Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 94

Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI


Khoa Du Lịch
------------------------

GIÁO TRÌNH
TIN HỌC CHUYÊN NGÀNH DU LỊCH

Giảng viên

Ths: Phạm Thị Thanh Hoan

Hà Nội, 12/2021

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 1


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

Chương I

HÀM CƠ SỞ DỮ LIỆU

MỤC TIÊU:

Sau khi nghiên cứu chương I, sinh viên có thể:

 Vận dụng linh hoạt các hàm cơ sở dữ liệu để phân tích, tổng hợp dữ liệu

 Liên kết giữa các sheet bảng tính để thực hiện các tính toán phức tạp và
tổng hợp

 Sắp xếp dữ liệu nhanh một cơ sở dữ liệu theo một trật tự nhất định và sắp
xếp theo nhiều tiêu thức đối với một hoặc nhiều trường.

 Kết xuất thông tin một danh sách các bản ghi thỏa mãn một tiêu chuẩn
tìm kiếm nào đó.

 Tổng hợp số liệu Subtotal, Consolidate, Pivot Table

I. CƠ SỞ DỮ LIỆU (DATABASE) TRONG EXCEL

1. Cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu (CSDL) là một tập hợp các thông tin về một vấn đề cần quản
lý thông qua các thuộc tính cần thiết. Trong Excel, một CSDL được tổ chức
thành bảng theo cấu trúc cột dòng và có thể thực hiện đầy đủ các thao tác quản
trị CSDL như tạo lập, cập nhật, tìm kiếm, trích rút, tổng hợp dữ liệu một cách
nhanh chóng và thuận tiện.

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 2


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch
Trong bảng tính Excel, CSDL là một khối ô được cấu tạo bởi các thành phần
sau:
- Dòng đầu tiên gọi là dòng tiêu đề chứa tên các trường – Field. (Trường là
một đơn vị cơ sở trong CSDL, dùng để mô tả một thuộc tính cần thiết của đối
tượng cần quản lý). Mỗi trường trong CSDL chính là một cột của bảng tính.
- Các dòng tiếp theo gọi là các bản ghi - Record. (Bản ghi là một tập hợp
các thông tin về một đối tượng cần quản lý), mỗi bản ghi trong CSDL chính là
một dòng. CSDL Excel không chấp nhận các bản ghi trống.
- Vùng CSDL nên được để tách rời với các phần dữ liệu khác có trong bảng
tính.

2. Các hàm cơ sở dữ liệu

Các hàm cơ sở dữ liệu thường dùng để khai thác dữ liệu theo một điều kiện
cho trước. Nhìn chung các hàm CSDL đều có 3 đối số:
Database: Địa chỉ của vùng CSDL.
Field: Số thứ tự cột hoặc địa chỉ của tên trường cần xét.
Criteria: Địa chỉ của bảng tiêu chuẩn.

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 3


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch
DSUM

Cú pháp: DSUM(Database,Field,Criteria)
Chức năng: Hàm tính tổng các dữ liệu số trên trường được khai báo trong
đối số thứ hai (Field) của những bản ghi trong vùng CSDL (Database)
thoả mãn điều kiện của vùng tiêu chuẩn được thể hiện trong đối số thứ ba
(Criteria).
Lưu ý: Hàm DSUM và SUMIF đều là tính tổng có điều kiện của một cơ sở
dữ liệu. Nhưng SUMIF là tính tổng cho cơ sở dữ liệu với một điều kiện
ràng buộc; còn DSUM là tính tổng cho cơ sở dữ liệu với nhiều điều kiện
ràng buộc

Ví dụ: Tính tổng doanh thu của loại phòng Deluxe twin và loại giường là
Double

Vì yêu cầu tính tổng có nhiều điều kiện nên dùng hàm DSUM
Tại một ô C14 gõ =DSUM(A2:C11,C2,A13:B14)
Ý nghĩa của hàm: Tìm trong vùng A2:C11, những dòng nào vừa chứa Loại
phòng Deluxe twin và loại giường là Double (chính là điều kiện ở vùng
A13:B14) thì lấy Doanh thu bên cột C và cộng lại; Kết quả là 290

DAVERAGE

Cú pháp: DAVERAGE(Database,Field,Criteria)
Chức năng : Hàm tính trung bình cộng các dữ liệu số trên trường được
khai báo trong đối số thứ hai (Field) của những bản ghi trong vùng CSDL
(Database) thoả mãn điều kiện của vùng tiêu chuẩn được thể hiện trong
đối số thứ ba (Criteria).

Ví dụ: Tính doanh thu trung bình của loại phòng Deluxe twin và loại
giường là Double

Vì yêu cầu tính trung bình có nhiều điều kiện nên dùng hàm DAVERAGE
Tại một ô D14 gõ =DAVERAGE(A2:C11,C2,A13:B14)

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 4


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch
Ý nghĩa của hàm: Tìm trong vùng A2:C11, những dòng nào vừa chứa Loại
phòng Deluxe twin và loại giường là Double (chính là điều kiện ở vùng
A13:B14) thì lấy Doanh thu bên cột C và cộng lại sau đó chia trung
chung; Kết quả là 290/3=96.66667

DMAX

Cú pháp: Dmax(Database,Field,Criteria)
Chức năng : : Hàm cho giá trị lớn nhất của các dữ liệu số trên trường được
khai báo trong đối số thứ hai (Field) của những bản ghi trong vùng CSDL
(Database) thoả mãn điều kiện của vùng tiêu chuẩn được thể hiện trong
đối số thứ ba (Criteria).

Ví dụ: Tính doanh thu lớn nhất của loại phòng Deluxe twin và loại giường
là Double
Vì yêu cầu tính doanh thu lớn nhất có nhiều điều kiện nên dùng hàm
DMAX
Tại ô E14 gõ =DMAX(A2:C11,C2,A13:B14)

DMIN

Cú pháp: Dmin(Database,Field,Criteria)
Chức năng : Hàm cho giá trị nhỏ nhất của các dữ liệu số trên trường được
khai báo trong đối số thứ hai của (Field) của những bản ghi trong vùng
CSDL (Database) thoả mãn điều kiện của vùng tiêu chuẩn được thể hiện
trong đối số thứ ba (Criteria).

Ví dụ: Tính doanh thu nhỏ nhất của loại phòng Deluxe twin và loại giường
là Double
Vì yêu cầu tính doanh thu lớn nhất có nhiều điều kiện nên dùng hàm DMIN

Tại ô F14 gõ =DMIN(A2:C11,C2,A13:B14)

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 5


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

DCOUNT

Cú pháp: DCOUNT(Database,Field,Criteria)
Chức năng: Hàm đếm số các bản ghi mà dữ liệu trong đó là số trên trường
số được khai báo trong đối số thứ hai (Field) của những bản ghi trong
vùng CSDL (Database) thoả mãn điều kiện của vùng tiêu chuẩn được thể
hiện trong đối số thứ ba (Criteria).

Ví dụ: Thống kê có bao nhiêu phòng Deluxe twin và Doanh thu >=80 triệu
đồng

Vì yêu cầu đếm tổng số phòng Deluxe twin và có Doanh thu >=80 triệu
đồng: đếm có nhiều điều kiện nên dùng hàm DOUNT
Tại ô C17 gõ công thức =DCOUNT(A2:C11,C2,A16:B17) Và kết quả là
có 3 phòng Deluxe twin và có Doanh thu >=80 triệu đồng

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 6


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

3. Sắp xếp dữ liệu


3.1. Sắp xếp nhanh theo một cột
Việc sắp xếp dữ liệu của bảng theo một trật tự tăng hay giảm của một cột, thực
hiện theo các bước sau:
Bước 1: Đặt chuột vào tên một cột bất kỳ mà bạn muốn sắp xếp.

Bước 2: Click chuột vào biểu tượng để sắp xếp tăng dần

Click chuột vào biểu tượng để sắp xếp giảm dần


3.2. Sắp xếp theo nhiều cột
Việc sắp xếp dữ liệu của bảng theo một trật tự tăng hay giảm của một cột, thực
hiện theo các bước sau:
+ Bước 1: Đặt chuột vào ô bất kỳ của bảng
+ Bước 2: Click chuột vào Data/Sort xuất hiện hộp thoại:

 Tích chuột vào My data has headers: nếu dữ liệu có đầu đề (hay tên của
các cột). Bỏ tích nếu dữ liệu không có đầu đề
 Sort by: Khóa sắp xếp chính
 Order: Cách sắp xếp

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 7


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch
+ Bước 3: Kích chuột vào Add Level để thêm các tiêu chí sắp xếp. Sau đó chọn
Then by: Tiêu chí sắp xếp tiếp theo là; Order: cách sắp xếp

+ Bước 4: OK

4. Kết xuất thông tin (Lọc dữ liệu)


Với tính năng này Excel sẽ giúp ta thực hiện việc tìm kiếm và hiển thị
những thông tin, dữ liệu theo yêu cầu một cách dễ dàng và nhanh chóng.
4.1. Lọc tự động (Auto Filter).
Các bước được thực hiện như sau:
Bước 1: Đưa ô hoạt động vào vùng CSDL.
Bước 2: Chọn Data\Filter\Auto Filter Excel sẽ tự động chèn những
mũi tên xuống (menu dropdown) vào bên phải của tất cả các tên trường
trong CSDL.

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 8


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

- Bấm chuột vào các mũi tên xuống của các trường cần thực hiện lọc,
Excel sẽ tự động liệt kê tất cả các giá trị có trong trường lựa chọn.
- Lựa chọn giá trị điều kiện cần lọc bằng cách bấm chuột vào giá trị đó.
Excel sẽ tự động chọn lọc những bản ghi thoả mãn điều kiện của đầu bài.
- Nếu giá trị điều kiện cần lọc không có trên menu dropdown, bấm vào
mục Custom Filter để lọc với những toán tử so sánh, các toán tử logic như
and và or.

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 9


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch
Kết quả:
- Trong bảng CSDL chỉ còn hiển thị những bản ghi thỏa mãn điều kiện lọc.
Các bản ghi không thỏa mãn sẽ bị ẩn đi.
- Trả lại bảng CSDL gốc bằng lệnh Data\Filter\AutoFillter.

4.2. Lọc nâng cao (Advance Filter).


Bước 1: Tạo vùng điều kiện (Criteria range): là nơi chứa yêu cầu của đề bài
+ Dòng đầu ghi tên trường để định điều kiện, chú ý: phải giống hệt tên
trường của miền CSDL, tốt nhất là copy từ tên trường CSDL
+ Các dòng tiếp dưới ghi điều kiện: các điều kiện cùng dòng là phép
AND, các điều kiện khác dòng là phép OR.
Ví dụ: Hãy đưa ra các loại phòng là Executive và lợi nhuận >100 hoặc loại
phòng Deluxe double và lợi nhuận >95

Bước 2: Di chuyển ô hoạt động vào vùng CSDL.

Bước 3: Chọn lệnh Data\Filter\Advance Filter. Xuất hiện hộp thoại:

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 10


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

- Trong mục Action:


 Chọn Filter the List, in- place để lọc những bản ghi ngay tại
CSDL gốc.
 Chọn Copy to Another Location để sao chép những bản ghi
đã được lọc sang vị trí khác của bảng tính.
- Trong khung List Range: Đưa tọa độ của vùng CSDL cần lọc.
- Trong khung Criteria Range : Đưa tọa độ của bảng điều kiện lọc.
- Trong khung Copy to : Đưa tọa độ của ô đầu tiên sẽ copy dữ liệu sau khi
máy tính lọc dữ liệu xong.
- Chọn OK.
Tuỳ theo sự lựa chọn của ta, Excel sẽ chọn lọc và hiển thị những bản ghi
thoả mãn điều kiện trên phạm vi ấn định.

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 11


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

5. Tổng hợp dữ liệu theo nhóm (Subtotal)

Tổng hợp số liệu theo nhóm là thao tác thực hiện việc thống kê, tính toán
trên những trường được lựa chọn của bảng CSDL. Sau khi thao tác được thực
hiện, Excel sẽ tự động phân tách dữ liệu trên các trường được lựa chọn thành
các nhóm dữ liệu, mỗi nhóm xuất hiện một dòng tổng hợp dữ liệu của nhóm đó
và có dòng tổng hợp dữ liệu của toàn bảng CSDL.

Các bước thực hiện:


Bước 1: Sắp xếp dữ liệu trên trường cần phân nhóm.

Bước 2: Đưa ô hoạt động vào bảng CSDL.


Bước 3: Chọn lệnh DaTa\Subtotal. Hộp thoại xuất hiện:

 Trong At each change in: chọn tên trường chứa dữ liệu cần phân tách nhóm.

 Trong Use Function: chọn hàm sử dụng khi tổng hợp.

 Trong Add Subtotal to: chọn những trường chứa dữ liệu cần thực hiện thao
tác tổng hợp.

Một số thông số khác:


 Replace current subtotals: Thay thế dữ liệu hiện hành.

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 12


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch
 Page break between groups: Ngắt trang theo từng nhóm (khi in).

 Summary below data: Đặt kết quả tổng hợp ở cuối mỗi nhóm.

+ Bấm chọn OK.

Ví dụ: Tổng hợp Doanh thu theo Loại phòng:

Bước 1: Sắp xếp dữ liệu trên trường cần phân nhóm.

Bước 2: Đưa ô hoạt động vào bảng CSDL.


Bước 3: Chọn lệnh DaTa\Subtotal. Hộp thoại xuất hiện:

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 13


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

Hộp thoại xuất hiện:

Màn hình kết quả sẽ có dạng sau:

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 14


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

Màn hình xuất hiện các mức 1, 2, 3 phía bên trái của tên cột.
- Bấm mức 1 tổng hợp số liệu của tất cả các đối tượng
- Bấm mức 2 tổng hợp số liệu theo từng nhóm các đối tượng
- Bấm mức 3 tổng hợp số theo theo từng đối tượng

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 15


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch
6. Tổng hợp số liệu (Consolidate)
Tổng hợp số liệu trên các bảng tính khác nhau (Consolidate) là thao tác
thực hiện việc thống kê, tính toán trên những trường được lựa chọn của các bảng
CSDL nằm trên các bảng tính khác nhau. Sau khi thao tác được thực hiện, excel
sẽ tự động tạo ra một bảng tổng hợp số liệu của tất cả các bảng tính này trên một
bảng tính lưu giữ kết quả.

- Đặt ô hoạt động vào vị trí cần tạo bảng tổng hợp.
- Chọn lệnh Data\Consolidate. xuất hiện hộp thoại.

- Đặt trỏ text vào hộp Reference, đưa địa chỉ vùng dữ liệu cần tổng hợp.
- Bấm chọn nút Add.
- Ta lại đưa con trỏ Text vào khung Reference để tiếp tục đưa vùng dữ
liệu tiếp theo để tổng hợp. Bấm chọn nút Add.
- Nút Delete dùng để xoá địa chỉ vùng dữ liệu trong All Reference.
- Trong Use Label In :
Top Rows: nếu muốn lấy dòng trên cùng làm tiêu đề.
Left Columns : nếu muốn lấy cột bên trái làm tiêu đề.
- Trong khung Function : Chọn hàm để tính toán.
- Mục Creat Link to Source Data : Tạo liên kết với các ô nguồn.

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 16


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch
7. Phân tích dữ liệu Pivot Table
Tính năng Pivot Table của Excel giúp ta tổng quát hoá, phân tích và xử lý
dữ liệu trong các danh sách và bảng biểu. Đây là sự trình bày có hệ thống về một
tập hợp dữ liệu. Các trường khác nhau trong dữ liệu nguồn được khái quát hoá
theo các tiêu chí khác nhau.
7.1. Các thành tố trên một bảng Pivot Table
- Page Fields: Trường phân trang báo cáo là tên trường của CSDL được
chọn để ứng với mỗi giá trị của nó sẽ có một trang báo cáo cân đối tổng hợp của
những trường khác.
- Pivot Table Rows: Trường dòng báo cáo là tên trường được chọn mà ứng
với mỗi giá trị của nó sẽ có một dòng trên trang báo cáo và giá trị của nó sẽ
được viết vào ô đầu của dòng báo cáo.
- Pivot Table Column: Trường cột báo cáo là tên trường được dùng để xác
định các cột trên báo cáo.
- Data: Nội dung ô báo cáo là tên trường cần được tổng hợp vào báo cáo.
7.2. Thao tác lập Pivot Table trên Excel
- Vào Insert \ Pivot Table, xuất hiện hộp thoại:

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 17


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch
Bước 1: Chọn vùng dữ liệu để tạo báo cáo: Trong khung Table/ Range, kiểm
tra lại địa chỉ của CSDL cần tạo bảng cân đối
Bước 2: Chọn vị trí xuất hiện bảng báo cáo:
- New worksheet: Excel sẽ tự động đưa báo cáo ra môt trang bảng tính (sheet)
mới.
- Existing worksheet: Đưa địa chỉ ô đầu tiên để kết quả lập báo cáo

- OK
Bước 3: Xuất hiện hộp thoại để khai báo các yếu tố chính cấu thành lên bảng
cân đối tổng hợp.

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 18


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch
+ Kéo tên trường phân trang báo cáo từ danh sách các tên trường của
CSDL vào khung PAGE.
+ Kéo tên trường cho dòng báo cáo từ danh sách các tên trường của CSDL
vào khung ROW.
+ Kéo tên trường cho cột báo cáo từ danh sách các tên trường của CSDL
vào khung COLUMN.
+ Kéo tên trường làm nội dung ô báo cáo từ danh sách các tên trường của
CSDL vào khung DATA.

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 19


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

BÀI TẬP CHƯƠNG I


Bài 1:

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 20


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

Bài 1’:

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 21


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

Bài 1”:

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 22


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

Bài 2:

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 23


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

Bài 3:

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 24


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

Bài 4:

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 25


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

Bài 5:

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 26


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

Bài 6:

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 27


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

Bài 7:

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 28


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

Bài 8:

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 29


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

Bài 9:

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 30


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

Bài 10:
Gõ bảng tính dưới đây và làm các công việc sau:
BẢNG 1: THỐNG KÊ TIÊU THỤ SẢN PHẨM
Tên Hàng – Số Thành
Mã SP Đại Lý Đơn Giá
Tên Hãng Sản Xuất Lượng Tiền
CDR-QS SGN     96  
KEY-GE HNN     35  
MOU-MI DNA     19  
KEY-QS HNN     39  
CDR-MI DNA     53  
MOU-GE SGN     88  

BẢNG 2: TRA TÊN HÀNG, TÊN HÃNG SẢN XUẤT VÀ ĐƠN GIÁ

  Mã Hãng - Tên Hãng Sản Xuất


    QS GE MI

Mã Hàng Tên Hàng Qsenn Genius Misumi


CDR CDRom 30 25 20

KEY Keyboard 10 17 15

MOU Mouse 5 9 13

1. Căn cứ vào 3 ký tự bên trái và 2 ký tự bên phải của Mã SP trong Bảng 1,


hãy tra trong Bảng 2 để điền giá trị cho cột Tên Hàng - Tên Hãng Sản Xuất.
2. Hãy điền Đơn Giá cho mỗi mặt hàng dựa vào Mã SP ở Bảng 1 và tra ở Bảng 2.
Tính Thành Tiền = Số Lượng * Đơn Giá.

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 31


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

Bài 11:

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 32


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

Bài 12:

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 33


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

Bài 12:

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 34


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch
Sheet Bảng lương

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 35


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

Sheet Phòng ban

Sheet Thống kê bảng lương

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 36


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

Chương II

CÁC HÀM TÍNH HIỆU QUẢ KINH DOANH DU LỊCH, KHÁCH SẠN

MỤC TIÊU:

Sau khi nghiên cứu chương II, sinh viên có thể:

 Biết vận dụng linh hoạt các hàm tính hiệu quả vốn đầu tư của Excel để
xác định được lượng tiền có được sau một khoản đầu tư,

 Tính được: để đạt được mục tiêu này thì cần phải đầu tư bao nhiêu vốn

 Tính được số tiền trả hàng kỳ của một khoản vay

 Xác định được số kỳ (số thời gian) cần phải trả của một khoản vay

EXCEL có khoảng 52 hàm tài chính, mỗi hàm giải quyết một bài toán tài
chính thường gặp trong doanh nghiệp (tính toán khấu hao, tính toán hiệu quả
đầu tư, tính toán lãi suất chứng khoán, tính toán lãi suất danh nghĩa và lãi suất
thực tế hàng năm của một khoản đầu tư, tính tỷ suất doanh lợi nội tại cho một
loạt lưu chuyển tiền mặt v.v...)
Trong tài liệu này sẽ giới thiệu 2 loại hàm tài chính thường dùng sau:
Nhóm các hàm tính toán hiệu quả vốn đầu tư và Nhóm các hàm tính khấu hao
tài sản.

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 37


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch
Tài chính doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sản
xuất kinh doanh và có ảnh hưởng đến sự thành bại của cả một doanh nghiệp.
Vấn đề quản lý vốn đầu tư là một trong các vấn đề quan trọng nhất của tài chính
doanh nghiệp, đặc biệt là việc xác định được hiệu quả của vốn đầu tư là tiền đề
cho việc lựa chọn các phương án đầu tư sao cho tốt nhất.
Trong phần này chúng ta sẽ xem xét việc sử dụng các hàm của EXCEL để
tổ chức tính toán các vấn đề liên quan đến hiệu quả vốn đầu tư của các doanh
nghiệp.

Các tham số thường gặp trong các hàm tính toán vốn đầu tư:

- Per (Periods): chu kỳ - thời gian làm mốc để tính các giá trị khác.

- Nper (Number of Payments Periods): Tổng số chu kỳ đầu tư

+ Nper và Per phải cùng đơn vị tính

- Rate: Tỷ lệ lãi suất cho từng chu kỳ đầu tư.

- Pmt (Payment): Số tiền phải trả hoặc nhận được ở mỗi chu kỳ (không
thay đổi). Tiền phải trả bao gồm cả tiền lãi và tiền gốc nhưng không có
thuế và các phí khác. Nếu như tiền phải trả không có thì phải có tham
số Pv.

- Pv (Present Value) : Là giá trị hiện tại của một khoản đầu tư vào đầu chu
kỳ thứ nhất.
- FV (Future Value): Giá trị tương lai của một khoản đầu tư tại thời điểm
cuối của chu kỳ cuối cùng (có tính đến lãi suất và các chi trả định kỳ).
- Type: Kiểu (chế độ) thanh toán các khoản phải trả/ nhận được, mang giá
trị:
0: Trả vào cuối kỳ.
1: Trả vào đầu kỳ.

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 38


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

* Lưu ý:
- Khi sử dụng hàm, nếu không đưa vào giá trị các tham số như Pv, Fv,
Type thì Excel sẽ lấy giá trị ngầm định là 0.
- Các giá trị Pv, Pmt mang giá trị âm nếu là tiền ta đầu tư vào và mang giá
trị dương nếu là tiền ta rút ra.
- Tất cả các khoản đầu tư phải đầu tư vào đầu kỳ; rút lãi, lợi nhuận sẽ vào
cuối kỳ.

1. PV(Present Value)

Chức năng: Tính giá trị hiện tại của một khoản đầu tư, ứng với số tiền
thanh toán không đổi PMT phải trả thường kỳ.
Cú pháp: PV(rate,nper,pmt,fv,type)

Lưu ý: Nếu pmt = 0 thì bắt buộc phải có fv, còn nếu fv = 0 thì phải có pmt.
Ví dụ: Nhà hàng BBQ chicken muốn có một số tiền là 100$ sau 3 năm, biết rằng
lãi suất ngân hàng là 10% một năm, thì ngay từ bây giờ nhà hàng phải gửi vào
ngân hàng bao nhiêu tiền?

Theo tư duy toán học ta sẽ làm theo sơ đồ dưới đây:

0 1 2 3

PV = ? FV3 = 100

100*(1+0,1)-1

100*(1+0,1)-2

100*(1+0,1)-3= 75.13

Và cho ra kết quả là 75.13. Nhưng sẽ là mất thời gian hoặc tính sai nếu như
không phải là sau 3 năm mà sau 20 năm, hay lãi suất không phải 10% mà là
7.25% và các con số về lãi và kì hạn gửi là liên tục thay đổi.

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 39


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch
Excel cung cấp hàm tài chính giải quyết những vấn đề này một cách nhanh
chóng và chính xác. Cụ thể của Ví dụ này là hàm PV()

2. FV (Future Value)
Chức năng: Tính kết quả tương lai của một khoản đầu tư có lãi suất cố
định trả hoặc gửi thêm vào theo định kỳ cố định .
Cú pháp: FV(rate,nper,pmt,pv,type)

- Trong trường hợp nhà đầu tư không rút lãi ra trong cả giai đoạn đầu tư thì
giá trị tương lai tính theo công thức lãi gộp sau:
FV=PV(1+RATE)^Life (Life là thời gian đầu tư)
Ví dụ 1: Nhà hàng fast food gửi vào ngân hàng $2,000 với lãi suất 11%/ năm
trong 3 năm. Vậy khi đáo hạn (3 năm sau), nhà hàng sẽ có được số tiền là bao
nhiêu?
Phân tích:
 Theo tư duy toán học ta sẽ làm theo sơ đồ dưới đây:

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 40


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

Và cho ra kết quả là 2735.26. Nhưng sẽ là mất thời gian hoặc tính sai nếu như
không phải là sau 3 năm mà sau 20 năm, hay lãi suất không phải 11% mà là
7.25% và các con số về lãi và kì hạn gửi là liên tục thay đổi.
Excel cung cấp hàm tài chính giải quyết những vấn đề này một cách nhanh
chóng và chính xác. Cụ thể của Ví dụ này là hàm FV()

 Theo đề bài, gửi 2000$ vào ngân hàng có nghĩa là đây là một khoản đầu tư->
PVsẽ mang giá trị âm (theo lưu ý 2 của hàm tài chính): PV=-2000 và đề bài
không đề cập đến thời gian đầu tư nên theo lưu ý 3 của hàm tài chính thì đầu
tư vào đầu kì nên TYPE=1.

 Theo đề bài, thì nhà hàng fast food này chỉ lên gặp ngân hàng một lần vào
thời điểm đầu năm thứ nhất để gửi tiền, và trong các năm sau không lên gặp
ngân hàng để gửi nữa nên PMT=0

 Cụ thể của bài này dùng hàm FV như sau:

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 41


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

 Dựa vào phân tích ở trên, ta sẽ biểu diễn dòng tiền để xem thực tế chúng ta
sẽ có bao nhiêu tiền sau các năm. Và sau năm cuối cùng ta sẽ phải được kết
quả như tính toán bằng hàm thì đúng.
(lưu ý dòng tiền: lãi suất phải là địa chỉ tuyệt đối vì địa chỉ ô lãi suất sẽ phải
không thay đổi khi kéo chuột)

Ví dụ 2: Nhà hàng Măng Việt gửi vào ngân hàng 2000$ với lãi suất 11%/ năm
và trong các năm sau, mỗi năm gửi thêm vào 2000$, trong 7 năm. Vậy khi đáo
hạn (7 năm sau), nhà hàng sẽ có được số tiền là bao nhiêu?

Phân tích:

 Theo đề bài, Nhà hàng Măng Việt gửi vào ngân hàng 2000$ và trong các
năm sau (tính từ năm thứ 2 trở đi đến năm thứ 7) mỗi năm gửi thêm vào
2000$: đề bài không đề cập đến thời gian đầu tư nên theo lưu ý 3 của hàm tài
chính là đầu tư vào đầu kì nên TYPE=1. Vậy tại thời điểm đầu năm thứ 1:
nhà hàng chỉ gửi vào 2000$. Tại thời điểm đầu năm thứ 2 cho đến năm thứ 7:
nhà hàng lại gặp ngân hàng và gửi 2000$. Vậy tổng nhà hàng sẽ lên gặp
ngân hàng 7 lần vào đầu các năm để gửi 2000$. Nên PMT=-2000

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 42


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch
 Lưu ý: Với bài trên mà lại cho PV=-2000 và PMT=-2000 là sai vì như thế tại
thời điểm đầu năm thứ nhất Nhà hàng sẽ phải gửi vào 4000

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 43


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

 Cụ thể của bài này dùng hàm FV như sau:

 Ta sẽ biểu diễn dòng tiền để xem thực tế chúng ta sẽ có bao nhiêu tiền sau
các năm. Và sau năm cuối cùng ta sẽ phải được kết quả như tính toán bằng
hàm thì đúng.
(lưu ý dòng tiền: lãi suất phải là địa chỉ tuyệt đối vì địa chỉ ô lãi suất sẽ phải
không thay đổi khi kéo chuột).

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 44


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

Ví dụ 3: Hàng năm nhà hàng Thủy Tạ gửi vào ngân hàng 2000$ (cuối năm) với
lãi suất 11%/ năm trong 7 năm. Vậy khi đáo hạn (7 năm sau), nhà hàng sẽ có
bao nhiêu tiền?

Phân tích:

 Theo đề bài, Hàng năm nhà hàng Thủy Tạ gửi vào ngân hàng 2000$ (cuối
năm) với lãi suất 11%/ năm trong 7 năm. Vậy tại thời điểm cuối năm thứ 1:
nhà hàng chỉ gửi vào 2000$. Tại thời điểm cuối năm thứ 2 cho đến cuối năm
thứ 7: nhà hàng lại gặp ngân hàng và gửi 2000$. Vậy tổng nhà hàng sẽ lên
gặp ngân hàng 7 lần vào cuối các năm để gửi 2000$. Nên PMT=-2000.

 Đề bài nói rõ gửi cuối năm nên TYPE=0.

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 45


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch
 Cụ thể của bài này dùng hàm FV như sau:

 Ta sẽ biểu diễn dòng tiền để xem thực tế chúng ta sẽ có bao nhiêu tiền sau
các năm. Và sau năm cuối cùng ta sẽ phải được kết quả như tính toán bằng
hàm thì đúng.

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 46


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

3. PMT (PayMenT)
Chức năng: Tính sự chi / trả tính trên một khoản vay theo một tỷ lệ ấn
định cho mỗi chu kỳ.
Cú pháp: PMT(rate,nper,pv,fv,type)
* Chú ý:
- PMT bao gồm cả tiền lãi và tiền gốc nhưng không có thuế, tiền trả trước
hoặc những chi phí khác có liên quan.
- Nếu bỏ qua fv, trị mặc định của fv sẽ là 0
- Kết quả (số tiền) do hàm PMT() trả về bao gồm tiền gốc và tiền lãi,
nhưng không bao gồm thuế và những khoản lệ phí khác (nếu có).
Nếu muốn chỉ tính số tiền gốc phải trả, ta dùng hàm PPMT(), còn nếu muốn
chỉ tính số tiền lãi phải trả, dùng làm IPMT().

Ví dụ: Khách sạn Sofitel muốn xây dựng một khách sạn nữa ở Đà Nẵng nên
khách sạn này muốn mua trả góp một vùng đất với giá $100,000 trả góp trong
25 năm, với lãi suất không đổi là 8% một năm trong suốt thời gian này, vậy cuối
mỗi tháng khách sạn phải trả cho người bán bao nhiêu tiền để sau 25 năm thì
mảnh đất đó thuộc về quyền sở hữu của khách sạn?

Phân tích:

+ Đề bài hỏi mỗi Tháng phải trả bao nhiêu tiền nên dùng hàm PMT
+ Hỏi Tháng nên lãi suất cũng phải đổi ra tháng Rate =8%/12 và 25 năm cũng
phải đổi ra tháng nên Nper=25*12=300
+ Mảnh đất đó thuộc quyền sở hữu của bạn tức tương lai sau 25 năm bạn trả hết
tiền nên FV=0
+ Kết quả như sau:

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 47


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

4. NPER (Number of Period)

Chức năng: Tính số chu kỳ cần thiết để đạt được số tiền định trước
Cú pháp: NPER(Rate,Pmt,Pv,Fv,Type)

Ví dụ 1: Giả sử khách sạn Lan Anh vay 1 khoản tiền 10,000$ với lãi suất
8%/năm và hàng tháng Khách sạn Lan Anh trả 1,000$ (cuối tháng). Hãy cho
biết khách sạn đó phải trả số tiền này trong bao nhiêu tháng?

Phân tích:

+ Đề bài hỏi trả trong bao nhiêu Tháng nên dùng hàm NPER
+ Hỏi Tháng nên lãi suất cũng phải đổi ra tháng Rate =8%/12
+ PV và PMT trong bài này phải trái dấu nhau vì một khoản là vay và một
khoản là trả
+ Kết quả như sau:

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 48


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

Yêu cầu: Biểu diễn dòng tiền thể hiện sự chi trả khoản tiền vay 10,000$?
Ta sẽ biểu diễn dòng tiền để xem thực tế số tiền còn phải trả sau các tháng là
bao nhiêu?

Gợi ý: Biểu diễn dòng tiền sao cho ở tháng thứ 10 thì vẫn còn nợ (tức ở đó tiền
sẽ là một số dương), nhưng ở tháng 11 thì đã trả dư tiền (tức ở đó tiền sẽ là một
số âm).
Vậy chứng tỏ ở tháng 10.383 thì sẽ trả hết nợ, tức ở tháng 10.383 số tiền = 0 (vì
từ dương sang âm sẽ qua số 0)

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 49


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

Ví dụ 2: Giả sử khách sạn Lan Anh vay 1 khoản tiền 10,000$ với lãi suất
8%/năm và hàng tháng Khách sạn Lan Anh trả 1,000$ (đầu tháng). Hãy cho biết
khách sạn đó phải trả số tiền này trong bao nhiêu tháng?

Phân tích:

+ Đề bài hỏi trả trong bao nhiêu Tháng nên dùng hàm NPER
+ Hỏi Tháng nên lãi suất cũng phải đổi ra tháng Rate =8%/12
+ PV và PMT trong bài này phải trái dấu nhau vì một khoản là vay và một
khoản là trả
+ Kết quả như sau:

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 50


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

Yêu cầu: Biểu diễn dòng tiền thể hiện sự chi trả khoản tiền vay 10,000$?
Ta sẽ biểu diễn dòng tiền để xem thực tế số tiền còn phải trả sau các tháng là
bao nhiêu?

Gợi ý: Biểu diễn dòng tiền sao cho ở tháng thứ 10 thì vẫn còn nợ (tức ở đó tiền
sẽ là một số dương), nhưng ở tháng 11 thì đã trả dư tiền (tức ở đó tiền sẽ là một
số âm).
Vậy chứng tỏ ở tháng 10.312 thì sẽ trả hết nợ, tức ở tháng 10.312 số tiền = 0
(vì từ dương sang âm sẽ qua số 0)

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 51


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch
5. Rate ()

Chức năng: Tính tỷ lệ lãi suất trên mỗi chu kỳ cho nguồn vốn đầu tư.
Cú pháp: RATE(Nper, PMT, PV, FV, Type)
Ví dụ: Anh Hòa mua một xe tải trả góp với giá 8000$ trong vòng 4 năm.
Mỗi tháng anh phải trả 200$. Tính lãi suất theo tháng, theo năm?
Lãi suất theo tháng: RATE(4*12,-200,8000) -> 0.77%
Lãi suất theo năm: RATE(4*12,-200,8000)*12 -> 9.24%

6. NPV(Net Present Value)

Chức năng: Tính giá trị hiện tại ròng của một khoản đầu tư khi sử dụng
một chuỗi các khoản chi trả linh động. Giá trị hiện tại ròng là số chênh lệch giữa
giá trị của các luồng tiền kỳ vọng trong tương lai với giá trị hiện tại của vốn đầu
tư.
Cú pháp: NPV(Rate,Value1,Value2,...)
Trong đó:
- Rate: Tỷ lệ chiết khấu của một chu kỳ
- Value1, Value2...: 1 đến 29 tham số biểu diễn tiền phải trả và thu nhập
- NPV sử dụng thứ tự của các Value để tính thứ tự của số tiền
- Các tham số là số mới được tính.
* Chú ý:
- Nếu n là số luồng tiền mặt xuất hiện trong danh sách giá trị, thì công thức
tính NPV chính là:

- Hàm NPV() tính hiện giá ròng của một khoản đầu tư bằng cách sử dụng tỷ
lệ chiết khấu với các khoản chi trả (hoặc thu nhập) theo những kỳ hạn
đều đặn. Nếu các kỳ hạn không đều đặn, dùng hàm XNPV().
Hàm này thường được dùng để đánh giá tính khả thi về mặt tài chính của

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 52


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch
một dự án đầu tư về lý thuyết cũng như thực tiễn. Nếu kết quả của
NPV() ≥ 0 thì dự án mang tính khả thi; còn ngược lại, nếu kết quả của
NPV() < 0 thì dự án không mang tính khả thi.
- NPV() chỉ tính toán với kỳ bắt đầu vào trước ngày của lưu động tiền mặt
value1 và kết thúc bằng lưu động tiền mặt cuối cùng trong sanh sách.
Việc tính toán của NPV() dựa trên cơ sở lưu động tiền mặt kỳ hạn, do
đó, nếu lưu động tiền mặt đầu tiên xuất hiện ở đầu kỳ thứ nhất (vốn ban
đầu chẳng hạn), thì nó phải được cộng thêm vào kết quả của hàm NPV(),
chứ không được xem là đối số value1.
- Hàm NPV() cũng làm việc tương tự hàm PV(), là hàm tính giá trị hiện tại,
chỉ khác là PV() cho phép các lưu động tiền mặt được bắt đầu ở đầu kỳ
hay ở cuối kỳ cũng được, còn NPV() thì các lưu động tiền mặt luôn ở
cuối kỳ; và các lưu động tiền mặt trong hàm PV() thì không thay đổi
trong suốt thời gian đầu tư, nhưng các lưu động tiền mặt trong hàm
NPV() thì có thể thay đổi.
- Hàm NPV() có liên quan mật thiết với hàm IRR(), là hàm tính tỷ suất
hoàn vốn nội bộ, hoặc còn gọi là hàm tính lợi suất nội hàm. IRR() là lợi
suất nội hàm mà ở đó NPV() bằng 0: NPV(IRR(...), ...) = 0
Ví dụ 1: Anh Thảo có 100000$ muốn đầu tư vào một dự án nuôi tôm. Dự kiến
trong 5 năm đầu tư anh có thể thu về số tiền tương ứng là 3000$, 6500$, 23800$,
45900$, 78400$. Biết tỷ lệ chiết khấu trong thời gian đó là 6.5%/năm.

Anh Thảo có nên đầu tư vào dự án này không?

TH1: Nếu anh Thảo đầu tư vào cuối chu kỳ đầu thì:

NPV(6.5%,-100000,3000,6500,23800,45900,78400) -> 19861.3

TH2: Nếu anh Thảo đầu tư vào đầu chu kỳ đầu thì:

NPV(6.5%,3000,6500,23800,45900,78400) -100000 -> 21152.28

 Cả 2 TH trên đều trả về kết quả dương -> Bạn đã nhận được lãi từ vụ đầu tư
này

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 53


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch
Ví dụ 2: Một dự án đầu tư 250,000$ với tỉ lệ chiết khấu là 12%/ năm. Bạn phải
chịu thua lỗ năm đầu tiên là 55,000$. Từ năm 2, 3, 4 có lợi nhuận là 95000$,
140000$, 185000$. Hãy đánh giá sự đầu tư này?

 Npv(12%,-55000,95000,140000,185000) – 250000 =(6153.65)

Đây là giá trị âm báo cho bạn biết bạn sẽ bị thua lỗ trong việc đầu tư này.

 Nếu bạn đầu tư số tiền 150000$ vào đầu năm đầu tiên và 100000$ còn lại
vào cuối năm đầu tiên thì ta có:

NPV(12%,(-100000-55000),95000,140000,1850000) – 150000 = 4,560.64

=> Bạn đã nhận được lãi được lãi từ vụ đầu tư này.

7. IRR (Internal Rate of Return)

Chức năng: Tính lãi suất thu nhập nội bộ (hay tỷ suất hoàn vốn nội bộ)
cho một chuỗi các lưu động tiền mặt được thể hiện bởi các trị số. Các lưu động
tiền mặt này có thể không bằng nhau, nhưng chúng phải xuất hiện ở những
khoảng thời gian bằng nhau (hằng tháng, hằng năm chẳng hạn). Lãi suất thực tế
là lãi suất nhận được từ một khoản đầu tư gồm các khoản chi trả (trị âm) và các
khoản thu nhập (trị dương) xuất hiện ở những kỳ ổn định.
Cú pháp: IRR(Values,Guess)

- Values: Dãy giá trị đầu tư (hay lấy ra) theo từng chu kỳ.
- Guess : Các giá trị kỳ vọng  [0, 1], ước lượng tỷ lệ thu nhập vào thời
điểm đầu tiên (hàm thực hiện tính các giá trị ước lượng liên tiếp
của lãi suất thu nhập nội bộ cho đến khi kết quả của 2 lần lặp liên
tiếp sai khác nhau 0,0001%. Nếu lời giải không đạt được sau 20
lần lặp thì kết quả là # NUM!)
Lưu ý:
 IRR() sử dụng thứ tự các giá trị của values như là thứ tự lưu động tiền
mặt. Do đó cần cẩn thận để các thứ tự chi trả hoặc thu nhập luôn được
nhập đúng (Values phải chứa ít nhất 1 giá trị âm và 1 giá trị dương)

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 54


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch
 IRR() có liên quan mật thiết với hàm NPV(), là hàm tính hiện giá ròng
của một khoản đầu tư. Tỷ suất do IRR trả về chính là lãi suất rate sao cho
NPV = 0.

Ví dụ: Ngân hàng AZ muốn cho anh Bình vay 16000$ với lãi suất 6.4%/năm để
đầu tư vào một dự án trong vòng 5 năm. Dự kiến dự án sẽ thu về số tiền hàng
năm là 5400$, 23400$, 43200$, 54300$, 85400$. Theo bạnn anh Bình có nên
vay để đầu tư vào dự án này hay không? Nếu vay theo lãi suất của ngân hàng thì
lỗ, lãi bao nhiêu?

IIR({-160000,5400,23400,43200,54300,85400}) = 7.53%

 Lãi xuất ngân hàng cho vay nhỏ hơn IRR


 Anh Bình nên vay để đầu tư vào dự án này.
 Nếu vay theo lãi suất ngân hàng 6.4%/năm thì NPV=6204.57 tức ta lãi
được 6204.57$

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 55


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

BÀI TẬP CHƯƠNG II


Bài tập 1: Một nhà đầu tư (NĐT) muốn có một khoản tiền là 200Tr trong thời
gian 5 năm nữa. Vậy ngay từ bây giờ NĐT phải đưa vào kinh doanh một số tiền
là bao nhiêu nếu biết tỷ suất lợi nhuận kinh doanh là 15%.

Bài tập 2: Một Công ty liên doanh có nhu cầu mua một tài sản cố định. Giá hiện
tại của tài sản cố định này là 100Tr đồng. Biết lãi suất hiện tại của ngân hàng là
8% năm. Có các phương thức thanh toán sau đặt ra tuỳ cho Công ty lựa chọn:

a. Cho thanh toán chậm sau 1 năm và phải trả 109Tr đồng.

b. Cho thanh toán chậm trong vòng 3 năm, cuối mỗi năm phải trả 42Tr đồng.

c. Cho thanh toán chậm, sau 4 năm phải trả số tiền là 139.2Tr đồng.

d. Cho thanh toán chậm trong vòng 4 năm, cuỗi mỗi năm phải trả 28.2Tr đồng.

e. Thanh toán ngay 100Tr đồng.


Yêu cầu: Anh (chị) cho biết Công ty trên nên chọn phương án nào?

Bài tập 3:
Ngay từ bây giờ muốn tiết kiệm một số tiền cho một dự án trong vòng 1 năm.
Nếu gửi 100$ vào tài khoản tiết kiệm với lãi suất 0.5% tháng. Cứ đầu mỗi tháng
tiếp theo lại gửi vào tài khoản 100$ trong vòng 12 tháng. Hỏi trong tài khoản sẽ
có bao nhiêu tiền sau khi kết thúc 12 tháng?

Bài tập 4:
Anh Tiệp có 1,000$ gửi tiết kiệm với lãi suất 5.5%/năm. Đầu mỗi tháng anh
lại gửi thêm vào 100$ trong vòng 5 năm. Hỏi sau 5 năm anh Tiệp có bao nhiêu
tiền?

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 56


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch
Bài tập 5:
Một dự án có tiến độ đầu tư như sau: Đơn vị: triệu USD

Năm Vốn đầu tư


2000 1,0
2001 1,5
2002 1,5
2003 1,0

Năm 2004 bắt đầu sản xuất, vốn này đi vay với lãi suất 10% năm. Như vậy cho
đến khi sản xuất, tổng số nợ vay vốn đầu tư (tính cả vốn và lãi) sẽ là bao nhiêu?

Bài tập 6: - Một gia đình có em bé được 1 tuổi, gia đình này quyết định đầu tư
một khoản tiền vào quỹ An sinh giáo dục với hy vọng sau khi học xong cấp 3
(18 tuổi) em đó sẽ có một khoản tiền để đi học đại học ở nước ngòai.
Hàng năm gia đình này nộp vào quỹ An sinh giáo dục là 2000$ với lãi suất
là 4.2%/năm. Hỏi khi em bé đi học đại học thì gia đình này được nhận bao nhiêu
tiền từ quỹ An sinh giáo dục ?
Nếu hàng năm gia đình này cho một người bạn vay 2000$ và đến khi học
xong cấp 3 người này trả cho gia đình 50.000$ thì gia đình này có cho bạn vay
hay không?
(bỏ qua mọi rủi ro và những ràng buộc khác)

Bài tập 7: Công ty xe máy VMEP thực hiện chương trình bán xe trả góp cho
khánh hàng, trị giá chiếc xe máy trên thi trường tại thời điểm mua là
20.000.000đ, lãi suất Công ty đưa ra là 8%/năm và phải trả trong 5 năm. Hãy
cho biết nếu bạn mua xe máy của Công ty VMEP theo phương thức trả góp ở
trên thì mỗi tháng bạn phải nộp cho Công ty bao nhiêu tiền? (trả đầu tháng)
(bỏ qua mọi biến động của thị trường)
Nếu một người bán cho bạn chiếc xe đó nhưng hàng tháng chỉ đòi hỏi bạn
phải nộp một khỏan tiền là 400.000đ và cũng nộp trong 5 năm
(bỏ qua mọi biến động của thị trường)

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 57


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch
Hỏi bạn xẽ quyết định mua xe của Công ty hay xe của người đó?
(giả thiết cả hai khả năng rủi ro là như nhau)

Bài tập 8: Nhà máy ô tô HoaBinh thực hiện chương trình bán xe ôtô trả góp cho
khánh hàng, trị giá chiếc xe ôtô trên thị trường tại thời điểm bán là 50.000$, lãi
suất nhà máy đưa ra là 4.5%/năm và mỗi tháng phải trả 1000$ (trả đầu tháng).
Hãy cho biết nếu bạn mua xe ôtô của nhà máy theo phương thức trả góp ở trên
thì bạn sẽ phải trả trong bao nhiêu tháng để có quyền sở hữu chiếc xe ôtô đó.
(bỏ qua mọi biến động của thị trường)
Nếu một người bán cho bạn chiếc xe đó và hàng tháng bạn vẫn phải nộp
1000$ nhưng yếu cầu bạn nộp trong 56 tháng.
(bỏ qua mọi biến động của thị trường)
Hỏi bạn xẽ quyết định mua xe ôtô của nhà máy hay xe ôtô của người đó
(giả thiết cả hai khả năng rủi ro là như nhau)

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 58


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

Chương III

HÀM TÍNH KHẤU HAO TÀI SẢN

MỤC TIÊU:

Sau khi nghiên cứu chương III, sinh viên có thể:

 Tính khấu hao tài sản theo phương pháp đường thẳng với tỷ lệ
khấu hao trải đều trong một khoảng thời gian xác định

 Tính khấu hao tài sản theo phương pháp số dư giảm dần một
mức cố định

 Tính khấu hao tài sản theo phương pháp số dư giảm dần kép

HÀM TÍNH KHẤU HAO TÀI SẢN


Tính toán khấu hao tài sản cố định là những vấn đề thường gặp trong quản
trị doanh nghiệp. Trong thực tiễn người ta thường sử dụng một số phương pháp
tính toán khấu hao tuỳ theo từng trường hợp cụ thể. Các tham số thường gặp
trong tính toán khấu hao:
Cost : Giá trị ban đầu của tài sản
Salvage : Giá trị thu hồi được của tài sản (hay là giá trị của tài sản sau khi
khấu hao)
Life : Hạn sử dụng của tài sản.
Period : Kỳ muốn tính khấu hao. Period phải sử dụng cùng một đơn vị tính
toán với Life.
Month : Số tháng trong năm đầu tiên (nếu bỏ qua, mặc định là 12 tháng)

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 59


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

1. Hàm DB()
Tính khấu hao cho một tài sản sử dụng phương pháp số dư giảm dần theo
một mức cố định (fixed-declining balance method) trong một khoảng thời gian
xác định.
Cú pháp: = DB(cost, salvage, life, period, month)

Lưu ý: Phương pháp số dư giảm dần theo một mức cố định sẽ tính khấu hao
theo một tỷ suất cố định. DB() dùng công thức sau đây để tính khấu hao trong
một kỳ:
DB = (cost – tổng khấu hao các kỳ trước) * rate
Trong đó: rate = 1 – ((salvage / cost) ^ (1 / life)).

 Khấu hao kỳ đầu và kỳ cuối là những trường hợp đặc biệt:

Với kỳ đầu, DB() sử dụng công thức = cost * rate * month / 12


Với kỳ cuối, DB() sử dụng công thức = (cost – tổng khấu hao các kỳ trước) *
rate * (12 – month) / 12
Ví dụ: Đầu tháng 4 năm 2004 công ty Phúc Hoàn mua một máy xúc với giá
2400$. Sau 10 năm sử dụng bán lại được 300$. Tính khấu hao theo phương pháp
số dư giảm dần theo một mức cố định cho năm thứ nhất, thứ hai cho chiếc máy
xúc đó
Phân tích:
- Vì đề bài yêu cầu tính khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần theo một
mức cố định nên dùng hàm DB()
- giá trị ban đầu của chiếc máy xúc là 2400$ nên cost=2400
- sau 10 năm bán còn 300$ tức giá trị còn lại của tài sản sau khi đã sử dụng là
salvage=300
- chu kỳ sử dụng tài sản 10 năm nên life=10
- chu kỳ tính khấu hao cho năm thứ nhất, năm thứ hai nên period=1, period=2
- đầu tháng 4 mua thì trong năm đầu tiên sẽ sử dụng 9 tháng (tháng
4,5,6,7,8,9,10,11,12) nên month=9

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 60


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

Vậy:
khấu hao cho năm thứ nhất là: DB(2400,300,10,1,9) -> 338.4
khấu hao cho năm thứ hai là: DB(2400,300,10,2,9) -> 387.6

2. Hàm VDB (Variable Declining Balance)

Chức năng: Tính khấu hao cho một tài sản sử dụng phương pháp số dư
giảm dần theo một mức cố định trong một khoảng thời gian
xác định
Cú pháp: VDB(cost,salvage,life, Start_per, End_per, Factor, No_switch)
Trong đó:
- Start_per: đầu chu kỳ mà theo đó ta tính khấu hao
- End_per : cuối chu kỳ mà theo đó ta tính khấu hao
- Factor : tỷ suất khấu hao, nếu không có thì mặc định là 2-
phương pháp số dư giảm dần kép
- No_switch : là giá trị logic chỉ định có chuyển sang khấu hao
đều hay không khi khấu hao lớn hơn kết quả tính theo DB. Nếu
là .T. thì không, .F. thì có
Chú ý: Nếu sử dụng hàm VDB để tính khấu hao cho chu kỳ thứ i thì
Start_per phải là i-1, còn End_per là i
Ví dụ: Cửa hàng HighLands Coffee mua một máy pha Coffee với giá 4500$,
sau 10 năm sử dụng bán được 250$. Tính khấu hao của ngày đầu tiên, tháng đầu
tiên, giữa tháng 6 và tháng 18, giữa tháng 8 và tháng 20 theo tỷ suất khấu hao
150%
Phân tích:
- Vì đề bài yêu cầu tính khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần kép hoặc
theo tỷ suất 150% nên dùng hàm VDB()
- giá trị ban đầu của chiếc máy pha coffee là 4500$ nên cost=4500
- sau 10 năm bán còn 250$ tức giá trị còn lại của tài sản sau khi đã sử dụng là
salvage=250

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 61


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

1. - chu kỳ tính khấu hao cho ngày đầu tiên nên end_per=1 ngày ->start_per=0
- chu kỳ sử dụng tài sản 10 năm nhưng end_per đơn vị là ngày nên life=10*365
ngày
Vậy khấu hao của ngày đầu tiên làVDB(4500,250,10*365,0,1)

2. - chu kỳ tính khấu hao cho tháng đầu tiên nên end_per=1 tháng ->start_per=0
- chu kỳ sử dụng tài sản 10 năm nhưng end_per đơn vị là tháng nên life=10*12
tháng
Vậy khấu hao của tháng đầu tiên là VDB(4500,250,10*12,0,1)

3. - chu kỳ tính khấu hao giữa tháng 6 và tháng 18 nên start_per=6 và


end_per=18
- chu kỳ sử dụng tài sản 10 năm nhưng end_per đơn vị là tháng nên life=10*12
tháng
Vậy khấu hao giữa tháng 6 và tháng 18 là VDB(4500,250,10*12,6,18)

4. - chu kỳ tính khấu hao giữa tháng 6 và tháng 20 nên start_per=6 và


end_per=20
- chu kỳ sử dụng tài sản 10 năm nhưng end_per đơn vị là tháng nên life=10*12
tháng
- tỷ suất khấu hao 150% nên factor=1.5
Vậy khấu hao giữa tháng 6 và tháng 20 theo tỷ suất khấu hao 150% là
VDB(4500,250,10*12,6,18,1.5)

3. SYD( Sum of Year Depreciation)


Chức năng: Tính khấu hao cho 1 tài sản theo giá trị còn lại trong một
khoảng thời gian xác định.
Cú pháp: SYD(cost,salvage,life,per)
SYD tính khấu hao theo công thức sau:
((cost – salvage)*(life-per+1)*2)/(life*(life+1))

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 62


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch
Ví dụ 1: Năm 2009 nhà hàng Hồng Linh mua một bếp từ với giá 6800000vnđ.
Sau 5 năm sử dụng bán lại được1200000vnd. Tính khấu hao cho năm thứ nhất,
năm thứ hai

Phân tích:
- Vì đề bài yêu cầu tính khấu hao cho năm thứ nhất, năm thứ hai theo tổng số
năm sử dụng 5 năm nên dùng hàm SYD()
- giá trị ban đầu của chiếc bếp từ là 6800000 nên cost=6800000
- sau 5 năm bán còn 1200000 tức giá trị còn lại của tài sản sau khi đã sử dụng là
salvage=1200000
- chu kỳ sử dụng tài sản 5 năm nên life=5
- chu kỳ tính khấu hao cho năm thứ nhất, năm thứ hai nên period=1, period=2

Vậy:

khấu hao cho năm thứ nhất là: SYD(6800000,1200000,5,1) --> 1866666

khấu hao cho năm thứ nhất là: SYD(6800000,1200000,5,2) --> 1493333

Ví dụ 2: Công ty xây lắp Hà Nội bỏ ra 30000$ mua một xe tải dùng sau 10 năm
bán được 7500$. Tính khấu hao cho tháng thứ nhất và năm thứ tư

Phân tích:

- Vì đề bài yêu cầu tính khấu hao cho tháng thứ nhất và năm thứ tư theo tổng số
năm sử dụng 10 năm nên dùng hàm SYD()
- giá trị ban đầu của chiếc xe tải là 30000$ nên cost=30000
- sau 10 năm bán được 7500$ tức giá trị còn lại của tài sản sau khi đã sử dụng là
salvage=7500

- chu kỳ tính khấu hao cho tháng thứ nhất nên period=1
- chu kỳ sử dụng tài sản 10 năm nên life cũng phải đổi ra tháng để cùng đơn vị
với period tức life=10*12=120
Vậy: khấu hao cho tháng thứ nhất là: SYD(30000,7500,120,1) ---> 371.9

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 63


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch
- chu kỳ tính khấu hao cho năm thứ tư nên period=4
- chu kỳ sử dụng tài sản 10 năm nên life=10 ( đã đồng nhất đơn vị với period là
theo năm)
Vậy: khấu hao cho năm thứ tư là: SYD(30000,7500,10,4) ---> 2863.64

4. SLN (Straight Line)

Chức năng: Tính giá trị khấu hao của tài sản với tỷ lệ khấu hao trải đều
trong khoảng thời gian xác định.
Cú pháp: SLN(cost,salvage,life)
SLN() dùng công thức sau đây để tính khấu hao:

Ví dụ 1: Khách sạn Mường Thanh mua một chiếc máy massage với giá 2000$.
Sau 10 năm bán được 450$. Tính khấu hao đều cho mỗi năm của chiếc máy
massage đó?

Phân tích:

- Vì đề bài yêu cầu tính khấu hao đều cho mỗi năm nên ta dùng hàm SLN()
- giá trị ban đầu của chiếc oto đó là 2000$ nên cost=2000$
- sau 10 năm bán còn 450$ tức giá trị còn lại của tài sản sau khi đã sử dụng là
salvage=450$
- chu kỳ sử dụng tài sản life=10
Vậy khấu hao đều cho mỗi năm của chiếc oto đó là: SLN(2000,450,10) –>155

Ví dụ 2: Đầu năm 2010 anh Hưng mua một máy tính IBM với giá
9500000VND. Đến đầu năm 2015 anh bán lại được 850000VND. Tính khấu hao
đều cho mỗi năm của chiếc máy tính đó.

Phân tích:

- Vì đề bài yêu cầu tính khấu hao đều cho mỗi năm nên ta dùng hàm SLN()

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 64


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch
- giá trị ban đầu của chiếc máy tính đó là 9500000 nên cost=9500000

- anh bán lại được 8500000 tức giá trị còn lại của tài sản sau khi đã sử dụng là
salvage=850000

- anh mua từ đầu năm 2010 đến đầu năm 2015 lại bán tức anh sử dụng máy tính
được 5 năm nên life=5

Vậy khấu hao đều cho mỗi năm của chiếc máy tính đó là:
SLN(9500000,850000,5) –>1730000

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 65


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

BÀI TẬP CHƯƠNG III


Bài tập 1: Nhà máy Hải Châu bỏ ra 30000$ mua một xe tải dùng sau 10 năm
bán được 7500$. Tính khấu hao cho năm thứ nhất và năm thứ 6.
Bài tập 2: Cuối tháng 7 năm 2001 anh Thanh mua một máy hàn với giá
1200000vnđ. Sau 6 năm sử dụng bán lại được 110000vnđ. Tính khấu hao cho
các năm sử dụng máy hàn đó.
Bài tập 3: Có danh sách khách hàng vay tiền của Ngân hàng. Biết tên khách
hàng, số năm vay, số tiền trả mỗi tháng, số tiền vay
Số năm Số tiền Số tiền Lãi suất
STT Họ Tên
vay trả/tháng vay tháng
1 Vũ Hà An 5 500,000 25,000,000
2 Tạ Tấn Tài 6 200,000 12,000,000
3 Đỗ Lê Hoa 8 200,000 14,000,000
4 Vũ Thị Thu 10 350,000 32,000,000
5 Tạ Thu Hà 9 250,000 21,000,000
6 Lê Hoa 7 430,000 28,000,000
7 Lưu Thị Thu 4 280,000 11,000,000
8 Vũ Bảo 8 360,000 24,000,000
Sử dụng Hàm Rate để tính lãi suất mỗi tháng của từng khách hàng.
Bài tập 4: Có danh sách các nhà đầu tư. Biết tên nhà đầu tư, số năm mỗi người
sẽ tham gia đầu tư, số tiền nộp ban đầu, số tiền nộp thêm vào đầu mỗi tháng, lãi
suất/năm mà mỗi người sẽ được hưởng hàng tháng
Số năm Số tiền nộp Số tiền Lãi suất Số tiền sau
STT Họ Tên
đầu tư ban đầu nộp thêm năm đầu tư
1 Vũ Hà An 5 20,000,000 500,000 6.24%
2 Tạ Tấn Tài 6 35,000,000 200,000 8.26%
3 Đỗ Lê Hoa 8 28,000,000 200,000 6.42%
4 Vũ Thị Thu 5 36,000,000 350,000 7.12%
5 Tạ Thu Hà 9 48,000,000 250,000 8.14%
6 Lê Hoa 7 52,000,000 430,000 6.56%
7 Lưu Thị Thu 4 24,000,000 280,000 7.24%

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 66


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

8 Vũ Bảo 8 42,000,000 360,000 6.82%


1.\ Tính số tiền tương lai mỗi nhà đầu tư sẽ nhận được sau khi kết thúc thời
hạn đầu tư trong trường hợp đầu mỗi tháng nộp thêm một lượng tiền cố định.
2.\ Tính số tiền tương lai mỗi nhà đầu tư nhận được sau khi kết thúc thời
hạn đầu tư trong trường hợp đầu mỗi tháng không nộp thêm một lượng tiền cố
định.
Bài 5: Cho bảng số liệu về các mặt hàng của công ty Hoàng Nam bán theo dạng
trả góp như sau:
Giá trị Lãi suất Số năm Số tiền trả
STT Tên mặt hàng
trả góp tháng trả góp mỗi tháng
1 Xe máy Magic 1800 1.20% 3
2 Máy tính IBM 1200 1.15% 2
3 Xe máy Suzuki 2400 1.82% 5
4 Máy in HP 480 1.68% 3
5 Máy tính Acer 1100 1.74% 2
6 Xe máy Honda 2900 1.24% 4
7 Máy quét HP 520 1.02% 2
8 Xe máy Attila 2600 1.68% 5

1.\ Hãy tính số tiền phải trả vào đầu hàng tháng cho các mặt hàng trên
2.\ Hãy tính số tiền phải trả vào cuối hàng tháng cho các mặt hàng trên
3.\ So sánh sự chênh lệch trong 2 trường hợp trên
4.\ Tính tổng số tiền cửa hàng thu được
5.\ Nếu tỷ lệ lãi suất máy giặt và máy điều hoà giảm 0.9% thì tổng số tiền
phải trả hàng tháng là bao nhiêu?

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 67


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

Chương IV

PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO KINH TẾ

MỤC TIÊU:

Sau khi nghiên cứu chương IV, sinh viên có thể:

 Sử dụng các công cụ của Excel để phân tích sự tác động của các
yếu tố đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp

 Dự báo các chỉ tiêu kinh tế có vai trò định hướng vô cùng quan trọng

Trong Excel có một công cụ phân tích dữ liệu rất hiệu quả được đánh giá không
thua kém so với các phần mềm thống kê chuyên dụng. Đó là công cụ phân tích
Data Analysis. Đây là phần nâng cao của Excel nên phải cài đặt công cụ.

* Cài đặt công cụ Data Analysis


Vào File/ Option xuất hiện cửa sổ:

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 68


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch
Chọn Add-Ins/ Go xuất hiện hộp thoại:

Tích vào Analysis ToolPak/ OK

Trong cửa sổ Data Analysis có các công cụ tính toán các đại lượng thống kê
như:

1. Xác định hệ số tương quan giữa các yếu tố


2. Phân tích kinh tế bằng hàm hồi quy đơn
3. Phân tích kinh tế bằng hàm hồi quy bội
4. Dự báo kinh tế
1. Xác định hệ số tương quan giữa các yếu tố
Trong các hoạt động kinh tế, giữa các yếu tố luôn luôn có mối liên hệ ràng buộc
lẫn nhau. Sự tăng lên hay giảm đi của yếu tố này sẽ dẫn đến sự tăng lên hay
giảm đi của các yếu tố khác hoặc ngược lại.
Mối liên hệ của các yếu tố được đánh giá bằng một đại lượng gọi là hệ số tương
quan.
Excel cung cấp công cụ Data Analysis phân tích rất hiệu quả và tiện lợi để xác
định hệ số này.
Xác định hệ số tương quan giữa các yếu tố:
Bước 1: Data/ Data Analysis/ Correlation

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 69


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

Bước 2: Trong cửa số Correlation xuất hiện:

Bước 3: Kết quả hiện ra như sau:

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 70


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch
Nhận xét: Hệ số tương quan giữa 2 yếu tố là a: một con số có giá trị nằm trong
khoảng (-1 .. 1).
+ a càng tiến gần đến 1 bao nhiều càng chứng tỏ mối quan hệ giữa 2 yếu tố càng
chặt chẽ bấy nhiêu.
+ Nếu a<0: thì 2 yếu tố có mối quan hệ ngược chiều tức là khi yếu tố này tăng
lên thì yếu tố còn lại sẽ giảm đi và ngược lại.
+ Nếu a>0: thì mối quan hệ là thuận chiều.
Ta xét ví dụ minh họa: Có số liệu điều tra về tuổi và cân nặng của 10 người
ngẫu nhiên như sau:

Tính hệ số tương quan giữa tuổi và cân nặng?


Phân tích:
Để tính hệ số tương quan giữa các yếu tố ta dùng công cụ Data Analysis/
Correlation của Excel theo các bước sau:
+ Bước 1: Vào Data/ Data Analysis/ Correlation
+ Bước 2:

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 71


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch
Trong mục Input range: nạp A1:B11
Chọn tùy chọn “Label in first row”
Tại mục Output range: nạp D2
Bấm OK ta kết quả sau:

Hệ số tương quan giữa Tuổi và Cân nặng là 0.898 >0 nên tuổi và cân năng có
mối quan hệ thuận chiều, có mức độ quan hệ tương đối chặt chẽ.

2. Phân tích kinh tế bằng hàm hồi quy đơn


Khi tính toán hệ số tương quan, thường có một con số đánh giá mức độ liên hệ
của các yếu tố với nhau. Nhưng nếu muốn lượng hóa mối liên hệ này một cách
cụ thể hơn thì ta phải dùng một hàm hồi quy đơn biểu diễn sự phụ thuộc của yếu
tố kết quả vào yếu tố nguyên nhân dạng Y= aX+b, trong đó X: yếu tố nguyên
nhân, Y: yếu tố kết quả, a: hệ số, b: số hạng tự do
Các bước thực hiện:
Bước 1: Vào Data/ Data Analysis/ Regression
Bước 2: Cửa sổ chức năng hiện ra:

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 72


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

Bước 3: OK
Kết quả có dạng:

Vậy phương trình tương quan cần tìm là: Y= aX+b


Ta vẫn xét ví dụ và tuổi và cân nặng ở trên

Để ước lượng xem khi tăng thêm một tuổi thì cân nặng có thể tăng bao nhiêu, ta
đi tìm phương trình hàm tương quan giữa yếu tố kết quả (Cân nặng) và yếu tố
nguyên nhân (Tuổi)?

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 73


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch
Hướng dẫn: Thực hiện qua 3 bước, ta được kết quả như ở hình:

Vậy phương trình tương quan giữa Tuổi và Cân nặng là:
Cân nặng = 0.648 * Tuổi + 39.74

3. Phân tích kinh tế bằng hàm hồi quy bội


Trong mục trước ta đã xét đến hàm tương quan đơn biểu diễn mối liên hệ của
một yếu tố đến yếu tố kết quả.
Nhưng trong thực tế hoạt động kinh tế, có rất nhiều yếu tố tác động lẫn nhau.
Một kết quả trong sản xuất kinh doanh là sự tổng hòa của nhiều yếu tố. Do đó,
cũng phải xem xét mối liên hệ tương quan giữa nhiều yếu tố với nhau, tức là xét
trường hợp tương quan bội
Giả sử, kết quả Y có mối tương quan với n yếu tố khác, khi đó ta sẽ có hàm
tương quan bội dạng: Y=a1X1+a2X2+...+anXn+b
Các bước thực hiện:
Bước 1: Vào Data/ Data Analysis/ Regression
Bước 2: Cửa sổ chức năng hiện ra:

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 74


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

Bước 3: OK
Kết quả có dạng:

Vậy phương trình tương quan cần tìm là: Y= a1X1+a2X2+…+anXn+b

Ví dụ: Xác lập mối liên hệ tương quan giữa giá trị tổng sản lượng với các yếu tố
đầu tư trang thiết bị, đầu tư cho quản lý và đầu tư để nâng cao tay nghề cho nhân
viên trong kinh doanh du lịch, khách sạn, qua số liệu thu thập trong 10 năm dưới
đây:

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 75


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

Bước 1: Vào Data/ Data Analysis/ Regression


Bước 2: Chọn các yếu tố như ở hình

Bước 3: OK
Kết quả như hình:

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 76


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

Từ bảng kết quả, ta được phương trình tương quan giữa giá trị tổng sản lượng
với các yếu tố đầu tư trang thiết bị, đầu tư cho quản lý và đầu tư để nâng cao tay
nghề là: giá trị tổng sản lượng = 56.84738X1- 25.8283702X2 + 54.4786125X3
+ 14538.27602
4. Dự báo kinh tế
Dự báo kinh tế là một công việc có ý nghĩa vô cùng quan trọng quyết định tới sự
thành công của các bản kế hoạch hay chiến lược sản xuất kinh doanh.
Kết quả của việc dự báo kinh tế giúp nhà quản lý có cơ sở cho việc ra các quyết
định quản lý, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh nhằm đạt hiệu quả quản lý cao
nhất.
Chúng ta sẽ nghiên cứu hai phương pháp dự báo trong Excel:
1. Phương pháp dự báo trên cơ sở hàm hồi quy
2. Phương pháp dự báo bằng hàm Forecast
4.1. Phương pháp dự báo trên cơ sở hàm hồi quy
4.1.1 Dự báo trên cơ sở hàm hồi quy đơn
Ví dụ: Giả sử có số liệu về mức sử dụng phòng của khách sạn Hoa Hồng và vốn
cố định trong khoảng 10 năm liên tiếp của khách sạn cho trong bảng:

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 77


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

Yêu cầu: Dự báo mức sử dụng phòng khi vốn cố định là 17 tỷ đồng
Hướng dẫn:
Bước 1: Vì mức điện tiêu thụ chỉ phụ thuộc vào một yếu tố là Vốn cố định nên
ta sẽ có hàm hồi quy đơn dạng: Y=aX+b
trong đó: Y là mức sử dụng phòng, X là vốn cố định
Bước 2: Vận dụng cách phân tích kinh tế bằng hàm hồi quy đơn sử dụng Data/
Data Analysis/ Regression

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 78


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

Bước 3: Ok ta sẽ được kết quả như hình sau:

Trên cơ sở bảng kết quả hồi quy, ta có hàm hồi quy đơn dạng: Y= 0.75652173X
+ 4609.782609
Vậy mức sử dụng phòng khi vốn cố định 17 tỷ đồng là Y= 0.75652173*17000 +
4609.782609=17470.65202

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 79


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch
4.1.2. Dự báo trên cơ sở hàm hồi quy bội
Ví dụ: Giả sử tổng sản lượng nông nghiệp phụ thuộc vào tiền đầu tư cho 4 yếu
tố: Giống, phân bón, tưới tiêu, chăm sóc. Số liệu điều tra thống kê ở bảng:

Yêu cầu: Dự báo giá trị tổng sản lượng nông nghiệp trên cơ sở đầu tư: 130 triệu
cho giống, 45 triệu cho phân bón, 85 triệu cho tưới tiêu và 100 triệu cho công
chăm sóc.

4.2. Phương pháp dự báo bằng hàm Forecast


+ Cú pháp: FORECAST(X, known_y, known_x)
+ Trong đó: X là giá trị để dự báo,
- known_x là các đại lượng đã biết của X
- known_y là các đại lượng đã biết của Y
+ Chức năng: Dự đoán trên mô hình tuyến tính

+ Ví dụ: về mức sử dụng phòng và vốn cố định

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 80


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

Bước 1: Vào Formulas/ Insert function/ All/ Forecast

Bước 2: Ok xuất hiện hộp chức năng Forecast và nhập các giá trị cho X,
known_y, known_x như hình:

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 81


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

Bước 3: Ok
cho kết quả là 17470.65, tức với vốn cố định là 17 tỷ tương đương với 17000
triệu VND thì mức sử dụng phòng sẽ là 17470.65 phòng, kết quả này trùng với
kết quả ở phần dự báo dùng hàm hồi quy đơn

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 82


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

BÀI TẬP CHƯƠNG IV

Bài 1:

Bài 2:

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 83


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

Bài 3:

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 84


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

Chương V

GIẢI BÀI TOÁN TỐI ƯU TRONG KINH DOANH DU LỊCH, KHÁCH SẠN

MỤC TIÊU:

Sau khi nghiên cứu chương V, sinh viên có thể:

 Biết sử dụng các công cụ Solver của Excel để giải quyết các bài toán lựa
chọn dự án đầu tư, bài toán tối ưu.

 Giúp cho người quản lý kịp thời đưa ra những quyết định lựa chọn
phương án một cách kịp thời và chính xác

Giải bài toán tối ưu chẳng qua là đi tìm ra một sự kết hợp tốt nhất của các yếu tố
sản xuất, kinh doanh sao cho hàm mục tiêu đạt giá trị tối ưu (lớn nhất, nhỏ nhất
hay bằng một giá trị cụ thể nào đó) trong khi vẫn thỏa mãn các ràng buộc phụ
thuộc sự giới hạn về các nguồn lực sản xuất của tổ chức.
EXCEL có thể giải các bài toán tối ưu thông dụng bằng công cụ Solver
Ta sẽ xét các nội dung sau:
1. Cài đặt Solver
2. Các bước thực hiện
3. Ví dụ

1. Cài đặt Solver


Một cách mặc định thì công cụ SOLVER không có sẵn trong menu Data của
Excel. Để cài đặt thêm công cụ này, chúng ta làm như sau:
+ Vào File/ Option xuất hiện cửa sổ:

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 85


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

+ Chọn Add-Ins/ [Solver Add-in]/ Go xuất hiện hộp thoại:

+ Tích vào Solver Add-in/ Ok để cài đặt

2. Các bước thực hiện


Bước 1: Lập bảng hệ số của hàm mục tiêu và các ràng buộc.
Bước 2: Lập bảng nghiệm giả sử của bài toán tối ưu (thường =1)
Bước 3: Tính kết quả của từng ràng buộc trong bài toán tối ưu dựa trên cơ sở
của bảng hệ số và nghiệm giả sử.

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 86


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

Bước 4: Dùng mô hình Solver của Excel để đưa toàn bộ kết quả của các ràng
buộc trở về thành kết quả thực tế do đề bài yêu cầu. Kết quả thu được của bài
toán tối ưu sẽ nằm trong bảng nghiệm giả sử.

Vào DATA\SOLVER, xuất hiện hộp thoại:


- Set Object: nhập địa chỉ tuyệt đối của hàm mục tiêu
- To: Chọn Min hay Max tuỳ thuộc vào đề bài.
- By Changing Cell: nhập địa chỉ tuyệt đối của cột ghi các giá trị ban đầu.
- Option: Các thông số về giải thuật đơn hình.
- Nút Change để sửa chữa các ràng buộc của bài toán.
- Nút Delete để xoá một ràng buộc.
- Subject To The Constraits: nhập các ràng buộc của bài toán
- Sau khi nạp xong ràng buộc thứ nhất, bấm chuột vào nút Add, thao tác
lặp đi lặp lại cho đến hết các ràng buộc bài toán.
- Bấm chọn nút Solver.
Excel sẽ giải bài toán qui hoạch và cho kết quả gồm một báo cáo về các biến
và một phương án tối ưu cùng kết quả của hàm mục tiêu.

Ví dụ: Công ty tư vấn nghiên cứu & phát triển thị trường “SJC” có nhiệm vụ lựa
chọn các phương án đầu tư cho khách sạn Melia. Công ty tư vấn giới thiệu 9
phương án ưu tiên, khả năng sinh lời cao. Tuy nhiên khách sạn Melia chưa đủ
nguồn tài chính để đầu tư cho cả 9 phương án. Họ yêu cầu công ty tư vấn lựa
"SJC" chọn xem nên đầu tư vào phương án nào trong số 9 phương án để họ thu
được tổng lợi nhuận cao nhất (tổng giá trị – Net Present Value – NPV lớn nhất)
Yêu cầu vốn đầu tư và kỳ vọng Giá trị hiện tại NPV của 9 dự án cho trong bảng:

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 87


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

Kỳ vọng Yêu cầu vốn đầu tư ( triệu $)


Dự án
NPV Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
1 $141 $65 $25 $20 $15 $10
2 $157 $85 $35 $0 $0 $15
3 $121 $60 $15 $15 $15 $15
4 $83 $30 $20 $10 $5 $5
5 $205 $100 $25 $20 $20 $20
6 $127 $50 $20 $10 $30 $40
7 $78 $20 $20 $10 $5 $5
8 $165 $50 $20 $20 $20 $20
9 $98 $40 $20 $10 $10 $10
Hiện tại khách sạn Melia có sẵn $260 triệu. Khách sạn sẽ bổ sung nguồn vốn
cho các phương án lựa chọn trong những năm tiếp theo: $95 triệu cho năm thứ 2
và $60 triệu cho năm thứ 3, 4, 5.
Hỏi Cty tư vấn SJC phải lựa chọn dự án nào cho khách sạn Melia trong trường
hợp:
a) Không có bất kỳ điều kiện nào trong việc lựa chọn phương án đầu tư
b) Có hạn chế về số dự án được đầu tư trong số 3 dự án 1, 2, 3.
c) Dự án số 8 và số 7 là công trình liên hợp, vì thế nếu chọn đầu tư dự án
8 thì cũng phải đầu tư dự án 7.
Các trường hợp a, b, c sẽ được xem xét trong phần ràng buộc của mô hình
đại số dưới đây:
Mô hình đại số:

Xác định biến quyết định:

Trong bài toán này công ty tư vấn phải quyết định xem lựa chọn dự án nào
trong 9 dự án. Như vậy ở đây có 9 biến để thể hiện phương án lựa chọn. Gọi Xi
(i=1,2,..,9) là các biến quyết định. Biến Xi sẽ nhận giá trị như sau:

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 88


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

Xi =

Mỗi biến quyết định trong bài toán này là nhị phân hoặc nhận giá trị 1( lựa
chọn) hoặc nhận giá trị 0 ( không lựa chọn).

Xác định hàm mục tiêu

Mục tiêu là tổng NPV lớn nhất

141X1 + 157X2 + 121X3 + 83X4 + 205X5 + 127X6 + 78X7 + 165X8 + 98X9 --->
Max

Các ràng buộc:

 Ràng buộc trong


1, nếu bài toán này là vốn đầu tư từng năm vào các dự án
chọn dự án i
phải nằm trong khả năng tài chính của “Melia”, cụ thể là:
0, nếu không chọn dự án i
65X1 + 85X2 + 60X3 + 30X4 + 100X5 + 50X6 + 20X7 + 50X8

+ 40X9  260 ( Năm 1)

25X1 + 35X2 + 15X3 + 20X4 + 25X5 + 20X6 + 20X7 + 20X8

+ 20X9  95 ( Năm 2)

20X1 + 0X2 + 15X3 + 10X4 + 20X5 + 10X6 + 10X7 + 20X8

+ 10X9  60 ( Năm 3)

15X1 + 0X2 + 15X3 + 5X4 + 20X5 + 30X6 + 5X7 + 20X8

+ 10X9  60 ( Năm 4)

10X1 + 15X2 + 15X3 + 5X4 + 20X5 + 40X6 + 5X7 + 20X8

+ 10X9  60 ( Năm 5)

 Ràng buộc điều kiện đầu tư trong phần b: do biến X1, X2, X3 là biến nhị
phân nên điều kiện đầu tư b sẽ là: X1 + X2 + X3  “SDA”

Với SDA là một số dự án được đầu tư trong nhóm dự án số 1, 2, 3; SDA =


3( không hạn chế); SDA = 2( chỉ hai trong số 3 dự án), SDA = 1( chỉ một trong
số 3 dự án), SDA = 0( không dự án nào tham gia)

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 89


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

 Ràng buộc điều kiện cho phần c: do biến X5 , X6 là biến nhị phân nên
điều kiện đầu tư cho c sẽ là:

X6 – X7  LK

Với LK = 0 có liên kết giữa dự án 6 và dự án 7 ( nếu làm dự án 6 thì cũng


làm dự án 7 và nếu không làm dự án 6 thì cũng không làm dự án 7); LK = 1
không có liên kết giữa dự án 6 và dự án 7.

Xi (i = 1, 2,…, 9) là các biến nhị phân.

 Sau khi đã có hàm mục tiêu, các biến quyết định và các ràng buộc thì
ta vào Data - > Solver và giải bài toán. Ta được kết quả dưới bảng sau:

Trường hợp Các dự án lựa chọn Kỳ vọng NPV($106)

a. Không hạn chế 1, 2, 3, 8 584

b. Hạn chế (SDA<=2) 4, 5, 8, 9 551

c. Có liên kết (LK = 0) 5, 7, 8, 9 546

Hướng dẫn các bước thực hiện:

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 90


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

Bước 4:

Dựa vào bảng nghiệm giả sử, ta kết luận chọn phương án 1, 2, 3, 8 sẽ đem lại lợi
nhuận cao nhất NPV= 584

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 91


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch

BÀI TẬP CHƯƠNG V

Bài 1:

Giả sử ta có hàm mục tiêu và các ràng buộc của bài toán tối ưu được thiết lập
như sau:
f(X) = x2 - 3x3 + x4 + 2x5  min

x1 + x2 + x3 + x4 = 6
-2x1 - x2 + 2x3 + x5 = 4
2x1 + x2 + x3  2

xj  0

Sử dụng Solver để tìm phương án tối ưu cho bài toán trên

Bài 2:
Công ty bánh kẹo Hữu Nghị sản xuất các mặt hàng là bánh quy, bánh mứt, bánh
dẻo và bánh nướng. Biết rằng nếu sản xuất một tấn bánh quy thì công ty lãi được
25$, một tấn bánh mứt thì công ty lãi được 29$, một tấn bánh dẻo thì công ty lãi
được 75$, một tấn bánh nướng thì công ty lãi được 34$. Biết giá thành một tấn
bánh quy là 66$, của một tấn bánh mứt là 62$, của một tấn bánh dẻo là 75$ và
của một tấn bánh nướng 34$. Vì nguyên vật liệu trong kho và nguồn tài chính có
hạn nên công ty phải lựa chọn các phương án để sản xuất. Nếu sản xuất bánh
quy, bánh mứt và bánh dẻo thì tổng giá thành không được vượt quá 9.800$. Nếu
sản xuất bánh mứt, bánh dẻo và bánh nướng thì tổng giá thành không được vượt
quá 7.200$. Nếu chỉ sản xuất bánh quy, bánh mứt và bánh nướng thì tổng giá
thành không được vượt quá 8.400$.
Hãy xây dựng mô hình và giải bài toán xác định mỗi loại bánh cần sản xuất bao
nhiêu tấn để thu được nhiều lãi nhất?
Bài 3:
Một xưởng sản xuất làm 3 sản phẩm: máy tính, máy chiếu, loa. Lãi cho mỗi sản
phẩm được dự tính là máy tính 75đ, máy chiếu 50đ, loa 35đ. Mỗi sản phẩm

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 92


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch
được lắp ráp từ những phụ kiện có sẵn trong kho: khung máy, đèn hình, bộ loa,
bộ nguồn, bảng mạch điện tử. Số vật tư tồn đầu kỳ là : 250 khung máy, 100 đèn
hình, 600 bộ loa, 250 bộ nguồn và 400 bảng mạch điện tử.
Định mức cho 3 sản phẩm như sau:
- Máy tính: 1 khung, 1 đèn hình, 2 bộ loa, 1 bộ nguồn, 2 bảng mạch điện tử
- Máy chiếu: 1 khung, 2 bộ loa, 1 bộ nguồn, 1 bảng mạch điện tử
- Loa: 1 bộ loa, 1 bảng mạch điện tử
Mục tiêu là sản xuất đầy đủ các sản phẩm để có lãi nhiều nhất với số vật tư phụ
kiện còn tồn trong kho
Bài 4:
Một công ty sản xuất làm 3 sản phẩm bánh: đậu xanh, thập cẩm, bánh dẻo. Để
sản xuất 3 loại bánh này xí nghiệp phải có đường, đậu, bột, trứng, mứt, lạp
xưởng,…
Trong kho còn: Số đường là 500kg, đậu là 300kg, các nguyên liệu khác muốn có
bao nhiêu cũng được.
Lượng đường, đậu và số tiền lãi khi bán 1 chiếc bánh mỗi loại cho trong bảng:

Bánh Bánh đậu xanh Bánh thập cẩm Bánh dẻo

Nguyên liệu
Đường 0.06kg 0.04kg 0.07kg
Đậu 0.08kg 0 0.04kg
Lãi: 2000vnđ 1700vnđ 1800vnđ

Cần lập kế hoạch sản xuất mỗi loại bánh bao nhiêu cái để tổng số lãi thu được là
lớn nhất

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 93


Đại học Mở Hà Nội- Khoa Du lịch Giáo trình Tin học chuyên ngành du lịch
Bài 5:

Giả sử ta có hàm mục tiêu và các ràng buộc của bài toán tối ưu được thiết lập
như sau:

Sử dụng Solver để tìm phương án tối ưu cho bài toán trên.

Bài 6:

Phúc Hoàn là công ty chuyên thu mua và xuất khẩu các mặt hàng nông lâm, hải
sản ở Nam Định. Các mặt hàng chủ yếu của công ty là nhựa thông, quế và lạc.
Một công ty nhập khẩu ở Ấn Độ muốn đặt mua hàng của công ty Phúc Hoàn với
giá mua định sẵn. Biết rằng nếu một kg nhựa thì công ty lãi được 2$, một kg quế
được 3$, một kg lạc được 1$. Biết giá thành của một kg nhựa là 12$, của một kg
quế là 15$, của một kg lạc là 13$. Vì nguồn tài chính có hạn nên công ty phải
lựa chọn các phương án để sản xuất. Nếu công ty thu mua cả 3 loại hàng trên thì
tổng giá thành không vượt quá 10000$. Nếu thu mua nhựa thông và quế thì tổng
giá thành không vượt quá 7400$. Nếu thu mua lạc và quế thì tổng giá thành
không vượt quá 6200 $.

Cần xác định mỗi loại mặt hàng nên thu mua bao nhiêu để thu được nhiều lãi
nhất?

Giảng viên: Ths. Phạm Thị Thanh Hoan 94

You might also like