Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 10

BỘ GIÁO DỤC VIỆN HÀN LÂM

VÀ ĐÀO TẠO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VN

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Họ Và Tên: Đỗ Lê Thành Hưng

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ


NGÀNH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

TÊN ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN

Ứng Dụng công nghệ plasma điện hóa thân thiện môi trường
xử lý ammonia trong nước thải rỉ rác

Hà Nội, ngày…/…/….
BỘ GIÁO DỤC VIỆN HÀN LÂM
VÀ ĐÀO TẠO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VN

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Họ và tên: Đỗ Lê Thành Hưng


Lớp: Kỹ thuật môi trường Khóa: 2020B

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

Ứng dụng công nghệ plasma điện hóa thân thiện môi trường
xử lý ammonia trong nước thải rỉ rác

Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường


Mã số:

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :


1. TS. Trần Thị Ngọc Dung
2. GS.TSKH. Nguyễn Đức Hùng

Hà Nội, ngày…/…/….
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: ĐỖ LÊ THÀNH HƯNG Mã số học viên:
Điện thoại: 0345027467 Email: dolethanhhung@gmail.com

2. Chuyên ngành: Kỹ thuật mội trường Mã số chuyên ngành:


Lớp: Lớp Kỹ thuật môi trường - 2020B - Hà Nội Khóa:2020B

3. Cán bộ hướng dẫn:


Hướng dẫn 1: TS. Trần Thị Ngọc Dung
Họ và tên: Trần Thị Ngọc Dung Học hàm, học vị: TS
Điện thoại: 0913239486 Email: ttndzung@gmail.com
Cơ quan công tác :Viện Công Nghệ Môi Trường

Hướng dẫn 2: GS.TSKH. Nguyễn Đức Hùng

Họ và tên: Nguyễn Đức Hùng Học hàm, học vị: GS.TSKH

Điện thoại: 091 3557908 Email:nguyenduchung1946@gmail.com


Cơ quan công tác: Viện Công Nghệ Môi Trường

4. Tên đề tài : Ứng dụng công nghệ plasma điện hóa thân thiện môi trường
xử lý ammonia trong nước thải rỉ rác.

5. Mở đầu
Hiện nay xã hội đang trên đà phát triển, đời sống người dân ngày càng được năng cao
kéo theo đó lương chất thải rắn (CTR) sinh hoạt phát sinh ngày càng lớn, một trong
những hệ lụy mà chất thải rắn mang lại là lượng nước rỉ rác (NRR) phát sinh ngày
càng nhiều gây ảnh hưởng tới môi trường và đời sống con người.
Đặc biệt, hầu hết nước rỉ rác tại BCL đểu phát thải trực tiếp vào môi trường, khuếch
tán mầm bệnh gây tác động xuất đến môi trường và sức khỏe con người. Vấn đề này
đang là tình trạng phải đối mặt của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, hầu hết
các tỉnh thành đều thực hiện công tác thu gom và chôn lấp chất thải sinh hoạt. Tuy
nhiên, chất thải rắn ở nhiều khu vực vẫn chưa được phân loại, chôn lấp chưa thực sự
tuân thủ các kỹ thuật hợp vệ sinh. Thành phần chất thải rắn được chôn lấp rẩt đa dạng,
chứa cả các chất hữu cơ khó phân hủy sinh học và độc hại.
Một đặc thù của NRR là có hàm lượng amoni (NH 4+) rất cao, khó xử lý. Trong điệu
kiện thích hợp, amoni có trong nước rỉ rác sẽ chuyển hóa thành nitrit và nitrat. Nitrit
nếu vào cơ thể sẽ cạnh tranh với hồng cầu để lấy oxy và gây bệnh đường hô hấp, bên
cạnh đó có thể kết hợp với các chất hữu cơ để tạo ra những chất có khả năng gây ung
thư…Chính vì vậy, cần phải tập trung nghiên cứu, đánh giá và xử lý một cách có hiệu
quả ammonia trong môi trường.
Chính vì vậy, việc lựa chọn và thực hiện đề tài: “Ứng dụng công nghệ plasma điện
hóa thân thiện môi trường xử lý ammonia trong nước thải rỉ rác” là cần thiết, có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn.

6. Tổng quan tình hình nghiên cứu và sự cần thiết tiến hành nghiên cứu
Xử lý nước rỉ rác từ nhiều thập niên đã trở thành mối quan tâm toàn cầu trong đó đặc
biệt chu trọng nghiên cứu và ứng dụng các quá trình oxy hóa tiên tiến để xử lý nước rỉ
rác. Amoni là một trong những đối tượng được quan tâm nghiên cứu loại bỏ trong
nước rỉ rác vì hàm lượng cao cũng như tính chất độc hại của nó. Có rất nhiều nghiên
cứu nhằm tìm kiếm các phương pháp loại bỏ ammonia trong nước rỉ rác bao gồm :
phương pháp sinh học, phương pháp hóa học, hóa lý, oxy hóa nâng cao. Mỗi phương
pháp có những ưu điểm và hạn chế khác nhau tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm, đối
tượng và mục tiêu xử lý mà mỗi phương pháp sẽ huy phát huy được các điểm mạnh
của mình.
Xử lý sinh học
Xử lý sinh học có khả năng loại bỏ các hợp chất nitơ trong nước thải nhờ vào các vi
khuẩn có cả khả năng phân hủy nitơ trong tự nhiên với ưu điểm tiết kiệm chi phí xử lý.
Quy trình xử lý sinh học đạt hiệu quả xử lý amoni SBR với chu kỳ hiếu khí/ thiếu đạt
63% [1, 2].
Ưu điểm của các phương pháp sinh học về cơ bản có thể nói là chi phí thấp do chủ yếu
dựa vào khả năng phân hủy của các vi sinh vật. Tuy nhiên hạn chế của phương pháp
này là có thể kể đến thời gian nuôi cấy tương đối dài, thời gian lưu đáng kể, và tương
đối nhạy cảm với sự thay đổi của các thông số như nhiệt độ và nồng độ chất thải đầu
vào cũng như yêu cầu mặt bằng lớn.
Keo tụ hóa học
Phương pháp keo tụ hóa học dựa trên việc bổ sung các chất hóa học thích hợp tạo nên
các hợp chất với chất ô nhiễm tạo thành các tinh thể lắng có khối lượng lớn qua đó
được loại bỏ khỏi nước trong một quy trình xử lý nước thải [2]. Đối với xử lý amoni
trong nước thải, kết tủa Struvite (MAP), hình thành kết tủa ammonia dưới dạng
magnesium ammonium phosphate ((MgNH4PO4.6H2O). Có nhiều nghiên cưu đã ứng
dụng phương pháp này vào quy trình xử lý nước thải chứa ammonia khác nhau như
nước thải chế biến thực phẩm, chăn nuôi, nước thải rỉ rác [13]. Kết tủa struvite được
tạo ra từ phản ứng cân bằng cua ion thành phần. Phản ứng này yêu cầu sự cân bằng
nồng độ của ion magie và photpha , điều kiên pH tối ưu. Dương Thị Thanh Loan và
cộng sự (2018) đã dùng phương pháp này để xử lý amoni trong nước thải tại một nhà
máy sản xuất thuốc nổ nhũ tương. Kết quả cho thấy hiệu quả xử lý đạt mức tối ưu
75,92% tại điều kiện pH =9, thời gian phản ứng 25 phút [8].
Phương pháp này đem lại hiệu quả xử lý cao trong thời gian ngắn, nhưng hạn chế là sự
hình thành của bùn thải cần phải xử lý và chi phí cho hóa chất bổ trợ.
Oxy hóa nâng cao
Các quá trình oxy hóa nâng cáo là một công nghệ có tầm quan trọng trong việc đẩy
mạnh quá trình oxy hóa, giúp phân hủy nhiều loại chất hữu cơ ô nhiễm khác. Quá trình
oxy hóa nâng cao AOP là một tập hợp các quy trình xử lý hóa học được thiết kế để
loại bỏ các vật liệu hữu cơ (đôi khi vô cơ) trong nước và nước thải bằng cách oxy hóa
thông qua các phản ứng với các gốc hydroxyl (gốc OH). Tuy nhiên, quá trình oxy hóa
nâng cao thường đề cập đến một tập hợp các quá trình hóa học sử dụng ozone (O 3),
hydro peroxide (H2O2) và tia UV. Khi được áp dụng trong điều kiện được điều chỉnh
hợp lý, AOP có thể giảm nồng độ chất gây ô nhiễm từ vài trăm ppm xuống dưới
5 ppm, từ đó làm giảm đáng kể COD và TOC [9].
Ưu điểm của phương pháp này là loại bỏ các chất hưu cơ trong nước, phản ứng với
hầu hết mọi chất gây ô nhiễm trong nước, tốc độ phản ứng nhanh không có tính chọn
lọc, cho phép xử lý nhiều chất ô nhiễm khác nhau tại một thời điểm, bên cạnh đó cũng
có những hạn chế nhất định, chi phí tương đối cao, đòi hỏi gốc hydroxyl và các thuốc
thử khác tỷ lệ thuận với số lượng chất gây ôn nhiễm phải được loại bỏ.
- Sự cần thiết phải tiến hành nghiên cứu
Mặc dù đã có nhiều biện pháp xử lý ammonia trong nước rỉ rác, nhưng hiệu quả
mang lại chưa như mong muốn, phương pháp xử lý nước rỉ rác là sự kết hợp điện
hóa tạo plasma trên điện cực sắt và sử dụng các lợi thế của các quá trình oxy hóa,
khử điện hóa nâng cáo, cũng như keo tụ mà không sử dụng hóa chất. Chính vì vậy
nghiên cứu ứng dụng công nghệ plasma điện hóa thân thiện môi trường xử lý
amoni trong nước thải rỉ rác sẽ mở ra một hướng nghiên cứu mới để có thể xử lý
ammonia trong nước rỉ rác không sử dụng hóa chất và hy vọng hiệu quả hơn.

7. Mục tiêu của đề tài (Khái quát mục tiêu của nghiên cứu)
Mục tiêu nghiên cứu luận văn là xác định khả năng xử lý ammonia bằng plasma
điện hóa trong nước rỉ rác.

8. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Dung dịch ammonia: mẫu nước có chứa ammonia có nồng độ 1000 mg/L được
pha từ chất chuẩn ammoni acetate (CH3COONH4).
- Nước rỉ rác bãi chôn lấp Nam Sơn

9. Nội dung nghiên cứu (Nêu chi tiết các nội dung nghiên cứu trong luận văn)
1. Khảo sát các điều kiện tạo plasma trên điện cực Fe để xử lý NH4+ trong nước rỉ
rác

Khảo sát điện áp xử lý NH4+

Khảo sát sự thay đổi khoản cách điện cực xử lý NH4+

Khảo sát thời gian xử lý NH4+,NO3-, NO2-

Khảo sát các yếu tố môi trường như độ dẫn điện, nhiệt độ, pH
2. Khảo sát nồng độ NH4+, NO3-, NO2- thay đổi trong quá trình xử lý nước rỉ rác.
3. Khảo sát hiệu quả xử lý ammonia bằng plasma điện hóa trong nước rỉ rác bằng
các chỉ tiêu môi trường như COD, TOC,…

10. Phương pháp nghiên


- Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu
Các số liệu, tài liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu được thu thập, tổng hợp và kế
thừa từ nhiều nguồn thông tin như sách, các công trình công bố khoa học, tạp chí khoa
học chuyên nghành,…tại thư viện hoặc các website trên internet.

- Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

Dựa trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, tiến hành thiết lập các bảng số liệu và biểu đồ
để đánh giá khả năng xử lý ammonia.

- Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và phân tích


Phương pháp lấy mẫu, và bảo quản và phân tích nước rỉ rác được tuân theo QCVN 25:
2009/BTNMT.
Phân tích amoni trong nước rỉ rác bằng phương pháp so màu. Dung dịch được đo
quang tại bước sóng 655 nm bằng máy quang phổ tử ngoại khả kiến UV-Vis V-730 tại
phòng nghiên cứu chất lượng môi trường, Trung tâm tư vấn truyền thông và môi
trường.
Xác định nitrit trong nước bằng phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử (TCVN
6178:1996)
Xác định nitrat trong nước bằng phương pháp đo phổ (TCVN7323-2:2004)
- Plasma
Công nghệ plasma ngày càng trở nên phổ biến không chỉ trong lĩnh vực Y học mà còn
ở các ngành khoa học khác [11]. Hiện nay, công nghệ Plasma đã và đang được nghiên
cứu để ứng dụng trong lĩnh vực xử lý nước bị ô nhiễm. Phương pháp điện hóa bằng
dòng DC cao áp với plasma điện cực có thể tạo được môi trường ion hóa [3]. Khi sử
dụng điện cực sắt còn có thể tạo lượng ion sắt và sắt nano hông hóa trị rất thuận tiện
cho các quá trình Fenton cũng như keo tụ [4,5]. Vì vậy, phương pháp xử lý nước ô
nhiễm bằng sự kết hợp điện hóa tạo plasma trên điện cực sắt sử dụng các lợi thế của
các quá trình oxy hóa, khử điện hóa nâng cao, cũng như keo tụ mà không sử dụng hóa
chất nên thân thiện với môi trường hơn [6]. Ứng dụng công nghệ plasma điện hóa thân
thiện môi trường xử lý ammonia trong nước thải rỉ rác có thể là phương pháp khả thi
để xử lý nước rỉ rác.

11. Dự kiến kết quả đạt được


Kết quả dự kiến đạt được:
- Xác định điều kiện công nghệ điện hóa như : điện áp, khoảng cách điện cưc, độ dẫn,
nhiệt đô,…để tạo được plasma điện hóa trên điện cực Fe
- Xác định khả năng xử lý ammonia của plasma với điện cực Fe phụ thuộc vào các yếu
tố công nghệ điện hóa cũng như môi trường như : nồng độ chất ô nhiễm trong môi
trường.
- Phân tích sự biến đổi nồng độ ammonia khi xử lý cũng như nồng độ các chất trung
gian của quá trình xử lý như NO2- và NO3-.
- Xác định các thông số môi trường như COD, TOC, … của quá trình xử lý ammonia
theo QCVN.

12. Danh mục tài liệu tham khảo


Tiếng Việt
1. Vũ Thị Mai, Trịnh Văn Tuyên, Nghiên cứu khả năng xử lý amoni trong môi
trường nước của than sinh học từ lõi ngô biến tính bằng H 3PO4 và NaOH, (Tạp
chí môi trường , 2016, 32 (1S), 21-23.).
2. Trịnh Văn Tuyên, Văn Hữu Tập, Xử Lý nước rỉ rác sau Quá trình keo tụ và ôzôn
bằng bùn hoạt tính theo mẻ (sbr), Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, 2016,32, 274-
281.
3. Nguyễn Đức Hùng, Phản ứng điện hóa tại điện áp cao với plasma điện cực, Tạp
chí Hóa học, 2012, 50, 103-111.
4. Nguyễn Đức Hùng, Đỗ Thanh Tuấn, Điều chế dung dịch sắt nano bằng quá trình
hòa tan anốt điện áp cáo, Tạp chí Hoác học,2012,50(4), 425-428.
5. Le Quoc Trung, Nguyen Duc Hung, Nguyen Hoai Nam, Tran Van Chung,
I. Francis Cheng, Oxidation of 2,4.6-Trinitroresorcine Using Zero-Valent Iron,
Asian Journal of Chemistry, 2010, 22(4), 3200-3206.
6. Nguyễn Đức Hùng, Vũ Năng Nam, Trần Thị Ngọc Dung, Khả năng ứng dụng
phương pháp điện hóa cao áp để xử lý ô nhiễm môi trường, Tạp chí Nghiên cứu
Khoa học và Công nghệ Quân sự, 2019,60(4), 126-131.
7. Nguyễn Đức Hùng, Phạm Hoàng Long, Trần Văn Công, Ứng dụng plasma điện
hóa trên điện cục sắt xử lý nước thải từ các phân tích xét nghiệm hóa, sinh của
bệnh viện, (Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, 2019, 18), 46-50).
8. Dương Thị Thanh Loan, Đỗ Bình Minh, Nghiên Cứu Khả Năng Xử Lý Amoni
Trong Nước Thải Sản Xuất Thuốc Nổ Nhũ Tương Bằng Phương Pháp Kết Tủa
Struvite, (Tạp chí Nghiên cứu KH&CN, 2019,(59), 112-118.

Tiếng Anh
9. Xianping Luo, Qun Yan, Chunying Wang, Caigui Luo, Nana Zhou, Chensheng
Jian, Treatment of Ammonia Nitrogen Wastewater in Low Concentration by
Two-Stage Ozonization,Int. J. Environ. Res. Public Health,2015, 12, 11975-
11987.
10. A. Babuponnusami and K. Muthukumar, A review on fenton and improvements
to the fenton process for wastewater treatment, J. Environ. Chem. Eng., 2014,
2(1), 557–572.
11. B. Jiang, Jingtang Zheng, Shi Qiu, Mingbo Wu, Qinhui Zhang, ZifengYan,
Qingzhong Xue, Review on electrical discharge plasma technology for
wastewater remediation, J. Chem. Eng., 2014, 236, 348–368.

12. Ingo Schmidt, Olav Sliekers, Markus Schmid, Eberhard Bock, John Fuerst,
J. Gijs Kuenen, Mike SM Jetten, Marc Strous, New concepts of microbial
treatment processes for the nitrogen removal in wastewater, FEMS
Microbiology, Reviews. 2003, 27(4), 481-92.
13. Karri RR, Sahu JN, Chimmiri V. Critical, Review of abatement of ammonia
from wastewater, Journal of Molecular Liquids, 2018, 261, 21-31.

13. Kế hoạch thực hiện đề tài (Khoảng thời gian cụ thể để thực hiện từng nội dung
nghiên cứu đề ra trong mục 9)

Thời gian
STT Nội dung
03/2022 - 08/2022
1 Chuẩn bị để cương và bảo vệ đệ cương Hết tháng 3/2022

2 Chuẩn bị hóa chất, thiết bị hóa chất và thiết bị đo đạc Hết tháng 3/2022

3 Thí nghiệm theo nội dung luận văn Hết tháng 5/2022

4 Xử lý số liệu, kết quả Hết tháng 6/2022

5 Viết luận văn Hết tháng 7/2022

6 Bảo vệ luận văn

14. Địa điểm thực hiện đề tài


Luận văn sẽ được thực hiên tại phòng thí nghiệm : Công nghệ Thân môi trường,
Viện Công nghệ Môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, Việt Nam
15. Kinh phí dự kiến thực hiện đề tài: Học viên tự lo

Hà Nội, ngày 17 tháng 2 năm 2022


Cán bộ hướng dẫn Học viên cao học
Hướng dẫn 1 Hướng dẫn 2

TS. Trần Thị Ngọc Dung GS.TSKH Nguyên Đức Hùng Đỗ Lê Thành Hưng

Ý kiến của Lãnh đạo Khoa ….

Ghi chú : - Nếu chỉ có một cán bộ hướng dẫn thì không cần ghi hướng dẫn 1
- Quá thời hạn nêu trên mà chưa hoàn thành luận văn, học viên phải đến
Học viện để làm thủ tục gia hạn theo quy định)

You might also like