trung Quốc Lưu Bành, sự đa dạng của các tổ chức, hệ
phái Tin lành đưa đến những tính chân lý khác nhau cho lời giải đáp câu hỏi “con
người sống vì cái gì” [23, tr.309]. Ông cho rằng vấn đề hạt nhân trong sự ly khai lập
ra các hệ phái mới của Tin lành là do xét về góc độ khoa học xã hội, tồn tại những
nhu cầu tôn giáo khác nhau, xuất phát từ sự khác biệt về văn hóa, hoàn cảnh sống,
tâm lí, nghề nghiệp,... nhưng lí do chính là xuất phát từ việc tự do giải thích Kinh
thánh theo những cách khác nhau.
Từ buổi ban đầu của phong trào cải cách, ngay cả việc phiên dịch Kinh thánh
cũng có sự đổi mới. Calvin thậm chí từ chối chấp nhận giải thích Kinh thánh theo
kiểu Luther và muốn bám sát hơn nữa, đổi mới hơn nữa [theo 78, tr.14]. Mọi tín đồ
đều có quyền làm như vậy. Không phân biệt phẩm trật trong đời sống đạo, vai trò vị
trí trong đời sống xã hội, họ có quyền cùng được đọc Kinh thánh, hiểu lẽ Thánh
theo cách riêng của mình và được tự tìm đến, tự trực tiếp bày tỏ với Chúa. Tín lí Tin
lành khẳng định Chúa tạo nên con người, chỉ có Chúa sẽ ân xá để cứu chuộc con
người bằng việc con người bày tỏ đức tin với Chúa. Sự bày tỏ này là tự do, không
cần thông qua trung gian giáo hội như Công giáo. Hai chức sắc chính trong Tin lành
là mục sư và truyền đạo không có vai trò đại diện thay mặt Chúa ban phúc, xá tội.
Họ chỉ là người tư vấn và hướng dẫn cho tín đồ trên con đường tìm đến với Chúa.
Chúa sẽ cứu chuộc tín đồ thông qua sự tự do bày tỏ đức tin của chính họ. Chính
việc tự do đọc, hiểu, giải thích Kinh thánh và bày tỏ niềm tin kính của tín đồ đã tác
động mạnh mẽ đến tổ chức, hệ phái của Tin lành, khiến các tổ chức, hệ phái trở nên
đa dạng.
Hai là: Việc sinh hoạt và nghi lễ đơn giản của Tin lành đã tác động đến sự đa
dạng về tổ chức, hệ phái Tin lành.
Việc không phục sức rườm rà và chỉ tham gia những nghi lễ đơn giản là một
đặc trưng nổi bật trong sinh hoạt tôn giáo Tin lành do từ khi mới tách ra từ Cơ đốc
giáo, Tin lành đã muốn phủ nhận quyền năng của những tranh tượng, vật thờ cầu kì
từ đó khẳng định tính duy nhất của Chúa trời và Kinh thánh. Đến nay, những sinh
hoạt và nghi lễ thờ cúng của Tin lành vẫn hết sức đơn giản, phù hợp với xã hội hiện
đại và những tư tưởng dân chủ, phóng khoáng, cởi mở. Chính điều này cũng đã tác
61

động góp phần khiến Tin lành thu hút tín đồ, từ đó gia tăng về tổ chức, hệ phái, ở cả
vùng đô thị lẫn vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Ba là: Phương thức truyền đạo phong phú, hiện đại, hợp thời của Tin lành đã
tác động đến sự đa dạng về tổ chức, hệ phái Tin lành.
Đề cao lí trí trong đức tin, nghi lễ đơn giản và phương thức truyền đạo phong
phú, hiện đại, hợp thời đã thực sự tạo thành một chuỗi liên kết khiến Tin lành thu
hút được nhiều tín đồ. Ngoài sử dụng phương pháp truyền thống là trực tiếp rao
giảng Kinh thánh qua chứng đạo cá nhân, Tin lành còn sử dụng đa dạng các phương
thức nhằm đạt mục tiêu truyền giáo như thông qua các loại hình hoạt động từ thiện
xã hội ở tất cả các lĩnh vực (y tế, văn hóa, giáo dục,…), tài trợ kinh phí cho người
nghèo,... Những phương thức này đặc biệt lôi cuốn các đối tượng trí thức trẻ ở
những vùng đô thị, những người có vốn tri thức phong phú, có khát vọng tự do, lại
được tiếp thu nhiều luồng văn hóa mới hay những đối tượng thuộc đồng bào dân tộc
thiểu số đời sống vật chất, tinh thần còn nhiều khó khăn, khiến cho thành phần tín
đồ của các tổ chức, hệ phái ngày càng đa dạng.
Bốn là: Nỗ lực truyền giáo và tự đổi mới của Tin lành đã tác động đến sự đa
dạng về tổ chức, hệ phái Tin lành.
Quan điểm của Hội thánh Tin lành nói chung là không tham gia bất cứ tổ
chức chính trị nào nhưng lại tích cực trong việc cứu tha nhân bằng đẩy mạnh những
nỗ lực truyền giáo. “Thánh linh của Chúa ngự trên ta. Vì Ngài ta đã xức dầu cho ta
để truyền giảng Tin lành cho người nghèo. Ngài đã sai ta để công bố những người
bị giam cầm bị phóng thích, người mù lòa được sáng mắt, người bị áp bức được tự
do và công bố năm thi ân của Chúa” (Luca 4:18-19) [79, Tân ước, tr.71]. Một số tín
đồ Tin lành cho rằng việc xuất hiện thêm nhiều các tổ chức, hệ phái Tin lành là một
biểu hiện của việc Tin lành ngày càng tự đổi mới để đến gần Chúa hơn, giống Chúa
hơn. Mục sư Trương Văn Hoàng nhận định trong Hội thảo “Đạo Tin lành với quá
trình hội nhập văn hóa dân tộc từ sau năm 1975 đến nay” rằng: Đạo Tin lành luôn
có khuynh hướng đổi mới để mỗi ngày mỗi giống Chúa hơn, Kinh thánh dạy:
“Đừng khuôn rập theo đời này, nhưng phải được biến hóa bởi sự đổi mới của tâm trí
mình, để phân biệt đâu là ý muốn tốt đẹp, vừa lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời”.
62

Ngoài ra, sự đa dạng về tổ chức, hệ phái Tin lành còn tính đến các yếu tố như
những nỗ lực làm mới giáo lý, đề cao sự độc lập, tự chủ, mỗi một tín đồ là một
chiến sĩ truyền đạo, tạo ra những phương thức thờ phụng khác, tạo nên những hấp
lực mới, phù hợp nhu cầu, sở thích của tín đồ,... Bên cạnh đó, một số hệ phái sau ra
đời muộn hơn, khắc phục được những hạn chế trong giáo lý và phương thức truyền
giáo, nghi thức thờ phượng,... hay những cách thức chú giải Kinh thánh và những tư
tưởng thần học khác nhau cũng tác động đến sự đa dạng của các tổ chức, hệ phái
Tin lành.
2.3.2. Chính sách tôn giáo ở Việt Nam
Tương đồng và dị biệt được xem là hai mặt trong tính đa dạng của các tổ
chức, hệ phái Tin lành. Sự tương đồng của các tổ chức, hệ phái được biểu hiện
trong những đặc trưng chung về tín lý của Tin lành. Sự khác biệt giữa các tổ chức,
hệ phái được thể hiện ở phương diện thực hành, cộng đồng sinh hoạt tôn giáo của
Tin lành như tổ chức bộ máy, phương thức hoạt động, số lượng tín đồ, phạm vi hoạt
động,… Tính khác biệt này chịu sự tác động từ chính sách tôn giáo của một quốc
gia đối với Tin lành.
Xét trên phương diện chính sách, thực tế đã cho thấy, một quốc gia có chính
sách pháp luật chấp nhận nhiều phương thức thực hành niềm tin và cộng đồng sinh
hoạt Tin lành hay không chấp nhận hoặc ít chấp nhận, sự đa dạng của các tổ chức,
hệ phái sẽ diễn ra theo những xu hướng khác nhau. Việt Nam cũng không nằm
ngoài quy luật đó. Mặt khác, chính tính đa dạng, hiện đại của Tin lành cũng tác
động trở lại chính sách tôn giáo đòi hỏi chính sách tôn giáo phải có những điều
chỉnh kịp thời, phù hợp, linh hoạt theo từng diễn biến tình hình cụ thể.
Một là: Chính sách đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và
Nhà nước Việt Nam đối với đạo Tin lành đã tác động đến sự đa dạng về tổ chức, hệ
phái Tin lành.
Tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một quyền hiến định. Trên thế giới, quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo được coi là một trong những quyền dân sự và chính trị cơ
bản. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã được ghi nhận trong những văn bản quốc
tế mang tính chất pháp lý điển hình như trong điều 18, phần III của ICCPR - Công
63

ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc,
chính thức có hiệu lực ngày 23 tháng 3 năm 1976. Mặc dù còn có những cách tiếp
cận khác nhau xong hầu hết các chính thể trên thế giới đều coi tự do tư tưởng, tự do
tín ngưỡng và tôn giáo là quyền lợi chính đáng của mỗi cá nhân.
Chính sách đảm bảo tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam có từ sớm. Sau
đổi mới, đặc biệt là từ sau năm 1990, việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo ở Việt Nam đã tiếp tục được khẳng định, đổi mới về nhận thức và thực hiện cụ
thể hơn trong thực tiễn đời sống. Từ sau năm 1990 đến nay, hàng loạt văn bản liên
quan trực tiếp đến đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã ra đời như Nghị
quyết 24/NQ-TƯ, chỉ thị 37 của Bộ Chính trị, Nghị định 69-HĐCP, Chỉ thị số
01/CT-TTg Về một số công tác đối với đạo Tin lành ngày 04 tháng 02 năm 2005,…
Chính sách tôn trọng quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt
Nam bên cạnh là việc nhìn nhận sự tồn tại, đánh giá đúng tình hình thực tế, từng
bước bình thường hóa và có những giải pháp phù hợp từng thời điểm, từng vùng địa
bàn có Tin lành hoạt động đã tác động đến sự đa dạng về tổ chức, hệ phái Tin lành.
Mọi công dân có quyền theo hoặc không theo một tổ chức tôn giáo nào. Người dân
được tự do lựa chọn tổ chức sinh hoạt tôn giáo cho mình. Nhiều tổ chức, hệ phái
được sinh hoạt bình thường trên cơ sở pháp luật, đảm bảo không gây bất ổn cho tình
hình chính trị - xã hội, không triệt tiêu các giá trị văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo
truyền thống.
Hai là: Chính sách công nhận tư cách pháp nhân và cấp phép sinh hoạt cho
điểm nhóm của Nhà nước Việt Nam đối với đạo Tin lành đã tác động đến sự đa
dạng về tổ chức, hệ phái Tin lành.
Chủ trương công nhận tư cách pháp nhân và cấp phép sinh hoạt cho điểm
nhóm Tin lành của Nhà nước Việt Nam cũng đã có những tác động trực tiếp đến sự
đa dạng về tổ chức, hệ phái Tin lành. Hiện nay, phần đông các tổ chức, hệ phái đều
có nguyện vọng được Nhà nước cấp phép cho công nhận tư cách pháp nhân. Nếu
chủ trương này được thực hiện đúng, sát hợp tình hình thực tiễn, chính quyền sẽ
đảm bảo nhận diện được đúng diện mạo, cơ cấu, quy mô, tốc độ phát triển cũng như
xu hướng phát triển trong tính đa dạng của các tổ chức, hệ phái.
64

Những tổ chức, hệ phái với chủ trương sống tốt đời, đẹp đạo sẽ nghiêm túc
thực hiện chính sách của chính quyền và có môi trường pháp lí để sinh hoạt đạo
bình thường. Việc quản lý các tổ chức, hệ phái Tin lành tại từng vùng địa bàn sẽ
dần đi vào nề nếp ổn định. Ngược lại, những tổ chức, hệ phái hoặc điểm nhóm né
tránh hoặc viện dẫn nhiều lí do để không đăng kí cấp phép sinh hoạt sẽ gây phức tạp
cho tình hình tôn giáo đất nước. Ở một góc độ khác, chủ trương và chính sách công
nhận tư cách pháp nhân, cấp giấy phép đăng kí sinh hoạt điểm nhóm không được
chính quyền thực hiện đúng quy trình, gây khó dễ hoặc buông lỏng quản lý, buông
xuôi để phát triển tự phát thì các tổ chức, hệ phái sẽ khó sinh hoạt đạo được bình
thường và sẽ tác động tiêu cực trở lại đối với chính quyền.
Lênin từng khẳng định các nhà nước sẽ không can thiệp vào tín ngưỡng tôn giáo
bởi đây là việc tư nhân, bởi “tuyên chiến với tôn giáo là tự sát” nhưng các nhà nước
pháp quyền phải quản lý việc thực hiện các hoạt động thực hành và cộng đồng tín
ngưỡng tôn giáo bằng luật. Đảng Cộng sản và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam nhất quán đường lối tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và quản lý tín
ngưỡng tôn giáo bằng luật, bằng các chính sách cụ thể cho từng tôn giáo. Đối với Tin
lành, chính sách của Nhà nước có vai trò quan trọng trong tác động đến sự đa dạng về
tổ chức, hệ phái; là một chiều kích không thể bỏ quên khi đánh giá những tác động này.
Trên thực tế, khi đánh giá về tác động của chính sách và thực hiện chính
sách, cần nhận thấy rằng giai đoạn trước và sau năm 2005, diện mạo, hoạt động
cũng như tính đa dạng tổ chức, hệ phái đạo Tin lành hoàn toàn có sự khác biệt. Từ
năm 1975 đến năm 2005, một thời gian dài việc không công nhận pháp nhân về mặt
tổ chức, không công nhận hoạt động, không thừa nhận sự xuất hiện của các tổ chức
Tin lành mới khiến các tổ chức Tin lành trở nên phân tán. Thời gian này, phong trào
Hội thánh tư gia phát triển, các tổ chức, hệ phái hoạt động chủ yếu ở vùng dân tộc
thiểu số. Năm 2005, sau khi có Chỉ thị 01 Về một số công tác đối với đạo Tin lành
và đến nay, cùng với Luật tín ngưỡng, tôn giáo, các sở, ban, ngành, địa phương đã
có những nhận thức toàn diện, đầy đủ và đúng đắn hơn về đạo Tin lành, tạo điều
kiện cho nhiều tổ chức, hệ phái Tin lành được phát triển hợp pháp trên cả nước. Một
mặt, những tổ chức, hệ phái xây dựng cơ sở tôn giáo, truyền đạo, phong chức, sang
65

nhượng đất đai,… trái pháp luật bị xử lý nghiêm. Mặt khác, việc phong chức phong
phẩm cho chức sắc, cử chức sắc đi học nghiệp vụ thần học, đăng ký sinh hoạt điểm
nhóm,… đúng quy định của pháp luật được chính quyền các địa phương quan tâm
đúng mức, tạo điều kiện, giải quyết đúng lộ trình. Nói cách khác, sự tác động từ
chính sách đổi mới tôn giáo của Nhà nước từ năm 2005 đã khiến đạo Tin lành đối
diện với thực tế đa dạng nhưng không còn phân tán để tồn tại.
2.3.3. Yếu tố con người và các xu thế thời đại
Giới nghiên cứu nhận định, từ khoảng giữa thế kỷ XX, Tin lành cũng như
nhiều tôn giáo khác đã chịu tác động mạnh mẽ từ các xu thế toàn cầu. Sự tồn tại của
ngoại cảnh đã ảnh hưởng trực tiếp tới diễn biến của các hình thái ý thức tôn giáo nói
chung, đức tin của tín đồ Tin lành nói riêng. “Niềm tin trở thành không đơn giản là
cái được kế thừa từ thế hệ quá khứ mà còn là cái được con người tự thể nghiệm”
[42, tr.294] và được thể nghiệm theo nhiều cách thức khác nhau.
+ Yếu tố con người tác động đến sự đa dạng về tổ chức, hệ phái Tin lành
Một là: Quyền con người trong lĩnh vực tín ngưỡng tôn giáo được ghi nhận
trong văn bản pháp luật và được nhận thức ngày càng đầy đủ đã tác động đến sự đa
dạng về tổ chức, hệ phái Tin lành.
Trong bối cảnh ngày càng dân chủ hóa đời sống xã hội như hiện nay, Đảng
và Nhà nước ta xác định dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực, quyền con người,
quyền công dân được hiện thực hóa trong quá trình hoàn thiện các văn bản luật và
trong thực tiễn đời sống. Trên lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng, Luật tín ngưỡng tôn
giáo có hiệu lực thực thi đã đảm bảo các quyền của công dân đối với việc sinh hoạt
tín ngưỡng tôn giáo. Cùng với trình độ dân trí ngày càng cao, chất lượng đời sống
được cải thiện, việc tiếp thu những giá trị mới từ những luồng văn hóa mới đã khiến
con người ý thức được rõ hơn quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong lĩnh vực tín
ngưỡng tôn giáo. Mỗi cá nhân có thể tự tìm đến với Kinh thánh, có thể tự do thành
lập các Hội thánh tư gia, các hội nhóm sinh hoạt tôn giáo theo nhu cầu riêng, có thể
bày tỏ niềm tin kính theo những cách thức và phương pháp khác nhau. Chính điều
này đã tác động nhiều chiều đến sự đa dạng về tổ chức, hệ phái Tin lành, gây nên
không ít khó khăn cho các nhà quản lý tôn giáo.
66

Hai là: Nhận thức về đời sống tâm linh và nhu cầu tâm lý phức tạp đã tác
động đến sự đa dạng về tổ chức, hệ phái Tin lành.
Nhận thức là một quá trình chịu sự tác động mạnh mẽ của hiện thực khách
quan. Những nỗ lực truyền giáo và tính hiện đại, hợp thời của Tin lành có ảnh
hưởng đến nhận thức của con người nói chung, tín đồ nói riêng theo những mức độ
và giai đoạn khác nhau. Theo chiều ngược lại, con người cũng có xu hướng cải tạo
nhận thức, tìm hiểu những thứ mới mẻ mà mình chưa biết, chưa lí giải được hoặc đã
tìm hiểu và lí giải được nhưng theo những cách thức, thế giới quan khác nhau,…
Những nhận thức khác biệt đã đưa con người đến những cách lí giải và thực hành
tôn giáo không giống nhau, là căn nguyên dẫn đến việc con người sẽ tham gia sinh
hoạt ở các tổ chức, hệ phái Tin lành khác nhau.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh hiện nay, tốc độ đô thị hóa càng nhanh, xã hội
càng phát triển, con người càng nỗ lực vì những tham vọng vật chất thì lại càng có
xu hướng xuất hiện thêm những khoảng trống trong thế giới tinh thần. Mỗi người có
thể trở nên suy giảm niềm tin vào các tín ngưỡng truyền thống; mệt mỏi trước sức
ép của những nghi lễ thực hành cũ cầu kì, rườm rà, tốn kém tiền của, thời gian và
bắt đầu có xu hướng tìm đến với những không gian sinh hoạt tâm linh riêng tư, đơn
giản, đề cao bản ngã. Những điều này vô hình chung, lại rất phù hợp với Tin lành -
một tôn giáo mang tính hiện đại, giản lược về lễ nghi, hình thức thờ phượng và đặc
biệt đề cao đức tin một cách lí trí của cá nhân. Từ đó, Tin lành trở nên có cơ hội
phát triển và thu hút tín đồ hơn. Tuy nhiên, việc tìm đến sinh hoạt các tổ chức, hệ
phái chỉ thuần túy thỏa mãn nhu cầu tinh thần hoàn toàn khác biệt với biệt mê tín dị
đoan, mù quáng, đi ngược lại lợi ích của cộng đồng, chống đối lại pháp luật của nhà
nước, phủ nhận, bài xích, tỏ thái độ cực đoan với văn hóa tín ngưỡng truyền thống.
Như vậy, có thể nói, những diễn biến phức tạp, đa diện xoay quanh yếu tố
con người, cụ thể là tâm lý và nhận thức của con người đã có tác động không nhỏ
đến sự đa dạng về tổ chức, hệ phái Tin lành. Lập luận “Sự sợ hãi sinh ra thần linh”
của L. Phoi ơ bắc vẫn còn có cơ sở khi hiện nay, người ta ngày càng tìm đến sinh
hoạt tại các tổ chức, hệ phái do những nhận thức và nhu cầu tâm lý, cảm thức tâm
linh phức tạp.
67

+ Các xu thế thời đại tác động đến sự đa dạng về tổ chức, hệ phái Tin lành
Nhiều nhà nghiên cứu cùng chung nhận định, trong suốt một thời gian dài,
tôn giáo được coi là một vấn đề mang tính “địa phương”, nhưng giờ đây nó đã và
đang trở thành một mối quan tâm toàn cầu với “sự di chuyển và giao tiếp diễn ra với
tốc độ và tần suất chưa từng xuất hiện trước đó” [159, tr.13]. Đòn bẩy cho sự di
chuyển và giao tiếp này chính là xu thế toàn cầu hóa về tôn giáo. Đến lượt mình,
toàn cầu hóa về tôn giáo tác động trực tiếp, mạnh mẽ trở lại sự đa dạng của các tổ
chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Đến nay chưa có những nghiên cứu đầy đủ, chuyên sâu, đa chiều về toàn cầu
hóa tôn giáo và những tác động của nó đến sự đa dạng của các tổ chức, hệ phái Tin
lành. Tuy nhiên, từ thực tiễn sinh động trong tính đa dạng của các tổ chức, hệ phái
Tin lành, có thể đưa ra một vài nhận định mang tính khái quát như sau:
Một là: Thành tựu của cách mạng khoa học kĩ thuật và công nghệ trong bối
cảnh toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ đã cung cấp những phương tiện hiện đại, giúp
biểu đạt thế giới tâm linh phong phú của con người, trở thành cơ sở vật chất cho sự
đa dạng của các tổ chức, hệ phái Tin lành.
Vào đầu thế kỷ XVI, nghề in đã phát triển rầm rộ ở tất cả các nước châu Âu,
hỗ trợ cho nhiều đổi thay mạnh mẽ và căn bản trong lĩnh vực tư tưởng và xã hội.
Việc nghề in xuất hiện và phát triển ở châu Âu vào giai đoạn này đã tạo điều kiện
thuận lợi cho việc in ấn và xuất bản những quyển sách với số lượng lớn, giá thành
rẻ, tăng cường ý thức dân chủ, nâng cao nhận thức của cá nhân, dần xóa bỏ các rào
cản ý thức hệ trước đây, góp phần phổ biến tư tưởng của những nhà Cải cách với
quan điểm mọi người đều có thể đọc và tìm hiểu Kinh thánh. Đây cũng có thể xem
như một trong những thành tựu của nền văn minh nhân loại, tác động không nhỏ
đến sự đa dạng về tổ chức, hệ phái Tin lành. Thay vì hàng thập kỉ ngồi trên mình
ngựa hay lênh đênh trên đại dương, hoang mạc, bản làng xa xôi để truyền giáo như
những thế kỷ trước; những nhà truyền giáo Tin lành đã có thể mở rộng phạm vi
truyền giáo ra toàn thế giới, gửi đến tận tay mỗi người dân một quyển giáo lí một
cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Đến nay, tiếp tục với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, những tín đồ
Tin lành thay vì biểu thị đức tin với Đấng tối cao thông qua việc đọc sách, thông
68

qua những suy tư trong tâm tưởng thì còn có thể xã hội hóa đức tin ấy trên các trang
cá nhân như Facebook, Instagram,… Những tín đồ cùng tổ chức, hệ phái ở một địa
phương có thể kết nối hàng ngày với những người có cùng đời sống thuộc linh ở
một địa phương khác cách đó hàng ngàn km thông qua sự nhanh nhạy, bùng nổ của
Internet và mạng xã hội,… Những ấn bản phẩm truyền giáo không chỉ tồn tại dưới
dạng thức những cuốn sách mà còn có thể được lưu giữ qua các đĩa CD, DVD, các
cổng USB, lưu trữ đám mây và dễ dàng tìm được qua các đường link chỉ bằng
những thao tác đơn giản, dễ dàng và ít tốn kém thời gian, công sức, tiền bạc. Bằng
các thiết bị điện tử thông minh, tích hợp nhiều tính năng, người ta cũng có thể dễ
dàng và thuận tiện hơn trong việc tra cứu thông tin, tìm hiểu, so sánh để tự đưa ra
những quyết định nên theo tổ chức, hệ phái nào hoặc thậm chí là nên từ bỏ tổ chức,
hệ phái nào để theo một tổ chức, hệ phái khác phù hợp với ý chí cá nhân hơn. Đời
sống của các tổ chức, hệ phái Tin lành vốn đã phong phú thì nay, nhờ những thành
tựu từ khoa học, kỹ thuật và công nghệ, lại càng trở nên phong phú, đa sắc hơn.
Hai là: Hội nhập, mở cửa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hệ quả
là sự phát triển của truyền thông tôn giáo đã tác động thúc đẩy các tổ chức, hệ phái
Tin lành ngày càng trở nên đa dạng.
Việc Việt Nam mở cửa hội nhập, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trở thành một xu thế tất yếu và đã tạo nên một diện mạo hoàn toàn mới cho đất
nước với những chuyển biến sâu sắc trong xã hội.
Đối với Tin lành, xu thế này đã thúc đẩy sự phát triển của loại hình tổ chức,
hệ phái theo hình thức liên hệ phái giữa các khu vực sinh sống của tín đồ, vốn dĩ
trước đây loại hình này tồn tại nhưng không nhiều hoặc ít có cơ hội phát triển. Điều
này cũng làm nảy sinh nhiều tổ chức, hệ phái Tin lành mới do việc tiếp cận với thể
chế dân chủ ngày càng nhiều; trình độ dân trí của tín đồ ngày càng cao dẫn đến nhu
cầu biểu đạt đời sống tinh thần ngày càng phong phú mà phương thức của các tổ
chức, hệ phái truyền thống chưa truyền tải được hết.
Thêm vào đó, trong xu thế chung hiện nay, nhiều tôn giáo khác nhau cũng
đều bắt đầu chú trọng vào truyền thông tôn giáo, đổi mới phương thức truyền giáo,
nâng cao vị thế và uy tín của tôn giáo mình, gia tăng ảnh hưởng và thu hút tín đồ từ
69

tận dụng sức mạnh, ưu thế của truyền thông. Là một tôn giáo có nguồn gốc từ châu
Âu, lại được cổ vũ bởi các tư tưởng dân chủ, cấp tiến, Tin lành đặc biệt nắm bắt
nhanh xu thế này. Ngoài các văn bản phẩm sinh động, dễ đọc dễ hiểu dễ nhớ, phù
hợp với nhiều loại đối tượng, các tổ chức, hệ phái Tin lành còn tạo nên hiệu ứng
truyền thông mạnh mẽ từ các kênh truyền hình, từ các hoạt động xã hội, từ thiện,
giáo dục,… Điều này cũng tạo nên điểm nhấn đặc biệt trong phương thức truyền
giáo, mở rộng phạm vi truyền giáo và thu hút được thêm nhiều tín đồ tin theo.
Ba là: Sự can thiệp, mở rộng phạm vi ảnh hưởng của các nướcc có nền kinh
tế phát triển, trong đó có các nước như Mỹ, Hàn Quốc và các nước Tây Âu, Bắc Âu
đã làm gia tăng các tổ chức, hệ phái Tin lành có yếu tố nước ngoài hoặc của người
nước ngoài tại Việt Nam.
Bản thân việc Tin lành du nhập vào Việt Nam cũng đã là một dấu hiệu của
toàn cầu hóa về tôn giáo, khi mà Hội truyền giáo CMA muốn mở rộng hệ thống
sang một vùng đất mới, xâm nhập vào và cạnh tranh với một nền văn hóa mới, hệ tư
tưởng mới.
Hiện nay, các tổ chức, hệ phái trong nước phần lớn vẫn giữ mối liên hệ với
nước ngoài, dưới nhiều hình thức khác nhau. Từ đó, một số nước tư bản chủ nghĩa
có tiềm lực kinh tế đã hỗ trợ các tổ chức, hệ phái trong nước phát triển, mở rộng
quy mô hoạt động. Thúc đẩy hợp tác kinh tế, đầu tư, đối ngoại, chuyển dịch cơ cấu
lao động,… cũng khiến một số lượng lớn tín đồ là người nước ngoài sang sinh sống
và làm việc, sinh hoạt tôn giáo trong các tổ chức, hệ phái của người nước ngoài tại
Việt Nam. Thực tế này khiến bức tranh các tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam
ngày càng trở nên đa dạng nhưng cũng gây nên sức ép không nhỏ cho công tác quản
lý của Nhà nước.
Bốn là: Hệ lụy tiêu cực của toàn cầu hóa và một số vấn đề văn hóa - xã hội
khác đã đưa đến sự xuất hiện của nhiều tổ chức, hệ phái mới.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, toàn cầu hóa và hội nhập dẫn đến tình trạng
“loại trừ xã hội”, tức là đưa đến tình trạng thất nghiệp ngày càng lớn, sự đào thải lao
động yếu kém về trình độ tay nghề chuyên môn ngày càng nhiều dẫn đến nhiều
người mất việc làm, phải xuất khẩu lao động ra nước ngoài hoặc dịch chuyển lao
70

động sang những vùng miền khác, thậm chí mất việc làm, dẫn đến đời sống vật
chất, tâm lí và tinh thần có nhiều biến động. Nhiều người trong số đó có xu hướng
tìm đến với thế giới quan tôn giáo để cân bằng đời sống tinh thần bằng hình thức
sinh hoạt tập trung ở một tổ chức, hệ phái đã có hoặc tự nhóm họp lại, tạo nên
những kiểu tổ chức tôn giáo mới. Đây là một trong những nguyên nhân ra đời thêm
nhiều tổ chức, hệ phái Tin lành mới, thậm chí cả những loại hình mang dáng dấp
của Tin lành nhưng lại gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội như trường hợp
của Hội Thánh Đức chúa trời thời gian qua.
Toàn cầu hóa còn là một vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Nhưng không thể
phủ nhận với những dấu hiệu nêu trên, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã tác động
trực tiếp đến sự đa dạng của các tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam, đem đến một
diện mạo hoàn toàn mới cho Tin lành.
Tiểu kết chương 2
Tin lành là một tôn giáo có nguồn gốc châu Âu, được tách ra từ Công giáo
vào thế kỷ XVI. Cải cách Tin lành được coi là phép trừ từ Công giáo bằng việc loại
bỏ bớt những đại diện trung gian giữa con người và Thiên Chúa, tạo ra đặc điểm cơ
bản là đề cao lí trí trong đức tin, đơn giản trong lễ nghi và lối sống đạo, đa dạng
trong cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động. Những đặc điểm này được thể hiện ở các
quốc gia có đạo Tin lành, trong đó có Việt Nam.
Tin lành du nhập vào Việt Nam chính thức từ năm 1911 với việc Hội thánh
đầu tiên được đặt ở Đà Nẵng. Từ thời kỳ đầu truyền giáo đến năm 1975, do ảnh
hưởng của 2 cuộc chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Tin lành có những
giai đoạn hoạt động cầm chừng. Sau năm 1975, đặc biệt sau năm 2005 - thời điểm
Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 01/CT-TTg Về một số công tác đối với đạo
Tin lành - đến nay, đạo đã có sự chuyển biến cơ bản, một số tổ chức, hệ phái được
sinh hoạt hợp pháp bên cạnh nhiều tổ chức Tin lành tư gia và những tổ chức của
người nước ngoài du nhập thêm mới.
Nhìn nhận những yếu tố tác động đến sự đa dạng của các tổ chức, hệ phái
Tin lành phải nhận thấy, trước hết đây là đặc trưng mang tính di truyền và những nỗ
lực truyền giáo từ chính Tin lành. Bên cạnh đó, đường lối, chủ trương của Đảng và
71

Nhà nước như bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, công nhận tư cách pháp
nhân, cấp phép sinh hoạt cho điểm nhóm và những xu thế phát triển khách quan của
thời đại có ảnh hưởng tới nhận thức, tâm lý con người như toàn cầu hóa, hội nhập,
cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0), quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa
đất nước cũng đã tác động mạnh mẽ đến sự đa dạng này. Đa dạng tổ chức, hệ phái
Tin lành Việt Nam tương đồng với trường hợp Tin lành Mỹ. Tuy nhiên sự khác biệt
căn bản là ở Mỹ, sự phân biệt về thần học giữa các tổ chức, hệ phái tương đối mạnh,
rõ nét, đạo đức Tin lành chi phối mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
72

Chương 3
THỰC TRẠNG SỰ ĐA DẠNG VỀ TỔ CHỨC, HỆ PHÁI
CỦA ĐẠO TIN LÀNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1. SỰ ĐA DẠNG VỀ THỜI GIAN, NGUỒN GỐC DU NHẬP CỦA CÁC TỔ


CHỨC, HỆ PHÁI TIN LÀNH Ở VIỆT NAM
3.1.1. Thời gian hình thành các tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam
Có thể nói, với tư cách là một tôn giáo, Tin lành cũng đồng thời là một hiện
tượng xã hội chịu sự chi phối mạnh mẽ của các yếu tố thời đại. Hoàn cảnh Việt
Nam trải qua chiến tranh kéo dài, thống nhất đất nước và bước vào thời kì đổi mới
chính sách tôn giáo, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay đã tác
động không nhỏ tới sự ra đời, phát triển, tan rã, tách, nhập của nhiều tổ chức, hệ
phái Tin lành.
3.1.1.1. Từ năm 1911 đến năm 1975
Thực tế là vào năm 1884, Hội truyền giáo Tin lành cho các nước thuộc địa
của Pháp đã cử mục sư đến Hải Phòng, tổ chức hội thánh nhằm phục vụ mục đích
sinh hoạt đạo của các kiều dân Pháp và những người châu Âu đang sinh sống tại
Việt Nam. Tuy nhiên Hội thánh này đã không phát triển do chỉ phục vụ cho người
ngoại quốc (trước hết là những người Pháp), mục sư không học tiếng Việt, lại gặp
phải sự theo dõi, nghi kị của thực dân Pháp. Hơn nữa, trong thời gian này, số lượng
người biết tiếng Pháp để có thể tham dự và lắng nghe truyền đạo bằng tiếng Pháp
không nhiều. Theo lịch sử Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) ghi lại, phải
cho đến năm 1911, giáo sĩ của Hội truyền giáo CMA mới mở được trụ sở đầu tiên.
Từ Hội thánh đầu tiên này, đạo Tin lành được truyền bá ra miền Bắc và vào miền
Nam. Bởi lẽ đó, giai đoạn từ năm 1911 đến năm 1975 được xem là thời kỳ những tổ
chức, hệ phái Tin lành đầu tiên du nhập vào Việt Nam, hình thành được cơ sở đầu
tiên tại Việt Nam và hoạt động chủ yếu ở miền Nam trong bối cảnh đất nước gặp
chiến tranh.
Trong thời kì đầu truyền giáo từ năm 1911 đến năm 1954, tính cả Tin lành
cải cách Pháp (mặc dù chỉ phục vụ cho người ngoại quốc), Việt Nam có bốn tổ
73

chức, hệ phái, bao gồm Tin lành cải cách Pháp, Hội truyền giáo CMA, Cơ đốc Phục
lâm, Thánh Kinh hội Anh quốc hải ngoại.
Năm 1956, gia đình Tin lành chứng kiến sự phân rẽ đầu tiên. Một số mục sư,
truyền đạo vốn là thành viên sáng lập Hội thánh Tin lành Việt Nam, trong đó có
giáo sĩ G.H.Smith nguyên là giáo sĩ Hội truyền giáo CMA đã tách ra, lập nên
Operation Service, tiền thân của Hội truyền giáo Cơ đốc Việt Nam. Từ năm 1955,
hội lấy tên là “Cơ Đốc Truyền giáo Hội - Phục vụ Dân tộc Miền Sơn cước” và thu
được những kết quả đầu tiên khi huấn luyện được 07 học viên là người dân tộc thiểu
số. Về sau, cùng sự hỗ trợ từ tổ chức Chiến dịch truyền bá Phúc âm toàn cầu WEC,
hội mở được trụ sở, thành lập được Ban quản trị lâm thời. Năm 1958, hội bầu ra
Ban trị sự chính thức và thông qua điều lệ. Ngày 01 tháng 09 năm 1959, giáo hội
chính thức được thành lập ở Đà Nẵng. Hội đồng Quản trị được nhà nước chính thức
công nhận tư cách pháp nhân vào năm 1964 và Hội thánh được nhà nước công nhận
về mặt tổ chức vào tháng 10 năm 2007. Năm 1966, hội chính thức đổi tên thành Hội
truyền giáo Cơ đốc Việt Nam và hoạt động cho đến ngày nay. Theo khai trình từ
tổng hội, tính đến năm 2011, Hội thánh có trên 31 nghìn tín đồ, trên 40 mục sư và
trên 200 điểm nhóm hoạt động khắp cả nước. Hội thánh đã khởi công xây dựng trụ
sở trung ương giáo hội vào tháng 3 năm 2019 và tiến hành thành công Đại hội đồng
lần thứ tư nhiệm kỳ 2019 - 2023 [xem thêm Phụ lục 5]. Đến nay, Hội truyền giáo
Cơ đốc Việt Nam vẫn được đánh giá là một trong những tổ chức Tin lành ổn định,
hoạt động theo đúng đường hướng của mình cũng như tôn trọng đường lối, chủ
trương, pháp luật của Đảng và Nhà nước trong sinh hoạt tôn giáo.
Từ năm 1954 đến năm 1975, nếu tính các tổ chức, hệ phái thu được những
kết quả nhất định trong truyền giáo cho người Việt Nam thì số lượng chỉ khoảng 10
tổ chức, hệ phái. Nhưng nếu xét đến sự hiện diện thì lúc này, hầu hết các tổ chức, hệ
phái Tin lành thế giới đều đã có mặt ở Việt Nam, nhất là khu vực phía Nam [theo
134, tr.84]. Đặc biệt, ở Việt Nam, với sự trợ giúp từ Mỹ, Hội thánh Tin lành Việt
Nam (miền Nam) đã hoạt động mạnh mẽ, số tín đồ ước chừng khoảng 200.000
người. Cùng với Hội Truyền giáo Cơ đốc có khoảng 13.000 tín đồ, Báp tít miền
Nam có khoảng hơn 1.500 tín đồ, Ngũ tuần có gần 500 tín đồ, Cơ đốc Phục lâm có
74

khoảng 5.000 tín đồ, Nhân chứng Giê hô va, Mennonite, Hội thánh Đấng Christ có
khoảng vài chục đến vài trăm tín đồ, tổng số tín đồ Tin lành ở Việt Nam năm 1975
vào khoảng 200.000 người [theo 134, tr.84].
3.1.1.2. Từ năm 1975 đến nay
Sau ngày giải phóng miền Nam năm 1975, đa số các tổ chức, hệ phái Tin
lành ở Việt Nam hoạt động cầm chừng trong một thời gian ngắn cho đến đầu những
năm 1980. Từ những năm 1980 đến nay, đời sống của cộng đồng đạo Tin lành đã có
những biến động không giống nhau ở mỗi thời điểm trên cả nước, nhưng nhiều nhà
nghiên cứu nhận định đây là thời kỳ đa dạng về các tổ chức, hệ phái Tin lành trong
bối cảnh đất nước hòa bình, ổn định, phát triển. Mặc dù thần học Tin lành không có
sự thay đổi quan trọng nhưng lại xuất hiện những cách hiểu khác nhau về lời răn
dạy của Chúa, cách thức thực hành nghi lễ cùng các yếu tố tự do về tổ chức,… làm
nảy sinh sự phân hóa lớn trong đạo. Cùng với xu thế toàn cầu hóa, thế tục hóa, Tin
lành tư gia tiếp tục phát triển, Tin lành của người nước ngoài sinh sống và làm việc
tại Việt Nam xuất hiện, nhiều tổ chức, hệ phái mới ra đời, thậm chí xuất hiện cả
những tổ chức, hệ phái hoạt động trái tôn chỉ, mục đích của các Hội thánh đã ra đời
trước đó, bị các Hội thánh này xem là tà đạo,…
Vào những năm 80, phong trào Ân tứ do một giáo sĩ Ngũ tuần mang đến đã
phát triển rất mạnh, từ thành phố Hồ Chí Minh lan rộng ra cả nước tới những vùng
sâu vùng xa phía Bắc, Tây Nguyên,... Phong trào đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến các
Hội thánh tư gia. Bởi vậy, phần lớn các Hội thánh Tin lành tư gia ở Việt Nam hiện
nay đều mang tinh thần Ân tứ. Trong điều kiện các tổ chức Tin lành đều không
được hoạt động về tổ chức (trừ Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) được công
nhận), sinh hoạt của tín đồ gặp khó khăn, sự xuất hiện của phong trào Ân tứ, Hội
thánh tư gia cùng sự hỗ trợ truyền thông hiệu quả từ FEBC (đài phát thanh “Nguồn
sống” The Far East Broadcasting Company, Manila, Philippin) đã khiến đạo Tin
lành ở Việt Nam phát triển mở rộng phạm vi đến đồng bào các dân tộc thiểu số,
nhất là dân tộc Mông ở Tây Bắc. Tất cả những điều đó đã khiến cho hoạt động tôn
giáo Tin lành và các tổ chức, hệ phái trong giai đoạn từ sau năm 1975 đến nay ngày
càng trở nên đa dạng, phong phú.
75

Hội thánh Tin lành tư gia đầu tiên có tên gọi là Hội thánh Liên hữu Cơ đốc,
do mục sư Đinh Thiên Tứ thành lập nên. Bắt đầu từ tháng 3 năm 1988, mục sư
chính thức rời khỏi Chi hội Hội thánh Tin lành Việt Nam ở số 71 Tuy Lý Vương,
quận 8, thành phố Hồ Chí Minh để lập nên Hội thánh tư gia này. Hội thánh Liên
hữu Cơ đốc được hình thành trong nước, vì vậy không có “mẫu hội”, không theo
khuôn mẫu cơ cấu tổ chức của phương Tây. Quyền tối thượng của Hội thánh không
thuộc về người lãnh đạo nào mà thuộc về Đại hội. Với đường hướng “Trung thành
với chân lý của Kinh thánh, đồng hành với dân tộc, tuân theo Hiến pháp và Pháp
luật” [57, tr.8], để thích ứng với nền văn hóa dân tộc, Hội thánh mặc dù không thỉnh
hương hay mời người quá cố về ăn cỗ nhưng cũng tổ chức những lễ kỷ niệm, nhắc
nhớ về người quá cố, nhấn mạnh mối liên hệ giữa người đang sống với các bậc tiên
hiền. Tháng 11 năm 2019, Hội thánh đã tổ chức Đại hội lần thứ 6 tại huyện Hóc
Môn, thành phố Hồ Chí Minh. Theo khai trình từ phía Hội thánh, đến nay tổ chức
có khoảng 180 nghìn tín đồ, trở thành tổ chức có số lượng tín đồ lớn thứ 3 trong các
tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam [xem thêm phụ lục 5].
Sang thập niên 90, có thêm nhiều giáo sĩ nước ngoài tới Việt Nam, tiếp tục
dưới ảnh hưởng của phong trào Ân tứ, nhiều tổ chức, hệ phái đã được thành lập như
Phúc âm toàn vẹn FG, Hội thánh Tình thương AGP, Hội thánh Liên hiệp trưởng
lão, Hội thánh Liên hiệp giám lý, Hội thánh Báp tít Nam phương,… Trong số này
phải kể tới Hội thánh Báp tít Liên hiệp Việt Nam, được hình thành năm 1994 từ một
Hội thánh địa phương tại Dầu giây, do mục sư Phạm Toàn Ái quản nhiệm, đã nhanh
chóng phát triển ra hơn 20 tỉnh thành phố trên cả nước và tiếp tục hoạt động cho
đến nay. Theo khai trình từ phía Hội thánh, giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018,
Hội thánh đã góp phần xây dựng 5 nhà tình thương ở Đồng Nai, Bình Phước và
Bình Định với trị giá mỗi căn nhà là 180 triệu, cùng nhiều đóng góp cho các hoạt
động an sinh xã hội khác. Hội thánh đang tiến hành những thủ tục cần thiết để đăng
ký xin cấp công nhận tư cách pháp nhân.
Mặt khác, những năm 1990, nhiều lao động Việt Nam ở Nga, Đông Âu, Đài
Loan,… đã được học đạo từ nước ngoài nay trở về, cũng lập nên các Hội thánh tư
gia mới. Ở nhiều khu vực thuộc vùng dân tộc thiểu số, đồng bào dân tộc Mông,
76

Dao,… bằng nhiều con đường như nghe qua đài phát thanh, qua khách du lịch,… đã
cải đạo, từ bỏ tín ngưỡng truyền thống, theo đạo Tin lành khiến số lượng tín đồ ở
đây tăng nhanh. Nhiều điểm nhóm phân tán ở các bản, mặc dù chưa trở thành tổ
chức nhưng cũng đã có người đứng đầu, người truyền đạo như một chi hội Hội
thánh cơ sở và giữ mối liên hệ mật thiết với Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền
Bắc), một số tổ chức, hệ phái Tin lành thế giới,...
Năm 2005 cho đến nay, nhiều Hội thánh tư gia tiếp tục được thành lập thêm,
giữ độc lập về tổ chức so với các tổ chức, hệ phái thế giới dù không có nhiều khác
biệt; một số lại liên kết, gia nhập với các tổ chức, hệ phái thế giới như Tin lành
giám lý, Tin lành Trưởng lão,… Hội thánh tư gia phát triển mạnh ở Việt Nam,
nhưng không phải là trường hợp dị biệt chỉ riêng có ở Việt Nam. Thực tế, đây đã là
hình thức sinh hoạt tồn tại ở nhiều quốc gia trên thế giới, trên hầu hết các châu lục
do ưu thế không gian sinh hoạt tâm linh nhỏ, ấm cúng kiểu gia đình, khiến mọi
người dễ gần gũi, dễ chia sẻ và được các tín đồ cho là đôi khi về mặt chính trị - xã
hội sẽ tránh được sự để ý của chính quyền.
Cùng với sự phát triển của các Hội thánh tư gia, các loại hình tổ chức, hệ
phái, thành phần tín đồ mới cũng xuất hiện thêm. Bản thân mỗi tổ chức, hệ phái lại
có những biến động, điều chỉnh hoặc thay đổi riêng, tồn tại ở những khoảng thời
gian và địa bàn khác nhau khiến giai đoạn này, Tin lành ngày càng trở nên phức tạp
và đa dạng hơn.
3.1.2. Nguồn gốc các tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam
Ngoài sự đa dạng về thành phần tín đồ, số lượng, xu hướng thần học, phạm vi
hoạt động, các tổ chức, hệ phái cũng có những nguồn gốc du nhập không giống nhau.
3.1.2.1. Các tổ chức, hệ phái Tin lành du nhập vào Việt Nam trước năm 1975
Đối với các tổ chức, hệ phái Tin lành du nhập vào Việt Nam trước năm 1975
và hoạt động ổn định cho đến ngày nay, phần lớn hiện đã được nhà nước công nhận
tư cách pháp nhân, thu hút đông tín đồ tham gia, hoạt động ổn định, quy mô ngày
càng mở rộng điển hình là Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) và Hội thánh
Tin lành Việt Nam (miền Nam). Ngoài ra, nhóm này còn phải kể đến Cơ đốc Phục
lâm, Cơ đốc truyền giáo, Báp tít,...
77

Hội thánh Tin lành Việt Nam được xây dựng trên nền tảng của Liên hiệp Hội
truyền giáo Phúc âm CMA. Khi còn mang tên gọi là Hội Tin lành Đông Pháp, vào
năm 1942, toàn quyền Đông Dương đã có thư gửi, nhìn nhận Hội thánh là một tôn
giáo hợp pháp và được phép truyền giảng trên toàn Đông Dương. Bắt đầu từ năm
1914, công cuộc dịch Kinh thánh sang tiếng Việt được tiến hành. Năm 1925, toàn
bộ Kinh thánh đã dịch xong, đến năm 1926 được phát hành rộng rãi cả nước. Năm
1928, Tổng Liên hội phân chia Hội thánh thành hai hạt (Bắc Trung Bộ và Nam
Trung Bộ). Năm 1932, Tổng Liên hội tiếp tục phân chia Hội thánh Bắc Trung Bộ
thành hai hạt (Bắc hạt và Trung hạt). Địa hạt Bắc hạt gần với Hội thánh Tin lành
Việt Nam (miền Bắc) hiện nay nên cũng đã có ý kiến cho rằng, khi nghiên cứu
về Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) nên bắt đầu từ năm 1932. Năm
1950, Đại Hội đồng Tổng Liên hội biểu quyết dùng tên gọi “Hội thánh Tin lành
Việt Nam” cho toàn thể Hội thánh ở cả hai miền Nam Bắc và duy trì tên gọi đó
cho đến hiện nay.
Do điều kiện chiến tranh chia cắt đất nước làm hai miền, năm 1962, Đại Hội
đồng Hội thánh Tin lành Việt Nam quyết định thành lập Hội thánh Tin lành Việt
Nam (miền Bắc). Sự gia tăng tín đồ của Hội thánh từ sau những năm 1990 phần lớn
được tính bởi số tín đồ định cư ở nước ngoài, tín đồ trong nước được chứng đạo qua
người thân ở nước ngoài và những tín đồ đi xuất khẩu lao động quay trở về, gây
dựng Hội thánh,… Sự tăng trưởng thuộc linh ở giai đoạn này cũng không thể không
kể tới số tín đồ là đồng bào dân tộc thiểu số Mông, Dao, Tày, Pà thẻn, Nùng,…
phần lớn được chứng đạo thông qua việc nghe đài phát thanh. Theo thống kê từ
phía Hội thánh, chỉ tính riêng giai đoạn từ tháng 12 năm 2008 đến hết năm 2010,
tổng số tín đồ là đồng bào dân tộc thiểu số đã lên tới con số 125 nghìn người.
Một yếu tố khác góp phần tạo nên tăng trưởng là sự hỗ trợ từ các tổ chức nước
ngoài, điển hình là Hiệp hội Phúc lợi Cơ đốc truyền giáo Hàn Quốc,… Cuối
cùng, môi trường chính trị xã hội ổn định cùng chính sách tôn giáo đổi mới của
Nhà nước đã góp phần quan trọng khiến Hội thánh Tin lành Việt Nam hoạt động
theo đúng đường hướng, tôn chỉ, trở thành tổ chức có số lượng tín đồ lớn nhất
trong cộng đồng đạo Tin lành hiện nay.
78

Hội thánh Tin lành Việt Nam phân biệt thành Hội thánh ở hai miền Nam Bắc
do hoàn cảnh chiến tranh chia cắt, không phải do sự tranh giành quyền lợi giữa
những người đứng đầu tổ chức. Ở cả hai miền đất nước, Hội thánh Tin lành Việt
Nam là một tổ chức độc lập với các tổ chức, hệ phái trong và ngoài nước, Ban Trị
sự đều được bầu cử thông qua Đại Hội đồng với hình thức biểu quyết bằng phiếu
kín, Hiến chương cơ bản giống nhau. Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc)
được nhà nước công nhận tư cách pháp nhân vào năm 1963 (có tài liệu ghi nhận là
năm 1958), Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) được nhà nước công nhận tư
cách pháp nhân vào năm 2001. Trong khi cấp Trung ương của Hội thánh Tin lành
Việt Nam (miền Bắc) được gọi là Tổng Hội thì ở miền Nam gọi là Tổng Liên hội
[xem thêm phụ lục 5].
Đối với các tổ chức, hệ phái Tin lành du nhập vào Việt Nam trước năm 1975,
hoạt động cầm chừng nay phục hồi, sau năm 1975, nhiều tổ chức, hệ phái Tin lành
hình thành trước đó đã gặp khó khăn, không còn nhận được viện trợ từ nước ngoài,
kinh phí hoạt động trở nên eo hẹp nên hoạt động cầm chừng hoặc đã bị tan rã. Tuy
nhiên sau đó một vài trong số này lại phục hồi trở lại như Hội thánh Nhân chứng
Giê hô va, Hội thánh Môn đệ Đấng Christ, Giám lý,... Có những tổ chức, hệ phái
đến nay đã được nhà nước công nhận và rất có thực lực, tích cực tham gia các hoạt
động từ thiện xã hội như Hội thánh Mennonite Việt Nam,...
Tin lành Mennonite Việt Nam được du nhập vào Việt Nam từ năm 1954 với
hình thức là một tổ chức cứu trợ xã hội. Từ sau năm 1957, các giáo sĩ thuộc Hội
truyền giáo Mennonite phương Đông bắt đầu tiến hành công cuộc truyền giáo và
mở được một số cơ sở truyền giáo ở Sài Gòn, Cần Thơ, Nha Trang,... Tính đến năm
1975, Hội thánh chỉ gây dựng được khoảng 500 tín đồ song lại rất tích cực trong các
hoạt động từ thiện, cứu trợ, viện trợ,... Tuy nhiên, sau năm 1975, với việc rút về
nước của hầu hết các giáo sĩ nước ngoài, Mennonite chỉ còn một cơ sở hoạt động
cầm chừng ở Sài Gòn. Phải đến năm 1981, Mennonite mới trở lại hoạt động và cũng
dưới hình thức là tổ chức cứu trợ xã hội. Năm 2003, Tổng giáo hạt Tin lành
Mennonite được thành lập và tiến hành Đại hội lần thứ nhất vào năm 2008. Với
đường hướng “Sống phúc âm, phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Tổ quốc và đồng
79

hành cùng dân tộc”, năm 2009, Hội thánh trở thành tổ chức được công nhận tư cách
pháp nhân. Hiện nay, tín đồ Hội thánh Mennonite tập trung đông tín đồ ở Gia Lai,
Bình Phước, Quảng Ngãi, thành phố Hồ Chí Minh với hơn 10 nghìn tín đồ.
3.1.2.2. Các tổ chức, hệ phái Tin lành mới hình thành ở Việt Nam gần đây
Các tổ chức, hệ phái mới hình thành ở Việt Nam gần đây ít thấy khác biệt về
giáo lí so với các tổ chức, hệ phái đã hiện diện trước đó song cũng tồn tại dưới
những biểu hiện rất đa dạng, một số mang tính chất truyền giáo, một số ảnh hưởng
từ phong trào Ngũ tuần, số khác lại thuộc trường phái Báp tít. Sự ít khác biệt khiến
một số nhà nghiên cứu đặt câu hỏi phải chăng, trong tính đa dạng, các tổ chức, hệ
phái Tin lành hiện nay ngày càng có xu hướng xóa nhòa ranh giới về giáo lí.
Những tổ chức, hệ phái mang tính chất truyền giáo hiện nay khai trình đến
hơn 10 nghìn người, có thể kể tới Liên đoàn Truyền giáo Phúc âm Việt Nam (Hội
thánh Phúc âm), Hội thánh Báp tít Liên hữu, Báp tít Liên hiệp, Hội thánh Liên hiệp
Truyền giáo, Liên đoàn Truyền giáo Phúc âm và Hội Truyền giảng Phúc âm.
Những tổ chức, hệ phái ảnh hưởng từ phong trào Ngũ tuần có khoảng 10 ngàn
người, có thể kể tới Hội thánh Tin lành Thánh Khiết Việt Nam, Hội thánh Timôthê,
Hội thánh Phúc âm Quyền năng Việt Nam Hội thánh Emmanuel, Hội thánh Olive, Hội
thánh Độc lập Tân Bình, Hội thánh Ysơraên, Hội thánh Vườn Nho,...
Những tổ chức, hệ phái thuộc trường phái Báp tít có gần 6 ngàn người tham
gia, có thể kể tới Đoàn Truyền giáo Báp tít Việt Nam, Hội thánh Báp tít Đấng
Christ, Hội Thánh Báp tít Độc lập, Liên hiệp Báp tít Truyền giáo Việt Nam,...
Sau những năm 1990, nhiều tín đồ từ Đông Âu, Malaysia, Hồng Kông,... đã
trở về nước, một số tổ chức, hệ phái mới hình thành ở Việt Nam đã được xuất hiện
từ nhóm người này. Họ ra nhập vào các tổ chức, hệ phái đang hoạt động hoặc tự lập
nên những tổ chức, hệ phái mới khiến tình hình của các Hội thánh trở nên phong
phú hơn nhưng cũng ẩn chứa nhiều phức tạp.
Do thời gian hình thành mới, lại phụ thuộc nhiều vào năng lực và thái độ của
người đứng đầu với chính quyền nên có những tổ chức, hệ phái ban đầu chịu sự
kiềm tỏa, thao túng của các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước. Tình
hình này gây nên bất ổn đối với đời sống xã hội và sự phản ứng từ các tổ chức, hệ
80

phái Tin lành đã được công nhận. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến
cho các tổ chức, hệ phái được công nhận và họ không tìm thấy tiếng nói chung,
thậm chí bài xích lẫn nhau. Hiện nay, trong tiến trình vận động chung của lịch sử,
khi tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội trở thành những mục tiêu thiên niên kỷ và xu
hướng của thời đại, cùng với chính sách linh hoạt, mềm dẻo của chính phủ, nhiều tổ
chức, hệ phái đã hạn chế dần những ảnh hưởng tiêu cực.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn này gần đây cũng không thể không nhắc tới
những tổ chức, hệ phái với danh nghĩa Tin lành, gây nên những bất ổn trong đời
sống xã hội. Điển hình có thể kể tới trường hợp Hội thánh Đức Chúa Trời. Tổ chức
Hội thánh Đức Chúa trời du nhập vào Việt Nam từ năm 2001, mở rộng ảnh hưởng
từ năm 2016. Vào tháng 4 năm 2018, các đối tượng cầm đầu núp bóng việc bán
máy lọc nước, bán hàng online, gia sư,... đã trục lợi tiền bạc, lôi kéo dân chúng ở
nhiều nơi từ bỏ người thân, công việc, học hành, tách khỏi đời sống thực tế,... thực
hiện những hành vi lệch chuẩn văn hóa, đạo đức, lối sống, thuần phong mỹ tục.
Người tin, đi theo tổ chức phải trích 10% thu nhập/1 tháng để hành lễ “dâng hiến”.
Điều này trái với pháp luật Việt Nam và cũng trái với tôn chỉ của đạo Tin lành
chính thống.
Người tham gia Hội thánh Đức Chúa Trời vâng phục một cách mê muội
những giáo lí mê tín dị đoan như phải cầu nguyện cho nhanh chóng được cởi bỏ lớp áo
tù (hình hài bố mẹ ban cho) để trở về với Chúa, thoát khỏi ngục tù (cuộc sống hiện tại)
bay lên thiên đường,... Chỉ trong một thời gian ngắn, rất nhiều người dân đã đi theo Hội
thánh, trong đó có cả các đối tượng là sinh viên, học sinh, người công tác trong ngành
giáo dục. Vì thế, cũng trong tháng 4 năm 2018, Bộ giáo dục và đào tạo đã ra công
văn số 92/CĐN-TGNC về việc ngăn chặn truyền đạo trái pháp luật của Hội thánh
Đức chúa trời. Các cơ quan quản lý tôn giáo của Nhà nước cũng phối hợp với các
đơn vị liên quan kịp thời xử lý, ngăn ngừa ảnh hưởng của tổ chức này.
3.1.2.3. Các tổ chức, hệ phái Tin lành của người nước ngoài hoạt động tại
Việt Nam
Tin lành là một tôn giáo phù hợp với xã hội công nghiệp. Trong xu thế chung
của thời đại hiện nay, tôn giáo này thu hút tín đồ ở nhiều nước. Tin lành theo chân
81

những tín đồ ra nước ngoài và đến nơi mà họ lao động, công tác, sinh sống để tiếp
tục hình thành nên những tổ chức, hệ phái mới.
Theo số liệu thống kê bước đầu của Ban tôn giáo chính phủ, tính đến năm
2017 đã có hơn năm nghìn người nước ngoài sinh hoạt Tin lành ở Việt Nam, tập
trung chủ yếu ở các khu đô thị và thành phố lớn, tiêu biểu là Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh.
Số tín đồ người nước ngoài đông nhất là Hàn Quốc, sinh hoạt ở Hội thánh
Tin lành Báp tít, Trưởng lão. Những người này có mối quan hệ khá gần gũi với Hội
thánh sở tại. Một số hội thánh như Hội thánh Hà Nội còn cho mượn địa điểm để họ
tổ chức sinh hoạt thường xuyên. Tính riêng trên địa bàn thành phố Hà Nội, cộng
đồng những người nước ngoài theo đạo Tin lành có khoảng 1.000 người thuộc 50
quốc tịch khác nhau. Ngoài ba nhóm Tin lành Hàn Quốc được cấp phép sinh hoạt
tập trung thì các nhóm Tin lành người nước ngoài khác đang sinh hoạt tôn giáo
thành nhóm riêng ở cơ sở thờ phượng tại Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc),
hoặc được Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) bảo trợ để thuê mượn địa điểm
hợp pháp cho sinh hoạt tôn giáo.
“Trước đây để tổ chức được 1 buổi sinh hoạt Tin lành, chúng tôi phải
thông qua Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) đứng ra thuê mượn
địa điểm. Kể từ đầu năm 2018, khi Luật tín ngưỡng tôn giáo có hiệu lực
cho phép người nước ngoài được đăng kí địa điểm sinh hoạt tôn giáo,
mục sư Kim Joong Ki đại diện cho Hội thánh Tin lành Saeong Myeong
Na Mu Hàn Quốc đã thuê và đăng kí địa điểm sinh hoạt tôn giáo ngoài
nhà thờ. Đến tháng 3 năm 2018, Saeong Myeong Na Mu là một trong
những hội thánh đầu tiên được chấp thuận đăng kí điểm nhóm sinh hoạt
tập trung với địa điểm tại một tòa nhà văn phòng được thuê toàn thời
gian. Cộng đồng Tin lành Hàn Quốc Saeong Myeong Na Mu có nhiều
khóa lễ khác nhau dành cho thiếu niên, thanh niên và người lớn. Nhóm
Saaeong Hà Nội có 100 tín đồ đang sinh sống tại Hà Nội và các tỉnh lân
cận, họ thuê định kì tại khách sạn này từ 10h đến 13h chủ nhật hàng tuần
để tập trung cùng nhau thờ phượng, hát thánh ca, sinh hoạt và cầu
nguyện. Sinh hoạt tôn giáo ở đây, chúng tôi như được phục hồi thể chất
82

lẫn tinh thần, chúng tôi rất vui mừng khi được đến đây, nó như động lực cho
chúng tôi sống trong tuần đầy hưng phấn” [Trích phỏng vấn tín đồ Tin lành
Hàn Quốc, Chương trình Chân dung cuộc sống: Người nước ngoài sinh hoạt
tôn giáo ở Việt Nam, ngày 10/10/2018, lúc 20h trên VTV4].
Đối tượng tín đồ là người nước ngoài sinh hoạt ở Việt Nam, ngoài Hàn Quốc
còn phải kể tới quốc tịch Úc, Mỹ, Đức,... đưa đến hình thành nhiều tổ chức, hệ phái
Tin lành của người nước ngoài tại Việt Nam. Theo thống kê từ Ban Tôn giáo Chính
phủ, tính đến tháng 5 năm 2019, có hơn 8.500 người nước ngoài, thuộc 50 quốc gia
và vùng lãnh thổ, sinh hoạt đạo Tin lành ở Việt Nam với gần 50 điểm nhóm.
Trên thế giới, tín đồ theo đạo Tin lành là người Việt Nam tập trung đông ở Mỹ
cùng một số quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Tại Mỹ, theo Niên giám mục sư quản
nhiệm và Hội thánh Việt Nam năm 2016 - 2017, tổng số có 416 Hội thánh, nhiều nhất
là Californa 120, Texas 54, Georgia 28, trong khi tổng số Hội thánh năm 2001 là
196. Cũng theo Niên giám mục sư quản nhiệm và Hội thánh Việt Nam năm 2016 -
2017, tại Hàn Quốc có 18 Hội thánh, Pháp 21 Hội thánh, Đức 26 Hội thánh, Canada
36 Hội thánh, châu Đại Dương 68 Hội thánh (trong đó nhiều nhất là xứ New South
Wales có 24 Hội thánh, Victoria 24 Hội thánh, Queensland 13 Hội thánh),...
Theo Luật Tín ngưỡng tôn giáo, người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt
Nam sẽ đứng ra đăng kí sinh hoạt tôn giáo tập trung và thẩm quyển xem xét thuộc
về cơ quan cấp tỉnh, thành phố. Căn cứ theo luật và xem xét thực tế, các cơ quan có
thẩm quyền sẽ tạo điều kiện cho người nước ngoài làm đơn cam kết với các điều
kiện cần thiết, báo cáo thành phố, khi thành phố chấp thuận sẽ thông báo để họ
được sinh hoạt theo đúng nguyện vọng.
Bên cạnh đó, hiện nay cũng có một số tổ chức hoạt động dưới hình thức là
các tổ chức phi chính phủ, thực hiện viện trợ nhân đạo và từ thiện như: Thánh Kinh
hội, Hội cứu tế thế giới, Hội Hoàn cầu khải tượng,... Trong đó, tổ chức Thánh Kinh
hội là tổ chức chuyên in ấn và xuất bản kinh sách Tin lành. Với tư cách là một thành
viên của Liên Hiệp Thánh Kinh hội Quốc Tế (mạng lưới các Hội Kinh thánh ở hơn
200 quốc gia và vùng lãnh thổ) và phương châm “Kinh thánh cho mọi người”, đã
dịch Kinh thánh sang nhiều ngôn ngữ của nhiều dân tộc Việt Nam như dịch sách
83

Phúc Âm Mác sang tiếng Êđê năm 1937, sang tiếng Tày năm 1938, sang tiếng Gia
Rai, Bahnar, và Kơho năm 1950. Sau một thời gian tạm ngưng hoạt động (1975-
1992), mục vụ Kinh thánh tại Việt Nam được tái khởi động vào năm 1993, đến nay,
Thánh Kinh hội đã giúp chuyển ngữ trọn bộ Kinh thánh tiếng Ê Đê, Gia Rai, và Kơ
Ho. Năm 1968, Thánh Kinh hội Việt Nam soạn thảo hiến chương nhằm tiến tới tự
trị cả về tổ chức lẫn tài chính, “chính thức là một Hội Kinh thánh của các sắc dân
sinh sống tại Việt Nam. Tổng cộng có đến 10 hệ phái và nhóm thông công Tin Lành
gửi đại diện vào ban cố vấn đầu tiên của Thánh Kinh hội Việt Nam” [trích giới
thiệu về Thánh Kinh hội trên website của Hội Thánh Hà Nội: hoithanhhanoi.com,
truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2019]. Trong khi đó, hội Cứu tế thế giới là tổ chức
chuyên từ thiện và giảng Kinh Phúc âm và hội Hoàn cầu khải tượng là tổ chức
chuyên hoạt động từ thiện và xã hội.
3.2. SỰ ĐA DẠNG VỀ LOẠI HÌNH CỦA CÁC TỔ CHỨC, HỆ PHÁI TIN
LÀNH Ở VIỆT NAM
3.2.1. Xu hướng thần học
Theo “Thần đạo học” của Olsen, hệ thống thần học Tin lành luận giải 10 vấn
đề: 1) Kinh thánh, 2) Đức Chúa Trời, 3) Loài người, 4) Tội lỗi, 5) Đấng Christ, 6)
Sự cứu rỗi, 7) Thánh Linh, 8) Thiên sứ, 9) Giáo hội, 10) Lai thế. Trong đó, Kinh
thánh được những người Tin lành xem là “cầm quyền tuyệt đối” vì “Kinh thánh có
thần quyền để giải quyết và đoán định mọi sự thuộc về đạo giáo, tín ngưỡng và
hành vi” (mục III, Chương 7, quyển 2 Thần đạo học), trái với Công giáo “không lấy
Kinh thánh làm tiêu chuẩn của sự tín ngưỡng, dám cả gan tự xưng Giáo hội là
nguồn và Giáo hoàng là tiêu chuẩn của thần đạo” (2a, mục IV, Chương 2, quyển 1
Thần đạo học). Lịch sử thần học bao gồm lịch sử Giáo hội (kết quả của đạo đức
Chúa Trời trong Giáo hội, xã hội, đời sống cá nhân tín đồ) và lịch sử lẽ đạo (sự mở
mang lẽ đạo, sự chia ra từng mục trong các bài tín điều). Lịch sử thần học được thể
hiện qua các “thực dụng thần học”, tức là cách thức ứng dụng lẽ đạo của mỗi Hội
thánh nhằm đạt tới hạnh phúc thật sự. Trên thực tế, Việt Nam từ sau những năm
1975 đến nay, xét trên bình diện thần học, các tổ chức, hệ phái không có thay đổi
quan trọng, chỉ khác nhau về một vài phương diện của thực dụng thần học. Đúng
84

như mục sư Đoàn Trung Tín (Tổng quản nhiệm Hội thánh Truyền giảng Phúc âm)
trong Hội thảo Tin lành ở Việt Nam sau năm 1975 và quá trình hội nhập (tháng 7
năm 2018), nhận định: “Về thần học thì không có sự thay đổi quan trọng, chỉ khác
nhau trong cách hiểu và thực hành một vài sự dạy dỗ của Kinh thánh trong đời sống
Cơ đốc thực hành và cách thức thờ phượng”. Tuy nhiên, cùng với sự xuất hiện của
hàng loạt những tổ chức, hệ phái mới, sự khác nhau về ứng dụng thần học cũng đã
góp phần tạo nên tính đa dạng cho các tổ chức, hệ phái Tin lành Việt Nam.
Ở Việt Nam, mặc dù con số trên dưới một triệu tín đồ - so với những tôn giáo
khác trong nước - không phải nhiều, song tốc độ gia tăng tín đồ của Tin lành lại
nhanh so với những tôn giáo khác. Tin lành đa dạng không chỉ về tổ chức, hệ phái,
tín đồ mà còn đa dạng ngay cả về xu hướng thần học, trên cơ sở những tín lí, lễ
nghi, tổ chức cơ bản. Xét dưới góc độ xu hướng thần học, có thể thấy nổi trội 3
nhóm với 3 xu hướng khác nhau: nhiều tổ chức, hệ phái ở Việt Nam theo xu hướng
thần học của Tin lành truyền thống; một số theo xu hướng mới đầu thế kỷ XX; số
khác theo xu hướng hỗn hợp các giáo lí.
Nhóm thứ nhất: Một số tổ chức, hệ phái Tin lành theo xu hướng thần học
truyền thống.
Các tín đồ hoạt động ổn định ở những tổ chức, hệ phái theo xu hướng thần
học Martin Luther, Jean Calvin (mà nhiều nhà nghiên cứu gọi là Tin lành Chính
giáo) thường là nhóm Tin lành truyền thống, bảo vệ thần học truyền thống. Loại
hình này đã du nhập, hình thành từ lâu ở Việt Nam và đến nay vẫn còn tiếp tục hoạt
động ổn định với đường hướng rõ ràng. Xu hướng thần học này không hướng tới
việc nhận thức bản chất, những đặc tính của Chúa như Công giáo mà nhấn mạnh
việc lí giải cho niềm tin vào Chúa, sự cứu rỗi và ban ân sủng của Chúa. Nói cách
khác, nhóm này kiên định và tập trung vào niềm tin cá nhân, sự cải biến từ cá nhân.
Tín đồ chú trọng nhu cầu của từng cá nhân trong đối thoại với Chúa, tầm quan trọng
của thập tự giá và Kinh thánh. Họ tích cực tham gia vào mục vụ truyền giáo và mục
vụ xã hội.
Có thể kể tới trong nhóm này những tổ chức, hệ phái có nguồn gốc từ Hội
Truyền giáo CMA, Báp tít, Mennonite, Trưởng lão như Hội thánh Tin lành Việt
85

Nam (miền Bắc), Hội Thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam), Giáo hội Báp tít Việt
Nam, Hội thánh Mennonite Việt Nam,... Đây phần lớn đều là các tổ chức, hệ phái
đã được Nhà nước công nhận, có thực lực và có quan hệ tốt đẹp với chính quyền.
Tín đồ cơ bản có lối sống đạo nhẹ nhàng, văn minh, quan tâm phát triển gia đình,
thực hiện đúng chức năng đạo, đời.
Nhóm thứ hai: Một số tổ chức, hệ phái Tin lành theo xu hướng thần học đầu
thế kỷ XX, chịu ảnh hưởng sâu sắc từ phong trào Ngũ tuần trên thế giới.
Thế kỷ XX chứng kiến sự xuất hiện của nhiều trào lưu thần học Tin lành như
thần học tự do chủ nghĩa (đại diện là P. Slaymaker, P. Bauer, A. Ritch,...), thần học
biện chứng (đại diện là K.Bart) đầu thế kỷ XX, thần học phi thần thoại hóa Công
giáo (đại diện là R.Buntman), thần học thế tục (đại diện là D.Bolnof) giữa thế kỷ
XX, thần học tiến trình (đại diện là G.Cobb, S.Ogden) nửa sau thế kỷ XX,...
Ngũ tuần được khởi phát sau buổi nhóm lễ ở một thành phố thuộc tiểu bang
Kansa của Hoa Kỳ vào năm 1901 và chính thức được khai sinh vào năm 1906 ở Mỹ
bởi mục sư người da đen W.J.Seymour thuộc hệ phái Methodiste sau khi ông cho
rằng mình được Chúa ban ơn nói “tiếng lạ”. Bởi thế, niềm tin vào sự chữa lành và
việc thực hành ân huệ nói “tiếng lạ” là đặc điểm quan trọng trong học thuyết của
Ngũ tuần. Ngũ tuần được dịch từ phong trào Pentecostalism Pentecostal Movement,
nghĩa là Lễ Chúa thánh thần hiện xuống, diễn ra 50 ngày sau Lễ phục sinh. Về sau,
phong trào này được tách ra thành nhiều hệ phái với những tên gọi khác nhau nhưng
vẫn giữ những đặc điểm quan trọng nêu trên.
Ở Việt Nam, những tổ chức, hệ phái theo xu hướng Ngũ tuần hoặc chỉ chịu
ảnh hưởng của Ngũ tuần mà không theo đều là các tổ chức, hệ phái chưa được công
nhận và rất đa dạng. Tên gọi của các tổ chức, hệ phái này không có quy định cụ thể,
có thể được sử dụng theo tên các Thánh trong Kinh thánh như Hội thánh Timothê,
Hội thánh Ôliver,... có thể theo địa danh như Hội thánh Độc lập Tân Bình ở thành
phố Hồ Chí Minh, có thể lấy tên gọi tùy thuộc vào cách đặt của người đứng đầu như
Hội thánh Tin lành Thanh Khiết Việt Nam, Hội thánh Vườn Nho,... Các tổ chức, hệ
phái này cơ bản chưa hình thành về bộ máy tổ chức, có đường hướng hoạt động
chưa thực rõ ràng, đề cao cảm xúc của cá nhân và thường tổ chức sinh hoạt tại tư
86

gia. Như đã nói ở trên, những nhà quản lý gọi các nhóm này là Tin lành tư gia. Gần
đây, xuất hiện những mối liên hệ thông công, liên hiệp giữa các nhóm Tin lành này,
đặt ra một số vấn đề với công tác quản lý của chính quyền cũng như cộng đồng đạo
Tin lành nói chung.
Nhóm thứ ba: Một số tổ chức, hệ phái có xu hướng hỗn hợp các giáo lý và
mang tính chất phi hệ phái.
Thiên hướng hỗn hợp các giáo lý và mang tính phi hệ phái của một bộ phận
tổ chức, hệ phái đã làm phong phú thêm đời sống Tin lành Việt Nam. Thuộc loại
này đều là các tổ chức, hệ phái chưa được nhà nước công nhận, có thể kể tới Hội
thánh Liên hiệp Truyền giáo, Liên đoàn Truyền giáo Phúc âm, Liên đoàn Truyền
giáo Phúc âm Việt Nam, Hội truyền giảng Phúc âm,... Loại hình Tin lành này
thường được dẫn dắt bởi những mục sư có tầm ảnh hưởng nên hoạt động rất tích
cực, phương thức truyền giáo phong phú vừa mềm dẻo vừa cương quyết, vừa tuyên
truyền vừa lôi kéo, dụ dỗ các tín đồ từ những tổ chức, hệ phái khác sang.
Ở khía cạnh khác, ngay trong chính một hệ phái cũng có thể có những cách
hiểu khác nhau về thần học, điển hình là hệ phái Cơ đốc Phục lâm (Adventist).
W.Miller - người sáng lập - đã có tới 2 lần đưa ra lời tiên tri thất bại dù ông rất say
sưa nghiên cứu Kinh thánh và chú trọng các lời tiên tri trong sách Đa ni ên và Khải
huyền thư. Dẫu vậy, phong trào Cơ đốc Phục lâm theo các giáo thuyết của ông vẫn
rất phát triển. Trong quá trình phát triển, đã có những xu hướng nhận thức khác
nhau về ngày lễ Sabath, ngày thứ nhất hay ngày thứ bảy, ngày chủ nghật hay ngày
thứ bảy?... Xuất phát từ các cách hiểu khác nhau, Cơ đốc Phục lâm cũng chia tách
thành 3 tổ chức giáo hội khác nhau: Tổ chức Giáo hội Cơ đốc Phục lâm không tán
thành thuyết thần túy của Platon về sự bất tử của linh hồn, cho rằng kẻ ác sẽ biến
mất hoàn toàn vì họ đối lập với người đau khổ, tất cả những người chết sẽ trở nên
vô thức cho tới khi phục sinh. Giáo hội thực hiện lễ Rửa tội dìm mình xuống nước
và Tiệc thánh. Sabath được tổ chức thực hiện vào ngày thứ nhất của tuần. Tổ chức
Đại hội đồng Giáo hội của Chúa nhấn mạnh thuyết Chúa Kitô tái lâm, sự phục sinh
là phần thưởng của Chúa cho những người tốt và công chính trên thế gian. Tổ chức
Giáo hội Cơ đốc Phục lâm Ngày thứ Bảy (Cơ đốc Phục lâm An thất Nhật) được
87

xem là tổ chức lớn mạnh nhất. Tổ chức này khác hai tổ chức còn lại căn bản ở chỗ
xem Lễ Sabath là đặc biệt quan trọng và được tổ chức vào ngày thứ bảy, theo đúng
lời răn thứ tư của Thiên chúa. Tổ chức này thực hiện nghi lễ Rửa tội dìm mình
xuống nước và nghi lễ Rửa chân thay vì Tiệc thánh và coi đây là những nghi thức
chuẩn bị để có thể thông công.
Hiện nay, Giáo hội Cơ đốc Phục lâm Việt Nam có hơn 16.000 tín đồ, 07 mục
sư, Trưởng lão, giám mục, 102 Chấp sự, (không có chức danh truyền đạo) ở 10 chi
hội, hơn 100 điểm nhóm, 7 nhà thờ và một trụ sở văn phòng làm việc giáo hội. Giáo
hội hoạt động ở 25 địa bàn chủ yếu ở các tỉnh phía Nam, trong đó tập trung ở Lâm
Đồng, Đăk Lăk, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Đồng Nai, Bình Phước, Bình
Dương, Cần Thơ, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Tiền Giang, Phú
Yên, Quảng Trị. Giáo hội có 2 cấp xét về mặt tổ chức là Cơ quan trung ương, tức
Ban Quản trị Giáo hội (224 Phan Đăng Lưu, phường 3, quận Phú Nhuận, thành phố
Hồ Chí Minh, so mục sư Trần Công Tấn đứng đầu) và cấp chi hội (cấp cơ sở) [theo
btgcp.gov.vn, truy cập ngày 7/7/2019]. Năm 2008, Giáo hội Cơ đốc Phục lâm Việt
Nam chính thức được nhà nước công nhận tư cách pháp nhân.
Tiếp cận từ góc độ chuẩn mực Kinh thánh, nhiều mục sư Tin lành tán thành
nhận định chia thần học Tin lành hiện nay thành hai nhóm. Một nhóm được gọi
bằng tên “Nhóm tin Kinh thánh là lời của Chúa”, tức là tin và trung thành tuyệt đối,
không thêm bớt lời của Kinh thánh. Tuy nhiên, các tổ chức, hệ phái có những cách
thức thờ phượng khác nhau: thực hiện các giáo nghi truyền thống một cách cung
kính và trang nghiêm (Hội thánh Coptic,…), thờ phượng cách tân (Hội thánh
Trưởng lão, Hội thánh Mennonite, Hội thánh Báp tít,…), thờ phượng tự do (Hội
thánh Ngũ tuần, Hội thánh Vườn Nho,…). Nhóm thứ hai là “Nhóm tin Kinh thánh
có lời của Chúa”, tức là tin Kinh thánh có lời Đức Chúa Trời nhưng cũng có cả lời
của con người, ma quỷ, thiên sứ. Vì vậy, tín đồ của các tổ chức, hệ phái này thay
đổi hoặc sửa lại, thêm vào Kinh thánh lời của những người đứng đầu hoặc những
người mà họ coi là các nhà tiên tri. Theo cách phân loại này thì hầu hết các tổ chức,
hệ phái của đạo Tin lành ở Việt Nam đều thuộc nhóm thứ nhất. Ở cách tiếp cận ảnh
hưởng của khuynh hướng thần học chính, nhà nghiên cứu Đỗ Quang Hưng nhận
88

định, mặc dù có nhiều tổ chức, hệ phái chịu ảnh hưởng của Tin lành Phúc Âm và
Tin lành Ngũ Tuần hoặc thuộc về một trong hai khuynh hướng lớn này, song ở Việt
Nam, cơ bản các tổ chức, hệ phái “ảnh hưởng sâu đậm” bởi thần học của Tin lành
Phúc Âm mà “di sản xa” của nó là Tin lành Phúc Âm Pháp và “di sản gần” là Hội
CMA. Tiếp cận từ góc độ xu hướng thần học, luận án lựa chọn cách phân thành ba
nhóm nêu trên.
3.2.2. Tín đồ, phạm vi hoạt động và địa vị pháp lý
3.2.2.1. Các tổ chức, hệ phái Tin lành có sự đa dạng về tín đồ
Tín đồ Tin lành đa dạng về thành phần dân tộc
Trước năm 1975, đối tượng tín đồ chủ yếu của đạo Tin lành là đồng bào dân
tộc thiểu số. Nguyên nhân trước hết do lịch sử truyền giáo Tin lành để lại và xuất
phát từ nhiệm vụ của những nhà truyền giáo. Tin lành vốn được truyền vào Việt
Nam trong những giai đoạn lịch sử không dễ dàng đối với các nhà truyền giáo. Khó
khăn khi mở rộng phạm vi ảnh hưởng ở các vùng đô thị, buổi ban đầu, lực lượng
truyền giáo buộc phải chuyển hướng lên các vùng tập trung đông đồng bào dân tộc
thiểu số sinh sống. Dựa vào trình độ dân trí thấp, đời sống dân sinh nghèo nàn của
đồng bào cũng như sự buông lỏng quản lý, chủ quan của một bộ phận hệ thống
chính trị cấp cơ sở, họ dễ dàng lôi cuốn tín đồ tại đây theo đạo. Đội ngũ này quyết
tâm thực hiện “chức vụ chăn bầy và dạy dỗ” với tư cách là một thiên chức được
hưởng đặc ân do Chúa ban cho. Họ phó thác đời sống và gia đình cho Chúa để
chăm lo giảng dạy Lời Chúa “dẫn dắt con dân của Chúa đi theo đường lối và ý chỉ
của Đức Chúa Trời mà nền tảng là Kinh thánh” [58, tr.5-7]. Không thể phủ nhận vai
trò của những nhà truyền giáo Tin lành trong sự gia tăng số lượng tín đồ, nhất là tín
đồ dân tộc thiểu số.
Ở khu vực miền núi phía Bắc, không chỉ có tín đồ dân tộc Mông tin theo Tin
lành mà còn có cả tín đồ của các thành phần dân tộc khác như dân tộc Dao, Thái,
Tày, Sán Chỉ, Pà Thèn, Hà Nhì, Nùng, Máng, Cờ Lao, La Hủ,... Năm 1994, miền
núi phía Bắc có khoảng 40 nghìn đồng bào dân tộc thiểu số tin theo Tin lành. Đến
tháng 3 năm 2015, khu vực này có 181.615 tín đồ là đồng bào dân tộc thiểu số/ tổng
số 182.697 tín đồ Tin lành, chiếm 99,4 %. Ở Tây Nguyên và Bình Phước, cùng thời
89

điểm, tỉ lệ tương ứng là 86,1 %; Đông Nam Bộ là 9,7%, Tây Nam Bộ là 2,8%, thấp
nhất là đồng bằng sông Hồng với 0,6%; trong khi tỉ lệ này bình quân trên cả nước là
67,7% [tác giả luận án tính theo số liệu dẫn từ Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện
Chỉ thị số 01 của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW].
Nguyên nhân các tín đồ dân tộc thiểu số tin theo Tin lành xuất phát từ chính
niềm tin, tình cảm tôn giáo với các tín ngưỡng truyền thống bị sụt giảm và những
nhu cầu thiết thực trong đời sống thường nhật của họ chưa được đảm bảo. Đồng bào
dân tộc thiểu số, điển hình là dân tộc Mông, vốn có tập quán du canh, du cư, tâm lý
đặc thù như niềm tin vững vàng, tính tự tôn và thực tế cao. Họ dễ dàng gắn bó một
cách quyết liệt với những gì mình tin tưởng như đức tin vào Chúa. Đời sống tín đồ
còn cơ bản khó khăn, thiếu thốn về vật chất, nhất là những vật chất trước mắt như
đồ ăn, quần áo,... vừa vặn là những lợi ích mà các tổ chức, hệ phái Tin lành dễ dàng
thỏa mãn ngay cho tín đồ. Tính riêng ở địa bàn Lào Cai, trong tương quan so sánh
giữa nhóm tín đồ người Mông theo Công giáo và theo Tin lành thì có khoảng 4.400
tín đồ là người Mông Công giáo, trong khi con số này ở Tin lành có tới trên dưới
34.000 người. Mặc dù Công giáo thế giới ra đời cách đây 2000 năm, du nhập vào
đồng bào dân tộc Mông từ thời kỳ Pháp thuộc đầu thế kỷ XX, người truyền giáo có
trình độ cao, công cuộc truyền giáo bài bản và tín đồ tăng trưởng, nhưng so với Tin
lành thì vẫn tương đối khiêm tốn.
Từ đó, nhiều đồng bào là người dân tộc thiểu số sẵn sàng gia nhập Tin lành
do được vận động, tuyên truyền từ các cuộc trao đổi liên lạc với những người dân
tộc thiểu số tin theo Tin lành đang lưu vong ở nước ngoài. Một số hấp thu những
rao giảng Kinh thánh của Tin lành thông qua việc nghe đài phát thanh FEBC phát từ
Philippin. Số khác sẵn sàng cải đạo, chuyển từ tổ chức, hệ phái này sang tổ chức, hệ
phái khác khi bị kích động, lôi kéo hoặc cảm thấy chưa thỏa mãn nhu cầu lợi ích với
tổ chức, hệ phái cũ. Nguyên nhân này khiến cho thành phần dân tộc của đạo Tin
lành có xu hướng trở nên ngày càng đa dạng và mặt khác cũng khiến cho các tổ
chức, hệ phái ngày càng gia tăng về số lượng, loại hình, địa bàn hoạt động,...
Hiện nay, không chỉ giới hạn trong đồng bào ở một vài dân tộc thiểu số mà
đối tượng tín đồ còn mở rộng ra cả các dân tộc khác với đa dạng lứa tuổi, nghề
nghiệp, giới tính,.... Điều kiện tuổi tác thực hiện nghi lễ Bắp - têm để trở thành tín
90

đồ cũng có sự đa dạng khác nhau. Một số tổ chức, hệ phái Tin lành, lứa tuổi đủ để
chịu Bắp - têm là từ 14 tuổi trở lên [theo 30, tr.154] nhưng một số tổ chức, hệ phái
lại mở rộng hoặc không hạn chế độ tuổi đủ chịu Bắp - têm. Điều này được ghi nhận
qua trao đổi của tác giả với mục sư Lý Văn Mỳ thuộc Hội thánh Tin lành Liên hữu
cơ đốc ở xóm Chàng Đỉ, xã Thượng Thôn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, mục sư
cho biết không hạn chế lứa tuổi làm Bắp - têm. Hội thánh Tin lành Trưởng lão cũng
thể hiện rõ trong Hiến chương “Có thể làm Bắp - têm cho những ai công khai xưng
nhận đức tin, và cho cả trẻ em có cha mẹ là người tin nhận Chúa” [57, tr.43].
Cũng theo nhận định của chính những người thuộc cộng đồng Tin lành, hiện
nay trong tín đồ đã có những “ứng xử phi căn tính Cơ đốc”, là hệ quả tất yếu của
trào lưu thế tục hóa. Nhiều tín đồ trẻ tuổi thờ ơ, vô cảm với gia đình, đoạn tuyệt với
anh em họ hàng, tìm cách tư lợi riêng, tham gia từ thiện xã hội một cách hình thức,
chủ yếu nhằm vào mục tiêu truyền giáo mà ít xuất phát từ tình cảm thực, từ đó cũng
gây nên không ít nghi kị, thiếu thiện cảm trong cộng đồng xã hội.
Bên cạnh đó, sự đa dạng về thành phần dân tộc của các tín đồ Tin lành ở một
mức độ nào đó đã đưa đến những hòa trộn uyển chuyển giữa bản sắc văn hóa dân
tộc truyền thống với văn hóa Tin lành song lại gây nên những xung đột văn hóa
nhất định, đặc biệt trong lĩnh vực thờ hình tượng, thờ cúng ông bà tổ tiên - vốn là
truyền thống văn hóa dân tộc mà Tin lành không đồng quan điểm. Tính chất này
cũng đã dẫn đến thách thức cho công tác quản lý của Nhà nước do hầu hết tín đồ là
người dân tộc thiểu số sinh sống ở những vùng địa thế gây trở ngại cho tiếp xúc của
chính quyền, đồng bào lại có đời sống kinh tế - xã hội khó khăn nên dễ bị kích
động, lợi dụng hay mua chuộc bởi các lợi ích vật chất từ phía các thế lực thù địch.
Tín đồ Tin lành cũng đa dạng theo thành phần xã hội
Tín đồ theo đạo Tin lành hiện nay đã mở rộng, bao gồm tầng lớp thị dân,
công nhân, đồng bào dân tộc thiểu số (người dân tộc thiểu số tại chỗ và người dân
tộc thiểu số di cư),... Trong số đó, tín đồ của đạo Tin lành tập trung vào tầng lớp thị
dân, phân bố rộng khắp cả nước nhưng hạn chế ở vùng nông thôn, chủ yếu ở không
gian sống của đồng bào dân tộc thiểu số và những vùng đô thị. Theo các số liệu
được tổng hợp từ Ban tôn giáo Chính phủ, trước năm 1975, Hội thánh Tin lành Việt
Nam (miền Nam) có 55% tín đồ thị dân, 33% tín đồ là đồng bào dân tộc thiểu số; tỉ
91

lệ này tương ứng ở Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) là 40%, 30%. Cho tới
nay, đây vẫn là hai thành phần chiếm chủ yếu của tín đồ các tổ chức, hệ phái.
Hiện nay, lớp tín đồ mới có xu hướng đa dạng hơn về lứa tuổi, ngành nghề,
lĩnh vực lao động đồng thời trở nên năng động hơn, quan tâm nhiều hơn đến đời
sống thực tế, nhất là các vấn đề thực tế liên quan đến đời sống thế tục của cá nhân,
gia đình. Đặc biệt đã xuất hiện thêm đông đảo đối tượng tín đồ sinh hoạt tại nhà,
chiếm khoảng 50% số tín đồ trong các tổ chức, hệ phái Tin lành chủ lưu. Họ cho
rằng sinh hoạt tại nhà với không gian nhỏ, khiến cảm giác được an toàn, được chia
sẻ nhiều hơn và bớt cô đơn hơn.
Các tín đồ Tin lành có xu hướng ngày càng gia tăng về số lượng, một mặt do xu
hướng gia tăng cơ học của dân số, một mặt do chiến lược truyền giáo, thu hút tín đồ tỉ
mỉ, bài bản của các tổ chức, hệ phái và tác động từ các yếu tố khác của thời đại. Tình
hình đa dạng về thành phần tín đồ, nhất là các tín đồ trí thức như giáo viên, sinh viên,
học sinh, công nhân, viên chức Nhà nước,... là hệ quả tất yếu từ ảnh hưởng của quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mở cửa đẩy mạnh giao lưu, hợp tác, đầu
tư với nước ngoài. Giáo lí đề cao niềm tin kính của cá nhân với Đức Chúa trời, qua đó
phần nào khơi dậy bản ngã cá nhân, khát vọng được thể hiện bản thân của tín đồ, nhất
là đối tượng tín đồ trẻ tuổi cũng là nguyên nhân khiến cho các thành phần tín đồ Tin lành
ngày càng trở nên mở rộng. Mặt khác, cơ chế dân chủ, sinh hoạt đạo gọn nhẹ, đơn giản
của Tin lành vừa phù hợp với xu thế phát triển năng động của xã hội hiện đại, vừa là yếu
tố thu hút ngày càng đa dạng thành phần tín đồ tham gia vào các tổ chức, hệ phái.
Đối với quản lý của Nhà nước, sự đa dạng về thành phần xã hội, cơ cấu nghề
nghiệp, lứa tuổi, giới tính của tín đồ đòi hỏi những biện pháp tuyên truyền linh hoạt,
mềm dẻo, kết hợp thuyết phục, nêu gương, biểu dương thỏa đáng. Trường hợp các
tín đồ hoạt động trái pháp luật, truyền đạo trái phép thì Nhà nước cần phối hợp các
cơ quan hữu quan liên quan kịp thời ngăn ngừa, xử lý.
Đối với mỗi gia đình, trong bối cảnh ngày càng nở rộ các loại hình tổ chức,
hệ phái đề cao cảm xúc cá nhân, vai trò của các thiết chế xã hội thu nhỏ này đặc biệt
trở nên quan trọng. Gia đình đứng trước vấn đề chú trọng bồi dưỡng các giá trị đạo
đức truyền thống, vun đắp yếu tố tình cảm, quan tâm kết nối, gắn bó quan hệ nhằm
có điểm tựa tinh thần vững vàng cho tín đồ. Bên cạnh đó, gia đình cũng cần phối
92

hợp cùng nhà trường, các tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội định hướng cho tín đồ
có các kỹ năng sống, thái độ sống đúng mực, tham gia tích cực cải thiện đời sống
vật chất và chấp hành chủ trương, đường lối, pháp luật của Đảng, Nhà nước.
Nhiều môi trường tổ chức, hệ phái, nghi lễ đơn giản, cơ chế sinh hoạt dân và
đặc biệt, cái tôi cảm xúc trước Chúa được quan tâm, đề cao đã khiến Tin lành hấp
dẫn nhiều đối tượng tin theo. Ngược lại, chính sự phong phú về thành phần đối
tượng tham gia, với nhiều quyền lợi kinh tế - chính trị - xã hội khác nhau cũng tạo
nên tính đa dạng cho các tổ chức, hệ phái Tin lành
3.2.2.2. Các tổ chức, hệ phái Tin lành có sự đa dạng về phạm vi hoạt động
Như đã nói ở trên, giáo lí, nghi lễ gọn nhẹ, không rườm rà, hình thức sinh
hoạt phong phú, thu hút của Tin lành rất phù hợp với đối tượng thị dân và đồng bào
dân tộc thiểu số. Bởi vậy, Tin lành có chỗ đứng chân ở nhiều thành phố, khu đô thị,
khu công nghiệp và vùng sâu vùng xa, biên giới của đất nước.
Xét về địa bàn hoạt động trước năm 1975, các tổ chức, hệ phái chủ yếu chỉ
phát triển ở miền Nam. Hiện nay đã có sự trải đều địa bàn sinh hoạt đạo của tín đồ
trên cả nước. Tuy nhiên, riêng Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) chỉ tồn tại
ở các tỉnh thành phía Nam. Ở khu vực miền núi phía Bắc, mặc dù cơ bản tín đồ là
người dân tộc thiểu số đều sống ở những vùng địa hình cao, hiểm trở, phân tán; có
tập quán canh tác tương đồng nhưng thời điểm tham gia các tổ chức, hệ phái không
giống nhau và quan điểm thần học không thuần nhất. Trình độ nhận thức, sự am
hiểu Kinh thánh, thời gian ra nhập và việc được bồi dưỡng bồi linh (hoạt động từ
Tổng hội Trung ương) của các mục sư, giảng sư cũng không giống nhau, dẫn đến
việc chứng đạo, hiểu đạo, sinh hoạt đạo của các tín đồ ở các điểm nhóm, tổ chức, hệ
phái ở mỗi khu vực cũng đa dạng khác nhau.
Phân cấp quản lý của Nhà nước theo địa giới hành chính cấp quốc gia: Tin
lành gồm các tổ chức, hệ phái ở khu vực miền núi phía Bắc, khu vực Tây Nguyên,
khu vực đô thị lớn gồm Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh. Theo địa giới
hành chính cấp tỉnh, thành phố: gồm các tổ chức, hệ phái có phạm vi hoạt động
trong một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc đồng thời ở nhiều tỉnh.
Sự đa dạng về phạm vi hoạt động của các tổ chức, hệ phái cũng thể hiện ở
những dạng biểu hiện khác nhau. Hiện nay, theo số liệu thống kê của Ban tôn giáo
93

Chính phủ, nhiều tỉnh có những tổ chức, hệ phái, nhóm Tin lành còn hoạt động
nhưng nhiều tỉnh lại không (như nhóm Phúc Âm đời đời đã ngưng hoạt động ở Cần
Thơ nhưng còn 28 tín đồ ở Hải Dương),...
Nhiều tỉnh chỉ có từ 01 đến 02 tổ chức, hệ phái như ở Hà Nam (01, Hội
thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc)), Cao Bằng (02, Hội thánh Tin lành Việt Nam
(miền Bắc) và Hội thánh Liên hữu cơ đốc Việt Nam), Ninh Bình (02, Phúc Âm ngũ
tuần, Agape), nhiều tỉnh có từ 05 đến 06 tổ chức, hệ phái như Bắc Giang, Phú Thọ,
Nam Định, Thái Nguyên,... Nhiều tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ
Chí Minh có tới trên 30 tổ chức, hệ phái,...
Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) không có ở phía Nam, tập trung
hầu hết các tỉnh thành phía Bắc nhưng cũng có nơi không có như tỉnh Bắc Ninh,
Phú Thọ,... Hội thánh Đức Chúa trời tại Việt Nam (có 100 tín đồ) ở thành phố Hồ
Chí Minh cũng có nhiều tổ chức, hệ phái khác có tên gần giống như Hội thánh Đức
Chúa Trời (có 15 tín đồ), Hội thánh của Đức Chúa Trời (có 50 tín đồ) và Điểm
Tải bản FULL (195 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
nhóm Đức Chúa Trời (có 100 tín đồ),... Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
Dưới đây là biều đồ thể hiện số lượng các tổ chức, hệ phái và tín đồ tại các
tỉnh thành Việt Nam:

Biểu đồ 3.1. Số lượng tổ chức, hệ phái và tín đồ các tỉnh Đồng bằng sông Hồng
tính đến 3/2015 và 4/2019
Nguồn: [150].
94

Biểu đồ 3. 2. Số lượng tổ chức, hệ phái và tín đồ các tỉnh miền núi phía Bắc
tính đến 3/2015 và 4/2019
Tải bản FULL (195 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
Nguồn: [150]. Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ

Biểu đồ 3. 3. Số lượng tổ chức, hệ phái và tín đồ các tỉnh miền Trung tính đến
3/2015 và 4/2019
Nguồn: [150].
95

Biểu đồ 3. 4. Số lượng tổ chức, hệ phái và tín đồ các tỉnh Tây Nguyên, Bình
Phước tính đến 3/2015 và 4/2019
Nguồn: [150].

Biểu đồ 3. 5. Số lượng tổ chức, hệ phái và tín đồ các tỉnh Đông Nam Bộ tính
đến 3/2015 và 4/2019
Nguồn: [150].

6507785

You might also like