Phiếu luyện số 26

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

ĐỀ 26

Chép thuộc khổ thơ đầu bài thơ “Viếng lăng Bác” và trả lời câu hỏi sau:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.
a. Nhà thơ xưng "con" với Bác. Cách xưng hô ấy có tác dụng gì?

Tác giả xưng “con”, gọi “Bác” thể hiện tình cảm vừa thành kính
vừa gần gũi. Đây là cách xưng hô thường thấy của người dân Việt
Nam nói chung đối với Bác, nhưng với Viễn Phương, nó vẫn
mang sắc thái tình cảm riêng, bởi ông là người con của miền Nam
– nơi luôn ở trong trái tim Bác.

b. Viễn Phương không nói "viếng lăng Bác" mà nói "thăm lăng Bác". Tác giả
đã sử dụng BPTT nào qua cách nói đó?

Nhà thơ không nói ra “viếng” mà là ra “thăm”, như đứa con đi lâu
ngày về thăm cha, thăm nơi Bác nghỉ, thăm chỗ Bác nằm. Đọc
câu thơ ta thấy nỗi đau như cố giấu mà giọng thơ vẫn cứ ngậm
ngùi.
T/g đã sử dụng BPTT nói giảm, nói tránh
c. Chỉ ra các từ láy và giá trị của những từ láy trong khổ thơ.

-“xanh xanh”
- t/d: giúp cây tre hiện lên với nét tả thực trong vóc dáng, sắc
màu, sự sống
-gợi 1 sắc màu của đất nước Việt Nam.
d.  Câu Ôi! ở dòng thơ thứ ba thuộc kiểu câu gì khi lần lượt xét theo cấu tạo và
theo chức năng? Câu thơ thể hiện cảm xúc gì của nhà thơ?
- Xét theo cấu tạo: câu đặc biệt
- xét theo chức năng: câu cảm than

- thể hiện sự xúc động, bồi hồi của nhà thơ


e.  Viết đoạn văn (khoảng 10 câu) theo cách tổng - phân hợp, nêu cảm nhận của em
về tình cảm của tác giả khi ra thăm lăng Bác trong khổ thơ thứ nhất. Trong đoạn
văn có sử dụng thành phần tình thái, gạch chân và ghi chú dưới thành phần tình
thái đó.
Khổ thơ thứ nhất của bài thơ “Viếng lăng Bác” là những cảm xúc bồi hồi xao xuyến của nhà thơ khi
đến thăm lăng Bác. Mở đầu khổ thơ là một lời thông báo ngắn gọn, giản dị nhưng chứa đựng biết bao
điều sâu xa. Cách xưng hô gần gũi, thân mật của tác giả khiến tình cảm trở nên ấm áp mà vẫn rất
mực thành kính, thiêng liêng. Với biện pháp nói giảm, nói tránh, tác giả dùng từ “thăm” thay cho từ
“viếng” đã khẳng định Bác vẫn còn mãi trong lòng dân tộc. Hình ảnh ẩn dụ “hàng trê” biểu tượng
cho sức sống bền bỉ, kiên cường, bất khuất của con người, dân tộc Việt Nam. Dường như niềm xúc
động và tự hào về đất nước, dân tộc đã được nhà thơ bộc lộ trực tiếp qua từ cảm thán “Ôi”. Còn hàng
tre, đó là đại diện cho những con người ở mọi miền trên đất nước về đây sum vầy bên Bác, trò
chuyện và bảo vệ giấc ngủ cho Người. Chỉ với một khổ thơ ngắn, Viễn Phương đã thể hiện những
cảm xúc chân thành, thiêng liêng đối với Bác kính yêu. 

You might also like