Bài TH C Hành 4

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Bài thực hành 4

1.1. Các khái niệm dùng trong nghiên cứu:


1.1.1. Suy hô hấp ở trẻ em

Suy hô hấp là tình trạng hệ hô hấp không đủ khả năng duy trì sự trao đổi khí
theo nhu cầu của cơ thể, gây giảm O2 và hoặc tăng CO2 trong máu động mạch.

Suy hô hấp cấp được xác định khi PaO 2< 60 mmHg ở điều kiện khí trời
(FiO2= 21%) và/ hoặc PaCO2> 50 mmHg12.

1.1.2. thở áp lực dương liên tục qua mũi

  Thở áp lực dương liên tục (CPAP) là một phương pháp hỗ trợ cho trẻ bị suy hô
hấp còn khả năng tự thở bằng cách duy trì một áp lực dương liên tục trong suốt
chu kỳ thở.

1.2. thang đo và các phương pháp điều trị:

1.2.1 Phân loại suy hô hấp theo khí máu

Suy hô hấp typ 1 (giảm oxy máu): khi PaO 2< 60 mmHg ở điều kiện khí trời (FiO 2=
21%).

Suy hô hấp typ 2 (tăng CO2 máu): khi PaCO2> 50 mmHg.

Suy hô hấp typ 3 (hỗn hợp) : khi PaO2< 60 mmHg ở điều kiện khí trời (FiO2=
21%) hoặc PaO2/ FiO2< 300 (khi thở oxy) và  PaCO2> 50 mmHg.

1.2.2 Điều trị suy hô hấp

  Chẩn đoán sớm, theo dõi sát, can thiệp kịp thời là vô cùng quan trọng trong
điều trị bệnh nhi suy hô hấp20,22. Khởi đầu điều trị suy hô hấp nên tập trung vào vấn
đề đường thở, thở và tuần hoàn18:

- Thông thoáng đường thở:

+Tư thế: Đặt bệnh nhi ở tư thế sao cho đường thở thẳng: với trẻ sơ sinh và trẻ
nhũ nhi đặt tư thế đầu thẳng, với trẻ lớn hơn có thể kê một gối mỏng dưới vai.
+Các thủ thuật để mở thông đường thở: như nâng cằm, ấn hàm.

+Hút mũi họng: để loại bỏ đờm dãi, dịch tiết đường hô hấp làm giảm sự tắc
nghẽn đường thở.

+Trường hợp tắc nghẽn đường thở nặng hoặc kéo dài, có thể mở thông đường
thở bằng cách đặt canulla mũi, miệng, đặt mask thanh quản hoặc đặt nội khí
quản18,20.

Cung cấp oxy:

+Oxi liệu pháp được chỉ định cho bệnh nhân có suy hô hấp thiếu oxi: thở
nhanh, RLLN, tím tái, SpO2 < 95%, PaO2 < 60 mmHg.

+Có nhiều hình thức cung cấp oxi như thở oxi qua gọng mũi, qua sonde mũi,
qua mask không có bóng dự trữ, mask có bóng dự trữ...

- Thông khí nhân tạo không xâm nhập:

+ Ngày nay có nhiều hình thức thông khí nhân tạo không xâm nhập như thở CPAP,
BiPAP, HFNC… Việc sử dụng thông khí nhân tạo không xâm nhập đã tăng đáng
kể trong thời gian gần đây23. Trong một nghiên cứu quốc tế, thấy rằng tỉ lệ sử dụng
các phương thức thông khí không xâm nhập tăng từ

0,5% đến 12.2% từ 1999 đến 200824.

+ Thông khí nhân tạo không xâm nhập có thể cải thiện sự trao đổi khí, giảm
xẹp phổi, giảm công thở trong khi vẫn giữ đường thở tự nhiên của trẻ, tránh được
một số biến chứng liên quan đến các phương pháp thông khí xâm nhập23.

- Thông khí nhân tạo xâm nhập:

Chỉ định đặt nội khí quản và thở máy khi bệnh nhân không thể tự duy trì đường thở
thông thoáng, ngăn biến chứng hít, thất bại trong cung cấp oxy và

thông khí với các biện pháp không xâm nhập16. Hiện nay có nhiều loại máy
thở với các phương thức thở đa dạng cho phép hỗ trợ thông khí cho bệnh nhi tốt
hơn, nâng cao hiệu quả điều trị đặc biệt là các trường hợp nặng như phù phổi cấp,
ADRS,… Tuy nhiên, thông khí nhân tạo xâm nhập cũng có những hạn chế như
theo dõi và chăm sóc khó khăn, nguy cơ nhiễm khuẩn cao, thời gian nằm viện kéo
dài, phải sử dụng an thần- giãn cơ.
- Đảm bảo tuần hoàn:

+ Đảm bảo đủ khối lượng tuần hoàn hiệu quả: hạ huyết áp do giảm khối lượng
tuần hoàn sẽ làm nặng thêm tình trạng suy hô hấp do giảm tưới máu đến phổi làm
giảm khả năng trao đổi khí ở phổi (do bất tương xứng thông khí- tưới máu), giảm
tưới máu não gây ức chế trung tâm hô hấp.

+ Dùng các thuốc vận mạch để duy trì tình trạng huyết động ổn định, đặc biệt
là trong suy hô hấp nặng, cần sử dụng thông khí nhân tạo với áp lực dương.

+ Truyền máu khi cần thiết để tăng khả năng vận chuyển oxi của máu, tuy
nhiên cần thận trọng do có nguy cơ làm nặng thêm tình trạng suy hô hấp.

- Các điều trị khác:

       +Điều chỉnh thăng bằng kiềm toan.

       +Điều chỉnh rối loạn nước- điện giải.

You might also like