Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Câu 3: Vì sao gọi là tư bản bất biến, tư bản khả biến? Cho ví dụ?

- Gọi là “tư bản bất biến” vì nó là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu
sản xuất mà giá trị được lao động cụ thể của công nhân làm thuê bảo tồn và
chuyển nguyên vẹn vào giá trị sản phẩm, tức là giá trị không biến đổi trong quá
trình sản xuất. Ngoài ra, tư bản bất biến không tạo ra giá trị thặng dư nhưng là
điều kiện cần thiết cho quá trình tạo ra giá trị thặng dư được diễn ra.
Ví dụ: một cửa hàng pizza trên thế giới chỉ toàn robot phục vụ từ quy trình
làm bánh, nhào bột đến đóng hộp giao khách, đều do robot đảm nhiệm. Mặc dù
máy móc ở đây đều được tự động hóa như người máy để làm tăng giá trị,
nhưng máy móc vẫn chỉ là nguyên nhiên vật liệu, là điều kiện để cho quá trình
làm tăng giá trị được diễn ra. Nếu khống có những nhân viên robot phục vụ thì
cửa hàng pizza ấy không thể tổ chức kinh doanh, từ đó cũng không có quá trình
sản xuất ra giá trị thặng dư

- Gọi là “tư bản khả biến” vì nó là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái sức lao
động không tái hiện ra, nhưng thông qua lao động trừu tượng của công nhân
mà tăng lên, tức biến đổi về số lượng trong quá trình sản xuất.
Ví dụ: một công nhân làm thuê với sức lao động của mình được trả tiền lương
với giá một sản phẩm là 10.000đ, và nhờ số tiền đó người công nhân có thể chi
trả các chi phí sinh hoạt cần thiết. Nhưng thực chất khi sản phẩm được chính
thức bán ra thị trường thì lại với một giá trị mới là 15.000đ. Từ đó, giá trị thặng
dư đã sinh ra, thông qua lao động trừu tượng của công nhân mà tăng lên từ 10
thành 15.000đ và giá trị đó hoàn toàn thuộc về nhà tư bản. Như vậy, thông qua
lao động trừu tượng của công nhân, bộ phận tư bản biến thành sức lao động và
tái sản xuất ra vật ngang giá với bản thân nó, ngoài ra còn sản xuất ra một số
dư, tức là giá trị thặng dư.

You might also like