Sop Cod

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

TRUNG TÂM TƯ VẤN VÀ TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG

PHÒNG NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG


----------- *** -----------

QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH NHU CẦU OXY HÓA HỌC TRONG NƯỚC
BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ
(SMEWW 5220B&C:2017)

Mã số : CEC.PT.N01
Lần ban hành : 01
Hiệu lực : 04/2021

Biên soạn Xem xét Phê duyệt

Chữ ký

Họ và tên Trần Hương Ly Bùi Minh Nguyệt Nguyễn Văn Tâm

Chức danh Nhân viên Trưởng phòng Phó giám đốc

Ngày 04/2021 04/2021 04/2021


THEO DÕI SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

TT Vị trí Nội dung sửa đổi Ngày sửa đổi


QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH NHU CẦU OXY HÓA Mã số: CEC.PT.N01
HỌC TRONG NƯỚC BẰNG PHƯƠNG PHÁP
Lần ban hành: 01
CHUẨN ĐỘ
Ngày ban hành: 29/04/2021
(SMEWW 5220B&C:2017)

1. PHẠM VI ÁP DỤNG
Áp dụng tại Phòng nghiên cứu chất lượng môi trường, Trung tâm Tư vấn &
Truyền thông Môi trường.
Áp dụng đối với: Nước mặt, nước thải, nước dưới đất.
Giới hạn phát hiện của phương pháp (MDL) trong nền nước mặt và nước thải là
5 mg/L; trong nền nước dưới đất là 2 mg/L.
Giới hạn định lượng của phương pháp (LOQ) là trong nền nước mặt là 17;
trong nền nước thải là 19 mg/L; trong nền nước dưới đất là 6 mg/L.
2. THUẬT NGỮ, ĐỊNH NGHĨA
- Mẫu lặp phương pháp phòng thí nghiệm (LD: Laboratory Duplicate): Gồm hai
hay nhiều hơn các phần của cùng một mẫu được đồng nhất, được phân tích với cùng
một phương pháp.
- Mẫu thêm chuẩn (spike sample/ matrix spike): Là mẫu đã được bổ sung một
lượng chất cần phân tích biết trước nồng độ trên nền mẫu thực. Mẫu thêm chuẩn được
chuẩn bị và phân tích như mẫu thực để đánh giá quá trình phân tích.
- Độ chụm (precision): Là mức độ gần nhau giữa các kết quả thử nghiệm độc lập
nhận được trong điều kiện quy định.
- Độ lặp lại (repeatability): Là độ chụm trong các điều kiện lặp lại.
- Độ tái lặp (reproducibility): Là độ chụm trong điều kiện tái lặp.
- Độ chính xác (accuracy): Là mức độ gần nhau giữa kết quả thử nghiệm và giá
trị quy chiếu được chấp nhận.
- Mẫu chuẩn, chất chuẩn (reference material): Là vật liệu, đủ đồng nhất, và ổn
định về một hoặc nhiều tính chất quy định, được thiết lập phù hợp với việc sử dụng đã
định trong một quá trình đo.
- Độ không đảm bảo đo (Uncertainty of measurement) : Thông số đặc trưng cho
độ phân tán của các giá trị, của đại lượng, được quy cho đại lượng đo dựa trên các
thông tin đã sử dụng;
- Giới hạn phát hiện của phương pháp (method detection limit - MDL): là nồng
độ thấp nhất của một chất cần phân tích có thể xác định được và công bố với độ tin cậy

Ban hành lần: 01 Ngày sửa đổi: 29/04/2021 Trang: 1/7


QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH NHU CẦU OXY HÓA Mã số: CEC.PT.N01
HỌC TRONG NƯỚC BẰNG PHƯƠNG PHÁP
Lần ban hành: 01
CHUẨN ĐỘ
Ngày ban hành: 29/04/2021
(SMEWW 5220B&C:2017)

99%, nồng độ chất cần phân tích lớn hơn 0 và được xác định từ việc phân tích mẫu nền
có chứa chất phân tích
Giới hạn định lượng của phương pháp (LOQ: Limit Of Quantitation): Nồng độ thấp
nhất của một chất mà phương pháp định lượng được.
3. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP
3.1. Nguyên tắc
Dùng kali dicromat là chất oxy hóa mạnh để oxy hóa các chất hữu cơ đặc biệt là
các chất hữu cơ phức tạp, các chất hữu cơ phản ứng triệt để với lượng kali dicromat đã
biết trước nồng độ, trong điều kiện môi trường axit, với bạc nitrat làm xúc tác. Lượng
dicromat dư được sẽ được chuẩn độ bằng dung dịch sắt (II) amoni sunfat để xác định
lượng K2Cr2O7 đã tiêu tốn để phân hủy các hợp chất hữu cơ. Chất có thể bị ôxy hóa
(các chất hữu cơ) được tính tương đương với lượng O2 tiêu tốn.
3.2. Tài liệu trích dẫn
SMEWW (Standard Methods for the Examination of Water and Waste Water)
5220B&C:2012.
4. LẤY MẪU VÀ BẢO QUẢN
Mẫu phòng thí nghiệm phải được ưu tiên lấy vào lọ thuỷ tinh, hoặc lọ PE.
Bảo quản mẫu ở nhiệt độ từ 0 - 5 0C. Phân tích mẫu càng sớm càng tốt và không
để quá 5 ngày sau khi lấy mẫu. Nếu mẫu chưa phân tích được ngay trong ngày, bảo
quản mẫu bằng cách dùng axit H2SO4 axit hoá đến pH ≤ 2.
Lắc đều các lọ mẫu và phải đảm bảo chắc chắc rằng mẫu trong các lọ được
đồng nhất khi lấy một phần mẫu đem đi phân tích.
5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
Ion clorua (Cl-), các ion halogen như Br-, I- và các chất làm ion bạc không hoạt
động.
Trong quy trình COD có sử dụng crom (VI) và muối thuỷ ngân đã tạo ra chất
thải độc hại. Nếu ảnh hưởng của ion Cl - vào COD không đáng kể, không cần sử dụng
HgSO4.
6. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ

Ban hành lần: 01 Ngày sửa đổi: 29/04/2021 Trang: 2/7


QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH NHU CẦU OXY HÓA Mã số: CEC.PT.N01
HỌC TRONG NƯỚC BẰNG PHƯƠNG PHÁP
Lần ban hành: 01
CHUẨN ĐỘ
Ngày ban hành: 29/04/2021
(SMEWW 5220B&C:2017)

6.1. Thiết bị
- Bộ phá mẫu COD Thermoreactor RD 125
- Cân phân tích Ohaus độ chính xác 0,1mg.
6.2. Dụng cụ
- Micro buret 2ml chia vạch 0,01 ml;

- Pipet (hãng Đức) 2 ml, 5ml, 10ml.

- Bình định mức (hãng Đức) 50ml; 100ml; 1000 ml

- Ống nghiệm nắp trắng đi kèm với bộ phá mẫu COD Thermoreactor RD 125

7. HOÁ CHẤT VÀ CHẤT CHUẨN


7.1. Hoá chất, thuốc thử

 Dung dịch chuẩn K2Cr2O7 0,01667M: Cân 2,4515g K2Cr2O7 đã được sấy khô ở
150oC trong 2h cho vào khoảng 200ml nước cất, thêm 83,5ml H 2SO4 và 16,65g
HgSO4. Hòa tan và làm lạnh tới nhiệt độ phòng, thêm nước cất định mức
500ml.

 Axit H2SO4 4M: Cho từ từ 22ml H2SO4 đặc vào bình định mức 100ml đã có sẵn
khoảng 50ml nước cất, để nguội và định mức đến vạch

 Dung dịch Ag2SO4/H2SO4: Cho 5g Ag2SO4 vào 17,5 ml nước. Cho từ từ 482,5
ml H2SO4 đặc (có thể dùng Ag2SO4 dạng tinh thể hoặc bột). Để 1 hoặc 2 ngày
để tan hết.

 Chỉ thị Ferroin: Hòa tan 1,485g 1,10-phenanthroline monohydrate và 0,695 g


FeSO4.7H2O trong nước cất và pha loãng thành 100ml
Cảnh báo: Phương pháp này liên quan đến việc xử lý và đun sôi các dung dịch axit sunfuric
đặc và dicromat. Cần phải sử dụng quần áo bảo hộ, găng tay và mặt nạ. Khi xảy ra rơi rớt, nhanh
chóng rửa nhiều lần bằng nước sạch là cách làm hiệu quả và đơn giản nhất.
Khi thêm axit sunfuric đặc vào nước cần phải luôn luôn tiến hành rất cẩn thận và lắc nhẹ
bình chứa.
Cần phải cẩn thận khi chuẩn bị và xử lý dung dịch chứa bạc sunfat và thuỷ ngân sunfat vì đây
là những chất độc.

Ban hành lần: 01 Ngày sửa đổi: 29/04/2021 Trang: 3/7


QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH NHU CẦU OXY HÓA Mã số: CEC.PT.N01
HỌC TRONG NƯỚC BẰNG PHƯƠNG PHÁP
Lần ban hành: 01
CHUẨN ĐỘ
Ngày ban hành: 29/04/2021
(SMEWW 5220B&C:2017)

Ban hành lần: 01 Ngày sửa đổi: 29/04/2021 Trang: 4/7


QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH NHU CẦU OXY HÓA Mã số: CEC.PT.N01
HỌC TRONG NƯỚC BẰNG PHƯƠNG PHÁP
Lần ban hành: 01
CHUẨN ĐỘ
Ngày ban hành: 29/04/2021
(SMEWW 5220B&C:2017)

7.2. Chất chuẩn


- Dung dịch chuẩn sắt (II) amoni sunfat 0,1M (Morth): Hòa tan 19,6g
Fe(NH4)2(SO4)2.6H2O trong nước cất. Thêm 10ml H2SO4 đặc, làm nguội và pha
loãng thành 500ml. Chuẩn dung dịch này hằng ngày theo cách như sau:
Dùng pipet hút 5ml K2Cr2O7 0,01667M, định mức đến 100ml bằng axit H2SO4 4M.
Chuẩn độ dung dịch này bằng muối morth sử dụng 1-2 giọt chỉ thị ferroline. Nồng
độ của muối morth được tính theo công thức:
V 1∗C M
Morth=
V2
Trong đó:
V1: thể tích K2Cr2O7 mang đi chuẩn, ml;
V2: thể tích muối FAS tiêu tốn, ml;
CM: Nồng độ K2Cr2O7 mang đi chuẩn độ (M).

 Dung dịch chuẩn kali hidro phtalate- HOOCC 6H4COOK: Sấy KHP ở nhiệt độ
110oC đến khối lượng không đổi. Hòa tan 0,0425g trong nước cất và pha loãng
thành 100ml. Dung dịch KHP có giá trị COD = 500 mg/L theo lý thuyết. Dung
dịch này bền khi được bảo quản lạnh 40C.
8. CÁCH TIẾN HÀNH XÁC ĐỊNH

 Làm sạch ống đun và nắp bằng H 2SO4 4M trước khi dùng để tránh các chất gây ô
nhiễm.

 Dùng pipét hút chính xác 2,5ml mẫu vào ống, tiếp tục cho thêm 3,5ml Ag 2SO4/
H2SO4 và 1,5ml dung dịch K2Cr2O7 0,01667M. Tổng thể tích cuối cùng trong ống
đun là 7,5ml. Đóng chặt nắp và lắc ống đều trước khi đưa vào bếp đun ở nhiệt độ
150oC trong 2 giờ. Sau khi đun, để nguội đến nhiệt độ phòng và đặt ống trong giá.
HgSO4 có thể bị lắng đọng ngoài ống đun nhưng không làm ảnh hưởng đến kết
quả phân tích. Đổ dung dịch ra cốc, tiếp tục tráng ống bằng nước cất cho sạch ống.
Thêm 1-2 giọt chỉ thị ferroin và chuẩn độ bằng muối Morth 0,1M. Điểm cuối của
quá trình chuẩn độ thì màu dung dịch sẽ chuyển từ màu xanh sang màu nâu đỏ.
Màu xanh có thể xuất hiện lại trong vòng vài phút.

 Mẫu trắng được tiến hành song song chứa cùng thể tích lượng thuốc thử và thể
tích nước cất tương đương với lượng mẫu

Ban hành lần: 01 Ngày sửa đổi: 29/04/2021 Trang: 5/7


QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH NHU CẦU OXY HÓA Mã số: CEC.PT.N01
HỌC TRONG NƯỚC BẰNG PHƯƠNG PHÁP
Lần ban hành: 01
CHUẨN ĐỘ
Ngày ban hành: 29/04/2021
(SMEWW 5220B&C:2017)

Đối với mẫu có hàm lượng COD < 30 mg/L:


Đối với mẫu có hàm lượng COD nhỏ hơn 30 mg/L phải dùng dung dịch chuẩn
K2Cr2O7 nồng độ 0.001667M và nồng độ muối Morth 0,01M.
Quy trình tiến hành tương tự như trên.
9. DỮ LIỆU PHÂN TÍCH VÀ TÍNH TOÁN KẾT QUẢ
9.1. Tính toán kết quả
Hàm lượng nhu cầu oxy hóa học trong nước được tính theo công thức:
( V 2−V 1 )∗C morth∗1000∗8
COD=
V hút
Trong đó:
Cmorth : nồng độ của muối Morth, M;
V1 : thể tích FAS tiêu tốn khi chuẩn độ mẫu thử, ml;
V2 : thể tích FAS tiêu tốn khi chuẩn độ mẫu trắng, ml;
Vhút : thể tích mẫu thử dùng để chuẩn độ, ml;
8 : khối lượng mol của ½ O2, mg/L;
9.2. Báo cáo kết quả
Số liệu được báo cáo dưới các dạng sau: X mg/L
Nếu X < MDL thì kết quả báo cáo là: KPH (không phát hiện);
Nếu MDL< X < LOQ (mg/L) thì kết quả báo cáo là < LOQ mg/L;
Nếu X > LOQ mg/L thì báo cáo kết quả như sau: X,00; X,0Y; XX,Y; XX,0;
XXX.... mg/L
10. KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
10.1 Tuân thủ bảng biểu thử nghiệm
Cán bộ phân tích ghi lại đầy đủ tiến trình phân tích và các kết quả thu được sau
môi mẻ mẫu phân tích vào biên bản thử nghiệm trong phụ lục.
10.2. Mẫu trắng kiểm soát chất lượng phân tích (LB).
Thực hiện quy trình như phân tích mẫu thực, nhưng dùng nước cất thay cho
mẫu.
Nồng độ của chỉ tiêu phân tích tìm thấy trong mẫu trắng phải nhỏ hơn giới hạn
phát hiện của phương pháp.

Ban hành lần: 01 Ngày sửa đổi: 29/04/2021 Trang: 6/7


QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH NHU CẦU OXY HÓA Mã số: CEC.PT.N01
HỌC TRONG NƯỚC BẰNG PHƯƠNG PHÁP
Lần ban hành: 01
CHUẨN ĐỘ
Ngày ban hành: 29/04/2021
(SMEWW 5220B&C:2017)

Nếu nồng độ của mẫu trắng cao hơn giới hạn phát hiện của phương pháp thì
phải kiểm tra mẫu trắng và tiến hành phân tích lại.
10.3. Đo lặp lại
- Mẫu được đo lặp lại ít nhất 2 lần trong mỗi lần phân tích.
- Độ lệch chuẩn cho phép (RSD) dựa theo bảng độ lặp lại tối đa chấp nhận ở
các nồng độ khác nhau (theo AOAC)
- Nếu độ lệch chuẩn của các giá trị thu được nằm ngoài giới hạn trên thì phải
tiến hành phân tích lại.
10.4. Mẫu kiểm soát của phòng thí nghiệm
- Mẫu kiểm soát được tiến hành phân tích theo quy trình vận hành chuẩn.
- Cứ mỗi 10 mẫu thì phải phân tích mẫu kiểm soát hoặc trước khi kết thi đo
mẫu thì đo mẫu kiểm soát.
- Độ đúng của mẫu kiểm soát không sai lệch quá 15%.
- Nếu không đạt, thì tiến hành kiểm tra và phân tích lại.
10.5. Xác định giá trị sử dụng của phương pháp, ước lượng độ không đảm bảo đo
- Tiến hành phân tích 4 dãy mẫu đã chuẩn bị theo quy trình phân tích, bao gồm
1 dãy mẫu thật và 3 dãy mẫu thêm chuẩn, ở mỗi dãy thực hiện tối thiểu 5 lần.
- Tiến hành đo và tính toán.
- Xác định độ chụm: tính độ lặp lại (%RSD) và độ tái lặp (%RSD)
Bảng độ lặp lại tối đa chấp nhận ở các nồng độ khác nhau (theo AOAC)
STT Hàm lượng (%) Tỷ lệ chất Đơn vị RSD (%)
1 100 1 100 % 1,3
2 10 10 -1
10 % 1,8
3 1 10 -2
1% 2,7
4 0,1 10 -3
0,1 % 3,7
5 0,01 10 -4
100 ppm 5,3
6 0,001 10-5 10 ppm 7,3
7 0,0001 10-6 1 ppm 11
8 0,00001 10-7 100 ppb 15
9 0,000001 10-8 10 ppb 21
10 0,0000001 10-9 1 ppb 30

Ban hành lần: 01 Ngày sửa đổi: 29/04/2021 Trang: 7/7


QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH NHU CẦU OXY HÓA Mã số: CEC.PT.N01
HỌC TRONG NƯỚC BẰNG PHƯƠNG PHÁP
Lần ban hành: 01
CHUẨN ĐỘ
Ngày ban hành: 29/04/2021
(SMEWW 5220B&C:2017)

- Xác định độ đúng: dựa trên hiệu suất thu hồi của các mẫu thêm chuẩn.
- Độ chính xác của phương pháp và độ thu hồi mẫu kiểm soát được đưa ra trong
“Báo cáo đánh giá điều kiện cơ bản của phương pháp xác định COD”.
10.5. Xác định độ thu hồi
Tiêu chí đánh giá độ thu hồi của phương pháp theo bảng sau:
Bảng độ thu hồi chấp nhận ở các nồng độ khác nhau (theo AOAC)
STT Hàm lượng (%) Tỷ lệ chất Đơn vị Độ thu hồi (%)
1 100 1 100 % 98 – 102
2 ≥ 10 10-1 10 % 98 – 102
3 ≥1 10-2 1% 97– 103
4 ≥ 0,1 10-3 0,1 % 95 – 105
5 0,01 10-4 100 ppm 90 – 107
6 0,001 10 -5
10 ppm 80 – 110
7 0,0001 10 -6
1 ppm 80 – 110
8 0,00001 10 -7
100 ppb 80 – 110
9 0,000001 10 -8
10 ppb 60 – 115
10 0,0000001 10 -9
1 ppb 40 – 120

Ban hành lần: 01 Ngày sửa đổi: 29/04/2021 Trang: 8/7

You might also like