Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

CÂU HỎI QUANG HỢP

Câu 1
a. Giải thích vì sao người ta có thể chọn ba phương pháp: Xác định điểm bù CO 2, giải phẫu lá
và nhu cầu nước để phân biệt cây C3 với cây C4. Trình bày ba phương pháp trên.
b. Trong điều kiện nào và ở loại thực vật nào thì hô hấp sáng có thể xảy ra? Giải thích. Nếu khí
hậu trong một vùng địa lí tiếp tục trở nên nóng và khô hơn thì thành phần của các loại thực vật
(C3 , C4 và CAM) ở vùng đó sẽ thay đổi như thế nào?
Câu 2
Khi chiếu sáng với cường độ thấp như nhau vào 3 loài cây A, B, C trồng trong nhà kính, người
ta nhận thấy ở cây A lượng CO2 hấp thụ tương đương lượng CO2 thải ra, ở cây B lượng CO2
hấp thụ nhiều hơn lượng CO2 thải ra, còn ở cây C lượng CO2 hấp thụ ít hơn lượng CO2 thải ra.
a. Chỉ tiêu sinh lý nào về ánh sáng được dùng để xếp loại các nhóm cây này? Giải thích.
b. Để đạt hiệu suất quang hợp cao cần trồng mỗi loài cây này trong những điều kiện ánh sáng
như thế nào?
Câu 3
a) Hãy chỉ ra các đặc điểm chính để phân biệt pha sáng với pha tối trong quang hợp của thực
vật.
b) Trình bày thí nghiệm chứng minh mối quan hệ chặt chẽ giữa pha sáng và pha tối.
Câu 4
Người ta có thể sử dụng enzim glicôlat ôxidaza trong cây để phân biệt các nhóm thực vật C3
và C4. Hãy thiết kế thí nghiệm để xác định được các nhóm thực vật nói trên bằng enzim này.
Giải thích kết quả thí nghiệm.
Câu 5
Ánh sáng là nhân tố chính ảnh hưởng đến quang hợp ở thực vật. Để thích ứng với điều kiện
ánh sáng của môi trường sống, cây C3 có những thay đổi về cấu trúc mô và hệ sắc tố của lá.
a. Hãy cho biết các hình thức vận động chính của lá cây C3 và lục lạp của nó để thích ứng với
sự thay đổi về cường độ ánh sáng.
b. Phân biệt thành phần hệ sắc tố quang hợp chính và phụ của cây C3. Những hệ sắc tố này có
khác biệt gì giữa các cây C3 cùng loài ở vùng nhiệt đới và ở vùng ôn đới? Giải thích.
c. Trên cùng một cây C3, so với lá cây được chiếu sáng trực tiếp, những lá cây bị che sáng
(trong bóng râm) thay đổi như thế nào về cấu trúc mô và thành phần diệp lục?
Câu 6

Câu 7
Câu 8
Trong điều hòa chu trình acid citric (TCA), NADH và ATP là hai chất có vai trò quan trọng.
Các enzyme trong chu trình được hoạt hóa khi tỉ lệ NADH/NAD + và ATP/ADP bị giảm xuống
dưới giá trị ngưỡng, đồng thời chịu ảnh hưởng của nồng độ cơ chất và/hoặc nồng độ sản phẩm.
Hình 7 thể hiện một số sự kiện điều hòa trong chu trình TCA (Tên viết tắt của các enzyme
được ghi trong ô chữ nhật).

a) Hãy so sánh cường độ hô hấp của lá cây C3 giữa ban ngày và ban đêm (cao hơn, thấp
hơn, tương đương). Giải thích.
b) Hãy so sánh cường độ hô hấp giữa thực vật C3 và thực vật C4 trong điều kiện thường
(cao hơn, thấp hơn, tương đương). Giải thích.
c) Tế bào thực vật duy trì sự cân bằng giữa đường phân và chu trình TCA như thế nào?
Câu 9
Để xác định một loài cây X thuộc loại cây C3, C4 hay CAM, một mẫu mô lá của cây X đã
được nhuộm màu tinh bột. Hình bên thể hiện một phần cấu tạo của lá cây X với các vị trí có
chứa tinh bột bắt màu đậm hơn.

Mỗi nhận định sau đây về loài cây X là ĐÚNG hay SAI?
A. Tế bào bao bó mạch của cây X có Quang hệ I nhưng không có Quang hệ II hoặc Quang
hệ II hoạt động rất yếu.
B. Lá cây X có pH dịch nội bào thấp vì có chứa nhiều malate.
C. Khi đưa cây X từ nơi đồng bằng lên núi cao, nơi có nồng độ oxy và nhiệt độ thấp hơn,
cây sẽ quang hợp hiệu quả hơn.
D. Nếu các phản ứng khử phosphoryl hóa phosphoglycolate và oxi hóa glycolate không
xảy ra được thì cây X sẽ mẫn cảm (dễ bị tổn thương) với điều kiện ánh sáng mạnh.
Câu 10

Câu 11
Câu 12

Câu 13
Câu 14

Câu 15
Để xác định cường độ hô hấp cũng như cường độ quang hợp của cây thí nghiệm, người ta có
thể căn cứ vào hàm lượng CO2 mà cây giải phóng ra hoặc hấp thụ vào trên một đơn vị diện
tích lá trong một đơn vị thời gian (CO2/dm2/h). Thí nghiệm được tiến hành như sau: lấy 3 bình
thủy tinh (A, B, C) dung tích như nhau, phù hợp với mục đích thí nghiệm, mở nắp các bình và
lắc đều. Cho vào mỗi bình cùng một lượng Ba(OH)2 có thể tích và nồng độ xác định. Đậy nắp
bình A, để nguyên ở điều kiện phòng. Đưa vào bình B và bình C mỗi bình một cây X (thuộc
cùng một loài), có cùng diện tích lá, cùng độ tuổi, được cung cấp đủ nước, rồi đậy nắp. Đem
bình B đặt trong điều kiện chiếu sáng thích hợp, bình C che tối. Sau 20 phút, bỏ mẫu cây ở
bình B và C đi, xác định ngay lượng CO2 trong cả ba bình bằng phương pháp chuẩn độ với
dung dịch HCl. Kết quả lượng HCl đã sử dụng cho chuẩn độ ở các bình thí nghiệm là 21 ml,16
ml và 15,5 ml.
a) Hàm lượng HCl dùng để chuẩn độ ở mỗi bình A, B, C tương ứng là bao nhiêu? Giải
thích.
b) Cho biết 1 ml HCl tương đương với 0,6 mg CO2 bị kiềm liên kết. Hãy tính cường độ
quang hợp của cây trong bình B và cường độ hô hấp của cây trong bình C.
c) Đưa cây X vào một bình thí nghiệm khác có điều kiện chiếu sáng và CO2 như bình B
nhưng hàm lượng O2 cao hơn 5%. Hãy cho biết cường độ quang hợp của cây X sẽ thay
đổi như thế nào so với khi ở bình B? Giải thích.
d) Nếu cây X là cỏ gấu, hàm lượng CO2 trong bình là 0,03%, hàm lượng O2 là 21%. Đặt
bình B trong điều kiện chiếu sáng toàn phần. Cường độ quang hợp của cây X có thể
thay đổi như thế nào? Giải thích.
Câu 16
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng đến quang hợp, người ta tiến hành thí nghiệm như
sau: Trồng các cây A, B, C (cùng một giống, cùng độ tuổi) trong các chậu có điều kiện dinh
dưỡng, chế độ chăm sóc như nhau. Đưa các chậu cây này vào trong phòng thí nghiệm,
chiếu sáng với các bước sóng khác nhau, cụ thể là:
Cây A: Chiếu ánh sáng có bước sóng từ 400 đến 500 nm.
Cây B: Chiếu ánh sáng có bước sóng từ 500 đến 600 nm.
Cây C: Chiếu ánh sáng có bước sóng từ 600 đến 700 nm.
Thời gian chiếu sáng là như nhau ở tất cả các chậu cây.
a) Cây nào hấp thụ được nhiều ánh sáng nhất? Giải thích.
b) Căn cứ vào bước sóng ánh sáng cung cấp cho các cây như trên, có thể so sánh khả năng
sinh trưởng của các cây A, B, C được không? Giải thích.
c) Bằng cách nào để so sánh khả năng sinh trưởng của các cây A, B và C trong các điều
kiện chiếu sáng như trên?
Câu 17

Câu 18
Câu 19. (1,0 điểm)
Người ta cho rằng, có thể sử dụng đặc điểm đặc trưng về lục lạp và hệ sắc tố ở thực vật
để phân biệt cây C3 với cây C4.
a) Nhận định trên là đúng hay sai? Giải thích.
b) Trình bày thí nghiệm để kiểm chứng nhận định trên.
Câu 20
Ở tán lá cây sẽ có những lá ở ngoài sáng và có những lá ở trong bóng râm. Đặc điểm nào
sau đây là đúng khi so sánh giữa các lá cây trong bóng râm với các lá cây ở ngoài sáng
cùng độ tuổi và trên cùng một cây?
A. Lá cây trong bóng râm có tỷ lệ clorophin b/a cao hơn.
B. Lá cây trong bóng râm có tỷ lệ clorophin b/a thấp hơn.
C. Tỷ lệ clorophin b/a là như nhau ở cả hai loại lá cây.
D. Lá cây trong bóng râm có lớp mô dậu dày hơn.
E. Lá cây ngoài sáng có cường độ hô hấp thấp hơn.
Câu 21
Đưa chậu trồng một cây khoai lang và chậu trồng một cây ngô vào trong buồng kính nhỏ,
kín khí nhưng có chu kỳ chiếu sáng bình thường như ngoài tự nhiên. Nồng độ CO 2 trong
buồng kính kín sẽ thay đổi như thế nào?
A. Không thay đổi do buồng kính kín.
B. Tăng lên do các cây hô hấp mạnh.
C. Giảm đến điểm bù của cây ngô.
D. Giảm đến điểm bù của cây khoai lang.
E. Giảm xuống dưới điểm bù của cả hai cây trên.
Câu 22
Hãy sắp xếp các phát biểu dưới đây vào 2 cột tương ứng của bảng trả lời sao cho phù hợp
với các đặc điểm của nhóm thực vật C3 và C4. (kẻ bảng dưới đây vào bài làm và điền trả
lời).
1. chất nhận CO2 đầu tiên trong quang hợp là RiDP.
2. điểm bão hoà ánh sáng gần bằng ánh sáng mặt trời toàn phần.
3. cường độ quang hợp không bị ảnh hưởng bởi nồng độ oxi.
4. điểm bão hoà ánh sáng bằng 1/3 ánh sáng mặt trời toàn phần.
5. điểm bù CO2 từ 30 - 70 ppm
6. lục lạp xuất hiện ở cả tế bào thịt lá và tế bào bao bó mạch.
7. perôxixôm có liên quan đến quang hợp.
8. có nhu cầu nước cao trong quá trình sinh trưởng và phát triển.
Câu 23. (1,0 điểm)
Để phân biệt cây C3 với cây C4, người ta có thể sử dụng một trong 2 cách sau:
Cách 1: Xác định điểm bão hòa ánh sáng của cây.
Cách 2: Xác định cường độ quang hợp của cây trong điều kiện nồng độ ôxi khác nhau.
a) Vì sao sử dụng hai cách trên có thể phân biệt được cây C3 và cây C4?
b) Thiết kế thí nghiệm để phân biệt cây C3 và cây C4 theo một trong hai cách trên.

You might also like