Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 11

CHƯƠNG 1: VẼ QUY ƯỚC MỘT SỐ CHI TIẾT THÔNG DỤNG

A. MỐI GHÉP THÁO ĐƯỢC


1. MỐI GHÉP BẰNG REN
1.1. CÁC LOẠI REN VÀ KÍ HIỆU
1.1.1 Ren hệ mét. Prô -fin là tam giác đều (Hình 7 - 1a) đơn vị đo kích thước
là mm, theo các TCVN 2247 - 77, 2248 - 77 .

a> b> c>

Hinh 7 - 1

Ở cùng một đường kính danh nghĩa, ren hệ mét có một loại bước lớn và một
số loại bước nhỏ, chúng được ký hiệu khác nhau như sau:
M24, M24 x 2, M24 x 1,5
Trong đó M là ký hiệu loại ren hệ mét, con số tiếp theo là đường kính ngoài
của ren, con số cuối là bước ren nhỏ tính bằng (mm).
Ren hệ mét được thấy phổ biến trong các chi tiết ghép chặt
1.1.2. Ren ống: Prô - fin là tam giá cân có góc ở đỉnh 550 (Hinh 7 – 1b)
- Đơn vị đo kích thước là insơ (1" = 25,4mm)
- Ren loại này làm trên các loại ống và các phần nối ống dạng hình trụ hoặc
hình côn, chúng có bề dày hạn chế.
- Ren ống hình trụ theo, TCVN 4651 - 89, ren ống hình côn theo TCVN
4631 - 88.
- Ký hiệu ren ống như sau G1.1/2" (trong đó G là ký hiệu ren ống trụ con số
tiếp theo là đường kính lòng ống tính theo insơ), trước đây người ta dùng ký
hiệu Ô. Còn ren ống hình côn dùng ký hiệu R (trước Ôc).
1.1.3. Ren thang: Prôpin là hình thang cân có góc đỉnh 300 (Hinh 7 – 1c)
- Đơn vị đo kích thước làm (mm), theo TCVN 4673 - 89
- Ký hiệu của ren hình thang là Tr 10 x 2 (trong đó Tr là ký hiệu ren hình
thang, con số tiếp theo là đường kính ngoài của ren, con số cuối là bước r en tính
bằng (mm).
- Ren thang được làm trên các vít dẫn dùng để truyền chuyển động với số
đầu mối từ 1 đến 4.

2
* Chú ý: Các ký hiệu ren nêu trên đều dùng cho ren phải có 1 đầu mối. Nếu
là ren trái và ren nhiều đầu mối thì phải ghi thêm như sau

Hinh 7-2

M20 x 2LH, Tr20 x 4 (P2),


- M20 x 2LH: M là ký hiệu ren hệ mét, con số tiếp theo là đường kính
ngoài, con số cuối là bước ren(mm) , LH chỉ ký hiệu ren trái
- TR 20 x 4 (P2) LH : TR là ren thang, đường kính danh nghĩa 20mm,
bước xoắn 4mm, bước ren 2mm, LH là rên trái
Khi cần ghi cấp chính xác của ren thì ghi tiếp sau các ký hiệu trên.
1.2. VẼ REN THEO QUY ƯỚC
TCVN 12 - 85 nêu cách vẽ quy ước trục ren và lỗ ren như ( Hình 7-2) .Trên
đó:
- Đường đỉnh ren, đường giới hạn vẽ bằng nét liền đậm.
A A-A

Hinh 7-3

- Đường chân ren vẽ bằng nét liền mảnh nó cách đường đỉnh ren một
khoảng xấp xỉ bước ren. Trên hình biểu diễn thuộc mặt phẳng vuông góc với
đường trục ren thì đường chân ren này chỉ vẽ là cung 3/4 đường tròn sao cho
cung không bắt đầu và kết thúc ở đúng các đường tâm. Mối ghép ren được vẽ
như (Hình 7-3), trên đó ưu tiên biểu diễn phần trục ren đã vặn vào lỗ ren. Ký
hiệu luôn phải đặt tương ứng vói đường kính ngoài của ren.
NGOÀI CÁC QUY ĐỊNH CƠ BẢN TRÊN CẦN NÊU THÊM
-Trường hợp ren khuất thì vẽ đường đỉnh ren và đường chân ren đều bằng
nét đứt như hình (Hình 7-4)

3
Hình 7-4

1.3. Các chi tiết trong mối ghép bằng ren và mối ghép của chúng
Các loại chi tiết ghép chặt bằng ren gồm có Vít, Vít cấy, Bu lông kết hợp với
các đai ốc và vòng đệm. Ren làm trên các chi tiết này là ren hệ mét bước lớn, có
một đầu mối.

Hình 7-5
ốc
Kích thước chủng loại của các chi tiết ghép đã được tiêu chuẩn hoá để người
thiết kế lựa chon. Trên bản vẽ chúng được biểu diễn theo quy ước đơn giản hoá,
dựa vào các kích thước cơ bản là đường kính d và chiều dài.
Trước hết người vẽ cần biết cách vẽ quy ước, đầu lăng trụ sáu mặt của chi
tiết ghép trên hình 7-5: Ở đây hình chiếu chiếu các giao tuyến Hypecbol (do sáu
mặt phẳng cắt vào mặt nón có góc đáy 300 tạo ra) được vẽ gần đúng bằng các
cung tròn bán kính
R1 = 1,5 d, r tự xác định, R2 = d , H=0.8d,
* Chú ý hình chiếu cạnh của lăng trụ có bề rộng B  1,7 d nó nhỏ hơn bề
rộng của hình chiếu đứng A = 2d.
Sau đây lần lượt trình bày hình dạng, công dụng, cách ký hiệu của từng loại
chi tiết ghép kể trên và cách vẽ quy ước mối ghép của chúng.
1.3.1. Vít
Là chi tiết ghép mà thân là hình trụ có ren và đầu mũ là một khối định hình.
Khối này có dạng chỏm cầu, hình trụ, hình côn.. có xẻ rãnh để vặn vít hoặc dùng
hình lăng trục 4 mặt, 6 mặt để đặt cờ lê**

4
Các chủng loại vít và kích thước của chúng được quy định trong những
TCVN 49 - 86 ... 71 - 86

L L
d

Hinh 7-6

Ký hiệu cho vít như sau


Vít đầu chỏm cầu M12 x 50 TCVN 49 - 86 d = 12mm, L = 50mm
Công dụng các vít để ghép một vài chi tiết mỏng có lỗ khoan thủng với một
chi tiết có lỗ ren.
- Chi tiết trong mối ghép bằng vít hình (Hình7-7). Kích thước của mối ghép
vít được lấy theo d.
d1 =0.85d ; D =1.5d; H =0.6d; h =0.25d; br =0.2d; l0  (2  6)d; c =0.15d; r
=1/25d

Hình 7-7

1.3.2. Bu lông: Là chi tiết ghép mà thân là hình trụ có ren và đầu mũ là một
khối định hình, khối này có hai mặt phẳng đối diện song song để đặt cờ lê hoặc
có ngạnh để chống xoay khi vặn.
Các tiêu chuẩn Việt Nam 1876 - 76..... 1895 - 76 quy định kích thước nhiều
chủng loại bu lông, chúng khác nhau về hình dạng đầu mũ, mức độ gia công
(tinh, nửa tinh, hay thô) (Hình 7-10).
5
Ký hiệu của bu lông như sau: Bu lông M12 x 60 TCVN 1892 – 76.

d
L

d
L

d
L

Hinh 7-8

(d = 12mm, L = 60mm)
Ký hiệu đai ốc và vòng đệm:
- Đai ốc M12 TCVN 1905 - 76
- Vòng đệm 12 TCVN 2061 - 77
Bu lông được dùng để ghép hai hay nhiều chi tiết mỏng có lỗ xuyên thủng
với nhau với các kích thước suy từ d, còn chiều dài bu lông L được quy tròn
theo tiêu chuẩn sau khi cộng tất cả các kích thước liên quan đã vẽ.
Liên hệ kích thước theo d
Dv = 22d ; a = (0,3  0,4d); d1 = 0,85; H =0,8d; A = 2d: s = 0,15d; Hb = 0,7d
L = (b1 + b2) + H+ S + a.
Chiều dài L được lấy theo các số trong các dãy sau

6
Hinh 7-9

30, 35; 40; 45; 50; 55; 60; 65 ; 70; 75; 80; 90; 100.
1.3.3. Vít cấy: Là chi tiết ghép hình trụ có ren ở hai đầu
Theo các TCVN 3608 - 81 .... 3619 - 81 vít cấy có hai kiểu là A,B (Hình 7-
10) và có bốn loại khác nhau về chiều dài L1 của đoạn ren cấy.

Hinh 7-10

(L1 =1d, 1,25d, 1,5d hoặc 2d)


Ký hiệu vít cấy như sau: Vít cấy A1,6 M12 x 40 ;TCVN 3612 - 81
Vít cấy A1,6 M12 x 40 ;TCVN 3612 - 81
Trong đó có ghi rõ vít cấy kiểu A, loại chiều dài L 1 = 1,6d, đường kính
12mm và chiều dài L = 40mm.
Công dụng của vít cấy tương tự như vít nhưng nó thường được dùng vào chỗ
chịu lực lớn hơn và hay tháo lắp hơn. Mối ghép vít cấy phải có thêm đai ốc
(Cêcu)
Chi tiết trong mối ghép vít cấy được biểu diễn như (Hình 7-11). Kích thước
các phần tử của mối ghép vít cấy được tính theo d.

7
L  b+H+s+a ;

Hình 7-11

1.3.4. Vòng đệm:

a> b>
Hình 7-12

Là chi tiết lắp giữa tấm ghép và êcu. Vòng đệm có hai loại, đệm phẳng và
đệm vênh.
a. Vòng đệm phẳng(Hình 7-12a)
+ Tăng diện tích tiếp xúc
+ Bảo vệ bề mặt chi tiết ghép (1)
b. Vòng đệm vênh(Hình 7-12b)
+ Tác dụng phòng lỏng

Hình 7-13

8
1.3.5. Chốt chẻ (Hình 7-13).
+ Là chi tiết dùng để cố định ê cu.
2: MỐI GHÉP BẰNG THEN
2.1. KHÁI NIỆM

a> b> c>

Hinh 7-14

Then là chi tiết ghép được đặt giữa trục và lỗ của bánh răng, puli.. để
chuyền chuyển động giữa hai chi tiết.
2.2.PHÂN LOẠI THEN
Ngoài loại then bằng, thấy ở hình (Hình 7-14a), TCVN còn quy đinh hình
dạng và kích thước của các loại then vát, then bán nguyệt.. (Hình 7-14b,c) chúng
được lựa chọn theo yêu cầu lắp ghép giữa trục và lỗ.

Hinh 7-15

Các kích thước b, h, L của then được ghi trong ký hiệu quy ước như sau
Then bằng 18 x 11 x 100 TCVN 4217 - 86
Ngoài các dạng then rời kể trên. Trong chế tạo máy người ta còn dùng nhiều
đến then hoa.
- Cấu tạo và cách vẽ quy ước như (Hình 7-15)
- Prôfin của răng có dạng chữ nhật thân khai hoặc dạng tham giác.
B. MỐI GHÉP KHÔNG THÁO ĐƯỢC
1. MỐI GHÉP HÀN
1.1. Khái niệm

9
Hàn là phương pháp làm nóng chảy cục bộ kim loại để dính kết các chi tiết
lại với nhau.
Hàn có nhiều loại. Hàn hơi hàn hồ quang, hàn tiếp xúc vân vân... Trong giới
hạn bài này chúng ta chỉ xét đến hàn hồ quang điện.
1.2. Ký hiệu quy ước của mối hàn
Theo TCVN 3746 - 83 mối hàn được vẽ quy ước như hình (Hình 7-16)

Hinh 7-16

Trên hình chiếu thì đường hàn thấy được vẽ bằng nét liền đậm, đường hàn
khuất vẽ bằng nét đét.
Trên hình cắt vẽ đường bao tiết diện mối hàn bằng nét rất đậm (1,5s) còn
đường bên trong tiết diện này được vẽ bằng nét mảnh.
Ký hiệu của mối hạn thấy ghi ở phía trên đoạn nằm ngang của một đường
gióng, đường này có một nửa mũi tên chỉ vào mối hàn. Nếu mối hàn khuất thì
ký hiệu phải ghi phía dưới đoạn nằm ngang đó.
VD:5 trên (Hình 7-16) hoặc một ký hiệu đầy đủ hơn như sau:
TCVN 1091-75 C2-6 – 100/200  (Hình 7-17)
C2: Kiểu mối hàn chập không vát hai đầu

Hinh 7-17

6: Chiều cao tiết diện, hàn (mm)

10
100/200: Chỉ mối hàn đứt quãng có chiếu dài mỗi quãng 100mm và khoảng
cách gưĩa các quãng là 100mm (tức bước dài 200mm).
: Dấu hiệu phụ biểu thị hàn theo đường bao hở
2. Mối ghép đinh tán
2.1. Khái niệm
Đinh tán (ri -vê) là chi tiết có thân hình trụ và đầu mũ định hình.
Tuỳ theo hình dạng đầu mũ và công dụng, TCVN 281 - 86 .... 290 - 86 quy
định kích thước và nhiều chủng loại đinh tán khác.
Vài ví dụ trên hình (Hình 7-18).

Hình 7-18

2.2. Ký hiệu quy ước của đinh tán như sau:


Đinh tán mũ chỏm cầu ghép chắc 10 x 50 TCVN 282 – 86. Trong đó
d=10mm , L=50mm

Hình 7-19

Đinh tán dùng để ghép các tấm mỏng , ghép các thanh thép … với nhau ở
những chỗ chịu chấn động , chịu áp lực lớn.
(Hình 7-19) giải thích cách ghép đinh tán và biểu diễn một phần của mối
ghép đinh tán.

11
CÂU HỎI
1. Kí hiệu ren được ghi trên đường kích thước của đường kính nào
2. Cách ghi ren hệ mét bước lớn khác với ren hệ mết bước nhỏ như thế nào?
BÀI TẬP
1. Vẽ mối ghép bu lông(Hình 7-20). Với đường kính bu lông d = 10mm.
2. Vẽ mối ghép vít (Hình 7-21) . Với a=12mm, b=30mm, d=6mm.

Hình 7-20 Hình 7-21

12

You might also like