Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

BÀI 22: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

Câu 1. Nhóm cây nào sau đây chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu diện tích trồng trọt ở
nước ta hiện nay?
A. Cây lương thực. B. Cây ăn quả.
C. Cây công nghiệp lâu năm. D. Cây công nghiệp hàng năm.
Câu 2. Trong cơ cấu giá trị SX ngành trồng trọt ở nước ta, loại cây trồng có xu hướng tăng
nhanh về tỉ trọng những năm gần đây là
A. cây lương thực và cây CN. B. cây rau đậu và cây CN.
C. cây rau đậu và ăn quả. D. cây rau đậu và cây lương thực.
Câu 3. Để sản xuất được nhiều nông sản hàng hóa, phương thức canh tác được áp dụng phổ
biến ở nước ta hiện nay là
A. quảng canh, cơ giới hóa. B. thâm canh, chuyên môn hóa.
C. đa canh, xen canh. D. luân canh, xen canh.
Câu 4. Ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong việc sản xuất lương thực ở nước ta là
A. cung cấp lương thực cho người dân, thức ăn cho chăn nuôi. B. tạo nguồn hàng cho xuất
khẩu.
C. tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. D. giải quyết việc làm cho người lao
động.
Câu 5. Thành tựu quan trọng nhất của sản xuất lương thực ở nước ta trong những năm
qua là
A. bước đầu hình thành các vùng trọng điểm sản xuất lương thực hàng hóa.
B. sản lượng tăng nhanh, đáp ứng vừa đủ cho nhu cầu của hơn 90 triệu dân.
C. diện tích tăng nhanh, cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi.
D. đảm bảo đủ nhu cầu trong nước và trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
Câu 6. Nguyên nhân chính giúp DT gieo trồng lúa nước ta thời gian qua có xu hướng tăng là
A. khai hoang, mở rộng DT. B. tăng vụ.
C. áp dụng nhiều tiến bộ KHKT. D. thực hiện tốt công tác thủy lợi.
Câu 7. ĐBSH có năng suất lúa cao hơn ĐBSCL chủ yếu là do
A. chất đất phù sa màu mỡ hơn. B. đẩy mạnh thâm canh.
C. sử dụng nhiều giống cao sản. D. người dân có nhiều kinh nghiệm trong
SX.
Câu 8. Khó khăn lớn nhất trong việc tăng sản lượng lương thực của ĐBSH là
A. khí hậu biến đổi thất thường. B. diện tích canh tác ngày càng thu hẹp.
C. diện tích đất hoang khó cải tạo lớn. D. độ phì của đất bị suy giảm.
Câu 9. Biện pháp quan trọng hàng đầu nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng lúa gạo xuất
khẩu nước ta là
A. giảm chi phí SX để hạ giá thành sản phẩm.
B. nâng cao chất lượng sản phẩm và áp dụng công nghệ tiên tiến trong chế biến.
C. Nắm bắt được những biến đổi của yêu cầu thị trường.
D. SX nhiều giống lúa đặc sản phù hợp với nhu cầu thị trường.
Câu 10. Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là
A. Đồng bằng sông Hồng. B. Bắc Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 11. Tỉ trọng giá trị SX cây CN trong cơ cấu giá trị SX ngành trồng trọt của nước ta có
xu hướng tăng do
A. nước ta có nhiều ĐK tự nhiên thuận lợi để phát triển cây CN.
B. cây CN mang lại hiệu quả KT cao.
C. cây CN có tác dụng tích cực trong việc BV môi trường.
D. dân cư có truyền thống Sx.
Câu 12. Yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển cây CN ở nước ta gần đây là
A. ĐKTN thuận lợi. B. thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng.
C. tiến bộ của KHKT. D. lao động có nhiều kinh nghiệm trong SX.
Câu 13. Khó khăn lớn nhất của nước ta về sản xuất cây công nghiệp lâu năm là
A. thị trường thế giới có nhiều biến động. B. thời tiết, khí hậu biến đổi thất thường.
C. đất đai bị xâm thực, xói mòn mạnh. D. mạng lưới cơ sở chế biến còn thưa thớt.
Câu 14. Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với việc phát triển cây CN ở Tây Nguyên là
A. mùa mưa kéo dài làm tăng nguy cơ ngập úng. B. thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.
C. quĩ đất dành cho cây CN ngày càng thu hẹp. D. độ dốc địa hình lớn, dễ bị thoái hóa.
Câu 15. Cây trồng nào sau đây không phải là cây công nghiệp lâu năm có nguồn gốc nhiệt
đới
A. chè B. cao Su C. cà phê D. hồ tiêu
Câu 16. Các cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao của nước ta là
A. cà phê, cao su, mía. B. hồ tiêu, bông, chè.
C. cà phê, cao su, chè. D. điều, chè, thuốc lá.
Câu 17. Hiện nay, VN là nước đứng đầu TG về xuất khẩu các loại nông sản
A. cà phê, bông, chè. B. cà phê, sao su, hồ tiêu.
C. cà phê, đậu tương, hồ tiêu. D. cao su, lạc, hồ tiêu.
Câu 18. Vùng chuyên canh cây cao su lớn nhất nước ta là
A. Tây Nguyên. B. ĐNB. C. TDMNBB. D. BTB.
Câu 19. Yếu tố tự nhiên quan trọng nhất dẫn đến sự khác nhau về phân bố cây chè và cây
cao su ở nước ta là
A. khí hậu. B. địa hình. C. đất đai. D. nguồn nước.

Câu 20. Phần lớn DT trồng chè ở Tây Nguyên tập trung tại tỉnh
A. KonTum. B. Gia Lai. C. ĐăK LăK. D. Lâm Đồng.
Câu 21. Mở rộng các vùng chuyên canh cây CN lâu năm ở vùng đồi núi nước ta thực chất
giống như việc
A. phát triển rừng. B. SX lương thực và thực phẩm phục vụ nhu cầu tại chổ.
D. nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng dân cư. D. đảm bảo vấn đề thủy lợi.
Câu 22. Hai vùng chuyên canh cây CN lớn nhất nước ta là
A. ĐNB và TDMNBB. B. TDMNBB và Tây Nguyên.
C. ĐNB và Tây Nguyên. D. Tây nguyên và DHNTB.
Câu 23. Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta là
A. TDMNBB. B. ĐBSH. C. ĐBSCL. D. BTB.
Câu 24. Ý kiến nào sau đây không đúng với xu hướng phát triển của ngành chăn
nuôi ở nước ta hiện nay?
A. Giảm tỉ trọng trong sản xuất nông nghiệp. B. Chăn nuôi theo hình thức công
nghiệp.
C. Tăng tỉ trọng chăn nuôi lấy thịt và sữa. D. Tiến mạnh lên sản xuất hàng
hóa.
Câu 25. Xu hướng mới trong phát triển ngành chăn nuôi hiện nay không phải là
A. tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa.
B. chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp.
C. chăn nuôi chủ yếu lấy sức kéo và phân bón cho trồng trọt.
D. các sản phẩm trứng, sữa chiếm tỉ trọng giá trị sản xuất ngày càng cao.
Câu 26. Xu hướng nổi bật nhất của ngành chăn nuôi nước ta hiện nay là
A. ứng dụng tiến bộ khoa học và kĩ thuật. B. đang tiến mạnh lên sản xuất hàng
hóa.
C. tăng tỉ trọng sản phẩm không giết thịt. D. phát triển mạnh dịch vụ về giống,
thú y.
Câu 27. Yếu tố nào sau đây tác động chủ yếu đến việc sản xuất theo hướng hàng hóa trong
chăn nuôi ở nước ta hiện nay?
A. Trình độ lao động được nâng cao. B. Nhu cầu thị trường tăng nhanh.
C. Dịch vụ thú y có nhiều tiến bộ. D. Cơ sở thức ăn được đảm bảo hơn.
Câu 28. Một mô hình sản xuất hàng hóa trong ngành chăn nuôi ở nước ta là
A. hợp tác xã chăn nuôi theo hình thức quảng canh.
B. kinh tế hộ gia đình sản xuất quy mô nhỏ, tự cung, tự cấp.
C. chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp.
D. kinh tế hộ gia đình chăn nuôi theo hình thức quảng canh.
Câu 29 Hiện nay điều kiện quan trọng nhất thúc đẩy ngành chăn nuôi ở nước ta phát triển

A. cơ sở thức ăn đảm bảo tốt. B. khí hậu nhiệt đới ẩm.
C. nhiều giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao. D. ít dịch bệnh.
Câu 30. Nguyên nhân chính làm cho ngành chăn nuôi nước ta phát triển mạnh gần đây do
A. ĐK thời tiết có diễn biến thuận lợi và nhu cầu thị trường của các sản phẩm.
B. cơ sở thức ăn cho ngành ngày càng bảo đảm và nhu cầu thị trường càng tăng.
C. cơ sở thức ăn cho chăn nuôi ngày càng bảo đảm, dịch vụ cho chăn nuôi có nhiều tiến bộ.
D. DV cho chăn nuôi có nhiều tiến bộ và ngành CNCB các sản phẩm chăn nuôi được chú trọng
phát triển.
Câu 31. Khó khăn nào sau đây là chủ yếu trong phát triển chăn nuôi ở nước ta hiện nay?
A. Nguồn đầu tư còn hạn chế, thiên tai thường xuyên tác động xấu.
B. Hình thức chăn nuôi nhỏ, phân tán vẫn còn phổ biến ở nhiều nơi.
C. Công nghiệp chế biến còn hạn chế, dịch bệnh đe dọa ở diện rộng.
D. Cơ sở chuồng trại có quy mô còn nhỏ, trình độ lao động chưa cao.
Câu 32. Nguồn cung cấp thịt chủ yếu trên thị trường nước ta hiện nay từ
A. chăn nuôi lợn. B. Chăn nuôi gia cầm. C. chăn nuôi trâu. D. Chăn nuôi bò.
Câu 33. Đàn gia cầm nước ta có xu hướng không ngừng tăng lên chủ yếu do
A. có nguồn thức ăn dồi dào từ ngành trồng trọt.
B. nhu cầu thịt, trứng ngày càng càng tăng.
C. DV thú y được chú trọng phát triển.
D. chính sách phát triển chăn nuôi của nhà nước.
Câu 34. Vùng có số lượng bò thịt lớn nhất nước ta là
A. BTB. B. DHNTB. C. ĐBSH. D. TDMNBB.
Câu 35. Chăn nuôi bò sữa phát triển khá mạnh ven các TP chủ yếu do
A. ĐK chăm sóc thuận lợi. B. cơ sở kĩ thuật phục vụ chăn nuôi hiện đại.
C. Nhu cầu của thị trường lớn. D. truyền thống chăn nuôi của vùng ngoại thành.
BÀI 24: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN, LÂM NGHIỆP.

Câu 1. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng TS nước ta là
A. đường bờ biền dài, nhiều ngư trường lớn, nguồn lợi hải sản phong phú
B. có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ
C. có nhiều hồ thủy lợi, thủy điện
D. nhiều sông, ao hồ, bãi triều, đầm phá, vũng, vịnh
Câu 2. Yếu tố tự nhiên quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành
đánh bắt thủy sản ở nước ta là
A. chế độ thủy văn. B. điều kiện khí hậu. C. địa hình đáy biển. D. nguồn lợi
thủy sản.
Câu 3. Điều kiện tự nhiên nào sau đây thuận lợi nhất cho hoạt động khai thác hải sản ở
nước ta?
A. Có dòng biển chạy ven bờ. B. Có nhiều đảo, quần đảo.
C. Biển nhiệt đới ấm quanh năm. D. Có các ngư trường trọng điểm.
Câu 4. Ngư trường nào không được xác định là ngư trường trọng điểm của nước ta?
A. Cà Mau – Kiên Giang. B. Thanh Hóa – Nghệ An.
C. Hải Phòng – Quảng Ninh. D. Quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
Câu 5. Ngư trường lớn nhất nước ta hiện nay là
A. Quảng Ninh – Hải Phòng. B. Trường Sa – Hoàng Sa
C. Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu. D. Cà Mau – Kiên Giang
Câu 6. Điều kiện thuận lợi nhất cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở nước ta là có
A. diện tích mặt nước lớn ở các đồng ruộng. B. nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ.
C. nhiều đầm phá và các cửa sông rộng lớn. D. nhiều bãi triều, ô trũng ngập nước.
Câu 7. Điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất để phát triển hoạt động nuôi trồng thủy sản nước
lợ ở nước ta là có nhiều
A. bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn. B. ô trũng rộng lớn ở các đồng bằng,
C. vùng nước quanh đảo, quần đảo. D. sông suối, kênh rạch, ao hồ.
Câu 8. Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho hoạt động khai thác hải sản xa bờ ở nước ta
ngày càng phát triển là do
A.nguồn lợi sinh vật biển ngày càng phong phú. B.cơ sở chế biến thủy sản ngày càng phát
triển.
C. tàu thuyền và ngư cụ ngày càng hiện đại hơn. D. lao động cố kinh nghiệm ngày càng
đông.
Câu 9. Yếu tố nào sau đây tác động chủ yếu đến sự đa dạng của đối tượng thủy sản nuôi
trồng ở nước ta hiện nay?
A. Yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm. B. Diện tích mặt nước được mở rộng thêm.
C. Nhu cầu khác nhau của các thị trường. D. Điều kiện nuôi khác nhau ở các cơ sở.
Câu 10. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho nghề nuôi tôm ở nước ta phát
triển mạnh trong những năm gần đây?
A. Điều kiện nuôi thuận lợi và kĩ thuật nuôi ngày càng được cải tiến.
B. Chính sách phát triển nuôi trồng thủy sản của Nhà nước.
C. Thị trường ngoài nước được mở rộng và có nhu cầu ngày càng lớn.
D. Giá trị thương phẩm nâng cao nhờ công nghiệp chế biến phát triển.
Câu 11. Khó khăn lớn nhất về tự nhiên làm gián đoạn thời gian khai thác thủy sản ở
nước ta trong năm là
A. có nhiều bão và gió mùa Đông Bắc. B. có nhiều đoạn bờ biển bị sạt
lở.
C. nguồn lợi thủy sản bị suy giảm. D. môi trường ven biển bị ô
nhiễm.
Câu 12. Khó khăn nào sau đây là chủ yếu đối với nuôi trồng thủy sản ở nước ta hiện nay?
A. Dịch bệnh thường xuyên xảy ra trên diện rộng. B. Nguồn giống tự nhiên ở một số vùng khan
hiếm.
C. Diện tích mặt nước ngày càng bị thu hẹp nhiều. D. Nhiều nơi xâm nhập mặn diễn ra rất
nghiêm trọng.
Câu 13. Giá trị sản phẩm thủy sản của nước ta hiện này vẫn còn chưa cao, chủ yếu là do
A. ảnh hưởng nhiều của thiên tai. B. đánh bắt gần bờ vẫn còn là chủ yếu.
C. công nghiệp chế biến còn hạn chế. D. nguồn lợi thủy sản bị suy giảm.
Câu 14. Năng suất lao động ngành khai thác thủy sản nước ta còn thấp do
A. phương tiện khai thác còn lạc hậu, chậm đổi mới. B. người dân thiếu kinh nghiệm đánh bắt
C. nguồn lợi cá bị suy thoái. D. thời tiết diễn biến thất thường
Câu 15. Thế mạnh vượt trội để phát triển ngành thủy sản của ĐBSCL so với các vùng khác là
A. khai thác TS B. Chế biến TS C. nuôi trồng TS D. Bảo quản TS
Câu 16. Vùng dẫn đầu cả nước về đánh bắt và nuôi trồng thủy sản là
A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Cửu Long
C. Duyên hải Bắc Trung Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ
Câu 17. Đối tượng nuôi thủy sản phổ biến của nước ta hiện nay là
A. cá nước ngọt. B. tôm và cá C. tôm và cua D. cua và cá
Câu 18. Nghề nuôi tôm nước ta phát triển mạnh nhất ở vùng
A. ĐBSCL B. DHNTB C. BTB D. ĐBSH
Câu 19. Nghề nuôi cá nước ngọt phát triển mạnh nhất ở
A. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.
C. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. D. Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
Câu 20 Tỉnh An Giang đứng đầu cả nước về nghề nuôi
A. cá tra, ba ba B. cá tra, cá ba sa
C. cá vược, cá ba sa D. tôm hùm, cá tra
Câu 21. Phát biểu nào sau đây không đúng về sản xuất thủy sản của nước ta hiện nay?
A. Diện tích nuôi trồng được mở rộng. C. Đánh bắt ở ven bờ được chú trọng.
B. Sản phẩm qua chế biến càng nhiều. D. Phương tiện sản xuất được đầu tư.

BÀI 26: CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP

Câu 1. Sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên ở nước ta là cơ sở để


A. phát triển ngành CN khai khoáng. B. phát triển công nghiệp với cơ cấu ngành đa dạng
C. phát triển các ngành CN nhẹ. D. phát triển các ngành CN nặng
Câu 2. Cơ cấu CN theo ngành được thể hiện ở
A.giá trị SX của từng ngành trong hệ thống các ngành CN
B.tỉ trọng giá trị SX của các ngành CNCB trong hệ thống các ngành CN
C.tỉ trọng giá trị SX của các ngành CN khai thác trong hệ thống các ngành CN
D. tỉ trọng giá trị SX của từng ngành trong hệ thống các ngành CN
Câu 3. Nước ta cần phải xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt chủ
yếu nhằm
A. khai thác lợi thế về tài nguyên. B. khai thác thế mạnh về lao động.
C. nâng cao chất lượng sản phẩm. D. thích nghi với cơ chế thị trường.
Câu 4. Hướng nào dưới đây không đặt ra để tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp
ở nước ta?
A. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nặng.
B. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị, công nghệ.
C. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
D. Xây dựng cơ cấu ngành tương đối linh hoạt.
Câu 5. Cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm mục tiêu chủ
yếu nào sau đây?
A. Tạo điều kiện để hội nhập vào thị trường thế giới.
B. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.
C. Khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
D. Tạo thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động.
Câu 6. Cơ cấu sản phẩm công nghiệp của nước ta ngày càng đa dạng chủ yếu là để
A. khai thác tốt hơn thế mạnh về khoáng sản. B. tận dụng tối đa nguồn vốn từ nước
ngoài.
C. phù hợp hơn với yêu cầu của thị trường. D. sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lao
động.
Câu 7. Xu hướng biến động của cơ cấu CN theo ngành là
A. không thay đổi theo thời gian B. thay đổi phù hợp với ĐK cụ thể ở trong nước
C. thay đổi phù hợp với ĐK cụ thể ở ngoài nước
D. thay đổi phù hợp với ĐK cụ thể ở trong nước và ngoài nước
Câu 8. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu CN theo ngành ở nước ta hiện nay là
A. tăng tỉ trọng CNCB và CNKT, giảm tỉ trọng CN SX và phân phối điện, nước và khí đốt
B. tăng tỉ trọng CNCB, giảm tỉ trọng CNKT, giảm tỉ trọng CN SX và phân phối điện, nước và khí đốt
C. tăng tỉ trọng CN SX và phân phối điện, nước và khí đốt và CNCB, giảm tỉ trọng CNKT
D. tăng tỉ trọng CN SX và phân phối điện, nước và khí đốt và CNKT, giảm tỉ trọng CNCB
.Câu 9. Biện pháp vững chắc, hiệu quả nhất để hoàn thiện cơ cấu ngành CN ở nước ta là
A. ưu tiên phát triển CN trọng điểm B. đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công
nghệ
C. đa dạng hóa cơ cấu ngành CN D. hạ giá thành sản phẩm.
Câu 10. Ngành công nghiệp nước ta tiếp tục được đầu tư đổi mới trang thiết bị và công
nghệ chủ yếu nhằm
A. nâng cao về chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
B. đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
C. phù hợp tình hình phát triển thực tế của đất nước.
D. đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
Câu 11. Ý nào dưới đây là lợi thế của nước ta trong phát triển công nghiệp hiện nay?
A. Nguồn nguyên liệu nhập rất đa dạng. B. Nguồn lao động đông dân, giá rẻ.
C. Nguồn vốn đầu tư dồi dào. D. Thị trường tiêu thụ lớn từ Lào và Campuchia
Câu 12. Điều kiện ít hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài vào CN nước ta hiện nay là
A. chính sách phát triển CN B. thị trường tiêu thụ SP
C. dân cư, nguồn lao động D. cơ sở vật chất kĩ thuật và hạ tầng
Câu 13. khó khăn lớn nhất đối với phát triển CN miền trung là
A. lãnh thổ nhỏ hẹp , kéo dài B. trình độ lao động kém
C. mạng lưới cơ sở hạ tầng còn yếu kém D. tài nguyên thiên nhiên hạn chế
Câu 14. Các TTCN ở TDMNBB phát triển chủ yếu dựa trên cơ sở
A. lao động có kinh nghiệm trong SX. B. vị trí chiến lược tiếp giáp với miền Nam Trung Quốc
C. giàu nguyên liệu, khoáng sản hoặc VTĐL thuận lợi. D. cơ sở hạ tầng đầu tư tương đối hoàn
thiện
Câu 15. Vùng có giá trị SX CN đứng đầu cả nước hiện nay là
A. ĐBSH B. DHMT ` C. ĐNB D. ĐBSCL
Câu 16 Vùng có ngành CNCB nông sản, thủy sản phát triển nhất nước ta là
A. ĐBSH B. BTB C. ĐNB D. ĐBSCL
Câu 17. Cơ cấu giá trị CN theo thành phần KT có sự chuyển dịch theo hướng
A. giảm tỉ trọng KV nhà nước và NNN, tăng tỉ trọng KV có vốn đầu tư nước ngoài
B. tăng tỉ trọng KV nhà nước và NNN, giảm tỉ trọng KV có vốn đầu tư nước ngoài
C. tăng tỉ trọng KV ngoài nhà nước và KV có vốn đầu tư nước ngoài, giảm tỉ trọng KV nhà nước
D. tăng tỉ trọng KV ngoài nhà nước, giảm tỉ trọng KV nhà nước và KV có vốn đầu tư nước ngoài

You might also like