Tmpbnasra Kienthuccobanvethongtindidong

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 1355

ĐỀ CƯƠNG

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐÀO TẠO KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ


MẠNG VÔ TUYẾN TRONG THÔNG TIN DI ĐỘNG
LỜI NÓI ĐẦU

1. Mã tài liệu (nghề/đầu việc): Tài liệu thuộc 4 nhóm nghề:


- Quy hoạch, định cỡ mạng vô tuyến
- Khảo sát, thiết kế mạng vô tuyến
- Lắp đặt thiết bị vô tuyến
- Khai thác, tối ưu mạng vô tuyến
- Kiểm soát chất lượng mạng vô tuyến
2. Đối tượng áp dụng: Cấp độ 1,2,3 trong 5 nghề ở trên.
3. TCT Mạng lưới Viettel, TCT Viễn thông Viettel, Các thị trường.
4. Mục tiêu của tài liệu: Học viên hiểu được các kiến thức cơ bản của phân
hệ vô tuyến trong thông tin di động.
5. Nội dung tài liệu:

PHẦN I: CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ THÔNG TIN DI ĐỘNG

PHẦN II: CÔNG TÁC THIẾT KẾ MẠNG VÔ TUYẾN

PHẦN III: CÔNG TÁC QUY HOẠCH, ĐỊNH CỠ MẠNG VÔ TUYẾN

PHẦN IV: GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MẠNG VÔ TUYẾN

PHẦN V: TỐI ƯU CHẤT LƯỢNG MẠNG VÔ TUYẾN

PHẦN VI: CÁC GIẢI PHÁP BỔ XUNG VÙNG PHỦ SÓNG

PHẦN VII: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ DỤNG CỤ

PHẦN VIII: CÁC PHẦN MỀM THIẾT KẾ, TỐI ƯU.


PHẦN I: CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ THÔNG TIN DI ĐỘNG
CHUYÊN ĐỀ 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG DI ĐỘNG.

1. Giới thiệu tổng quan mạng thông tin di động 2G/3G


1.1 Lộ trình phát triển thông tin di động
Lộ trình phát triển các công nghệ thông tin di động được thể hiện như hình vẽ
sau

Lộ trình phát triển các công nghệ thông tin di động


AMPS: Advanced Mobile Phone System
TACS: Total Access Communication System
GSM: Global System for Mobile Telecommucations
WCDMA: Wideband Code Division Multiple Access
EVDO: Evolution Data Only
IMT: International Mobile Telecommnications
IEEE: Institute of Electrical and Electtronics Engineers
WiFi: Wireless Fidelitity
WiMAX: Worldwide Interoperability for Microwave Access
LTE: Long Term Evolution
UMB: Untra Mobile Broadband
Lộ trình phát triển các công nghệ thông tin di động lên 4G
Thế hệ di động
Các nội dung 3.5G
3.75G
1G 2G 2.5G 2.75G 3G (HSDPA/HS 4G
(LTE/UMB)
UPA)
Thế hệ di động
Các nội dung 3.5G
3.75G
1G 2G 2.5G 2.75G 3G (HSDPA/HS 4G
(LTE/UMB)
UPA)
Năm ra đời 1981 1987 2000 2003 2008 2015
WCD
TDM
MA
TDMA A
TDMA CDMA WCDMA WCDMA
Công nghệ hoặc hoặc
FDMA hoặc -2000 CDMA-2000 CDMA-2000 OFDMA
truy nhập
CDMA TD- TD-SCDMA TD-SCDMA
CDMA CDM
SCDM
A
A
Thoại
Thoại Thoại

và và
Dịch vụ hỗ trợ Thoại Thoại data Thoại và data Thoại và data Data
data data
(EDG
(GPRS) R99
E)
Tốc độ data 115.2 384 2048 20-100
NA NA 14 Mbps 21.2 Mbps
max kbps kbps kbps Mbps
CS CS CS
Chuyển mạch CS CS switch switch switch CS switch CS switch PS
hỗ trợ switch switch PS PS PS PS switch PS switch switch
switch switch switch
So sánh giữa các thế hệ di động
1.2 Cấu trúc mạng thông tin di động
1.2.1 Cấu trúc mạng di động 2G
 Một mạng GSM được tạo bởi ba phân lớp chính:
+ Phân lớp người dùng: MS (Mobile Station).
+ Phân lớp truy nhập trạm gốc (BSS): bao gồm một BSC và nhiều BTS.
+ Phân lớp chuyển mạch và mạng (NSS) bao gồm MSC, GMSC, SGSN,
GGSN, VLR, HLR, AuC, EIR.

Cấu trúc mạng di động 2G


 MS: Đây là máy điện thoại di động, kết nối với BTS qua giao diện Um.
 Hệ thống trạm gốc BSS
+ Một phân hệ trạm gốc là hệ thống các thiết bị trạm gốc (các bộ thu
phát, các bộ điều khiển…) chịu trách nhiệm giao tiếp với MS trong
một vùng nhất định. Thiết bị vô tuyến của một BSS có thể hỗ trợ một
hoặc nhiều cell. Một phân hệ BSS bao gồm một BSC và nhiều BTS,
BSC giao tiếp với BTS qua giao diện Abis. Chức năng của phân hệ
trạm gốc (BSS).
BTS :
 Chức năng: BTS thực hiện nhiều chức năng như: Thu phát vô tuyến, ánh
xạ kênh
 logic vào kênh vật lý, mã hóa/giải mã…
 Kết nối với BSC qua giao diện Abis.
BSC: Là khối chức năng điều khiển, giám sát các BTS, quản lý tài nguyên vô
tuyến, trong hệ thống, thực hiện một số chức năng như:
 Quản lý một số trạm BTS.
 Quản lý mạng vô tuyến: Xử lý các bản tin báo hiệu, điều khiển….
 Quản lý kênh vô tuyến: Ấn định, khởi tạo, giải phóng kênh vô tuyến.
 Quản lý chuyển giao.
 Tập trung lưu lượng.
 BSC Kết nối với MSC qua giao diện A, sử dụng giao thức BSSAP cho
dịch vụ thoại và kết nối đến SGSN qua giao diện Gb cho dịch vụ data.
 Phân lớp chuyển mạch:
MSC: MSC có trách nhiệm kết nối và giám sát cuộc gọi đến MS và từ MS đi.
Có nhiều chức năng được thực hiện trong MSC như:
 Quản lý di động.
 Quản lý chuyển giao.
 Xử lý cuộc gọi.
 Xử lý tính cước.
 Tương tác mạng (IWF – Internet Working Functions): G-MSC
 Các MSC có giao diện kết nối với các BSC, RNC qua các luồng STM1
hoặc các luồng GE (IP), Giao diện báo hiệu của MSC với BSC sử dụng
giao thức BSSAP. Giao diện kết nối MSC với các thành phần mạng core
khác như MSC khác, STP, HLR, GMSC... bằng các giao diện IP trên
mạng MPBN, các giao thức sử dụng gồm SCCP, ISUP, MAP, CAP của
báo hiệu số 7.
GMSC:
 Là MSC có chức năng cổng để nối ra các mạng ngoài như PSTN. Tổng
đài GMSC có giao diện kết nối với ngoại mạng cho cả di động và cố định
qua giao diện kết nối là các STM1. Các giao diện này sử dụng ISUP báo
hiệu số 7.
 GMSC kết nối tới MSC sử dụng giao thức báo hiệu như: MAP, ISUP, kết
nối đến
HLR/Auc sử dụng giao thức báo hiệu MAP, kết nối tới tổng đài quốc tế
IGW.

SGSN:
 SGSN (SGSN: Serving GPRS Support Node: nút hỗ trợ GPRS phục vụ)
là nút chính của miền chuyển mạch gói. Nó nối đến UTRAN thông qua
giao diện IuPS và đến GGSN thông quan giao diện Gn.
 SGSN chịu trách nhiệm cho tất cả kết nối PS của tất cả các thuê bao.
 Nó lưu hai kiểu dữ liệu thuê bao: thông tin đăng ký thuê bao và thông tin
vị trí thuê bao.
Số liệu thuê bao lưu trong SGSN gồm:
 IMSI (International Mobile Subsscriber Identity: số nhận dạng
thuê bao di động quốc tế)
 Các nhận dạng tạm thời gói (P-TMSI: Packet- Temporary Mobile
Subscriber Identity: số nhận dạng thuê bao di động tạm thời gói)
 Các địa chỉ PDP (Packet Data Protocol: Giao thức số liệu gói)
Số liệu vị trí lưu trên SGSN:
 Vùng định tuyến thuê bao (RA: Routing Area)
 Số VLR
 Các địa chỉ GGSN của từng GGSN có kết nối tích cực
GGSN:
 GGSN (Gateway GPRS Support Node: Nút hỗ trợ GPRS cổng) là một
SGSN kết nối với các mạng số liệu khác. Tất cả các cuộc truyền thông số
liệu từ thuê bao đến các mạng ngoài đều qua GGSN. Cũng như SGSN, nó
lưu cả hai kiểu số liệu: thông tin thuê bao và thông tin vị trí.
Số liệu thuê bao lưu trong GGSN:
 IMSI
 Các địa chỉ PDP
Số liệu vị trí lưu trong GGSN:
 Địa chỉ SGSN hiện thuê bao đang nối đến
 GGSN nối đến Internet thông qua giao diện Gi và đến BG thông
qua Gp.
VLR:
 VLR (Visitor Location Register: bộ ghi định vị tạm trú) là bản sao của
HLR cho mạng phục vụ (SN: Serving Network). Dữ liệu thuê bao cần
thiết để cung cấp các dịch vụ thuê bao được copy từ HLR và lưu ở đây.
Cả MSC và SGSN đều có VLR nối với chúng.
Số liệu sau đây được lưu trong VLR:
 IMSI
 MSISDN
 TMSI (nếu có)
 LA hiện thời của thuê bao
 MSC/SGSN hiện thời mà thuê bao nối đến
 Ngoài ra VLR có thể lưu giữ thông tin về các dịch vụ mà thuê bao
được cung cấp.
HE (Home Environment)
 Lưu các hồ sơ thuê bao của hãng khai thác. Nó cũng cung cấp cho các
mạng phục vụ (SN: Serving Network) các thông tin về thuê bao và về
cước cần thiết để nhận thực người sử dụng và tính cước cho các dịch vụ
cung cấp.
 Tất cả các dịch vụ được cung cấp và các dịch vụ bị cấm đều được liệt kê ở
đây.
HLR/AuC
 Là cơ sở dữ liệu thông tin về thuê bao và nhận thực thuê bao. HLR/AuC
kết nối đến GMSC qua giao diện C (dùng báo hiện MAP). Ngoài ra, HLR
còn kết nối đến VLR (Vistor Location Register – Bộ ghi định vị khách)
qua giao diện D (sử dụng báo hiệu MAP). HLR/AuC lưu giữ các thông tin
như:
 Các số nhận dạng IMSI, MSISDN.
 Các mã khóa các nhân Ki.
 Các thông tin về thuê bao.
 Danh sách các dịch vụ mà MS được/hạn chế sử dụng.
 Số hiệu VLR đang phục vụ MS.Bộ ghi nhận dạng thiết bị (EIR)
EIR (Equipment Identity Register):
 Chịu trách nhiệm lưu các số nhận dạng thiết bị di động quốc tế (IMEI:
International Mobile Equipment Identity). Đây là số nhận dạng duy nhất
cho thiết bị đầu cuối.
 Cơ sở dữ liệu này được chia thành ba danh mục: danh mục trắng, xám và
đen.
 Danh mục trắng chứa các số IMEI được phép truy nhập mạng.
 Danh mục xám chứa IMEI của các đầu cuối đang bị theo dõi.
 Danh mục đen chứa các số IMEI của các đầu cuối bị cấm truy nhập mạng.
Khi một đầu cuối được thông báo là bị mất cắp, IMEI của nó sẽ bị đặt vào
danh mục đen vì thế nó bị cấm truy nhập mạng. Danh mục này cũng có
thể được sử dụng để cấm các seri máy đặc biệt không được truy nhập
mạng khi chúng không hoạt động theo tiêu chuẩn.
1.2.2 Cấu trúc mạng di động 3G
 Một mạng UMTS bao gồm ba phần: thiết bị di động (UE: User
Equipment), mạng truy nhập vô tuyến mặt đất UMTS (UTRAN: UMTS
Terrestrial Radio Network), mạng lõi (CN: Core Network).

Kiến trúc 3G WCDMA UMTS


 UE: Đây không chỉ là điện thoại di động mà còn có thể là các thiết bị đầu
cuối truy nhập internet như modem (Dcom 3G, homegateway), kết nối với
NodeB qua giao diện Uu.
 UTRAN gồm các hệ thống mạng vô tuyến (RNS: Radio Network System)
và mỗi RNS bao gồm RNC (Radio Network Controller: bộ điều khiển
mạng vô tuyến) và các nút B nối với nó.
NodeB: NodeB thực hiện một số chức năng như:
 Quản lý tài nguyên vô tuyến, điều khiển công suất sao cho tín hiệu nhận
được từ các đầu cuối người dùng là tương đương…
 Kết nối với RNC qua giao diện Iu bằng mạng Metro Ethernet hoặc IP trên
SDH.
RNC: thực hiện một số các chức năng sau
 Quản lý các NodeB và điều khiển các tài nguyên của chúng như: Cấp
phát, giải phóng kênh, cấp phát tài nguyên.
 Một nhiệm vụ quan trọng nữa của RNC là bảo vệ sự bí mật và toàn vẹn.
Sau thủ tục nhận thực và thỏa thuận khóa, các khóa bảo mật và toàn vẹn
được đặt vào RNC.
 RNC kết nối với nhau qua giao diện Iub. RNC được nối đến lớp lõi bằng
hai kết nối, một kết nối tới MGW – MSC Server bằng giao diện Iu-CS
(luồng thoại) và một kết nối đến SGSN bằng giao diện Iu-PS (luồng data).
 Mạng lõi CN bao gồm miền chuyển mạch kênh, miền chuyển mạch gói và
HE (Home Environment: Môi trường nhà). HE bao gồm các cơ sở dữ
liệu: AuC (Authentication Center: Trung tâm nhận thực), HLR (Home
Location Register: Bộ ghi định vị thường trú) và EIR (Equipment Identity
Register: Bộ ghi nhận dạng thiết bị). Chi tiết chức năng của các phần tử:
tham khảo mục 1.2.

CHUYÊN ĐỀ 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRUYỀN SÓNG VÔ TUYẾN.

I.Khái niệm về truyền sóng vô tuyến.

Sóng mang vô tuyến là những tín hiệu hình since có tần số cao, trong đó
các thành phần như phase, biên độ, tần số sẽ biến điệu theo sóng tín hiệu để
tạo các sóng mang cao tần mang các tín hiệu này đi xa trong không gian. Nếu
không có sóng mang thì các sóng tín hiệu sẽ không thể truyền đi xa do bị suy
hao tần số.
Sóng vô tuyến là sóng điện từ, nằm trong cùng nhóm với sóng ánh sáng,
bức xạ hồng ngoại và tia X. Song, sóng điện từ được phát đi với tần số thấp
hơn sóng ánh sáng và các bức xạ hồng ngoại. Trong kỹ thuật thông tin, người
ta sử dụng các sóng có tần số trong khoảng 10KHz – 300Ghz.
Các đặc tính lan truyền cơ bản:
 Sóng tần số thấp: dễ phản xạ (vượt qua khoảng nhìn thẳng), hoạt động
tương tự sóng âm thanh.
 Sóng tần số cao: truyền theo đường nhìn thẳng (bị mưa hấp thụ hoặc
làm tán xạ), hoạt động giống sóng ánh sáng.
Khi tần số tăng thì độ rộng băng tần sử dụng cũng tăng theo. Chẳng hạn,
ta có thể đạt độ rộng băng sóng 500KHz ở tần số 1GHz một cách dễ dàng
nhưng rất khó thực hiện ở tần số 1MHz.
Ở tần số cao, dễ chế tạo các anten có tính định hướng để truyền các sóng
vô tuyến theo một hướng xác định nên có thể sử dụng lại các sóng vô tuyến
bằng cách thay hướng hoặc vị trí anten. Vì thế, ở tần số càng cao càng phù
hợp cho truyền dẫn tín hiệu dung lượng lớn.
Ở băng tần VLF (Very Low Frequency) có thể lan truyền dưới biển nên
có thể dùng thông tin cho các tàu ngầm.
II.Sự truyền lan sóng vô tuyến điện
Sự lan truyền của sóng điện từ trong không gian được giải thích dựa theo
thuyết điện từ trường của Maxwell: giả sử tại điểm O trong không gian có
một điện trường biến thiên E không tắt dần. Nó sinh ra ở các điểm lân cận O
một từ trường xoáy B biến thiên; từ trường biến thiên B lại sinh ra ở các điểm
lận cận nó một điện trường biến thiên E1 và cứ như thế tiếp tục lan rộng ra
trong không gian và càng ngày càng xa điểm O. Tuy nhiên tùy theo tần số
hoạt động của sóng và môi trường truyền sóng mà khả năng truyền sóng có
những yếu tố, đặc điểm khác nhau:
Phổ sóng vô tuyến có thể chia thành 3 nhóm băng tần rộng, có các đặc
điểm truyền lan cơ bản: Sóng mặt đất (sóng bề mặt), sóng trời và sóng thẳng
(sóng không gian)
 Sự lan truyền sóng mặt đất (sóng bề mặt):
Sự lan truyền các sóng điện từ có tần số dưới 2 MHz có khuynh hướng đi
theo đường cong của bề mặt trái đất (hay gọi là sóng bề mặt). Sóng đất là
sóng phân cực đứng vì điện trường trong sóng phân cực ngang nên sẽ song
song với bề mặt trái đất, các sóng như thế dễ bị ngắn mạch bởi sự dẫn điện
của đất.

Thành phần điện trường biến đổi của sóng đất sẽ cảm ứng điện áp trong
bề mặt trái đất, tạo ra dòng điện chảy. Bề mặt trái đất cũng có điện trở và các
tổn hao điện môi, gây nên sự suy hao sóng đất khi lan truyền. Sóng đất lan
truyền tốt nhất trên bề mặt là chất dẫn điện tốt như nước muối, và truyền kém
trên vùng sa mạc khô cằn. Tổn hao sóng đất tăng nhanh theo tần số, vì thế
sóng đất nói chung hạn chế ở các tần số thấp hơn 2 MHz. Sóng đất được
dùng rộng rãi cho liên lạc tàu thủy - tàu thủy và tàu thủy - bờ. Sóng đất được
dùng tại các tần số thấp đến 15 kHz.
Các nhược điểm của lan truyền sóng đất:
• Sóng đất yêu cầu công suất phát khá cao.
• Sóng đất yêu cầu anten kích thước lớn.
• Tổn hao thay đổi đáng kể theo loại đất.
Các ưu điểm:
• Với công suất phát đủ lớn, sóng đất có thể dùng để liên lạc giữa 2 điểm
bất kì trên thế giới.
• Sóng đất ít bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi điều kiện khí quyển.
 Sự lan truyền của sóng không gian:
Sóng không gian bao gồm sóng trực tiếp và sóng phản xạ mặt đất, khoảng
cách truyền trong khoảng vài kilomet đến vài chục kilomet tầng dưới khí
quyển. Sóng trực tiếp lan truyền theo đường thẳng giữa anten phát và anten
thu, còn gọi là sóng thẳng (Line Of Sight). Vì thế sóng thẳng bị hạn chế bởi
độ cong của bề mặt quả đất. Sóng phản xạ mặt đất là các sóng phản xạ từ bề
mặt trái đất giữa anten phát và anten thu. Độ cong của trái đất tạo nên đường
chân trời đối với sự lan truyền sóng không gian, gọi là chân trời vô tuyến.
Có thể kéo dài chân trời vô tuyến bằng cách nâng cao anten phát và anten
thu.
Sóng không gian là đặc trưng cho các sóng vô tuyến có tần số cao trên
30MHz.
 Sự lan truyền của sóng trời:
Các sóng điện từ có hướng bức xạ cao hơn đường chân trời tạo thành góc
khá lớn so với mặt đất gọi là sóng trời. Sóng trời được phản xạ hoặc khúc xạ
về trái đất từ tầng điện ly, vì thế còn gọi là sóng điện ly.
Tầng điện ly là vùng không gian nằm cách mặt đất chừng 50 km đến 400
km. Tầng này hấp thụ một số lượng lớn năng lượng của tia cực tím và tia X
bức xạ của mặt trời, làm ion hóa các phân tử không khí và tạo ra electron tự
do. Khi sóng điện từ đi vào tầng điện ly, điện trường của sóng tác động lực
lên các electron tự do, làm cho chúng dao động. Khi sóng chuyển động xa
trái đất, sự ion hóa tăng, song lại có ít phân tử khí để ion hóa. Do đó, phần
trên của khí quyển có số phần trăm phân tử ion hóa cao hơn phần dưới. Mật
độ ion càng cao, khúc xạ càng lớn.
Nói chung, tầng điện ly được phân chia thành 3 lớp: lớp D, E, và F theo
độ cao của nó; lớp F lại được phân chia thành lớp F1, F2. Độ cao và mật độ
ion hóa của 3 lớp thay đổi theo giờ, mùa và theo chu kì vết đen của mặt trời
(11 năm). Tầng điện ly đậm đặc nhất vào ban ngày và mùa hè.
 Lớp D: là lớp thấp nhất, có độ cao 50 ÷ 100 km và nằm xa mặt trời
nhất, do đó có ion hóa ít nhất. Như vậy lớp D ít có ảnh hưởng đến hướng
truyền lan sóng vô tuyến. Song các ion ở lớp này có thể hấp thụ đáng kể
năng lượng sóng điện từ. Lớp D biến mất về đêm. Lớp này phản xạ sóng
VLF và LF, hấp thụ các sóng MF và HF.
 Lớp E: có độ cao 100 ÷ 140 km, còn gọi là lớp Kennelly -
Heaviside theo tên của hai nhà bác học khám phá ra nó. Lớp E có mật độ
cực đại tại độ cao 70 dặm vào giữa trưa khi mặt trời ở điểm cao nhất. Lớp
E hầu như biến mất về đêm, hỗ trợ sự lan truyền sóng bề mặt MF và phản
xạ sóng HF một chút về ban ngày. Phần trên của lớp E đôi khi được xét
riêng và gọi là lớp E thất thường. Lớp này gây bởi hiện tượng nhật hoa và
hoạt động của vết đen mặt trời. Đây là lớp mỏng có mật độ ion hoá rất
cao, cho phép cải thiện không ngờ cự ly liên lạc.
 Lớp F: gồm 2 lớp F1 và F2. Lớp F1 có độ cao 140 ÷ 250 km vào
ban ngày. Lớp F2 có độ cao 140 ÷ 300 km về mùa đông và 250 ÷ 350 km
về mùa hè. Về đêm, 2 lớp này hợp lại với nhau tạo thành một lớp. Lớp F1
hấp thụ và suy hao một số sóng HF, cho qua phần lớn các sóng để đến F2
, rồi khúc xạ ngược về trái đất.
III.Các băng sóng vô tuyến điện
Ta biết rằng thông tin vô tuyến đảm bảo việc phát thông tin đi xa nhờ các
sóng điện từ. Môi trường truyền sóng (khí quyển trên mặt đất, vũ trụ, nước,
đôi khi là các lớp địa chất của mặt đất) là chung cho nhiều kênh thông tin vô
tuyến. Việc phân kênh chủ yếu dựa vào tiêu chuẩn tần số. Một cách tổng
quát, phổ tần tổng cộng và miền áp dụng của chúng được chỉ ra trên hình

Băng tần Dải tần Ứng dụng


VLF 3 ÷ 30KHz Thông tin dưới nước, đạo hàng, định vị
(very low frequency)
LF 30 ÷ 300 KHz Đạo hàng
(low frequency)
MF Phát thanh AM, hàng hải, trạm thông tin duyên
300 ÷ 3000 KHz
(medium frequency) hải, chỉ dẫn tìm kiếm cứu nạn.
HF Điện thoại, điện báo, phát thanh sóng ngắn, hàng
3 ÷ 30 MHz
(high frequency) hải, hàng không.
VHF Truyền hình, phát thanh FM, điều khiển giao
30 ÷ 300 MHz
(very high frequency) thông, đạo hàng
UHF Truyền hình, thông tin vệ tinh, do thám, ra da
300 ÷ 3000MHz
(ultra high frequency) giám sát, đạo hàng
SHF Hàng không, thông tin viba, thông tin di động,
3 ÷ 30GHz
(super high frequency) thông tin vệ tinh
EHF
30 ÷ 300GHz Thông tin rada, NCKH
(extremly high frequency)
Hồng ngoại
Ánh sáng nhìn thấy 103 ÷ 107 GHz Thông tin quang
Tia cực tím

o Các tần số rất thấp (VLF - Very Low Frequencies). Có giá trị nằm trong
phạm vi 3 ÷ 30 kHz, chứa phần trên của dải nghe được của tiếng nói. Dùng
cho các hệ thống an ninh, quân sự và chuyên dụng của chính phủ như là
thông tin dưới nước (giữa các tàu ngầm).
o Các tần số thấp (LF - Low Frequencies). Có giá trị nằm trong phạm vi 30
÷ 300 kHz (thường gọi là sóng dài), chủ yếu dùng cho dẫn đường hàng hải và
hàng không.
o Các tần số trung bình (MF - Medium Frequencies). Có giá trị nằm trong
phạm vi 300 kHz ÷ 3 MHz (thường gọi là sóng trung), chủ yếu dùng cho phát
thanh thương mại sóng trung (535 đến 1605 kHz). Ngoài ra cũng sử dụng
cho dẫn đường hàng hải và hàng không.
o Các tần số cao (HF - High Frequencies). Có giá trị nằm trong phạm vi
3÷30MHz (thường gọi là sóng ngắn). Phần lớn các thông tin vô tuyến 2 chiều
(twoway) sử dụng dải này với mục đích thông tin ở cự ly xa xuyên lục địa,
liên lạc hàng hải, hàng không, nghiệp dư, phát thanh quảng bá...v.v.
o Các tần số rất cao (VHF - Very High Frequencies). Có giá trị nằm trong
phạm vi 30 ÷ 300 MHz (còn gọi là sóng mét), thường dùng cho vô tuyến di
động, thông tin hàng hải và hàng không, phát thanh FM thương mại (88 đến
108 MHz),truyền hình thương mại (kênh 2 đến 12 với tần số từ 54 MHz đến
216 MHz).
o Các tần số cực cao (UHF - UltraHigh Frequencies). Có giá trị nằm
trongphạm vi 300 MHz ÷ 3 GHz (còn gọi là sóng đề xi mét), dùng cho các
kênh truyền hình thương mại 14 ÷ 83, các dịch vụ thông tin di động mặt đất,
các hệ thống điện thoại tế bào, một số hệ thống rada và dẫn đường, các hệ
thống vi ba và thông tin vệ tinh.
o Các tần số siêu cao (SHF - SuperHigh Frequencies). Có giá trị nằm trong
phạm vi 3 ÷ 30 GHz (còn gọi là sóng cen ti mét), chủ yếu dùng cho vi ba và
thông tin vệ tinh.
o Các tần số cực kì cao (EHF - Extremely High Frequencies). Có giá trị
nằm trong phạm vi 30 ÷ 300 GHz (còn gọi là sóng mi li mét), ít sử dụng cho
thông tin vô tuyến.
o Các tần số hồng ngoại. Có giá trị nằm trong phạm vi 0,3 THz ÷ 300 THz,
nói chung không gọi là sóng vô tuyến. Sử dụng trong hệ thống dẫn đường
tìm nhiệt, chụp ảnh điện tử và thiên văn học.
o Các ánh sáng nhìn thấy. Có giá trị nằm trong phạm vi 0,3 PHz ÷ 3 PHz,
dùng trong hệ thống sợi quang.
o Các tia cực tím, tia X, tia gamma và tia vũ trụ. Rất ít sử dụng cho thông
tin.
IV.Hệ thống thông tin vô tuyến
a. Sơ đồ tổng quát hệ thống thông tin vô tuyến
Để thực tổ chức thực hiện thông tin bằng đường vô tuyến, tại đầu phát cần
có thiết bị phát, tại đầu thu cần có thiết bị thu. Thông thường đối với việc tổ
chức thông tin theo 2 chiều, mỗi đầu cần phải có cả thiết bị phát và thiết bị thu.
Sơ đồ tổng quát của hệ thống thông tin vô tuyến được chỉ ra trên hình
Thiết bị phát là tập hợp các phương tiện kỹ thuật, nằm giữa nguồn các tín
hiệu điện sơ cấp và môi trường truyền sóng.
Thiết bị thu là tập hợp các phương tiện kỹ thuật, nằm giữa môi trường
truyền sóng và nguồn tiêu thụ các tín hiệu điện sơ cấp.
Thiết bị phát bao gồm máy phát và hệ thống anten - phi đơ. Máy phát
thực hiện ba chức năng cơ bản:
1. Biến đổi tín hiệu điện sơ cấp thành dạng tín hiệu cao tần phù hợp với dải tần
số công tác của hệ thống.
2. Tạo dải tần công tác với số lượng tần số công tác, độ ổn định tần số và độ
chính xác tần số cho trước.
3. Tạo ra công suất cao tần yêu cầu từ nguồn năng lượng tại chỗ. Khi tính toán
công suất phải tính đến cự ly liên lạc yêu cầu, hiệu quả anten phát và thu được
dùng, phương pháp tiến hành liên lạc.
Máy phát thường gồm bộ kích thích, bộ khuếch đại công suất và thiết bị phối
hợp anten. Bộ kích thích thực hiện biến đổi tín hiệu sơ cấp thành tín hiệu cao tần
sơ cấp (tín hiệu vô tuyến), tổng hợp mạng tần số công tác trong dải tần đã cho,
sau đó chuyển tín hiệu vô tuyến sơ cấp đã chọn lên tần số công tác. Bộ khuếch
đại công suất bảo đảm khuếch đại tín hiệu cao tần lên đủ mức cần thiết, thường
gồm nhiều tầng mắc nối tiếp. Thiết bị phối hợp bảo đảm phối hợp máy phát với
thiết bị anten về mặt trở kháng để anten bức xạ công suất cực đại, biến năng
lượng điện thành năng lượng của sóng điện từ.
Thiết bị thu bao gồm hệ thống anten phi đơ và máy thu. Máy thu gồm có
tuyến thu chung và tuyến thu riêng. Anten thu nhận năng lượng các sóng điện từ
rồi nhờ phi đơ đưa tới lối vào máy thu. Trong máy thu các dạng tín hiệu được xử
lý theo nguyên tắc Rộng - Hạn chế - Hẹp - Hạn chế cho phép nâng cao độ chọn
lọc, độ nhạy đối với các dạng tín hiệu. Tuyến thu chung đóng vai trò Rộng - Hạn
chế, tại đây tín hiệu có ích được khuếch đại, lọc dải rộng và biến đổi về thành tín
hiệu điện tần số trung gian. Tuyến thu riêng đóng vai trò Hẹp - Hạn chế, tại đây
các dạng tín hiệu được phân chia thành các tuyến riêng biệt tiếp tục được khuếch
đại, lọc dải hẹp và biến đổi thành tín hiệu sơ cấp và đưa về dạng cần thiết cho sự
hoạt động của thiết bị đầu cuối. Nguồn tin có thể là tín hiệu dạng tương tự hoặc
số. Trong thông tin vô tuyến ta hay gặp dạng thiết bị thu - phát kết hợp (thường
gọi là máy thu phát) trong đó máy phát và máy thu cùng chung một vỏ (tuỳ
trường hợp sẽ có một số bộ phận dùng chung như anten, mạch ra máy phát kiêm
mạch vào máy thu, bộ dao động chủ sóng máy phát kiêm dao động ngoại sai
máy thu - bộ tổng hợp tần số, các bộ lọc trong các tuyến tần số...).

CHUYÊN ĐỀ 3: CÁC PHẦN TỬ CỦA MỘT TRẠM THU/PHÁT SÓNG

I. Các loại Feeder, cột anten


1.1 Các loại Feeder
Hiện tại Viettel sử dụng chủ yếu các loại feeder 7/8 và 1/2, ngoài ra còn một
số loại khác nhưng ít phổ biến và hiện tại triển khai mới đã không còn dùng nữa.
Feeder 7/8:

o Đường kính sợi là 7/8 inch hay


khoảng 23 mm.
o Feeder 7/8 cứng, khó uốn, chịu va
đập tốt, dùng để nối từ card phát tủ
di động đến anten. Do feeder 7/8
khó uốn, không đấu nối trực tiếp
được vào card phát và anten nên
phải dùng dây nhảy là feeder 1/2 để
đấu vào anten và card phát.
o Suy hao 100m: 4dB với tần 900
Mhz, 6dB với tần 1800 Mhz, 6.5 dB
với tần 2100 Mhz.

Feeder 1/2:

o Đường kính sợi là 1/2 inch hay 13


mm.
o Feeder 1/2 mềm, dễ uốn, dùng làm
dây nhảy từ card phát di động đến
feeder 7/8 và từ feeder 7/8 đến
anten.
o Suy hao 100m: 7 dB với tần 900
Mhz, 10 dB với tần 1800 Mhz, 11
dB với tần 2100 Mhz.
1.2 Các loại cột anten
Cột dây co:

o Cột dùng các sợi dây néo để giữ cột.


o Cột bao gồm nhiều đốt cột 5.5m hoặc
6m.
o Các loại cột thường sử dụng: 300x300,
400x400 và 600x600.

Cột tháp:

o Cột có đế to và nhỏ dần ở phần ngọn.


o Cột bao gồm nhiều đốt, thường là 6m
được ghép bằng nhiều dầm thép bắt
vít chặt với nhau.

Cột tự đứng
o Cột sắt hình trụ tròn, đế dùng ốc bắt
vào dầm bê tông.
o Cột thường có chiều cao từ 6 – 12m,
đặt trên nóc tòa nhà.
o Một trường hợp đặc biệt của loại cột
này là cột hapulico hay cột đèn đăt
đưới đất, chiều cao từ 22 - 25 m.

Cột cóc

o Cột sắt hình trụ tròn, đường kính 10


– 12 cm.
o Cột thường có chiều cao từ 2 – 6 m,
đặt trên nóc tòa nhà (thường đặt trên
các tòa nhà cao, không cần đặt thêm
cột cao hoặc khu vực đặt anten ngụy
trang).

Cột Anten ngụy trang (dạng cột đèn)


o Cột sắt hình trụ tròn, đường kính 25
– 60 cm.
o Cột thường có chiều cao từ 24 – 32
m, đặt tại các đoạn đường thay thế
cho cột đèn đường hiện tại.
o Trên đỉnh cột lắp thiết bị anten ngụy
trang loại đặc chủng. Xung quanh
vẫn lắp đèn chiếu sáng bình thường.

2. Antenna
2.1.Khái niệm
Việc truyền tải năng lượng điện từ có thể được sử dụng hai phương pháp:
 Dùng đường truyền hữu tuyến, nghĩa là dùng các hệ thống dẫn sóng như:
đường dây song hành, cáp đồng trục, ống dẫn sóng,…. Sóng điện từ lan
truyền trong các hệ truyền dẫn này gọi là sóng điện từ ràng buộc.
 Dùng phương pháp bức xạ sóng điện từ lan truyền tự do trong không gian.
Thiết bị dùng để bức xạ sóng ra không gian hoặc cảm nhận (thu) sóng từ
không gian tự do gọi là Anten.
Anten là một phận quan trọng không thể thiếu của bất kì một hệ thống vô
tuyến điện nào, bởi vì khi là một thống vô tuyến thì bắt buộc sử dụng đến
sóng điện từ nghĩa là phải có anten phát sóng điện từ và anten thu thu sóng
điện từ.
Một hệ thống vô tuyến thông thường gồm: máy phát, anten phát – máy
thu, anten thu. Giữa máy phát và anten phát hoặc giữa anten thu và máy thu
không nối trực tiếp với nhau mà được ghép với nhau qua một đường truyền
hữu tuyến gọi là fide. Trong hệ thống này, máy phát có nhiệm vụ tạo ra tín
hiệu cao tần công suất lớn; tín hiệu này thông qua fide truyền đến anten phát
dưới dạng sóng điện từ ràng buộc. Anten phát có nhiệm vụ chuyển tín hiệu
sóng điện từ ràng buộc thành bức xạ điện từ lan truyền trong không gian tự
do. Anten thu có nhiệm vụ ngược lại vơi anten phát, nghĩa là cảm ứng sóng
điện từ tự do trong không gian thành sóng điện từ ràng buộc – thông qua fide
truyền tới máy thu.
Yêu cầu đối với anten – fide là phải chuyển đổi năng lượng với hiệu suất
cao và không gây méo dạng tín hiệu.
Anten được sử dụng nhiều trong kỹ thuật vô tuyến: vô tuyến truyền thanh,
vô tuyến truyền hình, vô tuyến đạo hàng, vô tuyến thiên văn, điều khiển vô
tuyến,….
Các loại anten dùng trong từng mục đích khác nhau thì có yêu cầu khác
nhau; với các đài phát thanh, truyền hình thì anten cần bức xạ đồng đều trong
mặt phẳng ngang để máy thu ở các hướng có thể thu được tín hiệu của đài
phát. Với anten dùng trong kỹ thuật đạo hàng, thông tin vệ tinh, thông tin vũ
trụ,… thì anten cần có tính định hướng cao, điều đó có nghĩa là sóng bức xạ
lan truyền trong không gian theo một góc rất hẹp.
Từ đây có thể giải thích rằng nhiệm vụ của anten không đơn thuần là
chuyển đổi năng lượng điện từ thành sóng điện từ lan truyền tự do trong
không gian mà còn có chức năng bức xạ sóng theo một hướng nhất định theo
các yêu cầu và thông số kỹ thuật tính trước.
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật thông tin vô tuyến,
anten không còn đơn thuần có nhiệm vụ bức xạ hay thu sóng mà còn tham
gia và quá trình gia công tín hiệu. Một cách tổng quát, anten cần được hiểu là
một hệ thống mà trong đó chủ yếu là bộ phận bức xạ và cảm ứng thu sóng,
bộ phận cung cấp tín hiệu, bộ phận gia công tín hiệu; sồ đồ một hệ thống thu
phát vô tuyến được mô tả như hình dưới đây:

Sơ đồ hệ thống thu phát vô tuyến


Lý thuyết về anten được xây dựng trên cơ sở phương trình điện từ trường
của Maxwell, trên cơ sở này chúng ta xem xét quá trình chuyển đổi năng
lượng điện – từ trường là quá trình điều hòa theo thời gian theo quy luật sine
hoặc cosin.
2.2.Thông số kỹ thuật
2..2.1. Biểu đồ hướng
Biểu đồ phương hướng phát xạ của anten, được gọi tắt là biểu đồ hướng,
là đồ thị biểu diễn hàm đặc tính phát xạ của anten trong không gian 3 chiều.
Đặc tính phát xạ của anten thường là cường độ phát xạ, ký hiệu là U(θ, φ)
hoặc cường độ trường, ký hiệu là F(θ, φ), được xem như là một hàm của hướng
phát xạ (hướng góc) tính từ anten trong vùng trường xa.
Cũng có thể chuẩn hóa hàm cường độ phát xạ U(θ,φ) hoặc chuẩn hóa hàm
cường độ trường F(θ,φ) vì trong thực tế ta thường hay quan tâm so sánh đặc tính
phát xạ của anten theo các hướng khác nhau.
Cường độ phát xạ chuẩn hóa:
U ( ,  ) U ( ,  )
U n ( ,  )  [lần] hay U n ( ,  )  10 log [dB]
U max U max
Cường độ trường chuẩn hóa:
F ( ,  ) F ( ,  )
Fn ( ,  )  [lần] hay Fn ( ,  )  10 log [dB]
Fmax Fmax
Trong đó Umax, Fmax là cực đại của U(θ, φ), F(θ, φ). Cần lưu ý mối quan hệ
giữa cường độ phát xạ chuẩn hóa và cường độ trường chuẩn hóa như sau:
U n ( ,  )  Fn ( ,  )
2

Biểu đồ hướng 3 chiều của anten thường được vẽ trong hệ tọa độ không
gian vuông góc hoặc hệ tọa độ cầu. Mặt cắt của biểu đồ hướng 3 chiều theo
phương ngang được gọi là biểu đồ ngang hay biểu đồ phương vị. Mặt cắt của
biểu đồ hướng 3 chiều theo phương đứng được gọi là biểu đồ đứng hay biểu đồ
ngẩng.
Hướng mà cường độ phát xạ U(θ, φ) mạnh nhất xác định búp chính của
biểu đồ hướng. Các cực đại khác của biểu đồ hướng xác định các búp phụ.
Anten đẳng hướng là một anten lý tưởng giả định (anten không bị suy hao
– lossless anten) phát ra tín hiệu theo mọi hướng một cách bằng nhau. Do vậy
anten đẳng hướng có biểu đồ hướng 3 chiều hình cầu, biểu đồ ngang hình tròn
và biểu đồ đứng hình tròn.

y z
θ
φ
x x

Biểu đồ anten đẳng hướng

Anten lưỡng cực đặt thẳng đứng có cường độ phát xạ chuẩn hóa U n(θ, φ)
2
= sin θ có biểu đồ ngang hình tròn và biểu đồ đứng hình số 8. Biểu đồ này thuộc
loại biểu đồ vô hướng có dạng biểu đồ ngang tròn và biểu đồ đứng hẹp.
y z
θ
φ
x x

Biểu đồ anten lưỡng cực đặt thẳng đứng


2.2.2. Phân cực
Sóng điện từ phát xạ từ anten có dạng sóng phẳng khi được quan sát tại
vùng trường xa. Như đã biết, đối với sóng điện từ, vecto điện trường và vecto từ
trường luôn vuông góc với nhau và cùng vuông góc với phương truyền sóng. Sự
phân cực của sóng điện từ được định nghĩa là hình ảnh để lại bởi đầu mút của
vecto điện trường khi được quan sát dọc theo chiều truyền sóng nhất định nào
đó. Anten phát có thể phân cực tuyến tính hay phân cực elip.
2.2.3. Hệ số định hướng
Hệ số định hướng biểu thị khả năng tập trung năng lượng phát xạ của
anten. Hệ số định hướng D(θ, φ) được định nghĩa là tỉ số giữa cường độ phát xạ
của anten theo một hướng nhất định nào đó và cường độ phát xạ trung bình của
anten trên mọi hướng:
U ( ,  )
D( ,  )  4
Prad

Trong đó: U(θ, φ) là cường độ phát xạ của anten


Prad là công suất phát xạ ra khỏi anten
Prad/4π là cường độ phát xạ trung bình của anten trên mọi hướng
Hệ số định hướng của anten cũng chính là tỉ số giữa cường độ phát xạ của
anten theo một hướng nhất định nào đó và cường độ phát xạ của anten đẳng
hướng có cùng công suất phát xạ.
Khi không xác định rõ hướng, hệ số định hướng ngầm định được tính theo
hướng phát xạ mạnh nhất:
U max
D( ,  )  4
Prad

Hệ số định hướng cũng thường được tính theo dB như sau:


 U ( ,  ) 
D ( ,  )  10 log 4  [dB]
 Prad 

Hình dưới minh họa một dạng bức xạ (radiation pattern) của anten định
hướng. Lưu ý là sự bức xạ này tồn tại trong không gian 3 chiều.

Dạng bức xạ của anten mô tả “sự khác nhau về góc bức xạ ở một khoảng
cách cố định từ anten”. Nó thường được diễn tả bằng thuật ngữ “hướng”
(directivity) “hay độ lợi” (gain) của anten.
Anten thường có main lobe hay beam (vùng bức xạ), chính là hướng có
độ lợi lớn nhất, và minor lobe mà cụ thể hơn là side lobe hay back lobe tùy
thuộc vào hướng của minor lobe so với main lobe. Các nhà sản xuất thường mô
tả anten bằng độ lợi hay main lobe, họ cũng thường xác định thêm beamwidth
(độ rộng của vùng bức xạ) của anten.
Khi biểu đồ hướng đứng hoặc ngang chủ yếu chỉ có búp chính còn các
búp phụ nhỏ không đáng kể, nghĩa là anten có hướng tính rõ rệt, ta có thể xác
định độ rộng chùm tia nửa công suất HPBW (half power beam width). Đó là góc
phẳng hợp thành giữa 2 hướng mà theo hướng đó cường độ phát xạ bằng nửa
cường độ phát xạ cực đại (tức là giảm 3dB).
Nguyên lý half-power beamwidth được định nghĩa bởi IEEE như sau:
“trong một radiation pattern ta cắt phần có chứa main lobe, góc giữa 2 hướng cắt
trong đó cường độ bức xạ chỉ bằng một nửa của giá trị tối đa”. Ví dụ, ta lấy dạng
bức xạ của anten trong hình trên và đi đến điểm ở cả 2 phía của main lobe nơi
mà độ lợi thấp hơn 3 dB (giảm một nửa) so với điểm lớn nhất của lobe, điểm
này chính là half-power point. Khi đó, góc giữa chúng chính là half-power
beamwidth.

2.2.4. Hiệu suất


Trong anten thường xuất hiện tổn hao điện trở và tổn hao điện môi làm
cho công suất phát xạ ra khỏi anten Prad luôn luôn nhỏ hơn công suất dòng điện
cao tần điều biến Pant đưa vào anten. Hiệu suất e của anten được xác định bởi:
Prad
e
Pant

2.2.5. Độ lợi anten hay độ tăng ích


Độ lợi anten biểu thị hiệu quả của một anten định hướng so với một anten
không định hướng được lấy làm chuẩn. Độ lợi của anten G(θ, φ) được định
nghĩa là tỉ số giữa cường độ phát xạ của anten theo một hướng nào đó và cường
độ phát xạ của anten đẳng hướng không tổn hao có cùng công suất phát xạ. Vì
cường độ phát xạ từ anten đẳng hướng không tổn hao được tính bằng công suất
đưa vào anten chia cho góc khối 4π steradian, nên ta có:
U ( ,  )  U ( ,  ) 
G ( ,  )  4 .  e 4   e.D( ,  )
Pant  Prad 
Khi không xác định rõ hướng, độ lợi được tính theo hướng phát xạ mạnh
nhất:
G = e.D
Ta thấy độ lợi phụ thuộc hệ số định hướng và hiệu suất của anten. Ở đây,
độ lợi chỉ là một đại lượng so sánh tương đối giữa các loại anten. Về mặt phân
bố công suất bức xạ, anten định hướng theo hướng phát xạ mạnh nhất có “lợi”
nhiều lần hơn so với anten đẳng hướng. Và anten ít tổn hao (có hiệu suất cao)
cũng có lợi hơn so với anten tổn hao nhiều (có hiệu suất thấp).
Khi sử dụng anten đẳng hướng giả định làm anten chuẩn để so sánh như
trên, độ lợi được biểu diễn bằng đơn vị dBi (=dB over isotropic antenna) để
phân biệt với đơn vị dBd (= dB over dipole) được dùng khi sử dụng anten lưỡng
cực theo hướng phát xạ mạnh nhất làm anten chuẩn để so sánh. Vì độ lợi của
anten lưỡng cực so với anten đẳng hướng là 2,14 dBi (tương đương 1,64 lần)
nên ta có dBi = dBd + 2,14.
Từ khái niệm độ lợi anten, suy ra các khái niệm liên quan đến công suất
phát xạ của anten như sau:
 Công suất phát xạ hiệu dụng ERP (= effected radiated power):
được tính bằng độ lợi của anten (so với anten lưỡng cực chuẩn)
phát theo một hướng nào đó nhân với công suất anten nhận được từ
máy phát đưa tới.
ERP = G(θ, φ). Pant
Suy ra ERP = e.D(θ, φ).Pant = D(θ, φ).Prad = 4π.U(θ, φ)
 Công suất phát xạ đẳng hướng tương đương EIRP (Equivalent
Isotropically Radiated Power): là tổng công suất phát xạ của anten
đẳng hướng có mức công suất phát xạ bằng công suất phát xạ cực
đại của anten đang xét:
EIRP = 4π.Umax
Suy ra EIRP = G.Pant = e.D.Pant = D.Prad

2.2.6. Trở kháng của anten


Gọi trở kháng vào của anten là tỉ số giữa điện áp U a và dòng điện Ia tại
đầu vào anten:
Za = Ra + jXa
Giả sử nguồn tín hiệu cao tần cung cấp cho anten có trở kháng nội
Zs = Rs + jXs, điện áp Us thì công suất cung cấp cho anten Pant là:
Pant = Re[Ua. Ia*]
Za Us
Với U a  Us và I a 
Z a  Zs Z a  Zs
2
Us Ra
Suy ra: Pant 
Z a  Zs
2

Khi phối hợp trở kháng (Za = Zs* tức là khi Ra = Rs và Xa = -Xs), công suất
nguồn tín hiệu Ps từ máy phát được truyền hết ra anten:
2
Us
Ps  Pant 
4 Rs

Khi điều kiện phối hợp trở kháng không thỏa mãn, ta thường biểu diễn
Pant như là một phần của Ps : Pant = q.Ps
Với q < 1 là hiệu suất ghép giữa máy phát và anten hay còn gọi là hiệu
suất phản xạ sóng của anten:
4 Ra R s
q
Z a  Zs
2

Khi Zs là thuần trở (Xs = 0), q được tính theo hệ số phản xạ sóng R như
sau:
2
Z  Zs
q  1 R  1 a
2

Za  Zs

Điện trở Ra của anten xem như bao gồm điện trở phát xạ Rr (đặc trưng cho
công suất phát xạ của Prad của anten) và điện trở tổn hao Rd (đặc trưng cho tổn
hao Pd trong anten) mắc nối tiếp với nhau, ta có:
Pant  Ra I a Prad  Rr I a Pd  Rd I a
2 2 2

Prad Rr Rr
e  
Pant Ra Rr  Rd
Nếu coi anten giống như một đường dây truyền sóng với trở kháng vào Za
và trở kháng tải Zr thì trở kháng đặc tính của anten là Z 0  Z a Rr
2.2.7. Dải tần (frequency Bandwidth)
Dải tần làm việc của anten là khoảng tần số trong đó các đặc tính kỹ thuật
của anten chỉ biến động trong một phạm vi cho phép. Dải tần chủ yếu phụ thuộc
vào cấu tạo và kích thước của anten. Dải tần được tính theo tần số giới hạn trên
fmax và dưới fmin hoặc được tính theo phần trăm % tần số trung bình ftb như sau:
f  f max  f min Hay f  ( X %) f tb
Bandwidth của anten định nghĩa vùng tần số mà anten cung cấp hiệu năng
có thể chấp nhận được, thông thường được định nghĩa bởi tần số giới hạn trên
hay tần số tối đa và tần số giới hạn dưới hay tần số tối thiểu. Trong trường hợp
này, hiệu năng có thể chấp nhận được có nghĩa là các đặc điểm của anten như
dạng bức xạ và trở kháng đầu vào không bị thay đổi khi hoạt động trong dãy tần
số đó. Một số anten được xem là broadband (băng rộng) trong đó tỷ số giữa tần
số lớn nhất và tần số nhỏ nhất là lớn hơn 2. Tuy nhiên, anten băng rộng thường
có hiệu năng kém.
Khi chọn lựa anten ta sẽ thấy có nhiều thuộc tính của anten có liên quan
đến với nhau, ta không thể chọn lựa một loại anten có tất cả các thuộc tính đều
tối ưu. Ví dụ, Nếu ta chọn beamwidth rất rộng thì phải hy sinh độ lợi. Nếu ta
chọn anten băng rộng thì ta có thể thấy rằng dạng bức xạ của chúng là rất khác
nhau. Vì thế, điều cần thiết là phải xác định được thuộc tính nào là quan trọng
cho việc triển khai của chúng ta.
2.3.Các loại antenna thường xử dụng trong mạng Viettel
Kathrein 739630, 739636

o Anten dùng cho tủ di động GSM


900. Chiều dài là 2580 mm, rộng
262 mm, cao 116 mm. Gain là
18dBi.
o 2 Anten giống nhau, chỉ khác nhau
tilt điện. Anten 739630 tilt điện là
0, anten 739636 tilt là 6. Tilt điện
không chỉnh được.
o Phân cực: -45° và + -45°.
o Búp sóng chính: Theo phương
ngang là 65°, theo phương thẳng
đứng là 7°.

Kathrein 80010204

o Anten dùng cho tủ di động GSM


900. Chiều dài là 2254 mm, rộng
259 mm, cao 99 mm. Gain là 17.7
dBi.
o Tilt điện là 0.
o Phân cực: -45° và + -45°.
o Búp sóng chính: Theo phương
ngang là 64°, theo phương thẳng
đứng là 7.8°.

Kathrein 80010208
o Anten dùng cho tủ di động GSM
900. Chiều dài là 2574 mm, rộng
259 mm, cao 99 mm. Gain là 18
dBi.
o Tilt điện là 6.
o Phân cực: -45° và + -45°.
o Búp sóng chính: Theo phương
ngang là 65°, theo phương thẳng
đứng là 6.8°.

Anten Kathrein 739496

o Anten dùng cho tủ di động GSM


1800. Chiều dài 1302 mm, rộng
155 mm, cao 49 mm.Gain là 18
dBi.
o Anten có tilt điện là 6.
o Phân cực: -45° và + -45°.
o Búp sóng chính: Theo phương
ngang là 65°, theo phương thẳng
đứng là 7°.

Kathrein 80010428
o Anten dùng cho tủ di động GSM
1800, 3G UMTS 2100. Chiều dài
1302 mm, rộng 155 mm, cao 69
mm.
o Anten có tilt điện là 6.
o Phân cực: -45° và + -45°.
o Với GSM 1800: Gain 17.7 dBi,
búp sóng chính theo phương ngang
là 67°, theo phương thẳng đứng là
6.7°.
o Với 3G UMTS 2100: Gain 18 dBi,
búp sóng chính theo phương ngang
là 63°, theo phương thẳng đứng là
5.8°.

Kathrein 80010426

o Anten dùng cho tủ di động GSM


1800, 3G UMTS 2100. Chiều dài
1302 mm, rộng 155 mm, cao 69
mm.
o Anten có tilt điện là 2.
o Phân cực: -45° và + -45°.
o Với GSM 1800: Gain 17.9 dBi,
búp sóng chính theo phương ngang
là 66°, theo phương thẳng đứng là
6.6°.
o Với 3G UMTS 2100: Gain 18.3
dBi, búp sóng chính theo phương
ngang là 63°, theo phương thẳng
đứng là 5.8°.

Anten Kathrein 742214


o Anten dùng cho tủ di động GSM
1800, 3G UMTS 2100. Chiều dài
1142 mm, rộng 155 mm, cao
70mm. Loại 742214V01 tính năng
tương tự.
o Tilt điện có thể điều chỉnh được từ
0 - 8.
o Phân cực: -45° và + -45°.
o Với GSM 1800: Gain 17.5 dBi, búp
sóng chính theo phương ngang là
66°, theo phương thẳng đứng là
8.3°.
o Với 3G UMTS 2100: Gain 18 dBi,
búp sóng chính theo phương ngang
là 62°, theo phương thẳng đứng là
7.4°.

Anten Kathrein 742215

o Anten dùng cho tủ di động GSM


1800, 3G UMTS 2100. Chiều dài
1314 mm, rộng 155 mm, cao
70mm.
o Tilt điện có thể điều chỉnh được từ
0 -10.
o Phân cực: -45° và + -45°.
o Với GSM 1800: Gain 17.7 dBi,
búp sóng chính theo phương ngang
là 68°, theo phương thẳng đứng là
7.1°.
o Với 3G UMTS 2100: Gain 18 dBi,
búp sóng chính theo phương ngang
là 64°, theo phương thẳng đứng là
6.4°.

2.2 APX
Anten APX 86-906516L
o Anten dùng cho tủ di động GSM
900. Chiều dài là 2600 mm, rộng
312 mm, cao 120 mm. Gain là 18
dBi.
o Anten APX 86-906516L được phân
làm 2 loại là CT0 và CT6 tương
ứng tilt điện là 0 và 6.
o Phân cực: -45° và + -45°.
o Búp sóng chính: Theo phương
ngang là 65°, theo phương thẳng
đứng là 7°.

2.3 Agisson
Agisson DX-806-960-65-18i

o Anten dùng cho tủ di động GSM


900. Chiều dài là 2572 mm, rộng
289 mm, cao 85 mm. Gain là 17.8
dBi.
o Anten Agisson DX-806-960-65-18i
được phân làm 2 loại là 0F và 6F
tương ứng tilt điện là 0 và 6.
o Phân cực: -45° và + -45°.
o Búp sóng chính: Theo phương
ngang là 63°, theo phương thẳng
đứng là 7°.

2.4 Andrew
Andrew 858DG65ESY

o Anten dùng cho tủ di động GSM


900. Chiều dài là 2447 mm, rộng
313 mm, cao 142 mm. Gain là 17.8
dBi.
o Anten Andrew 858DG65ESY được
phân làm 2 loại là DB858DG65ESY
có tilt điện là 0 và 858DG65T6ESY
có tilt điện là 6.
o Phân cực: -45° và + -45°.
o Búp sóng chính: Theo phương
ngang là 65°, theo phương thẳng
đứng là 7°.

Andrew 932DG65EKL

o Anten dùng cho tủ di động GSM


1800. Chiều dài là 1295 mm, rộng
178 mm, cao 76 mm. Gain là 18
dBi.
o Anten Andrew 932DG65T6EKL
được phân làm 2 loại là
DB932DG65EKL có tilt điện là 0
và 932DG65T6EKL có tilt điện là
6.
o Phân cực: -45° và + -45°.
o Búp sóng chính: Theo phương
ngang là 65°, theo phương thẳng
đứng là 7°.

Andrew HBX6516DS

o Anten dùng cho tủ di động GSM


1800, 3G UMTS 2100. Chiều dài
là 1306 mm, rộng 166 mm, cao 83
mm.
o Anten Andrew HBX6516DS được
phân làm 2 loại là T0 và T6 có tilt
điện tương ứng là 0 và 6.
o Phân cực: -45° và + -45°.
o Búp sóng chính:
+ Andrew HBX6516DS – T0M:
Với GSM 1800 thì gain là 17.6
dBi, búp sóng theo phương ngang
là 65°, theo phương thẳng đứng là
7.6°. Với 3G UMTS 2100 thì gain
là 17.8 dBi, búp sóng theo phương
ngang là 65°, theo phương thẳng
đứng là 6.7°
+ Andrew HBX6516DS – T6M:
Với GSM 1800 thì gain là 17.6
dBi, búp sóng theo phương ngang
là 65°, theo phương thẳng đứng là
8°. Với 3G UMTS 2100 thì gain là
17.6 dBi, búp sóng theo phương
ngang là 65°, theo phương thẳng
đứng là 7.1°.

2.5 Yagi

o Là anten không phân cực, gain từ


12 – 14 dBi.
o Anten chủ yếu dùng trong hệ
thống DAS (Distributed Antenna
System) phủ sóng các tòa nhà.
Anten thường dùng cho thang
máy, đường hầm.

2.6 Panel

o Là anten không phân cực, gain từ 8


– 14 dBi.
o Anten chủ yếu dùng trong hệ thống
DAS (Distributed Antenna System)
phủ sóng các tòa nhà. Anten
thường dùng cho thang máy, hàng
lang, tầng hầm hoặc trong phòng
với một số trường hợp đặc biệt.
o Anten panel là anten 8dBi như hình
vẽ.
2.7 Omni

o Là anten không phân cực, đẳng hướng, gain từ 3 – 5 dBi.


o Anten chủ yếu dùng trong hệ thống DAS (Distributed Antenna System) phủ sóng
các tòa nhà. Anten thường dùng để phủ sóng hàng lang, tầng hầm và trong
phòng.

3. Các loại tủ BTS 2G


4.1 Ericsson
RBS 2216

o Tủ Macro tập trung- Indoor


o Cấu hình max: 4/4/4
o Chuyển đổi 900-1800 chỉ cần
đổi card DRU.

RBS 2206
o Tủ Macro tập trung- Indoor
o Cấu hình max: 4/4/4
o Chuyển đổi 900-1800 phải đổi
dTRU và CDU.

RBS 2106

o Tủ Macro tập trung- outdoor


o Cấu hình max: 4/4/4
o Chuyển đổi 900-1800 phải đổi
dTRU và CDU.

RBS 2111

o Tủ Macro outdoor phân tán.


o Cấu hình max: 2/2/2
o Công suất khai báo tối đa 43dBm.

4.2 Nokia
Nokia Flexi Multiradio

o Tủ Flexi Multiradio phân tán.


o Cấu hình max: 4/4/4
o Công suất khai báo tối đa
47dBm.

Nokia Flexi radio

o Tủ Flexi EDGE tập trung.


o Cấu hình max: 4/4/4.
o Công suất khai báo tối đa
46dBm.

4.3 Alcatel
MIB5
o Tủ Macro tập trung- Indoor
o Cấu hình max: 4/4/4.
o Có thể nâng cấu hình 4, 5 cell
do nó có thể thêm card TRE
và ANC
o Chuyển đổi 900-1800 phải đổi
card TRE.
o Có thể đấu cấu hình 2, 3 hoặc
4. Tuy nhiên khi đấu cấu hình
3, 4 sẽ suy hao 3 dB do phải
dùng cầu nối.

MIB3
o Tủ Macro tập trung- Indoor
o Cấu hình max: 4/4/4.
o Chuyển đổi 900-1800 phải đổi
card TRE.
o Có thể đấu cấu hình 2, 3, 4.
Tuy nhiên khi đấu cấu hình 3,
4 sẽ suy hao 3 dB do phải
dùng cầu nối.

4.4 Huawei
BTS3900

o Tủ Macro tập trung- Indoor


o Cấu hình max: 4/4/4
o Gồm 2 thành phần chính: BBU và
DRFUs.
o Hỗ trợ đồng thời GSM900 và
GSM1800.

DBS3900
o Tủ Macro phân tán
o Gồm 2 thành phần chính: BBU
và RRU.
o BBU: khối xử lý hỗ trợ tối đa
36 TRx và 12 Cells.
o RRU: có 3 loại RRU3004 (tối
đa 4 Trx/1 RRU), RRU3008
(tối đa 8 Trx/1 RRU),
RRU3926 (tối đa 8 Trx/1
RRU).
o Hỗ trợ đồng thời GSM900 và
GSM1800.

BTS3012

o Tủ Macro tập trung - Indoor


o Cấu hình max: 4/4/4
o Gồm 3 thành phần chính:
DAFU, DTRU và DTMU.
o Hỗ trợ đồng thời GSM900 và
GSM1800.

4. Các loại tủ NodeB 3G


5.1 Ericsson
RBS3206
RBS3206M RBS3206F
o Tủ Macro tập trung- Indoor
o Cấu hình max: 2/2/2
o Công suất: 20/40/60W
o Kiến trúc phần cứng phân thành 4 khối
 Khối cấp nguồn (Power Sub-Rack)
 Khối xử lý băng gốc (Baseband Sub-Rack)
 Khối xử lý cao tần (RF Sub-Rack)
 Khối lọc tín hiệu (Filter Sub-Rack)
 Ghi chú: Thứ tự kêt nối dây data từ RUIF đến RU:
o Cấu hình 1/1/1: F/D/B
o Cấu hình 2/2/2: F,A/D,C/B,A
Số
Card Chức năng Nguyên lý cấu hình
lượng

Nhân tín hiệu số từ khối tín hiệu băng


Mỗi RU có thể hỗ trợ 1 hoặc nhiều
gốc chuyển thành tín hiệu tương tự
RU 6-9 Cell-Carriers cho cả TX và RX phụ
khuếch đại và đưa vào Card FU (Filter
thuộc vào loại RU
Unit) và ngược lại
Thực hiện các chức năng điều khiển
chính trong RBS và điều khiển những
CBU 1-2 Bắt buộc.
Card khác thông qua các Card xử lý BPs
(Board Processors).
Bao gồm các khối xử lý cao tần như bộ
lọc cao tần, khuếch đại nhiễu thấp và
FU 1 Bắt buộc.
tách tần. card FU đồng thời cũng cấp
nguồn cho ASC/TMA và RET
Card giao tiếp giữa Baseband Sub-Rack
RUIF 1 Bắt buộc.
với Card RU của Radio Sub-Rack

Là card mở rộng của RUIF cho phép


OBIF 1-5
gắn thêm RRU

RBS3418

MU RRUW
o Tủ Macro phân tán - Indoor
o Cấu hình max: 2/2/2
o Công suất: 20/40/60W
o Hỗ trợ cấu hình tối đa là 6x1 hoặc 3x2
o Giao diện quang giữa MU và RRU
o Kiến trúc phần cứng: gồm 2 khối chức năng chính:
MU (main Unit) Khối xử lý cao tần (RF Sub-Rack) gồm:
- Fan Unit
- PDU/PSU
- CBU (Control Base Unit)
- TXBs (Transmitter Boards)
- RAXB (Random Access and Receiver Board)
RRU (Remote Radio Unit)
Số
Card Chức năng Nguyên lý cấu hình
lượng
Mỗi RU có thể hỗ trợ 1 hoặc
Fan Unit 1 Làm mát cho Subrack nhiều Cell-Carriers cho cả TX và
RX phụ thuộc vào loại RU
MU có thể sử dụng 1 PDU hoặc 1 PSU
PDU/PSU 1 Bắt buộc.
để cấp nguồn.
Điều khiển các chức năng của RBS và
CBU 1 Bắt buộc.
các Card
(Optical Radio Unit Interface)Cung cấp Có 2 phiên bản OBIF2 và OBIF4.
OBIF 1 giao diện quang để đấu nối từ RRU về Chọn OBIF4 nếu cần phải đấu
MU cảnh báo ngoài.
(Exchange Terminal Board) Cung cấp
ETB 0-1 các tùy chọn đối với các Port truyền dẫn
khác nhau
Card phát băng gốc, hỗ trợ HSPA, hỗ Gồm 2 loại card : - TX6HS-06 &
TXB 1-2
trợ tài nguyên CE TX6HS-04
Bao gồm bộ thu băng gốc RX làm Nếu có nhiều hơn 2 Card RABX
nhiệm vụ: kết hợp kênh cho Soft thì các card này có khả năng chia
RAXB 1-4 handover, giải mã, thu RAKE, tìm kiếm sẻ tải cho nhau, nếu một Card bị
các kênh liên kết và các kênh truy nhập lỗi thì toàn bộ tải sẽ được dồn qua
ngẫu nhiên. card khác
o File license nằm trong card flash
o License fix cứng nằm trong khối subrack của tủ. Gồm license CE & license
Carrier.
RBS6601
o Tủ Macro phân tán - Indoor
o Cấu hình max: 2/2/2
o Công suất: 20/40/60W
o Hỗ trợ cấu hình tối đa là 6x1
hoặc 3x2
DUW o Giao diện quang giữa MU và
RRU
o Kiến trúc phần cứng gồm 2 khối
chức năng chính:
MU (main Unit) Khối xử lý
cao tần (RF Sub-Rack).
Gồm:
- Fan Unit
- PDU/PSU
- CBU (Control Base Unit)
RRUW - TXBs (Transmitter
Boards)
- RAXB (Random Access
and Receiver Board)
RRU (Remote Radio Unit)

Các cổng kết nối RRU

Số Nguyên lý
Card Chức năng
lượng cấu hình
Bao gồm phần xử lý Baseband, điều
CE UL/DL
DUW 1 khiển, chuyển mạch và giao diện
384/384
truyền dẫn Iub & Mub.
5.2 Nokia

Flexi WCDMA BTS

o Tủ Macro tập trung – Indoor,


gồm 2 khối chính khối vô tuyến
và khối hệ thống.
o Cấu hình max: 2/2/2, Công suất 1
cell: 20W.
o Thiết kế dạng module khối vô
FRGF Module (radio module) tuyến có thể để trong nhà hoặc
treo trên cột ngoài trời.

FSMD Module (system module)

Chi tiết các cổng trên FSMD

Giao diện Loại giao diện Mục đích sử dụng


Giao diện cung cấp nguồn cho RF( 3 cái) Multi beam XL Cấp nguồn cho khố RF
Giao diện cấp nguồn cho khối Extension
Multi beam XL Cấp nguồn cho khối BB mở rộng
BB
2x RJ 45
Giao diện truyền dẫn Cho các phương thức truyền dẫn
1x GE
FSMD: 10/100/100ETH RJ45 LMT
Site support control over IP/
10/100 BBU/FPMA RJ45 site support hard-wired
alarms
Điều khiển và truyển dữ liệu vị
FSMD: 10/100/1000 Eth OVP RJ45
trí
FSMD: 10/100/1000 Eth RJ45 Cho Tương lai
EAC MDR36 Điều khiển và cảnh báo ngoài
Sync out MDR 14 Truyền tín hiệu đồng bộ ra ngoài
Sync in MDR 26 Lấy tín hiệu đồng bộ cho nodeB
OPT RF(3 cái) Duplex LC Giao diện quang tới RF
OPT EXT(2 cái) Duplex LC Giao diện quang tới BB mở rộng
Đầu ốc cho cáp
DC input Cấp nguồn cho System module
TX25 8-35mm
Tiếp đất Lỗ tiếp đấp M5 Tiếp đát cho System module
5.3 ZTE

ZXSDR BS8700

o Tủ Macro phân tán - Indoor


o Cấu hình max: 4/4/4
o Công suất: 60W

BBU: B8200

RRU: R8840

ZXSDR BS8800
o Tủ Macro tập trung -
Indoor
o Cấu hình max: 4/4/4
o Công suất: 60W
o BBU: R8200

Chi tiết các loại card BBU R8200


Card Số lượng Chức năng Nguyên lý cấu hình

Ít nhất 1 card CC được cấu hình, khi


(Control & Clock Board) Card điều khiển
CC 1-2 sử dụng 2 card CC, phải cấu hình
và đồng bộ.
dưới dạng master/slave.
Ít nhất 1 card PM được cấu hình, khi
(Power module) Card cấp nguồn cho sử dụng 2 card CC, phải cấu hình
PM 1-2
BBU. dưới dạng master/slave hay load
sharing.
(Site alarm extension board) Card cảnh
SA 1 Bắt buộc.
báo
FA 1 (Fan module) Card điều khiển quạt Bắt buộc.
Trong hệ thống UMTS, 1 card BPC
(Baseband processing Board) Card xử lý
BPC/BPK 1-5 hỗ trợ 3CS/128CE và tổng số
băng cơ bản
BPC+UBPG phải ≤ 5.
Ít nhất một card được cấu hình. Mỗi
(Fabric Switch board) Card giao diện với
FS 1-2 card FS hỗ trợ 6 giao diện quang lên
khối RRU/RSU
RRU.
5.4 Huawei
Thiết bị NodeB 3G Huawei gồm có 2 loại tủ:
Tủ tập trung: BTS3900.
Tủ phân tán: DBS3900.
Tủ tập trung và tủ phân tán chỉ khác nhau ở khối thu phát vô tuyến radio, các
khối xử lý BBU là giống nhau.
Tủ tập trung: BTS3900
o Cấu hình max: 3*8 (3 sector, mỗi
sector 8 cell) hoặc 6*4 (6 sector, mỗi
sector 4 cell).
o Khả năng hỗ trợ: 1536 CE đường UL
và 1536 CE đường DL.
o Hỗ trợ: Truyền dẫn: E1/T1; FE (quang,
điện).
Tủ phân tán DBS3900
CHUYÊN ĐỀ 4: KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ MẠNG DI ĐỘNG 2G, 3G
I.Mạng di động 2G.
1. Kênh và cấu trúc kênh vô tuyến
1.1 Cấu trúc kênh vô tuyến 2G
Cấu trúc kênh điều khiển

DCCH/8
SDCCH/4

Có hai kiểu kết hợp các kênh điều khiển là Combined và Non-Combined.
Khi đó chỉ có các block CCCH là bị thay đổi, nghĩa là số kênh PCH bị thay đổi
nên khả năng paging của mạng cũng bị thay đổi.
Trong chế độ Combined, có 4 SDCCH và chỉ có 2 SACCH, như vậy chỉ
có 2 MS gửi bản tin đo đạc trên 2 kênh SACCH trong cùng một đa khung, còn 2
MS khác sẽ gửi bản tin đo đạc trên 2 SACCH trong đa khung tiếp theo (như vậy
chu kỳ của kênh SACCH sẽ là 235ms x 2 = 470ms – tương đương với chu kỳ
của 2 đa khung).
2. Các hành vi của thuê bao di động 2G.
2.1 Chế độ rỗi (Idle mode)
2.1.1 Lựa chọn mạng PLMN
Hành động lựa chọn mạng PLMN xảy ra khi:
- MS bật nguồn
- MS trở lại vùng có sóng.
Ưu tiên lựa chọn mạng PLMN:
- Mạng PLMN gần nhất mà MS sử dụng
- Nếu không tồn tại mạng PLMN gần nhất, MS sẽ lựa chọn lại mạng
PLMN khác theo 1 trong 2 chế độ: bằng tay hay tự động.
Lựa chọn mạng tự động:
Khi không tồn tại mạng PLMN gần nhất, MS sẽ lựa chọn mạng PLMN có sẵn
và được phép truy cập theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4 như sau:
1. Home PLMN
2. Mạng PLMN với thứ tự ưu tiên được lưu trong SIM
3. Các mạng PLMN khác có mức thu trên -85 dBm trong thứ tự xếp hạng
ngẫu nhiên.
4. Tất cả các mạng PLMN hợp lệ có mức cường độ tín hiệu giảm dần.
Lựa chọn mạng bằng tay:
1. MS sẽ ưu tiên lựa chọn mạng PLMN mà MS đã đăng ký hoặc mạng
Home PLMN khi không tồn tại mạng PLMN đã đăng ký.
2. Nếu đăng ký với mạng PLMN trên không thành công hoặc người sử dụng
khởi phát việc lựa chọn lại mạng PLMN, MS sẽ chỉ cho người sử dụng
những mạng PLMN có sẵn. Khi người sử dụng chọn mạng PLMN nào thì
MS khởi phát thủ tục đăng ký với mạng PLMN đó. Nếu đăng ký đó không
thành công thì MS sẽ thông báo tới người sử dụng lựa mạng PLMS khác.
Roaming:
1. MS có thể lựa chọn 1 mạng PLMN khác khi mạng Home PLMN không
có sẵn và Roaming được cho phép.
2. MS sẽ định kỳ có gắng trở về mạng Home PLMN . Sau khoảng thời gian
T (từ 6 phút đến 8 giờ với bước nhảy 6 phút) MS sẽ cố gắng trở về mạng
Home PLMN hoặc T chỉ ra rằng không có 1 cố gắng định kỳ nào được
thực hiên, nếu T được khai trong SIM. Nếu T không được khai trong SIM
một thời gian mặc định 30’ sẽ được sử dụng.
2.1.2 Lựa chọn cell
1. Cell selection : Tìm cell thích hợp nhất của mạng PLMN đã chọn theo các
tiêu chí khác nhau.
2. Nếu không chọn được cell thích hợp trong tất cả các mạng PLMN có sẵn
được cho phép MS sẽ lựa chọn 1 cell bất kể sự cho phép của mạng
PLMN. Khi đó MS đi vào trạng thái giới hạn dịch vụ và chỉ có thể thực
hiện cuộc gọi khẩn cấp.
3. Có 2 cách lựa chọn cell:
- Lựa chọn cell thông thường.
- Lựa chọn cell theo danh sách đã lưu sử dụng BA list.
Thuật toán lựa chọn cell thông thường:
Lựa chọn cell thông thường: Được thực hiện khi không có sẵn danh sách BA
list. MS sẽ cố gắng lựa chọn cell thích hợp nhất để “Camp on”.
Một cell được xem là thích hợp nếu:
- Thuộc mạng PLMN đã lựa chọn.
- Nó không bị chặn (chỉ xảy ra trong Idle mode)
- Nó không thuộc vùng định vị nằm trong danh sách cấm
- Tiêu chuẩn lựa chọn cell được thỏa mãn.
Quy trình lựa chọn cell khi MS không có thông tin về các tần số trong mạng sử
dụng:
- MS sẽ search tât cả các kênh RF trong dải tần số mà nó hỗ trợ.
- Thực hiện lấy các mẫu đo cường độ tín hiệu các tần số thu được
- Tính toán mức cường độ tín hiệu thu trung bình cho mỗi tần số (ít nhất 5
mẫu, mỗi mẫu đo từ 3-5s)
- Thực hiện đồng bộ với sóng mang có cường độ tín hiệu mạnh nhất
- Xác định xem đây có phải là sóng mang BCCH không bằng cách search
burst hiệu chỉnh tần số gửi trên kênh FCCH. Nếu đó là sóng mang BCCH
thì MS sẽ chỉnh tới sóng mang đó, đọc kênh đồng bộ SCH để tìm BSIC và
BCCH để tìm các bản tin thông tin hệ thống, ví dụ BA list.
- Nếu dữ liệu được giải mã thành công và cell thích hợp, MS sẽ “camp on”
vào cell đó và thực hiện các thủ tục đăng ký cần thiết.
- Nếu MS tìm được 1 cell là thuộc mạng PLMN đã chọn nhưng không phù
hợp, MS sẽ sử dụng BA list nhận được từ cell đó và rồi chỉ việc search
các sóng mang BCCH có trong list. Điều này sẽ tăng tốc các thủ tục trong
một vài phạm vi.
- BA list được xác định bằng tham số MBCCHNO. BA list được gửi tới
MS, trong idle mode, trong các bản tin thông tin hệ thống trên BCCH. Có
tới 32 sóng mang BCCH có thể được xác định bằng cách chỉ rõ ARFCN
của nó sử dụng tham số MBCCHNO. Chú ý rằng serving cell sẽ không
có trong BA list.
- Các cell có thể có 2 mức ưu tiên, thông thường và thấp. Các cell phù hợp
là ưu tiên thấp và chỉ được camp on nếu không có cell phù hợp nào khác ở
mức ưu tiên bình thường. Mức ưu tiên của một cell được điều khiển bởi
tham số CBQ liên kết với tham số CB.
- Nếu BCCH của một cell có mức ưu tiên thấp được tìm thấy bởi MS khi
lựa chọn cell, MS sẽ liên tục search tìm cell có ưu tiên bình thường. Nếu
không tìm được cell có mức ưu tiên bình thường thì cell tốt nhất trong số
các cell có mức ưu tiên thấp sẽ được chọn. Cũng cần phải chú ý rằng nếu
CBQ đặt ở mức thấp, các cell bị nghẽn (CB = Yes) có thể được camp vào
khi lựa chọn hoặc lựa chọn lại cell.
Lựa chọn cell trong BA list:
- MS có thể lưu các tần số trong BA list gần nhất nó sử dụng khi nó tắt
máy. Thông tin này được lưu trong SIM.
- Sau đó, nếu MS nhập mạng, nó sẽ quét những tần số nằm trong BA list để
tìm cell thích hợp.
- Nếu lựa chọn cell trong BA list không thành công MS sẽ lựa chọn cell
theo cách thông thường.
Thuật toán:
- Trong Idle mode, MS liên tục giám sát thông số lựa chọn cell C1 (C1 –
tiêu chuẩn dựa trên cường độ tín hiệu, không phải path loss):
C1 = (received signal level - ACCMIN) - max(CCHPWR - P, 0) (1)
Với ACCMIN: Mức SS nhỏ nhất cần thiết để MS truy cập vào mạng
CCHPWR: Công suất phát tối đã để MS có thể truy cập mạng.
P: Công suất phát tối đa của MS theo lớp của nó
- Tiêu chuẩn C1 được sử dụng để đảm bảo cân bằng vùng phủ của đường
uplink và đường downlink, tham số C1 sẽ giới hạn truy nhập với các MS
nhận cường độ tín hiệu đủ cao cho liên lạc đường downlink thành công,
nhưng lại yếu trên đường uplink. Nếu trong trường hợp này, cell có lẽ
không được thiết kế cho các MS của lớp đó
- Với GSM 1900, phần thứ 2 của phương trình 1 luôn bằng 0. Lý do là chỉ
các mobile class 1 được sử dụng trong các hệ thống GSM1900.

Tham số CCHPWR là khác nhau với mỗi dải băng tần khác nhau:
900MHz là 33dB và 1800MHz là 30dB, mục đích chính là cho ta biết
mạng được thiết kế cho loại MS nào (thuộc Class mấy) (Aircom –
GSM Overview / MS Power Classes).
Thực tế trong TKTƯ, để cân bằng vùng phủ chỉ cần dùng tham số
ACCMIN.
2.1.3 Lựa chọn lại cell
- Sau khi lựa chọn cell thành công, MS sẽ liên tục đo SS của cell phục vụ
và neighbour cell để sẵn sàng lựa chọn lại cell nếu cần thiết.
- Có ít nhất 5 mẫu cường độ tín hiệu SS được đo cho mỗi cell, MS tính toán
mức SS trung bình cho mỗi cell thu được trong BA list.
- Các bản tin thông tin hệ thống trên BCCH phải được đọc ít nhất 1 lần
trong 30s để giám sát dự thay đổi tham số của cell.
- Các thông tin về tham số lựa chọn lại cell cho 6 sóng mang mạnh nhất
phải được nghe ít nhất 5 phút 1 lần, để theo dõi các thông số còn phục vụ
việc tính toán C1, C2.
- MS sẽ giải mã BSIC của 6 sóng mang mạnh nhất ít nhất 30s một lần để
đảm bảo rằng nó vẫn theo dõi cùng 1 cell. Nếu một BSIC khác được dò
ra, nó sẽ được xem xét như một sóng mang mới và dữ liệu BCCH cho
sóng mang này sẽ được xác định
Giải mã dữ liệu BCCH và BSIC
BSIC BCCH data
Serving cell - at least every 30 s
Six neighbours at least every 30 s at least every 5 min
Các tiêu chuẩn lựa chọn lại cell (GSM phase 2):
Thuật toán lựa chọn lại cell bao gồm 5 tiêu chuẩn khác nhau. Nếu bất kỳ tiêu
chuẩn nào trong đó thoả mãn thì việc lựa chọn lại cell sẽ xảy ra. Quá trình lựa
chọn lại cell sử dụng tham số C2. Bất cứ khi nào một tiêu chuẩn lựa chọn lại cell
được thoả mãn, MS pha 2 sẽ chuyển sang cell có giá trị C2 lớn nhất. C2 được
tính toán như sau:

T là thời gian, còn CRO, TO và PT là các tham số


CRO sử dụng khoảng bù cho tham số lựa chọn lại cell C2. TO sử dụng
khoảng bù âm tạm thời với C2 cho khoảng thời gian của PT. Điều này ngăn
chặn các MS di chuyển nhanh lựa chọn cell. Giá trị 31 của tham số PT được
dành riêng để thay đổi dấu của CRO. Trong trường hợp này, giá trị TO bị bỏ
qua, như trong phương trình 3. T được bắt đầu từ 0 khi MS đặt cell lân cận trong
list 6 sóng mang mạnh nhất. T sẽ reset về 0 bất cứ khi nào cell không còn trong
list đó nữa.
CRO là lượng thưởng hay phạt đối với các MS di chuyển nhanh hay chậm.
CRO có mối quan hệ Cell – Cell; TO có mối quan hệ Cell – MS.
Trong phương trình (2) mục đích là để mở rộng vùng phủ, còn ở phương
trình (3) là co vùng phủ. Nhưng nếu mở rộng vùng phủ không phải theo bản chất
mà theo công thức toán học thì sẽ đẩy nhiều MS vào vùng thăng giáng mạnh.
Còn nếu co vùng phủ thì vùng biên càng ổn định hơn so với biên thường (biên
vật lý). Chính vì vậy trong phương trình (3) không cần giá trị TO.
MS liên tục tính toán lại giá trị C1 và C2 với serving cell và các cell lân cận khi
một đo đạc mới được tiến hành. Nó sẽ lựa chọn lại và camp vào cell khác nếu
bất kỳ tiêu chuẩn nào sau đây được thoả mãn:
- Serving cell trở nên bị chặn
- MS truy cập vào mạng không thành công hết số lần cho phép.
(MAXRET)
- MS phát hiện lỗi đường xuống
- C1 của serving cell xuống dưới 0 quá 5s
- C2 của cell neighbour lớn hơn C2 của cell serving quá 5s -> cho thấy có
sự xuất hiện của cell tốt hơn (nhưng nếu khác LAI thì tham số trễ lựa
chọn lại cell CRH được sử dụng).
Tham số MAXRET (hiện tại mạng Viettel đặt = 4): Nếu đặt tham số này lớn
thì tỉ lệ SD Congestion sẽ tăng lên rất mạnh (có thể tăng gấp 4 lần so với số liệu
thực tế). Còn nếu đặt MAXRET nhỏ thì khả năng truy cập mạng thành công của
MS bị giảm.
Tham số CRH được sử dụng để tránh việc Location Update nhiều trong vùng
biên của các LAC.
2.1.4 Thủ tục cập nhật vị trí (LOCATION UPDATE)
Mạng quản lý tính di động của MS đến đơn vị LA. Mạng lưu LAI mà MS
đang trong vùng phục vụ đó. MS thông báo cho mạng vị trí qua LU. Có 3 loại
LU cơ bản:
- Cập nhật thông thường: quyết định bởi việc thay đổi LAI.
- Cập nhật định kỳ:
 MS quyết định LU định kỳ bởi tham số T3212 được phát quảng bá
 Khi thay đổi giá trị T3212 thì thời gian để MS cập nhật định kỳ là:
(thời gian cũ hết hạn) mod (T3212 mới)
- IMSI attach/detach:
 MS được quyết định có thủ tục này không bởi tham số ATT
 Mạng không xác vị trí của MS sau khoảng thời gian:
BTDM+GTDM
Quá trình cập nhật vị trí với classmark.
1. MS bắt đầu một thủ tục location update bằng cách gửi một bản tin
channel_request trên RACH.

2. BSS thực hiện thủ tục ấn định tức thì chỉ rõ nguyên nhân là Location
Updating.
3. MS thiết lập kết nối LAPDm và gửi yêu cầu cập nhật vị trí lên BSC,
BSC chuyển tiếp yêu cầu lên MSC qua giao thức SCCP. Bản tin yêu
cầu cập nhật vị trí như sau:

4. MSC bắt đầu thủ tục nhận thực và nhận bản tin trả lời nhận thực. Bản
tin yêu cầu nhận thực như sau:
 MSC/VLR hỏi HLR về các tham số nhận thực. HLR gửi yêu cầu
tới AuC.
 AuC cung cấp các tham số nhận thực: SRES, RAND, Kc tới HLR.
HLR chuyển tiếp tới MSC.
 RAND được gửi tới MS.
MS gửi tới MSC bản tin yêu cầu nhận thực bằng bản tin
Authentication response với SRES tính toán được. Nhận thực thành
công sẽ được cập nhật tại HLR. Nội dung bản tin như sau:

5. MSC gửi đến MS bản tin Ciphering mode command yêu cầu mã mật.
Kc được sử dụng để mã hóa một chuỗi bit và gửi tới MS. Bản tin
Ciphering Mode command trên giao diện vô tuyến như sau:
Sau khi thực hiện mã mật, MS gửi trả lại MSC bản tin Ciphering Mode
complete sau khi chuỗi mã mật được giải mã ở MS. MSC so sánh
chuỗi bit đã gửi và đã nhận để xác nhận việc mã mật thành công. Nội
dung bản tin trên giao diện vô tuyến:

6. MSC gửi tới MS bản tin TMSI REALLOCATION COMMAND chứa


TMSI.

MS trả lời bản tin TMSI REALLOCATION COMMAND bằng bản tin
TMSI REALLOCATION COMPLETE:

7. Sau khi MSC gửi thông tin cập nhật ví trí với HLR, MSC gửi tới MS
bản tin chấp nhận cập nhật vị trí.
8. Sau khi cập nhật vị trí thành công, mạng gửi các bản tin yêu cầu giải
phóng các kết nối vô tuyến.

Giá trị T3212 đặt ở mức Cell còn BTDM + GTDM được đặt ở mức MSC.
Câu hỏi:
1. Giá trị T3212 đặt lớn hay nhỏ có tác động gì đến mạng?
Nếu đặt T3212 lớn, khi MS detach khỏi mạng hoặc ngoài vùng phủ sóng
mà mạng không biết, khi có cuộc gọi đến mạng vẫn phải tìm gọi MS ->
tăng tải paging không cần thiết.
Nếu đặt T3212 nhỏ, thì phải thực hiện cập nhật định kỳ nhiều -> tốn tài
nguyên mạng.
2. Biểu hiện trong cuộc sống khi MS detach khỏi mạng mà có thông báo
hoặc không thông báo với mạng?
Khi MS detach khỏi mạng mà có thông báo cho mạng biết nó đi vào trạng
thái inactive (tắt nguồn). Một cờ được đặt ở VLR để thông báo trạng thái
hiện tại của MS. Khi có cuộc gọi đến thì mạng không cần phải tìm gọi MS
nữa mà sẽ thông báo ngay cho người gọi biết “Thuê bao quý khách vừa
gọi hiện không liên lạc được...”.
Khi MS detach khỏi mạng mà không có bất kỳ thông báo gì cho mạng
(ngoài vùng phủ sóng), thì mạng vẫn cho là MS đang active, khi có cuộc
gọi đến, vẫn tiến hành tìm gọi. Do đó người gọi phải đợi 1 khoảng thời
gian nhất định mới nhận được thông báo “Thuê bao quý khách vừa gọi
hiện không liên lạc được...”
3. Nếu đặt T3212 khác BTDM thì sẽ có hiện tượng gì?
Thông thường hay đặt T3212 bằng với BTDM, nếu đặt T3212 > BTDM
thì MS sẽ bất ngờ bị rời khỏi mạng trước khi việc cập nhật định kỳ được
thực hiện.
2.1.5 Bộ tham số Idle Mode
1. Alcatel :
a. Tham số:

STT Vendor Tên tham số Giá trị Đơn vị Ghi chú


chuẩn
RXLEV_ACCES
1 ALCATEL -102 dBm -102 đối với miền núi
S_MIN
MS_TXPWR_M Nếu cell 900 thì đặt là 33
2 ALCATEL 33 dBm
AX dBm, 1800 thì đặt là 30 dBm.
CELL_RESELEC Bằng 0 đối với trạm Macro,
3 ALCATEL 0 dB
T_OFFSET bằng 4 đối với trạm Cosite
TEMPORARY_
4 ALCATEL 0 dB
OFFSET
PENALTY_TIM
5 ALCATEL 20 S
E
CELL_RESELEC
6 ALCATEL 6 dB
T_HYSTERESIS
b. Giải thích:
- RXLEV_ACCESS_MIN: Mức tín thu được nhỏ nhất tại MS được yêu
cầu để bắt đầu truy cập cell.
- MS_TXPWR_MAX: Công suất phát tối đa cho phép của MS.
- CELL_RESELECT_OFFSET: Tham số ưu tiên chọn lại cell dùng để
tính C2.
- TEMPORARY_OFFSET: Mức tín hiệu phạt áp dụng trong khoảng thời
gian PENANLTY_TIME.
- PENALTY_TIME: Khoảng thời gian mà MS trừ đi
TEPORARY_OFFSET trong công thức tính C2.
- CELL_RESELECT_HYSTERESIS: Mức ngưỡng thêm vào trong quá
trình chọn lại cell khi cell mới ở khác LAC hoặc cho GPRS MS khác RA
khi MS ở trạng thái GMM ready.
2. Nokia
a. Tham số:
Giá trị Đơn
STT Vendor Tên tham số Ghi chú
chuẩn vị
1 Nokia RxLevAccessMin -102 dBm
CellReselectHysteresi
2 Nokia 6 dB
s
Đặt bằng 0 cho cell 900
3 Nokia CellReselectOffset 0 dB và 1800 độc lập, bằng 3
cho cell 1800 cosite
4 Nokia PenaltyTime 20 S
5 Nokia TemporaryOffset 0 dB
b. Giải thích tham số:
- RxLevAccessMin: Là tham số mức cell, chỉ ra mức thu nhỏ nhất tại MS
để có thể truy cập vào hệ thống.
- CellReselectHysteresis: Là tham số mức cell, chỉ ra giá trị offset cộng
thêm vào C1 của cell để ngăn ping pong trong việc lựa chọn lại cell ở
vùng biên LAC.
- CellReselectOffset: Là tham số tùy chọn mức cell,chỉ ra giá trị offset ưu
tiên lựa chọn lại cell.
- CellBarred: Chỉ ra MS có được truy cập vào cell hay không.
- CellBarQualify: Sử dụng kết hợp với CellBarred để xác định quyền ưu
tiên truy nhập cell.
- PenaltyTime: Khoảng thời gian mà MS trừ đi TemporaryOffset trong
công thức tính C2.
- TemporaryOffset: Giá trị offset trong công thức tính C2, được sử dụng
khi penalty time > T.
- CellReselectParamInd: Chỉ ra tham số lựa chọn lại cell C2 có được
broadcast đến MS hay không.
3. Huawei:
a. Tham số :
Giá trị Đơn
STT Vendor Tên tham số Ghi chú
chuẩn vị
RXLEV_ACCESS
1 Huawei 8 dBm
_MIN
2 Huawei CRO 0 dB
3 Huawei PT 0 s
CELL_BAR_QUA
4 Huawei No
LIFY
CELL_BAR_ACC
5 Huawei No
ESS
6 Huawei CRH 6 dB
MS_TXPWR_MA Đối với cell 900 là 5,
7 Huawei 5
X_CCH đối với cell 1800 là 0.
b. Giải thích tham số:
- RXLEV_ACCESS_MIN: Mức thu nhỏ nhất của MS để truy nhập BSS
- CRO: Tham số ưu tiên chọn lại cell dùng để tính C2
- PT: Tham số ảnh hưởng đến công thức tính C2
- CELL_BAR_QUALIFY: Tham số xác định sự ưu tiên trong quá trình
chọn cell
- CELL_BAR_ACCESS: Tham số cho phép hoặc không cho phép MS truy
cập vào cell
- CRH: Tham số được dùng trong quá trình chọn lại cell khi cell mới ở
khác LAC.
- MS_TXPWR_MAX_CCH: Tham số xác định mức công suất tối đa mà
MS có thể sử dụng để truy nhập hệ thống trên kênh điều khiển.
4. Ericsson:
a. Tham số:
Giá trị
STT Vendor Tên Tham số chuẩn Đơn Vị Ghi Chú
4 Ericsson ACCMIN -102 dBm
5 Ericsson CRH 6 dB
6 Ericsson CRO 0 dB
7 Ericsson TO 0
Đối với cell 900: 33,
8 Ericsson CCHPWR 33 dBm đối với cell 1800 cosite
30.
b. Giải thích tham số:
- ACCMIN: Mức thu tối thiểu tính theo dBm cho phép MS truy nhập vào
hệ thống trên kênh điều khiển
- CRH: Độ trễ cường độ tín hiệu thu tính theo dB tại biên Location area
- CRO: Tham số độ lệnh khuyến khích hoặc ngăn chặn cell reselection.
- TO: Dùng để định nghĩa độ lệch âm tạm thời, tham số được sử dụng cho
thuật toán C2 (Cell Reselection).
CCHPWR: Tham số xác định mức công suất tối đa mà MS có thể sử dụng để
truy nhập hệ thống trên kênh điều khiển.
1.3.Các thuật toán cơ bản của 2G.
1.3.1.Điều khiển truy nhập.
1.3.1.1 Chế độ thiết lập dịch vụ (Connected mode)
Thủ tục khởi tạo cuộc gọi (MOC).
Cuộc gọi có thể được khởi tạo khi thuê bao thực hiện gọi/truyền dữ liệu,
hoặc khi MS thực hiện quá trình cập nhật vị trí trong chế độ rỗi. Thông tin cập
nhật vị trí được truyền qua kênh báo hiệu. Vì vậy, quá trình thiết lập cuộc gọi
khi MS thực hiện cập nhật vị trí cũng tương tự khi thuê bao thực hiện cuộc gọi.
Tuy nhiên, cập nhật vị trí không cần ấn định kênh lưu lượng.
1. Thiết lập kết nối vô tuyến:
Quá trình thiết lập kết nối vô tuyến thiết lập kênh báo hiệu giữa:
 MS và BSS thông qua kênh SDCCH
 BSS và MSC thông qua kết nối SCCP
Hình dưới đây mô tả quá trình thiết lập kết nối vô tuyến của thuê bao gọi đi.
Quá trình thiết lập kết nối vô tuyến MOC
Yêu cầu kênh.
MS bắt đầu cuộc gọi bằng cách gửi bản tin Channel Request chứa 1 giá trị
cập nhật ngẫu nhiêu (REF). REF chứa 1 nguyên nhân thiết lập và 1 RAND
(dùng cho nhận thực). Bản tin này được truyền trên kênh RACH. Kênh RACH
là kênh kết hợp với kênh CCCH được MS giám sát trong chế độ rỗi. Nguyên
nhân thiết lập cuộc gọi bao gồm: cuộc gọi khẩn, thiết lập lại, trả lời bản tin tìm
gọi, cuộc gọi thoại của thuê bao gọi đi, truyền dữ liệu, cập nhật vị trị, gọi dịch
vụ (SMS, MMS,..).
MS ghi nhớ số truy cập ngẫu nhiên (random number) và số khung tương
ứng với mỗi bản tin Channel Request. MS dùng những thông tin này để nhận ra
bản tin trả lời từ BSS gửi trên kênh AGCH. MS sẽ giải mã tất cả bản tin được
gửi từ kênh AGCH này, và chỉ chấp nhận bản tin có số truy nhập ngẫu nhiên và
số khung khớp nội dung với 1 trong 3 bản tin Channel Request được gửi gần đó
nhất.
Nội dung bản tin Channel request:
MS sẽ tiếp tục gửi bản tin Channel Request cho đến khi nó nhận được bản
tin trả lời. Nếu MS đã gửi đi gửi lại hết số lần cho phép mà vẫn không nhận
được bản tin trả lời thì MS sẽ:
 Hiển thị bản tin lỗi mạng (network error) cho tất cả các loại cuộc gọi, trừ
cập nhật vị trí.
 Cố thực hiện truy cập ngẫu nhiên ở 1 cell khác.
Sau khi nhận bản tin Channel Request, BTS sẽ gửi bản tin Channel
Required đến BSC. Bản tin này chưa số truy nhập ngẫu nhiên mà MS gửi, và giá
trị timing advance do BTS tính toán.
Kích hoạt kênh SDCCH:
BSC kiểm tra bản tin Channel Required xem có thể đáp ứng được hay
không. Nếu còn tài nguyên, BSC sẽ ấn định 1 kênh SDCCH. Phần mềm quản lý
tài nguyên của BSC sẽ ấn định kênh SDCCH trên đa khung SDCCH đang có
nhiều SDCCH rỗi nhất để đảm bảo chia đều tải trên các đa khung SDCCH.
BSC sẽ gửi BTS bản tin Channel Activation, đồng thời thiết lập timer để
đợi BTS trả lời. Bản tin Channel Activation gồm:
 Mô tả kênh SDCCH
 Timing advance
 Công suất MS và BTS. Công suất của MS và BTS được thiết lập tới mức
tối đa được cho phép trong cell đó.
BTS chuẩn bị tài nguyên lớp vật lý và thiết lập giải pháp tranh chấp
LAPDm (để tránh trường hợp 2 MS kết nối đến cùng 1 kênh SDCCH), sẵn sàng
cho bản tin MS đầu tiên trên kênh SDCCH. Sau đó, BTS gửi bản tin Channel
Activation Acknowledgment đến BSC. BSC dừng timer.
Ấn định kênh tức thì:
BSC gửi bản tin Immediate Assign Command nhắc lại thông tin chứa trong
bản tin channel activation được gửi trước đó. Bản tin này cũng bao gồm số truy
nhập ngẫu nhiên và số khung mà MS gọi gửi trong bản tin Channel Request.
Bản tin cũng chỉ dẫn BTS báo MS về việc ấn định kênh SDCCH. BSC bắt đầu 1
timer đợi MS trả lời.
BTS gửi MS bản tin Immediate Assignment trên kênh AGCH.
Nội dung bản tin Immediate Assignment như sau:

MS kiểm tra số truy nhập ngẫu nhiên và số khung trong bản tin Immediate
Assignment. Nếu khớp với nội dung của 1 trong 3 bản tin Channel Request được
gửi gần nhất, MS sẽ chuyển qua kênh SDCCH và thiết lập giá trị Timing
Advance được nêu trong bản tin Immediate Assignment.
Không chấp nhận ấn định ngay lập tức:
Quá trình trên xảy ra khi BSC có sẵn kênh SDCCH rỗi. Nếu không còn kênh
SDCCH, MS sẽ không thể truy nhập kênh thành công dù gửi yêu cầu đi nhiều
lần. Điều này sẽ gây ra 1 số hệ quả không mong muốn như:
 Bản tin từ chối trên màn hình MS.
 Thuê bao sẽ phải thực hiện lại cuộc gọi.
 Việc gửi bản tin yêu cầu kết nối nhiều lần có thể gây nghẽn kênh RACH
và giao diện Abis.
 Hiện tượng ping pong do quá trình MS chọn lại cell gây ra.
Vì vậy, hệ thống bổ sung 1 bản tin đặc biệt: Immediate Assignment Reject khi
gặp các điều kiện sau:
 Cờ EN_IM_ASS_REJ trên BSC được lập TRUE.
 Tất cả kênh SDCCH đều bận.
 BSC nhận bản tin Channel Required từ MS với 1 trong những nguyên
nhân thiết lập: gọi khẩn, thiết lập lại cuộc gọi, cập nhật vị trí, gọi dịch vụ,
cuộc gọi xuất phát từ MS.
Bản tin Immediate Assignment Reject được chứa trong bản tin Immediate
Assign Command. Bản tin này khởi tạo 1 timer tại MS để MS đợi ở chế độ rỗi
cho đến khi timer hết hạn, sau đó gửi các bản tin Channel Request mới. Thời
gian timer phụ thuộc vào nguyên nhân thiết lập cuộc gọi và khả năng thiết lập
của user.
Nếu 1 bản tin Immediate Assign Command được nhận trước khi timer hết
hạn, bản tin có mức ưu tiên và MS sẽ nhận và kết nối cuộc gọi.
Mở rộng ấn định ngay lập tức:
Trong điều kiện tải cao, MS có thể phải gửi bản tin Channel Request nhiều
lần trước khi nhận 1 bản tin Immediate Assignment báo là đã có 1 kênh ấn định
cho MS đó. Trong trường hợp này, BSC không thể biết được MS đã gửi bản tin
Channel Request trước đó, nên BSC sẽ cấp nhiều kênh AGCH cho cùng 1 MS,
dẫn đến lãng phí tài nguyên và giảm hiệu suất dùng AGCH.
Nếu nhiều bản tin Immediate Assignment được xếp trên AGCH, BTS sẽ
tạo 1 bản tin Immediate Assignment Extended để gửi MS. Bản tin này được tạo
từ 2 bản tin Immediate Assignment như sau:
 Bản in Immediate Assignment đầu tiên trong hàng đợi.
 Bản tin đầu trong số các bản tin Immediate Assignment còn lại trên hàng
đợi, cái mà có thể kết hợp với bản tin đầu tiên ở trên dựa vào 1 trong các
điều kiện:
o Ít nhất 1 trong 2 kênh được ấn định là non-hopping.
o Nếu cả 2 kênh đều là hopping, cả 2 sẽ cùng chia sẻ Mobile
Allocation.
Nếu nhiều bản tin Immediate Assignment trên hàng đợi AGCH, nhưng bản
tin đầu tiên không thể kết hợp với bất kỳ bản tin nào trong hàng đợi theo các
điều kiện trên, thì bản tin Immediate Assignment bình thường (classic) sẽ được
gửi cho MS mà BTS không phải tạo bản tin Immediate Assignment Extended.
Chế độ cân bằng bất đồng bộ (Set Asynchronous Balanced Mode):
Khung lớp 2 đầu tiên trên SDCCH là khung LAPDm chuẩn, được gọi là
Set Asynchronous Balanced Mode.
Giải quyết tranh chấp:
MS khởi tạo kết nối LAPDm và gửi bản tin lớp 3 trong khung đầu tiên.
BTS dùng bản tin này cho việc xử lý tranh chấp LAPDm. BTS gửi lại xác nhận
chứa bản tin lớp 3 giống MS đã gửi. Vì vậy, chỉ có MS nào đã gửi bản tin đi thì
mới chấp nhận ack từ BTS và xem kết nối đó là cho mình.
Với MS gọi đi, bản tin lớp 3 từ MS chứa:
 Information Element chỉ ra:
o Yêu cầu dịch vụ CM (classmark) (thoại/dữ liệu, SMS, cuộc gọi
khẩn)
o Yêu cầu cập nhật vị trí
o Yêu cầu tái thiết lập CM (sau khi bị fail)
o Chỉ báo IMSI detach (khi MS tắt máy).
 Số nhận dạng MS.
 Classmark của MS.
Nội dung bản tin yêu cầu dịch vụ như sau:

Mạng sẽ dùng bản tin này để quyết định thủ tục thỏa thuận cuộc gọi nào
được yêu cầu và khi nào thì ấn định kênh traffic.
Chỉ định thiết lập kênh:
BTS gửi bản tin Establish Indication đến BSC để báo MS đã được kết nối.
BSC dừng timer, trích thông tin classmark, và khởi tạo kết nối SCCP đến MSC.
Kết nối SCCP:
BSC gửi bản tin SCCP Connection Request đến MSC. MSC trả lời bằng
bản tin SCCP connection confirm. Bản tin này chứa nội dung yêu cầu classmark
hoặc yêu cầu 1 chế độ mã hóa.
Đến lúc này, kết nối báo hiệu đã được thiết lập giữa MS và MSC.
2. Nhận thực và mật mã:
Classmark:
Nội dung của classmark IE được gửi trong quá trình thiết lập kết nối vô
tuyến tùy thuộc vào chủng loại MS. Thông tin classmark được dùng để điều
khiển công suất MS và thiết lập mật mã. MSC có thể yêu cầu cập nhật classmark
để đảm bảo thông tin chính xác.
Nhận thực: Quá trình nhật thực gồm:
 Nhận thực nhận dạng MS
 Kiểm tra MS có mã nhận thực thuê bao cá nhân chính xác trên SIM cho
quá trình mật mã.
 Gửi Random Number cho quá trình nhận thực và mật mã.
Các bước của thủ tục authentication:
 Thủ tục nhận thực được bắt đầu bởi NSS. NSS gửi một bản tin
Authentication_request tới MS và khởi động một timer bảo vệ.
bản tin này bao gồm:
 Các tham số tới MS để tính toán đáp ứng cho yêu cầu nhận
thực.
 Một chuỗi số khóa mật mã (ciphering key).
Khóa mật mã (ciphering key) thì được tính từ giá trị khóa nhận thực được
ấn định cho IMSI hoặc TMSI và giá trị RAND.
Nội dung bản tin Authentication request như sau:

 MS đáp ứng dùng RAND và giá trị khóa nhận thực được ấn định
cho IMSI hay TMSI của nó. Cho các cuộc gọi Mobile-Originated,
MS dùng:
 TMSI nếu khả dụng.
 IMSI nếu không TMSI được ấn định.
Cho các cuộc gọi Mobile-Terminated, MS dùng TMSI hay IMSI được yêu
cầu trong bản tin tìm gọi (paging message) từ mạng. cho cuộc gọi khẩn cấp, MS
dùng:
 TMSI nếu khả dụng.
 IMSI nếu không TMSI được ấn định.
 IMEI nếu không có TMSI hay IMSI. Điều này có thể xảy ra khi
không có SIM trong MS.
 Khi MS gửi bản tin đáp ứng nhận thực (Authentication_response),
NSS dừng timer bảo vệ và xác nhận tính hợp lệ của thông tin đáp
ứng. Nếu MS đáp ứng là không hợp lệ, mạng trả lời phụ thuộc dùng
IMSI hay TMSI:
 Nếu TMSI được dùng, mạng có thể yêu cầu MS gửi IMSI của
nó.
 Nếu đây là một IMSI hợp lệ, nhưng khác với IMSI mà mạng
có được từ việc liên kết với TMSI, thủ tục nhận thực được bắt
đầu lại với các tham số đúng.
 Nếu IMSI không hợp lê, mạng gửi bản tin
Authentication_reject tới MS.
Nội dung bản tin Authentication response như sau:

Mật mã: Thông tin được gửi qua giao diện vô tuyến cần được bảo vệ.
MSC có thể yêu cầu BSC thiết lập cơ chế mật mã trước khi thông tin được
truyền trên SDCCH.
Chế độ mật mã được thực hiện như sau:
 Mật mã thì được bắt đầu bởi MSC bằng cách gửi lệnh cipher_mode
tới BSC. Lệnh này chứa bản tin permitted_algorithm.
Quá trình mã mật.
 BSC so sánh các thuật toán được phép với MS classmark và BTS
capability. Nếu chúng phù hợp, BSC gửi một bản tin
Encryption_command tới BTS bao gồm giá trị Kc và thuật toán được
dùng. Nếu không phù hợp và không dùng mật mã, BSC gửi
encryption_command tới BTS chỉ ra không mật mã.
 Nếu năng lực BTS và MS không tương thích và MSC không cho
phép tùy chọn “không mật mã”, rồi BSC gửi một bản tin
cipher_mode_reject tới MSC.
 BTS gửi lệnh ciphering_mode trên SDCCH tới MS chỉ định thuật
toán hoặc “không mật mã”. Nếu mật mã thì được dùng BTS cài đăt
chế độ giải mật mã của nó sẵn sàng để nhận cad khung được mật mã
từ MS.
Nội dung bản tin Ciphering mode command như sau:
 MS thực hiện 1 trong 2 việc sau:
 Bắt đầu mật mã và gửi một bản tin ack lớp 2 được mật mã tới
BTS. Bản tin này nhắc nhở BTS bắt đầu chế độ mật mã cho
các khung được gửi tới MS.
 Gửi một ack lớp 2 không mật mã tới BTS.
 MS gửi một bản tin ciphering_mode_complete tới BTS mà được
chuyển tới BSC. BSC gửi bản tin cipher_mode_complete tới MSC.
Nội dung bản tin Ciphering mode complete như sau:

3. Ấn định thông thường (ấn định kênh lưu lượng):


Hình dưới đây mô tả quá trình ấn định thông thường cho thuê bao gọi đi.
Quá trình cấp kênh thông thường cho thuê bao gọi đi
Sau khi quá trình thiết lập kết nối vô tuyến thành công, MS đã có 1 kết nối
báo hiệu với mạng. Nếu cuộc gọi yêu cầu kênh lưu lượng để trao đổi thông tin
với thuê bao khác, MSC sẽ gửi bản tin Setup. Bản tin này chỉ rõ dịch vụ
(teleservice hoặc bearer) và số thuê bao được gọi. Thông tin được truyền xuyên
qua BSS (tức là BSC chỉ nhận và truyền đến MSC chứ không xử lý). Bản tin
này có thể mang nhiều hơn 1 yêu cầu dịch vụ bearer, và có 1 tham số chỉ rõ thuê
bao có thể yêu cầu đổi dịch vụ (In-Call Modification) trong quá trình gọi.
Nội dung bản tin Setup tại giao diện vô tuyến như sau:
MSC gửi bản tin Call Proceeding cho MS. Bản tin này chỉ rõ MS đã nhận
được các tham số, và đang thiết lập kết nối với thuê bao được gọi.
Yêu cầu kênh:
MSC khởi tạo việc thiết lập kênh thoại bằng cách gửi bản tin Assignment
Request, đồng thời thiết lập 1 timer chờ BSC trả lời.
BSC sẽ kiểm tra bản tin chứa loại kênh (cho thoại hay dữ liệu cùng với tốc
độ dữ liệu). Bản tin này cũng chứa classmark MS để BSC có thể dùng nếu BSC
không nhận được trước đó.
Bản tin Assignment Request có thể chứa danh sách mã, thứ tự ưu tiên, loại
codec được ưu tiên sử dụng (ví dụ, thoại full rate enhanced). Trong trường hợp
này, BSC kiểm tra danh sách codec dựa vào danh sách mà cell cung cấp, và
chọn loại codec thích hợp cho cả BTS và MS. BTS gửi bản tin Assignment
command tới MS, nội dung bản tin trên giao diện vô tuyến như sau:
Nếu BSC thấy có lỗi trong bản tin Assignment Request, nó sẽ gửi bản tin
Assignment Failure đến MSC. Nếu không có lỗi, BSC sẽ bắt đầu quá trình cấp
kênh thông thường cho MS:
Chỉ định kênh lưu lượng:
BSC đảm bảo không đang chạy bất cứ tiến trình nào cho MS, sau đó tiến
hành ấn định kênh lưu lượng. Tài nguyên ấn định được tính toán bởi 1 thuật toán
tại BSC. BSC có thể nhận bản tin Assignment Request ở nhiều tình huống khác
nhau. Do đó, nó phải có các thuật toán ấn định kênh cho: ấn định kênh thông
thường, thay đổi dịch vụ, chuyển giao giữa các cells, chuyển giao trong cùng 1
cells, directed retry, concentric cell, microcells.
Trong các điều kiện bình thường (thuê bao gọi đi), thuật toán ấn định kênh
thông thường sẽ được sử dụng. BSC lưu bảng các kênh rỗi được đánh giá qua
mức độ nhiễu của chúng (1=nhiễu thấp, 5=nhiễu cao).
Mức độ nhiễu của tất cả các kênh rỗi được giám sát bởi BTS. Thông tin
này được gửi định kỳ đến BSC qua bản tin RF Resource Indication. BSC không
tự động ấn định kênh có mức nhiễu thấp nhất, vì một số kênh có thể để dành cho
chuyển giao. Sau khi trừ các kênh dự phòng, kênh có mức nhiễu thấp nhất trong
số còn lại sẽ được cấp cho MS. Nếu số kênh dự phòng nhiều hơn số kênh rỗi,
BSC sẽ ấn định 1 kênh có mức nhiễu cao nhất. Nếu không còn tài nguyên, BSC
sẽ gửi bản tin Assignment Failure cho MSC để báo nguyên nhân failure.
Kích hoạt kênh lưu lượng:
BSC gửi bản tin Physical Context Request đến BTS để xác định công suất
và Timing Advance hiện tại mà MS đang dùng trên kênh SDCCH. BTS trả lời
bằng bản tin Physical Context Confirm, chứa giá trị liên quan. Nếu không còn
kênh rỗi, và thuật toán xếp hàng được bật, cuộc gọi sẽ được xếp vào hàng đợi.
BSC gửi bản tin Channel Activation đến BTS. Gồm:
 Mô tả kênh lưu lượng được dùng.
 Timing Advance của MS đang được áp dụng
 Thuật toán mật mã và mã khóa mật mã (tương tự quá trình ấn định
SDCCH).
 Thông tin truyền gián đoạn cho uplink (không được dùng) và downlink.
 Công suất MS đang dùng.
 Công suất BTS đang dùng.
BSC bắt đầu 1 timer đợi BTS để ACK để kích hoạch kênh.
BTS khởi động tài nguyên của mình cho kênh lưu lượng, thiết lập cơ chế
mật mã, gửi thông tin Timing Advance và công suất đến MS trên bản tin
SACCH. Đồng thời, BTS gửi bản tin Channel Activation Acknowledgment cho
BSC. BSC dừng timer và gửi bản tin Assignment Command trên kênh SDCCH
đến MS. Bản tin này hướng dẫn MS chuyển sang kênh lưu lượng.
Khi MS nhận được bản tin Assignment Command, nó sẽ ngắt kết nối lớp
vật lý, và thực hiện giải phóng kết nối LAPm của SDCCH.
Tiếp theo, MS thiết lập kết nối LAPDm (qua SABM trên FACCH) cho kênh lưu
lượng. BTS gửi bản tin Establish Indication cho BSC. BTS gửi xác nhận lớp 2
đến MS. MS gửi bản tin Assignment Complete cho BSC. Nội dung bản tin
Assignment Complete trên giao diện vô tuyến như sau:

Khi nhận bản tin Establish Indication, BSC thiết lập 1 đường chuyển kênh
giữa giao diện Abis và giao diện A. Khi nhận bản tin Assignment Complete,
BSC chuyển MSC bản tin này đến MSC và bắt đầu giải phóng kênh SDCCH.
Kết nối cuộc gọi:
Một khi đã thiết lập được kết nối với thuê bao được gọi (trước khi thuê bao
trả lời), MSC gửi bản tin Alerting đến MS. MS sẽ tạo ring tone. Bản tin Alerting
trên giao diện vô tuyến:

Khi thuê bao được gọi trả lời, MSC sẽ gửi bản tin Connect đến MS. MS trả lời
bằng bản tin Connect Acknowledgment. Đến đây, cuộc gọi được thiết lập.
Off Air Call Setup:
OACSU là 1 phương thức có sẵn trên BSC khi mạng ấn định 1 kênh lưu
lượng chỉ khi nào thuê bao được gọi trả lời cuộc gọi. Việc này nhằm cải thiện
hiệu quả dùng kênh lưu lượng trong trường hợp thuê bao được gọi không trả lời.
Tính năng này do MSC điều khiển.
Cách thực hiện: MSC gửi bản tin lớp 3 Alerting ngay sau bản tin Call
proceeding. MS sẽ vào chế độ rung chuông. MSC sẽ không gửi bản tin
Assignment Request cho đến khi thuê bao được gọi trả lời. Phần còn lại của các
trao đổi bản tin lớp 3 giữa MSC và BSC tiếp tục diễn ra sau khi MS gửi bản tin
Assignment Complete đến MSC.
Khi OACSE được dùng, MS có thể tự cấp chuông (đối với thuê bao gọi đi), vì
chưa có kênh lưu lượng cho việc truyền tone.
2.1.6.2 Thủ tục nhận cuộc gọi (MTC).
MS có thể nhận cuộc gọi từ một thuê bao khác hoặc từ NSS khi mạng thực
hiện quản lý di động (Mobility Management).
Thuê bao được gọi có quá trình thiết lập tương tự thuê bao gọi đi. Phần này
chỉ mô tả những điểm khác so với quá trình MOC. Hình dưới đây mô tả quá
trình thiết lập kết nối vô tuyến cho thuê bao nhận cuộc gọi.

Thiết lập kết nối vô tuyến cho thuê bao nhận cuộc gọi.
1. Thiết lập kết nối vô tuyến:
Quá trình tìm gọi:
Trước khi BSS thiết lập kết nối báo hiệu, MS phải được tìm gọi. Quá trình
này xuất phát từ MSC. MSC sẽ gửi bản tin Paging xuống BSC chứa LAC mà
MS đã thực hiện cập nhật vị trí mới đó nhất. Bản tin này được gửi quảng bá và
chứa:
 Số nhận dạng MS (TMSI hoặc IMSI của MS được tìm gọi)
 Danh sách nhận dạng cell để xác định các cells mà yêu cầu tìm gọi gửi đi.
Có thể là tất cả các cells của LAC.
Bản tin Paging trên giao diện vô tuyến như sau:

MSC thiết lập timer đợi bản tin trả lời từ MS.
BSC kiểm tra bản tin Paging, nếu hợp lệ, sẽ tính toán paging group của
MS, và Time Slot CCCH cho paging group.
BSC sẽ gửi bản tin Paging Command cho mỗi BTS, chỉ rõ TMSI hoặc
IMSI, paging group và số kênh.
Mỗi BTS sẽ định dạng và truyền quảng bá bản tin Paging Request trên
kênh paging.
MS lắng nghe bản tin paging được gửi trên paging group của mình. Khi
nhận được bản tin paging với số nhận dạng của mình, MS sẽ gửi bản tin Channel
Request trên kênh RACH cho BTS, chỉ rõ yêu cầu này là để trả lời bản tin
Paging Request. Nội dung bản tin Channel Request trên giao diện vô tuyến như
sau:

BSS sẽ thực hiện quá trình thiết lập kết nối vô tuyến tương tự MOC.
2. Nhận thực và mật mã:
Hệ thống điều khiển nhận thực và mật mã cho MS được gọi tương tự như của
MS gọi đi.
3. Ấn định kênh thông thường:
Quá trình ấn định kênh thông thường cho thuê bao nhận cuộc gọi được
khởi đầu từ MSC. Như hình bên dưới:

Ấn định kênh thông thường cho thuê bao được gọi


MSC gửi bản tin điều khiển cuộc gọi lớp 3 Setup cho MS, chỉ rõ dịch vụ
của cuộc gọi (thoại hay dữ liệu). MSC có thể chỉ ra hơn 1 cuộc gọi dữ liệu (nếu
có).
MS kiểm tra bản tin này. MS có thể chấp nhận cuộc gọi, và sẽ gửi bản tin
Call Confirmation.
BSS thực hiện ấn định kênh vật lý. Tương tự như trong MOC. Khi kênh
lưu lượng đã được ấn định, MS sẽ báo chuông cho người dùng và gửi bản tin
alerting cho MSC. Khi thuê bao trả lời, MS gửi bản tin Connect đến MSC. MSC
gửi lại bản tin Connect Acknowledgment cho MS và thực hiện kết nối cuộc gọi.
Tất cả bản tin điều khiển cuộc gọi lớp 3 đều được truyền xuyên qua BSS.
Off Air Call Setup:
Nếu OACSU được dùng, có thể tại lúc nào đó thuê bao được gọi sẽ trả lời
cuộc gọi, nhưng kênh lưu lượng vẫn chưa được ấn định (ví dụ, cuộc gọi đang
xếp hàng). Trường hợp này MS có thể cung cấp chuông đến thuê bao nhận, để
thuê bao không giải phóng cuộc gọi trước khi được ấn định kênh.
1.3.2.Điều khiển chuyển giao
Thủ tục Handover cùng BSC, MSC.

Quá trình handover trong cùng BSC.


Measurement reporting:
MS gửi thông tin đo lường tới BTS trong bản tin measurement_report.
BTS gửi thông tin đo lường của BTS và MS tới BSC trong bản tin
measurement_ result.
Handover detection:
 BSC nhận ra cần thiết thực hiện một handover và tạo ra một tín hiệu
handover chỉ ra nguyên nhân handover. BSC đánh giá các target cells
và tạo ra một danh sách candidate cell.
 BSC gửi một bản tin physical_context_request tới serving BTS, yêu
cầu thông tin mức công suất và TA hiện tại. Thông tin này được
chuyển tới target BTS.
 Serving BTS trả lời với một bản tin physical_context_confirm.
Channel Activation:
Khi BSC nhận thông tin physical context, BSC gửi một bản tin channel_
activation tới target BTS, chỉ ra:
 Kênh được dùng.
 Timing advance MS được áp dụng.
 Thuật toán mã hóa và khóa mật mã.
 Một chỉ thị truyền gián đoạn cho uplink và downlink.
 Công suất MS được dùng.
 Công suất BTS được dùng.
Target BTS bố trí tài nguyên của nó để hỗ trợ kênh. Rồi nó dùng một bản
tin channel_activation_acknowledgment để trả lời cho BSC. Bản tin này thông
báo cho BSC biết là target BTS sẵn sàng. Target BTS cũng bắt đầu truyền các
khung SACCH/FACCH để khi MS truy cập BTS này, nó nhận các bản tin
sys_info 5 và sys_info 6. MS cũng nhận các cập nhật điều khiển công suất và
TA.
Handover Command:
BSC gửi bản tin handover_command qua BTS tới MS. Bản tin này bao
gồm:
 Kênh mới và kênh điều khiển liên kết của nó.
 Mô tả target cell.
 Mức công suất ban đầu của MS truy cập tơi target cell.
 Một handover reference.
 TA được dùng trong target cell.
 Thông tin kiểu mật mã.
Bản tin Handover command trên giao diện vô tuyến như sau:

The Handover:
MS giải phóng kết nối của nó với serving BTS và gửi 4 burst access liên
tiếp tới target BTS trên SACCH đường lên. Các bursts bao gồm handover
reference và TA bằng 0.
BTS tính TA. Nó gửi một bản tin handover_detection tới BSC chỉ ra TA
được đo lường cho access burst. Nếu TA của MS cần được cập nhật, BSC gửi
thông tin này trong bản tin physical_information trên kênh FACCH được liên
kết với kênh lưu lượng.
Rồi MS cài đặt mật mã như được yêu cầu. MS gửi khung đầu tiên của nó,
SABM, dùng thông tin TA hoặc như trong bản tin handover_command, hoặc
như được cập nhật trong các khung FACCH.
Khi BTS nhận khung từ MS, nó gửi một khung ACK tới MS và một bản
tin establish_indication tới BSC. Thông tin này thông báo cho BSC là đường
vô tuyến đã được thiết lập. BSC bắt đầu điều khiển công suất MS và BTS.
Trong khi nhận khung ACK, MS gửi 1 bản tin handover complete tới
BSC. Bây giờ, MS có thể bắt đầu truyền trên kênh mới. Bản tin Handover
complete như sau:

BSC thông báo cho MSC về việc handover trong một bản tin
handover_performed và bắt đầu giải phóng kênh cũ.
Thủ tục Handover khác BSC.

Quá trình handover giữa 2 cell khác BSC.


Measurement reporting:
MS gửi thông tin đo lường tới BTS trong bản tin measurement_report.
BTS gửi thông tin đo lường của BTS và MS tới BSC trong bản tin
measurement_ result.
Handover detection:
 BSC nhận ra cần thiết thực hiện một handover và tạo ra một tín hiệu
handover chỉ ra nguyên nhân handover. BSC đánh giá các target cells
và tạo ra một danh sách candidate cell.
 Để bắt đầu thủ tục external handover, BSC gửi một bản tin
handover_required tới MSC bao gồm danh sách candidate cell. BSC
cũng bắt đầu một timer để ngăn chặn nó gửi cùng danh sách candidate
cell. Nó chỉ có thể gửi lại danh sách candidate cell khi timer times out,
hoặc nếu nó nhận một bản tin handover_request_reject từ MSC.
 MSC chọn target cell từ danh sách candidate cell. Nó gửi một
handover_request tới target BSC để thông báo cho target BSC là một
MS sẽ được handover. Bản tin này bao gồm:
 Loại kênh được yêu cầu.
 Thông tin kiểu mật mã.
 Thông tin classmark MS.
 Serving cell identification.
 Target cell identification.
 Cờ truyền gián đoạn đường xuống.
 Nguyên nhân handover.
Channel Activation:
Target BSC bắt đầu tích cực kênh cho kênh mới với bản tin
channel_activation.
Target BTS bố trí tài nguyên của nó để hỗ trợ kênh mới, bắt đầu gửi
SACCH/FACCH và gửi một bản tin channel_activation_acknowledgment tới
target BSC.
Handover Command:
Target BSC xây dựng một lệnh handover. Lệnh này được gửi tới MSC trong bản
tin handover_request_acknowledgment. Lệnh handover bao gồm:
 Kênh mới và kênh điều khiển liên kết của nó.
 Mô tả target cell.
 Một handover reference.
MSC chuyển bản tin handover_command tới serving BSC.
Serving BSC gửi bản tin handover_command tới MS.
The Handover:
MS giải phóng kết nối của nó với serving BTS. Nó đồng bộ với target
BTS dùng thông tin FCCH và SCH. MS đã được đồng bộ, liên tục gửi access
burst trên SACCH đường lên chow tới khi nó nhận bản tin
physical_information trên FACCH từ target BSC.
Khi target BTS nhận một access burst, nó kiểm tra handover reference và
tính TA. Handover reference và TA được gửi towis target BSC trong bản tin
handover_detect.
Target BSC thông báo MSC về việc nhân ra handover và thiết lập một
đường chuyển mạch giữa các tài nguyên giao diện A và Abis.
Khi MS nhận bản tin physical_information, nó gửi khung đầu tiên của
nó trên kênh mới dùng TA gửi trên bản tin physical_information.
Target BTS ACK khung đầu tiên của MS và gửi một bản tin
establish_indication tới target BSC, và một ACK tới MS. Trong khi nhận khung
ACK, MS gửi 1 bản tin handover complete trên FACCH đường lên tới target
BSC.
Target BSC thông báo MSC là handover đã được thực hiện.
MSC bắt đầu thủ tục call clear với serving BSC.
Thủ tục handover 2G-3G trong chế độ thoại.
Quá trình handover từ 2G sang 3G trong CS.
1. Giai đoạn chuẩn bị handover.
Khi quyết định handover được thực hiện, BSC serving gửi một handover
required tới MSC 2G và chứa đựng ID của RNC target (IE này chow phép
MSC source định tuyến bản tin tới MSC/RNC 3G đúng). Yêu cầu này
được chuyển tới RNC target mà chỉ định tài nguyên để hỗ trợ cuộc gọi.
yêu cầu được gửi từ BSC source nhận ra chỉ một cell trong một RNC,
không có danh sách các cell target. Yếu tố thông tin “ source RNC to
target RNC transparent container” mà được truyền tới RNC target chứa:
 Dung lượng UE.
 Trạng thái cấu trúc tiền định nghĩa.
2. Giai đoạn thực hiện handover.
Bản tin handover to Utran command RRC thì được gửi từ 3G target tới
UE theo các MSC và BSC serving. Bản tin handover command chứa mô
tả tài nguyên cell target. Handover thì được thực hiện khi UE kết nối
thành công với hệ thống 3G.
Thủ tục security mode command thì được dùng để kích hoạt sự bảo vệ
trong UMTS. Thủ tục Utran mobility information được dùng để cung cấp
UE thông tin vị trí miền PS, để MS có thể bắt đầu hay khôi phục hoạt
động PS.
3. Giai đoạn giải phóng tài nguyên cũ: kết nối vô tuyến cũ trong hệ thống
GSM thì được giải phóng.
Thủ tục handover 2G-3G trong chế độ dữ liệu gói.
Ngay khi PDP context được chuyển từ SGSN cũ tới SGSN mới, SGSN
của 3G yêu cầu thiết lập RAB như cho thiết lập cuộc gọi.

Quá trình handover từ 2G sang 3G trong PS.

1.3.3.Điều khiển công suất.


II. Cấu trúc kênh vô tuyến 3G
2.1.Kênh và cấu trúc kênh vô tuyến mạng di động 3G.
2.1.1 Chức năng các kênh
Kênh Logical
Kênh Logical được sử dụng để truyền dữ liệu giữa lớp RLC và MAC.
Lớp MAC thực hiện mapping kênh Logical vào kênh Truyền tải.
Kênh Logical định nghĩa loại thông tin được truyền, tức là kênh điều
khiển hay kênh lưu lượng.
 Kênh điều khiển bao gồm: BCCH, PCCH, CCCH, DCCH, MCCH và
MSCH. Các kênh logical này đáp ứng cho việc truyền các thông điệp báo
hiệu RRC.
 Kênh lưu lượng bao gồm: CTCH, DTCH và MTCH. Các kênh logical này
đáp ứng cho việc truyền dữ liệu người dùng. DTCH là kênh logical có thể
truyền dữ liệu ứng dụng ở cả hướng lên và hướng xuống.
kênh Logical Loại Uplink Downlink
Kênh điều khiển quảng bá - Broadcast Control Channel (BCCH) Điều khiển 
Kênh điều khiển tìm gọi - Paging Control Channel (PCCH) Điều khiển 
Kênh điều khiển dùng chung - Common Control Channel (CCCH) Điều khiển  
Kênh dành riêng - Dedicated Control (DCH) Điều khiển  
Kênh điều khiển MBMS - MBMS Control Channel (MCCH) Điều khiển 
Kênh Scheduling MBMS - MBMS Scheduling Channel (MSCH) Điều khiển 
Kênh lưu lượng dùng chung - Common Traffic Channel (CTCH) Lưu lượng 
Kênh lưu lượng dành riêng - Dedicated Traffic Channel (DTCH) Lưu lượng  
Kênh lưu lượng MBMS - MBMS Traffic Channel (MTCH) Lưu lượng 
Giao thức RRC định nghĩa các thông điệp báo hiệu mặt phẵng điều khiển.
Có một mapping one-to-one giữa loại thông điệp và kênh Logical. Chẳng hạn
thông điệp Active Set Update luôn luôn được gửi trên kênh logical DCCH và
thông điệp RRC Connection Request thì luôn được gửi trên kênh logical CCCH.
Một số thông điệp có thể được gửi trên một trong hai kênh logical. Trong trường
hợp này việc chọn kênh logical nào là phụ thuộc vào viễn cảnh. Mối quan hệ
giữa loại thông điệp RRC và kênh Logical được trình bày ở bảng sau:
Các thông điệp RRC được truyền bởi mỗi kênh Logical
Kênh logical Thông điệp RRC
BCCH System Information, System Information Change Indication
PCCH Paging Type 1
CCCH RRC Connection Request, RRC Connection Setup, RRC Connection
Reject, Cell Update, URA Update.
DCCH Active Set Update, Active Set Update Complete, Active Set Update
Failure, Assistance Data Delivery, Cell change Order From UTRAN,
Cell change Order From UTRAN Failure, Counter Check, Counter
Check Response, Downlink Direct Transfer, MBMS Modification
Request, Measurement Control, Measurement Control Failure,
Measurement Report, Paging Type 2, Physical Channel
Reconfiguration, Physical Channel Reconfiguration Failure, Radio
Bearer Reconfiguration, Radio Bearer Reconfiguration Complete,
Radio Bear Configuration Failure, Radio Bearer Release, Radio Bearer
Release Complete, Radio Bearer Release Failure, Radio Bearer Setup,
Radio Bearer Setup Complete, Radio Bearer Setup Failure, RRC
Connection Release Complete, RRC Connection Setup Complete, RRC
Status, Security Mode Command, Security Mode complete, Security
Mode Failure, Signalling Connection Release, Signalling Connection
Release Indication, Truyền tải Channel Reconfiguration, Truyền tải
Channel Reconfiguration Complete, Truyền tải Channel Configuration
Failure, Truyền tải Format Combination Control, Truyền tải Format
Combination Failure, UE Capability Enquiry, UE Capability
Information, UE Capability Information Confirm, Uplink Direct
Transfer, UTRAN Mobility Information, UTRAN Mobility Information
Confirm, Uplink Direct Transfer, UTRAN Mobility Information failure.
CCCH hoặc DCCH RRC Connection Release, Cell Update Confirm, URA Update Confirm,
MBMS Connection Release, MBMS Common P-T-M RB Information,
MBMS Current Cell P-T-M RB Information, MBMS General
Information, MBMS Neighboring Cell P-T-M- RB Information, MBMS
Unmodified services Information.
MCCH hoặc MBMS Modified Services Information
DCCH
MSCH MBMS Scheduling Information

Kênh BCCH đáp ứng cho việc truyền thông tin hệ thống, trong khi đó
kênh PCCH đáp ứng cho việc truyền thông điệp paging loại 1. Nhìn chung, kênh
CCCH được dùng để truyền thông điệp mặt phẵng điều khiển khi DCCH không
có ý nghĩa. Thông tin cần thiết cho một UE để sử dụng kênh CCCH được quảng
bá như một phần của thông tin hệ thống trên kênh BCCH. UE có thể đọc thông
tin này và sử dụng kênh CCCH trước khi thiết lập kết nối RRC. Đây là nguyên
nhân tại sao các thông điệp RRC Connection Request, RRC Connection Setup
và RRC Connection Reject luôn luôn được gửi trên kênh CCCH. Kênh DCCH
được cấu hình suốt thủ tục kết nối RRC và trở nên có ý nghĩa sau khi vào chế độ
kết nối RRC. Kênh CCCH cũng được sử dụng trong chế độ kết nối RRC ở trạng
thái CELL_PCH và URA_BCH bởi vì kênh DCCH không có ý nghĩa ở trạng
thái này, tức là thông điệp Cell Update và URA Update được sử dụng bằng cách
sử dụng kênh CCCH. Trong trường hợp này UE có thể được cấu hình với kênh
DCCH nhưng thông điệp Cell Update và URA Update vẫn được gửi trên kênh
CCCH.
Các thông điệp RRC Connection Release, Cell Update Confirm và URA
Update Confirm có thể được gửi bằng cách sử dụng kênh CCCH hoặc DCCH.
Thông điệp RRC Connection Release chỉ sử dụng CCCH nếu kênh DCCH
không có ý nghĩa. Tương tự, việc lựa chọn kênh logical cho các thông điệp Cell
Update Confirm và URA Update Confirm phụ thuộc vào viễn cảnh. Lợi ích của
việc chọn kênh DCCH đó là lớp RLC có thể cung cấp mật mã hóa giúp duy trì
sự bảo mật trong khi đó các thông điệp được gửi trên kênh CCCH không được
mật mã hóa.
Việc gửi các bản tin trên kênh CCCH cũng có nghĩa rằng nhận dạng UE
phải bao gồm một phần trong thông điệp RRC (nhận dạng trong băng). Nếu
thông điệp được gửi bằng cách sử dụng kênh DCCH và một kênh truyền tải
dùng chung thì nhận dạng UE nằm trong phần MAC Header. Còn khi kênh
DCCH được sử dụng kết hợp với một kênh truyền tải dành riêng thì khi đó nhận
dạng UE là không cần thiết vì bản thân kênh truyền tải đã nhận dạng UE.
Kênh Logical DCCH đáp ứng cho việc truyền các thông điệp RRC. Lợi
ích của việc sử dụng kênh logical DCCH là chế độ acknowledged RLC được hỗ
trợ, chế độ này gia tăng độ tin cậy và hiệu quả truyền dẫn. Bởi vì nó cho phép
truyền lại các gói PDU riêng rẽ từ lớp RLC. Kênh Logical CCCH bị hạn chế bởi
vì nó sử dụng chế độ Transperent RLC ở uplink và unacknowledge ở downlink.
Cả hai chế độ RLC này yêu cầu truyền lại toàn bộ các thông điệp từ lớp RLC
khi một lỗi được phát hiện.
MCCH và MSCH là kênh logical điểm tới đa điểm được sử dụng bởi
nhiều UE, hỗ trợ các dịch vụ Multimedia Broadcast/ Multicast Service (MBMS).
Các thông tin mặt phẵng điều khiển MBMS được gửi trên kênh MCCH. Kênh
MSCH được sử dụng để gửi thông tin scheduling để chỉ ra khi nào dịch vụ
MBMS được phát. Thông tin hệ thống trên BCCH báo cho UE những thông tin
cần thiết để đọc MCCH và MSCH. Cả hai kênh này đều có thể được đọc ở cả
hai chế độ RRC Idle Mode và RRC Connected Mode. Thủ tục MBMS cũng có
thể sử dụng cho các kênh logical khác và các thông điệp RRC, chẳng hạn thủ tục
đếm MBMS cho phép mạng ước lượng số UE MBMS trong một cell có thể sử
dụng thông điệp Cell Update và kênh logical CCCH hoặc DCCH. Thông điệp
MBMS Modified Services Information có thể được gửi trên cả MCCH hoặc
DCCH. Thông điệp này được gửi trên DCCH khi thủ tục đếm MBMS xác định
rằng một kết nối dịch vụ point-to-point MBMS nên được thiết lập.
DTCH là kênh lưu lượng được sử dụng ở cả downlink và uplink. CTCH
và MTCH chỉ có downlink, nghĩa là dữ liệu người dùng ở uplink luôn được gửi
trên kênh DTCH. Dữ liệu người dùng ở downlink cũng được gửi trên DTCH.
DTCH cung cấp kết nối point-to-point dành riêng đến một UE đơn. CTCH và
MTCH cung cấp các kết nối point-to-multipoint downlink được sử dụng bởi một
nhóm UE. Dịch vụ quảng bá cell (CBS) được sử dụng cho CCCH trong khi dịch
vụ MBMS được sử dụng cho MTCH.
Lớp MAC thực hiện mapping các kênh logical thành các kênh truyền tải
ở đầu phát . Các kênh truyền tải sau đó được sử dụng để truyền dữ liệu giữa lớp
MAC và lớp Vật lý. Bộ kênh truyền tải có ý nghĩa với mỗi kênh logical được
trình bày ở bảng sau:
Các kênh logical được mapping vào kênh truyền tải
Kênh Logical Kênh Truyền tải
BCCH BCH, FACH
PCCH PCH
CCCH FACH, RACH
DCCH FACH, RACH, DCH, HS-DSCH, E-DCH
MCCH FACH
MSCH FACH
CTCH FACH
DTCH FACH, RACH, DCH, HS-DSCH, E-DCH
MTCH FACH
Lớp MAC cũng thực hiện extract dữ liệu kênh logical từ kênh truyền tải ở
phía thu. Nó ngược với mapping ở phía phát. Bộ kênh logical có thể được
extract từ mỗi kênh truyền tải được trình bày ở bảng sau:
Kênh Logical được extract từ kênh truyền tải
Kênh Truyền tải Kênh Logical
BCH BCCH
PCH PCCH
RACH CCCH, DCCH, DTCH
FACH BCCH, CCCH, DCCH, MCCH, MSCH, CTCH, DTCH, MTCH
DCH DTCH, DCCH
HS-DSCH DTCH, DCCH
E-DCH DTCH, DCCH
Đầu thu phải có khả năng suy ra kênh logical đã được gửi trên kênh
truyền tải. Ở trường hợp BCH và PCH thì chỉ có một khả năng, tức là BCH chỉ
truyền BCCH và PCH chỉ truyền PCCH. Các kênh truyền tải còn lại có thể
truyền hơn một loại kênh logical. Trong trường hợp kênh RACH và FACH,
trường TCTF (Target Channel Type Field) có thể bao gồm như một phần của
MAC Header để chỉ ra loại kênh logical nào đã được nhận ở bất cứ thời điểm
nào. Thêm vào đó, nếu nhiều kênh logical giống nhau được ghép vào cùng một
kênh truyền tải thì trường C/T MAC có thể được sử dụng để báo hiệu nhận dạng
kênh logical. Điều này xuất hiện khi nhiều báo hiệu radio bearer DCCH được
ghép vào một kênh truyền tải đơn.
Kênh truyền tải
Kênh truyển tải được sử dụng để truyền dữ liệu giữa lớp MAC và lớp Vật
lý. Lớp vật lý thực hiện mapping kênh truyền tải vào kênh vật lý.
Kênh truyển tải định nghĩa thông tin như thế nào được truyền, tức là kênh
chung hay kênh riêng. Kênh truyền tải chung có thể được sử dụng bởi nhiều UE.
Kênh truyền tải chung bao gồm: BCH, PCH, RACH, FACH và HS-
DSCH. Các kênh truyển tải này được map vào kênh vật lý chung.
Kênh truyển tải dành riêng bao gồm: DCH và E-DCH. Các kênh truyền
tải này được map vào kênh vật lý dành riêng.
Tất cả kênh truyền tải kết hợp với TF (Transport Format) và TFS
(Transport Format Set). TF xác định tốc độ mà ở đó kênh truyền tải có thể
truyền dữ liệu giữa lớp MAC và lớp Vật lý . Nó cũng định nghĩa vài việc sử lý
hòan tòan bởi lớp vật lý. Transport Format Set là tập hợp của tất cả transport
format cho kênh truyền tải.
TF cho các kênh truyền tải RACH, FACH, BCH, PCH, và DCH được
định nghĩa bởi sự kết hợp của các thông số semi-static và dynamic. Thông số
semi-static là TTI, Channel coding, CRC size và tốc độ. Thông số dynamic là
kích thước TB (Transport Block) và kích thước TBS (Transport Block Set). Các
thông số semi-static thì giống nhau cho tất cả các transport format và không thể
được thay đổi mà không được cấu hình lại bởi lớp RRC. Thông số dynamic định
nghĩa TF trong TFS và có thể được lựa chọn bởi lớp MAC.
Tốc độ bit của các lớp bên trên lớp Vật lý được định nghĩa bởi kích
thướcTBS và TTI. Kích thước TBS luôn luôn là bội của kích thước TB. Kích
thước TBS luôn luôn bằng kích thước TB cho các kênh HS-DSCH và E-DCH.
Kênh Truyền tải được sử dụng để truyển dữ liệu giữa lớp MAC và lớp
Vật lý. Kênh Truyền tải định nghĩa thông tin như thế nào được truyền. Có hai
loại kênh truyền tải là kênh chung và kênh riêng. Kênh chung có thể được sử
dụng bởi nhiều UE trong khi đó kênh riêng chỉ có thể được sử dụng cho một
UE.
Các kênh truyền tải: BCH, PCH, FACH, DCH và HS-DSCH có thể được
sử dụng ở downlink trong khi đó RACH, DCH và E-DCH có thể được sử dụng
ở uplink. DCH có thể được sử dụng ở cả downlink và uplink.
Nhìn chung, các kênh chung yêu cầu nhận dạng trong băng của UE (trong
bản tin được phát). Nhận dạng UE bao gồm trong thông điệp RRC khi kênh
truyền tải RACH và FACH được sử dụng bởi kênh logical CCCH. Nhận dạng
UE cũng bao gồm trong thông điệp RRC khi kênh truyền tải PCH được sử dụng
bởi PCCH. Nhận dạng UE bao gồm trong MAC Header khi kênh truyền tải
RACH hoặc FACH được sử dụng bởi kênh logical DCCH hoặc DTCH. Trong
trường hợp kênh truyền tải HS-DSCH được truyền sử dụng kênh vật lý HS-
PDSCH thì nhận dạng UE được cung cấp trên một kênh vật lý riêng biệt; tức là
kênh vật lý HS-SCCH chỉ ra khi nào timeslot HSDPA và code được scheduled
cho 1 UE. Các kênh truyền tải dành riêng không yêu cầu nhận dạng trong băng
của UE bởi vì mỗi kết nối được nhận dạng bởi việc cấp phát tài nguyên vật lý
của nó, chẳng hạn bởi sóng mang RF, mã Scrambling code và channelisation
code.
Kênh truyền tải BCH được sử dụng để quảng bá thông điệp thông tin hệ
thống. BCH luôn luôn được map vào P-CCPCH và quảng bá trên tòan bộ cell. 1
UE truy cập BCH bất cứ khi nào nó chọn hoặc chọn lại cell mới. Việc này có thể
trong chế độ RRC Idle hoặc Cell_FACH, CELL_PCH, hoặc URA_PCH.
Kênh truyền tải PCH được sử dụng để quảng bá bản tin tìm gọi đến UE ở
cả RRC Idle Mode hoặc CELL_FACH, CELL_PCH hoặc URA_PCH. Kênh
truyền tải PCH luôn luôn được map vào kênh vật lý S-CCPCH. Lớp MAC có
thể ghép PCH và FACH vào 1 S-CCPCH được chia sẻ hoặc vào S-CCPCH dành
riêng. Cũng giống như kênh BCH, kênh PCH phải được quảng bá trên tòan bộ
cell. PCH được sử dụng kết hợp với kênh vật lý PICH. Kênh PICH được sử
dụng để thông tin đến một nhóm UE thuộc một nhóm tìm gọi mà một thông điệp
PCH thuộc nhóm tìm gọi đó sẽ được phát suốt khung vô tuyến tiếp theo.
Kênh truyền tải RACH được sử dụng khi thiết lập 1 kết nối từ chế độ
RRC Idle Mode và khi báo hiệu hoặc truyền số lượng nhỏ dữ liệu người dùng
trong khi ở CELL_FACH. Một kênh RACH đơn được sử dụng cho cả dữ liệu
điều khiển và dữ liệu người dùng. RACH luôn luôn được map vào kênh vật lý
PRACH, có thể có sự đụng độ xuất hiện khi có nhiều UE thâm nhập sử dụng
PRACH.
Kênh truyển tải FACH ở đường xuống tương đương với RACH. Nó cũng
được sử dụng khi thiết lập 1 kết nối từ chế độ RRC Idle Mode và khi báo hiệu
hoặc truyền số lượng nhỏ dữ liệu người dùng trong khi ở chế độ CELL_FACH.
Kênh truyền tải FACH luôn luôn được map vào kênh vật lý S-CCPCH. Các
kênh truyền tải FACH khác nhau được cấu hình cho các mục đích khác nhau.
FACH_c được cấu hình để truyền báo hiệu mặt phẵng điều khiển, trong khi đó
FACH_u được cấu hình để truyền dữ liệu mặt phẵng người dùng. FACH_s được
sử dụng cho các dịch vụ quảng bá cell. Truyền dẫn ở hướng xuống là point-to-
multipoint hơn là multipoint-to-point. Điều này cho phép truyền dẫn trên S-
CCPCH được lập lịch và nó không cần thiết sử dụng nội dung dựa trên thủ tục
truy nhập. Lớp MAC đáp ứng cho việc lập lịch mỗi FACH trên S-CCPCH.
Kênh truyền tải HS-DSCH được sử dụng cho HSDPA. R6 và các phiên
bản sớm của 3GPPgiới hạn việc sử dụng của HS-DSCH đến UE trong
CELL_DCH. Phiên bản R7 của chuẩn 3GPP giới thiệu khả năng sử dụng HS-
DSCH ở CELL_FACH. Có một kênh HS-DSCH trong mỗi cell hỗ trợ HSDPA;
tức là HS-DSCH chia sẻ thời gian giữa tất cả các kết nối HSDPA họat động.
HS-DSCH luôn luôn được map vào một hoặc nhiều HS-PDSCH. HS-DSCH có
thể được sử dụng để truyền cả báo hiệu mặt phẵng điều khiển và dữ liệu người
dùng. Nếu HS-DSCH chỉ sử dụng cho dữ liệu mặt phẵng người dùng thì khi đó
một kênh DCH có thể được sử dụng song song để truyền báo hiệu mặt phẵng
điều khiển.
Kênh truyển tải DCH được sử dụng ở cả downlink và uplink. DCH chỉ có
thể được sử dụng khi UE ở CELL_DCH. DCH có thể được sử dụng để truyền cả
dữ liệu điều khiển và dữ liệu người dùng. Lớp MAC có thể ghép các SRB
(Signalling Radio Bearer) vào một kênh DCH đơn. Nếu kênh DCH riêng biệt
được sử dụng cho dữ liệu báo hiệu mặt phẵng điều khiển và dữ liệu mặt phẵng
người dùng thì lớp vật lý thực hiện ghép kênh truyền tải vào cùng kênh vật lý.
Lớp MAC có thể ghép các kênh logical mặt phẵng điều khiển và người dùng
vào 1 kênh DCH đơn. Kênh truyền tải DCH luôn được map vào kênh vật lý
DPDCH. DCH có thể truyền số lượng lớn traffic ở tốc độ cao hơn RACH và
FACH.
Kênh truyển tải E-DCH được sử dụng cho HSUPA. E-DCH chỉ có thể
được sử dụng khi UE ở CELL_DCH. Mỗi UE có một kết nối HSDPA active sẽ
có một kênh E-DCH đơn. Kênh E-DCH luôn luôn được map vào một hoặc
nhiều E-DPDCH. E-DCH có thể được sử dụng để truyền cả dữ liệu người dùng
và báo hiệu điều khiển. Lớp MAC e/es trong UE có thể ghép cả kênh logical
DTCH và DCCH vào một E-DCH đơn. Nhận dạng kênh logical bao gồm như
một phần của MAC-e-Header. Nếu E-DCH chỉ được sử dụng cho dữ liệu người
dùng khi đó 1 DCH có thể được sử dụng song song cho báo hiệu mặt phẵng điều
khiển.
Lớp vật lý thực hiện mapping kênh truyền tải vào kênh vật lý ở đầu phát.
Các kênh vật lý sau đó được sử dụng để truyền dữ liệu qua giao diện vô tuyến.
Bộ kênh vật lý có ý nghĩa đến mỗi kênh truyền tải được trình bày ở bảng 2.1. Có
một mối quan hệ one-to-one giữa kênh truyền tải và kênh vật lý. Kênh S-
CCPCH có thể truyền cả kênh truyền tải FACH và PCH.
Mapping kênh truyền tải vào kênh vật lý
Kênh Truyền tải Kênh Vật lý
RACH PRACH
FACH S-CCPCH
BCH P-CCPCH
PCH S-CCPCH
HS-DSCH HS-PDSCH
DCH DPDCH
E-DCH E-DPDCH
Tất cả các kênh truyền tải liên kết với TF (Transport Formats) và TFS
(Transport Format Set). Một TF định nghĩa tốc độ mà ở đó kênh truyền tải có
thể truyền dữ liệu giữa lớp MAC và lớp vật lý. Nó cũng định nghĩa vài quá trình
được hoàn thành ở lớp vật lý. Một TFS là tập hợp của các TF cho một kênh
truyền tải. Khái niệm TF và TFS được minh họa ở hình 2.1
Khái niệm TF và TFS
Transport Format Set
data service
128 Kbps data service

Transport
128 Kbps
Format 3

Transport 128 Kbps


Format 3

Transport 128 Kbps


Format 3

128 Kbps
Transport
Format 3

Ví dụ này được dựa trên dịch vụ dữ liệu PS 128 kbps sử dụng kênh truyền
tải DCH. DCH có 4 TF trong bộ TFS. Mỗi TF được kết hợp với một tốc độ bit
khác nhau. Lớp MAC lựa chọn TF phù hợp ở bất kỳ thời điểm nào.
Các thông số được sử dụng để xác định TF cho RACH, FACH, BCH,
PCH và DCH được trình bày ở bảng 2.2. Các thông số này chia làm hai loại là
Semi-static và dynamic. Semi-static thì giống nhau cho tất cả các TF trong bộ
TFS. Các thông số còn lại cố định trừ khi chúng được cấu hình lại bởi lớp RRC.
Các thông số dynamic có thể khác nhau cho các TF trong bộ TFS. Các thông số
này được chọn lựa bởi lớp MAC và được sử dụng để tạo ra tốc độ bit khác nhau
liên kết với mỗi TF.
Các thông số TF cho RACH, FACH, BCH, PCH và DCH
TTI (Transmission Time Inteval
Channel coding
Semi-static
CRC size
Rate matching attribute
TB size (Truyền tải Block size)
Dynamic
TBS size (Truyền tải Block Set size)
Một TB bằng với một MAC PDU và nó trình bày đơn vị cơ bản của dữ
liệu được truyền giữa lớp MAC và lớp vật lý. Một TB bao gồm RLC và MAC
Header. Số bit trong TB được định nghĩa bởi TB size. Một TBS là tập hợp của
một hoặc nhiều TB. Số bit trong TBS được xác định bởi TBS size. TBS size
luôn luôn là bội số của TB size. Khoảng thời gian truyền dẫn (TTI) xác định
khoảng thời gian đến của TBS khi đi từ lớp MAC xuống lớp vật lý. Nó cũng xác
định tốc độ mà ở đó TBS có thể truyền qua giao diện vô tuyến.
Sự kết hợp của TBS size và TTI xác định tốc độ bit ở trên của lớp vật lý.
Ví dụ, nếu TBS size là 4032 bit và TTI là 10ms thì khi đó tốc độ ở đỉnh của lớp
vật lý là 403.2 kbps. Kích thước TBS là 4032 bit thì TBS có thể bao gồm 12 TB
với kích thước mỗi TB là 336 bit. Cấu hình này đáp ứng cho dịch vụ dữ liệu PS
384 kbps.
Mỗi TF trong TFS có cấu hình khác nhau cho sự kết hợp của kích thước
TB và TBS. Một trong hai thông số này hoặc cả hai thông số này có thể được
thay đổi để xác định một TF khác. Lớp MAC có thể thay đổi TF và thường
xuyên thay đổi tốc độ bit theo TTI. Số lượng TB bao gồm cho TF 64 kbps thì
bằng ½ số lượng TB bao gồm cho TF 128 kbps.
Ở downlink, TF được lựa chọn bởi lớp MAC RNC sẽ được báo hiệu đến
Node B bằng cách sử dụng header của khung dữ liệu Frame Protocol. TF có thể
được báo hiệu qua giao diện vô tuyến bằng cách sử dụng trường TFCI trong
DPCCH. Ở uplink, TF được chọn bởi lớp UE MAC sẽ được báo hiệu đến lớp
vật lý UE bằng cách sử dụng thông tin bên ngòai giữa các lớp.
Các thông số TF cho RACH, FACH, BCH, PCH và DCH.

Kênh vật lý


Kênh vật lý được sử dụng để truyền dữ liệu qua giao diện vô tuyến. Được
chia làm hai loại: kênh chung và kênh riêng. Kênh chung được sử dụng bởi
nhiều UE.
Các kênh chung bao gồm: SCH, CPICH, P-CCPCH, S-CCPCH, PICH,
AICH, PRACH, HS-PDSCH, HS-SCCH, E-AGCH và MICH.
Kênh riêng bao gồm: DPDCH, DPCCH, F-DPCH, HS-DPCCH, E-
DPDCH, E-DPCCH, E-RGCH và EHICH.
Bảng tóm tắt kênh vật lý
Kênh vật lý Loại Uplink Downlink
SCH Kênh chung 
CPICH Kênh chung 
P-CCPCH Kênh chung 
S-CCPCH Kênh chung 
PICH Kênh chung 
AICH Kênh chung 
HS-PDSCH Kênh chung 
E-AGCH Kênh chung 
MICH Kênh chung 
PRACH Kênh chung 
HS-SCCH Kênh chung 
DPDCH Kênh riêng  
DPCCH Kênh riêng  
Mỗi cell trong mạng phải có khả năng phát các kênh: CPICH, SCH, P-
CCPCH, S-CCPCH, PICH, AICH và PRACH. Kênh DPDCH và DPCCH được
sử dụng cho các kết nối DPCH. Các kênh HS-DPSCH, HS-SCCH và HS-
DPCCH được sử dụng cho HSDPA. E-DPDCH, E-DPCCH, E-AGCH, E-RGCH
và E-HICH được sử dụng cho HSUPA. MICH được sử dụng cho MBMS và F-
DPCH có thề thay thế DPCCH downlink.
Kênh P-CPICH cho phép UE nhận dạng mã scrambling code thuộc cell.
Các đo đạc CPICH được sử dụng cho việc chọn và chọn lại cell. Chuyển giao
mềm cũng dựa trên việc đo đạc CPICH. Cũng vậy Handover khác hệ thống và
khác tần số cũng dựa trên các đo đạc CPICH. CPICH RSCP (Received Signal
Code Power) được đo đạc trực tiếp trong khi Ec/Io và path loss được tính toán.
Các đo đạc CPICH Ec/Io được dựa trên RSSI (Received Signal Strenght
Indicator).
P-SCH và S-SCH được sử dụng suốt quá trình khởi tạo đồng bộ cell. P-
SCH có một dãy 256 chip. Nó lặp lại ở bắt đầu mỗi timeslot và được sử dụng để
tạo đồng bộ slot. S-SCH có một seri gồm 15 dãy, mỗi dãy 256 chips, nó được
lặp lại ở mỗi khung vô tuyến. Nhận dạng 3 dãy liên lục ở S-SCH cho phép UE
suy ra định thời khung vô tuyến và nhóm mã primary scrambling code (PSC).
P-CCPCH đáp ứng cho việc quảng bá các thông điệp thông tin hệ thống
bằng việc sử dụng kênh truyền tải BCH và kênh logical BCCH. SF cố định ở
256.
S-CCPCH được sử dụng để truyền kênh truyền tải PCH và FACH. Có thể
được sử dụng cho các dịch vụ SAB và MBMS. Nhiều S-CCPCH có thể được
cấu hình để tăng dung lượng PCH và FACH. SF từ 4 đến 256.
PICH được sử dụng để quảng bá các chỉ thị tìm gọi. Cấu hình một số
lượng lớn chỉ thị tìm gọi (PI: paging indicator) trên khung vô tuyến làm giảm
chiều dài mỗi PI và giảm độ tin cậy của nó. Nó cũng làm giảm số UE trong mỗi
nhóm tìm gọi. Vì thế UE nhận các PI ít thường xuyên hơn. IMSI xác định PI nào
được nhận bởi mỗi UE.
MICH đựơc sử dụng để quảng bá các chỉ thị MBMS đến một nhóm UE để
giải mã MCCH suốt chu kỳ. UE có thể nhận MICH ở bất kỳ thời gian nào suốt
chu kỳ điều chỉnh MBMS. Một hoặc nhiều dịch vụ MBMS có thể được kết hợp
với mỗi indicator.
AICH được sử dụng để báo nhận cho PRACH Preamble. Báo nhận phủ
định chỉ ra rằng Node B đã nhận preamble nhưng đụng độ truy cập ngẫu nhiên
đã xuất hiện. Báo nhận khẳng định chỉ ra rằng UE có thể thực hiện phát thông
điệp PRACH. Timing AICH có thể được cấu hình với giá trị 1 để nghỉ.
PRACH bao gồm mào đầu (preamble) và phần thông điệp. Preamble được
sử dụng để thử truy cập và đảm bảo thông điệp được phát với công suất lên đủ.
Kênh vật lý PRACH được định nghĩa bởi mã Scrambling code của nó. 16
Preamble Signatures trực giao có thể được sử dụng để cho phép nhiều UE phát
suốt trên cùng khe truy cập. Các kênh con xác định các khe truy cập nào có thể
được sử dụng bởi mỗi UE. UE nhận dạng các kênh con của chúng bằng việc sử
dụng mã ASC của chúng. ASC được lấy từ AC khi ở chế độ RRC Idle và từ
kênh logical MAC khi ở chế độ RRC connected. Thông điệp PRACH có thể sử
dụng TTI bằng 10 hoặc 20 ms và TF từ 32 đến 256.
DPDCH cung cấp khả năng truyền dữ liệu chính khi HSDPA và HSUPA
không được sử dụng. DPDCH luôn được phụ thêm bởi một kênh DPCCH. Các
kênh vật lý này có thể chỉ được sử dụng ở CELL_DCH. Chúng hỗ trợ cả
handover và điều khiển công suất inner loop. DPDCH uplink hỗ trợ SF từ 4 đến
256 trong khi đó downlink hỗ trợ SF từ 4 đến 512. DPCCH uplink luôn luôn sử
dụng SF=256 trong khi downlink sử dụng giống với DPDCH. Scrambling code
được sử dụng để nhận dạng một kết nối ở uplink trong khi đó channelisation
code được sử dụng cho downlink.
F-DPCH là trường hợp đặc biệt của DPDCH downlink, nó giúp duy trì mã
channelisation bằng cách ghép kênh theo thời gian các lệnh TPC của tối đa
10UE. F-DPCH có thể được sử dụng trong HSDPA thay thế cho DPDCH.
Kênh vật lý được sử dụng để truyền dữ liệu qua giao diện vô tuyến. Có 2
loại kênh vật lý là kênh chung và kênh riêng, tức là các loại này giống như được
sử dụng cho kênh truyền tải. Kênh chung được sử dụng cho nhiều UE trong khi
đó kênh riêng được sử dụng chỉ bởi một UE.
Chỉ có một số kênh vật lý được sử dụng để truyền kênh truyền tải. Các
kênh vật lý còn lại chỉ tồn tại ở lớp vật lý. Có tổng cộng 14 kênh vật lý downlink
và 7 kênh vật lý uplink. Chỉ có DPDCH và DPCCH là các kênh vật lý có thể sử
dụng ở cả downlink và uplink.
1.3.2.2 Cấu trúc các kênh
 Các kênh vật lý downlink
Các kênh vật lý downlink bao gồm:
- Kênh pilot dùng chung (CPICH)
- Kênh vật lý điều khiển dùng chung sơ cấp (P-CCPCH)
- Kênh vật lý điều khiển dùng chung thứ cấp (S-CCPCH)
- Kênh đồng bộ (SCH)
- Kênh vật lý dành riêng (DPCH)
- Kênh chia sẻ đường xuống vật lý (PDSCH)
- Kênh chỉ thị truy cập (AICH)
- Kênh chỉ thị paging (PICH)
Downlink trong 3G bao gồm một số kênh vật lý. Kênh pilot dùng chung
(CPICH) được sử dụng như định thời và tham khảo tần số bởi MS. Kênh vật lý
điều khiển dùng chung sơ cấp (P-CCPCH) mang một kênh truyền tải gọi là kênh
quảng bá (BCH). BCH mang thông tin mào đầu hệ thống. Kênh vật lý điều
khiển dùng chung thứ cấp (S-CCPCH) có thể mang kênh truy cập hướng tới
(FACH) hoặc kênh tìm gọi (PCH), cả hai đều là kênh truyền tải. Để giúp đồng
bộ MS với mạng, mỗi trạm gốc cũng phát kênh đồng bộ (SCH). Kênh vật lý
dành riêng (DPCH) mang kênh dành riêng (DCH, kênh truyền tải). DPCH bao
gồm hai kênh con: Kênh dữ liệu vật lý dành riêng (DPDCH) và kênh điều khiển
vật lý dành riêng (DPCCH). Các kênh downlink khác bao gồm kênh chia sẻ
đường xuống vật lý (PDSCH), nó mang thông tin đến nhiều di động ở cùng thời
điểm. Kênh AICH được sử dụng để chỉ thị đến trạm di động rằng trạm gốc đã
nhận được attempt của di động để liên lạc với mạng. Kênh chỉ thị paging (PICH)
thông báo cho di động biết khi nào các tìm gọi hướng đến trạm di động đó sẽ
được gửi ở slot trên kênh Paging trong thời gian tới.
1) Kênh pilot dùng chung (CPICH)
Có 2 loại kênh Pilot: P- CPICH và S- CPICH
+ Kênh pilot dùng chung sơ cấp (P-CPICH)
 Mỗi cell chỉ có 1 P-CPICH
 Kênh này không được điều chế.
 Được trải mã OVSF 256 bit cố định ( tất cả các cell cùng sử dụng
256 bit giống nhau).
 P- CPICH luôn luôn được ngẫu nhiên hóa bởi mã scrambling sơ
cấp của trạm gốc.
+ Kênh pilot dùng chung thứ cấp (S–CPICH)
 Giống như P- CPICH. Ngoại trừ:
 Không được ấn định đến bất kỳ mã OVSF nào.
 Có thể sử dụng cả mã scrambling sơ cấp và thứ cấp.
 Có thể có nhiều kênh S- CPICH trong một cell.
Kênh Pilot được sử dụng để quảng bá thông tin định thời đến tất cả các
trạm di động hoạt động trong cell hoặc sector
Có 2 cấu trúc kênh pilot : Code based pilot và embedded pilot chanel.
Ở downlink, hệ thống sử dụng 1 kênh pilot chung đơn (CPICH) được ấn
định đến 1 mã spreading duy nhất . Điều này cho phép tất cả di động (MS) trong
cell đó đọc kênh pilot và sử dụng nó như tham khảo định thời.
Hệ thống 3GPP cũng sử dụng 1 pilot được nhúng vào 1 vài kênh vật lý
đường xuống. Pilot bao gồm một mẫu các bits dữ liệu được biết được ghép vào
luồng dữ liệu của kênh. Mẫu được nhận biết này sau đó có thể được đọc bởi phía
nhận và được sử dụng như một tín hiệu tham khảo định thời bổ sung, phụ thuộc
vào cấu trúc của kênh vật lý được cho mà số bit dữ liệu kênh pilot trên khung
thay đổi.
2) Kênh đồng bộ (SCH)
Kênh đồng bộ bao gồm hai loại: kênh đồng bộ sơ cấp (S-SCH) và kênh
đồng bộ thứ cấp (P-SCH). Mục đích của 2 loại kênh này là để cung cấp tín hiệu
nhận dạng cho mỗi trạm gốc, và như một tham khảo định thời cho mỗi trạm gốc.
Đồng bộ sơ cấp phát một mã Gold Code 256 bit không được điều chế ở tốc độ
3.84 Mcps. 256 bit này được gửi một lần ở 10% đầu tiên của mỗi timeslot (256
bit ở 3.84 Mcps=667us, mỗi timeslot là 667 us). Mã Gold Code giống nhau cho
mỗi trạm gốc. Di động dò tìm mã này để tìm kiếm trạm gốc phù hợp sử dụng.
S-SCH cung cấp 1 gợi ý đến trạm di động mã Scramble nào mà trạm gốc
đang sử dụng, thay vì sử dụng mã 256 bit đơn, S-SCH sử dụng 15 mã
Scrambling code 256 bit ở mỗi khung, 15 mã này được gọi là một mẫu code, có
64 mẫu code cho kênh S- SCH. Các mẫu được sử dụng bởi S- SCH chỉ ra nhóm
Scramble nào trạm gốc đang sử dụng. Trong mỗi nhóm Scramble code có 8
cramble code có thể được dùng. Đầu tiên trạm di động đọc kênh S- SCH để xác
định mẫu đang sử dụng ,trạm di động sau đó tìm PSC (Primary Scramble code)
từ nhóm được chỉ ra.
Hai kênh đồng bộ này trực giao với nhau nhưng không trực giao với các
kênh khác.
Cấu trúc khung đồng bộ
Với mỗi khung 10ms, các mã của S-SCH và P-SCH chỉ được phát ở 10%
đầu tiên của mỗi timeslot (có 15 timeslot), các code được gởi bởi 2 kênh này
được lấy từ bộ code dài 256 bit. Kênh P-SCH gửi 1 code 256 bit giống nhau ở
mỗi timeslot. Mỗi trạm gốc sử dụng 256 bit giống nhau cho kênh P-SCH.
Kênh S-SCH gửi một mẫu code dài 256 bit trên mỗi khung được lấy từ 64
mẫu code, có 16 code duy nhất được sử dụng để tạo ra 64 mẫu code. Mẫu code
này được lặp lại ở mỗi khung .Trong ví dụ này, S-SCH đang gửi mẫu Scramble
nhóm 1. Điều này có nghĩa là trạm gốc gửi các code 256 bit sau ở mỗi timeslot
của mỗi khung: code 1, 1, 1, 8, 9, 10, 15, 8, 10, 16, 2, 7, 15, 7, 16.Một khi di
động đọc mẫu này, nó biết được nhóm Scrambling code nào có chứa scramble
code đang được sử dụng bởi cell. Di động sau đó phải tìm thông qua 8 Scramble
code trong nhóm này để tìm scramble code (được gọi là PSC) mà cell đang sử
dụng. Trạm di động không thể thông tin đến trạm gốc cho đến khi nó đã nhận
dạng chính xác PSC đang được sử dụng.
3) Kênh vật lý điều khiển dùng chung sơ cấp (P-CCPCH)
Kênh vật lý điều khiển dùng chung sơ cấp(P-CCPCH) mang kênh truyền
tải (BCH). BCH phát thông tin đặc trưng của cell mà di động cần để thông tin
với mạng. P-CCPCH luôn được cố định ở tốc độ 27 Kbps và luôn được phát trên
toàn bộ cell hoặc sector. P-CCPCH luôn được trải phổ với cùng một mã OVSF
256 bit số 1.

Cấu trúc khung P-CCPCH


Kênh P-CCPCH sử dụng cấu trúc khung cố định 10ms. Tốc độ dữ liệu
khung cho P-CCPCH được cố định ở 27 Kbps. Mỗi khung P-CCPCH được chia
thành 15 timeslot, mỗi timeslot 667us. Mỗi timeslot được chia thành hai phần:
chu kỳ Off thì dữ liệu không được phát, và phần dữ liệu mang thông tin BCH. P-
CCPCH không gửi dữ liệu ở 66.7 us đầu tiên của mỗi timeslot. Điều này để
tránh nhiễu với các SCH và các kênh khác ở đường downlink. Phần dữ liệu của
mỗi timeslot mang 18 bit dữ liệu của kênh BCH. Điều này cung cấp tốc độ cố
định 27 Kbps cho kênh BCH.
Việc mã hóa kênh P-CCPCH bắt đầu với một khối lượng dữ liệu từ kênh
truyền tải BCH (96 bit dữ liệu). Khối dữ liệu này mang phần thông điệp hiện
thời của BCH (thông tin hệ thống). Vài khối dữ liệu khác được add vào dữ liệu
BCH. Đầu tiên là SFN (System Frame Number) được mang bởi 12 bit dữ liệu.
SFN được sử dụng bởi trạm di động để sắp xếp dữ liệu nhận được từ các cell
khác nhau suốt quá trình Soft handover. 12 bit CRC cũng được add vào để cho
phép trạm di động kiểm tra dữ liệu được nhận,8 bit tail cũng được thêm vào đễ
reset trạng thái khởi tạo của bộ mã hóa xoắn đến tất cả các giá trị zero để được
đọc cho khung dữ liệu tiếp theo. Ở thời điểm này, dữ liệu kết hợp được truyền
thông qua bộ mã hóa xoắn 1/2 tốc độ để gấp đôi tốc độ dữ liệu lên 256 kbps.
Rate matching được dùng để mang tốc độ cuối cùng lên 27 kbps.

Mã hóa kênh P-CCPCH


4) Kênh vật lý điều khiển dùng chung thứ cấp (S-CCPCH)
 Gửi các kênh truyền tải FACH & PCH.
 FACH tìm gọi máy di động khi vị trí của chúng được biết.
 PCH tìm gọi máy di động khi vị trí của chúng không được biết.
Kênh vật lý điều khiển dùng chung thứ cấp (S-CCPCH) phát một trong
hai, hoặc cả hai loại kênh: FACH (kênh truy cập hướng tới) và PCH (kênh tìm
gọi). FACH được sử dụng để tìm gọi di động khi vị trí của nó đã được biết. PCH
được sử dụng để tìm gọi di động khi vị trí của nó trong hệ thống không được
biết. Nếu 2 cả hai kênh truyền tải này được sử dụng trong một cell, chúng có thể
được kết hợp vào một kênh S-CCPCH hoặc gửi trên các kênh S-CCPCH riêng
biệt. Giống như P-CCPCH, S-CCPCH không có dữ liệu điều khiển công suất kết
hợp. Tuy nhiên, S-CCPCH có thể mang thông tin tốc độ một cách tùy chọn
(TFCI). Trong tất cả các trường hợp, tốc độ bit khung của S-CCPCH được cố
định trong một cell, nhưng có thể khác nhau giữa các cell phụ thuộc vào tải của
cell (số lượng tìm gọi cần được gửi trong một cell)
Một tùy chọn (option) cho FACH là sử dụng anten phát định hướng cao
để phát FACH trong lobe hẹp. Các tia này tạo cho anten bám theo vị trí của trạm
di động đang nhận. Bằng cách sử dụng lái tia, anten tia hẹp giảm toàn bộ cấp độ
nhiễu. Nhiễu được giảm, dẫn đến dung lượng của cell gia tăng.

Cấu trúc khung S-CCPCH


Cấu trúc khung S-CCPCH dựa trên cấu trúc khung 10ms. Không giống
với P- CCPCH, S-CCPCH phát dữ liệu liên tục ở tất cả phần của mỗi timeslot.
Một cách tùy chọn, thông tin TFCI có thể được gửi ở bắt đầu của mỗi timeslot.
Khi TFCI hiện diện, tốc độ của S-CCPCH thay đổi. Với khi có và không có
TFCI, tốc độ của phần thông điệp của S-CCPCH đi từ 15 Kbps đến 1,844 Kbps.
Trong ví dụ này, SCCPCH đang chạy ở 30.000 bit per second ( phần message ở
15 kbps) với 2 bit được cấp ở mỗi timeslot cho thông tin TFCI tùy chọn và 8 bit
ở mỗi timeslot cho thông tin pilot. Dữ liệu pilot cũng là phần tùy chọn trên S-
CCPCH.
Chức năng TFCI (Transport Format Combination Indication)
TFCI được sử dụng để chỉ ra số lượng bit ở mỗi dịch vụ cho mỗi khung.
Từ TFCI có 10 bit thông tin trên khung. Điều này có nghĩa là có tối đa 210 =1024
sự kết hợp có khả năng của dịch vụ và tốc độ bit. Mục đích của TFCI là để giúp
đầu thu xác định các dịch vụ active và số lượng bit ở mỗi dịch vụ. Khi TFCI
không được sử dụng, đầu thu phải dò tìm khó khăn loại dịch vụ và tốc độ bit. Để
đảm bảo thông tin TFCI được phát một cách tin cậy, dò tìm lỗi được thêm vào
dữ liệu TFCI. Trước khi truyền dẫn, 10 bit của từ TFCI được mã hóa với bộ
Reed Muller, việc mã hóa này tăng độ dài TFCI lên 32 bit, vì mỗi timeslot chỉ
gửi 2 bit TFCI nên thông tin TFCI được mã hóa phải được punture để giảm
xuống mã 30,10. Do đó 2 bit được gửi ở mỗi 15 timeslot sẽ phát toàn bộ 30 bit ở
mỗi khung.
5) Kênh chỉ thị paging (PICH)
Để tăng thời gian sống của pin dài nhất, 3GPP sử dụng cơ chế cho phép
điện thoại đi vào chế độ ngủ, công suất thấp. Di động chỉ thức dậy từ chế độ ngủ
ở những lần rời rạc (các khe thời gian) để kiểm tra tìm gọi. Những lần thức dậy
được dàn xếp suốt thời gian đăng ký cho mỗi di động. Để thuận tiện khi hoạt
động ở chế độ ngủ này. Kênh chỉ thị paging ( PICH) được sử dụng để thông tin
đến mỗi di động nếu có 1 tìm gọi cho nó ở khe tìm gọi được ấn định tiếp theo
của nó, PICH được sắp xếp để các chỉ thị tìm gọi được phát trước khe tìm gọi
được kết hợp trên S-CCPCH.
Khi trạm di động thức dậy, đầu tiên nó phải giải mã chỉ thị tìm gọi (PI)
trên PICH kết hợp với khe tìm gọi của nó để xác định tìm gọi của nó có được
bao gồm trong bản tin tìm gọi đang đến hay không. Nếu:
 Active Indicator (PI =1)nói di động biết là một tìm gọi đang đến
 No Indicator (PI = 0) nói cho di động trở về chế độ sleep Mode mà
không phải đọc khe trên kênh tìm gọi.

Cấu trúc kênh PICH


PICH sử dụng cấu trúc khung 10ms. PICH luôn luôn được kết hợp với
một kênh S-CCPCH mang kênh truyền tải PCH được kết hợp của nó. PICH phát
dữ liệu ở tốc độ 30 kbps, nghĩa là mỗi khung 10ms có 300 bit. Chỉ có 288 bit
đầu tiên ở mỗi khung được sử dụng để phát chỉ thị tìm gọi. 12 bit cuối cùng của
khung không được sử dụng. PICH có thể được cấu hình để mang 18, 36, 72, 144
chỉ thị tìm gọi ở mỗi khung.
Kênh PICH được phát để tất cả PI được phát 1/5 khung trước khi bắt đầu
phát S-CCPCH (mang kênh paging kết hợp). Do đó, kết thúc của khung PICH
đến bắt đầu khung S-CCPCH là 7680 chip. Như vậy có đủ thời gian cho MS giải
mã PICH và xác định nếu nó cần thức dậy để giải mã S-CCPCH.
6) Kênh vật lý dành riêng (DPCH)
Loại kênh vật lý đường xuống chính trong hệ thống 3GPP là kênh vật lý
dành riêng (DPCH). DPCH bao gồm kênh vật lý dữ liệu dành riêng (DPDCH)
và kênh điều khiển vật lý dành riêng (DPCCH). Các kênh này mang kênh truyền
tải DCH. DPDCH và DPCCH được ghép theo thời gian để tạo một kênh đơn.
DPDCH mang dữ liệu người dùng cho một hoặc nhiều dịch vụ trong khi
DPCCH mang thông tin điều khiển cho lớp vật lý. Thông tin điều khiển này bao
gồm: dữ liệu pilot được nhúng vào, các bit điều khiển công suất phát để điều
khiển công suất phát vòng kín của di động, và TFCI.

Quá trình mã hóa kênh DPCH downlink


Kênh vật lý DPCH là sự kết hợp của DPDCH và DPCCH. Trong ví dụ
này, dịch vụ thoại 12,2 kbps được mang trên kênh logical DTCH sử dụng
khung 20 ms. Sau khi mã hóa kênh, DTCH được mã hóa ở bộ mã hóa xoắn 1/3
tốc độ. Dữ liệu sau đó đưa vào bộ rate maching để giảm tốc độ và chèn . Ở điểm
này DTCH được phân thành các khung 10ms để phù hợp với tốc độ khung của
kênh vật lý. Kênh logical DCCH mang dữ liệu 2,4 kbps ở cấu trúc khung 40 ms.
DCCH được mã hóa giống như DTCH. Phân đoạn khung cho DCCH bao gồm
cắt dữ liệu thành 4 đoạn 10 ms để phù hợp với tốc độ kênh vật lý. DTCH và
DCCH được ghép với nhau để tạo kênh truyền tải CCTrCH. Kênh CCTrCH
được chèn và được map vào một kênh DPDCH đang chạy ở 42 kbps. DPCCH
mang thông tin điều khiển kết hợp với lớp vật lý. Dữ liệu này bao gồm dữ liệu
điều khiển công suất phát (TPC) cho uplink và dữ liệu pilot cho đường xuống,
dữ liệu TPCI tùy chọn.
Trong ví dụ này, DPCCH có TFCI và chạy ở tốc độ 18 kbps. DPDCH và
DPCCH được ghép kênh theo thời gian để tạo luồng 60 kbps. Luồng này được
chuyển thành 2 kênh I và Q phân biệt nhau với tốc độ Symbol là 30 ksps cho
mỗi kênh. Sau khi trải phổ với tốc độ 3.84 Mcps với 128 bit mã trực giao, dữ
liệu được ngẫu nhiên hóa với một mã phức để nhận dạng mỗi cell hoặc sector.
Mã hóa kênh DTCH đường xuống.
Việc mã hóa kênh bao gồm việc thêm dữ liệu CRC và các bit tail. Trong
ví dụ này, thoại có tốc độ 12,2 kbps, có 244 bit dữ liệu trong mỗi khung mã hoá
thoại 20 ms. Một từ CRC được thêm vào mỗi khung thoại bằng cách lấy các bit
dữ liệu và chạy chúng qua bộ phát CRC (cyclical Redundancy check). Kết quả
16 bit CRC có thể được sử dụng sau đó bởi đầu thu để kiểm tra lỗi nhận được.
Nếu dữ liệu nhận được không tạo ra được 1 CRC giống với CRC được phát thì
đầu thu tuyên bố rằng khung bị sai lệch (có lỗi). Các bit tails được sử dụng để
reset bộ mã hóa xoắn hoặc turbo đến trạng thái khởi tạo sau khi mỗi khung dữ
liệu được xử lý thông qua bộ mã hóa. 8 bit tail luôn luôn set đến giá trị zero và
đặt ở cuối mỗi khung để bộ mã hóa sẽ ở điều kiện khởi tạo của nó khi khung tiếp
theo được clock vào bộ mã hóa. Kết quả việc mã hóa kênh làm gia tăng tốc độ
dữ liệu từ 12,2 kbps đến 13,4 kbps.

Bộ mã hóa xoắn downlink


Sử dụng bộ mã hóa tốc độ ½ hoặc 1/3
Bộ mã hóa xoắn được sử dụng để gia tăng khả năng phát hiện và điều
chỉnh lỗi cho đầu thu. BCH, PCH, FACH sử dụng bộ mã hóa xoắn 1/2 tốc độ để
tăng tốc độ bit của dữ liệu đầu vào lên gấp đôi. DPCH sử dụng bộ mả hóa xoắn
½ hoặc 1/3 tốc độ cho các dịch vụ tốc độ thấp hơn và bộ mã hóa turbo 1/3 tốc độ
cho các dịch vụ tốc độ dữ liệu cao hơn. Trong ví dụ này, bộ mã hóa xoắn 1/3 tốc
độ được sử dụng. Bộ mã hóa phát 3 luồng ở đầu ra cùng tốc độ với dữ liệu ở đầu
vào. Các luồng ở đầu ra được ghép lại với nhau để tạo ra một luồng đơn nhanh 3
lần luồng dữ liệu gốc.
Bộ mã hóa phát hiện lỗi lấy dữ liệu đầu vào trên một khung. 8 bit cuối
cùng của mỗi khung là 8 bit tail( tất cả là 0). Kể từ khi các 8 bit này là các bit
cuối cùng được clock vào bộ mã hóa, trạng thái của 8 D flip flop ở bộ mã hóa
được set đến 0. Do đó khung dữ liệu tiếp theo được clock vào bộ mã hóa, nó bắt
đầu mỗi khung mới ở điều kiện zero.
Bộ mã hóa Turbo
Công suất phát thấp hơn được yêu cầu cho truyền dẫn dữ liệu (và do đó
khả năng nhiễu thấp hơn). Kế hoạch mã hóa phát hiện và sửa lỗi mới được phát
triển. Các bộ mã hóa này được thiết kế để thay thế cho các bộ mã hóa xoắn và có
hiệu suất sửa lỗi tốt hơn trong khi vẫn duy trì cùng tốc độ. Bộ mã hóa turbo là
một trong những bộ mã hóa mới đó. Bộ mã Turbo không có mô tả một cách toán
học, bộ mã hóa turbo tốt hơn bộ mã hóa xoắn ở việc cải thiện lỗi của hệ thống
truyền dẫn. Bộ mã hóa turbo giãm công suất phát đến 0.5db cho hiệu suất tỉ lệ
lỗi bằng khi so sánh với bộ mã hóa xoắn.

Ví dụ bộ mã hóa Turbo.

Trong ví dụ này, dữ liệu được đưa vào bộ mã hóa ở tốc độ 64kbps. Đường
dẫn trong bộ mã hóa Turbo chỉ đơn giản gửi dữ liệu gốc đến đầu ra mà không
điều chỉnh. Đường dẫn này được biết như Systematic Path. Một đường dẫn thứ 2
add thêm redundancy bằng cách clock dữ liệu thông qua hệ thống thanh ghi dịch
hồi tiếp để điều chỉnh dữ liệu theo cách có thể biết trước. Đầu ra của đường dẫn
cùng ở tốc độ 64 kbps. Đường dẫn được mã hóa này gọi là Parity Path. Đường
dẫn thứ 3 sử dụng bộ mã hóa giống như đường dẫn Parity thứ nhất ngoại trừ là
dữ liệu đầu vào được đưa qua bộ chèn (interleaver). Đầu ra của đường dẫn
Parity được chèn cũng chạy ở tốc độ 64 kbps. Ba luồng dữ liệu kết quả sau đó
được ghép lại với nhau thành một luồng đơn chạy ở tốc độ gấp 3 lần tốc độ gốc.
Kết quả bộ mã hóa Turbo có hiệu suất tốt hơn 0,5 db so với bộ mã hóa xoắn.

Rate Matching
Rate matching được thực hiện bằng cách lặp lại không bằng các bit để
phù hợp với tốc độ hệ thống cao hơn tiếo theo, hoặc bằng cách puncture các bit
xuống tốc độ hệ thống thấp hơn tiếp theo. Nguyên tắc cho Rate matching là: nếu
tốc độ bit hệ thống thấp hơn tiếp theo lớn hơn 80% tốc độ bit đầu vào và thấp
hơn 100% tốc độ bit đầu vào khi đó dữ liệu đầu vào được puncture.
Mặt khác, dữ liệu đầu vào được lặp lại để phù hợp với tốc độ hệ thống
cao hơn tiếp theo. Mục đích là để có CCTrCH (bao gồm vài kênh truyền tải) phù
hợp với một trong những tốc độ Symbols hệ thống có thể chấp nhận được (sau
khi các bit đến bộ chuyển đổi Symbol I/Q): 7.5 ksps, 15 ksps, 30 ksps, 60 ksps,
120 ksps, 240 ksps, 480 ksps, 960 ksps. Tất cả các dịch vụ phải được match tốc
độ đến một trong những tốc độ symbol hệ thống. Trong ví dụ này, DTCH có tốc
độ 40,2 kbps sau khi mã hóa xoắn. DCCH có tốc độ 9 kbps sau mã hóa xoắn.
DTCH được puncture xuống 34,4 kbps bởi vì kết quả của nó ở tốc độ thấp hơn
tiếp theo giữ ở ít nhất 80% dữ liệu gốc. DCCH cũng được puncture từ 9 kbps
xuống 7,6 kkps trong trường hợp này. Sau khi phân đoạn khung, DTCH và
DCCH được ghép cộng lại thành CCTrCH 42 Kbps. Sau khi mapping và một
kênh vật lý, DPDCH được ghép với DPCCH chạy ở 18 kbps. Kết quả là tạo ra
một luồng 60 Kbps, sau đó đưa vào mapping symbol I/Q để tạo ra tốc độ symbol
hệ thống có giá trị là 30 kbps.
Phân đoạn và chèn
Sau Matching Rate, các kênh logical được chèn 1 cách độc lập với nhau.
Sau lần chèn này mỗi kênh logical phải được phân đoạn để phù hợp cấu trúc
khung 10 ms được sử dụng bởi kênh vật lý.Trong ví dụ này, DTCH là một kênh
thoại hoạt động với các khung 20ms. Phân đoạn khung cho kênh logical DTCH
là cắt mỗi khung 20 ms dữ liệu thành 2 khung 10 ms. Kênh logical DCCH sử
dụng một cấu trúc khung 40 ms. Phân đoạn khung cho kênh DCCH là cắt mỗi
khung dữ liệu 40 ms thành 4 khung dữ liệu 10 ms. Quá trình phân đoạn khung
tạo ra các khung 10 ms cho mỗi kênh. Trong trường hợp này DTCH có tốc độ
dữ liệu 34,4 kbps và DCCH có tốc độ 7,6 kbps. Ở đây DTCH và DCCH được
chèn với nhau để tạo ra CCTrCH. Tốc độ dữ liệu của CCTrCH là 42 kbps. Sự
kết hợp khác của các dịch vụ logical có khả năng. Ví dụ này chỉ là 1 khả năng
minh họa cho quá trình.

Kênh DPCCH và DPDCH được ghép theo thời gian.


Sau khi kênh CCTrCH được tạo ra nó phải được map vào kênh vật lý.
CCTrCH được map vào DPDCH. Kênh vật lý được tạo bằng cách ghép kênh
theo thời gian DPPCH và DPCCH với nhau vào mỗi timslot. Trong ví dụ này
DPDCH chạy ở tốc độ 42 kbps và DPCCH chạy ở tốc độ 18 kbps. Hai kênh
được ghép sao cho TFCI xuất hiện ở 2 bit đầu tiên của timeslot, theo sau bởi 4
bit DPDCH, sau đó là 2 bit TPC (Transmit Power Control), 24 bit dữ liệu
DPDCH cuối cùng là 8 bit dữ liệu pilot. Các bit TPC được lặp lại ít nhất 2 lần
trên 1 timeslot để cải thiện chất lượng nhận được. Một vài timeslot định dạng
phát 4 hoặc 8 bit TPC. Trong bất cứ trường hợp nào, tốc độ update của các lệnh
điều khiển công suất phát thực sự luôn luôn là 1500 bps.
2 TPC Bits / timeslot = 1 Transmit Power Control Command / timeslot
1 TPCC/ Timeslot* 15 timeslot/frame*100 frame/ s = 1500 Commands
per Second

Các cấu hình cho kênh DPDCH và DPCCH downlink


Một số cấu hình khác của DPDCH và DPCCH có khả năng trong hệ
thống. Tốc độ dữ liệu cho sự kết hợp này thay đổi theo tốc độ đầu vào và tốc độ
dữ liệu mang trên DPCCH (như dữ liệu TFCI tùy chọn). Bảng này biểu diễn vài
sự kết hợp ở bảng trên.
Bảng biểu diễn định dạng slot (biểu hiện bởi một số), tốc độ dữ liệu của
DPDCH sau khi mã hóa lỗi và rate matching, tốc độ dữ liệu của DPCCH, thông
tin TFCI, tốc độ kênh vật lý được kết hợp, tốc độ symbol sau chuyển đổi I/Q, và
Spread Factor (OVSF Code Length). Để tạo tốc độ throughput cao hơn, nhiều
DPDCH được sử dụng (chú ý rằng tốc độ DPDCH được biểu diễn sau khi mã
hóa lỗi và Rate matching).

DPDCH và DPCCH có cài đặt độ lợi khác nhau


Để tăng độ tin cậy của thông tin điều khiển, công suất của DPCCH có thể
được điều chỉnh cân xứng với công suất của DPDCH. Các lỗi nhận được trong
TFCI, TPC hoặc dữ liệu pilot có thể có hiệu ứng phủ định lớn trên hiệu suất hệ
thống. Bằng cách tăng công suất ở các symbols này, tỉ lệ lỗi có thể được giữ ở
mức độ chấp nhận được. Chú ý rằng dữ liệu TPC và Pilot không được mã hóa
xoắn và vì thế không mạnh như các symbol DPDCH hoặc symbol TFCI.
Chuyển đổi nối tiếp thành song song đường xuống
Luồng dữ liệu DPDCH/ DPCCH ghép kênh theo thời gian được chuyển
thành 2 bit dữ liệu song song (symbol).

Chuyển đổi nối tiếp thành song song đường xuống


Hệ thống 3GPP sử dụng điều chế QPSK ở đường xuống, luồng dữ liệu
được chuyển từ nối tiếp thành song song sau khi DPDCH và DPCCH được ghép
kênh với nhau. Kết quả là 2 luồng dữ liệu chạy ở ½ tốc độ dữ liệu gốc, một
nhánh được thiết kế như kênh I (cùng pha) trong khi nhánh khác được thiết kế
như luồng dữ liệu kênh Q (cầu phương).

Cây mã OVSF( Orthogonal Variable Spreading Factor Codes)


Hệ thống sử dụng mã trực giao để nhận dạng 1 cách duy nhất mỗi kênh ở
đường xuống. Trong hệ thống 3 GPP, bộ mã hóa này được biết như OVSF.
Chiều dài của mã OVSF được biết như SF (Spread Faetor). Dữ liệu của mỗi
kênh được nhân với độ dài các mã OVSF được sử dụng để trải phổ kênh. Hình
trên biểu diễn cây mã được sử dụng để phát họ mã OVSF. Mã đầu tiên trên cây
mã có một bit, nó là số 1. Mã này có SF bằng 1, bộ mã tiếp theo với SF = 2 được
phát bằng cách lặp lại mã SF=1 cho mã đầu tiên (11), và sau đó đảo cho mã thứ
2 (1-1). Qúa trình này tiếp tục đến khi SF= 512. Ở điểm SF= 512 bộ bao gồm
512 mã quy nhất, mỗi mã có 512 bit. Hệ thống 3 GPP tạo ra các kênh với
throughput khác nhau bằng cách trải phổ chúng với các mã OVSF có độ dài SF
khác nhau. Kênh tốc độ cao phải sử dụng SF nhỏ trong khi kênh tốc độ thấp sử
dụng SF dài hơn. Để phân biệt sự khác nhau các mã này, 3GPP sử dụng một hệ
thống đánh nhãn duy nhất. Một mã OVSF được phận biệt với các mã khác trong
hệ thống 3 GPP bằng nhãn Cch (Chanelization code), chiều dài của mã OVSF
được biểu thị bằng cách thêm SF, Cch 4, cuối cùng số mã được thêm nhãn
Cch4,3. Do đó mã Cch4,3 là mã OVSF được sử dụng để mã hóa kênh có SF= 4
và là mã thứ 4 từ bộ mã đó (1,-1,-1,1).
Mỗi mã OVSF ở 1 SF nào đó trực giao với bất cứ mã khác có cùng SF.
Thêm vào đó, các mã với SF khác không ở cùng một nhánh thì cũng trực
giao.Tuy nhiên, mã ở cùng nhánh nhưng khác SF thì không trực giao. Điều này
dễ hiểu khi sử dụng kênh dữ liệu tốc độ cao (mã OVSF ngắn). Ví dụ, một kênh
sử dụng OVSF với SF = 4, khi đó tất cả OVSF nhận được từ mã này (trên cùng
một nhánh) không thể được sử dụng bởi trạm gốc. Bởi vì tất cả các mã OVSF
dài hơn trên nhánh đó được nhận từ các mã họ hàng (không trực giao). Trong ví
dụ này, OVSF có SF = 4 là 1, 1, -1, -1. Nếu chúng ta so sánh mã này với mã đầu
tiên ở SF=8, chúng ta tìm thấy mã này là: 1, 1, -1, -1, 1, 1, -1, -1 (nó đơn giản là
SF = 4 lặp lại 2 lần). Nếu đầu thu giải mã một kênh và nhận mẫu bit 1, 1,-1, -1,
1, 1, -1, -1, không có cách nào để biết dữ liệu điều chế là -1( SF = 8) hay -1, -1
(SF= 4). Điều này có nghĩa là một trạm gốc phải cẩn thận dùng mã OVSF để
đảm bảo rằng tất cả các kênh trực giao. Cũng có nghĩa rằng khi kênh tốc độ cao
hơn được sử dụng, số lượng mã OVSF có giá trị cho hệ thống sử dụng giảm
đáng kể.

Sự trực giao của mã OVSF


Về cơ bản các mã OVSF giống với mã Walsh được sử dụng bởi hệ thống
IS – 95 CDMA. Mã OVSF trực giao với mỗi mã khác bởi vì chúng luôn luôn có
độ tương quan bằng 0, với một chuỗi số liên tục, như mã OVSF kiểm tra đơn
giản cho sự trực giao là so sánh số match và mismatch cho độ tương quan bằng
không, bộ mã trực giao luôn luôn trực giao với tất cả mã khác trong bộ có cùng
SF và nghịch đảo của chúng (1 đổi thành -1, và -1 đổi thành 1). Tuy nhiên, như
được thảo luận ở trên trực giao không đảm bảo cho các mã có SF khác nhau ở
cùng nhánh.
Trải phổ trực giao downlink
Luồng dữ liệu DPDCH và DPCCH được kết hợp được trải phổ từ 30 ksps
tới 3840 Kcps. Trong ví dụ này, mã OVSF là 128 bit (SF =128). Do đó tốc độ
cũng tăng lên 128 lần, mỗi symbol trên nhánh I và Q hoạt động như tín hiệu
cổng, ở đó mã OVSF hoặc nghịch đảo của mã OVSF đi qua phụ thuộc vào giá
trị của symbol. Nếu tốc độ của symbol đi vào bộ trải phổ OVSF ở tốc độ cao
hơn trong ví dụ này thì SF của OVSF sẽ phải giảm xuống để giữ luồng dữ liệu
đầu ra trải phổ ở 3.84 Mcps được yêu cầu. Kênh CPICH luôn luôn được trãi phổ
với OVSF 256 bit đầu tiên. Điều này được biểu thị bởi Cch,256,0 - nó là mã
channelization code OVSF có độ dài 256 bit và mã số 0. Tất cả các kênh khác
thì mã OVSF được ấn định bởi mạng.

Scrambling đường xuống.


Một mã Scrambling code được sử dụng để phủ các kênh đã được mã hóa
bởi mã OVSF. Khi không Scrambling, mỗi cell lân cận sẽ sử dụng cùng mã
OVSF, do đó sẽ gây nhiễu cao. Mã Scrambling code phức cũng cung cấp một
phương pháp để phân biệt trạm gốc hoặc sector với các trạm gốc hoặc setor
khác. Các mã scrambling code là các đoạn 10 ms của 218 – 1 Gold code (38400
chip). Các mã I và Q sử dụng cùng bộ phát nhưng được phân biệt theo thời gian
bởi 131,072 chip. Việc định dạng này tạo ra các chuỗi I và Q để chúng đủ độc
lập và không tương quan với nhau. Có 262,143 mã Scramble code có thể sử
dụng trong hệ thống 3GPP WCDMA. 262,143 code được chia thành 512 nhóm.
Mỗi nhóm được nhận dạng bởi một mã Primary code và bao gồm 15 mã
Secondary code nó được liên kết với mã Primary của nhóm đó. Mỗi trạm góc
hoặc Sector của trạm gốc được ấn định một mã Primary Scramble code. P-
CCPCH luôn luôn sử dụng Primary Scramble code. Một cách tùy chọn, các
kênh khác có thể được ngẫu nhiên hóa bằng cách sử dụng mã Secondary kết hợp
với mã Primary. 512 mã Primary được chia thành 64 nhóm, mỗi nhóm bao gồm
8 scramble code. Các nhóm này tương ứng với 64 mẫu code kênh S-SCH có khả
năng. Khi di động xác định được mẫu code S–SCH, khi đó nó sẽ biết được
nhóm Scramble code để dò tìm chính xác mã Primary scramble code của trạm
góc (8 code có khả năng).

Bộ phát mã DL Scramble code


Bộ phát mã Scramble phức đường xuống là bộ phát mã Gold code 2 18 – 1
code. Bộ phát này được khóa ở tốc độ chip 3.84 Mcps. Bộ phát có 2 chuỗi giả
ngẫu nhiên, thanh ghi dịch hồi tiếp dựa trên các thuật toán khác nhau. Mỗi thanh
ghi dịch hồi tiếp có các khóa hồi tiếp ở các điểm khác nhau. Vị trí hồi tiếp sẽ
chỉ ra 1 hệ số trong thuật toán: x18 + x7+1 cho bộ phát ở trên và x18 + x10 + x7
+ x5+1 cho bộ phát bên dưới, mã kênh I cuối cùng là phép XOR 2 đầu ra thanh
ghi dịch hồi tiếp. Mã kênh Q được phát bằng cách khóa bộ phát ở các vị trí khác
nhau và sau đó thực hiện phép XOR ở hai đầu ra. Để bắt đầu chuỗi mã gold, bộ
phát ở trên sẽ tải mã mong muốn và bộ phát bên dưới được tải với tất cả của
thanh ghi 1. Sau khi chạy 10 ms, hai bộ phát được reset đến điều kiện khởi tạo
và được khởi động. Do đó mẫu scramble phức cho một mã được cho lặp lại mỗi
10 ms, mã scramble phức (cả mã primary hoặc một của nhiều mã secondary)
được đưa đến tất cả kênh downlink ngoại trừ kênh đồng bộ. Dĩ nhiên 512 code
có thể phải được sử dụng ở các cell đủ xa để tránh nhiễu.
7) Kênh chỉ thị truy cập AICH (Acquisition Indication channel)
Kênh AICH được sử dụng bởi trạm gốc để báo hiệu đến trạm di động
rằng nó đã nhận kênh PRACH hoặc PCPCH truyền từ trạm di động. Khi trạm di
động nhận được AICH đáp ứng cho PRACH, nó sẽ đọc BCH để xác định các
thuộc tính của hệ thống. AICH được phát ở các khe truy cập 1.33 ms (5120
chip). Mỗi khe truy cập có thể mang 16 chỉ thị truy cập (AI) cho phép trạm gốc
thông báo rằng nó đã nhận được các attempt truy cập từ 16 trạm di động khác
nhau. Mỗi chỉ thị AI (trong 16 chỉ thị AI) đáp ứng cho 1 signature (trong 16
signature) được gửi trên kênh PRACH hoặc PCPCH. Các AI được phát ở mỗi
1,067 ms mỗi timeslot. Không có dữ liệu được gửi suốt 4 symbol cuối cùng của
mỗi khe. Trải phổ và điều chế của AICH rất giống với DPDCH/DPCCH.

Cấu trúc kênh AICH

Hoạt động chế độ nén


Để cho phép trạm di động có thời gian đo độ mạnh tín hiệu của các tần số
khác được sử dụng trong hệ thống 3GPP, chế độ nén được định nghĩa. Chế độ
nén này phát dữ liệu trong khung ở tốc độ nhanh hơn cho phép đường xuống
tạm thời tắt. Có hai cách để thực hiện truyền dẫn nhanh hơn: thứ nhất bằng cách
giảm độ dài mã OVSF, thứ hai bằng cách puncture bộ mã hóa xoắn đến tốc độ
thấp hơn. Trong cả hai trường hợp, dữ liệu được phát ở ít timeslot hơn trong một
khung. Ở phương pháp đầu tiên, dữ liệu được trải phổ với OVSF ngắn hơn để
giảm độ xử lý nhưng tăng tốc độ dữ liệu kênh. Trong kỹ thuật thứ hai, bộ mã
hóa được puncture đến tốc độ thấp hơn bằng cách giảm số lượng symbol được
phát. Trong cả hai trường hợp, đường xuống khi đó phát dữ liệu mà không sử
dụng tất cả các timeslot có giá trị. Cả hai phương pháp giảm độ xử lý cho kênh.
Để bù lại độ xử lý bị giảm, đường xuống phát các timeslot được nén với công
suất cao hơn. Suốt các timeslot không được sử dụng, trạm di động có thể điều
chỉnh bộ thu của nó đến các tần số khác và đo độ mạnh tín hiệu của nó.
 Kênh vật lý uplink

Chỉ có 3 loại kênh vật lý được phát bởi trạm di động. Các kênh vật lý
uplink bao gồm:
- Kênh truy cập ngẫu nhiên vật lý (PRACH)
o Mang kênh truyền tải RACH.
o Được sử dụng cho truy cập hệ thống.
- Kênh packet dùng chung vật lý (PCPCH)
o Mang kênh CPCH
o Được sử dụng để mang các gói nhỏ đến trung bình và hỗ trợ ánh xạ
nội dung.
- Kênh vật lý dành riêng (DPCH)
o DPDCH (kênh dữ liệu vật lý dành riêng)
o DPCCH (kênh điều khiển vật lý dành riêng)
1) Kênh truy cập ngẫu nhiên vật lý (PRACH)

Cấu trúc khung kênh PRACH


PRACH được sử dụng để làm kết nối khởi tạo với một trạm gốc và sau đó
chuyển các thông điệp báo hiệu đến mạng khi trạm di động không ở
DPDCH/DPCCH. PRACH bao gồm hai phần riêng biệt: một số preamble và
một phần thông điệp. Preamble PRACH là một cụm 1.067 ms (4096 chip), bao
gồm ký hiệu phức của 16 symbol được ngẫu nhiên hóa với với đặc trưng của
cell, một đoạn dài 4096 chip của bộ phát 225 mã Gold code phức. Có 16
signature phức có giá trị. Các cell lân cận phải sử dụng các mã scrambling code
khác nhau để loại trừ nhầm lẫn với cell mà trạm di động thử liên lạc. Một hoặc
nhiều scrambling code có thể được sử dụng bởi cell nếu tải yêu cầu nó. Các
Preamble được phát ở slot truy cập được biết trước suốt 1.33 ms. Điều này có
nghĩa là có 15 slot truy cập ở mỗi 2 khung (15*1.33=20 ms). Các preamble được
lặp lại đến khi trạm gốc báo nhận preamble trên AICH. Một khi trạm di động
nhận được báo nhận trên kênh AICH, nó bắt đầu phát phần thông điệp PRACH.
Phần thông điệp PRACH có độ dài 10 ms sử dụng sơ đồ điều chế giống với
DPDCH/DPCCH.
PRACH Preamble
Dữ liệu Preamble bao gồm 16 signature được lặp lại 256 lần. Mỗi
signature có độ dài 16 bit. Preamble được ngẫu nhiên hóa với đoạn 4096 chip
của mã Long Code phức 3.84 Mcps. PRACH signature (dữ liệu điều chế) với 16
symbol dữ liệu. Có 16 mẫu Signature, các mẫu này được lặp lại 256 lần ở mỗi
preamble 1.067 ms. Tất cả các mã signature trực giao với những mã khác. Dữ
liệu signature sau đó được ngẫu nhiên hóa với đoạn 4096 chip của bộ phát 225
mã Gold Code phức. Chỉ có 4096 code đầu tiên của 16777216 được sử dụng
(chỉ có 224 code được sử dụng). Scrambling code và các preamble signature
code chạy ở tốc độ 3.84 Mcps, có nghĩa mã signature được lặp lại 256 lần suốt
preamble. Sau khi ngẫu nhiên hóa, dữ liệu được phát sử dụng QPSK. Trạm gốc
phát 256 scrambling code cần được sử dụng cho Preamble trên kênh quảng bá
BCH.
Thông điệp PRACH
Ý nghĩa của Preamble Signature đó là để cung cấp 1 yêu cầu đến trạm gốc
để xác định mã OVSF nào sẽ được sử dụng để trải phổ phần thông điệp RACH.
Phần thông điệp của PRACH được phát bằng cách sử dụng nhánh I của bộ điều
chế cho dữ liệu thông điệp và nhánh Q cho dữ liệu điều khiển (các bit pilot và
TFCI). Nhánh I được trải phổ với một mã OVSF ở nhánh bên trên của cây mã
OVSF ở SF=16 được nhận từ Node được chỉ định bởi preamble signature. SF
chính xác được sử dụng ở nhánh I thay đổi với tốc độ dữ liệu được phát trên
phần thông điệp PRACH. Nhánh Q luôn luôn được trải phổ mã OVSF có
SF=256, nó nằm ở nhánh bên dưới cùng của cây mã OVSF tính từ SF=16 được
chỉ định bởi preamble signature. Hình bên dưới minh họa nội dung này.
Việc lựa chọn mã OVSF cho kênh PRACH
Sau khi được ngẫu nhiên hóa, phần thông điệp PRACH được ngẫu nhiên
hóa. Việc ngẫu nhiên hóa này giúp tránh nhiễu giữa các cell.
Một khi trạm gốc xác định được signature nào được gửi trên preamble
PRACH, trạm gốc biết được nhánh nào ở SF=16 của cây mã OVSF để tìm kiếm
mã OVSF được sử dụng trải phổ phần thông điệp PRACH. Ví dụ, nếu trạm gốc
xác định rằng trạm di động đang phát PRACH preamble với signature 1, khi đó
nó biết rằng nhánh kênh I của phần thông điệp của PRACH sẽ sử dụng một
trong những mã OVSF ở nhánh trên nhất của cây mã ở SF=16. Tương tự, trạm
gốc biết rằng kênh Q của thông điệp sẽ được trải phổ với mã OVSF ở SF=256
được nhận từ nút SF=16 đầu tiên của cây mã.
2) Kênh DPDCH và DPCCH
Giống như downlink, kênh DPDCH và DPCCH mang dữ liệu ở hướng
lên. DPDCH mang dữ liệu trong khi DPCCH mang thông tin điều khiển lớp 1
(pilot, TPC, feedback, và TFCI). Mặc dù chức năng giống với DPDCH và
DPCCH ở downlink, nhưng phiên bản uplink của các kênh này được mã hóa
theo cách khác. DPDCH và DPCCH ở hướng lên không được ghép kênh theo
thời gian với nhau nhưng được ghép mã vào kênh I và Q. Do đó DPDCH và
DPCCH sử dụng điều chế BPSK. Chòm sao phức kết quả trông giống như
QPSK khi mỗi kênh BPSK được điều chế tương ứng với các kênh I và Q. Nếu
dịch vụ yêu cầu throughput dữ liệu mà không thể được xử lý bởi một kênh
DPDCH đơn thì các DPDCH được ghép mã vào các kênh I và Q.
Cấu trúc khung của DPDCH và DPCCH
Kênh uplink sử dụng cấu trúc khung 10ms với 15 timeslot giống như
downlink. DPDCH chạy ở tốc độ 60 Ksps có 40 bit dữ liệu ở mỗi 667 us
timeslot. Cấu hình cơ bản cho kênh DPCCH được kết hợp chạy ở tốc độ 15 ksps
với 10 bit ở mỗi timeslot. Ở ví dụ này , 5 bit được cấp cho kênh pilot được
nhúng vào, 2 bit cho TPC, 1 bit cho thông tin feedback, và 2 bit cho TFCI.
Feedback được sử dụng cho phân tập phát vòng lặp kín hoặc để lựa chọn trạm
gốc khi ở trong điều kiện SHO. Đối với phân tập phát vòng lặp kín, bit feedback
được sử dụng để nói cho trạm gốc để điều chỉnh phase và/hoặc biên độ của 2
sóng mang để tối ưu hiệu suất.

Cấu hình kênh DPDCH và DPCCH uplink

Bảng trên biểu diễn một số cấu hình khác cho DPDCH và DPCCH tồn tại
trong hệ thống 3GPP. Ở hướng lên các kênh DPDCH và DPCCH được điều chế
độc lập, mỗi kênh được tối ưu cho tải của nó. Kênh DPDCH ở hướng lên đơn
giản mang bất cứ dữ liệu kênh truyền tải được map vào nó. Tốc độ dữ liệu
DPDCH đơn giản dựa trên tốc độ dữ liệu 15 ksps. Tốc độ dữ liệu DPDCH được
biểu diễn trên bảng trên là sau khi mã hóa, rate matching và ghép kênh các kênh
truyền tải. Mỗi cấu hình tốc độ dữ liệu được nhận dạng bởi số Slot Format. SF
của mã OVSF được sử dụng để trải phổ DPDCH thay đổi theo tốc độ dữ liệu để
duy trì tốc độ chip đầu ra là 3.84 Mcps.
DPCCH sử dụng tốc độ cố định ở 15 kbps. Nhưng việc cấp phát các bit
trong khung thì thay đổi giữa các slot format. Với tốc độ 15 kbps, DPCCH có 10
bit trong mỗi slot. Các bit này được chia giữa các bit pilot, các bit TFCI, bit
Feedback (FBI), các bit TPC. Vì DPCCH có tốc độ cố định là 15kbps nên nó
luôn luôn được trải phổ với SF=256.
2.2.Các hành vi của thuê bao di động 3G.
2.2.1 Chế độ rỗi (Idle mode)
Chế độ Ilde là chế độ UE không có kết nối với mạng, ví dụ UE không có
kết nối RRC. Mục đích UE ở chế độ Ilde là để giảm thiểu tài nguyên sử dụng
đối với cả UE và mạng. Tuy nhiên, UE vẫn có khả năng truy nhập vào hệ thống
với khoảng thời gian chờ phù hợp.
Chế độ Ilde được chia thành 5 quá trình sau:
- Chọn và lựa chọn lại mạng (PLMN)
- Chọn và lựa chọn lại cell
- Location area (LA) và Routing Area (RA) Registration
- Quá trình Paging

2.2.1.1 Lựa chọn mạng (PLMN selection)


Lựa chọn mạng là bước đầu tiên trong quá trình khởi tạo cho phép UE nhận
dịch vụ từ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. PLMN có thể là Home PLMN hoặc
PLMN khác. Thông thường UE hoạt động ở HPLMN của nó. Tuy nhiên, một
Visited PLMN (VPLMN) cũng có thể được lựa chọn trong trường hợp UE bị
mất tín hiệu. UE đăng nhập thành công vào một PLMN nếu nó tìm thấy một cell
thích hợp để bám vào và sau đó thực hiện quá trình xác định LA và RA. UE hiển
thị cho người sử dụng biết PLMN mà nó đã đăng nhập thành công. Khi UE
không tìm thấy một cell thích hợp nào trong PLMN đã lựa chọn, nó sẽ có gắng
bám vào một cell khác thuộc một PLMN được phép.
Một cell được xem là phù hợp nếu nó thuộc PLMN được lựa chọn, thỏa mãn
các tiêu chí về lựa chọn cell và nó không nằm trong vùng bị cấm.
UE bám vào một cell phù hợp khi thỏa mãn các tiêu chí về lựa chọn cell nhưng
VPLMN nằm trong danh sách bị cấm hoặc UE nhận được thông tin trả lời
“PLMN not allowed” khi cố gắng thực hiện quá trình LA và RA thì UE ở trạng
thái giới hạn về dịch vụ (limited service), chỉ có thể thực hiện các cuộc gọi khẩn
cấp.
Một PLMN là phù hợp khi có ít nhất một cell thích hợp nằm trong PLMN
đó.
Khi không có PLMN nào phù hợp, UE hiển thị cho người sử dụng trạng thái
“không có dịch vụ (no service)”.
Người sử dụng có thể lựa chọn 2 chế độ lựa chọn mạng: Lựa chọn tự động
và lựa chọn bằng tay
 Chế độ lựa chọn mạng tự động
UE thực hiện quá trình lựa chọn mạng tự động lần lượt theo các bước sau:

 Chế độ lựa chọn mạng bằng tay


UE quét tất cả các tần số trong WCDMA và tìm ra tín hiệu thuộc cell
mạnh nhất trên mỗi sóng mang.
UE hiển thị toàn bộ các PLMN đươc phép và không được phép dựa trên cell có
tín hiệu mạnh nhất của mỗi dải tần số.
Người dùng lựa chọn PLMN bằng tay từ danh sách nêu trên.
ROAMING là chế độ cho phép UE thuộc nhà mạng này có thể sử dụng
dịch vụ của nhà mạng khác trong cùng một nước (roaming trong nước) hoặc
nước khác (roaming quốc tế). Giữa 2 nhà mạng sẽ có hợp đồng ký kết về việc
hợp tác này. Nếu UE ở chế độ lựa chọn mạng tự động và đăng nhập vào một
VPLMN được phép, định kỳ UE sẽ thực hiện đăng nhập trở lại mạng HPLMN.
Khoảng thời gian giữa 2 lần thực hiện đăng nhập trở lại HPLMN này được lưu
trữ trong USIM và nó được quản lý bởi nhà cung cấp dịch vụ viễn thông bằng
cách sử dụng một Timer. Timer này có giá trị nằm trong khoảng từ 6 phút đến
8h với bước nhảy là 6 phút. Nếu không đặt một giá trị cố định nào thì giá trị mặc
định sẽ là 30 phút.
2.2.1.2 Lựa chọn cell và lựa chọn lại cell
a) Lựa chọn cell (Cell selection)
Cell selection được thực hiện khi:
- Khi UE bật máy
- Sau khi attempts cell update bị fail khi UE trở lại trạng thái IDLE từ chế
độ CONNECTED mode trên kênh chung (Cell_FACH)
- Khi UE trở lại trạng thái IDLE từ chế độ CONNECTED (Cell_DCH)
- Khi UE trở lại trạng thái IDLE sau khi gọi emergency ở mạng PLMN bất
kỳ.
- Sau khi RRC request attempts bị fail từ chế độ IDLE
- Khi UE chuyển trạng thái từ DEDICATED sang trạng thái Cell_FACH
hoặc URA_PCH

Tiến trình cell Selection:


Sau khi chọn mạng PLMN xong, UE sẽ tiến hành cell selection để chọn được
cell phụ hợp để camp on vào.
 Lựa chọn cell dựa trên thông tin được lưu: UE biết thông tin về tần số
của PLMN trước đó lưu trong USIM, hoặc thông tin về nhóm primary
scrambing code hoặc danh sách các cell lân cận trước khi UE tắt máy hoặc
rời vùng phủ sóng. Do đó thủ tục cell search nhanh hơn.
 Nếu không tìm thấy cell phù hợp thì bắt đầu lựa chọn cell: UE quét tất
cả các kênh tần số WCDMA để tìm cell phù hợp. Trên mỗi sóng mang, UE
tìm cell với mức tín hiệu cao nhất, thực hiện thủ tục tìm cell và đọc thông tin
hệ thống trên BCCH (Master Information Block:MIB, System Information
Block (SIBs). UE đọc nhận dạng PLMN tạo bởi MCC và MNC gửi trên MIB
và xác định cell đó thuộc PLMN nào
Tiêu chí lựa chọn cell (tiêu chí S):
Squal = Qqualmeas – Qqualmin>0
Srxlev = Qrxlevmeas – Qrxlevmin – Pcompensation>0
Pcompensation = max(maxTxPowerUl – P;0)
Trong đó:
 Qqualmin: Quality tối thiểu của cell cho phép UE truy cập vào: được gửi
trong bản tin SIB3 cho Serving cell và bản tin SIB11 cho các cell
Neighbor. UE đo lường quality nhận được của kênh CPICH (EcNo) và
tính toán Squal.
 Qrxlevmin: Rx level tối thiểu của cell cho phép UE truy cập vào: được
gửi trong bản tin SIB3 cho Serving cell và bản tin SIB11 cho các cell
Neighbor. UE đô lường công suất thu của kênh CPICH (RSCP) và tính
toán Srxlev.
 maxTxPowerUL: là công suất phát tối đa của kênh RACH và được gửi
trong bản tin SIB3
 P: công suất phát tối đa của UE tùy vào từng class.
UE sẽ đo lường RSCP và EcNo của kênh CPICH và tính toán tiêu chuẩn lựa
chon cell mỗi chu kỳ DRX.
b) Lựa chọn lại cell (Cell reselection)
Khi đã camp on vào một cell, do tín hiệu của serving cell và neighbor cell thăng
giáng nên UE cần lựa chọn lại cell phù hợp hơn quá trình này gọi là Cell
reselection.
Quá trình lựa chọn cell xảy ra khi:
- Khi sau khi UE camp on vào một cell và tìm thấy cell Neighbor có chất
lượng tín hiệu tốt hơn.
- Khi UE đang ở cell bị giới hạn dịch vụ.
- Khi Cell serving không còn phù hợp để camp on vào.
Tiến trình lựa chọn lại cell.
Tiêu chí lựa chọn lại cell
Có 2 tiêu chí đo lường lựa chọn cell:
a. Theo EcNo của kênh CPICH
Squal = Qqualmeas – Qqualmin
b. Theo RSCP của kênh CPICH
Srxlev = Qrxlev – Qrxlevmin – Pcompensation
Hiện tại mạng Viettel đo lường lựa chọn lại cell theo EcNo.
Nếu:
 Squal ≤ Sintrasearch: UE sẽ bắt đầu do neighbor cùng tần
 Squal ≤ Sintersearch: UE sẽ bắt đầu do neighbor khác tần
 Squal ≤ SsearchRATm: UE sẽ bắt đầu đo neighbor Inter-RAT
Thường thì Sintrasearh > Sintersearh > SsearhRATm
Mô hình lựa chọn lại cell
Tiêu chí ranking (Tiêu chuẩn R)
R(serving) = Qmeas,s +Qhysts,n
R(neghbor) = Qmeas,n-Qoffsets,n
Trong đó:
 Qmeas: Giá trị chất lượng của tin hiệu thu được của serving cell
 Qhyst1: Độ trễ cho serving cell trong các đo đạc CPICH RSCP
 Qhyst2: Độ trễ cho serving cell trong các đo đác CPICH Ec/Io
 Qoffset1: Độ lệch áp dụng cho cell neighbor trong các phép đo
CPICH RSCP
 Qoffset2: Độ lệch áp dụng cho cell neighbor trong các phép đo CPICH
Ec/No
3 2

Neighbour 2

Serving cell t

Neighbour 1
QHyst1

2.2.1.3 Location Area Update và Routing Area Update


Location area (LA) là vùng mà CN gửi bản tin tìm gọi (paging) cho dịch
vụ chuyển mạnh kênh. Routing Area (RA) là vùng mà CN gửi bản tin tìm gọi
(paging) cho dịch vụ chuyển mạnh gói. 1 LA có thể chứa trong 1 RNC hoặc có
thể chứa nhiều hơn 1 RNC nhưng 1 RNC thì chỉ được quản lý 1 RA.
LA được xác định bởi LAI, được hình thành từ PLMN và LAC. RA được
xác định bởi RAI, được hình thành từ LAI và RAC.
Có 3 kiểu cập nhật: Normal Update, Periodic Update và IMSI attach/detach.
a) Cập nhật thông thường (Normal Update).
 Khi UE bật máy ở LA hoặc RA mới.
 Khi UE di chuyển sang 1 LA hoặc RA mới.
 Khi UE không xác định bởi CN.
b) Cập nhật theo chu kỳ (Periodic Registration).
 Đối với dịch vụ CS: LA được điều khiển bởi tham số T3212 (=3h)
 Đối với dịch vụ PS: RA được điều khiển bởi tham số T3312.

UE cập nhật theo chu kỳ


Thủ tục Location update
1. UE gửi bản tin INITIAL DIRECT TRANSFER tới RNC thông qua hết
nối RRC, bản tin này mang các thông tin về lớp NAS để gửi tới mạng
core từ UE.

các trường thông tin của lớp NAS


2. RNC sau đó gửi đi bản tin INITIAL UE MESSAGE tới miền core CS
thông qua giao diện Iu-CS. Các thông tin chính bao gồm: kiểu location
update (định kì, attach, hay do di chuyển); thông tin về LAI cần cập
nhật, các thông tin về nhận dạng UE như TMSI hoặc P-TMSI.
Nội dung thông tin trong INITIAL DIRECT TRANSFER (UL)
3. CN thực hiện cập nhật vị trí của UE và lưu thông tin về LAI mới. CN
cũng có thể thực hiện việc nhận thực và mã hóa. Sau đó CN gửi bản tin
DIRECT TRANSFER tới RNC, bản tin này cho biết quá trình cập nhật
vị trí được chấp nhận đồng thời nó cũng mang thông tin về TMSI được
gán cho UE trong trường hợp UE LU vào một LAI mới.

Hình 50: Nội dung bản tin DIRECT TRANSFER (DL)


4. RNC thực hiện truyền trong suốt các nội dung thông tin vừa nhận được
từ CN tới UE thông qua bản tin DOWNLINK DIRECT TRANSFER.
5. Sau khi nhận được thông báo quá trình cập nhật vị trí được CN chấp
nhận, UE gửi bản tin UPLINK DIRECT TRANSFER tới RNC. Bản
tin này chứa các thông tin về lớp NAS và các thông tin về CN ID.
6. RNC sau đó sẽ gửi các nội dung này trên giao diện Iu-CS qua bản tin
DIRECT TRANSFER đến CN. Bản tin DIRECT TRANSFER cho biết
quá trình cấp phát lại TMSI đã thành công
c) Cập nhật khi IMSI attach/detach
 Khi UE tắt hoặc mở máy giống trong cùng 1 LA hoặc RA, mục
đích tránh paging không cần thiết từ CN.

IMSI Detach
2.2.1.4 Quá trình tìm gọi (paging)
Trong chế độ Idle, UE luôn phải lắng nghe các chỉ thị Paging Indicator
(PI) được gởi trên kênh PICH (Paging Indicator Channel). Các chỉ thị PI được
quảng bá trên kênh PICH dùng để yêu cầu một nhóm các UE tiến hành lắng
nghe bản tin Paging được gởi trên kênh S-CCPCH. Không chỉ trong chế độ Idle,
mà cả trong chế độ Cell_PCH/URA_PCH, UE cũng lắng nghe các chỉ thị PI
tương tự, đây là các bản tin Paging loại 1. Trong chế độ Connected Cell_DCH,
thủ tục lắng nghe PI không diễn ra, bởi vì khi cần thiết, bản tin paging sẽ được
gởi trực tiếp đến UE trên kênh DPCH, đây là bản tin Paging loại 2.
Để tiết kiệm pin, UE sẽ lắng nghe các bản tin theo các chu kỳ DRX
(Discontinous Receive). Trong chế độ Idle, chu kỳ DRX được định nghĩa là
khoảng chu kỳ ngắn nhất của mạng Core mà UE đăng ký vào. Khoảng chu kỳ
DRX này của mỗi mạng Core Network sẽ được quảng bá trên bản tin SIB1.
Khoảng chu kỳ DRX này gồm các giá trị 64, 128, 256, 512 khung 10ms tương
ứng với hệ số k lần lượt là 6, 7, 8, 9. Ta có thể xem ví dụ trong logfile Hình 1,
UE được đăng ký vào mạng CS với chu kỳ DRX là k = 6 tương đương 640ms,
đăng ký vào mạng PS với chu kỳ DRX là k-7 tương đương với 1280ms. Lúc này
UE sẽ chọn khoảng thời gian ngắn nhất là 640ms để lắng nghe chỉ thị paging PI
trên kênh PICH. Đối với một số UE chỉ đăng ký vào mạng PS thì thời gian lắng
nghe paging của nó sẽ là 1280ms.
SysInfoType1
cn-CommonGSM-MAP-NAS-SysInfo
lac : 2783 Hex
cn-DomainSysInfoList
cn-DomainSysInfoList value 1
cn-DomainIdentity: cs-domain
cn-Type
gsm-MAP
Hex: 0A01
cn-DRX-CycleLengthCoeff: 6
cn-DomainSysInfoList value 2
cn-DomainIdentity: ps-domain
cn-Type
gsm-MAP
Hex: 6401
cn-DRX-CycleLengthCoeff: 7
Bản tin SIB1 quảng bá thông tin chu kỳ DRX
Kênh PICH luôn sử dụng mã trải phổ có SF128 với kiểu điều chế QPSK.
Như vậy trong mỗi khung (10ms) thì kênh PICH có tổng cộng 300 bit
(=150symbol *2bit/symbol). Trong đó chỉ có 288 bit được sử dụng cho mục
đích PI, 12 bit còn lại cuối cùng được bỏ trống, 288 bit này sẽ được chia làm các
group. Số lượng chỉ thị paging PI trên mỗi frame được quy định là 18, 36,72
hoặc 144 (Np). Như vậy, nếu số lượng bản tin PI trên mỗi frame là 18 thì mỗi
bản tin PI sẽ có 16 bit, số lượng bản tin PI trên mỗi frame là 36 thì mỗi bản tin
PI sẽ có 8 bit, số lượng bản tin PI trên mỗi frame là 72 thì mỗi bản tin PI sẽ có 4
bit và số lượng bản tin PI trên mỗi frame là 144 thì mỗi bản tin PI sẽ có 2 bit. Số
lượng bản tin PI trên mỗi frame được gởi xuống trên bản tin SIB5 như hình 2.
Số lượng bit trên mỗi bản tin PI càng nhiều thì độ tin cậy trong mỗi PI sẽ cao
hơn, tuy nhiên số group paging được trong mỗi lần lại giảm xuống. Khi giảm số
bit trên mỗi bản tin PI, để tăng độ tin cậy cho bản tin, chúng ta có thể tăng công
suất cho kênh PICH tương ứng, giá trị công suất kênh PICH thông thường được
tham chiếu với công suất kênh P-CPICH.
pich-Info
channelisationCode256: 3
pi-CountPerFrame: e18
sttd-Indicator: false
Thông tin kênh PICH được gởi trên bản tin SIB5
Theo tiêu chuẩn của 3GPP, thì UE và mạng sẽ sử dụng số IMSI của mình
để xác định được vị trí frame có chứa bản tin PI và vị trí bản tin PI trong khung.
Trước hết UE sẽ lắng nghe các khung theo chu kỳ DRX, mà vị trí khung trong
chế độ FDD được xác định như sau:
Paging Occasion = (IMSI div K) mod (DRX cycle length) + n * DRX cycle length
Trong đó:
K là số kênh S-PCCH,
DRX cycle length là chu kỳ DRX được tính bằng 2k,
n là các số nguyên dương để xác định chu kỳ lắng nghe của UE.
Trong mỗi khung lại được chia thành nhiều group paging (Np). Vị trí bản
tin PI được UE xác định bởi công thức
PI = ( IMSI div 8192) mod Np
Trong đó Np là số lượng bản tin paging trong mỗi khung.
Ta có thể xem ví dụ sau đây:
K (số kênh S-CCPCH) 1
k (DRX length) 6
 Chu kỳ DRX 2^6 = 64 khung
IMSI 358506452366
 Paging Occation (SFN) 25 + n * 64
Np 72 PI/frame (4 bit/PI)
 PI của UE 26
Giả sử số thuê bao của LAC là 100000
 Số thuê bao paging trên mỗi khung 100000/64=1562
 Số thuê bao paging trên mỗi PI 1562/72 = 21.7
Sau khi nghe được chỉ thị Paging PI, UE sẽ tiến hành giải mã bản tin Paging
trên kênh S-CCPCH. Kênh này thường được đặt lệch so với kênh PICH một
khoảng thời gian là 7680chips.

Kênh PICH và kênh S-CCPCH.


2.2.2 Chế độ thiết lập dịch vụ (Connected mode)
2.2.2.1 Thủ tục khởi tạo cuộc gọi (MOC)
- Thủ tục MOC cuộc gọi thoại bao gồm 7 bước chính như sau:
1. RRC connection Setup.
2. Signalling Connection Setup.
3. Authentication & Security Mode Control.
4. Call Setup.
5. Conversation.
6. Call Release.
7. RRC Connection Release.
Chi tiết từng giai đoạn thiết lập cuộc gọi thoại như sau:
a RRC connection Setup
- Mục đích: Thủ tục RRC Connection Setup được khởi tạo từ UE để thiết lập 1 kết nối
báo hiệu tới SRNC. RRC Connection Setup luôn được khởi tạo bởi UE, một UE chỉ
có tối đa 1 RRC Connection tại 1 thời điểm.
- Điều kiện kích hoạt: UE trong trạng thái Idle Mode khởi tạo thủ tục RRC Connection
Setup khi lớp NAS của UE yêu cầu thiết lập 1 kết nối báo hiệu. Khi SRNC nhận 1 bản
tin RRC connection Setup từ UE, khối quản lý tài nguyên vô tuyến RRM của RNC
xác định chấp nhận hoặc hủy bỏ yêu cầu kết nối RRC dựa trên thuật toán riêng biệt.
Nếu chấp nhận yêu cầu, khối RRM thiết lập RRC Connection trên 1 kênh riêng DCH
hoặc 1 kênh chung CCH dựa trên thuật toán riêng biệt này. Thông thường, một RRC
Connection được thiết lập trên kênh riêng DCH.
- Thủ tục RRC Connection Setup bao gồm 7 bước:

Thủ tục RRC connection Setup


Bước 1: UE gửi 1 bản tin RRC CONNECTION REQUEST tới SRNC qua kênh
uplink CCCH (RACH) yêu cầu thiết lập một kết nối RRC. Khuôn dạng
bản tin được trình bày trong hình 2.
- Các thông tin chính trong bản tin này bao gồm.
 Số nhận dạng TMSI và LAI.
 Nguyên nhân thiết lập cuộc gọi: EstablishmentCause.
 Phép đo cường độ kênh CPICH.
Thông tin chính trong bản tin RRC CONNECTION REQUEST

Bước 2: Dựa trên yêu cầu thiết lập trong bản tin RRC CONNECTION REQUEST
và trạng thái tài nguyên hệ thống, SRNC xác định thiết lập một kết nối
RRC trên kênh DCH và cấp phát một số nhận dạng tạm thời mạng vô
tuyến RNTI, tài nguyên vô tuyến, tài nguyên layer 1 và layer 2. Sau đó
SRNC gửi một bản tin RADIO LINK SETUP REQUEST tới NodeB yêu
cầu NodeB cấp phát 1 Radio Link cho một kết nối RRC.
Bước 3: NodeB phản hồi với 1 bản tin RADIO LINK SETUP RESPONSE tới
SRNC sau khi chuẩn bị thành công tài nguyên này.
Bước 4: SRNC sử dụng giao thức ALCAP để thiết lập Iub User Plane Transport
Bearer và thực hiện đồng bộ giữa SRNC và NodeB (Đây là thủ tục tùy
chọn và chỉ được yêu cầu đối với giao diện Iub sử dụng truyền dẫn
ATM).
Bước 5: SRNC gửi một bản tin RRC CONNECTION SETUP tới UE qua kênh
downlink CCCH (FACH). Bản tin này chứa thông tin về kênh DCH được
cấp phát bởi SRNC. Các thông tin chính trong bản tin RRC
CONNECTION SETUP trình bày trong hình 3.
Thông tin chính trong bản tin RRC CONNECTION SETUP
- Các thông tin chính trong bản tin này bao gồm.
 Giá trị công suất phát tối đa được phép của UE:
MaxAllowedULTxPower.
 Giá trị độ lệch công suất được UE sử dụng tính toán công suất phát
kênh DPCCH ban đầu: dpcch_powerOffset. Công thức tính như sau:
DPCCH_Initial_Power = DPCCH_Power_offset – CPICH_RSCP.
Bước 6: UE và NodeB thực hiện thủ tục khởi tạo đồng bộ layer 1. NodeB gửi bản
tin NBAP: SYNCHONIZATION INDICATOR tới SRNC khi uplink vào
trạng thái ‘‘In-Sync‘‘.
Bước 7: UE gửi một bản tin RRC CONNECTION SETUP COMPLETE tới
SRNC qua kênh uplink DCH vừa mới thiết lập. Bản tin này cho biết thủ
tục RRC CONNECTION SETUP hoàn thành. Các thông tin chính trong
bản tin RRC CONNECTION SETUP COMPLETE trình bày trong hình
4.

Thông tin chính trong bản tin RRC CONNECTION SETUP COMPLETE
- Các thông tin chính trong bản tin này bao gồm:
 Thuê bao đang hỗ trợ chế độ GSM hay không: SupportOfGSM.
 Thuật toán mã hóa: CipheringAlgorithmCap.
 Băng tần UE hỗ trợ: RadioFrequencyBandFDD.
 Công suất phát của UE: ue-PowerClass.
Chú ý: Nếu RNC thấy rằng yêu cầu kết nối RRC không thể thiết lập do nguyên
nhân như không đủ tài nguyên, nó sẽ gửi bản tin RRC CONNECTION REJECT
tới UE và cho biết lý do từ chối thiết lập trong bản tin này.
b) Signalling Connection Setup
- Mục đích: Thủ tục Signalling Connection Setup được thực hiện để trao đổi
thông tin NAS giữa UE và CN.
- Điều kiện kích hoạt: UE gửi một bản tin Direct Transfer để khởi đầu thủ tục
Signalling Connection Setup.
- Thủ tục Signalling Connection Setup bao gồm 3 bước:

Bước 1: UE gửi bản tin INITIAL DIRECT TRANSFER tới SRNC qua kết nối
RRC. Bản tin chứa thông tin NAS ban đầu được gửi tới CN.
Bước 2: SRNC nhận bản tin INITIAL DIRECT TRANSFER từ UE và gửi một
bản tin INITIAL UE MESSAGE tới CN qua giao diện Iu. Bản tin
INITIAL UE MESSAGE chứa thông tin NAS gửi tới CN từ UE. Nội
dung của thông tin NAS là CM Service Request.
Bước 3: CN gửi bản tin phản hồi tới SRNC.
 Nếu chấp nhận yêu cầu: CN gửi bản tin CONNECTION CONFIRM
(CC) tới SRNC. Bản tin cho biết kết nối SCCP được thiết lập. Sau khi
nhận bản tin này, SRNC xác nhận rằng kết nối báo hiệu được thiết lập.
 Nếu không chấp nhận yêu cầu: CN gửi bản tin CONNECTION REJECT
(CJ) tới SRNC. Bản tin cho biết kết nối SCCP lỗi không thể thiết lập.
Sau khi nhận bản tin này, SRNC xác nhận rằng kết nối báo hiệu lỗi thiết
lập và khởi tạo thủ tục giải phóng kết nối RRC.
c) Authentication & Security Mode Control
- Mục đích: Thủ tục Authentication & Security Mode Control được thực hiện
giữa UE và mạng để nhận thực 2 chiều, đàm phán và cấu hình thuật toán bảo
vệ, thuật toán mã hóa. Thủ tục này đảm bảo tính toàn vẹn và chính xác của
báo hiệu.
- Điều kiện kích hoạt: UE và CN trao đổi báo hiệu. CN khởi tạo thủ tục điều
khiển Authentication & Security.
- Thủ tục Authentication & Security Mode Control bao gồm 8 bước.

Nhận thực và bảo mật


Bước 1: CN gửi một bản tin RANAP: DIRECT TRANSFER tới SRNC khởi tạo
thủ tục nhận thực ban đầu.
Bước 2: SRNC chuyển tiếp nội dung của bản tin DIRECT TRANSFER tới UE
qua bản tin DOWNLINK DIRECT TRANSFER.
Bước 3: UE gửi bản tin UPLINK DIRECT TRANSFER tới SRNC.
Bước 4: SRNC chuyển tiếp nội dung bản tin UPLINK DIRECT TRANSFER
tới CN qua một bản tin DIRECT TRANSFER cho biết trả lời nhận thực
(Authentication Response). Nếu khối nhận dạng thuê bao UMTS (USIM) xét
thấy rằng nhận thực thành công, CN gửi trả bản tin với một số IMSI.
Bước 5: CN gửi một bản tin SECURITY MODE COMMAND tới UE để khởi
tạo thủ tục điều khiển phương thức bảo mật. Bản tin này chứa thông tin về thuật
toán bảo vệ và mã hóa được hỗ trợ.
Bước 6: SRNC gửi một bản tin SECURITY MODE COMMAND tới UE để
thông báo cho UE về thuật toán bảo vệ và mã hóa mà UTRAN lựa chọn.
Bước 7: UE gửi một bản tin trả lời tới SRNC.
 Nếu thuật toán bảo vệ và mã hóa được cấu hình thành công, UE gửi bản
tin SECURITY MODE COMPLETED tới SRNC. SRNC sau đó gửi
một bản tin bản tin SECURITY MODE COMPLETED tới CN tại bước
8. Bản tin này chứa thông tin về thuật toán bảo vệ và mã hóa mà UE sử
dụng.
 Nếu UE không hỗ trợ thuật toán bảo vệ và mã hóa, UE gửi bản tin
SECURITY MODE COMMAND FAILUDE tới SRNC. Bản tin này
chứa thông tin về lỗi và lý do gây ra lỗi này. SRNC sẽ gửi bản tin
SECURITY MODE COMMAND REJECT tới CN tại bước 8.
d) Call setup
- Mục đích: Thủ tục này được thực hiện để thiết lập cuộc gọi.
- Điều kiện kích hoạt: UE khởi tạo một cuộc gọi.
- Thủ tục này bao gồm 11 bước:
Các bước trong thủ tục call setup
Bước 1: UE gửi bản tin UPLINK DIRECT TRANSFER tới SRNC. Bản tin chứa
số thuê bao bị gọi và thông tin về Bearer Capability của cuộc gọi.
Bước 2: SRNC chuyển tiếp nội dung bản tin UPLINK DIRECT TRANSFER tới
CN qua bản tin DIRECT TRANSFER.
Bước 3: CN gửi bản tin DIRECT TRANSFER tới SRNC, bản tin cho biết Call
Proceeding và chứa thông tin về Bearer Capability được đàm phán của
cuộc gọi.
Bước 4: SRNC chuyển tiếp nội dung bản tin DIRECT TRANSFER tới UE qua
bản tin DOWNLINK DIRECT TRANSFER.
Bước 5: Một Radio Access Bearer (RAB) được thiết lập. Thủ tục thiết lập RAB
được mô tả như sau:
 1. CN gửi một bản tin RAB ASSIGNMENT REQUEST tới SRNC khởi
tạo thủ tục thiết lập RAB.
 2. (Tùy chọn: chỉ áp dụng đối với giao diện Iu-CS sử dụng truyền dẫn
ATM) SRNC ánh xạ tham số QoS cho RAB tới các tham số liên kết
AAL2 và các tham số tài nguyên vô tuyến đặc trưng. Dựa trên các tham
số đặc trưng cho kết nối AAL2, ALCAP trên giao diện Iu khởi tạo một
thủ tục thiết lập Iu User Plane Transport Bearer.
 3. SRNC gửi một bản tin RADIO LINK RECONFIGURATION
PREPARE tới NodeB, yêu cầu NodeB chuẩn bị thêm 1 hoặc nhiều DCH
tới kết nối vô tuyến hiện tại để mang RAB.
 4. NodeB cấp phát 1 tài nguyên và sau đó gửi một bản tin RADIO LINK
RECONFIGURATION READY tới SRNC.
 5.(Tùy chọn: chỉ yêu cầu cho giao diện Iub sử dụng truyền dẫn ATM).
IuB ALCAP tại SRNC khởi tạo 1 thủ tục thiết lập Iub User Plane
Transport Bearer. NodeB và SRNC thực hiện đồng bộ với việc trao đổi
khung đồng bộ downlink và uplink trong giao thức khung DCH.
 6. SRNC gửi bản tin RADIO BEARER SETUP tới UE.
 7. SRNC gửi bản tin RADIO LINK RECONFIGURATION COMMIT
tới NodeB.
 8. Sau khi thực hiện Radio Bearer Setup, UE gửi bản tin RADIO
BEARER SETUP COMPLETE tới SRNC.
 9. SRNC gửi bản tin RAB ASSIGNMENT RESPONSE tới CN. RAB
được thiết lập.
 Khi quá trình thiết lập RAB bị lỗi: CN gửi một bản tin RAB
ASSIGNMENT REQUEST tới SRNC để khởi tạo thủ tục thiết lập RAB,
SRNC gửi một bản tin RAB ASSIGNMENT RESPONSE tới CN, bản
tin này cho biết số nhận dạng của RAB mà bị lỗi thiết lập và lý do lỗi.
Bước 6: Khi thuê bao bị gọi rung chuông, CN gửi một bản tin DIRECT
TRANSFER tới SRNC. Bản tin thông báo ALERTING.
Bước 7: SRNC chuyển tiếp nội dung bản tin DIRECT TRANSFER này tới UE
qua bản tin DOWNLINK DIRECT TRANSFER.
Bước 8: CN gửi một bản tin DIRECT TRANSFER tới SRNC thông báo
CONNECT, nghĩa là thuê bao bị gọi đã trả lời cuộc gọi.
Bước 9: SRNC chuyển tiếp nội dung bản tin DIRECT TRANSFER tới UE qua
bản tin DOWNLINK DIRECT TRANSFER.
Bước 10: UE gửi một bản tin UPLINK DIRECT TRANSFER tới SRNC.
Bước 11: SRNC chuyển tiếp nội dung bản tin UPLINK DIRECT TRANSFER tới
CN qua bản tin DIRECT TRANSFER cho biến CONNECT
ACKNOWLEDGE.
e) Conversation
- Sau khi cuộc gọi được thiết lập, UE vào quá trình đàm thoại. Trong thời gian
đàm thoại, RNC gửi bản tin Measurement Control tới UE và UE thực hiện
gửi lại bản tin Measurement Report tới RNC. UE cũng thực hiện các thủ tục
chuyển giao như Soft Handover, Inter-Frequency Hard Handover và
InterRAT Hard Handover.

Các bản tin báo cáo đo đạc trong chế độ thoại.

f) Call Release
- Mục đích: Được thực hiện để giải phóng dịch vụ và giải phóng tài nguyên sau
khi cuộc gọi kết thúc.
- Điều kiện kích hoạt: Cuộc gọi kết thúc và người đối thoại dập máy.
- Thủ tục Call Release được thực hiện qua 9 bước:

Thủ tục giải phóng cuộc gọi


Bước 1: UE gửi bản tin UPLINK DIRECT TRANSFER tới SRNC.
Bước 2: SRNC chuyển tiếp nội dung bản tin UPLINK DIRECT TRANSFER
tới CN qua bản tin DIRECT TRANSFER, cho biết DISCONNECT.
Nội dung này thông báo cho CN biết rằng UE đã dập máy.
Bước 3: CN gửi một bản tin DIRECT TRANSFER tới SRNC. Bản tin cho biết
RELEASE yêu cầu giải phóng cuộc gọi.
Bước 4: SRNC chuyển tiếp nội dung bản tin DIRECT TRANSFER tới UE qua
bản tin DOWNLINK DIRECT TRANSFER.
Bước 5: UE Gửi bản tin UPLINK DIRECT TRANSFER tới SRNC.
Bước 6: SRNC chuyển tiếp nội dung bản tin UPLINK DIRECT TRANSFER
tới CN qua bản tin DIRECT TRANSFER cho biết RELEASE
COMPLETE.
Bước 7: CN gửi bản tin IU RELEASE COMMAND tới SRNC để yêu cầu giải
phóng cuộc gọi trên giao diện Iu. Bản tin cho biến lý do giải phóng Iu.
Bước 8: (tùy chọn: Áp dụng đối với các giao diện IU-CS sử dụng truyền dẫn
ATM). Giao thức ALCAP trên giao diện Iu cho biến một thủ tục giải
phóng Iu data transport Bearer.
Bước 9: SRNC gửi một bản tin IU RELEASE COMPLETE tới CN.
g) RRC Connection Release
- Mục đích: thủ tục này được thực hiện để giải phóng kết nối báo hiệu và tất cả
các Radio Bearer giữa UE và UTRAN.
- Điều kiện kích hoạt: Sau khi RAB được giải phóng, SRNC kiểm tra xem kết nối
RRC mang bất cứ RAB nào không. Nếu kết nối RRC không mang RAB nào
của UE, SRNC khởi tạo thủ tục giải phóng kết nối RRC.
- Thủ tục RRC Connection Release được thực hiện qua 5 bước (4 bước chính và
1 bước tùy chọn với kết nối sử dụng kiểu truyền dẫn ATM).

Thủ tục giải phóng kết nối RRC

Bước 1: SRNC gửi bản tin RRC CONNECTION RELEASE tới UE qua
DCCH. Chú ý SRNC có thể gửi bản tin RRN CONNECTION
RELEASE nhiều lần để tăng khả năng nhận chính xác bản tin này của
UE. Số hiệu bản tin RRC này là như nhau. Số lần truyền lại và chu kỳ
truyền được xác định bởi SRNC. Nếu SRNC không nhận bản tin RRC
CONNECTION RELEASE COMPLETE từ UE sau khi gửi bản tin
RRC CONNECTION RELEASE 4 lần, SRNC coi rằng UE đã giải
phóng kết nối RRC.
Bước 2: UE gửi bản tin RRC CONNECTION RELEASE COMPLETE tới
SRNC.
Bước 3: SRNC gửi bản tin RADIO LINK RELETION REQUEST tới NodeB,
yêu cầu NodeB giải phóng tài nguyên kết nối vô tuyến trong NodeB.
Bước 4: Sau khi giải phóng tài nguyên, NodeB gửi bản tin RADIO LINK
DELETION RESPONSE tới SRNC.
Bước 5: (Tùy chọn: được yêu cầu với các giao diện Iub sử dụng truyền dẫn
ATM). SRNC sử dụng giao thức ALCAP để khởi tạo thủ tục giải
phóng Iub user plane transport bearer, sau đó kết thúc thủ tục giải
phóng kết nối RRC.
2.2.2.2 Thủ tục nhận cuộc gọi thoại (MTC)
Thủ tục MTC cuộc gọi thoại bao gồm 8 bước chính như sau:
1. Paging.
2. RRC connection Setup.
3. Signalling Connection Setup.
4. Authentication& Security Mode Control.
5. Call Setup.
6. Conversation.
7. Call Release.
8. RRC Connection Release.
- Chi tiết từng giai đoạn thiết lập cuộc gọi thoại như sau:
1) Paging
Mục đích: Thủ tục paging được thực hiện khi CN tìm gọi UE.
Điều kiện kích hoạt: Có một cuộc gọi tới UE.
Mô tả: Thủ tục paging gồm 3 bước:

 Thủ tục Paging khi UE bị gọi trong trang thái Idle, cell_PCH và URA_PCH
được mô tả như sau:
1. CN gửi một bản tin PAGING tới SRNC.
2. SRNC khởi tạo thủ tục tìm gọi bằng cách gửi bản tin PAGING TYPE 1 tới
UE qua kênh điều khiển tìm gọi PCCH tại một thời điểm tương ứng.
3. UE trong trạng thái Idle mode hoặc trong trạng thái PCH giám sát và nhận
bản tin tìm gọi từ lớp mạng. Thủ tục tìm gọi kết thúc.
 Thủ tục tìm gọi khi UE bị gọi trong trạng thái Cell_DCH và Cell_FACH được
mô tả như sau:
1. CN gửi một bản tin PAGING tới SRNC.
2. SRNC khởi tạo thủ tục tìm gọi bằng việc gửi bản tin PAGING TYPE 2 tới
UE qua kênh DCCH.
3. UE nhận bản tin PAGING TYPE 2, đọc và báo cáo lại tới NAS thông tin
như là nguyên nhân Paging và nhận dạng loại bản ghi paging. Thủ tục
paging kết thúc.
2) RRC Connection setup
- Mục đích: thực hiện để UE thiết lập một kết nối báo hiệu tới SRNC. RRC
Connection setup luôn được khởi tạo bởi UE. Một UE có tối đa một kết nối
RRC tại 1 thời điểm.
- Điều kiện kích hoạt: UE trong Idle mode khởi tạo thủ tục RRC Connection
setup khi NAS của UE yêu cầu thiết lập một kết nối báo hiệu. Khi SRNC
nhận một bản tin RRC CONNECTION REQUEST từ UE, khối quản lý tài
nguyên vô tuyến RRM của RNC xác định chấp nhận yêu cầu kết nối RRC
hoặc hủy bỏ dựa trên 1 thuật toán riêng biệt. Nếu chấp nhận yêu cầu, khối
RRM xác định thiết lập kết nối RRC trên kênh DCH hay kênh CCH. Thông
thường, RRC được kết nối trên DCH.
- Thủ thục trên gồm 7 bước

Thủ tục RRC connection setup (MTO)


1. UE gửi một bản tin RRC CONNECTION REQUEST tới SRNC qua kênh
uplink CCCH (RACH), yêu cầu thiết lập một kết nối RRC.
2. Dựa trên nguyên nhân yêu cầu kết nối RRC và trạng thái tài nguyên hệ
thống, SRNC xác định thiết lập kết nối RRC trên kênh DCH và cấp phát số
nhận dạng tạm thời mạng vô tuyến RNTI, tài nguyên vô tuyến, tài nguyên
layer 1 và layer 2. Sau khi SRNC gửi một bản tin RADIO LINK SETUP
REQUEST tới NodeB, yêu cầu NodeB cấp phát tài nguyên kết nối vô
tuyến cụ thể cho một kết nối RRC.
3. NodeB trả lời với bản tin RADIO LINK SETUP RESPONSE tới SRNC
sau khi chuẩn bị thành công tài nguyên.
4. SRNC sử dụng giao thức ALCAP để thiết lập Iub user plane transport
bearer và thực hiện đồng bộ giữa SRNC và NodeB. Thủ tục này là tùy
chọn và chỉ được yêu cầu cho các giao diện CS kết nối ATM.
5. SRNC gửi một bản tin RRC CONNECTION SETUP tới UE qua kênh
downlink CCCH (FACH). Bản tin chứa thông tin về DCH được cấp phát
bởi SRNC.
6. UE và NodeB khởi tạo thủ tục đồng bộ L1, NodeB gửi bản tin NBAP:
Synchonization Indicator message tới SRNC khi kênh uplink vào trạng
thái ‘In-Sync”.
7. UE gửi một bản tin RRC CONNECTION SETUP COMPLETE tới SRNC
qua kênh uplink DCH mà vừa mới thiết lập. Bản tin này cho biết rằng thủ
tục thiết lập kết nối RRC kết thúc.
Chú ý: Nếu RNC thấy rằng yêu cầu kết nối RRC không thể thiết lập do nguyên
nhân như không đủ tài nguyên, nó sẽ gửi bản tin RRC CONNECTION REJECT
tới UE và cho biết lý do từ chối thiết lập trong bản tin này.
3) Signaling connection setup
- Mục đích: thực hiện trao đổi thông tin NAS giữa UE và CN.
- Điều kiện kích hoạt: UE gửi một bản tin Direct transfer để khởi tạo thủ tục
thiết lập kết nối báo hiệu.
- Thủ tục này bao gồm 3 bước:

1. UE gửi bản tin INITIAL DIRECT TRANSFER tới SRNC qua kết nối RRC>
Bản tin chứa thông tin NAS khởi tạo được gửi tới CN bởi UE.
2. SRNC nhận bản tin INITIAL DIRECT TRANSFER từ UE và gửi một bản
tin INITIAL UE MESSAGE tới CN qua giao diện Iu. Bản tin INITIAL UE
MESSAGE chứa thông tin NAS được gửi tới CN bởi UE. Nội dung của
thông tin NAS là PAGING RESPONSE>
3. CN gửi một bản tin trả lời tới SRNC.
 Nếu chấp nhận yêu cầu, CN gửi một bản tin CONNECTION CONFIRM tới
SRNC. Bản tin cho biết rằng kết nối SCCP được thiết lập. Sau khi nhận bản
tin này, SRNC xác nhận rằng kết nối báo hiệu được thiết lập.
 Nếu hủy bỏ yêu cầu, CN gửi một bản tin CONNECTION REJECT tới
SRNC. Bản tin cho biết rằng kết nối SCCP lỗi thiết lập. Sau khi nhận bản
tin, SRNC xác nhận rằng kết nối báo hiệu lỗi và khởi tạo thủ tục giải phóng
kết nối RRC.
4) Authentication and security mode control
- Mục đích: Thủ tục Authentication & Security Mode Control được thực hiện
giữa UE và mạng để nhận thực 2 chiều, đàm phán và cấu hình thuật toán bảo
vệ, thuật toán mã hóa. Thủ tục này đảm bảo tính toàn vẹn và chính xác của
báo hiệu.
- Điều kiện kích hoạt: UE và CN trao đổi báo hiệu. CN khởi tạo thủ tục điều
khiển Authentication & Security.
- Thủ tục Authentication & Security Mode Control bao gồm 8 bước.

Thủ tục nhận thực và bảo mật (MTO)


1. CN gửi một bản tin RANAP: DIRECT TRANSFER tới SRNC khởi tạo thủ
tục nhận thực ban đầu.
2. SRNC chuyển tiếp nội dung của bản tin DIRECT TRANSFER tới UE qua
bản tin DOWNLINK DIRECT TRANSFER.
3. UE gửi bản tin UPLINK DIRECT TRANSFER tới SRNC.
4. SRNC chuyển tiếp nội dung bản tin UPLINK DIRECT TRANSFER tới CN
qua một bản tin DIRECT TRANSFER cho biết trả lời nhận thực
(Authentication Response). Nếu khối nhận dạng thuê bao UMTS (USIM)
xét thấy rằng nhận thực thành công, CN gửi trả bản tin với một số IMSI.
5. CN gửi một bản tin SECURITY MODE COMMAND tới UE để khởi tạo
thủ tục điều khiển phương thức bảo mật. Bản tin này chứa thông tin về thuật
toán bảo vệ và mã hóa được hỗ trợ.
6. SRNC gửi một bản tin SECURITY MODE COMMAND tới UE để thông
báo cho UE về thuật toán bảo vệ và mã hóa mà UTRAN lựa chọn.
7. UE gửi một bản tin trả lời tới SRNC.
 Nếu thuật toán bảo vệ và mã hóa được cấu hình thành công, UE gửi bản
tin SECURITY MODE COMPLETED tới SRNC. SRNC sau đó gửi
một bản tin bản tin SECURITY MODE COMPLETED tới CN tại bước
8. Bản tin này chứa thông tin về thuật toán bảo vệ và mã hóa mà UE sử
dụng.
 Nếu UE không hỗ trợ thuật toán bảo vệ và mã hóa, UE gửi bản tin
SECURITY MODE COMMAND FAILUDE tới SRNC. Bản tin này
chứa thông tin về lỗi và lý do gây ra lỗi này. SRNC sẽ gửi bản tin
SECURITY MODE COMMAND REJECT tới CN tại bước 8.
5) Call setup
- Mục đích: Thủ tục này được thực hiện để thiết lập cuộc gọi.
- Điều kiện kích hoạt: UE nhận cuộc gọi từ CN.
- Thủ tục này bao gồm 11 bước:

Thủ tục call setup (MTO)


1. CN gửi bản tin DIRECT TRANSFER tới SRNC. Bản tin thông báo SETUP
và chứa số thuê bao bị gọi và Bearer capability của cuộc gọi.
2. SRNC chuyển tiếp nội dung bản tin DIRECT TRANSFER tới UE qua bản
tin DOWNLINK DIRECT TRANSFER.
3. UE gửi bản tin UPLINK DIRECT TRANSFER tới SRNC.
4. SRNC chuyển tiếp nội dung bản tin UPLINK DIRECT TRANSFER tới CN
qua bản tin DIRECT TRANSFER. Bản tin DIRECT TRANSFER chứ
CALL CONFIRM và chứ thông tin về việc đàm phán Bearer Capability của
cuộc gọi.
5. Một Radio Access Bearer (RAB) được thiết lập. Thủ tục thiết lập RAB
được mô tả như sau:
 CN gửi một bản tin RAB ASSIGNMENT REQUEST tới SRNC khởi tạo
thủ tục thiết lập RAB.
 (Tùy chọn: chỉ áp dụng đối với giao diện Iu-CS sử dụng truyền dẫn
ATM) SRNC ánh xạ tham số QoS cho RAB tới các tham số liên kết
AAL2 và các tham số tài nguyên vô tuyến đặc trưng. Dựa trên các tham
số đặc trưng cho kết nối AAL2, ALCAP trên giao diện Iu khởi tạo một
thủ tục thiết lập Iu User Plane Transport Bearer.
 SRNC gửi một bản tin RADIO LINK RECONFIGURATION
PREPARE tới NodeB, yêu cầu NodeB chuẩn bị thêm 1 hoặc nhiều DCH
tới kết nối vô tuyến hiện tại để mang RAB.
 NodeB cấp phát 1 tài nguyên và sau đó gửi một bản tin RADIO LINK
RECONFIGURATION REPLY tới SRNC.
 (Tùy chọn: chỉ yêu cầu cho giao diện Iub sử dụng truyền dẫn ATM). IuB
ALCAP tại SRNC khởi tạo 1 thủ tục thiết lập Iub User Plane Transport
Bearer. NodeB và SRNC thực hiện đồng bộ với việc trao đổi khung đồng
bộ downlink và uplink trong giao thức khung DCH.
 SRNC gửi bản tin RADIO BEARER SETUP tới UE.
 SRNC gửi bản tin RADIO LINK RECONFIGURATION COMMIT tới
NodeB.
 Sau khi thực hiện Radio Bearer Setup, UE gửi bản tin RADIO BEARER
SETUP COMPLETE tới SRNC.
 SRNC gửi bản tin RAB ASSIGNMENT RESPONSE tới CN. RAB được
thiết lập.
 Khi quá trình thiết lập RAB bị lỗi: Khi CN gửi một bản tin RAB
ASSIGNMENT REQUEST tới SRNC để khởi tạo thủ tục thiết lập RAB,
SRNC gửi một bản tin RAB ASSIGNMENT RESPONSE tới DC, bản
tin này cho biết số nhận dạng của RAB mà bị lỗi thiết lập và lý do lỗi.
6. UE gửi bản tin UPLINK DIRECT TRANSFER tới SRNC.
7. SRNC chuyển tiếp nội dung bản tin UPLINK DIRECT TRANSFER này tới
CN qua bản tin DIRECT TRANSFER, thông báo ALERTING yêu cầu số
thuê bao bị gọi rung chuông.
8. UE gửi một bản tin UPLINK DIRECT TRANSFER tới SRNC.
9. SRNC chuyển tiếp nội dung bản tin UPLINK DIRECT TRANSFER tới CN
qua bản tin DIRECT TRANSFER, thông báo CONNECT. Điều đó nghĩa là
thuê bao bị gọi đã trả lời cuộc gọi.
10. CN gửi bản tin DIRECT TRANSFER tới SRNC. Bản tin thông báo
CONNECT ACKNOWLEDGE.
11. SRNC chuyển tiếp nội dung bản tin DIRECT TRANSFER tới UE qua bản
tin DOWNLINK DIRECT TRANSFER.
6) Conversation
Sau khi cuộc gọi được thiết lập, UE vào quá trình đàm thoại. Trong thời
gian đàm thoại, RNC gửi bản tin Measurement Control tới UE và UE thực hiện
gửi lại bản tin Measurement Report tới RNC. UE cũng thực hiện các thủ tục
chuyển giao như Soft Handover, Inter-Frequency Hard Handover và InterRAT
Hard Handover.

Chế độ thoại

7) Call Release
Mục đích: Được thực hiện để giải phóng dịch vụ và giải phóng tài nguyên
sau khi cuộc gọi kết thúc.
Điều kiện kích hoạt: Cuộc gọi kết thúc và người đối thoại dập máy.
Mô tả: Thủ tục Call Release được thực hiện qua 9 bước.

Giải phóng cuộc gọi


1. CN gửi bản tin DIRECT TRANSFER tới SRNC. Bản tin DISCONNECT
thông báo tới UE rằng đối tác đang đối thoại dập máy.
2. SRNC chuyển tiếp nội dung bản tin DIRECT TRANSFER tới UE qua bản
tin DOWNLINK DIRECT TRANSFER.
3. UE gửi một bản tin UPLINK DIRECT TRANSFER tới SRNC.
4. SRNC chuyển tiếp nội dung bản tin UPLINK DIRECT TRANSFER tới CN
qua bản tin DIRECT TRANSFER. Bản tin DIRECT TRANSFER thông
báo RELEASE yêu cầu giải phóng cuộc gọi.
5. CN Gửi bản tin DIRECT TRANSFER tới SRNC. Bản tin cho biết
RELEASE COMPLETE.
6. SRNC chuyển tiếp nội dung bản tin DIRECT TRANSFER tới UE qua bản
tin DOWNLINK DIRECT TRANSFER.
7. CN gửi bản tin IU RELEASE COMMAND tới SRNC để yêu cầu giải
phóng cuộc gọi trên giao diện Iu. Bản tin cho biến lý do giải phóng Iu.
8. (tùy chọn: Áp dụng đối với các giao diện IU-CS sử dụng truyền dẫn ATM).
Giao thức ALCAP trên giao diện Iu cho biến một thủ tục giải phóng Iu data
transport Bearer.
9. SRNC gửi một bản tin IU RELEASE COMPLETE tới CN.
8) RRC Connection Release
Mục đích: thủ tục này được thực hiện để giải phóng kết nối báo hiệu và tất
cả các Radio Bearer giữa UE và UTRAN.
Điều kiện kích hoạt: Sau khi RAB được giải phóng, SRNC kiểm tra xem
kết nối RRC mang bất cứ RAB nào không. Nếu kết nối RRC không mang
RAB nào của UE, SRNC khởi tạo thủ tục giải phóng kết nối RRC.
Mô tả: Thủ tục RRC Connection Release được thực hiện qua 5 bước (4
bước chính và 1 bước tùy chọn với kết nối sử dụng kiểu truyền dẫn ATM).

Giải phóng kết nối RRC (MTO)


1. SRNC gửi bản tin RRC CONNECTION RELEASE tới UE trên kênh
DCCH.
Chú ý: SRNC có thể gửi bản tin RRC CONNECTION RELEASE tối đa 4
lần để tăng khả năng nhận chính xác bản tin này của UE. Số hiệu bản tin
RRC này là như nhau. Số lần truyền lại và chu kỳ truyền được xác định bởi
SRNC. Nếu SRNC không nhận bản tin RRC CONNECTION RELEASE
COMPLETE từ UE sau khi gửi bản tin RRC CONNECTION RELEASE 4
lần, SRNC coi rằng UE đã giải phóng kết nối RRC.
2. UE gửi bản tin RRC CONNECTION RELEASE COMPLETE tới SRNC.
3. SRNC gửi bản tin RADIO LINK RELETION REQUEST tới NodeB, yêu
cầu NodeB giải phóng tài nguyên kết nối vô tuyến trong NodeB.
4. Sau khi giải phóng tài nguyên, NodeB gửi bản tin RADIO LINK
DELETION RESPONSE tới SRNC.
5. (Tùy chọn: được yêu cầu với các giao diện Iub sử dụng truyền dẫn ATM).
SRNC sử dụng giao thức ALCAP để khởi tạo thủ tục giải phóng Iub user
plane transport bearer, sau đó kết thúc thủ tục giải phóng kết nối RRC.
2.2.2.3 Các thủ tục thiết lập cuộc gọi PS
UE sẽ khởi tạo một kết nối PS khi có nhu cầu sử dụng các ứng dụng truyền
tải dữ liệu với mạng PS core, như: truy nhập internet; gửi mail; download hoặc
video streaming. Các thủ tục chính khi khởi tạo bắt đầu và kết thúc 1 cuộc gọi
PS.
1. Thiết lập kết nối RRC.
2. GPRS attach.
3. Thiết lập 1 phiên kết nối PS & thiết lập RAB.
4. Truyền tải dữ liệu đường lên và đường xuống.
5. Giải phóng phiên kết nối PS.
6. Giải phóng kết nối RRC.
1) RRC connection setup
Giới thiệu: Thủ tục RRC connection setup được thực hiện khi UE cần
thiết lập kết nối báo hiệu tới SRNC. Việc thiết lập kết nối RRC luôn được
khởi tạo bởi UE. Một UE có tối đa một kết nối RRC tại một thời điểm.
Điều kiện kích hoạt: UE ở idle mode khởi tạo thủ tục thiết lập kết nối
RRC khi lớp NAS của UE yêu cầu thiết lập 1 kết nối báo hiệu.
Mô tả: Khi RNC nhận được bản tin RRC CONNECTION REQUEST từ
UE, khối module quản lý tài nguyên vô tuyến ở RNC xác định cho phép
hay loại bỏ việc thiết lập kết nối RRC dựa trên thuật toán cụ thể. Nếu yêu
cầu thiết lập kết nối được chấp nhận, thuật toán tiếp tục xác định kết nối
RRC được thiết lập trên kênh DCH hay kênh CCH. Hình dưới đây mô tả
quá trình thiết lập trên kênh.

RRC thiết lập thành công trên kênh DCH (PS call)
1. UE gửi bản tin RRC CONNECTION REQUEST tới SRNC trên kênh
PRACH(vật lý)/RACH(truyền tải)/CCCH(logic) để yêu cầu thiết lập 1 kết
nối RRC. Bản tin này bao gồm các trường thông tin chính:
- Thông tin nhận dạng UE: IMSI; IMEI; P-TMSI & RAI; TMSI & LAI.
Các nhà khai thác có thể cấu hình để nhận dạng UE từ 1 trong 4 cách trên.
- Nguyên nhân thiết lập kết nối RRC: đối với dịch vụ PS nguyên nhân thiết
lập RRC có một trong các nguyên nhận sau: RRC.AttConnEstab.OrgBkg;
RRC.AttConnEstab.OrgStr; RRC.AttConnEstab.OrgInt;
RRC.AttConnEstab.TrmBkg; RRC.AttConnEstab.TrmInt;
RRC.AttConnEstab.TrmStr.
- Các báo cáo đo đạc gửi trên kênh RACH của UE, hình dưới đây mô tả các
nội dung đo đạc chính trong bản tin.

Nội dung thông tin về measurement của UE

2. Dựa trên nguyên nhân thiết lập RRC và tài nguyên hiện tại của hệ thống,
RNC xác định thiết lập RRC trên kênh DCH và cấp phát mã nhận dạng
mạng vô tuyến tạm thời (Radio network temporary identity – RNIT), tài
nguyên vô tuyến. Sau đó SRNC gửi bản tin RADIO LINK REQUEST
SETUP tới NodeB, yêu cầu NodeB cấp phát một kết nối vô tuyến cụ thể
cho UE.
3. NodeB phản hồi lại RNC bản tin RADIO LINK SETUP RESPONDSE
sau khi chuẩn bị tài nguyên thành công.
4. SRNC sử dụng giao thức ALCAP thiết lập mặt phẳng truyền tải người sử
dụng trên giao diện Iub để thực hiện đồng bộ giữa NodeB và RNC, thủ
tục này yêu cầu bắt buộc đối với truyền dẫn Iub-ATM, đối với truyền dẫn
Iub-IP thủ tục này không bắt buộc.
5. SRNC gửi bản tin RRC CONNECTION SETUP tới UE thông qua kênh
logic CCCH/kênh truyền tải FACH/kênh vật lý S-CCPCH. Bản tin này
mang các thông tin chính về mã nhận dạng UE, thông tin về kết nối RB,
các thông tin về kênh truyền tải, kênh vật lý và thông tin về điều khiển
công suất.
Ví dụ: Các thông tin về nhận dạng UE như hình dưới đây, bao gồm các
thông tin về IMSI, IMEI, RNTI, chu kì lắng nghe bản tin Paging, chỉ thị
về trạng thái kênh. Trong bản tin này, mạng cũng yêu cầu UE gửi thông
tin cập nhật thêm về khả năng của UE: hỗ trợ FDD hay TDD, CAT UE là
bao nhiêu…

Các thông tin nhận dạng UE trong bản tin RRC CONNECTION SETUP.

Trích log file bản tin RRC CONNECTION SETUP


6. NodeB và UE thực hiện đồng bộ ở Layer 1. NodeB gửi bản tin NBAP
mang thông tin chỉ thị đồng bộ tới SRNC trong trường hợp đường uplink
rơi vào trạng thái mất đồng bộ.
7. UE gửi bản tin RRC CONNECTION SETUP COMPLETE tới
SRNC qua kênh DCCH vừa mới được thiết lập, cho biết kết thúc thủ
tục RRC connection setup. Bản tin này mang một số trường thông
tin quan trọng như: power class, các thông tin của UE về capacity,
khả năng hỗ trợ hay còn gọi là CAT của UE. Từ nội dung này sẽ
phân biệt được UE chỉ hỗ trợ dịch vụ PS R99, UE hỗ trợ HSPA, hay
HSPA+…

RRC được thiết lập không thành công


Dựa trên thuật toán admission control, trong trường hợp RNC quyết
định từ chối việc cấp phát kết nối RRC. RNC gửi bản tin RRC
CONNECTION REJECT tới UE thông báo nguyên nhân của việc bị từ chối.
Thông thường việc thiết lập kết nối RRC là do các nguyên nhân: nghẽn tài
nguyên vô tuyến: Code, CE, power, nghẽn Iub…
Một số timer cần chú ý trong quá trình thiết lập RRC.
Sau khi UE gửi đi bản tin RRC CONNECTION SETUP REQUEST,
một Timer T300 sẽ được khởi tạo bắt đầu đếm tại UE, Timer này sẽ kết thúc
nếu UE nhận được bản tin RRC CONNECTION SETUP. Ngược lại nếu
không nhận được, khi hết khoảng thời gian này UE sẽ tự động gửi thêm 1 lần
nữa bản tin RRC CONNECTION SETUP REQUEST. Mỗi lần như vậy
counter V300 tăng thêm 1. Sau tối đa N300 lần gửi mà UE vẫn không nhận
được RRC CONNECTION SETUP REQUEST, UE sẽ trở về trạng thái idle,
việc thiết lập kết nối giữa UE và mạng không thành công. Counter N300 và
Timer T300 là các tham số có thể cấu hình được.
Các timer cần chú ý trong quá trình thiết lập RRC
2) GPRS attach
Mô tả: Thủ tục GPRS attach phải được hoàn thành nếu như UE chưa
đăng nhập (register) với mạng PS core. Thủ tục này bao gồm GMM
Attach Request/Attach Accept handshake. Nếu UE đã đăng nhập mạng PS
core, bản tin Attach request được thay thế bằng bản tin GMM service
request.
Điều kiện kích hoạt: UE gửi bản tin GPRS attach request để khởi tạo
thiết lập kết nối báo hiệu.
Chi tiết thủ tục: Hình dưới đây mô tả chi tiết các bản tin trong trường
hợp UE chưa đăng nhập mạng PS core.

Các bước chính trong thủ tục GPRS attach


1. Sau khi chuyển sang trạng thái RRC connected mode, UE gửi bản tin
Initial direct transfer tới RNC, RNC sẽ đóng gói các bản tin từ lớp NAS
của UE và gửi tới mạng PS core. Các gói tin NAS PDU mang nội dung
thông tin của bản tin GMM attach. Định dạng của bản tin này như mô tả
dưới đây:
Định dạng của bản tin GMM: Attach Request
- Byte đầu tiên của bản tin bao gồm 4 bit để mô tả giao thức của bản tin, giá
trị 8 trong hình 23 cho biết bản tin xử dụng giao thức GMM protocol.
- Byte tiếp theo mô tả kiểu bản tin được truyền, giá trị 1 cho biết đây là bản
tin Attach Request.
- Bản tin Attach request cũng bao gồm các trường thông tin: Khả năng hỗ
trợ GPRS, chuỗi khóa mã Ciphering, kiểu Attach vào mạng của UE.
Mạng CN sử dụng Ciphering Key Sequence để xác định kiểm mã hóa và
khóa mã hóa của UE.
- Kiểu Attach: Trường Attach Type cho biết thủ tục báo hiệu, chẳng hạn
như GPSR attach hoặc kết hợp GPRS/IMSI attach. Kiểu attach cũng chỉ
ra rằng UE có dữ liệu để truyền sau khi thủ tục cập nhật hoàn thành hay
không. Điều này sẽ tránh việc CN giải phóng kết nối Iu trong khi UE
muốn được truyền dữ liệu.
- Ngoài ra, Attach request còn mang các thông tin về khả năng hỗ trợ DRX
của UE, thông tin về P-TMSI nếu UE đã có P-TMSI, nếu không thì sẽ
dùng IMSI.
- Bản tin Attach request còn mang các trường thông tin khác về Radio
Access capacity của UE.
2. RNC gửi bản tin trên tới mạng PS CN qua bản tin: RANAP initial UE
message, bản tin này được đóng gói trong bản tin SCCP connection
request (được sử dụng để khởi tạo thiết lập một báo hiệu Iu-PS).
3. Mạng Core PS thực hiện tách các gói tin NAS PDU trong bản tin
RANAP, và phản hồi lại yêu cầu thiết lập báo hiệu SCCP thông qua bản
tin SCCP connection confirm. Bản tin này bao gồm thông tin về yêu cầu
bảo mật. Nó cho phép mạng core có thể đồng thời thực hiện các thủ tục về
bảo mật và hoàn thành thủ tục thiết lập kết nối báo hiệu Iu-PS.
4. RNC gửi bản tin này xuống UE.
5. Sau khi nhận được bản tin, UE phản hồi lại với bản tin RRC security
mode complete. RNC nhận được và chuyển tiếp bản tin này đến CN.
6. Mạng Core xử lý và gửi bản tin RANAP Common Identity message tới
RNC. Bản tin này thông báo cho RNC về mã nhận dạng của UE như:
IMSI. RNC có thể xử dụng IMSI trong thủ tục tìm gọi hoặc các thuật toán
khác như IMSI based HO.
7. Mạng Core hoàn thành thủ tục đăng nhập của UE thông qua bản tin GMM
attach Accept message. Nội dung chính của bản tin như dưới đây:

Nội dung chính của bản tin GMM attach Accept message
Các nội dung chính trong bản tin:
- Message type bằng 2 thay vì 1 như bản tin Attach request.
- Đồng thời bản tin cũng chỉ ra chu kì Routing area update và thông tin về
RAI hiện tại.
- UE hoàn thành thủ tục đăng nhập với mạng PS sau khi nhận được bản tin
này.
Đối với trường hợp UE đã đăng nhập mạng PS, thủ tục thiết lập kết nối PS của
UE với mạng tuân theo lưu đồ dưới đây:

Thủ tục thiết lập kết nối PS đối với các UE đã đăng nhập mạng PS
Lúc này, bản tin Attach request được thay thế bằng bản tin GMM service
request. Cấu trúc của bản tin GMM service request như sau:
Các nội dung chính trong bản tin:
- Thông tin Service type cho biết nguyên nhân của việc gửi bản tin service
request. Giá trị 0 cho biết nguyên nhân thiết lập báo hiệu, giá trị 1 cho biết
yêu cầu truyền data, giá trị 2 cho biết phản hồi lại bản tin Paging.
3) Thiết lập phiên kết nối PS (PS section setup) & thiết lập RAB
Giới thiệu: Được thực hiện để thiết lập phiên kết nối PS.
Điều kiện kích hoạt: Được thực hiện khi UE gửi bản tin PDP context
request tới RNC (PDP context request được thực hiện khi UE có nhu cầu
khởi tạo một cuộc gọi PS).
Mô tả thủ tục:

UE NodeB RNC SGSN


Thủ tục thiết lập RAB & phiên kết nối PS
1.UE gửi bản tin: Active PDP conetext request tới SGSN, bao gồm các trường
thông tin: kiểu PDP (PDP IPv4 hay PDP IPv6), kiểu địa chỉ IP (Trường thông
tin về địa chỉ cho biết UE yêu cầu cấp phát IP tĩnh hay là IP động), APN, QoS
yêu cầu của UE. Dưới đây là chi tiết nội dung một bản tin:
2.Sau khi nhận được bản tin này, SGSN thực hiện truy vấn HLR để có được Qos
profile của UE. Sau đó, SGSN gửi bản tin RAB assignment request tới RNC
yêu cầu thiết lập RAB. Nội dung của bản tin này phản ánh Qos profile nhận
được từ HLR như: tốc độ DL tối đa của đường xuống và UL tối đa của đường
lên, thông tin về độ ưu tiên của UE, các thông tin về khả năng hỗ trợ tính năng
xếp hàng đợi, giành quyền ưu tiên.

3.RNC thực hiện các thủ tục cấp phát tài nguyên để cấp phát RAB cho UE. Có
hai thuật toán có thể cấu hình:
 RNC cấp phát tài nguyên với tốc độ bit hạn chế trong quá trình thiết lập
RAB. Trong trường hợp này RNC có thể sử dụng thủ tục cấp phát RAB
để lựa chọn cấp phát tài nguyên cho một kết nối HSDPA/HSUPA hoặc
một kết nối DPCH.
 Giải pháp thứ 2 cho phép trì hoãn việc cấp phát tốc độ bit hạn chế trên
kênh RAB. Trong trường hợp này, việc lựa chọn cấp phát tài nguyên cho
kết nối HSDPA/HSUPA hoặc DPCH cũng bị trì hoãn. Cụ thể là RNC sẽ
cấp phát 1 kết nối RAB với tốc độ 0 kbps. Sau đó, căn cứ vào tài nguyên
hiện tại của hệ thống sẽ cấu hình lại RAB với tốc độ lớn hơn.
Phương pháp thứ nhất cho phép giảm thời gian kết nối, trong khi đó phương
pháp thứ 2 cho phép cấp phát tốc độ bit dựa trên traffic volume trong bản tin
message report. Nếu chọn giải pháp thứ nhất thuật toán admission control sẽ
thực hiện kiểm tra tất cả các tài nguyên công suất, nhiễu đường lên, tài nguyên
code, Iub, CE của cell; NodeB. Nếu chọn giải pháp thứ 2, thuật toán admission
control cho phép thiết lập kết nối RAB mà không cần kiểm tra trạng thái của các
tài nguyên. Hiện trong mạng 3G Viettel NSN đang cấu hình sử dụng phương
pháp này.
4.Sau khi quá trình cấp phát RAB hoàn thành, RNC gửi lại bản tin RAN
assignment respond tới SGSN.
5.Sau khi nhận được bản tin này SGSN gửi PDP context request tới GGSN,
thông báo về QoS yêu cầu đồng thời cũng thiết lập GTP (GPRS Tunnelling
Protocol) tunnel giữa SGSN và GGSN.
6.Sau khi nhận được phản hồi từ GGSN, SGSN hoàn thành thủ tục PDP
activation bằng cách gửi bản tin Active PDP context accept tới UE. Mục đích
chính của bản tin này là xác nhận lại lần cuối các thuộc tính về QoS và cấp
phát 1 địa chỉ IP cho UE.

Nội dung bản tin Active PDP context Accept.


Kết thúc thủ tục thiết lập PS section và RAB.
4) DL & UL data transfer
Quá trình trao đổi, truyền dữ liệu đường lên và đường xuống
 RNC sử dụng bản tin Measurement control gửi tới UE danh sách các cell
relation cùng tần số, khác tần số và relation 2G, các ngưỡng kích hoạt các
sự kiện 2f, 2f, 3a, 4a, 4b…
 Căn cứ vào báo cáo đo đạc của UE, hệ thống sẽ đưa ra các quyết định
chuyển giao, hoặc cấu hình lại RAB với tốc độ thích hợp.
5) Giải phóng phiên kết nối PS.

Giải phóng phiên kết nối PS


Mục đích: Được thực hiện để giải phóng các dịch vụ và tài nguyên sau khi một
phiên kết nối kết thúc.
Điều kiện kích hoạt: UE gửi bản tin Deactivation PDP context request message
tới RNC. Một thủ tục Deactivation PDP context được thực hiện khi UE kết thúc
một cuộc gọi PS. Trước khi Deactivation UE ở trạng thái active, sau khi
Deactivation trạng thái trở thành Packet Mobility Management Connected. Kết
nối RAB sẽ được giải phóng nếu không còn PDP context nào khác đang được sử
dụng. PDP Deactivation có thể được khởi tạo bởi UE, SGSN hoặc GGSN.
Mô tả:
Thủ tục bao gồm 6 bước chính dưới đây:
1. UE gửi bản tin Deactivation PDP context request tới RNC, RNC tiếp tục
gửi bản tin này tới SGSN thông qua: RANAP SM Deactive PDP context
request. Bản tin này mang các thông tin chính như sau:

Nội dung bản tin Deactivate PDP context Request.


2. SGSN sẽ gửi bản tin yêu cầu xóa PDP context tới GGSN.
3. GGSN loại bỏ PDP context và trả về SGSN bản tin deactivate PDP
context respond.
4. SGSN gửi bản tin thông báo deactivate PDP context respon tới UE thông
qua RNC.
5. Kết nối RAB được giải phóng thông qua các thủ tục của RAB.
6. Kết nối báo hiệu SCCP giữa RNC và SGSN được giải phóng.
6) Giải phóng kết nối RRC
Giới thiệu: Được thực hiện để giải phóng kết nối báo hiệu và tất cả các kết nối
RBs giữa UE và UTRAN.
Điều kiện kích hoạt: Sau khi một kết nối RAB được giải phóng, RNC sẽ xem
xét kết nối RRC còn mang báo hiệu của kết nối RAB nào khác không. Nếu
không, RNC sẽ khởi tạo giải phóng kết nối RRC đó.
Mô tả thủ tục: Giải phóng kết nối trên kênh DCH

Giải phóng kết nối RRC trên kênh DCH


1. RRC gửi bản tin RRC connection release tới UE trên kênh DCCH, trong
đó có mang thông tin về nguyên nhân giải phóng. RNC có thể gửi bản tin
RRC connection release vài lần để đảm bảo khả năng nhận được của UE.
Số lần gửi lại và khoảng thời gian giữa các lần có thể được cấu hình tại
RNC. Nếu RNC không nhận được bản tin RRC connection release
complete từ UE sau tối đa 4 lần gửi RRC connection release, RNC sẽ xem
UE đó đã giải phóng kết nối RRC.
2. UE gửi bản tin RRC connection release complete tới RNC.
3. RNC gửi bản tin RADIO LINK DELETION REQUEST tới NodeB, yêu
cầu NodeB giải phóng các tài nguyên kết nối vô tuyến liên quan.
4. Sau khi giải phóng tài nguyên, NodeB gửi RADIO LINK DELETION
RESPONSE tới RNC.
5. Đối với truyền dẫn Iub triển khai ATM, RNC sẽ sử dụng giao thức
ALCAP để khởi tạo thủ tục giải phóng mặt phẳng truyền tải người sử
dụng trên giao diện Iub.
2.2.2.4 Chuyển giao mềm và chuyển giao cứng trong 3G
1) Khái niệm
- Chuyển giao: sự duy chì cuộc gọi với sự tham gia của nhiều Cell trong
mạng di động, quá trình mà một cuộc gọi được phục vụ từ cell này sang
cell khác gọi là quá trình chuyển giao.
- Chuyển giao mềm (soft & softer handover): là thuật toán chuyển giao
được thực hiện giữa các cell cùng tần số trong mạng 3G, kết nối với UE
được bổ sung mà không cần phải giải phóng kết nối hiện tại.
- Chuyển giao cứng (hard handover): Tương tự như chuyển giao giữa các
cell trong 2G. Chuyển giao cứng là quá trình một liên kết truyền dữ liệu bị
ngắt trước khi thiết lập một liên kết truyền dữ liệu mới. Chuyển giao cứng
trong 3G bao gồm các trường hợp sau đây:
 Chuyển giao giữa các cell khác tần số.
 Chuyển giao giữa các RNC không đấu nối giao diện Iur hoặc Iur bị
nghẽn.
 Chuyển giao giữa các cell cùng tần số khi không còn tài nguyên.
2) Ưu nhược điểm của chuyển giao mềm
- Ưu điểm: Chuyển giao mềm giúp tích kiệm công suất cho UE, hạn chế sự
phát xạ công suất cao cho UE tại vùng chuyển giao, giảm nhiễu, làm tăng
tài nguyên cho hệ thống.
- Nhược điểm: Tài nguyên vô tuyến bao gồm: code, CE, công suất đường
xuống, tài nguyên Iub cho chuyển giao mềm tăng lên, nếu tỷ lệ chồng lấn
trong mạng lớn sẽ gây lãng phí tài nguyên, làm giảm dung lượng của toàn
mạng.
3) Các bước trong quá trình chuyển giao
- Về phía UE có 3 bước.
 Bước 1: tính toán thông số vô tuyến mà nó đo lường được,
 Bước 2: gửi báo cáo đo đạc và các sự kiện về RNC
 Bước 3: thi hành các yêu cầu chuyển giao.
- Về phía mạng (RNC) có 3 bước.
 Bước 1: xử lý các bản tin đo lường nhận được từ phía UE
 Bước 2: đánh giá những số liệu mà nó nhận được từ UE xem thuộc
vào loại chuyển giao nào cũng như là có thỏa mãn điều kiện chuyển
giao hay không.
 Bước 3: ra lệnh chuyển giao.
 Đo lường
UE Xử lý bản tin đo lường theo công thức: Fn = (1-a)Fn-1+ aMn
 Với Mn là kết quả mới nhất mà UE đo được.
 Fn-1: Kết quả đo lường đã được sử lý trước đó.
 Fn: kết quả đo lường cập nhật hiện tại.
 a: = ½(k/2), với K là hệ số. Hệ số này nhà điều hảnh sử dụng để điều
chỉnh quá trình đo lường, K có thể thiết lập riêng rẽ cho các loại
Handover khác nhau.
Trong môi trường vô tuyến tín hiệu thăng giáng nhanh, biên độ thăng giáng
lớn, công thức này tạo ra mối quan hệ nội suy giữa các mẫu đo đạc tín hiệu, giúp
mẫu tín hiệu sau có liên hệ với mẫu tín hiệu trước đó, làm cho giá trị đo lường
ổn định và có độ chính xác cao hơn. K càng lớn mức độ ảnh hưởng của giá trị
trươc với giá trị hiện tại càng lớn.
Mạng gửi cho UE danh sách các đối tượng cũng như các tiêu chí mà UE
cần phải đo đạc thông qua bản tin measurement control. Các thông tin trong bản
tin này gồm có:
 Hình thức gửi báo cáo: gửi theo chu kỳ hay gửi theo sự kiện, gửi theo
chu kỳ là UE sau một thời gian xác định thì lại gửi thông tin mà nó đo
đạc được về RNC. Gửi theo sự kiện là UE chỉ gửi cho mạng thông tin
đo lường khi thỏa mãn các điều kiện thiết lập.

Danh sách NB intrafrequency Danh sách các cell NB GSM


newIntraFreqCellList NewInterRATCellList-B :
NewIntraFreqCellSI-List-ECN0 : [0 ] :
[0 ] : technologySpecificInfo : gsm
cellInfo cellSelectionReselectionInfo
modeSpecificInfo : fdd q-Offset1S-N : 7
primaryCPICH-Info modeSpecificInfo : gsm
primaryScramblingCode : 434 interRATCellIndividualOffset : 0
readSFN-Indicator : True bsic
tx-DiversityIndicator : False ncc : 2
………………………. bcc : 3
frequency-band : dcs1800BandUsed
bcch-ARFCN : 586
Danh sách NB interfrequency Tham số cấu hình các ngưỡng đo đạc của UE
interFreqCellInfoSI-List eventCriteriaList
removedInterFreqCellList IntraFreqEventCriteriaList : [0 ] :
RemovedInterFreqCellList : removeNoInterFreqCells event
newInterFreqCellList IntraFreqEvent : e1a
NewInterFreqCellSI-List-ECN0 : hysteresis : 0
[0 ] : timeToTrigger : ttt240
frequencyInfo reportingCellStatus
modeSpecificInfo : fdd IntraFreqEvent : e1b
fdd e1b
uarfcn-DL : 4457 hysteresis : 0
primaryScramblingCode : 434 timeToTrigger : ttt640
primaryCPICH-TX-Power : 32 reportingCellStatus
ReportingCellStatus : withinActiveSet
 Danh sách cell mà UE cần giám sát đo lường, đây là những cell có
quan hệ neighbour với Cell phục vụ, danh sách này có thể bao gồm cả
3 loại neighbor: cùng tần số, khác tần số, neighbor GSM.
Dưới đây là ví dụ điển hình được trích trong bản tin. Measurement control
 Chuyển giao mềm
+) Có 4 sự kiện kích hoạt việc chuyển giao mềm:
Sự kiện 1a: điều kiện để 1 cell trở thành cell trong tập ActiveSet ( ActiveSet là
tập hợp các cell cùng phục vụ một UE).

Event 1A và Event 1B
Sự kiện 1a: xẩy ra khi 3 yếu tố sau đồng thời thõa mãn:
- Hiệu số Ec/No của P_CPICH 2( P_CPICH 2 là chất lượng Ec/No của cell
đang được xem set vào trong tập ActiveSet) với P_CPICH best cell(
P_CPICH best cell là Cell có vai trò là Cell tốt nhất trong ActiveSet) phải
nhỏ hơn giá trị reportingRange1a (hiện đang cấu hình 3 dB).
- Để tránh thăng giáng gây ra ping pong thì giá trị đó phải nhỏ hơn
reportingRange1a trừ đi Hysteresis1a/2 (hiện đang cấu hình bằng 0 dB).
- Sau khi thỏa mãn điều kiện này, một Timer được kích hoạt để giám sát,
nếu trong khoảng thời gian giám sát Time To Trigger 1a, mà tín hiệu vẫn
thỏa mãn điều kiện trên thì sự kiện 1a được kích hoạt, UE gửi báo cáo
thông báo sự hiện 1a về RNC.
Sự kiện 1b: xác định các điều kiện cần để loại bỏ 1 Cell ra khỏi tập ActiveSet
của UE. Khi chất lượng tín hiệu của 1 cell trong tập AS tồi hơn so với best cell
một ngưỡng cấu hình bởi tham số: 1B event relative THD + 1B hysteresis trong
1 khoảng thời gian: 1B event trigger delay time, sự kiện 1b sẽ được kích hoạt.
Hiện tại các giá trị trên đang được cấu hình trong mạng như sau:
- 1B event relative THD = 6 dB.
- 1B hysteresis = 0 dB.
- 1B event trigger delay time = 2560 ms
Bộ tham số trên nghĩa là: Khi chất lượng tín hiệu của 1 cell trong tập AS tồi hơn
chất lượng tín hiệu của best cell trong AS ≥ 6dB, trong khoảng thời gian 2560
ms, thì UE sẽ gửi báo cáo về sự kiện 1b về RNC.
Sự kiện 1c: số lượng Cell trong tập ActiveSet không thể vượt quá giá trị
maxActiveSet (hiện đang được cấu hình bằng 3), sự kiện 1c xác định các điều
kiện một cell cần đạt để thay thế Cell tồi nhất trong tập ActiveSet. Hình 33 miêu
tả sự kiện P_CPICH 4 thay thế cho P_CPICH 3 là cell có chất lượng tồi nhất
trong ActiveSet. Hiện tại sự hiện 1c đang được cấu hình trong mạng Viettel như
sau:
- 1C hysteresis = 2 dB (mức chênh lệch về chất lượng tín hiệu yêu cầu
giữa cell ở ngoài và cell tồi nhất trong tập AS).
- 1C event trigger delay time = 640 ms (thời gian kích hoạt sự hiện 1C).

Event 1c
Sự kiện 1d: sự kiện thay đổi best cell (cell phục vụ tốt nhất) trong tập AS. Khi
chất lượng tín hiệu của 1 cell trong tập AS tốt hơn chất lượng tín hiệu của cell
phục vụ tốt nhất một ngưỡng cấu hình bởi tham số 1D hysteresis/2 trong khoảng
thời gian “1D event trigger delay time”, sự kiện 1d sẽ được UE kích hoạt. Hiện
tại trong mạng Viettel đang cấu hình bộ tham số cho sự kiện 1d như sau:
- 1D hysteresis = 4 dB và 1D event trigger delay time = ms.

Sự kiện 1 d
+) Quá trình handover:
Trao đổi thông tin giữa UE và RNC trong quá trình Soft handover.
Hình trên miêu tả tiến trình trao đổi thông tin giữa UE và RNC trong quá
trình chuyển giao mềm hay còn gọi là soft handover. Tiến trình này cơ bản
giống nhau cho các Event. Chỉ khác là Event 1a cần phải xác thực tài nguyên
của Cell có còn hay không.
+) Mô tả chi tiết các bản tin:
MEASUREMENT CONTROL Message(DL): Danh sách neighbour và các
tiêu chí đo đạc, UE sử dụng các thông tin này để đo lường và thiết lập các điều
kiện cho gửi báo cáo các Event.
MEASUREMENT REPORT(UL): UE báo cáo sự kiện nào mà nó gặp phải(
1a, 1b, 1c hay 1d) cùng thông tin về PSC của Cell.
ACTIVE SET UPDATE (DL): Chứa thông tin chỉ thị cho UE thực hiện 1
Event nào đó, như Addition cell vào Activeset, Remove, hoặc replace …cùng
thông tin về PSC của Cell.
ACTIVE SET UPDATE COMPLETE (UL): UE gửi bản tin này cho mạng
nhằm thông báo hoàn thành lệnh Soft handover mà mạng yêu cầu trước đó.
MEASURE CONTROL( DL): RNC gửi lại thông tin neighbour update sau
quá trình Soft handover.
Chú ý: khi thực hiện Soft handver mà đối tượng Cell thuộc 2 RNC thì cần quá
trình trao đổi thông tin giữa SRNC và DRNC thông qua giao diện Iur. Mục đích
là để SRNC biết được tính chất sãn sàng cũng như khả năng của Cell target.
 Chuyển giao cứng giữa các tần số khác nhau trong 3G
Phần này chỉ trình bày nguyên lý liên quan đến chuyển giao cứng giữa các
tần số khác nhau trong 3G.
Việc điều khiển chuyển giao cứng được thực hiện thông qua các Event là
2d, 2f và 2b. 2d xác định điều kiện của chất lượng vô tuyến mà UE phải vào chế
độ compress mode (là chế độ thực hiện các đo đạc về chất lượng, và cường độ
tín hiệu của neighbor khác tần số), 2f xác định điều kiện của chất lượng vô tuyến
mà UE không thoát khỏi chế độ compress mode và 2b xác định điều kiện của
serving cell và target cell cho một chuyển giao cứng có thể xẩy ra. Như vậy sau
khi vào 2d, nếu như cell nguồn (source cell) và cell đích (target cell) thõa mãn
các điều kiện của event 2b thì chuyển giao cứng sẽ được xẩy ra. Các Event 2d,
2f và 2b được cấu hình theo các ngưỡng khác nhau của RSCP và Ec/No. Nếu
thỏa mãn 1 trong 2 tiêu chí RSCP và Ec/No thì các Event đều xẩy ra.

Hình 36: Event 2d & 2f Chú ý: Measurement quanlity: Ec/No hoặc RSCP.
Hình 36 miêu tả các điều kiện cần thiết để Event 2d và Event 2f xẩy ra. Với
Event 2b thì phải thỏa mãn đồng thời cả 2 điều kiện sau:
Chất lượng serving Cell phải tồi hơn một ngưỡng:

Và chất lượng của target Cell phải tốt hơn một ngưỡng:

Chú ý: Các giá trị và tham số trong 2 bảng trên thay đổi theo tình hình thực tế
và thay đổi theo vendor.
Các bản tin chính trong thủ tục HHO
MEASUREMENT CONTROL (DL): mạng nhận thấy UE cần phải vào chế độ
compress mode, nó gửi bản tin này chấp thuật cho UE được vào chế độ
compress mode (việc này cần được sự chấp thuật từ phía RNC vì khi UE vào
chế độ compress mode hành vi sử dụng tài nguyên vô tuyến của nó có sự thay
đổi làm nguy cơ quá tải cho Cell).
MEASUREMENT REPORT (UL): UE báo cáo Event 2b về RNC.
PHYSICAL CHANNEL RECONFIGURATION(DL): Yêu cầu IFHO cho
UE cùng với các thông tin target cell, thông tin đồng bộ, công suất phát v.v…
PHYSICAL CHANNEL RECONFIGURATION COMPLETE (UL): Sau
khi thực thi lệnh IFHO từ mạng, UE gửi bản tin này nhằm xác nhận đã thực hiện
thành công IFHO.
MEASUREMENT CONTROL: Update lại danh sách neighbour cho UE, cũng
như yêu cầu dừng Event 2b. IFHO hoàn thành.
2.2.2.4 INTER- RADIO ACCESS TECHNOLOGY
1) Tổng quan Inter-RAT
 Khái niệm
Inter-RAT (Inter- Radio Access Technology) là sự thay đổi công nghệ phục
vụ khi UE ở các chế độ khác nhau (Idle, Connected Circuit switch, Connected
Paket switch) giữa hai công nghệ GSM và WCDMA, nhằm đảm bảo vùng phủ
và chất lượng dịch vụ được duy trì liên tục và ổn định.
- Ở trạng thái Idle: Hỗ trợ Cell Reselection (WCDMA  GSM/GPRS)
- Ở trạng thái chuyển mạch mạch (CS): Hỗ trợ Handover (WCDMA 
GSM/GPRS), không hỗ trợ Handover đối với Video telephony do GSM
không hỗ trợ dịch vụ này
- Ở trạng thái chuyển mạch gói (PS) chiều từ WCDMAGPRS
+ Hỗ trợ Cell Change Order (CCO) (UMTSGPSR/EDGE)
+ Hỗ trợ Cell Reselection đối với các trạng thái Cell_FACH,
Cell_PCH, URA_PCH.
- Ở trạng thái chuyển mạch gói (PS) chiều từ WCDMAGPRS: Hỗ trợ
Cell Reselection, có thể do MS khởi tạo hoặc do mạng khởi tạo tùy thuộc
vào sự hỗ trợ của mạng.

Biểu diễn các trạng thái của Inter-RAT


 Các trạng thái chuyển đổi Inter-RAT
Inter-RAT có thể hỗ trợ bởi các trạng thái chuyển đổi khác nhau cụ thể
là Blind Inter-RAT, Non-Blind Inter-RAT và các bộ thu đầu cuối khác nhau
là Single Receiver Terminals, Dual Receiver Terminals.
- Blind Inter-RAT hay còn gọi là trạng thái chuyển giao mù, UE sẽ không
đo lường đối với RAT khác trước khi chuyển giao, mạng sẽ quyết định
chuyển giao tới RAT khác mà chỉ căn cứ vào bản tin đo lường với RAT
đang phục vụ.
- Non-Blind Inter-RAT hay còn gọi là trạng thái chuyển giao không mù,
UE sẽ thực hiện đo lường cả với RAT đích, RAT nguồn trước khi ra quyết
định chuyển giao. Viettel đang sử dụng trạng thái chuyển giao này.
Minh họa cho trạng thái Non-Blind Inter-RAT
- Dual Receiver Terminal: đây là chức năng đo lường kép, UE thực hiện
đo lường đối với RAT đích trong khi vẫn tiếp tục thực hiện các tác vụ với
RAT nguồn. Phương pháp này thường phức tạp khó thực hiện và phải có
chi phí lớn nên thường ít được sử dụng trong thực tế.
- Single Receiver Terminal: đây là chức năng đo lường đơn, UE thực hiện
việc đo lường đối với RAT đích bằng cách trì hoãn các tác vụ đang thực
hiện với RAT nguồn, phương pháp này đơn giản, chi phí thấp và trên thực
tế áp dụng rộng rãi hơn. Viettel đang sử dụng phương pháp này còn gọi là
Compress Mode.

Trạng thái Compress Mode


Compress Mode: Tạo ra các khe trống để phục vụ đo lường đối với RAT đích
có 2 loại Compress Mode:
+ SF/2: tạo ra các khe trống bằng cách giảm hệ số trải phổ, ở các thời
điểm trước và sau khe trống sẽ được truyền thêm nhiều bit hơn để bù cho số bit
mất đi của khe trống đồng thời công suất phát cũng tăng hơn để đảm bảo thông
lượng truyền và giảm độ trễ, do đó cách này được dùng rộng rãi cho cả CS
(AMR call) và PS. Đây là phương pháp đang được sử dụng ở Viettel.

Cơ chế hoạt động SF/2


+ HLS (Higher Layer Scheduling): Dữ liệu sẽ được chặn để tạo ra các khe
trống sau đó sẽ được sắp xếp lại, đóng gói lại và truyền ở các lớp cao hơn băng
cách xếp hàng đợi. Với phương pháp này sẽ làm tăng độ trễ, làm mất thông tin
do đó không phù hợp với CS mà chỉ có thể thực hiện với PS.
Cơ chế hoạt động HLS
2) Cấu hình và thiết lập tham số Selection cho Inter RAT
 Cell Reslection UMTSGSM/GPRS
Được thực hiện khi UE ở các trạng thái UTRA idle, Cell_FACH,
Cell_PCH, URA_PCH.
Ở Idle, bản tin SIB3 sẽ truyền các điều kiện trigger cho inter-RAT và các
tham số khác liên quan đến Cell Reselection. Bản tin SIB11 sẽ truyền danh sách
các neighbour và các tham số liên quan (BSIC, ARFCN, mức RSSI yêu cầu nhỏ
nhất). UE sẽ đo lường mức tín hiệu được chỉ ra của mỗi GSM neighbour cell
trong bản tin đo lường điều khiển của serving cell. Chu kì đo được thiết lập bởi
tham số TmeasureGSM, đồng thời UE cố gắng xác định BSIC của 4 cell có
BCCH mạnh nhất (ít nhất 30s mỗi lần).
Các bước chính của thủ tục lựa chọn lại cell từ 3G sang 2G được mô tả
như dưới đây:

Thuật toán Cell Recelection inter-RAT UMTSGSM


B1: Kiểm tra Squal, Srxlev của WCDMA cell, nếu Squal >0 & Srxlev > 0 thì
vẫn duy trì ở WCDMA cell. Nếu xảy ra điều kiện Qrxlevmeas < Qrxlevmin +
SsearchRAT sẽ chuyển đến B2.
Giải thích:
- Squal = Qqualmeas – Qqualmin (Qqualmeas là Ec/No của WCDMA
cell, Qqualmin là giá trị khai báo trên hệ thống)
- Srxlev = Qrxlevmeas – Qrxlevmin – Pcompensation (Qrxlevmeas là
RSCP của WCDMA cell, Qrxlevmin & Pcompensation là các tham số
khai báo trên hệ thống)
- SsearchRAT : tham số khai báo trên hệ thống xác định ngưỡng đo GSM
B2: Kiểm tra Srxlev của GSM cell, nếu Srxlev > 0 chuyển đến B3.
B3: Kiểm tra điều kiện Qrxlevmeas GSM – Qoffset > Qrxlevmeas WCDMA +
Qhyst đã thỏa mãn hay chưa nếu thỏa mãn sẽ tiếp tục kiểm tra các điều kiện về
thời gian trigger, đăng kí mạng, tham số chặn của cell, Location Update. Nếu tất
cả không có vấn đề UE chọn lại cell GSM/GPRS và attach đến mạng Core của
GSM/GPRS. Dưới đây là bảng tham số tham khảo
Tham số Giá trị (tham khảo)
Qqualmin -18dB
Qhyst/Qoffset 2/4
SseachRAT 2dB
Treselection 1s
Qrxlevmin -115dBm
Bảng 1: Bảng các giá trị khuyến nghị cho Selection WCDMA  GSM/GPRS
Giải thích tham số:
- Qqualmin: Mức chất lượng tín hiệu (Ec/No) tối thiểu để UE có thể sử
dụng được dịch vụ
- Qrxlevmin: Mức thu tín hiệu (RSCP) tối thiểu để UE có thể sử dụng được
dịch vụ
- Treselection: Thời gian chọn lại cell khi thỏa mãn điều kiện
- SsearchRAT: Là giá trị thiết lập cho Serving Cell xác định ngưỡng đo các
cell GSM
- Qhyst/Qoffset: Giá trị cộng cho Serving/Trừ cho Neighbour Cell khi tính
toán lựa chọn lại cell
 GSM  UTRAN cell reselection (Idle mode)

Thuật toán inter-RAT GSM WCDMA cell reselection


Đối với cell reselection từ GSM sang WCDMA thì tham số
3G_SEARCH_PRIO và Qsearch_I là 2 tham số quan trọng cho phép chuyển
trạng thái từ GSMWCDMA. Với việc thiết lập 3G_SEARCH_PRIO=1 và
Qsearch_I =7 thì luôn ưu tiên đo các cell 3G để lựa chọn sang. (Nếu
3G_SEARCH_PRIO=0 thì UE sẽ đặt ưu tiên cao cho giải mã BSIC, Nếu
3G_SEARCH_PRIO= 1 UE sẽ ưu tiên đo FDD UTRAN, khuyến nghị nên dặt 0
cho CS và 1 cho PS)
 GPRSUTRAN cell reselection (có PBCCH)
Kênh PBCCH là kênh quảng bá dành riêng cho GPRS, đối với hệ thống 2G có
thể khai báo sử dụng hoặc không sử dụng kênh này.
- Đối với cell khai báo GPRS không sử dụng kênh PBCCH : danh sách cell
3G lựa chọn lại sẽ là sự kết hợp của một hoặc nhiều bản tin hệ thống như
2ter hoặc/và 2quater (5ter trên kênh SACCH ở trạng thái Active).
- Đối với cell khai báo GPRS có sử dụng kênh PBCCH: danh sách cell 3G
lựa chọn lại sẽ là sự kết hợp của các cell 3G và/hoặc các tần số 3G được
gửi trên một hoặc nhiều bản tin PSI3quater.

Thuật toán inter-RAT GPRS WCDMA cell reselection


Các tham số cần khai báo Giá trị khuyến nghị theo Qualcomm
3G_Search_Prio khuyến nghị 0 cho CS, 1 cho PS
QSearch_P (PS) 7
QSearch_I (Idle) 7
FDD_Qmin -14 (hoặc -12)
FDD_Qoffset 0
FDD_GPRS_Qoffset 0
FDD_RSCPmin -104
Bảng 2: các giá trị khuyến nghị cho selection từ GSM/GPRS/EDGE  WCDMA
Giải thích tham số trong bảng:
- 3G_Search_Prio : Chỉ ra các cell 3G có được ưu tiên search không (0:
không ưu tiên, 1: Ưu tiên)
- QSearch_I: Tham số cho phép UE search mạng 3G ở Idle
- QSearch_P: Tham số cho phép UE search mạng 3G ở PS
- FDD_Qmin: Ngưỡng Ec/No thấp nhất cho phép selection vào 3G
- FDD_Qoffset / FDD_GPRS_Qoffset : Các ngưỡng Offset thiết lập cho
RLA_C/RLA_P khi xét lựa chon lại cell
- FDD_RSCPmin: Ngưỡng RSCP thấp nhất cho phép selection vào 3G
3) Cấu hình và thiết lập tham số Handover cho Inter RAT
 5.3.1 Các sự kiện kích hoạt cho Compress Mode (CM)
Ở chế độ CS call hoặc PS call sự thay đổi trạng thái inter-RAT dựa trên việc
kích hoạt chế độ Compress Mode. 3GPP đã chỉ rõ tập các sự kiện phục vụ cho
việc chuyển giao từ 3G sang 2G.
Sự kiện (*) Mô tả
Cường độ (hoặc chất lượng) kênh P-CPICH của một cell nào đó trở nên
1E
tốt hơn so với một mức ngưỡng tuyệt đối (dừng CM)
Cường độ (hoặc chất lượng) kênh P-CPICH của một cell nào đó trở nên
1F
tồi hơn so với mức ngưỡng tuyệt đối (Kích hoạt CM)
Cường độ (hoặc chất lượng) kênh P-CPICH của một cell nào đó trở nên
2D
tồi hơn so với mức ngưỡng tuyệt đối (Kích hoạt CM)
Cường độ (hoặc chất lượng) kênh P-CPICH của một cell nào đó trở nên
2F
tốt hơn so với một mức ngưỡng tuyệt đối (dừng CM)
Công suất phát của UE trở nên cao hơn so với mức ngưỡng tuyệt đối
6A
(Kích hoạt CM)
Công suất phát của UE trở nên thấp hơn so với mức ngưỡng tuyệt đối
6F
(Dừng CM)
Bảng 3: Ý nghĩa các sự kiên trong WCDMA
(*) Tên của các sự kiện có thể thay đổi tùy thuộc vào Vendor, bảng trên chỉ đưa
ra các tên sự kiện thường được sử dụng.
 Compress Mode kích hoạt sử dụng sự kiện 2d/2f
Sự kiện Điều kiện Trigger Điều kiện De-Trigger
2d Qused <= Tused 2d + H2d/2 Qused > Tused 2d + H2d/2
2f Qused >= Tused 2f + H2f/2 Qused < Tused 2f + H2f/2
Bảng 4 : Điều kiện kích hoạt/ngừng kích hoạt Compress Mode
Trong đó:
+ Qused: là chất lượng của tần số đang sử dụng được tính toán.
+ Tused2d (Tused2f) : là các ngưỡng tuyệt đối được đặt cho tần số và sự kiện 2d
(2f)
+ H2d (H2f) : là mức hysteresis được đặt cho sự kiện 2d/2f
*Khi UE gửi sự kiện 2d mạng có thể trực tiếp kích hoạt CM
*Khi UE gửi sự kiện 2f mạng có thể trực tiếp dừng CM
*Ec/No hoặc là RSCP sẽ được sử dụng tùy thuộc vào tham số
MesurementQuantity được gửi trên bản tin điều khiển Measurement Control
Message. Đối với Tused nếu MesurementQuantity không được chỉ rõ thì có
thể sử dụng Tused để xác định bằng cách: nếu Tused > -25dB thì Ec/No sẽ được
đo, nếu Tused < -24dB thì RSCP sẽ được đo, nếu Tused > 0 thì Path Loss sẽ
được đo.
 Kích hoạt Handover sử dụng sự kiện 3a
Sự kiện 3a được sử dụng để kích hoạt Handover khi so sánh mức chất
lượng của cell đang phục vụ thấp hơn một ngưỡng nào đó đồng thời chất
lượng của cell 2G tốt hơn một ngưỡng nhất định.
Điều kiện Trigger 3a Điều kiện không trigger 3a
Qused <= Tused – H3a/2 & Qused >Tused – H3a/2 hoặc
MotherRat + CIOotherRat >= TotherRat + H3q/2 MotherRat + CIOotherRat < TotherRat + H3q/2
Bảng 5: Điều kiện kích hoạt/ngừng kích hoạt Handover
Trong đó:
+ Qused: là chất lượng được tính toán cho tần số UTRAN
+ Tused: là mức ngưỡng tuyệt đối cho tần số đang sử dụng đo lường so sánh
+ H3a: là Hysteresis của sự kiện 3a
+ MotherRat: là mức đo chất lượng của cell 2G
+ CIOotherRat: là độ lệch được tính cho cell 2G
+ TotherRat: Mức ngưỡng tuyệt đối được chấp nhận cho hệ thống 2G
 Các tham số thiết lập cho UTRAN  GERAN
Tham số (*) Giá trị khuyến nghị (Theo qualcomm)
Measurement quantity for CPICH-RSCP
UTRAN quality estimate
GSM Filter Coefficient 0 (thấp nhất có thể)
BSIC Verification Required Cần sử dụng
Threshold Own System 3a –103 or –106 dBm (phụ thuộc vào khu vực – tham khảo bảng
dưới)
W (Event 3a) 0
Threshold Other System 3a –95 … –90 dBm
Hysteresis 3a 1 dB
TTT 3a 0 ms
Bảng 6: Các tham số thiết lập HO UTRANGERAN theo kích hoạt theo Event
(*) Tên tham số có thể thay đổi theo Vendor cung cấp
Giải thích tham số:
- Mesurement quantity for UTRAN quality estimate: Xác định độ mạnh/chất
lượng sóng 3G để đánh giá
- GSM filter Coefftcient : hệ số bộ lọc GSM cell
- BSIC Verification Required : Định nghĩa nếu UE cần xác định BSIC của
GSM cell
- Threshold Own System 3a : Ngưỡng kích hoạt Handover trên 3G
- W (Event 3a) : Trọng số 3a xác định mức ưu tiên cho best cell trong phép
đo hay không?
- Threshold Other System 3a : Ngưỡng cho target GSM cell, GSM cell phải
thỏa mãn ngưỡng này mới được xem xét để chuyển giao
- Hysteresis 3a : Hằng số tránh ping pong cho event 3a
- TTT 3a : Thời gian để kích hoạt event 3a

Bảng 7: Giá trị các event khuyến nghị đối với từng vùng theo Qualcomm
Trong đó:
Q-1: là v ùng biên Cell 3 G
Q-2: là vùng song 3G tốt ở Outdoor nhưng tồi ở Indoor
Q-3: là vùng có song 3G tốt
 Các tham số thiết lập cho GERAN  UTRAN
Các tham số cần khai báo cho Handover từ GERAN  UTRAN ở CS gồm:
Tham Số Giá trị khuyến nghị Qualcomm
3G_Search_Prio Tham khảo bảng dưới
FDD_REP_QUANT RSCP
FDD_MULTIRAT_REPORTING 3 cell (Tối đa)
Qsearch_C (Connected) Tham khảo bảng dưới
FDD_Qmin Tham khảo bảng dưới
FDD_Qoffset 0
Bảng 8: Các giá trị khuyến nghị cho Handover từ GERAN  UTRAN
Giải thích tham số:
- 3G_Search_Prio : Chỉ ra các cell 3G có được ưu tiên search không (0:
không ưu tiên, 1: Ưu tiên)
- QSearch_C: Tham số cho phép UE search mạng 3G ở CS
- FDD_Qoffset: Các ngưỡng Offset thiết lập cho RLA_C
- FDD_REP_QUANT : Xác định đại lượng để đánh giá cho FDD UTRAN
cell (0 = RSCP, 1= Ec/No)
- FDD_MULTIRAT_REPORTING : Xác định số lượng cell 3G mạnh nhất
sẽ được đưa vào trong bản tin đo lường

Bảng 9: Các giá trị khuyến nghị theo vùng của Qualcomm
Trong đó:
Q-1: là vùng biên Cell 3 G
Q-2: là vùng song 3G tốt ở Outdoor nhưng tồi ở Indoor
Q-3: là vùng có song 3G tốt
4) Call flow InterRAT và chi tiết các bản tin

Flow CS inter RAT


Giải thích các bản tin :
(1).RELOCATION REQUIRED : Bản tin được gửi ngay sau khi Event 3a
thỏa mãn điều kiện cho phép Handover sang GSM. Bản tin chứa thông tin
CGI của cell nguồn và CGI của cell đích.
(2).PREPARE HANDOVER : Bản tin được gửi từ MSC 3G sang MSC 2G
yêu cầu chuẩn bị tài nguyên trên 2G cho quá trình Handover
(3).HANDOVER REQUEST : Là bản tin chuyển tiếp của bản tin số (2)
được gửi đến BSC để kiểm tra tài nguyên trước khi Handover
(4).HANDOVER REQUEST ACK : Bản tin này sẽ được gửi nếu quá trình
kiểm tra tài nguyên thành công.
(5).PREPARE HANDOVER RESPONSE : Bản tin chuyển tiếp cho bản tin
số (4), được gửi từ MSC 2G sang MSC 3G báo quá trình kiểm tra tài nguyên
thành công.
(6).RELOCATION COMMAND : Bản tin thông báo cho RNC quá trình
kiểm tra tài nguyên trên 2G thành công và sẵn sàng cho quá trình Handover
sang 2G.
(7).HANDOVER FROM UTRAN COMMAND : Bản tin gửi cho UE yêu
cầu Handover sang 2G.
(8).HANDOVER DETECT : Bản tin được gửi sau quá trình đồng bộ thành
công ở GSM xác nhận handover sang 2G.
(9).(10).HANDOVER COMPLETE : Bản tin được gửi từ UE báo hiệu UE
đã handover sang 2G thành công, bản tin cũng được gửi từ BSC đến MSC
2G để xác nhận handover thành công sang 2G. Sau khi handover sang 2G
thành công thì cuộc gọi sẽ được điều khiển bởi MSC 3G cho đến khi kết thúc
(11).SEND END SIGNAL REQUEST, (14). SEND END SIGNAL
RESPONSE : Bản tin được gửi sau khi UE handover thành công sang 2G,
yêu cầu MSC 3G giải phóng kết nối. Trong quá trình Handover nếu vì 1
nguyên nhân nào đó không thể chuyển giao thành công sang 2G UE có thể
quay trở lại và bám vào cell 3G để tiếp tục duy trì cuộc gọi
(12).IU RELEASE COMMAND, (13).IU RELEASR COMPLETE : Bản
tin gửi từ MSC 3G về RNC yêu cầu giải phóng tài nguyên kết nỗi cũ khi đã
handover sang 2G. Quá trình CS inter RAT Handover được xem là thành
công khi RNC nhận được bản tin Iu Release với nguyên nhân « Normal
Release » hoặc « Successful relocation », nếu không thuộc 1 trong 2 nguyên
nhân nói trên thì quá trình CS inter RAT được xem là không thành công, lúc
đó UE sẽ gửi bản tin HANDOVER FROM UTRAN FAILURE
 Call Flow PS inter RAT Handover (Cell change Order)
Cell Change Order From Utran
(1). CELL CHANGE ORDER FROM UTRAN : Bản tin được gửi ngay
sau khi Event 3a thỏa mãn điều kiện cho phép Handover sang GSM. Bản tin
chứa thông tin BSIC & BCCH của cell đích 2G. Ngay sau khi nhân được bản
tin này UE sẽ gửi yêu cầu cấp kênh cho BSC

(2). ROUTING AREA UPDATE REQUEST : Bản tin gửi đến SGSN 2G
yêu cầu cập nhật lại vị trí cho miền PS khi UE chuyển sang 2G
(3). SGSN CONTEXT REQUEST : Bản tin được gửi từ SGSN 2G sang
SGSN 3G chứa MM và PSD context,
(4). SRNS CONTEXT REQUEST, SRNS CONTEXT RESPONSE : Sau
khi nhận được request SRNS sẽ buffer PDUs, dừng truyền PDU đến UE rồi
sau đó gửi bản tin response đến 3G SGSN
(6). SECURITY FUNCTIONS : Thực hiện các thủ tục nhận thực, mã mật.
(7). SGSN CONTEXT ACK : Bản tin được gửi từ SGSN 2G cho SGSN 3G
báo cho SGSN 3G là SGSN 2G đã sẵn sàng nhận PDU thuộc về PDP context
đã Active
(8). SRNS DATA FORWARD COMMAND : Bản tin gửi cho SRNS yêu
cầu gửi các PDU đã được Buffer ở bước (4) cho SGSN 3G
(9). FORWARD PACKETS: SGSN 3G chuyển tiếp các PDU Buffer cho
SGSN 2G theo chuỗi thứ tự không thay đổi
(10). UPDATE PDP CONTEXT REQUEST : Sau khi nhận được các
PDU, SGSN 2G gửi đi bản tin cập nhật PDP context cho GGSN
(11). UPDATE GPRS LOCATION : Bản tin được gửi từ SGSN 2G đến
HLR yêu cầu điều chỉnh lại số hiệu SGSN. Sau bản tin này cơ bản UE đã
truyền và nhận dữ liệu trên 2G.
(12). CANCEL LOCATION : Bản tin được gửi từ HLR đến SGSN 3G yêu
cầu SGSN 3G giải phóng MM & PDP context cho kết nối cũ
(13). IU RELEASE COMMAND : Bản tin được gửi từ SGSN 3G đến
SRNS yêu cầu RNC giải phóng kết nối.
(14). INSERT SUBSCRIBER DATA : Bản tin được gửi từ HLR đến
SGSN 2G yêu cầu tạo MM context và PDP context mới cho UE
(15). UPDATE GPRS LOCATION ACK : Bản tin xác nhận việc cập
nhật vị trí thành công cho GPRS, đây là bản tin phúc đáp cho bản tin (11) đã gửi
trước đó.

(16). LOCATION UPDATE REQUEST : Bản tin được gửi từ SGSN 2G


đến MSC/VLR để yêu cầu cập nhật vị trí, VLR sẽ lưu lại số SGSN để tạo hoặc
cập nhật cho liên kết mới
(18). LOCATION UPDATE ACCEPT : Bản tin được VLR gửi chấp
nhận việc cập nhật vị trí đồng thời VLR cũng cấp phát luôn TMSI mới.
(19). ROUTING AREA UPDATE ACCEPT : Bản tin được gửi sau khi
SGSN 2G kiểm tra sự tồn tại của MS trong RA mới, nếu quá trình kiểm tra
thành công SGSN 2G sẽ tạo một MM & PDP context cho MS, một liên kết
Logic được thiết lập giữa SGSN 2G và MS.
(20). ROUTING AREA UPDATE COMPLETE : Bản tin phúc đáp của
UE gửi xác nhận lại P-TMSI mới
(21). TMSI REALLOCATION COMPLETE : Bản tin được SGSN 2G
gửi cho VLR để xác nhận lại TMSI đã cấp phát cho UE. Sau bản tin này SGSN
2G và BSS sẽ tiếp tục truyền dữ liệu cho UE hoàn tất quá trình Cell change từ
3G sang 2G.
CHUYÊN ĐỀ 5: KPI VÔ TUYẾN
I.Định nghĩa KPI vô tuyến 2G
1.1.Công thức và ý nghĩa các KPI.
- CDR (Call Drop Rate) - Tỷ lệ rớt cuộc gọi:
o Tỷ lệ rớt cuộc gọi = [Tổng số cuộc gọi bị rớt /(tổng số cuộc gọi đã được
thiết lập + tổng số cuộc HO vào thành công - tổng số cuộc HO ra thành
công)]* 100%.
- CSSR (Call Setup Success Rate) - Tỷ lệ thiết lập cuộc gọi thành công:
o Tỷ lệ thiết lập cuộc gọi thành công = (Tổng số cuộc gọi được thiết lập
thành công /tổng số lần thiết lập cuộc gọi)*100%
o CSSR = (1-SDR)*TASR
o TASR (TCH Assign Success Rate): Tỉ lệ gán kênh TCH thành công =
(Tổng số cuộc gọi được gán kênh TCH thành công/ Tổng số yêu cầu gán
kênh TCH)*100%.
- SDR (SDCCH Drop Rate) - Tỷ lệ rớt kênh báo hiệu dành riêng:
o Tỷ lệ rớt kênh báo hiệu dành riêng = (Tổng số rớt kênh báo hiệu dành
riêng / Tổng số kênh báo hiệu rành riêng đã thiết lập thành công)*100%.
- TCR (TCH Congestion Rate) - Tỷ lệ nghẽn kênh thoại:
o Tỷ lệ nghẽn kênh thoại = (Tổng số lần cấp phát kênh TCH không được do
hết kênh / tổng số lần yêu cầu cấp phát kênh TCH)*100%.
- SCR (SDCCH Congestion Rate) - Tỷ lệ nghẽn kênh báo hiệu dành riêng:
o Tỷ lệ nghẽn kênh báo hiệu rành riêng = (Tổng số lần cấp phát kênh báo
hiệu không được do hết kênh/ tổng số lần yêu cầu cấp phát kênh báo
hiệu)*100%.
- HOSR (Outgoing HO Success Rate) - Tỷ lệ chuyển giao ra thành công:
o Tỷ lệ Hand Over ra thành công = (Tổng số cuộc Handover ra khỏi cell
thành công / Tổng số cuộc Handover ra khỏi cell)*100%.
1.2 Các chỉ số KPI 3G.
- CS CDR (Call Service Call Drop Rate): Tỷ lệ rớt cuộc gọi AMR:
o Tỷ lệ rớt cuộc gọi AMR = (Tổng số cuộc gọi AMR bị rớt/Tổng số cuộc
gọi AMR thiết lập thành công) * 100%
- PS CDR (Packet Service Call Drop Rate): Tỷ lệ rớt kết nối dịch vụ PS R99:
o Tỷ lệ rớt kết nối dịch vụ PS R99 = (Tổng số kết nối PS R99 bị rớt/Tổng số
kết nối PS R99 thiết lập thành công) * 100%
- SHOSR (Soft-Handover Success Rate): Tỷ lệ chuyển giao mềm thành công:
o Tỷ lệ chuyển giao mềm thành công = (Tổng số lần HO mềm thành công/
Tổng số lần HO mềm yêu cầu thiết lập) * 100%
- CS RAB CR (Call Service RAB Congestion Rate): Tỷ lệ nghẽn thiết lập
RAB cho cuộc gọi AMR:
o Tỷ lệ nghẽn thiết lập RAB cho cuộc gọi AMR = (Tổng số RAB AMR
không thiết lập được do nghẽn/ Tổng số RAB AMR yêu cầu thiết
lập)*100%.
- PS RAB CR (Packet Service RAB Congestion Rate): Tỷ lệ nghẽn thiết lập
RAB cho dịch vụ PS R99:
o Tỷ lệ nghẽn thiết lập RAB cho dịch vụ PS R99 = (Tổng số RAB PS R99
không thiết lập được do nghẽn/ Tổng số RAB PS R99 yêu cầu thiết
lập)*100.
- CS CSSR (CS Call Setup Success Rate): Tỷ lê thiết lập dịch vụ CS thành
công:
o CS CSSR = RRC CS SR * RAB CS SR/100%.
o RRC CS SR (RRC Call Serive Success Rate): Tỷ lệ thiết lập RRC CS
thành công = Tổng số RRC CS được thiết lập thành công/ Tổng số RRC
CS yêu cầu thiết lập * 100%
o RAB CS SR (RAB Call Service Success Rate): Tỷ lệ thiết lập RAB AMR
thành công = Tổng số RAB AMR được thiết lập thành công/ Tổng số
RAB AMR yêu cầu thiết lập * 100%
- PS CSSR (PS Call Setup Success Rate): Tỷ lê thiết lập dịch vụ PS thành
công:
o PS CSSR = RRC PS SR * RAB PS SR/100%
o RRC PS SR: Tỷ lệ thiết lập RRC PS thành công = Tổng số RRC PS được
thiết lập thành công/ Tổng số RRC PS yêu cầu thiết lập * 100%
o RAB PS SR: Tỷ lệ thiết lâp RAB PS thành công = Tổng số RAB PS được
thiết lập thành công/ Tổng số RAB PS yêu cầu thiết lập * 100%
- CS InRAT HOSR (Call Service Interrat HO Success Rate): Tỉ lệ chuyển giao
dịch vụ CS từ 3G sang 2G thành công
o Tỉ lệ chuyển giao dịch vụ CS từ 3G sang 2G thành công = (Tổng số
chuyển giao 3G sang 2G thành công/ Tổng số lần chuyển giao 3G sang
2G)*100%.
1.3 Cách tính thăng giáng KPIs
- Đối với các chỉ tiêu nghẽn, rớt (TCR, SCR, CDR, SDR, CS CDR, PS CDR,
CS RAB CR, PS RAB CR):
A là giá trị cần so sánh, B là target
 Tỉ lệ thăng giáng = (A-B)/B*100%
- Đối với các chỉ tiêu thiết lập/HO thành công (CSSR, HOSR, CS CSSR, PS
CSSR, CS InRAT HOSR, SHOSR):
 Tỉ lệ thăng giáng = ((100-A)-(100-B))/(100-B)*100%
Chý ý: Giá trị “+” là tồi đi, “-“ là tốt lên/cải thiện.
PHẦN II: CÔNG TÁC THIẾT KẾ MẠNG VÔ TUYẾN
CHUYÊN ĐỀ 1: XÂY DỰNG PHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN SÓNG VÀ
QUỸ SUY HAO ĐƯỜNG TRUYỀN

I. Xây dựng quỹ suy sao đường truyền (link budget)


1.1. Mục đích tính toán quỹ đường truyền
1.1.1 Mục tiêu của thiết kế vùng phủ mạng vô tuyến
- Xác định số trạm cần thiết để đảm bảo mục tiêu về vùng phủ.
- Thiết kế vùng phủ sóng dựa trên các thông tin đầu vào:
o Loại dịch vụ (tiêu chí thiết kế).
o Độ tin cậy của vùng phủ cho dịch vụ (tiêu chí thiết kế).
o Chỉ tiêu chất lượng của thiết bị.
o Môi trường truyền sóng.
- Link budget (quỹ suy hao đường truyền): được dùng để xác định bán kính
phủ của cell, từ đó xác định được lượng trạm yêu cầu.

1.1.2 Link Budget


- Mục tiêu của tính toán Link budget (quỹ suy hao đường truyền) là cung cấp
tổng suy hao tối đa cho phép trên đường truyền vô tuyến từ máy phát đến
máy thu để đảm bảo mức dịch vụ tối thiểu tại máy thu.
- Mức suy hao tối đa (MAPL: Maximum Allowed Path Loss) cho phép xác
định bán kính phủ của cell.
- Các bước của tính toán Link budget bao gồm:
o Tính toán MAPL của đường lên (UL: Uplink) và đường xuống (DL:
Downlink).
o Tính toán bán kính cell UL và DL từ phương trình truyền sóng và
MAPL UL và DL.
o Tính toán bán kính cell từ UL và DL.
1.2 Phương pháp tính quỹ đường truyền
- DL Link budget
Mô hình tính DL Link budget được thể hiện qua các thành phần sau:

Suy hao tối đa cho phép (MAPL):


Lmax_DL = PBTS_per_user + Gant,BTS - Lfeeder,BTS - Linsertion + Gant,UE - Lfeeder,UE - Lbody +
Processing_Gain - Thermal_Noise - NFUE - Eb/No (or SINR or Ec/No) -
Minterference + GSHO + GASH - Mfastfading - Mshadowing - Lpenetration.
- UL Link Budget
Mô hình tính UL Link budget được thể hiện qua các thành phần sau:
Lmax_UL = PUE + Gant,UE - Lfeeder,UE - Lbody + Gant,BTS - Lfeeder,BTS +
Processing_Gain - Thermal_Noise - NFBTS - Eb/No - Minterference + GSHO -
Mfastfading - Mshadowing - Lpenetration.
Các thành phần cấu thành của Link budget có thể chia làm 3 phần:
- EIRP [dBm]:
o Công suất bức xạ của tín hiệu truyền đi tại đầu ra của anten.
EIRPDL = PBTS_per_user + Gant,BTS - Lfeeder,BTS - Linsertion.
EIRPUL = PUE + Gant,UE - Lfeeder,UE - Lbody.
- Receiver Sensitivity [dBm]:
o Độ nhạy thu của máy thu đối với tín hiệu cần thu trong điều kiện môi
trường có nhiễu.
o Độ nhạy thu đường xuống:
Receiver SensitivityDL = Thermal_Noise + NFBTS + Eb/No (hoặc SINR
hoặc Ec/No) + Minterference - Processing_Gain.
o Độ nhạy thu đường lên:
Receiver SensitivityUL = Thermal_Noise + NFBTS + Eb/No + Minterference
- Processing_Gain.
- Các thành tố ảnh hưởng khác [dB]: Các thành tố ảnh hưởng đến quỹ đường
truyền như đặc tính công nghệ, dữ liệu cần truyền, môi trường truyền
sóng,…
1.2 Các tham số trong việc tính toán quỹ suy hao đường truyền Link
Budget
- BTS Power: PBTS [dBm]
o Công suất đầu ra tối đa của BTS, được chia sẻ, dùng chung cho các
kênh quảng bá, kênh báo hiệu và kênh mang thông tin dữ liệu người
dùng.
o Phụ thuộc vào khối RF, RRU và license.
o Link budget được tính toán theo Carrier.
PBTS [dBm] = 10*log(PBTS [W]) + 30
P [W] 8 10 15 20 30 40 60
P [dBm] 39 40 41.8 43 44.8 46 47.8
- UE Power: PUE [dBm]
o Công suất đầu ra tối đa của thiết bị (mobile).
Power Class Power Class Power Class Power Class Power Class
Operating 1 2 3 3bis 4
Band Power Tol Power Tol Power Tol Power Tol Power Tol
(dBm) (dB) (dBm) (dB) (dBm) (dB) (dBm) (dB) (dBm) (dB)
+1/- +1/- +1/- +2/-
Band I 33 27 24 23 +2/-2 21
3 3 3 2
+1/- +2/-
Band II - - - - 24 23 +2/-2 21
3 2
+1/- +2/-
Band III - - - - 24 23 +2/-2 21
3 2
+1/- +2/-
Band IV - - - - 24 23 +2/-2 21
3 2
+1/- +2/-
Band V - - - - 24 23 +2/-2 21
3 2
+1/- +2/-
Band VI - - - - 24 23 +2/-2 21
3 2
o Mobile 3G chủ yếu thuộc class 3.
o Loại UE (data card/handset/RxDiv/w/RxDiv) sẽ ảnh hưởng đến:
 Tổng công suất đầu ra của UE.
 Body loss.
 Ec/No selection (có hay không có RxDiv).
- BTS Antenna Gain: Gant,BTS [dBi]
o Độ lợi anten của BTS.
o Độ lợi anten thường thấp hơn cho các băng tần thấp.
o Độ lợi anten phổ biến dùng trong mạng Viettel 18 dBi.
- UE Antenna Gain: Gant,UE [dBi]
o Độ lợi anten của UE.
o Typical values of Gant,UE: 0-2 dBi, đối với mobile thường có giá trị 0,
đối với data card có RxDiv thường có giá trị bằng 2 dBi.
- Feeder Loss: Lfeeder,BTS [dB]
o Suy hao do feeder giữa BTS và antenna connector.
o Suy hao do feeder phụ thuộc vào đặc tính của feeder, loại feeder (1/2”
hay 7/8”), băng tần hoạt động, điều kiện môi trường.
Feeder type: 1/2" CELLFLEX® Low-Loss Feeder type: 7/8" CELLFLEX® Low-Loss
Foam Dielectric Coaxial Cable Foam Dielectric Coaxial Cable
Frequency Attenuation Power Frequency Attenuation Power
[ [ [ [
[ MHz ] dB/100m dB/100ft [ kW ] [ MHz ] dB/100m dB/100ft [ kW ]
] ] ] ]
450 4.71 1.44 1.80 450 2.47 0.753 4.02
500 4.98 1.52 1.71 500 2.61 0.796 3.81
512 5.04 1.54 1.69 512 2.64 0.806 3.77
600 5.48 1.67 1.55 600 2.88 0.876 3.45
700 5.95 1.81 1.43 700 3.12 0.951 3.19
750 6.17 1.88 1.38 750 3.24 0.987 3.07
800 6.39 1.95 1.33 800 3.35 1.02 2.97
824 6.49 1.98 1.31 824 3.41 1.04 2.91
894 6.78 2.07 1.25 894 3.56 1.08 2.79
900 6.80 2.07 1.25 900 3.57 1.09 2.78
925 6.90 2.10 1.23 925 3.62 1.10 2.75
960 7.04 2.15 1.21 960 3.70 1.13 2.69
1000 7.20 2.19 1.18 1000 3.78 1.15 2.63
1250 8.12 2.48 1.05 1250 4.27 1.30 2.33
1400 8.64 2.63 0.983 1400 4.54 1.38 2.19
1500 8.97 2.73 0.947 1500 4.71 1.44 2.11
1700 9.61 2.93 0.884 1700 5.05 1.54 1.97
1800 9.91 3.02 0.857 1800 5.21 1.59 1.91
2000 10.5 3.20 0.809 2000 5.52 1.68 1.80
2100 10.8 3.29 0.787 2100 5.67 1.73 1.75
2200 11.1 3.38 0.765 2200 5.82 1.77 1.71
2400 11.6 3.54 0.732 2400 6.11 1.86 1.63
2500 11.9 3.62 0.714 2500 6.25 1.91 1.59
2600 12.2 3.70 0.696 2600 6.39 1.95 1.56

Suy hao của feeder 1/2” và 7/8” theo tần số tại nhiệt độ cáp 20 0C và nhiệt độ
môi trường 400C.
- Feeder Loss (UE): Lfeeder,UE [dB]
o Suy hao do feeder giữa thiết bị mobile và connector anten.
o Đối với các mobile thông thường (không dùng anten ngoài) thì
Lfeeder,UE=0.
- TMA Insertion Loss: Linsertion [dB]
o Suy hao phát sinh khi sử dụng thiết bị TMA.
o Giá trị điển hình: 0.3 dB hoặc 0.5 dB.
- Body Loss: Lbody [dB]
o Ảnh hưởng của thân thể người tới chất lượng thu và phát sóng vô
tuyến của máy điện thoại khi người dùng sử dụng điện thoại.
o Khi vị trí anten điện thoại đặt ngang vai (khi đàm thoại) thì mức suy
giảm tín hiệu cỡ 3 dB.
o Khi người dùng sử dụng các thiết bị di động cầm tay để truyền dữ liệu
(như đọc báo) thì có thể giả thiết Body loss bằng 0.
- Processing Gain: Processing_Gain [dB]
o Độ lợi sinh ra do công nghệ trải phổ, một symbol được trải ra nhiều
chip.
o Độ lợi trải phổ (Processing_Gain) có thể được biểu diễn qua
Information_rate và Chip_Rate:
ProcessingGain [dB] = ChipRate [dB] – Information_Rate [dB]
= 10*log(W/ Rb).
Trong đó: Rb [bps] là tốc độ dịch vụ, W [cps] là tốc độ chip.
RAB Traffic Class CS/PS Bit Rate [bps] Processing Gain (dB)
12200 25.0
NB-AMR 7950 26.8
Conversational CS
Speech 5900 28.1
4750 29.1
8000 26.8
16000 23.8
32000 20.8
Interactive
Packet PS 64000 17.8
/ Background
128000 14.8
256000 11.8
384000 10.0
- Thermal Noise: Thermal_Noise [dBm]
o Thermal Noise là nhiễu (noise) được tạo ra từ dao động nhiệt của điện
tử trong chất dẫn.
Thermal_Noise = k*T*B, trong đó:
 k: Hằng số Boltzmann = 1.38*10-23 [J/K].
 T: Nhiệt độ Kelvin (0 °C = 273 K).
 B: độ rộng băng thông (noise bandwidth).
o Thermal_Noise_Density là mật độ công suất nhiễu nhiệt, được tính
bằng công suất nhiễu trên một đơn vị băng thông.
Thermal_Noise_Density = k*T*B, trong đó:
 k: Hằng số Boltzmann = 1.38*10-23 [J/K].
 T: Nhiệt độ Kelvin (0 °C = 273 K).
 B: đơn vị băng thông (noise bandwidth).
 Thermal_Noise_Density tại nhiệt độ phòng 20oC=293K là:
Thermal_Noise_Density = 1.38*10-23 [J/K] * 293K * 1 [Hz] =
4.04*10-21 [W/Hz] = 10*log(4.04*10-21*1000) [dBm/Hz] ~ -174
dBm/Hz.

(Note: J*Hz = J/s = W).


 Công suất nhiễu nhiệt sinh ra trên băng thông của mạng WCDMA
(tại 293K):
Thermal_Noise = 10*log(K*T*B*1000) =
= 10*log(1.38*10-23*293*3840000*1000) ~ -108 dBm.
- Noise Figure: NFUE [dB]
o Noise Figure là nhiễu sinh ra trong thiết bị thu do xử lý tín hiệu trong
các phần tử điện tử tích cực.
o Noise_Figure của UE phụ thuộc vào băng tần hoạt động, thường bằng
9dB khi hoạt động với băng tần 850/900 MHz, bằng 7dB khi hoạt
động với băng tần 2100 MHz.

- Noise Figure: NFBTS [dB]


o Typical values of NFBTS:
 850/900 MHz band: 2.3 dB.
 2100 MHz band: 2 dB.

- Eb/No: Eb/No [dB]


o Là giá trị tối thiểu của tỷ lệ năng lượng nhận được của 1 bit trên nhiễu
(Noise+Interference) đảm bảo cho bộ thu giải mã được tín hiệu với tỷ
lệ BER yêu cầu.

o Eb/No phụ thuộc vào:


 Kênh mang.
 Đường truyền (UL/DL).
 Loại cell.
 Mô hình kênh truyền (đứng yên, đi động, tốc độ di động,..).
 Tần số.
 Loại mã hóa.
DL Eb/No UL Eb/No
Radio Bearer Channel Model
Required (dB) Required (dB)
Typical Urban (TU) 3
AMR Speech 7.2 4.8
km/h
12.2 kbps / SRB
Typical Urban (TU) 50
3.4 kbps 7.7 6.0
km/h
Typical Urban (TU) 3
7.1 2.9
CS 64 kbps / km/h
SRB 3.4 kbps Typical Urban (TU) 50
7.7 4.1
km/h
Typical Urban (TU) 3
6.4 2.8
PS 64/64 kbps / km/h
SRB 3.4 kbps Typical Urban (TU) 50
7.4 4.0
km/h
Eb/No yêu cầu với băng tần 1900/2100 MHz (Ericsson
recommendation).
- SINR [dB]
o SINR là tỷ lệ tín hiệu trên nhiễu (interference + noise) yêu cầu để đạt
được tốc độ yêu cầu trên kênh HS-DPSCH.
o Do HS-DPSCH là kênh có mức ưu tiên thấp (về công suất), được chia
sẻ cho nhiều user nên mạng không thể đảm bảo được mức Eb/No như
R99 (điều khiển công suất trên kênh dành riêng). Do đó để tính toán
tốc độ cho HSDPA giá trị SINR được sử dụng thay cho Eb/No. Mối
quan hệ giữa SINR và HSDPA throughput được xây dựng lên từ thực
nghiệm:
HSDPA throughput HSDPA throughput
HSDPA throughput
SINR with 10 codes with 15 codes
with 5 codes (Mbps)
(Mbps) (Mbps)
0 0.2 0.2 0.2
1 0.2 0.2 0.2
2 0.2 0.3 0.3
3 0.3 0.3 0.3
4 0.4 0.45 0.45
5 0.5 0.5 0.5
6 0.6 0.6 0.6
7 0.6 0.8 0.8
8 0.7 0.8 0.8
9 0.9 1.0 1.0
10 1.0 1.2 1.2
11 1.1 1.4 1.5
12 1.3 1.7 1.8
13 1.4 2.0 2.2
14 1.6 2.4 2.5
15 1.8 2.8 3.0
16 2.0 3.0 3.3
17 2.2 3.3 3.8
18 2.4 3.6 4.1
19 2.6 4.0 4.6
20 2.8 4.2 5.5
- Interference Margin: Minterference [dB]
o Dự trữ cho nền nhiễu tăng lên theo nhiễu nội tại cell và các cell xung
quanh (khi tải của hệ thống tăng lên).
o Tổng nhiễu tăng lên theo số lượng người dùng trong hệ thống.
Minterference_DL = 10*log(Iic+Ioc+Nthermal)/Nthermal = -10*log(1-
Cell_LoadDL).
Minterference_UL = -10*log(1-Cell_LoadUL).
Trong đó:
Iic: Nhiễu gây ra bởi nội tại cell.
Ioc: Nhiễu gây ra bởi các cell (user) xung quanh.
Nthermal: Nhiễu nhiệt của hệ thống.
Cell load (%) 50 60 70 75 80
Interference Margin (dB) 3 4 5.2 6 7
- Soft Handover Gain: GSHO [dB]
o Soft handover là hiện tượng chuyển giao mềm, thực hiện bắt tay với
kết nối mới trước khi giải phóng kết nối có chất lượng tồi hơn.
o Soft Handover Gain: Độ lợi sinh ra do truyền đồng thời trên nhiều kết
nối tại biên cell (diversity gain).
o Typical values of GSHO:
 R99 DL: 2.5 dB.
 R99 UL: 1.5 dB.
 HSDPA: 0 dB.
 HSUPA: 1.5 dB.
- Penetration Loss: Lpenetration [dB]
o Suy hao gây ra bởi vật chắn như khi UE trong tòa nhà (L BPL), trong ô
tô (LCAR), trong rừng...
- Fast Fading Margin: Mfastfading [dB]
o Fast fading là hiện tượng tín hiệu bị suy giảm nhanh do hiệu ứng cộng
các tín hiệu đa đường ngược pha.
o Để đối phó với fading, WCDMA triển khai các giải pháp đối phó:
 Rake finger: Năng lượng trải trễn được các Rake finger (các bộ
thu có khả năng phân tích tương quan) kết hợp lại và được cấp
phát tới các vị trí trễ tập trung phần lớn năng lượng.
 Điều khiển công suất nhanh và phân tập đa đường từ bộ thu
Rake.
 Mã hóa, ghép xen, cơ chế phát lại.
o Fast Fading Margin mang lại lượng dự trữ công suất cho điều khiển
công suất nhanh vòng kín (closed loop fast power control) để phản ứng
nhanh với suy hao đường truyền do fast fading, tương ứng với lượng
dự trữ công suất tại đầu phát.
o Fast fading gây suy giảm tín hiệu bởi việc cộng các tín hiệu ngược
pha. Với băng tần 2100 MHz khoảng cách giữa 2 tín hiệu ngược nhau
cách nhau khoảng cách một nửa bước sóng, tương đương với 7 cm.
Điều này thường xảy ra hơn với các UE di chuyển chậm (độ lệch giữa
các tia đa đường cách nhau 7 cm). Khi các UE di chuyển nhanh hơn,
hiện tượng fading đa đường xảy ra với nhiều đường khác nhau. Điều
này thường làm trung bình đi điểm trũng fading. Do đó dự trữ cho fast
fading thường yêu cầu cao hơn cho các UE di chuyển chậm.
o Fast Fading Margin là cần thiết tại biên cell cho các UE có khả năng
bù fast fading.
o Đối với đường downlink, dữ trự cho fast fading thường không được sử
dụng do dải điều khiển công suất hẹp.
o Fast fading phụ thuộc vào:
 Băng tần hoạt động.
 Loại kênh.
o Typical values of Mfastfading:

- Gain Against Shadowing: GASH [dB]


o Còn có tên gọi khác là MDC gain (macro diversity combining gain)
o Trong một mạng nhiều cell thì tại các vị trí biên cell UE sẽ có hơn một
cell phục vụ.
o Gain Against Shadowing: Độ lợi sinh ra tại biên cell khi có nhiều hơn
một cell phục vụ. Trong trường hợp chỉ có một cell phục vụ, khi tín
hiệu của cell đó thăng giáng giảm xuống dưới độ nhạy thu thì UE sẽ bị
rơi vào trạng thái mất dịch vụ. Tuy nhiên nếu có hơn một cell phục vụ
tại đó, UE vẫn có thể được phục vụ bởi cell còn lại khi tín hiệu một
cell kia tụt xuống dưới ngưỡng nhạy thu.
o GASH có thể được tính như là sự sai khác giữa shadowing margin được
tính theo mô hình vùng phủ nhiều cell và mô hình vùng phủ một cell.
Mối tương quan xác suất vùng phủ 1 cell và nhiều cell.
o Typical values of GASH: 3.25 dB.
- Shadowing Margin (Slow Fading Margin): Mshadowing [dB]
o Slow fading gây ra bởi Mobile di chuyển vào vùng tín hiệu bị che chắn
(no line of sight). Qua thực nghiệm đo kiểm chỉ ra rằng tín hiệu phân
bố tuân theo phân bố Log-normal. Slow fading mô tả sự biến đổi của
cường độ tín hiệu trung bình theo vật chắn trên đường truyền.
o Tín hiệu slow fading có thể được biểu diễn bởi hàm xác suất:
(𝑥−)2
1 −
Px = 𝑒 2∗б2
√2Пб2
Trong đó x là biến số (tín hiệu slow fading),  là giá trị trung bình của
x, б là độ lệch chuẩn của x. б phụ thuộc vào môi trường gần máy thu.
o Khi thiết kế vùng phủ cho mạng di động, có một tiêu chí chất lượng là
độ tin cậy (xác suất) của vùng phủ. Điều này thể hiện cường độ tín
hiệu phải tốt hơn một ngưỡng với một độ tin cậy nhất định. Để đạt
được điều này thì cần dự trự cho fading (Shadowing Margin) để chống
lại hiện tượng fading.
o Ví dụ:
 Mức tín hiệu trung bình:  = -82 dBm.
 Độ lệch chuẩn: б = 8.
 Xác suất tín hiệu đạt <=-100 dBm là:
(𝑡−) 2
𝑥 1 −
P(x<=-100dBm)=∫−ɷ 𝑒 2∗б2 𝑑𝑡
√2Пб2

(𝑡+82) 2
−100 1 −
= ∫−ɷ √2∗П∗82 𝑒 2∗82 𝑑𝑡 = 0.012 = 1.22%.
 Xác suất tín hiệu <=-100 dBm là 1.22%, tức nếu thiết kế mức thu trung bình
-82 dBm có 98.8% số mẫu tốt hơn ngưỡng -100 dBm, còn nếu thiết ở mức
thu trung bình -100 dBm thì có 50% số mẫu thu <=-100 dBm.
o Nếu không có Shadowing Margin thì tại một vị trí sẽ có 50% tín hiệu tốt hơn
so với tín hiệu trung bình. Nếu muốn độ tin cây cao hơn thì cần thêm vào dự
trữ fading (Shadowing Margin).
Xác suất vị trí đạt Ph =
50% với  - x0 = 0.
R

Xác suất vị trí đạt Ph =


74% với  - x0 = 5.1 dB.

Mô tả ảnh hưởng của Shadowing fading. Ph là xác suất vị trí, x0 là


mức thu tối thiểu,  là giá trị trung bình của x0.
Nếu xác suất vùng phủ tại Cell edge tăng lên từ 50% tới 74% thì
Shadowing Margin tăng lên từ 0 lên 5.1 dB (б=8 dB), vì thế bán kính
cell giảm xuống.
o Có hai cách để mô tả về xác suất (độ tin cậy) vùng phủ:
 Vùng phủ của cell (cell area): Xác suất vùng phủ của toàn bộ
cell, được xây dựng từ xác suất các điểm trong cell (tích phân
các điểm trong vùng phủ của cell).
 Vùng phủ của cell (cell edge): Xác suất vùng phủ tại biên cell.

Độ lệch chuẩn (Standard deviation)


o Khi thiết kế trạm outdoor phủ sóng cho bên trong các tòa nhà thì cần
xem xét đến Suy hao đâm xuyên nhà cửa (Building penetration loss:
LBPL [dB]). LBPL được định nghĩa bằng sự chênh lệch giữa mức cường
độ tín hiệu trung bình ngày ngoài tòa nhà với cường độ tín hiệu trung
bình thu chênh lệch trong tòa nhà tại tầng ngay trên mặt đất (ground
floor: tầng hầm). LBPL cho các tòa nhà khác nhau sẽ phân bố theo hàm
log-normal và có độ lệch chuẩn бBPL. Suy hao tín hiệu trong tòa nhà có
thể biểu diễn qua một biến ngẫu nhiên có giá trị trung bình bằng 0 và
có độ lệch chuẩn là бfloor.
o бBPL và бfloor có thể kết hợp cùng nhau bằng cách cộng 2 giá trị như thể
chúng là 2 độ lệch chuẩn trong 2 phân bố log-normal độc lập. Độ lệch
chuẩn kết hợp бindoor hay бLNF(i) có thể được tính bằng căn bậc 2 bình
phương của 2 độ lệch chuẩn thành phần, và có giá trị phổ biến 8-9 dB.

бindoor (hay бLNF(i)) = √б𝐵𝑃𝐿 2 + б𝑓𝑙𝑜𝑜𝑟 2 .


o Log-normal fading tổng được kết hợp từ 2 log-normal fading thành
phần là out-door log-normal fading бLNF(o) và indoor log-normal fading
бLNF(i). Độ lệch chuẩn của lognormal fading được tính bởi:

бLNF(o+i) = √б𝐿𝑁𝐹(𝑜) 2 + б𝐿𝑁𝐹(𝑖) 2 .


Khi thiết kế vùng phủ indoor được phủ bởi trạm outdoor thì độ lệch
chuẩn бLNF(o+i) được sử dụng. Giá trị này đã tính đến sự thăng giáng tín
hiệu outdoor, indoor cũng như sự chênh lệch suy hao giữa các nhà
khác nhau. Do đó trong công thức tín toán vùng phủ giá trị LBPL (suy
hao trung bình của các tòa nhà) sẽ được sử dụng.

Khuyến nghị Standard deviation của Ericsson cho Dense, Urban,


Suburban.
o Khuyến nghị của Ericsson cho Shadowing margin và Standard
deviation cho các môi trường với mạng 3 sector site:
 Đối với các kênh DL dùng chung (không có Soft handover):
Downlink Mshadowing for 3 sector site, excluding soft handover.
Khi sử dụng giá trị khuyến nghị này thì giá trị của Gain Against
Shadowing (GASH) sẽ được thiết lập bằng 0, giá trị suy hao nhà cửa được
lấy trung bình. Được dùng tính Link Budget cho các kênh HSDPA, kênh
CPICH.
 Đối với các kênh DL dành riêng R99 (có Soft handover):

Downlink Mshadowing for 3 sector site, including soft handover.


Khi sử dụng giá trị khuyến nghị này thì giá trị của Gain Against
Shadowing (GASH), Soft handover gain (GSHO) sẽ được thiết lập bằng 0, giá
trị suy hao nhà cửa được lấy trung bình. Được dùng tính Link Budget cho
các kênh R99 Dl như speech 12.2 kbps, PS 384 kbps.
 Đối với các kênh UL (có Soft handover):
Uplink Mshadowing for 3 sector site, including soft handover.
Khi sử dụng giá trị khuyến nghị này thì giá trị của Gain Against
Shadowing (GASH), Soft handover gain (GSHO) sẽ được thiết lập bằng 0, giá
trị suy hao nhà cửa được lấy trung bình. Được dùng tính Link Budget cho
các kênh R99 UL, HSUPA.
3.2.2 R99 Link Budget
- R99 Channel Overview
o Các kênh R99 là các kênh cơ bản của mạng WCDMA, mang tên R99
theo chuẩn chính thức của 3G WCDMA Release 99 công bố năm
1999.
o Các kênh R99 được chia thành kênh logic (mang thông tin gì), kênh
transport (cách thức mang thông tin) và kênh vật lý (đặc tính vật lý).
o Các kênh vật lý R99 bao gồm kênh mang thông tin ánh xạ từ lớp
Logic/Transport P-CCPCH, S-CCPCH, PRACH, DPDCH và các kênh
CPICH, SCH, DPCCH, PICH, AICH chỉ tồn tại ở lớp vật lý.
 P-CCPCH (DL): Quảng bá thông tin hệ thống và thông tin truy
nhập.
 S-CCPCH (DL): Mang thông tin điều khiển (FACH) và thông
tin tìm gọi (PCH).
 PRACH (UL): Cho phép UE phát các cụm ngẫu nhiên để truy
nhập mạng.
 SCH (DL): Kênh đồng bộ.
 AICH (DL): Kênh chỉ thị truy nhập.
 PICH (DL): Kênh chỉ thị tìm gọi.
o Link budget cho R99 channel sẽ được tính cho kênh CPICH và kênh
mang dữ liệu người dùng dành riêng DPDCH/DPCCH.
- CPICH Channel
o CPICH là vật lý kênh quảng bá đường xuống, có tốc độ cố định 30
kbps, mang thông tin mã nhận diện cell (PSC), có hệ số trải phổ cố
định SF256.
o P_CPICH được dùng để ước lượng chất lượng tín hiệu của cell cho
Cell Selection, Cell Reselection, Handover và điều khiển công suất
vòng hở.
o CPICH đặc trưng cho vùng phủ của cell. Vùng phủ của kênh CPICH
cần rộng hơn vùng phủ của các kênh mang dịch vụ, tuy nhiên nếu
vùng phủ kênh CPICH quá lớn sẽ tốn tài nguyên công suất của cell.
o Công suất kênh CPICH thường được thiết lập bằng 10% tổng tài
nguyên công suất của cell.
- R99 Radio Bearer (DPDCH/DPCCH)
o DPDCH: Là kênh vật lý dành riêng (DL/UL), mang thông tin dữ liệu
người dùng (voice/data), có hệ số trải phổ từ 512 tới 4 trên đường DL
và có hệ số trải phổ 256 tới 4 trên đường UL.
o DPCCH là kênh báo hiệu dành riêng đi kèm, mang thông tin về Pilot
(bit hoa tiêu dùng cho đồng bộ), TCP (điều khiển công suất), TFCI
(cấu trúc kênh). DPCCH có hệ số trải phổ cố định 256 đối với cả UL
và DL.
o Đối với đường DL 2 kênh này ghép xen theo thời gian, nhưng với
đường UL 2 kênh này truyền song song.
o DPDCH/DPCCH mang các đặc trưng cơ bản của mạng WCDMA như
điều khiển công suất, soft handover, chia sẻ công suất của cell.
- CPICH Link Budget
Lmax_DL = PCPICH + Gant,NB - Lfeeder,NB - Linsertion + Gant,UE - Lfeeder,UE - Lbody +
Processing_Gain - Thermal_Noise - NFUE – Ec/No - Minterference + GSHO +
GASH - Mfastfading - Mshadowing - Lpenetration [dB].
CPICH Link Budget
Transmitter - Node B
Max Tx Power (Total) 43 dBm
Max Tx Power (per Radiolink) 33.0 dBm
Cable Loss 2 dB
MHA Insertion Loss 0 dB
Tx Antenna Gain 18 dBi
EIRP 49.0 dBm
Receiver - Handset
Handset Noise Figure 8 dB
Thermal Noise -108 dBm
Downlink Load 75 %
Interference Margin 6.0 dB
Interference Floor -94.0
Service Ec/No -16 dB
Receiver Sensitivity -109.0 dBm
Rx Antenna Gain 0 dBi
Body Loss 3 dB
DL Fast Fade Margin 0 dB
DL Soft Handover Gain 0 dB
MDC Gain 0 dB
Building Penetration Loss 0 dB
Indoor Location Prob. 90 %
Indoor Standard Dev. 14 dB
Slow Fade Margin 5.1 dB
Isotropic Power Required -101.9 dB
Allowed Prop. Loss 150.9 dB
o Ec/No được dùng thay thế cho Eb/No. 3GPP yêu cầu độ chất lượng đo
trên kênh CPICH:
Parameter Unit Accuracy [dB]
±1.5 for -14 ≤CPICH Ec/No
CPICH_Ec/No dB ±2 for -16 ≤CPICH Ec/No < -14
±3 for -20 ≤CPICH Ec/No < -16
Do đó thiết kế CPICH_Ec/No = -16 dB để đảm bảo độ sai lệch đo
kiểm ±2.
o GSHO=0 do không có soft handover.
- R99 Radio Bearer Link Budget
 Downlink Path Loss
Lmax_DL = PNB_per_user + Gant,NB - Lfeeder,NB - Linsertion + Gant,UE - Lfeeder,UE - Lbody +
Processing_Gain - Thermal_Noise - NFUE - Eb/No - Minterference + GSHO + GASH
- Mfastfading - Mshadowing - Lpenetration [dB].
 Uplink Path Loss
Lmax_UL = PUE + Gant,UE - Lfeeder,UE - Lbody + Gant,NB - Lfeeder,NB + Processing_Gain
- Thermal_Noise - NFNB - Eb/No - Minterference + GSHO - Mfastfading - Mshadowing -
Lpenetration. [dB].
Uplink Link Budget Downlink Link Budget
Speec
Service Speech Service
h
kbp
Service Rate 12.2 kbps Service Rate 12.2
s
Transmitter -
Transmitter - Node B
Handset
dB
Max Tx Power 24 dBm Max Tx Power (Total) 43
m
dB
Tx Antenna Gain 0 dBi Max Tx Power (per Radiolink) 33.0
m
Body Loss 3 dB Cable Loss 2 dB
EIRP 21 dBm MHA Insertion Loss 0 dB
Tx Antenna Gain 18 dBi
dB
EIRP 49.0
m
Receiver - Node B Receiver - Handset
Node B Noise
3 dB Handset Noise Figure 8 dB
Figure
dB
Thermal Noise -108 dBm Thermal Noise -108
m
Uplink Load 50 % Downlink Load 75 %
Interference
3.0 dB Interference Margin 6.0 dB
Margin
Interference Floor -102.0 Interference Floor -94.0
Service Eb/No 4.4 dB Service Eb/No 7.9 dB
Service PG 25.0 dB Service PG 25.0 dB
Receiver - dB
-122.6 dB Receiver Sensitivity
Sensitivity 111.1 m
Rx Antenna Gain 18.0 dBi Rx Antenna Gain 0 dBi
Cable Loss 2 dB Body Loss 3 dB
Benefit of using
0 dB DL Fast Fade Margin 0 dB
MHA
UL Fast Fade
1.8 dB DL Soft Handover Gain 2 dB
Margin
UL Soft Handover 2 dB MDC Gain (Gain Against 0 dB
Uplink Link Budget Downlink Link Budget
Gain Shadowing)
Building
0 dB Building Penetration Loss 0 dB
Penetration Loss
Indoor Location
90 % Indoor Location Prob. 90 %
Prob.
Indoor Standard
10 dB Indoor Standard Dev. 10 dB
Dev.
Slow Fade Margin (Đã bao gồm
Slow Fade Margin 7.8 dB 5.1 dB
MDC)
Isotropic Power -
-131.0 dB Isotropic Power Required dB
Required 105.0
Allowed Prop.
152.0 dB Allowed Prop. Loss 154.0 dB
Loss

Tính toán link budget của R99 cần lưu ý đến tốc độ dữ liệu cần mang, vì
từ đó sẽ liên quan tới các tham số kèm theo như Processing_Gain, E b/No yêu
cầu, công suất phát tối đa (PBTS_per_user). Ở đây chỉ trình bày tới PBTS_per_user (thông
số khác tham khảo mục 3.).
Công suất tối đa cấp pháp cho một user, phụ thuộc vào thuật toán từng
vendor, nhưng đều bị giới hạn bởi công suất phát tối đa cho phép bởi RNC
(Pmax) và công suất còn lại trong cell.
PBTS_per_user = min { PBTS + 10*log(1-signaling) - P#user, Pmax}.
Trong đó:

o PBTS: tổng công suất phát của cell.


o P#user: tổng công suất đang dành cho các kết nối khác.
o Signaling: tải dành cho các kết nối báo hiệu.
𝑃𝐶𝑃𝐼𝐶𝐻+𝑃𝑃−𝑆𝐶𝐻 +𝑃𝑆−𝑆𝐶𝐻 +𝑃𝑃−𝐶𝐶𝑃𝐶𝐻+𝑃𝑆−𝐶𝐶𝑃𝐶𝐻+𝑃𝐴𝐼𝐶𝐻+𝑃𝑃𝐼𝐶𝐻
Signaling =
𝑃𝐵𝑇𝑆
Công suất dành cho các kênh báo hiệu:
Power With
Control Offset to Activity
P (dBm) P (W) Activity Factor
Channel CPICH (dB) factor (%)
(Watt)
P-CPICH 0 33 2.0 100 2.0
P-SCH -1.8 31.2 1.3 10 0.1
S-SCH -3.5 29.5 0.9 10 0.1
P-CCPCH -3.1 29.9 1.0 90 0.9
PICH -7 26 0.4 50 0.2
AICH -6 27 0.5 50 0.3
S-CCPCH
-0.4 32.6 1.8 10 0.2
[PCH]
Power With
Control Offset to Activity
P (dBm) P (W) Activity Factor
Channel CPICH (dB) factor (%)
(Watt)
S-CCPCH
1.8 34.8 3.0 10 0.3
[FACH1]
S-CCPCH
1.5 34.5 2.8 10 0.3
[FACH2]
Signaling 4.3
Bảng Công suất cấu hình cho các kênh báo hiệu (Ericsson defaul value).
Trong bảng trên tổng công suất dành cho báo hiệu là 4.3W (tương ứng 21.5%
công suất của cell, với PBTS =20W). Trong các kênh báo hiệu ở trên thì các
kênh P-CPICH, P-SCH, S-SCH, P-CCPCH có hệ số hoạt động cố định
(activity factor), tức công suất trung bình dành cho các kênh này là cố định.
Đối với các kênh còn lại thời gian hoạt động phụ thuộc vào tải của cell, khi
tải cell cao lên thì hệ số hoạt động của các kênh này cũng cao hơn, tức sẽ tốn
công suất hơn.
Các Vendor như Ericsson, Huawei và Nokia có sự khác nhau trong cấp phát
công suất tối đa cho kết nối Pmax. Trong khi Ericsson và Huawei chỉ ra giới
hạn công suất tối đa cho từng tốc độ thì Nokia giới hạn chung một mức công
suất phát tối đa nhưng công suất tối đa cho mỗi tốc độ được tham chiếu so
với tốc độ tham chiếu là thoại.
Max downlink power per UE = MIN {PCPICH – PCPICHtoRefRABOffset +
𝐸𝑏𝑁𝑜 𝑆𝑅𝐵_𝐸𝑏𝑁𝑜
𝑅𝑏 ∗10 10 +𝑅𝑆𝑅𝐵 ∗10 10
10*log( 𝐸𝑏𝑁𝑜 ) ; Pmax}.
𝑅𝑏𝑅𝑒𝑓 ∗10 10
Trong đó:

o PCPICH [dBm]: Công suất kênh CPICH.


o PCPICHtoRefRABOffset: Độ lệch giữa công suất kênh CPICH và công suất tối
đa kênh thoại AMR12.2.
o Rb[kbps]: Tốc độ kênh mang R99.
o RSRB [kbps]: Tốc độ kênh mang SRB đi kèm.
o RbRef [kbps]: Tốc độ kênh mang tham chiếu (AMR12.2kbps).
o EbNo [dB]: Eb/No yêu cầu của kênh mang.
o SRB_EbNo [dB]: Eb/No yêu cầu cho kênh mang SRB.
3.2.3 HSDPA Link Budget
- HSDPA Channel
Để truyền tải dữ liệu trên kênh HSDPA mạng cần thiết lập các kênh sau:
o HS-DPSCH: là kênh vật lý truyền tải dữ liệu trên đường DL, được
dùng chung giữa các user. Mỗi cell có tối đa 15 kênh HS-DPSCH (hay
thường được gọi là có tối đa 15 code HSDPA). Kênh truyền có hệ số
trải phổ cố định SF16. Là kênh có quyền ưu tiên thấp hơn kênh R99,
sử dụng phần công suất còn lại của cell.
o HS-SCCH: là kênh báo hiệu đường xuống của cell, có chức năng
thông báo cho UE nào sẽ được truyền trong TTI tiếp theo. Sử dụng
SF128.
o HS-DPCCH: kênh báo hiệu đường lên, mang các thông tin về CQI
(chất lượng kênh), ACK/NACK. Sử dụng SF256.
o A-DCH: kênh báo hiệu R99 đi kèm, A-DCH đường DL (SRB) chỉ
mạng thông tin báo hiệu (điều khiển công suất cho HS-DPCCH), sử
dụng SF256. Kênh A-DCH UL vừa mang báo hiệu, vừa mang thông
tin ACK/NACK cho TCP, vừa có thể mang dữ liệu người dùng.
Vùng phủ của HSDPA là vùng phủ bị giới hạn bởi một trong các kênh
trên.

- HSDPA Link Budget


 HSDPA/Rel99 Downlink
Lmax_DL = PHSDPA + Gant,NB - Lfeeder,NB - Linsertion + Gant,UE - Lfeeder,UE - Lbody +
Processing_Gain - Thermal_Noise - NFUE – SINR - Minterference + GSHO + GASH
- Mfastfading - Mshadowing - Lpenetration [dB].
HSDPA/Rel 99 Downlink
HS- HS-
Channel Channel A-DCH
PDSCH SCCH
PS Signallin
Service Control Service
Data g
Service Rate 512 - kbps Service Rate 3.4 kbps
Transmitter -
Transmitter - Node B
Node B
HSDPA/Rel 99 Downlink
Max Tx Power 39.0 30 dBm Max Tx Power 30.00 dBm
Cable Loss 0.5 0.5 dBi Cable Loss 0.5 dBi
MHA Insertion
MHA Insertion Loss 0.5 0.5 dB 0.5 dB
Loss
Tx Antenna Gain 18 18 dB Tx Antenna Gain 18.5 dB
EIRP 56.0 47.0 dBm EIRP 47.5 dBm
Receiver -
Receiver - Handset
Handset
Handset Noise
Handset Noise Figure 8 8 dB 8 dB
Figure
Thermal Noise -108 -108 dBm Thermal Noise -108 dBm
Downlink Load 75 75 % Downlink Load 80 %
Interference
Interference Margin 6.0 6.0 dB 7.0 dB
Margin
Interference Floor -94.0 -94.0 dBm Interference Floor -93.0 dBm
SINR Requirement 6.2 1.5 dB Service Eb/No 5.0 dB
Spreading Gain 12.0 21 dB Service PG 30.5 dB
Receiver
Receiver Sensitivity -99.8 -113.6 dBm -118.5 dBm
Sensitivity
Rx Antenna Gain 0 0 dB Rx Antenna Gain 0 dB
Body Loss 3 3 dB Body Loss 3 dB
DL Fast Fade
DL Fast Fade Margin 0 0 dB 0 dB
Margin
DL Soft Handover DL Soft
0 2.5 dB 2.5 dB
Gain Handover Gain
MDC Gain 0 0 dB MDC Gain 0 dB
Building Penetration Building
0 0 dB 0 dB
Loss Penetration Loss
Indoor Location
Indoor Location Prob. 90 90 % 90 %
Prob.
Indoor Standard
Indoor Standard Dev. 10 10 dB 10 dB
Dev.
Slow Fade
Slow Fade Margin 5.1 5.1 dB 5.1 dB
Margin
Isotropic Power Isotropic Power
-91.7 -108.0 dB -112.9 dB
Required Required
Allowed Prop.
Allowed Prop. Loss 147.7 155.0 dB 160.4 dB
Loss
HSDPA/Rel99 Downlink link budget: Có hai cách tiếp cận vùng phủ của
HSDPA:
- Thiết kế tốc độ tại biên cell, từ đó tính ra MAPL.
- Với giới hạn MAPL cho trước (có thể giới hạn chỉ ra bởi các dịch vụ khác),
tính ra tốc độ đạt được tại biện cell.
Thiết kế vùng phủ HSDPA theo Cell throughput tại biên cell (cách tiếp cận
1).
o PHSDPA [dBm]: công suất dành cho kết nối HSDPA tại biên cell.
Với một mạng thiết kế tải 75% (PBTS=20W):

 25% công suất cho signaling.


 10% công suất cho R99.
 Công suất dành cho HSDPA là: 75-25-10=40%, tương ứng 8W
hay 39 dBm.
o Processing_Gain: độ lợi trải phổ cho kênh HSDPA được tính cho kênh
mang cố định (SF16): 10*log(16) = 12 dB.
o SINR [dB]: tỷ lệ tín hiệu trên nhiễu (interference + noise) yêu cầu để
đạt được tốc độ yêu cầu trên kênh HS-DPSCH.
o GSHO [dB]: do kênh HS-DPSCH không có soft handover nên GSHO = 0.
- HSDPA/Rel 99 Uplink
Lmax_UL = PUE + Gant,UE - Lfeeder,UE - Lbody – MHS-PDCCH + Gant,NB - Lfeeder,NB +
Processing_Gain - Thermal_Noise - NFNB - Eb/No - Minterference + GSHO -
Mfastfading - Mshadowing - Lpenetration. [dB].
HSDPA/Rel 99 Uplink
Service PS Data
Service Rate 128 kbps
Transmitter - Handset
Max Tx Power 24 dBm
HS-DPCCH Overhead 1.6 dB
Tx Antenna Gain 0 dBi
Body Loss 3 dB
EIRP 19.4 dBm
Receiver - Node B
Node B Noise Figure 3.0 dB
Thermal Noise -108.0 dBm
Uplink Load 50.0 %
Interference Margin 3.0 dB
Interference Floor -102.0 dBm
Service Eb/No 2.5 dB
Service PG 14.8 dB
Receiver Sensitivity -114.3 dB
Rx Antenna Gain 18.0 dBi
Cable Loss 0.5 dB
Benefit of using MHA 2 dB
UL Fast Fade Margin 1.8 dB
UL Soft Handover Gain 2 dB
Building Penetration Loss 0 dB
Indoor Location Prob. 90 %
Indoor Standard Dev. 10 dB
Slow Fade Margin 7.8 dB
Isotropic Power Required -126.2 dB
HSDPA/Rel 99 Uplink
Allowed Prop. Loss 145.6 dB
Link budget cho HSDPA/R99 Uplink cơ bản giống với R99 Uplink, tuy
nhiên có bổ sung dự trữ Peak Overhead dành cho HS-DPCCH.
HS-DPCCH mang thông tin báo cáo về CQI, ACK/NACK, ảnh hưởng trực
tiếp đến tốc độ download dữ liệu trên kênh HS-DPSCH. HS-DPCCH có độ
lệch công suất phát với kênh PDCCH (bằng offset cố định), nhưng có mức
độ ưu tiên thấp hơn. Để bảo vệ thông tin truyền trên HS-DPCCH nên mạng
cần dự trữ Peak Overhead cho HS-DPCCH trên các kênh A-DCH UL. Dự
trữ này phụ thuộc vào tốc độ kênh A-DCH UL. Các kênh A-DCH UL tốc độ
càng cao thì số bit pilot và TPC càng nhiều, khả năng đánh giá chính xác chất
lượng kênh truyền và điều khiển công suất càng chính xác nên độ dự trữ cho
overhead sẽ ít hơn.
HS-DPCCH offset for link budget [dB]
HSDPA/Rel 99 Uplink bitrate 16 kbps 64 kbps 128 kbps 384 kbps
with SHO 4.6 2.8 1.6 1.1
3.2.4 HSUPA Link Budget
- HSUPA Channel

Để truyền tải dữ liệu uplink HSUPA triển khai các kênh sau:
HSUPA Downlink Physical Channels:
o E-AGCH (Enhanced Absolute Grant Channel): là kênh đường xuống
dùng chung, mang thông tin quyền truy nhập tuyệt đối của UE (tốc độ
truyền, công suất truyền). Thông tin này được gửi bởi serving cell, có thể
truyền vài lần trong một kết nối. Một vài user có thể dùng chung kênh E-
AGCH (phân biệt nhau bởi E-RNTI). Số kênh E-AGCH trong cell thể
hiện số user có thể phát đồng thời kênh E-DCH. E-AGCH sử dụng công
suất phát cố định và hệ số trải phổ cố định (SF256).
o E-RGCH (Enhanced Relative Grant Channel): là kênh điều khiển đường
xuống, được phát bởi các non-serving cells (trong Active set), mang thông
tin quyền truy nhập tương đối, chứa một trong 2 thông tin “DOWN” hoặc
“Don’t care”. Mục đích nhằm đối phó nhanh với hiện tượng Overload
(nghẽn), E-RGCH sẽ tác động (DOWN-giảm công suất) đồng thời tới một
nhóm user (theo cách mạng cấu hình) giảm công suất phát trên kênh E-
DPDCH. Nếu không nghẽn E-RGCH sẽ phát DTX, chỉ thị “Don’t care”.
E-RGCH được phát với công suất cố định và hệ số trải phổ cố định
(SF128).
o E-HICH (HARQ Indicator Channel): kênh điều khiển dành riêng đường
xuống, mang thông tin HARQ ACK. E-RGCH được phát với công suất cố
định và hệ số trải phổ cố định (SF128).
HSUPA Uplink Physical Channels:
o E-DPDCH (Enhanced Dedicated Physical Data Channel): là kênh truyền
tải dữ liệu đường lên. Công suất kênh D-DPDCH được cấp linh động như
một offset tới DPCCH. Giá trị này được Scheduler thông báo trong bản
tin cấp quyền truy nhập.
o E-DPCCH (Enhanced Dedicated Physical Control Channel): là kênh điều
khiển đường lên, mang thông tin về cấu trúc kênh (e-TFCI) sẽ được UE
sử dụng và thông tin thể hiện sự hài lòng với tốc độ đang phát (“happy” –
hài lòng, “zero” không hài lòng, cần tăng tốc độ). Công suất kênh E-
DPCCH được thiết lập qua kênh DPCCH qua một offset cố định.
o DPCCH (R99 Dedicated Physical Control Channel): kênh báo hiệu R99,
mang thông tin điều khiển công suất (TPC) và pilot bit.
- HSDPA Link Budget
Tương tự như HSDPA, thiết kế vùng phủ cho HSUPA sẽ được tiếp cận theo
hướng tính toán MAPL theo tốc độ tối thiểu tại biên cell.
 HSDPA/HSUPA 99 Uplink
Lmax_UL = PUE + Gant,UE - Lfeeder,UE - Lbody – MHS-PDCCH + Gant,NB - Lfeeder,NB +
Processing_Gain - Thermal_Noise - NFNB - Eb/No - Minterference + GSHO –
MOCI - Mfastfading - Mshadowing - Lpenetration. [dB].
Uplink Service
Cell Edge Throughput 128 kbps
Target BLER 10 %
Propagation Channel Pedest. A 3 km/hr
Channel HSUPA
Service PS Data
Service Rate 128 kbps
Transmitter - UE
Uplink Service
Max Tx Power 24 dBm
Tx Antenna Gain 0 dBi
Body Loss 3 dB
EIRP 24 dBm
Receiver - Node B
Node B Noise Figure 3 dB
Thermal Noise -108 dBm
Uplink Load 50 %
Interference Margin 3.0 dB
Own Connection Interf. 0.14
Interference Floor -102.1 dBm
Service Eb/No -0.2 dB
Service PG 14.77 dB
Receiver Sensitivity -117.10 dBm
Rx Antenna Gain 18 dBi
Cable Loss 2 dB
Benefit of using MHA 0 dB
UL Fast Fade Margin 1.8 dB
UL Soft Handover Gain 2 dB
Building Penetration Loss 0 dB
Indoor Location Prob. 90 %
Indoor Standard Dev. 10 dB
Slow Fade Margin 5.1 dB
Isotropic Power Required -128.2 dB
Allowed Prop. Loss 149.2 dB
o Service rate: tốc độ HSUPA yêu cầu tại biên cell. Tốc độ yêu cầu sẽ
ảnh hưởng đến Eb/No yêu cầu, Processing_Gain (Service PG), nền
nhiễu.
o Service Eb/No: Eb/No yêu cầu phụ thuộc vào tốc độ yêu cầu, mô hình
kênh truyền, tỷ lệ lỗi bit cho phép:
Pedestrian A 3 km/hr
10 % BLER
Bit Rate EbNo
(kbps) (dB)
32 -0.2
64 -0.8
128 -1.2
256 -1.5
384 -1.5
768 -1.7
1024 -1.7
1450 -1.2
Pedestrian A 3 km/hr
10 % BLER
1920 0.3
o Own Cell Interference MOCI [dB]: hệ số nhiễu gây ra bởi kết nối
HSUPA vào nền nhiễu. Tốc độ của UE càng cao thì đóng góp vào nền
nhiễu càng lớn.
𝐸𝑏𝑁𝑜
10 10 ∗𝑅
MOCI = 10*log(1 + ).
𝑊
Trong đó W: tốc độ chíp, R: tốc độ bit HSUPA.
 HSDPA/HSUPA Downlink
Link budget đành cho kênh HSDPA đi kèm.
Lmax_DL = PBTS_per_user + Gant,BTS - Lfeeder,BTS - Linsertion + Gant,UE - Lfeeder,UE -
Lbody + Processing_Gain - Thermal_Noise - NFUE – SINR - Minterference +
GSHO + GASH - Mfastfading - Mshadowing - Lpenetration [dB].
HS- HS-
Channel
PDSCH SCCH
Service PS Data Control
Service Rate (Cell Edge) 128 - kbps
Transmitter - Node B
Max Tx Power 39.0 30 dBm
Cable Loss 2 2 dBi
MHA Insertion Loss 0.0 0.0 dB
Tx Antenna Gain 18 18 dB
EIRP 55.0 46.0 dBm
Receiver - Handset
Handset Noise Figure 8 8 dB
Thermal Noise -108 -108 dBm
Downlink Load 75 75 %
Interference Margin 6.0 6.0 dB
Interference Floor -94.0 -94.0 dBm
SINR Requirement -0.3 1.5 dB
Spreading Gain 12.0 21.0 dB
Receiver Sensitivity -106.3 -113.5 dBm
Rx Antenna Gain 0 0 dB
Body Loss 3 3 dB
DL Fast Fade Margin 0 0 dB
DL Soft Handover Gain 0 0 dB
MDC Gain 0 0 dB
Building Penetration Loss 0 0 dB
Indoor Location Prob. 90 90 %
Indoor Standard Dev. 10 10 dB
Slow Fade Margin 5.1 5.1 dB
HS- HS-
Channel
PDSCH SCCH
Isotropic Power Required -98.2 -105.4 dB
Allowed Prop. Loss 153.2 151.4 dB
3.2.5 Cell Range
Bán kính phủ sóng của cell có thể tính được từ MAPL theo một số phương
trình truyền sóng lý thuyết Kinh điển.
- Phương trình truyền sóng Hata
Phương trình Hata được xây dựng dựa trên đường cong quan hệ suy hao với
khoảng cách của Okumura. Ban đầu được viết cho dải tần số từ 150 MHz tới
1500 MHz, nhưng sau đó được mở rộng tới 2 GHz (Hata Cost 231 được triển
khai bởi Châu Âu). Trong viễn thông di động phương trình Hata thường
được áp dụng cho các môi trường Urban, SubUrban, Rural, Open (bán kính
cell > 1km), với dải tần áp dụng tới cả dải 2.1 GHz.
o Suy hao đường truyền theo Mô hình Hata cho môi trường Urban:
LHataUrban=c1+c2*log(f) – 13.82*log(hB)- a(hM)+[44.9-6.55*log(hB)]*logd
Trong đó:
 f [MHz]: Tần số truyền.
 hB [m]: Độ cao anten trạm phát (30  200m).
 hM [m]: Độ cao anten thiết bị di động (1 10m).
 c1: 69.55 khi 400 <= f <=1500.
46.3 khi 1500<=f<=2000.
 c2: 26.16 khi 400<=f<=1500.
33.9 khi 1500<=f<=2000.
 a(hM) được cố định tới giá trị 0 nếu hM=1.5m, ngoài ra

.
trong thành phố nhỏ (small city), hay

trong thành phố lớn (large city).


 d [km]: khoảng cách từ điểm thu đến trạm phát (1 20km)
 Với LHataUrban = MAPL ta sẽ tính được bán kính cell Rcell =
d(f,hB,hM).
Rcell = 𝟏𝟎(𝑴𝑨𝑷𝑳−𝒄𝟏 −𝒄𝟐 ∗𝐥𝐨𝐠(𝒇)+𝟏𝟑.𝟖𝟐∗𝐥𝐨𝐠(𝒉𝑩 )+𝒂(𝒉𝑴 )−[𝟒𝟒.𝟗−𝟔.𝟓𝟓∗𝐥𝐨𝐠(𝒉𝑩 )]
o Suy hao đường truyền theo Mô hình Hata cho môi trường SubUrban:
𝑓
LHataSub = LHataUrban -2*[log ( )]2 – 5.4.
28
o Suy hao đường truyền theo Mô hình Hata cho môi trường Rural:
𝑓
LHataRul = LHataUrban -4.78*[log ( )]2 + 18.33 log (f) – 35.94.
28

- Phương trình truyền sóng Walfisch-Ikegami


Đây là phương trình truyền sóng được phát triển từ nhóm Cost 231(Châu Âu)
từ các model của Walfisch và Ikegami, được sử dụng phổ biến trong các môi
trường Dense Urban và Urban.

L=L0+Lrts +Lmsd
Trong đó:
L [dB]: Suy hao đường truyền.
LO [dB]: Sua hao trong không gian tự do.
Lrts [dB]: Suy hao nhiễu xạ và tán xạ (Rooftop-street diffraction and scatter
loss).
Lmsd [dB]: Suy hao do tán xạ nhiều lớp (Multi-screen diffraction loss).
Tương tự như trên với L (Path loss) = MAPL từ Link Budget ta sẽ tính được
bán kính phủ sóng của cell.
o Suy hao không gian tự do L0
L0 =32 .4+20 log (d)+20 log (f).
o Suy hao do nhiễu xạ và tán xạ
Lrts =−16.9−10 log(w)+10 log(f)+20log(Δmobile)+Lstreet, với Δmobile>0.
Lrts=0 với Δmobile <= 0.
Trong đó:
Lstreet = −10+0.354φ với 0<= φ < 35.
Lstreet = 2.5+0.075(φ−35) với 35<= φ < 55.
Lstreet = 4.0−0.114(φ−55) với 55<= φ < 90.
Δmobile: = hroof - hmobile, độ lệch giữa độ cao nhà và độ cao mobile.
hroof [m]: độ cao trung bình của nhà.
hmobile [m]: độ cao của mobile.
hbase[m]: độ cao anten của BTS.
Δbase: =hbase - hroof.
w [m]: Độ rộng trung bình của đường.
b[m]: Khoảng cách trung bình của giữa các nhà.
Φ: góc của tia tới với đường (typically 90°).
o Suy hao do nhiễu xạ và tán xạ.
Lmsd=Lmed+ka +kd*log(d)+kf*log (f)−9*log(b).
Trong đó:

- Phương trình truyền sóng trong Tool


Để tiến tới các phương trình truyền sóng chính xác cho từng loại địa hình,
các nhà mạng thực hiện hiệu chỉnh các phương trình truyền sóng tổng quát
cho từng địa hình dựa theo các phương trình truyền sóng kinh điển.
o Phương trình Hata-Okumura

1.3 Xây dựng hoàn thiện quỹ suy hao đường truyền
Một số tính toán Link Budget điển hình
- Tính toán link budget cho thoại AMR 12.2
Uplink Service Downlink Service
Sp
Speec Inde Uni Inde
Service Formular Service ee Formular Unit
h x t x
ch
Service kbp 12
12.2 Input A1 Service Rate Input A1 kbps
Rate s .2
Transmitter - Handset Transmitter - Node B
Max Tx dB Max Tx dB
24 Input A2 43 Input A2
Power m Power m
Uplink Service Downlink Service
(Total)
Tx Max Tx
33 dB
Antenna 0 Input A3 dBi Power (per Input A3
.0 m
Gain Radiolink)
Body
3 Input A4 dB Cable Loss 2 Input A4 dB
Loss
MHA
=A2+A3 dB =A2+A3-
EIRP 21 A5 Insertion 0 A5 dB
-A4 m A4
Loss
Tx Antenna
18 Input A6 dBi
Gain
49 =A3-A4- dB
EIRP A7
.0 A5+A6 m
Receiver - Node B Receiver - Handset
Node B Handset
Noise 3 Input B1 dB Noise 8 Input B1 dB
Figure Figure
=10*LO - =10*LOG(
Thermal dB Thermal dB
-108 G(K*T* B2 10 K*T*B*1 B2
Noise m Noise m
B*1000) 8 000)
Uplink Downlink
50 Input B3 % 75 Input B3 %
Load Load
Interfere =- =-
Interference
nce 3 10*log(1 B4 dB 6 10*log(1- B4 dB
Margin
Margin -B3) B3)
Interfere
=B2+B1 dB Interference - =B2+B1+ dB
nce -102.0 B5 B5
+B3+B4 m Floor 93 B3+B4 m
Floor
Service Service 7.
4.4 Input B6 dB Input B6 dB
Eb/No Eb/No 9
= =
Service 10*log( 25 10*log(W/
25.0 B7 dB Service PG B7 dB
PG W/(A1*1 .0 (A1*1000)
000)) )
-
Receiver
=B5+B6 Receiver 11 =B5+B6+ dB
Sensitivi -122.6 B8 dB B8
+B7 Sensitivity 0. B7 m
ty
1
Rx
Rx Antenna
Antenna 18.0 Input B9 dBi 0 Input B9 dBi
Gain
Gain
Cable
2 Input B10 dB Body Loss 3 Input B10 dB
Loss
Benefit 0 Input B11 dB DL Fast 0 Input B11 dB
Uplink Service Downlink Service
of using Fade
MHA Margin
UL Fast DL Soft
Fade 1.8 Input B12 dB Handover 0 Input B12 dB
Margin Gain
UL Soft
Handove 0 Input B13 dB MDC Gain 0 Input B13 dB
r Gain
Building Building
Penetrati 20 Input B14 dB Penetration 20 Input B14 dB
on Loss Loss
Indoor Indoor
Location 90 Input B15 % Location 90 Input B15 %
Prob. Prob.
Indoor Indoor
Standard 14 Input B16 dB Standard 14 Input B16 dB
Dev. Dev.
Slow
Input Slow Fade 3. Input (tra
Fade 4.3 B17 dB B17 dB
(Note) Margin 9 bảng)
Margin
=B8-
=B8-
B9+B10-
Isotropic Isotropic - B9+B10-
B11+B1
Power -112.5 B18 dB Power 83 B11+B12- B18 dB
2-
Required Required .2 B13+B14+
B13+B1
B17
4+B17
Allowed 13
Allowed
Prop. 133.5 =A5-B18 B19 dB 2. =A5-B18 B19 dB
Prop. Loss
Loss 2
Note: Slow Fade Margin sử dụng giá trị khuyến nghị cho mạng Cell 3 Sector
(đã bao gồm Soft Handover) nên các giá GSHO, GASH sẽ được thiết lập bằng 0.
Kết quả:
o Độ nhạy thu (Receiver Sensitivity): Độ nhạy thu với đường DL trong
điều kiện tải 75% là -110 dBm và -122.6 dBm đối với đường UL trong
điều kiện tải 50%.
o Mức thu tín hiệu tối thiểu yêu cầu (outdoor): Trong môi trường Dense
Urban, thiết kế mạng 3 sector site thì yêu cầu mức thu tối thiểu -83
dBm (tương ứng -103 dBm outdoor) tại biên cell để đảm bảo độ tin
cậy vùng phủ 90%, suy hao nhà cửa (trung bình) 20 dB.
o MAPL = min (MAPLDL, MAPLUL) = 131 dB.
- Tính toán link budget cho HSDPA 512 kbps
Uplink Service Downlink Service
Uplink Service Downlink Service
HS
A- -
Form Chann HS- Chann DP
Channel DCH Index PD Formular Index
ular el SCCH el CH
UL SC
H
PS Sig
PS Contr Servic
Service Service Dat nall
Data ol e
a ing
Service kbp Service Servic
64 Input A1 512 Input A1 - kbps 3.4 kbps
Rate s Rate e Rate
Transmitter -
Transmitter - Handset Transmitter - Node B
Node B
Max Max
Max Tx dB 39. dB 27. dB
24 Input A2 Tx Input A2 30 Tx
Power m 0 m 00 m
Power Power
HS-
DPCCH Cable Cable
1.6 Input A3 dB 2 Input A3 2 dBi 2 dBi
Overhea Loss Loss
d
MHA MHA
Tx
Inserti Inserti
Antenna 0 Input A4 dBi 0.0 Input A4 0.0 dB 0.0 dB
on on
Gain
Loss Loss
Tx Tx
Body
3 Input A5 dB Antenn 18 Input A5 18 dB Antenn 18 dB
Loss
a Gain a Gain
=A2-
dB 55. =A2-A3- dB 43. dB
EIRP 19.4 A3+A A6 EIRP A6 46.0 EIRP
m 0 A4+A5 m 0 m
4-A5
Receiver -
Receiver - Node B Receiver - Handset
Handset
Hands
Node B Handse
et
Noise 3.0 Input B1 dB t Noise 8 Input B1 8 dB 8 dB
Noise
Figure Figure
Figure
=10*
LOG( Therm =10*LO Therm
Thermal dB - dB - dB
-108.0 K*T* B2 al G(K*T* B2 -108 al
Noise m 108 m 108 m
B*10 Noise B*1000) Noise
00)
Downli Downl
Uplink
50.0 Input B3 % nk 75 Input B3 75 % ink 80 %
Load
Load Load
=-
Interfer Interfer =- Interfe
10*lo
ence 3.0 B4 dB ence 6.0 10*log(1 B4 6.0 dB rence 7.0 dB
g(1-
Margin Margin -B3) Margin
B3)
Interfer =B2+ Interfer - Interfe -
dB =B2+B1 dB dB
ence -102.0 B1+B B5 ence 94. B5 -94.0 rence 93.
m +B3+B4 m m
Floor 3+B4 Floor 0 Floor 0
SINR Servic
Service
1.4 Input B6 dB Requir 6.2 Input B6 1.5 dB e 5.0 dB
Eb/No
ement Eb/No
=
10*lo Spread
Service 12. =10*log( Servic 30.
17.8 g(W/( B7 dB ing B7 21 dB dB
PG 0 16) e PG 5
A1*1 Gain
000))
Uplink Service Downlink Service
Receive Receiv Receiv
=B5+ - -
r er =B5+B6 dB er dB
-118.4 B6+B B8 dB 99. B8 -113.6 118
Sensitiv Sensiti +B7 m Sensiti m
7 8 .5
ity vity vity
Rx Rx Rx
Antenna 18.0 Input B9 dBi Antenn 0 Input B9 0 dB Antenn 0 dB
Gain a Gain a Gain
Cable Body Body
2 Input B10 dB 3 Input B10 3 dB 3 dB
Loss Loss Loss
DL DL
Benefit
Fast Fast
of using 0 Input B11 dB 0 Input B11 0 dB 0 dB
Fade Fade
MHA
Margin Margin
DL DL
UL Fast Soft Soft
Fade 1.8 Input B12 dB Hando 0 Input B12 0 dB Hando 0 dB
Margin ver ver
Gain Gain
UL Soft
MDC MDC
Handov 0 Input B13 dB 0 Input B13 0 dB 0 dB
Gain Gain
er Gain
Buildin Buildi Buildi
g ng ng
Penetrat 20 Input B14 dB Penetra 20 Input B14 20 dB Penetr 20 dB
ion tion ation
Loss Loss Loss
Indoor Indoor
Indoor
Locati Locati
Locatio 90 Input B15 % 90 Input B15 90 % 90 %
on on
n Prob.
Prob. Prob.
Indoor
Indoor Indoor
Standa
Standar 14 Input B16 dB Standa 14 Input B16 14 dB 14 dB
rd
d Dev. rd Dev.
Dev.
Slow Input Slow Input Slow
Fade 4.3 (tra B17 dB Fade 5.1 (tra B17 5.1 dB Fade 5.1 dB
Margin bảng) Margin bảng) Margin
=B8-
=B8-
B9+B
Isotrop B9+B10 Isotrop
Isotropi 10-
ic - ic
c Power B11+
-108 B18 dB Power -72 B11+B1 B18 -85 dB Power -90 dB
Require B12-
Requir 2- Requir
d B13+
ed B13+B1 ed
B14+
4+B17
B17
Isotrop Isotrop
ic =B18+C ic
Power PICH Power
-78 B19 -82 dB -84 dB
Requir Power - Requir
ed on A2 ed on
CPICH CPICH
Allowe Allowe Allowe
=A6-
d Prop. 128 dB d Prop. 127 B20 131 dB d Prop. 133 dB
B18
Loss Loss Loss

Kết quả:
o Độ nhạy thu (Receiver Sensitivity): Độ nhạy thu với kênh HS-DPSCH 512
kbps trong điều kiện tải 75% là -100 dBm.
o Mức thu tín hiệu tối thiểu yêu cầu (outdoor): Trong môi trường Dense Urban,
thiết kế mạng 3 sector site thì yêu cầu mức thu tối thiểu -78 dBm trên kênh
CPICH tại biên cell để đảm bảo độ tin cậy vùng phủ 90% với suy hao nhà
cửa (trung bình) 20 dB (tương ứng mức thu yêu cầu -98 dBm cho indoor).
o MAPL = min (MAPLDL, MAPLUL) = 131 dB.
o Cell Range = 350m với phương trình Walfisch-Ikegami với hbase =30m, f =
900 Mhz, φ =90.
CHUYÊN ĐỀ 2: KHẢO SÁT THIẾT KẾ TRẠM BTS/NODEB
I. Các bước trong quá trình khảo sát, thiết kế trạm BTS/NodeB
Công tác khảo sát thiết kế trạm BTS/Node B là bước đầu tiên đồng thời
đóng vai trò quan trọng trong công tác xây dựng phát triển mạng lưới, cũng như
trong công tác tối ưu nâng cao chất lượng mạng sau này.
Việc khảo sát thiết kế trạm BTS/Node B phải đáp ứng được các tiêu chí đưa
ra đối với một trạm BTS/Node B như về vùng phủ, mật độ dân cư phục vụ,
khoảng cách đến trạm gần nhất… Các tiêu chí đặt trạm được đưa ra cụ thể đối
với mỗi một kế hoạch phát triển trạm, việc hiểu đúng và đủ các tiêu chí này là
yêu cầu bắt buộc đối với nhân viên thực hiện công việc khảo sát thiết kế.
1.1. Xác định tiêu chí đặt trạm BTS/NodeB
- Tiêu chí đặt trạm được phân biệt rõ ràng cho mỗi mục đích như sau:
o Trạm phủ sóng khu vực dân cư - trạm phục vụ lưu lượng là chủ yếu.
o Trạm phủ đường giao thông (đường bộ và đường sông) – là trạm phục vụ
vùng phủ cho tuyến đường và dân cư sống dọc tuyến đường đó.
o Trạm vùng phủ.
o Trạm đặc thù phủ sóng các khu vực đặc biệt như khu vực dân kiện, khó
khăn trong công tác phát triển hạ tầng.
- Tiêu chí về khoảng cách đặt trạm được ban hành theo từng giai đoạn, kế
hoạch cụ thể, căn cứ vào đó nhân viên kỹ thuật tỉnh có thể nắm được tiêu chí
về khoảng cách cho mỗi mục đích khác nhau. Tiêu chí đặt trạm năm 2010
của Tập đoàn như sau:
o Đối với trạm 2G:
Phủ sóng khu vực dân cư
Nông thôn Nông thôn Thị TP,
Tiêu chí/Khu vực
miền núi đồng bằng trấn Thị xã
Khoảng cách từ (điểm giữa) khu vực >= >= 0.5
>= 4 Km >= 2 Km
không có sóng đến trạm gần nhất 1Km Km
Số hộ dân trong khu vực mất sóng (và
Lớn hơn 300 hộ dân
vùng sóng yếu kế cận)

Phủ sóng đường giao thông (đường bộ và đường sông)


Tiêu chí/ Khu vực Miền núi Đồng bằng
Khoảng cách từ (điểm giữa) khu vực không có sóng đến trạm gần
>= 4 Km >= 3Km
nhất

Chiều dài đường khu vực mất sóng (và vùng sóng yếu kế cận) >= 2 Km >= 1Km

o Đối với trạm 3G: Có 8 tiêu chí, thứ tự ưu tiên lần lượt như sau:
 Đặt trạm 3G tại tất cả các vị trí trạm 2G phục vụ khu vực thủ phủ tỉnh/
Thành phố.
 Đặt trạm 3G tại tất cả các vị trí trạm 2G phục vụ trường cấp 3 (Phổ
thông Trung học), Trường nghề, Trung học Chuyên nghiệp, Cao đẳng,
Đại Học tại tỉnh/Thành phố.
 Đặt trạm 3G tại các vị trí trạm 2G có lưu lượng thoại giờ cao điểm lớn
hơn 40 Erlang. Lưu lượng thoại giờ cao điểm được lấy trung bình các
giờ cao điểm trong 1 tuần gần nhất.
 Đặt trạm 3G tại tất cả các vị trí trạm 2G phục vụ các thị trấn.
 Đặt trạm 3G tại các vị trí trạm 2G có tổng lưu lượng data
GPRS(EDGE)_DL/ngày lớn hơn ngưỡng 60 MBytes. Tổng lưu lượng
data GPRS(EDGE)_DL/ngày được lấy bằng trung bình trong 1 tuần
gần nhất.
 Đặt trạm 3G tại các vị trí trạm 2G phục vụ các khu du lịch, cửa khẩu,
khu công nghiệp, thủy điện.
 Đặt trạm 3G tại các vị trí trạm 2G phủ kín các tuyến đường quốc lộ,
tỉnh lộ; các tuyến đường sắt Bắc – Nam, đường sắt liên tỉnh.
 Đối với các đảo có truyền dẫn viba PDH, SDH bắn về đất liền, thực
hiện đặt trạm 3G tại tất cả các vị trí 2G.
1.2. Chọn vị trí đặt trạm BTS/NodeB
- Chọn vị trí đặt trạm đóng vai trò quan trọng trong công tác khảo sát thiết kế
trạm, ảnh hưởng đến khả năng phủ sóng của trạm. Do đó việc này đòi hỏi
phải xem xét cẩn thận các yếu tố quyết định vị trí đặt trạm như:
o Khu vực mong muốn phủ sóng.
o Điều kiện triển khai đặt trạm như: điện, thuận tiện trong xây dựng trạm,
ứng cứu thông tin.
- Chi tiết về việc chọn vị trí đặt trạm xem trong phần “1.2 – Hướng dẫn khảo
sát chọn vị trí đặt trạm BTS/Node B” ở dưới.
1.3 Thiết kế trạm BTS/NodeB
- Sau khi đã lựa chọn được vị trí đặt trạm thích hợp đáp ứng được các yêu cầu
đặt ra thì tiến hành thiết kế call off cho trạm.
- Các tham số chính cần quan tâm trong quá trình thiết kế trạm là:
o Độ cao cột – Được tính từ đỉnh cột xuống mặt đất, được tính theo đơn vị
mét.
o Độ cao anten – Được quy định từ đáy anten xuống mặt đất (chân cột) theo
phương thẳng đứng: đơn vị mét.
o Góc azimuth – Là góc của anten so với phương bắc theo chiều thuận
chiều kim đồng hồ, tham số này tác động đến khu vực phủ sóng của trạm,
được tính theo đơn vị độ.
o Góc tilt: Là góc cụp tổng của anten, tilt = tilt cơ + tilt điện. Tham số này
tác động đến vùng phủ của trạm, được tính theo đơn vị độ.
II. Hướng dẫn khảo sát chọn vị trí đặt trạm BTS/NodeB
2.1. Hướng dẫn đặt trạm danh định
- Từ khu vực mong muốn phủ sóng, tiến hành chấm danh định vị trí đặt trạm
BTS/Node B. Vị trí trạm danh định phải đảm bảo tiêu chí về khoảng cách đối
với từng giai đoạn, kế hoạch cụ thể.
- Việc chấm trạm danh định được thực hiện trên: bản đồ quân sự, phần mềm
mapInfo hoặc google earth.
- Một số trường hợp chấm vị trí danh định thường gặp trong thực tế:
o Khu dân cư: Đối với khu dân cư thì cần thiết kế trạm gồm 3 cells sao
cho các cell có thể đồng thời phục vụ cả khu vực như hình sau:

o Kết hợp khu dân cư và tuyến giao thông: Đối với địa hình như thế này
thì thiết kế 3 cells, 2 cell phục vụ đường còn 1 cell phục vụ khu dân cư
như hình vẽ sau:

o Đường cong: Đối với địa hình như thế này ta có thể thiết kế hai cell
phục vụ theo hướng đường đi như sau.
o Ngã 3: Địa hình như thế này ta thiết kế 3 cell phủ cả 3 hướng đường
như sau.

o Đối với khu vực đã có thiết kế mắt lưới hoặc khu dân cư rộng, đông
đúc: Thiết kế theo mô hình mắt lưới.

o Ngã tư:

2.2. Hướng dẫn chọn vị trí đặt trạm trên thực tế


- Trên cơ sở tọa độ trạm đã chấm danh định tiến hành khảo sát trên thực tế,
trong quá trình khảo sát nếu thấy tọa độ trạm danh định không phù hợp hoặc
kiểm tra thấy có tọa độ khác hợp lý hơn thì được phép thay đổi vị trí đặt trạm.
- Tùy theo tiêu chí đặt trạm ban đầu mà lựa chọn vị trí đặt trạm theo các thứ tự
ưu tiên. Nếu là trạm lưu lượng thì ưu tiên triển khai khu vực đông dân cư, vị
trí đặt phải đảm bảo dân cư phân bố đều giữa các cell của trạm. Tránh đặt
trạm lệch khỏi khu dân cư khi đó phân bố lưu lượng không đều giữa các cell.
Từ đó gây khó khăn trong công tác tối ưu mạng lưới sau này. Nếu là trạm
vùng phủ phải lựa chọn vị trí sao cho trạm có vùng phủ rộng nhất sau khi
được phát sóng.
- Vị trí đặt trạm cố gắng đặt tại điểm cao sao cho vùng phủ sóng là rộng nhất,
đối với khu vực dân cư cố gắng lựa chọn nhà cao tầng, đối với vùng núi lựa
chọn vị trí có điểm cao, tuy nhiên phải xem xét đến khả năng triển khai và vận
hành khai thác sau này như điện, ứng cứu thông tin.
- Sai số khoảng cách cho phép khi triển khai trạm được quy định như sau:
o Đối với khu vực có thiết kế theo kiến trúc mắt lưới: Sai số khoảng cách
cho phép khi triển khai trạm so với vị trí nút lưới cần đặt trạm: <= 10%
kích thước mắt lưới và <= 50m.
o Đối với khu vực chưa có thiết kế theo kiến trúc mắt lưới: Sai số khoảng
cách cho phép khi triển khai trạm so với vị trí được phê duyệt:
 Đối với khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, thủ phủ tỉnh, thủ phủ
huyện chưa có kiến trúc mắt lưới: <= 50m.
 Đối với khu vực nông thôn đồng bằng: <= 100m.
 Đối với khu vực nông thôn miền núi: <= 200m.
- Trong trường hợp qua xem xét thực tế nếu vị trí trạm danh định không đảm
bảo về mật độ dân cư, nhưng vùng phủ được đảm bảo bởi các trạm đang phát
sóng, không cần thiết phải bổ sung thêm trạm mới thì loại bỏ vị trí danh định
không đề xuất thêm trạm mới.
III. Hướng dẫn thiết kế trạm BTS/NodeB
3.1. Hướng dẫn thiết kế độ cao anten/cột
- Độ cao anten và độ cao cột có quan hệ với nhau trong thiết kế độ cao, anten
cần được lắp ở vị trí cao nhất có thể. Do đó độ cao anten = độ cao cột – độ dài
anten (đối với anten ở vị trí cao nhất tại cột có nhiều anten).
- Độ cao anten cần có thiết kế khác nhau đối với các khu vực khác nhau, bảng
thiết kế đối với các khu vực căn cứ theo bảng sau:
 Đối với trạm 2G:
Thông số Khu vực TP/Thị xã KV Đồng bằng KV Miền núi
Chia lớp:
25m  30 m 33m  39m
-Lớp 1: Phủ dân và phủ đường.
Độ cao (tương ứng với độ (tương ứng với độ
Độ cao: 33m  39m.
Anten (m) cao cột từ 28m  33 cao cột từ 36m 
-Lớp 2: chỉ phủ đường: Độ cao
m) 42m)
thiết kế theo thực tế.
 Đối với trạm 3G:
Loại địa hình Độ cao Anten tối thiểu
Khu vực thành phố, thị xã 25 m
Khu vực nông thôn, vùng đồng bằng 33 m
Khu vực miền núi, ít dân cư 40 m
- Trong những trường hợp đặc biệt cần đánh giá thêm và hiệu chỉnh cho phù
hợp với thực tế, do đó có thể cá thể hóa thiết kế độ cao anten/cột nhưng phải
có giải trình lý do cụ thể.
3.2. Hướng dẫn thiết kế góc Azimuth
- Góc azimuth có tác động đến vùng phủ sóng của trạm có đúng vùng phủ sóng
mong muốn hay không? Góc azimuth trong thiết kế trạm cần được điều chỉnh
đối với các KV theo bảng sau:
Thông số Khu vực TP/Thị xã KV Đồng bằng KV Miền núi
Thiết kế để phủ đường và Thiết kế để phủ đường
Azimuth Cố định theo mắt lưới phủ dân, trong đó: và phủ dân, trong đó:
(độ) ở các TP/Thị xã + Ưu tiên 1: Phủ dân cư. + Ưu tiên 1: Phủ dân cư.
+ Ưu tiên 2: Phủ đường. + Ưu tiên 2: Phủ đường.
- Cần đánh giá thêm và hiệu chỉnh cho phù hợp với thực tế khi trạm phát sóng,
hoặc phát sinh trong quá trình tối ưu chất lượng tại trạm hoặc một số trạm
trong khu vực.
3.3. Hướng dẫn thiết kế góc tilt
- Thiết kế góc tilt có ảnh hưởng nhiều đến vùng phủ sóng và chất lượng dịch
vụ, việc đặt góc tilt không đúng có thể dẫn đến gây can nhiễu cho các trạm
khác, cell phủ quá rộng hoặc quá hẹp ảnh hưởng đến vùng phục vụ. Đối với
thiết kế góc tilt cần thiết phải phân biệt cho thiết kế trạm BTS và trạm Node B
như sau:
a. Trạm 3G (Node B)
o Bảng thiết kế góc tilt đối với trạm Node B cho các khu vực như sau:
STT Giá trị tilt đối với từng khu vực Ghi chú
TP/TX: tính toán góc tilt để phủ 2/3 bán kính mắt lưới,
1 Giá trị tilt điều chỉnh
tilt nằm trong khoảng từ 4 đến 8 độ.
được căn cứ vào:
Khu vực nông thôn, vùng đồng bằng: 4 độ, trường hợp có - Độ cao antenna và
2 trạm đối diện ở gần thì giá trị tilt có thể để lớn hơn nhưng vùng phủ mong muốn
không vượt quá 6 độ. cho từng khu vực.
Khu vực miền núi: được chia thành 3 lớp. - Căn cứ vào kinh
- Lớp 1 phủ dân: tilt để 4 độ. nghiệm thực tế.
3
- Lớp 2 phủ đường: tilt để 3 độ.
- Lớp 3 phủ từ dưới thung lũng lên phía đèo: tilt để 2 độ.
b. Trạm 2G
o Bảng thiết kế góc tilt đối với trạm BTS cho các khu vực như sau:
Thông số Khu vực TP/Thị xã KV Đồng bằng KV Miền núi
Chia lớp:
- TP/Thị xã (trừ HNI1 và 4 độ
- Lớp 1: 3 độ (Có thể
HCM): 4 độ (Trong các trường hợp
đặt 2 hoặc 4 độ tại
Tilt (độ) (Trong các trường hợp đặc đặc biệt có thể đặt giá trị
các vị trí đặc biệt).
biệt có thể đặt giá trị lớn hơn lớn hơn nhưng không
- Lớp 2: Theo thực tế
nhưng không quá 6 độ) quá 6 độ)
địa hình.
- HNI1 và HCM cần cá thể cho từng khu vực, giá trị tilt đặt trong khoảng từ 4 đến
8 độ.
- Sau khi triển khai cần đánh giá thêm và hiệu chỉnh cho phủ hợp với thực tế.
Ngoài ra sau khi xác định được vùng mong muốn phủ sóng từ đó xác định được
khoảng cách đến vị trí đặt trạm để xác định góc tilt của cell.

PHẦN III: CÔNG TÁC QUY HOẠCH, ĐỊNH CỠ MẠNG VÔ TUYẾN


CHUYÊN ĐỀ 1: QUY HOẠCH MẠNG VÔ TUYẾN
I. Quy hoạch CI, LAC, RAC, BSC, RNC, Vendor

II.Quy hoạch license

CHUYÊN ĐỀ 2: ĐỊNH CỠ MẠNG VÔ TUYẾN


I.Tính toán chi phí CAPEX, OPEX

II.Định cỡ tài nguyên BSC, RNC

III.Định cỡ trạm dung lượng

CHUYÊN ĐỀ 3: ĐẦU TƯ THIẾT BỊ VÀ TRIỂN KHAI DỰ ÁN


I.Xây dựng master list và lập tờ trình đầu tư

II.Quy trình triển khai dự án

III.Xây dựng dự án

CHUYÊN ĐỀ 4: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN


I.Các tài nguyên vô tuyến cần theo dõi và điều chỉnh

CHUYÊN ĐỀ 5: XÂY DỰNG LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN THIẾT BỊ


I.Xu hướng phát triển thiết bị

II.Đánh giá lựa chọn thiết bị và xây dựng CTKT

PHẦN IV: GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MẠNG VÔ TUYẾN


I.Các phương pháp và cách lấy KPI vô tuyến từ hệ thống.

II.Hướng dẫn giám sát chất lượng mạng vô tuyến.

III.Quy định về báo cáo chất lượng mạng vô tuyến.

PHẦN V: TỐI ƯU CHẤT LƯỢNG MẠNG VÔ TUYẾN


I.Hướng dẫn tích hợp, phát sóng trạm BTS/NodeB
1.1 Các bước tích hợp trạm BTS
1.1.1 Lưu đồ luồng công việc

Đơn vị thực hiện Nội dung công việc

NV DĐ tỉnh Chuẩn bị công cụ, dữ liệu

NVDĐ tỉnh, Công Kiểm tra thông


số lắp đặt Xử lý hoặc
ty Công trình yêu cầu xử lý
No Không
đạt

Đạt
NVDĐ tỉnh,
Kiểm tra truyền Xử lý hoặc
Tổng trạm KV dẫn yêu cầu xử lý
Không
đạt

Đạt

NVDĐ tỉnh,
Kiểm tra khai Xử lý hoặc
Tổng trạm KV báo tích hợp yêu cầu xử lý
Không
đạt
Đạt

NVDĐ tỉnh,
Tích hợp trạm
Tổng trạm KV

Đo kiểm Xử lý hoặc
NVDĐ tỉnh nghiệm thu yêu cầu xử lý
Không
đạt
Đạt

NVDĐ tỉnh Halted trạm và gửi biên bản


nghiệm thu
Kết thúc, lưu hồ sơ.

2.1.2 Mô tả lưu đồ
 Chuẩn bị công cụ, dữ liệu:
Trước khi tiến hành tích hợp trạm, NVDĐ tỉnh cần chuẩn bị đầy đủ công cụ,
dữ liệu sau:
- Call off GSM của trạm;
- Call off viba (nếu truyền dẫn vi ba);
- CDD khai báo cho trạm;
- Cần mang theo máy tính xách tay, cáp kết nối máy tính với trạm BTS và
phần mềm hỗ trợ cấu hình trạm BTS cài sẵn trong máy.
- Máy điện thoại Tems Pocket hoặc máy điện thoại có cài phần mềm
NetMonitor, máy INNOS hoặc bộ đo Tems Investigation.
- La bàn, GPS cầm tay.
- Hộp dụng cụ, thước dây, ống nhòm.
- Máy đo Bird.
 Kiểm tra các thông số lắp đặt của trạm BTS
- Kiểm tra bên ngoài trạm:
 Kiểm tra tọa độ trạm, vị trí cho phép sai số so với vị trí thiết kế (khi lắp
đặt có sai sót so với thiết kế ban đầu thì NV nghiệm thu trạm phải ghi
lại):
 Không quá 10% kích thước mắt lưới đối với các khu vực phủ sóng
thiết kế theo kiến trúc lưới.
 Không quá 50m đối với khu vực phủ sóng là thành phố, thị xã.
 Không quá 100m đối với khu vực phủ sóng là nông thôn đồng bằng;
 Không quá 100m đối với khu vực phủ sóng là đường giao thông
đồng bằng.
 Không quá 150m đối với khu vực phủ sóng là khu vực nông thôn
miền núi.
 Không quá 200m đối với khu vực phủ sóng là đường giao thông
miền núi.
 Kiểm tra loại Anten GSM, độ cao cột so với mặt đất, độ cao Anten
GSM, Tilt và Azimuth của các Cell có đúng với thiết kế không. Độ cao
Anten GSM và Azimuth của Cell cho phép sai số như sau:
 Độ cao anten GSM: ±2m.
 Azimuth: ±10 độ.
 Tilt: ±1 độ
 Kiểm tra các đấu nối bên ngoài gồm connector giữa phi đơ và dây nhảy
(jumper), giữa dây nhảy và antenna đảm bảo đúng kỹ thuật. Tránh
trường hợp dây feeder bị móp, các đầu connector lỏng, thiếu tiếp địa…
 Chú ý: Việc kiểm tra chủng loại antenna và các thông số thiết kế cần
phải trèo lên sát antenna để kiểm tra cho chính xác.
- Kiểm tra lắp đặt thiết bị trong nhà trạm:
 Kiểm tra cấu hình của trạm có được đấu đúng với thiết kế không;
 Kiểm tra tất cả các đấu nối của trạm BTS gồm: đấu nối phi đơ, dây
nhảy, đấu nối cấu hình đúng yêu cầu;
 Kiểm tra hệ thống antenna: kiểm tra đấu nối tại các connector giữa
feeder và thiết bị, van thoát sét và dây nhảy, dây feeder, dây nhảy và
anten.
 Đo kiểm tỷ số sóng đứng VSWR xuyên suốt từ card thu phát đến anten.
 Kiểm tra nguồn điện và điều hoà có đáp ứng yêu cầu không.
Chú ý: Sử dụng máy đo Bird để kiểm tra các chỉ số VSWR hay Return Loss.
- Trong quá trình kiểm tra:
 Nếu có thông số nào chưa đúng với thiết kế thì yêu cầu bộ phận xây lắp
trạm điều chỉnh lại theo đúng thiết kế.
 Nếu tất cả các thông số đều đúng với thiết kế thì tiến hành bước tiếp
theo.
 Kiểm tra luồng truyền dẫn
NVDĐ tỉnh cần phối hợp với Tổng trạm KV để kiểm tra lại:
 Luồng truyền dẫn cung cấp cho trạm phải chính xác (tránh nhầm luồng
giữa các trạm) bằng cách loop luồng tại đầu trạm và kiểm tra thông
luồng.
 Luồng hoạt động có tốt không (chất lượng luồng có đảm bảo không),
loop luồng tại trạm và đầu BSC thực hiện đo kiểm chất lượng.
Sau khi kiểm tra thấy luồng truyền dẫn đã đảm bảo thì tiến hành bước tiếp
theo.
 Kiểm tra khai báo tích hợp
NVDĐ tỉnh thực hiện kiểm tra:
 Khai báo cấu hình tại trạm và các lỗi nếu có. Nếu phát hiện có lỗi mà
có thể xử lý được thì tiến hành khắc phục, nếu không được thì cùng
Tổng trạm KV, TKTU KV phối hợp xử lý.
 Nếu việc khai báo, cấu hình chính xác và trạm không có lỗi thì tiến
hành bước tiếp theo.
 Tích hợp trạm
Sau khi hoàn thành kiểm tra đấu nối và khai báo tại trạm, NVDĐ tỉnh yêu
cầu Tổng trạm KV tiến hành tích hợp trạm dựa trên CDD. Lưu ý trong khi tích
hợp tại trạm thì phải chọn đúng loại cấu hình phần cứng hiện tại, loại tủ. Đặc
biệt với trường hợp cấu hình trạm 424 mà tại cell 2 bị hỏng back plane khi đó
thực hiện cắm card ở khe bên thì thực hiện load cấu hình và đấu hình 444.
 Đo kiểm chất lượng
Sau khi hoàn thành tích hợp trạm, NVDĐ tỉnh cần thực hiện các đo kiểm sau:
 Test cuộc gọi: Kiểm tra các cuộc gọi từ trạm:
 Gọi nội mạng: Gọi cho thuê bao ở cùng trạm mới và thuê bao ở các
trạm khác;
 Gọi ngoại mạng;
 Trong quá trình Test cuộc gọi kết hợp kiểm tra chất lượng thoại có
tốt không.
 Kiểm tra hướng phát và chuyển giao của các Cell bằng Máy Tems
Investigation (hoặc máy điện thoại có cài NetMonitor).
 Các Cell của trạm đã phát đúng theo thiết kế về CI, BSIC, tần số
không;
 Chuyển giao giữa các Cell trong trạm và giữa Cell trong và ngoài
trạm có tốt không;
 Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện lỗi thì cần phối hợp với
phòng Kỹ thuật Khai thác và phòng Thiết kế Tối ưu khu vực để xử
lý.
Điền các kết quả đo kiểm vào biên bản nghiệm thu trạm mới theo mẫu.
 Halted trạm và gửi biên bản nghiệm thu
- Sau khi hoàn thành đo kiểm nghiệm thu trạm mới, NVDĐ tỉnh phối hợp
với Tổng trạm KV halted trạm đã tích hợp.
- Gửi biên bản nghiệm thu trạm mới có xác nhận của của tỉnh về P. TKTƯ
KV.
1.2 Các bước tích hợp trạm NodeB
1.2.1 Lưu đồ luồng công việc

Đơn vị thực hiện Nội dung công việc

Phối hợp với P.TD, Tổng trạm KV


CNVT tỉnh/TP kiểm tra truyền dẫn tại trạm

CNVT tỉnh/TP Kiểm tra phần cứng, bật nguồn

CNVT tỉnh/TP Tải file cấu hình vào NodeB

CNVT tỉnh/TP Xử lý các cảnh


báo

Kiểm tra khả năng cung cấp dịch vụ


CNVT tỉnh/TP
của Sector/NodeB

CNVT tỉnh/TP Kết thúc, lưu hồ sơ

1.2.2 Mô tả lưu đồ

 Phối hợp với P.TD, Tổng trạm KV kiểm tra truyền dẫn tại trạm:
Nhân viên cơ động tỉnh phối hợp với Tổng trạm và phòng Truyền dẫn -
TTKV thực hiện kiểm tra thông luồng từ RNC đến NodeB.
 Kiểm tra phần cứng, bật nguồn:
- NVDĐ tỉnh tiến hành kiểm tra lại toàn bộ phần cứng của thiết bị.
- Thực hiện bật nguồn và giám sát trạng thái của trạm.
 Tải file cấu hình vào trạm 3G :
- NVDĐ tỉnh thực hiện tải file cấu hình của trạm vào thiết bị. Thực hiện tải
các file cấu hình trạm đã được gửi từ Tổng trạm KV.
 Xử lý các cảnh báo:
- Thông báo cho Tổng trạm KV để thực hiện giám sát trạng thái hoạt động của
trạm 3G.
- NVDĐ tỉnh phối hợp với Tổng trạm KV kiểm tra và xử lý toàn bộ các cảnh
báo tại trạm cho đến khi không còn cảnh báo và trạm hoạt động bình thường.
 Kiểm tra khả năng cung cấp dịch vụ:
- Thực hiện kiểm tra các dịch vụ 3G:
o Thực hiện kiểm tra các dịch vụ 3G thoại thường bao gồm: Gọi từ 3G sang
3G, từ 3G sang 2G, từ 3G sang cố định và các trường hợp còn lại.
o Kiểm tra dịch vụ tin nhắn SMS, bao gồm gửi và nhận tin nhắn.
o Kiểm tra dịch vụ truy nhập Internet và tiến hành tải dữ liệu bằng cách vào
một số trang Web như www.download.viettel.com.vn để download dữ
liệu.
- Phối hợp với Tổng trạm KV và P.TKTU KV xử lý khi không thực hiện được
các dịch vụ trên.
- Blocked các Cell và kết thúc quá trình tích hợp.
 Lưu hồ sơ
NVDĐ tỉnh thực hiện lưu hồ sơ tích hợp trạm và báo cáo nghiệm thu trạm
theo mẫu.

II.Hướng dẫn xử lý lỗi trạm


1.Xử lý lỗi trạm BTS 2G
1.1 Trạm BTS Ericsson
Fault No. SO CF I2A: 33 – RX diversity lost
o Tên lỗi: Lỗi mất phân tập thu
o Mô tả: Mất cân bằng cường độ tín hiệu giữa đường thu A và B được giám
sát bởi TRU. Lỗi được tạo nên khi một hoặc vài TRU có báo cáo về sự
mất cân bằng cường độ tín hiệu ít nhất là 12dB trong suốt 50 phút. Điều
này chỉ ra rằng đường thu RX tới một hoặc vài TRU bị lỗi. Độ nhạy thu
cho các TRU này bị giảm khoảng 3.5 dB.
o Chú ý: Lỗi này sẽ không thông báo nếu đã có một trong các lỗi sau: SO
CF 12A: 7 (RXDA), SO CF I2A, 11 (TMA), SO CF I2A, 34 ( TMA
voltage) hoặc SO CF I2A, 39 (cáp RX) sảy ra.
o Cách sửa: Giám sát phân tập băng OMT cho mỗi TRU để tìm ra các TRU
bị ảnh hưởng và side (A hoặc B) bị lỗi. Các kết quả đo giám sát chỉ được
lấy 5 phút một lần vì thế ta sẽ lấy một vài lần để thấy sự thay đổi. Giá trị
đo đưa ra sự mất cân bằng cường độ tín hiệu (SSI, thể hiện bằng đơn vị
dB) trên mỗi TS. Mất cân bằng cường độ tín hiệu SSI bằng tín hiệu RX
trên side A “ – “ tín hiệu trên side B vì thế nếu kết quả “+” nó chỉ ra rằng
side A tốt hơn side B và ngược lại. Kiểm tra tất cả các đường thu RX và
các kết nối, ngoài ra cũng kiểm tra cả các Antenna. Nếu một vài cell bị
ảnh hưởng kết quả có thể 2 dây feeder bị lẫn cho nhau. Nếu chỉ một TRU
bị ảnh hưởng thì kết quả phải kiểm tra cáp TRU, CXU và CDU bằng cách
cố gắng rời bỏ các cáp, TRUs, và CDU trong tủ để kiểm tra các đơn vị bị
lỗi.
Fault No. SO TRXC I2A: 33
o Tên lỗi: Lỗi kết nối trong TRX.
o Lỗi liên quan.
o Mô tả: Lỗi phần cứng bên trong TRU.
o Cách sửa: Thay thể TRU mới.
Fault No. SO CF I2A: 39
o Tên lỗi: RX mất kết nối.
o Lỗi liên quan: AO RX I1B: 9 – RX mất kết nối.
o Mô tả: Cáp RX bị mất kết nối (Ví dụ: RX đầu vào CDU,...). Kiểm tra RU
để kiểm tra phần bị lỗi.
o Cách sửa: Kết nối lại hoặc thay thế cáp RX bị mất kết nối.
Fault No. AO TX I1B: 4 – VSWR limits exceeded
o Tên lỗi: Vượt quá giới hạn hệ số sóng đứng của antenna phát TX.
o Lỗi liên quan: SO CF I2A: 8 – vượt quá giới hạn hệ số sóng đứng, SO CF
RU: 40 – Antenna.
o Mô tả: Khi giá trị VSWR tại đầu ra CDU vượt quá giới hạn lớp 2 được
định nghĩa trong load IDB bởi OMT (giá trị default: 1.8), lỗi SO CF I2A:
8 tạo nên với RU gắn với antenna. Khi VSWR vượt quá giới hạn lớp 1
(giá trị default: 2.2), lỗi: AO TX 1B: 4 được tạo nên trên TX.
o Các nguyên nhân có thế: Lỗi IDB, lỗi CDU, lỗi TX của antenna/feeder
hoặc không kết nỗi đuợc, cáp Pfwd/Prefl và trong một số trường hợp do
bộ thu trong TRU/CU.
o Cách sửa: Cố gắng reinstall lại IDB trước khi thay thế các đơn vị.
Fault No. SO CF I2A: 8
o Tên lỗi: Vượt quá giới hạn hệ số sóng đứng VSWR
o Các lỗi liên quan:
+ AO TX I1B: 1 – CDU/ Combiner vượt quá giới hạn VSWR.
+ AO TX I1B: 4 – Vướt quá giá trị VSWR của antenna phát TX.
+ AO TX I2A: 0 – TX diversity Faulty.
o Mô tả: Giá trị VSWR tại đầu ra của TRU hoặc CDU vượt quá giá trị lớp 2
( và cũng có thể là giới hạn lớp 1 như lỗi AO TX I1Bl1 hoặc AO TX
I1Bl4 như ở trên).
Nếu RU chỉ ra tại CDU, VSWR tại đầu ra TRU vượt quá giới hạn.
Nếu RU chỉ ra tại “Antenna”, sau đó VSWR tại đầu ra CDU vượt quá
giới hạn.
o Cách sửa: Nhìn đáp ứng và hiệu chỉnh theo các lỗi liên quan.
Fault No. SO TRXC I2A: 0
o Tên lỗi: Cáp RX không kết nối
o Lỗi liên quan: AO RX I1B: 9 – cáp RX không kết nối.
o Mô tả: Cáp RX giữa TRU và CXU hoặc CXU và CDU bị không kết nối.
o Cách khắc phục: Kết nối lại cáp RX.
Fault No. SO TRXC I2A: 34
o Tên Lỗi: Vượt quá giới hạn VSWR.
o Lỗi liên quan:
o Mô tả: Lỗi phần cứng bên trong TRU.
o Cách sửa: Thay thế TRU.
Fault No. SO CF I2A: 23
o Tên lỗi: Giảm khả năng Climate (nhiệt độ)
o Mô tả: Hệ thống nhiệt độ hoạt động kém. Kiểm tra SO CF RU để tìm ra
phần climate có vấn đề.
o Lý do có thể: Quạt hoặc FCU (khối điều khiển quạt ) bị lỗi hoặc lỗi EPC
bus.
o Cách sửa: Kiểm tra lại quạt và FCU.
Fault No. SO CF I2A: 24
o Tên lỗi: Lỗi phần cứng.
o Lỗi liên quan:
+ AO TX I1B: 18 – lỗi phần cứng CU/CDU.
+ AO TX I1B: 19 – lỗi load/start phần mềm CU/CDU.
+ AO TX I1B: 21 – lỗi vùng CU/CDU.
+ AO TX I1B: 23 – CU/CDU reset, power on.
+ AO TX I1B: 25 – CU/CDU reset, watchdog.
+ AO TX I1B: 26 – CU/CDU fine tunning fault.
o Mô tả: Lỗi xảy ra bên trong CDU, DXU hoặc OVP. Nhìn SO CF RU để
tìm ra lỗi.
o Lý do có thể: Nhìn đáp ứng của các lỗi liên quan.
o Cách sửa: Xử lý các lỗi liên quan bằng cách thay mới hoặc hiệu chỉnh lại.
1.2 Trạm BTS Huawei
Fault No.1000
o Board: Transmission.
o Các nguyên nhân lỗi:
+ Đường truyền bị lỗi.
+ GEIUB/GOIUB trên giao diện Abis bị lỏng.
+ BTS bị lỗi nguồn.
+ TMU của BTS bị lỗi.
+ Định dạng của khung E1 trên boar GEIUB/GOIUB tương ứng bị lỗi.
o Mô tả
+ Cảnh báo được báo khi LAPD OML giữa BSC và BTS không có kết
nối.
o Các bước xử lý:
1. Kiểm tra số cổng E1 kết nối tới BTS đúng với dữ liệu cấu hình hay
chưa
Y => Chuyển đến bước 2.
N => Cấu hình lại dữ liệu.
2. Kiểm tra GEIUB gắn vào có bị lỏng không
Y => Gắn GEIUB cho đảm bảo.
N => Chuyển đến bước 3.
3. Kiểm tra đường truyền Abis có bị lỗi hay không
Y => Sửa lại cáp truyền Abis.
N => Chuyển đến bước 4.
4. Kiểm tra BTS có bị tắt nguồn không
Y => Bật nguồn BTS.
N => Chuyển đến bước 5.
5. Kiểm tra TMU bị lỗi hay không
Y => Thay board TMU.
N => Chuyển đến bước 6.
6. Kiểm tra định dạng khung được cấu hình trên GEIUB có phù hợp
Y => Liên hệ Huawei Customer Service Center.
N => Thiết lập định dạng khung chính xác và bảo đảm định dạng
khung của GEIUB phù hợp với định dạng khung của BTS.
Fault No.4102
o Board: DTRU.
o Các nguyên nhân lỗi:
+ Lỗi E1.
+ S bị lỗi hoặc truyền dẫn bị lỗi.
+ Cấu hình dữ liệu BSC bị lỗi.
+ LAPD lỗi.
+ Lỗi phần cứng của DTRU.
o Mô tả:
+ DTRU báo cảnh báo này khi phát hiện một đường LAPD không có.
o Các bước xử lý:
1. Kiểm tra có cảnh báo 4714 E1 Local Alarm hoặc 4716 E1 Remote
Alarm hay không.
Y => Nếu có, xử lý các cảnh báo. Kiểm tra "LAPD Alarm" đã hết
hay chưa.
N => Cảnh báo vẫn còn. Chuyển đến bước 2.
2. Kiểm tra dữ liệu của thiết bị nén TS trên LMT có đúng với dữ liệu
thực hay không:
Nếu thiết bị nén hoặc cắt TS 64K được dùng trong việc truyền,
kiểm tra dữ liệu của thiết bị nén TS trên LMT có đúng với dữ liệu thực:
Y => Nếu đúng, chuyển đến bước 3.
N => Nếu sai, cấu hình lại. Kiểm tra cảnh báo đã hết hay chưa.
Cảnh báo đã hết. Việc xử lý cảnh báo hoàn thành. Nếu
chưa hết cảnh báo, chuyển đến bước 3.
3. Kiểm tra LMT có báo cảnh báo "4158 DBUS Alarm" hay không
Y => Nếu có, xử lý cảnh báo đó. Kiểm tra đã hết cảnh báo chưa.
Cảnh báo đã hết, tức xử lý cảnh báo hoàn thành. Nếu cảnh
báo chưa hết thì chuyển đến bước 4.
N => Nếu chưa thì chuyển tới bước 4.
4. Kiểm tra LAPD tương ứng với BSC
Kiểm tra LAPD tương ứng với BSC có bị lỗi hay không
Y => Nếu đúng, thay LAPD bị lỗi và kiểm tra cảnh báo đó đã hết
chưa. Nếu hết cảnh báo thì xử lý cảnh báo đã hoàn thành.
Nếu chưa hết cảnh báo thì nhảy đến bước 5.
N => Nếu sai, thì nhảy tới bước 5.
5. Kiểm tra dữ liệu của các đường truyền tương ứng đã được cấu hình
chính xác chưa
Y => Nếu đúng, liên hệ tới Huawei Customer Service Center.
N => Nếu sai, sửa đổi dữ liệu. Kiểm tra cảnh báo đã hết chưa.
Nếu hết cảnh báo, thì hoàn thành việc xử lý cảnh báo. Nếu
chưa hết cảnh báo thì liên hệ Huawei Customer Service
Center.
Fault No. 4112
o Board: DTRU.
o Các nguyên nhân lỗi:
+ Nhiệt độ bên trong cabinet vượt quá nhiệt độ cho phép.
+ Mạch cảnh báo nhiệt độ bị lỗi.
+ Có cảnh báo VSWR trên combiner và divider mà TRX kết nối đến.
o Mô tả
+ Cảnh báo này xuất hiện khi module điều khiển công suất tắt khuếch đại
công suất DTRU hoặc giảm công suất.
o Các bước xử lý:
1. Kiểm tra nhiệt độ trong cabinet.
Trên LMT hoặc local maintenance terminal, kiểm tra nhiệt độ bên
trong cabinet cao hơn 52 hay không
Y => Chuyển tới bước 2.
N => Chuyển tới bước 3.
Lưu ý: Mất khoảng 2 phút để maintenance terminal hiển thị nhiệt độ của
board.
2. Kiểm tra combiner và divider
Kiểm tra có cảnh báo sóng đứng được tạo ra ở combiner và divider
hay không. Nếu có cảnh báo sóng đứng, thì phải bảo đảm anten được kết
nối chính xác hoặc thay thế combiner và divider. Kiểm tra cảnh báo đã hết
hay chưa.
Y => Quá trình xử lý kết thúc.
N => Chuyển đến bước 3.
3. Kiểm tra cảnh báo nguồn
Kiểm tra có cảnh báo nguồn phân cấp (4932 Hierarchical Power
Supply Alarm) hay không
Y => Xử lý cảnh báo theo hướng dẫn trong cảnh báo nguồn phân
cấp (4932 Hierarchical Power Supply Alarm).
N => Chuyển tới bước 4.
4. Kiểm tra cảnh báo quạt
Kiểm tra có cảnh báo lỗi quạt (9736 Fan Fault Alarm) hay không.
Y => Xử lý cảnh báo theo hướng dẫn trong cảnh báo lỗi quạt
(9736 Fan Fault Alarm).
N => Chuyển tới bước 5.
5. Reset BTS
LMT hoặc local maintenance terminal thực hiện reset mức 4 đối
với BTS. Kiểm tra cảnh báo đã hết hay chưa.
Y => BTS cảnh báo sai. Quá trình xử lý cảnh báo kết thúc.
N => Mạch kiểm tra nhiệt độ BTS có thể bị lỗi. Liên hệ Huawei
Customer Service Center.
Fault No.4144
o Board: DTRU.
o Các nguyên nhân lỗi
+ Các kết nối tại ngõ ra công suất của DTRU và DAFU không đảm bảo.
o Mô tả
+ Một DTRU báo cảnh báo này khi phát hiện tỉ số sóng đứng điện áp
(VSWR) tại ngõ ra công suất lớn hơn 3. Cảnh báo này xảy ra khi công
suất ngõ ra của DTRU (TX1, TX2 và TCOM) được kết nối không chính
xác.
o Các bước xử lý:
1. Kiểm tra các kết nối tại ngõ ra công suất của DTRU có đảm bảo không
Y => Chuyển đến bước 2.
N => Bảo đảm các kết nối và reset DTRU. Kiểm tra đã hết cảnh
báo hay chưa. Nếu hết cảnh báo, xử lý cảnh báo đã hoàn
thành. Nếu chưa hết cảnh báo, chuyển tới bước 2.
2. Kiểm tra các kết nối tại cổng của DAFU có đảm bảo không
Y => Chuyển đến bước 3.
N => Bảo đảm các kết nối và reset DTRU. Kiểm tra đã hết cảnh
báo hay chưa. Nếu hết cảnh báo, xử lý cảnh báo đã hoàn
thành. Nếu chưa hết cảnh báo, chuyển tới bước 3.
3. Thay cáp, reset DTRU và kiểm tra đã hết cảnh báo chưa
Y => Hết cảnh báo. Xử lý cảnh báo đã hoàn thành.
N => Chưa hết cảnh báo. Chuyển đến bước 4.
4. Thay DTRU bị lỗi và kiểm tra đã hết cảnh báo chưa
Y => Đã hết cảnh báo. Xử lý cảnh báo hoàn thành.
N => Chưa hết cảnh báo. Chuyển tới bước 5.
5. Thay DAFU, reset DTRU và kiểm tra đã hết cảnh báo chưa
Y => Đã hết cảnh báo. Xử lý cảnh báo hoàn thành.
N => Chưa hết cảnh báo. Liên hệ Huawei Customer Service
Center.
Fault No.4154
o Board: DTRU.
o Các nguyên nhân lỗi:
+ Các cáp phân bố xung clock bị lỗi.
+ Lỗi phần cứng của DTRU.
+ Lỗi chuyển đổi tín hiệu card DCCU.
+ Lỗi module điều khiển chính.
+ Lỗi backplane.
o Mô tả
+ Cảnh báo này xuất hiện khi một DTRU phát hiện không nhận tín hiệu
clock chính từ ngõ vào.
o Các bước xử lý:
1. Thay thế DTRU bị lỗi và kiểm tra đã hết cảnh báo chưa
Y => Đã hết cảnh báo. Xử lý cảnh báo hoàn thành.
N => Chưa hết cảnh báo. Chuyển tới bước 2.
2. Thay module điều khiển chính và kiểm tra đã hết cảnh báo chưa
Y => Đã hết cảnh báo. Xử lý cảnh báo hoàn thành.
N => Chưa hết cảnh báo. Chuyển đến bước 3.
3. Thay DCCU và kiểm tra cảnh báo đã hết chưa
Y => Đã hết cảnh báo. Xử lý cảnh báo hoàn thành.
N => Chưa hết cảnh báo. Lỗi có thể ở backplane hoặc các cáp
phân phối của rack. Liên hệ Huawei Customer Service Center.
Fault No.4158
o Board: DTRU.
o Các nguyên nhân lỗi:
+ Lỗi đường truyền E1.
+ Lỗi DBUS trong rack.
+ Lỗi DTMU.
o Mô tả
+ Cảnh báo này báo khi phần cứng DTRU phát hiện bus data (DBUS) gởi
từ module điều khiển chính bị mất.
o Các bước xử lý:
1. Kiểm tra các cảnh báo liên quan khác
Kiểm tra cảnh báo E1 có tồn tại trên LMT
Y => Nếu có tồn tại, xử lý theo hướng dẫn. Kiểm tra cảnh báo đã
hết chưa. Nếu cảnh báo đã hết, xử lý cảnh báo hoàn thành.
Nếu chưa hết cảnh báo, chuyển tới bước 2.
N => Nếu không, chuyển tới bước 2.
2. Kiểm tra các bộ chuyển đổi DIP của module điều khiển chính đã được
thiết lập chính xác chưa
a. Nếu các bộ chuyển đổi DIP của module điều khiển chính được thiết lập
chính xác.
Bảo đảm chỉ có một đầu cuối của cáp E1 được nối đất, và kiểm tra
lại cảnh báo đã hết chưa
Y => Đã hết cảnh báo. Xử lý cảnh báo được hoàn thành.
N => Chưa hết cảnh báo. Chuyển tới bước 3.
b. Nếu bộ chuyển đổi DIP của module điều khiển chính được thiết lập
không chính xác
Thay đổi thiết lập để đảm báo chỉ có một đầu cuối của cáp E1 là nối
đất và kiểm tra đã hết cảnh báo chưa
Y => Đã hết cảnh báo. Xử lý cảnh báo hoàn thành.
N => Chưa hết cảnh báo. Chuyển tới bước 3.
3. Thay thế module điều khiển chính
Thay thế module điều khiển chính và kiểm tra đã hết cảnh báo chưa
Y => Đã hết cảnh báo. Xử lý cảnh báo hoàn thành.
N => Chưa hết cảnh báo. Lỗi có thể nằm trong các cáp phân
phối của rack lỗi. Liên hệ với Huawei Customer Service
Center.
Fault No.4170
o Board: DTRU.
o Các nguyên nhân lỗi:
+ DTRU bị hư.
+ Module điều khiển chính bị hư.
+ Các chuyển đổi tín hiệu bị hư.
+ Backplane bị hư.
o Mô tả
+ Cảnh báo này xuất hiện khi số khung hoặc số TS không chính xác.
o Các bước xử lý:
1 Thay thế DTRU lỗi và kiểm tra lại cảnh báo đã hết chưa
Y => Đã hết cảnh báo. Xử lý cảnh báo hoàn thành.
N => Chưa hết cảnh báo. Chuyển tới bước 2.
2. Kiểm tra module điều khiển chính và kiểm tra lại cảnh báo đã hết chưa
Y => Đã hết cảnh báo. Xử lý cảnh báo hoàn thành.
N => Chưa hết cảnh báo. Chuyển tới bước 3.
3. Kiểm tra các cáp của backplane và card chuyển đổi tín hiệu
Rút ra và cắm vào hoặc thay cáp của backplane và car chuyển đổi
tín hiệu. Kiểm tra cảnh báo đã hết chưa
Y => Đã hết cảnh báo. Xử lý cảnh báo hoàn thành.
N => Chưa hết cảnh báo. Chuyển tới bước 4.
4. Kiểm tra card chuyển đổi tín hiệu
Rút ra và cắm vào hoặc thay card chuyển đổi tín hiệu. Kiểm tra đã
hết cảnh báo hay chưa
Y => Đã hết cảnh báo. Xử lý cảnh báo hoàn thành.
N => Chưa hết cảnh báo. Chuyển tới bước 5.
5. Kiểm tra backplane
Thay các backplane lỗi của khung DTRU và khung điều khiển
chính. Kiểm tra đã hết cảnh báo chưa
Y => Đã hết cảnh báo. Xử lý cảnh báo hoàn thành.
N => Chưa hết cảnh báo. Liên hệ với Huawei Customer Service
Center.
Fault No.4184
o Board: DTRU.
o Các nguyên nhân lỗi:
+ DTRU bị hư.
+ Module điều khiển chính bị hư.
+ Cáp nối với Backplane của DTRU bị lỏng hoặc hư.
+ Backplane hoặc card chuyển đổi tín hiệu bị phá huỷ.
o Mô tả
+ Cảnh báo này xuất hiện khi xung clock slave và master không bình
thường.
o Các bước xử lý:
1 Thay thế DTRU lỗi và kiểm tra lại cảnh báo đã hết chưa
Y => Đã hết cảnh báo. Xử lý cảnh báo hoàn thành.
N => Chưa hết cảnh báo. Chuyển tới bước 2.
2. Kiểm tra module điều khiển chính và kiểm tra lại cảnh báo đã hết chưa
Y => Đã hết cảnh báo. Xử lý cảnh báo hoàn thành.
N => Chưa hết cảnh báo. Chuyển tới bước 3.
3. Kiểm tra các cáp của backplane hoặc card chuyển đổi tín hiệu
Rút ra và cắm vào hoặc thay cáp của backplane hoặc car chuyển đổi
tín hiệu. Kiểm tra cảnh báo đã hết chưa
Y => Đã hết cảnh báo. Xử lý cảnh báo hoàn thành.
N => Chưa hết cảnh báo. Chuyển tới bước 4.
4. Kiểm tra backplane và card chuyển đổi tín hiệu
Thay card chuyển đổi tín hiệu, các backplane của khung DTRU và
khung điều khiển chính. Kiểm tra đã hết cảnh báo hay chưa
Y => Đã hết cảnh báo. Xử lý cảnh báo hoàn thành.
N => Chưa hết cảnh báo. Liên hệ với Huawei Customer Service
Center.
Fault No.4192
o Board: DTRU.
o Các nguyên nhân lỗi:
+ DTRU chưa cài đặt, reset bằng tay hoặc tắt nguồn.
+ DTRU bị hư.
+ Module điều khiển chính bị hư.
+ Card chuyển đổi tín hiệu bị hư.
o Mô tả
+ Cảnh báo này báo khi phần cứng giữa DTRU và TMU tại lớp đường
truyền CBUS2 lỗi.
o Các bước xử lý:
1. Kiểm tra DTRU
a. Kiểm tra DTRU đã được cài hay chưa
Y => Chuyển tới bước 2.
N => Cài DTRU. Xử lý cảnh báo hoàn thành.
b. Kiểm tra DTRU có bị reset bằng tay hoặc mất nguồn hay không
Y => Không có xử lý bằng tay được yêu cầu. Xử lý cảnh báo
hoàn thành.
N => Chuyển tới bước 2.
2. Kiểm tra card chuyển đổi tín hiệu có bị hư không
Nếu card chuyển đổi tín hiệu bị hư, thì sẽ có cảnh báo liên quan
như 4154 TRX main clock alarm, 4124 Test phase – lock loop alarm,
4106 TRX processor running Alarm và 4192 TRX communication alarm.
Thay card lỗi và kiểm tra cảnh báo đó đã hết chưa
Y => Đã hết cảnh báo. Xử lý cảnh báo hoàn thành.
N => Chưa hết cảnh báo. Chuyển tới bước 3.
3. Thay DTRU lỗi
Thay DTRU lỗi. Kiểm tra lại cảnh báo đã hết chưa
Y => Đã hết cảnh báo. Xử lý cảnh báo hoàn thành.
N => Chưa hết cảnh báo. Chuyển tới bước 4.
4. Thay module điều khiển chính
Thay module điều khiển chính và kiểm tra cảnh báo đó đã hết chưa
Y => Đã hết cảnh báo. Xử lý cảnh báo hoàn thành.
N => Chưa hết cảnh báo. Liên hệ với Huawei Customer Service
Center.
Fault No.4708
o Board: DTMU.
o Các nguyên nhân lỗi:
+ Module clock lỗi.
+ Xung Clock của đường truyền hoạt động không bình thường.
+ Tham chiếu xung clock mức cao khác.
o Mô tả
+ Cảnh báo này báo nếu xung clock mức cao hơn không thể bị khoá khi
xung clock BTS được thiết lập dò theo xung clock BSC hoặc xung clock
ngoài.
o Các bước xử lý:
1. Xem các cảnh báo liên quan
Kiểm tra cảnh báo nội bộ E1 (E1 Local Alarm) hoặc cảnh báo từ xa
E1 (E1 Remote Alarm) có tồn tại trong hệ thống quản lý cảnh báo không
Y => Nếu có, xóa cảnh báo từ xa E1 hoặc cảnh báo nội bộ E1
dựa vào các hướng dẫn xử lý liên quan. Kiểm tra đã hết cảnh
báo chưa.
N => Nếu chưa, chuyển tới bước 2.
2. Kiểm tra xung clock của đường truyền
Dùng đồng hồ đo tần số, kiểm tra độ dịch tần số của xung clock
đường truyền của BTS3012.
Kiểm tra độ dịch tần số đã đo được có lớn hơn 0.05 PPM hay
không
Y => Xung clock đường truyền bị lỗi, điều này cho thấy rằng
không có E1 hoặc đường truyền quang hoặc nguồn xung
clock. Thực hiện kiểm tra loopback trên phân đoạn đường
truyền để xác định vị trí và sửa lỗi. Xử lý cảnh báo kết
thúc.
N => Xung clock đường truyền bình thường. Chuyển đến bước
3.
3. Reset BTS
Thực hiện reset mức 4 trên BTS qua LMT. Kiểm tra cảnh báo đã
hết chưa
Y => Đã hết cảnh báo. Xử lý cảnh báo hoàn thành.
N => Chưa hết cảnh báo. Chuyển tới bước 4.
4. Thay DTMU và kiểm tra cảnh báo đã hết chưa
Y => Đã hết cảnh báo. Xử lý cảnh báo hoàn thành.
N => Chưa hết cảnh báo. Liên hệ với Huawei Customer Service
Center.
Fault No.4714
o Board: DTMU.
o Các nguyên nhân lỗi:
Không có đường truyền.
Thiết lập cho các chuyển đổi DIP của BTS không chính xác.
Phần cứng bị lỗi.
o Mô tả
Cảnh báo này xuất hiện khi chip E1 của BTS3006C/BTS3002E,
BTS3012 và module điều khiển chính BTS3012AE không nhận các
tín hiệu chính xác và do ngắt truyền dẫn BTS.
o Các bước xử lý:
1. Đối với BTS3006C/3002E, thực hiện các bước sau:
a. Bảo đảm chuyển mạch DIP S1 của DOMU được thiết lập chính xác, và
sau đó kiểm tra lại cảnh báo đã hết chưa
Digit 1 của S1 thiết lập là ON: Chế độ truyền E1.
Digit 1 của S1 thiết lập là OFF: Chế độ truyền quang
Y => Xử lý cảnh báo hoàn thành.
N => Chuyển tới bước b.
b. Đảm bảo các chuyển mạch DIP S4, S5 và S2 được thiết lập chính xác,
và sau đó kiểm tra lại cảnh báo đã hết chưa
S5 được dùng để thiết lập các ring của E1 đường 1 và 2 có nối
đất hay không. ON: nối đất, OFF: Không nối đất.
S4 được dùng để thiết lập các ring của E1 đường 3 và 4 có nối
đất hay không. ON: nối đất, OFF: Không nối đất.
S2 được dùng để thiết lập trở kháng của E1các đường 1 đến
4. ON: 75 ohm, OFF: 120 ohm.
Y => Xử lý cảnh báo hoàn thành.
N => Chuyển tới bước C.
c. Kiểm tra đường truyền của BTS
Thực hiện loopback trên các cổng RX0 và TX0. Kiểm tra LIU0 của
DOMU có tắt hay không khi SWT tắt.
Y => Giữ đường truyền và kiểm tra cảnh báo đã hết chưa. Cảnh
báo hết. Xử lý cảnh báo hoàn thành. Nếu chưa hết cảnh
báo, chuyển tới bước d.
N => Lỗi này có thể nằm ở DOMU hoặc DLPU trong DMCM.
Chuyển tới bước e.
d. Kiểm tra đường truyền ngang hàng
Thực hiện loopback trên đường truyền ở điểm cuối ngang hàng (the
peer end). Kiểm tra LIU của đường E1 tương ứng tại điểm cuối ngang
hàng có tắt không.
Y => Đường truyền tại điểm cuối ngang hàng đang hoạt động.
Lỗi có thể nằm trong phần cứng. Liên hệ Huawei
Customer Service Center.
N => Đường truyền tại điểm cuối ngang hàng bị lỗi. Sửa lỗi và
xử lý cảnh báo hoàn thành.
e. Thay DMCM và kiểm tra có cảnh báo hay không
Y => Xử lý cảnh báo hoàn thành.
N => Chuyển tới bước f.
f. Thay các đường truyền giữa các cổng E1 – 12 và E1 – 34 và BSC hoặc
BTS mức cao hơn. Kiểm tra đã hết cảnh báo chưa
Y => Xử lý cảnh báo hoàn thành.
N => Chưa xử lý cảnh báo. Liên hệ với Huawei Customer
Service Center.
2. Đối với BTS 3012, thực hiện như sau:
a. Đảm bảo các chuyển mạch DIP S4, S5, S6 và S7 trên bảng DTMU và
SW6 và SW7 trên bảng DCSU được thiết lập chính xác. Sau đó kiểm tra
đã hết cảnh báo chưa:
 S5 được dùng để thiết lập các vòng ring của đường E1 1 và 2 có
nối đất hay không. ON: Nối đất; OFF: Không nối đất.
 S4 được dùng để thiết lập các vòng ring của đường E1 3 và 4 có
nối đất hay không. ON: nối đất; OFF: không nối đất.
 S7 được dùng để thiết lập các vòng ring của đường E1 5 và 6 có
nối đất hay không. ON: Nối đất; OFF: Không nối đất
 S6 được dùng để thiết lập các vòng ring của đường E1 7 và 8 có
nối đất hay không. ON: Nối đất; OFF: Không nối đất.
 SW6 được dùng để thiết lập trở kháng của các đường E1 1 tới 4.
ON: 75 ohm; OFF: 120 ohm.
 SW7 được dùng để thiết lập trở kháng của các đường E1 5 tới 8.
ON: 75 ohm; OFF: 120 ohm

Y => Xử lý cảnh báo hoàn thành.


N => Chuyển tới bước b.
b. Kiểm tra đường truyền của BTS gần cuối (the near – end BTS)
Thực hiện loopback trên các cổng RX0 và TX0. Kiểm tra LIU1 của
DTMU có tắt không khi SWT tắt
Y => Lưu trữ việc truyền và kiểm tra cảnh báo đã hết chưa. Nếu
cảnh báo hết, xử lý cảnh báo hoàn thành. Nếu chưa hết
cảnh báo. Chuyển tới bước c.
N => Lỗi này có thể nằm trong DTMU lỗi hoặc DELC bị phá
huỷ. Hoặc cáp tại điểm cuối TRAN không kết nối. Chuyển
đến bước d.
c. Kiểm tra đường truyền ngang hàng
Thực hiện một kiểm tra loopback trên đường truyền tại mức BSC
mức cao hơn hoặc BTS. Kiểm tra bộ chỉ thị LIU tương ứng với đường
E1 ngang hàng có tắt không.
Y => Đường truyền tại điểm cuối ngang hàng đang hoạt động.
Lỗi có thể nằm trong phần cứng. Liên hệ Huawei
Customer Service Center.
N => Đường truyền tại điểm cuối ngang hàng bị lỗi. Sửa lỗi và
xử lý cảnh báo hoàn thành.
d. Thay DTMU hoặc DELC
Thay DTMU và DELC và kiểm tra cảnh báo đã hết chưa
Y => Xử lý cảnh báo hoàn thành.
N => Chuyển tới e.
e. Thay các cáp
Thay cáp giữa cổng TRAN của DCCU và DCTB. Kiểm tra cảnh
báo này đã hết hay chưa
Y => Xử lý cảnh báo hoàn thành.
N => Chưa hết cảnh báo. Liên hệ Huawei Customer Service
Center.
3. Đối với BTS3012AE, thực hiện như sau:
a. Bảo đảm các chuyển mạch DIP S4, S5, S6 và S7 trên bảng DTMU và
SW6, SW7 trên bảng DCSU được thiết lập chính xác. Sau đó, kiểm tra
cảnh báo đã hết chưa
 S5 được dùng để thiết lập các vòng ring của đường E1 1 và 2 có
nối đất hay không. ON: nối đất; OFF: không nối đất.
 S4 được dùng để thiết lập các vòng ring của đường E1 3 và 4 có
nối đất hay không. ON: nối đất; OFF: không nối đất.
 S7 được dùng để thiết lập các vòng ring của đường E1 5 và 6 có
nối đất hay không. ON: nối đất; OFF: không nối đất.

Thay DTMU và DELU và kiểm tra cảnh báo đã hết chưa


Y => Cảnh báo đã hết. Xử lý cảnh báo hoàn thành.
N => Chưa hết cảnh báo. Chuyển đến bước e.
b. Thay các cáp giữa cổng TRAN của DCCU và DCTB. Kiểm tra cảnh
báo này đã hết hay chưa
Y => Xử lý cảnh báo hoàn thành.
N => Chưa hết cảnh báo. Liên hệ Huawei Customer Service
Center.
Fault No.4716
o Board: DTMU.
o Các nguyên nhân lỗi:
 Không có đường truyền.
 Thiết lập cho các chuyển đổi DIP của BTS không chính xác.
 Phần cứng bị lỗi.

o Mô tả
 Cảnh báo được báo khi truyền dẫn BTS bị ngắt vì BTS mức cao
hơn không nhận các tín hiệu E1 chính xác.

o Các bước xử lý:


1. Đối với BTS3006C/3002E, thực hiện các bước sau:
a. Bảo đảm chuyển mạch DIP S1 của DOMU được thiết lập chính xác, và
sau đó kiểm tra lại cảnh báo đã hết chưa
Digit 1 của S1 thiết lập là ON: Chế độ truyền E1.
Digit 1 của S1 thiết lập là OFF: Chế độ truyền quang
Y => Xử lý cảnh báo hoàn thành.
N => Chuyển tới bước b.
b. Đảm bảo các chuyển mạch DIP S4, S5 và S2 được thiết lập chính xác,
và sau đó kiểm tra lại cảnh báo đã hết chưa
 S5 được dùng để thiết lập các ring của E1 đường 1 và 2 có nối
đất hay không. ON: nối đất, OFF: không nối đất.
 S4 được dùng để thiết lập các ring của E1 đường 3 và 4 có nối
đất hay không. ON: nối đất, OFF: không nối đất.
 S2 được dùng để thiết lập trở kháng của E1các đường 1 đến
4. ON: 75 ohm, OFF: 120 ohm

Y => Xử lý cảnh báo hoàn thành.


N => Chuyển tới bước C.
c. Kiểm tra đường truyền của BTS
Thực hiện loopback trên các cổng RX0 và TX0. Kiểm tra LIU0 của
DOMU có tắt hay không khi SWT tắt.
Y => Giữ đường truyền và kiểm tra cảnh báo đã hết chưa. Nếu
cảnh báo hết, thì xử lý cảnh báo hoàn thành. Nếu chưa hết
cảnh báo, chuyển tới bước d.
N => Lỗi này có thể nằm ở DOMU hoặc DLPU trong DMCM.
Chuyển tới bước e.
d. Kiểm tra đường truyền ngang hàng
Thực hiện loopback trên đường truyền ở điểm cuối ngang hàng (the
peer end). Kiểm tra LIU của đường E1 tương ứng tại điểm cuối ngang
hàng có tắt không.
Y => Đường truyền tại điểm cuối ngang hàng đang hoạt động.
Lỗi có thể nằm trong phần cứng. Liên hệ Huawei
Customer Service Center.
N => Đường truyền tại điểm cuối ngang hàng bị lỗi. Sửa lỗi và
xử lý cảnh báo hoàn thành.
e. Thay DMCM và kiểm tra có cảnh báo hay không
Y => Xử lý cảnh báo hoàn thành.
N => Chuyển tới bước f.
f. Thay các đường truyền giữa các cổng E1 – 12 và E1 – 34 và BSC hoặc
BTS mức cao hơn. Kiểm tra đã hết cảnh báo chưa
Y => Xử lý cảnh báo hoàn thành.
N => Chưa xử lý cảnh báo. Liên hệ với Huawei Customer
Service Center.
2. Đối với BTS 3012, thực hiện như sau:
a. Đảm bảo các chuyển mạch DIP S4, S5, S6 và S7 trên bảng DTMU và
SW6 và SW7 trên bảng DCSU được thiết lập chính xác. Sau đó kiểm tra
đã hết cảnh báo chưa
 S5 được dùng để thiết lập các vòng ring của đường E1 1 và 2 có
nối đất hay không. ON: nối đất; OFF: không nối đất.
 S4 được dùng để thiết lập các vòng ring của đường E1 3 và 4 có
nối đất hay không. ON: nối đất; OFF: không nối đất.
 S7 được dùng để thiết lập các vòng ring của đường E1 5 và 6 có
nối đất hay không. ON: nối đất; OFF: không nối đất.
 S6 được dùng để thiết lập các vòng ring của đường E1 7 và 8 có
nối đất hay không. ON: nối đất; OFF: không nối đất.
 SW6 được dùng để thiết lập trở kháng của các đường E1 1 tới 4.
ON: 75 ohm; OFF: 120 ohm.
 SW7 được dùng để thiết lập trở kháng của các đường E1 5 tới 8.
ON: 75 ohm; OFF: 120 ohm

Y => Xử lý cảnh báo hoàn thành.


N => Chuyển tới bước b.
b. Kiểm tra đường truyền của BTS gần cuối (the near – end BTS)
Thực hiện loopback trên các cổng RX0 và TX0. Kiểm tra LIU1 của
DTMU có tắt không khi SWT tắt
Y => Lưu trữ việc truyền và kiểm tra cảnh báo đã hết chưa. Nếu
cảnh báo hết, xử lý cảnh báo hoàn thành. Nếu chưa hết
cảnh báo. Chuyển tới bước c.
N => Lỗi này có thể nằm trong DTMU lỗi hoặc DELC bị phá
huỷ. Hoặc cáp tại điểm cuối TRAN không kết nối. Chuyển
đến bước d.
c. Kiểm tra đường truyền ngang hàng
Thực hiện một kiểm tra loopback trên đường truyền tại mức BSC
mức cao hơn hoặc BTS. Kiểm tra bộ chỉ thị LIU tương ứng với đường E1
ngang hàng có tắt không.
Y => Đường truyền ngang hàng đang hoạt động. Lỗi có thể nằm
trong phần cứng. Liên hệ Huawei Customer Service
Center.
N => Đường truyền ngang hàng bị lỗi. Sửa lỗi đường truyền
ngang hàng và xử lý cảnh báo hoàn thành.
d. Thay DTMU hoặc DELC
Thay DTMU và DELC và kiểm tra cảnh báo đã hết chưa
Y => Xử lý cảnh báo hoàn thành.
N => Chuyển tới e.
e. Thay cáp
Thay cáp giữa cổng TRAN của DCCU và DCTB. Kiểm tra cảnh
báo này đã hết hay chưa
Y => Xử lý cảnh báo hoàn thành.
N => Chưa hết cảnh báo. Liên hệ Huawei Customer Service
Center.
3. Đối với BTS3012AE, thực hiện như sau:
a. Bảo đảm các chuyển mạch DIP S4, S5, S6 và S7 trên bảng DTMU và
SW6, SW7 trên bảng DCSU được thiết lập chính xác. Sau đó, kiểm tra
cảnh báo đã hết chưa
 S5 được dùng để thiết lập các vòng ring của đường E1 1 và 2 có
nối đất hay không. ON: Nối đất; OFF: Không nối đất.
 S4 được dùng để thiết lập các vòng ring của đường E1 3 và 4 có
nối đất hay không. ON: Nối đất; OFF: Không nối đất.
 S7 được dùng để thiết lập các vòng ring của đường E1 5 và 6 có
nối đất hay không. ON: Nối đất; OFF: DELU.

Thay DTMU và DELU và kiểm tra cảnh báo đã hết chưa


Y => Cảnh báo đã hết. Xử lý cảnh báo hoàn thành.
N => Chưa hết cảnh báo. Chuyển đến bước e.
b. Thay cáp
Thay cáp giữa cổng TRAN của DCCU và DCTB. Kiểm tra cảnh
báo này đã hết hay chưa
Y => Xử lý cảnh báo hoàn thành.
N => Chưa hết cảnh báo. Liên hệ Huawei Customer Service
Center.
Fault No.4718
o Board: DTMU
o Các nguyên nhân lỗi:
 Không có đường truyền.
 Các thiết lập cho chuyển đổi DIP của BTS không chính xác.
 DTMU bị lỗi.

o Mô tả
 Cảnh báo được báo khi truyền dẫn BTS bị ngắt vì BTS mức cao
hơn không nhận các tín hiệu E1 chính xác.

o Các bước xử lý:


1. Kiểm tra các thiết lập chuyển mạch DIP của BTS
Kiểm tra các chuyển mạch DIP S1, S2, S10 và S11 trên bảng TMU
có thiết lập chính xác không. Nếu không, thay đổi các thiết lập này dựa
trên các mô tả sau:
 S1: ON nghĩa là trở kháng qua 2 cổng E1 3 và 4 là 75; OFF
nghĩa là trở kháng qua 2 cổng này là 120.
 S2: ON nghĩa là trở kháng qua 2 cổng E1 1 và 2 là 75; OFF
nghĩa là trở kháng qua 2 cổng này là 120.
 S10: ON nghĩa là dây dẫn ngoài (the outer conductor) của các
đường E1 1 và 2 được nối đất trong khi OFF nghĩa là các dây
dẫn ngoài không nối đất.
 S11: ON nghĩa là dây dẫn ngoài (the outer conductor) của các
đường E1 3 và 4 được nối đất trong khi OFF nghĩa là các dây
dẫn ngoài không nối đất.

Kiểm tra đã hết cảnh báo chưa


Y => Kết thúc xử lý cảnh báo.
N => Chuyển sang bước 2.
2. Kiểm tra đường truyền của BTS gần cuối
a. Thực hiện một kiểm tra loopback qua kết nối cổng RX0 với TX0 trên
BTS gần cuối. Kiểm tra bộ chỉ thị LIU0 trên bảng DTMU tắt hay không
Y => Chuyển tới bước b.
N => Chuyển tớí bước d.
b. Lưu trữ kết xuất hiện trước khi kiểm tra loopback. Kiểm tra cảnh báo
đã hết chưa
Y => Kết thúc xử lý cảnh báo.
N => Chuyển tới bước d.
c. Kiểm tra đường truyền ngang hàng
Thực hiện một kiểm tra loopback trên đường truyền tại mức BSC
mức cao hơn hoặc BTS. Kiểm tra bộ chỉ thị LIU tương ứng với đường E1
ngang hàng có tắt không.
Y => Cảnh báo có thể do lỗi phần cứng. Liên hệ Huawei
Customer Service Center.
N => Chuyển tới bước d.
d. Thay DTMU
Thay DTMU và kiểm tra cảnh báo đã hết chưa
Y => Xử lý cảnh báo hoàn thành.
N => Liên hệ Huawei Customer Service Center.
Fault No.4770
o Board: DTMU.
o Các nguyên nhân lỗi:
 Reset BTS.

o Mô tả
 Cảnh báo này báo khi BTS bắt đầu khởi động.

o Các bước xử lý:


1. Kiểm tra BTS đã được reset bằng tay hay không
Y => Cảnh báo này sẽ tự động hết trong 3 phút.
N => Chuyển đến bước 2.
2. Kiểm tra BTS được reset bởi BSC reset
Kiểm tra BSC có được reset không
Y => Cảnh báo này sẽ tự động hết trong 3 phút.
N => Chuyển tới bước 3.
3. Kiểm tra BTS có bị lỗi nguồn không
Y => Lỗi có thể nằm trong nguồn bị lỗi của BTS.
N => Lỗi có thể nằm ở phần cứng. Liên hệ Huawei Customer
Service Center.
Fault No.5292
o Board: DDPU.
o Các nguyên nhân lỗi:
 Module RF tương ứng chưa được cài.
 Board giao diện truyền thông trong mặt trước module RF bị lỗi.

o Mô tả
 Cảnh báo này báo khi module điều khiển chính phát hiện truyền
thông khác thường giữa nó và module trước RF.

o Các bước xử lý:


1. Kiểm tra module RF đã được cài và bật nguồn chưa
Y => Chuyển đến bước 2.
N => Module RF không được cài hoặc bật nguồn. Cài module
RF và kết nối cáp. Sau đó chuyển đến bước 3.
2. Kiểm tra các cáp giữa module phía trước RF (the RF front module) và
module điều khiển chính
Rút cáp cổng nối tiếp của module phía trước RF ra và kiểm tra thiết
bị đầu cuối và đầu cuối cáp có bình thường không
Y => Cắm cáp cổng nối tiếp của module phía trước RF vào và
chuyển đến bước 3.
N => Điều chỉnh thiết bị đầu cuối và đầu cuối cáp. Sau đó
chuyển đến bước 3.
3. Kiểm tra cảnh báo đã hết chưa
Kết nối các cáp của module phía trước RF đúng và bật nguồn.
Kiểm tra cảnh báo đã hết chưa.
Y => Đã hết cảnh báo. Xử lý cảnh báo hoàn thành.
N => Chưa hết cảnh báo. Liên hệ Huawei Customer Service
Center.
Fault No.5312
o Board: DDPU.
o Các nguyên nhân lỗi:
 Loại board trong khe mặt trước module RF mâu thuẫn với loại
board trong khe BSC.

o Mô tả
 Cảnh báo này xuất hiện khi BTS phát hiện loại board của
module trước RF không đúng với thực tế.

o Các bước xử lý:


1. Xem thông tin cấu hình
Xem thông tin cấu hình trên LMT để kiểm tra có đúng với yêu cầu
không
Y => chuyển đến bước 3.
N => chuyển đến bước 2.
2. Thay đổi cấu hình trên LMT
Thay đổi cấu hình trên LMT và kiểm tra các cảnh báo có mất hay
không
Y => Xử lý cảnh báo hoàn thành.
N => Chuyển đến bước 3.
3. Thay DDPU/DDPM/DFCU và kiểm tra các cảnh báo có mất hay không
Y => Xử lý cảnh báo hoàn thành.
N => Liên hệ với Huawei Customer Service Center. Xem thông
tin cấu hình trên Site Maintenance Terminal System.
Fault No.5320
o Board: DUPU.
o Các nguyên nhân lỗi:
 Cáp tại cổng COM của khối DUP kết nối không chính xác.
 Lỗi phần cứng khối DUP.
 Lỗi phần cứng module điều khiển chính.
o Mô tả
 Cảnh báo này xuất hiện khi khối DUP không thể phát hiện sóng
đứng hoặc chuyển nguồn do xung clock vào khác thường.

o Các bước xử lý:


1. Kiểm tra khe mà cảnh báo truyền thông xuất hiện đã được cài một
DAFU hay chưa và DAFU có bật nguồn bình thường không.
 Nếu khe đó đã được cài với DAFU và DAFU đã được bật nguồn
bình thường, chuyển đến bước 2.
 Nếu khe đó đã được cài DAFU và DAFU chưa được bật nguồn
bình thường, thì bật nguồn DAFU lên. Các cảnh báo sẽ hết. Xử
lý cảnh báo hoàn thành. Nếu chưa hết cảnh báo, chuyển tới bước
2.
 Nếu khi đó không được cài DAFU, thì cài DAFU và bật nguồn.
Cảnh báo sẽ hết. Xử lý cảnh báo hoàn thành. Nếu chưa hết cảnh
báo, chuyển tới bước 2.

2. Kiểm tra các cảnh báo xuất hiện trong các module khối DUP hay chưa
Y => Chuyển đến bước 6.
N => Chuyển đến bước 3.
3. Reset khối DUP trên LMT và kiểm tra các cảnh báo đã hết chưa
Y => Hết cảnh báo. Xử lý cảnh báo hoàn thành.
N => Chuyển đến bước 3.
4. Kiểm tra cáp tại cổng COM của khối DUP đã bị phá huỷ hay chưa hoặc
đầu cuối thiết bị bị lỏng không. Thay thể cáp hoặc gắn chặt thiết bị đầu
cuối và kiểm tra cảnh báo đã hết chưa.
Y => Đã hết cảnh báo. Xử lý cảnh báo hoàn thành.
N => Chuyển đến bước 4.
5. Thay khối DDPU và kiểm tra hết cảnh báo chưa
Y => Đã hết cảnh báo. Xử lý cảnh báo hoàn thành.
N => Chuyển đến bước 5.
6. Thay khối điều khiển chính và kiểm tra đã hết cảnh báo chưa
Y => Đã hết cảnh báo. Xử lý hoàn thành.
N => Chưa hết cảnh báo. Liên hệ Huawei customer Service
Center.
Fault No.5326
o Board: DUP.
o Các nguyên nhân lỗi:
 Các kết nối của feeder anten bị lỗi.
 Phần cứng khối DUP bị lỗi.
o Mô tả
 Khối DUP báo cảnh báo tỉ số sóng đứng điện áp (VSWR) khi
phát hiện sóng đứng trên cổng A hoặc cổng B của anten lớn hơn
ngưỡng Standing Wave Radio Alarm Threshold (giá trị mặc
định 2.0) nhưng nhỏ hơn Serious Standing Wave Radio Alarm
Threshold (giá trị mặc định 3.0).

o Các bước xử lý:


1. Reset khối DUP trên LMT và kiểm tra cảnh báo đã hết chưa
Y => Đã hết cảnh báo. Xử lý cảnh báo hoàn thành.
N => Chuyển đến bước 2.
2. Kiểm tra các kết nối giữa cổng anten của khối DUP và anten
Kiểm tra các kết nối của jumper của cổng anten khối DUP, chống
sét, feeder, bộ khuếch đại gắn đỉnh tháp và anten. Kiểm tra và vặn chặt
các kết nối giữa cổng anten và anten và kiểm tra cảnh báo đã hết chưa.
Y => Cảnh báo đã hết. Xử lý cảnh báo hoàn thành.
N => Chuyển đến bước 3.
3. Kiểm tra sóng đứng của hệ thống feeder anten
Kiểm tra sóng đứng của các jumper của cổng anten khối DUP,
chống sét, feeder, bộ khuếch đại gắn đỉnh tháp và anten. Nếu có gì sai,
thay các thiết bị lỗi.
Y => Hết cảnh báo. Xử lý cảnh báo hoàn thành.
N => Chuyển đến bước 4.
4. Thay khối DUP
Y => Hết cảnh báo. Xử lý cảnh báo hoàn thành.
N => Chưa hết lỗi. Liên hệ với Huawei Customer Service
Center.
Fault No.5328
o Board: DUP Unit.
o Các nguyên nhân lỗi:
 Các kết nối của feeder anten bị lỗi.
 Phần cứng khối DUP bị lỗi.

o Mô tả
 Khối DUP báo cảnh báo sóng đứng khi phát hiện sóng đứng trên
cổng A hoặc cổng B của anten lớn hơn ngưỡng Serious Standing
Wave Radio Alarm Threshold (giá trị mặc định 3.0).

o Các bước xử lý:


1. Reset khối DUP trên LMT và kiểm tra cảnh báo đã hết chưa
Y => Đã hết cảnh báo. Xử lý cảnh báo hoàn thành.
N => Chuyển đến bước 2.
2. Kiểm tra các kết nối giữa cổng anten của khối DUP và anten
Kiểm tra các kết nối của jumper của cổng anten khối DUP, chống
sét, feeder, bộ khuếch đại gắn đỉnh tháp và anten. Kiểm tra và vặn chặt
các kết nối giữa cổng anten và anten và kiểm tra cảnh báo đã hết chưa.
Y => Cảnh báo đã hết. Xử lý cảnh báo hoàn thành.
N => Chuyển đến bước 3.
3. Kiểm tra sóng đứng của hệ thống feeder anten
Kiểm tra sóng đứng của các jumper của cổng anten khối DUP,
chống sét, feeder, bộ khuếch đại gắn đỉnh tháp và anten. Nếu có gì sai,
thay các thiết bị lỗi.
Y => Hết cảnh báo. Xử lý cảnh báo hoàn thành.
N => Chuyển đến bước 4.
4. Thay khối DUP
Y => Hết cảnh báo. Xử lý cảnh báo hoàn thành.
N => Chưa hết lỗi. Liên hệ với Huawei Customer Service
Center.
Fault No.9732
o Board: NFCB
o Các nguyên nhân lỗi:
CBUS3 bị lỗi.
Các cáp truyền dẫn của hộp quạt bị lỗi.
Hộp quạt bị lỗi.
FAN trên Busbar không được phép.
o Mô tả
Cảnh báo này báo khi truyền thông giữa boar điều khiển quạt
trong hộp quạt và DTMU bị đứt lớn hơn 240 giây.
o Các bước xử lý:
1. Xem xét các nguyên nhân theo thông tin cảnh báo khác
Kiểm tra có cảnh báo board của CBUS3 khác trên LMT không
Y => Yes. Chuyển đến xử lý cảnh báo của CBUS3.
N => No. Chuyển đến bước 2.
2. Tìm những nguyên nhân khác
a. Kiểm tra bộ chỉ thị có bật trong nội bộ (local) không
Y => Yes. Chuyển đến bước b.
N => No. Chuyển đến bước 2.
b. Đảm bảo các cáp của hộp quạt được kết nối chính xác
Y => Yes. Hết cảnh báo.
N => No. Chuyển đến bước c.
c. Đảm bảo cho phép chuyển mạch của quạt
Y => Yes. Hết cảnh báo.
N => No . Liên hệ với Huawei Customer Service Center.
Fault No.340
o Board: Cell
o Các nguyên nhân lỗi:
 Cause 0: Lỗi phân bố cell.
 Cause 1: Cell bị cấm do không có license.
 Cause 2: Giao diện Um bị block.
 Cause 3: Giao diện Gb bị block.

o Mô tả
 Cảnh báo này báo khi phân bố cell bị lỗi, cell bị cấm do không
có license, giao diện Um bị block, hoặc giao diện Gb bị block.

o Các bước xử lý:


1. Nguyên nhân 0: thêm GDPUP để thêm số gói DSP.
2. Nguyên nhân 1: Liên hệ với Huawei Customer Service Center đối với
một license có hỗ trợ tính năng này.
3. Nguyên nhân 2: Chạy lệnh MML DSP PSCEL, kiểm tra lỗi 331 NSVC
Faulty có được tạo ra không
Y => Điều chỉnh BTS để không block giao diện Um.
N => Hết cảnh báo.
4. Nguyên nhân 3: Khi board giao diện Gb là GEPUG, kiểm tra có xuất
hiện lỗi 331 NSVC Faulty không
Y => Liên quan tới hướng dẫn xử lý lỗi 311 NSVS Faulty.
N => Chuyển đến bước 5.
5. Khi board giao diện Gb là GFPUB, kiểm tra có xuất hiện lỗi 332 NSVL
Faulty không
Y => Liên quan tới hướng dẫn xử lý 332 NSVL Faulty.
N => Chuyển đến bước 6.
6. Kiểm tra có xuất hiện lỗi 333 NSE Faulty hay không
Y => Liên quan tới hướng dẫn xử lý 333 NSE Faulty.
N => Chuyển đến bước 7.
7. Kiểm tra có xuất hiện cảnh báo 342 PTP BVC Faulty hay không
Y => Liên quan tới hướng dẫn xử lý 342 PTP BVC Faulty.
N => Chuyển đến bước 8.
8. Chạy lệnh MML DSP PSCELL, kiểm tra trạng thái quản trị Gb cell bị
block hay không
Y => Chuyển đến bước 9.
N => Hết cảnh báo.
9. Kiểm tra kết nối của các cáp E1
Y => Hết cảnh báo.
N => Thay cáp E1.
Fault No.405
o Board: Cell.
o Các nguyên nhân lỗi:
TRX mang BCCH bị lỗi.
o Mô tả
Cảnh báo này báo khi một cell không phục vụ vì TRX mang
BCCH bị lỗi.
o Các bước xử lý:
1. Kiểm tra có phải BCCH bị lỗi không
Y => cảnh báo xuất hiện bởi BCCH bị lỗi. Đợi 3 phút, và
chuyển đến bước 2.
N => BCCH bị block. Nếu không block trên LMT, xử lý
cảnh báo hoàn thành.
2. Kiểm tra có xuất hiện sự trợ giúp giữa các TRX không
Y => Chuyển đến bước 3.
N => Chuyển đến bước 4.
3. Kiểm tra BCCH đã bình thường sau khi trợ giúp giữa TRX hay không
Y => Thay sóng mang TRX cũ mang BCCH. Xử lý cảnh
báo hoàn thành.
N => Liên hệ với Huawei Customer Service Center để thay
TRX bị lỗi.
4. Kiểm tra TMU có hoạt động bình thường không
Y => Chuyển đến bước 5.
N => Liên hệ với Huawei Customer Service Center để thay
TMU bị lỗi.
5. Kiểm tra truyền thông giữa BTS và BSC có hoạt động bình thường
không
Y => Liên hệ Huawei Customer Service Center để thay
TRX bị lỗi.
N => Xử lý lỗi truyền thông.
1.3 Trạm BTS Nokia
Fault No.7606
o ERxx DDU module has detected VSWR above major limit at Anten A
(hoặc B)
o Các nguyên nhân lỗi:
Lỏng các đầu connector.
Bị móp feeder.
Feeder bị vào nước từ các connector.
Bị hỏng port anten.
o Các bước xử lý:
1. Kiểm tra tất cả các đầu connector liên quan có bị lỏng không
Y => Vặn lại cho chặt.
N => Chuyển sang bước 2.
2. Dùng máy đo Bird xác định xem bị VSWR ở đoạn nào.
Nếu bị VSWR ngay Jumber thì kiểm tra thật kỹ và vặn chặt các
đầu connector.
Y => ok.
N => Thay Jumber.
Nếu bị VSWR đoạn nào ở feeder thì xem lại có phải feeder bị
móp hay bị vào nước ở đầu connector không ? Cố gắng nắn lại
feeder hoặc tháo connector ra phơi nắng.
Y => ok.
N => Chuyển sang bước 3.
3. Thay feeder
Y => ok.
N => Chuyển sang bước 4.
4. Thay anten
Fault No. 7607
o Mức nhiễu tín hiệu thu vượt ngưỡng.
o Các nguyên nhân lỗi:
Lỏng cáp RX.
Hỏng cáp RX.
o Các bước xử lý:
1. Kiểm tra tất cả cáp RX liên quan và vặn chặt lại.
Y => ok.
N => Bước 2.
2. Thay cáp RX ở TRX khác.
Y => ok.
N => Thay TRX.
Fault No. 7607
o One amplifier stage of Rx LNA Path B is broken in ERxx DDU.
o Các nguyên nhân lỗi: Một trong hai Rx LNA bị hỏng trong khối ERxx DDU.
o Các bước xử lý: Thay.
Fault No. 7606
o EXxx TRX module cooling fan(s) report no rotation.
o Các nguyên nhân lỗi: Có ít nhất một quạt trong khối EXxx không quay.
o Các bước xử lý:
1. Kiểm tra và bấm chặt cáp kết nối EXxx với quạt.
Y => ok.
N => Chuyển sang bước 2.
2. Kiểm tra xem có vật gì mắc vào làm quạt không quay không ?
Y => ok.
N => Chuyển sang bước 3.
3. Lau sạch bụi nếu có
Y => ok.
N => Chuyển sang bước 4.
4. Thay khối quạt liên quan
Y => ok.
N => Chuyển sang bước 5.
5. Thay EXxx.
Fault No. 7606
o EXxx TRX module incoming 6.5 MHz reference clock missing.
o Các nguyên nhân lỗi: Mất tín hiệu đồng bộ 6.5MHz đến các khối EXxx TRX
hoặc khối ESEA (nếu có).
o Các bước xử lý:
1. Kiểm tra cáp bus kết nối từ khối ESMA đến khối EXxx liên quan
Y => ok.
N => Chuyển sang bước 2.
2. Thay khối EXxx
Y => ok.
N => Chuyển sang bước 3.
3. Thay khối ESEA nếu nó có kết nối tới TRX này (tủ mở rộng)
Y => ok.
N => Chuyển sang bước 4.
4. Thay khối ESMA.
Fault No. 7606
o EXxx TRX module Tx power is less than minimum at DPC.
o Các nguyên nhân lỗi: Do công suất ra TX nhỏ hơn +14.5dBm ở khối mạch điều
khiển công suất số của khối EXxx TRX.
o Các bước xử lý: Thay khối EXxx.
Fault No. 7606
o ESMA System module has lost connection to EXxx TRX module.
o Các nguyên nhân lỗi: Do các khối EXxx TRX kết nối không đúng vào khối
ESMA hoặc vào khối ESEA (nếu có).
o Các bước xử lý:
1. Kiểm tra cấu hình khai trên hệ thống có lớn hơn cấu hình thực tế
dưới trạm không
Y => Xóa TRX đã khai trên hệ thống nhưng chưa có TRX
cắm vào hoặc nâng cấp lên đúng cấu hình (nếu trạm
đang bị nghẽn do lắp không đúng cấu hình như call
off).
N => Chuyển tới bước 2.
2. Kiểm tra cáp bus từ khối ESMA đến khối EXxx TRX
Y => ok.
N => Chuyển sang bước 2.
3. Nếu đèn LED trên khối EXxx TRX tắt thì thay cáp nguồn
Y => ok.
N => Chuyển sang bước 3.
4. Thay khối ESEA nếu cảnh báo liên quan đến EXxx TRX của nó
Y => ok.
N => Chuyển sang buớc 4.
5. Thay khối ESMA.
1.4 Trạm BTS Alcatel
Alarm clck fault [1;12]
o Loại sự cố:
Lỗi thiết bị.
o Nguyên nhân lỗi:
Lỗi card điều khiển SUMA.
Lỗi card XBCB.
Lỗi do chọn đồng bộ sai.
o Mức nguy hiểm của sự cố:
Ảnh hưởng đến chất lượng và khả năng phục vụ của BTS.
o Các bước xử lý:
Reset chức năng BTS.
Khai báo lại đồng bộ theo Abis.
Thay card đồng bộ XBCB.
Nếu không tốt thì tiến hành liên hệ cấp cao hơn để được hỗ trợ
xử lý.
Config fault [1;246]
o Loại sự cố:
Lỗi khi cấu hình thiết bị.
o Nguyên nhân lỗi:
Lỗi do sai cấu hình.
Lỗi do khi nâng cấp,giảm cấu hình hoặc có một tác động lên
thiết bị.
o Mức nguy hiểm của sự cố:
Có thể ảnh hưởng đến khả năng phục vụ của trạm, cụ thể là khả
năng hoạt động của khối đang bị lỗi không hiệu quả.
Lỗi này nếu ở mức độ nặng có thể sẽ gây ra sự cố Fault CLCK.
o Các bước xử lý:
Kiểm tra đặt lại các thông số cấu hình trạm
Cho nhận dạng lại cấu hình mới của trạm.
Reset lại OMU.
Thay card điều khiển SUMA. Nếu không tốt thì liên hệ với cấp
cao hơn để được hỗ trợ xử lý.
Alarm loss of TWIN Config [2;1]
o Loại sự cố:
Dạng lỗi dữ liệu cấu hình card.
o Nguyên nhân lỗi:
Có thể lỗi phần mền,hoặc lỗi card TRX.
o Mức nguy hiểm sự cố:
Ảnh hưởng chất lượng phục vụ của cell đang có thiết bị lỗi.
o Các bước xử lý:
Khai lại thông số cho cell.
Tiến hành remove và cho nhận dạng lại thiết bị.
Thay thiết bị card TWIN đang bị lỗi.Nếu không tốt thì liên hệ
cấp cao hơn để tiến hành xử lý.
Wrong configuration (TRE)[1;14].
o Loại sự cố;
Lỗi do thiết bị card TRX.
Lỗi do cáp kết nối CSO3.
o Nguyên nhân lỗi:
Card TRX bị hỏng.
Cáp kết nối CSO3 bị hỏng,hoặc kết nối giữa TRE và ANC
không tốt.
o Mức nguy hiểm của sự cố:
Làm ảnh hưởng chất lượng phục vụ cell có card TRE đang lỗi.
o Các bước xử lý:
Kiểm tra kết nối của CSO3 giữa ANC và TRE có tốt không.
Tiến hành reset lại TRE đang lỗi.
Tiến hành thay thế TRE đang bị alarm. Nếu không tốt thì liên
hệ cấp cao hơn để được hỗ trợ xứ lý.
HW – Fault (TRE)[10;239]
o Loại sự cố:
Lỗi thiết bị.
o Nguyên nhân có thể:
[10;239: 1]: Lỗi phần cứng được phát hiện bởi auto – test.
[10;239: 2]: Bộ chuyển đổi DC/DC bị lỗi.
[10;239: 3,...11,15]: Là những lỗi phần cứng bên trong TRE.
[10: 239: 12]: Modul không có nguồn vào.
[10;239: 13]: Công tắc nguồn của TRE bị tắt.
[10;239: 14]: Cảnh báo này chỉ ra chi tiết hơn cho các cảnh báo
trước đó.
o Mức nguy hiểm của sự cố:
Lỗi này ảnh hưởng trực tiếp tới card đang lỗi và có thể gây ảnh
hưởng chất lượng phục vụ cả Cell.
o Các bước xử lý:
Lock và unlock chức năng TRE.
Kiểm tra nguồn vào TRE.
Tiến hành thay thế TRE.Nếu không tốt thì liên lạc cấp cao hơn
để được hỗ trợ xử lý.
Lỗi [10;239: 1,12,13]: Tiến hành lock và unlock TRE đang bị lỗi
Tiến hành kiểm tra CB trên TRE Tiến hành thay thế TRE.
Lỗi [10;239: 1,3,11,15]: Tiến hành kiểm tra TRE và Slot trên
Rack có card đang bị Alarm Tiến hành thay thế TRE.
Alarm Tx – Rx [10;3]
o Loại sự cố:
+ Lỗi thiết bị.
o Nguyên nhân có thể:
+ Kết nối card bị lỗi hoặc cầu hình trạm bị lỗi.
o Mức nguy hiểm của sự cố:
+ Ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phục vụ của cell và trạm BTS. Do
không có tín hiệu thu vào từ RX0 hoặc RX1 hoặc cả 2.
o Các bước khắc phục sự cố:
+ Rx cable [10;3: 1,2,5]:
Kiểm tra kết nối cáp CSO3 ở đầu TRE hoặc đầu connector của
TRE.
Lock và unlock card TRE.
Thay thế TRE bị Alarm. Nếu không tốt thì liện hệ cấp cao hơn
để được hỗ trợ xử lý.
+ Rx Cable [10;3: 3,4]:
Kiểm tra kết nối cáp CSO3 hướng ANC, hoặc đầu connector của
ANC.
Lock và unlock ANC.
Tiến hành thay thế ANC. Nếu không tốt thì liên hệ cấp cao hơn
để được hỗ trợ xử lý.
Alarm Antenna – VSWR – Wawning [10,11]:
o Loại sự cố:
+ Sự cố về thiết bị.
o Nguyên nhân có thể:
+ Có thể do các đầu connector không tốt, hoặc kết nối chưa tốt, có thể
hỏng TRE hoặc ANC.
+ Hệ thống cáp feeder bị móp, chuôi antena không tốt hoặc antena vào
nước.
o Mức độ ảnh hưởng của sự cố:
+ Ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng phục vụ của trạm BTS.
o Các bước khắc phục sự cố: Sự có này có 2 trường hợp xảy ra:
+ Xảy ra trên tủ BTS Master có những cảnh báo [10;11: 1,2,3,4,5,6].
Tiến hành lock và unlock ANC từ OMCR.
Kiểm tra hệ thống cáp feeder và đầu connector từ ANC lên
chuôi antena (Dùng máy đo bird để tiến hành kiểm tra và xử lý).
Kiểm tra lại ngưỡng cảnh báo, nếu không đúng thực hiện thiết
lập lại ngưỡng cảnh báo VSWR cho trạm.
Các bước trên không tốt thì tiến hành thay thế ANC. Nếu vẫn
không được thì liên hệ cấp cao hơn để được hỗ trợ xử lý.
Alarm Antenna –VSWR – Warning [10,11:7,8,9,10,11,12,13,14,15,16,17].
Tiến hành xử lý theo các bước như trên.
Alarm Antenna – VSWR – Urgent [10,12]:
o Loại sự cố:
+ Sự cố về thiết bị.
o Nguyên nhân có thể:
+ Do hệ thống feeder, antenna, đầu connector không tốt, có thể thiết bị
ANC đang bị lỗi.
o Mức độ ảnh hưởng của sự cố:
+ Ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng phục vụ trạm BTS và nguy hiểm
đến thiết bị.
o Các bước khắc phục sự cố:
+ Kiểm tra ngưỡng cảnh báo VSWR Urgent có đúng không (1.72), nếu sai
tiến hành đặt lại và khắc phục như lỗi VSWR Warning.
+ Nếu ngưỡng cảnh báo đặt đúng thì tiến hành kiểm tra hệ thống feeder,
antenna, các đầu connector phát hiện lỗi ở đâu thì khắc phục.
+ Nếu không phát hiện lỗi thì thay thế ANC.
2.Xử lý lỗi trạm NodeB 3G
2.1 Trạm NodeB Huawei
Alarm ID: 28203 – Local Cell Unusable
o Tên lỗi: cell mất dịch vụ.
o Mô tả: một cell được khai báo trên hệ thống nhưng không phát sóng phục
vụ.
o Các nguyên nhân có thể: khối xử lý băng gốc của cell bị lỗi, khối xử lý RF
bị lỗi, dữ liệu cấu hình không đúng.
o Các bước xử lý:
+ Kiểm tra các tham số cấu hình của cell đã đúng hay chưa.
Y => Cấu hình đúng, thực hiện qua các bước tiếp theo.
N => Cấu hình sai, thực hiện khai lại các tham số theo đúng CDD.
+ Kiểm tra lỗi của khối xử lý băng gốc
Y => Có lỗi, thực hiện sửa chữa hoặc thay card mới.
N => Không lỗi, thực hiện các bước tiếp theo.
+ Kiểm tra lỗi khối xử lý RF
Y => Có lỗi, thực hiện sửa chữa hoặc thay card mới.
N => Không lỗi, liên hệ với Huawei.
Alarm ID: 1308 – RF Module Rx Branch Abnormal
o Tên lỗi: Lỗi mô đun vô tuyến Rx
o Mô tả: Cảnh báo xuất hiện khi RTWP thấp hơn một giá trị ngưỡng (– 114)
hoặc phần thu của antenna không được đấu.
o Các nguyên nhân có thể: Khối thu của antenna lắp đặt không đúng, cấu
hình của sector không đúng, TMA hoặc feeder hoặc phần cứng của card
thu bị lỗi.
o Các bước xử lý:
+ Kiểm tra module liên quan đến phần thu có lỗi hay không
Y => Có lỗi, thực hiện sửa chữa hoặc thay card mới.
N => Không lỗi, thực hiện các bước tiếp theo.
+ Cấu hình của sector
Y => Có lỗi, thực hiện hiệu chỉnh lại cấu hình sector.
N => Không lỗi, thực hiện bước tiếp theo.
+ Kiểm tra lỗi feeder
Y => Có lỗi, thực hiện tắt Tx của card phát, kiểm tra các khớp nối giữa
các thành phần: Khối RF – feeder – antenna – TMA (nếu có). Nếu
đã kiểm tra hết các bước vừa rồi mà vẫn bị lỗi thì thử thay thế
card RF khác.
N => Không lỗi, liên hệ với Huawei.
Alarm ID: 1317 – RF Module VSWR Abnormal
o Tên lỗi: Lỗi sóng đứng.
o Mô tả: Hệ thống định kỳ đánh giá giá trị VSWR tại đầu ra antenna, cảnh
báo sẽ xuất hiện khi VSWR lớn hơn giá trị ngưỡng cảnh báo (1.8).
o Các nguyên nhân có thể: Feerder bị lỗi, card RF bị lỗi.
o Các bước xử lý:
+ Kiểm tra các kết nối jumper, connector, feerder và khối thu phát RF
Y => Có lỗi, thực hiện xử lý tại các vị trí bị lỗi.
N => Không lỗi, thực hiện bước tiếp theo.
+ Kiểm tra lỗi antenna.
Y => Có lỗi, thực hiện sửa chữa hoặc thay antenna mới
N => Không lỗi, thực hiện bước tiếp theo.
+ Kiểm tra card RF
Y => Có lỗi, thực hiện sửa chữa hoặc thay card mới.
N => Không lỗi, liên hệ với Huawei.
Alarm ID: 2501 – E1/T1 Alarm Indication Signal
o Tên lỗi: Lỗi cảnh báo E1/T1.
o Mô tả: Khi mất tín hiệu luồng truyền dẫn E1/T1.
o Các nguyên nhân có thể: Cấu hình E1/T1 sai, luồng truyền dẫn bị lỗi,
module truyền dẫn tại NodeB hoặc RNC bị lỗi.
o Các bước xử lý:
+ Kiểm tra cấu hình E1/T1
Y => Có lỗi, thực hiện khai báo lại đúng các tham số.
N => Không lỗi, thực hiện các bước tiếp theo.
+ Kiểm tra luồng truyền dẫn
Y => Có lỗi, liên hệ với đội truyền dẫn thực hiện kiểm tra
luồng hoặc đổi sang một luồng khác nếu có.
N => Không lỗi, thực hiện bước tiếp theo.
+ Kiểm tra các module truyền dẫn
Y => Có lỗi, xác định bị lỗi trên module nào và thực hiện
thay thế.
N => Không lỗi, liên hệ với Huawei.
Alarm ID: 1015 – Board Internal Hardware Abnormal
o Tên lỗi: Lỗi phần cứng của card.
o Mô tả: Khi phần cứng của trạm bị lỗi không hoạt động thì hệ thống đẩy ra
cảnh báo.
o Các nguyên nhân có thể: Các card bị lỗi, treo không hoạt động (WMPT,
WBBP, ...)
o Các bước xử lý:
+ Kiểm tra cảnh báo của card nào (dựa vào subrack và slot của card cảnh
báo đẩy ra)
Y => Có lỗi, thực hiện reset và kiểm tra lại xem còn cảnh báo không.
Y => Còn cảnh báo, thực hiện thay thế card mới.
N => Không còn cảnh báo, theo dõi tiếp.
N => thực hiện các bước trên mà vẫn còn xuất hiện cảnh báo, liên hệ với
Huawei.
Alarm ID: 5025 – Board Maintenance Link Abnormal
o Tên lỗi: Lỗi liên kết vận hành phần cứng.
o Mô tả: Khi card lắp đặt không đúng vị trí hoặc liên kết tới card truyền dẫn
bị lỗi.
o Các nguyên nhân có thể: Card lắp không đúng vị trí, lỗi phần cứng, lỗi
card WMPT.
o Các bước xử lý:
+ Kiểm tra việc lắp đặt các card đã đúng vị trí chưa
Y => Đúng vị trí, thực hiện các bước tiếp theo.
N => Sai vị trí, thực hiện lắp lại đúng vị trí và theo dõi cảnh báo.
+ Thực hiện tháo ra và lắp card trả lại, đảm bảo vị trí lắp chắc chắn và
không bị vênh, lệch… Kiểm tra alarm
Y => Còn alarm, thực hiện bước tiếp theo.
N => Không có alarm, kết thúc.
+ Thực hiện cấu hình lại các tham số của card
Y => Còn alarm, thực hiện bước tiếp theo.
N => Không còn alarm, kết thúc.
+ Kiểm tra card WMPT: Nếu đã thực hiện các bước trên vẫn còn alarm thì
thực hiện gỡ và lắp lại card WMPT và kiểm tra alarm:
Y => Còn alarm, thay card mới.
N => Không còn alarm, kết thúc.
Alarm ID: 3546 – Board Startup Abnormal Alarm
o Tên lỗi: Cảnh báo lỗi khởi động.
o Mô tả: Khi khối xử lý không thể đọc được file cấu hình trong khi khởi
động.
o Các nguyên nhân có thể: card không đọc được file cấu hình, file cấu hình
bị lỗi, lỗi card hoạt động không chính xác, quá thời gian khởi động.
o Các bước xử lý:
+ Thực hiện reset card và kiểm tra lại cảnh báo
Y => Còn cảnh báo, thực hiện bước tiếp theo.
N => Không còn cảnh báo, kết thúc.
+ Kiểm tra file cấu hình có chính xác không
Y => Chính xác, thực hiện kiểm tra lại cảnh báo.
Y => Còn cảnh báo, thực hiện bước tiếp theo.
N => Không còn cảnh báo, kết thúc.
N => Không chính xác, thực hiện load lại cấu hình cho trạm.
+ Sau các bước trên mà vẫn còn cảnh báo thì thực hiện thay card xử lý.
Alarm ID: 26235 – RF Unit Maintenance Link Failure
o Tên lỗi: Lỗi khối xử lý vô tuyến.
o Mô tả: Khi card xử lý vô tuyến không hoạt động hoặc bị lỗi thì hệ thống
đẩy ra cảnh báo.
o Các nguyên nhân có thể: Lỗi WRFU hoặc CB của card bị nhảy.
o Các bước xử lý:
+ Kiểm tra nguồn của trạm
Y => Có, nguồn cấp đầy đủ thì thực hiện bước tiếp theo.
N => Không, thực hiện bật lại nguồn cấp.
+ Kiểm tra Card WRFU
Y => Lỗi, kiểm tra bằng cách thực hiện reset card, đổi card WRFU sang
cell khác. Nếu vẫn chưa hết cảnh báo thì thay card mới.
N => Không lỗi, nếu các bước trên mà vẫn chưa hết cảnh báo thì thực
hiện reset trạm.
Alarm ID: 26230 – BBU CPRI Optical Module Fault
o Tên lỗi: Lỗi module quang.
o Mô tả: Khi sợi CPRI bị lỗi hoặc card SFP bị lỗi làm mất kết nối từ BBU
đến RRU.
o Các nguyên nhân có thể: Lỗi sợi CPRI, lỗi module quang.
o Các bước xử lý:
+ Kiểm tra sợi CPRI
Y => Lỗi, kiểm tra nếu sợi bị lỗi, đứt hoặc hai đầu LC bị
bẩn thì thực hiện thay hoặc vệ sinh lại đầu bẩn.
N => Không lỗi, thực hiện bước tiếp theo.
+ Kiểm tra module quang
Y => Lỗi, kiểm tra bằng cách đổi sang cell khác để xem có
lỗi hay không, nếu bị lỗi thực hiện thay module khác.
N => Không lỗi, cả module quang và sợi CPRI không lỗi mà
vẫn có cảnh báo thì thực hiện reset lại RRU.
Alarm ID: 26200 – Board Hardware Fault
o Tên lỗi: Lỗi phần cứng.
o Mô tả: Khi một card bị lỗi hệ thống sẽ đẩy ra cảnh báo.
o Các nguyên nhân có thể: Lỗi card.
o Các bước xử lý:
+ Kiểm tra card lỗi
Y => Lỗi, kiểm tra bằng cách thực hiện reset card hoặc đổi sang vị trí
khác, nếu vẫn lỗi thì thay card mới.
N => Không lỗi, nếu thực hiện bước trên mà không phát hiện được card
lỗi thì thực hiện reset trạm.
2.2 Trạm NodeB Erricsson
Alarm ID: 2358 – System Clock Quality Degradation
o Tên lỗi: Giảm chất lượng đồng bộ.
o Mô tả: Cảnh báo xuất hiện khi đồng bộ của trạm bị mất và chạy ở chế độ
free – running.
o Các nguyên nhân có thể: Luồng đồng bộ không được cấu hình, luồng
đồng bộ bị lỗi, không có luồng đồng bộ.
o Các bước xử lý:
+ Kiểm tra trạng thái MO syncRefStatus
Y => Đã khai báo, chuyển qua bước tiếp theo.
N => Chưa khai báo, thực hiện khai báo.
+ Kiểm tra luồng đồng bộ có bị lỗi
Y => Lỗi, thực hiện thay thế bằng một luồng khác tương đương.
N => Không lỗi, kết thúc.
+ Không có luồng đồng bộ
Y => Không có luồng để đồng bộ, thực hiện cấp luồng có chất lượng để
thực hiện đồng bộ.
N => Có luồng đồng bộ nhưng vẫn bị lỗi, thực hiện các bước trên.
Alarm ID: 900 – NbapCommon – Layer3SetupFailure
o Tên lỗi: Lỗi tryền dẫn Iub.
o Mô tả: Khi liên kết Iub lớp 3 giữa NodeB và RNC bị lỗi.
o Các nguyên nhân có thể: Truyền dẫn bị lỗi hoặc khai báo không đúng.
o Các bước xử lý:
+ Kiểm ta lỗi truyền dẫn
Y => Lỗi truyền dẫn, liên hệ với truyền dẫn yêu cầu sử lý hoặc khai báo
sang một luồng khác nếu có.
N => Không lỗi truyền dẫn, thực hiện bước tiếp theo.
+ Kiểm tra các khai báo
Y => Khai báo sai, thực hiện khai báo lại các tham số đúng.
N => Khai báo đúng, nếu đã khai báo đúng các tham số trên RNC và
NodeB mà vẫn có cảnh báo thì thay card truyền dẫn khác.
Alarm ID: 29 – Utrancel – NbapMessageFailure
o Tên lỗi: Lỗi bản tin Nbap.
o Mô tả: Khi RBS không gửi được đầy đủ yêu cầu kết nối tới RNC.
o Các nguyên nhân có thể: Local cell bị disable, cấu hình hoặc phần cứng bị
lỗi.
o Các bước xử lý:
+ Kiểm tra lỗi phần cứng
Y => Lỗi phần cứng, thực hiện sửa chữa hoặc thay thế card mới.
N => Không lỗi, thực hiện các bước tiếp theo.
+ Kiểm tra cell Not Avaiable:
Y => Cell bị block, kiểm tra xem locell có bị disable vì một lý do nào đó
không, nếu không thực hiện active cell lại.
N => Không bị block, thực hiện bước tiếp theo.
+ Kiểm tra cấu hình:
Y => Cấu hình chính đúng, kiểm tra lại các bước trên.
N => Cấu hình sai, cần khai báo lại cấu hình với các tham số đúng.
Alarm ID: 2197 – RfCable – Disconnected
o Tên lỗi: Mất kết nối cáp RF.
o Mô tả: Khi cáp kết nối giữa RU và khối xử lý bị lỗi.
o Các nguyên nhân có thể: Cáp kết nối bị đứt, lỗi phần cứng.
o Các bước xử lý:
+ Kiểm tra cáp
Y => Không có lỗi, thực hiện bước tiếp theo.
N => Cáp lỗi, thực hiện thay cáp khác.
+ Kiểm tra lỗi phần cứng
Y => Lỗi phần cứng, kiểm tra các card CBU, RU, DUW nếu
bị lỗi thực hiện sữa chữa và thay thế card mới.
N => Không có lỗi, kết thúc.
Alarm ID: 2635 – AiDevice – LnaFailure
o Tên lỗi: Lỗi bộ khuyếch đại tạp âm thấp (LNA).
o Mô tả: Khi bộ AIU/sAIU/FU ASC/ATMA bị lỗi hệ thống sẽ đẩy ra cảnh
báo.
o Các nguyên nhân có thể: Lỗi phần cứng.
o Các bước xử lý:
+ Kiểm tra phần cứng card AIU/sAIU/FU
Thực hiện lock các card: Trx, MCPA, AIU hoặc RU và FU.
Sau đó thực hiện thay card AIU/sAIU/FU.
Đợi 10 phút và kiểm tra lại alarm
Y => Còn alarm, thực hiện restart TRX, sTRX hoặc RU và FU và chờ
10 phút kiểm tra lại alarm.
Y => Còn alarm, thực hiện cắm trả lại các card và liên hệ với
Ericsson hỗ trợ.
N => Không còn alarm, kết thúc.
N => Không còn alarm, kết thúc.
+ Kiểm tra phần cứng card ASC/ATMA
Thực hiện các bước tương tự như trên.
Alarm ID: 3052 – AntennaBranch – FeederCurrentTooHighInBranchB
o Tên lỗi: Lỗi antenna feeder.
o Mô tả: Khi hệ thống các phần tử của tuyến antenna feeder bị lỗi cảnh báo
được đẩy ra.
o Các nguyên nhân có thể: Kết nối feeder jumper bị lỗi, antenna feeder ngắn
mạch, lỗi connector, lỗi các thiết bị: RIU, RETU/ARETU, TMA,
ASC/ATMA.
o Các bước xử lý:
+ Kiểm tra lỗi của antenna, feeder, jumper, connector
Y => Lỗi, thực hiện đo đạc tuyến antenna – jumper – feeder để phát hiện
điểm lỗi và xử lý tại các vị trí lỗi. Khi phát hiện các phần tử lỗi có
thể thực hiện sửa chữa hoặc thay mới.
N => Không lỗi, thực hiện bước tiếp theo.
+ Kiểm tra lỗi của RIU, RETU/ARETU, TMA, ASC/ATMA
Thực hiện các bước để xác định lỗi các phần tử như trong phần xử lý cảnh
báo AiDevice – LnaFailure.
Y => Có lỗi, thực hiện sửa chữa hoặc thay thế thiết bị mới.
N => Không lỗi, kết thúc.
Alarm ID: 2178 – Carrier – RxRelationBbToAntennaRefOutOfRange
o Tên lỗi: Cảnh báo công suất thu out of range.
o Mô tả: Cảnh báo xuất hiện khi mức thu tại khối xử lý băng gốc và tại
antenna chênh lệch nhau quá một ngưỡng cho phép.
o Các nguyên nhân có thể: Lỗi feeder jumper bị lỗi, lỗi TMA gain, card
phát lỗi hoặc AIU và ASC lỗi.
o Các bước xử lý:
+ Kiểm tra lỗi kết nối feeder jumper
Y => Có lỗi, thực hiện sửa hoặc thay mới.
N => Không lỗi, thực hiện bước tiếp theo.
+ Kiểm tra giá trị gain của TMA
Y => Có lỗi, thực hiện kiểm tra và đặt lại giá trị UL gain hợp lý.
N => Không lỗi, thực hiện bước tiếp theo.
+ Kiểm tra card phát bằng cách restart để kiểm tra cảnh báo
Y => Còn cảnh báo, thực hiện bước tiếp theo.
N => Không còn cảnh báo, kết thúc.
+ Kiểm tra lỗi AIU và ASC bằng cách restart và kiểm tra cảnh báo.
Y => Còn cảnh báo, thực hiện kiểm tra lại nguồn cấp cho card.
N => Không còn cảnh báo, kết thúc.
Alarm ID: 3001 – RuDeviceGroup – NumberOfHwEntitiesMismatch
o Tên lỗi: Lỗi RRU.
o Mô tả: Khi RU/RRU bị lỗi hoặc chạy với version không đúng.
o Các nguyên nhân có thể: Lỗi phần cứng RRU, sai version cấu hình.
o Các bước xử lý:
+ Kiểm tra version cấu hình
Y => Đúng, thực hiện bước tiếp theo.
N => Sai, thực hiện điều chỉnh lại cho đúng với cấu hình của phần cứng
và phần mềm.
+ Kiểm tra RU/RRU bằng cách rút ra và cắm lại để kiểm tra cảnh báo
Y => Còn cảnh báo, thực hiện thay card mới.
N => Không còn cảnh báo, kết thúc.
2.3 Trạm NodeB Nokia
Alarm ID: 7771 – Resource status indication, cell disabled
o Tên lỗi: Lỗi cell mất dịch vụ.
o Mô tả: Khi cell bị mất dịch vụ do lỗi phần cứng.
o Các nguyên nhân có thể: Mất nguồn khối xử lý vô tuyến, lỏng module
quang, treo hoặc hỏng card RF, lỗi VSWR.
o Các bước xử lý:
+ Kiểm tra cảnh báo VSWR
Y => Nếu có cảnh báo VSWR thì thực hiện xác định điểm lỗi và xử lý.
N => Không, thực hiện bước tiếp theo.
+ Kiểm tra nguồn khối xử lý vô tuyến
Y => Kiểm tra hộp OVP, cáp nguồn, trạng thái đèn nguồn của card
FRGF
N => Không lỗi, thực hiện bước tiếp theo.
+ Kiểm tra module quang bằng cách thực hiện vệ sinh và cắm lại hoặc đổi
sang vị trí khác để xác định lỗi
Y => Lỗi, thực hiện thay thế module mới.
N => Không lỗi, thực hiện bước tiếp theo.
+ Kiểm tra dây quang kết nối từ FSMD đến FRGF bằng cách đổi sang cell
khác
Y => Lỗi, thực hiện thay dây khác.
N => Không, thực hiện bước tiếp theo.
+ Kiểm tra lỗi card FRGF
Y => Lỗi, thực hiện thay thế card khác.
N => Sau các bước trên mà vẫn còn cảnh báo thì thực hiện reset trạm.
Alarm ID: 7654 – VSWR Alarm
o Tên lỗi: Cảnh báo sóng đứng.
o Mô tả: Khi có lỗi sóng đứng của antenna feeder.
o Các nguyên nhân có thể: Hỏng feeder, connector, jumper, lỗi port phát
module RF.
o Các bước xử lý:
+ Kiểm tra sóng đứng toàn tuyến antenna feeder
Y => Có lỗi, thực hiện xác định điểm lỗi và xử lý.
N => Không lỗi, thực hiện bước tiếp theo.
+ Kiểm tra lỗi port phát module RF
Y => Có lỗi, thực hiện sửa hoặc thay mới.
N => Không lỗi, nếu bước trên không xác định được lỗi thì thực hiện
reset trạm.
Alarm ID: 7654 – Rx Signal level failure
o Tên lỗi: Lỗi mức thu tín hiệu.
o Mô tả: Cell phát sóng bình thường nhưng tín hiệu thu không tốt.
o Các nguyên nhân có thể: Lỏng connector, lỗi jumper, feeder, antenna,
hỏng module RF.
o Các bước xử lý:
+ Kiểm tra connector, jumper, feeder, antenna
Y => Lỗi, thực hiện kiểm tra xác định lỗi và xử lý các lỗi của connector,
jumper, feeder, antenna.
N => Không lỗi, thực hiện bước tiếp theo.
+ Kiểm tra lỗi khối xử lý RF bằng cách thực hiện kiểm tra tham số Rx
Signal Level Monitoring sau đó reset và đổi sang vị trí khác
Y => Lỗi, nếu tham số Rx Signal Level Monitoring không thay đổi, thực
hiện thay card mới.
N => Không lỗi, kết thúc.
Alarm ID: 7651 – System module failure
o Tên lỗi: Lỗi khối hệ thống.
o Mô tả: Khi hệ thống hoạt động không bình thường hoặc bị treo.
o Các nguyên nhân có thể: Treo hoặc hỏng card System module.
o Các bước xử lý:
+ Reset card dưới trạm.
+ Thay system module.
Alarm ID: 7653 – Radio resources switched off
o Tên lỗi: Lỗi tắt tài nguyên vô tuyến.
o Mô tả: Khi xuất hiện lỗi, hệ thống tự tắt để nguồn để bảo vệ RF module.
o Các nguyên nhân có thể: Lỗi VSWR, lỗi antenna, RF module bị hỏng một
bộ khuếch đại.
o Các bước xử lý:
+ Kiểm tra cảnh báo VSWR
Y => Có, thực hiện xử lý theo các bước xử lý VSWR.
N => Không, thực hiện bước tiếp theo.
+ Kiểm tra lỗi RF module bằng cách reset và kiểm tra cảnh báo
Y => Có, thực hiện thay RF module mới.
N => Không, kết thúc.
Alarm ID: 7654 – RF module failure
o Tên lỗi: Lỗi module vô tuyến.
o Mô tả: Khối xử lý vô tuyến không hoạt động.
o Các nguyên nhân có thể: RF module bị treo hoặc hỏng.
o Các bước xử lý:
+ Reset RF module.
+ Thay RF module.
Alarm ID: 7653 – Failure in optical RP3 interface
o Tên lỗi: Lỗi giao diện quang RP3.
o Mô tả: Khi module RF không nhận được tín hiệu quang.
o Các nguyên nhân có thể: Mất nguồn hoặc treo RF module, lỏng hoặc hỏng
module quang trên System modul hoặc RF module, đứt dây quang.
o Các bước xử lý:
+ Kiểm tra nguồn, cáp nguồn, hộp đấu nối nguồn OVP từ System module
lên RF module. Reset RF module.
+ Kiểm tra Module quang trên System module và RF module. Sử dụng
module quang tốt hoặc swap sang cell khác để xác định xem RF module có
lỗi hay không.
+ Đổi port quang khác trên card System Module và RF module để kiểm
tra xem port quang có tốt không.
+ Swap dây quang xem hỏng dây quang hay RF module bị hỏng.
+ Thay thế dây quang, RF module.
Alarm ID: 7653 – Incompatible SW version detected
o Tên lỗi: Lỗi không tương thích phiên bản software.
o Mô tả: Khi software trên RF module và System module không trùng nhau.
o Các nguyên nhân có thể: Software khác phiên bản.
o Các bước xử lý:
+ Tiến hành load lại software cũ hơn cho System module rồi sau đó load
lại SW mới đang chạy cho System module là được.
2.4 Trạm NodeB ZTE
Alarm ID: 198083022 – Cell is out of service
o Tên lỗi: Cell mất dịch vụ.
o Mô tả: Cell mất khả năng cung cấp dịch vụ do lỗi.
o Các nguyên nhân có thể: RRU lỗi, cell bị block, cell ID không đúng hoặc
bị xóa, NodeB bị reset hoặc down trạm, khai báo tham số không đúng trên
RNC.
o Các bước xử lý:
+ Nếu Alarm reason: Node B returns a message, indicating cell setup
failure. Thì xử lý theo hướng:
– Kiểm tra tần số khai báo ở cell và RNC.
– Nếu có thêm cảnh báo "198084129 Board reboots alarm" thì có
nghĩa là NodeB đang reboot, chờ đến khi NodeB lên lại nguồn.
+ Nếu Alarm reason: The Cell Configuration Generation ID (CGID)
audited and reported by the Node B is zero.
– BPC/Cell, NodeB bị block: Unblock.
– NodeB bị lỗi: Kết hợp xử lý với việc phân tích các cảnh báo
kèm theo:
+ Nếu Alarm reason là: The failure to update system message results in
cell deletion or creation. Xử lý theo hướng dẫn trong "198070009 Broadcast
failure".
+ Nếu Alarm reason: The cell parameters configured at RNC side.
Alarm ID: 198093854 – DSP load failure
o Tên lỗi: Lỗi DSP.
o Mô tả: Card bị lỗi bất thường.
o Các nguyên nhân có thể: Lỗi card.
o Các bước xử lý:
+ Thực hiện reset card.
+ Thực hiện thay card.
Alarm ID: 198083023 – Node B out – of – service alarm
o Tên lỗi: Trạm mất dịch vụ.
o Mô tả: NodeB mất khả năng cung cấp dịch vụ.
o Các nguyên nhân có thể: Truyền dẫn bị lỗi, NodeB bị lỗi.
o Các bước xử lý:
+ Kiểm tra trạng thái truyền dẫn
Y => Lỗi, liên hệ với truyền dẫn khai báo lại luồng cho NodeB.
N => Không lỗi, thực hiện bước tiếp theo.
+ Kiểm tra trạng thái NodeB
Y => Lỗi, NodeB bị treo do một số nguyên nhân: Lỗi card, lỗi
software…Thực hiện reset lại card và load lại software của trạm.
N => Không lỗi, kết thúc.
Alarm ID: 198093812 – RRU LOF alarm
o Tên lỗi: Lỗi RRU.
o Mô tả: Card bị lỗi, các dịch vụ cung cấp hoàn toàn bị ngắt.
o Các nguyên nhân có thể: Lỗi RRU.
o Các bước xử lý:
+ Kiểm tra cảnh báo trên RRU, kiểm tra sợi quang, module quang, board
kết nối..., đảm bảo kết nối tốt.
+ Rút ra và cắm lại sợi quang, module quang.
+ Kiểm tra xem module quang RRU có cùng tốc độ như đã cấu hình hay
không.
+ Thay thế từng phần tử sợi quang, module quang và RRU.
Alarm ID: 198093817 – Clock has significant alarm
o Tên lỗi: Lỗi đồng bộ.
o Mô tả: Cảnh báo mức độ major về clock.
o Các nguyên nhân có thể: Lỗi card xử lý chính.
o Các bước xử lý:
+ Thực hiện reset card điều khiển chính
Y => Còn cảnh báo, thực hiện bước tiếp theo.
N => Không còn cảnh báo, kết thúc.
+ Kiểm tra lỗi phần cứng trên card điều khiển chính.
Y => Lỗi, thực hiện sửa hoặc thay thế.
N => Không lỗi.
Nếu thực hiện các bước trên mà vẫn còn cảnh báo thì thực hiện thay card
Alarm ID: 198093820 – Optical fiber wrong connection alarm
o Tên lỗi: Lỗi kết nối sợi quang.
o Mô tả: Cảnh báo này xuất hiện khi sợi quang bị đấu nối sai.
o Các nguyên nhân có thể: Một cặp sợi quang bị đấu sai port.
o Các bước xử lý:
+ Thực hiện tráo đổi một cặp sợi quang và kiểm tra canh báo
Y => Còn cảnh báo, thực hiện thay thế sợi quang.
N => Không còn cảnh báo, kết thúc.
Alarm ID: 198093827 – SCTP association is interrupted
o Tên lỗi: Lỗi SCTP.
o Mô tả: Cảnh báo này xuất hiện khi việc thiết lập SCTP association bị lỗi.
o Các nguyên nhân có thể: Tham số khai báo sai, lỗi truyền dẫn, lỗi card
truyền dẫn.
o Các bước xử lý:
+ Kiểm tra khai báo
Y => Khai báo đúng, thực hiện bước tiếp theo.
N => Khai báo sai, thực hiện khai báo lại chính xác bao gồm cả khai báo
truyền dẫn và các khai báo khác của trạm.
+ Kiểm tra lỗi truyền dẫn
Y => Lỗi, liên hệ với truyền dẫn thực hiện khai báo lai luồng.
N => Không lỗi, thực hiện bước tiếp theo.
Alarm ID: 198092010 – Board communication link is interrupted
o Tên lỗi: Lỗi liên kết card.
o Mô tả: Cảnh báo này xuất hiện khi đường kết nối giữa board ngoại vi và
board điều khiển chính master, hoặc giữa các board điều khiển chính
master và slaver bị gián đoạn.
o Các nguyên nhân có thể: Khai báo sai, kết nối giữa các card bị lội.
o Các bước xử lý:
+ Kiểm tra khai báo và vị trí cắm các card đã chính xác chưa
Y => Đúng, thực hiện bước tiếp theo.
N => Sai, khai báo lại bộ tham số, tháo ra và lắp đúng vị trí card.
+ Kiểm tra các liên kết giữa các card có lỗi không
Y => Lỗi, thực hiện reset nếu bị gián đoạn hoặc thay thế nếu bị lỗi.
N => Không lỗi, kết thúc.
III.Hướng dẫn nâng hạ cấu hình
I. Hướng dẫn nâng hạ cấu hình 2G
1.1 Hướng dẫn nâng hạ cấu hình BTS Ericsson
 Bước 1: Chuẩn bị
 Dụng cụ: Bộ hoa thị (T10, T8), Laptop, cáp kết nối BTS (USB to
COM), dây rút, kìm cắt.
Hình 1.1. Dụng cụ dùng để nâng cấp
 Thiết bị: Dây nhảy Rx, Tx.

Chú ý: Đối với dòng card DRU Version 2 hoặc DRU Version 3 có thẻ
card chuyển đổi từ Uncombine sang combine và ngược lại khi sử dụng cho cấu
hình 2 hoặc cấu hình 4 (phía mặt sau của card). Hiển thị Uncombine khi đèn Uc
trên card DRU sáng.

Hình 1.2. Vị trí đổi combine/uncombine DRU verion 2, version 3


 Thông báo cho Tổng trạm Đài Pháp Vân, Pháo Đài Láng, hoặc Giang
Văn Minh chuẩn bị nâng cấp.
 Thực hiện đổi combine hoặc Uncombine (combine cho cấu hình 4Trx,
uncombine cho cấu hình 2Trx) bằng cách đổi ngược chiều thẻ card phía
mặt sau của của DRU.
 Khi thực hiện nâng cấu hình cell từ 2 lên 4 Trx thì phải chuyển từ
Uncombine sang Combine.
Hình 1.3: Card ở chế độ Combiner
 Bước 2: Xác định loại card cần lắp cho Sector cần nâng cấp. Dựa vào CR
của P.TKTƯ và loại tủ của trạm cần nâng cấp là 2206, 2106 hay là 2216.
 DTRU dùng nâng cấp cho tủ RBS2206 indoor hoặc 2106 outdoor.
 DRU dùng nâng cấp cho tủ RBS2216 indoor.

Hình 1.4.Tủ RBS 2206 indoor và RBS2216 indoor


 Bước 3: Xác định vị trí Sector cần nâng cấu hình:
 Căn cứ nhãn và vị trí Card trên tủ để xác định sector cần nâng cấu hình.

Hình 1.5.Vị trí card trên tủ


 Bước 4: Lắp đặt card và đấu cấu hình:
 Sử dụng bộ hoa thị T10 để tháo bỏ Dumy trên tủ.
 Lắp đặt card vào vị trí của cell cần nâng cấp.
Hình 1.6: Lắp card vào cell cần nâng cấp
 Sử dụng bộ hoa thị T10 để vặn chặt ốc vào tủ RBS.

Hình 1.7: Sử dụng bộ hoa thị T10 để vặn chặt ốc vào tủ RBS.
 Cắm dây Rx và Tx theo đúng cấu hình.

Hình 1.8: Cắm dây Tx và Rx


 Gọi cho P.ĐHVT – TT ĐHVT về việc tắt trạm trước lúc load cấu hình.
 Thực hiện tắt trạm: Chuyển trạng thái từ Remote sang local ở DXU.

Hình 1.9. Chuyển trạng thái Local trạm


 Bật nguồn cho card vừa cắm vào để tủ RBS nhận phần cứng mới.

Hình 1.10: Công tắc nguồn cho card


 Khi các đèn của card dừng nháy thì tủ RBS đã nhận xong thiết bị mới.
 Chuyển chế độ card vừa cắm từ Local sang Remote.
Hình 1.11: Chuyển sang trạng thái Remote trạm
 Cắm các dây nhảy Tx và Rx đúng cấu hình:

Cấu hình 4TRx:

Hình 1.12- Sơ đồ đấu cấu hình 4/4/4 cho tủ RBS2206 hoặc RBS2106
Hình 1.13- Sơ đồ đấu cấu hình 4/4/4 cho tủ RBS2216
 Bước 5: Kết nối Laptop:
 Dùng cáp RS232 kết nối Laptop vào cổng OMT(cổng COM) trên card
DXU.

Hình 1.14: Kết nối máy tính sử dụng OMT


 Bước 6: Load lại cấu hình từ Laptop:
 Chạy chương trình OMT mới nhất(OMT_37A).
 Chọn connect với tủ BTS.
 Chọn Configuration rồi chọn Creat IDB.
Hình 1.15. Click vào creat IDB
 Trong mục Cabinet Setup chọn loại tủ tương ứng với thiết bị có hiện tại
ở trạm.

Hình 1.16: Click vào setup Cabinet Setup


 Chọn loại nguồn (Power System).
 Trong mục Antenna Sector Setup chọn số lượng Sector có tại trạm và
chọn loại GSM900 hoặc 1800.

Chọn:
+ Uncombined cho cấu hình 2 TRX.
+ Hybrid combiner cấu hình 4 TRX.
 Chọn OK trong mục Select Configuration thì chọn loại cấu hình tương
ứng với cấu hình yêu cầu.
 Tiến hành load cấu hình mới cho tủ RBS. Vào thư mục configuration
Install IDB.
 Khi load dữ liệu mới vào DXU thực hiện khoảng 3 phút sau khi các đèn
trên card không nháy là hoàn thành.
 Thực hiện bật cho trạm hoạt động: Chuyển từ Local sang Remote trên
card DXU.
 Sau khi chuyển sang chế độ Remote thì tất cả các card hoạt động bình
thường ngoại trừ card mới vừa cắm vào chưa phát (đèn local/remode
nháy sang).
 Bước 7: Khai báo trên BSC:
 Sau khi thực hiện xong bước 6, với thị trường trong nước nhân viên kỹ
thuật tại tỉnh báo cho nhân viên trực BSC P.KTKT– TT KTKV/TT
KTTT để khai báo dữ liệu mới cho BTS.
 Khai báo trên BSC gồm 2 phần:
o Phần khai báo vô tuyến: Khai báo cho các Trx bổ sung, tần số mới,
kênh SDCCH mới, kênh FPDCH, SPDCH mới.
o Phần khai báo Abis:
 Các Trx khai báo đều sử dụng concentrate/Confact=2.
 Các trạm 12 Trx: 7 Abis 64K cho Edge/24 Abis 64K cho thoại
và báo hiệu.
 Các trạm nhỏ hơn 12 Trx: 12 Abis 64K cho Edge/ 19 Abis 64K
cho thoại và báo hiệu.
 Đối với các trạm sử dụng truyền dẫn Visat tốc độ luồng truyền
dẫn thấp thì ưu tiên khai báo cho thoại sau khi dư sẽ dùng cho
Edge.
 Đối với các trạm sử dụng 2xE1 cho 1 tủ RBS thì luồng E1 ở
PortA sẽ khai cho thoại/ Port C khai cho Edge.
 Bước 8: Kiểm tra trạng thái TRX mới:
 Kiểm tra trạng thái cảnh báo của TRX, nếu tốt thì chuyển sang bước kế
tiếp, nếu không tốt tiến hành kiểm tra khắc phục lỗi, không được thì
thay card.
 Vào hộp thoại Radio thực hiện click vào các hộp thư mục: Tx, Rx,
DXU, DRU, dTRU đề kiểm tra cảnh báo. Nếu cảnh báo (đèn màu đỏ)
xuất hiện thì phải kiểm tra lại tại vị trí lỗi trên. Nếu không có cảnh báo
nào thì việc load cấu hình đã hoàn thành.
Hình 1.19: Kiểm tra lại các cảnh báo trong hộp thoại Radio
 Bước 9: Test cuộc gọi:
 Tại BSC: Kiểm tra cuộc gọi của trạm phải ổn định trong thời gian nhất
định.
 Tại trạm: Sử dụng máy đo Tems hoặc máy có cài Netmonitor và lock
vào tần số của cell vừa nâng cấp tiến hành gọi điện xem có được
không? Chất lượng có tốt không?
 Bước 10: Kết thúc:
 Nhân viên P.KTKT - TT KTKV/TT KTTT, trực BSC kiểm tra tổng thể
trạng thái hoạt động của BTS, đảm bảo không còn cảnh báo tại trạm
BTS và trên hệ thống giám sát, ghi chép cập nhật báo cáo.
 Gọi cho P.ĐHVT - TT ĐHVT để thông báo hoàn thành nâng cấp trạm.

1.2 Hướng dẫn hạ cấu hình trạm BTS Ericsson


 Bước 1: Chuẩn bị:
 Dụng cụ: Bộ hoa thị (T10, T8), laptop, cáp kết nối BTS(USB to COM),
dây rút, kìm cắt.
 Thiết bị: Dây nhảy Rx, Tx.

Chú ý: Đối với dòng card DRU Version 2 hoặc DRU Version3 có thẻ card
chuyển đổi từ Uncombine sang combine và ngược lại khi sử dụng cho cấu
hình 2 hoặc cấu hình 4(phía mặt sau của card). Hiển thị Uncombine khi đèn
Uc trên card DRU sáng.
 Thông báo cho P.KTKT- TT KTKV/TT KTTT chuẩn bị hạ cấp.
 Thực hiện đổi combine hoặc Uncombine (combine cho cấu hình 4TRx,
uncombine cho cấu hình 2TRx) bằng cách đổi ngược chiều thẻ card
phía mặt sau của của DRU.
 Khi thực hiện hạ nâng cấu hình cell từ 4TRx xuống 2TRx thì phải
chuyển từ combine sang Uncombine. Lúc này đèn Uc trên card DRU sẽ
sáng.

Hình 1.20: Card ở chế độUncombiner


 Bước 2: Xác định vị trí sector cần giảm cấu hình:
 Căn cứ nhãn để xác định sector cần giảm cấu hình.
 Báo cho P.ĐHVT về việc tắt trạm để thay đổi cấu hình.
 Bước 3: Kết nối Laptop.
 Dùng cáp RS232 kết nối Laptop vào cổng OMT trên card DXU.
 Bước 4: Load lại cấu hình cho trạm từ Laptop:
 Chạy chương trình OMT mới nhất (OMT_37A).
 Chọn “Connect” với tủ BTS.
 Chọn “Configuration” rồi chọn “Creat IDB”.
Hình 1.21: Mô tả tạo IDB mới
 Trong mục “Cabinet Setup” chọn loại tủ tương ứng với thiết bị có hiện
tại ở trạm, chọn loại nguồn (Power System).
 Trong mục “Antenna Sector Setup” chọn số lượng sector có tại trạm
và chọn loại GSM900 hoặc 1800, chọn loại “Uncombined” cho cấu
hình 2 TRX và “Combined” cho các sector cấu hình lớn hơn 2 TRX à
chọn OK à trong mục “Select Configuration” thì chọn loại cấu hình
tương ứng với cấu hình yêu cầu.

Hình 1.22- Mô tả định nghĩa mức Cell cấu hình 2


 Tiến hành chuyển trạng thái của DXU từ remote sang Local.
Hình 1.23: Mô tả việc chuyển từ Remote sang local
 Tiến hành load IDB mới cho tủ RBS.

Hình 1.24: Mô tả việc load IDB mới cho tủ RBS


 Khi thực hiện load dữ liệu IDB mới vào tất cả các thiết bị trong tủ
RBS đều nháy đèn. Sau khoảng 2 phút đẩy hết dữ liệu vào DXU xong
tất cả thiết bị ổn định (đèn không nháy).
 Đấu lại dây feeder, dây RX cho đúng với cấu hình mới:

Cấu hình 2:

Hình 1.25: Sơ đồ đấu cấu hình 2 của tủ RBS2216


Hình 1.26: Sơ đồ đấu cấu hình 2 của tủ RBS2206 hoặc RBS2106
 Chuyển trạng thái của DXU về trạng thái Remote.
 Bước 5: Tháo card:
 Thực hiện tắt nguồn của card cần hạ cấp.

 Sử dụng bộ hoa thị T10 để vặn ốc của card cần tháo.


 Thực hiện tháo card nhẹ nhàng ra khỏi tủ RBS.

 Thực hiện lắp bộ DUMY vào vị trí vừa rút card. Mục đích để làm mát
tủ RBS và chống bụi.
 Bước 6: Khai báo trên BSC:
 Sau khi thực hiện xong bước 6, với thị trường trong nước nhân viên kỹ
thuật tại tỉnh báo cho nhân viên trực BSC P.KTKT- TT KTKV/TT
KTTT để khai báo dữ liệu mới cho BTS.
 Bước 7: Kiểm tra trạng thái TRX:
 Kiểm tra trạng thái cảnh báo của TRX, nếu tốt thì chuyển sang bước kế
tiếp, nếu không tốt tiến hành kiểm tra khắc phục lỗi, không được thì
thay card.
 Vào hộp thoại Radio thực hiện click vào các hộp thư mục: Tx, Rx,
DXU, DRU, DTRU đề kiểm tra cảnh báo. Nếu cảnh báo (đèn màu đỏ)
xuất hiện thì phải kiểm tra lại tại vị trí lỗi trên. Nếu không có cảnh báo
nào thì việc load cấu hình đã hoàn thành.
Hình 1.27: Kiểm tra lại các cảnh báo trong hộp thoại Radio
 Bước 8: Test cuộc gọi:
 Tại BSC: Kiểm tra cuộc gọi của trạm phải ổn định trong thời gian nhất
định.
 Tại trạm: Sử dụng máy đo Tems hoặc máy có cài netmonitor và Lock
vào tần số của cell vừa hạ cấp tiến hành gọi điện xem có được không?
Chất lượng có tốt không.
 Bước 9: Kết thúc:
 Nhân viên VHKT, trực BSC kiểm tra tổng thể trạng thái hoạt động của
BTS, đảm bảo không còn cảnh báo tại trạm BTS và trên hệ thống giám
sát, ghi chép cập nhật báo cáo.
 Gọi cho P.ĐHVT – TT ĐHVT để thông báo hoàn thành hạ cấp trạm.

1.3 Hướng dẫn nâng hạ cấu hình trạm BTS Huawei


Tủ BTS3012:
 Bước 1:
 Kiểm tra card xem có đúng với loại tủ BTS (BTS3900 hoặc BTS3012)
và đúng dải tần số ( 900 hoặc 1800) không.
 Liên hệ với bộ phận BSS P.KTKT- TT KTKV/TT KTTT, P.DHVT để
thông báo việc nâng cấu hình trạm.
 Bước 2:
 Tháo nắp đậy ở vị trí khe cắm thêm card, phía sau tủ BTS3012 có
BackPlane để truyền dữ liệu. Từ phía trước ta có thể nhìn thấy rack
cắm của BackPlane tại vị trí mỗi card.

Hình 2.1 : BackPlane của BTS3012


 Bước 3 :
 Đưa card mới vào vị trí.

Hình 2.2 : Lắp card DTRU của BTS3012


Lưu ý: Khi lắp card chú ý để đúng chiều và đẩy vào từ từ. Vì BackPlane của
BTS3012 rất dễ hỏng nên khi đẩy card vào ta phải đẩy từ từ đến khi chạm
vào rack cắm của BackPlane thì mới đẩy mạnh một chút để card ăn vào
BackPlane.
 Bước 4:
 Sử dụng tuốc nơ vít 2 cạnh để vặn 4 ốc giữ ở trên và ở dưới của card.
Hình 2.3 : Vặn vít giữ của card DTRU
 Bước 5:
 Đấu lại dây TX giữa card DTRU và DDPU sử dụng cổng TCOM thay
cho cổng TX1, TX2:

Hình 2.4 : Đấu dây TX


 Đấu dây RX giữa card DTRU mới và DDPU :

Hình 2.5 : Đấu dây RX


 Bước 6:
 Lắp dây nguồn cho Card

Hình 2.6: Đấu dây nguồn


 Bật nguồn cho card:

Hình 2.7: Công tắc nguồn BTS3012


 Bước 7:
 Liên hệ với bộ phận BSS P.KTKT- TT KTKV/TT KTTT để kiểm tra
load dữ liệu.
 Bước 8:
 Theo dõi đèn báo trên card sau khi bật nguồn, khi thấy đèn RUN nháy
đều 1s thì card đã hoạt động ổn định.
 Bước 9:
 Tiến hành test cuộc gọi.
 Bước 10:
 Gọi điện để thông báo cho P.KTKT- TT KTKV/TT KTTT hoàn thành
quá trình nâng cấp.
Tủ BTS3900
 Bước 1:
 Kiểm tra card xem có đúng với loại tủ BTS (BTS3900 hoặc BTS3012)
và đúng dải tần số ( 900 hoặc 1800) không.
 Liên hệ với bộ phận BSS P.KTKT- TT KTKV/TT KTTT, P.ĐHVT để
thông báo việc nâng cấu hình trạm.
 Bước 2 :
 Tháo nắp đậy ở vị trí khe cắm thêm card.
 Bước 3 :
 Đưa card mới vào vị trí. Đẩy card vào từ từ.

Hình 2.8. Lắp card DRFU


 Bước 4:
 Sử dụng tuốc nơ vít 4 cạnh để vặn 4 ốc giữ ở trên và ở dưới của card.
Hình 2.9. Lắp card DRFU vào tủ BTS3900

Hình 2.10. Vặn ốc giữ card DRFU vào tủ BTS3900


 Bước 5: Đấu dây đấu nhảy giữa 2 card DRFU:

Đấu dây nhảy giữa 2 card DRFU


 Đấu lại dây Jumper của 2 card DRFU:
Hình 2.12. Vặn dây Jumper
 Đấu dây CPRI giữa card DRFU và GTMU

Hình 2.13. Cắm dây CPRI vào card DRFU


Hình 2.14. Cắm dây CPRI vào card GTMU
 Bước 6: Lắp dây nguồn cho Card.

Hình 2.15. Đấu dây nguồn


 Bật nguồn cho card :

Hình 2.16. Công tắc nguồn của BTS3900


 Bước 7 : Liên hệ với bộ phận BSS P.KTKT – TT KTKV/TT KTTT để
load dữ liệu.
 Bước 8: Theo dõi đèn báo trên card sau khi bật nguồn, khi thấy đèn RUN
nháy đều 1s thì card đã hoạt động ổn định.
 Bước 9: Tiến hành test cuộc gọi.
 Bước 10: Thông báo cho BSS P.KTKT - TT KTKV/TT KTTT về việc
hoàn thành nâng cấp.

1.4 Hướng dẫn hạ cấu hình trạm BTS Huawei


Tủ BTS3012:

Ta thực hiện các bước theo trình tự ngược lại với các bước nâng cấu hình
 Bước 1: Liên hệ bộ phận BSS P.KTKT - TT KTKV/TT KTTT thông báo
việc hạ cấu hình trạm.
 Bước 2: Tắt nguồn của card hạ cấu hình.
 Bước 3: Tháo dây nguồn.
 Bước 4: Đấu lại dây TX, tháo dây RX giữa card DTRU và DDPU.

 Bước 5: Tháo 4 vít giữ card DTRU.


 Bước 6: Tháo card khỏi vị trí khe cắm.
 Bước 7: Lắp nắp đậy vào vị trí khe trống.
 Bước 8: Theo dõi trạng thái đèn của card và thông báo cho bộ phận BSS
P.KTKT - TT KTKV để kiểm tra.
Tủ BTS3900:

Ta thực hiện các bước theo trình tự ngược lại với các bước nâng cấu hình.
 Bước 1: Liên hệ bộ phận BSS P.KT-TT KTKV/TT KTTT thông báo việc
hạ cấu hình trạm.
 Bước 2: Tắt nguồn của card hạ cấu hình.
 Bước 3: Tháo dây nguồn.
 Bước 4: Tháo dây CPRI.

Chú ý: Trên đầu cắm CPRI có một chốt giữ, để tháo ra bấm nhẹ vào chốt và
kéo ra.

Công tắc nguồn của BTS3900


 Bước 5: Đấu lại dây Jumper theo cấu hình .

Công tắc nguồn của BTS3900


 Bước 6: Tháo dây nhảy giữa 2 card DRFU.
 Bước 7: Tháo 4 vít giữ card DTRU.
 Bước 8: Tháo card khỏi vị trí khe cắm.
 Bước 9: Lắp nắp đậy vào vị trí khe trống.
 Bước 10: Theo dõi trạng thái đèn của card và thông báo cho bộ phận BSS
P.KTKT - TT KTKV/TT KTTT để kiểm tra.

1.5 Hướng dẫn nâng hạ cấu hình trạm BTS Alcatel


1.5.1 Hướng dẫn nâng cấp cấu hình trạm Alcatel (từ cấu hình 2 TRE lên
cấu hình 3 TRE)
Trước khi nâng cấp sector này có đấu nối như sau :
 Bước 1: Chuẩn bị
 Dụng cụ: Cờ lê (6, 8,10,19, 27), mỏ lết, bộ lục giác hoa thị, vít dẹp nhỏ,
laptop, cáp kết nối BTS, Máy đo Bird, dao Krone.
 Thiết bị: TRE mới và cáp thu phát CSO3.

 Bước 2:
 Kết nối máy tính vào tủ BTS thông qua cổng MMI trên SUMA (dùng
phần mềm BTS Terminal).
 Vào Star à Programs à BTS-Terminal release B9.2 à BTS-Terminal
release B9.2.
 Bước 3: Xác định vị trí Sector cần nâng cấp.
 Vào mục Sector Mapping (hoặc nhấn F5) để xác định chính xác vị trí từng
ANC và các TRE cho mỗi Sector.
 Show/Sector Maping. Xuất hiện cửa sổ sau:

 Bước 4: Gắn các TRE vào các Subrack của tủ BTS cho phù hợp với
từng ANC cần nâng cấp.
Chú ý: TRE phải được gắn vào Subrack có quạt và đấu nối cáp TX-
RX (CS03).
 Xác định vị trí thuận tiện để nâng cấp. Khi cắm TRE phải chọn subrack lẻ
có gắn quạt (1,3 hoặc 5).

 Kiểm tra các rãnh gắn trên card và trong tủ đảm bảo vệ sinh và không bị
biến dạng.
 Gắn rãnh vào đúng vị trí.

 Đẩy sát TRE vào đảm bảo giao tiếp tốt với backplane.

 Dùng pake khóa TRE để tránh các tác động ngoài ý muốn.
 Gắn cáp CSO3 và bật công tắc nguồn.

Sau các thao tác trên thì sector này sẽ có cáp đấu nối như sau :
 Bước 5: Thao tác Modify HW Configuration để thay đổi cấu hình mới.

Vào Cmd/ Modify HW Configuration

 Bước 6: Kết thúc sửa đổi cấu hình:


 Sau khi BTS đã nhận cấu hình mới chọn Cmd/End Modification of HW
Config.
 BTS sẽ thực hiện cập nhật dữ liệu lại và hiển thị cửa sổ yêu cầu thay đổi
cấu hình như sau:

Chọn Yes để chấp nhận thay đổi cấu hình trạm BTS.
 Bước 7: Kiểm tra trạng thái TRE mới. Kiểm tra trên cửa sổ SBL
Status nếu thấy TRE ở trạng thái IT thì chuyển sang bước tiếp, nếu
TRE ở trạng thái khác thì tiến hành kiểm tra khắc phục lỗi, không
được thì thay TRE và quay lại bước 4.
 Bước 8: Tải dữ liệu cho BTS từ BSC. Sau khi thực hiện xong bước 7,
NVKT quận/huyện hoặc CNVT tỉnh/TP báo cho nhân viên trực
OMC-R để tải dữ liệu mới cho BTS
 Bước 9: Test cuộc gọi:
 Tại OMC: Mở USD Cell Overview theo dõi việc cấp phát kênh trên TRE
mới, kênh được cấp phát trên TRE này phải được giữ trong 1 khoảng thời
gian nhất định.
 Tại trạm: Giám sát trạng thái đèn Led “Tx” phải sáng liên tục trong 1
khoảng thời gian nhất định.
 Bước 10: Kết thúc. NVKT quận/huyện hoặc CNVT tỉnh/TP, trực
OMC-R Kiểm tra tổng thể trạng thái hoạt động của BTS, đảm bảo
không còn cảnh báo tại trạm BTS và trên hệ thống giám sát, ghi chép
cập nhật báo cáo.

1.5.2 Hướng dẫn hạ cấu hình trạm Alcatel (từ cấu hình 3TRE xuống cấu
hình 2 TRE)
 Bước 1: Chuẩn bị. Công cụ: Cờ lê (6,8,10,19,27), mỏ lết, bộ lục giác
hoa thị, vít dẹp nhỏ, laptop, cáp kết nối BTS, dao Krone.
 Bước 2:
 Kết nối máy tính vào tủ BTS thông qua cổng MMI trên SUMA (dùng
phần mềm BTS Terminal)
 Vào Star à Programs à BTS-Terminal release B9.2 à BTS-Terminal
release B9.2.
 Bước 3: Xác định vị trí Sector cần giảm cấp
 Vào mục Sector Mapping (hoặc nhấn F5) để xác định chính xác vị trí từng
ANC và các TRE cho mỗi Sector.
 Show/Sector Maping.Xuất hiện cửa sổ sau:

 Bước 4: Disable TRE trên Sector cần giảm cấp: Cmd/ SBL
Management.

Trong mục SBL Selection: Chọn TRE cần giảm cấp và chọn Disable
 Bước 5: Tháo TRE ra khỏi BTS.
 Tắt nút nguồn TRE
 Sử dụng cờ lê hoặc mỏ lết để vặn Connector kết nối giữa TRE với ANC
(đầu connector của cable CSO3) rồi tháo toàn bộ kết nối với TRE.
 Mở lock card TRE

 Rút nhẹ nhàng TRE ra khỏi subrack và cho vào hộp để nhập kho. Sau
thao tác này đấu nối của sector này như sau:
 Bước 6: Thực hiện thao tác Modify HW Configuration để thay đổi cấu
hình mới. Vào Cmd/ Modify HW Configuration

 Thực hiện thao tác Remove module. Vào CMD/ Remove module(s)
 Bảng Remove module(s) mở ra

 Chọn TRE cần Remove trong mục Select Module(s) to remove, sau đó
chọn Remove
 Bước 7: Kết thúc hiệu chỉnh
 Sau khi BTS đã nhận cấu hình mới chọn Cmd/End Modification of HW
Config

 BTS sẽ thực hiện cập nhật dữ liệu lại và hiển thị cửa sổ yêu cầu thay đổi
cấu hình như sau:

 Chọn Yes để chấp nhận thay đổi cấu hình trạm BTS.
 Bước 8: Xóa dữ liệu trên OMC-R: Sau khi thực hiện xong bước 7,
NVKT quận/huyện hoặc CNVT tỉnh/TP báo cho nhân viên trực
OMC-R để xóa dữ liệu của TRE cần giảm cấu hình.
 Bước 9: Kết thúc.
 NVKT quận/huyện hoặc CNVT tỉnh/TP, trực OMC-R Kiểm tra tổng thể
trạng thái hoạt động của BTS, đảm bảo không còn cảnh báo tại trạm BTS
và trên hệ thống giám sát, ghi chép cập nhật báo cáo.

1.6 Hướng dẫn nâng hạ cấu hình trạm BTS Nokia


 Bước 1: Chuẩn bị:
 Dụng cụ: Bộ hoa thị (T20, T25), laptop, cáp kết nối BTS, máy đo Bird,
dao Krone, dây rút, kìm cắt.
 Thiết bị: TRE mới và cáp thu phát, cáp nguồn, cáp bus, WBC.
 Dây đấu nhảy.

Cáp nguồn Cáp bus

Cáp RF
Chuẩn bị cáp phục vụ nâng cấp card thiết bị Nokia
 Bước 2: Xác định vị trí Sector cần nâng cấu hình
 Căn cứ nhãn để xác định sector cần nâng cấu hình.
 Kiểm tra card cần bổ sung đúng với loại đang dùng (EXGA, EXDA,
EWDA).
 Liên hệ với bộ phận BSS P.KTKT- TT KTKV/TT KTTT để thông báo
việc nâng cấu hình trạm.
 Tháo nắp đậy của hộp gắn thiết bị, khi nâng cấu hình cho Sector nào thì
sử dụng hộp được hoạch định theo đúng Sector đó.
Nắp đậy của hộp chứa card trong BTS Nokia
 Sau khi tháo nắp đậy ta thấy được hình dáng của hộp chứa card như sau:

Hộp chứa card sau khi tháo nắp đậy


 Bước 3: Lắp đặt TRX
 Đưa card EXxA mới vào vị trí.

Đưa card EXxA vào hộp


 Đưa card EWxA vào vị trí trên EXxA.

Đưa card EWxA vào vị trí trên card EXxA


 Sử dụng tua vít hoa thị để vặn cố định card EXxA vào hộp.
Vặn vít giữ của card EXxA
 Sử dụng tuốc nơ vít hoa thị để vặn cố định card EWxA trên card EXxA

Vặn vít giữ của card EWxA


 Đấu nối lại cáp RF theo đúng cấu hình cần nâng cấp. Thực tế với BTS
Nokia chúng ta chỉ thực hiện việc nâng cấp theo cấu hình chẳn. Vì vậy
trong trường hợp này chỉ đề cập đến việc nâng cấp từ cấu hình 2 lên cấu
hình 4, các cấu hình khác làm tương tự.

Lưu ý: Khi chưa nâng lên cấu hình lớn hơn 2 TRX trên 1 Sector thì chúng
ta không sử dụng WBC. Vì thế khi nâng lên cấu hình 4 hoặc hơn 4 ta phải sử
dụng WBC và đấu nối lại TX của EXxA củ và EXxA mới sẽ đấu nối tương tự.
 Đấu lại dây TX giữa card EXxA với EWxA.

Đấu dây TX giữa card EXxA với EWxA


 Đấu lại dây TX giữa card EWxA với ERxA.

Đấu dây TX giữa card EWxA với ERxA


 Đấu dây RX giữa card EXxA với ERxA.
Đấu dây Rx giữa EXxA với ERxA
 Lắp cáp nguồn cho Card.

Vị trí đấu nguồn giữa EXxA với ESMA phải được thực hiện theo qui định
cho từng Sector.

Đấu dây nguồn giữa EXxA với ESMA


 Lắp cáp BUS cho Card

Vị trí đấu cáp BUS giữa EXxA với ESMA phải được thực hiện theo qui
định cho từng Sector.

Đấu cáp BUS giữa EXxA với ESMA


 Bước 4: Kết nối Laptop. Dùng cáp kết nối Laptop vào cổng MMI trên
card ESMA. Chạy chương trình Flexi EDGE BTS Managers.
 Bước 5: Tải file cấu hình từ Laptop
 Vào Menu: Commisioning – Wizard: chọn Change Settings Manually ->
Next -> Next -> Specify From File Chọn file cầu hình phù hợp với cấu
hình mới -> Next cho đến khi xuất hiện nút Send SCF để tải file cấu hình
mới cho BTS

Tải cấu hình cho trạm từ Laptop


 Bước 6: Khai báo trên OMC-R. Sau khi thực hiện xong bước 7, Nhân
viên KT tỉnh báo cho nhân viên trực OMC-R để tải dữ liệu mới cho
BTS.
 Bước 7: Kiểm tra trạng thái TRX mới. Kiểm tra trạng thái cảnh báo
của TRX. Theo dõi đèn STATUS trên card EXxA, nếu đèn STATUS
sáng vàng và nhấp nháy thì phần cứng thực sự ổn định.
 Bước 8: Test cuộc gọi
 Tại OMC: Kiểm tra cuộc gọi của trạm phải ổn định trong thời gian nhất
định.
 Tại trạm: Vào Menu Tests – Traffic Trace kiểm tra cuộc gọi trên TRX
vừa nâng cấu hình.

Kiểm tra cuộc gọi trên OMC


 Bước 9: Kết thúc. Nhân viên KT tỉnh, trực OMC-R Kiểm tra tổng thể
trạng thái hoạt động của BTS, đảm bảo không còn cảnh báo tại trạm
BTS và trên hệ thống giám sát, ghi chép cập nhật báo cáo.
1.7 Hướng dẫn hạ cấu hình trạm BTS Nokia
 Bước 1: Chuẩn bị:
 Dụng cụ: Bộ hoa thị (T20, T25), laptop, cáp kết nối BTS, dây rút, kìm cắt.
 Thiết bị: TRX mới và cáp thu phát, WBC
 Thực tế với thiết bị BTS Nokia chúng ta chỉ thực hiện việc hạ cấu hình
theo số TRX chẳn cho từng Cell. Vì vậy việc hạ cấu hình được thực hiện
hoàn toàn ngược lại với việc nâng cấu hình. Kết quả sau khi thực hiện hạ
cấu hình phải được thể hiện như hình sau:

Sector 1 sau khi hạ cấu hình


 Bước 2: Xác định vị trí Sector cần giảm cấu hình
 Căn cứ nhãn để xác định sector cần giảm cấu hình.
 Tháo nắp đậy trên hộp chứa thiết bị (như trong phần nâng cấu hình).
 Bước 3: Kết nối Laptop: Dùng cáp kết nối Laptop vào cổng MMI trên
card ESMA. Chạy chương trình Flexi EDGE BTS Managers.
 Bước 4: Disable TRX:
 Chọn TRX cần giảm cấu hình -> Block.
Trước khi block TRX
Sau khi block TRX
 Bước 5: Tháo TRX:
 Xác định TRX
Xác định TRE cần tháo
 Tháo cáp nguồn trên card EXxA

 Tháo cáp BUS

 Tháo dây TX giữa EXxA với EWxA và ERxA.


 Đấu lại dây TX giữa EXxA với ErxA.
 Tháo dây RX trên EXxA cần tháo ra.

 Dùng tua vít hoa thị để tháo card EXxA ra khỏi hộp.

Tương tự như bước gắn card EXxA trong phần nâng cấu hình nhưng làm
ngược lại
 Lắp nắp đậy vào vị trí trống.

Nắp đậy sau khi được lắp vào


 Bước 6: Tải file cấu hình từ Laptop
 Vào Menu: Commisioning – Wizard: chọn Change Settings Manually ->
Next -> Next -> Specify From File Chọn file cầu hình phù hợp cho cấu
hình mới -> Next cho đến khi xuất hiện nút Send SCF để tải file cấu hình
mới cho BTS

Cấu hình lại trạm


 Bước 7: Xóa khai báo trên OMC-R: Sau khi thực hiện xong bước 6,
NVKT quận/huyện hoặc CNVT tỉnh/TP báo cho nhân viên trực
OMC-R khai lại dữ liệu giảm cấu hình cho BTS.
 Bước 8: Kết thúc: NVKT quận/huyện hoặc CNVT tỉnh/TP, trực
OMC-R Kiểm tra tổng thể trạng thái hoạt động của BTS, đảm bảo
không còn cảnh báo tại trạm BTS và trên hệ thống giám sát. Cuộc gọi
có chiếm trên TRE, ghi chép cập nhật báo cáo theo quy định.

II. Hướng dẫn nâng hạ cấu hình 3G


1. Hướng dẫn nâng hạ cấu hình nodeB Ericsson.
1.1 Hướng dẫn nâng cấp nodeB Ericsson.
Nâng cấp card RAX
 Bước 1: NVKT quận/huyện hoặc CNVT tỉnh/TP chuẩn bị
 Dụng cụ: Bộ hoa thị (T10, T8) dùng để tháo card, dummy.
 Card TX/RAX cần cắm.

Dụng cụ cần thiết để tháo lắp card


 Bước 2: NVKT quận/huyện hoặc CNVT tỉnh/TP thực hiện cắm card
TX/RAX vào slot trống theo trình tự các bước:
 Thông báo cho P.KT – CNVT tỉnh/TP trước và sau khi thực hiện hành
động cắm card để theo dõi lỗi trạm và PAKH phát sinh sau này.
 Xác định slot trống cần cắm, xác định số thứ tự của slot (trong đó slot = 1
là card CBU).
 Thực hiện tháo dummy và cắm card TX/RAX vào.
 Kiểm tra đèn báo trạng thái card. Nếu đèn màu đỏ sáng (card lỗi, chưa
nhận card) thực hiện chuyển sang slot khác cắm, hoặc thay card khác.
Nếu đèn màu xanh sáng chứng tỏ card đã nhận về mặt vật lý.
 Thông báo cho P.KT – CNVT tỉnh/TP sau khi đã hoàn thành cắm card,
thực hiện reset cứng tủ tại trạm nhằm đảm bảo card không bị treo sau khi
Unlock slot card vừa cắm.
 Thông báo cho P.KTKT – TT KTKV/TT KTTT thực hiện unlock slot
(chú ý thông báo đúng số thứ tự slot đã cắm card).

Các slot của khối BaseBand


 Bước 3: P.KTKT – TT KTKV/TT KTTT thực hiện unlock slot đã cắm
card.
 Bước 4: P.KTKT – TT KTKV/TT KTTT kiểm tra trạng thái card đã nhận
đủ CE chưa.
 Kiểm tra trạng thái card đã nhận chưa bằng các lệnh: Invh, get . channel.
 Nếu card nhận đủ CE chuyển sang “Bước 5”.
 Nếu card không nhận đủ CE yêu cầu NVKT quận/huyện hoặc CNVT tỉnh
/TP thực hiện lại “Bước 2”.
 Bước 5: P.KTKT – TT KTKV/TT KTTT tạo CV lưu cấu hình, reset trạm
và thông báo cho NVKT quận/huyện hoặc CNVT tỉnh/TP test dịch vụ.
 Tạo CV lưu cấu hình và reset mềm trạm.
 Sau khi trạm đã đồng bộ xong, thông báo cho NVKT quận/huyện hoặc
CNVT tỉnh /TP test dịch vụ.
 Bước 6: NVKT quận/huyện hoặc CNVT tỉnh/TP thực hiện test cuộc gọi
và kết thúc.
 Thực hiện test cuộc gọi (thoại và data), nếu không thành công phối hợp
với P.KTKT – TT KTKV/TT KTTT kiểm tra.
 Nếu test cuộc gọi thành công, thực hiện xoáy ốc card và kết thúc quá trình
nâng cấp card TX/RAX.
Hướng dẫn nâng cấp cấu hình carrier
 Bước 1: NVKT quận/huyện hoặc CNVT tỉnh /TP chuẩn bị:
 Công cụ: Máy tính có đầy đủ phần mềm tích hợp trạm, dây đấu nối.
 Tạo Script file tích hợp cấu hình 2:
 NVKT quận/huyện hoặc CNVT tỉnh/TP thực hiện tạo data input cấu
hình 2 trên đầu RNC và đầu Node B gửi P.KTKT – TT KTKV/TT
KTTT trước 1 ngày.
 P.KTKT – TT KTKV/TT KTTT tạo file script tương ứng và gửi lại
qua đường mail.
 Lưu ý: Đối với tủ 3206 khi nâng cấp cấu hình 2 cần đủ 6 data từ RUIF
đến RU.

Cáp kết nối dùng cho quá trình tích hợp


 Bước 2: NVKT quận/huyện hoặc CNVT tỉnh/TP thông báo cho P.KTKT
– TT KTKV/TT KTTT, P.KT - CNVT tỉnh/TP phối hợp tích hợp cấu hình
2.
 Bắt buộc khi thực hiện phải có sự phối hợp với P.KTKT – TT KTKV/TT
KTTT khi thực hiện các bước tiếp theo.
 Thông báo cho P.KT – CNVT tỉnh/TP để nắm được tác động vào trạm, và
giám sát PAKH.
 Bước 3: P.KTKT – TT KTKV/TT KTTT thực hiện lock trạm trên đầu
RNC. Tích hợp cấu hình 2 trên đầu RNC theo dữ liệu NVKT quận/huyện
hoặc CNVT tỉnh /TP đã gửi. Thông báo cho NVKT quận/huyện hoặc
CNVT tỉnh /TP thực hiện tích hợp trạm.
 Sau khi nhận được thông báo của NVKT quận/huyện hoặc CNVT
tỉnh/TP, P.KTKT – TT KTKV/TT KTTT thực hiện:
 Lock cell cấu hình 1 trên đầu RNC.
 Thực hiện tích hợp cấu hình 2 trên đầu RNC (theo dữ liệu NVKT
quận/huyện hoặc CNVT tỉnh/TP đã gửi), khai báo CGI trên MSC.
 Thông báo cho NVKT quận/huyện hoặc CNVT tỉnh /TP thực hiện
tích hợp cấu hình 2.
 Bước 4: NVKT quận/huyện hoặc CNVT tỉnh/TP thực hiện tích hợp cấu
hình 2 dưới trạm theo dữ liệu script P.KTKT – TT KTKV/TT KTTT đã
gửi.
 Thực hiện tích hợp cấu hình 2 dưới trạm theo dữ liệu sript P.KTKT – TT
KTKV/TT KTTT đã gửi theo Guideline tích hợp trạm cho trạm 3G
Ericsson.
 Thông báo cho P.KTKT – TT KTKV/TT KTTT kiểm tra sau khi tích hợp
xong.
 Bước 5: P.KTKT – TT KTKV/TT KTTT kiểm tra tích hợp cấu hình 2 đã
thành công chưa.
 Kiểm tra tích hợp cấu hình 2 dưới NodeB, nếu không thành công yêu cầu
NVKT tích hợp lại, nếu thành công chuyển bước tiếp theo.
 Bước 6: P.KTKT – TT KTKV/TT KTTT khai báo tham số cho trạm. Tạo
CV lưu cấu hình, reset trạm. Unlock cell cấu hình 1 trên đầu RNC.
 Khai báo tham số cho trạm: Bao gồm tham số HSDPA, số user HSDPA,
công suất RRU (đối với tủ phân tán).
 Tạo CV lưu cấu hình, reset trạm.
 Unlock cell cấu hình 1 trên đầu RNC, thông báo cho NVKT test dịch vụ.
 Bước 7: NVKT quận/huyện hoặc CNVT tỉnh/TP thực hiện test cuộc gọi
và kết thúc quá trình.

1.2 Hướng dẫn hạ cấp NodeB Ericsson


Hướng dẫn hạ cấp card RAX
 Bước 1: NVKT quận/huyện hoặc CNVT tỉnh/TP chuẩn bị dụng cụ: Bộ
hoa thị (T10, T8) dùng để tháo card, dummy.
 Bước 2: NVKT quận/huyện hoặc CNVT tỉnh/TP xác định loại card cần
rút, slot cần rút.
 Thông báo cho P.KT – CNVT tỉnh/TP trước khi rút card nhằm mục đích
theo dõi lỗi trạm và PAKH phát sinh sau này.
 Xác đinh ̣̣ đúng loại card cần rút theo yêu cầu của CR và slot cắm card,
loại card ghi trên card (TX6HS-04, TX6HS-06, RAX /14 (128 CE), RAX
/15 (64 CE)).
 CBU là slot = 1.
 Thông báo cho P.KTKT – TT KTKV/TT KTTT thực hiện lock slot lại.
 Bước 3: P.KTKT – TT KTKV/TT KTTT thực hiện lock slot theo yêu cầu
của NVKT và thông báo cho NVKT quận/huyện hoặc CNVT tỉnh/TP rút
card.
 Bước 4: NVKT quận/huyện hoặc CNVT tỉnh/TP thực hiện rút card. Chỉ
thực hiện rút card khi nhận được thông báo của P.KTKT – TT KTKV/TT
KTTT và đèn vàng trên card không sáng (dấu hiệu nhận biết card đã lock)
 Bước 5: P.KTKT – TT KTKV/TT KTTT tạo CV lưu cấu hình và reset
trạm.
 Tạo CV lưu cấu hình và reset mềm trạm.
 Sau khi trạm đồng bộ xong, kiểm tra lỗi trạm phát sinh, thông báo cho
NVKT quận/huyện hoặc CNVT tỉnh/TP test cuộc gọi.
 Bước 6: NVKT quận/huyện hoặc CNVT tỉnh /TP test cuộc gọi và kết
thúc.
 Thực hiện test cuộc gọi (thoại và data), nếu không thành công phối hợp
với P.KTKT – TT KTKV/TT KTTT kiểm tra.
 Nếu test cuộc gọi thành công, thực hiện lắp dummy vào slot mới rút card,
xoáy ốc và kết thúc quá trình hạ cấp.
Hướng dẫn hạ cấp cấu hình carrier
 Bước 1: NVKT quận/huyện hoặc CNVT tỉnh/TP gửi CR bao gồm việc
xóa cell cấu hình 2 trên RNC, MSC và xóa carrier dưới NodeB.

Ví dụ:
RNC Cell Hành động NodeB Carier Hành động
RCPD02 3HN0014 Xóa cell 3HN001 S1C2 Xóa carrier
RCPD02 3HN0015 Xóa cell 3HN001 S2C2 Xóa carrier
RCPD02 3HN0016 Xóa cell 3HN001 S3C2 Xóa carrier
MSC Cell Iner cell Hành động
MSCPD16 3HN0014 452-04-42002-14 Xóa iner cell
MSCPD16 3HN0015 452-04-42002-15 Xóa iner cell
MSCPD16 3HN0016 452-04-42002-16 Xóa iner cell
 Bước 2: P.KTKT – TT KTKV/TT KTTT thực hiện theo đúng nội dung
CR và thông báo cho NVKT quận/huyện hoặc CNVT tỉnh/TP qua mail.
 Bước 3: NVKT quận/huyện hoặc CNVT tỉnh/TP check lại CR và theo dõi
KPIs.

2 Hướng dẫn nâng hạ cấu hình nodeB ZTE.


2.1 Hướng dẫn nâng cấp ZTE
Hướng dẫn nâng cấp card BPK
 Bước 1: NVKT quận/huyện hoặc CNVT tỉnh/TP chuẩn bị:
 Card BPC (BPK_s) cần cắm.
 Làm CR thay đổi CE trên đầu RNC và nodeB gửi các đơn vị phê duyệt,
đôn đốc bám nắm tiến độ phê duyệt sao cho trước thời điểm đi cắm card
thì CR đã được P.KTKT nhận đầu việc.
 Bước 2: NVKT quận/huyện hoặc CNVT tỉnh/TP thực hiện cắm card BPC
(BPCK_S) vào slot trống theo trình tự sau:
 Thông báo cho P.KT – CNVT tỉnh/TP trước và sau khi thực hiện hành
động cắm card để theo dõi lỗi trạm và PAKH phát sinh sau này.
 Xác định slot trống cần cắm, xác định số thứ tự của slot (trong đó slot=1
là card CC).
 Thực hiện tháo dummy bằng cách bật nhẹ nẩy nhựa ở 2 đầu dummy, sau
đó cắm card BPC (BPK_s) vào slot đã tháo dummy, đẩy nhẹ nẩy nhựa ở
card để khóa chặt card vào BBU sau khi cắm.
 Kiểm tra đèn báo trạng thái card. Sau khi cắm đèn ở BBU sẽ nháy và đẩy
ra cảnh báo đỏ. (Nếu có máy tính kiểm tra thì đó là cảnh báo thiết bị chưa
tương thích vì chưa khai báo trên đầu RNC).
 Thông báo cho P.KTKT – TT KTKV/TT KTTT thực hiện khai báo tăng
số CE theo CR đã gửi (chú ý thông báo đúng số thứ tự slot cắm card).
 Bước 3: P.KTKT – TT KTKV/TT KTTT thực hiện khai báo theo CR sau
khi CNVT tinh/TP gọi điện phối hợp. Và kiểm tra lại xem số CE đã được
khai đồng đủ tương ứng với số card đã cắm vào node B.
 Bước 4: NVKT quận/huyện hoặc CNVT tỉnh/TP kiểm tra trạng thái card
đã nhận đủ CE chưa.
 Nếu card đã được nhận và được khai báo đầy đủ thì đèn báo ở BBU báo
xanh và card phát bình thường.
 Nếu BBU vẫn nháy đỏ thì kiểm tra lại và quay lại thực hiện bước 2.
 Bước 5: NVKT quận/huyện hoặc CNVT tỉnh/TP test dịch vụ.
 Thực hiện test các dịch vụ thoại và data của cả 3 hướng cell sau khi hoàn
thành nâng cấp. Nếu có bất cứ vấn đề gì liên quan đến không thực hiện
được dịch vụ thì phối hợp với P.KTKT – TTKTKV và Noc tỉnh để phối
hợp xử lý.
 Hoàn thành test dịch vụ và giám sát KPI sau khi nâng cấp.
Hướng dẫn nâng cấp cấu hình carrier
 Bước 1: NVKT quận/huyện hoặc CNVT tỉnh /TP chuẩn bị:
 NVKT phối hợp với P.KT tỉnh để lấy thông tin quy hoạch cho cell cần
nâng cấp: LAC, CI, PSC.
 Thực hiện cập nhật cell cần nâng cấp lên NIMS.
 Phối hợp với P.KT tỉnh khai báo home phone.
 Tạo data input file đính kèm CR tích hợp cấu hình 2 hoặc 3:
 NVKT quận/huyện hoặc CNVT tỉnh/TP thực hiện tạo data input cấu
hình gửi P.KTKT – TT KTKV/TT KTTT theo quy trình tác động hệ
thống.
 P.KTKT – TT KTKV/TT KTTT tạo file script tương ứng để chuẩn
bị cho tích hợp cấu hình 2, 3 trên đầu RNC và đẩy dữ liệu xuống
nobe B
 Bước 2: NVKT quận/huyện hoặc CNVT tỉnh/TP thông báo cho P.KTKT
– TT KTKV/TT KTTT, P.KT - CNVT tỉnh/TP phối hợp tích hợp cấu hình
2, 3.
 Bắt buộc khi thực hiện phải có sự phối hợp với P.KTKT – TT KTKV/TT
KTTT khi thực hiện các bước tiếp theo.
 Thông báo cho P.KT – CNVT tỉnh/TP để nắm được tác động vào trạm, và
giám sát PAKH.
 Bước 3: P.KTKT – TT KTKV/TT KTTT thực tích hợp cấu hình 2, 3 trên
đầu RNC theo dữ liệu NVKT quận/huyện hoặc CNVT tỉnh /TP đã gửi, và
đẩy dữ liệu xuống tích hợp cấu hình cho mới cho node B
 Lock cell mới nâng cấp đợi CR active mới được active.
 Thông báo cho NVKT quận/huyện hoặc CNVT tỉnh/TP biết để kiểm tham
số cell nâng cấp, test dịch vụ và làm CR active cell đã nâng cấp.
 Bước 4: NVKT quận/huyện hoặc CNVT tỉnh/TP thực hiện kiểm tra tham
số.
 Thực hiện kiểm tra tham số khai báo, relation.
 Kiểm tra lại lần nữa khai báo homephone, NIMS.
 Bước 5: NVKT quận/huyện hoặc CNVT tỉnh/TP làm CR active test và
test dịch vụ
 NVKT quận/huyện hoặc CNVT tỉnh/TP làm CR active test, đôn đốc nắm
tiến độ phê duyệt CR, thông báo cho P.KTKT – TTKV phối hợp test khi
CR được phê duyệt xong.
 Nếu kết quả test đều tốt thì NVKT quận/huyện hoặc CNVT tỉnh/TP tiếp
tục thực hiện sang bước 6. Nếu kết quả không đạt thì phối hợp với các
phòng ban liên quan khắc phục lỗi ở bước 7.
 Bước 6: NVKT quận/huyện hoặc CNVT tỉnh/TP hoàn thành BBNT và
làm CR active gửi các đơn vị phê duyệt và thực hiện.
 Bước 7: P.KT CNVT tỉnh/TP phối hợp với P.KTKT – TTKTKV,
P.NOCKV thực hiện khắc phục lỗi nếu kết quả test dịch vụ ở bước 5
không đạt.
 Bước 8: P.KTKT – TTKTKV thực hiện active cell nâng cấp theo CR đã
được phê duyệt.
 Bước 9: NVKT quận/huyện hoặc CNVT tỉnh/TP đóng các CR liên quan
đến nâng cấp, theo dõi KPI cell nâng cấp và đưa cell phát sóng vào khai
thác như quy trình đưa trạm mới vào hoạt động.

2.2 Hướng dẫn hạ cấp ZTE


Hướng dẫn hạ cấp card BPC(BPK)
 Bước 1: NVKT quận/huyện hoặc CNVT tỉnh/TP chuẩn bị:
 Làm CR thay đổi CE trên đầu RNC và nodeB gửi các đơn vị phê duyệt,
đôn đốc bám nắm tiến độ phê duyệt sao cho trước thời điểm đi rút card thì
CR đã được P.KTKT nhận đầu việc.
 Bước 2: NVKT quận/huyện hoặc CNVT tỉnh/TP thực hiện rút card BPC
(BPK_S) ra khỏi khối BBU của nodeB theo trình tự sau:
 Thông báo cho P.KT – CNVT tỉnh/TP trước và sau khi thực hiện hành
động cắm card để theo dõi lỗi trạm và PAKH phát sinh sau này.
 Xác định slot chứa card BPC (BPK_s) cần rút, xác định số thứ tự của slot
chứa card cần rút.
 Thực hiện tháo card bằng cách bật nhẹ nẩy nhựa ở 2 đầu card, rút card
BPC (BPK_s) ra khỏi khối BBU. Sau đó lắp dummy lại vào slot vừa rút
card, đẩy nhẹ nẩy nhựa ở 2 đầu dummy để khóa chặt dummy vào BBU
sau khi cắm.
 Kiểm tra đèn báo trạng thái card và BBU. Sau khi rút card đèn ở BBU sẽ
nháy và đẩy ra cảnh báo đỏ. (Nếu có máy tính kiểm tra thì đó là cảnh báo
thiết bị chưa tương thích vì chưa khai báo trên đầu RNC).
 Thông báo cho P.KTKT – TT KTKV/TT KTTT thực hiện khai báo lại số
CE theo CR đã gửi (chú ý thông báo đúng số thứ tự slot card đã rút).
 Bước 3: P.KTKT – TT KTKV/TT KTTT thực hiện khai báo lại CE theo
CR sau khi CNVT tinh/TP gọi điện phối hợp. Và kiểm tra lại xem số CE
đã được khai đầy đủ tương ứng với số card còn tồn tại trên node B.
 Bước 4: NVKT quận/huyện hoặc CNVT tỉnh/TP kiểm tra trạng thái card
và node B đã nhận đủ CE chưa.
 Nếu card được rút và được khai báo đầy đủ thì đèn báo ở BBU báo xanh
và card phát bình thường.
 Nếu BBU vẫn nháy đỏ thì kiểm tra lại phối hợp với P.KTKT – TT
KTKV/TT KTTT và Noc CNVT tỉnh để xử lý.
 Bước 5: NVKT quận/huyện hoặc CNVT tỉnh/TP test dịch vụ.
 Thực hiện test các dịch vụ thoại và data của cả 3 hướng cell sau khi hoàn
hạ cấp. Nếu có bất cứ vấn đề gì liên quan đến không thực hiện được dịch
vụ thì phối hợp với P.KTKT – TTKTKV, P.KT CNVT tỉnh/TP và Noc
tỉnh để phối hợp xử lý.
 Hoàn thành test dịch vụ và theo dõi KPI sau hạ cấp.
Hướng dẫn hạ cấp cấu hình carrier
 Bước 1: NVKT quận/huyện hoặc CNVT tỉnh /TP chuẩn bị: NVKT
quận/huyện hoặc CNVT tỉnh/TP gửi CR bao gồm việc xóa cell cấu hình 2
trên RNC, MSC.
 Bước 2: NVKT quận/huyện hoặc CNVT tỉnh/TP thông báo cho P.KTKT
– TT KTKV/TT KTTT, P.KT - CNVT tỉnh/TP phối hợp tích hợp cấu hình
2.
 Bắt buộc khi thực hiện phải có sự phối hợp với P.KTKT – TT KTKV/TT
KTTT khi thực hiện các bước tiếp theo.
 Thông báo cho P.KT – CNVT tỉnh/TP để nắm được tác động vào trạm, và
giám sát PAKH.
 Bước 3: P.KTKT – TT KTKV/TT KTTT hạ cấu hình 2, 3 trên đầu RNC
theo dữ liệu NVKT quận/huyện hoặc CNVT tỉnh /TP đã gửi, và đẩy dữ
liệu xuống tích hợp cấu hình cho mới cho node B
 Thông báo cho NVKT quận/huyện hoặc CNVT tỉnh/TP biết để kiểm tham
số cell nâng cấp, test dịch vụ và làm CR active cell đã nâng cấp.
 Bước 4: NVKT quận/huyện hoặc CNVT tỉnh/TP thực hiện kiểm tra tham
số, relation.
 Thực hiện kiểm tra tham số khai báo, relation.
 Nếu các tham số đã được khai đúng, relation add và xóa đầy đủ thì
chuyển sang bước 5, nếu không thì liên hệ với P.KTKT quay lại bước 3.
 Bước 5: NVKT quận/huyện hoặc CNVT tỉnh/TP test dịch vụ
 NVKT test dịch vụ sau bước 4.
 Nếu kết quả test đều tốt thì NVKT quận/huyện hoặc CNVT tỉnh/TP tiếp
tục thực hiện sang bước 7. Nếu kết quả không đạt thì phối hợp với các
phòng ban liên quan khắc phục lỗi ở bước 6.
 Bước 6: P.KT CNVT tỉnh/TP phối hợp với P.KTKT – TTKTKV1,
P.NOCKV1 thực hiện khắc phục lỗi nếu kết quả test dịch vụ ở bước 5
không đạt.
 Bước 7: NVKT đóng CR liên quan đến việc hạ cấp, cập nhật lại lên
NIMS trạng thái cell hạ cấp mới. Tiếp tục theo dõi và khai thác cell sau hạ
cấp như bình thường.

3 Hướng dẫn nâng hạ cấp cấu hình nodeB Nokia


3.1 Hướng dẫn nâng cấp hình Nokia
 Bước 1: Chuẩn bị
Để nâng cấp thêm 1 System Module thì ta cần chuẩn bị:
 1 System Module (FSMD hoặc FSME tùy tính toán).
 2 Sợi quang ngắn.
 1 Sợi cable nguồn.
 4 khối Module quang.
 Tấm che khoang truyền dẫn (tùy chọn – để tránh chuột, côn trùng).
 Bước 2: Lắp đặt khoang System Module lên phía trên như hình vẽ. Nếu
như trạm là phân tán thì khối RF Module sẽ được lắp ở bên ngoài.

Sơ đồ tủ Nokia 3G.
 Bước 3: Kết nối cáp nguồn (số 3) và cáp quang (số 5-6) như hình vẽ. Chú
ý là đừng quên lắp Module quang vào trước.
Cách kết nối trong tủ Nokia 3G.
 Bước 4: Kiểm tra hoạt động.
 Nhấn phím cấp nguồn trên System Module chính để cấp nguồn cho
System Module mở rộng.
 Kết nối máy tính xem thiết bị đã nhận được hay chưa.
 Bước 5: Test cuộc gọi
 Bước 6: Kết thúc

- NVKT quận/huyện hoặc CNVT tỉnh/TP, trực OMC-R Kiểm tra tổng thể
trạng thái hoạt động của BTS, đảm bảo không còn cảnh báo tại trạm BTS
và trên hệ thống giám sát, ghi chép cập nhật báo cáo.
3.2 Hướng dẫn hạ cấu hình Nokia
 Bước 1: Xác định vị trí khối System Module mở rộng. Tắt nguồn khối
System Module mở rộng.
 Bước 2: Tháo các cable số 3-5-6 như hình.
Thứ tự tháo cáp khi tiến hành hạ cấu hình.
 Bước 3: Thu hồi thiết bị System Module mở rộng.
 Bước 4: Kết thúc

- NVKT quận/huyện hoặc CNVT tỉnh/TP, trực OMC-R Kiểm tra tổng thể
trạng thái hoạt động của BTS, đảm bảo không còn cảnh báo tại trạm BTS
và trên hệ thống giám sát, ghi chép cập nhật báo cáo.
4 Hướng dẫn nâng hạ cấu hình nodeB Huawei.
4.1 Hướng dẫn nâng cấu hình trạm Huawei
Nâng cấp CE: Sử dụng chung cho 2 loại BTS3900 và DBS3900
 Bước 1:
 Kiểm tra loại chủng loại card WBBP bằng cách nhìn phía ngoài cùng
bên trái của card.
 Liên hệ với bộ phận BSS P.KTKT, P.ĐHVT để thông báo việc nâng
cấu hình trạm.
 Bước 2:

Xác định các slot trống (slot 0,1,2,3 - xem Hình 3: Phân bố card trong các slot
của khối BBU) ở khối BBU có thể cắm nâng cấp card WBBP.
Lưu ý, đối với loại card WBBPf2, chỉ có thể gắn thêm ở slot 2 và slot 3.
 Bước 3 :

- Đeo dây chống shock điện ESD


- Đưa card mới vào vị trí.
- Sử dụng tuốc lơ vít vặn chặt hai bên card để cố định card vào slot

Lắp card WBBP của BTS3900, DBS3900


Lưu ý: Khi lắp card chú ý để đúng chiều và đẩy vào từ từ. Vì BackPlane
của BTS3900 rất dễ hỏng nên khi đẩy card vào ta phải đẩy từ từ đến khi chạm
vào rack cắm của BackPlane thì mới đẩy mạnh một chút để card ăn vào
BackPlane.
 Bước 4: Liên hệ với bộ phận BSS P.KTKT để kiểm tra load dữ liệu.
 Bước 5: Theo dõi đèn báo trên card sau khi bật nguồn, khi thấy đèn RUN
nháy đều 1s thì card đã hoạt động ổn định.
 Bước 6: Tiến hành test cuộc gọi.
 Bước 7: Gọi điện để thông báo cho P.KTKT hoàn thành quá trình nâng
cấp.
Nâng cấp carrier
 Hiện tại Viettel sử dụng WRFU và RRU3804 hỗ trợ 4 carrier, nên việc
nâng cấp carrier của các cell từ F1 lên F2, F3, F4 chỉ là công tác kiểm tra
điều kiện đảm bảo và thực hiện khai báo từ hệ thống.
 Trong trường hợp nâng cấp lên F5 hoặc thêm cell là trường hợp đặc thù ít
thực hiện hoặc phải thực hiện theo các kế hoạch lớn. Nhân viên đội sẽ
nhận được điều hành và hướng dẫn từ tuyến trên.
 Bước 1:
 Kiểm tra số lượng và chủng loại WBBP tại trạm có đảm bảo yêu cầu
nâng cấp.(Chủng loại card và số lượng cell hỗ trợ xem phần b mục
5.1.1). NVKT tỉnh kiểm tra bằng M2000 log vào trạm. NVKT đội
kiểm tra hiện trường.
 Liên hệ với bộ phận BSS P.KTKT, P.ĐHVT để thông báo việc nâng
cấu hình trạm.
 Bước 2 :
 Đủ điều kiện thực hiện bước 3
 Không đủ điều kiện: làm yêu cầu cho đơn vị QLTS đề xuất card
WBBP phù hợp thông tin nâng cấp. Thực hiện cắm thêm card WBBP
để đảm bảo điều kiện nâng cấp (xem mục 5.2.1.Nâng cấp CE).
 Bước 3 : Gửi dữ liệu nâng cấp: Xem phần hướng dẫn chuẩn bị dữ liệu
nâng/hạ cấu hình 3G Huawei.
 Bước 4 : Liên lạc P.KTKT – TT KTKV thực hiện chạy dữ liệu nâng cấp
theo CR nâng cấp.
 Bước 5: Kiểm tra đảm bảo dữ liệu nâng cấp xong. Nếu đảm bảo, thực
hiện bước 6. Nếu dữ liệu chưa đảm bảo, liên lạc P.KTKT tiếp tục chạy
các dữ liệu nâng cấp còn thiếu theo yêu cầu ở bước 4
 Bước 6: Tiến hành test cuộc gọi.
 Bước 7: Thông báo cho BSS P.KTKT về việc hoàn thành nâng cấp.

4.2 Hướng dẫn hạ cấu hình trạm Huawei


Hạ cấu hình CE:

Ta thực hiện các bước theo trình tự ngược lại với các bước nâng cấu hình.
 Bước 1: Liên hệ bộ phận BSS P.KTKT thông báo việc hạ cấu hình trạm.
 Bước 2: Thực hiện rút nóng card WBBP cần hạ.
 Bước 3: Trả lại hiện trường: lắp nắp đậy slot vào vị trí vừa mới rút card.
 Bước 4: Theo dõi trạng thái đèn của card và thông báo cho bộ phận BSS
KTKT để kiểm tra.
Hạ cấu hình carrier :

Ta thực hiện các bước theo trình tự ngược lại với các bước nâng cấu hình
 Bước 1: Gởi CR hạ cấu hình cho P.KTKT. Lưu ý ghi rõ yêu cầu halt cell
hay remove cell trong CR phòng khi trường hợp nâng cấp lại khi có nhu
cầu.
 Bước 2: thực hiện kiểm tra dữ liệu, kiểm tra KPI sau hạ cấu hình.

IV.Hướng dẫn chuẩn bị tài nguyên cho lễ hội sự kiện.


V.Hướng dẫn đo kiểm mạng di động
5.1 Đánh giá Chất lượng dịch vụ và so sánh với Chỉ tiêu chất lượng.
5.1.1 Chỉ tiêu chất lượng dịch vụ
 Bộ chỉ tiêu đánh giá cho mạng 2G
- Chỉ tiêu vùng phủ.
a) Ngoài đường.
i. Trong ô tô (Driving Test).
o RxLev Full.
KV Khoảng (dBm) % Số mẫu Màu quy định
>=-71 > 95% Xanh lá cây
Dense
-96<= x < -71 <4.8% Vàng
Urban
<-96 < 0.2% Đỏ
>= -76 > 95% Xanh lá cây
Urban -96 <= x < -76 < 4.8% Vàng
< -96 < 0.2% Đỏ
>= -84 > 95% Xanh lá cây
SubUrban -96 <= x < -84 < 4% Vàng
< -96 < 1% Đỏ
>= -93 > 95% Xanh lá cây
Rural -101 <= x < -93 < 3% Vàng
< -101 <2% Đỏ
Ghi chú: Các ngưỡng trên được xây dựng dựa trên ngưỡng RxLev Full indoor
cho 3 khu vực Dense Urban, Urban, SubUrban là -90 dBm, Rural là -95 dBm.
ii. Ngoài ô tô.
o RxLev Full.

KV Khoảng (dBm) % Số mẫu Màu quy định


>= -65 > 95% Xanh lá cây
Dense
-90 <= x < -65 <4.8% Vàng
Urban
< -90 < 0.2% Đỏ
>= -70 > 95% Xanh lá cây
Urban -90 <= x < -70 < 4.8% Vàng
< -90 < 0.2% Đỏ
>= -78 > 95% Xanh lá cây
SubUrban -90 <= x < -78 < 4% Vàng
< -90 < 1% Đỏ
>= -87 > 95% Xanh lá cây
Rural -95 <= x < -82 < 3% Vàng
< -95 <2% Đỏ
b) Trong nhà (Indoor).
o RxLev Full.

Phương thức đo Khoảng (dBm) % Số mẫu Màu quy định


Walking Test >= -90 100% Xanh lá cây
Đo điểm >= -90 100% Xanh lá cây
- Chỉ tiêu chất lượng tín hiệu (áp dụng cho cả trường hợp đo trong nhà,
trong ô tô và ngoài đường).
a. RxQual Sub.
KV Khoảng (dB) % Số mẫu Màu quy định
<=2 > 90% Xanh lá cây
Dense Urban 2< x <=4 < 8% Vàng
>4 < 2% Đỏ
<= 2 > 90% Xanh lá cây
Urban 2< x <= 4 < 8% Vàng
>4 < 2% Đỏ
<= 2 > 90% Xanh lá cây
SubUrban 2< x <= 4 < 8% Vàng
>4 < 2% Đỏ
<= 2 > 90% Xanh lá cây
Rural 2< x <= 4 < 8% Vàng
>4 < 2% Đỏ
Ghi chú: Theo khuyến nghị Huawei ngưỡng RxQual 2 được coi là tốt mức tốt.
Chỉ số RxQual <= 2 tương ứng với tỷ lệ lỗi bit (BER < 1%).
b. C/I Average
KV Khoảng (dB) % Số mẫu Màu quy định
>= 16 > 90% Xanh lá cây
Dense
12 <= x < 16 < 7% Vàng
Urban
< 12 < 3% Đỏ
>= 16 > 90% Xanh lá cây
Urban 12 <= x < 16 < 7% Vàng
< 12 < 3% Đỏ
>= 16 > 90% Xanh lá cây
SubUrban 12 <= x < 16 < 7% Vàng
< 12 < 3% Đỏ
>= 16 > 90% Xanh lá cây
Rural 12 <= x < 16 < 7% Vàng
< 12 < 3% Đỏ
Ghi chú: Theo tài liệu thiết kế của Huawei trong thực tế ngưỡng C/I tốt ở mức
16 dB. Ngưỡng C/I chấp nhận được ở mức 12 dB.Trong quá trình tối ưu, có thể
sử dụng thêm chỉ số C/I worst để tối ưu chỉ số này.
c. SQI.
KV Khoảng (dB) % Số mẫu Màu quy định
>= 22 > 95% Xanh lá cây
Dense Urban 15 <= x < 22 < 4.5% Vàng
< 15 < 0.5% Đỏ
>= 22 > 95% Xanh lá cây
SubUrban
15 <= x < 22 < 4% Vàng
< 15 < 1% Đỏ
>= 22 > 93% Xanh lá cây
Urban 15 <= x < 22 < 5% Vàng
< 15 < 2% Đỏ
>= 22 > 85% Xanh lá cây
Rural 15 <= x < 22 < 10% Vàng
< 15 < 5% Đỏ
d. MOS
KV Phân bố (Máy đo R&S) Tỷ lệ số mẫu Trung bình
Dense Urban >= 3 >= 90% >= 3.2
Urban >= 3 >= 90% >= 3.2
SubUrban >= 3 >= 90% >= 3.2
Rural >= 3 >= 90% >= 3.2
Ghi chú: Theo thang bậc về chỉ số MOS ngưỡng 3 điểm được đánh giá là
ngưỡng khá tốt (Fair). Cảm nhận thực tế khi giá trị trung bình đạt được 3.2 sẽ
có cảm nhận tốt về chất lượng thoại.
- Chỉ tiêu KPI
STT KPI Target Ghi chú
1 CSSR > 99.1%
2 PSR > 99.1%
3 CDR < 0.80%
4 CDR15p < 2%
5 HOSR > 99.5%
6 CST trung bình >= 7s
Số mẫu < 3.5s cho M-F
7 CST >= 90% Số mẫu < 7.5s cho M-M cùng
tổng đài.
8 EDGE RLC Throughput DL > 90% Tỷ lệ số mẫu > 64kbps
9 Tỷ lệ gửi thành công SMS >= 99% Số mẫu tối thiểu 200 mẫu/vị trí
10 Thời gian gửi thành công SMS <5.5s Số mẫu tối thiểu 200 mẫu/vị trí
Ghi chú: Công thức tính các KPI xem phần II.
 Bộ chỉ tiêu đánh giá cho mạng 3G

- Chỉ tiêu vùng phủ và chất lượng tín hiệu cho dịch vụ thoại.
i. RSCP của Best Cell trong active set.
o Trong ô tô.

KV Khoảng (dBm) % Số mẫu Màu quy định


>= -83 > 95% Xanh lá cây
Dense Urban -108 <= x < -84 < 4.8% Vàng
< -108 < 0.2% Đỏ
>= -90 > 95% Xanh lá cây
Urban -110 <= x < -90 < 4.8% Vàng
< -110 < 0.2% Đỏ
>= -97 > 90% Xanh lá cây
SubUrban -112 <= x < -97 < 8% Vàng
< -112 < 2% Đỏ
>= -101 > 90% Xanh lá cây
Rural -113 <= x < -101 < 8% Vàng
< -113 < 2% Đỏ
Ghi chú: Các ngưỡng trên được xây dựng dựa trên ngưỡng yêu cầu RSCP
Indoor cho từng khu vực tương ứng là (Dense urban: -102 dBm, Urban: -104
dBm, Sub Urban: -106 dBm, Rural: -107 dBm).
o Ngoài ô tô.

KV Khoảng (dBm) % Số mẫu Màu quy định


>= -77 > 95% Xanh lá cây
Dense Urban -102<= x < -78 < 4.8% Vàng
< -102 < 0.2% Đỏ
>= -84 > 95% Xanh lá cây
Urban -104 <= x < -84 < 4.8% Vàng
< -104 < 0.2% Đỏ
>= -91 > 90% Xanh lá cây
SubUrban -106 <= x < -91 < 8% Vàng
< -106 < 2% Đỏ
>= -95 > 90% Xanh lá cây
Rural -107 <= x < -97 < 8% Vàng
< -107 < 2% Đỏ
ii. Ec/No của Best cell trong active set (áp dụng cho cả trường hợp đo
trong và ngoài ô tô)
KV Khoảng (dB) % Số mẫu Màu quy định
>= -12 > 90% Xanh lá cây
Dense Urban -14 <= x < -12 < 9.5% Vàng
< -14 <0.5% Đỏ
>= -12 > 90% Xanh lá cây
Urban -14 <= x < -12 < 9.5% Vàng
< -14 < 0.5% Đỏ
>= -12 > 85% Xanh lá cây
SubUrban -14 <= x < -12 < 13% Vàng
< -14 < 2% Đỏ
>= -12 > 85% Xanh lá cây
Rural -14 <= x < -12 < 10% Vàng
< -14 < 5% Đỏ
iii. Chỉ tiêu vùng phủ kết hợp (áp dụng cho cả trường hợp đo trong và
ngoài ô tô).
KV Khoảng (dB) % Số mẫu Màu quy định

Good RSCP and good Ec/No > 90% Xanh lá cây


Good RSCP and bad Ec/No Vàng
Dense Urban
Bad RSCP and good Ec/No <10% Vàng
Bad RSCP and Bad Ec/No Đỏ
Good RSCP and good Ec/No > 90% Xanh lá cây
Good RSCP and bad Ec/No Vàng
Urban
Bad RSCP and good Ec/No <10% Vàng
Bad RSCP and Bad Ec/No Đỏ
Good RSCP and good Ec/No > 85% Xanh lá cây
Good RSCP and bad Ec/No Vàng
SubUrban
Bad RSCP and good Ec/No < 15% Vàng
Bad RSCP and Bad Ec/No Đỏ
Good RSCP and good Ec/No > 80% Xanh lá cây
Rural Good RSCP and bad Ec/No Vàng
Bad RSCP and good Ec/No < 20% Vàng
Bad RSCP and Bad Ec/No Đỏ
Ghi chú: Ngưỡng Good RSCP và Good Ec/No là ngưỡng tốt cho indoor.
Ngưỡng này được chọn theo bài đo và khu vực khác nhau.
- Chỉ tiêu vùng phủ đáp ứng dịch vụ PS 512 kbps
i. RSCP của Best Cell trong active set
o Trong ô tô

KV Khoảng (dBm) % Số mẫu Màu quy định


>= -79 > 90% Xanh lá cây
Dense Urban -104 <= x < -79 < 8% Vàng
< -104 < 2% Đỏ
>= -86 > 90% Xanh lá cây
Urban -106 <= x < -86 < 8% Vàng
< -106 < 2% Đỏ
>= -91 > 85% Xanh lá cây
SubUrban -106 <= x < -91 < 10% Vàng
< -106 < 5% Đỏ
>= -95 > 85% Xanh lá cây
Rural -107 <= x < -95 < 10% Vàng
< -107 < 5% Đỏ
Ghi chú: Các ngưỡng trên được xây dựng dựa trên ngưỡng yêu cầu RSCP
Indoor cho từng khu vực tương ứng là (Dense urban: -99 dBm, Urban: -100
dBm, Sub Urban: -100 dBm, Rural: -101 dBm).
o Ngoài ô tô
KV Khoảng (dBm) % Số mẫu Màu quy định
>= -73 > 90% Xanh lá cây
Dense Urban -98 <= x < -73 < 8% Vàng
< -98 < 2% Đỏ
>= -80 > 90% Xanh lá cây
Urban -100 <= x < -80 < 8% Vàng
< -100 < 2% Đỏ
>= -85 > 85% Xanh lá cây
SubUrban -100 <= x < -85 < 10% Vàng
< -100 < 5% Đỏ
>= -89 > 85% Xanh lá cây
Rural -101 <= x < -89 < 10% Vàng
< -101 < 5% Đỏ
ii. Ec/No của Best cell trong active set (áp dụng cho cả trường hợp đo
trong và ngoài ô tô).
KV Khoảng (dB) % Số mẫu Màu quy định
>= -10 > 85% Xanh lá cây
Dense Urban -12 <= x < -10 < 10% Vàng
< -12 < 5% Đỏ
>= -10 > 85% Xanh lá cây
Urban -12 <= x < -10 < 10% Vàng
< -12 < 5% Đỏ
>= -10 > 80% Xanh lá cây
SubUrban -12 <= x < -10 < 15% Vàng
< -12 < 5% Đỏ
>= -10 > 80% Xanh lá cây
Rural -12 <= x < -10 < 15% Vàng
< -12 < 5% Đỏ
iii. Chỉ tiêu vùng phủ kết hợp (áp dụng cho cả trường hợp đo trong và
ngoài ô tô).
KV Khoảng (dB) % Số mẫu Màu quy định

Good RSCP and good Ec/No > 85% Xanh lá cây


Good RSCP and bad Ec/No Vàng
Dense Urban
Bad RSCP and good Ec/No Vàng
< 15%
Bad RSCP and Bad Ec/No Đỏ
Good RSCP and good Ec/No > 85% Xanh lá cây
Good RSCP and bad Ec/No Vàng
Urban
Bad RSCP and good Ec/No Vàng
< 15%
Bad RSCP and Bad Ec/No Đỏ
KV Khoảng (dB) % Số mẫu Màu quy định
Good RSCP and good Ec/No > 80% Xanh lá cây
Good RSCP and bad Ec/No Vàng
SubUrban
Bad RSCP and good Ec/No Vàng
< 20%
Bad RSCP and Bad Ec/No Đỏ
Good RSCP and good Ec/No > 75% Xanh lá cây
Rural Good RSCP and bad Ec/No Vàng
Bad RSCP and good Ec/No Vàng
< 25%
Bad RSCP and Bad Ec/No Đỏ
Ghi chú: Ngưỡng Good RSCP và Good Ec/No là ngưỡng tốt cho indoor.
Ngưỡng này được chọn theo bài đo và khu vực khác nhau
- Các chỉ tiêu khác áp dụng cho đo kiểm Driving test mạng 3G
Các chỉ tiêu trong mục dưới đây áp dụng cho đo kiểm Driving test mạng 3G
trong cả 2 trường hợp đo trong và ngoài ô tô:
i. Công suất phát đường UL của UE (áp dụng cho cả trường hợp đo
trong và ngoài ô tô).
KV Khoảng (dBm) % Số mẫu Màu quy định
<= 0 > 90% Xanh lá cây
Dense Urban 0 < x <= 10 < 8% Vàng
> 10 < 2% Đỏ
<= 0 > 90% Xanh lá cây
Urban 0 < x <= 10 <8% Vàng
> 10 < 2% Đỏ
<= 0 > 85% Xanh lá cây
SubUrban 0 < x <= 10 <10% Vàng
> 10 <5% Đỏ
<= 0 > 85% Xanh lá cây
Rural 0 < x <= 10 <10% Vàng
> 10 <5% Đỏ
ii. SQI (áp dụng cho cả trường hợp đo trong và ngoài ô tô).
KV Khoảng (dB) % Số mẫu Màu quy định
>= 22 > 90% Xanh lá cây
Dense Urban 15 <= x < 22 < 8% Vàng
< 15 < 2% Đỏ
>= 22 > 90% Xanh lá cây
Urban 15 <= x < 22 < 8% Vàng
< 15 < 2% Đỏ
>= 22 > 90% Xanh lá cây
SubUrban
15 <= x < 22 < 8% Vàng
KV Khoảng (dB) % Số mẫu Màu quy định
< 15 < 2% Đỏ
>= 22 > 90% Xanh lá cây
Rural 15 <= x < 22 < 8% Vàng
< 15 < 2% Đỏ
- Các chỉ tiêu trong nhà
Các chỉ tiêu dưới đây áp dụng khi đo kiểm trong tòa nhà (inbuilding):
RSCP của Best cell trong active set
Khoảng
Phương thức đo % Số mẫu Màu quy định
(dBm)
Walking Test > -104 100% Xanh lá cây
Đo điểm > -104 100% Xanh lá cây
Ec/No của best cell trong active set
Phương thức Khoảng
% Số mẫu Màu quy định
đo (dB)
Walking Test >= -12 100 % Xanh lá cây
Đo điểm >= -12 100% Xanh lá cây
UL Tx Power
UL Tx Power (dBm) % Số mẫu Màu quy định
<= 0 > 90% Xanh lá cây
0 < x <= 10 <8% Vàng
>= 10 < 2% Đỏ
SQI
Khoảng (dB) % Số mẫu Màu quy định
> 22 > 90% Xanh lá cây
15 ÷ 22 <8% Vàng
< 15 < 2% Đỏ
- Chỉ tiêu KPI đo kiểm
TT KPI Đơn vị Target Ghi chú
1 CS CSSR % >= 98% Chỉ tính cho Voice Call
2 PSR % >= 98% Chỉ tính cho Voice Call
3 CS CDR % <= 1% Chỉ tính cho Voice Call
4 CDR15p dual mode % <= 2% Chỉ tính cho Voice Call
5 CST trung bình s >= 5.5s Thống kệ dựa trên báo cáo đo kiểm 12 tỉnh
% số mẫu CST đạt Số mẫu < 3.5s cho cuộc gọi M - F
6 % >= 90%
target Số mẫu < 6s cho M - M
7 PDP CASR % >= 98%
8 % mẫu MOS tốt % >= 90% Số mẫu > 3.1
9 Average MOS Point >= 3.4
10 PDP CST % > 90 % Số mẫu < 4s (Theo chuẩn ITU-T G.1010)
11 SHOSR % >= 98.5%
Soft Handover 30% <= x
12 % Theo khuyến nghị của các Vendor
Overhead <= 50%
TT KPI Đơn vị Target Ghi chú
Average 3G DL
13 Mbps >= 2 Throughput trung bình trên lớp Application.
Throughput
Average 3G UL
14 Kbps >= 512 Throughput trung bình trên lớp Application.
Throughput
3G DL
15 Throughput (>= % >=90% Đo route, Tỷ lệ số mẫu >= 1Mbps
1Mbps)
3G UL Throughput
16 % >= 90% Đo route, Tỷ lệ số mẫu >= 384Kbps
(>= 384 Kbps)
Tỷ lệ gửi thành
17 % >= 99% Đo tối thiếu 200 mẫu/vị trí
công SMS
Thời gian gửi
18 s <5.5s Đo tối thiểu 200 mẫu/vị trí
thành công SMS
Ghi chú: Công thức tính các KPI xem phần II
5.1.2 Phương pháp tính toán và so sánh với chỉ tiêu kỹ thuật
 Công thức tính các KPI.
 Công thức tính các KPI đo kiểm mạng 2G

Đơn
TT KPI Công thức tính
vị
# 𝐶𝑎𝑙𝑙 𝑠𝑒𝑡𝑢𝑝
1 CSSR % = *100%
# 𝐶𝑎𝑙𝑙 𝐴𝑡𝑡𝑒𝑚𝑝𝑡
# 𝐵ả𝑛 𝑡𝑖𝑛 𝑠𝑒𝑡𝑢𝑝 𝑚á𝑦 𝑛𝑔ℎ𝑒
2 PSR % = *100%
# 𝐵ả𝑛 𝑡𝑖𝑛 𝑠𝑒𝑡𝑢𝑝 𝑚á𝑦 𝑔ọ𝑖

# 𝐷𝑟𝑜𝑝𝑒𝑑 𝐶𝑎𝑙𝑙
3 CDR % = *100%
# 𝐶𝑎𝑙𝑙 𝐸𝑠𝑡𝑎𝑏𝑙𝑖𝑠ℎ

4 CST s = TCC Alerting – T RR Channel Request

5 HOSR % =# 𝐻𝑎𝑛𝑑𝑜𝑣𝑒𝑟+# 𝐻𝑎𝑛𝑑𝑜𝑣𝑒𝑟#𝐹𝑎𝑖𝑙𝑢𝑟𝑒+#


𝐻𝑎𝑛𝑑𝑜𝑣𝑒𝑟+# 𝐻𝑎𝑛𝑑𝑜𝑣𝑒𝑟 (𝑖𝑛𝑡𝑟𝑎𝑐𝑒𝑙𝑙)
𝐻𝑎𝑛𝑑𝑜𝑣𝑒𝑟 𝐼𝑛𝑡𝑟𝑎𝑐𝑒𝑙𝑙+#𝐻𝑎𝑛𝑑𝑜𝑣𝑒𝑟 𝐼𝑛𝑡𝑟𝑎𝑐𝑒𝑙𝑙 𝐹𝑎𝑖𝑙𝑢𝑟𝑒
*100%

SMS # 𝑆ố 𝑆𝑀𝑆 𝑔ử𝑖 𝑡ℎà𝑛ℎ 𝑐ô𝑛𝑔


6 % = *100%
SR # 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑆𝑀𝑆 𝑔ử𝑖
SMS
7 s = TSMS Transfer – T SMS deliver
ST
Trong đó:
Ý nghĩ KPIs đo kiểm mạng 2G
Đơn
TT KPI KPI diễn giải Ý nghĩa
vị
Tỷ lệ thiết lập cuộc gọi thành công. Được tính từ
Call Setup
1 CSSR lúc MS gửi yêu cầu thiết lập báo hiệu đến khi nó %
Success Rate
nhận bản tin CC Alert từ mạng.
Tỷ lệ thiết lập cuộc gọi thành công. Được tính từ
Paging Success
2 PSR lúc MS gửi yêu cầu thiết lập báo hiệu đến khi nó %
Rate
nhận bản tin CC Alert từ mạng.
Tỷ lệ rớt cuộc gọi. Được tính khi cuộc gọi được
3 CDR Call Drop Rate %
giải phóng bất thường khỏi mạng.
Thời gian thiết lập cuộc gọi. Được tính từ lúc MS
Call Setup
4 CST gửi Channel Request đến khi nó nhận được bản s
Time
tin CC Alerting từ mạng.
Tỷ lệ chuyển giao thành công. Thủ tục được tính
Handover
5 HOSR từ lúc MS nhận bản tin HO Command từ BSC %
Success Rate
đến lúc nó gửi bản tin HO Complete đến BSC
Tỷ lệ gửi thành công SMS. Thủ tục được tính từ
SMS Tỷ lệ gửi thành
6 lúc MS gửi bản tin SMS tranfer đến khi MS %
SR công SMS
nhân được bản tin SMS deliver
Thời gian gửi Thời gian gửi thành công SMS. Thời gian được
SMS
7 thành công tính từ khi MS gửi bản SMS transfer đến thời s
ST
SMS điểm MS nhận được bản SMS deliver
Sự kiện , bản tin thông kê:
TT Sự kiện, bản tin Giải thích
Bắt đầu thiết lập cuộc gọi, được tính từ lúc MS
1 Call Attemp
gửi bản tin channel request
2 Call Setup Thiết lập cuộc gọi thành công
3 Call Establish Bắt đầu hội thoại
4 Handover Chuyển giao thành công
5 Handover Failure Chuyển giao lỗi
6 Handover intracell Chuyển giao nội cell thành công
7 Handover intracell Failure Chuyển giao nội cell lỗi
8 Dropped Call Cuộc gọi rớt
9 Location Area Update Location Update thành công
Location Area Update
10 Location Update không thành công
Failure
11 TCC alerting Thời điểm nhận MS bản tin CC alerting từ mạng
Thời điểm MS gửi bản tin RR Channel Request
12 TRR Channel Request
đến BSC
13 TSMS Transfer Thời điểm MS gửi SMS đến SMSC
14 TSMS deliver Thời điểm MS nhận được SMS deliver
Ghi chú: Các thuật ngữ đang được lấy theo kết quả của máy TEMS
Investigation lấy cho GSM, đối với các máy đo khác ánh xạ sang các chỉ tiêu
này.
 Công thức tính các KPI đo kiểm mạng 3G
Đơn
TT KPI Công thức tính
vị
1 CS CSSR %
*100%
2 PSR %
CS CDR,
3 CDR15p dual % = *100%
Mode

4 CST s =TCC alerting – TRRC Connection Request

5 SHOSR %

SHO Over
6 % Ghi chú:Số mẫu i cell trong active set thông thường ở mức
Head
từ 1 đến 3 cell
7 PDP CASR % = *100%
8 PDP CST s =TPDP Context Activation accept – TPDP Context Activation Request
3G
Throughput
9 %
DL (>= =
1Mbps)
3G
Throughput
10 %
UL (>= 384 =
Kbps)

11 SMS SR %

12 SMS ST s = TSMS Transfer – T SMS deliver


Trong đó:
Ý nghĩa KPIs đo kiểm mạng 3G
Đơn
TT KPI KPI diễn giải Ý nghĩa
vị
Tỷ lệ thiết lập cuộc gọi thành công.
Circuit Switch
Được tính từ lúc UE gửi yêu cầu thiết
1 CS CSSR Call Setup %
lập báo hiệu đến khi nó nhận bản tin CC
Success Rate
Alert từ mạng.
Tỷ lệ tìm gọi thành công. Được tính từ
lúc UE gọi gửi bản tin yêu cầu tìm gọi
Paging Success
2 PSR đến MSC đến lúc UE nhận cuộc gọi gửi %
Rate
bản tin yêu cầu thiết lập cuộc gọi đến
MSC.
Tỷ lệ rớt cuộc gọi. Được tính khi cuộc
Circuit Switch
3 CS CDR gọi thoại được giải phóng bất thường %
Call Drop Rate
khỏi mạng.
Thời gian thiết lập cuộc gọi. Được tính
từ lúc UE gửi RRC Connection Request
4 CST Call Setup Time s
đến khi nó nhận được bản tin CC
Alerting từ mạng.
Đơn
TT KPI KPI diễn giải Ý nghĩa
vị
Tỷ lệ chuyển giao mềm thành công. Thủ
tục được tính từ lúc UE nhận bản tin
Soft Handover
5 SHOSR yêu cầu cập nhật active set từ mạng đến %
Success Rate
lúc UE gửi bản tin cập nhật active set
hoàn thành.
Tỷ lệ vùng phủ bị Soft Handover. Được
SHO Over Soft Handover
6 tính bằng tỷ lệ số kết nối dành cho soft %
Head Overhead
handover của 1 UE.
Tỷ lệ kích hoạt PDP Context thành
PDP Context công. Thủ tục tính từ lúc UE gửi yêu
7 PDP CASR Activation cầu kích hoạt PDP Context đến lúc nó %
Success Rate nhận được chập nhận kích hoạt PDP
Context từ mạng.
Thời gian kích hoạt PDP Context. Được
PDP call setup tính từ lúc yêu câu kích hoạt PDP
8 PDP CST s
time context đến khi UE được kích hoạt
thành công
3G Throughput 3G Throughput Tỷ lệ % số mẫu đạt tốc độ tải dữ liệu
9 DL (>= 1 Download (>= 1 xuống từ mạng của UE lơn hơn hơn %
Mbps) Mbps) 1Mbps
3G Throughput 3G Throughput
Tỷ lệ % số mẫu đạt tốc độ tải dữ liệu lên
10 UL (>= 384 Upload (>= 384 %
mạng từ UE lơn hơn hơn 384Kbps
Kbps) Kbps)
Tỷ lệ gửi thành công SMS. Thủ tục
Tỷ lệ gửi thành được tính từ lúc MS gửi bản tin SMS
11 SMS SR %
công SMS tranfer đến khi MS nhân được bản tin
SMS deliver
Thời gian gửi thành công SMS. Thời
Thời gian gửi gian được tính từ khi MS gửi bản SMS
12 SMS ST s
thành công SMS transfer đến thời điểm MS nhận được
bản SMS deliver
Sự kiện, bản tin thống kê:
TT Sự kiện, bản tin Giải thích
Bắt đầu thiết lập cuộc gọi. Được tính từ lúc UE bắt đầu gửi
1 Call Attempt
bản tin RRC Connection Request
2 Call Setup Thiết lập cuộc gọi thành công
3 Call Establish Bắt đầu hội thoại
4 Dropped Call Cuộc gọi rớt
5 Location Area Update Location Update thành công
Location Area Update
6 Location Update không thành công
Failure
7 Routing Area Update Routing Area Update thành công
Routing Area Update
8 Routing Area Update không thành công
Fail
10 RL Add Thêm một cell mới vào active set
11 RL Remove Loại bỏ một cell khỏi active set
12 RL Replace Thay một cel trong active set bằng một cell ngoài active set
13 RL Add fail Thêm cell vào active set không thành công
14 RL Remove fail Loại bỏ cell khỏi active set không thành công
Thay một cell trong active set bằng một cell ngoài active set
15 RL Replace fail
không thành công
PDP Context
16 Kích hoạt PDP context thành công
Activation
PDP Context
17 Kích hoạt PDP context không thành công
Activation Fail
18 TCC alerting Thời điểm nhận UE bản tin CC alerting từ mạng
Thời điểm UE gửi bản tin RRC Connection Request đến
19 TRRC Connection Request
RNC
20 TSMS Transfer Thời điểm UE gửi SMS đến SMSC
21 TSMS deliver Thời điểm UE nhận được SMS deliver
Ghi chú: Các thuật ngữ đang được lấy theo kết quả của máy TEMS
Investigation lấy cho WCDMA, đối với các máy đo khác ánh xạ sang các chỉ
tiêu này.
5.1.3 Phương pháp so sánh CLM với CTKT
 Các KPI về vùng phủ
 Bước 1: Với các chỉ tiêu về vùng phủ thực hiện tính số lượng mẫu
theo 3 mức của bộ tiêu chuẩn chất lượng đo kiểm cho từng khu vực
nhỏ. Quy định như sau:
· Mẫu đạt target indoor: màu xanh lá cây
· Mẫu đạt target outdoor: màu vàng
· Mẫu không đạt target: màu đỏ
 Bước 2: Cộng giá trị tuyệt đối số mẫu của từng khu vực theo từng mức
để ra được giá trị của thành phố, toàn mạng.
 Bước 3: Đánh giá % số mẫu đạt target tương tự các chỉ số thành công.

Ví dụ: Giả sử tỉnh A có 2 quận: A1 và A2. Phân loại địa hình A1: Dense
Urban, A2: Urban.Thống kê RxLev Full chi tiết cho từng quận như sau:
Số mẫu Số mẫu đạt
Số mẫu % số
đạt target outdoor
Quận Địa hình không đạt mẫu đạt
target (không đạt
target target
indoor target indoor)
A1 Dense Urban 900000 70000 30000 90.00
A2 Urban 1940000 110000 60000 91.94
Tỉnh A 2840000 180000 90000 91.32
 Như vậy % số mẫu đạt target indoor của quận A1 bằng: số mẫu đạt target
indoor*100/Tổng số mẫu = 90% và tồi hơn target tập đoàn 100%.
 Các KPI đo kiểm
 Bước 1: Thống kê các event riêng biệt cho từng khu vực nhỏ.
 Bước 2: Cộng giá trị tuyệt đối số mẫu của từng khu vực theo từng
event để ra được giá trị của thành phố, toàn mạng. Với các KPI cần
đánh giá giá trị trung bình thực hiện tính trung bình theo từng quận.
 Bước 3: Tính giá trị KPI mức thành phố, mức mạng theo phụ lục 2.

Ví dụ: Giả sử tỉnh A có 2 quận: A1 và A2. Đánh giá CDR cho tỉnh A:
Khu vực Call Attemp Call Drop CDR (%)
A1 352 2 0.57
A2 487 1 0.21
A 839 3 0.36
Như vậy tỉnh A tốt hơn target 64%.
Ghi chú: Phương pháp tính toán trên được thực hiện đến mức toàn mạng
5.2 Các bài đo chỉ tiêu chất lượng dịch vụ mạng vô tuyến.
5.2.1 Chọn bài đo
Tùy theo yêu cầu đo kiểm mạng 2G/3G/Dualmode thì lock máy đo (MOC/
MTC) vào mạng 2G/3G/Dualmode.
Chọn bài đo theo mục đích đo:
- Có 5 mục đích đo kiểm chính như sau:
+ Đo kiểm phục vụ công tác tối ưu.
+ Đo kiểm thử nghiệm thiết bị/công nghệ: đánh giá ảnh hưởng của thiết
bị/công nghệ mới đối với chất lượng mạng vô tuyến
+ Đo kiểm swap thiết bị: đo kiểm trước và sau swap để đánh giá chất
lượng thiết bị mới.
+ Định kỳ: đo kiểm định kỳ mạng Viettel.
+ Benchmarking: so sánh chất lượng mạng Viettel với các mạng đối thủ.
Benchmarking các mạng được thực hiện tại cùng thời điểm, cùng bài
đo, cùng tuyến đường di chuyển và cùng loại thiết bị.
- Đối với từng mục đích đo kiểm sẽ có các yêu cầu thực hiện bài đo như sau:
Ghi chú: Riêng với mục đích đo thử nghiệm thiết bị/công nghệ và swap thiết bị,
tùy thuộc vào số lượng trạm mà tham khảo chọn bài đo trong phần đo kiểm định
kỳ (nếu số lượng trạm lớn) hoặc đo kiểm phục vụ tối ưu (nếu chỉ có 1 vài trạm)
như dưới đây:
Đo kiểm Đo kiểm phục
Mạng Bài đo Đo kiểm định kỳ
Benchmarking vụ tối ưu
Áp dụng theo
hướng dẫn thiết
Đo đánh giá vùng
Không áp dụng Không áp dụng lập bài đo.
phủ 1 cell
2G + 3G Không yêu cầu
số mẫu tối thiểu
Đo theo thời gian Đo theo thời gian Áp dụng theo
Đo kiểm vùng phủ
và khu vực đo và khu vực đo hướng dẫn thiết
sóng.
của dịch vụ thoại. của dịch vụ thoại. lập bài đo, không
Đo kiểm Đo kiểm phục
Mạng Bài đo Đo kiểm định kỳ
Benchmarking vụ tối ưu
yêu cầu số mẫu
tối thiểu.
-Không yêu cầu
Đo đánh giá CDR, số mẫu tối thiểu
HOSR. Số cuộc gọi tối Số cuộc gọi tối -Độ dài cuộc gọi:
thiểu của mạng thiểu của mạng 180 s
Đo đánh giá MOS. Viettel: >= 200 Viettel: >= 200
Đo đánh giá CSSR cuộc/quận cuộc/quận
và CST. (huyện) (huyện)
Áp dụng theo
Đo đánh giá
hướng dẫn thiết
Inbound Roaming.
lập bài đo.
Đo PDP CASR, Đo theo thời Không yêu cầu
Đo theo thời gian,
PDP CST. gian, khu vực đo số mẫu tối thiểu
khu vực đo của
3G Đo của dịch vụ thoại
dịch vụ thoại trên
FTP Download trên từng quận
từng quận huyện.
/ Upload huyện.
Áp dụng theo
InterRAT Đo InterRAT. Không áp dụng. Không áp dụng.
hướng dẫn tối ưu.

Áp dụng theo
SMS Đo gửi SMS Không áp dụng. Không áp dụng.
hướng dẫn tối ưu.

5.2.2 Hướng dẫn thiết lập bài đo.

 Đo kiểm Driving Test và Walking Test


 Bài đo mạng 2G
a. Đo đánh giá vùng phủ 1 cell
 Mục đích:
o Phục vụ đo kiểm đánh giá vùng phủ của 1 cell mới tích hợp trên hệ
thống, thay đổi hay bổ sung thiết kế của cell mạng 2G
o Đánh giá vùng phủ khi thay đổi antenna, các thành phần phụ trợ
feeder, connector, booter.
o Đánh giá vùng phủ của cell khi triển khai thử nghiệm các thiết bị
tăng cường vùng phủ cell 2G.
o Đánh giá thay đổi các tham số liên quan đến vùng phủ tăng giảm
công suất cell 2G.
 Phương tiện đo: Có thể sử dụng các phương tiện đo
o Máy Tems Invest (Pocket)
o Anite Nemo
o GPS Gamin
 Sơ đồ mô hình bài đo:
 Bài đo:
o Máy đo ở chế độ rỗi (Idle) trong suốt quá trình đo.
o Lock ARFCN của cell cần đo và đi theo hướng cell đến khi nào
không thu được tín hiệu của cell thì dừng lại.
 Thông số thống kê: Rxlev full.
b. Đo đánh giá vùng phủ của 1 khu vực
 Mục đích:
o Đánh giá vùng phủ cho một nhóm trạm 2G hay một cluter, một vùng
địa lý sau khi có bổ sung thêm trạm mới, thay đổi thiết kế nhóm trạm
o Đánh giá vùng phủ sau khi thay đổi công suất phát của nhóm trạm
nhóm cell 2G
o Đo kiểm tìm vùng lõm 2G
o Dùng kết quả để Tunning mô hình truyền sóng 2G phục vụ mô
phỏng vùng phủ
o Đo bán kính vùng phủ cell 2G
 Phương tiện đo: Có thể sử dụng các phương tiện đo
o Máy Tems Invest (Pocket)
o Anite Nemo
o GPS Gamin
 Sơ đồ mô hình bài đo:

 Bài đo:
o Máy đo ở chế độ rỗi (Idle) trong suốt quá trình đo.
 Thông số thống kê: Rxlev full trên kênh BCCH.
c. Đo đánh giá CSSR, PSR, CDR, RxQual Sub, HOSR, C/I, SQI, MOS
 Mục đích bài đo:
o Đánh giá chất lượng mạng định kì
o Đánh giá chất lượng mạng khu vực vùng địa lý trước và trong khi
thay đổi kiến trúc mạng, thay đổi bổ sung thiết kế nhóm trạm
o Đánh giá chất lượng trước và sau thử thay đổi tần số, các tham số
trên mạng quản lý về handover hay capacity.
o Đo kiểm đánh giá tác động thử nghiệm
 Phương tiện đo: Có thể sử dụng các phương tiện đo
o Máy Tems Invest
o Bộ đo RHODE & SCHWARZ
o Anite Nemo
o GPS Gamin
 Sơ đồ mô hình bài đo:

 Bài đo:
o Thực hiện khóa 2 máy MS1 và MS2 trên cùng mạng 2G.
o Ghi log file trên cả MS1 và MS2. Tiến hành quay số từ MS1 (gọi là
MOC) sang MS2 (MTC)
o Độ dài cuộc gọi (duration): 60 (s).
o Thời gian nghỉ giữa 2 cuộc gọi (interval): >= 10 (s).
o Thời gian chờ kết nối (timeout): 20 (s).
Lưu ý: nếu cần đánh giá CDR mobility thì trong bài đo, đặt độ dài
cuộc gọi (duration) là 900 (s) (ứng 15 phút)
 Thông số cần thống kê:
Trên MOC thống kê:
o Số lần xuất hiện các sự kiện: Call Attempt, Call Established,
Dropped Call, bản tin Setup, Handover, Handover Failure, Handover
Intracell, Handover Intracell Failure trên MOC.
o Giá trị C/I Average, SQI, RxQual Sub.
Trên MTC thống kê:
o Số lần xuất hiện các sự kiện: bản tin setup.
o Giá trị MOS.
d. Đo đánh giá chỉ tiêu Inbound Roaming: CSSR, CDR, MOS, CST
 Mục đich bài đo:
o Đo kiểm khả năng truy cập mạng viettel của SIM đã đăng kí roaming
mạng viettel trên mạng 2G
o Đo kiểm chất lượng dịch vụ thoại của SIM mạng ngoài roaminh vào
mạng 2G Viettel đánh giá chất lượng, thời gian thiết lập cuộc gọi
chất lượng thoại, tỉ lệ rớt cuộc gọi.
 Phương tiện đo: Có thể sử dụng các phương tiện đo
o Máy Tems Invest
o Bộ đo RHODE & SCHWARZ
o Anite Nemo
o GPS Gamin
 Sơ đồ mô hình bài đo:

 Bài đo:
o Bài đo gồm 2 máy điện thoại: 1 máy SIM Viettel (MS1) và 1 máy
SIM nhà khai thác nước ngoài (MS2) đã đăng ký roaming mạng
Viettel. Thực hiện cuộc gọi theo 2 chiều trên mạng Viettel từ MS1 à
MS2 và MS2 à MS1, thống kê các sự kiện trong cả 2 lần đo.
o Thiết lập bài đo:
· Độ dài cuộc gọi (duration): 30 (s).
· Thời gian nghỉ giữa 2 cuộc gọi (interval): >= 20 (s).
· Thời gian chờ kết nối (timeout): 30 (s).
 Thông số cần thống kê:
o Số lần xuất hiện sự kiện: Call Attempt, Call Setup, Blocked Call,
Dropped Call, Call Establish.
o Thời điểm xảy ra các sự kiện: MOC gửi bản tin RR Channel Request
đầu tiên và MOC nhận được bản tin CC Alerting từ mạng.
o Nếu cần thống kê giá trị MOS trung bình, thì bổ sung thêm các thiết
lập sau vào bài đo:
· Thời gian End pause: 5 (s)
· Thời gian Initial pause: 15 (s)
· Độ dài File thoại: 5 (s)
Ghi chú: Bài đo được áp dụng cho cả 2 trường hợp thuê bao Inbound
Roaming là thuê bao chủ gọi hoặc thuê bao bị gọi.
 Bài đo mạng 3G
a. Bài đo vùng phủ 1 cell
 Mục đích bài đo:
o Đo kiểm đánh giá vùng phủ của một cell 3G bán kính cell.
o Đánh giá thử nghiệm tăng giảm công suất trên kênh CPICH cell 3G.
o Đánh giá vùng phủ của cell 3G khi thử nghiệm các giải pháp về tăng
cường vùng phủ cho cell 3G.
 Phương tiện đo: Có thể sử dụng các phương tiện đo
o Máy Tems Invest
o Máy Tems Pocket
o Anite Nemo
o GPS Gamin
 Sơ đồ mô hình bài đo:

 Bài đo:
o Máy đo ở chế độ rỗi (Idle) trong suốt quá trình đo.
o Lock Scrambling Code của cell cần đo và đi theo hướng cell đến khi
nào không thu được tín hiệu của cell thì dừng lại.
 Thông số thống kê: SAN CPICH RSCP, SAN CPICH Ec/No.
b. Đo đánh giá vùng phủ 3G của 1 khu vực, CSSR, CDR (3G), PSR,
SQI, MOS, SHOSR
 Mục đích bài đo:
o Đo kiểm đánh giá định kì về vùng phủ trên kênh CPICH về RSCP và
Ec/No, vùng chồng lấn trên vùng phủ khu vực
o Đánh giá định kì chất lượng mạng 3G về tỉ lệ thiết lập cuộc gọi đánh,
tỉ lệ rớt cuộc gọi, chất lượng cuộc gọi thoại
o Đánh giá năng lức báo hiệu paging của mạng 3G tại một khu vực
o Đánh giá kết quả thử nghiệm tối ưu 3G về chất lượng dịch vụ.
 Phương tiện đo: Có thể sử dụng các phương tiện đo
o Máy Tems Invest
o Bộ đo RHODE & SCHWARZ
o Anite Nemo
o GPS Gamin
 Sơ đồ mô hình bài đo:

 Bài đo:
o Thực hiện khóa 2 máy MS1 và MS2 trên cùng mạng 3G.
o Ghi log file trên cả MS1 và MS2. Tiến hành quay số từ MS1 (gọi là
MOC) sang MS2 (MTC).
o Độ dài cuộc gọi (duration): 60 (s) .
o Thời gian nghỉ giữa 2 cuộc gọi (interval): >= 10 (s) .
o Thời gian chờ kết nối (timeout): 20 (s).
Lưu ý: nếu cần đánh giá CDR mobility thì trong bài đo, đặt độ dài
cuộc gọi (duration) là 900 (s) (ứng 15 phút).
 Thông số thống kê:
Trên MOC thống kê:
o Giá trị RSCP và Ec/No của kênh CPICH, SQI.
o Số lần xuất hiện các sự kiện: Call Attempt, Call Established,
Dropped Call, bản tin Setup, RL Addition, RL Remove, RL Replace,
RL Addition Fail, RL Addition Remove Fail, RL Addition Replace
Fail.
Trên MTC thống kê:
o Số lần xuất hiện các sự kiện: bản tin setup, MOS. Giá trị MOS.
Ghi chú: Không được thực hiện bài đo này cùng với bài đo tốc độ
download/upload, bài đo thiết lập PDP Context Activation (mục c)
c. Đo đánh giá PDP CASR và PDP CST, bài đo tốc độ
Download/Upload
 Mục đích bài đo:
o Đo kiểm đánh giá khả năng đáp ứng của mạng với các dịch vụ data:
thời gian thiết lập, tỉ lệ thiết lập thành công phiên download, upload
dữ liệu.
o Đo kiểm đánh giá tốc độ download hay upload dữ liệu của mạng
 Phương tiện đo, server, giao thức download:
o Sử dụng USB 3G, hoặc MS hỗ trợ công nghệ HSPA tối đa DL 14.4
Mbps, UL 5.76 Mbps. Trong trường hợp không thể đáp ứng được
yêu cầu về máy đo trên đề nghị thực hiện đo kiểm bằng USB tốc độ
DL tối đa 7.2 Mbps và UL 5.76 Mbps.
o Sử dụng GPS để xác định tuyến đường tọa độ đo kiểm
o Kết hợp sử dụng các phần mềm đo kiểm TEMS hoặc Nemo.
o Chọn server trong nước, bình đẳng không phụ thuộc vào các nhà
mạng tham gia Benchmarking.
o Giao thức sử dụng là FTP hoặc HTTP download/upload tùy theo
điều kiện server hỗ trợ
 Sơ đồ mô hình bài đo:

 Bài đo:
o Thực hiện quay số trong chế độ Packet
o Thực hiện download hoặc upload với các file kích cỡ như sau:
+ Khi sử dụng giao thức FTP: khoảng 10 MB
+ Khi sử dụng giao thức HTTP: khoảng 4 MB
o Thực hiện download file lần 2
o Ngắt kết nối
o Chờ 10s
o Quay số lại
o Số lần kết nối: 99999
o Thời gian chờ kết nối (timeout): 30 (s)
 Thông số cần thống kê:
o Số lần xảy ra các sự kiện: PDP Context Activation và PDP Context
Activation failure, DL application throughput, UL application
throughput.
o Thời điểm xảy ra các sự kiện: MOC gửi bản tin RRC Connection
Request đầu tiên và MOC nhận được bản tin PDP Context Activation
từ mạng.
d. Đo đánh giá chỉ tiêu Inbound Roaming.
 Mục đích bài đo:
o Đo kiểm đánh giá khả năng truy nhập mạng SIM roaming mạng 3G
Viettel.
o Đo kiểm đánh giá về, tỉ lệ tìm gọi thành công tỉ lệ thiếp lập cuộc gọi,
thời gian thiết lập cuộc gọi, tỉ lệ rớt cuộc gọi.
o Đo kiểm đánh giá chất lượng thoại.
 Phương tiện đo kiểm: Có thể thực hiện đo kiểm bằng những thiết bị đo
sau:
o Máy Tems Invest,
o Hay Máy Anite Nemo,
o Và GPS Gamin.
 Sơ đồ hình bài đo:

 Bài đo:
o Bài đo gồm 2 máy điện thoại: 1 máy SIM Viettel (MS1) và 1 máy
SIM nhà khai thác nước ngoài (MS2) đã đăng ký roaming mạng
Viettel. Thực hiện cuộc gọi trong mạng Viettel theo 2 chiều MS1 à
MS2 và MS2 à MS1, thống kê các sự kiện trong cả 2 lần đo.
o Thiết lập bài đo:
· Độ dài cuộc gọi (duration): 30 (s).
· Thời gian nghỉ giữa 2 cuộc gọi (interval): >= 20 (s).
· Thời gian chờ kết nối (timeout): 30 (s).
 Thông số cần thống kê:
o Số lần xuất hiện sự kiện: Call Attempt, Call setup, Blocked Call,
Dropped Call, Call Establish.
o Thời điểm xảy ra các sự kiện: MOC gửi bản tin RRC Connection
Request đầu tiên và MOC nhận được bản tin CC Alerting từ mạng.
Lưu ý: Nếu cần thống kê giá trị MOS trung bình, thì bổ sung thêm
các thiết lập sau vào bài đo:
· Thời gian End pause: 5 (s)
· Thời gian Initial Pause: 15 (s)
· Độ dài File thoại: 5 (s)
Ghi chú: Bài đo được áp dụng cho cả 2 trường hợp thuê bao Inbound
Roaming là thuê bao chủ gọi và thuê bao bị gọi.
e. Bài đo InterRAT (CS InRAT HOSR - bài đo tham khảo phục vụ tối ưu)
 Mục đích bài đo:
o Đánh giá khả năng Handover từ mạng 3G sang mạng 2G
 Phương tiện đo: có thể thực hiện bai đo với nhưng thiết bị sau cùng với
GPS Gamin
o Máy Tems Invest
o Máy Anite Nemo
 Sơ đồ mô hình bài đo

 Bài đo:
o Máy đo để chế độ dual mode, thiết lập cuộc gọi trong mạng 3G.
o Độ dài cuộc gọi (duration): Gọi liên tục không giới hạn thời gian.
Khi nào máy chuyển sang 2G thì ngắt cuộc gọi, chờ đến khi máy
chuyển về 3G thì tiếp tục thiết lập cuộc gọi.
o Thời gian chờ kết nối (timeout): 30 (s).
 Thông số cần thống kê:
o Số lần xuất hiện sự kiện: Handover from UTRAN, Handover from
UTRAN failure.
f. Bài đo gửi SMS (đo theo yêu cầu Tối ưu)
 Mục đích bài đo:
o Đo kiểm tỉ lệ gửi tín nhắn SMS thành công
o Đo kiểm đánh giá thời gian gửi tin nhắn thành công.
 Phương tiện đo: có thể thực đo kiểm với các thiết bị đo và GSP
o Máy Tems Invest
o Máy Anite Nemo
 Sơ đồ mô hình đo:
 Bài đo:
o Để máy đo ở chế Dual Mode, 3G hay 2G tùy nhu cầu, để máy chế độ
Idle
o Thiết lập bài đo gửi tín nhắn đến một số di động hoặc tổng đài cổ
định.
 Thông kê:
o Thông kê số lần xuất hiện sự kiện SMS sent, SMS receiver, SMS
deliver, SMS sent failure.
g. Đo đánh giá chất lượng dịch vụ data tại điểm đo
 Mục đích bài đo:
o Đo kiểm chất lượng dịch vụ data 2G tại một điểm đánh giá thời gian
thiết lập phiên kết nối, khả năng thiết lập kết nối thành công.
o Đo kiểm đánh giá tốc độ dịch vụ data 2G.
 Phương tiện đo:
o USB EDGE hỗ trợ phần mềm Tems Invest hoặc Nemo
o Chọn server download trong nước hỗ trợ các giao thức HTTP, FTP…
 Sơ đồ mô hình bài đo:

 Bài đo:
o Thực hiện quay số trong chế độ Packet đến server ngoại mạng.
o Kích thước file DL/UL tối thiểu >= 100 MB.
o Thời gian download: 300s
o Thời gian chờ kết nối (timeout): 30 (s).
 Thông số thống kê:
o Số lần xuất hiện các sự kiện: RLC DL throughput trung bình, RLC
DL Throughput Max, RLC DL Throughput ổn định.

5.3.Các quy định về đo kiểm định kì đo kiểm benchmarking


VI.Hướng dẫn khai báo relation
1 Các khái niệm, thuật ngữ cơ bản về Relation
1.1 Khái niệm relation
Relation là mối quan hệ khai báo giữa hai cell mà thông qua mối quan hệ
này dịch vụ được duy trì khi khách hàng di chuyển từ vùng phục vụ của cell này
sang vùng phục vụ của cell khác. Khi đó cell đang phục vụ cho khách hàng được
gọi là Serving cell, cell được khai Relation với cell Serving được gọi là cell
Neighbour.
1.1.2 Phân loại Relation

 Relation 2G – 2G: Là Relation được khai báo giữa 2 cell 2G với nhau
nhằm đảm bảo dịch vụ thông suốt khi thuê bao hoạt động và di chuyển
trong mạng 2G.
 Relation 2G – 3G: Là Relation được khai báo giữa 1 cell 2G với 1 cell
3G nhằm đảm bảo thuê bao 3G khi ở mạng 2G có thể nhìn thấy và lựa
chọn chuyển giao sang mạng 3G.
 Relation 3G – 3G cùng tần số: Là Relation được khai báo giữa 2 cell 3G
sử dụng cùng một tần số nhằm đảm bảo tính liên tục của dịch vụ khi thuê
bao hoạt động và di chuyển trong mạng 3G. Bên cạnh đó, đối với các cell
3G sử dụng cùng tần số có vùng phủ liền nhau thì việc không khai báo
Relation sẽ dẫn đến cell này gây nhiễu cho cell kia khiến suy giảm chất
lượng dịch vụ, ví dụ: Rớt cuộc gọi, tốc độ download chậm…
 Relation 3G – 3G khác tần số: Là Relation được khai báo giữa 2 cell 3G
sử dụng khác tần số với nhau nhằm mục đích chia sẻ lưu lượng và giảm
nhiễu.
 Relation 3G – 2G: Là Relation được khai báo giữa 1 cell 3G với 1 cell
2G nhằm đảm bảo thuê bao hoạt động trên mạng 3G vì lý do mất sóng
hoặc chất lượng tồi có thể chuyển sang mạng 2G để sử dụng và duy trì
dịch vụ. Trong một số trường hợp mối quan hệ này cũng giúp chia sẻ lưu
lượng từ mạng 3G sang mạng 2G.

1.1.3 Một số khái niệm khác liên quan đến Relation.

 External: Là dữ liệu phải khai báo khi cell Neighbour nằm trên
BSC/RNC khác với BSC/RNC chứa cell Serving.
 Outer LAI: Là dữ liệu phải khai báo khi cell Neighbour nằm trên MSC
khác với MSC chứa cell Serving.
 BALIST: Là danh sách các tần số BCCH của các cell Neighbour có khai
báo Relation với cell Serving. Danh sách này được khai báo cho cell
Serving nhằm mục đích giúp thuê bao khi thuộc vùng phục vụ của cell
Serving thực hiện đo đạc và phát hiện ra các cell Neighbour tốt để chuyển
giao/lựa chọn sang.
 Selection Priority: Là chỉ số quy định mức ưu tiên của cell Neighbour
3G. Khi cell Serving 3G có quá nhiều Relation (tràn Relation) thì thuê
bao được phục vụ bởi cell Serving sẽ ưu tiên đo các cell Neighbour có
mức ưu tiên cao hơn. Selection Priority có giá trị càng thấp thì có mức ưu
tiên càng cao.

Lưu ý: Các yêu cầu bắt buộc khi khai báo Relation

 Đảm bảo khai báo đúng và đủ External, Outer LAI.


 Số lượng Relation cho mỗi loại của mỗi cell không được ít hơn hoặc
nhiều hơn số lượng quy định.
 Với 2G:
 Đảm bảo khai báo đúng và đủ BALIST.
 Đảm bảo Serving cell và các Neighbour cell của nó không có bất kỳ 2
cell nào trở lên đồng thời trùng tần số BCCH và BSIC.
 Với 3G:
 Phải thực hiện khai báo đủ và đúng Selection Priority.
 Đảm bảo Serving cell và các Neighbour cell của nó không có bất kỳ 2
cell nào trở lên đồng thời trùng tần số URAFCN DL và PSC.
1.2 Hướng dẫn tối ưu Relation (Add/Remove Neighbour)
1.2.1 Quan điểm tối ưu Relation
 Được phép khai báo Relation một chiều nhằm đảm bảo tối ưu Relation
cho từng cell.
 Đối với khai báo Relation cho trạm mới, luôn thực hiện khai báo Relation
2 chiều.
 Sử dụng công cụ Quick Neighbour (công cụ thiết kế Relation tự động dựa
trên tính toán quỹ suy hao đường truyền, khoảng cách trạm – trạm) là
công cụ chính để làm Relation.
 Kết hợp Quick Neighbour với bản ghi đo đạc hệ thống (NCS), log đo
kiểm Driving Test, quan sát bằng mắt trên bản đồ để đưa ra được danh
sách Relation tốt nhất.
 Thường xuyên rà soát và tối ưu lại Relation nhằm đảm bảo việc khai báo
Relation là đủ, đúng.

1.2.2 Chiến thuật khai báo Relation


Mạng 3G

a. Relation 3G-3G cho các trạm có cấu hình ≤ 4


Cell Số lượng
Serving Cell relation
relation relation Chú ý
cell non_cosite
cosite tối ưu
+) F1 của cell Macro Thủ phủ +) Đối với cặp relation từ F1
F1 F1, F2, F4 +) F4 của cell F1_F1: 20-25  F4 cosite: Chỉ add cho các
Inbuilding, Car, F1_F2: 15-20 cell thuộc cùng 1 sector.
Tboom/Femto. F1_F4: 1 +) Riêng vendor Ericsson
+) Nếu là KV thủ phủ Các KV còn lại không cần khai relation F1 
full F1_F2: Add thêm F1_F1: 15-25 F4 cùng trạm (do thuật toán
relation F2 của cell F1_F2: 1 share tải Ericsson không yêu
marco. F1_F4: 1 cầu).
+) Nếu Sector chỉ phát sóng
F1, F2, F3, đồng thời F1 không
có relation với F4 của
Inbuilding, Car, Tboom,
Femtom thì add F1 với F3
cùng sector để share tải
(vendor Ericsson không cần).
+) Đối với cặp relation từ F2
 F3 cosite: Chỉ add cho các
Thủ phủ cell thuộc cùng 1 sector.
F2_F2: 20-25 +) Riêng vendor Ericsson
F2_F1: 15-20 không cần khai relation F2 
+) F1, F2 của cell F2_F3: 1 F3 cùng trạm (do thuật toán
F2 F1, F2, F3
Macro. Các KV còn lại share tải Ericsson không yêu
F2_F2: 15-25 cầu).
F2_F1: 15-20 +) Đối với các KV còn lại: Số
F2_F3: 1 lượng relation F2_F2 tối thiểu
có thể thay đổi dựa trên vùng
phủ thực tế của F2.
+) Số lượng relation F3_F3 tối
thiểu có thể thay đổi dựa trên
vùng phủ thực tế của F3.
+) F1, F3 của cell +) Đối với cặp relation từ F3
Tất cả các KV
Macro.  F4 cosite: Chỉ add cho các
F3_F3: 15-25
F3 F1, F3, F4 +) F3 của cell cell thuộc cùng 1 sector.
F3_F1: 15-20
Inbuilding, Car, +) Riêng vendor Ericsson
F3_F4: 1
Tboom/Femto không cần khai relation F3 
F4 cùng trạm (do thuật toán
share tải Ericsson không yêu
cầu).
+) F1, F4 của cell Tất cả các KV Số lượng relation F4_F4 tối
Macro F4_F4: 15-25 thiểu có thể thay đổi dựa trên
F4 F1, F2, F4
+) F4 của Inbuilding, F4_F1: 15-20 vùng phủ thực tế của F4.
Car, Tboom/Femto F4_F2: 1
b. Relation 3G-3G cho các trạm có cấu hình 5
Cell Số lượng
Serving Cell relation
relation relation Chú ý
cell non_cosite
cosite tối ưu
+) Đối với cặp relation từ F1
 F4 cosite: Chỉ add cho các
cell thuộc cùng 1 sector.
Thủ phủ
+) F1 của cell Macro +) Riêng vendor Ericsson
F1_F1: 20-25
+) F4 của cell không cần khai relation F1 
F1_F2: 15-20
Inbuilding, Car, F4 cùng trạm (do thuật toán
F1_F4: 1
Tboom/Femto. share tải Ericsson không yêu
F1 F1, F2, F4 Các KV còn lại
+) Nếu là KV thủ phủ cầu).
F1_F1: 15-25
full F1_F2: Add thêm +) Nếu Sector chỉ phát sóng
F1_F2: 1
relation F2 của cell F1, F2, F3, đồng thời F1 không
F1_F4: 1
marco. có relation với F4 của
Inbuilding, Car, Tboom,
Femtom thì add F1 với F3
cùng sector để share tải
(vendor Ericsson không cần).
+) Đối với cặp relation từ F2
 F3 cosite: Chỉ add cho các
Thủ phủ cell thuộc cùng 1 sector.
F2_F2: 20-25 +) Riêng vendor Ericsson
F2_F1: 15-20 không cần khai relation F2 
+) F1, F2 của cell F2_F3: 1 F3 cùng trạm (do thuật toán
F2 F1, F2, F3
Macro. Các KV còn lại share tải Ericsson không yêu
F2_F2: 15-25 cầu).
F2_F1: 15-20 +) Đối với các KV còn lại: Số
F2_F3: 1 lượng relation F2_F2 tối thiểu
có thể thay đổi dựa trên vùng
phủ thực tế của F2.
+) Số lượng relation F3_F3 tối
thiểu có thể thay đổi dựa trên
vùng phủ thực tế của F3.
+) F1, F3 của cell +) Đối với cặp relation từ F3
Tất cả các KV
Macro.  F4 cosite: Chỉ add cho các
F3_F3: 15-25
F3 F1, F3, F4 +) F3 của cell cell thuộc cùng 1 sector.
F3_F1: 15-20
Inbuilding, Car, +) Riêng vendor Ericsson
F3_F4: 1
Tboom/Femto. không cần khai relation F3 
F4 cùng trạm (do thuật toán
share tải Ericsson không yêu
cầu).
+) F1, F4 của cell Tất cả các KV Số lượng relation F4_F4 tối
Macro. F4_F4: 15-25 thiểu có thể thay đổi dựa trên
F4 F1, F4, F5
+) F4 của Inbuilding, F4_F1: 15-20 vùng phủ thực tế của F4.
Car, Tboom/Femto. F4_F2: 1
+) F1, F2, F5 của cell Tất cả các KV Số lượng relation F5_F5 tối
Macro. F5_F5: 15-25 thiểu có thể thay đổi dựa trên
F5 F1, F2, F5
+) F5 của Inbuilding, F5_F1: 15-20 vùng phủ thực tế của F5.
Car, Tboom/Femto F5_F2: 15-20
c. Relation 3G 2G
Các cell F1, F2, F3, F4, F5 khai relation interRAT đầy đủ với các cell 2G
cùng vị trí và các cell 2G theo hướng phủ. Số lượng khoảng 15 đến 20 relation.
Mạng 2G

a. Relation 2G – 2G
Cell
Serving Cell relation Số lượng relation
relation
cell non_cosite tối ưu
cosite
Thủ phủ: 20-25
Add các relation theo hướng phủ,
Add toàn Các KV còn lại:
tối thiểu phải đủ relation đến lợp
A bộ relation 15-25. Số lượng relation tối thiếu có thể
trạm thứ 2 theo hướng phủ của
cosite nhỏ hơn 15, căn cứ vào vùng phủ và
cell
khoảng cách trạm - trạm thực tế.

b. Relation 2G  3G
 Cell 2G chỉ khai relation với các cell F1 cùng vị trí và các cell F1 theo
hướng phủ. Số lượng từ 15-20 relation.
 Đối với KV đã triển khai Full F1_F2 thì cell 2G được khai thêm relation
F2. Số lượng relation F2 từ 15-20 relation.

1.2.3 Khi nào thực hiện add/remove Relation?


 Khi thêm cell: Gồm lên trạm mới, thêm cell mới, tách cấu hình cao/TG,
active cấu hình 2 (3G), thay đổi tần số của cell (3G).
 Khi xóa cell: Gồm hủy trạm, xóa cell, đấu chuyển cấu hình cao, TG.
 Khi đổi tên cell/trạm: Di dời đánh mã mới.
 Khi tối ưu nâng cao chất lượng mạng:

 Tối ưu KPIs:

o Mạng 2G: CDR, HOSR.


o Mạng 3G: CS CDR, PS CDR, SHOSR, HHOSR, CS IRAT HOSR.
 Khi thực hiện đo kiểm nâng cao chất lượng mạng phát hiện thiếu/thừa
Relation.
 Rà soát định kỳ: Thực hiện định kỳ theo tháng. Đảm bảo mỗi tỉnh/TP
relation được rà soát tối thiểu 1 lần/tháng.

1.2.4 Các bước thực hiện


Thực hiện add/remove Neighbour cell theo lưu đồ dưới đây:
 Lưu đồ

 Mô tả lưu đồ
Bước 1: Chuẩn bị dữ liệu đầu vào:

 Bước 1.1: Lấy dữ liệu từ hệ thống.

 Xác định cell cần làm Relation: Là các cell nêu trong mục 5.2.3.
 Phạm vi lấy dữ liệu: Lấy dữ liệu của toàn bộ các cell thuộc tỉnh làm
Neighbour và các cell thuộc tỉnh lân cận trong phạm vi 2 lớp trạm so
với đường biên của tỉnh làm Neighbour.

Ghi chú: Đối với dữ liệu của các cell không thuộc phạm vi đơn vị mình
quản lý thì liên hệ cấp cao hơn để có số liệu.

 Các dữ liệu cần chuẩn bị:

o Dữ liệu CDD mới nhất bao gồm thông tin về:

 Internal 2G/3G: Chứa danh sách các cell 2G/3G trên hệ thống
và các trường thông tin cơ bản của cell đó.
 Status: Trạng thái phát của cell.
 Relation 2G - 2G, Relation 2G - 3G, Relation 3G - 3G, Relation
3G - 2G: Danh sách Relation đang được khai báo của cell và
các tham số mức Relation.
 BALIST: Khai báo tần BCCH của Neighbour cell trên Serving
cell.
 External: Thông tin trong External của 1 cell được khai báo
giống như thông tin của cell đó trong Internal.
 Outer LAI.

o Dữ liệu NIMS 2G/3G mới nhất bao gồm các thông tin về: Tọa độ, độ
cao, tilt, azimuth.

o Dữ liệu handover cell to cell 2G-2G, 3G-3G, 3G-2G tổng 1 tuần mới
nhất, không có tác động về Relation.
Hướng dẫn lấy handover cell to cell xem Phụ lục 1.

 Bước 1.2: Kiểm tra, chuẩn hóa dữ liệu và chuẩn bị dữ liệu đầu vào tool
Quick Neighbour. Chi tiết được trình bày ở mục 5.
Bước 2: Đưa ra danh sách Relation cần phải có.

 Bước 2.1: Đưa ra danh sách Relation nội site cần được khai báo.

· Đưa ra danh sách Relation nội site cho các cell cần làm Relation theo quy tắc
trong mục 5.2.2.
o Nếu Serving cell là 2G thì đưa ra danh sách Relation nội site với cell
2G và với cell 3G cùng vị trí.
o Nếu Serving cell là 3G thì đưa ra danh sách Relation nội site với cell
3G và với cell 2G cùng vị trí.
Relation 3G-2G nội site Relation 2G-3G nội site
Cell Cellr Rel Cell Cellr Rel
3HN0011 HNI0011 3HN0011_HNI0011 HNI0011 3HN0011 HNI0011_3HN0011
3HN0011 HNI0012 3HN0011_HNI0012 HNI0011 3HN0012 HNI0011_3HN0012
3HN0011 HNI0013 3HN0011_HNI0013 HNI0011 3HN0013 HNI0011_3HN0013

Relation 3G-3G nội site Relation 2G-2G nội site


Cell Cellr Rel Cell Cellr Rel
3HN0011 3HN0012 3HN0011_3HN0012 HNI0011 HNI0012 HNI0011_HNI0012
3HN0011 3HN0013 3HN0011_3HN0013 HNI0011 HNI0013 HNI0011_HNI0013

Trong đó: Cột “Cell” là cột chứa các Serving cell và cột “Cellr” là cột chứa
các Neighbour cell, cột “Rel” là cột chứa khai báo Relation giữa Serving
cell và Neighbour cell.
 Bước 2.2: Sử dụng tool Quick Neighbour để đưa ra danh sách Relation tốt
nhất từ Serving cell đến Neighbour cell (khoảng 15-20 relation, không
bao gồm các Relation nội site).

 Nếu Serving cell là 2G thì chạy Quick Neighbour cho chiều 2G-2G và 2G-3G.
 Nếu Serving cell là 3G thì chạy Quick Neighbour cho chiều 3G-3G và 3G-2G.

Chi tiết xem Hướng dẫn sử dụng phần mềm Quick Neighbour Planning số
HD.02.TTDĐ.116/VT.

 Bước 2.3: Ghép danh sách có được từ bước 2.1 và bước 2.2, lọc trùng để
đưa ra danh sách Relation cần. Trường hợp thêm cell mới thì thực hiện
tiếp bước 2.4, nếu không thực hiện bước 3.
 Bước 2.4: Đối với trường hợp thêm cell mới, bổ sung Relation chiều
ngược lại để có được danh sách Relation 2 chiều giữa Serving cell và
Neighbour cell. Cả hai chiều Relation từ Serving cell đến Neighbour cell
và ngược lại đều cần được khai báo trên hệ thống.

Bước 3: Đưa ra danh sách Relation cần add bổ sung.

 Từ danh sách Relation cần phải có ở bước 2 cộng với các Relation muốn
add khác (thông qua đo kiểm driving test, từ bản ghi hệ thống hoặc rà soát
bằng mắt…), so sánh với Relation hiện có của Serving cell đã lấy được ở
bước 1 sẽ ra được danh sách Relation cần add.
 Các cặp Relation hiện đang không có trên hệ thống là cặp cần add bổ
sung.

Hướng dẫn chi tiết về cách dùng các phương án xác định relation cần bổ
xung qua: Đo kiểm driving test, từ bản ghi hệ thống hoặc rà soát bằng mắt tham
khảo phục lục 2 đính kèm.
Bước 4: Kiểm tra Relation có bị tràn sau khi add bổ sung Relation.

 Căn cứ vào số lượng Relation hiện có và số lượng Relation cần add cho
mỗi cell, đưa ra danh sách các cell bị tràn số lượng Relation.
 Định nghĩa: Cell bị tràn số lượng Relation là cell có số Relation > số
lượng Relation tối đa cho phép. Số lượng Neighbour (Relation) tối đa cho
mỗi loại như sau:

 Relation 2G-2G: Tối đa 32 Neighbour.


 Relation 2G-3G: Tối đa 32 Neighbour.
 Relation 3G-3G: Tối đa 31 Neighbour với cùng tần và 32 Neighbour
với khác tần.
 Relation 3G-2G: Tối đa 32 Neighbour.

o Chú ý: Với cell 3G Ericsson, tổng số Relation các loại gồm cùng
tần + khác tần + Relation 3G-2G phải < 76, nếu khai báo thừa so
với quy định, cell sẽ bị treo dịch vụ.
o Ví dụ: Cell 3HN9592 có số Relation cùng tần > 30 (vượt quá quy
định), cell 3HN0334 có số lượng mỗi loại Relation không vi phạm
nhưng tổng số Relation > 78 => có thể gây treo dịch vụ của cell,
cekk 3HN2805 vừa có số Relation cùng tần vừa có tổng số Relation
vi phạm số lượng  3 cell 3HN9592, 3HN0334 và 3HN2805 đều
cần remove bớt Relation do tràn.

 Những cell bị tràn về số lượng Relation sẽ chuyển sang bước 5 để remove


bớt Relation hiện có, đảm báo add đủ số lượng Relation cần add bổ sung.
 Các cell 2G không bị tràn Relation sẽ chuyển sang bước 7. Cell 3G không
bị tràn sẽ chuyển sang bước 5.

Bước 5: Remove Relation. Có 3 trường hợp remove Relation.


 Trường hợp 1: Remove Relation khi xóa cell, hủy trạm: Xóa toàn bộ các
Relation liên quan tới cell xóa.
 Trường hợp 2: Remove Relation cho những cell bị tràn Relation ở bước
4.

 Số lượng remove = [(số lượng Relation hiện có + Relation cần add) –


số lượng Relation tối đa].
 Remove dựa vào dữ liệu handover cell to cell, remove theo thứ tự ít
chuyển giao nhất đến cao hơn. Chi tiết hướng dẫn ở mục 5.

 Trường hợp 3: Remove Relation cho những cell không có hành động add
Relation ở bước 3, nhằm tối ưu số lượng Relation. Tuy nhiên vẫn đảm bảo
không remove Relation nội site và 15 Relation khác site tốt nhất từ Quick
Neighbour đưa ra.

Remove dựa vào handover cell to cell, chi tiết hướng dẫn theo phụ lục 3.
Bước 6: Đặt mức ưu tiên Relation (đối với 3G).

 Mức ưu tiên của các Relation bổ sung ở bước 3 đặt là 2.


 Với các cell không có relation cần add thêm ở bước 3, thực hiện đặt lại
mức ưu tiên relation căn cứ vào dữ liệu handover cell to cell.

Chi tiết hướng dẫn đặt mức ưu tiên trong phụ lục 4.
Bước 7: Làm CR và apply dữ liệu khai báo vào hệ thống.

 NVKT đội/NV TKTƯ làm CR tác động hệ thống: Sau khi đã có danh
sách Relation cần add/remove, thực hiện add/remove BA list (2G),
add/remove External, add/remove Outer LAI sau đó tạo CR theo form
trong Bộ CR/CDD chuẩn.
 NVKT đội/NV TKTƯ chịu trách nhiệm đảm bảo CR được apply đúng và
đủ vào hệ thống.
 Căn cứ vào quy trình tác động mạng lưới, P.TĐHT TTĐHVT hoặc
P.KTKT TT KTKV sẽ là đơn vị thực hiện CR.

Bước 8: Đo kiểm và theo dõi KPIs, PAKH sau khi apply dữ liệu.

 NVKT đội/NV TKTƯ thực hiện đo kiểm driving test sau khi CR được
apply trong trường hợp số cell serving tác động > 10% tổng số cell của
tỉnh.
 NVKT đội/NV TKTƯ chịu trách nhiệm theo dõi KPIs sau tác động và
đánh giá KPIs sau tác động 1 tuần.
 P.ĐHVT CNVT tỉnh/TP chịu trách nhiệm theo dõi PAKH phát sinh.

 Phụ lục đính kèm


STT Tên phụ lục Mã số
1 Hướng dẫn lấy Handover Cell to Cell PL.01/HD.02.TTDĐ. /VT
2 Một số cách rà soát thiếu Neighbour khác PL.02/HD.02.TTDĐ. /VT
Hướng dẫn Remove Relation dựa vào dữ liệu Handover Cell to
3 PL.03/HD.02.TTDĐ. /VT
Cell
Quy tắc và hướng dẫn đặc mức ưu tiên Relation 3G-3G dựa
4 PL.04/HD.02.TTDĐ. /VT
vào dữ liệu Handover Cell to Cell
5 Hướng dẫn chi tiết làm Relation cho từng loại. PL.05/HD.02.TTDĐ. /VT

1.3 Hướng dẫn lấy Handover cell-to-cell.


1.3.1 Mạng 2G
Đối với 2G, dữ liệu handover cell to cell cần lấy gồm các trường thông tin
sau đây:

1.3.2 Mạng 3G
Dữ liệu handover cell to cell đối với cell 3G cần lấy các trường thông tin sau
đây:

 Handover cell to cell cùng tần:

Trong đó tổng số lần chuyển giao = tổng của các ô được khoanh màu đỏ;
tổng số lần chuyển giao thành công = tổng của các ô được khoanh màu xanh.
Ghi chú: Các cặp relation có dữ liệu đều là #EMPTY ở tất cả các ô là các
relation khác tần.

 Handover cell to cell khác tần:


Trong đó tổng số lần chuyển giao = tổng của các ô được khoanh màu đỏ;
tổng số lần chuyển giao thành công = tổng của các ô được khoanh màu xanh.
Ghi chú: Các cặp relation có dữ liệu đều là #EMPTY ở tất cả các ô là các
relation cùng tần.

 Handover cell to cell 3G-2G (gsm relation):

1.4 Một số cách rà soát thiếu Neighbour.


Từ danh sách Relation ở bước 2, thực hiện bổ sung các Relation cần add
theo các cách khác như phát hiện thiếu Neighbour trong quá trình đo kiểm
Driving Test, kiểm tra bản ghi hệ thống thầy cần add hoặc view lên Map thấy
cần add…
1.4.1 Đo kiểm Driving Test

 Log file đo kiểm có dạng như sau:


Trong đó:

 Cột Type: SC (Serving Cell), MN (Monitor Neighbour), DN (Detected


Neighbour), AS (Active Set).
 Cột Cell Name: Tên của Serving Cell.
 Cột SC: PSC của Neighbour Cell.
 Cột CI: Cell ID của Neighbour Cell.
 CPICH EcNo và CPICH RSCP: EcNo và RSCP của Neighbour cell.

 Các trường hợp có giá trị cột Type là DN, có giá trị CPICH EcNo và
CPICH RSCP tốt là các trường hợp thiếu Relation và cần được khai
Relation bổ sung. Từ giá trị PSC (cột SC) và giá trị Cell ID (cột CI) để
tìm ra Cell Name của Neighbour cell cần add).

1.4.2 Kiểm tra bản ghi NCS hệ thống


Giới thiệu về NCS
 Định nghĩa: NCS (Neighbour cell support) là bản ghi hệ thống được dùng
để kiểm tra và khai báo thêm Relation cho Serving cell trong các trường
hợp rớt cuộc gọi do thiếu Relation.
 Cách làm này chỉ áp dụng được cho vendor 2G, 3G Ericsson và 2G
Huawei (Nastar 2G) do các hệ thống này có hỗ trợ thống kê các bản ghi
trên.
 Nội dung của bản ghi NCS sau khi export từ hệ thống có dạng như sau:

Trong đó:

 Cột Cell là Serving cell.


 Cột SC là PSC của cell cần add Relation với Serving cell và có cùng
tần số với Serving cell.
 NumberOfDrops là số cuộc rớt do thiếu Neighbour cell có PSC là giá trị cột
SC.
 AverageRSCP và averageCPICHEcNo: Giá trị mức thu trung bình và
tỷ số tín hiệu trên nhiễu trung bình của Neighbour cell.

Các bước add relation thiếu dựa trên bản ghi NCS.
 Bước 1: Đặt bản ghi NCS cho KV cần tối ưu relation.
 Đối với vendor 3G Ericsson, để dữ liệu số cuộc rớt do thiếu relation
đẩy ra chính xác trước khi đặt bản ghi cần thay đổi tham số
releaseConnOffset từ 18dB về 12dB. Tham số này có ý nghĩa như sau:
 Khi 1 cell có EcNo > EcNo của best cell trong active set 1 ngưỡng cấu
hình bởi tham số này, mà cell đó không được add vào tập AS  thì
cuộc gọi sẽ bị giải phóng, và nguyên nhân rớt cuộc gọi là do missing
relation. Việc để tham số này quá cao bằng 18dB như hiện tại sẽ giúp
giảm số cuộc gọi rớt, tuy nhiên sẽ giấu đi vấn đề đang thiếu relation
thực sự của mạng. Do vậy, trước khi đặt NCS thì cần thay đổi tham số
releaseConnOffset về 12dB (giá trị default).

 Bước 2: Chốt danh sách các cell relation cần add thêm dựa trên các thông
tin từ bản ghi NCS.

 Relation cần add thêm phải thỏa mãn điều kiện giá trị các cột
numberofevent, NumberOfDrops, averageCpichEcNo và
averageRSCP.
 Ranking các relation theo thứ tự giảm dần của number of event (số lần
báo missing relation). Thông tin của các cell này gồm PSC và tần số.
 Sử dụng thêm tool excel hỗ trợ để có được kết quả tên Cell Name cần
add (Có nhiều cell có cùng một mã PSC, tuy nhiên kết quả được chọn
là cell có cùng tần với Serving cell và có khoảng cách đến Serving cell
là gần nhất).

1.4.3 Kiểm tra bằng map trên Plancheck

 Tạo map trên Plancheck thì kết quả có dạng như sau:

Trong đó:
 Serving cell là cell màu đỏ (HNI3811).
 Các cell màu xanh là Neighbour cell có khai Relation với Serving cell
(các cell HNI3812, HNI3813, HI10701, HI39861,…)

 Nhìn vào Map có thể thấy cell HNI3811 đang khai thiếu Relation với cell
HI18462 ở phía đối diện => Cần add thêm Relation giữa HNI3811 và
HI18642.

1.5 Hướng dẫn xóa relation dựa vào dữ liệu handover cell-to-cell.

 Lấy HO cell to cell tổng 1 tuần, lấy cả HO att, HO succ và HOSR mức
cell to cell, tổng HO của cell.
 Chỉ xử lý các cell serving có tổng HO của cell>1000/tuần (điều này đảm
bảo số mẫu, độ chính xác).
 Đối với mỗi cell, ranking các cặp theo HO att, đặt số thứ tự từ 1->32; tính
hiệu suất sử dụng của cặp relation (% relation use) cho mỗi cặp.
 Thực hiện remove relation theo nguyên tắc sau:

 Cặp relation có handover attempt = 0 và không nằm trong danh sách


15-20 relation khác site tốt nhất từ Quickneighbour, không phải là
relation nội site.
 Cặp relation có STT từ 25->31, có % relation use < 0.3% và không
nằm trong danh sách 15 relation tốt nhất từ Quickneighbour, không
phải là relation nội site.

 Chỉ remove 1 chiều.

 Giải thích về các tham số HO att, HOSR, tổng relation của cell, %
Relation use, STT trong bảng dưới.

Tổng
HO HO % Relation
Utrancell GsmRelationId HOSR relation của STT
att succ use
cell
3BG0011 3BG0014_BGG0011 2793 2753 98.57 6902 40.47 1
3BG0011 3BG0014_BGG0012 1274 1266 99.37 6902 18.46 2
3BG0011 3BG0014_BGG0232 670 658 98.21 6902 9.71 3
3BG0011 3BG0014_BGG0996 476 465 97.69 6902 6.90 4
3BG0011 3BG0014_BGG0017 254 250 98.43 6902 3.68 5
3BG0011 3BG0014_BGG0231 198 197 99.49 6902 2.87 6
3BG0011 3BG0014_BGG0999 180 173 96.11 6902 2.61 7
3BG0011 3BG0014_BGG0018 150 148 98.67 6902 2.17 8
3BG0011 3BG0014_BGG0401 146 137 93.84 6902 2.12 9
3BG0011 3BG0014_BGG1661 140 137 97.86 6902 2.03 10
3BG0011 3BG0014_BGG1092 140 133 95 6902 2.03 11
3BG0011 3BG0014_BGG1662 119 119 100 6902 1.72 12
3BG0011 3BG0014_BGG0235 92 92 100 6902 1.33 13
3BG0011 3BG0014_BGG0013 74 68 91.89 6902 1.07 14
3BG0011 3BG0014_BGG0237 70 63 90 6902 1.01 15
3BG0011 3BG0014_BGG1651 55 54 98.18 6902 0.80 16
3BG0011 3BG0014_BGG1652 48 47 97.92 6902 0.70 17
3BG0011 3BG0014_BGG0716 23 23 100 6902 0.33 18
1.6 Hướng dẫn đặt mức ưu tiên relation dựa trên HO cell-to-cell.
1.6.1 Các bước xác định thứ tự ưu tiên.
 Hiện tại mạng Viettel đang cấu hình có tối đa 3 cell trong AS, số lượng
cell gửi xuống UE đo đạc (bao gồm cả cell trong AS và relation) là 32.
 Nguyên tắc kết hợp relation gửi xuống cho UE đo đạc như sau:
 Khi có 1 cell trong active set, RNC sẽ gửi toàn bộ các relation của cell
cho UE đo (tối đa 31 relation cùng tần, hoặc 32 relation khác tần hoặc 2G).
 Khi có 2 cell trong active set, RNC sẽ gửi 15 relation của cell A, 15
relation của cell B cho UE đo.
 Khi có 3 cell trong active set, RNC sẽ gửi 10 relation của cell A, 9
relation của cell B, 9 relation của cell C cho UE đo.
 Việc lựa chọn cell relation để gửi xuống cho UE đo đặc căn cứ vào tham
số selectionpriority. Nếu không đặt mức ưu tiên, hoặc mức ưu tiên bằng
nhau, RNC sẽ chọn ngẫu nhiên relation trong danh sách relation của các
cell trong active set, dẫn đến nhiều trường hợp cell relation ở gần không
được gửi xuống gây rớt cuộc gọi.
 Có 2 cách đạt mức ưu tiên: Chỉ dựa theo HO att cell to cell, và dựa vào cả
HO att cell to cell và HOSR của từng cặp relation
 Định nghĩa tham số STT và HOSR chi tiết như sau:
Utrancell GsmRelationId HO att HO succ HOSR STT
3BG0011 3BG0014_BGG0011 2793 2753 98.57 1
3BG0011 3BG0014_BGG0012 1274 1266 99.37 2
3BG0011 3BG0014_BGG0232 670 658 98.21 3
3BG0011 3BG0014_BGG0996 476 465 97.69 4
3BG0011 3BG0014_BGG0017 254 250 98.43 5
3BG0011 3BG0014_BGG0231 198 197 99.49 6
3BG0011 3BG0014_BGG0999 180 173 96.11 7
3BG0011 3BG0014_BGG0018 150 148 98.67 8
3BG0011 3BG0014_BGG0401 146 137 93.84 9
3BG0011 3BG0014_BGG1661 140 137 97.86 10
3BG0011 3BG0014_BGG1092 140 133 95.00 11
3BG0011 3BG0014_BGG1662 119 119 100.00 12
3BG0011 3BG0014_BGG0235 92 92 100.00 13
3BG0011 3BG0014_BGG0013 74 68 91.89 14
3BG0011 3BG0014_BGG0237 70 63 90.00 15
3BG0011 3BG0014_BGG1651 55 54 98.18 16
3BG0011 3BG0014_BGG1652 48 47 97.92 17
3BG0011 3BG0014_BGG0716 23 23 100.00 18
1.6.2 Đặt mức ưu tiên cho relation 3G_3G cùng tần số.
 Do tỉ lệ SHOSR ~ 99.5% nên đặt mức ưu tiên cho relation 3G_3G cùng
tần số chỉ đạt theo handover attempt cell to cell.
 Dữ liệu handover cell to cell lấy tổng 1 tuần, không có tác động relation.

Luật Selectionpriority
1 ≤ STT ≤ 9 1
9 < STT ≤ 16 2
STT > 16 3
1.6.3 Đặt mức ưu tiên cho relation 3G_3G khác tần số, Relation 3G_2G.

 Đặt mức ưu tiên relation cho 3G_3G khác tần số, relation 3G_2G dựa vào
dữ liệu handover attempt và HOSR cell to cell.
 Cấu hình 12 mức ưu tiên như sau:

Luật 1 Luật 2 Selectionpriority Ghi chú


1≤ STT ≤ 10 100 ≥ HOSR ≥ 98 1
1≤ STT ≤ 10 98 > HOSR ≥ 96 2
1≤ STT ≤ 10 96 > HOSR ≥ 94 3
1≤ STT ≤ 10 94 > HOSR ≥ 92 4
1≤ STT ≤ 10 92 > HOSR ≥ 90 5
1≤ STT ≤ 10 90 > HOSR ≥ 85 6
1≤ STT ≤ 10 85 > HOSR ≥ 80 7
1≤ STT ≤ 10 80 > HOSR ≥ 70 8
1≤ STT ≤ 10 70 > HOSR ≥ 50 9
1≤ STT ≤ 10 50 > HOSR ≥ 30 10
1≤ STT ≤ 10 30 > HOSR ≥ 0 11
Cặp không có HO att,
1≤ STT ≤ 10 HOSR = -1 12
xem xét remove
10 < STT ≤ 16 100 ≥ HOSR ≥ 98 2
10 < STT ≤ 16 98 > HOSR ≥ 96 3
10 < STT ≤ 16 96 > HOSR ≥ 94 4
10 < STT ≤ 16 94 > HOSR ≥ 92 5
10 < STT ≤ 16 92 > HOSR ≥ 90 6
10 < STT ≤ 16 90 > HOSR ≥ 85 8
10 < STT ≤ 16 85 > HOSR ≥ 80 10
Có thể remove các cặp
10 < STT ≤ 16 80 > HOSR ≥ 0 12
này
Cặp không có HO att,
10 < STT ≤ 16 HOSR = -1 12
xem xét remove
STT > 16 100 ≥ HOSR ≥ 98 3
STT > 16 98 ≥ HOSR > 96 4
STT > 16 96 > HOSR ≥ 90 11
Có thể remove các cặp
STT > 16 HOSR < 90 12
này
1.7 Các bước làm relation.
1.7.1 Relation 2G-2G.
Bước 1: Chuẩn bị dữ liệu đầu vào
 Bước 1.1: Lấy dữ liệu từ hệ thống, kiểm tra và chuẩn hóa dữ liệu.

 Phạm vi lấy dữ liệu: Lấy dữ liệu của toàn bộ các cell thuộc tỉnh làm
Neighbour và các cell thuộc tỉnh lân cận trong phạm vi 2 lớp trạm so
với đường biên của tỉnh làm Neighbour
 Các dữ liệu cần lấy gồm:
o Internal 2G, Relation 2G-2G, BA list 2G, Status cell 2G, External
2G, outer LAI lấy từ CDD.
o Cơ sở dữ liệu trạm 2G lấy từ NIMS.
o Handover cell to cell 2G-2G lấy từ OSS. Chi tiết các trường thông
tin cần lấy xem phụ lục 1.
 Bước 1.2: Sau khi đã lấy xong dữ liệu, dùng internal 2G làm file gốc,
chuẩn bị dữ liệu đầu vào cho tool Quick Neighbour như sau:

 Kiểm tra trạng thái phát của cell. Với đầu vào tool Quick Neighbour,
chỉ lấy các cell đang phát sóng và dự kiến phát sóng. State =
“ACTIVE” hay “ACTIV” là cell đang phát, state = “HALTED” hay
“HALTE” là cell đang không phát sóng.

 Lấy thông tin tọa độ (long, lat), góc phương vị (azimuth), góc ngẩng
(tilt), chiều cao anten so với mặt đất (height) của cell. Thông tin lấy
trong cơ sở dữ liệu trạm NIMS cho BTS. Tách 6 chữ cái đầu trong tên
cell để có được mã vị trí (site) của cell.

Ví dụ: HI37281 thì mã site sẽ là HI3728.

 Kiểm tra dữ liệu tilt và chiều cao từ NIMS, với các giá trị cực đoan
phải thực hiện đồng bộ dữ liệu nhằm hạn chế các trường hợp bất
thường, thiếu Relation. Việc đồng bộ dữ liệu chỉ thực hiện đối với các
cell ở thành phố/thủ phủ theo nguyên tắc như sau:
o Nếu tilt < 4, đưa về = 4, nếu tilt > 14, đưa về = 14.
o Nếu độ cao < 15m, đưa về = 15m, nếu độ cao > 54m, đưa về =
54m.
 Điền dữ liệu đã chuẩn bị vào form mẫu đầu vào với tool Quick
Neighbour.
o Với các cell cần làm Relation: Flag 1 = FALSE.
o Với các cell nền (các cell lân cận): Flag 1 = TRUE.
o Giá trị Flag2 = outdoor đối với cell marco và indoor đối với cell
Inbuilding.
o Flag3 = WCDMA.

Bước 2: Đưa ra danh sách Relation cần phải có

 Bước 2.1: Đưa ra danh sách Relation nội site cần được khai báo.

 Từ dữ liệu ở bước 1, kiểm tra các cell có giá trị ở cột Site giống nhau
thì phải được khai Relation với nhau => đưa ra danh sách Relation nội
site cần khai báo.

Ví dụ: Các cell HI37281, HI37282 và HI37283 đều thuộc site HI3728
=> Cần được khai báo Relation với nhau. Cell cần làm Relation là
HI37283, danh sách Relation nội site cần khai báo là:
Cell Cell R
HI37283 HI37281
HI37283 HI37282
Trong đó, cột Cell là Serving cell cần làm Relation, cột Cell R là
Neighbour cell cần được khai báo quan hệ Relation với cell.

 Bước 2.2: Sử dụng tool Quick Neighbour để đưa ra danh sách 15 Relation
tốt nhất từ Serving cell đến Neighbour cell (không bao gồm các Relation
nội site).

Chi tiết hướng dẫn dùng tool Quick neighbour xem “Hướng dẫn sử dụng
phần mềm nghiệp vụ TKTƯ - Hướng dẫn sử dụng phần mềm Quick
Neighbour”.

 Đầu ra sau khi chạy tool Quick Neighbour có dạng như sau:

o Cột Cell: Serving cell cần làm Relation.


o Cột Ncell_i (I = 1 : 32): Neighbour cell của Serving cell ở cột Cell
được khuyến nghị bởi tool Quick Neighbour. Giá trị i càng nhỏ thì
cell Neighbour càng tốt. Giá trị ở cột Ncell_1 là Neighbour tốt nhất
của Serving cell ở cột cell.
Như vậy theo kết quả chạy tool Quick Neighbour thì cell HI37281 là
Neighbour tốt nhất của cell HI37283.
 Sử dụng Tool chuyển Relation theo hàng sang dạng Cell – CellR để
chuyển kết quả chạy tool Quick Neighbour từ dạng hàng thành cột.
Cách sử dụng tool như sau:

o Đầu vào: Điền giá trị đầu ra tool Quick Neighbour

o Nhấn Alt + F8 -> Run:

o Kết quả đầu ra sẽ có dạng như sau. Kết quả chuyển hàng thành cột đã
theo thứ tự Neighbour tốt nhất từ trên xuống.

 Lọc các cell cùng site và xếp hạng Neighbour:


 Bước 2.3: Ghép danh sách có được từ Bước 2.1 và Bước 2.2, lọc trùng để
đưa ra danh sách Relation cần.

 Danh sách Relation cần bao gồm Relation nội site và 15 Neighbour tốt
nhất từ Quick.

Cell Cellr Relation Hạng


HI37283 HI37281 HI37283-HI37281 CS
HI37283 HI37282 HI37283-HI37282 CS
HI37283 HNI3992 HI37283-HNI3992 1
HI37283 HNI3993 HI37283-HNI3993 2
HI37283 HI37332 HI37283-HI37332 3
HI37283 HI37334 HI37283-HI37334 4
HI37283 HI3733A HI37283-HI3733A 5
HI37283 HNI3991 HI37283-HNI3991 6
HI37283 HI16586 HI37283-HI16586 7
HI37283 HI28571 HI37283-HI28571 8
HI37283 HNI8441 HI37283-HNI8441 9
HI37283 HNI8442 HI37283-HNI8442 10
HI37283 HNI7442 HI37283-HNI7442 11
HI37283 HI27242 HI37283-HI27242 12
HI37283 HI37337 HI37283-HI37337 13
HI37283 HI24504 HI37283-HI24504 14
HI37283 HNI8443 HI37283-HNI8443 15

 Trường hợp làm Relation cho cell mới active, tích hợp thì thực hiện
tiếp bước 2.4, nếu không thực hiện bước 3.
 Bước 2.4: Đối với trường hợp làm Relation cho cell mới Active, tích hợp,
bổ sung Relation chiều ngược lại để có được danh sách Relation 2 chiều
cần có giữa Serving cell và Neighbour cell.

Cell Cellr Relation Hạng Ghi chú


HI37283 HI37281 HI37283-HI37281 CS
HI37283 HI37282 HI37283-HI37282 CS
HI37283 HNI3992 HI37283-HNI3992 1
HI37283 HNI3993 HI37283-HNI3993 2
HI37283 HI37332 HI37283-HI37332 3
HI37283 HI37334 HI37283-HI37334 4
HI37283 HI3733A HI37283-HI3733A 5
HI37283 HNI3991 HI37283-HNI3991 6 Relation cần từ cell
HI37283 đến các
HI37283 HI16586 HI37283-HI16586 7
Neighbour cell lân
HI37283 HI28571 HI37283-HI28571 8 cận
HI37283 HNI8441 HI37283-HNI8441 9
HI37283 HNI8442 HI37283-HNI8442 10
HI37283 HNI7442 HI37283-HNI7442 11
HI37283 HI27242 HI37283-HI27242 12
HI37283 HI37337 HI37283-HI37337 13
HI37283 HI24504 HI37283-HI24504 14
HI37283 HNI8443 HI37283-HNI8443 15
HI37281 HI37283 HI37281-HI37283 CS
HI37282 HI37283 HI37282-HI37283 CS
HNI3992 HI37283 HNI3992-HI37283 1
HNI3993 HI37283 HNI3993-HI37283 2
HI37332 HI37283 HI37332-HI37283 3
HI37334 HI37283 HI37334-HI37283 4
HI3733A HI37283 HI3733A-HI37283 5
HNI3991 HI37283 HNI3991-HI37283 6 Relation cần từ các
HI16586 HI37283 HI16586-HI37283 7 Neighbour cell đến
HI28571 HI37283 HI28571-HI37283 8 cell HNI37283
HNI8441 HI37283 HNI8441-HI37283 9
HNI8442 HI37283 HNI8442-HI37283 10
HNI7442 HI37283 HNI7442-HI37283 11
HI27242 HI37283 HI27242-HI37283 12
HI37337 HI37283 HI37337-HI37283 13
HI24504 HI37283 HI24504-HI37283 14
HNI8443 HI37283 HNI8443-HI37283 15
Bước 3: Đưa ra danh sách Relation cần add bổ sung
 Từ danh sách Relation ở bước 2, thực hiện bổ sung các Relation cần add
theo các cách khác như phát hiện thiếu Neighbour trong quá trình đo kiểm
Driving Test, kiểm tra bản ghi hệ thống thầy cần add hoặc view lên Map
thấy cần add….Chi tiết xem phụ lục 5.
 So sánh Relation cần add vừa tạo ở trên với các Relation hiện có trên hệ
thống để ra được danh sách Relation cần add bổ sung:

 Từ danh sách Relation cần add ở bước 2, kiểm tra trong internal để
biết Serving cell thuộc BSC nào. Ghép trường BSC và trường Relation
để tạo thành Key. (Việc tạo Key nhằm tránh các thông tin rác trên hệ
thống gây ảnh hưởng đến kết quả làm Neighbour.)

Ví dụ với cell HI37283, kiểm tra trong internal sẽ thấy cell thuộc BSC là
BCPD50. Tạo key theo hướng dẫn thì được kết quả như sau:
BSC Cell Cellr Relation Hạng Key
BCPD45 HI37283 HI37281 HI37283-HI37281 CS BCPD45_HI37283-HI37281
BCPD45 HI37283 HI37282 HI37283-HI37282 CS BCPD45_HI37283-HI37282
BCPD45 HI37283 HNI3992 HI37283-HNI3992 1 BCPD45_HI37283-HNI3992
BCPD45 HI37283 HNI3993 HI37283-HNI3993 2 BCPD45_HI37283-HNI3993
BCPD45 HI37283 HI37332 HI37283-HI37332 3 BCPD45_HI37283-HI37332
BCPD45 HI37283 HI37334 HI37283-HI37334 4 BCPD45_HI37283-HI37334
BCPD45 HI37283 HI3733A HI37283-HI3733A 5 BCPD45_HI37283-HI3733A
BCPD45 HI37283 HNI3991 HI37283-HNI3991 6 BCPD45_HI37283-HNI3991
BCPD45 HI37283 HI16586 HI37283-HI16586 7 BCPD45_HI37283-HI16586
BCPD45 HI37283 HI28571 HI37283-HI28571 8 BCPD45_HI37283-HI28571
BCPD45 HI37283 HNI8441 HI37283-HNI8441 9 BCPD45_HI37283-HNI8441
BCPD45 HI37283 HNI8442 HI37283-HNI8442 10 BCPD45_HI37283-HNI8442
BCPD45 HI37283 HNI7442 HI37283-HNI7442 11 BCPD45_HI37283-HNI7442
BCPD45 HI37283 HI27242 HI37283-HI27242 12 BCPD45_HI37283-HI27242
BCPD45 HI37283 HI37337 HI37283-HI37337 13 BCPD45_HI37283-HI37337
BCPD45 HI37283 HI24504 HI37283-HI24504 14 BCPD45_HI37283-HI24504
BCPD45 HI37283 HNI8443 HI37283-HNI8443 15 BCPD45_HI37283-HNI8443

 Lấy ra toàn bộ Relation hiện có trên hệ thống của các cell cần add bổ
sung ở Bước 2. Sau đó ghép BSC với Relation để tạo thành key. Giả
sử Relation hiện có trên hệ thống của cell HI37283 và key tương ứng
như sau:
o (OUTINCELL chính là mối quan hệ Relation giữa Serving cell
ở cột Cell và Neighbour cell ở cột Cellr.)
EXCHID OUTINCELL CELL CELLR DIR CAND CS Key
BCPD45 HI37283-HI24504 HI37283 HI24504 SINGLE BOTH NO BCPD45_HI37283-HI24504
BCPD45 HI37283-HI28572 HI37283 HI28572 SINGLE BOTH NO BCPD45_HI37283-HI28572
BCPD45 HI37283-HI27202 HI37283 HI27202 SINGLE BOTH NO BCPD45_HI37283-HI27202
BCPD45 HI37283-HI3733A HI37283 HI3733A MUTUAL BOTH NO BCPD45_HI37283-HI3733A
BCPD45 HI37283-HI37337 HI37283 HI37337 MUTUAL BOTH NO BCPD45_HI37283-HI37337
BCPD45 HI37283-HI37335 HI37283 HI37335 MUTUAL BOTH NO BCPD45_HI37283-HI37335
BCPD45 HI37283-HI37285 HI37283 HI37285 MUTUAL BOTH NO BCPD45_HI37283-HI37285
BCPD45 HI37283-HI37284 HI37283 HI37284 MUTUAL BOTH NO BCPD45_HI37283-HI37284
BCPD45 HI37283-HI37334 HI37283 HI37334 MUTUAL BOTH NO BCPD45_HI37283-HI37334
EXCHID OUTINCELL CELL CELLR DIR CAND CS Key
BCPD45 HI37283-HI27242 HI37283 HI27242 MUTUAL BOTH NO BCPD45_HI37283-HI27242
BCPD45 HI37283-HI37332 HI37283 HI37332 MUTUAL BOTH NO BCPD45_HI37283-HI37332
BCPD45 HI37283-HI16586 HI37283 HI16586 MUTUAL BOTH NO BCPD45_HI37283-HI16586
BCPD45 HI37283-HI37331 HI37283 HI37331 MUTUAL BOTH NO BCPD45_HI37283-HI37331
BCPD45 HI37283-HNI7442 HI37283 HNI7442 MUTUAL BOTH NO BCPD45_HI37283-HNI7442
BCPD45 HI37283-HNI3993 HI37283 HNI3993 MUTUAL BOTH NO BCPD45_HI37283-HNI3993
BCPD45 HI37283-HNI3992 HI37283 HNI3992 MUTUAL BOTH NO BCPD45_HI37283-HNI3992
BCPD45 HI37283-HNI8442 HI37283 HNI8442 MUTUAL BOTH NO BCPD45_HI37283-HNI8442
BCPD45 HI37283-HI28571 HI37283 HI28571 MUTUAL BOTH NO BCPD45_HI37283-HI28571
BCPD45 HI37283-HNI3991 HI37283 HNI3991 MUTUAL BOTH NO BCPD45_HI37283-HNI3991
BCPD45 HI37283-HNI8441 HI37283 HNI8441 MUTUAL BOTH NO BCPD45_HI37283-HNI8441
BCPD45 HI37283-HI37282 HI37283 HI37282 MUTUAL BOTH YES BCPD45_HI37283-HI37282
BCPD45 HI37283-HI37281 HI37283 HI37281 MUTUAL BOTH YES BCPD45_HI37283-HI37281
Relation hệ thống

o Thực hiện so sánh trường Key của danh sách Relation cần có
với trường Key của danh sách Relation hiện có trên hệ thống.
Cặp Relation nào chưa có trên hệ thống là cặp cần add bổ sung.

Như vậy có 2 cặp Relation có giá trị ở cột Check tồn tại là #N/A cần add bổ sung.
BSC Cell Cellr Relation Hạng Key Check tồn tại
BCPD45 HI37283 HI37281 HI37283-HI37281 CS BCPD45_HI37283-HI37281 BCPD45_HI37283-HI37281
BCPD45 HI37283 HI37282 HI37283-HI37282 CS BCPD45_HI37283-HI37282 BCPD45_HI37283-HI37282
BCPD45 HI37283 HNI3992 HI37283-HNI3992 1 BCPD45_HI37283-HNI3992 BCPD45_HI37283-HNI3992
BCPD45 HI37283 HNI3993 HI37283-HNI3993 2 BCPD45_HI37283-HNI3993 BCPD45_HI37283-HNI3993
BCPD45 HI37283 HI37332 HI37283-HI37332 3 BCPD45_HI37283-HI37332 BCPD45_HI37283-HI37332
BCPD45 HI37283 HI37334 HI37283-HI37334 4 BCPD45_HI37283-HI37334 BCPD45_HI37283-HI37334
BCPD45 HI37283 HI3733A HI37283-HI3733A 5 BCPD45_HI37283-HI3733A BCPD45_HI37283-HI3733A
BCPD45 HI37283 HNI3991 HI37283-HNI3991 6 BCPD45_HI37283-HNI3991 #N/A
BCPD45 HI37283 HI16586 HI37283-HI16586 7 BCPD45_HI37283-HI16586 BCPD45_HI37283-HI16586
BCPD45 HI37283 HI28571 HI37283-HI28571 8 BCPD45_HI37283-HI28571 BCPD45_HI37283-HI28571
BCPD45 HI37283 HNI8441 HI37283-HNI8441 9 BCPD45_HI37283-HNI8441 BCPD45_HI37283-HNI8441
BCPD45 HI37283 HNI8442 HI37283-HNI8442 10 BCPD45_HI37283-HNI8442 BCPD45_HI37283-HNI8442
BCPD45 HI37283 HNI7442 HI37283-HNI7442 11 BCPD45_HI37283-HNI7442 BCPD45_HI37283-HNI7442
BCPD45 HI37283 HI27242 HI37283-HI27242 12 BCPD45_HI37283-HI27242 BCPD45_HI37283-HI27242
BCPD45 HI37283 HI37337 HI37283-HI37337 13 BCPD45_HI37283-HI37337 BCPD45_HI37283-HI37337
BCPD45 HI37283 HI24504 HI37283-HI24504 14 BCPD45_HI37283-HI24504 BCPD45_HI37283-HI24504
BCPD45 HI37283 HNI8443 HI37283-HNI8443 15 BCPD45_HI37283-HNI8443 #N/A
Danh sách Relation cần add bổ sung:
BSC Cell Cellr Relation
BCPD45 HI37283 HNI3991 HI37283-HNI3991
BCPD45 HI37283 HNI8443 HI37283-HNI8443
Bước 4: Kiểm tra Relation có bị tràn sau khi add bổ sung Relation
 Căn cứ vào số lượng Relation hiện có và số lượng Relation cần add cho
mỗi cell, đưa ra danh sách các cell bị tràn số lượng Relation. Cell bị tràn
Relation là cell có số Neighbour sau khi add bổ sung > 32.
 Từ danh sách cell cần add thêm Relation, ghép trường BSC và trường
cell để tạo Key. Giả sử cần có 3 cell sau cần add thêm Relation, kết
quả sau bước này như sau:
EXCHID CELL Status Key
BCPD45 HI37283 ACTIVE BCPD45_HI37283
BCPD30 HI16342 ACTIVE BCPD30_HI16342
BCPD03 HI38333 ACTIVE BCPD03_HI38333
 Lấy ra toàn bộ Relation hiện có trên hệ thống của các cell cần add bổ
sung. Sau đó ghép BSC với cell để tạo thành key.
EXCHID OUTINCELL CELL CELLR DIR CAND CS Key
BCPD45 HI37283-HI24504 HI37283 HI24504 SINGLE BOTH NO BCPD45_HI37283
BCPD45 HI37283-HI28572 HI37283 HI28572 SINGLE BOTH NO BCPD45_HI37283
BCPD45 HI37283-HI27202 HI37283 HI27202 SINGLE BOTH NO BCPD45_HI37283
BCPD45 HI37283-HI3733A HI37283 HI3733A MUTUAL BOTH NO BCPD45_HI37283
BCPD45 HI37283-HI37337 HI37283 HI37337 MUTUAL BOTH NO BCPD45_HI37283
BCPD45 HI37283-HI37335 HI37283 HI37335 MUTUAL BOTH NO BCPD45_HI37283
 Dùng hàm countif đếm số Relation hiện có trên hệ thống và số
Relation cần add của cell theo trường Key.
Giả sử có kết quả kiểm tra của 3 cell HI37283, HI16342 và HI38333 như
sau:
Số Số
EXCHID CELL Status Key Neighbour Add Neighbour
hiện tại sau add
BCPD45 HI37283 ACTIVE BCPD45_HI37283 21 2 23
BCPD30 HI16342 ACTIVE BCPD30_HI16342 29 9 38
BCPD03 HI38333 ACTIVE BCPD03_HI38333 21 0 21
Như vậy cell có Relation bị tràn sau khi add bổ sung là HI16342 nằm trên
BCPD30.
 Những cell bị tràn về số lượng Relation sẽ chuyển sang Bước 5 để remove
bớt Relation hiện có, đảm báo add đủ số lượng Relation cần add bổ sung.
 Các cell không bị tràn Relation tiếp tục thực hiện Bước 7.
Bước 5: Remove Relation
 Có 3 trường hợp remove Relation:
 Trường hợp 1: Remove Relation khi xóa cell, hủy trạm: Xóa toàn bộ
các Relation liên quan tới cell xóa.
 Trường hợp 2: Remove Relation cho những cell bị tràn Relation ở
bước 4. Remove theo handover cell to cell của từng cặp Relation
 Trường hợp 3: Remove Relation cho những cell không thực hiện add
thêm Relation ở bước 3, nhằm tối ưu số lượng Relation. Xem chi tiết
Phụ lục 2.
 Bước 5.1: Lấy handover cell to cell của từng cặp relation có trên hệ
thống.
 Lập danh sách các Cell bị tràn Relation ở Bước 4.
 Lấy ra toàn bộ Relation hiện có trên hệ thống của các cell trên.
 Ghép trường BSC và Relation (outincell) để tạo thành Key.
Các Relation từ hệ thống có dạng như sau:
EXCHID OUTINCELL Key CELL CELLR DIR CS
BCPD30 HI16342-HNI195C BCPD30_HI16342-HNI195C HI16342 HNI195C MUTUAL NO
BCPD30 HI16342-HNI195B BCPD30_HI16342-HNI195B HI16342 HNI195B MUTUAL NO
BCPD30 HI16342-HI16349 BCPD30_HI16342-HI16349 HI16342 HI16349 MUTUAL NO
BCPD30 HI16342-HI16348 BCPD30_HI16342-HI16348 HI16342 HI16348 MUTUAL NO
BCPD30 HI16342-HI16347 BCPD30_HI16342-HI16347 HI16342 HI16347 MUTUAL NO
 Lấy handover cell to cell của các Relation trên. Cách lấy dữ liệu xem
phụ lục 1. Ta được dữ liệu như bảng sau.
Cell Cell Name
BSC HOVERCNT
Name Neighbour
BCPD30 HI16342 HI16347 555
BCPD30 HI16342 HI16348 7359
BCPD30 HI16342 HI16349 1706
BCPD30 HI16342 HNI195B 4
BCPD30 HI16342 HNI195C 648
BCPD30 HI16342 HI14853 6084
 Trong đó, HOVERCNT là số cuộc handover attempt từ Serving cell ở
cột Cell Name đến Neighbour cell ở cột Cell name Neighbour.
 Từ file handover cell to cell lấy được, ghép trường Cell Name và Cell
Name Neighbour để tạo thành quan hệ Relation rồi ghép trường BSC
và trường Relation vừa tạo để tạo thành Key.
Cell Cell Name
BSC Relation Key HOVERCNT
Name Neighbour
BCPD30 HI16342 HI16347 HI16342-HI16347 BCPD30_HI16342-HI16347 555
BCPD30 HI16342 HI16348 HI16342-HI16348 BCPD30_HI16342-HI16348 7359
BCPD30 HI16342 HI16349 HI16342-HI16349 BCPD30_HI16342-HI16349 1706
BCPD30 HI16342 HNI195B HI16342-HNI195B BCPD30_HI16342-HNI195B 4
BCPD30 HI16342 HNI195C HI16342-HNI195C BCPD30_HI16342-HNI195C 648
BCPD30 HI16342 HI14853 HI16342-HI14853 BCPD30_HI16342-HI14853 6084
 Từ danh sách relation hiện có trên hệ thống, vlookup giá trị handover
attempt trong file handover cell to cell của các cặp Relation theo
trường Key.
Cell Cell Name
BSC Outincell Key HOVERCNT
Name Neighbour
BCPD30 HI16342 HI16347 HI16342-HI16347 BCPD30_HI16342-HI16347 555
BCPD30 HI16342 HI16348 HI16342-HI16348 BCPD30_HI16342-HI16348 7359
BCPD30 HI16342 HI16349 HI16342-HI16349 BCPD30_HI16342-HI16349 1706
BCPD30 HI16342 HNI195B HI16342-HNI195B BCPD30_HI16342-HNI195B 4
BCPD30 HI16342 HNI195C HI16342-HNI195C BCPD30_HI16342-HNI195C 648
BCPD30 HI16342 HI14853 HI16342-HI14853 BCPD30_HI16342-HI14853 6084
 Bước 5.2: Tính hiệu suất sử dụng của các cặp Relation:
 Tính tổng handover attempt của Serving cell bằng cách cộng số lượng
handover att của từng Relation của Serving cell đó với nhau.
 Tính hiệu suất sử dụng của từng cặp Relation bằng cách chia handover
attempt của từng cặp Relation với handover attempt của cả cell.
Giả sử kết quả như sau:
Tổng Hiệu
EXCHID OUTINCELL Key CELL CELLR DIR CS HOVERCNT
HO cell suất
HI16342- BCPD30_HI16342-
BCPD30 HI16342 HNI195C MUTUAL NO 648 30964 2.093
HNI195C HNI195C
HI16342- BCPD30_HI16342-
BCPD30 HI16342 HNI195B MUTUAL NO 4 30964 0.013
HNI195B HNI195B
HI16342- BCPD30_HI16342-
BCPD30 HI16342 HI16349 MUTUAL NO 1706 30964 5.51
HI16349 HI16349
HI16342- BCPD30_HI16342-
BCPD30 HI16342 HI16348 MUTUAL NO 7359 30964 23.766
HI16348 HI16348
BCPD30 HI16342- BCPD30_HI16342- HI16342 HI16347 MUTUAL NO 555 30964 1.792
Tổng Hiệu
EXCHID OUTINCELL Key CELL CELLR DIR CS HOVERCNT
HO cell suất
HI16347 HI16347

 Bước 5.3: Từ danh sách có được ở Bước 5.2, vlookup thứ hạng do Quick
Neighbour đưa ra của các cặp Relation đang có trên hệ thống.
Tổng
EXCHI HOVE Hiệu Quick
OUTINCELL Key CELL CELLR DIR HO
D RCNT suất NB
cell
HI16342- BCPD30_HI16342
BCPD30 HI16342 HNI195C MUTUAL 648 30964 2.09 13
HNI195C -HNI195C
HI16342- BCPD30_HI16342
BCPD30 HI16342 HNI195B MUTUAL 4 30964 0.01 #N/A
HNI195B -HNI195B
HI16342- BCPD30_HI16342
BCPD30 HI16342 HI16349 MUTUAL 1706 30964 5.51 CS
HI16349 -HI16349
HI16342- BCPD30_HI16342
BCPD30 HI16342 HI16348 MUTUAL 7359 30964 23.7 CS
HI16348 -HI16348
HI16342- BCPD30_HI16342
BCPD30 HI16342 HI16347 MUTUAL 555 30964 1.79 CS
HI16347 -HI16347
 Bước 5.4: Từ danh sách ở bước 5.3, xác định các cặp Relation remove.
Cặp Relation remove là cặp Relation thỏa mãn các tiêu chí sau:
 Không phải Relation nội site.
 Không nằm trong 15 Neighbour tốt nhất do tool Quick Neighbour
khuyến nghị.
 Hiệu suất sử dụng của Relation < 0.3%.
 Cặp Relation remove là HI16342 – HNI1594B.
Bước 6: Đặt mức ưu tiên Relation
Chỉ thực hiện đối với Serving cell là cell 3G => Tiếp tục Bước 7.
Bước 7: Làm CR và apply dữ liệu vào hệ thống
a) Các lưu ý đặc biệt khi làm CR Relation 2G-2G.
 Đã có Add Relation thì phải có Add BALIST để MS có thể đo đạc được
sóng của cell Relation.
 Đã có Remove Relation thì phải có Remove BALIST để tránh việc MS đo
đạc thừa các tần số không cần thiết dẫn đến kết quả đo đạc thiếu tin cậy.
 Nếu Relation là quan hệ giữa 2 cell thuộc 2 BSC khác nhau thì phải có
thêm khai báo External.
 Nếu Relation là quan hệ giữa 2 cell thuộc 2 MSC khác nhau thì phải có
thêm khai báo External và OuterLai.
 Một CR Add/Remove Relation đầy đủ 8 bước thực hiện lần lượt với 8 nội
dung tương ứng như sau:
 Remove Relation.
 Remove BA list.
 Remove external
 Add external
 Add Relation.
 Add BA list.
 Add outer LAI
 Remove outer LAI.
 Tuy nhiên tùy thực tế công việc mà số lượng sheet dữ liệu và bước thực
hiện có thể ít hơn.
Ví dụ: Nếu chỉ Add Relation giữa các cell trong cùng 1 BSC thì chỉ cần 2
sheet là Add Relation và Add BALIST. Dữ liệu add/remove Relation có dạng
như sau:
EXCHID OUTINCELL CELL CELLR DIR CAND CS
HI37283 -
BCPD45 HI37283 HI22081 MUTUAL BOTH NO
HI22081
HNI0032 -
BCPD11 HNI0032 HI19333 SINGLE BOTH NO
HI19333
Trong đó:
 EXCHID: BSC chứa Serving cell ở cột Cell.
 OUTINCELL: Mối quan hệ Relation giữa Serving cell và Neighbour
cell ở cột Cell và CellR.
 DIR = MUTUAL khi cell serving và cell Neighbour thuộc cùng 1 BSC
và quan hệ Relation được khai báo giữa 2 cell này là hai chiều, DIR =
SINGLE khi cell serving và cell Neighbour thuộc cùng 1 BSC và quan
hệ Relation giữa 2 cell này được khai báo 1 chiều từ Serving cell đến
Neighbour cell hoặc cell serving và cell Neighbour thuộc 2 BSC khác
nhau.
 CS = YES nếu Serving cell và Neighbour cell là cùng vị trí.
 CAND = BOTH với mọi Relation.
b) Hướng dẫn từng bước ra CR.
* Remove Relation: Thực hiện nội dung Remove Relation theo các bước như
sau:
 Bước 1: Lập danh sách các Relation cần Remove.
Giả sử dưới đây là danh sách các Relation cần Remove:
EXCHID OUTINCELL CELL CELLR DIR CAND CS
BCPD45 HI37283 - HI22081 HI37283 HI22081 MUTUAL BOTH NO
BCPD45 HI22081 - HI37283 HI22081 HI37283 MUTUAL BOTH NO
BCPD45 HI37283-HI22031 HI37283 HI22031 SINGLE BOTH NO
BCPD45 HI37283-HI22032 HI37283 HI22032 SINGLE BOTH NO
BCPD45 HI37283-HI22033 HI37283 HI22033 SINGLE BOTH NO
BCPD45 HI37283-HI2232 HI37283 HI2232 MUTUAL BOTH NO
 Bước 2: Lập danh sách các Relation Remove 1 chiều.
 Lọc ra các Relation có DIR=MUTUAL, sau đó tạo thêm Relation
chiều ngược lại của các cặp này. Tạo cột INCELL là Relation từ CellR
đến Cell. (Do khi remove Relation có DIR = MUTUAL tức là remove
cả hai chiều từ CELL -> CELLR và từ CELLR-> CELL. Tuy nhiên chỉ
được add/remove Neighbour 1 chiều => cần kiểm tra xem chiều ngược
lại có được remove không..)
EXCHID OUTINCELL CELL CELLR DIR CAND CS INCELL
BCPD45 HI37283 - HI22081 HI37283 HI22081 MUTUAL BOTH NO HI22081-HI37283
BCPD45 HI22081 - HI37283 HI22081 HI37283 MUTUAL BOTH NO HI37283-HI22081
BCPD45 HI37283-HI2232 HI37283 HI2232 MUTUAL BOTH NO HI2232-HI37283
 So sánh cột INCELL với cột OUTINCELL, Relation nào có giá trị trị
trong cả 2 cột OUTINCELL và INCELL là Relation được remove 2
chiều. Relation nào chỉ có giá trị ở cột OUTINCELL là Relation chỉ
được remove 1 chiều.
 Bước 3: Add Relation chiều ngược lại.
 Lấy ra danh sách Relation chỉ được remove 1 chiều (đã có ở bước 2).
Danh sách Relation cần add chiều ngược lại như sau:
EXCHID OUTINCELL CELL CELLR DIR CAND CS INCELL Check
BCPD45 HI37283-HI2232 HI37283 HI2232 MUTUAL BOTH NO HI2232-HI37283 #N/A
 Tạo danh sách để add 1 chiều chiều ngược lại: Đổi giá trị 2 cột CELL
và CELLR, copy dữ liệu cột "INCELL" vào cột OUTINCELL.
 Sửa DIR=SINGLE.
EXCHID OUTINCELL CELL CELLR DIR CAND CS
BCPD45 HI2232-HI37283 HI2232 HI37283 SINGLE BOTH NO
 Tóm lại kết thúc các bước trên ta có 2 danh sách:
 Danh sách 1: Remove Relation
EXCHID OUTINCELL CELL CELLR DIR CAND CS
BCPD45 HI37283 - HI22081 HI37283 HI22081 MUTUAL BOTH NO
BCPD45 HI22081 - HI37283 HI22081 HI37283 MUTUAL BOTH NO
BCPD45 HI37283-HI22031 HI37283 HI22031 SINGLE BOTH NO
BCPD45 HI37283-HI22032 HI37283 HI22032 SINGLE BOTH NO
BCPD45 HI37283-HI22033 HI37283 HI22033 SINGLE BOTH NO
BCPD45 HI37283-HI2232 HI37283 HI2232 MUTUAL BOTH NO
 Danh sách 2: Add Relation
EXCHID OUTINCELL CELL CELLR DIR CAND CS
BCPD45 HI2232-HI37283 HI2232 HI37283 SINGLE BOTH NO
c) Add Relation.
 Bước 1: Lập danh sách các Relation cần add. Giả sử danh sách đó như
sau:
EXCHID OUTINCELL CELL CELLR DIR CAND CS
BCPD45 HNI8792-HNI0891 HNI8792 HNI0891
BCPD45 HNI8791-HI39223 HNI8791 HI39223
BCPD45 HI39223-HNI8791 HI39223 HNI8791
BCPD45 HNI8791-HI25363 HNI8791 HI25363
Cần điền đầy đủ thông tin và 3 cột còn trống.
 Bước 2: Điền đầy đủ thông tin vào các cột còn thiếu.
 Bước 2.1: Kiểm tra xem CELL và CELLR nếu cosite thì điền
CS=YES, nếu không phải thì điền CS = NO.
 Bước 2.2: Điền giá trị CAND = BOTH cho tất cả các cặp Relation cần
add
 Bước 2.3: Điền giá trị cột DIR:
(Nguyên tắc là được phép add Relation 1 chiều, tuy nhiên với 2 cell A và
B thuộc cùng 1 BSC, nếu đã có 1 chiều khai SINGLE từ A -> B thì khi
muốn khai chiều ngược lại từ B->A phải xóa chiều từ A -> B đang khai
SINGLE đi và add lại 2 chiều, khai thành từ A -> B MUTUAL hoặc từ B
-> A MUTUAL đều được.)
o Bước 2.3.1: Kiểm tra xem Neighbour cell và Serving cell có thuộc
cùng BSC không bằng cách vlookup cột CELLR với internal. Nếu cell
Neighbour và cell Serving thuộc 2 BSC khác nhau thì điền DIR =
SINGLE.
o Bước 2.3.2: Lấy ra danh sách các cặp Relation còn thiếu thông tin và
tạo thêm cột INCELL là cột chứa Relation chiều ngược lại.
EXCHID OUTINCELL CELL CELLR DIR CAND CS INCELL
BCPD45 HNI8792-HNI0891 HNI8792 HNI0891 BOTH NO HNI0891-HNI8792
BCPD45 HNI8791-HI39223 HNI8791 HI39223 BOTH NO HI39223-HNI8791
BCPD45 HI39223-HNI8791 HI39223 HNI8791 BOTH NO HNI8791-HI39223
BCPD45 HNI8791-HI25363 HNI8791 HI25363 BOTH NO HI25363-HNI8791
o Bước 2.3.3: So sánh giá trị cột INCELL với giá trị cột OUTINCELL,
Relation có giá trị ở ca2 2 cột INCELL và OUTINCELL thì điền
DIR= MUTUAL.

EXCHID OUTINCELL CELL CELLR DIR CAND CS INCELL


BCPD45 HNI8792-HNI0891 HNI8792 HNI0891 BOTH NO HNI0891-HNI8792
BCPD45 HNI8791-HI39223 HNI8791 HI39223 MUTUAL BOTH NO HI39223-HNI8791
BCPD45 HI39223-HNI8791 HI39223 HNI8791 MUTUAL BOTH NO HNI8791-HI39223
BCPD45 HNI8791-HI25363 HNI8791 HI25363 BOTH NO HI25363-HNI8791
Sau Bước 2.3.2, tiếp tục lấy ra danh sách các cặp còn thiếu thông tin
EXCHID OUTINCELL CELL CELLR DIR CAND CS INCELL
BCPD45 HNI8792-HNI0891 HNI8792 HNI0891 BOTH NO HNI0891-HNI8792
BCPD45 HNI8791-HI25363 HNI8791 HI25363 BOTH NO HI25363-HNI8791
o Bước 2.3.4: Xác định các cell có thể có tác động đến Relation sau khi
add Relation có được sau Bước 2.3.3, danh sách này gồm các cell ở 2
cột CELL và CELLR trong danh sách sau Bước 2.3.3.
CELL Remove CELL
Ghép HNI8792 duplicate HNI8792
HNI8791 HNI8791
HNI0891 HNI0891
HI25363 HI25363
o Bước 2.3.5: Lấy toàn bộ các Relation hiện tại trên hệ thống của danh
sách cell được tạo từ Bước 2.3.4, bỏ đi toàn bộ Relation trùng với
Relation ở danh sách "Remove Relation".
EXCHID OUTINCELL CELL CELLR DIR CAND CS
BCPD45 HNI8792-HNI5062 HNI8792 HNI5062 MUTUAL BOTH NO
BCPD45 HNI8792-HNI5061 HNI8792 HNI5061 MUTUAL BOTH NO
BCPD45 HNI8792-HNI0965 HNI8792 HNI0965 MUTUAL BOTH NO
BCPD45 HNI8791-HI39223 HNI8791 HI39223 MUTUAL BOTH NO
BCPD45 HNI8791-IHN3401 HNI8791 IHN3401 MUTUAL BOTH NO
BCPD45 HNI0891-HI25363 HNI0891 HI25363 SINGLE BOTH NO
BCPD45 HNI0891-HNI8792 HNI0891 HNI8792 SINGLE BOTH NO
BCPD45 HI25363-HI25362 HI25363 HI25362 MUTUAL BOTH YES
BCPD45 HI25363-HNI5095 HI25363 HNI5095 MUTUAL BOTH NO
o Bước 2.3.6: So sánh Relation của cột INCELL trong danh sách sau
Bước 2.3.3 với Relation của cột OUTINCELL trong danh sách sau
Bước 2.3.5.
EXCHI OUTINCELL CELL CELLR DI CAN CS INCELL Check
D R D
HNI8792- HNI879 HNI089 N HNI0891- SINGL
BCPD45 BOTH
HNI0891 2 1 O HNI8792 E
HNI879 N
BCPD45 HNI8791-HI25363 HI25363 BOTH HI25363-HNI8791 #N/A
1 O
Nếu cột Check có giá trị (tức là chiều ngược lại đã tồn tại) thì điền DIR =
MUTUAL.
Nếu giá trị cột check = #N/A (tức là chiều ngược lại chưa có trên hệ
thống) thì điền DIR = SINGLE.
Lấy ra danh sách các Relation có giá trị ở cột Check. Tạo danh sách để
remove 1 chiều ngược lại: Đổi giá trị 2 cột CELL và CELLR, copy dữ
liệu cột "INCELL" vào cột OUTINCELL.
EXCHID OUTINCELL CELL CELLR DIR CAND CS
BCPD45 HNI0891-HNI8792 HNI0891 HNI8792 SINGLE BOTH NO
oBước 2.3.7: Lấy các Relation có giá trị ở cột Check trong danh sách
sau Bước 2.3.6, đổi giá trị 2 cột CELL và CELLR, copy dữ liệu cột
INCELL vào cột OUTINCELL. Đưa danh sách vừa tạo vào danh sách
Remove Relation (Tạo danh sách remove Relation chiều ngược lại để
add MUTUAL được cả 2 chiều).
 Tóm lại sau các bước trên ta có 2 danh sách:
· Danh sách 3: Remove Relation
EXCHID OUTINCELL CELL CELLR DIR CAND CS
BCPD45 HNI0891-HNI8792 HNI0891 HNI8792 SINGLE BOTH NO
· Danh sách4: Add Relation
EXCHID OUTINCELL CELL CELLR DIR CAND CS
BCPD45 HNI8792-HNI0891 HNI8792 HNI0891 MUTUAL BOTH NO
BCPD45 HNI8791-HI39223 HNI8791 HI39223 MUTUAL BOTH NO
BCPD45 HI39223-HNI8791 HI39223 HNI8791 MUTUAL BOTH NO
BCPD45 HNI8791-HI25363 HNI8791 HI25363 SINGLE BOTH NO
 Sau các nội dung Remove Relation và Add Relation ta có 2 danh sách:
 Danh sách Remove Relation: Danh sách 1 + Danh sách 3. Đưa danh
sách này vào sheet “Remove Relation” trong CR.
EXCHID OUTINCELL CELL CELLR DIR CAND CS
BCPD45 HI37283 - HI22081 HI37283 HI22081 MUTUAL BOTH NO
BCPD45 HI22081 - HI37283 HI22081 HI37283 MUTUAL BOTH NO
BCPD45 HI37283-HI22031 HI37283 HI22031 SINGLE BOTH NO
BCPD45 HI37283-HI22032 HI37283 HI22032 SINGLE BOTH NO
BCPD45 HI37283-HI22033 HI37283 HI22033 SINGLE BOTH NO
BCPD45 HI37283-HI2232 HI37283 HI2232 MUTUAL BOTH NO
BCPD45 HNI0891-HNI8792 HNI0891 HNI8792 SINGLE BOTH NO
 Danh sách Add Relation: Danh sách 2 + Danh sách 4. Đưa danh sách
này vào sheet “Add Relation” trong CR.
EXCHID OUTINCELL CELL CELLR DIR CAND CS
BCPD45 HI2232-HI37283 HI2232 HI37283 SINGLE BOTH NO
BCPD45 HNI8792-HNI0891 HNI8792 HNI0891 MUTUAL BOTH NO
BCPD45 HNI8791-HI39223 HNI8791 HI39223 MUTUAL BOTH NO
BCPD45 HI39223-HNI8791 HI39223 HNI8791 MUTUAL BOTH NO
BCPD45 HNI8791-HI25363 HNI8791 HI25363 SINGLE BOTH NO
d) Remove và add BA list
Dữ liệu remove và add BA list có dạng như sau:
EXCHID CELL MF LISTTYPE
BCPD31 BGG3082 46 ACTIVE
BCPD31 BGG3082 46 IDLE
Trong đó:
 MF: Tần số của cell Neighbour được khai báo đo đạc trên Serving cell
ở cột Cell.
 LISTYPE: Loại BA list được khai báo mà tần trong cột MF được khai
báo đo đạc trên Serving cell ở cột Cell.
 Bước 1: Lập danh sách Relation add và remove của các cell liên quan sau
khi CR này được thực hiện.
 Remove Relation:
o Lấy danh sách Relation trong sheet "Remove Relation".
o Lọc ra các Relation có giá trị trong cột DIR là MUTUAL. Bổ sung
relation chiều ngược lại của các cặp Relation này thì được Danh sách
1.
Danh sách remove Relation như sau:

 Add Relation.
o Lấy danh sách Relation trong sheet "Add Relation".
o Lọc ra các Relation có giá trị trong cột DIR là MUTUAL. Bổ sung
relation chiều ngược lại của các cặp Relation này thì được Danh sách 2.

 Bước 2: Lập danh sách các cell có thể phải add/remove BA list.
Ghép cột CELL thuộc Danh sách 1 và cột CELL thuộc Danh sách 2, lọc
trùng (remove duplicate) được Danh sách 3.
Remove
CELL CELL CELL
duplicate
HI37283 + HI2232 => HI37283
HI22081 HNI8792 HI22081
HI37283 HNI8791 HNI0891
HI37283 HI39223 HI2232
HI37283 HNI8791 HNI8792
HI37283 HNI0891 HNI8791
HNI0891 HI39223
HI2232 DS3
DS1
 Bước 3: Tạo danh sách Relation sẽ có trên hệ thống sau khi CR được thực
hiện.
 Lấy toàn bộ Relation trên hệ thống của các cell trong Danh sách 3. Bỏ
đi các Relation trùng với Relation nằm trong Danh sách 1.
 Thêm các Relation nằm trong Danh sách 2 thì được Danh sách 4 (là
danh sách Relation mới của các cell thuộc Danh sách 3 sau khi
add/remove Relation). Chú ý phải làm đúng trình tự các bước.

 Bước 4: Tạo danh sách BALIST mới cho cell trong Danh sách 3 từ Danh sách
4.
Với mỗi Relation trong Danh sách 4 thực hiện lấy danh sách tần số BCCH
của các CELLR được Danh sách 5.
 Bước 5: Ra danh sách Remove BALIST cho các cell trong Danh sách 3.
 Lấy danh sách BA list trên hệ thống có LISTTYPE=ACTIVE của các
cell trong Danh sách 3.
 Vlookup BA list vừa lấy được với BA list ở Danh sách 5.
 Lấy danh sách tần số ở cột MF trong BA list hiện tại của Serving cell
mà không có trong Danh sách 5. Đây là danh sách BA list cần remove.
 Điền đầy đủ các thông tin còn thiếu theo mẫu Remove BA list gồm
BSC của Serving cell vào cột EXCHID, LISTTYPE= ACTIVE. Copy
danh sách remove BA list vừa tạo, điền LISTTYPE = IDLE. Ghép 2
danh sách remove ACTIVE và ILDE rồi đưa vào sheet “Remove BA
list” trong CR.
CELL MF CELL CELLR BCCH
HNI8792 58 HNI8792 HNI5062 58
HNI8792 47 HNI8792 HNI5061 47 Đưa vào sheet "Remove BALIST"
HNI8792 735 So HNI8792 HNI0965 735 Cell MF EXCHID CELL MF LISTTYPE
HNI8791 723 sánh HNI8791 HI39223 723 => HI37283 744 => BCPD45 HI37283 744 ACTIVE
HNI8791 748 HNI8791 IHN3401 748 HI22081 738 BCPD45 HI22081 738 ACTIVE
HNI0891 720 HNI0891 HI25363 720 BCPD45 HI37283 744 IDLE
HNI0891 51 HI2232 HI25362 742 BCPD45 HI22081 738 IDLE
HI2232 742 HI2232 HNI5095 744
HI2232 744 HI37283 HI22082 730
HI37283 744 HI37283 HI22083 715
HI37283 730 HI22081 HI37281 723
HI37283 715 HI22081 HNI0011 57
HI22081 723 HI22081 HNI0012 53
HI22081 738 HI39223 HNI0021 60
HI22081 57 HI39223 HNI0022 61
HI22081 53 HI2232 HI37283 738
HI39223 60 HNI8792 HNI0891 58
HI39223 61 HI39223 HNI8791 48
CELL MF CELL CELLR BCCH
Hiện tại HNI8791 HI25363 720
HNI0891 HNI8792 51
DS5

 Bước 6: Ra danh sách Add BALIST cho các cell trong Danh sách 3.
 Lấy danh sách BA list trên hệ thống có LISTTYPE=ACTIVE của các
cell trong Danh sách 3.
 So sánh BA list của Danh sách 5 với BA list hiện tại của cell Serving.
 Lấy ra danh sách tần số có trong Danh sách 5 mà không có trong BA
list hiện tại của Serving cell. Đây là danh sách BA list cần add.
 Điền đầy đủ các thông tin còn thiếu theo mẫu Add BA list gồm BSC
của Serving cell vào cột EXCHID, LISTTYPE= ACTIVE. Copy danh
sách add BA list vừa tạo, điền LISTTYPE = IDLE. Ghép 2 danh sách
add ACTIVE và IDLE rồi đưa vào sheet “Add BA list” trong CR
CELL MF CELL CELLR BCCH
HNI8792 58 HNI8792 HNI5062 58 Đưa vào sheet "Add BALIST"
HNI8792 47 HNI8792 HNI5061 47 Cell MF EXCHID CELL MF LISTTYPE
HNI8792 735 So HNI8792 HNI0965 735 => HI2232 738 => BCPD45 HI2232 738 ACTIVE
HNI8791 723 sánh HNI8791 HI39223 723 HNI8792 58 BCPD45 HNI8792 58 ACTIVE
HNI8791 748 HNI8791 IHN3401 748 HI39223 48 BCPD45 HI39223 48 ACTIVE
HNI0891 720 HNI0891 HI25363 720 HNI8791 720 BCPD45 HNI8791 720 ACTIVE
HNI0891 51 HI2232 HI25362 742 BCPD45 HI2232 738 IDLE
HI2232 742 HI2232 HNI5095 744 BCPD45 HNI8792 58 IDLE
HI2232 744 HI37283 HI22082 730 BCPD45 HI39223 48 IDLE
HI37283 744 HI37283 HI22083 715 BCPD45 HNI8791 720 IDLE
HI37283 730 HI22081 HI37281 723
HI37283 715 HI22081 HNI0011 57
HI22081 723 HI22081 HNI0012 53
HI22081 738 HI39223 HNI0021 60
HI22081 57 HI39223 HNI0022 61
HI22081 53 HI2232 HI37283 738
HI39223 60 HNI8792 HNI0891 58
HI39223 61 HI39223 HNI8791 48
Hiện tại HNI8791 HI25363 720
HNI0891 HNI8792 51
DS5
e) Add external và remove external.
External là dữ liệu phải khai báo khi Cell Neighbour nằm trên BSC khác với
BSC chứa Cell Serving.
 Việc add external được thực hiện khi khai báo Relation mới giữa Serving
cell và Neighbour cell nằm trên 2 BSC khác nhau.
 Việc remove external được thực hiện khi xóa toàn bộ các Relation giữa
Serving cell và Neighbour cell nằm trên 2 BSC khác nhau.
 Dữ liệu add/remove external gồm các trường thông tin chính như sau:
EXCHID Cellr CGI LAI CI BSIC BCCHNO CSYSTYPE CELLIND
BCPD30 HNI4686 452-04-12124-47997 452-04-12124 47997 47 744 GSM1800 H'103
BCPD30 HNI4683 452-04-11616-11381 452-04-11616 11381 57 51 GSM900 H'158
BCPD05 HNI1383 452-04-11616-11383 452-04-11616 11383 36 58 GSM900 H'15A
Trong đó các trường thông tin CGI, LAI, CI, BSIC, BCCHNO, CSYSTYPE
và CELLIND đều được khai báo giống như trong internal.
Các bước làm dữ liệu add và remove external được thực hiện như sau:
 Bước 1: Từ danh sách add Relation và danh sách remove Relation, xác
định các BSC liên quan khi CR được thực hiện (là các BSC chứa Serving
cell ở cột Cell).
 Bước 2: Lấy toàn bộ Relation hiện có trên hệ thống của các BSC trong
danh sách ở Bước 1.
 Bước 3: Từ danh sách Bước 2, loại bỏ các cặp Relation sẽ remove ở danh
sách remove Relation.
 Bước 4: Từ danh sách Bước 3, cộng thêm các cặp Relation sẽ add ở danh
sách add Relation.
 Bước 5: Kiểm tra BSC của Serving cell và Neighbour cell (lấy theo
internal). Lấy ra danh sách các Relation có BSC của Serving cell và BSC
của Neighbour cell khác nhau.
Giả sử danh sách có được ở Bước 5 như sau:
BSC Cell Cellr DIR CAND CS BSCr
BCPD30 CHN0161 HI18992 SINGLE BOTH NO BCPD68
BCPD30 CHN0163 MHN1451 SINGLE BOTH NO BCPD68
BCPD30 CHN0211 HNI4846 SINGLE BOTH NO BCPD68
BCPD30 CHN0211 HNI4843 SINGLE BOTH NO BCPD68
 Bước 6: Lấy toàn bộ giá trị BSC của cell serving ở cột EXCHID và
Neighbour cell ở cột Cellr từ danh sách có được ở Bước 5, lọc trùng được
danh sách các khai báo external cần phải có trên hệ thống. Ghép trường
BSC serving và trường Neighbour cell của danh sách vừa có được để tạo
Key_ext_can.
BSC Cellr Key_ext_can
BCPD30 HI18992 BCPD30_HI18992
BCPD30 MHN1451 BCPD30_MHN1451
BCPD30 HNI4846 BCPD68_HNI4846
BCPD30 HNI4843 BCPD68_HNI4843
 Bước 7: Lấy toàn bộ dữ liệu external hiện đang có trên hệ thống của các
BSC trong danh sách ở bước 1. Ghép giá trị cột EXCHID và cột Cell để
tạo Key_ext_hienco.
Giả sử external hiện tại trên hệ thống của BCPD30 như sau:
BSC Cellr Key_ext_hienco
BCPD30 HI18992 BCPD30_HI18992
BCPD30 MHN1451 BCPD30_MHN1451
BCPD30 HNI4846 BCPD30_HNI0011
BCPD30 HNI4843 BCPD30_HNI0012
 Bước 8: Đưa ra danh sách external cần add mới bằng cách so sánh danh
sách ở bước 6 với danh sách ở bước 7 theo trường Key_ext_can và
Key_ext_hienco. External nào chưa tồn tại trên hệ thống là external cần
add mới.
Như ví dụ minh họa trên thì cell HNI4846 và HNI4683 cần được add
external trên BCPD30.
BSC Cellr Key_ext_can Key_ext_hienco
BCPD30 HI18992 BCPD30_HI18992 BCPD30_HI18992
BCPD30 MHN1451 BCPD30_MHN1451 BCPD30_MHN1451
BCPD30 HNI4846 BCPD30_ HNI4846 #N/A
BCPD30 HNI4843 BCPD30_ HNI4843 #N/A
 Lấy các trường thông tin cần thiết của Neighbour cell cần được khai
trên BSC của Serving cell trong internal và đưa vào sheet “Add external”
trong CR.
o Các trường thông tin cần lấy trong internal gồm: CGI, LAI, CI,
BSIC, BCCHNO, CSYSTYPE, CELLIND.
o Các trường thông tin còn lại trong form mẫu add external thì
điền các giá trị mặc định. Các giá trị mặc định này đã được ghi
chú trong form mẫu CR.
BSI BCCHN CSYSTYP CELLIN
EXCHID Cellr CGI LAI CI
C O E D
452-04-12124- 452-04- 4799
BCPD30 HNI4686 47 744 GSM1800 H'103
47997 12124 7
452-04-11616- 452-04- 1138
BCPD30 HNI4683 57 51 GSM900 H'158
11381 11616 1
 Bước 9: Đưa ra danh sách external cần remove bằng cách so sánh danh
sách ở bước 7 với danh sách ở bước 6 theo trường Key_ext_hienco và
Key_ext_can. External nào đang có trên hệ thống mà không nằm trong
danh sách external cần là external cần remove.
Đưa danh sách external cần remove vào sheet “Remove external” trong CR.
Key_ext_hi Key_ex BS BCC CSYST CELL
BSC Cellr CGI LAI CI
enco t_can IC HNO YPE IND
BCP HNI4 BCPD30_H 452-04- 452-04- 113 GSM90
#N/A 36 58 H'15A
D30 846 NI0011 11616-11383 11616 83 0
BCP HNI4 BCPD30_H 452-04- 452-04- 605 GSM90
#N/A 66 50 H'0B4
D30 843 NI0012 11616-60562 11616 62 0
f) Remove outer LAI và add outer LAI.
Outer LAI là dữ liệu phải khai báo khi Cell Neighbour nằm trên MSC khác
với MSC chứa Cell Serving.
 Việc add outer LAI được thực hiện khi khai báo Relation mới giữa
Serving cell và Neighbour cell nằm trên 2 MSC khác nhau.
 Việc remove outer LAI được thực hiện khi xóa toàn bộ các Relation giữa
Serving cell và Neighbour cell nằm trên 2 MSC khác nhau.
Dữ liệu add, remove outer LAI có dạng như sau:
MSC LACR MSCR
MSPD19 12165 MSPD20
MSPD19 11212 MSPD08
MSPD19 11224 MSPD08
MSPD19 41003 MSPD04
Trong đó:
 MSC: MSC của Serving cell.
 LACR: LAC của Neighbour cell.
 MSCR: MSC của Neighbour cell.
Các bước làm dữ liệu add và remove outer LAI được thực hiện như sau:
 Bước 1: Từ danh sách các BSC liên quan khi CR được thực hiện có được
từ Bước 1 Phần e) Add external và remove external, xác định các BSC đó
nằm trên MSC nào. Lấy thông tin này từ file Kết nối chuẩn.
 Bước 2: Lấy toàn bộ outer LAI hiện có trên hệ thống của các MSC trong
danh sách ở bước 1. Ghép các trường EXCHID_LAC_MSC để tạo
Key_outer_hienco.
MSC LAC MSCr Key_outer_hienco
MSPD01 12124 MSPD02 MSPD01_12124_MSPD02
MSPD01 11702 MSPD02 MSPD01_11702_MSPD02
MSPD01 11980 MSPD02 MSPD01_11980_MSPD02
 Bước 3: Xác định danh sách outer LAI cần có của MSC ở Bước 1.
 Từ danh sách external cần có trên hệ thống sau khi thực hiện CR có
được ở bước 6 Phần e) Add external và remove external, giữ lại các
trường thông tin: BSC của cell serving, Neighbour cell, LAI của
Neighbour cell. Tạo thêm cột LAC bằng cách lấy 5 chữ cái cuối cùng
của cột LAI.
EXCHID Cellr LAI LAC
BCPD30 HNI4686 452-04-12124 12124
BCPD30 HNI4683 452-04-11616 11616
BCPD30 HNI1383 452-04-11616 11616
BCPD30 HI13792 452-04-11616 11616
 Sử dụng internal và file kết nối chuẩn, xác định MSC tương ứng của
Serving cell và Neighbour cell.
EXCHID Cellr LAI LAC BSCr MSC MSCr
BCPD30 HNI4686 452-04-12124 12124 BCPD68 MSPD01 MSPD02
BCPD30 HNI4683 452-04-11616 11616 BCPD68 MSPD01 MSPD02
BCPD30 HNI1383 452-04-11616 11616 BCPD68 MSPD01 MSPD02
BCPD30 HI13792 452-04-11616 11616 BCPD68 MSPD01 MSPD02
 Xóa cột Cellr: Lấy ra danh sách các outer LAI mà có MSC của serving
BSC và MSC của Neighbour cell là 2 MSC khác nhau, được danh sách
outer LAI cần có trên hệ thống. Ghép các trường EXHID_LAC_MSC
để tạo thành Key_outer_can và lọc trùng.
LAI LAC MSC MSCr Key_outer_can
452-04-12124 12124 MSPD01 MSPD02 MSPD01_12124_MSPD02
452-04-11616 11616 MSPD01 MSPD02 MSPD01_11616_MSPD02
 Bước 4: Đưa ra danh sách outer LAI cần add.
 So sánh danh sách outer LAI có được ở Bước 3 với danh sách outer
LAI ở Bước 2 theo trường Key_outer_can và Key_outer_hienco. Outer
nào có trong danh sách Bước 3 mà không có trong danh sách Bước 2 là
outer cần add.
LAI LAC MSC MSCr Key_outer_can Key_outer_hienco
452-04-11616 11616 MSPD01 MSPD02 MSPD01_11616_MSPD02 #N/A
 Đưa dữ liệu add outer LAI vào sheet “Add outer LAI” trong CR.
 Bước 5: Đưa ra danh sách outer LAI cần remove.
 So sánh danh sách outer LAI ở Bước 2 với danh sách outer LAI ở
Bước 3. Outer nào có trong danh sách Bước 2 mà không có trong danh
sách Bước 3 là outer cần remove.
MSC LAC MSCr Key_outer_hienco Key_outer_can
MSPD01 11702 MSPD02 MSPD01_11702_MSPD02 #N/A
MSPD01 11980 MSPD02 MSPD01_11980_MSPD02 #N/A
 Đưa dữ liệu remove outer LAI vào sheet “Remove outer LAI” trong
CR.
Chú ý: Với MSC thuộc vendor Huawei thì phải chi chú rõ là add/remove
trên ngăn 2G hay 3G.
1.7.2 Relation 2G-3G
Bước 1: Chuẩn bị dữ liệu đầu vào
 Bước 1.1: Lấy dữ liệu từ hệ thống, kiểm tra và chuẩn hóa dữ liệu.
 Phạm vi lấy dữ liệu: Lấy dữ liệu của toàn bộ các cell thuộc tỉnh làm
Neighbour và các cell thuộc tỉnh lân cận trong phạm vi 2 lớp trạm so
với đường biên của tỉnh làm Neighbour
 Các dữ liệu cần lấy gồm:
o Internal 2G, Utrancell 3G, Relation 3G on 2G, BA list 3G on 2G,
Status cell 2G, State cell 3G, External 3G on 2G, outer LAI lấy từ
CDD. Dữ liệu cell 2G lấy từ CDD 2G. Dữ liệu cell 3G lấy từ CDD
3G.
o Cơ sở dữ liệu trạm 2G và cơ sở dữ liệu trạm 3G lấy từ NIMS.
o Handover cell to cell 3G-2G lấy từ OSS. Chi tiết các trường thông
tin cần lấy xem Phụ lục 1.
 Bước 1.2: Kiểm tra và chuẩn hóa dữ liệu
 Xử lý dữ liệu cell 2G: sau khi đã lấy xong dữ liệu, dùng internal 2G
làm file gốc, chuẩn bị dữ liệu đầu vào cho tool Quick Neighbour như
sau:
o Kiểm tra trạng thái phát của cell. Với đầu vào tool Quick
Neighbour, chỉ lấy các cell đang phát sóng và dự kiến phát sóng.
State = “ACTIVE” hay “ACTIV” là cell đang phát, state =
“HALTED” hay “HALTE” là cell đang không phát sóng.

o Lấy thông tin tọa độ (lon, lat), góc phương vị (azimuth), góc ngẩng
(tilt), chiều cao anten so với mặt đất (height) của cell. Thông tin lấy
trong cơ sở dữ liệu trạm NIMS cho BTS. Tách 6 chữ cái đầu trong
tên cell để có được mã vị trí (site) của cell.
Ví dụ: HI37281 thì mã site sẽ là HI3728.
 Xử lý dữ liệu cell 3G: Tương tự như 2G. Dùng utrancell (internal 3G)
làm file gốc, chuẩn bị dữ liệu đầu vào cho tool Quick Neighbour như
sau:
o Lấy thông tin tần số cell 3G (giá trị UARFCNDL).
o Kiểm tra trạng thái phát của cell. Với đầu vào tool Quick
Neighbour, chỉ lấy các cell đang phát sóng và dự kiến phát sóng.
AdministrativeState = 1 (UNLOCKED) là cell đang phát sóng,
administrativeState =0 (LOCKED) là cell không phát sóng.
 Xác định tọa độ (lon, lat), góc phương vị (azimuth), góc ngẩng (tilt),
chiều cao anten so với mặt đất của cell. Thông tin lấy trong cơ sở dữ
liệu trạm NIMS cho Node B. Tách 6 chữ cái đầu trong tên cell để có
được mã vị trí (site) của cell.
Chiều
RNCname Utrancell administrativeState uarfcnDl lon lat azm tilt
cao
RCPD17 3BG0011 1 (UNLOCKED) 10663 106.1961 21.275 20 12 18
RCPD17 3BG0012 1 (UNLOCKED) 10663 106.1961 21.275 80 8 18
RCPD17 3BG0013 1 (UNLOCKED) 10663 106.1961 21.275 160 7 18
RCPD17 3BG0014 1 (UNLOCKED) 10638 106.1961 21.275 20 12 28
RCPD17 3BG0015 1 (UNLOCKED) 10638 106.1961 21.275 80 8 28
 Từ tilt và chiều cao vừa có được, với các giá trị cực đoan phải thực
hiện đồng bộ dữ liệu nhằm hạn chế các trường hợp bất thường. Việc
đồng bộ dữ liệu chỉ thực hiện đối với các cell ở Thành phố/Thủ phủ
theo nguyên tắc như sau:
o Nếu tilt <4, đưa về bằng 4, nếu tilt >14, đưa về bằng 14.
o Nếu độ cao <15m, đưa về bằng 15m, nếu độ cao >54m, đưa về bằng
54m.
 Điền dữ liệu đã chuẩn bị vào form mẫu đầu vào với cho tool Quick
Neighbour:
(Do đặc trưng mạng 3G mới chỉ có tần 10663 (F1) là liền mạch nên
Relation 2G-3G chỉ được khai từ cell 2G với các cell 3G tần
UARFCNDL là 10663 (F1). Đối với các khu vực đã có các cell tần
10638 (F2) liền mạch thì được khai thêm Relation từ cell 2G đến cell 3G
tần F2. Do đó cell 3G đưa vào đầu vào Quick Neighbour chỉ lấy tần F1
hoặc F2.)
o Với các cell 2G cần làm Relation: Flag1 = FALSE, Flag3 =
WCDMA.
o Với các cell 3G tần F1 hoặc F2 làm nền : Flag 1 = TRUE, Flag3=
GSM.
o Giá trị Flag2=outdoor đối với cell marco và indoor đối với cell
Inbuilding.
Bước 2: Đưa ra danh sách Relation cần phải có
 Bước 2.1: Đưa ra danh sách Relation nội site cần được khai báo.
 Xác định site 3G cùng vị trí với site của cell 2G muốn làm Relation.
o Từ dữ liệu cell 2G ở Bước 1, sử dụng bảng Ánh xạ mã 2G-3G để
tìm được mã cell 3G cùng vị trí (nếu có) với Serving cell 2G cần
làm Relation bằng cách thay 3 chữ cái đầu trong tên cell 2G bằng 3
chữ cái đầu trong mã 3G ánh xạ tương ứng.
Ví dụ cần tìm cell 3G cùng vị trí với cell HI37383.
Mã Mã 3G Mã Mã Mã xe cơ
Tỉnh Mã 2G Mã 3G
2G ánh xạ tỉnh tỉnh động
HNI 3HN HNI HN CHN Hà Nội HNI001-HNI999 3HN001-3HN999
HI1 4HN HNI HN CHN Hà Nội HI1001-HI1999 4HN001-4HN999
HI2 5HN HNI HN CHN Hà Nội HI2001-HI2999 5HN001-5HN999
HI3 6HN HNI HN CHN Hà Nội HI3001-HI3999 6HN001-6HN999
IHN IHN HNI HN CHN Hà Nội IHN001-IHN499 IHN501-IHN999
MHN MHN HNI HN CHN Hà Nội MHN001-MHN499 MHN501-MHN999
 Mã 2G của cell HI37283 là HI3, theo bảng mã ánh xạ, mã 3G tương ứng
với mã 2G HI3 là mã 6HN => Cell 3G tương ứng cùng vị trí là
6HN7283.
o Tạo cột Site 3G từ danh sách vừa tạo được (6 chữ cái đầu trong mã cell
3G).
Mã cell
EXCHID CELL Status Mã site 3G
3G
BCPD45 HI37283 ACTIVE 6HN7283 6HN728
o Từ dữ liệu cell 3G trên hệ thống lấy được ở Bước 1:
RNC Utrancell AdministrativeState UARFCNDL Site 3G
RCPD28 6HN7284 1 (UNLOCKED) 10638 6HN728
RCPD28 6HN7282 1 (UNLOCKED) 10663 6HN728
RCPD28 6HN7281 1 (UNLOCKED) 10663 6HN728
RCPD28 6HN7285 1 (UNLOCKED) 10638 6HN728
RCPD28 6HN7283 1 (UNLOCKED) 10663 6HN728
Xác định các cell 2G và 3G cùng vị trí đang có trên hệ thống từ cột Site
3G ở danh sách cell 3G và cột Mã site3G ở danh sách ánh xạ vừa tạo được.

Cell 2G Các cell 3G cùng vị trí


EXCH CEL Mã cell Mã site Utranc Administrative UARFCN Site
Status RNC
ID L 3G 3G ell State DL 3G
BCPD HI372 ACTI 6HN728 RCPD 6HN72 1 6HN7
6HN728 10638
45 83 VE 3 28 84 (UNLOCKED) 28
RCPD 6HN72 1 6HN7
10663
28 82 (UNLOCKED) 28
RCPD 6HN72 1 6HN7
10663
28 81 (UNLOCKED) 28
RCPD 6HN72 1 6HN7
10638
28 85 (UNLOCKED) 28
RCPD 6HN72 1 6HN7
10663
28 83 (UNLOCKED) 28
o Đưa ra danh sách Relation nội site 2G-3G cần khai báo, chỉ lấy khai
báo giữa cell 2G và cell 3G tần F1 hoặc với cell 3G tần F2 ở khu
vực đã có liền mạch tần F2.
Ví dụ: cell HI37283 cần được khai Relation ít nhất với các cell 3G
tần F1 là 6HN7281, 6HN7282.

 Bước 2.2: Sử dụng tool Quick Neighbour đưa ra danh sách 15 Relation tốt
nhất từ Serving cell 2G đến Neighbour cell 3G (không bao gồm các
Relation nội site) làm như hướng dẫn nội dung Bước 2.2 đến Bước 2.4
đưa ra danh sách Relation cần có của Relation 2G-2G (Phần 5.2.5.1).
 Bước 2.3: Ghép danh sách Relation có được ở Bước 2.1 và Bước 2.2, lọc
trùng để đưa ra danh sách Relation cần có:

Giả sử hết Bước 2.3, danh sách Relation 2G-3G cần có của cell HI37283:
Cell Cellr Rel Rank
HI37283 6HN7281 HI37283_6HN7281 CS
HI37283 6HN7282 HI37283_6HN7282 CS
HI37283 6HN7283 HI37283_6HN7283 CS
HI37283 3HN3992 HI37283_3HN3992 1
HI37283 5HN4501 HI37283_5HN4501 2
HI37283 4HN6583 HI37283_4HN6583 3
HI37283 6HN7332 HI37283_6HN7332 4
HI37283 3HN7442 HI37283_3HN7442 5
HI37283 5HN8573 HI37283_5HN8573 6
HI37283 4HN1802 HI37283_4HN1802 7
HI37283 5HN4503 HI37283_5HN4503 8
HI37283 3HN0932 HI37283_3HN0932 9
HI37283 6HN7342 HI37283_6HN7342 10
HI37283 5HN7242 HI37283_5HN7242 11
HI37283 3HN7573 HI37283_3HN7573 12
HI37283 5HN7202 HI37283_5HN7202 13
HI37283 3HN2671 HI37283_3HN2671 14
HI37283 4HN6581 HI37283_4HN6581 15
Bước 3: Đưa ra danh sách Relation cần add bổ sung
 Từ danh sách Relation ở Bước 2, thực hiện bổ sung các Relation cần add
theo các cách khác như phát hiện thiếu Neighbour trong quá trình đo kiểm
Driving Test, kiểm tra bản ghi hệ thống thầy cần add hoặc view lên Map
thấy cần add….Chi tiết xem Phụ lục 5.
 So sánh Relation cần add vừa tạo ở trên với các Relation hiện có trên hệ
thống để ra được danh sách Relation cần add bổ sung:
 Từ danh sách Relation cần add, kiểm tra trong internal để biết Serving
cell thuộc BSC nào. Ghép trường BSC và trường Relation để tạo thành
Key_rel3Gon2G. Việc tạo key nhằm tránh các thông tin rác trên hệ
thống gây ảnh hưởng đến kết quả làm Neighbour.
Ví dụ với cell HI37283, kiểm tra trong internal sẽ thấy cell thuộc BSC
là BCPD50. Tạo key theo hướng dẫn thì được kết quả như sau:
BSC Cell Cellr Rel Hạng Key_3Gon2G
BCPD45 HI37283 6HN7281 HI37283_6HN7281 CS BCPD45_HI37283_6HN7281
BCPD46 HI37283 6HN7282 HI37283_6HN7282 CS BCPD46_HI37283_6HN7282
BCPD47 HI37283 6HN7283 HI37283_6HN7283 CS BCPD47_HI37283_6HN7283
BCPD48 HI37283 3HN3992 HI37283_3HN3992 1 BCPD48_HI37283_3HN3992
BCPD49 HI37283 5HN4501 HI37283_5HN4501 2 BCPD49_HI37283_5HN4501
BCPD50 HI37283 4HN6583 HI37283_4HN6583 3 BCPD50_HI37283_4HN6583
BCPD51 HI37283 6HN7332 HI37283_6HN7332 4 BCPD51_HI37283_6HN7332
BCPD52 HI37283 3HN7442 HI37283_3HN7442 5 BCPD52_HI37283_3HN7442
BCPD53 HI37283 5HN8573 HI37283_5HN8573 6 BCPD53_HI37283_5HN8573
BCPD54 HI37283 4HN1802 HI37283_4HN1802 7 BCPD54_HI37283_4HN1802
BCPD55 HI37283 5HN4503 HI37283_5HN4503 8 BCPD55_HI37283_5HN4503
BCPD56 HI37283 3HN0932 HI37283_3HN0932 9 BCPD56_HI37283_3HN0932
BCPD57 HI37283 6HN7342 HI37283_6HN7342 10 BCPD57_HI37283_6HN7342
BCPD58 HI37283 5HN7242 HI37283_5HN7242 11 BCPD58_HI37283_5HN7242
BCPD59 HI37283 3HN7573 HI37283_3HN7573 12 BCPD59_HI37283_3HN7573
BCPD60 HI37283 5HN7202 HI37283_5HN7202 13 BCPD60_HI37283_5HN7202
BCPD61 HI37283 3HN2671 HI37283_3HN2671 14 BCPD61_HI37283_3HN2671
BCPD62 HI37283 4HN6581 HI37283_4HN6581 15 BCPD62_HI37283_4HN6581
 Lấy ra toàn bộ Relation hiện có trên hệ thống của các cell cần add bổ
sung. Sau đó ghép BSC với Relation để tạo thành key. Giả sử Relation
hiện có trên hệ thống của cell HI37283 và key tương ứng như sau:
EXCHID Cell Cellr Dir Rel Key_3Gon2G
BCPD45 HI37283 3HN7283 SINGLE HI37283_3HN7283 BCPD45_HI37283_3HN7283
BCPD45 HI37283 3HN7282 SINGLE HI37283_3HN7282 BCPD45_HI37283_3HN7282
BCPD45 HI37283 3HN5171 SINGLE HI37283_3HN5171 BCPD45_HI37283_3HN5171
BCPD45 HI37283 3HN4302 SINGLE HI37283_3HN4302 BCPD45_HI37283_3HN4302
BCPD45 HI37283 3HN4301 SINGLE HI37283_3HN4301 BCPD45_HI37283_3HN4301
BCPD45 HI37283 3HN3973 SINGLE HI37283_3HN3973 BCPD45_HI37283_3HN3973
BCPD45 HI37283 3HN3963 SINGLE HI37283_3HN3963 BCPD45_HI37283_3HN3963
BCPD45 HI37283 3HN3211 SINGLE HI37283_3HN3211 BCPD45_HI37283_3HN3211
BCPD45 HI37283 3HN0933 SINGLE HI37283_3HN0933 BCPD45_HI37283_3HN0933
BCPD45 HI37283 6HN7283 SINGLE HI37283_6HN7283 BCPD45_HI37283_6HN7283
BCPD45 HI37283 6HN7282 SINGLE HI37283_6HN7282 BCPD45_HI37283_6HN7282
BCPD45 HI37283 6HN7281 SINGLE HI37283_6HN7281 BCPD45_HI37283_6HN7281
BCPD45 HI37283 5HN4191 SINGLE HI37283_5HN4191 BCPD45_HI37283_5HN4191
BCPD45 HI37283 5HN2071 SINGLE HI37283_5HN2071 BCPD45_HI37283_5HN2071
 Thực hiện so sánh trường Key_3Gon2G của danh sách Relation cần có
với trường key tương ứng của danh sách Relation hiện có trên hệ
thống. Cặp Relation nào chưa có trên hệ thống là cặp cần add bổ sung.
BSC Cell Cellr Rel Hạng Key_3Gon2G Check tồn tại
BCPD45 HI37283 6HN7281 HI37283_6HN7281 CS BCPD45_HI37283_6HN7281 BCPD45_HI37283_6HN7281
BCPD45 HI37283 6HN7282 HI37283_6HN7282 CS BCPD45_HI37283_6HN7282 BCPD45_HI37283_6HN7282
BCPD45 HI37283 6HN7283 HI37283_6HN7283 CS BCPD45_HI37283_6HN7283 BCPD45_HI37283_6HN7283
BCPD45 HI37283 3HN3992 HI37283_3HN3992 1 BCPD45_HI37283_3HN3992 BCPD45_HI37283_3HN3992
BCPD45 HI37283 5HN4501 HI37283_5HN4501 2 BCPD45_HI37283_5HN4501 #N/A
BCPD45 HI37283 4HN6583 HI37283_4HN6583 3 BCPD45_HI37283_4HN6583 #N/A
BCPD45 HI37283 6HN7332 HI37283_6HN7332 4 BCPD45_HI37283_6HN7332 BCPD45_HI37283_6HN7332
BCPD45 HI37283 3HN7442 HI37283_3HN7442 5 BCPD45_HI37283_3HN7442 #N/A
BCPD45 HI37283 5HN8573 HI37283_5HN8573 6 BCPD45_HI37283_5HN8573 #N/A
BCPD45 HI37283 4HN1802 HI37283_4HN1802 7 BCPD45_HI37283_4HN1802 #N/A
BCPD45 HI37283 5HN4503 HI37283_5HN4503 8 BCPD45_HI37283_5HN4503 BCPD45_HI37283_5HN4503
BCPD45 HI37283 3HN0932 HI37283_3HN0932 9 BCPD45_HI37283_3HN0932 #N/A
BCPD45 HI37283 6HN7342 HI37283_6HN7342 10 BCPD45_HI37283_6HN7342 #N/A
BCPD45 HI37283 5HN7242 HI37283_5HN7242 11 BCPD45_HI37283_5HN7242 #N/A
BCPD45 HI37283 3HN7573 HI37283_3HN7573 12 BCPD45_HI37283_3HN7573 #N/A
BCPD45 HI37283 5HN7202 HI37283_5HN7202 13 BCPD45_HI37283_5HN7202 #N/A
BCPD45 HI37283 3HN2671 HI37283_3HN2671 14 BCPD45_HI37283_3HN2671 #N/A
BCPD45 HI37283 4HN6581 HI37283_4HN6581 15 BCPD45_HI37283_4HN6581 #N/A
Như vậy có 12 cặp Relation có giá trị ở cột Check tồn tại là #N/A cần
add bổ sung.
 Danh sách Relation cần add bổ sung:
Check tồn
BSC Cell Cellr Rel Hạng Key_3Gon2G
tại
BCPD45 HI37283 5HN4501 HI37283_5HN4501 2 BCPD45_HI37283_5HN4501 #N/A
BCPD45 HI37283 4HN6583 HI37283_4HN6583 3 BCPD45_HI37283_4HN6583 #N/A
BCPD45 HI37283 3HN7442 HI37283_3HN7442 5 BCPD45_HI37283_3HN7442 #N/A
BCPD45 HI37283 5HN8573 HI37283_5HN8573 6 BCPD45_HI37283_5HN8573 #N/A
BCPD45 HI37283 4HN1802 HI37283_4HN1802 7 BCPD45_HI37283_4HN1802 #N/A
BCPD45 HI37283 3HN0932 HI37283_3HN0932 9 BCPD45_HI37283_3HN0932 #N/A
BCPD45 HI37283 6HN7342 HI37283_6HN7342 10 BCPD45_HI37283_6HN7342 #N/A
BCPD45 HI37283 5HN7242 HI37283_5HN7242 11 BCPD45_HI37283_5HN7242 #N/A
BCPD45 HI37283 3HN7573 HI37283_3HN7573 12 BCPD45_HI37283_3HN7573 #N/A
BCPD45 HI37283 5HN7202 HI37283_5HN7202 13 BCPD45_HI37283_5HN7202 #N/A
BCPD45 HI37283 3HN2671 HI37283_3HN2671 14 BCPD45_HI37283_3HN2671 #N/A
BCPD45 HI37283 4HN6581 HI37283_4HN6581 15 BCPD45_HI37283_4HN6581 #N/A
Bước 4: Kiểm tra Relation có bị tràn sau khi add bổ sung Relation
 Căn cứ vào số lượng Relation hiện có và số lượng Relation cần add cho
mỗi cell, đưa ra danh sách các cell bị tràn số lượng Relation. Cell bị tràn
Relation là cell có số Neighbour sau khi add bổ sung > 32.
 Từ danh sách cell cần add thêm Relation, ghép trường BSC và trường
cell để tạo Key_2G. Giả sử cần có 3 cell sau cần add thêm Relation,
kết quả sau bước này như sau:
EXCHID CELL Status Key
BCPD45 HI37283 ACTIVE BCPD45_HI37283
BCPD30 HI16342 ACTIVE BCPD30_HI16342
BCPD03 HI38333 ACTIVE BCPD03_HI38333
 Lấy ra toàn bộ Relation 2G-3G hiện có trên hệ thống của các cell cần
add bổ sung. Sau đó ghép BSC với cell để tạo thành Key_2G.
EXCHID Cell Cellr Dir Rel Key_2G
BCPD45 HI37283 5HN4506 SINGLE HI37283_5HN4506 BCPD45_HI37283
BCPD45 HI37283 6HN7331 SINGLE HI37283_6HN7331 BCPD45_HI37283
BCPD45 HI37283 6HN7332 SINGLE HI37283_6HN7332 BCPD45_HI37283
BCPD45 HI37283 3HN3991 SINGLE HI37283_3HN3991 BCPD45_HI37283
BCPD45 HI37283 3HN3992 SINGLE HI37283_3HN3992 BCPD45_HI37283
BCPD45 HI37283 3HN3993 SINGLE HI37283_3HN3993 BCPD45_HI37283
BCPD45 HI37283 5HN4503 SINGLE HI37283_5HN4503 BCPD45_HI37283
BCPD45 HI37283 6HN7284 SINGLE HI37283_6HN7284 BCPD45_HI37283
BCPD45 HI37283 6HN7283 SINGLE HI37283_6HN7283 BCPD45_HI37283
BCPD45 HI37283 6HN7282 SINGLE HI37283_6HN7282 BCPD45_HI37283
BCPD45 HI37283 6HN7281 SINGLE HI37283_6HN7281 BCPD45_HI37283
BCPD45 HI37283 5HN4194 SINGLE HI37283_5HN4194 BCPD45_HI37283
BCPD45 HI37283 5HN4191 SINGLE HI37283_5HN4191 BCPD45_HI37283
 Đếm số Relation hiện có trên hệ thống và số Relation cần add của cell
theo trường Key_2G.
Giả sử có kết quả kiểm tra của 3 cell HI37283, HI16342 và HI38333 như
sau:
Số Số
EXCHID CELL Status Key Neighbour Add Neighbour
hiện tại sau add
BCPD45 HI37283 ACTIVE BCPD45_HI37283 13 12 25
BCPD30 HI16342 ACTIVE BCPD30_HI16342 28 9 37
BCPD03 HI38333 ACTIVE BCPD03_HI38333 21 0 21
Như vậy cell có Relation sau bị tràn sau khi add bổ sung là HI16342 nằm
trên BCPD30.
 Những cell bị tràn về số lượng Relation sẽ chuyển sang Bước 5 để remove
bớt Relation hiện có, đảm báo add đủ số lượng Relation cần add bổ sung.
 Các cell không bị tràn Relation tiếp tục thực hiện Bước 7.
Bước 5: Remove Relation
Có 3 trường hợp remove Relation:
 Trường hợp 1: Remove Relation khi xóa cell, hủy trạm: Xóa toàn bộ các
Relation liên quan tới cell xóa.
 Trường hợp 2: Remove Relation cho những cell bị tràn Relation ở bước 4.
 Trường hợp 3: Remove Relation cho những cell không thực hiện add
thêm Relation ở Bước 3, nhằm tối ưu số lượng Relation.
Trường hợp 2: Remove Relation cho các cell bị tràn ở Bước 4:
 Remove Relation theo handover cell to cell: do không có counter đếm số
lần chọn lại cell từ cell 2G sang cell 3G nên thực hiện remove dựa vào
handover cell to cell từ 3G-2G.
 Bước 5.1: Lấy handover cell to cell từ Neighbour cell 3G sang Serving
cell 2G.
o Xác định các cell 3G cần lấy dữ liệu handover: Từ Relation 2G-3G
hiện có trên hệ thống của các cell 2G có Relation 2G-3G sau add bị
tràn. Lấy cột Cellr (cell 3G), lọc trùng => danh sách cell 3G cần lấy
handover cell to cell 3G-2G.
o Lấy toàn bộ Relation 3G-2G hiện đang có trên hệ thống của các cell
3G vừa xác định được. Ghép trường RNC và Relation 3G-2G để tạo
Key_2Gon3G.
Dữ liệu này có dạng như sau:
RNCname Utrancell GsmRelationId Key_2Gon3G
RCPD33 4HN4695 4HN4695_HI14855 RCPD33_4HN4695_HI14855
RCPD33 4HN4695 4HN4695_HI16061 RCPD33_4HN4695_HI16061
RCPD33 4HN4695 4HN4695_HI14691 RCPD33_4HN4695_HI14691
RCPD33 4HN4695 4HN4695_HI14692 RCPD33_4HN4695_HI14692
RCPD33 4HN4696 4HN4696_HI14855 RCPD33_4HN4696_HI14855
RCPD33 4HN4696 4HN4696_HNI1151 RCPD33_4HN4696_HNI1151
RCPD33 4HN4696 4HN4696_HI14692 RCPD33_4HN4696_HI14692
RCPD33 4HN4696 4HN4696_HI14691 RCPD33_4HN4696_HI14691
RCPD33 4HN4696 4HN4696_HNI1955 RCPD33_4HN4696_HNI1955
RCPD33 4HN6066 4HN6066_HI16062 RCPD33_4HN6066_HI16062
RCPD33 4HN6066 4HN6066_IHN3102 RCPD33_4HN6066_IHN3102
RCPD33 4HN6066 4HN6066_HI16063 RCPD33_4HN6066_HI16063
o Lấy handover cell to cell 3G-2G của các Neighbour cell 3G vừa xác
định được. Cách lấy handover cell to cell 3G-2G xem Phụ lục 1.
Ghép trường RNC và Relation 3G-2G để tạo thành Key_HO_2Gon3G
Dữ liệu này có dạng như sau:
HO
RNC Id UCell Id GSMRelation Key_HO_2Gon3G
3G2G
RCPD33 4HN4695 4HN4695_HI14691 RCPD33_4HN4695_HI14691 0
RCPD33 4HN4695 4HN4695_IHN3102 RCPD33_4HN4695_IHN3102 0
RCPD33 4HN6066 4HN6066_HI16063 RCPD33_4HN6066_HI16063 161
RCPD33 4HN6066 4HN6066_HI16064 RCPD33_4HN6066_HI16064 4
RCPD33 4HN6066 4HN6066_HNI1153 RCPD33_4HN6066_HNI1153 10
RCPD33 4HN6066 4HN6066_HNI9392 RCPD33_4HN6066_HNI9392 203
RCPD33 4HN6066 4HN6066_HI16061 RCPD33_4HN6066_HI16061 0
RCPD33 4HN4696 4HN4696_IHN3091 RCPD33_4HN4696_IHN3091 0
o Xác định handover attempt của các cặp Relation 3G-2G bằng cách
vlookup giá trị handover attempt trong file handover cell to cell của
các cặp Relation đang có trên hệ thống theo trường Key_2Gon3G và
Key_HO_2Gon3G.
 Bước 5.2: Ánh xạ Relation 2G-3G của Serving cell 2G, xác định handover
attempt chiều từ 3G-2G tương ứng.
o Từ Relation 2G-3G hiện có trên hệ thống của các cell 2G có Relation
2G-3G sau add bị tràn, tạo cột Relation chiều ngược lại từ Neighbour
cell 3G-Serving cell 2G (2Gon3G).
o Xác định handover của các cặp Relation ánh xạ bằng cách vlookup
Relation cột 2Gon3G trong danh sách vừa tạo với cột GSMRelation
trong danh sách tạo được ở Bước 5.1.
Giả sử kết quả như sau:
EXCHID Cell Cellr Rel Dir 2Gon3G HO 3G2G
BCPD30 HI16342 4HN4696 HI16342_4HN4696 SINGLE 4HN4696_HI16342 #N/A
BCPD30 HI16342 4HN6344 HI16342_4HN6344 SINGLE 4HN6344_HI16342 9
BCPD30 HI16342 3HN2863 HI16342_3HN2863 SINGLE 3HN2863_HI16342 #N/A
BCPD30 HI16342 4HN4853 HI16342_4HN4853 SINGLE 4HN4853_HI16342 0
BCPD30 HI16342 4HN4852 HI16342_4HN4852 SINGLE 4HN4852_HI16342 0
BCPD30 HI16342 4HN6342 HI16342_4HN6342 SINGLE 4HN6342_HI16342 375
BCPD30 HI16342 4HN6341 HI16342_4HN6341 SINGLE 4HN6341_HI16342 232
BCPD30 HI16342 4HN6343 HI16342_4HN6343 SINGLE 4HN6343_HI16342 33
BCPD30 HI16342 3HN1952 HI16342_3HN1952 SINGLE 3HN1952_HI16342 0
BCPD30 HI16342 IHN8101 HI16342_IHN8101 SINGLE IHN8101_HI16342 #N/A
BCPD30 HI16342 IHN5434 HI16342_IHN5434 SINGLE IHN5434_HI16342 0
BCPD30 HI16342 3HN0371 HI16342_3HN0371 SINGLE 3HN0371_HI16342 #N/A
BCPD30 HI16342 3HN0372 HI16342_3HN0372 SINGLE 3HN0372_HI16342 #N/A
BCPD30 HI16342 4HN6722 HI16342_4HN6722 SINGLE 4HN6722_HI16342 #N/A
 Bước 5.3: Kiểm tra thứ hạng của Relation 2G-3G trên hệ thống ở Bước
5.2 với thứ hạng do tool Quick Neighbour đưa ra ở Bước 2.
EXCHID Cell Cellr Rel Dir 2Gon3G HO 3G2G Hạng
BCPD30 HI16342 4HN4696 HI16342_4HN4696 SINGLE 4HN4696_HI16342 #N/A #N/A
BCPD30 HI16342 4HN6344 HI16342_4HN6344 SINGLE 4HN6344_HI16342 9 #N/A
BCPD30 HI16342 3HN2863 HI16342_3HN2863 SINGLE 3HN2863_HI16342 #N/A 5
BCPD30 HI16342 4HN4853 HI16342_4HN4853 SINGLE 4HN4853_HI16342 0 #N/A
BCPD30 HI16342 4HN4852 HI16342_4HN4852 SINGLE 4HN4852_HI16342 0 #N/A
BCPD30 HI16342 4HN6342 HI16342_4HN6342 SINGLE 4HN6342_HI16342 375 CS
BCPD30 HI16342 4HN6341 HI16342_4HN6341 SINGLE 4HN6341_HI16342 232 CS
BCPD30 HI16342 4HN6343 HI16342_4HN6343 SINGLE 4HN6343_HI16342 33 CS
BCPD30 HI16342 3HN1952 HI16342_3HN1952 SINGLE 3HN1952_HI16342 0 2
BCPD30 HI16342 IHN8101 HI16342_IHN8101 SINGLE IHN8101_HI16342 #N/A #N/A
BCPD30 HI16342 IHN5434 HI16342_IHN5434 SINGLE IHN5434_HI16342 0 #N/A
BCPD30 HI16342 3HN0371 HI16342_3HN0371 SINGLE 3HN0371_HI16342 #N/A #N/A
BCPD30 HI16342 3HN0372 HI16342_3HN0372 SINGLE 3HN0372_HI16342 #N/A #N/A
BCPD30 HI16342 4HN6722 HI16342_4HN6722 SINGLE 4HN6722_HI16342 #N/A #N/A
 Bước 5.4: Từ danh sách ở Bước 5.3, xác định các cặp Relation remove.
Cặp Relation remove là cặp Relation thỏa mãn các tiêu chí sau:
o Không phải Relation nội site.
o Không nằm trong 15 Neighbour tốt nhất do tool Quick Neighbour
khuyến nghị.
o Handover cell to cell chiều 3G-2G tương ứng của Relation 2G-3G = 0
hoặc không có Relation chiều 3G-2G tương ứng.
 Danh sách Relation remove là:
EXCHID Cell Cellr Rel Dir 2Gon3G HO 3G2G Hạng
BCPD30 HI16342 4HN4696 HI16342_4HN4696 SINGLE 4HN4696_HI16342 #N/A #N/A
BCPD30 HI16342 4HN4853 HI16342_4HN4853 SINGLE 4HN4853_HI16342 0 #N/A
BCPD30 HI16342 4HN4852 HI16342_4HN4852 SINGLE 4HN4852_HI16342 0 #N/A
BCPD30 HI16342 IHN8101 HI16342_IHN8101 SINGLE IHN8101_HI16342 #N/A #N/A
BCPD30 HI16342 IHN5434 HI16342_IHN5434 SINGLE IHN5434_HI16342 0 #N/A
BCPD30 HI16342 3HN0371 HI16342_3HN0371 SINGLE 3HN0371_HI16342 #N/A #N/A
BCPD30 HI16342 3HN0372 HI16342_3HN0372 SINGLE 3HN0372_HI16342 #N/A #N/A
BCPD30 HI16342 4HN6722 HI16342_4HN6722 SINGLE 4HN6722_HI16342 #N/A #N/A
Bước 6: Đặt mức ưu tiên Relation
Chỉ thực hiện đối với Serving cell là cell 3G => Tiếp tục Bước 7.
Bước 7: Làm CR và apply dữ liệu vào hệ thống
a. Các lưu ý đặc biệt khi làm CR Relation 2G-3G.
 Đã có Add Relation thì phải có Add BALIST để MS có thể đo đạc được
sóng của cell Relation.
 Đã có Remove Relation thì phải có Remove BALIST để tránh việc MS đo
đạc thừa các tần số không cần thiết dẫn đến kết quả đo đạc thiếu tin cậy
 Cứ có Relation 2G-3G thì phải có khai báo external 3G on 2G.
 Nếu Relation là quan hệ giữa 2 cell thuộc 2 MSC khác nhau thì phải có
thêm khai báo External và OuterLai
 Một CR add/remove Relation đầy đủ 8 bước thực hiện lần lượt với 8 nội
dung tương ứng như sau:
 Remove Relation.
 Remove BA list.
 Remove external
 Add external
 Add Relation.
 Add BA list.
 Add outer LAI
 Remove outer LAI.
Tuy nhiên tùy thực tế công việc mà số lượng sheet dữ liệu và bước thực
hiện có thể ít hơn.
 Dữ liệu add/remove Relation có dạng như sau:
EXCHID Cell Cellr Dir
BCPD45 HI37283 3HN7442 SINGLE
BCPD45 HI37283 6HN7335 SINGLE
Trong đó:
 EXCHID: BSC chứa Serving cell 2G ở cột Cell.
 CELLR: Neighbour 3G với Serving cell ở cột Cell.
 DIR luôn có giá trị là SINGLE.
b. Remove Relation và add Relation.
 Từ danh sách remove Relation có được ở Bước 5, giữ lại các trường
EXCHID, Cell, Cellr, DIR như trên và đưa vào sheet “Remove Relation”.
 Từ danh sách add Relation có được ở Bước 3, giữa lại các trường
EXCHID, Cell, Cellr, DIR như trên và đưa vào sheet “Add Relation”.
c. Remove và add BA list.
 Remove BA list:
 Dữ liệu remove BA list của Relation 3G-2G có dạng như sau:
EXCHID CELL LISTTYPE UMFI
BCPD68 CHN0024 ACTIVE 10663-151-NODIV
BCPD68 CHN0024 ACTIVE 10663-155-NODIV
BCPD68 CHN0024 IDLE 10663-151-NODIV
BCPD68 CHN0024 IDLE 10663-155-NODIV
Trong đó trường UMFI=UARFCNDL Neighbour cell 3G-PSC
Neighbour cell 3G-NODIV.
 Từ danh sách remove Relation có được ở Bước 5, xác định tần số và
PSC của Neighbour cell 3G (thông tin trong utrancell).
EXCHID Cell Cellr UARFCNDL PSC
BCPD30 HI16342 4HN4696 10638 34
BCPD30 HI16342 4HN4853 10663 24
BCPD30 HI16342 4HN4852 10663 45
BCPD30 HI16342 IHN8101 10713 123
BCPD30 HI16342 IHN5434 10713 89
BCPD30 HI16342 3HN0371 10663 1
BCPD30 HI16342 3HN0372 10663 12
BCPD30 HI16342 4HN6722 10663 31
 Ghép trường “UARFCNDL-PSC-NODIV” của từng hàng tương ứng
để tạo cột UMFI. Điền LISTTYPE=ACTIVE, nhân đôi dữ liệu sau đó
điền LISTTYPE=IDLE”. Giữ lại các trường cần thiết và đưa vào sheet
“Remove UMFI”.
EXCHID Cell LISTTYPE UMFI
BCPD30 HI16342 ACTIVE 10638-34-NODIV
BCPD30 HI16342 ACTIVE 10663-24-NODIV
BCPD30 HI16342 ACTIVE 10663-45-NODIV
BCPD30 HI16342 ACTIVE 10713-123-NODIV
BCPD30 HI16342 ACTIVE 10713-89-NODIV
BCPD30 HI16342 ACTIVE 10663-1-NODIV
BCPD30 HI16342 ACTIVE 10663-12-NODIV
BCPD30 HI16342 ACTIVE 10663-31-NODIV
BCPD30 HI16342 IDLE 10638-34-NODIV
BCPD30 HI16342 IDLE 10663-24-NODIV
BCPD30 HI16342 IDLE 10663-45-NODIV
BCPD30 HI16342 IDLE 10713-123-NODIV
BCPD30 HI16342 IDLE 10713-89-NODIV
BCPD30 HI16342 IDLE 10663-1-NODIV
BCPD30 HI16342 IDLE 10663-12-NODIV
BCPD30 HI16342 IDLE 10663-31-NODIV
 Add BA list:
 Dữ liệu add BA list có dạng như sau:
BSC Cell 2G Cell 3G Neighbour UMFI
BCPD68 CHN0024 4HN7195 10638-354-NODIV
BCPD68 CHN0024 CHN5214 10638-19-NODIV
 Từ danh sách add Relation có được ở Bước 3, xác định tần số và PSC
của Neighbour cell 3G (thông tin trong utrancell). Ghép trường
“UARFCNDL-PSC-NODIV” của từng hàng tương ứng để tạo cột
UMFI.
BSC Cell Cellr UARFCNDL PSC
BCPD45 HI37283 5HN4501 10663 1
BCPD45 HI37283 4HN6583 10663 2
BCPD45 HI37283 3HN7442 10663 3
BCPD45 HI37283 5HN8573 10663 4
BCPD45 HI37283 4HN1802 10663 5
BCPD45 HI37283 3HN0932 10663 6
BCPD45 HI37283 6HN7342 10663 7
 Giữ lại các trường thông tin cần thiết và đưa vào sheet “Khai báo
UMFI”.
BSC Cell Cellr UMFI
BCPD45 HI37283 5HN4501 10663-1-NODIV
BCPD45 HI37283 4HN6583 10663-2-NODIV
BCPD45 HI37283 3HN7442 10663-3-NODIV
BCPD45 HI37283 5HN8573 10663-4-NODIV
BCPD45 HI37283 4HN1802 10663-5-NODIV
BCPD45 HI37283 3HN0932 10663-6-NODIV
BCPD45 HI37283 6HN7342 10663-7-NODIV
d. Add external và remove external.
 Việc add external được thực hiện khi khai báo Relation mới giữa Serving
cell 2G và Neighbour cell 3G mà trên BSC của Serving cell 2G chưa
được khai báo external của cell 3G.
 Việc remove external được thực hiện khi xóa toàn bộ các Relation giữa
các cell 2G trên BSC của serving cell và cell 3G Neighbour đó.
 Dữ liệu remove, add external 3G on 2G có dạng như sau:
EXCHID CELL UTRANID FDDARFCN SCRCODE MRSL
BCPD03 3HN0093 452-04-41012-93-1601 10663 107 30
BCPD03 3HN009A 452-04-41012-16501-1601 10688 58 30
BCPD03 3HN009B 452-04-41012-16502-1601 10688 113 30
Trong đó:
 EXCHID: BSC của Serving cell 2G có Relation với Neighbour cell
3G.
 Cell: Neighbour cell 3G của Serving cell 2G nằm trên BSC ở cột
EXCHID.
 UTRANID= “452-04-LAC cell 3G-CI cell 3G-RNC ID cell 3G”
 FDDARFCN: UARFCNDL của Serving cell 3G.
 SCRCODE: PSC của Serving cell 3G.
 MSRL: để mặc định là 30.
 Thực hiện add external và remove external 3G on 2G theo các bước như
sau:
 Bước 1: Xác định danh sách external 3G on 2G cần add và cần
remove: Thực hiện tương tự từ Bước 1 đến Bước 4 và từ Bước 6 đến
Bước 9 Phần Add external và remove external 2G đã được trình bày ở
Phần 5.2.5.1. Relation 2G-2G. Thao tác trên Relation và external 3G
on 2G.
 Bước 2: Điền các thông tin cần thiết (lấy dữ liệu từ utrancell) và đưa
danh sách add external 3G on 2G vào sheet “Khai báo external 3G on
2G”, danh sách remove external 3G on 2G vào sheet “Remove
external 3G on 2G”. Các thông tin cần điền thêm như sau:
EXCHID CELL UTRANID FDDARFCN SCRCODE MRSL
BCPD03 3HN0093 452-04-41012-93-1601 10663 107 30
BCPD03 3HN009A 452-04-41012-16501-1601 10688 58 30
BCPD03 3HN009B 452-04-41012-16502-1601 10688 113 30
e. Remove outer LAI và add outer LAI.
Các bước thực hiện add outer LAI và remove outer LAI được thực hiện
như nội dung Remove outer LAI và add outer LAI Phần 5.2.5.1. Relation
2G-2G, bước 7, mục f.
1.7.3 Relation 3G-3G.
Bước 1: Chuẩn bị dữ liệu đầu vào
 Bước 1.1: Lấy dữ liệu từ hệ thống, kiểm tra và chuẩn hóa dữ liệu.
 Phạm vi lấy dữ liệu: Lấy dữ liệu của toàn bộ các cell thuộc tỉnh làm
Neighbour và các cell thuộc tỉnh lân cận trong phạm vi 2 lớp trạm so
với đường biên của tỉnh làm Neighbour
 Các dữ liệu cần lấy gồm:
o Utrancell 3G, State cell 3G, UtranRelation (Relation 3G-3G),
ExternalUtrancell (External 3G), outer LAI lấy từ CDD 3G.
o Cơ sở dữ liệu trạm 3G lấy từ NIMS.
o Handover cell to cell 3G-3G lấy từ OSS. Chi tiết các trường
thông tin cần lấy xem Phụ lục 1.
 Bước 1.2: Kiểm tra và chuẩn hóa dữ liệu:
Thực hiện tương tự như nội dung “Xử lý dữ liệu cell 3G” ở Bước 1.2, Phần
5.2.5.2. Relation 2G-3G.
Chuẩn bị dữ liệu đầu vào cho tool Quick Neighbour: Do Relation 3G-3G
phải thực hiện 2 nội dung là Relation 3G-3G cùng tần và Relation 3G-3G
khác tần nên dữ liệu đầu vào tool Quick Neighbour gồm các loại sau:
 Đầu vào cho Relation 3G-3G cùng tần: Mạng Viettel đang sử dụng 5
tần số 3G gồm 10663 (F1), 10638 (F2), 10688 (F3), 10713 (F4) và
10738 (F5). Do đó đầu vào chạy Relation cùng tần cần có 5 file riêng
biệt cho 5 tần số.
Đầu vào tool Quick Neighbour có dạng như sau:

o Với các cell 3G cần làm Relation: Flag1 = FALSE.


o Với các cell 3G làm nền : Flag 1 = TRUE.
o Giá trị Flag2=outdoor đối với cell marco và indoor đối với cell
Inbuilding.
o Flag3=WCDMA.
 Đầu vào cho Relation 3G-3G khác tần:
(Theo chiến thuật khai báo Relation (Phụ lục 3), Relation 3G-3G khác
tần giữa 2 cell 3G khác site chỉ khai báo giữa cell 3G tần Fx (x>1) với
tần F1 và giữa tần F1 với F4 của cell inbuiding, xe cơ động,
Tboom/Femto nên phần này chỉ chuẩn bị đầu vào giữa tần Fx (x>1) và
tần F1.)
Đầu vào tool Quick Neighbour có dạng như sau:

o Với các cell 3G Fx (x>1) cần làm Relation: Flag1 = FALSE,


Flag3=WCDMA.
o Với các cell 3G tần F1 làm nền : Flag1 = TRUE, Flag3=GSM.
o Giá trị Flag2=outdoor đối với cell marco và indoor đối với cell
Inbuilding.
Bước 2: Đưa ra danh sách Relation cần phải có
 Bước 2.1: Đưa ra danh sách Relation nội site cần được khai báo.
 Từ dữ liệu ở cell 3G đã chuẩn bị ở Bước 1, kiểm tra các cell có giá trị
ở cột Site giống nhau => đưa ra danh sách Relation nội site.
Ví dụ: Với danh sách utrancell như sau:
RNCname Utrancell administrativeState uarfcnDl Site 3G
RCPD33 4HN902C 1 (UNLOCKED) 10663 4HN902
RCPD33 4HN902A 1 (UNLOCKED) 10663 4HN902
RCPD33 4HN902G 1 (UNLOCKED) 10688 4HN902
RCPD33 4HN902D 1 (UNLOCKED) 10638 4HN902
RCPD33 4HN902F 1 (UNLOCKED) 10638 4HN902
RCPD33 4HN902E 1 (UNLOCKED) 10638 4HN902
RCPD33 4HN902I 1 (UNLOCKED) 10688 4HN902
RCPD33 4HN902H 1 (UNLOCKED) 10688 4HN902
Giả sử cell cần làm Relation là 4HN902E, các Relation nội site là:
Cell Cellr Relation Ghi chú UARFCNDL_serving UARFCNDL_Neighbour
4HN902E 4HN902C 4HN902E_4HN902C Nội site 10638 10663
4HN902E 4HN902A 4HN902E_4HN902A Nội site 10638 10663
4HN902E 4HN902G 4HN902E_4HN902G Nội site 10638 10688
4HN902E 4HN902D 4HN902E_4HN902D Nội site 10638 10638
4HN902E 4HN902F 4HN902E_4HN902F Nội site 10638 10638
4HN902E 4HN902I 4HN902E_4HN902I Nội site 10638 10688
4HN902E 4HN902H 4HN902E_4HN902H Nội site 10638 10688
4HN902E 4HN902B 4HN902E_4HN902B Nội site 10638 10663
Trong đó, Cell là Serving cell cần làm Relation, Cellr là Neighbour cell
được khai Relation từ Serving cell đến nó.
 Xác định danh sách Relation nội site cần add: Dựa vào chiến thuật
khai báo Relation (Phụ lục 3), xác định danh sách Relation nội site cần
add, chia làm 2 danh sách:
o Relation nội site cùng tần:
Ghi
Cell Cellr Relation UARFCNDL_serving UARFCNDL_Neighbour
chú
4HN902E 4HN902D 4HN902E_4HN902D Nội site 10638 10638
4HN902E 4HN902F 4HN902E_4HN902F Nội site 10638 10638
o Relation nội site khác tần: Khai Relation với cell F1 nội site (không
khai với F3).
Ghi
Cell Cellr Relation UARFCNDL_serving UARFCNDL_Neighbour
chú
4HN902E 4HN902C 4HN902E_4HN902C Nội site 10638 10663
4HN902E 4HN902A 4HN902E_4HN902A Nội site 10638 10663
4HN902E 4HN902B 4HN902E_4HN902B Nội site 10638 10663
 Bước 2.2: Sử dụng tool Quick Neighbour đưa ra danh sách 15 Relation tốt
nhất từ Serving cell 3G đến Neighbour cell 3G (không bao gồm các
Relation nội site) cùng tần và khác tần, làm như hướng dẫn nội dung
Bước 2.2 đến Bước 2.4 phần chuẩn bị dữ liệu của Relation 2G-2G (Phần
5.1.1). Chạy tool Quick Neighbour cho cả Relation cùng tần và Relation
khác tần.
 Bước 2.3: Ghép danh sách có được từ Bước 2.1 và Bước 2.2, lọc trùng để
đưa ra danh sách Relation cần có (nội site + 15 Neighbour tốt nhất do
Quick Neighbour khuyến nghị).
Giả sử sau Bước 2.3, danh sách Relation 3G-3G cùng tần và 3G-3G khác tần
của cell 4HN902E như sau:
Cùng tần Khác tần (F2_F1)
Cell Cellr Rel Hạng Cell Cellr Rel Hạng
4HN902E 5HN5035 4HN902E_5HN5035 15 4HN902E 4HN9082 4HN902E_4HN9082 15
4HN902E 3HN455F 4HN902E_3HN455F 14 4HN902E 3HN9381 4HN902E_3HN9381 14
4HN902E 4HN5646 4HN902E_4HN5646 13 4HN902E 4HN5692 4HN902E_4HN5692 13
4HN902E 3HN5736 4HN902E_3HN5736 12 4HN902E 5HN5032 4HN902E_5HN5032 12
4HN902E 3HN5955 4HN902E_3HN5955 11 4HN902E 3HN455C 4HN902E_3HN455C 11
4HN902E 4HN1025 4HN902E_4HN1025 10 4HN902E 4HN5643 4HN902E_4HN5643 10
4HN902E 3HN8485 4HN902E_3HN8485 9 4HN902E 3HN5733 4HN902E_3HN5733 9
4HN902E 4HN1295 4HN902E_4HN1295 8 4HN902E 4HN1022 4HN902E_4HN1022 8
4HN902E 3HN8484 4HN902E_3HN8484 7 4HN902E 3HN8482 4HN902E_3HN8482 7
4HN902E 3HN0206 4HN902E_3HN0206 6 4HN902E 3HN5951 4HN902E_3HN5951 6
4HN902E 4HN4965 4HN902E_4HN4965 5 4HN902E 3HN0203 4HN902E_3HN0203 5
4HN902E 3HN5954 4HN902E_3HN5954 4 4HN902E 4HN4962 4HN902E_4HN4962 4
4HN902E 4HN1296 4HN902E_4HN1296 3 4HN902E 3HN8481 4HN902E_3HN8481 3
4HN902E 4HN1294 4HN902E_4HN1294 2 4HN902E 3HN5953 4HN902E_3HN5953 2
4HN902E 3HN5956 4HN902E_3HN5956 1 4HN902E 4HN1291 4HN902E_4HN1291 1
4HN902E 4HN902D 4HN902E_4HN902D CS 4HN902E 4HN902A 4HN902E_4HN902A CS
4HN902E 4HN902F 4HN902E_4HN902F CS 4HN902E 4HN902B 4HN902E_4HN902B CS
4HN902E 4HN902C 4HN902E_4HN902C CS
Bước 3: Đưa ra danh sách Relation cần add bổ sung
 Từ danh sách Relation ở Bước 2, thực hiện bổ sung các Relation cần add
theo các cách khác như phát hiện thiếu Neighbour trong quá trình đo kiểm
Driving Test, kiểm tra bản ghi hệ thống thầy cần add hoặc view lên Map
thấy cần add….Chi tiết xem Phụ lục 5.
 So sánh Relation cần add vừa tạo ở trên với các Relation hiện có trên
hệ thống để ra được danh sách Relation cần add bổ sung.
 Từ danh sách Relation cần add, kiểm tra trong internal để biết Serving
cell thuộc RNC nào. Ghép trường RNC và trường Relation để tạo
thành Key_rel_3G. Việc tạo key nhằm tránh các thông tin rác trên hệ
thống gây ảnh hưởng đến kết quả làm Neighbour.
Ví dụ với cell 4HN902E, kiểm tra trong utrancell sẽ thấy cell thuộc
RCPD33. Tạo key theo hướng dẫn thì được kết quả như sau:
Cùng tần

Cell Cellr Rel Hạng Key_rel_3G


4HN902E 5HN5035 4HN902E_5HN5035 15 RCPD33_4HN902E_5HN5035
4HN902E 3HN455F 4HN902E_3HN455F 14 RCPD33_4HN902E_3HN455F
4HN902E 4HN5646 4HN902E_4HN5646 13 RCPD33_4HN902E_4HN5646
4HN902E 3HN5736 4HN902E_3HN5736 12 RCPD33_4HN902E_3HN5736
4HN902E 3HN5955 4HN902E_3HN5955 11 RCPD33_4HN902E_3HN5955
4HN902E 4HN1025 4HN902E_4HN1025 10 RCPD33_4HN902E_4HN1025
4HN902E 3HN8485 4HN902E_3HN8485 9 RCPD33_4HN902E_3HN8485
4HN902E 4HN1295 4HN902E_4HN1295 8 RCPD33_4HN902E_4HN1295
4HN902E 3HN8484 4HN902E_3HN8484 7 RCPD33_4HN902E_3HN8484
4HN902E 3HN0206 4HN902E_3HN0206 6 RCPD33_4HN902E_3HN0206
4HN902E 4HN4965 4HN902E_4HN4965 5 RCPD33_4HN902E_4HN4965
4HN902E 3HN5954 4HN902E_3HN5954 4 RCPD33_4HN902E_3HN5954
4HN902E 4HN1296 4HN902E_4HN1296 3 RCPD33_4HN902E_4HN1296
4HN902E 4HN1294 4HN902E_4HN1294 2 RCPD33_4HN902E_4HN1294
4HN902E 3HN5956 4HN902E_3HN5956 1 RCPD33_4HN902E_3HN5956
4HN902E 4HN902D 4HN902E_4HN902D CS RCPD33_4HN902E_4HN902D
4HN902E 4HN902F 4HN902E_4HN902F CS RCPD33_4HN902E_4HN902F

Khác tần
Cell Cellr Rel Hạng Key_rel_3G
4HN902E 4HN9082 4HN902E_4HN9082 15 RCPD33_4HN902E_4HN9082
4HN902E 3HN9381 4HN902E_3HN9381 14 RCPD33_4HN902E_3HN9381
4HN902E 4HN5692 4HN902E_4HN5692 13 RCPD33_4HN902E_4HN5692
4HN902E 5HN5032 4HN902E_5HN5032 12 RCPD33_4HN902E_5HN5032
4HN902E 3HN455C 4HN902E_3HN455C 11 RCPD33_4HN902E_3HN455C
4HN902E 4HN5643 4HN902E_4HN5643 10 RCPD33_4HN902E_4HN5643
4HN902E 3HN5733 4HN902E_3HN5733 9 RCPD33_4HN902E_3HN5733
4HN902E 4HN1022 4HN902E_4HN1022 8 RCPD33_4HN902E_4HN1022
4HN902E 3HN8482 4HN902E_3HN8482 7 RCPD33_4HN902E_3HN8482
4HN902E 3HN5951 4HN902E_3HN5951 6 RCPD33_4HN902E_3HN5951
4HN902E 3HN0203 4HN902E_3HN0203 5 RCPD33_4HN902E_3HN0203
4HN902E 4HN4962 4HN902E_4HN4962 4 RCPD33_4HN902E_4HN4962
4HN902E 3HN8481 4HN902E_3HN8481 3 RCPD33_4HN902E_3HN8481
4HN902E 3HN5953 4HN902E_3HN5953 2 RCPD33_4HN902E_3HN5953
4HN902E 4HN1291 4HN902E_4HN1291 1 RCPD33_4HN902E_4HN1291
4HN902E 4HN902A 4HN902E_4HN902A CS RCPD33_4HN902E_4HN902A
4HN902E 4HN902B 4HN902E_4HN902B CS RCPD33_4HN902E_4HN902B
4HN902E 4HN902C 4HN902E_4HN902C CS RCPD33_4HN902E_4HN902C
 Lấy ra toàn bộ Relation hiện có trên hệ thống của các cell cần add bổ
sung. Sau đó ghép RNC với Relation để tạo thành Key_rel_3G. Giả sử
Relation hiện có trên hệ thống của cell 4HN902E và key tương ứng
như sau:
RNCn Utran UtranRelatio frequencyRelatio qOffs qOffset selectionP utranCe
Key_rel_3G
ame cell nId nType et1sn 2sn riority llRef
RCPD 4HN9 4HN902E_3 3HN573 RCPD33_4HN902
1 (INTER_FREQ) 0 -50 2
33 02E HN5732 2 E_3HN5732
RCPD 4HN9 4HN902E_5 5HN503 RCPD33_4HN902
1 (INTER_FREQ) 0 -50 3
33 02E HN5032 2 E_5HN5032
RCPD 4HN9 4HN902E_5 0 5HN503 RCPD33_4HN902
0 0 1
33 02E HN5035 (INTRA_FREQ) 5 E_5HN5035
RCPD 4HN9 4HN902E_4 0 4HN266 RCPD33_4HN902
0 0 1
33 02E HN2666 (INTRA_FREQ) 6 E_4HN2666
 So sánh trường Key_3G của danh sách Relation cần có với trường
Key_3G tương ứng của danh sách Relation hiện có trên hệ thống. Cặp
Relation nào chưa có trên hệ thống là cặp cần add bổ sung.
 Như vậy các cặp Relation có giá trị ở cột Check tồn tại là #N/A là cần
add bổ sung.
Cùng tần

Cell Cellr Rel Hạng Key_rel_3G Check tồn tại


4HN902E 5HN5035 4HN902E_5HN5035 15 RCPD33_4HN902E_5HN5035 RCPD33_4HN902E_5HN5035
4HN902E 3HN455F 4HN902E_3HN455F 14 RCPD33_4HN902E_3HN455F RCPD33_4HN902E_3HN455F
4HN902E 4HN5646 4HN902E_4HN5646 13 RCPD33_4HN902E_4HN5646 RCPD33_4HN902E_4HN5646
4HN902E 3HN5736 4HN902E_3HN5736 12 RCPD33_4HN902E_3HN5736 #N/A
4HN902E 3HN5955 4HN902E_3HN5955 11 RCPD33_4HN902E_3HN5955 #N/A
Cùng tần

Cell Cellr Rel Hạng Key_rel_3G Check tồn tại


4HN902E 4HN1025 4HN902E_4HN1025 10 RCPD33_4HN902E_4HN1025 RCPD33_4HN902E_4HN1025
4HN902E 3HN8485 4HN902E_3HN8485 9 RCPD33_4HN902E_3HN8485 RCPD33_4HN902E_3HN8485
4HN902E 4HN1295 4HN902E_4HN1295 8 RCPD33_4HN902E_4HN1295 RCPD33_4HN902E_4HN1295
4HN902E 3HN8484 4HN902E_3HN8484 7 RCPD33_4HN902E_3HN8484 RCPD33_4HN902E_3HN8484
4HN902E 3HN0206 4HN902E_3HN0206 6 RCPD33_4HN902E_3HN0206 #N/A
4HN902E 4HN4965 4HN902E_4HN4965 5 RCPD33_4HN902E_4HN4965 RCPD33_4HN902E_4HN4965
4HN902E 3HN5954 4HN902E_3HN5954 4 RCPD33_4HN902E_3HN5954 RCPD33_4HN902E_3HN5954
4HN902E 4HN1296 4HN902E_4HN1296 3 RCPD33_4HN902E_4HN1296 RCPD33_4HN902E_4HN1296
4HN902E 4HN1294 4HN902E_4HN1294 2 RCPD33_4HN902E_4HN1294 RCPD33_4HN902E_4HN1294
4HN902E 3HN5956 4HN902E_3HN5956 1 RCPD33_4HN902E_3HN5956 RCPD33_4HN902E_3HN5956
4HN902E 4HN902D 4HN902E_4HN902D CS RCPD33_4HN902E_4HN902D RCPD33_4HN902E_4HN902D
4HN902E 4HN902F 4HN902E_4HN902F CS RCPD33_4HN902E_4HN902F RCPD33_4HN902E_4HN902F

Khác tần

Cell Cellr Rel Hạng Key_rel_3G Check tồn tại


4HN902E 4HN9082 4HN902E_4HN9082 15 RCPD33_4HN902E_4HN9082 #N/A
4HN902E 3HN9381 4HN902E_3HN9381 14 RCPD33_4HN902E_3HN9381 #N/A
4HN902E 4HN5692 4HN902E_4HN5692 13 RCPD33_4HN902E_4HN5692 #N/A
4HN902E 5HN5032 4HN902E_5HN5032 12 RCPD33_4HN902E_5HN5032 RCPD33_4HN902E_5HN5032
3HN455 4HN902E_3HN455 RCPD33_4HN902E_3HN455
4HN902E 11 RCPD33_4HN902E_3HN455C
C C C
4HN902E 4HN5643 4HN902E_4HN5643 10 RCPD33_4HN902E_4HN5643 RCPD33_4HN902E_4HN5643
4HN902E 3HN5733 4HN902E_3HN5733 9 RCPD33_4HN902E_3HN5733 RCPD33_4HN902E_3HN5733
4HN902E 4HN1022 4HN902E_4HN1022 8 RCPD33_4HN902E_4HN1022 RCPD33_4HN902E_4HN1022
4HN902E 3HN8482 4HN902E_3HN8482 7 RCPD33_4HN902E_3HN8482 RCPD33_4HN902E_3HN8482
4HN902E 3HN5951 4HN902E_3HN5951 6 RCPD33_4HN902E_3HN5951 RCPD33_4HN902E_3HN5951
4HN902E 3HN0203 4HN902E_3HN0203 5 RCPD33_4HN902E_3HN0203 RCPD33_4HN902E_3HN0203
4HN902E 4HN4962 4HN902E_4HN4962 4 RCPD33_4HN902E_4HN4962 RCPD33_4HN902E_4HN4962
4HN902E 3HN8481 4HN902E_3HN8481 3 RCPD33_4HN902E_3HN8481 RCPD33_4HN902E_3HN8481
4HN902E 3HN5953 4HN902E_3HN5953 2 RCPD33_4HN902E_3HN5953 RCPD33_4HN902E_3HN5953
4HN902E 4HN1291 4HN902E_4HN1291 1 RCPD33_4HN902E_4HN1291 RCPD33_4HN902E_4HN1291
4HN902E 4HN902A 4HN902E_4HN902A CS RCPD33_4HN902E_4HN902A RCPD33_4HN902E_4HN902A
4HN902E 4HN902B 4HN902E_4HN902B CS RCPD33_4HN902E_4HN902B RCPD33_4HN902E_4HN902B
4HN902E 4HN902C 4HN902E_4HN902C CS RCPD33_4HN902E_4HN902C RCPD33_4HN902E_4HN902C

Danh sách Relation cần add bổ sung:


Cùng tần
Cell Cellr Rel Hạng Key_rel_3G Check tồn tại
4HN902E 3HN5736 4HN902E_3HN5736 12 RCPD33_4HN902E_3HN5736 #N/A
4HN902E 3HN5955 4HN902E_3HN5955 11 RCPD33_4HN902E_3HN5955 #N/A
4HN902E 3HN0206 4HN902E_3HN0206 6 RCPD33_4HN902E_3HN0206 #N/A

Khác tần
Cell Cellr Rel Hạng Key_rel_3G Check tồn tại
4HN902E 4HN9082 4HN902E_4HN9082 15 RCPD33_4HN902E_4HN9082 #N/A
4HN902E 3HN9381 4HN902E_3HN9381 14 RCPD33_4HN902E_3HN9381 #N/A
4HN902E 4HN5692 4HN902E_4HN5692 13 RCPD33_4HN902E_4HN5692 #N/A
Bước 4: Kiểm tra Relation có bị tràn sau khi add bổ sung Relation
 Căn cứ vào số lượng Relation hiện có và số lượng Relation cần add cho
mỗi cell, đưa ra danh sách các cell bị tràn số lượng Relation. Phải xử lý
lần lượt với Relation 3G-3G cùng tần và 3G-3G khác tần.
 Tràn Relation cùng tần: Là cell có số Neighbour cùng tần sau add >
31.
 Tràn Relation khác tần: Là cell có số Neighbour khác tần sau add > 32.
 Tràn tổng số lượng Relation cho phép: Với cell 3G, tổng Relation cùng
tần + Relation khác tần + Relation với cell 2G (GsmRelation) phải <
76. Vượt quá số lượng này cell sẽ bị treo dịch vụ.
Thực hiện lần lượt theo các bước sau đây:
 Từ danh sách cell cần add thêm Relation, ghép trường RNC và trường cell
để tạo Key_3G.
Giả sử với cell 4HN092E thì kết quả như sau:
RNCname Utrancell Key_3G
RCPD33 4HN902E RCPD33_4HN902E
 Lấy ra toàn bộ Relation 3G-3G (UtranRelation) và Relation 3G-2G (gsm
Relation) hiện có trên hệ thống của các cell cần add bổ sung Relation.
Sau đó ghép RNC với cell để tạo thành Key_3G.
UtranRelation
RNCname Utrancell UtranRelationId frequencyRelationType Key_3G
RCPD33 4HN902E 4HN902E_3HN5732 1 (INTER_FREQ) RCPD33_4HN902E
RCPD33 4HN902E 4HN902E_5HN5032 1 (INTER_FREQ) RCPD33_4HN902E
RCPD33 4HN902E 4HN902E_5HN5035 0 (INTRA_FREQ) RCPD33_4HN902E
RCPD33 4HN902E 4HN902E_4HN2666 0 (INTRA_FREQ) RCPD33_4HN902E
RCPD33 4HN902E 4HN902E_3HN0774 0 (INTRA_FREQ) RCPD33_4HN902E

GsmRelation
RNCname Utrancell GsmRelationId externalGsmCellRef Key_3G
RCPD33 4HN902E 4HN902E_HI25033 HI25033 RCPD33_4HN902E
RCPD33 4HN902E 4HN902E_HNI8481 HNI8481 RCPD33_4HN902E
RCPD33 4HN902E 4HN902E_HNI8484 HNI8484 RCPD33_4HN902E
RCPD33 4HN902E 4HN902E_HNI0203 HNI0203 RCPD33_4HN902E
RCPD33 4HN902E 4HN902E_HNI0209 HNI0209 RCPD33_4HN902E
RCPD33 4HN902E 4HN902E_HI14963 HI14963 RCPD33_4HN902E
 Đếm số lượng Relation của cell 3G: Tham số frequencyRelationType = 1
(INTER_FREQ) thì Relation 3G-3G đó là khác tần,
frequencyRelationType = 0 (INTRA_FREQ) thì Relation 3G-3G đó là
cùng tần.
 Đếm số lượng Relation 3G-3G cùng tần hiện có trên hệ thống và số
Relation 3G- 3G cùng tần cần add của cell theo trường Key_3G. Xác
định lượng Relation cùng tần sau add của cell.
 Đếm số lượng Relation 3G-3G khác tần hiện có trên hệ thống và số
Relation 3G- 3G khác tần cần add của cell theo trường Key_3G. Xác
định lượng Relation khác tần sau add của cell.
 Đếm số lượng gsmRelation hiện có trên hệ thống.
 Xác định tổng lượng Relation của cell sau add.
Giả sử có kết quả của cell 4HN902E như sau:
Cùn Khá Ad Ad Cùn Khá
Tổn
g c GSM d d g c GSM
RNCna Utranc g
Key_3G tần tần Relati cùn khá tần tần Relati
me ell sau
hiện hiện on g c sau sau on
add
tại tại tần tần add add
4HN90 RCPD33_4HN9
RCPD33 30 30 18 3 3 33 33 18 84
2E 02E
Như vậy cell 4HN902E sau add:
 Tràn utranRelation cùng tần.
 Tràn utranRelation khác tần.
 Tràn tổng số Relation cho phép (76 Relation)
 Những cell bị tràn về số lượng Relation sẽ chuyển sang Bước 5 để remove
bớt Relation hiện có, đảm báo add đủ số lượng Relation cần add bổ sung.
 Riêng đối với trường hợp tràn tổng số Relation cho phép, có thể remove
bớt Relation cùng tần, khác tần hoặc gsm Relation tùy theo từng trường
hợp cụ thể (cách remove gsm Relation xem nội dung 5.3. Relation 3G-
2G).
 Các cell không bị tràn Relation tiếp tục thực hiện Bước 6.
Bước 5: Remove Relation
 Có 3 trường hợp remove Relation.
 Trường hợp 1: Remove Relation khi xóa cell, hủy trạm: Xóa toàn bộ
các Relation liên quan tới cell xóa.
 Trường hợp 2: Remove Relation cho những cell bị tràn Relation ở
bước 4.
 Trường hợp 3: Remove Relation cho những cell không thực hiện add
thêm Relation ở Bước 3, nhằm tối ưu số lượng Relation. Xem chi tiết
Phụ lục 2.
Trường hợp 2: Remove Relation cho các cell bị tràn ở Bước 4: Remove
theo handover cell to cell của từng cặp Relation. Phần tiếp theo trình bày cách
remove Relation cùng tần theo handover cell to cell cùng tần. Nội dung
remove Relation khác tần thực hiện tương tự như với Relation cùng tần.
 Bước 5.1: Lấy handover của các Relation hiện có trên hệ thống:
 Lấy handover cell to cell cùng tần của tất cả các Relation hiện có trên
hệ thống của các cell có số lượng Relation bị tràn ở Bước 4. Cách
lấy dữ liệu xem Phụ lục 1. Ghép trường RNC và utranRelation để tạo
thành Key_rel_3G.
RNC Id UCell Id Adj_UtranCell UtranRelation Key_rel_3G HO intra
RCPD33 4HN902E 4HN1296 4HN902E_4HN1296 RCPD33_4HN902E_4HN1296 4744
RCPD33 4HN902E 4HN902F 4HN902E_4HN902F RCPD33_4HN902E_4HN902F 54264
RCPD33 4HN902E 4HN1295 4HN902E_4HN1295 RCPD33_4HN902E_4HN1295 21111
RCPD33 4HN902E 3HN5956 4HN902E_3HN5956 RCPD33_4HN902E_3HN5956 71890
RCPD33 4HN902E 4HN2666 4HN902E_4HN2666 RCPD33_4HN902E_4HN2666 255
RCPD33 4HN902E 4HN2666 4HN902E_4HN2666 RCPD33_4HN902E_4HN2666 28
RCPD33 4HN902E 4HN1294 4HN902E_4HN1294 RCPD33_4HN902E_4HN1294 4781
RCPD33 4HN902E 4HN902D 4HN902E_4HN902D RCPD33_4HN902E_4HN902D 143634
RCPD33 4HN902E 3HN455F 4HN902E_3HN455F RCPD33_4HN902E_3HN455F 15
RCPD33 4HN902E 4HN5646 4HN902E_4HN5646 RCPD33_4HN902E_4HN5646 473
RCPD33 4HN902E 5HN5035 4HN902E_5HN5035 RCPD33_4HN902E_5HN5035 4067
 Lấy toàn bộ Relation của các cell có số lượng Relation bị tràn Bước 4.
Ghép trường RNC và utranRelation để tạo thành Key_rel_3G.
Các Relation từ hệ thống có dạng như sau:
utranCell
RNCname Utrancell UtranRelationId frequencyRelationType Key_rel_3G
Ref
RCPD33 4HN902E 4HN902E_4HN8985 0 (INTRA_FREQ) 4HN8985 RCPD33_4HN902E_4HN8985
RCPD33 4HN902E 4HN902E_3HN455F 0 (INTRA_FREQ) 3HN455F RCPD33_4HN902E_3HN455F
RCPD33 4HN902E 4HN902E_4HN5646 0 (INTRA_FREQ) 4HN5646 RCPD33_4HN902E_4HN5646
RCPD33 4HN902E 4HN902E_3HN5736 0 (INTRA_FREQ) 3HN5736 RCPD33_4HN902E_3HN5736
RCPD33 4HN902E 4HN902E_3HN5955 0 (INTRA_FREQ) 3HN5955 RCPD33_4HN902E_3HN5955
RCPD33 4HN902E 4HN902E_4HN1025 0 (INTRA_FREQ) 4HN1025 RCPD33_4HN902E_4HN1025
RCPD33 4HN902E 4HN902E_3HN8485 0 (INTRA_FREQ) 3HN8485 RCPD33_4HN902E_3HN8485
RCPD33 4HN902E 4HN902E_4HN1295 0 (INTRA_FREQ) 4HN1295 RCPD33_4HN902E_4HN1295
RCPD33 4HN902E 4HN902E_3HN8484 0 (INTRA_FREQ) 3HN8484 RCPD33_4HN902E_3HN8484
RCPD33 4HN902E 4HN902E_3HN0206 0 (INTRA_FREQ) 3HN0206 RCPD33_4HN902E_3HN0206
RCPD33 4HN902E 4HN902E_4HN902D 0 (INTRA_FREQ) 4HN902D RCPD33_4HN902E_4HN902D
RCPD33 4HN902E 4HN902E_4HN902F 0 (INTRA_FREQ) 4HN902F RCPD33_4HN902E_4HN902F
RCPD33 4HN902E 4HN902E_5HN5035 0 (INTRA_FREQ) 5HN5035 RCPD33_4HN902E_5HN5035
RCPD33 4HN902E 4HN902E_4HN2666 0 (INTRA_FREQ) 4HN2666 RCPD33_4HN902E_4HN2666
RCPD33 4HN902E 4HN902E_3HN0774 0 (INTRA_FREQ) 3HN0774 RCPD33_4HN902E_3HN0774

 Vlookup giá trị handover attempt trong file handover cell to cell của
các cặp Relation đang có trên hệ thống theo trường Key_rel_3G.
 Bước 5.2: Tính hiệu suất sử dụng của các cặp Relation:
 Tính tổng handover attempt của Serving cell bằng cách cộng số lượng
handover att của từng Relation của Serving cell đó với nhau.
 Tính hiệu suất sử dụng của từng cặp Relation bằng cách chia handover
attempt của từng cặp Relation với handover attempt của cả cell.
Giả sử kết quả như sau:
HO Hiệu
RNCname Utrancell UtranRelationId utranCellRef Key_rel_3G Hocell
intra suất
RCPD33 4HN902E 4HN902E_4HN8985 4HN8985 RCPD33_4HN902E_4HN8985 355 356335 0.100
RCPD33 4HN902E 4HN902E_3HN455F 3HN455F RCPD33_4HN902E_3HN455F 15 356335 0.004
RCPD33 4HN902E 4HN902E_4HN5646 4HN5646 RCPD33_4HN902E_4HN5646 473 356335 0.133
RCPD33 4HN902E 4HN902E_3HN5736 3HN5736 RCPD33_4HN902E_3HN5736 1715 356335 0.481
RCPD33 4HN902E 4HN902E_3HN5955 3HN5955 RCPD33_4HN902E_3HN5955 7373 356335 2.069
RCPD33 4HN902E 4HN902E_4HN1025 4HN1025 RCPD33_4HN902E_4HN1025 28 356335 0.008
RCPD33 4HN902E 4HN902E_3HN8485 3HN8485 RCPD33_4HN902E_3HN8485 4771 356335 1.339
RCPD33 4HN902E 4HN902E_4HN1295 4HN1295 RCPD33_4HN902E_4HN1295 21111 356335 5.924
RCPD33 4HN902E 4HN902E_3HN8484 3HN8484 RCPD33_4HN902E_3HN8484 1754 356335 0.492
RCPD33 4HN902E 4HN902E_3HN0206 3HN0206 RCPD33_4HN902E_3HN0206 127 356335 0.036
 Bước 5.3: Kiểm tra thứ hạng của Relation trên hệ thống ở Bước 5.2 với
thứ hạng do tool Quick Neighbour đưa ra ở Bước 2.
HO Hiệu
RNCname Utrancell UtranRelationId utranCellRef Key_rel_3G Hocell Hạng
intra suất
RCPD33 4HN902E 4HN902E_4HN8985 4HN8985 RCPD33_4HN902E_4HN8985 355 356335 0.100 #N/A
RCPD33 4HN902E 4HN902E_3HN455F 3HN455F RCPD33_4HN902E_3HN455F 15 356335 0.004 14
RCPD33 4HN902E 4HN902E_4HN5646 4HN5646 RCPD33_4HN902E_4HN5646 473 356335 0.133 13
RCPD33 4HN902E 4HN902E_3HN5736 3HN5736 RCPD33_4HN902E_3HN5736 1715 356335 0.481 12
RCPD33 4HN902E 4HN902E_3HN5955 3HN5955 RCPD33_4HN902E_3HN5955 7373 356335 2.069 11
RCPD33 4HN902E 4HN902E_4HN1025 4HN1025 RCPD33_4HN902E_4HN1025 28 356335 0.008 10
RCPD33 4HN902E 4HN902E_3HN8485 3HN8485 RCPD33_4HN902E_3HN8485 4771 356335 1.339 9
 Bước 5.4: Từ danh sách ở Bước 5.3, xác định các cặp Relation remove.
Cặp Relation remove là cặp Relation thỏa mãn các tiêu chí sau:
 Không phải Relation nội site.
 Không nằm trong 15 Neighbour tốt nhất do tool Quick Neighbour
khuyến nghị.
 Hiệu suất sử dụng của Relation < 0.3%.
đ Cặp Relation remove là 4HN902E_4HN8985.
Bước 6: Đặt mức ưu tiên Relation
 Đối với các cell phải add bổ sung Relation ở Bước 3 đặt mức ưu tiên của
các Relation này là 2.
 Đối với các cell không phải add thêm Relation ở Bước 3 đặt mức ưu tiên
Relation của các cell này theo hướng dẫn trong Phụ lục 4.
Bước 7: Làm CR và apply dữ liệu vào hệ thống
a. Các lưu ý đặc biệt khi làm CR Relation 3G-3G.
 Nếu Relation là quan hệ giữa 2 cell thuộc 2 RNC khác nhau thì phải khai
báo External.
 Nếu Relation là quan hệ giữa 2 cell thuộc 2 MSC khác nhau thì phải có
thêm khai báo External và OuterLai.
 Một CR add/remove Relation đầy đủ 7 bước thực hiện lần lượt với 7 nội
dung tương ứng như sau:
 Remove utranRelation.
 Remove externalUtrancell.
 Add externalUtrancell.
 Add utranRelation.
 Add externalUtranRelation.
 Remove outer LAI
 Add outer LAI.
Tuy nhiên tùy thực tế công việc mà số lượng sheet dữ liệu và bước thực hiện
có thể ít hơn.
 Dữ liệu chính liên quan đến utranRelation có dạng như sau:
Source Target Selection loadSharing
Identity Qoffset1Sn Qoffset2sn RNC
Cell Cell Priority Candidate
3HN0036_4HN0714 3HN0036 4HN0714 0 0 1 0 RCPD03
3HN003A_3HN895H 3HN003A 3HN895H 0 0 2 0 RCPD03
3HN003A_3HN272H 3HN003A 3HN272H 0 0 1 0 RCPD03
Trong đó:
 Identity: Khai báo Relation giữa Serving cell ở cột Source cell và
Neighbour cell ở cột Target cell.
 Qoffset1sn, Qoffset2sn, loadsharing candidate: Khai báo theo hướng
dẫn mới nhất được ban hành. Hiện tại là Guideline cân tải F1_fx.
 SelectionPriority: Mức ưu tiên của Relation được đánh ở Bước 6.
 RNC: RNC của Serving cell ở cột Source cell.
b. Remove utranRelation.
Từ danh sách remove utranRelation có được ở Bước 5, giữ lại các trường
sau đây và đưa vào sheet “Remove UtranRelation” hoặc “Delete UtranRelation”.
RNCname Utrancell UtranRelationId utranCellRef
RCPD33 4HN902E 4HN902E_4HN8985 4HN8985
RCPD33 4HN902E 4HN902E_3HN455F 3HN455F
RCPD33 4HN902E 4HN902E_4HN5646 4HN5646
RCPD33 4HN902E 4HN902E_3HN5736 3HN5736
RCPD33 4HN902E 4HN902E_3HN5955 3HN5955
c. Add UtranRelation và add External UtranRelation.
Giả sử danh sách Relation cần add có được ở Bước 3 và sau khi đánh mức
ưu tiên ở Bước 6 như sau:
Selection
RNC Cell Cellr Rel
Priority
RCPD33 4HN902E 3HN5736 4HN902E_3HN5736 2
RCPD33 4HN902E 3HN5955 4HN902E_3HN5955 2
RCPD33 4HN902E 3HN0206 4HN902E_3HN0206 2
RCPD33 4HN902E 4HN9082 4HN902E_4HN9082 2
RCPD33 4HN902E 3HN9381 4HN902E_3HN9381 2
RCPD33 4HN902E 4HN5692 4HN902E_4HN5692 2
Tiếp tục thực hiện các bước sau đây:
 Bước 1: Xác định RNC của Neighbour cell 3G bằng cách vlookup theo dữ
liệu utrancell.
Selection
RNC Cell Cellr Rel RNCr
Priority
RCPD33 4HN902E 3HN5736 4HN902E_3HN5736 2 RCPD33
RCPD33 4HN902E 3HN5955 4HN902E_3HN5955 2 RCPD33
RCPD33 4HN902E 3HN0206 4HN902E_3HN0206 2 RCPD33
RCPD33 4HN902E 4HN9082 4HN902E_4HN9082 2 RCPD34
RCPD33 4HN902E 3HN9381 4HN902E_3HN9381 2 RCPD34
RCPD33 4HN902E 4HN5692 4HN902E_4HN5692 2 RCPD34
 Bước 2: So sánh RNC của Serving cell và Neighbour cell, nếu 2 cell
thuộc cùng 1 RNC thì đưa vào sheet “Add UtranRelation”, hoàn thiện các
trường thông tin còn lại (Qoffset1sn, Qoffset2sn và loadsharing
candidate) theo Hướng dẫn hiện hành.
Source Taget Selection
Identity Qoffset1Sn Qoffset2sn loadSharingCandidate RNC
Cell Cell Priority
4HN902E_3HN5736 4HN902E 3HN5736 0 0 2 0 RCPD33
4HN902E_3HN5955 4HN902E 3HN5955 0 0 2 0 RCPD33
4HN902E_3HN0206 4HN902E 3HN0206 0 0 2 0 RCPD33
 Bước 3: Nếu Serving cell và Neighbour cell thuộc 2 RNC khác nhau thì
hoàn thiện dữ liệu theo form mẫu sau đây và đưa vào sheet “Add
externalUtranRelation”.
Sourc SourceCell_Utra IurL UtranRel Qoffse Qoffse selectionP loadsharingc
RNC
eCell nRelationId ink ationId t1Sn t2sn riority andidate
4HN9 4HN902E_4HN90 RCP
1634 4HN9082 2 2 2 0
02E 82 D33
4HN9 4HN902E_3HN93 1634 3HN9381 2 2 2 0 RCP
02E 81 D33
4HN9 4HN902E_4HN56 RCP
1634 4HN5692 2 2 2 0
02E 92 D33
Trong đó:
 SourceCell: Serving cell 3G cần add Relation.
 SourceCell_UtranRelationId: khai báo Relation giữa Serving cell và
Neighbour cell.
 UtranRelationId: Neighbour cell được Serving cell khai báo Relation đến.
 Qoffset1sn, Qoffset2sn, loadsharing candidate điền theo Hướng dẫn hiện
hành.
 RNC: RNC của Serving cell ở cột Source cell.
 IurLink: RNC ID của RNC của Neighbour cell. Cách điền IurLink như sau:
o Nếu RNC của Neighbour cell có mã RCPD => IurLink=16&right(RNCr,2).
o Nếu RNC của Neighbour cell có mã RCPV => IurLink=17&right(RNCr,2).
d. Add externalUtrancell và remove externalUtrancell.
 Việc add external được thực hiện khi khai báo Relation mới giữa
Serving cell và Neighbour cell nằm trên 2 RNC khác nhau mà
Neighbour cell chưa được khai báo external trên RNC của Serving
cell.
 Việc remove external được thực hiện khi xóa toàn bộ UtranRelation
giữa các cell trên RNC của Serving cell và cell Neighbour đó.
 Thực hiện add external và remove externalUtrancell theo các bước như
sau:
 Bước 1: Xác định danh sách externalUtrancell cần add và cần remove:
Thực hiện tương tự Bước 1 đến Bước 9, mục Add external và remove
external 2G đã được trình bày ở Phần 5.2.5.1. Relation 2G-2G.
 Bước 2: Điền các thông tin cần thiết (lấy dữ liệu từ utrancell) và đưa danh
sách add externalUtrancell vào sheet “Add externalUtrancell”, danh sách
remove external 3G on 2G vào sheet “Remove externalUtrancell”.
Dữ liệu add, remove externalUtrancell bao gồm các trường thông tin như
sau:
prim indi
max prima trans
ExternalU aryS vid qQu qRx
IurLi ra uarfc uarfc TxPo ryCpi missio
tranCellI cid lac cram ual alMi Lev RNC
nk c nDl nUl wer chPo nSche
d bling Off n Min
Ul wer me
Code set
1634 4HN9082 17159 41007 1 175 10663 9713 0 24 330 -18 -113 0 RCPD33
1634 3HN9381 8339 41027 1 452 10663 9713 0 24 330 -18 -113 0 RCPD33
1634 4HN5692 19333 41041 1 186 10663 9713 0 24 330 -18 -113 0 RCPD33
Trong đó:
 ExternalUtrancellId: Neighbour cell được khai external trên RNC ở cột RNC.
 RNC: RNC của Serving cell có Relation với Neighbour cell ở cột
ExternalUtrancellId.
 IurLink: RNC ID của RNC của Neighbour cell. Cách điền IurLink như sau:
o Nếu RNC của Neighbour cell có mã RCPD => IurLink=16&right
(RNCr,2).
o Nếu RNC của Neighbour cell có mã RCPV => IurLink=17&right
(RNCr,2).
 Các trường thông tin còn lại lấy trong utrancell.
e. Remove outer LAI và add outer LAI.
Các bước thực hiện add outer LAI và remove outer LAI được thực hiện
tương tự như Phần 5.2.5.1 Relation 2G-2G, bước 7, mục f. Remove outer LAI và add
outer LAI.
1.7.4 Relation 3G-2G.
Bước 1: Chuẩn bị dữ liệu đầu vào
 Bước 1.1: Lấy dữ liệu từ hệ thống, kiểm tra và chuẩn hóa dữ liệu.
 Phạm vi lấy dữ liệu: Lấy dữ liệu của toàn bộ các cell thuộc Tỉnh
làm Neighbour và các cell thuộc Tỉnh lân cận trong phạm vi 2 lớp
trạm so với đường biên của Tỉnh làm Neighbour
 Các dữ liệu cần lấy gồm:
o Internal 2G, Utrancell 3G, Relation 3G on 2G, BA list 3G on
2G, Status cell 2G, State cell 3G, External 3G on 2G, outer LAI
lấy từ CDD. Dữ liệu cell 2G lấy từ CDD 2G. Dữ liệu cell 3G lấy
từ CDD 3G.
o Cơ sở dữ liệu trạm 2G và cơ sở dữ liệu trạm 3G lấy từ NIMS.
o Handover cell to cell 3G-2G lấy từ OSS. Chi tiết các trường
thông tin cần lấy xem Phụ lục 1.
 Bước 1.2: Kiểm tra và chuẩn hóa dữ liệu:
 Thực hiện tương tự như Bước 1.2 Phần 5.2.5.2 Relation 2G-3G.
 Chuẩn bị dữ liệu đầu vào cho tool Quick Neighbour: Đầu vào tool
Quick Neighbour có dạng như sau:
o Với các cell 3G cần làm Relation: Flag1 = FALSE, Flag3 =
WCDMA.
o Với các cell 2G làm nền : Flag 1 = TRUE, Flag3= GSM.
o Giá trị Flag2=outdoor đối với cell marco và indoor đối với cell
Inbuilding.
Bước 2: Đưa ra danh sách Relation cần phải có.
 Bước 2.1: Đưa ra danh sách Relation nội site cần được khai báo.
 Xác định site 2G cùng vị trí với site của cell 3G muốn làm
Relation.
o Từ dữ liệu cell 3G ở Bước 1, sử dụng bảng Ánh xạ mã 2G-3G
để tìm được mã cell 2G cùng vị trí (nếu có) với Serving cell 3G
cần làm Relation bằng cách thay 3 chữ cái đầu trong tên cell 3G
bằng 3 chữ cái đầu trong mã 2G ánh xạ tương ứng.
Ví dụ cần tìm cell 3G cùng vị trí với cell 5HN0292.
Mã Mã 3G Mã Mã Mã xe cơ
Tỉnh Mã 2G Mã 3G
2G ánh xạ tỉnh tỉnh động
HNI 3HN HNI HN CHN Hà Nội HNI001-HNI999 3HN001-3HN999
HI1 4HN HNI HN CHN Hà Nội HI1001-HI1999 4HN001-4HN999
HI2 5HN HNI HN CHN Hà Nội HI2001-HI2999 5HN001-5HN999
HI3 6HN HNI HN CHN Hà Nội HI3001-HI3999 6HN001-6HN999
IHN IHN HNI HN CHN Hà Nội IHN001-IHN499 IHN501-IHN999
MHN MHN HNI HN CHN Hà Nội MHN001-MHN499 MHN501-MHN999
 Mã 3G của cell 5HN0292, theo bảng mã ánh xạ, mã 2G tương ứng với mã
3G 5HN là mã HI2 => Cell 2G tương ứng cùng vị trí là HI20292.
o Tạo cột Site 2G từ danh sách vừa tạo được (6 chữ cái đầu trong mã
cell 2G).
RNCname Utrancell administrativeState uarfcnDl Mã cell 2G Site 2G
RCPD32 5HN0292 1 (UNLOCKED) 10663 HNI0292 HNI029
o Từ dữ liệu cell 2G trên hệ thống lấy được ở Bước 1:
EXCHID CELL Status Site
BCPD68 HNI0291 ACTIVE HNI029
BCPD68 HNI0292 ACTIVE HNI029
BCPD68 HNI0293 ACTIVE HNI029
BCPD68 HNI0298 ACTIVE HNI029
BCPD68 HNI0299 ACTIVE HNI029
Xác định các cell 3G và 2G cùng vị trí đang có trên hệ thống từ cột
Site ở danh sách cell 2G và cột Site2G ở danh sách ánh xạ vừa tạo.
Cell 3G Các cell 2G cùng vị trí
RNCna Utranc administrative uarfcn Mã cell Site EXCH
CELL Status Site
me ell State Dl 2G 2G ID
RCPD3 5HN02 1 HNI029 HNI0 BCPD6 HNI02 ACTI HNI0
10663
2 92 (UNLOCKED) 2 29 8 91 VE 29
BCPD6 HNI02 ACTI HNI0
8 92 VE 29
BCPD6 HNI02 ACTI HNI0
8 93 VE 29
BCPD6 HNI02 ACTI HNI0
8 98 VE 29
BCPD6 HNI02 ACTI HNI0
8 99 VE 29
o Đưa ra danh sách Relation nội site 3G-2G cần khai báo.
RNCname Utrancell Gsmcell Relation Ghi chú
RCPD32 5HN0292 5HN0292_HNI0291 HNI0291 Relation nội site
RCPD32 5HN0292 5HN0293_HNI0292 HNI0292 Relation nội site
RCPD32 5HN0292 5HN0294_HNI0293 HNI0293 Relation nội site
RCPD32 5HN0292 5HN0295_HNI0298 HNI0298 Relation nội site
RCPD32 5HN0292 5HN0296_HNI0299 HNI0299 Relation nội site

 Bước 2.2: Sử dụng tool Quick Neighbour đưa ra danh sách 15 Relation tốt
nhất từ Serving cell 3G đến Neighbour cell 2G (không bao gồm các
Relation nội site) làm như hướng dẫn nội dung Bước 2.2 đến Bước 2.4
Phần 5.2.5.1 Relation cần có 2G-2G (đưa ra danh sách Relation cần có).
 Bước 2.3: Ghép 2 danh sách có được ở Bước 2.1 và Bước 2.2, lọc trùng
để đưa ra danh sách Relation cần có.

Bước 3: Đưa ra danh sách Relation cần add bổ sung


 Từ danh sách Relation ở Bước 2, thực hiện bổ sung các Relation cần add
theo các cách khác như phát hiện thiếu Neighbour trong quá trình đo kiểm
Driving Test, kiểm tra bản ghi hệ thống thầy cần add hoặc view lên Map
thấy cần add….Chi tiết xem Phụ lục 5.
 So sánh Relation cần add vừa tạo ở trên với các Relation hiện có trên hệ
thống để ra được danh sách Relation cần add bổ sung:
 Từ danh sách Relation cần add, kiểm tra trong utrancell để biết
Serving cell thuộc RNC nào. Ghép trường RNC và trường
Relation để tạo thành Key_gsmrel. Việc tạo key nhằm tránh các
thông tin rác trên hệ thống gây ảnh hưởng đến kết quả làm
Neighbour.
Ví dụ với cell 5HN0292, tạo key theo hướng dẫn thì được kết quả
dạng như sau:
RNC Cell Cellr Rel Hạng key_gsmrel
RCPD32 5HN0292 HI11423 5HN0292_HI11423 8 RCPD32_5HN0292_HI11423
RCPD32 5HN0292 HNI7521 5HN0292_HNI7521 7 RCPD32_5HN0292_HNI7521
RCPD32 5HN0292 HI24252 5HN0292_HI24252 6 RCPD32_5HN0292_HI24252
RCPD32 5HN0292 HNI4673 5HN0292_HNI4673 5 RCPD32_5HN0292_HNI4673
RCPD32 5HN0292 HNI6123 5HN0292_HNI6123 4 RCPD32_5HN0292_HNI6123
RCPD32 5HN0292 HNI3652 5HN0292_HNI3652 3 RCPD32_5HN0292_HNI3652
RCPD32 5HN0292 HI24781 5HN0292_HI24781 2 RCPD32_5HN0292_HI24781
RCPD32 5HN0292 HNI4671 5HN0292_HNI4671 1 RCPD32_5HN0292_HNI4671
RCPD32 5HN0292 HI20291 5HN0292_HI20291 CS RCPD32_5HN0292_HI20291
RCPD32 5HN0292 HI20292 5HN0292_HI20292 CS RCPD32_5HN0292_HI20292
RCPD32 5HN0292 HI20293 5HN0292_HI20293 CS RCPD32_5HN0292_HI20293
 Lấy ra toàn bộ Relation hiện có trên hệ thống của các cell cần add
bổ sung. Sau đó ghép RNC với gsmRelation để tạo thành key. Dữ
liệu có dạng như sau
RNCname Utrancell GsmRelationId externalGsmCellRef Key_gsmrel
RCPD32 5HN0292 5HN0292_HNI7521 HNI7521 RCPD32_5HN0292_HNI7521
RCPD32 5HN0292 5HN0292_HNI3652 HNI3652 RCPD32_5HN0292_HNI3652
RCPD32 5HN0292 5HN0292_HNI4673 HNI4673 RCPD32_5HN0292_HNI4673
RCPD32 5HN0292 5HN0292_HNI6123 HNI6123 RCPD32_5HN0292_HNI6123
RCPD32 5HN0292 5HN0292_HI12631 HI12631 RCPD32_5HN0292_HI12631
RCPD32 5HN0292 5HN0292_HI20291 HI20291 RCPD32_5HN0292_HI20291
RCPD32 5HN0292 5HN0292_HI20293 HI20293 RCPD32_5HN0292_HI20293
RCPD32 5HN0292 5HN0292_HI20292 HI20292 RCPD32_5HN0292_HI20292
 Thực hiện so sánh trường Key_gsmrel của danh sách Relation cần
có với trường key tương ứng của danh sách Relation hiện có trên
hệ thống. Cặp Relation nào chưa có trên hệ thống là cặp cần add
bổ sung.
 Như vậy có 4 cặp Relation có giá trị ở cột Check tồn tại là #N/A
cần add bổ sung.
RNC Cell Cellr Rel Hạng key_gsmrel Check tồn tại
RCPD32 5HN0292 HI11423 5HN0292_HI11423 8 RCPD32_5HN0292_HI11423 #N/A
RCPD32 5HN0292 HNI7521 5HN0292_HNI7521 7 RCPD32_5HN0292_HNI7521 RCPD32_5HN0292_HNI7521
RCPD32 5HN0292 HI24252 5HN0292_HI24252 6 RCPD32_5HN0292_HI24252 #N/A
RCPD32 5HN0292 HNI4673 5HN0292_HNI4673 5 RCPD32_5HN0292_HNI4673 RCPD32_5HN0292_HNI4673
RCPD32 5HN0292 HNI6123 5HN0292_HNI6123 4 RCPD32_5HN0292_HNI6123 RCPD32_5HN0292_HNI6123
RCPD32 5HN0292 HNI3652 5HN0292_HNI3652 3 RCPD32_5HN0292_HNI3652 RCPD32_5HN0292_HNI3652
RCPD32 5HN0292 HI24781 5HN0292_HI24781 2 RCPD32_5HN0292_HI24781 #N/A
RCPD32 5HN0292 HNI4671 5HN0292_HNI4671 1 RCPD32_5HN0292_HNI4671 #N/A
RCPD32 5HN0292 HI20291 5HN0292_HI20291 CS RCPD32_5HN0292_HI20291 RCPD32_5HN0292_HI20291
RCPD32 5HN0292 HI20292 5HN0292_HI20292 CS RCPD32_5HN0292_HI20292 RCPD32_5HN0292_HI20292
RCPD32 5HN0292 HI20293 5HN0292_HI20293 CS RCPD32_5HN0292_HI20293 RCPD32_5HN0292_HI20293
Danh sách Relation cần add bổ sung:
Hạn Check tồn
RNC Cell Cellr Rel key_gsmrel
g tại
RCPD3 5HN029 RCPD32_5HN0292_HI1142
HI11423 5HN0292_HI11423 8 #N/A
2 2 3
RCPD3 5HN029 RCPD32_5HN0292_HI2425
HI24252 5HN0292_HI24252 6 #N/A
2 2 2
RCPD3 5HN029 RCPD32_5HN0292_HI2478
HI24781 5HN0292_HI24781 2 #N/A
2 2 1
RCPD3 5HN029 HNI467 5HN0292_HNI467 RCPD32_5HN0292_HNI467
1 #N/A
2 2 1 1 1
Bước 4: Kiểm tra Relation có bị tràn sau khi add bổ sung Relation
 Căn cứ vào số lượng Relation hiện có và số lượng Relation cần add cho
mỗi cell, đưa ra danh sách các cell bị tràn số lượng Relation.
 Thực hiện tương tự như nội dung bước 4 phần Relation 3G-3G.
 Cell bị tràn Relation là:
 Cell có số Neighbour cell 2G sau khi add bổ sung > 32.
 Tràn tổng số lượng Relation cho phép: Với cell 3G, tổng Relation
cùng tần + Relation khác tần + Relation với cell 2G (GsmRelation)
phải < 76. Vượt quá số lượng này cell có thể bị treo dịch vụ.
Với trường hợp cell bị tràn tổng số lượng Relation cho phép có thể thực
hiện remove gsmRelation của cell 3G hoặc remove Relation cùng tần, Relation
khác tần tùy theo từng trường hợp.
Bước 5: Remove Relation
 Có 3 trường hợp remove Relation.
 Trường hợp 1: Remove Relation khi xóa cell, hủy trạm: Xóa toàn
bộ các Relation liên quan tới cell xóa.
 Trường hợp 2: Remove Relation cho những cell bị tràn Relation ở
bước 4.
 Trường hợp 3: Remove Relation cho những cell không thực hiện
add thêm Relation ở bước 3, nhằm tối ưu số lượng Relation. Xem
chi tiết Phụ lục 2.
Trường hợp 2: Remove Relation cho các cell bị tràn ở Bước 4:
 Remove Relation theo handover cell to cell: Thực hiện tương tự nội dung
Bước 5 Phần 5.2.5.3 Relation 3G-3G.
 Cặp Relation remove phải thỏa mãn các tiêu chí sau:
 Không phải Relation nội site.
 Không nằm trong 15 Neighbour tốt nhất do tool Quick Neighbour
khuyến nghị.
 Handover cell to cell < 0.3% handover của cả cell, handover
attempt của cả cell > 200 cuộc/tuần.
Bước 6: Đặt mức ưu tiên Relation
 Đối với các cell phải add bổ sung Relation ở Bước 3: đặt mức ưu tiên của
các Relation này là 2.
 Đối với các cell không phải add thêm Relation ở Bước 3: đặt mức ưu tiên
Relation của các cell này theo hướng dẫn trong Phụ lục 4.
Bước 7: Làm CR và apply dữ liệu vào hệ thống
a. Các lưu ý đặc biệt khi làm CR Relation 3G-2G.
 Cứ có Relation 3G-2G thì phải có khai báo externalGsmcell.
 Nếu Relation là quan hệ giữa 2 cell thuộc 2 MSC khác nhau thì phải có
thêm khai báo externalGsmcell và outer LAI.
 Một CR add/remove Relation đầy đủ 5 bước thực hiện lần lượt với 5 nội
dung tương ứng như sau:
 Remove gsmRelation.
 Add gsmRelation.
 Remove externalGsmcell.
 Add outer LAI
 Remove outer LAI.
Tuy nhiên tùy thực tế công việc mà số lượng sheet dữ liệu và bước thực hiện
có thể ít hơn.
 Dữ liệu add/remove gsmRelation có dạng như sau:

Trong đó:
 RNC3G: RNC chứa Serving cell 3G ở cột Utrancell.
 Cell 2G Neighbour: Neighbour cell 2G của Serving cell 3G ở cột
Utrancell.
 Cell Identity: CI của cell 2G Neighbour, thông tin ở internal.
 NCC và BCC: Cell Neighbour 2G có mã BSIC=NCC + BCC => NCC
và BCC lấy từ BSIC của cell Neighbour 2G.
 BCCH: Tần số BCCH của cell Neighbour 2G, thông tin ở internal.
 User Label String và External GSM cell điền giá trị như cột Cell 2G
Neighbour.
 BandIndicator = 0 nếu cell 2G Neighbour tần GSM1800,
BandIndicator = 2 nếu cell 2G Neighbour tần GSM900.
 Relation: Khai báo Relation giữa Serving cell 3G và Neighbour cell
2G.
 GSMselection priority: Mức ưu tiên Relation (được đánh ở bước 6).
 ExternalGsmCellMaxTxPowerUL = 30 nếu cell 2G Neighbour tần
GSM1800, ExternalGsmCellMaxTxPowerUL = 33 nếu cell 2G
Neighbour tần GSM900.
b. Remove Relation và add Relation.
 Từ danh sách remove Relation có được ở Bước 5, đưa vào sheet “Remove
gsmRelation”.
 Từ danh sách add Relation có được ở Bước 3, điền các thông tin cần thiết
như trên rồi đưa vào sheet “Add gsmRelation”.
c. Remove externalgsmcell
 Với Relation 3G-2G không cần tạo dữ liệu add externalGsmcell do khi
khai Relation 3G-2G sẽ tự động khai external. Tuy nhiên khi xóa
gsmRelation thì không tự xóa externalGsmcell theo.
 Việc remove external được thực hiện khi xóa toàn bộ các Relation giữa
các cell 3G trên BSC của serving cell và cell 2G Neighbour đó.
 Thực hiện remove externalGsmcell theo các bước như sau:
 Bước 1: Xác định danh sách externalGsmcell cần remove: Thực hiện
tương tự từ Bước 1 đến Bước 4 và từ Bước 6 đến Bước 9 Phần Add
external và remove external 2G đã được trình bày ở Phần 5.2.5.1.
Relation 2G-2G
 Bước 2: Đưa các external muốn remove vào sheet “Remove
externalGsmcell”.
d. Remove outer LAI và add outer LAI.
Các bước thực hiện add outer LAI và remove outer LAI được thực hiện như
Phần 5.2.5.1 Relation 2G-2G, bước 7, mục f. Remove outer LAI và add outer LAI.
VII.Bộ tham số khai báo chuẩn cho mạng vô tuyến
7.1.Bộ tham số khai báo chuẩn cho mạng vô tuyến 2G
7.1.1 Tham số khai báo trong idle mode
a.Vendor Ericsson
Nhóm tham số Tham số Giá trị Ý nghĩa
Idle Mode QSI 7 Cho phép 2G luôn đo 3G
6 (thành phố) Ngưỡng EcNo tối thiểu cho phép lựa chọn cell 3G -14 (thành
Idle Mode FDDQMIN
7 (nông thôn) phố), -12 (nông thôn)
Idle Mode T3212 30 Thời gian MS thực hiện Location Update định kỳ là 3 tiếng
Idle Mode AGBLK 1 Số block CCCH dành riêng cho Access Grant
Ghi chú:
- Khi thay đổi giá trị T3212 ở mức cell, phải kiểm tra và thay đổi đồng thời
tham số tương ứng trên MSC.
b.Vendor Huawei
Nhóm tham số Tham số Giá trị Command Ý nghĩa
Cho phép MS ở 2G
Idle Mode Qsearch I 7 SET GCELLCCUTRANSYS
luôn đo 3G ở Idle
-14 (thành phố) Ngưỡng EcNo tối
Idle Mode FDDQMIN SET GCELLCCUTRANSYS thiểu cho phép lựa
-12 (nông thôn) chọn cell 3G
Thời gian MS thực
Idle Mode T3212 30 SET GCELLIDLEBASIC
hiện Location Update
định kỳ sau 3 tiếng
Số block CCCH dành
Idle Mode BSAGBLKSRES 1 SET GCELLIDLEBASIC riêng cho kênh
AGCH

Ghi chú: Khi thay đổi giá trị T3212 ở mức cell, phải kiểm tra và thay đổi đồng
thời tham số tương ứng trên MSC.
c.Vendor NSN
Nhóm tham số Tham số Giá trị Ý nghĩa
Cho phép MS ở 2G luôn đo 3G ở
Idle Mode qSearchI 7
Idle
Thời gian MS thực hiện Location
Idle Mode Timer For periodic MS location Updating 0.3
Update định kỳ là 3 tiếng
-14 (thành
phố) Ngưỡng EcNo tối thiểu cho phép
Idlemode fddQMin
-12 (nông lựa chọn cell 3G
thôn)
C2
reselection
parameters
Idle Mode cellReselectParamInd Tham số quảng bá thông tin C2
are
broadcast
(Y)
Idle Mode noOfBlocksForAccessGrant 1 Số block AG

Ghi chú: Khi thay đổi giá trị T3212 ở mức cell, phải kiểm tra và thay đổi đồng
thời tham số tương ứng trên MSC.
7.1.2.Tham số khai báo SDCCH động
a.Vendor Ericsson
Nhóm tham số Tham số Giá trị Ý nghĩa
Active tính năng Adaptive Configuration of Logical Channels
SDCCH động ACSTATE ON
(cấp phát SDCCH động)
Định nghĩa số kênh SDCCH/8 còn lại trước khi cấu hình
SDCCH động SLEVEL 2
thêm kênh SDCCH từ kênh TCH
Thời gian tối thiểu trước khi thực hiện cấu hình lại kênh
SDCCH động STIME 360
SDCCH về TCH
b.Vendor Huawei
Nhóm tham số Tham số Giá trị Command Ý nghĩa
SET Cho phép
SDCCH động SDCCH Dynamic Allocation Allowed Yes
GCELLBASICPARA SDCCH động

7.1.3.Tham số khai báo HR


7.1.3.1.Quan điểm đưa ra bộ tham số khai báo
7.1.3.1.1.Quan điểm chung

- Bộ tham số khai báo nhằm mục đích giảm thiểu thời gian khách hàng sử dụng
dịch vụ thoại ở trên kênh HR đồng thời vẫn đảm bảo tỉ lệ nghẽn kênh TCH ở
trong ngưỡng cho phép, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng.
- Bộ tham số khai báo được đưa ra dựa trên nghiên cứu lí thuyết và các kết quả
thử nghiệm đã được triển khai. Theo đó:
o Tất cả các cell trên toàn mạng mặc định đều được bật tính năng cho
phép cấp phát kênh HR trong quá trình thiết lập cuộc gọi. Ngưỡng
khởi tạo cấp phát kênh HR được khai báo dựa trên TU_nonHR và tỉ
lệ nghẽn kênh TCH của mỗi cell.
o 2 vendor 2G Ericsson, Huawei có tính năng HR động nên tham số
sẽ được khai báo đồng nhất cho cả 2 vendor.
o Vendor NSN không có tính năng HR động nên bộ tham số sẽ được
khai báo theo thuật toán riêng của các vendor này.
Ghi chú: Tính năng HR động là tính năng cho phép thoại đang ở trên kênh FR
có thể tự động chuyển sang kênh HR và ngược lại dựa trên % số kênh TCH ở
trạng thái rỗi (idle).

7.3.1.2.Khai báo cho các cell không phục vụ lễ hội, sự kiện

7.3.1.2.1. Ngưỡng khởi tạo cấp phát kênh HR

a.Vendor Ericsson, Huawei


Ngưỡng khai báo
Ngưỡng khai báo
Điều kiện (thống kê HR cho thuê bao
HR cho thuê bao Giải thích ý nghĩa tham số
vào giờ peak) không hỗ trợ
hỗ trợ AMR
AMR
Cell có TU_nonHR <
Khi lưu lượng thấp và không có
90% và TCR = 0% 0 0
nghẽn thì không cấp phát kênh HR.
trong 7/7 ngày trong 7/7
ngày Khi số kênh TCH idle ≤ 20% tổng số
Cell có TU_nonHR ≥ kênh TCH của cell thì bắt đầu cấp phát
90% hoặc TCR > 0% 20 10 kênh HR cho các MS hỗ trợ AMR. Khi
trong tối thiểu 1/7 ngày số kênh TCH idle ≤ 10% tổng số kênh
TCH của cell thì mới bắt đầu cấp phát
kênh HR cho các MS không hỗ trợ
b.Vendor NSN AMR.
FRL (ngưỡng FRU
Điều kiện (thống kê bắt đầu cấp (ngưỡng bắt
Giải thích Ghi chú
vào giờ peak) phát kênh đầu cấp trở
HR) lại kênh FR)
Cell có TU_nonHR < Khi lưu lượng
90% và TCR = 0% 0 10 thấp và không có
trong 7/7 ngày nghẽn thì không
cấp phát kênh HR. Vendor Nokia không phân
Cấp phát kênh HR
khi số kênh TCH biệt ngưỡng cấp phát HR
FR rỗi < 20% tổng dành cho thuê bao hỗ trợ
số kênh TCH FR, AMR và không hỗ trợ
Cell có TU_nonHR ≥ AMR.
dừng cấp phát
90% hoặc TCR > 0% 20 30
kênh HR khi số
trong tối thiểu 1/7 ngày
kênh TCH FR rỗi
≥ 30% tổng số
kênh TCH FR của
cell.
Ghi chú:

 Sau khi khai báo như trên, theo số liệu thống kê toàn mạng có ~1% số cell
có TCR > 0% (~900 cell), trong đó có 0.5% số cell là có TCR > 0.6%
(target). Như vậy, bộ tham số khai báo cơ bản giảm được % traffic HR
trong mạng, tuy nhiên có gây nghẽn cục bộ (diện hẹp) ở 1 số cell.
 Để khắc phục các cell nghẽn tiếp tục thực hiện các hành động tối ưu theo:
“Hướng dẫn tối ưu TCR” đã ban hành.
7.3.1.2.2. Ngưỡng chuyển từ FR sang HR và ngược lại.
a.Vendor Ericsson, Huawei
2 vendor trên hỗ trợ tính năng HR động, do vậy thực hiện khai báo như sau:
Ngưỡng chuyển Ngưỡng chuyển Ngưỡng chuyển Ngưỡng chuyển
Cấu từ kênh FR sang từ kênh FR sang từ kênh HR sang từ kênh HR sang
Nhóm cell
hình HR cho kênh HR cho kênh FR cho kênh FR cho kênh
thoại sử sử dụng thoại không sử thoại sử sử dụng thoại không sử
Cell có Các %AMR
số kênh TCH
codec % sốAMR
dụng kênh TCH
codec %AMR
số kênh TCH
codec % sốAMR
dụng kênh TCH
codec
TU_nonHR < loại FR rỗi của cell FR rỗi của cell FR rỗi của cell FR của cell lớn
90% và TCR = cấu bằng 0% tổng số bằng 0% tổng số lớn hơn 20% tổng hơn 15% tổng số
0% trong 7/7 hình kênh TCH FR kênh TCH FR số kênh TCH FR kênh TCH FR
ngày % số kênh TCH % số kênh TCH % số kênh TCH % số kênh TCH
Cell có FR rỗi của cell FR rỗi của cell FR rỗi của cell FR rỗi của cell
≥ 4TX
TU_nonHR ≥ nhỏ hơn 10% nhỏ hơn 5% tổng lớn hơn 30% tổng lớn hơn 25% tổng
90% hoặc TCR > tổng số kênh số kênh TCH FR số kênh TCH FR số kênh TCH FR
0% trong tối % số kênh TCH % số kênh TCH % số kênh TCH % số kênh TCH
TCH FR
thiểu 1/7 ngày FR rỗi của cell FR rỗi của cell FR rỗi của cell FR rỗi của cell
< 4TX
nhỏ hơn 20% nhỏ hơn 15% tổng lớn hơn 40% tổng lớn hơn 35% tổng
tổng số kênh số kênh TCH FR số kênh TCH FR số kênh TCH FR
b. Vendor NSN TCH FR
Chỉ cho phép TCH FR chuyển sang TCH HR và ngược lại dưạ trên chất
lượng vô tuyến của kết nối chứ không dựa trên tải của cell (% số kênh TCH rỗi),
do vậy cần thực hiện khai báo như sau:
Tên tham số Giá trị Ý nghĩa tham số
Nếu RxQual UL hoặc DL tốt (bằng 0), thì thuật toán
Ngưỡng chuyển từ FR  HR theo RxQual intra cell HO FR  HR sẽ được kích hoạt. Giá trị cấu
0
(UL/DL) hình như trên nhằm mục đích hạn chế tối đa việc chuyển
giao từ FR sang HR theo RxQual.
Khi MS đang ở trên kênh HR, nếu RxQual UL hoặc DL
Ngưỡng chuyển từ HR  FR theo RxQual
2 tồi (lớn hơn 2) thì thuật toán intra cell HO HR  FR sẽ
(UL/DL)
được kích hoạt.
Sau khi điều kiện về RxQual DL hoặc UL ở trên được
Ngưỡng tốt cấm chuyển từ FR  HR và
-47 thỏa mãn, thuật toán HO intra cell tiếp tục kiểm tra điều
HR  FR theo cường độ tín hiệu (dBm)
kiện về cường độ tín hiệu DL hoặc UL tương ứng.
Nếu cường độ tín hiệu nằm trong khoảng [-47,-85] việc
Ngưỡng tồi cấm chuyển từ FR  HR và chuyển giao từ FR  HR, HR  FR sẽ được thực hiện.
-85
HR  FR theo cường độ tín hiệu (dBm) Nếu cường độ nằm ngoài khoảng trên thì sẽ không được
chuyển giao.

7.3.1.3.Khai báo HR cho các cell phục vụ sự kiện, lễ hội

7.3.1.3.1. Ngưỡng khởi tạo cấp phát kênh HR


Khai báo ngưỡng khởi tạo cấp kênh HR = 80% đối với tất cả các cell phục vụ sự
kiện, lễ hội, áp dụng cho tất cả các vendor (thực hiện rollback lại tham số ngay
sau khi sự kiện kết thúc).

7.3.1.3.2. Khai báo ngưỡng chuyển từ FR sang HR và ngược lại

Khai báo tham số cho cả 3 vendor giống như các cell không phục vụ sự kiện, lễ
hội.
7.3.2.Bộ tham số chi tiết
a.Vendor Ericsson
- Tham số khai báo ngưỡng khởi tạo HR:
Mức
Tên tham Đơn Giá
Điều kiện khai Ý nghĩa tham số
số vị trị
báo
Bật tính năng Dynamic HR cho toàn bộ các
DHA ON Cell
cell (tham số mức cell)
Ngưỡng khởi tạo kênh HR cho các MS có hỗ
trợ AMR.
Cell có TU_nonHR <
+) Đối với các cell có TU_nonHR < 90% và
% 90% và TCR = 0% trong 0 Cell
TCR = 0% trong 7/7 ngày: Kênh HR sẽ được
7/7 ngày
cấp nếu % số kênh TCH FR rỗi trong cell
DTHAMR
bằng 0%.
+) Đối với Cell có TU_nonHR ≥ 90% hoặc
Cell có TU_nonHR ≥
TCR > 0% trong tối thiểu 1/7 ngày: Kênh HR
% 90% hoặc TCR > 0% 20 Cell
sẽ được cấp nếu % số kênh TCH FR rỗi trong
trong tối thiểu 1/7 ngày
cell nhỏ hơn 20%.
Ngưỡng khởi tạo kênh HR cho các MS
không hỗ trợ AMR.
+) Đối với các cell có TU_nonHR < 90% và
TCR = 0% trong 7/7 ngày: Kênh HR sẽ được
Cell có TU_nonHR <
cấp nếu % số kênh TCH FR rỗi trong cell
DTHNAMR % 90% và TCR = 0% trong 0 Cell
nhỏ hơn 0%.
7/7 ngày .
+) Đối với Cell có TU_nonHR ≥ 90% hoặc
TCR > 0% trong tối thiểu 1/7 ngày: Kênh HR
sẽ được cấp nếu % số kênh TCH FR rỗi trong
cell nhỏ hơn 10%.
- Tham số khai báo ngưỡng chuyển từ FR sang HR và ngược lại:
Mức
Đơn Cấu Giá
Tên tham số Điều kiện khai Ý nghĩa tham số
vị hình trị
báo
Bật tính năng: HR Packing and FR to HR
Adaptation là tính năng cho phép chuyển
DMSUPP ON Cell

Khai báo kênh TCH idle.


cho tất cả Bật tính năng kiểm tra điều kiện về RxQual
DMQG các cell ON Cell trước khi cho phép chuyển từ kênh FR sang
Các HR (khi điều kiện về tải đã thỏa mãn).
loại Cho phép chuyển từ kênh HR về FR khi điều
DMQB ON Cell
cấu kiện vô tuyến tồi
hình Khi cell không còn kênh TCH FR nào rỗi thì
Cell có
DMTHAMR % 0 Cell
TU_nonHR
các thuê bao hỗ trợ AMR.
< 90% và
Khi thoại AMR đang ở trên kênh HR, nếu %
TCR = 0%
số kênh TCH FR rỗi/tổng số kênh TCH FR >
DMTFAMR % trong 7/7 20 Cell
ngày
AMR FR.
Mức
Đơn Cấu Giá
Tên tham số Điều kiện khai Ý nghĩa tham số
vị hình trị
báo
Khi cell không còn kênh TCH FR nào rỗi thì

các thuê bao không hỗ trợ AMR. Cấu hình


DMTHNAMR % 0 Cell
như trên nhằm mục đích, cell có TU thấp và
không bị nghẽn thì không cần chuyển từ

Đối với các thuê bao không hỗ trợ AMR, khi


thoại đang ở trên kênh HR nếu % số kênh
DMTFNAMR % 15 Cell
TCH FR rỗi/tổng số kênh TCH FR > 15% thì

Cell có Cấu
% TU_nonHR hình < 20 Cell
DMTHAMR: Ngưỡng kích hoạt HR Packing
≥ 90% hoặc 4
DMTHAMR TCR > 0%
Cấu AMR. Khi % số kênh TCH FR rỗi trong cell
trong tối
% hình 10 Cell nhỏ hơn 20% đối với cell cấu hình < 4 hoặc
thiểu 1/7
≥4 10% đối với cell có cấu hình ≥ 4 các cuộc
ngày
gọi AMR FR sẽ được chuyển về HR.
Cell có Cấu
DMTFAMR: Khi thoại AMR đang ở trên
% TU_nonHR hình < 40 Cell
kênh HR, nếu % số kênh TCH FR rỗi/tổng
≥ 90% hoặc 4
số kênh TCH FR > 40% đối với cell cấu hình
DMTFAMR TCR > 0%
Cấu < 4 hoặc 30% đối với cell cấu hình ≥ 4, thì
trong tối
% hình 30 Cell thoại sẽ chuyển từ AMR HR à AMR FR.
thiểu 1/7
≥4
ngày

Cell có Cấu
% TU_nonHR hình < 15 Cell
≥ 90% hoặc 4
DMTHNAMR: Ngưỡng kích hoạt HR
DMTHNAMR TCR > 0%
trong tối gọi NAMR. Khi % số kênh TCH FR rỗi
thiểu 1/7 Cấu
trong cell nhỏ hơn 15% đối với cell cấu hình
% ngày hình 5 Cell
< 4 hoặc 5% đối với cell có cấu hình ≥ 4 các
≥4
cuộc gọi NAMR FR sẽ được chuyển sang
NAMR HR.
Cấu DMTFNAMR: Khi thoại NAMR đang ở trên
Cell có kênh HR, nếu % số kênh TCH FR rỗi/tổng
% TU_nonHR hình < 35 Cell
4 số kênh TCH FR > 35% đối với cell cấu hình
≥ 90% hoặc < 4 hoặc 25% đối với cell cấu hình ≥ 4 thì
DMTFNAMR TCR > 0% thoại sẽ chuyển từ NAMR HR à NAMR FR.
trong tối
Cấu
thiểu 1/7
% hình 25 Cell
ngày
≥4

Khi các điều kiện về tải (% số kênh TCH rỗi)


đã được thỏa mãn, cuộc gọi AMR FR chỉ
DMQGAMR 20 Cell được phép chuyển sang AMR HR nếu
RxQual (UL hoặc DL) vẫn đang ở ngưỡng
tốt (nhỏ hơn 2).
Khi các điều kiện về tải (% số kênh TCH ở
Các
Khai báo idle) đã được thỏa mãn, cuộc gọi NonAMR
loại
DMQGNAMR cho tất cả 20 Cell FR chỉ được phép chuyển sang sử dụng kênh
cấu
các cell HR nếu RxQual (UL hoặc DL) vẫn đang ở
hình
ngưỡng tốt (nhỏ hơn 2).
Mặc dù không thỏa mãn điều kiện HO theo
tải, tuy nhiên HO intracell từ HR
DMQBAMR 40 Cell có thể được thực hiện khi chất lượng thoại
quá tồi. Cụ thể: Khi RxQual (UL hoặc DL)
tồi hơn 4, cuộc gọi AMR HR sẽ được chuyển
Mức
Đơn Cấu Giá
Tên tham số Điều kiện khai Ý nghĩa tham số
vị hình trị
báo
về FR.

Mặc dù không thỏa mãn điều kiện HO theo


tải, tuy nhiên HO intracell từ HR
các MS không hỗ trợ AMR vẫn có thể được
DMQBNAMR 40 Cell thực hiện khi chất lượng thoại quá tồi. Cụ
thể: Khi RxQual (UL hoặc DL) tồi hơn 4,
cuộc gọi Non AMR HR sẽ được chuyển về
FR.
b.Vendor Huawei
- Tham số khai báo ngưỡng khởi tạo HR:
Mức
Đơn
Tên tham số Điều kiện Giá trị khai Ý nghĩa tham số
vị
báo
TCH Rate
Yes TRX Cho phép sử dụng HR (Tham số mức TRx)
Adjust Allow
99 Ngưỡng khởi tạo cấp kênh HR cho các MS
Cell có
(Huawei có hỗ trợ AMR.
TU_nonHR <
chỉ cho +) Với cell có TU_nonHR < 90% và TCR =
90% và TCR = Cell
khai 0% trong 7/7 ngày: Khi % số kênh TCH FR
0% trong 7/7
AMR TCH/H max là bận trong cell lớn hơn 99% thì các cuộc gọi
ngày
Prior Cell Load % 99) AMR tiếp theo sẽ được cấp trên kênh HR.
Threshold Cell có +) Với Cell có TU_nonHR ≥ 90% hoặc
TU_nonHR ≥ TCR > 0% trong tối thiểu 1/7 ngày: Khi %
90% hoặc TCR > 80 Cell số kênh TCH FR bận trong cell lớn hơn
0% trong tối thiểu 80% thì các cuộc gọi AMR tiếp theo sẽ
1/7 ngày được cấp trên kênh HR.
Cell có Ngưỡng khởi tạo cấp kênh HR cho các MS
TU_nonHR < không hỗ trợ AMR.
90% và TCR = 100 Cell +) Với cell có TU_nonHR < 90% và TCR =
0% trong 7/7 0% trong 7/7 ngày : Khi % số kênh TCH
ngày FR bận trong cell lớn hơn 100% thì các
TCH Traffic cuộc gọi NAMR tiếp theo sẽ được cấp trên
%
Busy Threshold Cell có kênh HR.
TU_nonHR ≥ +) Với Cell có TU_nonHR ≥ 90% hoặc
90% hoặc TCR > 90 Cell TCR > 0% trong tối thiểu 1/7 ngày. Khi %
0% trong tối thiểu số kênh TCH FR bận trong cell lớn hơn
1/7 ngày 90% thì các cuộc gọi NAMR tiếp theo sẽ
được cấp trên kênh HR.
- Tham số khai báo ngưỡng chuyển từ FR sang HR và ngược lại:
Tên tham Đơn Cấu Giá Mức
Điều kiện Ý nghĩa tham số
số vị hình trị khai báo
AMR F-H
Cho phép chuyển đổi FR và HR đối với các
Ho Yes Cell/BSC
cuộc gọi AMR.
Allowed
Non-AMR
Cho phép chuyển đổi FR và HR đối với các
F-H Ho Yes Cell/BSC
cuộc gọi non AMR.
Allowed
Khi % số kênh TCH bận trong cell > 99% thì
AMR F-H Cell có
các cuộc gọi AMR FR (NAMR FR) mới
Traffic % TU_nonHR 99 Cell
Tất cả được kích hoạt chuyển về AMR HR (NAMR
Threshold < 90% và
các loại HR).
TCR = 0%
Non-AMR cấu hình Ngưỡng cấu hình như trên nhằm mục đích
trong 7/7
F-H Traffic % 99 Cell đối với các cell có TU thấp và không bị
ngày
Threshold nghẽn thì hạn chế tối đa việc chuyển về HR.
Tên tham Đơn Cấu Giá Mức
Điều kiện Ý nghĩa tham số
số vị hình trị khai báo
Ngưỡng chuyển đổi từ HR sang FR cho các
AMR H-F
cuộc gọi AMR. Khi số kênh TCH FR bận
Traffic % 80 Cell
trong cell nhỏ hơn 80%, các cuộc gọi AMR
Threshold
HR sẽ được chuyển về AMR FR.
Ngưỡng chuyển đổi từ HR sang FR cho các
Non-AMR cuộc gọi không hỗ trợ AMR (NAMR). Khi %
H-F Traffic % 85 Cell số kênh TCH FR bận trong cell nhỏ hơn
Threshold 85%, các cuộc gọi NAMR HR sẽ được
chuyển về NAMR FR.
Cell có Cấu
TU_nonHR 80 Cell Ngưỡng chuyển đổi từ FR sang HR cho các
hình < 4
AMR F-H ≥ 90% cuộc gọi AMR. Khi % số kênh TCH FR bận
Traffic % hoặc TCR trong cell lớn hơn 80% (với cell cấu hình <
Threshold > 0% trong Cấu 4) hoặc 90% (với cell cấu hình ≥ 4), các cuộc
90 Cell
tối thiểu hình ≥ 4 gọi AMR FR sẽ được chuyển về HR.
1/7 ngày
Cell có Cấu
85 Cell Ngưỡng chuyển đổi từ FR sang HR cho các
TU_nonHR hình < 4 cuộc gọi không hỗ trợ AMR (NAMR). Khi %
Non-AMR ≥ 90%
số kênh TCH FR bận trong cell lớn hơn 85%
F-H Traffic % hoặc TCR
Cấu với cell cấu hình < 4 hoặc 95% với cell cấu
Threshold > 0% trong 95 Cell
hình ≥ 4 hình ≥ 4, các cuộc gọi NAMR FR sẽ được
tối thiểu
chuyển về HR.
1/7 ngày
Cell có Cấu
60 Cell
TU_nonHR hình < 4 Ngưỡng chuyển đổi từ HR sang FR cho các
AMR H-F ≥ 90% cuộc gọi AMR. Khi số kênh TCH FR bận
Traffic % hoặc TCR trong cell nhỏ hơn 60% với cell cấu hình < 4
Cấu
Threshold > 0% trong 70 Cell hoặc < 70% với cell cấu hình ≥ 4, các cuộc
hình ≥ 4
tối thiểu gọi AMR HR sẽ được chuyển về AMR FR.
1/7 ngày
Cell có Cấu
65 Cell Ngưỡng chuyển đổi từ HR sang FR cho các
TU_nonHR hình < 4 cuộc gọi không hỗ trợ AMR (NAMR). Khi %
Non-AMR ≥ 90%
số kênh TCH FR bận trong cell nhỏ hơn 65%
H-F Traffic % hoặc TCR
Cấu với cell cấu hình < 4 hoặc 75% với cell cấu
Threshold > 0% trong
hình ≥ 4
75 Cell hình ≥ 4, các cuộc gọi NAMR HR sẽ được
tối thiểu
chuyển về NAMR FR.
1/7 ngày
c.Vendor NSN
- Tham số khai báo ngưỡng khởi tạo HR:
Mức
Tên tham Đơn Giá
Điều kiện khai Ý nghĩa tham số
số vị trị
báo
Cell có TU_nonHR < Ngưỡng khởi tạo cấp kênh HR (vendor NSN
% 90% và TCR = 0% 0 Cell không có bộ tham số tách riêng cho thuê bao
trong 7/7 ngày hỗ trợ và thuê bao không hỗ trợ AMR).
+) Đối với các cell có TU_nonHR < 90% và
TCR = 0% trong 7/7 ngày: Kênh HR sẽ được
FRL cấp nếu % số kênh TCH FR rỗi trong cell =
Cell có TU_nonHR ≥ 0%.
% 90% hoặc TCR > 0% 20 Cell +) Đối với Cell có TU_nonHR ≥ 90% hoặc
trong tối thiểu 1/7 ngày TCR > 0% trong tối thiểu 1/7 ngày: Kênh HR
sẽ được cấp nếu % số kênh TCH FR rỗi trong
cell nhỏ hơn 20%.
Cell có TU_nonHR < Ngưỡng ngừng cấp kênh HR (vendor NSN
FRU % 90% và TCR = 0% 10 Cell không có bộ tham số tách riêng cho thuê bao
trong 7/7 ngày hỗ trợ và thuê bao không hỗ trợ AMR).
+) Đối với các cell có TU_nonHR < 90% và
TCR = 0% trong 7/7 ngày: Kênh FR sẽ được
cấp phát trở lại nếu % số kênh TCH FR rỗi
Cell có TU_nonHR ≥
trong cell lớn hơn 10%.
% 90% hoặc TCR > 0% 30 Cell
+) Đối với Cell có TU_nonHR ≥ 90% hoặc
trong tối thiểu 1/7 ngày
TCR > 0% trong tối thiểu 1/7 ngày: Kênh FR
sẽ được cấp phát trở lại nếu % số kênh TCH
FR rỗi trong cell lớn hơn 30%.
- Tham số khai báo ngưỡng chuyển từ FR sang HR và ngược lại:
Tên tham
Đơn vị Giá trị Ý nghĩa tham số
số

IHRF 0 được kích hoạt. Giá trị cấu hình như trên nhằm mục đích hạn chế tối
đa việc chuyển giao từ FR sang HR theo RxQual.
Khi MS đang ở trên kênh HR, nếu RxQual UL hoặc DL tồi (lớn hơn
IHRH 2
Intra cell HO theo RxQual sẽ bị cấm nếu cường độ tín hiệu trung
ULLAMR dBm -47
bình đường lên hoặc đường xuống tốt hơn -47dBm.
Intra cell HO theo quality sẽ bị cấm nếu cường độ tín hiệu trung bình
đường lên hoặc đường xuống tồi hơn -85dBm. Khi cường độ tín hiệu
LLLAMR dBm -85 tồi việc cố gắng thực hiện chuyển giao intracell có thể dễ bị rớt cuộc
gọi nên cần cấu hình giá trị trên ở 1 ngưỡng phù hợp để cân bằng
giữa CDR và chất lượng thoại.

bình đường lên hoặc đường xuống tồi hơn 7. Khi RxQual quá tồi
LQLAMR 7
việc chuyển giao intra cell dễ gây rớt cuộc gọi nên cần tối ưu tham
số này.
7.3.3.Tần xuất thực hiện khai báo HR
7.3.3.1.Chu kỳ thực hiện
- 63 CNTV tỉnh/TP: Định kỳ 1 lần/tuần và những ngày có khuyến mại thực
hiện rà soát, khai báo lại ngưỡng cấp kênh HR.
- P.TKTƯ các TT KTKV: Định kỳ 1 lần/tháng kiểm tra bộ tham số HR của 63
CNVT tỉnh/TP đảm bảo việc khai báo đúng theo hướng dẫn.
7.3.3.2.Cách lấy dữ liệu khai báo HR
- Đối với ngày không có khuyến mại: Với mỗi cell lấy hiệu suất sử dụng
TU_nonHR và TCR vào giờ peak trong 7 ngày từ ngày N-7 đến ngày N-1 để
tính toán ngưỡng khai báo HR cho ngày N theo hướng dẫn ở trên.
- Đối với ngày có khuyến mại với mỗi cell dự đoán:
 Traffic_peak ngày N = (Traffic_peak ngày N-1) * K. Trong đó: K là
hệ số tăng trưởng lưu lượng theo mức huyện/thị xã/quận của khuyến
mại tứng diễn ra gần nhất. Cụ thể:
K = (Tổng traffic_peak trong ngày có khuyến mại của huyện/thị
xã/quận)/
(Tổng traffic_peak của huyện/thị xã/quận trong ngày trước đó)
 Từ traffic_peak dự đoán ở trên  TU_nonHR ngày N = (Traffic_peak
dự đoán ngày N/Traffic_offer ngày N) * 100%  Từ đó tính toán
được ngưỡng khai báo HR theo hướng dẫn ở trên.
Lưu ý: Tần suất khai báo HR ở trên chỉ áp dụng cho các cell phục vụ thông
thường, không áp dụng cho các cell đang phục vụ lễ hội, sự kiện.
7.4.Tham số khai báo chuyển giao
a.Vendor Ericsson
Nhóm tham số Tham số Giá trị Ý nghĩa
Handover AW ON Bật tính năng Directed Retry
b.Vendor Huawei
Nhóm tham số Tham số Giá trị Command Ý nghĩa
SET Cho phép chuyển giao khẩn do
Handover BQ HO Allowed Yes
GCELLHOBASIC quality tồi
SET
Handover Directed Retry Yes Bật tính năng Directed Retry
GCELLBASICPARA
c.Vendor NSN
Nhóm tham số Tham số Giá trị Ý nghĩa
Handover Directed Retry Enabled Bật tính năng Directed Retry.

7.5.Khai báo GPRS/EDGE


a.Vendor Ericsson
a.1.Các tham số kích hoạt và khai báo chung
M
Tham Giá
ứ Ý nghĩa
số trị
c
B
GPRS S 1 Kích hoạt tính năng GPRS mức BSC
C
B
INITM
S 6 Giá trị MCS khởi tạo khi MS thiết lập 1 TBF
CS
C
LQCH B
IGHM S 9 Cho phép hệ thống hỗ trợ từ MCS-1 đến MCS-9
CS C
B
LQCA
S 1 Bật tính năng Link Quality Control cho cả 2 hướng DL/UL
CT
C
ABISL FLE Kích hoạt tính năng Flexible Abis cho trạm. Đối với các trạm sử dụng loại Abis là Packet
T
LOC XIB Over TDM thì không cần khai báo tham số này) (đối với các trạm sử dụng loại Abis là
G
LLOC LE Packet Over TDM thì không cần khai báo tham số này)
CONF T
2 2 TRX sử dụng chung 1 kênh báo hiệu 64Kbps trên Abis
ACT G
ABIS6 Khi số lượng kênh Abis 64Kbps còn rỗi thấp hơn ngưỡng này, thuật toán packing (ghép
T
4KTH 70 các kênh 16Kbps) sẽ được kích hoạt. Ngưỡng này để đảm bảo luôn có tối thiểu 4 kênh
G
R Abis 64Kbps cho EDGE.
C
GPRS
el ON Kích hoạt tính năng GPRS mức cell
SUP
l
a.2.Tham số khai báo giao diện vô tuyến
 Đối với trạm thường
- Với cell cấu hình 2, khai báo 4 kênh EDGE (NUMREQEGPRSBPC = 4)
để đảm bảo MS có thể sử dụng được tối đa khả năng (4 TS).

Cấu Lưu lượng data giờ NUMREQEGPRS FPDC SPDC TN7BCC


Ghi chú
hình peak BPC H H H
2 TRX All 4 1 0 EGPRS Đối với cell có
< 15 MB 4 1 1 EGPRS nhiều hơn 1 CHGR,
mỗi CHGR khai
≥ 15 MB và < 60 MB 6 1 1 EGPRS
≥4 báo
TRX ≥ 60 MB và < 100 NUMRE EGPRS
7 1 1 EGPRS
MB BPC = 4
≥ 100 MB 8 1 1 EGPRS

- Với cell cấu hình 4, khai báo số kênh EDGE (NUMREQEGPRSBPC) tùy
theo lưu lượng mức cell giờ peak, cụ thể như sau:
 Đối với trạm đấu TG (Transceiver Group)
- Khai báo tham số mức cell như bảng sau:
SCTYP SCALLO TN7BCC NUMREQEGPRSB
Tủ Cấu hình FPDCH SPDCH
E C H C
Maste UL BOTHU 2 TRX EGPRS 1 1
r UL BOTHUL ≥ 4 TRX EGPRS 1 3 Khai báo theo cấu hình
và lưu lượng như trạm
OL - 2 TRX - - thường
Slave
OL - ≥ 4 TRX - -

 Đối với trạm biển đảo thì khai báo FPDCH=1, SPDCH=0.
Ghi chú :
- Để đảm bảo sử dụng tối ưu tài nguyên còn dư dành cho data, đối với các cell
lưu lượng cao và bị nghẽn thoại, thực hiện các hành động theo thứ tự ưu tiên
sau:
o Tăng tỷ lệ sử dụng Halfrate.
o Nâng cấp (đối với các cell cấu hình 2Trx).
o Share tải cho các cell xung quanh.
o Giảm số kênh SPDCH dần về 0 (luôn đảm bảo tối thiểu có 01 kênh
FPDCH).
- Khi nâng/hạ cấu hình cell phải khai báo lại tham số NUMREQEGPRSBPC.
Giải thích:
- Kênh FPDCH và SPDCH đều là kênh dành riêng cho GPRS/EDGE. Mỗi
kênh FPDCH sẽ cần 01 timeslot (TS) dành riêng trên giao diện vô tuyến, 01
TS 64Kbps dành riêng trên giao diện Abis và 01 device 64Kbps trên PCU,
trong khi đó mỗi kênh SPDCH chỉ cần 01 timeslot (TS) dành riêng trên giao
diện vô tuyến, tài nguyên Abis và PCU sẽ được dùng chung cho tất cả các
cell.
- NUMREQEGPRSBPC: Số TS tối đa hỗ trợ EDGE trên mỗi Channel
Group.
- TN7BCCH: Các đầu cuối hỗ trợ EDGE sẽ hiển thị chữ E thay vì chữ G
(GPRS) khi sử dụng data.
- SCALLOC: Giá trị BOTHUL có nghĩa là PDCH sẽ được cấp trên cả 2
subcell Underlaid/Overlaid (UL/OL) nhưng subcell UL sẽ được ưu tiên hơn.
- SCTYPE: Loại subcell (UL/OL).
- Tốc độ trung bình EDGE của Vendor Ericsson đo kiểm đạt ~100 kbps, tương
ứng với ~25kbps/timeslot (mỗi MS sử dụng 4 timeslot).
Lưu lượng data 1 TS mang được trong 1 giờ = 25 kbps * 3600/1024/8 ~
10MB.
+ Theo tính toán này, với các cell có lưu lượng giờ peak < 15 MB chỉ cần 2
kênh data là đủ, tuy nhiên khai báo tối thiểu mỗi cell 4 kênh data
(NUMREQEGPRSBPC = 4) để đảm bảo MS có thể sử dụng được tốc độ tối đa.
+ Với các cell có lưu lượng giờ peak ≥ 60 MB (tương đương với 6 TS), khai báo
tăng số kênh data từ 6 lên 7, 8 theo lưu lượng để đảm bảo không xảy ra nghẽn.
a.3.Tham số khai báo giao diện Abis
- TS_64K là số timeslot trên mỗi luồng E1 được khai báo dành riêng cho
EDGE, khai báo mức TG. Số lượng TS_64K được khai báo tùy theo cấu hình
của trạm, cụ thể như sau :
Số TS_64K cho GPRS/EDGE
Số luồng E1 Cấu hình trạm (TRX)
Luồng 1 Luồng 2
≤8 15 -
01 luồng E1 10 11 -
12 7 -
≤8 15 31
02 luồng E1 10 11 31
12 7 31
Giải thích :
Ví dụ tính toán số TS 64K cho GPRS/EDGE trong 1 trường hợp điển hình
như sau:
o Trạm BTS cấu hình 12 TRX: Một luồng E1, 12 kênh SDCCH, 3 kênh
BCCH, 12 kênh Fix PDCH thì:
 Số TS 64K dành cho thoại: (12*8 – 12 SDCCH – 3 BCCH – 12 Fix
PDCH)/4 = 18 TS
 Số TS 64K cho GPRS/EDGE: 31 TS – 1 TS (đồng bộ) – 6 TS (báo
hiệu) – 18 TS (thoại) = 7 TS (EDGE).
o Tính toán tương tự cho các trường hợp khác.
Ghi chú:
- License khai báo GPRS/EDGE Ericsson ở mức TS.
- Đối với trạm đấu TG, tủ Master và tủ Slave khai báo tương tự như các trạm
bình thường.
- Khi nâng/hạ cấu hình cell phải khai báo lại số TS_64K cho GPRS/EDGE.
- Nâng cấp thêm 01 luồng Abis đối với các trạm thỏa mãn đồng thời các điều
kiện sau:
o Trạm đã khai báo đúng số TS_64K cho GPRS/EDGE theo guideline
o Tỷ lệ nghẽn cấp phát TS 64K trên Abis ≥ 5% trong 4/7 ngày.
o Công thức tính : Tỷ lệ nghẽn = (FLX64ATT - FLX64SUCC) / FLX64ATT * 100
 FLX64ATT: Số lần yêu cầu cấp phát TS 64K trên Abis.
 FLX64SUCC: Số lần cấp phát TS 64K thành công.
b.Vendor Huawei
b.1.Các tham số kích hoạt và khai báo chung
Tham số Mức Giá trị Ý nghĩa
GPRS BSC ON Kích hoạt tính năng GPRS mức BSC
Support as built-in
GPRS Cell Kích hoạt tính năng GPRS mức cell
PCU
EDGE Cell YES Kích hoạt tính năng EDGE mức cell
Không fix MCS type UL, cho phép thay đổi MSC
Uplink Fixed MC Cell Unfixed
trong quá trình truyền dữ liệu
Downlink Fixed MCS Không fix MCS type DL, cho phép thay đổi MSC
Cell Unfixed
Type trong quá trình truyền dữ liệu
Uplink Default Cell MCS-6 Cấp phát MSC-6 khi truy nhập EDGE
Downlink Default
Cell MCS-6 Cấp phát MSC-6 khi truy nhập EDGE
MCS Type
Uplink Fixed CS Không fix CS type UL, cho phép thay đổi CS trong
Cell Unfixed
Type quá trình truyền dữ liệu
Downlink Fixed CS Không fix CS type DL, cho phép thay đổi CS trong
Cell Unfixed
Type quá trình truyền dữ liệu
Uplink Default CS
Cell CS4 Cấp phát CS4 khi truy nhập GPRS
Type
Downlink Default CS
Cell CS4 Cấp phát CS4 khi truy nhập GPRS
Type
2 hoặc 4 TRx sử dụng chung 1 kênh báo hiệu
64Kb/Abis. Đối với
Multiplexing mode Site 2:1/4:1
trạm VSAT khai báo mode 4:1, các trường hợp còn
lại khai báo 2:1
b.2.Tham số khai báo giao diện vô tuyến
- Khai báo số kênh PDCH dành riêng cho EDGE và tỷ lệ tối đa số kênh PDCH
được sử dụng trên mỗi cell vendor Huawei như bảng sau:
Cấu hình cell Số timeslot PDTCH MAXPDCHRATE
2 TRX 1 40%
≥ 4 TRX 2 40%
Giải thích:
- MAXPDCHRATE: Là tỷ lệ số timeslot (đã trừ đi phần báo hiệu) trong cell
tối đa dành cho GPRS/EDGE. Ví dụ: 1 cell cấu hình 4 TRX, 1 BCCH, 6
SDCCH thì số kênh PDCH sử dụng tối đa trong cell là (4*8 – 1 – 6) * 40% =
12 kênh.
Lưu ý: Cho phép khai báo MAXPDCHRATE lên tối đa 80% cho những cell lưu
lượng cao để sử dụng hiệu quả tài nguyên.
b.3.Tham số khai báo giao diện Abis
- Với trường hợp trạm thường (03 sector), số IDLETS 16k khai báo cho
mỗi luồng E1 được khai báo như sau:
Site Idle time slot (IDLETS)
Số luồng E1 Cấu hình trạm (TRX)
Luồng 1 Luồng 2
≤6 69 -
8 51 -
1 luồng E1
10 33 -
12 15 -
≤6 69 124
8 51 124
2 luồng E1
10 33 124
12 15 124
Lưu ý: Đối với khai báo IDLETS > 128, thực hiện theo các bước sau:
o Bước 1: Khai báo IDLETS = 128.
o Bước 2: Khai báo IDLETS bằng giá trị mong muốn (> 128).
- Đối với các trường hợp khác, tính toán số IDLETS theo công thức sau:
IDLETS = 4*30 – 4*(No.TRx/Multiplexing_Mode) – (8*No.TRx –
No.SDCCH min – No.BCCH) + 124*(No.E1 - 1)
Trong đó:
o No.E1: Số luồng E1
o No.TRx: Tổng số TRx của trạm.
o Multiplexing_Mode: 2 (với mode 2x1) hoặc 4 (với mode 4x1).
o No.SDCCH min: Số kênh SDCCH min (= No.TRx).
o No.BCCH: Tổng số kênh BCCH khai báo.
Giải thích:
- Site Idle time slot: Số time slot Abis 16Kb trên giao diện Abis dành riêng
cho GPRS/EDGE.
Ví dụ tính toán time slot (TS) Abis 16Kb cho GPRS/EDGE trong 1 trường
hợp điển hình như sau:
o Trạm BTS cấu hình 12 TRX: Một luồng E1, với 12 kênh SDCCH, 3 kênh
BCCH thì số TS Abis 16Kb Idle tối thiểu là:
{32 TS 64K – 1 TS 64K (đồng bộ) – 1 TS 64K (OML)}*4 – 12/2
(multiplexing mode 2 :1)*4 – (12*8 – 12 TS SDCCH – 3 TS BCCH) = 15
TS Abis 16K.
o Tính toán tương tự cho các trường hợp khác.
Ghi chú:
- Khi nâng/hạ cấu hình cell phải khai báo lại số Site Idle time slot.
- Điều kiện tăng thêm 1 luồng Abis:
o Đã khai báo max IDLETS theo hướng dẫn trên.
o Nghẽn Abis ≥ 5% trong 4/7 ngày liên tiếp. Nghẽn Abis được tính theo
công thức:
Abis Congestion Rate = 100* R9109/ R9101
Trong đó:
 R9109: Number of Unsuccessful Application Attempts of Abis
Timeslot Because of no Idle Timeslot.
 R9101: Number of Application Attempts of Abis Timeslot.
c.Vendor NSN
c.1.Các tham số kích hoạt và khai báo chung
Tham số Mức Giá trị Ý nghĩa
BSC GPRS Param Enable BSC YES Kích hoạt tính năng GPRS mức BSC

EDGE Usage BSC Enable Kích hoạt tính năng EDGE mức BSC

GPRS enable Cell YES Kích hoạt tính năng GPRS mức cell

EDGE enable Cell YES Kích hoạt tính năng EDGE mức cell
Enable for RLC
acknowlEGPRSd
egprsLinkAdaptEnable Cell Kích hoạt Link Adaptation
and
unacknowlEGPRSd
Cấp phát MSC-6 khi khởi tạo acknowlEGPRSd (ở
egprsInitMcsAckMode Cell 6
chế độ ackmode có thể truyền lại)
Cấp phát MSC-5 khi khởi tạo unacknowlEGPRSd (ở
egprsInitMcsUnAckMode Cell 5
chế độ unackmode không truyền lại)
c.2.Tham số khai báo giao diện vô tuyến
Khai báo số kênh PDCH/cell tùy theo cấu hình theo bảng sau:
Tham số khai báo
Cấu hình cell Số kênh PDCH khai báo Số TRX khai báo Dedicated Default Max
GPRS/EDGE GPRS GPRS GPRS
gprsEnabledTrx capacity capacity Capacity
Dedicated = 1TS
2 TRX Default = 2TS 1 21% 41% 100%
Maximum = 5 - 6TS
Dedicated = 2TS
≥ 4 TRX Default = 4-5TS 2 21% 41% 100%
Maximum = 11 - 13TS

Giải thích:
- MaxGPRSCapacity: Khi lưu lượng data cao, thoại thấp, tối đa 100% số TS
Traffic (không phải là TS dành cho BCCH hay SDCCH) của các TRX được
khai báo GPRS/EDGE có thể được sử dụng cho GPRS/EDGE.
- DefaultGPRSCapacity: Khi lưu lượng thoại cao thì số TS dành cho
GPRS/EDGE sẽ giảm dần về giá trị này (2 TS) để dành tài nguyên cho thoại.
Nếu nhu cầu về thoại tiếp tục tăng, BSC sẽ cấp HR tối đa trước khi giảm số
TS dành cho GPRS/EDGE về giá trị DedicatedGPRSCapacity (1 TS).
- DedicatedGPRSCapacity: Quy định số TS vô tuyến dành riêng cho dịch vụ
GPRS/EDGE, dịch vụ thoại không thể sử dụng TS này.
- Số TS dành cho GPRS/EDGE được tính theo tổng số TS Traffic của tất cả
các TRx được khai báo GPRS/EDGE. Ví dụ tính toán cho các trường hợp cụ
thể:
o Cell 1 TRx (mang kênh BCCH) hỗ trợ GPRS/EDGE
 Số TS Traffic = 8TS – 1TS (BCCH) – 1TS (SDCCH) = 6TS.
 Dedicated: 21%  6TS * 21% = 1.26  1TS.
 Default: 41%  6TS * 41% = 2.46  2TS.
 Max: 100%  6TS * 100% = 6  6TS.
o Cell 2 TRx (mang kênh BCCH) hỗ trợ GPRS/EDGE
 Số TS Traffic = 2*8TS – 1TS (BCCH) – 4TS (SDCCH) = 11TS.
 Dedicated: 11%  11TS * 21% = 2.31  2TS.
 Default: 21%  11TS * 21% = 4.51  4TS.
 Max: 100%  11TS * 100% = 11  11TS.
o Tính toán tương tự với các trường hợp khác.
Ghi chú:
- License khai báo GPRS/EDGE Nokia ở mức TRX.
- Nếu chỉ có 1 TRX khai báo GPRS/EDGE thì khai ở TRX chứa BCCH.
- TRX thứ 2 và thứ 3 hỗ trợ GPRS/EDGE được khai báo ở các TRX tiếp theo
TRX mang BCCH.
- Điều kiện nâng cấp cell cấu hình 2 (từ 1 lên 2 TRX license GPRS/EDGE):
o Lưu lượng data DL giờ peak của cell lớn hơn 40 Mbyte/ngày trong 4/7
ngày.
o Khai báo tham số tương tự như cell cấu hình 4 thông thường.
- Điều kiện nâng cấp cell cấu hình 4 (từ 2 lên 3 TRX license GPRS/EDGE):
o Lưu lượng data DL giờ peak của cell lớn hơn 60 Mbyte/ngày trong 4/7
ngày.
o Khai báo tham số như sau:
Tham số khai báo
Số TRX khai báo Dedicated Default
Cấu hình cell Số kênh PDCH khai báo Max GPRS
GPRS/EDGE GPRS GPRS
Capacity
gprsEnabledTrx capacity capacity
Dedicated = 2TS
≥ 4 TRX Default = 2TS 3 12% 24% 100%
Maximum = 17 - 20TS
c.3.Tham số khai báo giao diện Abis
- Khai báo Signalling over TCH trên giao diện Abis để tiết kiệm số TS 64Kbps
nhằm phục vụ GPRS/EDGE.
- EDAP là vùng TS trên Abis phục vụ dịch vụ GPRS/EGPRS. EDAP được sử
dụng chung giữa các cell khai báo chung Abis. Một luồng Abis có duy nhất 1
EDAP.
- Tùy thuộc vào số lượng luồng E1 của trạm để khai báo như sau số TS 64K
trên mỗi EDAP như sau:
Số luồng E1 Số TS 64K trên EDAP firstTSLEDAP lastTSLEDAP Ghi chú
1 6TS 25 30 Trạm có 1 EDAP
Trạm có 2 EDAP:
2 2*6TS 25 30 2 cell gán vào EDAP1
1 cell gán vào EDAP 2
- Đối với trạm có 2 E1 do lưu lượng GPRS/EDGE cao: Ưu tiên dành 1 EDAP
để khai cho cell có lưu lượng cao nhất.
- Các time slot EDAP thường được gắn từ TS25-TS30 như hình sau :

- Ghi chú:
o Có thể mở rộng EDAP nhiều hơn 6TS nếu các TRx12, TRx11… không
sử dụng.
o Điều kiện tăng thêm 1 luồng Abis:
 Trạm có tỷ lệ nghẽn Abis ≥ 5% trong 4/7 ngày liên tiếp.
Abis Congestion Rate = inadeq. EDAP DL / DL EDAP Alloc Req * 100
 inadeq. EDAP DL: Số lần yêu cầu cấp kênh trên giao diện Abis.
DL EDAP Alloc Req: Số lần cấp kênh không thành công hoặc cấp không đủ nhu
cầu do hết tài nguyên trên EDAP.

6.Tham số điều khiển công suất


a.Vendor Ericsson
Nhóm tham số Tham số Giá trị Ý nghĩa
Điều khiển công suất DBPSTATE ON Bật tính năng Dynamic BTS “Điều khiển công suất”
Điều khiển công suất DMPSTATE ON Bật tính năng Dynamic MS “Điều khiển công suất”
Bật tính năng Adaptive Multi Rate (AMR) “Điều khiển
Điều khiển công suất AMRPCSTATE ON
công suất”
b.Vendor Huawei
Nhóm tham số Tham số Giá trị Command Ý nghĩa
SET
Cho phép điều khiển công suất
Điều khiển công suất UL PC Allowed Yes GCELLBASIC
đường lên
PARA
SET
Cho phép điều khiển công suất
Điều khiển công suất DL PC Allowed Yes GCELLBASIC
đường xuống
PARA
SET
Power Control Lựa chọn thuật toán điều khiển
Điều khiển công suất PWR3 GCELLPWRB
Switch công suất 3
ASIC
Cho phép điều khiển công suất
Allow III Power SET với cuộc gọi AMR khi sử dụng
Điều khiển công suất ALLOWED
Control For AMR GCELLPWR3 thuật toán điều khiển công suất
3
Cho phép điều khiển công suất
Allow III Power
SET với cuộc gọi non-AMR khi sử
Điều khiển công suất Control For Non- ALLOWED
GCELLPWR3 dụng thuật toán điều khiển
AMR
công suất 3
c.Vendor NSN
Nhóm tham số Tham số Giá trị Ý nghĩa
Điều khiển công suất Power CTRL Enabled Y Bật tính năng “Điều khiển công suất”
- bsTxPwrMax = 0 (GSM900) Lượng công suất phát bị giảm so với
Điều khiển công suất 0
- bsTxPwrMax1x00 = 0 (GSM1800) công suất phát định mức của TRX

7.Tham số khai báo nhảy tần


a.Vendor Ericsson
Nhóm tham số Tham số Giá trị Ý nghĩa
Nhảy tần FHOP BB Bật nhảy tần Baseband
Nhảy tần HOP ON Cho phép cell nhảy tần
b.Vendor Huawei
Nhóm tham số Tham số Giá trị Command Ý nghĩa
SET Bật nhảy tần Baseband
Nhảy tần Frequency Hopping Mode BaseBand_FH
GCELLHOPTP mức cell
SET Bật nhảy tần Baseband
Nhảy tần Hop Type BaseBand_FH
GTRXHOP mức TRx
c.Vendor NSN
Nhóm tham số Tham số Giá trị Ý nghĩa
Nhảy tần BTS Hopping Mode BB Bật nhảy tần Baseband

8.Tham số khai báo khác


a.Vendor Ericsson
Nhóm tham số Tham số Giá trị Ý nghĩa
Tham số khác IRC ON Bật tính năng Interference Rejection Combining
Bật tính năng Discontinuous transmission đường
Tham số khác DTXD ON
downlink
Tham số khác DTXU 1 Bật tính năng Discontinuous transmission đường uplink
Ghi chú:
- (*): Đối với các BSC mới sử dụng Packet Over TDM thì không cần đồng
bộ.
b.Vendor Huawei
Nhóm tham
Tham số Giá trị Command Ý nghĩa
số
Cho phép MS
Tham số SET class B nhận
BSS Paging Co-ordination Yes
khác GCELLPSBASE cuộc gọi khi
đang dùng PS
Cho phép
SET
Tham số Call Reestablishment Call-
No GCELLBASICPA
khác Forbidden Reestablishm
RA
ent
Bật DTX
SET
Tham số Uplink đối
FR Uplink DTX Shall_Use(Shall Use) GCELLBASICPA
khác với các cuộc
RA
gọi FR
Bật DTX
SET
Tham số Uplink đối
HR Uplink DTX Shall_Use(Shall Use) GCELLBASICPA
khác với các cuộc
RA
gọi HR
Bật DTX
SET
Tham số Downlink đối
FR Use Downlink DTX Yes GCELLBASICPA
khác với các cuộc
RA
gọi FR
Bật DTX
SET
Tham số Downlink đối
HR Use Downlink DTX Yes GCELLBASICPA
khác với các cuộc
RA
gọi HR
Điều khiển
DTX
Downlink
được thực
Tham số BSC_STRATEGY(BSC SET
DL DTX Strategy hiện tại BSC
khác Strategy) GCELLSOFT
thay vì MSC
(đối với các
version BSC
R14 trở lên)
c.Vendor NSN
Nhóm tham
Tham số Giá trị Ý nghĩa
số
Call Reestablishment
Tham số khác Y Cho phép Call Re-establishment
Allowed
MS shall use Định nghĩa cách sử dụng chế độ DTX của
Tham số khác dtxMode
DTX cell

9.Ngưỡng cảnh báo VSWR


a.Vendor Ericsson
- Khai báo ngưỡng giám sát:
VSWR Limit VSWR Limit
Vendor Loại tủ Class 1 Class 2 Ghi chú
(1.5-2.8) (1.5-2.8)
Giải giá trị cho phép khai báo để giám sát
VSWR từ 1.5 đến 2.8
Ericsson RBS2x06 2.0 1.5
Class 1: Là ngưỡng block card
Class 2: Là ngưỡng đẩy ra cảnh báo về VSWR
Ericsson RBS2x16
Giám sát qua tham số ASM (antenna system
Không hỗ trợ giám sát VSWR
monitor)
Ericsson RBS2111

- Khai báo tham số Antenna Supervision:


Giá trị khai
Loại tủ Tham số Đơn vị Ý nghĩa tham số
báo
Class 1 Alarm dB 10.0 +) Class 1: Cảnh báo mất cân bằng thu ở mức
nghiêm trọng. Giá trị 10dB tương đương với việc
cường độ tín hiệu thu được trên 2 nhánh RX của
tuyến antenna feeder lệch nhau 10dB. +) Class 2: Bắt
đầu đẩy ra cảnh báo về mất cân bằng thu. Giá trị 6dB
tương đương với việc cường độ tín hiệu thu được
trên 2 nhánh RX của tuyến antenna feeder lệch nhau
Class 2 Alarm dB 6.0 6dB.
+) Cặp giá trị class1/class2: 10dB/6dB có được là do
Tất cả quá trình thử nghiệm: Với cặp giá trị trên thì tỉ lệ số
các tủ cell đo kiểm thực tế phát hiện được lỗi/tổng số cell
cell đẩy cảnh báo là > 50%. Trong khi thử nghiệm về
ngưỡng 8dB/4dB thì tỉ lệ này là 20%.
Cửa sổ thời gian giám sát. Giá trị 1440 phút nghĩa là
Supervision cảnh báo sẽ được đẩy ra sau khi các ngưỡng cảnh
Minutes 1440
Window Time báo Class 1 Alarm, Class 2 Alarm thỏa mãn trong 1
ngày.
Minimum Số mẫu đo đạc tối thiểu trong cửa sổ giám sát. Ở đây
Number Of 7000 chu kì lấy mẫu bằng chu kì khung SACCH và bằng
Samples 480ms.
b.Vendor Huawei
Ngưỡng Ngưỡng
Vendor Loại tủ đẩy ra cảnh block Ghi chú
báo VSWR card
+) Vendor Huawei có thể khai ngưỡng cảnh báo
VSWR, ngưỡng block card do VSWR trong khoảng từ
1.4 đến 8.8
Huawei Tất cả 1.4 2
+) Quan điểm khai ngưỡng cảnh báo đến giá trị nhỏ
nhất có thể, nhưng vẫn đảm bảo ≥ chỉ tiêu 1.3 do Tập
đoàn đưa ra  chọn ngưỡng đẩy ra cảnh báo là 1.4.
c.Vendor NSN
Ngưỡng đẩy ra Ngưỡng
Loại cảnh báo VSWR block card
Vendor Ghi chú
tủ (VSWR Limit (VSWR Limit
Minor) Major)
+) Vendor NSN có thể khai ngưỡng đẩy ra cảnh
báo VSWR trong khoảng từ 1.5 đến 2.9. Ngưỡng
NSN Tất cả 1.5 2.7 block card trong khoảng từ 2.7 đến 3.5
+) Giá trị chọn để khai báo là giá trị tối thiểu cho
phép của vendor.
7.2.Bộ tham số khai báo chuẩn cho mạng vô tuyến 3G
MỘT SỐ THUẬT NGỮ CƠ BẢN
- Thủ phủ: Các khu vực hành chính sau được coi là thủ phủ: Toàn bộ các
quận/huyện của HNI, HCM và quận/thành phố/thị xã trực thuộc các tỉnh
còn lại.
- Các khu vực còn lại: Các khu vực không phải là thủ phủ.
- Khu vực cấu hình full F1_F2: Là thủ phủ mà tại đó 100% vị trí trạm đều đã
được triển khai cấu hình 222
(1)
- Khu vực cấu hình lốm đốm Fx (x>1): Là các khu vực không thõa mãn định
nghĩa (1).
- Tần Fx: Là tần số được triển khai do nhu cầu về dung lượng. Đối với khu
vực full F1_F2 tần số Fx = F3, F4, F5. Đối với khu vực chưa phát sóng full
F1_F2 tần số Fx = F2, F3, F4, F5.
- CBT: Cân bằng tải.
- Sector: Tập hợp các cell 3G cùng vị trí, cùng hướng phủ (Azimuth).
- DL/UL: downlink/uplink.
- IBD: Inbuilding.
- Chú ý: Khu vực trung tâm thị chấn Huyện không được coi là thủ phủ trong
tài liệu này.
7.2.1. Quy tắc khai báo relation 3G – 3G
7.2.1.1. Vendor 3G Ericsson
a. Relation 3G-3G cho các trạm có cấu hình ≤ 4
Serving Cell relation Cell relation Số lượng relation tối
Chú ý
cell cosite non_cosite ưu
+) F1 của cell KV full F1_F2 +) Đặc điểm thuật toán CBT tải của
Macro, cell F1_F1: 20-25 vendor Ericsson không cần khai relation
+) F1 mồi IBD F1_F2: 15-20 (KV đã giữa các cặp cell cần CBT tải, nên không
+) Nếu là KV +) F4 của cell full F1, F2) cần khai relation từ F1  Fx cùng trạm,
full F1_F2: IBD, Car, F1_F2: 0 (đối với khu cùng hướng. Để CBT tải được chỉ cần
F1 Khai thêm Tboom/Femto vực lốm đốm F2) khai báo bật tham số CBT tải giữa các
relation F2 +) Nếu là KV F1_F4: Tối đa 15 cell này.
của các cell full F1_F2: Các KV còn lại +) Riêng khu vực đã phát sóng full
cùng trạm. Khai thêm F1_F1: 15-25 F1_F2: Thì vẫn khai relation 2 chiều
relation F2 F1_F2: 0 F1_F2 bình thường để tải tự cân bằng
của cell marco F1_F4: Tối đa 15 trong chế độ idle mode.
KV full F1_F2 +) Không cần khai relation F2  F3, F4
+) F1, F2 của F2_F2: 20-25 cùng trạm. Tuy nhiên phải khai báo bật
cell Macro F2_F1: 15-20 tham số CBT tải từ F2  F3, F4.
F2 F1, F2
+) F1, F2 cell Các KV còn lại +) Đối với các KV còn lại: Số lượng
mồi IBD F2_F2: 15-25 relation F2_F2 tối thiểu có thể thay đổi
F2_F1: 15-20 dựa trên vùng phủ thực tế của F2.
+) F1 marco,
+) Số lượng relation F3_F3 tối thiểu có
F1 của cell
thể thay đổi dựa trên vùng phủ thực tế của
mồi IBD Tất cả các KV
F3.
F3 F1, F3 +) F3 marco, F3_F3: 15-25
+) Không cần khai relation từ F3  F2,
F3 của cell F3_F1: 15-20
F4 cùng trạm. Tuy nhiên phải khai báo
IBD, Car,
tham bật số CBT từ F3 F2, F4.
Tboom/Femto
+) F1 marco,
F1 của cell +) Số lượng relation F4_F4 tối thiểu có
mồi IBD thể thay đổi dựa trên vùng phủ thực tế của
Tất cả các KV
+) F4 marco, F4.
F4 F1, F4 F4_F4: 15-25
F4 của cell +) Không cần khai relation F4  F2, F3
F4_F1: 15-20
IBD, Car, cùng trạm. Tuy nhiên phải khai báo bật
Tboom/Femto tham số CBT tải từ F4  F2, F3.

b. Relation 3G-3G cho các trạm có cấu hình 5


Serving Cell relation Cell relation Số lượng relation tối
Chú ý
cell cosite non_cosite ưu
+) F1 của cell +) Đặc điểm thuật toán CBT tải của
KV full F1_F2
Macro, cell vendor Ericsson không cần khai relation
F1_F1: 20-25
mồi IBD giữa các cặp cell cần CBT tải, nên không
+) F1 F1_F2: 15-20 (KV đã
+) F4 của cell cần khai relation từ F1  Fx cùng trạm,
+) Nếu là KV full F1, F2)
IBD, Car, cùng hướng. Để CBT tải được chỉ cần
thủ phủ full F1_F2: 0 (đối với khu
Tboom/Femto khai báo tham số CBT tải giữa các cell
F1 F1_F2: Add vực lốm đốm F2)
+) Nếu là KV này.
thêm relation F1_F4: Tối đa 15
thủ phủ full +) Riêng khu vực đã phát sóng full
F2 của cell Các KV còn lại
F1_F2: Add F1_F2: Thì vẫn khai relation 2 chiều
cùng trạm F1_F1: 15-25
thêm relation F1_F2 bình thường để CBT tải một phần
F1_F2: 0
F2 của cell trong idle mode.
F1_F4: Tối đa 15
marco
KV full F1_F2 +) Không cần khai relation F2  F3, F4,
+) F1, F2 của F2_F2: 20-25 F5 cùng trạm. Tuy nhiên phải khai báo
F1, F2 cell Macro F2_F1: 15-20 bật tham số CBT tải từ F2  F3, F4, F5.
F2
+) F1, F2 cell Các KV còn lại +) Đối với các KV còn lại: Số lượng
mồi IBD F2_F2: 15-25 relation F2_F2 tối thiểu có thể thay đổi
F2_F1: 15-20 dựa trên vùng phủ thực tế của F2.
+) F1 marco, +) Số lượng relation F3_F3 tối thiểu có
F1 của cell thể thay đổi dựa trên vùng phủ thực tế của
Tất cả các KV
mồi IBD F3.
F1, F3 F3_F3: 15-25
F3 +) F3 marco, +) Riêng vendor Ericsson không cần khai
F3_F1: 15-20
F3 của cell relation F3  F2, F4, F5 cùng trạm. Tuy
IBD, Car, nhiên phải khai báo bật tham số CBT tải
Tboom/Femto từ F3  F2, F4, F5.
+) F1 marco, +) Số lượng relation F4_F4 tối thiểu có
F1 của cell thể thay đổi dựa trên vùng phủ thực tế của
Tất cả các KV
mồi IBD F4.
F4_F4: 15-25
F4 F1, F4 +) F4 marco, +) Không cần khai relation F4  F2, F3,
F4_F1: 15-20
F4 của cell F5 cùng trạm. Tuy nhiên phải khai báo
IBD, Car, bật tham số CBT tải từ F4  F2, F3, F5.
Tboom/Femto
+) F1 marco, +) Số lượng relation F5_F5 tối thiểu có
F1 của cell thể thay đổi dựa trên vùng phủ thực tế của
Tất cả các KV
mồi IBD F5.
F5_F5: 15-25
F5 F1, F5 +) F5 marco, +) Không cần khai relation F5  F2, F3,
F5_F1: 15-20
F5 của cell F4 cùng trạm. Tuy nhiên phải khai báo
IBD, Car, bật tham số CBT tải từ F5  F2, F3, F4.
Tboom/Femto
7.2.1.2. Các vendor 3G còn lại
a. Relation 3G-3G cho các trạm có cấu hình ≤ 4
Serving Cell relation Cell relation Số lượng relation tối
Chú ý
cell cosite non_cosite ưu
Serving Cell relation Cell relation Số lượng relation tối
Chú ý
cell cosite non_cosite ưu
KV full F1_F2:
KV full +) Đặc điểm thuật toán CBT tải của
F1_F1: 20-25
F1_F2 vendor Huawei, NSN, ZTE là phải khai
+) F1 của cell F1_F2: 15-20 (KV đã
+) Khai với báo relation và blind HO F1_Fx cùng
macro, cell full F1, F2)
F1, F2 cùng sector.
mồi IBD F1_F4: Tối đa 15. Chú
trạm. KV full F1_F2: Có thể add bổ sung
+) F4 của cell ý: Nếu cell F1 không
+) Cell F4 relation F1 với F3 hoặc F4 cùng sector để
IBD, Car, có relation F4 nào, thì
cùng sector CBT.
F1 Tboom/Femto có thể add relation với
Các KV còn KV còn lại: Có thể add bổ sung relation
+) Nếu là KV cell F3 cùng trạm,
lại: F1 với F2, F3, F4 cùng sector để CBT.
full F1_F2: cùng sector để CBT.
+) Tất cả các Việc này có thể khiến F1 có 4 loại
Khai thêm Các KV còn lại:
cell F1 relation thuộc 4 tần số, tuy nhiên. F1 sẽ
relation F2 F1_F1: 15-25
+) Cell F2, được cấu hình để không bao giờ đo F2,
của cell marco F1_F2: 1
F3, F4 cùng F3, F4 nên không ảnh hưởng.
F1_F3: 1
sector.
F1_F4: Tối đa 15
KV full
F1_F2
+) Tất cả các +) Đối với các KV còn lại: Số lượng
KV full F1_F2:
cell F1, F2 relation F2_F2 tối thiểu có thể thay đổi
+) F1, F2 của F2_F2: 20-25
+) Cell F3 dựa trên vùng phủ thực tế của F2.
cell Macro F2_F1: 15-20
F2 cùng sector
+) F1, F2 cell Các KV còn lại:
Các KV còn
mồi IBD F2_F2: 15-25
lại:
F2_F1: 15-20
+) Tất cả các
cell F1, F2

KV full
F1_F2
+) Tất cả các +) F1 marco,
các cell F1, F1 của cell +) Số lượng relation F3_F3 tối thiểu có
F3 mồi IBD Tất cả các KV thể thay đổi dựa trên vùng phủ thực tế của
F3 Các KV còn +) F3 marco, F3_F3: 15-25 F3.
lại: F3 của cell F3_F1: 15-20 +) Có thể add bổ sung relation F3 với F4
+) Tất cả các IBD, Car, cùng sector để CBT nếu cần thiết.
các cell F1, Tboom/Femto
F3

KV full
F1_F2
+) Tất cả các +) F1 marco,
các cell F1, F1 của cell
Tất cả các KV
F4 mồi IBD
F4_F4: 15-25 Số lượng relation F4_F4 tối thiểu có thể
F4 Các KV còn +) F4 marco,
F4_F1: 15-20 thay đổi dựa trên vùng phủ thực tế của F4.
lại: F4 của cell
+) Tất cả các IBD, Car,
các cell F1, Tboom/Femto
F4

b. Relation 3G-3G cho các trạm có cấu hình 5


Serving Cell relation Cell relation Số lượng relation tối
Chú ý
cell cosite non_cosite ưu
Serving Cell relation Cell relation Số lượng relation tối
Chú ý
cell cosite non_cosite ưu
KV full F1_F2:
KV full
F1_F1: 20-25
F1_F2
+) F1 của cell F1_F2: 15-20 (KV đã +) Đặc điểm thuật toán CBT tải của
+) Khai với
macro, cell full F1, F2) vendor Huawei, NSN, ZTE là phải khai
F1, F2 cùng
mồi IBD F1_F4: Tối đa 15. Chú báo relation và blind HO F1_Fx cùng
trạm.
+) F4 của cell ý: Nếu cell F1 không sector.
+) Cell F4
IBD, Car, có relation F4 nào, thì KV còn lại: Có thể add bổ sung relation
cùng sector
F1 Tboom/Femto có thể add relation với F1 với F2, F3, F4, F5 cùng sector để
Các KV còn
+) Nếu là KV cell F3 cùng trạm, CBT. Việc này có thể khiến F1 có 4 loại
lại:
full F1_F2: cùng sector để CBT. relation thuộc 4 tần số, tuy nhiên. F1 sẽ
+) Tất cả các
Khai thêm Các KV còn lại: được cấu hình để không bao giờ đo F2,
cell F1
relation F2 F1_F1: 15-25 F3, F4, F5 nên không ảnh hưởng.
+) Cell F2,
của cell marco F1_F2: 1
F3, F4, F5
F1_F3: 1
cùng sector.
F1_F4: Tối đa 15
KV full
F1_F2
KV full F1_F2
+) Tất cả các
F2_F2: 20-25
cell F1, F2 +) F1, F2 của
F2_F1: 15-20
+) Cell F3 cell macro. +) Đối với các KV còn lại: Số lượng
F2 F2_F3: 1
cùng sector +) F1, F2 cell relation F2_F2 tối thiểu có thể thay đổi
Các KV còn lại
Các KV còn mồi IBD dựa trên vùng phủ thực tế của F2.
F2_F2: 15-25
lại:
F2_F1: 15-20
+) Tất cả các
cell F1, F2
KV full
F1_F2 +) Số lượng relation F3_F3 tối thiểu có
+) Tất cả các thể thay đổi dựa trên vùng phủ thực tế của
+) F1 marco,
các cell F1, F3.
F1 của cell
F3, F5 cùng Tất cả các KV +) Có thể add bổ sung relation F3 với F5
mồi IBD
sector F3_F3: 15-25 cùng sector để CBT nếu cần thiết.
F3 +) F3 marco,
Các KV còn F3_F1: 15-20
F3 của cell
lại: F3_F5: 1
IBD, Car,
+) Tất cả các
Tboom/Femto
các cell F1,
F3, F5

KV full
F1_F2 +) Số lượng relation F4_F4 tối thiểu có
+) Tất cả các thể thay đổi dựa trên vùng phủ thực tế của
+) F1 marco,
các cell F4.
F1 của cell Tất cả các KV
F1,F4, F5 +) Có thể add bổ sung relation F4 với F5
mồi IBD F4_F4: 15-25
cùng sector cùng sector để CBT nếu cần thiết.
F4 +) F4 marco, F4_F1: 15-20
Các KV còn
F4 của cell F4_F5: 1
lại:
IBD, Car,
+) Tất cả các
Tboom/Femto
các cell F1,
F4, F5

KV full
F1_F2
+) Tất cả các +) F1 marco,
các cell F1 của cell
Tất cả các KV
F1,F2, F5 mồi IBD Số lượng relation F5_F5 tối thiểu có thể
F5_F5: 15-25
F5 cùng sector +) F5 marco, thay đổi dựa trên vùng phủ thực tế của F5.
F5_F1: 15-20
Các KV còn F5 của cell
lại: IBD, Car,
+) Tất cả các Tboom/Femto
các cell F1,
F5
7.2.2. Quy tắc khai báo relation 3G  2G, 2G  3G
 Chiều từ 3G  2G: Các cell F1, F2, F3, F4, F5 khai relation đầy đủ với
các cell 2G cùng vị trí và các cell 2G theo hướng phủ. Số lượng khoảng
15 - 20 relation.
 Chiều từ 2G  3G: Các cell 2G chỉ khai relation với các cell F1 cùng vị
trí và cùng hướng phủ, số lượng từ: 20 - 25 relation. Đối với các khu vực
đã triển khai thủ phủ thì được phép khai thêm relation F2, số lượng
relation: 20 - 25.

7.2.3.Tham số khai báo trong chế độ idle mode


Đơn Ghi
Tham số Giá trị thực Giải thích
vị chú
Mức chất lượng tín hiệu 3G yêu cầu tối thiểu
qQualMin -18 dB
để UE Camp vào cell 3G. Áp
Mức cường độ tín hiệu 3G yêu cầu tối thiểu để dụng
qRxLevMin -113 dBm
UE Camp vào cell 3G. cho
Công suất phát tối đa cho phép của UE đường tất cả
maxTxPowerUl 24 dB
Uplink. các
T3212 180 min Thời gian cập nhật vị trí theo chu kỳ. vendo
r 3G
DRX 640 ms Chu kỳ lắng nghe bản tin tìm gọi của UE.
Tcell (cell 1, 4,7, Tham số Tcell quy định thời gian phát các
0 chip
A, D) kênh để lấy thông tin đồng bộ trong cell 3G.
Tcell (cell 2, 5,8, NSN, Huawei, Ericsson: Tcell phải đặt khác nhau giữa các cell cùng tần
chip
B, E) 256. ZTE: 512 thuộc cùng 1 NodeB. Giá trị đưa ra trong khai
báo là giá trị mặc định của vendor. Các trạm
Tcell (cell 3, 6,9, NSN, Huawei, Ericsson:
chip khác có tên đặc biệt cũng phải đặt Tcell theo
C, F) 512. ZTE: 1024
quy tắc này.
Ghi chú: Khi thay đổi giá trị T3212 ở mức cell, phải kiểm tra và thay đổi đồng
thời tham số tương ứng trên MSC.
7.2.4. Tham số quy định kênh mang báo hiệu thiết lập cuộc gọi thoại, data
a. Vendor Huawei
Tham số Giá trị khai báo chuẩn Ý nghĩa
Cause of RRC connection Channel type for RRC
establishment = establishment =
ORIGCONVCALLEST DCH_13.6K_SIGNALLING
ORIGSTREAMCALLEST DCH_13.6K_SIGNALLING
ORIGINTERCALLEST DCH_13.6K_SIGNALLING
ORIGBKGCALLEST DCH_13.6K_SIGNALLING
ORIGSUBSTRAFFCALLEST DCH_13.6K_SIGNALLING
Khai báo đảm bảo: Việc thiết lập
TERMCONVCALLEST DCH_13.6K_SIGNALLING
báo hiệu của các dịch vụ thoại,
TERMSTREAMCALLEST DCH_13.6K_SIGNALLING data, SMS, cập nhật vị trí đều được
TERMINTERCALLEST DCH_13.6K_SIGNALLING mang trên SRB tốc độ 13.6 Kbps,
TERMBKGCALLEST DCH_13.6K_SIGNALLING giúp rút ngắn thời gian thiết lập
ORIGHIGHPRIORSIGEST DCH_13.6K_SIGNALLING cuộc gọi trung bình là 1.5s so với
khai báo cũ (báo hiệu được mang
ORIGLOWPRIORSIGEST DCH_13.6K_SIGNALLING
trên kênh SRB tốc độ 3.4 Kbps).
EMERGCALLEST DCH_13.6K_SIGNALLING
REGISTEST DCH_13.6K_SIGNALLING
TERMHIGHPRIORSIGEST DCH_13.6K_SIGNALLING
TERMLOWPRIORSIGEST DCH_13.6K_SIGNALLING
CALLREEST DCH_13.6K_SIGNALLING
Tham số Giá trị khai báo chuẩn Ý nghĩa
INTERRATCELLRESELEST DCH_13.6K_SIGNALLING
INTERRATCELLCHGORDEREST DCH_13.6K_SIGNALLING
DETACHEST FACH Các thủ tục không được ưu tiên
TERMCAUSEUNKNOWN FACH cao như detach,.. thì chỉ cần thiết
MBMSCALLEST DCH_3.4K_SIGNALLING lập trên các kênh có tốc độ 3.4
DEFAULTEST DCH_3.4K_SIGNALLING Kpbs hoặc kênh FACH
b.Vendor Ericsson
Giá trị
Tham số Kí hiệu Ý nghĩa
tối ưu
Khai báo đảm bảo: Việc thiết lập báo hiệu của các
dịch vụ thoại, data, SMS, cập nhật vị trí đều được
Tốc độ kênh mang
mang trên SRB tốc độ 13.6 Kbps, giúp rút ngắn
báo hiệu thiết lập standAloneSrbSelector SRB136
thời gian thiết lập cuộc gọi trung bình là 1.5s so
cuộc gọi
với khai báo cũ (báo hiệu được mang trên kênh
SRB tốc độ 3.4 Kbps).

c.Vendor ZTE
Tên tham số Kí hiệu Giá trị khai báo Ý nghĩa
Khai báo đảm bảo: Việc
thiết lập báo hiệu của các
dịch vụ thoại, data, SMS,
cập nhật vị trí đều được
mang trên SRB tốc độ 13.6
Tốc độ kênh mang báo hiệu thiết lập cuộc gọi InitRrcOnDch 1 Kbps, giúp rút ngắn thời
gian thiết lập cuộc gọi trung
bình là 1.5s so với khai báo
cũ (báo hiệu được mang
trên kênh SRB tốc độ 3.4
Kbps).
d.Vendor NSN
Tên tham số Kí hiệu Giá trị khai báo Ý nghĩa
SRB DCH bit rate in RRC
SRBBitRateRRCSetupEC TRUE
setup based on EC
Originating conversational
Originating conversational call TRUE
call
Originating streaming call Originating streaming call TRUE
Originating interactive
Originating interactive call TRUE
call
Originating background Khai báo đảm bảo: Việc
Originating background call TRUE
call thiết lập báo hiệu của các
Originating subscribed traffic Originating subscribed
TRUE dịch vụ thoại, data, SMS,
call traffic call cập nhật vị trí đều được
Terminating conversational call
Terminating
TRUE mang trên SRB tốc độ 13.6
conversational call Kbps, giúp rút ngắn thời
Terminating streaming call
Terminating streaming
TRUE gian thiết lập cuộc gọi trung
call bình là 1.5s so với khai báo
Terminating interactive trên kênh SRB 3.4 kbps.
Terminating interactive call TRUE
call
Terminating background
Terminating background call TRUE
call
Emergency call Emergency call TRUE
Inter-RAT cell re-
Inter-RAT cell re-selection TRUE
selection
Inter-RAT cell change order Inter-RAT cell change TRUE
Tên tham số Kí hiệu Giá trị khai báo Ý nghĩa
order
Registration Registration TRUE
Detach Detach FALSE
Originating high priority Originating high priority
TRUE
signalling signalling
Originating low priority Originating low priority
TRUE
signalling signalling
Call re-establishment Call re-establishment TRUE
Terminating high priority Terminating high priority
TRUE
signalling signalling
Terminating low priority Terminating low priority
TRUE
signalling signalling
Terminating cause
Terminating cause unknown FALSE
unknown
MBMS reception MBMS reception FALSE
MBMS ptp RB request MBMS ptp RB request FALSE

7.2.5. Tham số cho phép hỗ trợ các kết nối MultiRAB (CS + PS, PS + PS)
 Multi RAB là chế độ mà UE sử dụng một kết nối thoại và tối thiểu một
kết nối data đồng thời. Bộ tham số khai báo chi tiết cho từng vendor như
sau:
a. Vendor Huawei

Tên tham số Kí hiệu Giá trị khai báo Ý nghĩa


Sau khi bật tham số này
RNC sẽ hỗ trợ các kết nối
Hỗ trợ các kết nối MultiRAB CFG_MULTI_RAB_SWITCH 1 MultiRAB, ví dụ: 2CS,
2CS+1PS, 1CS+2PS, and
2PS….
Ghi chú: Sau khi active feature vendor Huawei cần khai báo thêm tham số trên
để chạy được tính năng.
b. Vendor Ericsson
featur featureSta license service
RABid Giải thích các loại RAB hỗ trợ
e id te State State
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
Conv. CS speech 12.2 + Interact. PS (0/0)
nation009 1754 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER Conv. CS speech (12.2, 7.95, 5.9, 4.75/12.2, 7.95,
nation113 1989 TED) LED) ABLE) 5.9, 4.75) + PS Interact. (16/HS).
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
Conv. CS unkn (64/64) + Interact. PS (8/8)
nation014 1757 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
Interact. PS (384/HS)
nation016 1905 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
Stream. PS (16/128) + Interact. PS (8/8)
nation017 1856 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
Interact. PS (128/128)
nation018 1980 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (DEACTI (ENAB (OPER OFF MultiRAB: Conv. CS speech 12.2 + Interact.
nation019 1988 VATED) LED) ABLE) PS (64/HS) để giảm rớt thoại MultiRAB.
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
Interact. PS (URA/URA)
nation021 1407 TED) LED) ABLE)
featur featureSta license service
RABid Giải thích các loại RAB hỗ trợ
e id te State State
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
2* Interact. PS (64/64)
nation026 1413 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
Conv. CS speech 12.2 + 2* Interact. PS (64/64)
nation027 1553 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
Interact. PS (128/64)
nation028 1980 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
Interact. PS (384/64)
nation029 1981 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
Interact. PS (384/128)
nation030 1981 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
Interact. PS (128/384)
nation031 1980 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
Interact. PS (384/384)
nation032 1981 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
Conv. CS speech (7.95/7.95)
nation033 1985 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
Conv. CS speech (5.9/5.9)
nation034 1985 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
Conv. CS speech (4.75/4.75)
nation035 1985 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
Conv. CS speech 12.2 + Interact. PS (64/128)
nation036 11012 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (DEACTI (ENAB (OPER
Conv. CS speech 12.2 + Interact. PS (64/384)
nation038 11012 VATED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
2* Interact. PS (64/128)
nation039 1413 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
Stream. PS (128/HS) + Interact. PS (8/HS)
nation046 11083 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
Interact. PS (128/HS)
nation052 1905 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
Interact. PS (16/HS)
nation053 1905 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
2* Interact. PS (64/HS)
nation054 11069 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
2* Interact. PS (128/HS)
nation055 11069 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
2* Interact. PS (384/HS)
nation056 11069 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
2* Interact. PS (EUL/HS)
nation062 11070 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
Stream. PS (16/HS) + 2* Interact. PS (64/HS)
nation063 11303 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
Interact. PS (16/16)
nation067 1148 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
Interact. PS (16/64)
nation068 1148 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
Interact. PS (64/16)
nation069 1148 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
Stream. PS (16/HS) + Interact. PS (8/HS)
nation072 11083 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
Stream. PS (32/HS) + Interact. PS (8/HS)
nation073 11083 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
Stream. PS (128/HS) + 2*Interact. PS (64/HS)
nation075 11303 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
Conv. CS Speech 12.2 + 2* Interact. PS (128/128)
nation076 1553 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
SRB (3.4/3.4)
nation094 11158 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER SRB (3.4/3.4), preconfigured
featur featureSta license service
RABid Giải thích các loại RAB hỗ trợ
e id te State State
nation095 11158 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
3 * Interact. PS (EUL/HS)
nation128 11070 TED) LED) ABLE)
Ghi chú: Vendor Ericsson cần active các feature trên thì tính năng tự động
chạy.
c.Vendor ZTE
Tên Tham số Kí hiệu Giá trị Ý nghĩa
Phương pháp reconfiguration khi có dịch vụ đang
online:
- 0: RB Setup (RB Setup Method), thực hiện reconfig
HS về DCH và thiết lập cuộc gọi CS đồng thời từ đó
giảm thiểu số bước thực hiện khi Multi RAB diễn ra
R6MulRabRcfgMeth R6MulRabRcfgMeth 0
để tránh rớt trong quá trình reconfiguration.
- 1: RB Reconfiguration (RB Reconfiguration
Method), Thực hiện reconfig HS về DCH trước rồi
mới thực hiện thiết lập dịch vụ mới, tăng số bước và
thời gian dẫn đến khả năng rớt cao hơn.
Ghi chú: Sau khi active feature vendor ZTE cần khai báo thêm tham số trên trên
để chạy được tính năng.
d.Vendor NSN
Giá
Tên tính năng/Tham số Kí hiệu Ý nghĩa
trị
RAN827: HSDPA with RAN827: HSDPA with
Enabl Bật tính năng hỗ trợ HSPA và
Simultaneous AMR Voice Call Simultaneous AMR Voice Call
e AMR đồng thời
parameters parameters
RAN285: RAN285: Bật tính năng hỗ trợ tối ưu
Enabl
HSPA multi NRT RABs HSPA multi NRT RABs thám số khi HSPA và AMR
e
parameters parameters đồng thời
Usage of AMR service with HS- Enabl Bật tham số hỗ trợ AMR +
AMRWithHSDSCH
DSCH e HSPA
suppo Bật tham số hỗ trợ Multi RAB
HSPA multi NRT RAB Support HspamultiNrtRABSupport
rted HSPA
Ghi chú: Version 3G NSN hiện tại tại Việt Nam và các thị trường mặc định đã hỗ
trợ Multi RAB PS R99 + AMR và không cho ON/OFF tham số này nên không đưa
vào khai báo.
7.2.6. Bộ tham số về Admisson Control
7.2.6.1. Định nghĩa các tài nguyên vô tuyến chính trong mạng 3G
7.2.6.1.1. Tài nguyên mức trạm
a. Tài nguyên xử lý baseband
Card baseband có vai trò xử lý tín hiệu, dữ liệu, đơn vị xử lý nhỏ nhất là 1
CE. Tài nguyên này bao gồm 2 phần: Đường lên và đường xuống riêng biệt,
được quản lý bằng cả phần cứng (card) và phần mềm (license software).
 Mỗi dịch vụ khác nhau thì tiêu tốn tài nguyên xử lí khác nhau. Khối
baseband sẽ cung cấp CE cho các dịch vụ sau:
o Đường DL: Các dịch vụ DL R99.
o Đường UL: Các dịch vụ UL R99 và HSUPA.
o Dịch vụ HSDPA: Không tiêu tốn tài nguyên CE của khối baseband
do đã được dành một tài nguyên xử lý riêng.
 Các vendor khác nhau thì CE tiêu tốn cho mỗi dịch vụ cũng có thể khác
nhau. Dưới đây là ví dụ của vendor Huawei:
o Dịch vụ R99:

UL DL
Dịch vụ R99
Mã trải phổ Số lượng CE UL tiêu tốn Mã trải phổ Số lượng CE DL tiêu tốn

AMR 12.2 kbit/s SF64 1 SF128 1


32 kbit/s SF32 1.5 SF64 1
64 kbit/s SF16 3 SF32 2
128 kbit/s SF8 5 SF16 4
384 kbit/s SF4 10 SF8 8
o Dịch vụ HSUPA:
Tốc độ ở lớp RLC (kbit/s) Mã trải phổ sử dụng CE UL tiêu tốn

CAT5 10 ms CAT6 2 ms
≤ 32 N/A SF32 1
32–64 N/A SF16 2
64–128 N/A SF8 4
128–672 640 SF4 8
672–1376 640–1280 2*SF4 16
1376~1888 1280–2720 2*SF2 32
N/A 2720–5440 2*SF2 + 2*SF4 48
4000–10880 2*M2+2*M4 64
b. Tài nguyên Iub
Băng thông truyền dẫn khai báo cho trạm, đơn vị là Mbps. Thông thường:
 Đối với các trạm đã triển khai truyền dẫn quang, băng thông Iub được
khai báo là 100Mbps.
 Đối với các trạm sử dụng truyền dẫn SDH, băng thông được khai theo
nhu cầu thực tế, tuy nhiên tối thiểu phải đảm bảo 20Mbps/trạm cấu hình
111 (trung bình ~7Mbps/cell).
7.2.6.1.2. Tài nguyên mức cell
Gồm: Mã trực giao đường xuống, công suất đường xuống, nhiễu đường lên.
a. Mã trực giao (code) đường xuống
 Kí hiệu là OVSF: Orthogonal variable spreading factor.
 Dữ liệu được truyền cho UE trên các kênh vật lý đường xuống. Các kênh
này được phân biệt với nhau nhờ mã trải phổ trực giao. Tính trực giao sẽ
đảm bảo ở đầu thu UE chỉ thu đúng tín hiệu đường downlink phát cho nó.
 Ở đường xuống, mỗi cell chỉ có 1 cây mã trực giao.
 Các mã trực giao được kí hiệu là: Cch,SF,k. Trong đó: SF (Spreading
Factor) là hệ số trải phổ và k là id của mã trực giao ứng với một hệ số trải
phổ (0 ≤ k ≤ SF-1).
 Các dịch vụ tốc độ cao thì được truyền trên kênh sử dụng mã OVSF thấp
và ngược lại các dịch vụ tối độ thấp lại được truyền trên các kênh sử dụng
mã OVSF cao. Ví dụ:

 Với mỗi cây mã đường xuống: Tổng tài nguyên quy đổi ra SF8 là 8, quy
đổi ra SF16 là 16 mã, quy đổi ra SF128 là 128, và quy đổi ra SF256 là
256.
b. Tài nguyên công suất đường xuống
 Tổng công suất phát đường xuống có thể hỗ trợ trong cell phụ thuộc vào 2
yếu tố: Thiết kế PA (power amplifier) của card phát và license software
mà Viettel đầu tư. Công suất phát tối đa của cell 3G phổ biến trong mạng
Viettel hiện là 20W (với license hiện tại một số vendor như Ericsson, ZTE
có thể cho phép cấu hình công suất tối đa/cell từ 60 - 80W).
 Công suất tổng này sử dụng cho các việc sau:
o Công suất cho các kênh chung: CPICH, FACH, PCH, BCCH…
o Cung cấp công suất cho các dịch vụ: AMR, data R99, HSDPA, báo
hiệu. Công suất min, max cấp cho các dịch vụ khác nhau là khác
nhau và dựa trên thuật toán điều kiển công suất. Dưới đây là một ví
dụ minh họa:
Dịch vụ Công suất DL min/mỗi kết nối Công suất DL max/mỗi kết nối
AMR 12.2kbps 24dBm 33dBm
R99 PS 64kbps 24dBm 36dBm

R99 PS 128kbps 27dBm 36dBm

R99 PS 384kbps 27dBm 38dBm


c. Khả năng chịu nhiễu đường lên

 Trong WCDMA, dung lượng của 1 cell còn bị ảnh hưởng bởi nhiễu
đường lên. Trong điều kiện không có nhiễu nguồn ngoài, nhiễu đường lên
bằng:
RTWP = Nhiễu nền + nhiễu UL do nội tại cell sinh ra
+nhiễu UL do các cell lân cận sinh ra.
Trong đó:
o RTWP là receiver total wideband power: Là tổng công suất của tất
cả các tín hiệu thu được ở đường lên.
o Trong điều kiện không tải giá trị RTWP ~-106dBm.
o Khi RTWP tăng thì đồng nghĩa với việc tải UL tăng. Đồ thị trong
hình trên thể hiện: Khai tải là 50%, 75% thì nhiễu UL lần lượt tăng
3dB, 6dB so với trạng thái không tải.
o Nhiễu tăng 6dB  làm cho vùng phủ UL bị giảm đi 6dB  cell bị
mất vùng phủ. Ngoài ra, nhiễu tăng cũng làm dung lượng và chất
lượng dịch vụ bị suy giảm.
Ghi chú: Ngoài các tài nguyên chính trên, 1 số vendor còn có các tài nguyên
mềm khác ở mức cell như: số UE tối đa có thể giữ kết nối đồng thời (quy đổi ra
User AMR), số UE HSDPA, HSUPA đồng thời.
7.2.6.2. Giới thiệu về thuật toán điều khiển truy nhập
Điều khiển truy nhập là quá trình điều khiển để cấp phát tài nguyên (CE,
Iub, Code, power, RTWP…) cho các dịch vụ thiết lập mới như thoại, data,
SMS, báo hiệu.
 Thuật toán hoạt động trong quá trình thiết lập RRC và RAB, cấu hình lại
kênh RAB, cấp phát kênh cho quá trình chuyển giao.
 Các vendor khác nhau thì thuật toán điều khiển truy nhập cũng hoạt động
theo cơ chế khác nhau.
7.2.6.3. Quan điểm đưa ra bộ tham số khai báo
Việc khai báo phải đảm bảo:
 Ưu tiên dành tài nguyên cho dịch vụ thoại hơn dịch vụ data, giảm tối đa
việc thiết lập thoại không thành công do nghẽn tài nguyên.
 Bộ tham số khai báo phải bao gồm các giá trị, các quy tắc áp dụng trong:
o Khai thác, tối ưu hằng ngày.
o Các trường hợp đặc biệt như: lễ hội, sự kiện.
7.2.6.4. Tham số khai báo chi tiết
7.2.6.4.1. Vendor Huawei
a. Mô tả thuật toán điều khiển truy nhập của vendor Huawei
 Thuật toán điều khiển truy nhập của vendor Huawei gồm nhiều tính năng
như hình dưới đây:

 Hiện tại, trong mạng Viettel đang sử dụng các tính năng chính là: IAC,
CAC, LDR và OLC. Việc điều khiển truy nhập được áp dụng trong các
quá trình:Thiết lập RRC, thiết lập hoặc cấu hình lại RAB, chuyển giao
(HO).
 Trong đó, việc dành tài nguyên cho thiết lập RRC và HO luôn mức độ ưu
tiên cao nhất. Cụ thể như sau:
o Đối với tài nguyên code DL, CE DL, CE UL, Iub: Việc thiết lập
RRC và HO sẽ được thực hiện đến khi hiệu suất sử dụng các tài
nguyên trên bằng 100%.
o Đối với tài nguyên power DL, RTWP: Nếu thiết lập RRC cho các
nguyên nhân Emergency call, Detach, Registration thì vẫn được
phép truy nhập đến khi TU = 100%. Nếu thiết lập RRC cho các
nguyên nhân còn lại thì việc thiết lập sẽ bị reject khi TU = ngưỡng
THOLC.
 Đối với quá trình thiết lập RAB, HO, sẽ tuân theo các thuật toán được mô
tả như hình dưới đây:
Hình: Thuật toán điều khiển truy nhập của Huawei
STT Tính năng Áp dụng Mô tả hoạt
Khi hiệu suất sử dụng của 1 trong các tài nguyên (CE, code, po
giảm tải, tránh để tải đạt đến ngưỡng THCAC (ngưỡng bắt đầu
+ Giảm tốc độ của các dịch vụ data R99 đang giữ kết nối.
1 LDR: Load Resullfing
+ Xắp sếp lại cây mã để tái sử dụng các mã SF.
+ Chuyển giao blind HO sang các cell khác tần số để giảm tải c
+ Chuyển giao về 2G.
+ Khi có kết nối mới được thiết lập, thuật toán sẽ kiểm tra toàn
+ Nếu kết nối mới không làm hiệu suất sử dụng tài nguyên của
CAC: CAC Admission + Nếu kết nối mới khi thiết lập làm hiệu suất sử dụng của tối th
2 Trong quá trình
control được khởi tạo.
thiết lập RRC,
RAB, RAB
reconfiguration Chiến thuật đang sử dụng trong mạng Viettel.
, HO + Đối với quá trình thiết lập RRC, RAB: thiết lập RRC, RAB s
IAC: Intelligent Admission + Thỏa thuận để cấp phát RAB ở các tốc độ thấp hơn.
3 + Nếu vẫn không thành công, UE sẽ được cho vào hàng đợi để
control
+ Nếu hết timer trong hàng đợi mà vẫn không cấp được tài ngu

Khi hiệu suất sử dụng của tài nguyên power > THOLC, thuật to
do quá tải. Các hành động của thuật toán OLC là:
4 OLC: Overload control
+ Giảm tốc độ của các UE đang giữ kết nối.
+ Giải phóng các UE đang giữ kết nối.
b. Tham số chi tiết vendor Huawei
Giải giá trị
Giá trị cho phép
Giá trị
Th khai báo tinh chỉnh
Nhóm Tên tham khai báo
uật cho các để giảm
tham số trên hệ cho các Giải thích tham số
toá cell nghẽn áp
số thống cell
n ngày dụng cho
hotspot
thường ngày
thường
Cấu Nhiễu UL là yếu tố bị ảnh hưởng bởi cả
hình Uplink UU nhiễu nguồn ngoài, lỗi phần cứng trạm.
LD
thuật LDR OFF - OFF Việc bật thuật toán có thể dẫn đến các
R
toán Algorithm điều khiển không chính xác => Không
LDR cần bật chuyển mạch cho thuật toán cân
Giải giá trị
Giá trị cho phép
Giá trị
Th khai báo tinh chỉnh
Nhóm Tên tham khai báo
uật cho các để giảm
tham số trên hệ cho các Giải thích tham số
toá cell nghẽn áp
số thống cell
n ngày dụng cho
hotspot
thường ngày
thường
theo bằng tải UL power.
power
đường
UL
UL LDR
LD Không cần khai báo giá trị này. Do đã
trigger NA - NA
R tắt load contron theo đường UL ở trên.
theshold
UL LDR
LD Không cần khai báo giá trị này. Do đã
release NA - NA
R tắt load contron theo đường UL ở trên.
theshold
Downlink
LD Bật chuyển mạch cho thuật toán giảm
UU LDR ON - ON
R tải theo tài nguyên downlink power.
Algorithm
Cấu
Khi hiệu xuất sử dụng công suất đường
hình
xuống theo power nonHS vượt ngưỡng
thuật
DL LDR cấu hình bởi tham số này, thuật toán cân
LD toán
trigger 70% 60-70% 60% bằng tải đường xuống của cell sẽ được
R LDR
threshold thực hiện. Đối với ngày thường: nhân
theo
viên TU có thể điều chỉnh linh động
power
trong khoảng cho phép
đường
Khi hiệu suất sử dụng công suất đường
DL DL LDR
LD xuống thấp hơn ngưỡng cấu hình bởi
release 60% 50-60% 50%
R tham số này thuật toán cân bằng tải
threhold
đường xuống của cell sẽ được dừng lại.
LD Cấu Code LDR Bật chuyển mạch cho thuật toán cân
ON - ON
R hình Algorithm bằng tải theo tài nguyên DL code.
thuật
toán Thuật toán cân bằng tải theo code sẽ
LDR được khởi tạo khi không còn code SFx
theo Cell LDR nào rỗi. Giá trị
LD
tài SF reserved SF8 SF8, SF4 SF4 SF8: Tương đương với tải DL code
R
nguyê threshold nonHS đã > 87%.
n code SF4: Tương đương với tải DL code
DL nonHS đã > 75%.
LD Credit LDR Bật chuyển mạch cho thuật toán cân
ON - ON
R Algorithm bằng tải theo tài nguyên CE DL, UL.
Cấu
hình Đối với tài nguyên CE, thuật toán giảm
thuật tải sẽ thực hiện các hành động giảm tải
Ul LDR
toán khi:
LD credit SF
LDR SF8 SF8, SF4 SF4 Giá trị SF8 tương đương: TU CE UL >
R reserved
theo 87%
threshold
tài Giá trị SF4 tương đương: TU CE UL >
nguyê 87%
n code Dl LDR
LD DL credit SF Giá trị SF8 tương đương:
SF8 SF8, SF4 SF4
R reserved Giá trị SF4 tương đương:
threshold
LD Các DL LDR
R hành first action
Khai báo riêng cho từng tần số. Tham số chi tiết tham khảo phần hướng dẫn khai
động DL LDR
LD báo tham số F1, Fx.
giảm second
R tải action
Giải giá trị
Giá trị cho phép
Giá trị
Th khai báo tinh chỉnh
Nhóm Tên tham khai báo
uật cho các để giảm
tham số trên hệ cho các Giải thích tham số
toá cell nghẽn áp
số thống cell
n ngày dụng cho
hotspot
thường ngày
thường
LD đường DL LDR
R DL third action
của DL LDR-
thuật BE rate
LD toán Số user PS bị giảm tốc độ mỗi lần
reduction 1 1,2,3 3
R LDR đường DL
RAB
number
DL LDR-
AMR rate
LD Số User AMR bị giảm tốc độ mỗi lần
reduction 0 0 0
R đường DL
RAB
number
Max user
LD Số User thực hiện dịch chuyển cây mã
number of 1 - 1
R đường DL
code adjust
LD UL LDR
R first action
Khai báo riêng cho từng tần số. Tham số chi tiết tham khảo phần hướng dẫn khai
Các UL LDR
LD báo tham số F1, Fx.
hành second
R động action
giảm UL LDR-
tải BE rate
LD đường reduction 1 1,2,3 3 Số user bị giảm tốc độ mỗi lần
R UL RAB
của number
thuật UL LDR-
toán AMR rate
LD LDR reduction 0 0 0 Số User AMR bị giảm tốc độ
R
RAB
number
Tham RsvdPara1 Cho phép RRC CS dành các tài nguyên
CA
số ưu =RSVDBI 0 1 1 đang sử dụng của dịch vụ PS BE => làm
C
tiên T4 tăng tỷ lệ thiết lập RRC CS
dành RsvdPara1 Cho phép RAB CS dành các tài nguyên
CA
tài =RSVDBI 0 1 1 đang sử dụng của dịch vụ PS BE => làm
C
nguyê T5 tăng tỷ lệ thiết lập RAB CS
n cho
thoại
hơn
Số code Không dành riêng nhiều tài nguyên code
CA data
min cho 5 - 1 cho HSDPA để giảm nghẽn thoại, báo
C của
HSDPA hiệu ở các khu vực hotspot.
thuật
toán
CAC
Cấu Nếu tham số này cấu hình bằng
hình ALGORITHM_FIRST thuật toán call
tham admission control trên đường UL của
số cho Uplink Huawei sẽ dựa trên nhiễu UL RTWP,
ALGORI ALGORI
CA thuật CAC tuy nhiên nhiễu UL biến đổi nhanh, phụ
THM_SE - THM_SE
C toán algorithm thuộc vào cả nhiễu nguồn ngoài, lỗi thiết
COND COND
CAC switch bị --> việc điều khiển truy nhập có thể
theo không chính xác. Huawei khuyến nghị
tài cấu hình tham số này bằng
nguyê ALGORITHM_SECOND: khi đó thuật
Giải giá trị
Giá trị cho phép
Giá trị
Th khai báo tinh chỉnh
Nhóm Tên tham khai báo
uật cho các để giảm
tham số trên hệ cho các Giải thích tham số
toá cell nghẽn áp
số thống cell
n ngày dụng cho
hotspot
thường ngày
thường
n UL toán sẽ chạy theo số UE đường lên (tổng
power số UE quy đổi ra User AMR).
.

UL total Tối đa 200 user (user quy đổi ra AMR


CA equivalent user được phục vụ/cell). Khi cấu hình
200 - 200
C user giá trị này tương đương với việc gần
number như không chạy adm theo đường UL.
Khi tổng số UE đường lên (R99,
UL total HSUPA) quy đổi ra UE AMR lớn hơn
CA
power 98% - 98% UL total power threshold*200 --> việc
C
threshold thiết lập kênh RAB của tất cả các dịch
vụ đều bị từ chối (*).
Việc thiết lập kết nối RAB của dịch vụ
thoại sẽ được thực hiện khi 2 điều kiện
UL sau đồng thời thỏa mãn:
threshold 1.Tổng số UE R99 UL quy đổi ra UE
CA
of Conv 95% - 95% AMR < UL threshold of Conv AMR
C
AMR service*200.
service 2.Tổng số UE đường lên (R99, HSUPA)
quy đổi ra UE AMR < UL total power
threshold*200
Việc thiết lập kết nối RAB của dịch vụ
data R99 sẽ được thực hiện khi 2 điều
kiện sau đồng thời thỏa mãn:
UL
1.Tổng số UE R99 UL quy đổi ra UE
CA threshold
90% - 90% AMR < UL threshold of other
C of other
services*200.
services
2.Tổng số UE đường lên (R99, HSUPA)
quy đổi ra UE AMR < UL total power
threshold*200
Việc cấp phát tài nguyên cho kết nối
chuyển giao vào sẽ được thực hiện khi 2
điều kiện sau đồng thời thõa mãn.
UL
1.Tổng số UE R99 UL (sau khi đã HO)
handover
CA quy đổi ra UE AMR <UL handover
access 96% - 96%
C access threshold *200.
threshold
2.Tổng số UE đường lên (R99, HSUPA)
[%]
ở trong cell sau khi đã HO quy đổi ra
UE AMR < UL total power
threshold*200
Cấu Nếu tham số này cấu hình bằng
Downlink
hình ALGORI ALGORI ALGORITHM_FIRST thuật toán call
CA CAC
tham THM_FI THM_FI admission control đường DL của
C algorithm
số cho RST RST Huawei sẽ dựa trên công suất đường
switch
thuật xuống.
toán Khi hiệu suất sử dụng công suất đường
DL total
CA CAC xuống vượt ngưỡng DL total Power
Power 90% 90-95% 95%
C theo threshold việc thiết lập RAB của tất cả
threshold
tài các dịch vụ trong cell đều bị từ chối.
Giải giá trị
Giá trị cho phép
Giá trị
Th khai báo tinh chỉnh
Nhóm Tên tham khai báo
uật cho các để giảm
tham số trên hệ cho các Giải thích tham số
toá cell nghẽn áp
số thống cell
n ngày dụng cho
hotspot
thường ngày
thường
nguyê Việc thiết lập kết nối RAB DL của dịch
n DL Dl vụ thoại sẽ được thực hiện khi 2 điều
power threshold kiện sau đồng thời thỏa mãn:
CA
. of Conv 80% 80-90% 90% 1.TU power nonHS < DL threshold of
C
AMR Conv AMR service
sevice 2. TU power tổng < DL total power
threshold
Việc thiết lập kết nối RAB DL của data
R99 sẽ được thực hiện khi 2 điều kiện
DL
sau đồng thời thỏa mãn:
CA threshold
75% - 75% 1.TU power nonHS < DL threshold of
C of other
other services
services
2. TU power tổng < DL total power
threshold
Việc cấp phát tài nguyên DL cho kết nối
HO sẽ được thực hiện nếu 2 điều kiện
sau đồng thời thỏa mãn:
DL
1.TU power nonHS (Phần công suất
CA handover
85-91% - 93% nonHS tăng lên do HO + phần công suất
C Access
nonHS đang dùng trong cell) < DL
threshold
handover Access threshold.
2. TU power tổng < DL total power
threshold
Cấu
hình
tham
số cho
Credit Credit
thuật
Cell CAC Admissio Admissio
CA toán Bật thuật toán call admission control
algorithm n Control - n Control
C CAC theo CE, code DL.
switch Algorith Algorithm
theo
m::ON ::ON
tài
nguyê
n CE,
code.
Đối với việc thiết lập báo hiệu RRC,
HO: Kết nối sẽ vẫn được thiết lập nếu
cell còn đủ tài nguyên --> nghĩa là chấp
nhận cho phép điều khiển truy nhập với
Ul TU = 100%.
CAC
HandOver Đối với việc thiết lập các, RNC sẽ tính
CA theo
Credit SF16 - SF16 toán nếu lượng CE còn lại sau khi kết
C CE
Reserved nối mới được thiết lập < ngưỡng Ul
UL
SF HandOver Credit Reserved SF (lượng
CE dự phòng trên đường UL dành riêng
cho HO), thì kết nối mới vẫn được thiết
lập. Nếu ngược lại thì kết nối mới không
được thiết lập.
Giải giá trị
Giá trị cho phép
Giá trị
Th khai báo tinh chỉnh
Nhóm Tên tham khai báo
uật cho các để giảm
tham số trên hệ cho các Giải thích tham số
toá cell nghẽn áp
số thống cell
n ngày dụng cho
hotspot
thường ngày
thường
Đối với việc thiết lập báo hiệu RRC,
HO: Kết nối sẽ vẫn được thiết lập nếu
cell còn đủ tài nguyên --> nghĩa là chấp
nhận cho phép điều khiển truy nhập với
Dl
CAC TU = 100%.
HandOver
theo Đối với việc thiết lập các, RNC sẽ tính
CA Credit and
CE SF32 - SF32 toán nếu lượng CE, SF còn lại sau khi
C Code
UL và kết nối mới được thiết lập < ngưỡng Ul
Reserved
SF DL HandOver Credit Reserved SF (lượng
SF
CE, SF dự phòng trên đường UL dành
riêng cho HO), thì kết nối mới vẫn được
thiết lập. Nếu ngược lại thì kết nối mới
không được thiết lập.
Số UE
giữ
kết Maximum
CA nối HSDPA Số UE giữ kết nối HSDPA đồng thời là
64 - 64
C HSDP user 64 User
A number
đồng
thời
Số UE
giữ
kết Maximum
CA nối HSUPA Số UE giữ kết nối HSUPA đồng thời là
48 - 48
C HSUP user trong cell.
A number
đồng
thời
Tốc
độ bít
khởi UL BE
IA tạo traffic
16 - 16 Tốc độ bít khởi của UL R99
C của Initial bit
UL rate[kbit/s]
R99
(kbps)
Tốc
độ bít
khởi DL BE
IA tạo traffic
16 - 16 Tốc độ bít khởi của DL R99
C của Initial bit
DL rate[kbit/s]
R99
(kbps)
Uplin Khai báo GBR cho các dịch vụ R99,
k HSDPA, HSUPA
IA GBR UlGBR Khai báo cho traffic type:
16 - 16
C for BE (kbps) INTERACTIVE, BACKGROUND
servic Khai báo cho tất cả các loại User:
e GOLD, SILVER, COPPER
Downl Khai báo GBR cho các dịch vụ R99,
IA DlGBR
ink 16 - 16 HSDPA, HSUPA
C (kbps)
GBR Khai báo cho traffic type:
Giải giá trị
Giá trị cho phép
Giá trị
Th khai báo tinh chỉnh
Nhóm Tên tham khai báo
uật cho các để giảm
tham số trên hệ cho các Giải thích tham số
toá cell nghẽn áp
số thống cell
n ngày dụng cho
hotspot
thường ngày
thường
for BE INTERACTIVE, BACKGROUND
servic Khai báo cho tất cả các loại User:
e GOLD, SILVER, COPPER
Bật
tính
DRA_AQ Lệnh: SET UCACALGOSWITCH, bật
IA năng
M_SWITC ON - ON tính năng sếp hàng đợi khi nghẽn trên
C sếp
H RNC
hàng
đợi
Queue
IA algorit QueueAlgo
ON - ON Bật tính năng sếp hàng đợi trên RNC
C hm Switch
switch
IA Queue
QueueLen 5 - 5 Số UE tối đa trong hàng đợi
C length
Poll Sau 50*10 = 500ms, RNC nhìn lại tài
IA PollTimerL
timer 50 - 50 nguyên để cấp phát cho UE trong hàng
C en
length đợi
Max
IA queuin MaxQueue Thời gian UE đứng tối đa trong hàng
5s - 5s
C g time TimeLen đợi
length
PS_B
E_EX
TRA_ PS_BE_EX
LOW TRA_LO Lệnh: SET UCACALGOSWITCH, bật
IA
_RAT W_RATE_ ON - ON tính năng cho phép cấp cho UE RAB
C
E_AC ACCESS_ 0/0 kpbs nếu cell bị nghẽn tài nguyên.
CESS SWITCH
_SWI
TCH
Ngưỡ
ng
kích
hoạt Khi tổng số UE đường lên quy đổi ra
thuật UE AMR lớn hơn UL OLC trigger
UL OLC
OL toán threshold*200, thuật toán Overload
trigger 95% 95-98% 98%
C overlo control sẽ được thực hiện trong cell.
threshold
ad Đây cũng chính là ngưỡng bắt đầu reject
contro RRC theo TU power.
l cho
đường
lên
Ngưỡ
ng
Khi hiệu suất sử dụng công suất đường
kích
xuống non_HS vượt ngưỡng DL OLC
hoạt
trigger threshold, thuật toán overload
thuật DL OLC
OL control sẽ được khởi tạo.
toán trigger 95% 95-98% 95%
C Ngưỡng này cũng chính là ngưỡng bắt
Overl threshold
đầu reject việt thiết lập RRC.
oad
Đây cũng chính là ngưỡng reject RRC
contro
theo DL power.
l cho
đường
Giải giá trị
Giá trị cho phép
Giá trị
Th khai báo tinh chỉnh
Nhóm Tên tham khai báo
uật cho các để giảm
tham số trên hệ cho các Giải thích tham số
toá cell nghẽn áp
số thống cell
n ngày dụng cho
hotspot
thường ngày
thường
xuống

 Kí hiệu “-“ nghĩa là các giá trị này không được phép tinh chỉnh.
 Khi cấu hình ngưỡng của các thuật toán LDR, CAC, OLC phải đảm bảo
quy tắc sau:
o [UL OLC trigger threshold] >= [UL total power threshold] > [UL
handover access threshold] >= [UL threshold of Conv AMR
service], [UL threshold of Conv non_AMR service] >= [UL
threshold of other services];
o [DL OLC trigger threshold] >= [DL total power threshold] >= [DL
handover access threshold] > [DL threshold of Conv AMR service],
[DL threshold of Conv non_AMR service]> [DL threshold of other
services];
7.2.6.4.2. Vendor Ericsson
a. Mô tả thuật toán điều khiển truy nhập của vendor Ericsson
 Gồm 2 thủ tục chính là: Soft congestion control và Congestion control.

 Mô tả chung:
STT Tính năng Áp dụng Mô tả chung Mô tả
STT Tính năng Áp dụng Mô tả chung Mô tả
Thuật toán điều Khi UE có nhu cầu thiết lập kết nối RNC sẽ tính toán, TU
khiển truy nhập Nếu TU của tất cả các tài nguyên: Code DL, Power DL, S
của Ericsson ngưỡng adm (của từng loại tài nguyên)  thì kết nối mới
gồm 2 tính năng ngưỡng adm < TU < max threshold, thì thuật toán Soft co
Soft congestion chính: Soft + Nếu yêu cầu thiết lập là attempt chuyển giao của dịch v
1
control congestion + Nếu yêu cầu thiết lập kết nối (RRC, RAB) là của dịc
control và việc thiết lập sẽ bị block tạm thời, thuật toán Soft cong
Trong quá trình
Congestion của các dịch vụ data BE theo từng bước, thỏa thuật tố
thiết lập RRC,
control. mới. Nếu giải phóng đủ tài nguyên thì kết nối mới sẽ đ
RAB, RAB
Mô tả chi tiết cầu thiết lập kết nối mới sẽ bị reject.
reconfiguration,
như hình. Thuật toán Congestion control được kích hoạt dựa trên hiệ
cấp phát kênh
Khi hiệu TU Power DL nonHS hoặc RTWP > max thresh
cho HO
nhau), thì thuật toán Congestion control sẽ được khởi tạo.
+ Giảm tốc độ của các dịch vụ BE R99: Giảm từ tốc độ đa
Congestion
2 + Giải phóng kết nối của các cuộc gọi đang chiếm kênh.
control
Mục đích là nhanh chóng đưa tải của cell về ngưỡng < ma
giao.
Chú ý: Thuật toán Congestion control không hoạt động vớ
tài nguyên này chỉ được điều khiển truy nhập theo thuật to
b. Tham số chi tiết vendor Ericsson
Giải giá trị
cho phép
Giá trị Giá trị
Nhó tinh chỉnh
Tên tham khai báo khai báo
m Giải giá chống
số trên hệ cho các cho các Giải thích tham số
tham trị nghẽn cho
thống cell ngày cell
số các cell
thường hotspot
ngày
thường
0..621,
trong đó:
0 : -112
Điều dBm
khiển 1: -
Việc thiết lập kênh cho các dịch vụ
truy 111.9
sẽ bị Reject khi giá trị RTWP > -
nhập dBm
-49.9 -49.9 49.9 dBm. Thuật toán cấu hình như
theo ifCong ... -
dBm dBm trên cho phép: Việc thiết lập kết
nhiễu 130 : -99
nối mới không bị hạn chế bởi ảnh
UL dBm
hưởng của nhiễu UL
RTW ...
P 620 : -50
dBm
621 : -
49.9 dBm
-Yêu cầu cấp phát tài nguyên
power DL sẽ luôn được chấp nhận
Điều nếu TU power DL nonHS (tài
khiển pwrAdm 0..100 % 75% 75-90% 84% nguyên đang sử dụng trong cell +
truy tài nguyên yêu cầu) < ngưỡng
nhập pwrAdm
theo - Khi pwrAdm + pwrOffset > TU
tài code DL nonHS ≥ pwrAdm:
nguyê + Các attempt chuyển giao của
n dịch vụ thoại vẫn thực hiện được
power bình thường đến tận khi TU power
DL DL nonHS của cell đạt 100%.
DL pwrOffset 0..100 % 15% 5-15% 10% + Yêu cầu thiết lập RRC, RAB của
(nonH dịch vụ thoại, data, attempt chuyển
S) giao của dịch vụ data sẽ bị block
tạm thời. Đồng thời RNC trigger
thuật toán giảm tải (Soft
Giải giá trị
cho phép
Giá trị Giá trị
Nhó tinh chỉnh
Tên tham khai báo khai báo
m Giải giá chống
số trên hệ cho các cho các Giải thích tham số
tham trị nghẽn cho
thống cell ngày cell
số các cell
thường hotspot
ngày
thường
congesstion) để giảm tốc độ của
các kết nối PS trong cell, thỏa
thuận để cấp phát RAB với tốc độ
thấp hơn. Nếu thuật toán Soft
congession giải phóng đủ tài
nguyên đưa TU power DL nonHS
về < pwrAdm cuộc gọi sẽ được
chấp nhận, nếu không sẽ bị reject.
- Khi TU powe DL nonHS ≥
pwrAdm + pwrOffset, lúc này các
dịch vụ: CS, PS, HO PS đều không
thiết lập được, chuyển giao của
dịch vụ CS vẫn thực hiệndđược
bình thường. Cell rơi vào trạng thái
quá tải. Hệ thống sẽ kích hoạt thuật
toán Congesstion control. Thực
hiện giảm tốc độ dịch vụ PS,
release kết nối PS, CS để đưa TU
power DL nonHS < pwrAdm +
pwrOffset.
- Việc đặt bộ tham số pwrAdm =
75%, pwrOffset = 15% đảm báo
luôn cố gắng dành 25% tài nguyên
power DL cho HSDPA, trong
trường hợp xấu nhất HSPDA vẫn
có thể dùng 10% tài nguyên.
- Đối với các cell bị nghẽn thoại,
cho phép điều chỉnh tăng ngưỡng
pwrAdm để có thể truy nhập được
vào. Tuy nhiên ảnh hưởng là power
DL dành cho HSDPA bị giảm đi.
Tổng pwrAdm + pwrOffset cấu
hình phải < 95% để đảm bảo thuật
toán Congestion control còn hoạt
động hiệu quả. Việc cấu hình 2
tham số này quá cao có thể dẫn đến
TU power nonHS của cell quá cao,
khi có 1 kết nối muốn HO vào,
thuật toán Congestion control hoạt
động không kịp sẽ dẫn đến không
cấp được tài nguyên cho HO -->
cuộc gọi có thể bị rớt.
-Yêu cầu cấp phát tài nguyên code
Điều
DL sẽ luôn chấp nhận nếu TU code
khiển
DL nonHS (tài nguyên đang sử
truy
dụng trong cell + tài nguyên yêu
nhập
cầu) < ngưỡng dlCodeAdm
theo
- Khi TU code DL nonHS ≥
tài
dlCodeAdm 0..100 % 80% 80-90% 90% dlCodeAdm:
nguyê
+ Các attempt chuyển giao của
n
dịch vụ thoại vẫn thực hiện được
code
bình thường đến tận khi TU code
DL
DL nonHS của cell đạt 100%.
(nonH
+ Yêu cầu thiết lập RRC, RAB của
S)
dịch vụ thoại, data, attempt chuyển
Giải giá trị
cho phép
Giá trị Giá trị
Nhó tinh chỉnh
Tên tham khai báo khai báo
m Giải giá chống
số trên hệ cho các cho các Giải thích tham số
tham trị nghẽn cho
thống cell ngày cell
số các cell
thường hotspot
ngày
thường
giao của dịch vụ data sẽ bị block
tạm thời. Đồng thời RNC kích hoạt
thuật toán giảm tải (Soft
congesstion) để giảm tốc độ của
các kết nối PS trong cell, thỏa
thuận để cấp phát RAB với tốc độ
thấp hơn. Nếu thuật toán Soft
congession giải phóng đủ tài
nguyên đưa TU code DL nonHS về
< dlCodeAdm cuộc gọi sẽ được
chấp nhận, nếu không sẽ bị reject.
- Đối với các cell bị nghẽn thoại,
cho phép điều chỉnh tăng ngưỡng
dlCodeAdm để có thể truy nhập
được vào, tuy nhiên ảnh hưởng là
code DL dành cho HSDPA bị giảm
đi. Việc cấu hình tham số này quá
cao cũng có thể dẫn đến tăng tỉ lệ
rớt thoại do cell đích không còn tài
nguyên để chuyển giao vào.
Tắt tốc độ DL 384Kbps để dành tài
sf8Adm 0..8 0 - 0
nguyên cho thoại và data HSDPA
Tắt tốc độ DL 128Kbps để dành tài
sf16Adm 0..16 0 - 0
nguyên cho thoại và data HSDPA
Đường DL: Tối đa có 32 RL có tốc
sf32Adm 0..32 32 - 32
độ 64Kbps/cell
Đường DL: Tối đa có 128 RL sử
sf128Adm 0..128 128 - 128 dụng SF128 trong cell (thường là
thoại).
Tắt tốc độ UL 384Kbps để dành tài
0..1000 0 - 0
sf4AdmUl nguyên cho thoại và data HSDPA
Số RL R99 tối đa trên đường UL
0..50 8 - 0
sf8AdmUl sử dụng được tốc độ 128Kbps.
Đường UL: Tối đa có 50 RL có tốc
0..50 50 - 50
sf16AdmUl độ 64Kbps/cell
Đường UL: Tối đa có 100 RL sử
0..100 100 - 100 dụng SF64 trong cell (thường là
sf64AdmUl thoại).
Điều aseUlAdm 0..500 500 500 500
khiển
truy Giá trị cấu hình max, tương đương
nhập với việc không thực hiện điều
theo khiển truy nhập theo loại tài
số UE nguyên này. Đảm bảo nếu 1 cell
(quy aseUlAdm 0..500 500 500 500 vẫn còn các tài nguyên Code,
đổi ra Power, CE.. Thì vẫn cho kết nối
báo được thiết lập, không bị ảnh hưởng
hiệu bởi license số UE đồng thời.
3.4
kbps)
Điều
Ý nghĩa của 2 tham số này tương
khiển
dlHwAdm 0..100 % 95 95 95 tự như ý nghĩa của tham số
truy
dlCodeAdm ở trên.
nhập
Giải giá trị
cho phép
Giá trị Giá trị
Nhó tinh chỉnh
Tên tham khai báo khai báo
m Giải giá chống
số trên hệ cho các cho các Giải thích tham số
tham trị nghẽn cho
thống cell ngày cell
số các cell
thường hotspot
ngày
thường
theo
tài
nguyê
n DL
CE
Điều
khiển
truy
nhập
theo ulHwAdm 0..100 % 95 95 95
tài
nguyê
n UL
CE
Các releaseAse Không cho phép giải phóng kết nối
0..500 0 0 0
hành Dl thoại.
động Số UE data BE DL bị giải phóng
releaseAse
thực 0..500 3 3 đến 10 10 mỗi khi Congestion control được
DlNg
hiện kích hoạt.
của
thuật
toán Số UE data BE UL bị giải phóng
releaseAse
Cong 0..500 3 3 đến 10 10 mỗi khi Congestion control được
UlNg
estion kích hoạt.
contro
l
Ưu ServDiffRrc
ON/OFF ON - ON
tiên Adm
thiết
lập
Báo hiệu RRC của dịch vụ thoại có
báo
mức độ ưu tiên cao nhất so với báo
hiệu
hiệu RRC của các dịch vụ khác.
RRC
1 1( Khi cell đang ở trạng thái nghẽn,
của servDiffRrc
( SPEECH nếu có attempt thiết lập RRC của
dịch AdmHighPr 0/1 -
SPEECH _ONLY nhiều dịch vụ xảy ra đồng thời, thì
vụ ioProfile
_ONLY ) ) dịch vụ thoại được ưu tiên cấp tài
thoại
nguyên.
hơn
dịch
vụ
data
Cho Kích hoạt feature Dynamic PS I/B
phép RAB Establishment: Cho phép khi
DynamicRa
dịch không đủ tài nguyên để cấp phát
bEstablishm ON/OFF ON - ON
vụ PS cho UE ở trên trên DCH, UE có thể
ent
R99 chuyển sang thiết lập kết nối trên
được kênh FACH.
cấp Kích hoạt feature Flexible Initial
phát ở Rate Selection: Cho phép cấu hình
PreferredRa
tốc độ cấp phát tốc độ khởi tạo khác nhau
tePsInteract ON/OFF ON - ON
thấp cho dịch PS R99, khi cell bị nghẽn
ive
(16kb có thể cấp phát ở các tốc độ thấp
ps) như 16kbps để giảm nghẽn.
Giải giá trị
cho phép
Giá trị Giá trị
Nhó tinh chỉnh
Tên tham khai báo khai báo
m Giải giá chống
số trên hệ cho các cho các Giải thích tham số
tham trị nghẽn cho
thống cell ngày cell
số các cell
thường hotspot
ngày
thường
giảm Tham số quyết định việc thiết lập
nghẽn data trên kênh chung ( FACH)
tài hoặc kênh dành riêng (DCH).
nguyê + Nếu khai báo là FACH thì thiết
n của lập data sẽ thực hiện trên kênh
cell. chung (FACH) để giảm nghẽn, tuy
nhiên thời gian truy nhập chậm
RateSelecti
hơn.
onPsInterac DCH/FA
DCH - DCH + Nếu khai báo là DCH thì thông
tive.channel CH
thường data sẽ được thiết lập trên
Type
kênh DCH với tốc độ khởi tạo
được quy định theo 2 tham số
ulPrefRate và dlPrefRate. Trong
trường hợp cell bị nghẽn không đủ
tài nguyên để cấp phát trên kênh
DCH, kết nối data sẽ được thiết lập
trên kênh chung FACH.
0..0 8..8
16..16
32..32
64..64
RateSelecti
128..128
onPsInterac Tốc độ khởi tạo dịch vụ data R99 ở
144..144 16 - 16
tive.dlPrefR đường xuống.
256..256
ate
384..384
768..768
2048..204
8 kbps
0..0 8..8
16..16
RateSelecti 32..32
onPsInterac 64..64 Tốc độ khởi tạo dịch vụ data R99 ở
16 - 16
tive.ulPrefR 128..128 đường lên.
ate 144..144
384..384
kbps
Loads
Tham số khai báo bật tính năng
haring Loadsharin
TRUE/F Directed retry trên RNC: Cho phép
DirRe gDirRetryE TRUE - TRUE
ALSE khi cell bị nghẽn có thể đẩy việc
tryEn nable
thiết lập RAB thoại về cell 2G.
able
Tham Tỷ lệ % số cuộc thoại được đẩy
số trực tiếp sang 2G sau khi tải TU
đẩy DL power nonHS của cell vượt
lưu ngưỡng cho phép. Giá trị 0 tương
loadSharing
lượng ứng với không đẩy thoại sang 2G
GsmFractio 0..100% 10% 10-50% 100%
thoại và giá trị 100 tương ứng đẩy toàn
n
về bộ 100% thoại sang 2G theo tính
2G năng directed retry. Đối với các
cho cell ngày thường không khai báo
các quá 50%.
Giải giá trị
cho phép
Giá trị Giá trị
Nhó tinh chỉnh
Tên tham khai báo khai báo
m Giải giá chống
số trên hệ cho các cho các Giải thích tham số
tham trị nghẽn cho
thống cell ngày cell
số các cell
thường hotspot
ngày
thường
cell Khi TU power DL nonHS của cell
nghẽn > loadSharingGsmThreshold *
pwrAdm thuật toán Directed retry
sẽ được khởi tạo. Giá trị 0 tương
ứng tính năng đẩy tải theo directed
retry luôn được bật, 100 tương ứng
không bật tính năng này. Ví dụ: đối
loadSharing với ngày thường giá trị khai báo
GsmThresh 0..100% 90% 75-100% 75% tương đương với: TU power DL
old nonHS của cell > 90*75%/100 =
67.5% thì thuật toán sẽ khởi tạo.
Đối với ngày thường, giá trị khai
báo yêu cầu đảm bảo:
loadSharingGsmThreshold *
pwrAdm ở mức tố thiểu là 65%, và
độ lệch với pwrAdm <10% để
tránh đẩy thoại về 2G nhiều.
Cell
Cell Cell
cosite ,
cosite , cosite ,
direct đồng Cell 2G đích để đẩy tải. Khi khai
đồng đồng
edRet directedRetr hướng, báo relation 3G --> 2G. Cần khai
hướng, hướng, -
ryTar yTarget chồng báo thêm tham số này cho cell 2G
chồng lấn chồng lấn
get lấn vùng muốn đẩy tải sang.
vùng phủ vùng phủ
phủ hoàn
hoàn toàn hoàn toàn
toàn
7.2.6.4.3. Vendor ZTE
a. Mô tả thuật toán điều khiển truy nhập của vendor ZTE
 Thủ tục điều khiển truy nhập của ZTE bao gồm 3 thuật toán chính:

 Mô tả chung:

Áp dụng
STT Thuật toán Áp dụng cho loại tài Mô tả
nguyên
Áp dụng
STT Thuật toán Áp dụng cho loại tài Mô tả
nguyên
RTWP,
Power, Khi có yêu cầu thiết lập kết nối mới, RNC sẽ tính toán
Code, Số Iub, số UE giữ kết nối), nếu TU (bao gồm tài nguyên đ
1 Admission control UE, Thadm thì kết nối sẽ được thiết lập.
CE Nếu TU (bao gồm tài nguyên đang sử dụng + tài nguyên
Trong quá Congestion control sẽ được khởi tạo.
trình thiết
lập RRC, Thuật toán congestion control hoạt động như sau:
RAB, RAB Bước 1: Cho các UE vào hàng đợi.
reconfigurati Bước 2: Giảm tốc độ của các UE PS đang giữ kết nối để g
on, cấp phát Nếu tài nguyên sau khi giải phóng đảm bảo sau khi có kết
2 Congestion control
kênh cho lập.
HO Chú ý: Đối với các UE không hỗ trợ tính năng sếp hàng đ
nguyên mà vẫn không đủ để cấp cho kết nối mới cho các

Mục đích của thuật toán là đảm bảo cell luôn hoạt động ở
Thuật toán sẽ thực hiện các hành động để đảm bảo đưa tải
3 Overload control Bước 1: Giảm tốc độ của các UE PS đang giữ kết nối (từ t
Bước 2: Giảm phóng các kết nối đang giữ kênh (PS, thậm

b. Tham số chi tiết vendor ZTE


Giá
Giá trị
trị
Giải giá khai
khai
trị cho báo
báo
Nhóm Tên phép cho
Thuậ Giải cho
tham tham tinh cell Ý nghĩa
t toán giá trị các
số số chỉnh phục
cell
ngày vụ lễ
ngày
thường hội, sự
thườ
kiện
ng
Nhiễu UL bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố
khác nhau như tải của cell, nhiều nguồn
Điều
ngoài, lỗi trạm. Giá trị này thường biến
khiển
động rất nhanh --> Việc bật tham số này
Admi truy
có thể ra các phương án xử lý không
ssion nhập ulCacS 0: Off
OFF OFF OFF chính xác, đặc biệt là khi nhiễu cao là do
contr theo witch 1: On
lỗi phần cứng hoặc do nguồn nhiễu bên
ol nhiễu
ngoài gây ra. Cấu hình tham số này bằng
UL
OFF để các thuật toán Admisson control,
RTWP
Congestion control, Overload control đều
không hoạt động theo nhiễu UL.
Admi
ssion dlCacS 0: Off Bật thuật toán adm theo công suất đường
ON ON ON
contr witch 1: On xuống
ol
Khai
Điều
tối đa
khiển maxim
Admi theo
truy umTra
ssion 20- khả
nhập nsmissi 20W 20-40W Công suât phát tối đa trên 1 cell 3G
contr 80W năng
theo tài onPow
ol hỗ trợ
nguyên er
của
công
LIC
suất DL
85%: 85-90%: 90%: Khai báo ngưỡng reject việc thiết lập
Admi
dchDl (1..100 Thoại Cho Thoại. kênh RAB Cho các dịch vụ R99 theo tài
ssion
AcThr )%, 80%: dịch vụ 70%: nguyên công suất đường xuống, việc khai
contr
esh step Data thoại. Data báo được thực hiện theo bp (basic
ol
1% R99 70-80%: R99. priority), dịch vụ thoại được khai báo ưu
Giá
Giá trị
trị
Giải giá khai
khai
trị cho báo
báo
Nhóm Tên phép cho
Thuậ Giải cho
tham tham tinh cell Ý nghĩa
t toán giá trị các
số số chỉnh phục
cell
ngày vụ lễ
ngày
thường hội, sự
thườ
kiện
ng
Data tiên hơn dịch vụ data. 1 kết nối R99 sẽ
R99 được cấp phát tài nguyên để thiết lập khi
2 điều kiện sau thỏa mãn đồng thời.
+) NonHS_power + ∆P ≤
MaxDlTxPwr*DchDlAcThreshold
+) TU_power ≤
MaxDlTxPwr*HspdaAcThreshold
(Trong đó: TU_power = NonHS_power
Admi + ∆P + công suất dành cho HSPDA (đảm
hsdpa (1..100
ssion bảo UE trên HSDPA vẫn đạt được tốc độ
AcThr )%, 90% 90-95% 95%
contr tối thiểu).
esh step
ol Nếu 1 trong 2 điều kiện trên không được
1%
thỏa mãn thì kết nối sẽ không được thiết
lập, thuật toán Congestion control sau đó
sẽ được khởi tạo.
Chú ý: Yêu cầu khai báo
HspdaAcThreshold ≥ DchDlAcThreshold
Tham số này có thể khai báo theo từng
dịch vụ. Cấu hình hiện tại để bằng 0%,
Admi
codeTr (0..100 nghĩa là ngưỡng admission control theo
ssion
eeRes )%, 0 0 0 tài nguyên code DL của vendor ZTE là
contr
Rto step 100%. (Chú ý: Giá trị này chưa được thử
ol
1% nghiệm, nên ngắn hạn vẫn để là 0% như
Điều mặc định).
khiển 0:4;
truy 1:8;
nhập 2:16; Loại mã SF DL được sử dụng để tính
sfFLay
theo tài 3:32; toán dự phòng cho thuật toán admission
erRefer 5 5 5
nguyên 4:64; control đường DL. Giá trị cấu hình bằng
Admi ence
code 5:128; 5 nghĩa là: sử dụng SF128 để tính toán.
ssion
DL 6:256;
contr
7:512
ol
Numbe
r code Để giảm nghẽn thoại, báo hiệu cho các
min for 1-15 5 5 1 cell phục vụ lễ hội, sự kiện, khai báo
HSDP tham số này = 1.
A
Admi
hsdsch
ssion 0..6553 Số UE HSDPA đồng thời giữ kết nối tối
TrafLi 64 64 64
contr 5 đa/cell
Điều mit
ol
khiển
Admi
truy
ssion edchTr 0..6553 Số UE HSUPA đồng thời giữ kết nối tối
nhập 48 48 48
contr afLimit 5 đa/cell
theo
ol
licsense
Admi
số UE rrcSig
ssion Số UE giữ kết nối báo hiệu RRC DL tối
UsrNu 0..255 255 255 255
contr đa trong 1 cell.
mThr
ol
Admi Điều NrtMa
Tốc độ DL tối đa của PS R99 trên đường
ssion khiển xDlRat 128 128 128
DL
contr tốc độ eDch
Giá
Giá trị
trị
Giải giá khai
khai
trị cho báo
báo
Nhóm Tên phép cho
Thuậ Giải cho
tham tham tinh cell Ý nghĩa
t toán giá trị các
số số chỉnh phục
cell
ngày vụ lễ
ngày
thường hội, sự
thườ
kiện
ng
ol
Admi
NrtMa
ssion Tốc độ DL tối đa của PS R99 trên đường
xUlRat 128 64-128 64
contr UL
eDch
ol

Admi (0..655
edchN
ssion 35)
ormBit 16 16 16 Tốc độ GBR của dịch vụ HSUPA
contr kbps,
Rate
ol step 1
kbps
Số UE
bị giải
phóng
Cong kết nối
bwOvl
estion khi tài Số UE bị giải phóng kết nối khi tài
dRelU 0..255 0 0 0
contr nguyên nguyên truyền dẫn (iub) bị nghẽn.
eNum
ol truyền
dẫn
(iub) bị
nghẽn.
Cong
ulNor (0..384
estion Tốc độ tối thiểu của kết nối data R99 trên
Thỏa mBitR ) kbps, 16 16 16
contr đường DL
thuận ate step 1
ol
tốc độ kbps
lúc
Cong
khởi dlNor (0..384
estion Tốc độ tối thiểu của kết nối data R99 trên
tạo. mBitR ) kbps, 16 16 16
contr đường UL
ate step 1
ol
kbps
0..32, 0
means
Cong queuin
Tham số này quy định số yêu cầu thiết
estion qLengt g
16 16 16 lập RAB tối đa có thể được đứng trong
contr h functio
hàng đợi để chờ cấp tài nguyên.
ol n is not
support
ed
Thời gian tối đa 1 UE có thể đứng trong
Xếp hàng đợi để chờ cấp tài nguyên cho
Cong hàng RAB. Tham số này phải cấu hình phù
estion đợi (1..60) hợp với timer chờ bản tin phản hồi RAB
tTrueQ 5 5 5
contr s, step respond được thiết lập ở trên core, đồng
ol 1s thời cũng không nên để quá dài --> gây
ảnh hưởng đến cảm nhận của khách hàng
về thời gian thiết lập cuộc gọi.
Cong
forcQu
estion 0: Off Đối với một số dịch vụ như AMR, VP
eSwiA 1 1 1
contr 1: On phải bật tham số này để yêu cầu UE đứng
MR
ol vào hàng đợi khi không còn tài nguyên.
Cong forcQu 0: Off 1 1 1
Giá
Giá trị
trị
Giải giá khai
khai
trị cho báo
báo
Nhóm Tên phép cho
Thuậ Giải cho
tham tham tinh cell Ý nghĩa
t toán giá trị các
số số chỉnh phục
cell
ngày vụ lễ
ngày
thường hội, sự
thườ
kiện
ng
estion eSwiC 1: On
contr S64
ol
Cong
estion tTrueQ (1..60) Thời gian đứng trong hàng đợi tối đa của
5 5 5
contr Forced s, step UE AMR, VP.
ol 1s
Cong
Tham số này cấu hình bằng ON, cho
estion decRat 0: Off
ON ON ON phép giảm tốc độ của các UE đang giữ
contr eSw 1: On
kết nối.
ol
Cong
maxNu
estion Số UE tối đa bị giảm tốc độ/mỗi chu kì
mUeOf 1..100 3 3 đến 10 10
contr Giảm của thuật toán Congestion control.
DecRat
ol tốc độ
các UE Số bước bị giảm tốc độ của 1 UE data
Cong
đang khi đường UL rơi vào trạng thái
estion ulMax
giữ kết 1..8 3 3 3 overload. Giá trị cấu hình bằng 3 nghĩa
contr DecStg
nối là: UE sẽ bị chuyển từ tốc độ 128 --> 64 -
ol
> 16kbps.
Số bước bị giảm tốc độ của 1 UE data
Cong
khi đường DL rơi vào trạng thái
estion dlMax
1..8 3 3 3 overload. Giá trị cấu hình bằng 3 nghĩa
contr DecStg
là: UE sẽ bị chuyển từ tốc độ 128 --> 64 -
ol
> 16kbps.
Khi TU DL power nonHS > ngưỡng cấu
Overl
dlSerio (1..100 hình bởi tham số này, cell sẽ ở trạng thái
oad
usOver )%, 98% 98% 98% nguy hiểm--> cần thực hiện ngay các
contr
Điều LdThr step hành động để đưa tải của cell, tránh hiện
ol
kiện 1% tượng bị down cell.
kích Khi TU DL power nonHS > ngưỡng cấu
Overl
hoạt hình bởi tham số này, cell sẽ ở trạng thái
oad dlOver (0..100
thuật 95% 95% 95% quá tải --> cần thực hiện ngay các hành
contr LdThr )% step
toán động để đưa tải của cell về ngưỡng an
ol 1%
overloa toàn.
d Khi cell ở trạng thái overload, thuật toán
Overl
control dlReco overload control sẽ thực hiên các hành
oad (0..100
verLdT 85% 85% 85% động giảm tải, khi tải của cell < ngưỡng
contr )% step
hr dlRecoverLdThr, thuật toán overload
ol 1%
control sẽ được dừng lại.
Overl Tham số này cho phép ON/OFF thuật
dlLdCt
oad Các 0: Off toán giảm tốc độ data để giảm tải cho cell
rlDecR ON ON ON
contr hành 1: On khi cell ở trạng thái overload --> phải cấu
ateSw
ol động hình tham số này bằng ON
giảm Tham số này cho phép ON/OFF thuật
Overl
tải khi dlLdCt toán force HO, cho phép UE đang giữ kết
oad 0: Off
cell ở rlForce OFF OFF OFF nối chuyển giao sang cell khác để giảm
contr 1: On
trạng HoSw tải. Do chưa thử nghiệm, đánh giá nên để
ol
thái giá trị mặc định (OFF)
Overl overloa dlLdCt Tham số này cho phép ON/OFF thuật
0: Off
oad d rlDrop OFF OFF OFF toán giả phóng kết nối (drop) để bảo vệ
1: On
contr Sw cell khi cell ở trạng thái overload. Do
Giá
Giá trị
trị
Giải giá khai
khai
trị cho báo
báo
Nhóm Tên phép cho
Thuậ Giải cho
tham tham tinh cell Ý nghĩa
t toán giá trị các
số số chỉnh phục
cell
ngày vụ lễ
ngày
thường hội, sự
thườ
kiện
ng
ol thuật toán này không phân biệt được dịch
vụ thoại, data dẫn đến thoại cũng có thể
bị giải phóng --> để an toàn thiết lập
tham số này bằng OFF
Overl
maxNu
oad Số UE tối đa bị giảm tốc độ/mỗi chu kì
mUeOf 1..100 3 3 đến 10 10
contr của thuật toán overload control.
DecRat
ol
Overl
oad dlMax Số bước tối tối đa thuật toán giảm tốc độ
1..8 3 3 3
contr DecStg thực hiện/1UE.
ol
Overl Bật chuyển mạch cho phép khi cell ở
switch
oad 0: Off trạng thái overload, các UE có thể
ToFac 1 1 1
contr 1: On chuyển từ cell DCH/HSDPA về cell
hSw
ol FACH để giảm tải.
0: R99
Load
Decrea
sing
Overl Algorit Chọn phương án để giảm tải cho cell khi
oad aglLd hm đang ở trạng thái overload, giá trị cấu
1 1 1
contr Dec 1: HS hình tương đương với việc: Giảm tài
ol Load nguyên dành cho HSDPA.
Decrea
sing
Algorit
hm)
Overl Tối đa số UE có thể chuyển từ cell
oad DCH/HSDPA về cell FACH/mỗi chu kì
nFach 0..255 5 5 5
contr để giảm tải cho cell trong trường hợp cell
ol đang ở trạng thái overload control.
Cho phép chuyển việc thiết lập RAB
thoại về cell 2G hoặc sang cell inter khi
RABA cell 3G bị nghẽn.
0, 1, 2,
SSLBS 2 2 2 0: OFF
3
Bật W 1: Inter-frequency ON
Bật 2: Inter – RAT ON
thuật
thuật 3: Inter-frequency and Inter RAT ON
toán
toán
chuyể DLLDB
chuyển ALPW Cho phép thuật toán Directed Retry dựa
n việt 1, 0 1 1 1
việt RSWC trên tải công suất.
thiết
thiết H
lập
lập DLLDB
RAB ALPW 0- Directed Retry chỉ dựa trên tải công suất
RAB 100 100 100
về 2G RWEIG 100% (trọng số công suất =100%).
về 2G
khi HT
khi tải
tải GSMS Chỉ thị cell 2G cùng hướng (khai báo
cao
cao HARE trong GSMRELATION), kết nối RAB sẽ
0, 1 1 1 1
COVE được chuyển sang thiết lập ở các cell 2G
R được khai báo chỉ thị này.
DLPW 0- Khi tài nguyên TU power nonHS còn lại
20 10-30 30
RTHD 100% trong cell < ngưỡng cấu hình bởi tham số
Giá
Giá trị
trị
Giải giá khai
khai
trị cho báo
báo
Nhóm Tên phép cho
Thuậ Giải cho
tham tham tinh cell Ý nghĩa
t toán giá trị các
số số chỉnh phục
cell
ngày vụ lễ
ngày
thường hội, sự
thườ
kiện
ng
CS4G này, thì thoại sẽ được đẩy về 3G để thiết
lập. Đối với ngày thường, tham số này
được phép tinh chỉnh nhưng phải đảm
bảo:
dchDlAcThresh (ngưỡng reject việc thiết
lập RAB của thoại) > 100% -
DLPWRTHDCS4G không quá 10%.
7.2.6.4.4. Vendor NSN
a. Mô tả thuật toán điều khiển truy nhập của vendor NSN
 Thủ tục điều khiển truy nhập của NSN bao gồm 2 thuật toán là admission
control và overload control.

 Trong đó:
o Nc: non controllable, đây chính là các dịch vụ AMR.
o Kí hiệu Ptx_nc nghĩa là tài nguyên sử dụng của non controllable.
o Controllable là các dịch vụ PS R99 và HSPA, RNC có thể giải
phóng tài nguyên của các dịch vụ này để thiết lập báo hiệu RRC
hoặc RAB thoại.
 Hai thủ này sẽ điều khiển cấp phát tài nguyên cho việc thiết lập RRC,
RAB, cấu hình lại RAB, HO.
 Nhiệm vụ của thuật toán admission control:
Dịch vụ RRC connection setup
Báo hiệu thiết lập RRC được ưu tiên thiết lập đến khi hiệu suất sử dụng tài Được thiết lập
nguyên trong cell đạt đến 100%. mới) < target th
Emergency call Đồng thời RNC sử dụng thuật toán: Nếu tải non-co
 RT over NRT (Real time over non real time - giảm tốc độ của các truy nhập sau đ
dịch vụ NRT) các kế nối có m
Dịch vụ RRC connection setup
 RT pre-emption (giải phóng các kết nối có mức độ ưu tiên thấp). RRC của thoại
Để dành tài nguyên cho thiết lập RRC.

Tài nguyên vẫn được cấp phát cho thiết lập RRC của dịch vụ thoại cho đến
khi tải non_controllable ≥ target threshold
Voice Call Thuật toán điều khiển truy nhập sau đó sẽ thực hiện bóp tốc độ của các dịch
vụ NRT, giải phóng các kế nối có mức độ ưu tiên thấp  dành tài nguyên
cho việc thiết lập RRC của thoại.

Tài nguyên vẫn được cấp phát cho thiết lập RRC của dịch vụ thoại cho đến
Data R99, HSPA khi tải non_controllable ≥ target threshold. RNC không chạy các thuật toán Luôn luôn đượ
giảm tốc độ BE của các kết nối đang có cho loại RRC này.

 Nhiệm vụ của thuật toán overload control: đảm bảo an toàn cho cell phục
vụ bằng cách thực hiện các hành động giảm tốc độ của các UE đang giữ
kết nối. Khác biệt của việc giảm tốc độ ở overload control và admission
control ở chỗ, Admisson control chỉ giảm tốc độ của các kết nối data R99
đang có tốc độ cao nhất và mỗi lần chỉ giảm cho 1 UE, overload control
đồng thời giảm tốc độ của nhiều kết nối R99.
Chú ý: Đối với yêu cầu thiết lập các kết nối cho việc chuyển giao, tài nguyên
vẫn được cấp cho đến khi tải của cell đạt đến ngưỡng overload control.
b. Tham số chi tiết vendor NSN
Giá trị Giá trị cho Giá trị
khai báo phép tinh khai báo
Thuật Nhóm
Tham số Giải giá trị cho các cell chỉnh, tối cho cell Ý ngh
toán tham số
ngày ưu cho các phục vụ
thường cell nghẽn hotspot
Khi hiệu s
sử dụng c
suất đườn
vượt ngưỡ
100%;
việc thiết
kênh cho
gọi AMR
reject do k
đủ tài ngu
công suất
đường lên
Adm PrxTarget: PrxTarget: PrxTarget:
Admission 0... 30 dB, trị cấu hìn
theo UL PrxTarget 15dB <=> 15dB <=> 15dB <=>
control stemp = 0.1 tương đươ
power 100% 100% 100%
với việc tả
của cell đạ
100% (-
45dBm) -
không thự
hiện điều
truy nhập
admission
control và
overload
control the
nhiễu UL.
Giá trị Giá trị cho Giá trị
khai báo phép tinh khai báo
Thuật Nhóm
Tham số Giải giá trị cho các cell chỉnh, tối cho cell Ý ngh
toán tham số
ngày ưu cho các phục vụ
thường cell nghẽn hotspot
Khi hiệu s
sử dụng c
suất đườn
xuống của
vụ
(AMR) v
ngưỡng 95
việc thiết
PtxTarget: PtxTarget: PtxTarget: cuộc gọi A
Adm -10... 50 42.8 dB 42.8 dB 42.8 dB sẽ bị Reje
Admission
theo DL PtxTarget dBm, stemp <=> TU DL <=> TU DL <=> TU DL do không
control
power = 0.1 power = power = power = nguyên cô
95% 95% 95% suất đườn
xuống. Đố
NSN khi T
power đạt
ngưỡng 95
PS NRT v
được truy
vào với
RAB = 0
Tham số
ON/OFF t
Optimisation toán tối ưu
Admission not used (0), mã trực gi
CodeTreeOptimisation 1 1 1
control Optimisation đường DL
used (1) trị có cấu
= 1 nghĩa
sử dụng.
Khi TU co
DL > ngư
CodeTree
trong khoả
Admission 1...65535 s, thời gian c
CodeTreeOptTimer 60s 60s 60s
control step 1 s hình bởi t
số này thì
toán tối ưu
Tối ưu mã được k
tài hoạt.
nguyên Khi TU co
code DL DL đạt đế
ngưỡng 40
thì thuật to
tối ưu cây
bắt đầu đư
kích hoạt.
Thuật toán
Admission 0...100 %, thực hiện
CodeTreeUsage 40% 40% 40%
control step 1 % dịch các S
(SF256, 1
64…) đan
được cấp
phân tán,
ra các SF
thể dùng đ
Ví dụ: Có
SF256 đan
Giá trị Giá trị cho Giá trị
khai báo phép tinh khai báo
Thuật Nhóm
Tham số Giải giá trị cho các cell chỉnh, tối cho cell Ý ngh
toán tham số
ngày ưu cho các phục vụ
thường cell nghẽn hotspot
được cấp
nhánh khá
nhau --> k
không thể
dụng được
mã SF128
2 mã SF25
trên, thuật
sẽ dịch ch
2 mã SF25
thuộc 2 nh
sinh ra bở
mã SF128
từ đó tạo r
SF128 dỗ
thể sử dụn
được.
Khi sử dụ
code HSD
thì cell sẽ
dành lại 1
lượng cod
phục vụ c
các kênh d
Admission 0...128, step Số lượng
HSPDSCHMarginSF128 4 4 đến 8 8
control 1 để dành cà
nhiều lượn
nghẽn cod
càng ít (tr
trường hợ
code HSD
không rele
kịp)
8kbps (8),
16kbps (16),
32kbps (32),
64kbps (64),
Tốc độ kh
Admission 128kbps
InitialBitRateDL 8kbps 8kbps 8kbps dịch vụ R
control (128),
DL
256kbps
(256),
Ngưỡng 384kbps
khởi tạo (384)
tốc độ
dịch vụ 8kbps (8),
R99 16kbps (16),
32kbps (32),
64kbps (64),
Tốc độ kh
Admission 128kbps
InitialBitRateUL 8kbps 8kbps 8kbps dịch vụ R
control (128),
UL
256kbps
(256),
384kbps
(384)
Số code Chỉ khai b
Admission Số code min cho
min cho 1-15 5 5 1 code dành
control HSDPA
HSDPA cho HSDP
Giá trị Giá trị cho Giá trị
khai báo phép tinh khai báo
Thuật Nhóm
Tham số Giải giá trị cho các cell chỉnh, tối cho cell Ý ngh
toán tham số
ngày ưu cho các phục vụ
thường cell nghẽn hotspot
tránh việc
nghẽn RR
RAB của
Cho phép
dụng dịch
ưu tiên sa
GSM (Dir
Retry) đối
các cell ng
thường bị
nghẽn và
bộ các cel
phục vụ lễ
Admission Disabled (0),
WireLessPriorityService 1 - Enabled 1 - Enabled 1 - Enabled sự kiện. P
control Enabled (1)
enabled th
số này lên
tạo được
ADJG-0.
Ngưỡng b
đầu kích h
thuật toán
là TU DL
power ≥
Đẩy PtxTarget
thoại về Tạo bộ FM
Admission 2G Disabled (0), cho phép
AMRDirReCell 1 – Enabled 1 – Enabled 1 – Enabled
control Enabled (1) dụng tính
Directed R
Ánh xạ và
FMCG ch
Admission 1...100, step ứng với ứng với ứng với
RtFmcgIdentifier phép sử d
control 1 FMCG FMCG FMCG
tính năng
Directed R
Định nghĩ
quan hệ
neighbour
được diret
Retry với
0.
Admission
ADJG-0 0-100 Id = 0. Id = 0. Id = 0. Lưu ý: thô
control
thường ph
xóa neigh
cũ (ID <>
mới tạo
neighbour
có ID = 0.
Ngưỡng
PtxTarget
PTxOffse
ngưỡng
overload
Overload Overload 0...6 dB, PTxOffset:0 PTxOffset:0 PTxOffset:0
PTxOffset control, tr
control control step 0.1 dB dB dB dB
trường hợ
là: 95%, đ
ngưỡng
này các hà
động giảm
Giá trị Giá trị cho Giá trị
khai báo phép tinh khai báo
Thuật Nhóm
Tham số Giải giá trị cho các cell chỉnh, tối cho cell Ý ngh
toán tham số
ngày ưu cho các phục vụ
thường cell nghẽn hotspot
độ của PS
phóng kết
PS của thu
toán overl
control sẽ
khởi tạo.

7.2.7. Tham số khai báo cho dịch vụ HSDPA/DC-HSDPA


7.2.7.1. Tham số HSDPA
7.2.7.1.1. Quan điểm khai báo
 Sử dụng hiệu quả các tính năng nâng cao chất lượng data 3G đã đầu tư:
HSDPA 21.2 Mbps, lisence số UE HSDPA, giữ kết nối đồng thời, HSPA
handover over Iur.
 Các tham số tối ưu cơ bản: Công suất dành cho HSDPA, thuật toán cấp
phát code, số code SF16 tối đa dành cho HSDPA, số kênh HS-SCCH,
thuật toán lập lịch truyền dữ liệu…được khai báo đồng nhất cho tất cả các
vendor.
 Các tham số liên quan thuật toán riêng của từng vendor thì được khai báo
riêng.
7.2.7.1.2. Bộ tham số khai báo chi tiết cho vendor
a. Vendor Huawei
Mứ
Nhó
Giá trị Đơ c
m Giá trị
Tham số khai n kha Ý nghĩa tham số
tham thực
báo vị i
số
báo
DL streaming Tham số này quyết định một kết nối data sẽ được
traffic mang trên kênh DCH R99 hay kênh HS_DSCH.
kb RN
threshold on D8 8kbps Khi tốc độ DL của dịch vụ Streaming > ngưỡng
ps C
HSDPA[kbit/ cấu hình bởi tham số này thì dịch vụ sẽ được
s] mang trên kênh HSDPA.
Tham số này quyết định một kết nối data sẽ được
DL BE traffic
mang trên kênh DCH R99 hay kênh HS_DSCH
threshold on kb RN
D8 8kbps của HSDPA. Khi tốc độ DL của dịch vụ BE >
HSDPA[kbit/ ps C
ngưỡng cấu hình bởi tham số này thì dịch vụ sẽ
s]
được mang trên kênh HSDPA.
Điều Maximum
Số UE HSDPA giữ kết nối đồng thời tối đa trong
khiển HSDPA user 64 64 UE Cell
1 cell là 64 User.
truy number
nhập Downlink
GBR for BE
service (Áp
dụng cho
traffic class:
kb RN Tốc độ cấp phát tối thiểu cho dịch vụ HSDPA là
Background D64 64
ps C 64 kbps.
và interactive.
Bearer Type :
HSPA. User
Priority: cả 3
loại COPPER,
Mứ
Nhó
Giá trị Đơ c
m Giá trị
Tham số khai n kha Ý nghĩa tham số
tham thực
báo vị i
số
báo
SILVER,
GOLD.)

16QAM Bật chuyển mạch cho phép hỗ trợ 16 QAM mức


OPEN OPEN Cell
Switch cell.
Scheduling Sử dụng thuật toán lập lịch để chuyền dữ liệu:
EPF EPF Cell
Method Enhance professsional fair.
Power Được phép sử dụng tới 98% công suất phát tối đa
2 2 Cell
Margin(%) cấu hình trên cell.
HS-SCCH
Power
Control Điều khiển công suất cho HS-SCCH dựa trên
CQI CQI Cell
Method in CQI.
CELL DCH
state
Nếu không có dịch vụ R99, 1 User HSDPA có thể
Max Power
dùng tối đa 100% công suất công suất còn lại của
Per Hs- 100 100 Cell
cell, bằng công suất phát tối đa của cell * 98% -
user(%)
Công suất CPICH – Công suất các kênh chung.
Dynamic Thuật toán cho phép điều chỉnh cấp phát code
OPEN OPEN Cell
Code Switch động tại NodeB
CQI
CQI_A CQI_A
NonConversat
DJ_BY DJ_BY Bật thuật toán điều chỉnh CQI sau khi UE báo cáo
ional Adjust Cell
_DNY_ _DNY_ về.
Algorithm
BLER. BLER.
Switch
Allocate Code Automa Automa Chọn chế độ cấp phát code HSDPA là cấp phát
Cell
Mode tic tic động.
SF Tham số này quyết định số user tối đa được lập
Code Number
3 3 12 Cell lịch để truyền dữ liệu đồng thời trong mỗi TTI
Khai for HS-SCCH
8 2ms.
báo
CQIFbCk D8 8 ms Cell
HSD Chu kì báo cáo giá trị CQI về mạng. Cứ sau 8ms
PA CQIFbCkforS thì UE gửi báo cáo CQI về mạng 1 lần.
D8 8 ms Cell
14.4 HO
Code Max
Mbp SF Cấu hình tối đa 15 code SF16 có thể sử dụng cho
Number for 15 15 Cell
s 16 dịch vụ HSDPA.
HS-PDSCH
Code Min
SF Cấu hình tối thiểu 5 code SF16 có thể sử dụng cho
Number for 5 5 Cell
16 dịch vụ HSDPA.
HS-PDSCH
The Offset of
Là offset giữa tổng công suất dành cho HSPA và
HSPA Total 0 0 dB Cell
công suất tối đa được phát trong cell.
Power[0.1dB]
MPO (measurement power offset) là giá trị bù
HS-PDSCH
công suất được UE sử dụng để tính toán CQI
MPO 2.5DB 2.5DB dB Cell
trước khi gửi báo cáo về NodeB. Giá trị cấu hình
Constant[dB]
trên tương đương với MPO = 7.5dB.
Code Adjust Cho phép code đang chiếm bởi các dịch vụ R99
Switch for ON ON cell có thể được dịch chuyển, tối ưu để tạo ra mã SF16
HSDPA dành cho HSDPA  tăng tốc độ DL data HSPA.
User Number
for Code 3 3 cell Số UE R99 tối đa bị dịch chuyển cây mã mỗi lần.
Adjust for
Mứ
Nhó
Giá trị Đơ c
m Giá trị
Tham số khai n kha Ý nghĩa tham số
tham thực
báo vị i
số
báo
HSDPA

POWE POWE Thuật toán cấp phát tài nguyên cho HSDPA theo
RSCALLOC
RCODE RCODE Cell cơ chế cân bằng giữa code và power  đảm bảo
M
_BAL _BAL sử dụng hiệu quả tài nguyên nhất.
Đối với các trạm có license hỗ trợ HSDPA 21.1 Mbps, khai báo đầy đủ các tham số trong mục “Khai
báo HSDPA 14.4 Mbps”, đồng thời khai báo thêm các tham số dưới đây.
Cell DL Cấu hình DL enhance layer 2: Cho phép kích
L2ENHANC thước của các gói tin PDU được mở rộng tối đa từ
Khai ON ON cell
ED Function 656bit  1504Byte, đồng kích thước gói tin PDU
báo
Switch được phép thay đổi linh hoạt.
HSD
Cell 64QAM
PA
Function ON ON cell Bật điều chế 64 QAM mức cell.
21.2
Switch
Mbp
CFG_HSDPA
s RN
_64QAM_S ON ON Bật điều chế 64 QAM mức RNC.
C
WITCH
HSDSC HSDSC
H H exte
Hỗ trợ HO cho dịch vụ HSDPA qua giao diện Iur,
support support rnal
tham số khai báo trong quan hệ relation external.
indicati indicati Cell
on: ON on: ON
F- F-
DPCH DPCH exte Hỗ trợ HO cho các kênh F_DPCH qua giao diện
support support rnal iur, tham số khai báo trong quan hệ relation
indicati indicati Cell external.
on: ON on: ON
Khai CellCapConta downlin downlin
báo inerFdd k k
exte Hỗ trợ chuyển giao biên Iur cho cho các kết nối
tham 64QAM 64QAM
rnal đang sử dụng điều chế 64 QAM, tham số khai báo
số support support
Cell trong quan hệ relation external.
chuy indicato indicato
ển r: ON r: ON
giao FLEX_ FLEX_
cho MACD MACD
exte Cho phép các gói tin PDU vẫn thay đổi động được
dịch _PDU_ _PDU_
rnal kích thước khi chuyển giao qua biên Iur, tham số
vụ SIZE_S SIZE_S
Cell khai báo trong quan hệ relation external.
HSD UPPOR UPPOR
PA T T
IurHsdpaSupp RN Hỗ trợ HO cho dịch vụ HSDPA qua giao diện Iur,
ON ON
Ind C chuyển mạch mức RNC.
CM Cho phép UE đang ở kênh HS_DSCH có thể thực
Permission RN hiện đo đạc compressed mode trực tiếp mà không
1 Permit
Ind on C cần về R99  Tối ưu việc chuyển HSDPA 
HSDPA R99.
CM Cho phép UE đang sử dụng HSPA+ có thể thực
Permission RN hiện đo đạc compressed mode trực tiếp mà không
1 Permit
Ind on C cần về R99  Tối ưu việc chuyển HSDPA 
HSPA+ R99.
b. Vendor Ericsson
Mứ
Nhó
Giá trị Đơ c
m Giá trị
Tham số khai n kha Ý nghĩa tham số
tham thực
báo vị i
số
báo
Mứ
Nhó
Giá trị Đơ c
m Giá trị
Tham số khai n kha Ý nghĩa tham số
tham thực
báo vị i
số
báo
licenseCapaci
Load LIC số user HSDPA tối đa hỗ trợ đồng thời
tyNumHsdpa ON ON
trên cell. Đây là LIC mức nodeB
Users
Điều
Cell Số UE HSDPA giữ kết nối đồng thời tối đa trong 1
khiể
maxNumHsd 32/64/9 , cell. Khai báo theo license thực tế hiện có tại mỗi
n 32/64/96 UE
paUsers 6 Nod cell/NodeB. Khai báo đúng theo license thực có
truy
eB của trạm.
nhập
Số UE HSDPA tối đa mà 1 cell có thể cho phép
hsdpaUsersA 30/60/9
30/60/90 truy nhập. Nếu quá ngưỡng này, kết nối mới sẽ
dm 0
không được thiết lập trên kênh HS-DSCH
Enable
1 1 Cell Khai báo cho phép cell hỗ trợ dịch vụ HSDPA.
HSDPA
featureState16 ACTIV ACTIV Nod
Bật điều chế 16 QAM mức NodeB.
Qam E E eB
featureStateH
sdpaDynamic ACTIV ACTIV Nod Chọn chế độ cấp phát code HSDPA là cấp phát
CodeAllocati E E eB động.
on
featureStateH
Active tính năng Incremental Redundancy, tính
sdpaIncremen ACTIV ACTIV Nod
năng này cho phép tăng khả năng giải mã sửa lỗi
talRedundanc E E eB
của UE HSDPA trong quá trình truyền.
y
featureStateH Active tính năng Flexible Scheduler cho phép
ACTIV ACTIV Nod
sdpaFlexibleS chạy thuật toán lập lịch động để truyền dữ liệu cho
E E eB
cheduler UE.
featureStateH
sdpaImproved ACTIV ACTIV Nod Active tính năng LinkAdaptation để tối ưu công
LinkAdaptati E E eB suất cho HSDPA.
Khai on
báo PROPO PROP
HSD RTION ORTIO
PA queueSelectA AL_ NAL_ Nod Thuật toán lập lịch để truyền dữ liệu cho UE
14.4 lgorithm FAIR_ FAIR_ eB HSDPA là Proportional fair medium.
Mbp MEDIU MEDI
s M UM
Tham số này quyết định số user tối đa được lập
numHsScchC SF
3 3 Cell lịch để truyền dữ liệu đồng thời trong mỗi TTI
odes 128
2ms.
maxNumHsP SF Nod Cấu hình tối đa 15 code SF16 có thể sử dụng cho
15 15
dschCodes 16 eB dịch vụ HSDPA.
numHsPdsch SF Cấu hình tối thiểu 5 code SF16 có thể sử dụng cho
5 5 Cell
Codes 16 dịch vụ HSDPA.
hsPowerMarg Nod Là offset giữa tổng công suất dành cho HSPA và
2 0.2dB dB
in eB công suất tối đa được phát trong cell.
hsMeasureme
MPO được UE sử dụng để tính toán lại CQI trước
ntPowerOffse 80 8 dB dB Cell
khi gửi báo cáo về mạng.
t
cqiAdjustmen Nod Bật thuật toán điều chỉnh CQI sau khi UE báo cáo
TRUE TRUE
tOn eB về.
cqiFeedbackC Chu kì báo cáo giá trị Channel Quality Index
8 8 ms Cell
ycle (CQI) của UE về mạng.
codeThreshol cod Luôn cho phép sử dụng các gói tin RLC PDU có
0 0 Cell
dPdu656 e kích thước 656Bytes để truyền dữ liệu.
Mứ
Nhó
Giá trị Đơ c
m Giá trị
Tham số khai n kha Ý nghĩa tham số
tham thực
báo vị i
số
báo
Định nghĩa số lượng HSDPA processing resources
(HPR) dùng để xử lí HSDPA khai trên mỗi card
TX (Mỗi HPR tủ 3206 và 3418 hỗ trợ từ 15->20
code SF16 tuy cách cấu hình, HPR tủ 6601 hỗ trợ
30 code SF16).
+) Đối với tủ 6601 dùng DUW v1 (Viettel đang
dùng DUW20) khai báo là 2. Nếu trạm phát CH1
(3 cell), mỗi cell đảm bảo 15 code SF16, 32 user
HSDPA/16 user EUL và 131 CE xử lí R99 cho 3
cell. Nếu trạm phát CH2 (6 cell), mỗi cell sẽ hỗ trợ
32 user HSDPA 16 user EUL và fix 1 code SF16,
27 code sẽ cấp dynamic cho 3 cell từ 1->3, 27
code còn lại sẽ cấp dynamic cho 3 cell từ 4->6 và
131 CE xử lí R99 cho cả 6 cell. Như vậy trung
bình mỗi cell sẽ có 10 code SF16, do cấp phát
code là động nên cell vẫn có thể lên được max 16
code SF16
+) Đối với tủ 6601 dùng DUW v2 (Viettel mua
DUW31) không khai báo tham số này. Việc định
nghĩa tài nguyên cho HS và EUL được hệ thống
thực hiện tự động (có thể check thông qua tham số
staticNumHsCodeResources, giá trị tham số từ 1-
6, phụ thuộc vào từng version). Tủ DUW31 phát
CH1, CH2 đều đảm bảo 15 code SF16 cho mỗi
numHsCodeR Nod cell.
3,2 3,2
esources eB +) Đối với tủ 3418, 3206 phát CH1 khai báo là 3
cho card TXHS-06. Việc khai báo này đảm bảo
mỗi cell hỗ trợ 16 code SF16, 32 user HSPA/16
user EUL, 131 xử lí R99 cho 3 cell.
+) Đối với tủ 3206, 3418 phát CH2 dùng 1 card
TXHS-06 khai báo là 3. Với cách khai báo này
mỗi cell chỉ hỗ trợ 10 code SF16, 32 user HSDPA/
16 user EUL; 131 CE xử lí R99 cho 6 cell
+) Đối với trạm 3206, 3418 phát cấu hình 2 dùng 2
card TX, khai báo là 3 cho mỗi card TX. Với cách
khai báo này mỗi cell chỉ hỗ trợ 15 code SF16, 32
user HSDPA/ 16 user EUL; 256 CE xử lí R99 cho
6 cell
+ Đối với tủ 6601 dùng 2 khối DUWv1 (DUW20)
đấu với nhau phát CH3 ( 9 cell), khai báo cho mỗi
DUW là 2. Việc khai báo này đảm 6 cell F2, F3 hỗ
trợ 15 code SF16, 32 user HSDPA/ 16 user EUL;
3 cell F1 được cấp phát fix 1 code, cấp phát động
27 code SF16 ( F1 chủ yếu chứa thoại nên việc
này đảm bảo)
+ Đối với tủ 6601 dùng khối DUWv1 (DUW20)
và DUWv2 (DUW31) đấu với nhau phát CH3 ( 9
cell), chỉ khai báo tham số là 2 cho tủ DUWv1
(DUWv2 tự cấu hình). Việc khai báo đảm bảo mỗi
cell 15 code SF16, 32 user HSDPA/16 user EUL.
Mứ
Nhó
Giá trị Đơ c
m Giá trị
Tham số khai n kha Ý nghĩa tham số
tham thực
báo vị i
số
báo
'+ Đối với tủ 3418 và 3206: Tăng số code HSDPA
cho mỗi HSDPA processing resource (HPR) card
TX từ 20->26 code ( HPR hiện tại chỉ hỗ trở 20
code).
Trong trường hợp trạm phát CH2 ( 6 cell ) chỉ có
một card TX, khai báo tối đa 3 HPR --> Trung
bình mỗi cell mỗi cho có 10 code HSDPA, cho tốc
featureStateIn độ trung bình tối đa là 7.2 Mbps.
ACTIV ACTIV Nod
crNumHsCod Áp dụng tính năng cho trường hợp này. Số code
ATED ATED eB
es trung bình của mỗi cell là tăng từ 10 -> 13 code
SF16. Việc cập phát code là động nên cell vẫn có
thể lên được 15 code SF16
+ Tương tự với tủ 6601 phát CH2, sau khi apply
tính năng số code trung bình của mỗi cell tăng từ
10->13 code SF16
Thực hiện active tính năng cho toàn bộ các trạm
có thể khai báo được.
steeredHsAllo Nod Cấu hình việc gán cell vào từng HSDPA
FALSE FALSE
cation eB processing resources là động.
+ Mỗi HS-TXM trên card DUW của Ericsson bị
giới hạn bởi 2 khóa là khóa về phần mềm
(Software) và khóa phần cứng (Hardware). Điều
này dẫn tới thông thường mỗi một HS-TXM chỉ
có tối đa 30 codes HSDPA.
+ Việc chỉ cấp tối đa được 30 codes HSDPA/1HS-
TXM khiến cho node B DUWv1 (DUW2001) khai
báo cấu hình 2 (được khai báo 2 HS-TXM) chỉ có
thể có tối đa 60 code HSDPA, khiến cho trung
bình mỗi carriers chỉ có trung bình 10 codes
HSDPA.
featureStateIn + Tính năng Increased HSDPA Code Capacity cho
ACTIV Nod
creasedHsCod 1 phép mở khóa mềm (Software), giúp tăng gấp đôi
ATED eB
eCap số code HSDPA của mỗi HS-TXM (từ 30 codes
HSDPA lên 60 codes HSDPA). Sau khi khai báo
tính năng này thì số code trung bình trên mỗi
carriers có thể đạt tối đa 15 codes HSDPA.
+ Yêu cầu khai báo cho tất cả các tủ sử dụng card
DUWv1.
Ghi chú: Thực hiện lock/unlock kênh HS-DSCH
sau khi khai báo đủ các tham số trên:
Block: bl
RncFunction=1,UtranCell=HNI1234,Hsdsch=1
Unlock: deb
RncFunction=1,UtranCell=HNI1234,Hsdsch=1
+ Bật tính năng HSDPA Dynamic Power Sharing
cho phép chia sẻ công suất giữa các cell trong
cùng 1 sector (giữa các carrier trong khai báo trên
cùng 1 RRU) trên kênh chia sẻ đường xuống tốc
độ cao (HS-DSCH). Thông thường mỗi cell được
ấn định một giá trị công suất tối đa (giá trị này với
featureStateH
ACTIV Nod vendor Ericsson được tính bằng: Công suất tối đa
sdpaPowerSh 1
ATED eB RRU/số carrier khai báo). Việc khai báo này có
aring
thể xảy ra trường hợp trong cùng 1 sector, có cell
không sử dụng hết công suất tối đa, trong khi các
cell còn lại đã bị giới hạn về công suất.
+ Với tính năng này, công suất không sử dụng
trong 1 cell có thể được chuyển sang cell khác để
sử dụng, việc tính toán này được thực hiện trong
Mứ
Nhó
Giá trị Đơ c
m Giá trị
Tham số khai n kha Ý nghĩa tham số
tham thực
báo vị i
số
báo
mỗi TTI 2ms. Các kết quả thử nghiệm cho thấy
tính năng này giúp tốc độ download cải thiện
~10%.
Giá trị
giống
nhau đối
maximumTra Thông thường khai báo bằng 20W, tùy thuộc
với các dB
nsmissionPow Cell license công suất đang có, nếu cell bị nghẽn có thể
cell m
er tăng công suất max lên tối đa 30W.
trong
cùng 1
sector
Giá trị giống nhau đối với các cell trong cùng 1
Giá trị sector. Khai báo theo mục 1: Các tham số khai báo
giống trong idle mode. Chú ý: Thực hiện lock/unlock
nhau đối kênh HS-DSCH sau khi khai báo đủ các tham số
với các chi trên:
tCell
cell p Block: bl
trong RncFunction=1,UtranCell=HNI1234,Hsdsch=1
cùng 1 Unlock:
sector debRncFunction=1,UtranCell=HNI1234,Hsdsch=
1
Trạm truyền dẫn ≥
42Mbps thì cho
phép khai tốc độ
Tham số quy định tốc độ DL tối đa trên 1 User tại
DL tối đa trên User
lớp mac_HS. Trạm truyền dẫn ≥ 42Mbps thì cho
là 42 Mbps. Đối Nod
Maxhsrate phép khai tốc độ DL tối đa trên User là 42 Mbps.
với các trạm có eB
Đối với các trạm có băng thông Iub < 42 Mbps thì
băng thông Iub <
tốc độ DL max trên User = 75% băng thông.
42 Mbps thì tốc độ
DL max trên User
= 75% băng thông
Đối với các trạm có license hỗ trợ HSDPA 21.2 Mbps, khai báo đầy đủ các tham số trong mục “Khai
Khai
báo HSDPA 14.4 Mbps”, đồng thời khai thêm các tham số dưới đây.
báo
Cấu hình DL enhance layer 2: Cho phép kích
HSD featureStateE
ACTIV ACTIV Nod thước của các gói tin PDU được mở rộng tối đa từ
PA nhancedLayer
E E eB 656bit -> 1504Byte, nếu không cấu hình tham số
21.2 2
này thì không thể đạt được tốc độ 21.2 Mbps.
Mbp
featureState64 ACTIV ACTIV Nod
s Bật điều chế 64 QAM mức NodeB.
Qam E E eB
hsdschS hsdsch
Iurli
upport: Suppor Hỗ trợ HO cho dịch vụ HSDPA qua giao diện Iur.
nk
ON t: ON
Khai enhanc
enhance
báo cellCapability edL2Su Iurli Hỗ trợ chuyển giao biên Iur cho HSDPA 21.2
dL2Sup
tham Control pport: nk Mbps.
port: ON
số ON
chuy fdpchSu fdpchS
Iurli Hỗ trợ HO cho các kênh F_DPCH qua giao diện
ển pport: upport:
nk Iur.
giao ON ON
cho Ext
dịch hsdschS hsdsch erna
vụ upport: Suppor lUtr Hỗ trợ HO cho dịch vụ HSDPA qua giao diện Iur.
HSD ON t: ON anC
cellCapability
PA ell
enhance enhanc Ext
Hỗ trợ chuyển giao biên Iur cho HSDPA 21.2
dL2Sup edL2Su erna
Mbps.
port: ON pport: lUtr
Mứ
Nhó
Giá trị Đơ c
m Giá trị
Tham số khai n kha Ý nghĩa tham số
tham thực
báo vị i
số
báo
ON anC
ell
Ext
fdpchSu fdpchS erna
Hỗ trợ HO cho các kênh F_DPCH qua giao diện
pport: upport: lUtr
Iur.
ON ON anC
ell
servHsChang RN Không chuyển từ HSDPA --> R99 khi chuyển
0 OFF
eInterRnc C giao qua biên Iur.
Không chuyển từ HSDPA --> R99 khi chuyển
servHsChang RN
0 OFF giao HSPDA cell change giữa các cell cùng tần
eIntraRnc C
trong cùng RNC.
changeOfBest RN Không chuyển từ HSDPA về R99 khi change best
0 OFF
CellIntraRnc C cell trong tập AS (các cell cùng RNC).
changeOfBest RN Không chuyển từ HSDPA về R99 khi change best
0 OFF
CellInterRnc C cell trong tập AS (các cell khác RNC)
poorQualityD RN Không cho phép HSDPA chuyển về R99 khi điều
0 OFF
etected C kiện vô tuyến tồi.
hsCellChange RN Tham số cho phép hỗ trợ chuyển giao cho dịch vụ
TRUE TRUE
Allowed C HSDPA giữa các cell 3G.
Cho phép HSDPA có thể được thiết lập trên các
cell không phải là best cell trong tập active set.
hsOnlyBestCe RN
FALSE FALSE Trong quá trình share tải giữa F1_Fx, để đẩy được
ll C
HSPDA sang thiết lập trên cell Fx thì cần OFF
tham số này.
c. Vendor ZTE
Mứ
Nhó
Giá trị Đơ c
m Giá trị
Tham số khai n kha Ý nghĩa tham số
tham thực
báo vị i
số
báo
Utra
Cell 3G hỗ trợ đầy đủ các dịch vụ DCH, HSDPA,
hspaSptMeth 3 3 nCe
HSUPA.
ll
Khi cell hỗ trợ HSDPA, tham số này cấu hình
bằng 1 cho phép việc thiết lập RAB, cấu hình lại
hsdStat 1 1 Cell
kênh, chuyển giao được thực hiện trực tiếp trên
các kênh HSDA.
HsdschTrafLi Tối ưu HSDPA giữ kết nối tối đa đồng thời cho
64 64 Cell
mit phép trong cell.
[23850 [23850
Điều
@38800 @3880
khiể
@64000 0@640
n
@12800 00@12
truy Các mức tốc độ downswitch khác nhau đối với
0@3840 8000@
nhập dịch vụ HSDPA. ZTE quy định 12 mức tốc độ.
00@768 384000
Khi cell bị Overload Control, tốc độ download sẽ
000@12 @7680
RN giảm xuống các mức lần lượt theo từng bước:
HSGBRLEV 00000@ 00@12 bps
C 21Mbps xuống 14Mbps, 10Mbps… Trong trường
3650000 00000
hợp nghẽn, đối với các kết nối đang giữ, tốc độ sẽ
@72000 @3650
được giảm xuống 23.85 kbps. Đối với các kết nối
00@101 000@7
thiết lập mới tốc độ khởi tạo sẽ là 23.85 kbps.
00000@ 200000
1400000 @1010
0@2109 0000@
6000] 140000
Mứ
Nhó
Giá trị Đơ c
m Giá trị
Tham số khai n kha Ý nghĩa tham số
tham thực
báo vị i
số
báo
00@21
096000
]

Bật tính năng cho phép cell hỗ trợ điều chế 16


16 QAM
1 1 Cell QAM. Mặc định tham số này đã được khai báo.
enable
Không cần thay đổi, điều chỉnh.
maxNumofHs
15 15 Cell Số Code SF16 tối đa dành cho dịch vụ HSDPA.
pdsch
minNumofHs
5 5 Cell Số Code SF16 tối thiểu dành cho dịch vụ HSDPA.
pdsch
Số code dành cho HS-SCCH, khai báo tương
đương với việc có tối đa 3 User HSDPA được lập
numofHsscch 3 3 Cell
lịch để truyền dữ liệu đồng thời trong mỗi TTI
2ms.
MPO được UE sử dụng để tính toán lại CQI được
measPwrOffs
8 8 Cell report. Giá trị cấu hình trên tương đương với MPO
et
= 8dB.
Việc cấp phát tài nguyên Power cho HSDPA sẽ do
NodeB chỉ định. Với chế độ này, HSDPA sẽ sử
HsdschTotPw RN dụng phần còn lại của tổng công suất sau khi trừ đi
2 2
rMeth C phần công suất dành cho dịch vụ R99. Việc cấu
hình ở NodeB sẽ giúp thuật toán cấp phát được
tính toán nhanh hơn.
Thời gian định kỳ thống kê số code dành cho HS-
RN PDPCH. Sau mỗi khoảng thời gian này sẽ thực
CodeUptPrd 2 2 s
C hiện tăng giảm số lượng code dành cho HS-
PDSCH, tùy thuộc vào lượng code đang sử dụng.
CodeUptPrdU RN
1 1 Đơn vị thời gian báo cáo định kỳ Code (0:ms, 1:s).
nit C
Phần code dự phòng dành cho DPCH. Với giá trị
16 hiện tại tức là luôn dự phòng 16 SF512 (tức 4
DpchCodeHy 16 16 Cell SF128) cho DPCH. Nếu lượng dự phòng lớn, số
kênh HS-PDSCH sẽ không thể tăng lên mức cao
nhất được -> Không đạt tốc độ cao.
Ngưỡng giảm code dành cho HS-PDSCH. Với giá
trị 16 hiện tại tức là nếu tổng tài nguyên code dành
cho (dịch vụ Non-HS+ dịch vụ HS) chiếm quá 496
SF512 (=512 SF512 - 16 SF516), thì sẽ giảm 1
CodeUptHyA 16 16 Cell
code SF16 của dịch vụ HS. Do vậy nếu giá trị
CodeUptHyA lớn thì sẽ không để đạt được mức
cao nhất số kênh HS-PDSCH -> Không đạt tốc độ
cao.
Chu kì phản hồi CQI trên kênh HS-DPCCH, giá trị
này quá nhỏ có thể gây nhiễu UL cao, giá trị này
RN
CqiCycle 8 8 ms quá dài sẽ làm chậm chi kì báo cáo chất lượng
C
CQI về mạng --> có thể làm ảnh hưởng đến tốc độ
DL.
Khai Đối với các trạm có license hỗ trợ HSDPA 21.2 Mbps, khai báo đầy đủ các tham số trong mục “Khai
báo báo HSDPA 14.4 Mbps”, đồng thời khai báo thêm các tham số dưới đây
HSD RNC64QAMI 1 1 RN Kich hoạt tính năng hỗ trợ điều chế 64 QAM mức
Mứ
Nhó
Giá trị Đơ c
m Giá trị
Tham số khai n kha Ý nghĩa tham số
tham thực
báo vị i
số
báo
PA ND C RNC.
21.2 SUPT64QAM Kich hoạt tính năng hỗ trợ điều chế 64 QAM mức
Mbp 1 1 Cell
IND Cell
s Bật tính năng Enhand L2 tăng tốc độ HSDPA mức
RNC: Cho phép kích thước của các gói tin PDU
RNCENL2IN RN
1 1 được mở rộng tối đa từ 656bit --> 1504Byte, đồng
D C
thời kích thước gói tin PDU được phép thay đổi
linh hoạt.
Bật tính năng Enhand L2 tăng tốc độ HSDPA mức
RNC: Cho phép kích thước của các gói tin PDU
IMPDLL2SU
1 1 Cell được mở rộng tối đa từ 656bit --> 1504Byte, đồng
PTIND
thời kích thước gói tin PDU được phép thay đổi
linh hoạt.
exte
rnal
HSPASPTME Khai báo cho biết: Cell relation đích cũng hỗ trợ
3 3 Utra
TH các dịch vụ HSPA, PS R99, CS R99.
nCe
ll
exte
rnal
Dl64QAMSu
1 1 Utra Khai báo cell neighbour hỗ trợ 64QAM.
ptInd
Khai nCe
báo ll
tham RNCFEATS Tham số quy định việc chấp nhận chuyển giao
số 1 1 Iur
WITCH1 dịch vụ HSDPA qua Iur-link.
chuy RNCFEATS
ển 1 1 Iur Hỗ trợ chuyển giao qua Iur cho báo hiệu.
WITCH4
giao RNCFEATS
cho 1 1 Hỗ trợ chuyển giao qua Iur cho dịch vụ R99.
WITCH15
dịch Khai tham số này bằng 4 thì RNC của ZTE mới
vụ NRESPARA1 thực hiện trao đổi thông tin về địa chỉ của lớp
HSD 4 4 Iur
8 truyền tải với RNC của vendor khác trong quá
PA trình chuyển giao qua Iur.
Tắt chế độ chuyển giao từ HSDPA về DCH dựa
RN
IBChQSwch 0 0 trên EcNo đối với các dịch vụ Interactive và Back
C
ground
RN Tắt chế độ chuyển giao từ HSDPA về DCH dựa
SChQSwch 0 0
C trên EcNo đối với các dịch vụ Streaming.
HsdpaCmAss RN Cho phép UE thực hiện compressed mode khi
1 Parallel
oMode C đang sử dụng HSDPA mà không cần về R99.
d.Vendor NSN
Mứ
Nhó
Giá trị c
m Giá trị
Tham số khai kha Ý nghĩa tham số
tham thực
báo i
số
báo
HSDPA WC
HSDPAcapability 0 Active feature cho phép hỗ trợ HSDPA mức cell.
capable EL
Điều WC
HSDPAenabled 1 Enabled Bật tham cho phép cell hỗ trợ dịch vụ HSDPA.
khiể EL
n HSDPA48UsersEna RN
1 In use Active tính năng cho phép hỗ trợ tối đa 48, 64, 72
truy bled FC
nhập User HSDPA đồng thời trong cell. Cell hỗ trợ
HSDPA64UsersEna WC
1 Enabled nhiều loại license số UE HSDPA đồng thời, thì chỉ
bled EL
cần bật license có số lượng User hỗ trợ lớn nhất.
HSPA72UsersPerCe 1 Enabled WC
Mứ
Nhó
Giá trị c
m Giá trị
Tham số khai kha Ý nghĩa tham số
tham thực
báo i
số
báo
ll EL
Number
of Tham số khai báo số UE HSDPA cực đại cho phép
HSDPA giữ kết nối đồng thời trong cell. Giá trị cấu hình
MaxNumberHSDPA WC
0 users is bằng 0 nghĩa là không giới hạn về mặt tham số 
Users EL
not việc có bị giới hạn hay không là do license số User
restricte HSDPA đồng thời quyết định.
d.
Number
Không giới hạn số mac-d flow được xử lý trong
of HS-
cell. NodeB truyền dữ liệu cho UE qua lớp mac-d,
DSCH
mỗi UE được xử lý bởi một mac-d flow riêng, việc
MaxNumberHSDSC MAC-d WC
0 cấu hình như trên nghĩa là số UE HSDPA giữ kết
HMACdFlows flows is EL
nối đồng thời không bị giới hạn bởi tham số mac-d
not
flow mà chỉ bị giới hạn bởi license số User
restricte
HSDPA đồng thời đã mua.
d.
Bật tham số cho phép báo hiệu UL của HSDPA
được mang trên kênh UL A-DCH có tốc độ
HSDPA16KBPSRet RN
1 Enabled 16kbps. Nếu không có tính năng này thì báo hiệu
urnChannel FC
UL A-DCH luôn được mang trên kênh 64 kbps 
gây tốn tài nguyên.
RN
HSDPAInitialBRUL Tốc độ bít khởi tạo của kênh UL A-DCH, khi dịch
64 64 kbps HS
StrNRT vụ sử dụng là streaming.
PA
Tham số này quy định tốc độ bitrate nhỏ nhất cho
kênh UL A-DCH khi dịch vụ sử dụng là
RN streaming. Tham số này phải cấu hình =< tham số
HSDPAMinBRULS
16 64 kbps HS HSDPAInitialBRULStrNRT. Nếu giá trị này để
trNRT
PA quá cao có thể dẫn đến bị nghẽn CE UL. Để cấu
hình được tham số này cần phải bật
HSDPA16KBPSReturnChannel = 1.
RN Tham số này quy định tốc độ bitrate khởi tạo của
HSDPAinitialBitrate
64 64 kbps HS kênh UL A-DCH, giá trị cấu hình của tham số này
UL
PA phải >= giá trị của HSDPAminAllowedBitrateUL.
Tham số quy định tốc độ bitrate nhỏ nhất của kênh
RN UL A-DCH, giá trị này cấu hình quá lớn có thể
HSDPAminAllowed
16 16 kbps HS gây nghẽn tài nguyên CE UL. Để cấu hình được
BitrateUL
PA tham số này cần phải bật
HSDPA16KBPSReturnChannel = 1.
Tham số quy định việc RNC có sử dụng các thông
tin liên quan đến Qos của UE được gửi xuống
Limitati RN
HSDPAPeakRateLi trong quá trình thiết lập RAB hay không, cụ thể là
1 on is HS
mitRABMax các thông tin Maximum bit rate, GBR trong bản
active PA
tin RAB Setup gửi xuống. Giá trị 1 nghĩa là RNC
sẽ sử dụng Qos từ core gửi xuống.
HSDPA14MbpsPer WB Khai báo cell hỗ trợ tốc độ tối đa 14 Mbps/User
1 Enabled
User TS HSDPA.
HSDPADynamicRe RN Bật thuật toán cấp phát tài nguyên động cho
Khai 1 Enabled
sourceAllocation FC HSDPA ở trong cell.
báo
HSD Số code SF16 tối thiểu cho dịch vụ HSDPA khi
DPCHOverHSPDS WC
PA 5 5 xẩy ra nghẽn code. Đây là giá trị offset so với số
CHThreshold EL
14.4 code max HS-PDSCH.
Mbp false,fal
s 000001 se,false, HSDPA Code = 000001111111111 (15 code). Số
WC
HSPDSCHCodeSet 111111 false,fal code SF16 tối thiểu dành cho HSDPA là 5 code
EL
111 se,true,t SF16, tối đa là 15 code.
rue,true,
Mứ
Nhó
Giá trị c
m Giá trị
Tham số khai kha Ý nghĩa tham số
tham thực
báo i
số
báo
true,true
,true,tru
e,true,tr
ue,true
Bật thuật toán flexible RLC, cho phép kích thước
các gói tin PDU không bị cố định 336bit, 656bit
RN
FRLCEnabled 1 Enabled mà có thể linh động điều chỉnh căn cứ vào tài
C
nguyên còn lại của cell và điều kiện vô tuyến của
UE.
RLC
PDU
PDUSize656WithH WB Cho phép sử dụng các gói tin PDU có kích thước
2 size 656
SDSCH TS 656 bít để truyền tin nhằm làm tăng tốc độ DL.
can be
used
Chỉ khi tốc độ DL > ngưỡng cấu hình bởi tham số
1024 RN
PDUSizeBitRateThr 1024 này thì các gói tin PDU với kích thước 656 sẽ
kbps C
được sử dụng để truyền tin.
Quy định số code SF16 tối thiểu cần cấp cho UE
PDUSizeCodeThres RN
5 5 để UE có thể sử dụng các PDU với kích thước 656
hold C
Bit.
Số kênh HS-SCCH được khai báo trong 1 cell,
MaxNbrOfHSSCCH WC tham số khai báo tương đương với việc cho phép
3 3
Codes EL tối đa 3 User HSDPA được lập lịch đồng thời
trong 1 TTI 2ms.

MaxBitRateNRTM RN Tốc độ bit rate tối đa tại lớp MAC-d flow (khai
ACDFlow 0 0 HS báo tốc độ HSDPA tối đa hỗ trợ trên cell). Giá trị
PA khai báo bằng 0 nghĩa là không giới hạn.

Trong thuật toán cấp phát code cho HSDPA, sau


khi tăng code SF16 cho dịch vụ HSPDA, nếu số
HSPDSCHMarginS WC code SF128 còn dư > ngưỡng cấu hình bởi tham
4 4
F128 EL số này (4 code) thì việc tăng code cho HSDPA sẽ
được thực hiện. Nếu số code còn dư < 4, thì việc
tăng code cho HSDPA sẽ không được thực hiện.
MPO được UE sử dụng để tính toán lại CQI được
WC
HSDPAMPO 8 8dB report. Giá trị cấu hình trên tương đương với MPO
EL
= 8dB.
HSDPAMaxBitrate 384 WC Tốc độ tối đa trên kênh UL A-DCH của dịch vụ
384
UL kbps EL HSDPA là 384 kbps.
RN
HSPDSCHAdjustPe Tham số quy định chu kì điều chỉnh (tăng/giảm)
10s 10s HS
riod số code của dịch vụ HSDPA.
PA
WC Công suất tối đa trong cell dành cho dịch vụ
PtxMaxHSDPA 43dBm 43
EL HSDPA.
Khai Đối với các trạm có license hỗ trợ HSDPA 21.2 Mbps, khai báo đầy đủ các tham số trong mục “Khai
báo báo HSDPA 14.4 Mbps”, đồng thời khai báo thêm các tham số dưới đây
HSD
PA Cho phép cell hỗ trợ điều chế 64 QAM. Khi bật
HSDPA64QAMallo WC
21.2 1 Enabled tham số này vendor NSN mặc định sẽ hỗ trợ điều
wed EL
Mbp chế 64QAM và DL enhance layer 2.
s
Khai Bật thuật toán cho phép: Đối với đường DL thực
báo hiện chuyển giao HSDPA cell change đối với các
RN
tham HSDPAMobility 1 Enabled thuê bao đang dùng HSDPA khi di chuyển. Đối
FC
số với đường UL, kênh mang báo hiệu UL DCH của
chuy HSDPA thì được phép chuyển giao SHO.
Mứ
Nhó
Giá trị c
m Giá trị
Tham số khai kha Ý nghĩa tham số
tham thực
báo i
số
báo
ển RN
HSDPARRCdiversit SHO Cho phép SHO trên kênh báo hiệu RRC trong quá
giao 1 HS
y allowed trình thiết lập RAB cho dịch vụ HSDPA.
cho PA
dịch AdjiNCHOHSPASu HSPAS AD Tham số này cho biết các cell relation có hỗ trợ
1
vụ pport upport JI HSDPA hay không.
HSD HSDPA Hỗ trợ UE có thể thực hiện trực tiếp đo đạc
PA BTSSupportForHSP CM WB compressed mode khi đang ở trong chế độ
1
ACM support TS HSDPA/HSUPA. Nếu không bật tham số này, UE
ed phải về R99 PS để thực hiện đo đạc.
HSDPA Tham số này cho biết các cell relation khác RNC
HSDPAAvailabilityI HO
1 availabl có hỗ trợ dịch vụ HSDPA hay không. Giá trị khai
ur PS
e báo bằng 1 nghĩa là có hỗ trợ.
HSPA Tham số này khai báo bằng 1 cho phép hỗ trợ
HSPAOverIur 1 over Iur IUR chuyển giao cho các dịch vụ HSDPA qua giao
enabled diện Iur.
Tham số cấu hình bằng 2 nghĩa là hỗ trợ chuyển
HSPAInterRNCMob RN
2 Enabled giao cho các dịch vụ HSDPA, HSUPA qua giao
ility FC
diện Iur.
MaxIurNRTHSDSC 9600 9600 Tham số giới hạn tốc độ HSDPA tối đa/User khi
IUR
HBitRate kbps kbps chuyển giao qua giao diện Iur.

7.2.7.2. Tham số DC – HSDPA


7.2.7.2.1. Giới thiệu về tính năng DC-HSDPA
 DC-HSDPA là tính năng cho phép tăng tốc độ download của UE bằng
cách cho phép dữ liệu đường xuống được truyền đồng thời cho UE trên 2
sóng mang liên tiếp. Phía UE sẽ nhận và xử lý đồng thời dữ liệu thu được
trên cả 2 sóng mang này.
 Trong điều kiện lý tưởng tốc độ download của UE khi triển khai DC -
HSDPA có thể đạt ~43.2 Mpbs cải thiện 100% so với tốc độ khi không
triển khai DC.
 Tính năng này chỉ hỗ trợ cho các đầu cuối từ R8 trở lên như: Iphone5,
Iphone5s, GT-I9500 Galaxy S4, Nokia Lumia 1020…
7.2.7.2.2. Quan điểm khai báo
 Khai báo bật tính năng DC-HSDPA cho tất cả các trạm có license để đảm
bảo sử dụng hiệu quả tài nguyên đã đầu tư.
 Version RAN hiện tại chỉ hỗ trợ triển khai DC-HSDPA trên 2 sóng mang
liên tiếp nên:
o Đối với sector có 2 sóng mang: DC-HSDPA được khai báo kết hợp
giữa cell F1 và cell F2.
o Đối với sector có 3 sóng mang: DC-HSDPA được khai báo kết hợp
giữa cell F1 và cell F2; cell F2 và cell F3.
o Đối với sector có 4 sóng mang: DC-HSDPA được khai báo kết hợp
giữa cell F1 và cell F2; cell F2 và cell F3; cell F3 và cell F4.
Lưu ý: Không khai báo được DC-HSDPA cho 2 sóng mang liên tiếp mà mỗi
sóng mang thuộc 1 NodeB khác nhau.
7.2.7.2.3. Nội dung khai báo
 Để triển khai DC-HSDPA, sau khi thực hiện khai báo đầy đủ các tham số
HSPA+ 21.6 Mbps, cần thực hiện thêm các khai báo dưới đây:
o Bước 1: Khai báo ON/OFF tính năng DC-HSDPA.
o Bước 2: Khai báo bổ sung các trường thông tin trong quan hệ
relation giữa các cặp cell triển khai DC-HSDPA.
o Bước 3: Khai báo hỗ trợ chuyển giao qua giao diện Iur cho các
User đang chạy DC-HSDPA.
7.2.4. Tham số chi tiết
a. Vendor Huawei
Giá trị
Giá trị
Tham số khai Mức khai báo Ý nghĩa tham số Lệnh
thực
báo
Version giao thức hỗ trợ MOD UCNNODE
CN protocol
R8 R8 RNC của mạng Core theo
version
khuyến nghị
NodeB Protocol Version NodeB khuyến MOD UNODEB
R9 R9 NodeB
Version nghị dùng
ADD
MULTICELLGR HSDP HSDP Add nodeB vào nhóm
NodeB NODEBMULTICE
PTYPE A A Multi-Carrier cell Group
LLGRP
ADD
MULTICELLGR Add cell vào nhóm Multi-
0 0 NodeB NODEBMULTICE
PID Carrier cell Group
LLGRPITEM
Cho phép DC được cấu SET
CFG_HSDPA_D
OFF ON RNC hình đối với dịch vụ UCORRMALGOS
C_SWITCH
HSDPA WITCH
Preferred SET UFRC
Ưu tiên dịch sử dụng DC-
MIMO_64QAM DC_HS DC_H
RNC HSDPA hơn
or DC_HSDPA DPA SDPA
MIMO+64QAM
Character
HSPA SET UFRC
Technologies
Cho phép retry dịch vụ
Retried by ON ON RNC
DC-HSDPA
UEs=DC_HSDP
A
MOD
Cell DC-HSDPA Bật DC – HSDPA mức
ON ON Cell UCELLALGOSWI
Function Switch cell
TCH
Khai báo Tcell giống
nhau cho cell serving và
cell secondary trong cặp
Khai báo như Các cặp cell thuộc Dualcell HSDPA. Sau khi
hướng dẫn trong cùng 1 sector khai báo giá trị Tcell giữa MOD
Tcell
mục 1: Bộ tham muốn khai DC- các cặp cell F1_F2, UCELLSETUP
số trong idle. HSDPA F2_F3, F3_F4 giống
nhau, thì 2 cell mới đồng
bộ về thời gian truyền dữ
liệu cho UE được.
b. Vendor Ericsson
Giá trị khai
Tham số Giá trị thực Mức khai báo Ý nghĩa tham số
báo
Lựa chọn phương pháp để tính
airRateTypeSele TRANSMITTE TRANSMITTE
Cell toán tốc độ dữ liệu trung bình
ctor D D
trên giao diện vô tuyến.
featureStateHsd Bật tính năng hỗ trợ DC-
ACTIVE ACTIVE NodeB
paMc HSDPA theo mức NodeB.
Khai báo Tcell giống nhau cho
cell serving và cell secondary
trong cặp Dualcell HSDPA. Sau
Khai báo như hướng dẫn trong Các cặp cell thuộc
khi khai báo giá trị Tcell giữa
Tcell mục 1: cùng 1 sector muốn
các cặp cell F1_F2, F2_F3,
Bộ tham số trong idle. khai DC-HSDPA
F3_F4 giống nhau, thì 2 cell
mới đồng bộ về thời gian truyền
dữ liệu cho UE được.
cellCapabilityCo
ntrol
ON ON IurLink Hỗ trợ chuyển giao qua biên Iur
cho các UE đang sử dụng DC-
multiCarrierSup multiCarrierSup
cellCapability ExternalUtranCell HSDPA.
port: ON port: ON
c. Vendor ZTE
Giá
Giá trị
trị
Tham số khai Mức tác động Ý nghĩa tham số
thự
báo
c
Bật tính năng cho phép hỗ trợ DC-HSPA theo
DCHSDSCHSPTIND 1 1 RNC
mức RNC.
DCHSDSCHSUPPTIN Bật tính năng cho phép hỗ trợ DC-HSPA theo
1 1 utranCell
D mức cell.
Khai
báo
primar Khai báo quan hệ relation DC-HSDPA theo 2
y và chiều. Cell F1 là cell Primarry cell, F2 là
ULocalCellRelation node OMMB
second Secondary và ngược lại Cell F2 là cell
PSC Primarry cell F1 là Secondary.
theo
cặp
Khai
báo đủ Khai báo đủ relation giữa các cặp cell khai
utranRelation utranRelation
relation báo DC-HSPDA.
2 chiều
IurDcHsdsSuptInd 1 externalUtranCell Hỗ trợ chuyển giao qua biên Iur cho các UE
SndSvrCelID 1 externalUtranCell đang sử dụng DC-HSDPA.

Khai báo Tcell giống nhau cho cell serving và


Khai báo như
Các cặp cell thuộc cell secondary trong cặp Dualcell HSDPA.
hướng dẫn
cùng 1 sector Sau khi khai báo giá trị Tcell giữa các cặp cell
Tcell trong mục 1:
muốn khai DC- F1_F2, F2_F3, F3_F4 giống nhau, thì 2 cell
Bộ tham số
HSDPA mới đồng bộ về thời gian truyền dữ liệu cho
trong idle.
UE được.

IurDcHsdsSuptInd 1 1 externalUtranCell
Hỗ trợ chuyển giao qua biên Iur cho các UE
đang sử dụng DC-HSDPA.
SndSvrCelID 1 1 externalUtranCell

d. Vendor NSN
Mức khai
Tham số Giá trị khai báo Giá trị thực Ý nghĩa tham số
báo
Bật tính năng DC HSDPA
theo mức cặp cell cho tất cả
DCellHSDPAEnabled Enabled Enable Cell
các cặp cell muốn khai tính
năng này.
Mức khai
Tham số Giá trị khai báo Giá trị thực Ý nghĩa tham số
báo
Khai báo Tcell giống nhau
cho cell serving và cell
Các cell secondary trong cặp Dualcell
thuộc cùng 1 HSDPA. Sau khi khai báo giá
Khai báo như hướng dẫn trong
Tcell sector muốn trị Tcell giữa các cặp cell
mục 1: Bộ tham số trong idle.
khai DC- F1_F2, F2_F3, F3_F4 giống
HSDPA nhau, thì 2 cell mới đồng bộ
về thời gian truyền dữ liệu
cho UE được.
Đặt theo giá trị Đặt theo giá trị ID bộ tham số FMCS (điều
DCellHSDPAFmcsId của của Cell khiển đo đạc) dành cho chế độ
HSDPAFmcsId HSDPAFmcsId DC.

7.2.8. Tham số khai báo cho dịch vụ HSUPA


Quan điểm khai báo đảm bảo 100% mạng được khai báo license HSUPA
2ms, HSUPA 10ms đã đầu tư.
a. Vendor Huawei
Nhó
Giá Mức
m Giá trị Đơn
Tham số trị khai Ý nghĩa tham số
tham khai báo vị
thực báo
số
Tốc độ cấp phát khởi tạo cho
dịch vụ HSUPA, nếu cell không
nghẽn tài nguyên tốc độ cấp phát
Initial rate of HSUPA BE
D64 64 kbps RNC bằng giá trị cấu hình trên, nếu
traffic[kbit/s]
cell bị nghẽn tài nguyên tốc độ
cấp phát bằng giá trị Uplink
GBR for BE service.
Khi tốc độ khởi tạo của dịch vụ
UL streaming traffic
streaming lớn hơn ngưỡng cấu
threshold on D8 8 kbps RNC
hình bởi tham số này thì dịch vụ
HSUPA[kbit/s]
sẽ được mang trên kênh E-DCH.
Khi tốc độ khởi tạo của dịch vụ
UL BE traffic threshold on Best Effort lớn hơn ngưỡng cấu
D8 8 kbps RNC
HSUPA[kbit/s] hình bởi tham số này thì dịch vụ
sẽ được mang trên kênh E-DCH.
Maximum HSUPA user Số UE HSDPA giữ kết nối đồng
48 48 UE Cell
number thời tối đa trong 1 cell.
Điều
Khai báo 2 kênh E-AGCH khi số
khiển
UE HSUPA max khai báo là 48.
truy
Code Number for E- Do 1 cặp kênh E-AGCH và E-
nhập 2 2 Cell
AGCH RGCH/E-HICH chỉ lập lịch và
truyền dữ liệu được cho tối đa 20
UE HSUPA.
Khai báo 2 kênh E-AGCH khi số
UE HSUPA max khai báo là 48.
Code Number for E- Do 1 cặp kênh E-AGCH và E-
2 2 Cell
RGCH/E-HICH RGCH/E-HICH chỉ lập lịch và
truyền dữ liệu được cho tối đa 20
UE HSUPA.
Trong quá trình cấp phát kênh,
UPlink GBR for BE
tốc độ tối thiểu cấp phát cho dịch
service (Áp dụng cho
vụ HSUPA bằng giá trị GBR cấu
traffic class: Background
64/32/ hình ở trên. Mặc định khai báo
và interactive. Bearer Type D64/32/16 kbps RNC
16 bằng 64 kbps. Khi có nghẽn CE
: HSPA. User Priority: Cả
UL, cho phép điều chỉnh xuống
3 loại COPPER, SILVER,
các giá trị 32 kbps, 16 kbps để tối
GOLD.)
ưu giảm nghẽn CE.
Nhó
Giá Mức
m Giá trị Đơn
Tham số trị khai Ý nghĩa tham số
tham khai báo vị
thực báo
số
Khi tải UL của cell đạt 90%,
tương đương với RTWP = -
Maximum Target Uplink 96dBm thì NodeB bắt đầu thực
90 90 % Cell
load Factor hiện các hành động hạn chế truy
nhập, giảm tốc độ của HSUPA
để duy trì mức nhiễu <-96dBm.
Khai báo HSUPA 2Mpbs thông
Bật tính năng HSUPA cell/N qua việc: Active license 10ms
ON ON
10ms mức cell/NodeB odeB TTI mức NodeB và khai báo
Khai enable mức cell.
báo
DRA_DCCC_SWITCH ON ON RNC
HSU
DRA_HSUPA_DCCC_S
PA ON ON RNC Bật tham số hỗ trợ việc cấu hình
WITCH
2Mb thay đổi tốc độ và cho phép
DRA_HSUPA_STATE_T
ps ON ON RNC chuyển trạng thái: E-DCH 
RANS_SWITCH FACH  IDLE.
PS_RAB_DOWNSIZING
ON ON RNC
_SWITCH
Đối với các trạm có license hỗ trợ HSUPA 5.76 Mbps, khai báo đầy đủ các tham số trong mục “Khai
báo HSUPA 2 Mbps”, đồng thời khai báo thêm các tham số dưới đây.
Bật tính năng HSUPA 2ms Node Active license 2ms TTI mức
ON ON
mức NodeB B NodeB.
Bật chuyển mạch cho phép hỗ trợ
HSUPA 2ms mức RNC. Sau khi
bật tham số này mức RNC mà
MAP_HSUPA_TTI_2MS_ NodeB chưa thực hiện active
ON ON RNC
SWITCH 2ms TTI thì thuật toán vẫn không
hoạt động. Sau khi bật tham số
này thì tốc độ HSUPA là 3.84
Mbps/User.
Cho phép báo hiệu SRB được
mang trên kênh E-DCH -> giảm
thời gian thiết lập. Dồn dịch cây
code UL để sử dụng được 4 mã:
2SF2 + 2 SF4. Nếu không bật
Khai HSUP
SrbChlType HSUPA RNC tham số này thì sau khi enable
báo A
2ms TTI, HSUPA max
HSU throughput chỉ đạt tối đa 3.84
PA Mpbs, sau khi bật tham số này
5.76 thì tốc độ tối đa mới đạt 5.76
Mbp Mbps.
s Cho phép báo hiệu SRB được
mang trên kênh E-DCH chỉ trong
FALS
SrbChlTypeRrcEffectFlag FALSE RNC quá trình thiết lập RAB, quá trình
E
thiết lập RRC vẫn được mang
trên DCH.
Tham số tối ưu để duy trì chất lượng mạng khi triển khai HSUPA 5.76 Mbps
Không cho phép dịch vụ Multi-
MAP_CSPS_TTI_2MS_LI RAB sử dụng cùng TTI 2ms
MIT_SWITCH ON ON RNC tránh rớt cuộc gọi.
RetryCapability=TTI_2MS OFF OFF RNC Tắt Retry 2ms giảm nghẽn CE.
Khi MBR lớn hơn hoặc bằng giá
StreamHsupa2msTtiRateT Kbit/ RNC trị này thì dịch vụ PS Streaming
hs 384 384 s dùng TTI 2ms.
Khi MBR lớn hơn hoặc bằng giá
Kbit/ RNC trị này thì dịch vụ BE dùng TTI
BeHsupa2msTtiRateThs 1280 1280 s 2ms.
Tham số cho phép cấp phát, chuyển giao qua lại giữa 10ms và 2ms dựa trên vùng phủ đường xuống
Nhó
Giá Mức
m Giá trị Đơn
Tham số trị khai Ý nghĩa tham số
tham khai báo vị
thực báo
số
Active tham số cho phép việc
DRA_BASE_COVER_BE RNC chuyển qua lại giữa 10ms và 2ms
_TTI_RECFG_SWITCH ON ON dựa trên vùng phủ đường xuống.
DRA_BASE_COVER_BE Nếu khu vực sóng yếu, nhiễu thì
_TTI_INIT_SEL_SWITC ON ON RNC RNC sẽ cấp TTI 10ms cho UE
H trong quá trình khởi tạo.
Tham số cho phép cấp phát, chuyển giao qua lại giữa 10ms và 2ms dựa trên tài nguyên CE
DRA_BASE_ADM_CE_
Cấp phát 10ms hay 2ms dựa trên
BE_TTI_RECFG_SWITC ON ON RNC
tài nguyên CE.
H
Tham số cho phép cấp phát, chuyển giao qua lại giữa 10ms và 2ms dựa trên RTWP
Active tham số cho phép việc
DRA_BASE_RES_BE_T
ON ON RNC chuyển qua lại giữa 10ms và 2ms
TI_RECFG_SWITCH
dựa trên tài nguyên.
Active tham số cho phép việc
DRA_BASE_RES_BE_T
ON ON RNC cấp phát HSUPA 2ms hay 10ms
TI_INIT_SEL_SWITCH
dựa trên tài nguyên.
DRA_BASE_ADM_CE_B Kích hoạt việc điều chỉnh TTI
ON ON RNC
E_TTI_RECFG_SWITCH UL dựa vào tài nguyên CE.
Tốc độ khởi tạo dựa vào tài
PS_RAB_DOWNSIZING nguyên của cell, nếu tài nguyên
ON ON RNC
_SWITCH không đủ, thì sẽ cho phép các các
RAB có tốc độ thấp hơn yêu cầu.
PERFENH_HSUPA_TTI_ Tối ưu thủ tục TTI
RECFG_PROC_OPT_SW ON ON RNC reconfiguration cho các UE
ITCH HSUPA
Upper rate ratio thd of TTI
56 56
2ms To 10ms for CE
Rate ratio thd of TTI 10ms
83 83
To 2ms Ngưỡng cho phép UE chuyển
Lower rate ratio thd of TTI qua lại giữa TTI 2ms và TTI
0 0
2ms To 10ms 10ms
Upper rate ratio thd of TTI
2ms To 10ms for 28 28
RTWP/Cover
Khi công suất phát UL của UE >
ngưỡng Maximum uplink
transmit power - BeThd6A1 =
24dBm – 7dB = 17dBm trong
khoảng thời gian 640ms thì UE
6A1 threshold for BE 7 7 dB sẽ gửi báo cáo event 6A1 về
RNC. RNC sẽ điều chỉnh TTI
của UE đang sử dụng từ 2ms về
10ms khi nhận được event 6A1
và event 4B (throughput của UE
thấp hơn 1 ngưỡng).
UE sẽ gửi event này về mạng nếu
công suất phát UL của UE <
ngưỡng Maximum uplink
transmit power - BeThd6B1 =
24dBm – 7 = 17dBm trong
6B1 threshold for BE 7 7 dB khoảng thời gian 640ms.
Tuy nhiên RNC sẽ không chuyển
UE từ 10ms sang 2ms sau khi
nhận được event 6A1, nếu sau đó
nó nhận được event 6B1 trước
event 4B.
6A2 threshold for BE 8 8 dB Khi công suất phát UL của UE >
Nhó
Giá Mức
m Giá trị Đơn
Tham số trị khai Ý nghĩa tham số
tham khai báo vị
thực báo
số
ngưỡng Maximum uplink
transmit power - BeThd6A2 =
24dBm – 8dB = 16dBm trong
khoảng thời gian 640ms thì UE
sẽ gửi báo cáo event 6A2 về
RNC.
UE sẽ gửi event này về mạng nếu
công suất phát UL của UE <
ngưỡng Maximum uplink
transmit power - BeThd6B2 =
24dBm – 8 = 16dBm trong
khoảng thời gian 640ms.
RNC sẽ điều chỉnh TTI của UE
6B2 threshold for BE 8 8 dB đang sử dụng từ 10ms về 2ms
khi nhận được event 6B2 và
event 4A (throughput của UE lớn
hơn 1 ngưỡng). Tuy nhiên RNC
sẽ không chuyển UE từ 10ms
sang 2ms sau khi nhận được
event 6B2, nếu sau đó nó nhận
được event 6A2 trước event 4A.
Chọn tài nguyên kích hoạt việc
RTW
Resource Option RTWP RNC điều chỉnh TTI UL là tài nguyên
P
RTWP.
Đây là tham số chỉ loại UE được
phép dùng thuật toán chuyển đổi
TTI theo tài nguyên RTWP.
- Gold: Việc điều chỉnh TTI này
PriorityOpt Gold Gold RNC áp dụng cho tất cả UE.
- Silver: Chỉ áp dụng cho Silver
và Copper.
- Copper: chỉ áp dụng cho UE
Copper.
EDCH_S
Exter Cell relation external hỗ trợ
UPPORT 1
nal HSUPA.
=1
EDCH_2S
Exter Cell relation external hỗ trợ
F2_SUPP 1
nal HSUPA.
ORT = 1
EDCH_2S
Khai Exter Cell relation external hỗ trợ
F4_SUPP 1
báo nal HSUPA.
ORT = 1
tham EDCH_S
số CellCapContainerFdd Exter Cell relation external hỗ trợ
F4_SUPP 1
chuy nal HSUPA.
ORT = 1
ển EDCH_S
giao Exter Cell relation external hỗ trợ
F8_SUPP 1
cho nal HSUPA.
ORT = 1
dịch EDCH_H
vụ
ARQ_IR_
HSU Exter Cell relation external hỗ trợ
COMBI 1
PA nal HSUPA.
N_SUPP
ORT = 1
Hỗ trợ HO cho dịch vụ HSDPA
IurHsupaSuppInd ON ON RNC qua giao diện Iur, chuyển mạch
mức RNC.
CM Permission Ind on Based On Based Cho phép UE đang ở kênh
RNC
HSUPA UE On E_DCH có thể thực hiện đo đạc
Nhó
Giá Mức
m Giá trị Đơn
Tham số trị khai Ý nghĩa tham số
tham khai báo vị
thực báo
số
Capability UE compressed mode trực tiếp mà
Capab không cần về R99 (tùy theo khả
ility năng của UE có hỗ trợ hay
không).
Cho phép UE đang sử dụng
CM Permission Ind on Permi HSPA+ có thể thực hiện đo đạc
1 RNC
HSPA+ t compressed mode trực tiếp mà
không cần về R99.
b. Vendor Ericsson
Nhó
Giá trị Giá Mức
m Đơn
Tham số khai trị khai Ý nghĩa tham số
tham vị
báo thực báo
số
licenseCapacity Load LIC số user HSUPA tối đa hỗ trợ đồng
ON ON
NumEulUsers thời trên cell. Đây là LIC mức NodeB
Số UE HSUPA hỗ trợ tối đa trong cell, phải
maxNumEulUs
32/64 32/64 khai báo tham số này bằng số lượng hỗ trợ bởi
ers
LIC
Khi có 1 UE HSUPA yêu cầu thiết lập kết nối
mới. Nếu số UE HSUPA trong cell sau khi có
kết nối mới đc thiết lập ≤ ngưỡng cấu hình bởi
Điều eulServingCell
30/60 30/60 tham số eulServingCellUsersAdm thì kết nối sẽ
khiển UsersAdm
được cho phép thiết lập. Nếu ngược lại thì kết
truy nối HSUPA không được thiết lập, UE phải
nhập chuyển sang thiết lập kênh data R99 UL.
Khai báo 2 kênh E-AGCH khi số UE HSUPA
max khai báo là 48. Do 1 cặp kênh E-AGCH và
numEagchCode E-RGCH/E-HICH chỉ lập lịch và truyền dữ liệu
2/3 2/3 Cell
s được cho tối đa 20 UE HSUPA. Nếu khai số
maxNumEulUsers = 64, thì cần cấu hình tham
số này bằng 3.
Khai báo 2 kênh E-AGCH khi số UE HSUPA
max khai báo là 48. Do 1 cặp kênh E-AGCH và
numEhichErgch E-RGCH/E-HICH chỉ lập lịch và truyền dữ liệu
2/3 2/3 Cell
Codes được cho tối đa 20 UE HSUPA. Nếu khai số
maxNumEulUsers = 64, thì cần cấu hình tham
số này bằng 3.
Nhó
Giá trị Giá Mức
m Đơn
Tham số khai trị khai Ý nghĩa tham số
tham vị
báo thực báo
số
eulMaxTargetR
-499 -49.9 dB Cell RTWP tối đa cho phép EUL truy cập.
twp
Ngưỡng Own cell interference tối đa cho phép
Điều user EUL được truy cập, nếu nhiễu nội tại của
eulMaxOwnUu
khiển 100 10 dB Cell cell > ngưỡng này thì sẽ không cấp phát EUL.
Load
truy Ngưỡng này tương đương với RTWP >~ -
nhập 96dBm.
Ngưỡng Total interference tối đa cho phép user
EUL dược truy cập, nếu nhiễu của cell >
eulMaxRotCov
100 10 dB Cell ngưỡng này thì sẽ không cấp phát EUL.
erage
Ngưỡng này tương đương với RTWP > ~-
96dBm.
Ngưỡng admission control theo tài nguyên UL
CE, khi hiệu suất sử dụng tài nguyên CE UL
ulHwAdm 95 95 % của cell đến ngưỡng cấu hình bởi tham số này,
thuật toán coft congestion control sẽ được khởi
tạo.
Số kết nối tối đa có thể dùng data R99 UL với
sf4AdmUl 0 0
tốc độ đạt 384 Kbps
Số kết nối tối đa có thể dùng data R99UL với
sf8AdmUl 8 8
tốc độ đạt 128 Kbps
Số kết nối tối đa có thể dùng data R99 với tốc
sf16AdmUl 50 50
độ UL đạt 64 Kbps
eulNonServing Số UE EUL tối đa (cả 10ms và 2ms UE) có thể
100 100
CellUsersAdm được phục vụ bởi 1 non serving cell

Số UE EUL tối đa chỉ tính cho UE 2ms mà 1


cell có thể cho phép truy nhập. Nếu quá ngưỡng
này, kết nối mới sẽ không được thiết lập trên
kênh EUL 2ms. Đối với các trạm không nghẽn
eulServingCell 4/8/1
4/8/16 CE khai báo tham số này bằng 16. Đối với các
UsersAdmTti2 6
trạm bị nghẽn cho phép giảm số UE xuống
nhưng không được giảm < 4. Sau đó phải bổ
xung tài nguyên để đảm bảo luôn khai báo được
16 UE 2ms.

Nhó
Giá trị Giá Mức
m Đơn
Tham số khai trị khai Ý nghĩa tham số
tham vị
báo thực báo
số
Khi tính toán tải UL, NodeB sẽ tính toán và dự
đoán nhiễu UL gây ra bởi các cell lân cận, nếu
mức nhiễu này nhỏ hơn giá trị cấu hình bởi
tham số eulMinMarginCoverage thì giá trị
eulMinMarginCoverage sẽ được coi là nhiễu
eulMinMarginC UL do các cell lân cận gây ra. Tham số này
4 4
overage nhằm mục đích giúp cho hệ thống có dự phòng
và phản ứng nhanh với nhiễu gây ra bởi các cell
lân cận. Tuy nhiên, nếu cấu hình giá trị dự
phòng này quá lớn trong khi nhiễu UL thực sự
gây ra bởi các cell lân cận là không đáng kể thì
sẽ dẫn đến tốc độ UL bị chậm đi.
Enable HSUPA 1 1 Cell Khai báo cho phép cell hỗ trợ dịch vụ HSUPA.
featureStateEul Node
Khai 1 1 Bật tính năng EUL 10ms TTI dưới nodeB.
10msTti B
báo
HSU Cấu hình EUL processing resources để xử lý
PA 2 EUL cho NodeB. Đối với tủ 3206 và 3418 chỉ
numEulResourc Node
Mbps 1 1 khai báo trên card TXHS-06. Đối với tủ 6601
es B
(10m dùng DUW V1 khai báo là 1, đối với tủ DUW
s V2 không cần khai báo do hệ thống tự cấu hình.
TTI) Node Khi lập lịch để truyền dữ liệu, UE sẽ được cấp
eulLowRate 32 32 Kbps
B tốc độ UL HSUPA 32 kbps lúc khởi tạo.
Khi đang có tốc độ UL 32 kpbs, nếu UE tiếp
Node tục gửi yêu cầu tăng tốc độ, NodeB sẽ kiểm tra
eulTargetRate 128 128 Kbps
B tài nguyên và nếu còn thì cấp tài nguyên cho
UE để đạt tốc độ 128 kbps (eulTargetRate).
Hỗ trợ tính năng Grake, là tính năng cho phép
tối ưu nhiễu UL từ đó tăng tốc độ EUL. Phải
featureStateGra bật tính năng này thì NodeB mới hỗ trợ tốc độ
ON ON
ke UL tối đa là 5.76 Mbps. Nếu không có tính
năng thì tốc độ max chỉ đạt 4.4Mpbs ngay cả
Khai khi đã có lic 2ms TTI.
báo featureStateEul Bật tính năng cho phép hỗ trợ HSUPA 2ms TTI
ON ON
HSU 2msTti (mức NodeB)
PA eDch2msTtiCa Bật tham số mức cell cho phép cell hỗ trợ kênh
5.76 ON ON
pability E-DCH 2ms TTI
Mbps
(2ms edchTti2Speech Cho phép thoại và EUL 2ms TTI có thể sử
ON ON
TTI) Enabled dụng đồng thời
Sau khi UE giữ kết nối data HSUPA và có nhu
cầu truyền dữ liệu, NodeB sẽ kiểm tra tài
eulTargetRate 128 128 Kbps
nguyên và nếu còn thì cấp tài nguyên cho UE
để đạt tốc độ tối thiểu 128 kbps.
Khi một User HSUPA có nhu cầu UL với tốc
độ cao hơn, hoặc khi có 1 UE HSUPA mới truy
nhập trong khi toàn bộ tài nguyên của cell đã
eulNoReschUse được sử dụng thì thuật toán lập lịch lại
5 5
rs (rescheduling) sẽ được thực hiện. Tài nguyên từ
UE, các UE không có nhu cầu tăng tốc độ UL
sẽ được giảm xuống để chuyển cho các UE có
nhu cầu.
Tham số này quy định: Số User tối đa được lập
lịch đồng thời với tốc độ lớn hơn 0kbps. Theo
eulMaxNoSchE
100 100 khuyến nghị tham số này nên đặt ≥ số user
dch
HSUPA tối đa hỗ trợ trong cell để tránh hiện
tượng 1 số UE sẽ chỉ ở tốc độ 0kbps UL.
eulNoERgchGr
16 16 Số nhóm kênh RGCH ở trong cell.
oups
Khai Tốc độ UL tối đa của 1 User 2ms TTI khi đang
báo eulMaxShoRate 5760 5760 Kbps có SHO. Tham số này nên cấu hình bằng
HSU ngưỡng tối đa có thể hỗ trợ.
PA
5.76 Khi UE HSUPA đang ở chế độ SHO, tham số
Mbps này quy định tốc độ tối đa mà cell ở trong tập
(2ms AS nhưng không phải best cell có thể hỗ trợ.
TTI) Nếu tham số này quá lớn sẽ gây nghẽn tài
nguyên vô tuyến của cell relation và tăng nhiễu
UL. Tham số này nên cấu hình < ngưỡng
eulNonServHw
128 128 Kbps eulMaxShoRate. Nếu tốc độ của UE trong
Rate
serving cell > ngưỡng eulNonServHwRate và
non serving cell đã cấp phát tài nguyên để đảm
bảo ngưỡng eulNonServHwRate, thì toàn bộ dữ
liệu UL sẽ được giải mã bởi serving cell --> lúc
đó sẽ không còn độ lợi của SHO nhưng giảm
được tiêu tốn tài nguyên của cell non serving

Khi cell ở trạng thái overload control, thuật


toán overload control sẽ thực hiện hành động
eulLowRate 32 32 Kbps giảm tốc độ của các UE HSUPA đang giữ kết
nối xuống ngưỡng cấu hình bởi tham số
eulLowRate
Tốc độ UL tối đa của 1 user. Nếu bật 2m TTI &
có tính năng Grake tham số này lên khai báo là
4480Kbps, nếu không có tính năng Grake thì
eulMaxAllowed 2000/5 2000/ chỉ nên khai báo 3968Kbps. Nếu có đầy đủ các
Kbps
SchRate 760 5760 tính năng khử nhiễu UL, Grake thì khai báo là
5760 Kbps.
Chú ý: Trạm nào không có tính năng HSDPA
2ms thì chỉ khai 2000Kbps.
Khi tính năng FAJ 121 1443, EUL single
eul2msFirstSch HARQ process scheduling được kích hoạt,
20 20 Kbps
edStep tham số này quy định tốc độ cấp phát lúc khởi
tạo của các user 2ms TTI.
eulDchMaxAllo Tốc độ UL cực đại khi UE vừa có kết nối thoại
1600 1600 Kbps
wedSchRate và data UL đồng thời
Tỉ lệ khung truyền bị lỗi cho phép đối với các
User 2ms TTI. Nếu tỉ lệ này thấp --> UE cần
Khai
transmissionTar phát công suất lớn để đảm bảo nodeb giải mã
báo 50 50
getErrorTti2 thành công. Tuy nhiên lại làm tăng nhiễu UL.
HSU
PA Nếu tỉ lệ này quá cao thì lại làm tăng xắc suất
5.76 phải phát lại dữ liệu --> tăng độ trễ truyền tin.
Mbps Tỉ lệ khung truyền bị lỗi cho phép đối với các
(2ms User 10ms TTI. Nếu tỉ lệ này thấp --> UE cần
TTI) transmissionTar phát công suất lớn để đảm bảo NodeB giải mã
100 100
getError thành công. Tuy nhiên lại làm tăng nhiễu UL.
Nếu tỉ lệ này quá cao thì lại làm tăng xắc suất
phải phát lại dữ liệu --> tăng độ trễ truyền tin.
Bật tính năng cho phép điều khiển công suất
featureStateDlP
ON ON phát cho các kênh đường xuống của HSUPA --
owerControlEul
> giảm công suất DL
Khi ue đứng tại vị trí có pathloss < ngưỡng cấu
pathlossThresh hình bởi tham số này thì mới được cấp RAB
125 125 dB
oldEulTti2 2ms TTI nếu ngược lại thì chỉ được cấp phát
RAB với TTI = 10ms
Bật tính năng FAJ 121 1443, EUL single
featureStatePer HARQ process scheduling. Cho phép UE
HarqProcessGr ON ON HSUPA có thể được lập lịch và truyền dữ liệu ở
ant tốc độ tối thiểu 20kbps thay vì 160kbps nếu
không có tính năng --> UE tiêu tốn.
featureStateCe Bật tính năng giảm nghẽn CE cho đường UL
ON ON
CapEul của các đầu cuối HSDPA/HSUPA
SoftCong2msE Khi có hiện tượng nghẽn CE UL, các user
ulCh ON ON HSUPA sử dụng kênh 2ms TTI sẽ được chuyển
annelElements sang kênh 10ms TTI để giảm nghẽn CE.
edchSu edchS
Khai cellCapabilityC Iurlin
pport: uppor Hỗ trợ HO cho dịch vụ EUL qua giao diện Iur.
báo ontrol k
ON t: ON
tham
Exter
số edchSu edchS
nalUt
chuy cellCapability pport: uppor Hỗ trợ HO cho dịch vụ EUL qua giao diện Iur.
ranCe
ển ON t: ON
ll
giao
cellCapabilityC
cho Hỗ trợ HO cho dịch vụ EUL 2ms TTI qua giao
ontrol:edchTti2 ON ON
dịch diện Iur.
Support:ON
vụ
cellCapability:e
HSU Hỗ trợ HO cho dịch vụ EUL 2ms TTI qua giao
dchTti2Support ON ON
PA diện Iur trong trường ExternalUtranCell
:ON
c. Vendor ZTE
Nhó
m Giá trị Giá trị Đơ Mức khai
Tham số Ý nghĩa tham số
tha khai báo thực n vị báo
m số
HSPASPTM Tham số bật tính năng hỗ trợ DCH,
3 3 Cell
Điều ETH HSDPA và HSUPA trên cell.
khiể Khi cell hỗ trợ HSDPA, tham số này
n cấu hình bằng 1 cho phép việc thiết lập
Tru hsdStat 1 1 Cell RAB, cấu hình lại kênh, chuyển giao
y được thực hiện trực tiếp trên các kênh
nhậ HSDA.
p NUMOFER Khai báo 2 kênh E-AGCH khi số UE
2 2 Cell
GHICH HSUPA max khai báo là 48. Do 1
Nhó
m Giá trị Giá trị Đơ Mức khai
Tham số Ý nghĩa tham số
tha khai báo thực n vị báo
m số
kênh ERGH/HICH và EAGCH chỉ lập
lịch truyền dữ liệu được cho 20 UE
HSUPA đồng thời.
NUMOFEA Khai báo 2 kênh E-AGCH khi số UE
2 2 Cell
GCH HSUPA max khai báo là 48.
EDCHTRA Số UE HSUPA giữ kết nối đồng thời
48 48 Cell
FLIMIT tối đa trong 1 cell.
Cho phép ngưỡng nhiễu đường lên lên
đến -96dBm thì mới bắt đầu hạn chế
dB
MAXRTWP 10 -96 Cell việc truy nhập của các User và giảm
m
tốc độ của các UE đang giữ kết nối để
duy trì nhiễu UL luôn <-96dBm.
Kha HSUPA cell Tham số cho phép cell hỗ trợ dịch vụ
1 1 Cell
i Enable HSUPA
báo HSUPA TTI Cell hỗ trợ HSUPA TTI = 10ms, cho
1 1 Cell
HSU 10ms tốc độ UL tối đa/Cell = 2 Mbps.
PA
Khi số lần báo cáo event 4B = 2, thì
2
ETtiEbThd 2 2 Drbc UE sẽ thực hiện chuyển từ E-DCH
Mbp
10ms sang E-DCH 2ms.
s
TTI2MSSU Cell HSUPA 2ms TTI Support
1 1 Cell
PTIND Indicator
FourEChAl Four E-DPDCHs Allowed
1 1 RNC
lowed Indicator
Maximum Target Received Total
MaxRTWP 10 10 Cell Wideband Power(dB) (target -
95dB)
Tỉ lệ công suất cho các kết nối non-
NServToTo
15% 15% RNC serving cell/ tổng công suất cho E-
talPwr
DCH
EttiTraffVo
1 1 RNC TTI switch dựa vào UE throughput
lSwch
Kha ThoughThr Ngưỡng throughput (kbps) trigger
i 1024/512 1024/512 RNC
es Event 4A/4B
báo
HSU Thời gian giám sát để trigger event
PA 4A (640ms), 4B (1280ms)
TrigTime 12/13 12/13 RNC
5.76 UeTrvMCfgNo, UeTrvMCfgNote
Mbp = 10
s Thời gian đợi giữa 2 lần trigger
PENDING event 4A là 1000ms và 4B là
2/3 2/3 RNC
TIME 2000ms UeTrvMCfgNo,
UeTrvMCfgNote = 10
Event 4A Counter Threshold for E-
ETtiEaThd 2 2 RNC
TTI Switching from 10ms to 2ms
Event 4B Counter Threshold for E-
ETtiEbThd 2 2 RNC
TTI Switching from 2ms to 10ms
node Bật tính năng interference
setICMode 7 7
OMMB cancellation
BrmSet2ms Ngưỡng CE admission đối với dịch
BPC -
UpaCeThro 60 60 vụ HSUPA 2ms, khi tài nguyên CE
BPK
uld sử dụng tại Node B vượt quá
Nhó
m Giá trị Giá trị Đơ Mức khai
Tham số Ý nghĩa tham số
tha khai báo thực n vị báo
m số
ngưỡng thiết lập trên card BPC
BrmSet2msUpaCeThrould, Node
B sẽ chỉ cho RNC biết những SF
nào không đủ CE tại trạm tương
ứng với dịch vụ HSUPA 2ms. Qua
đó Node B sẽ báo cáo cho RNC SF
nhỏ nhất mà Node B có thể hỗ trợ
trong quá trình RL reconfiguation.
Ngưỡng CE admission đối với dịch
vụ HSUPA 10ms, khi tài nguyên
CE sử dụng tại Node B vượt quá
ngưỡng thiết lập trên card BPC
BrmSet10msUpaCeThrould, Node
BrmSet10
BPC - B sẽ chỉ cho RNC biết những SF
msUpaCeT 85 85
BPK nào không đủ CE tại trạm tương
hrould
ứng với dịch vụ HSUPA 10ms.
Qua đó Node B sẽ báo cáo cho
RNC SF nhỏ nhất mà Node B có
thể hỗ trợ trong quá trình RL
reconfiguation.
Bật tính năng CE admission xử lý
ON bit 3 ON bit 3
GresPara48 RNC tại node B (đặt bằng 280 nếu bật
và bit 4 và bit 4
Ura_PCH, không thì đặt bằng 24)
ULCONTR
OLEDMB 5760000 5760000 Cell Tốc độ HSUPA tối đa
R
Cell neighbour khác RNC có hỗ trợ
EdchTti2Su 1: 1:
Cell HSUPA 2ms (nếu không hỗ trợ thì
ptInd Supported Supported
khai bằng 0)
Cell neighbour khác RNC có hỗ trợ
2SF2 and 2SF2 and
EdchSfCap Cell HSUPA 5.76Mbps (nếu không hỗ
2SF4[4] 2SF4[4]
trợ thì khai bằng 2SF4[2])
3: Support 3: Support
HspaSptMe HSUPA , HSUPA , Cell neighbour khác RNC có hỗ trợ
Cell
th HSDPA HSDPA dịch vụ HSUPA
and DCH and DCH
Khai báo cho biết: Cell relation đích
HSPASPTM externalUt
3 3 cũng hỗ trợ các dịch vụ HSPA, PS
ETH ranCell
R99, CS R99.
Kha Khai báo tham số cho phép dịch vụ
RNCFEATS
i 1 1 Iur HSUPA được chuyển giao qua Iur-
WITCH2
báo link.
tha RNCFEATS Hỗ trợ chuyển giao qua Iur cho báo
1 1 Iur
m số WITCH4 hiệu.
chuy Tắt chế độ chuyển giao từ HSUPA 
ển IBChQSwch 0 0 RNC DCH khi EcNo tồi đối với dịch vụ
giao Interactive và background.
cho Tắt chế độ chuyển giao từ HSUPA 
dịch SChQSwch 0 0 RNC DCH khi EcNo tồi đối với dịch vụ
vụ Streaming.
HSU EDCHTTI2 externalUt Khai báo cell neighbour hỗ trợ 2ms
1 1
PA SUPTIND ranCell TTI.
Cho phép UE thực hiện compressed
HsupaCmAs
1 Parallel RNC mode khi đang sử dụng HSUPA mà
soMode
không cần về R99.
d. Vendor NSN
Nhóm Giá trị Giá trị Mức
Tham số Ý nghĩa tham số
tham số khai báo thực khai báo
Bật tính năng cho phép cell hỗ
EDCHCapability 0 Enabled WCEL
trợ dịch vụ HSUPA.
Khai báo tham số cho phép cell
HSUPAEnabled 1 Enabled WCEL
hỗ trợ dịch vụ HSUPA.
Bật tính năng cho phép hỗ trợ
tối đa 72 User HSUPA và 72
HSPA72UsersPerCell 1 Enabled WCEL
User HSDPA giữ kết nối đồng
thời ở trong cell.
Khi báo tham số cho phép hỗ
60 users 60 users trợ 60 User HSUPA/1BTS (giá
HSUPAXUsersEnabled WBTS
enabled enabled trị tối đa cho phép khai báo
trên hệ thống hiện là 60).
Số kết nối E_DCH đồng thời
MaxNumberEDCHCell 72 72 WCEL
Điều có thể phục vụ được của 1 cell.
khiển Số UE HSUPA tối đa trên local
truy group cell. Vendor NSN đang
nhập khai báo 1 trạm là 1 local cell
MaxNumberEDCHLCG 160 160 WBTS
group. Ví dụ, trạm có 3 cell thì
có tối đa 160 User HSUPA giữ
kết đồng thời trên cả 3 cell.
Mức nhiễu đường lên tối đa
cho phép, giá trị cấu hình
tương đương với nhiễu UL tối
đa trong cell là -96dBm, nếu
nhiễu UL lớn hơn giá trị cấu
PrxMaxTargetBTS 10 10dB WCEL
hình bởi tham số này, NodeB
sẽ thực hiện các hành động:
Hạn chế truy nhập, giảm tốc độ
của các kết nối đang giữ đảm
bảo duy trì nhiễu < -96dBm.
Tham số cho phép cell hỗ trợ
HSUPA cell Enable 1 Cell
dịch vụ HSUPA.
Khai Cell hỗ trợ HSUPA TTI =
báo HSUPA TTI 10ms 1 Cell 10ms, cho tốc độ UL tối
HSUPA đa/User = 2 Mbps.
2 Mbps Công suất phát tối đa của UE
UETxPowerMaxRef 24dBm 24dBm RNMOBI trên đường UL khi sử dụng
HSUPA 2ms.
Đối với các trạm có license hỗ trợ HSUPA 5.76 Mbps, khai báo đầy đủ các tham số trong mục
“Khai báo HSUPA 2 Mbps”, đồng thời khai báo thêm các tham số dưới đây
Bật tính năng cho phép cell hỗ
trợ HSUPA 2ms TTI giúp tốc
HSUPA2MSTTIEnabled 1 Enabled WCEL
độ tối đa trên User đạt 5.76
Mbps.
Khi UE ở các trạng thái
Khai CELL_FACH, CELL_PCH,
báo and CELL_URA nếu EcNo đo
HSUPA CPICHECNOThreEDCH2MS -6 -6 RNHSPA được > -6, thì UE sẽ được sử
5.76 dụng kênh E-DCH 2ms TTI
Mbps khi có nhu cầu sử dụng
HSUPA.
Khi UE đứng ở vị trí có suy
hao nhỏ hơn giá trị cấu hình
bởi tham số này thì UE mới
CPICHRSCPThreEDCH2MS 130 130 RNHSPA
được phép dùng E-DCH 2ms,
nếu suy hao lớn hơn thì phải sử
dụng E-DCH 10ms.
Nhóm Giá trị Giá trị Mức
Tham số Ý nghĩa tham số
tham số khai báo thực khai báo
5760
kbps, Tốc độ UL tối đa/User trên
MaxTotalUplinkSymbolRate 5760kbps WCEL
2*SF2 + đường UL.
2*SF4
Hỗ trợ UE có thể thực hiện
trực tiếp đo đạc compressed
mode khi đang ở trong chế độ
BTSSupportForHSPACM 1 1 WBTS
HSDPA/HSUPA. Nếu không
bật tham số này, UE phải về
R99 PS để thực hiện đo đạc.
Tham số này cho biết các cell
relation khác RNC có hỗ trợ
HSUPA
HSUPAAvailabilityIur 1 HOPS dịch vụ HSUPA hay không.
available
Khai Giá trị khai báo bằng 1 nghĩa là
báo có hỗ trợ.
tham số Tham số này khai báo bằng 1
HSPA
chuyển cho phép hỗ trợ chuyển giao
HSPAOverIur 1 over Iur IUR
giao cho các dịch vụ HSDPA,
enabled
cho HSUPA qua giao diện Iur.
dịch vụ Tham số cấu hình bằng 2 nghĩa
HSUPA là hỗ trợ chuyển giao cho các
HSPAInterRNCMobility 2 Disabled RNFC
dịch vụ HSDPA, HSUPA qua
giao diện Iur.
Khai báo tham số cho biết: Các
RNC relation đều hỗ trợ
Release 7, khi đó UE mới có
NRncVersion Rel 7 Rel 7 RNFC thể chuyển giao giữa các RNC
mà vẫn chạy được các tính
năng 64QAM, DL enhance
layer 2…

7.2.9. Tham số điều khiển chuyển giao mềm


 Chuyển giao mềm là một thuật toán cơ bản trong 3G, giúp giảm nhiễu hệ
thống, giúp UE duy trì được kết nối với mạng tránh rớt cuộc gọi.
 Các trường hợp chính của chuyển giao mềm là:
o Thêm 1 cell vào tập Active Set (AS) được kích hoạt bởi Event 1a.
o Loại bỏ một cell ra khỏi tập AS (remove) được kích hoạt bởi Event
1b.
o Thay thế 1 cell trong AS (replace) được kích hoạt bởi Event 1c.
o Thay đổi cell phục vụ tốt nhất trong AS (change best cell) được
kích hoạt bởi Event 1d.
o Việc thay đổi các điều kiện kích hoạt của event (timer, threshold) sẽ
khiến việc chuyển giao diễn ra nhanh hơn hoặc chậm hơn do vậy
ảnh hưởng đến tỉ lệ rớt cuộc gọi.
o Phục vụ cho mục đích tối ưu rớt cuộc gọi, bộ tham số của 2 Event
1a, 1b được tác động chủ yếu.
a. Vendor Huawei
Giá
trị Đơn
Tham số Ghi chú
khai vị
báo
Khi 1 cell không nằm trong tập AS có EcNo tồi hơn so
HYSTFOR1A 0 0.5dB
với EcNo của best cell trong AS không quá ngưỡng
INTRARELTHDFOR1ACSVP + hysteresis1a/2 = 3dB
TRIGTIME1A D100 ms đối với dịch vụ video call.
INTRARELTHDFOR1ACSNVP + hysteresis1a/2 = 3dB
INTRARELTHDFOR1ACSVP 6 0.5dB đối với dịch vụ thoại.
INTRARELTHDFOR1APS + hysteresis1a/2 = 3dB đối
INTRARELTHDFOR1ACSNVP 6 0.5dB với dịch vụ data.
Trong khoảng thời gian cấu hình bởi tham số
TRIGTIME1A, thì Event 1a sẽ được khởi tạo. UE gửi
Event này về RNC để yêu cầu add 1 cell vào tập AS.
TTRIGTIME1A để dài quá có thể dẫn đến UE chuyển
giao chậm gây rớt cuộc gọi. Nếu để ngắn quá thì sẽ gây
INTRARELTHDFOR1APS 6 0.5dB SHO nhiều, không cần thiết và tốn tài nguyên. Đối với các
tham số INTRARELTHDFOR1A Nếu cấu hình tham số
này lớn UE sẽ dễ thực hiện chuyển giao mềm có thể giảm
được việc rớt thoại thì UE di chuyển qua các khu vực tín
hiệu thăng giáng nhanh, tuy nhiên gây tốn tài nguyên.
Khi 1 cell trong tập AS có EcNo tồi hơn so với EcNo của
HYSTFOR1B 0 0.5dB
best cell trong AS lớn hơn ngưỡng cấu hình bởi tham số
TRIGTIME1B D2560 ms INTRARELTHDFOR1BCSVP + HYSTFOR1B/2 = 5dB
cho dịch vụ video call.
INTRARELTHDFOR1BCSNVP + HYSTFOR1B/2 =
INTRARELTHDFOR1BCSVP 10 0.5dB
5dB cho dịch vụ thoại.
INTRARELTHDFOR1BPS + HYSTFOR1B/2 = 5dB cho
INTRARELTHDFOR1BCSNVP 10 0.5dB dịch vụ data.
trong khoảng thời gian TRIGTIME1B, thì Evendt 1b sẽ
được kích hoạt. UE gửi Event này về RNC để xin loại bỏ
một cell ra khỏi tập AS. Việc kéo dài TRIGTIME1B sẽ
INTRARELTHDFOR1BPS 10 0.5dB giúp UE duy trì kết nối đến nhiều cell phục vụ, tránh việc
giải phóng kết nối khi UE đi qua vùng tín hiệu thăng
giáng --> giảm tỉ lệ rớt cuộc gọi. Tuy nhiên nếu để dài quá
sẽ gây lãng phí tài nguyên.
Khi 1 cell không ở trong tập AS có EcNo tốt hơn so với
HYSTFOR1C 8 0.5dB
EcNo của cell tồi nhất trong tập AS 1 ngưỡng cấu hình
bởi tham số hysteresis1c/2 = 2dB trong khoảng thời gian
TRIGTIME1C D640 ms hysteresis1c thì UE sẽ gửi báo cáo event 1c về mạng để
xin thay thế cell trong AS.
Khi 1 cell trong tập AS có EcNo tốt hơn so với EcNo best
HYSTFOR1D 8 0.5dB
cell trong AS ngưỡng cấu hình bởi tham số hysteresis1d/2
trong khoảng thời gian cấu hình bởi tham số
TRIGTIME1D D640 ms timeToTrigger1d cho dịch vụ R99 thì UE sẽ gửi event 1d
về mạng để yêu cầu thực hiện change best cell trong AS.
#
MAXCELLINACTIVESET 3 Số cell tối đa trong tập AS.
cells
Sau khi RNC gửi xuống UE bản tin Active set update để
yêu cầu thực hiện 1 chuyển giao mềm, RNC khởi tạo
HO active set update response Timer HO active set update response timer để chờ bản tin
10000 ms
timer Active set update complete phản hồi từ UE. Hết timer này
mà RNC không nhận được bản tin thì cuộc gọi thoại sẽ bị
giải phóng  rớt cuộc gọi.
b. Vendor Ericsson
Giá trị
Đơn
Parameter Name khai Giải thích tham số
vị
báo
hysteresis1a 0 0.5 dB Khi 1 cell không nằm trong tập AS có EcNo tồi hơn so với
EcNo của best cell trong AS không quá ngưỡng
reportingRange1a + hysteresis1a/2 = 3dB trong khoảng thời
gian cấu hình bởi tham số timeToTrigger1a, thì Event 1a sẽ
timeToTrigger1a 100 ms được khởi tạo. UE gửi Event này về RNC để add 1 cell vào tập
AS. Timer timeToTrigger1a để dài quá có thể dẫn đến UE
chuyển giao chậm gây rớt cuộc gọi. Nếu để ngắn quá thì sẽ
Giá trị
Đơn
Parameter Name khai Giải thích tham số
vị
báo
gây SHO nhiều, không cần thiết và tốn tài nguyên.
reportingRange1a: Nếu cấu hình tham số này lớn UE sẽ dễ
reportingRange1a 6 0.5 dB thực hiện chuyển giao mềm có thể giảm được việc rớt thoại thì
UE di chuyển qua các khu vực tín hiệu thăng giáng nhanh, tuy
nhiên gây tốn tài nguyên.
Khi 1 cell trong tập AS có EcNo tồi hơn so với EcNo của best
hysteresis1b 0 0.5 dB cell trong AS lớn hơn ngưỡng cấu hình bởi tham số
reportingRange1b + hysteresis1b (5dB) trong khoảng thời gian
timeToTrigger1b 2560 ms timeToTrigger1b, thì Evendt 1b sẽ được kích hoạt. UE gửi
Event này về RNC để xin loại bỏ một cell ra khỏi tập AS. Việc
kéo dài timeToTrigger1b sẽ giúp UE duy trì kết nối đến nhiều
reportingRange1b 10 0.5 dB cell phục vụ, tránh việc giải phóng kết nối khi UE đi qua vùng
tín hiệu thăng giáng --> giảm tỉ lệ rớt cuộc gọi. Tuy nhiên nếu
để dài quá sẽ gây lãng phí tài nguyên.
Khi 1 cell không ở trong tập AS có EcNo tốt hơn so với EcNo
hysteresis1c 8 0.5 dB của cell tồi nhất trong tập AS 1 ngưỡng cấu hình bởi tham số
hysteresis1c/2 = 2dB trong khoảng thời gian hysteresis1c thì
timeToTrigger1c 640 ms UE sẽ gửi báo cáo event 1c về mạng để xin thay thế cell trong
AS.

hysteresis1d 8 0.5 dB Khi 1 cell trong tập AS có EcNo tốt hơn so với EcNo best cell
trong AS ngưỡng cấu hình bởi tham số hysteresis1d/2 trong
khoảng thời gian cấu hình bởi tham số timeToTrigger1d cho
timeToTrigger1d (R99) 640 ms dịch vụ R99 thì UE sẽ gửi event 1d về mạng để yêu cầu thực
hiện change best cell trong AS.

maxActiveSet 3 # cells Số cell tối đa trong tập AS.


Sau khi RNC gửi xuống UE bản tin Active set update để yêu
cầu thực hiện 1 chuyển giao mềm, RNC khởi tạo Timer HO
HO active set update active set update response timer để chờ bản tin Active set
10000 ms
response timer update complete phản hồi từ UE. Hết timer này mà RNC
không nhận được bản tin thì cuộc gọi thoại sẽ bị giải phóng 
rớt cuộc gọi.
c. Vendor ZTE
Tham số Giá trị thực Đơn vị Ý nghĩa

Tham số mức cell, quyết định xem chuyển giao theo


SOFTHOMTH 1: Event Method
Event hay periodic
1: Event Reporting
RPTCRT Sử dụng tiêu chuẩn báo cáo theo sự kiện
Criteria
0.0@0.0@4.0@4.0 Hysteresis là 0 dB cho các sự kiện 1a, 1b; là 4 dB cho sự
HYSTERESIS dB
@ kiện 1c, 1d.
3.0@5.0@0.0@0.0
RPTRANGE dB Giải giá trị báo cáo event 1a, 1b lần lượt là: 3dB; 5dB
@0.0@0.0@0.0
Time to Trigger(ms) 1a: 100ms; 1b: 1280ms; 1c: 640ms;
TRIGTIME 6@13@11@11@ ms
1d: 640ms;
maxActiveSet 3 # cells Số cell tối đa trong tập AS.
Sau khi RNC gửi xuống UE bản tin Active set update để
yêu cầu thực hiện 1 chuyển giao mềm, RNC khởi tạo
HO active set
Timer HO active set update response timer để chờ bản tin
update 10000 ms
Active set update complete phản hồi từ UE. Hết timer này
response timer
mà RNC không nhận được bản tin thì cuộc gọi thoại sẽ bị

d. Vendor NSN
Giá trị
Tham số Đơn vị Giải thích tham số
khai báo
Khi 1 cell không nằm trong tập AS có EcNo tồi hơn so với EcNo của
best cell trong AS không quá ngưỡng Addition Window = 4dB trong
Addition khoảng thời gian cấu hình bởi tham số Addition Time, thì Event 1a sẽ
100 ms
Time được khởi tạo. UE gửi Event này về RNC để add 1 cell vào tập AS.
Addition Time để dài quá có thể dẫn đến UE chuyển giao chậm gây rớt
cuộc gọi. Nếu để ngắn quá thì sẽ gây SHO nhiều, không cần thiết và tốn
tài nguyên. Addition Window: Nếu cấu hình tham số này lớn UE sẽ dễ
thực hiện chuyển giao mềm có thể giảm được việc rớt thoại thì UE di
Addition chuyển qua các khu vực tín hiệu thăng giáng nhanh, tuy nhiên gây tốn
4 dB tài nguyên. Vendor NSN từ ngày đầu đã để ngưỡng Addition Window =
Window
4dB nghĩa là chấp nhận SHO nhiều hơn các vendor khác hiện để 3dB.
Do chưa thử nghiệm tối ưu lại cho NSN nên vẫn tạm thời để giá trị này.
Sau khi thử nghiệm, đánh giá lại sẽ tinh chỉnh sau cho NSN.
Khi 1 cell trong tập AS có EcNo tồi hơn so với EcNo của best cell trong
Drop Time 2560 ms AS lớn hơn ngưỡng cấu hình bởi tham số Drop Window trong khoảng
thời gian Drop Time, thì Evendt 1b sẽ được kích hoạt. UE gửi Event
này về RNC để xin loại bỏ một cell ra khỏi tập AS. Việc kéo dài Drop
Drop Time sẽ giúp UE duy trì kết nối đến nhiều cell phục vụ, tránh việc giải
5 dB phóng kết nối khi UE đi qua vùng tín hiệu thăng giáng --> giảm tỉ lệ rớt
Window
cuộc gọi. Tuy nhiên nếu để dài quá sẽ gây lãng phí tài nguyên.
Replacement Khi 1 cell không ở trong tập AS có EcNo tốt hơn so với EcNo của cell
100 ms
Time tồi nhất trong tập AS 1 ngưỡng cấu hình bởi tham số = 2dB trong
Replacement khoảng thời gian Replacement Time thì UE sẽ gửi báo cáo event 1c về
2 dB mạng để xin thay thế cell trong AS.
Window
Maximum
Active Set 3 Số cell tối đa trong tập AS.
Size
Sau khi RNC gửi xuống UE bản tin Active set update để yêu cầu thực
HO active
hiện 1 chuyển giao mềm, RNC khởi tạo Timer HO active set update
set update
10000 ms response timer để chờ bản tin Active set update complete phản hồi từ
response
UE. Hết timer này mà RNC không nhận được bản tin thì cuộc gọi thoại
timer
sẽ bị giải phóng  rớt cuộc gọi.

7.2.10. Tham số chuyển giao liên RNC qua giao diện Iur
a. Vendor Huawei
Tên tham số Kí hiệu Giá trị cấu hình Giải thích ý nghĩa
CS_SHO_SWITC
1 Cho phép dịch vụ CS có SHO qua giao diện Iur
H
SHO cross IUR HSPA_SHO_SWI Cho phép dịch vụ HSPA có SHO qua giao diện
1
trigger TCH Iur
NON_HSPA_SH Cho phép dịch vụ PS R99 có SHO qua giao
1
O_SWITCH diện Iur
HHO cross IUR Cho phép chuyển giao cứng được thực hiện
HHOTRIG 1
trigger qua giao diện Iur
CN domain SUPPORT_CS_ Hỗ trợ cả CS và PS chuyển giao qua giao diện
ServiceInd
indication AND_PS Iur
IUR Interface Khai báo là TRUE cho các RNC có giao diện
IurExistInd TRUE
Existing Indication Iur với nhau, FALSE cho các RNC không có
Khai báo theo hiện trạng mạng. Tạm thời khai
RNC protocol
RncProtclVer R7 là R7, sau này nâng cấp RAN lên R8, R9 thì
version
điều chỉnh lại sau
Hsdpa cap ind over Khai báo có cho phép hỗ trợ dịch vụ HSDPA
IurHsdpaSuppInd ON
IUR for NRNC qua giao diện Iur hay không
Hsupa cap ind over Khai báo có cho phép hỗ trợ dịch vụ HSUPA
IurHsupaSuppInd ON
IUR for NRNC qua giao diện Iur hay không
b. Vendor Ericsson
Giá
Tham số Kí hiệu trị
Giải thích tham số
Hsdpa cap ind over IUR Khai báo có cho phép hỗ trợ dịch vụ HSDPA qua giao
IurHsdpaSuppInd ON
for NRNC diện Iur hay không
Hsupa cap ind over IUR Khai báo có cho phép hỗ trợ dịch vụ HSUPA qua giao
IurHsupaSuppInd ON
for NRNC diện Iur hay không
c. Vendor ZTE
Tham số Kí hiệu Giá trị Giải thích tham số
Khai tham số này bằng 4 thì RNC của ZTE mới thực
hiện trao đổi thông tin về địa chỉ của lớp truyền tải với
NRESPARA18 NRESPARA18 4
RNC của vendor khác trong quá trình chuyển giao qua
Iur
RNCFEATSWI Hỗ trợ chuyển giao cho dịch vụ HSDPA qua giao diện
RNCFEATSWITCH1 1
TCH1 Iur
RNCFEATSWI Hỗ trợ chuyển giao cho dịch vụ HSUPA qua giao diện
RNCFEATSWITCH2 1
TCH2 Iur
RNCFEATSWI
RNCFEATSWITCH4 1 Hỗ trợ chuyển giao qua Iur cho báo hiệu
TCH4
RNCFEATSWI
RNCFEATSWITCH15 1 Hỗ trợ chuyển giao qua Iur cho dịch vụ R99
TCH15
d. Vendor NSN
Tham số Kí hiệu Giá trị Giải thích tham số
Release version of NRncV Khai báo version hỗ trợ của RNC relation. Khi RNC nâng
Rel 7
Neighbouring RNC ersion cấp lên Rel mới cần thay đổi lại giá trị này
HSPAO HSPA over Hỗ trợ chuyển giao cho HSDPA, HSUPA qua giao diện
HSPA over Iur
verIur Iur disabled Iur

7.2.11. Tham số cân bằng tải và điều khiển chuyển giao giữa các tần số F1,
Fx trong mạng 3G
7.2.11.1. Vendor Huawei
7.2.11.1.1. Chiến lược khai báo
a. Chế độ idle mode
 Đối với khu vực full F1_F2: Việc khai báo phải đảm bảo F1 và F2 có vai
trò như nhau, UE sẽ camp on vào cell có EcNo tốt hơn trong 2 tần, đồng
thời không bao giờ lựa chọn lại cell sang tần số Fx của cell marco.
Hình: Chiến lược khai báo tham số trong idle
mode cho khu vực full F1_F2
 Đối với các khu vực còn lại: UE chỉ camp on vào tần số F1, không bao
giờ lựa chọn lại cell sang Fx (x>1) marco.

Hình: Chiến lược khai báo tham số trong idle


mode cho các khu vực còn lại
Giải thích:
Kí hiệu Ý nghĩa
Cho phép UE được lựa chọn lại cell theo chiều mũi tên
Cho phép UE được lựa chọn lại cell theo cả 2 chiều

Không cho phép UE lựa chọn lại cell theo chiều mũi tên

b. Chế độ active mode


 Chiến lược khai báo tham số cân bằng tải
Khu vực Chiến lược share tải R99 Chiến lược share tải HSDPA Ghi chú

+) Việc CBT tải giữa F1, F2 và


Fx thực hiện thông qua thuật toán
+) Dịch vụ R99 (thoại, cân bẳng tải theo số User HSDPA +) Việc CBT tải bằng thuật toán
data) ưu tiên thiết lập trên và LDR. chỉ áp dụng cho các cell cùng
F1, F2. +) Số User lệch giữa F1, F2 và sector hoặc cùng hướng phủ
Khu vực trong trường hợp cosite.
+) Không thực hiện các Fx sẽ được tinh chỉnh để đảm bảo
full
thuật toán CBT sau: DRD CBT giữa các cell thông qua tham +) Việc thực hiện CBT giữa F1
F1_F2 và F2 thông qua quá trình Cell
theo dịch vụ, DRD theo số DRD Ec/N0 threshold và
code, DRD theo DCH chiều Maximum HSDPA user reselection.
từ F1, F2 -> Fx. number (Đảm bảo Maximum
HSDPA user number ≥ 64 User)

+) Dịch vụ R99 (thoại, data) +) Thực hiện DRD theo dịch vụ


ưu tiên thiết lập trên F1. từ F1 -> Fx
+) Việc CBT tải giữa F1 và Fx Việc cân bằng tải R99, HSDPA
+) Thực hiện DRD theo dịch
Các khu được thực thông quá trình DRD chỉ áp dụng trong quá trình thiết
vụ từ F1 -> Fx đối với R99
vực theo dịch vụ và LDR. Có thể tinh lập RAB, không áp dụng trong
NRT.
còn lại quá trình thiết lập RRC do tỉ lệ
+) Không thực hiện DRD chỉnh giá trị DRD Ec/N0
thành công thấp.
theo code, DRD theo DCH threshold để CBT.
chiều từ F1 -> Fx.

 Chiến lược khai báo tham số điều khiển chuyển giao

Khu vực Tham số điều khiển chuyển giao


+) Tần F1, F2:
Đối với thoại: Ưu tiên đo đạc, chuyển giao về GSM.
Khu vực full F1_F2 Đối với data: Khai báo tham số cho phép UE giữ kết nối data lâu trên F1, F2 đến khi điều kiện vô
tuyến tồi mới chuyển về GSM.
+) Tần Fx: Cả thoại và data đều ưu tiên đo đạc chuyển giao về F1.
+) Tần F1:
Đối với thoại: Ưu tiên đo đạc, chuyển giao về GSM.
Các khu vực
Đối với data: Khai báo tham số cho phép UE giữ kết nối data lâu trên F1, đến khi điều kiện vô
còn lại
tuyến tồi mới chuyển về GSM.
+) Tần Fx: Cả thoại và data đều ưu tiên đo đạc chuyển giao về F1.

Lưu ý: Đối với khu vực full F1_F2 thì vùng biên của khu vực này với khu vực
khác sẽ bị lốm đốm F2. Do vậy đối với các cell F2 thuộc lớp trạm ngoài cùng
của vùng full F1_F2 sẽ khai báo bổ sung theo phụ lục 03 để tránh hiện tượng
bám cell và rớt cuộc gọi.
7.2.11.1.2. Tham số khai báo chi tiết cho khu vực lốm đốm tần số Fx (x>1)
7.2.11.1.2.1. Các tính năng cần sử dụng
a. Nhóm tính năng share tải
Nhóm tính năng Tên tính năng Mô tả ngắn gọn tính năng Giá trị

Cho phép thực hiện DRD đối với


WRFD-01061112 - HSDPA DRD ON
dịch vụ HSDPA
WRFD-020103 - Inter Frequency Load Cho phép thực hiện Inter
ON
Balance Frequency Load Handover
Cân bằng tải
WRFD-02040 - DRD Introduction
Package Cho phép hỗ trợ các tính năng
ON
WRFD-02040001 - Intra System DRD
Direct Retry
Nhóm tính năng Tên tính năng Mô tả ngắn gọn tính năng Giá trị

WRFD-02040004 - Traffic Steering Cho phép thực hiện DRD theo


ON
and Load Sharing During RAB Setup dịch vụ và DRD theo tải

b. Nhóm tính năng điều khiển chuyển giao


Nhóm tính năng Tên tính năng Mô tả ngắn gọn tính năng Giá trị

WRFD-020302 - Inter Frequency Hard Hỗ trợ tính năng Handover


ON
Handover Based on Coverage Interfrequency theo vùng phủ
WRFD-020303 - Inter-RAT Handover Hỗ trợ tính năng Handover
ON
Based on Coverage InterRAT theo vùng phủ
Tính năng chuyển giao WRFD-02030802 - PS Handover Hỗ trợ tính năng PS Handover từ
ON
Between UMTS and GPRS 3G sang 2G
Cho phép các UE đang dùng dịch
CM Permission Ind on HSDPA vụ HSDPA, HSPA+ khi tín hiệu
ON
CM Permission Ind on HSPA+ tồi thì chuyển thẳng về 2G, không
cần chuyển về R99 mới về 2G.
7.2.11.1.2.2. Khai báo trong idle mode
 UE chỉ camp on vào tần số F1, không bao giờ lựa chọn lại cell sang Fx.
a. Ngưỡng đo đạc relation
Ngưỡng đo F1 Fx Ghi chú

Đo đạc relation cùng tần EcNo ≤ -8 dB EcNo ≤ -4 dB


Đo đạc relation khác tần (áp dụng cho F1 không bao giờ đo đạc Fx, Fx và
EcNo ≤ -18 dB EcNo ≤ 0 dB
cell marco không có relation IBD) luôn luôn đo đạc F1
Cho phép tính tinh chỉnh ngưỡng
EcNo đo khác tần của các cell F1 có
Đo đạc relation khác tần (áp dụng cho
EcNo ≤ -10 dB EcNo ≤ 0 dB relation với IBD trong khoảng từ -6
các cell macro có relation IBD)
dB đến -14 dB. Giá trị tối ưu căn cứ
vào kết quả đo kiểm thực tế.
Tiêu chuẩn đo đạc và lựa chọn lại cell EcNo EcNo
Treselection 1s 1s
b. Khai báo hyst2sn và offset2sn
Phân loại Relation Hyst2sn Qoffset2sn Giải thích ý nghĩa
- Khi EcNo của F1 ≤ -24 dB, UE mới thực hiện
đo đạc Fx.
- Trong quá trình xếp hạng: Nếu EcNo trên Fx >
Relation cùng
F1Fx 2 dB 50 dB EcNo trên F1 + Hyst2sn (2 dB) + Qoffset2sn
trạm
(50 dB) trong 1s thì UE mới lựa chọn lại cell từ
F1 sang Fx. Giá trị đặt như trên đảm bảo F1
không bao giờ sang Fx.
- Khi EcNo của Fx ≤ 0 dB, UE sẽ thực hiện đo
đạc Fx  UE trên Fx luôn đo F1.
- Trong quá trình xếp hạng: Nếu EcNo trên F1 >
Relation cùng FxF1
2 dB -50 dB EcNo trên Fx + Hyst2sn (2 dB) + Qoffset2sn (-
trạm và khác trạm (x = 2 5)
50 dB) trong 1s thì UE sẽ lựa chọn lại cell từ Fx
sang F1. Giá trị đặt như trên đảm bảo Fx luôn đo
và luôn sang F1.
Relation cùng Fx_Fx Cùng LAC khai báo 0 dB; khác LAC khai báo 2
2 dB 0 dB/2 dB
trạm và khác trạm (x = 15) dB
7.2.11.1.2.3. Tham số trong active mode.
a. Khai báo dịch vụ hỗ trợ trên cell
 Các cell F1, Fx được khai báo hỗ trợ tất cả các dịch vụ thoại, data R99,
HSDPA, HSUPA.
Tần số MO AdministrativeState Ý nghĩa

Cell HSUPA state ACTIVATED


F1
F1, Fx hỗ trợ tất cả các dịch vụ
Fx
Cell HSDPA state ACTIVATED

b. Khai báo tham số share tải:


b.1. Chiến lược share tải
Việc share tải bằng thuật toán chỉ áp dụng cho các cell cùng sector hoặc cùng
hướng phủ trong trường hợp cosite.
 Đối với dịch vụ R99:
o Dịch vụ R99 (thoại, R99 RT) ưu tiên thiết lập trên F1.
o Dịch vụ R99 NRT: thực hiện DRD theo dịch vụ F1 -> Fx.
Ghi chú: Tính năng sử dụng Traffic Steering and Load Sharing During
RAB Setup.
 Đối với dịch vụ HSDPA:
o Việc CBT được thực hiện thông qua quá trình DRD theo dịch vụ và
LDR.
o Thực hiện tinh chỉnh CBT giữa tần F1 và Fx thông qua tham số
DRD Ec/N0 threshold.
Ghi chú: Tính năng sử dụng: HSDPA DRD, Inter Frequency Load
Balance, Traffic Steering and Load Sharing During RAB Setup.
b.2. Khai báo tham số chi tiết
b.2.1. Khai báo nhóm dịch vụ:
 Bước 1: Khai báo lại các nhóm dịch vụ.
Mục đích: Khai báo 3 nhóm service group, mỗi service group mang các
dịch vụ với độ ưu tiên khác nhau.
o Service Group 3: Thoại được ưu tiên, data không được ưu tiên.
o Service Group 2: Thoại và data ưu tiên như nhau.
o Service Group 1: Data được ưu tiên, thoại không được ưu tiên.
Sau đó khai báo các cells F1, Fx vào các nhóm dịch vụ trên.
Giá
Tham số
trị
Mục đích Lệnh
Service priority group
3 SPG3
Identity
Service priority of R99 RT Độ ưu tiên của dịch vụ thoại, giá trị 1 nghĩa là được ưu
1
service tiên
Service priority of R99 NRT Độ ưu tiên của dịch vụ PS R99, giá trị 7 nghĩa là không
7 ADD
service được ưu tiên
Service priority of HSDPA Độ ưu tiên của dịch vụ HSDPA, giá trị 7 nghĩa là không USPG
7
service được ưu tiên
Service priority of HSUPA Độ ưu tiên của dịch vụ HSUPA, giá trị 7 nghĩa là không
7
service được ưu tiên
Service priority of Other 1 Độ ưu tiên cho dịch vụ khác
Giá
Tham số
trị
Mục đích Lệnh
service
Service priority group
2 SPG2
Identity
Service priority of R99 RT Độ ưu tiên của dịch vụ thoại, giá trị 1 nghĩa là được ưu
1
service tiên
Service priority of R99 NRT Độ ưu tiên của dịch vụ PS R99, giá trị 1 nghĩa là được ưu
1
service tiên
Service priority of HSDPA Độ ưu tiên của dịch vụ HSDPA, giá trị 1 nghĩa là được
1
service ưu tiên
Service priority of HSUPA Độ ưu tiên của dịch vụ HSUPA, giá trị 1 nghĩa là được
1
service ưu tiên
Service priority of Other
1 Độ ưu tiên cho dịch vụ khác
service
Service priority group
1 SPG1
Identity
Service priority of R99 RT Độ ưu tiên của dịch vụ thoại, giá trị 2 nghĩa là không
2
service được ưu tiên
Service priority of R99 NRT Độ ưu tiên của dịch vụ PS R99, giá trị 1 nghĩa là được ưu
1
service tiên
Service priority of HSDPA Độ ưu tiên của dịch vụ HSDPA, giá trị 1 nghĩa là được
1
service ưu tiên
Service priority of HSUPA Độ ưu tiên của dịch vụ HSUPA, giá trị 1 nghĩa là được
1
service ưu tiên
Service priority of Other
1 Độ ưu tiên cho dịch vụ khác
service

Ghi chú: Giá trị Priority từ 0  7, 0 nghĩa là không ưu tiên dịch vụ, độ ưu tiên
giảm dần từ 1  7
 Bước 2: Add các cells vào service group.
Nhóm cell SPG Ghi chú
F1 không có Fx (x>1) SPG2 Thoại và data ưu tiên như nhau
F1 có Fx (x>1) SPG3 Thoại được ưu tiên, data không được ưu tiên
Fx (x>1) SPG1 Data được ưu tiên, thoại không được ưu tiên

b.2.2. Khai báo tham số share tải theo thuật toán DRD:
Lưu ý: Chỉ áp dụng khai báo này cho các cell thuộc SPG1 và SPG3.
 Thuật toán DRD (Direction Retry): Có chức năng share tải theo dịch vụ
và share tải theo TU của cell: Power nonHS, số User HSDPA, tài nguyên
code DL nonHS. Việc share tải được thực hiện trong quá trình thiết lập
RAB.
o Share tải theo dịch vụ: Khi đã khai báo 3 nhóm dịch vụ SPG1,
SPG2 và SPG3 như mục a.
 UE đứng trên F1 thực hiện cuộc gọi PS sẽ thực hiện Direct
Retry sang cell Fx và thiết lập dịch vụ trên Fx. Sau khi thực
hiện xong dịch vụ trên Fx, lại lựa chọn lại ngay về F1.
 Nếu UE thực hiện cuộc gọi thoại thì vẫn giữ nguyên trên F1.
o Share tải từ F1 Fx dựa trên tải của cell F1:
 Khi TU công suất nonHS, hoặc TU code nonHS, số User
HSDPA trên cell F1 vượt quá ngưỡng cấu hình, trong khi TU
các tài nguyên tương ứng trên cell Fx vẫn thấp hơn 1 ngưỡng,
đồng thời độ lệch: Tải cell Fx – tải cell F1 > một giá trị ∆. Thì
dịch vụ sẽ được chuyển sang thiết lập ở cell Fx.
 Các bước khai báo tham số:
o Bước 1: Khai báo bật thuật toán DRD trên mức RNC.
Chuyển Giá
Tham số Ý nghĩa Lệnh
mạch trị
Không bật thuật toán DRD lúc đang SET
DR_RRC_DRD_SWI
OFF khởi tạo kết nối RRC vì có thể gây UCORRMALGOS
TCH
CSSR tồi. WITCH
SET
Direct retry DR_RAB_SING_DR Thuật toán DRD sẽ chạy đối với các
ON UCORRMALGOS
switch D_SWITCH single RAB
WITCH
Thuật toán DRD sẽ không chạy đối với SET
DR_RAB_COMB_D
OFF Multi RAB, tránh để thoại nhẩy lên Fx UCORRMALGOS
RD_SWITCH
 gây rớt. WITCH
o Bước 2: Khai báo thuật toán DRD mức cell.
 Bộ tham số DRD trên tần Fx: Trên Fx không cần bật thuật
toán DRD. Data và thoại đã khởi tạo trên Fx thì vẫn giữ khởi
tạo trên Fx.
Tham số cho cell Fx Giá trị Ý nghĩa Lệnh Ghi chú
Max inter-RAT direct
2
retry number
Service differential Không bật thuật toán DRD theo dịch
OFF Khi không bật
drd switch vụ trên Fx
thuật toán DRD
Load balance DRD Không bật thuật toán DRD theo tải ADD
OFF trên Fx thì không
switch for DCH trên Fx cho dịch vụ R99 UCELLDRD
cần quan tâm đến
Load balance DRD Không bật thuật toán DRD theo tải
OFF các tham số khác
switch for HSDPA trên Fx cho dịch vụ HSDPA
Code balance DRD Không bật thuật toán DRD theo code
OFF
switch trên Fx
 Bộ tham số DRD trên tần F1: Trên tần F1 bật thuật toán
DRD theo cả 2 chế độ theo dịch vụ và theo tải HSDPA.
Tham số trên tần F1 Giá trị Ý nghĩa Lệnh

Max inter-RAT direct retry


2
number [times]
Service differential drd
ON Bật thuật toán share tải DRD theo dịch vụ trên cell F1
switch
Không bật thuật toán DRD theo tải trên cell F1 cho ADD
Load balance DRD switch dịch vụ R99: vì không có tham số tách riêng cho data UDRD
OFF
for DCH R99 và thoại lên nếu bật thoại có thể bị đẩy lên Fx (mức RNC)
trong quá trình thiết lập. or ADD
Load balance DRD switch Bật thuật toán DRD theo tải tên cell F1 cho dịch vụ UCELLDR
ON
for HSDPA HSDPA D (mức cell)
UserN Cân bằng tải dựa trên power DL hay số User, tham số
Load balance DRD choice
umber cấu hình đang để: share tải theo số User
Load balance DRD offset for Các ngưỡng cấu hình cho thuật toán DRD theo tải (để
10
DCH[%] mặc định)
Tham số trên tần F1 Giá trị Ý nghĩa Lệnh

Load balance DRD offset for


10
HSDPA[%]
Dl load balance DRD power
remain threshold for 35
DCH[%]
Dl load balance DRD power
remain threshold for 100
HSDPA[%]
Load balance DRD total
30
power protect threshold[%]
Code balance drd switch OFF
Delta code occupied rate[%] 7
Minimum SF threshold for
SF8
code balance drd
Code occupied rate threshold
13
for code balance drd[%]
o Bước 3: Khai báo cặp cell thực hiện thuật toán DRD.
 Việc khai báo DRD chỉ áp dụng cho cell F1 và các cell Fx cùng trạm, cùng
hướng và chỉ khai báo DRD theo chiều từ F1  Fx. Tuyệt đối không khai
theo chiều từ Fx  F1. Tham số khai báo cụ thể như sau:
Cell Fx (Relation Drd
Blind
cùng trạm, cùng Ec/N0
Cell F1 HO Ghi chú Lệnh
hướng threshold
Flag
với F1) [dB]
Relation Fx không cùng trạm và ADD
A B TRUE -12 khác hướng với F1 thì để UINTERFREQN
BlindHOFlag là FALSE. CELL
Ghi chú:
 UE bình thường ở trên F1 sẽ không đo đạc Fx, nên không có thông tin về
RSCP, EcNo của Fx. Do đó việc bật cờ BlindHOFlag = TRUE, sẽ cho
phép UE từ F1  Fx mà không cần đo đạc.
 Giá trị: DRD Ec/N0 threshold[dB] sẽ quyết định những UE nào ở trên
F1 được phép DRD sang Fx, giá trị -12 dB có nghĩa là khi EcNo của UE
đo được của cell F1 > - 12 dB thì dịch vụ PS trên F1 mới DRD sang Fx.
Nếu EcNo nhỏ hơn ngưỡng trên thì cuộc gọi PS vẫn ở trên F1.
 Việc CBT giữa F1 và Fx có thể thực hiện được thông qua việc điều chỉnh
ngưỡng DRD Ec/N0 threshold. Nếu muốn tải data trên Fx nhiều thì giảm
DRD Ec/N0 threshold, nếu muốn giảm tải data trên Fx tăng ngưỡng
DRD Ec/N0 threshold. Tuy nhiên, không nên giảm giá trị DRD Ec/N0
threshold quá sâu gây quá trình thiết lập trên Fx sẽ bị tồi.
c.Khai báo tham số share tải theo thuật toán LDR (Load Reshuffling):
Thuật toán này được thực hiện khi cell F1rơi vào tình trạng nghẽn (“basic
congestion state”), RNC sẽ chọn ra các user để thực hiện các hành động LDR
như: Load-based inter-frequency handover, Code reshuffling, BE service rate
reduction, AMR rate reduction, Inter-RAT load-based handover nhằm giảm tải
cho cell đó. Đây là thuật toán CBT sau khi UE đã cấp RAB thành công (UE
đang sử dụng dịch vụ).
 Bước 1: Active thuật toán điều kiển LDR theo mức cell.
Uplink UU LDR Downlink UU Code LDR
RNC ID Cell Name Cell ID
Algorithm LDR Algorithm Algorithm

X F1, Fx ON ON ON
 Bước 2: Khai báo TU đến ngưỡng nào thì bắt đầu thực hiện các hành
động LDR, đây chính là các ngưỡng “basic congestion state”.
Cell F1,
Tham số Ý nghĩa
Fx
UL LDR trigger Khi tải User đường lên vượt ngưỡng 55%, thuật toán CBT tải UL sẽ được
55
threshold khởi tạo (Tải User = User sử dụng/license UE max hỗ trợ)
UL LDR release Khi tải User đường lên < ngưỡng 45%, thuật toán CBT tải UL sẽ được dừng
45
threshold lại.
DL LDR trigger Khi tải DL power nonHS đường xuống vượt ngưỡng 70%, thuật toán CBT tải
70
threshold DL sẽ được khởi tạo.
DL LDR release Khi tải DL power nonHS đường xuống < ngưỡng 60%, thuật toán CBT tải
60
threshold DL sẽ được dừng lại.
 Bước 3: Khai báo cho phép Blind HO từ F1 Fx (Không khai báo chiều
ngược lại Fx -> F1).
Neighboring Blind Blind handover Drd Ec/N0
Cell Name Ghi chú
cell Name handover flag condition[dBm] threshold[dB]
Áp dụng cho các
F1 Fx(x>1) TRUE -92 -12 relation cùng
trạm, cùng hướng
 Bước 4: Các hành động cần thực hiện để CBT.
Ghi
Cell Fx (x>1) F1 Giải thích
chú
Fx: Giảm tốc độ của BE, F1: Thực hiện blind HO
DL LDR first sang Fx, lưu ý: Cấu hình tham số số User thoại cho
BERateRed InterFreqLDHO
action phép Blind HO = 0 để thoại không Blind HO sang
Fx Đường
DL LDR Dịch chuyển cây mã để tạo ra mã trống nhằm tối ưu DL
CodeAdj CodeAdj
second action code đường xuống
DL LDR third
NoAct BERateRed Fx: Không tác động thêm, F1: Giảm tốc độ BE
action
Fx: Giảm tốc độ của BE, F1: thực hiện blind HO
UL LDR first sang Fx, lưu ý: Cấu hình tham số số User thoại cho
BERateRed InterFreqLDHO
action phép Blind HO = 0 để thoại không Blind Ho sang
Fx Đường
UL LDR UL
NoAct BERateRed F1: Giảm tốc độ
second action
UL LDR third
NoAct NoAct Không tác động gì thêm
action
7.2.11.1.2.4. Khai báo tham số đo đạc, chuyển giao
a. Quan điểm khai báo bộ tham số chuyển giao.
 Tần F1:
o Đối với thoại: Ưu tiên đo đạc, chuyển giao về GSM
o Đối với data: Khai báo tham số cho phép UE giữ kết nối data lâu
trên F1, đến khi điều kiện vô tuyến tồi mới chuyển về GSM.
 Tần Fx: Cả thoại và data đều ưu tiên đo đạc chuyển giao về F1.
b. Tham số khai báo chi tiết.
 Bước 1: Khai báo tham số “kiểu HO”. Giá trị này yêu cầu khai báo mức
cell cho toàn bộ các cell F1, Fx.
M
Nh
ức
óm Giá trị cấu Đơ
Giá trị cấu kh Ý nghĩa tham số cấu
th Tham số hình trên Fx Dải giá trị n
hình trên F1 ai hình
am (x>1) vị

số
o
Inter-freq INTERRAT, Cell F1: Ưu tiên đo đạc
and Inter- INTERFREQ, Ce và chuyển giao về GSM.
INTERRAT INTERFREQ
RAT coexist SIMINTERFRE ll Cell Fx: Ưu tiên đo đạc
switch QRAT chuyển giao về cell F1.
Chọn ngưỡng 2d/2f để
COEXIST_ME đo đạc trước khi thực
InterFreq and
H AS_THD_CHO hiện Handover:
InterRat COEXIST_ COEXIST_
O ICE_INTERFR F1: 2D/2F chọn theo
coexist MEAS_THD MEAS_THD Ce
typ EQ, COEXIST_ ngưỡng của InterRAT để
measure _CHOICE_ _CHOICE_I ll
e MEAS_THD_C đo đạc.
threshold INTERRAT NTERFREQ
HOICE_ Fx: 2D/2F chọn theo
choice
INTERRAT ngưỡng của Interfre để đo
đạc.
Inter-RAT Bật tham số cho phép
Ce
CS handover ON ON OFF, ON chuyển giao về 2G cho
ll
switch CS
Inter-RAT Bật tham số cho phép
Ce
PS handover ON ON OFF, ON chuyển giao về 2G cho
ll
switch PS
 Bước 2: Khai báo tham số 2D/2F và ngưỡng Handover
o Khai báo tham số 2D/2F, ngưỡng HO InterRAT: Thực hiện
khai báo cho cả F1, Fx:
Nhóm Giá trị cấu Mức
Đơn
tham Tham số hình khai Ý nghĩa tham số cấu hình
vị
số F1, Fx báo
2D Tăng thêm độ trễ về mặt cường độ hoặc
4 dB Cell
hysteresis[0.5dB] chất lượng tín hiệu để báo cáo event 2d
2D event trigger Độ trễ về mặt thời gian để báo cáo event
D320 ms Cell
delay time[ms] 2d
Inter-RAT CS Thủ phủ: -14
measure start Ec/No Khu vực còn lại: dB Cell
THD[dB] -13
Inter-RAT R99 PS Thủ phủ: -17
measure start Ec/No Khu vực còn lại: dB Cell
THD[dB] -15
Đối với mỗi dịch vụ: Khi EcNo hoặc
Event Inter-RAT H Thủ phủ: -17
RSCP của best cell trong active set tồi hơn
2d measure start Ec/No Khu vực còn lại: dB Cell
ngưỡng cấu hình bởi các tham số này - 2D
THD[dB] -15
hysteresis/2 trong khoảng thời gian cấu
Inter-RAT CS Thủ phủ: -104
hình bởi tham số 2D event trigger delay
measure start RSCP Khu vực còn lại: dBm Cell
time thì UE sẽ gửi về mạng event 2d để
THD[dBm] -103
xin chuyển sang chế độ compressed mode.
Inter-RAT R99 PS Thủ phủ: -113
measure start RSCP Khu vực còn lại: dBm Cell
THD[dBm] -109
Inter-RAT H Thủ phủ: -113
measure start RSCP Khu vực còn lại: dBm Cell
THD[dBm] -109
Nhóm Giá trị cấu Mức
Đơn
tham Tham số hình khai Ý nghĩa tham số cấu hình
vị
số F1, Fx báo
Tăng thêm độ trễ về mặt cường độ hoặc
2F hysteresis[0.5dB] 4 dB Cell
chất lượng tín hiệu để báo cáo event 2f
2F event trigger Độ trễ về mặt thời gian để báo cáo event
D1280 ms Cell
delay time[ms] 2f
Inter-RAT CS Thủ phủ: -13
measure stop Ec/No Khu vực còn lại: dB Cell
THD[dB] -12
Inter-RAT R99 PS Thủ phủ: -16
measure stop Ec/No Khu vực còn lại: dB Cell
THD[dB] -14 Khi UE đang ở trong chế độ compressed
Event Inter-RAT H Thủ phủ: -16 mode, nếu EcNo/RSCP của best cell trong
2f measure stop Ec/No Khu vực còn lại: dB Cell active set tốt hơn ngưỡng cấu hình bởi các
THD[dB] -14 tham số này + 2F hysteresis/2 trong
Inter-RAT CS Thủ phủ: -102 khoảng thời gian cấu hình bởi tham số 2F
measure stop RSCP Khu vực còn lại: dbm Cell event trigger delay time thì UE sẽ gửi về
THD[dBm] -101 mạng event 2f để xin thoát khỏi chế độ đo
Inter-RAT R99 PS Thủ phủ: -111 đạc compressed mode.
measure stop RSCP Khu vực còn lại: dbm Cell
THD[dBm] -107
Inter-RAT H Thủ phủ: -111
measure stop RSCP Khu vực còn lại: dbm Cell
THD[dBm] -107
Sử dụng chế độ báo cáo định kì
(Periodical reporting) để kích thoạt
chuyển giao từ 3G --> 2G. Cụ thể:
Nếu sử dụng chế độ Event report: Khi các
điều kiện của event 3a thỏa mãn (bao gồm
cả điều kiện của cell nguồn và cell đích),
UE sẽ gửi báo cáo event 3a về mạng chỉ 1
lần và chờ RNC gửi bản tin HO command
xuống. Nếu việc chuyển giao không thành
Inter-RAT report Periodical công và event 3a không được gửi lại thì
Cell
mode reporting cuộc gọi có thể bị rớt.
Nếu sử dụng chế độ báo cáo theo
Periodical reporting, UE sẽ liên tục báo
cáo về mạng (cấu hình hiện tại là 1s/lần)
kết quả đo đạc relation GSM, RNC sau đó
sẽ so sánh và ra quyết định chuyển giao
=> chế độ báo cáo này tăng xác xuất UE
Điều chuyển giao về 2G thành công và cải thiện
kiện CS CDR hơn so với chế độ báo cáo theo
chuyể Event.
n giao Yêu cầu UE phải đo đạc và xác định rõ
BSIC của cell 2G trước khi gửi bản tin
BSIC verify switch Verify mode Cell mesurement report về mạng --> đảm bảo
tính chính xác khi qua quyết định chuyển
giao.
Inter-RAT
0 dB cell
Hysteresis
Time to Trigger
Handover to 0 ms cell Khi RSSI của cell 2G > -90dBm + Inter-
Verified GSM Cell RAT Hysteresis/2 trong khoảng thời gian
Inter-RAT CS cấu hình bởi tham số Time to Trigger
20 (giá trị thực -
handover decision dBm Cell Handover to Verified GSM Cell, RNC sẽ
90dBm)
THD[dBm] ra quyết định cho phép UE chuyển giao về
Inter-RAT R99 PS 2G.
20 (giá trị thực -
handover decision dBm Cell
90dBm)
THD[dBm]
Inter-RAT H 20 (giá trị thực - dBm Cell
Nhóm Giá trị cấu Mức
Đơn
tham Tham số hình khai Ý nghĩa tham số cấu hình
vị
số F1, Fx báo
handover decision 90dBm)
THD[dBm]
o Khai báo tham số 2D/2F, ngưỡng HO InterFrequency: Thực
hiện khai báo cho Cell Fx:
Nhó
m Giá trị
Mức khai
tha Tham số cấu hình Đơn vị Ý nghĩa tham số cấu hình
báo
m Fx (x > 1)
số
Tăng thêm độ trễ về mặt cường độ hoặc
2D hysteresis[0.5dB] 4 dB Cell
chất lượng tín hiệu để báo cáo event 2d
2D event trigger Độ trễ về mặt thời gian để báo cáo event
D320 ms Cell
delay time[ms] 2d
Inter-freq CS
measure start Ec/No -12 dB Cell
THD[dB]
Inter-freq R99 PS
measure start Ec/No -15 dB Cell
Eve THD[dB] Đối với mỗi dịch vụ: Khi EcNo hoặc
nt Inter-freq H measure RSCP của best cell trong active set tồi
2d start Ec/No -15 dB Cell hơn ngưỡng cấu hình bởi các tham số
THD[dB] này - 2D hysteresis/2 trong khoảng thời
Inter-freq CS gian cấu hình bởi tham số 2D event
measure start RSCP -89 dBm Cell trigger delay time thì UE sẽ gửi về mạng
THD[dBm] event 2d để xin chuyển sang chế độ
Inter-freq R99 PS compressed mode.
measure start RSCP -98 dBm Cell
THD[dBm]
Inter-freq H measure
start RSCP -98 dBm Cell
THD[dBm]
Tăng thêm độ trễ về mặt cường độ hoặc
2F hysteresis[0.5dB] 4 dB Cell
chất lượng tín hiệu để báo cáo event 2f
2F event trigger Độ trễ về mặt thời gian để báo cáo event
D1280 ms Cell
delay time[ms] 2f
Inter-freq CS
measure stop Ec/No -11 dB Cell
THD[dB]
Inter-freq R99 PS
measure stop Ec/No -14 dB Cell
THD[dB] Khi UE đang ở trong chế độ compressed
Eve Inter-freq H measure mode, nếu EcNo/RSCP của best cell
nt 2f stop Ec/No -14 dB Cell trong active set tốt hơn ngưỡng cấu hình
THD[dB] bởi các tham số này + 2F hysteresis/2
Inter-freq CS trong khoảng thời gian cấu hình bởi
measure stop RSCP -87 dBm Cell tham số 2F event trigger delay time thì
THD[dBm] UE sẽ gửi về mạng event 2f để xin thoát
Inter-freq R99 PS khỏi chế độ đo đạc compressed mode.
measure stop RSCP -96 dBm Cell
THD[dBm]
Inter-freq H measure
stop RSCP -96 dBm Cell
THD[dBm]
Nhó
m Giá trị
Mức khai
tha Tham số cấu hình Đơn vị Ý nghĩa tham số cấu hình
báo
m Fx (x > 1)
số
Sử dụng chế độ báo cáo định kì
(Periodical reporting) để kích thoạt
chuyển giao từ Fx --> F1. Cụ thể:
Nếu sử dụng chế độ Event report: Khi
các điều kiện của event 2B thỏa mãn
(bao gồm cả điều kiện của cell nguồn và
cell đích), UE sẽ gửi báo cáo event 2B
về mạng chỉ 1 lần và chờ RNC gửi bản
PERIODI
Inter-frequency tin HO command xuống.
CAL_REP Cell
measure report mode Nếu sử dụng chế độ báo cáo theo
ORTING
Periodical reporting, UE sẽ liên tục báo
cáo về mạng (cấu hình hiện tại là
0.5s/lần) kết quả đo đạc relation Inter,
RNC sau đó sẽ so sánh và ra quyết định
chuyển giao => chế độ báo cáo này tăng
xác xuất UE chuyển giao về F1 thành
công và cải thiện CS CDR hơn so với
chế độ báo cáo theo Event.
Điề Inter-frequency
u Chu kỳ report bản tin MRR lên RNC sau
measure periodical D500 ms Cell
kiện rpt period[ms]
khi UE vào Compress Mode.
chu
Inter-freq CS target
yển frequency trigger -12 dB Cell
giao Ec/No THD[dB]
Inter-freq H target
frequency trigger -12 dB Cell
Ec/No THD[dB]
Inter-freq R99 PS
target frequency
-12 dB Cell
trigger Ec/No Khi RSCP &EcNo của F1 thỏa mãn
THD[dB] đồng thời 2 điều kiện: RSCP > -100,
Inter-freq CS target EcNo > -12 thì UE thực hiện Handover
frequency trigger -100 dBm Cell từ Fx về F1.
RSCP THD[dBm]
Inter-freq H target
frequency trigger -100 dBm Cell
RSCP THD[dBm]
Inter-freq R99 PS
target frequency
-100 dBm Cell
trigger RSCP
THD[dBm]

7.2.11.1.3. Tham số khai báo chi tiết cho khu vực full F1, F2 và lốm đốm tần
số Fx (x>2)
7.2.11.1.3.1. Các tính năng cần sử dụng
a. Nhóm tính năng share tải
Nhóm tính năng Tên tính năng Mô tả ngắn gọn tính năng Giá trị
Cho phép thực hiện DRD đối với dịch vụ
WRFD-01061112 - HSDPA DRD ON
HSDPA
WRFD-020103 - Inter Frequency Cho phép thực hiện Inter Frequency
ON
Cân bằng tải Load Balance Load Handover
WRFD-02040 - DRD Introduction
Package Cho phép hỗ trợ các tính năng DRD ON
WRFD-02040001 - Intra System
Direct Retry

WRFD-02040004 - Traffic Steering Cho phép thực hiện DRD theo dịch vụ và
ON
and Load Sharing During RAB Setup DRD theo tải

b. Nhóm tính năng điều khiển chuyển giao


Nhóm tính năng Tên tính năng Mô tả ngắn gọn tính năng Giá trị
WRFD-020302 - Inter Frequency Hỗ trợ tính năng Handover
ON
Hard Handover Based on Coverage Interfrequency theo vùng phủ
WRFD-020303 - Inter-RAT Handover Hỗ trợ tính năng Handover InterRAT
ON
Based on Coverage theo vùng phủ
Tính năng WRFD-02030802 - PS Handover Hỗ trợ tính năng PS Handover từ 3G
chuyển giao ON
Between UMTS and GPRS sang 2G
Cho phép các UE đang dùng dịch vụ
CM Permission Ind on HSDPA HSDPA, HSPA+ khi tín hiệu tồi thì
ON
CM Permission Ind on HSPA+ chuyển thẳng về 2G, không cần chuyển
về R99 mới về 2G.
7.2.11.1.3.2. Khai báo trong idle mode
 F1 và F2 có vai trò như nhau, khai báo tham số lựa chọn lại cell giống
nhau, UE sẽ camp on vào cell có EcNo tốt hơn trong 2 tần, đồng thời
không bao giờ lựa chọn lại cell sang Fx.
a. Ngưỡng đo đạc relation
Fx
Ngưỡng đo F1 F2 Ghi chú
(x>2)
EcNo
Ngưỡng đo đạc relation cùng
Đo đạc relation cùng tần EcNo ≤ -8 dB EcNo ≤ -8 dB ≤ -4
tần
dB
EcNo
Ngưỡng đo đạc relation khác
Đo đạc relation khác tần EcNo ≤ -8 dB EcNo ≤ -8 dB ≤0
tần
dB
Tiêu chuẩn đo đạc và lựa
Tiêu chuẩn đo đạc và lựa chọn lại cell EcNo EcNo EcNo
chọn lại cell theo EcNo
Treselection 1s 1s 1s
b. Khai báo hyst2sn và offset2sn
hyst2s qoffset2
Phân loại Relation Ghi chú
n sn
Relation cùng và khác trạm F1 F2 2 dB 0/2 dB
Cùng LAC khai báo 0 dB;
Relation cùng và khác trạm F2  F1 2 dB 0/2 dB
khác LAC khai báo 2 dB
Relation cùng và khác trạm Fx_Fx 2 dB 0/2 dB
Relation cùng trạm và khác Fx_F1
2 dB -50 dB Đảm bảo Fx luôn chuyển sang F1
trạm (x>2)
F1_Fx Đảm bảo F1 không bao giờ chuyển sang Fx
Relation cùng trạm 2 dB 50 dB
(x>2) trong idle
Relation cùng trạm và khác Fx_F2
2 dB -50 dB Đảm bảo Fx luôn chuyển sang F2
trạm (x>2)
F2_Fx Đảm bảo F2 không bao giờ chuyển sang Fx
Relation cùng trạm 2 dB 50 dB
(x>2) trong idle
7.2.11.1.3.3. Tham số trong active mode.
a. Khai báo dịch vụ hỗ trợ trên cell
 Các cell F1, F2, Fx được khai báo hỗ trợ tất cả các dịch vụ thoại, data
R99, HSDPA, HSUPA.
Tần số MO AdministrativeState Ý nghĩa

Cell HSUPA state ACTIVATED


F1, F2 F1, F2, Fx hỗ trợ tất cả các dịch
Fx Cell HSDPA state ACTIVATED vụ

b. Khai báo tham số share tải:


b.1. Chiến lược share tải
Việc share tải bằng thuật toán chỉ áp dụng cho các cell cùng sector hoặc cùng
hướng phủ trong trường hợp cosite.
 Đối với dịch vụ R99.
o Dịch vụ R99 (thoại, data) ưu tiên thiết lập trên F1, F2.
 Đối với dịch vụ HSDPA:
o Dịch vụ HSDPA cho phép thiết lập trên F1, F2. Thực hiện CBT
theo số User HSDPA giữa tần F1, F2 và Fx theo thuật toán DRD
Load Balance và LDR.
o Thực hiện CBT thông qua tinh chỉnh tham số DRD Ec/N0
Threshold và MaxHsdpaUserNum.
b.2. Khai báo tham số chi tiết
b.2.1. Khai báo tham số share tải theo thuật toán DRD:
Lưu ý: Đối với vùng Full F1_F2 thì việc CBT từ F1, F2  Fx theo thuật toán
DRD theo số User HSDPA, không sử dụng DRD theo dịch vụ.
 Thuật toán CBT theo số User HSDPA: Khi User HSDPA thiết lập ở tần
F1, F2 nếu điều kiện:
o Số User HSDPA còn lại của Fx -Số User HSDPA còn lại của F1
(or F2) > ∆ thì thực hiện đẩy User HSDPA từ F1, F2  Fx.
 Các bước khai báo tham số:
o Bước 1: Khai báo bật thuật toán DRD trên mức RNC.
Chuyển Giá
Tham số Ý nghĩa Lệnh
mạch trị
Không bật thuật toán DRD lúc đang SET
DR_RRC_DRD_SWI
OFF khởi tạo kết nối RRC vì có thể gây UCORRMALGOS
TCH
CSSR tồi. WITCH
Direct SET
DR_RAB_SING_DR Thuật toán DRD sẽ chạy đối với các
retry ON UCORRMALGOS
D_SWITCH single RAB
switch WITCH
Thuật toán DRD sẽ không chạy đối với SET
DR_RAB_COMB_DR
OFF Multi RAB, tránh để thoại nhẩy lên Fx UCORRMALGOS
D_SWITCH
 gây rớt. WITCH
o Bước 2: Khai báo thuật toán DRD mức cell.
 Bộ tham số trên tần Fx: Trên Fx không cần bật thuật toán
DRD. Data và thoại đã khởi tạo trên Fx thì vẫn giữ khởi tạo
trên Fx.
Tham số cho cell Fx Giá trị Ý nghĩa Lệnh Ghi chú
Tham số cho cell Fx Giá trị Ý nghĩa Lệnh Ghi chú

Max inter-RAT direct


2
retry number
Service differential Không bật thuật toán DRD theo dịch
OFF Khi không bật
drd switch vụ trên Fx
thuật toán DRD
Load balance DRD Không bật thuật toán DRD theo tải ADD
OFF trên Fx thì không
switch for DCH trên Fx cho dịch vụ R99 UCELLDRD
cần quan tâm đến
Load balance DRD Không bật thuật toán DRD theo tải
OFF các tham số khác
switch for HSDPA trên Fx cho dịch vụ HSDPA
Code balance DRD Không bật thuật toán DRD theo code
OFF
switch trên Fx
 Bộ tham số DRD trên tần F1, F2: Trên tần F1, F2 bật thuật toán DRD theo
tải HSDPA, không bật thuật toán DRD theo dịch vụ.
Giá Lện
Tham số trên tần F1 Ý nghĩa
trị h
Max inter-RAT direct
2
retry number[times]
Service differential drd
OFF Tắt thuật toán share tải DRD theo dịch vụ trên cell F1, F2
switch
Không bật thuật toán DRD theo tải trên cell F1 cho dịch vụ R99: vì
Load balance DRD
OFF không có tham số tách riêng cho data R99 và thoại lên nếu bật thoại
switch for DCH
có thể bị đẩy lên Fx trong quá trình thiết lập.
Load balance DRD
ON Bật thuật toán DRD theo tải tên cell F1, F2 cho dịch vụ HSDPA
switch for HSDPA
User AD
Load balance DRD Cân bằng tải dựa trên power DL hay số User, tham số cấu hình đang
Num D
choice để: share tải theo số User
ber UD
Load balance DRD RD
10
offset for DCH[%] (mứ
Load balance DRD c
10
offset for HSDPA[%] RNC
Dl load balance DRD ) or
power remain threshold 35 AD
for DCH[%] D
Dl load balance DRD UCE
power remain threshold 100 LLD
for HSDPA[%] RD
Load balance DRD (mứ
Các ngưỡng cấu hình cho thuật toán DRD theo tải (để mặc định) c
total power protect 30
threshold[%] cell)
Code balance drd
OFF
switch
Delta code occupied
7
rate[%]
Minimum SF threshold
SF8
for code balance drd
Code occupied rate
threshold for code 13
balance drd[%]
o Bước 3: Khai báo cặp cell thực hiện thuật toán DRD.
 Việc khai báo DRD chỉ áp dụng cho cell F1, F2 và các cell Fx cùng trạm,
cùng hướng và chỉ khai báo DRD theo chiều từ F1, F2 Fx. Tuyệt đối không
khai theo chiều từ Fx  F1, F2. Tham số khai báo cụ thể như sau:
Cell Fx Drd
Cell F1, F2 (Relation Blind HO Flag Ec/N0 Ghi chú Lệnh
cùng trạm, cùng threshold
hướng [dB]
với F1, F2)
Relation Fx không
cùng trạm và khác ADD
A B TRUE -12 hướng với F1 thì để UINTERFREQN
BlindHOFlag là CELL
FALSE.
Ghi chú:
 UE bình thường ở trên F1, F2 sẽ không đo đạc Fx, nên không có thông tin
về RSCP, EcNo của Fx. Do đó việc bật cờ BlindHOFlag = TRUE, sẽ cho
phép UE từ F1, F2 Fx mà không cần đo đạc.
 Giá trị: DRD Ec/N0 threshold[dB] sẽ quyết định những UE nào ở trên
F1, F2 được phép DRD sang Fx, giá trị -12 dB có nghĩa là khi EcNo của
UE đo được của cell F1, F2 > - 12 dB thì dịch vụ PS trên F1, F2 mới
DRD sang Fx. Nếu EcNo nhỏ hơn ngưỡng trên thì cuộc gọi PS vẫn ở trên
F1, F2.
 Việc CBT giữa F1, F2 và Fx có thể thực hiện được thông qua việc điều
chỉnh ngưỡng DRD Ec/N0 Threshold. Nếu muốn tải data trên Fx nhiều
thì giảm DRD Ec/N0 threshold, nếu muốn giảm tải data trên Fx tăng
ngưỡng DRD Ec/N0 threshold. Tuy nhiên, không nên giảm giá trị DRD
Ec/N0 threshold quá sâu gây quá trình thiết lập trên Fx sẽ bị tồi.
o Bước 4: Thực hiện thay đổi tham số MaxHsdpaUserNum để CBT
từ F1, F2  Fx.
Tham số F1 F2 Fx (x>2) Ghi chú

Có thể tinh chỉnh tham số MaxHsdpaUserNum


MaxHsdpaUserNum 64 64 96
của F1, F2 từ 64  96 để thực hiện CBT
 Biểu thức CBT:
[MaxHsdpaUserNum – Số User HSDPA hiện tại] fx – [MaxHsdpaUserNum – Số
User HSDPA hiện tại]f1or f2 > LdbDRDOffsetHSDPA
Trong đó:
 MaxHsdpaUserNum: Số User HSDPA tối đa sử dụng đồng thời của 1
cells.
 LdbDRDOffsetHSDPA: Chênh lệch tải giữa Target cell và Serving Cell.
LdbDRDOffsetHSDPA: Thay đổi từ 10% (giá trị mặc định) về 0%.
o Khi đó biểu thức CBT là:
MaxHsdpaUserNum – Số User HSDPA hiện tại)fx > (MaxHsdpaUserNum – Số
User HSDPA hiện tại)f1or f2
Đặt K = (MaxHsdpaUserNum)Fx /(MaxHsdpaUserNum)F1. Có thể điều chỉnh
giá trị K=1; 1.5; 2 để CBT giữa F1, F2 với Fx
Tuy nhiên, khi thay đổi số user MaxHsdpaUserNum của F1, F2 đảm bảo không
được nhỏ hơn 64 User.
b.2.2. Khai báo tham số share tải theo thuật toán LDR (Load Reshuffling):
Thuật toán này được thực hiện khi cell F1, F2 rơi vào tình trạng nghẽn
(basic congestion state), RNC sẽ chọn ra các User để thực hiện các hành động
LDR như: Load-based inter-frequency handover, Code reshuffling, BE service
rate reduction, AMR rate reduction, Inter-RAT load-based handover nhằm giảm
tải cho cell đó. Đây là thuật toán CBT sau khi UE đã cấp RAB thành công (UE
đang sử dụng dịch vụ).
 Bước 1: Active thuật toán điều kiển LDRtheo mức cell.
Uplink UU LDR Downlink UU Code LDR
RNC ID Cell Name Cell ID
Algorithm LDR Algorithm Algorithm
X F1, F2, Fx ON ON ON

 Bước 2: Khai báo TU đến ngưỡng nào thì bắt đầu thực hiện các hành
động LDR, đây chính là các ngưỡng basic congestion state.
Cell
Tham số Ý nghĩa
F1,F2, Fx
UL LDR trigger Khi tải User đường lên vượt ngưỡng 55%, thuật toán CBT tải UL sẽ được
55
threshold khởi tạo (Tải User = User sử dụng/license UE max hỗ trợ)
UL LDR release Khi tải User đường lên < ngưỡng 45%, thuật toán CBT tải UL sẽ được
45
threshold dừng lại.
DL LDR trigger Khi tải DL power nonHS đường xuống vượt ngưỡng 70%, thuật toán CBT
70
threshold tải DL sẽ được khởi tạo.
DL LDR release Khi tải DL power nonHS đường xuống < ngưỡng 60%, thuật toán CBT tải
60
threshold DL sẽ được dừng lại.
 Bước 3: Khai báo cho phép Blind HO từ F1, F2Fx.(Không thực hiện
khai Blind HO chiều ngược lại Fx  F1, F2).
Neighboring Blind Blind handover Drd Ec/N0
Cell Name Ghi chú
cell Name handover flag condition[dBm] threshold[dB]
Áp dụng cho các
F1, F2 Fx(x>2) TRUE -92 -12 relation cùng
trạm, cùng hướng
 Bước 4: Các hành động cần thực hiện để CBT.
Ghi
Cell Fx (x>2) F1, F2 Giải thích
chú
DL LDR Fx: giảm tốc độ của BE. F1, F2: Thực hiện blind HO
first BERateRed InterFreqLDHO sang Fx, lưu ý: cấu hình tham số số User thoại cho phép
action Blind HO = 0 để thoại không Blind HO sang Fx
DL LDR
Dịch chuyển cây mã để tạo ra mã trống nhằm tối ưu code Đường
second CodeAdj CodeAdj
đường xuống DL
action
DL LDR
third NoAct BERateRed Fx: Không tác động thêm. F1, F2: Giảm tốc độ BE
action
UL LDR Fx: Giảm tốc độ của BE. F1, F2: Thực hiện Blind HO
first BERateRed InterFreqLDHO sang Fx, lưu ý: Cấu hình tham số số User thoại cho phép
action Blind HO = 0 để thoại không Blind HO sang Fx
UL LDR
Đường
second NoAct BERateRed F1, F2: Giảm tốc độ
UL
action
UL LDR
third NoAct NoAct Không tác động gì thêm
action
c. Khai báo tham số đo đạc, chuyển giao
c.1. Quan điểm khai báo bộ tham số chuyển giao.
 Tần F1, F2:
o Đối với thoại: Ưu tiên đo đạc, chuyển giao về GSM.
o Đối với data: Khai báo tham số cho phép UE giữ kết nối data lâu
trên F1, F2, đến khi điều kiện vô tuyến tồi mới chuyển về GSM.
 Tần Fx: Cả thoại và data đều ưu tiên đo đạc chuyển giao về F1 or F2.
c.2. Tham số khai báo chi tiết.
 Bước 1: Khai báo tham số “kiểu HO”. Giá trị này yêu cầu khai báo mức
cell cho toàn bộ các cell F1, F2 và Fx.
Nhó
Giá trị
m Giá trị cấu Đơ Mức
cấu hình Ý nghĩa tham số cấu
tha Tham số hình trên Dải giá trị n khai
trên F1, hình
m Fx (x>2) vị báo
F2
số
Cell F1, F2: Ưu tiên đo
Interfreq
INTERRAT, đạc và chuyển giao về
and
INTERRA INTERFRE INTERFREQ, GSM.
InterRAT Cell
T Q SIMINTERFREQR Cell Fx: Ưu tiên đo
coexist
AT đạc chuyển giao về
switch
cell F1 or F2.
Chọn ngưỡng 2d/2f để
InterFreq COEXIST COEXIST_MEAS_ đo đạc trước khi thực
and _ COEXIST_ THD_CHOICE_IN hiện Handover
HO InterRat MEAS_T MEAS_TH TERFREQ, -Fx: 2D/2F chọn theo
type coexist HD_CHOI D_CHOICE COEXIST_ Cell ngưỡng của Interfre để
measure CE_ _INTERFR MEAS_THD_CHOI đo đạc.
threshold INTERRA EQ CE_ -F1, F2: 2D/2F chọn
choice T INTERRAT theo ngưỡng của
InterRAT để đo đạc.
InterRAT
Bật tham số cho phép
CS
ON ON OFF, ON Cell chuyển giao về 2G cho
handover
CS
switch
InterRAT
Bật tham số cho phép
PS
ON ON OFF, ON Cell chuyển giao về 2G cho
handover
PS
switch
 Bước 2: Khai báo các ngưỡng 2D/2F và ngưỡng Handover.
o Khai báo tham số 2D/2F, ngưỡng HO InterRAT: Thực hiện
khai báo cho cả F1,F2 và Fx.
Nhóm Giá trị cấu
tham Tham số hình Đơn vị Mức khai báo Ý nghĩa tham số cấu hình
số F1, F2, Fx
Tăng thêm độ trễ về mặt
2D
4 dB Cell cường độ hoặc chất lượng
hysteresis[0.5dB]
tín hiệu để báo cáo event 2d
2D event trigger Độ trễ về mặt thời gian để
D320 ms Cell
delay time[ms] báo cáo event 2d
Event
Inter-RAT CS Thủ phủ: -14 Đối với mỗi dịch vụ: Khi
2d
measure start Khu vực còn lại: dB Cell EcNo hoặc RSCP của best
Ec/No THD[dB] -13 cell trong active set tồi hơn
Inter-RAT R99 PS Thủ phủ: -17 ngưỡng cấu hình bởi các
measure start Khu vực còn lại: dB Cell tham số này - 2D
Ec/No THD[dB] -15 hysteresis/2 trong khoảng
Nhóm Giá trị cấu
tham Tham số hình Đơn vị Mức khai báo Ý nghĩa tham số cấu hình
số F1, F2, Fx
Inter-RAT H Thủ phủ: -17 thời gian cấu hình bởi tham
measure start Khu vực còn lại: dB Cell số 2D event trigger delay
Ec/No THD[dB] -15 time thì UE sẽ gửi về mạng
Inter-RAT CS Thủ phủ: -104 event 2d để xin chuyển sang
measure start Khu vực còn lại: dBm Cell chế độ compressed mode.
RSCP THD[dBm] -103
Inter-RAT R99 PS Thủ phủ: -113
measure start Khu vực còn lại: dBm Cell
RSCP THD[dBm] -109
Inter-RAT H Thủ phủ: -113
measure start Khu vực còn lại: dBm Cell
RSCP THD[dBm] -109
Tăng thêm độ trễ về mặt
2F
4 dB Cell cường độ hoặc chất lượng
hysteresis[0.5dB]
tín hiệu để báo cáo event 2f
2F event trigger Độ trễ về mặt thời gian để
D1280 ms Cell
delay time[ms] báo cáo event 2f
Inter-RAT CS Thủ phủ: -13
measure stop Khu vực còn lại: dB Cell
Ec/No THD[dB] -12
Khi UE đang ở trong chế độ
Inter-RAT R99 PS Thủ phủ: -16
compressed mode, nếu
measure stop Khu vực còn lại: dB Cell
EcNo/RSCP của best cell
Ec/No THD[dB] -14
Event trong active set tốt hơn
Inter-RAT H Thủ phủ: -16
2f ngưỡng cấu hình bởi các
measure stop Khu vực còn lại: dB Cell
tham số này + 2F
Ec/No THD[dB] -14
hysteresis/2 trong khoảng
Inter-RAT CS Thủ phủ: -102
thời gian cấu hình bởi tham
measure stop Khu vực còn lại: dbm Cell
số 2F event trigger delay
RSCP THD[dBm] -101
time thì UE sẽ gửi về mạng
Inter-RAT R99 PS Thủ phủ: -111
event 2f để xin thoát khỏi
measure stop Khu vực còn lại: dbm Cell
chế độ đo đạc compressed
RSCP THD[dBm] -107
mode.
Inter-RAT H Thủ phủ: -111
measure stop Khu vực còn lại: dbm Cell
RSCP THD[dBm] -107
Sử dụng chế độ báo cáo
định kì (Periodical
reporting) để kích thoạt
chuyển giao từ 3G --> 2G.
Cụ thể:
Nếu sử dụng chế độ Event
Điều report: Khi các điều kiện
kiện Inter-RAT report Periodical của event 3a thỏa mãn (bao
Cell
chuyể mode reporting gồm cả điều kiện của cell
n giao nguồn và cell đích), UE sẽ
gửi báo cáo event 3a về
mạng chỉ 1 lần và chờ RNC
gửi bản tin HO command
xuống. Nếu việc chuyển
giao không thành công và
event 3a không được gửi lại
Nhóm Giá trị cấu
tham Tham số hình Đơn vị Mức khai báo Ý nghĩa tham số cấu hình
số F1, F2, Fx
thì cuộc gọi có thể bị rớt.
Nếu sử dụng chế độ báo cáo
theo Periodical reporting,
UE sẽ liên tục báo cáo về
mạng (cấu hình hiện tại là
1s/lần) kết quả đo đạc
relation GSM, RNC sau đó
sẽ so sánh và ra quyết định
chuyển giao => chế độ báo
cáo này tăng xác xuất UE
chuyển giao về 2G thành
công và cải thiện CS CDR
hơn so với chế độ báo cáo
theo Event.
Yêu cầu UE phải đo đạc và
xác định rõ BSIC của cell
2G trước khi gửi bản tin
BSIC verify
Verify mode Cell mesurement report về mạng
switch
--> đảm bảo tính chính xác
khi qua quyết định chuyển
giao.
Inter-RAT
0 dB cell
Hysteresis
Time to Trigger
Khi RSSI của cell 2G > -
Handover to 0 ms cell
90dBm + Inter-RAT
Verified GSM Cell
Hysteresis/2 trong khoảng
Inter-RAT CS
20 (giá trị thực - thời gian cấu hình bởi tham
handover decision dBm Cell
90dBm) số Time to Trigger
THD[dBm]
Handover to Verified GSM
Inter-RAT R99 PS
20 (giá trị thực - Cell, RNC sẽ ra quyết định
handover decision dBm Cell
90dBm) cho phép UE chuyển giao
THD[dBm]
về 2G.
Inter-RAT H
20 (giá trị thực -
handover decision dBm Cell
90dBm)
THD[dBm]
o Khai báo tham số 2D/2F, ngưỡng HO InterFrequency: Thực
hiện khai báo cho Cell Fx.
Nhó
m Giá trị
Mức khai
tha Tham số cấu hình Đơn vị Ý nghĩa tham số cấu hình
báo
m Fx (x > 2)
số
Tăng thêm độ trễ về mặt cường độ
4 Cell hoặc chất lượng tín hiệu để báo cáo
2D hysteresis[0.5dB] dB event 2d
2D event trigger delay Độ trễ về mặt thời gian để báo cáo
Eve D320 ms Cell
time[ms] event 2d
nt Inter-freq CS measure start
-12 dB Cell Đối với mỗi dịch vụ: Khi EcNo
2d Ec/No THD[dB] hoặc RSCP của best cell trong
Inter-freq R99 PS measure
-15 dB Cell active set tồi hơn ngưỡng cấu hình
start Ec/No THD[dB] bởi các tham số này - 2D
Inter-freq H measure start -15 dB Cell hysteresis/2 trong khoảng thời gian
Nhó
m Giá trị
Mức khai
tha Tham số cấu hình Đơn vị Ý nghĩa tham số cấu hình
báo
m Fx (x > 2)
số
Ec/No THD[dB] cấu hình bởi tham số 2D event
Inter-freq CS measure start trigger delay time thì UE sẽ gửi về
RSCP THD[dBm]
-89 dBm Cell mạng event 2d để xin chuyển sang
Inter-freq R99 PS measure chế độ compressed mode.
-98 dBm Cell
start RSCP THD[dBm]
Inter-freq H measure start
-98 dBm Cell
RSCP THD[dBm]
Tăng thêm độ trễ về mặt cường độ
4 Cell hoặc chất lượng tín hiệu để báo cáo
2F hysteresis[0.5dB] dB event 2f
2F event trigger delay Độ trễ về mặt thời gian để báo cáo
D1280 ms Cell
time[ms] event 2f
Inter-freq CS measure stop
-11 dB Cell
Ec/No THD[dB] Khi UE đang ở trong chế độ
Inter-freq R99 PS measure compressed mode, nếu
Eve -14 dB Cell
stop Ec/No THD[dB] EcNo/RSCP của best cell trong
nt 2f
Inter-freq H measure stop active set tốt hơn ngưỡng cấu hình
-14 dB Cell
Ec/No THD[dB] bởi các tham số này + 2F
Inter-freq CS measure stop hysteresis/2 trong khoảng thời gian
-87 dBm Cell
RSCP THD[dBm] cấu hình bởi tham số 2F event
Inter-freq R99 PS measure trigger delay time thì UE sẽ gửi về
-96 dBm Cell
stop RSCP THD[dBm] mạng event 2f để xin thoát khỏi
Inter-freq H measure stop chế độ đo đạc compressed mode.
-96 dBm Cell
RSCP THD[dBm]
Sử dụng chế độ báo cáo định kì
(Periodical reporting) để kích thoạt
chuyển giao từ Fx --> F1. Cụ thể:
Nếu sử dụng chế độ Event report:
Khi các điều kiện của event 2B
thỏa mãn (bao gồm cả điều kiện
của cell nguồn và cell đích), UE sẽ
gửi báo cáo event 2B về mạng chỉ
1 lần và chờ RNC gửi bản tin HO
PERIODI
Inter-frequency measure command xuống.
CAL_REP Cell
report mode Nếu sử dụng chế độ báo cáo theo
ORTING
Periodical reporting, UE sẽ liên tục
báo cáo về mạng (cấu hình hiện tại
là 0.5s/lần) kết quả đo đạc relation
Điề Inter, RNC sau đó sẽ so sánh và ra
u quyết định chuyển giao => chế độ
kiện báo cáo này tăng xác xuất UE
chu chuyển giao về F1 thành công và
yển cải thiện CS CDR hơn so với chế
giao độ báo cáo theo Event.
Inter-frequency measure Chu kỳ report bản tin MRR lên
D500 ms Cell
periodical rpt period[ms] RNC khi UE vào Compress Mode
Inter-freq CS target
frequency trigger Ec/No -12 dB Cell
THD[dB]
Inter-freq H target Khi RSCP & EcNo của F1 thỏa
frequency trigger Ec/No -12 dB Cell mãn đồng thời 2 điều kiện: RSCP >
THD[dB] -100, EcNo > -12 thì UE thực hiện
Inter-freq R99 PS target Handover từ Fx về F1.
frequency trigger Ec/No -12 dB Cell
THD[dB]
Inter-freq CS target
-100 dBm Cell
frequency trigger RSCP
Nhó
m Giá trị
Mức khai
tha Tham số cấu hình Đơn vị Ý nghĩa tham số cấu hình
báo
m Fx (x > 2)
số
THD[dBm]
Inter-freq H target
frequency trigger RSCP -100 dBm Cell
THD[dBm]
Inter-freq R99 PS target
frequency trigger RSCP -100 dBm Cell
THD[dBm]

7.2.11.2. Vendor Ericsson


7.2.11.2.1. Chiến lược khai báo
a. Chế độ idle mode
 Đối với khu vực full F1_F2: Việc khai báo đảm bảo F1 và F2 có vai trò
như nhau, UE sẽ camp on vào cell có EcNo tốt hơn trong 2 tần, đồng thời
không bao giờ lựa chọn lại cell sang tần số Fx của cell marco.

 Đối với các khu vực còn lại: UE chỉ camp on vào tần số F1, không bao
giờ lựa chọn lại cell sang Fx (x>1) marco.
Giải thích:
Kí hiệu Ý nghĩa
Cho phép UE được lựa chọn lại cell theo chiều mũi tên.

Cho phép UE được lựa chọn lại cell theo cả 2 chiều.

Không cho phép UE lựa chọn lại cell theo chiều mũi tên

b. Chế độ active mode


b.1. Chiến lược khai báo tham số cân bằng tải.
Khu vực Chiến lược share tải R99 Chiến lược share tải HSDPA Ghi chú
+) Dịch vụ R99 (thoại, data) ưu
tiên thiết lập trên F1, F2. +) Việc CBT tải giữa F1, F2 và Fx +) Việc CBT tải bằng
+) Chỉ khi tải code DL, hoặc power thực hiện thông qua thuật toán cân thuật toán chỉ áp dụng
Khu vực
DL trên F1, F2 nhỏ hơn ngưỡng bẳng tải theo số User HSDPA. cho các cell cùng sector
full
reject dịch vụ 5% thì mới bắt đầu +) Số User lệch giữa F1, F2 và Fx hoặc cùng hướng phủ
F1_F2
CBT tải R99 sang tần Fx (x > 2). sẽ được tinh chỉnh để đảm bảo trong trường hợp cosite.
Mục đích: Hạn chế tối đa việc đẩy CBT giữa các cell.
tải sang Fx.
+) Dịch vụ R99 (thoại, data) ưu +) Việc CBT tải giữa F1 và Fx +) Việc cân bằng tải
tiên thiết lập trên F1. cùng secotor thực hiện thông qua R99, HSDPA chỉ áp
Các khu +) Chỉ khi tải code DL, hoặc power thuật toán cân bẳng tải theo số dụng trong quá trình
vực DL trên F1 nhỏ hơn ngưỡng reject User HSDPA. thiết lập RAB, không
còn lại dịch vụ 5% thì mới bắt đầu CBT tải +) Số User lệch giữa F1 và Fx sẽ áp dụng trong quá trình
R99 sang tần Fx (x>1). Mục đích: được tinh chỉnh để đảm bảo CBT thiết lập RRC do tỉ lệ
Hạn chế tối đa việc đẩy tải sang Fx. giữa các cell. thành công thấp.

b.2. Chiến lược khai báo tham số điều khiển chuyển giao.

Khu vực Tham số điều khiển chuyển gi

+) Tần F1, F2:


Đối với thoại: Ưu tiên đo đạc, chuyển giao về GSM.
Khu vực full F1_F2
Đối với data: Khai báo tham số cho phép UE giữ kết nối data lâu trên F1, F2, đến khi
+) Tần Fx: Cả thoại và data đều ưu tiên đo đạc chuyển giao về F1.
+) Tần F1:
Đối với thoại: Ưu tiên đo đạc, chuyển giao về GSM.
Các khu vực còn lại
Đối với data: Khai báo tham số cho phép UE giữ kết nối data lâu trên F1, đến khi điề
+) Tần Fx: Cả thoại và data đều ưu tiên đo đạc chuyển giao về F1.
Lưu ý: Đối với khu vực full F1_F2 thì vùng biên của của khu vực này với khu
vực khác sẽ bị lốm đốm F2. Do vậy đối với các cell F2 thuộc hai lớp trạm ngoài
cùng của vùng full F1_F2 sẽ khai báo giống như các cell F2 thuộc khu vực lốm
đốm tần số Fx (x>1).
7.2.11.2.2. Tham số khai báo chi tiết cho khu vực lốm đốm tần số Fx (x>1)
7.2.11.2.2.1. Các tính năng cần sử dụng
a. Nhóm tính năng share tải
Nhóm
Tên tính năng Mô tả ngắn gọn tính năng featureState parameter Giá trị
tính năng
FAJ 121 1468, Non- Share tải dịch vụ R99 giữa
HSPA Inter frequency các tần số trong quá trình DchLoadSharing ON
Load Sharing. thiết lập RAB
Share tải data HSDPA giữa
FAJ1211467, HSDPA
các tần số trong quá trình HspaLoadSharing ON
Cân bằng Inter freq load sharing
thiết lập RAB
tải
Share tải giữa các tần số
FAJ 121 1880, HSDPA theo dịch vụ.
IFLS Capability and Tối ưu tham số share tải HsdpaIflsCapAndPrioHandling ON
Priority Handling giữa các tần số cho các thuê
bao sử dụng Multi RAB.

b. Nhóm tính năng điều khiển chuyển giao


UE đang ở trên kênh HS-DSCH
FAJ 121 1106, IF/IRAT có thể đo đạc chuyển giao trực
IfIratMobilityHsdpaEul ON
mobility on HSPA tiếp về 2G hoặc sang tần số khác
mà không cần về R99.
Điều khiển chuyển giao của data
HSUPA.Mobility: Cho phép
FAJ 121 1002 R2, Enhanced HSUPA chuyển giao giữa biên 2
ON
UL Mobility RNC; cho phép channel
Điều
switching từ DCH --> HSUPA và
khiển
ngược lại
chuyển
Mobility: Cho phép dịch vụ
giao
HSDPA có thể chuyển giao giữa
2 cell cùng tần số khác RNC và
FAJ121860 R2, HSDPA
channel switching từ DCH - HsdpaMobilityPhase2 ON
Mobility Phase 2
>HSDPA và ngược lại (điều này
đảm báo HSDPA có thể chuyển
giao giữa 2 cell khác tần số)
FAJ 121 801, HSDPA Điều khiển chuyển giao của data
HsdpaMobilityPhase1 ON
Mobility phase 1 HSDPA
7.2.11.2.2.2. Khai báo trong idle mode
 UE chỉ camp on vào tần số F1, không bao giờ lựa chọn lại cell sang Fx.
a. Ngưỡng đo đạc relation
Ngưỡng đo F1 Fx Ghi chú

Đo đạc relation cùng tần EcNo ≤ -8dB EcNo ≤ -4dB


Đo đạc relation khác tần (áp dụng cho F1 không bao giờ đo đạc Fx,
EcNo ≤ -18dB EcNo ≤ 0dB
cell marco không có relation IBD) Fx luôn luôn đo đạc F1
Đo đạc relation khác tần (áp dụng cho EcNo ≤ -10dB EcNo ≤ 0dB Cho phép tính tinh chỉnh
các cell macro có relation IBD) ngưỡng EcNo đo khác tần
của các cell F1 có relation
với IBD trong khoảng từ -
6dB đến -14dB. Giá trị tối
ưu căn cứ vào kết quả đo
kiểm thực tế.
Tiêu chuẩn đo đạc và lựa chọn lại cell EcNo EcNo
Treselection 1s 1s

b. Khai báo hyst2sn và offset2sn


Phân loại Relation hyst2sn Qoffset2sn Giải thích ý nghĩa
- Khi EcNo của F1 ≤ -24dB, UE mới thực
hiện đo đạc Fx.
- Trong quá trình xếp hạng: Nếu EcNo trên
Relation cùng
F1Fx 2dB 50dB Fx > EcNo trên F1 + Hyst2sn (2dB) +
trạm
Qoffset2sn (50dB) trong 1s thì UE mới lựa
chọn lại cell từ F1 sang Fx. Giá trị đặt như
trên đảm bảo F1 không bao giờ sang Fx.
- Khi EcNo của Fx ≤ 0dB, UE sẽ thực
hiện đo đạc Fx  UE trên Fx luôn đo F1.
Relation cùng - Trong quá trình xếp hạng: Nếu EcNo trên
FxF1
trạm và khác 2dB -50dB F1 > EcNo trên Fx + Hyst2sn (2dB) +
(x=2 5)
trạm Qoffset2sn (-50dB) trong 1s thì UE sẽ lựa
chọn lại cell từ Fx sang F1. Giá trị đặt như
trên đảm bảo Fx luôn đo và luôn sang F1.
Relation cùng và Fx_Fx Cùng LAC khai báo 0dB; khác LAC khai
2dB 0dB/2dB
khác trạm (x = 15) báo 2dB
7.2.11.2.2.3. Tham số trong active mode.
a. Khai báo dịch vụ hỗ trợ trên cell
 Các cell F1, Fx được khai báo hỗ trợ tất cả các dịch vụ thoại, data R99,
HSDPA, HSUPA.
Tần số MO AdministrativeState Ý nghĩa
F1 Eul UNLOCKED F1 hỗ trợ tất cả các dịch vụ
Fx Eul UNLOCKED Fx hỗ trợ tất cả các dịch vụ
b. Khai báo tham số share tải:
b.1. Chiến lược share tải
Việc share tải bằng thuật toán chỉ áp dụng cho các cell cùng sector hoặc cùng
hướng phủ trong trường hợp cosite.
 Đối với dịch vụ R99:
o Dịch vụ R99 (thoại, data) ưu tiên thiết lập trên F1.
o Chỉ cho phép R99 được share tải từ F1  Fx cùng sector trong quá
trình thiết lập RAB, không share tải trong quá trình thiết lập RRC
(do tỉ lệ thành công thấp). Tuy nhiên hạn chế tối đa việc share tải để
tránh rớt thoại trên Fx. Chỉ khi tải code DL, hoặc power DL trên F1
nhỏ hơn ngưỡng reject dịch vụ 5% thì mới bắt đầu share tải R99
sang tần Fx.
Ghi chú: Tính năng sử dụng FAJ 121 1468, Non-HSPA Inter frequency Load
Sharing.
 Đối với dịch vụ HSDPA:
o Việc share tải giữa F1 và Fx cùng secotor thực hiện thông qua thuật
toán cân bẳng tải theo số User HSDPA trong quá trình thiết lập
RAB. Số User lệch giữa F1 và Fx sẽ được tinh chỉnh để đảm bảo
CBT giữa các cell.
o Nếu UE đã có 1 RAB thoại trên F1 và đang cần thiết cần thiết lập 1
RAB PS HSDPA, không đẩy việc thiết lập RAB PS của UE này
sang Fx để tránh việc rớt thoại trên Fx.
Ghi chú: Tính năng sử dụng: FAJ1211467, HSDPA Inter freq load sharing.
b.2. Khai báo tham số chi tiết
 Khai báo quan hệ share tải giữa các cell:
Khi khai báo quan hệ relation, cần khai báo đầy đủ các thuộc tính dưới
đây:

Chiều relation
Thuộc tính share tải F1 Fx Fx↔Fy Ý nghĩa tham số
  (x,y =
Fx F1 [2,5])
Định nghĩa mối quan hệ về vùng phủ giữa cell và cell
relation muốn share tải. Khai báo này nghĩa là: Cell
nguồn và cell muốn share tải là 2 cell chồng lấn hoàn
coverageIndicator 1 1 1 toàn về vùng phủ (có thể áp dụng cho các cell thuộc các
trạm cosite). Tối đa 8 relation có thể định nghĩa.
Phải khai tham số này là 1, thì các thuật toán share tải
mới chạy.
Các cell đều được cấu hình các dịch vụ mới mức độ ưu
tiên như nhau nên không cần cấu hình cho phép lựa
hsCellSelection 0 0 0
chọn sang cell có capability cao khi thiết lập data
HSDPA.
Share tải theo số user HSDPA giữa các cell cùng sector
hsLoadSharing 1 1 1
khi thiết lập RAB
Share tải giữa các cell cùng sector trong quá trình thiết
dchLoadSharing 1 1 0
lập RAB của dịch vụ R99.
Không share tải giữa các cell trong quá trình thiết lập
LoadSharingCandidate 0 0 0
RRC.
 Tham số share tải giữa các cell cho dịch vụ R99:
Dải
giá trị
Mức
Dải cho Đơn
Tham số F1 Fx tác Ý nghĩa
giá trị phép vị
động
tinh
chỉnh
Tham số cho phép có đo đạc
relation ở chế độ cell FACH
không. Ở đây không cho phép Fx
đo đạc nhằm tránh việc UE đang
fachMeasOccaCycLenCoeff 3 0 0-12 RNC
dùng data trên Fx ở kênh FACH
chuyển về F1. Sau đó theo thuật
toán share tải lại chuyển sang Fx
Dải
giá trị
Mức
Dải cho Đơn
Tham số F1 Fx tác Ý nghĩa
giá trị phép vị
động
tinh
chỉnh
- Khi có yêu cầu dịch vụ, kênh
vô tuyến sẽ luôn được cấp phát
nếu Tổng công suất nonHS đang
pwradm 75 75 0-100 75-90 % Cell sử dụng trong cell + tài nguyên
nonHS yêu cầu < 75%.
- Khi Power nonHS đang sử dụng
nằm trong khoảng 75% đến
75+15 = 90% ( pwroffset +
pwradm):
+) Yêu cầu dịch vụ
PS(NonHO), CS (NonHO) sẽ bị
block tạm thời. Đồng thời RNC
trigger thuật toán giảm tải (Soft
congesstion) để giảm tốc độ của
các kết nối PS trong cell hoặc
release kết nối PS. Nếu thuật toán
Soft congesstion giải phóng đủ tài
nguyên đưa PWP_nonHS TU về
< 75% cuộc gọi sẽ được chấp
nhận, nếu không sẽ bị block.
+) Dịch vụ CS_HO, PS_HO
vẫn truy cập bình thường và chỉ
bị reject khi TU power DL nonHS
đạt 100%.
- Khi hiệu suất
PWR_nonHS>=90%, lúc này các
pwroffset 15 15 0-100 5-15 % Cell dịch vụ: CS, PS đều không thiết
lập được. CS HO và PS HO vẫn
có thể truy nhập được. Cell rơi
vào trạng thái nghẽn. Hệ thống sẽ
trigger thuật toán Congesstion
control. Thực hiện giảm tốc độ
dịch vụ PS, release kết nối PS, CS
để đưa PWR_nonHS < 90%
- Việc đặt bộ tham số 75%, 15%
đảm báo luôn cố gắng dành 25%
tài nguyên pwr cho HSDPA,
trong trường hợp xấu nhất
HSPDA vẫn có 10% tài nguyên.
Đối với các cell nghẽn cho phép
tăng giá trị pwradm và pwroffset,
tuy nhiên tổng pwroffset +
pwradm không được quá 95%.
Sau khi đã bổ xung tài nguyên,
cell hết nghẽn phải khai báo lại
giá trị như ban đầu.
Ngưỡng tài nguyên công suất bắt
đầu trigger thuật toán share tải.
Đơn vị là % công suất phát của
cell. Giá trị cấu hình trên F1
tương đương với: Khi tải TU
dchIflsThreshPower 70 50 0-100 50-80 % Cell PowerDL nonHS trên F1đạt
ngưỡng > 70%, thì việc share tải
R99 từ F1 -->Fx bắt đầu được
thực hiện.
Ngưỡng kích hoạt thuật toán của
Fx sớm hơn của F1 là để đẩy
Dải
giá trị
Mức
Dải cho Đơn
Tham số F1 Fx tác Ý nghĩa
giá trị phép vị
động
tinh
chỉnh
thoại nếu có trên Fx về F1 sớm,
tránh rớt thoại trên Fx.

Nếu tài nguyên còn rỗi của cell


ứng cử share tải > tài nguyên còn
của cell đang phục vụ theo công
thức dưới đây:
rr in
candidate cell > (1 + iflsHyst) *
rr in source cell ( rr = radio
resource)
Thì các cell ứng cử sẽ được đưa
vào đánh giá tiếp. Cell được chọn
để share tải sẽ là cell có nhiều tài
iflsHyst 0 0 0-100 0-100 % Cell
nguyên chưa được sử dụng nhất.
Giá trị hyst để đảm bảo cell đích
phải có tải > cell đang phục vụ
một ngưỡng nhất định, tránh việc
Ping Pong. Việc cấu hình iflsHyst
= 0 để việc share tải chỉ cần được
điều khiển qua tham số
dchIflsMarginPower  nhân viên
tối ưu sẽ dễ thực hiện hơn. Trong
quá trình tối ưu thực tế có thể tinh
chỉnh giá trị này.
Giá trị được thêm vào trong công
thức khi ước lượng tài nguyên
công suất còn lại trong cell (rr).
Đơn vị là % công suất phát
nonHS của cell. Cụ thể: Sau khi
thuật toán share tải R99 được kích
hoạt, RNC sẽ tính toán tài nguyên
công suất còn lại của cell nguồn
và các cell ứng cử theo công thức:
rr (source/candidate) = 100% –
DL power usage –
dchIflsMarginPower. Với giá trị
dchIflsMarginPower 10 20 0-100 0-50% % Cell cấu hình hiện tại, khi share tải từ
F1 sang Fx, cell Fx phải thỏa mãn
điều kiện:
rr in candidate cell Fx > (1 +
iflsHyst) * rr in source cell F1 =
rr in source cell F1
=> 100% - DL power usage Fx –
20% > 100% - DL power usage
F1 – 10%
=> DL power usage F1 – 10% >
DL power usage Fx => Công suất
nonHS đang sử dụng trên Fx phải
nhỏ hơn tối thiểu 10% so với F1.
Dải
giá trị
Mức
Dải cho Đơn
Tham số F1 Fx tác Ý nghĩa
giá trị phép vị
động
tinh
chỉnh
Ngưỡng Admcontrol theo tài
nguyên code:
-Yêu cầu cấp phát tài nguyên
code sẽ luôn chấp nhận nếu tài
nguyên code non_HS được sử
dụng trong cell + tài nguyên code
nonHS yêu cầu < 80%
- Khi hiệu suất sử dụng DL
code_NonHS >=80%, Các yêu
cầu cấp phát Code của dịch
PS(HO và NonHO), CS (NonHO)
sẽ bị block tạm thời. Đồng thời
trigger thuật toán giảm tải (Soft
congesstion) để giảm tốc độ của
các kết nối PS trong cell hoặc
dlcodeadm 80 80 0-100 80-95 % Cell
release kết nối PS. Nếu thuật toán
Soft congesstion giải phóng đủ tài
nguyên cuộc gọi sẽ được chấp
nhận, nếu không sẽ bị block
- Yêu cầu dịch vụ CS_HO sẽ luôn
được chấp nhận nếu DL
code_NonHS <100%
- Đặt ngưỡng là 80% --> 20%
reseverd cho việc HO.
- Đối với các cell nghẽn codeDL,
cho phép tinh chỉnh giá trị này
trong khoảng từ 80-95% để khắc
phục. Sau khi bổ xung tài nguyên
kịp thời, cell hết nghẽn, thì trả lại
giá trị mặc định.
Ngưỡng tài nguyên code bắt đầu
trigger thuật toán share tải. Đơn
vị là % tài nguyên code nonHS
của cell. Ngưỡng cấu hình trên F1
nghĩa là: Khi TU code nonHS DL
> 75%, thì thuật toán share tải
dchIflsThreshCode 75 50 0-100 50-80 % Cell
giữa các tần số bắt đầu được kích
hoạt.
Ngưỡng kích hoạt thuật toán của
Fx sớm hơn của F1 là để đẩy
thoại nếu có trên Fx về F1 sớm,
tránh rớt thoại trên Fx.
Giá trị được thêm vào trong công
thức khi ước lượng tài nguyên
code còn lại trong cell. Đơn vị là
dchIflsMarginCode 10 20 0-100 0-50% % Cell
% tài nguyên code của cell. Giải
thích chi tiết: giống ý nghĩa của
tham số dchIflsMarginPower
Dải
giá trị
Mức
Dải cho Đơn
Tham số F1 Fx tác Ý nghĩa
giá trị phép vị
động
tinh
chỉnh
Nếu tham số
HspathlossThreshold = 0 thì tham
số pathlossThreshold sẽ được sử
dụng.Đây là pathloss cần kiểm tra
khi thực hiện blind HO để share
tải. RNC sẽ tính toán mức suy
hao ở trên F1 để ra quyết định có
share tải sang cell Fx hay không
và ngược lại. Nếu suy hao tính
toán được lớn hơn ngưỡng này thì
việc share tải sẽ không xảy ra.
Giá trị cấu hình tương đương với
việc:
UE ở trên F1 sẽ được share tải
pathlossThreshold 143 138 0-170 83-143 dB Cell sang Fx, khi pathloss đo được
trên F1 ≤ 143dB, tương đương
với RSCP UE thu được ≥ 33dBm
(CPICH power) – 143dB = -
110dBm.
Việc share tải trong điều kiện vô
tuyến tồi có thể dẫn đến thiết thiết
lập RAB không thành công. Nên
không nên cấu hình giá trị này
quá sâu. PathlossThreshold: Khai
báo mặc định là 143dBm.Cho
phép tính chỉnh trong khoảng từ
83 đến143dB, tương đương với
RSCP của UE từ -110dBm  -
50dBm để cân bằng tải.
Có share tải R99 khi thiết lập dịch
dchIflsFachTrigg OFF OFF ON/OFF ON/OFF RNC
vụ trên kênh FACH hay không
 Tham số share tải giữa các cell theo số User HSDPA:
Dải
giá
trị Mứ
Đ
cho c
Fx Dải ơ
Tần số F1 phé tác Ý nghĩa
(x>1) giá trị n
p độn
vị
tinh g
chỉn
h
Số user HSDPA giữ kết nối đồng thời tối đa trong
cell. Tham số này khai báo theo thực tế licence
hiện có của NodeB. Nếu NodeB chỉ có license 32
hsdpaUsers 30/6 U
60 60 0-64 Cell User thì khai báo tham số này là 30, dự phòng 2
Adm 0 E
User cho SHO. Nếu NodeB chỉ có license 64 User
thì khai báo tham số này là 60, dự phòng 4 User
cho SHO.
Số user EUL tối đa trong cell. Số user HSDPA giữ
kết nối đồng thời tối đa trong cell. Tham số này
eulServing khai báo theo thực tế licence hiện có của NodeB.
30/6 U
CellUsersA 60 60 0-64 Cell Nếu NodeB chỉ có license 32 User thì khai báo
0 E
dm tham số này là 30, dự phòng 2 User cho SHO. Nếu
NodeB chỉ có license 64 User thì khai báo tham số
này là 60, dự phòng 4 User cho SHO.
Dải
giá
trị Mứ
Đ
cho c
Fx Dải ơ
Tần số F1 phé tác Ý nghĩa
(x>1) giá trị n
p độn
vị
tinh g
chỉn
h
Khi số User HSDPA trên mỗi tần số lớn hơn
ngưỡng cấu hình bởi tham số này thì thuật toán
share tải bắt đầu được thực hiện. Cụ thể:
Đối với F1: Khi số UE HSDPA >
hsIflsThreshUsers * hsIflsThreshUsers = 60* 1%
hsIflsThres 0-
1 16 0-100 % Cell ~ 1,thì việc share tải sang Fx bắt đầu được thực
hUsers 100
hiện.
Tương tự, đối với Fx, khi số UE HSDPA >
hsIflsThreshUsers * hsIflsThreshUsers = 60* 16%
~ 10,thì việc share tải sang F1, và Fx khác bắt đầu
được thực hiện.
Nếu tài nguyên còn rỗi của cell ứng cử share tải >
tài nguyên còn của cell đang phục vụ theo công
thức dưới đây:
rr in candidate cell > (1 + iflsHyst) * rr in
source cell ( rr = radio resource)
Thì các cell ứng cử sẽ được đưa vào đánh giá tiếp.
Cell được chọn để share tải sẽ là cell có nhiều tài
nguyên chưa được sử dụng nhất. Giá trị hyst để
iflsHyst 0 0 0-100 - % Cell
đảm bảo cell đích phải có tải > cell đang phục vụ
một ngưỡng nhất định, tránh việc Ping Pong. Việc
cấu hình iflsHyst = 0 để việc share tải chỉ cần được
điều khiển qua tham số dchIflsMarginPower 
nhân viên tối ưu sẽ dễ thực hiện hơn. Trong quá
trình tối ưu thực tế có thể tinh chỉnh giá trị này.
Giá trị iflsHyst là chung cho cả share tải R99 và
HSDPA.
Giá trị dự phòng được thêm vào trong công thức
khi ước lượng số user HSDPA còn có thể phục vụ
trong cell (rr). Đơn vị là % so với tham số
hsdpaUsersAdm.Cụ thể: Trong quá trình tính toán
share tải,tài nguyên còn lại của cell nguồn và cell
ứng cử được tính bằng:
rr (source/candidate) = hsdpaUsersAdm -
no_of_HS_users - hsIflsMarginUsers *
hsdpaUsersAdm. Với giá trị đang đặt:
rr source cell F1 = 60 - no_of_HS_users – 60*15%
= 51 - no_of_HS_users F1.
rr source cell Fx = 60 - no_of_HS_users Fx –
hsIflsMargi 0-
15 5 0-100 % Cell 60*5% = 57 - no_of_HS_users trên F1.
nUsers 100
Để rr Fx > rr F1 thì: 57 – User Fx > 51 – User F1
=> 6 + User F1 > User Fx
Vậy để share tải được từ F1 sang Fx, số User
HSDPA đang sử dụng trên cell Fx phải nhỏ hơn
số User HSDPA đang sử dụng trên F1 + 6
=> Có thể điều chỉnh tham số này để đạt được CBT
F1, Fx. Để F1 share tải nhiều sang Fx, thì đặt tham
số: hsIflsMarginUsers cao trên F1. Để Fx nhận
được nhiều tải từ F1 thì cấu hình
hsIflsMarginUsers thấp trên Fx.
Căn cứ vào tải F1, Fx TKTƯ KV và CNVT tỉnh có
thể chủ động tinh chỉnh giá trị này.
Dải
giá
trị Mứ
Đ
cho c
Fx Dải ơ
Tần số F1 phé tác Ý nghĩa
(x>1) giá trị n
p độn
vị
tinh g
chỉn
h
Nếu tham số HspathlossThreshold = 0 thì tham số
pathlossThreshold sẽ được sử dụng.Đây là pathloss
cần kiểm tra khi thực hiện blind HO để share tải.
RNC sẽ tính toán mức suy hao ở trên F1 để ra
quyết định có share tải sang cell Fx hay không và
ngược lại. Nếu suy hao tính toán được lớn hơn
ngưỡng này thì việc share tải sẽ không xảy ra. Giá
trị cấu hình tương đương với việc:
UE ở trên F1 sẽ được share tải sang Fx, khi
Hspathloss 83- d
143 138 0-170 Cell pathloss đo được trên F1 ≤ 143dB, tương đương
Threshold 143 B
với RSCP UE thu được ≥ 33dBm (CPICH power)
– 143dB = -110dBm.
Việc share tải trong điều kiện vô tuyến tồi có thể
dẫn đến thiết thiết lập RAB không thành công. Nên
không nên cấu hình giá trị này quá sâu.
PathlossThreshold: Khai báo mặc định là
143dBm.Cho phép tính chỉnh trong khoảng từ 83
đến143dB, tương đương với RSCP của UE từ -
110dBm  -50dBm để cân bằng tải.
Nếu tham số HspathlossThreshold = 0 thì tham số
pathlossThreshold sẽ được sử dụng. Đây là
pathloss cần kiểm tra khi thực hiện blind HO để
share tải. RNC sẽ tính toán mức suy hao ở trên F1
để ra quyết định có share tải sang cell Fx hay
không và ngược lại. Nếu suy hao tính toán được
lớn hơn ngưỡng này thì việc share tải sẽ không xảy
ra. Giá trị cấu hình tương đương với việc:
UE ở trên F1 sẽ được share tải sang Fx, khi
pathlossTh 83- d
143 138 0-170 Cell pathloss đo được trên F1 ≤ 143dB, tương đương
reshold 143 B
với RSCP UE thu được ≥ 33dBm (CPICH power)
– 143dB = -110dBm.
Việc share tải trong điều kiện vô tuyến tồi có thể
dẫn đến thiết thiết lập RAB không thành công. Nên
không nên cấu hình giá trị này quá sâu.
PathlossThreshold: Khai báo mặc định là
143dBm.Cho phép tính chỉnh trong khoảng từ 83
đến143dB, tương đương với RSCP của UE từ -
110dBm  -50dBm để cân bằng tải.
RAB_E
RAB_
ST;
RAB_ EST;
RAB_E UPSWI
EST_ RAB_
ST_
AND
TCH_A
EST_ Việc share tải được thực hiện trong cả quá trình
AND TT; RN
iflsMode _UPSW
_UPS
RAB_E
AND thiết lập RAB và quá trình chuyển trạng thái kênh
C
ITCH
WITC
ST_AN
_UPS từ FACH -->HS-DSCH, URA_PCH -->HS-DSCH
H_AT WITC
_ATT D_UPS
T H_AT
WITCH
T.
_ATT.
hsIflsFirst ON/O ON/ RN Cho phép việc share tải từ F1 sang Fx có thể được
ON ON
UserTrigg FF OFF C thực hiện ngay từ User đầu tiên
Nếu UE đã có 1 RAB thoại trên F1 và đang cần
hsIflsSpeec
thiết cần thiết lập 1 RAB PS HSDPA, không đẩy
h ON/O RN
OFF OFF việc thiết lập RAB PS của UE này sang Fx để tránh
MultiRabT FF C
việc thoại chuyển sang Fx  có thể bị bám rớt trên
rigg
Fx.
Dải
giá
trị Mứ
Đ
cho c
Fx Dải ơ
Tần số F1 phé tác Ý nghĩa
(x>1) giá trị n
p độn
vị
tinh g
chỉn
h
Các cell đều cấu hình các dịch vụ với mức độ ưu
ON/O RN
hsIflsPrio OFF OFF tiên như nhau, nên việc share tải không cần quan
FF C
tâm đến mức độ ưu tiên của dịch vụ trên mỗi cell.
Khi việc share tải trong quá trình chuyển trạng thái
từ cel FACH/URA_PCH được cho phép, RNC sẽ
kiểm tra điều kiện về EcNo của UE trên cell hiện
tại, nếu EcNo thu được > ngưỡng cấu hình bởi
iflsCpich -8 thám số này, việc share tải mới được thực hiện.
-24 d
EcnoThres -12 -12  Cell Giá trị này để quá cao (EcNo tốt):Thì việc share tải
0 B
h -14 sẽ không hiệu quả.
Giá trị này để quá thấp (EcNo tồi): Thì có thể dẫn
đến tỉ lệ share tải không thành công cao do việc
phải cấu hình lại kênh trong điều kiện vô tuyến tồi
 có thể dẫn đến CSSR, CDR suy giảm.
hsIflsTrigg ON/ Cho phép việc share tải giữa các tần số có thể thực
ON/O RN
er. ON ON OFF hiện được trong quá trình chuyển trạng thái từ
FF C
fromFach FACH --> HSDPA
hsIflsTrigg ON/ Cho phép việc share tải giữa các tần số có thể thực
ON/O RN
er. ON ON OFF hiện được trong quá trình chuyển trạng thái từ
FF C
fromUra URA_PCH --> HSDPA
7.2.11.2.2.4. Khai báo tham số đo đạc, chuyển giao
a. Quan điểm khai báo bộ tham số chuyển giao.
 Tần F1:
o Đối với thoại: Ưu tiên đo đạc, chuyển giao về GSM
o Đối với data: Khai báo tham số cho phép UE giữ kết nối data lâu
trên F1, đến khi điều kiện vô tuyến tồi mới chuyển về GSM.
 Tần Fx: Cả thoại và data đều ưu tiên đo đạc chuyển giao về F1.
b. Tham số khai báo chi tiết.
Nhó Giá trị Giá trị
Mức
m cấu cấu hình
Tham số Dải giá trị Đơn vị khai Ý nghĩa tham số cấu hình
tha hình trên Fx
báo
m số trên F1 (x>1)
IFHO_
PREFERR
Cell F1: Ưu tiên đo đạc và chuyển
GSM_ ED;
IFHO_PR giao về GSM.
HoType PREFE GSM_ Cell
EFERRED Cell Fx: Ưu tiên đo đạc chuyển
RRED; PREFERR
giao về cell F1.
ED;
HO NONE
supp IFHO_ Khi best cell trong AS không thuộc
ort PREFERR SRNC mà thuộc DRNC, cần cấu
GSM_
defaultHo IFHO_PR ED; hình tham số này trong trường
PREFE Tần số
Type EFERRED GSM_PRE external để điều khiển việc HO của
RRED;
FERRED; external cell. Tham số này cho phép
NONE khai báo theo mức tần số.
FddGsm
ON ON/OFF RNC RNC hỗ trợ chuyển giao về 2G
HoSupp
Nhó Giá trị Giá trị
Mức
m cấu cấu hình
Tham số Dải giá trị Đơn vị khai Ý nghĩa tham số cấu hình
tha hình trên Fx
báo
m số trên F1 (x>1)
FddIfHoS RNC hỗ trợ chuyển giao giữa các
ON ON/OFF RNC
upp tần số 3G
C_
GsmHoAl ON ON/OFF RNC
lowed
C_
IfHoAllo ON ON/OFF RNC
wed
cnhhoSup Hỗ trợ chuyển giao qua Iur giữa 2
ON ON/OFF RNC
p RNC
changeOfBestCellIntr
aRnc: OFF,
poorQualityDetected:
OFF
hsToDch servHsChangeIntraR
ON/OFF RNC Tắt việc chuyển từ HSPDA  R99.
Trigger nc: OFF
servHsChangeInterR
nc: OFF
changeofBestCellInte
rRnc: OFF
hsdschSup
port On /
Off
edchSuppo
rt On / Off
edchTti2S
hsdschSupport: On
upport
edchSupport: On
On/Off
edchTti2Support: On
enhanched
cellCapab enhanchedL2Support:
L2Support
ility (HS On Cell
On / Off Khai báo các dịch vụ hỗ trợ trên
and EUL fdpchSupport: On exterm
fdpchSupp cặp relation external
Iur multiCarrierSupport: al
ort On /
mobility) On
Off
cpcSupport: On
multiCarri
qam64MimoSupport:
erSupport
OFF
On/Off
cpcSupport
On / Off
qam64Mi
moSupport
On/Off
hsdschSup
port On /
Off
hsdschSupport On
edchSuppo
edchSupport On
rt On / Off
edchTti2Support On
cellCapab edchTti2S
enhanchedL2Support
ilityContr upport
On
ol On/Off Khai báo các dịch vụ có thể chuyển
fdpchSupport On Iur
(HS and enhanched giao qua giao diện Iur.
multiCarrierSupport
EUL Iur L2Support
On
mobility) On/Off
qam64MimoSupport
fdpchSupp
Off
ort On /
cpcSupport On
Off
multiCarri
erSupport
Nhó Giá trị Giá trị
Mức
m cấu cấu hình
Tham số Dải giá trị Đơn vị khai Ý nghĩa tham số cấu hình
tha hình trên Fx
báo
m số trên F1 (x>1)
On/Off
qam64Mi
moSupport
On/Off
cpcSupport
On / Off
0; 10; 20; Khi điều kiện vô tuyến suy giảm
40; 60; (RSCP hoặc EcNo tồi) UE sẽ gửi
80; 100; báo cáo event 2d về mạng. Sau khi
timeToTri 1 120; 160; nhận được, RNC sẽ gửi bản tin
gger 100 0 200; 240; ms RNC xuống yêu cầu UE chuyển sang
2dEcno 0 320; 640; trạng thái compressed mode, bắt
1280; đầu đo đạc relation GSM,
2560; interfrequency. Tham số cấu hình
5000 như trên có nghĩa là:
0; 10; 20; Khi các cell trong tập AS đều thuộc
40; 60; SRNC:
80; 100; +) Trên tần số F1 tại các khu vực
timeToTri 1 120; 160; còn lại.
gger 100 0 200; 240; ms RNC Event 2d theo RSCP sẽ được UE
2dRscp 0 320; 640; gửi về mạng khi:
1280; RSCP best cell <
2560; usedFreqThresh2dRscp +
5000 serviceOffset2dRscp -
usedFreq Thủ phủ: -14 - hysteresis2d/2 trong thời gian cấu
Thresh Các khu vực còn lại: 1 -24..0 dB Cell hình bởi tham số
2dEcno -13 2 timeToTrigger2dRscp (100ms). Cụ
thể:
Single RAB: CS: 0;
serviceOf - Dịch vụ CS: RSCP < -103dBm +
Single RAB PS: -3
fset -20..20 dB RNC 0dB - 2dB/2 = -104dBm.
Multi RAB: CS + PS:
2dEcno - Dịch vụ PS: RSCP < -103dBm –
0
9dB – 2dB/2 = -113dBm.
Eve
usedFreq Thủ phủ: -104 - - MultiRAB: RSCP < -103dBm +
nt2d
Thresh Các khu vực còn lại: 8 -115..-25 dBm Cell 0dB - 2dB/2 = -104dBm.
2dRscp -103 9 Event 2d theo EcNo sẽ được UE
gửi về mạng khi:
Single RAB: CS: 0; EcNo best cell <
serviceOf
Single RAB PS: -9 usedFreqThresh2dEcNo +
fset -50..50 dBm RNC
Multi RAB: CS + PS: serviceOffset2dEcNo -
2dRscp
0 hysteresis2d/2 trong thời gian cấu
hình bởi tham số
timeToTrigger2dEcNo (100ms). Cụ
thể:
- Dịch vụ CS: EcNo < -13dBm +
0dB - 2dB/2 = -14dBm.
- Dịch vụ PS: EcNo < -13dBm -
3dB - 2dB/2 = -17dBm.
- MultiRAB: EcNo < -13dBm +
0dB - 2dB/2 = -14dBm
hysteresis 4
[0..14.5] 0.5dB RNC +) Trên tần số F1 tại các khu vực
2d (Giá trị thực là 2dB) thủ phủ: Tính toán tương tự theo
công thức trên.
+) Trên tần số Fx tại tất tất cả các
khu vực:
Event 2d theo RSCP sẽ được UE
gửi về mạng khi:
- Dịch vụ CS: RSCP < -89dBm +
0dB - 2dB/2 = -90dBm.
- Dịch vụ PS: RSCP < -89dBm -
Nhó Giá trị Giá trị
Mức
m cấu cấu hình
Tham số Dải giá trị Đơn vị khai Ý nghĩa tham số cấu hình
tha hình trên Fx
báo
m số trên F1 (x>1)
9dB - 2dB/2 = -99dBm.
- Dịch vụ CS: RSCP < -89dBm +
0dB - 2dB/2 = -90dBm.
Event 2d theo EcNo sẽ được UE
gửi về mạng khi:
- Dịch vụ CS: EcNo < -12dBm +
0dB - 2dB/2 = -13dBm.
- Dịch vụ PS: EcNo < -12dBm -
3dB - 2dB/2 = -16dBm.
- MultiRAB: EcNo < -12dBm +
0dB - 2dB/2 = -13dBm.
Khi best cell trong AS không thuộc
SRNC mà thuộc DRNC. Do SRNC
không biết được ngưỡng 2d của
usedFreq external cell, nên cần cấu hình thêm
Thresh2d -13 -24..0 dB RNC 2 tham số này trong SRNC. Tham
EcnoDrnc số này sẽ áp dụng chung cho tất cả
các tần số trong external relation.
Với giá trị cấu hình ngưỡng kích
hoạt event 2d của best cell (cả F1
lẫn Fx) thuộc DRNC là:
2d EcNo
Dịch vụ CS: EcNo < -13dBm +
0dB - 2dB/2 = -14dB.
Dịch vụ PS: EcNo < -13dBm - 3dB
- 2dB/2 = -17dB.
MultiRAB: EcNo < -13dBm + 0dB
- 2dB/2 = -14dB.
2d RSCP:
Đối với RNC của HNI
Dịch vụ CS: RSCP < -89dBm +
usedFreq 0dB - 2dB/2 = -90dBm.
RNC HNI: -89
Thresh2d -115..-25 dBm RNC Dịch vụ PS: RSCP < -89dBm - 9dB
RNC các tỉnh: -92
RscpDrnc - 2dB/2 = -99dBm.
MultiRAB: RSCP < -89dBm + 0dB
- 2dB/2 = -90dBm.
Đối với RNC của các tính: Tính
toán tương tự như trên.
Dịch vụ CS: RSCP < -92dBm +
0dB - 2dB/2 = -93dBm.
Dịch vụ PS: RSCP < -92dBm - 9dB
- 2dB/2 = -102dBm.
MultiRAB: RSCP < -92dBm + 0dB
- 2dB/2 = -93dBm.
0; 10; 20; Khi UE đang ở trạng thái
40; 60; 80; compressed mode, nếu RSCP/EcNo
timeToTri 100; 120; của cell phục vụ tốt trở lại, UE sẽ
gger 1280 160; 200; ms RNC gửi báo cáo event 2f. RNC sau khi
2fEcno 240; 320; nhận được, sẽ gửi bản tin xuống UE
640; 1280; để yêu cầu UE thoát khỏi trạng thái
Eve 2560; 5000 comppressed mode (dừng đo đạc
nt 2f 0; 10; 20; relation GSM, inter).
40; 60; 80; Đối với RSCP yêu cầu: RSCP best
timeToTri 100; 120; cell > usedFreqThresh2dRscp +
gger 1280 160; 200; ms RNC serviceOffset2dRscp +
2fRscp 240; 320; usedFreqRelThresh2fRscp +
640; 1280; hysteresis2f/2 trong khoảng thời
2560; 5000 gian cấu hình bởi tham số
Nhó Giá trị Giá trị
Mức
m cấu cấu hình
Tham số Dải giá trị Đơn vị khai Ý nghĩa tham số cấu hình
tha hình trên Fx
báo
m số trên F1 (x>1)
timeToTrigger2fRscp  UE sẽ gửi
usedFreq báo cáo event 2f
RelThres Đối với EcNo yêu cầu: EcNo best
1 0..20 dB RNC
h cell > usedFreqThresh2dEcNo +
2fEcno serviceOffset2dEcNo +
usedFreqRelThresh2fEcNo +
hysteresis2f/2 trong khoảng thời
gian cấu hình bởi tham số
usedFreq
timeToTrigger2fEcNo.
RelThres
2 0..20 dB RNC Trên tần số F1 tại các khu vực
h
còn lại:
2fRscp
UE sẽ gửi event 2f theo RSCP
khi:
- Dịch vụ CS: RSCP > -103dBm +
0dB + 2dB + 2dB/2 = -100dBm.
- Dịch vụ PS: RSCP > -103dBm -
9dB + 2dB + 2dB/2 = -109dBm.
- MultiRAB CS + PS: RSCP > -
103dBm + 0dB + 2dB + 2dB/2 = -
100dBm.
UE sẽ gửi event 2f theo EcNo khi:
- Dịch vụ CS: EcNo > -13dBm +
0dB + 1dB + 2dB/2 = -11dBm.
- Dịch vụ PS: EcNo > -13dBm -
3dB + 1dB + 2dB/2 = -14dBm.
- MultiRAB CS + PS: EcNo > -
13dBm + 0dB + 1dB + 2dB/2 = -
11dBm.
+) Trên tần số F1 tại khu vực thủ
phủ: Tính toán tương tự như trên.
hysteresis +) Trên tần số Fx tại tất cả các
2 [0..14.5] dB RNC
2f khu vực.
UE sẽ gửi event 2f theo RSCP
khi:
- Dịch vụ CS: RSCP > -89dBm +
0dB + 2dB + 2dB/2 = -86dBm.
- Dịch vụ PS: RSCP > -89dBm -
9dB + 2dB + 2dB/2 = -95dBm.
- MultiRAB CS + PS: RSCP > -
89dBm + 0dB + 2dB + 2dB/2 = -
86dBm.
UE sẽ gửi event 2f theo EcNo khi:
Dịch vụ CS: EcNo > -12dBm +
0dB + 1dB + 2dB/2 = -10dBm.
Dịch vụ PS: EcNo > -12dBm - 3dB
+ 1dB + 2dB/2 = -13dBm.
MultiRAB CS + PS: EcNo > -
12dBm + 0dB + 1dB + 2dB/2 = -
10dBm.
0; 10; 20; Khi các điều kiện để chuyển giao
40; 60; 80; khác tần (interfrequency) thỏa mãn,
100; 120; UE sẽ gửi báo cáo về event 2b về
timeTrigg
0 160; 200; ms RNC mạng. Cụ thể:
Eve 4_2b
240; 320; Nếu event 2d được kích hoạt bởi
nt
640; 1280; EcNo, event 2b sẽ được báo cáo
2b
2560; 5000 khi:
nonUsedF EcNo best cell <
reqThresh -12 -24..0 dB RNC usedFreqThresh2dEcno +
4_2bEcno serviceOffset2dEcno +
Nhó Giá trị Giá trị
Mức
m cấu cấu hình
Tham số Dải giá trị Đơn vị khai Ý nghĩa tham số cấu hình
tha hình trên Fx
báo
m số trên F1 (x>1)
UsedFreqRelThresh4_2bEcno và
nonUsedF EcNo của target cell >
reqThresh -102 -115..-25 dBm RNC NonUsedFreqThresh4_2bEcno +
4_2bRscp serviceOffset2dEcno + Hyst4_2b
trong khoảng thời gian cấu hình bởi
usedFreq tham số timeTrigg4_2b.Nếu event
RelThres 2d được kích hoạt bởi RSCP,
0 -10..10 dB RNC event 2b sẽ được báo cáo khi:
h4_2bEcn
o RSCP best cell <
usedFreqThresh2dRSCP +
serviceOffset2dRSCP +
usedFreq UsedFreqRelThresh4_2bRSCP và
RelThres RSCP của target cell >
0 -20..20 dB RNC NonUsedFreqThresh4_2bRSCP +
h4_2bRsc
p serviceOffset2dRSCP + Hyst4_2b
trong khoảng thời gian cấu hình bởi
tham số timeTrigg4_2b.
Cụ thể:
UE đang ở trên tần Fx sẽ chuyển
về F1 theo RSCP khi:
Dịch vụ CS và MultiRAB CS + PS:
RSCP best cell < -89dBm + 0dB -
2dB/2 = -90dBm và
RSCP target cell > -102dBm + 0dB
= -102dBm
Dịch vụ PS:
RSCP best cell < -89dBm - 9dB -
2dB/2 = -99dBm và RSCP target
cell > -102dBm - 9dB = -111dBm
UE đang ở trên tần Fx sẽ chuyển
về F1 theo EcNo khi
hyst4_2b 0 [0..7.5] dB RNC Dịch vụ CS và MultiRAB CS + PS:
EcNo best cell < -12dB + 0dB -
2dB/2 = -13dB và
RSCP target cell > -12dB + 0dB = -
12dB
Dịch vụ PS:
EcNo best cell < -12dB – 3dB -
2dB/2 = -16dB và
EcNo target cell > -12dB - 3dB = -
15dB
=> tham số cấu hình như trên đảm
bảo: UE sử dụng data trên Fx dễ
chuyển giao về F1 (điều kiện của
target cell lỏng), tránh việc PS trên
Fx HO về GSM, làm ảnh hưởng
đến cảm nhận khách hàng.
[0; 10; 20; Khi các điều kiện để chuyển giao
40; 60; 80; về 2G thỏa mãn, UE sẽ gửi báo cáo
100; 120; event 3a về mạng.
Eve timeToTri 160; 200; +) Nếu event2d được kích hoạt theo
0 ms RNC
nt 3a gger3a 240; 320; EcNo, thì UE sẽ báo cáo về mạng
640; 1280; event3a khi:
2560; EcNo của best cell <
5000] usedFreqThresh2dEcno +
Nhó Giá trị Giá trị
Mức
m cấu cấu hình
Tham số Dải giá trị Đơn vị khai Ý nghĩa tham số cấu hình
tha hình trên Fx
báo
m số trên F1 (x>1)
serviceOffset2dEcno +
utranRelThresh3aEcno +
hysteresis hysteresis3a và Rxlev GSM target
0 [0..7.5] dB RNC
3a cell > -90dBm trong khoảng thời
gian cấu hình bởi tham số
timeToTrigger3a.
+) Đối với F1 tại các khu vực còn
lại : Giá trị cấu hình tương đương
gsmThres với:
-90 -115..0 dBm RNC Event 3a EcNo:
h3a
Dịch vụ CS và MultiRAB CS + PS:
EcNo best cell < -13dBm + 0dB -
1dB + 0dB = -14dBm và Rxlev
utranRelT GSM >-90dBm
hresh 0 -10..10 dB RNC Dịch vụ PS: EcNo best cell < -
3aEcno 13dBm - 3dB - 1dB + 0dB = -17dB

Rxlev GSM >-90dBm.
+) Nếu event2d được kích hoạt theo
RSCP, thì UE sẽ báo cáo về mạng
event3a khi:
RSCP của best cell <
utranRelThresh3aRSCP +
usedFreqThresh2dRSCP +
hysteresis3a và Rxlev GSM target
cell > -90dBm trong khoảng thời
gian cấu hình bởi tham số
timeToTrigger3a.
+) Đối với F1 tại các khu vực còn
lại: Giá trị cấu hình tương đương
với:
Event 3a RSCP
Dịch vụ CS và MultiRAB CS + PS:
utranRelT RSCP best cell < -103dBm + 0dB -
hresh 0 -20..20 dB RNC 1dB + 0dB = -104dBm và Rxlev
3aRscp GSM >-90dBm.
Dịch vụ PS: RSCP best cell < -
103dBm - 9dB - 1dB + 0dB = -
113dBm và
Rxlev GSM >-90dBm.
+) Tính toán tương tự ta sẽ được
ngưỡng chuyển giao tương ứng cho
các cell F1 thuộc khu vực thủ phủ.
+) Đối với với các cell Fx: Event3a
đối với các cell Fx là:
Dịch vụ CS và MultiRAB CS + PS:
RSCP best cell < -90dBm hoặc
EcNo <-13dB và Rxlev GSM > -
90dBm.
Dịch vụ PS:
RSCP best cell < -99dBm hoặc
EcNo <-13dB và Rxlev GSM > -
90dBm.

7.2.11.2.3. Tham số khai báo chi tiết cho khu vực lốm đốm tần số Fx (x>2)
7.2.11.2.3.1. Các tính năng cần sử dụng
a. Nhóm tính năng share tải
Nhóm
Tên tính năng Mô tả ngắn gọn tính năng featureState parameter Giá trị
tính năng
FAJ 121 1468, Non- Share tải dịch vụ R99 giữa
HSPA Inter frequency các tần số trong quá trình DchLoadSharing ON
Load Sharing. thiết lập RAB
Share tải data HSDPA giữa
FAJ1211467, HSDPA
các tần số trong quá trình HspaLoadSharing ON
Cân bằng Inter freq load sharing
thiết lập RAB
tải
Share tải giữa các tần số
FAJ 121 1880, HSDPA theo dịch vụ.
IFLS Capability and Tối ưu tham số share tải HsdpaIflsCapAndPrioHandling ON
Priority Handling giữa các tần số cho các thuê
bao sử dụng Multi RAB.

b. Nhóm tính năng điều khiển chuyển giao


UE đang ở trên kênh HS-DSCH
FAJ 121 1106, IF/IRAT có thể đo đạc chuyển giao trực
IfIratMobilityHsdpaEul ON
mobility on HSPA tiếp về 2G hoặc sang tần số khác
mà không cần về R99.
Điều khiển chuyển giao của data
HSUPA.Mobility: Cho phép
FAJ 121 1002 R2, Enhanced
HSUPA chuyển giao giữa biên 2 ON
UL Mobility
Điều RNC; cho phép channel switching
khiển từ DCH --> HSUPA và ngược lại
chuyển Mobility: Cho phép dịch vụ
giao HSDPA có thể chuyển giao giữa
2 cell cùng tần số khác RNC và
FAJ121860 R2, HSDPA
channel switching từ DCH - HsdpaMobilityPhase2 ON
Mobility Phase 2
>HSDPA và ngược lại (điều này
đảm báo HSDPA có thể chuyển
giao giữa 2 cell khác tần số)
FAJ 121 801, HSDPA Mobility Điều khiển chuyển giao của data
HsdpaMobilityPhase1 ON
phase 1 HSDPA
7.2.11.2.3.2. Khai báo trong idle mode
 F1 và F2 có vai trò như nhau, khai báo tham số lựa chọn lại cell giống
nhau, UE sẽ camp on vào cell có EcNo tốt hơn trong 2 tần, đồng thời
không bao giờ lựa chọn lại cell sang Fx.
a. Ngưỡng đo đạc relation
Fx
Ngưỡng đo F1 F2 Ghi chú
(x>2)
EcNo
Đo đạc relation cùng tần EcNo ≤ -8dB EcNo ≤ -8dB ≤-
4dB
EcNo
Đo đạc relation khác tần EcNo ≤ -8dB EcNo ≤ -8dB ≤
0dB
Tiêu chuẩn đo đạc và lựa chọn lại cell EcNo EcNo EcNo
Treselection 1s 1s 1s

b. Khai báo hyst2sn và offset2sn


qoffset2
Phân loại Relation hyst2sn Ghi chú
sn
Relation cùng và
F1 F2 2dB 0/2dB
khác trạm
Cùng LAC khai báo 0dB;
Relation cùng và
F2  F1 2dB 0/2dB khác LAC khai báo 2dB
khác trạm
Relation cùng và Fx_Fx 2dB 0/2dB
qoffset2
Phân loại Relation hyst2sn Ghi chú
sn
khác trạm
Relation cùng trạm Fx_F1
2dB -50dB Đảm bảo Fx luôn chuyển sang F1
và khác trạm (x>2)
F1_Fx Đảm bảo F1 không bao giờ chuyển
Relation cùng trạm 2dB 50dB
(x>2) sang Fx trong idle
Relation cùng trạm Fx_F2
2dB -50dB Đảm bảo Fx luôn chuyển sang F2
và khác trạm (x>2)
F2_Fx Đảm bảo F2 không bao giờ chuyển
Relation cùng trạm 2dB 50dB
(x>2) sang Fx trong idle
7.2.11.2.3.3. Tham số trong active mode.
a. Khai báo dịch vụ hỗ trợ trên cell
 Các cell F1, F2, Fx được khai báo hỗ trợ tất cả các dịch vụ thoại, data
R99, HSDPA, HSUPA.
Tần số MO AdministrativeState Ý nghĩa
F1, F2 Eul UNLOCKED F1 hỗ trợ tất cả các dịch vụ
Fx Eul UNLOCKED Fx hỗ trợ tất cả các dịch vụ
b. Khai báo tham số share tải:
b.1. Chiến lược share tải
Việc share tải bằng thuật toán chỉ áp dụng cho các cell cùng sector hoặc cùng
hướng phủ trong trường hợp cosite.
 Đối với dịch vụ R99:
o Dịch vụ R99 (thoại, data) ưu tiên thiết lập trên F1, F2.
o Cho phép R99 được share tải giữa F1, F2 và Fx cùng sector trong
quá trình thiết lập RAB, không share tải trong quá trình thiết lập
RRC (do tỉ lệ thành công thấp). Tuy nhiên hạn chế tối đa việc share
tải sang Fx để tránh rớt thoại trên Fx. Chỉ khi tải code DL, hoặc
power DL trên F1, F2 nhỏ hơn ngưỡng reject dịch vụ 5% thì mới
bắt đầu share tải R99 sang tần Fx.
 Đối với dịch vụ HSDPA:
o Việc share tải giữa F1, F2 và Fx cùng sector thực hiện thông qua
thuật toán cân bẳng tải theo số User HSDPA trong quá trình thiết
lập RAB. Số User lệch giữa F1, F2 và Fx sẽ được tinh chỉnh để
đảm bảo CBT giữa các cell.
o Nếu UE đã có 1 RAB thoại trên F1 và đang cần thiết cần thiết lập 1
RAB PS HSDPA, không đẩy việc thiết lập RAB PS của UE này
sang Fx để tránh việc rớt thoại trên Fx.
b.2. Khai báo tham số chi tiết
 Khai báo quan hệ share tải giữa các cell:
Khi khai báo quan hệ relation, cần khai báo đầy đủ các thuộc tính dưới
đây:
Chiều relation
Thuộc tính share tải F1, F2
(chỉ áp dụng cho các  Fx. Fx  F1, F2 Ý nghĩa tham số
cell cùng sector) F1  F2 F1
F2
Định nghĩa mối quan hệ về vùng phủ giữa cell và cell
relation muốn share tải. Khai báo này nghĩa là: Cell nguồn
và cell muốn share tải là 2 cell chồng lấn hoàn toàn về
coverageIndicator 1 1 vùng phủ. Tối đa 8 relation có thể định nghĩa. Phải khai
tham số này là 1, thì các thuật toán share tải mới chạy.
Việc share tải được áp dụng được cả cho các cell thuộc 2
RBS cosite.
Các cell đều được cấu hình các dịch vụ mới mức độ ưu
hsCellSelection 0 0 tiên như nhau nên không cần cấu hình cho phép lựa chọn
sang cell có capability cao khi thiết lập data HSDPA.
Share tải theo số user HSDPA giữa các cell cùng sector
hsLoadSharing 1 1
khi thiết lập RAB
Share tải giữa các cell cùng sector trong quá trình thiết lập
dchLoadSharing 1 1
RAB của dịch vụ R99.
Không share tải giữa các cell trong quá trình thiết lập
LoadSharingCandidate 0 0
RRC.
 Tham số share tải giữa các cell cho dịch vụ R99:
Dải giá
trị cho Mức
Giải Đơn
Tham số F1, F2 Fx phép tác Ý nghĩa
giá trị vị
tinh động
chỉnh
Tham số cho phép có đo
đạc relation ở chế độ cell
FACH không. Ở đây
không cho phép Fx đo đạc
nhằm tránh việc UE đang
fachMeasOccaCycLenCoeff 3 0 0-12 RNC dùng data trên Fx ở kênh
FACH chuyển về F1, F2.
Sau đó theo thuật toán
share tải lại chuyển sang

Ping Pong.
- Khi có yêu cầu dịch vụ,
kênh vô tuyến sẽ luôn
được cấp phát nếu Tổng
pwradm 75 75 0-100 75-90 % Cell công suất nonHS đang sử
dụng trong cell + tài
nguyên nonHS yêu cầu <
75%.
- Khi Power nonHS đang
sử dụng nằm trong khoảng
75% đến 75+15 = 90% (
pwroffset + pwradm):
+) Yêu cầu dịch vụ
PS(NonHO), CS (NonHO)
sẽ bị block tạm thời. Đồng
thời RNC trigger thuật
pwroffset 15 15 0-100 5-15 % Cell
toán giảm tải (Soft
congesstion) để giảm tốc
độ của các kết nối PS
trong cell hoặc release kết
nối PS. Nếu thuật toán
Soft congesstion giải
phóng đủ tài nguyên đưa
PWP_nonHS TU về <
Dải giá
trị cho Mức
Giải Đơn
Tham số F1, F2 Fx phép tác Ý nghĩa
giá trị vị
tinh động
chỉnh
75% cuộc gọi sẽ được
chấp nhận, nếu không sẽ
bị block.
+) Dịch vụ CS_HO,
PS_HO vẫn truy cập bình
thường và chỉ bị reject khi
TU power DL nonHS đạt
100%.
- Khi hiệu suất
PWR_nonHS>=90%, lúc
này các dịch vụ: CS, PS
đều không thiết lập được.
CS HO và PS HO vẫn có
thể truy nhập được. Cell
rơi vào trạng thái nghẽn.
Hệ thống sẽ trigger thuật
toán Congesstion control.
Thực hiện giảm tốc độ
dịch vụ PS, release kết nối
PS, CS để đưa
PWR_nonHS <90%
- Việc đặt bộ tham số
75%, 15% đảm báo luôn
cố gắng dành 25% tài
nguyên pwr cho HSDPA,
trong trường hợp xấu nhất
HSPDA vẫn có 10% tài
nguyên. Đối với các cell
nghẽn cho phép tăng giá
trị pwradm và pwroffset,
tuy nhiên tổng pwroffset +
pwradm không được quá
95%. Sau khi đã bổ xung
tài nguyên, cell hết nghẽn
phải khai báo lại giá trị
như ban đầu.
Ngưỡng tài nguyên công
suất bắt đầu trigger thuật
toán share tải. Đơn vị là %
công suất phát của cell.
Giá trị cấu hình trên F1,
F2 tương đương với: Khi
tải TU PowerDL nonHS
trên F1, F2đạt ngưỡng >
dchIflsThreshPower 70 50 0-100 50-80 % Cell
70%, thì việc share tải
R99 từ F1, F2 -->Fx bắt
đầu được thực hiện.
Ngưỡng kích hoạt thuật
toán của Fx sớm hơn của
F1, F2 là để đẩy thoại nếu
có trên Fx về F1, F2 sớm,
tránh rớt thoại trên Fx.
Nếu tài nguyên còn rỗi
của cell ứng cử share tải
> tài nguyên còn của cell
iflsHyst 0 0 0-100 0-100 % Cell
đang phục vụ theo công
thức dưới đây:
rr in
Dải giá
trị cho Mức
Giải Đơn
Tham số F1, F2 Fx phép tác Ý nghĩa
giá trị vị
tinh động
chỉnh
candidate cell > (1 +
iflsHyst) * rr in source
cell ( rr = radio resource)
Thì các cell ứng cử sẽ
được đưa vào đánh giá
tiếp. Cell được chọn để
share tải sẽ là cell có nhiều
tài nguyên chưa được sử
dụng nhất. Giá trị hyst để
đảm bảo cell đích phải có
tải > cell đang phục vụ
một ngưỡng nhất định,
tránh việc Ping Pong. Việc
cấu hình iflsHyst = 0 để
việc share tải chỉ cần được
điều khiển qua tham số
dchIflsMarginPower 
nhân viên tối ưu sẽ dễ
thực hiện hơn. Trong quá
trình tối ưu thực tế có thể
tinh chỉnh giá trị này.
Giá trị được thêm vào
trong công thức khi ước
lượng tài nguyên công
suất còn lại trong cell (rr).
Đơn vị là % công suất
phát nonHS của cell. Cụ
thể: Sau khi thuật toán
share tải R99 được kích
hoạt, RNC sẽ tính toán tài
nguyên công suất còn lại
của cell nguồn và các cell
ứng cử theo công thức:
rr (source/candidate) =
100% – DL power usage –
dchIflsMarginPower. Với
giá trị cấu hình hiện tại,
dchIflsMarginPower 10 20 0-100 0-50% % Cell khi share tải từ F1, F2
sang Fx, cell Fx phải thỏa
mãn điều kiện:
rr in candidate cell Fx >
(1 + iflsHyst) * rr in
source cell F1, F2 = rr in
source cell F1, F2
=> 100% - DL power
usage Fx – 20% > 100% -
DL power usage F1, F2 –
10%
=> DL power usage F1,
F2 – 10% > DL power
usage Fx => Công suất
nonHS đang sử dụng trên
Fx phải nhỏ hơn tối thiểu
10% so với F1, F2.
Dải giá
trị cho Mức
Giải Đơn
Tham số F1, F2 Fx phép tác Ý nghĩa
giá trị vị
tinh động
chỉnh
Ngưỡng Admcontrol theo
tài nguyên code:
'-Yêu cầu cấp phát tài
nguyên code sẽ luôn chấp
nhận nếu tài nguyên code
non_HS được sử dụng
trong cell + tài nguyên
code nonHS yêu cầu <
80%
- Khi hiệu suất sử dụng
DL code_NonHS
>=80%, Các yêu cầu cấp
phát Code của dịch
PS(HO và NonHO), CS
(NonHO) sẽ bị block tạm
thời. Đồng thời trigger
thuật toán giảm tải (Soft
congesstion) để giảm tốc
độ của các kết nối PS
trong cell hoặc release kết
dlcodeadm 80 80 0-100 80-95 % Cell
nối PS. Nếu thuật toán
Soft congesstion giải
phóng đủ tài nguyên cuộc
gọi sẽ được chấp nhận,
nếu không sẽ bị block
- Yêu cầu dịch vụ CS_HO
sẽ luôn được chấp nhận
nếu DL code_NonHS
<100%
- Đặt ngưỡng là 80% -->
20% reseverd cho việc
HO.
- Đối với các cell nghẽn
codeDL, cho phép tinh
chỉnh giá trị này trong
khoảng từ 80-95% để khắc
phục. Sau khi bổ xung tài
nguyên kịp thời, cell hết
nghẽn, thì trả lại giá trị
mặc định.
Ngưỡng tài nguyên code
bắt đầu trigger thuật toán
share tải. Đơn vị là % tài
nguyên code nonHS của
cell. Ngưỡng cấu hình trên
F1, F2 nghĩa là: Khi TU
code nonHS DL > 75%,
dchIflsThreshCode 75 50 0-100 50-80 % Cell thì thuật toán share tải
giữa các tần số bắt đầu
được kích hoạt.
Ngưỡng kích hoạt thuật
toán của Fx sớm hơn của
F1, F2 là để đẩy thoại nếu
có trên Fx về F1, F2 sớm,
tránh rớt thoại trên Fx.
Giá trị được thêm vào
dchIflsMarginCode 10 20 0-100 0-50% % Cell trong công thức khi ước
lượng tài nguyên code còn
Dải giá
trị cho Mức
Giải Đơn
Tham số F1, F2 Fx phép tác Ý nghĩa
giá trị vị
tinh động
chỉnh
lại trong cell. Đơn vị là %
tài nguyên code của cell.
Giải thích chi tiết: giống ý
nghĩa của tham số
dchIflsMarginPower
Nếu tham số
HspathlossThreshold = 0
thì tham số
pathlossThreshold sẽ được
sử dụng.Đây là pathloss
cần kiểm tra khi thực hiện
blind HO để share tải.
RNC sẽ tính toán mức suy
hao ở trên F1 để ra quyết
định có share tải sang cell
Fx hay không và ngược
lại. Nếu suy hao tính toán
được lớn hơn ngưỡng này
thì việc share tải sẽ không
xảy ra. Giá trị cấu hình
tương đương với việc:
UE ở trên F1 sẽ được
share tải sang Fx, khi
pathlossThreshold 143 138 0-170 83-143 dB Cell pathloss đo được trên F1 ≤
143dB, tương đương với
RSCP UE thu được ≥
33dBm (CPICH power) –
143dB = -110dBm.
Việc share tải trong điều
kiện vô tuyến tồi có thể
dẫn đến thiết thiết lập
RAB không thành công.
Nên không nên cấu hình
giá trị này quá sâu.
PathlossThreshold: Khai
báo mặc định là
143dBm.Cho phép tính
chỉnh trong khoảng từ 83
đến143dB, tương đương
với RSCP của UE từ -
110dBm  -50dBm để
cân bằng tải.
Có share tải R99 khi thiết
dchIflsFachTrigg OFF OFF ON/OFF ON/OFF RNC lập dịch vụ trên kênh
FACH hay không
 Tham số share tải giữa các cell theo số User HSDPA:
Dải
giá trị Đ Mức
Fx Dải
F1, cho ơ tác
Tần số (x> giá Ý nghĩa
F2 phép n độn
1) trị
tinh vị g
chỉnh
Số user HSDPA giữ kết nối đồng thời tối đa trong
cell. Tham số này khai báo theo thực tế licence
hsdpaUsers U
60 60 0-64 30/60 Cell hiện có của NodeB. Nếu NodeB chỉ có license 32
Adm E
User thì khai báo tham số này là 30, dự phòng 2
User cho SHO. Nếu NodeB chỉ có license 64 User
Dải
giá trị Đ Mức
Fx Dải
F1, cho ơ tác
Tần số (x> giá Ý nghĩa
F2 phép n độn
1) trị
tinh vị g
chỉnh
thì khai báo tham số này là 60, dự phòng 4 User
cho SHO.
Số user EUL tối đa trong cell. Số user HSDPA giữ
kết nối đồng thời tối đa trong cell. Tham số này
eulServing khai báo theo thực tế licence hiện có của NodeB.
U
CellUsersA 60 60 0-64 30/60 Cell Nếu NodeB chỉ có license 32 User thì khai báo
E
dm tham số này là 30, dự phòng 2 User cho SHO. Nếu
NodeB chỉ có license 64 User thì khai báo tham số
này là 60, dự phòng 4 User cho SHO.
Khi số User HSDPA trên mỗi tần số lớn hơn
ngưỡng cấu hình bởi tham số này thì thuật toán
share tải bắt đầu được thực hiện. Cụ thể:
Đối với F1: Khi số UE HSDPA >
hsIflsThreshUsers * hsIflsThreshUsers = 60* 1%
hsIflsThres
1 16 0-100 0-100 % Cell ~ 1,thì việc share tải sang Fx bắt đầu được thực
hUsers
hiện.
Tương tự, đối với Fx, khi số UE HSDPA >
hsIflsThreshUsers * hsIflsThreshUsers = 60* 16%
~ 10,thì việc share tải sang F1, và Fx khác bắt đầu
được thực hiện.
Nếu tài nguyên còn rỗi của cell ứng cử share tải >
tài nguyên còn của cell đang phục vụ theo công
thức dưới đây:
rr in candidate cell > (1 +
iflsHyst) * rr in source cell ( rr = radio resource)
Thì các cell ứng cử sẽ được đưa vào đánh giá tiếp.
Cell được chọn để share tải sẽ là cell có nhiều tài
nguyên chưa được sử dụng nhất. Giá trị hyst để
iflsHyst 0 0 0-100 - % Cell
đảm bảo cell đích phải có tải > cell đang phục vụ
một ngưỡng nhất định, tránh việc Ping Pong. Việc
cấu hình iflsHyst = 0 để việc share tải chỉ cần được
điều khiển qua tham số dchIflsMarginPower 
nhân viên tối ưu sẽ dễ thực hiện hơn. Trong quá
trình tối ưu thực tế có thể tinh chỉnh giá trị này.
Giá trị iflsHyst là chung cho cả share tải R99 và
HSDPA.
Giá trị dự phòng được thêm vào trong công thức
khi ước lượng số user HSDPA còn có thể phục vụ
trong cell (rr). Đơn vị là % so với tham số
hsdpaUsersAdm.Cụ thể: Trong quá trình tính toán
share tải,tài nguyên còn lại của cell nguồn và cell
ứng cử được tính bằng:
rr (source/candidate) = hsdpaUsersAdm -
no_of_HS_users - hsIflsMarginUsers *
hsdpaUsersAdm. Với giá trị đang đặt:
rr source cell F1 = 60 - no_of_HS_users – 60*15%
hsIflsMargi
15 5 0-100 0-100 % Cell = 51 - no_of_HS_users F1.
nUsers
rr source cell Fx = 60 - no_of_HS_users Fx –
60*5% = 57 - no_of_HS_users trên F1.
Để rr Fx > rr F1 thì: 57 – User Fx > 51 – User F1
=> 6 + User F1 > User Fx
Vậy để share tải được từ F1 sang Fx, số User
HSDPA đang sử dụng trên cell Fx phải nhỏ hơn
số User HSDPA đang sử dụng trên F1 + 6
=> Có thể điều chỉnh tham số này để đạt được CBT
F1, Fx. Để F1 share tải nhiều sang Fx, thì đặt tham
số: hsIflsMarginUsers cao trên F1. Để Fx nhận
Dải
giá trị Đ Mức
Fx Dải
F1, cho ơ tác
Tần số (x> giá Ý nghĩa
F2 phép n độn
1) trị
tinh vị g
chỉnh
được nhiều tải từ F1 thì cấu hình
hsIflsMarginUsers thấp trên Fx.
Căn cứ vào tải F1, Fx TKTƯ KV và CNVT tỉnh có
thể chủ động tinh chỉnh giá trị này.
Nếu tham số HspathlossThreshold = 0 thì tham số
pathlossThreshold sẽ được sử dụng.Đây là pathloss
cần kiểm tra khi thực hiện blind HO để share tải.
RNC sẽ tính toán mức suy hao ở trên F1 để ra
quyết định có share tải sang cell Fx hay không và
ngược lại. Nếu suy hao tính toán được lớn hơn
ngưỡng này thì việc share tải sẽ không xảy ra. Giá
trị cấu hình tương đương với việc:
UE ở trên F1 sẽ được share tải sang Fx, khi
Hspathloss d
143 138 0-170 83-143 Cell pathloss đo được trên F1 ≤ 143dB, tương đương
Threshold B
với RSCP UE thu được ≥ 33dBm (CPICH power)
– 143dB = -110dBm.
Việc share tải trong điều kiện vô tuyến tồi có thể
dẫn đến thiết thiết lập RAB không thành công. Nên
không nên cấu hình giá trị này quá sâu.
PathlossThreshold: Khai báo mặc định là
143dBm.Cho phép tính chỉnh trong khoảng từ 83
đến143dB, tương đương với RSCP của UE từ -
110dBm  -50dBm để cân bằng tải.
Nếu tham số HspathlossThreshold = 0 thì tham số
pathlossThreshold sẽ được sử dụng.Đây là pathloss
cần kiểm tra khi thực hiện blind HO để share tải.
RNC sẽ tính toán mức suy hao ở trên F1 để ra
quyết định có share tải sang cell Fx hay không và
ngược lại. Nếu suy hao tính toán được lớn hơn
ngưỡng này thì việc share tải sẽ không xảy ra. Giá
trị cấu hình tương đương với việc:
UE ở trên F1 sẽ được share tải sang Fx, khi
pathlossTh d
143 138 0-170 83-143 Cell pathloss đo được trên F1 ≤ 143dB, tương đương
reshold B
với RSCP UE thu được ≥ 33dBm (CPICH power)
– 143dB = -110dBm.
Việc share tải trong điều kiện vô tuyến tồi có thể
dẫn đến thiết thiết lập RAB không thành công. Nên
không nên cấu hình giá trị này quá sâu.
PathlossThreshold: Khai báo mặc định là
143dBm.Cho phép tính chỉnh trong khoảng từ 83
đến143dB, tương đương với RSCP của UE từ -
110dBm  -50dBm để cân bằng tải.
RAB_
RA
EST;
B_E
UPSW RAB_E
RAB_E ST_
ITCH_ ST;
ST_ AN
ATT; RAB_E Việc share tải được thực hiện trong cả quá trình
AND D
iflsMode _UPSW _UP
RAB_ ST_AN RNC thiết lập RAB và quá trình chuyển trạng thái kênh
ITCH SWI
EST_A D_UPS từ FACH -->HS-DSCH, URA_PCH -->HS-DSCH
ND_U WITCH
_ATT TC
PSWIT _ATT.
H_A
CH_A
TT
TT.
hsIflsFirst ON/ ON/O Cho phép việc share tải từ F1, F2 sang Fx có thể
ON ON RNC
UserTrigg OFF FF được thực hiện ngay từ User đầu tiên
hsIflsSpeec Nếu UE đã có 1 RAB thoại trên F1, F2 và đang cần
h OF ON/ thiết cần thiết lập 1 RAB PS HSDPA, không đẩy
OFF RNC
MultiRabT F OFF việc thiết lập RAB PS của UE này sang Fx để tránh
rigg việc thoại chuyển sang Fx  có thể bị bám rớt trên
Dải
giá trị Đ Mức
Fx Dải
F1, cho ơ tác
Tần số (x> giá Ý nghĩa
F2 phép n độn
1) trị
tinh vị g
chỉnh
Fx.

Các cell đều cấu hình các dịch vụ với mức độ ưu


OF ON/
hsIflsPrio OFF RNC tiên như nhau, nên việc share tải không cần quan
F OFF
tâm đến mức độ ưu tiên của dịch vụ trên mỗi cell.
Khi việc share tải trong quá trình chuyển trạng thái
từ cel FACH/URA_PCH được cho phép, RNC sẽ
kiểm tra điều kiện về EcNo của UE trên cell hiện
tại, nếu EcNo thu được > ngưỡng cấu hình bởi
iflsCpich thám số này, việc share tải mới được thực hiện.
-24 -8  - d
EcnoThres -12 -12 Cell Giá trị này để quá cao (EcNo tốt):Thì việc share tải
0 14 B
h sẽ không hiệu quả.
Giá trị này để quá thấp (EcNo tồi): Thì có thể dẫn
đến tỉ lệ share tải không thành công cao do việc
phải cấu hình lại kênh trong điều kiện vô tuyến tồi
 có thể dẫn đến CSSR, CDR suy giảm.
hsIflsTrigg Cho phép việc share tải giữa các tần số có thể thực
ON/ ON/O
er. ON ON RNC hiện được trong quá trình chuyển trạng thái từ
OFF FF
fromFach FACH --> HSDPA
hsIflsTrigg Cho phép việc share tải giữa các tần số có thể thực
ON/ ON/O
er. ON ON RNC hiện được trong quá trình chuyển trạng thái từ
OFF FF
fromUra URA_PCH --> HSDPA
11.1.2.4. Khai báo tham số đo đạc, chuyển giao
a. Quan điểm khai báo bộ tham số chuyển giao
 Tần F1, F2:
o Đối với thoại: Ưu tiên đo đạc, chuyển giao về GSM.
o Đối với data: Khai báo tham số cho phép UE giữ kết nối data lâu
trên F1, F2, đến khi điều kiện vô tuyến tồi mới chuyển về GSM.
 Tần Fx: Cả thoại và data đều ưu tiên đo đạc chuyển giao về F1, F2.
b. Tham số khai báo chi tiết
Nhó
Giá trị cấu Giá trị cấu Đơ Mức
m Ý nghĩa tham số
Tham số hình trên hình trên Fx Dải giá trị n khai
tha cấu hình
F1, F2 (x>2) vị báo
m số
Cell F1, F2: Ưu
tiên đo đạc và
IFHO_
chuyển giao về
PREFERRED;
GSM_PREF IFHO_PREF GSM.
HoType GSM_ Cell
ERRED; ERRED Cell Fx: Ưu tiên
PREFERRED;
đo đạc chuyển
NONE
giao về cell F1,
HO F2.
supp Khi best cell trong
ort AS không thuộc
IFHO_ SRNC mà thuộc
PREFERRED; DRNC, cần cấu
GSM_PREF IFHO_PREF Tần
defaultHoType GSM_PREFER hình tham số này
ERRED; ERRED số
RED; NONE trong trường
external để điều
khiển việc HO của
external cell.
Nhó
Giá trị cấu Giá trị cấu Đơ Mức
m Ý nghĩa tham số
Tham số hình trên hình trên Fx Dải giá trị n khai
tha cấu hình
F1, F2 (x>2) vị báo
m số
Tham số này cho
phép khai báo theo
mức tần số.

RNC hỗ trợ
FddGsmHoSupp ON ON/OFF RNC
chuyển giao về 2G
RNC hỗ trợ
FddIfHoSupp ON ON/OFF RNC chuyển giao giữa
các tần số 3G
C_
ON ON/OFF RNC
GsmHoAllowed
C_
ON ON/OFF RNC
IfHoAllowed
Hỗ trợ chuyển
cnhhoSupp ON ON/OFF RNC giao qua Iur giữa 2
RNC
changeOfBestCellIntraRnc:
OFF, poorQualityDetected:
OFF
Tắt việc chuyển từ
hsToDchTrigger servHsChangeIntraRnc: OFF ON/OFF RNC
HSPDA  R99.
servHsChangeInterRnc: OFF
changeofBestCellInterRnc:
OFF
hsdschSupport
On / Off
edchSupport On
/ Off
hsdschSupport: On edchTti2Support
edchSupport: On On/Off
edchTti2Support: On enhanchedL2Su
cellCapability Cell Khai báo các dịch
enhanchedL2Support: On pportOn / Off
(HS and EUL Iur exter vụ hỗ trợ trên cặp
fdpchSupport: On fdpchSupport
mobility) mal relation external
multiCarrierSupport: On On / Off
cpcSupport: On multiCarrierSup
qam64MimoSupport: OFF port On/Off
cpcSupport On /
Off
qam64MimoSup
port On/Off
hsdschSupport
On / Off
edchSupport On
/ Off
hsdschSupport On edchTti2Support
edchSupport On On/Off
cellCapabilityCo edchTti2Support On enhanchedL2Su Khai báo các dịch
ntrol enhanchedL2SupportOn pportOn/Off vụ có thể chuyển
Iur
(HS and EUL Iur fdpchSupport On fdpchSupport giao qua giao diện
mobility) multiCarrierSupport On On / Off Iur.
qam64MimoSupport Off multiCarrierSup
cpcSupport On port On/Off
qam64MimoSup
port On/Off
cpcSupport On /
Off
Nhó
Giá trị cấu Giá trị cấu Đơ Mức
m Ý nghĩa tham số
Tham số hình trên hình trên Fx Dải giá trị n khai
tha cấu hình
F1, F2 (x>2) vị báo
m số
0; 10; 20; 40; Khi điều kiện vô
60; 80; 100; tuyến suy giảm
timeToTrigger2d 120; 160; 200; (RSCP hoặc EcNo
100 100 ms RNC
Ecno 240; 320; 640; tồi) UE sẽ gửi báo
1280; 2560; cáo event 2d về
5000 mạng. Sau khi
0; 10; 20; 40; nhận được, RNC
60; 80; 100; sẽ gửi bản tin
timeToTrigger2d 120; 160; 200; xuống yêu cầu UE
100 100 ms RNC
Rscp 240; 320; 640; chuyển sang trạng
1280; 2560; thái compressed
5000 mode, bắt đầu đo
đạc relation GSM,
usedFreqThresh2 interfrequency.
-14 -12 -24..0 dB Cell
dEcno Tham số cấu hình
như trên có nghĩa
Single RAB: CS: 0; là:
serviceOffset2dE Khi các cell trong
Single RAB PS: -3 -20..20 dB RNC
cno tập AS đều thuộc
Multi RAB: CS + PS: 0
SRNC:
Trên tần số F1,
usedFreqThresh2 dB F2:
-104 -89 -115..-25 Cell
dRscp m Event 2d theo
RSCP sẽ được
UE gửi về mạng
Single RAB: CS: 0 khi:
serviceOffset2dR dB RSCP best cell <
Single RAB PS: -9 -50..50 RNC
scp m usedFreqThresh2d
Multi RAB: CS + PS: 0
Rscp +
Eve
serviceOffset2dRs
nt2d
cp - hysteresis2d/2
trong thời gian cấu
hình bởi tham số
timeToTrigger2dR
scp (100ms). Cụ
thể:
- Dịch vụ CS:
RSCP < -104dBm
+ 0dB - 2dB/2 = -
105dBm.
- Dịch vụ PS:
RSCP < -104dBm
– 9dB – 2dB/2 = -
4 0.5 115dBm.
hysteresis2d [0..14.5] RNC
(Giá trị thực là 2dB) dB - MultiRAB:
RSCP < -104dBm
+ 0dB - 2dB/2 = -
105dBm.
Event 2d theo
EcNo sẽ được UE
gửi về mạng khi:
EcNo best cell <
usedFreqThresh2d
EcNo +
serviceOffset2dEc
No -
hysteresis2d/2
trong thời gian cấu
hình bởi tham số
Nhó
Giá trị cấu Giá trị cấu Đơ Mức
m Ý nghĩa tham số
Tham số hình trên hình trên Fx Dải giá trị n khai
tha cấu hình
F1, F2 (x>2) vị báo
m số
timeToTrigger2dE
cNo (100ms). Cụ
thể:
- Dịch vụ CS:
EcNo < -14dBm +
0dB - 2dB/2 = -
15dBm.
- Dịch vụ PS:
EcNo < -14dBm -
3dB - 2dB/2 = -
18dBm.
- MultiRAB:
EcNo < -14dBm +
0dB - 2dB/2 = -
15dBm.
Trên tần số Fx:
Event 2d theo
RSCP sẽ được
UE gửi về mạng
khi:
- Dịch vụ CS:
RSCP < -89dBm +
0dB - 2dB/2 = -
90dBm.
- Dịch vụ PS:
RSCP < -89dBm -
9dB - 2dB/2 = -
99dBm.
- Dịch vụ CS:
RSCP < -89dBm +
0dB - 2dB/2 = -
90dBm.
Event 2d theo
EcNo sẽ được UE
gửi về mạng khi:
- Dịch vụ CS:
EcNo < -12dBm +
0dB - 2dB/2 = -
13dBm.
- Dịch vụ PS:
EcNo < -12dBm -
3dB - 2dB/2 = -
16dBm.
- MultiRAB:
EcNo < -12dBm +
0dB - 2dB/2 = -
13dBm.
Khi best cell trong
AS không thuộc
usedFreqThresh2 SRNC mà thuộc
-13 -24..0 dB RNC
dEcnoDrnc DRNC. Do SRNC
không biết được
Nhó
Giá trị cấu Giá trị cấu Đơ Mức
m Ý nghĩa tham số
Tham số hình trên hình trên Fx Dải giá trị n khai
tha cấu hình
F1, F2 (x>2) vị báo
m số
ngưỡng 2d của
external cell, nên
cần cấu hình thêm
2 tham số này
trong SRNC.
Tham số này sẽ áp
dụng chung cho
tất cả các tần số
trong external
relation.
Với giá trị cấu
hình ngưỡng kích
hoạt event 2d của
best cell (cả F1 lẫn
Fx) thuộc DRNC
là:
2d EcNo
Dịch vụ CS: EcNo
< -13dBm + 0dB -
2dB/2 = -14dB.
Dịch vụ PS: EcNo
< -13dBm - 3dB -
2dB/2 = -17dB.
MultiRAB: EcNo
< -13dBm + 0dB -
2dB/2 = -14dB.
usedFreqThresh2 RNC HNI: -89 dB 2d RSCP:
-115..-25 RNC
dRscpDrnc RNC các tỉnh: -92 m Đối với RNC của
HNI
Dịch vụ CS:
RSCP < -89dBm +
0dB - 2dB/2 = -
90dBm.
Dịch vụ PS: RSCP
< -89dBm - 9dB -
2dB/2 = -99dBm.
MultiRAB: RSCP
< -89dBm + 0dB -
2dB/2 = -90dBm.
Đối với RNC của
các tính: Tính
toán tương tự như
trên.
Dịch vụ CS:
RSCP < -92dBm +
0dB - 2dB/2 = -
93dBm.
Dịch vụ PS: RSCP
< -92dBm - 9dB -
2dB/2 = -102dBm.
MultiRAB: RSCP
< -92dBm + 0dB -
2dB/2 = -93dBm.
0; 10; 20; 40; Khi UE đang ở
60; 80; 100; trạng thái
Eve timeToTrigger2f
1280 120; 160; 200; ms RNC compressed mode,
nt 2f Ecno
240; 320; 640; nếu RSCP/EcNo
1280; 2560; của cell phục vụ
Nhó
Giá trị cấu Giá trị cấu Đơ Mức
m Ý nghĩa tham số
Tham số hình trên hình trên Fx Dải giá trị n khai
tha cấu hình
F1, F2 (x>2) vị báo
m số
5000 tốt trở lại, UE sẽ
gửi báo cáo event
2f. RNC sau khi
nhận được, sẽ gửi
0; 10; 20; 40; bản tin xuống UE
60; 80; 100; để yêu cầu UE
timeToTrigger2f 120; 160; 200; thoát khỏi trạng
1280 ms RNC
Rscp 240; 320; 640; thái comppressed
1280; 2560; mode (dừng đo
5000 đạc relation GSM,
inter).
Đối với RSCP yêu
usedFreqRelThre
1 0..20 dB RNC cầu: RSCP best
sh2fEcno cell >
usedFreqThresh2d
Rscp +
serviceOffset2dRs
cp +
usedFreqRelThre usedFreqRelThres
2 0..20 dB RNC h2fRscp +
sh2fRscp
hysteresis2f/2
trong khoảng thời
gian cấu hình bởi
tham số
timeToTrigger2fR
scp  UE sẽ gửi
báo cáo event 2f
Đối với EcNo yêu
cầu: EcNo best
cell >
usedFreqThresh2d
EcNo +
serviceOffset2dEc
No +
usedFreqRelThres
h2fEcNo +
hysteresis2f/2
trong khoảng thời
gian cấu hình bởi
tham số
4 timeToTrigger2fE
hysteresis2f [0..14.5] dB RNC
(Giá trị thực là 2dB) cNo.
Trên tần số F1,
F2:
UE sẽ gửi event
2f theo RSCP
khi:
- Dịch vụ CS:
RSCP > -104dBm
+ 0dB + 2dB +
2dB/2 = -101dBm.
- Dịch vụ PS:
RSCP > -104dBm
- 9dB + 2dB +
2dB/2 = -110dBm.
- MultiRAB CS +
PS: RSCP > -
104dBm + 0dB +
2dB + 2dB/2 = -
Nhó
Giá trị cấu Giá trị cấu Đơ Mức
m Ý nghĩa tham số
Tham số hình trên hình trên Fx Dải giá trị n khai
tha cấu hình
F1, F2 (x>2) vị báo
m số
101dBm.
UE sẽ gửi event
2f theo EcNo khi:
- Dịch vụ CS:
EcNo > -14dBm +
0dB + 1dB +
2dB/2 = -12dBm.
- Dịch vụ PS:
EcNo > -14dBm -
3dB + 1dB +
2dB/2 = -15dBm.
- MultiRAB CS +
PS: EcNo > -
14dBm + 0dB +
1dB + 2dB/2 = -
12dBm.
Trên tần số Fx:
UE sẽ gửi event
2f theo RSCP
khi:
- Dịch vụ CS:
RSCP > -89dBm +
0dB + 2dB +
2dB/2 = -86dBm.
- Dịch vụ PS:
RSCP > -89dBm -
9dB + 2dB +
2dB/2 = -95dBm.
- MultiRAB CS +
PS: RSCP > -
89dBm + 0dB +
2dB + 2dB/2 = -
86dBm.
UE sẽ gửi event
2f theo EcNo khi:
Dịch vụ CS: EcNo
> -12dBm + 0dB
+ 1dB + 2dB/2 = -
10dBm.
Dịch vụ PS: EcNo
> -12dBm - 3dB +
1dB + 2dB/2 = -
13dBm.
MultiRAB CS +
PS: EcNo > -
12dBm + 0dB +
1dB + 2dB/2 = -
10dBm.
0; 10; 20; 40; Khi các điều kiện
60; 80; 100; để chuyển giao
Eve
120; 160; 200; khác tần
nt timeTrigg4_2b 0 ms RNC
240; 320; 640; (interfrequency)
2b
1280; 2560; thỏa mãn, UE sẽ
5000 gửi báo cáo về
Nhó
Giá trị cấu Giá trị cấu Đơ Mức
m Ý nghĩa tham số
Tham số hình trên hình trên Fx Dải giá trị n khai
tha cấu hình
F1, F2 (x>2) vị báo
m số
event 2b về mạng.
Cụ thể:
nonUsedFreqThr Nếu event 2d
-12 -24..0 dB RNC
esh4_2bEcno được kích hoạt
bởi EcNo, event
2b sẽ được báo
cáo khi:
EcNo best cell <
nonUsedFreqThr dB usedFreqThresh2d
-102 -115..-25 RNC
esh4_2bRscp m Ecno +
serviceOffset2dEc
no +
UsedFreqRelThres
h4_2bEcno và
usedFreqRelThre
0 -10..10 dB RNC EcNo của target
sh4_2bEcno cell >
NonUsedFreqThre
sh4_2bEcno +
serviceOffset2dEc
no + Hyst4_2b
usedFreqRelThre
0 -20..20 dB RNC trong khoảng thời
sh4_2bRscp gian cấu hình bởi
tham số
timeTrigg4_2b.
Nếu event 2d
được kích hoạt
bởi RSCP, event
2b sẽ được báo
cáo khi:
RSCP best cell <
usedFreqThresh2d
RSCP +
serviceOffset2dRS
CP +
UsedFreqRelThres
h4_2bRSCP và
RSCP của target
cell >
NonUsedFreqThre
sh4_2bRSCP +
serviceOffset2dRS
hyst4_2b 0 [0..7.5] dB RNC CP + Hyst4_2b
trong khoảng thời
gian cấu hình bởi
tham số
timeTrigg4_2b.
Cụ thể:
UE đang ở trên
tần Fx sẽ chuyển
về F1, F2 theo
RSCP khi:
Dịch vụ CS và
MultiRAB CS +
PS:
RSCP best cell < -
89dBm + 0dB -
2dB/2 = -90dBm

RSCP target cell >
Nhó
Giá trị cấu Giá trị cấu Đơ Mức
m Ý nghĩa tham số
Tham số hình trên hình trên Fx Dải giá trị n khai
tha cấu hình
F1, F2 (x>2) vị báo
m số
-102dBm + 0dB =
-102dBm
Dịch vụ PS:
RSCP best cell < -
89dBm - 9dB -
2dB/2 = -99dBm
và RSCP target
cell > -102dBm -
9dB = -111dBm
UE đang ở trên
tần Fx sẽ chuyển
về F1, F2 theo
EcNo khi
Dịch vụ CS và
MultiRAB CS +
PS:
EcNo best cell < -
12dB + 0dB -
2dB/2 = -13dB và
RSCP target cell >
-12dB + 0dB = -
12dB
Dịch vụ PS:
EcNo best cell < -
12dB – 3dB -
2dB/2 = -16dB và
EcNo target cell >
-12dB - 3dB = -
15dB
=> tham số cấu
hình như trên đảm
bảo: UE sử dụng
data trên Fx dễ
chuyển giao về F1,
F2 (điều kiện của
target cell lỏng),
tránh việc PS trên
Fx HO về GSM,
làm ảnh hưởng
đến cảm nhận
khách hàng.
[0; 10; 20; 40; Khi các điều kiện
60; 80; 100; để chuyển giao về
120; 160; 200; 2G thỏa mãn, UE
timeToTrigger3a 0 ms RNC
240; 320; 640; sẽ gửi báo cáo
1280; 2560; event 3a về mạng.
Eve 5000] Nếu event2d được
nt 3a kích hoạt theo
EcNo, thì UE sẽ
báo cáo về mạng
hysteresis3a 0 [0..7.5] dB RNC event3a khi:
EcNo của best cell
<
Nhó
Giá trị cấu Giá trị cấu Đơ Mức
m Ý nghĩa tham số
Tham số hình trên hình trên Fx Dải giá trị n khai
tha cấu hình
F1, F2 (x>2) vị báo
m số
usedFreqThresh2d
Ecno +
dB serviceOffset2dEc
gsmThresh3a -90 -115..0 RNC
m no +
utranRelThresh3a
Ecno +
hysteresis3a và
Rxlev GSM target
utranRelThresh3a cell > -90dBm
0 -10..10 dB RNC trong khoảng thời
Ecno
gian cấu hình bởi
tham số
timeToTrigger3a.
Đối với F1, F2:
Giá trị cấu hình
tương đương với:
3a EcNo:
Dịch vụ CS và
MultiRAB CS +
PS:
EcNo best cell < -
14dBm + 0dB -
1dB + 0dB = -
15dBm và Rxlev
GSM >-90dBm
Dịch vụ PS: EcNo
best cell < -
14dBm - 3dB -
1dB + 0dB = -
18dB và
Rxlev GSM >-
90dBm.
Nếu event2d được
kích hoạt theo
RSCP, thì UE sẽ
utranRelThresh3a báo cáo về mạng
0 -20..20 dB RNC
Rscp event3a khi:
RSCP của best
cell <
utranRelThresh3a
RSCP +
usedFreqThresh2d
RSCP +
hysteresis3a và
Rxlev GSM target
cell > -90dBm
trong khoảng thời
gian cấu hình bởi
tham số
timeToTrigger3a.
Đối với F1, F2:
Giá trị cấu hình
tương đương với:
3a RSCP
Dịch vụ CS và
MultiRAB CS +
PS:
RSCP best cell < -
104dBm + 0dB -
Nhó
Giá trị cấu Giá trị cấu Đơ Mức
m Ý nghĩa tham số
Tham số hình trên hình trên Fx Dải giá trị n khai
tha cấu hình
F1, F2 (x>2) vị báo
m số
1dB + 0dB = -
105dBm và Rxlev
GSM >-90dBm.
Dịch vụ PS: RSCP
best cell < -
104dBm - 9dB -
1dB + 0dB = -
114dBm và
Rxlev GSM >-
90dBm.
Tính toán tương tự
đối với Fx,
event3a đối với
các cell Fx là:
Dịch vụ CS và
MultiRAB CS +
PS:
RSCP best cell < -
90dBm hoặc EcNo
<-13dB và Rxlev
GSM > -90dBm.
Dịch vụ PS:
RSCP best cell < -
99dBm hoặc EcNo
<-13dB và Rxlev
GSM > -90dBm.
Lưu ý: Đối với khu vực (cluster) full F1_F2, thì vùng biên của của khu vực này
sẽ bị lốm đốm F2. Do vậy đối với các cell F2 thuộc vùng biên (các cell F2 thuộc
2 lớp trạm ngoài cùng của cluster) sẽ áp dụng khai báo (trong cả idle & active)
giống nhóm cell thuộc khu vực “lốm đốm Fx”.
11.3. Vendor ZTE
11.3.1. Chiến lược khai báo
a. Chế độ idle mode
 Đối với khu vực full F1_F2: Việc khai báo đảm bảo F1 và F2 có vai trò
như nhau, UE sẽ camp on vào cell có EcNo tốt hơn trong 2 tần, đồng thời
không bao giờ lựa chọn lại cell sang tần số Fx của cell marco.
 Đối với các khu vực còn lại: UE chỉ camp on vào tần số F1, không bao
giờ lựa chọn lại cell sang Fx (x>1) marco.

Kí hiệu Ý nghĩa

Cho phép UE được lựa chọn lại cell theo chiều mũi tên.

Cho phép UE được lựa chọn lại cell theo cả 2 chiều.

Không cho phép UE lựa chọn lại cell theo chiều mũi tên

b. Chế độ active mode


b.1. Chiến lược khai báo tham số cân bằng tải.
Khu
Chiến lược share tải R99 Chiến lược share tải HSDPA Ghi chú
vực
Khu
Chiến lược share tải R99 Chiến lược share tải HSDPA Ghi chú
vực
+) Dịch vụ R99 (thoại, data) ưu
tiên thiết lập trên F1, F2. +) Việc CBT tải giữa F1, F2 và Fx +) Việc CBT tải bằng
+) Chỉ khi tải code DL, hoặc power thực hiện thông qua thuật toán cân thuật toán chỉ áp dụng
Khu
DL trên F1, F2 nhỏ hơn ngưỡng bẳng tải theo số User HSDPA. cho các cell cùng sector
vực full
reject dịch vụ 5% thì mới bắt đầu +) Số User lệch giữa F1, F2 và Fx hoặc cùng hướng phủ
F1_F2
CBT tải R99 sang tần Fx (x > 2). sẽ được tinh chỉnh để đảm bảo trong trường hợp cosite.
Mục đích: Hạn chế tối đa việc đẩy CBT giữa các cell. +) Việc cân bằng tải
tải sang Fx. R99, HSDPA chỉ áp
+) Dịch vụ R99 (thoại, data) ưu +) Việc CBT tải giữa F1 và Fx dụng trong quá trình
tiên thiết lập trên F1. cùng secotor thực hiện thông qua thiết lập RAB, không
Các khu +) Chỉ khi tải code DL, hoặc power thuật toán cân bẳng tải theo số áp dụng trong quá trình
vực DL trên F1 nhỏ hơn ngưỡng reject User HSDPA. thiết lập RRC do tỉ lệ
còn lại dịch vụ 5% thì mới bắt đầu CBT tải +) Số User lệch giữa F1 và Fx sẽ thành công thấp.
R99 sang tần Fx (x>1). Mục đích: được tinh chỉnh để đảm bảo CBT
Hạn chế tối đa việc đẩy tải sang Fx. giữa các cell.

b.2. Chiến lược khai báo tham số điều khiển chuyển giao.
Khu vực Tham số điều khiển chuyển g
+) Tần F1, F2:
Đối với thoại: Ưu tiên đo đạc, chuyển giao về GSM.
Khu vực full F1_F2
Đối với data: Khai báo tham số cho phép UE giữ kết nối data lâu trên F1, F2, đến khi
+) Tần Fx: Cả thoại và data đều ưu tiên đo đạc chuyển giao về F1.

+) Tần F1:
Các khu vực Đối với thoại: Ưu tiên đo đạc, chuyển giao về GSM.
còn lại Đối với data: Khai báo tham số cho phép UE giữ kết nối data lâu trên F1, đến khi điề
+) Tần Fx: Cả thoại và data đều ưu tiên đo đạc chuyển giao về F1.
Lưu ý: Đối với khu vực full F1_F2 thì vùng biên của của khu vực này với khu
vực khác sẽ bị lốm đốm F2. Do vậy đối với các cell F2 thuộc hai lớp trạm ngoài
cùng của vùng full F1_F2 sẽ khai báo giống như các cell F2 thuộc khu vực lốm
đốm tần số Fx (x>1). Tham số chi tiết tham khảo phụ lục 1 đính kèm.
11.3.2. Tham số khai báo chi tiết cho khu vực lốm đốm tần số Fx (x>1)
11.3.2.1. Khai báo trong idle mode
 UE chỉ camp on vào tần số F1, không bao giờ lựa chọn lại cell sang Fx.
a. Ngưỡng đo đạc relation

Ngưỡng đo đạc F1 Fx Giả

Sử dụng EcNo để là
Tiêu chuẩn đo đạc và lựa chọn lại cell EcNo EcNo
lựa chọn lại cell.
Khi EcNo của servi
Đo đạc Relation cùng tần. EcNo ≤ -8dB EcNo ≤ -4dB UE sẽ thực hiện đo
tần số.

Đo đạc Relation khác tần (áp dụng cho các cell macro không UE ở trên F1 khôn
EcNo ≤ -18dB EcNo ≤ 0dB
có relation với cell IBD). UE ở trên Fx luôn đ

Khi EcNo của serv


Đo đạc Relation khác tần (áp dụng cho các cell macro có (đối với F1) thì UE
EcNo ≤ -10dB EcNo ≤ 0dB
relation với cell IBD). relation Fx (x>1).
UE ở trên Fx luôn đ
Ngưỡng đo đạc F1 Fx Giả

UE sẽ thực hiện lựa


cell mới được khai
Treselection. 1s 1s cell nếu cell đó tốt
chuẩn R) trong
Treseclection.

b. Khai báo hyst2sn và offset2sn


Phân loại Relation Qhyst2sn Qoffset2sn Giải thích ý nghĩa
Trong quá trình xếp hạng: Nếu EcNoFx > EcNoF1 +
Hyst2sn (2dB) + Qoffset2sn (50dB) trong 1s thì UE
Relation cùng
F1Fx 2dB 50dB mới lựa chọn lại cell từ F1 sang Fx. Giá trị đặt như
trạm
hướng dẫn để đảm bảo UE ở trên F1 không bao giờ
lựa chọn lại cell sang Fx.
Trong quá trình xếp hạng: Nếu EcNoF1 > EcNoFx +
Relation cùng FxF1 Hyst2sn (2dB) + Qoffset2sn (-50dB) trong 1s (thời
trạm và khác (x=2 2dB -50dB gian Treselection) thì UE sẽ lựa chọn lại cell từ Fx
trạm 5) sang F1.
UE trên Fx luôn lựa chọn lại cell về F1.
Relation cùng Fx_Fx
Đối với Qoffset2sn, cùng LAC khai báo 0dB; khác
trạm và khác (x = 2dB 0dB/2dB
LAC khai báo 2dB.
trạm 15)

c. Tham số khai báo chi tiết


Giá trị khai báo Dải giá trị Đơn
Tham số Dải giá trị
tinh chỉnh vị
F1 Fx
(-24..0)dB, step
qqualMin -18 -18 dB Mức chất lượng tín h
1dB
(-115..-25) dBm, Mức cường độ tín hi
qrxlevMin -113 -113 dBm
step 2dBm cell 3G.
1: CPICH 1: CPICH 1: CPICH Ec/No
qualMeas Lựa chọn thuộc tính
Ec/No Ec/No 2: CPICH RSCP
Tham số này quy địn
là theo chu kỳ hay k
+) True: Việc đo đạc
0: False tuyến của serving ce
sIntraSearchPre 1: True 1: True
1: True thực hiện đo đạc. 
+) False: UE sẽ thực
cần quan tâm tới điề
hay tốt.
Tham số quy định n
(0..20 )dB, Step ở chế độ Idle. Khi E
sIntraSearch 12 12 dB
2dB qqualMin =-6dB đố
neighbor cùng tần số
Tham số này quy địn
là theo chu kỳ hay k
+) True: Việc đo đạc
0: False
sInterSearchPre 1: True 1: True tuyến của serving ce
1: True
thực hiện đo đạc. 
+) False: UE sẽ thực
cần quan tâm tới điề
Tham số quy định n
khác tần ở chế độ Id
(0..20 )dB, Step + qqualMin = -18dB
sInterSearch 0 18 dB
2dB cell neighbor khác tầ
Giá trị này đảm b
luôn đo F1.
Giá trị khai báo Dải giá trị Đơn
Tham số Dải giá trị
tinh chỉnh vị
F1 Fx
Nếu cell neighbor tố
tReselection 1 1 (0..31)s, step 1s s thời gian cấu hình b
sang cell mới.
Theo tiêu chuẩn R tr
(0..40)dB, step
qHyst2S 2 2 dB EcNo) serving cell v
2dB
EcNođo đạc được của servi
+)-50dB đối +)50dB đối
với các với các Tham số này chỉ ra g
relation relation được phát quảng bá
F1Fx FxF1 Theo tiêu chuẩn R tr
+)0 đối với +)0 đối với EcNo) của neighbor
relation relation (-50..50)dB, step EcNođo đạc được của neigh
qoffset2SNSib11 dB
F1F1 cùng FxFx cùng 1dB Giá trị này đảm bảo
LAC LAC UE ở Fx sẽ luôn luô
+)2dB đối với +)2dB đối với lược đã mô tả ở trên
relation relation Các cell cùng tần nh
F1_F1 khác FxFx khác tránh hiện tượng pin
LAC LAC
11.3.2.3. Tham số trong active mode.
a. Khai báo dịch vụ hỗ trợ trên cell
 Các cell F1, Fx được khai báo hỗ trợ tất cả các dịch vụ thoại, data R99,
HSDPA, HSUPA.
b. Khai báo tham số share tải:
b.1. Chiến lược share tải
Việc share tải bằng thuật toán chỉ áp dụng cho các cell cùng sector hoặc
cùng hướng phủ trong trường hợp cosite.
 Đối với dịch vụ R99:
o Dịch vụ R99 (thoại, data) ưu tiên thiết lập trên F1.
o Chỉ cho phép R99 được share tải từ F1  Fx cùng sector trong quá
trình thiết lập RAB, không share tải trong quá trình thiết lập RRC
(do tỉ lệ thành công thấp). Tuy nhiên hạn chế tối đa việc share tải để
tránh rớt thoại trên Fx. Chỉ khi tải code DL, hoặc power DL trên F1
nhỏ hơn ngưỡng reject dịch vụ 5% thì mới bắt đầu share tải R99
sang tần Fx.
 Đối với dịch vụ HSDPA:
o Việc share tải giữa F1 và Fx cùng sector thực hiện thông qua thuật
toán cân bẳng tải theo số User HSDPA trong quá trình thiết lập
RAB. Số User lệch giữa F1 và Fx sẽ được tinh chỉnh để đảm bảo
CBT giữa các cell.
o Nếu UE đã có 1 RAB thoại trên F1 và đang cần thiết cần thiết lập 1
RAB PS HSDPA, không đẩy việc thiết lập RAB PS của UE này
sang Fx để tránh việc rớt thoại trên Fx.
b.2. Khai báo tham số chi tiết
 Khai báo quan hệ share tải giữa các cell
Dải giá trị cho
Tham số F1 Fx Dải giá trị Đơn vị
phép tinh chỉnh
0: Not Support HSUPA and
HSDPA;
1: Support HSDPA and DCH;
Th
hspaSptMeth 3 3 2: Support HSDPA only;

3: Support HSUPA , HSDPA and
DCH;
4: Support HSUPA and HSDPA

0: CS No Preferred Dị
csTrafPrefInd 1 0
1: CS Preferred đư

0: R99 PS No Preferred
r99PsTrafPrefInd 1 1
1: R99 PS Preferred Dị
0: HS PS No Preferred và
hsTrafPrefInd 1 1
1: HS PS preferred

0: Neighbor
1: Overlap Cá
shareCover 1 1
2: Covers sh
3: Contained in

Th
0: Off
InitRrcLBSw 0 0 co
1: Inter-frequency Switch On
ha
Th
0: Off sử
1: Inter- frequency Switch On (0)
RabAssLBSw 1 1 2: Inter-system Switch On (1)
3: Inter-frequency and Inter-system (2)
Switch On (3)
2G
0: Off
CsBalSwch 1 1 Th
1: On
Th
áp
0: Off tục
CallHoldLBSw 0 0
1: On FA
Nế
kh
Th
0: Off dụ
InitRrcSBSw 0 0
1: On Nế
kh
0: Off Th
RabAssSBSw 1 1
1: On dụ
Th
dụ

0: Off
CallHoldSBSw 0: Off 0: Off FA
1: On
Nế
kh
ch
Dải giá trị cho
Tham số F1 Fx Dải giá trị Đơn vị
phép tinh chỉnh
Th
củ
0:
cResPara1 0 0 0..65535
1:
2:
>2
Ng
Ec
EcNoQualThrd -13 -10 (-24… 0)dB, step 1dB mạ
Th
dB nh
Ng
RS
RscpQualThrd -90 -90 (-120...-25)dBm, step 1dBm sẽ
Th
dBm nh
Kh
(O
CsHo4MulRabSwc 0: Off
0 0 mu
h 1: On
RA
bị
Kh
Gi
0: Off
MulRabBlSwch 0 0 thê
1: On
sẽ
ne
Ch
0: Off
BalFailOpSwch 1 1 hiệ
1: On
trì
 Tham số share tải giữa các cell đối với dịch vụ R99:
Dải giá trị cho
Tham số F1 Fx Dải giá trị Đơn vị
phép tinh chỉnh
0: Off Nế
UlLdBalPwrSwch 0 0
1: On RT

0: Off Nế
DlLdBalPwrSwch 1 1
1: On cô

0: Off Nế
LdBalCdSwch 0 0
1: On tài
Đi
%
bở
dlPwrThdCs 30 70 (0..100%) step 1% %
kh
Th
tuy
Đi
%
bở
DlPwrThdR99Ps 65 35 (0..100%) step 1% % kh
Th
dịc
nh
UlLdBalPwrWeight 1 1 (1..100)%, step 1% % Kh
DlLdBalPwrWeight 100 100 (1..100)%, step 1% % Ch
LdBalCdWeight 1 1 (1..100)%, step 1% % Kh
extraCDeltaTrd 10 10 (1..100)%, step 1% % Nế
Dải giá trị cho
Tham số F1 Fx Dải giá trị Đơn vị
phép tinh chỉnh
điề
Av
ex
 Tham số share tải giữa các cell cho dịch vụ HSDPA:
Dải giá trị cho
Tham số F1 Fx Dải giá trị Đơn vị
phép tinh chỉnh
1: HSDPA 1: HSDPA 0: Multi-Factors
Đị
User User Combination Strategy
LdBalHspaStrCho (1)
Number Number 1: HSDPA User Number
(0)
Strategy Strategy Strategy
0: Off Ch
LdBalHsdNumSwch 1: On 1: On
1: On HS

Đi
ldHsdUserNumThd 0 3 0..255 user củ
toá
Nế
kiệ
Lo
san
Tr
deltaHsdUsrNumTd 0 0 0..255 user
Cu
Tả
Lo
Gi
luô
Ng
hsdschTrafLimit 64 64 0..65535 user
số
Đố
cResPara7 0 0 0..65535
sec
0: Off Kh
DcRedirectStaSw 0: Off 0: Off
1: On thủ

11.3.2.4. Khai báo tham số đo đạc, chuyển giao


a. Quan điểm khai báo bộ tham số chuyển giao
 Tần F1, F2:
o Đối với thoại: Ưu tiên đo đạc, chuyển giao về GSM
o Đối với data: Khai báo tham số cho phép UE giữ kết nối data lâu
trên F1, F2, đến khi điều kiện vô tuyến tồi mới chuyển về GSM.
 Tần Fx: Cả thoại và data đều ưu tiên đo đạc chuyển giao về F1, F2.
b. Tham số khai báo chi tiết.
 Khai báo tham số HO type:
Giá trị
Tham
Dải giá trị khai báo Ý nghĩa tham số
số
F1 Fx
Tham số này quyết định việc chuyển sang Compressed
NonIntr 0: Ec/No Mode sẽ được thực hiện khi:
1: RSCP
aMeasQ 2: Ec/No and
2 2 +) EcNo tồi (0)
uan RSCP +) RSCP tồi (1)
+) Sử dụng hoặc EcNo hoặc RSCP.
Giá trị
Tham
Dải giá trị khai báo Ý nghĩa tham số
số
F1 Fx
0: Configure Inter-
Frequency and
Inter-Rat
compressed mode
CompM
simultaneously Cho phép UE ở chế độ Compressed Mode có thể đo
dCfgStr 0 0
1: Configure Inter- relation khác tần và relation GSM đồng thời.
a Frequency and
Inter-Rat
compressed mode
individually
0: Turn off Inter-
frequency and
Inter-RAT Tham số này chỉ ra UE sẽ thực hiện đo đạc relation inter-
Handover frequency hay inter RAT trước nếu như cùng có cả 2 loại
IfOrRat 1: Only Inter
Frequency
2 3 relation này.
HoSwch
2: Only Inter RAT Theo đúng chiến lược khai báo: F1 ưu tiên về GSM, Fx
3: Inter Frequency ưu tiên về F1.
Is Prior to Inter
RAT
PsInterS
0: Not Supported Tham số này chỉ ra việc chuyển giao Inter-RAT có được
ysHoSu 1 1
1: Supported áp dụng đối với dịch vụ PS hay không?
pp
Khi UE thực hiện đo đạc các neighbor cell 3G khác tần,
T4StpIf
nếu không có cell nào đủ tốt trong khoàng thời gian cấu
MeaAct (1..20)s, step 1s 5 5
hình bởi tham số này, UE sẽ thực hiện đo đạc các cell
Rat
neighbor GSM.
 Khai báo bộ tham số 2D:
Giá trị khai báo cho 2D Đ
Tham Dải giá
ơn Ý nghĩa tham số
số trị F1 Fx vị
0: RT RAB Including 0: RT RAB Including Khi điều kiện vô tuyến suy
Voice: -14dB/ - Voice: -12dB/ -89dBm giảm (RSCP hoặc EcNo tồi)
104dBm 1: RT RAB Excluding UE sẽ gửi báo cáo event 2d về
1: RT RAB Excluding Voice: -12dB/ - mạng. Sau khi nhận được, RNC
Voice: -14dB/ - 89dBm sẽ gửi bản tin xuống yêu cầu
104dBm 2: Single NRT on DL UE chuyển sang trạng thái
2: Single NRT on DL DCH/UL DCH: - compressed mode, bắt đầu đo
DCH/UL DCH: - 15dB/ -98dBm đạc relation GSM,
CPICH
17dB/ -113dBm 3: Single NRT RAB interfrequency. Tham số cấu
RSCP:
ThreshU 3: Single NRT RAB on DL HS-DSCH/UL hình như trên có nghĩa là:
(-115..-
sedFreq on DL HS-DSCH/UL DCH: -15dB/ -98dBm Khi các cell trong tập AS đều
25 )
(UinterE DCH: -17dB/ - 4: Single NRT RAB thuộc SRNC:
dBm,
cNoEv 113dBm 4: Single on DL HS-DSCH/UL dB Trên tần số F1, F2:
step
Measfor NRT RAB on DL HS- E-DCH: -15dB/ - m, Event 2d theo RSCP sẽ được
1dBm
G/UInter DSCH/UL E-DCH: - 98dBm dB UE gửi về mạng khi:
CPICH
RscpEv 17dB/ -113dBm 5: All Multi-NRT RSCP best cell <
Ec/No:
Measfor 5: All Multi-NRT RAB on DL DCH/UL ThreshUsedFreq -
(-24..0)
G) RAB on DL DCH/UL DCH : -15dB/ -98dBm hysteresis2d/2 trong thời gian
dB, step
DCH : -17dB/ -113 6: Multi-NRT RAB, cấu hình bởi tham số TrigTime
1dB
dBm HSPA is Involved and (100ms). Cụ thể:
6: Multi-NRT RAB, only DCHs are Used - RAB CS: RSCP < -104dBm -
HSPA is Involved and in UL: -15dB/ -98dBm 2dB/2 = -105dBm.
only DCHs are Used in 7: Multi-NRT RAB, - RAB PS: RSCP < -113dBm -
UL: -17dB/ -113 dBm HSPA is Involved and 2dB/2 = -114dBm.
7: Multi-NRT RAB, E-DCH is Used in UL: - MultiRAB: RSCP < -104dBm
HSPA is Involved and -15dB/ -98dBm - 2dB/2 = -105dBm..
E-DCH is Used in UL: 8: Multi Rab Including Event 2d theo EcNo sẽ được
Giá trị khai báo cho 2D Đ
Tham Dải giá
ơn Ý nghĩa tham số
số trị F1 Fx vị
-17dB/ -113dBm CS and PS: -12dB/ - UE gửi về mạng khi:
8: Multi Rab Including 101dBm EcNo best cell <
CS and PS: -14dB/ - 0xff: Not Related to ThreshUsedFreq -
104dBm Service Type:-12dB/ - hysteresis2d/2 trong thời gian
0xff: Not Related to 89dBm cấu hình bởi tham số TrigTime
Service Type: -16dB/ - (100ms). Cụ thể:
111dBm - RAB CS: EcNo < -14dB -
2dB/2 = -15dB.
0:0 - RAB PS: EcNo < -17dB -
1:10 2dB/2 = -18dB.
2:20 - MultiRAB: EcNo < -14dB -
3:40 2dB/2 = -15dB.
TrigTim
e
4:60 Trên tần số Fx:
(UinterE
5:80 Event 2d theo RSCP sẽ được
cNoEv
6:100 UE gửi về mạng khi:
Measfor
7:120
100 100
m - Dịch vụ CS: RSCP < -89dBm
8:160 s - 2dB/2 = -90dBm.
G/UInter
RscpEv
9:200 - Dịch vụ PS: RSCP < -98dBm
10:240 - 2dB/2 = -99dBm.
Measfor
G)
11:320 - Dịch vụ CS: RSCP < -89dBm
12:640 - 2dB/2 = -90dBm.
13:1280 Event 2d theo EcNo sẽ được
14:2560 UE gửi về mạng khi:
15:5000 - Dịch vụ CS: EcNo < -12dB -
2dB/2 = -13dB.
Hysteres - Dịch vụ PS: EcNo < -15dB -
is 2dB/2 = -16dB.
(UinterE - MultiRAB: EcNo < -12dB -
(0,
cNoEv 2dB/2 = -13dB.
0.5..14.5 d
Measfor 2 2
)dB step B
G/UInter
0.5dB
RscpEv
Measfor
G)
 Khai báo bộ tham số 2F:
Giá trị khai báo cho 2F Đơ
Tham Dải giá
n Ý nghĩa tham số
số trị F1 Fx
vị
0: RT RAB Including 0: RT RAB Including Khi UE đang ở trạng thái
Voice: -14dB/ - Voice: -12dB/ -89dBm compressed mode, nếu
104dBm 1: RT RAB Excluding RSCP/EcNo của cell phục vụ
1: RT RAB Excluding Voice: -12dB/ - tốt trở lại, UE sẽ gửi báo cáo
Voice: -14dB/ - 89dBm event 2f. RNC sau khi nhận
CPICH
104dBm 2: Single NRT on DL được, sẽ gửi bản tin xuống UE
Thresh RSCP:
2: Single NRT on DL DCH/UL DCH: -15dB/ để yêu cầu UE thoát khỏi trạng
UsedFr (-115..-
DCH/UL DCH: -17dB/ -98dBm thái comppressed mode (dừng
eq 25 )
-113dBm 3: Single NRT RAB on đo đạc relation GSM, inter).
(Uinter dBm, dB
3: Single NRT RAB on DL HS-DSCH/UL Đối với RSCP yêu cầu: RSCP
EcNoE step /
DL HS-DSCH/UL DCH: -15dB/ -98dBm best cell > ThreshUsedFreq +
vMeasf 1dBm dB
DCH: -17dB/ -113dBm 4: Single NRT RAB on Hysteresis/2 trong khoảng thời
orU/UI CPICH m
4: Single NRT RAB on DL HS-DSCH/UL E- gian cấu hình bởi tham số
nterRsc Ec/No:
DL HS-DSCH/UL E- DCH: -15dB/ -98dBm TrigTime  UE sẽ gửi báo cáo
pEvMe (-24..0)
DCH: -17dB/ -113dBm 5: All Multi-NRT RAB event 2f
asforU) dB, step
5: All Multi-NRT RAB on DL DCH/UL DCH : Đối với EcNo yêu cầu: EcNo
1dB
on DL DCH/UL DCH : -15dB/ -98dBm best cell > ThreshUsedFreq +
-17dB/ -113 dBm 6: Multi-NRT RAB, Hysteresis/2 trong khoảng thời
6: Multi-NRT RAB, HSPA is Involved and gian cấu hình bởi tham số
HSPA is Involved and only DCHs are Used in TrigTime  UE sẽ gửi báo cáo
only DCHs are Used in UL: -15dB/ -98dBm event 2f.
Giá trị khai báo cho 2F Đơ
Tham Dải giá
n Ý nghĩa tham số
số trị F1 Fx
vị
UL: -17dB/ -113 dBm 7: Multi-NRT RAB, Trên tần số F1:
7: Multi-NRT RAB, HSPA is Involved and UE sẽ gửi event 2f theo RSCP
HSPA is Involved and E-DCH is Used in UL: khi:
E-DCH is Used in UL: -15dB/ -98dBm - Dịch vụ CS: RSCP > -
-17dB/ -113dBm 8: Multi Rab Including 104dBm + 2dB/2 = -103dBm.
8: Multi Rab Including CS and PS: -12dB/ - - Dịch vụ PS: RSCP > -
CS and PS: -14dB/ - 101dBm 113dBm + 2dB/2 = -112dBm.
104dBm 0xff: Not Related to - MultiRAB CS + PS: RSCP >
0xff: Not Related to Service Type:-12dB/ - -104dBm + 2dB/2 = -103dBm.
Service Type: -16dB/ - 89dBm UE sẽ gửi event 2f theo EcNo
111dBm khi:
0:0 - Dịch vụ CS: EcNo > -14dB +
1:10 2dB/2 = -13dB.
2:20 - Dịch vụ PS: EcNo > -17dB +
3:40 2dB/2 = -16dB.
TrigTi
4:60 - MultiRAB CS + PS: EcNo >
me
5:80 -14dB + 2dB/2 = -13dB.
(Uinter
6:100 Trên tần số Fx:
EcNoE
7:120 UE sẽ gửi event 2f theo RSCP
vMeasf 1028 1028 ms
8:160 khi:
orU/UI
9:200 - Dịch vụ CS: RSCP > -89dBm
nterRsc
10:240 + 2dB/2 = -88dBm.
pEvMe
11:320 - Dịch vụ PS: RSCP > -98dBm
asforU)
12:640 + 2dB/2 = -97dBm.
13:1280 - MultiRAB CS + PS: RSCP >
14:2560 -89dBm + 2dB/2 = -88dBm.
15:5000 UE sẽ gửi event 2f theo EcNo
Hyster khi:
esis Dịch vụ CS: EcNo > -12dB +
(Uinter 2dB/2 = -11dB.
(0, Dịch vụ PS: EcNo > -15dB +
EcNoE
0.5..14.5 2dB/2 = -14dB.
vMeasf 2 2 dB
)dB step MultiRAB CS + PS: EcNo > -
orU/UI
0.5dB 12dB + 2dB/2 = -11dB.
nterRsc
pEvMe
asforU)
 Khai báo điều kiện chuyển giao:
Quan điểm: Khi đang ở compressed mode, UE sẽ thực hiện đo đạc và định kỳ
gửi báo cáo đo đạc các cell neighbor inter-frequency. Nếu điều kiện vô tuyến
của các cell này tốt hơn một ngưỡng cấu hình từ trước trong 1 khoảng thời gian
thì UE sẽ thực hiện chuyển giao sang cell mới.
Giá trị khai báo Đơ
Tham
Dải giá trị n Ý nghĩa tham số
số
F1 Fx vị

Lựa chọn phương pháp gửi


báo cáo đo đạc từ UE về
mạng.
0: Trong compressed mode,
UE định kỳ liên tục gửi báo
0: Periodical
interHo cáo đo đạc về mạng.  Tăng
Method 0 0
Mth tải báo hiệu tuy nhiên có thể
1: Event Method
cải thiện được CS CDR.
1: UE trong compressed mode
chỉ gửi báo cáo đo đạc về
mạng nếu và chỉ nếu 1 event
nào đó được thỏa mãn.
Giá trị khai báo Đơ
Tham
Dải giá trị n Ý nghĩa tham số
số
F1 Fx vị

1:250
2:500
3:1000
4:2000
5:3000
prdRptIn 6:4000
terval 7:6000
Chu kỳ gửi báo cáo đo đạc từ
(UInterE 8:8000 3 3 ms
UE về mạng.
cNoPrd 9:12000
Meas) 10:16000
11:20000
12:24000
13:28000
14:32000
15:64000
threshN Trong quá trình đo đạc inter-
oUsedFr frequency, nếu điều kiện vô
eq CPICH RSCP: (- tuyến của cell neighbor inter
(UinterE 115..-25 ) dBm, frequency tốt hơn ngưỡng
dB/
cNoEv step 1dBm threshNoUsedFreq +
-10dB/-100dBm -10dB/-100dBm dB
Measfor CPICH Ec/No: (- hysteresis/2 trong khoảng thời
m
U/ 24..0) dB, step gian PeriodTriggerTime thì
UInterR 1dB UE sẽ được chuyển giao sang
scpEvM cell 3G inter-frequency.
easforU) Mạng sẽ ra quyết định
Hysteres chuyển giao nếu:
is RSCP của cell neighbor inter
(UinterE frequency đo đạc bởi UE > -
cNoEv 100dBm + 0dB/2 = -100dBm.
(0, 0.5..14.5) dB
Measfor 0 0 dB hoặc
step 0.5dB
U/ EcNo của cell neighbor inter
UInterR frequency đo đạc bởi UE > -
scpEvM 10dB + 0dB/2 =-10dB.
easforU) Đối với tham số
PeriodTr PeriodTriggerTime đượ phép
iggerTi (0..255) s, step 1s 0 0 s tinh chỉnh trong khoảng từ 0
me đến 1s.

11.3.3. Tham số khai báo chi tiết cho khu vực lốm đốm tần số Fx (x>2)
11.3.3.1. Khai báo trong idle mode
 UE chỉ camp on vào tần số F1, F2 không bao giờ lựa chọn lại cell sang
Fx.
a. Ngưỡng đo đạc relation

Ngưỡng đo đạc F1, F2 Fx Giải th

Sử dụng EcNo để làm tiê


Tiêu chuẩn đo đạc và lựa chọn lại cell EcNo EcNo
chọn lại cell.
Khi EcNo của serving cell
Đo đạc Relation cùng tần. EcNo ≤ -8dB EcNo ≤ -4dB
thực hiện đo đạc các relatio

Đo đạc Relation khác tần (áp dụng cho các UE ở trên F1, F2 không bao
EcNo ≤ -18dB EcNo ≤ 0dB
cell macro không có relation với cell IBD). UE ở trên Fx luôn đo đạc F
Khi EcNo của serving cell
Đo đạc Relation khác tần (áp dụng cho các F1, F2) thì UE sẽ thực hiện
EcNo ≤ -10dB EcNo ≤ 0dB
cell macro có relation với cell IBD). (x>2).
UE ở trên Fx luôn đo đạc F

UE sẽ thực hiện lựa chọn


mới được khai báo relatio
Treselection. 1s 1s cell đó tốt hơn serving cel
khoảng thời gian Treseclec

b. Khai báo hyst2sn và offset2sn


Phân loại Relation Qhyst2sn Qoffset2sn Giải thích ý nghĩa
Trong quá trình xếp hạng: Nếu EcNoFx >
EcNoF1, F2 + Hyst2sn (2dB) + Qoffset2sn (50dB)
Relation cùng trong 1s thì UE mới lựa chọn lại cell từ F1, F2
F1, F2Fx 2dB 50dB
trạm sang Fx. Giá trị đặt như hướng dẫn để đảm bảo
UE ở trên F1, F2 không bao giờ lựa chọn lại cell
sang Fx.
Trong quá trình xếp hạng: Nếu EcNoF1, F2 >
Relation cùng EcNoFx + Hyst2sn (2dB) + Qoffset2sn (-50dB)
FxF1, F2
trạm và khác 2dB -50dB trong 1s (thời gian Treselection) thì UE sẽ lựa
(x=2 5)
trạm chọn lại cell từ Fx sang F1, F2.
UE trên Fx luôn lựa chọn lại cell về F1, F2.
Relation cùng
Fx_Fx Đối với Qoffset2sn, cùng LAC khai báo 0dB;
và 2dB 0dB/2dB
(x = 15) khác LAC khai báo 2dB.
khác trạm

c. Tham số khai báo chi tiết


Giá trị khai báo Dải giá trị
Tham số Dải giá trị Đơn vị
F1, F2 Fx tinh chỉnh
(-24..0)dB, step Mức chất lượ
qqualMin -18 -18 dB
1dB cell 3G.
(-115..-25) dBm, Mức cường đ
qrxlevMin -113 -113 dBm
step 2dBm vào cell 3G.
1: CPICH 1: CPICH 1: CPICH Ec/No Lựa chọn thu
qualMeas
Ec/No Ec/No 2: CPICH RSCP cell 3G.
Tham số này
cùng tần là th
+) True: Việc
0: False vô tuyến của
sIntraSearchPre 1: True 1: True
1: True thì UE mới th
+) False: UE
không cần qu
đó là đang tồ
Tham số quy
(0..20 )dB, Step cùng tần ở ch
sIntraSearch 12 12 dB
2dB sIntraSearch
hiện đo đạc c
Tham số này
khác tần là th
+) True: Việc
0: False
sInterSearchPre 1: True 1: True vô tuyến của
1: True
thì UE mới th
+) False: UE
không cần qu
Tham số Giá trị khai báo Dải giá trị Dải giá trị Đơn vị
tinh chỉnh
Tham số quy
neighbor khá
(0..20 )dB, Step ngưỡng sInte
sInterSearch 0 18 dB
2dB thì UE sẽ thự
Giá trị này
Fx thì sẽ luôn
Nếu cell neig
tReselection 1 1 (0..31)s, step 1s s khoảng thời g
chọn lại cell s
Theo tiêu chu
(0..40)dB, step
qHyst2S 2 2 dB (theo EcNo)
2dB
EcNođo đạc đượ
+)-50dB đối +)50dB đối
với các với các Tham số này
relation F1, relation cell và được
F2Fx FxF1, F2 Theo tiêu chu
+)0 đối với +)0 đối với (theo EcNo)
relation F1, relation (-50..50)dB, step EcNođo đạc đượ
qoffset2SNSib11 dB
F2F1, F2 FxFx cùng 1dB Giá trị này đả
cùng LAC LAC Fx, nhưng UE
+)2dB đối với +)2dB đối với F1, F2 theo đ
relation F1, relation Các cell cùng
F2_F1, F2 FxFx khác nhằm tránh h
khác LAC LAC
11.3.3.2. Tham số trong active mode.
a. Khai báo dịch vụ hỗ trợ trên cell
 Các cell F1, F2, Fx được khai báo hỗ trợ tất cả các dịch vụ thoại, data
R99, HSDPA, HSUPA.
b. Khai báo tham số share tải:
b.1. Chiến lược share tải
Việc share tải bằng thuật toán chỉ áp dụng cho các cell cùng sector hoặc
cùng hướng phủ trong trường hợp cosite.
 Đối với dịch vụ R99:
o Dịch vụ R99 (thoại, data) ưu tiên thiết lập trên F1, F2.
o Chỉ cho phép R99 được share tải từ F1, F2  Fx cùng sector trong
quá trình thiết lập RAB, không share tải trong quá trình thiết lập
RRC (do tỉ lệ thành công thấp). Tuy nhiên hạn chế tối đa việc share
tải để tránh rớt thoại trên Fx. Chỉ khi tải code DL, hoặc power DL
trên F1, F2 nhỏ hơn ngưỡng reject dịch vụ 5% thì mới bắt đầu share
tải R99 sang tần Fx.
 Đối với dịch vụ HSDPA:
o Việc share tải giữa F1, F2 và Fx cùng sector thực hiện thông qua
thuật toán cân bẳng tải theo số User HSDPA trong quá trình thiết
lập RAB. Số User lệch giữa F1, F2 và Fx sẽ được tinh chỉnh để
đảm bảo CBT giữa các cell.
o Nếu UE đã có 1 RAB thoại trên F1, F2 và đang cần thiết cần thiết
lập 1 RAB PS HSDPA, không đẩy việc thiết lập RAB PS của UE
này sang Fx để tránh việc rớt thoại trên Fx.
b.2. Khai báo tham số chi tiết
 Khai báo quan hệ share tải giữa các cell:
Dải giá trị
F1,
Tham số Fx Dải giá trị cho phép Đơn vị Ý nghĩa
F2
tinh chỉnh
0: Not Support
HSUPA and
HSDPA;
1: Support HSDPA
Tham số này cho biết cell hỗ trợ loại
and DCH;
dịch vụ nào. Giá trị khai báo như hướng
hspaSptMeth 3 3 2: Support HSDPA
dẫn nghĩa là cell hỗ trợ tất cả các loại
only;
dịch vụ.
3: Support HSUPA ,
HSDPA and DCH;
4: Support HSUPA
and HSDPA
Dịch vụ thoại R99 được ưu tiên thiết lập
0: CS No Preferred
csTrafPrefInd 1 0 trên F1, F2 và không được ưu tiên thiết
1: CS Preferred
lập trên Fx.
0: R99 PS No
r99PsTrafPrefInd 1 1 Preferred
1: R99 PS Preferred Dịch vụ PS R99 và HSDPA được ưu
0: HS PS No tiên thiết lập trên cả F1, F2 và Fx.
hsTrafPrefInd 1 1 Preferred
1: HS PS preferred

0: Neighbor
Các cell cùng sector muốn thực hiện
1: Overlap
shareCover 1 1 CBT cần khai báo giá trị shareCover
2: Covers
giống nhau, ở đây khai là Overlap.
3: Contained in

Tham số này cho biết thuật toán CBT


0: Off
theo tài nguyên (power, code, RTWP) có
InitRrcLBSw 0 0 1: Inter-frequency
được thực hiện trong quá trình thiết lập
Switch On
RRC hay không.
Tham số này cho biết thuật toán CBT
0: Off theo tài nguyên có được sử dụng trong
1: Inter- frequency quá trình gán RAB hay không?
Switch On (0): Không áp dụng CBT trong quá trình
2: Inter-system gán RAB.
RabAssLBSw 1 1
Switch On (1): Cho phép CBT giữa các tần số 3G
3: Inter-frequency với nhau.
and Inter-system (2): Cho phép CBT giữa 3G và 2G.
Switch On (3): Cho phép CBT giữa các tần số 3G
với nhau và giữa 3G với 2G.
0: Off Thực hiện CBT đối với dịch vụ thoại
CsBalSwch 1 1
1: On trong quá trình gán RAB.
Tham số này cho biết thuật toán CBT
theo tài nguyên có được áp dụng trong
các thủ tục duy trì cuộc gọi hay không.
Các thủ tục này bao gồm: handover,
0: Off
CallHoldLBSw 0 0 relocation, RAB re-establishment,
1: On
FACH->DCH.
Nếu giá tham số này được OFF: UE
đang ở trên tần nào thì sau khi thực hiện
handover, relocation… nó vẫn nằm ở
Dải giá trị
F1,
Tham số Fx Dải giá trị cho phép Đơn vị Ý nghĩa
F2
tinh chỉnh
trên tần đó.

Tham số này cho biết thuật toán CBT


theo dịch vụ có được sử dụng trong quá
0: Off trình thiết lập RRC hay không.
InitRrcSBSw 0 0
1: On Nếu được ON, thuật toán CBT sẽ quyết
định các loại dịch vụ khác nhau sẽ được
thiết lập trên các carrier khác nhau.
Tham số này cho biết thuật toán CBT
0: Off
RabAssSBSw 1 1 theo dịch vụ có được sử dụng trong quá
1: On
trình gán RAB hay không?
Tham số này cho biết thuật toán CBT
theo dịch vụ có được áp dụng trong các
thủ tục duy trì cuộc gọi hay không. Các
thủ tục này bao gồm: handover,
0: relocation, RAB re-establishment,
0: Off
CallHoldSBSw 0: Off Of FACH  DCH.
1: On
f Nếu giá tham số này được ON: UE đang
ở trên tần nào thì sau khi thực hiện
handover, relocation… nó vẫn nằm ở
trên tần đó cho dù best cell có bật thuật
toán CBT.
Tham số này quy định dịch vụ SMS
được CBT theo thuật toán của loại dịch
vụ nào.
cResPara1 0 0 0..65535 0: CBT theo dịch vụ PS
1: CBT theo dịch vụ CS
2: CBT theo dịch vụ khác
>2: Không có giá trị
Ngưỡng EcNo cho phép đẩy tải (blind
handover) sang Fx. Nếu EcNo được báo
cáo bởi UE về mạng nhỏ hơn tham số
(-24… 0)dB, step
EcNoQualThrd -13 -10 này thì mạng sẽ không thực hiện đẩy tải
1dB
sang Fx.
Tham số này đặt càng nhỏ thì blind
dB handover xảy ra càng dễ nhưng rớt tăng.
Ngưỡng RSCP cho phép đẩy tải (blind
handover) sang Fx. Nếu RSCP mà UE
báo cáo về mạng nhỏ hơn tham số này
(-120...-25)dBm,
RscpQualThrd -90 -90 thì mạng sẽ không thực hiện đẩy tải sang
step 1dBm
Fx.
Tham số này đặt càng nhỏ thì blind
dBm handover xảy ra càng dễ nhưng rớt tăng.
Không cho phép đẩy tải khi có
multiRAB.
(OFF): Giữa 1 cell chỉ khai báo ưu tiên
HS và 1 UE đang có multiRAB (CS+PS
CsHo4MulRabSw 0: Off
0 0 R99). Khi PS RAB được giải phóng thì
ch 1: On
CS RAB còn lại đang ở tần nào thì sẽ
tiếp tục ở tần ấy mà không bị đẩy sang 1
tần khác có khai báo CBT ưu tiên dịch
vụ R99.
Không cho phép cân bằng tải khi diễn ra
Multirab.
Giữa 1 cell và 1 UE đang có RAB PS,
0: Off
MulRabBlSwch 0 0 nếu có nhu cầu thiết lập thêm 1 RAB CS
1: On
(MultiRAB) thì quá trình thiết lập
RAB này sẽ tiếp tục thực hiện trên cell
đó thay vì đẩy sang 1 cell neighbor khác
Dải giá trị
F1,
Tham số Fx Dải giá trị cho phép Đơn vị Ý nghĩa
F2
tinh chỉnh
được khai báo CBT với serving cell.

Cho phép thiết lập lại RAB trên cell gốc


0: Off (cell khi chưa thực hiện đẩy tải) nếu như
BalFailOpSwch 1 1
1: On UE thông báo cho RNC biết rằng quá
trình thiết lập RAB trên cell đích bị lỗi.
 Tham số share tải giữa các cell đối với dịch vụ R99:
Dải giá
trị cho
F1, Đơn
Tham số Fx Dải giá trị phép Ý nghĩa
F2 vị
tinh
chỉnh
UlLdBalPwrS 0: Off Nếu tham số này được đặt là ON, thuật toán CBT sẽ dựa
0 0
wch 1: On trên RTWP và ngược lại.

DlLdBalPwrS 0: Off Nếu tham số này được đặt là ON, thuật toán CBT sẽ dựa
1 1
wch 1: On trên công suất phát DL và ngược lại.

LdBalCdSwc 0: Off Nếu tham số này được đặt là ON, thuật toán CBT sẽ dựa
0 0
h 1: On trên tài nguyên mã kênh và ngược lại.
Điều kiện khởi tạo thuật toán CBT đối với dịch vụ thoại
R99.
% tải (công suất) còn lại của một cell dưới ngưỡng cấu
(0..100%)
dlPwrThdCs 30 70 % hình bởi tham số này thì thuật toán CBT dịch vụ CS R99
step 1%
sẽ được khởi tạo.
Tham số này đặt càng lớn thì việc đẩy tải thoại càng dễ
xảy ra tuy nhiên rớt thoại có thể tăng.
Điều kiện khởi tạo thuật toán CBT đối với dịch vụ PS
R99.
% tải (công suất) còn lại của một cell dưới ngưỡng cấu
DlPwrThdR9 (0..100%) hình bởi tham số này thì thuật toán CBT dịch vụ PS R99
65 35 %
9Ps step 1% sẽ được khởi tạo.
Tham số này đặt càng lớn thì việc thực hiện share tải đối
với dịch vụ PS R99 càng dễ xảy ra, tải trên cell đó càng
thấp tuy nhiên có thể tăng rớt PS.
UlLdBalPwr (1..100)%,
1 1 % Không dựa trên RTWP để share tải.
Weight step 1%
DlLdBalPwr (1..100)%,
100 100 % Chỉ dựa vào tài nguyên công suất DL để share tải.
Weight step 1%
LdBalCdWei (1..100)%,
1 1 % Không dựa trên tải nguyên code để share tải.
ght step 1%
Nếu thuật toán CBT theo công suất được kích hoạt đồng
thời điều kiện sau được thỏa mãn:
extraCDeltaT (1..100)%,
10 10 % Avaiable Powertarget cell > Avaiable Power (CS/PS)source
rd step 1%
cell + extraCDeltaTrd thì sẽ thực hiện đẩy tải sang cell
khác.
 Tham số share tải giữa các cell cho dịch vụ HSDPA:
Dải giá trị
Tham số F1, F2 Fx Dải giá trị cho phép Đơn vị Ý nghĩa
tinh chỉnh
1:
0: Multi-Factors
1: HSDP Định nghĩa chiến lược CBT đối với dịch vụ
Combination
HSDPA A User HSPA:
LdBalHspaStr Strategy
User Numbe (1): Thuật toán CBT dựa trên số user HS
Cho 1: HSDPA User
Number r (0): Thuật toán CBT dựa trên HSPA
Number
Strategy Strateg throughput.
Strategy
y
Dải giá trị
Tham số F1, F2 Fx Dải giá trị cho phép Đơn vị Ý nghĩa
tinh chỉnh
LdBalHsdNu 0: Off Chỉ ra thuật toán CBT có thực hiện đẩy tải
1: On 1: On
mSwch 1: On dựa theo số user HSDPA hay không?
Điều kiện kích hoạt thuật toán CBT theo số
ldHsdUserNu user. Nếu số user của source cell lớn hơn hoặc
0 3 0..255 user
mThd bằng giá trị tham số này thì thuật toán CBT sẽ
được kích hoạt.
Nếu thuật toán CBT theo số user được kích
hoạt đồng thời điều kiện sau được thỏa mãn:
LoadHSDPAAvaiUserNumtarget cell >
LoadHSDPAAvaiUserNumsource cell thì mới
thực hiện đẩy tải sang tần Fx.
Trong đó: LoadHSDPAAvaiUserNum =
deltaHsdUsrN ldHsdUserNumThd – CurrentHSDPANum +
0 0 0..255 user
umTd deltaHsdUsrNumTd.
Tải HSDPA sẽ được đẩy sang cell có giá trị
LoadHSDPAAvaiUserNum lớn nhất (tải nhẹ
nhất).
Giá trị đặt như hướng dẫn đảm bảo số user
HSDPA trên Fx luôn lớn hơn 3 user so với
F1, F2.
Ngưỡng Admission Control theo số user
hsdschTrafLi
64 64 0..65535 user HSDPA  Quy định số user HSDPA tối đa
mit
được phục vụ bởi cell.
Đối với trường hợp UE hỗ trợ Dual Cell,
cResPara7 0 0 0..65535
không sử dụng secondary cell để đánh giá tải.
DcRedirectSta 0: Off Không cho phép redirect UE sang cell có hỗ
0: Off 0: Off
Sw 1: On trợ dual cell trong thủ tục RRC Reject

11.3.3.3. Khai báo tham số đo đạc, chuyển giao


a. Quan điểm khai báo bộ tham số chuyển giao.
 Tần F1, F2:
o Đối với thoại: Ưu tiên đo đạc, chuyển giao về GSM
o Đối với data: Khai báo tham số cho phép UE giữ kết nối data lâu
trên F1, F2, đến khi điều kiện vô tuyến tồi mới chuyển về GSM.
 Tần Fx: Cả thoại và data đều ưu tiên đo đạc chuyển giao về F1, F2.
b. Tham số khai báo chi tiết.
 Khai báo tham số HO type:
Giá trị
khai báo
Tham số Dải giá trị Ý nghĩa tham số
F1,
Fx
F2
Tham số này quyết định việc chuyển sang Compressed
0: Ec/No
Mode sẽ được thực hiện khi:
1: RSCP
NonIntraMeasQuan 2: Ec/No and
2 2 +) EcNo tồi (0)
RSCP +) RSCP tồi (1)
+) Sử dụng hoặc EcNo hoặc RSCP.
0: Configure Inter-
Frequency and
Inter-Rat Cho phép UE ở chế độ Compressed Mode có thể đo
CompMdCfgStra 0 0
compressed mode relation khác tần và relation GSM đồng thời.
simultaneously
1: Configure Inter-
Giá trị
khai báo
Tham số Dải giá trị Ý nghĩa tham số
F1,
Fx
F2
Frequency and
Inter-Rat
compressed mode
individually
0: Turn off Inter-
frequency and
Inter-RAT Tham số này chỉ ra UE sẽ thực hiện đo đạc relation inter-
Handover frequency hay inter RAT trước nếu như cùng có cả 2 loại
1: Only Inter
IfOrRatHoSwch Frequency
2 3 relation này.
2: Only Inter RAT Theo đúng chiến lược khai báo: F1, F2 ưu tiên về GSM,
3: Inter Frequency Fx ưu tiên về F1, F2.
Is Prior to Inter
RAT
0: Not Supported Tham số này chỉ ra việc chuyển giao Inter-RAT có được
PsInterSysHoSupp 1 1
1: Supported áp dụng đối với dịch vụ PS hay không?
Khi UE thực hiện đo đạc các neighbor cell 3G khác tần,
nếu không có cell nào đủ tốt trong khoàng thời gian cấu
T4StpIfMeaActRat (1..20)s, step 1s 5 5
hình bởi tham số này, UE sẽ thực hiện đo đạc các cell
neighbor GSM.
 Khai báo bộ tham số 2D:
Giá trị khai báo cho 2D Đ
Tham số Dải giá trị ơn Ý nghĩa tham số
F1, F2 Fx vị
0: RT RAB Including 0: RT RAB Including Khi điều kiện vô tuyến suy
Voice: -14dB/ - Voice: -12dB/ -89dBm giảm (RSCP hoặc EcNo tồi)
104dBm 1: RT RAB Excluding UE sẽ gửi báo cáo event 2d về
1: RT RAB Excluding Voice: -12dB/ - mạng. Sau khi nhận được, RNC
Voice: -14dB/ - 89dBm sẽ gửi bản tin xuống yêu cầu
104dBm 2: Single NRT on DL UE chuyển sang trạng thái
2: Single NRT on DL DCH/UL DCH: - compressed mode, bắt đầu đo
DCH/UL DCH: - 15dB/ -98dBm đạc relation GSM,
17dB/ -113dBm 3: Single NRT RAB interfrequency. Tham số cấu
3: Single NRT RAB on DL HS-DSCH/UL hình như trên có nghĩa là:
on DL HS-DSCH/UL DCH: -15dB/ -98dBm Khi các cell trong tập AS đều
DCH: -17dB/ - 4: Single NRT RAB thuộc SRNC:
CPICH
113dBm 4: Single on DL HS-DSCH/UL Trên tần số F1, F2, F2:
RSCP: (-
NRT RAB on DL HS- E-DCH: -15dB/ - Event 2d theo RSCP sẽ được
ThreshUsedFreq 115..-25 )
DSCH/UL E-DCH: - 98dBm UE gửi về mạng khi:
(UinterEcNoEv dBm, step dB
17dB/ -113dBm 5: All Multi-NRT RSCP best cell <
MeasforG/UInte 1dBm m,
5: All Multi-NRT RAB on DL DCH/UL ThreshUsedFreq -
rRscpEvMeasfo CPICH dB
RAB on DL DCH/UL DCH : -15dB/ -98dBm hysteresis2d/2 trong thời gian
rG) Ec/No: (-
DCH : -17dB/ -113 6: Multi-NRT RAB, cấu hình bởi tham số TrigTime
24..0) dB,
dBm HSPA is Involved and (100ms). Cụ thể:
step 1dB
6: Multi-NRT RAB, only DCHs are Used in - RAB CS: RSCP < -104dBm -
HSPA is Involved and UL: -15dB/ -98dBm 2dB/2 = -105dBm.
only DCHs are Used in 7: Multi-NRT RAB, - RAB PS: RSCP < -113dBm -
UL: -17dB/ -113 dBm HSPA is Involved and 2dB/2 = -114dBm.
7: Multi-NRT RAB, E-DCH is Used in UL: - MultiRAB: RSCP < -104dBm
HSPA is Involved and -15dB/ -98dBm - 2dB/2 = -105dBm..
E-DCH is Used in UL: 8: Multi Rab Including Event 2d theo EcNo sẽ được
-17dB/ -113dBm CS and PS: -12dB/ - UE gửi về mạng khi:
8: Multi Rab Including 101dBm EcNo best cell <
CS and PS: -14dB/ - 0xff: Not Related to ThreshUsedFreq -
104dBm Service Type:-12dB/ - hysteresis2d/2 trong thời gian
0xff: Not Related to 89dBm cấu hình bởi tham số TrigTime
Giá trị khai báo cho 2D Đ
Tham số Dải giá trị ơn Ý nghĩa tham số
F1, F2 Fx vị
Service Type: -16dB/ - (100ms). Cụ thể:
111dBm - RAB CS: EcNo < -14dB -
2dB/2 = -15dB.
- RAB PS: EcNo < -17dB -
2dB/2 = -18dB.
- MultiRAB: EcNo < -14dB -
2dB/2 = -15dB.
0:0 Trên tần số Fx:
1:10 Event 2d theo RSCP sẽ được
2:20 UE gửi về mạng khi:
3:40 - Dịch vụ CS: RSCP < -89dBm
4:60 - 2dB/2 = -90dBm.
5:80 - Dịch vụ PS: RSCP < -98dBm
TrigTime - 2dB/2 = -99dBm.
6:100
(UinterEcNoEv - Dịch vụ CS: RSCP < -89dBm
7:120 m
MeasforG/UInte 100 100 - 2dB/2 = -90dBm.
8:160 s
rRscpEvMeasfo Event 2d theo EcNo sẽ được
9:200
rG) UE gửi về mạng khi:
10:240
11:320 - Dịch vụ CS: EcNo < -12dB -
12:640 2dB/2 = -13dB.
13:1280 - Dịch vụ PS: EcNo < -15dB -
14:2560 2dB/2 = -16dB.
15:5000 - MultiRAB: EcNo < -12dB -
2dB/2 = -13dB.
Hysteresis
(UinterEcNoEv (0,
d
MeasforG/UInte 0.5..14.5)dB 2 2
B
rRscpEvMeasfo step 0.5dB
rG)
 Khai báo bộ tham số 2F:
Giá trị khai báo cho 2F Đơ
Tham số Dải giá trị Fx n Ý nghĩa tham số
F1, F2 vị
0: RT RAB Including 0: RT RAB Including Khi UE đang ở trạng thái
Voice: -14dB/ - Voice: -12dB/ -89dBm compressed mode, nếu
104dBm 1: RT RAB Excluding RSCP/EcNo của cell phục vụ
1: RT RAB Excluding Voice: -12dB/ - tốt trở lại, UE sẽ gửi báo cáo
Voice: -14dB/ - 89dBm event 2f. RNC sau khi nhận
104dBm 2: Single NRT on DL được, sẽ gửi bản tin xuống UE
2: Single NRT on DL DCH/UL DCH: -15dB/ để yêu cầu UE thoát khỏi trạng
DCH/UL DCH: -17dB/ -98dBm thái comppressed mode (dừng
-113dBm 3: Single NRT RAB on đo đạc relation GSM, inter).
CPICH
3: Single NRT RAB on DL HS-DSCH/UL Đối với RSCP yêu cầu: RSCP
RSCP: (-
DL HS-DSCH/UL DCH: -15dB/ -98dBm best cell > ThreshUsedFreq +
ThreshUsedFreq 115..-25 )
DCH: -17dB/ -113dBm 4: Single NRT RAB on dB Hysteresis/2 trong khoảng thời
(UinterEcNoEv dBm, step
4: Single NRT RAB on DL HS-DSCH/UL E- / gian cấu hình bởi tham số
MeasforU/UInte 1dBm
DL HS-DSCH/UL E- DCH: -15dB/ -98dBm dB TrigTime  UE sẽ gửi báo cáo
rRscpEvMeasfo CPICH
DCH: -17dB/ -113dBm 5: All Multi-NRT RAB m event 2f
rU) Ec/No: (-
5: All Multi-NRT RAB on DL DCH/UL DCH : Đối với EcNo yêu cầu: EcNo
24..0) dB,
on DL DCH/UL DCH : -15dB/ -98dBm best cell > ThreshUsedFreq +
step 1dB
-17dB/ -113 dBm 6: Multi-NRT RAB, Hysteresis/2 trong khoảng thời
6: Multi-NRT RAB, HSPA is Involved and gian cấu hình bởi tham số
HSPA is Involved and only DCHs are Used in TrigTime  UE sẽ gửi báo cáo
only DCHs are Used in UL: -15dB/ -98dBm event 2f.
UL: -17dB/ -113 dBm 7: Multi-NRT RAB, Trên tần số F1, F2:
7: Multi-NRT RAB, HSPA is Involved and UE sẽ gửi event 2f theo
HSPA is Involved and E-DCH is Used in UL: RSCP khi:
E-DCH is Used in UL: -15dB/ -98dBm - Dịch vụ CS: RSCP > -
-17dB/ -113dBm 8: Multi Rab Including 104dBm + 2dB/2 = -103dBm.
Giá trị khai báo cho 2F Đơ
Tham số Dải giá trị Fx n Ý nghĩa tham số
F1, F2 vị
8: Multi Rab Including CS and PS: -12dB/ - - Dịch vụ PS: RSCP > -
CS and PS: -14dB/ - 101dBm 113dBm + 2dB/2 = -112dBm.
104dBm 0xff: Not Related to - MultiRAB CS + PS: RSCP >
0xff: Not Related to Service Type:-12dB/ - -104dBm + 2dB/2 = -103dBm.
Service Type: -16dB/ - 89dBm UE sẽ gửi event 2f theo EcNo
111dBm khi:
0:0 - Dịch vụ CS: EcNo > -14dB +
1:10 2dB/2 = -13dB.
2:20 - Dịch vụ PS: EcNo > -17dB +
3:40 2dB/2 = -16dB.
4:60 - MultiRAB CS + PS: EcNo >
5:80 -14dB + 2dB/2 = -13dB.
TrigTime
6:100 Trên tần số Fx:
(UinterEcNoEv
7:120 UE sẽ gửi event 2f theo
MeasforU/UInte 1028 1028 ms
8:160 RSCP khi:
rRscpEvMeasfo
9:200 - Dịch vụ CS: RSCP > -89dBm
rU)
10:240 + 2dB/2 = -88dBm.
11:320 - Dịch vụ PS: RSCP > -98dBm
12:640 + 2dB/2 = -97dBm.
13:1280 - MultiRAB CS + PS: RSCP >
14:2560 -89dBm + 2dB/2 = -88dBm.
15:5000 UE sẽ gửi event 2f theo EcNo
khi:
Hysteresis Dịch vụ CS: EcNo > -12dB +
(UinterEcNoEv (0, 2dB/2 = -11dB.
MeasforU/UInte 0.5..14.5)dB 2 2 dB Dịch vụ PS: EcNo > -15dB +
rRscpEvMeasfo step 0.5dB 2dB/2 = -14dB.
rU) MultiRAB CS + PS: EcNo > -
12dB + 2dB/2 = -11dB.
 Khai báo điều kiện chuyển giao:
Quan điểm: Khi đang ở compressed mode, UE sẽ thực hiện đo đạc và định kỳ
gửi báo cáo đo đạc các cell neighbor inter-frequency. Nếu điều kiện vô tuyến
của các cell này tốt hơn một ngưỡng cấu hình từ trước trong 1 khoảng thời gian
thì UE sẽ thực hiện chuyển giao sang cell mới.
Giá trị khai báo Đơ
Tham số Dải giá trị Ý nghĩa tham số
n vị
F1, F2 Fx
Lựa chọn phương pháp gửi
báo cáo đo đạc từ UE về
mạng.
0: Trong compressed mode,
UE định kỳ liên tục gửi báo
cáo đo đạc về mạng.  Tăng
tải báo hiệu tuy nhiên có thể
0: Periodical Method cải thiện được CS CDR.
interHoMth 0 0
1: Event Method 1: UE trong compressed
mode chỉ gửi báo cáo đo đạc
về mạng nếu và chỉ nếu 1
event nào đó được thỏa mãn.
Khi chọn phương pháp báo
cáo định kỳ, điều kiện để
trigger thuật toán chuyển
giao là theo event 2c
Giá trị khai báo Đơ
Tham số Dải giá trị Ý nghĩa tham số
n vị
F1, F2 Fx
1:250
2:500
3:1000
4:2000
5:3000
6:4000
prdRptInter
7:6000
val Chu kỳ gửi báo cáo đo đạc từ
8:8000 3 3 ms
(UInterEcN UE về mạng.
9:12000
oPrdMeas)
10:16000
11:20000
12:24000
13:28000
14:32000
15:64000
threshNoUs Trong quá trình đo đạc inter-
edFreq frequency, nếu điều kiện vô
CPICH RSCP: (-
(UinterEcN tuyến của cell neighbor inter
115..-25 ) dBm, step dB/
oEvMeasfor -10dB/- -10dB/- frequency tốt hơn ngưỡng
1dBm dB
U/ 100dBm 100dBm threshNoUsedFreq +
CPICH Ec/No: (- m
UInterRscp hysteresis/2 trong khoảng
24..0) dB, step 1dB
EvMeasfor thời gian PeriodTriggerTime
U) thì UE sẽ được chuyển giao
Hysteresis sang cell 3G inter-frequency.
(UinterEcN Mạng sẽ ra quyết định
oEvMeasfor chuyển giao nếu:
(0, 0.5..14.5) dB step
U/ 0 0 dB RSCP của cell neighbor inter
0.5dB
UInterRscp frequency đo đạc bởi UE > -
EvMeasfor 100dBm + 0dB/2 = -
U) 100dBm.
hoặc
EcNo của cell neighbor inter
frequency đo đạc bởi UE > -
PeriodTrigg 10dB + 0dB/2 =-10dB.
0 0 s
erTime Đối với tham số
PeriodTriggerTime đượ phép
tinh chỉnh trong khoảng từ 0
(0..255) s, step 1s đến 1s.

12. Bộ tham số đo đạc, chuyển giao, lựa chọn lại cell từ 3G sang 2G và
ngược lại
12.1. Quan điểm khai báo
12.1.1. Chiến lược khai báo
Khu vực thủ phủ Full F1/F2 Khu vực nông thôn bên ngoài chưa Full
F1/F2
Ghi chú:
Kí hiệu Ý nghĩa
Cho phép dịch vụ thoại và MultiRAB được
chuyển giao theo chiều mũi tên.
Không cho dịch vụ thoại và MultiRAB được
chuyển giao theo chiều mũi tên.
Cho phép dịch vụ data được chuyển giao theo
chiều mũi tên.
Không cho phép dịch vụ data được chuyển giao
theo chiều mũi tên.
Giải thích chiến lược:
Khu vực Chiều chuyển giao Chiến lược

Từ 3G sang 2G Thoại, MultiRAB CS + PS, Data chuyển giao từ F1, F2 về GSM.


Full F1_F2 Không chuyển giao thoại từ 2G sang 3G.
Từ 2G sang 3G Data trên 2G được phép chuyển giao sang cell 3G tần F1, F2, không
chuyển giao sang tần Fx (x > 2).
Từ 3G sang 2G Thoại, MultiRAB CS + PS, Data chuyển giao từ F1 về GSM.
Các khu vực còn lại Không chuyển giao thoại từ 2G sang 3G.
Từ 2G sang 3G Data trên 2G được phép chuyển giao sang cell 3G tần F1, không chuyển
giao sang tần Fx (x > 1).
12.1.2. Tham số khai báo
Hướn Điều kiện
Khu Dịch g Ngưỡng khởi chuyển giao
Ghi chú
vực vụ chuyể tạo đo đạc đối với cell
n giao đích
Thoại, +) Đối với khu vực chưa phát sóng
Khi EcNo < -15 hoặc full F1_F2: Chỉ khai báo ngưỡng
Full Multi Từ 3G Rxlev 2G >-
RSCP < -105dBm này cho cell F1.
F1_F RAB sang 90dBm
+) Đối với khu vực đã phát sóng
2 2G Khi EcNo < -18 hoặc full F1_F2: Chỉ khai báo ngưỡng
Data
RSCP < -114dBm này cho F1 và F2.
+) Các cell Fx sẽ được cấu hình để
chuyển giao khác tần về F1 theo
ngưỡng riêng.
+) Chỉ khai báo ngưỡng này cho
Thoại, F1.
Khi EcNo < -14 hoặc
Multi +) Các cell Fx sẽ được cấu hình để
RSCP < -104dBm
RAB chuyển giao khác tần về F1 theo
ngưỡng riêng.
Khu
Do đặc thù thuật toán của Ericsson
vực
NSN, Huawei, ZTE: để ngưỡng khởi tạo đo đạc relation
còn
EcNo < -16 hoặc RSCP < GSM cho dịch vụ thoại là: EcNo <
lại
-110dBm. -14 hoặc
Data
Ericsson: EcNo < -17 RSCP < -104dBm, thì ngưỡng
hoặc khởi tạo đo đạc relation GSM khi
RSCP < -113dBm sử dụng dịch vụ data phải để muộn
hơn các vendor khác.
Thoại,
Multi Không đo đạc, chuyển giao về 3G
Full
RAB
F1_F
Chuyển về 3G
2
Data, Luôn luôn đo đạc 3G khi EcNo 3G ≥
Từ 2G
-12dB
sang
Thoại
3G
Khu Multi Không đo đạc, chuyển giao về 3G
vực RAB
còn Chuyển về 3G
lại Data Luôn luôn đo đạc 3G khi EcNo 3G ≥
-10dB
12.2. Bộ tham số chi tiết
12.2.1. Tham số lựa chọn lại cell trong Idle Mode
Áp dụng cho tất cả các vendor:
Nhóm tham số Thuê bao trong mạng 2G Thuê bao trong mạng 3G
Chỉ đo mạng 2G khi thỏa mãn các điều kiện
sau:
- Ec/No ≤ -16 dB đối với các cell thuộc khu vực
Ngưỡng khởi tạo đo đạc Luôn đo mạng 3G
full F1_F2.
- Ec/No ≤ -14 dB đối với các cell thuộc khu vực
còn lại.
Chuyển sang mạng 3G khi
Ec/No trên cell 3G ≥ -12 dB
Thuê bao sẽ chuyển từ 3G sang 2G khi RSSI
Xếp hạng, lựa chọn lại cell đối với khu vực thủ và ≥ -
2G > RSCP 3G + 12dB.
10dB đối với các khu vực
còn lại.
a. Khai báo tham số lựa chọn lại cell từ 3G sang 2G
Giá trị khai báo
Tham số Ý nghĩa
trên cell 3G
Mức chất lượng tín hiệu 3G yêu cầu tối thiểu để UE camp vào
Qqualmin -18 dB
Cell 3G.
Mức cường độ tín hiệu 3G yêu cầu tối thiểu để UE camp vào Cell
Qrxlevmin -113 dBm
3G.
Tham số quyết định ngưỡng thuê bao mạng 3G bắt đầu khởi tạo
Full F1_F2: 2dB đo đạc cell 2G ở chế độ Idle. Khi mức chất lượng tín hiệu của cell
SsearchRAT Khu vực còn lại: 3G kém hơn ngưỡng Qqualmin + SsearchRAT = -16dB đối với
4dB khu vực full F1_F2/-14dB, đối với các khu vực còn lại thì thuê
bao mạng 3G sẽ đo mạng 2G.
Tham số này chỉ thiết lập cho vendor 3G Ericsson. Mục đích bỏ
sHcsRat -105dB
việc lựa chọn lại cell từ 3G sang 2G theo RSCP.
Tham số để Ranking chất lượng sóng cell serving 3G. Làm cơ sở
Qhyst1s 2 dB để UE lựa chọn lại cell sang mạng 2G theo chuẩn R (quyết định
chuyển giao dựa trên sự sắp xếp mức tín hiệu).
Tham số để Ranking chất lượng sóng cell neighbor 2G. Làm cơ
Qoffset1,n 10 dB sở để UE lựa chọn lại cell sang mạng 2G theo chuẩn R. Chỉ thay
đổi với các relation InterRAT.
Khi RSSI của cell 2G > RSCP của cell 3G + Qhyst1s +
Treselection 1s Qoffset1,n trong thời gian cấu hình bởi tham số này thì UE sẽ
chuyển từ 3G về 2G.
3 vendor ZTE, Huawei, NSN có thêm tham số này chỉ điều khiển
Inter-RAT
thời gian lựa chọn lại cell từ 3G  2G.
scaling
Khi đó: Khi RSSI của cell 2G > RSCP của cell 3G + Qhyst1s +
factor for 1s
Qoffset1,n trong thời gian cấu hình bởi Treselection + Inter-RAT
reselection
scaling factor for reselection delay thì UE sẽ chuyển từ 3G về 2G.
delay
Việc kéo dài timer này có thể giúp UE ở trên 3G lâu hơn.
b. Khai báo tham số lựa chọn lại cell từ 2G sang 3G
Giá trị khai báo
Tham số Ý nghĩa
trên cell 2G
Cho phép UE luôn luôn đo tần số mạng 3G ở chế độ Idle
Qsearch_I 7
mode
3G_Search_prio 1 Thuê bao đặt ưu tiên đo cell 3G khi đang ở mạng 2G
Cho phép UE luôn luôn đo tần số mạng 3G khi đang sử dụng
GPRS/EDGE để phục vụ cho quyết định cell reselection sang
Qsearch_P 7
3G. Tham số này chỉ áp dụng cho BSC
Huawei/Nokia/Alcatel
Sau khi đo đạc mạng 3G, UE sẽ đánh giá chất lượng tính hiệu (EcNo) và cường độ tính hiệu (RSCP).
UE sẽ chuyển từ 2G sang 3G khi các điều kiện về EcNo và RSCP đồng thời thỏa mãn. Cụ thể như
dưới đây:
Full F1_F2: -
Khi UE đang ở chế độ idle mode trong mạng 2G, để UE lựa
12dB
FDD_Qmin chọn lại cell sang 3G, điều kiện về EcNo của cell 3G là:
Khu vực còn lại:
EcNo ≥ FDD_Qmin.
-10dB
Full F1_F2: -
Khi UE đang sử dụng GPRS/EDGE ở trên 2G, để UE lựa
FDD_GPRS_Qm 12dB
chọn lại cell sang 3G, điều kiện về EcNo của cell 3G là:
in Khu vực còn lại:
EcNo ≥ FDD_GPRS_Qmin.
-10dB
Ngưỡng cường độ tín hiệu thấp nhất của cell Neighbor 3G để
UE thực hiện Cell reselection sang mạng 3G. Tham số này
chỉ khai báo cho mạng Ericsson. Giá trị khai báo đảm bảo:
FDD_RSCPmin -113 dBm
UE từ 2G sang 3G không quan tâm đến điều kiện về RSCP
của cell 3G. 3 vendor còn lại NSN, Huawei, Alu: Không sử
dụng tham số này.
Khi UE đang ở chế độ idle mode trong mạng 2G, để UE lựa
chọn lại cell sang 3G, điều kiện về RSCP của cell 3G là:
FDD_Qoffset -∞ RSCP của cell 3G > Rxlev của cell 2G + FDD_Qoffset.
Việc đặt giá trị FDD_Qoffset = -∞ là để bỏ qua điều kiện về
RSCP của cell 3G.
Khi UE đang ở chế độ idle mode trong mạng 2G, để UE lựa
chọn lại cell sang 3G, điều kiện về RSCP của cell 3G là:
FDD_GPRS_
-∞ RSCP của cell 3G > Rxlev của cell 2G + FDD_Qoffset.
Qoffset
Việc đặt giá trị FDD_GPRS_Qoffset = -∞ là để bỏ qua điều
kiện về RSCP của cell 3G.
12.2.3. Tham số điều khiển chuyển giao 3G - 2G
Lưu ý: Toàn bộ các khai báo dưới đây được áp dụng cho:
 Các cell F1 và cell F2 (chỉ tính các cell F2 tại lõi) của khu vực full
F1_F2.
o Đối với các khu vực đã phát sóng Full F1_F2, các cell F2 thuộc 2
lớp trạm ở ngoài cùng của các khu vực này sẽ không áp dụng các
khai báo bên dưới. Các cell F2 này sẽ được áp dụng bộ tham số
trong khai báo tham số giữa các tần số trong mạng 3G, áp dụng
cho khu vực lốm đốm tần số Fx (x > 1).
 Toàn bộ cell F1 tại các khu vực còn lại.
12.2.3.1. Bộ tham số chuyển giao theo chiều từ 3G sang 2G
a. Vendor Huawei
Mức
Nhóm tham Giá trị cấu Đơn
Tham số khai Ý nghĩa tham số cấu hình
số hình vị
báo
Inter-freq and Inter-RAT Chỉ đo đạc và đạc và lựa chọn lại cell sang
INTERRAT cell
coexist switch cell GSM
Khi 1 cell vừa có relation interfrequency
vừa có relation GSM, cell này có thể được
cấu hình ngưỡng 2d/2f theo 2 tập giá trị
COEXIST_
InterFreq khác nhau: 1 cho đo đạc relation inter và 1
MEAS_THD_C
and InterRat coexist measure Cell cho đo đạc relation GSM. Việc cấu hình
HOICE_
threshold choice tham số như trên có ý nghĩa: Cell sẽ chọn
INTERRAT
ngưỡng 2d/2f của đo đạc relation GSM để
khởi tạo hoặc kết thúc chế độ compressed
HO support
mode.
Inter-RAT Bật tham số cho phép chuyển giao về 2G
ON Cell
CS handover switch cho CS
Inter-RAT Bật tham số cho phép chuyển giao về 2G
ON Cell
PS handover switch cho CS
Khi UE đang sử dụng MultiRAB, UE sẽ so
HO_MULTIRAB_CSPS_H sánh ngưỡng 2d của dịch vụ CS và PS. Nếu
O_COV OFF RNC ngưỡng nào lớn hơn, UE sẽ sử dụng ngưỡng
_PARA_SWITCH đó để kích hoạt/kết thúc chế độ compressed
mode.
4 (Giá trị thực là Tăng thêm độ chễ về mặt cường độ hoặc
2D hysteresis 0.5dB Cell
2dB) chất lượng tín hiệu để báo cáo event 2d.
2D event trigger delay time D320 ms Cell Độ trễ về mặt thời gian để báo cáo event 2d.
Full F1_F2: -14 Đối với mỗi dịch vụ: Khi EcNo hoặc RSCP
Inter-RAT CS measure start
Khu vực còn lại: dB Cell của best cell trong active set tồi hơn ngưỡng
Ec/No THD
-13 cấu hình bởi các tham số này - 2D
Full F1_F2: -17 hysteresis/2 (1dB) trong khoảng thời gian
Event 2d Inter-RAT R99 PS measure
Khu vực còn lại: dB Cell cấu hình bởi tham số 2D event trigger delay
start Ec/No THD
-15 time thì UE sẽ gửi về mạng event 2d để xin
Full F1_F2: -17 chuyển sang chế độ compressed mode. Giá
Inter-RAT H measure start
Khu vực còn lại: dB Cell trị cấu hình như trên có ý nghĩa như sau:
Ec/No THD
-15 Tại khu vực full F1_F2:
Full F1_F2: - +) Ngưỡng kích hoạt event 2d cho CS/PS
Inter-RAT CS measure start
104 dBm Cell theo EcNo là: EcNo < -15dB/-18dB.
RSCP THD
Khu vực còn lại: +) Ngưỡng kích hoạt event 2d cho CS/PS
Mức
Nhóm tham Giá trị cấu Đơn
Tham số khai Ý nghĩa tham số cấu hình
số hình vị
báo
-103 theo RSCP là: EcNo < -105dBm/-114dBm.
Tại các khu vực còn lại:
Full F1_F2: - +) Ngưỡng kích hoạt event 2d cho CS/PS
Inter-RAT R99 PS measure 113 theo EcNo là: EcNo < -14dB/-16dB.
dBm Cell
start RSCP THD Khu vực còn lại: +) Ngưỡng kích hoạt event 2d cho CS/PS
-109 theo RSCP là: EcNo < -104dBm/-110dBm.
Full F1_F2: -
Inter-RAT H measure start 113
dBm Cell
RSCP THD Khu vực còn lại:
-109
Tăng thêm độ trễ về mặt cường độ hoặc chất
4 (Giá trị thực là
2F hysteresis 0.5dB Cell lượng tín hiệu để báo cáo event 2f. Giá trị
2dB)
muốn khai báo là 2dB.
2F event trigger delay time D1280 ms Cell Độ trễ về mặt thời gian để báo cáo event 2f
Full F1_F2: -13
Inter-RAT CS measure stop
Khu vực còn lại: dB Cell
Ec/No THD Khi UE đang ở trong chế độ compressed
-12
mode, nếu EcNo/RSCP của best cell trong
Full F1_F2: -16
Inter-RAT R99 PS measure active set tốt hơn ngưỡng cấu hình bởi các
Khu vực còn lại: dB Cell
stop Ec/No THD tham số này + 2F hysteresis/2 (1dB) trong
-14
khoảng thời gian cấu hình bởi tham số 2F
Full F1_F2: -16
Inter-RAT H measure stop event trigger delay time thì UE sẽ gửi về
Khu vực còn lại: dB Cell
Event 2f Ec/No THD mạng event 2f để xin thoát khỏi chế độ đo
-14
đạc compressed mode.
Full F1_F2: -
Tại khu vực full F1_F2:
Inter-RAT CS measure stop 102
dbm Cell +) Ngưỡng kích hoạt event 2f cho CS/PS
RSCP THD Khu vực còn lại:
theo EcNo là: EcNo < -12dB/-15dB.
-101
+) Ngưỡng kích hoạt event 2f cho CS/PS
Full F1_F2: -
theo RSCP là: EcNo < -101dBm/-110dBm.
Inter-RAT R99 PS measure 111
dbm Cell Tại các khu vực còn lại:
stop RSCP THD Khu vực còn lại:
+) Ngưỡng kích hoạt event 2f cho CS/PS
-107
theo EcNo là: EcNo < -11dB/-13dB.
Full F1_F2: -
+) Ngưỡng kích hoạt event 2f cho CS/PS
Inter-RAT H measure stop 111
dbm Cell theo RSCP là: EcNo < -100dBm/-106dBm.
RSCP THD Khu vực còn lại:
-107
Sử dụng chế độ báo cáo định kỳ (Periodical
reporting) để kích thoạt chuyển giao từ 3G
 2G. Cụ thể:
Nếu sử dụng chế độ Event report: Khi các
điều kiện của event 3a thỏa mãn (bao gồm
cả điều kiện của cell nguồn và cell đích),
UE sẽ gửi báo cáo event 3a về mạng và chờ
Điều kiện Periodical
Inter-RAT report mode Cell RNC gửi bản tin HO command xuống. Nếu
chuyển giao reporting
việc chuyển giao không thành công và event
3a không được gửi lại thì cuộc gọi có thể bị
rớt.
Nếu sử dụng chế độ báo cáo theo Periodical
reporting, UE sẽ liên tục báo cáo về mạng
(cấu hình hiện tại là 1s/lần) kết quả đo đạc
relation GSM, RNC sau đó sẽ so sánh và ra
Mức
Nhóm tham Giá trị cấu Đơn
Tham số khai Ý nghĩa tham số cấu hình
số hình vị
báo
quyết định chuyển giao => chế độ báo cáo
này tăng xác suất UE chuyển giao về 2G
thành công và cải thiện CS CDR hơn so với
chế độ báo cáo theo Event.

Yêu cầu UE phải đo đạc và xác định rõ


BSIC của cell 2G trước khi gửi bản tin
BSIC verify switch Verify mode Cell mesurement report về mạng  đảm bảo
tính chính xác khi qua quyết định chuyển
giao.
Inter-RAT Hysteresis 0 dB cell
Time to Trigger Handover to
0 ms cell Khi RSSI của cell 2G > -90dBm + Inter-
Verified GSM Cell
RAT Hysteresis/2 = -90dBm trong khoảng
Inter-RAT CS handover 20 (giá trị thực -
dBm Cell thời gian cấu hình bởi tham số Time to
decision THD[dBm] 90dBm)
Trigger Handover to Verified GSM Cell,
Inter-RAT R99 PS handover 20 (giá trị thực -
dBm Cell RNC sẽ ra quyết định cho phép UE chuyển
decision THD[dBm] 90dBm)
giao về 2G.
Inter-RAT H handover 20 (giá trị thực -
dBm Cell
decision THD[dBm] 90dBm)
b. Vendor Ericsson
Mức
Nhóm
Tham số Giá trị cấu hình Đơn vị khai Ý nghĩa tham số cấu hình
tham số
báo
Ưu tiên đo đạc và chuyển giao về
HoType GSM_PREFERRED Cell
GSM.
Khi best cell trong AS không thuộc
SRNC mà thuộc DRNC, cần cấu hình
tham số này trong trường external để
HO defaultHoType GSM_PREFERRED Tần số
điều khiển việc HO của external cell.
support
Tham số này cho phép khai báo theo
mức tần số.
FddGsmHoSupp ON RNC
RNC hỗ trợ chuyển giao về 2G
C_GsmHoAllowed ON RNC
timeToTrigger Khi điều kiện vô tuyến suy giảm
100 ms RNC (RSCP hoặc EcNo tồi) UE sẽ gửi báo
2dEcno
timeToTrigger cáo event 2d về mạng. Sau khi nhận
100 ms RNC được, RNC sẽ gửi bản tin xuống yêu
2dRscp
cầu UE chuyển sang trạng thái
usedFreqThresh Full F1_F2:-14
dB Cell compressed mode, bắt đầu đo đạc
2dEcno Khu vực còn lại: -13
relation GSM, interfrequency. Tham
Single RAB: CS: 0 số cấu hình như trên có nghĩa là:
serviceOffset
Single RAB PS: -3 dB RNC +) Đối với khu vực full F1_F2:
2dEcno
Multi RAB: CS + PS: 0 Event 2d theo RSCP sẽ được UE gửi
usedFreqThresh Full F1_F2: -104 về mạng khi:
dBm Cell
2dRscp Các khu vực còn lại: - RSCP best cell <
Mức
Nhóm
Tham số Giá trị cấu hình Đơn vị khai Ý nghĩa tham số cấu hình
tham số
báo
103 usedFreqThresh2dRscp +
serviceOffset2dRscp - hysteresis2d/2
Single RAB: CS: 0 trong thời gian cấu hình bởi tham số
serviceOffset timeToTrigger2dRscp (100ms). Cụ
Single RAB PS: -9 dBm RNC
Event2d 2dRscp thể:
Multi RAB: CS + PS: 0
- Dịch vụ CS: RSCP < -104dBm +
0dB - 2dB/2 = -105dBm.
- Dịch vụ PS: RSCP < -104dBm – 9dB
– 2dB/2 = -114dBm.
- MultiRAB CS + PS: RSCP < -
104dBm + 0dB - 2dB/2 = -105dBm.
Event 2d theo EcNo sẽ được UE gửi
về mạng khi:
EcNo best cell <
usedFreqThresh2dEcNo +
serviceOffset2dEcNo - hysteresis2d/2
trong thời gian cấu hình bởi tham số
timeToTrigger2dEcNo (100ms). Cụ
thể:
- Dịch vụ CS: EcNo < -14dB + 0dB -
4 2dB/2 = -15dB.
hysteresis2d 0.5dB RNC - Dịch vụ PS: EcNo < -14dB - 3dB -
(Giá trị thực là 2dB)
2dB/2 = -18dB.
- MultiRAB: EcNo < -14dB + 0dB -
2dB/2 = -15dB.
+) Đối với các khu vực còn lại: Tính
toán tương tự như trên sẽ ra được
ngưỡng event 2d như sau:
Event 2d theo RSCP:
- Dịch vụ CS: RSCP < -104dBm.
- Dịch vụ PS: RSCP < -113dBm.
- MultiRAB CS + PS: RSCP < -
104dBm
Event 2d theo EcNo:
- Dịch vụ CS: EcNo < -14dB.
- Dịch vụ PS: EcNo < -17dB.
- MultiRAB CS + PS: EcNo < -14dB.
Khi best cell trong AS không thuộc
SRNC mà thuộc DRNC. Do SRNC
usedFreqThresh2dEcnoDrnc -13 dB RNC không biết được ngưỡng 2d của
external cell, nên cần cấu hình thêm 2
tham số này trong SRNC. Tham số này
sẽ áp dụng chung cho tất cả các tần số
trong external relation.
Với giá trị cấu hình ngưỡng kích hoạt
event 2d của best cell (cả F1 lẫn Fx)
thuộc DRNC là:
RNC HNI: -89 2d EcNo
usedFreqThresh2dRscpDrnc dBm RNC
RNC các tỉnh: -92 Dịch vụ CS: EcNo < -13dBm + 0dB -
Event2d
2dB/2 = -14dB.
DRNC
Dịch vụ PS: EcNo < -13dBm - 3dB -
2dB/2 = -17dB.
MultiRAB: EcNo < -13dBm + 0dB -
2dB/2 = -14dB.
Mức
Nhóm
Tham số Giá trị cấu hình Đơn vị khai Ý nghĩa tham số cấu hình
tham số
báo
2d RSCP:
Đối với RNC của HNI
Dịch vụ CS: RSCP < -89dBm + 0dB -
2dB/2 = -90dBm.
Dịch vụ PS: RSCP < -89dBm - 9dB -
2dB/2 = -99dBm.
MultiRAB: RSCP < -89dBm + 0dB -
2dB/2 = -90dBm.
Đối với RNC của các tính: Tính toán
tương tự như trên.
Dịch vụ CS: RSCP < -92dBm + 0dB -
2dB/2 = -93dBm.
Dịch vụ PS: RSCP < -92dBm - 9dB -
2dB/2 = -102dBm.
MultiRAB: RSCP < -92dBm + 0dB -
2dB/2 = -93dBm.
Khi UE đang ở trạng thái compressed
timeToTrigger mode, nếu RSCP/EcNo của cell phục
1280 ms RNC
2fEcno vụ tốt trở lại, UE sẽ gửi báo cáo event
2f. RNC sau khi nhận được, sẽ gửi bản
tin xuống UE để yêu cầu UE thoát
timeToTrigger khỏi trạng thái comppressed mode
1280 ms RNC
2fRscp (dừng đo đạc relation GSM, inter).
Đối với RSCP yêu cầu: RSCP best cell
> usedFreqThresh2dRscp +
usedFreqRelThresh serviceOffset2dRscp +
1 dB RNC usedFreqRelThresh2fRscp +
2fEcno
hysteresis2f/2 trong khoảng thời gian
cấu hình bởi tham số
usedFreqRelThresh
2 dB RNC timeToTrigger2fRscp  UE sẽ gửi
2fRscp
báo cáo event 2f
Đối với EcNo yêu cầu: EcNo best cell
> usedFreqThresh2dEcNo +
serviceOffset2dEcNo +
Event 2f
usedFreqRelThresh2fEcNo +
hysteresis2f/2 trong khoảng thời gian
cấu hình bởi tham số
timeToTrigger2fEcNo.
+) Tại khu vực full F1_F2:
UE sẽ gửi event 2f theo RSCP khi:
4 - Dịch vụ CS: RSCP > -104dBm +
hysteresis2f 0.5dB RNC 0dB + 2dB + 2dB/2 = -101dBm.
(Giá trị thực là 2dB)
- Dịch vụ PS: RSCP > -104dBm - 9dB
+ 2dB + 2dB/2 = -110dBm.
- MultiRAB CS + PS: RSCP > -
104dBm + 0dB + 2dB + 2dB/2 = -
101dBm.
UE sẽ gửi event 2f theo EcNo khi:
- Dịch vụ CS: EcNo > -14dB + 0dB +
1dB + 2dB/2 = -12dB.
- Dịch vụ PS: EcNo > -14dB - 3dB +
1dB + 2dB/2 = -15dB.
Mức
Nhóm
Tham số Giá trị cấu hình Đơn vị khai Ý nghĩa tham số cấu hình
tham số
báo
- MultiRAB CS + PS: EcNo > -14dB +
0dB + 1dB + 2dB/2 = -12dB.
+) Đối với các khu vực còn lại: Tính
toán tương tự như trên sẽ ra được
ngưỡng event 2f như sau:
Event 2f theo RSCP:
- Dịch vụ CS: RSCP > -100dBm.
- Dịch vụ PS: RSCP < -109dBm.
- MultiRAB CS + PS: RSCP > -
100dBm
Event 2f theo EcNo:
- Dịch vụ CS: EcNo > -11dB.
- Dịch vụ PS: EcNo > -14dB.
- MultiRAB CS + PS: EcNo > -11dB.
Khi các điều kiện để chuyển giao về
timeToTrigger3a 0 ms RNC 2G thỏa mãn, UE sẽ gửi báo cáo event
3a về mạng.
+) Tại khu vực full F1_F2:
Nếu event2d được kích hoạt theo
EcNo, thì UE sẽ báo cáo về mạng
hysteresis3a 0 dB RNC
event3a khi:
EcNo của best cell <
usedFreqThresh2dEcno +
serviceOffset2dEcno +
gsmThresh3a -90 dBm RNC utranRelThresh3aEcno + hysteresis3a
và Rxlev GSM target cell > -90dBm
trong khoảng thời gian cấu hình bởi
utranRelThresh tham số timeToTrigger3a. Cụ thể:
0 dB RNC - Dịch vụ CS: EcNo best cell < -14dB
3aEcno
+ 0dB - 1dB + 0dB = -15dB và Rxlev
GSM >-90dBm.
- Dịch vụ PS: EcNo best cell < -14dB -
Event 3a 3dB - 1dB + 0dB = -18dB và Rxlev
GSM >-90dBm.
- MultiRAB CS + PS: EcNo best cell <
-14dB + 0dB - 1dB + 0dB = -15dB và
Rxlev GSM >-90dBm.
Nếu event2d được kích hoạt theo
RSCP, thì UE sẽ báo cáo về mạng
event3a khi:
utranRelThresh
0 dB RNC RSCP của best cell <
3aRscp
utranRelThresh3aRSCP +
usedFreqThresh2dRSCP +
hysteresis3a và Rxlev GSM target cell
> -90dBm trong khoảng thời gian cấu
hình bởi tham số timeToTrigger3a. Cụ
thể:
- Dịch vụ CS: RSCP best cell < -
104dBm + 0dB - 1dB + 0dB = -
105dBm và Rxlev GSM >-90dBm.
- Dịch vụ PS: RSCP best cell < -
Mức
Nhóm
Tham số Giá trị cấu hình Đơn vị khai Ý nghĩa tham số cấu hình
tham số
báo
104dBm - 9dB - 1dB + 0dB = -
114dBm và Rxlev GSM >-90dBm.
- MultiRAB CS + PS: RSCP best cell
< -104dBm + 0dB - 1dB + 0dB = -
105dBm và Rxlev GSM >-90dBm.
c. Vendor NSN
Nhóm Đơ Mức
tham Tham số Giá trị cấu hình n khai Ý nghĩa tham số cấu hình
số vị báo
Chọn thuật toán điều khiển
chuyển giao từ 3G sang 2G là
IntRatHoMth 1: Event Method Cell
theo event hay theo
Periodical.
Quyết định UE chuyển sang
NonIntraMeasQ trạng thái compressed mode
2: Ec/No and RSCP Cell
uan dựa điều kiện hoặc EcNo tồi
hoặc RSCP tồi.
Cho phép khi UE vào chế độ
0: Configure Inter-Frequency and
CompMdCfgStr compressed mode được phép
Inter-Rat compressed mode RNC
a đo cả relation 3G khác tần và
simultaneously
relation GSM đồng thời.
Khu vực full F1_F2:
2: Only Inter RAT đối với F1, F2
3: Inter Frequency Is Prior to Khi Cell 3G có cả neighbor
Inter RAT đối với Fx (x > 2) 3G và 2G, thì chỉ thực hiện
IfOrRatHoSwch Cell
HO Các khu vực còn lại: đo và chuyển giao sang cell
suppor 2: Only Inter RAT đối với F1 2G
t 3: Inter Frequency Is Prior to
Inter RAT đối với Fx (x > 1)
Chọn event 3A sẽ là điều
kiện để kích hoạt chuyển giao
từ 3G sang 2G. Khi cell 3G
RatHoTactic 1: 3A Event Trigger Cell Serving tồi dưới ngưỡng khai
báo và cell 2G tốt hơn
ngưỡng khai báo thì thực hiện
Handover từ 3G về 2G.
PsInterSysHoSu Bật tham số cho phép chuyển
1: Support RNC
pp giao về 2G cho PS
Khoảng thời gian đo inter-
frequency nếu không có tần
T4StpIfMeaAct 3G nào đủ tốt, hết thời gian
5 s RNC
Rat này UE sẽ chuyển sang đo
inter RAT (Khi
IfOrRatHoSwch = 3).
Full F1_F2 (EcNo/RSCP): Đối với mỗi dịch vụ: Khi
ThreshUsedFre 0: RT RAB Including Voice: - EcNo hoặc RSCP của best
q 14dB/ -104dBm cell trong active set tồi hơn
Event
[MAX_INTER_ 1: RT RAB Excluding Voice: - RNC ngưỡng cấu hình bởi các
2d
MEAS_EVENT 14dB/ -104dBm tham số này - 2D hysteresis/2
] 2: Single NRT on DL DCH/UL trong khoảng thời gian cấu
DCH: -17dB/ -113dBm hình bởi tham số 2D event
Nhóm Đơ Mức
tham Tham số Giá trị cấu hình n khai Ý nghĩa tham số cấu hình
số vị báo
3: Single NRT RAB on DL HS- trigger delay time thì UE sẽ
DSCH/UL DCH: -17dB/ - gửi về mạng event 2d để xin
113dBm chuyển sang chế độ
4: Single NRT RAB on DL HS- compressed mode.
DSCH/UL E-DCH: -17dB/ -
113dBm
5: All Multi-NRT RAB on DL
DCH/UL DCH : -17dB/ -113dBm
6: Multi-NRT RAB, HSPA is
Involved and only DCHs are
Used in UL: -17dB/ -113dBm
7: Multi-NRT RAB, HSPA is
Involved and E-DCH is Used in
UL: -17dB/ -113dBm
8: Multi Rab Including CS and
PS: -14dB/ -104dBm
0xff: Not Related to Service
Type: -17dB/ -113dBm
Khu vực còn lại (EcNo/RSCP):
0: RT RAB Including Voice: -
13dB/ -103dBm
1: RT RAB Excluding Voice: -
13dB/ -103dBm
2: Single NRT on DL DCH/UL
DCH: -15dB/ -109dBm
3: Single NRT RAB on DL HS-
DSCH/UL DCH: -15dB/ -
109dBm
4: Single NRT RAB on DL HS-
DSCH/UL E-DCH: -15dB/ -
109dBm
5: All Multi-NRT RAB on DL
DCH/UL DCH : -15dB/ -109dBm
6: Multi-NRT RAB, HSPA is
Involved and only DCHs are
Used in UL: -15dB/ -109dBm
7: Multi-NRT RAB, HSPA is
Involved and E-DCH is Used in
UL: -15dB/ -109dBm
8: Multi Rab Including CS and
PS: -13dB/ -103dBm
0xff: Not Related to Service
Type: -15dB/ -109dBm
TrigTime
[MAX_INTER_ Độ trễ về mặt thời gian để
100 ms RNC
MEAS_EVENT báo cáo event 2d
]
Hysteresis
Tăng thêm độ chễ về mặt
[MAX_INTER_
2 (Giá trị khai báo là 2dB) dB RNC cường độ hoặc chất lượng tín
MEAS_EVENT
hiệu để báo cáo event 2d
]
Nhóm Đơ Mức
tham Tham số Giá trị cấu hình n khai Ý nghĩa tham số cấu hình
số vị báo
Full F1_F2 (EcNo/RSCP):
0: RT RAB Including Voice: -
13dB/ -102dBm
1: RT RAB Excluding Voice: -
13dB/ -102dBm
2: Single NRT on DL DCH/UL
DCH: -16dB/ -111dBm
3: Single NRT RAB on DL HS-
DSCH/UL DCH: -16dB/ -
111dBm
4: Single NRT RAB on DL HS-
DSCH/UL E-DCH:-16dB/ -
111dBm
5: All Multi-NRT RAB on DL
DCH/UL DCH : -16dB/ -111dBm
6: Multi-NRT RAB, HSPA is
Involved and only DCHs are
Used in UL: -16dB/ -111dBm
7: Multi-NRT RAB, HSPA is
Involved and E-DCH is Used in
Khi UE đang ở trong chế độ
UL: -16dB/ -111dBm
compressed mode, nếu
8: Multi Rab Including CS and
EcNo/RSCP của best cell
PS: -13dB/ -102dBm
trong active set tốt hơn
ThreshUsedFre 0xff: Not Related to Service
ngưỡng cấu hình bởi các
q Type: -16dB/ -111dBm
Event tham số này + 2F hysteresis/2
[MAX_INTER_ Khu vực còn lại (EcNo/RSCP): RNC
2f trong khoảng thời gian cấu
MEAS_EVENT 0: RT RAB Including Voice: -
hình bởi tham số 2F event
] 12dB/ -101dBm
trigger delay time thì UE sẽ
1: RT RAB Excluding Voice: -
gửi về mạng event 2f để xin
12dB/ -101dBm
thoát khỏi chế độ đo đạc
2: Single NRT on DL DCH/UL
compressed mode.
DCH: -14dB/ -107dBm
3: Single NRT RAB on DL HS-
DSCH/UL DCH: -14dB/ -
107dBm
4: Single NRT RAB on DL HS-
DSCH/UL E-DCH: -14dB/ -
107dBm
5: All Multi-NRT RAB on DL
DCH/UL DCH : -14dB/ -
107dBm
6: Multi-NRT RAB, HSPA is
Involved and only DCHs are
Used in UL: -14dB/ -107dBm
7: Multi-NRT RAB, HSPA is
Involved and E-DCH is Used in
UL: -14dB/ -107dBm
8: Multi Rab Including CS and
PS: -12dB/ -101dBm
0xff: Not Related to Service
Type: -14dB/ -107dBm
Nhóm Đơ Mức
tham Tham số Giá trị cấu hình n khai Ý nghĩa tham số cấu hình
số vị báo
TrigTime[MAX
Độ trễ về mặt thời gian để
_INTER_MEA 1028 ms RNC
báo cáo event 2f
S_EVENT]
Hysteresis[MA Tăng thêm độ chễ về mặt
X_INTER_ME 2 (Giá trị khai báo là 2dB) dB RNC cường độ hoặc chất lượng tín
AS_EVENT] hiệu để báo cáo event 2f
Full F1_F2 (EcNo/RSCP):
0: RT RAB Including Voice: -
15dB/ -105dBm
1: RT RAB Excluding Voice: -
15dB/ -105dBm
2: Single NRT on DL DCH/UL
DCH: -18dB/ -114dBm
3: Single NRT RAB on DL HS-
DSCH/UL DCH: -18dB/ -
114dBm
4: Single NRT RAB on DL HS-
DSCH/UL E-DCH: -18dB/ -
114dBm
5: All Multi-NRT RAB on DL
DCH/UL DCH : -18dB/ -114dBm
6: Multi-NRT RAB, HSPA is
Involved and only DCHs are Khi EcNo/RSCP của cell 3G
Used in UL: -18dB/ -114dBm phục vụ tồi dưới ngưỡng quy
7: Multi-NRT RAB, HSPA is định cho từng dịch vụ trong
Involved and E-DCH is Used in khoảng thời gian cấu hình bởi
UL: -18dB/ -114dBm tham số
Điều
Thresh[MAX_R 8: Multi Rab Including CS and TrigTime[MAX_RAT_MEA
kiện
AT_MEAS_EV PS: -15dB/ -105dBm RNC S_EVENT] đồng thời RSSI
chuyển
ENT] 0xff: Not Related to Service của cell 2G > -90dBm +
giao
Type: -18dB/ -114dBm Hysteresis[MAX_RAT_ME
Khu vực còn lại (EcNo/RSCP): AS_EVENT]/2
0: RT RAB Including Voice: -  UE sẽ gửi báo cáo event
14dB/ -104dBm 3A về RNC để xin chuyển
1: RT RAB Excluding Voice: - giao về 2G.
14dB/ -104dBm
2: Single NRT on DL DCH/UL
DCH: -16dB/ -110dBm
3: Single NRT RAB on DL HS-
DSCH/UL DCH: -16dB/ -
110dBm
4: Single NRT RAB on DL HS-
DSCH/UL E-DCH: -16dB/ -
110dBm
5: All Multi-NRT RAB on DL
DCH/UL DCH : -16dB/ -110dBm
6: Multi-NRT RAB, HSPA is
Involved and only DCHs are
Used in UL: -16dB/ -110dBm
7: Multi-NRT RAB, HSPA is
Involved and E-DCH is Used in
Nhóm Đơ Mức
tham Tham số Giá trị cấu hình n khai Ý nghĩa tham số cấu hình
số vị báo
UL: -16dB/ -110dBm
8: Multi Rab Including CS and
PS: -14dB/ -104dBm
0xff: Not Related to Service
Type: -16dB/ -110dBm
Full F1_F2 (RSSI):
0: RT RAB Including Voice: -
90dBm
1: RT RAB Excluding Voice: -
90dBm
2: Single NRT on DL DCH/UL
DCH: -90dBm
3: Single NRT RAB on DL HS-
DSCH/UL DCH: -90dBm
4: Single NRT RAB on DL HS-
DSCH/UL E-DCH: -90dBm
5: All Multi-NRT RAB on DL
DCH/UL DCH : -90dBm
6: Multi-NRT RAB, HSPA is
Involved and only DCHs are
Used in UL: -90dBm
7: Multi-NRT RAB, HSPA is
Involved and E-DCH is Used in
UL: -90dBm
8: Multi Rab Including CS and
PS: -90dBm
0xff: Not Related to Service
ThreshSys[MA
Type: -90dBm dB
X_RAT_MEAS RNC
Khu vực còn lại (RSSI): m
_EVENT]
0: RT RAB Including Voice: -
90dBm
1: RT RAB Excluding Voice: -
90dBm
2: Single NRT on DL DCH/UL
DCH: -90dBm
3: Single NRT RAB on DL HS-
DSCH/UL DCH: -90dBm
4: Single NRT RAB on DL HS-
DSCH/UL E-DCH: -90dBm
5: All Multi-NRT RAB on DL
DCH/UL DCH : -90dBm
6: Multi-NRT RAB, HSPA is
Involved and only DCHs are
Used in UL: -90dBm
7: Multi-NRT RAB, HSPA is
Involved and E-DCH is Used in
UL: -90dBm
8: Multi Rab Including CS and
PS: -90dBm
0xff: Not Related to Service
Type: -90dBm
Nhóm Đơ Mức
tham Tham số Giá trị cấu hình n khai Ý nghĩa tham số cấu hình
số vị báo
Giảm độ trễ về mặt cường độ
Hysteresis[MA hoặc chất lượng tín hiệu để
X_RAT_MEAS 0 dB RNC nhanh chóng chuyển về 2G
_EVENT] trong điều kiện mạng 3G
đang tồi
Giảm độ trễ về mặt thời gian
TrigTime[MAX
để nhanh chóng chuyển về
_RAT_MEAS_ 0 ms RNC
2G trong điều kiện mạng 3G
EVENT]
đang tồi
d. Vendor NSN
Nhóm Mức
Giá trị cấu Đơn
tham Tham số khai Ý nghĩa
hình vị
số báo
Cho phép chuyển giao về 2G do
GSMcauseCPICHEcNo Enabled FMCG
EcNo tồi.
Cho phép chuyển giao về 2G do
GSMcauseCPICHrscp Enabled FMCG
RSCP tồi.
Không cho phép chuyển giao về cell
IFHOcauseCPICHEcNo Disabled FMCG
3G khác tần khi EcNo tồi.
Không cho phép chuyển giao về cell
IFHOcauseCPICHrscp Disabled FMCG
3G khác tần khi RSCP tồi.
Support Cho phép trong quá trình đo đạc
HO compressed mode (kích hoạt bởi
ISHOClcauseCPICHEcNo Enabled FMCG EcNo), nếu UE phát hiện EcNo tốt trở
lại thì UE sẽ ngừng quá trình đo đạc
compressede mode.
Cho phép trong quá trình đo đạc
compressed mode (kích hoạt bởi
ISHOClcauseCPICHrscp Enabled FMCG RSCP), nếu UE phát hiện RSCP tốt
trở lại thì UE sẽ ngừng quá trình đo
đạc compressede mode.
Realtime:
Thủ phủ: -15 Vendor NSN, dùng event 1f để kích
Khu vực còn hoạt đo đạc compressede mode. Khi
lại: -14 EcNo của tất cả các cell trong AS tồi
HHoEcNoThreshold dB FMCS hơn ngưỡng cấu hình bởi tham số
NonRealtime:
Thủ phủ: -18 HHoEcNoThreshold trong khoảng
Khu vực còn thời gian HHoEcNoTimeHysteresis
lại: -16 thì UE sẽ gửi event 1f về mạng để xin
chuyển sang chế độ compressed
HHoEcNoTimeHysteresis 320 ms FMCS mode.
Event
1f Realtime:
Vendor NSN, dùng event 1f để kích
Thủ phủ: -105
hoạt đo đạc compressede mode. Khi
Khu vực còn
RSCP của tất cả các cell trong AS tồi
lại: -104
HHoRscpThreshold dBm FMCS hơn ngưỡng cấu hình bởi tham số
NonRealtime:
HHoRscpThreshold trong khoảng
Thủ phủ: -114
thời gian HHoRscpTimeHysteresis thì
Khu vực còn
UE sẽ gửi event 1f về mạng để xin
lại: -110
chuyển sang chế độ compressed
HHoRscpTimeHysteresis 320 ms FMCS mode.
Nhóm Mức
Giá trị cấu Đơn
tham Tham số khai Ý nghĩa
hình vị
số báo
Realtime:
Thủ phủ: -12 Vendor NSN, dùng event 1e để dừng
Khu vực còn đo đạc compressede mode. Khi EcNo
lại: -11 của tất cả các cell trong AS tốt hơn
HHoEcNoCancel dB FMCS ngưỡng cấu hình bởi tham số
NonRealtime:
Thủ phủ: -15 HHoEcNoCancel trong khoảng thời
Khu vực còn gian HHoEcNoCancelTime thì UE sẽ
lại: -13 gửi event 1e về mạng để xin thoát
khỏi chế độ chế độ compressed mode.
HHoEcNoCancelTime 1280 ms FMCS
Event
1e Realtime:
Thủ phủ: -101 Vendor NSN, dùng event 1e để dừng
Khu vực còn đo đạc compressede mode. Khi EcNo
lại: -100 của tất cả các cell trong AS tốt hơn
HHoRscpCancel dBm FMCS
NonRealtime: ngưỡng cấu hình bởi tham số
Thủ phủ: -110 HHoRscpCancel trong khoảng thời
Khu vực còn gian HHoRscpCancelTime thì UE sẽ
lại: -106 gửi event 1e về mạng để xin thoát
khỏi chế độ chế độ compressed mode.
HHoRscpCancelTime 1280 ms FMCS
Điều
kiện Điều kiện chuyển giao về 2G: Rxlev
AdjgRxLevMinHO -90 dBm FMCS
chuyển của cell 2G yêu cầu phải > -90dBm
giao
12.2.3.1. Bộ tham số chuyển giao theo chiều từ 2G sang 3G
Thuê bao đang ở mạng 2G không được phép HO đối với Voice call theo
chiều 2G  3G. Thực hiện khai báo các tham số mức cell 2G theo các Vendor
như sau:
 Ericsson: QSC =15.
 Huawei: Qsearch C= 15.
 Nokia: THRESHOLD FOR MULTI-RAT MS = never.
 Alcatel: Qsearch C = Never search for 3G neighbor cells.
7.2.13. Bộ tham số tối ưu CS CDR, PS CDR
7.2.13.1. Bộ tham số giảm rớt do thiếu relation cùng tần.
7.2.13.1.1. Cơ sở lý thuyết của bộ tham số
a. Khai báo thiếu relation cùng tần gây ảnh hưởng gì ?
 Việc khai báo thiếu relation cùng tần gây lên hiện tượng khi UE di chuyển
đến vùng phục vụ của cell đối diện (cell B) nhưng không chuyển giao vào
được.
o Đối với đường DL: Cell phục vụ ban đầu phát công suất tối đa đến
UE để duy trì kết nối  việc này làm tăng nhiễu downlink của
mạng, nền nhiễu của tất cả các cell xung quanh đền dâng lên.
o Đối với đường UL: UE phải phát công suất cao về cell cũ để trao
đổi thông tin  điều này làm tăng nhiễu UL của cell B và các cell
xung quanh  gây RTWP cao, làm giảm dung lượng mạng.
 Thông thường, dù không khai relation, UE sẽ vẫn tiếp tục di chuyển đến
khi chất lượng (EcNo), cường độ (RSCP) quá tồi (tiểm cận đến độ nhậy
thu) mà vẫn không có cell để chuyển giao vào được thì sẽ cuộc gọi sẽ bị
rớt. Tuy nhiên để bảo vệ hệ thống, tránh làm suy giảm dung lượng mạng,
các vendor thường đưa ra 3 giải pháp sau để khắc phục.
b. Các biện pháp khắc phục ảnh hưởng của thiếu relation do vendor đưa
ra.
 Một là: RNC yêu cầu UE giải phóng cuộc gọi. Một số vendor 3G cho
phép cấu hình tham số để GIẢI PHÓNG CUỘC GỌI khi UE di chuyển
vào vùng phục vụ của cell không được khai báo relation với Serving cell,
có EcNo tốt hơn EcNo của Serving cell 1 ngưỡng nhất định thì cuộc gọi
bị giải phóng (nhóm 1).
 Hai là: Cho phép UE vẫn chuyển giao vào cell chưa được khai báo
relation. Dựa vào các báo cáo đo đạc DS – (detected set) mà UE gửi lên,
RNC vẫn cho phép UE thực hiện chuyển giao mềm vào cell chưa được
khai báo relation (nhóm 2).
 Ba là: Phát triển tính năng tối ưu relation tự động, giúp RNC có thể tự
động add các relation còn thiếu (nhóm 3).
Tùy vào khả năng hỗ trợ, có vendor sẽ có đầy đủ cả 3 nhóm tham số nêu trên
hoặc không có nhóm tham số nào.
 Cần tối ưu bộ tham số này để tìm ra giá trị phù hợp cân bằng giữa việc rớt
cuộc gọi và việc đảm bảo an toàn, dung lượng hệ thống.
7.2.13.1.2. Bộ tham số khai báo cho từng vendor
a. Vendor Ericsson
a.1. Tham số nhóm 1
Tham số Giá trị khai báo Đơn vị Ý nghĩa
Giá trị thực của tham số là 18dB. Khi
EcNo của cell không được relation tốt
hơn EcNo của Serving cell 18dB thì
releaseConnOffset 180 0.1 dB cuộc gọi thoại sẽ bị giải phóng để bảo
vệ hệ thống. Trước đây giá trị này
mặc định là 12dB, việc tinh chỉnh lên
18dB giúp CS CDR cải thiện ~10%.
a.2. Tham số nhóm 2
Vendor Ericsson hỗ trợ tính năng ANR (automatic neighbor relation) cho phép
UE vẫn chuyển giao vào cell chưa được khai báo relation.
Mức
Thuộc Giải Giá trị
Tham số Ý nghĩa khai
tính giá trị khai báo
báo
AnrMobility ON/
RncFeature ON Load tính năng ANR mức RNC RNC
license State OFF
AnrMobility
ON/
RncFeature feature ON Bật tính năng ANR mức RNC RNC
OFF
(service) State
RncFuncti Bật hoặc tắt thuật toán ANR mức RNC: Sau
on::Anr::A ON/ khi bật ON tham số này, tính năng sẽ cho phép
anrEnabled ON RNC
nrIafUtran OFF UE có thể thực hiện chuyển giao mềm giữa
(id = 1) các cell không khai báo relation.
RncFuncti ON/ Bật hoặc tắt thuật toán ANR mức cell: : Sau
anrEnabled ON Cell
on::UtranC OFF khi bật ON tham số này, tính năng sẽ cho phép
Mức
Thuộc Giải Giá trị
Tham số Ý nghĩa khai
tính giá trị khai báo
báo
ell::anrIaf UE có thể thực hiện chuyển giao mềm giữa
UtranCellC các cell không khai báo relation (đây là tham
onfig số cho phép có thể tắt/bật tính năng theo mức
cell).
Nếu tỉ lệ chuyển giao mềm thành công giữa
anrCandida cell phục vụ và DS tồi hơn ngưỡng cấu hình
anrCandidate
teLowerTh 1-99 98% bởi tham số này trong chu kì đánh giá thì cell RNC
LowerThresh
resh DS sẽ không được đưa vào ứng cử để chuyển
giao mềm.
anrDsRepo Bật tham số cho phép, phải đánh giá RSCP,
anrDsReportF ON/O
rtFilterEna ON EcNo của DS trước khi ra quyết định chuyển RNC
ilterEnabled FF
bled giao.
-240-0 -120
anrDsRepo EcNo của cell DS phải tốt hơn hoặc bằng
anrDsReportF (đơn (tương
rtFilterEcn ngưỡng cấu hình bởi tham số này thì mới được RNC
ilterEcno vị: ứng
o thực hiện chuyển giao.
0.1dB) 12dB)
anrDsRepo RSCP của cell DS phải tốt hơn hoặc bằng
anrDsReportF -120..-
rtFilterRsc -95 ngưỡng cấu hình bởi tham số này thì mới được RNC
ilterRscp 25dB
p thực hiện chuyển giao.

a.3. Tham số nhóm 3


Tính năng ANR ở trên còn cho phép RNC có thể tự động add thêm các
relation thiếu.
Mức
Giá trị khai
Thuộc tính Tham số Giải giá trị Ý nghĩa khai
báo
báo
RncFunction:
anrAddRelati Bật hoặc tắt thuật toán add relation
:Anr::AnrIaf ON/OFF ON RNC
onEnabled tự động mức RNC
Utran (id = 1)
Bật hoặc tắt thuật toán add relation
RncFunction: tự động mức cell. Tham số này
:UtranCell::a relationAddE giúp có thể chủ động tắt/bật theo
ON/OFF ON Cell
nrIafUtranCe nabled từng cell. Hệ thống sẽ ưu tiên hoạt
llConfig động theo tham số cấu hình trên
mức cell trước.
Khi số lần chuyển giao giữa cell
phục vụ và DS cell trong chu kì
đánh giá > ngưỡng cấu hình bởi
anrCandidate anrCandidate tham số này thì cell DS mới được
1-500
AbsPropThre AbsPropThre 500 đưa vào danh sách relation có thể RNC
(lần)
sh sh add thêm. Cấu hình bằng giá trị
max nhất để đảm bảo độ tin cậy khi
add relation, tránh việc add nhiều
quá gây tràn relation.
anrCandidate anrCandidate 1-168 Chu kì đánh giá của thuật toán add
24 RNC
ExpirePeriod ExpirePeriod (hour) relation, hoặc SHO.
Tỉ lệ SHOSR giữa cell phục vụ và
DS cell phải lớn hơn ngưỡng cấu
hình bởi tham số này thì cell DS
mới được đưa vào danh sách
anrCandidate anrCandidate
1-99 99 relation có thể add thêm. Cấu hình RNC
UpperThresh UpperThresh
bằng giá trị max nhất để đảm bảo
độ tin cậy khi add relation, tránh
việc add nhiều quá gây tràn
relation.
Thuộc tính thông báo relation được
createdBy createdBy Operator/
ANR tạo nên bởi thuật toán ANR hay do
ANR
nhà khai thác tạo lên.
Mức
Giá trị khai
Thuộc tính Tham số Giải giá trị Ý nghĩa khai
báo
báo
anrCellAddR anrCellAddR Số lượng relation tối đa 1 cell có
1-31 2
elationMax elationMax thể add trong 1 chu kì (1 ngày).
b. Vendor Huawei
 Nhóm 1: Huawei mặc định không cho phép giải phóng cuộc gọi dù bị
thiếu relation, không có tham số để thay đổi cấu hình.
 Nhóm 2, 3: Với Version hiện tại RAN14, vendor Huawei hiện chưa có 2
nhóm tham số này.
c. Vendor ZTE
 Nhóm 1: ZTE mặc định không cho phép giải phóng cuộc gọi dù bị thiếu
relation, không có tham số để thay đổi cấu hình.
 Nhóm 2, 3: Với Version hiện tại U12, vendor ZTE hiện chưa có 2 nhóm
tham số này.
7.2.13.2. Tham số không cho phép giải phóng dịch vụ thoại khi cell 3G
nghẽn.
7.2.13.2.1. Cơ sở lý thuyết
 Khi hiệu suất sử dụng tài nguyên vô tuyến của cell 3G đạt đến ngưỡng
quá tải (thông thường các vendor cấu hình ngưỡng này là 95% đối với TU
DL power nonHS), để dành tài nguyên cho các UE có mức độ ưu tiên cao,
hoặc để bảo vệ cell/NodeB (tránh cell/nodeB hoạt động ở trạng thái quá
tải gây treo card), một số vendor cho phép giải phóng kết nối thoại/data
 dẫn đến cuộc gọi bị rớt.
 Do hiện tại, mạng Viettel khai báo tất cả các UE đều có mức độ ưu tiên
như nhau đồng thời dịch vụ CS là dịch vụ có mức độ ưu tiên cao nhất nên
cần cấu hình, nếu cell 3G rơi vào trạng thái tải cao như trên thì chỉ giải
phóng các kết nối data, không giải phóng các kết nối thoại.
7.2.13.2.2. Bộ tham số khai báo
a. Vendor Ericsson
Giải giá Giá trị
Tên tham số Giải thích tham số Mức khai báo
trị khai báo
Không cho phép giải phóng kết nối thoại
releaseAseDl 0..500 0 Cell
khi cell ở trạng thái quá tải.
b. Các vendor còn lại
 Không có tham số tương tự như trên của Ericsson.
7.2.13.3. Bộ tham số điều khiển công suất cho dịch vụ thoại, data.
 Mặc định, các vendor đều khai báo công suất max trên 1 kết nối thoại là
2W. Việc tăng công suất tối đa trên 1 kết nối thoại từ 2W lên 4W nhằm
tăng mức tín hiệu của UE trong những điều kiện vô tuyến tồi, từ đó giảm
được tỷ lệ rớt thoại. Các thử nghiệm trên các vendor ZTE, Huawei,
Ericsson đều giúp chỉ số CS CDR cải thiện trên 10%.
a. Vendor Huawei
Dịch vụ Tốc độ (kbps) RL Max DL TX power (dB) Công suất max trên từn
CS 12.2 3
PS 0 -2
PS 8 -4
PS 16 -2
PS 32 0
PS 64 2
PS 128 2
PS 144 2
PS 256 3
PS 384 3
b. Vendor Ericsson
Giá Đơn
Nhóm tham số Tham số Ý nghĩa
trị vị
Giá trị khai báo tương đương với các kết nối
minimumRate 370 10bps có tốc độ ≤ 3.7Kbps được xem là các kết nối
có tốc độ thấp.
Giá trị khai báo tương đương với các kết nối
có tốc độ >3.7Kbps và ≤ 15.9Kbps được
Định nghĩa các loại tốc độ interRate 1590 10bps xem là các kết nối có tốc độ trung bình.
của kết nối của R99 Thoại có tốc độ 12.2Kbps sẽ nằm trong
nhóm này.
Các kết nối có tốc độ > 15.9Kbps và ≤
maxRate 40690 10bps 406.9kbps được xem là các kết nối có tốc độ
cao (đây là các kết nối data và video call)
Công suất tối đa cho các kết nối A-DCH
minPwrMax -15 0.1dB
bằng: CPICH power - 1.5dB.
Định nghĩa công suất Công suất tối đa cho kết nối thoại bằng
interPwrMax 30 0.1dB
max/mỗi loại tốc độ CPICH power + 3dB.
Công suất tối đa cho kết nối data bằng
maxPwrMax 30 0.1dB
CPICH power + 3dB.
c. Vendor ZTE
Giá trị
Tham số Dải giá trị Đơn vị Ý nghĩa
khai báo
Công suất đối đa trên 1 kết nối
maxDlDpchPwr của (-35..15) dB,
3 dB thoại bằng CPICH power +
USrvPc = 29 step 0.1 dB
3dB = 36dBm (4W).
Công suất tối thiểu trên mỗi
minDlDpchPwr của (-35..15 )dB, kết nối thoại bằng CPICH
-12 dB
USrvPc = 29 step 0.1 dB power + (-12) = 21dBm =
0.125W.

7.2.13.4. Timer quy định thời gian đồng bộ kênh và chuyển trạng thái
7.2.13.4.1. Cơ sở lý thuyết
a. Tham số quy định thời gian đồng bộ giữa UE và mạng trong quá trình
compressed mode
 Khi đang thực hiện cuộc gọi thoại hoặc data nếu chất lượng mạng vô
tuyến tồi, để UE chuyển sang chế độ compressed mode, RNC sẽ gửi
xuống bản tin Physical channel reconfiguration, trong đó quy định thời
gian UE bắt đầu chuyển sang trạng thái compressed mode để đo đạc các
cell relation GSM.
 Thời gian này được gọi là activation time và được xác định như sau:
Activation time = CFN Trong đó:
o CFN (connection frame number): Là thời gian RNC quy định UE
phải gửi về RNC bản tin Physical channel Complete thông báo UE
đã chuyển sang trạng thái compressed mode. Giá trị CFN được
RNC tự động tính toán theo thuật toán riêng dựa trên các thông tin
về trễ đường truyền trên iub, trễ trên giao diện vô tuyến.
Hình: Các bản tin của thủ tục compressed mode
o Nếu CFN quá nhỏ: UE có thể vẫn chưa nhận được bản tin “Physical
channel Reconfiguration”, hoặc đã nhận được nhưng vẫn chưa kịp
giải mã hết, thì đã đến thời gian quy định trả về RNC bản tin
“Physical channel Complete”  dẫn đến quá trình compressed
mode không thành công  UE có thể bị rớt cuộc gọi.
 Do đó các vendor 3G đưa ra giá trị DELTACFN là giá trị bù để dự phòng
việc tính toán CFN không hoàn toàn chính xác của RNC đặc biệt là khi
giao diện Iub bị trễ cao. Khi đó giá trị Activation time = CFN +
DELTACFN.
o Dải giá trị của DELTACFN chạy từ 0 đến 255 (đơn vị là khung vô
tuyến, mỗi khung = 10ms).
o Nếu DELTACFN quá lớn: UE bị chuyển trạng thái chậm, dẫn đến
rớt cuộc gọi. Giá trị mặc định hệ thống Huawei: 800ms, giải giá trị
khuyến nghị của Huawei: 800-1200ms.
b. Tham số quy định thời gian đồng bộ giữa UE và mạng trong quá trình
thiết lập RAB thứ 2
 Khi UE đang giữ một RAB thoại hoặc data và có nhu cầu thiết lập thêm 1
kết nối RAB mới.
o Để chuẩn bị tài nguyên cho việc thiết lập RAB mới, RNC gửi thông
báo về việc thay đổi kết nối vô tuyến cho RBS thông qua bản tin
Radio Link Reconfiguration Prepare, yêu cầu RBS chuẩn bị tài
nguyên.
o RBS phản hồi lại RNC bằng bản tin Radio Link Reconfiguration
Ready, thông báo rằng nó đã chuẩn bị xong tài nguyên cho việc cấu
hình lại và chờ thay đổi kết nối vô tuyến.
o RNC tiếp tục gửi bản tin Radio Link Commit cho RBS. RNC đồng
thời cũng gửi bản tin Radio Bearer Setup cho UE, trong cả 2 bản tin
này đều mang thông tin về giá trị CFN, tham số này quy định thời
gian mà UE phải hoàn thành việc thiết lập xong RAB thứ 2 và gửi
về mạng bản tin RAB setup complete. Giá trị CFN được RNC tự
động tính toán theo thuật toán riêng dựa trên các thông tin về trễ
đường truyền trên iub, trễ trên giao diện vô tuyến.
o Phía UE, sau khi nhận được bản tin Radio Bearer Setup, UE thực
hiện các thủ tục đồng bộ với RAB thứ 2, sau đó chờ đến đúng
khung thời gian quy định bởi tham số CFN thì gửi bản tin RAB
setup complete về mạng.
o Tuy nhiên nếu chất lượng truyền dẫn, vô tuyến thay đổi (tồi đi đột
biến) giá trị CFN tính toán nội suy từ các mẫu trước đó sẽ không
còn phù hợp. Lúc này CFN nhỏ quá sẽ dẫn đến dù hết timer quy
định bởi CFN, UE vẫn không nhận được bản tin yêu cầu thiết lập
RAB thứ 2 của RNC  dẫn đến sau đó RNC giải phóng kết nối 
gây rớt cuộc gọi.
 Để khắc phục một giá trị bù cfnOffsetMarginSrbDchDl được cộng vào giá
trị CFN. Khi đó thời gian quy định UE phải gửi bản tin RAB setup
compate về mạng được quy định bởi: CFN + cfnOffsetMarginSrbDchDl
 tăng tỉ lệ thiết lập RAB thứ 2 thành công  giảm được việc giải phóng
kết nối.
 Giá trị cfnOffsetMarginSrbDchDl có thể cấu hình được để tối ưu, tuy
nhiên nếu để dài quá sẽ ảnh hưởng đến thời gian thiết lập cuộc gọi, đo đó
hạn chế việc tinh chỉnh giá trị này.
Lưu ý: Các tham số trên lấy theo chuẩn 3GPP, với mỗi vendor khác nhau, tên
tham số tương ứng có thể khác nhau.
7.2.13.4.2. Bộ tham số khai báo chi tiết
a. Vendor Huawei
Giá trị khai
Nhóm tham số Tham số Ý nghĩa
báo
Tham số quy định thời gian đồng bộ
Giá trị khai báo tương ứng với 120
giữa UE và mạng trong quá trình DELTACFN 120
khung vô tuyến = 1200ms.
compressed mode
Tham số quy định thời gian đồng bộ
giữa UE và mạng trong quá trình thiết Huawei không có tham số tương tự
lập RAB thứ 2
b. Vendor Ericsson
Giá trị khai
Nhóm tham số Tham số Ý nghĩa
báo
Giá trị khai báo bằng 0 tương ứng
Tham số quy định thời gian đồng bộ cfnOffsetMar
với 150 khung vô tuyến = 1500ms.
giữa UE và mạng trong quá trình ginSrbDchDl 0
Ý nghĩa của tham số đã mô tả trong
compressed mode CmStart
mục a ở trên.
Giá trị khai báo bằng 0 tương ứng
Tham số quy định thời gian đồng bộ
cfnOffsetMar với 60 khung vô tuyến = 600ms. Ý
giữa UE và mạng trong quá trình thiết 60
ginSrbDchDl nghĩa của tham số đã mô tả trong
lập RAB thứ 2
mục b ở trên.
c. Vendor ZTE
Vendor này không cho phép thay đổi 2 tham số trên.
7.2.13.5. Tham số tối ưu tính năng Call re-establishment
7.2.13.5.1. Cơ sở lí thuyết
a. Hoạt động của hệ thống khi không có tính năng
Khi đang có kết nối thoại giữa UE và mạng.
 Đối với đường downlink (DL): UE liên tục giám sát trạng thái đồng bộ
của các khung báo hiệu đường xuống. Thủ tục giám sát như hình dưới
đây:

 Đối với đường UL: NodeB cũng liên tục giám sát trạng thái đồng bộ của
các khung báo hiệu đường UL. Cụ thể:
o Khi số khung báo hiệu bị mất đồng bộ liên tiếp trên đường UL lớn
hơn ngưỡng cấu hình bởi tham số nOutSyncInd, timer rlFailureT
tại NodeB sẽ được khởi tạo. Hết Timer này, kết nối được xem là
mất đồng bộ và bản tin Radio link fail được gửi từ NodeB về RNC.
o Sau khi nhận được thông báo Radio link fail, tại RNC Ttimer
dchRcLostT sẽ bắt đầu được đếm, nếu trong khoảng thời gian cấu
hình bởi dchRcLostT, NodeB nhận được số khung đồng bộ liên
tiếp ≥ ngưỡng cấu hình bởi tham số: nInSyncInd thì kết nối được
xem là đồng bộ trở lại. Nếu hết timer này mà số khung liên tiếp
đồng bộ được < nInSyncInd, RNC sẽ giải phóng kết nối, cuộc gọi
bị rớt.
o Việc cấu hình timer dchRcLostT quá dài sẽ gây ra hiện tượng
thoại lặng tiếng  cần tối ưu tinh chỉnh ở giá trị hợp lý.
b. Hoạt động của hệ thống khi có tính năng call re-establishment
 Đối với vendor Ericsson, tính năng Call reestablishment có thể được kích
hoạt bởi các tham số ở lớp vô tuyến hoặc lớp 2, 3.
b.1. Trường hợp kích hoạt bởi lớp vật lý (layer 1)
 Đối với đường DL:
o Sau khi T313 kết thúc, thay vì chuyển về trạng thái idle, UE sẽ
chuyển về trạng thái cell_FACH và thực hiện thủ tục search cell để
tìm một cell phù hợp (cùng tần hoặc khác tần). Sau khi tìm được,
UE gửi về RNC bản tin cell update với nguyên nhân “RL Failure”.
Thời gian tối đa để UE thực hiện thủ tục cell update được quy định
bởi Timer T314. Timer này được gửi quảng bá xuống cho các UE
trong bản tin SIB1.
o RNC kiểm tra các điều kiện về tài nguyên của cell đích, nếu đảm
bảo RNC sẽ gửi bản tin Cell update confirm xuống cho UE.
o Trước khi Timer dchRcLostT kết thúc, nếu UE thực hiện xong thủ
tục cell update thì cuộc gọi vẫn được duy trì.

Chú ý:
 Nếu không có tính năng: Timer T313 đường DL phải được cấu hình
tương đương với timer dchRcLostT + rlFailureT trên đường UL để đảm
bảo cân bằng giữa 2 đường. Nếu T313 quá nhỏ so với dchRcLostT +
rlFailureT, UE sẽ có ít cơ hội để thực hiện đồng bộ DL trở lại và nhanh
chuyển sang chế độ idle mode  gây mất đồng bộ đường lên  sau khi
hết timer dchRcLostT trên đường UL cuộc gọi bị RNC giải phóng.
 Nếu có tính năng: Cần giảm Timer T313 và cấu hình T314 sao cho:
o dchRcLostT + rlFailureT tương đương T313 + T314 để đảm bảo
cân bằng giữa 2 đường.
o T314 phải đủ lớn để đảm bảo thời gian cho UE thực hiện thủ tục
cell update, thông thường từ 1.5 đến 5s.
b.2. Trường hợp kích hoạt bởi layer 2, 3

 Trong quá trình giữ kết nối, UE và mạng liên tục thực hiện các thủ tục
đồng bộ ở layer 2 và layer 3, nếu UE hoặc RNC phát hiện bị mất đồng bộ
(có bản tin gửi đi nhưng không có phản hồi), UE, RNC sẽ thực hiện thủ
tục phát lại.
 Phía UE: Nếu số lần phát lại của UE đã đạt đến ngưỡng cho phép (được
cấu hình bởi các tham số UeMaxDat, UETimerPol, ueTimerRst) mà UE
vẫn không nhận được phản hồi từ RNC, UE sẽ thực hiện chuyển từ trạng
thái cell DCH về cell FACH và thực hiện thủ tục search cell để tìm một
cell phù hợp (cùng tần hoặc khác tần). Sau khi tìm được, UE gửi về RNC
bản tin cell update với nguyên nhân “RL Failure”. Thời gian tối đa để UE
thực hiện thủ tục cell update được quy định bởi Timer T314. Timer này
được gửi quảng bá xuống cho các UE trong bản tin SIB1. RNC kiểm tra
các điều kiện về tài nguyên của cell đích, nếu đảm bảo RNC sẽ gửi bản tin
Cell update confirm xuống cho UE.
 Phía RNC, tại layer 2: Nếu trong khoảng thời gian cấu hình bởi công
thức:
(rncMaxDat+rncMaxDatMarginCallReest)*rncTimerPoll+(rncMaxRst-
1)*rncTimerRst, thủ tục call reestabment thực hiện hành công, cuộc gọi sẽ
vẫn được duy trì. Nếu hết khoảng thời gian trên mà thủ tục call
reestabment không thực hiện thành công, cuộc gọi sẽ bị giải phóng.
 Cách thức tối ưu tham số: Cần cấu hình tham số ở đầu RNC sao cho tổng
thời gian chờ ở layer 2 tương đương với thời gian chờ ở lớp vật lý.

7.2.13.5.2. Bộ tham số khai báo chi tiết


a. Vendor Huawei
Giá Mức
Tham số Giải giá trị Đơn vị trị tối tác Ý Nghĩa tham số
ưu động
D100, 200, 400,
600, 800, 1000, T302 được bắt đầu sau khi UE truyền bản
1200, 1400, tin Cell Update và dừng khi UE nhận được
T302 1600, 1800, ms D2000 RNC bản tin Cell Update Confirm. Nếu RNC
2000, 3000, không nhận được bản tin thì UE gửi lại
4000, 6000, Cell Update Confirm đến RNC, UE sẽ gửi
8000 lại bản tin đến khi số lần gửi lại ≥ N302 thì
Khung Timer này sẽ stop. UE sẽ trở về trạng thái
N302 0 đến 7 vô 3 RNC idle.
tuyến
Đường xuống:
Khung Khi ở trạng thái cell DCH, UE nhận các
N313
1, 2, 4, 10, 20, vô
20 RNC khung dữ liệu và luôn giám sát trạng thái
50, 100, 200 tuyến đồng bộ của các khung này. Khi UE phát
(10ms) hiện số khung mất đồng bộ liên tiếp >
ngưỡng cấu hình bởi tham số N313, thì
Timer T313 sẽ được khởi tạo.
T313 0 đến 15 s 3 RNC
Trong khoảng thời gian đếm bởi Timer
T313, nếu UE phát hiện ra số khung đồng
bộ được ≥ ngưỡng cấu hình bởi tham số
D1, 2, 4, 10, 20, n315, thì Timer sẽ được dừng lại. Nếu hết
Khung thời gian này mà số khung đồng bộ được
50, 100, 200,
N315 vô D1 RNC vẫn < n315 --> UE sẽ hiểu rằng kết nối DL
400, 600, 800,
tuyến
1000 radio link đã bị fail. Nếu không có tính
năng call reestablish: Sau lúc này, ở đường
xuống UE sẽ trở về trạng thái idle (*).
Timer T314 sử dụng cho dịch vụ CS. Khi
Timer này đặt khác 0, thuật toán call
reestablish bắt đầu hoạt động. Khi đó, sau
khi T313 kết thúc, UE thay vì về trạng thái
Idle mode như đã mô tả trong mục (*), sẽ
chuyển sang trạng thái cell FACH, tìm một
cell cùng tần số hoặc khác tần số, sau đó
gửi lên bản tin Cell Update message với
D0, 2, 4, 6, 8,
T314 ms D8 RNC nguyên nhân RL failure or an RLC
12, 16, 20
unrecoverable error. Sau khi nhận được
bản tin này, RNC sẽ gửi bản tin Cell
update confirm xuống cho UE để UE
chuyển cấu hình sang cell mới, cuộc gọi sẽ
vẫn giữ kết nối --> không bị rớt. Nếu quá
trình cell update bị fail trong khoảng thời
gian cấu hình bởi tham số này thì UE sẽ
trở về Idle.
Giá Mức
Tham số Giải giá trị Đơn vị trị tối tác Ý Nghĩa tham số
ưu động
Timer T315 sử dụng cho dịch vụ PS. Khi
Timer này đặt khác 0, thuật toán call
reestablish bắt đầu hoạt động. Khi đó, sau
khi T313 kết thúc, UE thay vì về trạng thái
Idle mode như đã mô tả trong mục (*), sẽ
chuyển sang trạng thái cell FACH, tìm một
cell cùng tần số hoặc khác tần số, sau đó
D0, 10, 30, 60, gửi lên bản tin Cell Update message với
T315 180, 600, 1200, ms D10 RNC nguyên nhân RL failure or an RLC
1800 unrecoverable error. Sau khi nhận được
bản tin này, RNC sẽ gửi bản tin Cell
update confirm xuống cho UE để UE
chuyển cấu hình sang cell mới, cuộc gọi sẽ
vẫn giữ kết nối --> không bị rớt. Nếu quá
trình cell update bị fail trong khoảng thời
gian cấu hình bởi tham số này thì UE sẽ
trở về Idle.
Đường UL:
Khung NodeB cũng có các Timer, bộ đếm để
vô giám sát trạng thái đồng bộ UL.
nOutSyncInd 1 đến 256 50 Cell Khi số khung bị mất đồng bộ liên tiếp >
tuyến
(10ms) ngưỡng cấu hình bởi tham số
nOutSyncInd, một Timer rlFailureT sẽ
được khởi tạo. Hết Timer này, kết nối
Khung được xem là mất đồng bộ và bản tin Radio
nInSyncInd 1 đến 256

5 Cell link fail được gửi về RNC. Nếu NodeB
tuyến nhận được số khung đồng bộ ≥ ngưỡng cấu
(10ms) hình bởi tham số nInSyncInd thì kết nối
được xem là đồng bộ trở lại. Nếu hết
Timer rlFailureT mà số khung đồng bộ
được < nInSyncInd => RNC sẽ giải phóng
0 đến 255
kết nối, cuộc gọi bị rớt.
rlFailureT (range 0 đến s 50 Cell
=> Việc cấu hình tham số rlFailureT ở
25.5s)
đường UL phải tương ứng với Timer t313,
t314 ở đường DL. Cụ thể: rlFailureT ≥
t313 + t314.
0 đến
RsvdPara2 None 15000 RNC Timer call reestablishment cho dịch vụ CS
4294967295

0 đến
RsvdPara3 None 30000 RNC Timer call reestablishment cho dịch vụ PS
4294967295
Tham số này kích hoạt quá trình call
RsvdPara1:RSVD
BIT1_BIT22
0, 1 0 RNC reestablishment với nguyên nhân fail do
SRB reset.
Tham số này kích hoạt quá trình call
RsvdPara1:RSVD
BIT1_BIT23
0, 1 0 RNC reestablishment với nguyên nhân fail do
RL failures.
ReservedSwitch1 Tham số này kích hoạt quá trình call
:RESERVED_SWI 0, 1 1 RNC reestablishment với nguyên nhân fail do
TCH_1_BIT14 RB reconfiguration trong DCCC
PROCESSSWITC Tham số này kích hoạt quá trình call
H4:RB_SETUP_R
L_REEST_SWITC
0, 1 1 RNC reestablishment với nguyên nhân fail do
H process overlap.
PROCESSSWITC
Cho phép thiết lập lại RL (khi RL thiết lập
H4:PHY_RECFG_ 0, 1 1 RNC
REEST_SWITCH fail) trong khi cấu hình lại kênh vật lý.
eservedSwitch1: Tham số này kích hoạt quá trình call
0, 1 1 RNC
RESERVED_SWI reestablishment với nguyên nhân fail do
Giá Mức
Tham số Giải giá trị Đơn vị trị tối tác Ý Nghĩa tham số
ưu động
TCH_1_BIT20 RB reconfiguration.

ReservedSwitch1
Tham số này kích hoạt quá trình call

0, 1 1 RNC reestablishment với nguyên nhân fail do
RESERVED_SWI
TCH_1_BIT19 physical channel reconfiguration.
ReservedSwitch1
Tham số này kích hoạt quá trình call

0, 1 1 RNC reestablishment với nguyên nhân fail do
RESERVED_SWI
TCH_1_BIT26 PS TRB reset.
RsvdPara1:RSVD Tham số này kích hoạt quá trình call
0, 1 1 RNC
BIT1_BIT24 reestablishment cho dịch vụ CS.
RsvdPara1:RSVD Tham số này kích hoạt quá trình call
0, 1 0 RNC
BIT1_BIT25 reestablishment cho dịch vụ PS.
PROCESSSWITC
Tham số này kích hoạt quá trình call
H4:IUR_RL_REE 0, 1 1 RNC
ST_SWITCH reestablishment giữa các RNC khác nhau.
Tham số này kích hoạt quá trình call
RsvdPara1:RSVD
BIT1_BIT28
0, 1 0 RNC reestablishment khi Timer T313 hết hạn
sau khi radio link failure.
Timer này được RNC sử dụng để chờ bản
RbSetupRspTmr 300 đến 300000 ms 10000 RNC tin RB setup response từ UE gửi lên trong
thủ tục Radio Bearer.
Timer này được RNC sử dụng để chờ bản
RbRecfgRspTmr 300 đến 300000 ms 10000 RNC tin RB reconfiguration response từ UE
trong thủ tục Radio Bearer.
Timer này được RNC sử dụng để chờ bản
HoAsuTmr 1 đến 300000 ms 10000 RNC tin phúc đáp bản tin active set update trong
thủ tục soft handover.
Timer này được RNC sử dụng chờ bản tin
HoPhychRecfgT 1 đến 300000 ms 10000 RNC phúc đáp để cấu hình lại kênh vật lý trong
thủ tục hard handover.
b. Vendor Ericsson
Giá
Mức tác
Tham số Giải giá trị Đơn vị trị tối Ý Nghĩa tham số
động
ưu
Sau khi load xong tính năng Call Re-
CallReestablish deactivated/ activat establishment, cần bật tham số này là
RNC
ment activated ed activated thì tính năng mới bắt đầu
hoạt động
Đường xuống:
Khung vô Khi ở trạng thái cell DCH, UE nhận
1, 2, 4, 10, 20,
n313 tuyến 50 RNC các khung dữ liệu và luôn giám sát
50, 100, 200
(10ms) trạng thái đồng bộ của các khung này.
t313 0 đến 15 s 3 RNC Khi UE phát hiện số khung mất đồng
bộ liên tiếp > ngưỡng cấu hình bởi
tham số N313, thì Timer T313 sẽ được
khởi tạo.
Trong khoảng thời gian đếm bởi Timer
T313, nếu UE phát hiện ra số khung
đồng bộ được ≥ ngưỡng cấu hình bởi
Khung vô tham số n315, thì Timer sẽ được dừng
n315 1 đến 256 1 RNC
tuyến lại. Nếu hết thời gian này mà số khung
đồng bộ được vẫn < n315  UE sẽ
hiểu rằng kết nối DL radio link đã bị
mất đông bộ. Nếu không có tính năng
call reestablish, ở đường xuống UE sẽ
chuyển về trạng thái idle (*).
Giá
Mức tác
Tham số Giải giá trị Đơn vị trị tối Ý Nghĩa tham số
động
ưu
Khi Timer này đặt khác 0, thuật toán
call re-establish bắt đầu hoạt động. Khi
đó, sau khi T313 kết thúc, UE thay vì
về trạng thái Idle mode như đã mô tả
trong mục (*), sẽ chuyển sang trạng
thái cell FACH. UE thực hiện đo đạc
và tìm một cell cùng tần, hoặc khác tần
số phù hợp. Sau đó gửi lên bản tin Cell
0, 2, 4, 6, 8,
t314 s 8 RNC Update message với nguyên nhân RL
12, 16, 20
failure or an RLC unrecoverable error.
Sau khi nhận được bản tin này, RNC sẽ
gửi bản tin Cell update confirm xuống
cho UE để UE chuyển cấu hình sang
cell mới. Nếu quá trình cell update
không thành công trong khoảng thời
gian cấu hình bởi tham số này, thì UE
sẽ chuyển về Idle.
Đường UL:
Khung vô NodeB cũng có các Timer, bộ đếm để
nOutSyncInd 1 đến 256 tuyến 50 RNC giám sát trạng thái đồng bộ UL.
(10ms) Khi số khung bị mất đồng bộ liên tiếp
> ngưỡng cấu hình bởi tham số
nOutSyncInd, một timer rlFailureT sẽ
Khung vô
được khởi tạo. Hết Timer này, kết nối
nInSyncInd 1 đến 256 tuyến 1 RNC
được xem là mất đồng bộ và bản tin
(10ms)
Radio link fail được gửi từ NodeB về
rlFailureT 0 đến 255 0.1s 10 RNC RNC. Sau khi RNC nhận được: Timer
dchRcLostT 0 đến 100 0.1s 100 RNC dchRcLostT trên RNC sẽ bắt đầu được
đếm, nếu trong khoảng thời gian cấu
hình bởi tham số này, NodeB nhận
được số khung đồng bộ liên tiếp ≥
ngưỡng cấu hình bởi tham số:
nInSyncInd thì kết nối được xem là
đồng bộ trở lại. Nếu hết timer này mà
số khung liên tiếp đồng bộ được <
nInSyncInd  RNC sẽ giải phóng kết
hsDschRcLostT 0 đến 600 0.1s 100 RNC
nối, cuộc gọi bị rớt.
 Việc cấu hình tham số rlFailureT và
dchRcLostT ở đường UL phải tương
ứng với Timer t313, t314 ở đường DL.
Cụ thể: rlFailureT + dchRcLostT ≥
t313 + t314 (Đối với dịch vụ data HS,
việc giám sát đồng bộ được UL được
thực hiện qua Timer hsDschRcLostT).
dchSynchRecon Timer giám sát trạng thái đồng bộ kênh
0 đến 30 s 18 RNC
fTime DCH trong các quá trình chuyển: RAB
Establishment, RAB Release, Channel
dchNonSynchRe Switching, and HS Cell Change,
0 đến 30 s 18 RNC
confTime Active Set Update and non-
synchronized RB Reconfiguration
Giá trị offset để tăng độ trễ đẩy ra bản
rncMaxDatMarg
0 đến 60 0 RNC tin detection of an unrecoverable RLC
inCallReest
error (mất đồng bộ UL ở RNC).
c. Vendor ZTE
Giá trị khai
Tham số Đơn vị Ý nghĩa
báo
Sau khi gửi bản tin sau xuống UE: RADIO
waitRbCompTimer s 8 BEARER SETUP, RADIO BEARER RELEASE,
RADIO BEARER RECONFIGURATION,
TRANSPORT CHANNEL
RECONFIGURATION, or PHYSICAL
CHANNEL RECONFIGURATION , RNC sẽ
khởi tạo timer waitRbCompTimer để chờ bản tin
phản hồi, hết timer này mà RNC không nhận được
phản hồi thì sau đó RNC sẽ gửi deactive RL
xuống UE, UE bắt đầu thực hiện thủ tục Call
reestablishment.
Sau khi hết timer chờ bản tin phản hồi các thủ tục
tWaitCelUpUuExp 100ms 100 RB Setup/Reconfiguration/Release Response
(không nhận được phản hồi), RNC gửi bản tin
Radio Link Deactivation command xuống UE
đồng thời timer này được khởi tạo để chờ UE gửi
tWaitCelUpRlDact 100ms 100 lên bản tin yêu cầu cell update, nếu hết timer này
nếu RNC không nhận được bản tin trên thì cuộc
gọi bị giải phóng.
T302 được bắt đầu sau khi UE truyền bản tin Cell
t302 ms 5:1000ms Update và dừng khi UE nhận được bản tin Cell
Update Confirm. Nếu RNC không nhận được bản
tin thì UE gửi lại Cell Update Confirm đến RNC,
n302 khung 6 UE sẽ gửi lại bản tin đến khi số lần gửi lại ≥ N302
thì Timer này sẽ stop. UE sẽ trở về trạng thái idle.
Đường xuống:
t313 s 3 Khi ở trạng thái cell DCH, UE nhận các khung dữ
liệu và luôn giám sát trạng thái đồng bộ của các
khung này. Khi UE phát hiện số khung mất đồng
5:tương ứng bộ liên tiếp > ngưỡng cấu hình bởi tham số N313,
n313 số khung thì Timer T313 sẽ được khởi tạo. Trong khoảng
50 khung
thời gian đếm bởi Timer T313, nếu UE phát hiện
ra số khung đồng bộ được ≥ ngưỡng cấu hình bởi
tham số n315, thì Timer sẽ được dừng lại. Nếu hết
thời gian này mà số khung đồng bộ được vẫn <
2:tương ứng
n315 số khung n315 --> UE sẽ hiểu rằng kết nối DL radio link đã
20 khung
bị fail. Nếu không có tính năng call reestablish:
Sau lúc này, ở đường xuống UE sẽ trở về trạng
thái idle (*).
Timer T314 sử dụng cho dịch vụ CS. Khi Timer
này đặt khác 0, thuật toán call reestablish bắt đầu
hoạt động. Khi đó, sau khi T313 kết thúc, UE thay
vì về trạng thái Idle mode như đã mô tả trong mục
(*), sẽ chuyển sang trạng thái cell FACH, tìm một
cell cùng tần số hoặc khác tần số, sau đó gửi lên
bản tin Cell Update message với nguyên nhân RL
t314 s 4: 8s
failure or an RLC unrecoverable error. Sau khi
nhận được bản tin này, RNC sẽ gửi bản tin Cell
update confirm xuống cho UE để UE chuyển cấu
hình sang cell mới, cuộc gọi sẽ vẫn giữ kết nối -->
không bị rớt. Nếu quá trình cell update bị fail
trong khoảng thời gian cấu hình bởi tham số này
thì UE sẽ trở về Idle.
Timer T315 sử dụng cho dịch vụ PS. Khi Timer
này đặt khác 0, thuật toán call reestablish bắt đầu
hoạt động. Khi đó, sau khi T313 kết thúc, UE thay
vì về trạng thái Idle mode như đã mô tả trong mục
(*), sẽ chuyển sang trạng thái cell FACH, tìm một
cell cùng tần số hoặc khác tần số, sau đó gửi lên
t315 s 2: 30s bản tin Cell Update message với nguyên nhân RL
failure or an RLC unrecoverable error. Sau khi
nhận được bản tin này, RNC sẽ gửi bản tin Cell
update confirm xuống cho UE để UE chuyển cấu
hình sang cell mới, cuộc gọi sẽ vẫn giữ kết nối -->
không bị rớt. Nếu quá trình cell update bị fail
trong khoảng thời gian cấu hình bởi tham số này
thì UE sẽ trở về Idle.

Đường UL:
NodeB cũng có các Timer, bộ đếm để giám sát
numInSyncInd Số khung 1
trạng thái đồng bộ UL. Khi số khung bị mất đồng
bộ liên tiếp > ngưỡng cấu hình bởi tham số
nOutSyncInd, một Timer rlFailureT sẽ được khởi
tạo. Hết Timer này, kết nối được xem là mất đồng
numOutSyncIndP Số khung 50 bộ và bản tin Radio link fail được gửi về RNC.
Nếu NodeB nhận được số khung đồng bộ ≥
ngưỡng cấu hình bởi tham số nInSyncInd thì kết
nối được xem là đồng bộ trở lại. Nếu hết Timer
rlFailureT mà số khung đồng bộ được <
nInSyncInd => RNC sẽ giải phóng kết nối, cuộc
tRlFailure s 11 gọi bị rớt.
=> Việc cấu hình tham số rlFailureT ở đường UL
phải tương ứng với Timer t313, t314 ở đường DL.
Cụ thể: rlFailureT ≥ t313 + t314.
csSsUeReestSwitch 1

csHoUeReestSwitch 1

csRsUeReestSwitch 1

csSsRnReestSwitch 1

csHoRnReestSwitch 1

csRsRnReestSwitch 1

csRcUeReestSwitch 1
Bật các tham số kích hoạt thuật toán Call
reestahlishment mức RNC.
psSsUeReestSwitch 1

psHoUeReestSwitch 1

psRsUeReestSwitch 1

psSsRnReestSwitch 1

psHoRnReestSwitch 1

psRsRnReestSwitch 1

psRcUeReestSwitch 1

7.2.13.5.Bộ tham số tối ưu rớt thoại do MultiRAB


7.2.13.5.1.Cơ sở lý thuyết
a. Hiện trạng rớt thoại khi ở chế độ thoại MultiRAB.
- Multi RAB là chế độ mà UE sử dụng một kết nối thoại và tối thiểu một kết
nối data đồng thời.
- Ưu điểm: Multi RAB cho phép UE có thể đồng thời sử dụng cả dịch vụ CS
và PS. VD: UE trong quá trình đàm thoại vẫn có thể duyệt web bình thường.
- Nhược điểm:
o Quỹ suy hao đường truyền (link budget) của dịch vụ PS nhỏ hơn so với
CS dẫn đến dịch vụ PS có vùng phủ tồi hơn và thường rớt trước CS. Khi
sử dụng Multi RAB, PS rớt sẽ khiến cho CS rớt theo.
o Khi UE kết nối với dịch vụ PS, do có sự thay đổi về nhu cầu truyền dữ
liệu, UE thường xuyên phải thực hiện các thủ tục channel switching (thay
đổi tốc độ, chuyển kênh…). Nếu thủ tục này không thành công sẽ dẫn tới
rớt PS, đồng thời dịch vụ thoại cũng bị rớt trong trường hợp sử dụng
Multi RAB. Số liệu hệ thống tại HCM: Số cuộc gọi thoại MultiRAB
chiếm ~25% tổng số cuộc gọi thoại, CS CDR đạt 0.16%, tồi hơn ~13%
so với CS CDR trung bình và tồi hơn ~23% so với CS CDR của
SingleRAB.
b. Phương pháp tối ưu rớt thoại MultiRAB
Trong quá trình khởi tạo thiết lập dịch vụ, chỉ cho phép dịch vụ thoại kết hợp
với dịch vụ PS R99 có vùng phủ gần tương đương (R99 DL/UL: 0kbps,
8kpbs, 16kbps).
Khi đang giữ kết nối thoại MultiRAB, không cho phép UE thực hiện các
chuyển trạng thái kênh, hoặc tăng tốc độ của kênh truyền dữ liệu data.
7.2.13.5.2.Bộ tham số khai báo cho từng vendor
a.Vendor Ericsson
M
ức
kh Giá trị tối
RAB combination Giải thích
ai ưu

o
RN ACTIVATE
RabCombination009 Conv. CS speech (12.2/12.2 kbps) + Interact. PS (0/0 kbps).
C D
RN DEACTIVA
RabCombination019 Conv. CS Speech + PS Interactive 64/HS.
C TED
RN ACTIVATE
RabCombination036 Conv. CS Speech + PS Interactive 64/128.
C D
RN DEACTIVA
RabCombination038 Conv. CS Speech + PS Interactive 64/384.
C TED
RN ACTIVATE Conv. CS speech (12.2, 7.95, 5.9, 4.75/12.2, 7.95, 5.9, 4.75)
RabCombination113
C D + PS Interact. (16/HS).
RN dchSynchReconfTime là timer L3 giám sát quá trình
dchSynchReconfTime 18s
C reconfiguration CELL_DCH  CELL_DCH, tăng timer này
RN làm tăng xác suất switching thành công giữa các
dchNonSynchReconfTime 18s
C Rabcombination, giảm rớt cuộc gọi.
rateSelectionPsInteractive. Cel Cho phép tốc độ khởi tạo đối với dịch vụ PS theo đường UL
16
ulPrefRate l là 16kbps.
rateSelectionPsInteractive. Cel Cho phép tốc độ khởi tạo đối với dịch vụ PS theo đường DL
16
dlPrefRate l là 16kbps.
b.Vendor Huawei
Giá trị
Nhóm tối ưu Lệnh
Pha tham Tham số Ý nghĩa cần khai
số khai báo
báo
Giá trị
Nhóm tối ưu Lệnh
Pha tham Tham số Ý nghĩa cần khai
số khai báo
báo
Tham số quy định loại kênh nào (DCH R99 hoặc HS-DSCH)
được sử dụng để mang data PS BE và tốc độ khởi tạo của dịch
vụ PS BE khi UE sử dụng thoại và data đồng thời. Dải giá trị:
0, 1, 2, 3.
0: RNC cấp phát kênh DCH hoặc HSDPA và tốc độ khởi tạo
phụ thuộc vào khả năng hỗ trợ của UE. Trường hợp này sẽ
cho tốc độ DL/UL của UE là cao nhất khi ở chế độ
MultiRAB.
Khởi
1: Kênh R99 DCH DL/UL sẽ được sử dụng để mang data PS
tạo SET
BE, tốc độ bitrate được cấp phát lúc khởi tạo là 0 kbps.
dịch RsvU8Par UALG
2: Kênh R99 DCH DL/UL sẽ được sử dụng để mang data PS 2
vụ a0 ORSVP
BE, tốc độ bitrate được cấp phát lúc khởi tạo là 8 kbps.
Multi ARA
3. Kênh R99 DCH UL sẽ được sử dụng để mạng data PS BE
RAB
trên đường UL, với tốc độ bitrate khởi tạo là 8 kbps. Đường
DL, kênh HS-DSCH sẽ được sử dụng để truyền data với tốc
độ khởi tạo không bị giới hạn.
Quy Khi khai báo giá trị này là 1, 2, 3, UE sẽ bị cấm thực hiện quá
định trình retry để yêu cầu chuyển lên các kênh tốc độ cao. Việc
kênh cấu hình giá trị là 1, 2, 3 sẽ giúp tối ưu được chỉ số rớt thoại,
mang tuy nhiên gây ảnh hưởng đến tốc độ DL/UL data của khách
dịch hàng khi ở chế độ MultiRAB
vụ PS Dải giá trị: 0/1.
và tốc Đối với đầu cuối từ R6 trở lên:
độ 1: Dịch vụ PS BE đường DL bắt buộc phải được mang trên
Khởi khởi kênh DCH DL R99, nếu UE đang ở trên kênh HS-DSCH thì
SET
tạo tạo RESERVE phải chuyển trạng thái về DCH. Không còn việc chuyển từ
UCOR
dịch D_SWITC DCH --> HSDPA khi UE ở chế độ thoại MultiRAB.
1 RMAL
vụ H_0_BIT1 0: Dịch vụ PS BE được khởi tạo mang trên kênh DCH R99
GOSWI
Multi 5 theo tham số cấu hình ở trên, sau đó có thể chuyển trạng thái
TCH
RAB lên HSDPA.
Đối với đầu cuối R5: Không bị ảnh hưởng bởi tham số này.
Do đầu cuối R5 nếu đang sử dụng data HSDPA với PDU size
= 656 Bytes, sẽ không hỗ trợ chuyển trực tiếp về DCH được.
Dải giá trị: 0/1.
1: Dịch vụ PS BE đường UL bắt buộc phải được mang trên
Khởi
kênh DCH UL R99, nếu UE đang ở trên kênh E-DCH thì phải SET
tạo RESERVE
chuyển trạng thái về DCH. Không còn việc chuyển từ E-DCH UCOR
dịch D_SWITC
--> DCH khi UE ở chế độ thoại MultiRAB. 1 RMAL
vụ H_0_BIT1
0: Dịch vụ PS BE được khởi tạo mang trên kênh DCH R99 GOSWI
Multi 1
theo tham số cấu hình ở trên, sau đó có thể chuyển trạng thái TCH
RAB
lên E-DCH.
Tham số này ảnh hưởng đến tất cả các đầu cuối.
Dải giá trị: 0/1.
0: Khi UE đang dùng PS ở CELL_PCH khởi tạo thêm dịch vụ
CS, tham số sẽ thực hiện chuyển UE từ PCH sang FACH
(P2F). Sau đó tiếp tục thực hiện chuyển từ FACH về DCH để
có thể thiết lập dịch vụ thoại.
Khởi
1: Khi UE đang dùng PS ở CELL_PCH khởi tạo thêm dịch vụ SET
tạo Tối ưu RESERVE
CS, tham số sẽ thực hiện chuyển UE từ PCH sang DCH UCOR
dịch việc D_SWITC
(P2D). Khi thiết lập giá trị này bằng 1, yêu cầu các tham số 1 RMAL
vụ thiết H_0_BIT2
sau phải cấu hình đồng bộ theo: GOSWI
Multi lập 8
RESERVED_SWITCH_1_BIT6 = 1; TCH
RAB thoại
RESERVED_SWITCH_0_BIT14 = 1;
MultiR
RESERVED_SWITCH_0_BIT2 = 1. (Ý nghĩa các tham số
AB khi
này được mô tả bên dưới).
UE
Lưu ý: Khi tham số này được bật bên, thì việc định kì retry
đang ở
chuyển tốc độ của UE sẽ bị chặn.
chế độ
Dải giá trị: 0/1.
cell/ur
Khởi Khi tham số RESERVED_SWITCH_0_BIT28 = 1, tham số
a-PCH SET
tạo này quyết định RNC giới hạn tốc độ của các kênh DCH hay
RESERVE UCOR
dịch không.
D_SWITC 1 RMAL
vụ Nếu tham số này để là 0: RNC không giới hạn tốc độ của kết
H_1_BIT6 GOSWI
Multi nối data.
TCH
RAB Nếu tham số này để là 1: RNC sẽ thực hiện giới hạn tốc độ
max của kết nối data. Khi tham số này cấu hình là 1 thì cần
Giá trị
Nhóm tối ưu Lệnh
Pha tham Tham số Ý nghĩa cần khai
số khai báo
báo
cấu hình: RESERVED_SWITCH_0_BIT14 = 0.

Dải giá trị: 0/1.


Khi tham số RESERVED_SWITCH_0_BIT28 = 1, tham số
Khởi
này xác định tốc độ tối đa của dịch vụ PS BE sau khi được SET
tạo RESERVE
chuyển từ P2D. UCOR
dịch D_SWITC
RESERVED_SWITCH_0_BIT14 = 0: Tốc độ tối đa trên 2 0 RMAL
vụ H_0_BIT1
đường UL/DL là 8 kbps. GOSWI
Multi 4
RESERVED_SWITCH_0_BIT14 = 1: Tốc độ tối đa trên 2 TCH
RAB
đường UL/DL là 0 kbps.
Giá trị tối ưu đặt là 0: Cho phép tốc độ tối đa là 8 kbps.
Dải giá trị: 0/1.
0: Khi UE khởi tạo MultiRAB, RNC gửi xuống UE bản tin
Khởi SECURITY MODE COMMAND, trong khi chờ UE phản hồi,
tạo RESERVE nếu RNC nhận được bản tin CELL UPDATE (do cell SET
dịch D_SWITC reselection, location update, chuyển trạng thái kênh...), RNC UALG
1
vụ H_0_BIT1 sẽ gửi CN bản tin SECURITY MODE COMMAND REJECT ORSVP
Multi 7 --> Dẫn đến dịch vụ MultiRAB thiết lập không thành công. ARA
RAB 1: Bật tham số này để không cho phép tình huống này xảy ra,
thay vào đó RNC sẽ thực hiện CELL UPDATE bình thường
sau đó tiếp tục thiết lập multiRAB.
Dải giá trị: 0/1.
1: Khi UE đang sử dụng PS ở CELL_FACH và đang thực
hiện thủ tục chuyển về cell PCH, trong cùng thời gian này UE
Khởi khởi tạo thêm 1 kết nối CS, RNC sẽ thiết lập thêm CS mà
tạo RESERVE không chuyển dịch vụ PS về cell PCH (F2P). SET
dịch Xử lý D_SWITC 0: 1: Khi UE đang sử dụng PS ở CELL_FACH và đang thực UCOR
hiện thủ tục chuyển về cell PCH, trong cùng thời gian này UE 1
vụ các H_0_BIT1 RMPA
Multi xung 7 khởi tạo thêm 1 kết nối CS, RNC sẽ không thiết lập kết nối RA
RAB đột CS mà ưu tiên chuyển dịch vụ PS về CELL_PCH (F2P)
báo Cấu hình tham số này bằng 1 sẽ giúp cải thiện chỉ số thiết lập
hiệu thành công của dịch vụ MuitlRAB
trong
quá Dải giá trị: 0/1.
trình Khi UE đang sử dụng PS ở cell FACH khởi tạo 1 kết nối CS,
Khởi thiết RNC gửi bản tin RADIO BEARER SETUP và chờ UE gửi lại
tạo lập RADIO BEARER SETUP COMPLETE. Tuy nhiên UE lại SET
dịch RSVDBIT gửi về bản tin CELL UPDATE (do cell reselection, location URRC
0
vụ 1_BIT21 update,.. ). Nếu cấu hình tham số này là 0 (ON): RNC sẽ thực TRLS
Multi hiện thủ tục cell update, sau đó tiếp tục thực hiện thủ tục thiết WITCH
RAB lập thoại --> Tăng tỉ lệ thành công.
Nếu cấu hình là 1 (OFF): RNC sẽ thực hiện thủ tục cell update
và dừng việc thiết lập thoại.
Dải giá trị: 0/1.
0 (OFF): RNC sẽ chứa thông tin về Physical channel
Khởi
information elements trong bản tin CELL UPDATE
tạo RESERVE SET
CONFIRM. Giúp thông báo luôn cho UE về kênh vô tuyến
dịch D_SWITC UALG
cần cấu hình lại. 1
vụ H_0_BIT2 ORSVP
1 (ON): RNC sẽ không chứa thông tin về Physical channel
Multi 1 ARA
information elements trong bản tin CELL UPDATE
RAB
CONFIRM. Khuyến nghị nên cấu hình = 1 để đảm bảo UE
luôn hiện được thủ tục cell update thành công.
Giá trị
Nhóm tối ưu Lệnh
Pha tham Tham số Ý nghĩa cần khai
số khai báo
báo
Quy
định Tham số này dùng để đánh giá tỉ lệ phát lại của các gói tin báo
thời hiệu trong thủ tục BEARER SETUP and RADIO BEARER
Khởi gian RECONFIGURATION của dịch vụ MultiRAB, tham số này
tạo đồng được sử dụng trong công thức tính activation time (quy định MOD
dịch bộ PacketReT timer UE đồng bộ với mạng), được gửi xuống cho UE trong UCELL
8
vụ kênh ransRatio các bản tin RB SETUP hoặc RB RECFG. Giá trị này kéo dài RLACT
Multi báo ra làm tăng activation time, tăng khả năng UE đồng bộ thành TIME
RAB hiệu công với mạng --> Cải thiện việc thiết lập thành công
giữa MutiRAB, giảm tỉ lệ rớt cuộc gọi của kết nối ban đầu.
UE và Dải giá trị từ 1 đến 20, giá trị thực là 0.1 đến 2.
mạng
Khi Quy
Tốc độ tối đa của kênh DCH UL khi UE đang sử dụng thoại
đã có định UlDchBeU
MultiRAB. Việc khai báo tham số này bằng tốc độ lúc khởi
kết tốc độ pper SET
tạo nhằm tránh hiện tượng tăng tốc độ PS trong quá trình sử 8
nối max LimitforA UFRC
dụng dịch vụ --> Hạn chế việc phải cấu hình lại kênh -->
Multi của mr
Giảm rớt.
RAB dịch
vụ PS
Khi
BE khi Tốc độ tối đa của kênh DCH DL khi UE đang sử dụng thoại
đã có DlDchBeU
đang ở MultiRAB. Việc khai báo tham số này bằng tốc độ lúc khởi
kết pper SET
chế độ tạo nhằm tránh hiện tượng tăng tốc độ PS trong quá trình sử 8
nối LimitforA UFRC
thoại dụng dịch vụ --> Hạn chế việc phải cấu hình lại kênh -->
Multi mr
MultiR Giảm rớt.
RAB
AB
Dải giá trị: 0/1.
Khi
DRA_CSP Tham số này quy định khi UE đang ở trên kênh tốc độ thấp, SET
đã có
S_NO_PE có thường xuyên thực hiện thủ tục retry để chuyển lên các UCOR
kết
RIOD_RE kênh tốc độ cao hay không. Việc retry nhiều sẽ làm tăng tải 1 RMAL
nối
TRY_SWI báo hiệu --> Tăng số lần chuyển trạng thái không cần thiết khi GOSWI
Multi
TCH ở MultiRAB. Giá trị này để là 1 tương đương với việc: Cấm TCH
RAB
UE thực hiện việc retry.
Khi
đã có MAP_CSP Dải giá trị: 0/1.
kết S_TTI_2M Tham số này cấu hình là 1: Không cho phép UE đang sử dụng SET
1
nối S_LIMIT_ 10ms TTI thường xuyên thực hiện thủ tục retry để chuyển UFRC
Multi SWITCH sang 2ms.
Hạn
RAB
chế tối
đa việc Dải giá trị: 0/1. Quyết định ON/OFF 2 chức năng dưới đây:
chuyển 1.Tốc độ hiện tại của dịch vụ PS là 0 kbps, nếu việc tăng tốc
Khi
trạng độ sau khi UE gửi event 4A về mạng không thành công, RNC
đã có SET
RESERVE sẽ không giải phóng dịch vụ PS.
kết thái, UALG
tăng D_SWITC 2.Khi UE đang ở chế độ thoại MultiRAB, nếu kết nối thoại 1
nối ORSVP
tốc độ H_1_BIT7 kết thúc, trong khi kết nối data không còn nhu cầu truyền dữ
Multi ARA
của liệu (traffic buffer = 0), thì UE sẽ được chuyển về trạng thái
RAB
dịch cell FACH. Việc cấu hình tham số này bằng 1 sẽ giúp cải
vụ PS thiện CDR khi ở chế độ MultiRAB.
Khi khi
đã có đang ở
chế độ RESERVE
kết
thoại D_SWITC SET
nối
MultiR H_6_BIT3 UALG
Multi 0
ORSVP
RAB AB Dải giá trị: 0/1.
ARA
1: Dịch vụ PS BE đang ở tốc độ 0 kbps được phép dựa trên
Khi
event 4A để thực hiện upswitch tốc độ.
đã có SET
RESERVE 0: Để tránh việc chuyển qua lại giữa các tốc độ cần cấu hình
kết UALG
D_SWITC tham số này bằng 0 --> Giảm được tỉ lệ rớt. 0
nối ORSVP
H_1_BIT8
Multi ARA
RAB
Khi RESERVE Dải giá trị: 0/1. SET
đã có D_SWITC Khai báo tham số bằng 1: RNC sẽ chặn việc cho phép cấu UCOR
kết H_1_BIT1 hình lại kênh để chuyển lên các tốc độ cao hơn nếu như cell 1
RMPA
nối 6 đang bị nghẽn tài nguyên công suất. Nếu khai báo bằng 0: Thì RA
Giá trị
Nhóm tối ưu Lệnh
Pha tham Tham số Ý nghĩa cần khai
số khai báo
báo
Multi vẫn cho phép cấu hình.
RAB

Khi
đã có
SrnsRabC Thiết lập bằng All: Dịch vụ CS được ưu tiên trước nếu cả hai SET
kết
nDomainT dịch vụ CS và PS sử dụng cơ chế relocation qua Iur khác nhau All USRNS
nối
Nhóm ype cùng một lúc. R
Multi
tham
RAB
số tối
Khi CORR
ưu Nếu dịch vụ PS BE sử dụng thuật toán Directed Signaling
đã có M_SR
chuyển Connection Re-establishment, thì khi thực hiện chuyển giao MOD
kết PsBeProcT NSR
giao HHO cho dịch vụ MultiRAB, RNC sẽ thực hiện giải phóng UNRN
nối ype _PSBE
thoại kết nối PS, sau đó mới thực hiện thuật toán chuyển giao cho C
Multi _DSC
MultiR CS.
RAB R
AB
Tối ưu HHO của dịch vụ MultiRAB, khi UE sử dụng
Khi qua
MultiRAB và di chuyển giữa các RNC.
đã có biên SET
RESERVE Cấu hình = 1: Nếu thuật toán relocation của CS và PS khác
kết RNC UALG
D_SWITC nhau, RNC sẽ giải phóng kết nối PS và sau đó thực hiện thủ 1
nối ORSVP
H_1_BIT1 tục HHO cho CS --> Giảm được tỉ lệ rớt thoại do việc HHO
Multi ARA
cho MultiRAB phải đồng bộ cho cả kênh thoại và data nên tỉ
RAB
lệ thành công thấp.
Khi DRA_PS_ Dải giá trị: 0/1.
SET
đã có STATE_T Nếu tham số này để bằng 1: Khi UE đang ở chế độ thoại
UCOR
kết RANS_W MultiRAB, nếu thoại kết thúc trong khi data vẫn đang có nhu
1 RMAL
nối HEN_CS_ cầu thì kết nối data sẽ được chuyển về trạng thái FACH. Nếu
GOSWI
Multi REL_SWI tham số này để bằng 0 thì dịch vụ data cũng sẽ bị giải phóng
TCH
RAB TCH cùng với dịch vụ thoại ở trên (trong khi vẫn đang có nhu cầu
Khi sử dụng) --> Nên cấu hình bằng 1 để giảm việc phải thiết lập
SET
đã có DRA_PS_ lại dịch vụ data từ đầu.
UCOR
kết BE_STAT Yêu cầu của tham số này hoạt động được là:
1 RMAL
nối E_TRANS DRA_PS_BE_STATE_TRANS_SWITCH = 1: Cho phép
GOSWI
Multi _SWITCH DCH R99 được phép thực hiện các thủ tục chuyển trạng thái.
TCH
RAB DRA_HSDPA_STATE_TRANS_SWITCH = 1;
Khi Giải DRA_HSUPA_STATE_TRANS_SWITCH = 1: Cho phép
DRA_HS HSDPA/HSUPA được phép thực hiện các thủ tục chuyển SET
đã có phóng
DPA_STA trạng thái. UCOR
kết dịch
TE_TRAN 1 RMAL
nối vụ
S_SWITC GOSWI
Multi
H TCH
RAB
Dải giá trị: 0/1.
Bằng 1: Khi UE đang ở chế độ thoại MultiRAB, nếu dịch vụ
Khi data đã kết thúc (UE không còn nhu cầu sử dụng) thì kết nối
PS_INAC
đã có data vẫn không bị giải phóng mà sẽ được giữ để giải phóng SET
T_NOTRE
kết cùng dịch vụ thoại --> Giảm được báo hiệu phát sinh không URRC
L_FOR_C 1
nối cần thiết. TRLS
SPS_SWI
Multi Bằng 0: Khi UE đang ở chế độ thoại MultiRAB, nếu dịch vụ WITCH
TCH
RAB data đã kết thúc (UE không còn nhu cầu sử dụng) thì kết nối
data bị giải phóng, nếu báo hiệu trong thủ tục này fail thì có
thể dẫn đến rớt thoại.
Khi
FuncSwitc
đã có Dải giá trị: 0/1. ADD
h1:
kết Bật tính năng cho phép: Dynamic Configuration of HSDPA UCELL
DYN_CQI 1
nối CQI Feedback Period (nếu chưa được load tính năng thì LICEN
Các _
Multi không cần bật). SE
tham ADJUST
RAB
số
PcSwitch:
Khi giảm Dải giá trị: 0/1.
PC_CQI_ SET
đã có nhiễu 1: Cho phép cấu hình chu kì báo cáo riêng cho CQI, khi UE ở
CYCLE_B UCOR
kết UL chế độ thoại MultiRAB, trong đó data đường xuống được
ASE_CS_ 1 RMAL
nối mang trên kênh HSDPA. Khi đó chu kì báo cáo CQI được quy
PLUS_ GOSWI
Multi định bởi tham số
PS_SWIT TCH
RAB CQIFBckBaseCsCombServ.
CH
Giá trị
Nhóm tối ưu Lệnh
Pha tham Tham số Ý nghĩa cần khai
số khai báo
báo
Khi Khi đó chu kì báo cáo CQI được quy định bởi tham số
đã có CQIFBckBaseCsCombServ.
CQIFBck SET
kết Dải giá trị: D0, D2, D4, D8, D10, D20, D40, D80, D160. Đơn
BaseCsCo 20 UHSDP
nối vị: ms.
mbServ CCH
Multi Giá trị mặc định 20ms.
RAB Đối với dịch vụ PS thông thường chu kì này khoảng 8ms.

7.2.14. Tham số tối ưu tính năng Enhanced Fast Domancy


7.2.14.1. Cơ sở lý thuyết
7.2.14.1.1. Tính năng Fast Dormancy
a. Mô tả chung
Là một tính năng được các nhà sản xuất đầu cuối phát triển cho các
smartphone với mục đích là để tiết kiệm PIN cho UE. Cụ thể:
 Đối với các đầu cuối không có tính năng Fast Dormancy: Khi UE đang
giữ kết nối data, nếu không có nhu cầu sử dụng dịch vụ, UE sẽ thực hiện
các thủ tục chuyển trạng thái như sau: Cell DCH  cell FACH 
Cell_PCH/URA_PCH/idle. Quá trình chuyển này tuân theo sự điều khiển
của mạng (tham số cấu hình trên RNC).
 Tuy nhiên đối với các smartphone hỗ trợ tính năng Fast Dormancy khi
không có nhu cầu truyền data:
o Đối với các đầu cuối từ R8 trở đi, UE sẽ gửi về mạng bản tin SCRI
(signalling connection release Indication) để yêu cầu giải phóng kết
nối data với mã nguyên nhân là UE Requested PS Data session end.
o Đối với các đầu cuối < R8, thì UE chỉ gửi về mạng bản tin SCRI
(signalling connection release Indication) để yêu cầu giải phóng kết
nối mà không có nguyên nhân giải phóng.
o Khi nhận được bản tin này, trong cả 2 trường hợp RNC đều thực
hiện hành động giải phóng toàn bộ kết nối data, UE chuyển về chế
độ idle mode.
b. Ảnh hưởng của tính năng Fast Dormancy
 Về phía UE có thể tiết kiệm được PIN tiêu thụ.
 Về phía mạng sẽ làm tăng tài nguyên xử lý báo hiệu của RNC.
o Nguyên nhân: Các smartphone thường xuyên thực hiện các thủ tục
heartbeat là các thủ tục trao đổi với server ứng dụng IOS, Viber,
facebook...Mỗi lần thực hiện thủ tục heartbeat là một lần
smartphone cần thiết lập lại báo hiệu RRC, RAB từ chế độ idle.
o Tổng số bản tin trao đổi giữa UE và CN khi thiết lập kết nối PS từ
idle mode là 30, trong khi đó nếu thiết lập từ cell_PCH thì chỉ cần
12 bản tin.
 Việc này sẽ làm tăng đáng kể tải xử lý báo hiệu của hệ thống. Để khắc phục
điều này các vendor 3G đã đưa ra tính năng Enhanced Fast Dormancy ở
phía RNC để điều khiển tính năng Fast Dormancy của các smartphone.
7.2.14.1.2. Tính năng Enhanced Fast Dormancy
a. Mô tả chung
Tính năng này có thể điều khiển được tính năng Fast Dormancy của UE là
do 2 nhiệm vụ chính như sau:
 Một là: Nhận dạng được các smartphone có tính năng Fast Dormancy.
o Đối với các UE từ R8 trở đi, nếu RNC nhận được từ UE bản tin
SCRI với mã nguyên nhân là UE Requested PS Data session end thì
RNC coi đây là 1 UE hỗ trợ Fast Dormancy (việc nhận dạng này là
theo chuẩn đã được quy định trong 3GPP Release 8).
o Đối với các đầu cuối < R8, thì UE chỉ gửi về mạng bản tin SCRI để
yêu cầu giải phóng kết nối mà không có nguyên nhân giải phóng.
Việc nhận dạng các loại đầu cuối này là không được chuẩn hóa.
Mỗi vendor sẽ sử dụng một thuật toán riêng. Trong đó, Huawei sử
dụng thuật toán nhận dạng theo IMEI.
 Trong quá trình thiết lập báo hiệu, sau thủ tục security, CN
gửi xuống bản tin IDENTITY REQUEST để yêu cầu nhận
dạng IMEI, UE trả về bản tin IDENTITY RESPOND và RNC
sẽ có được các thông tin về IMEI của UE trong bản tin này.
 Từ các thông tin về TAC (chủng loại, model của thiết bị) và
FAC (nhà sản xuất) trong IMEI, RNC sẽ xác định được đầu
cuối đó có hỗ trợ Fast Dormancy hay không.
 Hai là: Điều khiển các đầu cuối chuyển về trạng thái Cell/URA_PCH
khi không có nhu cầu truyền data.
o Sau khi đã nhận dạng được các đầu cuối hỗ trợ Fast Dormancy, nếu
RNC nhận được bản tin SCRI từ các đầu cuối này, thay vì gửi bản
tin giải phóng kết nối RRC như ban đầu, RNC gửi bản tin yêu cầu
đầu cuối chuyển về trạng thái Cell/URA_PCH.

b. Kết luận về tính năng Enhanced Fast Dormancy


Áp dụng tính năng một cách hiệu quả sẽ giúp cải thiện đáng kể tải xử lý báo
hiệu của RNC nâng cao dung lượng hệ thống.
7.2.14.2. Tham số khai báo
a. Vendor Huawei
Giá
Dải giá trị
Nhóm tham số Tham số khai Ý nghĩa
trị
báo
FAST_DORMAN Bật tính năng Enhance Fast Domancy
Process switch ON/OFF ON
CY_SWITCH trên RNC
Khi không có nhu cầu truyền dữ liệu,
UE gửi về mạng bản tin SCRI với
nguyên nhân là UE Requested PS Data
session end, sau khi gửi bản tin này UE
T323 T323 0-120s 120
start timer T323, trong suốt khoảng
thời gian cấu hình bởi tham số này UE
sẽ không gửi bất cứ một bản tin SCRI
nào về mạng nữa.
ON: Tính năng EFD chỉ áp dụng cho
các User có TAC trùng với danh sách
FD_TAC_MATC
Process switch
H_SWITCH
ON/OFF OFF TAC đã được thiết lập trước trên RNC.
OFF: Tính năng EFD có thể áp dụng
cho tất cả các User.
Khi switch này ON: Nếu RNC nhận
được SCRI từ UE với nguyên nhân là
UE Requested PS Data session end,
RNC sẽ kích hoạt việc chuyển đổi
RNC_FD_SCRI_F trạng thái của UE. Nếu không có
PROCESSSWITCH
2
ORCE_REL_SWI ON/OFF ON trường thông tin UE Requested PS
TCH Data session end RNC sẽ giải phóng
kết nối và UE sẽ về idle.
Nếu switch này để OFF: Sau khi nhận
được bản tin SCRI từ UE, RNC sẽ thực
hiện chuyển trạng thái của của UE.
Khi tham số này ON: RNC sẽ chủ
RNC_PS_QUERY
Process Control động gửi bản tin IDENTITY
_UE_IMEI_SWIT ON/OFF OFF
Switch 2
CH REQUEST xuống UE để có thông tin
về IMEI  TAC của UE.
Fast_Dorm Không Chức năng của TAC dùng để chỉ ra các
TAC_FUNC TAC_FUNC
ancy khai UE hỗ trợ tính năng Fast dormancy
0~999999 Không Nhập vào các trường thông tin của
TAC TAC
99 khai TAC hỗ trợ EFD
Không Khai báo từng UE có hỗ trợ tính năng
FastDormancy FastDormancy ON, OFF
khai FastDormancy hay không.
Khi triển khai tính năng EFD, các User
sẽ thường xuyên thực hiện chuyển
trạng thái từ DCH  FACH, FACH 
cell_PCH. Thủ tục cell update được
kích hoạt bởi lựa chọn lại cell (khi UE
ở cell_PCH, FACH) sẽ nhiều hơn.
Trong quá trình thiết lập cuộc gọi
Reserved parameter RSVDBIT1_BIT2 AMR, nếu UE gửi về RNC bản tin cell
0/1 OFF
1 1 update với nguyên nhân là cell
reselection.
Nếu tham số này cấu hình là OFF: Cho
phép hệ thống sẽ ưu tiên xử lý bản tin
cell update trước và dừng việc thiết lập
thoại AMR.
Nếu tham số này để là ON: Hệ thống
sẽ ưu tiên xử lý bản tin cell update
Giá
Dải giá trị
Nhóm tham số Tham số khai Ý nghĩa
trị
báo
trước sau đó tiếp tục thiết lập cuộc gọi
AMR sau khi thủ tục cell update đã
hoàn thành.

Giá trị OFF nghĩa là: Cho phép việc


chuyển đổi trạng thái trực tiếp từ
Reserved parameter RSVDBIT1_BIT2
1 0
0/1 OFF cell_PCH/Ura_PCH sang cell_DCH
được kích hoạt khi kênh FACH bị
nghẽn.
Disabling the state transition from
CELL_DCH to CELL_PCH triggered
by UEs.
Reserved parameter RSVDBIT1_BIT2 Giá trị OFF nghĩa là: Tắt việc chuyển
0/1 OFF
1 9 trạng thái trực tiếp từ cell_DCH về
cell_PCH. Lí do một số đầu cuối bị
hiện tượng không gọi được khi ON
tham số này.
Tham số này quy định thời gian tối đa
FAST các UE hỗ trợ EFD có thể ở trạng thái
PS User Inactive DORMANCY cell_PCH. Trong khoảng thời gian cấu
0~64800s 1800
Detecting Timer USER T1 in hình bởi tham số này nếu UE không có
CELL_PCH nhu cầu trao đổi data với mạng  UE
sẽ chuyển từ cell_PCH về Idle.
Tham số này quy định thời gian tối đa
FAST các UE hỗ trợ EFD có thể ở trạng thái
PS User Inactive DORMANCY cell_DCH. Trong khoảng thời gian cấu
0~64800s 5
Detecting Timer USER T1 in hình bởi tham số này nếu UE không có
CELL_DCH nhu cầu trao đổi data với mạng  UE
sẽ chuyển từ cell_DCH về cell FACH.
Tham số này quy định thời gian tối đa
các UE hỗ trợ EFD có thể ở trạng thái
FAST cell_FACH. Trong khoảng thời gian
PS User Inactive DORMANCY
Detecting Timer USER T1 in
0~64800s 5 cấu hình bởi tham số này nếu UE
CELL_FACH không có nhu cầu trao đổi data với
mạng  UE sẽ chuyển từ cell_FACH
về cell_PCH.
Khi traffic buffer trong bộ đệm của UE
> ngưỡng cấu hình bởi tham số này thì
FastDormancyF2D FastDormancyF2D D16-
HTvmThd HTvmThd D768k
D1024 event 4A thông báo UE thỏa mãn điều
kiện chuyển từ cell FACH về cell DCH
sẽ được kích hoạt.
Do khi triển khai EFD, số lần chuyển
qua lại giữa cell DCH – cell FACH –
Wait RB
cell PCH sẽ xẩy ra thường xuyên hơn.
Transport reconfiguration 0-15000 11000
response timer Việc cấu hình kéo dài timer này cho
phép tăng khả năng chuyển trạng thái
thành công, giảm PS CDR
Giá
Dải giá trị
Nhóm tham số Tham số khai Ý nghĩa
trị
báo
Do khi khi triển khai EFD, số lần
chuyển qua lại giữa cell DCH – Cell
RL restoration FACH – cell PCH sẽ xẩy ra thường
Transport 0-15000 15000
timer xuyên hơn. Việc cấu hình kéo dài timer
này cho phép tăng khả năng chuyển
trạng thái thành công, giảm PS CDR
Transport Factor table index 1-100 10
for Iu-PS
Transport Remark 10
QoS
UMTS R99 PS
conversational
Transport 0-100 10
service downlink
factor
UMTS R99 PS
conversational
Transport 0-100 10
service uplink
factor
UMTS R99 PS
Transport streaming service 0-100 10
downlink factor
UMTS R99 PS
Transport streaming service 0-100 10
uplink factor
UMTS R99 PS
Transport interactive service 0-100 10
downlink factor
Sau khi bật tính năng EFD, rất nhiều
UMTS R99 PS User sẽ ở trạng thái
Transport interactive service 0-100 10 cell_PCH/Ura_PCH, việc này sẽ gây
uplink factor tốn băng thông xử lý trên giao diện Iu
UMTS R99 PS PS. Để khắc phục cần điều chỉnh lại hệ
background số hoạt động của các dịch vụ trên giao
Transport 0-100 10
service downlink diện IU PS. Giá trị khuyến nghị của
factor Huawei là 10%. Chú ý: Sau lệnh ADD
UMTS R99 PS TRMFACTOR cần thực hiện thêm
background lệnh:
Transport 0-100 10
service uplink MOD ADJMAP: ANI=xyz ,
factor
ITFT=IUPS, FTI= abc;
UMTS HSDPA
Transport signal downlink 0-100 10
factor
UMTS HSDPA
Transport IMS signal 0-100 10
downlink factor
UMTS HSDPA
Transport voice service 0-100 10
downlink factor
UMTS HSDPA
conversational
Transport 0-100 10
service downlink
factor
UMTS HSDPA
Transport streaming service 0-100 10
downlink factor
UMTS HSDPA
Transport interactive service 0-100 10
downlink factor
Giá
Dải giá trị
Nhóm tham số Tham số khai Ý nghĩa
trị
báo
UMTS HSDPA
background
Transport 0-100 10
service downlink
factor
UMTS HSUPA
Transport signal uplink 0-100 10
factor
UMTS HSUPA
Transport IMS signal uplink 0-100 10
factor
UMTS HSUPA
Transport voice service 0-100 10
uplink factor
UMTS HSUPA
conversational
Transport 0-100 10
service uplink
factor
UMTS HSUPA
Transport streaming service 0-100 10
uplink factor
UMTS HSUPA
Transport interactive service 0-100 10
uplink factor
UMTS HSUPA
background
Transport 0-100 10
service uplink
factor
b. Vendor Ericsson
Giá trị Giá trị khai
Tham số Giải giá trị Ý nghĩa
hiện tại báo
FastDorman Actived/deactiv
Deactived Activated Bật tính năng FastDormancyHandling
cyHandling ed
Tham số này chỉ có ý nghĩa khi tính năng:
FastDormancyHandling được actived. Đối
với với đầu cuối R8. Nếu tham số này để =
SWITCH_TO_URA: Các User sẽ chuyển từ
trạng thái DCH về URA khi bản tin SCRI
không chứa nguyên nhân yêu cầu giải
phóng. Nếu tham số này để = RELEASE,
fastDorman RELEASE/SWI các User sẽ chuyển từ trạng thái DCH về
RELEASE RELEASE
cyMethod TCH_TO_URA IDLE khi bản tin SCRI không chứa nguyên
nhân yêu cầu giải phóng. Đối với các đầu
cuối R8 khi gửi đi bản tin SCRI có kèm theo
mã nguyên nhân yêu cầu giải phóng thì
tham số này không có ý nghĩa. Việc để tham
số này = SWITCH_TO_URA, có thể gây
hiện tượng khó gọi ở một số đầu cuối, nên
thiết lập là RELEASE.
RabHandlin Không cho phép UE chuyển từ cell DCH về
g::state128_ Ura_PCH do có thể gây khó gọi ở một số
FALSE/TRUE FALSE TRUE
128Supporte User. Giá trị thiết lập là TRUE cho phép UE
d chuyển từ Cell DCH về cell FACH.
Timer này có 2 mục đích:
Về phía mạng: Tham số này cho biết tính
t323 0-120 0 120 năng Fast Dormancy Handling đã được
active và hoạt động.
Phía UE: Timer này hạn chế số lần UE gửi
bản tin SCRI về mạng. Nếu để quá ngắn,
UE sẽ thường xuyên gửi bản tin này --> tốn
PIN của UE và gây nhiễu UL
Tăng thời gian chờ để cấu hình lại kênh: Từ
fachReconf
0-30 0 15 HSDPA  FACH hoặc từ FACH  ura-
Time
PCH, giảm rớt data
Bắt đầu đếm khi RNC gửi đi bản tin:
RADIO BEARER RECONFIGURATION,
tRrcChSwit dừng lại khi RNC nhận được bản tin:
1 to 30 15 15
ch1 RADIO BEARER RECONFIGURATION
COMPLETE. Kéo dài timer giúp giảm PS
CDR.
Bắt đầu đếm khi RNC gửi đi bản tin:
TRANSPORT CHANNEL
RECONFIGURATION hoặc RADIO
BEARER RECONFIGURATION, dừng
tRrcChSwit đếm khi RNC nhận được bản tin:
1 to 30 5 10
ch3 TRANSPORT CHANNEL
RECONFIGURATION COMPLETE or
RADIO BEARER RECONFIGURATION
COMPLETE. Kéo dài timer giúp giảm PS
CDR.
Bắt đầu đếm khi RNC gửi xuống RRC
CONNECTION SETUP cho UE. Dừng đếm
khi RNC nhận được bản tin; RRC
tRrcEst1 1 to 30 3 5
CONNECTION SETUP COMPLETE -->
kéo dài timer, tăng tỉ lệ thiết lập RRC thành
công
Khi UE đang ở trên kênh FACH, nếu UE
không có nhu cầu DL data trong khoảng
inactivityTi
1..1440 10 5 thời gian cấu hình bởi tham số này thì UE sẽ
mer
về trạng thái URA PCH. Việc giảm từ 10s
xuống 5s sẽ giúp giảm nghẽn kênh FACH.

7.2.15. Tham số giám sát ngưỡng cảnh báo VSWR


Khai báo
Vendor Khai báo ngưỡng đẩy ra ngưỡng block
loại tủ Ghi chú
3G cảnh báo VSWR (major) cell do VSWR
cao (critical)
ZTE Phân tán 1.5 2
ZTE Tập trung 1.5 2
Giá trị đẩy ra cảnh báo VSWR
Huawei Phân tán 1.5 2 nhỏ nhất cho phép khai báo là
Huawei Tập trung 1.5 2 1.5, giá trị tối đa cho phép khai
báo là 3.5.
NSN Phân tán 1.5 2
NSN Tập trung 1.5 2
+) Giá trị đẩy ra cảnh báo
VSWR nhỏ nhất cho phép khai
báo là 1.5, giá trị tối đa cho phép
1.5. khai báo là 3.5.
Phân tán
(Tham số khai báo: +) Ericsson chỉ hỗ trợ khai báo
(nhánh
antennaSupervisionThreshold ngưỡng cảnh báo, không hỗ trợ
TX/RX)
= 100) khai báo ngưỡng block card.
Ericsson +) Chỉ có tủ phân tán hỗ trợ
giám sát VSWR trên nhánh
TX/RX.
Không hỗ trợ giám sát VSWR.
Phân tán Thay thế bằng việc giám sát Nguyên lí của việc giám sát DC
(nhánh DC resistance với ngưỡng resistance như sau:
RX) R > Rthreshold = 0.45 Ohm thì +) Card RU cấp một điện thế V
đẩy ra cảnh báo. giữa 2 lớp đồng dẫn điện của
Khai báo
Vendor Khai báo ngưỡng đẩy ra ngưỡng block
loại tủ Ghi chú
3G cảnh báo VSWR (major) cell do VSWR
cao (critical)
Giá trị khai báo: feeder và đo kiểm dòng điện
antennaSupervisionThreshold trong 2 lớp đồng này. Từ đó tính
= 98 (tương đương với R- toán ra giá trị điện trở R giữa 2
threshold = 0.45 Ohm). lớp đồng (R= V/I)  thực hiện
so sánh điện trở này với ngưỡng
Tủ tập trung không hỗ trợ khai báo giám sát (Rthreshold =
giám sát VSWR. Thay thế 0.45 Ohm), nếu lớn hơn thì đẩy
bằng việc giám sát DC ra cảnh báo.
resistance với ngưỡng: Việc giám sát DC resistance
R > Rthreshold = 0.45 Ohm thì đảm bảo việc phát hiện ra lỗi từ
Ericsson Tập trung
đẩy ra cảnh báo. RU đến antenna như: lỗi đấu nối
Giá trị khai báo: hệ thống anten, lỗi connector,
antennaSupervisionThreshold gẫy dập feeder.
= 98 (tương đương với R- +) Giải thích việc lựa chọn
threshold = 0.45 Ohm) ngưỡng cảnh báo là 0.45 Ohm
tham khảo mục (7.1).
Giải thích việc lựa chọn ngưỡng cảnh báo Rthreshold = 0.45 Ohm
a. Đo kiểm tìm mối quan hệ giữa điện trở R (DC resistance) thống kê được
trên hệ thống và VSWR tại trạm.
Hiện tại: Tài liệu Ericsson không giải thích giá trị điện trở R giám sát được
tương đương với VSWR bằng bao nhiêu, (return loss) RL bằng bao nhiêu. Thực
hiện đo kiểm trực tiếp tại 32 cell để tìm mối quan hệ giữa R và VSWR kết quả:

Hình 1: Mối quan hệ giữa R và VSWR


STT DC-resistance thống kê trên hệ thống VSWR đo được
1 0.00 1.08
2 0.00 1.07
3 0.00 1.07
4 0.00 1.06
5 0.00 1.07
6 0.00 1.05
7 0.00 1.2
8 0.00 1.18
9 0.00 1.19
10 0.01 1.08
11 0.02 1.08
STT DC-resistance thống kê trên hệ thống VSWR đo được
12 0.02 1.08
13 0.03 1.07
14 0.10 1.08
15 0.10 1.06
16 0.11 1.07
17 0.11 1.07
18 0.11 1.09
19 0.13 1.05
20 0.14 1.08
21 0.24 1.16
22 0.24 1.07
23 0.26 1.17
24 0.26 1.06
25 0.26 1.12
26 0.28 1.09
27 0.34 1.27
28 0.46 1.56
29 0.56 1.47
30 0.62 1.8
31 0.88 3.17
32 2.13 1.54
Bảng 2: Bảng kết quả đo chi tiết mối quan hệ giữa R và VSWR
 Như vậy, với giá trị điện trở R từ 0.46 Ohm trở lên thì VSWR đo được tại
trạm bắt đầu tồi hơn ngưỡng target 1.3.
b. Giải giá trị cho phép cấu hình của điện trở giám sát Rthreshold
Ngưỡng giám sát được tính như sau:
Rthreshold = (101-antennaSupervisionThreshold)*0.15 ohm.
Trong đó: AntennaSupervisionThreshold chạy từ 0 đến 100. Với các giá trị khác
nhau của antennaSupervisionThreshold, giá trị của Rthreshold như sau:
AntennaSupervisionThreshold) Rthreshold (Ohm)
100 0.15
99 0.3
98 0.45
97 0.6
96 0.75
95 0.9
90 1.65
85 2.4
80 3.15
75 3.9
70 4.65
65 5.4
60 6.15
55 6.9
50 7.65
45 8.4
40 9.15
35 9.9
30 10.65
25 11.4
Từ 2 yếu tố:
 Khi đo kiểm 27 mẫu với R < 0.3 thì đều cho giá trị VSWR < 1.3, trong
khi R >0.45 thì lại cho kết quả VSWR > 1.3.
 Bước giãn cách của điện trở Rthreshold là 0.15 Ohm.
 Nên dẫn đến việc chọn ngưỡng Rthreshold là 0.45 Ohm để giám sát

7.2.16. Bộ tham số Qos cho truyền dẫn Iub của NodeB


a. Vendor Huawei
Nhóm Theo Quyết định/Guideline/Kế
Tham số Giá trị Ghi chú Lệnh
tham số hoạch
HD.02.ML.68 và QĐ 1970/QĐ-
QoS PRIRULE DSCP SET DIFPRI
VTQĐ-VTNet
HD.02.ML.68 và QĐ 1970/QĐ-
QoS SIGPRI 48 SET DIFPRI
VTQĐ-VTNet
version V9R14 thông
HD.02.ML.68 và QĐ 1970/QĐ-
QoS OMPRI 30 số này tách thành SET DIFPRI
VTQĐ-VTNet
OMHPRI và OMLPRI
HD.02.ML.68 và QĐ 1970/QĐ-
QoS PTPPRI 48 SET DIFPRI
VTQĐ-VTNet
ADD HD.02.ML.68 và QĐ 1970/QĐ-
QoS DSCP 46
IPPATH VTQĐ-VTNet
Với NodeB không đấu
nối SR thì lấy bằng ADD HD.02.ML.68 và QĐ 1970/QĐ-
QoS RXBW 100000
băng thông truyền dẫn IPPATH VTQĐ-VTNet
cấp
Với NodeB không đấu
nối SR thì lấy bằng ADD HD.02.ML.68 và QĐ 1970/QĐ-
QoS TXBW 100000
băng thông truyền dẫn IPPATH VTQĐ-VTNet
cấp
SINGL
VLANM Chỉ áp dụng cho Nodeb ADD
QoS EVLA
ODE FE SDH VLANMAP
N
ENAB Chỉ áp dụng cho Nodeb ADD
QoS INSTAG
LE FE SDH VLANMAP
Theo
giá trị
truyền Chỉ áp dụng cho Nodeb ADD
QoS VLANID
dẫn FE SDH VLANMAP
quy
hoạch
Maximum
Transmi Transmiss SET
1500
ssion ion ETHPORT
Unit(byte)
Transmi SET
Speed 100M
ssion ETHPORT
Transmi Full SET
Duplex
ssion Duplex ETHPORT
Nhóm Theo Quyết định/Guideline/Kế
Tham số Giá trị Ghi chú Lệnh
tham số hoạch
Transmi
DSTIP 0.0.0.0 ADD IPRT
ssion
Transmi DSTMAS
0.0.0.0 ADD IPRT
ssion K
Transmi ISQOSPA Chạy trên RNC đối với
YES ACT IPPM
ssion TH trạm sử dụng luồng FE
Transmi Chạy trên RNC đối với
PHB EF-1 ACT IPPM
ssion trạm sử dụng luồng FE
Transmi Chạy trên RNC đối với
PMPRD 100 ACT IPPM
ssion trạm sử dụng luồng FE
LOSTPK
Transmi Chạy trên RNC đối với
TDETEC ON ACT IPPM
ssion trạm sử dụng luồng FE
TSW
b. Vendor Ericsson
Theo Quyết
MO Class Tham số Giá trị Ghi chú định/Guideline/Kế
hoạch
Tất cả các QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-
IP dscp 30 loại tủ VTNet
IpAccessH Tất cả các QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-
ostEt ntpDscp 48 loại tủ VTNet
NodeBFun Tất cả các QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-
ction nbapDscp 48 loại tủ VTNet
1111111111111111
QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-
IubDataStr schHsFlowC (ON ON ON ON ON ON ON ON ON ON Tất cả các
VTNet
eams ontrolOnOff ON ON ON ON ON ON) loại tủ
GigaBitEt autoNegotiat
hernet ion FALSE Tủ 6601
GigaBitEt configuredS
hernet peedDuplex 4 (ETH_100_MB_FULL) Tủ 6601
operatingMode Struct{2}
EthernetS >>> 1.autoNegotiation = false Tủ
witchPort= operatingMo >>> 2.configuredSpeedDuplex = 4 3206/341
6 de (ETH_100_MB_FULL) 8
c. Vendor NSN
Theo Quyết định/Guideline/Kế
Loại tham số Tham số Cấu hình Ghi chú
hoạch

Transmission
(NodeB_ETHLK) speedAndDuplex 100MBIT_FULL
assuredForwardin
20 QĐ 1970/Q Đ-VTQĐ-VTNet
QoS gClass1
assuredForwardin
30 QĐ 1970/Q Đ-VTQĐ-VTNet
QoS gClass2
assuredForwardin
40 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
QoS gClass3
assuredForwardin
50 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
QoS gClass4
QoS bestEffort 10 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
dscpList 30 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
assuredForwardin
pHB QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
QoS_DCN gClass3
trafficType DCN QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
vlanPrio 3 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
dscpList 48 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
QoS_NBAP
pHB expeditedForwar QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
Theo Quyết định/Guideline/Kế
Loại tham số Tham số Cấu hình Ghi chú
hoạch

ding
trafficType NBAP QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
vlanPrio 5 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
dscpList 34 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
assuredForwardin
pHB QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
QoS_BFD gClass4
trafficType BFD QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
vlanPrio 4 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
dscpList 48 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
expeditedForwar
pHB QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
QoS_TOP ding
trafficType TOP QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
vlanPrio 5 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
dscpList 46 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
expeditedForwar
pHB QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
QoS_SG1 ding
trafficType SG1 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
vlanPrio 5 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
dscpList 34,36 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
assuredForwardin
pHB QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
QoS_SG2 gClass4
trafficType SG2 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
vlanPrio 4 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
dscpList 28,30 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
assuredForwardin
pHB QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
QoS_SG3 gClass3
trafficType SG3 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
vlanPrio 3 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
dscpList 18,20 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
assuredForwardin
pHB QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
QoS_SG4 gClass2
trafficType SG4 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
vlanPrio 2 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
dscpList 10 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
assuredForwardin
pHB QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
QoS_SG5 gClass1
trafficType SG5 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
vlanPrio 1 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
dscpList 0 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
pHB bestEffort QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
QoS_SG6
trafficType SG6 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
vlanPrio 0 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
Theo giá trị Chỉ áp
truyền dẫn quy dụng cho
QoS_SDH vlanId hoạch Nodeb
qosEnabled TRUE FE SDH
d. Vendor ZTE
Gi
Parameter Theo quy định/Guideline/Kế
Tham số á Ghi chú
Sheet hoạch
trị
Gi
Parameter Theo quy định/Guideline/Kế
Tham số á Ghi chú
Sheet hoạch
trị
Physical
Operating Mode 2
Layer Port
OMC
DSCP 30 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
Channel
IP Layer Used Qos Mapping Parameter 0 Giá trị mặc định
Qos
Qos Mapping No. 0 Giá trị mặc định
Mapping
Qos N/
Enable Slave Flag or not Giá trị mặc định
Mapping A
Cấu hình
25 khi sử
DSCP Value Associated to 2G CS Service Giá trị mặc định
Qos 5 dụng cho
Mapping 2G
Cấu hình
25 khi sử
DSCP Value Associated to 2G PS Service Giá trị mặc định
Qos 5 dụng cho
Mapping 2G
Qos DSCP Value Associated to Iub common
48 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
Mapping Transport Channel Service
Qos DSCP Value Associated to RRC Connection
48 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
Mapping Service
Qos DSCP Value Associated to R99
46 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
Mapping Conversational Service
Qos DSCP Value Associated to R99 Streaming
28 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
Mapping Service
Qos DSCP Value Associated to R99 Interactive
20 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
Mapping Service
Qos DSCP Value Associated to R99 Background
0 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
Mapping Service
Qos DSCP Value Associated to HSPA
46 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
Mapping Conversational Service
Qos DSCP Value Associated to HSPA Streaming
28 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
Mapping Service
Qos DSCP Value Associated to HSPA Interactive
20 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
Mapping Service
Qos DSCP Value Associated to HSPA
0 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
Mapping Background Service
SCTP DSCP 48 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
IP Clock DSCP 46 Giá trị mặc định
NodeBFuncti
HSDPA SPI 0 10 Giá trị mặc định
on
NodeBFuncti
HSDPA SPI 1 12 Giá trị mặc định
on
NodeBFuncti
HSDPA SPI 2 14 Giá trị mặc định
on
NodeBFuncti
HSDPA SPI 3 17 Giá trị mặc định
on
NodeBFuncti
HSDPA SPI 4 21 Giá trị mặc định
on
NodeBFuncti
HSDPA SPI 5 25 Giá trị mặc định
on
NodeBFuncti
HSDPA SPI 6 30 Giá trị mặc định
on
NodeBFuncti
HSDPA SPI 7 36 Giá trị mặc định
on
NodeBFuncti
HSDPA SPI 8 43 Giá trị mặc định
on
NodeBFuncti HSDPA SPI 9 52 Giá trị mặc định
Gi
Parameter Theo quy định/Guideline/Kế
Tham số á Ghi chú
Sheet hoạch
trị
on
NodeBFuncti
HSDPA SPI 10 62 Giá trị mặc định
on
NodeBFuncti
HSDPA SPI 11 74 Giá trị mặc định
on
NodeBFuncti
HSDPA SPI 12 89 Giá trị mặc định
on
NodeBFuncti 10
HSDPA SPI 13 Giá trị mặc định
on 7
NodeBFuncti 12
HSDPA SPI 14 Giá trị mặc định
on 8
NodeBFuncti 15
HSDPA SPI 15 Giá trị mặc định
on 4
NodeBFuncti
HSUPA SPI 0 1 Giá trị mặc định
on
NodeBFuncti
HSUPA SPI 1 2 Giá trị mặc định
on
NodeBFuncti
HSUPA SPI 2 3 Giá trị mặc định
on
NodeBFuncti
HSUPA SPI 3 4 Giá trị mặc định
on
NodeBFuncti
HSUPA SPI 4 5 Giá trị mặc định
on
NodeBFuncti
HSUPA SPI 5 6 Giá trị mặc định
on
NodeBFuncti
HSUPA SPI 6 7 Giá trị mặc định
on
NodeBFuncti
HSUPA SPI 7 8 Giá trị mặc định
on
NodeBFuncti
HSUPA SPI 8 9 Giá trị mặc định
on
NodeBFuncti
HSUPA SPI 9 10 Giá trị mặc định
on
NodeBFuncti
HSUPA SPI 10 11 Giá trị mặc định
on
NodeBFuncti
HSUPA SPI 11 12 Giá trị mặc định
on
NodeBFuncti
HSUPA SPI 12 13 Giá trị mặc định
on
NodeBFuncti
HSUPA SPI 13 14 Giá trị mặc định
on
NodeBFuncti
HSUPA SPI 14 15 Giá trị mặc định
on
NodeBFuncti
HSUPA SPI 15 16 Giá trị mặc định
on
CÁC THAM SỐ VÔ TUYẾN 3G MỨC TRẠM CẦN KHAI BÁO
MỘT SỐ THUẬT NGỮ CƠ BẢN
- Thủ phủ: Các khu vực hành chính sau được coi là thủ phủ: Toàn bộ các
quận/huyện của HNI, HCM và quận/thành phố/thị xã trực thuộc các tỉnh
còn lại.
- Các khu vực còn lại: Các khu vực không phải là thủ phủ.
- Khu vực cấu hình full F1_F2: Là thủ phủ mà tại đó 100% vị trí trạm đều đã
được triển khai cấu hình 222
(1)
- Khu vực cấu hình lốm đốm Fx (x>1): Là các khu vực không thõa mãn định
nghĩa (1).
- Tần Fx: Là tần số được triển khai do nhu cầu về dung lượng. Đối với khu
vực full F1_F2 tần số Fx = F3, F4, F5. Đối với khu vực chưa phát sóng full
F1_F2 tần số Fx = F2, F3, F4, F5.
- CBT: Cân bằng tải.
- Sector: Tập hợp các cell 3G cùng vị trí, cùng hướng phủ (Azimuth).
- DL/UL: downlink/uplink.
- IBD: Inbuilding.
- Chú ý: Khu vực trung tâm thị chấn Huyện không được coi là thủ phủ trong
tài liệu này.
A. Quy tắc khai báo relation 3G – 3G
1.1. Vendor 3G Ericsson
a. Relation 3G-3G cho các trạm có cấu hình ≤ 4
Serving Cell relation Cell relation Số lượng relation tối
Chú ý
cell cosite non_cosite ưu
+) F1 của cell KV full F1_F2 +) Đặc điểm thuật toán CBT tải của
Macro, cell F1_F1: 20-25 vendor Ericsson không cần khai relation
+) F1 mồi IBD F1_F2: 15-20 (KV đã giữa các cặp cell cần CBT tải, nên không
+) Nếu là KV +) F4 của cell full F1, F2) cần khai relation từ F1  Fx cùng trạm,
full F1_F2: IBD, Car, F1_F2: 0 (đối với khu cùng hướng. Để CBT tải được chỉ cần
F1 Khai thêm Tboom/Femto vực lốm đốm F2) khai báo bật tham số CBT tải giữa các
relation F2 +) Nếu là KV F1_F4: Tối đa 15 cell này.
của các cell full F1_F2: Các KV còn lại +) Riêng khu vực đã phát sóng full
cùng trạm. Khai thêm F1_F1: 15-25 F1_F2: Thì vẫn khai relation 2 chiều
relation F2 F1_F2: 0 F1_F2 bình thường để tải tự cân bằng
của cell marco F1_F4: Tối đa 15 trong chế độ idle mode.
KV full F1_F2 +) Không cần khai relation F2  F3, F4
+) F1, F2 của F2_F2: 20-25 cùng trạm. Tuy nhiên phải khai báo bật
cell Macro F2_F1: 15-20 tham số CBT tải từ F2  F3, F4.
F2 F1, F2
+) F1, F2 cell Các KV còn lại +) Đối với các KV còn lại: Số lượng
mồi IBD F2_F2: 15-25 relation F2_F2 tối thiểu có thể thay đổi
F2_F1: 15-20 dựa trên vùng phủ thực tế của F2.
+) F1 marco,
+) Số lượng relation F3_F3 tối thiểu có
F1 của cell
thể thay đổi dựa trên vùng phủ thực tế của
mồi IBD Tất cả các KV
F3.
F3 F1, F3 +) F3 marco, F3_F3: 15-25
+) Không cần khai relation từ F3  F2,
F3 của cell F3_F1: 15-20
F4 cùng trạm. Tuy nhiên phải khai báo
IBD, Car,
tham bật số CBT từ F3 F2, F4.
Tboom/Femto
+) F1 marco,
F1 của cell +) Số lượng relation F4_F4 tối thiểu có
mồi IBD thể thay đổi dựa trên vùng phủ thực tế của
Tất cả các KV
+) F4 marco, F4.
F4 F1, F4 F4_F4: 15-25
F4 của cell +) Không cần khai relation F4  F2, F3
F4_F1: 15-20
IBD, Car, cùng trạm. Tuy nhiên phải khai báo bật
Tboom/Femto tham số CBT tải từ F4  F2, F3.

b. Relation 3G-3G cho các trạm có cấu hình 5


Serving Cell relation Cell relation Số lượng relation tối
Chú ý
cell cosite non_cosite ưu
+) F1 +) F1 của cell KV full F1_F2 +) Đặc điểm thuật toán CBT tải của
F1
+) Nếu là KV Macro, cell F1_F1: 20-25 vendor Ericsson không cần khai relation
Serving Cell relation Cell relation Số lượng relation tối
Chú ý
cell cosite non_cosite ưu
thủ phủ full mồi IBD F1_F2: 15-20 (KV đã giữa các cặp cell cần CBT tải, nên không
F1_F2: Add +) F4 của cell full F1, F2) cần khai relation từ F1  Fx cùng trạm,
thêm relation IBD, Car, F1_F2: 0 (đối với khu cùng hướng. Để CBT tải được chỉ cần
F2 của cell Tboom/Femto vực lốm đốm F2) khai báo tham số CBT tải giữa các cell
cùng trạm +) Nếu là KV F1_F4: Tối đa 15 này.
thủ phủ full Các KV còn lại +) Riêng khu vực đã phát sóng full
F1_F2: Add F1_F1: 15-25 F1_F2: Thì vẫn khai relation 2 chiều
thêm relation F1_F2: 0 F1_F2 bình thường để CBT tải một phần
F2 của cell F1_F4: Tối đa 15 trong idle mode.
marco
KV full F1_F2 +) Không cần khai relation F2  F3, F4,
+) F1, F2 của F2_F2: 20-25 F5 cùng trạm. Tuy nhiên phải khai báo
F1, F2 cell Macro F2_F1: 15-20 bật tham số CBT tải từ F2  F3, F4, F5.
F2
+) F1, F2 cell Các KV còn lại +) Đối với các KV còn lại: Số lượng
mồi IBD F2_F2: 15-25 relation F2_F2 tối thiểu có thể thay đổi
F2_F1: 15-20 dựa trên vùng phủ thực tế của F2.
+) F1 marco, +) Số lượng relation F3_F3 tối thiểu có
F1 của cell thể thay đổi dựa trên vùng phủ thực tế của
Tất cả các KV
mồi IBD F3.
F1, F3 F3_F3: 15-25
F3 +) F3 marco, +) Riêng vendor Ericsson không cần khai
F3_F1: 15-20
F3 của cell relation F3  F2, F4, F5 cùng trạm. Tuy
IBD, Car, nhiên phải khai báo bật tham số CBT tải
Tboom/Femto từ F3  F2, F4, F5.
+) F1 marco, +) Số lượng relation F4_F4 tối thiểu có
F1 của cell thể thay đổi dựa trên vùng phủ thực tế của
Tất cả các KV
mồi IBD F4.
F4_F4: 15-25
F4 F1, F4 +) F4 marco, +) Không cần khai relation F4  F2, F3,
F4_F1: 15-20
F4 của cell F5 cùng trạm. Tuy nhiên phải khai báo
IBD, Car, bật tham số CBT tải từ F4  F2, F3, F5.
Tboom/Femto
+) F1 marco, +) Số lượng relation F5_F5 tối thiểu có
F1 của cell thể thay đổi dựa trên vùng phủ thực tế của
Tất cả các KV
mồi IBD F5.
F5_F5: 15-25
F5 F1, F5 +) F5 marco, +) Không cần khai relation F5  F2, F3,
F5_F1: 15-20
F5 của cell F4 cùng trạm. Tuy nhiên phải khai báo
IBD, Car, bật tham số CBT tải từ F5  F2, F3, F4.
Tboom/Femto
1.2. Các vendor 3G còn lại
a. Relation 3G-3G cho các trạm có cấu hình ≤ 4
Serving Cell relation Cell relation Số lượng relation tối
Chú ý
cell cosite non_cosite ưu
KV full F1_F2:
KV full +) Đặc điểm thuật toán CBT tải của
F1_F1: 20-25
F1_F2 vendor Huawei, NSN, ZTE là phải khai
+) F1 của cell F1_F2: 15-20 (KV đã
+) Khai với báo relation và blind HO F1_Fx cùng
macro, cell full F1, F2)
F1, F2 cùng sector.
mồi IBD F1_F4: Tối đa 15. Chú
trạm. KV full F1_F2: Có thể add bổ sung
+) F4 của cell ý: Nếu cell F1 không
+) Cell F4 relation F1 với F3 hoặc F4 cùng sector để
IBD, Car, có relation F4 nào, thì
cùng sector CBT.
F1 Tboom/Femto có thể add relation với
Các KV còn KV còn lại: Có thể add bổ sung relation
+) Nếu là KV cell F3 cùng trạm,
lại: F1 với F2, F3, F4 cùng sector để CBT.
full F1_F2: cùng sector để CBT.
+) Tất cả các Việc này có thể khiến F1 có 4 loại
Khai thêm Các KV còn lại:
cell F1 relation thuộc 4 tần số, tuy nhiên. F1 sẽ
relation F2 F1_F1: 15-25
+) Cell F2, được cấu hình để không bao giờ đo F2,
của cell marco F1_F2: 1
F3, F4 cùng F3, F4 nên không ảnh hưởng.
F1_F3: 1
sector.
F1_F4: Tối đa 15
Serving Cell relation Cell relation Số lượng relation tối
Chú ý
cell cosite non_cosite ưu
KV full
F1_F2
+) Tất cả các +) Đối với các KV còn lại: Số lượng
KV full F1_F2:
cell F1, F2 relation F2_F2 tối thiểu có thể thay đổi
+) F1, F2 của F2_F2: 20-25
+) Cell F3 dựa trên vùng phủ thực tế của F2.
cell Macro F2_F1: 15-20
F2 cùng sector
+) F1, F2 cell Các KV còn lại:
Các KV còn
mồi IBD F2_F2: 15-25
lại:
F2_F1: 15-20
+) Tất cả các
cell F1, F2

KV full
F1_F2
+) Tất cả các +) F1 marco,
các cell F1, F1 của cell +) Số lượng relation F3_F3 tối thiểu có
F3 mồi IBD Tất cả các KV thể thay đổi dựa trên vùng phủ thực tế của
F3 Các KV còn +) F3 marco, F3_F3: 15-25 F3.
lại: F3 của cell F3_F1: 15-20 +) Có thể add bổ sung relation F3 với F4
+) Tất cả các IBD, Car, cùng sector để CBT nếu cần thiết.
các cell F1, Tboom/Femto
F3

KV full
F1_F2
+) Tất cả các +) F1 marco,
các cell F1, F1 của cell
Tất cả các KV
F4 mồi IBD
F4_F4: 15-25 Số lượng relation F4_F4 tối thiểu có thể
F4 Các KV còn +) F4 marco,
F4_F1: 15-20 thay đổi dựa trên vùng phủ thực tế của F4.
lại: F4 của cell
+) Tất cả các IBD, Car,
các cell F1, Tboom/Femto
F4

b. Relation 3G-3G cho các trạm có cấu hình 5


Serving Cell relation Cell relation Số lượng relation tối
Chú ý
cell cosite non_cosite ưu
KV full F1_F2:
KV full
F1_F1: 20-25
F1_F2
+) F1 của cell F1_F2: 15-20 (KV đã +) Đặc điểm thuật toán CBT tải của
+) Khai với
macro, cell full F1, F2) vendor Huawei, NSN, ZTE là phải khai
F1, F2 cùng
mồi IBD F1_F4: Tối đa 15. Chú báo relation và blind HO F1_Fx cùng
trạm.
+) F4 của cell ý: Nếu cell F1 không sector.
+) Cell F4
IBD, Car, có relation F4 nào, thì KV còn lại: Có thể add bổ sung relation
cùng sector
F1 Tboom/Femto có thể add relation với F1 với F2, F3, F4, F5 cùng sector để
Các KV còn
+) Nếu là KV cell F3 cùng trạm, CBT. Việc này có thể khiến F1 có 4 loại
lại:
full F1_F2: cùng sector để CBT. relation thuộc 4 tần số, tuy nhiên. F1 sẽ
+) Tất cả các
Khai thêm Các KV còn lại: được cấu hình để không bao giờ đo F2,
cell F1
relation F2 F1_F1: 15-25 F3, F4, F5 nên không ảnh hưởng.
+) Cell F2,
của cell marco F1_F2: 1
F3, F4, F5
F1_F3: 1
cùng sector.
F1_F4: Tối đa 15
KV full
KV full F1_F2
F1_F2
F2_F2: 20-25
+) Tất cả các +) F1, F2 của
F2_F1: 15-20
cell F1, F2 cell macro. +) Đối với các KV còn lại: Số lượng
F2 F2_F3: 1
+) Cell F3 +) F1, F2 cell relation F2_F2 tối thiểu có thể thay đổi
Các KV còn lại
cùng sector mồi IBD dựa trên vùng phủ thực tế của F2.
F2_F2: 15-25
Các KV còn
F2_F1: 15-20
lại:
Serving Cell relation Cell relation Số lượng relation tối
Chú ý
cell cosite non_cosite ưu
+) Tất cả các
cell F1, F2

KV full
F1_F2 +) Số lượng relation F3_F3 tối thiểu có
+) Tất cả các thể thay đổi dựa trên vùng phủ thực tế của
+) F1 marco,
các cell F1, F3.
F1 của cell
F3, F5 cùng Tất cả các KV +) Có thể add bổ sung relation F3 với F5
mồi IBD
sector F3_F3: 15-25 cùng sector để CBT nếu cần thiết.
F3 +) F3 marco,
Các KV còn F3_F1: 15-20
F3 của cell
lại: F3_F5: 1
IBD, Car,
+) Tất cả các
Tboom/Femto
các cell F1,
F3, F5

KV full
F1_F2 +) Số lượng relation F4_F4 tối thiểu có
+) Tất cả các thể thay đổi dựa trên vùng phủ thực tế của
+) F1 marco,
các cell F4.
F1 của cell Tất cả các KV
F1,F4, F5 +) Có thể add bổ sung relation F4 với F5
mồi IBD F4_F4: 15-25
cùng sector cùng sector để CBT nếu cần thiết.
F4 +) F4 marco, F4_F1: 15-20
Các KV còn
F4 của cell F4_F5: 1
lại:
IBD, Car,
+) Tất cả các
Tboom/Femto
các cell F1,
F4, F5

KV full
F1_F2
+) Tất cả các +) F1 marco,
các cell F1 của cell
Tất cả các KV
F1,F2, F5 mồi IBD Số lượng relation F5_F5 tối thiểu có thể
F5_F5: 15-25
F5 cùng sector +) F5 marco, thay đổi dựa trên vùng phủ thực tế của F5.
F5_F1: 15-20
Các KV còn F5 của cell
lại: IBD, Car,
+) Tất cả các Tboom/Femto
các cell F1,
F5
2. Quy tắc khai báo relation 3G  2G, 2G  3G
 Chiều từ 3G  2G: Các cell F1, F2, F3, F4, F5 khai relation đầy đủ với
các cell 2G cùng vị trí và các cell 2G theo hướng phủ. Số lượng khoảng
15 - 20 relation.
 Chiều từ 2G  3G: Các cell 2G chỉ khai relation với các cell F1 cùng vị
trí và cùng hướng phủ, số lượng từ: 20 - 25 relation. Đối với các khu vực
đã triển khai thủ phủ thì được phép khai thêm relation F2, số lượng
relation: 20 - 25.

3.Tham số khai báo trong chế độ idle mode


Đơn Ghi
Tham số Giá trị thực Giải thích
vị chú
qQualMin -18 dB Mức chất lượng tín hiệu 3G yêu cầu tối thiểu Áp
để UE Camp vào cell 3G. dụng
cho
Mức cường độ tín hiệu 3G yêu cầu tối thiểu để
qRxLevMin -113 dBm tất cả
UE Camp vào cell 3G.
các
Công suất phát tối đa cho phép của UE đường
maxTxPowerUl 24 dB vendo
Uplink.
r 3G
T3212 180 min Thời gian cập nhật vị trí theo chu kỳ.
DRX 640 ms Chu kỳ lắng nghe bản tin tìm gọi của UE.
Tcell (cell 1, 4,7, Tham số Tcell quy định thời gian phát các
0 chip
A, D) kênh để lấy thông tin đồng bộ trong cell 3G.
Tcell (cell 2, 5,8, NSN, Huawei, Ericsson: Tcell phải đặt khác nhau giữa các cell cùng tần
chip
B, E) 256. ZTE: 512 thuộc cùng 1 NodeB. Giá trị đưa ra trong khai
báo là giá trị mặc định của vendor. Các trạm
Tcell (cell 3, 6,9, NSN, Huawei, Ericsson:
chip khác có tên đặc biệt cũng phải đặt Tcell theo
C, F) 512. ZTE: 1024
quy tắc này.
Ghi chú: Khi thay đổi giá trị T3212 ở mức cell, phải kiểm tra và thay đổi đồng
thời tham số tương ứng trên MSC.
4. Tham số quy định kênh mang báo hiệu thiết lập cuộc gọi thoại, data
a. Vendor Huawei
Tham số Giá trị khai báo chuẩn Ý nghĩa
Cause of RRC connection Channel type for RRC
establishment = establishment =
ORIGCONVCALLEST DCH_13.6K_SIGNALLING
ORIGSTREAMCALLEST DCH_13.6K_SIGNALLING
ORIGINTERCALLEST DCH_13.6K_SIGNALLING
ORIGBKGCALLEST DCH_13.6K_SIGNALLING
ORIGSUBSTRAFFCALLEST DCH_13.6K_SIGNALLING
TERMCONVCALLEST DCH_13.6K_SIGNALLING
Khai báo đảm bảo: Việc thiết lập
TERMSTREAMCALLEST DCH_13.6K_SIGNALLING
báo hiệu của các dịch vụ thoại,
TERMINTERCALLEST DCH_13.6K_SIGNALLING data, SMS, cập nhật vị trí đều được
TERMBKGCALLEST DCH_13.6K_SIGNALLING mang trên SRB tốc độ 13.6 Kbps,
ORIGHIGHPRIORSIGEST DCH_13.6K_SIGNALLING giúp rút ngắn thời gian thiết lập
ORIGLOWPRIORSIGEST DCH_13.6K_SIGNALLING cuộc gọi trung bình là 1.5s so với
khai báo cũ (báo hiệu được mang
EMERGCALLEST DCH_13.6K_SIGNALLING
trên kênh SRB tốc độ 3.4 Kbps).
REGISTEST DCH_13.6K_SIGNALLING
TERMHIGHPRIORSIGEST DCH_13.6K_SIGNALLING
TERMLOWPRIORSIGEST DCH_13.6K_SIGNALLING
CALLREEST DCH_13.6K_SIGNALLING
INTERRATCELLRESELEST DCH_13.6K_SIGNALLING
INTERRATCELLCHGORDEREST DCH_13.6K_SIGNALLING
DETACHEST FACH Các thủ tục không được ưu tiên
TERMCAUSEUNKNOWN FACH cao như detach,.. thì chỉ cần thiết
MBMSCALLEST DCH_3.4K_SIGNALLING lập trên các kênh có tốc độ 3.4
DEFAULTEST DCH_3.4K_SIGNALLING Kpbs hoặc kênh FACH
b.Vendor Ericsson
Giá trị
Tham số Kí hiệu Ý nghĩa
tối ưu
Khai báo đảm bảo: Việc thiết lập báo hiệu của các
dịch vụ thoại, data, SMS, cập nhật vị trí đều được
Tốc độ kênh mang
mang trên SRB tốc độ 13.6 Kbps, giúp rút ngắn
báo hiệu thiết lập standAloneSrbSelector SRB136
thời gian thiết lập cuộc gọi trung bình là 1.5s so
cuộc gọi
với khai báo cũ (báo hiệu được mang trên kênh
SRB tốc độ 3.4 Kbps).
c.Vendor ZTE
Tên tham số Kí hiệu Giá trị khai báo Ý nghĩa
Khai báo đảm bảo: Việc
thiết lập báo hiệu của các
dịch vụ thoại, data, SMS,
cập nhật vị trí đều được
mang trên SRB tốc độ 13.6
Tốc độ kênh mang báo hiệu thiết lập cuộc gọi InitRrcOnDch 1 Kbps, giúp rút ngắn thời
gian thiết lập cuộc gọi trung
bình là 1.5s so với khai báo
cũ (báo hiệu được mang
trên kênh SRB tốc độ 3.4
Kbps).
d.Vendor NSN
Tên tham số Kí hiệu Giá trị khai báo Ý nghĩa
SRB DCH bit rate in RRC
SRBBitRateRRCSetupEC TRUE
setup based on EC
Originating conversational
Originating conversational call TRUE
call
Originating streaming call Originating streaming call TRUE
Originating interactive
Originating interactive call TRUE
call
Originating background
Originating background call TRUE
call
Originating subscribed traffic Originating subscribed
TRUE
call traffic call
Terminating
Terminating conversational call TRUE
conversational call
Terminating streaming
Terminating streaming call TRUE
call
Terminating interactive
Terminating interactive call TRUE Khai báo đảm bảo: Việc
call
Terminating background thiết lập báo hiệu của các
Terminating background call TRUE dịch vụ thoại, data, SMS,
call
cập nhật vị trí đều được
Emergency call Emergency call TRUE
mang trên SRB tốc độ 13.6
Inter-RAT cell re- Kbps, giúp rút ngắn thời
Inter-RAT cell re-selection TRUE
selection gian thiết lập cuộc gọi trung
Inter-RAT cell change bình là 1.5s so với khai báo
Inter-RAT cell change order TRUE
order trên kênh SRB 3.4 kbps.
Registration Registration TRUE
Detach Detach FALSE
Originating high priority Originating high priority
TRUE
signalling signalling
Originating low priority Originating low priority
TRUE
signalling signalling
Call re-establishment Call re-establishment TRUE
Terminating high priority Terminating high priority
TRUE
signalling signalling
Terminating low priority Terminating low priority
TRUE
signalling signalling
Terminating cause
Terminating cause unknown FALSE
unknown
MBMS reception MBMS reception FALSE
MBMS ptp RB request MBMS ptp RB request FALSE

5. Tham số cho phép hỗ trợ các kết nối MultiRAB (CS + PS, PS + PS)
 Multi RAB là chế độ mà UE sử dụng một kết nối thoại và tối thiểu một
kết nối data đồng thời. Bộ tham số khai báo chi tiết cho từng vendor như
sau:
a. Vendor Huawei

Tên tham số Kí hiệu Giá trị khai báo Ý nghĩa

Sau khi bật tham số này


RNC sẽ hỗ trợ các kết nối
Hỗ trợ các kết nối MultiRAB CFG_MULTI_RAB_SWITCH 1 MultiRAB, ví dụ: 2CS,
2CS+1PS, 1CS+2PS, and
2PS….
Ghi chú: Sau khi active feature vendor Huawei cần khai báo thêm tham số trên
để chạy được tính năng.
b. Vendor Ericsson
featur featureSta license service
RABid Giải thích các loại RAB hỗ trợ
e id te State State
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
Conv. CS speech 12.2 + Interact. PS (0/0)
nation009 1754 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER Conv. CS speech (12.2, 7.95, 5.9, 4.75/12.2, 7.95,
nation113 1989 TED) LED) ABLE) 5.9, 4.75) + PS Interact. (16/HS).
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
Conv. CS unkn (64/64) + Interact. PS (8/8)
nation014 1757 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
Interact. PS (384/HS)
nation016 1905 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
Stream. PS (16/128) + Interact. PS (8/8)
nation017 1856 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
Interact. PS (128/128)
nation018 1980 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (DEACTI (ENAB (OPER OFF MultiRAB: Conv. CS speech 12.2 + Interact.
nation019 1988 VATED) LED) ABLE) PS (64/HS) để giảm rớt thoại MultiRAB.
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
Interact. PS (URA/URA)
nation021 1407 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
2* Interact. PS (64/64)
nation026 1413 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
Conv. CS speech 12.2 + 2* Interact. PS (64/64)
nation027 1553 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
Interact. PS (128/64)
nation028 1980 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
Interact. PS (384/64)
nation029 1981 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
Interact. PS (384/128)
nation030 1981 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
Interact. PS (128/384)
nation031 1980 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
Interact. PS (384/384)
nation032 1981 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
Conv. CS speech (7.95/7.95)
nation033 1985 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
Conv. CS speech (5.9/5.9)
nation034 1985 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
Conv. CS speech (4.75/4.75)
nation035 1985 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
Conv. CS speech 12.2 + Interact. PS (64/128)
nation036 11012 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (DEACTI (ENAB (OPER
Conv. CS speech 12.2 + Interact. PS (64/384)
nation038 11012 VATED) LED) ABLE)
featur featureSta license service
RABid Giải thích các loại RAB hỗ trợ
e id te State State
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
2* Interact. PS (64/128)
nation039 1413 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
Stream. PS (128/HS) + Interact. PS (8/HS)
nation046 11083 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
Interact. PS (128/HS)
nation052 1905 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
Interact. PS (16/HS)
nation053 1905 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
2* Interact. PS (64/HS)
nation054 11069 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
2* Interact. PS (128/HS)
nation055 11069 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
2* Interact. PS (384/HS)
nation056 11069 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
2* Interact. PS (EUL/HS)
nation062 11070 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
Stream. PS (16/HS) + 2* Interact. PS (64/HS)
nation063 11303 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
Interact. PS (16/16)
nation067 1148 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
Interact. PS (16/64)
nation068 1148 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
Interact. PS (64/16)
nation069 1148 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
Stream. PS (16/HS) + Interact. PS (8/HS)
nation072 11083 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
Stream. PS (32/HS) + Interact. PS (8/HS)
nation073 11083 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
Stream. PS (128/HS) + 2*Interact. PS (64/HS)
nation075 11303 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
Conv. CS Speech 12.2 + 2* Interact. PS (128/128)
nation076 1553 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
SRB (3.4/3.4)
nation094 11158 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
SRB (3.4/3.4), preconfigured
nation095 11158 TED) LED) ABLE)
RabCombi FAJ12 (ACTIVA (ENAB (OPER
3 * Interact. PS (EUL/HS)
nation128 11070 TED) LED) ABLE)
Ghi chú: Vendor Ericsson cần active các feature trên thì tính năng tự động
chạy.
c.Vendor ZTE
Tên Tham số Kí hiệu Giá trị Ý nghĩa
Phương pháp reconfiguration khi có dịch vụ đang
online:
- 0: RB Setup (RB Setup Method), thực hiện reconfig
HS về DCH và thiết lập cuộc gọi CS đồng thời từ đó
giảm thiểu số bước thực hiện khi Multi RAB diễn ra
R6MulRabRcfgMeth R6MulRabRcfgMeth 0
để tránh rớt trong quá trình reconfiguration.
- 1: RB Reconfiguration (RB Reconfiguration
Method), Thực hiện reconfig HS về DCH trước rồi
mới thực hiện thiết lập dịch vụ mới, tăng số bước và
thời gian dẫn đến khả năng rớt cao hơn.
Ghi chú: Sau khi active feature vendor ZTE cần khai báo thêm tham số trên trên
để chạy được tính năng.
d.Vendor NSN
Giá
Tên tính năng/Tham số Kí hiệu Ý nghĩa
trị
RAN827: HSDPA with RAN827: HSDPA with
Enabl Bật tính năng hỗ trợ HSPA và
Simultaneous AMR Voice Call Simultaneous AMR Voice Call
e AMR đồng thời
parameters parameters
RAN285: RAN285: Bật tính năng hỗ trợ tối ưu
Enabl
HSPA multi NRT RABs HSPA multi NRT RABs thám số khi HSPA và AMR
e
parameters parameters đồng thời
Usage of AMR service with HS- Enabl Bật tham số hỗ trợ AMR +
AMRWithHSDSCH
DSCH e HSPA
suppo Bật tham số hỗ trợ Multi RAB
HSPA multi NRT RAB Support HspamultiNrtRABSupport
rted HSPA
Ghi chú: Version 3G NSN hiện tại tại Việt Nam và các thị trường mặc định đã hỗ
trợ Multi RAB PS R99 + AMR và không cho ON/OFF tham số này nên không đưa
vào khai báo.
6. Bộ tham số về Admisson Control
6.1. Định nghĩa các tài nguyên vô tuyến chính trong mạng 3G
6.1.1. Tài nguyên mức trạm
a. Tài nguyên xử lý baseband
Card baseband có vai trò xử lý tín hiệu, dữ liệu, đơn vị xử lý nhỏ nhất là 1
CE. Tài nguyên này bao gồm 2 phần: Đường lên và đường xuống riêng biệt,
được quản lý bằng cả phần cứng (card) và phần mềm (license software).
 Mỗi dịch vụ khác nhau thì tiêu tốn tài nguyên xử lí khác nhau. Khối
baseband sẽ cung cấp CE cho các dịch vụ sau:
o Đường DL: Các dịch vụ DL R99.
o Đường UL: Các dịch vụ UL R99 và HSUPA.
o Dịch vụ HSDPA: Không tiêu tốn tài nguyên CE của khối baseband
do đã được dành một tài nguyên xử lý riêng.
 Các vendor khác nhau thì CE tiêu tốn cho mỗi dịch vụ cũng có thể khác
nhau. Dưới đây là ví dụ của vendor Huawei:
o Dịch vụ R99:

UL DL
Dịch vụ R99
Mã trải phổ Số lượng CE UL tiêu tốn Mã trải phổ Số lượng CE DL tiêu tốn

AMR 12.2 kbit/s SF64 1 SF128 1


32 kbit/s SF32 1.5 SF64 1
64 kbit/s SF16 3 SF32 2
128 kbit/s SF8 5 SF16 4
384 kbit/s SF4 10 SF8 8
o Dịch vụ HSUPA:
Tốc độ ở lớp RLC (kbit/s) Mã trải phổ sử dụng CE UL tiêu tốn

CAT5 10 ms CAT6 2 ms
≤ 32 N/A SF32 1
32–64 N/A SF16 2
64–128 N/A SF8 4
128–672 640 SF4 8
672–1376 640–1280 2*SF4 16
Tốc độ ở lớp RLC (kbit/s) Mã trải phổ sử dụng CE UL tiêu tốn
1376~1888 1280–2720 2*SF2 32
N/A 2720–5440 2*SF2 + 2*SF4 48
4000–10880 2*M2+2*M4 64
b. Tài nguyên Iub
Băng thông truyền dẫn khai báo cho trạm, đơn vị là Mbps. Thông thường:
 Đối với các trạm đã triển khai truyền dẫn quang, băng thông Iub được
khai báo là 100Mbps.
 Đối với các trạm sử dụng truyền dẫn SDH, băng thông được khai theo
nhu cầu thực tế, tuy nhiên tối thiểu phải đảm bảo 20Mbps/trạm cấu hình
111 (trung bình ~7Mbps/cell).
7.1.2. Tài nguyên mức cell
Gồm: Mã trực giao đường xuống, công suất đường xuống, nhiễu đường lên.
a. Mã trực giao (code) đường xuống
 Kí hiệu là OVSF: Orthogonal variable spreading factor.
 Dữ liệu được truyền cho UE trên các kênh vật lý đường xuống. Các kênh
này được phân biệt với nhau nhờ mã trải phổ trực giao. Tính trực giao sẽ
đảm bảo ở đầu thu UE chỉ thu đúng tín hiệu đường downlink phát cho nó.
 Ở đường xuống, mỗi cell chỉ có 1 cây mã trực giao.

 Các mã trực giao được kí hiệu là: Cch,SF,k. Trong đó: SF (Spreading
Factor) là hệ số trải phổ và k là id của mã trực giao ứng với một hệ số trải
phổ (0 ≤ k ≤ SF-1).
 Các dịch vụ tốc độ cao thì được truyền trên kênh sử dụng mã OVSF thấp
và ngược lại các dịch vụ tối độ thấp lại được truyền trên các kênh sử dụng
mã OVSF cao. Ví dụ:
 Với mỗi cây mã đường xuống: Tổng tài nguyên quy đổi ra SF8 là 8, quy
đổi ra SF16 là 16 mã, quy đổi ra SF128 là 128, và quy đổi ra SF256 là
256.
b. Tài nguyên công suất đường xuống
 Tổng công suất phát đường xuống có thể hỗ trợ trong cell phụ thuộc vào 2
yếu tố: Thiết kế PA (power amplifier) của card phát và license software
mà Viettel đầu tư. Công suất phát tối đa của cell 3G phổ biến trong mạng
Viettel hiện là 20W (với license hiện tại một số vendor như Ericsson, ZTE
có thể cho phép cấu hình công suất tối đa/cell từ 60 - 80W).
 Công suất tổng này sử dụng cho các việc sau:
o Công suất cho các kênh chung: CPICH, FACH, PCH, BCCH…
o Cung cấp công suất cho các dịch vụ: AMR, data R99, HSDPA, báo
hiệu. Công suất min, max cấp cho các dịch vụ khác nhau là khác
nhau và dựa trên thuật toán điều kiển công suất. Dưới đây là một ví
dụ minh họa:
Dịch vụ Công suất DL min/mỗi kết nối Công suất DL max/mỗi kết nối

AMR 12.2kbps 24dBm 33dBm


R99 PS 64kbps 24dBm 36dBm

R99 PS 128kbps 27dBm 36dBm

R99 PS 384kbps 27dBm 38dBm


c. Khả năng chịu nhiễu đường lên

 Trong WCDMA, dung lượng của 1 cell còn bị ảnh hưởng bởi nhiễu
đường lên. Trong điều kiện không có nhiễu nguồn ngoài, nhiễu đường lên
bằng:
RTWP = Nhiễu nền + nhiễu UL do nội tại cell sinh ra
+nhiễu UL do các cell lân cận sinh ra.
Trong đó:
o RTWP là receiver total wideband power: Là tổng công suất của tất
cả các tín hiệu thu được ở đường lên.
o Trong điều kiện không tải giá trị RTWP ~-106dBm.
o Khi RTWP tăng thì đồng nghĩa với việc tải UL tăng. Đồ thị trong
hình trên thể hiện: Khai tải là 50%, 75% thì nhiễu UL lần lượt tăng
3dB, 6dB so với trạng thái không tải.
o Nhiễu tăng 6dB  làm cho vùng phủ UL bị giảm đi 6dB  cell bị
mất vùng phủ. Ngoài ra, nhiễu tăng cũng làm dung lượng và chất
lượng dịch vụ bị suy giảm.
Ghi chú: Ngoài các tài nguyên chính trên, 1 số vendor còn có các tài nguyên
mềm khác ở mức cell như: số UE tối đa có thể giữ kết nối đồng thời (quy đổi ra
User AMR), số UE HSDPA, HSUPA đồng thời.
6.2. Giới thiệu về thuật toán điều khiển truy nhập
Điều khiển truy nhập là quá trình điều khiển để cấp phát tài nguyên (CE,
Iub, Code, power, RTWP…) cho các dịch vụ thiết lập mới như thoại, data,
SMS, báo hiệu.
 Thuật toán hoạt động trong quá trình thiết lập RRC và RAB, cấu hình lại
kênh RAB, cấp phát kênh cho quá trình chuyển giao.
 Các vendor khác nhau thì thuật toán điều khiển truy nhập cũng hoạt động
theo cơ chế khác nhau.
6.3. Quan điểm đưa ra bộ tham số khai báo
Việc khai báo phải đảm bảo:
 Ưu tiên dành tài nguyên cho dịch vụ thoại hơn dịch vụ data, giảm tối đa
việc thiết lập thoại không thành công do nghẽn tài nguyên.
 Bộ tham số khai báo phải bao gồm các giá trị, các quy tắc áp dụng trong:
o Khai thác, tối ưu hằng ngày.
o Các trường hợp đặc biệt như: lễ hội, sự kiện.
6.4. Tham số khai báo chi tiết
6.4.1. Vendor Huawei
a. Mô tả thuật toán điều khiển truy nhập của vendor Huawei
 Thuật toán điều khiển truy nhập của vendor Huawei gồm nhiều tính năng
như hình dưới đây:

 Hiện tại, trong mạng Viettel đang sử dụng các tính năng chính là: IAC,
CAC, LDR và OLC. Việc điều khiển truy nhập được áp dụng trong các
quá trình:Thiết lập RRC, thiết lập hoặc cấu hình lại RAB, chuyển giao
(HO).
 Trong đó, việc dành tài nguyên cho thiết lập RRC và HO luôn mức độ ưu
tiên cao nhất. Cụ thể như sau:
o Đối với tài nguyên code DL, CE DL, CE UL, Iub: Việc thiết lập
RRC và HO sẽ được thực hiện đến khi hiệu suất sử dụng các tài
nguyên trên bằng 100%.
o Đối với tài nguyên power DL, RTWP: Nếu thiết lập RRC cho các
nguyên nhân Emergency call, Detach, Registration thì vẫn được
phép truy nhập đến khi TU = 100%. Nếu thiết lập RRC cho các
nguyên nhân còn lại thì việc thiết lập sẽ bị reject khi TU = ngưỡng
THOLC.
 Đối với quá trình thiết lập RAB, HO, sẽ tuân theo các thuật toán được mô
tả như hình dưới đây:

Hình: Thuật toán điều khiển truy nhập của Huawei


STT Tính năng Áp dụng Mô tả hoạt động của tính năng
Khi hiệu suất sử dụng của 1 trong các tài nguyên
(CE, code, power, Iub, RTWP) > THLDR, thuật
toán LDR sẽ được kích hoạt, để giảm tải, tránh
để tải đạt đến ngưỡng THCAC (ngưỡng bắt đầu
reject việc thiết lập RAB). Các hành động chủ
yếu được thực hiện là:
1 LDR: Load Resullfing
+ Giảm tốc độ của các dịch vụ data R99 đang
Trong quá trình giữ kết nối.
thiết lập RRC, + Xắp sếp lại cây mã để tái sử dụng các mã SF.
RAB, RAB + Chuyển giao blind HO sang các cell khác tần
reconfiguration, số để giảm tải cho cell phục vụ.
HO + Chuyển giao về 2G.
+ Khi có kết nối mới được thiết lập, thuật toán
sẽ kiểm tra toàn bộ các tài nguyên CE, Iub,
Power, RTWP, số UE của cell/NodeB.
2 CAC: CAC Admission control + Nếu kết nối mới không làm hiệu suất sử dụng
tài nguyên của cell/NodeB vượt quá ngưỡng
THCAC, thì dịch vụ sẽ được thiết lập.
+ Nếu kết nối mới khi thiết lập làm hiệu suất sử
STT Tính năng Áp dụng Mô tả hoạt động của tính năng
dụng của tối thiểu 1 loại tài nguyên ở trên >
ngưỡng THCAC thì thuật toán IAC sẽ được khởi
tạo.

Chiến thuật đang sử dụng trong mạng Viettel.


+ Đối với quá trình thiết lập RRC, RAB: thiết
lập RRC, RAB sẽ được chuyển sang cell khác
tần (cùng trạm, cùng sector).
+ Thỏa thuận để cấp phát RAB ở các tốc độ thấp
3 IAC: Intelligent Admission control hơn.
+ Nếu vẫn không thành công, UE sẽ được cho
vào hàng đợi để chờ cấp tài nguyên.
+ Nếu hết timer trong hàng đợi mà vẫn không
cấp được tài nguyên thì việc thiết lập kết nối mới
không thành công do nghẽn.
Khi hiệu suất sử dụng của tài nguyên power >
THOLC, thuật toán OLC sẽ được kích hoạt để
bảo vệ hệ thống, tránh việc cell bị down do quá
4 OLC: Overload control
tải. Các hành động của thuật toán OLC là:
+ Giảm tốc độ của các UE đang giữ kết nối.
+ Giải phóng các UE đang giữ kết nối.
b. Tham số chi tiết vendor Huawei
Giải giá trị
Giá trị cho phép
Giá trị
Th khai báo tinh chỉnh
Nhóm Tên tham khai báo
uật cho các để giảm
tham số trên hệ cho các Giải thích tham số
toá cell nghẽn áp
số thống cell
n ngày dụng cho
hotspot
thường ngày
thường
Nhiễu UL là yếu tố bị ảnh hưởng bởi cả
nhiễu nguồn ngoài, lỗi phần cứng trạm.
Cấu Uplink UU
LD Việc bật thuật toán có thể dẫn đến các
hình LDR OFF - OFF
R điều khiển không chính xác => Không
thuật Algorithm
cần bật chuyển mạch cho thuật toán cân
toán
bằng tải UL power.
LDR
UL LDR
LD theo Không cần khai báo giá trị này. Do đã
trigger NA - NA
R power tắt load contron theo đường UL ở trên.
theshold
đường
UL LDR
LD UL Không cần khai báo giá trị này. Do đã
release NA - NA
R tắt load contron theo đường UL ở trên.
theshold
Downlink
LD Bật chuyển mạch cho thuật toán giảm
UU LDR ON - ON
R tải theo tài nguyên downlink power.
Algorithm
Cấu
Khi hiệu xuất sử dụng công suất đường
hình
xuống theo power nonHS vượt ngưỡng
thuật
DL LDR cấu hình bởi tham số này, thuật toán cân
LD toán
trigger 70% 60-70% 60% bằng tải đường xuống của cell sẽ được
R LDR
threshold thực hiện. Đối với ngày thường: nhân
theo
viên TU có thể điều chỉnh linh động
power
trong khoảng cho phép
đường
Khi hiệu suất sử dụng công suất đường
DL DL LDR
LD xuống thấp hơn ngưỡng cấu hình bởi
release 60% 50-60% 50%
R tham số này thuật toán cân bằng tải
threhold
đường xuống của cell sẽ được dừng lại.
LD Cấu Code LDR Bật chuyển mạch cho thuật toán cân
ON - ON
R hình Algorithm bằng tải theo tài nguyên DL code.
Giải giá trị
Giá trị cho phép
Giá trị
Th khai báo tinh chỉnh
Nhóm Tên tham khai báo
uật cho các để giảm
tham số trên hệ cho các Giải thích tham số
toá cell nghẽn áp
số thống cell
n ngày dụng cho
hotspot
thường ngày
thường
thuật
Thuật toán cân bằng tải theo code sẽ
toán
được khởi tạo khi không còn code SFx
LDR
Cell LDR nào rỗi. Giá trị
LD theo
SF reserved SF8 SF8, SF4 SF4 SF8: Tương đương với tải DL code
R tài
threshold nonHS đã > 87%.
nguyê
SF4: Tương đương với tải DL code
n code
nonHS đã > 75%.
DL
LD Credit LDR Bật chuyển mạch cho thuật toán cân
ON - ON
R Algorithm bằng tải theo tài nguyên CE DL, UL.
Cấu
hình Đối với tài nguyên CE, thuật toán giảm
thuật tải sẽ thực hiện các hành động giảm tải
Ul LDR
toán khi:
LD credit SF
LDR SF8 SF8, SF4 SF4 Giá trị SF8 tương đương: TU CE UL >
R reserved
theo 87%
threshold
tài Giá trị SF4 tương đương: TU CE UL >
nguyê 87%
n code Dl LDR
LD DL credit SF Giá trị SF8 tương đương:
SF8 SF8, SF4 SF4
R reserved Giá trị SF4 tương đương:
threshold
LD DL LDR
R first action
DL LDR
LD Khai báo riêng cho từng tần số. Tham số chi tiết tham khảo phần hướng dẫn khai
second
R báo tham số F1, Fx.
action
Các
LD hành DL LDR
R động third action
giảm DL LDR-
tải BE rate
LD Số user PS bị giảm tốc độ mỗi lần
đường reduction 1 1,2,3 3
R đường DL
DL RAB
của number
thuật DL LDR-
toán AMR rate
LD Số User AMR bị giảm tốc độ mỗi lần
LDR reduction 0 0 0
R đường DL
RAB
number
Max user
LD Số User thực hiện dịch chuyển cây mã
number of 1 - 1
R đường DL
code adjust
LD UL LDR
R Các first action
hành Khai báo riêng cho từng tần số. Tham số chi tiết tham khảo phần hướng dẫn khai
UL LDR báo tham số F1, Fx.
LD động
second
R giảm
action
tải
đường UL LDR-
UL BE rate
LD
của reduction 1 1,2,3 3 Số user bị giảm tốc độ mỗi lần
R
thuật RAB
toán number
LD LDR UL LDR-
0 0 0 Số User AMR bị giảm tốc độ
R AMR rate
Giải giá trị
Giá trị cho phép
Giá trị
Th khai báo tinh chỉnh
Nhóm Tên tham khai báo
uật cho các để giảm
tham số trên hệ cho các Giải thích tham số
toá cell nghẽn áp
số thống cell
n ngày dụng cho
hotspot
thường ngày
thường
reduction
RAB
number
Tham RsvdPara1 Cho phép RRC CS dành các tài nguyên
CA
số ưu =RSVDBI 0 1 1 đang sử dụng của dịch vụ PS BE => làm
C
tiên T4 tăng tỷ lệ thiết lập RRC CS
dành RsvdPara1 Cho phép RAB CS dành các tài nguyên
CA
tài =RSVDBI 0 1 1 đang sử dụng của dịch vụ PS BE => làm
C
nguyê T5 tăng tỷ lệ thiết lập RAB CS
n cho
thoại
hơn
Số code Không dành riêng nhiều tài nguyên code
CA data
min cho 5 - 1 cho HSDPA để giảm nghẽn thoại, báo
C của
HSDPA hiệu ở các khu vực hotspot.
thuật
toán
CAC
Nếu tham số này cấu hình bằng
ALGORITHM_FIRST thuật toán call
admission control trên đường UL của
Huawei sẽ dựa trên nhiễu UL RTWP,
Uplink tuy nhiên nhiễu UL biến đổi nhanh, phụ
ALGORI ALGORI
CA CAC thuộc vào cả nhiễu nguồn ngoài, lỗi thiết
THM_SE - THM_SE
C algorithm bị --> việc điều khiển truy nhập có thể
COND COND
switch không chính xác. Huawei khuyến nghị
cấu hình tham số này bằng
ALGORITHM_SECOND: khi đó thuật
toán sẽ chạy theo số UE đường lên (tổng
số UE quy đổi ra User AMR).
Cấu UL total Tối đa 200 user (user quy đổi ra AMR
CA hình equivalent user được phục vụ/cell). Khi cấu hình
200 - 200
C tham user giá trị này tương đương với việc gần
số cho number như không chạy adm theo đường UL.
thuật Khi tổng số UE đường lên (R99,
toán UL total HSUPA) quy đổi ra UE AMR lớn hơn
CA
CAC power 98% - 98% UL total power threshold*200 --> việc
C
theo threshold thiết lập kênh RAB của tất cả các dịch
tài vụ đều bị từ chối (*).
nguyê Việc thiết lập kết nối RAB của dịch vụ
n UL thoại sẽ được thực hiện khi 2 điều kiện
power UL sau đồng thời thỏa mãn:
. threshold 1.Tổng số UE R99 UL quy đổi ra UE
CA
of Conv 95% - 95% AMR < UL threshold of Conv AMR
C
AMR service*200.
service 2.Tổng số UE đường lên (R99, HSUPA)
quy đổi ra UE AMR < UL total power
threshold*200
Việc thiết lập kết nối RAB của dịch vụ
data R99 sẽ được thực hiện khi 2 điều
UL
kiện sau đồng thời thỏa mãn:
CA threshold
90% - 90% 1.Tổng số UE R99 UL quy đổi ra UE
C of other
AMR < UL threshold of other
services
services*200.
2.Tổng số UE đường lên (R99, HSUPA)
Giải giá trị
Giá trị cho phép
Giá trị
Th khai báo tinh chỉnh
Nhóm Tên tham khai báo
uật cho các để giảm
tham số trên hệ cho các Giải thích tham số
toá cell nghẽn áp
số thống cell
n ngày dụng cho
hotspot
thường ngày
thường
quy đổi ra UE AMR < UL total power
threshold*200

Việc cấp phát tài nguyên cho kết nối


chuyển giao vào sẽ được thực hiện khi 2
điều kiện sau đồng thời thõa mãn.
UL
1.Tổng số UE R99 UL (sau khi đã HO)
handover
CA quy đổi ra UE AMR <UL handover
access 96% - 96%
C access threshold *200.
threshold
2.Tổng số UE đường lên (R99, HSUPA)
[%]
ở trong cell sau khi đã HO quy đổi ra
UE AMR < UL total power
threshold*200
Nếu tham số này cấu hình bằng
Downlink
ALGORI ALGORI ALGORITHM_FIRST thuật toán call
CA CAC
THM_FI THM_FI admission control đường DL của
C algorithm
RST RST Huawei sẽ dựa trên công suất đường
switch
xuống.
Khi hiệu suất sử dụng công suất đường
DL total
CA xuống vượt ngưỡng DL total Power
Power 90% 90-95% 95%
C threshold việc thiết lập RAB của tất cả
threshold
các dịch vụ trong cell đều bị từ chối.
Việc thiết lập kết nối RAB DL của dịch
Cấu
Dl vụ thoại sẽ được thực hiện khi 2 điều
hình
threshold kiện sau đồng thời thỏa mãn:
CA tham
of Conv 80% 80-90% 90% 1.TU power nonHS < DL threshold of
C số cho
AMR Conv AMR service
thuật
sevice 2. TU power tổng < DL total power
toán
threshold
CAC
Việc thiết lập kết nối RAB DL của data
theo
R99 sẽ được thực hiện khi 2 điều kiện
tài DL
sau đồng thời thỏa mãn:
CA nguyê threshold
75% - 75% 1.TU power nonHS < DL threshold of
C n DL of other
other services
power services
2. TU power tổng < DL total power
.
threshold
Việc cấp phát tài nguyên DL cho kết nối
HO sẽ được thực hiện nếu 2 điều kiện
sau đồng thời thỏa mãn:
DL
1.TU power nonHS (Phần công suất
CA handover
85-91% - 93% nonHS tăng lên do HO + phần công suất
C Access
nonHS đang dùng trong cell) < DL
threshold
handover Access threshold.
2. TU power tổng < DL total power
threshold
Cấu
Credit Credit
hình
Cell CAC Admissio Admissio
CA tham Bật thuật toán call admission control
algorithm n Control - n Control
C số cho theo CE, code DL.
switch Algorith Algorithm
thuật
m::ON ::ON
toán
Giải giá trị
Giá trị cho phép
Giá trị
Th khai báo tinh chỉnh
Nhóm Tên tham khai báo
uật cho các để giảm
tham số trên hệ cho các Giải thích tham số
toá cell nghẽn áp
số thống cell
n ngày dụng cho
hotspot
thường ngày
thường
CAC
theo
tài
nguyê
n CE,
code.
Đối với việc thiết lập báo hiệu RRC,
HO: Kết nối sẽ vẫn được thiết lập nếu
cell còn đủ tài nguyên --> nghĩa là chấp
nhận cho phép điều khiển truy nhập với
Ul TU = 100%.
CAC
HandOver Đối với việc thiết lập các, RNC sẽ tính
CA theo
Credit SF16 - SF16 toán nếu lượng CE còn lại sau khi kết
C CE
Reserved nối mới được thiết lập < ngưỡng Ul
UL
SF HandOver Credit Reserved SF (lượng
CE dự phòng trên đường UL dành riêng
cho HO), thì kết nối mới vẫn được thiết
lập. Nếu ngược lại thì kết nối mới không
được thiết lập.
Đối với việc thiết lập báo hiệu RRC,
HO: Kết nối sẽ vẫn được thiết lập nếu
cell còn đủ tài nguyên --> nghĩa là chấp
nhận cho phép điều khiển truy nhập với
Dl
CAC TU = 100%.
HandOver
theo Đối với việc thiết lập các, RNC sẽ tính
CA Credit and
CE SF32 - SF32 toán nếu lượng CE, SF còn lại sau khi
C Code
UL và kết nối mới được thiết lập < ngưỡng Ul
Reserved
SF DL HandOver Credit Reserved SF (lượng
SF
CE, SF dự phòng trên đường UL dành
riêng cho HO), thì kết nối mới vẫn được
thiết lập. Nếu ngược lại thì kết nối mới
không được thiết lập.
Số UE
giữ
kết Maximum
CA nối HSDPA Số UE giữ kết nối HSDPA đồng thời là
64 - 64
C HSDP user 64 User
A number
đồng
thời
Số UE
giữ
kết Maximum
CA nối HSUPA Số UE giữ kết nối HSUPA đồng thời là
48 - 48
C HSUP user trong cell.
A number
đồng
thời
Tốc
độ bít
UL BE
khởi
IA traffic
tạo 16 - 16 Tốc độ bít khởi của UL R99
C Initial bit
của
rate[kbit/s]
UL
R99
Giải giá trị
Giá trị cho phép
Giá trị
Th khai báo tinh chỉnh
Nhóm Tên tham khai báo
uật cho các để giảm
tham số trên hệ cho các Giải thích tham số
toá cell nghẽn áp
số thống cell
n ngày dụng cho
hotspot
thường ngày
thường
(kbps)

Tốc
độ bít
khởi DL BE
IA tạo traffic
16 - 16 Tốc độ bít khởi của DL R99
C của Initial bit
DL rate[kbit/s]
R99
(kbps)
Uplin Khai báo GBR cho các dịch vụ R99,
k HSDPA, HSUPA
IA GBR UlGBR Khai báo cho traffic type:
16 - 16
C for BE (kbps) INTERACTIVE, BACKGROUND
servic Khai báo cho tất cả các loại User:
e GOLD, SILVER, COPPER
Downl Khai báo GBR cho các dịch vụ R99,
ink HSDPA, HSUPA
IA GBR DlGBR Khai báo cho traffic type:
16 - 16
C for BE (kbps) INTERACTIVE, BACKGROUND
servic Khai báo cho tất cả các loại User:
e GOLD, SILVER, COPPER
Bật
tính
DRA_AQ Lệnh: SET UCACALGOSWITCH, bật
IA năng
M_SWITC ON - ON tính năng sếp hàng đợi khi nghẽn trên
C sếp
H RNC
hàng
đợi
Queue
IA algorit QueueAlgo
ON - ON Bật tính năng sếp hàng đợi trên RNC
C hm Switch
switch
IA Queue
QueueLen 5 - 5 Số UE tối đa trong hàng đợi
C length
Poll Sau 50*10 = 500ms, RNC nhìn lại tài
IA PollTimerL
timer 50 - 50 nguyên để cấp phát cho UE trong hàng
C en
length đợi
Max
IA queuin MaxQueue Thời gian UE đứng tối đa trong hàng
5s - 5s
C g time TimeLen đợi
length
PS_B
E_EX
TRA_ PS_BE_EX
LOW TRA_LO Lệnh: SET UCACALGOSWITCH, bật
IA
_RAT W_RATE_ ON - ON tính năng cho phép cấp cho UE RAB
C
E_AC ACCESS_ 0/0 kpbs nếu cell bị nghẽn tài nguyên.
CESS SWITCH
_SWI
TCH
Giải giá trị
Giá trị cho phép
Giá trị
Th khai báo tinh chỉnh
Nhóm Tên tham khai báo
uật cho các để giảm
tham số trên hệ cho các Giải thích tham số
toá cell nghẽn áp
số thống cell
n ngày dụng cho
hotspot
thường ngày
thường
Ngưỡ
ng
kích
hoạt Khi tổng số UE đường lên quy đổi ra
thuật UE AMR lớn hơn UL OLC trigger
UL OLC
OL toán threshold*200, thuật toán Overload
trigger 95% 95-98% 98%
C overlo control sẽ được thực hiện trong cell.
threshold
ad Đây cũng chính là ngưỡng bắt đầu reject
contro RRC theo TU power.
l cho
đường
lên
Ngưỡ
ng
kích Khi hiệu suất sử dụng công suất đường
hoạt xuống non_HS vượt ngưỡng DL OLC
thuật trigger threshold, thuật toán overload
DL OLC
OL toán control sẽ được khởi tạo.
trigger 95% 95-98% 95%
C Overl Ngưỡng này cũng chính là ngưỡng bắt
threshold
oad đầu reject việt thiết lập RRC.
contro Đây cũng chính là ngưỡng reject RRC
l cho theo DL power.
đường
xuống

 Kí hiệu “-“ nghĩa là các giá trị này không được phép tinh chỉnh.
 Khi cấu hình ngưỡng của các thuật toán LDR, CAC, OLC phải đảm bảo
quy tắc sau:
o [UL OLC trigger threshold] >= [UL total power threshold] > [UL
handover access threshold] >= [UL threshold of Conv AMR
service], [UL threshold of Conv non_AMR service] >= [UL
threshold of other services];
o [DL OLC trigger threshold] >= [DL total power threshold] >= [DL
handover access threshold] > [DL threshold of Conv AMR service],
[DL threshold of Conv non_AMR service]> [DL threshold of other
services];
6.4.2. Vendor Ericsson
a. Mô tả thuật toán điều khiển truy nhập của vendor Ericsson
 Gồm 2 thủ tục chính là: Soft congestion control và Congestion control.
 Mô tả chung:
Mô tả
STT Tính năng Áp dụng Mô tả hoạt động
chung
Thuật toán Khi UE có nhu cầu thiết lập kết nối RNC sẽ
điều khiển tính toán, TU của từng loại tài nguyên sau khi
truy nhập kết nối mới được thiết lập.
của Nếu TU của tất cả các tài nguyên: Code DL,
Ericsson Power DL, Số UE đường DL, số UE đường
gồm 2 tính UL, UL RTWP, CE đều < ngưỡng adm (của
năng từng loại tài nguyên)  thì kết nối mới sẽ
chính: Soft được thiết lập. Nếu TU của 1 tài nguyên ở
congestion trạng thái:
control và ngưỡng adm < TU < max threshold, thì thuật
Congestion toán Soft congestion control sẽ hoạt động như
control. sau:
Mô tả chi + Nếu yêu cầu thiết lập là attempt chuyển giao
1 Soft congestion control tiết như của dịch vụ thoại thì vẫn được cấp phát tài
hình. nguyên.
Trong quá trình + Nếu yêu cầu thiết lập kết nối (RRC, RAB)
thiết lập RRC, là của dịch vụ thoại, data, attempt chuyển
RAB, RAB giao của dịch vụ data thì việc thiết lập sẽ bị
reconfiguration, block tạm thời, thuật toán Soft congestion
cấp phát kênh control sẽ thực hiện các hành động: Giảm
cho HO tốc độ của các dịch vụ data BE theo từng
bước, thỏa thuật tốc độ cấp phát để giải
phóng tài nguyên cho các kết nối mới. Nếu
giải phóng đủ tài nguyên thì kết nối mới sẽ
được thiết lập, nếu tài nguyên giải phóng
không đủ thì yêu cầu thiết lập kết nối mới
sẽ bị reject.
Thuật toán Congestion control được kích hoạt
dựa trên hiệu suât sử dụng của các loại tài
nguyên: Power DL, RTWP.
Khi hiệu TU Power DL nonHS hoặc RTWP >
2 Congestion control max threshold (các tài nguyên khác nhau thì
thiết lập ngưỡng này khác nhau), thì thuật toán
Congestion control sẽ được khởi tạo. Các
hành động thực hiện như sau:
+ Giảm tốc độ của các dịch vụ BE R99: Giảm
Mô tả
STT Tính năng Áp dụng Mô tả hoạt động
chung
từ tốc độ đang giữ về tốc độ thấp nhất.
+ Giải phóng kết nối của các cuộc gọi đang
chiếm kênh.
Mục đích là nhanh chóng đưa tải của cell về
ngưỡng < max threshold, dành tài nguyên để
cấp phát cho kết nối chuyển giao.
Chú ý: Thuật toán Congestion control không
hoạt động với các tài nguyên Code DL, số UE
DL, số UE UL, CE. Các tài nguyên này chỉ
được điều khiển truy nhập theo thuật toán:
Soft congestion control.
b. Tham số chi tiết vendor Ericsson
Giải giá trị
cho phép
Giá trị Giá trị
Nhó tinh chỉnh
Tên tham khai báo khai báo
m Giải giá chống
số trên hệ cho các cho các Giải thích tham số
tham trị nghẽn cho
thống cell ngày cell
số các cell
thường hotspot
ngày
thường
0..621,
trong đó:
0 : -112
Điều dBm
khiển 1: -
Việc thiết lập kênh cho các dịch vụ
truy 111.9
sẽ bị Reject khi giá trị RTWP > -
nhập dBm
-49.9 -49.9 49.9 dBm. Thuật toán cấu hình như
theo ifCong ... -
dBm dBm trên cho phép: Việc thiết lập kết
nhiễu 130 : -99
nối mới không bị hạn chế bởi ảnh
UL dBm
hưởng của nhiễu UL
RTW ...
P 620 : -50
dBm
621 : -
49.9 dBm
-Yêu cầu cấp phát tài nguyên
power DL sẽ luôn được chấp nhận
nếu TU power DL nonHS (tài
pwrAdm 0..100 % 75% 75-90% 84% nguyên đang sử dụng trong cell +
tài nguyên yêu cầu) < ngưỡng
pwrAdm
Điều - Khi pwrAdm + pwrOffset > TU
khiển code DL nonHS ≥ pwrAdm:
truy + Các attempt chuyển giao của
nhập dịch vụ thoại vẫn thực hiện được
theo bình thường đến tận khi TU power
tài DL nonHS của cell đạt 100%.
nguyê + Yêu cầu thiết lập RRC, RAB của
n dịch vụ thoại, data, attempt chuyển
power giao của dịch vụ data sẽ bị block
DL tạm thời. Đồng thời RNC trigger
DL pwrOffset 0..100 % 15% 5-15% 10% thuật toán giảm tải (Soft
(nonH congesstion) để giảm tốc độ của
S) các kết nối PS trong cell, thỏa
thuận để cấp phát RAB với tốc độ
thấp hơn. Nếu thuật toán Soft
congession giải phóng đủ tài
nguyên đưa TU power DL nonHS
về < pwrAdm cuộc gọi sẽ được
chấp nhận, nếu không sẽ bị reject.
Giải giá trị
cho phép
Giá trị Giá trị
Nhó tinh chỉnh
Tên tham khai báo khai báo
m Giải giá chống
số trên hệ cho các cho các Giải thích tham số
tham trị nghẽn cho
thống cell ngày cell
số các cell
thường hotspot
ngày
thường
- Khi TU powe DL nonHS ≥
pwrAdm + pwrOffset, lúc này các
dịch vụ: CS, PS, HO PS đều không
thiết lập được, chuyển giao của
dịch vụ CS vẫn thực hiệndđược
bình thường. Cell rơi vào trạng thái
quá tải. Hệ thống sẽ kích hoạt thuật
toán Congesstion control. Thực
hiện giảm tốc độ dịch vụ PS,
release kết nối PS, CS để đưa TU
power DL nonHS < pwrAdm +
pwrOffset.
- Việc đặt bộ tham số pwrAdm =
75%, pwrOffset = 15% đảm báo
luôn cố gắng dành 25% tài nguyên
power DL cho HSDPA, trong
trường hợp xấu nhất HSPDA vẫn
có thể dùng 10% tài nguyên.
- Đối với các cell bị nghẽn thoại,
cho phép điều chỉnh tăng ngưỡng
pwrAdm để có thể truy nhập được
vào. Tuy nhiên ảnh hưởng là power
DL dành cho HSDPA bị giảm đi.
Tổng pwrAdm + pwrOffset cấu
hình phải < 95% để đảm bảo thuật
toán Congestion control còn hoạt
động hiệu quả. Việc cấu hình 2
tham số này quá cao có thể dẫn đến
TU power nonHS của cell quá cao,
khi có 1 kết nối muốn HO vào,
thuật toán Congestion control hoạt
động không kịp sẽ dẫn đến không
cấp được tài nguyên cho HO -->
cuộc gọi có thể bị rớt.
-Yêu cầu cấp phát tài nguyên code
DL sẽ luôn chấp nhận nếu TU code
DL nonHS (tài nguyên đang sử
dụng trong cell + tài nguyên yêu
cầu) < ngưỡng dlCodeAdm
Điều
- Khi TU code DL nonHS ≥
khiển
dlCodeAdm:
truy
+ Các attempt chuyển giao của
nhập
dịch vụ thoại vẫn thực hiện được
theo
bình thường đến tận khi TU code
tài
dlCodeAdm 0..100 % 80% 80-90% 90% DL nonHS của cell đạt 100%.
nguyê
+ Yêu cầu thiết lập RRC, RAB của
n
dịch vụ thoại, data, attempt chuyển
code
giao của dịch vụ data sẽ bị block
DL
tạm thời. Đồng thời RNC kích hoạt
(nonH
thuật toán giảm tải (Soft
S)
congesstion) để giảm tốc độ của
các kết nối PS trong cell, thỏa
thuận để cấp phát RAB với tốc độ
thấp hơn. Nếu thuật toán Soft
congession giải phóng đủ tài
Giải giá trị
cho phép
Giá trị Giá trị
Nhó tinh chỉnh
Tên tham khai báo khai báo
m Giải giá chống
số trên hệ cho các cho các Giải thích tham số
tham trị nghẽn cho
thống cell ngày cell
số các cell
thường hotspot
ngày
thường
nguyên đưa TU code DL nonHS về
< dlCodeAdm cuộc gọi sẽ được
chấp nhận, nếu không sẽ bị reject.
- Đối với các cell bị nghẽn thoại,
cho phép điều chỉnh tăng ngưỡng
dlCodeAdm để có thể truy nhập
được vào, tuy nhiên ảnh hưởng là
code DL dành cho HSDPA bị giảm
đi. Việc cấu hình tham số này quá
cao cũng có thể dẫn đến tăng tỉ lệ
rớt thoại do cell đích không còn tài
nguyên để chuyển giao vào.
Tắt tốc độ DL 384Kbps để dành tài
sf8Adm 0..8 0 - 0
nguyên cho thoại và data HSDPA
Tắt tốc độ DL 128Kbps để dành tài
sf16Adm 0..16 0 - 0
nguyên cho thoại và data HSDPA
Đường DL: Tối đa có 32 RL có tốc
sf32Adm 0..32 32 - 32
độ 64Kbps/cell
Đường DL: Tối đa có 128 RL sử
sf128Adm 0..128 128 - 128 dụng SF128 trong cell (thường là
thoại).
Tắt tốc độ UL 384Kbps để dành tài
0..1000 0 - 0
sf4AdmUl nguyên cho thoại và data HSDPA
Số RL R99 tối đa trên đường UL
0..50 8 - 0
sf8AdmUl sử dụng được tốc độ 128Kbps.
Đường UL: Tối đa có 50 RL có tốc
0..50 50 - 50
sf16AdmUl độ 64Kbps/cell
Đường UL: Tối đa có 100 RL sử
0..100 100 - 100 dụng SF64 trong cell (thường là
sf64AdmUl thoại).
Điều aseUlAdm 0..500 500 500 500
khiển
truy Giá trị cấu hình max, tương đương
nhập với việc không thực hiện điều
theo khiển truy nhập theo loại tài
số UE nguyên này. Đảm bảo nếu 1 cell
(quy aseUlAdm 0..500 500 500 500 vẫn còn các tài nguyên Code,
đổi ra Power, CE.. Thì vẫn cho kết nối
báo được thiết lập, không bị ảnh hưởng
hiệu bởi license số UE đồng thời.
3.4
kbps)
Điều
khiển
truy
nhập
theo dlHwAdm 0..100 % 95 95 95
Ý nghĩa của 2 tham số này tương
tài
tự như ý nghĩa của tham số
nguyê
dlCodeAdm ở trên.
n DL
CE
Điều
khiển ulHwAdm 0..100 % 95 95 95
truy
Giải giá trị
cho phép
Giá trị Giá trị
Nhó tinh chỉnh
Tên tham khai báo khai báo
m Giải giá chống
số trên hệ cho các cho các Giải thích tham số
tham trị nghẽn cho
thống cell ngày cell
số các cell
thường hotspot
ngày
thường
nhập
theo
tài
nguyê
n UL
CE
Các releaseAse Không cho phép giải phóng kết nối
0..500 0 0 0
hành Dl thoại.
động Số UE data BE DL bị giải phóng
releaseAse
thực 0..500 3 3 đến 10 10 mỗi khi Congestion control được
DlNg
hiện kích hoạt.
của
thuật
toán Số UE data BE UL bị giải phóng
releaseAse
Cong 0..500 3 3 đến 10 10 mỗi khi Congestion control được
UlNg
estion kích hoạt.
contro
l
Ưu ServDiffRrc
ON/OFF ON - ON
tiên Adm
thiết
lập
Báo hiệu RRC của dịch vụ thoại có
báo
mức độ ưu tiên cao nhất so với báo
hiệu
hiệu RRC của các dịch vụ khác.
RRC
1 1( Khi cell đang ở trạng thái nghẽn,
của servDiffRrc
( SPEECH nếu có attempt thiết lập RRC của
dịch AdmHighPr 0/1 -
SPEECH _ONLY nhiều dịch vụ xảy ra đồng thời, thì
vụ ioProfile
_ONLY ) ) dịch vụ thoại được ưu tiên cấp tài
thoại
nguyên.
hơn
dịch
vụ
data
Kích hoạt feature Dynamic PS I/B
RAB Establishment: Cho phép khi
DynamicRa
Cho không đủ tài nguyên để cấp phát
bEstablishm ON/OFF ON - ON
phép cho UE ở trên trên DCH, UE có thể
ent
dịch chuyển sang thiết lập kết nối trên
vụ PS kênh FACH.
R99 Kích hoạt feature Flexible Initial
được Rate Selection: Cho phép cấu hình
PreferredRa
cấp cấp phát tốc độ khởi tạo khác nhau
tePsInteract ON/OFF ON - ON
phát ở cho dịch PS R99, khi cell bị nghẽn
ive
tốc độ có thể cấp phát ở các tốc độ thấp
thấp như 16kbps để giảm nghẽn.
(16kb Tham số quyết định việc thiết lập
ps) data trên kênh chung ( FACH)
giảm hoặc kênh dành riêng (DCH).
nghẽn RateSelecti + Nếu khai báo là FACH thì thiết
tài onPsInterac DCH/FA lập data sẽ thực hiện trên kênh
DCH - DCH
nguyê tive.channel CH chung (FACH) để giảm nghẽn, tuy
n của Type nhiên thời gian truy nhập chậm
cell. hơn.
+ Nếu khai báo là DCH thì thông
thường data sẽ được thiết lập trên
Giải giá trị
cho phép
Giá trị Giá trị
Nhó tinh chỉnh
Tên tham khai báo khai báo
m Giải giá chống
số trên hệ cho các cho các Giải thích tham số
tham trị nghẽn cho
thống cell ngày cell
số các cell
thường hotspot
ngày
thường
kênh DCH với tốc độ khởi tạo
được quy định theo 2 tham số
ulPrefRate và dlPrefRate. Trong
trường hợp cell bị nghẽn không đủ
tài nguyên để cấp phát trên kênh
DCH, kết nối data sẽ được thiết lập
trên kênh chung FACH.
0..0 8..8
16..16
32..32
64..64
RateSelecti
128..128
onPsInterac Tốc độ khởi tạo dịch vụ data R99 ở
144..144 16 - 16
tive.dlPrefR đường xuống.
256..256
ate
384..384
768..768
2048..204
8 kbps
0..0 8..8
16..16
RateSelecti 32..32
onPsInterac 64..64 Tốc độ khởi tạo dịch vụ data R99 ở
16 - 16
tive.ulPrefR 128..128 đường lên.
ate 144..144
384..384
kbps
Loads
Tham số khai báo bật tính năng
haring Loadsharin
TRUE/F Directed retry trên RNC: Cho phép
DirRe gDirRetryE TRUE - TRUE
ALSE khi cell bị nghẽn có thể đẩy việc
tryEn nable
thiết lập RAB thoại về cell 2G.
able
Tỷ lệ % số cuộc thoại được đẩy
trực tiếp sang 2G sau khi tải TU
DL power nonHS của cell vượt
ngưỡng cho phép. Giá trị 0 tương
loadSharing
ứng với không đẩy thoại sang 2G
GsmFractio 0..100% 10% 10-50% 100%
và giá trị 100 tương ứng đẩy toàn
n
Tham bộ 100% thoại sang 2G theo tính
số năng directed retry. Đối với các
đẩy cell ngày thường không khai báo
lưu quá 50%.
lượng Khi TU power DL nonHS của cell
thoại > loadSharingGsmThreshold *
về pwrAdm thuật toán Directed retry
2G sẽ được khởi tạo. Giá trị 0 tương
cho ứng tính năng đẩy tải theo directed
các retry luôn được bật, 100 tương ứng
loadSharing
cell không bật tính năng này. Ví dụ: đối
GsmThresh 0..100% 90% 75-100% 75%
nghẽn với ngày thường giá trị khai báo
old
tương đương với: TU power DL
nonHS của cell > 90*75%/100 =
67.5% thì thuật toán sẽ khởi tạo.
Đối với ngày thường, giá trị khai
báo yêu cầu đảm bảo:
loadSharingGsmThreshold *
Giải giá trị
cho phép
Giá trị Giá trị
Nhó tinh chỉnh
Tên tham khai báo khai báo
m Giải giá chống
số trên hệ cho các cho các Giải thích tham số
tham trị nghẽn cho
thống cell ngày cell
số các cell
thường hotspot
ngày
thường
pwrAdm ở mức tố thiểu là 65%, và
độ lệch với pwrAdm <10% để
tránh đẩy thoại về 2G nhiều.

Cell
Cell Cell
cosite ,
cosite , cosite ,
direct đồng Cell 2G đích để đẩy tải. Khi khai
đồng đồng
edRet directedRetr hướng, báo relation 3G --> 2G. Cần khai
hướng, hướng, -
ryTar yTarget chồng báo thêm tham số này cho cell 2G
chồng lấn chồng lấn
get lấn vùng muốn đẩy tải sang.
vùng phủ vùng phủ
phủ hoàn
hoàn toàn hoàn toàn
toàn
6.4.3. Vendor ZTE
a. Mô tả thuật toán điều khiển truy nhập của vendor ZTE
 Thủ tục điều khiển truy nhập của ZTE bao gồm 3 thuật toán chính:

 Mô tả chung:

Áp
dụng
STT Thuật toán Áp dụng cho Mô tả hoạt động
loại tài
nguyên
RTWP, Khi có yêu cầu thiết lập kết nối mới, RNC sẽ tính
Power, toán TU của tất cả các tài nguyên (code, power,
Code, RTWP, CE, Iub, số UE giữ kết nối), nếu TU (bao
Trong quá trình Số UE, gồm tài nguyên đang sử dụng + tài nguyên cần cấp
1 Admission control thiết lập RRC, CE cho kết nối mới) < Thadm thì kết nối sẽ được thiết
RAB, RAB lập.
reconfiguration, Nếu TU (bao gồm tài nguyên đang sử dụng + tài
cấp phát kênh nguyên cần cấp cho kết nối mới) ≥ Thadm, thì thuật
cho HO toán Congestion control sẽ được khởi tạo.
Áp
dụng
STT Thuật toán Áp dụng cho Mô tả hoạt động
loại tài
nguyên
Thuật toán congestion control hoạt động như sau:
Bước 1: Cho các UE vào hàng đợi.
Bước 2: Giảm tốc độ của các UE PS đang giữ kết nối
để giải phóng tài nguyên cấp cho các UE đang ở trong
hàng đợi. Nếu tài nguyên sau khi giải phóng đảm bảo
sau khi có kết nối mới vào TU vẫn < Thadm thì kết
2 Congestion control nối sẽ được phép thiết lập.
Chú ý: Đối với các UE không hỗ trợ tính năng sếp
hàng đợi thì sau khi thuật toán congestion control đã
giải phóng tài nguyên mà vẫn không đủ để cấp cho kết
nối mới cho các đầu cuối này, thì kết nối sẽ bị reject
luôn.

Mục đích của thuật toán là đảm bảo cell luôn hoạt
động ở ngưỡng an toàn, tránh quá tải hệ thống gây
down cell, trạm. Thuật toán sẽ thực hiện các hành
động để đảm bảo đưa tải về < ngưỡng THolc. Các
3 Overload control hành động chính như sau:
Bước 1: Giảm tốc độ của các UE PS đang giữ kết nối
(từ tốc độ hiện tại về tốc độ thấp nhất).
Bước 2: Giảm phóng các kết nối đang giữ kênh (PS,
thậm chí cả CS).
b. Tham số chi tiết vendor ZTE
Giá
Giá trị
trị
Giải giá khai
khai
trị cho báo
báo
Nhóm Tên phép cho
Thuậ Giải cho
tham tham tinh cell Ý nghĩa
t toán giá trị các
số số chỉnh phục
cell
ngày vụ lễ
ngày
thường hội, sự
thườ
kiện
ng
Nhiễu UL bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố
khác nhau như tải của cell, nhiều nguồn
Điều
ngoài, lỗi trạm. Giá trị này thường biến
khiển
động rất nhanh --> Việc bật tham số này
Admi truy
có thể ra các phương án xử lý không
ssion nhập ulCacS 0: Off
OFF OFF OFF chính xác, đặc biệt là khi nhiễu cao là do
contr theo witch 1: On
lỗi phần cứng hoặc do nguồn nhiễu bên
ol nhiễu
ngoài gây ra. Cấu hình tham số này bằng
UL
OFF để các thuật toán Admisson control,
RTWP
Congestion control, Overload control đều
không hoạt động theo nhiễu UL.
Admi
ssion dlCacS 0: Off Bật thuật toán adm theo công suất đường
ON ON ON
contr Điều witch 1: On xuống
ol khiển
truy Khai
nhập tối đa
maxim
Admi theo tài theo
umTra
ssion nguyên 20- khả
nsmissi 20W 20-40W Công suât phát tối đa trên 1 cell 3G
contr công 80W năng
onPow
ol suất DL hỗ trợ
er
của
LIC
Giá
Giá trị
trị
Giải giá khai
khai
trị cho báo
báo
Nhóm Tên phép cho
Thuậ Giải cho
tham tham tinh cell Ý nghĩa
t toán giá trị các
số số chỉnh phục
cell
ngày vụ lễ
ngày
thường hội, sự
thườ
kiện
ng
85-90%: Khai báo ngưỡng reject việc thiết lập
85%: Cho 90%: kênh RAB Cho các dịch vụ R99 theo tài
Admi
dchDl (1..100 Thoại dịch vụ Thoại. nguyên công suất đường xuống, việc khai
ssion
AcThr )%, 80%: thoại. 70%: báo được thực hiện theo bp (basic
contr
esh step Data 70-80%: Data priority), dịch vụ thoại được khai báo ưu
ol
1% R99 Data R99. tiên hơn dịch vụ data. 1 kết nối R99 sẽ
R99 được cấp phát tài nguyên để thiết lập khi
2 điều kiện sau thỏa mãn đồng thời.
+) NonHS_power + ∆P ≤
MaxDlTxPwr*DchDlAcThreshold
+) TU_power ≤
MaxDlTxPwr*HspdaAcThreshold
(Trong đó: TU_power = NonHS_power
Admi
hsdpa (1..100 + ∆P + công suất dành cho HSPDA (đảm
ssion
AcThr )%, 90% 90-95% 95% bảo UE trên HSDPA vẫn đạt được tốc độ
contr
esh step tối thiểu).
ol
1% Nếu 1 trong 2 điều kiện trên không được
thỏa mãn thì kết nối sẽ không được thiết
lập, thuật toán Congestion control sau đó
sẽ được khởi tạo.
Chú ý: Yêu cầu khai báo
HspdaAcThreshold ≥ DchDlAcThreshold
Tham số này có thể khai báo theo từng
dịch vụ. Cấu hình hiện tại để bằng 0%,
Admi
codeTr (0..100 nghĩa là ngưỡng admission control theo
ssion
eeRes )%, 0 0 0 tài nguyên code DL của vendor ZTE là
contr
Rto step 100%. (Chú ý: Giá trị này chưa được thử
ol
1% nghiệm, nên ngắn hạn vẫn để là 0% như
Điều mặc định).
khiển 0:4;
truy 1:8;
nhập 2:16; Loại mã SF DL được sử dụng để tính
sfFLay
theo tài 3:32; toán dự phòng cho thuật toán admission
erRefer 5 5 5
nguyên 4:64; control đường DL. Giá trị cấu hình bằng
Admi ence
code 5:128; 5 nghĩa là: sử dụng SF128 để tính toán.
ssion
DL 6:256;
contr
7:512
ol
Numbe
r code Để giảm nghẽn thoại, báo hiệu cho các
min for 1-15 5 5 1 cell phục vụ lễ hội, sự kiện, khai báo
HSDP tham số này = 1.
A
Admi
hsdsch
ssion 0..6553 Số UE HSDPA đồng thời giữ kết nối tối
Điều TrafLi 64 64 64
contr 5 đa/cell
khiển mit
ol
truy
Admi
nhập
ssion edchTr 0..6553 Số UE HSUPA đồng thời giữ kết nối tối
theo 48 48 48
contr afLimit 5 đa/cell
licsense
ol
số UE
Admi rrcSig Số UE giữ kết nối báo hiệu RRC DL tối
0..255 255 255 255
ssion UsrNu đa trong 1 cell.
Giá
Giá trị
trị
Giải giá khai
khai
trị cho báo
báo
Nhóm Tên phép cho
Thuậ Giải cho
tham tham tinh cell Ý nghĩa
t toán giá trị các
số số chỉnh phục
cell
ngày vụ lễ
ngày
thường hội, sự
thườ
kiện
ng
contr mThr
ol
Admi
NrtMa
ssion Tốc độ DL tối đa của PS R99 trên đường
xDlRat 128 128 128
contr DL
eDch
ol
Admi
NrtMa
ssion Tốc độ DL tối đa của PS R99 trên đường
Điều xUlRat 128 64-128 64
contr UL
khiển eDch
ol
tốc độ
Admi (0..655
edchN
ssion 35)
ormBit 16 16 16 Tốc độ GBR của dịch vụ HSUPA
contr kbps,
Rate
ol step 1
kbps
Số UE
bị giải
phóng
Cong kết nối
bwOvl
estion khi tài Số UE bị giải phóng kết nối khi tài
dRelU 0..255 0 0 0
contr nguyên nguyên truyền dẫn (iub) bị nghẽn.
eNum
ol truyền
dẫn
(iub) bị
nghẽn.
Cong
ulNor (0..384
estion Tốc độ tối thiểu của kết nối data R99 trên
Thỏa mBitR ) kbps, 16 16 16
contr đường DL
thuận ate step 1
ol
tốc độ kbps
lúc
Cong
khởi dlNor (0..384
estion Tốc độ tối thiểu của kết nối data R99 trên
tạo. mBitR ) kbps, 16 16 16
contr đường UL
ate step 1
ol
kbps
0..32, 0
means
Cong queuin
Tham số này quy định số yêu cầu thiết
estion qLengt g
16 16 16 lập RAB tối đa có thể được đứng trong
contr h functio
hàng đợi để chờ cấp tài nguyên.
ol n is not
support
Xếp
ed
hàng
Thời gian tối đa 1 UE có thể đứng trong
đợi
hàng đợi để chờ cấp tài nguyên cho
Cong RAB. Tham số này phải cấu hình phù
estion (1..60) hợp với timer chờ bản tin phản hồi RAB
tTrueQ 5 5 5
contr s, step respond được thiết lập ở trên core, đồng
ol 1s thời cũng không nên để quá dài --> gây
ảnh hưởng đến cảm nhận của khách hàng
về thời gian thiết lập cuộc gọi.
Giá
Giá trị
trị
Giải giá khai
khai
trị cho báo
báo
Nhóm Tên phép cho
Thuậ Giải cho
tham tham tinh cell Ý nghĩa
t toán giá trị các
số số chỉnh phục
cell
ngày vụ lễ
ngày
thường hội, sự
thườ
kiện
ng
Cong
forcQu
estion 0: Off
eSwiA 1 1 1
contr 1: On
MR Đối với một số dịch vụ như AMR, VP
ol
phải bật tham số này để yêu cầu UE đứng
Cong
forcQu vào hàng đợi khi không còn tài nguyên.
estion 0: Off
eSwiC 1 1 1
contr 1: On
S64
ol
Cong
estion tTrueQ (1..60) Thời gian đứng trong hàng đợi tối đa của
5 5 5
contr Forced s, step UE AMR, VP.
ol 1s
Cong
Tham số này cấu hình bằng ON, cho
estion decRat 0: Off
ON ON ON phép giảm tốc độ của các UE đang giữ
contr eSw 1: On
kết nối.
ol
Cong
maxNu
estion Số UE tối đa bị giảm tốc độ/mỗi chu kì
mUeOf 1..100 3 3 đến 10 10
contr Giảm của thuật toán Congestion control.
DecRat
ol tốc độ
các UE Số bước bị giảm tốc độ của 1 UE data
Cong
đang khi đường UL rơi vào trạng thái
estion ulMax
giữ kết 1..8 3 3 3 overload. Giá trị cấu hình bằng 3 nghĩa
contr DecStg
nối là: UE sẽ bị chuyển từ tốc độ 128 --> 64 -
ol
> 16kbps.
Số bước bị giảm tốc độ của 1 UE data
Cong
khi đường DL rơi vào trạng thái
estion dlMax
1..8 3 3 3 overload. Giá trị cấu hình bằng 3 nghĩa
contr DecStg
là: UE sẽ bị chuyển từ tốc độ 128 --> 64 -
ol
> 16kbps.
Khi TU DL power nonHS > ngưỡng cấu
Overl
dlSerio (1..100 hình bởi tham số này, cell sẽ ở trạng thái
oad
usOver )%, 98% 98% 98% nguy hiểm--> cần thực hiện ngay các
contr
Điều LdThr step hành động để đưa tải của cell, tránh hiện
ol
kiện 1% tượng bị down cell.
kích Khi TU DL power nonHS > ngưỡng cấu
Overl
hoạt hình bởi tham số này, cell sẽ ở trạng thái
oad dlOver (0..100
thuật 95% 95% 95% quá tải --> cần thực hiện ngay các hành
contr LdThr )% step
toán động để đưa tải của cell về ngưỡng an
ol 1%
overloa toàn.
d Khi cell ở trạng thái overload, thuật toán
Overl
control dlReco overload control sẽ thực hiên các hành
oad (0..100
verLdT 85% 85% 85% động giảm tải, khi tải của cell < ngưỡng
contr )% step
hr dlRecoverLdThr, thuật toán overload
ol 1%
control sẽ được dừng lại.
Overl Các Tham số này cho phép ON/OFF thuật
dlLdCt
oad hành 0: Off toán giảm tốc độ data để giảm tải cho cell
rlDecR ON ON ON
contr động 1: On khi cell ở trạng thái overload --> phải cấu
ateSw
ol giảm hình tham số này bằng ON
Overl tải khi dlLdCt Tham số này cho phép ON/OFF thuật
0: Off
oad cell ở rlForce OFF OFF OFF toán force HO, cho phép UE đang giữ kết
1: On
contr trạng HoSw nối chuyển giao sang cell khác để giảm
Giá
Giá trị
trị
Giải giá khai
khai
trị cho báo
báo
Nhóm Tên phép cho
Thuậ Giải cho
tham tham tinh cell Ý nghĩa
t toán giá trị các
số số chỉnh phục
cell
ngày vụ lễ
ngày
thường hội, sự
thườ
kiện
ng
ol thái tải. Do chưa thử nghiệm, đánh giá nên để
overloa giá trị mặc định (OFF)
d Tham số này cho phép ON/OFF thuật
toán giả phóng kết nối (drop) để bảo vệ
Overl
dlLdCt cell khi cell ở trạng thái overload. Do
oad 0: Off
rlDrop OFF OFF OFF thuật toán này không phân biệt được dịch
contr 1: On
Sw vụ thoại, data dẫn đến thoại cũng có thể
ol
bị giải phóng --> để an toàn thiết lập
tham số này bằng OFF
Overl
maxNu
oad Số UE tối đa bị giảm tốc độ/mỗi chu kì
mUeOf 1..100 3 3 đến 10 10
contr của thuật toán overload control.
DecRat
ol
Overl
oad dlMax Số bước tối tối đa thuật toán giảm tốc độ
1..8 3 3 3
contr DecStg thực hiện/1UE.
ol
Overl Bật chuyển mạch cho phép khi cell ở
switch
oad 0: Off trạng thái overload, các UE có thể
ToFac 1 1 1
contr 1: On chuyển từ cell DCH/HSDPA về cell
hSw
ol FACH để giảm tải.
0: R99
Load
Decrea
sing
Overl Algorit Chọn phương án để giảm tải cho cell khi
oad aglLd hm đang ở trạng thái overload, giá trị cấu
1 1 1
contr Dec 1: HS hình tương đương với việc: Giảm tài
ol Load nguyên dành cho HSDPA.
Decrea
sing
Algorit
hm)
Overl Tối đa số UE có thể chuyển từ cell
oad DCH/HSDPA về cell FACH/mỗi chu kì
nFach 0..255 5 5 5
contr để giảm tải cho cell trong trường hợp cell
ol đang ở trạng thái overload control.
Cho phép chuyển việc thiết lập RAB
thoại về cell 2G hoặc sang cell inter khi
Bật RABA cell 3G bị nghẽn.
Bật 0, 1, 2,
thuật SSLBS 2 2 2 0: OFF
thuật 3
toán W 1: Inter-frequency ON
toán
chuyể 2: Inter – RAT ON
chuyển
n việt 3: Inter-frequency and Inter RAT ON
việt
thiết DLLDB
thiết
lập ALPW Cho phép thuật toán Directed Retry dựa
lập 1, 0 1 1 1
RAB RSWC trên tải công suất.
RAB
về 2G H
về 2G DLLDB
khi
khi tải ALPW 0- Directed Retry chỉ dựa trên tải công suất
tải 100 100 100
cao
cao RWEIG 100% (trọng số công suất =100%).
HT
GSMS 0, 1 1 1 1 Chỉ thị cell 2G cùng hướng (khai báo
Giá
Giá trị
trị
Giải giá khai
khai
trị cho báo
báo
Nhóm Tên phép cho
Thuậ Giải cho
tham tham tinh cell Ý nghĩa
t toán giá trị các
số số chỉnh phục
cell
ngày vụ lễ
ngày
thường hội, sự
thườ
kiện
ng
HARE trong GSMRELATION), kết nối RAB sẽ
COVE được chuyển sang thiết lập ở các cell 2G
R được khai báo chỉ thị này.
Khi tài nguyên TU power nonHS còn lại
trong cell < ngưỡng cấu hình bởi tham số
này, thì thoại sẽ được đẩy về 3G để thiết
DLPW lập. Đối với ngày thường, tham số này
0-
RTHD 20 10-30 30 được phép tinh chỉnh nhưng phải đảm
100%
CS4G bảo:
dchDlAcThresh (ngưỡng reject việc thiết
lập RAB của thoại) > 100% -
DLPWRTHDCS4G không quá 10%.
6.4.4. Vendor NSN
a. Mô tả thuật toán điều khiển truy nhập của vendor NSN
 Thủ tục điều khiển truy nhập của NSN bao gồm 2 thuật toán là admission
control và overload control.

 Trong đó:
o Nc: non controllable, đây chính là các dịch vụ AMR.
o Kí hiệu Ptx_nc nghĩa là tài nguyên sử dụng của non controllable.
o Controllable là các dịch vụ PS R99 và HSPA, RNC có thể giải
phóng tài nguyên của các dịch vụ này để thiết lập báo hiệu RRC
hoặc RAB thoại.
 Hai thủ này sẽ điều khiển cấp phát tài nguyên cho việc thiết lập RRC,
RAB, cấu hình lại RAB, HO.
 Nhiệm vụ của thuật toán admission control:
Dịch vụ RRC connection setup RAB setup
Dịch vụ RRC connection setup RAB setup
Báo hiệu thiết lập RRC được ưu tiên thiết lập
đến khi hiệu suất sử dụng tài nguyên trong cell
đạt đến 100%.
Đồng thời RNC sử dụng thuật toán:
Emergency  RT over NRT (Real time over non real
Được thiết lập nếu tải non-controllable dự
call time - giảm tốc độ của các dịch vụ
đoán (sau khi đã thiết lập kết nối mới) < target
NRT).
threshold.
 RT pre-emption (giải phóng các kết
Nếu tải non-controllable dự đoán ≥ target
nối có mức độ ưu tiên thấp).
threshold, Thuật toán điều khiển truy nhập sau
Để dành tài nguyên cho thiết lập RRC.
đó sẽ thực hiện bóp tốc độ của các dịch vụ
Tài nguyên vẫn được cấp phát cho thiết lập NRT, giải phóng các kế nối có mức độ ưu tiên
RRC của dịch vụ thoại cho đến khi tải thấp  dành tài nguyên cho việc thiết lập
non_controllable ≥ target threshold RRC của thoại.
Thuật toán điều khiển truy nhập sau đó sẽ thực
Voice Call
hiện bóp tốc độ của các dịch vụ NRT, giải
phóng các kế nối có mức độ ưu tiên thấp 
dành tài nguyên cho việc thiết lập RRC của
thoại.
Tài nguyên vẫn được cấp phát cho thiết lập
RRC của dịch vụ thoại cho đến khi tải
Data R99, Luôn luôn được cấp phát với tốc độ khởi tạo
non_controllable ≥ target threshold. RNC
HSPA là 0kbps.
không chạy các thuật toán giảm tốc độ BE của
các kết nối đang có cho loại RRC này.
 Nhiệm vụ của thuật toán overload control: đảm bảo an toàn cho cell phục
vụ bằng cách thực hiện các hành động giảm tốc độ của các UE đang giữ
kết nối. Khác biệt của việc giảm tốc độ ở overload control và admission
control ở chỗ, Admisson control chỉ giảm tốc độ của các kết nối data R99
đang có tốc độ cao nhất và mỗi lần chỉ giảm cho 1 UE, overload control
đồng thời giảm tốc độ của nhiều kết nối R99.
Chú ý: Đối với yêu cầu thiết lập các kết nối cho việc chuyển giao, tài nguyên
vẫn được cấp cho đến khi tải của cell đạt đến ngưỡng overload control.
b. Tham số chi tiết vendor NSN
Giá trị Giá trị cho Giá trị
Nhóm khai báo phép tinh khai báo
Thuật Tham Giải giá
tham cho các chỉnh, tối ưu cho cell Ý nghĩa
toán số trị
số cell ngày cho các cell phục vụ
thường nghẽn hotspot
Khi hiệu suất sử
dụng công suất
đường lên vượt
ngưỡng 100%;
việc thiết lập kênh
cho cuộc gọi AMR
sẽ bị reject do không
Adm 0... 30 đủ tài nguyên công
Admissi PrxTarget: PrxTarget: PrxTarget:
theo PrxTarg dB, suất đường lên. Giá
on 15dB <=> 15dB <=> 15dB <=>
UL et stemp = trị cấu hình tương
control 100% 100% 100%
power 0.1 đương với việc tải
UL của cell đạt
100% (-45dBm) -->
không thực hiện điều
khiển truy nhập
admission control và
overload control theo
nhiễu UL.
Giá trị Giá trị cho Giá trị
Nhóm khai báo phép tinh khai báo
Thuật Tham Giải giá
tham cho các chỉnh, tối ưu cho cell Ý nghĩa
toán số trị
số cell ngày cho các cell phục vụ
thường nghẽn hotspot
Khi hiệu suất sử
dụng công suất
đường xuống của
dịch vụ
(AMR) vượt ngưỡng
95%, việc thiết lập
PtxTarget: PtxTarget: cuộc gọi AMR sẽ bị
Adm -10... 50 PtxTarget:
Admissi 42.8 dB 42.8 dB Reject
theo PtxTarg dBm, 42.8 dB <=>
on <=> TU <=> TU do không đủ tài
DL et stemp = TU DL power
control DL power DL power nguyên công suất
power 0.1 = 95%
= 95% = 95% đường xuống. Đối
với NSN khi TU
power đạt đến
ngưỡng 95%, PS
NRT vẫn được truy
nhập vào với
RAB = 0 kbps.
Optimisa Tham số ON/OFF
tion not thuật toán tối ưu cây
Admissi CodeTre
used (0), mã trực giao đường
on eOptimi 1 1 1
Optimisa DL. Giá trị có cấu
control sation
tion used hình = 1 nghĩa là có
(1) sử dụng.
Khi TU code DL >
ngưỡng
CodeTreeUsage
Admissi CodeTre 1...65535
trong khoảng thời
on eOptTim s, step 1 60s 60s 60s
gian cấu hình bởi
control er s
tham số này thì thuật
toán tối ưu cây mã
được kích hoạt.
Khi TU code DL đạt
đến ngưỡng 40%, thì
thuật toán tối ưu cây
Tối ưu code bắt đầu được
tài kích hoạt. Thuật toán
nguyên sẽ thực hiện dồn dịch
code các SF (SF256, 128,
DL 64…) đang được cấp
phát phân tán, để tạo
ra các SF dỗi có thể
dùng được. Ví dụ:
Admissi 0...100 Có 2 mã SF256 đang
CodeTre
on %, step 1 40% 40% 40% được cấp trên 2
eUsage
control % nhánh khác nhau -->
khiến không thể sử
dụng được 2 mã
SF128 chứa 2 mã
SF256 trên, thuật
toán sẽ dịch chuyển
2 mã SF256 về thuộc
2 nhánh sinh ra bởi
một mã SF128 --> từ
đó tạo ra mã SF128
dỗi, có thể sử dụng
lại được.
Giá trị Giá trị cho Giá trị
Nhóm khai báo phép tinh khai báo
Thuật Tham Giải giá
tham cho các chỉnh, tối ưu cho cell Ý nghĩa
toán số trị
số cell ngày cho các cell phục vụ
thường nghẽn hotspot
Khi sử dụng code
HSDPA, thì cell sẽ
để dành lại 1 lượng
code để phục vụ cho
Admissi HSPDS các kênh dch. Số
0...128,
on CHMarg 4 4 đến 8 8 lượng kênh để dành
step 1
control inSF128 càng nhiều lượng
nghẽn code càng ít
(tránh trường hợp
code HSDPA không
release kịp)
8kbps
(8),
16kbps
(16),
32kbps
(32),
Admissi
InitialBit 64kbps Tốc độ khởi tạo dịch
on 8kbps 8kbps 8kbps
RateDL (64), vụ R99 DL
control
128kbps
(128),
256kbps
Ngưỡn (256),
g khởi 384kbps
tạo tốc (384)
độ 8kbps
dịch (8),
vụ R99 16kbps
(16),
32kbps
(32),
Admissi
InitialBit 64kbps Tốc độ khởi tạo dịch
on 8kbps 8kbps 8kbps
RateUL (64), vụ R99 UL
control
128kbps
(128),
256kbps
(256),
384kbps
(384)
Số
Chỉ khai báo 1 code
code
Admissi Số code dành riêng cho
min
on min cho 1-15 5 5 1 HSDPA để tránh
cho
control HSDPA việc nghẽn RRC,
HSDP
RAB của R99
A
Cho phép sử dụng
dịch vụ ưu tiên sang
GSM (Directed
Retry) đối với các
Disabled cell ngày thường bị
Admissi Đẩy WireLes
(0), 1- 1- nghẽn và toàn bộ các
on thoại sPriority 1 - Enabled
Enabled Enabled Enabled cell phục vụ lễ hội sự
control về 2G Service
(1) kiện. Phải enabled
tham số này lên mới
tạo được ADJG-0.
Ngưỡng bắt đầu kích
hoạt thuật toán này là
Giá trị Giá trị cho Giá trị
Nhóm khai báo phép tinh khai báo
Thuật Tham Giải giá
tham cho các chỉnh, tối ưu cho cell Ý nghĩa
toán số trị
số cell ngày cho các cell phục vụ
thường nghẽn hotspot
TU DL power ≥
PtxTarget

Disabled
Admissi Tạo bộ FMCG cho
AMRDir (0), 1– 1–
on 1 – Enabled phép sử dụng tính
ReCell Enabled Enabled Enabled
control năng Directed Retry.
(1)
Ánh xạ vào bộ
Admissi
RtFmcgI 1...100, ứng với ứng với ứng với FMCG cho phép sử
on
dentifier step 1 FMCG FMCG FMCG dụng tính năng
control
Directed Retry.
Định nghĩa quan hệ
neighbour 2G được
direted Retry với ID
Admissi = 0.
on ADJG-0 0-100 Id = 0. Id = 0. Id = 0. Lưu ý: thông thường
control phải xóa neighbour
cũ (ID <> 0) rồi mới
tạo neighbour mới có
ID = 0.
Ngưỡng PtxTarget +
PTxOffset là ngưỡng
overload
control, trong trường
hợp này là: 95%, đến
Overloa Overlo 0...6 dB,
PTxOffs PTxOffset: PTxOffset:0 PTxOffset: ngưỡng
d ad step 0.1
et 0 dB dB 0 dB này các hành động
control control dB
giảm tốc độ của PS,
giải phóng kết nối PS
của thuật toán
overload control sẽ
được khởi tạo.

7. Tham số khai báo cho dịch vụ HSDPA/DC-HSDPA


7.1. Tham số HSDPA
7.1.1. Quan điểm khai báo
 Sử dụng hiệu quả các tính năng nâng cao chất lượng data 3G đã đầu tư:
HSDPA 21.2 Mbps, lisence số UE HSDPA, giữ kết nối đồng thời, HSPA
handover over Iur.
 Các tham số tối ưu cơ bản: Công suất dành cho HSDPA, thuật toán cấp
phát code, số code SF16 tối đa dành cho HSDPA, số kênh HS-SCCH,
thuật toán lập lịch truyền dữ liệu…được khai báo đồng nhất cho tất cả các
vendor.
 Các tham số liên quan thuật toán riêng của từng vendor thì được khai báo
riêng.
7.1.2. Bộ tham số khai báo chi tiết cho vendor
a. Vendor Huawei
Nhó
Giá trị Đơ Mức
m Giá trị
Tham số khai n khai Ý nghĩa tham số
tham thực
báo vị báo
số
DL streaming Tham số này quyết định một kết nối data sẽ
traffic được mang trên kênh DCH R99 hay kênh
kb
threshold on D8 8kbps RNC HS_DSCH. Khi tốc độ DL của dịch vụ
ps
HSDPA[kbit/ Streaming > ngưỡng cấu hình bởi tham số này
s] thì dịch vụ sẽ được mang trên kênh HSDPA.
Tham số này quyết định một kết nối data sẽ
DL BE traffic
được mang trên kênh DCH R99 hay kênh
threshold on kb
D8 8kbps RNC HS_DSCH của HSDPA. Khi tốc độ DL của
HSDPA[kbit/ ps
dịch vụ BE > ngưỡng cấu hình bởi tham số này
s]
thì dịch vụ sẽ được mang trên kênh HSDPA.
Maximum
Số UE HSDPA giữ kết nối đồng thời tối đa
Điều HSDPA user 64 64 UE Cell
trong 1 cell là 64 User.
khiển number
truy Downlink
nhập GBR for BE
service (Áp
dụng cho
traffic class:
Background
kb Tốc độ cấp phát tối thiểu cho dịch vụ HSDPA
và interactive. D64 64 RNC
ps là 64 kbps.
Bearer Type :
HSPA. User
Priority: cả 3
loại COPPER,
SILVER,
GOLD.)
16QAM Bật chuyển mạch cho phép hỗ trợ 16 QAM
OPEN OPEN Cell
Switch mức cell.
Scheduling Sử dụng thuật toán lập lịch để chuyền dữ liệu:
EPF EPF Cell
Method Enhance professsional fair.
Power Được phép sử dụng tới 98% công suất phát tối
2 2 Cell
Margin(%) đa cấu hình trên cell.
HS-SCCH
Power
Control Điều khiển công suất cho HS-SCCH dựa trên
CQI CQI Cell
Method in CQI.
CELL DCH
state
Nếu không có dịch vụ R99, 1 User HSDPA có
Max Power thể dùng tối đa 100% công suất công suất còn
Per Hs- 100 100 Cell lại của cell, bằng công suất phát tối đa của cell
user(%) * 98% - Công suất CPICH – Công suất các
kênh chung.
Dynamic Thuật toán cho phép điều chỉnh cấp phát code
Khai OPEN OPEN Cell
Code Switch động tại NodeB
báo
CQI
HSD CQI_A CQI_A
NonConversat
PA DJ_BY DJ_BY Bật thuật toán điều chỉnh CQI sau khi UE báo
ional Adjust Cell
14.4 _DNY_ _DNY_ cáo về.
Algorithm
Mbp BLER. BLER.
Switch
s
Allocate Code Automa Automa Chọn chế độ cấp phát code HSDPA là cấp phát
Cell
Mode tic tic động.
SF Tham số này quyết định số user tối đa được lập
Code Number
3 3 12 Cell lịch để truyền dữ liệu đồng thời trong mỗi TTI
for HS-SCCH
8 2ms.
CQIFbCk D8 8 ms Cell
Chu kì báo cáo giá trị CQI về mạng. Cứ sau
CQIFbCkforS
D8 8 ms Cell 8ms thì UE gửi báo cáo CQI về mạng 1 lần.
HO
Nhó
Giá trị Đơ Mức
m Giá trị
Tham số khai n khai Ý nghĩa tham số
tham thực
báo vị báo
số
Code Max
SF Cấu hình tối đa 15 code SF16 có thể sử dụng
Number for 15 15 Cell
16 cho dịch vụ HSDPA.
HS-PDSCH
Code Min
SF Cấu hình tối thiểu 5 code SF16 có thể sử dụng
Number for 5 5 Cell
16 cho dịch vụ HSDPA.
HS-PDSCH
The Offset of
Là offset giữa tổng công suất dành cho HSPA
HSPA Total 0 0 dB Cell
và công suất tối đa được phát trong cell.
Power[0.1dB]
MPO (measurement power offset) là giá trị bù
HS-PDSCH
công suất được UE sử dụng để tính toán CQI
MPO 2.5DB 2.5DB dB Cell
trước khi gửi báo cáo về NodeB. Giá trị cấu
Constant[dB]
hình trên tương đương với MPO = 7.5dB.
Cho phép code đang chiếm bởi các dịch vụ
Code Adjust
R99 có thể được dịch chuyển, tối ưu để tạo ra
Switch for ON ON cell
mã SF16 dành cho HSDPA  tăng tốc độ DL
HSDPA
data HSPA.
User Number
for Code Số UE R99 tối đa bị dịch chuyển cây mã mỗi
3 3 cell
Adjust for lần.
HSDPA
POWE POWE Thuật toán cấp phát tài nguyên cho HSDPA
RSCALLOC
RCODE RCODE Cell theo cơ chế cân bằng giữa code và power 
M
_BAL _BAL đảm bảo sử dụng hiệu quả tài nguyên nhất.
Đối với các trạm có license hỗ trợ HSDPA 21.1 Mbps, khai báo đầy đủ các tham số trong mục “Khai
báo HSDPA 14.4 Mbps”, đồng thời khai báo thêm các tham số dưới đây.
Cell DL Cấu hình DL enhance layer 2: Cho phép kích
L2ENHANC thước của các gói tin PDU được mở rộng tối
Khai ON ON cell
ED Function đa từ 656bit  1504Byte, đồng kích thước
báo
Switch gói tin PDU được phép thay đổi linh hoạt.
HSD
Cell 64QAM
PA
Function ON ON cell Bật điều chế 64 QAM mức cell.
21.2
Switch
Mbp
CFG_HSDPA
s
_64QAM_S ON ON RNC Bật điều chế 64 QAM mức RNC.
WITCH
HSDSC HSDSC
H H Hỗ trợ HO cho dịch vụ HSDPA qua giao diện
external
support support Iur, tham số khai báo trong quan hệ relation
Cell
indicati indicati external.
on: ON on: ON
Khai F- F-
báo DPCH DPCH Hỗ trợ HO cho các kênh F_DPCH qua giao
external
tham support support diện iur, tham số khai báo trong quan hệ
Cell
số indicati indicati relation external.
chuy on: ON on: ON
ển CellCapConta downlin downlin
giao inerFdd k k
Hỗ trợ chuyển giao biên Iur cho cho các kết
cho 64QAM 64QAM external
nối đang sử dụng điều chế 64 QAM, tham số
dịch support support Cell
khai báo trong quan hệ relation external.
vụ indicato indicato
HSD r: ON r: ON
PA FLEX_ FLEX_
MACD MACD Cho phép các gói tin PDU vẫn thay đổi động
_PDU_ _PDU_ external được kích thước khi chuyển giao qua biên
SIZE_S SIZE_S Cell Iur, tham số khai báo trong quan hệ relation
UPPOR UPPOR external.
T T
Nhó
Giá trị Đơ Mức
m Giá trị
Tham số khai n khai Ý nghĩa tham số
tham thực
báo vị báo
số
IurHsdpaSupp Hỗ trợ HO cho dịch vụ HSDPA qua giao diện
ON ON RNC
Ind Iur, chuyển mạch mức RNC.
CM Cho phép UE đang ở kênh HS_DSCH có thể
Permission thực hiện đo đạc compressed mode trực tiếp
1 Permit RNC
Ind on mà không cần về R99  Tối ưu việc chuyển
HSDPA HSDPA  R99.
CM Cho phép UE đang sử dụng HSPA+ có thể
Permission thực hiện đo đạc compressed mode trực tiếp
1 Permit RNC
Ind on mà không cần về R99  Tối ưu việc chuyển
HSPA+ HSDPA  R99.
b. Vendor Ericsson
Nhóm Giá trị Mức
Giá trị
tham Tham số khai Đơn vị khai Ý nghĩa tham số
thực
số báo báo
licenseCapa
Load LIC số user HSDPA tối đa hỗ trợ đồng
cityNumHsd ON ON
thời trên cell. Đây là LIC mức nodeB
paUsers
Số UE HSDPA giữ kết nối đồng thời tối đa
Điều Cell,
maxNumHs 32/64/9 trong 1 cell. Khai báo theo license thực tế
khiển 32/64/96 UE Node
dpaUsers 6 hiện có tại mỗi cell/NodeB. Khai báo đúng
truy B
theo license thực có của trạm.
nhập
Số UE HSDPA tối đa mà 1 cell có thể cho
hsdpaUsers 30/60/9 phép truy nhập. Nếu quá ngưỡng này, kết nối
30/60/90
Adm 0 mới sẽ không được thiết lập trên kênh HS-
DSCH
Enable Khai báo cho phép cell hỗ trợ dịch vụ
1 1 Cell
HSDPA HSDPA.
featureState ACTIV ACTIV Node
Bật điều chế 16 QAM mức NodeB.
16Qam E E B
featureState
HsdpaDyna ACTIV ACTIV Node Chọn chế độ cấp phát code HSDPA là cấp
micCodeAll E E B phát động.
ocation
featureState Active tính năng Incremental Redundancy,
HsdpaIncre ACTIV ACTIV Node tính năng này cho phép tăng khả năng giải mã
mentalRedu E E B sửa lỗi của UE HSDPA trong quá trình
ndancy truyền.
featureState Active tính năng Flexible Scheduler cho phép
ACTIV ACTIV Node
HsdpaFlexib chạy thuật toán lập lịch động để truyền dữ
Khai E E B
leScheduler liệu cho UE.
báo featureState
HSDP HsdpaImpro ACTIV ACTIV Node Active tính năng LinkAdaptation để tối ưu
A 14.4 vedLinkAda E E B công suất cho HSDPA.
Mbps ptation
PROPO PROP
RTION ORTIO
queueSelect AL_ NAL_ Node Thuật toán lập lịch để truyền dữ liệu cho UE
Algorithm FAIR_ FAIR_ B HSDPA là Proportional fair medium.
MEDIU MEDI
M UM
Tham số này quyết định số user tối đa được
numHsScch
3 3 SF128 Cell lập lịch để truyền dữ liệu đồng thời trong mỗi
Codes
TTI 2ms.
maxNumHs Node Cấu hình tối đa 15 code SF16 có thể sử dụng
15 15 SF16
PdschCodes B cho dịch vụ HSDPA.
numHsPdsc Cấu hình tối thiểu 5 code SF16 có thể sử
5 5 SF16 Cell
hCodes dụng cho dịch vụ HSDPA.
Nhóm Giá trị Mức
Giá trị
tham Tham số khai Đơn vị khai Ý nghĩa tham số
thực
số báo báo
hsPowerMar Node Là offset giữa tổng công suất dành cho HSPA
2 0.2dB dB
gin B và công suất tối đa được phát trong cell.
hsMeasurem
MPO được UE sử dụng để tính toán lại CQI
entPowerOf 80 8 dB dB Cell
trước khi gửi báo cáo về mạng.
fset
cqiAdjustme Node Bật thuật toán điều chỉnh CQI sau khi UE báo
TRUE TRUE
ntOn B cáo về.
cqiFeedback Chu kì báo cáo giá trị Channel Quality Index
8 8 ms Cell
Cycle (CQI) của UE về mạng.
codeThresh Luôn cho phép sử dụng các gói tin RLC PDU
0 0 code Cell
oldPdu656 có kích thước 656Bytes để truyền dữ liệu.
Định nghĩa số lượng HSDPA processing
resources (HPR) dùng để xử lí HSDPA khai
trên mỗi card TX (Mỗi HPR tủ 3206 và 3418
hỗ trợ từ 15->20 code SF16 tuy cách cấu
hình, HPR tủ 6601 hỗ trợ 30 code SF16).
+) Đối với tủ 6601 dùng DUW v1 (Viettel
đang dùng DUW20) khai báo là 2. Nếu trạm
phát CH1 (3 cell), mỗi cell đảm bảo 15 code
SF16, 32 user HSDPA/16 user EUL và 131
CE xử lí R99 cho 3 cell. Nếu trạm phát CH2
(6 cell), mỗi cell sẽ hỗ trợ 32 user HSDPA 16
user EUL và fix 1 code SF16, 27 code sẽ
cấp dynamic cho 3 cell từ 1->3, 27 code còn
lại sẽ cấp dynamic cho 3 cell từ 4->6 và 131
CE xử lí R99 cho cả 6 cell. Như vậy trung
bình mỗi cell sẽ có 10 code SF16, do cấp phát
code là động nên cell vẫn có thể lên được
max 16 code SF16
+) Đối với tủ 6601 dùng DUW v2 (Viettel
mua DUW31) không khai báo tham số này.
Việc định nghĩa tài nguyên cho HS và EUL
được hệ thống thực hiện tự động (có thể
check thông qua tham số
numHsCode Node staticNumHsCodeResources, giá trị tham số
3,2 3,2
Resources B từ 1-6, phụ thuộc vào từng version). Tủ
DUW31 phát CH1, CH2 đều đảm bảo 15
code SF16 cho mỗi cell.
+) Đối với tủ 3418, 3206 phát CH1 khai báo
là 3 cho card TXHS-06. Việc khai báo này
đảm bảo mỗi cell hỗ trợ 16 code SF16, 32
user HSPA/16 user EUL, 131 xử lí R99 cho 3
cell.
+) Đối với tủ 3206, 3418 phát CH2 dùng 1
card TXHS-06 khai báo là 3. Với cách khai
báo này mỗi cell chỉ hỗ trợ 10 code SF16, 32
user HSDPA/ 16 user EUL; 131 CE xử lí R99
cho 6 cell
+) Đối với trạm 3206, 3418 phát cấu hình 2
dùng 2 card TX, khai báo là 3 cho mỗi card
TX. Với cách khai báo này mỗi cell chỉ hỗ trợ
15 code SF16, 32 user HSDPA/ 16 user EUL;
256 CE xử lí R99 cho 6 cell
+ Đối với tủ 6601 dùng 2 khối DUWv1
(DUW20) đấu với nhau phát CH3 ( 9 cell),
khai báo cho mỗi DUW là 2. Việc khai báo
này đảm 6 cell F2, F3 hỗ trợ 15 code SF16,
32 user HSDPA/ 16 user EUL; 3 cell F1 được
cấp phát fix 1 code, cấp phát động 27 code
Nhóm Giá trị Mức
Giá trị
tham Tham số khai Đơn vị khai Ý nghĩa tham số
thực
số báo báo
SF16 ( F1 chủ yếu chứa thoại nên việc này
đảm bảo)
+ Đối với tủ 6601 dùng khối DUWv1
(DUW20) và DUWv2 (DUW31) đấu với
nhau phát CH3 ( 9 cell), chỉ khai báo tham số
là 2 cho tủ DUWv1 (DUWv2 tự cấu hình).
Việc khai báo đảm bảo mỗi cell 15 code
SF16, 32 user HSDPA/16 user EUL.
'+ Đối với tủ 3418 và 3206: Tăng số code
HSDPA cho mỗi HSDPA processing
resource (HPR) card TX từ 20->26 code (
HPR hiện tại chỉ hỗ trở 20 code).
Trong trường hợp trạm phát CH2 ( 6 cell )
chỉ có một card TX, khai báo tối đa 3 HPR --
> Trung bình mỗi cell mỗi cho có 10 code
HSDPA, cho tốc độ trung bình tối đa là 7.2
featureStateI
ACTIV ACTIV Node Mbps.
ncrNumHsC
ATED ATED B Áp dụng tính năng cho trường hợp này. Số
odes
code trung bình của mỗi cell là tăng từ 10 ->
13 code SF16. Việc cập phát code là động
nên cell vẫn có thể lên được 15 code SF16
+ Tương tự với tủ 6601 phát CH2, sau khi
apply tính năng số code trung bình của mỗi
cell tăng từ 10->13 code SF16
Thực hiện active tính năng cho toàn bộ các
trạm có thể khai báo được.
steeredHsAl Node Cấu hình việc gán cell vào từng HSDPA
FALSE FALSE
location B processing resources là động.
+ Mỗi HS-TXM trên card DUW của Ericsson
bị giới hạn bởi 2 khóa là khóa về phần mềm
(Software) và khóa phần cứng (Hardware).
Điều này dẫn tới thông thường mỗi một HS-
TXM chỉ có tối đa 30 codes HSDPA.
+ Việc chỉ cấp tối đa được 30 codes
HSDPA/1HS-TXM khiến cho node B
DUWv1 (DUW2001) khai báo cấu hình 2
(được khai báo 2 HS-TXM) chỉ có thể có tối
đa 60 code HSDPA, khiến cho trung bình
mỗi carriers chỉ có trung bình 10 codes
HSDPA.
+ Tính năng Increased HSDPA Code
featureStateI Capacity cho phép mở khóa mềm (Software),
ACTIV Node
ncreasedHs 1 giúp tăng gấp đôi số code HSDPA của mỗi
ATED B
CodeCap HS-TXM (từ 30 codes HSDPA lên 60 codes
HSDPA). Sau khi khai báo tính năng này thì
số code trung bình trên mỗi carriers có thể đạt
tối đa 15 codes HSDPA.
+ Yêu cầu khai báo cho tất cả các tủ sử dụng
card DUWv1.
Ghi chú: Thực hiện lock/unlock kênh HS-
DSCH sau khi khai báo đủ các tham số trên:
Block: bl
RncFunction=1,UtranCell=HNI1234,Hsdsch
=1
Unlock: deb
RncFunction=1,UtranCell=HNI1234,Hsdsch
=1
featureState + Bật tính năng HSDPA Dynamic Power
ACTIV Node
HsdpaPower 1 Sharing cho phép chia sẻ công suất giữa các
ATED B
Sharing cell trong cùng 1 sector (giữa các carrier
Nhóm Giá trị Mức
Giá trị
tham Tham số khai Đơn vị khai Ý nghĩa tham số
thực
số báo báo
trong khai báo trên cùng 1 RRU) trên kênh
chia sẻ đường xuống tốc độ cao (HS-DSCH).
Thông thường mỗi cell được ấn định một giá
trị công suất tối đa (giá trị này với vendor
Ericsson được tính bằng: Công suất tối đa
RRU/số carrier khai báo). Việc khai báo này
có thể xảy ra trường hợp trong cùng 1 sector,
có cell không sử dụng hết công suất tối đa,
trong khi các cell còn lại đã bị giới hạn về
công suất.
+ Với tính năng này, công suất không sử
dụng trong 1 cell có thể được chuyển sang
cell khác để sử dụng, việc tính toán này được
thực hiện trong mỗi TTI 2ms. Các kết quả thử
nghiệm cho thấy tính năng này giúp tốc độ
download cải thiện ~10%.
Giá trị
giống
nhau đối
maximumTr Thông thường khai báo bằng 20W, tùy thuộc
với các
ansmissionP dBm Cell license công suất đang có, nếu cell bị nghẽn
cell
ower có thể tăng công suất max lên tối đa 30W.
trong
cùng 1
sector
Giá trị giống nhau đối với các cell trong cùng
1 sector. Khai báo theo mục 1: Các tham số
Giá trị
khai báo trong idle mode. Chú ý: Thực hiện
giống
lock/unlock kênh HS-DSCH sau khi khai báo
nhau đối
đủ các tham số trên:
với các
tCell chip Block: bl
cell
RncFunction=1,UtranCell=HNI1234,Hsdsch
trong
=1
cùng 1
Unlock:
sector
debRncFunction=1,UtranCell=HNI1234,Hsd
sch=1
Trạm truyền dẫn ≥
42Mbps thì cho
phép khai tốc độ Tham số quy định tốc độ DL tối đa trên 1
DL tối đa trên User User tại lớp mac_HS. Trạm truyền dẫn ≥
là 42 Mbps. Đối Node 42Mbps thì cho phép khai tốc độ DL tối đa
Maxhsrate
với các trạm có B trên User là 42 Mbps. Đối với các trạm có
băng thông Iub < băng thông Iub < 42 Mbps thì tốc độ DL max
42 Mbps thì tốc độ trên User = 75% băng thông.
DL max trên User
= 75% băng thông
Đối với các trạm có license hỗ trợ HSDPA 21.2 Mbps, khai báo đầy đủ các tham số trong mục
“Khai báo HSDPA 14.4 Mbps”, đồng thời khai thêm các tham số dưới đây.
Khai Cấu hình DL enhance layer 2: Cho phép kích
báo featureState thước của các gói tin PDU được mở rộng tối đa
ACTIV ACTIV
HSDP EnhancedLa NodeB từ 656bit -> 1504Byte, nếu không cấu hình
E E
A 21.2 yer2 tham số này thì không thể đạt được tốc độ 21.2
Mbps Mbps.
featureState ACTIV ACTIV
NodeB Bật điều chế 64 QAM mức NodeB.
64Qam E E
Khai hsdschS hsdsch
Hỗ trợ HO cho dịch vụ HSDPA qua giao diện
báo upport: Suppor Iurlink
cellCapabilit Iur.
tham ON t: ON
yControl
số enhance enhanc Hỗ trợ chuyển giao biên Iur cho HSDPA 21.2
Iurlink
chuyể dL2Sup edL2Su Mbps.
Nhóm Giá trị Mức
Giá trị
tham Tham số khai Đơn vị khai Ý nghĩa tham số
thực
số báo báo
n giao port: ON pport:
cho ON
dịch fdpchSu fdpchS
Hỗ trợ HO cho các kênh F_DPCH qua giao
vụ pport: upport: Iurlink
diện Iur.
HSDP ON ON
A hsdschS hsdsch Externa
Hỗ trợ HO cho dịch vụ HSDPA qua giao diện
upport: Suppor lUtran
Iur.
ON t: ON Cell
enhanc
enhance Externa
cellCapabilit edL2Su Hỗ trợ chuyển giao biên Iur cho HSDPA 21.2
dL2Sup lUtran
y pport: Mbps.
port: ON Cell
ON
fdpchSu fdpchS Externa
Hỗ trợ HO cho các kênh F_DPCH qua giao
pport: upport: lUtran
diện Iur.
ON ON Cell
servHsChan Không chuyển từ HSDPA --> R99 khi chuyển
0 OFF RNC
geInterRnc giao qua biên Iur.
Không chuyển từ HSDPA --> R99 khi chuyển
servHsChan
0 OFF RNC giao HSPDA cell change giữa các cell cùng tần
geIntraRnc
trong cùng RNC.
changeOfBe
Không chuyển từ HSDPA về R99 khi change
stCellIntraR 0 OFF RNC
best cell trong tập AS (các cell cùng RNC).
nc
changeOfBe
Không chuyển từ HSDPA về R99 khi change
stCellInterR 0 OFF RNC
best cell trong tập AS (các cell khác RNC)
nc
poorQuality Không cho phép HSDPA chuyển về R99 khi
0 OFF RNC
Detected điều kiện vô tuyến tồi.
hsCellChan Tham số cho phép hỗ trợ chuyển giao cho dịch
TRUE TRUE RNC
geAllowed vụ HSDPA giữa các cell 3G.
Cho phép HSDPA có thể được thiết lập trên
các cell không phải là best cell trong tập active
hsOnlyBest
FALSE FALSE RNC set. Trong quá trình share tải giữa F1_Fx, để
Cell
đẩy được HSPDA sang thiết lập trên cell Fx thì
cần OFF tham số này.
c. Vendor ZTE
Nhó
Giá trị
m Giá trị Đơn Mức khai
Tham số khai Ý nghĩa tham số
tham thực vị báo
báo
số
Cell 3G hỗ trợ đầy đủ các dịch vụ DCH,
hspaSptMeth 3 3 UtranCell
HSDPA, HSUPA.
Điều
Khi cell hỗ trợ HSDPA, tham số này cấu
khiể
hình bằng 1 cho phép việc thiết lập RAB,
n hsdStat 1 1 Cell
cấu hình lại kênh, chuyển giao được thực
truy
hiện trực tiếp trên các kênh HSDA.
nhập
HsdschTrafLi Tối ưu HSDPA giữ kết nối tối đa đồng
64 64 Cell
mit thời cho phép trong cell.
Nhó
Giá trị
m Giá trị Đơn Mức khai
Tham số khai Ý nghĩa tham số
tham thực vị báo
báo
số
[23850
@3880
[23850
0@640
@38800
00@12
@64000
8000@ Các mức tốc độ downswitch khác nhau
@12800
384000 đối với dịch vụ HSDPA. ZTE quy định 12
0@3840
@7680 mức tốc độ. Khi cell bị Overload Control,
00@768
00@12 tốc độ download sẽ giảm xuống các mức
000@12
00000 lần lượt theo từng bước: 21Mbps xuống
HSGBRLEV 00000@ bps RNC
@3650 14Mbps, 10Mbps… Trong trường hợp
3650000
000@7 nghẽn, đối với các kết nối đang giữ, tốc
@72000
200000 độ sẽ được giảm xuống 23.85 kbps. Đối
00@101
@1010 với các kết nối thiết lập mới tốc độ khởi
00000@
0000@ tạo sẽ là 23.85 kbps.
1400000
140000
0@2109
00@21
6000]
096000
]
Bật tính năng cho phép cell hỗ trợ điều
16 QAM chế 16 QAM. Mặc định tham số này đã
1 1 Cell
enable được khai báo. Không cần thay đổi, điều
chỉnh.
maxNumofHs Số Code SF16 tối đa dành cho dịch vụ
15 15 Cell
pdsch HSDPA.
minNumofHs Số Code SF16 tối thiểu dành cho dịch vụ
5 5 Cell
pdsch HSDPA.
Số code dành cho HS-SCCH, khai báo
tương đương với việc có tối đa 3 User
numofHsscch 3 3 Cell
HSDPA được lập lịch để truyền dữ liệu
đồng thời trong mỗi TTI 2ms.
MPO được UE sử dụng để tính toán lại
measPwrOffs
8 8 Cell CQI được report. Giá trị cấu hình trên
et
tương đương với MPO = 8dB.
Việc cấp phát tài nguyên Power cho
HSDPA sẽ do NodeB chỉ định. Với chế
độ này, HSDPA sẽ sử dụng phần còn lại
HsdschTotPw
2 2 RNC của tổng công suất sau khi trừ đi phần
rMeth
công suất dành cho dịch vụ R99. Việc cấu
hình ở NodeB sẽ giúp thuật toán cấp phát
được tính toán nhanh hơn.
Thời gian định kỳ thống kê số code dành
cho HS-PDPCH. Sau mỗi khoảng thời
CodeUptPrd 2 2 s RNC gian này sẽ thực hiện tăng giảm số lượng
code dành cho HS-PDSCH, tùy thuộc vào
lượng code đang sử dụng.
CodeUptPrdU Đơn vị thời gian báo cáo định kỳ Code
1 1 RNC
nit (0:ms, 1:s).
Phần code dự phòng dành cho DPCH.
Với giá trị 16 hiện tại tức là luôn dự
phòng 16 SF512 (tức 4 SF128) cho
DpchCodeHy 16 16 Cell
DPCH. Nếu lượng dự phòng lớn, số kênh
HS-PDSCH sẽ không thể tăng lên mức
cao nhất được -> Không đạt tốc độ cao.
Ngưỡng giảm code dành cho HS-PDSCH.
Với giá trị 16 hiện tại tức là nếu tổng tài
CodeUptHyA 16 16 Cell nguyên code dành cho (dịch vụ Non-HS+
dịch vụ HS) chiếm quá 496 SF512 (=512
SF512 - 16 SF516), thì sẽ giảm 1 code
Nhó
Giá trị
m Giá trị Đơn Mức khai
Tham số khai Ý nghĩa tham số
tham thực vị báo
báo
số
SF16 của dịch vụ HS. Do vậy nếu giá trị
CodeUptHyA lớn thì sẽ không để đạt
được mức cao nhất số kênh HS-PDSCH -
> Không đạt tốc độ cao.

Chu kì phản hồi CQI trên kênh HS-


DPCCH, giá trị này quá nhỏ có thể gây
nhiễu UL cao, giá trị này quá dài sẽ làm
CqiCycle 8 8 ms RNC
chậm chi kì báo cáo chất lượng CQI về
mạng --> có thể làm ảnh hưởng đến tốc
độ DL.
Đối với các trạm có license hỗ trợ HSDPA 21.2 Mbps, khai báo đầy đủ các tham số trong mục “Khai
báo HSDPA 14.4 Mbps”, đồng thời khai báo thêm các tham số dưới đây
RNC64QAMI Kich hoạt tính năng hỗ trợ điều chế 64
1 1 RNC
ND QAM mức RNC.
SUPT64QAM Kich hoạt tính năng hỗ trợ điều chế 64
1 1 Cell
IND QAM mức Cell
Khai
Bật tính năng Enhand L2 tăng tốc độ
báo
HSDPA mức RNC: Cho phép kích thước
HSD
RNCENL2IN của các gói tin PDU được mở rộng tối đa
PA 1 1 RNC
D từ 656bit --> 1504Byte, đồng thời kích
21.2
thước gói tin PDU được phép thay đổi
Mbp
linh hoạt.
s
Bật tính năng Enhand L2 tăng tốc độ
HSDPA mức RNC: Cho phép kích thước
IMPDLL2SU của các gói tin PDU được mở rộng tối đa
1 1 Cell
PTIND từ 656bit --> 1504Byte, đồng thời kích
thước gói tin PDU được phép thay đổi
linh hoạt.
Khai báo cho biết: Cell relation đích cũng
HSPASPTME External
3 3 hỗ trợ các dịch vụ HSPA, PS R99, CS
TH UtranCell
R99.
Dl64QAMSu External
1 1 Khai báo cell neighbour hỗ trợ 64QAM.
ptInd UtranCell
RNCFEATS Tham số quy định việc chấp nhận chuyển
1 1 Iur
WITCH1 giao dịch vụ HSDPA qua Iur-link.
Khai
RNCFEATS
báo 1 1 Iur Hỗ trợ chuyển giao qua Iur cho báo hiệu.
WITCH4
tham
số RNCFEATS Hỗ trợ chuyển giao qua Iur cho dịch vụ
1 1
chuy WITCH15 R99.
ển Khai tham số này bằng 4 thì RNC của
giao ZTE mới thực hiện trao đổi thông tin về
NRESPARA1
cho 4 4 Iur địa chỉ của lớp truyền tải với RNC của
8
dịch vendor khác trong quá trình chuyển giao
vụ qua Iur.
HSD Tắt chế độ chuyển giao từ HSDPA về
PA IBChQSwch 0 0 RNC DCH dựa trên EcNo đối với các dịch vụ
Interactive và Back ground
Tắt chế độ chuyển giao từ HSDPA về
SChQSwch 0 0 RNC DCH dựa trên EcNo đối với các dịch vụ
Streaming.
Cho phép UE thực hiện compressed mode
HsdpaCmAss
1 Parallel RNC khi đang sử dụng HSDPA mà không cần
oMode
về R99.
d.Vendor NSN
Nhó Giá
m trị Giá trị Mức
Tham số Ý nghĩa tham số
tham khai thực khai báo
số báo
HSDPA Active feature cho phép hỗ trợ HSDPA mức
HSDPAcapability 0 WCEL
capable cell.
Bật tham cho phép cell hỗ trợ dịch vụ
HSDPAenabled 1 Enabled WCEL
HSDPA.
HSDPA48UsersEna
1 In use RNFC Active tính năng cho phép hỗ trợ tối đa 48,
bled
64, 72 User HSDPA đồng thời trong cell.
HSDPA64UsersEna Cell hỗ trợ nhiều loại license số UE HSDPA
1 Enabled WCEL
bled đồng thời, thì chỉ cần bật license có số lượng
HSPA72UsersPerCe User hỗ trợ lớn nhất.
1 Enabled WCEL
ll
Number
Tham số khai báo số UE HSDPA cực đại cho
of
phép giữ kết nối đồng thời trong cell. Giá trị
HSDPA
MaxNumberHSDPA cấu hình bằng 0 nghĩa là không giới hạn về
0 users is WCEL
Users mặt tham số  việc có bị giới hạn hay không
not
là do license số User HSDPA đồng thời quyết
restricted
định.
.
Number Không giới hạn số mac-d flow được xử lý
of HS- trong cell. NodeB truyền dữ liệu cho UE qua
DSCH lớp mac-d, mỗi UE được xử lý bởi một mac-d
MaxNumberHSDSC MAC-d flow riêng, việc cấu hình như trên nghĩa là số
0 WCEL
HMACdFlows flows is UE HSDPA giữ kết nối đồng thời không bị
not giới hạn bởi tham số mac-d flow mà chỉ bị
restricted giới hạn bởi license số User HSDPA đồng
. thời đã mua.
Điều Bật tham số cho phép báo hiệu UL của
khiể HSDPA được mang trên kênh UL A-DCH có
HSDPA16KBPSRet
n 1 Enabled RNFC tốc độ 16kbps. Nếu không có tính năng này
urnChannel
truy thì báo hiệu UL A-DCH luôn được mang trên
nhập kênh 64 kbps  gây tốn tài nguyên.
HSDPAInitialBRUL RNHSP Tốc độ bít khởi tạo của kênh UL A-DCH, khi
64 64 kbps
StrNRT A dịch vụ sử dụng là streaming.
Tham số này quy định tốc độ bitrate nhỏ nhất
cho kênh UL A-DCH khi dịch vụ sử dụng là
streaming. Tham số này phải cấu hình =<
HSDPAMinBRULS RNHSP
16 64 kbps tham số HSDPAInitialBRULStrNRT. Nếu
trNRT A
giá trị này để quá cao có thể dẫn đến bị nghẽn
CE UL. Để cấu hình được tham số này cần
phải bật HSDPA16KBPSReturnChannel = 1.
Tham số này quy định tốc độ bitrate khởi tạo
HSDPAinitialBitrate RNHSP của kênh UL A-DCH, giá trị cấu hình của
64 64 kbps
UL A tham số này phải >= giá trị của
HSDPAminAllowedBitrateUL.
Tham số quy định tốc độ bitrate nhỏ nhất của
kênh UL A-DCH, giá trị này cấu hình quá lớn
HSDPAminAllowed RNHSP
16 16 kbps có thể gây nghẽn tài nguyên CE UL. Để cấu
BitrateUL A
hình được tham số này cần phải bật
HSDPA16KBPSReturnChannel = 1.
Tham số quy định việc RNC có sử dụng các
thông tin liên quan đến Qos của UE được gửi
Limitatio xuống trong quá trình thiết lập RAB hay
HSDPAPeakRateLi RNHSP
1 n is không, cụ thể là các thông tin Maximum bit
mitRABMax A
active rate, GBR trong bản tin RAB Setup gửi
xuống. Giá trị 1 nghĩa là RNC sẽ sử dụng
Qos từ core gửi xuống.
Khai HSDPA14MbpsPer Khai báo cell hỗ trợ tốc độ tối đa 14
1 Enabled WBTS
báo User Mbps/User HSDPA.
Nhó Giá
m trị Giá trị Mức
Tham số Ý nghĩa tham số
tham khai thực khai báo
số báo
HSD HSDPADynamicRe Bật thuật toán cấp phát tài nguyên động cho
1 Enabled RNFC
PA sourceAllocation HSDPA ở trong cell.
14.4 Số code SF16 tối thiểu cho dịch vụ HSDPA
Mbp DPCHOverHSPDS
5 5 WCEL khi xẩy ra nghẽn code. Đây là giá trị offset so
s CHThreshold
với số code max HS-PDSCH.
false,fals
e,false,fal
se,false,tr
00000 HSDPA Code = 000001111111111 (15
ue,true,tr
HSPDSCHCodeSet 11111 WCEL code). Số code SF16 tối thiểu dành cho
ue,true,tr
11111 HSDPA là 5 code SF16, tối đa là 15 code.
ue,true,tr
ue,true,tr
ue,true
Bật thuật toán flexible RLC, cho phép kích
thước các gói tin PDU không bị cố định
FRLCEnabled 1 Enabled RNC 336bit, 656bit mà có thể linh động điều chỉnh
căn cứ vào tài nguyên còn lại của cell và điều
kiện vô tuyến của UE.
RLC
Cho phép sử dụng các gói tin PDU có kích
PDUSize656WithH PDU size
2 WBTS thước 656 bít để truyền tin nhằm làm tăng tốc
SDSCH 656 can
độ DL.
be used
Chỉ khi tốc độ DL > ngưỡng cấu hình bởi
1024
PDUSizeBitRateThr 1024 RNC tham số này thì các gói tin PDU với kích
kbps
thước 656 sẽ được sử dụng để truyền tin.
Quy định số code SF16 tối thiểu cần cấp cho
PDUSizeCodeThres
5 5 RNC UE để UE có thể sử dụng các PDU với kích
hold
thước 656 Bit.
Số kênh HS-SCCH được khai báo trong 1
MaxNbrOfHSSCCH cell, tham số khai báo tương đương với việc
3 3 WCEL
Codes cho phép tối đa 3 User HSDPA được lập lịch
đồng thời trong 1 TTI 2ms.
Tốc độ bit rate tối đa tại lớp MAC-d flow
MaxBitRateNRTM
RNHSP (khai báo tốc độ HSDPA tối đa hỗ trợ trên
ACDFlow 0 0
A cell). Giá trị khai báo bằng 0 nghĩa là không
giới hạn.
Trong thuật toán cấp phát code cho HSDPA,
sau khi tăng code SF16 cho dịch vụ HSPDA,
nếu số code SF128 còn dư > ngưỡng cấu hình
HSPDSCHMarginS
4 4 WCEL bởi tham số này (4 code) thì việc tăng code
F128
cho HSDPA sẽ được thực hiện. Nếu số code
còn dư < 4, thì việc tăng code cho HSDPA sẽ
không được thực hiện.
MPO được UE sử dụng để tính toán lại CQI
HSDPAMPO 8 8dB WCEL được report. Giá trị cấu hình trên tương
đương với MPO = 8dB.
HSDPAMaxBitrate Tốc độ tối đa trên kênh UL A-DCH của dịch
384 384 kbps WCEL
UL vụ HSDPA là 384 kbps.
HSPDSCHAdjustPe RNHSP Tham số quy định chu kì điều chỉnh
10s 10s
riod A (tăng/giảm) số code của dịch vụ HSDPA.
43dB Công suất tối đa trong cell dành cho dịch vụ
PtxMaxHSDPA 43 WCEL
m HSDPA.
Khai Đối với các trạm có license hỗ trợ HSDPA 21.2 Mbps, khai báo đầy đủ các tham số trong mục “Khai
báo báo HSDPA 14.4 Mbps”, đồng thời khai báo thêm các tham số dưới đây
HSD Cho phép cell hỗ trợ điều chế 64 QAM. Khi
PA HSDPA64QAMallo bật tham số này vendor NSN mặc định sẽ
1 Enabled WCEL
21.2 wed hỗ trợ điều chế 64QAM và DL enhance
Mbp layer 2.
Nhó Giá
m trị Giá trị Mức
Tham số Ý nghĩa tham số
tham khai thực khai báo
số báo
s

Bật thuật toán cho phép: Đối với đường DL


thực hiện chuyển giao HSDPA cell change
đối với các thuê bao đang dùng HSDPA khi
HSDPAMobility 1 Enabled RNFC
di chuyển. Đối với đường UL, kênh mang
báo hiệu UL DCH của HSDPA thì được
phép chuyển giao SHO.
Cho phép SHO trên kênh báo hiệu RRC
HSDPARRCdiversit SHO
1 RNHSPA trong quá trình thiết lập RAB cho dịch vụ
Khai y allowed
HSDPA.
báo AdjiNCHOHSPASu HSPASu Tham số này cho biết các cell relation có hỗ
tham 1 ADJI
pport pport trợ HSDPA hay không.
số Hỗ trợ UE có thể thực hiện trực tiếp đo đạc
chuy HSDPA
compressed mode khi đang ở trong chế độ
ển BTSSupportForHSP
1
CM
WBTS HSDPA/HSUPA. Nếu không bật tham số
giao ACM supporte
này, UE phải về R99 PS để thực hiện đo
cho d
đạc.
dịch Tham số này cho biết các cell relation khác
vụ HSDPAAvailabilityI
1
HSDPA
HOPS RNC có hỗ trợ dịch vụ HSDPA hay không.
HSD ur available
Giá trị khai báo bằng 1 nghĩa là có hỗ trợ.
PA HSPA Tham số này khai báo bằng 1 cho phép hỗ
HSPAOverIur 1 over Iur IUR trợ chuyển giao cho các dịch vụ HSDPA
enabled qua giao diện Iur.
Tham số cấu hình bằng 2 nghĩa là hỗ trợ
HSPAInterRNCMob
2 Enabled RNFC chuyển giao cho các dịch vụ HSDPA,
ility
HSUPA qua giao diện Iur.
MaxIurNRTHSDSC 9600 9600 Tham số giới hạn tốc độ HSDPA tối
IUR
HBitRate kbps kbps đa/User khi chuyển giao qua giao diện Iur.

7.2. Tham số DC – HSDPA


7.2.1. Giới thiệu về tính năng DC-HSDPA
 DC-HSDPA là tính năng cho phép tăng tốc độ download của UE bằng
cách cho phép dữ liệu đường xuống được truyền đồng thời cho UE trên 2
sóng mang liên tiếp. Phía UE sẽ nhận và xử lý đồng thời dữ liệu thu được
trên cả 2 sóng mang này.
 Trong điều kiện lý tưởng tốc độ download của UE khi triển khai DC -
HSDPA có thể đạt ~43.2 Mpbs cải thiện 100% so với tốc độ khi không
triển khai DC.
 Tính năng này chỉ hỗ trợ cho các đầu cuối từ R8 trở lên như: Iphone5,
Iphone5s, GT-I9500 Galaxy S4, Nokia Lumia 1020…
7.2.2. Quan điểm khai báo
 Khai báo bật tính năng DC-HSDPA cho tất cả các trạm có license để đảm
bảo sử dụng hiệu quả tài nguyên đã đầu tư.
 Version RAN hiện tại chỉ hỗ trợ triển khai DC-HSDPA trên 2 sóng mang
liên tiếp nên:
o Đối với sector có 2 sóng mang: DC-HSDPA được khai báo kết hợp
giữa cell F1 và cell F2.
o Đối với sector có 3 sóng mang: DC-HSDPA được khai báo kết hợp
giữa cell F1 và cell F2; cell F2 và cell F3.
o Đối với sector có 4 sóng mang: DC-HSDPA được khai báo kết hợp
giữa cell F1 và cell F2; cell F2 và cell F3; cell F3 và cell F4.
Lưu ý: Không khai báo được DC-HSDPA cho 2 sóng mang liên tiếp mà mỗi
sóng mang thuộc 1 NodeB khác nhau.
7.2.3. Nội dung khai báo
 Để triển khai DC-HSDPA, sau khi thực hiện khai báo đầy đủ các tham số
HSPA+ 21.6 Mbps, cần thực hiện thêm các khai báo dưới đây:
o Bước 1: Khai báo ON/OFF tính năng DC-HSDPA.
o Bước 2: Khai báo bổ sung các trường thông tin trong quan hệ
relation giữa các cặp cell triển khai DC-HSDPA.
o Bước 3: Khai báo hỗ trợ chuyển giao qua giao diện Iur cho các
User đang chạy DC-HSDPA.
7.2.4. Tham số chi tiết
a. Vendor Huawei
Giá trị
Giá trị
Tham số khai Mức khai báo Ý nghĩa tham số Lệnh
thực
báo
Version giao thức hỗ trợ MOD UCNNODE
CN protocol
R8 R8 RNC của mạng Core theo khuyến
version
nghị
NodeB Protocol Version NodeB khuyến MOD UNODEB
R9 R9 NodeB
Version nghị dùng
ADD
MULTICELLGR HSDP HSDP Add nodeB vào nhóm
NodeB NODEBMULTICE
PTYPE A A Multi-Carrier cell Group
LLGRP
ADD
MULTICELLGR Add cell vào nhóm Multi-
0 0 NodeB NODEBMULTICE
PID Carrier cell Group
LLGRPITEM
Cho phép DC được cấu SET
CFG_HSDPA_D
OFF ON RNC hình đối với dịch vụ UCORRMALGOS
C_SWITCH
HSDPA WITCH
Preferred SET UFRC
Ưu tiên dịch sử dụng DC-
MIMO_64QAM DC_HS DC_H
RNC HSDPA hơn
or DC_HSDPA DPA SDPA
MIMO+64QAM
Character
HSPA SET UFRC
Technologies
Cho phép retry dịch vụ DC-
Retried by ON ON RNC
HSDPA
UEs=DC_HSDP
A
MOD
Cell DC-HSDPA
ON ON Cell Bật DC – HSDPA mức cell UCELLALGOSWI
Function Switch
TCH
Khai báo Tcell giống nhau
cho cell serving và cell
secondary trong cặp
Các cặp cell
Khai báo như Dualcell HSDPA. Sau khi
thuộc cùng 1
hướng dẫn trong khai báo giá trị Tcell giữa MOD
Tcell sector muốn
mục 1: Bộ tham các cặp cell F1_F2, F2_F3, UCELLSETUP
khai DC-
số trong idle. F3_F4 giống nhau, thì 2 cell
HSDPA
mới đồng bộ về thời gian
truyền dữ liệu cho UE
được.
b. Vendor Ericsson
Tham số Giá trị khai báo Giá trị thực Mức khai báo Ý nghĩa tham số
Lựa chọn phương pháp để tính toán
airRateTy TRANSMITTE
TRANSMITTED Cell tốc độ dữ liệu trung bình trên giao
peSelector D
diện vô tuyến.
featureStat Bật tính năng hỗ trợ DC-HSDPA
ACTIVE ACTIVE NodeB
eHsdpaMc theo mức NodeB.
Khai báo Tcell giống nhau cho cell
Các cặp cell serving và cell secondary trong cặp
thuộc cùng 1 Dualcell HSDPA. Sau khi khai báo
Khai báo như hướng dẫn trong mục 1:
Tcell sector muốn giá trị Tcell giữa các cặp cell
Bộ tham số trong idle.
khai DC- F1_F2, F2_F3, F3_F4 giống nhau,
HSDPA thì 2 cell mới đồng bộ về thời gian
truyền dữ liệu cho UE được.
cellCapabi
lityControl
ON ON IurLink Hỗ trợ chuyển giao qua biên Iur
cho các UE đang sử dụng DC-
cellCapabi multiCarrierSupport: multiCarrierSup ExternalUtranCe
HSDPA.
lity ON port: ON ll
c. Vendor ZTE
Giá trị Giá
Tham số khai trị Mức tác động Ý nghĩa tham số
báo thực
Bật tính năng cho phép hỗ trợ DC-HSPA theo
DCHSDSCHSPTIND 1 1 RNC
mức RNC.
Bật tính năng cho phép hỗ trợ DC-HSPA theo
DCHSDSCHSUPPTIND 1 1 utranCell
mức cell.
Khai
báo
primar Khai báo quan hệ relation DC-HSDPA theo 2
y và chiều. Cell F1 là cell Primarry cell, F2 là
ULocalCellRelation node OMMB
second Secondary và ngược lại Cell F2 là cell
PSC Primarry cell F1 là Secondary.
theo
cặp
Khai
báo đủ Khai báo đủ relation giữa các cặp cell khai
utranRelation utranRelation
relation báo DC-HSPDA.
2 chiều
IurDcHsdsSuptInd 1 externalUtranCell Hỗ trợ chuyển giao qua biên Iur cho các UE
SndSvrCelID 1 externalUtranCell đang sử dụng DC-HSDPA.

Khai báo Tcell giống nhau cho cell serving và


Khai báo như
Các cặp cell cell secondary trong cặp Dualcell HSDPA.
hướng dẫn
thuộc cùng 1 Sau khi khai báo giá trị Tcell giữa các cặp cell
Tcell trong mục 1:
sector muốn khai F1_F2, F2_F3, F3_F4 giống nhau, thì 2 cell
Bộ tham số
DC-HSDPA mới đồng bộ về thời gian truyền dữ liệu cho
trong idle.
UE được.

IurDcHsdsSuptInd 1 1 externalUtranCell
Hỗ trợ chuyển giao qua biên Iur cho các UE
đang sử dụng DC-HSDPA.
SndSvrCelID 1 1 externalUtranCell

d. Vendor NSN
Mức khai
Tham số Giá trị khai báo Giá trị thực Ý nghĩa tham số
báo
Bật tính năng DC HSDPA
theo mức cặp cell cho tất cả
DCellHSDPAEnabled Enabled Enable Cell
các cặp cell muốn khai tính
năng này.
Mức khai
Tham số Giá trị khai báo Giá trị thực Ý nghĩa tham số
báo
Khai báo Tcell giống nhau
cho cell serving và cell
Các cell secondary trong cặp Dualcell
thuộc cùng 1 HSDPA. Sau khi khai báo giá
Khai báo như hướng dẫn trong
Tcell sector muốn trị Tcell giữa các cặp cell
mục 1: Bộ tham số trong idle.
khai DC- F1_F2, F2_F3, F3_F4 giống
HSDPA nhau, thì 2 cell mới đồng bộ
về thời gian truyền dữ liệu
cho UE được.
Đặt theo giá trị Đặt theo giá trị ID bộ tham số FMCS (điều
DCellHSDPAFmcsId của của Cell khiển đo đạc) dành cho chế
HSDPAFmcsId HSDPAFmcsId độ DC.

8. Tham số khai báo cho dịch vụ HSUPA


Quan điểm khai báo đảm bảo 100% mạng được khai báo license HSUPA
2ms, HSUPA 10ms đã đầu tư.
a. Vendor Huawei
Giá Mức
Nhóm Giá trị Đơn
Tham số trị khai Ý nghĩa tham số
tham số khai báo vị
thực báo
Tốc độ cấp phát khởi tạo cho
dịch vụ HSUPA, nếu cell
không nghẽn tài nguyên tốc độ
Initial rate of HSUPA BE cấp phát bằng giá trị cấu hình
D64 64 kbps RNC
traffic[kbit/s] trên, nếu cell bị nghẽn tài
nguyên tốc độ cấp phát bằng
giá trị Uplink GBR for BE
service.
Khi tốc độ khởi tạo của dịch vụ
UL streaming traffic streaming lớn hơn ngưỡng cấu
threshold on D8 8 kbps RNC hình bởi tham số này thì dịch
HSUPA[kbit/s] vụ sẽ được mang trên kênh E-
DCH.
Khi tốc độ khởi tạo của dịch vụ
Best Effort lớn hơn ngưỡng cấu
UL BE traffic threshold
D8 8 kbps RNC hình bởi tham số này thì dịch
on HSUPA[kbit/s]
vụ sẽ được mang trên kênh E-
DCH.
Điều
Maximum HSUPA user Số UE HSDPA giữ kết nối
khiển 48 48 UE Cell
number đồng thời tối đa trong 1 cell.
truy nhập
Khai báo 2 kênh E-AGCH khi
số UE HSUPA max khai báo là
Code Number for E- 48. Do 1 cặp kênh E-AGCH và
2 2 Cell
AGCH E-RGCH/E-HICH chỉ lập lịch
và truyền dữ liệu được cho tối
đa 20 UE HSUPA.
Khai báo 2 kênh E-AGCH khi
số UE HSUPA max khai báo là
Code Number for E- 48. Do 1 cặp kênh E-AGCH và
2 2 Cell
RGCH/E-HICH E-RGCH/E-HICH chỉ lập lịch
và truyền dữ liệu được cho tối
đa 20 UE HSUPA.
UPlink GBR for BE Trong quá trình cấp phát kênh,
service (Áp dụng cho tốc độ tối thiểu cấp phát cho
traffic class: Background D64/32/1 64/32 dịch vụ HSUPA bằng giá trị
kbps RNC
và interactive. Bearer 6 /16 GBR cấu hình ở trên. Mặc định
Type : HSPA. User khai báo bằng 64 kbps. Khi có
Priority: Cả 3 loại nghẽn CE UL, cho phép điều
Giá Mức
Nhóm Giá trị Đơn
Tham số trị khai Ý nghĩa tham số
tham số khai báo vị
thực báo
COPPER, SILVER, chỉnh xuống các giá trị 32 kbps,
GOLD.) 16 kbps để tối ưu giảm nghẽn
CE.

Khi tải UL của cell đạt 90%,


tương đương với RTWP = -
96dBm thì NodeB bắt đầu thực
Maximum Target Uplink
90 90 % Cell hiện các hành động hạn chế
load Factor
truy nhập, giảm tốc độ của
HSUPA để duy trì mức nhiễu
<-96dBm.
Khai báo HSUPA 2Mpbs thông
Bật tính năng HSUPA cell/N qua việc: Active license 10ms
ON ON
10ms mức cell/NodeB odeB TTI mức NodeB và khai báo
enable mức cell.
Khai báo DRA_DCCC_SWITCH ON ON RNC
HSUPA DRA_HSUPA_DCCC_S
ON ON RNC Bật tham số hỗ trợ việc cấu
2Mbps WITCH
hình thay đổi tốc độ và cho
DRA_HSUPA_STATE_
ON ON RNC phép chuyển trạng thái: E-DCH
TRANS_SWITCH  FACH  IDLE.
PS_RAB_DOWNSIZIN
ON ON RNC
G_SWITCH
Đối với các trạm có license hỗ trợ HSUPA 5.76 Mbps, khai báo đầy đủ các tham số trong mục
“Khai báo HSUPA 2 Mbps”, đồng thời khai báo thêm các tham số dưới đây.
Bật tính năng HSUPA Node Active license 2ms TTI mức
ON ON
2ms mức NodeB B NodeB.
Bật chuyển mạch cho phép hỗ
trợ HSUPA 2ms mức RNC.
Sau khi bật tham số này mức
MAP_HSUPA_TTI_2MS RNC mà NodeB chưa thực hiện
ON ON RNC
_SWITCH active 2ms TTI thì thuật toán
vẫn không hoạt động. Sau khi
bật tham số này thì tốc độ
HSUPA là 3.84 Mbps/User.
Cho phép báo hiệu SRB được
mang trên kênh E-DCH ->
giảm thời gian thiết lập. Dồn
dịch cây code UL để sử dụng
được 4 mã: 2SF2 + 2 SF4. Nếu
Khai báo HSU
SrbChlType HSUPA RNC không bật tham số này thì sau
HSUPA PA
khi enable 2ms TTI, HSUPA
5.76 Mbps max throughput chỉ đạt tối đa
3.84 Mpbs, sau khi bật tham số
này thì tốc độ tối đa mới đạt
5.76 Mbps.
Cho phép báo hiệu SRB được
mang trên kênh E-DCH chỉ
SrbChlTypeRrcEffectFla FALS
FALSE RNC trong quá trình thiết lập RAB,
g E
quá trình thiết lập RRC vẫn
được mang trên DCH.
Tham số tối ưu để duy trì chất lượng mạng khi triển khai HSUPA 5.76 Mbps
Không cho phép dịch vụ Multi-
MAP_CSPS_TTI_2MS_ RAB sử dụng cùng TTI 2ms
LIMIT_SWITCH ON ON RNC tránh rớt cuộc gọi.
RetryCapability=TTI_2M
S OFF OFF RNC Tắt Retry 2ms giảm nghẽn CE.
StreamHsupa2msTtiRate Kbit Khi MBR lớn hơn hoặc bằng
RNC
Ths 384 384 /s giá trị này thì dịch vụ PS
Giá Mức
Nhóm Giá trị Đơn
Tham số trị khai Ý nghĩa tham số
tham số khai báo vị
thực báo
Streaming dùng TTI 2ms.
Khi MBR lớn hơn hoặc bằng
Kbit RNC giá trị này thì dịch vụ BE dùng
BeHsupa2msTtiRateThs 1280 1280 /s TTI 2ms.
Tham số cho phép cấp phát, chuyển giao qua lại giữa 10ms và 2ms dựa trên vùng phủ đường
xuống
Active tham số cho phép việc
DRA_BASE_COVER_B chuyển qua lại giữa 10ms và
E_TTI_RECFG_SWITC RNC 2ms dựa trên vùng phủ đường
H ON ON xuống.
DRA_BASE_COVER_B Nếu khu vực sóng yếu, nhiễu
E_TTI_INIT_SEL_SWIT ON ON RNC thì RNC sẽ cấp TTI 10ms cho
CH UE trong quá trình khởi tạo.
Tham số cho phép cấp phát, chuyển giao qua lại giữa 10ms và 2ms dựa trên tài nguyên CE
DRA_BASE_ADM_CE_
Cấp phát 10ms hay 2ms dựa
BE_TTI_RECFG_SWIT ON ON RNC
trên tài nguyên CE.
CH
Tham số cho phép cấp phát, chuyển giao qua lại giữa 10ms và 2ms dựa trên RTWP
Active tham số cho phép việc
DRA_BASE_RES_BE_T
ON ON RNC chuyển qua lại giữa 10ms và
TI_RECFG_SWITCH
2ms dựa trên tài nguyên.
Active tham số cho phép việc
DRA_BASE_RES_BE_T
ON ON RNC cấp phát HSUPA 2ms hay
TI_INIT_SEL_SWITCH
10ms dựa trên tài nguyên.
DRA_BASE_ADM_CE_
Kích hoạt việc điều chỉnh TTI
BE_TTI_RECFG_SWIT ON ON RNC
UL dựa vào tài nguyên CE.
CH
Tốc độ khởi tạo dựa vào tài
nguyên của cell, nếu tài nguyên
PS_RAB_DOWNSIZIN
ON ON RNC không đủ, thì sẽ cho phép các
G_SWITCH
các RAB có tốc độ thấp hơn
yêu cầu.
PERFENH_HSUPA_TTI Tối ưu thủ tục TTI
_RECFG_PROC_OPT_S ON ON RNC reconfiguration cho các UE
WITCH HSUPA
Upper rate ratio thd of
56 56
TTI 2ms To 10ms for CE
Rate ratio thd of TTI
83 83
10ms To 2ms Ngưỡng cho phép UE chuyển
Lower rate ratio thd of qua lại giữa TTI 2ms và TTI
0 0
TTI 2ms To 10ms 10ms
Upper rate ratio thd of
TTI 2ms To 10ms for 28 28
RTWP/Cover
Khi công suất phát UL của UE
> ngưỡng Maximum uplink
transmit power - BeThd6A1 =
24dBm – 7dB = 17dBm trong
khoảng thời gian 640ms thì UE
6A1 threshold for BE 7 7 dB sẽ gửi báo cáo event 6A1 về
RNC. RNC sẽ điều chỉnh TTI
của UE đang sử dụng từ 2ms về
10ms khi nhận được event 6A1
và event 4B (throughput của
UE thấp hơn 1 ngưỡng).
UE sẽ gửi event này về mạng
nếu công suất phát UL của UE
6B1 threshold for BE 7 7 dB
< ngưỡng Maximum uplink
transmit power - BeThd6B1 =
Giá Mức
Nhóm Giá trị Đơn
Tham số trị khai Ý nghĩa tham số
tham số khai báo vị
thực báo
24dBm – 7 = 17dBm trong
khoảng thời gian 640ms.
Tuy nhiên RNC sẽ không
chuyển UE từ 10ms sang 2ms
sau khi nhận được event 6A1,
nếu sau đó nó nhận được event
6B1 trước event 4B.
Khi công suất phát UL của UE
> ngưỡng Maximum uplink
transmit power - BeThd6A2 =
6A2 threshold for BE 8 8 dB 24dBm – 8dB = 16dBm trong
khoảng thời gian 640ms thì UE
sẽ gửi báo cáo event 6A2 về
RNC.
UE sẽ gửi event này về mạng
nếu công suất phát UL của UE
< ngưỡng Maximum uplink
transmit power - BeThd6B2 =
24dBm – 8 = 16dBm trong
khoảng thời gian 640ms.
RNC sẽ điều chỉnh TTI của UE
đang sử dụng từ 10ms về 2ms
6B2 threshold for BE 8 8 dB
khi nhận được event 6B2 và
event 4A (throughput của UE
lớn hơn 1 ngưỡng). Tuy nhiên
RNC sẽ không chuyển UE từ
10ms sang 2ms sau khi nhận
được event 6B2, nếu sau đó nó
nhận được event 6A2 trước
event 4A.
Chọn tài nguyên kích hoạt việc
RTW
Resource Option RTWP RNC điều chỉnh TTI UL là tài
P
nguyên RTWP.
Đây là tham số chỉ loại UE
được phép dùng thuật toán
chuyển đổi TTI theo tài nguyên
RTWP.
- Gold: Việc điều chỉnh TTI
PriorityOpt Gold Gold RNC
này áp dụng cho tất cả UE.
- Silver: Chỉ áp dụng cho Silver
và Copper.
- Copper: chỉ áp dụng cho UE
Copper.
EDCH_S
Exter Cell relation external hỗ trợ
UPPORT 1
nal HSUPA.
=1
EDCH_2
SF2_SUP Exter Cell relation external hỗ trợ
1
Khai báo PORT = nal HSUPA.
tham số 1
chuyển EDCH_2
CellCapContainerFdd
giao cho SF4_SUP Exter Cell relation external hỗ trợ
1
dịch vụ PORT = nal HSUPA.
HSUPA 1
EDCH_S
Exter Cell relation external hỗ trợ
F4_SUPP 1
nal HSUPA.
ORT = 1
EDCH_S Exter Cell relation external hỗ trợ
1
F8_SUPP nal HSUPA.
Giá Mức
Nhóm Giá trị Đơn
Tham số trị khai Ý nghĩa tham số
tham số khai báo vị
thực báo
ORT = 1
EDCH_H
ARQ_IR
Exter Cell relation external hỗ trợ
_COMBI 1
nal HSUPA.
N_SUPP
ORT = 1
Hỗ trợ HO cho dịch vụ HSDPA
IurHsupaSuppInd ON ON RNC qua giao diện Iur, chuyển mạch
mức RNC.
Cho phép UE đang ở kênh
Based
Based On E_DCH có thể thực hiện đo đạc
On
CM Permission Ind on UE compressed mode trực tiếp mà
UE RNC
HSUPA Capabilit không cần về R99 (tùy theo khả
Capa
y năng của UE có hỗ trợ hay
bility
không).
Cho phép UE đang sử dụng
CM Permission Ind on Permi HSPA+ có thể thực hiện đo đạc
1 RNC
HSPA+ t compressed mode trực tiếp mà
không cần về R99.
b. Vendor Ericsson
Nhóm Mức
Giá trị Giá trị
tham Tham số Đơn vị khai Ý nghĩa tham số
khai báo thực
số báo
Load LIC số user HSUPA tối
licenseCapacityNumEulUsers ON ON đa hỗ trợ đồng thời trên cell.
Đây là LIC mức NodeB
Số UE HSUPA hỗ trợ tối đa
trong cell, phải khai báo tham
maxNumEulUsers 32/64 32/64
số này bằng số lượng hỗ trợ
bởi LIC
Khi có 1 UE HSUPA yêu cầu
thiết lập kết nối mới. Nếu số
UE HSUPA trong cell sau khi
có kết nối mới đc thiết lập ≤
ngưỡng cấu hình bởi tham số
eulServingCellUsersAdm 30/60 30/60 eulServingCellUsersAdm thì
kết nối sẽ được cho phép thiết
Điều lập. Nếu ngược lại thì kết nối
khiển HSUPA không được thiết lập,
truy UE phải chuyển sang thiết lập
nhập kênh data R99 UL.
Khai báo 2 kênh E-AGCH khi
số UE HSUPA max khai báo
là 48. Do 1 cặp kênh E-
AGCH và E-RGCH/E-HICH
chỉ lập lịch và truyền dữ liệu
numEagchCodes 2/3 2/3 Cell
được cho tối đa 20 UE
HSUPA. Nếu khai số
maxNumEulUsers = 64, thì
cần cấu hình tham số này
bằng 3.
Khai báo 2 kênh E-AGCH khi
số UE HSUPA max khai báo
là 48. Do 1 cặp kênh E-
AGCH và E-RGCH/E-HICH
numEhichErgchCodes 2/3 2/3 Cell
chỉ lập lịch và truyền dữ liệu
được cho tối đa 20 UE
HSUPA. Nếu khai số
maxNumEulUsers = 64, thì
cần cấu hình tham số này
bằng 3.

Nhóm Mức
Giá trị Giá trị
tham Tham số Đơn vị khai Ý nghĩa tham số
khai báo thực
số báo
RTWP tối đa cho phép EUL
eulMaxTargetRtwp -499 -49.9 dB Cell
truy cập.
Ngưỡng Own cell interference
tối đa cho phép user EUL
được truy cập, nếu nhiễu nội
eulMaxOwnUuLoad 100 10 dB Cell tại của cell > ngưỡng này thì
sẽ không cấp phát EUL.
Ngưỡng này tương đương với
RTWP >~ -96dBm.
Ngưỡng Total interference
tối đa cho phép user EUL
dược truy cập, nếu nhiễu của
eulMaxRotCoverage 100 10 dB Cell cell > ngưỡng này thì sẽ
không cấp phát EUL. Ngưỡng
này tương đương với RTWP
> ~-96dBm.
Ngưỡng admission control
theo tài nguyên UL CE, khi
hiệu suất sử dụng tài nguyên
ulHwAdm 95 95 % CE UL của cell đến ngưỡng
Điều cấu hình bởi tham số này,
khiển thuật toán coft congestion
truy control sẽ được khởi tạo.
nhập Số kết nối tối đa có thể dùng
sf4AdmUl 0 0 data R99 UL với tốc độ đạt
384 Kbps
Số kết nối tối đa có thể dùng
sf8AdmUl 8 8 data R99UL với tốc độ đạt
128 Kbps
Số kết nối tối đa có thể dùng
sf16AdmUl 50 50 data R99 với tốc độ UL đạt 64
Kbps
Số UE EUL tối đa (cả 10ms
eulNonServingCellUsersAdm 100 100 và 2ms UE) có thể được phục
vụ bởi 1 non serving cell
Số UE EUL tối đa chỉ tính
cho UE 2ms mà 1 cell có thể
cho phép truy nhập. Nếu quá
ngưỡng này, kết nối mới sẽ
không được thiết lập trên
kênh EUL 2ms. Đối với các
trạm không nghẽn CE khai
eulServingCellUsersAdmTti2 4/8/16 4/8/16
báo tham số này bằng 16. Đối
với các trạm bị nghẽn cho
phép giảm số UE xuống
nhưng không được giảm < 4.
Sau đó phải bổ xung tài
nguyên để đảm bảo luôn khai
báo được 16 UE 2ms.
Nhóm Mức
Giá trị Giá trị
tham Tham số Đơn vị khai Ý nghĩa tham số
khai báo thực
số báo
Khi tính toán tải UL, NodeB
sẽ tính toán và dự đoán nhiễu
UL gây ra bởi các cell lân
cận, nếu mức nhiễu này nhỏ
hơn giá trị cấu hình bởi tham
số eulMinMarginCoverage thì
giá trị
eulMinMarginCoverage sẽ
được coi là nhiễu UL do các
cell lân cận gây ra. Tham số
eulMinMarginCoverage 4 4
này nhằm mục đích giúp cho
hệ thống có dự phòng và phản
ứng nhanh với nhiễu gây ra
bởi các cell lân cận. Tuy
nhiên, nếu cấu hình giá trị dự
phòng này quá lớn trong khi
nhiễu UL thực sự gây ra bởi
các cell lân cận là không đáng
kể thì sẽ dẫn đến tốc độ UL bị
chậm đi.
Khai báo cho phép cell hỗ trợ
Enable HSUPA 1 1 Cell
dịch vụ HSUPA.
Node Bật tính năng EUL 10ms TTI
featureStateEul10msTti 1 1
B dưới nodeB.
Cấu hình EUL processing
resources để xử lý EUL cho
Khai NodeB. Đối với tủ 3206 và
báo 3418 chỉ khai báo trên card
Node
HSU numEulResources 1 1 TXHS-06. Đối với tủ 6601
B
PA 2 dùng DUW V1 khai báo là 1,
Mbps đối với tủ DUW V2 không
(10ms cần khai báo do hệ thống tự
TTI) cấu hình.
Khi lập lịch để truyền dữ liệu,
Node
eulLowRate 32 32 Kbps UE sẽ được cấp tốc độ UL
B
HSUPA 32 kbps lúc khởi tạo.
Khi đang có tốc độ UL 32
kpbs, nếu UE tiếp tục gửi yêu
cầu tăng tốc độ, NodeB sẽ
Node
eulTargetRate 128 128 Kbps kiểm tra tài nguyên và nếu
B
còn thì cấp tài nguyên cho UE
để đạt tốc độ 128 kbps
(eulTargetRate).
Hỗ trợ tính năng Grake, là
tính năng cho phép tối ưu
nhiễu UL từ đó tăng tốc độ
EUL. Phải bật tính năng này
featureStateGrake ON ON thì NodeB mới hỗ trợ tốc độ
Khai UL tối đa là 5.76 Mbps. Nếu
báo không có tính năng thì tốc độ
HSU max chỉ đạt 4.4Mpbs ngay cả
PA khi đã có lic 2ms TTI.
5.76 Bật tính năng cho phép hỗ trợ
Mbps featureStateEul2msTti ON ON HSUPA 2ms TTI (mức
(2ms NodeB)
TTI) Bật tham số mức cell cho
eDch2msTtiCapability ON ON phép cell hỗ trợ kênh E-DCH
2ms TTI
Cho phép thoại và EUL 2ms
edchTti2SpeechEnabled ON ON
TTI có thể sử dụng đồng thời
Sau khi UE giữ kết nối data
HSUPA và có nhu cầu truyền
dữ liệu, NodeB sẽ kiểm tra tài
eulTargetRate 128 128 Kbps
nguyên và nếu còn thì cấp tài
nguyên cho UE để đạt tốc độ
tối thiểu 128 kbps.
Khi một User HSUPA có nhu
cầu UL với tốc độ cao hơn,
hoặc khi có 1 UE HSUPA
mới truy nhập trong khi toàn
bộ tài nguyên của cell đã
được sử dụng thì thuật toán
eulNoReschUsers 5 5
lập lịch lại (rescheduling) sẽ
được thực hiện. Tài nguyên từ
UE, các UE không có nhu cầu
tăng tốc độ UL sẽ được giảm
xuống để chuyển cho các UE
có nhu cầu.
Tham số này quy định: Số
User tối đa được lập lịch đồng
thời với tốc độ lớn hơn 0kbps.
Theo khuyến nghị tham số
eulMaxNoSchEdch 100 100
Khai này nên đặt ≥ số user HSUPA
báo tối đa hỗ trợ trong cell để
HSU tránh hiện tượng 1 số UE sẽ
PA chỉ ở tốc độ 0kbps UL.
5.76 Số nhóm kênh RGCH ở trong
Mbps eulNoERgchGroups 16 16
cell.
(2ms Tốc độ UL tối đa của 1 User
TTI) 2ms TTI khi đang có SHO.
eulMaxShoRate 5760 5760 Kbps Tham số này nên cấu hình
bằng ngưỡng tối đa có thể hỗ
trợ.
Khi UE HSUPA đang ở chế
độ SHO, tham số này quy
định tốc độ tối đa mà cell ở
trong tập AS nhưng không
phải best cell có thể hỗ trợ.
Nếu tham số này quá lớn sẽ
gây nghẽn tài nguyên vô
tuyến của cell relation và tăng
nhiễu UL. Tham số này nên
cấu hình < ngưỡng
eulMaxShoRate. Nếu tốc độ
eulNonServHwRate 128 128 Kbps
của UE trong serving cell >
ngưỡng eulNonServHwRate
và non serving cell đã cấp
phát tài nguyên để đảm bảo
ngưỡng eulNonServHwRate,
thì toàn bộ dữ liệu UL sẽ
được giải mã bởi serving cell
--> lúc đó sẽ không còn độ lợi
của SHO nhưng giảm được
tiêu tốn tài nguyên của cell
non serving
Khi cell ở trạng thái overload
control, thuật toán overload
control sẽ thực hiện hành
eulLowRate 32 32 Kbps động giảm tốc độ của các UE
HSUPA đang giữ kết nối
xuống ngưỡng cấu hình bởi
tham số eulLowRate
Tốc độ UL tối đa của 1 user.
Nếu bật 2m TTI & có tính
năng Grake tham số này lên
khai báo là 4480Kbps, nếu
không có tính năng Grake thì
2000/576 2000/5 chỉ nên khai báo 3968Kbps.
eulMaxAllowedSchRate Kbps
0 760 Nếu có đầy đủ các tính năng
khử nhiễu UL, Grake thì khai
báo là 5760 Kbps.
Chú ý: Trạm nào không có
tính năng HSDPA 2ms thì chỉ
khai 2000Kbps.
Khi tính năng FAJ 121 1443,
EUL single HARQ process
scheduling được kích hoạt,
eul2msFirstSchedStep 20 20 Kbps
tham số này quy định tốc độ
cấp phát lúc khởi tạo của các
Khai user 2ms TTI.
báo Tốc độ UL cực đại khi UE
HSU eulDchMaxAllowedSchRate 1600 1600 Kbps vừa có kết nối thoại và data
PA UL đồng thời
5.76 Tỉ lệ khung truyền bị lỗi cho
Mbps phép đối với các User 2ms
(2ms TTI. Nếu tỉ lệ này thấp -->
TTI) UE cần phát công suất lớn để
đảm bảo nodeb giải mã thành
transmissionTargetErrorTti2 50 50
công. Tuy nhiên lại làm tăng
nhiễu UL. Nếu tỉ lệ này quá
cao thì lại làm tăng xắc suất
phải phát lại dữ liệu --> tăng
độ trễ truyền tin.
Tỉ lệ khung truyền bị lỗi cho
phép đối với các User 10ms
TTI. Nếu tỉ lệ này thấp -->
UE cần phát công suất lớn để
đảm bảo NodeB giải mã thành
transmissionTargetError 100 100
công. Tuy nhiên lại làm tăng
nhiễu UL. Nếu tỉ lệ này quá
cao thì lại làm tăng xắc suất
phải phát lại dữ liệu --> tăng
độ trễ truyền tin.
Bật tính năng cho phép điều
khiển công suất phát cho các
featureStateDlPowerControlEul ON ON kênh đường xuống của
HSUPA --> giảm công suất
DL
Khi ue đứng tại vị trí có
pathloss < ngưỡng cấu hình
bởi tham số này thì mới được
pathlossThresholdEulTti2 125 125 dB
cấp RAB 2ms TTI nếu ngược
lại thì chỉ được cấp phát RAB
với TTI = 10ms
Bật tính năng FAJ 121 1443,
EUL single HARQ process
scheduling. Cho phép UE
featureStatePerHarqProcessGran HSUPA có thể được lập lịch
ON ON
t và truyền dữ liệu ở tốc độ tối
thiểu 20kbps thay vì 160kbps
nếu không có tính năng -->
UE tiêu tốn.
Bật tính năng giảm nghẽn CE
featureStateCeCapEul ON ON
cho đường UL của các đầu
cuối HSDPA/HSUPA

Khi có hiện tượng nghẽn CE


UL, các user HSUPA sử dụng
SoftCong2msEulCh
ON ON kênh 2ms TTI sẽ được chuyển
annelElements
sang kênh 10ms TTI để giảm
nghẽn CE.
edchSu
edchSupp Iurlin Hỗ trợ HO cho dịch vụ EUL
Khai cellCapabilityControl pport:
ort: ON k qua giao diện Iur.
báo ON
tham Exter
edchSu
số edchSupp nalUt Hỗ trợ HO cho dịch vụ EUL
cellCapability pport:
chuyể ort: ON ranCe qua giao diện Iur.
ON
n giao ll
cho cellCapabilityControl:edchTti2S Hỗ trợ HO cho dịch vụ EUL
ON ON
dịch upport:ON 2ms TTI qua giao diện Iur.
vụ Hỗ trợ HO cho dịch vụ EUL
HSU cellCapability:edchTti2Support: 2ms TTI qua giao diện Iur
ON ON
PA ON trong trường
ExternalUtranCell
c. Vendor ZTE
Nhóm Giá trị Giá
Đơn Mức
tham Tham số khai trị Ý nghĩa tham số
vị khai báo
số báo thực
HSPASPTME Tham số bật tính năng hỗ trợ DCH,
3 3 Cell
TH HSDPA và HSUPA trên cell.
Khi cell hỗ trợ HSDPA, tham số này cấu
hình bằng 1 cho phép việc thiết lập RAB,
hsdStat 1 1 Cell
cấu hình lại kênh, chuyển giao được thực
hiện trực tiếp trên các kênh HSDA.
Khai báo 2 kênh E-AGCH khi số UE
HSUPA max khai báo là 48. Do 1 kênh
NUMOFERG
Điều 2 2 Cell ERGH/HICH và EAGCH chỉ lập lịch
HICH
khiển truyền dữ liệu được cho 20 UE HSUPA
Truy đồng thời.
nhập NUMOFEAG Khai báo 2 kênh E-AGCH khi số UE
2 2 Cell
CH HSUPA max khai báo là 48.
EDCHTRAFL Số UE HSUPA giữ kết nối đồng thời tối đa
48 48 Cell
IMIT trong 1 cell.
Cho phép ngưỡng nhiễu đường lên lên đến -
96dBm thì mới bắt đầu hạn chế việc truy
MAXRTWP 10 -96 dBm Cell nhập của các User và giảm tốc độ của các
UE đang giữ kết nối để duy trì nhiễu UL
luôn <-96dBm.
HSUPA cell Tham số cho phép cell hỗ trợ dịch vụ
1 1 Cell
Khai Enable HSUPA
báo HSUPA TTI Cell hỗ trợ HSUPA TTI = 10ms, cho tốc độ
1 1 Cell
HSUP 10ms UL tối đa/Cell = 2 Mbps.
A2 Khi số lần báo cáo event 4B = 2, thì UE sẽ
Mbps ETtiEbThd 2 2 Drbc thực hiện chuyển từ E-DCH 10ms sang E-
DCH 2ms.
TTI2MSSUP Cell HSUPA 2ms TTI Support
1 1 Cell
Khai TIND Indicator
báo
FourEChAllo
HSUP 1 1 RNC Four E-DPDCHs Allowed Indicator
A 5.76
wed
Mbps Maximum Target Received Total
MaxRTWP 10 10 Cell
Wideband Power(dB) (target -95dB)
Nhóm Giá trị Giá
Đơn Mức
tham Tham số khai trị Ý nghĩa tham số
vị khai báo
số báo thực
NServToTot Tỉ lệ công suất cho các kết nối non-
15% 15% RNC
alPwr serving cell/ tổng công suất cho E-DCH
EttiTraffVol
1 1 RNC TTI switch dựa vào UE throughput
Swch
1024/5 1024 Ngưỡng throughput (kbps) trigger
ThoughThres RNC
12 /512 Event 4A/4B
Thời gian giám sát để trigger event 4A
12/1
TrigTime 12/13 RNC (640ms), 4B (1280ms) UeTrvMCfgNo,
3
UeTrvMCfgNote = 10
Thời gian đợi giữa 2 lần trigger event
PENDINGTI
2/3 2/3 RNC 4A là 1000ms và 4B là 2000ms
ME
UeTrvMCfgNo, UeTrvMCfgNote = 10
Event 4A Counter Threshold for E-TTI
ETtiEaThd 2 2 RNC
Switching from 10ms to 2ms
Event 4B Counter Threshold for E-TTI
ETtiEbThd 2 2 RNC
Switching from 2ms to 10ms
node
setICMode 7 7 Bật tính năng interference cancellation
OMMB
Ngưỡng CE admission đối với dịch vụ
HSUPA 2ms, khi tài nguyên CE sử
dụng tại Node B vượt quá ngưỡng thiết
lập trên card BPC
BrmSet2msUpaCeThrould, Node B sẽ
BrmSet2msU BPC -
60 60 chỉ cho RNC biết những SF nào không
paCeThrould BPK
đủ CE tại trạm tương ứng với dịch vụ
HSUPA 2ms. Qua đó Node B sẽ báo
cáo cho RNC SF nhỏ nhất mà Node B
có thể hỗ trợ trong quá trình RL
reconfiguation.
Ngưỡng CE admission đối với dịch vụ
HSUPA 10ms, khi tài nguyên CE sử
dụng tại Node B vượt quá ngưỡng thiết
lập trên card BPC
BrmSet10ms BrmSet10msUpaCeThrould, Node B sẽ
BPC -
UpaCeThrou 85 85 chỉ cho RNC biết những SF nào không
BPK
ld đủ CE tại trạm tương ứng với dịch vụ
HSUPA 10ms. Qua đó Node B sẽ báo
cáo cho RNC SF nhỏ nhất mà Node B
có thể hỗ trợ trong quá trình RL
reconfiguation.
ON
ON bit Bật tính năng CE admission xử lý tại
bit 3
GresPara48 3 và RNC node B (đặt bằng 280 nếu bật

bit 4 Ura_PCH, không thì đặt bằng 24)
bit 4
ULCONTRO 57600 5760
Cell Tốc độ HSUPA tối đa
LEDMBR 00 000
1: 1: Cell neighbour khác RNC có hỗ trợ
EdchTti2Sup
Suppo Supp Cell HSUPA 2ms (nếu không hỗ trợ thì khai
tInd
rted orted bằng 0)
2SF2 2SF2 Cell neighbour khác RNC có hỗ trợ
EdchSfCap Cell
and and HSUPA 5.76Mbps (nếu không hỗ trợ
Nhóm Giá trị Giá
Đơn Mức
tham Tham số khai trị Ý nghĩa tham số
vị khai báo
số báo thực
2SF4[ 2SF4 thì khai bằng 2SF4[2])
4] [4]
3:
3:
Supp
Suppo
ort
rt
HSU
HspaSptMet HSUP Cell neighbour khác RNC có hỗ trợ
PA , Cell
h A, dịch vụ HSUPA
HSD
HSDP
PA
A and
and
DCH
DCH
external
HSPASPTME Khai báo cho biết: Cell relation đích cũng
3 3 UtranCel
TH hỗ trợ các dịch vụ HSPA, PS R99, CS R99.
l
RNCFEATS Khai báo tham số cho phép dịch vụ HSUPA
1 1 Iur
Khai WITCH2 được chuyển giao qua Iur-link.
báo RNCFEATS
1 1 Iur Hỗ trợ chuyển giao qua Iur cho báo hiệu.
tham WITCH4
số Tắt chế độ chuyển giao từ HSUPA  DCH
chuyển IBChQSwch 0 0 RNC khi EcNo tồi đối với dịch vụ Interactive và
giao background.
cho Tắt chế độ chuyển giao từ HSUPA  DCH
SChQSwch 0 0 RNC
dịch vụ khi EcNo tồi đối với dịch vụ Streaming.
HSUP external
EDCHTTI2S
A 1 1 UtranCel Khai báo cell neighbour hỗ trợ 2ms TTI.
UPTIND
l
Cho phép UE thực hiện compressed mode
HsupaCmAss Parall
1 RNC khi đang sử dụng HSUPA mà không cần về
oMode el
R99.
d. Vendor NSN
Nhóm Giá trị Giá trị Mức
Tham số Ý nghĩa tham số
tham số khai báo thực khai báo
Bật tính năng cho phép cell hỗ
EDCHCapability 0 Enabled WCEL
trợ dịch vụ HSUPA.
Khai báo tham số cho phép cell
HSUPAEnabled 1 Enabled WCEL
hỗ trợ dịch vụ HSUPA.
Bật tính năng cho phép hỗ trợ
tối đa 72 User HSUPA và 72
HSPA72UsersPerCell 1 Enabled WCEL
User HSDPA giữ kết nối đồng
thời ở trong cell.
Khi báo tham số cho phép hỗ
Điều 60 users 60 users trợ 60 User HSUPA/1BTS (giá
khiển HSUPAXUsersEnabled
enabled enabled
WBTS
trị tối đa cho phép khai báo
truy trên hệ thống hiện là 60).
nhập
Số kết nối E_DCH đồng thời
MaxNumberEDCHCell 72 72 WCEL
có thể phục vụ được của 1 cell.
Số UE HSUPA tối đa trên
local group cell. Vendor NSN
đang khai báo 1 trạm là 1 local
MaxNumberEDCHLCG 160 160 WBTS cell group. Ví dụ, trạm có 3
cell thì có tối đa 160 User
HSUPA giữ kết đồng thời trên
cả 3 cell.
Nhóm Giá trị Giá trị Mức
Tham số Ý nghĩa tham số
tham số khai báo thực khai báo
Mức nhiễu đường lên tối đa
cho phép, giá trị cấu hình
tương đương với nhiễu UL tối
đa trong cell là -96dBm, nếu
nhiễu UL lớn hơn giá trị cấu
PrxMaxTargetBTS 10 10dB WCEL
hình bởi tham số này, NodeB
sẽ thực hiện các hành động:
Hạn chế truy nhập, giảm tốc độ
của các kết nối đang giữ đảm
bảo duy trì nhiễu < -96dBm.
Tham số cho phép cell hỗ trợ
HSUPA cell Enable 1 Cell
dịch vụ HSUPA.
Khai
Cell hỗ trợ HSUPA TTI =
báo
HSUPA TTI 10ms 1 Cell 10ms, cho tốc độ UL tối
HSUP
đa/User = 2 Mbps.
A2
Công suất phát tối đa của UE
Mbps
UETxPowerMaxRef 24dBm 24dBm RNMOBI trên đường UL khi sử dụng
HSUPA 2ms.
Đối với các trạm có license hỗ trợ HSUPA 5.76 Mbps, khai báo đầy đủ các tham số trong mục
“Khai báo HSUPA 2 Mbps”, đồng thời khai báo thêm các tham số dưới đây
Bật tính năng cho phép cell hỗ
trợ HSUPA 2ms TTI giúp tốc
HSUPA2MSTTIEnabled 1 Enabled WCEL
độ tối đa trên User đạt 5.76
Mbps.
Khi UE ở các trạng thái
CELL_FACH, CELL_PCH,
Khai CPICHECNOThreEDCH and CELL_URA nếu EcNo đo
-6 -6 RNHSPA
báo 2MS được > -6, thì UE sẽ được sử
HSUP dụng kênh E-DCH 2ms TTI khi
A 5.76 có nhu cầu sử dụng HSUPA.
Mbps Khi UE đứng ở vị trí có suy
hao nhỏ hơn giá trị cấu hình
CPICHRSCPThreEDCH2 bởi tham số này thì UE mới
130 130 RNHSPA
MS được phép dùng E-DCH 2ms,
nếu suy hao lớn hơn thì phải sử
dụng E-DCH 10ms.
5760
MaxTotalUplinkSymbolR kbps, Tốc độ UL tối đa/User trên
5760kbps WCEL
ate 2*SF2 + đường UL.
2*SF4
Hỗ trợ UE có thể thực hiện trực
tiếp đo đạc compressed mode
khi đang ở trong chế độ
BTSSupportForHSPACM 1 1 WBTS
HSDPA/HSUPA. Nếu không
bật tham số này, UE phải về
Khai R99 PS để thực hiện đo đạc.
báo Tham số này cho biết các cell
tham số relation khác RNC có hỗ trợ
HSUPA
chuyển HSUPAAvailabilityIur 1 HOPS dịch vụ HSUPA hay không.
available
giao Giá trị khai báo bằng 1 nghĩa là
cho có hỗ trợ.
dịch vụ Tham số này khai báo bằng 1
HSPA
HSUP cho phép hỗ trợ chuyển giao
HSPAOverIur 1 over Iur IUR
A cho các dịch vụ HSDPA,
enabled
HSUPA qua giao diện Iur.
Tham số cấu hình bằng 2 nghĩa
là hỗ trợ chuyển giao cho các
HSPAInterRNCMobility 2 Disabled RNFC
dịch vụ HSDPA, HSUPA qua
giao diện Iur.
Nhóm Giá trị Giá trị Mức
Tham số Ý nghĩa tham số
tham số khai báo thực khai báo
Khai báo tham số cho biết: Các
RNC relation đều hỗ trợ
Release 7, khi đó UE mới có
NRncVersion Rel 7 Rel 7 RNFC thể chuyển giao giữa các RNC
mà vẫn chạy được các tính
năng 64QAM, DL enhance
layer 2…

9. Tham số điều khiển chuyển giao mềm


 Chuyển giao mềm là một thuật toán cơ bản trong 3G, giúp giảm nhiễu hệ
thống, giúp UE duy trì được kết nối với mạng tránh rớt cuộc gọi.
 Các trường hợp chính của chuyển giao mềm là:
o Thêm 1 cell vào tập Active Set (AS) được kích hoạt bởi Event 1a.
o Loại bỏ một cell ra khỏi tập AS (remove) được kích hoạt bởi Event
1b.
o Thay thế 1 cell trong AS (replace) được kích hoạt bởi Event 1c.
o Thay đổi cell phục vụ tốt nhất trong AS (change best cell) được
kích hoạt bởi Event 1d.
o Việc thay đổi các điều kiện kích hoạt của event (timer, threshold) sẽ
khiến việc chuyển giao diễn ra nhanh hơn hoặc chậm hơn do vậy
ảnh hưởng đến tỉ lệ rớt cuộc gọi.
o Phục vụ cho mục đích tối ưu rớt cuộc gọi, bộ tham số của 2 Event
1a, 1b được tác động chủ yếu.
a. Vendor Huawei
Giá
trị Đơn
Tham số Ghi chú
khai vị
báo
Khi 1 cell không nằm trong tập AS có EcNo tồi hơn so
HYSTFOR1A 0 0.5dB
với EcNo của best cell trong AS không quá ngưỡng
INTRARELTHDFOR1ACSVP + hysteresis1a/2 = 3dB
TRIGTIME1A D100 ms đối với dịch vụ video call.
INTRARELTHDFOR1ACSNVP + hysteresis1a/2 = 3dB
INTRARELTHDFOR1ACSVP 6 0.5dB đối với dịch vụ thoại.
INTRARELTHDFOR1APS + hysteresis1a/2 = 3dB đối
INTRARELTHDFOR1ACSNVP 6 0.5dB với dịch vụ data.
Trong khoảng thời gian cấu hình bởi tham số
TRIGTIME1A, thì Event 1a sẽ được khởi tạo. UE gửi
Event này về RNC để yêu cầu add 1 cell vào tập AS.
TTRIGTIME1A để dài quá có thể dẫn đến UE chuyển
giao chậm gây rớt cuộc gọi. Nếu để ngắn quá thì sẽ gây
INTRARELTHDFOR1APS 6 0.5dB SHO nhiều, không cần thiết và tốn tài nguyên. Đối với
các tham số INTRARELTHDFOR1A Nếu cấu hình tham
số này lớn UE sẽ dễ thực hiện chuyển giao mềm có thể
giảm được việc rớt thoại thì UE di chuyển qua các khu
vực tín hiệu thăng giáng nhanh, tuy nhiên gây tốn tài
nguyên.
HYSTFOR1B 0 0.5dB Khi 1 cell trong tập AS có EcNo tồi hơn so với EcNo của
best cell trong AS lớn hơn ngưỡng cấu hình bởi tham số
TRIGTIME1B D2560 ms INTRARELTHDFOR1BCSVP + HYSTFOR1B/2 = 5dB
cho dịch vụ video call.
INTRARELTHDFOR1BCSNVP + HYSTFOR1B/2 =
INTRARELTHDFOR1BCSVP 10 0.5dB
5dB cho dịch vụ thoại.
INTRARELTHDFOR1BPS + HYSTFOR1B/2 = 5dB
INTRARELTHDFOR1BCSNVP 10 0.5dB cho dịch vụ data.
trong khoảng thời gian TRIGTIME1B, thì Evendt 1b sẽ
được kích hoạt. UE gửi Event này về RNC để xin loại bỏ
một cell ra khỏi tập AS. Việc kéo dài TRIGTIME1B sẽ
INTRARELTHDFOR1BPS 10 0.5dB giúp UE duy trì kết nối đến nhiều cell phục vụ, tránh việc
giải phóng kết nối khi UE đi qua vùng tín hiệu thăng
giáng --> giảm tỉ lệ rớt cuộc gọi. Tuy nhiên nếu để dài
quá sẽ gây lãng phí tài nguyên.
Khi 1 cell không ở trong tập AS có EcNo tốt hơn so với
HYSTFOR1C 8 0.5dB
EcNo của cell tồi nhất trong tập AS 1 ngưỡng cấu hình
bởi tham số hysteresis1c/2 = 2dB trong khoảng thời gian
TRIGTIME1C D640 ms hysteresis1c thì UE sẽ gửi báo cáo event 1c về mạng để
xin thay thế cell trong AS.
Khi 1 cell trong tập AS có EcNo tốt hơn so với EcNo best
HYSTFOR1D 8 0.5dB
cell trong AS ngưỡng cấu hình bởi tham số hysteresis1d/2
trong khoảng thời gian cấu hình bởi tham số
TRIGTIME1D D640 ms timeToTrigger1d cho dịch vụ R99 thì UE sẽ gửi event 1d
về mạng để yêu cầu thực hiện change best cell trong AS.
#
MAXCELLINACTIVESET 3 Số cell tối đa trong tập AS.
cells
Sau khi RNC gửi xuống UE bản tin Active set update để
yêu cầu thực hiện 1 chuyển giao mềm, RNC khởi tạo
HO active set update response Timer HO active set update response timer để chờ bản tin
10000 ms
timer Active set update complete phản hồi từ UE. Hết timer này
mà RNC không nhận được bản tin thì cuộc gọi thoại sẽ bị
giải phóng  rớt cuộc gọi.
b. Vendor Ericsson
Giá trị
Đơn
Parameter Name khai Giải thích tham số
vị
báo
Khi 1 cell không nằm trong tập AS có EcNo tồi hơn so với
hysteresis1a 0 0.5 dB EcNo của best cell trong AS không quá ngưỡng
reportingRange1a + hysteresis1a/2 = 3dB trong khoảng thời
gian cấu hình bởi tham số timeToTrigger1a, thì Event 1a sẽ
được khởi tạo. UE gửi Event này về RNC để add 1 cell vào tập
timeToTrigger1a 100 ms AS. Timer timeToTrigger1a để dài quá có thể dẫn đến UE
chuyển giao chậm gây rớt cuộc gọi. Nếu để ngắn quá thì sẽ
gây SHO nhiều, không cần thiết và tốn tài nguyên.
reportingRange1a: Nếu cấu hình tham số này lớn UE sẽ dễ
reportingRange1a 6 0.5 dB thực hiện chuyển giao mềm có thể giảm được việc rớt thoại thì
UE di chuyển qua các khu vực tín hiệu thăng giáng nhanh, tuy
nhiên gây tốn tài nguyên.
Khi 1 cell trong tập AS có EcNo tồi hơn so với EcNo của best
hysteresis1b 0 0.5 dB cell trong AS lớn hơn ngưỡng cấu hình bởi tham số
reportingRange1b + hysteresis1b (5dB) trong khoảng thời gian
timeToTrigger1b 2560 ms timeToTrigger1b, thì Evendt 1b sẽ được kích hoạt. UE gửi
Event này về RNC để xin loại bỏ một cell ra khỏi tập AS. Việc
kéo dài timeToTrigger1b sẽ giúp UE duy trì kết nối đến nhiều
reportingRange1b 10 0.5 dB cell phục vụ, tránh việc giải phóng kết nối khi UE đi qua vùng
tín hiệu thăng giáng --> giảm tỉ lệ rớt cuộc gọi. Tuy nhiên nếu
để dài quá sẽ gây lãng phí tài nguyên.
Khi 1 cell không ở trong tập AS có EcNo tốt hơn so với EcNo
hysteresis1c 8 0.5 dB của cell tồi nhất trong tập AS 1 ngưỡng cấu hình bởi tham số
hysteresis1c/2 = 2dB trong khoảng thời gian hysteresis1c thì
timeToTrigger1c 640 ms UE sẽ gửi báo cáo event 1c về mạng để xin thay thế cell trong
AS.
Khi 1 cell trong tập AS có EcNo tốt hơn so với EcNo best cell
hysteresis1d 8 0.5 dB
trong AS ngưỡng cấu hình bởi tham số hysteresis1d/2 trong
Giá trị
Đơn
Parameter Name khai Giải thích tham số
vị
báo
khoảng thời gian cấu hình bởi tham số timeToTrigger1d cho
timeToTrigger1d (R99) 640 ms dịch vụ R99 thì UE sẽ gửi event 1d về mạng để yêu cầu thực
hiện change best cell trong AS.

maxActiveSet 3 # cells Số cell tối đa trong tập AS.


Sau khi RNC gửi xuống UE bản tin Active set update để yêu
cầu thực hiện 1 chuyển giao mềm, RNC khởi tạo Timer HO
HO active set update active set update response timer để chờ bản tin Active set
10000 ms
response timer update complete phản hồi từ UE. Hết timer này mà RNC
không nhận được bản tin thì cuộc gọi thoại sẽ bị giải phóng 
rớt cuộc gọi.
c. Vendor ZTE
Đơn
Tham số Giá trị thực Ý nghĩa
vị
Tham số mức cell, quyết định xem chuyển giao
SOFTHOMTH 1: Event Method
theo Event hay periodic
RPTCRT 1: Event Reporting Criteria Sử dụng tiêu chuẩn báo cáo theo sự kiện
Hysteresis là 0 dB cho các sự kiện 1a, 1b; là 4 dB
HYSTERESIS 0.0@0.0@4.0@4.0@ dB
cho sự kiện 1c, 1d.
Giải giá trị báo cáo event 1a, 1b lần lượt là: 3dB;
RPTRANGE 3.0@5.0@0.0@0.0@0.0@0.0@0.0 dB
5dB
Time to Trigger(ms) 1a: 100ms; 1b: 1280ms; 1c:
TRIGTIME 6@13@11@11@ ms
640ms; 1d: 640ms;
#
maxActiveSet 3 Số cell tối đa trong tập AS.
cells
Sau khi RNC gửi xuống UE bản tin Active set
update để yêu cầu thực hiện 1 chuyển giao mềm,
HO active set RNC khởi tạo Timer HO active set update
update 10000 ms response timer để chờ bản tin Active set update
response timer complete phản hồi từ UE. Hết timer này mà RNC
không nhận được bản tin thì cuộc gọi thoại sẽ bị

d. Vendor NSN
Giá trị Đơn
Tham số Giải thích tham số
khai báo vị
Khi 1 cell không nằm trong tập AS có EcNo tồi hơn so với
EcNo của best cell trong AS không quá ngưỡng Addition
Addition Time 100 ms Window = 4dB trong khoảng thời gian cấu hình bởi tham số
Addition Time, thì Event 1a sẽ được khởi tạo. UE gửi Event
này về RNC để add 1 cell vào tập AS. Addition Time để dài
quá có thể dẫn đến UE chuyển giao chậm gây rớt cuộc gọi.
Nếu để ngắn quá thì sẽ gây SHO nhiều, không cần thiết và tốn
tài nguyên. Addition Window: Nếu cấu hình tham số này lớn
UE sẽ dễ thực hiện chuyển giao mềm có thể giảm được việc
rớt thoại thì UE di chuyển qua các khu vực tín hiệu thăng
Addition Window 4 dB giáng nhanh, tuy nhiên gây tốn tài nguyên. Vendor NSN từ
ngày đầu đã để ngưỡng Addition Window = 4dB nghĩa là chấp
nhận SHO nhiều hơn các vendor khác hiện để 3dB. Do chưa
thử nghiệm tối ưu lại cho NSN nên vẫn tạm thời để giá trị này.
Sau khi thử nghiệm, đánh giá lại sẽ tinh chỉnh sau cho NSN.
Khi 1 cell trong tập AS có EcNo tồi hơn so với EcNo của best
Drop Time 2560 ms cell trong AS lớn hơn ngưỡng cấu hình bởi tham số Drop
Window trong khoảng thời gian Drop Time, thì Evendt 1b sẽ
được kích hoạt. UE gửi Event này về RNC để xin loại bỏ một
cell ra khỏi tập AS. Việc kéo dài Drop Time sẽ giúp UE duy
Drop Window 5 dB trì kết nối đến nhiều cell phục vụ, tránh việc giải phóng kết nối
khi UE đi qua vùng tín hiệu thăng giáng --> giảm tỉ lệ rớt cuộc
gọi. Tuy nhiên nếu để dài quá sẽ gây lãng phí tài nguyên.

Replacement Time 100 ms Khi 1 cell không ở trong tập AS có EcNo tốt hơn so với EcNo
của cell tồi nhất trong tập AS 1 ngưỡng cấu hình bởi tham số
= 2dB trong khoảng thời gian Replacement Time thì UE sẽ gửi
Replacement Window 2 dB báo cáo event 1c về mạng để xin thay thế cell trong AS.

Maximum Active Set


3 Số cell tối đa trong tập AS.
Size
Sau khi RNC gửi xuống UE bản tin Active set update để yêu
cầu thực hiện 1 chuyển giao mềm, RNC khởi tạo Timer HO
HO active set update active set update response timer để chờ bản tin Active set
10000 ms
response timer update complete phản hồi từ UE. Hết timer này mà RNC
không nhận được bản tin thì cuộc gọi thoại sẽ bị giải phóng 
rớt cuộc gọi.

10. Tham số chuyển giao liên RNC qua giao diện Iur
a. Vendor Huawei
Tên tham số Kí hiệu Giá trị cấu hình Giải thích ý nghĩa
CS_SHO_SWITC
1 Cho phép dịch vụ CS có SHO qua giao diện Iur
H
SHO cross IUR HSPA_SHO_SWI Cho phép dịch vụ HSPA có SHO qua giao diện
1
trigger TCH Iur
NON_HSPA_SH Cho phép dịch vụ PS R99 có SHO qua giao
1
O_SWITCH diện Iur
HHO cross IUR Cho phép chuyển giao cứng được thực hiện
HHOTRIG 1
trigger qua giao diện Iur
CN domain SUPPORT_CS_ Hỗ trợ cả CS và PS chuyển giao qua giao diện
ServiceInd
indication AND_PS Iur
IUR Interface Khai báo là TRUE cho các RNC có giao diện
IurExistInd TRUE
Existing Indication Iur với nhau, FALSE cho các RNC không có
Khai báo theo hiện trạng mạng. Tạm thời khai
RNC protocol
RncProtclVer R7 là R7, sau này nâng cấp RAN lên R8, R9 thì
version
điều chỉnh lại sau
Hsdpa cap ind over Khai báo có cho phép hỗ trợ dịch vụ HSDPA
IurHsdpaSuppInd ON
IUR for NRNC qua giao diện Iur hay không
Hsupa cap ind over Khai báo có cho phép hỗ trợ dịch vụ HSUPA
IurHsupaSuppInd ON
IUR for NRNC qua giao diện Iur hay không
b. Vendor Ericsson
Giá
Tham số Kí hiệu trị
Giải thích tham số
Hsdpa cap ind over IUR Khai báo có cho phép hỗ trợ dịch vụ HSDPA qua giao
IurHsdpaSuppInd ON
for NRNC diện Iur hay không
Hsupa cap ind over IUR Khai báo có cho phép hỗ trợ dịch vụ HSUPA qua giao
IurHsupaSuppInd ON
for NRNC diện Iur hay không
c. Vendor ZTE
Tham số Kí hiệu Giá trị Giải thích tham số
Khai tham số này bằng 4 thì RNC của ZTE mới thực
hiện trao đổi thông tin về địa chỉ của lớp truyền tải với
NRESPARA18 NRESPARA18 4
RNC của vendor khác trong quá trình chuyển giao qua
Iur
RNCFEATSWI Hỗ trợ chuyển giao cho dịch vụ HSDPA qua giao diện
RNCFEATSWITCH1 1
TCH1 Iur
RNCFEATSWITCH2 RNCFEATSWI 1 Hỗ trợ chuyển giao cho dịch vụ HSUPA qua giao diện
TCH2 Iur
RNCFEATSWI
RNCFEATSWITCH4 1 Hỗ trợ chuyển giao qua Iur cho báo hiệu
TCH4
RNCFEATSWI
RNCFEATSWITCH15 1 Hỗ trợ chuyển giao qua Iur cho dịch vụ R99
TCH15
d. Vendor NSN
Tham số Kí hiệu Giá trị Giải thích tham số
Release version of NRncV Khai báo version hỗ trợ của RNC relation. Khi RNC nâng
Rel 7
Neighbouring RNC ersion cấp lên Rel mới cần thay đổi lại giá trị này
HSPAO HSPA over Hỗ trợ chuyển giao cho HSDPA, HSUPA qua giao diện
HSPA over Iur
verIur Iur disabled Iur

11. Tham số cân bằng tải và điều khiển chuyển giao giữa các tần số F1, Fx
trong mạng 3G
11.1. Vendor Huawei
11.1.1. Chiến lược khai báo
a. Chế độ idle mode
 Đối với khu vực full F1_F2: Việc khai báo phải đảm bảo F1 và F2 có vai
trò như nhau, UE sẽ camp on vào cell có EcNo tốt hơn trong 2 tần, đồng
thời không bao giờ lựa chọn lại cell sang tần số Fx của cell marco.

Hình: Chiến lược khai báo tham số trong idle


mode cho khu vực full F1_F2
 Đối với các khu vực còn lại: UE chỉ camp on vào tần số F1, không bao
giờ lựa chọn lại cell sang Fx (x>1) marco.
Hình: Chiến lược khai báo tham số trong idle
mode cho các khu vực còn lại
Giải thích:
Kí hiệu Ý nghĩa
Cho phép UE được lựa chọn lại cell theo chiều mũi tên
Cho phép UE được lựa chọn lại cell theo cả 2 chiều

Không cho phép UE lựa chọn lại cell theo chiều mũi tên

b. Chế độ active mode


 Chiến lược khai báo tham số cân bằng tải

Khu vực Chiến lược share tải R99 Chiến lược share tải HSDPA Ghi chú

+) Việc CBT tải giữa F1, F2 và


Fx thực hiện thông qua thuật toán
+) Dịch vụ R99 (thoại, cân bẳng tải theo số User HSDPA +) Việc CBT tải bằng thuật toán
data) ưu tiên thiết lập trên và LDR. chỉ áp dụng cho các cell cùng
F1, F2. +) Số User lệch giữa F1, F2 và sector hoặc cùng hướng phủ
Khu vực trong trường hợp cosite.
+) Không thực hiện các Fx sẽ được tinh chỉnh để đảm bảo
full
thuật toán CBT sau: DRD CBT giữa các cell thông qua tham +) Việc thực hiện CBT giữa F1
F1_F2 và F2 thông qua quá trình Cell
theo dịch vụ, DRD theo số DRD Ec/N0 threshold và
code, DRD theo DCH chiều Maximum HSDPA user reselection.
từ F1, F2 -> Fx. number (Đảm bảo Maximum
HSDPA user number ≥ 64 User)

+) Dịch vụ R99 (thoại, data) +) Thực hiện DRD theo dịch vụ


ưu tiên thiết lập trên F1. từ F1 -> Fx
+) Việc CBT tải giữa F1 và Fx Việc cân bằng tải R99, HSDPA
+) Thực hiện DRD theo dịch
Các khu được thực thông quá trình DRD chỉ áp dụng trong quá trình thiết
vụ từ F1 -> Fx đối với R99
vực theo dịch vụ và LDR. Có thể tinh lập RAB, không áp dụng trong
NRT.
còn lại quá trình thiết lập RRC do tỉ lệ
+) Không thực hiện DRD chỉnh giá trị DRD Ec/N0
thành công thấp.
theo code, DRD theo DCH threshold để CBT.
chiều từ F1 -> Fx.

 Chiến lược khai báo tham số điều khiển chuyển giao


Khu vực Tham số điều khiển chuyển giao
+) Tần F1, F2:
Đối với thoại: Ưu tiên đo đạc, chuyển giao về GSM.
Khu vực full F1_F2 Đối với data: Khai báo tham số cho phép UE giữ kết nối data lâu trên F1, F2 đến khi điều kiện vô
tuyến tồi mới chuyển về GSM.
+) Tần Fx: Cả thoại và data đều ưu tiên đo đạc chuyển giao về F1.
+) Tần F1:
Đối với thoại: Ưu tiên đo đạc, chuyển giao về GSM.
Các khu vực
Đối với data: Khai báo tham số cho phép UE giữ kết nối data lâu trên F1, đến khi điều kiện vô
còn lại
tuyến tồi mới chuyển về GSM.
+) Tần Fx: Cả thoại và data đều ưu tiên đo đạc chuyển giao về F1.

Lưu ý: Đối với khu vực full F1_F2 thì vùng biên của khu vực này với khu vực
khác sẽ bị lốm đốm F2. Do vậy đối với các cell F2 thuộc lớp trạm ngoài cùng
của vùng full F1_F2 sẽ khai báo bổ sung theo phụ lục 03 để tránh hiện tượng
bám cell và rớt cuộc gọi.
11.1.2. Tham số khai báo chi tiết cho khu vực lốm đốm tần số Fx (x>1)
11.1.2.1. Các tính năng cần sử dụng
a. Nhóm tính năng share tải
Nhóm tính năng Tên tính năng Mô tả ngắn gọn tính năng Giá trị

Cho phép thực hiện DRD đối với


WRFD-01061112 - HSDPA DRD ON
dịch vụ HSDPA
WRFD-020103 - Inter Frequency Load Cho phép thực hiện Inter
ON
Balance Frequency Load Handover
WRFD-02040 - DRD Introduction
Cân bằng tải Package Cho phép hỗ trợ các tính năng
ON
WRFD-02040001 - Intra System DRD
Direct Retry
WRFD-02040004 - Traffic Steering Cho phép thực hiện DRD theo
ON
and Load Sharing During RAB Setup dịch vụ và DRD theo tải

b. Nhóm tính năng điều khiển chuyển giao


Nhóm tính năng Tên tính năng Mô tả ngắn gọn tính năng Giá trị

WRFD-020302 - Inter Frequency Hard Hỗ trợ tính năng Handover


ON
Handover Based on Coverage Interfrequency theo vùng phủ
WRFD-020303 - Inter-RAT Handover Hỗ trợ tính năng Handover
ON
Based on Coverage InterRAT theo vùng phủ
Tính năng chuyển giao WRFD-02030802 - PS Handover Hỗ trợ tính năng PS Handover từ
ON
Between UMTS and GPRS 3G sang 2G
Cho phép các UE đang dùng dịch
CM Permission Ind on HSDPA vụ HSDPA, HSPA+ khi tín hiệu
ON
CM Permission Ind on HSPA+ tồi thì chuyển thẳng về 2G, không
cần chuyển về R99 mới về 2G.
11.1.2.2. Khai báo trong idle mode
 UE chỉ camp on vào tần số F1, không bao giờ lựa chọn lại cell sang Fx.
a. Ngưỡng đo đạc relation
Ngưỡng đo F1 Fx Ghi chú

Đo đạc relation cùng tần EcNo ≤ -8 dB EcNo ≤ -4 dB


Đo đạc relation khác tần (áp dụng cho F1 không bao giờ đo đạc Fx, Fx và
EcNo ≤ -18 dB EcNo ≤ 0 dB
cell marco không có relation IBD) luôn luôn đo đạc F1
Cho phép tính tinh chỉnh ngưỡng
EcNo đo khác tần của các cell F1 có
Đo đạc relation khác tần (áp dụng cho
EcNo ≤ -10 dB EcNo ≤ 0 dB relation với IBD trong khoảng từ -6
các cell macro có relation IBD)
dB đến -14 dB. Giá trị tối ưu căn cứ
vào kết quả đo kiểm thực tế.
Tiêu chuẩn đo đạc và lựa chọn lại cell EcNo EcNo
Treselection 1s 1s
b. Khai báo hyst2sn và offset2sn
Phân loại Relation Hyst2sn Qoffset2sn Giải thích ý nghĩa
- Khi EcNo của F1 ≤ -24 dB, UE mới thực hiện
đo đạc Fx.
- Trong quá trình xếp hạng: Nếu EcNo trên Fx >
Relation cùng
F1Fx 2 dB 50 dB EcNo trên F1 + Hyst2sn (2 dB) + Qoffset2sn
trạm
(50 dB) trong 1s thì UE mới lựa chọn lại cell từ
F1 sang Fx. Giá trị đặt như trên đảm bảo F1
không bao giờ sang Fx.
- Khi EcNo của Fx ≤ 0 dB, UE sẽ thực hiện đo
đạc Fx  UE trên Fx luôn đo F1.
- Trong quá trình xếp hạng: Nếu EcNo trên F1 >
Relation cùng FxF1
2 dB -50 dB EcNo trên Fx + Hyst2sn (2 dB) + Qoffset2sn (-
trạm và khác trạm (x = 2 5)
50 dB) trong 1s thì UE sẽ lựa chọn lại cell từ Fx
sang F1. Giá trị đặt như trên đảm bảo Fx luôn đo
và luôn sang F1.
Relation cùng Fx_Fx Cùng LAC khai báo 0 dB; khác LAC khai báo 2
2 dB 0 dB/2 dB
trạm và khác trạm (x = 15) dB
11.1.2.3. Tham số trong active mode.
a. Khai báo dịch vụ hỗ trợ trên cell
 Các cell F1, Fx được khai báo hỗ trợ tất cả các dịch vụ thoại, data R99,
HSDPA, HSUPA.
Tần số MO AdministrativeState Ý nghĩa

Cell HSUPA state ACTIVATED


F1
F1, Fx hỗ trợ tất cả các dịch vụ
Fx
Cell HSDPA state ACTIVATED

b. Khai báo tham số share tải:


b.1. Chiến lược share tải
Việc share tải bằng thuật toán chỉ áp dụng cho các cell cùng sector hoặc cùng
hướng phủ trong trường hợp cosite.
 Đối với dịch vụ R99:
o Dịch vụ R99 (thoại, R99 RT) ưu tiên thiết lập trên F1.
o Dịch vụ R99 NRT: thực hiện DRD theo dịch vụ F1 -> Fx.
Ghi chú: Tính năng sử dụng Traffic Steering and Load Sharing During
RAB Setup.
 Đối với dịch vụ HSDPA:
o Việc CBT được thực hiện thông qua quá trình DRD theo dịch vụ và
LDR.
o Thực hiện tinh chỉnh CBT giữa tần F1 và Fx thông qua tham số
DRD Ec/N0 threshold.
Ghi chú: Tính năng sử dụng: HSDPA DRD, Inter Frequency Load
Balance, Traffic Steering and Load Sharing During RAB Setup.
b.2. Khai báo tham số chi tiết
b.2.1. Khai báo nhóm dịch vụ:
 Bước 1: Khai báo lại các nhóm dịch vụ.
Mục đích: Khai báo 3 nhóm service group, mỗi service group mang các
dịch vụ với độ ưu tiên khác nhau.
o Service Group 3: Thoại được ưu tiên, data không được ưu tiên.
o Service Group 2: Thoại và data ưu tiên như nhau.
o Service Group 1: Data được ưu tiên, thoại không được ưu tiên.
Sau đó khai báo các cells F1, Fx vào các nhóm dịch vụ trên.
Giá
Tham số
trị
Mục đích Lệnh
Service priority group
3 SPG3
Identity
Service priority of R99 RT Độ ưu tiên của dịch vụ thoại, giá trị 1 nghĩa là được ưu
1
service tiên
Service priority of R99 NRT Độ ưu tiên của dịch vụ PS R99, giá trị 7 nghĩa là không
7
service được ưu tiên
Service priority of HSDPA Độ ưu tiên của dịch vụ HSDPA, giá trị 7 nghĩa là không
7
service được ưu tiên
Service priority of HSUPA Độ ưu tiên của dịch vụ HSUPA, giá trị 7 nghĩa là không
7
service được ưu tiên
Service priority of Other
1 Độ ưu tiên cho dịch vụ khác
service
Service priority group
2 SPG2
Identity
Service priority of R99 RT Độ ưu tiên của dịch vụ thoại, giá trị 1 nghĩa là được ưu
1
service tiên
Service priority of R99 NRT Độ ưu tiên của dịch vụ PS R99, giá trị 1 nghĩa là được ưu
1
service tiên ADD
Service priority of HSDPA Độ ưu tiên của dịch vụ HSDPA, giá trị 1 nghĩa là được USPG
1
service ưu tiên
Service priority of HSUPA Độ ưu tiên của dịch vụ HSUPA, giá trị 1 nghĩa là được
1
service ưu tiên
Service priority of Other
1 Độ ưu tiên cho dịch vụ khác
service
Service priority group
1 SPG1
Identity
Service priority of R99 RT Độ ưu tiên của dịch vụ thoại, giá trị 2 nghĩa là không
2
service được ưu tiên
Service priority of R99 NRT Độ ưu tiên của dịch vụ PS R99, giá trị 1 nghĩa là được ưu
1
service tiên
Service priority of HSDPA Độ ưu tiên của dịch vụ HSDPA, giá trị 1 nghĩa là được
1
service ưu tiên
Service priority of HSUPA Độ ưu tiên của dịch vụ HSUPA, giá trị 1 nghĩa là được
1
service ưu tiên
Service priority of Other
1 Độ ưu tiên cho dịch vụ khác
service

Ghi chú: Giá trị Priority từ 0  7, 0 nghĩa là không ưu tiên dịch vụ, độ ưu tiên
giảm dần từ 1  7
 Bước 2: Add các cells vào service group.
Nhóm cell SPG Ghi chú
F1 không có Fx (x>1) SPG2 Thoại và data ưu tiên như nhau
F1 có Fx (x>1) SPG3 Thoại được ưu tiên, data không được ưu tiên
Fx (x>1) SPG1 Data được ưu tiên, thoại không được ưu tiên

b.2.2. Khai báo tham số share tải theo thuật toán DRD:
Lưu ý: Chỉ áp dụng khai báo này cho các cell thuộc SPG1 và SPG3.
 Thuật toán DRD (Direction Retry): Có chức năng share tải theo dịch vụ
và share tải theo TU của cell: Power nonHS, số User HSDPA, tài nguyên
code DL nonHS. Việc share tải được thực hiện trong quá trình thiết lập
RAB.
o Share tải theo dịch vụ: Khi đã khai báo 3 nhóm dịch vụ SPG1,
SPG2 và SPG3 như mục a.
 UE đứng trên F1 thực hiện cuộc gọi PS sẽ thực hiện Direct
Retry sang cell Fx và thiết lập dịch vụ trên Fx. Sau khi thực
hiện xong dịch vụ trên Fx, lại lựa chọn lại ngay về F1.
 Nếu UE thực hiện cuộc gọi thoại thì vẫn giữ nguyên trên F1.
o Share tải từ F1 Fx dựa trên tải của cell F1:
 Khi TU công suất nonHS, hoặc TU code nonHS, số User
HSDPA trên cell F1 vượt quá ngưỡng cấu hình, trong khi TU
các tài nguyên tương ứng trên cell Fx vẫn thấp hơn 1 ngưỡng,
đồng thời độ lệch: Tải cell Fx – tải cell F1 > một giá trị ∆. Thì
dịch vụ sẽ được chuyển sang thiết lập ở cell Fx.
 Các bước khai báo tham số:
o Bước 1: Khai báo bật thuật toán DRD trên mức RNC.
Chuyển Giá
Tham số Ý nghĩa Lệnh
mạch trị
Không bật thuật toán DRD lúc đang SET
DR_RRC_DRD_SWI
OFF khởi tạo kết nối RRC vì có thể gây UCORRMALGOS
TCH
CSSR tồi. WITCH
SET
Direct retry DR_RAB_SING_DR Thuật toán DRD sẽ chạy đối với các
ON UCORRMALGOS
switch D_SWITCH single RAB
WITCH
Thuật toán DRD sẽ không chạy đối với SET
DR_RAB_COMB_D
OFF Multi RAB, tránh để thoại nhẩy lên Fx UCORRMALGOS
RD_SWITCH
 gây rớt. WITCH
o Bước 2: Khai báo thuật toán DRD mức cell.
 Bộ tham số DRD trên tần Fx: Trên Fx không cần bật thuật
toán DRD. Data và thoại đã khởi tạo trên Fx thì vẫn giữ khởi
tạo trên Fx.
Tham số cho cell Fx Giá trị Ý nghĩa Lệnh Ghi chú
Max inter-RAT direct ADD Khi không bật
2
retry number UCELLDRD thuật toán DRD
Tham số cho cell Fx Giá trị Ý nghĩa Lệnh Ghi chú
Service differential Không bật thuật toán DRD theo dịch trên Fx thì không
OFF
drd switch vụ trên Fx cần quan tâm đến
Load balance DRD Không bật thuật toán DRD theo tải các tham số khác
OFF
switch for DCH trên Fx cho dịch vụ R99
Load balance DRD Không bật thuật toán DRD theo tải
OFF
switch for HSDPA trên Fx cho dịch vụ HSDPA
Code balance DRD Không bật thuật toán DRD theo code
OFF
switch trên Fx
 Bộ tham số DRD trên tần F1: Trên tần F1 bật thuật toán
DRD theo cả 2 chế độ theo dịch vụ và theo tải HSDPA.
Tham số trên tần F1 Giá trị Ý nghĩa Lệnh

Max inter-RAT direct retry


2
number [times]
Service differential drd
ON Bật thuật toán share tải DRD theo dịch vụ trên cell F1
switch
Không bật thuật toán DRD theo tải trên cell F1 cho
Load balance DRD switch dịch vụ R99: vì không có tham số tách riêng cho data
OFF
for DCH R99 và thoại lên nếu bật thoại có thể bị đẩy lên Fx
trong quá trình thiết lập.
Load balance DRD switch Bật thuật toán DRD theo tải tên cell F1 cho dịch vụ
ON
for HSDPA HSDPA
UserN Cân bằng tải dựa trên power DL hay số User, tham số
Load balance DRD choice
umber cấu hình đang để: share tải theo số User
Load balance DRD offset for ADD
10
DCH[%] UDRD
Load balance DRD offset for (mức RNC)
10
HSDPA[%] or ADD
Dl load balance DRD power UCELLDR
remain threshold for 35 D (mức cell)
DCH[%]
Dl load balance DRD power
remain threshold for 100 Các ngưỡng cấu hình cho thuật toán DRD theo tải (để
HSDPA[%] mặc định)
Load balance DRD total
30
power protect threshold[%]
Code balance drd switch OFF
Delta code occupied rate[%] 7
Minimum SF threshold for
SF8
code balance drd
Code occupied rate threshold
13
for code balance drd[%]
o Bước 3: Khai báo cặp cell thực hiện thuật toán DRD.
 Việc khai báo DRD chỉ áp dụng cho cell F1 và các cell Fx
cùng trạm, cùng hướng và chỉ khai báo DRD theo chiều từ
F1  Fx. Tuyệt đối không khai theo chiều từ Fx  F1. Tham
số khai báo cụ thể như sau:
Cell Fx (Relation Drd
Blind
cùng trạm, cùng Ec/N0
Cell F1 HO Ghi chú Lệnh
hướng threshold
Flag
với F1) [dB]
Relation Fx không cùng trạm và ADD
A B TRUE -12 khác hướng với F1 thì để UINTERFREQN
BlindHOFlag là FALSE. CELL
Ghi chú:
 UE bình thường ở trên F1 sẽ không đo đạc Fx, nên không có thông tin về
RSCP, EcNo của Fx. Do đó việc bật cờ BlindHOFlag = TRUE, sẽ cho
phép UE từ F1  Fx mà không cần đo đạc.
 Giá trị: DRD Ec/N0 threshold[dB] sẽ quyết định những UE nào ở trên
F1 được phép DRD sang Fx, giá trị -12 dB có nghĩa là khi EcNo của UE
đo được của cell F1 > - 12 dB thì dịch vụ PS trên F1 mới DRD sang Fx.
Nếu EcNo nhỏ hơn ngưỡng trên thì cuộc gọi PS vẫn ở trên F1.
 Việc CBT giữa F1 và Fx có thể thực hiện được thông qua việc điều chỉnh
ngưỡng DRD Ec/N0 threshold. Nếu muốn tải data trên Fx nhiều thì giảm
DRD Ec/N0 threshold, nếu muốn giảm tải data trên Fx tăng ngưỡng
DRD Ec/N0 threshold. Tuy nhiên, không nên giảm giá trị DRD Ec/N0
threshold quá sâu gây quá trình thiết lập trên Fx sẽ bị tồi.
c.Khai báo tham số share tải theo thuật toán LDR (Load Reshuffling):
Thuật toán này được thực hiện khi cell F1rơi vào tình trạng nghẽn (“basic
congestion state”), RNC sẽ chọn ra các user để thực hiện các hành động LDR
như: Load-based inter-frequency handover, Code reshuffling, BE service rate
reduction, AMR rate reduction, Inter-RAT load-based handover nhằm giảm tải
cho cell đó. Đây là thuật toán CBT sau khi UE đã cấp RAB thành công (UE
đang sử dụng dịch vụ).
 Bước 1: Active thuật toán điều kiển LDR theo mức cell.
Uplink UU LDR Downlink UU Code LDR
RNC ID Cell Name Cell ID
Algorithm LDR Algorithm Algorithm

X F1, Fx ON ON ON
 Bước 2: Khai báo TU đến ngưỡng nào thì bắt đầu thực hiện các hành
động LDR, đây chính là các ngưỡng “basic congestion state”.
Cell F1,
Tham số Ý nghĩa
Fx
UL LDR trigger Khi tải User đường lên vượt ngưỡng 55%, thuật toán CBT tải UL sẽ được
55
threshold khởi tạo (Tải User = User sử dụng/license UE max hỗ trợ)
UL LDR release Khi tải User đường lên < ngưỡng 45%, thuật toán CBT tải UL sẽ được dừng
45
threshold lại.
DL LDR trigger Khi tải DL power nonHS đường xuống vượt ngưỡng 70%, thuật toán CBT tải
70
threshold DL sẽ được khởi tạo.
DL LDR release Khi tải DL power nonHS đường xuống < ngưỡng 60%, thuật toán CBT tải
60
threshold DL sẽ được dừng lại.
 Bước 3: Khai báo cho phép Blind HO từ F1 Fx (Không khai báo chiều
ngược lại Fx -> F1).
Neighboring Blind Blind handover Drd Ec/N0
Cell Name Ghi chú
cell Name handover flag condition[dBm] threshold[dB]
Áp dụng cho các
F1 Fx(x>1) TRUE -92 -12 relation cùng
trạm, cùng hướng
 Bước 4: Các hành động cần thực hiện để CBT.
Ghi
Cell Fx (x>1) F1 Giải thích
chú
Fx: Giảm tốc độ của BE, F1: Thực hiện blind HO
DL LDR first sang Fx, lưu ý: Cấu hình tham số số User thoại cho
BERateRed InterFreqLDHO
action phép Blind HO = 0 để thoại không Blind HO sang
Fx Đường
DL LDR Dịch chuyển cây mã để tạo ra mã trống nhằm tối ưu DL
CodeAdj CodeAdj
second action code đường xuống
DL LDR third
NoAct BERateRed Fx: Không tác động thêm, F1: Giảm tốc độ BE
action
Fx: Giảm tốc độ của BE, F1: thực hiện blind HO
UL LDR first sang Fx, lưu ý: Cấu hình tham số số User thoại cho
BERateRed InterFreqLDHO
action phép Blind HO = 0 để thoại không Blind Ho sang
Fx Đường
UL LDR UL
NoAct BERateRed F1: Giảm tốc độ
second action
UL LDR third
NoAct NoAct Không tác động gì thêm
action
11.1.2.4. Khai báo tham số đo đạc, chuyển giao
a. Quan điểm khai báo bộ tham số chuyển giao.
 Tần F1:
o Đối với thoại: Ưu tiên đo đạc, chuyển giao về GSM
o Đối với data: Khai báo tham số cho phép UE giữ kết nối data lâu
trên F1, đến khi điều kiện vô tuyến tồi mới chuyển về GSM.
 Tần Fx: Cả thoại và data đều ưu tiên đo đạc chuyển giao về F1.
b. Tham số khai báo chi tiết.
 Bước 1: Khai báo tham số “kiểu HO”. Giá trị này yêu cầu khai báo mức
cell cho toàn bộ các cell F1, Fx.
Giá trị cấu Giá trị cấu
Nhóm Đơn Mức Ý nghĩa tham số cấu
Tham số hình trên hình trên Fx Dải giá trị
tham số vị khai báo hình
F1 (x>1)
INTERRAT,
Cell F1: Ưu tiên đo đạc
Inter-freq and INTERFRE
và chuyển giao về GSM.
Inter-RAT INTERRAT INTERFREQ Q, Cell
Cell Fx: Ưu tiên đo đạc
coexist switch SIMINTERF
chuyển giao về cell F1.
REQRAT
COEXIST_
Chọn ngưỡng 2d/2f để
MEAS_TH
đo đạc trước khi thực
D_CHOICE
COEXIST_ hiện Handover:
InterFreq and COEXIST_M _INTERFRE
HO type MEAS_TH F1: 2D/2F chọn theo
InterRat coexist EAS_THD_C Q,
D_CHOICE Cell ngưỡng của InterRAT
measure HOICE_INTE COEXIST_
_ để đo đạc.
threshold choice RFREQ MEAS_TH
INTERRAT Fx: 2D/2F chọn theo
D_CHOICE
ngưỡng của Interfre để
_
đo đạc.
INTERRAT
Bật tham số cho phép
Inter-RAT CS
ON ON OFF, ON Cell chuyển giao về 2G cho
handover switch
CS
Bật tham số cho phép
Inter-RAT PS
ON ON OFF, ON Cell chuyển giao về 2G cho
handover switch
PS
 Bước 2: Khai báo tham số 2D/2F và ngưỡng Handover
o Khai báo tham số 2D/2F, ngưỡng HO InterRAT: Thực hiện
khai báo cho cả F1, Fx:
Nhóm Giá trị cấu hình Mức khai
Tham số Đơn vị Ý nghĩa tham số cấu hình
tham số F1, Fx báo
Tăng thêm độ trễ về mặt
2D hysteresis[0.5dB] 4 dB Cell cường độ hoặc chất lượng
tín hiệu để báo cáo event 2d
2D event trigger delay Độ trễ về mặt thời gian để
D320 ms Cell
time[ms] báo cáo event 2d
Inter-RAT CS measure start Thủ phủ: -14
dB Cell
Ec/No THD[dB] Khu vực còn lại: -13 Đối với mỗi dịch vụ: Khi
Inter-RAT R99 PS measure Thủ phủ: -17 EcNo hoặc RSCP của best
dB Cell cell trong active set tồi hơn
Event 2d start Ec/No THD[dB] Khu vực còn lại: -15
Inter-RAT H measure start Thủ phủ: -17 ngưỡng cấu hình bởi các
Ec/No THD[dB] Khu vực còn lại: -15
dB Cell tham số này - 2D
hysteresis/2 trong khoảng
Inter-RAT CS measure start Thủ phủ: -104 thời gian cấu hình bởi tham
dBm Cell
RSCP THD[dBm] Khu vực còn lại: -103 số 2D event trigger delay
Inter-RAT R99 PS measure Thủ phủ: -113 time thì UE sẽ gửi về mạng
dBm Cell
start RSCP THD[dBm] Khu vực còn lại: -109 event 2d để xin chuyển sang
Inter-RAT H measure start Thủ phủ: -113 chế độ compressed mode.
dBm Cell
RSCP THD[dBm] Khu vực còn lại: -109
Tăng thêm độ trễ về mặt
2F hysteresis[0.5dB] 4 dB Cell cường độ hoặc chất lượng
tín hiệu để báo cáo event 2f
2F event trigger delay Độ trễ về mặt thời gian để
D1280 ms Cell
time[ms] báo cáo event 2f
Inter-RAT CS measure stop Thủ phủ: -13 Khi UE đang ở trong chế độ
dB Cell
Ec/No THD[dB] Khu vực còn lại: -12 compressed mode, nếu
Inter-RAT R99 PS measure Thủ phủ: -16 EcNo/RSCP của best cell
dB Cell trong active set tốt hơn
Event 2f stop Ec/No THD[dB] Khu vực còn lại: -14
Inter-RAT H measure stop Thủ phủ: -16 ngưỡng cấu hình bởi các
Ec/No THD[dB] Khu vực còn lại: -14
dB Cell tham số này + 2F
hysteresis/2 trong khoảng
Inter-RAT CS measure stop Thủ phủ: -102 thời gian cấu hình bởi tham
dbm Cell
RSCP THD[dBm] Khu vực còn lại: -101 số 2F event trigger delay
Inter-RAT R99 PS measure Thủ phủ: -111 time thì UE sẽ gửi về mạng
dbm Cell
stop RSCP THD[dBm] Khu vực còn lại: -107 event 2f để xin thoát khỏi
Inter-RAT H measure stop Thủ phủ: -111 chế độ đo đạc compressed
dbm Cell
RSCP THD[dBm] Khu vực còn lại: -107 mode.
Sử dụng chế độ báo cáo
định kì (Periodical
reporting) để kích thoạt
chuyển giao từ 3G --> 2G.
Cụ thể:
Nếu sử dụng chế độ Event
report: Khi các điều kiện
của event 3a thỏa mãn (bao
Điều gồm cả điều kiện của cell
kiện nguồn và cell đích), UE sẽ
Inter-RAT report mode Periodical reporting Cell
chuyển gửi báo cáo event 3a về
giao mạng chỉ 1 lần và chờ RNC
gửi bản tin HO command
xuống. Nếu việc chuyển
giao không thành công và
event 3a không được gửi lại
thì cuộc gọi có thể bị rớt.
Nếu sử dụng chế độ báo cáo
theo Periodical reporting,
UE sẽ liên tục báo cáo về
Nhóm Giá trị cấu hình Mức khai
Tham số Đơn vị Ý nghĩa tham số cấu hình
tham số F1, Fx báo
mạng (cấu hình hiện tại là
1s/lần) kết quả đo đạc
relation GSM, RNC sau đó
sẽ so sánh và ra quyết định
chuyển giao => chế độ báo
cáo này tăng xác xuất UE
chuyển giao về 2G thành
công và cải thiện CS CDR
hơn so với chế độ báo cáo
theo Event.

Yêu cầu UE phải đo đạc và


xác định rõ BSIC của cell
2G trước khi gửi bản tin
BSIC verify switch Verify mode Cell mesurement report về mạng
--> đảm bảo tính chính xác
khi qua quyết định chuyển
giao.
Inter-RAT Hysteresis 0 dB cell Khi RSSI của cell 2G > -
Time to Trigger Handover to 90dBm + Inter-RAT
0 ms cell Hysteresis/2 trong khoảng
Verified GSM Cell
Inter-RAT CS handover 20 (giá trị thực - thời gian cấu hình bởi tham
dBm Cell số Time to Trigger
decision THD[dBm] 90dBm)
Inter-RAT R99 PS handover 20 (giá trị thực - Handover to Verified GSM
dBm Cell Cell, RNC sẽ ra quyết định
decision THD[dBm] 90dBm)
Inter-RAT H handover 20 (giá trị thực - cho phép UE chuyển giao
dBm Cell về 2G.
decision THD[dBm] 90dBm)
o Khai báo tham số 2D/2F, ngưỡng HO InterFrequency: Thực
hiện khai báo cho Cell Fx:
Nhó
Giá trị cấu
m Mức
Tham số hình Đơn vị Ý nghĩa tham số cấu hình
tha khai báo
Fx (x > 1)
m số
Tăng thêm độ trễ về mặt cường độ hoặc
2D hysteresis[0.5dB] 4 dB Cell
chất lượng tín hiệu để báo cáo event 2d
Độ trễ về mặt thời gian để báo cáo event
2D event trigger delay time[ms] D320 ms Cell
2d
Inter-freq CS measure start Ec/No
-12 dB Cell
THD[dB]
Inter-freq R99 PS measure start Đối với mỗi dịch vụ: Khi EcNo hoặc
Even -15 dB Cell
Ec/No THD[dB] RSCP của best cell trong active set tồi
t 2d Inter-freq H measure start Ec/No hơn ngưỡng cấu hình bởi các tham số
-15 dB Cell
THD[dB] này - 2D hysteresis/2 trong khoảng thời
Inter-freq CS measure start RSCP gian cấu hình bởi tham số 2D event
-89 dBm Cell
THD[dBm] trigger delay time thì UE sẽ gửi về mạng
Inter-freq R99 PS measure start event 2d để xin chuyển sang chế độ
-98 dBm Cell
RSCP THD[dBm] compressed mode.
Inter-freq H measure start RSCP
-98 dBm Cell
THD[dBm]
Tăng thêm độ trễ về mặt cường độ hoặc
2F hysteresis[0.5dB] 4 dB Cell
chất lượng tín hiệu để báo cáo event 2f
Even Độ trễ về mặt thời gian để báo cáo event
t 2f 2F event trigger delay time[ms] D1280 ms Cell
2f
Inter-freq CS measure stop Ec/No Khi UE đang ở trong chế độ compressed
-11 dB Cell
THD[dB] mode, nếu EcNo/RSCP của best cell
Nhó
Giá trị cấu
m Mức
Tham số hình Đơn vị Ý nghĩa tham số cấu hình
tha khai báo
Fx (x > 1)
m số
Inter-freq R99 PS measure stop trong active set tốt hơn ngưỡng cấu hình
-14 dB Cell
Ec/No THD[dB] bởi các tham số này + 2F hysteresis/2
Inter-freq H measure stop Ec/No trong khoảng thời gian cấu hình bởi
-14 dB Cell
THD[dB] tham số 2F event trigger delay time thì
Inter-freq CS measure stop RSCP UE sẽ gửi về mạng event 2f để xin thoát
-87 dBm Cell khỏi chế độ đo đạc compressed mode.
THD[dBm]
Inter-freq R99 PS measure stop
-96 dBm Cell
RSCP THD[dBm]
Inter-freq H measure stop RSCP
-96 dBm Cell
THD[dBm]
Sử dụng chế độ báo cáo định kì
(Periodical reporting) để kích thoạt
chuyển giao từ Fx --> F1. Cụ thể:
Nếu sử dụng chế độ Event report: Khi
các điều kiện của event 2B thỏa mãn
(bao gồm cả điều kiện của cell nguồn và
cell đích), UE sẽ gửi báo cáo event 2B
về mạng chỉ 1 lần và chờ RNC gửi bản
PERIODICAL
Inter-frequency measure report tin HO command xuống.
_REPORTIN Cell
mode Nếu sử dụng chế độ báo cáo theo
G
Periodical reporting, UE sẽ liên tục báo
cáo về mạng (cấu hình hiện tại là
0.5s/lần) kết quả đo đạc relation Inter,
RNC sau đó sẽ so sánh và ra quyết định
Điều chuyển giao => chế độ báo cáo này tăng
kiện xác xuất UE chuyển giao về F1 thành
chuy công và cải thiện CS CDR hơn so với
ển chế độ báo cáo theo Event.
giao Inter-frequency measure periodical Chu kỳ report bản tin MRR lên RNC sau
D500 ms Cell
rpt period[ms] khi UE vào Compress Mode.
Inter-freq CS target frequency
-12 dB Cell
trigger Ec/No THD[dB]
Inter-freq H target frequency
-12 dB Cell
trigger Ec/No THD[dB]
Inter-freq R99 PS target frequency Khi RSCP &EcNo của F1 thỏa mãn
-12 dB Cell
trigger Ec/No THD[dB] đồng thời 2 điều kiện: RSCP > -100,
Inter-freq CS target frequency EcNo > -12 thì UE thực hiện Handover
-100 dBm Cell
trigger RSCP THD[dBm] từ Fx về F1.
Inter-freq H target frequency
-100 dBm Cell
trigger RSCP THD[dBm]
Inter-freq R99 PS target frequency
-100 dBm Cell
trigger RSCP THD[dBm]

11.1.3. Tham số khai báo chi tiết cho khu vực full F1, F2 và lốm đốm tần số
Fx (x>2)
11.1.3.1. Các tính năng cần sử dụng
a. Nhóm tính năng share tải
Nhóm tính năng Tên tính năng Mô tả ngắn gọn tính năng Giá trị
Cho phép thực hiện DRD đối với dịch vụ
WRFD-01061112 - HSDPA DRD ON
HSDPA
WRFD-020103 - Inter Frequency Cho phép thực hiện Inter Frequency
ON
Cân bằng tải Load Balance Load Handover
WRFD-02040 - DRD Introduction
Package Cho phép hỗ trợ các tính năng DRD ON
WRFD-02040001 - Intra System
Direct Retry

WRFD-02040004 - Traffic Steering Cho phép thực hiện DRD theo dịch vụ và
ON
and Load Sharing During RAB Setup DRD theo tải

b. Nhóm tính năng điều khiển chuyển giao


Nhóm tính năng Tên tính năng Mô tả ngắn gọn tính năng Giá trị
WRFD-020302 - Inter Frequency Hỗ trợ tính năng Handover
ON
Hard Handover Based on Coverage Interfrequency theo vùng phủ
WRFD-020303 - Inter-RAT Handover Hỗ trợ tính năng Handover InterRAT
ON
Based on Coverage theo vùng phủ
Tính năng WRFD-02030802 - PS Handover Hỗ trợ tính năng PS Handover từ 3G
chuyển giao ON
Between UMTS and GPRS sang 2G
Cho phép các UE đang dùng dịch vụ
CM Permission Ind on HSDPA HSDPA, HSPA+ khi tín hiệu tồi thì
ON
CM Permission Ind on HSPA+ chuyển thẳng về 2G, không cần chuyển
về R99 mới về 2G.
11.1.3.2. Khai báo trong idle mode
 F1 và F2 có vai trò như nhau, khai báo tham số lựa chọn lại cell giống
nhau, UE sẽ camp on vào cell có EcNo tốt hơn trong 2 tần, đồng thời
không bao giờ lựa chọn lại cell sang Fx.
a. Ngưỡng đo đạc relation
Fx
Ngưỡng đo F1 F2 Ghi chú
(x>2)
EcNo
Ngưỡng đo đạc relation cùng
Đo đạc relation cùng tần EcNo ≤ -8 dB EcNo ≤ -8 dB ≤ -4
tần
dB
EcNo
Ngưỡng đo đạc relation khác
Đo đạc relation khác tần EcNo ≤ -8 dB EcNo ≤ -8 dB ≤0
tần
dB
Tiêu chuẩn đo đạc và lựa
Tiêu chuẩn đo đạc và lựa chọn lại cell EcNo EcNo EcNo
chọn lại cell theo EcNo
Treselection 1s 1s 1s
b. Khai báo hyst2sn và offset2sn
hyst2s qoffset2
Phân loại Relation Ghi chú
n sn
Relation cùng và khác trạm F1 F2 2 dB 0/2 dB
Cùng LAC khai báo 0 dB;
Relation cùng và khác trạm F2  F1 2 dB 0/2 dB
khác LAC khai báo 2 dB
Relation cùng và khác trạm Fx_Fx 2 dB 0/2 dB
Relation cùng trạm và khác Fx_F1
2 dB -50 dB Đảm bảo Fx luôn chuyển sang F1
trạm (x>2)
F1_Fx Đảm bảo F1 không bao giờ chuyển sang Fx
Relation cùng trạm 2 dB 50 dB
(x>2) trong idle
Relation cùng trạm và khác Fx_F2
2 dB -50 dB Đảm bảo Fx luôn chuyển sang F2
trạm (x>2)
F2_Fx Đảm bảo F2 không bao giờ chuyển sang Fx
Relation cùng trạm 2 dB 50 dB
(x>2) trong idle
12.1.3.3. Tham số trong active mode.
a. Khai báo dịch vụ hỗ trợ trên cell
 Các cell F1, F2, Fx được khai báo hỗ trợ tất cả các dịch vụ thoại, data
R99, HSDPA, HSUPA.
Tần số MO AdministrativeState Ý nghĩa

Cell HSUPA state ACTIVATED


F1, F2 F1, F2, Fx hỗ trợ tất cả các dịch
Fx Cell HSDPA state ACTIVATED vụ

b. Khai báo tham số share tải:


b.1. Chiến lược share tải
Việc share tải bằng thuật toán chỉ áp dụng cho các cell cùng sector hoặc cùng
hướng phủ trong trường hợp cosite.
 Đối với dịch vụ R99.
o Dịch vụ R99 (thoại, data) ưu tiên thiết lập trên F1, F2.
 Đối với dịch vụ HSDPA:
o Dịch vụ HSDPA cho phép thiết lập trên F1, F2. Thực hiện CBT
theo số User HSDPA giữa tần F1, F2 và Fx theo thuật toán DRD
Load Balance và LDR.
o Thực hiện CBT thông qua tinh chỉnh tham số DRD Ec/N0
Threshold và MaxHsdpaUserNum.
b.2. Khai báo tham số chi tiết
b.2.1. Khai báo tham số share tải theo thuật toán DRD:
Lưu ý: Đối với vùng Full F1_F2 thì việc CBT từ F1, F2  Fx theo thuật toán
DRD theo số User HSDPA, không sử dụng DRD theo dịch vụ.
 Thuật toán CBT theo số User HSDPA: Khi User HSDPA thiết lập ở tần
F1, F2 nếu điều kiện:
o Số User HSDPA còn lại của Fx -Số User HSDPA còn lại của F1
(or F2) > ∆ thì thực hiện đẩy User HSDPA từ F1, F2  Fx.
 Các bước khai báo tham số:
o Bước 1: Khai báo bật thuật toán DRD trên mức RNC.
Chuyển Giá
Tham số Ý nghĩa Lệnh
mạch trị
Không bật thuật toán DRD lúc đang SET
DR_RRC_DRD_SWI
OFF khởi tạo kết nối RRC vì có thể gây UCORRMALGOS
TCH
CSSR tồi. WITCH
Direct SET
DR_RAB_SING_DR Thuật toán DRD sẽ chạy đối với các
retry ON UCORRMALGOS
D_SWITCH single RAB
switch WITCH
Thuật toán DRD sẽ không chạy đối với SET
DR_RAB_COMB_DR
OFF Multi RAB, tránh để thoại nhẩy lên Fx UCORRMALGOS
D_SWITCH
 gây rớt. WITCH
o Bước 2: Khai báo thuật toán DRD mức cell.
 Bộ tham số trên tần Fx: Trên Fx không cần bật thuật toán
DRD. Data và thoại đã khởi tạo trên Fx thì vẫn giữ khởi tạo
trên Fx.
Tham số cho cell Fx Giá trị Ý nghĩa Lệnh Ghi chú
Tham số cho cell Fx Giá trị Ý nghĩa Lệnh Ghi chú

Max inter-RAT direct


2
retry number
Service differential Không bật thuật toán DRD theo dịch
OFF Khi không bật
drd switch vụ trên Fx
thuật toán DRD
Load balance DRD Không bật thuật toán DRD theo tải ADD
OFF trên Fx thì không
switch for DCH trên Fx cho dịch vụ R99 UCELLDRD
cần quan tâm đến
Load balance DRD Không bật thuật toán DRD theo tải
OFF các tham số khác
switch for HSDPA trên Fx cho dịch vụ HSDPA
Code balance DRD Không bật thuật toán DRD theo code
OFF
switch trên Fx
 Bộ tham số DRD trên tần F1, F2: Trên tần F1, F2 bật thuật
toán DRD theo tải HSDPA, không bật thuật toán DRD theo
dịch vụ.
Tham số trên tần F1 Giá trị Ý nghĩa Lệnh
Max inter-RAT direct retry
2
number[times]
Tắt thuật toán share tải DRD theo dịch vụ trên
Service differential drd switch OFF
cell F1, F2
Không bật thuật toán DRD theo tải trên cell F1 cho
Load balance DRD switch for dịch vụ R99: vì không có tham số tách riêng cho
OFF
DCH data R99 và thoại lên nếu bật thoại có thể bị đẩy lên
Fx trong quá trình thiết lập.
Load balance DRD switch for Bật thuật toán DRD theo tải tên cell F1, F2 cho
ON
HSDPA dịch vụ HSDPA
UserNu Cân bằng tải dựa trên power DL hay số User, tham
Load balance DRD choice
mber số cấu hình đang để: share tải theo số User
Load balance DRD offset for ADD
10 UDRD
DCH[%]
Load balance DRD offset for (mức RNC)
10 or ADD
HSDPA[%]
Dl load balance DRD power UCELLDR
35 D (mức cell)
remain threshold for DCH[%]
Dl load balance DRD power
remain threshold for 100
HSDPA[%] Các ngưỡng cấu hình cho thuật toán DRD theo tải
Load balance DRD total (để mặc định)
30
power protect threshold[%]
Code balance drd switch OFF
Delta code occupied rate[%] 7
Minimum SF threshold for
SF8
code balance drd
Code occupied rate threshold
13
for code balance drd[%]
o Bước 3: Khai báo cặp cell thực hiện thuật toán DRD.
 Việc khai báo DRD chỉ áp dụng cho cell F1, F2 và các cell Fx
cùng trạm, cùng hướng và chỉ khai báo DRD theo chiều từ F1,
F2 Fx. Tuyệt đối không khai theo chiều từ Fx  F1, F2.
Tham số khai báo cụ thể như sau:
Cell Fx Drd
(Relation Ec/N0
Cell F1, F2 Blind HO Flag Ghi chú Lệnh
cùng trạm, cùng threshold
hướng [dB]
với F1, F2)
Relation Fx không
cùng trạm và khác ADD
A B TRUE -12 hướng với F1 thì để UINTERFREQN
BlindHOFlag là CELL
FALSE.
Ghi chú:
 UE bình thường ở trên F1, F2 sẽ không đo đạc Fx, nên không có thông tin
về RSCP, EcNo của Fx. Do đó việc bật cờ BlindHOFlag = TRUE, sẽ cho
phép UE từ F1, F2 Fx mà không cần đo đạc.
 Giá trị: DRD Ec/N0 threshold[dB] sẽ quyết định những UE nào ở trên
F1, F2 được phép DRD sang Fx, giá trị -12 dB có nghĩa là khi EcNo của
UE đo được của cell F1, F2 > - 12 dB thì dịch vụ PS trên F1, F2 mới
DRD sang Fx. Nếu EcNo nhỏ hơn ngưỡng trên thì cuộc gọi PS vẫn ở trên
F1, F2.
 Việc CBT giữa F1, F2 và Fx có thể thực hiện được thông qua việc điều
chỉnh ngưỡng DRD Ec/N0 Threshold. Nếu muốn tải data trên Fx nhiều
thì giảm DRD Ec/N0 threshold, nếu muốn giảm tải data trên Fx tăng
ngưỡng DRD Ec/N0 threshold. Tuy nhiên, không nên giảm giá trị DRD
Ec/N0 threshold quá sâu gây quá trình thiết lập trên Fx sẽ bị tồi.
o Bước 4: Thực hiện thay đổi tham số MaxHsdpaUserNum để CBT
từ F1, F2  Fx.
Tham số F1 F2 Fx (x>2) Ghi chú

Có thể tinh chỉnh tham số MaxHsdpaUserNum


MaxHsdpaUserNum 64 64 96
của F1, F2 từ 64  96 để thực hiện CBT
 Biểu thức CBT:
[MaxHsdpaUserNum – Số User HSDPA hiện tại] fx – [MaxHsdpaUserNum – Số
User HSDPA hiện tại]f1or f2 > LdbDRDOffsetHSDPA
Trong đó:
 MaxHsdpaUserNum: Số User HSDPA tối đa sử dụng đồng thời của 1
cells.
 LdbDRDOffsetHSDPA: Chênh lệch tải giữa Target cell và Serving Cell.
LdbDRDOffsetHSDPA: Thay đổi từ 10% (giá trị mặc định) về 0%.
o Khi đó biểu thức CBT là:
MaxHsdpaUserNum – Số User HSDPA hiện tại)fx >
(MaxHsdpaUserNum – Số User HSDPA hiện tại)f1or f2
Đặt K = (MaxHsdpaUserNum)Fx /(MaxHsdpaUserNum)F1. Có thể điều chỉnh
giá trị K=1; 1.5; 2 để CBT giữa F1, F2 với Fx
Tuy nhiên, khi thay đổi số user MaxHsdpaUserNum của F1, F2 đảm bảo không
được nhỏ hơn 64 User.
b.2.2. Khai báo tham số share tải theo thuật toán LDR (Load Reshuffling):
Thuật toán này được thực hiện khi cell F1, F2 rơi vào tình trạng nghẽn
(basic congestion state), RNC sẽ chọn ra các User để thực hiện các hành động
LDR như: Load-based inter-frequency handover, Code reshuffling, BE service
rate reduction, AMR rate reduction, Inter-RAT load-based handover nhằm giảm
tải cho cell đó. Đây là thuật toán CBT sau khi UE đã cấp RAB thành công (UE
đang sử dụng dịch vụ).
 Bước 1: Active thuật toán điều kiển LDRtheo mức cell.
Uplink UU LDR Downlink UU Code LDR
RNC ID Cell Name Cell ID
Algorithm LDR Algorithm Algorithm
X F1, F2, Fx ON ON ON

 Bước 2: Khai báo TU đến ngưỡng nào thì bắt đầu thực hiện các hành
động LDR, đây chính là các ngưỡng basic congestion state.
Cell
Tham số Ý nghĩa
F1,F2, Fx
UL LDR trigger Khi tải User đường lên vượt ngưỡng 55%, thuật toán CBT tải UL sẽ được
55
threshold khởi tạo (Tải User = User sử dụng/license UE max hỗ trợ)
UL LDR release Khi tải User đường lên < ngưỡng 45%, thuật toán CBT tải UL sẽ được
45
threshold dừng lại.
DL LDR trigger Khi tải DL power nonHS đường xuống vượt ngưỡng 70%, thuật toán CBT
70
threshold tải DL sẽ được khởi tạo.
DL LDR release Khi tải DL power nonHS đường xuống < ngưỡng 60%, thuật toán CBT tải
60
threshold DL sẽ được dừng lại.
 Bước 3: Khai báo cho phép Blind HO từ F1, F2Fx.(Không thực hiện
khai Blind HO chiều ngược lại Fx  F1, F2).
Neighboring Blind Blind handover Drd Ec/N0
Cell Name Ghi chú
cell Name handover flag condition[dBm] threshold[dB]
Áp dụng cho các
F1, F2 Fx(x>2) TRUE -92 -12 relation cùng
trạm, cùng hướng
 Bước 4: Các hành động cần thực hiện để CBT.
Ghi
Cell Fx (x>2) F1, F2 Giải thích
chú
DL LDR Fx: giảm tốc độ của BE. F1, F2: Thực hiện blind HO
first BERateRed InterFreqLDHO sang Fx, lưu ý: cấu hình tham số số User thoại cho phép
action Blind HO = 0 để thoại không Blind HO sang Fx
DL LDR
Dịch chuyển cây mã để tạo ra mã trống nhằm tối ưu code Đường
second CodeAdj CodeAdj
đường xuống DL
action
DL LDR
third NoAct BERateRed Fx: Không tác động thêm. F1, F2: Giảm tốc độ BE
action
UL LDR Fx: Giảm tốc độ của BE. F1, F2: Thực hiện Blind HO
first BERateRed InterFreqLDHO sang Fx, lưu ý: Cấu hình tham số số User thoại cho phép
action Blind HO = 0 để thoại không Blind HO sang Fx
UL LDR
Đường
second NoAct BERateRed F1, F2: Giảm tốc độ
UL
action
UL LDR
third NoAct NoAct Không tác động gì thêm
action
c. Khai báo tham số đo đạc, chuyển giao
c.1. Quan điểm khai báo bộ tham số chuyển giao.
 Tần F1, F2:
oĐối với thoại: Ưu tiên đo đạc, chuyển giao về GSM.
oĐối với data: Khai báo tham số cho phép UE giữ kết nối data lâu
trên F1, F2, đến khi điều kiện vô tuyến tồi mới chuyển về GSM.
 Tần Fx: Cả thoại và data đều ưu tiên đo đạc chuyển giao về F1 or F2.
c.2. Tham số khai báo chi tiết.
 Bước 1: Khai báo tham số “kiểu HO”. Giá trị này yêu cầu khai báo mức
cell cho toàn bộ các cell F1, F2 và Fx.
Nhó
Giá trị
m Giá trị cấu Đơ Mức
cấu hình Ý nghĩa tham số cấu
tha Tham số hình trên Dải giá trị n khai
trên F1, hình
m Fx (x>2) vị báo
F2
số
Cell F1, F2: Ưu tiên đo
Interfreq
INTERRAT, đạc và chuyển giao về
and
INTERRA INTERFRE INTERFREQ, GSM.
InterRAT Cell
T Q SIMINTERFREQR Cell Fx: Ưu tiên đo
coexist
AT đạc chuyển giao về
switch
cell F1 or F2.
Chọn ngưỡng 2d/2f để
InterFreq COEXIST COEXIST_MEAS_ đo đạc trước khi thực
and _ COEXIST_ THD_CHOICE_IN hiện Handover
HO InterRat MEAS_T MEAS_TH TERFREQ, -Fx: 2D/2F chọn theo
type coexist HD_CHOI D_CHOICE COEXIST_ Cell ngưỡng của Interfre để
measure CE_ _INTERFR MEAS_THD_CHOI đo đạc.
threshold INTERRA EQ CE_ -F1, F2: 2D/2F chọn
choice T INTERRAT theo ngưỡng của
InterRAT để đo đạc.
InterRAT
Bật tham số cho phép
CS
ON ON OFF, ON Cell chuyển giao về 2G cho
handover
CS
switch
InterRAT
Bật tham số cho phép
PS
ON ON OFF, ON Cell chuyển giao về 2G cho
handover
PS
switch
 Bước 2: Khai báo các ngưỡng 2D/2F và ngưỡng Handover.
o Khai báo tham số 2D/2F, ngưỡng HO InterRAT: Thực hiện
khai báo cho cả F1,F2 và Fx.
Nhóm Giá trị cấu
Mức
tham Tham số hình Đơn vị Ý nghĩa tham số cấu hình
khai báo
số F1, F2, Fx
Tăng thêm độ trễ về mặt
2D hysteresis[0.5dB] 4 dB Cell cường độ hoặc chất lượng tín
hiệu để báo cáo event 2d
2D event trigger delay Độ trễ về mặt thời gian để báo
D320 ms Cell
time[ms] cáo event 2d
Thủ phủ: -14 Đối với mỗi dịch vụ: Khi
Event Inter-RAT CS measure start
Khu vực còn dB Cell EcNo hoặc RSCP của best
2d Ec/No THD[dB]
lại: -13 cell trong active set tồi hơn
Thủ phủ: -17 ngưỡng cấu hình bởi các tham
Inter-RAT R99 PS measure
Khu vực còn dB Cell số này - 2D hysteresis/2 trong
start Ec/No THD[dB]
lại: -15 khoảng thời gian cấu hình bởi
Inter-RAT H measure start Thủ phủ: -17 tham số 2D event trigger
dB Cell
Ec/No THD[dB] Khu vực còn delay time thì UE sẽ gửi về
Nhóm Giá trị cấu
Mức
tham Tham số hình Đơn vị Ý nghĩa tham số cấu hình
khai báo
số F1, F2, Fx
lại: -15 mạng event 2d để xin chuyển
sang chế độ compressed
Thủ phủ: -104 mode.
Inter-RAT CS measure start
Khu vực còn dBm Cell
RSCP THD[dBm]
lại: -103
Thủ phủ: -113
Inter-RAT R99 PS measure
Khu vực còn dBm Cell
start RSCP THD[dBm]
lại: -109
Thủ phủ: -113
Inter-RAT H measure start
Khu vực còn dBm Cell
RSCP THD[dBm]
lại: -109
Tăng thêm độ trễ về mặt
2F hysteresis[0.5dB] 4 dB Cell cường độ hoặc chất lượng tín
hiệu để báo cáo event 2f
2F event trigger delay Độ trễ về mặt thời gian để báo
D1280 ms Cell
time[ms] cáo event 2f
Thủ phủ: -13
Inter-RAT CS measure stop
Khu vực còn dB Cell
Ec/No THD[dB]
lại: -12
Thủ phủ: -16
Inter-RAT R99 PS measure Khi UE đang ở trong chế độ
Khu vực còn dB Cell
stop Ec/No THD[dB] compressed mode, nếu
lại: -14
Event EcNo/RSCP của best cell
Thủ phủ: -16
2f Inter-RAT H measure stop trong active set tốt hơn
Khu vực còn dB Cell
Ec/No THD[dB] ngưỡng cấu hình bởi các tham
lại: -14
số này + 2F hysteresis/2 trong
Thủ phủ: -102
Inter-RAT CS measure stop khoảng thời gian cấu hình bởi
Khu vực còn dbm Cell
RSCP THD[dBm] tham số 2F event trigger delay
lại: -101
time thì UE sẽ gửi về mạng
Thủ phủ: -111
Inter-RAT R99 PS measure event 2f để xin thoát khỏi chế
Khu vực còn dbm Cell
stop RSCP THD[dBm] độ đo đạc compressed mode.
lại: -107
Thủ phủ: -111
Inter-RAT H measure stop
Khu vực còn dbm Cell
RSCP THD[dBm]
lại: -107
Sử dụng chế độ báo cáo định
kì (Periodical reporting) để
kích thoạt chuyển giao từ 3G -
-> 2G. Cụ thể:
Nếu sử dụng chế độ Event
report: Khi các điều kiện của
event 3a thỏa mãn (bao gồm
Điều
cả điều kiện của cell nguồn và
kiện Periodical
Inter-RAT report mode Cell cell đích), UE sẽ gửi báo cáo
chuyể reporting
event 3a về mạng chỉ 1 lần và
n giao
chờ RNC gửi bản tin HO
command xuống. Nếu việc
chuyển giao không thành
công và event 3a không được
gửi lại thì cuộc gọi có thể bị
rớt.
Nếu sử dụng chế độ báo cáo
Nhóm Giá trị cấu
Mức
tham Tham số hình Đơn vị Ý nghĩa tham số cấu hình
khai báo
số F1, F2, Fx
theo Periodical reporting, UE
sẽ liên tục báo cáo về mạng
(cấu hình hiện tại là 1s/lần)
kết quả đo đạc relation GSM,
RNC sau đó sẽ so sánh và ra
quyết định chuyển giao =>
chế độ báo cáo này tăng xác
xuất UE chuyển giao về 2G
thành công và cải thiện CS
CDR hơn so với chế độ báo
cáo theo Event.
Yêu cầu UE phải đo đạc và
xác định rõ BSIC của cell 2G
trước khi gửi bản tin
BSIC verify switch Verify mode Cell
mesurement report về mạng --
> đảm bảo tính chính xác khi
qua quyết định chuyển giao.
Inter-RAT Hysteresis 0 dB cell
Time to Trigger Handover Khi RSSI của cell 2G > -
0 ms cell
to Verified GSM Cell 90dBm + Inter-RAT
Inter-RAT CS handover 20 (giá trị thực Hysteresis/2 trong khoảng
dBm Cell
decision THD[dBm] -90dBm) thời gian cấu hình bởi tham số
Inter-RAT R99 PS Time to Trigger Handover to
20 (giá trị thực
handover decision dBm Cell Verified GSM Cell, RNC sẽ
-90dBm)
THD[dBm] ra quyết định cho phép UE
Inter-RAT H handover 20 (giá trị thực chuyển giao về 2G.
dBm Cell
decision THD[dBm] -90dBm)
o Khai báo tham số 2D/2F, ngưỡng HO InterFrequency: Thực
hiện khai báo cho Cell Fx.
Giá trị
Nhóm Mức
cấu hình Đơn
tham Tham số khai Ý nghĩa tham số cấu hình
Fx (x > vị
số báo
2)
Tăng thêm độ trễ về mặt cường độ
4 Cell hoặc chất lượng tín hiệu để báo cáo
2D hysteresis[0.5dB] dB event 2d
Độ trễ về mặt thời gian để báo cáo
D320 ms Cell
2D event trigger delay time[ms] event 2d
Inter-freq CS measure start Ec/No
-12 dB Cell
THD[dB]
Inter-freq R99 PS measure start Ec/No Đối với mỗi dịch vụ: Khi EcNo hoặc
Event -15 dB Cell
THD[dB] RSCP của best cell trong active set tồi
2d
hơn ngưỡng cấu hình bởi các tham số
Inter-freq H measure start Ec/No THD[dB] -15 dB Cell
này - 2D hysteresis/2 trong khoảng
Inter-freq CS measure start RSCP thời gian cấu hình bởi tham số 2D
-89 dBm Cell
THD[dBm] event trigger delay time thì UE sẽ gửi
Inter-freq R99 PS measure start RSCP về mạng event 2d để xin chuyển sang
-98 dBm Cell
THD[dBm] chế độ compressed mode.
Inter-freq H measure start RSCP
-98 dBm Cell
THD[dBm]
Tăng thêm độ trễ về mặt cường độ
Event
2F hysteresis[0.5dB] 4 Cell hoặc chất lượng tín hiệu để báo cáo
2f
dB event 2f
Giá trị
Nhóm Mức
cấu hình Đơn
tham Tham số khai Ý nghĩa tham số cấu hình
Fx (x > vị
số báo
2)
Độ trễ về mặt thời gian để báo cáo
D1280 ms Cell
2F event trigger delay time[ms] event 2f
Inter-freq CS measure stop Ec/No
-11 dB Cell
THD[dB] Khi UE đang ở trong chế độ
Inter-freq R99 PS measure stop Ec/No compressed mode, nếu EcNo/RSCP
-14 dB Cell
THD[dB] của best cell trong active set tốt hơn
Inter-freq H measure stop Ec/No THD[dB] -14 dB Cell ngưỡng cấu hình bởi các tham số này
Inter-freq CS measure stop RSCP + 2F hysteresis/2 trong khoảng thời
-87 dBm Cell gian cấu hình bởi tham số 2F event
THD[dBm]
Inter-freq R99 PS measure stop RSCP trigger delay time thì UE sẽ gửi về
-96 dBm Cell mạng event 2f để xin thoát khỏi chế độ
THD[dBm]
Inter-freq H measure stop RSCP đo đạc compressed mode.
-96 dBm Cell
THD[dBm]
Sử dụng chế độ báo cáo định kì
(Periodical reporting) để kích thoạt
chuyển giao từ Fx --> F1. Cụ thể:
Nếu sử dụng chế độ Event report: Khi
các điều kiện của event 2B thỏa mãn
(bao gồm cả điều kiện của cell nguồn
và cell đích), UE sẽ gửi báo cáo event
PERIOD 2B về mạng chỉ 1 lần và chờ RNC gửi
ICAL_R bản tin HO command xuống.
Inter-frequency measure report mode Cell
EPORTI Nếu sử dụng chế độ báo cáo theo
NG Periodical reporting, UE sẽ liên tục
báo cáo về mạng (cấu hình hiện tại là
0.5s/lần) kết quả đo đạc relation Inter,
RNC sau đó sẽ so sánh và ra quyết
Điều định chuyển giao => chế độ báo cáo
kiện này tăng xác xuất UE chuyển giao về
chuyển F1 thành công và cải thiện CS CDR
giao hơn so với chế độ báo cáo theo Event.
Inter-frequency measure periodical rpt Chu kỳ report bản tin MRR lên RNC
D500 ms Cell
period[ms] khi UE vào Compress Mode
Inter-freq CS target frequency trigger
-12 dB Cell
Ec/No THD[dB]
Inter-freq H target frequency trigger Ec/No
-12 dB Cell
THD[dB] Khi RSCP & EcNo của F1 thỏa mãn
Inter-freq R99 PS target frequency trigger đồng thời 2 điều kiện: RSCP > -100,
-12 dB Cell EcNo > -12 thì UE thực hiện Handover
Ec/No THD[dB]
Inter-freq CS target frequency trigger từ Fx về F1.
-100 dBm Cell
RSCP THD[dBm]
Inter-freq H target frequency trigger RSCP
-100 dBm Cell
THD[dBm]
Inter-freq R99 PS target frequency trigger
-100 dBm Cell
RSCP THD[dBm]

11.2. Vendor Ericsson


11.1.1. Chiến lược khai báo
a. Chế độ idle mode
 Đối với khu vực full F1_F2: Việc khai báo đảm bảo F1 và F2 có vai trò
như nhau, UE sẽ camp on vào cell có EcNo tốt hơn trong 2 tần, đồng thời
không bao giờ lựa chọn lại cell sang tần số Fx của cell marco.
 Đối với các khu vực còn lại: UE chỉ camp on vào tần số F1, không bao
giờ lựa chọn lại cell sang Fx (x>1) marco.

Giải thích:
Kí hiệu Ý nghĩa
Cho phép UE được lựa chọn lại cell theo chiều mũi tên.

Cho phép UE được lựa chọn lại cell theo cả 2 chiều.

Không cho phép UE lựa chọn lại cell theo chiều mũi tên

b. Chế độ active mode


b.1. Chiến lược khai báo tham số cân bằng tải.
Khu vực Chiến lược share tải R99 Chiến lược share tải HSDPA Ghi chú
Khu vực Chiến lược share tải R99 Chiến lược share tải HSDPA Ghi chú
+) Dịch vụ R99 (thoại, data) ưu
tiên thiết lập trên F1, F2. +) Việc CBT tải giữa F1, F2 và Fx +) Việc CBT tải bằng
+) Chỉ khi tải code DL, hoặc power thực hiện thông qua thuật toán cân thuật toán chỉ áp dụng
Khu vực
DL trên F1, F2 nhỏ hơn ngưỡng bẳng tải theo số User HSDPA. cho các cell cùng sector
full
reject dịch vụ 5% thì mới bắt đầu +) Số User lệch giữa F1, F2 và Fx hoặc cùng hướng phủ
F1_F2
CBT tải R99 sang tần Fx (x > 2). sẽ được tinh chỉnh để đảm bảo trong trường hợp cosite.
Mục đích: Hạn chế tối đa việc đẩy CBT giữa các cell.
tải sang Fx.
+) Dịch vụ R99 (thoại, data) ưu +) Việc CBT tải giữa F1 và Fx +) Việc cân bằng tải
tiên thiết lập trên F1. cùng secotor thực hiện thông qua R99, HSDPA chỉ áp
Các khu +) Chỉ khi tải code DL, hoặc power thuật toán cân bẳng tải theo số dụng trong quá trình
vực DL trên F1 nhỏ hơn ngưỡng reject User HSDPA. thiết lập RAB, không
còn lại dịch vụ 5% thì mới bắt đầu CBT tải +) Số User lệch giữa F1 và Fx sẽ áp dụng trong quá trình
R99 sang tần Fx (x>1). Mục đích: được tinh chỉnh để đảm bảo CBT thiết lập RRC do tỉ lệ
Hạn chế tối đa việc đẩy tải sang Fx. giữa các cell. thành công thấp.

b.2. Chiến lược khai báo tham số điều khiển chuyển giao.

Khu vực Tham số điều khiển chuyển giao


+) Tần F1, F2:
Đối với thoại: Ưu tiên đo đạc, chuyển giao về GSM.
Khu vực full
Đối với data: Khai báo tham số cho phép UE giữ kết nối data lâu trên F1, F2, đến khi
F1_F2
điều kiện vô tuyến tồi mới chuyển về GSM.
+) Tần Fx: Cả thoại và data đều ưu tiên đo đạc chuyển giao về F1.
+) Tần F1:
Đối với thoại: Ưu tiên đo đạc, chuyển giao về GSM.
Các khu vực còn
Đối với data: Khai báo tham số cho phép UE giữ kết nối data lâu trên F1, đến khi điều
lại
kiện vô tuyến tồi mới chuyển về GSM.
+) Tần Fx: Cả thoại và data đều ưu tiên đo đạc chuyển giao về F1.
Lưu ý: Đối với khu vực full F1_F2 thì vùng biên của của khu vực này với khu
vực khác sẽ bị lốm đốm F2. Do vậy đối với các cell F2 thuộc hai lớp trạm ngoài
cùng của vùng full F1_F2 sẽ khai báo giống như các cell F2 thuộc khu vực lốm
đốm tần số Fx (x>1).
11.1.2. Tham số khai báo chi tiết cho khu vực lốm đốm tần số Fx (x>1)
11.1.2.1. Các tính năng cần sử dụng
a. Nhóm tính năng share tải
Nhóm
Tên tính năng Mô tả ngắn gọn tính năng featureState parameter Giá trị
tính năng
FAJ 121 1468, Non- Share tải dịch vụ R99 giữa
HSPA Inter frequency các tần số trong quá trình DchLoadSharing ON
Load Sharing. thiết lập RAB
Share tải data HSDPA giữa
FAJ1211467, HSDPA
các tần số trong quá trình HspaLoadSharing ON
Cân bằng Inter freq load sharing
thiết lập RAB
tải
Share tải giữa các tần số
FAJ 121 1880, HSDPA theo dịch vụ.
IFLS Capability and Tối ưu tham số share tải HsdpaIflsCapAndPrioHandling ON
Priority Handling giữa các tần số cho các thuê
bao sử dụng Multi RAB.

b. Nhóm tính năng điều khiển chuyển giao


UE đang ở trên kênh HS-DSCH
FAJ 121 1106, IF/IRAT có thể đo đạc chuyển giao trực
IfIratMobilityHsdpaEul ON
mobility on HSPA tiếp về 2G hoặc sang tần số khác
mà không cần về R99.
Điều khiển chuyển giao của data
HSUPA.Mobility: Cho phép
FAJ 121 1002 R2, Enhanced HSUPA chuyển giao giữa biên 2
ON
UL Mobility RNC; cho phép channel
Điều
switching từ DCH --> HSUPA và
khiển
ngược lại
chuyển
Mobility: Cho phép dịch vụ
giao
HSDPA có thể chuyển giao giữa
2 cell cùng tần số khác RNC và
FAJ121860 R2, HSDPA
channel switching từ DCH - HsdpaMobilityPhase2 ON
Mobility Phase 2
>HSDPA và ngược lại (điều này
đảm báo HSDPA có thể chuyển
giao giữa 2 cell khác tần số)
FAJ 121 801, HSDPA Điều khiển chuyển giao của data
HsdpaMobilityPhase1 ON
Mobility phase 1 HSDPA
11.1.2.2. Khai báo trong idle mode
 UE chỉ camp on vào tần số F1, không bao giờ lựa chọn lại cell sang Fx.
a. Ngưỡng đo đạc relation
Ngưỡng đo F1 Fx Ghi chú

Đo đạc relation cùng tần EcNo ≤ -8dB EcNo ≤ -4dB


Đo đạc relation khác tần (áp dụng cho F1 không bao giờ đo đạc Fx,
EcNo ≤ -18dB EcNo ≤ 0dB
cell marco không có relation IBD) Fx luôn luôn đo đạc F1
Cho phép tính tinh chỉnh
ngưỡng EcNo đo khác tần
của các cell F1 có relation
Đo đạc relation khác tần (áp dụng cho
EcNo ≤ -10dB EcNo ≤ 0dB với IBD trong khoảng từ -
các cell macro có relation IBD)
6dB đến -14dB. Giá trị tối
ưu căn cứ vào kết quả đo
kiểm thực tế.
Tiêu chuẩn đo đạc và lựa chọn lại cell EcNo EcNo
Treselection 1s 1s

b. Khai báo hyst2sn và offset2sn


Phân loại Relation hyst2sn Qoffset2sn Giải thích ý nghĩa
- Khi EcNo của F1 ≤ -24dB, UE mới thực
hiện đo đạc Fx.
- Trong quá trình xếp hạng: Nếu EcNo trên
Relation cùng
F1Fx 2dB 50dB Fx > EcNo trên F1 + Hyst2sn (2dB) +
trạm
Qoffset2sn (50dB) trong 1s thì UE mới lựa
chọn lại cell từ F1 sang Fx. Giá trị đặt như
trên đảm bảo F1 không bao giờ sang Fx.
- Khi EcNo của Fx ≤ 0dB, UE sẽ thực
hiện đo đạc Fx  UE trên Fx luôn đo F1.
Relation cùng - Trong quá trình xếp hạng: Nếu EcNo trên
FxF1
trạm và khác 2dB -50dB F1 > EcNo trên Fx + Hyst2sn (2dB) +
(x=2 5)
trạm Qoffset2sn (-50dB) trong 1s thì UE sẽ lựa
chọn lại cell từ Fx sang F1. Giá trị đặt như
trên đảm bảo Fx luôn đo và luôn sang F1.
Relation cùng và Fx_Fx Cùng LAC khai báo 0dB; khác LAC khai
2dB 0dB/2dB
khác trạm (x = 15) báo 2dB
11.1.2.3. Tham số trong active mode.
a. Khai báo dịch vụ hỗ trợ trên cell
 Các cell F1, Fx được khai báo hỗ trợ tất cả các dịch vụ thoại, data R99,
HSDPA, HSUPA.
Tần số MO AdministrativeState Ý nghĩa
F1 Eul UNLOCKED F1 hỗ trợ tất cả các dịch vụ
Fx Eul UNLOCKED Fx hỗ trợ tất cả các dịch vụ
b. Khai báo tham số share tải:
b.1. Chiến lược share tải
Việc share tải bằng thuật toán chỉ áp dụng cho các cell cùng sector hoặc cùng
hướng phủ trong trường hợp cosite.
 Đối với dịch vụ R99:
o Dịch vụ R99 (thoại, data) ưu tiên thiết lập trên F1.
o Chỉ cho phép R99 được share tải từ F1  Fx cùng sector trong quá
trình thiết lập RAB, không share tải trong quá trình thiết lập RRC
(do tỉ lệ thành công thấp). Tuy nhiên hạn chế tối đa việc share tải để
tránh rớt thoại trên Fx. Chỉ khi tải code DL, hoặc power DL trên F1
nhỏ hơn ngưỡng reject dịch vụ 5% thì mới bắt đầu share tải R99
sang tần Fx.
Ghi chú: Tính năng sử dụng FAJ 121 1468, Non-HSPA Inter frequency Load
Sharing.
 Đối với dịch vụ HSDPA:
o Việc share tải giữa F1 và Fx cùng secotor thực hiện thông qua thuật
toán cân bẳng tải theo số User HSDPA trong quá trình thiết lập
RAB. Số User lệch giữa F1 và Fx sẽ được tinh chỉnh để đảm bảo
CBT giữa các cell.
o Nếu UE đã có 1 RAB thoại trên F1 và đang cần thiết cần thiết lập 1
RAB PS HSDPA, không đẩy việc thiết lập RAB PS của UE này
sang Fx để tránh việc rớt thoại trên Fx.
Ghi chú: Tính năng sử dụng: FAJ1211467, HSDPA Inter freq load sharing.
b.2. Khai báo tham số chi tiết
 Khai báo quan hệ share tải giữa các cell:
Khi khai báo quan hệ relation, cần khai báo đầy đủ các thuộc tính dưới
đây:

Chiều relation
Thuộc tính share tải F1 Fx Fx↔Fy Ý nghĩa tham số
  (x,y =
Fx F1 [2,5])
Định nghĩa mối quan hệ về vùng phủ giữa cell và cell
relation muốn share tải. Khai báo này nghĩa là: Cell
coverageIndicator 1 1 1 nguồn và cell muốn share tải là 2 cell chồng lấn hoàn
toàn về vùng phủ (có thể áp dụng cho các cell thuộc các
trạm cosite). Tối đa 8 relation có thể định nghĩa.
Phải khai tham số này là 1, thì các thuật toán share tải
mới chạy.

Các cell đều được cấu hình các dịch vụ mới mức độ ưu
tiên như nhau nên không cần cấu hình cho phép lựa
hsCellSelection 0 0 0
chọn sang cell có capability cao khi thiết lập data
HSDPA.
Share tải theo số user HSDPA giữa các cell cùng sector
hsLoadSharing 1 1 1
khi thiết lập RAB
Share tải giữa các cell cùng sector trong quá trình thiết
dchLoadSharing 1 1 0
lập RAB của dịch vụ R99.
Không share tải giữa các cell trong quá trình thiết lập
LoadSharingCandidate 0 0 0
RRC.
 Tham số share tải giữa các cell cho dịch vụ R99:
Dải giá
Dải trị cho Mức
Đơn
Tham số F1 Fx giá phép tác Ý nghĩa
vị
trị tinh động
chỉnh
Tham số cho phép có đo đạc relation ở
chế độ cell FACH không. Ở đây không
cho phép Fx đo đạc nhằm tránh việc
fachMeasOccaCycLenCoeff 3 0 0-12 RNC UE đang dùng data trên Fx ở kênh
FACH chuyển về F1. Sau đó theo
thuật toán share tải lại chuyển sang Fx

- Khi có yêu cầu dịch vụ, kênh vô


tuyến sẽ luôn được cấp phát nếu Tổng
công suất nonHS đang sử dụng trong
pwradm 75 75 0-100 75-90 % Cell cell + tài nguyên nonHS yêu cầu <
75%.
- Khi Power nonHS đang sử dụng nằm
trong khoảng 75% đến 75+15 = 90% (
pwroffset + pwradm):
+) Yêu cầu dịch vụ PS(NonHO), CS
(NonHO) sẽ bị block tạm thời. Đồng
thời RNC trigger thuật toán giảm tải
(Soft congesstion) để giảm tốc độ của
các kết nối PS trong cell hoặc release
kết nối PS. Nếu thuật toán Soft
congesstion giải phóng đủ tài nguyên
đưa PWP_nonHS TU về < 75% cuộc
gọi sẽ được chấp nhận, nếu không sẽ
bị block.
+) Dịch vụ CS_HO, PS_HO vẫn
truy cập bình thường và chỉ bị reject
khi TU power DL nonHS đạt 100%.
pwroffset 15 15 0-100 5-15 % Cell
- Khi hiệu suất PWR_nonHS>=90%,
lúc này các dịch vụ: CS, PS đều không
thiết lập được. CS HO và PS HO vẫn
có thể truy nhập được. Cell rơi vào
trạng thái nghẽn. Hệ thống sẽ trigger
thuật toán Congesstion control. Thực
hiện giảm tốc độ dịch vụ PS, release
kết nối PS, CS để đưa PWR_nonHS <
90%
- Việc đặt bộ tham số 75%, 15% đảm
báo luôn cố gắng dành 25% tài nguyên
pwr cho HSDPA, trong trường hợp
xấu nhất HSPDA vẫn có 10% tài
nguyên. Đối với các cell nghẽn cho
Dải giá
Dải trị cho Mức
Đơn
Tham số F1 Fx giá phép tác Ý nghĩa
vị
trị tinh động
chỉnh
phép tăng giá trị pwradm và pwroffset,
tuy nhiên tổng pwroffset + pwradm
không được quá 95%. Sau khi đã bổ
xung tài nguyên, cell hết nghẽn phải
khai báo lại giá trị như ban đầu.

Ngưỡng tài nguyên công suất bắt đầu


trigger thuật toán share tải. Đơn vị là
% công suất phát của cell. Giá trị cấu
hình trên F1 tương đương với: Khi tải
TU PowerDL nonHS trên F1đạt
dchIflsThreshPower 70 50 0-100 50-80 % Cell ngưỡng > 70%, thì việc share tải R99
từ F1 -->Fx bắt đầu được thực hiện.
Ngưỡng kích hoạt thuật toán của Fx
sớm hơn của F1 là để đẩy thoại nếu có
trên Fx về F1 sớm, tránh rớt thoại trên
Fx.
Nếu tài nguyên còn rỗi của cell ứng cử
share tải > tài nguyên còn của cell
đang phục vụ theo công thức dưới đây:
rr in candidate cell
> (1 + iflsHyst) * rr in source cell ( rr
= radio resource)
Thì các cell ứng cử sẽ được đưa vào
đánh giá tiếp. Cell được chọn để share
tải sẽ là cell có nhiều tài nguyên chưa
iflsHyst 0 0 0-100 0-100 % Cell được sử dụng nhất. Giá trị hyst để đảm
bảo cell đích phải có tải > cell đang
phục vụ một ngưỡng nhất định, tránh
việc Ping Pong. Việc cấu hình iflsHyst
= 0 để việc share tải chỉ cần được điều
khiển qua tham số
dchIflsMarginPower  nhân viên tối
ưu sẽ dễ thực hiện hơn. Trong quá
trình tối ưu thực tế có thể tinh chỉnh
giá trị này.
Giá trị được thêm vào trong công thức
khi ước lượng tài nguyên công suất
còn lại trong cell (rr). Đơn vị là %
công suất phát nonHS của cell. Cụ thể:
Sau khi thuật toán share tải R99 được
kích hoạt, RNC sẽ tính toán tài nguyên
công suất còn lại của cell nguồn và các
cell ứng cử theo công thức:
dchIflsMarginPower 10 20 0-100 0-50% % Cell rr (source/candidate) = 100% – DL
power usage – dchIflsMarginPower.
Với giá trị cấu hình hiện tại, khi share
tải từ F1 sang Fx, cell Fx phải thỏa
mãn điều kiện:
rr in candidate cell Fx > (1 + iflsHyst)
* rr in source cell F1 = rr in source cell
F1
=> 100% - DL power usage Fx – 20%
Dải giá
Dải trị cho Mức
Đơn
Tham số F1 Fx giá phép tác Ý nghĩa
vị
trị tinh động
chỉnh
> 100% - DL power usage F1 – 10%
=> DL power usage F1 – 10% > DL
power usage Fx => Công suất nonHS
đang sử dụng trên Fx phải nhỏ hơn tối
thiểu 10% so với F1.

Ngưỡng Admcontrol theo tài nguyên


code:
-Yêu cầu cấp phát tài nguyên code sẽ
luôn chấp nhận nếu tài nguyên code
non_HS được sử dụng trong cell + tài
nguyên code nonHS yêu cầu < 80%
- Khi hiệu suất sử dụng DL
code_NonHS >=80%, Các yêu cầu cấp
phát Code của dịch PS(HO và
NonHO), CS (NonHO) sẽ bị block tạm
thời. Đồng thời trigger thuật toán giảm
tải (Soft congesstion) để giảm tốc độ
của các kết nối PS trong cell hoặc
dlcodeadm 80 80 0-100 80-95 % Cell release kết nối PS. Nếu thuật toán Soft
congesstion giải phóng đủ tài nguyên
cuộc gọi sẽ được chấp nhận, nếu
không sẽ bị block
- Yêu cầu dịch vụ CS_HO sẽ luôn
được chấp nhận nếu DL code_NonHS
<100%
- Đặt ngưỡng là 80% --> 20% reseverd
cho việc HO.
- Đối với các cell nghẽn codeDL, cho
phép tinh chỉnh giá trị này trong
khoảng từ 80-95% để khắc phục. Sau
khi bổ xung tài nguyên kịp thời, cell
hết nghẽn, thì trả lại giá trị mặc định.
Ngưỡng tài nguyên code bắt đầu
trigger thuật toán share tải. Đơn vị là
% tài nguyên code nonHS của cell.
Ngưỡng cấu hình trên F1 nghĩa là: Khi
TU code nonHS DL > 75%, thì thuật
dchIflsThreshCode 75 50 0-100 50-80 % Cell toán share tải giữa các tần số bắt đầu
được kích hoạt.
Ngưỡng kích hoạt thuật toán của Fx
sớm hơn của F1 là để đẩy thoại nếu có
trên Fx về F1 sớm, tránh rớt thoại trên
Fx.
Giá trị được thêm vào trong công thức
khi ước lượng tài nguyên code còn lại
trong cell. Đơn vị là % tài nguyên code
dchIflsMarginCode 10 20 0-100 0-50% % Cell
của cell. Giải thích chi tiết: giống ý
nghĩa của tham số
dchIflsMarginPower
Dải giá
Dải trị cho Mức
Đơn
Tham số F1 Fx giá phép tác Ý nghĩa
vị
trị tinh động
chỉnh
Nếu tham số HspathlossThreshold = 0
thì tham số pathlossThreshold sẽ được
sử dụng.Đây là pathloss cần kiểm tra
khi thực hiện blind HO để share tải.
RNC sẽ tính toán mức suy hao ở trên
F1 để ra quyết định có share tải sang
cell Fx hay không và ngược lại. Nếu
suy hao tính toán được lớn hơn
ngưỡng này thì việc share tải sẽ không
xảy ra. Giá trị cấu hình tương đương
với việc:
UE ở trên F1 sẽ được share tải sang
pathlossThreshold 143 138 0-170 83-143 dB Cell Fx, khi pathloss đo được trên F1 ≤
143dB, tương đương với RSCP UE thu
được ≥ 33dBm (CPICH power) –
143dB = -110dBm.
Việc share tải trong điều kiện vô tuyến
tồi có thể dẫn đến thiết thiết lập RAB
không thành công. Nên không nên cấu
hình giá trị này quá sâu.
PathlossThreshold: Khai báo mặc định
là 143dBm.Cho phép tính chỉnh trong
khoảng từ 83 đến143dB, tương đương
với RSCP của UE từ -110dBm  -
50dBm để cân bằng tải.
ON/OF Có share tải R99 khi thiết lập dịch vụ
dchIflsFachTrigg OFF OFF
F
ON/OFF RNC
trên kênh FACH hay không
 Tham số share tải giữa các cell theo số User HSDPA:
Mứ
Dải giá trị c
Fx Dải giá Đơn
Tần số F1 cho phép tác Ý nghĩa
(x>1) trị vị
tinh chỉnh độn
g
Số user HSDPA giữ kết nối đồng thời tối đa trong
cell. Tham số này khai báo theo thực tế licence
hiện có của NodeB. Nếu NodeB chỉ có license 32
hsdpaUse
60 60 0-64 30/60 UE Cell User thì khai báo tham số này là 30, dự phòng 2
rsAdm
User cho SHO. Nếu NodeB chỉ có license 64 User
thì khai báo tham số này là 60, dự phòng 4 User
cho SHO.
Số user EUL tối đa trong cell. Số user HSDPA giữ
kết nối đồng thời tối đa trong cell. Tham số này
eulServin khai báo theo thực tế licence hiện có của NodeB.
gCellUse 60 60 0-64 30/60 UE Cell Nếu NodeB chỉ có license 32 User thì khai báo
rsAdm tham số này là 30, dự phòng 2 User cho SHO. Nếu
NodeB chỉ có license 64 User thì khai báo tham số
này là 60, dự phòng 4 User cho SHO.
Khi số User HSDPA trên mỗi tần số lớn hơn
ngưỡng cấu hình bởi tham số này thì thuật toán
share tải bắt đầu được thực hiện. Cụ thể:
Đối với F1: Khi số UE HSDPA >
hsIflsThr hsIflsThreshUsers * hsIflsThreshUsers = 60* 1%
1 16 0-100 0-100 % Cell
eshUsers ~ 1,thì việc share tải sang Fx bắt đầu được thực
hiện.
Tương tự, đối với Fx, khi số UE HSDPA >
hsIflsThreshUsers * hsIflsThreshUsers = 60* 16%
~ 10,thì việc share tải sang F1, và Fx khác bắt đầu
Mứ
Dải giá trị c
Fx Dải giá Đơn
Tần số F1 cho phép tác Ý nghĩa
(x>1) trị vị
tinh chỉnh độn
g
được thực hiện.

Nếu tài nguyên còn rỗi của cell ứng cử share tải >
tài nguyên còn của cell đang phục vụ theo công
thức dưới đây:
rr in candidate cell > (1 + iflsHyst) * rr in
source cell ( rr = radio resource)
Thì các cell ứng cử sẽ được đưa vào đánh giá tiếp.
Cell được chọn để share tải sẽ là cell có nhiều tài
nguyên chưa được sử dụng nhất. Giá trị hyst để
iflsHyst 0 0 0-100 - % Cell
đảm bảo cell đích phải có tải > cell đang phục vụ
một ngưỡng nhất định, tránh việc Ping Pong. Việc
cấu hình iflsHyst = 0 để việc share tải chỉ cần được
điều khiển qua tham số dchIflsMarginPower 
nhân viên tối ưu sẽ dễ thực hiện hơn. Trong quá
trình tối ưu thực tế có thể tinh chỉnh giá trị này.
Giá trị iflsHyst là chung cho cả share tải R99 và
HSDPA.
Giá trị dự phòng được thêm vào trong công thức
khi ước lượng số user HSDPA còn có thể phục vụ
trong cell (rr). Đơn vị là % so với tham số
hsdpaUsersAdm.Cụ thể: Trong quá trình tính toán
share tải,tài nguyên còn lại của cell nguồn và cell
ứng cử được tính bằng:
rr (source/candidate) = hsdpaUsersAdm -
no_of_HS_users - hsIflsMarginUsers *
hsdpaUsersAdm. Với giá trị đang đặt:
rr source cell F1 = 60 - no_of_HS_users – 60*15%
= 51 - no_of_HS_users F1.
rr source cell Fx = 60 - no_of_HS_users Fx –
hsIflsMar
15 5 0-100 0-100 % Cell 60*5% = 57 - no_of_HS_users trên F1.
ginUsers
Để rr Fx > rr F1 thì: 57 – User Fx > 51 – User F1
=> 6 + User F1 > User Fx
Vậy để share tải được từ F1 sang Fx, số User
HSDPA đang sử dụng trên cell Fx phải nhỏ hơn
số User HSDPA đang sử dụng trên F1 + 6
=> Có thể điều chỉnh tham số này để đạt được CBT
F1, Fx. Để F1 share tải nhiều sang Fx, thì đặt tham
số: hsIflsMarginUsers cao trên F1. Để Fx nhận
được nhiều tải từ F1 thì cấu hình
hsIflsMarginUsers thấp trên Fx.
Căn cứ vào tải F1, Fx TKTƯ KV và CNVT tỉnh có
thể chủ động tinh chỉnh giá trị này.
Nếu tham số HspathlossThreshold = 0 thì tham số
pathlossThreshold sẽ được sử dụng.Đây là pathloss
cần kiểm tra khi thực hiện blind HO để share tải.
Hspathlo RNC sẽ tính toán mức suy hao ở trên F1 để ra
ss quyết định có share tải sang cell Fx hay không và
143 138 0-170 83-143 dB Cell
Threshol ngược lại. Nếu suy hao tính toán được lớn hơn
d ngưỡng này thì việc share tải sẽ không xảy ra. Giá
trị cấu hình tương đương với việc:
UE ở trên F1 sẽ được share tải sang Fx, khi
pathloss đo được trên F1 ≤ 143dB, tương đương
Mứ
Dải giá trị c
Fx Dải giá Đơn
Tần số F1 cho phép tác Ý nghĩa
(x>1) trị vị
tinh chỉnh độn
g
với RSCP UE thu được ≥ 33dBm (CPICH power)
– 143dB = -110dBm.
Việc share tải trong điều kiện vô tuyến tồi có thể
dẫn đến thiết thiết lập RAB không thành công. Nên
không nên cấu hình giá trị này quá sâu.
PathlossThreshold: Khai báo mặc định là
143dBm.Cho phép tính chỉnh trong khoảng từ 83
đến143dB, tương đương với RSCP của UE từ -
110dBm  -50dBm để cân bằng tải.
Nếu tham số HspathlossThreshold = 0 thì tham số
pathlossThreshold sẽ được sử dụng. Đây là
pathloss cần kiểm tra khi thực hiện blind HO để
share tải. RNC sẽ tính toán mức suy hao ở trên F1
để ra quyết định có share tải sang cell Fx hay
không và ngược lại. Nếu suy hao tính toán được
lớn hơn ngưỡng này thì việc share tải sẽ không xảy
ra. Giá trị cấu hình tương đương với việc:
UE ở trên F1 sẽ được share tải sang Fx, khi
pathlossT
143 138 0-170 83-143 dB Cell pathloss đo được trên F1 ≤ 143dB, tương đương
hreshold
với RSCP UE thu được ≥ 33dBm (CPICH power)
– 143dB = -110dBm.
Việc share tải trong điều kiện vô tuyến tồi có thể
dẫn đến thiết thiết lập RAB không thành công. Nên
không nên cấu hình giá trị này quá sâu.
PathlossThreshold: Khai báo mặc định là
143dBm.Cho phép tính chỉnh trong khoảng từ 83
đến143dB, tương đương với RSCP của UE từ -
110dBm  -50dBm để cân bằng tải.
RAB_ES
T;
RAB_
RAB_ES UPSWIT
EST_
AND
T_ CH_ATT RAB_EST; Việc share tải được thực hiện trong cả quá trình
AND ; RAB_EST_A RN
iflsMode _UPS
_UPSWI RAB_ES ND_UPSWIT thiết lập RAB và quá trình chuyển trạng thái kênh
C
WITC
TCH_AT T_AND_ CH_ATT. từ FACH -->HS-DSCH, URA_PCH -->HS-DSCH
H
T UPSWIT
_ATT
CH_ATT
.
hsIflsFirs
t ON/OF RN Cho phép việc share tải từ F1 sang Fx có thể được
ON ON ON/OFF
UserTrig F C thực hiện ngay từ User đầu tiên
g
Nếu UE đã có 1 RAB thoại trên F1 và đang cần
hsIflsSpe
thiết cần thiết lập 1 RAB PS HSDPA, không đẩy
ech ON/OF RN
OFF OFF việc thiết lập RAB PS của UE này sang Fx để tránh
MultiRab F C
việc thoại chuyển sang Fx  có thể bị bám rớt trên
Trigg
Fx.
Các cell đều cấu hình các dịch vụ với mức độ ưu
ON/OF RN
hsIflsPrio OFF OFF tiên như nhau, nên việc share tải không cần quan
F C
tâm đến mức độ ưu tiên của dịch vụ trên mỗi cell.
Khi việc share tải trong quá trình chuyển trạng thái
từ cel FACH/URA_PCH được cho phép, RNC sẽ
kiểm tra điều kiện về EcNo của UE trên cell hiện
iflsCpich tại, nếu EcNo thu được > ngưỡng cấu hình bởi
-24  -8 
EcnoThr -12 -12 dB Cell thám số này, việc share tải mới được thực hiện.
0 -14
esh Giá trị này để quá cao (EcNo tốt):Thì việc share tải
sẽ không hiệu quả.
Giá trị này để quá thấp (EcNo tồi): Thì có thể dẫn
đến tỉ lệ share tải không thành công cao do việc
Mứ
Dải giá trị c
Fx Dải giá Đơn
Tần số F1 cho phép tác Ý nghĩa
(x>1) trị vị
tinh chỉnh độn
g
phải cấu hình lại kênh trong điều kiện vô tuyến tồi
 có thể dẫn đến CSSR, CDR suy giảm.

hsIflsTri Cho phép việc share tải giữa các tần số có thể thực
ON/OF RN
gger. ON ON ON/OFF hiện được trong quá trình chuyển trạng thái từ
F C
fromFach FACH --> HSDPA
hsIflsTri Cho phép việc share tải giữa các tần số có thể thực
ON/OF RN
gger. ON ON ON/OFF hiện được trong quá trình chuyển trạng thái từ
F C
fromUra URA_PCH --> HSDPA
11.1.2.4. Khai báo tham số đo đạc, chuyển giao
a. Quan điểm khai báo bộ tham số chuyển giao.
 Tần F1:
o Đối với thoại: Ưu tiên đo đạc, chuyển giao về GSM
o Đối với data: Khai báo tham số cho phép UE giữ kết nối data lâu
trên F1, đến khi điều kiện vô tuyến tồi mới chuyển về GSM.
 Tần Fx: Cả thoại và data đều ưu tiên đo đạc chuyển giao về F1.
b. Tham số khai báo chi tiết.
Giá trị
Nhóm Giá trị
cấu hình Mức
tham Tham số cấu hình Dải giá trị Đơn vị Ý nghĩa tham số cấu hình
trên Fx khai báo
số trên F1
(x>1)
IFHO_
PREFERR
Cell F1: Ưu tiên đo đạc và chuyển
IFHO_P ED;
GSM_PRE giao về GSM.
HoType REFERR GSM_ Cell
FERRED; Cell Fx: Ưu tiên đo đạc chuyển giao
ED PREFERR
về cell F1.
ED;
NONE
IFHO_ Khi best cell trong AS không thuộc
PREFERR SRNC mà thuộc DRNC, cần cấu
IFHO_P
defaultHo GSM_PRE ED; hình tham số này trong trường
REFERR Tần số
Type FERRED; GSM_PRE external để điều khiển việc HO của
ED
FERRED; external cell. Tham số này cho phép
HO NONE khai báo theo mức tần số.
support
FddGsmH
ON ON/OFF RNC RNC hỗ trợ chuyển giao về 2G
oSupp
FddIfHoSu RNC hỗ trợ chuyển giao giữa các tần
ON ON/OFF RNC
pp số 3G
C_
GsmHoAll ON ON/OFF RNC
owed
C_
IfHoAllow ON ON/OFF RNC
ed
Hỗ trợ chuyển giao qua Iur giữa 2
cnhhoSupp ON ON/OFF RNC
RNC
Giá trị
Nhóm Giá trị
cấu hình Mức
tham Tham số cấu hình Dải giá trị Đơn vị Ý nghĩa tham số cấu hình
trên Fx khai báo
số trên F1
(x>1)
changeOfBestCellIntra
Rnc: OFF,
poorQualityDetected:
OFF
hsToDchT servHsChangeIntraRnc
ON/OFF RNC Tắt việc chuyển từ HSPDA  R99.
rigger : OFF
servHsChangeInterRnc
: OFF
changeofBestCellInter
Rnc: OFF
hsdschSup
port On /
Off
edchSuppo
rt On / Off
edchTti2S
hsdschSupport: On
upport
edchSupport: On
On/Off
edchTti2Support: On
enhanched
cellCapabil enhanchedL2Support:
L2Support
ity (HS On
On / Off Cell Khai báo các dịch vụ hỗ trợ trên cặp
and EUL fdpchSupport: On
fdpchSupp extermal relation external
Iur multiCarrierSupport:
ort On /
mobility) On
Off
cpcSupport: On
multiCarri
qam64MimoSupport:
erSupport
OFF
On/Off
cpcSupport
On / Off
qam64Mi
moSupport
On/Off
hsdschSup
port On /
Off
edchSuppo
rt On / Off
edchTti2S
hsdschSupport On
upport
edchSupport On
On/Off
edchTti2Support On
enhanched
cellCapabil enhanchedL2SupportO
L2Support
ityControl n
On/Off Khai báo các dịch vụ có thể chuyển
(HS and fdpchSupport On Iur
fdpchSupp giao qua giao diện Iur.
EUL Iur multiCarrierSupport
ort On /
mobility) On
Off
qam64MimoSupport
multiCarri
Off
erSupport
cpcSupport On
On/Off
qam64Mi
moSupport
On/Off
cpcSupport
On / Off
0; 10; 20; Khi điều kiện vô tuyến suy giảm
timeToTri 40; 60; 80; (RSCP hoặc EcNo tồi) UE sẽ gửi
Event2
gger 100 100 100; 120; ms RNC báo cáo event 2d về mạng. Sau khi
d
2dEcno 160; 200; nhận được, RNC sẽ gửi bản tin
240; 320; xuống yêu cầu UE chuyển sang trạng
Giá trị
Nhóm Giá trị
cấu hình Mức
tham Tham số cấu hình Dải giá trị Đơn vị Ý nghĩa tham số cấu hình
trên Fx khai báo
số trên F1
(x>1)
640; 1280; thái compressed mode, bắt đầu đo
2560; 5000 đạc relation GSM, interfrequency.
Tham số cấu hình như trên có nghĩa
là:
0; 10; 20; Khi các cell trong tập AS đều thuộc
40; 60; 80; SRNC:
timeToTri 100; 120; +) Trên tần số F1 tại các khu vực
gger 100 100 160; 200; ms RNC còn lại.
2dRscp 240; 320; Event 2d theo RSCP sẽ được UE
640; 1280; gửi về mạng khi:
2560; 5000 RSCP best cell <
Thủ phủ: - usedFreqThresh2dRscp +
usedFreqT 14 serviceOffset2dRscp - hysteresis2d/2
hresh Các khu -12 -24..0 dB Cell trong thời gian cấu hình bởi tham số
2dEcno vực còn timeToTrigger2dRscp (100ms). Cụ
lại: -13 thể:
serviceOff Single RAB: CS: 0; - Dịch vụ CS: RSCP < -103dBm +
set Single RAB PS: -3 -20..20 dB RNC 0dB - 2dB/2 = -104dBm.
2dEcno Multi RAB: CS + PS: 0 - Dịch vụ PS: RSCP < -103dBm –
Thủ phủ: - 9dB – 2dB/2 = -113dBm.
usedFreqT 104 - MultiRAB: RSCP < -103dBm +
hresh Các khu -89 -115..-25 dBm Cell 0dB - 2dB/2 = -104dBm.
2dRscp vực còn Event 2d theo EcNo sẽ được UE
lại: -103 gửi về mạng khi:
serviceOff Single RAB: CS: 0; EcNo best cell <
set Single RAB PS: -9 -50..50 dBm RNC usedFreqThresh2dEcNo +
2dRscp Multi RAB: CS + PS: 0 serviceOffset2dEcNo -
hysteresis2d/2 trong thời gian cấu
hình bởi tham số
timeToTrigger2dEcNo (100ms). Cụ
thể:
- Dịch vụ CS: EcNo < -13dBm +
0dB - 2dB/2 = -14dBm.
- Dịch vụ PS: EcNo < -13dBm - 3dB
- 2dB/2 = -17dBm.
- MultiRAB: EcNo < -13dBm + 0dB
- 2dB/2 = -14dBm
+) Trên tần số F1 tại các khu vực
thủ phủ: Tính toán tương tự theo
công thức trên.
+) Trên tần số Fx tại tất tất cả các
khu vực:
hysteresis2 4 Event 2d theo RSCP sẽ được UE
[0..14.5] 0.5dB RNC
d (Giá trị thực là 2dB) gửi về mạng khi:
- Dịch vụ CS: RSCP < -89dBm +
0dB - 2dB/2 = -90dBm.
- Dịch vụ PS: RSCP < -89dBm - 9dB
- 2dB/2 = -99dBm.
- Dịch vụ CS: RSCP < -89dBm +
0dB - 2dB/2 = -90dBm.
Event 2d theo EcNo sẽ được UE
gửi về mạng khi:
- Dịch vụ CS: EcNo < -12dBm +
0dB - 2dB/2 = -13dBm.
- Dịch vụ PS: EcNo < -12dBm - 3dB
- 2dB/2 = -16dBm.
- MultiRAB: EcNo < -12dBm + 0dB
- 2dB/2 = -13dBm.
Giá trị
Nhóm Giá trị
cấu hình Mức
tham Tham số cấu hình Dải giá trị Đơn vị Ý nghĩa tham số cấu hình
trên Fx khai báo
số trên F1
(x>1)
Khi best cell trong AS không thuộc
SRNC mà thuộc DRNC. Do SRNC
không biết được ngưỡng 2d của
usedFreqT external cell, nên cần cấu hình thêm
hresh2dEc -13 -24..0 dB RNC 2 tham số này trong SRNC. Tham số
noDrnc này sẽ áp dụng chung cho tất cả các
tần số trong external relation.
Với giá trị cấu hình ngưỡng kích
hoạt event 2d của best cell (cả F1 lẫn
Fx) thuộc DRNC là:
2d EcNo
Dịch vụ CS: EcNo < -13dBm + 0dB
- 2dB/2 = -14dB.
Dịch vụ PS: EcNo < -13dBm - 3dB -
2dB/2 = -17dB.
MultiRAB: EcNo < -13dBm + 0dB -
2dB/2 = -14dB.
2d RSCP:
Đối với RNC của HNI
Dịch vụ CS: RSCP < -89dBm + 0dB
usedFreqT - 2dB/2 = -90dBm.
RNC HNI: -89
hresh2dRs -115..-25 dBm RNC Dịch vụ PS: RSCP < -89dBm - 9dB -
RNC các tỉnh: -92
cpDrnc 2dB/2 = -99dBm.
MultiRAB: RSCP < -89dBm + 0dB -
2dB/2 = -90dBm.
Đối với RNC của các tính: Tính
toán tương tự như trên.
Dịch vụ CS: RSCP < -92dBm + 0dB
- 2dB/2 = -93dBm.
Dịch vụ PS: RSCP < -92dBm - 9dB -
2dB/2 = -102dBm.
MultiRAB: RSCP < -92dBm + 0dB -
2dB/2 = -93dBm.
0; 10; 20; Khi UE đang ở trạng thái
40; 60; 80; compressed mode, nếu RSCP/EcNo
timeToTri 100; 120; của cell phục vụ tốt trở lại, UE sẽ gửi
gger 1280 160; 200; ms RNC báo cáo event 2f. RNC sau khi nhận
2fEcno 240; 320; được, sẽ gửi bản tin xuống UE để
640; 1280; yêu cầu UE thoát khỏi trạng thái
2560; 5000 comppressed mode (dừng đo đạc
0; 10; 20; relation GSM, inter).
40; 60; 80; Đối với RSCP yêu cầu: RSCP best
Event timeToTri 100; 120; cell > usedFreqThresh2dRscp +
2f gger 1280 160; 200; ms RNC serviceOffset2dRscp +
2fRscp 240; 320; usedFreqRelThresh2fRscp +
640; 1280; hysteresis2f/2 trong khoảng thời gian
2560; 5000 cấu hình bởi tham số
timeToTrigger2fRscp  UE sẽ gửi
báo cáo event 2f
usedFreqR Đối với EcNo yêu cầu: EcNo best
elThresh 1 0..20 dB RNC cell > usedFreqThresh2dEcNo +
2fEcno serviceOffset2dEcNo +
usedFreqRelThresh2fEcNo +
Giá trị
Nhóm Giá trị
cấu hình Mức
tham Tham số cấu hình Dải giá trị Đơn vị Ý nghĩa tham số cấu hình
trên Fx khai báo
số trên F1
(x>1)
hysteresis2f/2 trong khoảng thời gian
cấu hình bởi tham số
usedFreqR timeToTrigger2fEcNo.
elThresh 2 0..20 dB RNC Trên tần số F1 tại các khu vực còn
2fRscp lại:
UE sẽ gửi event 2f theo RSCP khi:
- Dịch vụ CS: RSCP > -103dBm +
0dB + 2dB + 2dB/2 = -100dBm.
- Dịch vụ PS: RSCP > -103dBm -
9dB + 2dB + 2dB/2 = -109dBm.
- MultiRAB CS + PS: RSCP > -
103dBm + 0dB + 2dB + 2dB/2 = -
100dBm.
UE sẽ gửi event 2f theo EcNo khi:
- Dịch vụ CS: EcNo > -13dBm +
0dB + 1dB + 2dB/2 = -11dBm.
- Dịch vụ PS: EcNo > -13dBm - 3dB
+ 1dB + 2dB/2 = -14dBm.
- MultiRAB CS + PS: EcNo > -
13dBm + 0dB + 1dB + 2dB/2 = -
11dBm.
+) Trên tần số F1 tại khu vực thủ
phủ: Tính toán tương tự như trên.
hysteresis2
2 [0..14.5] dB RNC +) Trên tần số Fx tại tất cả các
f khu vực.
UE sẽ gửi event 2f theo RSCP khi:
- Dịch vụ CS: RSCP > -89dBm +
0dB + 2dB + 2dB/2 = -86dBm.
- Dịch vụ PS: RSCP > -89dBm - 9dB
+ 2dB + 2dB/2 = -95dBm.
- MultiRAB CS + PS: RSCP > -
89dBm + 0dB + 2dB + 2dB/2 = -
86dBm.
UE sẽ gửi event 2f theo EcNo khi:
Dịch vụ CS: EcNo > -12dBm + 0dB
+ 1dB + 2dB/2 = -10dBm.
Dịch vụ PS: EcNo > -12dBm - 3dB
+ 1dB + 2dB/2 = -13dBm.
MultiRAB CS + PS: EcNo > -
12dBm + 0dB + 1dB + 2dB/2 = -
10dBm.
0; 10; 20; Khi các điều kiện để chuyển giao
40; 60; 80; khác tần (interfrequency) thỏa mãn,
100; 120; UE sẽ gửi báo cáo về event 2b về
timeTrigg4
0 160; 200; ms RNC mạng. Cụ thể:
_2b
240; 320; Nếu event 2d được kích hoạt bởi
640; 1280; EcNo, event 2b sẽ được báo cáo
Event 2560; 5000 khi:
2b nonUsedFr EcNo best cell <
eqThresh4 -12 -24..0 dB RNC usedFreqThresh2dEcno +
_2bEcno serviceOffset2dEcno +
UsedFreqRelThresh4_2bEcno và
nonUsedFr EcNo của target cell >
eqThresh4 -102 -115..-25 dBm RNC NonUsedFreqThresh4_2bEcno +
_2bRscp serviceOffset2dEcno + Hyst4_2b
Giá trị
Nhóm Giá trị
cấu hình Mức
tham Tham số cấu hình Dải giá trị Đơn vị Ý nghĩa tham số cấu hình
trên Fx khai báo
số trên F1
(x>1)
trong khoảng thời gian cấu hình bởi
tham số timeTrigg4_2b.Nếu event
usedFreqR
2d được kích hoạt bởi RSCP, event
elThresh4_ 0 -10..10 dB RNC
2b sẽ được báo cáo khi:
2bEcno
RSCP best cell <
usedFreqThresh2dRSCP +
serviceOffset2dRSCP +
UsedFreqRelThresh4_2bRSCP và
usedFreqR
RSCP của target cell >
elThresh4_ 0 -20..20 dB RNC
NonUsedFreqThresh4_2bRSCP +
2bRscp
serviceOffset2dRSCP + Hyst4_2b
trong khoảng thời gian cấu hình bởi
tham số timeTrigg4_2b.
Cụ thể:
UE đang ở trên tần Fx sẽ chuyển
về F1 theo RSCP khi:
Dịch vụ CS và MultiRAB CS + PS:
RSCP best cell < -89dBm + 0dB -
2dB/2 = -90dBm và
RSCP target cell > -102dBm + 0dB
= -102dBm
Dịch vụ PS:
RSCP best cell < -89dBm - 9dB -
2dB/2 = -99dBm và RSCP target cell
> -102dBm - 9dB = -111dBm
UE đang ở trên tần Fx sẽ chuyển
về F1 theo EcNo khi
hyst4_2b 0 [0..7.5] dB RNC Dịch vụ CS và MultiRAB CS + PS:
EcNo best cell < -12dB + 0dB -
2dB/2 = -13dB và
RSCP target cell > -12dB + 0dB = -
12dB
Dịch vụ PS:
EcNo best cell < -12dB – 3dB -
2dB/2 = -16dB và
EcNo target cell > -12dB - 3dB = -
15dB
=> tham số cấu hình như trên đảm
bảo: UE sử dụng data trên Fx dễ
chuyển giao về F1 (điều kiện của
target cell lỏng), tránh việc PS trên
Fx HO về GSM, làm ảnh hưởng đến
cảm nhận khách hàng.
[0; 10; 20; Khi các điều kiện để chuyển giao về
40; 60; 80; 2G thỏa mãn, UE sẽ gửi báo cáo
100; 120; event 3a về mạng.
timeToTri 160; 200; +) Nếu event2d được kích hoạt theo
0 ms RNC
gger3a 240; 320; EcNo, thì UE sẽ báo cáo về mạng
640; 1280; event3a khi:
Event 2560; EcNo của best cell <
3a 5000] usedFreqThresh2dEcno +
serviceOffset2dEcno +
utranRelThresh3aEcno +
hysteresis3 hysteresis3a và Rxlev GSM target
0 [0..7.5] dB RNC cell > -90dBm trong khoảng thời
a
gian cấu hình bởi tham số
timeToTrigger3a.
Giá trị
Nhóm Giá trị
cấu hình Mức
tham Tham số cấu hình Dải giá trị Đơn vị Ý nghĩa tham số cấu hình
trên Fx khai báo
số trên F1
(x>1)
+) Đối với F1 tại các khu vực còn
lại : Giá trị cấu hình tương đương
gsmThresh với:
-90 -115..0 dBm RNC
3a Event 3a EcNo:
Dịch vụ CS và MultiRAB CS + PS:
EcNo best cell < -13dBm + 0dB -
1dB + 0dB = -14dBm và Rxlev GSM
utranRelTh >-90dBm
resh 0 -10..10 dB RNC Dịch vụ PS: EcNo best cell < -
3aEcno 13dBm - 3dB - 1dB + 0dB = -17dB

Rxlev GSM >-90dBm.
+) Nếu event2d được kích hoạt theo
RSCP, thì UE sẽ báo cáo về mạng
event3a khi:
RSCP của best cell <
utranRelThresh3aRSCP +
usedFreqThresh2dRSCP +
hysteresis3a và Rxlev GSM target
cell > -90dBm trong khoảng thời
gian cấu hình bởi tham số
timeToTrigger3a.
+) Đối với F1 tại các khu vực còn
lại: Giá trị cấu hình tương đương
với:
Event 3a RSCP
Dịch vụ CS và MultiRAB CS + PS:
utranRelTh RSCP best cell < -103dBm + 0dB -
resh 0 -20..20 dB RNC 1dB + 0dB = -104dBm và Rxlev
3aRscp GSM >-90dBm.
Dịch vụ PS: RSCP best cell < -
103dBm - 9dB - 1dB + 0dB = -
113dBm và
Rxlev GSM >-90dBm.
+) Tính toán tương tự ta sẽ được
ngưỡng chuyển giao tương ứng cho
các cell F1 thuộc khu vực thủ phủ.
+) Đối với với các cell Fx: Event3a
đối với các cell Fx là:
Dịch vụ CS và MultiRAB CS + PS:
RSCP best cell < -90dBm hoặc
EcNo <-13dB và Rxlev GSM > -
90dBm.
Dịch vụ PS:
RSCP best cell < -99dBm hoặc
EcNo <-13dB và Rxlev GSM > -
90dBm.

11.1.2. Tham số khai báo chi tiết cho khu vực lốm đốm tần số Fx (x>2)
11.1.2.1. Các tính năng cần sử dụng
a. Nhóm tính năng share tải
Nhóm
Tên tính năng Mô tả ngắn gọn tính năng featureState parameter Giá trị
tính năng
FAJ 121 1468, Non- Share tải dịch vụ R99 giữa
Cân bằng
HSPA Inter frequency các tần số trong quá trình DchLoadSharing ON
tải
Load Sharing. thiết lập RAB
Share tải data HSDPA giữa
FAJ1211467, HSDPA
các tần số trong quá trình HspaLoadSharing ON
Inter freq load sharing
thiết lập RAB
Share tải giữa các tần số
FAJ 121 1880, HSDPA theo dịch vụ.
IFLS Capability and Tối ưu tham số share tải HsdpaIflsCapAndPrioHandling ON
Priority Handling giữa các tần số cho các thuê
bao sử dụng Multi RAB.

b. Nhóm tính năng điều khiển chuyển giao


UE đang ở trên kênh HS-DSCH
FAJ 121 1106, IF/IRAT có thể đo đạc chuyển giao trực
IfIratMobilityHsdpaEul ON
mobility on HSPA tiếp về 2G hoặc sang tần số khác
mà không cần về R99.
Điều khiển chuyển giao của data
HSUPA.Mobility: Cho phép
FAJ 121 1002 R2, Enhanced
HSUPA chuyển giao giữa biên 2 ON
UL Mobility
Điều RNC; cho phép channel switching
khiển từ DCH --> HSUPA và ngược lại
chuyển Mobility: Cho phép dịch vụ
giao HSDPA có thể chuyển giao giữa
2 cell cùng tần số khác RNC và
FAJ121860 R2, HSDPA
channel switching từ DCH - HsdpaMobilityPhase2 ON
Mobility Phase 2
>HSDPA và ngược lại (điều này
đảm báo HSDPA có thể chuyển
giao giữa 2 cell khác tần số)
FAJ 121 801, HSDPA Mobility Điều khiển chuyển giao của data
HsdpaMobilityPhase1 ON
phase 1 HSDPA
11.1.2.2. Khai báo trong idle mode
 F1 và F2 có vai trò như nhau, khai báo tham số lựa chọn lại cell giống
nhau, UE sẽ camp on vào cell có EcNo tốt hơn trong 2 tần, đồng thời
không bao giờ lựa chọn lại cell sang Fx.
a. Ngưỡng đo đạc relation
Fx
Ngưỡng đo F1 F2 Ghi chú
(x>2)
EcNo
Đo đạc relation cùng tần EcNo ≤ -8dB EcNo ≤ -8dB ≤-
4dB
EcNo
Đo đạc relation khác tần EcNo ≤ -8dB EcNo ≤ -8dB ≤
0dB
Tiêu chuẩn đo đạc và lựa chọn lại cell EcNo EcNo EcNo
Treselection 1s 1s 1s

b. Khai báo hyst2sn và offset2sn


qoffset2
Phân loại Relation hyst2sn Ghi chú
sn
Relation cùng và
F1 F2 2dB 0/2dB
khác trạm
Relation cùng và Cùng LAC khai báo 0dB;
F2  F1 2dB 0/2dB
khác trạm khác LAC khai báo 2dB
Relation cùng và
Fx_Fx 2dB 0/2dB
khác trạm
Relation cùng trạm Fx_F1
2dB -50dB Đảm bảo Fx luôn chuyển sang F1
và khác trạm (x>2)
F1_Fx Đảm bảo F1 không bao giờ chuyển
Relation cùng trạm 2dB 50dB
(x>2) sang Fx trong idle
qoffset2
Phân loại Relation hyst2sn Ghi chú
sn
Relation cùng trạm Fx_F2
2dB -50dB Đảm bảo Fx luôn chuyển sang F2
và khác trạm (x>2)
F2_Fx Đảm bảo F2 không bao giờ chuyển
Relation cùng trạm 2dB 50dB
(x>2) sang Fx trong idle
11.1.2.3. Tham số trong active mode.
a. Khai báo dịch vụ hỗ trợ trên cell
 Các cell F1, F2, Fx được khai báo hỗ trợ tất cả các dịch vụ thoại, data
R99, HSDPA, HSUPA.
Tần số MO AdministrativeState Ý nghĩa
F1, F2 Eul UNLOCKED F1 hỗ trợ tất cả các dịch vụ
Fx Eul UNLOCKED Fx hỗ trợ tất cả các dịch vụ
b. Khai báo tham số share tải:
b.1. Chiến lược share tải
Việc share tải bằng thuật toán chỉ áp dụng cho các cell cùng sector hoặc cùng
hướng phủ trong trường hợp cosite.
 Đối với dịch vụ R99:
o Dịch vụ R99 (thoại, data) ưu tiên thiết lập trên F1, F2.
o Cho phép R99 được share tải giữa F1, F2 và Fx cùng sector trong
quá trình thiết lập RAB, không share tải trong quá trình thiết lập
RRC (do tỉ lệ thành công thấp). Tuy nhiên hạn chế tối đa việc share
tải sang Fx để tránh rớt thoại trên Fx. Chỉ khi tải code DL, hoặc
power DL trên F1, F2 nhỏ hơn ngưỡng reject dịch vụ 5% thì mới
bắt đầu share tải R99 sang tần Fx.
 Đối với dịch vụ HSDPA:
o Việc share tải giữa F1, F2 và Fx cùng sector thực hiện thông qua
thuật toán cân bẳng tải theo số User HSDPA trong quá trình thiết
lập RAB. Số User lệch giữa F1, F2 và Fx sẽ được tinh chỉnh để
đảm bảo CBT giữa các cell.
o Nếu UE đã có 1 RAB thoại trên F1 và đang cần thiết cần thiết lập 1
RAB PS HSDPA, không đẩy việc thiết lập RAB PS của UE này
sang Fx để tránh việc rớt thoại trên Fx.
b.2. Khai báo tham số chi tiết
 Khai báo quan hệ share tải giữa các cell:
Khi khai báo quan hệ relation, cần khai báo đầy đủ các thuộc tính dưới
đây:
Thuộc tính Chiều relation
share tải
(chỉ áp dụng cho F1, F2  Ý nghĩa tham số
Fx  F1, F2
các cell cùng Fx.
F2 F1
sector) F1  F2
Định nghĩa mối quan hệ về vùng phủ giữa cell và cell
relation muốn share tải. Khai báo này nghĩa là: Cell
nguồn và cell muốn share tải là 2 cell chồng lấn hoàn
toàn về vùng phủ. Tối đa 8 relation có thể định nghĩa.
coverageIndicator 1 1
Phải khai tham số này là 1, thì các thuật toán share tải
mới chạy.
Việc share tải được áp dụng được cả cho các cell thuộc
2 RBS cosite.
Các cell đều được cấu hình các dịch vụ mới mức độ ưu
tiên như nhau nên không cần cấu hình cho phép lựa
hsCellSelection 0 0
chọn sang cell có capability cao khi thiết lập data
HSDPA.
Share tải theo số user HSDPA giữa các cell cùng sector
hsLoadSharing 1 1
khi thiết lập RAB
Share tải giữa các cell cùng sector trong quá trình thiết
dchLoadSharing 1 1
lập RAB của dịch vụ R99.
LoadSharingCan Không share tải giữa các cell trong quá trình thiết lập
0 0
didate RRC.
 Tham số share tải giữa các cell cho dịch vụ R99:
Dải giá trị Mức
Giải Đơn
Tham số F1, F2 Fx cho phép tác Ý nghĩa
giá trị vị
tinh chỉnh động
Tham số cho phép có đo đạc
relation ở chế độ cell FACH
không. Ở đây không cho phép
Fx đo đạc nhằm tránh việc UE
fachMeasOccaCycLenCoeff 3 0 0-12 RNC đang dùng data trên Fx ở kênh
FACH chuyển về F1, F2. Sau
đó theo thuật toán share tải lại
chuyển sang Fx để thiết lập

- Khi có yêu cầu dịch vụ, kênh


vô tuyến sẽ luôn được cấp phát
nếu Tổng công suất nonHS
pwradm 75 75 0-100 75-90 % Cell đang sử dụng trong cell + tài
nguyên nonHS yêu cầu < 75%.
- Khi Power nonHS đang sử
dụng nằm trong khoảng 75%
đến 75+15 = 90% ( pwroffset +
pwradm):
+) Yêu cầu dịch vụ
PS(NonHO), CS (NonHO) sẽ bị
block tạm thời. Đồng thời RNC
trigger thuật toán giảm tải (Soft
congesstion) để giảm tốc độ của
các kết nối PS trong cell hoặc
release kết nối PS. Nếu thuật
toán Soft congesstion giải
phóng đủ tài nguyên đưa
PWP_nonHS TU về < 75%
pwroffset 15 15 0-100 5-15 % Cell
cuộc gọi sẽ được chấp nhận,
nếu không sẽ bị block.
+) Dịch vụ CS_HO, PS_HO
vẫn truy cập bình thường và chỉ
bị reject khi TU power DL
nonHS đạt 100%.
- Khi hiệu suất
PWR_nonHS>=90%, lúc này
các dịch vụ: CS, PS đều không
thiết lập được. CS HO và PS
HO vẫn có thể truy nhập được.
Cell rơi vào trạng thái nghẽn.
Dải giá trị Mức
Giải Đơn
Tham số F1, F2 Fx cho phép tác Ý nghĩa
giá trị vị
tinh chỉnh động
Hệ thống sẽ trigger thuật toán
Congesstion control. Thực hiện
giảm tốc độ dịch vụ PS, release
kết nối PS, CS để đưa
PWR_nonHS <90%
- Việc đặt bộ tham số 75%,
15% đảm báo luôn cố gắng
dành 25% tài nguyên pwr cho
HSDPA, trong trường hợp xấu
nhất HSPDA vẫn có 10% tài
nguyên. Đối với các cell nghẽn
cho phép tăng giá trị pwradm
và pwroffset, tuy nhiên tổng
pwroffset + pwradm không
được quá 95%. Sau khi đã bổ
xung tài nguyên, cell hết nghẽn
phải khai báo lại giá trị như ban
đầu.
Ngưỡng tài nguyên công suất
bắt đầu trigger thuật toán share
tải. Đơn vị là % công suất phát
của cell. Giá trị cấu hình trên
F1, F2 tương đương với: Khi tải
TU PowerDL nonHS trên F1,
F2đạt ngưỡng > 70%, thì việc
dchIflsThreshPower 70 50 0-100 50-80 % Cell
share tải R99 từ F1, F2 -->Fx
bắt đầu được thực hiện.
Ngưỡng kích hoạt thuật toán
của Fx sớm hơn của F1, F2 là
để đẩy thoại nếu có trên Fx về
F1, F2 sớm, tránh rớt thoại trên
Fx.
Nếu tài nguyên còn rỗi của cell
ứng cử share tải > tài nguyên
còn của cell đang phục vụ theo
công thức dưới đây:
rr in
candidate cell > (1 + iflsHyst)
* rr in source cell ( rr = radio
resource)
Thì các cell ứng cử sẽ được đưa
vào đánh giá tiếp. Cell được
chọn để share tải sẽ là cell có
iflsHyst 0 0 0-100 0-100 % Cell nhiều tài nguyên chưa được sử
dụng nhất. Giá trị hyst để đảm
bảo cell đích phải có tải > cell
đang phục vụ một ngưỡng nhất
định, tránh việc Ping Pong.
Việc cấu hình iflsHyst = 0 để
việc share tải chỉ cần được điều
khiển qua tham số
dchIflsMarginPower  nhân
viên tối ưu sẽ dễ thực hiện hơn.
Trong quá trình tối ưu thực tế
có thể tinh chỉnh giá trị này.
Dải giá trị Mức
Giải Đơn
Tham số F1, F2 Fx cho phép tác Ý nghĩa
giá trị vị
tinh chỉnh động
Giá trị được thêm vào trong
công thức khi ước lượng tài
nguyên công suất còn lại trong
cell (rr). Đơn vị là % công suất
phát nonHS của cell. Cụ thể:
Sau khi thuật toán share tải R99
được kích hoạt, RNC sẽ tính
toán tài nguyên công suất còn
lại của cell nguồn và các cell
ứng cử theo công thức:
rr (source/candidate) = 100% –
DL power usage –
dchIflsMarginPower. Với giá
dchIflsMarginPower 10 20 0-100 0-50% % Cell trị cấu hình hiện tại, khi share
tải từ F1, F2 sang Fx, cell Fx
phải thỏa mãn điều kiện:
rr in candidate cell Fx > (1 +
iflsHyst) * rr in source cell F1,
F2 = rr in source cell F1, F2
=> 100% - DL power usage Fx
– 20% > 100% - DL power
usage F1, F2 – 10%
=> DL power usage F1, F2 –
10% > DL power usage Fx =>
Công suất nonHS đang sử dụng
trên Fx phải nhỏ hơn tối thiểu
10% so với F1, F2.
Ngưỡng Admcontrol theo tài
nguyên code:
'-Yêu cầu cấp phát tài nguyên
code sẽ luôn chấp nhận nếu tài
nguyên code non_HS được sử
dụng trong cell + tài nguyên
code nonHS yêu cầu < 80%
- Khi hiệu suất sử dụng DL
code_NonHS >=80%, Các yêu
cầu cấp phát Code của dịch
PS(HO và NonHO), CS
(NonHO) sẽ bị block tạm thời.
Đồng thời trigger thuật toán
giảm tải (Soft congesstion) để
giảm tốc độ của các kết nối PS
trong cell hoặc release kết nối
dlcodeadm 80 80 0-100 80-95 % Cell
PS. Nếu thuật toán Soft
congesstion giải phóng đủ tài
nguyên cuộc gọi sẽ được chấp
nhận, nếu không sẽ bị block
- Yêu cầu dịch vụ CS_HO sẽ
luôn được chấp nhận nếu DL
code_NonHS <100%
- Đặt ngưỡng là 80% --> 20%
reseverd cho việc HO.
- Đối với các cell nghẽn
codeDL, cho phép tinh chỉnh
giá trị này trong khoảng từ 80-
95% để khắc phục. Sau khi bổ
xung tài nguyên kịp thời, cell
hết nghẽn, thì trả lại giá trị mặc
định.
Dải giá trị Mức
Giải Đơn
Tham số F1, F2 Fx cho phép tác Ý nghĩa
giá trị vị
tinh chỉnh động
Ngưỡng tài nguyên code bắt
đầu trigger thuật toán share tải.
Đơn vị là % tài nguyên code
nonHS của cell. Ngưỡng cấu
hình trên F1, F2 nghĩa là: Khi
TU code nonHS DL > 75%, thì
dchIflsThreshCode 75 50 0-100 50-80 % Cell thuật toán share tải giữa các tần
số bắt đầu được kích hoạt.
Ngưỡng kích hoạt thuật toán
của Fx sớm hơn của F1, F2 là
để đẩy thoại nếu có trên Fx về
F1, F2 sớm, tránh rớt thoại trên
Fx.
Giá trị được thêm vào trong
công thức khi ước lượng tài
nguyên code còn lại trong cell.
dchIflsMarginCode 10 20 0-100 0-50% % Cell Đơn vị là % tài nguyên code
của cell. Giải thích chi tiết:
giống ý nghĩa của tham số
dchIflsMarginPower
Nếu tham số
HspathlossThreshold = 0 thì
tham số pathlossThreshold sẽ
được sử dụng.Đây là pathloss
cần kiểm tra khi thực hiện blind
HO để share tải. RNC sẽ tính
toán mức suy hao ở trên F1 để
ra quyết định có share tải sang
cell Fx hay không và ngược lại.
Nếu suy hao tính toán được lớn
hơn ngưỡng này thì việc share
tải sẽ không xảy ra. Giá trị cấu
hình tương đương với việc:
UE ở trên F1 sẽ được share tải
sang Fx, khi pathloss đo được
pathlossThreshold 143 138 0-170 83-143 dB Cell
trên F1 ≤ 143dB, tương đương
với RSCP UE thu được ≥
33dBm (CPICH power) –
143dB = -110dBm.
Việc share tải trong điều kiện
vô tuyến tồi có thể dẫn đến thiết
thiết lập RAB không thành
công. Nên không nên cấu hình
giá trị này quá sâu.
PathlossThreshold: Khai báo
mặc định là 143dBm.Cho phép
tính chỉnh trong khoảng từ 83
đến143dB, tương đương với
RSCP của UE từ -110dBm  -
50dBm để cân bằng tải.
Có share tải R99 khi thiết lập
OF ON/OF
dchIflsFachTrigg OFF ON/OFF RNC dịch vụ trên kênh FACH hay
F F
không
 Tham số share tải giữa các cell theo số User HSDPA:
Dải giá trị Mức
F1, Fx Dải giá Đơn
Tần số cho phép tác Ý nghĩa
F2 (x>1) trị vị
tinh chỉnh động
Số user HSDPA giữ kết nối đồng thời tối đa
hsdpaUsersAdm 60 60 0-64 30/60 UE Cell
trong cell. Tham số này khai báo theo thực tế
Dải giá trị Mức
F1, Fx Dải giá Đơn
Tần số cho phép tác Ý nghĩa
F2 (x>1) trị vị
tinh chỉnh động
licence hiện có của NodeB. Nếu NodeB chỉ có
license 32 User thì khai báo tham số này là 30,
dự phòng 2 User cho SHO. Nếu NodeB chỉ có
license 64 User thì khai báo tham số này là 60,
dự phòng 4 User cho SHO.
Số user EUL tối đa trong cell. Số user HSDPA
giữ kết nối đồng thời tối đa trong cell. Tham số
này khai báo theo thực tế licence hiện có của
eulServingCell NodeB. Nếu NodeB chỉ có license 32 User thì
60 60 0-64 30/60 UE Cell
UsersAdm khai báo tham số này là 30, dự phòng 2 User
cho SHO. Nếu NodeB chỉ có license 64 User
thì khai báo tham số này là 60, dự phòng 4 User
cho SHO.
Khi số User HSDPA trên mỗi tần số lớn hơn
ngưỡng cấu hình bởi tham số này thì thuật toán
share tải bắt đầu được thực hiện. Cụ thể:
Đối với F1: Khi số UE HSDPA >
hsIflsThreshUsers * hsIflsThreshUsers = 60*
hsIflsThreshUse
1 16 0-100 0-100 % Cell 1% ~ 1,thì việc share tải sang Fx bắt đầu được
rs
thực hiện.
Tương tự, đối với Fx, khi số UE HSDPA >
hsIflsThreshUsers * hsIflsThreshUsers = 60*
16% ~ 10,thì việc share tải sang F1, và Fx khác
bắt đầu được thực hiện.
Nếu tài nguyên còn rỗi của cell ứng cử share tải
> tài nguyên còn của cell đang phục vụ theo
công thức dưới đây:
rr in candidate cell > (1 +
iflsHyst) * rr in source cell ( rr = radio
resource)
Thì các cell ứng cử sẽ được đưa vào đánh giá
tiếp. Cell được chọn để share tải sẽ là cell có
nhiều tài nguyên chưa được sử dụng nhất. Giá
iflsHyst 0 0 0-100 - % Cell
trị hyst để đảm bảo cell đích phải có tải > cell
đang phục vụ một ngưỡng nhất định, tránh việc
Ping Pong. Việc cấu hình iflsHyst = 0 để việc
share tải chỉ cần được điều khiển qua tham số
dchIflsMarginPower  nhân viên tối ưu sẽ dễ
thực hiện hơn. Trong quá trình tối ưu thực tế có
thể tinh chỉnh giá trị này.
Giá trị iflsHyst là chung cho cả share tải R99 và
HSDPA.
Giá trị dự phòng được thêm vào trong công
thức khi ước lượng số user HSDPA còn có thể
phục vụ trong cell (rr). Đơn vị là % so với tham
số hsdpaUsersAdm.Cụ thể: Trong quá trình tính
toán share tải,tài nguyên còn lại của cell nguồn
và cell ứng cử được tính bằng:
rr (source/candidate) = hsdpaUsersAdm -
no_of_HS_users - hsIflsMarginUsers *
hsIflsMarginUs hsdpaUsersAdm. Với giá trị đang đặt:
15 5 0-100 0-100 % Cell
ers rr source cell F1 = 60 - no_of_HS_users –
60*15% = 51 - no_of_HS_users F1.
rr source cell Fx = 60 - no_of_HS_users Fx –
60*5% = 57 - no_of_HS_users trên F1.
Để rr Fx > rr F1 thì: 57 – User Fx > 51 – User
F1 => 6 + User F1 > User Fx
Vậy để share tải được từ F1 sang Fx, số User
HSDPA đang sử dụng trên cell Fx phải nhỏ
hơn số User HSDPA đang sử dụng trên F1 +
Dải giá trị Mức
F1, Fx Dải giá Đơn
Tần số cho phép tác Ý nghĩa
F2 (x>1) trị vị
tinh chỉnh động
6
=> Có thể điều chỉnh tham số này để đạt được
CBT F1, Fx. Để F1 share tải nhiều sang Fx, thì
đặt tham số: hsIflsMarginUsers cao trên F1. Để
Fx nhận được nhiều tải từ F1 thì cấu hình
hsIflsMarginUsers thấp trên Fx.
Căn cứ vào tải F1, Fx TKTƯ KV và CNVT tỉnh
có thể chủ động tinh chỉnh giá trị này.
Nếu tham số HspathlossThreshold = 0 thì tham
số pathlossThreshold sẽ được sử dụng.Đây là
pathloss cần kiểm tra khi thực hiện blind HO để
share tải. RNC sẽ tính toán mức suy hao ở trên
F1 để ra quyết định có share tải sang cell Fx
hay không và ngược lại. Nếu suy hao tính toán
được lớn hơn ngưỡng này thì việc share tải sẽ
không xảy ra. Giá trị cấu hình tương đương với
việc:
Hspathloss UE ở trên F1 sẽ được share tải sang Fx, khi
143 138 0-170 83-143 dB Cell
Threshold pathloss đo được trên F1 ≤ 143dB, tương đương
với RSCP UE thu được ≥ 33dBm (CPICH
power) – 143dB = -110dBm.
Việc share tải trong điều kiện vô tuyến tồi có
thể dẫn đến thiết thiết lập RAB không thành
công. Nên không nên cấu hình giá trị này quá
sâu. PathlossThreshold: Khai báo mặc định là
143dBm.Cho phép tính chỉnh trong khoảng từ
83 đến143dB, tương đương với RSCP của UE
từ -110dBm  -50dBm để cân bằng tải.
Nếu tham số HspathlossThreshold = 0 thì tham
số pathlossThreshold sẽ được sử dụng.Đây là
pathloss cần kiểm tra khi thực hiện blind HO để
share tải. RNC sẽ tính toán mức suy hao ở trên
F1 để ra quyết định có share tải sang cell Fx
hay không và ngược lại. Nếu suy hao tính toán
được lớn hơn ngưỡng này thì việc share tải sẽ
không xảy ra. Giá trị cấu hình tương đương với
việc:
pathlossThresho UE ở trên F1 sẽ được share tải sang Fx, khi
143 138 0-170 83-143 dB Cell
ld pathloss đo được trên F1 ≤ 143dB, tương đương
với RSCP UE thu được ≥ 33dBm (CPICH
power) – 143dB = -110dBm.
Việc share tải trong điều kiện vô tuyến tồi có
thể dẫn đến thiết thiết lập RAB không thành
công. Nên không nên cấu hình giá trị này quá
sâu. PathlossThreshold: Khai báo mặc định là
143dBm.Cho phép tính chỉnh trong khoảng từ
83 đến143dB, tương đương với RSCP của UE
từ -110dBm  -50dBm để cân bằng tải.
RAB_ES
RAB
T;
_ES RAB_
UPSWIT
T_ EST_
CH_ATT RAB_EST; Việc share tải được thực hiện trong cả quá trình
AND AND
; RAB_EST_A thiết lập RAB và quá trình chuyển trạng thái
iflsMode _UP _UPS RNC
SWI WITC
RAB_ES ND_UPSWIT kênh từ FACH -->HS-DSCH, URA_PCH --
T_AND_ CH_ATT.
TCH H_AT >HS-DSCH
UPSWIT
_AT T
CH_ATT
T
.
hsIflsFirst ON/OF Cho phép việc share tải từ F1, F2 sang Fx có
ON ON ON/OFF RNC
UserTrigg F thể được thực hiện ngay từ User đầu tiên
Dải giá trị Mức
F1, Fx Dải giá Đơn
Tần số cho phép tác Ý nghĩa
F2 (x>1) trị vị
tinh chỉnh động
Nếu UE đã có 1 RAB thoại trên F1, F2 và đang
cần thiết cần thiết lập 1 RAB PS HSDPA,
hsIflsSpeech OF ON/OF
OFF RNC không đẩy việc thiết lập RAB PS của UE này
MultiRabTrigg F F
sang Fx để tránh việc thoại chuyển sang Fx 
có thể bị bám rớt trên Fx.
Các cell đều cấu hình các dịch vụ với mức độ
OF ON/OF ưu tiên như nhau, nên việc share tải không cần
hsIflsPrio OFF RNC
F F quan tâm đến mức độ ưu tiên của dịch vụ trên
mỗi cell.
Khi việc share tải trong quá trình chuyển trạng
thái từ cel FACH/URA_PCH được cho phép,
RNC sẽ kiểm tra điều kiện về EcNo của UE
trên cell hiện tại, nếu EcNo thu được > ngưỡng
cấu hình bởi thám số này, việc share tải mới
được thực hiện.
iflsCpich -24 
-12 -12 -8  -14 dB Cell Giá trị này để quá cao (EcNo tốt):Thì việc share
EcnoThresh 0
tải sẽ không hiệu quả.
Giá trị này để quá thấp (EcNo tồi): Thì có thể
dẫn đến tỉ lệ share tải không thành công cao do
việc phải cấu hình lại kênh trong điều kiện vô
tuyến tồi  có thể dẫn đến CSSR, CDR suy
giảm.
Cho phép việc share tải giữa các tần số có thể
hsIflsTrigger. ON/OF
ON ON ON/OFF RNC thực hiện được trong quá trình chuyển trạng
fromFach F
thái từ FACH --> HSDPA
Cho phép việc share tải giữa các tần số có thể
hsIflsTrigger. ON/OF
ON ON ON/OFF RNC thực hiện được trong quá trình chuyển trạng
fromUra F
thái từ URA_PCH --> HSDPA
11.1.2.4. Khai báo tham số đo đạc, chuyển giao
a. Quan điểm khai báo bộ tham số chuyển giao
 Tần F1, F2:
o Đối với thoại: Ưu tiên đo đạc, chuyển giao về GSM.
o Đối với data: Khai báo tham số cho phép UE giữ kết nối data lâu
trên F1, F2, đến khi điều kiện vô tuyến tồi mới chuyển về GSM.
 Tần Fx: Cả thoại và data đều ưu tiên đo đạc chuyển giao về F1, F2.
b. Tham số khai báo chi tiết
Nhóm Giá trị cấu Giá trị cấu Mức
tham Tham số hình trên hình trên Dải giá trị Đơn vị khai Ý nghĩa tham số cấu hình
số F1, F2 Fx (x>2) báo
IFHO_
Cell F1, F2: Ưu tiên đo đạc
PREFERRED;
GSM_PREF IFHO_PREF và chuyển giao về GSM.
HoType GSM_ Cell
ERRED; ERRED Cell Fx: Ưu tiên đo đạc
PREFERRED;
chuyển giao về cell F1, F2.
NONE
Khi best cell trong AS
không thuộc SRNC mà
HO IFHO_
thuộc DRNC, cần cấu hình
support PREFERRED;
defaultHoTy GSM_PREF IFHO_PREF tham số này trong trường
GSM_PREFE Tần số
pe ERRED; ERRED external để điều khiển việc
RRED; NONE
HO của external cell. Tham
số này cho phép khai báo
theo mức tần số.
FddGsmHoS RNC hỗ trợ chuyển giao về
ON ON/OFF RNC
upp 2G
Nhóm Giá trị cấu Giá trị cấu Mức
tham Tham số hình trên hình trên Dải giá trị Đơn vị khai Ý nghĩa tham số cấu hình
số F1, F2 Fx (x>2) báo
FddIfHoSup RNC hỗ trợ chuyển giao
ON ON/OFF RNC
p giữa các tần số 3G
C_
GsmHoAllo ON ON/OFF RNC
wed
C_
IfHoAllowe ON ON/OFF RNC
d
Hỗ trợ chuyển giao qua Iur
cnhhoSupp ON ON/OFF RNC
giữa 2 RNC
changeOfBestCellIntraRnc:
OFF, poorQualityDetected:
OFF
servHsChangeIntraRnc:
hsToDchTri Tắt việc chuyển từ HSPDA
OFF ON/OFF RNC
gger  R99.
servHsChangeInterRnc:
OFF
changeofBestCellInterRnc:
OFF
hsdschSupport
On / Off
edchSupport
On / Off
hsdschSupport: On edchTti2Supp
edchSupport: On ort On/Off
cellCapabilit edchTti2Support: On enhanchedL2S
Cell
y (HS and enhanchedL2Support: On upportOn / Off Khai báo các dịch vụ hỗ trợ
exterm
EUL Iur fdpchSupport: On fdpchSupport trên cặp relation external
al
mobility) multiCarrierSupport: On On / Off
cpcSupport: On multiCarrierSu
qam64MimoSupport: OFF pport On/Off
cpcSupport
On / Off
qam64MimoS
upport On/Off
hsdschSupport
On / Off
edchSupport
On / Off
hsdschSupport On edchTti2Supp
edchSupport On ort On/Off
cellCapabilit
edchTti2Support On enhanchedL2S
yControl Khai báo các dịch vụ có thể
enhanchedL2SupportOn upportOn/Off
(HS and Iur chuyển giao qua giao diện
fdpchSupport On fdpchSupport
EUL Iur Iur.
multiCarrierSupport On On / Off
mobility)
qam64MimoSupport Off multiCarrierSu
cpcSupport On pport On/Off
qam64MimoS
upport On/Off
cpcSupport
On / Off
0; 10; 20; 40; Khi điều kiện vô tuyến suy
60; 80; 100; giảm (RSCP hoặc EcNo tồi)
Event2 timeToTrigg 120; 160; 200; UE sẽ gửi báo cáo event 2d
100 100 ms RNC
d er2dEcno 240; 320; 640; về mạng. Sau khi nhận
1280; 2560; được, RNC sẽ gửi bản tin
5000 xuống yêu cầu UE chuyển
Nhóm Giá trị cấu Giá trị cấu Mức
tham Tham số hình trên hình trên Dải giá trị Đơn vị khai Ý nghĩa tham số cấu hình
số F1, F2 Fx (x>2) báo
0; 10; 20; 40; sang trạng thái compressed
60; 80; 100; mode, bắt đầu đo đạc
timeToTrigg 120; 160; 200; relation GSM,
100 100 ms RNC
er2dRscp 240; 320; 640; interfrequency. Tham số cấu
1280; 2560; hình như trên có nghĩa là:
5000 Khi các cell trong tập AS
đều thuộc SRNC:
usedFreqThr Trên tần số F1, F2:
-14 -12 -24..0 dB Cell
esh2dEcno Event 2d theo RSCP sẽ
được UE gửi về mạng khi:
Single RAB: CS: 0; RSCP best cell <
serviceOffse usedFreqThresh2dRscp +
Single RAB PS: -3 -20..20 dB RNC
t2dEcno serviceOffset2dRscp -
Multi RAB: CS + PS: 0
hysteresis2d/2 trong thời
gian cấu hình bởi tham số
usedFreqThr timeToTrigger2dRscp
-104 -89 -115..-25 dBm Cell
esh2dRscp (100ms). Cụ thể:
- Dịch vụ CS: RSCP < -
104dBm + 0dB - 2dB/2 = -
Single RAB: CS: 0 105dBm.
serviceOffse - Dịch vụ PS: RSCP < -
Single RAB PS: -9 -50..50 dBm RNC
t2dRscp 104dBm – 9dB – 2dB/2 = -
Multi RAB: CS + PS: 0
115dBm.
- MultiRAB: RSCP < -
104dBm + 0dB - 2dB/2 = -
105dBm.
Event 2d theo EcNo sẽ
được UE gửi về mạng khi:
EcNo best cell <
usedFreqThresh2dEcNo +
serviceOffset2dEcNo -
hysteresis2d/2 trong thời
gian cấu hình bởi tham số
timeToTrigger2dEcNo
(100ms). Cụ thể:
- Dịch vụ CS: EcNo < -
14dBm + 0dB - 2dB/2 = -
15dBm.
- Dịch vụ PS: EcNo < -
14dBm - 3dB - 2dB/2 = -
4 18dBm.
hysteresis2d [0..14.5] 0.5dB RNC
(Giá trị thực là 2dB) - MultiRAB: EcNo < -
14dBm + 0dB - 2dB/2 = -
15dBm.
Trên tần số Fx:
Event 2d theo RSCP sẽ
được UE gửi về mạng khi:
- Dịch vụ CS: RSCP < -
89dBm + 0dB - 2dB/2 = -
90dBm.
- Dịch vụ PS: RSCP < -
89dBm - 9dB - 2dB/2 = -
99dBm.
- Dịch vụ CS: RSCP < -
89dBm + 0dB - 2dB/2 = -
90dBm.
Event 2d theo EcNo sẽ
được UE gửi về mạng khi:
- Dịch vụ CS: EcNo < -
Nhóm Giá trị cấu Giá trị cấu Mức
tham Tham số hình trên hình trên Dải giá trị Đơn vị khai Ý nghĩa tham số cấu hình
số F1, F2 Fx (x>2) báo
12dBm + 0dB - 2dB/2 = -
13dBm.
- Dịch vụ PS: EcNo < -
12dBm - 3dB - 2dB/2 = -
16dBm.
- MultiRAB: EcNo < -
12dBm + 0dB - 2dB/2 = -
13dBm.
Khi best cell trong AS
không thuộc SRNC mà
usedFreqThr
thuộc DRNC. Do SRNC
esh2dEcnoD -13 -24..0 dB RNC
không biết được ngưỡng 2d
rnc
của external cell, nên cần
cấu hình thêm 2 tham số
này trong SRNC. Tham số
này sẽ áp dụng chung cho
tất cả các tần số trong
external relation.
Với giá trị cấu hình ngưỡng
kích hoạt event 2d của best
cell (cả F1 lẫn Fx) thuộc
DRNC là:
2d EcNo
Dịch vụ CS: EcNo < -
13dBm + 0dB - 2dB/2 = -
14dB.
Dịch vụ PS: EcNo < -
13dBm - 3dB - 2dB/2 = -
17dB.
MultiRAB: EcNo < -13dBm
+ 0dB - 2dB/2 = -14dB.
2d RSCP:
usedFreqThr Đối với RNC của HNI
RNC HNI: -89 Dịch vụ CS: RSCP < -
esh2dRscpD -115..-25 dBm RNC
RNC các tỉnh: -92 89dBm + 0dB - 2dB/2 = -
rnc
90dBm.
Dịch vụ PS: RSCP < -
89dBm - 9dB - 2dB/2 = -
99dBm.
MultiRAB: RSCP < -
89dBm + 0dB - 2dB/2 = -
90dBm.
Đối với RNC của các tính:
Tính toán tương tự như trên.
Dịch vụ CS: RSCP < -
92dBm + 0dB - 2dB/2 = -
93dBm.
Dịch vụ PS: RSCP < -
92dBm - 9dB - 2dB/2 = -
102dBm.
MultiRAB: RSCP < -
92dBm + 0dB - 2dB/2 = -
93dBm.
0; 10; 20; 40; Khi UE đang ở trạng thái
60; 80; 100; compressed mode, nếu
Event timeToTrigg 120; 160; 200; RSCP/EcNo của cell phục
1280 ms RNC
2f er2fEcno 240; 320; 640; vụ tốt trở lại, UE sẽ gửi báo
1280; 2560; cáo event 2f. RNC sau khi
5000 nhận được, sẽ gửi bản tin
Nhóm Giá trị cấu Giá trị cấu Mức
tham Tham số hình trên hình trên Dải giá trị Đơn vị khai Ý nghĩa tham số cấu hình
số F1, F2 Fx (x>2) báo
0; 10; 20; 40; xuống UE để yêu cầu UE
60; 80; 100; thoát khỏi trạng thái
timeToTrigg 120; 160; 200; comppressed mode (dừng
1280 ms RNC
er2fRscp 240; 320; 640; đo đạc relation GSM, inter).
1280; 2560; Đối với RSCP yêu cầu:
5000 RSCP best cell >
usedFreqThresh2dRscp +
serviceOffset2dRscp +
usedFreqRel usedFreqRelThresh2fRscp +
Thresh2fEcn 1 0..20 dB RNC hysteresis2f/2 trong khoảng
o thời gian cấu hình bởi tham
số timeToTrigger2fRscp 
UE sẽ gửi báo cáo event 2f
Đối với EcNo yêu cầu:
usedFreqRel EcNo best cell >
Thresh2fRsc 2 0..20 dB RNC usedFreqThresh2dEcNo +
p serviceOffset2dEcNo +
usedFreqRelThresh2fEcNo
+ hysteresis2f/2 trong
khoảng thời gian cấu hình
bởi tham số
timeToTrigger2fEcNo.
Trên tần số F1, F2:
UE sẽ gửi event 2f theo
RSCP khi:
- Dịch vụ CS: RSCP > -
104dBm + 0dB + 2dB +
2dB/2 = -101dBm.
- Dịch vụ PS: RSCP > -
104dBm - 9dB + 2dB +
2dB/2 = -110dBm.
- MultiRAB CS + PS: RSCP
> -104dBm + 0dB + 2dB +
2dB/2 = -101dBm.
UE sẽ gửi event 2f theo
EcNo khi:
- Dịch vụ CS: EcNo > -
14dBm + 0dB + 1dB +
4 2dB/2 = -12dBm.
hysteresis2f [0..14.5] dB RNC
(Giá trị thực là 2dB) - Dịch vụ PS: EcNo > -
14dBm - 3dB + 1dB +
2dB/2 = -15dBm.
- MultiRAB CS + PS: EcNo
> -14dBm + 0dB + 1dB +
2dB/2 = -12dBm.
Trên tần số Fx:
UE sẽ gửi event 2f theo
RSCP khi:
- Dịch vụ CS: RSCP > -
89dBm + 0dB + 2dB +
2dB/2 = -86dBm.
- Dịch vụ PS: RSCP > -
89dBm - 9dB + 2dB +
2dB/2 = -95dBm.
- MultiRAB CS + PS: RSCP
> -89dBm + 0dB + 2dB +
2dB/2 = -86dBm.
UE sẽ gửi event 2f theo
EcNo khi:
Nhóm Giá trị cấu Giá trị cấu Mức
tham Tham số hình trên hình trên Dải giá trị Đơn vị khai Ý nghĩa tham số cấu hình
số F1, F2 Fx (x>2) báo
Dịch vụ CS: EcNo > -
12dBm + 0dB + 1dB +
2dB/2 = -10dBm.
Dịch vụ PS: EcNo > -
12dBm - 3dB + 1dB +
2dB/2 = -13dBm.
MultiRAB CS + PS: EcNo
> -12dBm + 0dB + 1dB +
2dB/2 = -10dBm.
0; 10; 20; 40; Khi các điều kiện để chuyển
60; 80; 100; giao khác tần
timeTrigg4_ 120; 160; 200; (interfrequency) thỏa mãn,
0 ms RNC
2b 240; 320; 640; UE sẽ gửi báo cáo về event
1280; 2560; 2b về mạng. Cụ thể:
5000 Nếu event 2d được kích
hoạt bởi EcNo, event 2b sẽ
được báo cáo khi:
nonUsedFre
EcNo best cell <
qThresh4_2b -12 -24..0 dB RNC
usedFreqThresh2dEcno +
Ecno
serviceOffset2dEcno +
UsedFreqRelThresh4_2bEc
no và EcNo của target cell >
NonUsedFreqThresh4_2bEc
nonUsedFre
no + serviceOffset2dEcno +
qThresh4_2b -102 -115..-25 dBm RNC
Hyst4_2b trong khoảng thời
Rscp
gian cấu hình bởi tham số
timeTrigg4_2b.
Nếu event 2d được kích
hoạt bởi RSCP, event 2b
usedFreqRel
sẽ được báo cáo khi:
Thresh4_2b 0 -10..10 dB RNC
RSCP best cell <
Ecno
usedFreqThresh2dRSCP +
serviceOffset2dRSCP +
Event UsedFreqRelThresh4_2bRS
2b CP và
usedFreqRel
RSCP của target cell >
Thresh4_2b 0 -20..20 dB RNC
NonUsedFreqThresh4_2bR
Rscp
SCP +
serviceOffset2dRSCP +
Hyst4_2b trong khoảng thời
gian cấu hình bởi tham số
timeTrigg4_2b.
Cụ thể:
UE đang ở trên tần Fx sẽ
chuyển về F1, F2 theo
RSCP khi:
Dịch vụ CS và MultiRAB
CS + PS:
RSCP best cell < -89dBm +
hyst4_2b 0 [0..7.5] dB RNC
0dB - 2dB/2 = -90dBm và
RSCP target cell > -
102dBm + 0dB = -102dBm
Dịch vụ PS:
RSCP best cell < -89dBm -
9dB - 2dB/2 = -99dBm và
RSCP target cell > -
102dBm - 9dB = -111dBm
UE đang ở trên tần Fx sẽ
chuyển về F1, F2 theo
Nhóm Giá trị cấu Giá trị cấu Mức
tham Tham số hình trên hình trên Dải giá trị Đơn vị khai Ý nghĩa tham số cấu hình
số F1, F2 Fx (x>2) báo
EcNo khi
Dịch vụ CS và MultiRAB
CS + PS:
EcNo best cell < -12dB +
0dB - 2dB/2 = -13dB và
RSCP target cell > -12dB +
0dB = -12dB
Dịch vụ PS:
EcNo best cell < -12dB –
3dB - 2dB/2 = -16dB và
EcNo target cell > -12dB -
3dB = -15dB
=> tham số cấu hình như
trên đảm bảo: UE sử dụng
data trên Fx dễ chuyển giao
về F1, F2 (điều kiện của
target cell lỏng), tránh việc
PS trên Fx HO về GSM,
làm ảnh hưởng đến cảm
nhận khách hàng.
[0; 10; 20; 40; Khi các điều kiện để chuyển
60; 80; 100; giao về 2G thỏa mãn, UE sẽ
timeToTrigg 120; 160; 200; gửi báo cáo event 3a về
0 ms RNC
er3a 240; 320; 640; mạng.
1280; 2560; Nếu event2d được kích hoạt
5000] theo EcNo, thì UE sẽ báo
cáo về mạng event3a khi:
EcNo của best cell <
usedFreqThresh2dEcno +
hysteresis3a 0 [0..7.5] dB RNC serviceOffset2dEcno +
utranRelThresh3aEcno +
hysteresis3a và Rxlev GSM
target cell > -90dBm trong
khoảng thời gian cấu hình
gsmThresh3 bởi tham số
-90 -115..0 dBm RNC timeToTrigger3a.
a
Đối với F1, F2: Giá trị cấu
hình tương đương với:
3a EcNo:
Event
Dịch vụ CS và MultiRAB
3a
utranRelThr CS + PS:
0 -10..10 dB RNC EcNo best cell < -14dBm +
esh3aEcno
0dB - 1dB + 0dB = -15dBm
và Rxlev GSM >-90dBm
Dịch vụ PS: EcNo best cell
< -14dBm - 3dB - 1dB +
0dB = -18dB và
Rxlev GSM >-90dBm.
Nếu event2d được kích hoạt
theo RSCP, thì UE sẽ báo
cáo về mạng event3a khi:
utranRelThr RSCP của best cell <
0 -20..20 dB RNC
esh3aRscp utranRelThresh3aRSCP +
usedFreqThresh2dRSCP +
hysteresis3a và Rxlev GSM
target cell > -90dBm trong
khoảng thời gian cấu hình
bởi tham số
timeToTrigger3a. Đối với
Nhóm Giá trị cấu Giá trị cấu Mức
tham Tham số hình trên hình trên Dải giá trị Đơn vị khai Ý nghĩa tham số cấu hình
số F1, F2 Fx (x>2) báo
F1, F2: Giá trị cấu hình
tương đương với:
3a RSCP
Dịch vụ CS và MultiRAB
CS + PS:
RSCP best cell < -104dBm
+ 0dB - 1dB + 0dB = -
105dBm và Rxlev GSM >-
90dBm.
Dịch vụ PS: RSCP best cell
< -104dBm - 9dB - 1dB +
0dB = -114dBm và
Rxlev GSM >-90dBm.
Tính toán tương tự đối với
Fx, event3a đối với các cell
Fx là:
Dịch vụ CS và MultiRAB
CS + PS:
RSCP best cell < -90dBm
hoặc EcNo <-13dB và
Rxlev GSM > -90dBm.
Dịch vụ PS:
RSCP best cell < -99dBm
hoặc EcNo <-13dB và
Rxlev GSM > -90dBm.
Lưu ý: Đối với khu vực (cluster) full F1_F2, thì vùng biên của của khu vực này
sẽ bị lốm đốm F2. Do vậy đối với các cell F2 thuộc vùng biên (các cell F2 thuộc
2 lớp trạm ngoài cùng của cluster) sẽ áp dụng khai báo (trong cả idle & active)
giống nhóm cell thuộc khu vực “lốm đốm Fx”.
11.3. Vendor ZTE
11.3.1. Chiến lược khai báo
a. Chế độ idle mode
 Đối với khu vực full F1_F2: Việc khai báo đảm bảo F1 và F2 có vai trò
như nhau, UE sẽ camp on vào cell có EcNo tốt hơn trong 2 tần, đồng thời
không bao giờ lựa chọn lại cell sang tần số Fx của cell marco.
 Đối với các khu vực còn lại: UE chỉ camp on vào tần số F1, không bao
giờ lựa chọn lại cell sang Fx (x>1) marco.

Kí hiệu Ý nghĩa

Cho phép UE được lựa chọn lại cell theo chiều mũi tên.

Cho phép UE được lựa chọn lại cell theo cả 2 chiều.

Không cho phép UE lựa chọn lại cell theo chiều mũi tên

b. Chế độ active mode


b.1. Chiến lược khai báo tham số cân bằng tải.
Khu
Chiến lược share tải R99 Chiến lược share tải HSDPA Ghi chú
vực
Khu
Chiến lược share tải R99 Chiến lược share tải HSDPA Ghi chú
vực
+) Dịch vụ R99 (thoại, data) ưu
tiên thiết lập trên F1, F2. +) Việc CBT tải giữa F1, F2 và Fx +) Việc CBT tải bằng
+) Chỉ khi tải code DL, hoặc power thực hiện thông qua thuật toán cân thuật toán chỉ áp dụng
Khu
DL trên F1, F2 nhỏ hơn ngưỡng bẳng tải theo số User HSDPA. cho các cell cùng sector
vực full
reject dịch vụ 5% thì mới bắt đầu +) Số User lệch giữa F1, F2 và Fx hoặc cùng hướng phủ
F1_F2
CBT tải R99 sang tần Fx (x > 2). sẽ được tinh chỉnh để đảm bảo trong trường hợp cosite.
Mục đích: Hạn chế tối đa việc đẩy CBT giữa các cell. +) Việc cân bằng tải
tải sang Fx. R99, HSDPA chỉ áp
+) Dịch vụ R99 (thoại, data) ưu +) Việc CBT tải giữa F1 và Fx dụng trong quá trình
tiên thiết lập trên F1. cùng secotor thực hiện thông qua thiết lập RAB, không
Các khu +) Chỉ khi tải code DL, hoặc power thuật toán cân bẳng tải theo số áp dụng trong quá trình
vực DL trên F1 nhỏ hơn ngưỡng reject User HSDPA. thiết lập RRC do tỉ lệ
còn lại dịch vụ 5% thì mới bắt đầu CBT tải +) Số User lệch giữa F1 và Fx sẽ thành công thấp.
R99 sang tần Fx (x>1). Mục đích: được tinh chỉnh để đảm bảo CBT
Hạn chế tối đa việc đẩy tải sang Fx. giữa các cell.

b.2. Chiến lược khai báo tham số điều khiển chuyển giao.
Khu vực Tham số điều khiển chuyển giao
+) Tần F1, F2:
Đối với thoại: Ưu tiên đo đạc, chuyển giao về GSM.
Khu vực full
Đối với data: Khai báo tham số cho phép UE giữ kết nối data lâu trên F1, F2, đến khi
F1_F2
điều kiện vô tuyến tồi mới chuyển về GSM.
+) Tần Fx: Cả thoại và data đều ưu tiên đo đạc chuyển giao về F1.
+) Tần F1:
Đối với thoại: Ưu tiên đo đạc, chuyển giao về GSM.
Các khu vực
Đối với data: Khai báo tham số cho phép UE giữ kết nối data lâu trên F1, đến khi điều
còn lại
kiện vô tuyến tồi mới chuyển về GSM.
+) Tần Fx: Cả thoại và data đều ưu tiên đo đạc chuyển giao về F1.
Lưu ý: Đối với khu vực full F1_F2 thì vùng biên của của khu vực này với khu
vực khác sẽ bị lốm đốm F2. Do vậy đối với các cell F2 thuộc hai lớp trạm ngoài
cùng của vùng full F1_F2 sẽ khai báo giống như các cell F2 thuộc khu vực lốm
đốm tần số Fx (x>1). Tham số chi tiết tham khảo phụ lục 1 đính kèm.
11.3.2. Tham số khai báo chi tiết cho khu vực lốm đốm tần số Fx (x>1)
11.3.2.1. Khai báo trong idle mode
 UE chỉ camp on vào tần số F1, không bao giờ lựa chọn lại cell sang Fx.
a. Ngưỡng đo đạc relation

Ngưỡng đo đạc F1 Fx Giải thích Ghi chú

Sử dụng EcNo để làm tiêu


Tiêu chuẩn đo đạc và
EcNo EcNo chuẩn đo đạc và lựa chọn lại
lựa chọn lại cell
cell.
Khi EcNo của serving cell tồi
Đo đạc Relation cùng hơn -6dB thì UE sẽ thực hiện
EcNo ≤ -8dB EcNo ≤ -4dB
tần. đo đạc các relation cùng tần
số.
Đo đạc Relation khác
tần (áp dụng cho các UE ở trên F1 không bao giờ
cell macro không có EcNo ≤ -18dB EcNo ≤ 0dB đo đạc Fx.
relation với cell UE ở trên Fx luôn đo đạc F1.
IBD).
Ngưỡng đo đạc F1 Fx Giải thích Ghi chú

Cho phép tinh chỉnh


Khi EcNo của serving cell tồi ngưỡng EcNo đo khác tần
Đo đạc Relation khác
hơn -10dB (đối với F1) thì UE của các cell F1 có relation
tần (áp dụng cho các
EcNo ≤ -10dB EcNo ≤ 0dB sẽ thực hiện đo đạc các với cell IBD trong khoảng
cell macro có relation
relation Fx (x>1). từ -6dB đến 14dB. Giá trị
với cell IBD).
UE ở trên Fx luôn đo đạc F1. tối ưu căn cứ vào kết quả
đo kiểm thực tế.
UE sẽ thực hiện lựa chọn lại
cell sang một cell mới được
khai báo relation với serving
Treselection. 1s 1s cell nếu cell đó tốt hơn serving
cell (theo chuẩn R) trong
khoảng thời gian
Treseclection.

b. Khai báo hyst2sn và offset2sn


Phân loại Relation Qhyst2sn Qoffset2sn Giải thích ý nghĩa
Trong quá trình xếp hạng: Nếu EcNoFx > EcNoF1 +
Hyst2sn (2dB) + Qoffset2sn (50dB) trong 1s thì UE
Relation cùng
F1Fx 2dB 50dB mới lựa chọn lại cell từ F1 sang Fx. Giá trị đặt như
trạm
hướng dẫn để đảm bảo UE ở trên F1 không bao giờ
lựa chọn lại cell sang Fx.
Trong quá trình xếp hạng: Nếu EcNoF1 > EcNoFx +
Relation cùng FxF1 Hyst2sn (2dB) + Qoffset2sn (-50dB) trong 1s (thời
trạm và khác (x=2 2dB -50dB gian Treselection) thì UE sẽ lựa chọn lại cell từ Fx
trạm 5) sang F1.
UE trên Fx luôn lựa chọn lại cell về F1.
Relation cùng Fx_Fx
Đối với Qoffset2sn, cùng LAC khai báo 0dB; khác
trạm và khác (x = 2dB 0dB/2dB
LAC khai báo 2dB.
trạm 15)

c. Tham số khai báo chi tiết


Giá trị khai báo Dải giá trị
Tham số Dải giá trị Đơn vị Ý nghĩa
tinh chỉnh
F1 Fx
Mức chất lượng tín hiệu 3G (EcNo)
(-24..0)dB,
qqualMin -18 -18 dB yêu cầu tối thiểu để UE camp vào cell
step 1dB
3G.
(-115..-25) Mức cường độ tín hiệu thu trên mã
qrxlevMin -113 -113 dBm, step dBm (RSCP) yêu cầu tối thiểu để UE camp
2dBm vào cell 3G.
1: CPICH
1: 1: Lựa chọn thuộc tính (RSCP hay EcNo)
Ec/No
qualMeas CPICH CPICH đo đạc trong thủ tục lựa chọn lại cell
2: CPICH
Ec/No Ec/No 3G.
RSCP
Tham số này quy định cách mà UE
thực hiên đo đạc các cell neighbor
cùng tần là theo chu kỳ hay không theo
chu kỳ.
+) True: Việc đo đạc các cell neighbor
cùng tần phụ thuộc vào điều kiện vô
0: False
sIntraSearchPre 1: True 1: True tuyến của serving cell. Khi điều kiện
1: True
vô tuyến của serving cell tồi đi thì UE
mới thực hiện đo đạc.  Đo đạc
không theo chu kỳ.
+) False: UE sẽ thực hiện đo đạc các
neighbor cùng tần theo chu kỳ và
không cần quan tâm tới điều kiện vô
Giá trị khai báo Dải giá trị
Tham số Dải giá trị Đơn vị Ý nghĩa
tinh chỉnh
F1 Fx
tuyến của serving cell tại thời điểm đó
là đang tồi hay tốt.
Tham số quy định ngưỡng thuê bao 3G
bắt đầu khởi tạo đo đạc các cell cùng
tần ở chế độ Idle. Khi EcNo của
(0..20 )dB,
sIntraSearch 12 12 dB serving cell thấp hơn ngưỡng
Step 2dB
sIntraSearch + qqualMin =-6dB đối
với cả (F1 và Fx) thì UE sẽ thực hiện
đo đạc các cell neighbor cùng tần số.
Tham số này quy định cách mà UE
thực hiên đo đạc các cell neighbor
khác tần là theo chu kỳ hay không theo
chu kỳ.
+) True: Việc đo đạc các cell neighbor
khác tần phụ thuộc vào điều kiện vô
0: False tuyến của serving cell. Khi điều kiện
sInterSearchPre 1: True 1: True
1: True vô tuyến của serving cell tồi đi thì UE
mới thực hiện đo đạc.  Đo đạc
không theo chu kỳ.
+) False: UE sẽ thực hiện đo đạc các
neighbor cùng tần theo chu kỳ và
không cần quan tâm tới điều kiện vô
tuyến của serving cell.
Tham số quy định ngưỡng thuê bao 3G
bắt đầu khởi tạo đo đạc các cell
neighbor khác tần ở chế độ Idle. Khi
EcNo của serving cell thấp hơn
ngưỡng sInterSearch + qqualMin = -
(0..20 )dB,
sInterSearch 0 18 dB 18dB đối với F1; 0dB đối với Fx thì
Step 2dB
UE sẽ thực hiện đo đạc các cell
neighbor khác tần số.
Giá trị này đảm bảo UE khi ở F1 sẽ
không đo Fx nhưng khi UE ở Fx thì sẽ
luôn đo F1.
Nếu cell neighbor tốt hơn serving cell
theo tiêu chuẩn Ranking trong khoảng
(0..31)s, step
tReselection 1 1 s thời gian cấu hình bởi tham số này thì
1s
UE sẽ thực hiện thủ tục lựa chọn lại
cell sang cell mới.
Theo tiêu chuẩn R trong thủ lục lựa
chọn lại cell, giá trị dùng để ranking
(0..40)dB,
qHyst2S 2 2 dB (theo EcNo) serving cell với các cell
step 2dB
neighbor được tính bằng
EcNođo đạc được của serving cell + qHyst2s.
+)-50dB +)50dB Tham số này chỉ ra giá trị qOffset2sn
đối với đối với sử dụng trong thủ tục lựa chọn lại cell
các các và được phát quảng bá trong bản tin
relation relation SIB11 bởi serving cell.
F1Fx FxF1 Theo tiêu chuẩn R trong thủ tục lựa
+)0 đối +)0 đối chọn lại cell, giá trị dùng để ranking
với với (theo EcNo) của neighbor cell với
(-50..50)dB,
qoffset2SNSib11 relation relation dB serving cell được tính bằng
step 1dB
F1F1 FxFx EcNođo đạc được của neighbor cell -
cùng cùng qoffset2SNSib11.
LAC LAC Giá trị này đảm bảo UE ở F1 không
+)2dB +)2dB bao giờ thực hiện chọn lại cell Fx,
đối với đối với nhưng UE ở Fx sẽ luôn luôn thực hiện
relation relation đo đạc và lựa chọn lại cell về F1 theo
F1_F1 FxFx đúng chiến lược đã mô tả ở trên.
Giá trị khai báo Dải giá trị
Tham số Dải giá trị Đơn vị Ý nghĩa
tinh chỉnh
F1 Fx
khác khác Các cell cùng tần nhưng khác LAC có
LAC LAC giá trị qoffset2SNSib11 lớn hơn nhằm
tránh hiện tượng ping-pong khi UE ở
biên LAC.
11.3.2.3. Tham số trong active mode.
a. Khai báo dịch vụ hỗ trợ trên cell
 Các cell F1, Fx được khai báo hỗ trợ tất cả các dịch vụ thoại, data R99,
HSDPA, HSUPA.
b. Khai báo tham số share tải:
b.1. Chiến lược share tải
Việc share tải bằng thuật toán chỉ áp dụng cho các cell cùng sector hoặc
cùng hướng phủ trong trường hợp cosite.
 Đối với dịch vụ R99:
o Dịch vụ R99 (thoại, data) ưu tiên thiết lập trên F1.
o Chỉ cho phép R99 được share tải từ F1  Fx cùng sector trong quá
trình thiết lập RAB, không share tải trong quá trình thiết lập RRC
(do tỉ lệ thành công thấp). Tuy nhiên hạn chế tối đa việc share tải để
tránh rớt thoại trên Fx. Chỉ khi tải code DL, hoặc power DL trên F1
nhỏ hơn ngưỡng reject dịch vụ 5% thì mới bắt đầu share tải R99
sang tần Fx.
 Đối với dịch vụ HSDPA:
o Việc share tải giữa F1 và Fx cùng sector thực hiện thông qua thuật
toán cân bẳng tải theo số User HSDPA trong quá trình thiết lập
RAB. Số User lệch giữa F1 và Fx sẽ được tinh chỉnh để đảm bảo
CBT giữa các cell.
o Nếu UE đã có 1 RAB thoại trên F1 và đang cần thiết cần thiết lập 1
RAB PS HSDPA, không đẩy việc thiết lập RAB PS của UE này
sang Fx để tránh việc rớt thoại trên Fx.
b.2. Khai báo tham số chi tiết
 Khai báo quan hệ share tải giữa các cell
Dải giá trị
Tham số F1 Fx Dải giá trị cho phép Đơn vị Ý nghĩa
tinh chỉnh
0: Not Support
HSUPA and
HSDPA;
1: Support
Tham số này cho biết cell hỗ trợ loại dịch vụ nào.
HSDPA and
hspaSptMeth 3 3 Giá trị khai báo như hướng dẫn nghĩa là cell hỗ
DCH;
trợ tất cả các loại dịch vụ.
2: Support
HSDPA only;
3: Support
HSUPA ,
Dải giá trị
Tham số F1 Fx Dải giá trị cho phép Đơn vị Ý nghĩa
tinh chỉnh
HSDPA and
DCH;
4: Support
HSUPA and
HSDPA

0: CS No
csTrafPrefIn Dịch vụ thoại R99 được ưu tiên thiết lập trên F1
1 0 Preferred
d và không được ưu tiên thiết lập trên Fx.
1: CS Preferred
0: R99 PS No
r99PsTrafPr Preferred
1 1
efInd 1: R99 PS
Preferred Dịch vụ PS R99 và HSDPA được ưu tiên thiết lập
0: HS PS No trên cả F1 và Fx.
hsTrafPrefIn Preferred
1 1
d 1: HS PS
preferred

0: Neighbor
Các cell cùng sector muốn thực hiện CBT cần
1: Overlap
shareCover 1 1 khai báo giá trị shareCover giống nhau, ở đây
2: Covers
khai là Overlap.
3: Contained in

0: Off
Tham số này cho biết thuật toán CBT theo tài
InitRrcLBS 1: Inter-
0 0 nguyên (power, code, RTWP) có được thực hiện
w frequency
trong quá trình thiết lập RRC hay không.
Switch On
0: Off
Tham số này cho biết thuật toán CBT theo tài
1: Inter-
nguyên có được sử dụng trong quá trình gán
frequency
RAB hay không?
Switch On
(0): Không áp dụng CBT trong quá trình gán
RabAssLBS 2: Inter-system
1 1 RAB.
w Switch On
(1): Cho phép CBT giữa các tần số 3G với nhau.
3: Inter-
(2): Cho phép CBT giữa 3G và 2G.
frequency and
(3): Cho phép CBT giữa các tần số 3G với nhau
Inter-system
và giữa 3G với 2G.
Switch On
0: Off Thực hiện CBT đối với dịch vụ thoại trong quá
CsBalSwch 1 1
1: On trình gán RAB.
Tham số này cho biết thuật toán CBT theo tài
nguyên có được áp dụng trong các thủ tục duy trì
cuộc gọi hay không. Các thủ tục này bao gồm:
CallHoldLB 0: Off handover, relocation, RAB re-establishment,
0 0
Sw 1: On FACH->DCH.
Nếu giá tham số này được OFF: UE đang ở trên
tần nào thì sau khi thực hiện handover,
relocation… nó vẫn nằm ở trên tần đó.
Tham số này cho biết thuật toán CBT theo dịch
vụ có được sử dụng trong quá trình thiết lập RRC
InitRrcSBS 0: Off hay không.
0 0
w 1: On Nếu được ON, thuật toán CBT sẽ quyết định các
loại dịch vụ khác nhau sẽ được thiết lập trên các
carrier khác nhau.
Tham số này cho biết thuật toán CBT theo dịch
RabAssSBS 0: Off
1 1 vụ có được sử dụng trong quá trình gán RAB hay
w 1: On
không?
Dải giá trị
Tham số F1 Fx Dải giá trị cho phép Đơn vị Ý nghĩa
tinh chỉnh
Tham số này cho biết thuật toán CBT theo dịch
vụ có được áp dụng trong các thủ tục duy trì cuộc
gọi hay không. Các thủ tục này bao gồm:
handover, relocation, RAB re-establishment,
CallHoldSB 0: 0: 0: Off
FACH  DCH.
Sw Off Off 1: On
Nếu giá tham số này được ON: UE đang ở trên
tần nào thì sau khi thực hiện handover,
relocation… nó vẫn nằm ở trên tần đó cho dù
best cell có bật thuật toán CBT.
Tham số này quy định dịch vụ SMS được CBT
theo thuật toán của loại dịch vụ nào.
0: CBT theo dịch vụ PS
cResPara1 0 0 0..65535
1: CBT theo dịch vụ CS
2: CBT theo dịch vụ khác
>2: Không có giá trị
Ngưỡng EcNo cho phép đẩy tải (blind handover)
sang Fx. Nếu EcNo được báo cáo bởi UE về
EcNoQualT (-24… 0)dB, mạng nhỏ hơn tham số này thì mạng sẽ không
-13 -10
hrd step 1dB thực hiện đẩy tải sang Fx.
Tham số này đặt càng nhỏ thì blind handover xảy
dB ra càng dễ nhưng rớt tăng.
Ngưỡng RSCP cho phép đẩy tải (blind handover)
sang Fx. Nếu RSCP mà UE báo cáo về mạng nhỏ
(-120...-
RscpQualTh hơn tham số này thì mạng sẽ không thực hiện đẩy
-90 -90 25)dBm, step
rd tải sang Fx.
1dBm
Tham số này đặt càng nhỏ thì blind handover xảy
dBm ra càng dễ nhưng rớt tăng.
Không cho phép đẩy tải khi có multiRAB.
(OFF): Giữa 1 cell chỉ khai báo ưu tiên HS và 1
UE đang có multiRAB (CS+PS R99). Khi PS
CsHo4MulR 0: Off
0 0 RAB được giải phóng thì CS RAB còn lại đang ở
abSwch 1: On
tần nào thì sẽ tiếp tục ở tần ấy mà không bị đẩy
sang 1 tần khác có khai báo CBT ưu tiên dịch vụ
R99.
Không cho phép cân bằng tải khi diễn ra
Multirab.
Giữa 1 cell và 1 UE đang có RAB PS, nếu có nhu
MulRabBlS 0: Off
0 0 cầu thiết lập thêm 1 RAB CS (MultiRAB) thì
wch 1: On
quá trình thiết lập RAB này sẽ tiếp tục thực hiện
trên cell đó thay vì đẩy sang 1 cell neighbor khác
được khai báo CBT với serving cell.
Cho phép thiết lập lại RAB trên cell gốc (cell khi
BalFailOpS 0: Off chưa thực hiện đẩy tải) nếu như UE thông báo
1 1
wch 1: On cho RNC biết rằng quá trình thiết lập RAB trên
cell đích bị lỗi.
 Tham số share tải giữa các cell đối với dịch vụ R99:
Dải Dải giá trị
Đơn
Tham số F1 Fx giá cho phép Ý nghĩa
vị
trị tinh chỉnh
UlLdBalP 0: Off Nếu tham số này được đặt là ON, thuật toán CBT sẽ dựa trên
0 0
wrSwch 1: On RTWP và ngược lại.

DlLdBalP 0: Off Nếu tham số này được đặt là ON, thuật toán CBT sẽ dựa trên
1 1
wrSwch 1: On công suất phát DL và ngược lại.

LdBalCd 0: Off Nếu tham số này được đặt là ON, thuật toán CBT sẽ dựa trên
0 0
Swch 1: On tài nguyên mã kênh và ngược lại.
Dải Dải giá trị
Đơn
Tham số F1 Fx giá cho phép Ý nghĩa
vị
trị tinh chỉnh
Điều kiện khởi tạo thuật toán CBT đối với dịch vụ thoại R99.
% tải (công suất) còn lại của một cell dưới ngưỡng cấu hình bởi
(0..10
dlPwrThd tham số này thì thuật toán CBT dịch vụ CS R99 sẽ được khởi
30 70 0%) %
Cs tạo.
step
Tham số này đặt càng lớn thì việc đẩy tải thoại càng dễ xảy ra
1%
tuy nhiên rớt thoại có thể tăng.
Điều kiện khởi tạo thuật toán CBT đối với dịch vụ PS R99.
% tải (công suất) còn lại của một cell dưới ngưỡng cấu hình bởi
(0..10 tham số này thì thuật toán CBT dịch vụ PS R99 sẽ được khởi
DlPwrTh
65 35 0%) % tạo.
dR99Ps
step Tham số này đặt càng lớn thì việc thực hiện share tải đối với
1% dịch vụ PS R99 càng dễ xảy ra, tải trên cell đó càng thấp tuy
nhiên có thể tăng rớt PS.

(1..10
UlLdBalP
1 1 0)%, % Không dựa trên RTWP để share tải.
wrWeight
step
1%

(1..10
DlLdBalP 10
100 0)%, % Chỉ dựa vào tài nguyên công suất DL để share tải.
wrWeight 0
step
1%

(1..10
LdBalCd
1 1 0)%, % Không dựa trên tải nguyên code để share tải.
Weight
step
1%
Nếu thuật toán CBT theo công suất được kích hoạt đồng thời
(1..10
extraCDel điều kiện sau được thỏa mãn:
10 10 0)%, %
taTrd Avaiable Powertarget cell > Avaiable Power (CS/PS)source cell +
step
extraCDeltaTrd thì sẽ thực hiện đẩy tải sang cell khác.
1%
 Tham số share tải giữa các cell cho dịch vụ HSDPA:
Dải giá Dải giá trị cho Đơ
Tham số F1 Fx Ý nghĩa
trị phép tinh chỉnh n vị
0:
Multi-
Factors
1: 1:
Combin
HSD HSD
ation
PA PA Định nghĩa chiến lược CBT đối với dịch vụ
Strateg
LdBalHspaS User User HSPA:
y
trCho Num Num (1): Thuật toán CBT dựa trên số user HS
1:
ber ber (0): Thuật toán CBT dựa trên HSPA throughput.
HSDPA
Strat Strat
User
egy egy
Number
Strateg
y
LdBalHsdN 1: 1: 0: Off Chỉ ra thuật toán CBT có thực hiện đẩy tải dựa
umSwch On On 1: On theo số user HSDPA hay không?
Điều kiện kích hoạt thuật toán CBT theo số user.
ldHsdUserN Nếu số user của source cell lớn hơn hoặc bằng giá
0 3 0..255 user
umThd trị tham số này thì thuật toán CBT sẽ được kích
hoạt.
Dải giá Dải giá trị cho Đơ
Tham số F1 Fx Ý nghĩa
trị phép tinh chỉnh n vị
Nếu thuật toán CBT theo số user được kích hoạt
đồng thời điều kiện sau được thỏa mãn:
LoadHSDPAAvaiUserNumtarget cell >
LoadHSDPAAvaiUserNumsource cell thì mới thực
hiện đẩy tải sang tần Fx.
deltaHsdUsr Trong đó: LoadHSDPAAvaiUserNum =
0 0 0..255 user
NumTd ldHsdUserNumThd – CurrentHSDPANum +
deltaHsdUsrNumTd.
Tải HSDPA sẽ được đẩy sang cell có giá trị
LoadHSDPAAvaiUserNum lớn nhất (tải nhẹ nhất).
Giá trị đặt như hướng dẫn đảm bảo số user
HSDPA trên Fx luôn lớn hơn 3 user so với F1.
Ngưỡng Admission Control theo số user HSDPA
hsdschTrafL 0..6553
64 64 user  Quy định số user HSDPA tối đa được phục vụ
imit 5
bởi cell.
0..6553 Đối với trường hợp UE hỗ trợ Dual Cell, không sử
cResPara7 0 0
5 dụng secondary cell để đánh giá tải.
DcRedirectS 0: 0: 0: Off Không cho phép redirect UE sang cell có hỗ trợ
taSw Off Off 1: On dual cell trong thủ tục RRC Reject

11.3.2.4. Khai báo tham số đo đạc, chuyển giao


a. Quan điểm khai báo bộ tham số chuyển giao
 Tần F1, F2:
o Đối với thoại: Ưu tiên đo đạc, chuyển giao về GSM
o Đối với data: Khai báo tham số cho phép UE giữ kết nối data lâu
trên F1, F2, đến khi điều kiện vô tuyến tồi mới chuyển về GSM.
 Tần Fx: Cả thoại và data đều ưu tiên đo đạc chuyển giao về F1, F2.
b. Tham số khai báo chi tiết.
 Khai báo tham số HO type:
Giá trị
Tham
Dải giá trị khai báo Ý nghĩa tham số
số
F1 Fx
Tham số này quyết định việc chuyển sang Compressed
0: Ec/No
NonIntr Mode sẽ được thực hiện khi:
1: RSCP
aMeasQ 2: Ec/No and
2 2 +) EcNo tồi (0)
uan RSCP +) RSCP tồi (1)
+) Sử dụng hoặc EcNo hoặc RSCP.
0: Configure Inter-
Frequency and
Inter-Rat
compressed mode
CompM
simultaneously Cho phép UE ở chế độ Compressed Mode có thể đo
dCfgStr 0 0
1: Configure Inter- relation khác tần và relation GSM đồng thời.
a Frequency and
Inter-Rat
compressed mode
individually
0: Turn off Inter-
frequency and Tham số này chỉ ra UE sẽ thực hiện đo đạc relation inter-
Inter-RAT frequency hay inter RAT trước nếu như cùng có cả 2 loại
IfOrRat
Handover 2 3 relation này.
HoSwch 1: Only Inter Theo đúng chiến lược khai báo: F1 ưu tiên về GSM, Fx
Frequency ưu tiên về F1.
2: Only Inter RAT
Giá trị
Tham
Dải giá trị khai báo Ý nghĩa tham số
số
F1 Fx
3: Inter Frequency
Is Prior to Inter
RAT
PsInterS
0: Not Supported Tham số này chỉ ra việc chuyển giao Inter-RAT có được
ysHoSu 1 1
1: Supported áp dụng đối với dịch vụ PS hay không?
pp
Khi UE thực hiện đo đạc các neighbor cell 3G khác tần,
T4StpIf
nếu không có cell nào đủ tốt trong khoàng thời gian cấu
MeaAct (1..20)s, step 1s 5 5
hình bởi tham số này, UE sẽ thực hiện đo đạc các cell
Rat
neighbor GSM.
 Khai báo bộ tham số 2D:
Giá trị khai báo cho 2D Đ
Tham Dải giá
ơn Ý nghĩa tham số
số trị F1 Fx vị
0: RT RAB Including Khi điều kiện vô tuyến suy
Voice: -14dB/ - 0: RT RAB Including giảm (RSCP hoặc EcNo tồi)
104dBm Voice: -12dB/ -89dBm UE sẽ gửi báo cáo event 2d về
1: RT RAB Excluding 1: RT RAB Excluding mạng. Sau khi nhận được, RNC
Voice: -14dB/ - Voice: -12dB/ - sẽ gửi bản tin xuống yêu cầu
104dBm 89dBm UE chuyển sang trạng thái
2: Single NRT on DL 2: Single NRT on DL compressed mode, bắt đầu đo
DCH/UL DCH: - DCH/UL DCH: - đạc relation GSM,
17dB/ -113dBm 15dB/ -98dBm interfrequency. Tham số cấu
3: Single NRT RAB 3: Single NRT RAB hình như trên có nghĩa là:
on DL HS-DSCH/UL on DL HS-DSCH/UL Khi các cell trong tập AS đều
CPICH DCH: -17dB/ - DCH: -15dB/ -98dBm thuộc SRNC:
RSCP: 113dBm 4: Single 4: Single NRT RAB Trên tần số F1, F2:
ThreshU
(-115..- NRT RAB on DL HS- on DL HS-DSCH/UL Event 2d theo RSCP sẽ được
sedFreq
25 ) DSCH/UL E-DCH: - E-DCH: -15dB/ - UE gửi về mạng khi:
(UinterE
dBm, 17dB/ -113dBm 98dBm RSCP best cell <
cNoEv dB
step 5: All Multi-NRT 5: All Multi-NRT ThreshUsedFreq -
Measfor m,
1dBm RAB on DL DCH/UL RAB on DL DCH/UL hysteresis2d/2 trong thời gian
G/UInter dB
CPICH DCH : -17dB/ -113 DCH : -15dB/ -98dBm cấu hình bởi tham số TrigTime
RscpEv
Ec/No: dBm 6: Multi-NRT RAB, (100ms). Cụ thể:
Measfor
(-24..0) 6: Multi-NRT RAB, HSPA is Involved and - RAB CS: RSCP < -104dBm -
G)
dB, step HSPA is Involved and only DCHs are Used 2dB/2 = -105dBm.
1dB only DCHs are Used in in UL: -15dB/ -98dBm - RAB PS: RSCP < -113dBm -
UL: -17dB/ -113 dBm 7: Multi-NRT RAB, 2dB/2 = -114dBm.
7: Multi-NRT RAB, HSPA is Involved and - MultiRAB: RSCP < -104dBm
HSPA is Involved and E-DCH is Used in UL: - 2dB/2 = -105dBm..
E-DCH is Used in UL: -15dB/ -98dBm Event 2d theo EcNo sẽ được
-17dB/ -113dBm 8: Multi Rab Including UE gửi về mạng khi:
8: Multi Rab Including CS and PS: -12dB/ - EcNo best cell <
CS and PS: -14dB/ - 101dBm ThreshUsedFreq -
104dBm 0xff: Not Related to hysteresis2d/2 trong thời gian
0xff: Not Related to Service Type:-12dB/ - cấu hình bởi tham số TrigTime
Service Type: -16dB/ - 89dBm (100ms). Cụ thể:
111dBm - RAB CS: EcNo < -14dB -
Giá trị khai báo cho 2D Đ
Tham Dải giá
ơn Ý nghĩa tham số
số trị F1 Fx vị
2dB/2 = -15dB.
0:0 - RAB PS: EcNo < -17dB -
1:10 2dB/2 = -18dB.
2:20 - MultiRAB: EcNo < -14dB -
3:40 2dB/2 = -15dB.
TrigTim
e
4:60 Trên tần số Fx:
(UinterE
5:80 Event 2d theo RSCP sẽ được
cNoEv
6:100 UE gửi về mạng khi:
Measfor
7:120
100 100
m - Dịch vụ CS: RSCP < -89dBm
8:160 s - 2dB/2 = -90dBm.
G/UInter
RscpEv
9:200 - Dịch vụ PS: RSCP < -98dBm
10:240 - 2dB/2 = -99dBm.
Measfor
G)
11:320 - Dịch vụ CS: RSCP < -89dBm
12:640 - 2dB/2 = -90dBm.
13:1280 Event 2d theo EcNo sẽ được
14:2560 UE gửi về mạng khi:
15:5000 - Dịch vụ CS: EcNo < -12dB -
2dB/2 = -13dB.
Hysteres - Dịch vụ PS: EcNo < -15dB -
is 2dB/2 = -16dB.
(UinterE - MultiRAB: EcNo < -12dB -
(0,
cNoEv 2dB/2 = -13dB.
0.5..14.5 d
Measfor 2 2
)dB step B
G/UInter
0.5dB
RscpEv
Measfor
G)
 Khai báo bộ tham số 2F:
Giá trị khai báo cho 2F Đơ
Tham Dải giá
n Ý nghĩa tham số
số trị F1 Fx
vị
0: RT RAB Including 0: RT RAB Including Khi UE đang ở trạng thái
Voice: -14dB/ - Voice: -12dB/ -89dBm compressed mode, nếu
104dBm 1: RT RAB Excluding RSCP/EcNo của cell phục vụ
1: RT RAB Excluding Voice: -12dB/ - tốt trở lại, UE sẽ gửi báo cáo
Voice: -14dB/ - 89dBm event 2f. RNC sau khi nhận
104dBm 2: Single NRT on DL được, sẽ gửi bản tin xuống UE
2: Single NRT on DL DCH/UL DCH: -15dB/ để yêu cầu UE thoát khỏi trạng
DCH/UL DCH: -17dB/ -98dBm thái comppressed mode (dừng
CPICH -113dBm 3: Single NRT RAB on đo đạc relation GSM, inter).
Thresh RSCP: 3: Single NRT RAB on DL HS-DSCH/UL Đối với RSCP yêu cầu: RSCP
UsedFr (-115..- DL HS-DSCH/UL DCH: -15dB/ -98dBm best cell > ThreshUsedFreq +
eq 25 ) DCH: -17dB/ -113dBm 4: Single NRT RAB on Hysteresis/2 trong khoảng thời
(Uinter dBm, 4: Single NRT RAB on DL HS-DSCH/UL E- dB gian cấu hình bởi tham số
EcNoE step DL HS-DSCH/UL E- DCH: -15dB/ -98dBm / TrigTime  UE sẽ gửi báo cáo
vMeasf 1dBm DCH: -17dB/ -113dBm 5: All Multi-NRT RAB dB event 2f
orU/UI CPICH 5: All Multi-NRT RAB on DL DCH/UL DCH : m Đối với EcNo yêu cầu: EcNo
nterRsc Ec/No: on DL DCH/UL DCH : -15dB/ -98dBm best cell > ThreshUsedFreq +
pEvMe (-24..0) -17dB/ -113 dBm 6: Multi-NRT RAB, Hysteresis/2 trong khoảng thời
asforU) dB, step 6: Multi-NRT RAB, HSPA is Involved and gian cấu hình bởi tham số
1dB HSPA is Involved and only DCHs are Used in TrigTime  UE sẽ gửi báo cáo
only DCHs are Used in UL: -15dB/ -98dBm event 2f.
UL: -17dB/ -113 dBm 7: Multi-NRT RAB, Trên tần số F1:
7: Multi-NRT RAB, HSPA is Involved and UE sẽ gửi event 2f theo RSCP
HSPA is Involved and E-DCH is Used in UL: khi:
E-DCH is Used in UL: -15dB/ -98dBm - Dịch vụ CS: RSCP > -
-17dB/ -113dBm 8: Multi Rab Including 104dBm + 2dB/2 = -103dBm.
8: Multi Rab Including CS and PS: -12dB/ - - Dịch vụ PS: RSCP > -
CS and PS: -14dB/ - 101dBm 113dBm + 2dB/2 = -112dBm.
Giá trị khai báo cho 2F Đơ
Tham Dải giá
n Ý nghĩa tham số
số trị F1 Fx
vị
104dBm 0xff: Not Related to - MultiRAB CS + PS: RSCP >
0xff: Not Related to Service Type:-12dB/ - -104dBm + 2dB/2 = -103dBm.
Service Type: -16dB/ - 89dBm UE sẽ gửi event 2f theo EcNo
111dBm khi:
0:0 - Dịch vụ CS: EcNo > -14dB +
1:10 2dB/2 = -13dB.
2:20 - Dịch vụ PS: EcNo > -17dB +
3:40 2dB/2 = -16dB.
TrigTi
4:60 - MultiRAB CS + PS: EcNo >
me
5:80 -14dB + 2dB/2 = -13dB.
(Uinter
6:100 Trên tần số Fx:
EcNoE
7:120 UE sẽ gửi event 2f theo RSCP
vMeasf 1028 1028 ms
8:160 khi:
orU/UI
9:200 - Dịch vụ CS: RSCP > -89dBm
nterRsc
10:240 + 2dB/2 = -88dBm.
pEvMe
11:320 - Dịch vụ PS: RSCP > -98dBm
asforU)
12:640 + 2dB/2 = -97dBm.
13:1280 - MultiRAB CS + PS: RSCP >
14:2560 -89dBm + 2dB/2 = -88dBm.
15:5000 UE sẽ gửi event 2f theo EcNo
Hyster khi:
esis Dịch vụ CS: EcNo > -12dB +
(Uinter 2dB/2 = -11dB.
(0, Dịch vụ PS: EcNo > -15dB +
EcNoE
0.5..14.5 2dB/2 = -14dB.
vMeasf 2 2 dB
)dB step MultiRAB CS + PS: EcNo > -
orU/UI
0.5dB 12dB + 2dB/2 = -11dB.
nterRsc
pEvMe
asforU)
 Khai báo điều kiện chuyển giao:
Quan điểm: Khi đang ở compressed mode, UE sẽ thực hiện đo đạc và định kỳ
gửi báo cáo đo đạc các cell neighbor inter-frequency. Nếu điều kiện vô tuyến
của các cell này tốt hơn một ngưỡng cấu hình từ trước trong 1 khoảng thời gian
thì UE sẽ thực hiện chuyển giao sang cell mới.
Giá trị khai báo Đơ
Tham
Dải giá trị n Ý nghĩa tham số
số
F1 Fx vị

Lựa chọn phương pháp gửi


báo cáo đo đạc từ UE về
mạng.
0: Trong compressed mode,
UE định kỳ liên tục gửi báo
0: Periodical
interHo cáo đo đạc về mạng.  Tăng
Method 0 0
Mth tải báo hiệu tuy nhiên có thể
1: Event Method
cải thiện được CS CDR.
1: UE trong compressed mode
chỉ gửi báo cáo đo đạc về
mạng nếu và chỉ nếu 1 event
nào đó được thỏa mãn.
Giá trị khai báo Đơ
Tham
Dải giá trị n Ý nghĩa tham số
số
F1 Fx vị

1:250
2:500
3:1000
4:2000
5:3000
prdRptIn 6:4000
terval 7:6000
Chu kỳ gửi báo cáo đo đạc từ
(UInterE 8:8000 3 3 ms
UE về mạng.
cNoPrd 9:12000
Meas) 10:16000
11:20000
12:24000
13:28000
14:32000
15:64000
threshN Trong quá trình đo đạc inter-
oUsedFr frequency, nếu điều kiện vô
eq CPICH RSCP: (- tuyến của cell neighbor inter
(UinterE 115..-25 ) dBm, frequency tốt hơn ngưỡng
dB/
cNoEv step 1dBm threshNoUsedFreq +
-10dB/-100dBm -10dB/-100dBm dB
Measfor CPICH Ec/No: (- hysteresis/2 trong khoảng thời
m
U/ 24..0) dB, step gian PeriodTriggerTime thì
UInterR 1dB UE sẽ được chuyển giao sang
scpEvM cell 3G inter-frequency.
easforU) Mạng sẽ ra quyết định
Hysteres chuyển giao nếu:
is RSCP của cell neighbor inter
(UinterE frequency đo đạc bởi UE > -
cNoEv 100dBm + 0dB/2 = -100dBm.
(0, 0.5..14.5) dB
Measfor 0 0 dB hoặc
step 0.5dB
U/ EcNo của cell neighbor inter
UInterR frequency đo đạc bởi UE > -
scpEvM 10dB + 0dB/2 =-10dB.
easforU) Đối với tham số
PeriodTr PeriodTriggerTime đượ phép
iggerTi (0..255) s, step 1s 0 0 s tinh chỉnh trong khoảng từ 0
me đến 1s.

11.3.3. Tham số khai báo chi tiết cho khu vực lốm đốm tần số Fx (x>2)
11.3.3.1. Khai báo trong idle mode
 UE chỉ camp on vào tần số F1, F2 không bao giờ lựa chọn lại cell sang
Fx.
a. Ngưỡng đo đạc relation

Ngưỡng đo đạc F1, F2 Fx Giải th

Sử dụng EcNo để làm tiê


Tiêu chuẩn đo đạc và lựa chọn lại cell EcNo EcNo
chọn lại cell.
Khi EcNo của serving cell
Đo đạc Relation cùng tần. EcNo ≤ -8dB EcNo ≤ -4dB
thực hiện đo đạc các relatio

Đo đạc Relation khác tần (áp dụng cho các UE ở trên F1, F2 không bao
EcNo ≤ -18dB EcNo ≤ 0dB
cell macro không có relation với cell IBD). UE ở trên Fx luôn đo đạc F
Khi EcNo của serving cell
Đo đạc Relation khác tần (áp dụng cho các F1, F2) thì UE sẽ thực hiện
EcNo ≤ -10dB EcNo ≤ 0dB
cell macro có relation với cell IBD). (x>2).
UE ở trên Fx luôn đo đạc F

UE sẽ thực hiện lựa chọn


mới được khai báo relatio
Treselection. 1s 1s cell đó tốt hơn serving cel
khoảng thời gian Treseclec

b. Khai báo hyst2sn và offset2sn


Phân loại Relation Qhyst2sn Qoffset2sn Giải thích ý nghĩa
Trong quá trình xếp hạng: Nếu EcNoFx >
EcNoF1, F2 + Hyst2sn (2dB) + Qoffset2sn (50dB)
Relation cùng trong 1s thì UE mới lựa chọn lại cell từ F1, F2
F1, F2Fx 2dB 50dB
trạm sang Fx. Giá trị đặt như hướng dẫn để đảm bảo
UE ở trên F1, F2 không bao giờ lựa chọn lại cell
sang Fx.
Trong quá trình xếp hạng: Nếu EcNoF1, F2 >
Relation cùng EcNoFx + Hyst2sn (2dB) + Qoffset2sn (-50dB)
FxF1, F2
trạm và khác 2dB -50dB trong 1s (thời gian Treselection) thì UE sẽ lựa
(x=2 5)
trạm chọn lại cell từ Fx sang F1, F2.
UE trên Fx luôn lựa chọn lại cell về F1, F2.
Relation cùng
Fx_Fx Đối với Qoffset2sn, cùng LAC khai báo 0dB;
và 2dB 0dB/2dB
(x = 15) khác LAC khai báo 2dB.
khác trạm

c. Tham số khai báo chi tiết


Giá trị khai báo Dải giá trị
Tham số Dải giá trị Đơn vị
F1, F2 Fx tinh chỉnh
(-24..0)dB, step Mức chất lượ
qqualMin -18 -18 dB
1dB cell 3G.
(-115..-25) dBm, Mức cường đ
qrxlevMin -113 -113 dBm
step 2dBm vào cell 3G.
1: CPICH 1: CPICH 1: CPICH Ec/No Lựa chọn thu
qualMeas
Ec/No Ec/No 2: CPICH RSCP cell 3G.
Tham số này
cùng tần là th
+) True: Việc
0: False vô tuyến của
sIntraSearchPre 1: True 1: True
1: True thì UE mới th
+) False: UE
không cần qu
đó là đang tồ
Tham số quy
(0..20 )dB, Step cùng tần ở ch
sIntraSearch 12 12 dB
2dB sIntraSearch
hiện đo đạc c
Tham số này
khác tần là th
+) True: Việc
0: False
sInterSearchPre 1: True 1: True vô tuyến của
1: True
thì UE mới th
+) False: UE
không cần qu
Tham số Giá trị khai báo Dải giá trị Dải giá trị Đơn vị
tinh chỉnh
Tham số quy
neighbor khá
(0..20 )dB, Step ngưỡng sInte
sInterSearch 0 18 dB
2dB thì UE sẽ thự
Giá trị này
Fx thì sẽ luôn
Nếu cell neig
tReselection 1 1 (0..31)s, step 1s s khoảng thời g
chọn lại cell s
Theo tiêu chu
(0..40)dB, step
qHyst2S 2 2 dB (theo EcNo)
2dB
EcNođo đạc đượ
+)-50dB đối +)50dB đối
với các với các Tham số này
relation F1, relation cell và được
F2Fx FxF1, F2 Theo tiêu chu
+)0 đối với +)0 đối với (theo EcNo)
relation F1, relation (-50..50)dB, step EcNođo đạc đượ
qoffset2SNSib11 dB
F2F1, F2 FxFx cùng 1dB Giá trị này đả
cùng LAC LAC Fx, nhưng UE
+)2dB đối với +)2dB đối với F1, F2 theo đ
relation F1, relation Các cell cùng
F2_F1, F2 FxFx khác nhằm tránh h
khác LAC LAC
11.3.3.2. Tham số trong active mode.
a. Khai báo dịch vụ hỗ trợ trên cell
 Các cell F1, F2, Fx được khai báo hỗ trợ tất cả các dịch vụ thoại, data
R99, HSDPA, HSUPA.
b. Khai báo tham số share tải:
b.1. Chiến lược share tải
Việc share tải bằng thuật toán chỉ áp dụng cho các cell cùng sector hoặc
cùng hướng phủ trong trường hợp cosite.
 Đối với dịch vụ R99:
o Dịch vụ R99 (thoại, data) ưu tiên thiết lập trên F1, F2.
o Chỉ cho phép R99 được share tải từ F1, F2  Fx cùng sector trong
quá trình thiết lập RAB, không share tải trong quá trình thiết lập
RRC (do tỉ lệ thành công thấp). Tuy nhiên hạn chế tối đa việc share
tải để tránh rớt thoại trên Fx. Chỉ khi tải code DL, hoặc power DL
trên F1, F2 nhỏ hơn ngưỡng reject dịch vụ 5% thì mới bắt đầu share
tải R99 sang tần Fx.
 Đối với dịch vụ HSDPA:
o Việc share tải giữa F1, F2 và Fx cùng sector thực hiện thông qua
thuật toán cân bẳng tải theo số User HSDPA trong quá trình thiết
lập RAB. Số User lệch giữa F1, F2 và Fx sẽ được tinh chỉnh để
đảm bảo CBT giữa các cell.
o Nếu UE đã có 1 RAB thoại trên F1, F2 và đang cần thiết cần thiết
lập 1 RAB PS HSDPA, không đẩy việc thiết lập RAB PS của UE
này sang Fx để tránh việc rớt thoại trên Fx.
b.2. Khai báo tham số chi tiết
 Khai báo quan hệ share tải giữa các cell:
Dải giá trị cho
Tham số F1, F2 Fx Dải giá trị Đơn vị
phép tinh chỉnh
0: Not Support HSUPA and
HSDPA;
1: Support HSDPA and DCH;
Th
hspaSptMeth 3 3 2: Support HSDPA only;

3: Support HSUPA , HSDPA and
DCH;
4: Support HSUPA and HSDPA

0: CS No Preferred Dị
csTrafPrefInd 1 0
1: CS Preferred đư

0: R99 PS No Preferred
r99PsTrafPrefInd 1 1
1: R99 PS Preferred Dị
0: HS PS No Preferred F2
hsTrafPrefInd 1 1
1: HS PS preferred

0: Neighbor
1: Overlap Cá
shareCover 1 1
2: Covers sh
3: Contained in

Th
0: Off
InitRrcLBSw 0 0 co
1: Inter-frequency Switch On
ha
Th
0: Off sử
1: Inter- frequency Switch On (0)
RabAssLBSw 1 1 2: Inter-system Switch On (1)
3: Inter-frequency and Inter-system (2)
Switch On (3)
2G
0: Off
CsBalSwch 1 1 Th
1: On
Th
áp
0: Off tục
CallHoldLBSw 0 0
1: On FA
Nế
kh
Th
0: Off dụ
InitRrcSBSw 0 0
1: On Nế
kh
0: Off Th
RabAssSBSw 1 1
1: On dụ
Th
0: Off dụ
CallHoldSBSw 0: Off 0: Off
1: On nà
FA
Dải giá trị cho
Tham số F1, F2 Fx Dải giá trị Đơn vị
phép tinh chỉnh
Nế
kh
ch
Th
củ
0:
cResPara1 0 0 0..65535
1:
2:
>2
Ng
Ec
EcNoQualThrd -13 -10 (-24… 0)dB, step 1dB mạ
Th
dB nh
Ng
RS
RscpQualThrd -90 -90 (-120...-25)dBm, step 1dBm sẽ
Th
dBm nh
Kh
(O
0: Off
CsHo4MulRabSwch 0 0 mu
1: On
RA
bị
Kh
Gi
0: Off
MulRabBlSwch 0 0 thê
1: On
sẽ
ne
Ch
0: Off
BalFailOpSwch 1 1 hiệ
1: On
trì
 Tham số share tải giữa các cell đối với dịch vụ R99:
Dải giá trị cho
Tham số F1, F2 Fx Dải giá trị Đơn vị
phép tinh chỉnh
0: Off Nế
UlLdBalPwrSwch 0 0
1: On RT

0: Off Nế
DlLdBalPwrSwch 1 1
1: On cô

0: Off Nế
LdBalCdSwch 0 0
1: On tài
Đi
%
bở
dlPwrThdCs 30 70 (0..100%) step 1% %
kh
Th
tuy
Đi
%
bở
DlPwrThdR99Ps 65 35 (0..100%) step 1% % kh
Th
dịc
nh
UlLdBalPwrWeight 1 1 (1..100)%, step 1% % Kh
DlLdBalPwrWeight 100 100 (1..100)%, step 1% % Ch
Dải giá trị cho
Tham số F1, F2 Fx Dải giá trị Đơn vị
phép tinh chỉnh
LdBalCdWeight 1 1 (1..100)%, step 1% % Kh
Nế
điề
extraCDeltaTrd 10 10 (1..100)%, step 1% %
Av
ex
 Tham số share tải giữa các cell cho dịch vụ HSDPA:
Dải giá trị cho
Tham số F1, F2 Fx Dải giá trị Đơn vị
phép tinh chỉnh
1: HSDPA 1: HSDPA 0: Multi-Factors
Đ
User User Combination Strategy
LdBalHspaStrCho (
Number Number 1: HSDPA User Number
(
Strategy Strategy Strategy
0: Off C
LdBalHsdNumSwch 1: On 1: On
1: On H

Đ
ldHsdUserNumThd 0 3 0..255 user c
t
N
đ
c
t
T
deltaHsdUsrNumTd 0 0 0..255 user

T
L
G
l
N
hsdschTrafLimit 64 64 0..65535 user
đ
Đ
cResPara7 0 0 0..65535
s
0: Off K
DcRedirectStaSw 0: Off 0: Off
1: On t

11.3.3.3. Khai báo tham số đo đạc, chuyển giao


a. Quan điểm khai báo bộ tham số chuyển giao.
 Tần F1, F2:
o Đối với thoại: Ưu tiên đo đạc, chuyển giao về GSM
o Đối với data: Khai báo tham số cho phép UE giữ kết nối data lâu
trên F1, F2, đến khi điều kiện vô tuyến tồi mới chuyển về GSM.
 Tần Fx: Cả thoại và data đều ưu tiên đo đạc chuyển giao về F1, F2.
b. Tham số khai báo chi tiết.
 Khai báo tham số HO type:
Giá trị
Tham khai báo
Dải giá trị Ý nghĩa tham số
số F1,
Fx
F2
0: Ec/No Tham số này quyết định việc chuyển sang Compressed
NonIntr
1: RSCP Mode sẽ được thực hiện khi:
aMeasQ 2 2
2: Ec/No and +) EcNo tồi (0)
uan RSCP +) RSCP tồi (1)
Giá trị
Tham khai báo
Dải giá trị Ý nghĩa tham số
số F1,
Fx
F2
+) Sử dụng hoặc EcNo hoặc RSCP.

0: Configure Inter-
Frequency and
Inter-Rat
compressed mode
CompM
simultaneously Cho phép UE ở chế độ Compressed Mode có thể đo
dCfgStr 0 0
1: Configure Inter- relation khác tần và relation GSM đồng thời.
a Frequency and
Inter-Rat
compressed mode
individually
0: Turn off Inter-
frequency and
Inter-RAT Tham số này chỉ ra UE sẽ thực hiện đo đạc relation inter-
Handover frequency hay inter RAT trước nếu như cùng có cả 2 loại
IfOrRat 1: Only Inter
Frequency
2 3 relation này.
HoSwch
2: Only Inter RAT Theo đúng chiến lược khai báo: F1, F2 ưu tiên về GSM,
3: Inter Frequency Fx ưu tiên về F1, F2.
Is Prior to Inter
RAT
PsInterS
0: Not Supported Tham số này chỉ ra việc chuyển giao Inter-RAT có được
ysHoSu 1 1
1: Supported áp dụng đối với dịch vụ PS hay không?
pp
Khi UE thực hiện đo đạc các neighbor cell 3G khác tần,
T4StpIf
nếu không có cell nào đủ tốt trong khoàng thời gian cấu
MeaAct (1..20)s, step 1s 5 5
hình bởi tham số này, UE sẽ thực hiện đo đạc các cell
Rat
neighbor GSM.
 Khai báo bộ tham số 2D:
Giá trị khai báo cho 2D Đ
Tham Dải giá
ơn Ý nghĩa tham số
số trị F1, F2 Fx vị
0: RT RAB Including 0: RT RAB Including Khi điều kiện vô tuyến suy
Voice: -14dB/ - Voice: -12dB/ -89dBm giảm (RSCP hoặc EcNo tồi)
104dBm 1: RT RAB Excluding UE sẽ gửi báo cáo event 2d về
1: RT RAB Excluding Voice: -12dB/ - mạng. Sau khi nhận được, RNC
Voice: -14dB/ - 89dBm sẽ gửi bản tin xuống yêu cầu
CPICH
104dBm 2: Single NRT on DL UE chuyển sang trạng thái
RSCP:
ThreshU 2: Single NRT on DL DCH/UL DCH: - compressed mode, bắt đầu đo
(-115..-
sedFreq DCH/UL DCH: - 15dB/ -98dBm đạc relation GSM,
25 )
(UinterE 17dB/ -113dBm 3: Single NRT RAB interfrequency. Tham số cấu
dBm,
cNoEv 3: Single NRT RAB on DL HS-DSCH/UL dB hình như trên có nghĩa là:
step
Measfor on DL HS-DSCH/UL DCH: -15dB/ -98dBm m, Khi các cell trong tập AS đều
1dBm
G/UInter DCH: -17dB/ - 4: Single NRT RAB dB thuộc SRNC:
CPICH
RscpEv 113dBm 4: Single on DL HS-DSCH/UL Trên tần số F1, F2, F2:
Ec/No:
Measfor NRT RAB on DL HS- E-DCH: -15dB/ - Event 2d theo RSCP sẽ được
(-24..0)
G) DSCH/UL E-DCH: - 98dBm UE gửi về mạng khi:
dB, step
17dB/ -113dBm 5: All Multi-NRT RSCP best cell <
1dB
5: All Multi-NRT RAB on DL DCH/UL ThreshUsedFreq -
RAB on DL DCH/UL DCH : -15dB/ -98dBm hysteresis2d/2 trong thời gian
DCH : -17dB/ -113 6: Multi-NRT RAB, cấu hình bởi tham số TrigTime
dBm HSPA is Involved and (100ms). Cụ thể:
6: Multi-NRT RAB, only DCHs are Used - RAB CS: RSCP < -104dBm -
Giá trị khai báo cho 2D Đ
Tham Dải giá
ơn Ý nghĩa tham số
số trị F1, F2 Fx vị
HSPA is Involved and in UL: -15dB/ -98dBm 2dB/2 = -105dBm.
only DCHs are Used in 7: Multi-NRT RAB, - RAB PS: RSCP < -113dBm -
UL: -17dB/ -113 dBm HSPA is Involved and 2dB/2 = -114dBm.
7: Multi-NRT RAB, E-DCH is Used in UL: - MultiRAB: RSCP < -104dBm
HSPA is Involved and -15dB/ -98dBm - 2dB/2 = -105dBm..
E-DCH is Used in UL: 8: Multi Rab Including Event 2d theo EcNo sẽ được
-17dB/ -113dBm CS and PS: -12dB/ - UE gửi về mạng khi:
8: Multi Rab Including 101dBm EcNo best cell <
CS and PS: -14dB/ - 0xff: Not Related to ThreshUsedFreq -
104dBm Service Type:-12dB/ - hysteresis2d/2 trong thời gian
0xff: Not Related to 89dBm cấu hình bởi tham số TrigTime
Service Type: -16dB/ - (100ms). Cụ thể:
111dBm - RAB CS: EcNo < -14dB -
2dB/2 = -15dB.
0:0 - RAB PS: EcNo < -17dB -
1:10 2dB/2 = -18dB.
2:20 - MultiRAB: EcNo < -14dB -
3:40 2dB/2 = -15dB.
TrigTim
e
4:60 Trên tần số Fx:
(UinterE
5:80 Event 2d theo RSCP sẽ được
cNoEv
6:100 UE gửi về mạng khi:
Measfor
7:120
100 100
m - Dịch vụ CS: RSCP < -89dBm
8:160 s - 2dB/2 = -90dBm.
G/UInter
RscpEv
9:200 - Dịch vụ PS: RSCP < -98dBm
10:240 - 2dB/2 = -99dBm.
Measfor
G)
11:320 - Dịch vụ CS: RSCP < -89dBm
12:640 - 2dB/2 = -90dBm.
13:1280 Event 2d theo EcNo sẽ được
14:2560 UE gửi về mạng khi:
15:5000 - Dịch vụ CS: EcNo < -12dB -
2dB/2 = -13dB.
Hysteres - Dịch vụ PS: EcNo < -15dB -
is 2dB/2 = -16dB.
(UinterE - MultiRAB: EcNo < -12dB -
(0,
cNoEv 2dB/2 = -13dB.
0.5..14.5 d
Measfor 2 2
)dB step B
G/UInter
0.5dB
RscpEv
Measfor
G)
 Khai báo bộ tham số 2F:
Giá trị khai báo cho 2F Đơ
Tham Dải giá
n Ý nghĩa tham số
số trị F1, F2 Fx
vị
0: RT RAB Including 0: RT RAB Including Khi UE đang ở trạng thái
Voice: -14dB/ - Voice: -12dB/ -89dBm compressed mode, nếu
CPICH
104dBm 1: RT RAB Excluding RSCP/EcNo của cell phục vụ
Thresh RSCP:
1: RT RAB Excluding Voice: -12dB/ - tốt trở lại, UE sẽ gửi báo cáo
UsedFr (-115..-
Voice: -14dB/ - 89dBm event 2f. RNC sau khi nhận
eq 25 )
104dBm 2: Single NRT on DL được, sẽ gửi bản tin xuống UE
(Uinter dBm, dB
2: Single NRT on DL DCH/UL DCH: -15dB/ để yêu cầu UE thoát khỏi trạng
EcNoE step /
DCH/UL DCH: -17dB/ -98dBm thái comppressed mode (dừng
vMeasf 1dBm dB
-113dBm 3: Single NRT RAB on đo đạc relation GSM, inter).
orU/UI CPICH m
3: Single NRT RAB on DL HS-DSCH/UL Đối với RSCP yêu cầu: RSCP
nterRsc Ec/No:
DL HS-DSCH/UL DCH: -15dB/ -98dBm best cell > ThreshUsedFreq +
pEvMe (-24..0)
DCH: -17dB/ -113dBm 4: Single NRT RAB on Hysteresis/2 trong khoảng thời
asforU) dB, step
4: Single NRT RAB on DL HS-DSCH/UL E- gian cấu hình bởi tham số
1dB
DL HS-DSCH/UL E- DCH: -15dB/ -98dBm TrigTime  UE sẽ gửi báo cáo
DCH: -17dB/ -113dBm 5: All Multi-NRT RAB event 2f
Giá trị khai báo cho 2F Đơ
Tham Dải giá
n Ý nghĩa tham số
số trị F1, F2 Fx
vị
5: All Multi-NRT RAB on DL DCH/UL DCH : Đối với EcNo yêu cầu: EcNo
on DL DCH/UL DCH : -15dB/ -98dBm best cell > ThreshUsedFreq +
-17dB/ -113 dBm 6: Multi-NRT RAB, Hysteresis/2 trong khoảng thời
6: Multi-NRT RAB, HSPA is Involved and gian cấu hình bởi tham số
HSPA is Involved and only DCHs are Used in TrigTime  UE sẽ gửi báo cáo
only DCHs are Used in UL: -15dB/ -98dBm event 2f.
UL: -17dB/ -113 dBm 7: Multi-NRT RAB, Trên tần số F1, F2:
7: Multi-NRT RAB, HSPA is Involved and UE sẽ gửi event 2f theo RSCP
HSPA is Involved and E-DCH is Used in UL: khi:
E-DCH is Used in UL: -15dB/ -98dBm - Dịch vụ CS: RSCP > -
-17dB/ -113dBm 8: Multi Rab Including 104dBm + 2dB/2 = -103dBm.
8: Multi Rab Including CS and PS: -12dB/ - - Dịch vụ PS: RSCP > -
CS and PS: -14dB/ - 101dBm 113dBm + 2dB/2 = -112dBm.
104dBm 0xff: Not Related to - MultiRAB CS + PS: RSCP >
0xff: Not Related to Service Type:-12dB/ - -104dBm + 2dB/2 = -103dBm.
Service Type: -16dB/ - 89dBm UE sẽ gửi event 2f theo EcNo
111dBm khi:
0:0 - Dịch vụ CS: EcNo > -14dB +
1:10 2dB/2 = -13dB.
2:20 - Dịch vụ PS: EcNo > -17dB +
3:40 2dB/2 = -16dB.
TrigTi
4:60 - MultiRAB CS + PS: EcNo >
me
5:80 -14dB + 2dB/2 = -13dB.
(Uinter
6:100 Trên tần số Fx:
EcNoE
7:120 UE sẽ gửi event 2f theo RSCP
vMeasf 1028 1028 ms
8:160 khi:
orU/UI
9:200 - Dịch vụ CS: RSCP > -89dBm
nterRsc
10:240 + 2dB/2 = -88dBm.
pEvMe
11:320 - Dịch vụ PS: RSCP > -98dBm
asforU)
12:640 + 2dB/2 = -97dBm.
13:1280 - MultiRAB CS + PS: RSCP >
14:2560 -89dBm + 2dB/2 = -88dBm.
15:5000 UE sẽ gửi event 2f theo EcNo
Hyster khi:
esis Dịch vụ CS: EcNo > -12dB +
(Uinter 2dB/2 = -11dB.
(0, Dịch vụ PS: EcNo > -15dB +
EcNoE
0.5..14.5 2dB/2 = -14dB.
vMeasf 2 2 dB
)dB step MultiRAB CS + PS: EcNo > -
orU/UI
0.5dB 12dB + 2dB/2 = -11dB.
nterRsc
pEvMe
asforU)
 Khai báo điều kiện chuyển giao:
Quan điểm: Khi đang ở compressed mode, UE sẽ thực hiện đo đạc và định kỳ
gửi báo cáo đo đạc các cell neighbor inter-frequency. Nếu điều kiện vô tuyến
của các cell này tốt hơn một ngưỡng cấu hình từ trước trong 1 khoảng thời gian
thì UE sẽ thực hiện chuyển giao sang cell mới.
Tham Dải giá Giá trị khai báo Đơ
Ý nghĩa tham số
số trị n vị
F1, F2 Fx
Tham Dải giá Giá trị khai báo Đơ
Ý nghĩa tham số
số trị n vị
F1, F2 Fx
Lựa chọn phương pháp gửi
báo cáo đo đạc từ UE về
mạng.
0: Trong compressed mode,
UE định kỳ liên tục gửi báo
0:
cáo đo đạc về mạng.  Tăng
Periodi
tải báo hiệu tuy nhiên có thể
cal
interHo cải thiện được CS CDR.
Method 0 0
Mth 1: UE trong compressed mode
1:
chỉ gửi báo cáo đo đạc về
Event
mạng nếu và chỉ nếu 1 event
Method
nào đó được thỏa mãn.
Khi chọn phương pháp báo
cáo định kỳ, điều kiện để
trigger thuật toán chuyển giao
là theo event 2c
1:250
2:500
3:1000
4:2000
5:3000
6:4000
7:6000
8:8000
prdRptIn 9:12000
terval 10:1600
Chu kỳ gửi báo cáo đo đạc từ
(UInterE 0 3 3 ms
UE về mạng.
cNoPrd 11:2000
Meas) 0
12:2400
0
13:2800
0
14:3200
0
15:6400
0
CPICH
Trong quá trình đo đạc inter-
threshN RSCP:
frequency, nếu điều kiện vô
oUsedFr (-115..-
tuyến của cell neighbor inter
eq 25 )
frequency tốt hơn ngưỡng
(UinterE dBm,
dB/ threshNoUsedFreq +
cNoEv step
-10dB/-100dBm -10dB/-100dBm dB hysteresis/2 trong khoảng thời
Measfor 1dBm
m gian PeriodTriggerTime thì
U/ CPICH
UE sẽ được chuyển giao sang
UInterR Ec/No:
cell 3G inter-frequency.
scpEvM (-24..0)
easforU) dB, step Mạng sẽ ra quyết định
chuyển giao nếu:
1dB
RSCP của cell neighbor inter
Hysteres
frequency đo đạc bởi UE > -
is
100dBm + 0dB/2 = -100dBm.
(UinterE (0,
hoặc
cNoEv 0.5..14.
EcNo của cell neighbor inter
Measfor 5) dB 0 0 dB
frequency đo đạc bởi UE > -
U/ step
10dB + 0dB/2 =-10dB.
UInterR 0.5dB
Đối với tham số
scpEvM
PeriodTriggerTime đượ phép
easforU)
tinh chỉnh trong khoảng từ 0
PeriodTr (0..255
0 0 s đến 1s.
iggerTi ) s, step
Tham Dải giá Giá trị khai báo Đơ
Ý nghĩa tham số
số trị n vị
F1, F2 Fx
me 1s

12. Bộ tham số đo đạc, chuyển giao, lựa chọn lại cell từ 3G sang 2G và
ngược lại
12.1. Quan điểm khai báo
12.1.1. Chiến lược khai báo

Khu vực thủ phủ Full F1/F2 Khu vực nông


Ghi chú:
Kí hiệu Ý nghĩa
Cho phép dịch vụ thoại và MultiRAB được
chuyển giao theo chiều mũi tên.
Không cho dịch vụ thoại và MultiRAB được
chuyển giao theo chiều mũi tên.
Cho phép dịch vụ data được chuyển giao theo
chiều mũi tên.
Không cho phép dịch vụ data được chuyển giao
theo chiều mũi tên.
Giải thích chiến lược:
Khu vực Chiều chuyển giao Chiến lược

Từ 3G sang 2G Thoại, MultiRAB CS + PS, Data chuyển giao từ F1, F2 về GSM.


Full F1_F2 Không chuyển giao thoại từ 2G sang 3G.
Từ 2G sang 3G Data trên 2G được phép chuyển giao sang cell 3G tần F1, F2, không
chuyển giao sang tần Fx (x > 2).
Từ 3G sang 2G Thoại, MultiRAB CS + PS, Data chuyển giao từ F1 về GSM.
Các khu vực còn lại Không chuyển giao thoại từ 2G sang 3G.
Từ 2G sang 3G Data trên 2G được phép chuyển giao sang cell 3G tần F1, không chuyển
giao sang tần Fx (x > 1).
12.1.2. Tham số khai báo
Hướn Điều kiện
Khu Dịch g Ngưỡng khởi chuyển giao
Ghi chú
vực vụ chuyể tạo đo đạc đối với cell
n giao đích
Thoại, +) Đối với khu vực chưa phát sóng
Khi EcNo < -15 hoặc full F1_F2: Chỉ khai báo ngưỡng
Multi
RSCP < -105dBm này cho cell F1.
RAB
Full +) Đối với khu vực đã phát sóng
F1_F full F1_F2: Chỉ khai báo ngưỡng
2 Khi EcNo < -18 hoặc này cho F1 và F2.
Data +) Các cell Fx sẽ được cấu hình để
RSCP < -114dBm
chuyển giao khác tần về F1 theo
ngưỡng riêng.
+) Chỉ khai báo ngưỡng này cho
Từ 3G Rxlev 2G >-
Thoại, F1.
sang Khi EcNo < -14 hoặc 90dBm
Multi +) Các cell Fx sẽ được cấu hình để
2G RSCP < -104dBm
RAB chuyển giao khác tần về F1 theo
ngưỡng riêng.
Khu
Do đặc thù thuật toán của Ericsson
vực
NSN, Huawei, ZTE: để ngưỡng khởi tạo đo đạc relation
còn
EcNo < -16 hoặc RSCP < GSM cho dịch vụ thoại là: EcNo <
lại
-110dBm. -14 hoặc
Data
Ericsson: EcNo < -17 RSCP < -104dBm, thì ngưỡng
hoặc khởi tạo đo đạc relation GSM khi
RSCP < -113dBm sử dụng dịch vụ data phải để muộn
hơn các vendor khác.
Thoại,
Multi Không đo đạc, chuyển giao về 3G
Full
RAB
F1_F
Chuyển về 3G
2
Data, Luôn luôn đo đạc 3G khi EcNo 3G ≥
Từ 2G
-12dB
sang
Thoại
3G
Khu Multi Không đo đạc, chuyển giao về 3G
vực RAB
còn Chuyển về 3G
lại Data Luôn luôn đo đạc 3G khi EcNo 3G ≥
-10dB
12.2. Bộ tham số chi tiết
12.2.1. Tham số lựa chọn lại cell trong Idle Mode
Áp dụng cho tất cả các vendor:
Nhóm tham số Thuê bao trong mạng 2G Thuê bao trong mạng 3G
Chỉ đo mạng 2G khi thỏa mãn các điều kiện
sau:
- Ec/No ≤ -16 dB đối với các cell thuộc khu vực
Ngưỡng khởi tạo đo đạc Luôn đo mạng 3G
full F1_F2.
- Ec/No ≤ -14 dB đối với các cell thuộc khu vực
còn lại.
Chuyển sang mạng 3G khi
Ec/No trên cell 3G ≥ -12 dB
Thuê bao sẽ chuyển từ 3G sang 2G khi RSSI
Xếp hạng, lựa chọn lại cell đối với khu vực thủ và ≥ -
2G > RSCP 3G + 12dB.
10dB đối với các khu vực
còn lại.
a. Khai báo tham số lựa chọn lại cell từ 3G sang 2G
Giá trị khai báo
Tham số Ý nghĩa
trên cell 3G
Mức chất lượng tín hiệu 3G yêu cầu tối thiểu để UE camp vào
Qqualmin -18 dB
Cell 3G.
Mức cường độ tín hiệu 3G yêu cầu tối thiểu để UE camp vào Cell
Qrxlevmin -113 dBm
3G.
Tham số quyết định ngưỡng thuê bao mạng 3G bắt đầu khởi tạo
Full F1_F2: 2dB đo đạc cell 2G ở chế độ Idle. Khi mức chất lượng tín hiệu của cell
SsearchRAT Khu vực còn lại: 3G kém hơn ngưỡng Qqualmin + SsearchRAT = -16dB đối với
4dB khu vực full F1_F2/-14dB, đối với các khu vực còn lại thì thuê
bao mạng 3G sẽ đo mạng 2G.
Tham số này chỉ thiết lập cho vendor 3G Ericsson. Mục đích bỏ
sHcsRat -105dB
việc lựa chọn lại cell từ 3G sang 2G theo RSCP.
Tham số để Ranking chất lượng sóng cell serving 3G. Làm cơ sở
Qhyst1s 2 dB để UE lựa chọn lại cell sang mạng 2G theo chuẩn R (quyết định
chuyển giao dựa trên sự sắp xếp mức tín hiệu).
Tham số để Ranking chất lượng sóng cell neighbor 2G. Làm cơ
Qoffset1,n 10 dB sở để UE lựa chọn lại cell sang mạng 2G theo chuẩn R. Chỉ thay
đổi với các relation InterRAT.
Khi RSSI của cell 2G > RSCP của cell 3G + Qhyst1s +
Treselection 1s Qoffset1,n trong thời gian cấu hình bởi tham số này thì UE sẽ
chuyển từ 3G về 2G.
3 vendor ZTE, Huawei, NSN có thêm tham số này chỉ điều khiển
Inter-RAT
thời gian lựa chọn lại cell từ 3G  2G.
scaling
Khi đó: Khi RSSI của cell 2G > RSCP của cell 3G + Qhyst1s +
factor for 1s
Qoffset1,n trong thời gian cấu hình bởi Treselection + Inter-RAT
reselection
scaling factor for reselection delay thì UE sẽ chuyển từ 3G về 2G.
delay
Việc kéo dài timer này có thể giúp UE ở trên 3G lâu hơn.
b. Khai báo tham số lựa chọn lại cell từ 2G sang 3G
Giá trị khai báo
Tham số Ý nghĩa
trên cell 2G
Cho phép UE luôn luôn đo tần số mạng 3G ở chế độ Idle
Qsearch_I 7
mode
3G_Search_prio 1 Thuê bao đặt ưu tiên đo cell 3G khi đang ở mạng 2G
Cho phép UE luôn luôn đo tần số mạng 3G khi đang sử dụng
GPRS/EDGE để phục vụ cho quyết định cell reselection sang
Qsearch_P 7
3G. Tham số này chỉ áp dụng cho BSC
Huawei/Nokia/Alcatel
Sau khi đo đạc mạng 3G, UE sẽ đánh giá chất lượng tính hiệu (EcNo) và cường độ tính hiệu (RSCP).
UE sẽ chuyển từ 2G sang 3G khi các điều kiện về EcNo và RSCP đồng thời thỏa mãn. Cụ thể như
dưới đây:
Full F1_F2: -
Khi UE đang ở chế độ idle mode trong mạng 2G, để UE lựa
12dB
FDD_Qmin chọn lại cell sang 3G, điều kiện về EcNo của cell 3G là:
Khu vực còn lại:
EcNo ≥ FDD_Qmin.
-10dB
Full F1_F2: -
Khi UE đang sử dụng GPRS/EDGE ở trên 2G, để UE lựa
FDD_GPRS_Qm 12dB
chọn lại cell sang 3G, điều kiện về EcNo của cell 3G là:
in Khu vực còn lại:
EcNo ≥ FDD_GPRS_Qmin.
-10dB
Ngưỡng cường độ tín hiệu thấp nhất của cell Neighbor 3G để
UE thực hiện Cell reselection sang mạng 3G. Tham số này
chỉ khai báo cho mạng Ericsson. Giá trị khai báo đảm bảo:
FDD_RSCPmin -113 dBm
UE từ 2G sang 3G không quan tâm đến điều kiện về RSCP
của cell 3G. 3 vendor còn lại NSN, Huawei, Alu: Không sử
dụng tham số này.
Khi UE đang ở chế độ idle mode trong mạng 2G, để UE lựa
FDD_Qoffset -∞ chọn lại cell sang 3G, điều kiện về RSCP của cell 3G là:
RSCP của cell 3G > Rxlev của cell 2G + FDD_Qoffset.
Giá trị khai báo
Tham số Ý nghĩa
trên cell 2G
Việc đặt giá trị FDD_Qoffset = -∞ là để bỏ qua điều kiện về
RSCP của cell 3G.
Khi UE đang ở chế độ idle mode trong mạng 2G, để UE lựa
chọn lại cell sang 3G, điều kiện về RSCP của cell 3G là:
FDD_GPRS_
-∞ RSCP của cell 3G > Rxlev của cell 2G + FDD_Qoffset.
Qoffset
Việc đặt giá trị FDD_GPRS_Qoffset = -∞ là để bỏ qua điều
kiện về RSCP của cell 3G.
12.2.3. Tham số điều khiển chuyển giao 3G - 2G
Lưu ý: Toàn bộ các khai báo dưới đây được áp dụng cho:
 Các cell F1 và cell F2 (chỉ tính các cell F2 tại lõi) của khu vực full
F1_F2.
o Đối với các khu vực đã phát sóng Full F1_F2, các cell F2 thuộc 2
lớp trạm ở ngoài cùng của các khu vực này sẽ không áp dụng các
khai báo bên dưới. Các cell F2 này sẽ được áp dụng bộ tham số
trong khai báo tham số giữa các tần số trong mạng 3G, áp dụng
cho khu vực lốm đốm tần số Fx (x > 1).
 Toàn bộ cell F1 tại các khu vực còn lại.
12.2.3.1. Bộ tham số chuyển giao theo chiều từ 3G sang 2G
a. Vendor Huawei
Nhóm tham Mức
Tham số Giá trị cấu hình Đơn vị
số khai báo
Inter-freq and Inter-RAT coexist
INTERRAT cell Chỉ đo đạc và đạc và l
switch
Khi 1 cell vừa có relat
InterFreq COEXIST_
ngưỡng 2d/2f theo 2 t
and InterRat coexist measure MEAS_THD_CHOICE_ Cell
relation GSM. Việc cấ
threshold choice INTERRAT
đạc relation GSM để k
HO support Inter-RAT
ON Cell Bật tham số cho phép
CS handover switch
Inter-RAT
ON Cell Bật tham số cho phép
PS handover switch
HO_MULTIRAB_CSPS_HO_ Khi UE đang sử dụng
COV OFF RNC ngưỡng nào lớn hơn, U
_PARA_SWITCH mode.
2D hysteresis 4 (Giá trị thực là 2dB) 0.5dB Cell Tăng thêm độ chễ về m
2D event trigger delay time D320 ms Cell Độ trễ về mặt thời gia
Inter-RAT CS measure start Full F1_F2: -14
dB Cell
Ec/No THD Khu vực còn lại: -13 Đối với mỗi dịch vụ: K
Inter-RAT R99 PS measure start Full F1_F2: -17 hình bởi các tham số n
dB Cell
Ec/No THD Khu vực còn lại: -15 số 2D event trigger de
Event 2d Inter-RAT H measure start Full F1_F2: -17 compressed mode. Gi
dB Cell
Ec/No THD Khu vực còn lại: -15 Tại khu vực full F1_
Inter-RAT CS measure start Full F1_F2: -104 +) Ngưỡng kích hoạt
dBm Cell
RSCP THD Khu vực còn lại: -103 +) Ngưỡng kích hoạt
Inter-RAT R99 PS measure start Full F1_F2: -113 Tại các khu vực còn
dBm Cell
RSCP THD Khu vực còn lại: -109 +) Ngưỡng kích hoạt e
Inter-RAT H measure start Full F1_F2: -113 +) Ngưỡng kích hoạt e
dBm Cell
RSCP THD Khu vực còn lại: -109
Nhóm tham Mức
Tham số Giá trị cấu hình Đơn vị
số khai báo
Tăng thêm độ trễ về m
2F hysteresis 4 (Giá trị thực là 2dB) 0.5dB Cell
muốn khai báo là 2d
2F event trigger delay time D1280 ms Cell Độ trễ về mặt thời gia
Inter-RAT CS measure stop Full F1_F2: -13
dB Cell
Ec/No THD Khu vực còn lại: -12 Khi UE đang ở trong c
Inter-RAT R99 PS measure stop Full F1_F2: -16 set tốt hơn ngưỡng cấu
dB Cell
Ec/No THD Khu vực còn lại: -14 gian cấu hình bởi tham
Event 2f
Inter-RAT H measure stop Full F1_F2: -16 thoát khỏi chế độ đo đ
dB Cell
Ec/No THD Khu vực còn lại: -14 Tại khu vực full F1_
Inter-RAT CS measure stop Full F1_F2: -102 +) Ngưỡng kích hoạt e
dbm Cell
RSCP THD Khu vực còn lại: -101 +) Ngưỡng kích hoạt e
Inter-RAT R99 PS measure stop Full F1_F2: -111 Tại các khu vực còn
dbm Cell
RSCP THD Khu vực còn lại: -107 +) Ngưỡng kích hoạt e
Inter-RAT H measure stop Full F1_F2: -111 +) Ngưỡng kích hoạt e
dbm Cell
RSCP THD Khu vực còn lại: -107
Sử dụng chế độ báo cá
2G. Cụ thể:
Nếu sử dụng chế độ E
kiện của cell nguồn và
tin HO command xuố
Inter-RAT report mode Periodical reporting Cell
gửi lại thì cuộc gọi có
Nếu sử dụng chế độ b
hình hiện tại là 1s/lần)
chuyển giao => chế độ
thiện CS CDR hơn so
Điều kiện Yêu cầu UE phải đo đ
chuyển giao BSIC verify switch Verify mode Cell
report về mạng  đảm

Inter-RAT Hysteresis 0 dB cell


Time to Trigger Handover to
0 ms cell
Verified GSM Cell
Inter-RAT CS handover Khi RSSI của cell 2G
20 (giá trị thực -90dBm) dBm Cell
decision THD[dBm] cấu hình bởi tham số T
Inter-RAT R99 PS handover định cho phép UE chu
20 (giá trị thực -90dBm) dBm Cell
decision THD[dBm]
Inter-RAT H handover decision
20 (giá trị thực -90dBm) dBm Cell
THD[dBm]
b. Vendor Ericsson
Nhóm Mức
Đơn
tham Tham số Giá trị cấu hình khai Ý nghĩa tham số cấu hình
vị
số báo
Ưu tiên đo đạc và chuyển giao
HoType GSM_PREFERRED Cell
về GSM.
Khi best cell trong AS không
thuộc SRNC mà thuộc
HO DRNC, cần cấu hình tham số
support Tần này trong trường external để
defaultHoType GSM_PREFERRED
số điều khiển việc HO của
external cell. Tham số này cho
phép khai báo theo mức tần
số.
Nhóm Mức
Đơn
tham Tham số Giá trị cấu hình khai Ý nghĩa tham số cấu hình
vị
số báo
FddGsmHoSupp ON RNC RNC hỗ trợ chuyển giao về
C_GsmHoAllowed ON RNC 2G

timeToTrigger Khi điều kiện vô tuyến suy


100 ms RNC giảm (RSCP hoặc EcNo tồi)
2dEcno
timeToTrigger UE sẽ gửi báo cáo event 2d về
100 ms RNC mạng. Sau khi nhận được,
2dRscp
RNC sẽ gửi bản tin xuống yêu
usedFreqThresh Full F1_F2:-14
dB Cell cầu UE chuyển sang trạng thái
2dEcno Khu vực còn lại: -13
compressed mode, bắt đầu đo
Single RAB: CS: 0 đạc relation GSM,
serviceOffset Single RAB PS: -3 interfrequency. Tham số cấu
dB RNC
2dEcno Multi RAB: CS + hình như trên có nghĩa là:
PS: 0 +) Đối với khu vực full
Full F1_F2: -104 F1_F2:
usedFreqThresh
Các khu vực còn lại: dBm Cell Event 2d theo RSCP sẽ được
2dRscp
-103 UE gửi về mạng khi:
Single RAB: CS: 0 RSCP best cell <
serviceOffset Single RAB PS: -9 usedFreqThresh2dRscp +
dBm RNC
2dRscp Multi RAB: CS + serviceOffset2dRscp -
PS: 0 hysteresis2d/2 trong thời gian
cấu hình bởi tham số
timeToTrigger2dRscp
(100ms). Cụ thể:
- Dịch vụ CS: RSCP < -
104dBm + 0dB - 2dB/2 = -
105dBm.
- Dịch vụ PS: RSCP < -
104dBm – 9dB – 2dB/2 = -
114dBm.
- MultiRAB CS + PS: RSCP <
-104dBm + 0dB - 2dB/2 = -
105dBm.
Event 2d theo EcNo sẽ được
UE gửi về mạng khi:
Event2d
4 EcNo best cell <
hysteresis2d 0.5dB RNC
(Giá trị thực là 2dB) usedFreqThresh2dEcNo +
serviceOffset2dEcNo -
hysteresis2d/2 trong thời gian
cấu hình bởi tham số
timeToTrigger2dEcNo
(100ms). Cụ thể:
- Dịch vụ CS: EcNo < -14dB
+ 0dB - 2dB/2 = -15dB.
- Dịch vụ PS: EcNo < -14dB -
3dB - 2dB/2 = -18dB.
- MultiRAB: EcNo < -14dB +
0dB - 2dB/2 = -15dB.
+) Đối với các khu vực còn
lại: Tính toán tương tự như
trên sẽ ra được ngưỡng event
Nhóm Mức
Đơn
tham Tham số Giá trị cấu hình khai Ý nghĩa tham số cấu hình
vị
số báo
2d như sau:
Event 2d theo RSCP:
- Dịch vụ CS: RSCP < -
104dBm.
- Dịch vụ PS: RSCP < -
113dBm.
- MultiRAB CS + PS: RSCP <
-104dBm
Event 2d theo EcNo:
- Dịch vụ CS: EcNo < -14dB.
- Dịch vụ PS: EcNo < -17dB.
- MultiRAB CS + PS: EcNo <
-14dB.
Khi best cell trong AS không
thuộc SRNC mà thuộc
usedFreqThresh2dEcnoDrnc -13 dB RNC DRNC. Do SRNC không biết
được ngưỡng 2d của external
cell, nên cần cấu hình thêm 2
tham số này trong SRNC.
Tham số này sẽ áp dụng
chung cho tất cả các tần số
trong external relation.
Với giá trị cấu hình ngưỡng
kích hoạt event 2d của best
cell (cả F1 lẫn Fx) thuộc
DRNC là:
2d EcNo
Dịch vụ CS: EcNo < -13dBm
+ 0dB - 2dB/2 = -14dB.
Dịch vụ PS: EcNo < -13dBm -
3dB - 2dB/2 = -17dB.
MultiRAB: EcNo < -13dBm +
0dB - 2dB/2 = -14dB.
RNC HNI: -89 2d RSCP:
usedFreqThresh2dRscpDrnc dBm RNC
RNC các tỉnh: -92 Đối với RNC của HNI
Event2d
Dịch vụ CS: RSCP < -89dBm
DRNC + 0dB - 2dB/2 = -90dBm.
Dịch vụ PS: RSCP < -89dBm
- 9dB - 2dB/2 = -99dBm.
MultiRAB: RSCP < -89dBm
+ 0dB - 2dB/2 = -90dBm.
Đối với RNC của các tính:
Tính toán tương tự như trên.
Dịch vụ CS: RSCP < -92dBm
+ 0dB - 2dB/2 = -93dBm.
Dịch vụ PS: RSCP < -92dBm
- 9dB - 2dB/2 = -102dBm.
MultiRAB: RSCP < -92dBm
+ 0dB - 2dB/2 = -93dBm.
Khi UE đang ở trạng thái
Event timeToTrigger compressed mode, nếu
1280 ms RNC
2f 2fEcno RSCP/EcNo của cell phục vụ
Nhóm Mức
Đơn
tham Tham số Giá trị cấu hình khai Ý nghĩa tham số cấu hình
vị
số báo
tốt trở lại, UE sẽ gửi báo cáo
timeToTrigger event 2f. RNC sau khi nhận
1280 ms RNC
2fRscp được, sẽ gửi bản tin xuống UE
để yêu cầu UE thoát khỏi
trạng thái comppressed mode
usedFreqRelThresh (dừng đo đạc relation GSM,
1 dB RNC inter).
2fEcno
Đối với RSCP yêu cầu: RSCP
best cell >
usedFreqRelThresh
2 dB RNC usedFreqThresh2dRscp +
2fRscp
serviceOffset2dRscp +
usedFreqRelThresh2fRscp +
hysteresis2f/2 trong khoảng
thời gian cấu hình bởi tham số
timeToTrigger2fRscp  UE
sẽ gửi báo cáo event 2f
Đối với EcNo yêu cầu: EcNo
best cell >
usedFreqThresh2dEcNo +
serviceOffset2dEcNo +
usedFreqRelThresh2fEcNo +
hysteresis2f/2 trong khoảng
thời gian cấu hình bởi tham số
timeToTrigger2fEcNo.
+) Tại khu vực full F1_F2:
UE sẽ gửi event 2f theo
RSCP khi:
- Dịch vụ CS: RSCP > -
104dBm + 0dB + 2dB +
2dB/2 = -101dBm.
hysteresis2f
4
0.5dB RNC - Dịch vụ PS: RSCP > -
(Giá trị thực là 2dB) 104dBm - 9dB + 2dB + 2dB/2
= -110dBm.
- MultiRAB CS + PS: RSCP >
-104dBm + 0dB + 2dB +
2dB/2 = -101dBm.
UE sẽ gửi event 2f theo
EcNo khi:
- Dịch vụ CS: EcNo > -14dB
+ 0dB + 1dB + 2dB/2 = -
12dB.
- Dịch vụ PS: EcNo > -14dB -
3dB + 1dB + 2dB/2 = -15dB.
- MultiRAB CS + PS: EcNo >
-14dB + 0dB + 1dB + 2dB/2 =
-12dB.
+) Đối với các khu vực còn
lại: Tính toán tương tự như
trên sẽ ra được ngưỡng event
2f như sau:
Event 2f theo RSCP:
Nhóm Mức
Đơn
tham Tham số Giá trị cấu hình khai Ý nghĩa tham số cấu hình
vị
số báo
- Dịch vụ CS: RSCP > -
100dBm.
- Dịch vụ PS: RSCP < -
109dBm.
- MultiRAB CS + PS: RSCP >
-100dBm
Event 2f theo EcNo:
- Dịch vụ CS: EcNo > -11dB.
- Dịch vụ PS: EcNo > -14dB.
- MultiRAB CS + PS: EcNo >
-11dB.
Khi các điều kiện để chuyển
timeToTrigger3a 0 ms RNC giao về 2G thỏa mãn, UE sẽ
gửi báo cáo event 3a về mạng.
+) Tại khu vực full F1_F2:
Nếu event2d được kích hoạt
theo EcNo, thì UE sẽ báo cáo
hysteresis3a 0 dB RNC
về mạng event3a khi:
EcNo của best cell <
usedFreqThresh2dEcno +
serviceOffset2dEcno +
gsmThresh3a -90 dBm RNC utranRelThresh3aEcno +
hysteresis3a và Rxlev GSM
target cell > -90dBm trong
utranRelThresh khoảng thời gian cấu hình bởi
0 dB RNC tham số timeToTrigger3a. Cụ
3aEcno
thể:
- Dịch vụ CS: EcNo best cell
< -14dB + 0dB - 1dB + 0dB =
-15dB và Rxlev GSM >-
Event 90dBm.
3a - Dịch vụ PS: EcNo best cell
< -14dB - 3dB - 1dB + 0dB =
-18dB và Rxlev GSM >-
90dBm.
- MultiRAB CS + PS: EcNo
best cell < -14dB + 0dB - 1dB
+ 0dB = -15dB và Rxlev GSM
utranRelThresh >-90dBm.
0 dB RNC
3aRscp Nếu event2d được kích hoạt
theo RSCP, thì UE sẽ báo
cáo về mạng event3a khi:
RSCP của best cell <
utranRelThresh3aRSCP +
usedFreqThresh2dRSCP +
hysteresis3a và Rxlev GSM
target cell > -90dBm trong
khoảng thời gian cấu hình bởi
tham số timeToTrigger3a. Cụ
thể:
- Dịch vụ CS: RSCP best cell
Nhóm Mức
Đơn
tham Tham số Giá trị cấu hình khai Ý nghĩa tham số cấu hình
vị
số báo
< -104dBm + 0dB - 1dB +
0dB = -105dBm và Rxlev
GSM >-90dBm.
- Dịch vụ PS: RSCP best cell
< -104dBm - 9dB - 1dB +
0dB = -114dBm và Rxlev
GSM >-90dBm.
- MultiRAB CS + PS: RSCP
best cell < -104dBm + 0dB -
1dB + 0dB = -105dBm và
Rxlev GSM >-90dBm.
c. Vendor NSN
Mứ
Nhóm Đơ c
tham Tham số Giá trị cấu hình n kha Ý nghĩa tham số cấu hình
số vị i
báo
Chọn thuật toán điều khiển
IntRatHoMth 1: Event Method Cell chuyển giao từ 3G sang 2G là
theo event hay theo Periodical.
Quyết định UE chuyển sang
NonIntraMeasQ trạng thái compressed mode dựa
2: Ec/No and RSCP Cell
uan điều kiện hoặc EcNo tồi hoặc
RSCP tồi.
Cho phép khi UE vào chế độ
0: Configure Inter-Frequency and
CompMdCfgStr RN compressed mode được phép đo
Inter-Rat compressed mode
a C cả relation 3G khác tần và
simultaneously
relation GSM đồng thời.
Khu vực full F1_F2:
2: Only Inter RAT đối với F1, F2
3: Inter Frequency Is Prior to
Khi Cell 3G có cả neighbor 3G
Inter RAT đối với Fx (x > 2)
HO IfOrRatHoSwch Cell và 2G, thì chỉ thực hiện đo và
Các khu vực còn lại:
suppor chuyển giao sang cell 2G
2: Only Inter RAT đối với F1
t
3: Inter Frequency Is Prior to
Inter RAT đối với Fx (x > 1)
Chọn event 3A sẽ là điều kiện để
kích hoạt chuyển giao từ 3G
sang 2G. Khi cell 3G Serving tồi
RatHoTactic 1: 3A Event Trigger Cell
dưới ngưỡng khai báo và cell 2G
tốt hơn ngưỡng khai báo thì thực
hiện Handover từ 3G về 2G.
PsInterSysHoSu RN Bật tham số cho phép chuyển
1: Support
pp C giao về 2G cho PS
Khoảng thời gian đo inter-
frequency nếu không có tần 3G
T4StpIfMeaAct RN
5 s nào đủ tốt, hết thời gian này UE
Rat C
sẽ chuyển sang đo inter RAT
(Khi IfOrRatHoSwch = 3).
Event ThreshUsedFre Full F1_F2 (EcNo/RSCP): RN Đối với mỗi dịch vụ: Khi EcNo
2d q 0: RT RAB Including Voice: - C hoặc RSCP của best cell trong
Mứ
Nhóm Đơ c
tham Tham số Giá trị cấu hình n kha Ý nghĩa tham số cấu hình
số vị i
báo
[MAX_INTER_ 14dB/ -104dBm active set tồi hơn ngưỡng cấu
MEAS_EVENT 1: RT RAB Excluding Voice: - hình bởi các tham số này - 2D
] 14dB/ -104dBm hysteresis/2 trong khoảng thời
2: Single NRT on DL DCH/UL gian cấu hình bởi tham số 2D
DCH: -17dB/ -113dBm event trigger delay time thì UE
3: Single NRT RAB on DL HS- sẽ gửi về mạng event 2d để xin
DSCH/UL DCH: -17dB/ - chuyển sang chế độ compressed
113dBm mode.
4: Single NRT RAB on DL HS-
DSCH/UL E-DCH: -17dB/ -
113dBm
5: All Multi-NRT RAB on DL
DCH/UL DCH : -17dB/ -113dBm
6: Multi-NRT RAB, HSPA is
Involved and only DCHs are
Used in UL: -17dB/ -113dBm
7: Multi-NRT RAB, HSPA is
Involved and E-DCH is Used in
UL: -17dB/ -113dBm
8: Multi Rab Including CS and
PS: -14dB/ -104dBm
0xff: Not Related to Service
Type: -17dB/ -113dBm
Khu vực còn lại (EcNo/RSCP):
0: RT RAB Including Voice: -
13dB/ -103dBm
1: RT RAB Excluding Voice: -
13dB/ -103dBm
2: Single NRT on DL DCH/UL
DCH: -15dB/ -109dBm
3: Single NRT RAB on DL HS-
DSCH/UL DCH: -15dB/ -
109dBm
4: Single NRT RAB on DL HS-
DSCH/UL E-DCH: -15dB/ -
109dBm
5: All Multi-NRT RAB on DL
DCH/UL DCH : -15dB/ -109dBm
6: Multi-NRT RAB, HSPA is
Involved and only DCHs are
Used in UL: -15dB/ -109dBm
7: Multi-NRT RAB, HSPA is
Involved and E-DCH is Used in
UL: -15dB/ -109dBm
8: Multi Rab Including CS and
PS: -13dB/ -103dBm
0xff: Not Related to Service
Type: -15dB/ -109dBm
Mứ
Nhóm Đơ c
tham Tham số Giá trị cấu hình n kha Ý nghĩa tham số cấu hình
số vị i
báo
TrigTime
[MAX_INTER_ RN Độ trễ về mặt thời gian để báo
100 ms
MEAS_EVENT C cáo event 2d
]
Hysteresis
Tăng thêm độ chễ về mặt cường
[MAX_INTER_ RN
2 (Giá trị khai báo là 2dB) dB độ hoặc chất lượng tín hiệu để
MEAS_EVENT C
báo cáo event 2d
]
Full F1_F2 (EcNo/RSCP):
0: RT RAB Including Voice: -
13dB/ -102dBm
1: RT RAB Excluding Voice: -
13dB/ -102dBm
2: Single NRT on DL DCH/UL
DCH: -16dB/ -111dBm
3: Single NRT RAB on DL HS-
DSCH/UL DCH: -16dB/ -
111dBm
4: Single NRT RAB on DL HS-
DSCH/UL E-DCH:-16dB/ -
111dBm
5: All Multi-NRT RAB on DL
DCH/UL DCH : -16dB/ -111dBm
6: Multi-NRT RAB, HSPA is Khi UE đang ở trong chế độ
Involved and only DCHs are compressed mode, nếu
Used in UL: -16dB/ -111dBm EcNo/RSCP của best cell trong
ThreshUsedFre 7: Multi-NRT RAB, HSPA is active set tốt hơn ngưỡng cấu
q Involved and E-DCH is Used in hình bởi các tham số này + 2F
Event RN
[MAX_INTER_ UL: -16dB/ -111dBm hysteresis/2 trong khoảng thời
2f C
MEAS_EVENT 8: Multi Rab Including CS and gian cấu hình bởi tham số 2F
] PS: -13dB/ -102dBm event trigger delay time thì UE
0xff: Not Related to Service sẽ gửi về mạng event 2f để xin
Type: -16dB/ -111dBm thoát khỏi chế độ đo đạc
Khu vực còn lại (EcNo/RSCP): compressed mode.
0: RT RAB Including Voice: -
12dB/ -101dBm
1: RT RAB Excluding Voice: -
12dB/ -101dBm
2: Single NRT on DL DCH/UL
DCH: -14dB/ -107dBm
3: Single NRT RAB on DL HS-
DSCH/UL DCH: -14dB/ -
107dBm
4: Single NRT RAB on DL HS-
DSCH/UL E-DCH: -14dB/ -
107dBm
5: All Multi-NRT RAB on DL
DCH/UL DCH : -14dB/ -
107dBm
Mứ
Nhóm Đơ c
tham Tham số Giá trị cấu hình n kha Ý nghĩa tham số cấu hình
số vị i
báo
6: Multi-NRT RAB, HSPA is
Involved and only DCHs are
Used in UL: -14dB/ -107dBm
7: Multi-NRT RAB, HSPA is
Involved and E-DCH is Used in
UL: -14dB/ -107dBm
8: Multi Rab Including CS and
PS: -12dB/ -101dBm
0xff: Not Related to Service
Type: -14dB/ -107dBm
TrigTime[MAX
RN Độ trễ về mặt thời gian để báo
_INTER_MEA 1028 ms
C cáo event 2f
S_EVENT]
Hysteresis[MA Tăng thêm độ chễ về mặt cường
RN
X_INTER_ME 2 (Giá trị khai báo là 2dB) dB độ hoặc chất lượng tín hiệu để
C
AS_EVENT] báo cáo event 2f
Full F1_F2 (EcNo/RSCP):
0: RT RAB Including Voice: -
15dB/ -105dBm
1: RT RAB Excluding Voice: -
15dB/ -105dBm
2: Single NRT on DL DCH/UL
DCH: -18dB/ -114dBm
3: Single NRT RAB on DL HS-
DSCH/UL DCH: -18dB/ -
114dBm
4: Single NRT RAB on DL HS- Khi EcNo/RSCP của cell 3G
DSCH/UL E-DCH: -18dB/ - phục vụ tồi dưới ngưỡng quy
114dBm định cho từng dịch vụ trong
5: All Multi-NRT RAB on DL khoảng thời gian cấu hình bởi
DCH/UL DCH : -18dB/ -114dBm tham số
Điều
Thresh[MAX_R 6: Multi-NRT RAB, HSPA is TrigTime[MAX_RAT_MEAS_
kiện RN
AT_MEAS_EV Involved and only DCHs are EVENT] đồng thời RSSI của
chuyển C
ENT] Used in UL: -18dB/ -114dBm cell 2G > -90dBm +
giao
7: Multi-NRT RAB, HSPA is Hysteresis[MAX_RAT_MEAS_
Involved and E-DCH is Used in EVENT]/2
UL: -18dB/ -114dBm  UE sẽ gửi báo cáo event 3A
8: Multi Rab Including CS and về RNC để xin chuyển giao về
PS: -15dB/ -105dBm 2G.
0xff: Not Related to Service
Type: -18dB/ -114dBm
Khu vực còn lại (EcNo/RSCP):
0: RT RAB Including Voice: -
14dB/ -104dBm
1: RT RAB Excluding Voice: -
14dB/ -104dBm
2: Single NRT on DL DCH/UL
DCH: -16dB/ -110dBm
3: Single NRT RAB on DL HS-
Mứ
Nhóm Đơ c
tham Tham số Giá trị cấu hình n kha Ý nghĩa tham số cấu hình
số vị i
báo
DSCH/UL DCH: -16dB/ -
110dBm
4: Single NRT RAB on DL HS-
DSCH/UL E-DCH: -16dB/ -
110dBm
5: All Multi-NRT RAB on DL
DCH/UL DCH : -16dB/ -110dBm
6: Multi-NRT RAB, HSPA is
Involved and only DCHs are
Used in UL: -16dB/ -110dBm
7: Multi-NRT RAB, HSPA is
Involved and E-DCH is Used in
UL: -16dB/ -110dBm
8: Multi Rab Including CS and
PS: -14dB/ -104dBm
0xff: Not Related to Service
Type: -16dB/ -110dBm
Full F1_F2 (RSSI):
0: RT RAB Including Voice: -
90dBm
1: RT RAB Excluding Voice: -
90dBm
2: Single NRT on DL DCH/UL
DCH: -90dBm
3: Single NRT RAB on DL HS-
DSCH/UL DCH: -90dBm
4: Single NRT RAB on DL HS-
DSCH/UL E-DCH: -90dBm
5: All Multi-NRT RAB on DL
DCH/UL DCH : -90dBm
6: Multi-NRT RAB, HSPA is
Involved and only DCHs are
ThreshSys[MA
Used in UL: -90dBm dB RN
X_RAT_MEAS
7: Multi-NRT RAB, HSPA is m C
_EVENT]
Involved and E-DCH is Used in
UL: -90dBm
8: Multi Rab Including CS and
PS: -90dBm
0xff: Not Related to Service
Type: -90dBm
Khu vực còn lại (RSSI):
0: RT RAB Including Voice: -
90dBm
1: RT RAB Excluding Voice: -
90dBm
2: Single NRT on DL DCH/UL
DCH: -90dBm
3: Single NRT RAB on DL HS-
DSCH/UL DCH: -90dBm
Mứ
Nhóm Đơ c
tham Tham số Giá trị cấu hình n kha Ý nghĩa tham số cấu hình
số vị i
báo
4: Single NRT RAB on DL HS-
DSCH/UL E-DCH: -90dBm
5: All Multi-NRT RAB on DL
DCH/UL DCH : -90dBm
6: Multi-NRT RAB, HSPA is
Involved and only DCHs are
Used in UL: -90dBm
7: Multi-NRT RAB, HSPA is
Involved and E-DCH is Used in
UL: -90dBm
8: Multi Rab Including CS and
PS: -90dBm
0xff: Not Related to Service
Type: -90dBm
Giảm độ trễ về mặt cường độ
Hysteresis[MA hoặc chất lượng tín hiệu để
RN
X_RAT_MEAS 0 dB nhanh chóng chuyển về 2G
C
_EVENT] trong điều kiện mạng 3G đang
tồi
Giảm độ trễ về mặt thời gian để
TrigTime[MAX
RN nhanh chóng chuyển về 2G
_RAT_MEAS_ 0 ms
C trong điều kiện mạng 3G đang
EVENT]
tồi
d. Vendor NSN
Nhóm Mức
Giá trị cấu Đơn
tham Tham số khai Ý nghĩa
hình vị
số báo
Cho phép chuyển giao về 2G do
GSMcauseCPICHEcNo Enabled FMCG
EcNo tồi.
Cho phép chuyển giao về 2G do
GSMcauseCPICHrscp Enabled FMCG
RSCP tồi.
Không cho phép chuyển giao về cell
IFHOcauseCPICHEcNo Disabled FMCG
3G khác tần khi EcNo tồi.
Không cho phép chuyển giao về cell
IFHOcauseCPICHrscp Disabled FMCG
3G khác tần khi RSCP tồi.
Support Cho phép trong quá trình đo đạc
HO compressed mode (kích hoạt bởi
ISHOClcauseCPICHEcNo Enabled FMCG EcNo), nếu UE phát hiện EcNo tốt trở
lại thì UE sẽ ngừng quá trình đo đạc
compressede mode.
Cho phép trong quá trình đo đạc
compressed mode (kích hoạt bởi
ISHOClcauseCPICHrscp Enabled FMCG RSCP), nếu UE phát hiện RSCP tốt
trở lại thì UE sẽ ngừng quá trình đo
đạc compressede mode.
Nhóm Mức
Giá trị cấu Đơn
tham Tham số khai Ý nghĩa
hình vị
số báo
Realtime:
Thủ phủ: -15 Vendor NSN, dùng event 1f để kích
Khu vực còn hoạt đo đạc compressede mode. Khi
lại: -14 EcNo của tất cả các cell trong AS tồi
HHoEcNoThreshold dB FMCS hơn ngưỡng cấu hình bởi tham số
NonRealtime:
Thủ phủ: -18 HHoEcNoThreshold trong khoảng
Khu vực còn thời gian HHoEcNoTimeHysteresis
lại: -16 thì UE sẽ gửi event 1f về mạng để xin
chuyển sang chế độ compressed
HHoEcNoTimeHysteresis 320 ms FMCS mode.
Event
1f Realtime:
Vendor NSN, dùng event 1f để kích
Thủ phủ: -105
hoạt đo đạc compressede mode. Khi
Khu vực còn
RSCP của tất cả các cell trong AS tồi
lại: -104
HHoRscpThreshold dBm FMCS hơn ngưỡng cấu hình bởi tham số
NonRealtime:
HHoRscpThreshold trong khoảng
Thủ phủ: -114
thời gian HHoRscpTimeHysteresis thì
Khu vực còn
UE sẽ gửi event 1f về mạng để xin
lại: -110
chuyển sang chế độ compressed
HHoRscpTimeHysteresis 320 ms FMCS mode.
Realtime:
Thủ phủ: -12 Vendor NSN, dùng event 1e để dừng
Khu vực còn đo đạc compressede mode. Khi EcNo
lại: -11 của tất cả các cell trong AS tốt hơn
HHoEcNoCancel dB FMCS ngưỡng cấu hình bởi tham số
NonRealtime:
Thủ phủ: -15 HHoEcNoCancel trong khoảng thời
Khu vực còn gian HHoEcNoCancelTime thì UE sẽ
lại: -13 gửi event 1e về mạng để xin thoát
khỏi chế độ chế độ compressed mode.
HHoEcNoCancelTime 1280 ms FMCS
Event
1e Realtime:
Thủ phủ: -101 Vendor NSN, dùng event 1e để dừng
Khu vực còn đo đạc compressede mode. Khi EcNo
lại: -100 của tất cả các cell trong AS tốt hơn
HHoRscpCancel dBm FMCS
NonRealtime: ngưỡng cấu hình bởi tham số
Thủ phủ: -110 HHoRscpCancel trong khoảng thời
Khu vực còn gian HHoRscpCancelTime thì UE sẽ
lại: -106 gửi event 1e về mạng để xin thoát
khỏi chế độ chế độ compressed mode.
HHoRscpCancelTime 1280 ms FMCS
Điều
kiện Điều kiện chuyển giao về 2G: Rxlev
AdjgRxLevMinHO -90 dBm FMCS
chuyển của cell 2G yêu cầu phải > -90dBm
giao
12.2.3.1. Bộ tham số chuyển giao theo chiều từ 2G sang 3G
Thuê bao đang ở mạng 2G không được phép HO đối với Voice call theo
chiều 2G  3G. Thực hiện khai báo các tham số mức cell 2G theo các Vendor
như sau:
 Ericsson: QSC =15.
 Huawei: Qsearch C= 15.
 Nokia: THRESHOLD FOR MULTI-RAT MS = never.
 Alcatel: Qsearch C = Never search for 3G neighbor cells.

13. Bộ tham số tối ưu CS CDR, PS CDR


13.1. Bộ tham số giảm rớt do thiếu relation cùng tần.
13.1.1. Cơ sở lý thuyết của bộ tham số
a. Khai báo thiếu relation cùng tần gây ảnh hưởng gì ?
 Việc khai báo thiếu relation cùng tần gây lên hiện tượng khi UE di chuyển
đến vùng phục vụ của cell đối diện (cell B) nhưng không chuyển giao vào
được.
o Đối với đường DL: Cell phục vụ ban đầu phát công suất tối đa đến
UE để duy trì kết nối  việc này làm tăng nhiễu downlink của
mạng, nền nhiễu của tất cả các cell xung quanh đền dâng lên.
o Đối với đường UL: UE phải phát công suất cao về cell cũ để trao
đổi thông tin  điều này làm tăng nhiễu UL của cell B và các cell
xung quanh  gây RTWP cao, làm giảm dung lượng mạng.
 Thông thường, dù không khai relation, UE sẽ vẫn tiếp tục di chuyển đến
khi chất lượng (EcNo), cường độ (RSCP) quá tồi (tiểm cận đến độ nhậy
thu) mà vẫn không có cell để chuyển giao vào được thì sẽ cuộc gọi sẽ bị
rớt. Tuy nhiên để bảo vệ hệ thống, tránh làm suy giảm dung lượng mạng,
các vendor thường đưa ra 3 giải pháp sau để khắc phục.
b. Các biện pháp khắc phục ảnh hưởng của thiếu relation do vendor đưa
ra.
 Một là: RNC yêu cầu UE giải phóng cuộc gọi. Một số vendor 3G cho
phép cấu hình tham số để GIẢI PHÓNG CUỘC GỌI khi UE di chuyển
vào vùng phục vụ của cell không được khai báo relation với Serving cell,
có EcNo tốt hơn EcNo của Serving cell 1 ngưỡng nhất định thì cuộc gọi
bị giải phóng (nhóm 1).
 Hai là: Cho phép UE vẫn chuyển giao vào cell chưa được khai báo
relation. Dựa vào các báo cáo đo đạc DS – (detected set) mà UE gửi lên,
RNC vẫn cho phép UE thực hiện chuyển giao mềm vào cell chưa được
khai báo relation (nhóm 2).
 Ba là: Phát triển tính năng tối ưu relation tự động, giúp RNC có thể tự
động add các relation còn thiếu (nhóm 3).
Tùy vào khả năng hỗ trợ, có vendor sẽ có đầy đủ cả 3 nhóm tham số nêu trên
hoặc không có nhóm tham số nào.
 Cần tối ưu bộ tham số này để tìm ra giá trị phù hợp cân bằng giữa việc rớt
cuộc gọi và việc đảm bảo an toàn, dung lượng hệ thống.
13.1.2. Bộ tham số khai báo cho từng vendor
a. Vendor Ericsson
a.1. Tham số nhóm 1
Tham số Giá trị khai báo Đơn vị Ý nghĩa
Giá trị thực của tham số là 18dB. Khi
EcNo của cell không được relation tốt
hơn EcNo của Serving cell 18dB thì
releaseConnOffset 180 0.1 dB cuộc gọi thoại sẽ bị giải phóng để bảo
vệ hệ thống. Trước đây giá trị này
mặc định là 12dB, việc tinh chỉnh lên
18dB giúp CS CDR cải thiện ~10%.
a.2. Tham số nhóm 2
Vendor Ericsson hỗ trợ tính năng ANR (automatic neighbor relation) cho phép
UE vẫn chuyển giao vào cell chưa được khai báo relation.
Mức
Thuộc Giải Giá trị
Tham số Ý nghĩa khai
tính giá trị khai báo
báo
AnrMobility ON/
RncFeature ON Load tính năng ANR mức RNC RNC
license State OFF
AnrMobility
ON/
RncFeature feature ON Bật tính năng ANR mức RNC RNC
OFF
(service) State
RncFuncti Bật hoặc tắt thuật toán ANR mức RNC: Sau
on::Anr::A ON/ khi bật ON tham số này, tính năng sẽ cho phép
anrEnabled ON RNC
nrIafUtran OFF UE có thể thực hiện chuyển giao mềm giữa
(id = 1) các cell không khai báo relation.
Bật hoặc tắt thuật toán ANR mức cell: : Sau
RncFuncti
khi bật ON tham số này, tính năng sẽ cho phép
on::UtranC
ON/ UE có thể thực hiện chuyển giao mềm giữa
ell::anrIaf anrEnabled ON Cell
OFF các cell không khai báo relation (đây là tham
UtranCellC
số cho phép có thể tắt/bật tính năng theo mức
onfig
cell).
Nếu tỉ lệ chuyển giao mềm thành công giữa
anrCandida cell phục vụ và DS tồi hơn ngưỡng cấu hình
anrCandidate
teLowerTh 1-99 98% bởi tham số này trong chu kì đánh giá thì cell RNC
LowerThresh
resh DS sẽ không được đưa vào ứng cử để chuyển
giao mềm.
anrDsRepo Bật tham số cho phép, phải đánh giá RSCP,
anrDsReportF ON/O
rtFilterEna ON EcNo của DS trước khi ra quyết định chuyển RNC
ilterEnabled FF
bled giao.
-240-0 -120
anrDsRepo EcNo của cell DS phải tốt hơn hoặc bằng
anrDsReportF (đơn (tương
rtFilterEcn ngưỡng cấu hình bởi tham số này thì mới được RNC
ilterEcno vị: ứng
o thực hiện chuyển giao.
0.1dB) 12dB)
anrDsRepo RSCP của cell DS phải tốt hơn hoặc bằng
anrDsReportF -120..-
rtFilterRsc -95 ngưỡng cấu hình bởi tham số này thì mới được RNC
ilterRscp 25dB
p thực hiện chuyển giao.

a.3. Tham số nhóm 3


Tính năng ANR ở trên còn cho phép RNC có thể tự động add thêm các
relation thiếu.
Mức
Giá trị khai
Thuộc tính Tham số Giải giá trị Ý nghĩa khai
báo
báo
RncFunction:
anrAddRelati Bật hoặc tắt thuật toán add relation
:Anr::AnrIaf ON/OFF ON RNC
onEnabled tự động mức RNC
Utran (id = 1)
Bật hoặc tắt thuật toán add relation
RncFunction: tự động mức cell. Tham số này
:UtranCell::a relationAddE giúp có thể chủ động tắt/bật theo
ON/OFF ON Cell
nrIafUtranCe nabled từng cell. Hệ thống sẽ ưu tiên hoạt
llConfig động theo tham số cấu hình trên
mức cell trước.
Mức
Giá trị khai
Thuộc tính Tham số Giải giá trị Ý nghĩa khai
báo
báo
Khi số lần chuyển giao giữa cell
phục vụ và DS cell trong chu kì
đánh giá > ngưỡng cấu hình bởi
anrCandidate anrCandidate tham số này thì cell DS mới được
1-500
AbsPropThre AbsPropThre 500 đưa vào danh sách relation có thể RNC
(lần)
sh sh add thêm. Cấu hình bằng giá trị
max nhất để đảm bảo độ tin cậy khi
add relation, tránh việc add nhiều
quá gây tràn relation.
anrCandidate anrCandidate 1-168 Chu kì đánh giá của thuật toán add
24 RNC
ExpirePeriod ExpirePeriod (hour) relation, hoặc SHO.
Tỉ lệ SHOSR giữa cell phục vụ và
DS cell phải lớn hơn ngưỡng cấu
hình bởi tham số này thì cell DS
mới được đưa vào danh sách
anrCandidate anrCandidate
1-99 99 relation có thể add thêm. Cấu hình RNC
UpperThresh UpperThresh
bằng giá trị max nhất để đảm bảo
độ tin cậy khi add relation, tránh
việc add nhiều quá gây tràn
relation.
Thuộc tính thông báo relation được
createdBy createdBy Operator/
ANR tạo nên bởi thuật toán ANR hay do
ANR
nhà khai thác tạo lên.
anrCellAddR anrCellAddR Số lượng relation tối đa 1 cell có
1-31 2
elationMax elationMax thể add trong 1 chu kì (1 ngày).
b. Vendor Huawei
 Nhóm 1: Huawei mặc định không cho phép giải phóng cuộc gọi dù bị
thiếu relation, không có tham số để thay đổi cấu hình.
 Nhóm 2, 3: Với Version hiện tại RAN14, vendor Huawei hiện chưa có 2
nhóm tham số này.
c. Vendor ZTE
 Nhóm 1: ZTE mặc định không cho phép giải phóng cuộc gọi dù bị thiếu
relation, không có tham số để thay đổi cấu hình.
 Nhóm 2, 3: Với Version hiện tại U12, vendor ZTE hiện chưa có 2 nhóm
tham số này.
13.2. Tham số không cho phép giải phóng dịch vụ thoại khi cell 3G nghẽn.
13.2.1. Cơ sở lý thuyết
 Khi hiệu suất sử dụng tài nguyên vô tuyến của cell 3G đạt đến ngưỡng
quá tải (thông thường các vendor cấu hình ngưỡng này là 95% đối với TU
DL power nonHS), để dành tài nguyên cho các UE có mức độ ưu tiên cao,
hoặc để bảo vệ cell/NodeB (tránh cell/nodeB hoạt động ở trạng thái quá
tải gây treo card), một số vendor cho phép giải phóng kết nối thoại/data
 dẫn đến cuộc gọi bị rớt.
 Do hiện tại, mạng Viettel khai báo tất cả các UE đều có mức độ ưu tiên
như nhau đồng thời dịch vụ CS là dịch vụ có mức độ ưu tiên cao nhất nên
cần cấu hình, nếu cell 3G rơi vào trạng thái tải cao như trên thì chỉ giải
phóng các kết nối data, không giải phóng các kết nối thoại.
13.2.2. Bộ tham số khai báo
a. Vendor Ericsson
Giải giá Giá trị
Tên tham số Giải thích tham số Mức khai báo
trị khai báo
Không cho phép giải phóng kết nối thoại
releaseAseDl 0..500 0 Cell
khi cell ở trạng thái quá tải.
b. Các vendor còn lại
 Không có tham số tương tự như trên của Ericsson.
13.3. Bộ tham số điều khiển công suất cho dịch vụ thoại, data.
 Mặc định, các vendor đều khai báo công suất max trên 1 kết nối thoại là
2W. Việc tăng công suất tối đa trên 1 kết nối thoại từ 2W lên 4W nhằm
tăng mức tín hiệu của UE trong những điều kiện vô tuyến tồi, từ đó giảm
được tỷ lệ rớt thoại. Các thử nghiệm trên các vendor ZTE, Huawei,
Ericsson đều giúp chỉ số CS CDR cải thiện trên 10%.
a. Vendor Huawei
RL Max DL TX power Công suất max trên từng loại kết nối quy
Dịch vụ Tốc độ (kbps)
(dB) đổi ra đơn vị W
CS 12.2 3 4
PS 0 -2 1.3
PS 8 -4 0.8
PS 16 -2 1.3
PS 32 0 2
PS 64 2 3.2
PS 128 2 3.2
PS 144 2 3.2
PS 256 3 4
PS 384 3 4
b. Vendor Ericsson
Giá Đơn
Nhóm tham số Tham số Ý nghĩa
trị vị
Giá trị khai báo tương đương với các kết nối
minimumRate 370 10bps có tốc độ ≤ 3.7Kbps được xem là các kết nối
có tốc độ thấp.
Giá trị khai báo tương đương với các kết nối
có tốc độ >3.7Kbps và ≤ 15.9Kbps được
Định nghĩa các loại tốc độ interRate 1590 10bps xem là các kết nối có tốc độ trung bình.
của kết nối của R99 Thoại có tốc độ 12.2Kbps sẽ nằm trong
nhóm này.
Các kết nối có tốc độ > 15.9Kbps và ≤
maxRate 40690 10bps 406.9kbps được xem là các kết nối có tốc độ
cao (đây là các kết nối data và video call)
Công suất tối đa cho các kết nối A-DCH
minPwrMax -15 0.1dB
bằng: CPICH power - 1.5dB.
Định nghĩa công suất Công suất tối đa cho kết nối thoại bằng
interPwrMax 30 0.1dB
max/mỗi loại tốc độ CPICH power + 3dB.
Công suất tối đa cho kết nối data bằng
maxPwrMax 30 0.1dB
CPICH power + 3dB.
c. Vendor ZTE
Giá trị
Tham số Dải giá trị Đơn vị Ý nghĩa
khai báo
Công suất đối đa trên 1 kết nối
maxDlDpchPwr của (-35..15) dB,
3 dB thoại bằng CPICH power +
USrvPc = 29 step 0.1 dB
3dB = 36dBm (4W).
Công suất tối thiểu trên mỗi
minDlDpchPwr của (-35..15 )dB, kết nối thoại bằng CPICH
-12 dB
USrvPc = 29 step 0.1 dB power + (-12) = 21dBm =
0.125W.
13.4. Timer quy định thời gian đồng bộ kênh và chuyển trạng thái
13.4.1. Cơ sở lý thuyết
a. Tham số quy định thời gian đồng bộ giữa UE và mạng trong quá trình
compressed mode
 Khi đang thực hiện cuộc gọi thoại hoặc data nếu chất lượng mạng vô
tuyến tồi, để UE chuyển sang chế độ compressed mode, RNC sẽ gửi
xuống bản tin Physical channel reconfiguration, trong đó quy định thời
gian UE bắt đầu chuyển sang trạng thái compressed mode để đo đạc các
cell relation GSM.
 Thời gian này được gọi là activation time và được xác định như sau:
Activation time = CFN Trong đó:
o CFN (connection frame number): Là thời gian RNC quy định UE
phải gửi về RNC bản tin Physical channel Complete thông báo UE
đã chuyển sang trạng thái compressed mode. Giá trị CFN được
RNC tự động tính toán theo thuật toán riêng dựa trên các thông tin
về trễ đường truyền trên iub, trễ trên giao diện vô tuyến.

Hình: Các bản tin của thủ tục compressed mode


o Nếu CFN quá nhỏ: UE có thể vẫn chưa nhận được bản tin “Physical
channel Reconfiguration”, hoặc đã nhận được nhưng vẫn chưa kịp
giải mã hết, thì đã đến thời gian quy định trả về RNC bản tin
“Physical channel Complete”  dẫn đến quá trình compressed
mode không thành công  UE có thể bị rớt cuộc gọi.
 Do đó các vendor 3G đưa ra giá trị DELTACFN là giá trị bù để dự phòng
việc tính toán CFN không hoàn toàn chính xác của RNC đặc biệt là khi
giao diện Iub bị trễ cao. Khi đó giá trị Activation time = CFN +
DELTACFN.
o Dải giá trị của DELTACFN chạy từ 0 đến 255 (đơn vị là khung vô
tuyến, mỗi khung = 10ms).
o Nếu DELTACFN quá lớn: UE bị chuyển trạng thái chậm, dẫn đến
rớt cuộc gọi. Giá trị mặc định hệ thống Huawei: 800ms, giải giá trị
khuyến nghị của Huawei: 800-1200ms.
b. Tham số quy định thời gian đồng bộ giữa UE và mạng trong quá trình
thiết lập RAB thứ 2

 Khi UE đang giữ một RAB thoại hoặc data và có nhu cầu thiết lập thêm 1
kết nối RAB mới.
o Để chuẩn bị tài nguyên cho việc thiết lập RAB mới, RNC gửi thông
báo về việc thay đổi kết nối vô tuyến cho RBS thông qua bản tin
Radio Link Reconfiguration Prepare, yêu cầu RBS chuẩn bị tài
nguyên.
o RBS phản hồi lại RNC bằng bản tin Radio Link Reconfiguration
Ready, thông báo rằng nó đã chuẩn bị xong tài nguyên cho việc cấu
hình lại và chờ thay đổi kết nối vô tuyến.
o RNC tiếp tục gửi bản tin Radio Link Commit cho RBS. RNC đồng
thời cũng gửi bản tin Radio Bearer Setup cho UE, trong cả 2 bản tin
này đều mang thông tin về giá trị CFN, tham số này quy định thời
gian mà UE phải hoàn thành việc thiết lập xong RAB thứ 2 và gửi
về mạng bản tin RAB setup complete. Giá trị CFN được RNC tự
động tính toán theo thuật toán riêng dựa trên các thông tin về trễ
đường truyền trên iub, trễ trên giao diện vô tuyến.
o Phía UE, sau khi nhận được bản tin Radio Bearer Setup, UE thực
hiện các thủ tục đồng bộ với RAB thứ 2, sau đó chờ đến đúng
khung thời gian quy định bởi tham số CFN thì gửi bản tin RAB
setup complete về mạng.
o Tuy nhiên nếu chất lượng truyền dẫn, vô tuyến thay đổi (tồi đi đột
biến) giá trị CFN tính toán nội suy từ các mẫu trước đó sẽ không
còn phù hợp. Lúc này CFN nhỏ quá sẽ dẫn đến dù hết timer quy
định bởi CFN, UE vẫn không nhận được bản tin yêu cầu thiết lập
RAB thứ 2 của RNC  dẫn đến sau đó RNC giải phóng kết nối 
gây rớt cuộc gọi.
 Để khắc phục một giá trị bù cfnOffsetMarginSrbDchDl được cộng vào giá
trị CFN. Khi đó thời gian quy định UE phải gửi bản tin RAB setup
compate về mạng được quy định bởi: CFN + cfnOffsetMarginSrbDchDl
 tăng tỉ lệ thiết lập RAB thứ 2 thành công  giảm được việc giải phóng
kết nối.
 Giá trị cfnOffsetMarginSrbDchDl có thể cấu hình được để tối ưu, tuy
nhiên nếu để dài quá sẽ ảnh hưởng đến thời gian thiết lập cuộc gọi, đo đó
hạn chế việc tinh chỉnh giá trị này.
Lưu ý: Các tham số trên lấy theo chuẩn 3GPP, với mỗi vendor khác nhau, tên
tham số tương ứng có thể khác nhau.
13.4.2. Bộ tham số khai báo chi tiết
a. Vendor Huawei
Giá trị khai
Nhóm tham số Tham số Ý nghĩa
báo
Tham số quy định thời gian đồng bộ
Giá trị khai báo tương ứng với 120
giữa UE và mạng trong quá trình DELTACFN 120
khung vô tuyến = 1200ms.
compressed mode
Tham số quy định thời gian đồng bộ
giữa UE và mạng trong quá trình thiết Huawei không có tham số tương tự
lập RAB thứ 2
b. Vendor Ericsson
Giá trị khai
Nhóm tham số Tham số Ý nghĩa
báo
Giá trị khai báo bằng 0 tương ứng
Tham số quy định thời gian đồng bộ cfnOffsetMar
với 150 khung vô tuyến = 1500ms.
giữa UE và mạng trong quá trình ginSrbDchDl 0
Ý nghĩa của tham số đã mô tả trong
compressed mode CmStart
mục a ở trên.
Giá trị khai báo bằng 0 tương ứng
Tham số quy định thời gian đồng bộ
cfnOffsetMar với 60 khung vô tuyến = 600ms. Ý
giữa UE và mạng trong quá trình thiết 60
ginSrbDchDl nghĩa của tham số đã mô tả trong
lập RAB thứ 2
mục b ở trên.
c. Vendor ZTE
Vendor này không cho phép thay đổi 2 tham số trên.
13.5. Tham số tối ưu tính năng Call re-establishment
13.5.1. Cơ sở lí thuyết
a. Hoạt động của hệ thống khi không có tính năng
Khi đang có kết nối thoại giữa UE và mạng.
 Đối với đường downlink (DL): UE liên tục giám sát trạng thái đồng bộ
của các khung báo hiệu đường xuống. Thủ tục giám sát như hình dưới
đây:
 Đối với đường UL: NodeB cũng liên tục giám sát trạng thái đồng bộ của
các khung báo hiệu đường UL. Cụ thể:
o Khi số khung báo hiệu bị mất đồng bộ liên tiếp trên đường UL lớn
hơn ngưỡng cấu hình bởi tham số nOutSyncInd, timer rlFailureT
tại NodeB sẽ được khởi tạo. Hết Timer này, kết nối được xem là
mất đồng bộ và bản tin Radio link fail được gửi từ NodeB về RNC.
o Sau khi nhận được thông báo Radio link fail, tại RNC Ttimer
dchRcLostT sẽ bắt đầu được đếm, nếu trong khoảng thời gian cấu
hình bởi dchRcLostT, NodeB nhận được số khung đồng bộ liên
tiếp ≥ ngưỡng cấu hình bởi tham số: nInSyncInd thì kết nối được
xem là đồng bộ trở lại. Nếu hết timer này mà số khung liên tiếp
đồng bộ được < nInSyncInd, RNC sẽ giải phóng kết nối, cuộc gọi
bị rớt.
o Việc cấu hình timer dchRcLostT quá dài sẽ gây ra hiện tượng
thoại lặng tiếng  cần tối ưu tinh chỉnh ở giá trị hợp lý.

b. Hoạt động của hệ thống khi có tính năng call re-establishment


 Đối với vendor Ericsson, tính năng Call reestablishment có thể được kích
hoạt bởi các tham số ở lớp vô tuyến hoặc lớp 2, 3.
b.1. Trường hợp kích hoạt bởi lớp vật lý (layer 1)
 Đối với đường DL:
o Sau khi T313 kết thúc, thay vì chuyển về trạng thái idle, UE sẽ
chuyển về trạng thái cell_FACH và thực hiện thủ tục search cell để
tìm một cell phù hợp (cùng tần hoặc khác tần). Sau khi tìm được,
UE gửi về RNC bản tin cell update với nguyên nhân “RL Failure”.
Thời gian tối đa để UE thực hiện thủ tục cell update được quy định
bởi Timer T314. Timer này được gửi quảng bá xuống cho các UE
trong bản tin SIB1.
o RNC kiểm tra các điều kiện về tài nguyên của cell đích, nếu đảm
bảo RNC sẽ gửi bản tin Cell update confirm xuống cho UE.
o Trước khi Timer dchRcLostT kết thúc, nếu UE thực hiện xong thủ
tục cell update thì cuộc gọi vẫn được duy trì.

Chú ý:
 Nếu không có tính năng: Timer T313 đường DL phải được cấu hình
tương đương với timer dchRcLostT + rlFailureT trên đường UL để đảm
bảo cân bằng giữa 2 đường. Nếu T313 quá nhỏ so với dchRcLostT +
rlFailureT, UE sẽ có ít cơ hội để thực hiện đồng bộ DL trở lại và nhanh
chuyển sang chế độ idle mode  gây mất đồng bộ đường lên  sau khi
hết timer dchRcLostT trên đường UL cuộc gọi bị RNC giải phóng.
 Nếu có tính năng: Cần giảm Timer T313 và cấu hình T314 sao cho:
o dchRcLostT + rlFailureT tương đương T313 + T314 để đảm bảo
cân bằng giữa 2 đường.
o T314 phải đủ lớn để đảm bảo thời gian cho UE thực hiện thủ tục
cell update, thông thường từ 1.5 đến 5s.
b.2. Trường hợp kích hoạt bởi layer 2, 3
 Trong quá trình giữ kết nối, UE và mạng liên tục thực hiện các thủ tục
đồng bộ ở layer 2 và layer 3, nếu UE hoặc RNC phát hiện bị mất đồng bộ
(có bản tin gửi đi nhưng không có phản hồi), UE, RNC sẽ thực hiện thủ
tục phát lại.
 Phía UE: Nếu số lần phát lại của UE đã đạt đến ngưỡng cho phép (được
cấu hình bởi các tham số UeMaxDat, UETimerPol, ueTimerRst) mà UE
vẫn không nhận được phản hồi từ RNC, UE sẽ thực hiện chuyển từ trạng
thái cell DCH về cell FACH và thực hiện thủ tục search cell để tìm một
cell phù hợp (cùng tần hoặc khác tần). Sau khi tìm được, UE gửi về RNC
bản tin cell update với nguyên nhân “RL Failure”. Thời gian tối đa để UE
thực hiện thủ tục cell update được quy định bởi Timer T314. Timer này
được gửi quảng bá xuống cho các UE trong bản tin SIB1. RNC kiểm tra
các điều kiện về tài nguyên của cell đích, nếu đảm bảo RNC sẽ gửi bản tin
Cell update confirm xuống cho UE.
 Phía RNC, tại layer 2: Nếu trong khoảng thời gian cấu hình bởi công
thức:
(rncMaxDat+rncMaxDatMarginCallReest)*rncTimerPoll+(rncMaxRst-
1)*rncTimerRst, thủ tục call reestabment thực hiện hành công, cuộc gọi sẽ
vẫn được duy trì. Nếu hết khoảng thời gian trên mà thủ tục call
reestabment không thực hiện thành công, cuộc gọi sẽ bị giải phóng.
 Cách thức tối ưu tham số: Cần cấu hình tham số ở đầu RNC sao cho tổng
thời gian chờ ở layer 2 tương đương với thời gian chờ ở lớp vật lý.

13.5.2. Bộ tham số khai báo chi tiết


a. Vendor Huawei
Giá Mức
Tham số Giải giá trị Đơn vị trị tối tác Ý Nghĩa tham số
ưu động
Giá Mức
Tham số Giải giá trị Đơn vị trị tối tác Ý Nghĩa tham số
ưu động
D100, 200, 400,
600, 800, 1000, T302 được bắt đầu sau khi UE truyền bản
1200, 1400, tin Cell Update và dừng khi UE nhận được
T302 1600, 1800, ms D2000 RNC bản tin Cell Update Confirm. Nếu RNC
2000, 3000, không nhận được bản tin thì UE gửi lại
4000, 6000, Cell Update Confirm đến RNC, UE sẽ gửi
8000 lại bản tin đến khi số lần gửi lại ≥ N302 thì
Khung Timer này sẽ stop. UE sẽ trở về trạng thái
N302 0 đến 7 vô 3 RNC idle.
tuyến
Đường xuống:
Khung Khi ở trạng thái cell DCH, UE nhận các
N313
1, 2, 4, 10, 20, vô
20 RNC khung dữ liệu và luôn giám sát trạng thái
50, 100, 200 tuyến đồng bộ của các khung này. Khi UE phát
(10ms) hiện số khung mất đồng bộ liên tiếp >
ngưỡng cấu hình bởi tham số N313, thì
Timer T313 sẽ được khởi tạo.
T313 0 đến 15 s 3 RNC
Trong khoảng thời gian đếm bởi Timer
T313, nếu UE phát hiện ra số khung đồng
bộ được ≥ ngưỡng cấu hình bởi tham số
D1, 2, 4, 10, 20, n315, thì Timer sẽ được dừng lại. Nếu hết
Khung thời gian này mà số khung đồng bộ được
50, 100, 200,
N315 vô D1 RNC
400, 600, 800, vẫn < n315 --> UE sẽ hiểu rằng kết nối DL
tuyến radio link đã bị fail. Nếu không có tính
1000
năng call reestablish: Sau lúc này, ở đường
xuống UE sẽ trở về trạng thái idle (*).
Timer T314 sử dụng cho dịch vụ CS. Khi
Timer này đặt khác 0, thuật toán call
reestablish bắt đầu hoạt động. Khi đó, sau
khi T313 kết thúc, UE thay vì về trạng thái
Idle mode như đã mô tả trong mục (*), sẽ
chuyển sang trạng thái cell FACH, tìm một
cell cùng tần số hoặc khác tần số, sau đó
gửi lên bản tin Cell Update message với
D0, 2, 4, 6, 8,
T314 ms D8 RNC nguyên nhân RL failure or an RLC
12, 16, 20
unrecoverable error. Sau khi nhận được
bản tin này, RNC sẽ gửi bản tin Cell
update confirm xuống cho UE để UE
chuyển cấu hình sang cell mới, cuộc gọi sẽ
vẫn giữ kết nối --> không bị rớt. Nếu quá
trình cell update bị fail trong khoảng thời
gian cấu hình bởi tham số này thì UE sẽ
trở về Idle.
Timer T315 sử dụng cho dịch vụ PS. Khi
Timer này đặt khác 0, thuật toán call
reestablish bắt đầu hoạt động. Khi đó, sau
khi T313 kết thúc, UE thay vì về trạng thái
Idle mode như đã mô tả trong mục (*), sẽ
chuyển sang trạng thái cell FACH, tìm một
cell cùng tần số hoặc khác tần số, sau đó
D0, 10, 30, 60,
gửi lên bản tin Cell Update message với
T315 180, 600, 1200, ms D10 RNC
nguyên nhân RL failure or an RLC
1800
unrecoverable error. Sau khi nhận được
bản tin này, RNC sẽ gửi bản tin Cell
update confirm xuống cho UE để UE
chuyển cấu hình sang cell mới, cuộc gọi sẽ
vẫn giữ kết nối --> không bị rớt. Nếu quá
trình cell update bị fail trong khoảng thời
gian cấu hình bởi tham số này thì UE sẽ
Giá Mức
Tham số Giải giá trị Đơn vị trị tối tác Ý Nghĩa tham số
ưu động
trở về Idle.

Đường UL:
Khung NodeB cũng có các Timer, bộ đếm để
vô giám sát trạng thái đồng bộ UL.
nOutSyncInd 1 đến 256 50 Cell Khi số khung bị mất đồng bộ liên tiếp >
tuyến
(10ms) ngưỡng cấu hình bởi tham số
nOutSyncInd, một Timer rlFailureT sẽ
được khởi tạo. Hết Timer này, kết nối
Khung được xem là mất đồng bộ và bản tin Radio
nInSyncInd 1 đến 256

5 Cell link fail được gửi về RNC. Nếu NodeB
tuyến nhận được số khung đồng bộ ≥ ngưỡng cấu
(10ms) hình bởi tham số nInSyncInd thì kết nối
được xem là đồng bộ trở lại. Nếu hết
Timer rlFailureT mà số khung đồng bộ
được < nInSyncInd => RNC sẽ giải phóng
0 đến 255
kết nối, cuộc gọi bị rớt.
rlFailureT (range 0 đến s 50 Cell
=> Việc cấu hình tham số rlFailureT ở
25.5s)
đường UL phải tương ứng với Timer t313,
t314 ở đường DL. Cụ thể: rlFailureT ≥
t313 + t314.
0 đến
RsvdPara2 None 15000 RNC Timer call reestablishment cho dịch vụ CS
4294967295

0 đến
RsvdPara3 None 30000 RNC Timer call reestablishment cho dịch vụ PS
4294967295
Tham số này kích hoạt quá trình call
RsvdPara1:RSVD
BIT1_BIT22
0, 1 0 RNC reestablishment với nguyên nhân fail do
SRB reset.
Tham số này kích hoạt quá trình call
RsvdPara1:RSVD
BIT1_BIT23
0, 1 0 RNC reestablishment với nguyên nhân fail do
RL failures.
ReservedSwitch1 Tham số này kích hoạt quá trình call
:RESERVED_SWI 0, 1 1 RNC reestablishment với nguyên nhân fail do
TCH_1_BIT14 RB reconfiguration trong DCCC
PROCESSSWITC Tham số này kích hoạt quá trình call
H4:RB_SETUP_R
L_REEST_SWITC
0, 1 1 RNC reestablishment với nguyên nhân fail do
H process overlap.
PROCESSSWITC
Cho phép thiết lập lại RL (khi RL thiết lập
H4:PHY_RECFG_ 0, 1 1 RNC
REEST_SWITCH fail) trong khi cấu hình lại kênh vật lý.
eservedSwitch1: Tham số này kích hoạt quá trình call
RESERVED_SWI 0, 1 1 RNC reestablishment với nguyên nhân fail do
TCH_1_BIT20 RB reconfiguration.
ReservedSwitch1
Tham số này kích hoạt quá trình call

0, 1 1 RNC reestablishment với nguyên nhân fail do
RESERVED_SWI
TCH_1_BIT19 physical channel reconfiguration.
ReservedSwitch1
Tham số này kích hoạt quá trình call

0, 1 1 RNC reestablishment với nguyên nhân fail do
RESERVED_SWI
TCH_1_BIT26 PS TRB reset.
RsvdPara1:RSVD Tham số này kích hoạt quá trình call
0, 1 1 RNC
BIT1_BIT24 reestablishment cho dịch vụ CS.
Giá Mức
Tham số Giải giá trị Đơn vị trị tối tác Ý Nghĩa tham số
ưu động

RsvdPara1:RSVD Tham số này kích hoạt quá trình call


0, 1 0 RNC
BIT1_BIT25 reestablishment cho dịch vụ PS.
PROCESSSWITC
Tham số này kích hoạt quá trình call
H4:IUR_RL_REE 0, 1 1 RNC
ST_SWITCH reestablishment giữa các RNC khác nhau.
Tham số này kích hoạt quá trình call
RsvdPara1:RSVD
BIT1_BIT28
0, 1 0 RNC reestablishment khi Timer T313 hết hạn
sau khi radio link failure.
Timer này được RNC sử dụng để chờ bản
RbSetupRspTmr 300 đến 300000 ms 10000 RNC tin RB setup response từ UE gửi lên trong
thủ tục Radio Bearer.
Timer này được RNC sử dụng để chờ bản
RbRecfgRspTmr 300 đến 300000 ms 10000 RNC tin RB reconfiguration response từ UE
trong thủ tục Radio Bearer.
Timer này được RNC sử dụng để chờ bản
HoAsuTmr 1 đến 300000 ms 10000 RNC tin phúc đáp bản tin active set update trong
thủ tục soft handover.
Timer này được RNC sử dụng chờ bản tin
HoPhychRecfgT 1 đến 300000 ms 10000 RNC phúc đáp để cấu hình lại kênh vật lý trong
thủ tục hard handover.
b. Vendor Ericsson
Giá
Mức tác
Tham số Giải giá trị Đơn vị trị tối Ý Nghĩa tham số
động
ưu
Sau khi load xong tính năng Call Re-
CallReestablish deactivated/ activat establishment, cần bật tham số này là
RNC
ment activated ed activated thì tính năng mới bắt đầu
hoạt động
Đường xuống:
Khung vô Khi ở trạng thái cell DCH, UE nhận
1, 2, 4, 10, 20,
n313 tuyến 50 RNC các khung dữ liệu và luôn giám sát
50, 100, 200
(10ms) trạng thái đồng bộ của các khung này.
t313 0 đến 15 s 3 RNC Khi UE phát hiện số khung mất đồng
bộ liên tiếp > ngưỡng cấu hình bởi
tham số N313, thì Timer T313 sẽ được
khởi tạo.
Trong khoảng thời gian đếm bởi Timer
T313, nếu UE phát hiện ra số khung
đồng bộ được ≥ ngưỡng cấu hình bởi
Khung vô tham số n315, thì Timer sẽ được dừng
n315 1 đến 256 1 RNC
tuyến lại. Nếu hết thời gian này mà số khung
đồng bộ được vẫn < n315  UE sẽ
hiểu rằng kết nối DL radio link đã bị
mất đông bộ. Nếu không có tính năng
call reestablish, ở đường xuống UE sẽ
chuyển về trạng thái idle (*).
Khi Timer này đặt khác 0, thuật toán
call re-establish bắt đầu hoạt động. Khi
đó, sau khi T313 kết thúc, UE thay vì
về trạng thái Idle mode như đã mô tả
trong mục (*), sẽ chuyển sang trạng
0, 2, 4, 6, 8, thái cell FACH. UE thực hiện đo đạc
t314 s 8 RNC
12, 16, 20 và tìm một cell cùng tần, hoặc khác tần
số phù hợp. Sau đó gửi lên bản tin Cell
Update message với nguyên nhân RL
failure or an RLC unrecoverable error.
Sau khi nhận được bản tin này, RNC sẽ
gửi bản tin Cell update confirm xuống
Giá
Mức tác
Tham số Giải giá trị Đơn vị trị tối Ý Nghĩa tham số
động
ưu
cho UE để UE chuyển cấu hình sang
cell mới. Nếu quá trình cell update
không thành công trong khoảng thời
gian cấu hình bởi tham số này, thì UE
sẽ chuyển về Idle.

Đường UL:
Khung vô NodeB cũng có các Timer, bộ đếm để
nOutSyncInd 1 đến 256 tuyến 50 RNC giám sát trạng thái đồng bộ UL.
(10ms) Khi số khung bị mất đồng bộ liên tiếp
> ngưỡng cấu hình bởi tham số
nOutSyncInd, một timer rlFailureT sẽ
Khung vô
được khởi tạo. Hết Timer này, kết nối
nInSyncInd 1 đến 256 tuyến 1 RNC
được xem là mất đồng bộ và bản tin
(10ms)
Radio link fail được gửi từ NodeB về
rlFailureT 0 đến 255 0.1s 10 RNC RNC. Sau khi RNC nhận được: Timer
dchRcLostT 0 đến 100 0.1s 100 RNC dchRcLostT trên RNC sẽ bắt đầu được
đếm, nếu trong khoảng thời gian cấu
hình bởi tham số này, NodeB nhận
được số khung đồng bộ liên tiếp ≥
ngưỡng cấu hình bởi tham số:
nInSyncInd thì kết nối được xem là
đồng bộ trở lại. Nếu hết timer này mà
số khung liên tiếp đồng bộ được <
nInSyncInd  RNC sẽ giải phóng kết
hsDschRcLostT 0 đến 600 0.1s 100 RNC
nối, cuộc gọi bị rớt.
 Việc cấu hình tham số rlFailureT và
dchRcLostT ở đường UL phải tương
ứng với Timer t313, t314 ở đường DL.
Cụ thể: rlFailureT + dchRcLostT ≥
t313 + t314 (Đối với dịch vụ data HS,
việc giám sát đồng bộ được UL được
thực hiện qua Timer hsDschRcLostT).
dchSynchRecon Timer giám sát trạng thái đồng bộ kênh
0 đến 30 s 18 RNC
fTime DCH trong các quá trình chuyển: RAB
Establishment, RAB Release, Channel
dchNonSynchRe Switching, and HS Cell Change,
0 đến 30 s 18 RNC
confTime Active Set Update and non-
synchronized RB Reconfiguration
Giá trị offset để tăng độ trễ đẩy ra bản
rncMaxDatMarg
0 đến 60 0 RNC tin detection of an unrecoverable RLC
inCallReest
error (mất đồng bộ UL ở RNC).
c. Vendor ZTE
Giá trị khai
Tham số Đơn vị Ý nghĩa
báo
Sau khi gửi bản tin sau xuống UE: RADIO
BEARER SETUP, RADIO BEARER RELEASE,
RADIO BEARER RECONFIGURATION,
TRANSPORT CHANNEL
RECONFIGURATION, or PHYSICAL
waitRbCompTimer s 8 CHANNEL RECONFIGURATION , RNC sẽ
khởi tạo timer waitRbCompTimer để chờ bản tin
phản hồi, hết timer này mà RNC không nhận được
phản hồi thì sau đó RNC sẽ gửi deactive RL
xuống UE, UE bắt đầu thực hiện thủ tục Call
reestablishment.
Sau khi hết timer chờ bản tin phản hồi các thủ tục
tWaitCelUpUuExp 100ms 100 RB Setup/Reconfiguration/Release Response
(không nhận được phản hồi), RNC gửi bản tin
Radio Link Deactivation command xuống UE
đồng thời timer này được khởi tạo để chờ UE gửi
tWaitCelUpRlDact 100ms 100 lên bản tin yêu cầu cell update, nếu hết timer này
nếu RNC không nhận được bản tin trên thì cuộc
gọi bị giải phóng.
T302 được bắt đầu sau khi UE truyền bản tin Cell
t302 ms 5:1000ms Update và dừng khi UE nhận được bản tin Cell
Update Confirm. Nếu RNC không nhận được bản
tin thì UE gửi lại Cell Update Confirm đến RNC,
n302 khung 6 UE sẽ gửi lại bản tin đến khi số lần gửi lại ≥ N302
thì Timer này sẽ stop. UE sẽ trở về trạng thái idle.
Đường xuống:
t313 s 3 Khi ở trạng thái cell DCH, UE nhận các khung dữ
liệu và luôn giám sát trạng thái đồng bộ của các
khung này. Khi UE phát hiện số khung mất đồng
5:tương ứng bộ liên tiếp > ngưỡng cấu hình bởi tham số N313,
n313 số khung thì Timer T313 sẽ được khởi tạo. Trong khoảng
50 khung
thời gian đếm bởi Timer T313, nếu UE phát hiện
ra số khung đồng bộ được ≥ ngưỡng cấu hình bởi
tham số n315, thì Timer sẽ được dừng lại. Nếu hết
thời gian này mà số khung đồng bộ được vẫn <
2:tương ứng
n315 số khung n315 --> UE sẽ hiểu rằng kết nối DL radio link đã
20 khung
bị fail. Nếu không có tính năng call reestablish:
Sau lúc này, ở đường xuống UE sẽ trở về trạng
thái idle (*).
Timer T314 sử dụng cho dịch vụ CS. Khi Timer
này đặt khác 0, thuật toán call reestablish bắt đầu
hoạt động. Khi đó, sau khi T313 kết thúc, UE thay
vì về trạng thái Idle mode như đã mô tả trong mục
(*), sẽ chuyển sang trạng thái cell FACH, tìm một
cell cùng tần số hoặc khác tần số, sau đó gửi lên
bản tin Cell Update message với nguyên nhân RL
t314 s 4: 8s
failure or an RLC unrecoverable error. Sau khi
nhận được bản tin này, RNC sẽ gửi bản tin Cell
update confirm xuống cho UE để UE chuyển cấu
hình sang cell mới, cuộc gọi sẽ vẫn giữ kết nối -->
không bị rớt. Nếu quá trình cell update bị fail
trong khoảng thời gian cấu hình bởi tham số này
thì UE sẽ trở về Idle.
Timer T315 sử dụng cho dịch vụ PS. Khi Timer
này đặt khác 0, thuật toán call reestablish bắt đầu
hoạt động. Khi đó, sau khi T313 kết thúc, UE thay
vì về trạng thái Idle mode như đã mô tả trong mục
(*), sẽ chuyển sang trạng thái cell FACH, tìm một
cell cùng tần số hoặc khác tần số, sau đó gửi lên
bản tin Cell Update message với nguyên nhân RL
t315 s 2: 30s
failure or an RLC unrecoverable error. Sau khi
nhận được bản tin này, RNC sẽ gửi bản tin Cell
update confirm xuống cho UE để UE chuyển cấu
hình sang cell mới, cuộc gọi sẽ vẫn giữ kết nối -->
không bị rớt. Nếu quá trình cell update bị fail
trong khoảng thời gian cấu hình bởi tham số này
thì UE sẽ trở về Idle.
Đường UL:
numInSyncInd Số khung 1 NodeB cũng có các Timer, bộ đếm để giám sát
trạng thái đồng bộ UL. Khi số khung bị mất đồng
bộ liên tiếp > ngưỡng cấu hình bởi tham số
nOutSyncInd, một Timer rlFailureT sẽ được khởi
numOutSyncIndP Số khung 50 tạo. Hết Timer này, kết nối được xem là mất đồng
bộ và bản tin Radio link fail được gửi về RNC.
Nếu NodeB nhận được số khung đồng bộ ≥
ngưỡng cấu hình bởi tham số nInSyncInd thì kết
nối được xem là đồng bộ trở lại. Nếu hết Timer
rlFailureT mà số khung đồng bộ được <
tRlFailure s 11 nInSyncInd => RNC sẽ giải phóng kết nối, cuộc
gọi bị rớt.
=> Việc cấu hình tham số rlFailureT ở đường UL
phải tương ứng với Timer t313, t314 ở đường DL.
Cụ thể: rlFailureT ≥ t313 + t314.
csSsUeReestSwitch 1

csHoUeReestSwitch 1

csRsUeReestSwitch 1

csSsRnReestSwitch 1

csHoRnReestSwitch 1

csRsRnReestSwitch 1

csRcUeReestSwitch 1
Bật các tham số kích hoạt thuật toán Call
reestahlishment mức RNC.
psSsUeReestSwitch 1

psHoUeReestSwitch 1

psRsUeReestSwitch 1

psSsRnReestSwitch 1

psHoRnReestSwitch 1

psRsRnReestSwitch 1

psRcUeReestSwitch 1

13.5.Bộ tham số tối ưu rớt thoại do MultiRAB


13.5.1.Cơ sở lý thuyết
a. Hiện trạng rớt thoại khi ở chế độ thoại MultiRAB.
- Multi RAB là chế độ mà UE sử dụng một kết nối thoại và tối thiểu một kết
nối data đồng thời.
- Ưu điểm: Multi RAB cho phép UE có thể đồng thời sử dụng cả dịch vụ CS
và PS. VD: UE trong quá trình đàm thoại vẫn có thể duyệt web bình thường.
- Nhược điểm:
o Quỹ suy hao đường truyền (link budget) của dịch vụ PS nhỏ hơn so với
CS dẫn đến dịch vụ PS có vùng phủ tồi hơn và thường rớt trước CS. Khi
sử dụng Multi RAB, PS rớt sẽ khiến cho CS rớt theo.
o Khi UE kết nối với dịch vụ PS, do có sự thay đổi về nhu cầu truyền dữ
liệu, UE thường xuyên phải thực hiện các thủ tục channel switching (thay
đổi tốc độ, chuyển kênh…). Nếu thủ tục này không thành công sẽ dẫn tới
rớt PS, đồng thời dịch vụ thoại cũng bị rớt trong trường hợp sử dụng
Multi RAB. Số liệu hệ thống tại HCM: Số cuộc gọi thoại MultiRAB
chiếm ~25% tổng số cuộc gọi thoại, CS CDR đạt 0.16%, tồi hơn ~13%
so với CS CDR trung bình và tồi hơn ~23% so với CS CDR của
SingleRAB.
b. Phương pháp tối ưu rớt thoại MultiRAB
Trong quá trình khởi tạo thiết lập dịch vụ, chỉ cho phép dịch vụ thoại kết hợp
với dịch vụ PS R99 có vùng phủ gần tương đương (R99 DL/UL: 0kbps,
8kpbs, 16kbps).
Khi đang giữ kết nối thoại MultiRAB, không cho phép UE thực hiện các
chuyển trạng thái kênh, hoặc tăng tốc độ của kênh truyền dữ liệu data.
2.Bộ tham số khai báo cho từng vendor
a.Vendor Ericsson
M
ức
kh Giá trị tối
RAB combination Giải thích
ai ưu

o
RN ACTIVATE
RabCombination009 Conv. CS speech (12.2/12.2 kbps) + Interact. PS (0/0 kbps).
C D
RN DEACTIVA
RabCombination019 Conv. CS Speech + PS Interactive 64/HS.
C TED
RN ACTIVATE
RabCombination036 Conv. CS Speech + PS Interactive 64/128.
C D
RN DEACTIVA
RabCombination038 Conv. CS Speech + PS Interactive 64/384.
C TED
RN ACTIVATE Conv. CS speech (12.2, 7.95, 5.9, 4.75/12.2, 7.95, 5.9, 4.75)
RabCombination113
C D + PS Interact. (16/HS).
RN dchSynchReconfTime là timer L3 giám sát quá trình
dchSynchReconfTime 18s
C reconfiguration CELL_DCH  CELL_DCH, tăng timer này
RN làm tăng xác suất switching thành công giữa các
dchNonSynchReconfTime 18s
C Rabcombination, giảm rớt cuộc gọi.
rateSelectionPsInteractive. Cel Cho phép tốc độ khởi tạo đối với dịch vụ PS theo đường UL
16
ulPrefRate l là 16kbps.
rateSelectionPsInteractive. Cel Cho phép tốc độ khởi tạo đối với dịch vụ PS theo đường DL
16
dlPrefRate l là 16kbps.
b.Vendor Huawei
Giá trị
Nhóm tối ưu Lệnh
Pha tham Tham số Ý nghĩa cần khai
số khai báo
báo
Tham số quy định loại kênh nào (DCH R99 hoặc HS-DSCH)
được sử dụng để mang data PS BE và tốc độ khởi tạo của dịch
vụ PS BE khi UE sử dụng thoại và data đồng thời. Dải giá trị:
0, 1, 2, 3.
Quy
0: RNC cấp phát kênh DCH hoặc HSDPA và tốc độ khởi tạo
định
phụ thuộc vào khả năng hỗ trợ của UE. Trường hợp này sẽ
Khởi kênh
cho tốc độ DL/UL của UE là cao nhất khi ở chế độ
tạo mang SET
MultiRAB.
dịch dịch RsvU8Par UALG
1: Kênh R99 DCH DL/UL sẽ được sử dụng để mang data PS 2
vụ vụ PS a0 ORSVP
BE, tốc độ bitrate được cấp phát lúc khởi tạo là 0 kbps.
Multi và tốc ARA
2: Kênh R99 DCH DL/UL sẽ được sử dụng để mang data PS
RAB độ
BE, tốc độ bitrate được cấp phát lúc khởi tạo là 8 kbps.
khởi
3. Kênh R99 DCH UL sẽ được sử dụng để mạng data PS BE
tạo
trên đường UL, với tốc độ bitrate khởi tạo là 8 kbps. Đường
DL, kênh HS-DSCH sẽ được sử dụng để truyền data với tốc
độ khởi tạo không bị giới hạn.
Khi khai báo giá trị này là 1, 2, 3, UE sẽ bị cấm thực hiện quá
Giá trị
Nhóm tối ưu Lệnh
Pha tham Tham số Ý nghĩa cần khai
số khai báo
báo
trình retry để yêu cầu chuyển lên các kênh tốc độ cao. Việc
cấu hình giá trị là 1, 2, 3 sẽ giúp tối ưu được chỉ số rớt thoại,
tuy nhiên gây ảnh hưởng đến tốc độ DL/UL data của khách
hàng khi ở chế độ MultiRAB

Dải giá trị: 0/1.


Đối với đầu cuối từ R6 trở lên:
1: Dịch vụ PS BE đường DL bắt buộc phải được mang trên
Khởi kênh DCH DL R99, nếu UE đang ở trên kênh HS-DSCH thì
SET
tạo RESERVE phải chuyển trạng thái về DCH. Không còn việc chuyển từ
UCOR
dịch D_SWITC DCH --> HSDPA khi UE ở chế độ thoại MultiRAB.
1 RMAL
vụ H_0_BIT1 0: Dịch vụ PS BE được khởi tạo mang trên kênh DCH R99
GOSWI
Multi 5 theo tham số cấu hình ở trên, sau đó có thể chuyển trạng thái
TCH
RAB lên HSDPA.
Đối với đầu cuối R5: Không bị ảnh hưởng bởi tham số này.
Do đầu cuối R5 nếu đang sử dụng data HSDPA với PDU size
= 656 Bytes, sẽ không hỗ trợ chuyển trực tiếp về DCH được.
Dải giá trị: 0/1.
1: Dịch vụ PS BE đường UL bắt buộc phải được mang trên
Khởi
kênh DCH UL R99, nếu UE đang ở trên kênh E-DCH thì phải SET
tạo RESERVE
chuyển trạng thái về DCH. Không còn việc chuyển từ E-DCH UCOR
dịch D_SWITC
--> DCH khi UE ở chế độ thoại MultiRAB. 1 RMAL
vụ H_0_BIT1
0: Dịch vụ PS BE được khởi tạo mang trên kênh DCH R99 GOSWI
Multi 1
theo tham số cấu hình ở trên, sau đó có thể chuyển trạng thái TCH
RAB
lên E-DCH.
Tham số này ảnh hưởng đến tất cả các đầu cuối.
Dải giá trị: 0/1.
0: Khi UE đang dùng PS ở CELL_PCH khởi tạo thêm dịch vụ
CS, tham số sẽ thực hiện chuyển UE từ PCH sang FACH
(P2F). Sau đó tiếp tục thực hiện chuyển từ FACH về DCH để
có thể thiết lập dịch vụ thoại.
Khởi
1: Khi UE đang dùng PS ở CELL_PCH khởi tạo thêm dịch vụ SET
tạo RESERVE
Tối ưu CS, tham số sẽ thực hiện chuyển UE từ PCH sang DCH UCOR
dịch D_SWITC
việc (P2D). Khi thiết lập giá trị này bằng 1, yêu cầu các tham số 1 RMAL
vụ H_0_BIT2
thiết sau phải cấu hình đồng bộ theo: GOSWI
Multi 8
lập RESERVED_SWITCH_1_BIT6 = 1; TCH
RAB
thoại RESERVED_SWITCH_0_BIT14 = 1;
MultiR RESERVED_SWITCH_0_BIT2 = 1. (Ý nghĩa các tham số
AB khi này được mô tả bên dưới).
UE Lưu ý: Khi tham số này được bật bên, thì việc định kì retry
đang ở chuyển tốc độ của UE sẽ bị chặn.
chế độ Dải giá trị: 0/1.
cell/ur Khi tham số RESERVED_SWITCH_0_BIT28 = 1, tham số
Khởi
a-PCH này quyết định RNC giới hạn tốc độ của các kênh DCH hay SET
tạo
RESERVE không. UCOR
dịch
D_SWITC Nếu tham số này để là 0: RNC không giới hạn tốc độ của kết 1 RMAL
vụ
H_1_BIT6 nối data. GOSWI
Multi
Nếu tham số này để là 1: RNC sẽ thực hiện giới hạn tốc độ TCH
RAB
max của kết nối data. Khi tham số này cấu hình là 1 thì cần
cấu hình: RESERVED_SWITCH_0_BIT14 = 0.
Giá trị
Nhóm tối ưu Lệnh
Pha tham Tham số Ý nghĩa cần khai
số khai báo
báo
Dải giá trị: 0/1.
Khi tham số RESERVED_SWITCH_0_BIT28 = 1, tham số
Khởi
này xác định tốc độ tối đa của dịch vụ PS BE sau khi được SET
tạo RESERVE
chuyển từ P2D. UCOR
dịch D_SWITC
RESERVED_SWITCH_0_BIT14 = 0: Tốc độ tối đa trên 2 0 RMAL
vụ H_0_BIT1
đường UL/DL là 8 kbps. GOSWI
Multi 4
RESERVED_SWITCH_0_BIT14 = 1: Tốc độ tối đa trên 2 TCH
RAB
đường UL/DL là 0 kbps.
Giá trị tối ưu đặt là 0: Cho phép tốc độ tối đa là 8 kbps.
Dải giá trị: 0/1.
0: Khi UE khởi tạo MultiRAB, RNC gửi xuống UE bản tin
Khởi SECURITY MODE COMMAND, trong khi chờ UE phản hồi,
tạo RESERVE nếu RNC nhận được bản tin CELL UPDATE (do cell SET
dịch D_SWITC reselection, location update, chuyển trạng thái kênh...), RNC UALG
1
vụ H_0_BIT1 sẽ gửi CN bản tin SECURITY MODE COMMAND REJECT ORSVP
Multi 7 --> Dẫn đến dịch vụ MultiRAB thiết lập không thành công. ARA
RAB 1: Bật tham số này để không cho phép tình huống này xảy ra,
thay vào đó RNC sẽ thực hiện CELL UPDATE bình thường
sau đó tiếp tục thiết lập multiRAB.
Dải giá trị: 0/1.
1: Khi UE đang sử dụng PS ở CELL_FACH và đang thực
hiện thủ tục chuyển về cell PCH, trong cùng thời gian này UE
Khởi khởi tạo thêm 1 kết nối CS, RNC sẽ thiết lập thêm CS mà
tạo RESERVE không chuyển dịch vụ PS về cell PCH (F2P). SET
dịch Xử lý D_SWITC 0: 1: Khi UE đang sử dụng PS ở CELL_FACH và đang thực UCOR
hiện thủ tục chuyển về cell PCH, trong cùng thời gian này UE 1
vụ các H_0_BIT1 RMPA
Multi xung 7 khởi tạo thêm 1 kết nối CS, RNC sẽ không thiết lập kết nối RA
RAB đột CS mà ưu tiên chuyển dịch vụ PS về CELL_PCH (F2P)
báo Cấu hình tham số này bằng 1 sẽ giúp cải thiện chỉ số thiết lập
hiệu thành công của dịch vụ MuitlRAB
trong
quá Dải giá trị: 0/1.
trình Khi UE đang sử dụng PS ở cell FACH khởi tạo 1 kết nối CS,
Khởi thiết RNC gửi bản tin RADIO BEARER SETUP và chờ UE gửi lại
tạo lập RADIO BEARER SETUP COMPLETE. Tuy nhiên UE lại SET
dịch RSVDBIT gửi về bản tin CELL UPDATE (do cell reselection, location URRC
0
vụ 1_BIT21 update,.. ). Nếu cấu hình tham số này là 0 (ON): RNC sẽ thực TRLS
Multi hiện thủ tục cell update, sau đó tiếp tục thực hiện thủ tục thiết WITCH
RAB lập thoại --> Tăng tỉ lệ thành công.
Nếu cấu hình là 1 (OFF): RNC sẽ thực hiện thủ tục cell update
và dừng việc thiết lập thoại.
Dải giá trị: 0/1.
0 (OFF): RNC sẽ chứa thông tin về Physical channel
Khởi
information elements trong bản tin CELL UPDATE
tạo RESERVE SET
CONFIRM. Giúp thông báo luôn cho UE về kênh vô tuyến
dịch D_SWITC UALG
cần cấu hình lại. 1
vụ H_0_BIT2 ORSVP
1 (ON): RNC sẽ không chứa thông tin về Physical channel
Multi 1 ARA
information elements trong bản tin CELL UPDATE
RAB
CONFIRM. Khuyến nghị nên cấu hình = 1 để đảm bảo UE
luôn hiện được thủ tục cell update thành công.
Quy
định Tham số này dùng để đánh giá tỉ lệ phát lại của các gói tin báo
thời hiệu trong thủ tục BEARER SETUP and RADIO BEARER
Khởi gian RECONFIGURATION của dịch vụ MultiRAB, tham số này
tạo đồng được sử dụng trong công thức tính activation time (quy định MOD
dịch bộ PacketReT timer UE đồng bộ với mạng), được gửi xuống cho UE trong UCELL
8
vụ kênh ransRatio các bản tin RB SETUP hoặc RB RECFG. Giá trị này kéo dài RLACT
Multi báo ra làm tăng activation time, tăng khả năng UE đồng bộ thành TIME
RAB hiệu công với mạng --> Cải thiện việc thiết lập thành công
giữa MutiRAB, giảm tỉ lệ rớt cuộc gọi của kết nối ban đầu.
UE và Dải giá trị từ 1 đến 20, giá trị thực là 0.1 đến 2.
mạng
Giá trị
Nhóm tối ưu Lệnh
Pha tham Tham số Ý nghĩa cần khai
số khai báo
báo
Khi Quy
Tốc độ tối đa của kênh DCH UL khi UE đang sử dụng thoại
đã có định UlDchBeU
MultiRAB. Việc khai báo tham số này bằng tốc độ lúc khởi
kết tốc độ pper SET
tạo nhằm tránh hiện tượng tăng tốc độ PS trong quá trình sử 8
nối max LimitforA UFRC
dụng dịch vụ --> Hạn chế việc phải cấu hình lại kênh -->
Multi của mr
Giảm rớt.
RAB dịch
vụ PS
Khi
BE khi Tốc độ tối đa của kênh DCH DL khi UE đang sử dụng thoại
đã có DlDchBeU
đang ở MultiRAB. Việc khai báo tham số này bằng tốc độ lúc khởi
kết pper SET
chế độ tạo nhằm tránh hiện tượng tăng tốc độ PS trong quá trình sử 8
nối LimitforA UFRC
thoại dụng dịch vụ --> Hạn chế việc phải cấu hình lại kênh -->
Multi mr
MultiR Giảm rớt.
RAB
AB
Dải giá trị: 0/1.
Khi
DRA_CSP Tham số này quy định khi UE đang ở trên kênh tốc độ thấp, SET
đã có
S_NO_PE có thường xuyên thực hiện thủ tục retry để chuyển lên các UCOR
kết
RIOD_RE kênh tốc độ cao hay không. Việc retry nhiều sẽ làm tăng tải 1 RMAL
nối
TRY_SWI báo hiệu --> Tăng số lần chuyển trạng thái không cần thiết khi GOSWI
Multi
TCH ở MultiRAB. Giá trị này để là 1 tương đương với việc: Cấm TCH
RAB
UE thực hiện việc retry.
Khi
đã có MAP_CSP Dải giá trị: 0/1.
kết S_TTI_2M Tham số này cấu hình là 1: Không cho phép UE đang sử dụng SET
1
nối S_LIMIT_ 10ms TTI thường xuyên thực hiện thủ tục retry để chuyển UFRC
Multi SWITCH sang 2ms.
RAB Hạn
chế tối Dải giá trị: 0/1. Quyết định ON/OFF 2 chức năng dưới đây:
đa việc 1.Tốc độ hiện tại của dịch vụ PS là 0 kbps, nếu việc tăng tốc
Khi
chuyển độ sau khi UE gửi event 4A về mạng không thành công, RNC
đã có SET
trạng RESERVE sẽ không giải phóng dịch vụ PS.
kết UALG
thái, D_SWITC 2.Khi UE đang ở chế độ thoại MultiRAB, nếu kết nối thoại 1
nối ORSVP
tăng H_1_BIT7 kết thúc, trong khi kết nối data không còn nhu cầu truyền dữ
Multi ARA
tốc độ liệu (traffic buffer = 0), thì UE sẽ được chuyển về trạng thái
RAB
của cell FACH. Việc cấu hình tham số này bằng 1 sẽ giúp cải
dịch thiện CDR khi ở chế độ MultiRAB.
vụ PS
Khi
khi
đã có
đang ở RESERVE
kết
chế độ D_SWITC SET
nối
thoại H_6_BIT3 UALG
Multi 0
MultiR ORSVP
RAB Dải giá trị: 0/1.
AB ARA
1: Dịch vụ PS BE đang ở tốc độ 0 kbps được phép dựa trên
Khi
event 4A để thực hiện upswitch tốc độ.
đã có SET
RESERVE 0: Để tránh việc chuyển qua lại giữa các tốc độ cần cấu hình
kết UALG
D_SWITC tham số này bằng 0 --> Giảm được tỉ lệ rớt. 0
nối ORSVP
H_1_BIT8
Multi ARA
RAB
Khi Dải giá trị: 0/1.
đã có RESERVE Khai báo tham số bằng 1: RNC sẽ chặn việc cho phép cấu SET
kết D_SWITC hình lại kênh để chuyển lên các tốc độ cao hơn nếu như cell UCOR
1
nối H_1_BIT1 đang bị nghẽn tài nguyên công suất. Nếu khai báo bằng 0: Thì RMPA
Multi 6 vẫn cho phép cấu hình. RA
RAB
Khi Nhóm
đã có tham
SrnsRabC Thiết lập bằng All: Dịch vụ CS được ưu tiên trước nếu cả hai SET
kết số tối
nDomainT dịch vụ CS và PS sử dụng cơ chế relocation qua Iur khác nhau All USRNS
nối ưu
ype cùng một lúc. R
Multi chuyển
RAB giao
Khi thoại Nếu dịch vụ PS BE sử dụng thuật toán Directed Signaling CORR
MOD
đã có MultiR PsBeProcT Connection Re-establishment, thì khi thực hiện chuyển giao M_SR
UNRN
kết AB ype HHO cho dịch vụ MultiRAB, RNC sẽ thực hiện giải phóng NSR
C
nối qua kết nối PS, sau đó mới thực hiện thuật toán chuyển giao cho _PSBE
Giá trị
Nhóm tối ưu Lệnh
Pha tham Tham số Ý nghĩa cần khai
số khai báo
báo
Multi biên CS. _DSC
RAB RNC R

Tối ưu HHO của dịch vụ MultiRAB, khi UE sử dụng


Khi
MultiRAB và di chuyển giữa các RNC.
đã có SET
RESERVE Cấu hình = 1: Nếu thuật toán relocation của CS và PS khác
kết UALG
D_SWITC nhau, RNC sẽ giải phóng kết nối PS và sau đó thực hiện thủ 1
nối ORSVP
H_1_BIT1 tục HHO cho CS --> Giảm được tỉ lệ rớt thoại do việc HHO
Multi ARA
cho MultiRAB phải đồng bộ cho cả kênh thoại và data nên tỉ
RAB
lệ thành công thấp.
Khi DRA_PS_ Dải giá trị: 0/1.
SET
đã có STATE_T Nếu tham số này để bằng 1: Khi UE đang ở chế độ thoại
UCOR
kết RANS_W MultiRAB, nếu thoại kết thúc trong khi data vẫn đang có nhu
1 RMAL
nối HEN_CS_ cầu thì kết nối data sẽ được chuyển về trạng thái FACH. Nếu
GOSWI
Multi REL_SWI tham số này để bằng 0 thì dịch vụ data cũng sẽ bị giải phóng
TCH
RAB TCH cùng với dịch vụ thoại ở trên (trong khi vẫn đang có nhu cầu
Khi sử dụng) --> Nên cấu hình bằng 1 để giảm việc phải thiết lập
SET
đã có DRA_PS_ lại dịch vụ data từ đầu.
UCOR
kết BE_STAT Yêu cầu của tham số này hoạt động được là:
1 RMAL
nối E_TRANS DRA_PS_BE_STATE_TRANS_SWITCH = 1: Cho phép
GOSWI
Multi _SWITCH DCH R99 được phép thực hiện các thủ tục chuyển trạng thái.
TCH
RAB DRA_HSDPA_STATE_TRANS_SWITCH = 1;
Khi Giải DRA_HSUPA_STATE_TRANS_SWITCH = 1: Cho phép
DRA_HS HSDPA/HSUPA được phép thực hiện các thủ tục chuyển SET
đã có phóng
DPA_STA trạng thái. UCOR
kết dịch
TE_TRAN 1 RMAL
nối vụ
S_SWITC GOSWI
Multi
H TCH
RAB
Dải giá trị: 0/1.
Bằng 1: Khi UE đang ở chế độ thoại MultiRAB, nếu dịch vụ
Khi data đã kết thúc (UE không còn nhu cầu sử dụng) thì kết nối
PS_INAC
đã có data vẫn không bị giải phóng mà sẽ được giữ để giải phóng SET
T_NOTRE
kết cùng dịch vụ thoại --> Giảm được báo hiệu phát sinh không URRC
L_FOR_C 1
nối cần thiết. TRLS
SPS_SWI
Multi Bằng 0: Khi UE đang ở chế độ thoại MultiRAB, nếu dịch vụ WITCH
TCH
RAB data đã kết thúc (UE không còn nhu cầu sử dụng) thì kết nối
data bị giải phóng, nếu báo hiệu trong thủ tục này fail thì có
thể dẫn đến rớt thoại.
Khi
FuncSwitc
đã có Dải giá trị: 0/1. ADD
h1:
kết Bật tính năng cho phép: Dynamic Configuration of HSDPA UCELL
DYN_CQI 1
nối CQI Feedback Period (nếu chưa được load tính năng thì LICEN
_
Multi không cần bật). SE
ADJUST
RAB
PcSwitch:
Khi Các Dải giá trị: 0/1.
PC_CQI_ SET
đã có tham 1: Cho phép cấu hình chu kì báo cáo riêng cho CQI, khi UE ở
CYCLE_B UCOR
kết số chế độ thoại MultiRAB, trong đó data đường xuống được
ASE_CS_ 1 RMAL
nối giảm mang trên kênh HSDPA. Khi đó chu kì báo cáo CQI được quy
PLUS_ GOSWI
Multi nhiễu định bởi tham số
PS_SWIT TCH
RAB UL CQIFBckBaseCsCombServ.
CH
Khi Khi đó chu kì báo cáo CQI được quy định bởi tham số
đã có CQIFBckBaseCsCombServ.
CQIFBck SET
kết Dải giá trị: D0, D2, D4, D8, D10, D20, D40, D80, D160. Đơn
BaseCsCo 20 UHSDP
nối vị: ms.
mbServ CCH
Multi Giá trị mặc định 20ms.
RAB Đối với dịch vụ PS thông thường chu kì này khoảng 8ms.

14. Tham số tối ưu tính năng Enhanced Fast Domancy


14.1. Cơ sở lý thuyết
14.1.1. Tính năng Fast Dormancy
a. Mô tả chung
Là một tính năng được các nhà sản xuất đầu cuối phát triển cho các
smartphone với mục đích là để tiết kiệm PIN cho UE. Cụ thể:
 Đối với các đầu cuối không có tính năng Fast Dormancy: Khi UE đang
giữ kết nối data, nếu không có nhu cầu sử dụng dịch vụ, UE sẽ thực hiện
các thủ tục chuyển trạng thái như sau: Cell DCH  cell FACH 
Cell_PCH/URA_PCH/idle. Quá trình chuyển này tuân theo sự điều khiển
của mạng (tham số cấu hình trên RNC).
 Tuy nhiên đối với các smartphone hỗ trợ tính năng Fast Dormancy khi
không có nhu cầu truyền data:
o Đối với các đầu cuối từ R8 trở đi, UE sẽ gửi về mạng bản tin SCRI
(signalling connection release Indication) để yêu cầu giải phóng kết
nối data với mã nguyên nhân là UE Requested PS Data session end.
o Đối với các đầu cuối < R8, thì UE chỉ gửi về mạng bản tin SCRI
(signalling connection release Indication) để yêu cầu giải phóng kết
nối mà không có nguyên nhân giải phóng.
o Khi nhận được bản tin này, trong cả 2 trường hợp RNC đều thực
hiện hành động giải phóng toàn bộ kết nối data, UE chuyển về chế
độ idle mode.
b. Ảnh hưởng của tính năng Fast Dormancy
 Về phía UE có thể tiết kiệm được PIN tiêu thụ.
 Về phía mạng sẽ làm tăng tài nguyên xử lý báo hiệu của RNC.
o Nguyên nhân: Các smartphone thường xuyên thực hiện các thủ tục
heartbeat là các thủ tục trao đổi với server ứng dụng IOS, Viber,
facebook...Mỗi lần thực hiện thủ tục heartbeat là một lần
smartphone cần thiết lập lại báo hiệu RRC, RAB từ chế độ idle.
o Tổng số bản tin trao đổi giữa UE và CN khi thiết lập kết nối PS từ
idle mode là 30, trong khi đó nếu thiết lập từ cell_PCH thì chỉ cần
12 bản tin.
 Việc này sẽ làm tăng đáng kể tải xử lý báo hiệu của hệ thống. Để khắc phục
điều này các vendor 3G đã đưa ra tính năng Enhanced Fast Dormancy ở
phía RNC để điều khiển tính năng Fast Dormancy của các smartphone.
14.1.2. Tính năng Enhanced Fast Dormancy
a. Mô tả chung
Tính năng này có thể điều khiển được tính năng Fast Dormancy của UE là
do 2 nhiệm vụ chính như sau:
 Một là: Nhận dạng được các smartphone có tính năng Fast Dormancy.
o Đối với các UE từ R8 trở đi, nếu RNC nhận được từ UE bản tin
SCRI với mã nguyên nhân là UE Requested PS Data session end thì
RNC coi đây là 1 UE hỗ trợ Fast Dormancy (việc nhận dạng này là
theo chuẩn đã được quy định trong 3GPP Release 8).
o Đối với các đầu cuối < R8, thì UE chỉ gửi về mạng bản tin SCRI để
yêu cầu giải phóng kết nối mà không có nguyên nhân giải phóng.
Việc nhận dạng các loại đầu cuối này là không được chuẩn hóa.
Mỗi vendor sẽ sử dụng một thuật toán riêng. Trong đó, Huawei sử
dụng thuật toán nhận dạng theo IMEI.
 Trong quá trình thiết lập báo hiệu, sau thủ tục security, CN
gửi xuống bản tin IDENTITY REQUEST để yêu cầu nhận
dạng IMEI, UE trả về bản tin IDENTITY RESPOND và RNC
sẽ có được các thông tin về IMEI của UE trong bản tin này.
 Từ các thông tin về TAC (chủng loại, model của thiết bị) và
FAC (nhà sản xuất) trong IMEI, RNC sẽ xác định được đầu
cuối đó có hỗ trợ Fast Dormancy hay không.
 Hai là: Điều khiển các đầu cuối chuyển về trạng thái Cell/URA_PCH
khi không có nhu cầu truyền data.
o Sau khi đã nhận dạng được các đầu cuối hỗ trợ Fast Dormancy, nếu
RNC nhận được bản tin SCRI từ các đầu cuối này, thay vì gửi bản
tin giải phóng kết nối RRC như ban đầu, RNC gửi bản tin yêu cầu
đầu cuối chuyển về trạng thái Cell/URA_PCH.

b. Kết luận về tính năng Enhanced Fast Dormancy


Áp dụng tính năng một cách hiệu quả sẽ giúp cải thiện đáng kể tải xử lý báo
hiệu của RNC nâng cao dung lượng hệ thống.
14.2. Tham số khai báo
a. Vendor Huawei
Giá
Dải giá trị
Nhóm tham số Tham số Ý nghĩa
trị khai
báo
FAST_DORMAN Bật tính năng Enhance Fast Domancy
Process switch ON/OFF ON
CY_SWITCH trên RNC
Khi không có nhu cầu truyền dữ liệu,
UE gửi về mạng bản tin SCRI với
nguyên nhân là UE Requested PS Data
session end, sau khi gửi bản tin này UE
T323 T323 0-120s 120
start timer T323, trong suốt khoảng
thời gian cấu hình bởi tham số này UE
sẽ không gửi bất cứ một bản tin SCRI
nào về mạng nữa.
Giá
Dải giá trị
Nhóm tham số Tham số khai Ý nghĩa
trị
báo
ON: Tính năng EFD chỉ áp dụng cho
các User có TAC trùng với danh sách
FD_TAC_MATC
Process switch
H_SWITCH
ON/OFF OFF TAC đã được thiết lập trước trên RNC.
OFF: Tính năng EFD có thể áp dụng
cho tất cả các User.
Khi switch này ON: Nếu RNC nhận
được SCRI từ UE với nguyên nhân là
UE Requested PS Data session end,
RNC sẽ kích hoạt việc chuyển đổi
RNC_FD_SCRI_F trạng thái của UE. Nếu không có
PROCESSSWITCH
2
ORCE_REL_SWI ON/OFF ON trường thông tin UE Requested PS
TCH Data session end RNC sẽ giải phóng
kết nối và UE sẽ về idle.
Nếu switch này để OFF: Sau khi nhận
được bản tin SCRI từ UE, RNC sẽ thực
hiện chuyển trạng thái của của UE.
Khi tham số này ON: RNC sẽ chủ
RNC_PS_QUERY
Process Control động gửi bản tin IDENTITY
_UE_IMEI_SWIT ON/OFF OFF
Switch 2
CH REQUEST xuống UE để có thông tin
về IMEI  TAC của UE.
Fast_Dorm Không Chức năng của TAC dùng để chỉ ra các
TAC_FUNC TAC_FUNC
ancy khai UE hỗ trợ tính năng Fast dormancy
0~999999 Không Nhập vào các trường thông tin của
TAC TAC
99 khai TAC hỗ trợ EFD
Không Khai báo từng UE có hỗ trợ tính năng
FastDormancy FastDormancy ON, OFF
khai FastDormancy hay không.
Khi triển khai tính năng EFD, các User
sẽ thường xuyên thực hiện chuyển
trạng thái từ DCH  FACH, FACH 
cell_PCH. Thủ tục cell update được
kích hoạt bởi lựa chọn lại cell (khi UE
ở cell_PCH, FACH) sẽ nhiều hơn.
Trong quá trình thiết lập cuộc gọi
AMR, nếu UE gửi về RNC bản tin cell
update với nguyên nhân là cell
Reserved parameter RSVDBIT1_BIT2
1 1
0/1 OFF reselection.
Nếu tham số này cấu hình là OFF: Cho
phép hệ thống sẽ ưu tiên xử lý bản tin
cell update trước và dừng việc thiết lập
thoại AMR.
Nếu tham số này để là ON: Hệ thống
sẽ ưu tiên xử lý bản tin cell update
trước sau đó tiếp tục thiết lập cuộc gọi
AMR sau khi thủ tục cell update đã
hoàn thành.
Giá trị OFF nghĩa là: Cho phép việc
chuyển đổi trạng thái trực tiếp từ
Reserved parameter RSVDBIT1_BIT2
1 0
0/1 OFF cell_PCH/Ura_PCH sang cell_DCH
được kích hoạt khi kênh FACH bị
nghẽn.
Giá
Dải giá trị
Nhóm tham số Tham số khai Ý nghĩa
trị
báo
Disabling the state transition from
CELL_DCH to CELL_PCH triggered
by UEs.
Reserved parameter RSVDBIT1_BIT2 Giá trị OFF nghĩa là: Tắt việc chuyển
0/1 OFF
1 9 trạng thái trực tiếp từ cell_DCH về
cell_PCH. Lí do một số đầu cuối bị
hiện tượng không gọi được khi ON
tham số này.
Tham số này quy định thời gian tối đa
FAST các UE hỗ trợ EFD có thể ở trạng thái
PS User Inactive DORMANCY cell_PCH. Trong khoảng thời gian cấu
0~64800s 1800
Detecting Timer USER T1 in hình bởi tham số này nếu UE không có
CELL_PCH nhu cầu trao đổi data với mạng  UE
sẽ chuyển từ cell_PCH về Idle.
Tham số này quy định thời gian tối đa
FAST các UE hỗ trợ EFD có thể ở trạng thái
PS User Inactive DORMANCY cell_DCH. Trong khoảng thời gian cấu
0~64800s 5
Detecting Timer USER T1 in hình bởi tham số này nếu UE không có
CELL_DCH nhu cầu trao đổi data với mạng  UE
sẽ chuyển từ cell_DCH về cell FACH.
Tham số này quy định thời gian tối đa
các UE hỗ trợ EFD có thể ở trạng thái
FAST cell_FACH. Trong khoảng thời gian
PS User Inactive DORMANCY
Detecting Timer USER T1 in
0~64800s 5 cấu hình bởi tham số này nếu UE
CELL_FACH không có nhu cầu trao đổi data với
mạng  UE sẽ chuyển từ cell_FACH
về cell_PCH.
Khi traffic buffer trong bộ đệm của UE
> ngưỡng cấu hình bởi tham số này thì
FastDormancyF2D FastDormancyF2D D16-
HTvmThd HTvmThd D768k
D1024 event 4A thông báo UE thỏa mãn điều
kiện chuyển từ cell FACH về cell DCH
sẽ được kích hoạt.
Do khi triển khai EFD, số lần chuyển
qua lại giữa cell DCH – cell FACH –
Wait RB
cell PCH sẽ xẩy ra thường xuyên hơn.
Transport reconfiguration 0-15000 11000
response timer Việc cấu hình kéo dài timer này cho
phép tăng khả năng chuyển trạng thái
thành công, giảm PS CDR
Do khi khi triển khai EFD, số lần
chuyển qua lại giữa cell DCH – Cell
RL restoration FACH – cell PCH sẽ xẩy ra thường
Transport 0-15000 15000
timer xuyên hơn. Việc cấu hình kéo dài timer
này cho phép tăng khả năng chuyển
trạng thái thành công, giảm PS CDR
Transport Factor table index 1-100 10 Sau khi bật tính năng EFD, rất nhiều
for Iu-PS User sẽ ở trạng thái
Transport Remark 10
QoS cell_PCH/Ura_PCH, việc này sẽ gây
UMTS R99 PS
tốn băng thông xử lý trên giao diện Iu
conversational
Transport
service downlink
0-100 10 PS. Để khắc phục cần điều chỉnh lại hệ
factor số hoạt động của các dịch vụ trên giao
UMTS R99 PS diện IU PS. Giá trị khuyến nghị của
Transport 0-100 10 Huawei là 10%. Chú ý: Sau lệnh ADD
conversational
Giá
Dải giá trị
Nhóm tham số Tham số khai Ý nghĩa
trị
báo
service uplink TRMFACTOR cần thực hiện thêm
factor lệnh:
UMTS R99 PS MOD ADJMAP: ANI=xyz ,
Transport streaming service 0-100 10 ITFT=IUPS, FTI= abc;
downlink factor
UMTS R99 PS
Transport streaming service 0-100 10
uplink factor
UMTS R99 PS
Transport interactive service 0-100 10
downlink factor
UMTS R99 PS
Transport interactive service 0-100 10
uplink factor
UMTS R99 PS
background
Transport 0-100 10
service downlink
factor
UMTS R99 PS
background
Transport 0-100 10
service uplink
factor
UMTS HSDPA
Transport signal downlink 0-100 10
factor
UMTS HSDPA
Transport IMS signal 0-100 10
downlink factor
UMTS HSDPA
Transport voice service 0-100 10
downlink factor
UMTS HSDPA
conversational
Transport 0-100 10
service downlink
factor
UMTS HSDPA
Transport streaming service 0-100 10
downlink factor
UMTS HSDPA
Transport interactive service 0-100 10
downlink factor
UMTS HSDPA
background
Transport 0-100 10
service downlink
factor
UMTS HSUPA
Transport signal uplink 0-100 10
factor
UMTS HSUPA
Transport IMS signal uplink 0-100 10
factor
UMTS HSUPA
Transport voice service 0-100 10
uplink factor
UMTS HSUPA
Transport conversational 0-100 10
service uplink
Giá
Dải giá trị
Nhóm tham số Tham số khai Ý nghĩa
trị
báo
factor
UMTS HSUPA
Transport streaming service 0-100 10
uplink factor
UMTS HSUPA
Transport interactive service 0-100 10
uplink factor
UMTS HSUPA
background
Transport 0-100 10
service uplink
factor
b. Vendor Ericsson
Tham số Giải giá trị Giá trị hiện tại Giá trị khai báo
FastDormancyHandling Actived/deactived Deactived Activated
Tham số này
Đối với với đ
chuyển từ trạ
cầu giải phón
RELEASE/SWITCH_
fastDormancyMethod RELEASE RELEASE DCH về IDL
TO_URA
với các đầu c
giải phóng th
SWITCH_TO
là RELEASE
Không cho p
RabHandling::state128_128Supported FALSE/TRUE FALSE TRUE
số User. Giá
Timer này có
Về phía mạn
t323 0-120 0 120 active và hoạ
Phía UE: Tim
ngắn, UE sẽ
Tăng thời gia
fachReconfTime 0-30 0 15
ura-PCH, giả
Bắt đầu đếm
tRrcChSwitch1 1 to 30 15 15 dừng lại khi
COMPLETE
Bắt đầu đếm
RECONFIG
tRrcChSwitch3 1 to 30 5 10 khi RNC nhậ
COMPLETE
timer giúp gi
Bắt đầu đếm
tRrcEst1 1 to 30 3 5 khi RNC nhậ
dài timer, tăn
Khi UE đang
inactivityTimer 1..1440 10 5 thời gian cấu
10s xuống 5s

15. Tham số giám sát ngưỡng cảnh báo VSWR


Khai báo
Khai báo ngưỡng đẩy ra ngưỡng block
Vendor 3G loại tủ Ghi chú
cảnh báo VSWR (major) cell do VSWR
cao (critical)
ZTE Phân tán 1.5 2 Giá trị đẩy ra cảnh báo VSWR
ZTE Tập trung 1.5 2 nhỏ nhất cho phép khai báo là
Huawei Phân tán 1.5 2 1.5, giá trị tối đa cho phép khai
Khai báo
Khai báo ngưỡng đẩy ra ngưỡng block
Vendor 3G loại tủ Ghi chú
cảnh báo VSWR (major) cell do VSWR
cao (critical)
Huawei Tập trung 1.5 2 báo là 3.5.
NSN Phân tán 1.5 2
NSN Tập trung 1.5 2
+) Giá trị đẩy ra cảnh báo
VSWR nhỏ nhất cho phép khai
báo là 1.5, giá trị tối đa cho phép
1.5. khai báo là 3.5.
Phân tán
(Tham số khai báo: +) Ericsson chỉ hỗ trợ khai báo
(nhánh
antennaSupervisionThreshold ngưỡng cảnh báo, không hỗ trợ
TX/RX)
= 100) khai báo ngưỡng block card.
+) Chỉ có tủ phân tán hỗ trợ
giám sát VSWR trên nhánh
Ericsson TX/RX.
Không hỗ trợ giám sát VSWR.
Thay thế bằng việc giám sát Nguyên lí của việc giám sát DC
DC resistance với ngưỡng resistance như sau:
Phân tán R > Rthreshold = 0.45 Ohm thì +) Card RU cấp một điện thế V
(nhánh đẩy ra cảnh báo. giữa 2 lớp đồng dẫn điện của
RX) Giá trị khai báo: feeder và đo kiểm dòng điện
antennaSupervisionThreshold trong 2 lớp đồng này. Từ đó tính
= 98 (tương đương với R- toán ra giá trị điện trở R giữa 2
threshold = 0.45 Ohm). lớp đồng (R= V/I)  thực hiện
so sánh điện trở này với ngưỡng
Tủ tập trung không hỗ trợ khai báo giám sát (Rthreshold =
giám sát VSWR. Thay thế 0.45 Ohm), nếu lớn hơn thì đẩy
bằng việc giám sát DC ra cảnh báo.
resistance với ngưỡng: Việc giám sát DC resistance
R > Rthreshold = 0.45 Ohm thì đảm bảo việc phát hiện ra lỗi từ
Ericsson Tập trung
đẩy ra cảnh báo. RU đến antenna như: lỗi đấu nối
Giá trị khai báo: hệ thống anten, lỗi connector,
antennaSupervisionThreshold gẫy dập feeder.
= 98 (tương đương với R- +) Giải thích việc lựa chọn
threshold = 0.45 Ohm) ngưỡng cảnh báo là 0.45 Ohm
tham khảo mục (7.1).
Giải thích việc lựa chọn ngưỡng cảnh báo Rthreshold = 0.45 Ohm
a. Đo kiểm tìm mối quan hệ giữa điện trở R (DC resistance) thống kê được
trên hệ thống và VSWR tại trạm.
Hiện tại: Tài liệu Ericsson không giải thích giá trị điện trở R giám sát được
tương đương với VSWR bằng bao nhiêu, (return loss) RL bằng bao nhiêu. Thực
hiện đo kiểm trực tiếp tại 32 cell để tìm mối quan hệ giữa R và VSWR kết quả:
Hình 1: Mối quan hệ giữa R và VSWR
STT DC-resistance thống kê trên hệ thống VSWR đo được
1 0.00 1.08
2 0.00 1.07
3 0.00 1.07
4 0.00 1.06
5 0.00 1.07
6 0.00 1.05
7 0.00 1.2
8 0.00 1.18
9 0.00 1.19
10 0.01 1.08
11 0.02 1.08
12 0.02 1.08
13 0.03 1.07
14 0.10 1.08
15 0.10 1.06
16 0.11 1.07
17 0.11 1.07
18 0.11 1.09
19 0.13 1.05
20 0.14 1.08
21 0.24 1.16
22 0.24 1.07
23 0.26 1.17
24 0.26 1.06
25 0.26 1.12
26 0.28 1.09
27 0.34 1.27
28 0.46 1.56
29 0.56 1.47
30 0.62 1.8
31 0.88 3.17
32 2.13 1.54
Bảng 2: Bảng kết quả đo chi tiết mối quan hệ giữa R và VSWR
 Như vậy, với giá trị điện trở R từ 0.46 Ohm trở lên thì VSWR đo được tại
trạm bắt đầu tồi hơn ngưỡng target 1.3.
b. Giải giá trị cho phép cấu hình của điện trở giám sát Rthreshold
Ngưỡng giám sát được tính như sau:
Rthreshold = (101-antennaSupervisionThreshold)*0.15 ohm.
Trong đó: AntennaSupervisionThreshold chạy từ 0 đến 100. Với các giá trị khác
nhau của antennaSupervisionThreshold, giá trị của Rthreshold như sau:
AntennaSupervisionThreshold) Rthreshold (Ohm)
100 0.15
99 0.3
98 0.45
97 0.6
96 0.75
95 0.9
90 1.65
85 2.4
80 3.15
75 3.9
70 4.65
65 5.4
60 6.15
55 6.9
50 7.65
45 8.4
40 9.15
35 9.9
30 10.65
25 11.4
Từ 2 yếu tố:
 Khi đo kiểm 27 mẫu với R < 0.3 thì đều cho giá trị VSWR < 1.3, trong
khi R >0.45 thì lại cho kết quả VSWR > 1.3.
 Bước giãn cách của điện trở Rthreshold là 0.15 Ohm.
 Nên dẫn đến việc chọn ngưỡng Rthreshold là 0.45 Ohm để giám sát

16. Bộ tham số Qos cho truyền dẫn Iub của NodeB


a. Vendor Huawei
Nhóm Theo Quyết
Tham số Giá trị Ghi chú Lệnh
tham số định/Guideline/Kế hoạch
SET
HD.02.ML.68 và QĐ
QoS PRIRULE DSCP DIFPR
1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
I
SET
HD.02.ML.68 và QĐ
QoS SIGPRI 48 DIFPR
1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
I
version V9R14 thông số này SET
HD.02.ML.68 và QĐ
QoS OMPRI 30 tách thành OMHPRI và DIFPR
1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
OMLPRI I
SET
HD.02.ML.68 và QĐ
QoS PTPPRI 48 DIFPR
1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
I
ADD
HD.02.ML.68 và QĐ
QoS DSCP 46 IPPAT
1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
H
Với NodeB không đấu nối ADD
HD.02.ML.68 và QĐ
QoS RXBW 100000 SR thì lấy bằng băng thông IPPAT
1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
truyền dẫn cấp H
Với NodeB không đấu nối ADD
HD.02.ML.68 và QĐ
QoS TXBW 100000 SR thì lấy bằng băng thông IPPAT
1970/QĐ-VTQĐ-VTNet
truyền dẫn cấp H
QoS VLANMODE SINGLE Chỉ áp dụng cho Nodeb FE ADD
Nhóm Theo Quyết
Tham số Giá trị Ghi chú Lệnh
tham số định/Guideline/Kế hoạch
VLAN SDH VLAN
MAP
ADD
Chỉ áp dụng cho Nodeb FE
QoS INSTAG ENABLE VLAN
SDH
MAP
Theo giá
ADD
trị truyền Chỉ áp dụng cho Nodeb FE
QoS VLANID VLAN
dẫn quy SDH
MAP
hoạch
Maximum SET
Transmi
Transmission 1500 ETHP
ssion
Unit(byte) ORT
SET
Transmi
Speed 100M ETHP
ssion
ORT
SET
Transmi Full
Duplex ETHP
ssion Duplex
ORT
Transmi ADD
DSTIP 0.0.0.0
ssion IPRT
Transmi ADD
DSTMASK 0.0.0.0
ssion IPRT
Transmi Chạy trên RNC đối với trạm ACT
ISQOSPATH YES
ssion sử dụng luồng FE IPPM
Transmi Chạy trên RNC đối với trạm ACT
PHB EF-1
ssion sử dụng luồng FE IPPM
Transmi Chạy trên RNC đối với trạm ACT
PMPRD 100
ssion sử dụng luồng FE IPPM
Transmi LOSTPKTDE Chạy trên RNC đối với trạm ACT
ON
ssion TECTSW sử dụng luồng FE IPPM
b. Vendor Ericsson
Theo Quyết
MO Class Tham số Giá trị Ghi chú định/Guideline/Kế
hoạch
Tất cả các QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-
IP dscp 30 loại tủ VTNet
IpAccessH Tất cả các QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-
ostEt ntpDscp 48 loại tủ VTNet
NodeBFun Tất cả các QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-
ction nbapDscp 48 loại tủ VTNet
1111111111111111
QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-
IubDataStr schHsFlowC (ON ON ON ON ON ON ON ON ON ON Tất cả các
VTNet
eams ontrolOnOff ON ON ON ON ON ON) loại tủ
GigaBitEt autoNegotiat
hernet ion FALSE Tủ 6601
GigaBitEt configuredS
hernet peedDuplex 4 (ETH_100_MB_FULL) Tủ 6601
operatingMode Struct{2}
EthernetS >>> 1.autoNegotiation = false Tủ
witchPort= operatingMo >>> 2.configuredSpeedDuplex = 4 3206/341
6 de (ETH_100_MB_FULL) 8
c. Vendor NSN

i tham số Tham số Cấu hình Ghi chú Theo Quyết định/Gu

nsmission
B_ETHLK) speedAndDuplex 100MBIT_FULL
i tham số Tham số Cấu hình Ghi chú Theo Quyết định/Gu

QoS assuredForwardingClass1 20 QĐ 1970/Q Đ-VTQĐ-VTN


QoS assuredForwardingClass2 30 QĐ 1970/Q Đ-VTQĐ-VTN
QoS assuredForwardingClass3 40 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNe
QoS assuredForwardingClass4 50 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNe
QoS bestEffort 10 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNe
dscpList 30 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNe
pHB assuredForwardingClass3 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNe
S_DCN
trafficType DCN QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNe
vlanPrio 3 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNe
dscpList 48 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNe
pHB expeditedForwarding QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNe
S_NBAP
trafficType NBAP QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNe
vlanPrio 5 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNe
dscpList 34 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNe
pHB assuredForwardingClass4 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNe
oS_BFD
trafficType BFD QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNe
vlanPrio 4 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNe
dscpList 48 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNe
pHB expeditedForwarding QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNe
oS_TOP
trafficType TOP QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNe
vlanPrio 5 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNe
dscpList 46 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNe
pHB expeditedForwarding QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNe
oS_SG1
trafficType SG1 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNe
vlanPrio 5 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNe
dscpList 34,36 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNe
pHB assuredForwardingClass4 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNe
oS_SG2
trafficType SG2 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNe
vlanPrio 4 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNe
dscpList 28,30 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNe
pHB assuredForwardingClass3 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNe
oS_SG3
trafficType SG3 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNe
vlanPrio 3 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNe
dscpList 18,20 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNe
pHB assuredForwardingClass2 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNe
oS_SG4
trafficType SG4 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNe
vlanPrio 2 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNe
dscpList 10 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNe
pHB assuredForwardingClass1 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNe
oS_SG5
trafficType SG5 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNe
vlanPrio 1 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNe
dscpList 0 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNe
pHB bestEffort QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNe
oS_SG6
trafficType SG6 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNe
vlanPrio 0 QĐ 1970/QĐ-VTQĐ-VTNe
i tham số Tham số Cấu hình Ghi chú Theo Quyết định/Gu

vlanId Theo giá trị truyền dẫn quy hoạch Chỉ áp dụng cho
S_SDH
qosEnabled TRUE Nodeb FE SDH

d. Vendor ZTE
eter Sheet Tham số Giá trị Ghi chú Theo quy định
Layer Port Operating Mode 2
nnel DSCP 30 QĐ 1970/QĐ-V
Used Qos Mapping Parameter 0 Giá trị mặc định
ping Qos Mapping No. 0 Giá trị mặc định
ping Enable Slave Flag or not N/A Giá trị mặc định
ping DSCP Value Associated to 2G CS Service 255 Cấu hình khi sử dụng cho 2G Giá trị mặc định
ping DSCP Value Associated to 2G PS Service 255 Cấu hình khi sử dụng cho 2G Giá trị mặc định
DSCP Value Associated to Iub common Transport Channel
48 QĐ 1970/QĐ-V
ping Service
ping DSCP Value Associated to RRC Connection Service 48 QĐ 1970/QĐ-V
ping DSCP Value Associated to R99 Conversational Service 46 QĐ 1970/QĐ-V
ping DSCP Value Associated to R99 Streaming Service 28 QĐ 1970/QĐ-V
ping DSCP Value Associated to R99 Interactive Service 20 QĐ 1970/QĐ-V
ping DSCP Value Associated to R99 Background Service 0 QĐ 1970/QĐ-V
ping DSCP Value Associated to HSPA Conversational Service 46 QĐ 1970/QĐ-V
ping DSCP Value Associated to HSPA Streaming Service 28 QĐ 1970/QĐ-V
ping DSCP Value Associated to HSPA Interactive Service 20 QĐ 1970/QĐ-V
ping DSCP Value Associated to HSPA Background Service 0 QĐ 1970/QĐ-V
DSCP 48 QĐ 1970/QĐ-V
DSCP 46 Giá trị mặc định
nction HSDPA SPI 0 10 Giá trị mặc định
nction HSDPA SPI 1 12 Giá trị mặc định
nction HSDPA SPI 2 14 Giá trị mặc định
nction HSDPA SPI 3 17 Giá trị mặc định
nction HSDPA SPI 4 21 Giá trị mặc định
nction HSDPA SPI 5 25 Giá trị mặc định
nction HSDPA SPI 6 30 Giá trị mặc định
nction HSDPA SPI 7 36 Giá trị mặc định
nction HSDPA SPI 8 43 Giá trị mặc định
nction HSDPA SPI 9 52 Giá trị mặc định
nction HSDPA SPI 10 62 Giá trị mặc định
nction HSDPA SPI 11 74 Giá trị mặc định
nction HSDPA SPI 12 89 Giá trị mặc định
nction HSDPA SPI 13 107 Giá trị mặc định
nction HSDPA SPI 14 128 Giá trị mặc định
nction HSDPA SPI 15 154 Giá trị mặc định
nction HSUPA SPI 0 1 Giá trị mặc định
nction HSUPA SPI 1 2 Giá trị mặc định
nction HSUPA SPI 2 3 Giá trị mặc định
nction HSUPA SPI 3 4 Giá trị mặc định
nction HSUPA SPI 4 5 Giá trị mặc định
nction HSUPA SPI 5 6 Giá trị mặc định
nction HSUPA SPI 6 7 Giá trị mặc định
nction HSUPA SPI 7 8 Giá trị mặc định
nction HSUPA SPI 8 9 Giá trị mặc định
nction HSUPA SPI 9 10 Giá trị mặc định
nction HSUPA SPI 10 11 Giá trị mặc định
eter Sheet Tham số Giá trị Ghi chú Theo quy định
nction HSUPA SPI 11 12 Giá trị mặc định
nction HSUPA SPI 12 13 Giá trị mặc định
nction HSUPA SPI 13 14 Giá trị mặc định
nction HSUPA SPI 14 15 Giá trị mặc định
nction HSUPA SPI 15 16 Giá trị mặc định

VIII.Hướng dẫn tối ưu KPI 2G


Hướng dẫn tối ưu KPI 2G Alcatel.
12.1 Hướng dẫn tối ưu KPI CSSR (Call setup success rate).
Công thức: CSSR= (1- SDR/100)* RTCH_assign_sucess_rate.
 SDR = SDCCH_drop/SDCCH_assign_success.
 RTCH_assign_sucess_rate =
RTCH_assign_success/RTCH_assign_request.

Chú ý: Các indicator trên có thể lấy trực tiếp từ hệ thống RNO theo mức
Cell, trạm, tỉnh.
Từ công thức ta thấy để nâng cao CSSR thì phải giảm các Indicator sau:
o SDCCH_drop.
o RTCH_assign_fail_radio.
o RTCH_assign_cong.
o RTCH_assign_prep_fail_bss.
o RTCH_assign_fail_bss.
12.2 Tối ưu SDR (SDCCH_drop rate).

Bước 1: Kiểm tra thời gian chiếm giữ kênh SDCCH trung bình trên từng
TRX bằng cách kiểm tra indicator: SDCCH_duration_avg (lấy theo giờ),
nếu thấy ≥ 3.5 s thì thực hiện reset TRX tương ứng. Theo dõi trong 2h nếu
không cải thiện thì chuyển sang bước kếtiếp.
Bước 2: Kiểm tra bằng cách show trên map xem cell có thuộc biên vùng
định vị (biên LAC) hay không?
 Nếu cell thuộc biên vùng định vị thì phải kiểm tra tilt của antenna. Điều
chỉnh tilt và azimuth của antenna sao cho cell phục vụ đúng khu vực có
mật độ thuê bao cao nhất. Theo dõi trong 2h nếu không cải thiện thì
chuyển sang bước kế tiếp. Quy hoạch lại biên LAC nếu chưa hợp lý
(vd: Biên LAC cắt qua KCN, khu dân cư, đường lớn...).
Bước 3: Tăng hoặc giảm tham số: CELL_RESELECT_HYSTERESIS
sao cho quá trình location update nằm ngoài khu vực có mật độ thuê bao
cao. Theo dõi trong 2h nếu không cải thiện thì chuyển sang bước kế tiếp.
Bước 4: Thực hiện kiểm tra nhà trạm, Lock cell có SDCCH _drop cao,
Kiểm tra các connector, kiểm tra các card, rút ra rồi ấn lại cho thật chắc
chắn sau đó Unlock cell. Theo dõi trong 2h nếu không cải thiện thì chuyển
sang bước kế tiếp.
Bước 5: Tối ưu on-site để tìm rõ nguyên nhân và cách xử lý.
12.3 Tối ưu TCH_assign_success rate.
RTCH_assign_unsuccess = RTCH_assign_fail_radio + RTCH_assign_cong+
RTCH_assign_prep_fail_bss+ RTCH_assign_fail_bss.
a. Thực hiện tối ưu chỉ số RTCH_assign_fail_radio.
Bước 1: Kiểm tra Indicator: RTCH_assign_efficiency_rate mức TRX
Reset TRX đó khi chỉ số này thấp (< 90%). Theo dõi trong 2h nếu không
cải thiện thì chuyển sang bước kế tiếp.
Bước 2: Kiểm tra nhà trạm, khắc phục các sai sót liên quan đến quá trình
lắp đặt như: swap feeder, VSWR, connector, combiner và dây CSO3.
Theo dõi trong 2h nếu không cải thiện thì chuyển sang bước kế tiếp.
Bước 3: Kiểm tra tần số, nếu thấy có những bất hợp lý trong kế hoạch tần
số thì yêu cầu đổi sang tần số khác. Theo dõi trong 2h nếu không cải thiện
thì chuyển sang bước kế tiếp.
Bước 4: Thay TRX (dựa trên kinh nghiệm thực tế, không cần reset Trx)
b. Giảm RTCH_assign_cong.
Bước 1: Phối hợp với NOC kiểm tra card bị LOCK không? RSL fail
không? Khắc phục ngay các lỗi này.
Bước 2: Kiểm tra dữ liệu thống kê những ngày trước đó (4 ngày) nếu đều
có RTCH_assign_cong mà không có card bị lock cũng như RSL fail thì
yêu cầu nâng cấp.
Bước 3: Những trường hợp RTCH_assign_cong bất thường (sự kiện) yêu
cầu khai HR.
Bước 4:Báo cáo lên PTKTU KV3 thực hiện tối ưu share tải sang các cell
xung quanh.
c. Giảm RTCH_assign_prep_fail_bss và RTCH_assign_fail_bss.
Những lỗi này ít xuất hiện, khi xuất hiện thường nghiêm trọng vì thế phải
xử lý nhanh và rứt điểm.
Bước 1: Kiểm tra xem có xuất hiện trên diện rộng không (trên nhiều
cell)? báo ngay với người có liên quan để xử lý.
Bước 2: Kiểm tra cell có nhận sai cấu hình không? Sửa lại cấu hình cho
đúng, và thực hiện reset lại cell.
Bước 3: Kiểm tra RTCH_assign_efficiency_rate của từng TRX xem có
TRX nào bất thường không, Reset TRX tương ứng. Theo dõi trong 2h nếu
không cải thiện thì chuyển sang bước kế tiếp.
Bước 4: Thay TRX.
12.4 Hướng dẫn tối ưu KPI CDR (Call Drop Rate).
Công thức: CDR = Call_drop / RTCH_success_end
 Call_drop = Call_drop_radio+Call_drop_HO + Call_drop_bss +
Call_drop_preemption.
 Call_drop_bss = Call_drop_bss_int + Call_drop_bss_remote_TC.
Để giảm chỉ số CDR thì giảm các Indicator sau:
 Call_drop_radio.
 Call_drop_HO.
 Call_drop_bss.
 Call_drop_preemption.
a. Giảm Call_drop_radio.
Để giảm Call_drop_radio thì phải phân tích rất nhiều yếu tố: Vùng phục
vụ của cell, đặc thù của vùng mà cell đang phục vụ, chất lượng tín hiệu tại
khu vực cell đang phủ, sự phân bổ dân cư … Do vậy để giảm được
Call_drop_radio thì cần phải đo đạc, tính toán và đưa ra hành động đúng
đắn.
Bước 1: Kiểm tra indicator Call_drop_radio của từng TRX nếu TRX có
chỉ số đó cao thì yêu cầu Reset TRX đó. Theo dõi trong 2h nếu không cải
thiện thì chuyển sang bước kế tiếp.
Bước 2: Kiểm tra trạm, kiểm tra mọi thông số kỹ thuật của trạm có đúng
như trong hướng dẫn lắp đặt không? Chi tiết nào không đúng thì phải sửa
lại ngay.
Bước 3: Kiểm tra kế hoạch tần số của bản thân trạm, của các trạm xung
quanh, kiểm tra tần số BCCH và tần số TCH, nếu thấy không hợp lý thì
yêu cầu thay đổi.
Bước 4: Thay TRX có Call_drop_radio cao.
b. Giảm Call_drop_HO
Bước 1: Kiểm tra indicator Call_drop_ho của từng TRX. Reset TRX có
Call_drop_HO cao tương ứng.
Bước 2: Kiểm tra neighbour của cell (Kiểm tra 2 chiều). Thêm các quan
hệ cần thiết và bỏ đi các quan hệ thừa.
c. Giảm Call_drop_bss
Trong hệ thống Alcatel, một cuộc gọi bị drop_bss có thể do các nguyên
nhân sau: truyền dẫn (bao gồm viba, quang, card suma), một vài phần tử
trên BSC hoạt động không tốt như: card TCUC, card MT120. Card TRX
bị lỗi, subrack dùng để cắm card TRX bị lỗi.
Bước 1: Kiểm tra xem lỗi này có xuất hiện trên diện rộng không? có bị
nhiều trạm không? các trạm này có thuộc một tuyến Viba không? các trạm
này có thuộc cùng một tuyến quang không? Nếu các trạm này thuộc cùng
một tuyến Viba hay quang thì phải kiểm tra và sử lý truyền dẫn ở đầu của
tuyến truyền dẫn. Nếu các trạm này không có mối quan hệ về mặt truyền
dẫn thì báo ngay với P.TKTU để được giải quyết.
Bước 2: Nếu lỗi này chỉ xuất hiện ở một trạm. Phối hợp với NOC để kiểm
tra cảnh báo về SUMA, cảnh báo BER của truyền dẫn, nếu có cảnh báo về
SUMA thì thực hiện reset suma, thay thế SUMA khi thấy cảnh báo không
hết, nếu có cảnh báo BER của truyền dẫn thì thực hiện kiểm tra và chỉnh
tuyến Viba, luồng quang.
Bước 3: Kiểm tra Call_drop_bss của từng TRX, Reset TRX có
Call_drop_bss cao. Theo dõi trong 2h nếu không cải thiện thì chuyển sang
bước kế tiếp.
Bước 4: ChuyểnTRX sang khe cắm khác. Theo dõi trong 2h nếu không
cải thiện thì chuyển sang bước kế tiếp.
Bước 5: Thay thế TRX đó. Theo dõi trong 2h nếu không cải thiện thì
chuyển sang bước kế tiếp.
12.5 Hướng dẫn tối ưu KPI HOSR (Handover Outgoing success rate).
Công thức:
Ho_inc_success_rate = ho_inc_success/Ho_inc_request
 Ho_inc_success = Ho_inc_request – (Ho_inc_fail_bss+
Ho_inc_fail_radio+ Ho_inc_cong+ Ho_inc_pre_fail).
 Ho_out_2G_2G_success_rate=HO_out_2G_2G_success/Ho_out_2G_2
G_required.
 Ho_out_2G_2G_success=Ho_out_2G_2G_required–
Ho_out_2G_2G_prep_fail–Ho_out_2G_2G_ROC –
Ho_out_2G_2G_drop_bss – Ho_ out_2G_2G_drop_radio.
Muốn nâng cao chỉ số HOSR thì phải giảm các Indicator sau:
o Ho_inc_fail_bss.
o Ho_inc_fail_radio.
o Ho_inc_cong.
o Ho_inc_pre_fail.
o Ho_out_2G_2G_prep_fail.
o Ho_out_2G_2G_ROC.
o Ho_out_2G_2G_drop_bss.
o Ho_ out_2G_2G_drop_radio.

a. Xử lý nhiễu (tần số, BSIC) và khai báo NB.


b. Tối ưu Fail_bss, Fail_radio, Pre_fail, Inc_cong.
Thực hiện giống như tối ưu các KPI đã được trình bầy ở trên
c. Khai báo outercell, outer LAC
Việc khai sai, khai thiếu outercell, outer LAC giữa 2 MSC làm 2 cell
thuộc 2 MSC không thể chuyển giao được. Thực hiện khai báo theo các
bước sau:
Bước 1: Phối hợp TKTU vùng kiểm tra khai báo Outercell, outer LAC,
external cell (OMC-R).
Bước 2: Bố sung các neighbour cần thiết và bỏ đi các neighbour thừa.
Bước 3: Tối ưu chất lượng phục vụ của cell serving và neighbour bằng
cách tối ưu các Indicator như đã chỉ ra ở trên.
12.6 Hướng dẫn xử lý nghẽn kênh thoại (TCR).
Bước 1: Kiểm tra các TRX của cell nghẽn hoặc các cell xung quanh có bị
block không, nếu có thì reset hoặc xử lý lỗi để TRX/cell phục vụ trở lại.
Bước 2: Khai Half-rate (HR) hoặc tăng HR lên 80% nếu chưa khai HR
hoặc HR hiện tại < 80%.
Kiểm tra xem toàn bộ TTX đã được bật HR chưa (thường đã bật hết).
Nếu chưa bật thì bật lên hết: Modify BTS Characteristics: Chọn
TRE_DR= ALL_TRE.
HR_ENABLED=Enable, EN_AMR_HR, FR= Enable.
Đổi ngưỡng HR:
 THR_FR_LOAD_L_SV1: 20.
 THR_FR_LOAD_L_SV3: 10.
 THR_FR_LOAD_U_SV1: 30.
 THR_FR_LOAD_U_SV3: 20.
Bước 3: Nếu cell vẫn còn nghẽn, giảm số kênh phục vụ GPRS.
 MIN_PDCH = 0.
 MAX_PDCH_HIGH_LOAD=0.
Bước 4: Nếu cell vẫn còn nghẽn, tiến hành san tải qua các cell có lưu
lượng thấp xung quanh bằng tham số Handover better cell (Margin HO)
giữa các cell cùng cell type (hoặc giữa Single - Umbrella).
Dựa vào dữ liệu thống kê số lượng HO mức cell to cell để biết được
cell có thể share tải.
 Giảm ngưỡng Margin HO của quan hệ neighbour (NB) từ cell đang
nghẽn sang cell không nghẽn.
 Tăng ngưỡng Margin HO của quan hệ neighbour từ các cell xung
quanh (không nghẽn) tới các cell nghẽn để giảm HO vào cell nghẽn.
Ví dụ cell serving đang nghẽn là VTU0011, cell nhận tải là VTU0012.
 Kiểm tra NB của VTU0011.
 Chọn chiều HO Outgoing từ VTU0011-VTU0012.
 Edite  HO_MARGIN = 0.
 Giải giá trị HO_MARGIN là từ -63 đến 63, khuyến nghị không
vượt quá ±10.
Bước 5: Share tải giữa Cell 900 và 1800 bằng nguyên nhân HO số 24.
Nếu tải cell 900 cao: Giảm ngưỡng
L_RXLEV_CAPTURE_HO(0,n)5dB của quan hệ neighbour từ cell
900 xuống cell 1800 tương ứng cùng hướng sector. Lưu ý ngưỡng
L_RXLEV_CAPTURE_HO(0,n) phải nhỏ hơn ngưỡng HO Level 3,5
dB để tránh Ping Pong.
Nếu tải cell 1800 cao: Tăng ngưỡng L_RXLEV_CAPTURE_HO(0,n)
5dB của quan hệ neighbour từ cell 900 xuống cell 1800 tương ứng
cùng hướng sector.
Bước 6: Share tải cho các cell lân cận bằng GENERAL_CAPTURE.
EN_GENERAL_CAPTURE_HO: Bật tính năng này trên cell nghẽn.
Đồng bộ L_RXLEV_CAPTURE_HO(0,n) = -85 dBm (tham số mức
NB. Các quan hệ neighbour từ cell nghẽn ra các cell neighbour).
Bước 7: Bật Dirreted Retry cho cell nghẽn share tải chow cad cell lân cận.
Directed_retry= “enabled”.
L_Rxlev_Ncell_DR= “-85”(Các quan hệ neighbour từ cell nghẽn ra
các cell neighbour).
Bước 8: Giảm công suất, thực hiện giảm mỗi bước 2 dB.
BS_TX_PWR_MAX: 0-2dB.
Bước 9: Điều chỉnh vùng phủ.
12.7 Hướng dẫn xử lý nghẽn kênh báo hiệu (SCR).
Bước 1: Nếu cell bị lỗi tiến hành xử lý lỗi theo “Hướng dẫn xử lý lỗi trạm
BTS/NodeB”.
Các bước còn lại thực hiện theo “Quy trình phân cấp CR tác động hệ
thống”.
Bước 2: Nếu cell không bị lỗi thì tăng thêm 1 kênh SDCCH cho cell:
Tạo PRC gồm các cell cần khai thêm SD.
Edite Cell  Radio Channel Config  Time Slot Configuration.
Chọn TS cần chuyển từ TCH sang SD(ví dụ TS2 trên Trx2): chọn
Logical Config từ TCH thành SDC.
Bước 3: Nếu cell vẫn không hết nghẽn thì thực hiện điều chỉnh tham số
CRO và CRH.
Với cell Serving (cell nghẽn): tăng CRO: 0,3,4,..,63 (khuyến nghị
không quá 10) và Penalty Time = Inactivated; (khi Penalty Time =
Inactivated, C2=C1-CRO: Tăng CRO thì C2 sẽ giảm và hạn chế Ms
chọn cell serving đang nghẽn).
 Tạo PRC gồm các cell cần tăng CRO, Penalty Time= Inactivated.
 Edite Cell  Cell InformationCell Selection.
 Thay đổi CRO: Chọn Cell_Reselect_Offset : 3 (tức là
3x2dB=6dB).
 Thay đổi Penalty Time = Inactivated.
Tăng CRH cho các cell neighbour biên LAC với cell nghẽn SDCCH
nằm ở biên LAC, tăng từng bước 2dB nhưng không vượt quá 10 dB
(giải giá trị: từ 0 đến 14, default: 6 dB).
 Tạo PRC gồm các cell cần change CRH.
 Edite Cell  Cell InformationCell Selection.
 Change Cell_Reselect_Hysteresis: 68dB.
Bước 4: Giảm MAX_RET từ 4 về 2 hoặc 1 cho cell nghẽn: Với mục đích
giảm số lần tối đa MS phát lại bản tin truy cập hệ thống trên kênh RACH.
Tạo PRC gồm các cell cần change MAX_RETRANS.
Edite Cell  Cell InformationRACH Ctrl.
MAX_RETRANS: 4  2.
5. Hướng dẫn tối ưu KPI 2G Huawei.
Các tài liệu liên quan:
- Tài liệu kỹ thuật của Vendor.
- Hướng dẫn xử lý lỗi trạm BTS/NodeB.
- Hướng dẫn sử dụng phần mềm M2000.
- Hướng dẫn sử dụng phần mềm TEMS.
Định nghĩa và thuật ngữ:
- NOC: Network Operation Center.
- CDR: Call Drop Rate - Tỷ lệ rớt cuộc gọi.
- CSSR: Call Setup Success Rate - Tỷ lệ thiết lập cuộc gọi thành công.
- HOSR: Handover Outgoing Success Rate - Tỷ lệ chuyển giao ra thành
công.
- MRR: Measurement Report - Bản tin đo lường.
- M2000: Phần mềm vận hành và giám sát truy xuất dữ liệu của Huawei.
- MCOM: Phần mềm kiểm tra neighbor và tần số.
13.1 Tối ưu CDR
13.1.1 Khái niệm và công thức tính CDR.

Khái niệm: Tỷ lệ rớt cuộc gọi – CDR phản ánh trung bình số cuộc gọi
bị gián đoạn (rớt) bởi mạng trên 100 cuộc gọi được thiết lập thành công
trong thời gian quan sát (lấy dữ liệu), ví dụ: CDR của cell A trong ngày
hôm qua có giá trị là 0.5% được hiểu là trung bình cứ 1000 cuộc gọi
diễn ra tại cell A trong ngày hôm qua thì có 5 cuộc gọi bị gián đoạn
(rớt) do mạng (không phải do người sử dụng ngắt cuộc gọi).
Công thức:
CDR = No TCH Drop *100/( No TCH Ass Succ + No Incoming HO
Suc - No Outgoing HO Suc)

13.1.2 Hướng dẫn xử lý


Bước 1: Kiểm tra lỗi phần cứng của các cell trong danh sách cell tồi theo
CDR từ phần mềm M2000, từ NOC và tiến hành xử lý theo “Hướng dẫn xử
lý lỗi trạm BTS/NodeB”.
Bước 2: Lấy số liệu thống kê số cuộc rớt theo từng nguyên nhân của từng
cell nằm trong danh sách cell tồi CDR. Các số liệu cần lấy bao gồm:
+ CM330: Call Drops on Radio Interface in Stable State (Traffic
Channel): Tổngsố cuộc gọi bị rớt trên kênh thoại trong trạng thái ổn định.
+ CM331: Call Drops on Radio Interface in Handover State (Traffic
Channel): Tổng số cuộc gọi bị rớt trên kênh thoại trong trạng thái chuyển
giao.
+ CM332: Call Drops due to No MRs from MS for a long time
(Traffic Channel): Tổng số cuộc gọi bị rớt trên kênh thoại do không nhận
được bản tin MRR trong khoảng thời gian dài.
+ CM333: Call Drops due to Abis Teresstrial Link Failure (Traffic
Channel) : Tổng số cuộc gọi bị rớt trên kênh thoại do lỗi trên giao diện
Abis.
+ CM334:Call Drops due to Equipment Failure (Traffic Channel):
Tổng số cuộc gọi bị rớt trên kênh thoại do lỗi thiết bị.
+ CM335:Call Drops due to Forced Handover (Traffic Channel):
Tổng số cuộc gọi bị rớt trên kênh thoại do buộc phải chuyển giao.
- Từ số liệu ở trên, tiến hành xác định nguyên nhân chính dẫn tới 1 cell bị
tồi về CDR. Xác định được nguyên nhân sẽ xác định được phương án và
hành động tối ưu.
- Thứ tự các bước xác định nguyên nhân dẫn đến CDR của một cell bị tồi
và phương án khắc phục cho mỗi nguyên nhân như sau:
Cell rớt nhiều do lỗi thiết bị:
 Kiểm tra xem cell này có bị cảnh báo lỗi phần cứng hay không, nếu bị
cảnh báo lỗi phần cứng thì sẽ xử lý lỗi. Nếu không xuất cảnh báo lỗi
thì sẽ xem xét rớt do lỗi thiết bị xảy ra cả trạm hay là chỉ xảy ra 1 cell:
 Nếu rớt do lỗi thiết bị xảy ra ở tất cả các cells thuộc BSC thì
nguyên nhân có thể do bị lỗi card, phần mềm của BSC.
 Nếu rớt do lỗi thiết bị xảy ra cả trạm thì kiểm tra lại chất lượng
truyền dẫn, kiểm tra lại DIP SWITCH (DTMU, DCSU, GTMU),
kiểm tra nhiệt độ tại trạm. Nếu tất cả các yếu tố trên bình thường
thì sẽ thay thế card DTMU hoặc GTMU, bắn lại luồng, thay đổi
thiết bị truyền dẫn,.
 Nếu rớt do lỗi thiết bị xảy ra 1 cell của trạm thì kiểm tra lại đấu
nối các dây Tx, Rx, Feeder, connector, swap hoặc thay thế card
DTRU, DDPU đối với BTS3012, DRFU đối với BTS3900 và
RRU đối với DBS3900.
Cell rớt nhiều do lỗi kết nối ở giao diện Abis:
 Kiểm tra lại chất lượng truyền dẫn, kiểm tra lại DIP SWITCH
(DTMU, DCSU, GTMU), kiểm tra nhiệt độ tại trạm. Nếu tất cả các
yếu tố trên bình thường thì sẽ thay thế card DTMU đối với BTS3012
hoặc GTMU đối với BTS3900, bắn lại luồng, thay đổi thiết bị truyền
dẫn.
Cell rớt nhiều do buộc phải chuyển giao:
 Kiểm tra lại chất lượng truyền dẫn, kiểm tra lại lỗi card DTRU, DDPU
đối với BTS3012, DRFU đối với BTS3900 và RRU đối với DBS3900.
Cell rớt nhiều do không có bản đo lường MRR:
 Nguyên nhân dẫn tới rớt đột ngột thường là do cường độ tín hiệu của
kết nối giữa MS và BTS yếu đột ngột (sóng yếu or mất sóng đột ngột)
hoặc kết nối đó có chất lượng tồi đột ngột.
Cell rớt nhiều do chuyển giao thất bại:
 Trường hợp rớt cuộc gọi này có thể do vượt quá TA, sóng yếu, chất
lượng kém. Kiểm tra lại quan hệ neighbour và dùng MCOM show
nhiễu để xem cell này có bị nhiễu hay không. Ngoài ra có thể tham
khảo thêm dữ liệu handover giữa serving cell và target cell để xem
chuyển giao với cell nào bị fail nhiều đồng thời tham khảo bước 3.
Cell rớt nhiều trong trạng thái ổn định: Thực hiện bước 3.

Bước 3: Lấy số liệu thống kê số cuộc rớt theo từng nguyên nhân của từng cell
nằm trong danh sách cell tồi CDR bao gồm:
+ M3030A: Call Drops on TCH (TA): Tổng số cuộc gọi bị rớt có bản
tin MRR cuối cùng vượt quá TA.
+ M3030B: Call Drops on TCH (Uplink Received Level): Tổng số
cuộc gọi bị rớt có bản tin MRR cuối cùng bị sóng yếu đường Uplink.
+ M3030C: Call Drops on TCH (Downlink Received Level): Tổng số
cuộc gọi bị rớt có bản tin MRR cuối cùng bị sóng yếu đường Downlink.
+ M3030D: Call Drops on TCH (Uplink and Downlink Received
Level): Tổng số cuộc gọi bị rớt có bản tin MRR cuối cùng bị sóng yếu
đường Uplink và Downlink.
+ M3030H: Call Drops on TCH (Uplink Quality): Tổng số cuộc gọi
bị rớt có bản tin MRR cuối cùng có Uplink Quality tồi.
+ M3030I: Call Drops on TCH (Downlink Quality): Tổng số cuộc
gọi bị rớt có bản tin MRR cuối cùng có Downlink Quality tồi.
+ M3030J: Call Drops on TCH (Uplink and Downlink Quality):
Tổng số cuộc gọi bị rớt có bản tin MRR cuối cùng có Uplink Quality và
Downlink Quality tồi.
+ M3030K: Call Drops on TCH (Other): Tổng số cuộc gọi bị rớt có
bản tin MRR cuối cùng không nằm trong các trường hợp trên.
- Từ số liệu ở trên, tiến hành xác định nguyên nhân chính dẫn tới 1 cell bị
tồi về CDR:
Cell rớt do vượt quá TA:
 Điều chỉnh tilt tổng nếu tilt hiện tại chưa hợp lý, điều chỉnh azimuth
nếu hướng phủ chưa hợp lý.
 Kiểm tra relation xem đã khai báo đúng và đủ chưa.
 Khai báo tính năng Extended Cell để mở rộng TA từ 63 lên 219.
Cell rớt do sóng yếu đường Uplink:
 Điều chỉnh tilt tổng nếu tilt hiện tại chưa hợp lý, điều chỉnh azimuth
nếu hướng phủ chưa hợp lý.
 Kiểm tra relation xem đã khai báo đúng và đủ chưa.
 Sử dụng phân tập thu 4 đường để cải thiện mức thu đường Uplink.
Cell rớt do sóng yếu đường Downlink:
 Điều chỉnh tilt tổng nếu tilt hiện tại chưa hợp lý, điều chỉnh azimuth
nếu hướng phủ chưa hợp lý.
 Kiểm tra relation xem đã khai báo đúng và đủ chưa.
 Sử dụng PBT để cải thiện mức thu đường Downlink.
Cell rớt do nhiễu:
 Rớt do Quality tồi đường Uplink và Downlink cần kiểm tra tần số khai
báo khu vực phục vụ của cell.

Lưu ý:
 Đối với các tính năng Extended Cell, phân tập thu 4 đường, PBT cần
kiểm tra xem lưu lượng có đảm bảo hay không vì tài nguyên bị giảm
đi 1/2.
 Nếu cell rớt cao (CDR > 5 %, số drop > 5) nằm trong các nguyên nhân
trên thì vẫn có khả năng lỗi xảy ra. Để phát hiện lỗi nằm ở đâu thì tiến
hành swap card, dây nhảy, dây CPRI của cell có CDR tồi với cell có
CDR tốt cùng trạm. Tham khảo thêm S3655: Number of configured
TRXs in a cell là số TRX được cấu hình trong cell và S3656: Number
of available TRXs in a cell là số TRX khả dụng, nếu có thấy dự khác
nhau thì cell đó đang bị lỗi.
 Ngoài ra để phán đoán chính xác tình trạng rớt, lấy bản tin MRR theo
TA, RxLevel Uplink, RxLevel Downlink, RxQuality Downlink,
Uplink and Downlink Balanced (Path Balance) vẽ biểu đồ phân bố (dữ
liệu lấy theo giờ rớt để tăng độ chính xác), kết hợp với driving test để
xử lý các cell có CDR kém theo “Hướng dẫn sử dụng phần mềm
TEMS”. Xem các ví dụ sau:

Ví dụ 1:
· Phân tích: Từ MRR có thể thấy mức thu đường xuống (Full Rate
Downlink RxLevell (%)) tốt nhưng chất lượng đường xuống rất tồi
(Full Rate Downlink Quality (%)) rất tồi, như vậy có thể đoán rằng
nguyên nhân rớt của cell này là do nhiễu đường xuống.

· Xử lý: Kiểm tra lại tần số của cell này, nếu nhiễu thì đổi tần số. Nếu
không nhiễu phải kiểm tra lại tilt, azimuth của trạm này có đúng thiết
kế không, kiểm tra lại khu vực này có cell nào bị nhầm feeder dẫn đến
gây nhiễu cho cell này không.

Ví dụ 2:

· Phân tích: Từ MRR có thể thấy mức thu đường lên (Full Rate Uplink
RxLevel (%)) rất yếu (35% số mẫu có mức thu nhỏ hơn -95dBm, tuy
nhiên mức phân bố TA của cell này rất nhỏ (chủ yếu TA < 2).
· Xử lý: Cần kiểm tra lại hướng phủ, tilt của cell này và vẫn không loại
trừ cell bị lỗi.

Ví dụ 3:

· Phân tích: Từ MRR có thể thấy mức thu đường lên (Full Rate Uplink
Rxlevel (%)) rất yếu (30% số mẫu có mức thu nhỏ hơn -95dBm, tuy
nhiên mức phân bố TA của cell này rất xa.

· Xử lý: Cell này phủ xa, xem xét lại hướng phủ.

Ví dụ 4: Trường hợp thiếu neighbor và nhiễu.

· Phân tích: Đoạn đường từ KTM1621 đến KTM0863 có 1 bờ dốc chắn


nên cuộc gọi cần phải chuyển sang cell KTM1203. Do thiếu neighbor
với KTM0863 nên MS từ KTM1203 handover qua cell KTM1211, cell
này trùng BCCH với KTM0603 bị nhiễu nên gây rớt.
· Xử lý: Thêm neighbor cho KTM0863 KTM1203, đổi tần số KTM0863
từ 58 thành 59. Sau khi đo lại tuyến đường trên nhiều lần, không còn
hiện tượng rớt cuộc gọi nữa.

Ví dụ 5: Trường hợp vùng phủ chưa hợp lý.

· Phân tích: Đoạn đường này không có cell phục vụ chính, hướng cell
của KTM1432 chưa đúng nên mức thu tại ngã rẽ yếu, dẫn đến rớt cuộc
gọi.
· Xử lý: Điều chỉnh azimuth từ 180 về 210. Sau khi đo lại tuyến đường
trên mức thu cải thiện và hết rớt cuộc gọi.

Ví dụ 6: Trường hợp rớt do sóng yếu.

· Phân tích: Đoạn đường đèo đồi núi che chắn, sóng yếu gây rớt cuộc
gọi.
· Xử lý: Đấu PBT cho 2 cell KTM0252 và KTM1392. Sau khi đo lại
tuyến đường trên mức thu cải thiện và hết rớt cuộc gọi.

Ví dụ 7: Trường hợp rớt do overshooting.


· Phân tích: TTH0421 phủ xa, overshoot qua TTH260 dẫn đến nhiễu và
thiếu neighbor nên gây rớt cuộc gọi.
· Xử lý: Điều chỉnh tilt của TTH0421 từ 5-6, đo kiểm lại nhiều lần thấy
hết rớt.

13.2 Tối ưu CSSR.


13.2.1 Khái niệm và công thức.
Khái niệm: Tỷ lệ thiết lập cuộc gọi thành công – CSSR phản ánh số cuộc
gọi thiết lập thành công trên 100 cuộc gọi, ví dụ: CSSR của cell A trong
ngày hôm qua có giá trị là 95% được hiểu là trung bình cứ 100 cuộc gọi
diễn ra tại cell A trong ngày hôm qua thì có 95 cuộc gọi kết nối được với
mạng (5 cuộc gọi không kết nối được với mạng).
Công thức: CSSR = (1-SDR/100) *TASR.
13.2.2 Hướng dẫn xử lý CSSR.
Xác định cell tồi do SDR cao  Xem xử lý cell tồi SDR.
Xác định cell tồi do TASR cao  Xem xử lý cell tồi TASR.
13.3 Tối ưu SDR.
13.3.1 Khái niệm và công thức tính SDR
Khái niệm: SDR là tỷ lệ rớt cuộc gọi trên kênh báo hiệu.
Công thức:
SDR = No SDCCH Ass Drop *100/ No SDCCH Ass Suc.
 No SDCCH Ass Suc: Số kênh SDCCH được cấp phát thành công.
 No SDCCH Drop: Tổng số kênh SDCCH Drop.
13.3.2 Hướng dẫn xử lý SDR.
Bước 1: Kiểm tra lỗi phần cứng của các cell trong danh sách cell tồi theo
SDR từ phần mềm M2000, từ NOC và tiến hành xử lý theo ”Hướng dẫn xử
lý lỗi trạm BTS/NodeB”.
Bước 2: Lấy số liệu thống kê số cuộc rớt theo từng nguyên nhân của từng
cell nằm trong danh sách cell tồi SDR theo ”Hướng dẫn sử dụng phần mềm
M2000” bao gồm:
+ CM360: Call Drops on Radio Interface in Stable State (Signaling
Channel) - tổng số cuộc gọi bị rớt trên kênh báo hiệu trong trạng thái ổn
định.
+ CM361: Call Drops on Radio Interface in Handover State
(Signalling Channel) - tổng số cuộc gọi bị rớt trên kênh báo hiệu trong
trạng thái chuyển giao.
+ CM362: Call Drops due to No MRs from MS for a long time
(Signalling Channel) - tổng số cuộc gọi bị rớt trên kênh báo hiệu do
không nhận được bản tin MRR trong khoảng thời gian dài.
+ CM363: Call Drops due to Abis Teresstrial Link Failure
(Signalling Channel) - tổng số cuộc gọi bị rớt trên kênh báo hiệu do lỗi
trên giao diện Abis.
+ CM364: Call Drops due to Equipment Failure (Signalling Channel)
- tổng số cuộc gọi bị rớt trên kênh báo hiệu do lỗi thiết bị.
+ CM365: Call Drops due to Forced Handover (Signalling Channel) -
tổng số cuộc gọi bị rớt trên kênh báo hiệu do buộc phải chuyển giao.
- Từ số liệu ở trên, tiến hành xác định nguyên nhân chính dẫn tới 1 cell bị
tồi về SDR. Xác định được nguyên nhân sẽ xác định được phương án và
hành động tối ưu.
- Thứ tự các bước xác định nguyên nhân dẫn đến SDR của một cell bị tồi
và phương án khắc phục cho mỗi nguyên nhân như sau:
Cell rớt nhiều do lỗi thiết bị:
Cách thực hiện phân tích, xử lý tương tự hướng dẫn tối ưu CDR.
Cell rớt nhiều do lỗi kết nối ở giao diện Abis:
Cách thực hiện phân tích, xử lý tương tự hướng dẫn tối ưu CDR.
Cell rớt nhiều do không có bản đo lường MRR:
 Nguyên nhân dẫn tới rớt đột ngột thường là do cường độ tín hiệu
của kết nối giữa MS và BTS yếu đột ngột (sóng yếu hoặc mất sóng
đột ngột) hoặc kết nối đó có chất lượng tồi đột ngột.
Cell rớt nhiều trong trạng thái ổn định: thực hiện bước 3.
Bước 3: Lấy số liệu thống kê MRR theo từng nguyên nhân của từng cell
nằm trong danh sách cell tồi SDR bao gồm:

+ AS4330D: Mean Downlink Quality during Radio Link Failure


(SDCCH): Mức Downlink Quality trung bình của các bản tin MRR cuối
cùng trước các bản tin MRR bị mất.
+ AS4310D: Mean Uplink Quality during Radio Link Failure
(SDCCH): Mức Uplink Quality trung bình của các bản tin MRR cuối
cùng trước các bản tin MRR bị mất.
+ AS4320D: Mean Downlink Level during Radio Link Failure
(SDCCH): Mức thu đường Downlink trung bình của các bản tin MRR
cuối cùng trước các bản tin MRR bị mất.
+ AS4300D: Mean Uplink Level during Radio Link Failure
(SDCCH): Mức thu đường Uplink trung bình của các bản tin MRR cuối
cùng trước các bản tin MRR bị mất.
+ AS4340D: Mean TA during Radio Link Failure (SDCCH): TA
trung bình của các bản tin MRR cuối cùng trước các bản tin MRR bị mất.
+ Từ số liệu ở trên, tiến hành xác định nguyên nhân chính dẫn tới 1
cell bị tồi về SDR:

Cell rớt do vượt quá TA:


 Điều chỉnh tilt tổng nếu tilt hiện tại chưa hợp lý, điều chỉnh azimuth
nếu hướng phủ chưa hợp lý.
 Khai báo tính năng Extended Cell để mở rộng TA từ 63 lên 219.
Cell rớt do sóng yếu đường Uplink:
 Điều chỉnh tilt tổng nếu tilt hiện tại chưa hợp lý, điều chỉnh azimuth
nếu hướng phủ chưa hợp lý.
 Sử dụng phân tập thu 4 đường để cải thiện mức thu đường Uplink.
Cell rớt do sóng yếu đường Downlink:
 Điều chỉnh tilt tổng nếu tilt hiện tại chưa hợp lý, điều chỉnh azimuth
nếu hướng phủ chưa hợp lý.
 Sử dụng PBT để cải thiện mức thu đường Downlink.
Cell rớt do nhiễu:
 Rớt do Quality tồi đường Uplink và Downlink cần kiểm tra tần số
khai báo khu vực phục vụ của cell.

Lưu ý:
 Đối với các tính năng Extended Cell, phân tập thu 4 đường, PBT
cần kiểm tra xem lưu lượng có đảm bảo hay không vì tài nguyên bị
giảm đi 1/2.
 Nếu cell rớt cao (SDR > 5 %, số drop > 30) nằm trong các nguyên
nhân trên thì vẫn có khả năng lỗi xảy ra. Để phát hiện lỗi nằm ở đâu
thì tiến hành swap card, dây nhảy, dây CPRI của cell có SDR tồi
với cell có SDR tốt cùng trạm. Tham khảo thêm S3655: Number of
configured TRXs in a cell là số TRX được cấu hình trong cell và
S3656: Number of available TRXs in a cell là số TRX khả dụng,
nếu có thấy dự khác nhau thì cell đó đang bị lỗi.
 Chú ý nếu khu vực này là biên LAC thì xem xét việc chia biên LAC
như vậy có hợp lý chưa, thay đổi lại biên LAC nếu cần. Nếu như
biên LAC đã tốt thì có thể tăng CRH để cải thiện SDR.

13.4 Tối ưu TASR


13.4.1 Khái niệm và công thức TASR.
Khái niệm: TASR: Tỷ lệ rớt thiết lập kênh TCH thành công.
Công thức :

TASR = No TCH Ass Suc *100/ No TCH Ass Att.


 No TCH Ass Suc: Số kênh TCH được cấp phát thành công.
 No TCH Ass Att: Số kênh TCH được cấp phát.
13.4.2 Cách xử lý TASR.
Bước 1: Kiểm tra lỗi phần cứng của các cell trong danh sách cell tồi theo
TASR từ phần mềm M2000, từ NOC và tiến hành xử lý.
Bước 2: Lấy số liệu thống kê số cuộc fail của từng cell nằm trong danh sách
cell tồi TASR đã có được ở trên:
 Kiểm tra chất lượng luồng (khả năng xảy ra tất cả các cell cùng
trạm): Tỉ lệ lỗi BER cao hoặc không ổn định thì yêu cầu thay đổi
luồng.
 Kiểm tra chất lượng card, từng đấu nối: Kém cả 3 cell, khả năng bị
lỗi card điều khiển. Kiểm tra từng đấu nối đối với việc 1 cell bị tồi.
 Kiểm tra các cell có lưu lượng cao: Thực hiện chống nghẽn và bổ
sung tài nguyên (Xem hướng dẫn xử lý nghẽn).
 Kiểm tra chất lượng tín hiệu của cell (RxQuality Uplink/ RxQuality
Downlink): Thay đổi tần số, tối ưu vùng phủ đảm bảo chất lượng
tín hiệu tốt.
 Kiểm tra cường độ tín hiệu của cell (Uplink/ Downlink RxLevel):
Tối ưu vùng phủ đảm bảo chất lượng tín hiệu tốt.

13.5 Tối ưu HOSR.


13.5.1 Khái niệm và công thức.
Khái niệm:
Tỷ lệ chuyển giao thành công – HOSR phản ánh số cuộc gọi chuyển giao
thành công trên 100 cuộc chuyển giao, ví dụ: HOSR của cell A trong ngày
hôm qua có giá trị là 95% được hiểu là trung bình cứ 100 cuộc chuyển giao
diễn ra tại cell A trong ngày hôm qua thì có 95 lần chuyển giao thành công
(5 lần bị lỗi).
Công thức:
HOSR = No Outgoing HO Suc * 100/ No Outgoing Att.
 No Outgoing HO Suc: Số lần chuyển giao thành công.
 No Outgoing Att: Số lần thực hiện chuyển giao.
13.5.2 Cách xử lý
- Lấy số liệu thống kê số cuộc fail của từng cell nằm trong danh sách cell
tồi HOSR (theo phụ lục hướng dẫn lấy dữ liệu KPI và kiểm tra thông số
trên OMC-Huawei 2G):

Trước tiên phải Import dữ liệu (phím tắt giữ ALT+P->I)


 Failed Cell Outgoing Handovers (Uplink Quality): Số lượng chuyển
giao ra ngoài cell thất bại do chất lượng tín hiệu đường lên.
 Failed Cell Outgoing Handovers (Downlink Quality): Số lượng
chuyển giao ra ngoài cell thất bại do chất lượng tín hiệu đường
xuống.
 Failed Cell Outgoing Handovers (Uplink Strength): Số lượng
chuyển giao ra ngoài cell thất bại do cường độ trường tín hiệu
đường lên.
 Failed Cell Outgoing Handovers (Downlink Strength): Số lượng
chuyển giao ra ngoài cell thất bại do cường độ trường tín hiệu
đường xuống.
 Failed Cell Outgoing Handovers (Timing Advance): Số lượng
chuyển giao ra ngoài cell thất bại do Timing Advance (do không thể
đồng bộ về mặt thời gian giữa MS và BTS).
 Failed Cell Outgoing Handovers (Better Cell): Số lượng chuyển
giao ra ngoài cell thất bại do tới cell tốt hơn.
 Failed Cell Outgoing Handovers (Load): Số lượng chuyển giao ra
ngoài cell thất bại do tải.
 Failed Cell Outgoing Handovers (Rapid Level Drop): Số lượng
chuyển giao ra cell ngoài cell thất bại do sự suy giảm mạnh của
cường độ trường tín hiệu.
 Failed Cell Outgoing Handovers (MSC Intervention): Số lượng
chuyển giao ra ngoài cell thất bại do sự can thiệp từ MSC.
 Failed Cell Outgoing Handovers (OM Intervention): Số lượng
chuyển giao ra ngoài cell thất bại do sự can thiệp từ OMC.
 Failed Cell Outgoing Handovers (Other Causes): Số lượng chuyển
giao ra ngoài cell thất bại do các nguyên nhân khác.
- Từ số liệu ở trên, tiến hành xác định nguyên nhân chính dẫn tới 1 cell bị
tồi về HOSR:
Cell handover fail do vượt quá TA:
 Điều chỉnh tilt tổng nếu tilt hiện tại chưa hợp lý, điều chỉnh azimuth
nếu hướng phủ chưa hợp lý.
 Kiểm tra relation xem đã khai báo đúng và đủ chưa.
 Khai báo tính năng Extended Cell để mở rộng TA từ 63 lên 219
Cell handover fail do sóng yếu đường Uplink:
 Điều chỉnh tilt tổng nếu tilt hiện tại chưa hợp lý, điều chỉnh azimuth
nếu hướng phủ chưa hợp lý.
 Kiểm tra relation xem đã khai báo đúng và đủ chưa.
 Sử dụng phân tập thu 4 đường để cải thiện mức thu đường Uplink.
Cell handover fail do sóng yếu đường Downlink:
 Điều chỉnh tilt tổng nếu tilt hiện tại chưa hợp lý, điều chỉnh azimuth
nếu hướng phủ chưa hợp lý.
 Kiểm tra relation xem đã khai báo đúng và đủ chưa.
 Sử dụng PBT để cải thiện mức thu đường Downlink.
Cell handover fail do nhiễu:
 Rớt do Quality tồi đường Uplink và Downlink cần kiểm tra tần số
khai báo khu vực phục vụ của cell.
13.6 Hướng dẫn xử lý nghẽn kênh thoại TCH.
13.6.1 Khái niệm và công thức.
TCR: TCH Congestion Rate - Tỷ lệ nghẽn kênh thoại. Ví dụ: TCR
của cell A giá trị là 0.5% được hiểu là trung bình cứ 1000 lần sử dụng
kênh TCH diễn ra tại cell A có 5 cuộc gọi bị nghẽn, tức là không có
kênh TCH được cấp.
Công thức:
TCR = No TCH Ass Cong * 100 / No TCH Ass Att.
 No TCH Ass Cong = Subcriber Perceived TCH Congestion: Số
lần bị nghẽn kênh thoại.
 No TCH Ass Att: Số lần thiết lập kênh thoại.
Ví dụ giá trị lấy ra của các cell bị nghẽn:
13.6.2 Cách xử lý nghẽn TCR.
Vào M2000 lấy dữ liệu của cell nghẽn TCR theo “Hướng dẫn lấy KPI và
kiểm tra tham số trên OMC Huawei 2G” tiến hành thực hiện theo các
bước sau cho đến khi cell hết nghẽn:
Bước 1: Nếu cell bị lỗi tiến hành xử lý lỗi theo “Hướng dẫn xử lý lỗi
trạm BTS/NodeB”.
Bước 2: Nếu cell không bị lỗi thì tăng HR lên 20 mỗi chu kì. Chu kì
tăng là chu kỳ giám sát 15 phút hoặc 60 phút cho đến khi hết nghẽn.
Tăng HR nghĩa là giảm giá trị AMR TCH/H Prior Cell Load Threshold
và TCH Traffic Busy Threshold (dùng lệnh LST GCELLCHMGAD theo
“Hướng dẫn lấy KPI và kiểm tra tham số trên OMC Huawei 2G” để
kiểm tra giá trị).

Ví dụ: Kiểm tra cell QTI1472, giá trị hiện tại:


 TCH Traffic Busy Threshold = 50 (đối với các cuộc gọi Non
AMR).
 AMR TCH/H Prior Cell Load Threshold = 40 (đối với các cuộc
gọi AMR). Tham khảo “Hướng dẫn khai báo HR/SDCCH cho lễ
hội sự kiện”.
Giá trị tiếp theo đặt để chống nghẽn bằng cách tăng HR lên 20% là:
 TCH Traffic Busy Threshold = 30.
 AMR TCH/H Prior Cell Load Threshold = 20.
Giá trị tối đa có thể đặt:
 TCH Traffic Busy Threshold = 10.
 AMR TCH/H Prior Cell Load Threshold = 0.
Nghĩa là khai Haft Rate = 100%.
Bước 3: Thực hiện nâng cấp đối với cell có cấu hình chưa đạt max.
Bước 4: Nếu có cell cosite hoặc cell đối diện để share tải thì tiến hành
share tải giữa các cell này với nhau. Nếu G1800 bị nghẽn thì tăng Inter-
layer HO Threshold (dùng lệnh LST GCELLHOBASIC theo “Hướng
dẫn lấy KPI và kiểm tra tham số trên OMC Huawei 2G” để kiểm tra giá
trị) của G1800 lên 5 đơn vị, nếu G900 bị nghẽn thì giảm Inter-layer HO
Threshold của G1800 xuống 5 đơn vị. Quá trình tăng giảm đảm bảo
Inter-layer HO Threshold của G1800 nằm trong khoảng [25;55].

Ví dụ: Với cell QTI1472 G900 giá trị hiện tại Inter-layer HO Threshold
= 30.
Bước 5: Đối với các cell không ở biên LAC thì giảm CRO nhưng không
vượt quá 2. Giảm CRO nghĩa là tăng giá trị của Cell Reselect Offset
(dùng lệnh LST GCELLIDLEBASIC theo “Hướng dẫn lấy KPI và kiểm
tra tham số trên OMC Huawei 2G” để kiểm tra giá trị) và đảm bảo giá trị
của Cell Reselect Penalty Time bằng 31 (dùng lệnh LST
GCELLIDLEAD theo “Hướng dẫn lấy KPI và kiểm tra tham số trên
OMC Huawei 2G” để kiểm tra giá trị).
Kiểm tra giá trị như bước 4 phần xử lý nghẽn SCR.
Bước 6: Tăng Layer of cell (dùng lệnh LST GCELLBASICPARA theo
“Hướng dẫn lấy KPI và kiểm tra tham số trên OMC Huawei 2G” để
kiểm tra giá trị).

Bước 7: Giảm số kênh SDCCH nhưng không được thấp hơn số TRX
(dùng lệnh LST GTRXCHAN theo “Hướng dẫn lấy KPI và kiểm tra
tham số trên OMC Huawei 2G” để kiểm tra giá trị).
+ Đối với các cell nghẽn SCR và TCR thì ưu tiên xử lý SCR (tăng kênh
SDCCH).
Bước 8: Xóa kênh PDCH thay bằng kênh TCH (dùng lệnh LST
GTRXCHAN theo “Hướng dẫn lấy KPI và kiểm tra tham số trên OMC
Huawei 2G” để kiểm tra giá trị).

Bước 9: Thực hiện đo kiểm, tối ưu vùng phủ để san tải cho các cell xung
quanh.
Bước 10: Đề xuất trạm mới theo guidline.
Một số lưu ý.
 Đối với các cell nghẽn đột biến thì tiến hành rollback sau khi thực hiện
các hành động.
 Đối với các cell nghẽn trên 2 ngày thì xem xét thêm điều chỉnh vùng
phủ cell nghẽn và các cell lân cận theo “Hướng dẫn tối ưu trạm
BTS/NodeB” hoặc bổ sung tài nguyên theo “Hướng dẫn nâng hạ cấp
2G” đồng thời rollback các tham số đã khai báo về giá trị ban đầu.
 Ưu tiên đẩy lưu lượng qua các cell có cấu hình cao và hạn chế hút lưu
lượng về cell có cấu hình thấp.
13.7 Hướng dẫn xử lý nghẽn kênh báo hiệu SDCCH.
13.7.1 Khái niệm và công thức.
Khái niệm SCR: SDCCH Congestion Rate - Tỷ lệ nghẽn kênh báo
hiệu. Ví dụ: SCR của cell A giá trị là 0.5% được hiểu là trung bình cứ
1000 lần sử dụng kênh SDCCH diễn ra tại cell A có 5 cuộc gọi bị
nghẽn, tức là không có kênh SDCCH được cấp.
Công thức:
SCR = No SDCCH Congestion * 100/ No SDCCH Attempt.
 No SDCCH Congestion: Số kênh SDCCH bị nghẽn.
 No SDCCH Attempt: Số kênh SDCCH được thiết lập.
Ví dụ giá trị lấy ra các cell đều bị nghẽn SDCCH:

13.7.2 Cách xử lý nghẽn SCR.


Vào M2000 (phần mềm vận hành và giám sát truy xuất dữ liệu của
vendor Huawei) lấy dữ liệu của cell nghẽn SCR theo “Hướng dẫn lấy
KPI và kiểm tra tham số trên OMC Huawei 2G”, tiến hành thực hiện
theo các bước sau cho đến khi cell hết nghẽn.
Bước 1: Nếu cell bị lỗi tiến hành xử lý lỗi theo “Hướng dẫn xử lý lỗi
trạm BTS/NodeB”.
Bước 2: Nếu cell không bị lỗi thì tăng 1 kênh SDCCH. Chu kì tăng là
chu kỳ giám sát 15 phút hoặc 60 phút cho đến khi hết nghẽn, nhưng số
lượng kênh SDCCH không được vượt quá (2*TRX + 2) của cell (dùng
lệnh LST GTRXCHAN theo “Hướng dẫn lấy KPI và kiểm tra tham số
trên OMC Huawei 2G” để kiểm tra giá trị).
Ví dụ: Kiểm tra số kênh hiện đang được đặt cho cell QTI1472 có 2
TRX. Dùng lệnh LST GTRXCHAN để xem kênh. Đối với trường hợp
này chúng ta thấy hiện đang có 2 kênh SDCCH được đặt cho cell. Để
chống nghẽn SD chúng ta có thể tăng thêm 1 kênh SDCCH.

Bước 3: Giảm MS-MAX Retrans từ 4 về 1 (dùng lệnh LST


GCELLCCBASIC theo “Hướng dẫn lấy KPI và kiểm tra tham số trên
OMC Huawei 2G” để kiểm tra giá trị).
Như trường hợp cell QTI1472 hiện tại đang có MS MAX Retrans = 4
lần.

Bước 4: Đối với các cell ở biên LAC thì tiến hành tăng CRH (Cell
Reselect Hysteresis Parameters, dùng lệnh LST GCELLIDLEBASIC
theo “Hướng dẫn lấy KPI và kiểm tra tham số trên OMC Huawei 2G” để
kiểm tra giá trị) nhưng không vượt quá 12. Đối với các cell không ở biên
LAC thì giảm CRO nhưng không vượt quá 2. Giảm CRO nghĩa là tăng
giá trị của Cell Reselect Offset (dùng lệnh LST GCELLIDLEBASIC
theo “Hướng dẫn lấy KPI và kiểm tra tham số trên OMC Huawei 2G” để
kiểm tra giá trị) và đảm bảo giá trị của Cell Reselect Penalty Time bằng
31 (dùng lệnh LST GCELLIDLEAD theo “Hướng dẫn lấy KPI và kiểm
tra tham số trên OMC Huawei 2G” để kiểm tra giá trị).

Ví dụ: Kiểm tra giá trị của cell QTI1472. Giá trị hiện tại CRH = 6dB.
Giá trị CRO = 0. Để kiểm tra Cell Reselect Penalty Time dùng lệnh LST
GCELLIDLEAD:

 Giá trị hiện tại: Cell Reselect Penalty Time = 0.


 Sau khi xử lý các cell hết nghẽn nghĩa là SCR = 0.

Bước 5: Đo kiểm, tối ưu vùng phủ san tải sang các cell lân cận.
6. Hướng dẫn tối ưu KPI 2G NSN
14.1 Hướng dẫn lấy dữ liệu từ OSS.
14.1.1 Hướng dẫn xuất dữ liệu báo cáo (reporting suite)
Reporting suite là bộ báo cáo các chỉ số chất lượng mạng lưới (KPI). Từ
đó có thể phân tích nguyên nhân lỗi và tìm ra giải pháp tối ưu CLM. Để
xuất dữ liệu của bộ báo cáo này, ta làm như sau:
Đăng nhập vào Netact:

Chọn reporting  reporting suite.

Chọn bộ dữ liệu cần xuất, thông thường là bộ “Viettel Customized


report”  “Viettel Reports”.
Trong mục “Filtering” chọn khoảng thời gian và khu vực cần xuất dữ
liệu. Trong mục “Report Agreegation” chọn mức thời gian và mức
phần tử cần xuất. Ví dụ, nếu muốn xem dữ liệu của BCHT61 trong 7
ngày gần nhất, hiển thị mỗi ngày trên toàn BSC thì chọn như hình trên.
Ý nghĩa 1 số tính năng chi tiết:
Mục Tính năng Ý nghĩa Ghi chú
Xuất dữ liệu từ 1 khoảng
Time
Relative time thời gian cho trước đến
filtering
hết ngày hôm qua, hoặc
đến hiện tại
Xuất dữ liệu giữa 2 thời
Absolute time điểm xác định trong quá
khứ
Xuất dữ liệu chỉ trong Chỉ cho mức “hour” hoặc mức
Today
ngày hôm nay “raw”
PLMN Toàn mạng
BSC BSC
BCF Trạm
Object BTS Cell
filtering Có thể chưa đầy đủ do chưa được
Toàn bộ các cell trong cập nhật. Chi tiết cách cập nhật xin
WS_BTS
tỉnh xem “Hướng dẫn tạo – cập nhật
working set” trong mục 1.4
PLMN Toàn mạng
Các BSC trong khoảng
PLMN/BSC
xuất dữ liệu
Report
Các trạm trong khoảng
level PLMN/BSC/BCF
xuất dữ liệu
Các cell trong khoảng
PLMN/BSC/BCF/BTS
xuất dữ liệu
Mẹo: khi muốn chọn 1 vài cell để xuất dữ liệu, gõ tên các cell liền
nhau, cách bởi dấu gạch thẳng, ví dụ: “AGG0011|BLU0102|DTP1003”,
hệ thống sẽ hiện ra các cell này để chọn.

Lưu ý: các mức con trong mục “Report Agreegation” giống như “độ
phân giải” của bảng dữ liệu vậy. Chọn mức này càng nhỏ thì càng chi
tiết, nhưng thời gian xuất sẽ lâu và không nhìn được tổng quát. Trong
ví dụ trên, nếu chọn mức “BTS” và mức “hour” thì dữ liệu xuất ra sẽ có
tổng cộng 373*7*24 = 62664 hàng. Kinh nghiệm cho thấy “Report
level” và “Time level” nên chọn 1 cái tổng quát, 1 cái chi tiết.
Nếu muốn xuất dữ liệu giờ peak (giờ có lưu lượng cao nhất trong
ngày), chọn như sau:
Trong mục “Output” chọn Matrix nếu muốn xuất dữ liệu dạng bảng
(ma trận), chọn Graph nếu muốn xuất dữ liệu dạng biểu đồ. Xong nhấn
“Generate”.
Kết quả sau khi xuất dữ liệu:
 Dạng bảng:

 Dạng đồ thị:

 Nếu muốn lưu lại thành file Excel để xử lý dữ liệu, nhấn vào “Export
to file”, chọn download.

14.1.2 Hướng dẫn kiểm tra và hiệu chỉnh tham số dùng CM Editor.
Mỗi phần tử mạng (BSC, RNC, cell, trạm, TRX, Neighbour…) đều có
các tham số riêng của nó. Để xem và hiệu chỉnh từng tham số của các
phần tử mạng, ta dùng CM Editor, chi tiết như sau:
Đăng nhập vào Netact như phần 1.1
Chọn “Configuration”  “CM Editor”

Chọn “Actual Configuration”, sau đó nhấn vào biểu tượng tìm kiếm
(hình cái ống nhòm):

 Điền “name” vào khung “filter”, sau đó nhấn chọn vào kết quả hiện
ra cuối cùng (Every Object…).
 Điền loại phần tử cần tác động vào (BCF/BTS/WBTS/WCEL). Lưu
ý mã trạm có 6 ký tự, mã cell có 7 ký tự.
 Xong nhấn search.
 Hệ thống sẽ dò ra cơ sở dữ liệu của phần tử (trạm/cell) cần tìm. Để
dễ theo dõi các chỉ số, chọn “Radio Network parameters for GSM”
trong khung phía trên bên phải (nếu 3G thì chọn “… for WCDMA”).
Nhấn vào các thẻ phía trên để xem tham số trong các mục tương ứng.

 Xem tài nguyên hiện tại của cell: nhấn chuột phải vào cell, chọn
ZEEI, các thông số về tài nguyên hiện tại của cell sẽ hiện lên.
Hình trên cho thấy cell AGG0011 này thuộc BCF-0011. Cả trạm, cell
này và 4 TRX của cell đều ở trạng thái không khóa (U – Unlock) và
hoạt động (WO – working), hiện có 5 kênh Half-rate (HR) và 2 kênh
GPRS (GP) bị chiếm.
 Đối với các tài khoản có quyền thay đổi tham số (tài khoản ứng cứu
thông tin chẳng hạn), nếu muốn chỉnh sửa: chọn “Modify actual
values” rồi thay đổi tham số cần thiết. Lưu ý 1 số tham số khi chỉnh
sửa có thể gây lock cell.

 Sau khi chỉnh sửa, chọn “Send to Network” (phía trên bên trái) để
lưu thay đổi trên hệ thống.
14.1.3 Hướng dẫn xuất dữ liệu từ hệ thống dùng CM operations manager.
CM Editor tại mỗi thời điểm chỉ giúp xem tham số của 1 cell, trong khi
thực tế, đôi khi ta cần xem của cả khu vực (1 vài BSC/RNC hay thậm chí
toàn mạng). Ta có thể làm điều đó theo các bước sau:
Đăng nhập vào Netact như phần 1.1.
Chọn “Configuration”  “CM Operations Manager”.

Dữ liệu trên CM Operations Manager có thể chưa phải là mới nhất do


chưa được cập nhật. Để cập nhật, chọn “Upload”  “New Upload”.

Chọn các BSC/RNC cần Upload, sau đó nhấn “Start”.


Sau khi cập nhật xong, chọn File  Export Actual Configuration.

Cần có 1 kịch bản (gọi là “profile”) để hướng dẫn hệ thống xuất ra các
tham số cần thiết. Người dùng có thể sử dụng các profile có sẵn, hoặc
tự viết profile cũng được. 1 profile sẽ có dạng như sau, trong đó các
phần tô đỏ là các phần tử mạng chứa dữ liệu cần xuất.

Sau khi có profile, chọn các BSC cần xuất dữ liệu trong bảng bên trái.
Các mục bên dưới chọn profile cần xuất và nơi để lưu dữ liệu xuất ra.
Trên bảng ở giữa chọn các phần tử mạng chứa các tham số cần xuất
(tương ứng với profile mình chọn). Xong nhấn “Start”.
Sau khi xuất dữ liệu xong sẽ được 1 file .csv như hình, trong đó hàng
đầu tiên là các phần tử mạng đã nêu trong profile, hàng thứ 2 là từng
tham số được yêu cầu xuất ra, các hàng kế là các giá trị tương ứng của
từng phần tử trong đó.

14.1.4 Hướng dẫn tạo – cập nhật working set

Working set là tập hợp các nhóm trạm/nhóm cell theo cấu hình của
người dùng để tiện cho việc giám sát, tối ưu CLM, như các cell của 1
tỉnh nằm rải rác ở các BSC/RNC, hay các cell phục vụ chính trong 1 lễ
hội chẳng hạn. Theo thời gian sau khi phát sóng thêm cell hay bổ sung
trạm mới…, các Working set này trở nên cũ và do đó, cần cập nhật lại
CSDL. Các bước như sau:
Đăng nhập vào Netact, chọn desktop  working set manager.
Mở working set cần chỉnh sửa.

Chọn tất cả  cut.

Chọn Utils  managed object browser.


Chọn “No” khi hiện bảng thông báo.

Chọn edit  search  by criteria.

Tắt opening working set, nhấn managed object class, chọn BCF (với
2G) hoặc WBTS (với 3G).

Chỉnh phần name lại thành contain, nhập tên cần lọc vào, xong nhấn
apply.
Chọn các mục cần đưa vào WS, kéo giữ chuột giữa rê qua khung WS
rồi thả.

Làm lại từ bước “tắt opening working set” cho BTS (2G) hoặc WCEL
(3G).
Save lại trước khi thoát.

14.2 Hướng dẫn tối ưu KPI vô tuyến.


Để tối ưu trước tiên cần phân tích KPI đó bị tồi diện rộng hay diện
hẹp, tập trung hay phân tán. Nếu bị rải rác trên cả BSC/RNC thì nhiều khả
năng là do lỗi của BSC/RNC đó. Nếu tập trung ở 1 khu vực địa lý nào đó
(thường là biên LAC) thì có thể do giao tiếp giữa các LAC/BSC/RNC đó
không tốt, hoặc có thể do đặc thù địa hình của khu vực đó. Các hướng dẫn
dưới đây chỉ áp dụng hiệu quả cho các trường hợp lỗi 1 vài cell đơn lẻ.
14.2.1 Tối ưu CDR (call-drop-rate).
Kiểm tra xem có rớt đột biến hay không?
 Có: Kiểm tra lỗi trạm, truyền dẫn, kiểm tra trạng thái các cell xung
quanh có lỗi hoặc chết trạm không.
 Không: kiểm tra nguyên nhân rớt.
Timing advance:
 Xuất dữ liệu trong mục Default Reports  NSS BSS RG30  BTS
doctor, bộ “RSBSS 1020-055 – Timing Advanced”, mục Report
level chọn PLMN/BSC/BCF/BTS/DST.
 Kiểm tra số lượng “Freq Reports” tập trung nhiều ở DST_ID bằng
mấy (khoảng cách giữa MS và BTS = DST_ID*0.533 km). Nếu rớt
nhiều do cell phủ xa, tiến hành tối ưu vùng phủ (cụp tilt, xoay
azimuth, các tham số vùng phủ như CRO, CRH, các tham số
Handover…).
C/I kém (dữ liệu lấy từ kết quả đo từ máy TEMS):
 Tối ưu vùng phủ cho cell tồi.
 Kiểm tra cell có overshoot hoặc bị overshoot (cell phục vụ bị “bắn
ngang đầu”, tức là MS bắt vào 1 cell ở xa thay vì cell ở gần có cùng
hướng phủ). Nếu có, tối ưu lại vùng phủ cho cell overshoot.
 Tối ưu lại Neighbour (NB), đặc biệt theo hướng có Handover nhiều
nhất.
 Kiểm tra có bị “swap feeder” 2 sợi, dẫn đến thiếu NB hay không.
Nếu có sửa lại cho đúng.
 Kiểm tra trùng tần số BCCH, TCH và BSIC, tối ưu lại nếu cần thiết.
 Kiểm tra công suất kênh TCH đã phát tối đa chưa, nếu chưa thì tăng
lên tối đa (công suất phát thấp có thể tạo nên vùng lõm và làm rớt
cuộc gọi; hiện tượng này thường xảy ra khi chống nghẽn cho cell
bằng cách giảm công suất phát xuống để co vùng phủ lại nhưng sau
khi hết nghẽn quên tăng trở lại).
 Kiểm tra các tham số CRO, CRH có đặt quá cao (quá ưu tiên vào cell
có vùng phủ kém dẫn đến rớt cuộc gọi không). Tối ưu lại các tham
số này (mặc định trên mạng: CRO = 0; CRH = 6).
 Kiểm tra cell đã được bật nhảy tần hay chưa. Nếu chưa thì bật nhảy
tần cho cell (mặc định trên mạng: Baseband Hopping).
14.2.2 Tối ưu CSSR (call-setup-successful-rate).
Công thức: CSSR = (1-SDR)*TASR.
 Vì thế, tối ưu CSSR cần xác định xem chỉ số nào đang tồi (SDR cao
hay TASR thấp) và từ đó tối ưu chỉ số đó.
Tối ưu SDR (SDCCH Drop Rate): Các bước phân tích và tối ưu SDR
cũng tương tự như đối với CDR.
14.2.3 Tối ưu TASR (TCH Assignment Drop Rate).
Quá trình cấp kênh TCH thất bại thường do nghẽn. Quá trình phân tích
như sau:
Kiểm tra cell có bị block (BL) không (dùng lệnh ZEEI, chi tiết xem
phần “Xem tài nguyên hiện tại của cell”). Nếu có thì reset cell để
chuyển về trạng thái working (WO).
Kiểm tra cell có bị tăng lưu lượng đột biến không (lưu lượng xem ở cột
“RTCH Erlang Total” trong bộ Viettel Reports hoặc bộ Traffic (chi tiết
xem mục Hướng dẫn xuất dữ liệu báo cáo (reporting suite)). Nếu có
nghẽn, tiến hành các giải pháp chống nghẽn (xem phần Hướng dẫn xử
lý nghẽn vô tuyến).

14.2.4 Tối ưu HOSR (Handover Outgoing Successful Rate).


HOSR là tỷ lệ chuyển giao cuộc gọi chiều ra thành công. Tuy nhiên,
thực tế cho thấy, nhiều trường hợp các cell có chỉ số HOSR kém lại là do
cùng Hand-over vào 1 cell đang bị lỗi, tức là cell có HISR (Handover
Incoming Successful Rate – tỷ lệ chuyển giao cuộc gọi chiều vào) tồi.
Do đó, tối ưu HOSR cũng song song với tối ưu HISR. Các bước tiến
hành như sau:
Lọc ra danh sách các cell tồi, xem phân bố các cell tồi trên bản đồ:
 Nhiều cell tồi tập trung tại 1 khu vực: nhiều khả năng là có 1 cell
đang bị lỗi khiến cho các cell xung quanh khi Handover vào đây bị
tồi (trong hình dưới, màu đỏ là các cell bị tồi HOSR).

 Tiến hành phân tích như sau:


 Xuất dữ liệu từ Default Report  NSN BSS RG20  Handover,
chọn bộ “RSBSS153 – Adjacencies Having high HO Failure
Ratio”.
 Chọn Object filtering là các cell có HO bị tồi. Sau khi xuất ra được
bảng dữ liệu như sau:

 Qua đó có thể thấy các cell khi HO qua BTE3342 và BTE3343


đều bị tồi nặng  2 cell này bị lỗi. Tiến hành xử lý các cell tồi
HISR như sau:
o Reset.
o Kiểm tra cell có bị nghẽn không, nếu có áp dụng mục 5.3
cho các cell này.
o Kiểm tra phần cứng tại trạm: card, cáp, lỗi VSWR…
 Các cell tồi rải rác:
 Tối ưu NB, bổ sung NB thiếu, loại bỏ NB thừa.
 Chạy BA list, bật HO synchronize cho các NB.
 Tối ưu tần số BCCH, TCH và BSIC của các cell trong khu vực tồi.
 Kiểm tra tham số outer LAI nếu các cell tồi ở biên LAC và khác
MSC.
 Tối ưu vùng phủ, các bước như tối ưu SDR.
 Xử lý nếu các tham số chia tải (Power budget, HO Umbrella) đặt
bất hợp lý gây HO qua lại (pingpong) giữa các cell.
14.2.5 Xử lý nghẽn kênh lưu lượng TCH (TCR).
Vào NetAct (Phần mềm vận hành và giám sát truy xuất dữ liệu của
vendor Nokia) lấy dữ liệu của cell nghẽn TCR, tiến hành thực hiện theo
các bước sau cho đến khi cell hết nghẽn.
Bước 1: Kiểm tra các TRX của cell nghẽn hoặc các cell xung quanh có bị
block không, nếu có thì reset hoặc xử lý lỗi để TRX/cell phục vụ trở lại.
Bước 2: Khai Half-rate cho cell bị nghẽn: Chọn thẻ Miscellaneous, thay
đổi các tham số Upper và Lower Limit for FR TCH Resources (%) thành
100 và 90, sau đó lưu thay đổi vào mạng. Trả lại giá trị cũ sau khi cell hết
nghẽn.

Bước 3: Nếu cell vẫn còn nghẽn, giảm số kênh phục vụ GPRS: Chọn thẻ
(E)GPRS, thay đổi các tham số Dedicated và Default GPRS Capacity (%)
về 0 và 1, sau đó lưu thay đổi vào mạng. Trả lại giá trị cũ sau khi cell hết
nghẽn.
Bước 4: Nếu cell vẫn còn nghẽn, tiến hành san tải qua các cell có lưu
lượng thấp xung quanh bằng các tham số Handover Margin PBGT và
Handover Level Umbrella.

Đổi tham số Handover Margin PBGT (PMRG).


 Ý nghĩa của tham số này là nếu mức thu từ target cell (TC) lớn hơn
serving cell (SC) 1 lượng bằng PMRG thì sẽ cho phép handover
(HO). Vì thế, để cân bằng tải, ta cần giảm PMRG ở chiều SC  TC
và ngược lại, tăng PMRG ở chiều TC  SC.
 Dùng CM Editor trên NetAct để tra SC, chọn Neighbour (NB) từ
SC  TC, đổi tham số HO Margin PBGT lần lượt về các mức -6, -
10.
 Trong ví dụ bên dưới đang chuyển cuộc gọi từ SC BLU0011có lưu
lượng cao sang TC BLU0217 có lưu lượng thấp.

 Chọn NB từ TC sang SC, đổi tham số trên lần lượt lên các mức 10,
16.
Đổi tham số Handover Level Umbrella (AUCL).
 Nếu đổi PMRG vẫn không hiệu quả, ta chuyển sang đổi AUCL. Ý
nghĩa tham số này là nếu mức thu từ TC lớn hơn PMRG thì sẽ lập
tức cho HO từ SC sang TC. AUCL có mức ưu tiên cao hơn PMRG
nên HO theo AUCL sẽ được kiểm tra và thực hiện trước. Tuy
nhiên, lúc này cần phải đặt PMRG của TC thật cao để tránh TC
Handover ngược về SC.
 Chọn NB từ SC sang TC, đổi AUCL từ -47 lần lượt về các mức -
60, -85.

 Chọn NB từ TC sang SC, đổi PMRG lên 20dB.


Bước 5: Sau khi thực hiện các giải pháp san tải bằng tham số, nếu vẫn
nghẽn, thực hiện tối ưu vùng phủ cell nghẽn và các cell phục vụ xung
quanh. Chú ý sử dụng các công cụ đo đạc Tems, Innos…
Bước 6: Đề xuất trạm cosite, trạm mới nếu các giải pháp tối ưu không xử
lý nghẽn triệt để.
14.2.6 Xử lý nghẽn kênh báo hiệu SCR (SDCCH assignment Congestion
Rate).
Vào NetAct (Phần mềm vận hành và giám sát truy xuất dữ liệu của
vendor Nokia) lấy dữ liệu của cell nghẽn SCR, tiến hành thực hiện theo
các bước sau cho đến khi cell hết nghẽn:
Bước 1: Nếu cell bị lỗi tiến hành xử lý lỗi theo “Hướng dẫn xử lý lỗi trạm
BTS/NodeB”.
Bước 2: Nếu cell không bị lỗi thì tăng thêm 1 kênh SDCCH.
Bước 3: Nếu cell vẫn không hết nghẽn thì thực hiện điều chỉnh tham số
CRO và CRH.
 Tăng CRO của TC: Vào CM Editor chọn thẻ Queueing & C2, tăng
dần theo các mức 6, 9, 12. Sau đó lưu lại vào hệ thống.
 Giảm CRO của SC: Vào CM Editor chọn thẻ Queueing & C2, tăng
CRO dần theo các mức 6, 9, 12 và thay đổi Penalty Time thành
640. Sau đó lưu lại vào hệ thống.

Lưu ý.
 Đối với các cell nghẽn do lưu lượng tăng đột biến, sau khi hết
nghẽn thì tiến hành rollback sau khi thực hiện các hành động.
 Ưu tiên đẩy lưu lượng qua các cell có cấu hình cao và hạn chế hút
lưu lượng về cell có cấu hình thấp.
Bước 4: Trường hợp sau khi thay đổi tham số SCR không cải thiện, cần
xem xét đo kiểm tối ưu vùng phủ.
Bước 5: Đối với các cell nghẽn dài ngày ở biên LAC, cần tối ưu chia lại
LAC theo hướng dẫn quy hoạch tối ưu LAC.
14.2.7 Hướng dẫn cân bằng tải.
Cân bằng tải là hành động điều chỉnh tham số của hệ thống (cứng hoặc
mềm) để điều chỉnh lưu lượng phân bổ vào các cell cho hợp lý nhằm
chống nghẽn hoặc sử dụng nguồn tài nguyên hiệu quả hơn. Thực tế, việc
cân bằng tải chính là chuyển lưu lượng của 1 cell (serving cell – SC)
sang cell khác (target cell – TC).
a. Cân bằng tải mềm (thay đổi tham số).
Cân bằng tải trong trạng thái rỗi (Idle mode).
 Tăng CRO của TC: dùng CM Editor chọn thẻ Queueing & C2, tăng
dần theo các mức 6, 9, 12. Xong lưu lại vào hệ thống.

 Giảm CRO của SC: cũng chọn thẻ trên, tăng CRO dần theo các mức
6,9,12 và thay đổi Penalty Time thành 640. Xong lưu lại vào hệ
thống.
Cân bằng tải trong trạng thái thoại (connected mode):

Việc cân bằng tải trong trạng thái thoại được thực hiện theo nguyên tắc
Handover cuộc gọi từ SC có lưu lượng cao sang TC có lưu lượng thấp.
Vì thế, các tham số cần chỉnh nằm ở mức Neighbour. Trước khi cân tải
cần xác định rõ SC và TC. Nên xem xét theo thứ tự sau: TC cùng
hướng cùng trạm (co-site), TC khác hướng cùng trạm, TC khác trạm
cùng vùng phủ.
 Đổi tham số HO Margin PBGT (PMRG): ý nghĩa tham số này là nếu
mức thu từ TC lớn hơn SC 1 lượng bằng PMRG thì sẽ cho phép HO.
Vì thế, để cân bằng tải, ta cần giảm PMRG ở chiều SC  TC và
ngược lại, tăng PMRG ở chiều TC  SC.
 Dùng CM Editor tra SC, chọn NB từ SC  TC, đổi tham số HO
Margin PBGT lần lượt về các mức -6, -10. Trong hình dưới đang
chuyển cuộc gọi từ SC BLU0011có lưu lượng cao sang TC
BLU0217 có lưu lượng thấp.
 Chọn NB từ TC sang SC, đổi tham số trên lần lượt lên các mức 10
- 16.

 Đổi tham số HO Level Umbrella (AUCL): nếu đổi PMRG vẫn không
hiệu quả, ta chuyển sang đổi AUCL. Ý nghĩa tham số này là nếu mức
thu từ TC lớn hơn AUCL thì sẽ lập tức cho HO từ SC sang TC.
AUCL có mức ưu tiên cao hơn PMRG nên HO theo AUCL sẽ được
kiểm tra và thực hiện trước. Tuy nhiên, lúc này cần phải đặt PMRG
của TC thật cao để tránh TC Handover ngược về SC.
 Chọn NB từ SC sang TC, đổi AUCL từ -47 lần lượt về các mức -
60 ÷ -85.

 Chọn NB từ TC sang SC, đổi PMRG lên 20dB.


b. Cân bằng tải cứng (chỉnh tilt – azimuth cho cell)
Nếu đã thay đổi các tham số mềm trên hệ thống nhưng vẫn không hiệu
quả, cần chỉnh các tham số cơ khí của cell như: cụp bớt tilt xuống để co
vùng phủ của cell đang có lưu lượng cao lại, hoặc xoay azimuth của
cell này sang các hướng lân cận để giảm lưu lượng đổ vào. Tuy nhiên
việc làm này sẽ mất rất nhiều thời gian do cần NV tỉnh leo lên trạm
thao tác. Vì thế tính toán và chuẩn bị tài nguyên trước sự kiện, lễ hội là
hết sức quan trọng. Nếu chuẩn bị tốt thì sẽ không lo nghẽn khi diễn ra
lễ hội nữa.
IX.Hướng dẫn tối ưu KPI 3G
9.1 Hướng dẫn tối ưu KPI 3G Huawei.
Các tài liệu liên quan:
- Hướng dẫn làm Neighbour bằng tool PlanChecker.
- Hướng dẫn sử dụng OSS để xem cảnh báo lỗi phần cứng.
- Hướng dẫn sử dụng Google Earth, MapInfo, TEMS, ...
- Hướng dẫn HD.02.TTDĐ.03/VT: Hướng dẫn khai báo tham số vô
F1_Fx vendor Huawei.
- Hướng dẫn HD.02.KTCN.05: Hướng dẫn xử lý cell nhiễu Uplink 3G.
- Các hướng dẫn liên quan đến việc xử lý nghẽn, cân bằng tải 3G.

Định nghĩa và thuật ngữ:


- CDD: Cell Design Data- Dữ liệu thiết kế cell.
- BTS: Base Transceiver Station- trạm thu/phát sóng trong mạng vô
tuyến.
- RAB CR PS: Radio Access Bearer Congestion Packet Switch – nghẽn
thiết lập dịch vụ chuyển mạch gói.
- RAB CR CS: Radio Access Bearer Congestion Circuit Switch – nghẽn
thiết lập dịch vụ chuyển mạch mạch.
- CSSR: Call Setup Success Rate – tỷ lệ thiết lập cuộc gọi thành công
(đối với 3G là tỷ lệ thiết lập dịch vụ thành công).
- CS CDR: Circuit Switch Call Drop Rate – tỷ lệ rớt cuộc gọi.
- PS CDR: Packet Switch Call Drop Rate – tỷ lệ rớt gói.
- SHOSR: Soft Handover Success Rate – tỷ lệ chuyển giao mềm thành
công.
- HHOSR: Hard Handover Success Rate – tỷ lệ chuyển giao cứng thành
công.
- RAT: Radio Access Technology – công nghệ truy nhập vô tuyến.

Các bước chung thực hiện tối ưu:


Bước 1: Thống kê dữ liệu, KPI hiện trạng ban đầu.
Bước 2: Thực hiện đánh giá và phân tích số liệu theo các nhận định.
Trước khi phân tích số liệu đánh giá tối ưu, cần phân tích theo 3 nhận
định. Từ các nhận định này sẽ tiếp tục phân tích số liệu chi tiết đến từng
KPI để thực hiện tối ưu.
- Nhận định thời gian: Thời gian bắt đầu tồi, thời gian tồi lặp lại mức
giờ/ngày.
- Nhận định vị trí: Phạm vi gây tồi KPI mức cell/node/hướng/ cluster.
- Nhận định hệ thống: Tình trạng tồi liên quan đến lỗi phần cứng, lỗi
truyền dẫn, các kế hoạch sửa lỗi, quy hoạch trên địa bàn. Đánh giá tình
trạng lỗi theo tần số, biến thiên theo tải, các thay đổi về mặt vô tuyến
(nâng hạ cấp), tham số vô tuyến tại khu vực xuất hiện KPI tồi.
Bước 3: Thực hiện khắc phục lỗi, tối ưu theo các nhận định.
9.1.1 Hướng dẫn tối ưu CS CDR.
9.1.1 Công thức xác định.
CS CDR = (CS Call Drop/CS Call Attempt)*100.
 CS Call Drop = VS.RAB.Loss.CS.Abnorm + VS.RAB.Loss.CS.RF.
 CS Call Attempt = VS.RAB.Loss.CS.RF +
VS.RAB.Loss.CS.Abnorm + VS.RAB.Loss.CS.Norm.
9.1.2 Phân tích nguyên nhân, giải pháp tối ưu CS CDR.
Đánh giá nguyên nhân dựa trên các Counter hệ thống:
Counter Ý nghĩa
1.VS.RAB.AbnormRel.CS.RF Lỗi liên quan đến vô tuyến
1.1.VS.RAB.AbnormRel.CS.RF.ULSync Mất đồng bộ đường UL
1.2.VS.RAB.AbnormRel.CS.RF.UuNoReply Mất kết nối giao diện vô tuyến Uu
1.3.VS.RAB.AbnormRel.CS.RF.SRBReset Reset báo hiệu kênh báo hiệu
2.VS.RAB.AbnormRel.CS.OM Lỗi liên quan đến vận hành tác động
3.VS.RAB.AbnormRel.CS.Preempt Lỗi liên quan đến mức ưu tiên
4.VS.RAB.AbnormRel.CS.UTRANgen Lỗi liên quan đến thiết bị
5.VS.RAB.AbnormRel.CS.IuAAL2 Lỗi liên quan đến truyền dẫn
Lỗi liên quan đến reject do tải vượt
6.VS.RAB.AbnormRel.CS.OLC
ngưỡng
 Thông thường nguyên nhân CS CDR rơi nhiều nhất vào counter liên
quan đến vô tuyến.
9.1.3 Thực hiện khắc phục lỗi, tối ưu CS CDR.
a. Lỗi thiết bị.
- Vào M2000 lấy số liệu cảnh báo trạm. Nếu có lỗi thì phối hợp với NOC
xử lý. Các lỗi thường gặp VSWR, hỏng RRU, hỏng WMPT, lỗi CPRI…
b. Lỗi liên quan vùng phủ.
- Sử dụng các counter VS.TP.UE và VS.EcNo.Mean.TP để phân tích phân
bố Ec/No của các UE theo khoảng cách đến trạm. Thông thường Ec/No >
-14dBm và RSCP > -100dBm sẽ gây rớt cuộc gọi liên quan đến sóng yếu.
Hình 2: Phân bố số mẫu Ec/No và Ec/No trung bình theo khoảng cách đến trạm

c. Lỗi liên quan đến neighbor, tham số.


- Sử dụng tool Planchecker để rà soát neighbor.
- Sử dụng tool check PSC để rà soát trùng PSC.
- Sử dụng M2000 để kiểm tra thông số vô tuyến.
- Một số tham số liên quan đến tối ưu CS CDR: Time to Trigger các Event
1A, 1B, 1C; CIO offset soft Handover; các ngưỡng thiết lập 2D/2F trigger
Compress mode đo interfreq hoặc InterRAT; Maximum transmit power of
DL radio link; các timer/counter T/N 302, 312, 313, 314, 315,
TRLFAILURE…
d. Lỗi liên quan đến nhiễu.
- Nhiễu downlink thông thường liên quan đến tình trạng Pilot pollution.
Tình trạng nhiều cell phủ sóng làm tăng nhiễu, dẫn đến Ec/No của các cell
phục vụ trong active set tồi đi. Nhận diện cuộc gọi drop do nhiễu đường
DL: RSCP >-85dBm nhưng Ec/No <-13dB sẽ dẫn đến call drop.
- Nhiễu uplink thông thường liên quan chủ yếu đến nhiễu ngoài hoặc liên
quan đến thiết bị, hệ thống anten feeder. Xem counter RTWP và cách
kiểm tra khắc phục nhiễu UL ở phần sau.
e. Thực hiện driving test phát hiện lỗi:
Hình 3: Tiến trình thực hiện cuộc gọi AMR

Các nguyên nhân chính gây rớt cuộc gọi:


Missing neighbor: Là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rớt cuộc gọi,
missing neighbor sẽ làm tăng nhiễu và làm EcNo của best cell tồi đi. Nếu
EcNo của cell missing lớn hơn EcNo của best cell trong Active Set một
lượng releaseConnOffset dB thì kết nối sẽ bị release.

Hình 4: Rớt cuộc gọi do thiếu neighbor


 Hình trên ta thấy cell 3DL3032 thiếu neighbor với cell 3DL1423 rớt
cuộc gọi. Giải pháp: Rà soát lại neighbor đảm bảo sao cho đủ các neighbor
quan trọng và đảm bảo đúng guideline neighbor, đồng thời tránh neighbor 1
chiều.
Vùng phủ DL kém: Nguyên nhân chủ yếu là do các vùng này có RSCP
kém or có EcNo kém.

Hình 5: Rớt cuộc gọi do vùng phủ kém

 Hình trên ta thấy nguyên nhân dẫn đến rớt cuộc gọi ở đây là do vùng phủ quá
kém.
 Giải pháp: Thực hiện tối ưu vùng phủ để đạt ngưỡng chất lượng theo
guideline đề ra.
Pilot Pollution: Đây là vùng có nhiều cell phục vụ (nhiều cell trong
reporting range) dẫn đến tăng nhiễu và làm cho EcNo của cell phục vụ
chính tồi đi. EcNo của các cell trong AS hầu như gần bằng nhau và kém.
Hình 6: Rớt cuộc gọi do Pilot Pollution

Hình trên ta thấy có đến 3 cells 3DL2163, 3DL0483, 3DL4042 nằm trong
AS có RSCP gần bằng nhau và EcNo tồi  dễ xảy ra rớt cuộc gọi.
 Giải pháp: Thực hiện tối ưu lại vùng phủ đảm bảo đúng guideline Dorminant
cell: tức là RSCP của serving cell tốt hơn neighbor có tín hiệu tốt nhất là 6
dB, EcNo của serving cell tốt hơn neighbor cell có tín hiệu tốt nhất là 3dB.
Trùng PSC: Khi 2 cells trùng PSC thì dẫn đến giảm EcNo và tăng tỉ lệ
BLER  rớt cuộc gọi.
 Thực hiện rà soát lại quy hoạch PSC.
Overshooting: Khi overshooting dẫn đến tăng nhiễu, gây ra missing
neighbor, tăng capacity và cell reselection tồi  có thể dẫn đến rớt cuộc
gọi.
 Giải pháp: Tối ưu lại vùng phủ.
9.2 Hướng dẫn tối ưu CS CSSR và PS CSSR.
9.2.1 Công thức xác định.
CS CSSR:
CS CSSR =(CS RRC SR * CS RAB SR)/100.
 CS RRC SR = CS RRC Success/CS RRC Attempt*100.
 CS RAB SR = CS RAB Success/CS RAB Attempt*100.
PS CSSR:
PS CSSR = (PS RRC SR*PS RAB SR)/100.
 PS RRC SR = PS RRC Success/PS RRC Attempt*100.
 PS RAB SR = PS RAB Success/PS RAB Attempt*100.
9.2.2 Phân tích nguyên nhân, giải pháp tối ưu CS CSSR và PS CSSR.
Đánh giá nguyên nhân dựa trên các Counter hệ thống:
Đối với các counter nguyên nhân fail CS CSSR, PS CSSR là tương tự
như nhau. Việc counter nguyên nhân fail CS/PS chia ra 2 nhóm.
 Counter fail RRC:
Counter Ý nghĩa
1.VS.RRC.Rej.RL.Fail Fail liên quan đến vô tuyến
2.VS.RRC.Rej.TNL.Fail Fail liên quan đến truyền dẫn
3.VS.RRC.FailConnEstab.NoReply Fail do mất kết nối với UE
4.VS.RRC.FailConnEstab.Cong Fail do nghẽn
4.1.VS.RRC.Rej.DLCE.Cong Fail do nghẽn CE đường DL
4.2.VS.RRC.Rej.ULCE.Cong Fail do nghẽn CE đường UL
4.3.VS.RRC.Rej.DLPower.Cong Fail do nghẽn công suất đường DL
4.4.VS.RRC.Rej.ULPower.Cong Fail do nghẽn công suất đường UL
4.5.VS.RRC.Rej.Code.Cong Fail do nghẽn Code
4.6.VS.RRC.Rej.DLIUBBand.Cong Fail do nghẽn Iub đường DL
4.7.VS.RRC.Rej.ULIUBBand.Cong Fail do nghẽn Iub đường UL
4.8.VS.RRC.Rej.Other.Cong Fail do nghẽn không thuộc các t/h trên
Thông thường fail RRC rơi vào nguyên nhân nghẽn và nguyên nhân mất kết nối
vô tuyến với UE.
 Counter fail RAB:
Counter Ý nghĩa
1.VS.RAB.FailEstabCS(PS).RNL Fail liên quan đến vô tuyến
2.VS.RAB.FailEstabCS(PS).TNL Fail liên quan đến truyền dẫn
3.VS.RAB.FailEstabCS(PS).IubFail Fail liên quan đến giao diện Iub
4.VS.RAB.FailEstabCS(PS).UuFail Fail do mất kết nối với UE
5.VS.RAB.FailEstabCS(PS).SRBReset Fail do reset báo hiệu kênh báo hiệu
Fail liên quan đến trạng thái reject khi truy nhập
6.VS.RAB.FailEstabCS(PS).CellUpd
đồng thời
7.VS.RAB.FailEstabCS(PS).Cong Fail do nghẽn
7.1.VS.RAB.FailEstabCS(PS).DLCE.Cong Fail do nghẽn CE đường DL
7.2.VS.RAB.FailEstabCS(PS).ULCE.Cong Fail do nghẽn CE đường UL
7.3.VS.RAB.FailEstabCS(PS).DLPower.Cong Fail do nghẽn công suất đường DL
7.4.VS.RAB.FailEstabCS(PS).ULPower.Cong Fail do nghẽn công suất đường UL
7.5.VS.RAB.FailEstabCS(PS).Code.Cong Fail do nghẽn Code
7.6.VS.RAB.FailEstabCS(PS).DLIUBBand.Cong Fail do nghẽn Iub đường DL
7.7.VS.RAB.FailEstabCS(PS).ULIUBBand.Cong Fail do nghẽn Iub đường UL
7.8.VS.RAB.FailEstabPS.HSUPAUser.Cong Fail do reject khi vượt ngưỡng HSUPA user
7.9.VS.RAB.FailEstabPS.HSDPAUser.Cong Fail do reject khi vượt ngưỡng HSDPA user
Thông thường fail RAB rơi vào nguyên nhân nghẽn và nguyên nhân mất kết nối
vô tuyến với UE.
9.2.3 Thực hiện tối ưu CS CSSR/PS CSSR theo các nguyên nhân.
Hình 7: Lưu đồ tối ưu CS/PS CSSR
a. Lỗi hệ thống.
- Kiểm tra tương tự phần CS CDR.
b. Lỗi liên quan đến nghẽn.
- Phân tích các counter nghẽn. Trừ counter nghẽn liên quan đến Iub, các
trường hợp nghẽn khác có thể phân tích cân bằng tải, cân bằng CE giữa
các carrier cùng hướng, cùng node để điều chỉnh tham số share tải. Trong
trường hợp không điều chỉnh được, xem xét nâng cấp tùy theo các trường
hợp nghẽn.

Nguyên nhân nghẽn Cách xử lý


Nghẽn Iub Nâng cấp luồng truyền dẫn
Nghẽn Code, Power Acitve carrier 2, Thay đổi tham số loadsharing, qOffset2sn,…
Nghẽn CE Thêm cell, bổ sung card WBBP,..
- Xem thêm hướng dẫn xử lý nghẽn CE/Code/Power mục 17.5
c. Lỗi liên quan đến tham số, vùng phủ.
- Phân tích vùng phủ tương tự phần tối ưu CS CDR để xác định phân bố
thuê bao gần/xa trạm.
- Trong trường hợp khu vực tồi tại các node nhiều lớp tần số. Thực hiện rà
soát tham số theo HD.02.TTDĐ.03/VT: Hướng dẫn khai báo tham số
F1_Fx vendor Huawei.
- Các tham số thường được sử dụng để xử lý các counter tồi về access vô
tuyến VS.RRC.FailConnEstab.NoReply, thường là: QRXLEVMIN,
QQUALMIN giảm lượng fail do UE access khi không nhận đủ tín hiện;
điều chỉnh FACH power hỗ trợ tiếp nhận bản tin đường DL cho UE, điều
chỉnh Constant value của DCH để tăng cường tiếp nhận thành công bản
tin đường UL cho NodeB.
- Các tham số thường được sử dụng để xử lý các counter tồi về access vô
tuyến VS.RAB.FailEstabCS(PS).UuFail thường là: các tham số liên quan
đến CAC, các tham số liên quan đến Handover.
d. Lỗi liên quan đến nhiễu.
- Thực hiện kiểm tra tình trạng nhiễu tương tự phần tối ưu CS CDR.
9.3 Hướng dẫn tối ưu CS InRAT HOSR.
9.3.1 Công thức xác định.
CS InRAT HOSR = IRATHO.SuccOutCS/IRATHO.AttOutCS*100.
 IRATHO.SuccOutCS: Số cuộc HO IRAT thành công.
 IRATHO.AttOutCS: Số cuộc HO IRAT.
9.3.2 Phân tích nguyên nhân, giải pháp tối ưu CS InRAT HOSR.
Đánh giá nguyên nhân dựa trên các Counter hệ thống:
Counter Ý nghĩa
IRATHO.FailOutCS.CfgUnsupp Lỗi IRATHO liên quan đến cấu hình
IRATHO.FailOutCS.PhyChFail Lỗi IRATHO liên quan đến cấp phát kênh vật lý
9.3.3 Thực hiện tối ưu CS InRAT HOSR theo các nguyên nhân.
a. Phân tích quá trình InRAT HOSR.
Hình 8: Tiến trình thực hiện interRAT HO
b. Quá trình xử lý CS InRAT HO:

Hình 9: Lưu đồ xử lý CS interRAT HO

9.4 Hướng dẫn tối ưu nhiễu Uplink RTWP.


9.4.1 Công thức xác định.
RTWP: Lấy trực tiếp từ hệ thống counter VS.Mean.RTWP.
 VS.Mean.RTWP: Là giá trị RTWP trung bình trong khung thời gian
lấy dữ liệu.
9.4.2 Phân tích nguyên nhân, giải pháp tối ưu RTWP.
Đánh giá nguyên nhân dựa trên các Counter hệ thống:
Counter Ý nghĩa
Giá trị RTWP trung bình trong khoảng thời gian lấy dữ liệu.
VS.MeanRTWP
VS.MeanRTWP mức giờ > -95dBm được xác định là tồi
9.4.3 Thực hiện tối ưu RTWP theo các nguyên nhân.

a. Nhiễu liên quan đến lưu lượng cao:


- Thực hiện phân tích traffic đường UL thông qua các counter: HSUPA
traffic Volume, PS UL R99 để đánh giá độ thăng giáng RTWP theo traffic
UL.
- Nguồn nhiễu liên quan đến traffic UL thường có chu kỳ biến thiên theo
traffic UL. Việc vùng phủ chồng lấn nhiều hoặc tải không cân bằng giữa
các tần số sẽ gây ra hiện tượng nhiễu liên quan đến lưu lượng UL.
b. Nhiễu liên quan đến thiết bị:
- Lỗi liên quan đến hệ thống feeder, antenna, booster, hybrid combiner,
connector hoặc card thu phát (WRFU, RRU)... cũng gây tăng cao RTWP
không mong muốn. Để xác định lỗi liên quan đến các thành phần này thì
thực hiện swap từng phần thiết bị để phát hiện lỗi. Swap theo tiêu chí:
Nhánh thiết bị từ lớn đến bé, từ dễ đến khó. Ví dụ: Swap CPRI để đánh giá
từ CPRI lên feeder, RRU, antenna.
c. Nhiễu liên quan đến nguồn nhiễu ngoài:
- Lỗi liên quan do ảnh hưởng nguồn nhiễu ngoài thường là nguồn nhiễu do
booster dân sinh, repeater của các nhà mạng, các nguồn phá sóng của các
đơn vị an ninh, quân đội, nguồn nhiễu do các bức xạ ngoài băng không
mong muốn của các thiết bị phát thanh, truyền hình có công suất lớn...
- Cách thức phát hiện cũng tương tự bằng cách swap hướng cell, xoay
azimuth để xác định. Nguồn nhiễu ngoài có thể liên tục hoặc không liên
tục, tác động theo hướng, thường tồi nhóm nhiều cell đồng hướng. Thời
điểm swap nếu được phải đúng thời điểm RTWP tồi để dễ đánh giá.
- Việc đo kiểm và khắc nguồn nhiễu ngoài cần sử dụng thiết bị Spectrum
analysis chuyên dụng.
- Nhiễu liên quan đến vùng phủ chồng lấn.

- Thực hiện drivingtest đánh giá vùng phủ chồng lấn. Vùng phủ được cho là
chồng lấn nhiều:
- Đối với việc vùng phủ chồng lấn gây nhiễu UL, thường thực hiện phân tích
bằng công cụ Atoll để điều chỉnh lại tilt, azimuth anten cho thích hợp.
9.5 Hướng dẫn xử lý nghẽn CE/Code/Power.
9.5.1 Lấy dữ liệu.
- Thực hiện lấy dữ liệu các counter và KPI giám sát từ M2000, sử dụng
module Query Result (xem tài liệu hướng dẫn xuất KPI từ M2000). Các
counter cần lấy tối thiểu phải bao gồm các counter sau:
STT Counter Giải thích
1 CS RAB Congestion Số cuộc nghẽn kênh lưu lượng dịch vụ CS
2 PS RAB Congestion Số cuộc nghẽn kênh lưu lượng dịch vụ PS
3 VS.RAB.FailEstabCS.Code.Cong (none) Nghẽn RAB CS do thiếu tài nguyên Code
4 VS.RAB.FailEstabCS.DLCE.Cong (none) Nghẽn RAB CS do thiếu tài nguyên CE DL
5 VS.RAB.FailEstabCS.ULCE.Cong (none) Nghẽn RAB CS do thiếu tài nguyên CE UL
VS.RAB.FailEstabCS.DLIUBBand.Cong
6 Nghẽn RAB CS do thiếu tài nguyên Iub đường DL
(none)
STT Counter Giải thích
VS.RAB.FailEstabCS.ULIUBBand.Cong
7 Nghẽn RAB CS do thiếu tài nguyên Iub đường UL
(none)
VS.RAB.FailEstabCS.DLPower.Cong
8 Nghẽn RAB CS do thiếu tài nguyên Power DL
(none)
VS.RAB.FailEstabCS.ULPower.Cong
9 Nghẽn RAB CS do thiếu tài nguyên Power UL
(none)
10 VS.RAB.FailEstabPS.Code.Cong (none) Nghẽn RAB PS do thiếu tài nguyên Code
11 VS.RAB.FailEstabPS.DLCE.Cong (none) Nghẽn RAB PS do thiếu tài nguyên CE DL
12 VS.RAB.FailEstabPS.ULCE.Cong (none) Nghẽn RAB PS do thiếu tài nguyên CE UL
VS.RAB.FailEstabPS.DLIUBBand.Cong
13 Nghẽn RAB CS do thiếu tài nguyên Iub đường DL
(none)
VS.RAB.FailEstabPS.ULIUBBand.Cong
14 Nghẽn RAB CS do thiếu tài nguyên Iub đường UL
(none)
VS.RAB.FailEstabPS.DLPower.Cong
15 Nghẽn RAB PS do thiếu tài nguyên Power DL
(none)
VS.RAB.FailEstabPS.ULPower.Cong
16 Nghẽn RAB PS do thiếu tài nguyên Power UL
(none)
17 VS.RRC.Rej.Code.Cong (none) Nghẽn RRC do thiếu tài nguyên Code
18 VS.RRC.Rej.DLCE.Cong (none) Nghẽn RRC do thiếu tài nguyên CE DL
19 VS.RRC.Rej.ULCE.Cong (none) Nghẽn RRC do thiếu tài nguyên CE UL
20 VS.RRC.Rej.DLIUBBand.Cong (none) Nghẽn RRC do thiếu tài nguyên Iub đường DL
21 VS.RRC.Rej.ULIUBBand.Cong (none) Nghẽn RRC do thiếu tài nguyên Iub đường UL
22 VS.RRC.Rej.DLPower.Cong (none) Nghẽn RRC do thiếu tài nguyên Power DL
23 VS.RRC.Rej.ULPower.Cong (none) Nghẽn RRC do thiếu tài nguyên Power UL
- Lưu ý:
 Tạo template trên M2000 bao gồm các counter trên để lấy dữ liệu khi
cần.
 Có thể lấy dữ liệu của cell /nhóm cell/RNC cần theo dõi, phân tích.
 Thời gian lấy mức 5 phút/30 phút/ giờ/ ngày tùy theo thực tế yêu cầu
giám sát, đánh giá.
Ví dụ: File dữ liệu nghẽn lấy từ M2000 như sau:

9.5.2 Các hành động xử lý nghẽn CE/Code/Power.


- Xác định nguyên nhân nghẽn, loại tài nguyên bị nghẽn để đưa ra các hành
động tối ưu. Tài nguyên cell 3G có các loại sau:
 Power (công suất).
 Code.
 CE (channel element).
- Đối với từng loại tài nguyên bị nghẽn, thực hiện trình tự các bước sau để
chống nghẽn tạm thời trước khi nâng cấp bổ sung tài nguyên (theo
Guideline giám sát và nâng cấp tài nguyên 3G), chia thành 2 trường hợp
sau:
a. Cell nghẽn Power.
Bước 1: Thực hiện thay đổi tham số điều khiển ngưỡng truy nhập theo bảng
sau.
Giá trị khai
Giá trị
Tên tham số báo chống Giải thích
hiện tại
nghẽn
UL total Tối đa 200 user (user quy đổi ra AMR user được phục
equivalent user 80 200 vụ/cell). Khi cấu hình giá trị này tương đương với việc
number gần như không chạy adm theo đường UL.
UL threshold of Khi tổng số UE đường lên quy đổi ra UE AMR lớn hơn
Conv AMR 75 95 95% tổng số UE AMR cực đại được khai báo hỗ trợ
service trong cell, các yêu cầu thiết lập kết nối sẽ bị reject
Khi tổng số UE đường lên quy đổi ra UE AMR lớn hơn
UL handover 96% tổng số UE AMR cực đại được khai báo hỗ trợ
80 96
access threshold trong cell, việc thiết lập kênh của tất cả các dịch vụ đều
bị từ chối
Khi tổng số UE đường lên quy đổi ra UE AMR lớn hơn
UL total power 98% tổng số UE AMR cực đại được khai báo hỗ trợ
83 98
threshold trong cell, việc thiết lập kênh của tất cả các dịch vụ đều
bị từ chối.
Khi tổng số UE đường lên quy đổi ra UE AMR lớn hơn
98% tổng số UE AMR cực đại được khai báo hỗ trợ
UL OLC trigger
95 98 trong cell, thuật toán Overload control sẽ được thực hiện
threshold
trong cell.
Đây cũng chính là ngưỡng reject RRC
DL threshold of Khi hiệu suất sử dụng công suất đường xuống non_HS
Conv AMR 80 95 vượt ngưỡng 90%, việc thiết lập cuộc gọi AMR sẽ bị từ
service chối.
Khi có một yêu cầu kết nối HO, hệ thống sẽ tính toán nếu
DL handover
phần công suất tăng lên do HO + phần công suất đang
access threshold 85 91
dùng trong cell. Nếu > 91%, việc HO vào cell sẽ bị từ
(*)
chối
Khi hiệu suất sử dụng công suất đường xuống vượt
DL total power
90 92 ngưỡng 92%, việc thiết lập các dịch vụ trong cell đều bị
threshold (**)
từ chối. Ngưỡng (**) phải > ngưỡng (*)
Khi tổng số UE đường xuống quy đổi ra UE AMR lớn
hơn 98% tổng số UE AMR cực đại được khai báo hỗ trợ
DL OLC trigger
95 98 trong cell, thuật toán Overload control sẽ được thực hiện
threshold
trong cell.
Đây cũng chính là ngưỡng reject RRC
- Gửi CR yêu cầu P.KTKT thực hiện thay đổi dữ liệu, sau khi thực hiện
xong, NVTƯ kiểm tra lại khai báo bằng lệnh LST UCELLCAC và LST
UCELLDM trong module MML Command của M2000.
- Ví dụ: Cửa sổ lệnh MML trong module MML Command.

 Minh họa kết quả của lệnh LST UCELLCAC, các tham số bôi vàng
là tham số thay đổi cần kiểm tra lại.
- Theo dõi các counter ở bước 1 mức 5’ hoặc 30', nếu còn nghẽn, tiếp tục
chuyển đến bước 2.
Bước 2: Thực hiện thay đổi tham số đẩy lưu lượng trên 3G sang 2G trong
Idle mode.
- Lưu ý:
 Chỉ thực hiện khi cell 2G không bị nghẽn SDCCH.
 Các tham số khai báo trong bước này yêu cầu phải thực hiện trên
cell 2G trước, sau đó mới thực hiện trên cell 3G.
- Chiều từ 2G sang 3G: Các cell 2G có relation với cell 3G nghẽn cấu
hình chỉ sang 3G khi: EcNo cell 3G > FDD Qmin.
Bảng giá trị của FDD Qmin:
FDD Qmin 0 1 2 3 4 5 6 7
Ec/No (dB) -20 -6 -18 -8 -16 -10 -14 -12
- Chiều từ 3G sang 2G: cấu hình các cell nghẽn 3G thực hiện đo đạc các
relation 2G sớm hơn theo từng bước như sau:
 1: EcNo <= -10 dB ứng với SsearchRat = 4.
 2: EcNo <= -8 dB ứng với SsearchRat = 5.
 3: EcNo <= -6 dB ứng với SsearchRat = 6.
 4: EcNo <= -4 dB ứng với SsearchRat = 7.
- Khai báo tham số đẩy tải từ 3G sang 2G theo bảng sau:
Giá trị khai
Giá trị
Tên tham số báo chống Giải thích
hiện tại
nghẽn
Thực hiện đo đạc các relation 2G sớm, giá trị 4
Ssearchrat (idle) 2 4
tương ứng với Ec/No < 4*2 + (-18)= -10dB
UE ở trên cell 2G chỉ sang 3G khi EcNo trên
FDD Qmin 5 1 3G > -6dB (mặc định giá trị 5 ứng với Ec/No >
-10dB
- Gửi CR yêu cầu P.KTKT – TT KTKV thực hiện thay đổi dữ liệu, sau
khi thực hiện xong, NV KT đội/NV TKTƯ tỉnh kiểm tra lại khai báo
bằng lệnh LST UCELLSELRESEL trong module MML Command của
M2000.
- Minh họa kết quả của lệnh LST UCELLSELRESEL, các tham số bôi
vàng là tham số thay đổi cần kiểm tra lại (FDD Qmin kiểm tra trong
2G).

- Nếu cell vẫn còn nghẽn tiếp tục chuyển sang bước 3.
Bước 3: Giảm công suất kênh CPICH của cell nghẽn.
Giá trị Giá trị khai báo
Tham số Giải thích
hiện tại chống nghẽn
Công suất của kênh CPICH Giảm công suất CPICH
330 300
cho các cell hotspot (W) từ 2W xuống 1W
- Giá trị 300 ứng với giá trị thực là 30dbm = 1Watt (giá trị khai báo mặc
định là 33dbm = 2Watt).
- Gửi CR yêu cầu P.KTKT – TT KTKV thực hiện thay đổi tham số, sau
khi thực hiện xong, NV KT đội/NV TKTƯ tỉnh kiểm tra lại khai báo
bằng lệnh LST UPCPICH trong module MML Command của M2000.

b. Cell nghẽn CE, Code.


- Thực hiện các hành động tối ưu giống như xử lý nghẽn Power (bắt đầu
thực hiện từ bước 2, bỏ qua bước 1).
- Lưu ý:
 Các yêu cầu thay đổi tham số sau khi thực hiện xong cần kiểm tra lại
bằng lệnh MML trong module MML Command của M2000 để đảm
bảo đơn vị nhận yêu cầu khai báo đúng.
 Xuất KPI mức 5 phút / 30 phút / giờ/ ngày để theo dõi cell còn nghẽn
hay không để có hành động tiếp theo.
Thực hiện Rollback lại sau khi thực hiện các hành động đối với các cell nghẽn
đột biến vào cuối ngày, các cell nghẽn lặp lại tiến hành bổ sung tài nguyên
theo “Guideline giám sát và nâng cấp tài nguyên 3G”.
9.6. Hướng dẫn tối ưu KPI 3G ZTE
9.6.1 Hướng dẫn tối ưu CS CDR.
9.6.1.1 Hướng dẫn lọc danh sách cell tồi CS CDR.
Thực hiện phân tích và tối ưu chỉ số CS CDR theo các bước dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị dữ liệu
Thực hiện lấy KPIs mức ngày (giờ Normal) của cell/nhóm cell cần phân
tích theo “Hướng dẫn sử dụng phần mềm nghiệp vụ TKTƯ”.
Bước 2: Lọc danh sách các cell cần phân tích và tối ưu CS CDR.
Trong file dữ liệu KPIs của toàn bộ các cell có CS CDR tồi hơn chỉ tiêu
được giao.
9.6.1.2 Xác định nguyên nhân và phương án tối ưu.
Thực hiện kiểm tra, phân tích và đưa giải pháp trong các trường hợp sau:
a. Kiểm tra và xử lý lỗi phần cứng.
Thực hiện kiểm tra lỗi phần cứng theo hướng dẫn “Hướng dẫn xử lý
lỗi trạm 3G ZTE”. Nếu:
 Có lỗi: thực hiện xử lý lỗi trạm. Sau khi xử lý lỗi, lấy KPI theo
dõi nếu KPI CS CDR chưa thoát tồi, tiếp tục thực hiện tối ưu.
 Nếu không lỗi: Tiếp tục thực hiện tối ưu.
b. Cell tồi có xuất hiện cuộc rớt do sóng yếu.
Lấy dữ liệu mức cell trên OMC trong đó có counter “Number of
RAB release by Iu release request for CS-speech by lost UE
connection(Times)” như hình dưới:

 Nguyên nhân: Do UE nằm trong khu vực sóng yếu, mức thu
không đảm bảo để tiếp tục duy trì dịch vụ gây rớt.
 Cách kiểm tra và khắc phục: Thực hiện đưa giải pháp theo
“Hướng dẫn đưa giải pháp khắc phục vùng lõm”.
c. Cell tồi có xuất hiện cuộc rớt do nghẽn.
Lấy dữ liệu mức cell trên OMC trong đó có counter “Number of
RAB release by Iu release request for CS-speech by overload control
(Times)”. Nếu counter trên có số liệu (# 0), tức cell đang bị nghẽn.

 Nguyên nhân: Do khi tải của cell vượt ngưỡng Overload Control
(95%), để đảm bảo an toàn cho cell, hệ thống sẽ thực hiện loại bỏ
(Forced Drop) từng bước các dịch vụ đang sử dụng của cell. Việc
loại bỏ này gây rớt (RAB release) cho các dịch vụ đang sử dụng
trong đó có dịch vụ thoại.
 Cách kiểm tra và khắc phục: Thực hiện xử lý theo “Hướng dẫn
xử lý nghẽn 3G ZTE”.
d. Cell tồi có xuất hiện cuộc rớt do Nhiễu Uplink.
Lấy dữ liệu RTWP trong đó có cột Average Cell Freq RTWP (dbm)
là giá trị trung bình Nhiễu Uplink. Cell tồi do nhiễu Uplink nếu giá
trị này lớn hơn -100dbm (ví dụ ở dưới cell 3HD1141 có nhiễu
Uplink trung bình là -93.56 dbm).
 Nguyên nhân:
 Do tại một thời điểm có nhiều user cùng truy cập mạng.
 Nguồn nhiễu ngoài.
 Lỗi Anten, Feeder.
 UE gửi bản tin lên cho mạng nhưng mạng không thể giải mã
được gây rớt cuộc gọi.
 Cách kiểm tra và khắc phục: Thực hiện kiểm tra và xử lý theo
“Hướng dẫn xử lý nhiễu uplink 3G”.
e. Cell tồi có xuất hiện cuộc rớt do trùng PSC (Primary Scrambling Code).
 Nguyên nhân: Có 2 trường hợp dẫn đến trùng PSC:
 Trong mỗi quan hệ relation: Cell-Cellr trùng PSC (Cell: Cell
serving; Cellr: Relation cell).
 Trong mỗi quan hệ relation: Cellr1-Cell-Cellr2 trong đó Cellr1
và Cellr2 trùng PSC.
Ví dụ: Trong hình vẽ trên, theo hướng di chuyển của UE (sang bên phải),
nếu không có hiện tượng trùng tần trùng PSC giữa cell A và cell D thì UE
sẽ chuyển giao sang cell D, nhưng trong trường hợp này lại HO sang cell
A. UE tiếp tục di chuyển nhưng do tín hiệu của cell A ngày càng yếu và
cell A không khai Neighbour với các cell theo hướng di chuyển tiếp theo
của UE dẫn đến rớt.
 Cách kiểm tra và khắc phục:
Sử dụng phần mềm Planchecker hoặc MCOM đưa PSC của cell
phục vụ và các cell xung quanh lên MAP để xem thiết kế có bị
trùng PSC giữa cell phục vụ và các cell xung quanh hay không.
(Tham khảo “Hướng dẫn xử lý nhiễu, Hướng dẫn sử dụng phần mềm
Planchecker, Hướng dẫn sử dụng phần mềm MCOM” trong 2G. Việc
rà soát PSC giống với việc rà soát tần trong 2G, chỉ có điểm khác
biệt là PSC cho phép cận nhau, ví dụ: giá trị PSC của cell A là
22, thì cell neighbour B có thể lấy PSC bằng 21 hoặc 23).
f. Cell tồi rớt cuộc gọi do Missing Neighbour.
Bước tiếp theo trong việc xử lý cell rớt cao nếu với các trường hợp trên
không cải thiện là thực hiện rà soát realtion.
 Nguyên nhân: Cell không khai báo relation gây nhiễu cho cell
serving gây rớt.

 Cách kiểm tra và khắc phục: Thực hiện kiểm tra và khai báo
relation (nếu thiếu) theo “Hướng dẫn Add/Remove relation”.
g. Cell tồi có xuất hiện cuộc rớt do chồng lấn vùng phủ.
 Nguyên nhân: Tại một ví trí được phục vụ bởi nhiều hơn 3 cell
cùng tần số có mức cường độ tín hiệu (RSCP) gần bằng nhau, gây
nhiễu cho nhau.
 Cách kiểm tra và khắc phục: Thực hiện đo kiểm bằng driving
test tối ưu vùng phủ đảm bảo tại 1 vị trí có ≤3 cell phục vụ.
9.6.1.3 Đánh giá kết quả sau khi thực hiện tối ưu.
Sau khi thực hiện các hành động tối ưu, người tối ưu cần:
- Theo dõi phản ánh của khách hàng tại khu vực phục vụ của cell đã
thực hiện tối ưu để phát hiện kịp thời những trường hợp xấu nảy sinh
do việc tối ưu gây ra.
- Lấy số liệu thống kê cuộc rớt vào sáng ngày hôm sau để xem cell tồi
đó có cải thiện hay không?
- Nếu cải thiện (CS CDR của cell đó giảm so với trước đó và không nằm
trong danh sách cell tồi CS CDR trong ngày mới) thì kết thúc hành
động tối ưu với cell tồi này.
- Nếu không cải thiện thì quay trở lại bước 4 để tiếp tục phân tích và ra
phương án tối ưu.
9.6.2 Hướng dẫn tối ưu CS CSSR.
9.6.2.1 Lọc danh sách cell tồi theo CS CSSR.
Bước 1: Chuẩn bị dữ liệu:
Thực hiện lấy KPIs mức ngày (giờ Normal) của cell/nhóm cell cần phân
tích theo “Hướng dẫn sử dụng phần mềm nghiệp vụ TKTƯ”.
Bước 2: Lọc danh sách các cell cần phân tích và tối ưu CS CSSR:
Trong file dữ liệu KPIs của toàn bộ các cell có CS CSSR tồi hơn chỉ tiêu
được giao.

9.6.2.2 Xác định nguyên nhân và phương án tối ưu CS CSSR.


Thực hiện kiểm tra, phân tích và đưa giải pháp trong các trường hợp sau:
a. Cell tồi do lỗi phần cứng:
Thực hiện kiểm tra và sửa lỗi phần cứng.
b. Cell tồi thiết lập cuộc gọi thoại do nghẽn.
Lấy KPI trong đó ít nhất có các Counter:
 KPI-RAB CS Congestion New 1.
 KPI-RAB CS CR New 1.
 KPI CSSR CS New 1.
Trường hợp xuất hiện nghẽn nếu giá trị KPI-RAB CS Congestion New 1≠ 0.
Nguyên nhân: Do khi tải của cell vượt ngưỡng Admission Control
(90%), hệ thống sẽ thực hiện từ chối (reject) các dịch vụ muốn truy
nhập vào cell.
Cách kiểm tra và khắc phục: Thực hiện kiểm tra và xử lý theo
”Hướng dẫn xử lý nghẽn CE/Code/Power” mục 18.4.
c. Cell tồi thiết lập cuộc gọi thoại do nhiễu Uplink.
Nguyên nhân, cách kiểm tra và khắc phục: Giống với trường hợp
cell tồi rớt cuộc gọi do nhiễu Uplink.
9.6.3 Hướng dẫn tối ưu PS CSSR.
9.6.3.1 Lọc danh sách cell tồi theo PS CSSR.
Bước 1: Chuẩn bị dữ liệu
Thực hiện lấy KPIs mức ngày (giờ Normal) của cell/nhóm cell cần phân
tích theo “Hướng dẫn sử dụng phần mềm nghiệp vụ TKTƯ”.
Bước 2: Lọc danh sách các cell cần phân tích và tối ưu PS CSSR.
Trong file dữ liệu KPIs của toàn bộ các cell có PS CSSR tồi hơn chỉ tiêu
được giao.
9.6.3.2 Xác định nguyên nhân và phương án tối ưu CS CSSR.
a. Cell tồi do lỗi phần cứng.
Thực hiện kiểm tra và sửa lỗi phần cứng.
b. Cell tồi thiết lập cuộc gọi thoại do nghẽn.
Lấy KPI trong đó ít nhất có các counter:
 KPI-RAB PS Congestion New 1
 KPI-RAB PS CR New 1
 KPI CSSR PS New 1
Trường hợp xuất hiện nghẽn (KPI-RAB PS Congestion New 1≠ 0). Xử lý
nghẽn như trong “Hướng dẫn xử lý nghẽn CE/Code/Power”.
c. Cell tồi thiết lập cuộc gọi thoại do nhiễu Uplink.
Nguyên nhân, cách kiểm tra và khắc phục: Giống với trường hợp cell
tồi rớt cuộc gọi do nhiễu Uplink.
9.6.4 Hướng dẫn xử lý nghẽn CE/Code/Power.
9.6.4.1 Dữ liệu cần lấy.
Thực hiện lấy dữ liệu các counter và KPI giám sát, bao gồm:
Các số liệu liên quan đến nghẽn RAB CS.
Index or
Index or Counter Description Ghi chú
Counter
Number of failed RAB assignment setup in cell for CS
C310110336 Nghẽn do code
domain,Code Resource Congestion(Times)

Number of failed RAB assignment setup in cell for CS


C310110338 Nghẽn do power
domain,Downlink Power Resource Congestion(Times)

Number of failed RAB assignment setup in cell for CS Nghẽn do nguyên


C310110339
domain,Other Downlink Resource Congestion(Times) nhân khác
Number of failed RAB assignment setup in cell for CS
C310110355 Nghẽn do CE
domain,Due to NodeB(Times)
Number of failed RAB assignment setup in cell for CS
C310110359 Nghẽn do Iub
domain,Iub Congestion(Times)
KPI - RAB CS C310110336+C310110337+C310110338+C310110339+C310110
Congestion 340+C310110341+C310110342

Các số liệu liên quan đến nghẽn RAB PS.


Index or
Index or Counter Description ghi chú
Counter
Number of failed RAB assignment setup in cell for PS
C310110393 Nghẽn do code
domain,Code Resource Congestion(Times)

Number of failed RAB assignment setup in cell for PS


C310110395 Nghẽn do power
domain,Downlink Power Resource Congestion(Times)

Number of failed RAB assignment setup in cell for PS Nghẽn do nguyên


C310110396
domain,Other Downlink Resource Congestion(Times) nhân khác
Index or
Index or Counter Description ghi chú
Counter
Number of failed RAB assignment setup in cell for PS
C310110412 Nghẽn do CE
domain,Due to NodeB(Times)
Number of failed RAB assignment setup in cell for PS
C310110416 Nghẽn do Iub
domain,Iub Congestion(Times)
KPI - RAB PS C310110393+C310110394+C310110395+C310110396+C310110
Congestion 397+C310110398+C310110399

Các số liệu liên quan đến CS CSSR.


- CS CSSR tồi do RRC hoặc RAB.
KPI - RRC KPI - RRC KPI - RRC KPI - RAB KPI - RAB KPI - RAB KPI -
CS Att CS Succ CS SR CS Att CS Suc CS SR CSSR CS

Các số liệu liên quan đến PS CSSR.


- PS CSSR tồi do RRC hay RAB.
KPI - RRC KPI - RRC KPI - RRC KPI - RAB KPI - RAB KPI - RAB KPI -
PS Att PS Succ PS SR PS Att PS Succ PS SR CSSR PS

Thời gian lấy dữ liệu.


- Giám sát mức toàn mạng, diện rộng (toàn OSS) lấy mức 15 phút để
phát hiện các khu vực tiềm ẩn có nguy cơ nghẽn cao.
- Giám sát mức cụm cell, hotspot lấy mức 30 giây cho mỗi cụm cell để
đánh giá hành động có đạt được mong muốn để ứng xử kịp thời.

Cách giám sát KPI cell mức dưới 1 phút.


Bước 1: Chọn Realtime Performance Data Monitoring.

Bước 2: Chọn NE type RNCV309.


Bước 3: Chọn MO type tương ứng cần giám sát.

Bước 4: Chọn counter & KPI, cell cần giám sát (một cửa số giám sát chỉ
được tối đa 64 cell).
 Select Indices/counters: chọn KPI.
 Select Locations: chọn cell giám sát.
 Collection granularity: chọn mức thời gian giám sát (10 giây, 30 giây
và 1 phút).
9.6.4.2 Các hành động tối ưu.
Các giải pháp chống nghẽn đối với 3G ZTE cụ thể như sau :
a. Giảm công suất CPICH
Áp dụng trong các trường hợp:
 Co vùng phủ của cell để share tải sang các cell lân cận.
 Công suất giảm 3dBm thì vùng phủ giảm 7%, công suất giảm
6dBm thì vùng phủ giảm 20%.
Cách thực hiện:

b. Giảm số code HS-PDSCH


Áp dụng trong các trường hợp:
 Giảm số code fix và số code tối đa cấp cho dịch vụ HSDPA.
 Thực hiện trước khi sự kiện diễn ra hoặc có nguy cơ nghẽn code,
CE.
 Giảm number of HS-PDSCH và minimum number of HS-PDSCH
về 1 và maximum number of HS-PDSCH về 10 và giảm dần về 1.
Cách thực hiện:

c. Bóp tốc độ, chặn SF của dịch vụ R99.


Áp dụng trong các trường hợp:
 Mỗi tốc độ sẽ tốn 1 lượng CE nhất định, áp dụng trong trường hợp
giảm tải CE.
Downlink Uplink
Downlink
Service Service Uplink CE
SF CE SF
Rate Rate Consumption
Consumption
128 12.2K 1 64 12.2K 1
32 CS64k 1.8 16 CS64k 2.5
32 PS64k 1.8 16 PS64k 2.5
16 PS128k 3 8 PS128k 5
8 PS384k 6 4 PS384k 10

Cách thực hiện:

d. Thay đổi offset và hyst trong idle.


Áp dụng trong các trường hợp:
 Co vùng phủ, đẩy tải sang cell xung quanh.
 Các mức thay đổi.
Cách thực hiện:
 Thay đổi ngưỡng cell reselection nhanh hay chậm.
 Thay đổi offset giữa serving cell và neighbour cell.

 Giảm Hyst để sẽ đẩy nhanh sang các cell neighbour.

e. Tắt dịch vụ HSPA trong cell.


Áp dụng trong các trường hợp:
 Ưu tiên thoại và cực đoan không dùng dịch vụ data trên cell.
 Vendor ZTE không tắt được dịch vụ R99, mà chỉ có thể giảm tốc độ
của dịch vụ này để tiếp kiệm tài nguyên.
 Tham số áp dụng mức cell và không chết cell.
Cách thực hiện:

9.7 Hướng dẫn tối ưu KPI 3G Ericsson.


9.7.1 Hướng dẫn xử lý nghẽn CE/Code/Power.
9.7.1.1 Các loại nghẽn vô tuyến 3G.
- Khái niệm: Nghẽn vô tuyến là giá trị cho biết số cuộc gọi (thoại/data) bị từ
chối do không có đủ tài nguyên để đáp ứng (công suất, code, phần cứng,
IuB).
- Hệ thống Ericsson cung cấp một số bộ đếm (counter) xác định số cuộc nghẽn
bao gồm:
 LackDlPwr: Số cuộc RAB thiết lập không thành công do nghẽn công suất
đường xuống (từ node B tới UE).
 LackDlChnlCode: Số cuộc RAB thiết lập không thành công do nghẽn
code (OSVF code) đường xuống.
 LackDlHw: Số cuộc RAB thiết lập không thành công do nghẽn tài nguồn
phần cứng đường xuống.
 LackUlHw: Số cuộc RAB thiết lập không thành công do nghẽn tài nguồn
phần cứng đường lên.
 DeniedAdmDlChnlCode: Số cuộc yêu cầu kết nối RRC bị từ chối bởi
thuật toán Admission Control do nghẽn code (OVSF code) đường xuống.
 DeniedAdmDlHw: Số cuộc yêu cầu kết nối RRC bị từ chối bởi thuật toán
Admission Control do nghẽn tài nguyên phần cứng đường xuống.
 DeniedAdmDlPwr: Số cuộc yêu cầu kết nối RRC bị từ chối bởi thuật toán
Admission Control do nghẽn công suất đường xuống.
 DeniedAdmUlHw: Số cuộc yêu cầu kết nối RRC bị từ chối bởi thuật toán
Admission Control do nghẽn tài nguyên phần cứng đường lên.
 pmNoRejRrcConnMpLoadC: Số cuộc yêu cầu kết nối RRC bị từ chối do
tải MP (có thể hiểu là số cuộc RRC bị từ chối do tải RNC cao đến 1
ngưỡng bắt đầu khởi tạo việc từ chối dịch vụ).
 pmnoFailedAfterAdm: Số cuộc thiết lập RAB hoặc RRC không thành
công sau khi đã thông qua các thuật toán Admission Control.
9.7.1.2 Các bước xử lý nghẽn vô tuyến 3G.
a. Lọc danh sách cell nghẽn.
- Thực hiện lấy KPIs theo thời gian được yêu cầu tối ưu (giờ, nhóm giờ,
ngày) của cell/nhóm cell cần phân tích. KPIs dùng để phân tích phải tối
thiểu bao gồm những trường thông tin như sau:

- Trong file dữ liệu, lọc danh sách các cell có nghẽn:


Nghẽn power: LackDlPwr > 0 và DeniedAdmDlPwr > 0.

Nghẽn code: LackDlChnlCode > 0 và DeniedAdmDlChnlCode >


0.
Nghẽn tài nguyên phần cứng (CE):
 Nghẽn CE đường lên: LackUlHw > 0 và DeniedAdmUlHw > 0.
 Nghẽn CE đường xuống: LackDlHw > 0 và DeniedAdmDlHw >
0.

Trong một số trường hợp phải kiểm tra pmNofailedAfterAdm > 0.

b. Kiểm tra lỗi phần cứng của các cell nghẽn.


- Thực hiện kiểm tra cell nghẽn có lỗi hay không theo 2 cách sau:
 Xem cảnh báo lỗi trạm trên phần mềm NOCPRO.
 Kiểm tra lỗi trạm bằng câu lệnh thực hiện qua phần mềm Winfiol.
c. Xử lý lỗi trạm.
- Thực hiện xử lý/phối hợp xử lý lỗi trạm theo “Hướng dẫn xử lý các lỗi
thường gặp với trạm Node B”.
- Sau khi lỗi trạm đã được xử lý hết (trạm có cell tồi không còn lỗi trên
NOCPRO cũng như check trực tiếp từ Winfiol) thì chuyển sang bước d.
d. Xác định nguyên nhân và phương án tối ưu.
Thực hiện kiểm tra, phân tích và đưa giải pháp trong các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Cell nghẽn công suất đường xuống.
Counter: LackDlPwr > 0 và DeniedAdmDlPwr > 0.

- Nguyên nhân.
o Khai báo các tham số cấu hình trạm, các tham số share tải sai.
o Cell phục vụ khu vực lưu lượng cao.
o Cell phục vụ khu vực biên LAC.
o Cell bị treo tài nguyên.
- Cách kiểm tra và khắc phục.
Khai báo các tham số cấu hình trạm, các tham số share tải sai.
Cách 1: Kiểm tra dữ liệu CDD của RNC chứa cell tồi cần phân
tích.
MaximumTransmissionPower: CDD  sheet “utranCell”  Cột
MaxPowerTrans  dòng chứa cell tồi. Nếu MaxPowerTrans đang
khai báo cho cell < 430 thì thực hiện ra CR khai báo
MaxPowerTrans lên 430 (tương ứng dưới node B phải được khai
báo là 430, kiểm tra bằng cách vào winfiol (hoặc Gatepro), telnet
vào node, gõ câu lệnh: “get . maxdpower”).
Các tham số đồng bộ: Qhyst, QualMeaQuality, SRatSearch, …

Cách 2: Sử dụng lệnh kiểm tra khai báo tham số qua phần mềm
Winfiol (hoặc Gatepro). Câu lệnh:
 Khai báo sai công suất:
 Trên RNC: “get utrancell=xxx maxtransmissionpower”.
 Trên Node B: “get . maxdlpower”.
 Khai báo sai các tham số đồng bộ:
 Trên RNC: “get utrancell=xxx parameter”.
Ví dụ: “get 6HN7761 sratsearch”
Cell phục vụ khu vực lưu lượng cao.
Thực hiện đánh giá lưu lượng của khu vực phục vụ, cần đánh giá hiệu
suất sử dụng công suất nonHS (tính theo peak trong ngày), theo form
sau:
“TU (pwrNonHS) =
∑(CarrierPowerNonHS*Vector:CarierPowerNonsHS)/PrimaryCpichPower”
Thực hiện đánh giá theo 7 ngày liên tục, nếu TU(pwrNonHS) >= 70%
trong 4/7 ngày  tiến hành nâng cấp theo các hướng:
 Thực hiện nâng cấp cấu hình 2 với các cell cấu hình 1.
 Thực hiện lắp bổ sung cosite với các trạm cấu hình 2.
 Khảo sát, lắp thêm trạm mới với các trạm đã có cosite.
Cell phục vụ khu vực biên LAC.
Thực hiện lấy dữ liệu của cell (tọa độ, LAC), sau đó dùng phần mềm
MapInfo để kiểm tra xem cell phục vụ có thuộc khu vực biên LAC
không. Đồng thời lấy dữ liệu Handover attempt. Nếu cell phục vụ khu
vực nhiều LAC, lượng Handover attempt cao  làm CR change LAC,
tránh để phục vụ khu vực biên LAC.
Cell bị treo tài nguyên.
 Cách kiểm tra.
Cách 1: Kiểm tra lưu lượng qua file KPIs, lưu lượng thấp, gần như
không có lưu lượng, nhưng vẫn có hiện tượng nghẽn công
suất.
Cách 2: Gõ lệnh trên winfiol (hoặc Gatepro) để kiểm tra, nếu TU
power luôn giữ ở mức cao (> 80%), đồng thời kiểm tra
chiếm kênh thì không có user (các cột sfadm). Trên RNC
gõ lệnh: “cedr | grep –i utrancell=xxx”.
 Cách xử lý.
Làm CR reset cell (block/deblock).

Trường hợp 2: Cell nghẽn code đường xuống.


Counter: LackDlChnlCode > 0 và DeniedAdmDlChnlCode > 0.
- Nguyên nhân.
o Khai báo sai các tham số share tải.
o Cell phục vụ khu vực lưu lượng cao.
o Cell bị treo tài nguyên.
- Cách kiểm tra và khắc phục.
Khai báo sai các tham số share tải.
Cách kiểm tra và xử lý giống như phần xử lý nghẽn tài nguyên công
suất đường xuống.
Cell phục vụ khu vực lưu lượng cao.
 Thực hiện đánh giá lưu lượng của khu vực phục vụ, cần đánh giá
hiệu suất sử dụng code (tính theo peak trong ngày), theo form
sau:

“TU code = pmSumDlCode/pmSamplesDlCode (sum)”


 Thực hiện đánh giá theo 7 ngày liên tục, nếu TU code >= 70%
trong 4/7 ngày  tiến hành nâng cấp theo các hướng:
 Thực hiện nâng cấp cấu hình 2 với các cell cấu hình 1.
 Thực hiện lắp bổ sung cosite với các trạm cấu hình 2.
 Khảo sát, lắp thêm trạm mới với các trạm đã có cosite.
Cell bị treo tài nguyên.
Cách kiểm tra và xử lý giống như phần xử lý nghẽn tài nguyên công
suất đường xuống.
Trường hợp 3: Cell nghẽn tài nguyên phần cứng (CE) đường lên và
đường xuống.
- Đường lên: LackUlHw > 0 và DeniedAdmUlHw > 0.
- Đường xuống: LackDlHw > 0 và DeniedAdmDlHw > 0.

- Trong 1 số trường hợp cần phải kiểm tra cả pmNofailedAfterAdm > 0


với các trạm hiện đang thực hiện tắt giám sát CE:
Trên RNC: Kiểm tra xem cell có tắt giám sát CE không:
 Downlink: “get utrancell=xxx dlHwAdm”  kết quả trả về là 100 
đang tắt giám sát Downlink.
 Uplink: “get utrancell=xxx ulHwAdm”  kết quả trả về là 100 
đang tắt giám sát Uplink.
- Nguyên nhân.
o Cell phục vụ khu vực lưu lượng cao.
o Cell phục vụ khu vực biên LAC (đối với nghẽn tài nguyên phần
cứng đường xuống).
- Cách kiểm tra và khắc phục.
Cell phục vụ khu vực lưu lượng cao.
 Thực hiện đánh giá lưu lượng của khu vực phục vụ, cần đánh giá
hiệu suất sử dụng CE (tính theo peak trong ngày), theo form sau:
“TUCE(UL)=
pmSumCapacityUlCe/pmSamplesCapacityUlCe(sum)/min(licenseCapacityRbsChan
nelElementsUplink,avaiableRbsChannelElementsUplink)*100”
“TUCE(DL)=
pmSumCapacityDlCe/pmSamplesCapacityDlCe(sum)/min(licenseCapacityRbsChan
nelElementsDownlink,avaiableRbsChannelElementsDownlink)*100”
 Thực hiện đánh giá theo 7 ngày liên tục, nếu TU CE >= 70% trong 4/7
ngày  tiến hành nâng cấp theo các hướng:
 Thực hiện bổ sung card (RAX/TX) với các trạm còn slot để cắm card.
 Thực hiện bổ sung cosite nếu trạm hết slot cắm card.
 Khảo sát, lắp thêm trạm mới với các trạm đã có cosite.
Cell phục vụ khu vực biên LAC (đối với nghẽn tài nguyên phần
cứng đường xuống).
Cách kiểm tra và xử lý giống như phần xử lý nghẽn tài nguyên công
suất đường xuống.
9.8 Hướng dẫn tối ưu KPI 3G Nokia.
9.8.1 Tối ưu CS CSSR, PS CSSR.
a. Hướng dẫn phân tích sơ bộ:
 Sử dụng bộ A2 để phân tích sự suy giảm của KPI.
Hướng dẫn kéo dữ liệu từ bộ A2.

 Chỉ tiêu CS CSSR và PS CSSR được tính từ công thức RRC và RAB.

Hình 5.2: Dữ liệu sau khi kéo từ bộ A2.

 Phân tích sơ bộ xem sự suy giảm KPI là trên diện rộng hay diện hẹp, suy
giảm trên chỉ tiêu RRC hay RAB.
 Sử dụng bộ Report B2 để phân tích RRC, B3 để phân tích RAB xem
nguyên nhân suy giảm KPI là gì từ đó đưa ra các hành động.
b. Hướng dẫn sử dụng bộ Report B2 để tối ưu RRC:
Bộ Report B2 dùng để phân tích xem nguyên nhân fail RRC là gì. Lỗi có thể
do nghẽn, hoặc lỗi cell, lỗi RNC hay lỗi đầu cuối. Ta phân tích một số lỗi
thông thường.
Lỗi Fail AC:
Lỗi Fail AC là lỗi RRC không thiết lập được RRC do giải thuật AC không
cho phép. Giải thuật AC quản lý các tài nguyên Power, Code, UL Inf,…
Cell bị lỗi Fail AC do nghẽn.

 Fail AC do nghẽn: Ta phân tích cụ thể do nghẽn loại gì từ đó đưa ra


hành động tối ưu cụ thể (xem tài liệu GSOL). Đây là phần hay xảy ra
nhất nên kiểm tra trước tiên.
 Fail AC do lỗi cell: Một số cell bị lỗi dẫn đến không thiết lập được cuộc
gọi. Ta tiến hành Reset cell, sau đó Reset trạm thử.
 Fail AC do Reset: Khi ta tiến hành Reset cell thì giải thuật AC sẽ không
cấp tài nguyên cho RRC thiết lập. Thông thường lỗi này chỉ xảy ra ít
cuộc và trong thời gian là 1h. nếu xảy ra nhiều giờ liên tục không rõ
nguyên nhân thì kiểm tra trạm có bị chập chờn hay không.
Lỗi Fail BTS:
Lỗi Fail BTS là lỗi RRC không thiết lập được do lỗi tại BTS. CE là tài
nguyên BTS nên lỗi này bao gồm cả lỗi nghẽn CE. Lỗi này thông thường
bị cả trạm.

Cell bị lỗi Fail BTS do nghẽn.

 Fail BTS do lỗi trạm: Đây là lỗi hay xảy ra. Dấu hiệu là tất cả các cell
của trạm bị lỗi Fail BTS đột biến và chỉ số RRC SR rất thấp từ 0-20%.
Lỗi do phần mềm tại trạm lỗi. Ta cần tiến hành Reset Mềm hoặc Reset
Cứng. Nếu khôgn được thì tiến hành cô lập phần cứng System Module
hoặc RF Module để xử lý lỗi.
 Fail BTS do nghẽn CE: Dấu hiệu là các Kpi RRC SR của cell suy giảm
mạnh nhưng vẫn ở mức từ 50% trở lên. Sử dụng Report E7 để xem hiệu
suất sử dụng tài nguyên CE. Nếu bị nghẽn thì tiến hành xử lý như phần
hướng dẫn xử lý nghẽn và nâng cấp tài nguyên.
Lỗi Fail RNC (phần setup & access):
Lỗi Fail RNC gọi là lỗi RNC internal. Lỗi được xác định do 1 nguyên
nhân bất kỳ trong RNC gây lỗi. Khi bị lỗi này ta cần tiến hành phân tích:
 Nếu lỗi chỉ xảy ra trên 1 hay vài trạm thì lỗi thuộc phần trạm. Ta cần
tiến hành Reset trạm hoặc xóa trạm đi khai báo lại.
 Nếu lỗi xảy ra trên diện rộng thì lỗi bị tại RNC. Có rất nhiều loại card
trên RNC có thể gây lỗi, cần phải Trace Log. Lúc này báo cáo lỗi cho
Z78, phối hợp với TTKV để thực hiện xử lý theo phương án ƯCTT.
Lỗi Fail Transport:
Lỗi Fail Transport là lỗi do phía truyền dẫn gây nên bao gồm cả nghẽn.
Khi bị lỗi này ta cần kiểm tra:
 Khai báo truyền dẫn trên 3 phần: RNC, Node và Truyền dẫn có đồng
bộ hay không. Nếu không đồng bộ thì cần phải đồng bộ lại.
 Truyền dẫn bị nghẽn: Ta cần nâng cấp truyền dẫn.
 Đôi khi bị lỗi do phiên bản phầm mềm RNC cũ, chỉ cần nâng cấp sẽ
khắc phục được (hiếm gặp).
Lỗi Fail do Radio:
Lỗi Fail do Radio là lỗi trên giao diện vô tuyến. Đây là lỗi khá nhạy cảm
vì thông thường cell nào cũng có lỗi. Tuy nhiên khi kéo thời gian dài thì ta
mới thấy sự thăng giáng.

Một cell bị fail Radio trên 2 ngày không kịp xử lý.


 Khi 1 cell bị lỗi Fail Radio thì ta phải xác định xem nó bị đột biến hay
bị lâu rồi. Thông thường nếu bị lâu rồi thì đó là điều hiển nhiên (vì
thông thường phải có cuộc fail)
 Nếu bị đột biến thì đó là do lỗi khối RF Module. Ta tiến hành Reset cell
hoặc Reset trạm. Nếu không hết thì tiến hành thay RF Module.
Lỗi trên giao diện Uu:
Lỗi Fail trên giao diện Uu là lỗi khi báo hiệu trên giao diện Uu không
thực hiện được. Lỗi này thông thường là lỗi 1 card trên RNC xử lý báo
hiệu Uu. Ta cần báo Z78 trace log để cô lập card lỗi.
c. Sử dụng bộ Report A3 để tiến hành tối ưu RAB:
Các lỗi RAB cũng tương tự như RRC.
d. Các kinh nghiệm tối ưu đặc biệt:
Lỗi nghẽn do Pingpong 2G – 3G: do thiết lập sai tham số do đó UE liên
tục lựa chọn 2G-3G khiến cho cell bị nghẽn công suất và CE. Ta kiểm tra
bằng cách xem RRC Att của cell bỗng nhiên tăng vọt thì do đặt sai tham
số.
Lỗi RRC, RAB setup fail ở biên RNC: khi khai báo IuR bị lỗi thì toàn bộ
các thiết lập RRC ở các biên RNC sẽ không thành công.
9.8.2 Tối ưu CS InRAT HOSR.
a. Phân tích sơ bộ:
Sử dụng bộ D4 để phân tích lỗi InterRAT HOSR.
Sử dụng bộ D7 để phân tích lỗi HO InterRAT cell to cell.
Khi xử lý lỗi này buột phải có bản đồ của 2G lẫn 3G.
b. Các nguyên nhân, giải pháp xử lý:
Lỗi HO Fail do tần số và BSIC cell 2G:
 Khi sử dụng phân tích bộ D7 thì một số cell ở 3G cạnh nhau sẽ có HO
Fail qua cell 2G tập trung tại 1 cell.
 Sử dụng bản đồ 2G để kiểm tra trùng tần và BSIC
Lỗi HO Fail do mất đồng bộ với BSC-0:
 Do bị mất đồng bộ với BSC-0, đặc biệt lỗi này hay gặp sau khi plan lại
tần số khiến cho tần số bị sai gây HO Fail.
 Tiến hành đồng bộ lại BSC-0
Lỗi HO Attempt không có do khai báo sai tần số và BSIC với 2G:
 Khi khai báo sai tần số và BSIC thì lỗi HO sẽ không thực hiện được do
UE đó không thấy cell 2G.
 Lỗi này làm HO Attempt không đó, đôi khi HO nhầm sang cell khác
gây lỗi.
Lỗi HO Fail do khai báo sai LAC + CI:
 Khi khai báo sai LAC + CI thì RNC sẽ không thể tìm thấy cell đích để
ra HO Attemp mặc dù UE báo lên luôn có. Lỗi này do RNC không gởi
lệnh HO Att xuống nên trong KPI sẽ không tính nhưng bản chất nó sẽ
làm suy giảm HO nhiều cell xung quanh.
 Khi bị lỗi này thì sẽ bị Counter HO Fail due to UTRAN.
 Tiến hành đồng bộ lại LAC + CI cho cell.
9.8.3 Tối ưu nghẽn CE/Code/Power.
9.8.3.1 Lấy dữ liệu.
Thực hiện lấy dữ liệu nghẽn từ NetAct, sử dụng bộ giám sát B2 cho RRC
và bộ B3 cho RAB:
Bộ giám sát B2: RRC Analyzer.

Bộ giám sát B3: RAB Analyzer.

 Khi bị AC fail: Có thể nghẽn DL Power, UL Power, Code. Kiểm tra


bộ A7: Capacity Monitoring.

 Khi bị BTS fail: Nghẽn CE. Kiểm tra bộ E7b: CE Capacity trong
RU30, giá trị cần kiểm tra là Max BB SUs Util ratio [%].

9.8.3.2 Các hành động xử lý nghẽn.


- Xác định nguyên nhân nghẽn, loại tài nguyên bị nghẽn để đưa ra các
hành động tối ưu. Tài nguyên cell 3G có các loại sau:
 Power (công suất).
 Code.
 CE (channel element).
- Đối với từng loại tài nguyên bị nghẽn, thực hiện trình tự các bước sau
để chống nghẽn tạm thời trước khi nâng cấp bổ sung tài nguyên (theo
Guideline giám sát và nâng cấp tài nguyên 3G), chia thành 2 trường hợp
sau:
a. Cell nghẽn Power.
Bước 1: Thực hiện thay đổi tham số điều khiển ngưỡng truy nhập theo bảng
sau.
Nghẽn Tham số Giá trị hiện tại Giá trị cần đổi Ghi chú
PtxTarget 40dBm 41, 42, 42.5, 42.8
DL_Power
PtxOffset 1dB 0.4, 0.1
PrxTarget 4dB 8, 12, 20
UL_Power
PrxOffset 1dB 1
CodeTreeOptTimer 3600s 120s
HSPDSCHMarginSF128 8 12
Code
InitialBitRateDL 64kbps 8kbps
InitialBitRateUL 64kbps 8kbps

 Gửi CR yêu cầu P.KTKT – TT KTKV thực hiện thay đổi dữ liệu, sau
khi thực hiện xong, NVTƯ kiểm tra lại khai báo bằng CM Editor.

 Theo dõi các counter ở bước 1 mức 15’ hoặc 30', nếu còn nghẽn, tiếp
tục chuyển đến bước 2.
Bước 2: Thực hiện giảm công suất R99 data.
Nghẽn Tham số Giá trị hiện tại Giá trị cần đổi Ý nghĩa
Giảm CS max
DL_Power PtxDLabsMax 37dBm 37, 33, 30
dịch vụ R99.
UL_Power PRACHRequiredReceivedCI -20dB -25dB

 Nếu cell vẫn còn nghẽn tiếp tục chuyển sang bước 3.
Bước 3: Thực hiện thay đổi tham số đẩy lưu lượng trên 3G sang 2G trong
Idle mode.
- Lưu ý :
 Chỉ thực hiện khi cell 2G không bị nghẽn SDCCH.
 Các tham số khai báo trong bước này yêu cầu phải thực hiện trên cell
2G trước, sau đó mới thực hiện trên cell 3G.
- Chiều từ 2G sang 3G: Các cell 2G có relation với cell 3G nghẽn cấu hình
chỉ sang 3G khi: EcNo cell 3G > FDD Qmin.
Bảng giá trị của FDD Qmin:
FDD Qmin 0 1 2 3 4 5 6 7
Ec/No (dB) -20 -6 -18 -8 -16 -10 -14 -12

- Chiều từ 3G sang 2G: cấu hình các cell nghẽn 3G thực hiện đo đạc các
relation 2G sớm hơn theo từng step như sau:
 Step 1: EcNo <= -10 dB ứng với SsearchRat = 4.
 Step 2: EcNo <= -8 dB ứng với SsearchRat = 5.
 Step 3: EcNo <= -6 dB ứng với SsearchRat = 6.
 Step 4: EcNo <= -4 dB ứng với SsearchRat = 7.
 Khai báo tham số đẩy tải 3G sang 2G theo bảng sau:
Tên tham Giá trị Giá trị khai báo
Giải thích
số hiện tại chống nghẽn
SsearchRat Thực hiện đo đạc các relation 2G sớm, giá trị 4 tương ứng
4 8
(idle) với Ec/No < 8 + (-18)= -10dB.
UE ở trên cell 2G chỉ sang 3G khi EcNo trên 3G > -6dB
fddQMin -10 -6
(mặc định giá trị 5 ứng với Ec/No > -10dB.
- Gửi CR yêu cầu P.KTKT thực hiện thay đổi dữ liệu, sau khi thực hiện
xong, NVTƯ kiểm tra lại khai báo bằng CM Editor. Nếu cell vẫn còn
nghẽn, tiếp tục chuyển đến bước 4.
Bước 4: Giảm công suất kênh CPICH của cell nghẽn.
STT Tham số Giá trị hiện tại Giá trị cần đổi
1 PtxPrimaryCPICH 33dBm 30, 27

b. Cell nghẽn CE, Code.


- Thực hiện các hành động tối ưu giống như xử lý nghẽn Power (bắt đầu
thực hiện từ bước 3, bỏ qua bước 1 và bước 2).
- Lưu ý:
 Các yêu cầu thay đổi tham số sau khi thực hiện xong cần kiểm tra lại
bằng CM Editor.
 Các tham số là ở dạng UI Value.
 Xuất KPI mức 15 phút/30 phút/giờ/ngày để theo dõi cell còn nghẽn
hay không để có hành động tiếp theo.
 Thực hiện rollback lại sau khi thực hiện các hành động đối với các
cell nghẽn đột biến vào cuối ngày, các cell nghẽn lặp lại tiến hành bổ
sung tài nguyên theo “Guideline giám sát và nâng cấp tài nguyên 3G”.
PHẦN VI: CÁC GIẢI PHÁP BỔ XUNG VÙNG PHỦ SÓNG
1. Hướng dẫn triển khai các giải pháp phủ sóng tòa nhà
1.1 Điều kiện để một tòa nhà được xem xét phủ sóng bổ sung.
Tiến hành sử dụng các giải pháp phủ sóng bổ sung cho các công trình thỏa
mãn đồng thời 2 tiêu chí sau:
- Quy mô tòa nhà/công trình: Công trình cao từ 8 tầng trở lên hoặc diện
tích sàn (diện tích 1 tầng) lớn hơn 900m2.
- Chất lượng sóng (sau khi tối ưu trạm outdoor có sẵn): Dưới 80% số
mẫu đo ngoài thang máy của công trình đáp ứng 2G có mức thu Rxlev ≥ -
90 dBm, 3G có RSCP ≥ -95 dBm. Hoặc dưới 80% mẫu số đo ngoài thang
máy đáp ứng 2G có C/I ≥ 12 dB, 3G có Ec/No ≥ -12dB.
1.2 Hướng dẫn lựa chọn các giải pháp phủ sóng tòa nhà.
a. Các tòa nhà văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại, hội
nghị, sân bay:
Tòa nhà lớn hơn 30 tầng: Phủ sóng bằng hệ thống DAS.
Tòa nhà từ 15 tầng đến 30 tầng:
 Chiều sâu theo hướng phủ sóng từ 30m trở lên: Phủ sóng bằng hệ
thống DAS.
 Chiều sâu theo hướng phủ sóng nhỏ hơn 30m: Sử dụng trạm mới
hoặc RRU kéo dài hoặc Repeater quang kết hợp với Anten TBoom
(lắp thêm Booster nếu cần), phủ từ 1 hoặc nhiều hướng nếu thỏa mãn
tất cả các điều kiện sau:
 Các công trình có nhiều khe hở, cửa kính (diện tích khe hở và cửa
sổ chiếm ít nhất 40% diện tích bề mặt 1 công trình).
 Có thể đặt Anten + RU hoặc đặt Anten + Trạm mới trên các công
trình cách công trình cần phủ sóng từ 50 => 150m theo hướng
nhiều khe hở để phủ sóng.
 Vật chắn cao nhất giữa vị trí danh định đặt Anten và công trình
phải thấp hơn đáy Anten ít nhất 10m.
 Các trường hợp còn lại: Đề xuất cá thể các giải pháp DAS hoặc
Repeater.
Tòa nhà nhỏ hơn 15 tầng:
 Đối với các sân bay sử dụng hệ thống DAS.
 Các trường hợp khác, tùy thực tế đề xuất giải pháp thích hợp: DAS,
TBoom hoặc repeater.
b. Các tòa nhà chung cư:
Tòa nhà lớn hơn 30 tầng: Sử dụng hệ thống DAS.
Tòa nhà dưới 30 tầng:
 Chiều sâu theo hướng phủ sóng từ 20m trở lên: Phủ sóng bằng DAS.
 Chiều sâu theo hướng phủ sóng nhỏ hơn 20m: Sử dụng trạm mới
hoặc RRU kéo dài hoặc Repeater Quang kết hợp Anten TBoom (kết
hợp Booster nếu cần) phủ từ 1 hoặc nhiều hướng nếu thỏa mãn tất cả
các điều kiện sau:
 Các công trình có nhiều khe hở, cửa kính (diện tích khe hở và cửa
sổ chiếm ít nhất 40% diện tích bề mặt 1 công trình).
 Có thể đặt Anten + RU hoặc đặt Anten + Trạm mới trên các công
trình cách công trình cần phủ sóng từ 50 => 150m theo hướng
nhiều khe hở để phủ sóng.
 Vật chắn cao nhất giữa vị trí danh định đặt Anten và công trình
phải thấp hơn đáy Anten ít nhất 10m.
 Các trường hợp còn lại đề xuất cá thể các giải pháp DAS, TBoom
hoặc Repeater.

1.3 Hướng dẫn quá trình triển khai.


Quá trình triển khai thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ sau:
Thiết kế giải pháp :
 Lập bản thiết kế giải pháp để xác định vùng phủ sóng của từng
Cell/RRU trong trạm.
 Bản thiết kế giải pháp bao gồm các thông tin sau:
 Sơ đồ nguyên lý phân bổ Cell trong và ngoài tòa nhà.
 Bản vẽ mô tả hướng vùng phủ bên ngoài tòa nhà (sử dụng hình vẽ
Google kết hợp với vẽ minh họa).
 Bản vẽ vị trí danh định đặt các thiết bị phủ sóng Outdoor: RRU, tủ
nguồn RRU, Anten Outdoor.
Thiết kế Call off chi tiết:
 Định hướng sử dụng 1-2 RRU phủ sóng tòa nhà qua hệ thống DAS,
các RRU còn lại sử dụng cho phủ sóng vùng lõm hoặc tòa nhà lân
cận. Thiết bị cấp yêu cầu là tủ phân tán 2G, 3G và ưu tiên sử dụng
RRU có hỗ trợ dùng nguồn AC. Ưu tiên triển khai giải pháp ở tòa
nhà cao tầng trong khu vực có nhiều tòa nhà.
 Vị trí triển khai lắp Anten Outdoor: Thỏa mãn tiêu chí về độ cao
Anten theo đúng Guideline thiết kế trạm mới, hướng phủ và Tilt tinh
chỉnh theo vị trí vùng lõm Outdoor hoặc tòa nhà cao tầng lân cận cần
phủ sóng. Ví dụ với khu vực thành phố lớn (HNI, HCM) yêu cầu cao
Anten tối thiểu là 25m và cao hơn so với chiều cao trung bình các tòa
nhà lân cận theo hướng phủ là 10m.
 Khảo sát tòa nhà và lập báo cáo thiết kế chi tiết vị trí lắp đặt RRU, tủ
nguồn cho RRU và Anten phủ sóng bên ngoài tòa nhà, hệ thống DAS
phủ sóng trong tòa nhà.
Triển khai phủ sóng:
 Với Cell phục vụ phủ sóng trong tòa nhà: Sử dụng các quy định về
tham số, tấn số với chiến thuật khai báo theo trạm INB thông thường.
 Với Cell phục vụ phủ sóng bên ngoài tòa nhà: Sử dụng các quy định
về tham số, tần số và chiến thuật khai báo theo trạm Macro thông
thường.
 Trong trường hợp tăng trưởng lưu lượng dẫn đến trạm nghẽn: Thực
hiện nâng cấp Cell hoặc tách thành 2 trạm độc lập nếu trạm không
hết nghẽn sau nâng cấp.

1.4 Mô tả các giải pháp sử dụng trong phủ sóng tòa nhà.
1.4.1 Phủ sóng bằng Anten TBoom kết hợp trạm thông thường.
Phủ sóng bằng TBoom (kết hợp Booster nếu cần) là giải pháp phủ sóng
bằng cách triển khai trạm mới kết hợp việc sử dụng Anten có búp sóng
theo phương ngang hẹp (<65) và thiết bị khuếch đại công suất (Power
Booster) nếu cần.
Ưu điểm của giải pháp là có thể phủ sóng nhà cao tầng, đảm bảo
cường độ tín hiệu tốt tại vị trí các tầng cao và các khu vực sâu bên
trong công trình với chi phí thấp hơn DAS từ 3-4 lần. Nhược điểm là
khó kiểm soát được vùng phủ khu vực bên ngoài công trình.
Đặc điểm của sóng điện từ là truyền thẳng và bị suy hao lớn khi đi qua
bê tông, sắt do đó yêu cầu bắt buộc để có thể phủ từ bên ngoài vào là
công trình phải có nhiều khe hở hoặc cửa kính, cấu trúc bên trong đơn
giản để sóng ít bị suy hao khi truyền trong công trình.
Khoảng cách từ trạm tới công trình cần phủ sóng nên nằm trong khoảng
50 => 150m, lý do:
 Nếu khoảng cách từ trạm đến công trình > 150m:
 Ảnh hưởng của búp sóng phụ anten ra khu vực xung quanh.
 Ảnh hưởng bởi vật chắn từ trạm tới công trình làm giảm độ rộng
vùng phủ của trạm.
 Sóng bị suy hao không gian tự do.
 Nếu khoảng cách từ trạm tới công trình < 50m:
 Tiết diện phủ sóng qua cửa sổ nhỏ.
 Khó tìm được loại anten thỏa mãn các tiêu chí về búp sóng và tăng
ích để phủ hết chiều dọc công trình.
Trong khoảng giữa trạm và công trình nếu vật chắn càng cao thì khả
năng các tầng thấp của công trình sẽ bị mất sóng do bị chắn. Vật chắn
càng gần công trình thì khả năng các tầng thấp bị chắn sẽ cao.
Chiều sâu theo hướng phủ sóng là bề dày của công trình theo hướng
phủ sóng của trạm TBoom. Thực nghiệm cho thấy với bề dày công
trình nhỏ hơn 30m đảm bảo cường độ tín hiệu đạt target tại những
phòng xa trạm lắp TBoom.
Với những công trình có chiều sâu phủ sóng (> 30m) muốn phủ sóng
hết chiều ngang của công trình phải sử dụng 2 Anten TBoom từ 2
hướng ngược nhau. Trong trường hợp này cần triển khai giải pháp
Repeater quang hoặc đấu Cascade RRU để 2 Anten cùng thuộc 1 Cell,
tránh gây nhiễu trong tòa nhà. Tham khảo mô hình hệ thống Repeater
quang trong mục 2.
Triển khai mới hoặc thuê lại hệ thống DAS cho một công trình thường
tốn kém và phức tạp trong triển khai cũng như trong vận hành khai thác
hơn khi sử dụng giải pháp TBoom + Booster phủ sóng từ bên ngoài
vào.

1.4.2 Phủ sóng bằng Anten TBoom kết hợp Repeater quang.
Mô hình một hệ thống triển khai giải pháp này như sau:

Giải pháp sử dụng hệ thống Repeater quang kết hợp Anten TBoom
(thêm Booster nếu cần) áp dụng cho các tòa nhà, khu đô thị sử dụng
phương án Anten TBoom phủ sóng từ nhiều hơn 1 hướng.
Giải pháp giúp cắt giảm đầu tư trạm mới, giảm chi phí thuê nhà trạm,
hỗ trợ cho cả GSM1800 và UMTS2100 đồng thời giảm nhiễu hệ thống,
nâng cao chất lượng mạng.

1.4.3 Phủ sóng bằng trạm Macro kết hợp Repeater quang.
Mô hình một hệ thống triển khai giải pháp này như sau:

Giải pháp sử dụng hệ thống Repeater quang kết hợp vùng phủ của trạm
Macro để phủ sóng tòa nhà. Giải pháp thường được áp dụng cho các tòa
nhà thấp tầng, có diện tích lớn.
Giải pháp giúp cắt giảm đầu tư trạm mới, giảm chi phí thuê nhà trạm,
hỗ trợ cho cả GSM1800 và UMTS2100, mức thu trong tòa nhà tốt tuy
nhiên do sử dụng tần số trạm macro nên có thể xảy ra nhiễu.

1.4.4 Phủ sóng bằng DAS.


Giải pháp áp dụng cho các tòa nhà có cấu trúc phức tạp và qua mô lớn
hoặc các công trình ngầm, các công trình có độ cao lớn. Hệ thống DAS
do Viettel tự triển khai hoặc thuê từ đối tác.
Ưu điểm: Hệ thống DAS được thiết kế công suất và vị trí Anten tối ưu
giúp phủ kín được toàn bộ tòa nhà với chất lượng tốt và ổn định. Nhược
điểm: Chi phí đầu tư xây dựng hoặc thuê cao, thời gian triển khai kéo
dài.
Các quy định khi thiết kế hệ thống DAS phủ sóng tòa nhà:
 Hệ thống DAS phải hỗ trợ cả band tần GSM1800 của 2G và band tần
2100 MHz của 3G. Lấy công suất phát của tủ là 33 dBm (3G) để tính
toán quỹ đường truyền.
 Các tòa nhà triển khai DAS phủ sóng phải có thiết kế hệ thống và vị
trí lắp đặt Anten chi tiết.
 Phân tách Cell: Với các tòa nhà có số tầng cao hơn 15 tầng, cần tách
biệt thành 2 Cell theo độ cao tòa nhà: Cell 1 phục vụ tầng hầm, thang
máy và 5 – 10 tầng nối đầu tiên, Cell 2 phục vụ các tầng còn lại.
 Vị trí Anten: Tối ưu vị trí Anten để đảm bảo suy hao từ vị trí đặt
Anten đến vị trí xa nhất trong vùng phủ mong muốn của Anten là
nhỏ nhất, không vượt quá 40dB với chung cư và không vượt quá 30
dB với tòa văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại, sân bay...
 Taị̣ các vị trí biên tòa nhà, sử dụng Anten có hướng thay cho Anten
Ommi, hướng phủ của Anten từ biên vào tâm tòa nhà để hạn chế Cell
Inbuilding phủ bên ngoài tòa nhà.
 Phân bố công suất cho các Anten: Công suất phân bố đến các Anten
trong 1 tầng đồng đều nhau, không lệch nhau quá 3dB.
 Tối ưu suy hao trong hệ thống: Sử dụng feeder 7/8 để triển khai các
tuyến trục chính, các tuyến nhánh có độ dài trên 50m. Hệ thống
coupler sử dụng để phân nhánh các tuyến trục dài trên 100m.
 Phủ sóng thang máy: Dùng Anten panel để phủ sóng riêng cho thang
máy. Antenna đặt trong giếng thang máy, từ 6 đến 8 tầng đặt 1
Anten. Nếu không thể phủ riêng cho thang máy thì phải đặt Anten
omni tại khu vực thang máy của mỗi tầng.
 Hệ thống DAS đạt yêu cầu khi kết quả đo kiểm vùng phủ Cell
Inbuilding trong tòa nhà thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện:
 Trên 98% diện tích có RxLev 2G lớn hơn hoặc bằng -85 dBm.
 Trên 98% diện tích có RSCP 3G lớn hơn hoặc bằng -95 dBm.
 Chất lượng trạm INB sử dụng DAS đạt yêu cầu khi thỏa mãn đồng
thời 4 điều kiện:
 Trên 98% diện tích có RxLev 2G lớn hơn hoặc bằng -85dBm.
 Trên 98% diện tích có C/I 2G lớn hơn hoặc bằng 12 dB.
 Trên 98% diện tích có RSCP 3G lớn hơn hoặc bằng -95 dBm.
 Trên 98% diện tích có Ec/No 3G lớn hơn hoặc bằng -12 dB.
 Mức thu Cell Inbuilding sử dụng DAS tại biên bên trong tòa nhà đảm
bảo đạt tối thiểu -90dBm với 2G và -100 dBm với 3G.
 Mức thu Cell Inbuilding sử dụng DAS xung quanh tầng 1 (tầng triệt)
tòa nhà không được vượt mức -95 dBm tại khoảng cách lớn hơn hoặc
bằng 20m.
1.4.5 Giải pháp hỗn hợp.
Mô hình hệ thống hỗn hợp đã triển khai tại tòa nhà N05 – KĐT Trung
Hòa Nhân Chính:

Hệ thống phủ sóng hỗn hợp.


Sử dụng giải pháp phủ sóng bằng DAS cùng hệ thống Anten TBoom
kết hợp Repeater quang: Áp dụng với những tòa nhà có kết cấu kiên cố
và hệ thống phủ sóng qua DAS không đảm bảo phủ kín tòa nhà.
Ưu điểm giải pháp: Sử dụng cùng 1 cell 2G/3G phủ từ trong và ngoài
tòa nhà để tạo vùng phủ liên tục, hạn chế nhiễu, tạo phân tập phát và
phân tập thu giúp cải thiện chất lượng vùng phủ.

1.4.6 Giải pháp sử dụng Wireless Booster.


a. Giới thiệu thiết bị:
Thiết bị Wireless Booster (hay là Cel-fi) là thiết bị khuếch đại sóng 3G
gồm 2 phần: Window Unit và Coverage Unit.

Window Unit Coverage Unit


Hệ thống hoạt động theo 3 bước:
 Window Unit nhận tín hiệu từ NodeB, xử lý tín hiệu nhận được.
 Window Unit truyền dữ liệu đến Coverage Unit trên đường truyền
wireless 5GHz chuẩn U-NII.
 Coverage Unit nhận tín hiệu và phát sóng đẳng hướng đến thiết bị
đầu cuối.

Đặc tính của hệ thống:


 Hỗ trợ chuẩn 3GPP Rel 8.
 Khoảng cách giữa Window Unit và Coverage Unit có thể lên tới
20m.
 Gain khuếch đại lên tới 100 dB.
 EIRP của Coverage Unit là 14.7 dBm với Downlink và 23.2 dBm với
Uplink.
 Tự động tối ưu gain, vùng phủ cho vùng phủ tốt nhất và ít gây nhiễu
đến NodeB.
 Dễ dàng lắp đặt với hệ thống đèn LED thông báo trên bề mặt thiết bị.
 Mức thu tối thiểu WU hỗ trợ là -104 dBm, có hỗ trợ anten kéo dài.

b. Ưu và nhược điểm của giải pháp


 Ưu điểm:
 Lắp đặt dễ dàng, thuận lợi.
 Khả năng tối ưu nhiễu tương đối tốt, với mức thu đầu vào có
Ec/No > -12 dB thì mức nhiễu cải thiện hơn.
 Hạn chế gây nhiễu UL cho NodeB.
 Hỗ trợ chuẩn 3GPP Rel 8, tốc độ 3G ổn định.
 Có khả năng khuếch đại đến 3 carrier.
 Nhược điểm:
 Công suất phát thấp (DL là 14.7 dBm là tương đương 1 anten
omni hệ thống DAS  phủ được 1 căn hộ hoặc văn phòng nhỏ).
 Giá thành cao (700 – 850 USD/ bộ).
 Chưa có chức năng theo dõi hoạt động của thiết bị.

1.5 Hướng dẫn thiết kế hệ thống phủ sóng sử dụng DAS.


1.5.1 Các thông tin cần thu thập khi thiết kế
Đánh giá lưu lượng trong tòa nhà, số lượng người có mặt trong tòa nhà
trong giờ cao điểm.
Bản vẽ kiến trúc chi tiết của tòa nhà (mặt chiếu bằng và mặt chiếu
đứng).
Vị trí đặt tủ BTS (Đàm phán với chủ tòa nhà), ưu tiên đặt trên tầng cao
để suy hao tuyến truyền dẫn ở tầng cao nhỏ hơn  Mức thu trên các
tầng cao sẽ tốt hơn.
Các vị trí có thể đặt antena, phải có sự đồng ý của chủ nhà.
Nguồn điện cho tủ BTS.
Truyền dẫn cho trạm.
Có bao nhiêu hộp kỹ thuật và đặc điểm cấu trúc như thế nào.
Tính khả thi của việc phủ sóng trong thang máy (Để đưa ra quyết định
phủ sóng bên trong hay phủ sóng từ bên ngoài cho thang máy).
Thông tin về loại trần của từng tầng, có trần giả hay không, trần thạch
cao hay trần kim loại.
Thông tin về các khu vực đặc biệt của tòa nhà: Tầng hầm, bãi đỗ xe,
tầng thượng, bể bơi, phòng hội thảo, phòng chiếu phim…
Thông tin về vật liệu và độ dày của tường, trần của toà nhà tường kính
hay tường bê tông…
Thông tin về các trạm ở khu vực xung quanh toà nhà, các trạm này có
thể sẽ phải điều chỉnh khi tối ưu Inbuilding.
1.5.2 Phân chia cell và tính toán cấu hình
Xác định phân bố lưu lượng trong tòa nhà:
Căn cứ vào số người lớn nhất tại 1 thời điểm trong ngày của tòa nhà,
giả sử 60% trong số này sử dụng Viettel. Dựa theo phân bố thuê bao
theo các tầng của tòa nhà xác định phân bố nhu cầu lưu lượng theo
các tầng của tòa nhà, lấy mErl/Sub là 25 mErl/Sub.
Phân chia cell và xác định cấu hình cho các cell
 Các tòa nhà từ 8 tầng trở lên chia thành nhiều cell, cell thấp nhất từ 3
đến 6 tầng. Các tầng bên trên phân chia cell tùy theo phân bố nhu cầu
lưu lượng của từng tầng. Việc chia nhiều cell sẽ hạn chế chia công
suất, giảm thiểu suy hao thiết bị. Ngoài ra chia nhiều cell làm cho
việc tối ưu chất lượng Inbuilding dễ dàng hơn.
 Cấu hình cell 2G: Từ phân bố nhu cầu lưu lượng theo tầng tính ra
nhu cầu lưu lượng của cell. Kết hợp với các guideline khai báo vô
tuyến khác (SDCCH, PDCH) thiết kế cấu hình cell 2G để TU cell đạt
mức tốt theo guideline “Đánh giá và cảnh báo hiệu quả sử dụng tài
nguyên vô tuyến” của tập đoàn.
 Cấu hình cell 3G: Sử dụng 1 carier, theo dõi điều chỉnh sau khi phát
sóng.
 Với những cell phục vụ Trung tâm thương mại để cấu hình tối đa cho
cả 2G và 3G, theo dõi điều chỉnh sau khi phát sóng.

1.5.3 Tính toán quỹ đường truyền và các bước thiết kế DAS
a. Mục tiêu về vùng phủ:
Tại tất cả các điểm trong Inbuilding đáp ứng được trên 95% số mẫu 2G
có mức thu > -85 dBm và trên 95% số mẫu 3G có mức thu > -90 dBm.
Thống kê số liệu mức thu trong môi trường Inbuilding chỉ ra rằng để
đáp ứng yêu cầu trên thì mức thu cần hướng tới phải lớn hơn 15 dB so
với ngưỡng mức thu mà 95% số mẫu lớn hơn ngưỡng đó  Trong thiết
kế mức thu 2G tại điểm biên phải > -85 + 15 = -70 dBm và mức thu 3G
phải > -90 + 15 = -75 dBm.

b. Tính toán quỹ đường truyền:


Công thức tính mức thu tại 1 điểm trong tòa nhà
SSmin = EIRP – Lsp - Lwall– Lf – Lb
EIRP = PNodeB – Los_equip + Ga
SSmin = PNodeB – Los_equip + Ga – Lsp- Lwall – Lf – Lb
Trong đó:
PNodeB: Công suất phát của tủ.
Lsp: Suy hao không gian tự do, Lsp = 20*log(4*đ*D*f/c)
Lwall: Suy hao qua các bức tường.
Lf = 5dB : Dự trữ fading.
Lb = 3dB: Body loss.
Power_output: Công xuất ra của tủ
Ga (Gain của anten): = 2 đến 3 dBi
Los_equip: Tổng suy hao qua feeder, Splitter, coupler, Connector...
Các yếu tố ảnh hưởng đến quỹ đường truyền
 Công suất phát của tủ: Do độ nhạy của MS kém hơn BTS (Node B),
để đảm bảo cân bằng đường UL và đường DL công suất phát của
BTS (Node B) phải lớn hơn công suất phát của MS đúng bằng độ
lệch độ nhạy thu, với 2G là 9 dB và với 3G là 5 dB. Do đó: Công
suất phát 2G tối đa = 30 dBm (DCS 1800) + 9 = 39 dBm; Công suất
phát 3G tối đa = 24 dBm + 5 = 29 dBm.
Như vậy: Tính toán đường truyền lấy mức thu 29 dBm của 3G sẽ đảm
bảo vùng phủ 2G.
 Công suất bức xạ tại mặt antena (EIRP):
 Từ thực nghiệm nhận thấy với đường UL suy hao tín hiệu từ UE
đến Node B càng thấp thì mức độ ảnh hưởng tới nhiễu nền càng
mạnh, như hình vẽ:

 Suy hao từ UE đến NodeB > 65 dB thì hầu như không gây nhiễu.
Suy hao từ 50 dB trở xuống thì nhiễu tạo ra bởi UE tăng rất mạnh.
Giá trị suy hao tối thiểu gọi là MCL (Minimum Coupling Loss).
Từ hình vẽ thì tốt nhất nên thiết kế để MCL > 65 dB. MCL sẽ tạo
ra giới hạn trên cho EIRP như sau:
LUE_NodeB (dB) = LUE_ANT+Los_equip = Lsp + PNodeB – EIRP >
MCL
Khoảng cách từ UE tới anten thường là trên 2m, giả sử giữa UE và
antena không bị che chắn  LUE_ANT > 45 dB (suy hao không
gian tự do tại khoảng cách 2m).
EIRP < PNodeB + LUE_ANT – MCL = 29 + 45 – MCL
Như vậy tốt nhất thì EIRP < 29 + 45 - 65 = 9 dBm.
Lưu ý: Từ công thức trên, với MCL = 65 thì EIRP phụ thuộc vào
Min(LUE_ANT). Trong 1 số trường hợp khi thuê bao chủ yếu tập
chung xa anten hoặc giữa anten và UE bị chắn (tường, trần nhà) thì
EIRP có thể tăng hơn nữa.
 Giới hạn để đảm bảo sức khỏe: Khuyến nghị tử Rosenberger là
EIRP nhỏ hơn 15 dBm.
Như vậy: Thiết kế DAS thông thường đảm bảo EIRP không vượt quá 9
dBm (Ứng với công suất tủ 29 dBm).
 Suy hao không gian tự do: được tính theo công thức Lsp =
20*log(4*đ*D*f/c).
 Suy hao tăng khi khoảng cách tăng, khoảng cách tăng 2 lần suy hao
không gian tự do tăng 6 dB. Tức là với 1 điểm có thể cải thiện mức
thu bằng cách đưa anten đến gần điểm đó hơn.
 Suy hao qua tường nhà: Thông thường tường thạch cao là từ 2 đến 5
dB; tường gạch khoảng 7 đến 10 dB và bê tông từ 15 đến 30 dB, tùy
thuộc vào độ dày của tường để ước lượng suy hao.
Các bước khi thiết kế để đảm bảo vùng phủ sóng
Bước 1: Dựa vào kết quả khảo sát và sự thống nhất với chủ đầu tư tòa
nhà xác định tất cả các vị trí đặt antena có thể.
Bước 2: Đưa ra các cách bố trí anten cho toàn hệ thống.
Bước 3: Với mỗi cách bố trí antena, thiết kế hệ thống phân phối tín
hiệu sao cho thỏa mãn cả 2 điều kiện
 Phân phối công suất đến các antena đồng đều nhau EIRP từ 5 đến
9 dBm, ứng với công suất phát của tủ là 29 dBm.
 Sau khi tính toán quỹ đường truyền thì mức thu tại điểm xa nhất
cần phủ sóng phải > -75 dBm.
Lựa chọn thiết kế tối ưu nhất về EIRP (dự phòng việc mở rộng hệ
thống).
Lưu ý: Trong các trường hợp tòa nhà có suy hao từ UE đến anten lớn
thì EIRP có thể cao hơn nhưng phải đảm bảo suy hao tổng từ UE đến
Node B > 65 dB. Khi tính EIRP phải có dự phòng cho việc kết hợp các
hệ thống của các mạng khác nhau.
c. Các quy định khác:
Với thang máy, nếu có thể triển khai hệ thống phủ riêng thang máy thì
sử dụng anten định hướng lắp trong giếng thang máy, từ 6 đến 8 tầng 1
anten, hướng từ trên xuống và đảm bảo góc nghiêng so với mặt phẳng
đứng từ 70 đến 85 độ.
Nếu không được phép triển khai hệ thống phủ riêng trong thang máy thì
đặt anten Omni ở trên trần nhà ngay cửa thang máy (trong tầm nhìn
thẳng giữa anten và cửa thang máy).
Để tăng EIRP tại mặt antena có thể sử dụng bộ khuếch đại, tuy nhiên
cần hạn chế việc này. Có thể thêm nhánh DAS hoặc thêm cell để hạn
chế dùng bộ chia sẽ giảm được suy hao.
1.5.4 Đấu nối BTS, Node B với DAS.
Hệ thống 2G, 3G của các mạng được đấu nối chung vào hệ thống DAS
thông qua bộ Hybrid coupler hoặc bộ POI. Trước khi đấu vào Hybrid
coupler hoặc bộ POI thì hệ thống Viettel đấu nối như trong hướng dẫn dưới
đây:
Lưu ý: Các đấu nối cấu hình ở đây là trường hợp thiết kế cho 1cell đấu ra 1
nhánh DAS. Nếu với thiết kế 1 cell nhiều nhánh DAS thì phải thêm bộ
Hybrid coupler với cấu hình 1, 2 để chia tín hiệu hoặc sử dụng cả 2 đầu ra
của Hybrrid coupler với cấu hình 3, 4.
Hệ thống 2G
a. Ericcson dùng loại tủ RBS2216
Cấu hình 1, cấu hình 2: Có cùng cách đấu, với cấu hình 2 thì sử dụng
khai báo Hybrid combiner trong card kép.

Cấu hình 3, 4: Hiện không dùng card đơn nên khai luôn cấu hình 4, nếu
trạm thiết kế 2 cell cấu hình 3 để tiết kiệm card thì khai tần BCCH trên
card dùng cả 2 TRx. 2 loại cấu hình này cùng kiểu đấu, chỉ khác ở khai
báo Hybrid combiner nếu cấu hình 4 thì khai báo Hybrid combiner ở cả
2 card, nếu cấu hình 3 thì khai ở 1 card.
Nếu thiết kế cell với 1 nhánh DAS thì 1 cổng ra của Hybrid coupler
phải lắp tải giả.

b. Ericsson dùng loại tủ RBS2206:


Cấu hình 1:

Cấu hình 2:
Cấu hình 4: Nếu thiết kế cell với 1 nhánh DAS thì 1 cổng ra của Hybrid
coupler phải lắp tải giả.

c. Huawei: Dùng loại tủ BTS3900


Cấu hình 1: Cấu hình 1 và cấu hình 2 có cùng kiểu đấu tuy nhiên cấu
hình 2 thì phải khai qua Hybrid combiner, đấu nối đến các khối khác
giống trạm bình thường.
Cấu hình 3, 4: Hiện không dùng card đơn nên khai luôn cấu hình 4.
Nếu thiết kế 2 cell cấu hình 3 để tiết kiệm card thì lưu ý khai tần BCCH
trên card dùng cả 2 TRx. Hai loại cấu hình này cùng kiểu đấu, chỉ khác
ở chỗ với cấu hình 4 thì khai Hybrid combiner ở cả 2 DRFU, với cấu
hình 3 thì chỉ khai ở 1 DRFU. Nếu thiết kế cell với 1 nhánh DAS thì 1
cổng ra của Hybrid coupler phải lắp tải giả.

d. Huawei dùng loại tủ BTS3012:


Cấu hình 1: Sử dụng khi yêu cầu cấu hình thấp để không bị suy hao 3
dB qua hybrid

Cấu hình 2:
Cấu hình 3: Nếu thiết kế cell với 1 nhánh DAS thì 1 cổng ra của Hybrid
coupler phải lắp tải giả.

Cấu hình 4: Nếu thiết kế cell với 1 nhánh DAS thì 1 cổng ra của Hybrid
coupler phải lắp tải giả.
e. Alcatel: Các loại tủ đều giống nhau
Cấu hình 1: Chỉ dùng khi có 1 card đơn:

Cấu hình 2:
Cấu hình 3: Dùng khi có 1 card đơn và 1 card đôi. Nếu thiết kế cell với
1 nhánh DAS thì 1 cổng ra của Hybrid coupler phải lắp tải giả.

Cấu hình 4: Nếu thiết kế cell với 1 nhánh DAS thì 1 cổng ra của Hybrid
coupler phải lắp tải giả.
f. Nokia: Các loại tủ đều giống nhau
Cấu hình 1: Sử dụng khi yêu cầu cấu hình thấp để không bị mất 3 dB.

Cấu hình 2:
Cấu hình 3: Nếu thiết kế cell với 1 nhánh DAS thì 1 cổng ra của Hybrid
coupler phải lắp tải giả.

Cấu hình 4: Nếu thiết kế cell với 1 nhánh DAS thì 1 cổng ra của Hybrid
coupler phải lắp tải giả.

Hệ thống 3G:
Để hạn chế sử dụng bộ hybrid Coupler chỉ sử dụng các loại trạm có RU
hỗ trợ cấu hình 3 hoặc 4. Riêng hệ thống Ericsson cần thêm card RRUW,
còn các hệ thống khác đã sẵn sàng hỗ trợ.
Các bộ thu phát 3G (RU) của Viettel đều có cấu trúc 2 cổng với (1
TX/RX + 1 RX). Tùy thuộc vào lưu lượng mà khai báo cấu hình 1 hay
cấu hình 2.
Đấu nối: chỉ sử dụng 1 cổng TX/RX đấu vào Hybrid coupler hoặc POI.
1.5.5 Các thiết bị sử dụng trong DAS
Bộ chia công suất đều nhau (Splitter):
 2 – way: Loss =3 dB
 3 – way: Loss = 5 dB
 4 – way: Loss = 6 dB

-3 -5 -6
dB dB dB

Bộ chia công suất không đều nhau (Coupler):


 Coupler 5 dB
 Coupler 7 dB
 Coupler 10 dB
 Coupler 15 dB

7 10 15
-1 -0.5 -0.1
-7 -10 -

Cáp feeder: 2 loại thông dụng feeder 7/8 và feeder 1/2. Suy hao ứng với
100 m cable như sau:
Band tần 900 1800 UMTS
Feeder 7/8 4 5 6.2
Feeder 1/2 7 10.1 10.7
Hybrid Coupler:
 Kết hợp 2 đường thu phát.
 Kết hợp nhiều tủ BTS, nhiều nhà cung cấp di động hoặc nhiều hệ
thống.
 Loss = 3 dB
Anten:
 Anten Omni: Gain = 2 – 3 dBi
 Anten định hướng (Panel): Gain = 8 – 12 dBi
 Anten Yagi: Gain = 8 – 12 dBi
1.5.6 Các yêu cầu với bản vẽ thiết kế DAS
Bản vẽ thiết kế gồm bản vẽ mặt bằng (thể hiện vị trí anten tại các tầng)
và bản vẽ hình cây sơ đồ đấu nối. Bản vẽ phải thể hiện rõ chiều dài
feeder giữa các thiết bị.
Bản vẽ thiết kế phải thể hiện rõ ràng đến từng thiết bị, antena phải được
đặt tên và chỉ chính xác vị trí trên bản vẽ. Quy định đặt tên anten như sau
“ANT + Số thứ tự anten trong tầng_Ký hiệu tầng. Ví dụ tầng 8 có 3
anten thì đặt tên như sau: ANT01_8F, ANT02_8F và ANT03_8F.
Tất cả các thiết bị cùng chủng loại phải được thể hiện cùng kiểu kí hiệu
và có chú thích rõ ràng.
Các thông số giá trị của các thiết bị cùng chủng loại phải được thể hiện
rõ ràng để tránh lắp nhầm thiết bị cùng chủng loại khi thi công.
Tất cả các đầu feeder đều phải đánh dấu ký hiệu tương ứng với số tầng
và thiết bị cần kết nối khi chuyển trang vẽ.
1.6 Hướng dẫn thiết kế phủ sóng sử dụng Wireless Booster (Cel-fi).
a. Khảo sát và lắp đặt Cel-fi:
Bước 1: Tìm vị trí có cường độ sóng 3G tốt nhất (RSCP > -104 dBm),
ngoài ra nhiễu Ec/No > -11 dB và có serving chính là tốt nhất để đặt
Window Unit.
Bước 2: Cắm nguồn Window Unit , đảm bảo có 1 vạch sóng (hiển thị
trên thân thiết bị). Thực hiện di chuyển Window Unit đến các vị trí
khác nhau sao cho có nhiều vạch sóng nhất.
Bước 3: Tìm vị trí đặt Coverage Unit, đảm bảo không quá xa (dẫn đến
không thiết lập được kết nối giữa Coverage Unit và Window Unit) và
không quá gần (Window Unit nhận được chính tín hiệu của Coverage
Unit)  Trên Coverage Unit hiển thị số từ 1- 9.
Bước 4: Thực hiện di chuyển Coverage Unit để tối ưu vùng phủ như
mong muốn. Lưu ý khi Coverage Unit hiện thị là 8 – 9 là vùng phủ của
Cel –fi là tốt nhất.
b. Thuật toán lựa chọn carrier:
Cel-fi lựa chọn carrier theo cường độ (RSCP) của cell mạnh nhất của
carrier đó. Số carrier tối đa có thể khuếch đại là 3 carrier. Các tham số
đặt cho Cel – fi:
 Priority: Mức ưu tiên cho mỗi carrier (UARFCN). Có 2 mức là High
và Normal trong đó các tần số ở mức High sẽ được ưu tiên vào
RSCP là 10 dB.
 RSCP Delta là độ lệch RSCP giữa carrier có mức thu tốt nhất với các
carrier được phép ranking. Các carrier chỉ được phép ranking khi
RSCPcarrier tốt nhất – RSCPcarrier xem xét < RSCP Delta.
 Minimum RSCP Threshold: Mức thu RSCP thấp nhất đo được của
WU. Mặc định là -104 dBm.
c. Ví dụ về thuật toán lựa chọn carrier:
Nhà mạng có 6 carrier cho 3G và có PLMN – ID: 452-04.
Khai báo tham số cho Cel – fi của nhà mạng như sau:
RSCP Delta 10 dB
Minimum RSCP Threshold -104 dBm
Boost best PLMN Only TRUE
Valid PLMN - ID 452 - 04

DLUARFCN Priority Channel Bandwidth


Uarfcn1 (10663) Normal 5 Mhz
Uarfcn2 (10638) Normal 5 Mhz
Uarfcn3 (10688) Normal 5 Mhz
Uarfcn4 (10713) High 5 Mhz
Uarfcn5 (10738) High 5 Mhz
Lắp đặt Cel – fi và cường độ thu được như trong bảng:
UARF Ban RSCP RSCP + Relay
Priority Logic behind Decision
CN d (dBm) 10 ed
Uarfcn1 1 Normal -87 NA Yes Carrier có cường độ mạnh nhất
Carrier có cường độ mạnh thứ 2 và thỏa mãn điều
Uarfcn2 1 Normal -88 NA Yes
kiện ranking
Uarfcn3 1 Normal -92 NA No Carrier mạnh thứ 4 .

Thỏa mãn điều kiện ranking và carrier có cường


Uarfcn4 1 High -96 -86 Yes
độ mạnh thử 3 sau khi được ưu tiên 10 dB.

Uarfcn5 1 High -98 NA No Không thỏa mãn điều kiện ranking.


Undiscove
Uarfcn6 1 -89 NA No Cel - fi đã tìm thấy đủ 3 carrier, không xét thêm.
red

Thuật toán chọn lựa carrier như sau:


Bước1: Tìm carrier mạnh nhất (Uarfcn1).
Bước 2: Các carrier thỏa mãn điều kiện ranking (Uarfcn2, Uarfcn3,
Uarfcn4).
Bước 3: Ưu tiên RSCP cho carrier mức High thỏa mãn điều kiện ranking
(Uarfcn4).
Bước 4: Ranking để tìm ra 3 carrier mạnh nhất (Uarfcn1, Uarfcn3, Uarfcn4).
Lưu ý: Carrier Uarfcn6 không được khai báo vẫn được quét giá trị. Trong
trường hợp không tìm đủ 3 carrier mạnh nhất thỏa mãn điều kiện với các
carrier được khai báo thì Cel – fi sẽ xét đến carrier khai báo này (priority là
Normal).

Kết quả thực nghiệm:


 Trước khi có cel-fi: Vị trí đăt WU và CU như hình vẽ. Mức thu trung
bình (RSCP: -105.28 dBm; Ec/No: -14.09). Tốc độ Download:
488.70 kbps.
 Sau khi có cel-fi: Mức thu cải thiện mạnh (RSCP: -70.20 dBm;
Ec/No: -12.15 dB), tốc độ Download tăng mạnh gấp 3 lần trước khi
có Cel – fi (1565 kbps so với 488 kbps)  Cel – fi cải thiện mạnh về
chất lượng dịch vụ.
2. Hướng dẫn triển khai Repeater
2.1 Giới thiệu về repeater.
2.1.1 Chức năng của repeater.
Trong hệ thống thông tin di động GSM, sự giới hạn của vùng phủ của
trạm gốc, các yếu tố địa hình như đường hầm, các khu vực ngõ sâu và hẹp, có
nhiều toà nhà cao che chắn đã tác động rất lớn tới chất lượng phủ sóng của
mạng di động. Những yếu tố này làm xuất hiện các vùng sóng lõm khiến chất
lượng thoại giảm hoặc không thể thực hiện được cuộc gọi. Để giải quyết vấn
đề về phủ sóng, đồng thời giúp tăng chất lượng mạng lưới, repeater là một
giải pháp hiệu quả (về chất lượng và tính kinh tế). Chức năng chính của
repeater là: thu tín hiệu từ các trạm gốc, sau đó khuếch đại rồi phát lại giúp
tăng đáng kể cường độ trường điện từ trong dải tần lựa chọn trước tại các
vùng lõm.
Ưu điểm nổi bật của repeater so với các trạm BTS:
 Kinh phí rẻ hơn rất nhiều.
 Cột anten đơn giản, nhỏ như anten tivi, triển khai nhanh, tránh khiếu
kiện của dân.
 Diện tích lắp đặt nhỏ, giảm chi phí thuê nhà trạm.
 Thiết bị nhỏ gọn, triển khai đơn giản, nhanh (trong vòng 1 ngày).
 Tiêu hao ít điện, giảm chi phí tiền điện hàng tháng.
2.1.2 Sơ đồ khối của repeater

Thành phần:
 Anten thu (Donor antenna).
 Anten phát (Service antenna).
 Thiết bị repeater.
 Nguồn điện (220V/50Hz).
Nguyên tắc hoạt động:
 Tín hiệu đường xuống (downlink) thu được từ trạm BTS nhờ anten
donor, đến repeater (cổng BTS) qua bộ ghép song công (duplexer),
qua bộ khuếch đại tạp âm thấp (LNA), qua bộ lọc (FC) (được chọn
trước theo dải tần tín hiệu đường xuống của nhà khai thác dịch vụ
thông qua việc đặt tần số nhờ vòng khoá pha PLL), sau đó được
khuếch đại công suất (PA), qua bộ ghép song công (duplexer) đưa ra
cổng MS của repeater, tín hiệu được đưa tới anten service truyền tới
thiết bị đầu cuối di động.
 Tín hiệu đường lên chạy tương tự nhưng theo chiều ngược lại, tín hiệu
đường lên (uplink) phát từ máy đầu cuối di động tới anten thu (anten
service) đến repeater (cổng MS) qua bộ ghép song công (duplexer),
qua bộ khuếch đại tạp âm thấp (LNA), qua bộ lọc (FC) (được chọn
trước theo dải tần tín hiệu đường lên của nhà khai thác dịch vụ thông
qua việc đặt tần số nhờ vòng khoá pha PLL), sau đó được khuếch đại
công suất (PA), qua bộ ghép song công (duplexer) đưa ra cổng BTS
của repeater, tín hiệu được đưa tới anten donor truyền tới trạm BTS.
 Nguồn: thường sử dụng trực tiếp nguồn 220V~/50Hz hoặc nguồn 1
chiều 9V nhờ bộ adapter.
 Để đảm bảo không gây nhiễu cho các dải tần khác, đặc tuyến biên độ -
tần số của repeater phải có dạng sau đây:
 Đặc tuyến biên độ tần số đường uplink (dải tần uplink của Viettel)

 Đặc tuyến biên độ tần số đường downlink (dải tần downlink của
Viettel)
 Đặc tuyến khuếch đại của repeater thường có dạng như hình dưới
đây:
Ví dụ loại repeater có công suất ra downlink 13dBm, gain=60dB

 Để công suất ra của repeater đạt cực đại, yêu cầu công suất lối vào tại
cổng BTS của repeater (thu từ anten donor) tối thiểu đạt -47dBm.
2.1.3 Phân loại repeater và anten dùng cho repeater.
a. Phân loại repeater:
Theo tần số: 900Mhz, 1800Mhz.
Theo công suất: 10dBm (10mW), 13dBm (20mW), 15dBm (31.6mW),
18dBm (63mW), 20dBm (100mW), 25dBm (316mW), 30dBm (1W),
40dBm(10W)...
Theo cách thức lựa chọn tần số khuếch đại: Loại chọn băng (Band
selective) và loại chọn kênh (Channel selective).
Theo cách vị trí lắp đặt: indoor, outdoor.
Theo dạng truyền dẫn từ repeater tới BTS: Repeater quang và repeater
vô tuyến.
Một số loại repeater của các hãng sản xuất khác nhau
Repeater do hãng Cellvine sản xuất
Loại 13dBm Loại 30dBm
Repeater do hãng REMOTEK sản xuất

Loại 20dBm Loại 15dBm


Repeater do hãng Shyam sản xuất

Loại 20dBm Loại 30dBm


b. Phân loại anten:
Anten định hướng:
Anten Yagi
Anten vô hướng:

Anten Omni Anten Panel

2.1.4 Các trường hợp dùng repeater.

Giải pháp dùng repeater trong trường hợp vùng phủ bị che khuất
Giải pháp dùng repeater ở siêu thị.

Giải pháp dùng repeater cho đường hầm.

Giải pháp dùng repeater cho các toà nhà cao tầng.
Giải pháp dùng repeater trong nhà, công sở
2.2 Đặc điểm kỹ thuật của repeater.
2.2.1 Sơ đồ, mô hình tính toán cự ly vùng phủ của repeater.

2.2.2 Công thức tính cự ly phủ cực đại của repeater.


Công thức tính cự ly vùng phủ với mức thu xác định:

Trong đó:
 Ptx: Công suất phát cực đại của repeater (đơn vị: dBm).
 Ga: Độ tăng ích của anten (đơn vị: dBi).
 Lc: Tổn hao trên feeder và đấu nối connector (đơn vị: dB).
 RxLev: Mức thu tại khoảng cách D so với repeater (đơn vị: dBm).
 F: Tần số làm việc của repeater (đơn vị: MHz).
 H: độ cao của anten service (đơn vị: m).
 h: độ cao của anten máy di động (đơn vị: m).
 C: Hệ số hiệu chỉnh do môi trường.

2.2.3 Bảng cự ly phủ của một số repeater.


RxLev = -75 dBm h = 1.5 m
Ga = 12 dBi Lc = 2 dB

Công suất Tần số Cự ly phủ cực đại với mức thu -75dBm (km)
(dBm) (MHz) H (m) C=0 C=-10 C=-15
10 0.109 0.064 0.050
13 0.128 0.075 0.058
15 0.142 0.084 0.064
7
19 0.175 0.103 0.080
26 0.253 0.150 0.115
30 0.312 0.185 0.142
900
10 0.139 0.082 0.063
13 0.162 0.096 0.074
15 0.180 0.107 0.082
15
19 0.223 0.132 0.101
26 0.322 0.190 0.146
30 0.397 0.235 0.180
10 0.072 0.043 0.033
13 0.084 0.050 0.038
15 0.094 0.055 0.043
7
19 0.116 0.068 0.053
26 0.167 0.099 0.076
30 0.206 0.122 0.094
1800
10 0.092 0.054 0.042
13 0.107 0.063 0.049
15 0.119 0.070 0.054
15
19 0.147 0.087 0.067
26 0.213 0.126 0.097
30 0.263 0.155 0.119
2.2.4 Cấu hình chuẩn cho một trạm repeater để phủ vùng lõm có cự ly nhỏ
hơn 100m.
Từ bảng 2.3 trên, cấu hình chuẩn cho các trạm repeater phủ sóng cho các
vùng lõm ở khu vực thành phố (có cự ly từ 50-100m) được lựa chọn theo
tiêu chí sau:
Công suất chọn vừa phải, đảm bảo vùng phủ có cự ly nhỏ hơn 100m
Tần số loại chuyển băng để thuận tiện triển khai mọi vị trí.
Anten loại đơn giản, gọn nhỏ dễ triển khai.
Thiết bị có công suất tiêu hao thấp để giảm chi phí tiền điện.
Chọn kết hợp loại GSM900 và loại GSM1800 để phù hợp với các BTS
xung quanh nơi triển khai.

Chỉ tiêu kỹ thuật cho repeater dải tần 900 MHz


TT Yêu cầu kỹ thuật
- Dải tần: UL: 898,4-906,6 Mhz
DL: 943,4-951,6 Mhz
1
(Dùng công nghệ bộ lọc SAW hoặc hiện đại hơn để loại bỏ các dải tần của các
nhà khai thác khác.)
2 - Độ đồng đều đặc tuyến khuếch đại trong dải tần: không lớn hơn 3db.
3 - Công suất phát 2 đường ( UL và DL): không nhỏ hơn 15 dbm
4 - Hệ số khuếch đại lớn nhất trong dải tần của thiết bị: không nhỏ hơn 60 db
- Hệ số khuếch đại ngoài dải tần:
± 400KHz: nhỏ hơn 50 db
5 ± 600KHz: nhỏ hơn 40 db
± 1 MHz: nhỏ hơn 35db
± 5 MHz: nhỏ hơn 25db
6 - Dải AGC của cả hai đường: không nhỏ hơn 20db
7 - Có khả năng đặt được gain (auto/manual) riêng 2 đường UL và DL .
8 - Hệ số tạp: không lớn hơn 8db
9 - Thời gian trễ: không lớn hơn 4,5 micrô giây
10 - Hệ số sóng đứng: không lớn hơn 1.5
11 - Trở kháng đầu vào/ra: 50 ôm
12 - Loại conector vào/ra: N(Female)
13 - Công suất tiêu thụ nguồn: không lớn hơn 20W
14 - Kích thước (DxRxC) không vượt quá (mm): 320x250x120
15 - Trọng lượng không lớn hơn: 3,5kg
16 - Có đèn chỉ thị cảnh báo mức tín hiệu
17 - Nguồn: AC 220V – 50Hz
18 - Hoạt động trong điều kiện nhiệt độ: không nhỏ hơn dải (-100c ~ 500c)

Chỉ tiêu kỹ thuật cho repeater dải tần 1800 MHz


TT Yêu cầu kỹ thuật
- Dải tần: UL: 1750-1770 Mhz
DL: 1845-1865 Mhz
1
(Dùng công nghệ bộ lọc SAW hoặc hiện đại hơn để loại bỏ các dải tần của các
nhà khai thác khác.)
2 - Độ đồng đều đặc tuyến khuyếch đại trong dải tần: không lớn hơn 3db.
3 - Công suất phát 2 đường ( UL và DL): không nhỏ hơn 15 dbm
4 - Hệ số khuếch đại lớn nhất trong dải tần của thiết bị: không nhỏ hơn 60 db
- Hệ số khuếch đại ngoài dải tần
± 400KHz: nhỏ hơn 50 db
5 ± 600KHz: nhỏ hơn 40 db
± 1 MHz: nhỏ hơn 35db
± 5 MHz: nhỏ hơn 25db
6 - Dải AGC của cả hai đường: không nhỏ hơn 20db
7 - Có khả năng đặt được gain (auto/manual) riêng 2 đường UL và DL.
8 - Hệ số tạp: không lớn hơn 8db
9 - Thời gian trễ: không lớn hơn 4,5 micrô giây
10 - Hệ số sóng đứng: không lớn hơn 1.5
11 - Trở kháng đầu vào/ra: 50 ôm
12 - Loại conector vào/ra: N(Female)
13 - Công suất tiêu thụ nguồn: không lớn hơn 20W
14 - Kích thước (DxRxC) không vượt quá (mm): 320x250x120
15 - Trọng lượng không lớn hơn: 3,5kg
16 - Có đèn chỉ thị cảnh báo mức tín hiệu
17 - Nguồn: AC 220V – 50Hz
18 - Hoạt động trong điều kiện nhiệt độ: không nhỏ hơn dải (-100c ~ 500c)

Chỉ tiêu kỹ thuật cho anten Yagi dải tần 900 MHz
TT Yêu cầu kỹ thuật
1 - Dải tần: 806-960MHz
2 - Số đầu conector: 1
3 - Loại conector: N(Female)
4 - Trở kháng : 50 ôm
5 - Hệ số sóng đứng trong dải tần: Không lớn hơn 1,5
6 - Gain: không nhỏ hơn 12dbi
7 - Phân cực: đứng
8 - Độ rộng cánh sóng mặt phẳng đứng(-3db): (40-60) độ
9 - Mức cánh sóng bên: nhỏ hơn -15db
10 - Tỷ số cánh sóng chính và cánh sóng đuôi: không nhỏ hơn 20db
11 - Kích thước: không dài hơn 150cm
12 - Nhiệt độ làm việc: không nhỏ hơn dải (-100c ~ 600c)

Chỉ tiêu kỹ thuật cho anten Yagi dải tần 1800 MHz
TT Yêu cầu kỹ thuật
1 - Dải tần: 1710-1880MHz
2 - Số đầu conector: 1
3 - Loại conector: N(Female)
4 - Trở kháng : 50 ôm
5 - Hệ số sóng đứng trong dải tần: Không lớn hơn 1,5
TT Yêu cầu kỹ thuật
6 - Gain: không nhỏ hơn 12dbi
7 - Phân cực: đứng
8 - Độ rộng cánh sóng mặt phẳng đứng(-3db): (40-60) độ
9 - Mức cánh sóng bên: nhỏ hơn -15db
10 - Tỷ số cánh sóng chính và cánh sóng đuôi: không nhỏ hơn 20db
11 - Nhiệt độ làm việc: không nhỏ hơn dải (-100c ~ 600c)

Chỉ tiêu kỹ thuật cho anten Panel dải tần 900/1800 MHz
TT Yêu cầu kỹ thuật
1 - Dải tần: bao được 2 dải 806-960MHz và 1710-1880Mhz
2 - Số đầu conector: 1
3 - Loại conector: N(Female)
4 - Trở kháng : 50 ôm
5 - Hệ số sóng đứng trong dải tần: Không lớn hơn 1,5
6 - Gain: không nhỏ hơn 9dbi
7 - Phân cực: ngang
8 - Độ rộng cánh sóng mặt phẳng đứng(-3db): (70-90) độ
9 - Độ rộng cánh sóng mặt phẳng ngang(-3db): (50-70) độ
10 - Mức cánh sóng bên: nhỏ hơn -15db
11 - Tỷ số cánh sóng chính và cánh sóng đuôi: không nhỏ hơn 20db
12 - Nhiệt độ làm việc: không nhỏ hơn dải (-100c ~ 600c)
13 - Độ ẩm làm việc ổn định: không nhỏ hơn 80%
2.3 Hướng dẫn lắp đặt hệ thống repeater.
2.3.1 Sơ đồ cấu trúc của một trạm repeater

2.3.2 Khảo sát, vẽ sơ đồ khu vực sóng yếu định lắp đặt repeater
Vẽ sơ đồ khu vực sóng yếu, đánh dấu các mức thu trên bản đồ (biểu
diễn mức thu bằng màu).
Xác định trên bản đồ danh sách các trạm BTS (bao gồm mã trạm, tần số,
cấu hình, dung lượng) ở khu vực lân cận.
Lưu ý:
Do các khu vực sóng yếu dự định lắp đặt repeater thường là các ngõ, ngách
nhỏ, các khu tập thể cao tầng, trong các siêu thị, tầng hầm, đường hầm nên
máy đo thường dùng làm máy TEMS Pocket và phương tiện đi lại thường
phải dùng xe máy hoặc đi bộ. Người đi đo thường đồng thời là người vẽ
bản đồ khu vực sóng yếu.
Kết quả cần đạt được:
Có được bản vẽ chi tiết (cả độ cao nhà cao tầng, vùng che chắn) khu vực
sóng yếu.
Bản vẽ phải điền đầy đủ các thông tin bao gồm: khu vực, tên người vẽ
bản đồ, người kiểm tra, mã trạm (Mẫu bản vẽ xem phụ lục kèm theo).
2.3.4 Chọn vị trí đặt trạm repeater.
Xác định hướng, kiểm tra toạ độ đặt repeater so với BTS:
Yêu cầu:
 Vị trí đặt repeater trong khu vực sóng yếu nên đặt ở nhà cao tầng
(tầng trên cùng có độ cao bằng hoặc cao hơn các nhà xung quanh).
 Nhà đặt trạm nên ở vị trí có thể bao quát khu vực sóng yếu để tận
dụng triệt để độ rộng búp sóng anten (Ví dụ: với khu vực ngõ hẹp thì
chọn nhà ở đầu ngõ hay cuối ngõ).
Các vị trí đặt repeater trong các trường hợp thường gặp:

Xác định BTS xung quanh mà repeater thu sóng:


 Chọn BTS ở vị trí gần nhất, xác định loại băng tần (900MHz hay
1800 MHz) mà BTS này đang hoạt động.
 Từ vị trí đặt repeater và BTS được chọn sẽ xác định được hướng
giữa trạm repeater và BTS.
Kết quả cần đạt được:
 Xác định được nhà dự định đặt repeater.
 Xác định được loại tần số repeater cần dùng, mức công suất của
repeater cần dùng (chọn từ 13-17dBm), xác định loại anten service
cần dùng (Đối với ngõ hẹp dài sử dụng anten Yagi, đối với khu vực
rộng thì sử dụng anten Panel hoặc anten Omni, với ngõ phức
tạp dùng kết hợp 2 anten Yagi)
 Xác định được trạm BTS mà anten donor của repeater sẽ hướng tới.
Hướng của vị trí dự định xoay anten donor quay về BTS tính theo
góc phương vị (đơn vị: độ) so với phương Bắc. Ví dụ: vị trí dự định
đặt anten donor là A hướng so với vị trí trạm BTS là 45 so với
phương Bắc.

2.3.5 Chọn vị trí đặt anten donor, anten service, vị trí đặt repeater
Anten donor dùng để kết nối với BTS, anten service dùng để kết nối với
vùng dự định phủ sóng.
Yêu cầu
 Vị trí đặt anten donor phải đảm bảo tín hiệu thu về từ BTS là tốt
nhất, thuận tiện cho việc lắp đặt.
 Vị trí đặt anten service cần đảm bảo được vùng phủ tốt nhất (tham
khảo bảng tra ở mục 2.3).
 Để tránh hiện tượng tự kích, cần cách ly tốt 2 anten donor và service.
Hai anten donor và service nên được đặt ở hai độ cao khác nhau
(thường là hai tầng cách biệt nhau) và hướng không trùng nhau.
Anten donor thường được sử dụng là loại anten Yagi, có tính định
hướng cao.
Anten service thường dùng các loại sau: Omni, Panel hay anten Yagi
(loại anten được lựa chọn tuỳ theo vùng cần phủ).
Sơ đồ cấu trúc trạm repeater:
Vị trí đặt repeater cần đảm bảo khô ráo, không bị ánh nắng chiếu trực
tiếp, thuận tiện cho việc tháo lắp, bảo dưỡng.
Kết quả cần đạt được
 Xác định chính xác được vị trí đặt anten donor.
 Xác định chính xác được vị trí đặt anten service.
 Xác định chính xác được vị trí đặt repeater.
 Từ đó thiết kế xong sơ đồ đi dây feeder cho anten donor và anten
service, sơ đồ đi dây nguồn cho repeater.
2.3.6 Chuẩn bị thiết bị (kiểm tra thiết bị nhập kho).
Đo và kiểm tra dải tần, gain và công suất downlink của repeater:
Sơ đồ đo:

Kết quả cần đạt được:


 Dải tần của repeater: phải đảm bảo khuếch đại đúng dải tần của
Viettel.
 Loại 900MHz thì dải tần làm việc đường downlink là 943.4-
906.6MHz.
 Loại 1800MHz thì dải tần làm việc đường downlink là 1750-1770
MHz.
 Công suất downlink phải đảm bảo theo chỉ tiêu kỹ thuật của thiết bị.
 Hệ số khuếch đại đảm bảo theo chỉ tiêu kỹ thuật của thiết bị.
Đo và kiểm tra dải tần, gain và công suất uplink của repeater:
Sơ đồ đo:
Kết quả cần đạt được:
 Dải tần của repeater: phải đảm bảo khuếch đại đúng dải tần của
Viettel.
 Loại 900MHz thì dải tần làm việc đường downlink là 898.6-
906.6MHz
 Loại 1800MHz thì dải tần làm việc đường downlink là 1845-1865
MHz.
 Công suất downlink phải đảm bảo theo chỉ tiêu kỹ thuật của thiết bị.
 Hệ số khuếch đại đảm bảo theo chỉ tiêu kỹ thuật của thiết bị.
Đo tỷ số sóng đứng SWR của anten donor và anten service:
 Hiệu chuẩn cáp đo anten theo dải tần cần đo.
 Đo SWR của anten donor và anten service. Sơ đồ đo được thực hiện
như sau:

Kết quả đạt được:


 Tỷ số sóng đứng phải đảm bảo theo chỉ tiêu kỹ thuật của anten.
Lắp đặt đầu connector vào feeder:
 Để đảm bảo công suất ở anten là tối đa, loại feeder được sử dụng cho
repeater là loại ½ inch cho cả anten service và anten donor.
 Căn cứ vào bước xác định vị trí đặt anten service, anten donor, và
repeater, tính toán độ dài feeder theo thiết kế triển khai nhanh chóng
và thuận tiện tại nơi triển khai repeater.
Lưu ý: Để tránh nhầm lẫn feeder của anter donnor và anten service, nên
dán số ký hiệu cho feeder.
2.3.7 Triển khai lắp đặt repeater
Những điều cần ghi nhớ về an toàn khi lắp đặt repeater:
 Khi thao tác lắp đặt cần tắt nguồn điện để đảm bảo an toàn.
 Đảm bảo điện áp cấp cho thiết bị đúng với thiết kế của repeater.
 Không cấp nguồn cho repeater khi chưa đấu nối repeater vào anten.
Các bước lắp đặt hệ thống repeater:
Lắp đặt repeater:
 Gá lắp repeater vào vị trí đã chọn trước.
 Chuẩn bị đường điện cùng ổ cắm để cấp nguồn cho repeater
Yêu cầu:
 Repeater cần phải được gá lắp chắc chắn, đúng vị trí.
 Đường điện cấp nguồn cho repeater phải được đi dây gọn gàng.
 Ổ cắm cấp nguồn cho repeater phải đảm bảo chắc chắn, an toàn. Cần
đảm bảo repeater được cấp nguồn ổn định, không bị chập chờn do
lỏng ổ cắm.
 Cần sử dụng cầu chì hoặc attomat (dùng loại 10A một cực) để tránh
hiện tượng cháy chập.
Lắp đặt anten donor:
 Lắp đặt anten donor vào cột tại vị trí đã chọn (theo mục 3.4), xoay
anten về hướng BTS đã chọn (mục 3.3)
 Tín hiệu thu đảm bảo yêu cầu đầu vào đối với mỗi loại repeater được
sử dụng (sử dụng máy TEMS Pocket để kiểm tra mức thu tại điểm
đặt anten donor). Trường hợp vị trí đặt anten donor bị che khuất, tín
hiệu thu không đảm bảo yêu cầu thì cần nâng độ cao của anten
donor.
 Đấu nối giữa anten donor và feeder đảm bảo chắc chắn, không thấm
nước.
Yêu cầu:
 Tại các vị trí uốn cong của feeder cần đảm bảo không vượt qua độ
cong giới hạn cho phép (với feeder 1/2” thì: uốn cong một lần, bán
kính cong tối thiểu là 125mm, uốn cong nhiều lần thì bán kính cong
tối thiểu là 210 mm).
Lắp đặt anten service:
 Triển khai sơ bộ anten service ở vị trí gần nhất nhìn ra khu vực cần
phủ.
 Đấu feeder của anten service vào lối ra của repeater.
 Bật nguồn, đảm bảo mọi cảnh báo của repeater chỉ thị ở chế độ hoạt
động bình thường.
Yêu cầu:
 Các vị trí đấu nối phải đảm bảo, chắc chắn, không bị thấm nước.
Đo đạc, kiểm tra khu vực phủ:
 Kiểm tra sơ bộ mức thu ngay tại vị trí anten service. Có thể sử dụng
máy TEMS để đo, nếu mức thu ngay tại anten lớn hơn -45dBm thì có
thể xem là đạt yêu cầu, nếu không đạt thì cần kiểm tra lại connector
nối với anten service.
 Kiểm tra tổng thể: Dùng máy TEMS Pocket kiểm tra vùng phủ của
anten service, nếu mức thu tại mọi điểm trong vùng cần phủ đạt trên
-75dBm (đo ngoài trời) thì được xem là đạt yêu cầu, nếu không đạt
thì cần kiểm tra lại theo các bước sau:
 Kiểm tra vị trí đấu nối feeder với anten service và feeder với
repeater.
 Kiểm tra độ cao và hướng của anten donor.
 Kiểm tra lại repeater theo mục 2.3.5.

3. Hướng dẫn triển khai TMA/TMB


Hướng dẫn sử dụng các trạm BTS ven biển sử dụng các tủ RBS 2216V2 và
RBS2206V2 gồm các hạng mục sau:
- Các bước tích hợp chung khi sử dụng máy tính và phần mềm OMT tại
trạm.
- Hướng dẫn tích hợp trạm BTS sử dụng tủ RBS 2206V2.
- Hướng dẫn tích hợp trạm sử dụng tủ RBS 2216V2.

3.1 Các bước tích hợp tại trạm.


- Thực hiện xin luồng truyền dẫn như đối với các trạm thông thường.
- Đấu nối máy tính với RBS bằng dây chuyển đổi COM – USB. Chú ý khai
cổng OMT cho phù hợp với cổng máy tính như sau:
- Chuột phải vào biểu tượng My Computer > Manage > Device Manage >
Ports (COM & LPT). Tại đây ta có thể thấy được tên cổng COM vừa cắm
báo trên máy tính.
- Sau khi xác định được cổng tên của cổng COM (VD: COM1, 2 ..13), ta sẽ
vào phần mềm OMT35_7 (hoặc tương đương) > Tools > Options > chọn
cổng COM đúng với cổng COM hiển thị trên máy tính.
Bước 1

Bước 2
3.1.1 Đấu nối phần cứng tại tủ BTS.
Sau khi cắm xác định được cổng COM của máy tính phù hợp với cổng
COM của OMT, thực hiện cắm các dây nhẩy của tủ RBS theo các cấu
hình cần sử dụng: 3x4 (4WRD); 2x4 (2WRD) và 1x12 (4WRD), như sau:
Các cấu hình đấu nối vật lý cho tủ RBS2216.
 Các cấu hình của tủ 2216 (1x4, 2x4, 3x4) sử dụng TMA, phân tập 4
đường thu (4WRD).
 Các cấu hình của tủ 2216 (1x4, 2x4, 3x4) sử dụng outdoor Booster,
phân tập 4 đường thu (4WRD).

 Các cấu hình của tủ 2216 (1x4, 2x4, 3x4) sử dụng outdoor Booster,
phân tập 2 đường thu (2WRD).
Đấu nối vật lý cấu hình 1x12 cho tủ 2206.

3.1.2 Thực hiện cài đặt IDB vào tủ RBS (Install IDB) qua OMT.
Chú ý: Bước này chỉ thực hiện khi đã thực hiện xong các bước sau:
- Đấu nối xong các dây nhẩy của tủ RBS2206V2 theo cấu hình 1 x 12 (với
phân tập 4 đường thu) hoặc RBS2216V2 theo các cấu hình 3x4 (phân tập
4 đường thu), 2x4 (4 đường thu) hoặc 2 x 4 (2 đường thu).
- Thực hiện khai xong các cấu hình đã nêu cho các loại tủ RBS2206V2
hoặc RBS2216V2 trên OMT.
Sau khi hoàn thành xong các bước đã nêu trên ta thực hiện cài đặt IDB vào tủ
RBS (install IDB) theo các bước sau:
Bước 1: Thực hiện kết nối OMT với tủ RBS2206 hoặc RBS2216V2 bằng
cách: RBS2000 > Connect (hoặc bấm vào biểu tượng Connect phía trên cùng
của màn hình). Đến khi xuất hiện biểu tượng như trong hình:

Bước 2: Thực hiện các bước sau để cài đặt cấu hình đã khai trên OMT cho tủ
RBS2206V2 hoặc RBS2216V2: Configuration > Install IDB để thực hiện
load cấu hình đã thiết lập trong OMT vào tủ RBS.

Bước 3: Trước khi load cấu hình đã khai vào tủ RBS OMT sẽ hỏi xem bạn có
thật sự muốn ghi đè lên dữ liệu IDB sẵn có ở trên RBS không? (Do you really
want to overwrite the IDB data in the RBS?)
Chọn Yes để OMT tự động load cấu hình vào RBS. Sau khi OMT load
xong thì việc cấu hình cho RBS tại trạm hoàn thành.
3.2 Hướng dẫn tích hợp trạm BTS sử dụng tủ RBS2206V2
3.2.1 Tích hợp trạm cấu hình 1x12, sử dụng 4WRD, khai TCC.
Sau khi thực hiện đấu nối các dây nhẩy của tủ RBS lại cấu hình 1x12 như
trên, ta thực hiện khai báo cấu hình 1x12 trên OMT như sau:
Bước 1: Khai báo cấu hình nguồn cho RBS:
Trong màn hình OMT chọn: Configuration > Creat IDB > New (Thuộc
phần Cabinet Setup) màn hình cấu hình nguồn hiện lên, ta chọn các thông
số sau:
 Cabinet type: 2206V2
 Power System: -48VDC.
Bước 2: Khai báo cấu hình 1x12 trên hệ thống
Chọn Configuration > Creat IDB > New (thuộc phần Antenna Sector
Setup) > New (thuộc phần Antenna System for Sector 0) > Define
Antenna System A tại đây ta chọn các tham số cấu hình như sau:
 Frequency: GSM900
 CDU Type: CDU-G
 TMA: Yes
 Tx Combining: dTRU Hybrid Combiner
 Rx Antenna Sharing: No
 Rx Diversity: 4-way

Bước 2.1
Bước 2.2

Bước 2.3

Bước 2.4
Sau khi cấu hình xong, chọn OK màn hình Final Configuration Selection
sẽ hiện ra, tại đây ta chọn cấu hình SCC: 1x12 > OK

Bước 2.5
Sau khi cài đặt xong thì OMT sẽ hiện lên hộp thoại yêu cầu ta có ghi cấu
hình mới đè lên cấu hình cũ đang sử dụng hay không. Khi đó ta chọn Yes
thì OMT sẽ tự động cài sang cấu hình 1x12 mới. Sau khi cài đặt xong thì
chọn phần Radio trên OMT, cấu hình 1x12 sẽ có dạng như hình:

Cấu hình 1x12 cho tủ 2206V2


Sau khi khai báo xong cấu hình 1x12 trên OMT:
Nếu trên tủ thấy có khối TMA_CM để giám sát TMA và Bias Injector
(của Ericssson) cấp nguồn cho TMA (chi tiết cụ thể theo như hướng dẫn
lắp đặt TMA), thì không cần bỏ khối TMA_CM trong phần Presents
RUs.
Nếu RBS sử dụng khối PDU và CIN (của hãng PowerWave) để cấp
nguồn cho TMA thì sẽ thực hiện bỏ khối TMA_CM để RBS không báo
RBS Fault cụ thể như sau: Configuration > Define > Present RUs ta sẽ
thực hiện bỏ khối TMA_CM như sau: Configuration > Define > Present
RUs (do tủ RBS của Ericsson không giám sát được TMA của hãng
Powerwave).

Bước 1
Sau đó thực hiện bỏ khối TMA_CM bên phần Present sang phần Not
Present.

Bước 2
Bước 3
Sau khi thực hiện xong việc cấu hình ta quay lại mục 3 của phần A để thực
hiện cài đặt IDB vào tủ RBS2206V2. Tiếp đó ta sẽ làm CR để tích hợp trên
hệ thống.
Bước 3: Sau khi trạm được tích hợp trên hệ thống, ta yêu cầu BSC khai
báo các tính năng cho trạm biển đảo như sau:
- Khai thông số mở rộng vùng phủ trong chế độ Idle và Dedicated:
+ ACCMIN=104
+ BSRXMIN=111
+ MSRXMIN=104
- Bật tính năng Extended Range phục vụ phủ sóng >35km.
+ MAXTA=219
+ TALIM=218
+ XRANGE=YES
- Tắt điều khiển công suất Uplink và Downlink.
+ DMPSTATE=INACTIVE
+ DBPSTATE=INACTIVE
- Đặt ưu tiên cho cell biển đảo:
+ LAYER=1
- Tắt phát gián đoạn Uplink và Downlink.
+ DTXD=OFF
+ DTXU=2
- Đặt công suất phát trên kênh BCCH và TCH (sử dụng TCC):
+ BSPWRB=51
+ BSPWRT=51
- Không sử dụng TCC:
+ BSPWRB=47
+ BSPWRT=47
3.3 Hướng dẫn tích hợp trạm BTS biển đảo sử dụng tủ RBS2216.
3.3.1 Tích hợp trạm cấu hình 2x4, phân tập 2 đường thu (2WRD).
Thực hiện đấu nối các dây nhẩy của tủ RBS2216V2 theo cấu hình 2x4
như. Ta thực hiện khai cấu hình 2x4 trên OMT như sau:
Bước 1: Khai báo cấu hình nguồn cho RBS:
Trong màn hình OMT chọn: Congfiguration > Creat IDB > New (Thuộc
phần Cabinet Setup) màn hình cấu hình nguồn hiện lên, ta chọn các thông
số sau:
 Cabinet type: 2216V2
 Power System: -48VDC

Bước 1
Bước 2: Khai báo cấu hình 1x4 trên OMT:
Chọn Configuration > Creat IDB > New (thuộc phần Antenna Sector
Setup) > New (thuộc phần Antenna System for Sector 0) > Define
Antenna System A tại đây ta chọn các tham số cấu hình như sau:
 Frequency: GSM900
 TMA: No
 Tx Combining: Hybrid Combiner
 Rx Antenna Sharing: No
 Splitter: No
Bước 2.1
Sau khi cấu hình xong nhấn Ok, màn hình Final Configuration Selection
hiện ra, tại đây ta chọn SCC: 1x4 -> OK

Bước 2.2
Hộp thoại OMT hiện ra: Chọn Yes
Bước 2.3
Hộp thoại Re-use Site Specific Data hiện lên: Chọn Yes

Bước 2.4
Hộp thoại OMT: Do you want to overwrite the IDB data in the OMT?
Chọn Yes
Bước 2.5
Như vậy ta đã thực hiện xong việc cấu hình 1x4 cho tủ RBS2216V2 từ
OMT. Thực hiện xong việc cài đặt thì cấu hình 1x4 có dạng như sau:

Cấu hình 1x4, phân tập 2 đường thu (2WRD)


Bước 3: Khai báo cấu hình 2x4 trên OMT
Để chuyển sang cấu hình 2x4 ta làm lại các bước như đã làm ở Bước 2
Bước 3.1
Sau đó chọn cấu hình của SCC trong hộp thoại Final Configuration
Selection là 2x4 > OK

Bước 3.2
Tiếp tục chọn Yes tại các hộp thoại hiện ra như ở Bước 2.
Cấu hình 2x4, phân tập 2 đường thu (2WRD)
Sau khi thực hiện xong việc cấu hình, thực hiện cài đặt IDB vào tủ
RBS2216V2.
3.3.2 Cấu hình 3x4 cho RBS2216V2, sử dụng phân tập 4 đường thu.
Sau khi thực hiện đấu nối các dây nhẩy của tủ RBS2216V2 theo cấu hình
3x4, ta thực hiện khai cấu hình 3x4 trên OMT như sau:
Bước 1: Khai báo cấu hình nguồn cho RBS:
Trong màn hình OMT chọn: Creat IDB > New (Thuộc phần Cabinet
Setup) màn hình cấu hình nguồn hiện lên, ta chọn các thông số sau:
 Cabinet type: 2216V2
 Power System: -48VDC

Bước 1
Bước 2: Khai báo cấu hình 3x4 + phân tập 4 đường thu trên OMT
Đề khai báo cấu hình 3x4 trên OMT thì ta phải thực hiện khai 3 cấu hình
1x4 và phân tập 4 đường thu trên OMT.
Khai báo cấu hình 1x4, phân tập 4 đường thu:
Chọn Configuration > Creat IDB > New (thuộc phần Antenna Sector
Setup) > New (thuộc phần Antenna System for Sector 0) > Define
Antenna System A tại đây ta chọn các tham số cấu hình như sau:
 Frequency: GSM900
 TMA: Yes
 Tx Combining: Hybrid Combiner
 Rx Antenna Sharing: No
 Rx diversity: 4-way

Bước 2.1

Bước 2.2
Hoàn tất việc cài đặt cấu hình 1x4 bằng việc trong hộp thoại Final
Configuration Selection chọn phần SCC: 1x4

Bước 2.3
Khai báo cấu hình 2x4 + phân tập 4 đường thu (4WRD).
Sau khi cài đặt xong cấu hình 1x4, thực hiện cài đặt cấu hình 2x4 theo
trình tự các bước tương tự như cấu hình 1x4.

Bước 2.4
Chọn cấu hình 2x4 và phân tập 4 đường thu trên cửa sổ Final
Configuration Selection
Bước 2.5
Cấu hình 2x4 và phân tập 4 đường thu có dạng như hình:

Cấu hình 2x4, phân tập 4 đường thu (4WRD)


Khai báo cấu hình 3x4 + Phân tập 4 đường thu (4WRD):
Ta lại lặp lại các bước như đã thực hiện ở mục tạo cấu hình 1x4 và 2x4.
Cấu hình 3x4, phân tập 4 đường thu (4WRD)
Sau khi thực hiện xong việc cấu hình ta quay lại mục 3 của phần A để
thực hiện cài đặt IDB vào tủ RBS2206V2.
Sau khi cài đặt OMT cho các cấu hình 2x4 + 2WRD hoặc 3x4 + 4WRD
thì ta sẽ yêu cầu BSC tích hợp cho trạm bằng cách sử dụng các DT riêng.
3.3.3 Các bước tích hợp trạm trên BSC sử dụng DT riêng cho RBS2216V2.
Tích hợp cho trạm RBS2216V2 cấu hình 3x4 + 4WRD.
Tính hợp trạm sử dụng CDD và DT như trạm bình thường cho trạm
RBS2216V2 + 4WRD, sau đó BSC sẽ sử dụng DT phục vụ biển đảo
giống như DT tích hợp cho tủ RBS2206V2.
Tích hợp trạm RBS2216V2 cho cấu hình 2x4 + 2WRD.
Tích hợp trạm sử dụng CDD và DT như trạm bình thường cho tủ
RBS2216V2 cấu hình 2x4 + 2WRD.
4. Hướng dẫn lắp đặt anten Dual Band.
4.1 Đặc điểm của anten Dual Band 900-1800.
- Gain: Gain của anten Dual Band chênh lệch không nhiều so với các anten
Single Band.
- Độ rộng beam phương ngang: Tương đương với các anten Single Band
(650 - 660).
- Độ rộng beam phương đứng: Các anten Dual Band là khác nhau và khác
với các anten Single band.
- Tilt:

 Tilt cơ: Có thể điều chỉnh tilt cơ giống với anten Single Band.
 Tilt điện: Các anten Dual Band có thể điều chỉnh tilt điện độc lập giữa
các băng tần 900 và 1800.
Anten Dual Band
Anten Dual Band RFS (APX15GV-
Kathrein
15DWVB-C)
Thông số ( 742225)
Băng Băng
Băng tần 900 Băng tần 1800
tần 900 tần1800
Gain (dBi) 16.8 17.8 16.5 18.3
Horizontal Beam 66 66 65 66
Vertical Beam 7.2 5.1 9 5
Electrical tilt 0.5- 7 0-6 0-10 2-10
Bảng 1:Thông số 2 loại anten Dual Band của Kathrein và RFS
4.2 Hướng dẫn lắp đặt và điều chỉnh Anten Dual band.
4.2.1 Lắp đặt, điều chỉnh anten.
- Độ cao treo anten Dual Band: Lắp anten Dual Band vào vị trí của anten
Single band 900 cũ, để đảm bảo vùng phủ không bị suy giảm, dễ điều
chỉnh vùng phủ của cell 1800.
- Gá: Lắp gá trên.
- Góc Azimuth: Giữ nguyên góc azimuth của anten Single Band.
- Góc tilt: Điều chỉnh vùng phủ của cell bằng tilt điện.
 Tilt cơ: Chỉnh tilt cơ về 0.
 Tilt điện: Do anten Dual Band có Vertical Beam khác so với anten
Single Band nên khi chuyển đổi sang anten Dual Band cần chú ý điều
chỉnh lại góc tilt của cell để đảm bảo vùng phủ sau khi chuyên đổi
tương đương vùng phủ ban đầu.
- Công thức chuyển đổi góc tilt từ anten Single Band sang Dual Band:
 Góc tilt điện của cell 900 mới = Góc tilt tổng của cell 900 cũ + (Ver
Beam mới – Ver Beam cũ)/2.
 Góc tilt điện của cell 1800 mới:
 Đối với trạm có anten 900 và 1800 cũ treo lệch nhau không quá 3m:
Góc tilt điện của cell 1800 mới = Góc tilt tổng của cell 1800 cũ +
(Ver Beam mới – Ver Beam cũ)/2.
 Đối với trạm có anten 900 và 1800 cũ treo lệch nhau quá 3m, tính
góc tilt điện cho cell 1800 mới dựa vào độ cao treo anten Dual Band
mới (H2), Ver Beam mới ( VB2), khoảng cách phủ của cell Single
band 1800 cũ (D ):

Góc tilt điện cell 1800 mới =VB2/2+ arctg(H2/D) ( độ)


- Đối với Anten Dual Band hiện tại là Kathrein 742225 và RFS APX15GV-
15DWVB-C thì công thức chuyển đổi như sau:
Kathrein 742225:
 Góc tilt điện của cell 900 mới = Góc tilt tổng của cell 900 cũ.
 Góc tilt điện của cell 1800 mới = Góc tilt tổng của cell 1800 cũ -1 (đối
với trạm có 2 hệ thống anten treo lệch nhau không quá 3m).
 Góc tilt điện cell 1800 mới =2.5 + arctg(H2/D) ( độ) (đối với trạm có
2 hệ thống anten treo lệch nhau lớn hơn 3m)
RFS APX15GV-15DWVB-C:
 Góc tilt điện của cell 900 mới = Góc tilt tổng của cell 900 cũ +1.
 Góc tilt điện của cell 1800 mới = Góc tilt tổng của cell 1800 cũ -1 (đối
với trạm có 2 hệ thống anten treo lệch nhau không quá 3m).
 Góc tilt điện cell 1800 mới =2.5 + arctg(H2/D) ( độ) (đối với trạm có 2
hệ thống anten treo lệch nhau lớn hơn 3m).
Vi dụ: chuyển đổi trạm cosite TBH001 đang sử dụng anten Single Band
sang Dual Band:
Băng Tilt tổng Anten Tilt điện (Anten Dual Tilt điện(Anten
Cell
tần single band Band Kathrein 742225) Dual Band RFS)
TBH0011 900 5 5 6
TBH0014 1800 5 4 4
4.2.2 Cách điều chỉnh tilt điện:
 Đối với anten RFS loại APX15GV-15DWVB-C: sử dụng khóa lục lăng
để điều chỉnh tilt điện.
 Đối với anten Kathrein loại 742225: dùng tay để điều chỉnh núm xoay
dưới đáy anten.
 Đọc giá trị của thước chỉnh tilt để biết góc tilt điện của anten đang đặt
bằng bao nhiêu. Ví dụ, trên vạch chỉ giá trị =5, có nghĩa là tilt điện
đang đặt bằng 5 độ.
4.3 Sơ đồ đấu nối Anten Dual Band

Vật tư 01 trạm dùng anten Kathrein: Vật tư 01 trạm dùng anten RFS:
+ 03 anten dual band. + 03 anten dual band.
+ 06 bộ Combiner. + 12 bộ Combiner.
+ 24 Jumper. + 36 Jumper.
+ 06 dây thoát sét cho Combiner. + 12 dây thoát sét cho Combiner.
+ 06 điểm cuốn cao su non, băng dính. + 30 điểm cuốn cao su non, băng dính.

Yêu cầu khi lắp đặt:


Yêu cầu kỹ thuật:
 Lắp đặt đúng sơ đồ đấu nối, các thiết bị phải được cố định chắc chắn,
các anten phải được lắp đặt đúng thiết kế GSM (độ cao anten, góc
phương vị, góc ngẩng).
 Tuyệt đối không để sai Cell.
 Sử dụng Tilt điện để chỉnh tilt, tilt cơ khí để 0 độ.
 Bố trí, sắp xếp công việc phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo thời
gian dừng phát sóng là ngắn nhất.
 Lắp đặt đúng yêu cầu kỹ thuật và độ thẩm mỹ cho trạm.
Yêu cầu về an toàn:
 Trong quá trình lắp đặt, trạm vẫn đang phát sóng phải hết sức thận
trọng để đảm bảo sự an toàn cho con người và các thiết bị đang hoạt
động.
4.4 Theo dõi chất lượng mạng sau khi thay Anten Dual Band
 Cập nhật lại Cơ sở dữ liệu đối với các trạm chuyển sang sử dụng anten
Dual Band.
 Sau khi chuyển đổi sang anten Dual Band, phải theo dõi chất lượng
mạng của các trạm chuyển đổi để tối ưu lại vùng phủ.
5. Hướng dẫn triển khai đấu TG
5.1 Các khái niệm.
Việc đồng bộ các nhóm thu phát vô tuyến (TG) là duy trì đồng bộ của tất cả
các kênh trong một cell. Đồng bộ TG cho phép:
Một cell được phục vụ bởi một TG hoặc một nhóm TG (TG cluster) bao
gồm tới 16 TG đồng vị trí.
Việc đồng bộ một số các cell lân cận được phục vụ bởi một hoặc nhiều
TG đồng vị trí.
Một số định nghĩa:
TG Synchronisation: là chức năng của một nhóm thu phát vô tuyến (TG)
hoặc TG cluster nhằm duy trì sự đồng bộ của tất cả các kênh trong cell
được kết nối.
TG Cluster: Là số TG cùng chia sẻ thông tin về định thời. TG cluster bao
gồm một TG chủ (master) và một hoặc nhiều TG phụ thuộc (slave).
Standalone TG: Là một TG lấy thời gian của một nguồn đồng bộ mà
không cần phân phối thông tin thời gian tới TG khác.
Master TG: Là TG lấy thời gian từ nguồn đồng bộ và phân phối thông
tin thời gian tới các TG khác trong TG cluster.
Slave TG: Là TG lấy thông tin thời gian được phân phối bởi master TG
để đồng bộ.
 Chuẩn GSM yêu cầu tất cả các kênh trên giao diện vô tuyến thuộc
cùng một cell phải được đồng bộ (Intra-cell synchronization), không
quy định các kênh thuộc các cell lân cận bắt buộc phải được đồng bộ
(inter-cell synchronization).
 Tất cả các bộ thu phát (TRX) trong một nhóm thu phát (TG) đều được
đồng bộ với nhau thông qua một bộ định thời chung (TF).
 Nguồn đồng bộ có thể lấy từ luồng truyền dẫn PCM, bộ dao động nội
hoặc GPS. Thường chọn nguồn đồng bộ lấy từ luồng PCM.
 Bản thân BTS có thể duy trì đồng bộ trong một thời gian ngắn nhờ một
nguồn đồng bộ nội. Nhưng để duy trì sự đồng bộ lâu dài thì BTS cần
nguồn đồng bộ ngoài.
 Sự giám sát độ chính xác của nguồn đồng bộ được thực hiện thường
xuyên bằng cách so sánh độ lệch giữa nguồn đồng bộ ngoài với nguồn
đồng bộ nội của BTS. Khi độ lệch đồng bộ giữa 2 nguồn này vượt quá
giới hạn cho phép thì sẽ hiệu chỉnh lại, khi đó dùng đồng hồ của chính
bản thân BTS làm chuẩn.
 Lợi ích của việc đồng bộ TG là nâng cao dung lượng, giảm nhiễu và
linh hoạt trong sử dụng thiết bị.
 Các BTS R12 trở lên có tính năng tự động chọn lại Master TG bằng
cách thiết lập tham số tự động.

5.2 Các trường hợp đồng bộ.


5.2.1 Đồng bộ trong một BTS. (Synchronize a single BTS)
Một BTS chỉ cần lấy tín hiệu đồng bộ từ một nguồn đồng bộ ngoài.
Tất cả các TRX trong BTS được đồng bộ với nhau thông qua một TF tại
DXU.

Ví dụ về đồng bộ RBS
Trong hình trên, RBS2 và RBS3 được cấu hình để dùng GPS như nguồn
tần số. Các burst truyền bởi RBS1, RBS2 và RBS3 không được đồng bộ.
5.2.2 Đồng bộ nhiều BTS tại một vị trí. (Synchronize multiple BTSs on a
Site)
Một BTS giữ vai trò là Master BTS bắt buộc phải lấy tín hiệu đồng bộ từ
một nguồn đồng bộ ngoài.
Các BTS giữ vai trò là Slave BTS được đồng bộ với Master BTS thông
qua Bus đồng bộ ngoài (ESB) được đấu nối tiếp với nhau.
Tối đa 16 BTSs có thể đấu đồng bộ với nhau và nhóm thành một nhóm
TG đồng bộ (TG cluster).

Ví dụ về đồng bộ nhiều RBS trên 1 site, để tăng dung lượng mạng


 Trong ví dụ này, RBS2 được cấu hình là master trong TG cluster. Các
RBS khác được cấu hình là slave với đồng bộ nội cell, để tăng dung
lượng mạng.

Đồng bộ nhiều RBS trên 1 site để giảm nhiễu, với serving cell khác nhau
 Trong ví dụ này các RBS trên 1 site được đồng bộ với nhau để tăng
dung lượng trong cell, và giảm nhiễu giữa các cell khác nhau.
 RBS2 là master trong TG cluster. RBS1 đặt là slave và đồng bộ nội
cell với master, cho phép nó phục vụ cùng 1 cell như master. RBS3 và
RBS4 là đồng bộ liên cell với master và slave là khác cell. Tất cả các
RBS được đồng bộ qua cáp ESB cho phép giảm nhiễu liên cell.

5.2.3 Đồng bộ mạng. (Network synchronization)


Bao gồm nhiều nhóm TG đồng bộ, các Master BTS trong các nhóm TG
đồng bộ này lại được đồng bộ với nhau.
Ví dụ về đồng bộ mạng
RBS2 và TG cluster 1 được đặt với đồng bộ khung GPS, và các burst
của chúng được đồng bộ liên cell để phục vụ cho các cell khác nhau
trong mạng đồng bộ. Các burst của RBS1 không được đồng bộ với các
RBS khác.
Bằng cách kết nối bộ định thời GPS cho cả 2 RBS trong TG cluster 1,
TG cluster sẽ vẫn được đồng bộ khung GPS ngay cả khi thay đổi master.
TG cluster 1 được cấu hình để chấp nhận PCM như nguồn đồng bộ dự
phòng của nó. Bằng cách cấu hình cả RBS3 và RBS4 với đồng bộ nội
cell, chúng có thể tiếp tục phục vụ 1 cell sau khi thay đổi master trong
TG cluster.
Các TRX của BS1, RBS2 và TG cluster 1 không thể phục vụ cell của
nhau.
Hai nguồn đồng bộ ngoài PCM và GPS: 1 cái dùng làm nguồn đồng bộ
và 1 cái để backup.
Chú ý: Mạng hiện tại dùng Intra-Synchronization (không có Inter-
Synchronization) và đồng bộ với 2BTS cùng site.
5.3 Mô tả kỹ thuật đồng bộ TG.
5.3.1 Lựa chọn nguồn đồng bộ.
Lựa chọn nguồn đồng bộ được thực hiện bằng cách thiết lập giá trị của
cặp tham số TFMODE và SYNCSRC, đồng thời phụ thuộc vào khả năng
phần cứng của thiết bị (DXU).
Tất cả các kiểu DXU đều hỗ trợ lấy nguồn đồng bộ từ luồng PCM, các
nguồn đồng bộ khác như bộ dao động nội hay GPS tùy thuộc vào từng
loại DXU.
Bảng dưới chỉ ra việc lựa chọn nguồn đồng bộ với sự kết hợp của các
tham số TFMODE và SYNCSRC.
TFMODE SYNCSRC Nguồn đồng bộ chỉ định ứng với từng loại DXU
Có dao động nội Có cổng GPS Chỉ có cổng PCM
GPS, PCM
Not Define Not Define Dao động nội PCM
backup
GPS, PCM
Not Define Dao động nội PCM
backup
Stand Alone PCM PCM PCM PCM
hoặc Master Internal,
Externally Dao động nội GPS, no backup Loại bỏ
Calibrated
Slave ESB ESB ESB
5.3.2 Thiết lập đồng bộ.
Hình dưới chỉ ra các trạng thái có thể đồng bộ với Timing Function (TF)
của một TG.
TF đi vào trạng thái “thiết lập đồng bộ” (Establishing Synchronisation)
sau khi:
 BTS bật nguồn.
 BTS reset cứng.
 Hoàn toàn thay đổi chức năng BTS.
 Managed Object TF deblocked.
Khi BTS bật nguồn, TF được cấu hình với các giá trị mặc định của TF
Mode, nguồn đồng bộ và giá trị bù TF có thể (nếu là Slave TG). Các mặc
định này thu được từ cơ sở dữ liệu lắp đặt BTS (IDB) và được xác định
khi lắp đặt BTS.
TF cố gắng thiết lập chế độ đồng bộ với nguồn đồng bộ đã xác định.
Thời gian tối đa TF ở trạng thái “Establishing Synchronisation” cho
nguồn đồng bộ PCM là 5’, cho các loại nguồn đồng bộ khác là 10’, các
trường hợp khác TF được cấu hình với các giá trị đã khai báo và thời
gian tối đa TF ở trạng thái “Establishing Synchronisation” nằm trong
khoảng 10-90’’
Ở trạng thái “Establishing Synchronisation”, TF sẽ cố gắng lấy tín hiệu
đồng bộ từ nguồn đồng bộ đã chỉ định (bằng cặp tham số TFMODE và
SYNCSRC).
TF cố gắng thiết lập chế độ đồng bộ với nguồn đồng bộ đã xác định.
Trong trường hợp nguồn đồng bộ là PCM thì việc đồng bộ được thiết lập
hướng tới giao diện PCM mặc định. Nếu nguồn đồng bộ này được xem
xét là không thích hợp trong khoảng thời gian vượt quá 2 phút thì việc
đồng bộ được thiết lập hướng tới giao diện PCM khác. Giao diện PCM
mặc định là PCM-A. Người sử dụng có thể thay đổi giá trị mặc định
bằng cách sử dụng ứng dụng OMT.
Trường hợp chất lượng nguồn đồng bộ chỉ định không đủ tốt, TF sẽ cố
gắng lấy tín hiệu từ luồng đồng bộ dự phòng.
Khi TF lấy được tín hiệu đồng bộ từ nguồn đồng bộ nó sẽ chuyển sang
chế độ “Synchronisation”. Ở chế độ này, TF thực hiện duy trì đồng bộ
với nguồn đồng bộ, phân phối tín hiệu đồng bộ cho ESB nếu TF là
Master, bù trễ để duy trì đồng bộ nếu TF là Slave, giám sát chất lượng
nguồn đồng bộ.

Hình 5: Các trạng thái đồng bộ


5.3.3 Duy trì đồng bộ.
TG sẽ chuyển vào hoạt động ở chế độ “Hold Over” khi chất lượng nguồn
đồng bộ ngoài không đảm bảo.
Đồng hồ nội được duy trì tự động trừ trường hợp sai lệch kết quả do sự
thay đổi nhiệt độ và tuổi thọ các thành phần.
Trong suốt thời gian ở chế độ “Hold Over”, đồng bộ TG vẫn tiếp tục
được duy trì, vệc giám sát nguồn đồng bộ cũng vẫn được liên tục, thời
gian tối đa mà TG có thể ở chế độ “Hold Over” là “Hold Over Expiry
Period”, thời gian này cho TG có TF Master là 60’, cho TG có TF Slave
là 2’.
Nếu thời gian TG phải hoạt động ở chế độ “Hold Over” vượt quá khoảng
thời gian “Hold Over Filtering Time” thì cảnh báo sẽ xuất hiện, tuy
nhiên đồng bộ TG vẫn còn tiếp tục (Hold Over Filtering Time < Hold
Over Expiry Period). Nếu chất lượng nguồn đồng bộ đảm bảo trở lại thì
chế độ “Hold Over” kết thúc và cảnh báo cũng dừng lại, TG quay trở lại
chế độ “Synchronisation”. Chỉ có TG với TF Master mới có “Hold Over
Filtering Time” và thời gian này là 5’.
Nếu thời gian TG phải hoạt động ở chế độ “Hold Over” vượt quá khoảng
thời gian “Hold Over Expiry Period” thì đồng bộ TG không còn duy trì
nữa và quá trình giám sát nguồn đồng bộ cũng kết thúc, TG không còn
khả năng tự quay trở lại chế độ “Synchronisation”.
TG với TF Mode Master' sẽ hoạt động với TF Mode 'Standalone' khi liên
kết O&M bị mất trên kết nối PCM trong khoảng thời gian liên tục vượt
quá 10 phút. Điều này có thể xuất hiện trong trường hợp kết nối PCM bị
ngắt vượt quá thời gian này.
Đồng bộ TG được thiết kế để hoạt động với ESB có chiều dài tối đa ko
quá 100m. Khoảng cách tối đa giữa các TG trong TG cluster là tuỳ thuộc
vào chiều dài tối đa của ESB.
Giá trị bù TF nằm trong dải -10000 ns to +10000 ns và có thể được xác
định bằng ứng dụng OMT hoặc lệnh BSC.
Khi chuyển sang chế độ Hold Over quá thời gian giới hạn cho phép mà
nguồn đồng bộ vẫn chưa được cấp lại thì các trạm BTS sẽ bị blocked và
phải reset cứng lại.
Có thể nhìn thấy trạng thái Hold Over bằng lệnh BSC.
5.3.4 Giám sát nguồn đồng bộ.
Khi TF hoạt động ở chế độ “Synchronisation” hoặc “Hold Over” thì nó
sẽ liên tục thực hiện giám sát chất lượng của nguồn đồng bộ ngoài bằng
cách so sánh độ lệch giữa tín hiệu đồng hồ của nguồn đồng bộ ngoài với
tín hiệu đồng hồ bên trong BTS.
Việc giám sát này để xác định xem nguồn đồng bộ ngoài có đảm bảo
chất lượng không. Nếu không đảm bảo sẽ đưa ra cảnh báo cho người
dùng.
TF không sử dụng hoặc không thể sử dụng tín hiệu đồng bộ từ nguồn
đồng bộ ngoài khi:
 Không nhận được tín hiệu đồng hồ từ nguồn đồng bộ (bản thân nguồn
đồng bộ lỗi hoặc môi trường truyền dẫn lỗi).
 Nhận được tín hiệu đồng hồ từ nguồn đồng bộ nhưng độ chính xác
kém hơn so với các tiêu chuẩn quy định (Lệch so với đồng hồ nội
vượt quá 0.1ppm).

5.3.5 TG Cluster:
Một cell hoặc một số các cell lân cận có thể được phục vụ bởi một số TG
đồng vị trí bao gồm một nhóm TG. Một TG cluster phục vụ một cell có
thể được xây dựng từ 2 đến 16TG. Một TG (được xem như TG master)
đồng bộ với nguồn đồng bộ. TG master trích thông tin định thời tới các
TG còn trong cluster (được xem như TG slave). Do đó, tất cả các kênh
hỗ trợ bởi TG cluster được đồng bộ bởi một nguồn đồng bộ chung.

TG cluster phục vụ một cell đồng bộ


 Hình trên hoạ một ví dụ về TG cluster bao gồm 3 TG phục vụ cùng
một cell. TG được đồng bộ với một nguồn đồng bộ chung. Kết quả là
tất cả các kênh được phục vụ bởi cell thu phát mà không bị nhiễu.
Hình 7: TG cluster phục vụ 3 cell đồng bộ
 Hình trên minh hoạ một ví dụ về TG cluster bao gồm 3 TG đồng vị trí
và phục vụ 1 trong 3 cell lân cận. TG được đồng bộ với nguồn đồng
bộ chung. Kết quả là tất cả các kênh được phục vụ bởi 3 cell được thu
phát mà không bị nhiễu. Nếu mỗi cell sử dụng nhảy tần và mỗi kênh
được ấn định một giá trị MAIO thích hợp thì cùng bộ tần số có thể sử
dụng lại ở mỗi cell. Kết quả là lưu lượng mạng tăng trong một khu
vực nhất định mà không cần thêm tần số.

Cấu hình đồng bộ TG cluster


 Hình trên minh hoạ một ví dụ về TG cluster bao gồm 4 TG. Mỗi TG
có một hoặc nhiều anten và được kết nối liên tiếp bằng bus đồng bộ
ngoài (ESB).
Một TG (và chỉ 1) trong một cluster phải có TF mode là Master. TG này
được coi như Master TG. Các TG còn lại có TF Mode là slave. Các TG
này được coi như slave TG. TF Mode có để được đặt khi lắp đặt BTS sử
dụng ứng dụng OMY và thay đổi bằng lệnh BSC.
Master TG lấy thông tin thời gian từ nguồn đồng bộ và xuất ra TG
Timing Output trên ESB. Mỗi slave TG hoàn toàn lấy thông tin thời gian
từ TG Timing Input nhận được khi kết nối với ESB. Do đó, slave TG
không được đồng bộ trực tiếp với nguồn đồng bộ. Để có thể gióng các
đồng hồ nội của mỗi slave TG với đồng hồ của master TG, đòi hỏi phải
bù với mỗi slave TG, được gọi là bù TF. Bù TF được ứng dụng cho TG
Timing Input của mỗi slave TG và hoặc là làm nhanh hoặc làm chậm lại
đồng hồ nội liên quan tới TG Timing Input.
Nếu người sử dụng không để ý đến việc xác định master TG hoặc
remove master TG hoặc xác định nhiều Master TG trong một TG cluster,
thì tất cả các slave TG kết nối (khi đưa vào hoạt động) sẽ nhận ra sự bất
thường của nguồn đồng bộ và đi vào chế độ hoạt động Holde Over.
Giá trị bù TF thích hợp phải được xác định với mỗi slave TG. Giá trị yêu
cầu được xác định từ bất kỳ giá trị trễ vốn có nào trong TG Timing
Input được chuyển giao tới mỗi Slave TG (Tesb) và bất kỳ giá trị trễ nào
được truyền tới mỗi anten (Ttxd)
Tất cả các TG trong TG cluster thực hiện giám sát nguồn đồng bộ
Slave TG giám sát thông tin thời gian nhận từ ESB. Nếu thông tin thời
gian được xem là không phù hợp thì sẽ đi vào chế độ hoạt động Hold
Over
Master TG giám sát nguồn đồng bộ của bó. Nếu nguồn đồng bộ được
xem là bất thường thì sẽ đi vào chế độ hoạt động Hold Over. Việc phân
phối TG Timing Output trên ESB vẫn tiếp tục trong chế độ Hold Over.
Nếu nguồn đồng bộ hỏng không được sửa trong khoảng thời gian giới
hạn của Hold Over thì chế độ hoạt động HO kết thúc và việc phân phối
TG Timing Output trên ESB chấm dứt. Bất kỳ một slave TG nào kết nối
với ESB sẽ đi vào chế độ hoạt động Hold Over.
Nếu Master TG hoạt động với TF Mode 'Standalone' thì việc phân bố TG
Timing Output trên ESB chấm dứt.
5.3.6 Một số các giới hạn.
Nếu một cell được phục vụ bởi một TG cluster dùng nhảy tần BB hoặc
nhảy tần Syn thì chuỗi nhảy tần không thể mở rộng vượt quá một TG.
Do thực tế việc đưa ra một chuỗi nhảy tần chỉ có thể được xác định cho
một nhóm kênh và một nhóm kênh thì chỉ có kể xác định cho một TG.
Đặc tính “giám sát và kiểm tra bộ thu phát” chỉ có thể sử dụng trong một
cell được phục vụ hoàn toàn bởi BTS trong dòng sản phẩm RSB200.
Một TG cluster phải chứa ít nhất một BTS trong dòng sản phẩm
RBS2000.
Lệnh BSC RXCAP, có thể dùng để in ra các giá trị của TFMODE mà
BTS có. Với RBS200, có thể có các giá trị 'M' (Master) and 'SA'
(Standalone). Tuy nhiên, BTS không thể thực hiện chức năng như một
Master TG trừ khi lắp đặt TMCB có khả năng của ESB.
5.3.7 Ứng dụng đồng bộ TG.

Ứng dụng đồng bộ TG


Các RBS kết nối với nhau qua cáp đồng bộ ngoài ESB. Master RBS
phân phối thời gian tới các Slave RBS qua cáp ESB.
Cáp ESB bao gồm 3 đôi cáp cân bằng. Chiều dài cáp phải < 100m.
Việc đồng bộ thu được trong TG cluster phụ thuộc vào việc slave TG
được cấu hình là đồng bộ intra-cell hay inter-cell:
 Intra-cell: Tất cả các RBS trong TG cluster (master & slave) phục vụ
cùng một cell. Điều này giúp tăng dung lượng của cell. Thời gian TF ở
Hold Over của slave RBS khi ESB hỏng chỉ 1 vài phút.
 Inter-cell: các burst từ tất cả RBS trong TG cluster được đồng bộ qua
ESB để tránh nhiễu giữa các cell lân cận. Slave RBS không thể phục
vụ cùng một cell với RBS khác. Thời gian TF ở Hold Over của slave
RBS khi ESB hỏng là vài giờ.
Cơ sở dữ liệu lắp đặt (IDB) của mỗi slave phải được cấu hình như sau:
 Lựa chọn đồng bộ intra-cell hay inter-cell
 Trễ feeder của TX, cần tính toán độ trễ đường truyền của RBS
 Trễ đường truyền master, đại diện cho trễ TX qua RBS master
 Trễ ESB, đại diện cho trễ giữa master và slave cụ thể qua Esb + giá trị
cố định.
 Bù giá trị TF, đại diện cho việc bù trễ ESB và sự khác nhau giữa trễ
đường truyền master của master và slave.
Chú ý:
 Khoảng cách các anten phục vụ TG cluster phải được tối thiểu để đảm
bảo đồng bộ trên giao diện vô tuyến. Tuy nhiên, đây không phải là hệ
số quyết định, khoảng cách này chỉ nên trong khoảng 10m, bao gồm
cả sai số về trễ feeder.
 Nhảy tần BB giữa các RBS trong TG cluster là không được phép,
nhưng có thể trong mỗi RBS.

5.3.8 Tính toán giá trị bù TF.


Theo chuẩn GSM, độ chênh lệch thời gian phát tại giao diện vô tuyến
giữa các kênh thuộc cùng một cell phải nhỏ hơn ¼ symbol (920 ns).
Do các kênh được điều khiển bởi Master TG và Slave TG được truyền
trên các quãng đường khác nhau trước khi đến giao diện vô tuyến nên
cần phải có một giá trị bù để đảm bảo việc phát các cụm tại giao diện vô
tuyến thỏa mãn tiêu chuẩn kỹ thuật.
Công thức xác định giá trị trễ:
Tcv = Master Ttxd – Slave Ttxd – Tesb, với |Tcv| <= 10 microsecond
Trong đó:
 Master Ttxd: độ trễ truyền đường phát của Master TF
 Slave Ttxd: độ trễ truyền đường phát của Slave TF
 Tesb: độ trễ truyền trên ESB
Để có thể lệch khoảng thời gian 920ns thì khoảng cách cáp phải > 200m
Đồng bộ phụ thuộc vào suy hao trên Jumper, feeder.
5.3.9 Tính toán độ trễ đường phát.
Dựa vào hệ quả của công thức tính vận tốc truyền sóng để tính độ trễ trên
mỗi phân đoạn đường phát (feeder, jumper). Mỗi một loại vật liệu có một hệ
số truyền sóng khác nhau, do đó để tính toán chính xác cần tra cứu trong đặc
tính kỹ thuật của feeder và jumper mà BTS sử dụng.
Delay [ns] = Length of cable [m] / (Velocity factor x 3 x 10^8)
Ttxd = Internal TX jumper + External TX jumper + TX feeder + TMA TX
jumper + TX antenna jumper)

5.3.10 Tính toán độ trễ ESB.


Thực chất là tính độ trễ trên đoạn cáp ESB và cũng dựa vào công thức
tính vận tốc truyền sóng trong môi trường xác định (vật liệu chế tạo cáp
ESB khác nhau có thể có công thức tính khác nhau do hệ số truyền sóng
khác nhau).
Công thức dưới đây chỉ đúng với cáp đi kèm tủ BTS của Ericsson
Tesb [ns] = 4568 + 6.2 x ESB Length [m]
Tổng chiều dài cáp ESB không vượt quá 100 m.

5.3.11 Các tham số điều chỉnh.


SYNCSRC chỉ ra nguồn của đồng bộ TF (nguồn đồng bộ) sử dụng bởi
TG:
 SYNCSRC=PCM chỉ ra rằng đồng bộ TG sử dụng nguồn đồng bộ
PCM.
 SYNCSRC=INTI chỉ ra rằng đồng bộ TG sử dụng nguồn đồng bộ từ
bộ tạo dao động trong có chuẩn trong.
 SYNCSRC=INTE chỉ ra rằng đồng bộ TG sử dụng nguồn đồng bộ từ
bộ tạo dao động trong có chuẩn ngoài.
 SYNCSRC=DEFAULT chỉ ra rằng đồng bộ TG sử dụng nguồn đồng
bộ xác định trong IDB BTS.
TFMODE chỉ ra mode đồng bộ TF (TF mode) sử dụng bởi TG:
 TFMODE=SA chỉ ra rằng TG có mode đồng bộ 'Standalone'. TG
đồng bộ hướng tới nguồn đồng bộ.
 TFMODE=M chỉ ra rằng TG có mode đồng bộ 'Master'. TG đồng bộ
và phân phối thông tin thời gian qua ESB.
 TFMODE=S chỉ ra rằng TG có mode đồng bộ 'Slave'. TG đồng bộ với
thông tin thời gian nhận qua ESB. Giá trị của SYNCSRC là không
liên quan.
TFCOMPPOS hoặc TFCOMPNEG có thể được xác định với TF Mode
'Slave'.
TFCOMPPOS chỉ ra giá trị bù TF là dương:
 TFCOMPPOS=0 chỉ ra rằng đồng hồ nội của TG nhận được từ thông
tin thời gian nhận trên ESB mà không có bù.
 TFCOMPPOS=1000 chỉ ra rằng đồng hồ nội của TG bị trễ 1000ns so
với thông tin thời gian nhận qua ESB.
 TFCOMPPOS=OMT chỉ ra rằng TG sử dụng giá trị như được xác
định trong cơ sở dữ liệu cài đặt BTS. Giá trị này có thể thay đổi qua
OMT.
TFCOMPNEG chỉ ra giá trị bù TF là âm:
 TFCOMPNEG=1000 chỉ ra rằng đồng hồ nội của TG được tăng
1000ns so với thông tin thời gian nhận qua ESB.

6. Hướng dẫn triển khai anten ngụy trang


6.1 Mô tả giải pháp.
Triển khai trạm sử dụng anten ngụy trang (thay vì triển khai cột và anten
như trạm Macro thông thường) để phủ sóng tại các khu vực dân kiện hay
các khu vực yêu cầu đảm bảo về mỹ quan.
Anten ngụy trang bao gồm 3 anten thông thường được bọc trong các lớp
vỏ khác nhau để ngụy trang. Các chủng loại anten ngụy trang phổ biến:
Bồn nước, trụ tròn, ngụy trang dạng cây (cây dừa, cây thông,…), điều
hòa, ống khói, cột đèn, biển quảng cáo.
Một số loại anten ngụy trang:
ANTEN NGỤY TRANG DẠNG TRỤ TRÒN ANTEN TRANG TRÍ DẠNG CÂY DỪA
ANTEN NGỤY TRANG DẠNG ỐNG KHÓI ANTEN NGỤY TRANG DẠNG ĐIỀU HÒA

ANTEN DẠNG BIỂN QUẢNG CÁO ANTEN NGỤY TRANG DẠNG CỘT ĐÈN
6.2 Khảo sát vị trí đặt trạm.
Trạm phải nằm giữa khu dân cư để hiệu quả phủ sóng cao nhất.
Khoảng cách từ vị trí mới đến các trạm xung quanh phải đảm bảo theo
guildeline về khoảng cách đặt trạm cho từng vùng.
Đối với trạm trên tòa nhà: Chọn tòa nhà với mặt bằng mái có thể đặt cột
ra sát mép tường, không bị tòa nhà khác che chắn trong phạm vi 100m.
Đối với trạm triển khai dưới đất: Vị trí đặt phải nằm ở trung tâm các tòa
nhà, triển khai đường điện và truyền dẫn tới điểm ngầm hóa đường điện
của khu dân cư ngắn nhất.
6.3 Khảo sát địa hình và thiết kế.
Đối với trạm đặt trên nóc tòa nhà:
 Sử dụng cột cóc loại nhỏ (cao 2-3m), lắp sát mép tường của tòa nhà
(thân cột cách tường <50cm).
Cột Anten Tủ lắp thiết bị
Hình 1: Cột anten và tủ thiết bị
 Anten mỗi cell phải đặt phân tán ra các góc nhà, sử dụng số lượng
anten tối thiểu nhất có thể để đảm bảo thẩm mỹ. Triển khai lắp đặt loại
Anten dualband hỗ trợ cả 2G, 3G.

Hình 2: Minh họa anten lắp phân tán tại các góc
 Các thiết bị khác như RRU nếu treo trên cột phải thấp hơn mép tường,
dây nhảy phải được bó gọn vào mặt trong cột để đảm bảo khi nhìn từ
dưới lên chỉ thấy phần anten nhô lên, không thấy dây nhảy và RRU.
 Phương án tốt nhất là triển khai 3 cột độc lập, mỗi cột treo một anten,
trường hợp hướng phủ sóng cho phép có thể treo tối đa 2 anten trên 1
cột.
Hình 3: Mô phỏng với tòa nhà thực tế, anten đặt ở các góc
 Sử dụng phòng máy có sẵn hoặc lắp thêm tủ thiết bị nhỏ gọn đặt trên
nóc tòa nhà (sau khi khảo sát thực tế).
 Sử dụng chung hệ thống chống sét có sẵn của tòa nhà làm chống sét
cho trạm viễn thông để đảm bảo hạn chế việc thi công, khoan, đục làm
ảnh hưởng đến kết cấu cũng như thẩm mỹ của tòa nhà.
Đối với trạm triển khai dưới đất:
 Sử dụng cột thép tự đứng trang trí hình trụ đèn với độ cao điển hình
20 – 24m. Với một số khu vực đặc biệt có thể dùng cột cao đến 30m
nhưng nhược điểm là triển khai khó do thân cột và đế rất to, móng
phải rộng.
 Tham khảo hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công trạm HC1778 di dời trong
phụ lục đính kèm.
Hình 4: Mô phỏng cột đèn dùng anten ngụy trang.
 Sử dụng anten trang trí nhỏ gọn dualband 1800-2100 hình trụ (bên
trong có 3 anten độc lập). Tham khảo tài liệu anten Andrew CSH-
6516A-VT trong phụ lục đính kèm.

Hình 5: Anten ngụy trang hình trụ.


 Dây feeder được đi trong lòng ống: Nên triển khai feeder 1/2” cho
nhẹ, dễ uốn cong tại chân cột để nối với RRU.
 Lắp đặt tủ thiết bị nhỏ gọn bên cạnh cột. Tủ thiết bị, bao gồm cả RRU,
được trồng cây che phủ xung quanh và sơn màu, vẽ họa tiết trang trí
ngụy trang phù hợp với cảnh quan khu vực đặt trạm.

Hình 6: Trạm ngụy trang với tủ thiết bị được sơn và vẽ trang


trí họa tiết cây cối giống cảnh quan xung quanh.
 Khoan mới hệ thống chống sét cho cột và thiết bị.
 Triển khai ngầm hệ thống điện và truyền dẫn cấp cho trạm.

6.4 Thiết kế calloff.


Đối với trạm triển khai trên tòa nhà: Thiết kế calloff như trạm macro
bình thường.
Đối với trạm cột đèn triển khai dưới đất: Do anten cố định bên trong nên
azimuth không thể điều chỉnh, khi thiết kế azimuth chỉ chọn được góc
chuẩn. Độ cao cột, tilt và azimuth nên dùng phần mềm mô phỏng thiết
kế để tính toán vùng phủ. Ví dụ như Atoll.
6.5 Triển khai thực tế và giám sát thi công.
Với khu vực khó triển khai trạm, khi đàm phán được vị trí thì yếu tố
thẩm mỹ và thời gian triển khai phải được đặt lên hàng đầu.
Đối với trạm cột đèn triển khai dưới đất cần lưu ý: Toàn bộ thiết bị trong
tủ phải được lắp đặt, cấu hình và tích hợp trước khi mang ra hiện trường.
Cột anten được tháo thành từng khúc, phải được lắp toàn bộ ở dưới đất,
feeder lồng và cố định sẵn trong lòng cột. Anten lắp đặt, chỉnh tilt trước
và nối sẵn với feeder. Khi triển khai cột sẽ cẩu toàn bộ cột lên, xoay cột
vào vị trí đã đánh dấu sẵn trên móng. Tủ thiết bị được mang tới sẽ chỉ
nối các feeder vào RRU và đấu nối nguồn điện, luồng truyền dẫn. Các
công tác chuẩn bị phải được làm từ trước tại chi nhánh kỹ thuật để giảm
tối đa thời gian thi công trên hiện trường. Trên thực tế triển khai tại Khu
đô thị Phú Mỹ Hưng: Thời gian thi công móng cột và chờ móng khô là 2
ngày, sau đó triển khai dựng cột và lắp tủ thiết bị chỉ mất 2 tiếng. Với
các khu vực khó triển khai do kiện cáo, thời gian thi công trên hiện
trường ngắn là yếu tố quyết định.
Dây feeder được đi trong lòng ống: Nên triển khai feeder 1/2” cho nhẹ,
dễ uốn cong tại chân cột để nối với RRU.
7. Hướng dẫn khảo sát, thiết kế Wifi offload
7.1 Giới thiệu về Wifi offload
Wifi offload là giải pháp cho phép chuyển các dịch vụ từ 3G sang dùng
trên wifi.
Tiêu chí chọn khu vực hotspot để phủ sóng: Vị trí triển khai wifi phải
thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện:
 Khu vực có lưu lượng data 3G cao: Hiện đang nằm trong vùng phủ
của sector 3G macro sử dụng từ 3 tần trở lên với HCM và sử dụng từ
4 tần trở lên với HNI.
 Khu vực hotspot là các bến tàu, bến xe, khuôn viên các trường cao
đẳng, đại học, ký túc xá sinh viên, bệnh viện lớn và một số vị trí đặc
biệt khác.
Đặc điểm cần lưu ý khi thiết kế vùng phủ wifi là có tốc độ cao nhưng
hạn chế về vùng phủ sóng:
 Tốc độ cao: 1 AP (Access Point) wifi chuẩn n thông thường theo lý
thuyết có tốc độ 130Mbps và phục vụ được 256 user đồng thời. Tuy
nhiên qua kiểm tra thực tế, tốc độ của 1 AP trong môi trường vô tuyến
tốt là 90Mbps. Số user sử dụng đồng thời từ 50 – 100 user.
 Vùng phủ hạn chế so với 3G: Do độ nhạy thu của thiết bị đầu cuối và
AP với tín hiệu wifi nhỏ hơn nhiều so với độ nhạy thu của thiết bị đầu
cuối và NodeB trong 3G.
 Độ nhạy thu của AP: -101dBm đến -95dBm so với -121dBm của
NodeB.
 Độ nhạy thu của thiết bị đầu cuối đối với wifi là -95dBm đến -
85dBm so với -117 dBm của 3G.
 Do đặc điểm trên nên yêu cầu về mức thu thiết kế của wifi phải > -
80dBm.  Cần đưa AP đến càng gần vị trí user sử dụng dịch vụ càng tốt,
hạn chế tối đa việc phải đâm xuyên qua nhiều lớp tường.
7.2 Mô hình triển khai mạng truy nhập cho wifi offload.
Kết hợp sử dụng AP đặt cosite với trạm 3G hiện tại và các AP độc lập bổ
sung để có vùng phủ wifi kín khu vực hotspot:
Sử dụng các AP outdoor Dualband định hướng lắp cosite với trạm 3G
với mục đích:
 Phát sóng wifi 2.4Ghz cho người dùng quanh trạm 3G lưu lượng cao.
 Phát sóng wifi 5Ghz để cấp phát truyền dẫn cho các AP xung quanh
trong trường hợp các AP độc lập xung quanh không thể kéo truyền
dẫn có dây đến. Khi đó AP này gọi là AP Root.
Sử dụng các AP outdoor hoặc indoor độc lập để phát sóng wifi 2.4Ghz
cho người dùng nhằm bổ sung vùng phủ cho các AP lắp cosite. Nguồn
truyền dẫn có thể là truyền dẫn quang, Ethernet 100/1000 Base T kéo từ
Site Router gần nhất hoặc truyền dẫn wifi 5Ghz (mô hình MESH) từ các
AP lắp cosite 3G.
Ví dụ mô hình MESH trong thực tế: Sử dụng băng 5Ghz cấp truyền dẫn
từ AP Root đến các AP Client.
Lưu ý: Khi sử dụng truyền dẫn wifi 5GHz cần đảm bảo tầm nhìn thẳng giữa các AP.
7.3 Hướng dẫn khảo sát, thiết kế vô tuyến wifi.
7.3.1 Các bước khảo sát, thiết kế AP.
Căn cứ vào tiêu chí phủ sóng nêu trên, phương pháp khảo sát thiết kế xác
định số lượng AP như sau:
Bước 1: Xác định các khu vực hotspot cần phủ wifi, thỏa mãn đồng thời 2
điều kiện:
 Khu vực có lưu lượng data 3G cao: Hiện đang nằm trong vùng phủ
của sector 3G macro sử dụng từ 3 tần trở lên với HCM và sử dụng từ
4 tần trở lên với HNI.
 Khu vực hotspot là các bến tàu, bến xe, khuôn viên các trường cao
đẳng, đại học, ký túc xá sinh viên, bệnh viện lớn và một số vị trí đặc
biệt khác.
Bước 2: Chuẩn bị map (Googlemap) và dữ liệu của các trạm 3G xung
quanh khu vực hotspot sẽ khảo sát.
Bước 3: Rà soát toàn bộ các sector 3G có từ 3 tần trở lên đối với HNI và
từ 2 tần trở lên với HCM phủ sóng khu vực hotspot, đánh dấu các sector
này trên map.
Bước 4: Khoanh vùng từng khu vực hotspot cần phủ sóng wifi. Đường
bao quy định chứa vùng phủ phát sinh phần lớn lưu lượng của tất cả các
sector 3G cần offload.
Bước 5: Lựa chọn các vị trí lắp AP cosite với trạm 3G macro, xác định
bán kính phủ, vùng phục vụ của các AP này (bán kính phủ lấy mức trung
bình R=125m). Đây là các AP định hướng. Đặc tính AP cosite tham khảo
phụ lục I. Cần lắp AP cosite với sector của trạm macro 3G trong 2 trường
hợp sau:
 Các sector 3G phục vụ hotspot cần offload (≥ 4 tần với HNI, ≥ 3 tần
với HCM).
 Các sector 3G khác có phục vụ hotspot thỏa mãn:
 Khoảng cách tới hotspot ≤ 150m.
 Sector đã có từ 3 tần (= 4-1) trở lên với HNI và 2 tần (= 3-1) trở lên
với HCM.
Bước 6: Bổ sung thêm các AP độc lập tại các vị trí lưu lượng cao, cần
phủ wifi nhưng nằm ngoài vùng phủ của các AP cosite. Cách xác định chi
tiết như sau:
 Lựa chọn loại AP và vị trí lắp đặt dựa vào đặc điểm địa hình và phân
bố thuê bao:
 Các trường hợp lựa chọn anten outdoor – omni: Khu vực cần phủ
sóng có suy hao địa hình đồng đều, phân bố thuê bao đồng đều và
vị trí đặt AP tại tâm của khu vực này (phủ quảng trường, khuôn
viên trường).
 Các trường hợp lựa chọn anten outdoor – Định hướng: Khu vực cần
phủ sóng có suy hao địa hình và phân bố thuê bao không đồng đều;
các khu vực không thể đặt AP tại tâm phát sinh lưu lượng nhưng có
kiến trúc tương đối thoáng, ví dụ như giảng đường đại học, các khu
kí túc xá thoáng, nhiều cửa, khu sân vận động,…
 Các trường hợp lựa chọn anten indoor – omni: Khu vực cần phủ
sóng là các sảnh rộng trong nhà, từng tầng của các khu nhà có suy
hao trong và ngoài nhà lớn (20-40 dBm) không phủ từ ngoài vào
được. Ví dụ: Nhà văn hóa, hội trường, thư viện, kí túc xá cũ…. Vị
trí đặt ở tâm hoặc tại hành lang của vùng phục vụ dự kiến, ít bị che
chắn nhất có thể. Chi tiết tham chiếu theo phụ lục I.
 Khoảng cách giữa các AP: Đảm bảo phủ kín khu vực phát sinh lưu
lượng và hạn chế tối đa chồng lấn vùng phủ. Việc xác định dựa vào
bán kính phủ sóng của các AP:
 Khoảng cách từ AP độc lập đến AP cosite: Từ 100m ÷200m với AP
độc lập dùng anten định hướng (nhưng không phủ đối đầu với AP
cosite) và từ 150m ÷ 250m với AP độc lập dùng anten omni.
 Khoảng cách giữa các AP độc lập, cần dựa vào hướng phủ và bán
kính phủ của các AP để hạn chế chồng lấn vùng phủ nhưng vẫn
đảm bảo vùng phủ khu vực thuê bao tập trung đông. Cụ thể khoảng
cách giữa AP omni và AP omni độc lập từ 100m ÷ 150m, giữa AP
omni và AP định hướng độc lập từ 50m ÷ 100m nhưng AP định
hướng không bắn thẳng vào AP omni. Nếu AP định hướng bắn
thẳng vào AP omni thì khoảng cách 2 AP phải tương đương tổng
bán kính phủ của AP omni và AP định hướng.
 Trong các trường hợp đặc biệt như block nhà, kí túc xá tường dày
sử dụng các AP ommi kéo vào trong phòng hoặc dọc hành lang của
từng tầng với khoảng cách giữa các AP omni là từ 30-50m.
Bước 7: Tổng hợp một số thông tin thiết kế danh định và vẽ map phân bố
AP như trong phụ lục II.
Bước 8: Khảo sát thực địa, điều chỉnh thiết kế, cập nhật lại vào bản thiết
kế ở bước 7.
Lưu ý: Trong quá trình khảo sát cần phối hợp với nhân viên khảo sát
truyền dẫn để thống nhất mã AP và đảm bảo vị trí khả thi về cung cấp
truyền dẫn.
Yêu cầu về sản phẩm:
Bảng tổng hợp dữ liệu thiết kế như dưới.
Thông tin Hotspot Thông tin AP
Độ cao nhà
Tọa độ hotspot (lấy Loại AP (với AP Độ cao Góc Loại
Mã sector 3G Vị trí triển khai AP Kiểu triển khai AP
ở tâm hotspot) (1 trong trên mái treo AP so azimuth truyền
STT cần offload (≥4 Bán kính Nguồn Ghi chú
Mã Khu vực 5 loại nhà hoặc Độ cao với mặt đất (áp dụng Đối tượng dẫn (lấy
cell carrier với Mã AP phủ dự điện sử
hospot hotspot trong đặt cosite cột (so với nền với loại phủ từ
HNI và ≥ 3 cell kiến (m) Cosite vị trí Treo trên Treo Đặt trên dụng
hướng với cột nhà nếu đặt định Khác (ghi truyền
Long Lat carrier với HCM) Long Lat Mô tả vị trí 3G (điền vị trần trong trên cột góc mái
dẫn) trạm 3G indoor) hướng) rõ) dẫn)
trí cosite) nhà đèn nhà
mái)
WHN0001 C Cột đèn đối diện nhà B5 0 18 16 120 KTX B5 50 1
Treo ở khu vực giữa trần
WHN0002 A nhà tầng 2 thư viện, phủ 0 0 NA Thư viện 40 1
indoor
Đại học 3HN0981;
Cosite 3HN098, hướng Phủ macro
1 HNI01 BK Hà 3HN0982 … D 15 15 27 150 120 3HN098
sector 2 hotspot
Nội …
Dựng cột 5m
C Góc mái nhà KTX B8 15 5 20 30 KTX B7 80 1 trên nóc nhà
B8

WHC0001
2 HCM02 WHC0002

Trong đó:
 Tên AP: Đặt theo mã: W + mã tỉnh + STT AP tại hotpost tương ứng.
Ví dụ AP thứ 1 phục vụ điểm hotspot ĐH BK HN có mã là:
WHN0001.
 Mã AP cần đặt là duy nhất trên toàn hệ thống, do đó các đội khảo sát
cần có sự thống nhất với nhau trong việc đặt mã.
 Mã sector 3G offload: Là mã sector, không phải mã cell.
 Loại AP: Là 1 trong 4 loại A- indoor omni độc lập, B- outdoor omni
độc lập, C- outdoor định hướng độc lập, D- outdoor định hướng – lắp
cosite 3G.
 Bán kính cần phủ: Là bán kính phủ sóng wifi mà AP này cần đạt được
trong thiết kế để đảm bảo vùng phủ chung.
 Loại truyền dẫn: Truyền dẫn quang từ site router, truyền dẫn ethernet
100/1000 Base T – giới hạn 100m từ điểm nguồn, truyền dẫn MESH
(wifi 5Ghz và có khoảng cách tầm nhìn thẳng từ AP này tới AP Root
dưới 200m, không bị che chắn).
 Nguồn điện: Với thiết bị sử dụng ethernet: Có thể cấp nguồn qua POE
– tức sợi cáp RJ45; với thiết bị sử dụng các truyền dẫn còn lại thì sử
dụng nguồn AC 220V.
Map phân bố AP tại từng khu vực (ví dụ như dưới).

7.3.2 Ví dụ về thiết kế wifi cung cấp dịch vụ cho 1 hotspot.


Sau khi đã thực hiện các bước 1, 2, 3, từ bước 4 thực hiện như sau:
Bước 4: Khoanh vùng khu vực cần phủ sóng wifi – bằng vùng phủ phát
sinh lưu lượng của các cell 3G cần offload.
Bước 5: Xác định vị trí, số lượng và vùng phủ của các AP wifi lắp
cosite:
 Cần 6 AP outdoor cosite (loại D trong phụ lục I) lắp cosite đồng
hướng với 6 sector 3G sẵn có (đều có 4 cell carier), độ cao lắp 25m.
Chi tiết đặc điểm của 6 AP này cập nhật vào form thiết kế.
 Khoanh vùng phủ của 6 AP này - với bán kính phủ dự tính là 100m -
125m:

Bước 6: Xác định vị trí, loại AP độc lập cần bổ sung vào để phủ kín
vùng phủ cần offload:
 Nhìn trên map, đây là khu vực tương đối thoáng, tạm thời thiết kế
danh định sử dụng các AP outdoor - omni (loại B) để phủ sóng bổ
sung tại các vị trí khoanh vùng vàng (bán kính 40m - 60m), khoảng
cách với các AP xung quanh là 100m, sử dụng mô hình truyền dẫn
MESH trong đó AP 7, 9, 10 sử dụng truyền dẫn từ 3HN753; AP 8, 11,
12 sử dụng truyền dẫn từ 5HN518.

Bước 7: Cập nhật 1 số thông tin thiết kế danh định vào form mẫu kết
quả khảo sát: Bước này thông tin chưa thể đầy đủ được sẽ cập nhật đầy
đủ sau khi khảo sát.
Bước 8: Khảo sát thực tế xác định vị trí đặt và hiệu chỉnh lại thiết
kế:
 Sau khi thiết kế danh định trên map, khảo sát thực tế xác định vị trí đặt
AP và hiệu chỉnh lại thiết kế.
 Tại AP 9, gồm các tòa nhà từ 5 - 6 tầng  Giải pháp thay thế là sử
dụng 2 AP outdoor loại định hướng để phủ sâu hơn. Do đó thêm AP13
để phủ sóng. Vẫn dùng truyền dẫn của 3HN753.
 Các vị trí AP 7, 10, 11, 12 thoáng, phân bổ thuê bao đồng đều và tìm
được vị trí đặt AP tại tâm nên giữ nguyên thiết kế dùng AP omni
outdoor.
 Tại vị trí AP 8 mặc dù phân bổ thuê bao và địa hình khá đồng đều
nhưng không có vị trí đặt tại tâm nên chuyển AP 8 thành định hướng
và đặt trên góc trần nhà cao 18m.
 Cập nhật tất cả thông tin vào form mẫu thiết kế, vẽ lại vị trí của các
AP.

MÔ HÌNH TÍCH HỢP WIFI VÀO MẠNG DI ĐỘNG 3G

Trong đó:
Thiết bị Access:
 AP - Access Point : Khối thu phát wifi vô tuyến.
 WLC - Wireless LAN Controler: Thiết bị điều khiển và quản lý các
AP.
Thiết bị Core wifi:
 Gồm AAA, eWAG, GGSN, MUR.
 Chức năng từng khối:
 AAA - Authentication, Authorization, and Accounting: Chức năng
nhận thực và tính cước.
 eWAG - Wireless Access Gateway: Đóng vai trò như 1 SGSN
trong mạng di động, cung cấp giao diện giữa wifi với các hệ thống
AAA và mạng Core di động (OCS, PCRF, GGSN).
 MUR - Mobility Unified Reporting: Công cụ để giám sát, tối ưu và
quy hoạch hệ thống wifi.
8. Hướng dẫn triển khai small-cell
8.1 Mô tả giải pháp.
Khái niệm: Smallcell là trạm phát sóng có công suất thấp.
Phân loại: Có 3 loại trạm Smallcell điển hình là: Femto (20mW-
100mW), Pico (100mW-1W) và Micro (1W-10W).

Femto: Home cell - ALU

Pico: Enterprise - ALU

Micro: 3902E - Huawei

Mục đích:
 Phủ sóng vùng lõm 3G vừa và nhỏ .
 Tăng dung lượng mạng 3G và chia tải cho các trạm macro.
Đặc điểm:
 Thiết kế: Thiết bị nhỏ gọn, công suất thấp, tính tích hợp cao.
 Triển khai: Lắp đặt nhanh, linh hoạt trong kết nối.

8.2 Các trường hợp áp dụng small cell.


 Femto: Phủ sóng nhà riêng, căn hộ hoặc các văn phòng nhỏ.
 Pico: Phủ sóng tòa nhà văn phòng, siêu thị, bệnh viện …
 Micro: Phủ sóng outdoor vùng lõm sóng 3G, vùng Hotspot.
 Tăng dung lượng mạng nhờ bổ sung thêm nhiều cell nhỏ.
8.3 Kiến trúc hệ thống
Viettel áp dụng giải pháp Smallcell với 2 kiến trúc khác nhau:
 Hệ thống Gateway – Iuh: Sử dụng các trạm phát sóng trong nhà công
suất nhỏ Femto và Pico hỗ trợ công nghệ SON cho phép tự động cấu
hình và tối ưu. Trạm phát có thể kết nối qua mạng IP public và IP
private (FE quang/điện/Viba).
 Hệ thống RNC – Iub: Sử dụng các trạm phát sóng Micro có công suất
phát 5W, cấu trúc tương tự như trạm NodeB thu nhỏ nhờ tích hợp cả 3
khối chức năng (BBU + RRU + Anten).

PSTN/PLMN INTERNET

CS CORE PS CORE
CORE NETWORK
(MSS/MGW) (SGSN/GGSN)

IuC S
S IuP

SMALLCELL SMALLCELL SECURITY


SMALLCELL CORE Iuh
MANAGEMENT GATEWAY GATEWAY

IP Sec
SMALLCELL ACCESS CPE MODEM/ROUTER
SMALLCELL

KIẾN TRÚC MẠNG TÍCH HỢP SMALLCELL SỬ DỤNG GATEWAY

Một số hình ảnh sử dụng smallcell:


PHỦ SÓNG NHÀ RIÊNG – CĂN HỘ PHỦ SÓNG VĂN PHÒNG NHỎ

Femto Cell
PHỦ SÓNG KHU VỰC SIÊU THỊ - TTTM PHỦ SÓNG KHU VỰC CÔNG SỞ

PHỦ SÓNG KHU DÂN CƯ

Trạm Micro

8.4 Dự toán kinh phí.


CAPEX:
Loại trạm Chi phí thiết bị Chi phí lắp đặt Tổng chi phí
Femto 4.000.000 200.000 4.200.000
Pico 16.000.000 800.000 12.800.000
Micro 70.000.000 3.500.000 73.500.000
OPEX:
Chi phí Tổng chi
Loại trạm Chi phí thuê/tháng
điện/tháng phí/tháng
Femto - - -
Pico 300.000 20.000 320.000
Micro 500.000 150.000 650.000
Ghi chú:
 Trạm phát Femto không tính chi phí thuê và nguồn điện do khách hàng
tự quản lý, bảo quản.
 Với trạm Pico, Micro lắp cho khu vực văn phòng, công sở hoặc siêu
thị, bệnh viện, trường học, … có thể linh hoạt đàm phán để có giá thuê
tốt nhất. Chi phí trên chỉ mang tính tham khảo.
 Triển khai trạm Smallcell: CNVT Tỉnh/TP tổ chức khảo sát, đàm phán
và tự triển khai trạm theo định mức và quy định của Tập đoàn.

9. Phủ sóng tòa nhà cao tầng sử dụng anten T-Boom


9.1 Mô tả giải pháp.
Là giải pháp phủ sóng các tòa nhà cao tầng bằng cách xoay ngang anten.
Giải pháp tận dụng được độ rộng của búp sóng ngang (bây giờ thành búp
sóng dọc) để phủ sóng hết các tầng tòa nhà, búp sóng dọc (giờ thành búp
sóng ngang) hẹp để tránh gây nhiễu ra bên ngoài.
Vị trí đặt anten cách tòa nhà từ 50 – 150 m, không quá gần để không phủ
sóng hết hoặc quá xa sẽ gây nhiễu vùng phủ.

Anten T-Boom
Ưu, nhược điểm của giải pháp:
Ưu điểm:
Triển khai nhanh (triển khai anten T-boom vào trạm có sẵn), chi phí
thấp.
Nhược điểm:
+ Chất lượng sóng không ổn định, gây nhiễu tới các trạm xung quanh.
Chỉ tiêu kỹ thuật:
Anten T-boom thực chất là anten thông thường được xoay ngang để tận
dụng độ rộng búp sóng, chỉ tiêu kỹ thuật của anten như sau:

Chỉ tiêu Yêu cầu


Độ tăng ích 18 dBi
Độ rộng búp sóng theo phương thẳng đứng
65o
(sau khi xoay ngang)
Độ rộng búp sóng theo phương ngang (sau
7o
khi xoay ngang)
Kích thước (dàixrộngxdày) 1314x155x70 mm
Khối lượng 6.2 kg

Mô hình sử dụng giải pháp anten T-Boom phủ sóng tòa nhà:

9.2 Các trường hợp áp dụng anten T-Boom.


Giải pháp dùng cho các tòa nhà nhiều khe hở, cửa sổ, chiều sâu theo
hướng phủ sóng dưới 30m.
Các công trình thỏa mãn đồng thời 2 tiêu chí sau:
 Quy mô tòa nhà/công trình: Công trình cao từ 8 tầng trở lên hoặc diện
tích sàn (diện tích 1 tầng) lớn hơn 900m2.
 Chất lượng sóng (sau khi tối ưu trạm outdoor có sẵn):
 Dưới 80% số mẫu đo các công trình ngoài thang máy đáp ứng mức
thu 2G Rxlev ≥ -90 dBm hoặc 3G RSCP ≥ -95 dBm.
 Hoặc dưới 80% mẫu số đo các công trình ngoài thang máy đáp ứng
2G C/I ≥ 12 dB hoặc 3G Ec/No ≥ -12dB.
9.3 Dự toán chi phí.
Chi phí thiết bị: Triển khai tại trạm đang PS.
Chi phí anten: 7.000.000 đ.
Chi phí lắp đặt: Tự triển khai.
9.4 Hướng dẫn khảo sát thiết kế.
Xác định tòa nhà cần phủ sóng, nếu tòa nhà đạt tiêu chí phủ sóng bằng
giải pháp sử dụng anten T-boom, tiến hành thiết kế vị trí đặt anten.
Vị trí Anten: Đặt anten phủ vào tòa nhà theo hướng nhiều khe hở (cửa
sổ) để phủ sóng, khoảng cách đặt anten cách tòa nhà từ 50 đến 150m để
đảm bảo hiệu quả phủ sóng và giảm nhiễu.
Nếu phủ từ 1 hướng vào tòa nhà không đảm bảo chất lượng sóng trong
tòa nhà thì có thể thiết kế phủ sóng từ nhiều hướng.
Vật chắn cao nhất giữa vị trí danh định đặt Anten và công trình phải thấp
hơn đáy Anten ít nhất 10m.
Sử dụng kết hợp giải pháp sử dụng anten T-boom và các giải pháp khác
(trạm thông thường, RRU kéo dài hoặc Repeater quang).

Sơ đồ giải pháp phủ sóng kết hợp repeater quang và T-Boom


10.Giải pháp nâng độ cao anten mở rộng vùng phủ.
10.1 Mô tả giải pháp.
Nâng độ cao anten lên tối đa để mở rộng vùng phủ hoặc nâng cao vượt
lên khỏi tầm bị che chắn.
Nâng độ cao anten chia làm 2 trường hợp:
 Nâng độ cao anten không cần nâng độ cao cột.
 Nâng độ cao anten kèm theo nâng độ cao cột (thêm đốt cột).
Ưu, nhược điểm của giải pháp:
 Ưu điểm: Triển khai nhanh, tận dụng được vị trí sẵn có để mở rộng
vùng phủ với trường hợp chỉ nâng độ cao anten.
 Nhược điểm: Với trường hợp cần nâng độ cao cột thời gian triển khai
lâu.

10.2 Các trường hợp sử dụng.


Trường hợp nâng độ cao anten không cần nâng độ cao cột áp dụng cho
các trạm có anten 2G, 3G đặt thấp hơn đỉnh cột, không đảm bảo độ cao
theo thiết kế và vùng phủ tối đa.

Anten treo lưng chừng cột


Trường hợp nâng độ cao anten kèm theo nâng độ cao cột áp dụng khi
một hoặc nhiều cell của 1 vị trí bị che chắn (đồi, núi, cây, các tòa nhà
cao tầng hoặc chính các anten tại vị trí đó, …) gây mất sóng hoặc sóng
yếu theo hướng phủ của cell. Trường hợp này áp dụng cho các vị trí có
thể nâng được cột anten.
Anten bị che chắn.
Ghi chú:
 Việc nâng độ cao anten phải đảm bảo an toàn cho cột và thiết bị. Cần
tham khảo ý kiến của Công ty Tư vấn thiết kế về khả năng nâng độ cao
cột.
 Khi nâng độ cao cột mà cần thay thế cả móng và loại cột thì xem xét
đến giải pháp di chuyển vị trí trạm (đảm bảo tối ưu vị trí đặt trạm).

10.3 Hướng dẫn khảo sát, thiết kế.


Xác định vùng lõm gây ra bởi các trạm phục vụ có đột cao anten thấp.
Phối hợp Công ty Tư vấn thiết kế, xác định khả năng nâng cột, nâng độ
cao anten.
Mô phỏng vùng phủ với độ cao mới có thể nâng lên, đánh giá việc phủ
sóng vùng lõm.
11.Hướng dẫn giải pháp thêm cell.
11.1 Mô tả giải pháp.
Bổ sung thêm cell phát cùng vị trí. Lắp thêm antenna phủ thêm về hướng
cần mở rộng vùng phủ.
TRƯỚC KHI THÊM CELL SAU KHI THÊM CELL

Khu dân cư Khu dân cư

Chỉ tiêu kỹ thuật thiết bị lắp thêm cell.


 Thiết bị tập trung: cell bổ sung thêm là Card được cắm thêm vào tủ
BTS với khối lượng 10.5kg/Card.
 Thiết bị phân tán: cell bổ sung thêm là RRU treo trên cột.
Chỉ tiêu Yêu cầu
Kích thước (Cao x rộng x sâu) 410 x 334 x 176 mm
Khối lượng 19kg
Ưu, nhược điểm của giải pháp.
 Ưu điểm: Tận dụng trạm hiện có, bổ sung vùng phủ và dung lượng
mạng lưới, triển khai nhanh.
 Nhược điểm: Không triển khai được tại các khu vực lưu lượng cao, nếu
trạm đang phục vụ đạt cấu hình tối đa thì phải triển khai thêm tủ
BTS/NodeB mới.
11.2 Các trường hợp áp dụng.
Vùng lõm có mức suy hao nhiều do cây cối, địa hình hoặc cự ly xa. Các
trạm phủ ngã 4, ngã 5, ngã 6.
Vùng lõm có thể khắc phục được bằng cách điều chỉnh beam chính về
đúng hướng vùng lõm đó. Các cell khác không thể điều chỉnh về hướng
vùng lõm đó, nếu điều chỉnh sẽ làm xuất hiện vùng lõm khác.
Vùng lõm xa, hoặc trung bình tại môi trường có mức suy hao cao (do địa
hình nhiều cây cối) có thể khắc phục vùng lõm khi sử dụng cấu hình
2TRx (lợi 3dB do không phải sử dụng Combiner). Hướng của vùng lõm
thuộc hướng cell đang phục vụ có cấu hình 4TRx.
Bờ biển
Khu dân cư

Khu dân cư

Cell được lắp thêm (màu xanh) cùng hướng với cell cũ để mở rộng vùng phủ
11.3 Hướng dẫn khảo sát thiết kế.
Xác định khu vực cần phủ sóng, tính toán góc hướng anten và góc ngẩng
anten phủ vào khu vực cần phủ sóng.
Tiến hành xoay anten theo tính toán, đo kiểm đánh giá vùng lõm sau khi
xoay anten.
Nếu sau khi xoay anten vùng lõm được xử lý, tiến hành xoay anten lại vị
trí cũ (để không mất vùng phủ khu vực cũ), yêu cầu triển khai thêm cell
với thiết kế như trên để phủ sóng vùng lõm cần phủ sóng.
Nếu sau khi xoay anten vùng lõm không được xử lý, thực hiện hạ cấp
thành cấu hình 2TRx (nếu cấu hình cell đang là 4TRx), đo kiểm đánh giá
vùng lõm sau hạ cấp. Nếu vùng lõm được xử lý, nâng cấp và xoay anten
lại như cũ, yêu cầu triển khai thêm cell phủ vùng lõm mới với cấu hình
2TRx.
12.Giải pháp RRU kéo dài.
12.1 Mô tả giải pháp.
Giải pháp sử dụng một RRU kéo từ trạm phân tán để phủ cho một khu
vực nhỏ, thường là tách 1 cell.
Giải pháp triển khai tương tự giải pháp thêm cell, tuy nhiên chỉ áp dụng
đối với trạm phân tán và RRU + anten được lắp đặt ở vị trí cần phủ sóng
(xa trạm).
RRU kéo dài kết nối với MU đặt tại trạm gốc bằng dây quang.

Mô hình triển khai giải pháp RRU kéo dài

Ưu, nhược điểm của giải pháp.


 Ưu điểm: Bổ sung được cả vùng phủ và dung lượng, có khả năng giám
sát chất lượng giống như 1 cell thông thường.
 Nhược điểm: Vị trí đặt RRU phải có khả năng triển khai cáp quang.

12.2 Hướng dẫn khảo sát thiết kế.


Xác định vùng lõm cần phủ sóng.
Tiến hành tìm vị trí đặt RRU kéo dài sao cho có thể phủ rộng nhất khu
vực lõm, vị trí đặt RRU kéo dài có thể đặt ở bên ngoài vùng lõm để phủ
vào hoặc ở khu vực trung tâm vùng lõm để phủ theo các hướng (có thể
sử dụng nhiều RRU để phủ các hướng khác nhau).
Sau khi có vị trí danh định đặt RRU thực hiện khảo sát khu vực với các
tiêu chí đảm bảo kỹ thuật:
 Có khả năng triển khai quang đến tại vị trí đặt RRU.
 Có khả năng triển khai độ cao anten theo đúng thiết kế.
 Có khả năng đảm bảo được điện lưới (do RRU có thể không sử dụng
nguồn backup ắc quy).

13. Giải pháp trạm Macro.


13.1 Mô tả giải pháp.
Triển khai trạm BTS/NodeB phủ sóng các tuyến đường, các khu vực dân
cư đạt tiêu chí đề xuất trạm mới (tiêu chí đặt trạm mới theo Tờ trình
761/TTr-KT).
Trạm BTS/NodeB gồm các thành phần:
 Nhà trạm: bao gồm thiết bị BTS/NodeB và các thiết bị phụ trợ như hệ
thống nguồn, ắc quy, hệ thống truyền dẫn. Có 2 loại nhà trạm chính:
Nhà xây (hoặc nhà cải tạo) và nhà Container.
 Cột: bao gồm các loại cột như cột trồng dưới đất (cột dây co, cột tự
đứng) và cột trên mái nhà (cột dây co, cột tự đứng, cột cóc).
 Hệ thống anten treo trên cột và hệ thống Feeder kết nối anten và trạm
BTS/NodeB.
Sơ đồ trạm BTS
Chỉ tiêu kỹ thuật một số thiết bị BTS/Node B phổ biến.
Thiết bị 2G Ericsson
Chỉ tiêu Yêu cầu
Kích thước (Rộngxsâuxcao) (mm) 600x500x900
Khối lượng 160kg

Thiết bị 3G Ericsson tập trung


Chỉ tiêu Yêu cầu
Kích thước (Rộngxsâuxcao) (mm) 600x470x1850
Khối lượng 125kg

Thiết bị 3G Ericsson phân tán


Chỉ tiêu Yêu cầu
Kích thước MU (Caoxrộngxsâu) (mm) 177x483x271
Kích thước RRU (Caoxrộngxsâu) (mm) 410x334x176
Khối lượng MU 20.5kg
Khối lượng RRU 19kg

Lưu ý: Trạm sử dụng thiết bị phân tán thông thường bao gồm 01 khối MU
lắp đặt trong phòng máy và 03 khối RRU treo trên cột (treo bên dưới anten).
Các loại cột sử dụng.
 Cột dây co dưới đất.
 Cột tự đứng dưới đất.
 Cột dây co trên mái nhà.
 Cột tự đứng trên mái nhà.
 Cột cóc trên mái nhà.
CỘT TỰ ĐỨNG DƯỚI ĐẤT CỘT DÂY CO DƯỚI ĐẤT

CỘT DÂY CO TRÊN MÁI NHÀ CỘT CÓC TRÊN MÁI NHÀ

CỘT TỰ ĐỨNG TRÊN MÁI NHÀ


Ưu, nhược điểm của giải pháp:
 Ưu điểm: Bổ sung thêm cả vùng phủ và tài nguyên hệ thống.
 Nhược điểm: Chi phí đầu tư cao và thời gian triển khai lâu.

13.2 Các trường hợp áp dụng.


Triển khai trạm mới phủ đường và phủ dân, đảm bảo tiêu chí phủ dân
theo Tờ trình số 761/TTr-KT.
Triển khai trạm mới khi không có khả năng triển khai các giải pháp sau
với thứ tự ưu tiên tương ứng:
 Nâng độ cao anten.
 Sử dụng các tính năng hệ thống TCC và thiết bị phụ trợ TMA.
 Giải pháp thêm cell.
 Nâng độ cao cột và độ cao anten.
 Sử dụng anten Gain cao búp sóng hẹp.
 Di chuyển vị trí đặt trạm.
 Sử dụng Repeater vô tuyến.
 RRU kéo dài.

13.3 Dự toán kinh phí.


Chi phí triển khai trạm 2G (đơn vị tính: USD)
Thủ phủ Nông thôn
TT Nội dung Cột 42m Cột 60m
Cột 18m Cột 42m Cột 42m Cột 60m
không điện không điện
Tổng
1 Capex 35,387.52 45,826.88 46,251.82 48,513.44 50,735.17 52,996.79
riêng
1.1 Chi phí 22,397.00 22,397.00 18,797.00 18,797.00 24,597.00 24,597.00
Thủ phủ Nông thôn
TT Nội dung Cột 42m Cột 60m
Cột 18m Cột 42m Cột 42m Cột 60m
không điện không điện
VTTB
Chi phí
1.1.
thiết bị vô 12,600.00 12,600.00 9,000.00 9,000.00 9,000.00 9,000.00
1
tuyến
1.1.
Chi phí BTS 11,600.00 11,600.00 8,000.00 8,000.00 8,000.00 8,000.00
1.1
1.1. Chi phí
1,000.00 1,000.00 1,000.00 1,000.00 1,000.00 1,000.00
1.2 anten
Chi phí
1.1.
thiết bị 3,400.00 3,400.00 3,400.00 3,400.00 3,400.00 3,400.00
2
truyền dẫn
1.1. Thiết bị
2,300.00 2,300.00 2,300.00 2,300.00 2,300.00 2,300.00
2.1 SRT MPLS
1.1. Chi phí thiết
1,100.00 1,100.00 1,100.00 1,100.00 1,100.00 1,100.00
2.2 bị AGG
Chi phí
1.1.
thiết bị cơ 6,397.00 6,397.00 6,397.00 6,397.00 12,197.00 12,197.00
3
điện
Chi phí xây
1.2 12,990.52 23,429.88 27,454.82 29,716.44 26,138.17 28,399.79
dựng
Chi phí cột,
1.2.
móng cột, 4,363.67 10,531.15 10,531.15 12,713.78 10,531.15 12,713.78
1
tiếp địa
Chi phí xây
1.2. dựng nhà
2,881.63 6,271.36 6,271.36 6,271.36 6,271.36 6,271.36
2 C05, nhà
máy nổ
1.2. Chi phí kéo
823.17 1,316.65 1,316.65 1,316.65
3 điện
1.2. Chi phí kéo
3,342.53 3,342.53 7,367.47 7,367.47 7,367.47 7,367.47
4 quang
1.2. Chi phí lắp
1,579.53 1,968.18 1,968.18 2,047.17 1,968.18 2,047.17
5 đặt thiết bị
Opex
2 riêng/vị 4,604.52 4,604.52 4,604.52 4,604.52 9,857.57 9,857.57
trí/năm
Thuê vị
2.1 2,013.82 2,013.82 2,013.82 2,013.82 2,013.82 2,013.82
trí/vị trí
Điện xăng
2.2 2,414.95 2,414.95 2,414.95 2,414.95 7,668.00 7,668.00
dầu/vị trí
Sửa chữa
2.3 bảo 175.75 175.75 175.75 175.75 175.75 175.75
dưỡng/vị trí
13.4 Hướng dẫn khảo sát, thiết kế.
Xác định vùng lõm cần phủ sóng.
Tiến hành tìm vị trí đặt RRU kéo dài sao cho có thể phủ rộng nhất khu
vực lõm, vị trí đặt RRU kéo dài có thể đặt ở bên ngoài vùng lõm để phủ
vào hoặc ở khu vực trung tâm vùng lõm để phủ theo các hướng (có thể
sử dụng nhiều RRU để phủ các hướng khác nhau).
Sau khi có vị trí danh định đặt RRU thực hiện khảo sát khu vực với các
tiêu chí đảm bảo kỹ thuật:
 Có khả năng triển khai quang đến tại vị trí đặt RRU.
 Có khả năng triển khai độ cao anten theo đúng thiết kế.
 Có khả năng đảm bảo được điện lưới (do RRU có thể không sử dụng
nguồn backup ắc quy).

14.Giải pháp xe cơ động.


14.1 Mô tả giải pháp.
Giải pháp xe cơ động là xe ôtô (xe mooc), mang đầy đủ các thành phần
của 1 trạm BTS, NodeB bao gồm nguồn (máy nổ, acquy), tủ phát, truyền
dẫn, anten,…
HÌNH ẢNH XE CƠ ĐỘNG THIẾT BỊ TRONG XE CƠ ĐỘNG

Ưu, nhược điểm của giải pháp:


 Ưu điểm: Triển khai nhanh, bổ sung được dung lượng lớn trong các
trường hợp áp dụng cho lễ hội, sự kiện.
 Nhược điểm: Là giải pháp ngắn hạn, không áp dụng để triển khai phủ
sóng dài hạn.

14.2 Hướng dẫn khảo sát, thiết kế.


 Xác định khu vực cần phủ sóng hoặc cần bổ sung tài nguyên.
 Xác định vị trí đặt xe cơ động, khảo sát các phương án truyền dẫn,
phương án nguồn điện.
 Thiết kế vô tuyến và triển khai.
15.Giải pháp phủ sóng bằng anten độ lợi cao (anten Vega).
15.1 Mô tả giải pháp.
Sử dụng anten Vega độ lợi cao (gain 29 dBi đối với dải tần số 3G) thay
vì sử dụng anten thông thường (độ lợi anten thông thường 18 dBi).
Anten Vega được triển khai với trạm Macro thông thường. Anten Vega
có thể treo trên đỉnh cột, lưng chừng cột hoặc treo tại chân cột (áp dụng
với trường hợp phủ sóng nhà cao tầng.
Chỉ tiêu kỹ thuật của anten độ lợi cao Vega:
Thông số Chỉ tiêu
Dải tần số 1710 - 2710 MHz
Độ tăng ích 28/28.5/29 ± 0.5dBi
Góc mở búp sóng chính (theo phương thẳng
5.5o ± 0.5o
đứng và phương ngang)
Đường kính 2m
Khối lượng 44kg

HÌNH ẢNH ANTEN VEGA BÚP SÓNG ANTEN ĐỘ LỢI CAO VEGA
SO VỚI ANTEN VÔ HƯỚNG VÀ ĐẲNG
HƯỚNG THÔNG THƯỜNG

Ưu, nhược điểm của giải pháp.


Ưu điểm:
 Gain cao, khả năng phủ xa rất có lợi thế khi sử dụng phủ các tuyến
đường cao tốc, các khu vực dân cư xa trạm.
 Búp sóng hẹp, hạn chế nhiễu khi sử dụng phủ sóng các tòa nhà cao
tầng.
Nhược điểm:
 Búp sóng hẹp, không khắc phục được các vùng lõm có bán kính lớn.
 Anten nặng và cồng kềnh (nặng 44kg, đường kính 2m), khó triển khai.

15.2 Các trường hợp áp dụng.

+ Phủ sóng các tuyến


đường cao tốc, đường ray

+ Phủ sóng các khu vực


dân cư hẻo lánh, xa trạm
mà trạm sử dụng anten
thông thường không thể
phủ tới.
+ Phủ sóng các tòa nhà
cao tầng, với lợi thế gain
cao, việc phủ sóng sâu
vào trong các tòa nhà cao
tầng tương đối tốt, búp
sóng hẹp sẽ hạn chế gây
nhiễu đối với các khu vực
khác như giải pháp sử
dụng anten T-boom thông
thường.

15.3 Hướng dẫn khảo sát, thiết kế.


Xác định các khu vực cần phủ sóng (vùng lõm, tuyến đường, tòa nhà cao
tầng,…).
Xác định vị trí đặt anten Vega, ưu tiên lắp đặt anten vào các vị trí có sẵn.
Thực hiện tính toán khả năng phủ của anten Vega (tính toán bán kính
phủ của anten bằng lý thuyết hình học), mô phỏng vùng phủ bằng công
cụ Atoll.
Khảo sát vị trí đặt anten trên cột: đảm bảo không bị che chắn, không bị
vướng các anten khác và vướng dây co.
16.Giải pháp Booster mở rộng vùng phủ.
16.1 Mô tả giải pháp.
Khái niệm: Booster là thiết bị khuếch đại công suất phát.

Thiết bị Booster của hãng BTI Hình ảnh lắp đặt thực tế booster

Đặc điểm chính:


 Cung cấp công suất phát đầu ra lớn: 200W.
 Hỗ trợ khuếch đại đa sóng mang đường xuống MCPA và khuếch đại
tạp âm thấp cho đường lên (LNA).
 Quản trị, điều khiển thiết bị qua tin nhắn SMS.
Ứng dụng:
 Mở rộng vùng phủ và cải thiện chất lượng tín hiệu cho khu vực vùng
sâu, vùng xa, biên giới hải đảo có mật độ thuê bao thấp để tăng hiệu
quả đầu tư.
 Ngoài ra, Booster còn được ứng dụng cho một số trường hợp đặc biệt
khác như phủ sóng các khu vực dân cư xa trạm gốc, các đường hầm,
đường cao tốc hoặc các toà nhà cao tầng.

Sơ đồ đấu nối thiết bị - Sơ đồ nguyên lý hoạt động của Booster


Booster
Các thông số kỹ thuật.
Thông số kỹ thuật Booster GSM - BTI
Dải tần hoạt động Rx/Tx: 890 – 915/935 – 960MHz
Công suất phát 200W
Công suất đầu vào cực đại 46dBm
Hệ số khuếch đại (Gain) 0 - 15dB, bước điều chỉnh: 1dB
VSWR BTS/Antenna Ports: 14dB (1.5:1)
Overpower Shutdown, Over Temp
Cảnh báo & Bảo vệ
Shutdown, Over VSWR Shutdown
Giám sát & Điều khiển Forward Power, Temp, LNA/PA
(LCD and Keypad) Conditions, TX/RX Gain Setting
Dải nhiệt độ hoạt động -20°C ÷ +55°C
Nguồn cấp -48 VDC
Công suất tiêu thụ cực đại 1200W
Trọng lượng 55Kg
Kích thước (H x W x D) 706mm x 216mm x 437mm
16.2 Dự toán kinh phí.
CAPEX: Số lượng Giá thành
Thiết bị Booster 1 bộ 160.000.000
Cáp nguồn DC 2xM25, bọc kim 100m* -
Vật tư phụ Đủ bộ -
Chi phí triển khai VTNet tự triển khai
OPEX:
Tiền điện tiêu thụ hàng năm ~8.300 KWh 16.600.000*
Chi phí bảo dưỡng hàng năm - -
(Chi phí tiền điện tính đơn giá trung bình 2.000 Đ/1KWh, với khu vực không có
điện lưới cần quy đổi ra đơn giá 1 KWh).
16.3 Hướng dẫn khảo sát, triển khai.
Tìm vị trí chiếm lĩnh độ cao, tận dụng cao độ của địa hình núi, đồi để đặt
trạm Booster giúp mở rộng tối đa vùng phủ. Thông thường các trạm biển
đảo, phủ xa có thiết kế cột anten cao từ 60m trở lên.
Booster được lắp đặt trên thân cột anten, gần với anten thu phát giúp
giảm thiểu suy hao và sóng đứng.
Do khối lượng Booster khá lớn lưu ý an toàn cho người và thiết bị trong
quá trình lắp đặt.
Tuân thủ nghiêm quy trình lắp đặt, thiết lập tham số hạn chế tối đa hiện
tương cháy Booster do quá nhiệt.
17. Giải pháp phủ sóng sử dụng cáp đục lỗ.
17.1 Mô tả giải pháp.
Cáp đục lỗ có hình dạng như cáp đồng trục, có chức năng như anten thu
phát tín hiệu vô tuyến.
Triển khai cáp đục lỗ chạy dọc theo các đường hầm để phủ sóng đường
hầm.

Hình ảnh cáp đục lỗ


17.2 Dự toán kinh phí.
Chi phí cáp đục lỗ: 1.7 – 2 USD/m.
17.3 Các trường hợp áp dụng.
Các đường hầm kín và dài, không thể sử dụng anten thông thường bên
ngoài để phủ sóng.
Các đường hầm dài và uốn lượn (cong), không thể dùng anten phủ dọc
theo tuyến đường hầm.
Cáp đục lỗ triển khai trong đường hầm.

Sơ đồ phương án phủ sóng tàu điện ngầm tại TP HCM

Kết hợp cáp đục lỗ và DAS phủ sóng đường hầm và nhà ga

PHẦN VII: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ DỤNG CỤ


I.Công dụng cụ
1.1 Thước thủy
Chức năng: Thước thủy là loại thước đo độ nghiêng được sử dụng để đo
tilt cơ của anten, độ nghiêng cột… (Tilt cơ là góc nghiêng của anten so với
phương thẳng đứng).
Thang đo: Giá trị từ 0 – 900, độ phân giải 20. Có loại thước tương tự có
độ phân giải 1 độ. Lưu ý khi dùng cần xác định trước độ phân giải của thước,
tránh sai sót khi đọc giá trị.
Các bước dùng thước thủy đo azimuth:
o Bước 1: Áp thước vào mặt sau anten (chọn mặt phẳng).
o Bước 2: Xoay núm điều chỉnh đến khi bong bóng nằm cân ở giữa 2
vạch đen.

o Bước 3: đọc giá trị trên thang đo phía trong, gần tâm thước. Đối với
thước đo Slant-100, mỗi vạch chỉ thị tương ứng với 20.
Quy ước: Anten cụp xuống thì có giá trị tilt cơ dương, anten ngẩng lên
thì giá trị tilt âm.
VD: Đặt thước thủy tại mặt sau anten trên thước đọc là 40, anten cụp
xuống thì tilt cơ là +40.

1.2 La bàn

Chức năng: La bàn được sử dụng để xác định góc azimuth của anten (Góc
azimuth của anten là góc hợp bởi búp sóng chính của anten và phương Bắc).
Các loại la bàn:
o La bàn gương: Kim trắng chỉ hướng Bắc.
o La bàn nước: Kim chỉ hướng Bắc có ký hiệu bằng chữ “N”.
Cách đọc giá trị:
o Mỗi loại có cách đọc riêng, cần xác định trước khi sử dụng.
o Lưu ý tránh nhầm kim Bắc, Nam (gây sai số 180°).
Các bước dùng la bàn gương đo azimuth:
o Bước 1: Chọn vị trí đứng cách chân cột 5 – 10m, nhìn thẳng mặt vào anten,
quay phần gương hướng vào chân cột.
Lưu ý: Không sử dụng la bàn để đo azimuth khi ở trên cột, tránh xa các nguồn
nhiễu từ trường như cột sắt, mái tôn …

Vị trí
đứng

5
– Hướng cell
1 (hướng búp
0 sóng chính)

Ante
n

o Bước 2: Chờ kim la bàn ổn định, đọc giá trị chỉ thị bởi kim trắng.

Đọc giá trị


3 bởi kim trắng

2 Đặt gương hướng


vào anten

Đứng theo hướng


1 nhìn thẳng mặt vào
anten

1.3 GPS cầm tay


Chức năng: GPS được sử dụng để xác định tọa độ trạm, tọa độ vùng lõm,
khảo sát trạm mới …
Các dòng GPS hay dùng: Garmin 72, Garmin 72H, Garmin 65SX …
Các nút bấm chính:
GPS Garmin bố trí thông tin trong các trang (pages). Để xem các thông
tin khác nhau thì bấm nút Page để chuyển trang. Các trang thông tin cần quan
tâm nhất:

Các sử dụng GPS Garmin:


o Bước 1: Giữ nút power trong khoảng 2s để bật máy.
o Bước 2: Bấm “Page” để chuyển đến trang “GPS Information”.
o Bước 3: Kiểm tra đơn vị hiển thị đã phải là hệ mét chưa:
o Bước 4: Nếu đơn vị chưa là hệ mét thì đổi thành hệ mét:
 Ấn “Menu“ 2 lần.
 Chọn “Setup”.
 Dùng nút di chuyển trái, phải để chọn tab “Unit”, dùng nút lên
xuống để chọn lại đơn vị. Làm tương tự với tab “Location”.
o Bước 5: Ấn nút “Page” vài lần đển chuyển qua các trang, dừng lại ở
trang at “GPS Information Page”.
o Bước 6: Chờ đến khi thông tin tọa độ xuất hiện, trạng thái vệ tinh là
“3D GPS Location” và độ chính xác nhỏ hơn 10m.
o Bước 7: Ghi lại giá trị tọa độ hiển thị.
1.4 GPS USB

Chức năng:
o Thu tín hiệu trực tiếp từ vệ tinh.
o Kết nối qua cổng USB của máy tính.
o Sử dụng trong đo kiểm Driving test.
o Sử dụng kết nối với phần mềm Google Earth.
Chủng loại đang sử dụng: Hiện nay có rất nhiều chủng loại trên thị
trường, Viettel thường sử dụng GPS của hãng Garmin: Garmin 18x, 21x…

Các bước sử dụng GPS USB


o Việc sử dụng GPS USB rất đơn giản, trước hết cần cài đặt Driver (đĩa
kèm theo khi mua hoặc có thể tìm và download trên internet theo model
của GPS).
o Cắm GPS vào cổng USB của máy tính và chờ một lúc cho nhận thiết bị.
o Sau đó có thể thực hiện các tác vụ: Đo kiểm driving test, kết nối với
Google để xác định tọa độ…
1.5 USB 3G
Chức năng:
o Là thiết bị kết nối internet không dây qua sóng điện của mạng di động
2G hoặc 3G.
o Tốc độ download/upload tối đa: 21.6 Mbps/ 5.76 Mbps.
o Hỗ trợ phần mềm kết nối với các phần mềm driving test: TEMS
Investigation, Nemo outdoor, Probe, CNT…
o Sử dụng để đo Data (đo tốc độ download/upload, throughput).

Các bước sử dụng:


o Lắp USB vào máy tính
o Thực hiện cài đặt driver có sẵn trên USB, nếu không có thực hiện
download trên mạng internet theo model của USB.
o Kết nối với các phần mềm đo kiểm driving test để thực hiện đo kiểm
tốc độ dịch vụ dữ liệu.

II. Thiết bị đo đạc


2.1 Máy TEMS pocket
Chức năng:
o Sử dụng trong đo kiểm Driving test, đo điểm, hiển thị các thông tin:
mức thu, cell serving, cell neighbor, các thông số khác của mạng…
o Hiện tại Viettel sử dụng chủ yếu máy điện thoại C702 và W995 của
Sonny Ericsson và được cài đặt phần mềm TEMS pocket.
Các bước sử dụng máy TEMS pocket trong đo kiểm:
 Các bước thiết lập thông số đo kiểm trên máy TEMS
o Bước 1: Trước khi thực hiện các bài đo cần bật phần mềm TEMS Pocket
được cài đặt trên điện thoại (thường là máy C702 hoặc W995)
- Active menu:
Nhấn phím acitve trên bàn phím và chọn active để active menu
của Tems Pocket.

- Enable GPS: Vào Pocket menu  GPS GPS Connect  Automatic


Đợi khi GPS bắt được vệ tinh và hiển thị tọa độ mới thực hiện ghi và ghi
logfile.

- Chọn mạng: Vào pocket Menu  Cell Control Chọn chế độ đo 2G


(GSM) hoặc 3G (WCDMA) hoặc Dualmode (Off).
- Chọn đường dẫn save file: Vào pocket Menu Logfile  Save logfile
to  Phone memory (bộ nhớ máy Tems) hoặc memory stick (nếu máy có
thẻ nhớ).
o Bước 2: Thiết lập bài đo
a) Thiết lập bài đo Idle:
- Để máy đo ở chế độ rỗi.
- Ghi logfile: Nhấn phím active Chọn Start logfile rec.
- Tắt logfile: Nhấn phím active Chọn Stop logfile rec.
- Logfile sẽ được lưu tên với định dạng yyyy-mm-dd-hh-mm-ss (năm-
tháng-ngày-giờ-phút-giây) trong thư mục Other\Pocket\pro.
b) Thiết lập bài đo Vocie:
- Tạo Command Sequence: Chọn Pocket menu
Voice Setting.
Điền số cần gọi Dial number.
Điền thời gian duy trì cuộc gọi Call Duration.
Điền khoảng thời gian nghỉ giữa 2 lần gọi Guard time

- Chạy command sequence: Nhấn phím active trên bàn phím Chọn

- Ghi logfile và tắt logfile: Thao tác giống trong đo idle.


- Dừng Command Sequence: Nhấn phím active trên bàn phím Chọn
Stop cmd seq.
c) Thiết lập bài đo Download Data.
- Tạo Server download:
Nhấn phím active
Name: 3g-data; Remote address: 203.113.188.35; port: 21; FTP
user: vtel_3g; FTP password: test3G; Remote directory:
file_DL.rar; Data account: Tạo mới với ANP là v-internet, tên tùy
chọn.
Nhấn phím active
Name: 3g-data; Direction: FTP Get; Remote file: file_DL.rar; Save
file to:Phone memory; FTP server: 3g-data vừa tạo ở trên.
Tạo Command Sequence: Chọn Pocket menu
Sequenc
 Các bước thực hiện các bài đo:
o Bài đo Route: Đo 2 bài đo 2G và 3G.
- 2G: Thực hiện 02 bài đo:
o Bài đo 2G Idle.
o Lock vào GSM
o Bài đo 2G Voice:
Gọi đến tổng đài trả lời tự động 18008198.
Thiết lập command sequence: Duration 60s, Guard time: 15s.

- 3G: Thực hiện 01 bài đo Voice:


Lock vào tần 10663, 10638, ...
Gọi đến tổng đài trả lời tự động 18008198,.
Thiết lập command sequence: Duration 60s, Guard time: 15s

Yêu cầu:
- Đối với khu vực thủ phủ, thành phố, thị xã:
o Phương tiện đo: Đo bằng xe máy.
o Route đo: Đo tất cả các tuyến đường, ngõ ngách xe máy có thể đi
được.
- Đối với các huyện KV đồng bằng:
o Đo bằng xe máy.
o Route đo phải đi qua tất cả các cụm dân trên bản đồ quân sự ít nhất
1 lần.
o Route đo qua cụm dân phải cắt ngang và cắt dọc cụm dân (route qua
cụm dân hình chữ thập).
o Mỗi cụm dân đo route qua phải đo tối thiểu 5 phút/cụm.
o Tất cả các cell được đi qua ít nhất 1 lần.
o Đi tất cả các con đường mà xe máy có thể đi được.
o Mỗi xã lưu vào 1 logfile.
- Đối với khu vực huyện miền núi:
o Sử dụng ô tô đo kiểm.
o Route đo phải đi qua tất cả các cụm dân trên bản đồ quân sự ít nhất 1
lần.
o Nếu không có đường đi cắt qua cụm dân thì route đo phải cách cụm
dân < 100m.
o Mỗi cụm dân đo route qua phải đo tối thiểu 5 phút/cụm.
o Mỗi xã lưu vào 1 logfile.
Các chú ý:
- Kiểm tra Tems Pocket phải bắt được GPS trước khi ghi logfile và đo
kiểm.
- Nên dán nhãn đánh dấu máy đo 2G Idle, 2G voice, 3G voice và ghi thời
gian lưu logfile tương ứng với máy đo và tên xã, huyện vào sổ để thuận
tiện cho việc đặt tên logfile sau đó. Mẫu đặt tên logfile trong file“Form
thong ke lofile do Route” theoquy định.
- Chú ý khi máy sắp hết pin (vạch pin chuyển màu đỏ) thì dừng ghi logfile
và thay pin mới rồi đo tiếp. (Trường hợp đang đo mà sụt nguồn thì logfile
đang ghi sẽ bị mất và phải đo lại từ đầu).
- Nên dán 3 máy đo vào quyển sổ và để cửa sổ màn hình ở bảng GPS 1.6
để quan sát GPS. Nếu trong đang đo mà mất GPS thì phải dừng lại đợi
đến khi bắt được GPS thì tiếp tục đo.
o Bài đo điểm:
Chọn điểm đo:
Chia khu vực cần đánh giá thành các hình vuông có diện tích bằng nhau,
số lượng hình vuông bằng số lượng điểm đo. Với mỗi hình vuông, chọn 1 nhà
ngẫu nhiên và tiến hành đo kiểm. Chú ý: Chọn điểm đo sao cho đặc trưng của
khu vực đó.
Bài đo
Thực hiện bài đo Indoor và Outdoor với các bài đo tại 1 điểm:
- Outdoor: Chỉ thực hiện bài đo Idle.
o 2G: Idle 120s.
o 3G: Idle 120s.
- Indoor: Đo Idle, Voice và Data.
o Idle: 2G 120s
o Idle: 3G 120s
o Voice 2G: 60s duration+10s idle( thực hiện 10 cuộc)

o Voice 3G: 60s duration+10s idle( thực hiện 10 cuộc)

o Data3G: Download file: file_DL.rar( 203.113.188.35) trong 5 phút


Start cmd seq FTP. Sau 5 phút Stop cmd seq
Các chú ý:
Khi đo Idle thì phải lock tần cell ấy cả 2G và 3G khi đo Indoor và
outdoor (Indoor và outdoor phải đo trên cùng 1 cell). Chú ý chọn cell có
mức thu tốt nhất và ổn định, sau đo thực hiện lọk vào cell đó.
Chế độ đo voice và Data khi đo Indoor phải unlock tần số để đo KPIs.
Mỗi điểm đo nên ghi vào sổ điểm tọa độ điểm đo, đo 2G hay 3G, chế độ
Idle hay Voice, đo Indoor hay Outdoor và thời gian bắt đầu ghi logfile để
thuận lợi cho việc đặt tên tên logfile sau khi đo.
Phải ghi chú đầy đủ thông tin điểm đo, ghi vào sổ đầy đủ từng logfile tại
mỗi điểm đo.
Thông tin đo điểm điền theo form “Form thong ke suy hao do diem” để
quản lý và xuất kết quả phân tích sau này.
Hướng dẫn kết nối máy Tems Pocket với máy tính để đo kiểm với
phần mềm Tems Investigation.
o Công cụ, dụng cụ.
- Laptop đã cài đặt sẵn phần mềm Tems Investrigation, driver GPS và
Sony PC Suite.
- Máy Tems Pocket đã cài đặt Tems software.
- Cáp kết nối máy Tems pocket với máy tính.
- GPS kết nối được với máy tính.
- Dongle key (license cứng cho phần mềm Tems, trong trường hợp
dùng bản crack thì ko cần)
- Inverter (dùng trong trường hợp đi đo route, convert nguồn DC ắc-
quy ôtô thành nguồn AC cho máy tính).
o Dữ liệu.
- Bản đồ số khu vực cần đo kiểm (trong trường hợp ko có bản đồ số
thì dùng bản đồ tự tạo bằng Mapinfo).
- Cellfile (mang thông tin về cell data, tự tạo cell file từ CDD).
- Route đo vẽ trước bằng Mapinfo để thuận tiện trong quá trình đo.
- Địa chỉ điểm đo hoặc tọa độ, có thể show trước trên map (trong
trường hợp đo điểm).
o Kết nối máy Tems pocket và GPS với máy tính: Trên Tems pocket
chọn chế độ kết nối USB là phone mode.

2.2 Máy Bird


Chức năng:
o Đo suy hao Anten – feeder (đo VSWR).
o Đo công suất phát (Power Mode).
o Sử dụng trong công tác kiểm tra, khắc phục lỗi phần cứng BTS, NodeB
liên quan đến anten-feeder
Hướng dẫn sử dụng:
o Các phím chức năng chính của máy Bird

 Tổ hợp các phím chức năng “mềm”: chức năng được thay đổi tùy theo
chế độ cụ thể, thể hiện ở bên phải.
 Tổ hợp các phím chức năng “cứng” trong đó có 4 phím:
 Mode: phím này dùng để lựa chọn các chế độ: Measure Match, Fault
Location. Measure Power hoặc Utilities Mode
 Config: Để thiết lập các thông số khác nhau cho Mode được lực chọn
(tần số, khoảng cách, băng tần, đơn vị)
 Calibrate: dùng để kích họat để vào mục cân chỉnh máy đo.
 Marker: dùng để kích họat để vào mục đánh dấu.
o Cách thức hiệu chỉnh máy Bird
 Nhằm đạt kết quả đo chính xác nhất, BSA cần phải được hiệu chỉnh
về tần số và các tham số khác ngay trước khi tiến hành đo kiểm hoặc
khi thay đổi các thông số cài đặt như loại cáp, dải tần số v.v…. Quá
trình này được thực hiện trong Calibration Mode.
 Để thực hiện việc hiểu chỉnh BSA trước hết ta cần điều chỉnh máy đo
về chế độ đo phối hợp trở kháng (Measure Match), cài đặt các tham
số tương ứng của thiết bị cần đo (dải tần số, limit line...). Chọn
Config > Scale đặt đơn vị đo về giá trị Return loss (Rtn), đặt giá trị
min: 0.0 dB, max: -60 dB. Để thực hiện Calibration ta cần lắp đặt
máy đo như hình:
(1) Chọn chức năng Calibration.
(2) Kết nối đầu Open của tải giả với cáp hiệu chỉnh.
(3) Chọn phím hiệu chỉnh Open tương ứng trên phím chức năng mềm.
Chờ cho đến khi có tiếng bíp và mục Calibration hiển thị Done.
(4) Tiếp tục kết nối đầu Short của tải giả với cáp hiệu chỉnh.
(5) Chọn phím hiệu chỉnh Short trên phím chức năng mềm tương ứng.
Chờ cho đến khi có tiếng bíp và mục Calibration hiển thị Done.
(6) Kết nối đầu Load của tải giả với cáp hiệu chỉnh.
(7) Chọn phím hiệu chỉnh Load trên phím chức năng mềm tương ứng.
Chờ cho đến khi có tiếng bíp và mục Calibration hiển thị Done.
(8) Tháo tải giả sau khi việc căn chỉnh hoàn thành.
 Sau khi hoàn thành việc hiệu chỉnh thì mục Calibration trên màn hình
sẽ hiện Full. Và giá trị Return loss đạt được sau khi Calibration khi
tháo bộ hiệu chỉnh phải nằm trong khoảng từ 0dB đến -45dB. Nếu
máy chưa được Calibration thì màn hình Calibration sẽ hiện OFF.
Sau khi thực hiện xong việc hiệu chỉnh ta mới tiến hành phép đo.
o Con trỏ hiển thị ( Marker)
 Con trỏ được sử dụng để chỉ định giá trị VSWR hoặc suy hao phản
xạ (Return Loss) hoặc suy hao cáp (Cable Loss) tại các vị trí mà ta
muốn lựa chọn. Ta có thể kích hoạt và cài đặt hiển thị được lên đến 6
con trỏ Maker.
 Kích hoạt và cài đặt hình dạng của con trỏ hiển thị ( Marker)
 Nhấn nút Maker để vào chế độ cài đặt con trỏ.
 Nhấn phím mềm Marker để lựa chọn số lượng con trỏ cần cài đặt.
 Nhấn phím Active/Off để kích hoạt hoặc hủy bỏ việc lựa chọn con
trỏ.
 Nhấn phím mềm Type để lựa chọn hình dạng con trỏ (hình tam
giác hay đường thẳng)
 Nhấn phím ESC để trở lại màn hình hiển thị ban đầu.
Marker ở chế độ điểm

Marker ở chế độ line


o Di chuyển con trỏ
 Nhấn nút Maker để vào chế độ cài đặt con trỏ.
 Nhấn phím mềm Mark để lựa chọn con trỏ.
 Sử dụng các phím qua trái, qua phải để di chuyển con trỏ như mong
muốn
 Sử dụng phím lên nếu muốn tìm điểm cao nhất
 Sử dụng phím xuống nếu muốn tìm điểm thấp nhất
 Nhấn phím ESC để trở lại màn hình hiển thị ban đầu.
o Các chế độ đo và phương pháp đo khi sử dụng máy Bird:

(1) Chế độ đo Measure Match:


 Chế độ đo phối hợp trở kháng cho phép kiểm tra đáp ứng của tín hiệu
trong các điều kiện tần số khác nhau. Kết quả đo được hiển thị theo đồ
thị x-y. Trục x hiển thị dải tần số tương ứng, trục y hiển thị các thông số
cần đo như suy hao do phản xạ Return Loss, suy hao do cáp: Cable Loss,
hay hệ số sóng đứng VSWR.
 Cài đặt chế độ đo Measure Match : Cài đặt chế độ đo Measure Match ở
cả hai dải tần G900 và G1800 là hoàn toàn tương tự nhau. Thực hiện cài
đặt theo các bước sau:
 Mode  Measure Match mode: Màn hình chế độ đo Measure
Match sẽ hiện lên:

 Cài đặt dải tần số cần đo: Config (phím cứng) à Freq (phím mềm).
Trong màn hình cài đặt tần số hiện ra ta thực hiện cài đặt các tham số
sau:
 Start (cài đặt tần số bắt đầu): 890 (đối với dải 900 MHz) hoặc
1710 (đối với dải 1800 MHz).
 Stop (cài đặt tần số kết thúc): 960 MHz (đối với dải 900 MHz)
hoặc 1810 (đối với dải 1800 MHz).

Lưu ý : Nếu không nhớ được dải tần cần đo, ta có thể chọn dải tần sẵn
có bằng cách chọn phần Band list và chọn tần số tương ứng trong
danh sách hiện ra.

 Cài đặt tỉ lệ chuẩn, đơn vị đo : Config (phím cứng) à Scale (phím


mềm). Thường ta hay sử dụng chế độ auto scale do vậy ta không cần
cài đặt tỉ lệ đo. Trong màn hình cài đặt Scale ta thực hiện cài đặt các
tham số sau:
 Units: Chọn đơn vị VSWR, Return loss hoặc cable loss tùy theo phép
đo.
 Cài đặt giới hạn đo chuẩn: Config  Limit Line
 Chọn giá trị Limit line theo từng phép đo ví dụ: G900 trong phép
đo Measure match chọn giá trị limit line là 1,3. Giá trị này giúp ta
xác định được thiết bị được đo có đạt hay không đạt tại vị trí
marker đặt.
 Sau khi cài đặt xong ta thực hiện căn chỉnh lại máy Bird.
 Dùng chế độ Measure Match đo các phần tử trên tuyến anten –
feeder :
 Dùng chế độ Measure Match để đo anten: Tùy vào loại anten G900
hay G1800 mà ta đặt chế độ measure match để đo cho từng loại anten
thích hợp. Đơn vị đo ở đây ta dùng là VSWR, chọn giá trị limit line:
1,3. Sau khi cài đặt xong chế độ đo, ta thực hiện căn chỉnh lại máy
Bird. Trước khi thực hiện đo cho anten ta thực hiện các thao tác sau:
 Đặt Ăng ten ra ngoài trời, hướng bề mặt phát sóng của ăng ten lên
phần không gian không có vật che phủ.
 Thực hiện vệ sinh, sấy khô các đầu cực của ăng ten và các đầu đo
của dây đo máy Bird.

 Chuyển máy đo Bird về màn hình chính (nhấn Esc), nhấn nút Run
để thực hiện đo.
Phân tích kết quả đo:
 Trục tung là trục tham số VSWR của anten
 Trục hoành là khoảng tần số cần đo.
 Đường màu đỏ nằm ngang là đường Limit line
 Đường màu xanh da trời thẳng đứng là giá trị marker ta chọn.
 Đường màu xanh lá cây là tín hiệu VSWR của anten.
 Anten đạt chỉ tiêu chất lượng khi giá trị VSWR của anten trong dải.
 Dùng chế độ Measure Match để đo Jumper
 Ta thực hiện đấu nối Jumper như trên hình, cài đặt máy Bird ở chế
độ đo Measure Match.

 Việc đo kiểm và phân tích phép đo tương tự như phần đo anten.


Giá trị ngưỡng đạt của Jumper theo tiêu chuẩn của Viettel VSWR:
1.10.
 Chú ý: khi đo Jumper bằng phép đo Measure Match thì ta cần phải
có hai đầu cái (female) chuyển đổi, vì đầu Jumper và đầu Load đều
là đầu đực (Male).
 Dùng chế độ Measure Match để đo Van thoát sét
 Thực hiện đấu nối van thoát sét với máy Bird như trên hình:

 Giá trị ngưỡng của van thoát sét theo tiêu chuẩn của Viettel là :
VSWR ≤ 1,10
 Sau khi cấu hình và thực hiện bài đo ta được kết quả đo trên máy
Bird như hình: Trục tung biểu hiện giá trị VSWR, trục hoành biểu
hiện dải tần số cần đo. Như trên hình giá trị VSWR cao nhất đo
được là 1,14 lớn hơn giá trị ngưỡng của Viettel đưa ra, do vậy van
thoát sét này không đạt chỉ tiêu.

 Dùng chế độ Measure Match để đo toàn tuyến anten – feeder


 Sơ đồ đấu nối đo toàn tuyến anten – feeder:
 Ta cũng thực hiện phân tích kết quả tương tự như phần đo anten
bằng phép đo Measure Match.

(2) Phép đo Fault Location:


 Cài đặt chế độ đo Fault Location :
 Chế độ đo này cho phép xác định vị trí mất cân bằng trở kháng
(Gây suy hao lớn) trên cáp phi đơ ăng ten. Kết quả đo được hiển thị
theo dạng đồ thị x-y. Khoảng cách được hiển thị trên trục x và suy
hao cáp được hiển thị trên trục y.
 Chú ý: phải chọn khoảng tần số ở chế độ Measure Match trước khi
thực hiện cân chỉnh, nếu không khi thay đổi tần số cài đặt nó sẽ tự
động chuyển chế độ Calibration sang OFF.
 Sau khi căn chỉnh xong ta sẽ thực hiện việc cài đặt chế độ đo Fault
Location theo các bước sau : Mode > Fault Location

 Cài đặt loại cáp cần đo: trong màn hình chế độ đo Fault Location
Config à Cbl type ta sẽ chọn loại cáp cần đo từ danh sách đưa ra.
Tùy thuộc vào loại cáp cần đo mà ta chọn cho phù hợp (ví dụ: khi
đo Jumper ta chọn loại cáp LCF ½ hoặc ¼, đo cáp Feeder ta chọn
loại cáp LCF 7/8).
 Cài đặt khoảng cách đo: Distance. Tùy thuộc vào độ dài cáp hoặc
tuyến cáp cần đo mà ta đặt khoảng cách Start và Stop cho hợp lý.
Chú ý: Cần phải giữ nguyên các giá trị Max trong phép đo Fault
Location theo tính toán của máy đưa ra trong quá trình đo.

 Cài đặt phần thang chia: Scale


 Đặt chế độ tự động đặt thang chia Auto Scale
 Đặt giá trị Pts: 949
 Đặt đơn vị đo: VSWR
 Disp: envelope
 Sau khi cài đặt xong ta sẽ thực hiện đấu nối với thiết bị để tiến
hành đo.
 Dùng chế độ đo Fault Location để đo Jumper :
 Thực hiện đặt máy Bird về chế độ đo Fault Location như đã nêu ở
các phần trên, thực hiện việc cài đặt các tham số cho chế độ Fault
Location như sau:
 Phần Distance:
o Min: 0 m
o Max: 10 m
 Phần Scale:
o Chọn chế độ Auto Scale
o Đơn vị: VSWR
 Cable Type:
o Chọn loại cáp cần đo là là cáp LCF ½’’ hoặc LCF ¼’’ tùy
thuộc vào loại cáp đang đo.
 Phân tích phép đo: Thực hiện đấu nối đo jumper theo sơ đồ sau:

 Nhấn phím Run trên màn hình để thực hiện phép đo, ta sẽ thu được
đồ thị đo như sau:

 Trên đồ thị là một ví dụ về việc đo Dây nhẩy bằng phép đo Fault


Location: trục tung chỉ giá trị VSWR, trục hoành chỉ khoảng cách
cần đo (do Dây nhẩy có chiều dài từ 2,5 m – 3 m do vậy ta nên
chọn khoảng cách đo là 0 – 10m để tiện quan sát). Ở đây giá trị
VSWR đo được max là 1.10, theo khuyến nghị của các nhà sản
xuất Dây nhẩy thì giá trị VSWR đạt được của Dây nhẩy là 1.10 do
vậy Dây nhẩy trên đạt chất lượng trong phép đo Fault Location.
 Dùng chế độ đo Fault Location để đo Connector :
 Thực hiện lắp đặt 02 đầu Connector vào đoạn cáp Feeder khoảng
0,4m, sau đó đấu nối đoạn Feeder này với máy Bird như hình dưới:

 Cài đặt các tham số trong phép đo Fault Location để đo Connector


như sau:
 Phần Distance:
o Min: 0 m
o Max: 4 m
 Phần Scale:
o Chọn chế độ Auto Scale
o Đơn vị: VSWR
 Cable Type: Chọn loại cáp cần đo là là cáp LCF 7/8’’
 Sau khi cài đặt xong thực hiện đo, ta được đồ hình trên máy Bird
như sau:

 Giá trị chuẩn của Viettel đưa ra cho Connector là: Return Loss ≤ -
38dB hay VSWR ≤ 1,02. Như tại hình trên giá trị Return Loss cao
nhất của Connector là -16,86dB lớn hơn ngưỡng của Viettel đưa ra
do vậy đầu Connector này là không đạt.
 Sử dụng chế độ đo Fault Location để đo tuyến Anten - Feeder

 Để đánh giá chất lượng lắp đặt cũng như chất lượng của từng phần
tử trên tuyến anten – feeder, ta sử dụng phép đo Fault Location để
đánh giá. (Chú ý hiệu chỉnh máy trước khi đo).
 Cài đặt các tham số trong phép đo Fault Location để đo tuyến anten
– feeder như sau:
 Phần Distance:
o Start: 0 m
o Stop: lớn hơn 20% so với độ dài tuyến anten – feeder cần
đo.
 Phần Scale:
o Chọn chế độ Auto Scale
o Đơn vị: VSWR
 Cable Type: Chọn loại cáp cần đo là là cáp LCF 7/8” do
feeder chiếm độ dài lớn nhất trong tuyến anten – feeder.
 Chú ý: trong phép đo Fault Location khi ta thay đổi Frequency
Span trong phần đo Measure Match phục vụ cho việc hiệu chỉnh,
thì khi chuyển sang phép đo Fault Location giá trị Max distance sẽ
thay đổi theo giá trị Span này. Giá trị này ta để theo sự tính toán
của máy và không được thay đổi. Giá trị Pts trong phần Scale ta
luôn đặt ở giá trị 949.
 Phân tích phép đo: Thực hiện đấu nối máy Bird vào đầu dây
Jumper đấu với RBS, bấm Run để thực hiện phép đo ta thu được
đồ thị đo của tuyến anten – feeder như sau:
 Như trên hình trục tung là giá trị tỉ số sóng đứng điện áp (VSWR),
trục hoành là khoảng cách đo (khoảng cách đo thường đặt lớn hơn
khoảng cách tính từ đầu Dây nhẩy lên tới ăng ten). Đường thẳng
màu đỏ nằm ngang là đường giới hạn. Các đường thẳng dọc từ 1
đến 5 là các Marker đánh đấu từng điểm cần đo.
 Ta có vị trí tương ứng của từng Marker so với thực tế tuyến như
sau:
 Marker 1: Vị trí đầu dây đo Dây nhẩy nối với máy phát.
 Marker 2: Vị trí van thoát sét.
 Marker 3: Vị trí đầu Connector đấu với Dây nhẩy (đầu gần
ăng ten).
 Marker 4: Vị trí đuôi ăng ten.
 Marker 5: Vị trí ở giữa ăng ten (điểm cộng hưởng).
 Tương ứng với từng vị trí Marker ở trên ta đều có các giá trị chuẩn
để đánh giá chất lượng của từng thiết bị, nó được chỉ rõ trong bảng
dưới đây:
VSWR tại vị
VSWR tại vị trí VSWR tại
VSWR tại vị VSWR trên trí đầu VSWR tại vị
đầu Dây nhẩy điểm cộng
trí bộ cắt sét tuyến phi đơ, conector 7/8- trí đuôi ăng
½ nối với máy hưởng của
lõi phi đơ dây nhẩy 1/2 trên cột ten
phát ăng ten
ăng ten
≤1.05 ≤1.10 ≤1.03 ≤1.05 ≤1.06 ≤1.15
Bảng chỉ tiêu kiểm tra chất lượng tuyến ăng ten – phi đơ phục vụ
cho công tác nghiệm thu lắp mới và bảo dưỡng trạm BTS
 Từ hình ta thấy giá trị đo VSWR tại từng vị trí như sau:
 Vị trí dây nhẩy đấu nối với máy phát: 1.03dB
 Vị trí bộ cắt sét lõi feeder: 1.06 dB
 Vị trí trên feeder: 1.02 dB
 Vị trí tại đầu connector trên cột anten: 1.11dB
 Vị trí tại đuôi anten: 1.06 dB
 Vị trí tại điểm cộng hưởng anten: 1.10
 Qua kết quả thu được từ đồ thị đo ta thấy, vị trí đầu connector trên
cột anten có vấn đề, cần kiểm tra lại đấu nối của vị trí này. Các vị
trí khác đều đạt chỉ tiêu chất lượng.

(3) Cài đặt chế độ đo Cable Loss


 Cable loss là tổng suy hao xen (insertion loss) của hệ thống cable
truyền dẫn. Nó sẽ đưa ra suy hao xen điển hình của cáp truyền dẫn,
cáp dây nhẩy, connector và bộ chống sét.
 Chế độ đo Cable loss được thiết lập dựa trên phép đo Measure Match
sẵn có. Do đó ta thực hiện cài đặt phép đo measure match trước, sau
đó thực hiện hiệu chỉnh lại máy Bird.
 Chuyển máy Bird sang chế độ Cable Loss từ chế độ Measure Match
sẵn có theo các bước: Config  Cable Loss
 Chú ý: khi thực hiện phép đo Cable Loss thì ta phải để đầu cuối của
tuyến cáp cần đo hở hoặc nối với đầu Short của bộ hiệu chỉnh máy
Bird (Calibration Combo).
 Sử dụng phép đo Cable Loss để đo Jumper :
 Chuyển máy Bird về chế độ đo Cable Loss như trên, thực hiện đấu
nối máy đo như hình:

 Bấm Run để thực hiện phép đo, ta sẽ thu được đồ hình:


 Ta sử dụng hai Marker để xác định giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của
suy hao cáp đo được. Như trên hình ta xác định được giá trị:
 Max: -0.18 (tại vị trí Marker 1).
 Min: -0.37 (tại vị trí Marker 2).
 Lấy giá trị trung bình của hai giá trị này ta được: 0.275 dB
 Theo chuẩn Viettel đưa ra thì giá trị cable loss đạt của Jumper là: ≤
0.4 do vậy Jumper này đạt giá trị trong phép đo Cable Loss.
 Kết luận: Để đánh giá được chất lượng Dây nhẩy cable ta cần thực
hiện hai phép đo và giá trị đo được của cable phải thỏa mãn được tiêu
chuẩn tại hai phép đo thì mới đạt được chỉ tiêu đưa lên tuyến. Tức là:
 Giá trị VSWR (tại phép đo Fault Location) ≤ 1,05.
 Giá trị trung bình Insertion loss ≤ 0,4 dB.
 Sử dụng phép đo Cable Loss để đo cáp Feeder :
 Sử dụng phép đo Cable Loss đo giá trị Insertion loss để đánh giá chất
lượng phi đơ. Việc hiệu chỉnh cài đặt tham số tương tự như cài đặt
đối với việc đặt chế độ Cable Loss cho Jumper.
 Các chuẩn đưa ra đối với Feeder được chỉ ra trong mục 2.
 Phân tích: tương tự như trong phép đo Cable Loss đối với Jumper ta
cũng chọn hai Marker để xác định giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của
suy hao cáp đo được. Như trên hình ta xác định được giá trị:
 Max: -1.62 (tại vị trí Marker 1)
 Min: -1.60 (tại vị trí Marker 2)
 Lấy giá trị trung bình của hai giá trị này ta được: -1.61 dB (Đo độ dài
Feeder phải quy về 100m). Ở đây ta đo Feeder trong khoảng tần số
G900. So sánh với bảng giá trị chuẩn trong mục 2, thấy Feeder
này được đo trong dải tần G900, có giá trị insertion loss <
3.69dB/100m đạt điều kiện để lắp đặt trên tuyến.

(4) Chế độ đo Công suất (Power Mode)


 Phép đo này cho phép kiểm tra công suất phát của khối thu phát RBS
(trong trạm BTS), kiểm tra được việc lắp đặt của trạm có đạt chất
lượng hay không.
 Chú ý: Không được kết nối trực tiếp khối thu phát vào máy đo. Phải
tắt máy đo khi kết nối hoặc tháo Sensor đo công suất bằng cổng Com
RS232.
Đấu nối máy Bird với Sensor đo công suất bằng cổng RS232

Bộ Sensor đo công suất


 Sau khi thực hiện đấu nối máy Bird vào Sensor công suất như trên
hình, ta đưa máy Bird về chế độ đo công suất: Mode  Measure
Power Mode
 Khi Sensor được kết nối thì màn hình đo công suất của máy Bird sẽ
hiển thị Sensor Connected.

 Hiện tại dòng Sensor đang sử dụng cho máy Bird là dòng 5012, trong
dòng 5012 có 3 phép đo trong chế độ đo công suất là: đo Burst, đo
Crest và đo CCDF.
 Ý nghĩa của các công suất hiển thị trong phép đo:
 Fwd (Forward average power – Công suất trung bình): Đây là giá trị
biểu hiện công suất trung bình của một cụm phát ra.
 Peak: Đây là giá trị biểu hiện sự thay đổi giá trị đỉnh của biên độ tín
hiệu trong cụm vừa phát.
 Burst: là công suất của toàn bộ một cụm phát ra.
 Để hiểu được công suất của một cụm thì ta cần hiểu một số định
nghĩa sau:
 Burst Width (BW): Độ rộng một xung
 Period (P): Là khoảng thời gian tính từ khi bắt đầu một xung đến
khi bắt đầu của một xung tiếp theo.
 Duty Cycle (D): là phần trăm thời gian bộ phát bật
 D = BW/P

 Công suất Burst sẽ được tính: Burst = công suất trung bình/ Duty
Cycle
 Reflection (công suất phản xạ): Đây là giá trị biểu hiện công
suất phản xạ ngược lại trên tuyến anten – feeder cần đo.
 Match: Thể hiện mối liên hệ giữa công suất trung bình và công
suất phản xạ. Nó có thể được đo bằng giá trị VSWR, Return
Loss hoặc hiệu suất.
 CCDF (Complementary Cumulative Distribution Function –
Chức năng phân phối tích lũy bổ sung): Đây là giá trị đo khối
lượng thời gian công suất ở trên ngưỡng. Nó sẽ lấy mẫu trong
thời gian là 300ms.

Giá trị CCDF


 CCDF lim: là đường giới hạn ngưỡng đưa ra để tính toán giá trị
CCDF, như trên hình ta lấy ngưỡng là 80W.
 Crest: Được tính là tỉ số của công suất đỉnh và công suất trung
bình, đơn vị đo là dB.

Giá trị Crest


 Chọn các phép đo được hiển thị trong chế độ đo công suất : Có 5
tham số công suất đo được hiển thị trong mỗi phép đo. Trong đó
các tham số FWD, REFL, MATCH là các tham số được hiển thị
chung cho tất cả các phép đo. Hai tham số còn lại phụ thuộc vào
kiểu đo được chỉ rõ trong bảng dưới:

 Trong các phép đo công suất nêu ra ở trên, hai giá trị Burst và Peak
là công suất đầu ra của Card thu phát mà ta cần đo.
 Cài đặt chế độ đo công suất :
 Chọn chế độ hiển thị: Trong chế độ đo công suất chọn phím chức
năng mềm Display để chọn giá trị đo được hiển thị chính. Tùy
từng phép đo khác nhau mà ta có thể đặt hiển thị các giá trị khác
nhau:
Kiểu đo Crest Burst CCDF
Giá trị đo hiển Fwd, Refl, Peak, Match, Fwd, Refl, Match, Burst, Fwd, Refl, Match, Peak,
thị Crest Duty CCDF
 Chọn đơn vị đo:
 Trong chế độ đo công suất chọn phím chức năng mềm
PwrUnit để chọn giá trị đo được hiển thị.
 Đơn vị công suất được hiển thị: Kw, W, dBm
 Cũng trong chế độ đo công suất, chọn phím mềm Match Unit
để thay đổi đơn vị đo phối hợp: VSWR, Return Loss, Match
Efficiency
 Hiệu chỉnh Sensor đo công suất về không: Trước khi thực hiện
phép đo công suất thì ta phải đưa bộ Sensor về không (gọi là quá
trình Zero Calibrate) để cho phép đo được chính xác. Trước và
trong quá trình hiệu chỉnh ta không được kết nối Sensor với bất kỳ
thiết bị nào (bộ phát hoặc anten) giữ nguyên.
 Trong chế độ đo công suất bấm Config :
 Chọn Offset: 0 dB
 Fullscale: 150 W
 CCDF lim: W (phụ thuộc vào ngưỡng mà ta muốn xem)
 Sau đó nhấn vào phím mềm Zero Calibrate > Enter (phím
cứng) đợi đến khi máy hiệu chỉnh xong.
 Quá trình hiệu chỉnh là đạt khi các giá trị sau trên màn hình chỉ giá
trị:
 Burst: - 30dBm (hoặc 0 W)
 Peak: - 30dBm (hoặc 0 W)
 Fwd: - 30dBm (hoặc 0 W)
 Refl: - 30dBm (hoặc 0 W)
 Nếu các giá trị trên vẫn không về được như yêu cầu thì ta phải hiệu
chỉnh lại Sensor đo công suất.
 Thực hiện phép đo :
 Đấu nối:

 Chú ý:
 Khi đấu nối bộ Sensor để đo công suất thì ta phải nối đúng
chiều theo chiều mũi tên ghi trên Sensor: Đầu input đấu với bộ
phát tín hiệu, đầu output đấu với anten hoặc tải (tuyệt đối
không được nối sai chiều mũi tên của sensor vì nếu đấu sai sẽ
làm hỏng sensor đo công suất).
 Trong khi đấu nối Sensor đo công suất vào bộ phát tín hiệu
(RBS) ta phải tắt (hand) bộ phát tín hiệu lại
 Thực hiện đo: Sau khi đã thực hiện đấu nối xong, ta sẽ bật bộ phát
tín hiệu lên (RBS). Trong chế độ đo công suất ta sử dụng phím
mềm Measure Type để lựa chọn các phép đo: ở đây ta chỉ quan
tâm đến 2 phép đo chính:
 Chọn Measure Type Burst: Thực hiện đo công suất của cụm
công suất Burst ta đọc được từ máy Bird chính là công suất
phát của bộ phát mà ta đo được.
 Chọn Measure Type CCDF: Ta sẽ đo được
o Số lần vượt qua ngưỡng công suất mà ta đặt thông qua
giá trị CCDF.
o Việc lắp đặt của tuyến anten – feeder có tốt hay không
thông qua giá trị Refl.
o Xác định được giá trị công suất cao nhất tại thời điểm đó
thông qua giá trị Peak.

2.3 Máy INNOS


Giới thiệu chung
Sơ đồ hệ thống đo kiểm quản lý, thống kê CLM 2G, 3G

VMTS Pocket VMTS Server VMTS Viewer

Hệ thống gồm 03 thành phần cơ bản:


a. VMTS Pocket: VMTS Pocket
là phần mềm đo sóng chạy trên
điện thoại đo sóng, có nhiệm vụ
thu thập thông tin tín hiệu CLM
(2G, 3G) và các sự kiện rồi gửi
thông tin lên máy chủ. VMTS
Pocket hỗ trợ thực hiện các
chức năng: Khóa tần, khóa
mạng, thực hiện cuộc gọi tự
động, đo thoại, đo dữ liệu.

b. VMTS Server: Là hệ thống phần mềm chạy trên máy chủ, chạy trong
suốt với người dùng, có nhiệm vụ chính:
+ Thu thập các thông tin từ điện thoại đo sóng gửi lên.
+ Tương tác với các thiết bị đầu cuối (máy tính bảng, máy tính cá nhân)
phục vụ công tác thống kê CLM.
c. VMTS Viewer: VMTS
Viewer là phần mềm tương
tác trực tiếp với người sử
dụng, phục vụ công tác hiển
thị thống kê CLM lưới. Phần
mềm VMTS Viewer chạy
trên nền tảng web, có thể
chạy trên máy tính cá nhân
(PC, Laptop), hoặc trên máy
tính bảng Ipad.

Hướng dẫn sử dụng VMTS Pocket trên máy Innos


 Khởi động và thoát ứng dụng VMTS Pocket

a. Khởi động ứng dụng VMTS Pocket


- Ứng dụng VMTS chỉ chạy được khi GPS được kích hoạt. Bạn kích hoạt
GPS bằng cách kéo thanh tác vụ phía trên thiết bị và nhấn vào biểu tượng
GPS.
Hình 2.1 – Kích hoạt GPS

- Vào phần ứng dụng trên thiết bị, chọn icon để khởi động chương
trình VMTS Pocket trên thiết bị đo sóng.
- Giao diện chương trình hiển thị như hình dưới đây:

Hình 2.2 – Giao diện ứng dụng VMTS Pocket

b. Thoát khỏi ứng dụng VMTS Pocket


- Bạn nhấn vào biểu tượng phím điều khiển ở góc dưới cùng bên trái của
thiết bị, sau đó nhấn Thoát để thoát khỏi ứng dụng.

Hình 2.3 – Thoát khỏi ứng dụng VMTS Pocket


 Đăng nhập và đăng xuất đợt đo
a. Đăng nhập.
- Thiết bị phải có kết nối mạng để có thể kết nối đến máy chủ. Bạn kích
hoạt chế độ dữ liệu Wifi hoặc 3G bằng cách kéo thanh tác vụ phía trên
thiết bị và nhấn vào biểu tượng Wi-fi hoặc Dữ liệu.

Hình 2.4 – Kích hoạt kết nối mạng3G


- Bạn nhấn vào biểu tượng phím điều khiển ở góc dưới cùng bên trái của
thiết bị, sau đó nhấn Đăng nhập để đăng nhập vào các đợt đo đang hoạt
động.

Hình 2.5 – Đăng nhập ứng dụng


- Danh sách các đợt đo đang hoạt động được hiển thị trên màn hình.

Hình 2.6 – Danh sách đợt đo


- Bạn chọn đợt đo muốn tham gia và nhập mã bí mật để tham gia vào đợt
đo.

Hình 2.7 – Đăng nhập vào đợt đo


- Sau khi đăng nhập vào đợt đo thành công, tên đợt đo mà thiết bị đang
tham gia sẽ được hiển thị ở phía dưới đồ thị cường độ sóng.

Hình 2.8 – Đăng nhập thành công vào đợt đo


- Bạn có thể xem danh sách các đợt đo và mã bí mật của các đợt đo đang
hoạt động bằng cách truy cập vào địa chỉ http://117.6.173.69/campaign
b. Đăng xuất
- Để Đăng xuất khỏi đợt đo, bạn nhấn vào biểu tượng phím điều khiển ở
góc dưới cùng bên trái của thiết bị, sau đó nhấn Đăng xuất để thoát khỏi
đợt đo đã tham gia.
Hình 2.9 – Đăng xuất khỏi đợt đo
 Các thông số hiển thị trên màn hình.

- Sau khi khởi động chương trình, bạn có thể quan sát thông tin mạng trên
màn hình thiết bị. Chức năng này cho phép bạn xem thông tin Serving,
Neighbor và Event xảy ra bằng cách chọn menu tương ứng trên thanh
menu:

Hình 2.10 – Tab menu


- Màn hình phía dưới sẽ hiển thị các thông tin ứng với mỗi menu được
chọn.
a. Serving: Hiển thị các thông số sóng 2G/ 3G của serving cell, tọa độ, IMSI,
IMEI.

Hình 2.11 – Giao diện tab Serving


b. Neighbor: Hiển thị thông tin neighbor cell
- A: Active set
- S: Serving cell
- M: Monitored set
- D: Detected set

c. Event: Thống kê số event xảy ra trong đợt đo

Hình 2.12 – Giao diện tab Event


 Thiết lập các chế độ đo

Sau khi đăng nhập vào đợt đo, bạn có thể chọn chế độ đo trước khi thực
hiện ghi log tín hiệu. Tùy vào mục đích đo, mà bạn có thể chọn các chế
độ đo cho phù hợp. Sau khi chọn các chế độ đo và cấu hình phù hợp, bạn
thực hiện ghi log tín liệu để lưu thông tin sóng.
a. Đo Online/Offline
- Trên Action bar, bạn chọn Online hoặc Offline để chọn chế độ đo tương
ứng.

Hình 2.13 – Chọn chế độ đo Online/Offline


- Chế độ đo Online: Chế độ này cho phép ứng dụng lưu thông tin sóng vào
file trong bộ nhớ của thiết bị đồng thời gửi dữ liệu về server trong quá
trình đo. Để thực hiện đo sóng theo chế độ này, thiết bị của bạn PHẢI kết
nối mạng Wifi hoặc 3G.
- Chế độ đo Offline: Chế độ này cho phép ứng dụng lưu thông tin sóng
vào file log trong bộ nhớ của thiết bị. Nếu muốn gửi dữ liệu về server thì
bạn phải dừng ghi dữ liệu và thực hiện chức năng upload dữ liệu offline.
Để thực hiên chế độ đo này, thiết bị của bạn KHÔNG nhất thiết phải kết
nối mạng Wifi hoặc 3G.
Chú ý: Vị trí lưu file log mặc định được lưu tại /emmc/vmts_pck. Vị trí
này có thể được thay đổi tùy theo cấu hình.
b. Đo Indoor/Outdoor
Chức năng này cho phép bạn thiết lập chế độ đo trong nhà hoặc ngoài trời
bằng cách nhấn vào các biểu tượng Indoor/Outdoor. Cụ thể như sau:
- Chế độ Indoor : Ứng dụng đang thực hiện đo chế độ indoor – trong
nhà. Khi bật chế độ indoor, tọa độ GPS (hiện đang bắt) sẽ được sử dụng
để đo trong chế độ indoor, các thông số sóng đo được sẽ sử dụng tọa độ
GPS hiện được lưu.
- Chế độ Outdoor : Ứng dụng đang thực hiện đo ở chế độ outdoor –
ngoài trời. Ở chế độ outdoor (chế độ mặc định), GPS sẽ bắt qua vệ tinh.
c. Lock theo mạng
Trên Action bar, bạn có thể chọn các chế độ 2G/3G/Auto để chọn chế độ
lock theo mạng 2G/3G hoặc dual mode (không lock theo mạng: Auto).

Hình 2.14 – Lock theo mạng


d. Lock tần
Chức năng này cho phép bạn khóa tần số của thiết bị. Để thực hiện lock
tần, trên action bar, bạn chọn để lock. Cửa sổ khóa tần số hiển thị ra
cho phép bạn nhập tần số vào. Nhấn Đồng ý để thực hiện lock tần.
- Với mạng 2G: Lock tần theo ARFCN
Hình 2.15 – Lock tần với mạng 2G
- Với mạng 3G: Lock tần theo UARFCN/PSC

Hình 2.16 – Lock tần với mạng 3G

Để dừng lock tần, bạn nhấn phím trên action bar để unlock
e. Bài đo thoại
Chức năng này cho phép bạn thực hiện bài đo thoại trên mạng viễn thông.
Với bài đo thoại, các tham số cấu hình bao gồm:
- Số lần thực hiện cuộc gọi, mặc định là 99 (tối đa là 9999 lần).
- Số gọi đến, mặc định là 900.
- Thời gian thực hiện cuộc gọi, mặc định là 30s.
- Thời gian nghỉ giữa các cuộc gọi, mặc định là 10s.
- Thời gian timeout khi thực hiện cuộc gọi, mặc định là 20s.
Chú ý: Bạn có thể thay đổi các tham số này trong phần Thiết lập cấu
hình/Cấu hình thoại, mục 5.2.5 phần d.
Để thực hiện đo chế độ thoại, bạn nhấn phím trên action bar.
Để dừng chế độ đo thoại, bạn nhấn phím trên action bar.
f. Bài đo dữ liệu
Với bài đo dữ liệu, các tham số cấu hình bao gồm:
- Địa chỉ FTP server
- User/password
- Số lần thực hiện download
- File download (bạn chọn)
Chú ý: Bạn có thể thay đổi các tham số này trong phần Thiết lập cấu
hình/Cấu hình máy chủ FPT, 5.2.5 phần c.
Để thực hiện đo chế độ dữ liệu, bạn nhấn phím trên action bar.
Để dừng chế độ đo dữ liệu, bạn nhấn phím trên action bar.
g. Ghi logfile
Mặc định các tín hiệu sóng không được ghi vào file, khi chọn chức năng
ghi log, các thông tin được lưu vào file. Để thực hiện ghi log dữ liệu, bạn
thực hiện theo các thao tác sau:
- Đăng nhập vào đợt đo, sau khi thực hiện cấu hình các chế độ đo, bạn nhấn
phím để thực hiện ghi dữ liệu.
- Tại vùng thông tin sóng, kéo xuống phần GPS Information kiểm tra để
chắc chắn rằng thông tin GPS đã được lấy. Khi đã có dữ liệu GPS thì file
log sẽ bắt đầu được ghi.

Hình 2.17 – Hiển thị tín hiệu GPS


- Bấm phím để dừng việc lấy thông tin sóng.
Chú ý:
- Vị trí lưu file log mặc định được lưu tại /emmc/vmts_pck. Vị trí này có thể
được thay đổi tùy theo cấu hình. Xem thêm cấu hình chi tiết ở phần Thiết
lập cấu hình/Cấu hình chung, mục 5.2.5 phần a.
- Bộ nhớ thiết bị phải còn tối thiểu 300MB.
h. Chức năng upload logfile về server
Chức năng này cho phép bạn tải dữ liệu đo offline hoặc dữ liệu đo online
chưa được gửi thành công về server lên server. Cách thực hiện cụ thể như
sau:
- Sau khi thực hiện đo, bạn dừng ghi dữ liệu và thực hiện upload dữ liệu lên
server bằng cách chọn phím ở góc dưới cùng bên trái của thiết bị.

Hình 2.18 – Gửi dữ liệu offline về server (1)


- Màn hình chọn file để upload dữ liệu hiển thị ra.

Hình 2.19 – Gửi dữ liệu offline về server (2)

- Chọn dữ liệu cần upload và bấm để tải dữ liệu lên server.

Hình 2.20 – Gửi dữ liệu offline về server (3)


 Thống kê nhanh
Chức năng thống kê nhanh cho phép bạn thống kê một số tham số trong
quá trình đo sóng:
 Với mạng 2G:
- Rx level full average (dBm).
- Rx level sub average (dBm).
- C/I average (dB).
- RxQual Sub average.
- Tỷ lệ rớt cuộc gọi (CDR).
- Tỷ lệ thiết lập cuộc gọi thành công (CSSR).
- Tỷ lệ chuyển giao thành công (HORS).
- Tỷ lệ số mẫu mất sóng/tổng số mẫu đo (No Service).
- RLC throughput DL (kbit/s).
- RLC throughput UL (kbit/s).
 Với mạng 3G:
- Giá trị Ec/No trung bình.
- Giá trị RSCP trung bình (dBm).
- UE Tx Power trung bình (dBm).
- RLC UL throughput (kbit/s).
- RLC DL throughput (kbit/s).
- Tỷ lệ rớt cuộc gọi (CDR).
- Tỷ lệ thiết lập cuộc gọi thành công (CSSR).
- Tỷ lệ chuyển giao mềm thành công (SHOSR).
- Tỷ lệ số mẫu mất sóng/tổng số mẫu đo (No service).
Để thực hiện thống kê nhanh, bạn nhấn phím trên action bar.
Thời gian cấu hình thống kê nhanh mặc định là 5 phút. Bạn có thể dừng
thông kê nhanh hoặc khi hết thời gian này thì kết quả thống kê nhanh sẽ
được lưu lại. Bạn kéo thanh tác vụ phía trên xuống để xem kết quả thống
kê nhanh.

Hình 2.21 – Xem kết quả thống kê nhanh (1)


Giao diện màn hình kết quả thống kê nhanh hiển thị như bên dưới:

Hình 2.22 – Xem kết quả thống kê nhanh (2)

Để dừng chế độ Thống kê nhanh, bấm vào phím trên action bar.
Chú ý: Bạn có thể thay đổi thời gian thống kê nhanh trong phần Thiết lập
cấu hình/Thống kê nhanh, mục 5.2.5 phần e.
 Cài đặt cấu hình
Ngoài các tham số mặc định, bạn có thể thay đổi các tham số này tùy theo
nhu cầu. Chọn phím cài đặt ở góc dưới cùng bên phải của màn hình
ứng dụng để mở giao diện Cấu hình ứng dụng. Danh mục cấu hình bao
gồm:
- Cấu hình chung.
- Cấu hình máy chủ Proxy.
- Cấu hình máy chủ FTP.
- Cấu hình thoại.
- Cấu hình Thống kê nhanh.
a. Cấu hình chung
- Tỉnh/ thành phố: chọn tỉnh/thành có đợt đo muốn tham gia.
- Địa chỉ máy chủ SMS: Nhập số thiết bị tổng đài nhận cấu hình.
- Chu kỳ ghi dữ liệu đo(s): Thời gian ghi log vào một file. Bạn có thể chọn
10/20/30/40(s). Hết thời gian này, dữ liệu sẽ được ghi vào một file log
mới.
- Chu kỳ cập nhật thông tin sóng(ms): Thời gian ghi dữ liệu sóng vào file
log, cứ sau mỗi khoảng thời gian này thì thông tin sóng sẽ được ghi vào
file. Bạn có thể chọn 200/500/1000(ms).
- Ưu tiên dịch vụ: Có thể chọn ưu tiên CS hoặc cả CS và PS.
- Chạy ngầm: Khi được chọn, thì ứng dụng được chạy ngầm ở dạng dịch
vụ.
- Tự động khởi động: Khi được chọn, ứng dụng sẽ được chạy ngay sau khi
thiết bị được khởi động xong.
- Thư mục chứa dữ liệu đo: Cho phép chọn nơi lưu trữ file log chứ dữ liệu
sóng. Mặc định là /emmc/vmts_pck.
b. Cấu hình máy chủ proxy
- Địa chỉ: Nhập địa chỉ máy chủ proxy (địa chỉ back-end server).
- Cổng truy cập: Nhập địa chỉ cổng máy chủ proxy.
Chú ý: Bạn không cấu hình được máy chủ Proxy khi thiết bị đang ghi dữ
liệu.
c. Cấu hình máy chủ FTP
Cấu hình này để phục vụ cho bài đo dữ liệu trong chế độ đo FTP
download. Khi thiết bị đang ghi dữ liệu trong chế độ FTP download, phần
cấu hình này sẽ bị disable
- Địa chỉ: Nhập địa chỉ máy chủ FTP.
- Cổng truy cập: Nhập địa chỉ cổng máy chủ FTP.
- Tài khoản: Nhập tên tài khoản FTP, nếu bạn không nhập gì, thì ứng dụng
sẽ tự hiển thị là anonymous.
- Mật khẩu: Nhập mật khẩu.
- Tập tin download: Chọn tập tin muốn download từ thư mục.
- Số lượt tải: Nhập số lần muốn thực hiện download.
- Tự động xóa: khi được chọn, ứng dụng sẽ tự động xóa file trong máy sau
khi đã thực hiện download xong.
d. Cấu hình thoại
Cấu hình bài đo thoại để phục vụ cho chế độ đo Command sequence. Khi
thiết bị đang ghi dữ liệu trong chế độ thoại, phần cấu hình này sẽ bị
disable.
- Số lượt gọi: Mặc định là 99 lần hoặc bạn có thể nhập số cuộc gọi muốn
thực hiện trong đợt đo.
- Số điện thoại: Mặc định là 900 hoặc bạn có thể nhập số điện thoại muốn
gọi đến.
- Thời gian gọi: Mặc định là 30 s, hoặc bạn có thể nhập thời gian thực hiện
cuộc gọi.
- Thời gian nghỉ giữa 2 cuộc gọi: Mặc định là 10 s, hoặc bạn có thể tự
nhập thời gian nghỉ.
- Thời gian chờ: Mặc định là 20 s, hoặc bạn có thể tự nhập.
d. Cấu hình thống kê nhanh
Thời gian thống kê: Thời gian để thực hiện thống kê nhanh, hết thời gian
này thì kết quả thống kê nhanh sẽ được hiển thị. Mặc định là 5 phút hoặc
bạn có thể tự nhập thời gian thống kê.
Hướng dẫn sử dụng phần mềm xem thông tin hiển thị CLM.
 Đăng nhập
- Bạn truy cập địa chỉ http://117.6.173.69/login để sử dụng ứng dụng đo
sóng trên giao diện web. Để các thông tin được hiển thị chính xác, bạn
nên sử dụng trình duyệt Google Chrome 4+ và thiết lập độ phân giải màn
hình tối thiểu 1024x768.
- Màn hình đăng nhập ứng dụng sẽ hiển thị như sau:

Hình 2.23 - Màn hình đăng nhập


- Bạn nhập mã nhân viên và mật khẩu vào 2 trường thông tin, sau đó nhấn
nút Đăng nhập để truy cập vào ứng dụng.
Chú ý: Mật khẩu mặc định của các tài khoản tạo mới là 123456.
 Chức năng bản đồ
Module bản đồ cho phép bạn thực hiện xem các thông tin điểm sóng theo
các tiêu chí lọc và tùy chọn khác nhau. Giao diện bản đồ là giao diện hiển
thị mặc định ngay sau khi bạn đăng nhập vào hệ thống.

Hình 2.24 – Bản đồ


Chú ý: Tài khoản Quản trị không nhìn thấy menu này
a. Lọc thông tin đợt đo
Chức năng này cho phép bạn xem các thông tin điểm sóng theo các tiêu
chí lọc:
- Phạm vi đợt đo.
- Tên đợt đo.
- Thời gian Bắt đầu/Kết thúc
- IMEI của thiết bị.
- Quận huyện.
Tùy thuộc vào loại tài khoản đăng nhập mà danh mục tiêu chí lọc theo
Phạm vi đợt đo sẽ hiển thị khác nhau. Cụ thể như sau:

Hình 2.25 - Lọc theo thông tin đợt đo


 Tài khoản Quản lý Khu vực: Có thể lọc theo Phạm vi đợt đo: Đợt đo
mức tỉnh/thành; đợt đo mức KV; đợt đo mức cả nước.
- Nếu Phạm vi đợt đo là mức cả nước thì sẽ có thêm tùy chọn lọc theo
tỉnh/thành mà đợt đo được gán.
- Nếu Phạm vi đợt đo là mức KV thì sẽ có thêm tùy chọn lọc theo khu
vực 1, 2, 3 và tùy chọn lọc theo tỉnh/thành mà đợt đo được gán.
- Nếu Phạm vi đợt đo là mức tỉnh/thành thì sẽ có thêm tùy chọn lọc
theo tỉnh/thành.
 Tài khoản Nhân viên, Quản lý Tỉnh: Bạn chỉ có thể lọc theo các thông
tin của các đợt đo thuộc tỉnh.
 Bạn thực hiện theo các thao tác sau để lọc dữ liệu theo các tiêu chí của đợt
đo:
- Đợt đo: Chọn đợt đo bạn muốn xem thông tin.
- Ngày bắt đầu/kết thúc: Khi chọn 1 đợt đo bất kỳ, ngày bắt đầu/kết
thúc được hiển thị mặc định là ngày bắt đầu, kết thúc của đợt đo. Bạn
cũng có thể xem thông tin đo chi tiết trong 1 khoảng thời gian ngắn
của đợt đo bằng cách chọn thời gian bắt đầu & thời gian kết thúc.
- IMEI: Mặc định là tất cả các thiết bị (IMEI) của đợt đo được chọn để
hiển thị thông tin. Bạn có cũng có thể chọn 1 hoặc nhiều thiết bị
(IMEI) để xem dữ liệu.
- Quận/ Huyện: Mặc định là tất cả các quận/huyện của tỉnh/thành phố
được chọn để hiển thị thông tin. Bạn cũng có thể chọn riêng 1
quận/huyện để xem dữ liệu chi tiết.

- Bạn nhấn nút để hệ thống hiển thị dữ liệu thông tin đợt đo
theo các tiêu chí đã chọn. Các điểm sóng phù hợp theo tiêu chí lọc sẽ
được hiển thị tương ứng trên bản đồ như hình dưới:

Hình 2.26 - Lọc thông tin đợt đo


b. Tùy chọn hiển thị
Các tùy chọn hiển thị: Chức năng này cho phép bạn hiển thị các điểm
sóng theo các tùy chọn:
- Loại hiển thị.
- Cấu hình hiển thị.
- Loại mạng
- Indoor/ Outdoor offset
- Lọc events
- Hiển thị nhà trạm.
Hình 2.27 - Tùy chọn hiển thị
Tùy chọn hiển thị dữ liệu đợt đo theo các tiêu chí cụ thể như sau:
 Loại hiển thị: Bao gồm các tiêu chí về điểm sóng như sau:
- Điểm sóng mới nhất.
- Điểm sóng yếu nhất.
- Điểm sóng nhiễu nhất.
- Giá trị trung bình.
Chú ý: Mạng 2G không có dữ liệu về điểm sóng nhiễu nhất vì vậy nên
loại hiển thị này được ẩn đi.

Hình 2.28 - Tùy chọn hiển thị - Loại hiển thị


 Cấu hình hiển thị: Bao gồm các tiêu chí cấu hình hiển thị như sau:
- Dense Urban.
- Urban.
- Sub Urban.
- Rural.
- Tự tạo cấu hình.
Hình 2.29 - Tùy chọn hiển thị - Cấu hình hiển thị
 Loại mạng: Bao gồm các mạng:
- 2G.
- 3G.
- Tất cả (2G và 3G).

Hình 2.30 - Tùy chọn hiển thị - Loại mạng


Tùy theo loại mạng mà các giá trị của mỗi loại cấu hình hiển thị sẽ khác
nhau. Cụ thể như sau:
- 2G
Bạn có thể tùy chọn hiển thị theo các dải màu của cường độ sóng RSSI.
Giá trị mặc định ban đầu cho RSSI là:
RSSI - Dense Urban: RSSI - Urba
RSSI - SubUrban RSSI - Rural

- 3G
Bạn có thể tùy chọn hiển thị theo các dải màu của cường độ sóng RSCP
hoặc/và độ nhiễu Ec/No. Giá trị mặc định ban đầu cho RSCP là:
RSSI - Dense Urban RSSI - Urban

RSSI - SubUrban RSSI - Rural

Giá trị mặc định ban đầu cho Ec/No tại mọi cấu hình là:
Hình 2.39 - 3G – Ec/No
- Tất cả
o Bạn có thể tùy chọn hiển thị theo cả mạng 2G và 3G.
Tùy chọn này cũng cho phép chọn hiển thị các điểm sóng theo các dải
màu của cường độ sóng RSSI đối với 2G, RSCP hoặc/và độ nhiễu Ec/No
đối với 3G.
o Bạn có thể thay đổi các giá trị cường độ sóng RSSI, RSCP hoặc độ
nhiễu Ec/No theo yêu cầu và nhấn nếu muốn lưu lại
cấu hình sau khi đã thay đổi. Hệ thống sẽ hiển thị thông báo cho
phép người dùng nhập tên cấu hình:

Hình 2.40 - Tạo cấu hình mới (1)


o Bạn nhập tên cấu hình là một chuỗi tối đa 20 ký tự gồm số, chữ cái
và dấu cách (không chấp nhận chữ cái có dấu và các ký tự đặc biệt).
o Nếu tên cấu hình mới sai định dạng hệ thống sẽ ra thông báo lỗi
yêu cầu nhập lại, nếu tên cấu hình đã đúng hệ thống báo thành
công:

Hình 2.41 - Tạo cấu hình mới (2)


o Khi đó, cấu hình mới được lưu tên trong danh sách cấu hình hiển
thị:

Hình 2.42 - Tạo cấu hình mới (2)


o Khi muốn xóa cấu hình mới tạo, bạn chọn cấu hình mới trong danh

sách Cấu hình hiển thị và nhấn nút .


o Khi muốn sửa cấu hình mới, bạn chọn cấu hình mới trong danh
sách Cấu hình hiển thị và thay đổi các giá trị rồi nhấn nút
.

 Indoor/ Outdoor offset: Tùy chọn hiển thị này cho phép bạn cấu hình giá
trị chênh lệch giữa chế độ đo trong nhà và chế độ đo ngoài trời. Các giá trị
này từ 0-40dBm.

Hình 2.43 - Indoor/Outdoor offset


 Lọc Events: Tùy chọn này cho phép bạn xem các event xảy ra của mạng
2G/3G trong quá trình đo sóng. Event này được chia ra theo các nhóm:

Hình 2.44 - Lọc Events


 Hiển thị nhà trạm: Tùy chọn này cho phép người sử dụng xem các nhà
trạm 2G/ 3G có trên địa bàn. Bạn có thể chọn hiển thị cả tên nhà trạm:
Hình 2.45 - Hiển thị nhà trạm
c. Thông tin điểm sóng, nhà trạm
Chức năng này cho phép bạn xem thông tin chi tiết về 1 điểm sóng hay 1
nhà trạm bằng cách kích chuột vào 1 điểm sóng để xem thông tin chi tiết.
1 điểm sóng bao gồm 3 tab thông tin là:
- Serving
- Neighbor
- Event.
Với mạng 2G/3G, các thông tin này sẽ hiển thị cụ thể như sau:
- 2G:
o Thông tin Serving:

Hình 2.46 - Thông tin Serving


o Thông tin Neighbor:
Hình 2.47 - Thông tin Neighbor
o Thông tin Event:

Hình 2.48 - Thông tin Event


- 3G:
o Thông tin Serving:
Hình 2.49 - Thông tin Serving.
o Thông tin Neighbor:

Hình 2.50 - Thông tin Neighbor


o Thông tin Event:
Hình 2.51 - Thông tin Event
Khi muốn xem thông tin chi tiết của nhà trạm, bạn kích chuột vào một
cell để xem thông tin chi tiết nhà trạm. Thông tin nhà trạm bao gồm:

Hình 2.52 - Thông tin nhà trạm


 Báo cáo

Bạn nhấn vào tab Báo cáo trên menu bar để xem các báo cáo thống kê của
đợt đo.
Hình 2.53 – Giao diện báo cáo
- Có 4 loại báo cáo:
o Báo cáo thống kê Events
o Báo cáo dạng Chart
o Báo cáo thống kê IEs
o Báo cáo thống kê KPI
- Hệ thống hiển thị mặc định là Báo cáo thống kê Events.
- Để xem được các báo cáo của đợt đo, bạn hãy thực hiện theo các bước sau
đây:
o Chọn Phạm vi đợt đo phù hợp
o Chọn Tỉnh/Thành phố có đợt đo muốn xem báo cáo.
o Chọn đợt đo.
o Chọn IMEI: Bạn có thể chọn xem báo cáo của tất cả các thiết bị
(Tất cả IMEI) hoặc từng thiết bị (từng IMEI).
o Nhấn nút Áp dụng để xem tất cả 4 loại báo cáo.
o Nhấn nút In báo cáo để in các báo cáo ra dạng file .pdf
a. Báo cáo thông kê Event
- Báo cáo thống kê Event đưa ra kết quả thống kê các Event trong toàn bộ
đợt đo. Trong đó liệt kê số lần phát sinh của mỗi Event trong toàn đợt đo.
- Chọn sự kiện hiển thị: Bạn có thể lọc sự kiện hiển thị theo một nhóm các
loại sự kiện như sau:
o Call Info Events
o Cell Reselection/Handover Events
o Measurement Report Events
o PDP Context Events
o PS Info Events
o RadioLink Info Events
o RRC Connection Info Events
o Other Events
- Theo mặc định của hệ thống, tất cả các nhóm sự kiện được lựa chọn, đồng
nghĩa với việc tất cả các sự kiện thuộc các nhóm sự kiện cũng được lựa
chọn.
- Khi bạn bỏ lựa chọn 1 nhóm event nào đó, các Event thuộc nhóm đó sẽ tự
động được bỏ lựa chọn. Bảng kết quả thống kê sự kiện bên dưới cũng sẽ
hiển thị kết quả của những sự kiện được chọn và không hiển thị kết quả
thống kê của nhóm các sự kiện không được lựa chọn.

Hình 2.54 – Tùy chọn hiển thị event


- Kết quả thống kê sự kiện: Kết quả thống kê theo bao gồm 2 cột:
o Sự kiện (Event): Tên sự kiện
o Số mẫu đạt ngưỡng: Số lần phát sinh sự kiện trong toàn đợt đo
o Số mẫu đạt ngưỡng gồm 2 cột 2G và 3G. Các sự kiện chung cho cả
2G và 3G hiển thị kết quả vào 2 cột tương ứng.
o Danh sách các Event có thể xuất hiện trong báo cáo hiển thị như
sau:
Hình 2.55 – Báo cáo thống kê event (1)

Hình 2.56 – Báo cáo thống kê event (2)


Chú ý: Event có số lần phát sinh trong đợt đo là “0” sẽ không được hiển
thị trong báo cáo.
b. Báo cáo dạng CHART
- Báo cáo dạng biểu đồ gồm 3 loại:
o Báo cáo Ec/No
Hình 2.57 – Báo cáo ECNO
o Báo cáo RSCP

Hình 2.58 – Báo cáo RSCP


o Báo cáo RSSI
Hình 2.59 – Báo cáo RSSI
- Với mỗi loại báo cáo, biểu đồ gồm có 2 trục tung và một trục hoành:
o Trục hoành: giá trị của các đại lượng xuất báo cáo: RSSI (dBm),
RSCP (dBm), Ec/No (dB).
o Trục tung 1 (trục tung trái): số mẫu (hiển thị tổng số mẫu của mỗi
giá trị EcNo/ RSCP/RSSI tương ứng trong đợt đo).
o Trục tung 2 (trục tung phải): phần trăm số mẫu có giá trị nhỏ hơn
hoặc bằng giá trị hiển thị.
- Nhấn nút Xuất báo cáo dưới mỗi loại biểu đồ để xem báo cáo được xuất
ra dưới dạng file ảnh .png
c. Báo cáo thống kê IEs

Hình 2.60 – Báo cáo IE


- Báo cáo thống kê IEs gồm 2 phần:
o Thay đổi giá trị ngưỡng thông số 2G/3G: Bạn nhấn vào thanh Thay
đổi giá trị ngưỡng thông số 2G/3G và nhập các giá trị Ngưỡng 1 và
Ngưỡng 2 để thống kê theo ngưỡng mới.

Hình 2.61 – Báo cáo IE (1)

Hình 2.62 – Báo cáo IE (2)


o Kết quả thống kê thông số 2G/3G: Dựa trên các giá trị của Ngưỡng
1 và Ngưỡng 2, kết quả thống kê thông số 2G/3G sẽ đưa ra các kết
quả tương ứng.
Hình 2.63 – Báo cáo IE (3)

d. Báo cáo thống kê KPI

Hình 2.69 – Báo cáo KPI


- Báo cáo thống kê KPI gồm 2 phần:
o 2G KPI: gồm có các thông số: CDR, CSSR, HOSR
o 3G KPI: gồm có các thông số CS CDR, CS CSSR, SHOSR.
- Bạn nhập các giá trị KPI mong muốn (trường Target KPI trên giao diện)
và hệ thống sẽ tính toán giá trị chênh lệch theo các KPI này ra giá trị so
sánh giữa KPI đo được thực tế và KPI target.
PHẦN VIII: CÁC PHẦN MỀM THIẾT KẾ, TỐI ƯU.
18.Phần mềm Google Earth
1.1 Hướng dẫn sử dụng phần mềm Google Earth.
Các module chức năng của phần mềm
a) MENU FILE: Có các lệnh về tập tin như : Open, Save, Save as, Email,
Import, Print, Server log out, Exit, …

Ví dụ : Open file

b) MENU EDIT: Có các lệnh thao tác trên files : Cut, Copy, Paste, Delete,
Find, Refresh, Rename, Properties…
c) MENU VIEW

o Toolbar : ẩn/hiện thanh công cụ


o Slidebar : ẩn/hiện mở rộng / thu hẹp bản đồ
o Full Screen F11 : hiện màn hình Google Earth normal hoặc Full (nhấn
F11)
o View Size : chọn kiểu hiển thị màn hình Google Earth.
o Compass : Ần/hiện công cụ Compass (la bàn).
o Show time : hiện thị thồi gian.
o Show Navigation
o Status Bar : ẩn/Hiện thanh công cụ tọa độ phía dưới của màn hình chính.
o Grid : hiện/ần lưới theo kinh độ - vĩ độ.
o Overview Map : hiện/ẩn thêm bản đồ toàn thế giới và xác định vị trí hiện
thời.
o Scale Legend : Hiện/Ẩn thang đo tỉ lệ đối với view hiện thời.
o Atmosphere: ẩn/hiện bầu (tầng) khí quyển của trái đất.
Ví dụ : Hiện lưới (Show Grid)
d) MENU TOOL

o Web : ẩn /hiện lên cùng màn hình giao diện chính các trang web có liên
quan đến vị trí hiện thời (lịch sử, văn hóa, xã hội)
o Ruler : ẩn /hiện các tools công cụ đo của bản đồ.
o Table: hiện/ẩn các dta của các tab đang hiển thị trên màn hình chính.
o GPS : cho phép kết nối để import data cùa GPS lên Google earth
(Garmin, Magellan)
o Movi Maker : cho phép trở về vị trí mà đã maker.
o Option… : Bảng chỉnh các tùy chọn chính của Google Earth ( chỉnh về
các đợn vị đo, hiển thị 2D, 3D, …)
Ví dụ : Option của Google Earth (nên chỉnh như hình bên dưới)
e) MENU ADD: có các lệnh thêm location, path, polygon, point

f) Công cụ Compass: để di chuyển bản đồ

g) Công cụ Ruler
o Table Line : đo chiều dài đoạn thẳng.
o Table Path : đo chiều dài đoạn đường.
o Table Polygon : đo diện tích.
o Table Circle : đo diện tích hình tròn và chiều dài bán kính.
h) Công cụ Add
o : thêm vào Google Earth 1 điểm (tên, kinh độ, vĩ độ và ghi chú …)
o : thêm vào Google Earth 1 lớp (1 mặt phẳng).
o : thêm vào Google Earth 1 hoặc các đường thẳng.
o : thêm vào Google Earth các hình ảnh (image).
Các ứng dụng của Google Earth
a) Nhập cơ sở dữ liệu
 Nhập cơ sở dữ liệu bằng tay
- Trên màn hình giao diện chính, chọn button , sẽ hiện cửa sổ như sau :

- Chỉnh sửa tên, tọa độ, biểu tượng, mô tả vị trí,…


Nhập cơ sở dữ liệu mức site bằng công cụ “Import”
- Bước 1 : Chuẩn bị file import theo định dạng file.txt (file text), Và File
import phải theo form : Site_Name, Longitude, Latitude. File dạng như sau :

- Bước 2 : phải save dạng file .txt


- Bước 3 : Từ màn hình giao diện chính vào Menu File chọn Import

- Bước 4 : Chọn đường dẫn đến folder đã lưu file .txt vừa tạo (ở bài hướng dẫn
này là file Site_KV3.txt) rồi chọn Open

- Bước 5 : Chọn Import all


- Bước 6 : Chọn Yes

- Bước 7 : Chọn OK
- Bước 8 : Chọn Save

- Sau khi chọn chọn Save, Sẽ hiện cửa sổ như sau ;


- Bước 9 : Từ màn hình vào Site_KV3.txt click phải chuột chọn Properties
sẽ hiện ra cửa sổ cho ta tùy chọn hiển thị các site mà ta đã import vào, sau khi
chọn các style xong chọn OK

Nhập cơ sở dữ liệu mức cell bằng công cụ “Import”


- Bước 1 : Chuẩn bị file import theo định dạng file.txt (file text), Và File
import theo form : Site_Name, Longitude, Latitude, azimuth…. Form để tạo
cell trên Piano-MapInfo. (ví dụ file save tên CellKV3.txt). File dạng như sau :
- Bước 2 : Dùng Piano-MapInfo để tạo map có các cell

- Bước 3 : Từ màn hình giao diện chính vào Menu File và chọn Import

- Bước 4 : Chọn đường dẫn đến folder đã lưu file .tab vừa tạo bằng Piano-
Mapinfo (ở bài hướng dẫn này là file Cell_KhuVuc3.tab) rồi chọn Open
- Bước 5 : Chọn Import all

- Bước 6 : Chọn Yes


- Bước 7 : Chọn OK

- Bước 8 : Chọn OK
- Bước 9: Chọn Save

Sau khi chọn Save, sẽ hiện cửa sổ như sau ;


- Bước 10 : Từ màn hình vào Cell_KhuVuc3.TAB click phải chuột chọn
Properties sẽ hiện ra cửa sổ cho ta tùy chọn hiển thị các site mà ta đã import
vào, sau khi chọn các style xong chọn OK

Thu nhỏ tại khu Phú Mỹ Hưng Tp HCM, ta có hình ảnh bố trí các cell như sau:
Quá trình import data mức Cell đã hoàn tất.
b) Tìm kiếm

- Tìm kiếm theo địa danh: nhập tên địa danh cần tìm vào (đúng chính tả
tiếng Anh)
- Tìm kiếm theo data đã import vào: bằng cách nhấn tổ hơp phím Ctrl+F để
ẩn/hiện phần tìm kiếm này. Hình trên đang tìm trạm LDG003 sector số 1
(LDG0031)
- Lưu ý: ta có thể tìm theo mức site hoặc mức cell, tùy theo ta nhập vào cell
hay site . Tìm kiếm theo data chỉ tìm được những gì mà đã import vào thôi.
c) Đo khoảng cách, chiều dài, diện tích
- Đo khoảng cách:
o Đo khoảng cách giữa 2 site bằng Ruler => Line.
Khoảng cách từ trạm VTU035 đến VTU020 có chiều dài là 1,563m
o Đo khoảng cách giữa 2 site bằng Ruler => Circle.

Khoảng cách từ trạm VTU035 đến VTU047 có chiều dài là 2,186.2m


- Đo chiều dài: bằng Ruler => Path.
Độ dài con đường từ trạm BTN002 đến BTN010 có chiều dài là 15,126.57
- Đo diện tích: bằng Ruler => Polygon

Đo diện tích đảo Lại Sơn tỉnh Kiên Giang


d) Quan sát địa hình: bằng cách dùng công cụ COMPASS
- Ta có thể xoay compass 3600 tròn đều.
Vị trí sân bay Biên Hòa với Compass đang để ở vị trí Normal (hướng Bắc phía
trên)

Vị trí sân bay Biên Hòa với Compass đang để ở vị trí đảo 1800 (hướng Bắc phía
dưới)
- Xoay ngang kiểm tra địa hình

Vị trí KGG111 phía bắc đảo Phú Quốc được xoay ngang.
1.2 Ứng dụng Google Earth trong công tác khảo sát - thiết kế - tối ưu.
1.2.1 Khảo sát, thiết kế trạm BTS
- Trước đây, công tác khảo sát thiết kế trạm BTS chủ yếu dựa trên bản đồ
giấy, việc này có một số hạn chế như sau:
o Vị trí đặt trạm không tối ưu do không thể quan sát địa hình và phân bố
dân cư trên một phạm vi rộng;
o Tiêu tốn nhiều thời gian và tiền bạc vì phải di chuyển tới nhiều nơi mới
tìm được vị trí tốt.
- Sử dụng Google Earth trong công tác thiết kế trạm BTS sẽ khắc phục được
các tồn tại ở trên:
o Vị trí trạm tối ưu nhờ có thể quan sát địa hình, nhà cửa, phân bố dân cư
trong một vùng rộng lớn;
o Tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí do việc chấm trạm danh định
được thực hiện hoàn toàn trên máy tính, việc khảo sát chỉ để xác định
các điều kiện cho công tác vận hành khai thác (đường sá, điện,…);
Để xác định vị trí danh định chúng ta thực hiện như sau:
(1). Khoanh vùng khu vực cần đặt trạm (là các vùng lõm sóng lớn, rất lớn,
đông dân cư).
(2). Quan sát địa hình, nhà cửa, phân bố dân cư, từ đó tìm ra khu vực tập
trung đông dân cư nhất nằm trong vùng cần đặt trạm.
(3). Chấm trạm danh định:
Nếu là vùng có địa hình bằng phẳng (đồng bằng): vị trí đặt
trạm nên đặt tại trung tâm khu dân cư đông nhất;
Nếu là vùng có địa hình lồi lõm (trung du, miền núi): vị trí đặt
trạm là điểm cao nhất ở trung tâm khu dân cư đông nhất (hoặc
gần đó) để tối đa bán kính phủ sóng của cell;
Lưu ý: vị trí đặt trạm danh định phải tuân thủ về khoảng cách
trạm – trạm (khoảng cách từ vị trí đó tới trạm gần nhất).

Vị trí trạm danh định New001 nằm trên đồi cao, gần khu dân cư
(4). Thiết kế sơ bộ hướng phủ của cell căn cứ vào phân bố dân cư, đường

Sử dụng công cụ Ruler => Line kẻ đường tới hướng cần phủ:
Kẻ đường thẳng tới hướng cần phủ sóng, là hướng có dân
Sử dụng công cụ Show Elevation Profile kiểm tra tầm nhìn thẳng từ
vị trí đặt trạm tới khu vực cần phủ sóng:
 Click chuột phải vào đường Line vừa tạo, chọn Show Elevation Profile:

 Tầm nhìn thẳng từ vị trí đặt trạm tới khu vực cần phủ sóng như sau:

Từ vị trí đặt trạm tới khu dân cư cần phủ sóng theo hướng 340 độ có tầm nhìn
thẳng tốt: bình độ thấp hơn và không có vật che chắn.
(5) Kiểm tra hướng phủ của cell
Sử dụng công cụ “Add Polygon” vẽ mô phỏng vùng phủ của
cell (hình cánh quạt):

Thêm độ cao cột antenna dự kiến: click vào cánh quạt trên màn
hình, chọn Properties:

Chọn Altitude, chọn Relative to ground, nhập độ cao cột vào


box Atitude

Sau khi thay đổi độ cao cột là 60m trong box Altitude, hình ảnh
mô phỏng vùng phủ của cell với độ cao cột 60m như sau:
Mô phỏng vùng phủ của cell theo mặt phẳng đứng

Mô phỏng vùng phủ của cell theo mặt phẳng ngang


Kết luận: vị trí trên là một vị trí danh định tốt, cần khảo sát thực tế
1.2.2 Mô phỏng vùng phủ từ đo kiểm Drivingtest nhằm xác định, xử lý vùng
lõm
- Bước 1: thu thập logfile từ đo kiểm Drivingtest
- Bước 2: export logfile, tạo các file text theo 3 mức: sóng tốt, sóng yếu,
mất sóng
o File songtot.txt

o File songyeu.txt
o File matsong.txt

- Bước 3: Tương tự import data mức site, ta import 3 file này vào Google
Earth.
o Từ màn hình vào songtot.txt click phải chuột và chọn Properties sẽ
hiện ra cửa sổ cho ta tùy chọn hiển thị các point mà ta đã import vào,
sau khi chọn các style xong chọn OK (chọn icon hiển thị màu xanh
lá)
o Từ màn hình vào songyeu.txt click phải chuột chọn Properties sẽ hiện
ra cửa sổ cho ta tùy chọn hiển thị các point mà ta đã import vào, sau khi
chọn các style xong chọn OK (chọn icon hiển thị màu cam)
o Từ màn hình vào mat song.txt click phải chuột chọn Properties sẽ hiện
ra cửa sổ cho ta tùy chọn hiển thị các point mà ta đã import vào, sau khi
chọn các style xong chọn OK (chọn icon hiển thị màu đỏ)
- Kết quả sau khi import 3 file driving test như sau :
o Đường QL6 đoạn Sơn La
o Đường QL 6 đoạn Hòa Bình.

1.2.3 Hướng dẫn cài đặt phần mềm Google Earth


a. Cài đặt
- Từ My Computer vào thư mục có chứa file cài Google Earth, chọn file cài
đặt GoogleEarthWinProSetup.exe.
- Trên cửa sổ Google Earth Pro InstallShield Wizard => chọn Next

- Trên cửa sổ Google Earth Pro InstallShield Wizard (tiếp theo) => chọn
Next

- Trên cửa sổ Google Earth Pro InstallShield Wizard (tiếp theo) => chọn
Next
- Trên cửa sổ Google Earth Pro InstallShield Wizard (tiếp theo) => chọn
Install

- Trên cửa sổ InstallShield Wizard ta cũng chọn Next,


Lưu ý trước khi chọn Next ta phải gỡ bỏ dấu tick trên “I will allow this
information to be sent” để tránh trường hợp thông tin bị gửi đi, và giúp bảo mật
thông tin đưa lên map.

- Chọn Finish để hoàn tất tiến trình cài đặt Google Earth.
- Sau khi Hoàn tất cài đặt Google Earth Pro. Không open chương trình
Google Earth, vì đây là bản crack. Ta phải crack trước.
b. Carck
- Bước 1: vào thư mục Crack copy 2 files evll.dll và Patch.exe paste vào
thư mục C:\Program Files\Google\Google Earth Pro như cửa sổ dưới đây.

- Bước 2: Open file Patch.exe trong thư mục C:\Program


Files\Google\Google Earth Pro

o Chọn Patch.

o Sau khi chọn botton Patch , trong thư mục C:\Program


Files\Google\Google Earth Pro có thêm 4 files : common.dll.BAK,
googleearth.dll.BAK, gps.dll.BAK và measure.dll.BAK.
- Bước 3 : Tìm file kh56 trong mục C:\Program Files\Google\Google
Earth Pro và Rename thành kh20 .
- Bước 4 : Vào thư mục Crack copy file default_lt.kvw paste vào thư mục
C:\Program Files\Google\Google Earth Pro\kvw như cửa sổ dưới đây

 Quá trình Crack Google Earth ver. Pro đã hoàn tất.


1.2.4 Hướng dẫn sử dụng Google Earth tìm trạm qua điện thoại
a) Với điện thoại sử dụng hệ điều hành Android.
1. Lưu file KML dữ liệu trạm của tỉnh/ huyện cần thực hiện vào máy điện
thoại.
2. Từ điện thoại, vào Google Play cài đặt phần mềm Maps:

3. Từ điện thoại, vào google Play cài đặt tiếp phần mềm KML Waypoint
reader free bằng cách gõ từ khóa KML sẽ ra kết quả như sau:
4. Sau khi cài đặt xong 2 phần mềm trên. Mở phần mềm KML Waypoint
Reader Free, vào menu (option) chọn “Load KML File” như hình bên
dưới:

5. Chọn “Load from file” và chọn file KML với map trạm của Tỉnh/ Huyện
cần thực hiện đã lưu trong điện thoại và click vào Pick file.

Sau khi load xong sẽ thấy list trạm trong file dữ liệu hiện ra như sau:
6. Tìm đường đi đến trạm, hiển thị trạm trạm trên Maps:
- Bật GPS của điện thoại (ON).
- Click vào trạm cần tìm, máy sẽ hỏi sử dụng phần mềm nào để hiển thị ->
chọn Maps:

- Sau khi chọn, vị trí trạm sẽ hiện trên Maps. Click vào mũi tên để tìm
đường đến trạm từ vị trí hiện tại (được định vị bằng GPS của điện thoại):
View toàn bộ trạm lên Google Earth trên điện thoại.
- Điện thoại cài phần mềm Earth (download từ Google Play như trên)
- Mở file kml hoặc kmz về cơ sở dữ liệu trạm đã lưu trong máy.
- Map trạm sẽ hiện trên điện thoại.
Sử dụng phần mềm Google Earth trên máy tính để hiện map trạm.
- Cài phần mềm Google Earth theo hướng dẫn kèm theo.
- Mở file kml hoặc kmz tương ứng.
- Map trạm sẽ hiện trên máy tính.
- Chọn “Get Directions” sẽ cho kết quả đường đến trạm và di chuyển theo
chỉ dẫn của Maps.

b) Hướng dẫn sử dụng Google Earth tìm trạm qua điện thoại IOS
Bước 1: Vào Apple Store để cài 2 phần mềm:
- Google Earth
- KMZ loader
Lưu ý: Để cài được Google earth cho iphone/ipad thì cần có tài khoản itunes của
Mỹ (vì Google earth chỉ có ở US Apple Store).
Với những đ/c nào chưa có tài khoản itunes của Mỹ thì Cách tạo tài khoản
itunes của Mỹ rất đơn giản (trên Google có rất nhiều hướng dẫn tạo).
Sau khi cài xong được như sau:
Bước 2: Vào email trên iphone/ipad, mở mail chứa file *.KMZ ra, sau đó giữ
(hold) trên file kmz đó trong 2s để iphone/ipad hiện lên bảng chọn như sau:
Bấm chọn mở bằng Google Earth

Bước 3: Sau khi chọn mở file kmz bằng Google Earth, phần mềm Google earth
sẽ tự động kích hoạt và chúng ta đã hoàn thành:
19.Phần mềm Map Infor
2.1 Hướng dẫn sử dụng phần mềm Mapinfor.

a. Định nghĩa GIS:


GIS (Geographic Infomation System): là hệ phần mềm, cung cấp các công
cụ phục vụ cho việc thu thập, lưu trữ, phân tích, xử lý và hiển thị các thông tin
địa lý.
b. Dữ liệu GIS:
 Dữ liệu của một hệ GIS gồm:
 Dữ liệu không gian (đối tượng hình học)
 Dữ liệu không gian:
o Point: điểm, đối tượng nhỏ nhất.
o LINE: đoạn thẳng có 2 đầu là point.
o POLYLINE: đường gấp khúc gồm n điểm.
o ELLIPSE: Ellipse với 1 tâm và 2 bán kính (trường hợp 2 bán
kính bằng nhau à hình tròn.
o REGION: Polyline khép kín có chứa thuộc tính về vùng.
o RECTANG: hình chữ nhật, hoặc hình vuông
o TEXT: đối tượng Text hiển thị trên bản vẽ.
 Thuộc tính hình học:
o Mỗi một đối tượng hình học có chứa các thuộc tính hình học.
o Thuộc tính hình học của đối tượng bao gồm: Line color, Line
style, Line with, Length, Fill color, Pattern, Area square,
Primeter, Symbol style, Size, Coordinate, Text font, Text
size, Color
 Dữ liệu thuộc tính (phi không gian)
 Là các thông tin thêm về đối tượng.
VD: 1 file tab cell của HNI:
o Mỗi cell có 1 line đại diện là Object
o Các thông tin về cell là thuộc tính: Lon, Lat, Azimuth, CDR,
CSSR…
 View dữ liệu thuộc tính bằng info tool trên thanh công cụ Main:

2.2 Ứng dụng Mapinfor trong công tác thiết kế tối ưu.
2.2.1 Làm việc với dữ liệu cơ bản trong Mapinfo (dạng .tab, txt, xls, csv…).
a. Khái niệm cơ bản về các đối tượng trong Mapinfo
 Các khái niệm: điểm, đường, region trong mapinfo
b. Layer và Cosmestic Layer
 Mapinfo cho phép mở nhiều file *.tab cùng một lúc, mỗi file là 1 layer.
 Cosmestic Layer là layer Layer tự động của Mapinfo, với 1 số thao tác
như Create Label, Create Thematic Map …, sẽ được ghi vào Layer
Cosmetic.
 Layer Control

c. Cấu trúc File dữ liệu của MapInfo


 Gồm ít nhất là 4 File cơ bản:
 *.Tab: chứa các thông tin cơ bản về cấu trúc CSDL của một Table
trên MapInfo
 *.Dat: Chứa các thông tin thuộc tính của các đối tượng đồ họa
trong Table
 *.Map: Chứa các thông tin của các đối tượng đồ họa trong Table
 *.id: Chứa các thông tin cách sắp xếp, liên kết giữa các đối tượng
đồ họa và các thông tin thuộc tính.
 Ngoài ra còn có thể có một số File phụ trợ khác như :
 *.Ind : Chứa các thông tin về thứ tự xắp xếp (Index) theo một giá
trị trường được chỉ định trong CSDL.
 *.Dbf : Chứa các thông tin của FoxPro, Dbase nếu như được mở
trong MapInfo và các file này sẽ thay thế chức năng của file.
 *.dat *.bmp: Chứa các thông tin về ảnh nếu được mở trong
MapInfo.
 VD: khi open file “sitefull09012012.xls” à xuất hiện thêm file
“sitefull09012012.tab”; file này là dữ liệu dạng bảng của mapinfo.
 Nếu tiếp tục dùng tool piano hoặc Sitesee để tạo đối tượng hình học cho
file này thì Mapinfo sẽ tạo ra các file *.map, *.dat, *.id tương ứng.
d. Tổ chức workspace và thiết lập mặc định
 Toolbar

 Tool manager

 Preference
 Map Window Preference

 Styles Preference

 Workspace
 WorkSpace: *.WOR có thể sửa bằng notepad.
 Trong File *.WOR chứa các thông tin về các Table đang được mở khi tạo
ra File đó như: Tên file (đầy đủ đường dẫn nếu nằm ở thư mục khác với
file *.wor), bí danh, hiện trạng của màn hình (vị trí, kích cỡ,tỷ lệ zoom
..).... và các lệnh để cho Mapinfo thực hiện.

 Áp dụng: để save workspace và mang sang máy khác (để báo cáo) thì nên
lưu toàn bộ file tab đang dùng vào 1 folder chung với file *.WOR.
e. Làm việc với dữ liệu
 Open file excel, text, access.
 Open files:
 Chọn file *.txt, *.xls, *.mdb
 Kiểu dữ liệu:
 Character: ký tự
 Float: số
 Phải chọn đúng kiểu:
 Lon, Lat, azimuth, CDR, CSSR: float.
 Cell Name, BSC Name: Character

 Sau khi open, mapinfo load dữ liệu và lưu vào 1 bảng (*.tab)

f. Tạo file tab có các đối tượng hình học


 Yêu cầu: file tab ở bước trước file có thuộc tính hình học: lon, lat.
 Nguyên lý: Sử dụng 1 tool (*.mbx) để tạo ra các đối tượng hình học từ
bảng ở trên. VD:
 Piano: dùng Lon, Lat để xác định điểm gốc à kết hợp với Azimuth
và length để xác định điểm mút và xác định được 1 line, tương ứng
với 1 đối tượng cell.
 Plancheck và Sitesee: dùng Lon, Lat để xác định điểm gốc à kết
hợp với Azimuth, length, beamwidth để xác định các điểm còn lại
trên dải quạt và tập hợp các điểm tạo thành 1 polygon tương ứng
với 1 đối tượng cell.
 Dùng Piano.mbx tạo file tab hình học
 Save file *.tab
 Đây là file tab có chứa đối tượng hình học tạo ra từ bảng ở trên.
 Nên đặt tên = tên file chứa bảng + “_MAP” để phân biệt
g. Edit dữ liệu thuộc tính và dữ liệu hình học.
 Edit dữ liệu thuộc tính: dùng info tool, click vào đối tượng cần edit, sửa
thông tin trong bảng Info tool.

 Edit dữ liệu hình học: Layer Control >> chọn edit layer cần sửa.
 Select đối tượng hình học cần sửa >> thay đổi style cho đối tượng băng
thanh công cụ Drawing.

h. Update column
 Update giá trị cho cột bằng các hàm hoặc giá trị từ bảng khác.
 VD: update column cho các cột:
 DienTich = Area(obj, "sq km")
 MatDoDanSo = DanSo/Dientich
 TongSoTramViettelTrongHuyen = Count of
sitefull09012012_MAP obj where object from table
sitefull09012012_MAP is within object from table Huyen.
 Update column trong cùng 1 table:

 Update column từ 2 table:


 Thêm cột Huyen vào bảng sitefull09012012_MAP
 sitefull09012012_MAP bị close >> open lại
i. SQL query
 Các đối tượng được select được lưu trong 1 table mới: table “selection”.
 Mỗi lần select được lưu thành các bảng Query: query1, query2, query3 …

 Nâng cao với “SQL Select”


 Điều kiện truy vấn có thể nằm ở nhiều bảng. VD: Select các trạm
nằm trong quận Tây Hồ
 Select các trạm nằm trong quận Tây Hồ:
 Cách 1: Dùng chuột select polygon quận Tây Hồ >> Menu Bar
>>Query >> SQL Select: Select Column “*” from table:
sitefull09012012_MAP, selection where condition:
sitefull09012012_MAP.Obj Within Selection.Obj
 Cách 2: Tạo thêm column quận cho table
sitefull09012012_MAP: Menu Bar >> Maintainance >> Table
Structure… >> Add Field >> đặt tên là Quan, kiểu Character.
Update column Quan, lấy thông tin từ bảng Huyen >> select các
site có Quan = “Tây Hồ”.
j. Export và Save as
 Các đối tượng sau khi được select có thể save as thành 1 bảng riêng.
 Hoặc export ra file text: Menu bar >> Table >> Export:
2.2.2 Làm việc với CSDL Access
 Mục đích: tạo file tab với dữ liệu thuộc tính (info) cập nhật từ access
database.
 Ưu điểm: khi modify thuộc tính trong Mapinfo, dữ liệu cũng được cập
nhật trong access.
a. Cách tạo CSDL Access từ Excel

 Save as thành Access 2003:

 Tạo file tab như bình thường, thay vì chọn file text hoặc excel thì chọn
file *.mdb
b. Ứng dụng CSDL Access trong Mapinfo
 Create point dùng file *.mdb tạo map phân chia site cho các nhóm tối ưu.
 Quy hoạch LAC.
 Tạo map KPI link file tab với file Access, file Access được link với file
Excel chứa KPI, dùng để theo dõi KPI nhiều ngày không cần tạo lại file
tab.
c. Một số tool Map Basic
Tools Ứng dụng
Tạo cánh cell dạng line, check tần số, BCCH-BSIC, check
Piano_30.MBX
quy hoạc LAC
Plan_Checker3Gv6.7.MBX Tạo cánh cell dạng dải quạt, check neighbor, tần số, SC
Tạo cánh cell dạng dải quạt, tùy chọn beamwidth, length,
SiteSee.MBX
có thể tạo site omni
Tính khoảng cách tới trạm gần nhất (có thể nằm ở 2 bảng
DistanceCalc.MBX
khác nhau
vnTimeFixFonts.MBX Sửa lỗi hiển thị tiếng việt trong info tool

20.Phần mềm Quick Neighbour Planning Ericsson


3.1 Hướng dẫn sử dụng Tool Quick Neighbour Planning
a. Giao diện và các thông số thiết lập ban đầu:

- Number of Seed: số mẫu trong vùng bán kính quét.


- Max. Searching Range (KM): bán kính quét.
- Max. Serving Range (KM): bán kính cell serving.
- Max. Ncell Count: số Neighbor tối đa.
- IAF Nbr Planning: chức năng qui hoạch neighbor intra-frequency.
- IRAT Nbr Planning: chức năng qui hoạch neighbor interat-frequency.

b. Tạo định dạng file đầu vào


Để thực hiện import dữ liệu vào phần mềm, thực hiện điền các thông tin theo
form mẫu sau:

Hoặc để tránh bị lỗi khi import, thực hiện export template của tool sau đó
điền các thông tin cần thiết (các cột để trống thì không bắt buộc phải điền thông
tin). Sử dụng excel 2003 để điền thông tin vào form import và lưu lại với định
dạng gốc của file template [(Tab delimited)(*.txt)].
Lưu ý:
- Tool được xây dựng để quy hoạch Neighbor cho 3G, tuy nhiên vẫn có thể
thực hiện chạy cho các cell 2G bằng cách đổi thông tin cột Flag 3 của các
cell GSM thành WCDMA.
- Để thực hiện chạy cho cell trong danh sách thì cột Flag 1 để là FALSE.
Không chạy là TRUE.

c. Các bước chạy Tool


Sau khi tạo xong file theo đúng format của tool thực hiện lần lượt các bước
sau để import và xuất ra kết quả:
B1: Import file vừ tạo ở trên.
B2: Bấm nút RUN để chạy tool.
B3: Export kết quả.

Lưu ý: Sau mỗi thao tác sẽ có thông báo trong khu vực khoanh tròn đỏ. Nếu
thông báo finished là đã hoàn thành, thông báo error thì cần kiểm tra lại file
đầu vào đã đúng chưa.
3.2 Ứng dụng Quick Neighbour tạo relation 2G/3G.
a. Mục đích: Công tác chuẩn bị đảm bảo chất lượng mạng phục vụ cho tết âm
lịch. Các CNVT Tỉnh/Thành Phố thực kiểm tra đảm bảo tất cả các cell trên hệ
thống được khai báo đầy đủ các relation lớp một.
Để kiểm tra khai báo relation hiện tại có thiếu hay không, một cách gần đúng
có thể sử dụng tool Quick neighbour planning để chạy ra kết quả và thực hiện so
sánh với các khai báo hiện tại trên hệ thống.
Việc chạy tool để tránh việc thừa hay thiếu neighbor nhiều thì cần thực hiện
thiết lập các tham số đầu vào riêng cho từng nhóm theo các mắt lưới khác nhau.
b. Tham số đầu vào cho từng loại mắt lưới
 Mắt lưới 200m
 Mắt lưới 250m

 Mắt lưới 400m


 Mắt lưới 500m

 Mắt lưới 800m


 Mắt lưới 1km

 Các trường hợp khác


Đối với các khu vực với các địa hình đặc thù không phân chia theo mắt lưới,
thực hiện thiết lập tham số đầu vào:
- Max Searching Range >= 3 * khoảng cách trạm trạm trung bình.
- Max Serving Range = 1.5 * khoảng cách trạm trạm trung bình.
- Max Ncell count = 25.
 Đối với các trạm Inbuilding
Thực hiện theo các tham số mặc định, nếu trường hợp tòa nhà ở khu vực
thoáng, có khả năng có quá nhiều cell bên ngoài bắn tới thì có thể tăng Max
Searching Range lên 3km và số Max Ncell count lên 8.
c. Kiểm tra Relation
 Thực hiện kiểm tra Relation 3G
o Relation 3G-3G
- Thực hiện thiết lập các tham số đầu vào theo từng mắt lưới
- Chọn IAF Nbr Planning ở mục Function
- Đối với file import:
+ flag 1 = False đối với các cell 3G.
+ flag 3 = WCDMA đối với các cell 3G.
Tool File import

o Relation 3G-2G
- Thực hiện thiết lập các tham số đầu vào theo từng mắt lưới.
- Chọn IRAT Nbr Planning ở mục function.
- Đối với file import:
+ flag 1 = False đối với các cell 3G.
+ flag 1 = True đối với các cell 2G.
+ flag 3 = WCDMA đối với các cell 3G.
+ flag 3 = GSM đối với các cell 2G.
Tool File import
Lưu ý: Có thể thực hiện chạy kết quả cho cả relation 3G-3G và 3G-2G bằng
cách chọn đồng thời IAF Nbr và IRAT Nbr và thiết lập file import như trên cho
cell 3G và 2G.
 Thực hiện kiểm tra Relation 2G
Do tool được thiết kế để thực hiện qui hoạch cho 3G, tuy nhiên vẫn có thể
thực hiện chạy cho 2G bằng cách tuy chỉnh trong file import để tool nhận cell
2G thành cell 3G và chạy như đối với 3G.
o Relation 2G-2G
- Thực hiện thiết lập các tham số đầu vào theo từng mắt lưới.
- Chọn IAF Nbr Planning ở mục function.
- Đối với file import đầu vào:
+ flag 1 = False đối với các cell 2G.
+ flag 3 = WCDMA đối với các cell 2G (nhận cell 2G thành 3G).
Tool File import

o Relation 2G-3G
- Thực hiện thiết lập các tham số đầu vào theo từng mắt lưới.
- Chọn IRAT Nbr Planning ở mục function.
- Đối với file import đầu vào:
+ flag 1 = False đối với các cell 2G.
+ flag 1 = True đối với các cell 3G.
+ flag 3 = WCDMA đối với các cell 2G.
+ flag 3 = GSM đối với các cell 3G.
Tool File import

Lưu ý: Có thể thực hiện chạy kết quả cho cả relation 2G-2G và 2G-3G bằng
cách chọn đồng thời IAF Nbr và IRAT Nbr và thiết lập file import như trên cho
cell 2G và 3G.
 Kiểm tra và khai báo relation
Sau khi thực hiện các bước trên và chạy ra kết quả, thực hiện so sánh với các
relation hiện đang khai trên hệ thống.
Nếu trên hệ thống hiện có đầy đủ các relation so với kết quả chạy ra từ các
bước trên à giữ nguyên các khai báo hiện tại.
Nếu trên hệ thống thiếu relation so với kết quả chạy ra từ các bước trên và số
relation khai báo chưa vượt quá 32 đối với mỗi loại relation thì thực hiện khai
báo thêm các trường hợp còn thiếu.
Nếu trên hệ thống thiếu relation so với kết quả chạy ra từ các bước trên và số
khai báo đã đạt 32 relation thì thực hiện rà soát lại một lần nữa bằng cách kiểm
tra trên bản đồ các cell còn thiếu so với cell cần kiểm tra có bị che chắn hay
không (núi, tòa nhà cao tầng…), nếu không bị che chắn hoàn toàn thì cần thực
hiện khai thêm. Để khai thêm được thì thực rà soát để xóa bỏ bớt các relation
không cần thiết bằng cách kiểm tra HO cell to cell và xóa bỏ các relation có số
attempt nhỏ nhất.
21.Phần mềm xây dựng bức tranh chồng lấn vùng phủ 2G/3G
21.1 Hướng dẫn sử dụng tool chồng lấn vùng phủ.
 Sử dụng dữ liệu suất ra từ log file đo kiểm TEMS để thống kê các điểm
nghi ngờ có vùng phủ chồng lấn.
 Kết hợp Mapinfor tạo bản đồ vùng các điểm chồng lấn để từ đó có các
phương án xử lý.
 Export dữ liệu từ logfile qua phần mềm Tems.
Bước 1: Bật Tems Investigation được giao diện.

Bước 2: Click chuột vào tab “logfile” ở trên thanh tabar sẽ xuất hiện giao
diện.

Bước 3: Click vào “Export Logfile” sẽ được như hình.


Bước 4: Click chuột vào biểu tượng như hình bên dưới để thiết lập.

Bước 5: Xuất hiện hộp thoại như hình bên dưới sau khi làm Bước 4. Thực
hiện chọn dạng file đầu ra là “Text file”

Bước 6: Thiết lập chế độ: Click vào “Setup” và chọn “Load” để lấy form
mẫu có sẵn để export (tên 2 file form mẫu là 2G_Export và 3G_Export gửi
kèm).
Có cả form mẫu cho 2G và 3G. Cần loại nào thì mở loại đó là OK. Sau khi
mở form mẫu chúng ta được hình như bên dưới. Sau đo click OK để tắt hộp
thoại.

Bước 7: Chọn logfile cần export như hình bên dưới.


Sau khi chọn xong sẽ hiện ra hộp thoại như hình dưới và thực hiện chọn
ghép các logfile lại thành một file (nếu có nhiều logfile) bằng cách tick vào
“Merge Output” như hình bên dưới. (Lưu ý: định dạng file export sẽ là
FMT).
Bước 8: Click chuột trái vào biểu tượng khoanh tròn ở bên dưới để thực
hiện quá trình export logfile.

Nếu logfile không có lỗi, phần mềm và máy tính không lỗi thì sau một
quá trình thực hiện Tems sẽ báo thành công bằng thông báo thành
công.

Kết quả export sẽ được lưu vào thư mục “export” nằm ngay trong thư
mục chứa logfile.
21.2 Ứng dụng tool tính toán vùng chồng lấn.
Bước 1: Mở tool chồng lấn vùng phủ, giao diện sẽ như sau:

Bước 2: Mở logfile đã export từ Tems

Bước 3: Lựa chọn các thông số để tính chồng lấn.


· Chọn mức thu cell serving: Có thể chọn theo RSCP hoặc EcNo.
Hiện tại đang sử dụng RSCP.
· Chọn mức ngưỡng đếm cell chồng lấn: 5dB.
· Chọn các cột cần giữ lại: chọn các trường thông tin tại đầu ra.
· Chọn các mức thu Neighbour cell: Lựa chọn số neighbour cell để
tính toán vùng chồng lấn.
Sau khi nhấn nút “Count” để tính toán vùng chồng lấn, kết quả trên giao
diện như sau:
Bước 3: Tạo map các điểm bằng “Create Point”
Tạo map mặc định là các điểm tròn, màu xanh.
Hệ tọa độ được sử dụng: WGS84
Nhấn “OK” để tạo ra file .MAP trong Mapinfo
Bước 4: Tạo màu các điểm theo Range
 Mở file .MAP vừa tạo ra.
 Edit Layer Control: Trong trường hợp không thể thực hiện Edit
thì save as lại file .MAP và mỏ lại.
· Chọn các điểm theo Range:
(Thực hiện Query trong bảng chong_lan_1 các điểm thỏa mãn điều kiện
NoOfOverlappedCells(5dB) =2)
Nhấn “ OK” đê thực hiện.
· Tô màu cho các điểm đã thực hiện Query:

· Chọn Unselect All rồi Ctrl + S để save lại table


· Thực hiện Query và tô màu đối với các điều kiện:
NoOfOverlappedCells(5dB) = 3
NoOfOverlappedCells(5dB) = 4
NoOfOverlappedCells(5dB) = 5
NoOfOverlappedCells(5dB) = 6
NoOfOverlappedCells(5dB) = 7
NoOfOverlappedCells(5dB) = 8
……
Bước 5: Tiêu chuẩn lựa chọn các vùng chồng lấn:
 Khu vực thành phố: Các đoạn đường có NoOfOverlappedCells(5dB)
>= 2 trên 50m thì cần xử lý chồng lấn. Ưu tiên các vị trí có
NoOfOverlappedCells(5dB) >= 5.
 Khu vực nông thôn: Các đoạn đường có NoOfOverlappedCells(5dB)
>= 2 trên 100m thì cần xử lý chồng lấn. Ưu tiên các vị trí có
NoOfOverlappedCells(5dB) >= 5.
22.Phần mềm Forsk Atoll
22.1 Hướng dẫn sử dụng tool Atoll
5.1.1 Chuẩn bị dữ liệu đầu vào.
Xác định vùng cần mô phỏng.
a. Các tiêu chí chọn 1 vùng mô phỏng.
- Là một vùng đóng với 1 loại địa hình tương đối đồng nhất về đặc
tính truyền sóng (VD: Dense, Urban, Suburban, Rural - đồi núi, đồng
bằng, thành thị, nông thôn...)
- Số lượng vị trí trong vùng mô phỏng từ 100 – 200 vị trí (thời gian
mô phỏng và thời gian tinh chỉnh tính theo đơn vị ngày).
b. Vẽ các vòng biên.
Có 3 vòng biên được sử dụng trong Atoll bao gồm:
- Focus Zone: Là vùng tối ưu mà chúng ta mong muốn đạt được các
mục tiêu về vùng phủ và chất lượng sóng. Đường biên Focus Zone sẽ
bám theo vùng biên khu vực ta muốn tối ưu.
- Computation Zone: là vùng chờm rộng hơn vùng Focus Zone. Khi
chúng ta thực hiện các hành động tối ưu thì vùng nằm giữa Focus Zone
và Computation Zone luôn được đảm bảo chất lượng tốt nhất. Nghĩa là
chúng ta tối ưu vùng focus zone thì đừng làm ảnh hưởng đến vùng biên.
Vùng biên Computation zone nên cách vùng biên Focus zone 2 lớp
trạm.
- Filter Zone: Là vùng ngoài cùng có ảnh hưởng đến chất lượng vùng
phủ của các vùng Focus và Computation Zone. Việc các trạm ở vùng
Filter Zone có thiết kế như thế nào sẽ ảnh hưởng đến quyết định điều
chỉnh thiết kế của các trạm vùng trong. Vùng biên Filter Zone nên cách
vùng biên Computation Zone 2 lớp trạm.
(Ghi chú: nên khoanh vùng biên Focus Zone và Computation zone
không chứa vùng diện tích Sông, Hồ, Biển, đồng hoang or những nơi ít
có người lưu tới. Mục đích của việc này nhằm hướng dẫn Tool không
điều chỉnh sóng vào các vùng không cần thiết mà ảnh hưởng đến vùng
cần phủ sóng).

Các vòng biên mô phỏng trong Atoll


Cách vẽ:
- Vào mục GEO ở menu “View”=> click vào Zone => Righclick
Focus Zone (Computation Zone, Filter Zone) => Draw
(Ghi chú: Có thể vẽ các vùng biên từ Mapinfo sau đó import vào
Atoll)
5.1.2 Chọn hệ tọa độ cho Project
Việc chọn hệ tọa độ được thực hiện trước khi import bản đồ số và các
file transmitters, site…
Mỗi khu vực địa lý khác nhau phải chọn hệ tọa độ tương ứng để đảm bảo
việc hiển thị chính xác giữa bản đồ số và trạm.
Ví dụ:
o Khi chạy cho Timor leste sử dụng hệ tọa độ ID74 / UTM zone
51S.
o Khi chạy cho Việt Nam sử dụng hệ tọa độ WGS 84 / UTM zone
48N.
Có 03 thông tin phải chọn khi thiết lập hệ tọa độ, các bước như hình
dưới:
Phần thiết lập Projection thì chọn tùy theo vùng địa lý chạy mô phỏng
(Việt Nam, Timor Leste, Cambodia…). Thông tin này lấy theo thông tin
bản đồ số được cung cấp.
02 thiết lập còn lại là Display và Degree format thì chọn như hình trên.
5.1.3 Bản đồ số và mô hình truyền sóng
Để có thể mô phỏng chính xác vùng phủ sóng của từng cell, vùng chúng
ta cần có bản đồ số và mô hình truyền sóng tương ứng với bản đồ số đó. Do
vậy chúng ta nên có các dữ liệu sau:
- Bản đồ số mới nhất cho vùng mô phỏng.
- Mô hình truyền sóng xây dựng với bản đồ số nói trên. Việc dùng mô
hình truyền sóng khác với bản đồ số sẽ dẫn đến các đặc tính truyền sóng
bị sai lệch và kết quả mô phỏng vì thế sẽ khác nhiều so với thực tế.
- Mô phỏng cho băng tần/công nghệ nào thì phải sử dụng mô hình
truyền sóng cho băng tần/công nghệ đó (GSM900/1800, WCDMA
2100,...)
- Vùng bản đồ số nên lớn hơn hoặc bằng vùng Filter Zone, nếu không
thì tối thiểu bằng vùng Computing Zone để đảm bảo việc tính toán vùng
phủ và đưa ra hành động tối ưu đúng.
Import bản đồ số và mô hình truyền sóng vào Atoll.
- Import bản đồ số:
(Cần import 3 file bản đồ số là: Cluster Heights, Cluster Class và Digital
Terrain Model)
o Vào mục “Geo” => click vào Cluster Heights => clich vào menu
file => Import => đến thư mục chứa bản đồ số chọn đúng file
Cluster Heights để add vào.
o Tương tự với Cluster Class và Digital Terrain Model
Chọn đường dẫn đến bản đồ số cần Import
Chọn đúng loại bản đồ số tương ứng (Cluster Height, Clutter Class, DTM)
- Import mô hình truyền sóng
Cách 1: Vào mục “Document” => Data Exchange => chọn XML File
Import...=> chọn đến mô hình truyền sóng đã xây dựng.

Cách 2: Ở cửa sổ Parameters => chọn Propagation Models => click


chuột phải vào một mô hình truyền sóng bất kỳ => chọn Duplucate => Đặt
lại tên Model vừa tạo ra theo khu vực mình mô phỏng => Nhập các trường
thông tin theo mô hình truyền sóng dùng để mô phỏng vào 2 Tab
Parameters và Cluster (click chuột phải vào mô hình vừa tạo ra =>
chọn Property => nhập số liệu)
5.1.4 Cơ sở dữ liệu trạm trong vùng mô phỏng (site, transmitter, cell).
Đây là một trong 2 CSDL đầu vào quan trọng nhất của tool Atoll (bên cạnh
bản đồ số và mô hình truyền sóng). Để đảm bảo CSDL này là đầy đủ, chính
xác thì chúng ta thực hiện như sau:
Export các mẫu Site, Transmitter , cell từ Atoll ra file Text (or Excell)
bằng cách:
- Site: Click đúp vào mục “Site” trong “Network” => Ở cửa sổ hiện rạ
chọn “Export” => đường dẫn đến thư mục cần lưu => ok
- Transmiters: Click đúp vào mục “Transmiters” trong “Network” =>
Ở cửa sổ hiện ra chọn “Export” => đường dẫn đến thư mục cần lưu =>
ok (tương tự Site)
- Cell: Click chuột phải vào Transmiters => chuột phải vào Cell =>
chọn Open Table => Ở cửa sổ hiện ra chọn Import => ok
Mở các file đã export và cập nhật các giá trị thực tế, hiện tại vào các
trường thông tin. Ý Nghĩa từng trường thông tin hãy tham khảo trong
mục tài liệu của Atoll.
Import các file vừa nhập vào Atoll theo cách đã làm với Export, chỉ
khác thay vì Export thì ta chọn Import số liệu.
22.2 Ứng dụng chạy mô phỏng và tối ưu vùng phủ
5.2.1 Chạy mô phỏng và tối ưu vùng phủ.
a. Chạy mô phỏng vùng phủ hiện trạng
 Trước khi chạy ACP thì chúng ta cần chạy vùng phủ hiện trạng của khu
vực mô phỏng vì:
 Để có dữ liệu hiện trạng phục vụ cho mục đích đánh giá, so sánh với kết
quả sau ACP.
 Để chạy được ACP thì bắt buộc từng cell phải được tính toán Pathloss
trước khi ACP.
b. Mô phỏng cường độ tín hiệu thu.
 Vào bảng Network ở mục “View” => click chuột phải vào Priodic =>
chọn “New” => “Coverage by Signal” => chọn Resolution, các điều kiện
và ngưỡng hiển thị => Click chuột phải vào đối tượng vừa tạo và
“Calculate”
c. Mô phỏng mức độ chồng lấn
 Vào bảng Network ở thanh View => click chuột phải vào Priodic => chọn
“New” => “Overlaping Zone” => chọn Resolution, các điều kiện và
ngưỡng hiển thị => Click chuột phải vào đối tượng vừa tạo và “Calculate”
5.2.2 Tối ưu vùng phủ sóng bằng tool (ACP – Automatic Cell Planning)
a. Thiết lập target mong muốn
Có 2 target được sử dụng trong ACP là: Cường độ tín hiệu và mức độ
chồng lấn. Tùy thuộc vào mạng chúng ta mô phỏng là 2G hay 3G mà
việc đặt target khác nhau, cụ thể:
Mạng 2G:
95% diện tích lớn hơn một ngưỡng A dBm
100% diện tích không bị overlap 4 cell trở lên
Mạng 3G:
95% diện tích lớn hơn ngưỡng B dBm
100% diện tích không bị overlap 2 cell trở lên
Trong đó:
Một điểm được gọi là Overlap nếu ở đó tồn tại các cell có cường
độ tín hiện chênh lệch không quá 4dB (<5dB) so với cell serving.
Ngưỡng A, B (dBm) được tính bằng cách lấy cường độ tín hiệu
thu indoor mong muốn trừ đi trung bình suy hao indoor – outdoor
của vùng mô phỏng cho từng mạng (đối với 2G chỉ mô phỏng cho
thoại – Indoor > - 90dBm, đối với 3G thì mô phỏng cho Data –
indoor > -98 dBm).
(Lưu ý: Các target được thiết lập cho vùng Computation Zone)
Cách thiết lập target.
 Click chuột phải vào ACP – Auto Cell Planning => “New” => Objective
=> thiết lập các điều kiện theo mô tả ở trên.
b. Thiết lập chiến lược tối ưu
Tùy thuộc vào khu vực mô phỏng có kiến trúc mạng là 1 lớp hay nhiều
lớp, tỷ lệ vị trí của các lợp trạm và các tiêu chí mong muốn khác mà
chúng ta chọn chiến lược mô phỏng cho phù hợp. Ở đây chúng ta đề
cập đến 3 vấn đề điển hình sau.
 Mạng 3G: Chỉ mô phỏng với vùng phủ và chất lượng tần số F1 (10663).
Việc thiêt lập target như ở mục a)
 Mạng 2G:
Trong các khu vực nội thị, nếu tỷ lệ vị trí có 1800 tương đối lớn
(>40%) thì để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên 1800 (dung
lượng, tần số) thì việc chạy ACP sẽ tiến hành theo cách:
Giả định toàn bộ mạng là GSM1800 bằng cách thay đổi
trường tham số Band trong file Transmiter (bỏ tủ Cosite ra
khỏi bước chạy này. Sau này tủ cosite sẽ để đồng tilt và
Azimuth với transmitter – nếu có chỉnh khác chỉ là tinh
chỉnh để xử lý một số trường hợp đặc biệt).
Thực hiện ACP theo dữ liệu giả định trên.
Các khu vực khác đa phần là trạm 900 thì thực hiện mô phỏng
theo cách thông thường (không giả định như trên).
 Thiết lập thông số cho các trường hợp như sau:
Mạng 3G: tương tự như minh họa ở hình trên
Mạng 2G.
c. Thiết lập các giá trị cấu hình mạng
 Là việc chúng ta cho phép Atoll thực hiện các hành động tối ưu gì để đạt
được target mà chúng ta đặt ra như: Độ cao cột, loại Anten, Tilt,
Azimuth...
 Ở mỗi thông số nói trên sẽ có các thông số đi kèm với 3 giá trị:
Current: Giá trị hiện tại của Anten mô phỏng
Min – Max: là dải giá trị mà ta khống chế không cho Tool đưa ra
quyết định điều chỉnh ra ngoài khoảng giá trị này (tương tự với
Variation)
(Lưu ý: Chỉ trỉnh các trạm thuộc vùng focus zone)
d. Thiết lập số lượng tính toán và mức độ hiển thị của kết quả.
Khi đã nhập vào target mong muốn, các vùng filter, focus,
computation thì Atoll sẽ đưa ra khuyến nghị tiền định về số hành động
cần thực hiện để đạt được mục tiêu. Thông thường chúng ta sẽ chỉ định
Atoll thực hiện số hành động bằng với con số mà Atoll khuyến nghị.
Đối với Resolution (mức độ hiển thị) thì chúng ta nên để Resolution
hiển thị bằng với Resolution của bản đồ số. Trường hợp khi mô phỏng
ở vùng thoáng (bán kính phủ sóng của cell rộng - Miền núi, biển đảo)
hoặc mô phỏng với số lượng trạm lớn, thì Resolution nên để bằng 1/40
lần bán kính phủ sóng (việc này nhằm tăng tốc độ mô phỏng của Atoll).
e. Kết thúc chạy ACP.
Khi Atoll tiến hành ACP thì nó sẽ chỉ dừng lại khi thực hiện đủ số
hành động mà chúng ta đã đưa ra ở mục d). Tuy nhiên thường thì 20%
hành động đầu tiên đem lại 80% hiệu quả mong muốn. Do vậy khi mô
phỏng chúng ta có 2 lựa chọn:
Khi thấy diện tích vùng phủ và vùng không chồng lấn không thể
tăng được lên hoặc tặng không đáng kể thì chúng ta có thể kết
thúc quá trình ACP.
Đợi ACP hết các hành động đã chỉ ra và tiến hành lựa chọn số
lượng hành động đem lại hiệu quả.
Với cả 2 lựa chọn trên thì khi kết thúc ACP, Atoll sẽ cho ra một
bảng các hành động thay đổi và được sắp xếp theo thứ tự từ các hành
động đem lại hiệu quả cao nhất đến các hành động kém hiệu quả hơn
(xem hình vẽ bên dưới). Khi đó chúng ta có thể chọn số lượng hành
động chúng ta mong muốn và Commit kết quả.
Sau khi Commit kết quả ACP thì chúng ta thực hiện tính toán lại
vùng phủ và vùng overlap như mục II.1 nhưng ở tên khác (có hậu tố
_After_ACP) để làm dữ liệu so sánh với hiện trạng ban đầu.
5.2.3 Tinh chỉnh kết quả ACP và ra kế hoạch điều chỉnh.
a. Tinh chỉnh kết quả ACP
Sau khi chạy ACP xong thì ta sẽ có bức tranh về vùng phủ sau tối ưu
bao gồm các vùng lõm, vùng có chất lượng tồi (overlap nhiều) và vùng
sóng tốt. Do Atoll chỉ cố gắng làm sao để tăng tối đa vùng phủ và giảm
thiểu tối thiểu vùng overlap. Nó không có khả năng nhận diện các vùng
quan trọng (tuyến đường, khu VIP - HOT, vùng có dân hay không có dân
nên kết quả chạy ra vẫn có những vùng cần phủ lại không có sóng or chất
lượng kém trong khi vùng không cần phủ lại sóng khỏe và chất lượng tốt
(khu đất trống, đồng hoang, hồ, sông…). Ngoài ra nếu bản đồ số quá cũ sẽ
xuất hiện những tòa nhà, khu đô thị mà Atoll nghĩ là không che chắn
nhưng thực tế bị che chắn nếu phủ theo hướng Atoll khuyến nghị sẽ dẫn
đến kém hiệu quả.
Chính vì các vấn đề trên nên việc tinh chỉnh lại một số hành động
trước khi đưa ra CR điều chỉnh là việc cần thiết.
Khuyến nghị: Việc tinh chỉnh nên tinh chỉnh Azimuth từ kết quả ACP
lần 1. Sau đó cố định lại Azimuth toàn bộ các cell trong vùng mô phỏng
và thực hiện ACP lần 2 chỉ sử dụng Tilt để đạt được kết quả tốt nhất.
b. Ra kế hoạch điều chỉnh.
Sau khi tinh chỉnh kết quả ACP ta tiến hành export Transmitter sau
ACP và so sánh với Transmitter ban đầu để ra danh sách các cell cần thay
đổi thiết kế (chủ yếu là chỉnh Tilt + Azimuth).
Trong phần này chúng ta lưu ý đến các trạm TG và Swap feeder, cụ
thể:
 Các trạm TG phải có ghi chú và yêu cầu chỉnh Tilt và Azimuth theo trạm
gốc.
 Một số cell sau khi chạy ACP sẽ bị thay đổi thứ tự cell, VD: Cell 1 biến
thành cell 3, cell 3 biến thành cell 1...Trường hợp này chúng ta phải ghi
chú đổi lại feeder sau khi chỉnh Azimuth để đảm bảo không bị sai feeder
sau khi chỉnh và việc làm tần số, Relation về sau không bị nhầm lẫn.
5.2.4 Một số chú ý khác trong quá trình mô phỏng vùng phủ bằng tool
Atoll.
 Chúng ta sử dụng loại Anten nào thì phải có Pattern của loại Anten đó
ứng với từng giá trị Tilt (điện).
 Không được chạy ACP cho 2 vùng cạnh nhau ở 2 bản ACP khác nhau
(điều này dẫn tới các bản ACP cho vùng này không nắm được CSDL của
vùng kia dẫn đến đưa ra hành động sai).
 Cần đặc biệt chú ý các trạm đặt trên nóc các nhà Cao tầng. Chúng ta cần
kiểm tra và hiệu chỉnh lại độ cao, vị trí đặt Anten. Các trạm này phải cao
hơn độ cao nhà hoặc nằm cạnh mép nhà. Nếu không sẽ dẫn đến tình trạng
Anten của chúng ta treo trong nhà hoặc bị chính tòa nhà đó che chắn =>
mô phỏng sai.
 Với các trạm có độ cao Anten thấp (<20m) ta nên fixed góc Tilt của các
trạm này ở Tilt 6 để tránh việc Atoll cụp tilt cực đoan các trạm này và các
trạm cao hơn phủ qua đầu.
 Khi đánh giá mức độ chồng lấn thì hãy đánh giá với cell phục vụ chứ
không phải cell mạnh nhất (đặc biệt với mạng 2G khi chúng ta sử dụng
Layer – nhiều hơn 1 lớp mạng).
 Chú ý công suất phát của các cell/trạm khi mô phỏng (VD: Cấu hình 4 sẽ
phải trừ đi 3dB do suy hao Combiner), loss feeder + Connector...Độ lệch
suy hao mô hình truyền sóng thường đã được bù trong mô hình. Tuy
nhiên, cần hỏi lại người xây dựng mô hình truyền sóng để có thông tin
chính xác về việc có cần hay không viêc bù công suất phát cho trạm.
 Hãy đảm bảo rằng chúng ta đã loại đi các trạm hủy, bổ sung các trạm mới
lên, hiệu chỉnh độ cao các trạm mới nâng và cập nhật lại tọa độ các trạm
mới di dời để kết quả mô phỏng được chính xác nhất.
 Qua mô phỏng với các target đầu vào khác nhau về cường độ tín hiệu thu
mong muốn thì thấy:
 Chúng ta mong muốn vùng phủ tốt ở ngưỡng nào thì đặt target
ở ngưỡng đó là tốt nhất.
 Ngưỡng mong muốn được xác định.
Khuyến nghị: Mức thu mong muốn đối với 3G nên nằm trong khoảng từ -
74dBm đến -77dBm. Ở ngưỡng này thì cường độ sóng ở các mức > -
77dBm khá đồng đều và ổn định (xem bảng bên dưới).
23.Phần mềm đo kiểm TEMS Investigation
23.1 Hướng dẫn sử dụng tool TEMS Investigation.
6.1.1 Chuẩn bị công cụ dụng cụ, dữ liệu trước khi đo.
a. Công cụ, dụng cụ.
 Laptop đã cài đặt sẵn phần mềm Tems Investrigation, driver GPS và Sony
PC Suite.
 Máy Tems Pocket đã cài đặt Tems software.
 Cáp kết nối máy Tems pocket với máy tính.
 GPS kết nối được với máy tính.
 Dongle key (license cứng cho phần mềm Tems, trong trường hợp dùng
bản crack thì ko cần)
 Inverter (dùng trong trường hợp đi đo route, convert nguồn DC ắc-quy ôtô
thành nguồn AC cho máy tính).
b. Dữ liệu.
 Bản đồ số khu vực cần đo kiểm (trong trường hợp ko có bản đồ số thì
dùng bản đồ tự tạo bằng Mapinfo).
 Cellfile (mang thông tin về cell data, tự tạo cell file từ CDD).
 Route đo vẽ trước bằng Mapinfo để thuận tiện trong quá trình đo.
 Địa chỉ điểm đo hoặc tọa độ, có thể show trước trên map (trong trường
hợp đo điểm).
6.1.2 Các bước thiết lập trước khi đo kiểm.
 Bước 1: Kết nối máy Tems pocket và GPS với máy tính. Trên Tems
pocket chọn chế độ kết nối USB là phone mode.

 Bước 2: Load celfile: configuration à General à celfile load à chỉ đến


đường dẫn thư mục chứa. Có thể load cả cell file 2G và 3G đồng thời.

 Hiện thị tên Cell:

 Bước 3: Mở bản đồ.


6.1.3 Giới thiệu chức năng các Module trong phần mềm TEMS.
a. Thanh công cụ:

 File : Open, Save, Save as… các Workspace, exit chương trình.
 View: Thay đổi hiển thị toolbar, status bar, navigator.
 Logfile: Open, start, stop, export logfile.

 Scanning: thiết lập quá trình scan


 Configuaration: thiết lập Event, âm báo, thiết bị …

 Control: thiết lập Command sequence, GSM channel Verification


 Presentation: Hiển thị các thông số vô tuyến, bản tin, vị trí …

 Worksheet: tạo mới, xóa, sửa tên các worksheet.


b. Menu điều khiển:
 Menu điều khiển chính:

 Info Element.
 Thay đổi ngưỡng và cách hiển thị các tham số. Ví dụ thay đổi ngưỡng
hiển thị của RxLev Sub (dBm)của hệ thống GSM với 3 ngưỡng (Màu đỏ:
<-90dBm, màu vàng: -78 à -90dBm, màu xanh: >-78dBm), ta thực hiện
như sau:
 Vào menu “Info Element> GSM> RxLev Sub (dBm)> Color

 Chọn auto setup:

 Thiết lập Intervals=3 (3 ngưỡng hiển thị) à Edit : thay đổi ngưỡng và
màu hiển thị (màu đỏ: Rxlev Sub < -90dBm). Các ngưỡng còn lại
tương tự.
c. Cách ghi log file.
 Click vào biểu tượng để bắt đầu ghi log.
 Click vào stop để dùng ghi log, pause để tạm dừng và swap log để chuyển
sang log khác (trong trường hợp đo lại nhiều vòng, swap log để tránh đè
lên log cũ)
d. Cách đổi thứ tự MS1, MS2, PS1, PS2.
Vào worksheet Ctrl & Config > Right Click vào dòng EQ1 > Change
Equipment Number

e. Cách hiển thị cả cường độ tín hiệu và nhiễu trên map.

 Chọn vào biểu tượng Add/ Edit Themes


 Chọn Coverage Layer > Edit
Lưu ý: chọn cách hiển thị 2 đường biểu diễn (cường độ tín hiệu/ nhiễu)
với các Symbols khác nhau hoặc kích thước khác nhau để dễ theo dõi.
Kết quả hiển thị:

f. Cách hiển thị đường kết nối tới Serving Cell.


Kết quả hiển thị:

g. Cách Lock cell, lock tần trong quá trình đo kiểm


 Lock GSM/ WCDMA
 Trỏ vào biểu tượng Equipment Propities > Radio Access Technology
Lock:
Not locked : chế độ đo Dual Mode.
GSM: chế độ đo 2G Only.
WCDMA: chế độ đo 3G Only.
 Lock Cell:
 Với GSM: Common Controls > GSM Cell Selection> Chọn ARFCN cần
lock.

 Với WCDMA, chọn Common Controls > WCDMA Cell Selection >
Chọn tần và PSC.
h. Cách tạo command sequence
 Chọn Control> Command sequence > Edit
Ví dụ tạo command sequence 10 cuộc long-call 900s, chờ 45s như sau:
 Voice > Dial:
Phone Number: 18008198
Duration: 900s
 Chọn Propioties:
Number of : 18008198
Duration: 900s
 Sau khi thiết lập xong, chọn “Run” để bắt đầu chạy command sequence.
i. Các tham số chính trong đo kiểm 2G, 3G sử dụng TEMS Investigation
 Các tham số trong 2G

Các tham số 2G chính cần quan tâm khi đo kiểm bằng TEMS
Mạng 2G: Trong sheet “overview” các cửa sổ: GSM current channel, GSM
radio parameter, GSM serving and neighbour, GSM speech quality index
cho các thông tin về:
GSM Cell name, cell ID, LAC.
BSIC (Base Station Identity Code).
ARFCN ( Absolute radio frequency channel number): tần số vô tuyến.
RxLev (Receiver level): Cường độ tín hiệu thu được trên kênh BCCH.
RxQual (Receiver quality): Chất lượng tín hiệu thu được.
FER (Frame Eros rate): Tỷ lệ lỗi khung.
BER (Bit erous rate): Tỷ lệ lỗi bit.
SQI (Speech quality): Chỉ số về chất lượng tín hiệu thoại.
C/I : Carrier per interference, tỷ số tín hiệu sóng mang trên nhiễu. Chỉ số
này càng cao càng tốt. Đối với mạng Viettel yêu cầu C/I ≥ 12 dB.
Time slot đang sử dụng: cho biết cuộc gọi đang được thực hiện trên TS
số mấy.
DTX (Discontinuous Transmission): cho biết MS có thu phát gián đoạn
hay không.
TA (Time advance): cho biết khoảng cách từ MS đến trạm.
Ghi chú:
Các giá trị full được tính toán trên tất cả các block được truyền.
Các giá trị sub: được tính toán chỉ dựa trên các block truyền tin khi chế
độ DTX được active.
Các tham số được hiển thị trong một số cửa số chính:

Các tham số hiển thị trong chế độ Idle-Cell Re-selection-Dedicated


 Các tham số trong 3G

Các tham số 3G chính cần quan tâm khi đo kiểm bằng TEMS
Mạng 3G: Trong sheet “overview” các cửa sổ: Serving/Active set +
Neighbour, Radio parameter, Speech quality cho các thông tin về:
Cell name, Cell ID, LAC.
UARFCN (Utran Absolute radio frequency channel number): Tần số vô
tuyến tuyệt đối mạng 3G
PSC (Primary scramming code): Mã dùng để phân biệt các cell khác
nhau.
RSCP (Received Signal code power): Cường độ tín hiệu đo được trên
kênh CPICH của cell 3G tại vị trí UE.
EcNo (Energy Chip per Noise): Tỷ số năng lượng tín hiệu trên nhiễu.
Tỷ số này càng cao càng tốt
SQI (Speed quality index) chỉ số chất lượng dịch vụ thoại.
AS – active set: Tập cell phục vụ chính.
MN – monitor set: Tập cell đã khai báo relation.
DN – dedicated neighbor: Tập cell khai thiếu relation.
Các tham số được hiển thị trong một số cửa số chính:
Các tham số hiển thị trong chế độ Idle-Cell Re-selection-Active mode

23.2 Ứng dụng đo kiểm vùng phủ.


6.2.1 Một số lỗi thường gặp trong đo kiểm 2G:
 Lỗi sai Feedor: hiện tượng gặp phải là khi đi vào vùng phủ của một cell
thì lại camp on vào cell khác của trạm đó (VD: ở hướng sector 3 lại bắt
được sóng của sector 2)
 Rớt do thiếu Relation 2G-2G:

 Hiện tượng: MS đang ở HNI2334, HO sang HNI2332, sau đó di chuyển


vào khúc cua ven hồ thì RxLev giảm (-85dBm), C/I tồi (<10), FER Actual
cao rồi rớt
 Nguyên nhân: HNI2332 không có relation với HNI4753 nên không HO
sang được, FER Actual tăng cao rồi rớt.
 Hành động:
 Add relation giữa HNI2332 - HNI4753, HNI2335 - HNI4753,
HNI2338 - HNI4753.
 Điều chỉnh vùng phủ HNI2332, HNI2335, HNI4753 làm serving chính
cho đoạn này.
 Rớt do sóng yếu:
Khu vực đèo Pha Đin rớt do sóng yếu, nhiều đoạn không có sóng, khi di
chuyển trên đèo, mức thu đột ngột giảm ở các khúc cua, gây rớt cuộc gọi.
 Rớt do lỗi hệ thống anten –feeder:

 Nguyên nhân: HNI9415 và HNI9416 bị lỗi hệ thống anten. Do cả 2 cell


đều bị lỗi sợi TCH nên khi HO từ cell khác sang vào TRx phát TCH thì
mức thu giảm đột ngột dẫn đến HO ping pong nhiều lần rồi rớt.Trạm sử
dụng tủ 2111 và anten panel.
 Hành động: Kiểm tra lỗi trạm thấy có lỗi anten 2A 57 và lỗi mất phân tập
thu , tới trạm kiểm tra hệ thống feeder thì thấy 1 sợi có đầu connector rất
nóng  Làm lại đầu connector, thay cả sợi feeder.
 Kết quả: Sau khi thay connector, trên hệ thống không còn cảnh báo 
Cell phát và HO sau đo kiểm bình thường.
 Rớt do không có cell phục vụ chính:
 Nguyên nhân: Khu vực không có cell phục vụ chính, mức thu gần như
nhau giữa các cell, MS thực hiện HO qua lại liên tục giữa các cell.
 Hành động: Thực hiện lựa chọn một cell có khả năng làm serving cell
cho khu vực này rồi hiệu chỉnh cần thiết để cell đó làm cell phủ chính:
Mở rộng vùng phủ của cell này (chỉnh tilt, azimuth, power…) đồng thời
xem xét việc giảm bớt ảnh hưởng của các cell không cần thiết ( hạ tilt,
azimuth, power…)
 Kết quả: Không còn hiện tượng ping-pong HO giữa các cell.
6.2.2 Một số lỗi thường gặp trong đo kiểm 3G.
 Chồng lấn gây nhiễu
 Nguyên nhân: Một cell phủ overshoot tới vùng phủ của cell khác gây tồi
EcNo tại khu vực này.
 Hành động: Thực hiện hiệu chỉnh tilt cho cell overshooting đảm bảo phủ
đúng vùng phủ mong muốn.
 Kết quả: Khu vực này đã hết nhiễu, EcNo trung bình đạt mức tốt dưới -
9db.
 Thiếu relation 3G-3G

 Hiện tượng: Khi đo kiểm thấy xuất hiện danh sách cell DN có mức thu
và chất lượng tín hiệu tốt hơn cell serving nhưng MS không thực hiện
chuyển giao.
 Nguyên nhân: Khai báo thiếu relation (có thể do lên sóng trạm mới mà
không rà soát kỹ hoặc cell overshoot…).
 Hành động: Kiểm tra các cell thiếu relation, nếu khu vực đang kiểm tra
vẫn thuộc vùng phủ của cell thì thực hiện add relation cần thiết, nếu
không thuộc vùng phủ của cell đó thì thực các hiệu chỉnh để cell cell này
không phủ tới khu vực đang xét (chỉnh tilt, azimuth, power...).
 Vùng phủ kém:

 Nguyên nhân: Khu vực xa trạm hoặc bị che chắn gây ra mức thu tại vị trí
đang xét thấp.
 Hành động: Xác định nguyên nhân, nếu do quá xa trạm thì thực hiện
phương án giảm tilt hoặc tăng công suất phát của cell phục vụ khu vực
này, nếu không được thì xem xét phương án bổ sung trạm mới. Nếu do bị
che chắn tại một khu vực nhỏ thì lựa chon một cell ở hướng khác không
bị che chắn để làm cell phục vụ khu vực này.
 Rớt do pilot pollution:
 Nguyên nhân: Có nhiều hơn 3 cell có RSCP và EcNo gần bằng nhau tại
khu vực này (độ chênh lệch dưới 5dB). Khi UE thực hiện di chuyển hoặc
trong quá trình tín hiệu thăng giáng và UE thực hiện SHO, hậu quả của
hiện tượng trên là nhiễu nền cao làm cho Ec/No của mỗi cell thấp, đây
không phải là môi trường vô tuyến tốt rất dễ xảy ra rớt cuộc gọi. Ngoài ra,
nguyên nhân trả vể của cuộc rớt này là “Unspecified”.
 Hành động: Thực hiện rà soát và hiệu chỉnh chọn một cell làm cell phục
vụ chính cho khu vực này.
 Rớt do nghẽn:
 Nguyên nhân: Khi tất cả các giá trị RSCP, Ec/No của AS và MN ở mức
bình thường và không có lý do cho lỗi về vô tuyến mà cuộc gọi vẫn bị rớt.
Khi đó khả năng cao là do nghẽn gây ra, thực hiện kiểm tra bản tin lớp 3
của TEMS: mở bản tin RRC Connection Release kiểm tra trường
releasecause: congestion.
 Hành động: Thực hiện kiểm tra xem có phải là cell có traffic cao hay
không (bao gồm cả CS+PS) nếu traffic cao thì thực hiện nâng cấp bằng
cách thêm carrier, nếu đã nâng cấp full cấu hình mà vẫn xảy ra nghẽn thì
xem xét phương án share tải cho cell khác hoặc lên trạm mới gần đó để
cân bằng tải.

24.Phần mềm Giám sát chất lượng quốc tế NPMS


24.1 Hướng đẫn sử dụng phần mềm NPMS
 Báo cáo công ty
 Báo cáo ngày KPI CELL 2G

- Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống bằng tài khoản Người sử dụng mức công ty,
mức khu vực
- Bước 2: Từ menu chính của chương trình, chọn ACCESS – 2G, chọn Báo cáo
công ty, chọn Báo cáo ngày KPI cell 2G. Màn hình Báo cáo ngày KPI cell 2G
Normal hiển thị như hình dưới đây
Màn hình Báo cáo chi tiết KPI cell 2G Normal
Màn hình mặc định sẽ hiển thị thông tin KPI nomal-chi tiết của các cell ngày
hôm trước
Trên khung “Nhập điều kiện lọc” của màn hình mặc định hiển thị thông tin:
+ Từ thời gian: trước ngày hiện tại
+ Đến thời gian: ngày hiện tại
+ Khu vực: KV1, KV2, KV3, Lựa chọn tương ứng với mức công ty (hiển thị tất
cả các bản ghi)
+ Vendor: Ericsson, Huawei, Nokia, Alcatel. Gía trị mặc định Lựa chọn sẽ hiển
thị tất cả các vendor
+ Tỉnh: Gồm 64 tỉnh thành, được load theo Khu vực. Gía trị mặc định Lựa chọn
sẽ hiển thị toàn bộ 64 tỉnh. Tỉnh sẽ được load lại khi chọn khu vực
- Bước 3: Tại màn hình Báo cáo ngày KPI cell 2G: Normal-chi tết, để thực
hiện xuất file theo tiêu chí tìm kiếm, nhập thông tin cho các trường trên form
Nhập điều kiện lọc thỏa mãn điều kiện:
+ Thời gian không được vượt quá ngày hiện tại
+ Mã tỉnh: Được load theo khu vực
+ Các trường khác hợp lệ
Sau đó, NSD ấn nút , hệ thống sẽ tìm kiếm dữ liệu tương ứng với các
tiêu chí nhập vào và xuất ra file dưới định dạng CSV được nén lại thành file .zip.
Thao tác xuất file như sau:
Màn hình xuất file theo tiêu chí
Lưu ý:
+ File sau khi giải nén sẽ có đuôi mở rộng .txt, để mở file cần làm theo Hướng
dẫn mở file CSV ngay trên màn hình.
+ Trường Thời gian không được để trống.
- Bước 4: Tại màn hình Báo cáo ngày KPI cell 2G: Normal-tổng hợp để thực
hiện tìm kiếm, tổng hợp dữ liệu theo khoảng ngày nhập vào trên form Nhập điều
kiện lọc thỏa mãn điều kiện:
+ Từ thời gian: mặc định là ngày hôm trước
+ Đến thời gian: mặc định là ngày hiện tại
+ Mã tỉnh: Được load theo khu vực
+ Các trường khác hợp lệ
Sau đó, NSD ấn nút , hệ thống sẽ tính toán dữ liệu theo khoảng ngày
theo công thức: SUM các trường dữ liệu thô theo khoảng ngày.
Tương ứng với các tiêu chí nhập vào, nếu có dữ liệu sẽ hiển thị thông tin chi tiết
trên danh sách Kết quả tìm kiếm. Thao tác tìm kiếm như sau:

Màn hình Kết quả tìm kiếm


Nếu số lượng bản ghi sau tìm kiếm lớn hơn hoặc bằng 10 bản ghi, tham khảo
chức năng phân trang trong mục 5.2
Lưu ý:
+ Nếu không chọn điều kiện lọc nào thì không tìm kiếm theo điều kiện đó
+ Trường Thời gian không được để trống.
- Bước 3: Tại màn hình Báo cáo ngày KPI cell 2G: Peak-chi tiết, để thực hiện
tìm kiếm, nhập thông tin cho các trường trên form Nhập điều kiện lọc thỏa mãn
điều kiện:
+ Thời gian: không được vượt quá ngày hiện tại
+ Mã tỉnh: Được load theo khu vực
+ Các trường khác hợp lệ
Sau đó, NSD ấn nút , hệ thống sẽ tìm kiếm dữ liệu tương ứng với các
tiêu chí nhập vào và xuất ra file dưới định dạng CSV được nén lại thành file .zip.
Thao tác xuất file như sau:

Màn hình Kết quả tìm kiếm


Nếu số lượng bản ghi sau tìm kiếm lớn hơn hoặc bằng 10 bản ghi, tham khảo
chức năng phân trang trong mục 5.2
Lưu ý:
+ File sau khi giải nén sẽ có đuôi mở rộng .txt, để mở file cần làm theo Hướng
dẫn mở file CSV ngay trên màn hình.
+ Trường Thời gian không được để trống.
- Bước 4: Tại màn hình Báo cáo ngày KPI cell 2G: Peak-tổng hợp để thực
hiện tìm kiếm, tổng hợp dữ liệu theo khoảng ngày nhập vào trên form Nhập điều
kiện lọc thỏa mãn điều kiện:
+ Từ thời gian: mặc định là ngày hôm trước
+ Đến thời gian: mặc định là ngày hiện tại
+ Mã tỉnh: Được load theo khu vực
+ Các trường khác hợp lệ
Sau đó, NSD ấn nút , hệ thống sẽ tính toán dữ liệu theo khoảng ngày
theo công thức: SUM các trường dữ liệu thô theo khoảng ngày.
Tương ứng với các tiêu chí nhập vào, nếu có dữ liệu sẽ hiển thị thông tin chi tiết
trên danh sách Kết quả tìm kiếm. Thao tác tìm kiếm như sau:

Màn hình Kết quả tìm kiếm


Nếu số lượng bản ghi sau tìm kiếm lớn hơn hoặc bằng 10 bản ghi, tham khảo
chức năng phân trang trong mục 5.2
Lưu ý:
+ Nếu không chọn điều kiện lọc nào thì không tìm kiếm theo điều kiện đó
+ Trường Thời gian không được để trống.
- Bước 5: Để xuất dữ liệu vừa tìm kiếm được, tham khảo chức năng Xuất file
mục 5.1
 Báo cáo lưu lượng 2G

- Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống bằng tài khoản Người sử dụng mức công ty,
mức khu vực
- Bước 2: Từ menu chính của chương trình, chọn ACCESS – 2G, chọn Báo cáo
công ty, chọn Báo cáo lưu lượng 2G. Màn hình Báo cáo lưu lượng 2G hiển thị
như hình dưới đây

Màn hình Báo cáo lưu lượng 2G mức tỉnh


Màn hình mặc định sẽ hiển thị thông tin lưu lượng chi tiết mức cellcủa ngày
hôm trước
Trên khung “Nhập điều kiện lọc” của màn hình mặc định hiển thị thông tin:
+ Thời gian: trước ngày hiện tại
+ Khu vực: KV1, KV2, KV3, Lựa chọn tương ứng với mức công ty (hiển thị tất
cả các bản ghi)
+ Tỉnh: Gồm 64 tỉnh thành, được load theo Khu vực. Gía trị mặc định Lựa chọn
sẽ hiển thị toàn bộ 64 tỉnh. Tỉnh sẽ được load lại khi chọn khu vực
- Bước 3: Tại màn hình Báo cáo lưu lượng 2G: chi tiết mức cell, để thực hiện
tìm kiếm, nhập thông tin cho các trường trên form Nhập điều kiện lọc thỏa mãn
điều kiện:
+ Thời gian không được vượt quá ngày hiện tại
+ Mã tỉnh: Được load theo khu vực
+ Các trường khác hợp lệ
Sau đó, NSD ấn nút , hệ thống sẽ tìm kiếm dữ liệu tương ứng với các
tiêu chí nhập vào và xuất ra file dưới định dạng CSV được nén lại thành file .zip.
Thao tác xuất file như sau:

Màn hình Kết quả thống kê lưu lượng


Lưu ý:
+ File sau khi giải nén sẽ có đuôi mở rộng .txt, để mở file cần làm theo Hướng
dẫn mở file CSV ngay trên màn hình.
+ Trường Thời gian không được để trống.
- Bước 4: Tại màn hình Báo cáo lưu lượng 2G: tổng hợp mức cell để thực
hiện tìm kiếm, tổng hợp dữ liệu theo khoảng ngày nhập vào trên form Nhập điều
kiện lọc thỏa mãn điều kiện:
+ Từ thời gian: mặc định là ngày hôm trước
+ Đến thời gian: mặc định là ngày hiện tại
+ Mã tỉnh: Được load theo khu vực
+ Các trường khác hợp lệ
Sau đó, NSD ấn nút , hệ thống sẽ tính toán dữ liệu theo khoảng ngày
theo công thức: SUM các trường dữ liệu thô theo khoảng ngày, các trường tỉ lệ
thì được tính theo công thức tỉ lệ tương ứng.
Với các tiêu chí nhập vào, nếu có dữ liệu sẽ hiển thị thông tin chi tiết trên danh
sách Kết quả tìm kiếm. Thao tác tìm kiếm như sau:

Màn hình Kết quả tìm kiếm


Nếu số lượng bản ghi sau tìm kiếm lớn hơn hoặc bằng 10 bản ghi, tham khảo
chức năng phân trang trong mục 5.2
- Bước 5: Tại màn hình Báo cáo lưu lượng 2G: chi tiết mức vùng, toàn mạng,
mặc định sẽ hiển thị tất cả các bản ghi ngày hôm trước. Để thực hiện tìm kiếm,
nhập thông tin cho các trường trên form Nhập điều kiện lọc thỏa mãn điều kiện:
+ Từ thời gian: mặc định là ngày hôm trước
+ Đến thời gian: mặc định là ngày hiện tại
+ Vùng: chọn1 hoặc nhiều vùng. Nếu không chọn vùng nào thì mặc định là hiển
thị tất cả các vùng
Sau đó, NSD ấn nút , hệ thống sẽ tìm kiếm và đưa ra kết quả thống kê
dữ liệu tương ứng với các tiêu chí nhập vào, nếu có dữ liệu sẽ hiển thị thông tin
chi tiết trên danh sách Kết quả tìm kiếm. Thao tác tìm kiếm như sau:
Màn hình Kết quả Báo cáo lưu lượng 2G: chi tiết mức vùng, toàn mạng
Nếu số lượng bản ghi sau tìm kiếm lớn hơn hoặc bằng 10 bản ghi, tham khảo
chức năng phân trang trong mục 5.2
Lưu ý:
+ Nếu không chọn điều kiện lọc nào thì không tìm kiếm theo điều kiện đó
+ Trường Thời gian không được để trống.
- Bước 6: Tại màn hình Báo cáo lưu lượng 2G: tổng hợp mức vùng, toàn
mạng, mặc định sẽ hiển thị tất cả các bản ghi ngày hôm trước. Để thực hiện tìm
kiếm, tổng hợp dữ liệu theo khoảng ngày nhập vào trên form Nhập điều kiện lọc
thỏa mãn điều kiện:
+ Từ thời gian: mặc định là ngày hôm trước
+ Đến thời gian: mặc định là ngày hiện tại
+ Vùng: chọn1 hoặc nhiều vùng. Nếu không chọn vùng nào thì mặc định là hiển
thị tất cả các vùng
Sau đó, NSD ấn nút , hệ thống sẽ tính toán dữ liệu theo khoảng ngày
theo công thức: SUM các trường dữ liệu thô theo khoảng ngày, các trường tỉ lệ
thì được tính theo công thức tỉ lệ tương ứng.
Với các tiêu chí nhập vào, nếu có dữ liệu sẽ hiển thị thông tin chi tiết trên danh
sách Kết quả tìm kiếm. Thao tác tìm kiếm như sau:
Màn hình Kết quả tìm kiếm
Nếu số lượng bản ghi sau tìm kiếm lớn hơn hoặc bằng 10 bản ghi, tham khảo
chức năng phân trang trong mục 5.2
- Bước 7: Để xuất dữ liệu vừa tìm kiếm được, tham khảo chức năng Xuất file
mục 5.1
 Báo cáo lưu lượng tỉnh theo giờ (2G)

- Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống bằng tài khoản Người sử dụng mức công ty,
mức khu vực
- Bước 2: Từ menu chính của chương trình, chọn ACCESS – 2G, chọn Báo cáo
công ty, chọn Báo cáo lưu lượng tỉnh theo giờ. Màn hình Báo cáo lưu lượng
tỉnh theo giờ hiển thị như hình dưới đây

Màn hình Báo cáo chi tiết lưu lượng tỉnh theo giờ
Màn hình mặc định sẽ hiển thị thông tin chi tiết lưu lượng theo giờ của ngày
hôm trước.
Trên khung “Nhập điều kiện lọc” của màn hình mặc định hiển thị thông tin:
+ Từ thời gian: mặc định là ngày hôm trước
+ Đến thời gian: mặc định là ngày hiện tại
+ Khu vực: KV1, KV2, KV3, Lựa chọn tương ứng với mức công ty (hiển thị tất
cả các bản ghi)
+ Tỉnh: Gồm 64 tỉnh thành, được load theo Khu vực. Gía trị mặc định Lựa chọn
sẽ hiển thị toàn bộ 64 tỉnh. Tỉnh sẽ được load lại khi chọn khu vực
- Bước 3: Tại màn hình Báo cáo ngày TKTU KPI 2G: Normal-chi tết, để thực
hiện tìm kiếm, nhập thông tin cho các trường trên form Nhập điều kiện lọc thỏa
mãn điều kiện:
+ Từ thời gian: không vượt quá ngày hiện tại
+ Đến thời gian: không vượt quá ngày hiện tại. Khoảng thời gian không vượt
quá 31 ngày
+ Tỉnh: Được load theo khu vực
Sau đó, NSD ấn nút , hệ thống sẽ tìm kiếm dữ liệu tương ứng với các
tiêu chí nhập vào, nếu có dữ liệu sẽ hiển thị thông tin chi tiết trên danh sách Kết
quả tìm kiếm. Thao tác tìm kiếm như sau:

Màn hình Kết quả tìm kiếm


Nếu số lượng bản ghi sau tìm kiếm lớn hơn hoặc bằng 10 bản ghi, tham khảo
chức năng phân trang trong mục 5.2
Lưu ý:
+ Nếu không chọn điều kiện lọc nào thì không tìm kiếm theo điều kiện đó
+ Trường Thời gian không được để trống.
- Bước 4: Tại màn hình Báo cáo tổng hợp lưu lượng tỉnh theo giờ để thực
hiện tìm kiếm, tổng hợp dữ liệu theo khoảng ngày nhập vào trên form Nhập điều
kiện lọc thỏa mãn điều kiện:
+ Từ thời gian: không vượt quá ngày hiện tại
+ Đến thời gian: không vượt quá ngày hiện tại. Khoảng thời gian không vượt
quá 31 ngày
+ Mã tỉnh: Được load theo khu vực
+ Các trường khác hợp lệ
Sau đó, NSD ấn nút , hệ thống sẽ tính toán dữ liệu theo khoảng ngày
theo công thức: SUM các trường dữ liệu thô theo khoảng ngày.
Tương ứng với các tiêu chí nhập vào, nếu có dữ liệu sẽ hiển thị thông tin chi tiết
trên danh sách Kết quả tìm kiếm.
Màn hình Kết quả tìm kiếm
Nếu số lượng bản ghi sau tìm kiếm lớn hơn hoặc bằng 10 bản ghi, tham khảo
chức năng phân trang trong mục 5.2
Lưu ý:
+ Nếu không chọn điều kiện lọc nào thì không tìm kiếm theo điều kiện đó
+ Trường Thời gian không được để trống.
- Bước 5: Để xuất dữ liệu vừa tìm kiếm được, tham khảo chức năng Xuất file
mục 5.1
 Báo cáo KPI GPRS mức CELL theo giờ

- Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống bằng tài khoản Người sử dụng mức công ty,
mức khu vực
- Bước 2: Từ menu chính của chương trình, chọn ACCESS – 2G, chọn Báo cáo
công ty, chọn Báo cáo KPI GPRS mức CELL theo giờ. Màn hình Báo cáo
KPI GPRS mức CELL theo giờ hiển thị như hình dưới đây:

Màn hình Báo cáo KPI GPRS mức CELL theo giờ
Trên khung “Nhập điều kiện lọc” của màn hình mặc định hiển thị thông tin:
+ Từ thời gian: thời gian cách thời điểm hiện tại 24h
+ Đến thời gian: ngày giờ hiện tại
+ Khu vực: KV1, KV2, KV3, Lựa chọn tương ứng với mức công ty (hiển thị tất
cả các bản ghi)
+ Vendor: Ericsson, Huawei, Nokia, Alcatel. Gía trị mặc định Lựa chọn sẽ hiển
thị tất cả các vendor
+ Tỉnh: Gồm 64 tỉnh thành, được load theo Khu vực. Gía trị mặc định Lựa chọn
sẽ hiển thị toàn bộ 64 tỉnh. Tỉnh sẽ được load lại khi chọn khu vực
- Bước 3: Tại màn hình Báo cáo KPI GPRS mức CELL theo giờ để thực hiện
xuất file theo tiêu chí tìm kiếm, nhập thông tin cho các trường trên form Nhập
điều kiện lọc thỏa mãn điều kiện:
+ Từ thời gian và Đến thời gian không được vượt quá ngày giờ hiện tại
+ Mã tỉnh: Được load theo khu vực
+ Các trường khác hợp lệ
Sau đó, NSD ấn nút , hệ thống sẽ tìm kiếm dữ liệu tương ứng với các
tiêu chí nhập vào và xuất ra file dưới định dạng CSV được nén lại thành file .zip.
Thao tác xuất file như sau:

Màn hình xuất file theo tiêu chí


Lưu ý:
+ File sau khi giải nén sẽ có đuôi mở rộng .txt, để mở file cần làm theo Hướng
dẫn mở file CSV ngay trên màn hình.
+ Trường Từ thời gian, Đến thời gian không được để trống.
 Báo cáo KPI GPRS mức CELL theo ngày

- Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống bằng tài khoản Người sử dụng mức công ty,
mức khu vực
- Bước 2: Từ menu chính của chương trình, chọn ACCESS – 2G, chọn Báo cáo
công ty, chọn Báo cáo KPI GPRS mức CELL theo ngày. Màn hình Báo cáo
KPI GPRS mức CELL theo ngày hiển thị như hình dưới đây:
Màn hình Báo cáo KPI GPRS mức CELL theo ngày
Trên khung “Nhập điều kiện lọc” của màn hình mặc định hiển thị thông tin:
+ Từ thời gian: trước ngày hiện tại 1 ngày
+ Đến thời gian: ngày hiện tại
+ Khu vực: KV1, KV2, KV3, Lựa chọn tương ứng với mức công ty (hiển thị tất
cả các bản ghi)
+ Vendor: Ericsson, Huawei, Nokia, Alcatel. Gía trị mặc định Lựa chọn sẽ hiển
thị tất cả các vendor
+ Tỉnh: Gồm 64 tỉnh thành, được load theo Khu vực. Gía trị mặc định Lựa chọn
sẽ hiển thị toàn bộ 64 tỉnh. Tỉnh sẽ được load lại khi chọn khu vực
- Bước 3: Tại màn hình Báo cáo KPI GPRS mức CELL theo ngày để thực
hiện xuất file theo tiêu chí tìm kiếm, nhập thông tin cho các trường trên form
Nhập điều kiện lọc thỏa mãn điều kiện:
+ Từ thời gian và Đến thời gian không được vượt quá ngày hiện tại
+ Mã tỉnh: Được load theo khu vực
+ Các trường khác hợp lệ
Sau đó, NSD ấn nút , hệ thống sẽ tìm kiếm dữ liệu tương ứng với các
tiêu chí nhập vào và xuất ra file dưới định dạng CSV được nén lại thành file .zip.
Thao tác xuất file như sau:
Màn hình xuất file theo tiêu chí
Lưu ý:
+ File sau khi giải nén sẽ có đuôi mở rộng .txt, để mở file cần làm theo Hướng
dẫn mở file CSV ngay trên màn hình.
+ Trường Từ thời gian, Đến thời gian không được để trống.
 Báo cáo KPI GPRS mức tỉnh theo giờ

- Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống bằng tài khoản Người sử dụng mức công ty,
mức khu vực
- Bước 2: Từ menu chính của chương trình, chọn ACCESS – 2G, chọn Báo cáo
công ty, chọn Báo cáo KPI GPRS mức tỉnh theo giờ. Màn hình Báo cáo KPI
GPRS mức tỉnh theo giờ hiển thị như hình dưới đây:

Màn hình Báo cáo KPI GPRS mức tỉnh theo giờ
Trên khung “Nhập điều kiện lọc” của màn hình mặc định hiển thị thông tin:
+ Từ thời gian: ngày giờ trước thời điểm hiện tại 24h
+ Đến thời gian: ngày giờ hiện tại
+ Khu vực: KV1, KV2, KV3, Lựa chọn tương ứng với mức công ty (hiển thị tất
cả các bản ghi)
+ Vendor: Ericsson, Huawei, Nokia, Alcatel. Gía trị mặc định Lựa chọn sẽ hiển
thị tất cả các vendor
+ Tỉnh: Gồm 64 tỉnh thành, được load theo Khu vực. Gía trị mặc định Lựa chọn
sẽ hiển thị toàn bộ 64 tỉnh. Tỉnh sẽ được load lại khi chọn khu vực
- Bước 3: Tại màn hình Báo cáo KPI GPRS mức tỉnh theo giờ để thực hiện
xuất file theo tiêu chí tìm kiếm, nhập thông tin cho các trường trên form Nhập
điều kiện lọc thỏa mãn điều kiện:
+ Từ thời gian và Đến thời gian không được vượt quá ngày hiện tại
+ Mã tỉnh: Được load theo khu vực
+ Các trường khác hợp lệ
Sau đó, NSD ấn nút , hệ thống sẽ tìm kiếm dữ liệu tương ứng với các
tiêu chí nhập vào và xuất ra file dưới định dạng CSV được nén lại thành file .zip.
Thao tác xuất file như sau:

Màn hình xuất file theo tiêu chí


Lưu ý:
+ File sau khi giải nén sẽ có đuôi mở rộng .txt, để mở file cần làm theo Hướng
dẫn mở file CSV ngay trên màn hình.
+ Trường Từ thời gian, Đến thời gian không được để trống
 Báo cáo ngày
 Báo cáo ngày 2G mức vùng, toàn mạng

- Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống bằng tài khoản Người sử dụng mức công ty
hoặc mức khu vực
- Bước 2: Từ menu chính của chương trình, chọn ACCESS – 2G, chọn Báo cáo
ngày, chọn Báo cáo ngày 2G mức vùng, toàn mạng. Màn hình chức năng hiển
thị như hình dưới đây:
Màn hình Báo cáo ngày 2G mức vùng, toàn mạng
Màn hình mặc định sẽ hiển thị thông tin KPI GPRS-chi tiết của nhóm các cell
theo vùng. Mỗi vùng là 1 nhóm các tỉnh được lựa chọn trong chức năng Danh
mục vùng 2G. Việc đặt tên vùng, quy hoạch số tỉnh thuộc vùng hoàn toàn do
NSD cấu hình. Ví dụ:
Mức Vùng = Network: là bao gồm 64 tỉnh trên cả nước
Mức vùng = KV1: bao gồm tất cả các tình thuộc Khu vực 1

(NSD tham khảo chi tiết hướng dẫn sử dụng Danh mục vùng 2G ở trên)
Sau khi cấu hình vùng mới, NSD chọn xem chức năng báo cáo, khi đó hệ thống
sẽ tự động tổng hợp báo cáo cho vùng mới này.
Trên khung “Nhập điều kiện lọc” của màn hình mặc định hiển thị thông tin:
+ Từ thời gian: trước ngày hiện tại
+ Tới thời gian: là ngày hiện tại
+ Khu vực: KV1, KV2, KV3, Lựa chọn tương ứng với mức công ty (hiển thị tất
cả các bản ghi)
+ Vendor: bao gồm tất cả các vendor hiện có: Alcatel, Ericsson, Huawei, Nokia
+ Vùng: load các vùng có trong Danh mujv vùng 2G
Tương ứng với các giá trị mặc định ban đầu, trên bảng Kết quả tìm kiếm sẽ hiển
thị tất cả các bản ghi của ngày hôm trước.
- Bước 3: Tại màn hình Báo cáo ngày 2G mức vùng, toàn mạng: GPRS-chi
tiết, để thực hiện tìm kiếm, NSD nhập thông tin cho các trường trên form Nhập
điều kiện lọc thỏa mãn điều kiện:
+ Từ thời gian: không vượt quá ngày hiện tại
+ Đến thời gian: không vượt quá ngày hiện tại. Khoảng thời gian không vượt
quá 31 ngày
+ Vùng: Được load theo khu vực, vùng nào thuộc 2 khu vực trở lên sẽ chỉ hiển
thị khi Khu vực = lựa chọn (tương ứng mức toàn mạng)
+ Các trường khác hợp lệ
Sau đó, NSD ấn nút , hệ thống sẽ tìm kiếm dữ liệu tương ứng với các
tiêu chí nhập vào, nếu có dữ liệu sẽ hiển thị thông tin chi tiết trên danh sách Kết
quả tìm kiếm. Thao tác tìm kiếm như sau:

Màn hình Kết quả tìm kiếm


Nếu số lượng bản ghi sau tìm kiếm lớn hơn hoặc bằng 10 bản ghi, tham khảo
chức năng phân trang trong mục 5.2
Lưu ý:
+ Nếu không chọn điều kiện lọc nào thì không tìm kiếm theo điều kiện đó
+ Trường Từ thời gian, Đến thời gian không được để trống.
- Bước 4: Tại màn hình Báo cáo ngày 2G mức vùng toàn mạng: GPRS-tổng
hợp để thực hiện tìm kiếm, tổng hợp dữ liệu theo khoảng ngày nhập vào trên
form Nhập điều kiện lọc thỏa mãn điều kiện:
+ Từ thời gian: không vượt quá ngày hiện tại
+ Đến thời gian: không vượt quá ngày hiện tại. Khoảng thời gian không vượt
quá 31 ngày
+ Các trường khác hợp lệ
Sau đó, NSD ấn nút , hệ thống sẽ tính toán dữ liệu theo khoảng ngày
theo công thức: SUM các trường dữ liệu thô theo khoảng ngày, các trường tỉ lệ
thì được tính theo công thức tỉ lệ tương ứng.
Với các tiêu chí nhập vào, nếu có dữ liệu sẽ hiển thị thông tin chi tiết trên danh
sách Kết quả tìm kiếm. Thao tác tìm kiếm như sau:
Màn hình Kết quả tìm kiếm
Nếu số lượng bản ghi sau tìm kiếm lớn hơn hoặc bằng 10 bản ghi, tham khảo
chức năng phân trang trong mục 5.2
Lưu ý:
+ Nếu không chọn điều kiện lọc nào thì không tìm kiếm theo điều kiện đó
+ Trường Thời gian không được để trống.
- Bước 5: Tại màn hình Báo cáo ngày 2G mức vùng, toàn mạng: normal-chi
tiết, để thực hiện tìm kiếm, NSD nhập thông tin cho các trường trên form Nhập
điều kiện lọc thỏa mãn điều kiện:
+ Từ thời gian: không vượt quá ngày hiện tại
+ Đến thời gian: không vượt quá ngày hiện tại. Khoảng thời gian không vượt
quá 31 ngày
+ Vùng: Được load theo khu vực, vùng nào thuộc 2 khu vực trở lên sẽ chỉ hiển
thị khi Khu vực = lựa chọn (tương ứng mức toàn mạng)
+ Các trường khác hợp lệ
Sau đó, NSD ấn nút , hệ thống sẽ tìm kiếm dữ liệu tương ứng với các
tiêu chí nhập vào, nếu có dữ liệu sẽ hiển thị thông tin chi tiết trên danh sách Kết
quả tìm kiếm. Thao tác tìm kiếm như sau:

Màn hình Kết quả tìm kiếm


Nếu số lượng bản ghi sau tìm kiếm lớn hơn hoặc bằng 10 bản ghi, tham khảo
chức năng phân trang trong mục 5.2
Lưu ý:
+ Nếu không chọn điều kiện lọc nào thì không tìm kiếm theo điều kiện đó
+ Trường Từ thời gian, Đến thời gian không được để trống.
- Bước 6: Tại màn hình Báo cáo ngày 2G mức vùng toàn mạng: normal-tổng
hợp để thực hiện tìm kiếm, tổng hợp dữ liệu theo khoảng ngày nhập vào trên
form Nhập điều kiện lọc thỏa mãn điều kiện:
+ Từ thời gian: không vượt quá ngày hiện tại
+ Đến thời gian: không vượt quá ngày hiện tại. Khoảng thời gian không vượt
quá 31 ngày
+ Các trường khác hợp lệ
Sau đó, NSD ấn nút , hệ thống sẽ tính toán dữ liệu theo khoảng ngày
theo công thức: SUM các trường dữ liệu thô theo khoảng ngày, các trường tỉ lệ
thì được tính theo công thức tỉ lệ tương ứng.
Với các tiêu chí nhập vào, nếu có dữ liệu sẽ hiển thị thông tin chi tiết trên danh
sách Kết quả tìm kiếm. Thao tác tìm kiếm như sau:

Màn hình Kết quả tìm kiếm


Nếu số lượng bản ghi sau tìm kiếm lớn hơn hoặc bằng 10 bản ghi, tham khảo
chức năng phân trang trong mục 5.2
Lưu ý:
+ Nếu không chọn điều kiện lọc nào thì không tìm kiếm theo điều kiện đó
+ Trường Thời gian không được để trống.
- Bước 7: Tại màn hình Báo cáo ngày 2G mức vùng, toàn mạng: Peak-chi
tiết, để thực hiện tìm kiếm, NSD nhập thông tin cho các trường trên form Nhập
điều kiện lọc thỏa mãn điều kiện:
+ Từ thời gian: không vượt quá ngày hiện tại
+ Đến thời gian: không vượt quá ngày hiện tại. Khoảng thời gian không vượt
quá 31 ngày
+ Vùng: Được load theo khu vực, vùng nào thuộc 2 khu vực trở lên sẽ chỉ hiển
thị khi Khu vực = lựa chọn (tương ứng mức toàn mạng)
+ Các trường khác hợp lệ
Sau đó, NSD ấn nút , hệ thống sẽ tìm kiếm dữ liệu tương ứng với các
tiêu chí nhập vào, nếu có dữ liệu sẽ hiển thị thông tin chi tiết trên danh sách Kết
quả tìm kiếm. Thao tác tìm kiếm như sau:

Màn hình Kết quả tìm kiếm


Nếu số lượng bản ghi sau tìm kiếm lớn hơn hoặc bằng 10 bản ghi, tham khảo
chức năng phân trang trong mục 5.2
Lưu ý:
+ Nếu không chọn điều kiện lọc nào thì không tìm kiếm theo điều kiện đó
+ Trường Từ thời gian, Đến thời gian không được để trống.
- Bước 4: Tại màn hình Báo cáo ngày 2G mức vùng toàn mạng: peak-tổng
hợp để thực hiện tìm kiếm, tổng hợp dữ liệu theo khoảng ngày nhập vào trên
form Nhập điều kiện lọc thỏa mãn điều kiện:
+ Từ thời gian: không vượt quá ngày hiện tại
+ Đến thời gian: không vượt quá ngày hiện tại. Khoảng thời gian không vượt
quá 31 ngày
+ Các trường khác hợp lệ
Sau đó, NSD ấn nút , hệ thống sẽ tính toán dữ liệu theo khoảng ngày
theo công thức: SUM các trường dữ liệu thô theo khoảng ngày, các trường tỉ lệ
thì được tính theo công thức tỉ lệ tương ứng.
Với các tiêu chí nhập vào, nếu có dữ liệu sẽ hiển thị thông tin chi tiết trên danh
sách Kết quả tìm kiếm. Thao tác tìm kiếm như sau:
Màn hình Kết quả tìm kiếm
Nếu số lượng bản ghi sau tìm kiếm lớn hơn hoặc bằng 10 bản ghi, tham khảo
chức năng phân trang trong mục 5.2
Lưu ý:
+ Nếu không chọn điều kiện lọc nào thì không tìm kiếm theo điều kiện đó
+ Trường Thời gian không được để trống.
- Bước 9: Để xuất dữ liệu vừa tìm kiếm được, tham khảo chức năng Xuất file
mục 5.1

 Báo cáo ngày KPI CELL 3G

- Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống bằng tài khoản Người sử dụng mức công ty,
mức khu vực
- Bước 2: Từ menu chính của chương trình, chọn ACCESS – 3G, chọn Báo cáo
công ty, chọn Báo cáo ngày KPI cell 3G. Màn hình Báo cáo ngày KPI cell 3G
Normal hiển thị như hình dưới đây

Màn hình Báo cáo chi tiết KPI cell 3G Normal


Màn hình mặc định sẽ hiển thị thông tin KPI nomal-chi tiết của các cell ngày
hôm trước
Trên khung “Nhập điều kiện lọc” của màn hình mặc định hiển thị thông tin:
+ Từ thời gian: trước ngày hiện tại
+ Đến thời gian: ngày hiện tại
+ Khu vực: KV1, KV2, KV3, Lựa chọn tương ứng với mức công ty (hiển thị tất
cả các bản ghi)
+ Vendor: Ericsson, Huawei, Nokia, Alcatel. Gía trị mặc định Lựa chọn sẽ hiển
thị tất cả các vendor
+ Tỉnh: Gồm 64 tỉnh thành, được load theo Khu vực. Gía trị mặc định Lựa chọn
sẽ hiển thị toàn bộ 64 tỉnh. Tỉnh sẽ được load lại khi chọn khu vực
- Bước 3: Tại màn hình Báo cáo ngày KPI cell 3G: Normal-chi tết, để thực
hiện tìm kiếm, nhập thông tin cho các trường trên form Nhập điều kiện lọc thỏa
mãn điều kiện:
+ Thời gian không được vượt quá ngày hiện tại
+ Mã tỉnh: Được load theo khu vực
+ Các trường khác hợp lệ
Sau đó, NSD ấn nút , hệ thống sẽ tìm kiếm dữ liệu tương ứng với các
tiêu chí nhập vào và xuất ra file dưới định dạng CSV được nén lại thành file .zip.
Thao tác xuất file như sau:

Màn hình Kết quả tìm kiếm


Lưu ý:
+ File sau khi giải nén sẽ có đuôi mở rộng .txt, để mở file cần làm theo Hướng
dẫn mở file CSV ngay trên màn hình.
+ Trường Thời gian không được để trống.
- Bước 4: Tại màn hình Báo cáo ngày KPI cell 3G: Normal-tổng hợp để thực
hiện tìm kiếm, tổng hợp dữ liệu theo khoảng ngày nhập vào trên form Nhập điều
kiện lọc thỏa mãn điều kiện:
+ Từ thời gian: mặc định là ngày hôm trước
+ Đến thời gian: mặc định là ngày hiện tại
+ Mã tỉnh: Được load theo khu vực
+ Các trường khác hợp lệ
Sau đó, NSD ấn nút , hệ thống sẽ tính toán dữ liệu theo khoảng ngày
theo công thức: SUM các trường dữ liệu thô theo khoảng ngày, các trường tỉ lệ
thì được tính theo công thức tỉ lệ tương ứng.
Với các tiêu chí nhập vào, nếu có dữ liệu sẽ hiển thị thông tin chi tiết trên danh
sách Kết quả tìm kiếm. Thao tác tìm kiếm như sau:

Màn hình Kết quả tìm kiếm


Nếu số lượng bản ghi sau tìm kiếm lớn hơn hoặc bằng 10 bản ghi, tham khảo
chức năng phân trang trong mục 5.2
Lưu ý:
+ Nếu không chọn điều kiện lọc nào thì không tìm kiếm theo điều kiện đó
+ Trường Thời gian không được để trống.
- Bước 3: Tại màn hình Báo cáo ngày KPI cell 3G: Peak-chi tết, để thực hiện
tìm kiếm, nhập thông tin cho các trường trên form Nhập điều kiện lọc thỏa mãn
điều kiện:
+ Thời gian: không được vượt quá ngày hiện tại
+ Mã tỉnh: Được load theo khu vực
+ Các trường khác hợp lệ
Sau đó, NSD ấn nút , hệ thống sẽ tìm kiếm dữ liệu tương ứng với các
tiêu chí nhập vào và xuất ra file dưới định dạng CSV được nén lại thành file .zip.
Thao tác xuất file như sau

Màn hình Kết quả tìm kiếm


Lưu ý:
+ File sau khi giải nén sẽ có đuôi mở rộng .txt, để mở file cần làm theo Hướng
dẫn mở file CSV ngay trên màn hình.
+ Trường Thời gian không được để trống.
- Bước 4: Tại màn hình Báo cáo ngày KPI cell 3G: Peak-tổng hợp để thực
hiện tìm kiếm, tổng hợp dữ liệu theo khoảng ngày nhập vào trên form Nhập điều
kiện lọc thỏa mãn điều kiện:
+ Từ thời gian: mặc định là ngày hôm trước
+ Đến thời gian: mặc định là ngày hiện tại
+ Mã tỉnh: Được load theo khu vực
+ Các trường khác hợp lệ
Sau đó, NSD ấn nút , hệ thống sẽ tính toán dữ liệu theo khoảng ngày
theo công thức: SUM các trường dữ liệu thô theo khoảng ngày, các trường tỉ lệ
thì được tính theo công thức tỉ lệ tương ứng.
Với các tiêu chí nhập vào, nếu có dữ liệu sẽ hiển thị thông tin chi tiết trên danh
sách Kết quả tìm kiếm. Thao tác tìm kiếm như sau:

Màn hình Kết quả tìm kiếm


Nếu số lượng bản ghi sau tìm kiếm lớn hơn hoặc bằng 10 bản ghi, tham khảo
chức năng phân trang trong mục 5.2
Lưu ý:
+ Nếu không chọn điều kiện lọc nào thì không tìm kiếm theo điều kiện đó
+ Trường Thời gian không được để trống.

- Bước 5: Để xuất dữ liệu vừa tìm kiếm được, tham khảo chức năng Xuất file
mục 5.1
 Báo cáo lưu lượng 3G

- Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống bằng tài khoản Người sử dụng mức công ty,
mức khu vực
- Bước 2: Từ menu chính của chương trình, chọn ACCESS – 3G, chọn Báo cáo
công ty, chọn Báo cáo lưu lượng 3G. Màn hình Báo cáo lưu lượng 3G hiển thị
như hình dưới đây

Màn hình Báo cáo lưu lượng 3G


Màn hình mặc định sẽ hiển thị thông tin lưu lượng chi tiết mức cellcủa ngày
hôm trước
Trên khung “Nhập điều kiện lọc” của màn hình mặc định hiển thị thông tin:
+ Thời gian: trước ngày hiện tại
+ Khu vực: KV1, KV2, KV3, Lựa chọn tương ứng với mức công ty (hiển thị tất
cả các bản ghi)
+ Tỉnh: Gồm 64 tỉnh thành, được load theo Khu vực. Gía trị mặc định Lựa chọn
sẽ hiển thị toàn bộ 64 tỉnh. Tỉnh sẽ được load lại khi chọn khu vực
- Bước 3: Tại màn hình Báo cáo lưu lượng 3G: chi tiết mức cell, để thực hiện
tìm kiếm, nhập thông tin cho các trường trên form Nhập điều kiện lọc thỏa mãn
điều kiện:
+ Thời gian không được vượt quá ngày hiện tại
+ Mã tỉnh: Được load theo khu vực
+ Các trường khác hợp lệ
Sau đó, NSD ấn nút , hệ thống sẽ tìm kiếm và đưa ra kết quả thống kê
dữ liệu tương ứng với các tiêu chí nhập vào, nếu có dữ liệu sẽ hiển thị thông tin
chi tiết trên danh sách Kết quả tìm kiếm. Thao tác tìm kiếm như sau:

Màn hình Kết quả thống kê lưu lượng


Lưu ý:
+ File sau khi giải nén sẽ có đuôi mở rộng .txt, để mở file cần làm theo Hướng
dẫn mở file CSV ngay trên màn hình.
+ Trường Thời gian không được để trống.
- Bước 4: Tại màn hình Báo cáo lưu lượng 3G: tổng hợp mức cell để thực
hiện tìm kiếm, tổng hợp dữ liệu theo khoảng ngày nhập vào trên form Nhập điều
kiện lọc thỏa mãn điều kiện:
+ Từ thời gian: mặc định là ngày hôm trước
+ Đến thời gian: mặc định là ngày hiện tại
+ Mã tỉnh: Được load theo khu vực
+ Các trường khác hợp lệ
Sau đó, NSD ấn nút , hệ thống sẽ tính toán dữ liệu theo khoảng ngày
theo công thức: SUM các trường dữ liệu thô theo khoảng ngày, các trường tỉ lệ
thì được tính theo công thức tỉ lệ tương ứng.
Với các tiêu chí nhập vào, nếu có dữ liệu sẽ hiển thị thông tin chi tiết trên danh
sách Kết quả tìm kiếm. Thao tác tìm kiếm như sau:
Màn hình Kết quả tìm kiếm
Nếu số lượng bản ghi sau tìm kiếm lớn hơn hoặc bằng 10 bản ghi, tham khảo
chức năng phân trang trong mục 5.2
- Bước 5: Tại màn hình Báo cáo lưu lượng 3G: chi tiết mức vùng, toàn mạng,
mặc định sẽ hiển thị tất cả các bản ghi ngày hôm trước. Để thực hiện tìm kiếm,
nhập thông tin cho các trường trên form Nhập điều kiện lọc thỏa mãn điều kiện:
+ Từ thời gian: mặc định là ngày hôm trước
+ Đến thời gian: mặc định là ngày hiện tại
+ Vùng: chọn1 hoặc nhiều vùng. Nếu không chọn vùng nào thì mặc định là hiển
thị tất cả các vùng
Sau đó, NSD ấn nút , hệ thống sẽ tìm kiếm và đưa ra kết quả thống kê
dữ liệu tương ứng với các tiêu chí nhập vào, nếu có dữ liệu sẽ hiển thị thông tin
chi tiết trên danh sách Kết quả tìm kiếm. Thao tác tìm kiếm như sau:

Màn hình Kết quả Báo cáo lưu lượng 3G: chi tiết mức vùng, toàn mạng
Nếu số lượng bản ghi sau tìm kiếm lớn hơn hoặc bằng 10 bản ghi, tham khảo
chức năng phân trang trong mục 5.2
Lưu ý:
+ Nếu không chọn điều kiện lọc nào thì không tìm kiếm theo điều kiện đó
+ Trường Thời gian không được để trống.
- Bước 6: Tại màn hình Báo cáo lưu lượng 3G: tổng hợp mức vùng, toàn
mạng, mặc định sẽ hiển thị tất cả các bản ghi ngày hôm trước. Để thực hiện tìm
kiếm, tổng hợp dữ liệu theo khoảng ngày nhập vào trên form Nhập điều kiện lọc
thỏa mãn điều kiện:
+ Từ thời gian: mặc định là ngày hôm trước
+ Đến thời gian: mặc định là ngày hiện tại
+ Vùng: chọn1 hoặc nhiều vùng. Nếu không chọn vùng nào thì mặc định là hiển
thị tất cả các vùng
Sau đó, NSD ấn nút , hệ thống sẽ tính toán dữ liệu theo khoảng ngày
theo công thức: SUM các trường dữ liệu thô theo khoảng ngày, các trường tỉ lệ
thì được tính theo công thức tỉ lệ tương ứng.
Với các tiêu chí nhập vào, nếu có dữ liệu sẽ hiển thị thông tin chi tiết trên danh
sách Kết quả tìm kiếm. Thao tác tìm kiếm như sau:

Màn hình Kết quả tìm kiếm


Nếu số lượng bản ghi sau tìm kiếm lớn hơn hoặc bằng 10 bản ghi, tham khảo
chức năng phân trang trong mục 5.2
- Bước 7: Để xuất dữ liệu vừa tìm kiếm được, tham khảo chức năng Xuất file
mục 5.1
 Báo cáo lưu lượng tỉnh theo giờ (3G)

- Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống bằng tài khoản Người sử dụng mức công ty,
mức khu vực
- Bước 2: Từ menu chính của chương trình, chọn ACCESS – 3G, chọn Báo cáo
công ty, chọn Báo cáo lưu lượng tỉnh theo giờ. Màn hình Báo cáo lưu lượng
tỉnh theo giờ hiển thị như hình dưới đây
Màn hình Báo cáo chi tiết lưu lượng tỉnh theo giờ
Màn hình mặc định sẽ hiển thị thông tin chi tiết lưu lượng theo giờ của ngày
hôm trước.
Trên khung “Nhập điều kiện lọc” của màn hình mặc định hiển thị thông tin:
+ Từ thời gian: mặc định là ngày hôm trước
+ Đến thời gian: mặc định là ngày hiện tại
+ Khu vực: KV1, KV2, KV3, Lựa chọn tương ứng với mức công ty (hiển thị tất
cả các bản ghi)
+ Tỉnh: Gồm 64 tỉnh thành, được load theo Khu vực. Gía trị mặc định Lựa chọn
sẽ hiển thị toàn bộ 64 tỉnh. Tỉnh sẽ được load lại khi chọn khu vực
- Bước 3: Tại màn hình Báo cáo ngày TKTU KPI 3G: Normal-chi tết, để thực
hiện tìm kiếm, nhập thông tin cho các trường trên form Nhập điều kiện lọc thỏa
mãn điều kiện:
+ Từ thời gian: không vượt quá ngày hiện tại
+ Đến thời gian: không vượt quá ngày hiện tại. Khoảng thời gian không vượt
quá 31 ngày
+ Tỉnh: Được load theo khu vực
Sau đó, NSD ấn nút , hệ thống sẽ tìm kiếm dữ liệu tương ứng với các
tiêu chí nhập vào, nếu có dữ liệu sẽ hiển thị thông tin chi tiết trên danh sách Kết
quả tìm kiếm. Thao tác tìm kiếm như sau:

Màn hình Kết quả tìm kiếm


Nếu số lượng bản ghi sau tìm kiếm lớn hơn hoặc bằng 10 bản ghi, tham khảo
chức năng phân trang trong mục 5.2
Lưu ý:
+ Nếu không chọn điều kiện lọc nào thì không tìm kiếm theo điều kiện đó
+ Trường Thời gian không được để trống.
- Bước 4: Tại màn hình Báo cáo tổng hợp lưu lượng tỉnh theo giờ để thực
hiện tìm kiếm, tổng hợp dữ liệu theo khoảng ngày nhập vào trên form Nhập điều
kiện lọc thỏa mãn điều kiện:
+ Từ thời gian: không vượt quá ngày hiện tại
+ Đến thời gian: không vượt quá ngày hiện tại. Khoảng thời gian không vượt
quá 31 ngày
+ Mã tỉnh: Được load theo khu vực
+ Các trường khác hợp lệ
Sau đó, NSD ấn nút , hệ thống sẽ tính toán dữ liệu theo khoảng ngày
theo công thức: SUM các trường dữ liệu thô theo khoảng ngày.
Tương ứng với các tiêu chí nhập vào, nếu có dữ liệu sẽ hiển thị thông tin chi tiết
trên danh sách Kết quả tìm kiếm.

Màn hình Kết quả tìm kiếm


Nếu số lượng bản ghi sau tìm kiếm lớn hơn hoặc bằng 10 bản ghi, tham khảo
chức năng phân trang trong mục 5.2
Lưu ý:
+ Nếu không chọn điều kiện lọc nào thì không tìm kiếm theo điều kiện đó
+ Trường Thời gian không được để trống.
- Bước 5: Để xuất dữ liệu vừa tìm kiếm được, tham khảo chức năng Xuất file
mục 5.1
 Báo cáo ngày
 Báo cáo ngày 3G mức vùng, toàn mạng

- Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống bằng tài khoản Người sử dụng mức công ty
hoặc mức khu vực
- Bước 2: Từ menu chính của chương trình, chọn ACCESS – 3G, chọn Báo cáo
ngày, chọn Báo cáo ngày 3G mức vùng, toàn mạng. Màn hình chức năng hiển
thị như hình dưới đây:

Màn hình Báo cáo ngày 3G mức vùng, toàn mạng


Màn hình mặc định sẽ hiển thị thông tin KPI GPRS-chi tiết của nhóm các cell
theo vùng. Mỗi vùng là 1 nhóm các tỉnh được lựa chọn trong chức năng Danh
mục vùng 3G. Việc đặt tên vùng, quy hoạch số tỉnh thuộc vùng hoàn toàn do
NSD cấu hình. Ví dụ:
Mức Vùng = Network: là bao gồm 64 tỉnh trên cả nước
Mức vùng = KV1: bao gồm tất cả các tình thuộc Khu vực 1

(NSD tham khảo chi tiết hướng dẫn sử dụng Danh mục vùng 3G ở trên)
Sau khi cấu hình vùng mới, NSD chọn xem chức năng báo cáo, khi đó hệ thống
sẽ tự động tổng hợp báo cáo cho vùng mới này.
Trên khung “Nhập điều kiện lọc” của màn hình mặc định hiển thị thông tin:
+ Từ thời gian: trước ngày hiện tại
+ Tới thời gian: là ngày hiện tại
+ Khu vực: KV1, KV2, KV3, Lựa chọn tương ứng với mức công ty (hiển thị tất
cả các bản ghi)
+ Vendor: bao gồm tất cả các vendor hiện có: Alcatel, Ericsson, Huawei, Nokia
+ Vùng: load các vùng có trong Danh mujv vùng 3G
Tương ứng với các giá trị mặc định ban đầu, trên bảng Kết quả tìm kiếm sẽ hiển
thị tất cả các bản ghi của ngày hôm trước.
- Bước 3: Tại màn hình Báo cáo ngày 3G mức vùng, toàn mạng: normal-chi
tiết, để thực hiện tìm kiếm, NSD nhập thông tin cho các trường trên form Nhập
điều kiện lọc thỏa mãn điều kiện:
+ Từ thời gian: không vượt quá ngày hiện tại
+ Đến thời gian: không vượt quá ngày hiện tại. Khoảng thời gian không vượt
quá 31 ngày
+ Vùng: Được load theo khu vực, vùng nào thuộc 2 khu vực trở lên sẽ chỉ hiển
thị khi Khu vực = lựa chọn (tương ứng mức toàn mạng)
+ Các trường khác hợp lệ
Sau đó, NSD ấn nút , hệ thống sẽ tìm kiếm dữ liệu tương ứng với các
tiêu chí nhập vào, nếu có dữ liệu sẽ hiển thị thông tin chi tiết trên danh sách Kết
quả tìm kiếm. Thao tác tìm kiếm như sau:

Màn hình Kết quả tìm kiếm


Nếu số lượng bản ghi sau tìm kiếm lớn hơn hoặc bằng 10 bản ghi, tham khảo
chức năng phân trang trong mục 5.2
Lưu ý:
+ Nếu không chọn điều kiện lọc nào thì không tìm kiếm theo điều kiện đó
+ Trường Từ thời gian, Đến thời gian không được để trống.
- Bước 4: Tại màn hình Báo cáo ngày 3G mức vùng toàn mạng: normal-tổng
hợp để thực hiện tìm kiếm, tổng hợp dữ liệu theo khoảng ngày nhập vào trên
form Nhập điều kiện lọc thỏa mãn điều kiện:
+ Từ thời gian: không vượt quá ngày hiện tại
+ Đến thời gian: không vượt quá ngày hiện tại. Khoảng thời gian không vượt
quá 31 ngày
+ Các trường khác hợp lệ
Sau đó, NSD ấn nút , hệ thống sẽ tính toán dữ liệu theo khoảng ngày
theo công thức: SUM các trường dữ liệu thô theo khoảng ngày, các trường tỉ lệ
thì được tính theo công thức tỉ lệ tương ứng.
Với các tiêu chí nhập vào, nếu có dữ liệu sẽ hiển thị thông tin chi tiết trên danh
sách Kết quả tìm kiếm. Thao tác tìm kiếm như sau:
Màn hình Kết quả tìm kiếm
Nếu số lượng bản ghi sau tìm kiếm lớn hơn hoặc bằng 10 bản ghi, tham khảo
chức năng phân trang trong mục 5.2
Lưu ý:
+ Nếu không chọn điều kiện lọc nào thì không tìm kiếm theo điều kiện đó
+ Trường Thời gian không được để trống.
- Bước 5: Tại màn hình Báo cáo ngày 3G mức vùng, toàn mạng: Peak-chi
tiết, để thực hiện tìm kiếm, NSD nhập thông tin cho các trường trên form Nhập
điều kiện lọc thỏa mãn điều kiện:
+ Từ thời gian: không vượt quá ngày hiện tại
+ Đến thời gian: không vượt quá ngày hiện tại. Khoảng thời gian không vượt
quá 31 ngày
+ Vùng: Được load theo khu vực, vùng nào thuộc 2 khu vực trở lên sẽ chỉ hiển
thị khi Khu vực = lựa chọn (tương ứng mức toàn mạng)
+ Các trường khác hợp lệ
Sau đó, NSD ấn nút , hệ thống sẽ tìm kiếm dữ liệu tương ứng với các
tiêu chí nhập vào, nếu có dữ liệu sẽ hiển thị thông tin chi tiết trên danh sách Kết
quả tìm kiếm. Thao tác tìm kiếm như sau:

Màn hình Kết quả tìm kiếm


Nếu số lượng bản ghi sau tìm kiếm lớn hơn hoặc bằng 10 bản ghi, tham khảo
chức năng phân trang trong mục 5.2
Lưu ý:
+ Nếu không chọn điều kiện lọc nào thì không tìm kiếm theo điều kiện đó
+ Trường Từ thời gian, Đến thời gian không được để trống.
- Bước 6: Tại màn hình Báo cáo ngày 3G mức vùng toàn mạng: peak-tổng
hợp để thực hiện tìm kiếm, tổng hợp dữ liệu theo khoảng ngày nhập vào trên
form Nhập điều kiện lọc thỏa mãn điều kiện:
+ Từ thời gian: không vượt quá ngày hiện tại
+ Đến thời gian: không vượt quá ngày hiện tại. Khoảng thời gian không vượt
quá 31 ngày
+ Các trường khác hợp lệ
Sau đó, NSD ấn nút , hệ thống sẽ tính toán dữ liệu theo khoảng ngày
theo công thức: SUM các trường dữ liệu thô theo khoảng ngày, các trường tỉ lệ
thì được tính theo công thức tỉ lệ tương ứng.
Với các tiêu chí nhập vào, nếu có dữ liệu sẽ hiển thị thông tin chi tiết trên danh
sách Kết quả tìm kiếm. Thao tác tìm kiếm như sau:

Màn hình Kết quả tìm kiếm


Nếu số lượng bản ghi sau tìm kiếm lớn hơn hoặc bằng 10 bản ghi, tham khảo
chức năng phân trang trong mục 5.2
Lưu ý:
+ Nếu không chọn điều kiện lọc nào thì không tìm kiếm theo điều kiện đó
+ Trường Thời gian không được để trống.
- Bước 7: Để xuất dữ liệu vừa tìm kiếm được, tham khảo chức năng Xuất file
mục 5.1
24.2 Xuất file và tạo phân trang báo cáo
7.2.1 Chức năng xuất file
Các bước thông thường để xuất file:
- Bước 1: Bấm vào nút trên màn hình.
- Bước 2: chương trình hiển thị popup sau, để tiếp tục tải file, bạn chọn vào
đường link “Click vào đây nếu trình duyệt của bạn không tự động download về”

Màn hình Popup download file


- Bước 3: Sau khi thực hiện bước 2, chương trình hiển thị popup save file như
hình dưới. Để lưu file vào máy tính bạn chọn Save File vào chọn nút ,
hoặc mở trực tiếp nếu chọn Open with.

Lưu ý: Nếu bạn chọn Save File, file excel sẽ lưu vào thư mục download của
trình duyệt filefox.
8.2.2 Chức năng phân trang và hiển thị thông tin các cột trên Grid Danh
sách
Khi số lượng bản ghi trên các màn hình Quản lý danh mục, Báo cáo …
lớn hơn hoặc bằng 10 bản ghi sẽ xuất hiện chức năng phân trang ở Grid Kết quả
tìm kiếm như bên dưới:
Màn hình phân trang các bản ghi + Ẩn/Hiện các trường
Bước 1: Để hiển thị hoặc ẩn đi các trường không cần thiết trên Grid danh sách
Kết quả tìm kiếm, người dùng nhấn icon , hiển thị danh sách các trường trên
màn hình Settings ở trạng thái được kích chọn trên Checkbox:

Nếu không muốn hiển thị trường nào trên Grid danhh sách, chỉ cần bỏ kích chọn
ở các checkbox tương ứng với trường đó, rồi ấn biểu tượng để
lưu kết quả,

Màn hình chức năng Ẩn/Hiện các trường trên Grid danh sách
Bước 2: Để hiển thị số bản ghi trên 1 trang, người dùng nhấn biểu tượng để
tăng hoặc giảm số bản ghi muốn hiển thị hoặc nhập trực tiếp số bản ghi vào
textbox, rồi nhấn chuột trái để kết thúc thao tác, khi đó combox số trang trên
tổng số trang sẽ thay đổi tương ứng với số bản ghi vừa chọn để hiển thị trên 1
trang:

Màn hình Phân trang danh sách

25.Phần mềm cảnh báo sớm CBS


25.1 Hướng dẫn sử dụng phần mềm cảnh báo sớm CBS
8.1.1 Quản lý danh mục nhóm nhận tin nhắn

Màn hình quản lý nhóm nhận tin nhắn


+ Bước 1: Đăng nhập thành công vào hệ thống với vai trò Admin hoặc người
dùng được phân quyền thực hiện các chức năng trong quản lý nhóm nhận tin
nhắn
+ Bước 2: Mở Màn hình quản lý nhóm nhận tin nhắn
Từ menu chính
- Chọn Menu Danh mục cảnh báo sớm
- Chọn quản lý nhóm nhận tin nhắn
Vào màn hình quản lý nhóm nhận tin nhắn
 Thêm mới nhóm nhận tin nhắn

+ Bước 1: Vào màn hình quản lý nhóm nhận tin nhắn


+ Bước 2: Trên màn hình quản lý nhóm nhận tin nhắn, Click Button Thêmà
Chuyển sang màn hình Thêm mới nhóm nhận tin nhắn

Màn hình Thêm mới nhóm nhận tin nhắn


Thực hiện
Trên màn hình Thêm mới:
- Nhập dữ liệu vào các trường
- Chọn nút
Kết quả:
- Nhóm nhận tin nhăn mới được Thêm mới vào hệ thống
Lưu ý :
 Các trường đánh dấu màu đỏ là bắt buộc, nếu để trắng sẽ có hiển thị
thông báo tương ứng
 Tên nhóm không được trùng nhau
 Tìm kiếm nhóm nhận tin nhắn

+ Bước 1: Vào màn hình quản lý nhóm nhận tin nhắn


Thực hiện: Trên màn hình quản lý nhóm nhận tin nhắn
- Nhập các điều kiện Tìm kiếm
- Nhân nút:

Nhập các điều kiện Tìm kiếm


Kết quả: Hệ thống hiển thị tất cả các nhóm nhận tin nhắn thỏa mãn điều kiện
Tìm kiếm
Lưu ý: Trong trường hợp không tìm thấy dữ liệu, hệ thống thông báo
“Không tìm thấy dữ liệu”
 Cập nhật nhóm nhận tin nhắn

Bước 1: Vào màn hình quản lý nhóm nhận tin nhắn


Bước 2: Trên màn hình quản lý nhóm nhận tin nhắn, Chọn một bản ghi, Click

nút và Chuyển sang màn hình Cập nhật nhóm nhận tin nhắn

Màn hình Cập nhật nhóm nhận tin nhắn


Thực hiện:
- Nhập dữ liệu vào các trường
- Clcik nút
Kết quả: Các thông tin chỉnh sửa được lưu lại.
Lưu ý:
 Các trường đánh dấu màu đỏ là bắt buộc, nếu để trắng sẽ có hiển thị
thông báo tương ứng
 Tên nhóm không được trùng nhau
 Xóa nhóm nhận tin nhắn

Thực hiện
Trên màn hình quản lý nhóm nhận tin nhắn
- Chọn checkbox một hoặc nhiều nhóm tham số

Chọn bản ghi để xóa


- Chọn nút
- Form thông báo Xác nhận xóa xuất hiện

Hộp thoại xác nhận xóa trước khi xóa


- Chọn nút
Kết quả:
- Nhóm nhận tin nhắn được xóa khỏi hệ thống
 Thêm người dùng nhận tin nhắn

+ Bước 1: Vào màn hình quản lý nhóm nhận tin nhắn


+ Bước 2: Trên màn hình quản lý nhóm nhận tin nhắn, Click Incon Thêm người
dùng nhận tin nhắn trên grid của nhóm nhận tin nhắn tương ứngà Chuyển sang
màn hình danh sách người nhận tin nhắn
Màn hình danh sách đầu mối
Thực hiện
Trên màn hình Thêm mới:
- Nhập dữ liệu vào các trường
- Chọn nút
- Chọn một hoặc nhiều thuê bao bằng cách tích vào ô vuông
- Clik Thêm
Kết quả:
- Danh sách thuê bao được chọn biến mất trên Grid và được Thêm vào
nhóm tương ứng
Lưu ý :
Thêm theo thuê bao: Những đầu mỗi có cùng số điện thoại thì tất cả các
đầu mối đó bị xóa khỏi danh sách và hiển thị thuê bao bên màn hình danh
sách thuê bao nhận tin nhắn khi chọn 1 đầu mối
 Xem danh sách thuê bao nhận tin nhắn

+ Bước 1: Vào màn hình quản lý nhóm nhận tin nhắn


+ Bước 2: Trên màn hình Danh mục Nhóm tham số, Click Incon Xem trên grid
của Nhóm à Chuyển sang màn hình Xem danh sách thuê bao nhận tin nhắn
trong nhóm
Màn hình danh sách thuê bao nhận tin nhắn theo nhóm
Lưu ý: Trong trường hợp không tìm thấy dữ liệu, hệ thống thông báo
“Không tìm thấy dữ liệu”
 Xóa thuê bao ra khỏi nhóm

+ Bước 1: Vào màn hình quản lý nhóm nhận tin nhắn


+ Bước 2: Trên màn hình quản lý nhóm nhận tin nhắn, Click Incon Xem trên
grid của Nhóm tham số tương ứngà Chuyển sang màn hình Xem danh sách thuê
bao nhận tin nhắn trong nhóm
Thực hiện
Trên màn hình Danh sách thuê bao nhận tin nhắn trong nhóm
- Chọn một hoặc nhiều thuê bao trong danh sách
- Click
Hộp thoại xác nhận xóa trước khi xóa
- Chọn nút
Kết quả:
- Danh sách thuê bao vừa chọn xóa khỏi grid
8.1.2 Giám sát tham số

Màn hình giám sát tham số


+ Bước 1: Đăng nhập thành công vào hệ thống với vai trò Admin hoặc người
dùng được phân quyền thực hiện các chức năng giám sát tham số
+ Bước 2: Mở Màn hình giám sát tham số
Từ menu chính
- Chọn Menu Danh mục cảnh báo sớm
- Chọn Giám sát tham số
Vào màn hình giám sát tham số
+ Bước 3: Tìm kiếm
Thực hiện: Trên màn hình quản lý nhóm nhận tin nhắn
- Nhập tham số cần giám sát
- Nhập thời gian cần Tìm kiếm
- Nhấn nút:

Nhập các điều kiện Tìm kiếm


Kết quả: Hệ thống hiển thị tất cả cánh báo thảo mãn điều kiện tìm kiếm
Lưu ý:
 Trong trường hợp không tìm thấy dữ liệu, hệ thống thông báo “Không
tìm thấy dữ liệu”
 Trường dấu * là trường bắt buộc nhâp: Chọn Tham số cần giám sát
 Hệ thống tự động Tìm kiếm cảnh báo từ ngày hiện tại lùi về 31 ngày
nếu không nhập thời gian Tìm kiếm. Chỉ cho phép Tìm kiếm trong 31
ngày

8.1.3 Thống kê cảnh báo


Màn hình thống kê cảnh báo
+ Bước 1: Đăng nhập thành công vào hệ thống với vai trò Admin hoặc người
dùng được phân quyền thực hiện các chức năng thống kê cảnh báo
+ Bước 2: Mở Màn hình Thống kê cảnh báo
Từ menu chính
- Chọn Menu Danh mục cảnh báo sớm
- Chọn thống kê cảnh báo

Vào màn hình Thống kê cảnh báo


 Tìm kiếm

Thực hiện: Trên màn hình Thống kê cảnh báo


- Nhập điều kiện Tìm kiếm
- Nhập thời gian cần Tìm kiếm
- Nhấn nút:
Nhập các điều kiện Tìm kiếm
Kết quả: Hệ thống hiển thị tất cả cánh báo thảo mãn điều kiện tìm kiếm
Lưu ý:
 Trong trường hợp không tìm thấy dữ liệu, hệ thống thông báo “Không
tìm thấy dữ liệu”
 Hệ thống tự động Tìm kiếm cảnh báo từ ngày hiện tại lùi về 31 ngày
nếu không nhập thời gian Tìm kiếm. Chỉ cho phép Tìm kiếm trong 31
ngày
 Cảnh báo liên quan

+ Bước 1: Vào màn hình Thống kê cảnh báo


+ Bước 2: Trên màn hình Thống kê cảnh báo, Click Incon Cảnh báo liên quan
trên grid của à Chuyển sang màn hình cảnh báo liên quan

e
Màn hình cảnh báo liên quan
- Màn hình này hiển thị Tittle dang: Thông tin cảnh báo liên
quan#Mã cảnh báo trên hệ thống cảu cảnh báo được chọn
- Trên màn hình hiển thị danh sách cảnh báo gốc sinh ra cảnh báo
được chọn
Lưu ý:
 Chỉ hiển thị màn hình này khi số cảnh báo khác 0
 Tích vào checkbox xem chi tiết
 Xem thông tin chi tiết cảnh báo

+ Bước 1: Vào màn hình Thống kê cảnh báo


+ Bước 2: Trên màn hình Thống kê cảnh báo, Click Incon Cảnh báo liên quan
trên grid của à Chuyển sang màn hình cảnh báo liên quan
+ Bước 1: Trên màn hình Cảnh báo liên quan, Click Tên cảnh báoà Chuyển
sang màn hình Thông tin chi tiết cảnh báo: Trên màn hình này, người dùng xem
tất cả thông tin liên quan đến cảnh báo

Màn hình thông tin chi tiết cảnh báo


9.1.9 Giám sát sự kiện
Màn hình giám sát sự kiện
Mục đích: Xuất ra màn hình tất cả cảnh báo xảy ra theo thời gian trên tất cả các
node mạng. Giúp cho người sử dụng theo dõi lịch sử xảy ra cảnh báo
+ Bước 1: Đăng nhập thành công vào hệ thống với vai trò Admin hoặc người
dùng được phân quyền thực hiện các chức năng giám sát sự kiện
+ Bước 2: Mở Màn hình giám sát sự kiện
Từ menu chính
- Chọn Menu Danh mục cảnh báo sớm
- Chọn giám sát sự kiện

Vào màn hình giám sát sự kiện


Thực hiện: Trên màn hình giám sát sự kiện
- Nhập điều kiện Tìm kiếm
- Nhập thời gian cần Tìm kiếm
- Nhấn nút:
Nhập các điều kiện Tìm kiếm
Kết quả: Hệ thống hiển thị tất cả cánh báo thảo mãn điều kiện tìm kiếm
Lưu ý:
 Trong trường hợp không tìm thấy dữ liệu, hệ thống thông báo “Không
tìm thấy dữ liệu”
 Hệ thống tự động Tìm kiếm cảnh báo từ ngày hiện tại lùi về 31 ngày
theo thời gian xảy ra cảnh báo nếu không nhập thời gian Tìm kiếm.
Chỉ cho phép Tìm kiếm trong 31 ngày

25.2 Hướng dẫn giám sát cảnh báo và báo cáo


9.2.1 Giám sát Performance
Mục đích: Chức năng xuất ra màn hình cảnh báo vượt ngưỡng thu được từ các
node mạng trước khi cảnh báo thật xảy ra trên hệ thống

Màn hình giám sát Performance


+ Bước 1: Đăng nhập thành công vào hệ thống với vai trò Admin hoặc người
dùng được phân quyền thực hiện các chức năng giám sát Performance
+ Bước 2: Mở Màn hình giám sát Performance
Từ menu chính
- Chọn Menu Danh mục cảnh báo sớm
- Chọn Giám sát Performance
Vào màn hình giám sát Performance
+ Bước 3: Tìm kiếm
· Thực hiện: Trên màn hình giám sát Performance
- Nhập Performance cần giám sát
- Nhập thời gian cần Tìm kiếm
- Nhấn nút:

Nhập các điều kiện Tìm kiếm


· Kết quả: Hệ thống hiển thị tất cả cánh báo thảo mãn điều kiện tìm kiếm
Lưu ý:
 Trong trường hợp không tìm thấy dữ liệu, hệ thống thông báo “Không
tìm thấy dữ liệu”
 Trường dấu * là trường bắt buộc nhâp: Chọn Performance cần giám
sát
 Hệ thống tự động Tìm kiếm cảnh báo từ ngày hiện tại lùi về 31 ngày
nếu không nhập thời gian Tìm kiếm. Chỉ cho phép Tìm kiếm trong 31
ngày

9.2.2 Giám sát cảnh báo


Mục đích: Chức năng xuất ra màn hình tất cả các cảnh báo về lỗi trên các node
mạng trước khi cảnh báo thật xảy ra trên hệ thống
Màn hình giám sát cảnh báo
+ Bước 1: Đăng nhập thành công vào hệ thống với vai trò Admin hoặc người
dùng được phân quyền thực hiện các chức năng giám sát cảnh báo
+ Bước 2: Mở Màn hình giám sát cảnh báo
Từ menu chính
- Chọn Menu Danh mục cảnh báo sớm
- Chọn giám sát cảnh báo

Vào màn hình giám sát cảnh báo


 Tìm kiếm

Chức năng có 2 chế độ Tìm kiếm: Tìm kiếm thường và Tìm kiếm nâng cao.
Tích chọn Tìm kiếm nâng caoà Chuyển sang chế độ Tìm kiếm nâng cao thêm
các trường Tìm kiếm
· Thực hiện: Trên màn hình giám sát cảnh báo
- Nhập điều kiện Tìm kiếm
- Nhập thời gian cần Tìm kiếm
- Nhấn nút:
Nhập các điều kiện Tìm kiếm
· Kết quả: Hệ thống hiển thị tất cả cánh báo thảo mãn điều kiện tìm kiếm
Lưu ý:
 Trong trường hợp không tìm thấy dữ liệu, hệ thống thông báo “Không
tìm thấy dữ liệu”
 Hệ thống tự động Tìm kiếm cảnh báo từ ngày hiện tại lùi về 31 ngày
nếu không nhập thời gian Tìm kiếm. Chỉ cho phép Tìm kiếm trong 31
ngày
 Cảnh báo lặp

Mục đích: Hiển thị số lần xuất hiện cảnh báo này trên node mạng
+ Bước 1: Vào màn hình giám sát cảnh báo
+ Bước 2: Trên màn hình giám sát cảnh báo, Click Incon Cảnh báo lặp trên grid
à Chuyển sang màn hình cảnh báo lặp
Màn hình cảnh báo lặp
- Màn hình này hiển thị Tittle dang: Chi tiết cảnh báo lặp [node
mang]
- Trên màn hình hiển thị thời gian xuất hiện cảnh báo trên node
mạng
 Cảnh báo liên quan

+ Bước 1: Vào màn hình giám sát cảnh báo


+ Bước 2: Trên màn hình giám sát cảnh báo, Click Incon Cảnh báo lặp trên grid
của à Chuyển sang màn hình cảnh báo lặp
+ Bước 3: Trên màn hình chi tiết cảnh báo lặp, Click Icon cảnh báo liên quanà
Chuyển sang màn hình cảnh báo liên quan

Màn hình cảnh báo liên quan


- Màn hình này hiển thị Tittle dạng: Thông tin cảnh báo liên quan
- Trên màn hình hiển thị danh sách cảnh báo gốc sinh ra cảnh báo
được chọn
Lưu ý:
 Chỉ hiển thị màn hình này khi số cảnh báo khác 0
 Và Tích vào checkbox xem chi tiết
 Xem thông tin chi tiết cảnh báo

+ Bước 1: Vào màn hình giám sát cảnh báo


+ Bước 2: Trên màn hình giám sát cảnh báo, Click Incon tên cảnh báo trên grid
của à Chuyển sang màn hình xem thông tin chi tiết danh mục cảnh báo

Màn hình thông tin chi tiết cảnh báo


 Chức năng Clear Cảnh báo

- Clear cảnh báo đơn lẻ

Nút Clear cảnh báo đơn lẻ


+ Bước 1: Vào màn hình giám sát cảnh báo
+ Bước 2: Trên màn hình giám sát cảnh báo, Click Incon trên grid của
+ Bước 3: Click đồng ý:

Màn hình xác nhận đồng ý Clear cảnh báo


+ Kết quả: Cảnh báo được chọn được Clear và không hiển thị trên Grid
- Clear Group

Nút Clear cảnh báo theo nhóm


+ Bước 1: Vào màn hình giám sát cảnh báo
+ Bước 2: Trên màn hình giám sát cảnh báo, Tích chọn ô check box trên màn
hình
+ Bước 3: Click Button:
+ Bước 5: Clcik OK

Màn hình xác nhận đồng ý Clear cảnh báo


+ Kết quả: Cảnh báo được chọn được Clear và không hiển thị trên Grid. Grid
reload lại
 Chức năng Chuyển tiếp

+ Bước 1: Vào màn hình giám sát cảnh báo


+ Bước 2: Trên màn hình giám sát cảnh báo, Click Button Chuyển tiếp
và Chuyển sang màn hình chuyển tiếp cảnh báo
Màn hình chuyển tiếp cảnh báo
Thực hiện :
- Chọn ít nhất 1 cảnh báo
- Click button

Vào màn hình chuyển tiếp cảnh báo


Trên màn hình Chuyển tiếp:
- Nhập dữ liệu vào các trường
- Có 2 hệ thống để chuyển tiếp là NOCPRO và NTMS, khi chọn hệ
thống nào sẽ hiển thị các trường tương ứng với mỗi hệ thống
- Chọn chuyển tiếp
8.2.1 Biểu đồ thống kê
Mục đích: Chức năng vẽ biểu đồ thống kê performance theo mức giờ.
Chọn biểu đồ thống kê từ menu
+ Bước 1: Đăng nhập thành công vào hệ thống với vai trò Admin hoặc người
dùng được phân quyền thực hiện các chức năng biểu đồ thống kê.
+ Bước 2: Mở Màn hình Biểu đồ thống kê.

Màn hình biểu đồ thống kê


 Chức năng Tìm kiếm

Thực hiện: Trên màn hình Biểu đồ Thống kê


- Nhập điều kiện bắt buộc để Tìm kiếm
- Nhập thời gian cần Tìm kiếm
- Nhấn nút:
Nhập các điều kiện tìm kiếm
Kết quả: Hệ thống hiển thị tất cả cánh báo thảo mãn điều kiện tìm kiếm
Lưu ý:
 Trong trường hợp không tìm thấy dữ liệu, hệ thống Hiển thị như trên
hình giải thích ý nghĩa các màu hiển thị trên biểu đồ
 Hệ thống tự động Tìm kiếm cảnh báo từ ngày hiện tại lùi về 31 ngày
nếu không nhập thời gian Tìm kiếm. Chỉ cho phép Tìm kiếm trong 31
ngày

8.2.2 Lịch sử cảnh báo


Mục đích: Chức năng tìm kiếm lịch sử tất cả các cảnh báo ở trạng thái đóng và
xuất file báo cáo

Màn hình lịch sử cảnh báo


+ Bước 1: Đăng nhập thành công vào hệ thống với vai trò Admin hoặc người
dùng được phân quyền thực hiện các chức năng giám sát cảnh báo
+ Bước 2: Mở màn hình lịch sử cảnh báo
Từ menu chính
- Chọn Menu Danh mục cảnh báo sớm
- Chọn lịch sử cảnh báo

Vào Màn hình lịch sử cảnh báo


 Tìm kiếm lịch sử cảnh báo

Chức năng có 2 chế độ Tìm kiếm: Tìm kiếm thường và Tìm kiếm nâng cao.
Tích chọn Tìm kiếm nâng caoà Chuyển sang chế độ Tìm kiếm nâng cao thêm
các trường Tìm kiếm
Thực hiện: Trên màn hình lịch sử cảnh báo
- Nhập điều kiện Tìm kiếm
- Nhập thời gian cần Tìm kiếm
- Nhấn nút:

Nhập điều kiện tìm kiếm


Kết quả: Hệ thống hiển thị tất cả cảnh báo thỏa mãn điều kiện tìm kiếm
Lưu ý:
 Trong trường hợp không tìm thấy dữ liệu, hệ thống thông báo “Không tìm
thấy dữ liệu”
 Hệ thống tự động Tìm kiếm cảnh báo từ ngày hiện tại lùi về 31 ngày nếu
không nhập thời gian Tìm kiếm. Chỉ cho phép Tìm kiếm trong 31 ngày.

26.Phần mềm quản lý phản ánh khách hàng (NTMS)


26.1 Cấu trúc của hệ thống.

26.2 Hướng dẫn sử dụng các chức năng


9.2.1 Đăng nhập/đăng xuất khỏi hệ thống
 Đăng nhập
- Tất cả NSD muốn sử dụng các chức năng của hệ thống bắt buộc phải đăng
nhập bằng tài khoản tương ứng với quyền của mình (call center, NOC, kỹ
thuật).
- NSD nhập thông tin đăng nhập gồm: Tên đăng nhập, mật khẩu; sau đó nhấn
đăng nhập.

Màn hình đăng nhập


- Hệ thống sẽ tự động chuyển vào màn hình trang chủ: Hiển thị thông tin sự cố
thống kê theo đơn vị của người đăng nhập, thông tin sự cố theo nhân viên
đăng nhập.

Màn hình trang chủ


Lưu ý: Nếu nhập sai mật khẩu quá 5 lần hệ thống sẽ khóa tài khoản, khi đó cần
liên hệ admin để mở khóa.
 Đăng xuất
- Muốn đăng xuất khỏi hệ thống NSD nhấn thoát.

Màn hình đăng xuất khỏi hệ thống


9.2.2 Quản lý Sự cố
 Quản lý ticket
 Tìm kiếm sự c
Bước 1: Đăng nhập với vài trò là đơn vị/người xử lý có quyền tạo, xử lý
sự cố hoặc đơn vị được gán quyền trên chức năng quản lý sự cố.
Bước 2: Trên thanh menu chọn menu sự cố/quản lý ticket.

Chọn chức năng quản lý ticket trên module sự cố

Màn hình tìm kiếm ticket


Bước 3: NSD nhập các thông tin tìm kiếm theo các tiêu chí có trên màn
hình tìm kiếm như: Mảng sự cố, mã ticket, tên ticket, trạng thái, loại sự
cố, nhóm sự cố, mức ticket, đơn vị chịu trách nhiệm, mô tả….kết thúc
bằng cách nhấn . Danh sách kết quả được hiển thị dưới màn hình
kết quả tìm kiếm nếu tìm kiếm theo sự cố nhận được. Nếu muốn tìm kiếm
theo sự cố gửi đi, sự cố kiểm tra thì thao tác tương tự như khi tìm kiếm
với sự cố nhận được, chỉ khác là chuyển focus của tab sang tab cần tìm
kiếm.
Lưu ý:
- Trên màn hình mặc định không chọn tiêu chí nào nhấn để tìm kiếm
tất cả các ticket.
- Ngoài các thông tin tìm kiếm cơ bản thì NSD có thể tìm kiếm nâng cao bằng
việc click vào khung tìm kiếm nâng cao, nhập các thông tin cần tìm kiếm
chọn dữ liệu được hiển thị trên kết quả tìm kiếm (tab sự cố nhận
được, sự cố gửi đi, sự cố kiểm tra).
- Được phép tìm kiếm theo nhiều trạng thái cùng một lúc bằng việc chọn vào
các check box trạng thái trong khung nhập điều kiện lọc dữ liệu.
- Thực hiện phân trang kết quả tìm kiếm 40 dòng/trang.
- Mảng sự cố:
o Nếu NSD đăng nhập được gán duy nhất 1 mảng sự cố ở chức năng
quản lý người dùng thì ở chức năng tìm kiếm mảng sự cố sẽ bị ẩn đi.
Mặc định là người dùng đăng nhập sẽ thao tác với mảng sự cố đó.
o Nếu NSD đăng nhập được gán nhiều mảng sự cố ở chức năng quản lý
người dùng thì ở chức năng tìm kiếm mảng sự cố sẽ hiển thị nhiều
mảng sự cố, cho phép người dùng chọn mảng sự cố cần tìm kiếm.
- Nhóm sự cố: Chọn loại sự cố, nhóm sự cố tương ứng với loại sự cố được
hiển thị. Khi chọn tìm kiếm, nếu chỉ chọn loại sự cố mà không chọn nhóm sự
cố thì vẫn tìm kiếm tất cả các sự cố thuộc về các nhóm sự cố con các cấp của
loại sự cố đã chọn.
- Đơn vị xử lý: Mặc định đơn vị xử lý sẽ được load theo NSD đăng nhập vào hệ
thống.
- Thời gian từ, thời gian đến: Mặc định thời gian sẽ được hiển thị trong vòng 1
tháng.
- Trạng thái: Mặc định trạng thái giao việc đến, đang xử lý sẽ được check chọn
khi hiển thị chức năng.
- Tab sự cố nhận được: Mặc định khi hiển thị chức năng tìm kiếm focus sẽ ở
tab sự cố nhận được và hiển thị toàn bộ các sự cố mà người dùng nhận được
từ đơn vị/người xử lý giao cho.
- Tab sự cố gửi đi: Hiển thị toàn bộ sự cố mà người dùng đăng nhập tạo ra và
giao việc cho đơn vị/người xử lý được giao việc.
- Tab sự cố kiểm tra: Hiển thị toàn bộ sự cố của người dùng đăng nhập có
quyền kiểm tra (khi sự cố đã hoàn thành hoặc tạm đóng).
- Sắp xếp dữ liệu trên “Grid”:
o Sắp xếp theo trạng thái: Xuất lại  từ chối  giao việc đến  đang xử lý.
o Sắp xếp theo loại lỗi: Chất lượng mạng vip/đơn lẻ vip/hàng loạt/chất lượng
mạng thường/đơn lẻ thường/sự cố NTMS.
o Các ticket được chuyển lại lần 2, 3 được ưu tiên đẩy lên trên để được các
đơn vị liên quan ưu tiên xử lý trước.
o Ticket có thời gian sắp quá hạn được đẩy lên trước đối với các ticket
chuyển lần 1.
o Bôi màu: Bôi màu đỏ, để icon nháy ở mã ticket với các sự cố quá hạn.
- Loại lỗi: Bao gồm các loại sau:
o Sự cố chất lượng mạng VIP.
o Sự cố chất lượng mạng thường.
o Sự cố hàng loạt.
o Sự cố đơn lẻ VIP.
o Sự cố đơn lẻ thường.
o Sự cố trên NTMS.
- Cột Thời gian còn lại:
o Nếu trạng thái: 'CLOSED' hoặc 'COMPLETED' hoặc 'DELAY' thì mục
hiển thị/thời gian cho phép để trống thời gian còn lại.
o Thời gian còn lại/tổng thời gian cho phép: Tổng thời gian cho phép là thời
gian khi giao việc, đơn vị giao nhập vào  quy ra giờ.
- Tổng thời gian xử lý:
o Nếu ticket hàng loạt tạo từ CC: Tổng thời gian xử lý = thời gian xử lý lỗi
hàng loạt (định nghĩa trên nhóm sự cố).
o Nếu ticket đơn lẻ tạo từ CC:
o Nếu đơn lẻ vip: Tổng thời gian xử lý = thời gian xử lý lỗi đơn lẻ vip (định
nghĩa trên nhóm sự cố).
o Nếu đơn lẻ thường: Tổng thời gian xử lý = thời gian xử lý lỗi đơn lẻ
thường (định nghĩa trên nhóm sự cố).
o Nếu ticket chất lượng mạng tạo từ CC:
Nếu chất lượng mạng vip: Tổng thời gian xử lý = thời gian xử lý lỗi chất
lượng mạng vip (định nghĩa trên nhóm sự cố).
Nếu chất lượng mạng thường:Tổng thời gian xử lý = thời gian xử lý lỗi
chất lượng mạng thường (định nghĩa trên nhóm sự cố).
o Nếu ticket tạo từ CC và bị CC từ chối (xuất lại) thì tổng thời gian xử lý
được tính: Nếu xuất lại lần nào thì lấy thời gian tương ứng của loại lỗi và
lần xuất lại tương ứng trong nhóm sự cố.
o Nếu ticket tạo từ NTMS: Tổng thời gian xử lý = thời gian xử lý lỗi kỹ thuật
(định nghĩa trên nhóm sự cố).
- Thời gian còn lại = tổng thời gian cho phép - thời gian đã qua.
- Nếu quá hạn thì thời gian còn lại là âm, đặt dấu ‘-’ trước thời gian quá
hạn/tổng thời gian xử lý.
- Ví vụ minh họa:
o Nếu khung làm việc với nhóm sự cố là X giờ đến Y giờ. Nguyên tắc tính
thời gian còn lại:
 Nếu sự cố được tạo trong khoảng thời gian nhân viên kỹ thuật (NVKT)
đang nghỉ (tức ngoài khoảng X  Y: Trước X và sau hoặc bằng Y) thì
không tính thời gian nghỉ là thời gian trôi qua.
 Nếu sự cố được tạo trong khoảng thời gian NVKT đang nghỉ (tức trong
khoảng X  Y: Sau hoặc bằng X và trước Y) thì tính thời gian nghỉ là
thời gian trôi qua.
 Giả sử: Khung làm việc là 8h-17h30. Sự cố thuộc nhóm qui định xử lý
trong 2h.
o Nếu sự cố tạo lúc 9h sáng và 10h sáng nhân viên kỹ thuật vào thì thời gian
còn lại là: 2-(10-9) = 1h.
o Nếu sự cố tạo lúc 9h tối, và 10h sáng nhân viên kỹ thuật vào thì thời gian
còn lại là: 2-(10-8) = 0h.
o Nếu sự cố tạo lúc 16h30, và 10h sáng nhân viên kỹ thuật vào thì thời gian
còn lại là: 2-(10-8 + 12 + 17h30-16h30) = -13h.
 Xem thông tin lịch sử tác động
Bước 1: Đăng nhập với vai trò là đơn vị/người xử lý có quyền tạo, xử lý sự cố
hoặc đơn vị được gán quyền trên chức năng quản lý sự cố.
Bước 2: Trên thanh menu chọn menu sự cố/quản lý ticket.

Chọn chức năng quản lý ticket trên module sự cố


Bước 3: Trên màn hình kết quả tìm kiếm click vào biểu tượng => chức
năng xem lịch sử tác động sự cố hiển thị.

Xem thông tin lịch sử tác động


 Xử lý ticket
 Cập nhật ticket
Bước 1: Đăng nhập vai trò xử lý ticket hoặc đơn vị con trực thuộc hoặc các
đơn vị có trong luồng xử lý ticket.
Bước 2: Trên menu sự cố chọn quản lý ticket.

Màn hình chọn quản lý ticket

Màn hình kết quả tìm kiếm ticket hiển thị


Bước 3: Trên màn hình quản lý ticket, chọn ticket có trạng thái giao việc
đến, đang xử lý click vào thông tin cột mã ticket.

Chọn ticket để xử lý

Màn hình xử lý ticket hiển thị


Bước 4: NSD có thể thay đổi thông tin của ticket bằng cách nhập dữ liệu vào
các tab sau:
o Tab thông tin cơ bản: Các trường ở tab thông tin cơ bản sẽ không cho phép
nhập.
 Trường mô tả: Cho phép nhập dữ liệu, nếu sự cố xuất phát từ bên CC thì
trường mô tả sẽ hiển thị dữ liệu từ bên CC đẩy sang.
 Trường số điện thoại: Với sự cố bên CC đẩy sang thì sẽ hiển thị số điện
thoại nếu như bên CC có nhập số điện thoại.
 Trường ghi chú: Hiển thị dữ liệu được nhập ở chức năng kiểm tra sự cố
giao việc khi chức năng này nhập ghi chú.
 Trường nguyên nhân lỗi chi tiết: Hiển thị dữ liệu khi nhập ở tab xử lý, khi
hoàn thành sự cố, khi tạm đóng sự cố.
 Trường quá trình xử lý: Hiển thị dữ liệu khi được nhập ở tab xử lý.
 Thời gian hoàn thành: Hiển thị thời gian hoàn thành khi sự cố được hoàn
thành.
o Tab xử lý:
 NSD nhập các thông tin chung như thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc,
nhóm nguyên nhân gốc, nguyên nhân sơ bộ, nhóm nguyên nhân lỗi CC
(với sự cố bên CC đẩy sang sẽ hiển thị dữ liệu trường này), mức độ, hiện
tượng sự cố, kho vật tư (với sự cố vô tuyến thì trường kho vật tư không
chọn), nhập quá trình xử lý, nguyên nhân lỗi chi tiết, giải pháp.

Màn hình tab xử lý


Lưu ý: Với các trường nhập quá trình xử lý, nguyên nhân lỗi chi tiết khi nhập
dữ liệu thì sẽ được hiển thị ở tab thông tin cơ bản tương ứng với các trường quá
trình xử lý, nguyên nhân lỗi chi tiết. Với trường giải pháp khi nhập dữ liệu thì sẽ
được hiển thị ở chức năng xem thông tin giải pháp. Với trường mã vùng lõm,
khi hoàn thành sự cố thì mã vùng lõm sẽ được hiển thị ở đây.
o Tab “Đơn vị/người xử lý”:
Hiển thị danh sách các đơn vị/người xử lý sẽ tham gia vào xử lý ticket.

Danh sách đơn vị/người xử lý tham gia xử lý ticket


o Tab “Đơn vị/người chịu trách nhiệm”:
 Là người chịu trách nhiệm trước sự cố, NSD có thể thêm mới đơn
vị/người xử lý chịu trách nhiệm cho sự cố bằng cách chọn
nếu như muốn thêm đơn vị chịu trách nhiệm
 Nếu muốn thêm người chịu trách nhiệm chọn
để thêm người chịu trách nhiệm.
 Nếu không muốn chọn đơn vị/người chịu trách nhiệm thì chọn
bản ghi sẽ được loại bỏ khỏi grid.
Lưu ý: Thao tác thêm mới đơn vị/người chịu trách nhiệm tương tự như thao tác
thêm mới ở tab đơn vị/người xử lý (đã nói ở phía trên).

Danh sách đơn vị/người chịu trách nhiệm


o Tab “Tài liệu đính kèm”: Cho phép người dùng thêm các tài liệu đính kèm.
Danh sách tài liệu đính kèm
 Thao tác upload tài liệu đính kèm thao khảo chức năng 5.1.upload file của
phần phụ lục.
 Loại bỏ file đính kèm: Tick vào checkbox của bản ghi hiển thị trên grid,
chọn file đính kèm.
Bước 5: Sau khi cập nhật các thông tin cần thiết chọn để hoàn thành
việc cập nhật thông tin.
Sau khi cập nhật ticket nếu ticket ở trạng thái “Giao việc đến” sẽ chuyển về
“Đang xử lý” (tương đương với INPROCESSING).
Lưu ý:
o NSD thuộc các đơn vị có trong luồng xử lý ticket đều được quyền cập nhật
thông tin ticket ở màn hình “Xử lý ticket”.
o Tài liệu đính kèm: Hệ thống chỉ cho phép đính kèm các file có định dạng
sau: Office (.doc, .docx, .xls, .xlsx, .ppt, .pptx), pdf, txt, jpg, rar, zip.
o Nếu file đính kèm không thuộc các định dạng trên thì hệ thống sẽ thông
báo “Tài liệu đính kèm không đúng định dạng” khi nhấn cập nhật, hệ thống
cũng không thực hiện cập nhật lại thông tin của ticket.
o Để đóng form xử lý ticket chọn .
 Xem thông tin giải pháp
Bước 1: Thao tác như chức năng cập nhật ticket.
Bước 2: Trên màn hình “Xử lý ticket” tại tab thông tin cơ bản nhấn xem
thông tin giải pháp, màn hình xem thông tin giải pháp hiển thị.

Xem danh sách khiếu nại


 Xem thông tin lịch sử tác động
Bước 1: Thao tác tương tự như chức năng cập nhật ticket.
Bước 2: Tại màn hình xử lý ticket, tab thông tin cơ bản, nhấn xem thông tin
lịch sử tác động, màn hình xem thông tin lịch sử tác động hiển thị.

Xem thông tin lịch sử tác động


 Hoàn thành sự cố
Bước 1: Thao tác thực hiện tương tự chức năng cập nhật ticket.
Bước 2: Trên màn hình kết quả tìm kiếm, nhấn vào 1 mã ticket, màn hình xử
lý ticket hiển thị.
Màn hình xử lý ticket
Bước 3: Trên màn hình xử lý ticket, nhấn màn hình hoàn thành
sự cố hiển thị.

Màn hình hoàn thành sự cố


Bước 4: Trên màn hình hoàn thành sự cố nhập các thông tin thời gian bắt đầu,
thời gian kết thúc, nhóm nguyên nhân gốc, nhóm nguyên nhân lỗi từ TT
CSKH, kinh độ khách hàng, vĩ độ khách hàng, mã vùng lõm, nguyên nhân lỗi
chi tiết, giải pháp.
Bước 5: Sau khi nhập đầy đủ các thông tin cần thiết, nhấn để xác
nhận việc hoàn thành sự cố.
Lưu ý:
- Các trường có dấu là trường bắt buộc nhập dữ liệu, nếu không nhập các
trường này sẽ hiển thị thông báo tương ứng.
- Tùy thuộc vào ticket được giao theo chế độ nào mà trạng thái của ticket và
luồng xử lý ticket sau đó khác nhau.
o Nếu ticket được giao có check: Ticket được chuyển về đơn vị/người giao
việc trực tiếp để kiểm tra và trạng thái của ticket là hoàn thành-chưa check.
o Nếu ticket chỉ được giao forward: Ticket được tự động xác nhận và chuyển
lên đơn vị/người giao mức cao hơn, và tiếp tục chuyển lên cho đến khi gặp
đơn vị/người giao có check hoặc đơn vị/người tạo ticket, trạng thái của
ticket là hoàn thành.
o Nếu trong luồng giao việc có cả giao có check và giao forward: Khi đơn
vị/người xử lý hoàn thành, đơn vị/người giao có check chưa xác nhận thì
trạng thái của ticket là hoàn thành-chưa check.
o Kinh độ khách hàng, vĩ độ khách hàng là bắt buộc nhập nếu loại sự cố là sự
cố chất lượng mạng 2G, 3G.
o Mã vùng lõm chỉ nhập với các sự cố thuộc sự cố chất lượng mạng có liên
quan đến vùng lõm.
 Tạm đóng sự cố
Bước 1: Thao tác tương tự chức năng “Cập nhật ticket”.
Bước 2: Trên màn hình kết quả tìm kiếm, nhấn vào 1 mã ticket, màn hình xử lý
ticket hiển thị.

Màn hình xử lý ticket


Bước 3: Trên màn hình “Xử lý ticket”, nhấn màn hình tạm đóng sự
cố hiển thị.
Màn hình tạm đóng ticket
Bước 4: Trên màn hình tạm đóng sự cố có 2 loại tạm đóng:
o Loại tạm đóng: Khách hàng hẹn thì sự cố chất lượng mạng sẽ tạm đóng
như những sự cố thường  không thực hiện gửi sự cố sang thiết kế tối ưu.
o Loại tạm đóng: Kỹ thuật hẹn thì sự cố sẽ được chuyển sang bên thiết kế tối
ưu xử lý liên quan đến vùng lõm.

Bước 5: Lấy thông tin vùng lõm.


Để lấy mã vùng lõm phục vụ cho việc tạm đóng sự cố liên quan đến sự cố chất
lượng mạng thì đơn vị/người xử lý thực hiện thao tác sau:
o Nhập vào cell phục vụ: Trên màn hình tạm đóng sự cố đơn vị/người xử lý
nhấn vào nút màn hình chọn cell phục vụ cho hệ thống
hiển thị. Trên màn hình chọn cell phục vụ đơn vị/người xử lý thực hiện
nhập vào thông tin để tìm kiếm, dữ liệu được hiển thị ở grid kết quả tìm
kiếm. Đơn vị/người xử lý tick vào checkbox hiển thị trên grid sau đó nhấn
dữ liệu được chuyển sang grid danh sách cell đã chọn. Thực
hiện nhấn để hoàn tất việc chọn cell phục vụ cho sự cố.

Chọn thành công: Cell phục vụ vừa chọn được hiển thị trên trường
Sau đó thực hiện nhấn send TKTU => gửi thành công sự cố sang TKTU để lấy
về thông tin vùng lõm.

Hệ thống NTMS gửi thành công, hệ thống TKTU sẽ trả về cho NTMS mã vùng
lõm, thông tin về mã vùng lõm.

Để xem thông tin về mã vùng lõm đơn vị/người xử lý nhấn vào link ,
màn hình thông tin vùng lõm hiển thị cho phép xem giải pháp khắc phục mà bên
TKTU đưa ra để xử lý sự cố và thời gian dự kiến xử lý sự cố. Bên hệ thống
NTMS có thể lấy thời gian dự kiến hoàn thành bên TKTU để làm thời gian hẹn
cho sự cố hoặc có thể sửa lại thời gian hẹn theo ý muốn bên NTMS.
Bước 6: Thực hiện tạm đóng sự cố sau khi có mã vùng lõm
Trên màn hình tạm đóng sự cố đơn vị/người xử lý nhập các thông tin loại tạm
đóng, thời gian hẹn, mã vùng lõm, giải pháp, nguyên nhân lỗi chi tiết, cell phục
vụ… sau đó chọn hệ thống hiển thị thông báo tạm đóng sự cố thành
công. Sự cố chuyển từ trạng thái đang xử lý sang tạm đóng (nếu sự cố giao việc
là kiểm tra sau khi thực hiện thì trạng thái sự cố là tạm đóng chưa check).
Bước 7: Hoàn thành tạm đóng sự cố.
 Tạm đóng sự cố kỹ thuật hẹn, sau khoảng thời gian hẹn hệ thống sẽ tự
động chuyển từ trạng thái tạm đóng sang trạng thái đang xử lý đơn
vị/người xử lý thực hiện hoàn thành sự cố.
 Đăng nhập vai trò xử lý ticket hoặc đơn vị con trực thuộc hoặc các đơn vị
có trong luồng xử lý ticket.
 Trên màn hình hệ thống chọn chức năng “Quản lý ticket”.

Màn hình quản lý ticket hiển thị.


o Trên màn hình quản lý ticket, đơn vị/người xử lý đăng nhập nhấn vào link
hiển thị ở cột mã ticket, màn hình xử lý ticket hiển thị.

o Trên màn hình xử lý ticket đơn vị/người xử lý nhấn nút màn


hình hoàn thành sự cố hiển thị.

o Trên màn hình hoàn thành sự cố đơn vị/người xử lý nhập các thông tin như
thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc, nhóm nguyên nhân lỗi từ TT CSKH,
kinh độ khách hàng, vĩ độ khách hàng, nguyên nhân lỗi chi tiết, giải pháp…
sau đó chọn hệ thống hiển thị hoàn thành sự cố thành công
Chú ý:
- Khi hoàn thành sự cố nếu mã vùng lõm chưa được phê duyệt thoát lõm bên
hệ thống TKTƯ thì không cho phép hoàn thành sự cố. Hệ thống sẽ có thông
báo lỗi tương ứng.
- Mã vùng lõm được gửi sang hệ thống CC khi sự cố được hoàn thành.
 Kiểm tra sự cố giao việc
Bước 1: Đăng nhập với vai trò có quyền kiểm tra sự cố, xác nhận hoàn thành
sự cố.
Bước 2: Trên menu sự cố chọn quản lý ticket.

Chọn quản lý ticket


Bước 3: Màn hình tìm kiếm hiển thị, chọn tab sự cố cần kiểm tra.

Màn hình tìm kiếm tab sự cố cần kiểm tra


Bước 4: Tick chọn vào link mã ticket, màn hình xử lý ticket hiển thị.

Màn hình xem ticket


Bước 5: Chọn màn hình kiểm tra sự cố hiển thị.
Màn hình kiểm tra sự cố
Bước 6: NSD nhập các thông tin như kết quả kiểm tra, hướng xử lý tiếp, chế
độ giao việc, thời gian xử lý, kiểu thời gian, chọn đơn vị/người xử lý, ghi chú.
o Nếu đơn vị/người kiểm tra sự cố chọn kết quả kiểm tra = không đạt, nhập
ghi chú và nhấn hoàn thành việc kiểm tra sự cố. Sự cố có trạng
thái là hoàn thành-chưa check sẽ chuyển sang trạng thái hoàn thành, sự cố
có trạng thái là tạm đóng-chưa check sẽ chuyển sang trạng thái tạm đóng.
o Nếu đơn vị/người xử lý kiểm tra sự cố chọn kết quả kiểm tra = đạt thì sẽ
chọn hướng xử lý tiếp theo.

Màn hình kiểm tra sự cố xác nhận đạt


o Giao cho đơn vị/người khác xử lý: Đơn vị/người kiểm tra sự cố sẽ chọn
đơn vị/người xử lý khác để giao việc bằng cách click chọn
ở grid danh sách đơn vị/người xử lý, màn hình chọn đơn vị hiển thị (thao
tác với chức năng chọn đơn vị tham khảo phần phụ lục, chức năng chọn
đơn vị) cho phép chọn đơn vị giao việc.
 Hoặc nếu giao trực tiếp cho người xử lý thì chọn sự cố
sẽ được giao trực tiếp cho người xử lý.
 Nếu người sử dụng không muốn giao việc cho đơn vị/người đã chọn hiển
thị trên grid thì tick vào checkbox của bản ghi và nhấn đơn
vị/người được giao việc sẽ bị loại bỏ.

Màn hình kiểm tra sự cố giao việc


o Tự xử lý: Đơn vị/người xử lý vào kiểm tra sự cố đánh giá đơn vị/người xử
lý hoàn thành sự cố là không đạt và chọn hướng xử lý tiếp = tự xử lý, sự cố
sẽ không giao cho đơn vị/người xử lý mà trực tiếp đơn vị/người vào kiểm
tra sự cố đó sẽ xử lý sự cố. Khi đó trạng thái của đơn vị/người vào kiểm tra
sự cố sẽ có trạng thái là ASSIGNED, đơn vị/người hoàn thành sự cố sẽ có
trạng thái REJECTED_RESULT.
o Xử lý lại: Đơn vị/người xử lý vào kiểm tra sự cố đánh giá đơn vị/người xử
lý hoàn thành sự cố là không đạt và chọn hướng xử lý tiếp = xử lý lại, đơn
vị/người vào hoàn thành sự cố trước đó sẽ được giao việc lại. Khi đó đơn
vị/người xử lý được giao việc lại sẽ có trạng thái là ASSIGNED.
Lưu ý:
- Các trường có dấu là yêu cầu bắt buộc nhập, nếu không nhập hệ thống sẽ
có thông báo tương ứng.
- Khi chọn hướng xử lý tiếp là giao cho đơn vị khác xử lý thì n số lần giao lại
sẽ có n bản ghi tương ứng với đơn vị/người xử lý được tạo ra.
- Cho phép giao việc lại cho đơn vị/người đã bị từ chối kết quả hoàn thành.
o Ví dụ: A giao việc cho B, B giao việc có check cho C, C hoàn thành, B vào
kiểm tra xác nhận không đạt và giao việc có check cho D xử lý, D hoàn
thành, B vào kiểm tra xác nhận không đạt, B giao việc lại cho C => quá
trình C thực hiện hoàn thành sự cố bình thường.

27. Phần mềm quản lý vùng lõm


10.1 Chức năng quản lý cơ sở vùng lõm
Đối tượng sử
STT Chức năng Mô tả
dụng
Đối tượng sử
STT Chức năng Mô tả
dụng
Cho phép NSD Thêm mới/Cập Admin, User được
Quản lý cell nghi
1 nhật/Import / Tìm kiếm/Giao việc/Kiểm cấp quyền.
ngờ lõm
tra CELL nghi ngờ lõm
Cho phép NSD: Admin, User được
+ Nhận ticket từ NTMS cấp quyền.
Quản lý ticket
2 + Tìm kiếm ticket
nghi ngờ lõm
+ Giao việc xử lý ticket
+ Xử lý ticket nghi ngờ lõm
Thêm mới vùng Admin, User được
3 Cho phép NSD thêm mới vùng lõm.
lõm cấp quyền.
Cập nhật vùng Admin, User được
4 Cho phép NSD cập nhật vùng lõm.
lõm cấp quyền.
Admin, User được
5 Xóa vùng lõm Cho phép NSD xóa vùng lõm.
cấp quyền.
Xem thông tin Admin, User được
6 Cho phép NSD xem thông tin vùng lõm.
vùng lõm cấp quyền.
Thêm vùng lõm Cho phép NSD thêm vùng lõm vào kế Admin, User được
7
vào kế hoạch xử lý hoạch xử lý. cấp quyền.
Xem kế hoạch xử Admin, User được
Cho phép NSD xem kế hoạch xử lý vùng
8 lý vùng lõm trong cấp quyền.
lõm trong tháng.
tháng
Loại vùng lõm Admin, User được
Cho phép NSD loại vùng lõm khỏi kế
9 khỏi kế hoạch xử cấp quyền.
hoạch xử lý.

Thêm giải pháp xử Cho phép NSD thêm giải pháp xử lý vùng Admin, User được
10
lý vùng lõm lõm. cấp quyền.
Cập nhật tiến độ Cho phép NSD cập nhật tiến độ xử lý Admin, User được
11
xử lý vùng lõm vùng lõm. cấp quyền.
Xem thông tin chi Cho phép NSD xem thông tin chi tiết Admin, User được
12
tiết hành động hành động. cấp quyền.
Tìm kiếm vùng Admin, User được
13 Cho phép NSD tìm kiếm vùng lõm
lõm cấp quyền.
Chức năng Import Cho phép NSD import dữ liệu bao gồm Admin, User được
14
dữ liệu vùng lõm và kế hoạch xử lý. cấp quyền.
Chức năng Export Admin, User được
15 Cho phép NSD export thông tin vùng lõm
dữ liệu cấp quyền.
Cấu hình chu kỳ Cho phép NSD cấu hình chu kỳ gửi tin Admin, User được
16
gửi tin nhắn nhắn cấp quyền.
Cho phép NSD nhận được tin nhắn từ hệ Admin, User được
Gửi tin nhắn tự
17 thống về vùng lõm trong khu vực mình cấp quyền.
động
quản lý.
10.2 Quản lý quy trình xử lý vùng lõm
10.2.1 Quản lý cell nghi ngờ lõm
 Tìm kiếm cell nghi ngờ lõm
Màn hình tìm kiếm cell nghi ngờ lõm
+ Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống bằng vai trò của công ty, khu vực, nhân viên
tỉnh.
+Bước 2: Từ thanh menu chính của chương trình, chọn Quản lý quy trình
nghiệp vụ rồi tiếp tục chọn quản lý quy trình xử lý vùng lõm, tiếp chọn
quản lý cell nghi ngờ lõm, màn hình hiển thị ra như trên.
+Bước 3: Để tìm kiếm cell, người sử dụng nhập một số tiêu chí như Mã cell,

trạng thái, cảnh báo rồi ấn nút , hệ thống sẽ hiển thị danh sách
cell thỏa mãn tiêu chí tìm kiếm.
+ Bước 4: Để xem thông tin chi tiết cell, người sử dụng nhấn nút xem thông tin
trên gird kết quả tìm kiếm, hệ thống sẽ hiển thị màn hình xem
thông tin chi tiết cell

Lưu ý:
+ Không tìm được cell, chương trình sẽ có thông báo “Không có dữ liệu”.
+ Không tìm kiếm theo các trường điều kiện không nhập thông tin. Như vậy,
mặc định không nhập trường nào mà tìm kiếm thì kết quả trả ra là tất cả
các địa bàn.
+ Nếu quá ngày deadline mà cell chưa được cancel hoặc close, sẽ hiển thị
cảnh báo là đã quá hạn
 Thêm mới cell nghi ngờ lõm

+ Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống bằng vai trò của khu vực.
+Bước 2: Từ thanh menu chính của chương trình, chọn Quản lý quy trình
nghiệp vụ rồi tiếp tục chọn quản lý quy trình xử lý vùng lõm, tiếp chọn
quản lý cell nghi ngờ lõm, màn hình tìm kiếm cell hiển thị . Nhấn nút
. Màn hình thêm mới hiển thị như trên
+Bước 3: Để thêm mới cell, người sử dụng nhập đầy đủ các dữ liệu bắt,rồi ấn
nút , hệ thống sẽ hiển thị thông báo “Thêm mới thành công”.
Lưu ý:
+ Mã cell phải ứng với mã tỉnh được chọn và phải đúng quy tắc đặt mã cell:
- Đối với trạm 3G: XYYZZZT trong đó XYYZZZ là mã trạm 3G, T là ký tự
chỉ mã cell. X = 3,4,5,I,J,C,O,M.P,F. Nếu X= 3,4,5 thì ZZZ từ 001 đến
999. Nếu X = các giá trị còn lại thì ZZZ từ 501 đến 999
- Đối với trạm 2G: LMN+OPQ+ Y trong đó LMN+OPQ là mã trạm gốc
và Y là kí tự chỉ mã cell
 Import cell nghi ngờ lõm

+ Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống bằng vai trò của khu vực.
+Bước 2: Từ thanh menu chính của chương trình, chọn Quản lý quy trình
nghiệp vụ rồi tiếp tục chọn quản lý quy trình xử lý vùng lõm, tiếp chọn
quản lý cell nghi ngờ lõm, màn hình tìm kiếm cell hiển thị . Nhấn nút
. Màn hình import cell nghi ngờ hiển thị như trên
+Bước 3: Để import cell, người sử dụng chọn link để
download template về.
+ Bước 4: Sau đó, nhập đầy đủ các dữ liệu vào file template đó. Rồi nhấn nút
import. Chương trình sẽ hiển thị ra thong báo “Thông tin chi tiết quá trình

import các bản ghi”. Rồi nhấn vào link . Nếu import
thành công hoặc có lỗi ở trường nào, thong tin sẽ được thong báo ở file lỗi
xuất ra đó
 Giao việc xử lý cell nghi ngờ lõm

+ Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống bằng vai trò của ban giám đốc tỉnh.
+Bước 2: Từ thanh menu chính của chương trình, chọn Quản lý quy trình
nghiệp vụ rồi tiếp tục chọn quản lý quy trình xử lý vùng lõm, tiếp chọn
quản lý cell nghi ngờ lõm, màn hình tìm kiếm cell hiện ra. Nhấn nút tìm
kiếm
+ Bước 3: Người sử dụng chọn cell cần giao việc bằng cách tích vào ô trên
grid kết quả tìm kiếm, sau đó nhấn nút giao việc , màn hình giao
việc hiện ra như trên
+ Bước 4: Người sử dụng nhập đầy đủ các thong tin rồi nhấn nút đồng ý,
chương trình sẽ đưa ra thong báo “Giao việc thành công”
Lưu ý:
+ Chỉ ban giám đốc tỉnh mới được phép giao việc
+ Nếu không chọn cell để giao việc, mà nhấn nút giao việc luôn. Hệ thống
sẽ thông báo” Bạn phải chọn bản ghi để giao việc”
+ Chỉ giao việc được cho những cekk ở trạng thái Assigned. Nếu chọn ticket
không ởtiến độ assigned, ct thông báo “Cell phải ở trạng thái Assigned”
+ Ngày deadline là ngày mà việc xử lý cell phải hoàn thành. Nếu quá ngày
này mà cell chưa được cancel hoặc close hệ thống sẽ hiển thị cảnh báo đã
quá hạn
 Kiểm tra cell nghi ngờ lõm
+ Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống bằng vai trò của nhân viên tỉnh
+Bước 2: Từ thanh menu chính của chương trình, chọn Quản lý quy trình
nghiệp vụ rồi tiếp tục chọn quản lý quy trình xử lý vùng lõm, tiếp chọn
quản lý cell nghi ngờ, màn hình tìm kiếm cell hiện ra. Nhấn nút tìm kiếm

+ Bước 3: Người sử dụng chọn ticket nào mà ban giám đốc tỉnh đã giao việc

cho mình, sau đó nhấn nút kiểm tra trên grid kết quả tìm kiếm. Màn
hình kiểm tra cell nghi ngờ lõm hiện ra

+ Bước 4: Để cập nhật tiến độ của cell, người sử dụng nhấn nút . Cell
sẽ được chuyển sang trạng thái fixing.
Lưu ý:
+ Nếu chọn kết quả kiểm tra là không lõm mà Cell không có vùng lõm nào liên
quan thì cell sẽ chuyển sang trạng thái cancel. Còn nếu Cell mà có vùng
lõm liên quan thì chương trình sẽ đưa ra thông báo “Còn vùng lõm liên
quan” và không thể chuyển trạng thái của cell.
+ Nếu chọn kết quả kiểm tra là chưa kiểm tra mà còn vùng lõm liên quan thì
chương trình sẽ đưa ra thông báo “Còn vùng lõm liên quan” và không
thể chuyển trạng thái của Cell
+ Nếu chọn kết quả kiểm tra là lõm và có vùng lõm liên quan thì cell sẽ chuyển
sang trạng thái fixing. Còn nếu không có vùng lõm nào liên quan, thì
chương trình sẽ đưa ra thông báo “Cell không có vùng lõm nào”
+Bước 5: Để bố sung vùng lõm, người sử dụng nhấn nút . Màn
hình bổ sung vùng lõm hiện lên
Người dùng nhập điều kiện tìm kiếm. Sau đó nhấn nút tìm kiếm. Dữ liệu tìm
kiếm hiển thị. Sau đó có thể chọn vùng lõm rồi nhấn nút . Vùng
lõm sẽ được bổ sung vào cho cell
+ Bước 6: Để loại bỏ vùng lõm khỏi cell, người sử dụng nhấn nút
. Nếu vùng lõm thỏa mãn điều kiện thì chương trình sẽ
thông báo “Loại bỏ vùng lõm thành công”
+Bước 7: Để thêm mới vùng lõm cho cell, người sử dụng nhấn nút
. Màn hình thêm mới vùng lõm hiện lên
Nhập đầy đủ các thong tin. Sau đó nhấn nút . Vùng lõm sẽ được thêm
mới và ứng với cell đã chọn
+ Bước 8: Để attach log file cho cell, người sử dụng nhấn nút .
Màn hình attach log file hiện lên:

Sau đó chọn file để attach. Chý ý là file phải có định dạng .zip hoặc .zar. Rồi
nhấn nút attach file, file sẽ được attach vào cell tương ứng
Lưu ý:
+ Chỉ nhân viên tỉnh mới xử lý cell
+ Nếu chọn cell chưa được giao việc cho mình, chương trình sẽ thông báo
“Ban giám đốc tỉnh chưa giao việc”
+ Chỉ xử lý được cho những cell ở tiến độ Assigned hoặc fixing. Nếu chọn
cell không ở tiến độ assigned hoặc fixing chương trình thông báo “Cell
không ở trạng thái thỏa mãn”
+ Nếu vùng lõm có nguồn gốc từ OSS và chỉ thuộc duy nhất cell hiện tại thì
không thể loại bỏ được vùng lõm này. Chương trình thông báo “Không
xóa được vùng lõm này”
+ Nếu cell đã có vùng lõm lien quan rồi. Mà chọn kết quả kiểm tra là không
lõm. Chương trình sẽ đưa ra thong báo “Cell còn vùng lõm liên quan”
+ Nếu kết quả kiểm tra cũ là lõm. Muốn chuyển sang chưa kiểm tra hoặc
không lõm thì danh sách các vùng lõm lien quan phải rỗng.
10.2.2 Quản lý ticket nghi ngờ lõm
 Tìm kiếm ticket

Màn hình tìm kiếm ticket


+ Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống bằng vai trò của công ty, khu vực, nhân viên
tỉnh.
+Bước 2: Từ thanh menu chính của chương trình, chọn Quản lý quy trình
nghiệp vụ rồi tiếp tục chọn quản lý quy trình xử lý vùng lõm, tiếp chọn
quản lý ticket màn hình hiển thị ra như trên.
+Bước 3: Để tìm kiếm ticket, người sử dụng nhập một số tiêu chí như Mã ticket,
Đơn vị, Tiến độ rồi ấn nút , hệ thống sẽ hiển thị danh sách
ticket thỏa mãn tiêu chí tìm kiếm.
+ Bước 4: Để xem thông tin chi tiết ticket, người sử dụng nhấn nút xem thông
tin trên gird kết quả tìm kiếm, hệ thống sẽ hiển thị màn hình

Lưu ý:
+ Không tìm được ticket, chương trình sẽ có thông báo “Không có dữ liệu”.
+ Không tìm kiếm theo các trường điều kiện không nhập thông tin. Như vậy,
mặc định không nhập trường nào mà tìm kiếm thì kết quả trả ra là tất cả
các địa bàn.
+ Nếu quá ngày deadline mà ticket chưa được cancel hoặc close, sẽ hiển thị
cảnh báo là đã quá hạn
+ Dữ liệu ticket sẽ được hệ thống tự động đổ từ hệ thống NTMS sang hệ
thônggs TKTU

 Giao việc xử lý ticket nghi ngờ lõm

+ Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống bằng vai trò của ban giám đốc tỉnh.
+Bước 2: Từ thanh menu chính của chương trình, chọn Quản lý quy trình
nghiệp vụ rồi tiếp tục chọn quản lý quy trình xử lý vùng lõm, tiếp chọn
quản lý ticket, màn hình tìm kiếm ticket hiện ra. Nhấn nút tìm kiếm
+ Bước 3: Người sử dụng chọn ticket cần giao việc bằng cách tích vào ô
trên grid kết quả tìm kiếm, sau đó nhấn nút giao việc , màn
hình giao việc hiện ra

+Bước 4: Để giao việc, người sử dụng chọn người giao việc và nhập ngày
deadline rồi ấn nút , hệ thống sẽ hiển thị thông báo giao việc
thành công.
Lưu ý:
+ Chỉ ban giám đốc tỉnh mới được phép giao việc
+ Nếu không chọn ticket để giao việc, mà nhấn nút giao việc luôn. Hệ thống
sẽ thông báo” Bạn phải chọn bản ghi để giao việc”
+ Chỉ giao việc được cho những ticket ở tiến độ Assigned. Nếu chọn ticket
không ởtiến độ assigned, ct thông báo “Ticket đã kiểm tra”
+ Ngày deadline là ngày mà việc xử lý ticket phải hoàn thành. Nếu quá
ngày này mà ticket chưa được close hệ thống sẽ hiển thị cảnh báo đã quá
hạn
 Xử lý ticket nghi ngờ lõm

+ Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống bằng vai trò của nhân viên tỉnh
+Bước 2: Từ thanh menu chính của chương trình, chọn Quản lý quy trình
nghiệp vụ rồi tiếp tục chọn quản lý quy trình xử lý vùng lõm, tiếp chọn
quản lý ticket, màn hình tìm kiếm ticket hiện ra. Nhấn nút tìm kiếm

+ Bước 3: Người sử dụng chọn ticket nào mà ban giám đốc tỉnh đã giao việc cho
mình, sau đó nhấn nút kiểm tra trên grid kết quả tìm kiếm. Màn hình xử lý
ticket nghi ngờ lõm hiện ra
+ Bước 4: Để cập nhật tiến độ của ticket, người sử dụng nhấn nút .
Ticket sẽ được chuyển sang trạng thái fixing
+Bước 5: Để bố sung vùng lõm, người sử dụng nhấn nút .
Màn hình bổ sung vùng lõm hiện lên

Người dùng nhập điều kiện tìm kiếm. Sau đó nhấn nút tìm kiếm. Dữ liệu tìm
kiếm hiển thị. Sau đó có thể chọn vùng lõm rồi nhấn nút .
Vùng lõm sẽ được bổ sung vào cho ticket
+ Bước 6: Để loại bỏ vùng lõm khỏi ticket, người sử dụng nhấn nút
. Nếu vùng lõm thỏa mãn điều kiện thì chương trình sẽ
thông báo “Loại bỏ vùng lõm thành công”
+Bước 7: Để thêm mới vùng lõm cho ticket, người sử dụng nhấn nút
. Màn hình thêm mới vùng lõm hiện lên
Nhập đầy đủ các thong tin. Sau đó nhấn nút . Vùng lõm sẽ được thêm
mới và ứng với ticket đã chọn
+ Bước 8: Để attach log file cho ticket, người sử dụng nhấn nút .
Màn hình attach log file hiện lên:

Sau đó chọn file để attach. Chý ý là file phải có định dạng .zip hoặc .zar. Rồi
nhấn nút attach file, file sẽ được attach vào ticket tương ứng
Lưu ý:
+ Chỉ nhân viên tỉnh mới xử lý ticket
+ Nếu chọn ticket chưa được giao việc cho mình, chương trình sẽ thông báo
“Ticket chưa được giao việc”
+ Chỉ xử lý được cho những ticket ở tiến độ Assigned hoặc fixing. Nếu chọn
ticket không ở tiến độ assigned hoặc fixing chương trình thông báo
“Ticket không ở trạng thái thỏa mãn”
+ Nếu vùng lõm có nguồn gốc từ PA và chỉ thuộc duy nhất ticket hiện tại
thì không thể loại bỏ được vùng lõm này. Chương trình thông báo
“Không xóa được vùng lõm này”.
10.2.3 Quản lý vùng lõm
 Thêm mới vùng lõm

Màn hình quy trình quản lý vùng lõm


+ Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống bằng vai trò Admin hoặc user được cấp
quyền.
+ Bước 2: Từ thanh menu chính của chương trình, chọn Quản lý quy trình xử lý
vùng lõm, sau đó tiếp tục chọn Quản lý vùng lõm thì màn hình hiển thị ra
như trên.
+ Bước 3: Để thêm mới vùng lõm, người dùng ấn vào nút , màn hình
Thêm mới vùng lõm hiển thị như bên dưới:
Màn hình thêm mới vùng lõm
+ Bước 4: Để thêm mới vùng lõm có nguồn gốc OSS, người sử dụng nhập chọn
Nguồn gốc là Hệ thống OSS. Sau đó ấn nút Chọn cell. Trên màn hình
Chọn cell nghi ngờ lõm, NSD ấn nút Tìm kiếm. Trên grid kết quả tìm
kiếm, NSD chọn một cell rồi ấn nút Chọn cell.

Màn hình chọn cell nghi ngờ lõm


Sau khi chọn cell, màn hình Chọn cell nghi ngờ lõm đóng lại, và mã cell được
nhập vào grid Cell nghi ngờ như hình bên dưới.
Màn hình nhập thông tin để thêm mới vùng lõm
NSD tiếp tục nhập Mã vùng lõm = Mã tỉnh + xxxx. (trong đó Mã tỉnh là Mã của
tỉnh người đăng nhập vào hệ thống, xxxx là 4 chữ số), tọa độ (Kinh độ, vĩ
độ), CELl phục vụ, địa chỉ, Quận/huyện, Xã/phường, Môi trường đo, địa
hình, đặc điểm môi trường, địa hình, Phân loại vùng lõm, Mật độ dân cư,
Mức ưu tiên xử lý, Lý do có vùng lõm, Thời gian ghi nhận, Ghi chú.
Sau đó ấn nút để thực hiện kết thúc việc thêm mới hoặc ấn vào nút
cancel ở góc trên bên phải của màn hình để hủy bỏ việc thêm mới vùng
lõm.
Lưu ý:
+ Thông tin bắt buộc phải nhập có dấu tam giác màu đỏ ở trước tên trường,
nếu người dùng không nhập thông tin cho các trường này, chương trình
sẽ hiển thị thông báo yêu cầu nhập.
+ Tọa độ (Kinh độ, vĩ độ) là duy nhất. Tức là ứng tọa độ chỉ có một vùng
lõm duy nhất.
+ Nếu người sử dụng nhập Lý do có vùng lõm là Lý do khác thì người sử
dụng phải nhập thêm thông tin vào trường Ghi chú.
+ Quy tắc đặt mã cell phục vụ = Mã tỉnh + xxxx. (Mã tỉnh là Mã tỉnh của
người sử dụng đăng nhập vào hệ thống, xxxx là 4 chữ số)
+ Khi thêm mới thành công, chương trình sẽ hiển thị thông báo “Thêm mới
thành công”
+ Bước 5: Để thêm vùng lõm có nguồn gốc Phản ánh, người sử dụng chọn
Nguồn gốc = Phản ánh (CSKH+NVĐB).
Màn hình Thêm mới vùng lõm khi chọn Nguồn gốc = Phản ánh
(CSKH+NVĐB)
Sau đó NSD ấn vào nút Chọn ticket như hình bên dưới.
NSD ấn nút Tìm kiếm, sau đó trên màn hình kết quả tìm kiếm NSD chọn ticket
rồi ấn nút Chọn như hình bên dưới:

Màn hình chọn ticket


Sau khi chọn ticket, màn hình Chọn ticket đóng lại, và mã ticket được nhập vào
grid Mã sự cố như bên dưới.
Màn hình nhập thông tin để thêm mới vùng lõm có nguồn gốc phản ánh
NSD tiếp tục nhập Mã vùng lõm = Mã tỉnh + xxxx + PA (trong đó Mã
tỉnh là Mã của tỉnh người đăng nhập vào hệ thống, xxxx là 4 chữ số), tọa độ
(Kinh độ, vĩ độ), CELl phục vụ, địa chỉ, Quận/huyện, Xã/phường, Môi trường
đo, địa hình, đặc điểm môi trường, địa hình, Phân loại vùng lõm, Mật độ dân
cư, Mức ưu tiên xử lý, Lý do có vùng lõm, Thời gian ghi nhận, Ghi chú. Sau đó
ấn nút để thực hiện kết thúc việc thêm mới hoặc ấn vào nút cancel ở
góc trên bên phải của màn hình để hủy bỏ việc thêm mới vùng lõm.
Lưu ý:
+ Thông tin bắt buộc phải nhập có dấu tam giác màu đỏ ở trước tên trường,
nếu người dùng không nhập thông tin cho các trường này, chương trình
sẽ hiển thị thông báo yêu cầu nhập.
+ Tọa độ (Kinh độ, vĩ độ) là duy nhất. Tức là ứng tọa độ chỉ có một vùng
lõm duy nhất.
+ Nếu người sử dụng nhập Lý do có vùng lõm là Lý do khác thì người sử
dụng phải nhập thêm thông tin vào trường Ghi chú.
+ Quy tắc đặt mã cell phục vụ = Mã tỉnh + xxxx. (Mã tỉnh là Mã tỉnh của
người sử dụng đăng nhập vào hệ thống, xxxx là 4 chữ số)
+ Khi thêm mới thành công, chương trình sẽ hiển thị thông báo “Thêm mới
thành công”
+ Bước 6: Để thêm mới vùng lõm có nguồn gốc phát sinh, NSD chọn Nguồn
gốc = Phát sinh (Đo kiểm định kỳ), khi đó màn hình hiển thị như bên
dưới:
Màn hình thêm mới vùng lõm có nguồn gốc là phát sinh
Ở trường Tìm kế hoạch, kích vào rồi chọn một kế hoạch bằng cách
nháy đúp chuột vào một bản ghi để chọn. Khi đó mã kế hoạch sẽ được nhập vào
trường Tìm kế hoạch như hình bên dưới:

Màn hình chọn kế hoạch


NSD tiếp tục nhập Mã vùng lõm = Mã tỉnh + xxxx + PS (trong đó Mã
tỉnh là Mã của tỉnh người đăng nhập vào hệ thống, xxxx là 4 chữ số), tọa độ
(Kinh độ, vĩ độ), CELl phục vụ, địa chỉ, Quận/huyện, Xã/phường, Môi trường
đo, địa hình, đặc điểm môi trường, địa hình, Phân loại vùng lõm, Mật độ dân
cư, Mức ưu tiên xử lý, Lý do có vùng lõm, Thời gian ghi nhận, Ghi chú. Sau đó
ấn nút để thực hiện kết thúc việc thêm mới hoặc ấn vào nút cancel ở
góc trên bên phải của màn hình để hủy bỏ việc thêm mới vùng lõm.
Màn hình nhập thông tin vùng lõm có nguồn gốc Phát sinh
Lưu ý:
+ Thông tin bắt buộc phải nhập có dấu tam giác màu đỏ ở trước tên trường,
nếu người dùng không nhập thông tin cho các trường này, chương trình
sẽ hiển thị thông báo yêu cầu nhập.
+ Tọa độ (Kinh độ, vĩ độ) là duy nhất. Tức là ứng tọa độ chỉ có một vùng
lõm duy nhất.
+ Nếu người sử dụng nhập Lý do có vùng lõm là Lý do khác thì người sử
dụng phải nhập thêm thông tin vào trường Ghi chú.
+ Quy tắc đặt mã cell phục vụ = Mã tỉnh + xxxx. (Mã tỉnh là Mã tỉnh của
người sử dụng đăng nhập vào hệ thống, xxxx là 4 chữ số)
+ Khi thêm mới thành công, chương trình sẽ hiển thị thông báo “Thêm mới
thành công”
 Cập nhật vùng lõm

+ Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống bằng vai trò CNVT Tỉnh/Thành
+ Bước 2: Từ thanh menu chính của chương trình, chọn Quản lý quy trình xử lý
vùng lõm, NSD tìm kiếm vùng lõm chưa có trong kế hoạch xử lý và chưa
thực hiện giải pháp nào, sau đó NSD chọn chức năng cập nhật bằng cách
ấn vào icon ở cột Thông tin chi tiết bao gồm như hình bên dưới:
Màn hình hướng dẫn chọn chức năng cập nhật vùng lõm
Sau khi ấn nút cập nhật, màn hình hiển thị như bên dưới:

Màn hình cập nhật vùng lõm


Người sử dụng có thể sửa các thông tin Mã vùng lõm = Mã tỉnh + xxxx +
PA (trong đó Mã tỉnh là Mã của tỉnh người đăng nhập vào hệ thống, xxxx là 4
chữ số), tọa độ (Kinh độ, vĩ độ), CELl phục vụ, địa chỉ, Quận/huyện,
Xã/phường, Môi trường đo, địa hình, đặc điểm môi trường, địa hình, Phân loại
vùng lõm, Mật độ dân cư, Mức ưu tiên xử lý, Lý do có vùng lõm, Thời gian ghi
nhận, Ghi chú.
Sau đó ấn nút để thực hiện kết thúc việc cập nhật hoặc ấn vào
nút Thoát của màn hình để hủy bỏ việc cập nhật vùng lõm.
Lưu ý:
Chỉ có thể cập nhật được vùng lõm chưa có trong kế hoạch xử lý và chưa thực
hiện giải pháp nào.
 Xóa vùng lõm

+ Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống bằng vai trò CNVT Tỉnh/Thành
+ Bước 2: Từ thanh menu chính của chương trình, chọn Quản lý quy trình xử lý
vùng lõm, NSD tìm kiếm vùng lõm chưa có trong kế hoạch xử lý và chưa
thực hiện giải pháp nào
+ Bước 3: Để xóa vùng lõm, người sử dụng tích chọn ít nhất vùng lõm trên grid
kết quả tìm kiếm rồi ấn nút

Màn hình xóa địa bàn


Màn hình xác nhận xóa hiện ra, chọn “OK để xóa”, chọn “Cancel” để hủy xóa.

Màn hình xác nhận xóa


Lưu ý:
+ Khi xóa thành công hiển thị thông báo “Xóa thành công”.
+ Khi muốn xóa tất cả các vùng lõm trong một trang thì kích vào ô
checkbox trên cùng để chọn sau đó ấn nút “Xóa”.
+ Chỉ có thể cập nhật được vùng lõm chưa có trong kế hoạch xử lý và chưa
thực hiện giải pháp nào.
 Xem thông tin vùng lõm

+ Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống bằng vai trò CNVT Tỉnh/Thành/Khu
vực/Công ty
+ Bước 2: Từ thanh menu chính của chương trình, chọn Quản lý quy trình xử lý
vùng lõm, chọn Quản lý vùng lõm. Trên màn hình quản lý vùng lõm,
NSD kích nút tìm kiếm vùng lõm.
+ Bước 3: Trên grid kết quả tìm kiếm, NSD chọn bản ghi cần xem chi tiết rồi ấn
vào icon ở cột xem như hình bên dưới:

Sau khi ấn vào icon xem, chương trình sẽ hiện thị màn hình xem thông tin chi
tiết như hình dưới đây:

Màn hình xem thông tin chi tiết vùng lõm


NSD ấn nút để đóng màn hình xem thông tin chi tiết và quay về màn
hình Quy trình quản lý vùng lõm.
 Thêm vùng lõm vào kế hoạch xử lý
Màn hình chọn vùng lõm để thêm vào kế hoạch xử lý
+ Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống bằng vai trò CNVT Tỉnh/Thành
+ Bước 2: Từ thanh menu chính của chương trình, chọn Quản lý quy trình xử lý
vùng lõm, chọn Quản lý vùng lõm. Trên màn hình quản lý vùng lõm NSD
tìm kiếm vùng lõm chưa có trong kế hoạch xử lý nào.
+ Bước 3: Trên grid kết quả tìm kiếm, NSD tích chọn bản ghi rồi ấn nút
, sau đó chương trình sẽ hiển thị popup sau:

NSD chọn Tháng đăng ký xử lý, Năm đăng ký xử lý rồi ấn nút , tiếp sau
đó chương trình sẽ thông báo “Thêm vào kế hoạch thành công”:

Thông báo thêm vùng lõm vào kế hoạch tháng thành công
Hoặc ấn vào nút để thoát khỏi màn hình Thêm vùng lõm vào kế hoạch.
Lưu ý:
+ Trên màn hình Thêm vùng lõm vào kế hoạch thì trường Tháng đăng ký,
năm đăng ký phải chọn từ Tháng hiện tại trở đi. Tức là hiện tại là tháng
5/2012 thì phải chọn tháng đăng ký xử lý từ tháng 5/2012 cho tới tháng
tương lai.
+ Nếu chọn Tháng đăng ký trong quá khứ, chương trình không cho chọn và
đưa thông báo như hình bên dưới:

+ Nếu vùng lõm chưa được đưa vào kế hoạch tháng thì vùng lõm sẽ có cảnh
báo là “Chưa đưa vào kế hoạch tháng”.
+ Nếu vùng lõm chưa được ban giám đốc Phê duyệt mà lại thêm tiếp kế
hoạch xử lý thì chương trình sẽ đưa thông báo “Vùng lõm đã đưa vào kế
hoạch tháng, đang đợi BGD phê duyệt” như hình bên dưới. Khi đó NV
Tỉnh phải đợi BGD tỉnh vào phê duyệt xong rồi mới thêm tiếp được kế
hoạch xử lý tháng.
+ Vùng lõm đã thêm vào kế hoạch xử lý tháng 06/2012 và đã được ban giám
đốc Tỉnh phê duyệt, muốn thêm vùng lõm vào kế hoạch xử lý tháng tiếp
theo thì thời điểm hiện tại tức là tháng hiện tại phải lớn hơn hoặc bằng
tháng 06/2012.
+ Vùng lõm đang trong thời gian xử lý kế hoạch dài hạn thì không thêm
được kế hoạch xử lý khác.
Ví dụ:
Thời điểm hiện tại là Tháng 05/2012.
Tháng đăng ký xử lý vùng lõm = Tháng 05/2012. Đã được BGĐ Tỉnh phê duyệt
Vùng lõm được thêm kế hoạch xử lý nhóm 5.
Cấu hình thời gian xử lý dài hạn = 4 tháng.
Tỉnh vào thêm kế hoạch xử lý cho vùng lõm tiếp thì chtr sẽ bật ra thông báo như
bên dưới.
Ở đây Tỉnh phải đợi tới tháng 9 để thêm được kế hoạch xử lý tháng tiếp

 Loại vùng lõm khỏi kế hoạch xử lý

+ Account NV Tỉnh có quyền loại bỏ vùng lõm khỏi kế hoạch xử lý


+ Trên màn hình tìm kiếm vùng lõm, NSD chọn một bản ghi rồi ấn nút
để loại bỏ vùng lõm khỏi kế hoạch xử lý.
Màn hình loại bỏ vùng lõm khỏi kế hoạch xử lý
Khi đó chương trình hiển thị thông báo “Bạn có muốn loại bỏ vùng lõm
này không?”. NSD ấn nút “OK” để đồng ý và ấn nút “Cancel” để hủy bỏ việc
loại vùng lõm khỏi kế hoạch xử lý.

Màn hình xác nhận loại bỏ vùng lõm khỏi kế hoạch xử lý


Lưu ý:
+ Tỉnh chỉ được phép loại các vùng lõm mà chưa đẩy lên cho BGD Tỉnh,
KV các vùng lõm đăng ký xử lý theo kế hoạch tháng. Nếu đã gửi lên cho
KV thì không được phép loại vùng lõm.
+ Vùng lõm có trạng thái là Đang xử lý cũng không được loại bỏ vùng lõm
khỏi kế hoạch xử lý.
 Phê duyệt kế hoạch xử lý vùng lõm

+Bước 1: Đăng nhập vào chương trình với account BGĐ Tỉnh
+Bước 2: Tìm kiếm vùng lõm
+Bước 3: Chọn vùng lõm rồi ấn nút Phê duyệt
Chú ý:
+ Có thể phê duyệt nhiều kế hoạch cùng một lúc.
+ Nếu vùng lõm đã được phê duyệt kế hoạch thì chương trình sẽ thông báo “Kế
hoạch của vùng lõm [Mã vùng lõm] đã được phê duyệt trước đó”

 Thêm giải pháp xử lý vùng lõm

+ Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống bằng vai trò CNVT Tỉnh/Thành
+ Bước 2: Từ thanh menu chính của chương trình, chọn Quản lý quy trình xử lý
vùng lõm, chọn Quản lý vùng lõm, sau đó NSD tìm kiếm điểm đã có
trong kế hoạch xử lý nhưng chưa có giải pháp xử lý, hoặc đã có giải
pháp xử lý nhưng kết quả là chưa thoát lõm. Hoặc vùng lõm chưa có
kế hoạch xử lý trong tháng thì vẫn thêm được giải pháp.
 Thêm giải pháp xử lý nhóm 1: xử lý lỗi phần cứng, thay đổi tham số
mềm, chỉnh tilt - azimuth của antenna:
+ Bước 1: Trên grid kết quả tìm kiếm, NSD tích chọn bản ghi rồi ấn nút
, sau đó chương trình sẽ hiển thị popup Thêm mới
giải pháp như hình bên dưới:

Màn hình Thêm mới giải pháp


NSD ấn nút Thêm mới:

Màn hình xác nhận thêm mới xác pháp


Sau khi ấn nút Thêm mới, chương trình hiển thị màn hình xác nhận “đồng
ý thêm giải pháp mới?”, NSD chọn “OK” để đồng ý, chọn “cancel” để hủy bỏ
việc thêm mới giải pháp.
Nếu NSD ấn nút “OK” chương trình sẽ hiển thị thông báo “Thêm giải
pháp thành công”.
Sau đó NSD ấn nút , chương trình hiển thị màn hình thêm
mới hành động cho nhóm giải pháp 1 như hình bên dưới:

Màn hình thêm hành động cho nhóm giải pháp 1


Chú ý:
+ Nếu người sử dụng chọn nhóm giải pháp xử lý lỗi phần cứng, thay đổi tham
số mềm, chỉnh tilt- azimuth của Antena: Nếu chọn Loại hành động là Chỉnh
Tilt hoặc Chỉnh Azimuth mà nhập CELL chưa tồn tại bên hệ thống NIMS thì
chương trình thông báo: “ Mã cell này không tồn tại trên hệ thống NIMS,
không chỉnh sửa cell này được.”
+ Nếu người sử dụng nhập cell đã tồn tại bên hệ thống NIMS nhưng đang trong
quá trình thay đổi chờ phê duyệt thì chương trình sẽ đưa ra thông báo: “Cell
đang trong quá trình thay đổi chờ phê duyệt bên nims, không chỉnh sửa cell
này được”
+ Trường hợp CELL đã tồn tại bên hệ thống NIMS, và đã được phê duyệt thành
công thì NSD bên hệ thống TKTU sẽ thêm mới hành động cho giải pháp thành
công.
NSD chọn một Loại hành động, ví dụ chọn Loại hành động là Xử lý lỗi
phần cứng, khi đó sẽ nhập thêm thông tin Mã cell, Mô tả sửa lỗi trạm rồi ấn nút
. Khi đó hành động vừa mới thêm mới thành công sẽ hiển thị trên
grid như hình bên dưới.
Màn hình hiển thị các hành động của nhóm giải pháp 1 sau khi thêm mới thành
công

NSD nếu muốn xóa một hành động thì có thể chọn ấn vào icon trên grid.
Lưu ý:
+ NSD có thể thêm nhiều hành động cho một nhóm giải pháp.
+ Khi nhập Mã cell, NSD phải nhập theo quy tắc Mã cell = Mã tỉnh + xxxx (Mã
tỉnh là mã tỉnh của người sử dụng đăng nhập, xxxx là 4 chữ số)
+ Nếu Ngày thực hiện không được nhập thì trường Đánh giá hiệu quả không
chọn được giá trị khác, mà mặc định là Chưa đo kiểm
+ Nếu NSD chọn Nhóm giải pháp = Nhóm không có giải pháp thì chương trình
sẽ ẩn đi hai trường Ngày thực hiện và Đánh giá hiệu quả.
+ Nếu vùng lõm có kế hoạch xử lý rồi nhưng vẫn chưa có giải pháp thì vùng lõm
sẽ có cảnh báo là: “Chưa đưa giải pháp”
+ Nếu đã có giải pháp nhưng chưa tiến hành đo kiểm thì vùng lõm sẽ có cảnh
báo là: “Chưa tiến hành đo kiểm”.
+ Nếu NSD chọn Đánh giá hiệu quả vùng lõm là Thoát lõm thì người sử dụng
phải attach thêm file bằng chứng. Dung lượng file bằng chứng không được
vượt quá 15Mb. Trước khi attach file bằng chứng, NSD phải nén file lại với
đuôi .zip hoặc .rar.
 Thêm giải pháp xử lý nhóm 2: nhóm giải pháp sử dụng các giải pháp
phụ trợ, tính năng trên hệ thống (TCC/PBT/DPT) hoặc TMA/TMP

+ Bước 1: Trên màn hình, chọn nhóm giải pháp như hình dưới:

+ Bước 2: sau khi chọn xong ấn nút Thêm mới

+ Bước 3: Sau khi ấn nút Thêm mới xong, màn hình sẽ hiển thị thêm nút Thêm
hành động, NSD ấn vào nút Thêm hành động thì màn hình sẽ hiển thị như bên
dưới:
NSD nhập Mã cell, chọn Tên giải pháp phụ trợ, rồi ấn nút Thêm mới như
hình bên dưới

Sau đó, hành động của giải pháp sẽ hiển thị như màn hình. Người sử dụng
cũng có thể xóa hành động này nếu chư nhập Ngày thực hiện và Đánh giá
hiệu quả
Lưu ý:
+ Khi xóa hành động đã có ngày thực hiện và Đánh giá hiệu quả, thì chương
trình sẽ thông báo: “Không được xóa, phải có hành động khi đã nhập ngày
thực hiện”.

Khi đó, nếu người sử dụng muốn xóa hành động thì phải Chọn Đánh giá
hiệu quả = Chưa thực hiện, xóa bỏ Ngày thực hiện thì mới xóa được hành động.
 Thêm giải pháp xử lý nhóm 3: Thay đổi thiết kế trạm, bổ sung thêm
CELL
Sau đó, Người sử dụng ấn nút Thêm hành động, trong màn hình Thêm
mới hành động, NSD nhập các thông tin về Mã cell, Mã trạm, cấu hình
cũ, cấu hình mới, góc tilt, góc Azimuth rồi ấn nút thêm mới như hình bên
dưới:

Sau khi thêm mới xong, NSD sẽ thấy hành động được hiển thị như hình bên
dưới.

Lưu ý:
+ Nếu CNVT tỉnh muốn đánh giá hiệu quả luôn thì phải có hành động thực hiện,
sau đó nhập Ngày thực hiện, chọn Đánh giá hiệu quả
+ Nếu người sử dụng chọn Đánh giá hiệu quả = Thoát lõm thì phải attach thêm
file bằng chứng.
+ Khi xóa hành động đã có ngày thực hiện và Đánh giá hiệu quả, thì chương
trình sẽ thông báo: “Không được xóa, phải có hành động khi đã nhập ngày
thực hiện”.
Khi đó, nếu người sử dụng muốn xóa hành động thì phải Chọn Đánh giá hiệu
quả = Chưa thực hiện, xóa bỏ Ngày thực hiện thì mới xóa được hành động.
 Thêm giải pháp nhóm 4: Thay đổi thiết kế trạm, nâng độ cao Antena

+ Bước 1: NSD chọn Nhóm giải pháp như hình bên dưới rồi ấn nút Thêm mới

+ Bước 2: Sau khi ấn nút Thêm mới, chương trình hiển thị thêm nút Thêm hành
động, NSD kích vào nút Thêm hành động, khi đó màn hình hiển thị
như bên dưới:
+ Bước 3: Trong màn hình thêm hành động, NSD chọn loại hành động là Nâng
độ cao cột, hoặc Nâng độ cao Antena. Nếu chọn Nâng độ cao
antenna, chương trình sẽ kiểm tra sự tồn tại của mã cell bên hệ thống
NIMS (hệ thống quản lý mạng cáp)

+ Nếu CELL đang trong quá trình chờ phê duyệt thì chương trình sẽ đưa
thông báo “Cell đang trong quá trình thay đổi chờ phê duyệt bên nims,
không chỉnh sửa cell này được” như sau:
+ Nếu CELL chưa tồn tại bên hệ thống NIMS thì chương trình sẽ đưa ra
thông báo: “Mã cell này không tồn tại trên hệ thống NIMS, không chỉnh
sửa cell này được”

Lưu ý:
+ Nếu CNVT tỉnh muốn đánh giá hiệu quả luôn thì phải có hành động thực hiện,
sau đó nhập Ngày thực hiện, chọn Đánh giá hiệu quả
+ Nếu người sử dụng chọn Đánh giá hiệu quả = Thoát lõm thì phải attach thêm
file bằng chứng.
+ Khi xóa hành động đã có ngày thực hiện và Đánh giá hiệu quả, thì chương
trình sẽ thông báo: “Không được xóa, phải có hành động khi đã nhập ngày
thực hiện”.
Khi đó, nếu người sử dụng muốn xóa hành động thì phải Chọn Đánh giá hiệu
quả = Chưa thực hiện, xóa bỏ Ngày thực hiện thì mới xóa được hành động.
 Thêm giải pháp nhóm 5: di chuyển vị trí đặt trạm

+ Bước 1: NSD chọn nhóm giải pháp: Thay đổi thiết kế trạm, di chuyển vị trí
đặt trạm như hình bên dưới
+ Sau đó NSD thêm hành động cho giải pháp này:

NSD nhập Mã trạm, chộn Hành động, nhập Mã cell, Kinh độ cũ, Kinh độ
mới, Vĩ độ cũ, Vĩ độ mới, Giá trị cũ, Giá trị mới rồi ấn nút Thêm mới
Lưu ý:
+ Nếu chọn Loại hành động là Chỉnh Tilt hoặc Chỉnh Azimuth mà nhập CELL
chưa tồn tại bên hệ thống NIMS thì chương trình thông báo: “ Mã cell này
không tồn tại trên hệ thống NIMS, không chỉnh sửa cell này được.”
+ Nếu loại hành động là Chỉnh tilt hoặc chỉnh Azimuth: Nếu người sử dụng
nhập cell đã tồn tại bên hệ thống NIMS nhưng đang trong quá trình thay đổi
chờ phê duyệt thì chương trình sẽ đưa ra thông báo: “Cell đang trong quá
trình thay đổi chờ phê duyệt bên nims, không chỉnh sửa cell này được”
+ Nếu loại hành động là Chỉnh tilt hoặc chỉnh Azimuth: Trường hợp CELL đã
tồn tại bên hệ thống NIMS, và đã được phê duyệt thành công thì NSD bên hệ
thống TKTU sẽ thêm mới hành động cho giải pháp thành công.
+ Đối với các loại hành động: Thay đổi tọa độ, Thay đổi độ cao cột, Thay đổi
độ cao GSM, chương trình không check sự tồn tại của CELL bên hệ thống
NIMS.
+ Nếu CNVT tỉnh muốn đánh giá hiệu quả luôn thì phải có hành động thực hiện,
sau đó nhập Ngày thực hiện, chọn Đánh giá hiệu quả
+ Nếu người sử dụng chọn Đánh giá hiệu quả = Thoát lõm thì phải attach thêm
file bằng chứng.
+ Khi xóa hành động đã có ngày thực hiện và Đánh giá hiệu quả, thì chương
trình sẽ thông báo: “Không được xóa, phải có hành động khi đã nhập ngày
thực hiện”.
Khi đó, nếu người sử dụng muốn xóa hành động thì phải Chọn Đánh giá hiệu
quả = Chưa thực hiện, xóa bỏ Ngày thực hiện thì mới xóa được hành động.
 Thêm giải pháp nhóm 6: đề xuất trạm mới

+ Bước 1: Người sử dụng chọn Nhóm giải pháp như hình bên dưới:

+ Bước 2: NSD kích vào nút bổ sung trạm mới , màn hình sẽ hiển thị như bên
dưới. NSd nhập các trường cần thiết rồi ấn nút Thêm mới.
Chú ý:
+ Các trường cần thiết có dấu tam giác mầu đỏ
+ Xem thông tin chi tiết bổ sung trạm mới trong phần 4.5.1
+ Nếu CNVT tỉnh muốn đánh giá hiệu quả luôn thì phải có hành động thực hiện,
sau đó nhập Ngày thực hiện, chọn Đánh giá hiệu quả
+ Nếu người sử dụng chọn Đánh giá hiệu quả = Thoát lõm thì phải attach thêm
file bằng chứng.
+ Khi xóa hành động đã có ngày thực hiện và Đánh giá hiệu quả, thì chương
trình sẽ thông báo: “Không được xóa, phải có hành động khi đã nhập ngày
thực hiện”.
Khi đó, nếu người sử dụng muốn xóa hành động thì phải Chọn Đánh giá hiệu
quả = Chưa thực hiện, xóa bỏ Ngày thực hiện thì mới xóa được hành động.
 Thêm giải pháp nhóm 7: Đẩy nhanh phát sóng trạm mới

+ Bước 1: Người sử dụng chọn nhóm giải pháp như hình bên dưới:

+ Bước 2: Sau khi chọn nhóm giải pháp, ấn vào nút Tìm kiếm trạm, khi đó màn
hình hiển thị như bên dưới, Người sử dụng tiếp tục ấn vào nút Tìm
kiếm rồi chọn một hoặc nhiều trạm sau đó ấn nút chọn.
Sau khi chọn trạm xong, chương trình sẽ hiển thị các trạm đã được chọn
như hình bên dưới:

Lưu ý
+ Nếu CNVT tỉnh muốn đánh giá hiệu quả luôn thì phải có hành động thực hiện,
sau đó nhập Ngày thực hiện, chọn Đánh giá hiệu quả
+ Nếu người sử dụng chọn Đánh giá hiệu quả = Thoát lõm thì phải attach thêm
file bằng chứng.
+ Khi xóa hành động đã có ngày thực hiện và Đánh giá hiệu quả, thì chương
trình sẽ thông báo: “Không được xóa, phải có hành động khi đã nhập ngày
thực hiện”.
Khi đó, nếu người sử dụng muốn xóa hành động thì phải Chọn Đánh giá hiệu
quả = Chưa thực hiện, xóa bỏ Ngày thực hiện thì mới xóa được hành động.
 Thêm giải pháp nhóm 8: Thay đổi tính năng Antena

+ Bước 1: NSD chọn nhóm giải pháp như hình bên dưới
+ Bước 2: sau đó, NSD ấn vào nút Thêm hành động, chương trình sẽ hiển thị
như màn hình bên dưới. NSD nhập các thông tin về Mã cell, antena cũ,
Antena mới rồi ấn nút Thêm mới.

Lưu ý
+ Nếu CNVT tỉnh muốn đánh giá hiệu quả luôn thì phải có hành động thực hiện,
sau đó nhập Ngày thực hiện, chọn Đánh giá hiệu quả
+ Nếu người sử dụng chọn Đánh giá hiệu quả = Thoát lõm thì phải attach thêm
file bằng chứng.
+ Khi xóa hành động đã có ngày thực hiện và Đánh giá hiệu quả, thì chương
trình sẽ thông báo: “Không được xóa, phải có hành động khi đã nhập ngày
thực hiện”.
Khi đó, nếu người sử dụng muốn xóa hành động thì phải Chọn Đánh giá hiệu
quả = Chưa thực hiện, xóa bỏ Ngày thực hiện thì mới xóa được hành động.
+ Nếu CELL chưa tồn tại bên hệ thống NIMS thì chương trình thông báo: “ Mã
cell này không tồn tại trên hệ thống NIMS, không chỉnh sửa cell này được.”
+ Nếu người sử dụng nhập cell đã tồn tại bên hệ thống NIMS nhưng đang trong
quá trình thay đổi chờ phê duyệt thì chương trình sẽ đưa ra thông báo: “Cell
đang trong quá trình thay đổi chờ phê duyệt bên nims, không chỉnh sửa cell
này được”
+ Trường hợp CELL đã tồn tại bên hệ thống NIMS, và đã được phê duyệt thành
công thì NSD bên hệ thống TKTU sẽ thêm mới hành động cho giải pháp thành
công.
 Thêm giải pháp nhóm 9: Sử dụng repeater

+ Bước 1: chọn nhóm giải pháp như hình bên dưới:

+ Bước 2: Sau khi chọn xong, Người sử dụng ấn nút Thêm mới.
Sau k hi ấn nút thêm mới, chương trình hiển thị thêm nút Thêm hành động. NSD
kích vào nút Thêm hành động thì màn hình sẽ hiển thị tiếp như bên dưới:

NSD chọn Loại repeater, Cường độ tín hiệu, Kinh độ, Vĩ độ rồi ấn nút Thêm
mới, hoặc nút Thoát để kết thúc việc thêm mới hành động.
Lưu ý
+ Kinh độ: Số thực, trong khoảng [-180,180]; Phần thực và phần nguyên cách
nhau bởi dấu “.”; Phần thập phân phải nhập tối thiểu 5 chữ số, tối đa 15 chữ
số
+ Vĩ độ: Số thực, trong khoảng [-90,90]; Phần thực và phần nguyên cách nhau
bởi dấu “.”; Phần thập phân phải nhập tối thiểu 5 chữ số, tối đa 15 chữ số
+ Cường độ tín hiệu: Nhập số thực
+ Nếu CNVT tỉnh muốn đánh giá hiệu quả luôn thì phải có hành động thực hiện,
sau đó nhập Ngày thực hiện, chọn Đánh giá hiệu quả
+ Nếu người sử dụng chọn Đánh giá hiệu quả = Thoát lõm thì phải attach thêm
file bằng chứng.
+ Khi xóa hành động đã có ngày thực hiện và Đánh giá hiệu quả, thì chương
trình sẽ thông báo: “Không được xóa, phải có hành động khi đã nhập ngày
thực hiện”.
Khi đó, nếu người sử dụng muốn xóa hành động thì phải Chọn Đánh giá hiệu
quả = Chưa thực hiện, xóa bỏ Ngày thực hiện thì mới xóa được hành động.
 Thêm nhóm không có giải pháp

+ Bước 1: NSD chọn nhóm không có giải pháp như hình bên dưới:

+ Bước 2: NSD có thể attach thêm file bằng chứng hoặc không attach thêm file
bằng chứng thì có thể ấn nút Thêm mới luôn.

Khi đó vũng lõm sẽ có cảnh báo “chưa có giải pháp tối ưu” như hình bên dưới.
Lúc này NSD CNVT Tỉnh có quyền vào thêm mới luôn giải pháp xử lý vùng
lõm.
 Cập nhật tiến độ xử lý vùng lõm

Trường hợp 1: Người sử dụng đăng nhập vào hệ thống là CNVT


Tỉnh/Thành
+ Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống bằng vai trò CNVT Tỉnh/Thành
+ Bước 2: Từ thanh menu chính của chương trình, chọn Quản lý quy trình xử lý
vùng lõm, chọn Quản lý vùng lõm, sau đó NSD tìm kiếm điểm đã có giải
pháp cuối cùng xử lý vùng lõm nhưng KV chưa vào phê duyệt.
+ Bước 3: Để cập nhật tiến độ xử lý vùng lõm, NSD tích chọn bản ghi rồi ấn nút
, khi đó màn hình hiển thị như bên dưới:

Màn hình cập nhật tiến độ xử lý vùng lõm


NSD chọn Ngày thực hiện, Đánh giá hiệu quả hoặc thêm mới hành động, xóa
hành động, sau đó ấn nút để cập nhật tiến độ xử lý vùng lõm
hoặc ấn nút để thoát khỏi màn hình cập nhật tiến độ xử lý.
Trường hợp 2: Người sử dụng đăng nhập vào hệ thống là ban giám đốc tỉnh
+ Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống bằng vai trò ban giám đốc Tỉnh
+ Bước 2: Từ thanh menu chính của chương trình, chọn Quản lý quy trình xử lý
vùng lõm, chọn Quản lý vùng lõm, sau đó NSD tìm kiếm điểm đã được
CNVT Tỉnh xử lý xong tức là phải có kết quả là Thoát lõm hoặc nếu kết
quả là Cải thiện thì mật độ dân cư của vùng lõm phải là nhỏ hơn 100 dân (
hoặc Thưa thớt).
+ Bước 3: Để cập nhật tiến độ xử lý vùng lõm, NSD tích chọn bản ghi rồi ấn nút
như bên dưới:

Trường hợp 3: Người sử dụng đăng nhập vào hệ thống là Khu vực
+ Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống bằng vai trò Khu vực
+ Bước 2: Từ thanh menu chính của chương trình, chọn Quản lý quy trình xử lý
vùng lõm, chọn Quản lý vùng lõm, sau đó NSD tìm kiếm điểm đã được
CNVT Tỉnh xử lý xong tức là phải có kết quả là Thoát lõm hoặc nếu kết
quả là Cải thiện thì mật độ dân cư của vùng lõm phải là nhỏ hơn 100 dân (
hoặc Thưa thớt).
+ Bước 3: Để cập nhật tiến độ xử lý vùng lõm, NSD tích chọn bản ghi rồi ấn nút
như bên dưới:
Sau đó màn hình hiển thị:

Màn hình cập nhật tiến độ xử lý vùng lõm khi Khu vực vào đánh giá
NSD chọn Đạt hoặc Không đạt trong combobox KV đánh giá như hình trên rồi
ấn nút Cập nhật để tiếp tục hoặc ấn nút Thoát để đóng màn hình Cập nhật
tiến độ vùng lõm.
Màn hình thông báo cập nhật giải pháp thành công
Lưu ý:
+ Nếu khu vực đánh giá là Không đạt thì vùng lõm sẽ có cảnh báo là “đưa
giải pháp khác để khắc phục triệt để vùng lõm”, khi đó CNVT Tỉnh sẽ vào
chương trình để thêm giải pháp khác khắc phục vùng lõm. CNVT Tỉnh chỉ
thêm tối đa được 5 giải pháp.
+ Nếu CNVT Tỉnh chọn Nhóm giải pháp = Nhóm không có giải pháp thì
vùng lõm sẽ có cảnh báo là “Chưa có giải pháp tối ưu”.
 Tìm kiếm vùng lõm

+ Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống bằng vai trò CNVT Tỉnh/Thành/Khu
vực/Công ty
+ Bước 2: Từ thanh menu chính của chương trình, chọn Quản lý quy trình xử lý
vùng lõm, chọn Quản lý vùng lõm. Trên màn hình quản lý vùng lõm,
NSD kích nút tìm kiếm vùng lõm.
+ Bước 3: Trên màn hình quản lý vùng lõm, NSD nhập một trong các tiêu chí
tìm kiếm như Quận/huyện, Xã/phường, Mã vùng lõm…
Hoặc nếu NSD muốn sử dụng chức năng Tìm kiếm nâng cao thì NSD kích vào
link Tìm kiếm nâng cao, khi đó màn hình nhập thông tin tìm kiếm sẽ hiển
thị như hình bên trên và cho phép NSD nhập thêm các tiêu chí như Cell
phục vụ, RxLev...
 Chức năng Import dữ liệu

Màn hình import vùng lõm


+ Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống bằng vai trò Admin hoặc user được cấp
quyền.
+ Bước 2: Từ thanh menu chính của chương trình, chọn Quản lý quy trình xử lý
vùng lõm, sau đó tiếp tục chọn Import vùng lõm thì màn hình hiển thị ra
như trên.
Chức năng Import vùng lõm
+ Bước 3: Để import vùng lõm, người dùng ấn vào nút để chọn đường
dẫn tới file cần import, sau đó màn hình hiển thị như sau:
Màn hình chọn đường dẫn tới file import
NSD chọn file excel cần import rồi ấn nút Open. Sau khi chọn xong đường dẫn
tới file excel thì NSD ấn tiếp nút .
Lưu ý:
+ Trong file template import, tại các trường Khu vực, Tỉnh, Xã/Phường,
Quận/Huyện, NSD nhập mã Khu vực, Mã tỉnh, Mã Xã/Phường, Mã
Quận/Huyện.

+ Nếu NSD chọn import vùng lõm có nguồn gốc OSS thì NSD phải nhập dữ liệu
vào cột E (cột CELL nghi ngờ).
+ Nếu NSD chọn import vùng lõm có nguồn gốc Phản ánh thì NSD phải nhập
dữ liệu vào cột F (cột Ticket).
+ Nếu NSD chọn import vùng lõm có nguồn gốc Phát sinh, thì NSD phải nhập
dữ liệu vào cột G (cột Kế hoạch đo kiểm).

+ Tại các trường Phân loại vùng lõm, tại trường này có 4 cột, NSD chọn giá trị
nào thì điền số 1 vào cột đó. Tương tự đối với các cột của trường Mật độ
phân bố dân cư tại vùng lõm, Lý do có vùng lõm.

+ File template import, NSD xem thêm ở mục 5.1


 Chức năng Export dữ liệu

+ Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống bằng vai trò Admin hoặc user được cấp
quyền.
+ Bước 2: Từ thanh menu chính của chương trình, chọn Quản lý quy trình xử lý
vùng lõm, sau đó tiếp tục chọn Quản lý vùng lõm.
+ Bước 3: Trên màn hình quản lý vùng lõm, ấn nút Export.
Khi đó chương trình sẽ hiển thị:
Tại màn hình này, NSD có thể chọn Export CSDL hoặc Export Tiến độ xử lý
vùng lõm
+ Bước 4: Nhấn nút export và xem file excel.( Tham khảo tiếp phụ lục 5.3)
 Cấu hình chu kỳ

+ Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống bằng vai trò Admin hoặc user được cấp
quyền.
+ Bước 2: Từ thanh menu chính của chương trình, chọn Quản trị hệ thống, rồi
chọn Cấu hình gửi tin nhắn vùng lõm.
Sauk hi chọn xong, màn hình sẽ hiển thị như sau:

Màn hình cấu hình chu kỳ


+ Bước 3: để cập nhật cấu hình, NSD nhập chu kỳ và Đơn vị. Sau đó ấn nút Cập
nhật để lưu cấu hình.
Lưu ý:
+ Nếu NSD nhập Chu kỳ = 1, Đơn vị là Giờ điều đó có nghĩa là cứ 1 giờ, NSD
cấp tỉnh lại nhận được thông tin về vùng lõm mà Tỉnh quản lý.
 Gửi tin nhắn tự động

Với mỗi NSD cấp tỉnh sẽ nhận được tin nhắn với nội dung như sau:
+ Số vùng lõm đăng ký trong tháng.
+ Số vùng lom đã thực hiện trong tháng.
+ Số vùng lõm đã đo kiểm trong tháng.
+ Số vùng lõm đã thoát lõm trong tháng.
+ Số vùng lõm cải thiện trong tháng.
Danh mục các tài liệu tham khảo
STT Tên tài liệu Tên tác giả
1 Tổng quan mạng 3G Nguyễn Phạm Anh Dũng
2 WCDMA for UMTS - HSPA Evolution and LTE Wiley
WCDMA Deployment Handbook - Planning and
3 Wiley
Optimization Aspects
WCDMA for UMTS - Radio Access for Third
4 Wiley
Generation Mobile Communications
5 UMTS/WCDMA Technical Overview Qualcomm
GSM BSS Network KPI (Inter-RAT Handover Success
6 Huawei
Rate) Optimization Manual
7 GSM cell parameters Huawei
8 WCDMA Parameter Setting Guidelines Qualcomm
9 GSM Technology for engineers AirCom
10 GSM applied cell planning AirCom
11 Guideline for Network Design and Optimization AirCom
12 Procedures and Guidelines for Prelaunch Optimisation AirCom
13 Technology Consulting System Optimisation Guide AirCom
14 Alcatel BSS System Description Alcatel
15 Telecom parameters dictionary Alcatel
16 GSM advance system technique Ericsson
17 RAN performance Tuning Nokia
18 Dimensioning WCDMA RAN Nokia
19 BSS Radio Network Parameter Dictionary Nokia
20 WCDMA Radio Network Design Ericsson
21 Base station Controller Radio Parameter reference ZTE
Radio Network parameters and cell design data for
22 Ericsson
Ericsson GSM systems
23 BSS Radio Network Parameter Dictionary Nokia
24 Các hướng dẫn của Viettel ban hành năm 2014 Viettel

You might also like