Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

1.

Phối màu đơn sắc (Monochromatic)


Khi sử dụng quy tắc phối màu đơn sắc, bạn thường chỉ sử dụng một màu chủ đạo hay đôi lúc
bạn cũng có thể sử dụng nhiều kiểu sắc độ khác nhau trong cùng một màu để chúng cộng hưởng
với nhau.

2. Phối màu tương đồng (Analogous)

Màu tương đồng (thường là 3 màu) kết hợp rất tốt với những màu kế bên nó trên vòng tròn
màu.

3. Phối màu bổ túc trực tiếp (Complementary)

Đầu tiên, chọn một màu chủ đạo, sau đó chọn màu đối xứng với nó làm màu phụ. Lưu ý, không
nên sử dụng những màu sắc có độ nhạt, vì những màu như vậy sẽ làm mất đi tính tương phản
cao giữa các cặp màu với nhau.
4. Phối màu bổ túc bộ ba (Triadic)

Cách phối màu này được hình thành với ba màu nằm ở ba góc khác nhau của vòng tròn màu và tạo
nên một hình tam giác đều.

5. Phối màu bổ túc xen kẽ (Split-complementary)

Phối màu này được tạo bởi ba màu nằm ở ba góc khác nhau trên vòng tròn màu và tạo nên một
hình tam giác cân. Đôi lúc, bạn có thể sử dụng thêm một màu thứ tư; màu này phải đối xứng với
một trong hai màu tạo nên đáy của hình tam giác cân đó.

6. Phối màu bổ túc bộ bốn (Rectangular Tetradic hay Compound Complementary)

Phối màu này được hình thành với hai cặp màu bổ túc trực tiếp. Những sự đối nghịch cũng như bổ
sung giữa hai cặp màu này chính là điểm mạnh và khác biệt đặc trưng của phối màu này. Mẹo để
chọn màu cho phối màu này cũng khá cơ bản khi bạn cần chú ý cân bằng thật tốt giữa hai gam màu
nóng (đỏ, cam hay vàng) và lạnh (xanh, tím).

You might also like