Yeu-Cau-2 MAR1021 SV

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 38

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG

MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP


2.1. Phân tích môi trường bên ngoài
2.1.1. Môi trường vi mô

2.1.1.1. Nhà cung cấp

Nutifood tự xây dựng một trang trại bò sữa lớn với tên gọi Nutimilk với thành quả sữa
tươi chất lượng cao 3.5G đạm và 4.0G béo trong 100ml ( tương đương chất lượng sữa
tươi ngoại nhập).

Trang trại NutiMilk - Nơi gọi là nhà cho các cô bò:

- Được xây dựng trên cao nguyên Gia Lai (xã Đăk Yă, huyện Mang Yang, tỉnh
Gia Lai) có độ cao 800m so với mặt nước biển, ngay dưới chân ngọn núi lửa.
Nơi đây có khí hậu mát mẻ quanh năm dao động từ 21-25 độ C với không khí
trong lành, nước đầu nguồn tinh khiết và những cánh đồng cỏ tươi xanh giàu
dinh dưỡng, rất phù hợp cho việc chăn nuôi bò sữa.
- Với diện tích rộng trên 1.000 héc-ta, Trang trại Bò sữa NutiMilk là ngôi nhà
xanh của hơn 7.000 bò sữa và bê con. Tất cả bò sữa của NutiMilk đều được
nuôi theo quy trình thuận với tự nhiên, thời gian ngủ và nghỉ được cân đối hợp
lý. Lượng sữa tươi thu hoạch thấp hơn sản lượng cung cấp trung bình của mỗi
con bò, 25 lít thay vì 28 lít/ngày để bảo đảm chất lượng sữa tươi và quá trình
tái tạo sữa được tốt nhất.

- Bên cạnh đó, dinh dưỡng cho bò sữa được coi là một trong những giải pháp tốt
cho chất béo và chất đạm trong sữa. Các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu của
NutiFood tại Việt Nam đã làm việc chặt chẽ với Viện Nghiên Cứu Dinh Dưỡng
Nutifood tại Thụy Điển để xây dựng khẩu phần phù hợp nhất cho giống bò
được chăn nuôi tại trang trại theo nhu cầu dinh dưỡng riêng biệt trong từng giai
đoạn phát triển của bò sữa nhằm bảo đảm sức khỏe và chất lượng sữa tươi được
tốt nhất.

- Sau 2 năm nghiên cứu và ứng dụng, hàm lượng dinh dưỡng sữa tươi của Trang
trại Bò sữa NutiMilk đã đạt đến mức chuẩn cao: 3.5g Đạm và 4.0g Béo trong
100ml, tương đương với chất lượng sữa tươi ngoại nhập. Kết quả được kiểm
nghiệm và trao bằng chứng nhận bởi Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng 3 cùng nhiều đơn vị kiểm nghiệm uy tín khác trên thị trường.
- Đánh giá về thành quả của Trang trại bò sữa NutiMilk, Thứ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Ông Phùng Đức Tiến cho biết:
“Năng suất sữa bao giờ cũng đối nghịch với chất lượng sữa, nếu năng suất cao
thì chất lượng sữa sẽ giảm. NutiFood đang đi đúng hướng khi có được nguồn
sữa tươi có hàm lượng đạm 3.5g và béo 4.0g trong 100ml sữa, tương đương với
sữa ở Châu Âu. Đây là một trong những thành tố rất quan trọng để chúng ta
bước chân vào thị trường Châu Âu, đặc biệt trong thời điểm Hiệp định EVFTA
có hiệu lực. Bộ NN & PTNT đánh giá cao thành quả này. Đó là niềm tự hào
của ngành chăn nuôi Việt Nam nói chung và ngành sữa nói riêng”.

2.1.1.2. Người tiêu dùng


Khách hàng cá nhân:

- Lượng sữa tiêu dùng tại Việt Nam tiếp tục tăng trưởng khoảng 9-10% và đạt
mức 28 lít sữa/người/năm vào năm 2020.

- Cùng với sự phát triền của nền kinh tế, đời sống nâng cao, việc chăm sóc sức
khoẻ của con người ngày được quan tâm thì sữa và các chế phẩm từ sữa thì
không thể thiếu cho nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của con người, đặc biệt đối
với người già, trẻ em và người mang thai

- Đi cùng với sự phát triển đất nước, nhu cầu của người dân không chỉ đơn giản
là ăn no mặc ấm mà đã chuyển sang ăn uống bổi bổ dinh dưỡng và mặc đồ hiệu
đắt tiền. Người tiêu dùng không ngại bỏ một khoảng chi tiêu hàng tháng để
mua các thực phẩm dinh dưỡng, vì vậy lượng sữa được tiêu thụ hàng tháng vô
cùng lớn.

Khách hàng tổ chức:

- NutiFood hiện nay đã có rất nhiều nhà phân phối rộng khắp cả nước, đó là lợi
thế trong việc tung ra các sản phẩm ra thị trường, dễ dàng tiếp cận với người
tiêu dùng một cách nhanh chóng

- Và có một tín hiệu đáng mừng là một lô sữa đậu nành của NutiFood vừa “lên
kệ” tại hơn 450 chi nhánh của siêu thị Walmart. Đây là lần đầu tiên một thương
hiệu sữa Việt Nam được cấp phép để phân phối tại một trong những “đại siêu
thị” nổi tiếng nhất thế giới.

- Việc trở thành thương hiệu sữa đậu nành đầu tiên của Việt Nam được phép
phân phối trong chuỗi đại siêu thị Walmart giúp NutiFood tiếp cận tốt hơn với
1 tỷ người tiêu dùng tại Trung Quốc. Đây là bước tiến tiếp theo của NutiFood
trong việc mang những sản phẩm chất lượng, chuẩn cao đến các thị trường tiềm
năng trên thế giới theo hệ thống Walmart.

- Việc NutiFood đã có mặt tại các thị trường lớn như là Walmart thì đòi hỏi về
chất lượng và phải có chiến giá bán hợp lý, mức chiết khấu phù hợp, và phải có
hoạch định chiến lược giá cho từng giai đoạn của chu kỳ sản phẩm.

2.1.1.3. Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp


- Thị trường sữa Việt Nam luôn có sự cạnh tranh gay gắt giữa những cái tên lớn,
quen thuộc trong nước như TH True Milk, Đà Lạt Milk, Long Thành Milk…
và các “đại gia sữa” trên thế giới như Nestle, Abbott, … 

- Đối với thị trường sữa, hiện nay đối thủ đáng gờm nhất là Vinamilk – một
doanh nghiệp hoạt động năng nổ tại thị trường trong và ngoài nước. Không chỉ
chiếm thị phần lớn nhất trong thị trường Việt Nam mà đối với quốc tế,
Vinamilk cũng đang từng bước ghi dấu ấn thương hiệu. Trong 3 tháng đầu năm
2020, xuất khẩu chính của Vinamilk là UAE - United Arab Emirates (chiếm
75% doanh thu xuất khẩu).

- Ngoài các thị trường Philippines, Campuchia, Vinamilk đã xuất khẩu sữa tươi
100% organic theo tiêu chuẩn châu Âu sang thị trường Singapore và được đón
nhận tích cực – thị trường vốn nổi tiếng khó tính.

Đối thủ tiềm ẩn:


Các công ty sản xuất sản phẩm sữa thay thế như bột ngũ cốc thực phẩm chức năng
như IMC, BIBICA,… nhưng tiềm năng chưa đủ mạnh và sức cạnh tranh các sản
phẩm sữa còn kém.

- Sức hấp dẫn của ngành.

- Thị trường sữa là một thị trường được đánh giá của tiềm năng.

- Thị trường sữa vẫn có thể tiếp tục phát triển trên thị trường, tăng cao trong
những năm tới.

- Vì vậy ngành sữa hiện nay đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm.

Đối với sản phẩm thì chi phí gia nhập ngành không cao. Nhưng ngược lại thì chi phí
gia nhập lại cao đối với các sản phẩm sữa nước, sữa chua. Quan trọng hơn phãi cần 1
khoảng chi phí lớn để mở rộng mạng lưới phân phối thị trường. Như vậy nguy cơ các
đối thủ tiềm tàng khá cao.

2.1.1.4. Trung gian

- Việc lựa chọn trung gian tài chính marketing là 1 việc không đơn giản. Các nhà
phân phối, siêu thị, đại lí có trách nhiệm là đưa các sản phẩm của các doanh
nghiệp đến tay nhà phân phối.

- Đối với các sản phẩm sữa tại Việt Nam thì các kênh bán hàng trung gian vô
cùng đa dạng, từ những của hiệu tập hóa giản dị đến các đại lý bán sỉ lớn phân
phối ở các chợ, hay các cửa hàng tiện lợi 24 giờ: Ministop, B Mart, Family
Mart ở các khu dân cư, đến những siêu thị với quy mô lớn như CoopMart, Big
C, Vincom, Metro, … đều có thể dễ dàng bắt gặp những sản phẩm sữa từ các
doanh nghiệp sữa trong nước lẫn ngoài nước
- Nhờ các đại lí, các kênh phân phối trung gian,… đã mang các sản phẩm chất
lượng của doanh nghiệp dễ dàng hơn để tiếp cận khách hàng. Giúp các doanh
nghiệp được mục tiêu kinh doanh. Tuy nhiên, chiết khấu hoa hồng của các nhà
bán hàng trung giang, các kênh bán hàng còn cao khiến doanh thu của các
doanh nghiệp giảm một phần. Đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm ra giải pháp
đối với vấn đề này.

2.1.1.5. Công chúng

- Nhà đầu tư: Thị trường sữa tại Việt Nam và những tiềm năng vô cùng to lớn
đã thu hút rất nhiều những nhà đầu tư không ngại chi mạnh tay. Theo các
chuyên gia, một trong những yếu tố khiến các đối tác nước ngoài cũng như
trong nước chịu đầu tư tại thị trường Việt Nam vì đây là một đất nước có dân
số trẻ và sức tiêu thụ mạnh mẽ.

- Cổ đông: Tuy năm 2020 các ngành khác bị ảnh hưởng to lớn bởi COVID-19
nhưng riêng ngành sữa vẫn ổn định. Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu
ngành sữa duy trì độ hấp dẫn và thanh khoản tốt.

- Phương tiện thông tin: Báo chí, các đài truyền Việt Nam luôn cập nhật nhanh
và khách quan các thông tin nóng hổi nói chung và nói riêng về các doanh
nghiệp sữa trong và ngoài nước, góp phần đưa hình ảnh các thương hiệu gần
gũi hơn với độc

- giả. Vừa qua báo Dân Trí đã viết về sản phẩm mới của Vinamilk – Sữa tươi
chứa tổ yến, phổ biến tới dân chúng sản phẩm vừa cho ra mắt của hãng.

- Nhìn chung, công chúng tại Việt Nam phản ứng khá tích cực với các doanh
nghiệp sữa, tác động tốt đến sự phát triển và quy mô cơ cấu ngành sữa.

2.1.1. Môi trường vĩ mô

2.1.1.1. Nhân khẩu học

- Việt Nam là một quốc gia đông dân với số liệu được cập nhật mới nhất là
96.208.984 người (tính tới 2019, do Liên Hợp Quốc công bố).

- Dân số Việt Nam hiện chiếm 1,25% dân số thế giới với mật độ dân số là 315
người/km2. Trong năm 2021, dân số của Việt Nam dự kiến sẽ đạt 98.564.407
người vào đầu năm 2022.

- Với tuổi thọ trung bình của nước ta hiện nay là trung bình gần 76 tuổi, cao hơn
các nước trong khu vực. Theo thống kế mới nhất, độ tuổi trung bình ở Việt
Nam là 32,9 tuổi. Tổng tỷ lệ dân số phụ thuộc ở Việt Nam năm 2019 là 45,1%.
Tỷ lệ người cao tuổi phụ thuộc ở Việt Nam là 11,4%. Tỷ lệ trẻ em phụ thuộc ở
Việt Nam là 33,6%.

- Ngoài yếu tố là thị trường trẻ, thu nhập của người tiêu dùng ở các đô thị Việt
Nam cũng tăng đáng kể trong vài năm gần đây. Điều này sẽ tiếp tục ảnh hưởng
đến thói quen tiêu dùng và lối sống của người Việt. Dân số đông và tăng lên
mỗi năm, dân số tập trung chủ yếu ở đồng bằng, và các thành phố lớn, vì vậy
khu vực này là thị trường chủ yếu. Cơ cấu dân số vàng sẽ đem lại cơ hội cho
các công ty trong nghành có được nguồn lao động trẻ, có tay nghề.

- Các doanh nghiệp tại Việt Nam cần có sự tìm hiểu kĩ càng về tâm lý từng độ
tuổi, nhu cầu và các sản phẩm phù hợp để đưa ra thị trường những sản phẩm
cùng các chiến dịch marketing riêng biệt đáp ứng nhu cầu cho các nhóm tuổi
khác nhau.

2.1.1.2. Môi trường kinh tế

- Sự phát triển của Việt Nam trong hơn 30 năm qua rất đáng ghi nhận. Chất
lượng tăng trưởng kinh tế từng bước được cải thiện, tăng độ mở nền kinh tế và
thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn. Sự đổi mới về chính trị và nền kinh
tế đã thúc đẩy phát triển kinh tế của Việt Nam.

- Số liệu cho thấy từ năm 2002 đến 2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần, bình quân
thu nhập đầu người tại Việt Nam là 2.700 USD vào năm 2019, và hơn 45 triệu
người thoát nghèo. Tỉ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống chỉ còn dưới 6%.

- Cũng như nền kinh tế của các nước trên thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng
chịu ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19. Nhưng nước ta cũng đã thể hiện sức
chống chịu đáng kể. GPD ổn định với mức tăng trưởng ước tính đạy 1,8%
trong nửa đầu 2020. Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới không
dự báo suy thoái kinh tế.

- Đi cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, sự phân hóa giàu nghèo cũng
hiện lên rõ nét hơn, nhận thấy dễ dàng giữa nông thôn và thành thị, giữa các
dân tộc đa số và thiểu số. Theo báo cáo của Oxfam, tỷ lệ người nghèo tại các
khu vực nông thôn hiện khoảng 22,1% trong khi tại các khu vực thành thị chỉ
có 5,4%.

- Tổng thời gian 20 năm, từ 1992 đến 2012, trong khi chi tiêu bình quân ngày
của nhóm 10% nghèo nhất chỉ tăng từ 0,8 lên 2,1 USD, chi tiêu của nhóm giàu
nhất đã tăng từ 7,2 lên 24,3 USD, gấp 11,57 lần so với 10% nghèo nhất (theo
Oxfam, 2017). Sự phân hóa giàu nghèo mang lại tới những tác động tiêu cực
cho sự phát triển nền kinh tế chung của cả nước.

- Nhìn chung, quốc gia Việt Nam có một nền kinh tế tương đối ổn định và đang
phát triển. Nhà nước đang hướng đến mục tiêu chung là phát triển xây dựng
một nền công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, kinh tế phát triển năng
động và bền vững, độc lập tự chủ trên cơ sở khoa học công nghệ đổi mới nhằm
nâng cao hiệu quả trong hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế và uy tín Việt Nam.

- Tóm lại, nhờ vào tốc độ phát triển kinh tế theo hướng tích cực của Việt Nam đã
một phần phản ánh khả năng tiêu thụ hàng hóa của thị trưởng. Song song với
thu nhập bình quân tăng là nhu cầu sử dụng và tiêu thụ hàng hóa cũng tăng,
góp phần thúc đẩy quá trình trao đổi, mua bán, tiêu thụ các sản phẩm dịch vụ
cho các doanh nghiệp. Có thể nói nền kinh tế Việt Nam đã tạo rất nhiều thuận
lợi cho các doanh nghiệp phát triển hơn trong tương lai.

2.1.1.3. Môi trường công nghệ

- Nhà máy sữa NutiFood Bình Dương vừa vinh dự được đón nhận giải thưởng
“Top 10 Nhà máy xanh thân thiện”. Đồng thời, NutiFood cũng được vinh danh
“Doanh nghiệp phát triển kinh tế xanh bền vững” trong chương trình “Xây
dựng và Phát triển Nền kinh tế Xanh quốc gia năm 2020”

- Cụ thể, NutiFood áp dụng công nghệ hiện đại trong việc xử lý chất thải, do đó,
nước thải đầu ra đều đạt loại A, không gây bất cứ tác động nào đến môi trường.
Đồng thời, 100% dây chuyền sản xuất của nhà máy NutiFood đều được lắp đặt
hệ thống quan trắc tự động, truyền thông tin dữ liệu trực tuyến đến Sở Tài
nguyên & Môi trường. Ngay cả bao bì cũng được NutiFood sử dụng sản phẩm
từ Tetra Park (Thụy Điển) và Combibloc (Đức), trên bao bì có chứng nhận bảo
vệ rừng từ tổ chức FSC (Forest Stewardship Council)…
- Đáng chú ý, NutiFood còn tham gia sáng lập Liên minh Tái chế Bao bì Việt
Nam (PRO Việt Nam) cũng như đóng góp kinh phí để xây dựng và vận hành
Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Tuần hoàn Đại học Quốc gia TP.HCM.
Với những hoạt động thiết thực này, NutiFood đã thể hiện vai trò tiên phong và
tích cực trong việc thúc đẩy nền kinh tế “xanh” song hành với việc bảo vệ môi
trường.

- Ưu điểm của hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại là tính tự động gần như
tuyệt đối, không cần sự can thiệp nhiều của nhân công và hơn hết là được ứng
dụng công nghệ “không khói”, hạn chế tối đa phát thải ra môi trường. Nhờ đó,
NutiFood đã đáp ứng tốt các tiêu chuẩn của châu Âu, Mỹ và Việt Nam về Quản
lý Chất lượng (ISO 9001), An toàn Thực phẩm (FSSC 22000 – một trong
những chứng nhận quốc tế thuộc GFSI (Global Food Safety Inititive) và bảo vệ
môi trường (ISO 14001...)

- Tất cả những điều này là lý do để Walmart tin tưởng “bắt tay” với NutiFood và
đưa sản phẩm sữa đậu nành Nuti vào 450 chi nhánh của Walmart tại Trung
Quốc. Điều này cho thấy nhà máy NutiFood không chỉ “xanh” mà còn hiện đại,
an toàn, chuẩn quốc tế, phục vụ hàng triệu người tiêu dùng.

- Có thể nói, tính đến nay NutiFood là một trong những công ty đã áp dụng
thành công rực rỡ công nghệ của nước ngoài vào doanh nghiệp của mình và đạt
được những giải thưởng giá trị. Càng làm người tiêu dùng tin tưởng vào sản
phẩm của doanh nghiệp.

2.1.1.4. Môi trường văn hóa – xã hội

Văn hóa:

- Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó đông nhất chính là dân tộc Kinh, chiếm đến
86,2% dân số với 78,32 triệu người. Mỗi dân tộc sẽ sở hữu những đặc trưng
văn hóa riêng biệt.

- Tuy nhiên, dân tộc Hán (người Hoa) có rất nhiều đặc điểm văn hóa tương đồng
với văn hóa Việt Nam và dân tộc Kinh. Mỗi dân tộc có ngôn ngữ, tôn giáo, tâm
lý, lối sống, tập quán, những điều cấm kỵ, cũng có trình độ sử dụng những cải
tiến kỹ thuật, trình độ phổ cập giáo dục, ...khác nhau.

- Mỗi một dân tộc, một khu vực đều có một nền văn hóa khác nhau và văn hóa là
nguyên nhân cơ bản, dẫn dắt hành vi của con người nói chung và hành vi tiêu
dùng nói riêng. Những người có nền văn hóa khác nhau sẽ có hành vi tiêu dùng
khác nhau. Ngoài ra sự phân hóa vùng miền cũng dẫn tới những khác nhau về
văn hóa.

- Ví dụ theo nghiên cứu của FTA (Free Trade Agreement – Hiệp định thương
mại tự do) cho thấy người Bắc là những người cẩn trọng, khắc khe khi lực chọn
sản phẩm trong khi người miền Nam mua sắm rất tùy hứng. Người Bắc thích
tiết kiệm để mua các đồ đắt tiền góp phần tăng giá trị bản thân họ trong khi
người Nam không có thói quen tiết kiệm, dễ dàng mua tùy hứng những đồ giá
trị không cần phải cao.

- Văn hóa ảnh hưởng sâu sắc đến việc thực hiện các chiến lược, chiến sách, hành
vi cụ thể của doanh nghiệp trong quá trình làm marketing. Các doanh nghiệp
muốn tung ra thị trường một sản phẩm, dịch vụ mới cần có sự tìm hiểu kĩ càng
vào văn hóa, sự khác biệt của mỗi văn hóa, các đặc điểm nổi bật để có những
sản phẩm phù hợp với văn hóa thị trường này.

Tôn giáo:

- Tôn giáo tại Việt Nam khá đa dạng, bao gồm Phật
giáo (Đại thừa, Tiểu thừa và một số nhóm lấy nền
tảng triết lý Phật giáo), Kito giáo, tôn giáo nội sinh
như đạo Cao Đài, và một số tôn giáo khác (Hồi giáo
và Ấn Độ giáo). Ngoài ra còn có một bộ phận đáng kể
người dân tự xem mình là không tôn giáo.
- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên (còn gọi là Đạo Ông Bà
hay Đạo Hiếu) cũng có chỗ đứng quan trọng trong
tâm tưởng của đa phần người Việt Nam. Theo số liệu
cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm
2019 thì nước ta có 13.162.339 người xác nhận mình
có theo tôn giáo nào đó.
- Tôn giáo ảnh hướng đến cách sống, niềm tin, giá trị và thái độ và có ảnh hướng
đến cách cư xử, thói quen, …Tôn giáo cũng là một yếu tố của văn hóa, tôn giáo
ảnh hưởng đến hành vi tiêu thụ và hành vi mua hàng của cá nhân mỗi người.
- Tại Việt Nam, Tín ngưỡng dân gian và không tôn giáo chiếm phần lớn. Và tín
ngưỡng dân gian với không tôn giáo thì hầu như không có bất kì cấm kị hay
ràng buộc văn hóa nào. Nên các doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn khi muốn tiếp
cận thị trường Việt Nam.

2.1.1.5. Môi trường chính trị - pháp luật

- Một môi trường chính trị bao gồm: hệ thống luật pháp, các cơ quan Chính phủ
và vai trò các nhóm áp lực xã hội. Nên diễn biến của các yếu tố này ảnh hưởng
trực tiếp đến các quyết định marketing của doanh nghiệp. Hiện nay tại Việt
Nam có các chính sách chủ yếu tác động đến các doanh nghiệp như:

+ Chính sách tài chính

+ Chính sách thuế

+ Chính sách tiền tệ

+ Chính sách đối ngoại

+ Chính sách phát triển các thành phần kinh tế

+ Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp

- Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam đòi hỏi một hệ thống
chính trị tôn trọng những quy luật khách quan của thị trường, quan tâm đến sự
bình đẳng về cơ hội phát triển, giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc, tôn
trọng sự bình đẳng và tạo ra cơ hội thuận lợi cho tất cả các chủ thể kinh tế đều
phát triển, hợp tác và cạnh tranh bình đẳng theo luật định.

- Thực tế rằng nước tao có một hệ thống pháp luật tốt nhưng nguồn lực, công cụ
và biện pháp thực thi vẫn còn kém, luật pháp chưa phát huy hết công dụng
được.
- Hàng năm tại Việt Nam, Quốc hội đều thường xuyên thay đổi và bổ sung các
điều luật. Năm 2020 vừa qua Covid đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển
kinh tế trên toàn thế giới. Nhà nước ta đã có những chính sách để hỗ trợ các
doanh nghiệp. Cụ thể ngày 29/05/2020 Chính phủ thông qua Nghị quyết
84/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất
kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo trật tự an toàn xã hội
trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

- Các doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh vào một khu vực thị trường mới,
thường tập trung nghiên cứu kĩ lưỡng hệ thống luật pháp, sự ổn định chính trị
và các chính sách của quốc gia đó để xây dựng kế hoạch kinh doanh thích hợp.

- Nhìn chung tình hình Chính trị tại Việt Nam vô cùng ổn định, các chính sách
của Nhà nước hỗ trợ mạnh mẽ cho các doanh nghiệp phát triển, tạo điều kiện
thúc đẩy nền kinh tế chung của đất nước.
2.2. Phân tích môi trường bên trong
2.2.1. Nguồn nhân lực

2.2.1.1. Đội ngũ nhân viên

Nhân viên luôn là quan trọng nhất của bất kỳ công ty nào. Là một công ty hoạt động
trong lĩnh vực thực phẩm, đặc biệt là thức uống dành cho trẻ em, NutiFood khẳng
định sức khoẻ cộng đồng là yếu tố hàng đầu được hướng đến. 25% tổng số nhân sự
của NutiFood được đào tạo chuyên môn có nhiều kiến thức, kinh nghiệm và uy tín
trong nghành y tế và lĩnh vực nghiên cứu thực phẩm dinh dưỡng, chăm sóc tham vấn
sức khoẻ cộng đồng.

- Công ty thường xuyên tiến hành các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay
nghề cho người lao động chi phí đào tạo trung bình vào khoảng 200 – 300 triệu
đồng/năm.

- Nhằm đáp ứng được định hướng kinh doanh, NutiFood đã nhanh chóng xây
dựng đội ngũ nhân sự cấp cao trẻ, nhiệt huyết trưởng thành từ các công ty đa
quốc gia. Chính sách của công ty là chia sẻ cho mọi người quyền làm chủ công
ty, quyền quyết định, quyền tham gia định hướng chiến lược và thực thi kế
hoạch, tạo điều kiện thuận lợi để phát huy năng lực. Nhân viên luôn làm việc
với lòng nhiệt tình say mê công việc.

- Yếu tố cốt lõi của sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp chính là nguồn
nhân lực, là người trực tiếp tham gia vào quá trình vận hành của bộ máy hoạt
động sản xuất, là người trực tiếp mang về doanh thu cho công ty.

- Chính vì vậy mà NutiFood cũng không ngừng tạo điều kiện nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, đồng thời cũng đưa ra những tiêu chí nhất định để “săn
lùng” nhân tài về cho doanh nghiệp tùy vào từng vị trí tương ứng.

- Bên cạnh đó, toàn bộ nguồn nhân lực chính thức của công ty đều được ký kết
Hợp đồng lao động theo thời gian và được hưởng các quyền lợi theo quy định
của pháp luật và quy chế của công ty như: Tham gia đóng BHXH, nghỉ phép
hưởng lương theo quy định, thưởng lương tháng 13 + 14, du lịch công ty…
- Chính sách nhân sự công ty NutiFood luôn luôn đem đến cho nhân viên môi
trường làm việc chuyên nghiệp với mức thu nhập cạnh tranh, được nhận các
chế độ theo quy định Nhà Nước và đặc biệt nhiều chương trình đào tạo giúp họ
có điều kiện phát huy tối đa tiềm năng nghề nghiệp.

2.2.1.2. Đội ngũ lãnh đạo

- Ban giám đốc: Bà Trần Thị Lệ -Tổng Giám đốc

- Hội đồng quản trị:

- Bà: Trần Thị Minh Hằng

- Bà: Trần Thị Minh Nguyệt

- Ông: Trương Hùng

- Hiện nay bộ máy tổ chức công ty dưới sự lãnh đạo chung của Hội đồng quản
trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, các phòng ban, trưởng
chi nhánh...để hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
- Bà Trần Thị Lệ được biết đến như là một “nữ tướng” đã thành công trong việc
đánh thức NutiFood – một tập đoàn “đang ngủ quên” để rồi giờ đây vươn mình
ra thị trường quốc tế.  Đặc biệt trong năm qua, bà được tạp chí Forbes bình
chọn là một trong những nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á. 

- Họ và tên: Trần Thị Lệ 


- Năm sinh: 1973
- Quê quán: Bình Định
- Học vấn: Cử nhân Đại học Y Tây Nguyên 
- Chức vụ: Tổng Giám đốc Công ty cổ phần
Thực phẩm dinh dưỡng Đồng Tâm
(NUTIFOOD)
- Giá trị tài sản: 39,7 tỷ VNĐ (nắm giữ 8.267.808 cổ phiếu)

- Bà Lệ cũng nhờ “quyền trợ giúp” từ chồng là ông Trần Thanh Hải. Ông là một
doanh nhân thành đạt trong lĩnh vực bất động sản, ông Hải đã chấp nhận thoái
vốn ở nhiều nơi để lấy tiền mua lại cổ phần NutiFood, vì lúc đó đã có nhiều cổ
đông rời đi.

- Kể từ năm 2013 khi đã trở lại là những cổ đông lớn của Nutrition Food – một
tập đoàn “đang ngủ quên”, bà Lệ và ông Hải đã nhanh chóng thay đổi cục diện,
đưa các sản phẩm NutiFood dẫn đầu mảng sữa dinh dưỡng của Việt Nam.

- Từ khi ông Trần Thanh Hải về làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị NutiFood, công
ty tiếp tục bắt đà tăng trưởng nhanh trở lại. Năm 2012, doanh thu của NutiFood
đạt 2.700 tỉ đồng, tăng gần 100% so với năm 2012.

- Mặc dù chỉ là “người đến sau” ở NutiFood, nhưng ông Hải lại là người đưa ra
những quyết định quan trọng giúp thương hiệu NutiFood được biết đến nhiều
hơn.
- Và trong 3 năm liền từ năm 2016 đến năm 2018, sản phẩm GrowPlus dành cho
trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi liên tục đứng đầu Việt Nam trong ngành sữa.
Đồng thời, sữa bột pha sẵn của NutiFood cũng liên tục đứng đầu thị phần sản
lượng tại Việt Nam.

- Và mới đây, công ty NutiFood đã nghiên cứu thành công dòng sữa tươi có chất
lượng cao theo chuẩn thế giới với hàm lượng đạm và béo lần lượt là 3.5g và
4.0g trong 100ml sữa. Đây là một trong những thành tố rất quan trọng để ngành
sữa Việt Nam bước chân vào thị trường Châu Âu, đặc biệt khi Hiệp định
Thương mại tự do Việt Nam-EU có hiệu lực.

- Bên cạnh đó, NutiFood cho biết vừa trở thành thương hiệu sữa Việt Nam đầu
tiên được Walmart cấp phép phân phối hàng trong hệ thống đại siêu thị này.
Sản phẩm của NutiFood vừa “lên kệ” tại hơn 450 chi nhánh Walmart ở Trung
Quốc.

2.2.2. Nguồn lực Marketing

- Ông: Nguyễn Công Hải, Giám đốc Marketing Công ty NutiFood về chiến lược
marketing của công ty.

- Ban giám đốc NutiFood cho rằng tốc độ là nhân tố quyết định cơ hội thành
công của sản phẩm.

- NutiFood đã tập hợp được đội ngũ nhân lực trẻ, nhiệt huyết. Trong vòng 3
tháng đã đưa ra sản phẩm mới, hoàn chỉnh, trong tất cả các công đoạn: nhóm
R&D, phim quảng cáo, thiết kế bao bì, sản phẩm chất lượng, nhóm bán hàng...

- NutiFood có thế mạnh là các loại sữa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người
tiêu dùng.

- Với định hướng của NutiFood. Thứ nhất, củng cố lại và tăng trưởng các danh
mục sản phẩm đang có. Thứ hai, xem xét những cơ hội trong tương lai, những
ngành hàng nào mới, có tiềm năng hoặc đem lại những lợi ích tốt cho cộng
đồng, có khả năng phát triển.
- Nghiên cứu để các sản phẩm phù hợp với điều kiện sống và nhu cầu của người
dân.

- Một nền tảng hướng đến cộng đồng thì việc Tổng giám đốc và một số nhân sự
cấp cao khác có thiên hướng về marketing hoặc đã từng làm về marketing sẽ
giúp cho công ty phát triển thương hiệu một cách chuyên nghiệp hơn, định
hướng rộng mở hơn.

- Khẩu hiệu “Nâng niu cuộc sống mỗi ngày” dựa trên sự thấu hiểu tâm tư của
người tiêu dùng về một cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn, bao gồm bốn nhân tố
cấu thành: thể chất tốt, tinh thần minh mẫn và sảng khoái, sự quan tâm chia sẻ
từ cộng đồng, và tình yêu thương.

2.2.3. Hình ảnh công ty

NHÀ MÁY SẢN XUẤT - NUTIFOOD BÌNH DƯƠNG

Đường D1, Lô E3_E4, KCN Mỹ Phước I, Bến Cát, Bình Dương

ĐT: (84-650) 3 567 420 - Fax: (84-650) 3 567 190


- Theo báo cáo của Nielsen, NutiFood GrowPLUS+ chiếm 22% thị trường doanh
thu, gấp 1,77 lần doanh nghiệp kế tiếp. Với thành tích này, NutiFood hiện dẫn
đầu ngành hàng sữa trẻ em.

- Trong buổi hội thảo “Tương lai dinh dưỡng trẻ em Việt: Xây từ nền tảng đề
kháng khoẻ - tiêu hoá tốt”, NutiFood nhận danh hiệu Nhãn hiệu sữa trẻ em số 1
Việt Nam từ Hiệp hội sữa Việt Nam.

- Trước sự chứng kiến của đại diện Bộ Y tế, Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam,
các bác sĩ và chuyên gia nhi khoa, dinh dưỡng đầu ngành, NutiFood cho thấy
tầm vóc của một thương hiệu quốc gia, tận tuỵ trong hành trình cải thiện tầm
vóc, góp phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, thấp còi của trẻ em Việt Nam trong
nhiều thập niên.

- Sự kiện còn có sự tham gia của đại diện các tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu thế
giới như Dupont của Mỹ, BASF của Đức, Chr Hansen Đan Mạch…

- Câu chuyện về người bác sĩ dùng máy xay sinh tố để xay nhuyễn nhiều loại
thực phẩm, bỏ men tiêu hóa vào giúp nuôi ăn các em qua ống thông dạ dày,
cứu sống hàng nghìn trẻ em, đã không còn xa lạ. Tâm huyết của vị bác sĩ và
chiếc máy xay sinh tố thô sơ năm nào là khởi nguồn cho triết lý kinh doanh của
một thương hiệu quốc gia tầm cỡ NutiFood ngày hôm nay.

- Vị trí số 1 trong ngành sữa trẻ em Việt Nam là thành quả xứng đáng và đầy
khích lệ cho thương hiệu Việt luôn đặt cái “tâm” lên hàng đầu trong triết lý
kinh doanh. Giữa thị trường cạnh tranh gay gắt và được thống trị bởi các
thương hiệu sữa ngoại, NutiFood đã chọn hướng đi khác biệt.

- Với công thức FDI, hành trình cải thiện tầm vóc của trẻ em Việt Nam với
NutiFood hứa hẹn có những cú bật nhảy mới. Sự tin tưởng của người tiêu dùng
là động lực để NutiFood tiếp tục nghiên cứu, cải tiến chất lượng sản phẩm. Từ
đó, giúp trẻ em tối ưu hoá dinh dưỡng, hướng đến tầm nhìn về một Việt Nam
cao lớn, khoẻ mạnh, thông minh.

- Việc ký kết hợp tác chiến lược với Hội Nhi khoa Việt Nam và Công ty dược
phẩm DuPont - Mỹ trong hội thảo cho thấy tầm nhìn chiến lược và cam kết
không ngừng phát triển nền tảng đề kháng khỏe - tiêu hóa tốt, tối ưu tiềm năng
phát triển thế hệ trẻ em Việt.

- NutiFood ra mắt thương hiệu NutiMilk dòng sản phẩm chuẩn cao thế giới
- Sau khi ra mắt trang trại bò sữa NutiMilk có nguồn sữa tươi chất lượng cao,
NutiFood đã chính thức giới thiệu thương hiệu NutiMilk – Dòng sản phẩm từ
sữa có chất lượng tương đương sữa ngoại nhập với 3.5g đạm và 4.0g béo trên
100 ml. Đây là thành quả sau 2 năm nghiên cứu, đầu tư vào Trang trại bò sữa
NutiMilk áp dụng theo bộ tiêu chuẩn của Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng
NutiFood Thụy Điển.

- “Về mặt chiến lược, NutiMilk mang sứ mệnh định vị hình ảnh NutiFood không
chỉ mạnh về sữa đặc trị mà còn tiên phong cho ra đời dòng sữa tươi chất lượng
cao chuẩn thế giới”, bác sĩ Trần Thị Lệ cho biết khi chính thức giới thiệu
thương hiệu NutiMilk ra thị trường.

2.2.4. Cơ cấu quản lý

Cơ cấu quản lý theo mô hình TRỰC TUYẾN – CHỨC NĂNG

Ưu điểm:

- Đảm bảo chế độ một thủ trưởng.

- Người thừa hành chỉ nhận mệnh lệnh từ một người lãnh đạo cấp trên trực tiếp.

- Chế độ trách nhiệm rõ ràng

- Sử dụng các chuyên gia giỏi trong các quyết định quản trị.

- Không đòi hỏi nhà quản trị phải có kiến thức toàn diện

- Dễ dàng tạo và dễ tìm nhà quản trị.

Nhược điểm:

- Người lãnh đạo phải có kiến thức toàn diện.

- Hạn chế việc sử dụng các chuyên gia có trình độ.

- Dễ dẫn đến cách quản lý gia trưởng.

- Vi phạm nguyên tắc thống nhất chỉ huy.

- Chế độ trách nhiệm không rõ ràng.


- Sự phối hợp lãnh đạo và các bộ phận chức năng khó khăn.

Các phòng nghiệp vụ có sự thống nhất và phân công công việc rõ ràng:

- Phòng Bán hàng: xây dựng, tổ chức & quản lý hệ thống phân phối sản phẩm,
hàng hóa, hoạch định kế hoạch bán hàng, thực hiện mục tiêu chiến lược tiêu
thụ sản phẩm cho từng giai đoạn của Công ty.

- Phòng Marketing: hoạch định chiến lược quảng cáo tiếp thị, khảo sát, phân
tích, đánh giá thị trường, xây dựng, phát triển uy tín thương hiệu Công ty, nhãn
hiệu sản phẩm, phối hợp hổ trợ cho phòng Bán hàng để đạt được mục tiêu
chiến lược chung cho toàn Công ty.

- Phòng Quan hệ công chúng: tạo sự hiểu biết, ủng hộ của khách hàng, xã hội,
chính quyền, cơ quan ban ngành đối với các sản phẩm, hình ảnh và các hoạt
động của Công ty.

- Phòng Tài chính – Kế toán: hoạch định, phân tích và kiểm soát tình hình tài
chính, tổ chức bộ máy tài chính kế toán, lập sổ sách, hạch toán và báo cáo số
liệu kế toán của Công ty, hổ trợ tất cả các hoạt động SXKD của Công ty.

- Phòng Quan hệ Y tế: hoạch định chiến lược, xây dựng, duy trì và phát triển mối
quan hệ với cơ quan và cơ sở trong ngành y tế hoặc có liên quan nhằm thúc đẩy
và hỗ trợ việc kinh doanh của Công ty.

- Phòng Hành chính nhân sự: hoạch định chiến lược phát triển nguồn nhân lực,
xây dựng các chính sách liên quan về lĩnh vực nhân sự, lao động, tiền lương,
khen thưởng, đào tạo của toàn Công ty, công tác hành chính của Công ty.

- Phòng QA: hoạch định các kế hoạch kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu đầu
vào, thành phẩm, xử lý sản phẩm không phù hợp, xây dựng & đảm bảo duy trì
hệ thống & chính sách quản lý chất lượng.

- Phòng Sản xuất: triển khai, thực hiện kế hoạch sản xuất nhằm đáp ứng đầy đủ
sản phẩm phục vụ cho mục tiêu sản xuất kinh doanh toàn Công ty.
- Phòng Nghiên cứu phát triển (R&D): phối hợp với phòng Marketing để xây
dựng các chiến lược về phát triển sản phẩm của Công ty, nghiên cứu công nghệ
cho sản xuất mới, sản xuất thử và sản xuất chính thức, quản lý qui trình công
nghệ sản xuất, qui trình công nghệ.

- Phòng Kế hoạch Cung ứng: tổ chức cung ứng vật tư, thiết bị, phối hợp với các
phòng có liên quan lên kế hoạch nhập nguyên vật liệu, vật tư hàng hóa, dự báo
tình hình biến động giá cả & nguồn cung cấp nguyên vật liệu.

- Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm sửa chữa & bảo trì toàn bộ máy móc thiết bị
tại nhà máy, lập kế hoạch bảo dưỡng định kỳ nhằm đảm bảo hoạt động của nhà
máy luôn được thông suốt.

Tổ chức cơ cấu quản lý được coi là một thế mạnh của công ty. Nó giúp tăng năng suất
làm việc và tiết kiệm thời gian cho công ty; khả năng quản lý hàng tồn kho cao; thông
tin hoạt động của doanh nghiệp được hợp nhất và có thể truy xuất nhanh chóng, củng
cố và quản lý hệ thống thông tin doanh nghiệp.

Hệ thống công ty được vận hành thông suốt, các phòng ban làm việc có hiệu quả và
thống nhất. Tạo ra sự chuyên nghiệp hóa trong bộ phận marketing, quản lý thương
hiệu đến hệ thống phân phối.

2.2.5. Cơ sở vật chất

- Là công ty sản xuất thực phẩm nên NutiFood có cơ sở vật chất phục vụ lớn,
thiết bị tự động hóa, hệ thống xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu môi trường.
Hằng năm công ty đều đầu tư thêm thiết bị máy móc cho các phân xưởng sản
xuất và cải tiến và nâng cấp các sở sở hạ tầng cũng như các trang thiết bị dụng
cụ.

- Nutifood có trang trại Nutimilk với thành quả sữa tươi chất lượng cao 3.5G
đạm và 4.0G béo trong 100ml ( tương đương chất lượng sữa tươi ngoại nhập).
- Để có được các sản phẩm chất lượng cao tương đương hàng ngoại nhập,
NutiFood đã đầu tư trên 130 tỷ đồng để xây dựng nhà máy tại khu Công nghiệp
Mỹ Phước 1, Huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương và đã đi vào hoạt động từ quí
4năm 2005. Với hệ thống dây chuyền thiết bị hiện đại theo công nghệ Đức,
Thụy Điển... bảo đảm chất lượng sản phẩm, môi trường an toàn vệ sinh thực
phẩm.

- Các nguồn nước, khí, nhiệt độ môi trường, chất thải, … đều được kiểm soát
chặt chẽ và lưu lại hồ sơ để quản lý.…, quy trình sản xuất khép kín từ chọn lọc
kiểm tra nguyên liệu đầu vào cho đến khi vận chuyển đến nhà phân phối sản
phẩm, với hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn GMP, HCCP, ISO
22.000 và dưới sự giám sát chất lượng của tổ chức ABS-QE Hoa Kỳ.

- Chính vì vậy, NutiFood luôn “đứng ngoài cuộc” các khủng hoảng về chất
lượng sữa xảy ra trong những năm qua như “sữa nhiễm melamin”, “sữa nhiễm
khuẩn Clostridium Botulinum” mà nhiều doanh nghiệp kể cả công ty đa quốc
gia phải điêu đứng.

- Năm 2012 NutiFood đã khởi công xây dựng Nhà máy sữa bột NutiFood tại
Bình Dương. Với thiết kế và xây dựng trên mặt bằng có diện tích 12,000 m², cơ
sở hạ tầng đạt chuẩn GMP, máy móc, thiết bị đáp ứng các tiêu chuẩn EU/USA
và Việt Nam về Quản lý Chất lượng, Vệ sinh An toàn Thực phẩm và bảo vệ
môi trường (HACCP, CODEX, ISO 22000...) do Tập đoàn các hãng hàng đầu
thế giới thuộc EU, Đức cung cấp.

- Hệ thống dây chuyền sản xuất khép kín và tự động hóa hoàn toàn từ quy trình
chế biến cho đến đóng lon; truy vết bằng mã vạch để kiểm soát chặt chẽ chất
lượng nguyên vật liệu và thành phẩm từ đầu vào đến tận tay người tiêu dùng.
Với tổng công suất 50.000 tấn sữa bột/năm, nhà máy sẽ đáp ứng nhu cầu sử
dụng sữa đạt chuẩn Quốc tế cho khoản 600.000 trẻ em Việt Nam mỗi năm.
- Gần đây nhất, NutiFood đã bắt tay với HAGL theo đó NutiFood được HAGL
chọn làm đơn vị bao tiêu toàn bộ lượng sữa từ dự án chăn nuôi bò sữa và bò
thịt do tập đoàn này làm chủ đầu tư với số vốn 6.300 tỉ đồng. Dự kiến tổng đàn
là 236.000 con, trong đó 120.000 con bò sữa và 116.000 con bò thịt. Diện tích
đất sử dụng ban đầu khoảng 4.000 ha, trong đó diện tích trồng cỏ là 3.400 ha và
600 ha xây dựng hạ tầng phục vụ chăn nuôi.
- Với những sự đầu tư mạnh mẽ cho nguồn lực vật chất cộng với tham vọng này
của NutiFood, công ty có thể mở ra một tương lai mới trước những thất bại
trước đây, và không xa sẽ trở thành một thế lực mới ở thị trường sữa tươi Việt
Nam. Xa hơn, NutiFood còn có khả năng tác động không nhỏ đến cả thị trường
sữa bột.

2.2.6. Nghiên cứu phát triển và công nghệ

2.2.6.1. Nghiên cứu phát triển

- NutiFood rất quan tâm về hoạt động nghiên cứu và cải tiến. Phòng R&D ứng
dụng các thông tin kỹ thuật tiên tiến nhất trên thế giới vào việc nghiên cứu và
cải tiến sản phẩm. Mục tiêu hoạt động mỗi năm nghiên cứu ít nhất 6 sản phẩm
mới và liên tục cải tiến các sản phẩm hiện tại.

- Từ năm 2000 dến nay, phòng R&D, với đội ngũ các thạc sĩ, kỹ sư thực phẩm,
bác sĩ, dược sỹ đã nghiên cứu triển khai đưa vào sản xuất các sản phẩm dinh
dưỡng, tạo cho NutiFood một vị trí chuyên gia dinh dưỡng với các dòng sản
phẩm phong phú.
- Với sự thua lỗ của giai đoạn 2007 – 2008, để bước qua giai đoạn khó khăn đó
NutiFood trở với sứ mệnh của mình: mỗi sản phẩm là “giải pháp dinh dưỡng
của chuyên gia”, đầu tư vào R&D và phát triển các sản phẩm dinh dưỡng đặc
trị, như sản phẩm cho trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi Grow Plus; sản phẩm cho
trẻ em béo phì NutiFit…Từ đó từng bước lấy lại hình ảnh “chuyên gia dinh
dưỡng” và liên tục phát triển từ năm 2011 đến nay.

- Nghiên cứu và phát triển ý tưởng mới là tài sản vô hình lớn của công ty
NutiFood, nó giúp cho công ty có thể tạo ra sự khác biệt của mình đối với đối
thủ, đem lợi thế cạnh tranh cũng như nhiều lợi ích kinh tế và hoạt động kinh
doanh của công ty trong thời gian qua và tương lai.

2.2.6.2. Công nghệ

- Đặc thù của ngành công nghiệp chế biến sữa nói riêng, cũng như chế biến thực
phẩm nói chung là yêu cầu về chất lượng và vệ sinh rất cao. Hiểu rõ về điều đó
NutiFood đầu tư khá nhiều cho nguồn công nghệ và kỹ thuật của mình.

- Hệ thống sản xuất sữa bột theo công nghệ đóng gói của Đức. Công ty đã đầu tư
3 hệ thống phối trộn và 3 hệ thống đóng gói tự động cho sữa bột dinh dưỡng
dạng lon và dạng gói và hộp với nhiều chủng loại đóng gói như gói nhỏ 20g,
220g, gói lớn 400g, 900g, 1kg, hay lon 400g, lon 900g phù hợp với nhu cầu đa
dạng của người tiêu dùng.

- Hệ thống sản xuất sữa tiệt trùng theo công nghệ tiên tiến nhất của Thụy Điển,
được tự động hóa hoàn toàn từ khâu chế biến đến đóng gói, cung cấp cho các
sản phẩm có chất lượng an toàn, ổn định.

- Qui trình sản xuất khép kín, thiết kế nhà máy theo tiêu chuẩn GMP, cùng với
qui trình kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm được chứng nhận HACCP do
Quacert cấp, tạo niềm tin cho người tiêu dùng về an toàn thực phẩm và giá trị
dinh dưỡng của các sản phẩm.

- Với công suất 20.000 tấn sữa bột và 17 triệu lít sữa tiệt trùng / năm, nhà máy đã
đáp ứng được toàn bộ nhu cầu phân phối của các sản phẩm Nutifood trên toàn
quốc.

- Một số máy móc thiết bị chủ yếu: Hệ thống đóng gói sữa bột do Đức sản xuất,
công suất 70 sản phẩm / phút. Hệ thống dây chuyền sữa nước do Thụy Điển
sản xuất, công suất 17 triệu lít / năm.
- Với nguồn công nghệ và kỹ thuật này góp một phần vào việc thực hiện mục
tiêu phát triển “vì chất lượng vì cộng đồng” cũng như triết lý kinh doanh: “Mỗi
sản phẩm làm ra nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng bức xúc của cộng đồng,
góp phần vào sự phát triển toàn diện về thể chất của người Việt nam”, hay
thông điệp “Giải pháp Dinh dưỡng của chuyên gia” của công ty.

2.2.7. Yếu tố tài chính

- Trong quá trình phát triển, tình hình tài chính của công ty khá thăng trầm.
Trong 7 năm đầu thành lập NutiFood đã tạo được thế đứng vững chắc trên thị
trường, với tốc độ tăng trưởng đều đặn trên 250% mỗi năm.

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn luôn duy trì ở mức trên 30% - 35%/năm NutiFood
được đánh giá là một trong 5 thương hiệu điển hình của Việt Nam và dẫn đầu
về thị phần cho mặt hàng sữa bột nguyên kem và sữa dành cho trẻ em đang
tăng trưởng. Giai đoạn 2007 – 2008 NutiFood ẵm trọn một năm kinh doanh với
khoản lỗ lên đến 148 tỷ đồng.

Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của NutiFood giai đoạn 2008- 2013

- Một năm sau khủng hoảng, chiến lược tái cấu trúc dần phát huy tác dụng, năm
2009, NutiFood có lãi 51 tỉ đồng. Năm năm sau khủng hoảng, doanh thu năm
2013 đạt hơn 2.754 tỷ đồng, tăng gần 80% so với năm 2012 và lợi nhuận sau
thuế đạt 104,4 tỷ đồng.
Về cơ cấu tài sản nguồn vốn của công ty:

Năm 2013 Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008

Tài sản ngắn 2,129,447 414,973 386,540 222,129 137,410


hạn
Tổng tài sản 2,301,421 540,580 505,492 320,991 241,214

Nợ phải trả 2,138,665 263,416 262,346 120,441 100,357

Nợ ngắn hạn 2,132,398 259,820 259,385 117,705 87,506

Vốn chủ sở hữu 162,383 277,064 243,074 199,862 140,857


Cân đối kế toán tóm tắt của NutiFood giai đoạn 2008 – 2013

- Công ty nắm trong tay mình một lượng tài sản ngắn hạn lớn, đảm bảo khả năng
luân chuyển vốn nhanh cho các hoạt động sản xuất; tuy nhiên tốc độ tăng
trưởng của tài sản dài hạn nhanh hơn chứng tỏ công ty đang đầu tư mạnh cho
việc phát triển cơ sở sản xuất, hệ thống kỹ thuật và dây chuyền.

- Cơ cấu nguồn vốn nghiêng về Nợ với tỷ lệ Nợ chiếm hơn 90%, cho thấy rủi ro
về tài chính của công khá lớn nhưng công ty có lợi thế về đòn bấy mạnh, tạo
động lực cho việc phát triển và mở rộng các hoạt động sản xuất.

- Tại Hưng Yên, đây là nhà máy sản xuất thứ 2 của NutiFood với pháp nhân là
CTCP Thực phẩm dinh dưỡng NutiFood Việt Nam (NutiFood Việt Nam).
Doanh nghiệp này tiền thân là Công ty TNHH Sữa Việt Mỹ, được thành lập
vào tháng 12/2005, trụ sở chính đặt tại đường D3 khu D, khu công nghiệp Phố
Nối A, Văn Lâm, Hưng Yên.

- Tại ngày 9/11/2020, NutiFood Việt Nam nâng vốn điều lệ lên hơn 510 tỉ đồng,
gồm 3 cổ đông là NutiFood (nắm giữ 99,2% VĐL), ông Trần Thanh Hải – Chủ
tịch HĐQT (nắm giữ 0,4% VĐL) và bà Trần Thị Lệ (nắm giữ 0,4% VĐL).
- Dữ liệu của VietTimes cho thấy, trong 4 năm trở lại đây, NutiFood Việt Nam
luôn duy trì doanh thu trên mức 600 tỉ đồng, cùng đó là khoản lãi thuần từ 1-
200 tỉ đồng mỗi năm.

- Cụ thể, năm 2016 và 2017, doanh thu thuần của NutiFood Việt Nam lần lượt
đạt 671 tỉ đồng và 818,6 tỉ đồng, lãi thuần ở mức 195 tỉ đồng và 221 tỉ đồng,
tương ứng với biên lợi nhuận gần 30%.

- Năm 2019, doanh thu thuần của NutiFood Việt Nam đạt 678,8 tỉ đồng, tăng 7%
so với năm trước; lãi thuần ở mức 93,6 tỉ đồng, trong khi năm 2018 lãi 127,7 tỉ
đồng.

- Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của NutiFood Việt Nam đạt 1.289 tỉ
đồng, vốn chủ sở hữu ở mức 806 tỉ đồng, tăng trưởng lần lượt 17,6% và 11%
so với thời điểm đầu năm.

2.3. Mô hình SWOT


O- Opportunities T – Threats
O1: Mạng lưới phân phối trên T1: Theo bảng thống kê năm 2013
toàn quốc, hiện đã có 96 nhà cho ta thấy rằng đối thủ cạnh tranh
phân phối và trên 60.000 điểm trong và ngoài nước ngày càng
bán lẻ. gay gắt: các hãng sữa ngoại chiếm
khoảng 75% thị phần sữa bột, dẫn
O2: Thị trường sữa tại Việt đầu là Abbott tiếp theo là Nestle,
Nam có nhiều tiềm năng phát Dutch Lady. Chỉ duy nhất niềm tự
triển, tăng trưởng trung bình hào của Việt Nam, công ty
hàng năm (10-12%). Vinamilk, có đủ khả năng canh
tranh với thị phần xấp xỉ 25%.
O3: Người Việt Nam sẵn sàng
chi tiêu cho sản phẩm sữa có T2: Thị phần bị chia sẻ nhiều,
chất lượng cao (80% hộ gia nhập khẩu chiếm hơn 60%,
đình mua sữa hằng tháng và sữa Vinamilk 13,8%, Dutch lady hơn
bột ngoại chiếm 85% thị trường 11%, Nestle khoảng 5% NutiFood
trong nước). chưa đến 4%.
Giá cả thị trường sữa thay đổi liên
O4: Thị trường sữa tại Việt tục.
Nam đang là một thị phần béo
bở để khai thác, Nutifood đã tận T3: Mức giá bình quân trên toàn
dụng và phát triển, tăng lợi thị trường của nhóm sản phẩm sữa
nhuận cho các nhà đầu tư. bột, đăc biệt là sữa bột dành cho
trẻ em liên tục tăng trong thời gian
O5: Người Việt Nam rất sẵn qua.
lòng chi tiêu cho sản phẩm có
chất lượng. T4: Năm 2017, mức giá bình quân
chung của nhóm sản phẩm sữa bột
O6: Định hướng phát triển vì trên thị trường là 155,729 triệu
chất lượng sữa của công ty được đồng/tấn. Năm 2008 mức giá này
nhiều khách hàng ủng hộ. tăng lên 187,956 triệu đồng/tấn,
tăng 20,7% so với năm 2007.
O7: Mức tiêu thụ các sản phẩm
sữa dưới dạng nước của người T5: Hội nhập WTO làm sức cạnh
Việt Nam(15L/người) => tiềm tranh tăng cao.
năng tăng trưởng trong lĩnh vực
này còn rất lớn. T6: Các vấn đề về vệ sinh an toàn
thực phẩm.
S – Strengths Chiến lược S-O Chiến lược S–T

S1: Năm 2015 công bố SO1: Tập trung phân bố rộng ST1: Tìm nguồn nguyên liệu mới
GrowPLUS+ của NutiFood hơn và định vị thương hiệu với rẻ hơn nhưng vẫn đạt chất lượng
là sản phẩm bán chạy hàng hình ảnh sản phẩm dinh dưỡng để tiết kiệm chi phí nguyên liệu để
đầu Việt Nam trong phân sữa số 1 tại Việt Nam. bình ổn giá và hạ giá bán để cạnh
khúc sữa dành cho trẻ suy tranh dễ dàng.
dinh dưỡng thấp còi. SO2: Dựa vào thị hiếu khách
hàng đưa ra các mẫu mã thu hút ST2: Xúc tiến sản phẩm, giành sự
S2: Các bộ phận từ R&D, sản hơn, hương vị mới. trung thành của khách hàng các
xuất, bán hàng, tiếp thị làm doanh nghiệp khác như các
việc thống nhất trong việc SO3: Mở rộng, cải tiến các sản chương trình khuyến mãi, phổ
xây dựng thương hiệu. phẩm mới. biến hình ảnh sản phẩm,…

S3: Có lợi thế về sản phẩm vì ST3: Quảng bá công nghệ sản
những người sang lập đều xuất khép kín đảm bảo an toàn để
xuất phát từ ngành dược, bác khách hàng tin tưởng hơn về vấn
sĩ. đề an toàn thực phẩm.

S4: Cơ sở vật chất tốt, công


nghệ hiện đại.

S5: Tất cả các nhãn hiệu


công ty hiện nay đều phân
công nhân sự phụ trách
chuyên biệt.

S6: Có nguồn sáng kiến tốt:


với việc sử dụng các công ty
nghiên cứu thị trường chuyên
nghiệp và uy tín, có nguồn ý
kiến khách hàng lớn.
W-Weaknesses Chiến lược W-O Chiến lược W-T

W1: Hình ảnh chưa được phổ WO1: Đầu tư vào chiến lược WT1: Tập trung đẩy mạnh nhận
biến rộng rãi so với các công phát triển nguồn nhân lực, thu diện sản phẩm đối với công chúng.
ty cùng ngành hút chất xám, người tài từ các Đưa thương hiệu tiếp cận với
công ty trong nước, tập đoàn đa người tiêu dùng thông qua các
W2: Thị phần sữa bột còn quốc gia. cách quảng cáo truyền thống như
thấp so với các công ty -lớn TVC và hiện đại như chạy quảng
trong ngành là 2%. WO2: Công tư đầu tư mạnh cáo trên các kênh mạng xã hội.
vào chiến lược marketing, phát Lên kế hoạch làm các chiến dịch
W3: Mới chỉ tập trung vào triển hệ thống các kênh phân quảng cáo mới mẻ, thu hút, gây ấn
thị phần trong nước. phối. tượng. Đầu tư mạnh hơn vào
marketing cho thương hiệu.
W4: Về nguyên vật liệu phải WO3: Dựa vào yếu tố sản
nhập từ nước ngoài, với tình phẩm GrowPLUS của NutiFood WT2: Mở rộng thị trường, không
hình kinh tế thế giới biến là sản phẩm đang bán chạy trên chỉ tập trung ở thị trường Việt
động, biên độ tỷ giá cao ảnh thị trường và tình hình trẻ em Nam. Từng bước tiếp các khu vực
hưởng rất nhiều đến giá thấp còi vẫn còn cao và vị thế lân cận, sau đó phát triển rộng
thành sản phẩm NutiFood, của NutiFood hiện tại còn khá sang các nước phương Tây.
chi phí nhập nguyên vật liệu kém so với các công ty đối thủ
chiếm 60,5% doanh thu. cạnh tranh nên chiến lược là đầu WT3: Tìm các nguồn cung cấp
tư xây dựng hình ảnh mang ý mới, ưu tiên các nguồn cung trong
W5: Các quảng cáo chưa nghĩa hướng đến các trẻ em suy nước, để hạn chế bớt chi phí sản
thực sự nổi bật, thu hút để có dinh dưỡng. xuất và nguyên liệu đầu vào, tuy
thể cạnh tranh với các quảng nhiên vẫn phải đảm bảo được chất
cáo của các hãng sữa khác. WO4: NutiFood nên đầu tư xây lượng cho sản phẩm.
dung trang trại và tự chủ một
W6: Nguồn lực tài chính phần nguyên vật liệu. WT4: Thường xuyên nghiên cứu
chưa mạnh. mặt bằng chung của thị trường để
đảm bảo sản phẩm của công ty
NutiFood đưa mức giá hợp lí cho
người tiêu dùng và vẫn mang lại
lợi nhuận cho công ti.

WT5: Hạn chế các khoản đầu tư,


cần quản lí các nguồn tiền đầu tư
hợp lí hơn để tránh hao hụt nguồn
vốn.

WT6: Phân bố sản phẩm rộng


hơn, thực hiện các chiến dịch thử
sản phẩm mới, phát sữa tại các
trường học, các gian hàng tiếp thị
tại các chợ và siêu thị,… để mang
thương hiệu NutiFood mở rộng thị
trường trong nước.

You might also like