Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

Phương pháp nhân chồi bên:

Về nguyên tắc phương pháp này giống như phương pháp nuôi cấy nốt đơn thân.
Điều khác nhau lớn nhất là trong phương pháp nuôi cấy nốt đơn thân có sự kéo dài
của chồi, thân và thường không cần đến cytokinin để phát triển.

Trong phương pháp nhân chồi bên, chồi ngọn được cô lập trên môi trường dinh
dưỡng và các chồi bên từ các nách lá phát triển dưới ảnh hưởng của cytokinin với
nồng độ cao. Vai trò của cytokinin lúc này là hạn chế ưu thế ngọn để cho các chồi
bên có thể phát triển. Các chồi bên này được tiếp tục chuyển sang môi trường mới
có bổ sung cytokinin thì các chồi bên mới lại tiếp tục được tạo ra. Sau đó các chồi
này được chuyển vào môi trường ra rễ và được đưa ra ngoài vườn ươm khi đã có
rễ hoàn chỉnh.

Phương pháp nhân giống bằng chồi bên đầu tiên được tiến hành ở cây hoa cẩm
chướng bởi Hackett và Anderson (1967), sau đó là Adams (1972) và Boxus (1973,
1974) tiến hành trên cây dâu tây, Pierik và công sự (1973, 1974, 1975), Murashige
và cộng sự (1974) tiến hành trên cây cúc đồng tiền. Hiện nay phương pháp này
được áp dụng cho nhiều loài thực vật và phổ biến là ở một số loài cây ăn trái.

Thực hiện:

Cây nguyên vẹn → Thu chồi ngọn/ chồi bên → Cụm chồi → → Tiếp
tục tạo chồi bên mới → Đưa vào môi trường ra rễ → Tạo cây hoàn chỉnh.
Nguyên liệu:

o Chồi ngọn;
o Chồi bên.

Nguyên tắc: sử dụng cytokinin (bắt buộc).

Ưu điểm:

o Phương pháp này đơn giản hơn các phương pháp nhân giống khác.
o Tốc độ nhân giống cao.
o Sản phẩm ổn định về mặt di truyền.
o Cây con tăng trưởng rất tốt, có lẽ là do đã được trẻ hoá.
o Khác với kỹ thuật nuôi cấy nốt đơn thân, kỹ thuật nhân chồi bên có thể áp
dụng cho những cây có dạng hoa hồng (rosette).

Nhược điểm:

o Trở ngại của phương pháp là khi có sự nhiễm bệnh bên trong cây mẹ.
o Đối với cây có dạng hoa hồng, việc vô trùng mẫu cấy khó thực hiện.

Khắc phục:

o Sử dụng chồi ngọn càng nhỏ càng tốt để nuôi cấy.


o Đối với những cây bị bệnh, sử dụng phương pháp nuôi cấy đỉnh sinh trưởng.
o Trước khi nuôi cấy, có thể sử dụng môi trường giàu chất dinh dưỡng (có
peptone hoặc tryptone) để kiểm tra chồi ngọn có bị bệnh hay không.

Một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng lên sự hình thành chồi bên:

o Nhu cầu về cytokinin rất khác nhau (loại và nồng độ cytokinin).


o Nhu cầu cytokinin thay đổi tùy theo giai đoạn nuôi cấy.
o Phối hợp auxin ở nồng độ thấp với cytokinin ở nồng độ cao.
o Sự cảm ứng tạo mô sẹo với nồng độ cytokinin quá cao có thể tạo ra chồi bất
định mang các đột biến.
o Khi cấy chuyền nhiều lần, tốc độ tăng sinh chồi bị thay đổi.
Serap Kurt & Bengi Baba Erdağ (2009), áp dụng tăng sinh chồi bên trên loài
Centaurea zeybekii, sử dụng môi trường MS bổ sung BA 1mg/L.

Link:
https://www.researchgate.net/publication/226228757_In_vitro_germination_and_axill
ary_shoot_propagation_of_Centaurea_zeybekii

You might also like