Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 42

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA LỊCH SỬ ĐẢNG

********

TIỂU LUẬN
MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (
1945 – 1954) VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1954 – 1975),
TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ
TỔ QUỐC HIỆN NAY

Họ và tên: Nguyễn Diễm Quỳnh


Mã sinh viên: 2158010056
Lớp học phần: Lịch sử Đảng _ 6
Lớp hành chính: Biên tập xuất bản K41
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Hảo

Hà Nội, tháng 12 năm 2021


2

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................ 3
1) Lý do chọn đề tài: ................................................................................................................... 3
2) Ý nghĩa của việc nghiên cứu: .................................................................................................. 3
NỘI DUNG ............................................................................................................................ 4
I, BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 -1954) 4
1. Tóm tắt diễn biến của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. .......................................................... 4
1.1 Hoàn cảnh lịch sử ........................................................................................................................... 4
a) Tình hình thế giới: ............................................................................................................................ 4
b) Tình hình trong nước: ....................................................................................................................... 4
1.2 Nguyên nhân phát động cuộc chiến chống thực dân Pháp. ........................................................ 5
a) Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Nam Bộ ..................................................................... 5
b) Thực dân Pháp tiếp tục gây chiến, khiêu khích cách mạng .............................................................. 6
1.3 Đường lối, chủ trương kháng chiến của Đảng ta: ........................................................................ 7
1.4 Chiến thắng Việt Bắc Thu Đông năm 1947 .................................................................................. 8
1.5 Chiến dịch Biên giới năm 1950 ...................................................................................................... 10
1.6 Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954: ................................................................................. 13
2. Ý nghĩa và Bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. ...................................... 16
2.1 Ý nghĩa: .......................................................................................................................................... 16
2.2 Bài học kinh nghiệm từ cuộc chiến chống lại thực dân Pháp: ...................................................... 17
II. KHÁNG CHIẾN CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC VÀ GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT
NƯỚC (1954 -1975) ........................................................................................................................ 18
1, Tóm tắt diễn biến lịch sử của cuộc chiến chống Đế quốc Mỹ:..................................................................... 18
1.1 Bối cảnh lịch sử: ............................................................................................................................. 18
a) Tình hình thế giới: .......................................................................................................................... 18
b) Tình hình trong nước:..................................................................................................................... 19
1.2 Nguyên nhân Mĩ tham gia chiến tranh Việt Nam: ........................................................................ 20
1.3 Chiến lược “chiến tranh một phía” (1954 – 1960) ........................................................................ 21
a) Diễn biến phong trào “Đồng khởi” (1960)...................................................................................... 21
b) Ý nghĩa của chiến thắng phong trào “Đồng Khởi” ......................................................................... 24
1.4 Đế quốc Mỹ tiến hành chiến lược “ Chiến tranh Đặc biệt” (1961 – 1965) ................................... 25
1.5 Chiến dịch “Chiến tranh cục bộ” ................................................................................................... 28
1.6 Đánh bại chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” (1969 – 1973). ................................................ 32
1.7 Đấu tranh chống phá hoại hiệp định Paris, nổi dậy mùa xuân năm 1975 đi đến giành thắng
lợi hoàn toàn (1973 -1975) .......................................................................................................................... 34
2, Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm từ cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ. ................................. 35
2.1 Ý nghĩa lịch sử của cuộc chiến chống đế quốc Mỹ ............................................................................ 35
2.2 Bài học kinh nghiệm từ cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ:................................................. 35
III, TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC HIỆN NAY.
...................................................................................................................................................... 36
Tài liệu tham khảo ............................................................................................................... 40
3

MỞ ĐẦU
1) Lý do chọn đề tài:
Hiện nay, những bài học kinh nghiệm từ hai cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp và Đế quốc Mỹ vẫn còn vang danh trên lịch sử thế giới. Việc tháng
lợi của hai cuộc kháng chiến đã thể hiện khát khao dành lại tự do độc lập của
dân tộc Việt Nam và sự đúng đắn trong con đường lãnh đạo của Đảng.
Chính vì lý do đó mà việc rút ra bài học kinh nghiệm để giúp sinh viên,
thanh niên học hỏi, noi theo và phát huy là điều hết sức cần thiết. Vì lẽ đó
mà em xin chọn đề tài “ Bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp (1945 – 1954) và Kháng chiến chống Đế quốc Mỹ xâm lược
(1954 – 1975). Trách nhiệm của sinh viên đối với công cuộc xây dựng và
bảo vệ tô quốc” làm đề tài tiểu luận kết thúc học phần môn Lịch sử Đảng.
2) Ý nghĩa của việc nghiên cứu:
Việc nghiên cứu đề tài “Bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp (1945 – 1954) và Kháng chiến chống Đế quốc Mỹ xâm lược
(1954 – 1975). Trách nhiệm của sinh viên đối với công cuộc xây dựng và
bảo vệ tô quốc” nhắm khẳng định lại vai trò và khát vọng tự do của nhân dân
Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Cùng với đó
là rút ra bài học kinh nghiệm từ sự chỉ huy, lãnh đạo sáng suốt của Đảng. Để
từ đó, lớp trẻ hiện nay thêm thấu hiểu về sự kiên cường, gian khổ của cha
ông trong thời kỳ đó và phát huy tinh thần yêu nước, luôn ghi nhớ công lao
của ông cha ta – những người đã hy sinh xương máu để dành lại đọc lập cho
nước nhà. Sinh viên ngày nay cần hiểu và phát huy được sức trẻ và những
điều kiện thuận lợi của mình để xây dựng và phát triển đất nước ngày càng
vững mạnh hơn.
4

NỘI DUNG
I, BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA KHÁNG CHIẾN CHỐNG
THỰC DÂN PHÁP (1945 -1954)
1. Tóm tắt diễn biến của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
1.1 Hoàn cảnh lịch sử
a) Tình hình thế giới:
Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, phe Đồng Minh giành chiến
thắng hoàn toàn trong cuộc chiến với ohe Phát Xít. Cùng với đó là sự
thành công của Cách Mạng Tháng 10 Nga đã thúc đẩy phong trào
giải phóng dân tộc mạnh mẽ ở các nước thuộc địa trong đó có Việt
Nam. Việt Nam là một trong những nước đầu tiên ở khu vực Châu Á
giải phóng đất nước, phát triển đất nước theo con đường chủ nghĩa xã
hội và đã cổ vũ cho những nước thuộc địa khác giành lấy độc lập và
tự giải phóng chính mình.

Cùng với việc chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, các nước đế quốc
thực dân thực hiện mưu đồ đô hộ, bóc lột các nước nhỏ bằng cách
chia lại hệ thống thuộc địa thế giới. Chính quyền Pháp được sự hỗ trọ
của thực dân Anh đã trở lại Đông Dương gây chiến nhằm giành lại vị
trí thống trị của mình tại Đông Dương.
b) Tình hình trong nước:
Sau cách mạng tháng 8, Việt Nam chính thức trở thành một quốc gia
độc lập, tự do. Đảng Cộng sản lên cầm quyền lãnh đạo đất nước phát
triển, tiến lên Chủ nghĩa xã hội với lấy tư tưởng Mác – Lênin và Tư
tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam.
5

Tuy vậy nhưng chính quyền nước ta lúc bây giờ còn non trẻ, đang
đứng trước muôn vàn khó khăn. Đất nước ta vẫn chưa được quốc tế
công nhận và đặt quan hệ ngoại giao, cách mạng vẫn ở thế bị cô lập.
Thiên tai, nạn lụt lớn làm vỡ đê 9 tỉnh Bắc Bộ, tiếp tjeo nạn hạn hán
keod dài làm cho hơn một nửa diện tích rượng đất không thể cày cấy
được.
Ngân sách kho bạc hầu nhu tróng rỗng, kho bạc nhà nước chỉ còn
khoảng hơn 1,2 triệu đồng Đông Dương, trong đó có mọt nửa rách
nát không lưu hàng được.
Tàn dư văn hoá lạc hậu do chế độ thực dân phong kiến để lại hết hết
sức nặng nề, hơn 90% dân số nước ta mù chữ, các tệ nạn xã hội cũ
như mê tín dị đoan, rượ chè, cờ bạc, nghiện hút ngày đêm hoành
hành.
1.2 Nguyên nhân phát động cuộc chiến chống thực dân Pháp.
Ngày 17/8/1945, nhờ sự hỗ trợ từ quân Anh, Pháp quyết định đưa 6 vạn
quân sang Đông Dương. Theo gót quân Anh tiến vào miền Nam, gần 2
vạn lính Pháp còn lại tại Đông Dương đã gây hấn, đánh hiếm Nam Bộ.
Chính hành động này đã đẩy sự phẫn nộ của người dân Việt Nam lên đến
đỉnh điểm, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta chính thức bắt
đầu.
a) Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Nam Bộ
Đêm 22 rạng sáng ngày 23/9/1945, Pháp nổ súng đánh chiếm Sài
Gòn. Nhân dân các tỉnh Nam nộ đã đề cao tinh thần “thà chết tự do
còn hơn sống nô lệ” đồng loạt đứng lên chiến đấu với sự xâm lược
của thực dân Pháp, kiên quyết bảo vệ nền độc lập, tự do và chính
quyền cách mạng Việt Nam.
6

Mặc dù lực lượng vũ trang của ta lúc bấy giờ còn rất nhỏ và yếu nhưng
nhờ có sự đồng long, đoàn kết của những đoàn quân Bắc, Trung tiến vào
Nam và những đoàn quân Việt kiều từ Lào, từ Campuchia, từ Thái Lan
về, nhân dân Việt Nam ta đã từng bước ngăn chặn quân địch, phá tan
chiến lược “ đánh nhanh thắng nha “ của Pháp.
Đầu năm 1946, tình hình chính trị, kinh tế Pháp biến động gây bất lợi
cho cuộc chiến của Pháp ở Đông Dương. Chính vì vậy ngày 28/2/1946,
Chính phủ Pháp và Chính phủ Trung Hoa đã ký kết bản Hiệp ước Trùng
Khánh với mục đích để Pháp đưa quân đội giải giáp quân Nhật thay thế
20 vạn quân Trung Quốc đổi lại Pháp sẽ nhượng lại cho chính quyền
Tưởng Giới Thạch những quyền lợi quan trọng ở Trung Quốc và Việt
Nam. Điều này đã đẩy cách mạng Việt Nam đứng trước tình thế kìm kẹp
khi phải cùng lúc đối mặt trực tiếp với 2 kẻ thù xâm lược Pháp và Tưởng
Giới Thạch.
Tuy nhiên vào thời điểm này, chính quyền ta còn non trẻ và đang đứng
trước muôn vàn khó khắn, không có đủ khả năng, lực lượng để tiến
thành một cuộc chiến quy mô cả nước với thực dân Pháp hay chính
quyền Tưởng Giới Thạch. Chính vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng
ta đã cố gắng giải quyết cuộc xung đột Pháp – Việt bằng con đường hoà
bình. Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước Việt – Pháp (15/9/1946)
được ký kết.
b) Thực dân Pháp tiếp tục gây chiến, khiêu khích cách mạng
Nhưng thực dân Pháp không nghiêm túc thực hiện theo hiệp định mà
thay vào đó lại ra sức khiêu khích, phá hoại. Chúng không ngừng bắn ở
Nam Bộ và Nam Trung Bộ, tìm cách thành lập “Nam Kỳ tự trị”. Tháng
11 năm 1946, chúng chiếm đóng ở Hải Phòng và Lạng Sơn. Đầu tháng
12 chúng đánh úp lên Đà Nẵng, chiếm đóng Hải Dương và tăng thêm
7

quân ở Hải Phòng. Tại Hà Nội, từ đầu tháng 12/1946, Pháp ra sức khiêu
khích đốt cháy Nhà Thông tin ở phố Tràng Tiền và phá chướng ngại vật
ở phố Lò Đúc, bắn vào nhà dân thường ở phố Hàng Bún, Yên Ninh,
chiếm đóng trụ sở chính của Bộ Tài Chính, Bộ Giao Thông công
chính.Nhưng trái với thiện chí hoà bình của Việt Nam, thực dân Pháp
vẫn ngoan cố bám giữ lập trường thực dân, nuôi hi vọng cướp nước ta
một lần nữa, chúng trắng trịn xẽ bỏ những điều đã cam kết với ta trong
hiệp định Sơ bộ và Tạm ước đã ký từ trước.
Ngày 18/12, đại diện Pháp đơn phương tuyên bố cắt đứt mọi liên hệ với
chính phủ Việt Nam, đưa liên tiếp 3 tối hậu thư đòi phía Việt Nam phải
giải giáp; giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, đòi độc quyền kiểm soát
chính trị , an ninh, kinh tế Việt Nam.
Thấy tình hình như vậy, đêm ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh
kêu gọi toàn dân cả nước đứng lên kháng chiến. Lời kêu gọi toàn quốc
kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định quyết tâm của
nhân dân ta trong việc đấu tranh giành lại nền độc lập tự do của dân tộc.
Cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu.
Trong suốt 60 ngày đêm khói lửa, lực lượng vũ trang Vệ Quốc đoàn, Tự
vệ chiến đấu, Công an xung phong đồng thời tấn công các vị trí đóng
quân của Pháp trong thành phố. Trận đánh ác liệt đã diễn ra rải rác khắp
các địa điểm: chợ Đồng Xuân, ga Hàng Cỏ, Ô Cầu Dền,…. trên Hà Nội.
Hà Nội một long yêu nước, nêu cao tinh thần chiến đấu anh dũng, bất
khuất, kien cường “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”
1.3 Đường lối, chủ trương kháng chiến của Đảng ta:
Với chủ trương toàn dân đứng lên kháng chiến toàn diện, trường kỳ, tự
lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ từ quốc tế.
8

- Theo chỉ thị của Đảng, mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm
là một pháo đài, không chia tôn giáo, đảng phái. Không phân biệt đàn
ông hay đàn bà, già hay trẻ, cứ là người Việt Nam thì đều phải đứng
lên đánh thực dân Pháp.
- Địch đánh ta trên các mặt chính trị, quân sự, văn hoá, kinh tế, xã hội
thì ta cũng thực hiện đấu tranh, kháng chiến toàn diện trên tất cả các
mặt trên.
- Kháng chiến trường kỳ nhằm chống lại âm mưu đánh nhanh, thắng
nhan của Pháp. Từ đó có thời gian phát huy yếu tố “thiên thời địa lợi,
nhân hoà” của nước ta. Thay đổi tương quan lực lượng từ chỗ ta yéu
hơn địch đến chỗ ta mạnh hơn đihcj, dánh thắng địch.
- Nước ta phải tự lực, tự cấp, tự túc về mọi mặt do chưa được nước nào
hỗ trợ chống Pháp.
- Bên cạnh việc chuẩn bị về mặt tổ chức, lực lượng, tinh thần đoàn kết
của nhân dân, Đảng ta coi trọng sự ủng hộ và giúp sức của các nước
khác nhưng không hoàn toàn lệ thuộc vào sự giúp đỡ từ các nước
khác.
1.4 Chiến thắng Việt Bắc Thu Đông năm 1947
Kế hoạch tấn công căn cứ địa Việt Bắc được tướng R. Xa- Lăng (R.
Salan) được chính phủ Pháp phê chuẩn vào tháng 7/1947. Với cuộc hành
binh này, thực dân Pháp hy cọng sẽ kết thúc cuộc tái chiếm Việt Nam
bằng chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” như lời tướng R. Xa- lăng
từng huênh hoang: “Chỉ cần a tuần lễ để đập tan đầu não của Việt Nam”
Kế hoạch tấn công của địch bao gồm các tỉnh: Thái Nguyên, Bác Giang,
Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Cao Bằng và Lạng Sơn. Đây là căn
cứ địa, nơi tập trung cơ quan lãnh đạo khánh chiến, các cơ quan, kho
tang và lực lượng của ta đứng chân.
9

Sáng 7/10/1947, cuộc chiến tấn công của thực dân Pháp lên Việt Bắc bắt
đầu. Đây là cuộc hành binh hỗn hợp của các binh chủng thuỷ, lục, không
quân.
Về phía ta, ngày 8/10/1947, chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi bộ
đọi, dân quan du kích và toàn thể đồng bào ra sức tiêu diệt địch. Tiếp đó,
ngày 15/10/1947, ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị: Phải phá
tan cuộc tiến công mùa đông của giâc Pháp.
Về lực lượng tham gia chiến dịch, ta sử dụng các Trung đoàn: 147, 165
(chủ lực Bộ); 72, 74, 121 (Khu 1); 11, 36; 59; 98 (Khu 12); một tiểu
đoàn pháo binh và Trung đoàn Sông Lô (Khu 10); 5 tiểu đoàn độc lập
của Bộ, Khu 1 và Khu 12; ngoài ra còn các đơn vị binh chủng và du kích
trên địa bàn chiến dịch.
Ngày 9/10/1947, khẩu đội pháo 12,7 mm của Đại đội 675, Trung đoàn
74 tại Cao Bằng bắn rơi chiếc máy bay vận tải Ju5, chở 12 sĩ quan tham
mưu cuộc hành binh, trong đó có Đại tá Lăm-be (Lambert) - Phó Tham
mưu trưởng quân Pháp bị thiệt mạng. Ta thu được bản kế hoạch tiến
công Việt Bắc của chúng.
Ở mặt trận sông Lô - Chiêm Hóa, địch đổ bộ lên bến Bình Ca, ta bắn
chìm một pháo thuyền, tiếp đó diệt hơn một tiểu đội quân địch, lập chiến
công đầu tiên trên sông Lô.
Ở mặt trận Đường số 4, các đại đội độc lập và dân quân du kích Cao
Bằng, Lạng Sơn phục kích, bắn tỉa địch trên đường hành quân, tiến công
tiêu diệt địch tại Đông Khê, Thất Khê. Tiểu đoàn tập trung Lạng Sơn, lợi
dụng địa hình đánh trận phục kích xuất sắc, diệt 33 xe cơ giới với gần
300 tên địch tại Bông Lau, thu toàn bộ vũ khí. Đường số 4 thành “con
đường máu” của thực dân Pháp.
10

Ở mặt trận Đường số 3, tự vệ quân giới phối hợp với dân quân các dân
tộc ít người đánh quân Pháp đi lẻ. Các tiểu đoàn tập trung thuộc Bộ Tổng
Chỉ huy và Bộ chỉ huy Chiến khu 1 đã tập kích, đánh địa lôi làm hàng
trăm lính Pháp bị tiêu diệt trong công sự, cắt đứt đường tiếp viện của
quân Pháp từ Cao Bằng xuống Bắc Cạn.
Các Binh đoàn lớn của thực dân Pháp càng đi sâu vào căn cứ Việt Bắc
càng bị chia cắt và hao mòn lực lượng. Đến ngày 19/12/1947, đại bộ
phận quân Pháp rút khỏi Việt Bắc. Cuộc hành binh của địch thất bại
hoàn toàn.

1.5 Chiến dịch Biên giới năm 1950

Sau chiến thắng Việt Bắc Thu Đông 1947, lực lượng kháng chiến của ta
phát triển về mọi mặt; chiến tranh du kích được đẩy mạnh ở vùng sau lưng
địch; lực lượng vũ trang ba thứ quân hình thành tương đối hoàn chỉnh, đặc
biệt là bộ đội chủ lực phát triển nhanh, phương thức tác chiến phát triển
từ đánh du kích lên đánh tập trung, với nhiều chiến dịch quy mô nhỏ trên
chiến trường. Thời điểm này, được Mỹ giúp sức, thực dân Pháp ráo riết
thực hiện Kế hoạch Rơ-ve, tập trung lực lượng mở rộng chiếm đóng vùng
trung du và đồng bằng Bắc Bộ; ra sức phong tỏa biên giới nhằm ngăn chặn
sự chi viện của cách mạng Trung Quốc cho cách mạng Việt Nam; bao vây,
cô lập căn cứ địa Việt Bắc.

Trước tình hình đó, để đẩy mạnh kháng chiến tiến lên một bước mới, tháng
6/1950, Thường vụ Trung ương Đảng chủ trương mở chiến dịch lớn đánh
địch trên tuyến biên giới Việt - Trung với mục đích: tiêu diệt một bộ phận
quan trọng sinh lực địch; giải phóng một phần biên giới, mở đường giao
thông với các nước xã hội chủ nghĩa; mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt
Bắc. Cân nhắc giữa hai hướng Tây Bắc và Đông Bắc, Thường vụ Trung
11

ương Đảng quyết định tiến công địch, giải phóng biên giới ở hướng Cao
Bằng - Lạng Sơn.

Thực hiện nhiệm vụ Trung ương giao, ngày 7/7/1950, Bộ Tổng Tư lệnh
quyết định mở chiến dịch giải phóng vùng biên giới Đông Bắc tại khu vực
Cao Bằng - Lạng Sơn, lấy mật danh là Chiến dịch Lê Hồng phong II, tiến
công phòng tuyến của địch trên đường số 4, tập trung vào khu vực Cao
Bằng - Thất Khê.

Với quyết tâm giành thắng lợi cho chiến dịch lớn có ý nghĩa chiến lược
quan trọng này, Thường vụ Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã trực tiếp nghiên cứu tình hình, phê chuẩn kế hoạch tác chiến, chỉ đạo
các ngành ở Trung ương và địa phương đem hết sức mình phục vụ tiền
tuyến và thực hiện sự phối hợp chiến trường trên toàn quốc để bảo đảm
cho chiến dịch toàn thắng. Liên khu Việt Bắc là địa phương chính động
viên sức người, sức của phục vụ chiến dịch. Để bảo đảm chắc thắng, Bộ
Tổng Tư lệnh quyết định sử dụng nhiều đơn vị mạnh tham gia chiến dịch.
Với tổng số lực lượng tương đương hai đại đoàn, Chiến dịch Biên Giới đã
vượt tất cả các chiến dịch trước đây về quy mô sử dụng lực lượng.

Hạ tuần tháng 8/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lên đường ra mặt trận
cùng Bộ Chỉ huy chiến dịch trực tiếp chỉ đạo chiến dịch. Sáng sớm ngày
16/9/1950, ta bắt đầu nổ súng đánh cụm cứ điểm Đông Khê mở màn chiến
dịch. Mặc dù địch chống cự hết sức quyết liệt và tình huống chiến đấu
diễn ra rất gay go, phức tạp, song bộ đội ta vẫn dũng cảm chiến đấu, tổ
chức nhiều đợt xung phong, kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ.

Sau 54 giờ chiến đấu, sáng ngày 18/9, bộ đội ta chiếm toàn bộ cụm cứ
điểm Đông Khê. Chiến thắng oanh liệt của trận mở màn ở Đông Khê đã
cổ vũ khí thế giết giặc lập công trên khắp các mặt trận và đặc biệt quan
12

trọng là tạo thế rất thuận lợi cho sự phát triển tiếp theo của toàn bộ chiến
dịch.

Sau thất bại Đông Khê, Tổng chỉ huy Pháp ở Đông Dương vội vàng thực
hiện kế hoạch rút quân khỏi thị xã Cao Bằng theo đường số 4, nhằm tránh
nguy cơ bị tiêu diệt. Theo kế hoạch này, binh đoàn Lơ Pa-giơ ở Thất Khê
(gồm 4 tiểu đoàn, do Trung tá Lơ Pa-giơ chỉ huy), có nhiệm vụ hành quân
tiến lên chiếm lại Đông Khê để đón binh đoàn Sác-tông (gồm 3 tiểu đoàn
do Trung tá Sác-tông chỉ huy) từ Cao Bằng rút về. Ngoài ra, Bộ chỉ huy
quân Pháp còn mở cuộc hành quân Phô-cơ đánh lên vùng tự do Thái
Nguyên, nhằm thu hút chủ lực của ta, giải tỏa cho hướng biên giới Cao
Bằng - Lạng Sơn. Nhờ phán đoán từ trước và đã chuẩn bị sẵn sàng để đối
phó, ta vẫn tập trung lực lượng tại biên giới, kiên quyết tiến hành kế hoạch
chiến dịch như đã xác định.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt địch ở Đông Khê, Bộ Chỉ huy chiến
dịch tập trung gần như toàn bộ lực lượng để đánh quân địch đi tiếp viện,
lấy đó là đòn đánh then chốt quyết định giành toàn thắng. Từ ngày 1 đến
ngày 5/10 đã diễn ra nhiều trận đánh ác liệt ở khu vực phía nam và tây
Đông Khê. Lơ Pa-giơ chẳng những không thực hiện được ý định chiếm
Đông Khê mà còn bị ta tiêu diệt một bộ phận, cuối cùng phải chạy dồn
vào khu núi đá Cốc Xá, nơi có địa hình hiểm trở, dựa vào đó cố thủ và lấy
đó làm địa điểm đón quân Sác-tông.

Từ chiều ngày 5 đến sáng ngày 7/10, với tinh thần chiến đấu dũng cảm, 4
tiểu đoàn của ta đã liên tục công kích địch ở Cốc Xá, tiêu diệt và bắt sống
nhiều tên địch. Lơ Pa-giơ cùng ban tham mưu và một bộ phận tàn quân
chạy thoát, nhưng đến chiều hôm sau (8/10) toàn bộ bị bắt gọn.
13

Ngày 8/10, một tiểu đoàn do Đờ-la Bôm chỉ huy từ Thất Khê tiến lên định
ứng cứu cho Lơ Pa giơ và Sác-tông cũng bị ta đánh tan. Địch liên tiếp rút
chạy khỏi Na Sầm, Đồng Đăng, thị xã Lạng Sơn, Lạng Giang, Lộc Bình,
Đình Lập, An Châu. Bộ đội ta tiếp tục tổ chức truy kích địch, nhưng do
sức đã giảm sút, thời tiết diễn biến không thuận lợi nên chỉ đánh được vài
trận nhỏ, tiêu hao thêm một số binh lực địch.

Ngày 14/10/1950, Chiến dịch Biên Giới kết thúc.

1.6 Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954:

Đối với đế quốc Pháp - Mỹ, Điện Biên Phủ là một địa bàn chiến lược
hết sức quan trọng, là một vị trí chiến lược cơ động ở giữa miền Bắc
Việt Nam, Thượng Lào và miền Tây Nam Trung Quốc, có thể trở thành
một căn cứ lục quân và không quân rất lợi hại trong âm mưu xâm lược
của chúng ở vùng Đông Nam châu Á.

Thấy rõ vị trí quan trọng đó của Điện Biên Phủ, ngày 20-11-1953, thực
dân Pháp cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ và xây dựng ở đây
một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.

Với số quân đông, hoả lực mạnh, công sự vững chắc, ác tướng tá Pháp
và Mỹ xác nhận đây là “một tập đoàn cứ điểm đáng sợ:, “một pháo đài
bất khả xâm phạm”. Xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, thực
dân Pháp và can thiệp Mỹ hòng thực hiện ý đồ thu hút chủ lực ta lên
đó để tiêu diệt, rồi chuyển sang tiến công ta.

Thực hiện quyết tâm của Bộ Chính trị Trung ương Đảng tiêu diệt toàn
bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, công việc chuẩn bị
cho chiến dịch được ráo riết tiến hành từ cuối năm 1953.
14

Trung ương Đảng quyết định thành lập Đảng uỷ và Bộ chỉ huy mặt trận
Điện Biên Phủ do đồng chí Võ Nguyên Giáp, Uỷ viên Bộ Chính trị
Trung ương Đảng, trực tiếp làm Bí thư Đảng uỷ và Chỉ huy trưởng mặt
trận.

Đầu tháng 3-1954, công tác chuẩn bị mọi mặt cho chiến dịch đã hoàn
thành.

Ngày 13-3-1954, quân ta nổ súng mở đợt tiến công thứ nhất vào tập
đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Sau 5 ngày chiến đấu, ta đã tiêu diệt
nhanh gọn hai cứ điểm kiên cố bậc nhất của địch (Him Lam và Độc
Lập), sau đó, làm tan rã thêm một tiểu đoàn địch và tiêu diệt cứ điểm
Bản Kéo. Ta diệt và bắt sống 2.000 tên địch, bắn rơi 12 máy bay, mở
thông cửa vào trung tâm tập đoàn cứ điểm, uy hiếp sân bay Mường
Thanh, giáng một đòn choáng váng vào tinh thần binh lính địch. Trong
đợt tiến công mở đầu này, Phan Đình Giót đã nêu gương chiến đấu
dũng cảm, lấy thân mình lấp lỗ châu mai tạo điều kiện cho toàn đơn vị
tiến lên tiêu diệt địch.

Ngày 16-3-1954, địch cho 3 tiểu đoàn nhảy dù xuống tăng viện cho tập
đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Ngày 30-3-1954, ta mở đợt tiến công thứ hai đánh đồng loạt các ngọn
đồi phía đông của phân khu trung tâm.

Đánh vào khu đông, ta tiêu diệt 2.500 tên địch, chiếm lĩnh phần lớn các
điểm cao quan trọng ở phía đông, củng cố từ trên đánh xuống, tạo thêm
điều kiện chia cắt, bao vây, khống chế địch, chuyển sang tổng công
kích tiêu diệt địch.
15

Để tăng cường cho Điện Biên Phủ, thực dân Pháp đã tập trung hầu hết
máy bay chiến đấu, máy bay vận tải ở Đông Dương cho mặt trận. Đế
quốc Mỹ tăng viện gấp cho Pháp 100 máy bay oanh tạc chiến đấu, 50
máy bay vận tải và cho Pháp mượn 29 máy bay C119 có cả người lái;
lập cầu hàng không chở dù từ Nhật và Mỹ sang mật trận Điện Biên
Phủ. Đế quốc Mỹ còn đưa 2 tàu sân bay vào vịnh Bắc Bộ diễn tập "đổ
bộ ào ạt vào Đông Dương".

Về phía ta, qua hai đợt chiến đấu, lực lượng không ngừng được củng
cố. Bộ đội ta đã có những cố gắng phi thường, chiến đấu dũng cảm, lập
nhiều chiến công rực rỡ. Tuy vậy, do cuộc chiến đấu liên tục, kéo dài
và ác liệt, khó khăn về cung cấp tiếp tế cũng tăng thêm nên đã phát
sinh tư tưởng tiêu cực, ngại thương vong, mệt mỏi.

Thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị, một đợt sinh hoạt chính trị được
tiến hành sâu rộng từ các cấp uỷ đến chi bộ, từ cán bộ đến chiến sĩ
trong tất cả các đơn vị trên toàn mặt trận. Tư tưởng hữu khuynh tiêu
cực bị phê phán sâu sắc tinh thần triệt để cách mạng, tinh thần quyết
chiến, quyết thắng được phát huy mạnh mẽ.

Ngày 1-5-1954, ta mở đợt tiến công thứ ba. Quân ta lần lượt đánh
chiếm những cứ điểm còn lại ở phía đông và phía tây, bẻ gãy những
cuộc phản kích của địch.

Ngày 4-5-1954, địch thả tiểu đoàn dù dự bị cuối cùng xuống Điện Biên
Phủ.

Ngày 7-5-1954, bộ đội ta phất cao cờ chiến thắng, tiến thẳng vào sở
chỉ huy địch, tướng Đờ Cáttơri (De Castries) và toàn bộ tham mưu tập
đoàn cứ điểm bị bắt sống.
16

Sau 55 ngày đêm chiến đấu vô cùng anh dũng, chiến dịch lịch sử Điện
Biên Phủ đã toàn thắng. Ta tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên địch, gồm
21 tiểu đoàn, trong đó có 17 tiểu đoàn bộ binh cơ động chiến lược, 3
tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng, 353 sĩ
quan từ thiếu uý đến thiếu tá, 16 trung tá và đại tá, 1 thiếu tướng. Tổng
cộng, số lượng địch bị tiêu diệt và bắt sống tại Điện Biên Phủ bằng 4%
quân số địch ở Đông Dương, 20% lính Âu - Phi. Ta hy sinh 4.200 đồng
chí, mất tích 792 đồng chí, bị thương 9.118 đồng chí.

Ta thu được 28 khẩu pháo, 5.915 khẩu súng lớn nhỏ, 3 xe tăng, 64 ô
tô, 43 tấn dụng cụ thông tin, 20 tấn thuốc quân y, 40 tấn đồ hộp, 40.000
lít xăng dầu, bắn rơi 62 máy bay các loại.

Tại các chiến trường phối hợp trong toàn quốc, ta tiêu diệt 126.070 tên
địch.

Chiến dịch Điện Biên Phủ ta toàn thắng!

2. Ý nghĩa và Bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp.

2.1 Ý nghĩa:

Sau hơn 9 năm đầy gian khổ với bao nhiêu chiến sĩ, đồng bào đã ngã
xuống, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đã toàn
thắng. Thắng lợi này đều là nhờ sự đồng long, đoàn kết của nhân dân Việt
Nam, những chiến sĩ sẵn sàng gác lại giấc mộng tuổi trẻ để chiến đấu giành
lại độc lập tự do cho dân tộc. Bên cạnh đó không thể không kể đến sự lãnh
đạo sáng suốt của Đảng đã dành lại thắng lợi to lớn cho đất nước Việt
Nam ta.
17

Thắng lợi trong cuộc chiến chống lại thực dân Pháp đã đánh dấu một bước
phát triển vượt bậc trong sự phát triển của dân tộc Việt Nam và những
nước thuộc địa trên thế giới. Thắng lợi có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đến
tinh thần đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa ở khắp các châu
lục. Đưa Việt Nam trở thành một trong những đất nước thuộc đại nhỏ đầu
tiên có thể đánh thắng, lật đổ được ách thống trị của các nước đế quốc.

Thắng lợi cũng đưa Việt Nam thoát khỏi hoàn toàn ách thống trị kéo dài
gần một thế kỷ của chủ nghĩa đế quốc thực dân, mở ra một thời kỳ, một kỉ
nguyên mới cho đất nước Việt Nam. Miền Bắc được giải phóng hoàn toàn
tạo tiền đề để Đảng và nhà nước ta phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội,
xây dựng và bảo vệ miền Bắc vững mạnh, biến miền Bắc trở trành hậu
phương vững chắc, chi viện cho miền Nam trong cuộc đấu tranh thống
nhất đất nước sau này.

2.2 Bài học kinh nghiệm từ cuộc chiến chống lại thực dân Pháp:

Đảng và nhà nước đã kết hợp đúng đắn nhiệm vụ chống đế quốc và choóng
phong kiến. Nhiệm vụ chống phong kiến phải tiến hành có kế hoạch, từng
bước để vừa phát triển lực lượng cách mạng, vừa giwũ vững khối đoàn
kết dân tộc.

Xác định và quá triệt đường lối chiến tranh nhân dân: toàn dân, toàn diện,
lâu dài và dựa vào sức mình là chính. Đây là bí quyết thắng lợi của cuộc
kháng chiến.

Vừa kháng chiến, vừa xây dựng chế độ mới, xây dựng hậu phương vững
mạnh để đẩy mạnh kháng chiến.
18

Kiên quyết kháng chiến lâu dài, đi từ chiến tranh du kích lên chiến tranh
chính quy. Kết hợp chặt chẽ giữa chiến tranh chính quy và chiến tranh du
kích.

Xây dựng Đảng vững mạnh và bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng,
với đường lối chiến tranh nhân dân đúng đắn, có chủ trương và chính sách
kháng chiến ngày càng hoàn chỉnh, có ý chí quyết chiến và quyết thắng kẻ
thù. Có đội ngũ đảng viên dũng cảm, kiên cường, là những chiến sĩ tiên
phong trong chiến đấu và trong sản xuất.

Kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh ngoại giao với đấu tranh dư luận, tranh
thủ sự ủng hôh của nhân dân thế giới, các lực lượng yêu chuộng hoà bình
và công lý trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nghệ thuật biết thắng từng bước để đi đến chiến thắng hoàn toàn trong bối
cảnh chênh lệch tương quan lực lượng. Từ những lợi thế nhỏ, từng phần
tạo nên thực lực mới, vị thế mới vì mục tiêu cao nhất là bảo vệ lợi ích quốc
gia – dân tộc.

II. KHÁNG CHIẾN CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC VÀ GIẢI PHÓNG


MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1954 -1975)

1, Tóm tắt diễn biến lịch sử của cuộc chiến chống Đế quốc Mỹ:
1.1 Bối cảnh lịch sử:

a) Tình hình thế giới:

Trên thế giới, Liên Xô đã xây dựng và phát triển hệ thống chú nghĩa xã hội ngày
càng lớn mạnh và phát triển. Kéo theo đó là sự phát triển vượt bậc của Liên Xô
trong kinh tế, khoa học và kỹ thuật. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước
19

thuộc địa nhỏ ngày càng phát triển, họ ý thức và mong muốn tự giải phóng cho
bản thân. Phong trào giành lại độc lập từ các tay những nước để quốc của các
nước thuộc địa được đẩy lên đỉnh điểm. Sự phát triển mạnh mẽ của ba dòng thác
cách mạng cũng tấn công mạnh mẽ vào chủ nghĩa Đế quốc.

Tuy nhiên, Mỹ với tham vọng muốn trở thành bá chủ thế giới đã thực hiện những
chiến lược toàn cầu nhằm gây khó dễ cho những nước đi theo xã hội chủ nghĩa
đặc biệt là Liên Xô. Thời kỳ chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Mỹ chính thức bắt
đầu. Thế giới hình thành hai cực là Chủ nghĩa tư bản và Chủ nghĩa xã hộị dần
hình thành. Anh, Pháp, Tây Ban Nha và các nước đế quốc nghiêng về phía Mỹ
còn Trung Quốc và những nước thuộc địa nghiêng về phía Liên Xô.

b) Tình hình trong nước:

Sau khi kí hiệp định Giơnevơ, quân đội Pháp cũng dần rút khỏi Việt Nam.
Miền Bắc lúc này chính thức bước vào thời kì xây dựng đất nước quá độ lên
chủ nghĩa xã hội. Đây là thuận lợi hết sức cơ bản để cách mạng Việt Nam có
thể phát triển, và tiếp tục đấu tranh, tiến đến con đường chống lại Đế quốc Mỹ
và thống nhất đất nước.

Tuy nhiên, cách mạng Việt Nam sau năm 1954 cũng agwpj rất nhiều khó
khăn. Trước mắt, miền Bắc phải đối mặt với hậu quả của chiến tranh để lại
cùng với đó là tình hình an ninh ở miền Bắc vẫn còn phức tạp do thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ liên kết với các thế lực phản động phá hoại.

Ở miền Nam, tạm thời vẫn do Pháp và Mỹ nắm quyền kiểm soát. Lần này,
cách mạng Việt Nam phải đương đầu với đế quốc Mỹ, đất nước hung mạnh
và thâm hiểm nhất thế giới. Mỹ có tiềm lực kinh tế và quốc phòng hung mạnh
và có những kế hoạch chiến lược hết sức thâm hiểm, khó lường với dã tâm
cướp nước ta bằng chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
20

1.2 Nguyên nhân Mĩ tham gia chiến tranh Việt Nam:

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đế quốc Mĩ đã triệt để khai thác những điều
kiện thuận lợi (về tài nguyên, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ khoa học - kỹ
thuật cao, bị tổn thất ít hơn so với nhiều nước khác, đồng thời lợi dụng chiến
tranh để làm giàu, thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí...) để vươn lên trở thành một
đế quốc giàu có và hùng mạnh nhất thế giới. Mĩ tự đứng ra “đảm nhận” vai trò
sen đầm quốc tế để bảo vệ và cứu nguy cho cả hệ thống các nước tư bản chủ
nghĩa đang suy yếu trước sự lớn mạnh nhanh chóng của hệ thống các nước xã hội
chủ nghĩa và những đòn tiến công liên tục của phong trào đấu tranh giải phóng
dân tộc trên khắp thế giới, phong trào công nhân trong các nước tư bản.

Để thực hiện những tham vọng của mình, ngay từ năm 1949, đế quốc Mĩ tăng
cường chạy đua vũ trang, lập khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO, tháng
9-1949), đẩy mạnh chiến tranh lạnh, tiếp tay cho các thế lực đế quốc khác trong
cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa và trực tiếp nhảy vào tham gia cuộc chiến
tranh trên bán đảo TriềuTiên.

Tháng 5-1950, Tổng thống Mĩ Truman chính thức viện trợ cho Cộng hòa Pháp
trong cuộc chiên tranh xâm lược Đông Dương, ủng hộ Chính phủ “quốc gia” Bảo
Đại.

Tháng 12-1950, Mĩ và Pháp cùng các chính phủ “quốc gia” Việt, Miên, Lào ký
kết bản Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương. Theo đó, Mĩ cam kết sẽ viện
trợ quân sự cho chính phủ các nước này đối phó với phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc. Tháng 9 và tháng 12-1951, Mĩ trực tiếp ký với Bảo Đại hai bản
hiệp ước tay đôi: Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt - Mĩ và Hiệp ước an ninh chung.

Bên cạnh đó, chính quyền Mĩ không ngừng gia tăng viện trợ quân sự cho thực
dân Pháp. Cụ thể, nếu năm 1952 ngân sách viện trợ của Mĩ mới chỉ chiếm 35%,
21

năm 1953 lên 43% thì đến năm 1954 đã tăng vọt đến 73% trong tổng ngân sách
dành cho cuộc chiến tranh Đông Dương của Pháp.

Được Mĩ hà hơi tiếp sức, Pháp rắp tâm kéo dài cuộc chiến tranh xâm lược Đông
Dương bằng nhiều thủ đoạn chính trị và quân sự; dù vậy, mọi cố gắng cũng không
thể xoay ngược được tình thế trên chiến trường, còn các chính phủ “quốc gia”
bản xứ do Mĩ hậu thuẫn thì liên tiếp sụp đổ.

Tại Việt Nam, dưới áp lực của Mĩ, ngày 12-1-1954, Bảo Đại buộc phải đưa Bửu
Lộc đứng ra lập nội các mới thay thế cho nội các Nguyễn Văn Tâm (lập tháng 6-
1952), nhưng nội các Bửu Lộc cũng chỉ tồn tại được sáu tháng.

Với con bài đã chuẩn bị từ lâu, đầu tháng 7-1954, Mĩ đưa Ngô Đình Diệm về
miền Nam Việt Nam và gây sức ép với Pháp để cho Ngô Đình Diệm chấp chính.
“Quốc trưởng” Bảo Đại lúc đó tuy bất bình, nhưng phản ứng của ông ta không
mang lại kết quả. Sự kiện này đánh dấu quan hệ giữa Pháp và Mĩ về vấn đề Việt
Nam chuyển sang một thời kỳ mới. Mĩ bắt đầu ra mặt gạt Pháp ra khỏi Đông
Dương, đơn phương thao túng thế cờ Việt Nam. Đó cũng là một trong những cột
mốc đánh dấu quá trình Mĩ áp đặt chủ nghĩa thực dân kiểu mới ở miền Nam Việt
Nam.

Tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới đối với miền Nam Việt
Nam, đế quốc Mĩ âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự, dùng
miền Nam làm bàn đạp tiến công miền Bắc xã hội chủ nghĩa, ngăn chặn phong
trào cách mạng xã hội chủ nghĩa và cách mạng giải phóng dân tộc tại khu vực
Đông Nam Á.

1.3 Chiến lược “chiến tranh một phía” (1954 – 1960)

a) Diễn biến phong trào “Đồng khởi” (1960)


22

Năm 1954, Ngô Đình Diệm được Mỹ đưa về miền Nam làm Thủ tướng của Quốc
trưởng Bảo Đại. Một năm sau đó, Diệm làm cái gọi là “trưng cầu dân ý” để phế
truất Bảo Đại và lập nên Việt Nam Cộng hòa. Ngày 26-10-1955 trở thành “ngày
Quốc khánh” của chế độ Diệm.

Thực tế cho thấy, đô la, vũ khí, cố vấn Mỹ tung vào miền Nam là yếu tố nền tảng
cho việc xây dựng và củng cố chính quyền của Ngô Đình Diệm. Đó chính là
nguồn sống của chính quyền Diệm, không có những nguồn sống ấy, thì chính
quyền này không thể đứng được. Báo cáo tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa II,
ngày 12-4-1961, Thủ tướng Phạm Văn Đồng khẳng định: “Chế độ Ngô Đình
Diệm là con đẻ của đế quốc Mỹ, tội ác của gia đình họ Ngô là tội ác của đế quốc
Mỹ. Nhân dân ta ở miền Nam chống Ngô Đình Diệm tức là chống đế quốc Mỹ…”

Để lừa bịp nhân dân, bề ngoài Mỹ - Diễm thi hàng chính sách “Đả thực, bài
phong, diệt cộng” nhưng kỳ thực là đang nhằm hất cẳng Pháp, cướp lại rượng đất
của nông dân đã giành được trong cách mạng và đàn áp phong trào yêu nước của
nhân dân. Chúng mở những chiến dịch “Tố cộng”, “Diệt cộng”, đàn áp khủng bố
cục kỳ tàn bạo, làm cho hàng chục vạn người yêu nước bị bắt, bị giết, bị tra tấn,
tù đày biến nền kinh tế niềm Nam hoàn toàn lệ thuộc vào Mỹ. Đời sống nhânh
dân trở nên điêu đứng, nạn thất nghiệp tràn lan. Một nền văn hoá, giáo dục nô
dịch, đồi truỵ được xây dựng nhằm phục vụ cho Mỹ và tay sai. Các tệ nạn xã hội
như mại dâm, cao bồi, lối sống truỵ lạc, ham hưởng thụ,… phát triển mạnh ở
những thành phố lớn như Sài Gòn. Nhân dân miền Nam rất căm thù Mỹ - Diệm
dẫn đến sự bùng nổ ngọn lửa đấu tranh chống lại chúng.

Chính quyền Mỹ - Diễm ra sắc lệnh “Đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật”, thực
hiện đạo luật 10/59 ( 5- 1959) lê máy chém khắp niềm Nam, giết hại vô số người
vô tội.
23

Tại Nam bộ, tính chung từ tháng 7-1955 đến tháng 2-1956, chúng đã giết hại,
giam cầm 93.362 cán bộ, đảng viên. Từ năm 1955 đến 1958, chúng giết hại
khoảng 68.000 cán bộ, đảng viên, bắt giam 446.000 người. Chưa hết, tháng 12-
1958, chúng đầu độc hàng nghìn tù chính trị tại trại giam Phú Lợi. Tháng 4-1959,
Diệm tuyên bố “đặt miền Nam trong tình trạng khẩn cấp”

Tháng 1. 1959, Hội nghị Trung ương Đảng 15 xác định:

- Cách mạng niềm Nam không có con đường nào khác ngoài sử dụng
bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ Diệm.

- Phương hướng cơ bản là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân
bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh
vũ trang.

Ngày 17-1-1960, phong trào đồng khởi nổ ra ở Bến Tre sau đó lan rộng ra khắp
miền Nam. Sau đó là cuộc tiến công quân sự tiêu diệt căn cứ Tua Hai của địch trên
địa bàn Tây Ninh, nhanh chóng lan rộng ra khắp các tỉnh Nam Bộ. Bộ máy chính
quyền của địch ở xã, ấp-cơ sở của chế độ thống trị thực dân mới, nơi yếu nhất
trong hệ thống chính quyền địch-bị tan rã hoặc mất hiệu lực. Chính quyền tự quản
của nhân dân ra đời, tự giải quyết những công việc ở nông thôn, nhưng vẫn sử
dụng thế hợp pháp để đấu tranh với địch, bảo vệ quyền làm chủ, hỗ trợ cho đấu
tranh vũ trang. Đến cuối năm 1960, chính quyền tự quản của nhân dân được thành
lập ở gần 1.400 xã, chiếm tỷ lệ hơn 50% số xã do chính quyền tay sai Sài Gòn
dựng lên ở cơ sở. Vùng giải phóng hình thành và ngày càng mở rộng, nối liền từ
Tây Nguyên đến miền Tây Nam Bộ và đồng bằng Liên khu 5. Chính sách “cải
cách điền địa” của chính quyền tay sai bị thất bại, 2/3 số ruộng đất (khoảng
170.000ha) bị Mỹ và chính quyền Sài Gòn cướp, nay trở về tay nhân dân. Thắng
lợi vĩ đại của phong trào Đồng khởi phá vỡ từng mảng lớn ở vùng nông thôn,
“giáng một đòn bất ngờ vào chiến lược Aixenhao, làm thất bại một hình thức thống
24

trị điển hình của chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ” đã hao tiền, tốn của để dựng lên
ở miền Nam Việt Nam.

Cuộc nổi dậy tại chỗ, mạnh mẽ, đồng loạt của nhân dân ta ở miền Nam đã làm cho
đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn hết sức bất ngờ (chúng đề phòng một cuộc
tiến công quân sự từ miền Bắc). Chính quyền Sài Gòn bị đẩy vào cuộc khủng
hoảng sâu sắc, toàn diện với những mâu thuẫn nội bộ ngày càng gay gắt. Chỉ trong
một thời gian ngắn, 60 tỉnh trưởng, tỉnh phó, 100 quận trưởng bị thay thế hoặc
chuyển vùng. Những cuộc đảo chính, phản đảo chính thanh trừng lẫn nhau diễn ra
liên tục làm cho chính quyền trung ương Sài Gòn luôn trong trạng thái mất ổn
định. Sau Đồng khởi, thế chiến lược của Mỹ, chính quyền Sài Gòn ở miền Nam bị
đảo lộn, từ chỗ tập trung lực lượng chủ động mở các cuộc càn quét, đánh phá quyết
liệt, thậm chí có lúc hô hào “Lấp sông Bến Hải”, “Bắc tiến”, nay bị đẩy vào thế
lúng túng, bị động đối phó, phải dồn lực lượng về chống đỡ, bảo vệ chính quyền cơ
sở ở khắp mọi nơi. Ngày 20/12/1960, mặt trânh dân tộc giải phóng niềm Nam ra
đời, đánh dấu một bước phát triển mới của ccahs mạng miền Nam.

b) Ý nghĩa của chiến thắng phong trào “Đồng Khởi”

Thất bại của đế quốc Mỹ và chế độ độc tài Ngô Đình Diệm và chính quyền tai sai
Sài Gòn đã làm bộc lỗ mặt yếu cơ bản của Mỹ - Diệm về chính trị =, tinh thần, báo
hiệu sự sụp đổ tất yếu của chế độ chính trị Sài Gòn, là nguyên nhân trực tiếp buộc
địch phải chuyển chiến lược sang “Chiến tranh đặc biệt” trong thế bị động.

Những thất bại của địch trong và sau phong trào Đồng khởi làm thay đổi chiến lược
về tương quan, so sánh lực lượng giữa ta-địch theo hướng có lợi cho ta, đồng thời
cung cấp thêm luận chứng thực tiễn khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn của
Đảng, là điều kiện, cơ sở quan trọng để Đảng ta tiếp tục lãnh đạo thực hiện phương
châm kết hợp chính trị, quân sự với binh vận trong đấu tranh, đưa cách mạng miền
Nam đến toàn thắng.
25

Thắng lợi của phong trào Đồng khởi đã tạo ra bước ngoặt chiến lược trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đó là kết quả của sự chuyển hướng đường lối,
phương pháp cách mạng đúng đắn của Đảng. Từ phong trào Đồng khởi, cách mạng
miền Nam chuyển sang thế tiến công với các lực lượng được xây dựng khẩn trương,
từng bước lớn mạnh, đương đầu và đánh bại các chiến lược quân sự của Mỹ những
năm tiếp theo của cuộc kháng chiến, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn, giải phóng
miền Nam, thống nhất đất nước.

1.4 Đế quốc Mỹ tiến hành chiến lược “ Chiến tranh Đặc biệt” (1961 – 1965)

Để cứu vãn tình thế, giữa năm 1961, đế quốc Mỹ đã bị buộc phải chuyển sang
chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” – một hình thức chiến tranh thực dân kiểu mới.
Với nội dung: dùng quân đội của chính quyền Nguỵ dưới sự chỉ huy và trang bị
của Mỹ để đàn áp cách mạng miền Nam. Đồng thời đế quốc Mỹ còn âm mưu qua
cuộc chiến tranh đó cho thấy uy thế của Mỹ để đàn áp phong trào giải phóng dân
tộc, đe doạ các nước nhỏ khác trỗi dậy.

Đế quốc Mỹ đưa ra kế hoạch Xtalây – Taylo (1961 – 1962), kế hoạch chiến lược
đầu tiên để thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ với mấy biện
pháp sau đây:

Tăng cường lực lượng và binh khí kỹ thuật cho quân Nguỵ.

Dồn dân vào các “ấp chiến lược” được coi là “quốc sách” là chuwong trình
“xương sống” của kế hoạch nhằm thực hiện ý đồ tách nhân dân ra khỏi cách
mạng. Với lực lượng vũ trang, giành dân và vơ vét nhân, tài, vật , lực. Mỹ hy
vọng sau 18 tháng có thể bình định xong miền Nam và tiến công ra miền Bắc.

Ngày 28-1-1961, Tổng thống Mỹ Kennơđi chính thức thông qua chiến lược
"Chiến tranh đặc biệt", thực chất là cuộc chiến tranh "dùng người Việt đánh người
Việt" với công thức: lực lượng ngụy + vũ khí và cố vấn Mỹ, nhằm đè bẹp và tiêu
26

diệt cách mạng miền Nam. Đây là chiến lược đầu tiên trong ba loại chiến tranh
nằm trong chiến lược quân sự toàn cầu "Phản ứng linh hoạt" của đế quốc Mỹ.
Nội dung cơ bản của chiến lược này là càn quét, dồn dân vào ấp chiến lược trên
quy mô lớn, theo chiến thuật "tát nước bắt cá", đưa hàng triệu nông dân miền
Nam vào các trại tập trung, tách lực lượng cách mạng ra khỏi dân và tăng cường
bắn pháo, ném bom, rải chất độc hóa học diệt sự sống trên mặt đất.

Để thực hiện chiến lược này, Mỹ tăng cường tổ chức quân ngụy và bộ máy cảnh
sát ngụy quyền, tăng cường cố vấn và lực lượng yểm trợ Mỹ, tăng viện trợ quân
sự và đưa vào miền Nam các phương tiện hiện đại như trực thăng, cơ giới, thiết
giáp. Năm 1960, quân Mỹ ở miền Nam có 2.000 tên, đến năm 1962 tăng lên
11.300 tên với 257 máy bay các loại; đến năm 1964 đã lên đến 26.200 tên cùng
với các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Mỹ viện trợ hàng tỷ đô la để tăng số quân
ngụy từ 15 vạn năm 1960 lên 56,3 vạn năm 1964, với 983 máy bay, 418 khẩu
pháo, 942 xe tăng-thiết giáp. Đồng thời, chúng vạch kế hoạch Xtalây-Taylo, với
ý đồ bình định miền Nam trong vòng 18 tháng (từ giữa 1961 đến hết năm 1962).
Tiếp đó, chúng triển khai thực hiện kế hoạch Giôn-xơn-Mắc Namara, bình định
miền Nam trong 2 năm (1963 - 1964). Mỹ - Diệm coi việc lập ấp chiến lược là
"quốc sách" và là "xương sống" của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" với mục
tiêu của chúng là lập 16.000 ấp trong tổng số 17.000 ấp ở toàn miền Nam. Trong
các cuộc càn, địch đã áp dụng chiến thuật mới của Mỹ mà chúng gọi là "Bủa lưới
phóng lao", "Trên đe dưới búa", "Phượng hoàng vồ mồi"… nhằm tiêu diệt bộ đội
và du kích, thanh lọc quần chúng, bắn giết cán bộ ta.

ngày 31-1-1961 Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị "Về phương hướng và nhiệm vụ công
tác trước mắt của cách mạng miền Nam". Ngày 15-2-1961, các tổ chức vũ trang
miền Nam đã thống nhất thành "Quân giải phóng miền Nam Việt Nam". Từ đây
các cuộc khởi nghĩa từng phần phát triển lên thành cuộc chiến tranh cách mạng
27

trên quy mô toàn miền. Ở đô thị, phong trào đấu tranh của CNLĐ, thanh niên,
học sinh, sinh viên, trí thức, đồng bào các tôn giáo… làm lung lay ý chí bọn xâm
lược, tay sai. Đồng bào ta ở những vùng bị gom kiên quyết đấu tranh, bám đất,
bám làng, nêu cao khẩu hiệu "một tấc không đi, một li không rời". Điển hình là
phong trào đấu tranh chống gom dân của đồng bào ấp Bầu Mây, xã An Tịnh
(huyện Trảng Bàng - Tây Ninh), của đồng bào Cai Lậy (Mỹ Tho), của đồng bào
Khmer tỉnh Trà Vinh và An Giang, cuộc đấu tranh chống địch rải chất độc hóa
học của nhân dân huyện Châu Thành (Bến Tre)...

Ở miền Bắc, thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, các phong trào thi đua sôi
nổi "Tất cả vì miền Nam ruột thịt" ở khắp các địa phương, các cấp, các ngành
đã đưa miền Bắc trở thành căn cứ địa vững chắc cho cách mạng Việt Nam, với
lực lượng kinh tế quốc phòng lớn mạnh. Để phục vụ cách mạng miền Nam,
miền Bắc không ngừng chi viện sức người, sức của cho miền Nam.
Trong những năm 1961 - 1964, nhân dân miền Nam vừa đấu tranh, vừa chú
trọng xây dựng LLVT cách mạng với sự chi viện đắc lực từ miền Bắc đã liên
tiếp giành được những thắng lợi trên các chiến trường. Điển hình là trận ấp Bắc
(2-1-1963), chiến dịch Bình Giã (2/12/1964 - 3/1/1965), Ba Gia (28/5 -
20/7/1965), Đồng Xoài (10/5 - 22/7/1965). Với những thất bại liên tiếp của
nguỵ quân, nguỵ quyền, cuối năm 1963, cùng với sự kiện Tổng thống Mỹ Jôn
Ken-nơ-đi bị ám sát, Giôn-xơn lên nắm quyền ở Mỹ, buộc chúng phải "thay
ngựa giữa dòng" bằng việc phế bỏ Diệm - Nhu, làm cho nền chính trị tay sai
của Mỹ lâm vào cuộc khủng hoảng triền miên. Chỉ trong hơn một năm rưỡi
(11-1963 - 6-1965) đã có 14 lần đảo chính và phản đảo chính ở miền Nam. Bộ
trưởng Quốc phòng Mỹ Mắc Na-ma-ra từ miền Nam Việt Nam về đã báo cáo
trước Nhà trắng và Quốc hội Mỹ rằng" Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã không
còn đủ sức chiến đấu, chế độ Sài Gòn đã thất bại” Ngày 5-8-1964, đế quốc Mỹ
28

mở cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân hòng
ngăn chặn sự chi viện của "hậu phương lớn" cho "tiền tuyến lớn". Ngay trong
ngày, chúng dùng 64 lần chiếc máy bay mở cuộc tiến công "Mũi tên xuyên"
đánh ồ ạt các khu vực sông Gianh (Quảng Bình), Cửa Hội (thành phố Vinh),
Lạch Trường (Thanh Hóa), Bãi Cháy (Quảng Ninh). Ngay trận đầu, 8 máy
bay phản lực Mỹ bị bắn rơi. Trong 3 tháng đầu năm 1965 đã có 440 máy bay
Mỹ bị bắn rơi trên miền Bắc. Ngày 5/8 trở thành ngày truyền thống đánh thắng
trận đầu của bộ đội Hải quân nhân dân Việt Nam. Chiến thắng 5-8-1964 cổ vũ
mạnh mẽ khí thế chiến đấu, củng cố niềm tin và khẳng định ý chí quyết tâm
đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và khẳng định ý chí
quyết tâm đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân
của đế quốc Mỹ của nhân dân ta.
Trước những thắng lợi vang dội của ta ở cả hai miền Nam - Bắc, chiến lược
"Chiến tranh đặc biệt" của Mỹ đã hoàn toàn thất bại, buộc Mỹ phải ồ ạt đưa
quân viễn chinh vào miền Nam để thực hiện chiến lược "Chiến tranh cục bộ"
hòng cứu vãn thế sụp đổ. Từ đây, cách mạng miền Nam chuyển sang giai đoạn
mới.

1.5 Chiến dịch “Chiến tranh cục bộ”

Sau thất bại của chiến dịch “chiến tranh đặc biệt”, Mỹ đã chuyển sang “chiến
tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam và gây ra chiến tranh phá hoại rất ác liệt
đối với miền Bắc. Cuối năm 1965, số quân Mỹ và quân chư hầu Mỹ được đưa
vào miền Nam đã lên tới hơn 20 vạn, gồm 18 vạn quân Mỹ và hơn 2 vạn quân
chư hầu, chưa kể 7 vạn hải quân và không quân Mỹ xuất phát từ các tàu chiến
trên mặt biển hoặc từ đất Thái Lan và Philippin.

Mỹ mong muốn nah chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hoả lực để có thể áp
đảo quân chủ lực ta bằng chiến lược: “tìm diệt”, giành thế chủ động trên chiến
29

trường, đẩy ta về thế phòng ngự, buộc ta phải phân tán nhỏ lực lượng,… làm
cho chiến tranh tàn lụi dần.

Với ưu thế về quân sự Mỹ cho mở cuộc hành quân “tìm diệt” vào Vạn Tường
và 2 cuộc phản công 2 mùa khô 1965 – 1966 và 1966 -1967 nhằm “tìm diệt”
và “bình định” vào vùng căn cứ kháng chiến.

Nhận thấy âm mưu và sự bành chướng của quân đội Mỹ, ngày 17-7-1966,
Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi lịch sử, kêu gọi toàn dân đoàn kết một
lòng, quyết tâm chống Mỹ, cứu nước. Người khẳng định: "Chiến tranh có thể
kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một
số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết
không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do. Đến ngày thắng lợi nhân dân ta
sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn".

Trên chiến trường miền Nam, các phong trào "Dũng sĩ diệt Mỹ", "tìm Mỹ mà
đánh, tìm ngụy mà diệt", "Bám thắt lưng địch mà đánh", "Căng địch ra mà
đánh, vây chúng lại mà diệt", dấy lên khắp các chiến trường và các địa phương
miền Nam. Tiêu biểu là chiến thắng Núi Thành (26-5-1965), Vạn Tường (18-
19/8/1965), Plây me (19/10 - 26/11/1965), Bầu Bàng - Dầu Tiếng (12/11 -
22/11/1965) và các chiến công vang dội đập tan hai cuộc phản công chiến
lược mùa khô (1965 - 1966; 1966 - 1967) của Mỹ ở miền Nam, đẩy Mỹ vào
thế tiến thoái lưỡng nan về chiến lược.

Ngày 18/08/1965, Mỹ huy động 9000 quân với nhiều xe tăng, xe bọc thép,
máy bay, .. tấn công Vạn Tường . Vạn Tường được coi là “Ấp Bắc” đối với
Mỹ, nơi đây là mở đầu cho cao chào “tìm Mỹ mà đánh, tìm Nguỵ mà diệt”
trên khắp miền Nam, nhờ tinh thần ấy mà chỉ sau 1 ngày chiến đấu, ta đã loại
khỏi vòng chiến 900 địch, nhiều xe tăng, máy bay,…
30

Cuộc tấn công mùa khô thứ nhất ( 1965 – 1966), Mỹ huy động 72 vạn quân (
22 vạn lính Mỹ và đồng minh) mở 450 cuộc hành quân trong đó có 5 cuộc
hành quân “tìm diệt” lớn, nhằm vào hai hướng chiến lược chính: Liên khu V
và Đông Nam Bộ với mục tiêu đánh bại quân chủ lực giải phóng. Nhưng ta
tấn công khắp nơi. Và đã giành được rất nhiều thắng lợi, loại khỏi vòng chiến
104.000 địch (có 45.500 là lính Mỹ và đồng minh), bắn rơi 1430 máy bay.

Cuộc tấn công mùa khô thứ hai năm 1966 – 1967,

Mỹ huy động 98 vạn quân (44 vạn lính Mỹ và quân Đồng Minh), mở 895 cuộc
hành quân, có 3 cuộc hành quân “bình định” và “tìm diệt” lớn, lớn nhất là
Gian – xơn Xi-ti đánh vào căn cứ Dương Minh Châu ( Bắc Tây Ninh) nhằm
tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta. Nhưng ta đã tần công khắp
nơi, đập tan cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” của Mỹ, loại bỏ vòng
chiến 151.000 địch (73.500 Mỹ và Đồng Minh), bắn rơi 1231 máy bay.

Tình hình trên chiến trường lúc này, tuy Mỹ đã thua to nhưng vẫn chưa từ bỏ
âm mưu xâm lược mà muốn đẩy chiến tranh lên mức độ cao hơn. Ta đã thắng
lớn nhưng chưa làm chuyển biến cơ bản cục diện chiến trường có lợi cho ta.
Trước tình hình đó, Hội nghị Trung ương 14 (1-1968) chỉ rõ: cuộc kháng chiến
của ta lúc này cần phải và có thể tạo một chuyển biến lớn giữa lúc đế quốc
Mỹ đang ở thế ngập ngừng về chiến lược, dao động và trong thời điểm rất
nhạy cảm của năm bầu cử Tổng thống Mỹ, để chuyển cách mạng và chiến
tranh cách mạng niềm Nam sang một thời kỳ mới, thời kỳ giành thắng lợi
quyết định, phải tạo được một bước ngoặt lớn của cuộc chiến tranh.

Thực hiện chủ trương của Đảng, quân và dân ta mở cuộc Tổng tiến công và
nổi dậy Mậu Thân năm 1968 nhằm giáng một đòn quyết liệt vào ý chí xâm
lược của đế quốc Mỹ.
31

Đêm 30 rạng 31-1-1968 (tức đêm mồng 1 rạng sáng mồng 2 Tết Mậu Thân)
các LLVT và nhân dân miền Nam đã tiến công và nổi dậy trên toàn miền,
đồng loạt tiến công địch ở 4 thành phố, 37 thị xã, hàng trăm thị trấn, đánh vào
hầu hết cơ quan đầu não Trungương, địa phương của Mỹ lẫn nguỵ; bao gồm
4 Bộ tư lệnh quân khu, quân đoàn, 8 Bộ tư lệnh Sư đoàn, 2 Bộ tư lệnh biệt
khu nguỵ, 2 Bộ tư lệnh dã chiến, 30 sân bay, nhiều tổng kho lớn, trong đó có
những trận gây chấn động lớn như đánh tòa đại sứ Mỹ, dinh Độc lập ngụy, Bộ
Tổng tham mưu nguỵ ở Sài Gòn và 25 ngày đêm làm chủ thành phố Huế.
Nhiều cơ quan đầu não chỉ huy của địch, căn cứ quân sự và tuyến phòng thủ
quan trọng của chúng bị tiêu diệt, hệ thống giao thông thuỷ bộ và mạng lưới
thông tin liên lạc bị tê liệt.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 của ta như “Một đòn sét
đánh” đối với bọn trùm xâm lược Mỹ, làm choáng váng cả nước Mỹ và chấn
động dư luận thế giới. Sau 1 tháng, tướng Oét-mo-len, Tổng Chỉ huy quân Mỹ
ở miền Nam bị cách chức, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mắc Namara từ chức.
Sau 2 tháng, ngày 31-3-1968, Tổng thống Mỹ Giôn-xơn phải tuyên bố 4 điểm

1- Chấm dứt việc đưa quân Mỹ vào miền Nam, trao dần vai trò chiến đấu trực
tiếp cho quân đội Sài Gòn.

2- Đơn phương ngừng đánh phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra.

3- Nhận đàm phán với ta tại Hội nghị Pari.

4- Không ra tranh cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ hai nữa.

Đây là sự thừa nhận đầu tiên nhưng đầy đủ nhất về sự phá sản của chiến lược
“Chiến tranh cục bộ”.

Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968 buộc
chúng phải bắt đầu xuống thang chiến tranh, rút dần quân Mỹ về nước, chấm
32

dứt cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ở miền Bắc lần
thứ I, phải ngồi đàm phán với ta tại Hội nghị Para.

1.6 Đánh bại chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” (1969 – 1973).

Bị thất bại trong chiến tranh cục bộ ở miền Nam, chiến tranh phá hoại ở miền
Bắc bị dư luận thế giới và trong nước lên án, nhà cầm quyền Mỹ buộc phải thay
đổi một lần nữa chiến lược toàn cầu phản cách mạng. Níchxơn bước vào Nhà
trắng thay Giônxơn đưa ra học thuyết mang tên là “Học thuyết Níchxơn”. Đế
quốc Mỹ đã đem ứng dụng và thí nghiệm đầu tiên “Học thuyết Níchxơn” vào
miền Nam Việt Nam là chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”. Với chiến lược
này, Mỹ buộc phải rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam, để sắp xếp lại lực
lượng cho phù hợp với yêu cầu điều chỉnh của học thuyết Níchxơn trên phạm vi
toàn thế giới. Mặt khác. Mỹ vẫn không từ bỏ Việt Nam, có duy trì thống trị thực
dân mới bằng cách dùng quân Ngụy thay cho quân Mỹ, tiếp tục kéo dài và đẩy
mạnh cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam, tăng cường và mở rộng chiến tranh
ở Campuchia và Lào Thực chất của chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” là
tăng cường chính sách dùng người Việt đánh người Việt, dùng người Đông
Dương đánh người Đông Dương, với công thức chủ lực Ngụy cộng với hoả lực
Mỹ. Đồng thời Mỹ vẫn chuẩn bị đánh phá trở lại miền Bắc bằng chiến tranh phá
hoại lần thứ hai.
Trước âm mưu cực kỳ ngoan cố của đế quốc Mỹ, nhân dân cả nước ta phải tiếp
tục kháng chiến cho đến thắng lợi hoàn toàn.
Năm 1969 là năm Mỹ bắt đầu thực hiện chương trình “Việt Nam hoá chiến
tranh”, nhưng chính trong năm ấy, quân và dân ta đã tiêu diệt Mỹ còn nhiều
hơn năm 1968 là thời kỳ cao nhất của “Chiến tranh cục bộ”. Chính phủ cách
mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời ngày 6/6/1969 đánh dấu
sự lớn mạnh của cách mạng Việt Nam.
33

Tiếp theo là những thất bại của Mỹ - Ngụy trong các cuộc hành quân
Campuchia và Lào trong 2 năm 1970 - 1971.
Trên mật trận chống “bình định”, nhân dân ta ở miền Nam cũng đã làm chủ
được nhiều vùng dưới nhiều hình thức.
Trước đà thắng lợi, tháng 3/1972 ta mở cuộc tiến công chiến lược giáng một
đòn quyết định vào số phận của chương trình “Việt Nam hoá chiến tranh”. Các
lực lượng vũ trang cách mạng đã chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh nhất của quân
đội Sài Gòn trên các địa bàn chiến lược quan trọng: Quảng Trị, Tây Nguyên,
Đông Nam Bộ: liên lục tiêu diệt địch trên nhiều địa bàn xung yếu ở Trị Thiên,
Tây Nguyên. Trung Trung Bộ. đồng bằng miền Đông Nam Bộ, đồng bằng sông
Cửu Long, buộc quân chủ lực và quân cơ động chiến lược Ngụy phải căng ra
chống đỡ trên nhiều chiến trường.
Được sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng vũ trang, đồng bào miền Nam nổi dậy
mạnh mẽ, liên tục quét sạch từng mảng lớn hệ thống kìm kẹp của Mỹ - Ngụy,
làm phá vỡ chương trình “bình định” của chúng ở nhiều vùng Trung Trung Bộ
và Nam Bộ.
Bị thất bại trên nhiều chiến trường, tháng 7/1972, chính quyền Níchxơn phải
nối lại Hội nghị Pari mà chúng đã ngang ngược phá hoại. Mặc dù buộc phải trở
lại bàn hội nghị, nhưng Mỹ vẫn ngoan cố đeo đuổi lập trường thương lượng trên
“thế mạnh”.
Chúng đã liều lĩnh đánh phá lại miền Bắc và bị quân và dân ta giáng trả hết sức
mãnh liệt. Với trận “Điện Biên Phủ trên không” (từ ngày 18 đến ngày
24/12/1972), “các pháo đài bay chiến lược siêu hạng của Hoa Kỳ” đã bị gục,
uy thế của không quân chiến lược Mỹ một lần nữa bị chôn vùi.
Thế là, sau khi hung hãn leo tới nấc thang chiến tranh tột đỉnh, tàn bạo và dã
man nhất, nhưng lại bị thất bại đau đớn nhất, thảm hại nhất và bị thế giới lên án
mạnh mẽ nhất, chính quyền Níchxơn buộc phải ký hết Hiệp định pari theo điều
34

kiện của ta. Đế quốc Mỹ phải thừa nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn
vẹn lãnh thổ của nhân dân ta. Chúng phải rút quân về nước, chấm dứt chiến
tranh, xóa bỏ mọi dính líu quân sự và không can thiệp vào nội bộ nước ta. Bằng
việc ký kết này, chúng ta đã “đánh cho Mỹ cút” và chuẩn bị những điều kiện
tiến lên “đánh cho Ngụy nhào”.
1.7 Đấu tranh chống phá hoại hiệp định Paris, nổi dậy mùa xuân năm 1975 đi
đến giành thắng lợi hoàn toàn (1973 -1975)
Mặc dù phải chịu rút quân ra khỏi miền Nam nhưng đế quốc Mỹ vẫn không từ
bỏ âm mưu xâm lược nước ta. Chúng vẫn tăng cường viện trợ vũ khí, tiền bạc
cho bọn tay sai Nguyễn Văn Thiệu (tổ phá hoại Hiệp định Pari. Mỹ - Thiệu sử
dụng cao độ bộ máy quân sự và cảnh sát để đối phó với phong trào đấu tranh
của nhân dân ta. Chúng vẫn ồ ạt đưa quân đi càn quét, đánh phá, lấn chiếm
vùng giải phóng, đàn áp nhân dân. Mặt khác, chúng đã phát xít hoá chế độ
Thiệu, dùng mọi thủ đoạn tuyên truyền, gây chiến tranh tâm lý, gieo rắc hoài
nghi về khả năng thống nhất đất nước. Mỹ - Thiệu đã trắng trợn vi phạm Hiệp
định Pari và coi Hiệp định Pari đã “rơi vào điểm chết”. Mỹ vẫn theo đuổi mưu
đồ đen tối tiếp tục chính sách bạo lực phản cách mạng ở miến Nam dưới hình
thức một cuộc chiến tranh thực dân mới.
Sau 2 năm chuẩn bị (1973 - 1974), đến mùa Xuân năm 1975 khi điều kiện đã
cho phép quân và dân ta mở cuộc Tổng tiên công và nổi dậy toàn miền Nam,
qua 3 chiến dịch lớn: Chiến dịch Tây Nguyên (4 - 24/3/1975), Chiến dịch Huế-
Đà Nẵng (22 - 29/3/1975) và Chiến dịch Hồ Chí Minh (26- 30/4/1975), quân và
dân ta đã giành toàn thắng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân
1975. Tháng lợi lịch sử ấy đã chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình, giải phóng
hoàn toàn miền Nam, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trong cả
nước, khôi phục độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, chấm dứt sự chia cắt,
thu non sông về một mối.
35

Quân và dân ta đã thực hiện trọn vẹn lời căn dặn cuối cùng của Hồ Chủ
tịch: “Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn
thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ
thống nhất, đồng bào Nam - Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. Nước ta sẽ có
vinh dự lớn là một nước nhỏ mà đã anh dũng đánh thắng hai đế quốc to là
Pháp và Mỹ, và đã góp phần xứng đáng vào phong trào giải phóng dân tộc”.

2, Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm từ cuộc kháng chiến chống đế quốc
Mỹ.
2.1 Ý nghĩa lịch sử của cuộc chiến chống đế quốc Mỹ
Thắng lợi của Nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước kết thúc quá trình
30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, chấm dứt ách thống trị
hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lịch
sử giải phóng dân tộc và thống nhất nước nhà, mở ra bước ngoặt vĩ đại thiết lập
quyền làm chủ của nhân dân trên toàn bộ đất nước, đưa cả nước ta quá độ lên chủ
nghĩa xã hội.

Với thắng lợi này, Nhân dân Việt Nam chứng minh trước toàn thế giới sự phá sản
không thể tránh khỏi của chủ nghĩa thực dân mới.

Thắng lợi của Nhân dân Việt Nam đã đẩy lùi và làm suy yếu trận địa của chủ nghĩa
đế quốc, phá vỡ một phòng tuyến quan trọng của đế quốc Mỹ ở Đông Nam Á, làm
đảo lộn chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực
thù địch.

Thắng lợi của nhân dân Việt Nam đã mở rộng trận địa của chủ nghĩa xã hội, tăng
thêm sức mạnh và thế tiến công của ba dòng thác cách mạng của thời đại đem lại
lòng tin và niềm phấn khởi của hàng triệu người dân trên thế giới đang đấu tranh vì
hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

2.2 Bài học kinh nghiệm từ cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ:
36

Một là, toàn dân đánh Mỹ, cả nước đánh Mỹ, đồng thời tiến hành hai chiến lược
cách mạng nhằm mục tiêu chủ yếu là giải phóng miền Nam.

Hai là, chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, tạo ra sức mạnh tổng hợp của chiến
tranh.

Ba là, lựa chọn phương thức chiến tranh thích hợp.

Bốn là, ba tầng mặt trận thống nhất chống Mỹ: ở trong nước, giữa ba nước Đông
Dương và trên thế giới.

Năm là, không ngừng nâng cao sức chiến đấu và hiệu lực lãnh đạo của Đảng trong
chiến tranh.

III, TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI CÔNG CUỘC XÂY DỰNG
VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC HIỆN NAY.

45 năm và lâu hơn nữa, những dấu ấn về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của
dân tộc ta dần trở thành hoài niệm. Chứng nhân cho một thời oanh liệt sẽ lùi về dĩ
vãng. Thay vào đó, một lớp người mới – những người được sinh ra trong hòa bình
và xây dựng sẽ là chứng nhân cho những trang sử mới được viết tiếp. Đó là một hành
trình không bao giờ dừng lại, không được phép dừng lại.

“Pho lịch sử bằng vàng” được kiến tạo bằng trí tuệ, tâm sức, máu xương của một thế
hệ anh hùng cần được người trẻ hôm nay kế thừa như một sinh mệnh, với tinh thần
tự trọng và tự tin trước lịch sử và thời đại. Tự trọng là ý thức, trách nhiệm thôi thúc
từ bên trong. Tự tin là sự khẳng định chính mình. Tâm thái đó giúp người trẻ minh
định được đúng sai, phải - trái, để có một cái đầu lạnh và tâm sáng trước lịch sử. Bởi
không ai có thể hun đúc lòng tự hào dân tộc cho người trẻ tốt hơn là chính người trẻ
tự hành động.

Bên cạnh đó, tuổi trẻ cần xây dựng ý chí, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, nhiệt
huyết, nhiệt tâm tham gia vào các phong trào cách mạng của tuổi trẻ như Chiến dịch
37

tình nguyện Mùa hè xanh, Hiến máu nhân đạo, Xung kích tình nguyện trong phòng
chống đại dịch COVID-19… Những việc làm, hành động thiết thực đó của thế hệ
trẻ là minh chứng sống động nhất cho tình yêu đất nước, yêu độc lập tự, là sự tri ân
ý nghĩa nhất đối với những người đã ngã xuống vì độc lập, tự do của dân tộc, của
miền Nam “Thành đồng Tổ quốc”, là sự cụ thể hóa công sức, trí tuệ của mình để góp
phần thực hiện chủ đề năm Thanh niên 2020 “Tuổi trẻ Việt Nam tự hào tiến bước
dưới cờ Đảng”.

Trong giai đoạn hiện nay, trước thềm Đại hội Đảng các cấp, các thế lực thù địch
đang lợi dụng những mặt trái của xã hội, nhất là tình trạng tham nhũng để đổ lỗi cho
sự lãnh đạo của Đảng. Các tổ chức phản động sẽ vu cáo rằng chính Đảng là nguyên
nhân “biến Việt Nam từ một xã hội tốt đẹp thành một xã hội hỗn loạn, cờ bạc, mê
tín, đầy rẫy đại dịch”… Chúng cao giọng suy diễn “Việt Nam thắng Mỹ là nhờ sự
ăn may, Đảng chẳng có công lao gì”, đồng thời cảnh báo đất nước đang bên bờ vực
suy tàn. Đặc biệt, chúng cho rằng tình trạng tham nhũng, suy thoái của đội ngũ cán
bộ đảng viên và việc đấu tranh phòng chống tham nhũng, xử lý kỷ luật, khởi tố hình
sự nhiều cán bộ cấp cao vừa qua là “dấu hiệu cho sự suy thoái, sụp đổ của Đảng”.
Vì lẽ đó, trong mọi hoàn cảnh, thế hệ trẻ, đoàn viên thanh niên cần xây dựng bản
lĩnh chính trị, lý tưởng cách mạng, tự rèn luyện và hình thành những “vắc xin” đủ
“sức đề kháng” trước những luận điệu xuyên tạc đó.

Sinh viên cần có những hành động cụ thể để có thể nối tiếp truyền thống yêu nước
và đảm nhiệm được trách nhiệm bảo vệ đất nước mà ông cha ta đã đổ cương máu để
dành lấy.

Đầu tiên, sinh viên cần cần cù, sáng tạo, chăm chỉ học tập và rèn luyện đạo đức cùng
kiến thức để có thể cống hiến sức trẻ, kiến thức tài năng của mình khiến đất nước ta
ngày càng vững mạnh.
38

Tiếp đó, sinh viên cần tránh xa những tệ nạn xã hội, đồng thời ý thức về vai trò và
trách nhiệm của bản thân trong nhiệm phòng chống các thế lực xúi giục bạo động,
phản động Đảng và nhà nước.

Tích cực tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, quê hương từ những
hành đồng nhỏ như giúp đỡ bạn bè, giúp đỡ động vật, bảo vệ và giữ gìn môi
trường,…

KẾT LUẬN
Việc chiến thắng hai được cả hai cương quốc của thế giới là Pháp và Mỹ đã khẳng
định tinh thần yêu nước và tinh thần bất khuất của nhân dân Việt Nam. Dù cho kẻ
thù có mạnh, có thâm độc đến đâu thì nhân dân Việt Nam vẫn đồng lòng đồng sức
chống lại bất cứ kẻ nào đánh cắp độc lập, chủ quyền, chia cắt đất nước của dân tộc
Việt Nam.

Mặc dù đã hơn 40 năm trôi qua kể từ ngày Việt Nam ta thống nhất đất nước nhưng
giá trị mà cha ông ta để lại vẫn còn nguyên vẹn và được ghi nhớ đến tận ngày hôm
nay. Điều đó chứng minh những gian khổ mà người lính Việt Nam phải trải qua,
những giọt máu của người lính đã đổ xuống đều đáng giá. Họ đã dành được độc lập,
thống nhất cho đất nước, tổ quốc. Khẳng định dân tộc Việt Nam là dân tộc không
thể tách rời. Đất nước Việt Nam là một đất nước thống nhất độc lập, đất nước của
nhân dân Việt Nam chứ không thuộc sự chi phối của bất kỳ dân tộc nào khác.

Bên cạnh đó, ta không thể không kể đến sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và nhà nước
trong cuộc chiến chống lại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Nhờ có những chủ trương,
quyết định sáng suốt và nhanh chóng của Đảng mà nhân dân ta đã có thể nhìn rõ
được con đường đấu tranh, cách mạng mà ta phải đi. Không những vậy, nhờ có
những kế sách, nhận thức mục tiêu, kẻ thù và ý đồ của kẻ thù một cách nhanh nhạy,
những vị tướng, những anh hung và sự điều động, chỉ huy quân đội hợp lý mà chúng
39

ta đã có thể đánh bại được hai cường quốc của thế giới và dành lại nền độc lập dân
tộc.

Sự thắng lợi của Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến cũng trở thành niềm động lực
mang tầm ảnh hưởng toàn cầu. Chứng minh cho toàn thế giới thấy, một dân tộc, một
đất nước nhỏ cũng có thể đánh bại được những đất nước, kẻ thù hung mạnh nếu dân
tộc đó có đủ sự đồng long và được lãnh đạo theo con đường đúng đắn , sáng suốt.
40

Tài liệu tham khảo

GS. Nguyễn Văn Phùng, GS. Kiều Xuân Bá,...... (2018). Giáo trình lịch sử Đảng
cộng sản Việt Nam . Hà Nội : Nhà Xuất Bản Chính trị quốc gia và sự thật .
Phong, T. L. (2014, 10 26). Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947 góp phần đánh
bại chiến lược “Đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp. Retrieved
from Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam : http://mod.gov.vn/wps/portal/!ut/p/b1/vZbZjqM4GIWfpR-
gFJs1XLLvTgCzJDeIABUCCWRhf_rOlKpHGk13ctMC32DpHH3-
j39bXu1X0WpfJ_3pmLSnpk7O_8z3TKzwyF0LkAeqYYpAFxQNUBsANx
b9FOyeAlHlNYq1AFhbKg10XvNdziFJwJMv_Ry9CldRsCNGqbEHiQ_jq7
9VDbo9yvHRJwQT38wCnYBXxTXtwl10ZW9JWbh7tj2QW
CHIẾN DỊCH LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ TOÀN THẮNG, HIỆP ĐỊNH
GIƠNEVƠ ĐƯỢC KÝ KẾT. (n.d.). Retrieved from Cổng thông tin điện tử
Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
http://www2.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungchinhsachtha
nhtuu?categoryId=698&articleId=10001574
CHIỄN DỊCH LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ . (2019, 10 8). Retrieved from Báo điện
tử Đảng cộng sản Việt Nam: https://dangcongsan.vn/tu-lieu-tham-khao-
cuoc-thi-trac-nghiem-tim-hieu-90-nam-lich-su-ve-vang-cua-dang-cong-san-
viet-nam/tu-lieu-cuoc-thi/chien-dich-lich-su-dien-bien-phu-538543.html
Đảng, P. L.-l. (2021, 9 16). Chiến dịch Biên giới Thu Đông (1950): Bước tiến mới
của Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Retrieved from Trang tin điện
tử Đảng Bộ thành phố Hồ Chí Minh : https://www.hcmcpv.org.vn/tin-
tuc/chien-dich-bien-gioi-thu-dong-1950-buoc-tien-moi-cua-luc-luong-vu-
trang-nhan-dan-viet-nam-1491884346
Nhi, H. (2020, 09 15). Chiến thắng Biên Giới Thu Đông 1950: 70 năm vẹn nguyên
giá trị lịch sử. Retrieved from Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam :
https://dangcongsan.vn/tien-toi-dai-hoi-dang-bo-cac-cap-va-dai-hoi-xiii-cua-
dang/tu-lieu-van-kien/chien-thang-bien-gioi-thu-dong-1950-70-nam-ven-
nguyen-gia-tri-lich-su-563574.html
Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước .
(2019 , 11 18). Retrieved from Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam :
41

https://dangcongsan.vn/tu-lieu-tham-khao-cuoc-thi-trac-nghiem-tim-hieu-
90-nam-lich-su-ve-vang-cua-dang-cong-san-viet-nam/tu-lieu-cuoc-thi/y-
nghia-lich-su-va-bai-hoc-kinh-nghiem-cua-cuoc-khang-chien-chong-my-
cuu-nuoc-543102.html
Tóm lược diễn biến của cuộc cách mạng và chiến tranh chống Mỹ cứu nước ở
miền Nam (1954 - 1975) . (2018, 04 05). Retrieved from Sách giải :
https://sachgiai.com/Lich-su/tom-luoc-dien-bien-cua-cuoc-cach-mang-va-
chien-tranh-chong-my-cuu-nuoc-o-mien-nam-1954-1975-9939.html
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975). (2009, 09 14). Retrieved
from VIETNAM DEFENCE:
http://vietnamdefence.com/Home/quansuvietnam/khoinghiachientranh/Cuoc
-khang-chien-chong-My-cuu-nuoc-19541975/20099/48704.vnd
Lâm, T. L. (2020, 4 27). Giá trị lịch sử của ngày 30/4/1975 và trách nhiệm của thế
hệ trẻ. Retrieved from Trang điện tử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh :
https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/gia-tri-lich-su-cua-ngay-30-4-1975-va-trach-
nhiem-cua-the-he-tre-1491864580
Giang, T. (2019, 5 3). BẢN CHẤT CỦA CUỘC CHIẾN TRANH 1954 - 1975 TẠI
VIỆT NAM. Retrieved from Cổng thông tin điện tử Quận Tân Bình :
https://tanbinh.hochiminhcity.gov.vn/web/neoportal/-inh-huong-nhan-thuc-
tu-tuong-chinh-tri/-/asset_publisher/VN5j2Vj9DHkT/content/ban-chat-cua-
cuoc-chien-tranh-1954-1975-tai-viet-nam
Hiền, Đ. (n.d.). CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM 1954 - 1975 CÁCH NHÌN TỪ
NHIỀU PHÍA . Retrieved from THPT CHUYÊN LÀO CAI:
https://www.laocai.gov.vn/1299/31180/65540/586621/lich-su/chuyen-de-gv-
dang-thi-hien-chien-tranh-o-viet-nam-1954-1975
Lịch, Đ. t. (2019, 12 19). Phong trào Đồng khởi miền Nam 1960 - Bước ngoặt
chiến lược của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Retrieved from Báo
điện tử Quân Đội Nhân Dân: https://www.qdnd.vn/cuoc-thi-viet-quan-doi-
anh-hung-quoc-phong-vung-manh/phong-trao-dong-khoi-mien-nam-1960-
buoc-ngoat-chien-luoc-cua-cuoc-khang-chien-chong-my-cuu-nuoc-605650
Đánh thắng chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam và chiến tranh phá hoại
bằng không quân, hải quân lần thứ nhất của đế quốc Mỹ ở miền Bắc (giữa
1965 đến 1968). (2005, 04 08). Retrieved from Cổng thông tin - giao tiếp
điện tử tỉnh Vĩnh Phúc:
https://vinhphuc.gov.vn/ct/cms/tintuc/Lists/ThoiSuChinhTri/View_Detail.as
px?ItemID=173
42

Hân, T. T. (n.d.). Ý nghĩa chiến lược và bài học lịch sử của cuộc Tổng tiến công và
nổi dậy Tết Mậu thân 1968. Retrieved from Trường đại học mở TP. Hồ Chí
Minh : https://ou.edu.vn/tin_tuc/yngiattcndmauthan1968/
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). (2009, 09 14). Retrieved
from VIETNAM DEFENCE:
http://vietnamdefence.com/Home/quansuvietnam/khoinghiachientranh/Cuoc
-khang-chien-chong-thuc-dan-Phap-19451954/20099/48705.vnd

You might also like