Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

PHẢN HỒI GAN-TĨNH MẠCH CỔ

1. Cách làm nghiệm pháp phản hồi gan tĩnh mạch cổ

- Đặt bệnh nhân nửa ngồi (hoặc tư thế Fowler), có tài liệu ghi rằng nếu tĩnh
mạch đã nổi sẵn thì đặt bệnh nhân ở tư thế nửa ngồi sao cho đỉnh của chỗ
đập của tĩnh mạch không vượt lên giữa cổ
- Tư thế, chuẩn bị nhân viên y tế giống như khám tĩnh mạch cổ
- Đặt tay lên vùng gan của bệnh nhân, kêu bệnh nhân hít sâu rồi thở ra hết
sức, ấn tay vào vùng gan khi bệnh nhân thở ra, quan sát vùng cổ bệnh
nhân suốt 10 giây (thực ra ấn kiểu gì cũng được nhưng ấn cách này để
bệnh nhân đỡ đau, nhân viên y tế đỡ cực)

2. Khi nào thì nghiệm pháp dương tính ?


IJV đập suốt quá trình làm nghiệm pháp (nếu trước đó không đập), hoặc
điểm cao nhất của chỗ đập cao lên (có tài liệu ghi 1 cm, có tài liệu ghi 2-3
cm) trong suốt thời gian làm nghiệm pháp

3. Khi nào làm nghiệm pháp này ?


- Bệnh nhân có gan lớn
- Nghi ngờ bệnh nhân có tăng CVP
- Tĩnh mạch cổ nổi không rõ (tức là nổi không biết là có ý nghĩa hay không)
ở tư thế Fowler (tùy thầy cô, cái này nói sau)

4. Cơ chế của nghiệm pháp này

Khi ấn vào vùng gan, gan bị đè ép làm máu từ các xoang tĩnh mạch ở gan
(rất nhiều) đổ về tĩnh mạch chủ dưới, làm tăng áp lực nhĩ phải
- Bình thường, theo cân bằng Frank - Starling, thất phải sẽ giải quyết lượng
máu ứ ở nhĩ phải kịp thời, nên tĩnh mạch cảnh chỉ nổi rồi sau đó xẹp xuống
mặc dù tay vẫn ấn gan
- Khi thất phải không giải quyết được lượng máu (suy tim phải, chèn ép
tim...) thì lượng máu ứ ở nhĩ phải thì CVP vẫn cứ cao làm tĩnh mạch cảnh
nổi suốt quá trình làm nghiệm pháp

5. Trường hợp nào suy tim phải, gan to nhưng làm nghiệm pháp âm tính

Trường hợp lưu thông từ gan về nhĩ phải hoặc từ nhĩ phải đến tĩnh mạch
tay - đầu bị ngăn trở: hội chứng Budd - Chiari, chèn ép tĩnh mạch chủ dưới
đoạn gần nhĩ phải, chèn ép tĩnh mạch chủ trên
6. Đứng trước bệnh nhân có tĩnh mạch cổ nổi tự nhiên có ý nghĩa ở tư thế
Fowler, bạn có làm phản hồi gan tĩnh mạch cổ hay không ?

( Thầy cô lâm sàng hỏi câu này thì xác định 50% là tạch vì có nhiều quan
điểm, không biết quan điểm của thầy cô là gì đâu mà lần :3)
Quan điểm 1: có tĩnh mạch cổ nổi rồi thì làm phản hồi gan tĩnh mạch cổ
cũng vô nghĩa vì đã biết CVP tăng rồi :)
Quan điểm 2: làm cũng được, biết đâu nó âm tính lại nghĩ đến nguyên
nhân tắc tĩnh mạch chủ trên, Budd - Chiari ? :)

7. Điều kiện cần của nghiệm pháp là gan to đúng hay sai ?

Mình đọc nhưng chưa thấy tài liệu nào ghi rõ ràng là phải cần có gan lớn
mới làm được. Nhưng theo quan điểm của mình thì gan lớn mới ấn vào
gan để làm nghiệm pháp được, chứ gan không sờ được thì ấn vào đâu :(
Theo một số thầy cô lâm sàng: khi gan đàn xếp thì mới làm (vì có khả
năng nở to chưa máu), còn xơ gan tim thì không làm. Vì vậy nếu sờ gan
lớn, mềm, bờ tù thì làm, còn mật độ cứng chắc thì không làm
Theo một số thầy cô khác nữa: xác định gan đàn xếp hay xơ gan tim bằng
sờ nắn không chính xác nên cứ làm đại đi :) đúng thì đúng mà chả đúng
thì trật :)
Gặp câu này chắc lật bàn đi về :)

8. Nói sơ lược về dấu Kussmaul

- Mô tả: tĩnh mạch cổ càng nổi khi bệnh nhân hít vào
- Cơ chế: khi tim bị chèn ép hoặc ứ máu thất phải, hít vào làm gia tăng
lượng máu về tim, tim không giải quyết được làm máu tràn lên tĩnh mạch
chủ trên làm tăng CVP
- Thường là triệu chứng khá đặc hiệu trong chèn ép tim

CVP: áp lực tĩnh mạch trung tâm

You might also like