CHỦ ĐỀ 1. CMT10, LX, LB NGA, K12

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

CHỦ ĐỀ 1.

(CÒN THIẾU Ở QUYỂN ĐIỂM CAO)


CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917, CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CNXH Ở LIÊN XÔ
(1921 - 1991). LIÊN BANG NGA (1991 - 2000)
Câu 1: Ở Nga, cuộc Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917 được mở đầu bằng sự kiện
A. Lênin rời Phần Lan về Pê-tơ-rô-grát để trực tiếp chỉ đạo cách mạng.
B. Thủy thủ trên chiến hạm Pô-tem-kin ở Ô-đét-xa khởi nghĩa.
C. 9 vạn nữ công nhân ở Thủ đô Pê-tơ-rô- grát biểu tình.
D. 14 vạn công nhân Xanh Pê-téc-bua xuống đường biểu tình.
Câu 2: Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Hai năm 1917, tình hình chính trị của nước Nga có điểm gì đặc
biệt?
A. Bị liên quân của 14 nước đế quốc bao vây, tấn công.
B. Xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.
C. Nền chuyên chính vô sản được thiết lập và củng cố.
D. Giai cấp tư sản độc chiếm thành quả cách mạng.
Câu 3: Trước Cách mạng tháng Hai năm 1917, nước Nga được biết đến là nơi tập trung cao độ
A. các mâu thuẫn của thời đại đế quốc chủ nghĩa.
B. những nhân tố thúc đẩy kinh tế tư bản phát triển.
C. những mâu thuẫn của xã hội thuộc địa nửa phong kiến.
D. tiền đề bùng nổ một cuộc cách mạng tư sản điển hình.
Câu 4: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về Cách mạng tháng Hai (1917) ở Nga?
A. Cách mạng thắng lợi, chế độ phong kiến Nga hoàng bị xóa bỏ.
B. Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới lần thứ hai ở Nga.
C. Công nhân, nông dân và binh lính là động lực chính của cách mạng.
D. Là một cuộc cách mạng tư sản điển hình, triệt để nhất thời cận đại.
Câu 5: Hai cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới ở Nga đầu thế kỉ XX có điểm khác biệt cơ bản về
A. mục tiêu đấu tranh. B. kết quả đấu tranh. C. lực lượng lãnh đạo. D. động lực cách mạng.
Câu 6: Cách mạng tháng Hai ở Nga (1917) và Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam (1945) đều
A. mang tính chất của một cuộc cách mạng vô sản.
B. thắng lợi, lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế.
C. mang tính chất của cuộc chiến tranh giải phóng.
D. giải quyết triệt để mọi mâu thuẫn trong xã hội.
Câu 7: Đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước Nga (1917)
được V.I. Lênin đề ra trong
A. Chính sách cộng sản thời chiến. B. Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
C. Chính sách kinh tế mới (NEP). D. Luận cương tháng Tư.
Câu 8: Cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã
A. dẫn đến tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.
B. giúp Nga hoàn thành mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội.
C. đưa nhân dân Nga lên làm chủ vận mệnh của mình.
D. giúp Nga đẩy lùi được nguy cơ ngoại xâm và nội phản.
Câu 9: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về Cách mạng tháng Mười Nga (1917)?
A. Là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới giành thắng lợi.
B. Lãnh đạo cách mạng là giai cấp vô sản thông qua Đảng Bônsêvích. 
C. Tiến hành giành chính quyền ở-nông thôn rồi tiền vào thành thị.
D. Thắng lợi của cách mạng khiến cục diện chính trị thế giới thay đổi.
Câu 10: Hai cuộc cách mạng xã hội ở Nga trong năm 1917 có điểm khác biệt cơ bàn về
A. tính chất cách mạng. B. lực lượng lãnh đạo. C. động lực cách mạng. D. phương pháp
đấu tranh. 
Câu 11: Dưới ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười, nhiều nước đã lựa chọn con đường cách mạng vô sản
để làm cách mạng giải phóng dân tộc, ngoại trừ
A. Inđônêxia. B. Việt Nam. C. Cuba. D. Trung Quốc.
Câu 12: Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười ở Nga năm 1917 đều
A. đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản thông qua Đảng Bôn-sê-vích.
B. mang tính chất của một cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
C. tiến hành giành chính quyền ở nông thôn sau đó tiến về thành thị.
D. giành thắng lợi, quyền lực thống trị của giai cấp tư sản được thiết lập.
Câu 13: Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã tác động sâu sắc tới tình hình thế giới, ngoại trừ việc
A. cổ vũ và thúc đẩy sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế.
B. mở ra con đường giải phóng mới cho các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc.
C. đưa tới sự xác lập của một hệ thống chính trị mới - xã hội chủ nghĩa.
D. khiến chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống hoàn chỉnh và duy nhất.
Câu 14: Cục diện hai chính quyền song song không thể tồn tại lâu dài ở Nga, vì
A. hai chính quyền này đại diện cho những lợi ích đối lập nhau về quyền lợi.
B. sự tồn tại của hai chính quyền khiến kinh tế tư bản chủ nghĩa bị kìm hãm.
C. liên quân 14 nước đế quốc bao vây, cô lập và tấn công vũ trang vào Nga.
D. các nước đế quốc giúp Nga hoàng phản công, giành lại quyền thống trị.
Câu 15: Nguyên nhân nào dẫn đến sự khác biệt về tính chất giữa Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng
Mười ở Nga năm 1917?
A. Đảng Bônsêvich đã có sự điều chỉnh về đường lối đấu tranh.
B. Hai cuộc cách mạng có sự khác nhau về lực lượng lãnh đạo.
C. Sự khác nhau về mục tiêu, nhiệm vụ giữa hai cuộc cách mạng.
D. Liên minh công - nông - binh đã được mở rộng hơn trước.
Câu 16: Cách mạng tháng Mười ở Nga (1917) và Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam (1945) có nhiều điểm
tương đồng, ngoại trừ việc
A. góp phần cổ vũ phong trào cách mạng thế giới. B. giành chính quyền ở đô thị rồi tiến về nông
thôn.
C. chịu tác động sâu sắc từ chiến tranh thế giới. D. diễn ra trên các địa bàn nông thôn và thành
thị. 
Câu 17: “Giống như Mặt Trời chói lọi... chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người
bị áp bức bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có một cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to
lớn và sâu xa như thế."
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, tập 12, trang
300). Nhận định trên của Hồ Chí Minh đề cập đến cuộc cách mạng nào?
A. Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII). B. Cách mạng tháng Mười Nga (1917).
C. Cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII). D. Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam (1945).
Câu 18: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của Lênin trong Cách mạng tháng Mười ở
Nga năm 1917?
A. Soạn thảo “Luận cương tháng Tư”, giúp giải quyết sự bế tắc về đường lối và phương pháp cách
mạng.
B. Trực tiếp chỉ đạo của cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân Nga để lập đổ chính phủ tư sản lâm thời.
C. Chớp thời cơ, chuyển cuộc cách mạng ở Nga sang giai đoạn khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
D. Chỉ đạo thực hiện Chính sách cộng sản thời chiến nhằm huy động lực lượng chống thù trong giặc
ngoài. 
Câu 19. Cách mạng tháng Mười Nga (1917) và Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam (1945) có sự khác biệt
về 
A. tính chất điển hình. B.giai cấp lãnh đạo.
  C. kết quả đấu tranh. D. khuynh hướng chính trị.
Câu 20. Ba cuộc cách mạng: Cách mạng tháng Hai ở Nga (1917), Cách mạng tháng Mười ở Nga (1917) và
Cách mạng tháng Tám (1945) có điểm gì tương đồng?
A. mang tính chất của một cuộc cách mạng vô sản. B. đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản. 
C. diễn ra đồng thời ở cả thành thị và nông thôn. D. lật đổ được chế độ phong kiến chuyên chế. 
Câu 21. Tình hình nước Nga sau Cách mạng tháng Mười (1917) và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách
mạng tháng Tám (1945) có điểm gì tương đồng?
A. Bị liên quân 14 nước đế quốc bao vây, cô lập, tấn công.
B. Sự tồn vong của chính quyền cách mạng bị đe dọa.
C. Xây dựng đất nước trong bối cảnh hòa bình, ổn định.
D. Nen chuyên chính vô sản đã được củng cố vững chắc.
Câu 22. Chính sách kinh tế mới (NEP) ở nước Nga Xô viết do ai đề xướng?
A. Xtalin. B. Goócbachốp. C. Lênin. D. Enxin. 
Câu 23. Để khôi phục kinh tế, ổn định tình hình chính trị-xã hội, tháng 3/1921, Đảng Bôn-sê-vích đã quyết
định thực hiện
A. Chính sách mới. B. Chính sách cộng sản thời chiến.
C. sắc lệnh ruộng đất. D. Chính sách kinh tế mới (NEP).
Câu 24: Nội dung nào không phản ánh đúng về bối cảnh thực hiện Chính sách kinh tế mới (1921) cua nước
Nga Xô viết?
A. Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng.
B. Hoàn thành nhiệm vụ chống thù trong giặc ngoài.
C. Các lực lượng phản cách mạng ra sức chống phá.
D. Nga đã hoàn thành nhiệm vụ công nghiệp hóa.
Câu 25: Trong Chính sách kinh tế mới ở nước Nga Xô viết (1921), Nhà nước
A. không thu thuế lương thực. B. chỉ nắm ngành giao thông.
C. chỉ nắm ngành ngân hàng. D. tập trung khôi phục công nghiệp nặng.
Câu 26: Một trong những nội dung của chính sách kinh tế mới (1921) ở nước Nga Xô viết là
A. Nhà nước chỉ nắm ngành giao thông. B. Nhà nước chỉ nắm ngành ngân hàng.
C. Nhà nước không thu thuế lương thực. D. tư nhân được xây dựng xí nghiệp nhỏ.
Câu 27: Bản chất của “Chính sách kinh tế mới” (NEP) của nước Nga Xô viết là gì?
A. Thực hiện thả nổi nền kinh tế cho thị trường tự do điều chỉnh.
B. Nhà nước nắm độc quyền, chi phối toàn bộ các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
C. Loại bỏ hoàn toàn vai trò của nhà nước trong việc quản lý, điều tiết nền kinh tế.
D. Xây dựng kinh tế nhiều thành phần, song vẫn đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước.
Câu 28: Từ Chính sách kinh tế mới (NEP) của nước Nga Xô viết, bài học kinh nghiệm nào mà Việt Nam có
thể học tập cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay?
A. Chỉ tập trung phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn.
B. Chỉ nên chú trọng phát triển các ngành công nghiệp nặng.
C. Xây dựng kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước.
D Hạn chế việc đầu tư, kinh doanh của tư nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Câu 29: Nội dung nào không phản ánh đặc điểm nổi bật của tình hình sản xuất nông nghiệp của Liên Xô
trong những năm 1925 - 1941?
A. Nền nông nghiệp tập thể hóa. B. Nông nghiệp có quy mô sản xuất lớn.
C. Tiến hành cuộc “cách mạng xanh”. D. Cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp.
Câu 30: Tháng 12/1922 diễn ra sự kiện lịch sử nào dưới đây?
A. Liên quân 14 nước đế quốc tấn công nước Nga Xô viết.
B. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết ra đời.
C. Đảng Bôn-sê-vích thực hiện chính sách kinh tế mới.
D. Mĩ công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
Câu 31: Nhiệm vụ hàng đầu của nhân dân Liên Xô trong những năm 1921 - 1925 là
A. xây dựng chủ nghĩa xã hội. B. tiến hành chiến tranh vệ quốc.
C. khôi phục kinh tế. D. xây dựng chủ nghĩa cộng sản.
Câu 32: Chính sách kinh tế mới (NEP) của Đảng Bôn-sê-vích bao gồm nhiều chính sách, ngoại trừ việc
A. bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa.
B. thực hiện buôn bán tự do, mở lại các chợ.
C. nhà nước kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh tế.
D. khuyến khích tư bản nước ngoài kinh doanh ở Nga.
Câu 33: Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa từ việc thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP) ở Nga
Xô viết?
A. Nông nghiệp và các ngành kinh tế khác của Nga được phục hồi.
B. Đời sống của các tầng lớp nhân dân Nga được cải thiện.
C. Liên Xô hoàn thành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
D. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho một số nước trên thế giới.
Câu 34: Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội giai đoạn 1925 -1941, Liên Xô gặp phải những hạn chế
gi?
A. Vi phạm nguyên tắc tự quyết dân tộc trong quá trình liên hiệp liên bang.
B. Công cuộc tập thể hóa nông nghiệp đạt thành tựu không cao.
C. Không chú trọng đầu tư phát triển các ngành công nghiệp nặng.
D. Nóng vội, không tôn trọng các quy luật phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 35: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng lí do nước Nga Xô viết (từ tháng 12/1922 là Liên Xô) 
quyết định khôi phục kinh tế từ lĩnh vực nông nghiệp?
A. Đảm bảo lương thực cho nhân dân là vấn đề cấp thiết.
B. Vốn đầu tư vào nông nghiệp ít, thời gian hoàn vốn nhanh hơn.
C. Đảm bảo nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến.
D. Nhu cầu của thị trường thế giới về sản phẩm nông nghiệp lớn.
Câu 1: Đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, quốc gia nào sau đây trở thành cường quốc công nghiệp
thứ hai thế giới?
A Liên Xô. B. Italia. C. Mĩ. D. Trung Quốc.
Câu 2: Liên Xô phải tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai vì
A. các nước phương Tây cấm vận. B. các thế lực phản động chống phá.
C. bị chiến tranh tàn phá nặng nề. D. Mĩ tiến hành Chiến tranh lạnh.
Câu 3: Yếu tố nào dưới đây quyết định sự thành công của Liên Xô trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm
(1946- 1950)?
A. Liên Xô là nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
B Nhân dân Liên Xô có tinh thần tự lực, tự cường.
C. Liên Xô có lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú.
D. Liên Xô có sự hợp tác hiệu quả với các nước Đông Âu.
Câu 4: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom
nguyên tử (1949)?
A. Phá thế độc quyền về vũ khí nguyên tử của Mĩ.
B. Làm đảo lộn hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mĩ.
C. Sự phát triển vượt bậc của nền khoa học - kĩ thuật Xô viết.
D. Tạo ra thế cân bằng về vũ khí nguyên tử giữa Mĩ và Liên Xô.
Câu 5: Trong giai đoạn 1945 - 1950, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Liên Xô là
A. phá thế bị bao vây, cô lập, mở rộng quan hệ đối ngoại.
B. tiến hành cải tổ để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.
C. khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
D. xây dựng cơ sở vật chất — kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
Câu 6: Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Liên Xô thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là
A. khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh.
B. tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
C. củng cố, hoàn thiện hệ thống chính trị của chủ nghĩa xã hội.
D. thành lập và phát triển Hội đồng tương trợ kinh tế.
Câu 7: Nội dung nào dưới đây là sự khái quát về chính sách đối ngoại của Liên Xô từ sau Chiến tranh thế
giới thứ hai đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX?
A. Giúp đỡ các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa.
B. Chống lại âm mưu gây chiến của các thế lực thù địch.
C. Bảo vệ hòa bình, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
D. ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Câu 8: Sau khi lên nắm quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô (tháng 3/1985), Goóc-ba-chốp đã thực hiện
A. tăng cường quan hệ với Mĩ. B. Đường lối cải tổ. 
C. tiếp tục thi hành những chính sách cũ. D. hợp tác với các nước phương Tây.
Câu 9: Tình hình thế giới và trong nước những năm 80 của thế kỉ XX đặt ra yêu cầu cấp bách nào đối với
Liên Xô?
A. Hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp. B. Tập trung phát triển công nghiệp nặng.
C. Hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. D. Tiến hành công cuộc cải cách đất nước.
Câu 10: Thực tiễn lịch sử nào là yếu tố quyết định Liên Xô phải tiến hành cải tổ đất nước (năm 1985)?
A. Các nước công nghiệp mới đạt nhiều thành tựu sau cải cách.
B. Xu thế quốc tế hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên thế giới.
C. Cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội ở Liên Xô diễn ra trầm trọng.
D. Trung Quốc tiến hành công cuộc cải cách - mờ cửa.
Câu 11: Liên Xô tiến hành công cuộc cải tổ (1985) trong bối cảnh quốc tế
A. dang diễn ra xu thế hòa hoãn Đông - Tây. B. cuộc đối đầu Xô - Mĩ đã kết thúc hoàn toàn.
C. sự đối đầu Đông — Tây đang diễn ra gay gắt. D. trật tự hai cực Ianta đã sụp đổ hoàn toàn. 
Câu 12: Chính sách cải tổ trên lĩnh vực chính trị - xã hội của Đảng và nhà nước Liên Xô không bao gồm
biện pháp nào dưới đây?
A. Thực hiện chế độ đa nguyên chính trị.
B. Thực hiện chế độ tổng thống tập trung quyền lực.
C. Tuyên bố dân chủ và “công khai” mọi mặt.
D. Củng cố và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Câu 13: Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô được đánh dấu bởi sự kiện nào?
A. Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va tuyên bố giải thể.
B. Lá cờ Liên bang Xô viết trên nóc điện Cremli bị hạ xuống.
C. Các nước Cộng hòa đòi tách khỏi Liên bang Xô viết.
D. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) tuyên bố ngừng hoạt động.
Câu 14: Nội dung nào phản ánh đúng điểm tương đồng giữa Liên Xô và Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ
hai?
A. Không chịu tổn thất từ cuộc chiến tranh.
B. Là ủy viên thường trực trong Hội đồng Bảo an.
C. Đều phải tiến hành hàn gắn vết thương chiến tranh.
D. ủng hộ và giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới.
Câu 15: Điểm tương đồng trong công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc với công cuộc cải tổ ở Liên Xô
đổi mới đất nước ở Việt Nam là
A. tiến hành cải tổ về chính trị, cho phép đa nguyên đa đảng.
B. lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, mở rộng hội nhập quốc tế.
C. tiến hành khi đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kéo dài.
D. củng cố và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Câu 16: Cách mạng dân chủ nhân dân được hoàn thành ở các nước Đông Âu trong những năm 1948 -1949
đánh dấu
A. sự xác lập hoàn chỉnh của cục diện hai cực, hai phe.
B. bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
C. bước phát triển mới của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
D. chủ nghĩa xã hội thắng thế hoàn toàn ở châu Âu.
Câu 17: Từ năm 1949, các nước Đông Âu bước vào giai đoạn
A. xây dựng chủ nghĩa xã hội. B. xây dựng chủ nghĩa cộng sản.
C. khôi phục kinh tế sau chiến tranh. D. chiến đấu chống thù trong giặc ngoài.
Câu 18: Một trong những cơ sở của sự hợp tác, giúp đỡ giữa Liên Xô và các nước Đông Âu là
A. cùng chung mục tiêu tiến lên chủ nghĩa tư bản.
B. cùng chung hệ tư tường của chủ nghĩa Mác — Lênin.
C. có chung mục đích đàn áp phong trào cách mạng thế giới.
D. đều nhận được sự giúp đỡ, viện trợ của Mĩ và các nước phương Tây.
Câu 19: Tổ chức nào dưới đây được coi là liên minh mang tính chất phòng thủ về quân sự và chính trị của
các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu?
A. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). B. Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). 
C. Tổ chức Hiệp ước Vácsava. D. Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể (CSTO).
Câu 20: Sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa được đánh dấu bởi
A. Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu.
B. Hội đồng tương trợ - kinh tế (SEV) ngừng hoạt động.
C. Tổ chức Hiệp ước Vácsava tuyên bố giải thể.
D. sự ra đời của Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).
Câu 21: Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở
Liên Xô và các nước Đông Âu?
A. Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước.
B. Không bắt kịp sự phát triển của khoa học - kĩ thuật tiên tiến trên thế giới.
C. Phạm phải nhiều sai lầm nghiêm trọng trong quá trình cải tổ đất nước.
D. Chế độ xã hội chủ nghĩa không phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.
Câu 22: Xét cho cùng, sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu là sự sụp đổ của
A. chế độ xã hội chủ nghĩa trên phạm vi toàn thế giới.
B. mô hình chủ nghĩa xã hội chưa đúng đắn, chưa khoa học.
C. học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản chủ nghĩa.
D. ước mơ và niềm tin của nhân loại về chủ nghĩa cộng sản.
Câu 23: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những bài học kinh nghiệm được rút ra từ sự sụp đổ
của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu?
A. Lấy cải tổ về chính trị - tư tưởng làm trọng tâm của công cuộc đổi mới đất nước.
B. Đảng Cộng sản có đường lối lãnh đạo đúng đắn, phù hợp với tình hình đất nước và thế giới.
C. Cảnh giác trước chiến lược “diễn biến hòa bình’’ của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.
D. Cùng cố, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, không chấp nhận đa nguyên chính trị.
Câu 24: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và
Đông Âu?
A. Là một tổn thất to lớn với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
B. Là sự sụp đổ của một mô hình xã hội chủ nghĩa chưa đúng đắn, chưa khoa học.
C. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các nước xã hội chủ nghĩa còn lại.
D. Phản ánh sự sụp đổ, không phù hợp với thực tiễn của học thuyết Mác - Lênin.
Câu 25: Quốc gia nào dưới đây được kế tục vai trò và địa vị quốc tế của Liên Xô ở Liên hợp quốc?
A Lítva B. Nga. c. Ucraina. D. Pakixtan.
Câu 26: Tháng 12/1993, hiến pháp liên bang Nga được ban hành, quy định thể chế
A.quân chủ chuyến chế. B. quân chủ lập hiến
C. Tổng thống liên bang. D. cộng hòa xã hội chủ nghĩa.
Câu 27: Đặc điểm nổi bật của kinh tế Liên bang Nga giai đoạn 1991 - 1995 là
A. phát triển, đứng thứ hai thế giới. B. phục hồi và phát triển nhanh.
C. suy thoái, tăng trưởng âm. D. phát triển “thần kì”.
Câu 28: Từ năm 1996 đến năm 2000, kinh tế Liên bang Nga
A. kém phát triển và suy thoái. B. phát triển với tốc độ cao.
C. lâm vào trì trệ và khủng hoảng. D. có sự phục hồi và phát triển.
Câu 29: Chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 là ngả về phương Tây, khôi
phục và phát triển quan hệ với các nước ở
A. châu Á. B. châu Âu. C. Châu Phi D. châu Mĩ.
Câu 30: Nội dung nào trong quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2/1945) đã ảnh hưởng đến quan hệ ngoại
giao giữa Nhật Bản và Liên Bang Nga hiện nay?
A. Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin (trước đó do Nhật Bản chiếm đóng).
B. Nhật Bản trả lại Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin và các đảo nhỏ xung quanh.
C. Liên Xô chiếm miền Bắc bán đảo Triều Tiên (trước đó do Nhật Bản chiếm đóng).
D. Khôi phục quyền lợi Liên Xô ở cảng Lữ Thuận (Trung Quốc) vốn bị Nhật Bản chiếm giữ.

You might also like