Bài Ghi CHƯƠNG II

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

CHƯƠNG II : NHIỄM SẮC THỂ- Bài 8 : NHIỄM SẮC THỂ

I/ Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể


Tế bào của mỗi loài SV có 1 bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng
1/ Số lượng
 Trong tế bào sinh dưỡng (tế bào xôma) :
+ Có bộ NST chứa các cặp NST tương đồng gọi là bộ NST lưỡng bội, kí hiệu 2n NST
và đặc trưng cho từng loài. VD : người có 2n = 46, ruồi giấm có 2n = 8, đậu Hà lan
có 2n = 14….
+ Trong cặp NST tương đồng (là cặp NST giống nhau về hình thái, kích thước), 1
NST có nguồn gốc từ bố, 1 NST có nguồn gốc từ mẹ.
+ Do NST tồn tại thành từng cặp tương đồng nên gen trên NST tồn tại thành cặp
tương ứng.
 Trong tế bào sinh dục (giao tử) : bộ NST chỉ chứa 1 NST của mỗi cặp tương đồng,
được gọi là bộ NST đơn bội, kí hiệu là n NST. VD : người có n = 23, ruồi giấm có n =
4, đậu Hà lan có n = 7….
2/ Hình dạng :
Tại kỳ giữa, NST co ngắn cực đại và có chiều dài 0,5 – 50 µm, đường kính 0,2 – 2 µm
đồng thời có hình dạng đặc trưng như hình hạt, hình que, hình V.
II/ Cấu trúc của nhiễm sắc thể
- Ở kì giữa, NST gồm hai crômatit dính nhau ở tâm động (eo thứ nhất) và chia NST làm 2
cánh. Tâm động là điểm đính NST vào sợi tơ vô sắc trong thoi phân bào . Một số NST
còn có eo thứ hai
- Mỗi crômatit gồm một phân tử ADN và prôtêin loại histôn.
III/ Chức năng của nhiễm sắc thể
- NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN.
- ADN có khả năng tự sao do đó dẫn đến sự tự nhân đôi của NST, nhờ đó các gen quy
định tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
____________________________________________
Bài 9 : NGUYÊN PHÂN
I/ Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân :
 Kì trung gian : NST duỗi xoắn, có dạng sợi mảnh và nhân đôi tạo các NST kép.
 Nguyên phân:
Các kỳ Những diễn biến cơ bản của NST
Kì đầu Các NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn nên có hình thái rõ rệt, chúng đính
vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động
Kì giữa Các NST kép đóng xoắn cực đại và xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo
của thoi phân bào
Kì sau Hai crômatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm động  2 NST đơn rồi phân li
về 2 cực của tế bào .
Kì cuối Các NST đơn duỗi xoắn trở lại dạng sợi mảnh.
 Nhận xét : + từ 1 tế bào mẹ (2n NST)  2 tế bào con có bộ NST (2n).
+ 2 tế bào con có bộ NST giống tế bào mẹ là do trong chu kỳ tế bào, NST
được nhân đôi ở kỳ trung gian và sau đó phân ly đồng đều ở kỳ sau của
nguyên phân.
II/ Ý nghĩa của nguyên phân :
- Là phương thức sinh sản của tế bào, giúp cơ thể đa bào lớn lên.
- Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào.
________________________________________________
Bài 10 : GIẢM PHÂN
I/ Đặc điểm của giảm phân:
 Là hình thức phân bào có sự hình thành thoi phân bào, xảy ra vào thời kì chín của tế
bào sinh dục.
 Gồm 2 lần phân bào liên tiếp nhưng NST chỉ tự nhân đôi 1 lần ở kỳ trung gian trước
lần phân bào I, còn lần phân bào II diễn ra sau một kỳ trung gian rất ngắn.
II/ Những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân
 Bảng tóm tắt :
Các kỳ Lần phân bào I Lần phân bào II
Kỳ đầu Các NST xoắn lại và co ngắn lại NST xoắn lại.
Có sự tiếp hợp nhau của các cặp
NST kép tương đồng, có thể xảy ra sự
bắt chéo với nhau.
Kỳ giữa Các cặp NST kép xếp song song Các NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt
thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo phẳng xích đạo của thoi phân bào
của thoi phân bào
Kỳ sau Các cặp NST kép phân li độc lập về 2 2 crômatit trong từng NST kép tách
cực của tế bào nhau ở tâm động thành 2 NST đơn,
phân li về 2 cực tế bào.
Kỳ cuối 2 tế bào mới hình thành đều có bộ 4 tế bào con được hình thành đều có
NST đơn bội (n kép) có nguồn gốc bộ NST đơn bội (n)
khác nhau.
 Kết quả: từ 1 tế bào mẹ (2n NST) qua 2 lần phân bào liên tiếp tạo ra 4 tế bào con (n
NST)
_________________________________________________
Bài 11 : PHÁT SINH GIAO TỬ VÀ THỤ TINH

I/ Sự phát sinh giao tử

1/ Sự phát sinh giao tử đực 2/ Sự phát sinh giao tử cái

Tế bào mầm (2n).


Tế bào mầm (2n). NP

NP

Tinh nguyên bào (2n) Noãn nguyên bào (2n)

Tinh bào bậc I (2n)


Noãn bào bậc I (2n)
GP I
GP I
2 tinh bào bậc II(n)
Noãn bào bậc II(n) + Thể cực thứ I (n)
GP II
GP II

4 tế bào con (n)


Trứng (n) + thể cực thứ II (n)

4 tinh trùng (n)

II/ Thụ tinh

- Là sự tổ hợp ngẫu nhiên giữa 1 giao tử đực và 1 giao tử cái tạo thành hợp tử
- Thực chất của sự thụ tinh là sự kết hợp 2 bộ nhân đơn bội hay tổ hợp 2 bộ NST của 2
giao tử đực và cái, tạo thành bộ nhân lưỡng bội ở hợp tử .
III/ Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh
- Giảm phân – thụ tinh giúp duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của những loài sinh
sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể vì :
+ giảm phân tạo ra giao tử mang bộ NST đơn bội (n).
+ Thụ tinh khôi phục bộ NST lưỡng bội (2n) ở hợp tử. Qua nguyên phân sẽ
tạo các tế bào cơ thể mang bộ NST 2n.
- Sự trao đổi chéo, phân li độc lập của các cặp NST tương đồng trong giảm phân tạo
ra các giao tử khác nhau về nguồn gốc, cấu trúc NST, qua thụ tinh sẽ tạo ra các hợp
tử mang những tổ hợp NST khác nhau làm xuất hiện các biến dị tổ hợp là nguồn
nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống .
_________________________________________________
Bài 12 : CƠ CHẾ XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH
I/ Nhiễm sắc thể giới tính
- Trong các tế bào lưỡng bội (2n) có :
 Các NST thường (ký hiệu A) tồn tại thành cặp tương đồng giống nhau ở cả 2 giới
tính.
 1 cặp NST giới tính tương đồng (XX) ở giới này hoặc không tương đồng (XY) ở giới
kia.
- NST giới tính mang gen quy định các tính trạng liên quan và không liên quan với giới
tính. VD : (SGK)
- Giới tính phụ thuộc vào sự có mặt của cặp XX hay XY trong tế bào .
Ví dụ : + ở người, động vật có vú, ruồi giấm, cây gai, cây chua me: cá thể cái là XX, cá
thể đực là XY
+ ở chim, ếch nhái, bò sát, bướm, dâu tây: cá thể cái là XY, cá thể đực là XX
II/ Cơ chế nhiễm sắc thể xác định giới tính
- Ở đa số loài giao phối, giới tính được xác định trong quá trình thụ tinh.
- Ví dụ : ở người (2n = 46)
P : Mẹ (44A + XX) x Bố (44A + XY)
G: (22A + X) (22A + X) , ( 22A + Y)
F1 : (44A + XX) : (44A + XY)
1 nữ : 1 nam
- Cơ chế xác định giới tính là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát
sinh giao tử và được tổ hợp lại qua quá trình thụ tinh.
- Sự phân li của cặp NST XY tạo ra 2 loại giao tử mang NST X và Y có tỉ lệ ngang
nhau . Qua thụ tinh của 2 loại giao tử này với giao tử khác giới mang NST X tạo ra 2
loại tổ hợp XY và XX với tỉ lệ ngang nhau, do đó tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1 : 1 ở đa số
loài.
III/ Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính
- Sự phân hoá giới tính chịu ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên trong
(hoocmôn sinh dục) và bên ngoài ( ánh sáng, nhiệt độ …..) .VD : (SGK)
- Di truyền giới tính được ứng dụng vào việc điều khiển tỉ lệ đực : cái ở vật nuôi cho
phù hợp với mục đích sản xuất. VD : (SGK)
___________________________________________________________
Bài 13 : DI TRUYỀN LIÊN KẾT
I/ Thí nghiệm của Moocgan
1. Thí nghiệm :
 Lai ruồi giấm TC thân xám cánh dài với ruồi giấm thân đen cánh cụt  F1 : 100%
thân xám cánh dài.
 Lai phân tích ruồi đực F1 thân xám cánh dài với ruồi cái thân đen cánh cụt  FB : 1
thân xám cánh dài : 1 thân đen cánh cụt
2. Kết luận : qua nghiên cứu, Moocgan nhận thấy thân xám, cánh dài cũng như thân đen,
cánh cụt luôn luôn di truyền đồng thời với nhau => các gen qui định nhóm tính trạng
này nằm trên 1 NST, cùng phân li về giao tử và cùng tổ hợp qua quá trình thụ tinh.
3. Giải thích bằng cơ sở tế bào học: (GV dùng sơ đồ hình 13 để giải thích, không ghi sơ đồ
vào bài nhưng phải rút ra kết luận để ghi khái niệm về DTLK ở phần II)
II/ Di truyền liên kết
 Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm các tính trạng di truyền cùng nhau, được
qui định bởi các gen trên 1 NST cùng phân li trong quá trình phân bào.
 Trong tế bào, số gen lớn hơn số NST => trên 1 NST phải mang nhiều gen. Các gen
phân bố theo chiều theo chiều dài NST và tạo thành nhóm liên kết. Số nhóm gen
liên kết = số NST đơn bội của loài.
 Ý nghĩa của DTLK : hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp  đảm bảo sự di truyền bền
vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên 1 NST => trong chọn giống
người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn di truyền cùng nhau.

You might also like