Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 24

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC


******

TIỂU LUẬN
MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Tên đề tài: Phê phán những quan điểm phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân

Họ và tên: Nguyễn Diễm Quỳnh


Mã sinh viên: 2158010056
Lớp hành chính: Biên tập xuất bản K41
Lớp học phần: CN01002_6
Giảng viên hướng dẫn: Bùi Lệ Quyên

Hà Nội - 2021
2

Mục lục
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................ 3
1. Lý do nghiên cứu ............................................................................................................... 3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................... 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................................... 4
4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài ................................................................................... 4

Chương 1: Cơ sở lý luận chung ................................................................................................... 5


1 Khái niệm và đặc điểm của giai cấp công nhân ............................................................... 5
1.1 Giai cấp công nhân là ai? ......................................................................................... 5
1.2 Đặc điểm của giai cấp công nhân............................................................................. 5
2 Nội dung và đặc điểm sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. .................................... 6
2.1 Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân ................................................. 6
2.2 Đặc điểm sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:................................................ 8
3 Những điều kiện quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân .............................. 8
3.1 Điều kiện khách quan ............................................................................................... 8
3.2 Điều kiện chủ quan ................................................................................................... 9

Chương 2: Thực trạng hiện nay về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân ........................ 10
1. Quan điểm cho rằng hiện nay chỉ có tri thức mới có đủ năng lực để lãnh đạo đất nước
10
1.1 Lý do tại sao tầng lớp tri thức không thể lãnh đạo đất nước.............................. 11
1.2 Lý do tại sao giai cấp công nhân là giai cấp duy nhất có đủ khả năng lãnh đạo
đất nước ............................................................................................................................... 12
2. Giai cấp công nhân hiện nay đã thích nghi với chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản đã
không còn như trước. .............................................................................................................. 13
2.1 Bản chất thực sự của chủ nghĩa tư bản ngày nay. ............................................... 14
2.2 Việc theo con đường Chủ nghĩa xã hội và đúng đắn và tất yếu của xã hội. Sứ
mệnh lịch sử của gia cấp công nhân hết sức thiết thực. .................................................. 16

Chương 3: Ý nghĩa và nhiệm vụ ................................................................................................ 18


1. Ý nghĩa.............................................................................................................................. 18
2. Nhiệm vụ .......................................................................................................................... 19
2.1 Đối với nhà nước ..................................................................................................... 20
2.2 Đối với nhân dân ..................................................................................................... 20

KẾT LUẬN .................................................................................................................................. 21

Tài liệu tham khảo ...................................................................................................................... 23


3

MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là một trong những phát hiện vĩ đại, là
nội dung chủ yếu, căn bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Chủ nghĩa Mác – Lênin đã
làm sáng tỏ vai trò, sứ mệnh của giai cấp công nhân – giai cấp tiên tiến, triệt để
cách mạng nhất. Giai cấp công nhân là giai cấp duy nhất trên thế giới có khả năng
lãnh đạo nhân dân lao động bị áp bức, bóc lột tiến hành cuộc cách mạng vô sản,
xoá bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng xã hội mới, tiến tới xã hội xã hội chủ nghĩa và
xã hội Cộng Sản chủ nghĩa.

Sứ mệnh lịch sử của gia cấp công nhân cũng là phạm trù trung tâm, nguyên lý
cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học, là trọng điểm của cuộc đấu tranh tư tưởng lý
luận trong thời đại hiện nay.

Hiện nay thế giới đã và đang trải qua nhiều cuộc cách mạng công nghiệp, kinh
tế, chính trị, văn hoá,….ngày càng phát triển, bùng nổ mạnh mẽ, đất nước ta đã có
nhiều tiến bộ phát triển vượt bậc. Tuy nhiên lợi dụng sự phát triển của truyền thông
và những phương tiện đại trúng khác, những thế lực thù địch, phản động, chống
đổi Đảng, tư tưởng của Đảng đã tuyên truyền, phủ nhận vai trò, sứ mệnh lịch sử
của giai cấp công nhân. Những quan điểm sai trái, phủ nhận sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân dễ làm cho nhiều người dân trở nên nao núng, dần mất niềm tin
vào Đảng, vào tư tưởng, đường lối mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra. Lợi dung
kẽ hở ấy để kêu gọi người dân, xây dựng lực lượng để phản động, chống phá Đảng
và nhà nước, gây mất đoàn kết dân tộc.

Chính vì lý do đó mà em chọn đề tài “Phê phán những quan điểm phủ nhận vai
trò của giai cấp công nhân hiện nay và ý nghĩa của việc nghiên cứu này” làm đề tài
nghiên cứu kết thúc học phần môn Chủ nghĩa xã hội khoa học.
4

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài “Phê phán những quan điểm phủ nhận vai
trò của giai cấp công nhân hiện nay và ý nghĩa của việc nghiên cứu này” là để chỉ
ra những quan điểm sai lệch, đi ngược lại với tư tưởng, học thuyết của Mác –
Lênin, con đường, phương hướng lãnh đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra.
Đồng thời, việc nghiên cứu đề tài cũng để nâng cao nhận thức của mọi người về
vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Phòng tránh những thế lực thù
địch làm nhiễu loạn lòng dân, mất niềm tin vào Đảng, nhà nước, con đường chính
trị mà đất nước ta đang thực hiện.

Nhiệm vụ của bài nghiên cứu:

- Nêu được cơ sở lý luận cơ bản về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
- Nêu được thực trạng về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
- Nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu và nhiệm vụ ngày nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Những ý kiến sai lầm sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân hiện nay.

Phạm vi nghiên cứu: Việt Nam, Thế giới trong giai đoạn hiện nay.

4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài

- Đưa ra đầy đủ cơ sở lý luận để chứng minh những quan điểm sai trái,
phủ nhận vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
- Củng cố và khẳng định lại vai trò của giai cấp công nhân trong công
cuộc xây dựng và lãnh đạo đất nước.
- Giúp mọi người có nhận thức đúng đắn về vai trò, sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân.
5

Chương 1: Cơ sở lý luận chung

1 Khái niệm và đặc điểm của giai cấp công nhân


1.1 Giai cấp công nhân là ai?

- Giai cấp công nhân là con đẻ của nền đại công nghiệp tư bản chủ
nghĩa. [1.1, tr.27]
- Giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, cho phương thức
sản xuất hiện đại, và là lực lượng chủ yếu của tiến trình quá độ lên
chủ nghĩa xã hội. [1.1, tr.27]
- Họ là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát ttriển cùng với
quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại. [phần b, tr.29]
- Trong chủ nghĩa tư bản: Họ không có hoặc cơ bản không có tư liệu
sản xuất. [phần a, tr.28]
- Trong chủ nghĩa xã hội: Họ cũng nhân dân lao động làm chủ tư liệu
sản xuất. [phần a, tr.28]
- C.Mác và Ph.Ănggen cũng sử dụng nhiều cách gọi khác nhau để chỉ
giai cấp công nhân như giai cấp vô sản, giai cấp vô sản hiện
đại,…..nhưng ngày nay, họ không còn được gọi là giai cấp vô sản nữa
vì họ đã có nhiều quyền lợi hơn, họ được hưởng một phần thành quả
lao động của mình, họ được chia lợi tức sau khi sản phẩm được bán ra
thị trường, họ được quyền mua cổ phiếu của doanh nghiệp, có thể sở
hữu tư liệu sản xuất của riêng mình. Bên cạnh đó việc gọi là giai cấp
công nhân là việc nhấn mạnh vào tính chất công việc của họ là tính
chất công nghiệp. Chính vì vậy vào đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VII, Đảng ta đã không còn gọi họ là giai cấp vô sản nữa mà thay vào
đó là giai cấp công nhân.

1.2 Đặc điểm của giai cấp công nhân


6

1.2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân
- Họ là người trực tiếp hoặc gián tiếp vận hành, sử dụng công cụ sản xuất
có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại, xã hội hoá cao. [phần a,
tr.28]
- Họ bán sức lao động của mình cho giai cấp tư sản và bị giai cấp tư sản
bóc lột sức lao động, giá trị thặng dư. -> điều này đã gây nên mâu thuẫn,
khiến cho giai cấp công nhân trở thành giai cấp đối nghịch với giai cấp tư
sản. [phần a, tr.28]

1.2.2 Đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân
- Lao động là bằng phương thức công nghiệp, công cụ sản xuất là máy
móc, tạo ra năng suất lao động cao, quá trình lao động mang tính xã
hội hoá. [phần b, tr.29]
- Là sản phẩm của nền đại công nghiệp. [phần b, tr.29]
- Họ là chủ thể của quá trình sản xuất vật chất hiện đại. [phần b, tr.29]
- Do các máy móc, thiết bị ngày càng tiến bộ và hiện đại, thì người
công nhân với vị trí là những người luôn tiếp xúc và sử dụng trực tiếp
máy móc, họ luôn phải thay đổi, đi đầu trong việc đổi mới, thích ứng,
luôn luôn trau dồi, rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp để thích ứng với dây
chuyền sản xuất đó.
Chính vì vậy công nhân là lực lượng tiên tiến, quyết định sự tồn tại
và phát triển của xã hội.
- Chính tính tổ chức, kỷ luật lao động, tinh thần hợp tác công nghiệp đã
khiến cho giai cấp công nhân cũng là giai cấp mang tính cách mạng và
có tinh thần cách mạng triệt để chứ không phải bất kỳ giai cấp nào
khác. [phần b, tr.29]

2 Nội dung và đặc điểm sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
2.1 Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
7

2.1.1 Kinh tế
Giai cấp công nhân là lực lượng cơ bản sản xuất ra của cải cho xã hội xã hội
chủ nghĩa. Giai cấp công nhân là chủ thể của quá trình sản xuất vật chất, đáp
ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người và xã hội. Bằng cách đó, giai cấp
công nhân tạo tiền đề vật chất – kỹ thuật cho sự ra đời của xã hội mới. [1.2.1,
phần a, tr.30]
Họ là nhân tố hàng đầu của lực lượng sản xuất xã hội hoá, đại diện cho mối
quan hệ sản xuất tiên tiến dựa trên chế độ công hữu tư liệu sản xuất. Chỉ có giai
cấp công nhân là giai cấp duy nhất không có lợi ích riêng, không có tư hữu. Họ
phấn đấu cho lợi ích chung của toàn xã hội.

2.1.2 Chính trị


Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, giai cấp công nhân tiến hành đấu
tranh giành chính quyền, lật đổ quyền thống trị của gia cấp tư sản, xoá bỏ chế
độ bóc lột, áp bức của chủ nghĩa tư bản. [1.2.1, phần b, tr.31]
Xây dựng nên nhà nước của nhân dân, thiết lập nhà nước kiểu mới mang bản
chất của giai cấp công nhân, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện
quyền lực của nhân dân, quyền dân chủ và làm chủ xã hội của nhân dân lao
động. [1.2.1, phần b, tr.31]
Giai cấp công nhân và nhân dân lao dộng sử dụng nhà nước của mình để cái
tạo xã hội cũ và tổ chức xây dựng xã hội mới, phát triển kinh tế và văn hoá, xây
dụng nền chính trị dân chủ - pháp quyền. [1.2.1, phần b, tr.31]

2.1.3 Văn hoá, tư tưởng


Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, giai cấp công nhân đã xây dựng nên
nền văn hoá, tư tưởng có hệ giá trị mới đó là lao động, công bằng, dân chủ,
bình đẳng và tự do. Hệ giá trị này đã khẳng định bản chất ưu việt của chế độ xã
hội chủ nghĩa, phủ định các giá trị tư sản mang bản chất tư sản và phục vụ cho
giai cấp tư sản. [1.2.1, phần c, tr.31]
8

Có thể nói, thông qua Đảng Cộng sản, giai cấp công nhân là tổ
chức lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng mình và giải phóng
toàn xã hội khỏi mọi áp bức, bất công, xoá bỏ các chế độ áp bức,
bóc lột, bất công, xoá bỏ chủ nghĩa tư bản để xây dựng Chủ nghĩa
xã hội và Chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế giới.

2.2 Đặc điểm sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:

- Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân xuất phát từ những tiền đề
kinh tế - xã hội của sản xuất mang tính xã hội hoá. [1.2.2, phần a,
tr.32]
- Việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp cong nhân là sự nghiệp
cách mạng của bản thân giai cấp công nhân cùng với đông đảo quần
chúng và mang lại lợi ích cho đa số. [1.2.2, phần b, tr.32-33]
- Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là xoá bỏ triệt để chế độ tư
hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất chủ yếu. [1.2.2, phần c, tr.33]
- Giành quyền lực thống trị là tiền đề cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội
mới và giải phóng con người. [1.2.2, phần d, tr.33]

3 Những điều kiện quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
3.1 Điều kiện khách quan

- Do địa vị kinh tế của giai cấp công nhân quy định, họ là đại diện cho
phương thức sản xuất tiên tiến, tạo ra của cải vật chất chủ yếu cho xã
hội. Lợi ích của giai cấp công nhân về cơ bản là thống nhất với lợi ích
của nhân dân lao động.
- Do địa vị chính trị - xã hội của giai cấp công nhân quyết định. Giai
cấp công nhân là giai cấp thừa hưởng và dựa theo tư tưởng Mác –
Lenin làm cơ sở để phát triển, lãnh đạo đất nước. Họ cũng là những
người mang tinh thần cách mạng triệt để nhất trong tất cả các giai cấp.
9

Họ có ý thức kỉ luật, tinh thần đoàn kết cao và là lực lượng sản xuất
chủ yéu trong xã hội hiện đại.
- Giai cấp công nhân là nạn nhân trực tiếp của chủ nghĩa tư bản chính vì
vậy mà họ là những người có nhu cầu giải quyết mâu thuẫn trong chủ
nghĩa tư bản.

3.2 Điều kiện chủ quan

- Xã hội ngày càng phát triển, máy móc ngày càng tiến bộ, xã hội đòi
hỏi nhiều sản phẩm và nhân lực hơn chính vì vậy mà giai cấp công
nhân đang phát triển cả về mặt số lượng, người tham gia sản xuất,
phát triển cả về kĩ năng, kiến thức và trình độ tay nghề của mình.
- Giai cấp công nhân được sự dẫn dắt của Đảng Cộng sản, thực hiện
cách mạng, đổi mới thắng lợi, khẳng định vai trò, sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân. Giai cấp công nhân là lực lượng thiết yếu, quan
trọng nhất của Đảng, làm cho Đảng mang bản chất giai cấp công
nhân, là đội tiên phong, tham mưu chiến đầu chống lại bất công, bóc
lột của chủ nghĩa tư bản với người nhân dân lao động.
- Giai cấp công nhân đã xây dựng được khối liên minh giai cấp giữa
giai cấp công nhân và giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác
vì họ đều là những người thuộc tầng lớp lao động và đều bị bóc lột bởi
giai cấp tư sản. Ở Việt Nam, giai cấp công nhân có thể liên kết dễ
dàng với giai cấp nông dân vì giai cấp công nhân chủ yếu xuất thân từ
giai cấp nông dân nên họ có sự thấu hiểu nhất định về giai cấp của
nhau.

Những cơ sở lý luận trên đây đều là những kiến thức, lý luận nền tảng về sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đã được chứng minh, có tính thuyết phục cao
và là tiền đề để Đảng ta phát triển thêm, khẳng định và nâng cao vai trò, sứ mệnh
10

lịch sử của giai cấp công nhân trong việc xây dựng và lãnh đạo đất nước đi theo
con đường đúng đắn.

Chương 2: Thực trạng hiện nay về sứ mệnh lịch sử của giai


cấp công nhân

Xã hội ngày càng phát triển, kiến thức và tư tưởng con người ngày càng được
củng cố. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều ý kiến, quan điểm sai lệch, phản động, nghi
ngờ ,phủ định sứ mệnh của giai cấp công nhân đối với xã hội và đất nước. Sau đây
là một số quan điểm sai lệch, phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân mà
đã gây ảnh hưởng đến uy tín, niềm tin của nhân dân với Chủ nghĩa xã hội về hệ tư
tưởng mà Đảng và nhà nước đang noi theo.

1. Quan điểm cho rằng hiện nay chỉ có tri thức mới có đủ năng lực
để lãnh đạo đất nước

Có quan điểm cho rằng việc xã hội ngày càng phát triển, nhiều cuộc cách mạng
công nghiệp đã diễn ra, máy móc đang dần thay con người tạo ra của cải vật chất.
Chính vì vậy mà giai cấp công nhân không còn có đủ năng lực để lãnh đạo đất
nước nữa. Chỉ có tri thức mới là đội ngũ có đủ khả năng để lãnh đạo đất nước, đưa
xã hội, đất nước ta ngày càng phát triển. Họ cho rằng học thuyết về sứ mệnh lịch
sử giai cấp công nhân của Mác – Lênin đã lỗi thời không thể áp dụng vào thời đại
ngày này nữa.

Đây là một quan điểm sai lầm, được đưa ra một cách phiếm diện, chủ quan và
không có đủ cơ sở để chứng minh. Nó thể hiện việc không hiểu bản chất, yếu tố
cần thiết của một giai cấp có khả năng lãnh đạo đất nước, xã hội, đem đến công
bằng và cơ hội phát triển cho tất cả mọi người. Quan điểm này được đưa ra một
cách phiếm diện, chủ quan và không có đủ cơ sở để chứng minh.
11

1.1 Lý do tại sao tầng lớp tri thức không thể lãnh đạo đất nước.

Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của tầng lớp tri thức trong việc xây
dựng và phát triển xã hội, đưa nền kinh tế đất nước chuyển dịch sang nền kinh tế
tri thức, nền kinh tế số, những cuộc cách mạng công nghiệp,…. Tầng lớp tri thức
là lực lượng lao động sáng tạo, có đóng góp to lớn trong việc đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển nền văn hoá Việt Nam mang đậm bản sắc dân
tộc. Họ cống hiến, đóng góp tri thức của mình để thúc đẩy, tạo thuận lợi cho quá
trình sản xuất vật chất của công nhân và nông dân nâng cao về năng xuất và chất
lượng. Chính V.I.Lênin cũng cho rằng “ Công nhân trước đây không thể có ý thức
dân chủ - xã hội được. Ý thức này chỉ có thể từ bên ngoài đưa vào. Lịch sử tất cả
các nước chứng thực rằng chỉ do lực lượng của độc bản thân mình thôi thì giai cấp
công nhân chỉ có thể đi đến ý thức công liên chủ nghĩa... Còn học thuyết xã hội
chủ nghĩa thì phát sinh ra từ lý luận triết học, lịch sử, kinh tế, do những người có
học thức trong giai cấp hữu sản, những trí thức xây dựng nên.” [t6, tr.38]. Ông cho
rằng việc hình thành và phát triển hệ tư tưởng của giai cấp công nhân được thực
hiện thông qua tầng lớp trí thức – những người đã lĩnh hội đầy đủ tri thức của
nhân loại để có thể đánh giá khách quan và xây dựng hệ tư tưởng đúng đắn.

Tuy nhiên, tri thức không phải và không được coi là một giai cấp. Tri thức là
một lực lượng lao động đặc biệt. Trong chế độ cũ họ thường xuất thân từ giai cấp
bóc lột, hoạt động và phục vụ cho giai cấp thống trị, khi có cách mạng thành công
thì bắt đầu xuất hiện những tri thức xuất thân từ giai cấp nông dân. Chính vì vậy
mà xuất thân của tri thức thường từ nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau, họ không
có hệ tư tưởng riêng, do ảnh hưởng của xã hội cũ, hệ tư tưởng của họ thường phụ
thuộc vào hệ tư tưởng của giai cấp thống trị, khi đi theo con đường cách mạng vô
sản, họ dễ dàng hoang mang, dao động.

Tầng lớp tri thức cũng không có tính tổ chức, tính đoàn kết, tính dây chuyền
như giai cấp công nhân. Số lượng tri thức cũng không đông đảo bằng số lượng
12

những giai cấp khác như là giai cấp nông dân, giai cấp công nhân,…..Tầng lớp trí
thức cũng mang tính cá nhân nhiều hơn do vậỵ các sinh hoạt, hoạt động và làm
việc của họ không cho phép họ thống nhất lực lượng một cách trực tiếp, rộng rãi
như giai cấp công nhân.

Tầng lớp tri thức cũng không phải là những người trực tiếp tạo ra của cải,
vật chất. Họ không có hệ tư tưởng riêng, không phải lực lượng kinh tế, không có
khả năng gánh vác kinh tế cho xã hội, không có hệ chính trị độc lập. Nhiệm vụ
chính của tầng lớp tri thức là nghiên cứu, công cụ lao động của họ là tri thức.
Nhưng tri thức không được coi là phương thức sản xuất độc lập nào, sản phẩm của
họ là trí tuệ, lý thuyết, kiến thức, phát minh, sáng chế tồn tại dưới dạng tinh thần là
chủ yếu, thường không phải là sản phẩm vật chất. Chính vì vậy mà họ là đội ngũ
trung gian, họ phải phụ thuộc vào hệ tư tưởng của một giai cấp khác mà họ phục
vụ.

=> Chính vì những lý do trên mà đội ngũ tri thức không thể trở thành đội ngũ lãnh
đạo đất nước.

1.2 Lý do tại sao giai cấp công nhân là giai cấp duy nhất có đủ khả năng
lãnh đạo đất nước

Giai cấp công nhân là giai cấp hội tụ đủ yếu tố và đặc điểm để trở thành giai
cấp có khả năng lãnh đạo đất nước độc lập, tự do và phát triền.

Giai cấp công nhân là giai cấp đại điện cho phương thức sản xuất tiên tiến, sự
phát triển của họ gắn liền với sự phát triển của sự nghiệp cộng nghiệp hoá. Họ vẫn
là lực lượng giữ vai trò chủ yếu cho xã hội và quyết định sự tồn tại của xã hội. Họ
nắm giữa vị trí tiên phong trong việc xây dựng chủ nghĩ xã hội, là lực lượng đi đầu
trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Giai cấp công nhân đang phát triển nhanh về cả nhân lực tham gia sản xuất và
chất lượng tay nghề tham gia sản xuất. Bên cạnh đó, giai cấp công nhân cũng càng
13

ngày càng đa dạng về cơ cấu và ngành nghề. Ngày nay, bên cạnh những bộ phận
công nhân truyền thống, xã hội còn xuất hiện thêm nhiều bộ phận công nhân tri
thức và công nhân hiện đại. Họ là những người có kỹ thuật chuyên môn và kỹ năng
tay nghề cao, đáp ứng được những yêu cầu về vật chất của xã hội ngày nay.

Giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay chủ yếu tham gia phát triển nền kinh tế
thị trường hiện đại, lấy khoa học – công nghệ làm động lực để thúc đẩy nền kinh tế
đất nước phát triển. Họ luôn đổi mới để thích ứng với sự thay đổi của thời đại.
Nhưng vẫn phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực tiến tiến bộ và công
bằng xã hội, thực hiện hài hoà lợi ích cá nhân - tập thể, xã hội. [3.2, tr42]

Giai cấp công nhân cũng là giai cấp có ý thức tổ chức kỷ luật lao động cao,
tinh thần đoàn kết tốt, tác phong chuyên nghiệp, họ có thể tạo mối quan hệ liên
minh giai cấp và liên minh quốc tế bền chặt.

Giai cấp công nhân luôn trung thành với quyền lợi của giai cấp, dân tộc. Họ
không có tư lợi cá nhân, lợi ích nhóm thay vào đó là hướng đến một xã hội Cộng
sản, có Đảng Cộng sản lãnh đạo, có hệ tư tưởng tiên tiến, vì mục tiêu giải phóng
con người, luôn là những người đi đầu trong xây dựng một nền văn hoá tiến bộ,
công bằng, bình đẳng và quyền phát triển của con người….

2. Giai cấp công nhân hiện nay đã thích nghi với chủ nghĩa tư bản.
Chủ nghĩa tư bản đã không còn như trước.

Quan điểm trên thoạt nghe thì có vẻ rất hợp lý nhưng thực ra đây lại là một quan
điểm sai lầm. Quan điểm này là một ý kiến hết sức chủ quan, phiếm diện xuất phát
từ một số bộ phận. Ý kiến đó đều là những tư tưởng mị dân, đánh lừa thực chất là
đang biện minh, hợp lý hoá sự tồn tại chủ nghĩa tư bản, và địa vị thống trị của giai
cấp tư sản trên cơ sở phủ nhận những chiến thắng, sức mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân và chủ nghĩa xã hội.
14

2.1 Bản chất thực sự của chủ nghĩa tư bản ngày nay.

Không thể phủ nhận, chủ nghĩa tư bản ngày nay đã thay đổi, điều chỉnh rất
nhiều, tạo điều kiện và thêm rất nhiều quyền lợi cho công nhân, nhân dân lao động.
Những người công nhân hiện nay đã có quyền được mua cổ phiếu của các công ty
tư bản. Họ được hưởng một phần thành quả lao động mà họ tạo ra. Điều kiện vật
chất của người công nhân cũng ngày càng được cải thiện. Một bộ phận công nhân
đã trung lưu hoá, họ được phép sở hữu công cụ sản xuất của riêng mình, họ không
còn khổ sở và bị bóc lột sức lao động một cách trắng trợn như trước. Bên cạnh đó,
các nước tư bản luôn là những nước đi đầu trong việc phát triển kinh tế, trình độ
khoa học kỹ thuật tiên tiến, tạo ra nhiều sản phẩm, của cải có chất lượng cao. Họ
luôn dẫn đầu trong những cuộc cách mạng khoa học, công nghệ của thế giới,
chuyển đổi mô hình kinh tế theo mô hình nền kinh tế số, nền kinh tế hiện đại,…
Nhiều nước tư bản như Hoa Kỳ, Anh, Đức,…..luôn có bình quân thu nhập đầu
người đứng đầu thế giới, trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, khoa học của thế
giới.

Nhưng đó chỉ là bề nổi, bản chất bóc lột của của chủ nghĩa tư bản vẫn không
hề thay đổi mà nó chỉ tinh vi hơn trước. Ngày nay, các nước tư bản đã cho công
nhân, nhân dân lao động được mua cổ phiếu, cổ phần nhưng số lượng công nhân sở
hữu cổ phẩn, cổ phiếu của những công ty tư bản còn thấp. Lượng lớn cổ phần, cố
phiếu chi phối công ty, tập đoàn vẫn là do các nhà tư bản nắm giữ. Tư liệu, đất đai,
nguyên liệu, máy móc sản xuất ra của cải vật chất vẫn là do những nhà tư bản sở
hữu. Không những vậy, ngày này, tư bản không chỉ sở hữu tư liệu sản xuất mà họ
còn sở hữu thương hiệu doanh nghiêp, sản phẩm trí tuệ, sở hữu những bằng sáng
chế độc quyền, bí quyết công nghệ độc quyền,… Chính sự xuất hiện của những đối
tượng sở hữu mới này đã khiến cho người công nhân, lao động càng lệ thuộc vào
những công ty tư bản hơn.
15

Bên cạnh đó việc tổ chức và sản xuất những dây chuyền sản xuất trong nhà
máy,... vẫn là do tư bản quyết định. Chính vì vậy, những nhà tư bản có toàn quyền
quyết định việc phân công công việc, nhận thêm nhân công hay sa thải công nhân.
Ta có thể thấy rõ trong trường hợp của Công ty cho vay thế chấp Better của Mỹ,
khi mà vị CEO Vishal Garg của công ty bất ngờ sa thải 900 nhân viên vào ngày
7/12/2021 ngay trước ngày nghỉ lễ giáng sinh (ngày nghỉ lễ lớn nhất của Mỹ) và
quyết định này không hề được thông báo trước cho hơn 900 người công nhân này.
Không những vậy, vị CEO này từng có thái độ không tôn trọng những nhân viên,
công nhân đang làm việc cho chính mình. Hay những tập đoàn công nghệ lớn vẫn
mang bản chất tư bản của Trung Quốc như Alibaba, Tencent,… có những quy tắc
ngầm 996 về thời gian làm việc của nhân viên tại công ty. Người công nhân phải
làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối và làm 6 ngày/ tuần để giữ việc làm và để tìm
có cơ hội thăng tiến trong tương lai. Ngoài ra ở Châu Âu cũng từng có rất nhiều
các cuộc đình công của công nhân. Chung quy lại, mối quan hệ giữa giai cấp tư
bản và giai cấp công nhân vẫn là mối quan hệ chủ và người làm. Họ vẫn bị bóc lột
sức lao động và chịu sự áp lực, bất công từ các nhà tư bản.

Bên cạnh một số bộ phận những người công nhân có đời sống tốt hơn, cải
thiện hơn thì tỉ lệ những người nghèo khổ lại ngày càng tăng. Những cuộc chiến
kinh tế, tài nguyên, vũ trang của các nước tư bản, thế lực độc quyền, khủng bố đã
đẩy những người dân ở một số đất nước bị lâm vào cảnh nghèo khổ, đói kém, thất
nghiệp, mù chữ ở I rắc hay Afghaistan,… Tỉ lệ sở hữu của cải vật chất, giàu nghèo
ở các nước tư bản cũng không đồng đều, chủ nghĩa tư bản vẫn luôn ưu tiên và đảm
bảo quyền lợi cho các nhà tư bản. Theo giáo sư Jefferey Sachs ở Đại học Columbia
(New York) cho rằng, chính quyền và cơ chế hiện nay của nước Mỹ, và có thể nói
của thế giới tư bản nói chung, là của 1%, do 1% và vì 1% dân số [số 40 (113),
tr.6].
16

2.2 Việc theo con đường Chủ nghĩa xã hội và đúng đắn và tất yếu của xã hội.
Sứ mệnh lịch sử của gia cấp công nhân hết sức thiết thực.

Mặc dù mang rất nhiều ưu điểm nhưng chủ nghĩa tư bản vẫn là chế độ thiếu
công bằng, chỉ đảm bảo quyền lợi cho một số nhóm người, vẫn mang đậm bản chất
lợi ích nhóm. Chủ nghĩa tư bản chưa thực sự có thể phát triển xã hội, chưa là chế
độ mang quyền lợi đến cho tất cả mọi người. Mà chủ nghĩa xã hội mới là chế độ
mang lại lợi ích chung cho tất cả mọi người, chế độ có khả năng xoá bỏ lợi ích
nhóm và đem lại lợi ích chung của xã hội, cho nhân dân lao động.

Chủ nghĩa xã hội là do giai cấp công nhân, Đảng Cộng sản lãnh đạo. Giai cấp
công nhân là giai cấp duy nhấ không có tư hữu mà họ nghĩ cho lợi ích chung của
xã hội. Việc gắn liền với phương thức lao động mà giai cấp công nhân là giai cấp
có tính tổ chức, kỷ luật cao, tinh thần hợp tác, đoàn kết,… Chính vì vậy, khi đất
nước ta đi theo con đường Chủ nghĩa xã hội, là đi theo con đường đúng đắn, tất
yếu của xã hội.

Nền kinh tế mà Đảng ta lựa chọn để phát triển là nền kinh tế thị trường mang
định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là nền kinh tế đầy đủ các yếu tố của một nền kinh
tế hội nhập, hiện đại nhưng vẫn đảm bảo được bản chất của xã hội chủ nghĩa. Một
số ngành công nghiệp thiết yếu như điện, nước, xăng, dầu,… vẫn trực thuộc sự
kiểm soát của nhà nước để tránh tình trạng biến những công ty, tập đoàn thành tư
nhân hoá, độc tài hoá. Việc phát triển kinh tế ở Việt Nam vẫn phải gắn với tiến bộ
và công bằng của xã hội.

Điều đó không những giúp đất nước ta ngày càng phát triển kinh tế mà còn
thoả mãn nhu cầu sống, lao động của nhân dân. Việc công bằng của chủ nghĩa xã
hội, của Đảng ta được thể hiện rõ rang nhất qua việc công bằng Vaccine Covid 19
cho tất cả công dân Việt Nam. Mọi người công dân Việt Nam đều được tham gia
tiêm Vaccine miễn phí do nhà nước cung cấp.
17

Việc phát triển lực lượng sản xuất, số lượng công nhân tăng, trình độ tay nghề
cao, phát triển về cơ sở hạ tầng, phát triển của ý thức xã hội cũng là thể hiện sự tiến
bộ của xã hội trên con đường hướng tới Chủ nghĩa xã hội, Chủ nghĩa Cộng sản. Vì
tiến bộ xã hội là quá trình thay đổi hình thái xã hội từ thấp lên cao, từ xã hội
nguyên thuỷ đến xã hội chủ nghĩa. Thay đổi từ nền kinh tế bao cấp, tư sản,.. đến
nền kinh tế cộng sản. Chính vì vậy mà xã hội có thể tiến bộ đều nhờ vào sự phát
triển kinh tế, sự phát triển của lực lượng sản xuất, lực lượng công nhân và năng
xuất lao động của những người công nhân. Từ đó nâng cao mức sống của người
dân, xoá bỏ nghèo đói, con người sẽ có thể thoát khỏi áp bức bóc lột, bất công, tự
mình làm chủ cuộc sống. Hiện nay, nhà nước ta đã có những chính sách hỗ trợ
những hộ nghèo ở những tỉnh, vùng sâu vùng xa và đã giúp cho tỉ lệ hộ nghèo của
nước ta giảm từ 11,76% (2011) xuống còn 3% (2020). Nước ta cũng là một trong
những nước có tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất thế giới, luôn duy trì ở mức 2% -
3%. Theo đánh giá của tổ chức Liên Hợp Quốc, mặc dù tình hình COVID -19
khiến cho nền kinh tế bị đình trệ, nhiều người lâm vào khó khăn nhưng chỉ số hạnh
phúc của người Việt Nam lại tăng đến 4 hạng, từ hạng thứ 83 đến hạng thứ 79,
nằm trong top những nước đang phát triển có chỉ số hạnh phúc cao nhất. Chính
những điều đó đã cho thấy con đường quá độ lên Chủ nghĩa xã hội của Đảng ta là
con đường đúng đắn. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng nói: “Chủ nghĩa xã hội là
làm cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm
đau có thuốc uống, già không lao động thì được nghỉ….” [t.13, tr.438].

Ngày nay, dù khoa học công nghệ đã tiên tiến, trí tuệ nhân tạo và máy móc đã
có thể thay thế con người trong rất nhiều khâu sản xuất nhưng dù gì thì máy móc
vẫn cần có con người điều khiển, sửa chữa, bảo trì, vận hành, giám sát chính chính
vì vậy mà giai cấp công nhân vẫn là giai cấp chính tạo ra của cải vật chất, thúc đẩy
phát triển kinh tế của xã hội. Và việc phát triển kinh tế sẽ tạo thuận lợi cho việc
phát triển về văn hoá, y tế, giáo dục, giao thông, cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã
18

hội,….con người có khả năng tiếp cận công bằng và nâng cao chất lượng đời sống
hơn một cách đồng đều.

Khi con người đều được hưởng quyền lợi về nền giáo dục tốt, đúng đắn, nâng
cao nhận thức và trình độ dân trí, có đủ cơ hội để phát triển bản thân, có quyền dân
chủ thì những tệ nạn xã hội, bất công, hành vi trái pháp luật, vi phạm đạo đức sẽ
giảm và dần biến mất, xã hội sẽ ổn định và tốt đẹp hơn trước.

Chương 3: Ý nghĩa và nhiệm vụ


1. Ý nghĩa

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đã được C.Mác phát hiện và
luận chứng hết sức khách quan. Nó đã được khẳng định qua những cơ sở lý
luận hết sức vững chắc, được nghiên cứu, chứng minh tính đúng đắn không
thể chối cãi qua hàng trăm năm, qua những cuộc cách mạng mạng giai cấp,
cách mạng dân tộc trên toàn thế giới và cụ thể là cách mạng tháng 10 Nga
hay cách mạng Tháng 8 ở Việt Nam. Đến ngày nay, sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân vẫn còn được nghiên cứu và phát triển, phù hợp với sự thay
đổi của thời đại. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân vẫn mang tính thiết
thực và độ tin cậy cao.
Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 thì giai cấp công nhân
không những giữ nguyên được vai trò của mình mà còn phát triển thêm cả
về lực lượng và kĩ năng, khả năng của bản thân. Giai cấp công nhân vẫn là
chủ thể sản xuất ra của cải, vật chất cho xã hội. Họ vẫn giữ vai trò chủ yếu
trong phát triển nền kinh tế của xã hội. Giai cấp công nhân đến tận ngày nay
vẫn là lực lượng tiên phong trong việc đấu tranh cho công bằng, chống lại sự
bóc lột, độc quyền,.. của giai cấp tư bản. Và đội tiên phong, đại diện cho sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân chính là Đảng Cộng sản. Đảng mang
19

bản chất của công nhân vẫn giữa vai trò lãnh đạo đất nước, xã hội Việt Nam
ngày càng lớn mạnh, phát triển, văn minh, công bằng.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu về những ý kiến, quan điểm sai lầm, phủ nhận
vai trò của giai cấp công nhân là để khẳng định lại một lần nữa sứ mệnh lịch
sử của giai cấp công nhân. Việc nghiên cứu cũng chỉ ra những quan điểm sai
lầm, hiểu lầm, không thấu hiểu bản chất tư tưởng của Đảng mà đưa ra những
ý kiến hết sức lệch lạc, mang tính phản động. Những quan điểm này khi
được truyền bá sẽ vô tình hoặc cố tình chia rẽ dân tộc ta, đánh mắt niềm tin
của nhân dân với Đảng, nhà nước, với chính quyền và đường lối mà chủ tịch
Hồ Chí Minh đã chọn để dẫn dắt đất nước ta.
Việc truyền bá những thông tin những quan điểm sai lệch còn khiến cho
Đảng ta khó có thể quản lý được đất nước, nhân dân,… Người công nhân sẽ
nghi ngờ về vai trò của chính mình.
Do đó việc nghiên cứu của này để khẳng định và chứng minh lại một lần nữa
rằng sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là sứ mệnh của thời đại, nó sẽ
luôn phát triển, là kim chỉ nam, góp phần xây dựng hệ tư tưởng Mác –
Lênin, con đường quá độ lên Chủ nghĩa xã hội của Việt Nam ta ngày càng
tiến lên, đi đúng hướng.

2. Nhiệm vụ

Ngày nay xuất hiện rất nhiều những ý kiến sai lầm phủ nhận vai trò của
giai cấp công nhân. Những ý kiến đó có thể xuất phát từ sự thiếu hiểu biết,
không hiểu rõ, không ý thức được sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân,
cũng có thể do sự xuyên tạc, xúi giục của những thành phần phản động có ý
định chống phá nhà nước, chống phá Đảng Cộng sản. Để những tư tưởng,
suy nghĩ sai lệch đó không còn xảy ra và gây những hậu quả lớn hơn, chúng
ta cần:
20

2.1 Đối với nhà nước


- Cần thể hiện rõ vai trò của bản thân trong việc xây dựng và phát triển
đất nước.
- Tuyên truyền, vận động, giáo dục về tư tưởng và đường lối, sứ mệnh
của Đảng, của giai cấp công nhân với người dân để họ ý thức được sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, lý do mà đảng ta chọn theo tư
tưởng Mác – Lênin, chế độ Chủ nghĩa xã hội
- Loại bỏ những thành phần tham ô, hối lộ, chạy chức, chạy quyền,
những đảng viên không đủ trình độ và tư cách quản lý, lãnh đạo mà
chỉ tham lam, làm những hành vi vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật
của nhà nước. Giữ vững sự trong sạch cho Đảng và nhà nước.
- Gây dựng uy tín của Đảng ta bằng cách chiêu mộ nhiều nhân tài, minh
bạch trong đường lối, chủ trương, chính sách, quyết định của Đảng và
nhà nước.
- Ngăn chặn và bắt giam những thành phần, những tổ chức có hành vi,
tư tưởng chống phá nhà nước, chống phá cách mạng.
- Tuyên truyền, giáo dục cho những công nhân lao động hiểu rõ, ý thức
vai trò và sứ mệnh của mình trong việc xây dựng đất nước.
- Khuyến khích người dân tham gia đóng góp ý kiến và tiếp thu ý kiến
của người dân để kịp thời giải quyết, tháo gỡ những vấn đề, thắc mắc
của người dân về chính quyền, đường lối, chính sách của Đảng. Từ đó
giúp người dân tránh khỏi những hiểu lầm, hành vi xúi giục, xuyên tạc
về vai trò tư tưởng của Đảng.

2.2 Đối với nhân dân


- Cần chủ động tìm hiểu về đường lối, chính sách của Đảng, sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân.
- Tuyên truyền, chia sẻ những kiến thức mình đã biết cho những người
chưa biết.
21

- Tố cáo những cá nhân, tổ chức có hành vi, tư tưởng phản động, phủ
nhận vai trò lịch sử của giai cấp công nhân.
- Tố cáo những thành viên nhà nước có hành vi tham ô, tham nhũng,
hối lộ, tư lợi, lấy của công làm của riêng, hành vi trái với đạo đức,
pháp luật.
- Tích cực đóng góp những ý kiến, thắc mắc của bản thân đến cho chính
quyền. Không dễ dàng tin vào những ý kiến, quan điểm, tư tưởng sai
lầm, mang tính phản động.
- Giác ngộ về tư tưởng Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tin
tưởng vào thể chế chính trị mà Đảng Cộng sản đã lựa chọn.
- Cống hiến, đóng góp tri thức, kinh nghiệm, khả năng của bản thân,
tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước ta ngày càng phát triển.

KẾT LUẬN
Hiện nay vẫn còn rất nhiều ý kiến, quan điểm phủ nhận vai trò lịch sử của
giai cấp công nhân. Chính vì vậy ta cần tìm hiểu sâu, phân tích chứng minh thêm
về những quan điểm đó để có thể khẳng định lại vai trò, sứ mệnh lịch sử giai cấp
công nhân hiện nay. Nhưng ở đây em xin chỉ chỉ ra 2 ý kiến sai lầm, phủ nhận vai
trò, sứ mệnh của giai cấp công nhân hiện nay.

Thứ nhất đó là quan điểm cho rằng hiện nay xã hội và máy móc phát triển
khiến cho giai cấp công nhân không còn đủ khả năng để lãnh đạo đất nước, xã hội
nữa mà là tầng lớp trí thức. Quan điểm này là sai lầm vì trí thức không được coi là
một giai cấp, không có hệ tư tưởng riêng, phải phụ thuộc vào giai cấp khác, không
có công cụ lao động cụ thể, không trực tiếp sản xuất ra vật chất, sản phẩm, số
lượng không đông đảo, không đủ khả năng để gánh vác xã hội. Ngước lại giai cấp
công nhân lại đầy đủ những yếu tố, đặc điểm mà tầng lớp trí thức còn thiếu sót chí
vì thế ta càng thấy rõ hơn vai trò và tính tất yếu của giai cấp công nhân trong việc
xây dựng và phát triển đất nước.
22

Thứ hai đó chính là quan điểm cho rằng bản chất của Chủ nghĩa tư bản đã
thay đổi, người công nhân không còn cần thực hiện sứ mệnh giai cấp công nhân
nữa. Đó là quan điểm sai lầm, bản chất của Chủ nghĩa tư bản không hề thay đổi mà
chỉ là họ đã phát triển hơn, họ bóc lột, đàn áp những giai cấp khác theo cách tinh vi
hơn chứ vẫn chưa hoàn toàn công bằng, lợi ích chủ yếu từ của cải vật chất vẫn
thuộc về giai cấp tư bản, vẫn còn lơi ích nhóm, sự phân biệt giàu nghèo vẫn còn rõ
rệt. Đó chính là lý do vì sao chỉ có Chủ nghĩa xã hội do giai cấp công nhân lãnh
đạo mới có đủ khả năng để đảm bảo công bằng, dân chủ, xoá bỏ lợi ích nhóm, đấu
tranh cho nhân dân lao động.

Việc phân tích những quan điểm trên cho thấy tư tưởng của Mác- Lênin vẫn
còn giá trị cho đến ngày hôm nay. Sứ mệnh của giai cấp công nhân sẽ chỉ có phát
triển cải thiện thêm chứ sẽ không bao giờ là dư thừa, không cần thiết cho dù xã hội,
thời đại có thay đổi thế nào đi chăng nữa.
23

Tài liệu tham khảo


Huy, T. Đ. (2011, 11 28). Giai cấp vô sản tri thức. Retrieved from Tạp chí xây dựng Đảng:
http://www.xaydungdang.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=4469&print=true
PHM, N. . (2021, 09 03). Quan hệ sản xuất của chủ nghĩa tư bản đương đại và những giới hạn
không thể vượt qua. Retrieved from Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam :
https://dangcongsan.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/quan-he-san-xuat-cua-
chu-nghia-tu-ban-duong-dai-nhung-gioi-han-khong-the-vuot-qua-589669.html
Hạnh, H. (2021, 3 19). Việt Nam thăng hạng trong Báo cáo Hạnh Phúc thế giới . Retrieved from
VNexpress: https://vnexpress.net/viet-nam-thang-hang-trong-bao-cao-hanh-phuc-the-
gioi-2021-4251032.html
Hương, T. N. (2020, 7 6). Giá trị học thuyết sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và sự vận
dụng ở Việt Nam hiện nay. Retrieved from Trường chính trị Hoàng Văn Thụ :
http://truongchinhtrils.vn/node/1184
GS, T. T. (2019). Nhận diện các loại quan điểm sai trái, thù địch hiện nay. Retrieved from Trường
đại học an ninh nhân dân : http://dhannd.edu.vn/nhan-dien-cac-loai-quan-diem-sai-trai-
thu-dich-hien-nay-a-588
Tâm, T. P. (2021, 1 4). BÁC BỎ QUAN ĐIỂM PHỦ NHẬN SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG
NHÂN THÔNG QUA VIỆC XEM “TRÍ THỨC LÀ ĐỘI NGŨ LÃNH ĐẠO XÃ HỘI” TRONG GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY. Retrieved from Trường chính trị tỉnh Cà Mau:
https://truongchinhtri.camau.gov.vn/wps/portal/?1dmy&page=ct.chitiet&urile=wcm%3
Apath%3A/truongchinhchilibrary/truongchinhtrisite/trangchu/nghiencuukhoahoc/hoith
aokhoahoc/htkh2nmmnmnghhbvbmcmnbmmbcmn
PGS, T. Đ. (2020, 2 16). Đấu tranh chống lại quan điểm bác bỏ, phủ nhận sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân và bản chất giai cấp công nhân của Đảng Cộng sản. Retrieved from
Cổng thông tin điện tử Học viện chính trị khu vực IV: https://hcma4.hcma.vn/nghien-
cuu-khoa-hoc/Pages/bao-ve-nen-tang-tu-tuong.aspx?CateID=379&ItemID=11329
Hải, V. H. (2021, 9 8). ĐẤU TRANH LOẠI BỎ QUAN ĐIỂM SAI TRÁI PHỦ NHẬN SỨ MỆNH LỊCH SỬ
CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM . Retrieved from Trạng thông tin điện tử Trường
Chính trị tỉnh Bình Phước: https://truongchinhtri.edu.vn/home/dau-tranh-bao-ve-nen-
tang-tu-tuong-cua-dang/dau-tranh-loai-bo-quan-diem-sai-trai-phu-nhan-su-menh-lich-
su-cua-giai-cap-cong-nhan-viet-nam-1340.html
Chiên, T. L. (2021, 7 23). Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong “Tuyên ngôn của Đảng
Cộng sản” và ý nghĩa thời đại. Retrieved from Liên đoàn lao động tỉnh Quảng Trị :
http://congdoan.quangtri.gov.vn/Tuyen-truyen-giao-duc/su-menh-lich-su-cua-giai-cap-
cong-nhan-trong-tuyen-ngon-cua-dang-cong-san-va-y-nghia-thoi-dai-2403.html
Tuyên, T. N. (2021, 5 30). Cảnh giác với âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc bản chất giai cấp công
nhân và phủ nhận vai trò lcủa tổ chức công đoàn hiện nay . Retrieved from Tạp chí Cộng
Sản: https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/chinh-tri-xay-dung-dang/-
/2018/823104/canh-giac-voi-am-muu%2C-thu-doan-xuyen-tac-ban-chat-giai-cap-cong-
nhan-va-phu-nhan-vai-tro-cua-to-chuc-cong-doan-hien-nay.aspx
24

PGS, T. N. (2012, 5 21). Phải chăng ngày nay giai cấp công nhân không còn sứ mệnh lịch sử?
Retrieved from Tạp chí Quốc phòng toàn dân : http://tapchiqptd.vn/vi/phong-chong-
dbhb-tu-dien-bien-tu-chuyen-hoa/phai-chang-ngay-nay-giai-cap-cong-nhan-khong-con-
su-menh-lich-su/1205.html
PGS, T. L. (2021, 8 26). Bàn luận về bản chất của chủ nghĩa xã hội qua bài viết của Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng. Retrieved from Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam :
https://dangcongsan.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/ban-luan-ve-ban-chat-cua-
chu-nghia-xa-hoi-qua-bai-viet-cua-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-589199.html
Đức, T. t. (2021, 8 26). Vững tin vào chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam hiện nay. Retrieved from Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam :
https://dangcongsan.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/vung-tin-vao-chu-nghia-
xa-hoi-va-con-duong-di-len-chu-nghia-xa-hoi-o-viet-nam-hien-nay-589197.html
PGS, T. Đ. (2021, 07 02). Phát triển kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội. Retrieved from
Tạp chí Cộng Sản: https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cuu-cac-tac-
pham-quan-trong-ve-chu-nghia-xa-hoi-va-con-duong-len-chu-nghia-xa-hoi-o-viet-nam-
cua-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong/-/2018/823700/phat-trien-kinh-te-di-doi-voi-tien-bo-
va-cong-bang-xa-hoi.aspx#
Thư, K. (2021, 8 29). Văn hóa làm việc 996 khắc nghiệt ở Trung Quốc bị 'thổi còi'. Retrieved from
Báo Tuổi trẻ: https://tuoitre.vn/van-hoa-lam-viec-996-khac-nghiet-o-trung-quoc-bi-thoi-
coi-20210829153535971.htm
Hạnh, M. (2021, 12 7). Mỹ: Công ty bị chỉ trích vì sa thải 900 nhân viên qua Zoom . Retrieved
from Báo Tiền Phong : https://tienphong.vn/my-cong-ty-bi-chi-trich-vi-sa-thai-900-
nhan-vien-qua-zoom-post1398986.tpo
Thạo, N. V. (2020, 05 21). Bản chất, đặc điểm, xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản hiện
đại. Retrieved from Trang thông tin điện tử Hội đồng lý luận trung ương:
http://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/ban-chat-dac-diem-xu-huong-van-dong-cua-chu-
nghia-tu-ban-hien-dai.html
GS, TS.Hoàng Chí Bảo; PGS, TS. Dương Xuân Ngọc; PGS, TS. Đỗ Thị Thạch;...... (2019). Chương 2:
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân . In T. C. GS, T. D. PGS, T. Đ. PGS, & ......, Giáo
trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (pp. 47 - 66). Hà Nội : NXB Giáo Dục .
Thông tin Lý luận Chính trị - Bản tin của Hội đồng Lý luận Trung ương, số 40 (113), tháng
11-2011, tr. 6
Hồ chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 13, tr. 438
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, tr. 65

You might also like