Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

CÂU HỎI PHẦN HÔ HẤP TẾ BÀO

Câu 1
Chuỗi chuyền electron trong hô hấp tế bào sinh vật nhân sơ khác với chuỗi chuyền electron trong hô
hấp tế bào sinh vật nhân thực ở những điểm nào?
Câu 2
Để nghiên cứu khả năng tổng hợp ATP, các nhà khoa học đã thiết kế túi màng lipit kép và kín, trong
đó có chứa bơm prôton và phức hệ enzim tổng hợp ATP synapa như hình dưới đây. Bơm proton hoạt
động nhờ hấp thụ năng lượng do ánh sáng chiếu vào để vận chuyển proton từ bên ngoài vào trong túi
màng. Phức hệ ATP syntaza hướng từ trong ra ngoài và quá trình tổng hợp ATP xảy ra ở phía ngoài
của túi màng.

Trong môi trường hợp sau đây, ATP có được tổng hợp hay không? Giải thích.
- Bổ sung ADP và phôtphat vô cơ (Pi) vào môi trường bên ngoài túi màng rồi chiếu ánh sáng vào túi
màng.
- Sắp xếp ngẫu nhiên các phức hệ enzim tổng hợp ATP syntaza, trong đó 50 % số phức hệ hướng vào
trong và 50 % số phức hệ hướng ra ngoài túi màng.
- Sắp xếp ngẫu nhiên các bơm prôtôn ở túi màng.
Câu 3 (0,75 điểm) 
Một số vi khuẩn sống được trong điều kiện môi trường kiềm
(pH = 10) và duy trì được môi trường nội bào trung tính (pH = 7).
a. Tại sao các vi khuẩn này không thể tận dụng sự chênh lệch về
nồng độ ion H giữa hai bên màng tế bào cho ATP synthase tổng
+

hợp ATP? Giải thích.


b. Về lý thuyết, có thể thay đổi cơ chế hoạt động của rotor, trục bên
trong và núm xúc tác trong ATP synthase (Hình bên) như thế nào
để tổng hợp được ATP? Giải thích. 
Câu 4.
Khi một enzim có mặt ở một loài vi khuẩn thì con đường chuyển hóa
mà enzim đó tham gia thường tồn tại trong loài vi khuẩn này. Bảng 3.1 là tên enzim và phản ứng
enzim xúc tác được sử dụng làm chỉ thị cho sự xuất hiện của các con đường chuyển hóa mà nó tham
gia. Bảng 3.2 thể hiện sự có mặt hay vắng mặt của một số enzim ở bốn loài vi khuẩn khác nhau 1, 2, 3
và 4.

Bảng 3.1. Enzim và phản ứng xúc tác tương ứng

Tên enzim Phản ứng xúc tác

Lactat đêhiđrôgenaza (LDH) Axit piruvic + NADH → axit lactic + NAD+

Aldolaza Fructôzơ 1,6 điphôtphat → đihiđrô axeton phôtphat+ glixerandehit


phôtphat

Alcohol đêhiđrôgenaza Axetandehit + NADH → Etanol + NAD+

1
(ADH)

Xitôcrôm c oxidaza Vận chuyển electron từ Xitôcrôm c1 tới Xitôcrôm a

ATP sintetaza Vận chuyển H+ qua màng tạo ATP từ ADP và Pi

Xitrat sintetaza Axit oxaloaxetic + Axetyl-CoA → axit xitric

Bảng 3.2. Sự có mặt (+) và vắng mặt (−) của mỗi loại enzim trong từng loài vi khuẩn

Loài vi Tên enzim


khuẩn
LDH Aldolaza ADH Xitôcrôm c ATP sintêtaza Xitrat sintêtaza
ôxidaza

Loài 1 - + + - + -

Loài 2 + + - - + -

Loài 3 + + - + + -

Loài 4 - + + + + +

a. Loài vi khuẩn nào KHÔNG thể thực hiện được hô hấp hiếu khí? Giải thích.

b. Các sản phẩm chính mỗi loài vi khuẩn tạo ra sau quá trình chuyển hóa glucôzơ.

Câu 5
Để nghiên cứu hô hấp tế bào, người ta tách các ti thể từ một loại tế bào và đưa vào môi trường phù hợp
với nguồn carbon là pyruvate. Sau đó, bổ sung malonate 0,01 M và tiến hành đo lượng ôxi tiêu thụ
trong 2 phút. Công thức cấu tạo của malonate và sự chuyển hóa pyruvate trong ti thể được biểu diễn ở

hình dưới đây.


Hãy cho biết:
2
a) Sau khi bổ sung malonate, lượng ôxi tiêu thụ thay đổi như thế nào? Giải thích.
b) Sau khi bổ sung malonate, nếu không tính đến thành phần môi trường nuôi ban đầu, hợp chất
nào có nồng độ cao nhất trong số các hợp chất trung gian của các phản ứng chuyển hóa ở
hình trên? Giải thích.
c) Nếu bổ sung malonate với nồng độ gấp 10 lần, lượng ôxi tiêu thụ thay đổi như thế nào?
Giải thích.
d) Để tăng lượng ôxi tiêu thụ lên mức cao nhất có thể, nên bổ sung chất chuyển hóa trung gian
nào? Giải thích.
Câu 6 (1,25 điểm)
Trong một nghiên cứu về chức năng ti thể, người ta phân lập và chuyển ti thể cô lập vào trong
môi trường đệm thích hợp có succinate là nguồn cung cấp điện tử duy nhất cho chuỗi hô hấp.
Sau 5 phút, ADP được bổ sung vào môi trường. Khoảng 1 phút tiếp theo, một trong 5 chất ức
chế (trình bày ở bảng phía dưới) được bổ sung và 10 phút sau đó thì thí nghiệm kết thúc. Nồng
độ O2 trong môi trường được đo liên tục trong suốt thời gian thí nghiệm.
Chất ức chế Tác dụng
Atractyloside ức chế protein vận chuyển ADP/ATP
Butylmalonate ức chế vận chuyển succinate vào ti thể
Cyanide ức chế phức hệ cytochrome c oxidase
FCCP làm cho proton thấm được qua màng
Oligomycin ức chế phức hệ ATP synthase
Nồng độ O2 trong môi trường có bổ sung từng chất ức chế trên thay đổi như thế nào trong suốt
thời gian thí nghiệm? Giải thích.

You might also like